2005 MÙA AN CƯ 09
HIỂU ĐÚNG VỀ TỨ DIỆU ĐẾ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2005
Thời lượng: [46:52]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-09-hieu-dung-ve-tu-dieu-de.mp3
(00:23) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Trong cái giờ nghỉ lao thì chúng con đi dạo chơi đôi tý, đến những nơi Thầy là xây dựng thì coi như là an toàn đôi khi có lúc đến giờ học tập, rồi đến giờ nghỉ. Đi… không vô lớp thì chúng con đi tham quan đôi tí, trong cái giờ nghỉ.
Trưởng lão: Sợ khi mà trong cái giờ nghỉ đó, mấy con đi tham quan là sợ cái khu vực của người ta mình đi đó, nó động người ta tu.
Tu sinh: Dạ không, con không đi những nơi đó. Con đi những cái nơi tập thể như thế này để giải trí thêm đôi tí…
Trưởng lão: Con đi ra ngoài cái tổ đường này được, đi ra đằng trước được. Nhưng mà đi trong cái khu mà mấy người đó tu đó.
Tu sinh: Dạ! ( . . . )
Trưởng lão: Con đi ra từ cái tổ đường này, từ cái khu của con qua đây, con đi ra đây, con cứ đi tham quan. Còn con đi luôn ra ngoài khu nữ không được.
Tu sinh: Thì đó cũng bạch Thầy để xin nếu mà được thì đi ngoài…
Trưởng lão: Còn đi mà hướng dẫn mấy con đi, thì có người hướng dẫn thì người ta dẫn đi được. Còn không có thì không có đi một mình mình được, nó sẽ động.
Rồi bắt đầu bây giờ mấy con xong rồi, mấy con về tập đi. Về tập đi con.
Rồi còn sư Pháp Ngộ hỏi Thầy.
(01:54) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Thì về cái sự tu tập của con thì nó có tiến triển tốt, nhưng mà cũng chưa có tốt là bao, con chưa trình, khi nào có những cái gì khác thì con trình. Hôm nay con lại bạch Thầy về Tứ Diệu Đế bạch Thầy. Trong bốn cái chân lý của…
Trưởng lão: Của Đạo Phật.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, đạo Phật mà Thầy có dạy đó, thì theo con nghĩ thì Thầy dạy trong đó thì không biết rằng là, chân lý thứ nhất là Thầy nói có phải là tham, sân, si không?
Trưởng lão: Tham, sân, si con.
Sư Pháp Ngộ: Chân lý thứ hai là Dục.
Trưởng lão: Ờ.
Sư Pháp Ngộ: Chân lý thứ ba tức là “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”.
Trưởng lão: Tâm thanh thản, an lạc.
Sư Pháp Ngộ: Chân lý thứ tư là Đạo Đế, tức là Bát Chánh Đạo.
Trưởng lão: Bát Chánh Đạo. Tám cái đường tu tập đó, cái chương trình…
Sư Pháp Ngộ: Mục đích của chân lý, bốn chân lý là gì ạ?
Trưởng lão: Bốn chân lý, Triển khai ra cái đó.
Sư Pháp Ngộ: Mà người ta triển khai ra lòng vòng quá nhiều. Lâu nay con có đọc về cái Tứ Diệu Đế của Đức Phật thì người ta triển khai không đúng cái gốc, mà người ta triển khai cái ngọn rất là nhiều. Chẳng hạn như là chân lý thứ nhất là khổ đế thì người ta nói đủ thứ cái khổ, nào là vợ chồng, con cái, nhà cửa.
(03:07) Trưởng lão: Nói nhánh không hà. Nói tùm lum ra, người ta thu không lại, người ta không thu gộp lại được. Thầy nói tham, sân, si. Nếu không có tham sân si thì làm sao có thứ đó được, có phải không? Nó gọn mà dễ hiểu, dễ giác ngộ được cái chân lý thứ nhất.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Rồi nguyên nhân sanh ra đau khổ nói dục, rồi nói đủ bao nhiêu thứ dục, nói tùm lum tà la, làm sao nói. Chữ dục là lòng ham muốn của mình thôi chớ không gì, ái dục, phải không? Con thấy ngộ dễ, mau lắm! Có phải không?
Mà nói về cái diệt đế, cái Niết Bàn chớ gì? Họ diễn tả ba cái Niết Bàn đó đủ loại hết, phải không? Làm cho mình ngơ ngẩn không biết ở chỗ nào. Mà ở đây thật sự cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự; bất động tâm, cái chỗ mà Đức Phật. Cái mục đích của Đạo Phật là bất động tâm, là diệt đế chứ có gì.
Còn cái con đường tu thì hoàn toàn ngoài Bát Chánh Đạo thì không có cái pháp nào được hết.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Không có con đường nào khác?
Trưởng lão: Không có con đường nào khác. Nó là chân lý rồi! Không có cái đường nào mà thay thế vô cái chơn lý này được. Bị vì cái kia nó không có chơn lý rồi. Cho nên Bát Chánh Đạo là chơn lý.
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Nói cái bài pháp này là đầu tiên Đức Phật Ngài thuyết cho năm anh em Kiều Trần Như đó, thì đọc lòng vòng, lâu nay đọc rất nhiều sách nói về bốn cái chân đế này. Nhưng mà khi đọc bốn cái chân đế của Thầy dạy như thế này rất là gọn mà dễ hiểu. Mà thật sự ra rất là sâu xa, chớ không phải đơn giản. Nói về tham sân si, thì người ta cứ nói tội, thiện… Con thấy như vậy là nói vòng vòng quá mà không ai hiểu vấn đề.
Trưởng lão: Không ai hiểu. Mà nói tham sân si người ta ai cũng biết, cái chân lý nó rõ ràng, ai cũng có cái đó. Không có người nào mà không tham sân si, phải không?
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Con thấy Thầy nói sao cho gọn đầy đủ mà nó đầy đủ ý nghĩa, mà người ta giác ngộ được, người ta ngộ được cái chân lý thật, cụ thể, con người ai cũng không khỏi cái ham, mà lòng ham muốn thì người nào cũng không khỏi.
Sư Pháp Ngộ: Lòng ham muốn tức là dục?
Trưởng lão: Dục!
Sư Pháp Ngộ: Mà trong đó, nếu chẳng hạn như mình tu nó có hai sự ham muốn, dục thiện và dục bất thiện bạch Thầy.
Trưởng lão: Ờ có chớ.
Sư Pháp Ngộ: Tứ Như Ý Túc cũng là một trong những dục bạch Thầy.
Trưởng lão: Dục đó, Dục Như Ý Túc mà dục thiện người ta. Con thấy Tứ Thần Túc đó, thì nó có Dục Như Ý Túc đó. Dục Như Ý Túc là cái dục thiện không hà. Dục toàn thiện, nó không có ác ở trong đó đâu. Mà anh có xen ác trong đó thì làm sao gọi là Dục Như Ý Túc? Bây giờ cái Dục không Như Ý Túc, tôi muốn ăn mà giờ thực phẩm tôi không có, đâu có như ý túc được. Còn cái kia ta muốn cái có à.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
(05:26) Trưởng lão: Bây giờ ví dụ như Thầy, bây giờ Thầy vô trong rừng nè, Thầy muốn một cái bữa cơm ngon này, ở một cái nhà lầu nè, Thầy Dục Như Ý Túc là nó có cái nhà lầu, có bữa cơm liền nó Như Ý Túc mà con. Nó thần lực! Con hiểu không? Nhưng mà nó đâu có cần, phải nó muốn ăn như vậy đâu, biểu nó làm chơi vậy chớ nó đâu có thèm, con hiểu chưa?
Sư Pháp Ngộ: Dạ! Nó không có tham nữa.
Trưởng lão: Nó đâu có tham. Cho nên nó dục mà dục thiện.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, trong những đoạn kinh đọc thì diệt cái lòng ham muốn tức là dục, mà diệt lòng ham muốn.
Trưởng lão: Ác.
Sư Pháp Ngộ: Lòng ham muốn là nguyên nhân sanh khổ.
Trưởng lão: Sanh khổ.
