2005 MÙA AN CƯ 05
QUÁN NIỆM CHẾT GIÚP TĂNG NGHỊ LỰC
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [46:34]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-05-quan-niem-chet-giup-tang-nghi-luc.mp3
(00:00) Trưởng lão: … không sợ đau, cho nên họ ngồi sừng sững họ tu, họ vượt qua những cái đó.
Cho nên con yên tâm, con đừng sợ, rồi con cứ nỗ lực con tu. Bởi vì con cứ xét thấy mình cũng không có động địa gì đến mắt của mình, mà tại sao nó đau? Đâu có phải mà con mở mắt mà con tập, con nhìn trừng trừng cái gì đó thì đau mắt. Cũng như bây giờ con đặt thành một cái điểm nè, con nhìn đó để con tập trung trong cái điểm đó thì con mắt con nó đau. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không?
Đằng này con đâu có nhìn chỗ nào đâu, có phải không con? Con đâu có tập trung trong con mắt đâu? Nhưng mà nó có những cái hiện tượng thay đổi của nó, vì vậy mà con đừng có lo, đừng có sợ nó. Cho nên đối với cái pháp mình tu, mình biết rằng mình không có làm một cái gì mà có thể ảnh hưởng. Nhưng mà cái sự bình thường với cái tâm bình thường của mình mà tất cả những cơ trên thân của mình nó thay đổi vậy thôi, không có gì.
Do, thí dụ chẳng hạn cái việc mà trong khi tu tập, thân các con bệnh đau hay có những cái bệnh nào, mặc dù là cái bệnh rất là ngặt nghèo. Nhưng mà khi tu rồi, cái thân của con nó lần lượt nó thay đổi, nó thải trừ tất cả những cái bệnh đó ra, nó hết. Bệnh gì nó cũng thải trừ ra.
Bởi vì cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì nó là cái thiện pháp, nó là cái thiện pháp vô lậu. Nó là cái chân lý rồi con, cái chân lý rồi. Cho nên vì vậy mình sống trong cái chân lý thì cái thiện pháp đó nó chuyển ác pháp. Nó làm cho cái nghiệp, cái nhân quả của nghiệp báo nó không còn tác động được nữa, cho nên nó thay đổi hết, nó thay đổi. Cho nên vì vậy mấy con biết lấy thiện chuyển ác. Mà chỉ có cái thiện, cái thiện vô lậu nó chuyển toàn bộ các ác pháp.
Còn cái thiện kia nó có hữu lậu, bởi vì cái thiện hữu lậu thì nó có cái phước báo. Có cái phước báo, chứ nó còn lậu hoặc. Nó hữu lậu mà, nó còn lậu hoặc, tức là còn đau khổ.
Còn cái này nó vô lậu là nó hết đau khổ. Mà nó hết đau khổ thì cho nên vì vậy mấy con tu mà trong thân mấy con có bệnh đau, có cái gì đi nữa thì nó sẽ thải trừ cái đó ra hết, nó chuyển ra hết.
Cho nên cái phương pháp của Phật coi vậy chớ nó chuyển hết những cái nhân quả. Mặc dù các con mang cái thân, nó chuyển hết. Nó không có làm con dao động, nó không có làm con đau khổ nữa. Nó làm cho con thấy thanh thản, an lạc, vô sự. Vì đó là cái chân lý mà. Nó thực rồi, nó không còn cái sai nữa, không còn cái trật nữa. Nó đúng, rất đúng rồi.
(02:19) Cho nên mấy con tu, mấy con giữ được thanh thản, an lạc, vô sự. Ngồi giữ bất động tâm như thế này, thì nó xảy ra những chuyện gì đó, tất cả những gì trong thân con nó xảy ra đều là do nhân quả. Cái pháp hành, cái pháp hành đó, mà nó thay đổi cơ thể của con để đi đến cái chỗ mà không còn cái cơ thể nghiệp.
Cho nên mấy con ráng nỗ lực tu thì mấy con trong thân có bệnh thì bệnh sẽ hết. Mà có những cái chướng ngại gì khác, đó là một sự thay đổi của pháp hành nó đã chuyển biết biến trên thân con. Cho nên càng lúc con tu, càng lúc thì nó thấy càng khỏe khoắn hơn, càng an ổn hơn, không có gì đâu mà sợ.
Những hiện tượng mà con mắt con đỏ nó không phải là… Mà giả dụ đặt cho thành cái vấn đề là cái nghiệp con bị đau mắt. Mình phải nói rằng, bây giờ mình không tu, tới chừng đau mắt nó vẫn đau mắt, đó đặt thành vấn đề là nghiệp con nó đau mắt.
Nhưng mà biết đâu chừng là do cái tu hành mà con mắt của con nó đỏ, mà nó nhờ cái phương pháp nó làm cho con không bị đau nhức. Còn nếu mà con cỡ không tu thì cái nghiệp mà con bị đau mắt, nó còn làm cho con còn đau khổ hơn nữa.
Cho nên nhờ cái đó mà có thể ít nhất thời điểm đó mắt con bị bệnh. Mình đặt thành vấn đề nhân quả mà, nhân quả tới đó thì mình đâu có tránh khỏi đâu, nó sẽ bị mắt. Nhưng mà nhờ tu hành nó chuyển, cho nên con ôm pháp tu, lần lượt mắt con nó tốt lại.
Đây là đầu tiên Thầy nói mình, do mình tu để mà chuyển nhân quả của mình. Mà giờ nhân quả nó có, nhưng mình trả nhân quả nó đến thì nó cũng chuyển luôn, nó cũng không có gì sai. Con thấy chưa? Nghe Thầy nói cái lòng mấy con tin tưởng, mấy con vững vàng, mấy con hết sợ, chứ không nó dao động.
“Nghe sao mà mắt nó đau vậy mà mình tác ý thì nó hết, mà bây giờ nó cứ đỏ, không biết nó sao đây? Nó không có đui?” Cứ lo lắng, lo lắng tức là dao động. Cho nên mình không sợ: “Mai mốt rồi cái thân này cũng đem vùi xuống đất bỏ, chứ còn cái gì đâu mà ở đó mà lo nữa.” Cho nên vì vậy mà cứ nghĩ như vậy chẳng bị dao động tâm chút nào hết. Yên tâm, mấy con cứ ôm pháp mà tu.
(04:20) Thầy thì chỉ sợ mấy con ở trong thất mà mấy con ngồi mấy con tu mà mấy con cứ nghĩ tưởng là mình, mình ngủ mà mình cứ nghĩ tưởng mình tu đó. Tu ở trong cái tưởng của con nó cứ thấy nó tu trong chiêm bao. Như mình ngồi vầy, nó ngủ mất rồi mà cứ thấy ngồi tu. Thời mình dậy rồi mình cũng thấy mình tu thiệt. Nhưng mà cái đó là cái lầm. Lầm, nhưng mà mình lặng vô trong cái ngủ mộng, mộng tu chứ không phải là gì.
Cái đó là hầu hết là có số người ở đây Thầy thấy họ tu. Thầy sợ cái vấn đề lắm, vì nó không có tiến tới được, mà nó dậm chân tại chỗ đó, rồi cuối cùng nó không đi tới đâu. Mình phải quan sát kỹ. Nếu mà thật sự mình thấy hôn trầm thùy miên hết thì mấy con ngồi tu rất tốt. Mà nếu còn thì các con cố gắng các con đi kinh hành đi. Đừng có để cho nó buồn ngủ. Đừng có để cho nó gục tới gục lui, nó mất thì giờ. Các con biết không?
Ráng cố gắng đi kinh hành là tốt nhất. Mà các con đi, cái hành động đi nó có cái giúp cho cái cơ thể của các con nó khỏe mạnh. Còn mình ngồi hoài ngồi hoài mà không lao động gì hết thì cái cơ thể nó yếu. Còn cái người, con thấy cái người nông dân họ lao động, vậy chứ họ khỏe hơn cái người ngồi ở trên cái bàn ở trong văn phòng- họ yếu, cái cơ họ không hoạt động.
