2005 MÙA AN CƯ 03-ĐỐI TRỊ HÔN TRẦM
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [30:52]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-03-doi-tri-hon-tram.mp3
(00:00) Tu sinh Pháp Ngộ: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy! Hôm nay con xin trình Thầy về cái phương pháp Tứ Niệm Xứ của con.
Bạch Thầy, ngày hôm qua đến giờ, con tập cái… Về phương pháp tu Tứ Niệm Xứ đó thì con thấy ban ngày thì có được cái tâm thanh thản một chút ít thôi. Nhưng mà vào khoảng khuya hoặc là sáng, sáng sớm thì con thấy nó bị ác pháp rất là nhiều. Nhất là trong lúc mình đang ngồi giữ tâm thanh thản thì hôn trầm nó đến. Bạch Thầy, chẳng hạn nếu như con bị hôn trầm đến thì con có dùng tác ý ngược lại: “Tâm không được buồn ngủ!” không bạch Thầy?
Trưởng lão: Được, tác ý vậy được, hay hoặc là: “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra.” Con dùng cái đề tài, cái đề mục của hơi thở đó, rồi con sẽ quán nó. Nếu mà nó không tỉnh thì chỉ còn có đi kinh hành, đứng dậy đi kinh hành. Bởi vì coi như Tứ Niệm Xứ có chướng ngại trên thân, hôn trầm, thùy miên đều là mình phải sử dụng pháp khác để đuổi nó ra liền tức khắc.
Cho nên vì vậy con biết là cái giờ đó là cái giờ nó hay bị hôn trầm, thùy miên thì nhất định là không ngồi tu Tứ Niệm Xứ mà đi tu cái pháp khác, Chánh Niệm Tĩnh Giác hoặc là pháp Thân Hành Niệm, hoặc là ngồi mà tu cái đề mục: “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra.”
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, bạch, con có dùng cái câu đó. Nhưng mà vào khoảng giờ khuya thì nó có hiệu nghiệm. Nhưng mà lúc mà đến giờ cao điểm thì nó không còn hiệu nghiệm nữa.
Trưởng lão: Nó không hiệu nghiệm thì thay đổi liền, thay đổi cái chiến thuật liền, đánh liền cái cách khác liền. Phải làm sao mà đánh cho dẹp cho được ba cái hôn trầm, thùy miên mới dám ngồi tu Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ thì nó dễ vô lắm mà con dẹp được nó rồi thì mới dám tu Tứ Niệm Xứ, con.
(02:01) Cho nên bây giờ, trong khi đó, con thấy bây giờ mình tu Tứ Niệm Xứ mà nó hay cái dạng này, thì đương nhiên là áp dụng vào những cái pháp khác. Đi Chánh Niệm Tĩnh Giác, Thân Hành Niệm tác ý từng hành động của nó rõ ràng hay hoặc là Chánh Niệm Tĩnh Giác bằng bước đi của mình. Cụ thể, quyết liệt là phải thắng cho được thì con sẽ thắng, mới vượt qua được cái hôn trầm, thùy miên, rồi mới bắt đầu tu Tứ Niệm Xứ nó mới bảo đảm.
Bởi vì tu Tứ Niệm Xứ, con thấy phải giữ thanh thản mà nó không có pháp gì bám hết. Nó chỉ để tự nhiên vậy rồi quan sát thân, thọ, tâm, pháp nó thôi. Có chướng ngại thì đẩy. Tại vì chướng ngại, tức là hôn trầm, thùy miên là chướng ngại pháp của nó, chứ không phải không đâu. Cho nên ngay đó là áp dụng liền pháp đánh liền tức khắc.
Đứng dậy đi Chánh Niệm Tĩnh Giác hoặc là pháp Thân Hành Niệm, hoặc là nếu mà nó ít ít thì ngồi lại mình dùng cái Định Niệm Hơi Thở, cái đề mục Định Niệm Hơi Thở, thay đổi cái câu tác ý thôi. Thí dụ cái câu tác ý này nó không hết, thay đổi câu tác ý khác. Tự mình trạch pháp ra cái câu tác ý cho nó hợp với mình thì con tác ý mới phá được.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thấy cái câu Định Niệm Hơi Thở “Với tâm định tỉnh” hay là “Quán tâm định tỉnh”?
Trưởng lão: “Quán tâm”, con. “Quán tâm”.
Sư Giác Ngộ: Dạ, “Quán tâm” là đúng hơn ạ?
Trưởng lão: “Quán tâm” đúng hơn.
Sư Giác Ngộ: “Với tâm giải thoát” thì là…
Trưởng lão: “Với tâm giải thoát” thì mới đúng.
Sư Giác Ngộ: Dạ, bạch Thầy, vì cái câu “Quán tâm định tỉnh” ấy, thì con có thực hiện rồi, nhưng mà theo là, chắc là nội lực con chưa sung mãn. Nhưng mà con thấy con tác ý, ví dụ như là cái câu đơn giản hơn: “Ngủ hãy lui đi!” thì nó có vẻ có sức mạnh hơn. Thì chắc cái câu đó nó quen.
Trưởng lão: À, cái đó là nó thuộc về cái lệnh, cái lệnh. Còn cái kia nó dẫn. “Quán tâm” đó là nó dẫn vô cái sự định tỉnh của nó. Còn con lệnh nó, bảo: “Hôn trầm thùy miên cút. Không được ở đây.” thì đó là cái lệnh mình truyền rồi. Mà mình la cho mạnh, nó động thân mình thì nó mau tỉnh.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ, bạch Thầy, khi mà con cố. Coi như là mình đánh cái hôn trầm ấy, nó vượt quá thì nó làm cho mình lại, lúc khi mình tới giờ nghỉ rồi, nó không cho mình nghỉ nữa.