Sư Pháp Ngộ: Khi mà diệt lòng ham muốn là hết khổ.
Trưởng lão: Hết khổ.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà khi mình đọc như vậy mình cũng không hiểu là thí dụ như chỉ diệt lòng ham muốn là tất cả ham muốn là diệt hết đi, tức là mình trở thành cây đá rồi.
Trưởng lão: Cây đá. Thì do đó cái hiểu đó, cái hiểu sai đó, con thấy hiểu sai không?
Bây giờ người ta mới, đức Phật mới bảo mình ngăn và diệt những cái ác pháp, mà sanh thiện tăng trưởng thiện. Cái bài Tứ Chánh Cần rõ ràng. Như vậy rõ ràng là bảo mình ngăn diệt ác, chớ đâu phải là ngăn diệt hết cái dục thiện, dục ác hết đâu! Nhờ cái bài Tứ chánh Cần mà xác định được cái đường lối của Đạo Phật. Chứ nghe nói diệt hết dục là giải thoát, nhưng mà ta diệt dục ác chớ ai mà diệt dục thiện bao giờ? Nếu mà không thì Tứ Chánh Cần có nói vậy không?
Nhưng mà khi mà nó còn diệt mà diệt hết cái ác thì nó còn toàn thiện thì còn cái gì nữa mà diệt? Thì lúc bấy giờ mình cũng còn chớ, còn cái dục chớ mà dục thiện. Mà dục thiện nó mới Tứ Như Ý Túc chớ. Nó trở về Tứ Như Ý Túc là dục thiện đó con. Bởi vì nó có Dục Như Ý Túc, rồi Định như ý túc.
(06:53) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Như vậy thì có những cái pháp môn người ta tu hiện giờ là thiện ác gì cũng diệt hết!
Trưởng lão: Ờ diệt hết đó, như Thiền Đông Độ đó, chẳng niệm thiện niệm ác, nó diệt sạch.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên Thầy gạt mấy cái đó xuống mạnh, đúng quá!
Trưởng lão: Thầy gạt xuống mạnh, bởi vậy để người ta tu điên. Tu vậy sai! Tu riết rồi diệt con người mình thành cây đá hết. Nó không còn niệm gì, nó không còn cái gì hết thì mình cây đá chứ còn cái thứ gì? Ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Tu rồi rốt cuộc rồi tôi không biết gì hết hà. Các con hiểu? Cho nên Thầy đập cái này xuống hết này. Ở trong cái cuốn mà Những Lời Phật Dạy tập IV. Thầy gạt mạnh lắm!
Sư Pháp Ngộ: Dạ, Thầy gạt mạnh lắm. Mà con thấy Thầy dạy về cái bài pháp mà bốn cái chân đế này Thầy cứ nhấn mạnh bốn chân đế này hay quá! Mà nó không có gì hết, chỉ có bốn cái sơ sơ đó thôi, nhưng mà người ta nói không ra, không ra chữ, y như người cà lăm.
Trưởng lão: Người ta giải thích không nổi.
Sư Pháp Ngộ: Không nổi, không hiểu ra.
(07:47) Trưởng lão: Đó là cái lợi ích lớn nhất để mà chúng ta giác ngộ được nó, rồi hộ trì được nó, rồi chứng đạo được nó, chớ không phải chứng đạo cái tầm bậy ở ngoài. Không phải cõi giới nào hay thành Phật đâu, không có vậy, mà chứng đạo cái chân lý đó.
Bởi vì cái bài pháp đầu tiên mà Đức Phật, tại sao Đức Phật thuyết cái bài pháp đó, gọi là bài pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như? Năm anh em Kiều Trần Như là những người tu, chớ không phải những người mà bơ đâu, không phải những người dốt đâu.
Đưa bốn cái chân lý ra thì mấy ông đạt được Pháp Nhãn Thanh Tịnh liền tức khắc, thấy tất cả những cái pháp của ngoại đạo của Bà La Môn bây giờ dẹp xuống hết đó. Kêu bằng gạt hay lắm đó!
Cho nên Thầy giảng rồi, con thấy cái bài, cái tập mà “Những lời Phật dạy” tập IV, nó dập xuống hết ba cái Bà La Môn hết. Con thấy không? Bốn chân lý nó lòi lên, mà ba cái ngoại đạo nó dẹp xuống hết, nó không còn có chút nào nữa. Kinh Vệ Đà con thấy còn số không. Có phải không? Trong những cái bài kinh Đức Phật nói Kinh Vệ Đà là số không đó.
Sư Pháp Ngộ: Không có gì.
Trưởng lão: Không có gì hết! Vậy chớ ở Ấn Độ, người ta nói là văn minh Ấn Độ là Kinh Vệ Đà đó, chớ người ta đâu có nói pháp của Phật đâu.
(08:47) Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy, đọc cái bốn chân đế của Thầy dạy, rồi hôm mấy bữa trong cuốn sách thì Thầy nói một phần thôi, chớ cũng chưa có phải là hết hẳn. Nhưng mà khi nghe giảng, mấy bữa trước đó là con nghe giảng về bốn chân đế nữa thì Thầy nói tham, sân, si đó con mới suy luận ra. Thì lúc đó con mới hửng ra. Tại vì có những cái mà gần những vị hiểu thì đương nhiên mình phải hửng ra. Lâu nay mình cứ tin vào bốn chân đế là lòng vòng theo kiểu đó.
Trưởng lão: Lòng vòng, cứ hiểu theo cái kiểu của mấy ổng dẫn mình đi, dẫn đi hiểu lòng vòng đó.
Sư Pháp Ngộ: Cho nên nó làm con người càng ngày đi lòng vòng mà nó khổ, tốn nhiều công sức mà không hiểu ra cái con đường của đức Phật Ngài giảng. Mà đức Phật ngài nhắm cái bài pháp đầu tiên là cái bài pháp giá trị nhất!
Trưởng lão: Giá trị nhất! Cái chơn lý của Đức Phật đưa ra cái giá trị nhất tất cả hơn mấy cái bài kia. Làm chúng ta nhận được cái chơn lý của con người. Vì vậy mà nó đã bốn cái, chớ không phải một cái đâu.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Còn cái kia nó đưa ra cái pháp thôi. Còn Đức Phật, cái chơn lý Đạo Đế là những cái pháp tu đó. Cho nên thay vì một pháp Đức Phật đưa ra một loạt tám cái lớp, ba cái cấp Giới- Định- Tuệ. Trời đất ơi! Một cái chương trình giáo dục mà thiên hạ ngơ ngẩn không biết, cứ ở trên đó mà giảng. Giảng riết, giảng điên thành cái pháp chớ đâu có phải là cái chơn lý của người ta. Thôi, đã nói cái chơn lý mà còn cái gì mấy ông giảng? Mấy ông giảng là những cái bài pháp để ở trên cái chơn lý này mà thực hiện, chứ sao lại mấy ổng giảng kỳ cục vậy?
Sư Pháp Ngộ: Giảng cũng lòng vòng.
Trưởng lão: Ờ, lòng vòng.
Sư Pháp Ngộ: Nào là đủ thứ trên đó tùm lum hết trơn.
Trưởng lão: Ờ, họ không biết gì.
Sư Pháp Ngộ: Dại! Mà chẳng biết đường tu ra sao.
Trưởng lão: Họ ngay ở trên cái Đạo Đế mà họ giảng 37 Phẩm Trợ Đạo. Trời đất! Mà làm như là Đạo đế - tám cái lớp này, tám Bát Chánh Đạo là một cái pháp. Còn 37 phẩm trợ đạo là cộng thêm cái nữa trong đó nữa. Họ không hiểu 37 phẩm trợ đạo mới học tập ở trên tám cái lớp này.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
(10:44) Trưởng lão: Cho nên Tứ Bất Hoại Tịnh là học cái lớp Chánh Kiến. Tứ Niệm Xứ là học cái lớp Chánh Niệm. Tứ Chánh Cần là học lớp Chánh Tinh Tấn. Con thấy đâu nó người ta đàng hoàng, mà Chánh Định thì học cái lớp Tứ Thánh Định. Con thấy không? Đâu nó có bài pháp đó chớ.