Cho nên vì vậy mà mấy con nhớ rằng khi mình thấy còn buồn ngủ là mấy con cứ đi kinh hành. Đừng có sợ nó mỏi. Nó mỏi chân thì mấy con nghỉ một chút rồi mấy con tập. Chứ đừng có mỏi rồi cứ ráng đi hoài, đi cho liệt chân, liệt cẳng thì đừng có, tu vậy nó sai. Hễ nghe nó mỏi chân là mình ngồi nghỉ. Mà hễ mình nghỉ, mình nghe nó buồn ngủ là mình đứng dậy mình đi.
Cũng như cái người đi đường mà đi bộ. Ngày xưa ông bà mình đi bộ, các con biết họ đi bộ. Thì mỏi chân họ nghỉ có gì đâu. Họ ngồi gốc cây hay giữa đường vậy họ nghỉ. Rồi họ đem trầu, họ này kia họ ra họ ăn. Rồi cuối cùng rồi họ khỏe, rồi cái họ lên đường họ đi. Mà họ đi từ Tây Ninh mà tới thành phố, họ đi từ Trảng Bàng này xuống thành phố, họ đi vẫn được như thường, họ đi.
(06:13) Hồi xưa đó mấy con, mấy cụ ngày xưa họ vậy. Sống họ đi bộ, chứ không có xe cộ như mình bây giờ đâu. Còn có cao lắm thì cưỡi ngựa với xe ngựa đồ bậy bạ mình, thường thường ngày xưa là ông bà mình đi bằng cưỡi ngựa đi, chứ còn đường xá không phải như bây giờ mà có xe cộ chạy đâu. Đi bằng xe bò không hà.
Cho nên vì vậy mà đi bộ là chính. Đi bộ là chính. Bây giờ mình đi mình có xe cộ nhanh. Cho nên trong cái hiện thời này, hiện cái thời đại này, cái cơ bắp con người yếu hơn cơ bắp của người xưa. Đó là không có hoạt động. Cho nên Thầy thấy, buổi sáng nào ra ngoài đường Thầy thấy bà con họ tập thể thao, họ chạy vài đường, tập thể thao để cho cơ. Bởi vì mình đâu có hoạt động cái cơ bắp của mình đâu, cho nên phải tập thể thao. Còn hồi xưa ông bà mình có tập thể thao đâu mà người nào cũng là cơ bắp? Là họ lao động quá nhiều.
Cho nên ở đây cái pháp Thân Hành Niệm của Phật, cái pháp đi kinh hành của Phật là pháp rất tuyệt. Nó không phải là cái phương pháp mà thể thao, thể dục mà dưỡng sinh. Nhưng mà tại sao đức Phật lại biết cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác, là dạy chúng ta cái pháp Thân Hành Niệm, tu trên thân hành của nó như vậy?
Để cho cái cơ thể chúng ta nó có những cái hoạt động của cái cơ bắp của nó để nó. Từ tay, chân đưa ra, đưa vô cho đến co tay, co chân, tất cả mọi hành động trong thân của chúng ta. Và vận dụng được cái hơi thở dài ngắn, để các cơ trong cái nội tạng của chúng ta nó hoạt động theo sự dài ngắn của hơi thở dài, hơi thở ngắn.
Các con thấy ông Phật sao hay quá, Thầy thấy quá tuyệt vời. Tại sao? Mình vận dụng được cơ bên ngoài, cơ bắp bên ngoài, còn nội thân mình đâu có biết. Các con hiểu không? Vậy mà vận dụng hơi thở dài thì cái cơ bắp của cái hô hấp nó phải thở như vậy. Thì cái cơ bắp của tim mạch nó thở như vậy, thì nó phải tuần hoàn máu của nó như thế nào chứ. Mình thở dài nó khác mà thở ngắn nó khác chứ.
(08:06) Cho nên những cơ bắp ở trong đó nó phải hoạt động cái kiểu khác, chứ nó làm sao mà nó đứng có một chỗ nó bình thường được mấy con? Có phải không? Cho nên khi mà đức Phật vận dụng hơi thở dài nó khác mà hơi thở ngắn nó khác. Nó cũng ly cái ảnh hưởng của cái nội tạng của chúng ta càng lúc nó mạnh khỏe, nó không có đau ốm trong nội tạng, mà mình đâu có biết.
Nhưng mà khi tu rồi Thầy quan sát, Thầy thấy pháp Phật hay thiệt chứ. Không dạy chúng ta yoga để luyện tập, mà tại sao có những cái phương pháp đó mà không nói ra? Mà tại sao có cái phương pháp thể dục như vậy, để tạo cái cơ bắp như vậy, mà không nói đó là phương pháp thể dục? Mà nói là phương pháp đối trị với bệnh khổ ở trên thân của chúng ta, làm chủ bệnh khổ?
Bởi vì đức Phật nói sinh, già, bệnh, chết mà, các con không thấy. Mà luyện tập những cái pháp này là đối trị được cái bệnh của mấy con. Cho nên vì vậy cái đi kinh hành của mấy con đâu phải là không lợi ích? Cho nên đâu phải ngồi tu mới là tu. Mà chính tu đi mới là tu chứ. Tất cả bốn oai nghi chúng ta đều tu tập được, mấy con.
Hãy nhớ những lời Thầy dạy. Tập để mà cứu khổ mình. Bởi vì mình mang cái thân này khổ lắm. Hở ra một chút thì đau bệnh, hở ra một chút thì phiền não, đủ mọi khổ. Thế mà Phật pháp dạy chúng ta hết khổ những điều đó, thì chỉ có mình cố gắng mới cứu mình được thôi. Phải không? Mấy con ráng cố gắng, mấy con.
(09:20) Trưởng lão: Bây giờ tới phiên con, con.
Tu sinh1 : Con xin hỏi?
Trưởng lão: Được con.
Tu sinh 1: Trong lúc đi như vậy thì lại tập trung vào để xả tham, sân, si, chứ không có ngồi để tu quán tâm, quán thân, thọ, tâm, pháp nữa phải không Thầy? Như vậy thì con sợ thế có sai không ạ?
Trưởng lão: Không. Bây giờ thí dụ như con tu chỗ mà quán thân, thọ, tâm, pháp ở trên Tứ Niệm Xứ để giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Thì đó nó có cái giờ đó. Còn bây giờ con đi để mà phá hôn trầm chứ gì? Con phá hôn trầm thì bắt đầu con câu hữu với cái Định Vô Lậu. Con kết hợp đi thì từng cái niệm con đưa ra cái để tài nào đó, con quán nó để mà con xả cái tâm. Con biết cái tâm tham, sân, si của con nó chưa hết thì con phải tu cái này nhiều chứ.
Còn khi mà thấy nó hết rồi, cái thô nó không còn có nữa rồi. Nó còn vi tế, thì con giữ cái thanh thản, an lạc, vô sự là nó quét cái vi tế nó đó. Chứ không phải là cái nào nó cũng ly dục, ly ác pháp hết. Nhưng cái phần mà các con ngồi mà tu Tứ Niệm Xứ là quét cái vi tế ở trong cái tham, sân, si trong tâm của con là vi tế.
Còn cái mà đi kinh hành mà dùng Định Vô Lậu quán từng cái niệm để thấm nhuần, thì nó quét cái thô con. Nó làm cho cái tham, sân, si thô nó ra, nó không còn, nó ly hết những cái tham, sân, si thô ra. Thì trong khi tu Tứ Niệm Xứ là nó quét cái vi tế. Bởi vì mình ngồi đây, có chướng ngại thì mình tác ý đuổi đi thôi. Cho nên vì vậy nó quét những cái vi tế nó còn.
(10:42) Cho nên các con biết áp dụng, biết câu hữu ấy, thì lúc này là lúc mấy con chưa có phải là ròng chuyên trên Tứ Niệm Xứ không. Con hiểu không? Mà trong lúc này con thấy mình còn cái gì cần, mắc mứu một cái gì đó ở trong cái tham, sân, si của mình mà nó chưa hết, mình thấy mình rất rõ. Do đó, con câu hữu với Định Vô Lậu để mà thấm nhuần được cái lý vô lậu để mà xả nó một cách rất nhẹ nhàng mà không bị ức chế.
Còn nếu nó còn thô mà mình cố gắng mình ức chế bằng cái pháp Như Lý Tác Ý của tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì mình bị ức chế tâm trong tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Ức chế nó, nó không hết, bị nó thô nó không hết. Còn nó vi tế, nó ngầm, nó quét, nó quét ra. Cho nên mình giữ cái thanh thản đó, mình quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm của mình.