(04:06) Trưởng lão: À, lẽ đương nhiên là tới giờ nghỉ nó không cho mình nghỉ, vẫn ôm pháp Tứ Niệm Xứ tu. Đừng sợ! “Ờ, mày không nghỉ, mày không muốn nghỉ thì mày cứ ở Tứ Niệm Xứ, mày bất động tâm, tốt thôi.” Cho nên con thấy khi mà con giữ cái tâm mình bất động nó suốt ngày này qua ngày khác không ngủ. Nó không có hôn trầm vô, lọt vô trong kẽ nó.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con thấy chẳng hạn như, ví dụ như tới giờ nghỉ thì mình vẫn nằm, mình vẫn giữ tiếp?
Trưởng lão: Vẫn nằm. Vẫn nằm. Nó ngủ thì cũng tốt mà không ngủ thì: “Mày cứ ở trên Tứ Niệm Xứ cho tao.”
Tu sinh Pháp Ngộ: Giữ, giữ tâm yên lặng?
Trưởng lão: Không có sao hết. “Tao cho mày ngủ, mà mày không ngủ thì mày cứ thanh thản cho tao đi.”
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, khi mà giữ tâm thanh thản, như vậy đó, thì con đoán khoảng quá 11 giờ nó mới chịu ngủ. Nhưng mà 2 giờ sáng mình phải dậy rồi. Cho nên đó, khi mà dậy thì cái cơ thể con thấy nó chưa chịu dậy. Cái tâm thì vẫn còn tỉnh.
Trưởng lão: Còn tỉnh. Nhưng mà dậy! Tới giờ đó phải dậy. Bởi vì con cứ nghĩ rằng: “Cái khoảng thời gian kia, hồi tao cho mày ngủ mày không chịu ngủ, thì mày thức mày tu Tứ Niệm Xứ. Thì tới đúng giờ mày cũng phải dậy chứ mày không có dậy trễ được, mày.” Nó còn lười biếng, nó không có muốn dậy đâu. Mặc dù nó tỉnh rồi, nhưng mà nó lười biếng. Nhất định đánh cốt cái lười biếng này, cũng là chướng ngại pháp, con.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, cái thân nó ngủ. Cái tâm thì con thấy nó tỉnh. Nhưng mà sau nó ngủ.
Trưởng lão: Nhưng mà không có cho. Giờ này không có cho: “Hồi đó, tại hồi đó, tao cho mày ngủ, mày không ngủ. Bây giờ đâu phải. Dập mày cho mày ớn.”
Tu sinh Pháp Ngộ: Cái thân sao mà có lúc mà con ngồi thì con quán lại “Quán tâm định tỉnh” thì cái thân nó muốn đi ngủ không à. Cái tâm thì tỉnh, nhưng mà mình mở mắt ra thì nó không chịu. Mà nhắm mắt lại thì thấy nó tỉnh. Nhưng mà thấy cái tâm mình còn tỉnh, nhưng mà cái nó bắt mình nhắm mắt.
Trưởng lão: Bởi vì thân tâm phải tỉnh hết. Tỉnh, làm tỉnh từng cái thớ thịt, con. Cái này, cái thân của con, từng cái cơ con, từng cái thớ thịt trong đó nó lặng lặng nó muốn ngủ mà cái tâm thì nó tỉnh. Thì đây là cái thằng thân này nó muốn ngủ nè.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nhưng mà một chặp, bạch Thầy, mà để nó một chặp, thì nó làm cho cái tâm cũng ngủ luôn à. Con thấy bị như vậy.
Trưởng lão: À, thì vậy chứ sao. Nó lôi mà. Cái thằng này nó lôi thằng kia. Cho nên phải ráng! Cố gắng khắc phục. Phải tỉnh là tỉnh hết. Thằng ngủ, thằng thức thì không được.
(06:07) Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, với một cái nữa là khi mình giữ tâm thanh thản, thì lúc nó thanh thản một chặp thì bắt đầu nó lại phóng tâm chạy mất, bạch Thầy.
Trưởng lão: À, thì… Bởi vậy mới tu Tứ Niệm Xứ, chứ còn nếu mà…
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó chạy rất nhanh, bạch Thầy?
Trưởng lão: Thì nó nhanh lắm. Cho nên vì vậy mà trong khi đó luôn luôn mình nhớ mình tu tập là mình tác ý rồi mình quan sát thân của mình. Có công việc mình làm là quan sát, chứ nó không có pháp bám mà nó quan sát. Nó quan sát. Quán thân, quán tâm đó, “trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ” đó, nó quán. Phải có cái công việc nó quan sát cái thân, thọ. Có chướng ngại thì dùng pháp khác đẩy ra hay pháp tác ý đẩy ra. Mà không chướng ngại thì coi như nó quan sát. Cứ một chút cái nó thanh thản, một chút cái nó quan sát. Chứ nó không quan sát là coi chừng con bị ấy.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, như con tác ý, ví dụ như là: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.”
Trưởng lão: Ừ.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nhưng mà lâu lâu mình lại tác ý tiếp chứ, bạch Thầy?
Trưởng lão: Tác ý tiếp. Rồi mà hễ khi tác ý rồi thì con, nếu mà con để cho cái sự thanh thản đó là con bị ức chế trong thanh thản rồi cũng không được. Cho nên khi mình tác ý rồi thì quan sát thân, thọ, tâm, pháp. Rồi bắt đầu đó cái mới để cho nó im lặng chút, cái tác ý nữa.