Rồi từ cái Tứ Chánh Cần, Tứ Chánh Cần tức là Chánh Tinh Tấn, Đức Phật xác định mà, xác định là Chánh Tinh Tấn. Chánh Tinh Tấn mình siêng năng cần mẫn luôn cả sáu cái lớp này, từ Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn là sáu lớp. Chánh Niệm mới là cái lớp thứ bảy, các con hiểu không?
Mà sáu cái lớp nguyên là tu ngăn ác diệt ác không đó. Vô, bắt đầu vô cái lớp Chánh kiến là phải sử dụng Tứ Chánh Cần rồi đó. Nhưng mà nó lại học ở trên cái bài pháp của nó là Tứ Bất Hoại Tịnh; Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới. Bắt đầu nó vô đó, cái giáo trình của người ta như vậy. Thầy sẽ soạn cái giáo trình của con lớp nào ra lớp nấy.
(11:45) Sư Pháp Ngộ: Cho nên hôm cái đặc san sinh nhật Thầy, Thầy nói về cái đoạn gọi là Đạo Đế, là con là thấy nó là lạ rồi. Nhưng mà dễ hiểu, nhưng mà nó lạ, nó khác. Nhưng mà đợt này thì Thầy nói rõ bốn cái chân đế này ra thì con thấy nó là hay quá, vi diệu quá!
Cho nên bởi vậy sau khi mà thời Đức Phật Ngài thuyết pháp xong cho những cái vị mà ngày xưa nghe Đức Phật Ngài thuyết đó. Thì người ta ngộ ra người ta mới nói rằng là họ tán thán Đức Phật, những cái bài pháp mà giống như là người mù được sáng vậy, người điếc được nghe.
Trưởng lão: Đúng đó, tán thán Đức Phật ghê gớm! Làm nó thấy rõ ràng và cụ thể, nó mới hơn. Rõ ràng con thấy cái bài pháp Tứ Diệu Đế là bài pháp tuyệt vời của đức Phật. Đạo Phật chỉ duy nhất có cái bài pháp đó thôi. Còn cái kia nó chỉ phụ thêm thôi, để chúng ta tu tập thôi, chứ còn nó là chính.
Sư Pháp Ngộ: Dạ cái bài pháp này thì Tứ Diệu Đế này thì con thấy hình như là nó dựng lên một cái cái ngọn cờ đầu tiên và nó dập hết ba cái khác xuống hết, nó tổng quát hết.
Trưởng lão: Nó dập xuống hết. Đọc cái cuốn bốn rồi con thấy ông Phật ổng dập. Thì rút từ bài kinh này, bài kinh kia, Thầy góp lại cho nó đúng cách để cho đừng dập. Rồi Thầy nêu cái Tứ Diệu Đế lên, làm cho sáng tỏ bốn cái chân lý của con người mà. Rồi dựng nó lại thành cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người trong cái đường lối đó. Để cho mình, bởi vì mình còn tham còn sân thì mình còn làm khổ mình rồi, làm khổ người rồi. Phải không? Mà mình hết tham sân si thì hết khổ. Cái mục đích thật là dựng lại cho con người có cái nền đạo đức, chớ có gì khác hơn hết đâu. Cho nên tám cái lớp học này là cũng là tám cái lớp học để Đạo đức mà thôi.
Con thấy bây giờ thì thật sự ra, những cái bài pháp mà Thầy giảng rồi, làm cho mấy ông giảng sư bây giờ, mấy ổng ngơ ngẩn. Hồi nào mấy ổng giảng tùm lum tà la hết!
Sư Pháp Ngộ: Giờ thành nói láo hết rồi.
Trưởng lão: Nói láo hết, nó không cụ thể.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, không cụ thể. Không đưa đến thiết thực, cũng là mơ hồ trừu tượng.
(13:44) Trưởng lão: Mơ hồ trừu tượng hết. Nó không thiết thực, làm cho chúng ta hiểu một cách mông lung.
Cứ nói Khổ đế, thì chúng ta nghe mấy ổng giải thích khổ thế này, khổ thế kia đủ loại khổ hết. Người ta gộp lại tham sân si đi, có tham sân si có khổ chứ gì? Hết tham sân si hết khổ chớ gì, phải rõ không? Nó còn đơn giản mà dễ hiểu!
Mà ai không tham sân si. Còn nói khổ này khổ kia nhiều khi nói vậy, tui chưa có vợ tui đâu có khổ kiểu đó đâu! Có phải không? Ông nói như vậy trật. Vậy thì đâu phải chân lý! Tui chưa có vợ mà, còn người ta có vợ người ta khổ chuyện đó. Tui chưa có già, tui còn trẻ mà ông nói tui khổ kiểu này, nói già khổ thì mấy ông nói tui chưa có già tui chưa biết khổ đâu! Tui chưa thấy cái đó đâu.
Nhưng mà nói tham sân si thì ông nhỏ bây giờ mới đẻ ra cũng có tham sân si, lớn cũng có tham sân si, đúng không, mấy con thấy không? Chớ còn cỡ con, con chưa có tám mươi tuổi con đâu có biết cái già tám mươi tuổi ra sao? Con chưa có đi lụm cụm, con làm sao biết nó run rẩy như thế nào?
Nói như vậy tui chưa có biết đâu. Tui tuổi này tôi con người, tuổi này tui làm sao tui biết tui già? Có phải không? Tui chưa có lụm cụm, cho nên tôi đâu có biết nó cực khổ như thế nào. Nói nó khổ già khổ, nó khổ. Nhưng mà sự thật tôi chưa có già chưa biết. Nhưng mà nói tôi có tham sân si, tôi có. Nói chơn lý, chớ đâu phải nói ông già khổ sao mà nói chuyện khổ ông già trong đó? Mấy ông dạy trật đó!
(14:59) Sư Pháp Ngộ: Rồi hèn chi, rồi người ta lượm tới, lượm lui đã cái người ta đẻ ra bốn cái pháp khác.
Trưởng lão: Ừm!
Sư Pháp Ngộ: Không khổ, không tập, không diệt, không đạo.
Trưởng lão: Đó!
Sư Pháp Ngộ: Họ luận tới luận lui, vậy là còn sai ra nữa.
Trưởng lão: Còn sai ra nữa! Cho nên vì vậy mà trong cái sự, càng lúc mấy con đọc sách Thầy càng lúc mấy con càng ngộ được cái chân lý của Đạo Phật rất rõ ràng và thực tế. Từ đó chúng ta thấy chúng ta không bao giờ chúng ta sai. Bởi vì giác ngộ được cái chơn lý rồi, mình ngộ được chân lý rồi. Rồi bắt đầu đó mình mới hộ trì cái chơn lý, rồi chơn lý được hộ trì. Lúc bấy giờ chân lý đó luôn luôn lúc nào mình cũng bảo vệ nó, cho nên chân lý được hộ trì. Con đọc cái bài, hộ trì chân lý là mới bắt đầu tu đó con.
Sau khi chúng ta được cái trạng thái mà giữ gìn được cái chân lý nó hiện ra rồi. Thì bắt đầu cái chân lý nó phải được bảo vệ, phải giữ gìn nó đó, gọi là chân lý được hộ trì. Thì chân lý được hộ trì thì sẽ chứng đạt chân lý, tức là mình sống ở trong cái trạng thái đó. “Thanh thản, an lạc, vô sự” thì rõ ràng là cái chân lý giải thoát chứ còn. Ở đó có Tham sân si không? Không! Có phải đúng không? Cái chỗ hết tham sân si là chỗ đó, chứ đâu có phải là Phật tánh ở cõi nào đâu! Tại mấy người không hiểu, mục đích của đạo Phật là như vậy, giúp cho con người thoát khổ thôi. Sống trong cuộc sống như mọi người, nhưng mà ta thoát khổ, đó là cái chân lý của người ta. Còn mấy ông đi lòng vòng đó thì không được.
(16:21) Sư Pháp Ngộ: Vậy mục đích của Đạo Đế là cũng để mà mình học để mà mình hộ trì cái chân lý đó?