Thì nói chung là vi tế thì nó ít. Khi mình ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ thì cái thân của mình nó ít xảy ra các cảm thọ đau đớn hay mỏi mệt. Nó sung, thường nó sung mãn hơn, vì nó vi tế rồi, nó sung mãn hơn. Còn nó còn thô, con ngồi lại một lát mà mỏi đau nhức thì còn thô. Thì do đó mình phải kết hợp với các pháp khác để mình xả nó mới được, cho nên mình mới ngồi lại tu Tứ Niệm Xứ nó mới bình an. Chứ không khéo con ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà con cứ lo đẩy lui hoài thì cũng như con tu các pháp khác rồi.
Cũng như bây giờ thí dụ như thân con bị, con ngồi tu Tứ Niệm Xứ này, mà nó bị đau nhức thế này, đau nhức thế kia trong thân con. Buộc lòng con phải nương vào Định Niệm Hơi Thở để con an trú trong hơi thở để đẩy lui chứ gì. Rút cuộc rồi mình giữ thanh thản, mà rút cuộc mình phải tu Định Niệm Hơi Thở. Con thấy không? Cho nên mình đâu có tu Tứ Niệm Xứ gì được. Bởi vì nó có chướng ngại mà đẩy lui nó không được thì làm sao giữ thanh thản được? Buộc lòng mình phải dùng Định Niệm Hơi Thở để quét, để quét cái cảm thọ đó ra.
(12:22) Còn bây giờ mình cứ ngồi đây mà cứ niệm lăng xăng hoài mà thanh thản không được. Thì như vậy tu Tứ Niệm Xứ đâu có được, buộc lòng phải Định Vô Lậu đưa từng đề tái quán ra. Thì coi như mấy con mới vô đầu, mới tu là Định Vô Lậu, là Định Sáng Suốt hay Định Niệm Hơi Thở thôi, chứ còn cách nào khác? Phải không mấy con?
Phải hiểu biết. Khi mình ngồi, mình ngồi lại mà tất cả các cảm thọ trên thân không thấy tác động đến thân mình, từ một giờ đến hai giờ không thấy tác động. Và tâm mình thỉnh thoảng có một niệm rất ngắn đến cái rồi đi mất. Còn hoàn toàn là không thấy bóng dáng của hôn trầm thùy miên.
Nhiều khi chúng ta tham, chúng ta muốn tu Tứ Niệm Xứ cho nó mau chứ gì? Nhưng mà cái trình độ chúng ta chưa tới, thì chúng ta bắt đầu tu, thì chúng ta ngồi lại, thì lát nó nhức cái chỗ này, nó mỏi chỗ kia. Bao nhiêu thứ đó thì các con còn ở trên Tứ Niệm Xứ được không? Luôn luôn phải ở trên Định Niệm Hơi Thở để mà khắc phục tham ưu đó.
Rồi bây giờ tâm mình nó lăng xăng, nó cứ lát như vầy, lát khác, lát buồn ngủ. Thì nếu mà buồn ngủ thì mấy con phải đi Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi, làm sao mấy con dám ngồi đây? Thì như vậy đâu có phải tu Tứ Niệm Xứ nữa. Mình, cho nên vì vậy mà đi, nếu mà đi kinh hành mà ra giữ Tứ Niệm Xứ thì nó ngủ, đi nó cũng ngủ nữa. Phải không? Các con phải tác ý từng hành động, hay hoặc là các con phải chú ý rất kỹ trên bước đi để nó phá mới được, chứ mình giữ sơ sơ nhẹ nhẹ thì mình cũng ngủ à.
Cho nên cuối cùng mình tu Tứ Niệm Xứ mà trở lại mình tu các pháp mới vô đầu. Tứ Chánh Cần không à, “ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện” chứ chưa phải Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà mang tiếng mình tu Tứ Niệm Xứ, thật sự ra mình chỉ mới tu thư giãn mà thôi, tức là Định Sáng Suốt thôi mấy con. Bởi vì nó chiếm hết cái thì giờ động của mình quá rồi, thành ra mình đâu có giữ Tứ Niệm Xứ được. Phải không, các con hiểu không?
(14:00) Cho nên Thầy tiếc rằng Thầy chưa có làm xong. Nếu mà Thầy soạn thảo cái giáo trình tu tập xong, các con biết. Mấy con ở trong trình độ nào thì đưa vào lớp nấy hết, đâu có tu lộn xộn được. Các con hiểu không? Còn bây giờ nó chưa có, thì nói chung là không có người đứng lớp làm sao mà dạy cho được những cái, phân ra cho được đúng như vậy.
Cho nên bây giờ, các con xét thấy mình thì ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà cứ lát thân nó mỏi, đau nhức chỗ này kia, thì mình phải dùng cái pháp mình đẩy lui. Hễ mà nó hơi yên chút thì cái tâm của mình nó lại phóng ra cái niệm này, niệm kia, nó không có được yên, phải không? Do nó như vậy thì mình biết rằng bây giờ mình phải tu cái pháp nào? Mặc dù là ở trên cái thanh thản này mà tu thì phải câu hữu hết tất cả các pháp. Coi như tu Tứ Niệm Xứ mà phải câu hữu các pháp khác để mà tu Tứ Chánh Cần mấy con, ngăn ác, diệt ác.
Tu sinh 1: (…) thư giãn cho vào (…)
Trưởng lão: Được, con. Bởi vì nói chung là trong khi tu Tứ Niệm Xứ mà con giữ thanh thản, con có phần ức chế nó mới căng con đó. Tu Tứ Niệm Xứ là hoàn toàn nó không có tập trung ở đâu hết, cho nên nó không căng. Chỉ như bây giờ, thí dụ như bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ nè, con nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Con không giữ ở trong thanh thản đâu, mà con quan sát cái thân con rồi con thư giãn. Con thư giãn như cái pháp thư giãn vậy đó.
Rồi một chút, con sợ nó những cái niệm, nó có những cái gì nó tác động vào thân tâm con. Cho nên vì vậy con mới nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Con mới nhìn quan sát một vòng của thân, thọ, tâm, pháp của con. Xong rồi cái con để tự nhiên, con để tự nhiên cho nó thanh thản, an lạc như mình thư giãn đó. Cách thức thư giãn để cho tự nhiên.
Rồi mình lại, một lúc mình lại quan sát bốn chỗ này nữa. Mình tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Rồi mình quan sát. Bởi vì mình quan sát như vậy ấy thì nó đi một vòng. Nhưng mà thường thường thì Thầy lưu ý cho mấy con là khi mà nó thanh thản như vậy thì nó lại tập trung trong hơi thở. Nó cứ thấy hơi thở ra, hơi thở vô. Mà để tự nhiên cho nó thở, thấy nó nhẹ nhàng thì để.
(16:00) Nhưng mà một lúc mà nếu mà nó không có niệm gì thì nó bám chặt vô hơi thở. Nó trụ trong hơi thở mấy con, thì do đó mình nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Mà mình nhắc như vậy, chớ mình dẫn vào mình thấy nó biết hơi thở, chứ chưa phải chạy mất hơi thở đâu. Cho nên buộc lòng cái tâm mình nó đảo đi một vòng thì nó mới rời cái hơi thở ra. Các con hiểu không?
Mình quay một vòng rồi bắt đầu nó rời hơi thở ra, thì bắt đầu mình giữ thanh thản thì bắt đầu nó trở lại, nó thấy hơi thở mà nó thấy hơi thở không phải nó bám chặt. Chứ nó luôn luôn nó bám hơi thở. Cho đến khi mà nó lìa khỏi hơi thở mà các con thấy thanh thản, hoàn toàn nó không thấy hơi thở nữa, thì lúc bấy giờ mới chính là Tứ Niệm Xứ. Khó lắm chứ không phải dễ.
Tu sinh 2: Thưa Thầy con cũng thấy thỉnh thoảng bị vậy. Khi mình thanh thản rồi thì nó lại lại bám vào hơi thở. Thì con lại tác ý (…) thì nó hơi thở nó như vậy
Trưởng lão: Ừ, nó mới dẫn xuống
Tu sinh 2: (…)
Trưởng lão: Đúng như vậy con. Rồi bắt đầu con đảo mắt, con nhìn bốn chỗ con. Rồi con thư giãn đó, con ngồi thư giãn trở lại. Cách thức mà hồi đầu tiên mấy con tu Định Sáng Suốt, thư giãn thì mấy con giữ lại thư giãn. Đó là tu Tứ Niệm Xứ đầu tiên đó. Rồi bắt đầu nó trở về, nó thấy nó bám vô hơi thở, riết nhiều, mình lưu ý đó con.