Tu sinh Pháp Ngộ: Tác ý rồi mình lại quan…
Trưởng lão: Quan sát lòng vòng nữa. Coi như mình phải đi vòng vòng cái cửa thành mình cái đã rồi mình mới nghỉ. Nghỉ một chút rồi mình nhớ tác ý, chứ không khéo tụi nó vô. Đặng cho mình đi canh gác hoài, canh gác cho đến khi nào mà thật sự cái thành này nó bình an, nó không có ba cái thằng trộm cắp này vô nữa thì mình mới thôi.
Tu sinh Pháp Ngộ: Khi mà nó dẫn tâm mà nó đi phóng tâm một cái là bắt đầu nó suy nghĩ lung tung. Lúc đó con tác ý là: “Tâm đừng suy nghĩ nữa!”
Trưởng lão: Suy nghĩ lung tung, Tức là thiếu tĩnh giác rồi. Nó mất rồi, mất tĩnh giác của Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi, của pháp Thân Hành Niệm rồi.
Tu sinh Pháp Ngộ: À, con còn kết thúc cái điểm là Thầy dạy đó. Ví dụ như khi mình tác ý xong thì mình lại quan sát cái bốn cửa thành của mình.
Trưởng lão: Ờ, bốn cửa thành.
Tu sinh Pháp Ngộ: Cái đó thì con có quan sát sơ qua, chứ tụi con chưa được nhúng sâu, đi sâu vào đó đó.
(07:57) Trưởng lão: Đó, bây giờ mình quan sát. Quan sát rồi thì bắt đầu cái mình… Bây giờ, mình quan sát coi bốn cửa thành của mình nó không có gì hết, nó bình an rồi. Nó thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì? Thân, thọ, tâm, pháp mình chứ gì? Rồi bắt đầu ngồi nghỉ chút cái đã, thì tức là để cho nó thanh thản. Thì lúc bây giờ nó thanh thản đó, nó thấy hơi thở đó. Nó im lặng đó, nó thấy hơi thở ra, hơi thở vô.
À, bắt đầu nó thấy hơi thở ra và vô: “Ờ, được. Mày thở theo cái kiểu này, tao thấy được này, mày bám vô riết cho tao.” Hễ một chút mà con thấy nó ở trên hơi thở, một chút nữa thì con nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Con quan sát nhả hơi thở ra, chứ không nó đi về Định Niệm Hơi Thở. Đó là cũng trật pháp Tứ Niệm Xứ nữa.
Sư Giác Ngộ: Bạch Thầy! Trong lúc mình đi, mình vẫn giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự vẫn tốt chứ bạch Thầy?
Trưởng lão: Được, vẫn tốt. Nhưng mà không có, …
Tu sinh Pháp Ngộ: Không ngồi?
Trưởng lão: À, nó không có bằng ngồi. Nhưng mà điều kiện là mình phải có những cái thay đổi, nhưng mà vẫn giữ thanh thản, an lạc, vô sự. Con vừa đi, con không có lưu ý bước chân đâu. Rồi con quan sát thân, thọ, tâm. Rồi bắt đầu, con để cho nó thanh thản thì con thấy bước đi thôi.
Nhưng mà, khi mà thấy nó bám vô cái bước đi con nhiều, bắt đầu con nói: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Nhắc nó lại! Rồi con quan sát để cho nó nhả bớt cái bước đi, con. Chứ không nó tập trung trong đó. Nó bước đi là nó tĩnh là nó bắt đầu nó ở trên cái hành động thân con đó, con đi là nó bám vô đó.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó quay lại Chánh Niệm Tĩnh Giác? Trong bước đi?
Trưởng lão: Ờ, Chánh Niệm Tĩnh Giác. Nó trở về Chánh Niệm trong bước đi đó.
Tu sinh Pháp Ngộ: Như vậy là không được?
Trưởng lão: Không được. Nó bị kẹt ở trong vấn đề Chánh Niệm Tĩnh Giác.
Tu sinh Pháp Ngộ: Dạ. Kính bạch Thầy! Vì con thấy giữa cái ngồi với giữa cái đi thì cái ngồi con thì có vẻ nó nhiều chướng ngại pháp hơn, ác pháp nó nhiều hơn.
Trưởng lão: À, đúng rồi. Bởi vì nếu mà ngồi mình chướng ngại pháp là hôn trầm có nè, có khi nó đánh buồn ngủ có nè. Mà loạn tưởng, phóng tâm nó cũng dễ.
Con đi thì nó động thân. Con giữ thì nó dễ hơn thì con nên đi nhiều hơn là tốt.
Tu sinh Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, nhưng mà đi thì theo con nghĩ nó ít có phóng tâm hơn, nó không bị hôn trầm, nhưng nó lại có một cái khác. Tại vì cái tâm thanh thản nó không có sâu.
Trưởng lão: À, không cần sâu, mà chỉ cần bất động thôi. À, chính Tứ Niệm Xứ nó không cần mình phải lặng sâu trong cái thanh thản đó. Mà nó chỉ cần mình bất động ở trong cái thanh thản, biết thanh thản thôi, không có chướng ngại, đó là đủ. Cũng như bây giờ ấy, các con thấy cái tâm của mấy con giờ nó thanh thản, an lạc, vô sự, nó đâu có sâu đâu? Bây giờ, hiện bây giờ, ai cũng có thanh thản. Chính cái chỗ này mới quan trọng, còn chỗ lặng sâu coi chừng trật.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó qua cái khác?
Trưởng lão: À, nó qua cái khác nữa rồi.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó qua hôn trầm?
