2005 MÙA AN CƯ 06
TU VỪA SỨC ĐỂ KHÔNG TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2005
Thời lượng: [44:18]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-06-tu-vua-suc-de-khong-tieu-hao-nang-luong.mp3
Trưởng lão: Nó vướng cách gì, nó gở không có ra, không có làm sao được. Cho nên trong khi những cái bài kinh đức Phật nói rất rõ, rất rõ để chúng ta cảnh giác.
(00:09) Tu sinh: Bạch Thầy! Con cũng có được đọc cái bài kinh này, mà con đọng mãi trong tâm, kinh Tăng Chi đó, đức Phật có nói chuyện là: “Lợi ích, cung kính và danh vọng. Lợi ích, cung kính và danh vọng nó cắt đứt da ngoài, khi cắt đứt da ngoài nó cắt đứt da trong, sau khi nó cắt đứt da trong nó cắt đứt thịt, sau khi nó cắt đứt thịt nó cắt đứt dây gân, sau khi cắt đứt dây gân nó cắt đứt xương và chạm tới tủy nó dừng lại". Cho nên con có đọc trọn cái bộ đấy thì con mới thấy là cái lợi lạc, cung kính và danh vọng nó ghê gớm lắm! Và chính cái bài, con được đọc bài này thì Thầy nói về vị trụ trì nó như thế, với một cái bài mô đó…
Trưởng lão: Các con thấy nó thực tế lắm! Coi như đức Phật đã hiểu biết hết. Từ xưa đức Phật đã ghi lại cho chúng ta hết, nhưng mà chúng ta không chịu đọc, chúng ta không chịu hiểu. Cho nên chúng ta lao vô những cái danh lợi của tôn giáo, chúng ta chết ở trong đó chúng ta không biết. Kêu là trói buộc chết ở trong tôn giáo. Tưởng là mình như vậy, mình làm trụ trì như vậy có Phật tử đông, có tiền nhiều, có chùa tốt, là mình sang. Cái đó là cái chết, không còn giải thoát nữa!
Cho nên những cái bài kinh mà đức Phật đã nói lên cách đây hai ngàn mấy trăm năm, đều là chuẩn bị cho con cháu sau này hết. Thế mà người ta không triển khai cái điều này, để rồi mình ai cũng tu hành thì cũng muốn cho mình có một cái địa vị, có một cái ngôi chùa, có Phật tử. Mình làm Phật sự thế này thế kia, tưởng là được phước, chứ sự thật không có cái gì hết. Hoàn toàn số không mà còn mang nợ.
Cái tập bốn mà Thầy viết “Những lời Phật dạy”, nó coi như là Thầy tổng kết. Còn những cái bài kinh nữa, nhưng mà Thầy thôi kết, ở đây để cho Thầy làm công việc khác. Chứ nếu mà cứ viết cái những lời Phật dạy ra thì nó còn nhiều lắm, chứ không phải hết. Nhưng mà như vậy cũng tạm đủ cho chúng ta biết được cái đường lối của đạo Phật tu tập.
(01:57) Tu sinh: Hôm qua con đọc một cái tập của Trưởng Lão thì con cũng hoan hỷ là gặp được bài pháp làm con hiểu rõ được cái pháp hành và đặc tướng của con, cho nên hôm qua con rất hoan hỷ như vậy, đêm hôm qua thì con ngủ có ba tiếng thôi. Con bạch Thầy thì trưa hôm qua con nằm ngủ thì tự dưng, thiu thiu ngủ thì có cái giấc mộng là con đi xe Honda mà tự dưng thấy đằng trước chiếc ô tô mà như bị hỏa mù, xong cái tự dưng xe con nó húc vào cái xe nhưng người không việc gì cả, nhưng mà tâm con nó bất động, nó bị dao động cái việc đó thưa Thầy. Lúc bấy giờ con tỉnh dậy con triển khai, con tác ý đây là cái nghiệp, nên con tác ý ngay thì sau đó nó cũng đi mất, và sáng hôm nay thì bạch Thầy là con dậy một giờ như vậy là nằm, thì con thức đến một giờ sáng rồi thì con cũng tu tập theo đúng cái thời khóa thì coi như, thì do sáng dậy sớm, có con chó lớn quá nó con nhìn không rõ, nó xộc vào nó hục hục vào bất ngờ quá, thì con mới thấy là tâm con bị dao động. Như vậy sao một tí sau con tác ý, thì bạch Thầy theo cái thời khóa thì thấy rất khỏe, đi kinh hành, cái tâm con đã nhận biết được như vậy con cũng phát giác được.
(03:14) Trưởng lão: Đúng rồi! Bây giờ từ cái chỗ ngồi mà tu Tứ Niệm Xứ cho đến chỗ đi. Tui tu Tứ Niệm Xứ mà nhận ra được cái thanh thản, an lạc, vô sự của nó, rồi bắt đầu nằm thì con cũng nhận được cái chỗ đó. Cho nên tu trong bốn oai nghi mà con. Thành ra nếu mà từng lần lượt mấy con tu mà nắm vững rồi, thì lúc bây giờ đó mấy con sẽ dễ dàng tu. Nhưng mà nói chung là giai đoạn này đó, bị vì cái chướng ngại pháp nó cứ đến với mấy con liên tục, cho nên đương nhiên coi như mấy con tu Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác hơn là Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ nó phải có một cái thời gian, nó thanh thản, an lạc, vô sự nó không có chướng ngại pháp đến với mấy con liên tục như vậy được, thì mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ.
Còn cái Tứ Niệm Xứ gì mà bây giờ, mà cứ lát vô cái có cái này, vô lát có cái kia? Ngồi một chút thì mỏi mệt, ngồi một chút thì có vọng tưởng, ngồi một chút thì lại có điều này, thế kia trong tâm thân của mình thì coi đương nhiên là đang ở trong cái giai đoạn Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác. Bởi vì nó liên tục thì phải ngăn diệt, chứ không còn cách nào khác hơn hết. Cho nên Tứ Chánh Cần nó rất động, nhưng mà Tứ Niệm Xứ rất tịnh, bởi vì an trú trong an trú. Cho nên nó hễ nói an trú trong an trú là biết Tứ Niệm Xứ rồi.
(04:18) Cho nên cái người mới vào tu là không bao giờ mà tu Tứ Niệm Xứ được, phải tu Tứ Chánh Cần. Con thấy ở trong Bát Chánh Đạo đó, thì đức Phật đã xác định rất rõ mà: Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, mà Chánh Tinh Tấn là Tứ Chánh Cần. Mà bắt đầu từ Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn là sáu cái lớp của người ta mà đức Phật lấy cái lớp Chánh Tinh Tấn mà gọi là Tứ Chánh Cần. Thì từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn là Tứ Chánh Cần hết, sáu cái lớp này đều là ngăn ác và diệt ác pháp hết. Để cho mình ở trong cái Chánh, nếu mà còn ác pháp, thì nó làm sao Chánh Niệm được, các con hiểu không?
Mà sáu cái lớp đều là Tứ Chánh Cần hết. Bước qua sang cái lớp Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ thì có một lớp thôi phải không các con? Vì vậy mình an trú trong an trú mới chính là Tứ Niệm Xứ. Mà bây giờ mình an trú chưa được mà cứ bị chúng đánh mình hoài, thì chỉ còn có nước Tứ Chánh Cần thôi. Các con hiểu chưa? Sáu lớp tu Tứ Chánh Cần đó.
Cho nên sau này cái giáo trình mà Thầy soạn thảo, từ cái lớp Chánh Kiến mà cho đến mà Chánh Tinh Tấn, đều nằm trên cái dạng, cái cách thức tu tập của Tứ Chánh Cần. Nhưng mà cái lớp Chánh Kiến tu Tứ Chánh Cần bằng cái pháp nào? Chứ không phải nói Tứ Chánh Cần là mình ở trên Tứ Chánh Cần mà tu được. Tứ Chánh Cần là phương pháp chỉ chung chung cho chúng ta biết ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện.
Thí dụ như Tứ Vô Lượng Tâm là phải tu cái lớp nào để mà Tứ Vô Lượng Tâm, thì nó ở nằm trong cái lớp nào? Nhưng mà cái lớp đó cũng là thuộc về là cái lớp mà ngăn ác, diệt ác. Các con hiểu chưa?