Thì bắt đầu mình tác ý: “Thanh thản an lạc vô sự, đừng bám hơi thở.” Cái mình quay mình quan sát một vòng nữa, cái mình trở về thư giãn nữa. Thầy nói những cái pháp đó đều là mấy con liên tục, mấy con hộ trì và bảo vệ.
Tu sinh 1: Mình muốn kiểm tra mình xem mình tu được tới đâu, mà con không biết kiểm tra bằng cách nào.
Trưởng lão: Con kiểm tra lại coi thử coi mình tu đạt được đến chỗ nào, chỗ nào sao? Có, cũng dễ lắm. Thứ nhất là con xét bây giờ con tu từ 7h, buổi tối 7 giờ cho đến 10 giờ con mới đi ngủ, thì con thấy hoàn toàn con tỉnh, không có buồn ngủ, hôn trầm gì hết. Rồi tới khuya 2 giờ dậy cũng tốt đúng, chứ không phải là dậy trễ hay hoặc lười biếng. Dậy đúng giờ, dậy thức dậy đàng hoàng. Rồi tu thấy nó cũng không có hôn trầm thùy miên. Thì đó là cái tốt.
Rồi buổi sáng con tiếp tục tu, con thấy không có, buổi chiều tu con thấy không có. Nghĩa là sống độc cư hoàn toàn 100 phần trăm, chứ còn con nói chuyện rồi thì thôi, Thầy không nói. Mình lắng nghe cái chỗ mà không có hôn trầm thùy miên ấy, là cái người phải độc cứ trọn vẹn. Còn không độc cư trọn vẹn thì không ra, không thấy hết được đâu, khi mà độc cư trọn vẹn cái tướng hôn trầm thùy miên nó dễ lộ ra lắm. Mà nếu mà nó hoàn toàn nó hết rồi thì đó là cái kết quả của con rất tốt. À mình tu vậy mà nó không có hôn trầm thùy miên. Thì đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai mình xét lại về cái tâm tham với sân mình có không? Nếu mà tâm sân con mà không có, thân con nó bình an, nó không có đau nhức chỗ nào hết là sân nó đã ly. Còn nó còn sân, tức là nó còn đau nhức. Nó báo cho mấy con biết là cái sân nó còn là mấy con còn hiện tượng đau nhức.
(18:44) Tu sinh Pháp Ngộ: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy. Mấy ngày nay con tu tập. Về vấn đề hôn trầm thì chiến đấu đến cùng. Con theo dõi tu lúc ngồi thì có hôm thì ngồi tỉnh nhưng nó… Mình thấy mình ngồi đàng hoàng mà tỉnh thức đàng hoàng, nhưng mà cái thân mình nó bất động, nó im ru à. Con quán xét lại thì giống như triệu chứng của sự hôn trầm.
Nhưng mà mình vẫn biết mình đang ngồi, thở ra, thở vào bình thường đàng hoàng. Nhưng mà cái thân mình thì nó giống như nó ngủ, còn tâm thì thức. Tâm thì nó tỉnh, vẫn biết hơi thở. Nhưng mà kiểm tra lại thật kỹ thì mình biết là một trong những cái hôn trầm. Thì hôm qua con quyết tâm kiểm tra. Coi như là cứ năm phút là kiểm tra, năm phút tu hơi thở. Con tu “Quán tâm định tỉnh…” Thầy dạy trong ba đề mục. Thì con …Cái đề mục “Quán tâm định tỉnh” thì con có tu cũng nhiều lần, nhưng mà nó chưa có đạt kết quả hơn hai cái đề mục kia, con nhắm vào “Quán tâm định tỉnh” con tu.
Thì năm phút tu xong rồi lại mở ra thư giãn, thì khi mà hít vào trong năm phút, thì năm phút đầu thì tốt, nhưng mà qua năm phút thứ hai thư giãn xong, thì thứ hai tiếp tục là nó lại khi hít vào “Quán tâm định tỉnh” nó lại hôn trầm, bạch Thầy! Khi hít vào mình nín thở để mình tác ý đó: "Quán tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra." Là nó đến, hướng cái câu đó là hắn đến. Bạch Thầy! Hắn đến mà con phải ngồi con, bây giờ bình thường là ta đi, nhưng bây giờ ta không đi ta coi mày như thế nào, năm phút tu và năm phút thư giãn, năm phút tu và năm phút thư giãn, đến qua phút thứ mười là không chịu nổi với nó. Nó đâu có, nó mạnh lắm.
(20:47) Trưởng lão: Nó vô nó giành.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó vô nó giành hết, nó giành, bây giờ mở mắt thao láo nhìn coi thử như thế nào. Xong bắt đầu con phải quyết định là hít vô, thở ra hướng tâm, hướng thân tâm, hướng tâm: "Quán tâm định tỉnh" Nó cũng không chịu, phải đổi cái cái đề mục khác: "Tâm phải sáng suốt như ban ngày!" Hướng bằng trong tâm nó cũng không nghe lời, con nói bây giờ không nghe lời thì ta hướng bằng miệng luôn, hướng bằng miệng, hướng to lên.
Con dùng tất cả các câu pháp hướng, chẳng hạn như: "Quán tâm định tỉnh" hoặc là: "Ngủ này là thứ si mê, mê muội, hãy đi đi! Cơn mê, say say hãy đi đi!" Con hướng ra lời luôn mà nó cũng còn lừ đừ, lừ đừ. Nó cũng bớt nhưng nó vẫn còn đứng đó, nói thôi bây giờ ta phải đổi động tác, đứng lên. Đứng lên bắt đầu cái: "Dở chân xuống! Dở! Đạp! Dở! Đạp!" Tại chỗ luôn: “Dở! Đạp! Dở! Đạp!”
Rồi tập hít thở, hít vô thì lại không hôn trầm, hít vô thì lại không lười biếng, mà không hôn trầm, sáng suốt; thở ra thì lại hôn trầm lười biếng cho ra.
Con cứ "Dở! Đạp! Dở! Đạp!" Cỡ khoảng mười phút thôi, mười phút hay mười lăm phút gì đó thôi là nó bay mất tiêu rồi.
Rồi con ngồi xuống trở lại thấy khỏe, tỉnh táo, mà con tập luôn cho đến chỉ nửa tiếng sau, để mà mình nỗ lực mình tu cái pháp thư giãn, rồi hoặc là Định Niệm Hơi Thở. Nó tấn công dữ, lúc mà đầu tiên con đi kinh hành, thì con đi Thân Hành Niệm thì nó không làm gì được đâu. Nhưng mà khoảng 4 giờ 30 rồi, còn khoảng 30 phút tu nữa thôi, mà vẫn chiến đấu với nó.
Cho nên bởi vậy, thì cái phương pháp của Thầy dạy đó thì hôm nay Thầy hướng dẫn con tu thì giống như ngồi chơi xơi nước vậy, ngồi chơi nhiều hơn là tu. Lúc đầu thì mình tu nhiều hơn là mình chơi, nhưng bây giờ là chơi nhiều hơn là tu. Ngồi chơi xơi nước nhưng mà cũng khó xơi quá.
(22:53) Trưởng lão: Khó lắm, ngồi chơi chứ mà khó lắm.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó chờ mình chơi xơi nước mà nó vô tấn công.
Trưởng lão: Nó vô nó tấn công.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, coi như cái pháp tu gọi là Thân Hành Niệm… Đợt này thì thư giãn con ngồi rất nhẹ nhàng, thoải mái, mà rất là hoan hỷ. Khi mà nó không có bị những cái ác pháp xâm chiếm thì hỷ lạc nó phát sanh, nó rất là tốt. Nhưng mà ác pháp xâm chiếm thì nó dễ, tại vì ngồi với cái tâm gọi là Định Sáng Suốt, rồi tu thanh thản, an lạc, vô sự là nó tấn công dữ lắm.