(10:17) Trưởng lão: Bởi vì chỗ bất động tâm là cái chỗ, ờ nó qua vô hôn trầm đó con. Nó lặng sâu, coi chừng nó vô hôn trầm. Còn nếu không thì loạn tưởng. Còn cái này nó bình thường, nó bất động. Như bây giờ mấy con đang ở trong cái trạng thái bất động phải không? Đó, chính cái chỗ đó là bất động tâm đó. Mà nếu mà có chút gì mà xảy ra thì nó động rồi. Con hiểu không? Mà nếu mình lặng sâu trong trạng thái thanh thản thì nó lại trật.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó qua ác pháp đó.
Trưởng lão: Cho nên cái Tứ Niệm Xứ là coi như một đời sống bình thường mà không bị chướng ngại nào tác động trên thân tâm của nó. Nó bình thường. Cái tâm của nó bình thường, chứ nó không có vào cái trạng thái định nào hết gọi là Bất Động Tâm Định, trong đó không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu thôi. Chứ nó bình thường như ai hết à.
Mà nó phi thường là tại vì người ta thì phiền não này, nghĩ ngợi, ham muốn này kia, còn nó thì nó không có nghĩ ngợi, không ham muốn gì hết, ác pháp tác động vô không được nó. Đó là cái chỗ của bất động tâm. Cái mục đích đạt ở chỗ đó ấy.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, trong lúc đi thì con thấy nó rất tốt. Nhưng mà, con thấy nếu mà mình đi cử động nhiều quá, thì…
Trưởng lão: Thì nó không sao. Con cứ động. Con cứ, cái thân con động mà cái tâm con thấy nó thấy thanh thản, nó không có bị động.
Tu sinh Pháp Ngộ: Trong lúc mình làm việc thì mình vẫn cứ giữ thanh thản?
Trưởng lão: Giữ. Thanh thản được hết. Làm cái gì thì làm. Coi như là cái đời sống cũng như bình thường mà. Y như cái người bình thường. Muốn đi thì đi, muốn đứng thì đứng, muốn ngồi thì ngồi.
Bởi vì cái tập IV- Đường Về Xứ Phật mà chỗ cách thức Phật dạy để mà chúng ta tu Tứ Niệm Xứ đó. Thầy làm xong rồi, nhưng mà bây giờ in chưa xong. Chứ xong rồi mấy con đọc, mấy con thấy đức Phật dạy cách thức tu Tứ Niệm Xứ hay lắm.
Bởi vì từ lâu tới giờ mình bị người khác người ta dạy Tứ Niệm Xứ sai. Mà mình không thấy được bài kinh đức Phật dạy cách thức tu Tứ Niệm Xứ, cái bài Đại Không. Cái tên của nó là Đại Không trong kinh Trung Bộ.
(12:0) Trước tiên thì đức Phật dạy cái bài Tiểu Không. Thì cái bài Tiểu Không thì bà con không có hiểu, các nhà học giả không hiểu, mới thấy nó là cái Tánh Không. Chứ trong kinh thì nó nói Không Tánh, chứ không phải là Tánh Không. Nhưng mà sau này cái Tánh Không nó mới đẻ ra cái bộ kinh Đại Bát Nhã, rồi do đó mới có cái Chơn Không, cái Diệu Hữu của nó, mới có Phật tánh ở chỗ cái Tánh Không này. Nó sai.
Nhưng mà không ngờ là cái bài Tiểu Không là đức Phật muốn nói cái tâm bất động của mình để thực hiện Tứ Niệm Xứ chứ gì. Cho nên đến cái bài mà Đại Không thì đức Phật dạy cách thức để tu, để cho mình an trú trong sự an trú đó, tức là trong cái bất động tâm của mình. Nghĩa là mình sống bình thường vầy, mà nó không có động địa trong này.
Đó, kinh sách Phật dạy nó rõ ràng lắm. Nhưng mà người ta không có hiểu. Bây giờ Thầy mới chú thích, Thầy giải thích ra. Mấy con đọc nó rất cụ thể. Phật dạy cụ thể lắm, không có khó khăn gì hết đâu.
Nhưng mà mình cứ nghĩ, ví dụ bây giờ con cứ, con thấy bây giờ mình nghĩ rằng mình phải lặng sâu ở trong cái bất động tâm này nó mới đi sâu, nó mới bất động. Không phải.
Nó bất động với cái người bình thường kia kìa. Thân họ không đau nè, tâm họ không thèm muốn, thèm khát, họ không giận dữ, đó là cái bất động của họ, đang bất động đó. Người nào cũng có cái trạng thái đó, nhưng mà nó có chút thôi, cái thời gian nó ngắn lắm. Có ai lại chửi họ, cái họ sân lên liền. Còn đằng này, người ta chửi mình, mình cũng bất động luôn, vì vậy cho nên mình kéo dài được.
Có khi mình bất động, rõ ràng là người ta đem đồ ăn ngon đến cũng chẳng thèm, giờ này không thèm. Mà thấy cái mùi đồ ăn, thực phẩm đồ ngon thơm quá, cái người khác thì thấy thèm muốn ăn rồi. Nhưng mà cái người bất động tâm họ ở trong cái trạng thái Tứ Niệm Xứ ấy, không thèm nữa. Họ coi không thèm tức là họ bất động. Chứ không phải bất động là phải lặng sâu ở trong cái thứ gì nó im phăng phắc. Không phải. Cái gì nó cũng biết, nó cũng động hết, nhưng mà nó không có ác pháp trong đó. Đó là cái chỗ tu. Phải hiểu được vậy mới tu được.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, Thầy dạy về Tứ Niệm Xứ. Khi con về con thực hành, tự nhiên trong hình bóng con nhìn thấy cái tướng đi của Thầy. Nhiều lúc con thấy Thầy đi đi, đi đi như vậy đó. Thì nó nằm trong cái thanh thản, an lạc, vô sự. Nó không có nói chuyện với ai hết. Thì con về con làm, cái tự nhiên nó cũng vào đó. Hình như nó tưởng?