Trưởng lão: Hộ trì chân lý đó, chính cái Đạo Đế đó mà nó giữ gìn, nó bảo vệ, nó hộ trì để chứng đạt cái chân lý đó. Còn cái Khổ đế với cái nguyên nhân sanh Khổ đế đó, là để chúng ta hiểu biết để đối đầu để chúng ta đánh nó đó, dẹp nó đó. Cái Đạo đế với cái Khổ đế với cái Tập đế đó. Cái Tập đế và cái Khổ đế là đức Phật nhắm cái đó là cái đối tượng, đối tượng khổ. Và cái Đạo Đế là cái đường lối để dẹp cái khổ này, để thực hiện được cái Diệt đế. Con thấy rất rõ!
(17:02) Tu sinh 2: Bạch Thầy, Thầy hoan hỉ, trước đến giờ chúng con đọc nhiều, nào là khổ, ham muốn khổ, khổ khổ, hành khổ.
Trưởng lão: Khổ khổ.
Tu sinh 2: Ái biệt ly khổ.
Trưởng lão: Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ. Đủ thứ khổ, nói đâu tùm lum á!
Tu sinh 2: Thưa thầy, hôm nay chúng con vô đây tu chúng con đã nhận ra cái đó. Hôm nay nhờ pháp của Thầy chúng con nhận ra cái đó, Mô Phật!
Trưởng lão: Bởi vì Thầy thấy mấy giảng sư họ giảng cái nhánh nhóc, cái lá. Họ không có đi vào cái… Họ bao giờ họ nói Khổ đế, họ có bao giờ họ nói tham, sân, si đâu? Các con nghe coi có không? Thầy đọc cái Hoà Thượng Thiện Hoa, ông giải thích về Khổ Đế. Ông cũng giảng bốn cái pháp Tứ Diệu Đế đó. Nói về khổ thì ông nói thôi cả loạt cái khổ, đủ thứ khổ, nhưng mà không có nói tham sân si trong đó. Không có đốn được cái gốc, người ta hiểu cho rõ ràng cụ thể, không hiểu.
(17:59) Sư Pháp Ngộ: Làm người vô minh lại càng hiểu lòng vòng thêm.
Trưởng lão: Rồi nó lòng vòng, nó lại vô minh thêm! Bởi vì người ta dẫn mình đi cả bầu trời mênh mông cái sự tùm lum tà la hết. Mình không biết gom lại cái chỗ nào đây.
Bây giờ dẹp cái này thì còn cái này. Nói nó mênh mông thì cứ chặt cái lá này thì nó lên cái lá khác, chặt cái kia nó lên cái khác. Còn cái này ngay người ta chỉ tham sân si. Mà tham cái tướng nào? Si cái tướng nào? Mà sân cái tướng nào? Người ta chỉ rõ cho mình biết là mình phải đối trị nó liền.
Thì cũng như Thầy nói, tham là cái tướng của nó là về cái ăn uống. Nó rõ ràng, nó hiện cái tướng tham của nó về ăn uống. Mà tướng sân, nó hiện về cái tướng cảm thọ đau. Đau bệnh, nhức ở trong thân của mình đó. Bệnh gì nó cũng do sân mà thành ra. Mà tướng si nó hôn trầm, thùy miên, buồn ngủ. Các con nhận thấy tướng rõ ràng chứ gì? Thì mình đối trị mấy cái tướng này, nó hiện đến thì đến thì đánh nó chớ ai điên gì mà để theo nó mà ngủ, theo nó mà rên. Có đúng không?
Giờ thẳng, kêu là thẳng thừng mà để đấu tranh, biết được những cái trạng thái này mới dẹp được. Chớ nói si, trời đất ơi! Tôi không biết si cỡ nào, rồi tới chừng mà tôi cứ gục tới, tôi nói đâu phải si. Tại nó ngủ chớ đâu phải si. Còn cái này người ta nói đó là si. Có phải không? Cái tướng của nó mà. Còn cái kia cái tên của nó, chớ đâu phải nói nó.
Phải chỉ rõ được cái tướng của nó để cho mình nhận xét thấy đặng mình dùng cái pháp nào để đối trị nó nè. Thì 37 phẩm trợ đạo, tức là Đạo đế nó dạy cho mình cái pháp đối trị.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Con thấy không?
(19:25) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Khi hồi đó con đọc cái bài đầu tiên về Khổ đế đó, hồi mà con chưa biết đạo con mới biết Đạo Phật thôi. Con đọc lòng vòng cái đó xong cái rồi con đi ngơ ngẩn. Con sống tự nhiên cuộc đời thấy nó giống như nó yểm ly. Mình thấy, họ nói cái khổ lòng vòng như vậy, mà mình rồi mình yểm ly. Mình chẳng biết đường, chẳng nói con đường nào để thoát cái khổ đó. Cho nên mình thấy cuộc đời này thật sự là khổ thiệt. Nhưng mà trong lúc đó, cái tâm trạng nó giống như là nó bi quan cái cuộc đời này.
Trưởng lão: Nó bi quan, nó bi quan.
Sư Pháp Ngộ: Đọc những cái lời của những người tác giả người ta viết ra, làm cho mình sống cuộc đời bi quan không có cái gì hết. Mà rồi Khổ, Tập, Diệt, Đạo người ta dạy những cái sau thì không rõ gì nữa hết.
Trưởng lão: Nó cũng không rõ, nó không biết. Cho nên nó bị bi quan, mà nó không có tích cực ở trên cái sự tu tập.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Chớ nõ rõ được trên cái Đạo đế, trời ơi! Mê chết được. Đánh dẹp tụi này được sướng quá! Phải không?
Sư Pháp Ngộ: Dạ
Trưởng lão: Đánh dẹp cái tụi khổ này. Còn nói cái khổ thì mình hiểu, trời ơi! Tất cả chúng sanh, nước mắt của chúng sanh như nước biển. Trời ơi! Nghe nó buồn muốn chán quá, khổ thiệt! Nhưng mà giải quyết cái vấn đề này thì Đạo đế thì dạy không ra.
Sư Pháp Ngộ: Dạ.
Trưởng lão: Nói lòng vòng gì mà tu cái gì?! Thì mình cũng ráng cố gắng mình tu thiệt. Cũng ham lắm, muốn giải thoát chứ ai mà muốn khổ phải không? Nhưng mà tu trật lất hoài, nó cứ tham sân si hoài! Cái gốc không bứng ra, mà bứng cái gì không biết.
(20:41) Sư Pháp Ngộ: Dạ. Tu vào trong chùa thì càng khổ nữa bạch Thầy. Vào trong chùa thì gặp huynh đệ, thầy trò bạn bè, nó cũng đâu có sống đạo đức đâu. Nó cũng chọc phá lẫn nhau kinh khủng!
Trưởng lão: Ghê quá!
Sư Pháp Ngộ: Cho nên bởi vậy là khi mình thấy cuộc đời là khổ rồi, người ta dạy mình khổ rồi. Mình nói ờ, đúng khổ thì ta phải chỉ có con đường xuất gia là diệt khổ thôi.
Trưởng lão: Diệt khổ.
Sư Pháp Ngộ: Cứ nghĩ là diệt khổ, đi vào chùa tu, cứ tụng kinh niệm Phật. Rồi thấy người ta học thì cũng ráng học, người ta tụng kinh cũng ráng tụng kinh. Thức khuya dậy sớm tụng, ráng học hành, ráng tu với người ta. Nhưng mà nó lại khổ ra thêm một cái khổ nữa, chớ nó không phải hết khổ.
Trưởng lão: Thì cái khổ đời không dẹp, lại thêm cái khổ đạo.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, khổ đời chưa dẹp được, thì vào tu xong bắt đầu nó tăng thêm cái khổ đạo nữa. Tăng thêm khổ đạo rồi con đường tu thì bắt ngồi niệm Phật, hít vô, thở ra lại không giải quyết được gì.
Trưởng lão: Không giải quyết gì hết.