Trưởng lão: Dễ tấn công! Nó không có cái gì mà ngăn chặn nó hết đâu. Ngồi coi như là mở cửa, nó dễ vô.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó dễ vô. Cho nên bởi vậy con thấy cái phương pháp này, hay là đối với cái hôn trầm là cái đặc biệt, chứ còn cái sự phóng tâm, suy nghĩ về những cái gì đó thì chỉ tác ý là hắn chạy liền, Bạch Thầy! Nó không có… Như trưa hôm qua đó, con để khoảng 1 giờ rưỡi là mình dậy, nhưng mà khi đó thì chưa tới 1 giờ là đã dậy rồi, chưa tới 12 giờ, 12 giờ mấy hắn đã dậy rồi, hắn dậy mà hắn nằm, thức vậy, Bạch Thầy! Hắn nằm mà con cứ nằm, con nghiên cứu thử thức như thế nào?
Thì nó vẫn thức tỉnh, tỉnh re, tỉnh queo mà nó chẳng thèm ngủ nữa. Sao mà tối nó ngủ hoặc là sáng nó ngủ, mà sao giờ nó không chịu ngủ. "Bây giờ tao bảo mi ngủ đi, để mai ta, tối ta thức ta tu chứ, sao mày nằm tỉnh queo, mày nằm tỉnh queo thì ta tu Định Sáng Suốt". Cái con nằm cái con để tay lên con nằm thử, thì nằm sao để ý hơi thở rất rõ ràng, ra vô, ra vô, rất rõ ràng, con nói tu Định Sáng Suốt mà sao rõ ràng vậy, đừng có để ý hơi thở, mà sao nằm nó lại để ý hơi thở, Bạch Thầy?
(24:28) Trưởng lão: Nó dễ lắm! Dễ hơn tu hơi thở.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Không cần tu hơi thở nó cũng vẫn để ý hơi thở. Không biết lý do gì mà con cứ nghiên cứu hoài nó không ra.
Tu sinh 3: Xin sư đừng trách đệ, đệ thấy sư chưa phá được hôn trầm, thùy miên đâu.
Tu sinh Pháp Ngộ: Ờ, là sao? Chưa phá được đâu, cho nên, đương nhiên rồi, thì mình tu thì nó đi ra đi vào, thì con biết rằng, cũng phải làm lại từ đầu thôi cũng phải phá. Chứ không đợt trước đó, thì đối với hôn trầm thì cũng nhẹ rồi. Sau này nó nhẹ, hôn trầm nó vẫn tấn công, tấn công, nhưng mà con thấy đợt này tu vẫn nhẹ nhàng hơn, hơn vừa rồi con tới. Đợt năm ngoái con tới thì nó có nhiều cái, cái nỗ lực hơn, và nó nhiều cái chướng pháp hơn, chứ bây giờ tu nó rất là nhẹ nhàng, dù nó đến nhưng mà con có cái chiến thuật để đánh nó. Với gọi là có kinh nghiệm, cho nên nó cũng không đến nỗi chi. Cho nên thì con bạch Thầy là cái sự tu tập là nó như vậy đó. Nó đòi hỏi rất là nỗ lực nhiều, dù rằng đi ra, nhưng mà khi vào đó, quán trở lại cỡ khoảng gần một tuần nay con tu thì con thấy nó không cực như năm ngoái. Năm ngoái nó rất là cực khổ, vừa chiến thắng nội tâm, mà vừa các cái pháp không có rành lắm! Thành cái này trật cái kia, chứ bây giờ…
(25:52) Trưởng lão: Bây giờ nó rành rồi.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Nó rành. Khi nó bị pháp nào thì mình biết cái pháp đó mình đánh liền. Với lại những cái phiền não, tuy rằng đi ra ngoài có nhiều phiền não, nhiều cái chướng pháp, nhưng mà khi vào tu lại nó cũng không có, cái tâm vẫn trống rỗng, bạch Thầy, cho nên nó gia nhập liền. Nó không phải như ngày xưa nữa, phải vô, phải gọt lại sạch sẽ từ đầu, khó khăn. Bây giờ vô cỡ vài ngày là nó sẽ hòa nhập trở lại và nó thuần trở lại, và nó có cái cách đánh nó dễ dàng.
Trưởng lão: Do cái chiến thuật, chiến lược mình biết cách. Trong khi mà con ngồi tu mà về hơi thở, "Quán tâm định tỉnh" đó, mà tác ý mà nó không định tỉnh, thì sử dụng như thế này là nó sẽ định tỉnh. Bởi vì nó có cái đề mục mà: "Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dài. Thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài." Cái đề mục đó cũng là đề mục phá hôn trầm. Bắt đầu hít chậm, hơi thở chậm chậm chậm chậm, hít cho chậm, chậm thiệt chậm. Rồi thở ra, cũng ráng thở cho chậm thiệt chậm. Rồi một hơi thở, hai hơi thở, mà nếu mà thở năm hơi thở thử coi, nó không có còn buồn ngủ nữa đâu, bị thở chậm quá nó ngủ không được nữa, nó tỉnh bơ lại hết.
Mình nhắc có câu: "Quán tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô. Quán tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra." Rồi mình thở bình thường mà mình thấy nó vẫn còn buồn ngủ. Được rồi: “Tao sẽ cho hơi thở dài là mày chết.” Thì nó chết. Hít vô chậm chậm là nó chết đó, chứ không có chi, nó tỉnh lại như thường.
Mà hít vô chậm chừng nào mồ hôi nó ra chừng nấy, làm cho các cái cơ thể của mình, các cơ bắp trong người của mình bắt đầu tỉnh lại nó không có buồn ngủ. Chứ còn nó buồn ngủ, nó ngủ cả cái cơ thể của nó chứ không phải, cái cơ thể nó lặng lặng, nó làm như nó lười biếng cách gì.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nghe Thầy nói thì phải có sức tập trung ở thân, nó phải cao độ nó mới được.
Trưởng lão: Thì đó! Thì bây giờ mình ngồi mình nhắc: "Quán tâm định tỉnh, tôi biết tôi hít vô. Quán tâm định tỉnh, tôi biết tôi thở ra." Mình nhắc nó như vậy đó, mà nó… Mình biết rằng, nếu mà thở nhè nhẹ nó không có nghe đâu, nói vậy chứ nó chưa nghe. Bởi vì cái đạo lực mình chưa có đâu, nói nó chưa nghe đâu. “Bây giờ mày không nghe nè, tao thở chậm cho mày biết.” Rồi bắt đầu hít vô chậm, chậm, chậm, chậm, chậm, tôi ráng tôi hít chậm thiệt chậm, thở ra chậm một hơi thở. Mà nó chưa có tỉnh thì: “tao làm hơi thở thứ hai, chưa tỉnh thì tao làm hơi thở thứ ba.” Nó mệt, nó điếng đầu nó. Bắt đầu mình thở hơi, cái nó thở chậm là nó thiếu oxy, bắt đầu cơ thể nó bắt đầu nó tỉnh, chứ nó không tỉnh chết nó luôn. Đó là cách thức mình dùng hơi thở phá nó.
(28:09) Cho nên con thấy cái đề mục, tại sao ông Phật ông dạy mình? Tại mình không biết áp dụng thôi, ông nói: "Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dài. Thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài." Để mình tập luyện nó làm gì biết không? Để khi mà gặp hôn trầm, thùy miên là hít vô dài, thở ra dài là tiêu nó.
Khi mà nó loạn tưởng cũng vậy nữa, áp dụng vô là nó tiêu nó. Nó không có còn mà tuôn trào ra, chứ không khéo nó tuôn trào. Cho nên cái sự tập trung cao, đó là cái sự mình hít thở, hít thở chậm, chậm, chậm, chậm nó mới có cái hơi thở dài, nó mới có hơi thở ngắn, rồi nó có hơi thở bình thường, ba cái đề mục đầu tiên.
Tu sinh Pháp Ngộ: Thầy nói đó, hôm bữa đó con lên Đà Lạt, là con có thấy cái quyển tập hai của Thầy đó. Thầy có viết đó, con có tập thử mấy tháng thấy nó được, con lên Đà Lạt con tập thử.