(14:12) Trưởng lão: Nó tưởng. Cái đó là cái sắc tưởng, con. Nó hiện ra cái bóng dáng.
Tu sinh Pháp Ngộ: Rồi cái con về con làm. Chứ không phải là con nhìn cái kia mà con làm y như vậy. Nhưng mà không biết nó có qua tưởng không nữa?
Trưởng lão: Tưởng, con. Nó lọt tưởng. Lọt tưởng. Bởi vì con lấy cái hình, cái tưởng, cái hình sắc của Thầy mà con tập qua thì tức là con dùng tưởng rồi. Phải không? Cho nên vì vậy mà bất động đó.
Bởi vậy Thầy nói phải nắm cho vững cái pháp Tứ Niệm Xứ này tu nó mới mau kết quả, nó mới mau lợi ích, kết quả đó. Cho nên Thầy nhắc nhở mấy con. Thường xuyên mấy con nhắc nhở, lần lượt rồi mấy con sẽ nắm được, biết được.
Cho nên thí dụ như bám vô hơi thở, biết mày kẹt trong hơi thở rồi, nhắc: “Thanh thản, an lạc, vô sự!” Cái bắt đầu nó nhả ra. Nó nhả ra là do mình quán thân. Cho nên đức Phật nói: “Quán thân trên thân để khắc phục tham ưu.” Thấy nó kẹt gì là nó bị, nó có thể xảy đến cái sự ưu phiền. Cái chướng ngại nó đó, nó sắp sửa chứ nó chưa. Nhưng mà mình biết trước rồi, cho nên vì mình chuẩn bị nhắc nó, rồi mình quan sát nó thì nó nhả ra liền. Chứ không để nó kẹt vô.
Cho nên nó tĩnh giác đến cái mức độ nó vừa chớm là biết: “Mày sẽ sắp sửa mày rớt trong đó rồi. Tao đâu có cho mày rớt trong đó đâu? Lôi mày ra để cho mày thanh thản.”
(15:18) Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Trong lúc mình đang đi cái gọi là Thân Hành Niệm, bạch Thầy. Thì nó có, chẳng hạn như là nó có một cái tưởng trong đó, coi như tưởng nó tới. Hoặc là trong cái sự hôn trầm nó còn mơ mơ, màng màng, cái sự tác ý mình chưa rõ rệt ấy, mình phải tác ý ra tiếng luôn hả, bạch Thầy?
Trưởng lão: Ra tiếng. Lớn tiếng. Nhưng mà nhớ, con, mấy con nhớ là cái pháp Thân Hành Niệm ấy là cái pháp luyện cái lệnh.
À, bắt đầu bây giờ, Thầy nói như thế này này. Cũng cái pháp Thân Hành Niệm, các con bảo: “Đưa tay ra!” Thì các con đưa ra đồng thời với tác ý, đó là Chánh Niệm Tỉnh Thức, tĩnh giác ở trên cái thân hành, vừa tác ý vừa đưa ra. Cái đó không phải là pháp Thân Hành Niệm.
Pháp Thân Hành Niệm ấy: “Đưa tay ra!” Cái tay chưa động địa gì hết. Cái lệnh nó bảo phải, cái thân này phải đưa cánh tay ra đó. “Đưa tay ra!” Thì nó lệnh nó rồi, cánh tay này từ từ đưa ra. Nó sai, coi như cái pháp Thân Hành Niệm là cái ông chủ mà sai cái đầy tớ làm. Sai rồi người đầy tớ mới làm.
Mà vừa sai mà vừa làm ấy: “Mày làm trong họng tao hả?” Con hiểu không? “Tao vừa nói cái, mày chạy mày làm. Mày làm đó, mày làm trong họng hả? Tao sai cho đàng hoàng rồi, mày làm cẩn thận chứ. Mày làm kiểu đó không cẩn thận, tao không chấp nhận mày làm đầy tớ của tao nữa đâu.” Con hiểu không? Đó là thành cái lệnh.
Cho nên nó mới có mười cái công đức Như Lai đó. Con thấy không? Cái lệnh mà. Lệnh truyền ra. Bởi vậy nó mới thành Như Lai Lực hoặc là nó trở thành Tứ Thần Túc. Dục Như Ý Túc ấy, muốn là phải làm: “Tao muốn là mày phải làm.” Vì vậy mà cái lệnh của mình.
Cho nên nhớ cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp tu lệnh, chứ không phải tu Tỉnh Giác Chánh Niệm nữa đâu, không phải tỉnh thức ở trên thân hành nó đâu. Nhưng mà cái lệnh: “Tao sai mày làm thì tao phải chú ý tao coi mày làm đúng hay không, chứ không phải tao sai rồi mày làm sao tao ngó chỗ khác đâu. Tao nhìn mày coi mày làm đúng không, cái kiểu tao bảo mày đó. Tao luôn luôn tao quan sát. Tao bảo: “Đưa tay ra!” Thì tao coi chừng coi mày đưa coi đúng không. Mày đưa trật là không được đâu.” Con hiểu không? Cái lệnh của mình mà. Mình muốn cho nó làm như vậy là mình phải coi: “Ờ, mày làm vậy được. Tao chấp nhận.”