Sư Pháp Ngộ: Rồi lại thấy cuộc đời tu sĩ là bi quan rồi. Toàn là máu và nước mắt không, chớ có cái con đường nào tu đâu. Mà nếu mà lúc đó mà thấy con đường rõ ràng chơn lý tu, rõ ràng cái chơn lý là tu và hộ trì chơn lý đó. Con đường rõ ràng thì lúc đó mình nỗ lực mình tu dữ để mình thoát cái đó. Còn ở đây mình chỉ nỗ lực niệm Phật, tụng kinh thôi.
Trưởng lão: Nỗ lực, mà nỗ lực mà cái pháp bậy rồi, trật rồi! Không phải là chơn lý, cái đó không phải là chơn lý.
Sư Pháp Ngộ: Nỗ lực đi trai tăng nữa.
Trưởng lão: Trai tăng.
Sư Pháp Ngộ: Nỗ lực đi hành lễ. Bên Nam Tông nào là đi dâng y Kathina đồ làm dữ tợn! Tưởng là đi như vậy là thoát khổ, ai dè đi còn khổ hơn nữa.
Trưởng lão: Còn thêm, chồng lên.
Sư Pháp Ngộ: Cái cuộc đời…
Trưởng lão: Nó sai rồi, nó sai lớn!
(22:12) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Nhân đây con xin hỏi Thầy một việc là, con đọc trong cái kinh Kim Cang Luận, Đại thừa Kim Cang Luận, thì có nói cái chỗ là giữa người nam và người nữ đi tu, thì người nam thì coi như không có năm cái lậu và người nữ thì lại có năm cái lậu. Do đó thì phải giữ tăng lên 30 giới, có phải không?
Trưởng lão: Không, nói chung là họ nói vậy chứ, người nam người nữ nó có cái khó là cái tình cảm của người nữ nó khó hơn cái tình cảm của người nam, vì người nữ nó bi lụy lắm. Người nam mình nó mạnh mẽ hơn. Nhưng mà coi vậy chứ, cũng có người nữ họ cũng ghê gớm lắm chứ, họ cũng mạnh mẽ lắm. Như Trưng Vương Triệu Ẩu đâu có thua nam đâu! Tại vì người ta phân biệt người ta nói vậy chớ sự thật ra Đức Phật đã cho người nữ là không bao giờ mà có cái nhiều.
Nhưng mà Tổ viết cái giới luật đó, chứ con thấy cái kinh Phạm Võng với cái kinh Sa Môn Quả, có đức Phật nói đây là của người nữ đây là của người nam không? Các con cứ đọc giới kinh đi rồi các con biết, có cái chỗ nào mà người nữ hơn người nam đâu? Toàn bộ là xuất gia là nữ cũng cạo đầu, mà nam cũng cạo đầu chứ có người nào có khác đâu?
Cho nên các Tổ thì viết ra, bởi vì tư tưởng mà kỳ thị mà nam nữ đó, trọng nam mà khinh nữ đó. Cho nên viết ra bao giờ cũng bắt người nữ ép buộc người ta hơn người nam, cái lối đó là trọng nam khinh nữ. Chứ còn ông Phật, con coi trong cái giới kinh con thấy không bao giờ mà Đức Phật phân biệt nam nữ. Nghĩa là giới vậy là nam cũng vậy, mà nữ cũng vậy chớ không có cái nhiều cái ít.
Cứ đọc giới kinh rồi mình, các con sẽ đọc cái bộ mà “Văn hóa truyền thống” đó đúng sáu tập rồi sau này các con sẽ thấy Thầy so sánh. Thầy đem ra so sánh cái bộ mà giới cấm, cái bộ giới bổn Patimokkha với cái bộ Ba la mộc xoa đề đó, rồi với cái bộ giới kinh Thầy so sánh để thấy Tổ viết như thế nào, và cái tư tưởng của Tổ viết những cái giới này như thế nào đối với nữ. Thậm chí như còn đặt Bát Kỉnh Giới, bắt người nữ phải tôn kính cái người tăng vừa vào, mới tu thôi phải là người nữ là phải đảnh lễ, trong khi người đó chứng quả A La Hán.
Tu sinh 2: Dạ!
(24:16) Trưởng lão: Các con nghe coi, cái bà đó đã tu chứng quả A La Hán. Cái ông mới tu này cái tâm tham sân si ổng như một đống, mà bắt cái bà kia bả lạy. Thầy nói thật ra, khi dễ người nữ đến mức độ như vậy đó. Sau này Thầy sẽ vạch mặt ra hết. Thì các con đọc cái tập IV này Thầy vạch mặt ra hết. Chưa hết, mà bây giờ, sau cái bộ giới này Thầy sẽ vạch mặt. Bởi vì Thầy nói sách của Thầy đọc tới chừng nào nó thích chừng nấy mà. Bởi vì Thầy vạch rất rõ. Con người sinh ra, trời! Được làm người, người nữ cũng như người nam chứ tại sao? Bởi vì cái quy luật của Nhân Quả, nó phải âm dương như vậy nó mới có sanh ra chứ, còn nếu không có làm sao được, mà lại trọng nam khinh nữ?
Còn bên Thiên Chúa như thế nào con biết không? Chúa sanh ra người nam, lấy đất sét nắn rồi thành người nam, rút cái sườn của người nam mới làm ra người nữ. Trời đất ơi! Cái gì mà lạ lùng vậy?
Cho nên nó không có đúng, không có đúng! Cái tưởng tượng của họ, họ nghĩ tưởng ra tầm bầy, tầm bạ nó không có đúng! Đức Phật nói duyên sanh, mà nó hợp duyên thì nó sanh ra, thì nó sanh ra theo cái quy luật của Nhân Quả. Quy luật của Nhân Quả phải âm dương chứ sao. Cho nên làm sao mà khỏi có nam có nữ. Khi mà sanh con người nam nữ nó phải bình đẳng như nhau chứ, tại sao mấy người ép người ta quá trời vậy? Người nữ bên Ấn Độ đi đâu cũng phải chụp cái mặt lại không cho người ta thấy cái mặt. Làm gì dữ tợn, kín đáo, dữ tợn!
(25:39) Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Vậy Đại đức A Nan Đa mà Bạch Đức Phật mà xin cho di mẫu cùng các tỳ nữ mà tu đó, trong thời kỳ Đức Phật đó, việc đó có thật không bạch Thầy?
Trưởng lão: Khi mà Đức Phật về đó là tất cả các người nữ người ta thấy Đức Phật tu như vậy người ta ham tu lắm rồi. Cho nên Đức Phật cho liền, chứ đâu cần phải tới ông A Nan mà xin ba bốn lần đâu.
Sư Pháp Ngộ: Dạ, Mô phật!
Trưởng lão: Thầy tới chừng cái bộ giới luật rồi Thầy sẽ vạch cái này ra con. Bởi vì đối với đôi mắt của Thầy, bây giờ Thầy đã làm chủ được mình thì nhìn người nữ cũng như người nam. Cho nên người nữ Thầy vẫn cho xuất gia, Thầy vẫn cố gắng hướng dẫn cho họ. Mặc dù cái thân người nữ nó vất vả hơn người nam nhiều, nhưng mà điều kiện là tại vì theo cái quy luật cái nghiệp mà. Cho nên nó vẫn là một con người, chứ nó không phải là thua người nam một chút nào. Thầy nói trên thế gian này, người nam học hành đậu bao nhiêu thì người nữ họ cũng đậu bấy nhiêu, họ cũng trở thành những nhà bác học hết.
Tu sinh 2: Và bây giờ còn hơn vậy nữa.
Sư Pháp Ngộ: Bây giờ người nữ phần nhiều học giỏi nhiều hơn người nam hiện giờ bạch Thầy. Làm lớn thì không làm lớn bằng chứ mà học giỏi cũng giỏi lắm.
Trưởng lão: Bị ép chế đó chứ, chứ còn cỡ cho mấy bà làm lớn coi, thử coi mấy bà. Tổng thống chứ đừng nói.
Tu sinh 2: Bà gì làm tổng thống ấy.
Trưởng lão: Chứ sao.
Tu sinh 2: Philippines đó.