Trưởng lão: Cho nên nói phá mình có nhiều cách phá hôn trầm lắm. Bởi vì nói chung cái hôn trầm khó, nó không phải dễ. Cho nên mình đi Chánh Niệm Tĩnh Giác, mình đi kinh hành, hai mươi bước mình ngồi xuống, hoặc mình đi pháp Thân Hành Niệm, nó đều là giúp cho mình tỉnh hết. Nhưng mà mình muốn ngồi tại chỗ mà tỉnh, mà bây giờ mình tác ý thấy nó tỉnh được. Một lần, hai lần mình tác ý to tiếng cái nó hết thì thôi, mà này nó không chịu hết là mày chết! Tao có đủ pháp, đủ bài bản tao diệt, không có thế nào mà nó đánh thắng mình được đâu.
Con thấy ông Phật ông trang bị cho mình đủ con, đủ cách thức pháp để mà chiến đấu với cái tham, sân, si của mình. Các cái tướng tham, sân, si nó lộ ra rồi, mình có đủ pháp mình đánh. Chứ nếu mà không có pháp mình không thắng nổi nó đâu. Cho nên mấy con tu tập, mấy con biết áp dụng rồi, Thầy mừng. Mấy con biết áp dụng là mấy con sẽ thắng. Bởi vì mặt nó ló mặt nào, mấy con dẹp nó luôn hết, thì như vậy rõ ràng là mình ngăn ác diệt ác chứ gì, sanh thiện tăng trưởng thiện chứ gì? Mà ngăn hết bắt đầu pháp ác hết rồi thì còn chỉ toàn thiện thôi, thì giải thoát chứ gì.
(29:55) Mà hết tham, sân, si rồi là giải thoát chứ còn gì nữa, đòi cái gì nữa? Thôi! Thầy nói bấy nhiêu đó đủ rồi. Chừng nào mấy con bảo: "Bây giờ ngồi suốt đêm nay, mười hai tiếng đồng hồ nè, không có được hôn trầm, thùy miên, ngồi đó vậy." Cái bắt đầu tỉnh bơ như vậy mà kéo dài, mà bảo là không có phóng dật, phóng niệm gì hết. Nói vậy chứ mà nó nghe, nó kéo dài suốt đêm được, như vậy là mình được rồi, thôi. Mà mình bảo nó không nghe, nó gục tới, gục lui là mình chưa có làm chủ nó đâu.
(30:18) Trưởng lão: Các con thấy tu theo Phật là phải vậy đó, phải cái lệnh của mình như vậy, mình muốn là nó phải vậy. Dục Như Ý Túc mà, muốn sao nó phải làm vậy, chớ mà nó làm khác là không được. Mình muốn mà nó làm cái kiểu của nó thì nhất định là tao phải tu thôi, tu chừng nào mà tao bảo nghe thì được. Còn không nghe thì tu nữa, tu hoài, làm sao mình sai cái thân và cái tâm mình cho nó được, tức là mình làm chủ nó đó. Cái mục đích của đạo Phật là như vậy, chứ không phải là mình rèn luyện thần thông hay hoặc là làm cho mình có, biết chuyện quá khứ, vị lai hay hoặc là phóng hào quang đồ, nó không có quan trọng cái đó.
Cái vấn đề này nó quan trọng, làm chủ được cái thân tâm của mình là quan trọng. Tôi làm chủ tôi biết, tôi bảo nó sao nó nghe vậy. Bảo thức suốt đêm là nó thức suốt đêm, tỉnh bơ suốt đêm, Mà bảo ngủ là ngủ. Còn cho ăn là cho ăn, mà không cho ăn là không có kêu đói.
Còn mình, mình yếu, không cho ăn thì bữa mà không ăn thì đói, thì như vậy nó chưa có nghe mình. Làm sao mà mình bảo: "Tao bữa nay tao cho mày bảy ngày không có ăn uống mà phải sung mãn, phải an lạc. Chứ còn không có được mà đói, không có được mệt, không được chóng mặt." Nói vậy rồi, cái bảy ngày không ăn uống gì mà nó sung mãn, tức là Tứ Niệm Xứ đó.
Các con nghe nói: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.” Người ta có thể kéo dài cái thời gian mà ở trong Tứ Niệm Xứ như vậy, tức là cái trạng thái bất động. Mà nếu nó động, nó đói là nó động, nó mệt thì nó động rồi, còn gì gọi là bất động, cái định bất động đó. Cho nên nó, trong cái Bất Động Tâm Định đó, là nó không có ba cái tướng, gọi là Vô Tướng Tâm Định. Vô Tướng Tâm Định thì nó không có tướng dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Nó có dục lậu thì trong đó không được, mà hữu lậu cũng không được, mà vô minh lậu cũng không được ở trong này. Cho nên nó, ba cái tướng lậu này không có, mới gọi là Bất Động Tâm Định hay là Vô Tướng Tâm Định.
(32:00) Cho nên thường thường đức Phật hay nhắc cái mục đích này lắm và cái mục đích đó là chính cái đạo, cái chân lý của đạo Phật. Mình đạt được cái đó thôi là mình xong. Vì vậy hôm nay mình có những cái phương pháp để đối trị những chướng ngại pháp, để đem lại cái sự bất động đó, chứ không có gì hết! Tu vậy thôi chứ không có gì hết. Tu gần chết, tu ghê lắm.
Tu sinh Pháp Ngộ: Vì vậy mà, bạch Thầy! Vì mình, theo con nghĩ nếu mà mình mà quyết chí tu, mà làm một phát là coi như là lịch sử đó, làm cái rẹt lịch sử, thì nó rất là có kết quả và đạt đến cái mục đích của mình hướng đến. Còn mà mình chưa có nhọc nhằn thì mình phải nhọc nhằn với nó. Nếu chẳng hạn mình tu nhọc nhằn với nó, rồi mình tu rồi ít tháng mình lại nghỉ, rồi mình lại tu tiếp, là mình nhọc nhằn với nó thì nó lại nhọc nhằn với mình. Mình lại khổ sở, khổ sở kéo dài có thể đôi ba năm, bốn, năm năm mà cũng không kết quả. Còn nếu mà quyết chí tu một cái rẹt, sống chết với nó, làm cái rẹt với nó. Thì theo con nghĩ thì nếu mình biết được pháp, có người hướng dẫn, thì cũng không có khó khăn.
Trưởng lão: Không có khó đâu.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Nhưng mà do mình không có nỗ lực quyết chí, cho nên mình phải kéo dài đến năm này đến năm kia, nó hành mình khổ sở. Cái tham, sân, si nó hành.
Trưởng lão: Hành chứ!
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ! Nó hành, mỗi lần mình vô mình ngồi hít vô, thở ra, nó làm nhức mỏi rồi hắn lười biếng, rồi mình thấy mình cũng khổ sở, bạch Thầy.
Trưởng lão: Khổ chứ.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ khổ, mà cứ kéo hoài cái nhọc nhằn này nhiều năm.
Trưởng lão: Tu hoài! Tu suốt đời của mình. Nó nhọc nhằn hoài.
Tu sinh Pháp Ngộ: Lại càng khổ.
Trưởng lão: Càng khổ chứ sao.
Tu sinh Pháp Ngộ: Cho nên có người tu bảy, tám năm rồi bốn, năm năm, rồi năm, mười năm mà vẫn cũng không được, là do cái chỗ là mình còn, còn tham cái lạc thú này.
Trưởng lão: Ừm, đúng như vậy đó.
Tu sinh Pháp Ngộ: Còn dính mắc một chút xíu nào đó. Thì con quán xét con thấy là như vậy. Nhưng mà đôi lúc, mà…
Trưởng lão: Không! Nghĩ đúng đó con, con nghĩ đúng đó con, bởi vì vô tu là đi tới, chứ không có lui. Chừng nào xong rồi thì thôi, còn chưa xong đừng có lui, lui ra, trời ơi! Biết chừng nào cho rồi? Rồi nó, mà mỗi lần tu thì nó vất vả, chứ đâu phải nó không vất vả. Tu cứ nhắm đi tới thôi. Thì tới chừng đó, chừng xong là thôi. Biết pháp, nắm pháp vững đồ đàng hoàng rồi, chọn lấy cái thời điểm mà tu. Thì bắt đầu từ đó đi cho tới cuối cùng thôi, chứ đừng có lui trở lại, đừng có ra. Hoàn toàn sống độc cư 100 phần trăm, luôn liên tục tu tập.