(17:20) Cho nên khi mà mình biết: “Mày làm vậy, tao chấp nhận.” Thì cái hành động kế mình cũng biết: “Tao chấp nhận.” Vì vậy mà nó không có sơ sót. Còn mình làm lấy có đó, tức là mình sai theo cái kiểu tỉnh thức ấy, chứ không phải là cái kiểu mà mình sai đầy tớ làm đâu.
Cho nên vì vậy mình cứ bảo: “Đưa tay ra!” rồi cái mình đưa ra, mình chú ý để tỉnh thức trên đó. Không có được đâu! “Tao coi mày làm đàng hoàng, mày được cái lệnh tao bảo không. Do đó mày làm đàng hoàng thì được.” Như vậy, tao bảo mày: “Đưa tay vô!” mình đưa vô, rồi: “Tao coi thử coi mày đưa vô đúng không, mày đưa bậy là cũng không được nữa.”
Bởi vì cái này là cái Dục Như Ý Túc của mình. Mình muốn nó phải làm, mà làm đúng chứ không có được làm sai. Đó là cái pháp. Cho nên khi mà tu kỹ như vậy, không có hôn trầm, thùy miên, không có ai vô được hết đâu. Bởi vì tu kỹ quá mà. Sai nó bảo làm là: “Tao coi theo mày làm có được không. Mày làm không được, tao đuổi đó. Chứ không phải là đến đây làm công mà cái chuyện này mà mày muốn làm sao thì làm.” Con hiểu không? Đó là cái lệnh. Mình tu cái lệnh. Mình truyền lệnh rồi mình coi nó làm được hay không, rồi mới làm.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy! Thì trong lúc mình đi này, mình nói: “Chân phải bước!” Rồi bắt đầu mình: “Nhón gót lên!”
Trưởng lão: Mình giở nó lên.
Tu sinh Pháp Ngộ: Rồi mình ra lệnh, mình mới nhón. “Giở chân lên!” Rồi mình mới giở.
Trưởng lão: Giở.
Tu sinh Pháp Ngộ: Vẫn để hổng chân vậy?
Trưởng lão: Vẫn để hổng.
Tu sinh Pháp Ngộ: Rồi “Đưa chân tới!”
Trưởng lão: Rồi.
Tu sinh Pháp Ngộ: Lệnh xong rồi mình mới đưa?
Trưởng lão: Đưa.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nếu mà đưa nhanh trong lúc mình vừa đưa ra lệnh là không đúng?
Trưởng lão: Vừa đưa ra lệnh vừa đưa thì không đúng, sai pháp. Sai pháp. Cái pháp nào ra pháp nấy. Mình tu sai. Mình biết tu để nó trở thành cái lệnh, cái lệnh truyền. Nó trở thành Dục Như Ý Túc, mình muốn cái gì làm cái nấy, chứ không có… Cho nên trong khi đó, mình vừa muốn là cái thân và tâm mình nó phải làm. Mình chưa có ra cái lệnh như mình tác ý đâu.
Bây giờ tập thì mình tác ý đó, chứ còn khi mà nó xong rồi, nó Dục Như Ý Túc mà, ý mình muốn là cái thân nó phải làm, cái tâm nó làm. Bây giờ thí dụ như Thầy muốn nhập cái Tứ Thiền đi. Thì trong khi Thầy muốn như vậy, Thầy muốn nhập Tứ Thiền thôi thì nó phải tịnh chỉ hơi thở của Thầy liền.
(19:09) À, tự Thầy, ý Thầy muốn là nó làm, chứ không phải Thầy nói bảo. Cũng như Thầy tác ý ra như thế này: “Phải tịnh chỉ hơi thở Nhập Tứ Thiền cho Thầy.” thì Thầy ra lệnh như vậy còn thô lắm mấy con. Tới chừng đó thì trong đầu của Thầy nó muốn nhập Tứ Thiền. Nó vừa khởi thì cái thân của Thầy, cái tâm Thầy nó phải vô Tứ Thiền ngay. Con thấy nó nhanh như chớp đó. Bởi vì nhanh như chớp mắt mà.
Cho nên có ở trong Thanh Tịnh Đạo có một vị Thượng tọa đó. À, khi mà vị Thượng tọa nói, ở trong đó nó nhắc cái câu chuyện như thế này. Nó có con quỷ nó muốn chọc quê vị Thượng tọa đó chơi. À, cho nên vì vậy ấy, mà nó thọc tay, nó nắm cái đầu của cái chú thị giả của vị Thượng tọa đó. Thì ngay đó vị đó nhập định liền, thành hai cái hòn núi kẹp cái tay cứng ngắc của con quỷ.
À, câu chuyện nó nói nghe thì như vậy. Nhưng mà, sự thật nó không phải vậy đâu. Người ta muốn nói cái định mà nhập của cái người mà có Định Như Ý Túc ấy nó nhanh chóng, nó nhanh như chớp mắt ấy. Cho nên vừa thọc tay xuống là cái thành hai hòn núi liền. Phải nhập định nó mới có cái lực như vậy, mà không nhập định thì không làm được như vậy đâu.
Phải không? Mà nhập nhanh như chớp. Chứ người ta thọc tay vầy mà mình chưa định là sao? Còn bây giờ mình ngồi đây, rồi mình hết vọng tưởng, rồi mình mới nhập thì thôi cái chuyện đó chắc nó bắt cái thằng thị giả này nó lôi lên núi mất rồi. Có phải không?