(26:50) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Coi như là con xin hỏi tý nữa là sao lại giữa cái Đạo Thiên Chúa, mà khi muốn họ dạy như vậy và họ nói như vậy và họ làm những cái việc như vậy, mà để với cái chúng sinh nó theo nhiều như vậy Thầy?
Trưởng lão: Cái nhân quả của nó con. Với cái con người nó còn, nó chưa có, nó còn vô minh đó. Nghe người ta nói cái gì nó tin theo cái nấy. Thánh khải, cái tưởng đâu là có ông Thánh đâu ở trên trời, ông đó dữ tợn lắm, vạn năng lắm! Ông đó khải xuống cho một cái ông lên đồng nhập cốt nào đó nói về thánh kinh, rồi cái viết ra những cái bộ thánh. Bắt đầu họ cuồng tín, họ mê tín á, họ không có biết. Họ nói đó là Thánh rồi, cho nên họ chắp tay họ tín ngưỡng thôi. Họ là con người phàm phu còn kia Thánh rồi, cho nên dạy sao họ làm vậy. Cho nên cuồng tín.
Gặp ông Phật ông dạy đâu rõ, chứ nói bậy nói bạ thì không tin, có đúng không? Ông Phật nói mười cái điều đừng tin, đừng có ai nói bậy không tin. Tin cái điều như thế nào? Không làm khổ mình, khổ người là tin. Thầy tóm lược những cái đó dễ dàng. Mình không làm khổ mình, khổ người là cái đó tin, bởi vì nó đem lại hạnh phúc. Còn cái kia tin nó đem lại đau khổ. Cuồng tín như đến nỗi mà cầm súng bắn người ta mà nói mình chết đi, mình lỡ có chết đi thì được Chúa rước mình. Trời đất! Chúa gì mà ác quá đây?
Cho nên những cái đó là những cái sai. Bởi vì sách Thầy mà viết rồi, động hết các tôn giáo ở trên hành tinh này chứ không có riêng tôn giáo nào hết. Mấy con đọc. Thầy nói, tuy là Thầy nói nhẹ nhẹ, chứ ở trong đó có mấy đoạn nói, xét ra là họ thấy cay cú lắm đó.
Thầy nói Thánh Khải nè. Thánh Khải, Thầy dùng cái danh từ ngắn gọn Thánh Khải, là nói bên Thiên Chúa mà Thầy không nói Thiên chúa đâu. Mà Thầy nói cầu cơ, cơ bút. Tức là Thầy nói mấy người mà dựa vào cơ đó, Tin Lành hay hoặc là Cao Đài đồ đó. Có một số mà mê tín, rồi ba cái đồng bóng, lên đồng nhập cốt đó, ba cái thứ này dẹp hết, cái thứ đó là tưởng không!
(28:47) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Là họ tin lắm Thầy. Ờ ngay chỗ Quê con, có hôm đó họ chạy đi về, họ nói ầm lên, là con cũng tưởng là coi như là đâu có cái chuyện đó. Nhưng mà thực sự là có thật. Họ bốc mộ của một cái ông Cha đạo, họ bốc lên rồi là coi như là cái nước mà bị bốc ở dưới đất lên Thầy. Mà cái nước còn nằm trong hòm lại, là họ giành nhau, họ múc họ uống hết.
Trưởng lão: Trời! Ghê quá, quá ghê!
Tu sinh 2: Con khiếp luôn! Coi như người đến, không còn nữa, phải múc nước tráng để mà coi như họ uống. Họ tin đến mức.
Trưởng lão: Trời! Tin quá, gọi là cuồng tín.
Tu sinh 2: Con khiếp mà coi như là họ tin, quá tin mà coi như là thực sự hôm cái năm đó con đang còn làm công an Thầy. Mà coi như là họ xin một cái việc là rước ông Cha hồng y giáo chủ ở trong Xã Đoài, để về cái nhà thờ đó của nơi xứ miền Trung đó. Mà họ xin rải chiếu từ ở ngoài chỗ vào, mà nơi chỗ hố xăng dầu mà đi vào cho đến nhà thờ là khoảng chừng bốn cây số rưỡi, là họ rải chiếu với lại thảm. Mà coi như là họ lạị, đến khi mà chính quyền không cho là họ lại xin cho rải từ ngã ba, ngã tư của Uỷ Ban rải vô đến Nhà thờ. Mà Nhà Thờ, rồi Chính quyền cũng không cho, đến khi họ xin rải là coi như là còn năm trăm mét thì khi đó đồng ý…
(30:10) Trưởng lão: Tui bưng vô chết tôi điên gì tui để mà để nó bắn ông này chết sao? Có phải mấy con thấy không? Mà mình biết cái ông này ông Thủ Tướng của mình rồi, mà tại sao cứ để ông bị người ta cứ lấn áp ổng vậy? Các con hiểu chỗ đó không?
Bởi vì ngộ chân lý, rồi hộ trì chân lý mấy con thấy rõ. Bảo vệ nó chớ còn gì, hộ trì là bảo vệ nó chứ gì. Bảo vệ nó để rồi mình sống.
Nó đơn giản như vậy, chớ mà mấy con biết áp dụng thiện xảo. Cho nên đức Phật nói thiện xảo đó, là biết áp dụng. Chứ đừng có cố chấp, tôi đang tu hơi thở bây giờ cái gì cũng hơi thở, lộn xộn không được. Không phải! Giờ buồn ngủ quá trời mà giờ cứ ngồi đó thở. Làm sao mà thở được? Làm sao hộ trì cái đó được? Buộc lòng tôi phải đứng dậy đi kinh hành tôi phá cái hôn trầm đó để tôi hộ trì cái chân lý đó, cho nó thanh thản, an lạc, vô sự trở lại. Các con thấy không? Mình biết cái tận gốc rồi mà tại sao mình lại mình không giữ gìn được nó, để cho mất nó đi?!
(30:56) Tu sinh 3: Dạ, bạch Thầy! Là hôm qua con có đọc lại cái đoạn mà con suy nghĩ rằng là, giới luật là nó thành trì, quan trọng lắm! Cho nên là đúng như Thầy dạy, con đọc lại cái đoạn kinh Tăng Chi lại con ghi là giới luật là thành tựu hết. Đức Phật nói là nhờ giới luật mà thành tựu hết!
Trưởng lão: Đúng đó!
Tu sinh 3: Con nghĩ rằng là, thấy mình do cái gia duyên của mình giữ được cái giới luật. Bắt đầu từ hôm nay thì con cũng Bạch Thầy và sư Pháp Ngộ đây nhiều khi chúng con đi, rất nhiều những anh em đi mệt mỏi lắm, về cũng không biết cái pháp khai giới. Nhiều khi đâm ra cơ thể cũng mệt mỏi, đâm ra thân lảo đảo mất thăng bằng. Hôm nay con cũng trình Thầy nhờ Thầy…
(31:35) Trưởng lão: Nó, mình khai giới ra con. Bởi vì Khai, Giá, Trì, Phạm. Trong khi đó mình biết cơ thể mình rồi, mình thiện xảo mình khai giới để tôi không bị phạm giới. Nhưng mà khi nó bình phục trở lại rồi thì chấm dứt, để tôi giữ gìn giới nghiêm chỉnh để không tôi quen, tôi lờn giới rồi tôi phạm hoài. Khai giá rồi đóng lại. Nó có những phương pháp để cho mình giữ gìn giới trong khi tôi còn tôi đang tu mà, chứ đâu phải tôi tu xong đâu. Cho nên tôi chưa có đủ cái đạo lực, để giúp cho cái năng lực ở trong người tôi đầy đủ, thì tôi phải sử dụng những cái thực phẩm và tất cả những cái phương tiện để cho nó phục hồi cái cơ thể tôi lại chứ.
Còn đằng này tôi không chịu, tôi chấp giới mà riết rồi khô queo đó, nó chết luôn đó. Nó thành ra cái cây khô đó. Cho nên nó phải Khai, Giá, Trì, Phạm.