Chứ không phải, phải biết cho rõ ràng từng pháp. Thí dụ như bây giờ vô cái lớp đầu tiên, thì mấy con phải học cái lớp, cái bài pháp Tứ Bất Hoại Tịnh. Mà Tứ Bất Hoại Tịnh cũng là pháp ngăn ác, diệt ác của Tứ Chánh Cần chứ đâu. Cũng ở trong Tứ Chánh Cần, cũng ở trong cái Tứ Chánh Cần mà cái pháp mà Tứ Bất Hoại Tịnh này, thì nó cũng là cái bài pháp đầu tiên để chúng ta bước vào cái Chánh Kiến. Lớp Chánh Kiến học Tứ Bất Hoại Tịnh. Nó có bài bản, nó có bài pháp đàng hoàng, nó nằm đâu lớp nào nó ra lớp nấy chứ.
(06:21) Nhưng mà nó thuộc về cái hệ thống nào? Nó thuộc về hệ thống Tứ Chánh Cần, chứ không phải thuộc về cái hệ thống Tứ Niệm Xứ đâu, nhưng mà Tứ Chánh Cần tu trên Tứ Niệm Xứ. Bởi vì mình hoàn toàn ngoài Tứ Niệm Xứ thì mình không có cái chỗ nào tu hết. Cho nên ở trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của mình mà tu. Vì vậy mình ngăn, diệt ác pháp ở trên đó liên tục. Chừng nào mình an trú được, an trú trong an trú rồi thì mới bắt đầu mới chuyển qua Tứ Niệm Xứ.
Mà Tứ Niệm Xứ sung mãn rồi thì nó có Thất Giác Chi. Có Bảy Năng Lực của Giác Chi. Bảy Năng Lực Giác Chi thì nó có Tứ Thần Túc, thì mới chuyển qua cái lớp Chánh Định, tu tập bốn cái loại định. Mà khi mà thực hiện bốn loại định rồi thì thực hiện Tam Minh. Đó, nó có thứ lớp chứ đâu phải mà muốn cái nào được đâu.
Cho nên nó nằm ở đâu, nó rõ ràng, nó từng bài vở của nó, nó có những bài vở tu tập của nó hẳn hòi. Học và tu tập, lớp nào lớp nào nó có. Nhưng bây giờ chỉ Thầy nói phân đại khái vậy thôi, nhưng mà sau khi mà soạn thảo thành cái giáo trình nó rõ ràng lắm, nó cụ thể lắm. Cho nên cái bài nào nó ra bài nấy, lớp nào nó ra lớp nấy, chứ không có mơ hồ được.
(07:19) Cho nên đứng qua góc độ của đạo Phật, không có tu một cái pháp nào mà được hết. Mà tu cho đúng cách chứ còn tu lơ mơ không có được.
Còn bây giờ, tại vì mấy con học là kêu là học lớp nhảy, nó không có lớp lang, học lớp nhảy. Kêu bằng bây giờ lớp hàm thụ đó, dạy cho mấy con biết cách thức mà để đấu đá với mấy cái ác pháp của mấy con thôi. Cho nên bây giờ mấy con sử dụng thấy nó hôn trầm thì phải dùng pháp đó, dùng pháp đó đánh nó thôi, chứ không thể mà đi. Coi như là bổ túc văn hóa cho mấy con vậy. Cũng như lớp bổ túc văn hóa. Chứ còn nếu mà đi theo trường lớp hẳn hòi, đàng hoàng, thì nó không phải vậy! Phải không? Các con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy mà bây giờ dạy cho mấy con. Ờ, bây giờ cái mặt của nó hôn trầm, thùy miên là phải dùng cái pháp đó, pháp đó để đánh nó thôi. Mà giờ cái tâm của mấy con trạo cử, thân của mấy con trạo cử phải dùng pháp nào? Rồi cái tâm của con khởi niệm, vọng tưởng hay niệm gì niệm gì, thì phải dùng cái pháp nào? Rồi giữ cái tâm thanh thản, phải làm như thế nào?
Bây giờ mấy con học coi như học cái lớp hàm thụ đó, học bổ túc thêm đó. Thì coi như là mấy con biết sử dụng, áp dụng cho đấu đá với nó vậy thôi, để mấy con dẹp hết cái tham, sân, si của mấy con thôi. Chứ còn cái kia người ta dạy bài bản lắm mấy con. Sau này nó có được cái giáo trình rồi, có những người đứng lớp mà dạy, thì cái người sau này có đủ phước hơn chúng ta bây giờ.
(08:32) Cũng như bây giờ mình được cha mẹ cho vào học từ lớp một, lớp hai. Học theo cái chương trình của giáo dục rồi, cho nên nó căn bản lắm. Còn mình mất căn bản, mình học, kêu là học hàm thụ mất căn bản lắm! Bổ túc thêm đó, cho nên mình mất căn bản. Nhưng mà nó vẫn đạt được cái sự tu tập của mình chứ không phải không con, nó đạt được nhưng mà nó mất căn bản. Bởi vì mất căn bản có nhiều khi mình gặp những cái khó khăn nó phản ứng mình, rối đầu mình, mình thua nó nữa chứ!
Còn cái kia người ta có căn bản, cho nên vì vậy mà nó hiện ra tướng nào người ta biết hết, người ta đánh nó dẹp xuống, còn mình thiếu căn bản chút. Nhưng mà các pháp mấy con ôm chặt, mấy con tu tập rồi mấy con biết áp dụng.
Cũng như bây giờ có một cái người từ nhỏ tới lớn, họ đi ra chiến trường từ cái ông lính du kích thôi, các con hiểu không? Ông không có ở trong trường quân sự ông ra đâu, nhưng mà sau này ông lên làm tướng đó mấy con. Nghĩa là mấy con cũng như là một cái người mà du kích quân vậy, được huấn luyện trên chiến trường. Còn cái người mà học sinh đó, nó được vào cái trường quân sự, nó học tập từ cái lớp huấn luyện của nó, cho nên nó có căn bản lắm. Nhưng nó ra nó làm sĩ quan, chứ nó không phải ra chiến trường, các con hiểu không?
Còn mấy con thì trực tiếp ngay chiến trường mà tu tập ở trên đó, đó là mấy con là người lính du kích. Cho nên ở trên cái chiến trường này mà mấy con tập luyện. Cho nên mấy con cũng trở thành những cái người sĩ quan, nhưng mà mấy con phải đổi một cái giá rất đắt, cái giá cực khổ. Còn cái kia người ta ở trong trường quân sự mà người ta ra, người ta học có bài bản, có lớp lang, cho nên người ta ra sử dụng súng đạn chứ gì. Còn mấy con, đi ra cầm cây súng đó, cái có cái người rành chỉ cái con bắn được cái rồi xách chạy bắn thôi, chứ thua không cần biết. Thua thì, nếu mà lỡ bắn chết thôi, chứ còn không nói gì hết. Cho nên nó không có bài bản, có bài bản như cái người mà trong trường quân sự ra.
(10:15) Tu sinh: Thường cuối giờ nó hôn trầm đó Thầy, sau đó con tác ý rất chi là mạnh, cho nên nó cũng đi ngay. Con tập một thời con bảo: "Hôn trầm mày bây giờ tao chiến đấu với mày đến cùng", con nói rất to, quát to lên thì tự dưng hai lần như thế sau nó tỉnh táo. Rồi sau con thay đổi, tức là con coi giờ cuối thì con vào cuối giờ con đọc.
Trưởng lão: Đó thì mấy con thấy, lần lượt mấy con cũng, mặc dù là du kích nhưng mà vẫn thắng trận. Hễ mình thấy thua thì mình rút mình chạy, buồn ngủ thì chạy, chạy trốn chứ còn không ngủ.