Câu chuyện nói như vậy có nghĩa là nói huyền thoại chơi chứ không phải vậy. Nhưng mà nói sức nhập định ấy, cái quan trọng ở chỗ nhập định. Cho nên ở trong ý mình vừa muốn là nó làm mới gọi là Như Ý Túc. Nghĩa đủ ý muốn của mình liền, chứ không phải mình còn tác ý. Nhưng mà bây giờ mình học thì mình phải tác ý. Mình tu học thì mình phải tác ý ra.
Chứ còn cái kia tới chừng nó là Dục Như Ý Túc, nó muốn thôi chứ nó không tác ý nữa. Các con hiểu không? Đó, cho nên bây giờ đó, bây giờ mình giữ được cái thanh thản. Bởi vì cái Tứ Niệm Xứ mà cái tâm thanh thản, đó là cái chân lý. Mình đạt cái chân lý đó thì nó mới đủ cái thần lực đó. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là món ăn của Thất Giác Chi, mà Thất Giác Chi ấy tức là món ăn của Tam Minh. Phải không?
(21:05) Bởi vì cái năng lực của Giác Chi nó mới trở thành là cái lực của Tứ Thần Túc, Tam Minh. Mà Tam Minh thì Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh chứ gì? Tức là nói về Tuệ Như Ý Túc đó. Thì trong cái Tuệ Như Ý Túc thì nó có bốn cái Thần Túc của nó là Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Định Như Ý Túc rồi mới Tuệ Như Ý Túc. Con hiểu không?
Mà Thất Giác Chi nó là cái món ăn của Tứ Thần Túc này. Nếu không có Thất Giác Chi thì không có Tứ Thần Túc. Mà có Thất Giác Chi thì mới có Tứ Thần Túc. Mà không có Tứ Niệm Xứ thì không có Thất Giác Chi. Mấy con hiểu không? Nó món ăn là phải tập hằng ngày cũng như mình ăn cơm vậy đó. Đức Phật nói hay lắm, nó là món ăn. Mấy con đọc lại những cái lời Phật dạy, mấy con thấy cái bài kinh của Phật nó sắp xếp rõ ràng, cụ thể.
Cho nên bây giờ các con tu Tứ Niệm Xứ là mấy con thực hiện Thất Giác Chi. Nhưng mà khi Thất Giác Chi nó hiện đủ thì nó là Tứ Như Ý Túc. Các con thấy chưa? Mà Tứ Như Ý Túc là, cái bài pháp mà Thân Hành Niệm để mà thực hiện cho nó có Tứ Như Ý Túc ấy, thì nó rất là tuyệt vời.
Cho nên lệnh nó truyền: “Đưa tay ra!” Thì nó mới đưa ra. Phải không? “Đưa tay vô!” Thì nó mới đưa vô. Chứ nó không có đưa một lượt đâu. Nó không có tập tĩnh giác đâu, mà ở đây là tập cái lệnh. Cho nên cái lệnh nó rõ ràng.
Cho nên khi mà buồn ngủ, con bảo: “Hôn trầm, thùy miên không có vô đây nữa. Dập. Ở đây chỉ biết cái thân hành này mà thôi!” Thì “Đưa tay ra!” Đưa ra. Bây giờ nó đang buồn ngủ chứ gì? À, các con tác ý: “Hôn trầm, thùy miên đi ra khỏi đây! Cút! Không có được vô đây nữa. Đưa tay ra! Con đưa ra. “Đưa tay vô!” Bởi vì bây giờ nó buồn ngủ mà con la nhỏ nó buồn ngủ, la lớn nó mới chạy, con buồn ngủ, nó mới chạy.
Cái lệnh ấy làm cho cái buồn ngủ nó phải đi mất. Con hiểu không? Chứ không phải là mình chú ý cánh tay này. Các con chú ý đi, nó ngủ, nó vẫn ngủ đó. Mà cái lệnh đó mà buồn ngủ nó hết. Các con cứ la đi, rồi nó ngủ sao được? La hoài sao nó ngủ? “Cái ông gì mà la hoài, vậy tôi làm sao tôi ngủ?” Cái nó tức ở trong, nhưng mà la riết một hơi, nó tỉnh.
Tu sinh Pháp Ngộ: Nó tỉnh luôn đó, bạch Thầy.
(23:10) Trưởng lão: Nó tỉnh luôn. Nó tỉnh rồi tới chừng đó mấy con ngủ, nó không ngủ. Bởi nó tỉnh rồi. “Mày tới giờ ngủ, mày không ngủ, mày ráng mày chịu. Giờ thức là tao thức đó.” Nó nghe mình nói vậy, nó sợ lắm, cho nên nó lật đật nó lo nó ngủ. Chứ còn mà tới giờ, 2 giờ mà nó thức, mà nó còn lừ đừ đó. Nó tỉnh tỉnh mà nó mê mê, nó muốn ngủ đó, nó còn lười biếng đó. Lôi đầu nó dậy, chứ mà không khéo nó sẽ nằm đó, nó kéo dài tới 3 giờ nó chưa muốn dậy nữa, chứ đừng nói…
Phải sáng suốt, phải rõ ràng, phải cụ thể, giờ nào ra giờ nấy. “Tao cho giờ ngủ mà không ngủ, tỉnh thức cho được. Tại vì pháp Thân Hành Niệm. Tụi bây tỉnh thì ráng chịu. Tại hồi đó bây buồn ngủ, tao dùng pháp này tao truyền lệnh, thì bây giờ bây hết buồn ngủ. Thì bắt đầu bây giờ, giờ này tao cho ngủ thì phải ngủ, mà không chịu nghe thì một lát nữa 2 giờ là phải thức dậy, chứ mà nằm láng cháng là chết đó. Tao lăn một cái là rớt dưới đất một cái đùng cho mày chết.” Nó té xuống thì nó đau, nó phải hết chứ. Con hiểu chưa?