Cho nên Thầy khuyên đó là thiện xảo là đúng. Các con khéo léo thiện xảo tu tập, nó thanh thản, an lạc, vô sự là mấy con đúng pháp. Bởi vì cái cuốn Những lời Phật dạy tập IV đó, nó xác định rất rõ mấy con. Rất rõ từ cái giác ngộ chân lý, rồi hộ trì cái chân lý để mà chứng đạt chân lý. Con thấy ba cái giai đoạn đó, mấy con phải hiểu cho rõ. Do mình hiểu mình nắm được rõ rồi, mình biết là mình không còn tu sai nữa thì chỉ còn có nỗ lực thực hiện, cuối cùng mà thực hiện các con cũng không sai nữa. Các con nghe cái câu Đức Phật nói nè: “Hộ trì chân lý, rồi chân lý được hộ trì”.
(32:54) Tu sinh 3: Dạ, con Bạch Thầy! Hôm qua con ngủ, xoay đi xoay lại cái đó, con quán lại thì, từ hôm con vào đây thì con đã thực hành đúng theo lời Thầy dạy thì con thấy an lạc rất lớn. Nhưng mà do con nhiều khi nó tăng trưởng cái pháp tu của mình, cho nên con thí nghiệm ở đây luôn. Thì như vậy hoàn toàn là, như vậy mình sống với một cái tâm là luôn luôn bị ức chế. Cho nên ức chế thì nó đẩy ra nhiều cái vấn đề.
Trưởng lão: Đúng đó!
Tu sinh 3: Nên con nói thật sự là con biết cái tâm của con là phải thật sự tự nhiên, tu là phải nhẹ nhàng, thanh thoát và như vậy là thì kéo dài cái trạng thái đó thì hôm nay thì con xin nói với Thầy là con nhận ra cái đó. Là như vậy là con nhận ra con tư duy, con cũng nhót lại cái bài của Thầy để dạy ở trong đó, thì con cũng tư duy rất kín đáo theo cái gia duyên của con ở xã hội này.
Trưởng lão: Ờ, được rồi, mấy con đi về giải quyết gia đình cho nó xong xuôi. Rồi nó đủ cái duyên rồi đó, bắt đầu mấy con vô tu tu luôn. Từ bắt đầu đi đi tới, chớ không có lui nữa. Bây giờ thật sự ra thì mấy con đang ở trong chiếc áo cư sĩ, mấy con đang sống đạo đức trong gia đình của mình, trong xã hội, chưa phải là người mà đi sâu được đâu. Con biết đi sâu hộ trì chơn lý, để mà chứng đạt chân lý không phải dễ! Nó khó!
Nó đòi hỏi mình phải sống độc cư trọn vẹn mà không còn gia duyên để lo lắng trong tâm, chớ còn thì nó cũng tu không vô đâu. Không có hộ trì nổi cái chân lý đó đâu, nó sẽ bị giuột tay lại con.
(34:19) Cho nên mình sắp xếp đâu cho ổn hết rồi, quyết định con đường mình phải đi tới. Chứ không thể nào mà biết cái này mà không đi tới, quyết định là phải đi tới. Do đó sắp xếp đâu hết, mình thấy hết bổn phận của mình rồi, con cái lớn khôn hết rồi, bây giờ còn những năm còn lại là dành riêng cho mình. Thì lúc bấy giờ, mấy con khép mình ở trong cái khuôn khổ, vô trong tu viện xin một cái thất, ở đó xin cơm ăn ngày một bữa thôi, nhất định hằng ngày để hộ trì cái chân lý đó. Thì Thầy bảo đảm mấy con sẽ chứng đạt chân lý không có gì hết, không có khó đâu. Mình chỉ nỗ lực thôi!
(34:54) Tu sinh 4: Bạch Thầy! Con xin trình pháp môn con tu trong ngày hôm qua đến nay.
Trưởng lão: Ừ!
Tu sinh 4: Thì ngày hôm qua là sáng thì con ở giảng đường về thì con vào thất tu. Thì con đi kinh hành được 30 phút, thì con ngồi Định Niệm Hơi Thở vô ra. Thì con niệm 10 phút thì được 75 hơi, như vậy là coi như đến 75 hơi thì nghe cái mũi trên này nó giật một cái, và mắt nó kéo lại là con xả luôn, thế là coi như là con không ấy nữa. Sau con đi tiếp tục một tiếng nữa thì con Định Niệm Hơi Thở ra được là 14 phút thì được 120 hơi. Mà cái lần này thì thấy là coi từ cái ngang vai này trở nên là hơi tê. Mà đầu có hơi váng một tý là coi như là, vì cái chân ở dưới này ngồi kiết già, bị mình đi cái hành niệm nó nhiều quá cho nên là nó bị hơi đau. Thì con xả luôn thế là con không ấy nữa.
Con buổi chiều, con tu và con đi một tiếng rưỡi rồi, thì con ngồi kiết già con Định Niệm Hơi Thở là 30 phút thì được 270 hơi. Vẫn là coi như sáng suốt bình thường, không có một cái gì chướng ngại nó đến với mình. Và không có một cái sự hôn trầm và cũng không có cái sự gì, nhưng mà dưới đôi bàn chân này thì có hơi nhức một tý, nó là… Còn tối thì con không thực hành pháp môn đó, con chỉ đi một tiếng rưỡi xong rồi coi như là con vào con thư giãn, con đọc sách.
Nhưng sáng hôm nay thì khi con vừa tỉnh dậy một cái thì vừa đúng cái giờ luôn. Nhưng mà sao cái người con nó mệt, nó mệt mà coi như là con hơi ráng lại khoảng đâu dăm hai mươi phút thì con mới vùng dậy được. Con vùng dậy xong người ta là coi như động tác thể dục các thứ xong, rồi vào đánh răng rửa mặt xong, ra là con đi kinh hành niệm thì được một tiếng tròn. Vừa đúng một tiếng tròn thì người con tự nhiên nó mỏi mệt, con nhào vô trong cái thềm đó luôn. Thì con vào là con ngồi luôn coi như là cái định thì coi như là thư giãn.
(37:21) Thì thư giãn vừa mới được đâu năm phút thì thấy tự nhiên là mắt nó kéo sầm lại, và nó thiếp thì con thấy một giấc mơ. Mà con cưỡi lên một chiếc xe máy mà con đi trên đường là đường đất đá mà rộng mênh mông, nhưng mà coi như là chiếc xe nó bay. Nó bay mà coi như là con tưởng nó gặp cái ụ đá này thì coi như nó húc vào là con phải chết, nhưng mà con vẫn bay qua. Thì bay trên đường bay như vậy là xe không dính mặt đất nữa, và đường đá đó nữa.
Thì đến một cái vòng cua như nửa cái mặt nguyệt này, thì cái người gặt ở dưới đồng, họ mới nói là: “Nếu mà cua vào được cái cua này mới là giỏi, bác đi gì mà đi ghê gớm thế?!”. Thế là coi như là con vẫn đi vô cua tốt, không hề va chạm, nhưng đến vừa hết cua thì không có đường, là coi như sang bờ ruộng và gặp một cái cuốc, con cũng cày xe đi qua luôn. Coi như không có một cái gì, ấy là coi như là…
Trưởng lão: Bay dữ tợn!
Tu sinh 4: Con tỉnh, đến đó là coi như là con tỉnh dậy không biết là như thế nào, con sao lại Định Sáng Suốt một tí thì nó lại cứ thiêm thiếp trong người, nhưng mà thiêm thiếp vẫn tỉnh chứ không phải là mê. Thì bạch Thầy, là coi như sáng hôm nay thì có một cái hiện tượng là nó xảy ra như vậy.
(38:39) Trưởng lão: Cái hiện tượng con muốn bay đó. Coi như đều là mộng mị hết. Trong cái mộng mị đó thì nó không phải là ác mộng, nhưng nó là cái mộng thần thông, cưỡi xe mà bay.
Tu sinh 4: Bay mà đá với hộc, coi như là bay.
Trưởng lão: Bay luôn.
Tu sinh 4: Bay luôn qua hết, coi như không. Mà nhất là qua cái cua này, họ gặp ở dưới đồng, họ bảo đi gì mà đi chứ vào cái cua này không bằng không bộ được mới giỏi. Thế là con vẫn cua vẫn tốt coi như không hề hấn chi.