Tu sinh 2: Bạch Thầy! Con xin bạch về việc của con tu hành. Thì hôm qua Thầy cho phép con tu đến hai tiếng. Thì ban ngày con tu rất là sáng suốt, con tu có nghĩa là không thấy một cái gì mệt, rồi con không sai phạm một cái gì. Nhưng mà vô đêm thì khoảng tám rưỡi đến chín giờ, là vì con đi không suốt hai tiếng một lúc mà coi như không nghỉ. Thì tám giờ rưỡi đến chín giờ, là coi như có một cái sự hơi hơi bị cái hôn trầm nó đến. Mà hôn trầm nó đến, thì con niệm năm câu, con niệm đến câu thứ tư rồi thì: "Hít vô, thở ra", đến câu thứ tư rồi câu thứ năm, thế nào nó cũng bị hơi ngăn một tí, thì coi như. Nhưng con vẫn giữ đúng được, là coi như là không bị lầm, nhưng mà sau là coi như đến gần chín giờ nó đánh con liên tục Thầy, nó đánh, nó đánh có nghĩa là coi như là con tác ý liên tục và con nói vội vàng để con đánh trả, con bảo là coi như: “Cái hôn trầm này sao mà mi ngu si thế? Mày còn lẩn quẩn nơi đây làm gì nữa?!”, coi như là sau một lúc thì nó tỉnh, nó tỉnh táo mà con đi gần còn cỡ khoảng mười phút là thôi là hết cái giờ mình đi. Nhưng vẫn đánh con, nó đánh mà coi như đến khi, mà coi như con vẫn là coi như là con đi thật mạnh lên, khi đó thì con lại đi mạnh, và con tác ý to lên, thì thế là coi như là nó ấy. Cho đến khi con vừa hết giờ thì con vào ngồi thư giãn, thì con ngồi vừa thư giãn được khoảng năm phút, thì thấy một cái luồng gì đó, từ ở bên trái này nó bay thẳng qua lỗ tai, nó bay nó đánh một cái như cái sét đánh luôn. Có nghĩa như sét đánh trước mặt mình luôn, thấy choang một phát, thấy tự nhiên người con nó không có một cái gì là cái ấy nữa, mà nó hoàn toàn nó thanh thản, rồi nó nhẹ hẳn đi! Đến khi đó con ngồi con đọc kinh được luôn, chứ con không bị ấy nữa.
Trưởng lão: Nó tỉnh lại rồi.
Tu sinh 2: Dạ! Là coi như đó là một cái điều, thì sáng dậy đúng hai giờ rưỡi là con dậy coi như xong rồi bắt đầu con đi. Con đi thì bạch Thầy là coi như là được nửa tiếng, rồi đến gần một tiếng nó lại đánh con liên tục. Nó đưa con vào, con đi, hay là con đi quá nhiều, rồi coi như là cái sự mệt nhọc nó đến.
(13:08) Trưởng lão: Nó phản ứng con đó.
Tu sinh 2: Nó phản ứng con liên tục mà con cũng đánh, con bảo là: "Một là chết bỏ, hai nữa là coi như mày thắng tao, còn không tao thắng mày". Coi như con cứ quyết con đi, mà con đi nó cứ tác ý đến cái câu thứ tư, thì làm thế nào nó cũng xen vào. Là coi như mình cái Định Niệm Hơi Thở đến hơi thứ tư, xong cái là đến hơi thứ năm, là coi như lại có một cái gì nó xẹt vào. Rồi con lại cái tác ý mà làm, mà con cương quyết, con cũng phấn đấu đi vừa đúng hết giờ luôn, là coi như là con đi trọn hai tiếng chứ con không chịu thua nó. Nhưng mà coi như nó vẫn làm con hôn trầm, thì có gì đó thì kính bạch Thầy! Coi như là để Thầy chỉ giáo cho con.
Trưởng lão: Như vậy là rõ ràng là con tăng lên bị nó phản ứng.
Tu sinh 2: Dạ! Con đi một tiếng rưỡi thì không bị gì.
Trưởng lão: Nó phản ứng mạnh.
Tu sinh 2: Nhưng mà con đi lên hai tiếng là nó đánh con. Mà nhất ban đêm, còn ban ngày thì là không việc gì.
(13:55) Trưởng lão: Bởi vì con phải biết khi mình tăng lên như vậy đó, mình thấy nó bình an, nó không có gì phản ứng đó, thì nó thích nghi được rồi. Còn khi mà nó tăng lên mà nó phản ứng, nhất là nó hôn trầm, thùy miên mà nó đến nó tấn công con vậy, là con hơi quá sức rồi, tu hơi quá sức. Cho nên con phải tu trở lại cho nó lui trở lại tu đi, rồi cho thuần rồi mới tăng lên. Nó chưa có nhu nhuyến, nó chưa có thuần nó đó, mà con tăng lên cơ thể con nó nó phải tiêu hao cái năng lượng nó. Bởi vì mình đi thêm ba mươi phút chứ nó tiêu hao năng lượng lắm đó. Trong khi đó nó vừa đủ nó rồi, mà bây giờ mà còn vét nó nữa thì chắc chắn nó phải kiệt rồi. Con thấy không?
Kêu là vét bồ đó. Con vét bồ ở trong con để mà con đạt cho được hai tiếng đồng hồ đó. Cho nên nó khô hết ở trong người con rồi, vì vậy mà bây giờ nó bắt đầu nó buồn ngủ đó. Con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên bây giờ con tu cứ đúng là một giờ rưỡi thôi, cái sức của con tới đây thôi. Đó mình thử ra cái mình biết liền. Do đó, sau đó con thấy tỉnh như vậy là con tập tu để cái sức, cái đạo lực của mình chưa có đủ, mà mình gặp nó tấn công vậy đó mình điêu đứng với nó, mà mình trong cái thời gian mình chiến đấu với nó, nó không có lợi ích. Con chiến đấu, con ráng kéo dài cho đừng có ngủ thì nó vừa tỉnh, vừa mê, nó động vậy chứ sự thật tỉnh thật tỉnh nó không tỉnh. Cho nên nó không có lợi ích đâu!
Cho nên vì vậy mà con lui lại, tu ít lại nó lợi ích hơn. Đó, do vậy đó rồi sau khi một thời gian thấy nó nhuần nhuyễn được, thấy nó có cái hỷ lạc, cái hoan hỷ trên cái pháp tu rồi đó, nó sanh ra cái hỷ lạc. Nó đi như vậy một tiếng rưỡi, nghe cơ thể của mình và còn muốn thích tu nữa, nó còn muốn đi nữa, nó còn muốn tăng lên nữa, thì lúc bây giờ mình mới tăng lên. Nó có cái niềm hoan hỷ trên cái pháp mà tu, nó làm cho mình cơ thể thấy nó sung mãn, nó khỏe khoắn, thì lúc bây giờ con tăng lên thì không sao.
(15:45) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Là ban ngày thì con đi hai tiếng, nhưng mà con thấy khỏe. Mà coi như con muốn đi thêm được nữa, còn con đi thêm được một tiếng nữa con không thấy mệt, nhưng mà vào ban đêm nó lại.
Trưởng lão: Thì nó đó, ban đêm nó đánh con.
Tu sinh 2: Ban ngày dù con đi bốn tiếng hay là con đi suốt cả ngày con cũng thấy, con cảm thấy đi vẫn bình thường. Nhưng mà sao ban đêm vừa mới được khoảng một tiếng là nó đã đánh con rồi.
Trưởng lão: Đó! Bởi vậy Thầy nói như thế này để cho con thấy nè. Ban ngày thì coi như là con tập trung con dồn, thay vì nó đánh luôn con ban ngày đó, mà nếu mà con cứ con tăng dần lên, ngày đêm nó cũng sẽ đánh con liên tục. Bởi vì cái niệm hôn trầm, thùy miên nó mạnh lắm. Bởi vì trong tham, sân, si, cái si nó độc đáo lắm con, người ta rất sợ nó! Mà nếu mà con cố gắng con đánh nó riết, con tăng lên con đánh nó riết, nó đánh con gục, con bỏ cuộc con đi đó.
Ở đây có nhiều sư, nhiều Thầy về đây mà quyết tâm là chống lại hôn trầm. Thức suốt đánh nó suốt, cái bắt đầu nó đánh lại đánh riết gục, chạy thôi không có dám, đâu có dễ với nó đâu. Nó đánh nghĩa là coi như là không có còn, hồi đây ở đây con biết mà, chú Hai biết ớ.