(34:19) Hễ nó ló mặt nào ra thì dập xuống, ló mặt nào xuống thì mấy con dập mặt nấy hết, không có được để cho nó ló ra. Trong khi mình biết pháp rồi chứ gì? Nó ló mặt nào ra thì các con đánh dập xuống hết! Mà trong khi đó đi tới hoài, đừng có tu chừng tháng, hai tháng, ba tháng cái đi ra chút, rồi trở vô. Hay hoặc là giải quyết vấn đề gì rồi trở vô, trời ơi! Thầy nói, không biết bao giờ tu cho rồi.
Còn cứ đánh hoài, đánh cho tới chừng nào mình làm xong hết thì thôi rồi, cái thời gian nó ngắn con. Nghĩa là con nghĩ như vậy là nghĩ rất đúng đó. Không có ai mà, Thầy nói thật sự, cái người tu người ta muốn giải thoát mà cứ mình tu, mà cứ cầm chừng như vậy làm sao mà giải thoát được?
Cho nên vào tu là tu riết tới hoài, nhất định là giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh, độc cư trọn vẹn, ăn ngủ không phi thời. Tất cả mọi cái này giữ cho trọn vẹn. Rồi mình sống một mình đó, mà cứ cái mặt của nó nào ló lên cái nào là mình dập cái nấy hết, thử coi mình thành công không? Mà mau nữa chứ đừng nói!
Tu sinh Pháp Ngộ: Rất mau!
Trưởng lão: Rất mau đó! Chứ không có lâu đâu. Cho nên không tu thôi, mà hễ tu quyết định, một là chết, hai là chứng đạo, có vậy thôi đi tới, thấy không? Không có đầu hàng! Như vậy thì mấy con mới tu mau. Chứ còn mấy con, nay thì còn chuyện này, mai còn chuyện khác để giải quyết. Thầy nói giải quyết hoài thì coi như nó cực nhọc cho mấy con hoài, tu hoài mà nó không tới, suốt cả đời cũng không tới. Nó không có đủ cái lực, tu hoài nó không tới.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Con thấy là như vậy đó, có mấy lần mà con vào gặp Thầy đó, ở ngoài thì nó động, rất khó được cái sự yên lặng, khi vào trong Thầy chừng một vài ngày là nó yên lặng liền. Nhưng mà rồi lại phải đi, cho nên bắt buộc phải đi, mà đi ra mình tưởng là giải quyết chứ nó đẻ ra cái khác.
(36:03) Trưởng lão: Có cái khác nữa.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó lại phát sinh cái duyên khác ra, và nhiều duyên tiếp tục nữa, mình phải giải quyết. Mà mỗi lần vô là khó khăn, mà vô được thì ở vài bữa đi thì điều đó rất là uổng. Có những lúc con vào, con không muốn bước đi ra. Nhưng mà công việc, những cái sự việc còn mà không giải quyết thì cũng không ra được. Có hôm Tết vừa rồi đó, hôm mùng sáu Tết, mùng năm gì đó, con vào Thầy, chỉ ngày thứ nhất, ngày thứ hai là bắt đầu nó trở lại cái thanh thản an lạc, bình thường trở lại trong những ngày con ở đây thì rất là tốt, đi ra ngoài để tìm cái thanh thản rất là khó. Cho nên mình, mình biết được cái hương vị đó, cái sự tu tập đó rồi, mà mình đi ra lại uổng quá. Mà ba, bốn bữa tự nhiên con lại phải đi ra, cho nên rất là tiếc trong lúc mình đang đi ra. Nhưng mà phải giải quyết chứ còn không, bỏ không được, cho nên nhọc nhằn ra vào.
Mà vừa rồi đợt vừa rồi, cách đây một tháng cũng vậy, con vào con tu, nó hôn trầm đến rồi con ngồi con chiến đấu với nó con thấy mệt, chiến đấu vài ba bữa mà chạy ra thì thôi mệt lắm. Đợt đây vô con thấy là chiến đấu ảnh là thấy mệt, nhưng mà lúc đó mình có quyết chí rồi, cho nên mình phải đánh ảnh là tan, vô đây dù cách nào con phải đánh cho tan. Còn nếu không đánh tan thì mình nhọc nhằn với nó thì mình mệt, khổ sở.
Trưởng lão: Đúng vậy, qua cái kinh nghiệm tu đúng vậy.
Tu sinh Pháp Ngộ: Thầy có dạy cái câu gì đó, "Khi mà mình đứng lại đó thì nó chìm xuống, mà tiến tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua thôi." Mà khi quyết định tu một tháng, thì phải vượt qua. Mà mình quyết định tu ba, sáu tháng phải vượt qua tất cả, thì lúc đó mình mới thấy được cái hương vị của nó.
(37:39) Trưởng lão: Đúng vậy!
Tu sinh Pháp Ngộ: Nhưng mà cái sự giải thoát đó thì theo con nghĩ nếu mà mình quyết chí đó, thì thời gian rất là ngắn thôi. Nhưng mà con người nó không phải có cái nghị lực, cái nghị lực mình kém quá. Chẳng hạn như bây giờ, như con tu tập độc cư thì ra ngoài độc cư thì con cố gắng tu. Nhưng mà cứ vài ba bữa thì cũng muốn lên tìm Thầy. Nếu mà không lên tìm Thầy thì nó thiếu xì ke, về thì tu kém hơn, mà gặp Thầy, nghe Thầy nói thôi mà nó giống như là có tiêm thuốc trong đó đó.
Cho nên con thấy nó có cái nghị lực ở nơi Thầy là đó. Nó làm cho mình cái nghị lực, nhưng mình làm chưa xong thì thật là xấu hổ, rất là xấu hổ, bên cạnh thì có một người đã làm được, mà tâm mình thật sự nó rất là yếu đuối, nó không có đủ nghị lực để mình vượt qua những cái chướng ngại pháp. Tuy rằng biết pháp, tuy rằng biết cái sự tu tập, có sự hướng dẫn của Thầy, nhưng mà mình thật sự quá kém nghị lực. Nếu mà có một cái sự nghị lực dũng mãnh thì con thấy nó không có khó khăn, nhưng mà sao, mình chắc mình nghị lực chưa đủ hay sao đó?
(38:52) Trưởng lão: Nghị lực chưa đủ! Thì sự thật ra thì trước khi mình nhắm vào đó. Bởi vì đức Phật nói, nói như thế này nè, khi mà mình thấy mình không có đủ nghị lực, thì mình hãy quán, quán chết, quán cái niệm chết: “Bây giờ sống, lát nữa chết sao? Bữa nay sống, ngày mai chết sao? Phải nỗ lực chết bỏ, nhất định là phải làm cho được, chứ còn không được chết mất rồi lấy gì nữa tu!?” Thành ra quán cái niệm chết, nó hoảng, nó sợ, nó ráng tu, thì cái nghị lực nó mới tăng lên.
Chứ còn không khéo, không có thấy mà cái mình sắp sửa mình chết rồi, thì mình không có ráng đâu. Mình thấy mình còn sống dai, còn lâu thôi từ từ, thì cái nghị lực nó không có. Cho nên cái niệm chết đó, ở trong kinh Tăng Chi đức Phật dạy mình quán niệm chết đó, cái mục đích để thúc đẩy cho mình cái nghị lực để vượt qua cái khó, chứ không phải là quán niệm chết để rồi mình không sợ chết, không phải vậy! Quán niệm chết có nghĩa là thúc đẩy cho mình nỗ lực, mình chiến đấu với giặc sinh tử của mình.
Cũng như bây giờ hôn trầm, thùy miên: "Mày chết, lát nữa mày sắp chết rồi, bây giờ mày ở đây mày còn ngủ hả?" Thì cái nghị lực nó tăng lên. Con nhớ cái chuyện đó không?
Thật sự thật ra, thầy Chơn Thành nhờ Thầy nhắc nhở. Cho nên vì vậy mà mỗi lần ông gục tới, gục lui, ông nói: "Mày sắp sửa gần chết rồi mà mày, bây giờ cái tuổi mày sắp sửa chết rồi mày còn ở đây mày gục, nếu mai mốt mày chết mày lấy gì mày gục?" Nhắc như vậy chứ mà nó tăng cường, nó tỉnh lại liền đó con, chứ không phải đâu! Nó hay lắm à, con chưa có quán, quán tử đó kêu là quán chết đó.