Trưởng lão: Vẫn cua tốt. Đó là giấc mộng của con. Bởi vì, sau này cố gắng khắc phục. Biết lúc bấy giờ, nếu mà nó thiếp vô thì thế nào nó cũng bị mộng. Vì sau cái thời gian con bị ức chế, là nó sẽ nó thực hiện qua cái giấc mộng, chớ không có gì đâu. Nhưng mà kỳ này phải thấy như vậy đó, khi mà mỏi mệt vậy, con phải vượt qua cái mỏi mệt đó, chớ đừng có ngồi. Khi mà đi mà thấy mỏi mệt thì đi nữa, tao cho mày chết. Vượt qua rồi con thấy nó khỏe, nó khỏe ghê gớm lắm! Đừng có sợ, đừng có đầu hàng nó, đừng có lết vô mà ngồi.
Tu sinh 4: Bạch Thầy! Tự nhiên nó lao vô trong thềm đó luôn.
Trưởng lão: Bởi vì nó uể oải quá rồi! Cho nên bắt buộc phải lôi ra, không có được lên thềm ngồi. Nó mỏi mệt chừng nào con lôi nó ra, con nỗ lực vượt qua cái khó khăn đó. Bởi vì tu tập nó phải thấy được cái chỗ đó, cái chỗ mà nó tạo cho mình cái sức lười biếng đó, tạo cho mình để mình ngủ đó, chớ không cách gì.
Cho nên lúc bấy giờ mình biết rồi, trong cái giờ này không phải là cái giờ ngủ được. Tìm mọi cách phá nó, tức là con phải bắt buộc nó phải đi kinh hành. Nó lủi qua, lủi lại cũng đi nữa. Nhất định là không có được ngồi yên. Phải động đậy cái thân cho dữ!
Còn con, nếu mà con thấy con đi hết muốn nổi rồi, con ngồi xuống con đưa tay ra cho dữ vầy nè, đưa ra, đưa vô vầy. Ngồi tại một chỗ, cứ đưa qua đưa lại vậy nè, cho nó động thân đừng cho nó ngủ. Chứ mà con ngồi im cái nó ngủ à. Nó ngủ liền, khó lắm!
Thấy cái mặt hôn trầm, thùy miên, thấy cái mặt si nó sợ lắm. Nó đánh uể oải, nó đánh mệt mỏi, nó đánh lười biếng, nó đánh sao, nó làm cho người ta không có còn cách nào mà tỉnh được.
Cho nên phải ráng chiến đấu thắng nó một lần, sau nó ớn, nó sợ. Nó đánh vậy đó, chớ mà thắng nó một lần cái nó bắt đầu nó không dám. Nó đánh sơ sơ cái mình chỉ hăm dọa nó: “Mày chết nghe!”, cái nó lo nó đi. Còn mình không thắng nó mà nó thắng mình rồi đó, nó đánh mình nhiều hơn, nặng hơn.
(41:01) Tu sinh 4: Bạch Thầy! Con nghĩ cái pháp môn này tuy là rất bình thường, nhưng mà học thực tế là nó mệt gấp mấy lần đi cày đây!
Trưởng lão: Đúng vậy!
Tu sinh 4: Mệt gấp trăm lần đi cày chớ không phải chuyện đơn giản đâu! Mà coi như người nó nhừ luôn, thực tế là đứng lên, đứng xuống liên tục rồi bước đi không khi nào, còn mà học lơi lỏng thì cho là dễ, nhưng thực tế đi vào mà mình học kiên trì, mà mình học cho đúng cái luật thì con thấy nhọc lắm!
Trưởng lão: Nhọc lắm à con!
Tu sinh 4: Nhọc gấp mấy lần đi cày!
Trưởng lão: Đúng rồi! Con có đi cày ruộng con biết, cày một buổi cày rồi mới biết, nó uể oải ghê lắm! Con nói đúng đó, cái tu tập này nó nhọc nhằn ghê gớm lắm đó, bởi vậy nó rèn luyện cái nghị lực mình ghê lắm!
Tu sinh 4: Chớ còn mà tu mà cứ đi lơi khơi, lơi khơi đi kinh hành này mà đi ít bước rồi lại nghỉ thì nó cũng thấy nhưng mà đi cho nó…
Trưởng lão: Nó đúng đó, nó đúng cách đó. Con nói nó đúng, con đi đúng cách rồi con mới thấy, cái nghị lực mình có mình đi nổi hay không đó. Còn nếu mà cái người mà không gan dạ người ta thấy thôi đi chơi chơi rồi cái ngồi nghỉ, chơi chơi rồi ngồi nghỉ. Kêu là đi mà coi như là đi dung dưỡng nó đó, thì không có đúng cách đâu. Đi cho thật đi như con nói đó, đi như đi cày vậy.
Tu sinh 4: Nó mệt nhọc gấp trăm lần đi cày đấy ạ! Coi như là chứ không phải mệt vừa đâu.
Trưởng lão: Đúng vậy đó!
Tu sinh 4: Chân tay nó rã rời hết đó, mà con vẫn cứ kiên trì.
Trưởng lão: Đó, tập như vậy đó, Thầy bảo đảm con sẽ thành công đó. Phải vượt qua những cái khó khăn đó. Bởi vậy mới biết là người có ý chí có nghị lực chứ, còn không thì đâu có biết được.
(42:33) Tu sinh 5: Con Bạch Thầy! Để Thầy xem lại. Con xin bạch Thầy là, sau một tuần nay chính thức từ thứ Hai đến ngày hôm nay thứ Bảy này là sáu ngày, thì thứ Bảy tuần trước là chủ nhật là giao thừa, thì con nghĩ coi như giao thừa từ buổi đầu đến, chính thức vào nhận pháp Thầy dạy từ thứ hai đến thứ sáu hôm qua, đến thứ Bảy hôm qua là sáu ngày. Thì bốn ngày đầu thì là con cũng thấy tương đối nhẹ nhàng, trong người cũng thấy có chút hôn trầm như thời ở nhà đến, chưa có thay đổi, cũng có lúc thấp lúc cao.
Đặc biệt cho đến chiều thứ sáu, tối thứ sáu vừa rồi cái nghiệp là trong người thấy nó cao hơn trong bốn ngày trước, và khuya đêm kêu coi như là thời tiết nhẹ thế nhưng mà vẫn thấy là nóng nực như ngồi ở bên đống một lửa. Thì đó là tu tập nhưng nó vẫn chưa có cái hiện tượng ngộp. Còn ban ngày thì bình thường ngay như bây giờ đây vẫn thấy là còn nóng, nóng nhưng nóng nhẹ hơn chứ không nóng bình thường như lúc mãi ở bên kia…
Còn con tu hành pháp bốn ngày trước, con… nhiều lời dạy quá rồi cho nên con thấy là trải qua cái… sáng thứ sáu thì không được, nhưng chiều thứ sáu tự nhiên khi bắt đầu hai giờ bắt đầu là thấy hai phút là nó… tỉnh đi. Thì con… hít thở coi như là ác pháp nó đến…
Con theo Thầy dạy tu đầu tiên là: “Bệnh thần kinh lâu ngày chưa khỏi tôi biết tôi đưa tay ra”, rồi bệnh theo tay tuông ra hết, tưởng tượng bệnh theo tay ra đưa vào thì hết. Cái đó là về tưởng. Còn sau một câu nữa là con thiết nghĩ, con tập theo cái bài của Thầy dạy cô Thuận Tâm thì thấy rất ngắn gọn cho nên con đọc thêm câu thứ hai là: “An tịnh tâm hành tôi biết bệnh thần kinh đã đoạn diệt”. Thì sáng hôm qua con làm, ngày hôm trước con chưa thuộc, ngày trước là con… thế con nghĩ tưởng là hắn chạy đi… con cũng trình bày là có hai câu ngắn gọn như vậy.
Nhưng mà được buổi sáng, buổi chiều thì con cũng làm thấy là bắt đầu vào tập hai… như những bữa trước con ở nhà là những cái thời gian thỉnh thoảng một tuần, thời gian bảy ngày thì …