Như sư Dinh (Vinh) nè, Trời ơi! Nó đánh mà ông ngồi ở trên giường mà ông gục sao mà ông rớt xuống, mà cái đầu ông đập u cục bự vậy nè, sư Dinh á!
Rồi cái sư Hiệp nè. Mấy ông sư tu nỗ lực lắm chứ không phải không đâu! Mà tính quét cho sạch ba cái hôn trầm, thùy miên. Nhưng mà quyết định thức để mà đánh với nó. Tới chừng mà nó phản công trở lại rồi thôi mấy ông thôi đầu hàng, xin Thầy xách gói chạy luôn, không có chịu nổi đâu! Thấy ớn lắm, nó đánh ghê gớm lắm!
Bởi vì cái đạo lực mình chưa có, cho nên mình tu từ từ, từ từ. Nhưng mà mỗi lần mà dẹp nó ít, dẹp ít, vậy chứ mình thắng nó được. Cái lực lượng của nó đang mạnh, mà cái lực lượng mình đang yếu, mình đang còn đánh du kích, còn nó đang đánh hiện đại. Mà nó hiện đại thì kể như nó pháo mình tơi bời hết đó, chứ không dễ đâu! Nó chưa pháo, chứ mà thật sự nó pháo, mấy con chưa có đủ đạo lực nó pháo là mấy con bỏ cuộc hết đó. Nó khó lắm chứ không phải dễ đâu! Cái giặc sinh tử mà nó đánh mạnh lắm, đánh ghê lắm!
(17:51) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Cho nên mà con ở ngoài kia thì con cũng có đi tham dự hai bữa, ba bữa Bát Quan Trai. Nhưng mà con chỉ đến tham dự, chứ vì thế nào con cũng vào đây để học. Cho nên mà con đi tham dự con quán xét thì con thấy cái pháp môn rất đơn giản nhưng mà ngoài đấy coi như là khó người mà quyết chí, không tu được. Thì trong cái điều kiện đó, thì coi như là vào đây có Thầy chỉ bảo, chúng con cũng coi như là quyết chí tu.
Thì bạn con cũng có bạch cái này mà xin phép Thầy hoan hỷ và coi như là cho phép chúng con, con được sử dụng, thì con không biết là vì cái sự ra đi thì các Phật tử cũng như là người thân quyến thuộc, thì có hoan hỷ cúng dường một ít cho quý huynh đệ, thì coi như là con có họ cúng dường cho con hai bì rưỡi sữa và coi như sữa và 2 hộp, thì con có lỡ mang vào đây rồi, thì bây giờ coi như con cũng không biết làm sao được. Thì bây giờ cái sự quyết định của Viện chủ, thì coi như con cũng kính bạch Thầy! Thì coi như con có được phép con dùng cái đó không?
Trưởng lão: Được!
Tu sinh: Con dùng đúng ngọ chứ con không dùng phi thời, và coi như là cái này thì con cũng xin bạch Viện Chủ coi như là hoan hỷ cho con, vì con không biết và thực tế mà coi như là con mà biết thì con không đem đi. Đó là cái điều mà con mà không lấy, mà con đã không nhận một số nữa, chứ con mà con nhận thì coi như còn nhiều nữa. Con một hai con cũng không nhận, kể cả tiền con cũng không nhận. Tại vì con biết là coi như mình nhận tiền mình bị ấy, cho nên tiền con cũng không nhận, mà con chỉ nhận đủ số lượng con đi thôi, thì do đó mà bây giờ lỡ mang vào đây rồi. Thì con xin Thầy coi như là cho phép con có được sử dụng không?
Thì coi như con có một gói thuốc bổ, thì con cũng xin Thầy cho phép con dùng đúng trong bữa ăn luôn, chứ còn con cũng không dám dùng phi thời, thì bạch Thầy cho con biết.
(19:48) Trưởng lão: Ừm! Thầy sẽ cho biết ý kiến. Là trước khi mà muốn giữ lại những cái điều này, thì con phải khai giới. Khai giới được mười ngày. Khai cái giới đó ra, con giữ được mười ngày. Hoàn toàn nếu mà còn lại chưa hết, thì đến xin Thầy khai giới lần thứ hai nữa, để giữ tiếp tục. Bởi vì như vậy “khai, giá, trì, phạm” đó, khai giới ra để cho mình giữ gìn. Bởi vì mình cất giữ những cái thực phẩm món ăn của mình, sữa hay này kia, hay hoặc thuốc thang, thì điều đó là đều phải khai giới hết. Đó là thuộc về giới Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề rồi, giới Xả Đọa rồi, nếu không xả nó thì bị đọa. Vì vậy mình khai giới ra, cho nên mình không đọa. Con hiểu chưa?
Thì cho nên bây giờ đối với giới luật của Phật đâu đó nghiêm chỉnh lắm. Cho nên bây giờ đó thì con sẽ xin khai giới ra để giữ gìn cái này trong cái thời gian con sẽ sử dụng trong mười ngày. Hoàn toàn ngoài mười ngày ra, mà nó còn thì mình xin khai giới lần thứ hai nữa, để cho khi mình sử dụng hết rồi thì không cất giữ gì hết. Cho nên đức Phật ăn rồi thì bỏ hết, chứ không có cất giữ cái gì nữa đâu. Giao cho người cư sĩ, ai làm chuyện đó thì cất giữ làm gì làm, chứ riêng mình không có cất giữ. Mình ăn biết bữa đó thôi, chứ không giữ lại đồ ăn, đồ uống cách đêm. Con hiểu không?
Giao lại cho người cư sĩ, người cư sĩ họ cất họ làm gì họ làm, ngày mai họ cúng dường mình ăn nữa, chứ mình không có quyền mình cất. Tu sĩ thì phải vậy, đó là cái về vấn đề tu sĩ.
Còn mình cất giữ như sữa hay hoặc này kia đó, thì nó lỡ như vậy đó, thì bắt đầu bây giờ thì con sẽ khai cái giới ra, để cho mình không có vi phạm cái giới Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề. Do đó con khai giới ra rồi con được giữ mười ngày. Thuốc thang cũng vậy, mình có bệnh thì mình giữ, mà không bệnh thì không được giữ. Phải xả ra, xả bỏ cái đó ra, gọi là giới Xả Đọa.
(21:27) Tu sinh 2: Bạch Thầy! Thì cái này là thuốc bổ, nhưng mà con lên cúng dường cô Út thì cô Út coi cô không nhận. Cho nên bắt buộc con giờ phải, bây giờ con phải sử dụng là vì…
Trưởng lão: Thôi cứ uống, tới giờ ăn rồi uống.
Tu sinh 2: Thuốc bổ hoàn toàn. Bạch Thầy! Coi như là, do đó mà coi như là cái điều này thì con cũng bạch với Thầy con nghĩ con phạm tội, do đó mà con phải bạch ra, nên để Thầy cho phép.
Trưởng lão: Đúng rồi con!
Tu sinh 2: Còn có hai bị sữa thôi thì có mấy hộp thôi, mấy hộp sữa nhỏ nhỏ thì con dùng trong mấy bữa này.
Trưởng lão: Mấy bữa ăn đó con, cho nó…
Tu sinh 2: Chứ không thì coi như là con không bạch thì con phạm lỗi.
Trưởng lão: Cái đó là cái hay lắm đó con, phải khai phát lồ ra.
(22:09) Tu sinh 3: Kính Bạch Thầy! Đêm hôm qua con ngồi con đưa tay ra đưa tay vô thì con người con không trí tuệ, nhưng cái đầu con nó nặng quá, bây giờ con phải tác ý như thế nào?
Trưởng lão: Con sẽ tác ý, khi mà con đưa tay ra vô, thì con có cái sức tập trung nhiều, cho nên nó bị nặng cái đầu. Một là con giảm cái thời gian tu bớt lại thì nó sẽ không nặng đầu, còn hai đó thì con giữ cái thời gian đó con đừng tăng lên nữa, giữ thời gian đó nhưng mà con dùng pháp tác ý bảo: “Cái thần kinh mà căng cái đầu con đó, phải trở về bình thường không có được căng nữa”. Thì con tác ý, mỗi lần con tu thì con tác ý nó trước để cho giữ cái đầu con đừng có căng. Rồi nếu mà bữa nay con tu tập, ngày mai thì buổi sáng con gặp Thầy con báo coi còn hay hết, đặng mà Thầy chỉnh lại cho con để con không bị căng nữa. Nhớ! Con trình bày, ngày mai con trình bày.