Đức Phật dạy mình có nhiều bài pháp rất là hay lắm, chứ không phải! Để sách tấn cho mình, cái năng lực của mình. Cũng như mấy con gặp Thầy, mấy con về tu ham lắm, nhưng mà bữa, hai bữa cái nó xuống. Bởi vì cái giặc sanh tử đó, tham, sân, si nó đánh mấy con, thành ra mấy con, nó đánh uể oải, mỏi mệt, thành ra nó xuống dốc. Nó đánh quá mà, đánh rát quá, giặc nó đánh rát quá mà, chịu sao nổi? Trời ơi! Gì mà nó gục tới, gục lui, mà nó uể oải, nó lười biếng, nó cách gì đó, đâu phải dễ.
Cho nên vì vậy mà cái tinh thần nó sụp xuống, bị giặc đánh mạnh quá, thành ra tinh thần sụp xuống. Nhưng mà khi được Thầy sách tấn, Thầy khích lệ lên, cái bắt đầu tinh thần nó mạnh lên. Bắt đầu coi như tinh thần nó mạnh lên, bắt đầu về chiến đấu.
Tu sinh Pháp Ngộ: Cũng như là có quân tiếp viện!
(41:02) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy thấy mấy con ở xa Thầy, Thầy biết là cái nghị lực của mấy con nó kém lắm, nó không có đủ để mà chiến đấu thắng với cái giặc sinh tử này đâu. Ở gần Thầy đó, mà nếu mà được Thầy hà hơi một chút là mấy con về mạnh chút, tăng lên mà đánh, cứ như vậy mãi quyết định là thành công. Các con biết không?
Bây giờ, mấy con còn có Thầy. Còn hồi mà Thầy có một mình, mình phải tự sách tấn mình trên cái bước đường là mình phải nhớ cái điều này, nhớ cái điều kia: "Mình thấy lỡ đi tu rồi. Bây giờ đi ra đời không có được đâu. Mày ra đời mày xấu hổ lắm, không còn có gì nữa hết. Mặc chiếc áo này, cạo tóc từ tám tuổi tới bây giờ, mà mày ra thì nó nhục nhã lắm, phải làm cho được. Còn làm không được, mày làm theo kiểu mấy ông thầy kia thì không có xứng đáng là một ông thầy tu.” Mình nhắc nhở mình như vậy rồi thì mình phải ráng chứ, có ai mà giúp mình được đâu. Mình ráng mình chiến đấu, mình tu.
Các con biết không? Thầy sống chín, mười năm nỗ lực tu, liên tục như vậy đó, coi như là con đại tượng mà đi tới, không lui trở lại đó. Thì thật sự ra con, cái ý con rất đúng đó con. Nó không phải khó đâu con, nhưng mà phải liên tục. Chứ không phải tu, mà tu một nắng, hai sương, bữa nay tu tháng, hai tháng, ba tháng, rồi cái ra đi vòng chơi, rồi cái về vô tu nữa. Kiểu nhập thất đó thì thôi, kiểu đó không có được. Tu cho tới nơi tới chốn rồi thôi, thì mới xong.
(42:20) Cho nên không quyết thôi, quyết là mấy con trói chân mình cho chặt, sống vô tu thì thời gian nó không có lâu. Bởi vì hằng ngày mình chiến đấu nó hoài mà, lúc nào mình cũng chiến đấu nó hoài. Thì nó đánh mình, những cái cú đánh mình để cho nó lôi mình đi ra nữa, chứ không phải là nó để đâu. Chuyện này rồi chuyện kia nữa. Nó đủ thứ, nó nói chuyện gia đình hay hoặc là cái chuyện gì ở đâu, chuyện chùa gì đâu nó cũng đem lôi ra nó rủ, nó dụ mình đặng cho mình đi.
Con biết không? Thì bắt đầu bây giờ mình là người quyết tâm để giải thoát rồi, thì chặt hết tất cả những cái sợi dây mơ rễ má này, hoàn toàn dứt hết, không có được đi, thì như vậy mới được. Chứ còn mấy con mà cứ để ba cái dây này nó lôi qua, lôi lại ít bữa… Nhất là mình sống một mình cô đơn đó, kêu là độc cư đó, nó lôi dữ lắm. Thầy biết nó lôi dữ lắm, chứ không phải dễ.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Lý do gì cũng chánh đáng hết Thầy, nhưng mà ra thì chẳng được cái gì.
(43:14) Trưởng lão: Chẳng được cái gì! Nó luận cái gì cũng hay, cũng chánh đáng hết. Nó dụ đó, chứ không có gì. Nhưng mà đi ra rồi thì chẳng ra gì hết, mà nó còn gieo duyên cái khác nữa. Có những cái duyên khác nữa, nó lôi mình ra nữa, nó đủ thứ hết.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó đẻ ra.
Trưởng lão: Nó đẻ ra, nó đủ thứ cái chuyện. Cũng như, cũng như mấy con thấy trong cái vấn đề tu tập của mình, khi mình không bước ra thôi mà mình bước ra cái. Mình tính giải quyết cái này thôi, chứ mình không có ngờ, cái pháp nó sanh ra, đi ra đụng cái nó có cái chuyện khác rồi. Nó có chuyện khác rồi, mà chuyện khác rồi cái nó làm cho mình dính mắc nữa chứ, rồi bỏ không được. Rốt cuộc rồi cái tu của mình không ra gì, nó không tới đâu, nó rất khó.
(43:57) Tu sinh Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy! Các dục nó rất là tinh vi, vi tế và nó giết mình, cũng giống như Thầy nói về cái người làm trụ trì cảnh giác đó, cảnh giác trong những cái sự lợi nhuận, những cái sự mà người ta cung phụng mình đó. Thì trong cái bài này, con thấy Thầy nói trong cái kinh của Phật, thật ra là về trụ trì Thầy nói ít quá, nếu mà nhiều chút nữa để cho nó rõ, cho nên các dục…
Trưởng lão: Các dục đó, cái đó là các dục ở trong chùa đó con, nó lôi mấy ông thầy chạy sểnh lểnh với nó thôi, không có buông ra được đâu! Mà cái bài kinh đức Phật hay thiệt. Thầy nói thật, ông Phật ông sống trầm lặng độc cư vậy, các dục lôi không được. Đệ tử cũng bắt chước ông, bắt đầu đó có Phật tử, có mọi người đến cúng dường cung kính, cái bắt đầu nó lôi đệ tử ông, tội nghiệp cho đệ tử ông quá.
Không! Cái bài kinh hay con. Đó, khi mà làm trụ trì coi chừng nó dính mắc vậy đó. Thành ra đệ tử của đức Phật nó dính vậy hết, trừ ra có đức Phật. Người ta đến người ta cung kính, người ta tôn trọng đức Phật như vậy, mà đức Phật vẫn giữ không có để cho nó trở về cái đời sống lợi dưỡng đó. Ở trong đó, đó mấy con thấy cái bài kinh hay lắm, chứ không phải? Thầy lôi ra để Thầy chỉ cho mấy ông trụ trì. Con thì con muốn nói cho nhiều nữa, đúng là nói nhiều nữa thì cũng có, chứ không phải không, nhưng mà đụng chạm mấy ông đó dữ quá.
Tu sinh Pháp Ngộ: Con thấy con gặp được Thầy là nhờ cái duyên mà cũng không vì làm trụ trì đấy. Chứ nếu mà cách đây gần mười mấy năm, mà người ta có cho chùa cho con giữ rồi đó, hai ba nơi đó, mà con mà không bị vướng với huynh đệ mà con bỏ chùa con đi, thì chắc có lẽ làm con cũng làm trụ trì rồi. Mà làm trụ trì rồi khó rứt được cái nạn này, ngoài đời thì nó rứt, nó trói buộc theo kiểu đời. Mà trong chùa, huynh đệ với Phật tử thì nó trói buộc theo kiểu nghi lễ ở đó; nó trói buộc với xã hội nữa; với đất nước nữa. Đất nước thì luôn luôn sợ chiến tranh, luôn luôn là phòng hộ, thì bắt buộc những người thay mặt tôn giáo thì phải làm theo những vấn đề của Nhà nước. Nhưng mà có những lúc thì nó không đúng với cái sự giải thoát. Giải thoát là phải dứt bỏ hết, đời và đạo, giải thoát dứt bỏ hết, chỉ còn có ôm ba y, một bình bát mình tu thôi, mà vướng bận như thế thì…(46:34)
HẾT BĂNG