Bữa nay mỗi lần con tu tập, con giữ cái giờ tu tập đúng như vậy đừng có tăng lên hén. Con khi mà tu đưa tay ra vô như vậy, thì con giữ đúng cái thời gian con tu thôi. Rồi con nặng đầu, thì khi mà con tu mà con nghe cảm giác nặng đầu thì con cũng tác ý, tác ý theo cánh tay, thì con tác ý: "Cái đầu mà nặng, thần kinh mà căng, phải bình thường trở lại không có được căng nữa", thì con nhắc nó như vậy, rồi con đưa tay ra, đưa vô, con tiếp tục con tu.
Nhưng mà sau khi con xả nghỉ ra, mà con thấy cái đầu con còn căng thì con cũng tác ý: "Cái đầu, cái thần kinh căng ở trên cái đầu này thì phải bình thường lại, không có căng nữa". Thì con cứ tác ý như vậy. Thì nó lần lượt, nó sẽ nhờ cái pháp tác ý, nó sẽ quân bình lại, cơ thể con nó không bị căng nữa. Tại vì mình tu tập là mình phải có sự tập trung rồi. Có sự tập trung thì cái sự làm việc của cái thần kinh của con, nó làm việc theo cái kiểu mới. Cho nên theo cái kiểu mà không có khởi, bị tập trung đó, theo cái kiểu đó, cho nên nó căng cái thần kinh con, nó nặng nặng cái đầu, thì con tác ý nó sẽ lần lần hết. Mà nếu nó không hết nữa thì con sẽ báo cho Thầy. Thầy sẽ đem cái dao, Thầy cốp cái đầu nó cho nó đứt nó ra hết, chứ không có gì đâu. Nó nghe nói cái dao là nó hoảng hồn cái nó hết căng, Thầy thì có cách trị như thế.
(24:16) Sư Pháp Ngộ: Con tác bạch Thầy! Có ít gói sâm nữa bạch Thầy. Con có giữ được hay mang gởi cho cô Út?
Trưởng lão: À được con, con cứ bây giờ đó con. Bởi vì cái cơ thể mình mình cũng biết, thì con mới sử dụng. Yếu mình dùng đó, thì mình xin khai giới ra mà dùng, không có gì đâu con. Mình khai giới, nó không có gì. Nó đơn giản không có gì đâu.
Sư Pháp Ngộ: Thì sâm thì con có thể dùng liền được. Khi nào mình thấy mệt mỏi thì mới pha gói, hai gói gì đó vài ngày đó thôi rồi cất, bỏ đó thôi chứ còn không dùng, khi nào mà khỏe thì thôi.
Trưởng lão: Cho nó khi nào mà nó mệt mỏi kìa mới dùng nó cho nó khỏe lại. Thì cái đó là coi như là mình xin khai cái giới đó ra để mình giữ được cái phần đó, để khi mệt mỏi mình dùng. Thì cái gì cũng phải khai, giá, trì, phạm hết con. Khai ra thì được.
Sư Pháp Ngộ: Nếu mà sâm mà nếu dùng nhiều luôn một lần trong liên tục nhiều ngày thì nó nóng, nó không tốt.
Trưởng lão: Nó nóng, nó cũng không tốt, nó bổ quá cũng không bổ đâu! Đó mình phải biết cách con. Bởi vì Thầy nghĩ rằng những cái bộ giới mà sắp sửa mà Thầy viết tới đây, những cái khai, giá, trì, phạm Thầy dạy mấy con từng chút để mấy con biết. Khi mà mình có cần thiết cái gì đó mình khai giới ra, rồi mình đóng giới lại. Đó, luôn liên tục, cái người tu sĩ chúng ta nó biết cách sử dụng hết, cho nên nó không có vi phạm.
Cho nên vì vậy mà đối với Đại thừa nó cho cái giới ra thì nó sợ phạm đó, cho nên nó cho cái Bồ Tát Giới. Để khi mình thọ Bồ Tát Giới mình có phạm gì cũng không phạm. Chứ không phải, ông Phật ông chuẩn bị cho mình sẵn khai, giá, trì, phạm. Mình khai giới ra, rồi mình đóng giới lại, vì vậy mà mình trì, cho nên nó không có phạm. Nó không có phạm giới, cho nên khai, giá, trì, phạm nó không có phạm. Còn nếu mình để khơi khơi đó mình bị phạm giới.
Tu sinh 2: Con bạch Thầy hôm nay là xin phép Thầy rồi thì coi như là mình được dùng?
Trưởng lão: Ờ được con, được dùng.
Tu sinh 2: Được dùng. Mình dùng trong mười ngày mà không hết là phải khai lại.
Trưởng lão: Khai lại, xin lại, khai giới lại một lần thứ hai nữa, để mình giữ cho nó khi mình dùng hết thôi. Rồi từ đó về sau đó ai cho gì ăn nấy, mình sống đời sống coi là như Phật vậy đó, đi xin ăn thôi, không có cái gì mà mình dành giữ ở trong.
(26:17) Tu Sinh 3: Kính bạch Thầy!… (Không nghe rõ), cảm giác Thầy.
Trưởng lão: Cái trạng thái mà con kéo dài thanh thản ra đó, thì cơ thể con nó thích nghi chưa có kịp. Cho nên nó phản ứng ở trên hơi thở con. Mặc dù nó rất vi tế, nhưng mà con cũng vì thanh thản đó, thanh tịnh đó, con nhận ra được cái sự, cái hơi thở nó có cái độ thay đổi của nó như vậy, tức là nó có cái nhịp của hơi thở nó như vậy. Thì do đó thì con tác ý: “Hơi thở phải bình thường lại. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì cái hơi thở phải bình thường chứ không được mà có cái trạng thái”. Con tác ý vài ba lần nó hết hà con, nó không có gì đâu. Cái đó là nó, hiện tượng của nó là báo cho chúng ta là đang ở trong cái trạng thái đó, thì chúng ta nhận ra được cái hơi thở. Chúng ta thấy vậy, chứ nhiều khi chúng ta không được ở trong cái trạng thái thanh thản, thì cái hơi thở chúng ta nó thở, có nhiều lúc nó thay đổi mà chúng ta không có biết, bởi vì chúng ta đang bận rộn.
Còn con đang ở trong cái trạng thái thanh thản, mỗi cái gì mà thay đổi dù vi tế con đều nhận thấy được cái sự việc đó. Cho nên, bình thường chúng ta không thấy hơi thở chúng ta có lúc nó thay đổi mà chúng ta không hay. Tại vì cái đầu óc của mình bận rộn quá mình không có để ý nó đâu. Nhưng mà nó có cái nhịp, nó thở tới đó cái nó thay đổi. Nhưng mà nó thay đổi như vậy, nó có những nhịp thay đổi. Cái thời gian sau mình không lưu ý, nhưng mà thời gian sau mình bị bệnh, mình không biết con, nó bị bệnh con! Cho nên trước khi bị bệnh thì cái hơi thở nó có báo động cho mấy con hết mà mấy con không lưu ý hơi thở đó.
Thí dụ như bây giờ Thầy muốn ho thì cái hơi thở Thầy, thở năm, ba hơi thở nó đều đều vậy thì nó báo động cho Thầy biết rằng cái hô hấp nó sẽ có sự thay đổi, nó thở một cái hơi thở hơi khác chút. Nhưng mà tại vì nó khác mà nó vi tế quá mình không nhận ra được. Nhưng mà cái người mà người ta tu người ta thanh tịnh người ta nhận ra được, à nó sẽ báo động cái này nó sẽ có bệnh rồi đây, mà không biết cái bệnh gì đây mà nó nhịp nhịp như vậy.
Cho nên vì vậy con thấy nhận diện qua như vậy là con cũng sẽ biết rằng, nó sẽ thời gian sau mà nếu mà con không tác ý, nó cũng sẽ xảy ra cho con có cái trạng thái bệnh gì đó, nó về hô hấp hoặc là gì gì đó nó sẽ đến. Cho nên vì vậy mà con đã biết rồi thì không có lo nữa. Được rồi phải bình thường trở lại, bình thường trở lại, đừng có, thì nó quân bình lại. Nó quân bình, nó giữ cái hơi thở con nó quân bình lại, thì nó vượt qua cái bệnh của con sắp tới.
(28:33) Tu sinh 3: Con hoàn toàn giữ giới luật thì có được giải thoát hoàn toàn hay không? Con nghĩ là được giải thoát hoàn toàn, như vậy có đúng hay không?
Trưởng lão: Đúng chứ con! Bởi vì giới luật mà con biết nó là giới nó ly dục, ly ác pháp mà. Cho nên giới luật con nghiêm chỉnh thì coi như là con giải thoát hoàn toàn rồi. Mà giới luật là đức hạnh rồi.
Cho nên nó nói giới luật, chứ sự thật ra mình tu những cái giới hành. Con thấy như: Tứ Chánh Cần cũng là giới hành; Tứ Niệm Xứ cũng là giới hành của nó không hà, để nó thực hiện được cái giới luật không hà. Mà cái lớp của nó là lớp Chánh Niệm đó là cái lớp giới luật không. Từ cái lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Niệm, toàn là giới luật không, chỉ có một cái lớp là Chánh Định nó mà thôi, chứ còn hoàn toàn là giới luật. Nếu mà giới luật mà thanh tịnh là người đó đã chứng đạo rồi!
“Giới sanh Định” mà, Định chỉ là phụ thôi, chứ còn hoàn toàn là giới không. Cái đức hạnh của một cái người, bởi vì con nghe Thầy nói đức hạnh của nó sống không làm khổ mình, khổ người là giải thoát rồi chứ còn gì? Mà sống không làm khổ mình là giới luật chứ gì? Chứ đâu có gì khác hơn.
Rồi bắt đầu, con còn hỏi Thầy cái gì nữa không? Người nào mà sống đúng giới, Thầy nói người đó là thành Phật rồi. Tại vì chưa có sống đúng giới được, cho nên chưa thành Phật thôi.
Giới coi vậy khó lắm mấy con! Về cái khẩu hành nè, về thân hành mình dễ nè. Chứ ý hành, trời đất ơi! Nó lén lén nó phạm giới ở trỏng không hà, mà cái giới không ai biết, phạm không ai biết hết. Bởi vậy mấy ông Thầy làm như cái vẻ mà giới luật nghiêm chỉnh, chứ trong đầu mấy ông phạm hết trơn hết trọi, phạm tùm lum hết hà, cái giới nào mấy ông cũng phạm hết chứ đừng có nói. Nó khó lắm chứ không phải, về cái ý, ý mà ý giới đó thì nó rất khó!
Mà nếu mà cái ý giới mà nó thanh tịnh rồi thì kể người đó chứng đạo, nó thuộc về Bất Động Tâm rồi đó. Nó ly dục, ly ác pháp thì giới luật nghiêm chỉnh rồi.
Cho nên cái bộ giới mà được đầy đủ rồi đó, mấy con kê tất cả những cái bộ giới lên, rồi mấy con xem, xét mình lại coi có phạm cái giới nào không? Từ cái giới trọng cho đến những khinh, những cái giới nhỏ nhặt mấy con thấy mình không có phạm, thì lúc bây giờ mấy con đã ly dục, ly ác pháp. Mình xét qua cái ý của mình coi.
Tu sinh 3:( …)
(30:22) Trưởng lão: Nó không khác, bởi vì mình hoạt động cái hành động đó để cho cái đức hạnh của nó thực hiện được, mà đức hạnh thực hiện được thì cái giới nó nghiêm chỉnh. Con hiểu không? Cho nên cái giới hành nó trợ giúp cho cái đức hạnh, đặng cho mình đừng có phạm cái giới. Do đó cái đức hạnh nó có thì cái giới luật nó có, cho nên: “Giới luật ở đâu trí tuệ ở đó, mà trí tuệ ở đâu giới luật ở đó. Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, mà trí tuệ làm thanh tịnh giới luật”. Con hiểu không? Chỗ đó!
Trí tuệ ở đây là tri kiến đó, chứ không phải là trí tuệ, cái trí Tam Minh đâu. Cho nên nó luôn luôn, nó cập, nó kề hai bên. Cái sự hiểu biết của mình nó kề bên giới luật, rồi giới luật nó kề ở bên cái sự hiểu biết. Cho nên cái sự hiểu biết nó không có lệch, nó thành đạo đức. Mà nếu mà không có cái trí tuệ này kề bên giới luật thì cái trí tuệ này nó bị hư. Mà giới luật không kề theo cái trí tuệ thì cái trí tuệ nó thành trí tuệ ác. Con hiểu?
Cho nên vì vậy mà nó hai cái. Đức Phật chỉ lấy có hai cái này mà làm cái chuẩn của đạo Phật để mình vào đạo. Cho nên nói: "”Trí tuệ ở đâu là giới luật ở đó”, phải hai cái này ở gần chứ không được ở xa, mà ở xa nó là ác pháp đó. “Trí tuệ làm thanh tịnh giới luật mà giới luật làm thanh tịnh trí tuệ”. Con thấy rất rõ ràng, hai cái này nó hỗ trợ nhau, nó không có lìa nhau được. Cho nên các con ôm giới luật, thông suốt giới luật, thì giới luật đâu là cái sự hiểu biết của con ở đó, thì các con sẽ không bị phạm giới. Mà không phạm giới thì nó là giải thoát.
Ngặt vì cái bộ giới của Thầy mới có hai tập chưa có đủ, sáu tập mới đủ. Thì mấy con chưa thông suốt hết. Bởi vì đức Phật dạy “Những gì thông suốt cần phải thông suốt”. Nghĩa là đừng có học hiểu mênh mông đại hải, mà hãy thông suốt những cái điều lợi ích cho chính mình, để lúc bây giờ đó là những cái giới luật, cái đức hạnh, cái thiện pháp. Do đó tất cả những ác pháp tác động vô, thì mình biết đây là ác pháp cho nên ngăn, diệt liền tức khắc, không để cho nó tác động vô. Và đây là thiện pháp, đây là giới luật đức hạnh, hoàn toàn sống đúng ở trên này, thì coi như mấy con hoàn toàn giải thoát thôi. Đạo Phật nó dễ lắm, nó không có khó! Nhưng mà điều kiện là phải thông suốt cho đúng, chứ còn thông suốt sai thì không được.
(32:16) Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Con có đọc một đoạn kinh thì có một vị Tỳ kheo, thì khi mà đi học đến đức Phật, đức Phật dạy nhiều cái giới. Đọc cái sách kinh, đọc thì thấy nhiều giới quá, vị Tỳ kheo đó bất mãn sợ quá, nói rằng: “Bây giờ tôi thì học ít hiểu ít, mà bây giờ vào trong đây toàn là nhiều giới quá tôi làm sao tôi tu nổi?". Thì đức Phật Ngài dạy: "Thì bây giờ ông chỉ giữ một giới thôi", thì đức Phật Ngài dạy: "Thì ông chỉ giữ cái tâm ông thôi". Thì như vậy có đúng không? Bạch Thầy?
Trưởng lão: Đúng con! Thì cái đó là cái tâm thanh tịnh thì đó là giới rồi, giữ cái tâm.
Sư Pháp Ngộ: Giữ một cái tâm thôi, vì cái đó ít giới quá thôi con tu cái đó, giữ cái giới đó.
Trưởng lão: Người ta kê ra cho mình thông suốt phải không? Nhưng mình giữ có cái tâm chứ mình giữ ai, có phải không? Cho nên cái ông này nói nhiều quá tôi thấy tôi tu không nổi đâu, nhưng mà thôi tôi cho ông có cái giới tâm thôi. Có phải không? Nhưng mà sự thật ra ông này thấy ít quá, nhưng mà giữ cái giới tâm, thiệt ra nếu mà giữ nó thanh tịnh được thì các giới khác đều thanh tịnh hết. Ông Phật hay lắm con! Ông cái nào ông cũng bẻ được hết.
(33:23) Tu sinh 4: Xin phép Thầy! Cũng như con ở trên Đà Lạt, nhưng sao mà nó tỉnh thức con. Con thức khoảng chừng, 1 giờ, 12 giờ rưỡi, 1 giờ, con thức cở chừng nửa tháng, một tháng vậy đó, cái con nói: “Thôi bây giờ, mọi lần thì hồi đó giờ thức 1 giờ 15, bây giờ mày thức như vậy, bắt đầu đầu tháng 6 tao quay ra tao thức 1 giờ với mày”. Con nói vậy cái bắt đầu, nói thầm vậy mà bắt đầu nó vật con Thầy. Bắt đầu nó vật con vậy là 1 giờ thức không nổi. Mà bình thường thì 12 giờ rưỡi, 1 giờ là con thức rồi, mà bây giờ con nói thầm vậy mà nó vật con khoảng chừng nửa tháng vậy đó.
Trưởng lão: Thì tại vì con ở trên đất Đà Lạt mà con không biết, cái đất lạnh mà con chọc ghẹo nó thì con phải chết thôi. Cái thứ đất lạnh, trời đất ơi! Nó bắt mình quấn mền, quấn gối đồ cho ấm, nó đâu có chịu khó, nó đâu có đi được. Mà con chọc ghẹo ba cái hôn trầm, con nói bậy bạ, nó biết con rồi, nó cho con mà chết đó, chứ đừng nói chuyện.
Cho nên cái quê hương, cái nơi của Thầy, nó ở đây cái khí lạnh nó không có lạnh như ở Đà Lạt đâu. Cho nên vì vậy nó cái phương pháp mà đi kinh hành đó, nó siêng năng nó dễ lắm. Ở cái xứ lạnh mà tu hành, thật sự ra Thầy nói tu không được đâu.
Cho nên cái ông Phật ông sanh ra Ấn Độ nó dễ, tại vì cái đất nước đó nó nóng nực. Chứ còn mà sanh qua bên Liên Xô thì chắc ông không bao giờ thành Phật nổi đâu! Có đi kinh hành được đâu mà thành Phật? Cứ tối ngày cứ rúc ở trong cái chăn, mền đó thì chắc chắn là không có phá được hôn trầm, thùy miên đâu. Bởi vì cái rúc ở trong cái chăn mền cho ấm là cái lười biếng nhất! phải không, các con hiểu không? Cho nên cái xứ lạnh khó lắm, nói đi lên xứ lạnh tu, Thầy nói: “Tu gì? Tu ngủ ớ, tu lười biếng ớ chứ ở đó”. Phải tìm cái xứ nào mà cho nó ngủ không có được, nó nực nội mình mới đi kinh hành mới được chứ, nó mới siêng năng.
Tu sinh 4: Mà xứ ở trển con thấy, con lên con tu chỉ có mình con thức đêm thôi chứ không có ông nào mà thức nổi.
Trưởng lão: Thì bởi vậy, con ở đây đã rèn luyện rồi, mà nó được vậy mà nó còn đập con đó. Cái xứ lạnh mà, nó cám dỗ lắm! Nó lạnh rồi, nó lười biếng cách gì, chứ không phải dễ.
Tu sinh 4: Mới tháng này mà ở trển nhiệt độ 10 độ, 12 độ, 15 độ.
Trưởng lão: Ban đêm mà, nó xuống thấp.
(35:33) Tu sinh 5: Bạch Thầy! Bây giờ các vị, khắp nơi họ đi cất chùa, thì họ nói thôi bây giờ lên Lâm Đồng - Đà Lạt mà cất, cho nên bởi vậy ai cũng lên đó.
Trưởng lão: Lên trên đó để họ ngủ cho sung, họ lười biếng, tụng thời kinh rồi xuống khoanh chân ngủ. Khuya mà dậy công phu là họ cũng không muốn dậy nữa chứ ở đó, đâu có dễ đất Lâm Đồng mà!
Tu sinh 5: Bạch Thầy! Nội ở Trảng Bàng cũng vậy, khi trời nắng thì mình siêng đi kinh hành, siêng tu. Nhưng mà trời mưa tầm tã rầm rầm chút, ban đêm chút là bắt đầu đi kinh hành thấy lười nhác rồi.
Trưởng lão: Cũng là thấy khó rồi đó, cũng lười biếng rồi chứ đừng nói. Cái mùa nắng, nó khô nó vậy chứ nó nực nội mình ít có ngủ được, mình phải đi kinh hành thôi. Bởi vì mình tìm cái nơi nào mà nó như vậy nó dễ tu. Còn cái nơi đó bây giờ cho ăn, cho đầy đủ đi nữa mà cứ rúc rúc ngủ, thôi cái xứ đó thôi, phải lìa cái xứ đó đi chứ ở cái xứ đó, Thầy nói tu không có được đâu, khó lắm mấy con!
Bởi vì nó phải phù hợp, nó phù hợp với cái pháp tu. Mà nếu mà cái chỗ đó nó lại không có phù hợp với cái pháp tu mà nó sanh lười biếng, nó hay ngủ này kia thì coi như là không có thể nào mình tu được. Coi như là cuốn gói đi khỏi cái nơi đó cho rồi, giờ ở đó giờ có năn nỉ, có ỉ ôi gì tôi cũng rời cái xứ Đà Lạt đi. Cái xứ Đà Lạt để cho cái dân ăn chơi nó ở đó nó lên nó ăn, nó ngủ, chứ còn cái thứ mà tu hành như mình mà lên đó thì kể như là không nổi rồi. Ăn tôi cũng đâu có ăn chơi được đâu, mà ngủ thì nó rủ tôi ngủ quá trời như thế này thì kiểu này tui đâu có ở trên này được.
Cho nên chùa cất ở trên Đà Lạt là mấy cái chùa lười biếng, chỉ ăn với đi ngủ chứ không có làm. Nói động chạm, chứ còn thiệt ra đúng như vậy đó mấy con. Con có ở trên đó con biết, chứ còn không có ở đâu có biết được. Cho nên cứ về đây thì mấy con thấy lười biếng nó khác.
(37:19) Tu sinh 5: Sáng nay mấy ông Thầy đó mấy ông thức được tới 4 giờ, 4 giờ rưỡi mấy ổng thức.
Tu sinh 4: Ở đây chứ ở Huế về mùa đông mà đi thức chúng, mà thức không ai muốn dậy cả. Chỉ có khi giựt cả cửa thì sáng mai bắt sửa lại. Tại vì nó rét mà, chứ có ai muốn dậy để làm công phu khuya đâu.
Trưởng lão: Nó khó lắm!
Tu sinh 4: Vâng, bạch Thầy! Con thấy ở mùa đông con thấy như Thầy nói ở những vùng xứ lạnh ai cũng muốn nằm trong mùng giữ ấm.
Trưởng lão: Ai cũng muốn nằm để giữ ấm, không có ai muốn. Mặc dù thức chứ không phải ngủ, nhưng mà nó nằm đó nó lười biếng. Cái lười biếng đó nó mới độc hơn cái buồn ngủ.
Sư Pháp Ngộ: Lười biếng là nó đồng nghĩa với si rồi.
Trưởng lão: Si đó con, si đó.
Sư Pháp Ngộ: Dạ ! Bạch Thầy! Nói đến thức thì con, thì con nghĩ bây giờ hiện giờ, ở ngoài Hà Tĩnh bây giờ là nó nóng lắm bạch Thầy! Nhưng mà lên cái chùa Long Đàm là mát lắm. Lên núi là giấc này là chiều chiều tối là người ta ngồi thích lắm, người ta tu cũng thích. Vì nó không có nắng, không có mưa, mà có gió tối là nó mát. Tháng này là tháng nắng.
Trưởng lão: Đó, những cái vùng như vậy đó mình tu nó dễ đó con, nó lạnh quá cũng không tốt, mà nó mát mát. Còn nực quá thì nó sanh ra ngứa ngáy mấy con tu cũng không được, sợ lắm!
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà bây giờ thì người ta kéo nhau, nếu mà đông là kéo nhau vô rừng. Bây giờ cái khuôn viên chùa đâu có đủ người, thì phải kéo vô cái rừng bên cạnh. Rồi coi như là mỗi người vô một gốc cây ngồi hết, cây cũng giống như Thầy đó. Nhưng mà cứ ngồi vô gốc cây, cứ người gốc, gốc, cục đá.
Trưởng lão: Người gốc cây cái giăng cái mùng. Nếu mà có muỗi thì giăng cái mùng. Ngồi đó làm như sống như đời ông Phật vậy đó.
Tu sinh 4: Ở ngoài đó không có muỗi đâu Thầy.
Trưởng lão: Không có hả con?
Tu sinh 4: Giữa rừng mà không có muỗi, sao vào đây muỗi ôi thôi rồi!
Trưởng lão: Ở đây cái nghiệp muỗi nhiều, ở ngoài đó nó đỡ.
Sư Pháp Ngộ: Cái tháng đó nó nắng bạch Thầy, nó khô, thứ hai nữa là hắn gió thì nó không có muỗi, chứ nếu mà nó mưa thì…
(39:12) Tu sinh: Bạch Thầy là để khi nào con ổn định con vào con tu. Trở vào Thầy thì rất tốt, con gia duyên. Hôm nay thì con bạch Thầy! Hôm qua con tu tập thì cũng bình thường cho đến buổi tối cũng lười nhác, thì khi đó nó khởi lên con cũng trở thành lười nhác. Thì con chịu khó đi kinh hành lúc tối, rồi sáng hôm nay thì con dậy sớm hơn. Nhưng có cái điều mà con muốn bạch Thầy trước khi con về thì coi như là ở ngoài kia thì con vận hành tùy theo cái giờ giấc dậy như ở Tu viện đây thôi.
Thì bạch Thầy là, có hôm con có những cuộc mà anh em đi xa, đi làm Phật sự xa, thì thường thường, đi xe máy đi vài ba trăm cây số. Nhiều khi về buổi chiều nó mệt mỏi, chúng con có thể khai giới ra uống cốc sữa được không?
Trưởng lão: Được con!
Tu sinh: Vì chúng con nguyện ăn một bữa ngọ, nhưng nhiều khi là anh em đi.
Trưởng lão: Được, con sẽ xin khai giới ra.
Tu sinh: Thấy cơ thể mình yếu thì mình uống sữa.
Trưởng lão: Mình khai giới ra, bởi vì mình biết, mình khai giới ra, mình sẽ không bị phạm.
Tu sinh: Mình đứng trước tượng Phật mình lạy xong rồi mình đọc, mình xin khai giới ra ạ?
Trưởng lão: Ừm, mình sẽ xin.
(40:19) Tu sinh: Kính bạch Thầy là như con ở nhà con có những cái hiện tượng mà như con ở đây mà nó thần kinh căng thì con chuyển cái pháp tu nó nhẹ nhàng hay là con…?
Trưởng lão: Đúng đó con, con thiện xảo đó, con chuyển nhẹ nhàng rồi tác ý. Tác ý để đẩy lui cái chướng ngại đó, cho nó…
Tu sinh: Bạch Thầy! Thì con ở nhà thường thường hay ngồi kiết già, nhưng mà con chỉ theo dõi nhẹ, chứ không nhiếp tâm. Nhưng mà con theo dõi như thế thì con vừa quán xét để đẩy lui các cái chướng ngại pháp và các cái lậu hoặc. Thì con tu như vậy để cho nó vừa hợp mà vừa nhẹ nhàng. Con bạch Thầy, như thế được không?
Trưởng lão: Được con, được.
Tu sinh: Thì bạch Thầy! Là khi nào mà khỏe mà tỉnh táo thì con tu hành nhiếp tâm. Con thực hành cái pháp Thầy dạy đó, tức là con thực hành làm sao mà để cho khi nào mình tỉnh táo thì mình nhiếp tâm để cho được cho năng lực. Còn nếu mà mình không tỉnh táo, thì mình bị hôn trầm thì mình chưa dùng cái pháp đó.
Trưởng lão: Ừm dùng không nổi, vô không nổi. Cái đó là thiện xảo, thiện xảo áp dụng pháp.
Tu sinh: Dạ! Bạch Thầy thì cũng là, như con thì có những cái đặc tướng của con thế nào đó, hôm nay cái pháp con trình có những điều gì thì Thầy căn dặn con, chỉ dạy cho con, đợt này con về để mà hành trì. Một lần vào rất là khó khăn! Có những cái gia duyên, hay có những cái gì đó như là Phật sự của con, Thầy chỉ bảo cho con để con hành trì.
(41:47) Trưởng lão: Theo Thầy thấy qua cái đặc tướng của con đó, thì con khéo thiện xảo, tu như thế nào mà nó có mới an ổn, mình nhiếp tâm được mà an ổn, nhẹ nhàng thì con nên thiện xảo, như vậy là tu không có trật đâu. Bởi vì coi như con đọc cái tập mà Những Lời Phật Dạy - Tập IV con thấy, cái chân lý mấy con nắm vững rồi. Mà cái gì chướng ngại ở trên đó là nó không có đúng chân lý nó rồi, phải không cái thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì? Mà giờ tâm mình, thân mình nó không thanh thản, an lạc, vô sự mà bị chướng gì thì nó trật rồi. Con tu pháp đó dù có đúng đi nữa nó cũng chướng thì nó cũng sai rồi. Bởi vì đó là cái chân lý, mà mình hộ trì chân lý mình dùng cái pháp để mình hộ trì nó, để kéo dài nó để sống cho được với nó. Mà giờ nó bị chướng ngại thì cái pháp này cũng sai nữa rồi, con hiểu không?
Cho nên vì vậy mà nó thoải mái, nó dễ chịu, nó thanh thản. Nó càng thanh thản bao nhiêu thì con càng lại kết quả bấy nhiêu. Các con thấy không? Bởi vì khi đó mình giác ngộ, mình ngộ được cái chân lý để rồi mình biết cái chân lý đó phải hộ trì nó như thế nào. Thì những cái pháp mà Thầy dạy các con tu để hộ trì cái chân lý đó, chứ không có gì khác hơn.
Cho nên vì vậy mà mấy con thấy nó có chướng ngại gì, có căng đầu thì làm sao gọi nó là cái chân lý được. Cái đó là cái cái khổ đau chứ, thì mấy con biết phải đẩy lui. Mà cái pháp tác ý nè, những cái phương pháp đẩy lui mấy con đã biết hết rồi, thì có cái thiện xảo của mấy con áp dụng thì mấy con sẽ hộ trì được cái chân lý. Mà hộ trì được chân lý thì mấy con sẽ chứng đạt chân lý chứ gì. Tức là mình sống ở trong cái trạng thái đó chứ gì!
Các con thấy nó đơn giản, nó dễ hiểu lắm, chứ nó không có khó đâu! Tại vì mình không biết. Cho nên đức Phật nói: "Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy". Thì mình không tu thì thôi, mình tu mà nó không được, nó chướng ngại thì làm sao mà gọi là thấy. Nó phải giải thoát chứ, nó phải an ổn chứ, nó phải thanh thản chứ, phải không? Các con thấy không?
Thì ngay trong đó thì có liền tức khắc, chứ còn không nói tui tu đợi kiếp này hay kiếp sau nó mới giải thoát, không phải! Nó ngay liền! Nó phải giải thoát thấy liền. Đó! Thì nhớ như vậy, thì mấy con thiện xảo. Cái người nào biết thiện xảo là người đó sẽ mau. Còn bị cố chấp cứ ờ mình phải tu như vậy, pháp nó như vậy, nhức đầu cũng phải ráng tu, căng mặt cũng phải ráng tu, tưởng nó hiện cũng phải ráng tu cho được cái pháp đó. Tu riết tu điên, chứ ở đó đâu có, trật!
(43:50) Cái chân lý thì không có nhận ra được. Cho nên không có giữ gìn nó, không có hộ trì nó. Mà cứ tu như vậy thì nó trật, nó sai. Cứ nghĩ là cái pháp đó phải tu như vậy, như vậy chứ còn. Ờ, bây giờ năm giờ, hay là ba giờ, hai giờ hay là một giờ tui cũng phải ôm cái pháp đó thôi, chứ tui không dám thay đổi pháp đó. Không phải, trong 1 giờ…
HẾT BĂNG