Mình phải chiến đấu với nó mới được, phải thắng nó mới được, chứ đừng có sợ. Thì thấy nó lừ đừ, lừ đừ, nó muốn nằm, nó không muốn dậy, lăn cho nó rớt xuống giường một cái đùng thử coi, nó chạy mất đó chứ. Không có chết đâu, mấy con.
(24:24) Cho nên tu tập là một cái cuộc chiến đấu. Mà đối với đạo Phật là, cái đối tượng của nó là tham, sân, si. Mình dẹp tham, sân, si mà tham, sân, si đến mình lại đầu hàng nó thì tức là mình thua rồi.
Tướng si, si là buồn ngủ, hôn trầm, lười biếng chứ gì, thứ đó thứ si chứ gì. Còn tham, tham ăn, tham uống, tham vui, tham này kia, nói chuyện tùm lum, tà la thì tham chứ gì. Các con thấy không? Ờ, sân thì nếu mà không đạt được cái mục đích của nó tham thì nó sân, có gì đâu.
Cái tham, sân, si, một đám tụi nó đó, nó nằm một đống ở đó rõ ràng à. Lúc nào nó cũng có thể hiện ở trong tâm của mấy con được hết, không có gì hết. Thì bắt đầu bây giờ cái thân của con đau là do sân chứ gì? Sân, cái thân con nó hiện ra cái tướng đau đó, chứ không ai đâu.
Cho nên khi bây giờ nó mỏi chỗ này, nhức chỗ kia, nó là tướng sân của nó ra, chứ ở đâu. Xả nó đi chứ không xả, mai mốt nó sân ầm ầm đó. Không, Thầy nói thật mà. Mấy con ai đau bệnh là mấy người hay bị sân hết đó, chứ đừng nói. Tướng sân nó hiện ra cái đau bệnh. Mà tướng tham thì nó ham muốn cái này cái kia, ăn uống rồi này kia, nó còn ham. Còn cái thứ mà si là nó ham ngủ, lười biếng.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con muỗi cắn là mình cũng sân à, bạch Thầy?
Trưởng lão: Ờ, lẽ đương nhiên là tức quá đập.
Tu sinh Pháp Ngộ: Mà nó ngứa quá là cũng sân?
Trưởng lão: Sân chứ sao. Mấy con mà lật đật đập nó là sân rồi chứ gì. Nhưng mà các con chưa thấy tướng sân của nó ra thôi, chứ mấy con đã sân rồi đó. Cho nên tất cả những cái điều đó đều là nằm trong tham, sân, si. Mà quét tham, sân, si rồi thì mấy con sẽ giải thoát.
Thầy nói đạo Phật dễ lắm. Tham, sân, si, thấy mặt nó ra, quét ra, đuổi ra. Mình có pháp Như Lý Tác Ý mà. Thành ra tu dễ dàng lắm mấy con. Thầy nói thật sự. Biết là không có cho nó lọt vô trong cái chỗ Tứ Niệm Xứ này được.
(26:04) Bởi vì mấy con trở thành một cái người lính gác thành coi bốn cửa thành. Mà đứa nào mà lọt vô đây thì quét ra hết, không có cho vô. Cái thằng gian thì đuổi đi hết, mà cái thằng hiền lành thì cho vô thành ở.
Chớ bây giờ mấy con quán nè. Quán thân bất tịnh, mấy con đuổi nó ra à? Ờ, quán thân bất tịnh để cho mấy con nhàm chán mấy cái dục chứ sao. Quán thực phẩm bất tịnh để cho mấy con nhàm chán ăn uống chứ gì? Vậy mà mấy con dẹp nó, rồi mấy con ham thích sao? Phải không? Mấy con thấy không? Có cái thằng thì cho vô thành mà có thằng thì không cho vô.
Tu sinh: Kính bạch Thầy. Bạch Thầy! Mà mình đang ngồi thế là muỗi nó cứ đến nó cắn. Thì bây giờ mình nói mà nó không ra thì đánh nó có được không ạ?
Trưởng lão: À, không, con. Nếu mà con sợ nó, con giăng mùng lên. Con sợ mà trả nghiệp nhiều quá nó bệnh thì con giăng mùng. Còn không nó xin chút ít máu, con bố thí có sao đâu. “Tao cho tụi bây lại đó. Tao cho, tao ngồi đây nè, tao không có hề. Ngứa tao cũng không có sợ đâu.” Cảm thọ mà! Con cứ ngồi để cho nó cắn một hơi nó đi mất hết, nó không có còn đâu. Con bố thí đã rồi cái nó đi. Bây giờ cho muỗi bầy đi nữa, nó cũng đi hết. “Cái ông này ngon quá mà! Ông là đại thí chủ.” Thì nó sẽ đi hết.
Bởi vì mình nợ nhân quả, con. Nợ nhân quả máu nó mới đến nó đòi đó. Mà mình lại giết nó là mình nợ thêm nữa. Nợ máu nó nữa. Cho nên cứ ngồi thẳng vậy đi. Đạo Phật mà! Chết bỏ mà! Thì lúc bấy giờ, các con sẽ trả cái nhân quả đó. Vui vẻ với nó đi! “Tao cho, tao trả nhân quả, tao bố thí tụi bây chút máu, tao không chết đâu mà sợ.” Rồi bắt đầu con cứ ngồi đi. Rồi nó sẽ, nó bu, nó cắn đã, nó no rồi cái nó đi hết. “Cho tụi bây rủ cả bầy vô đi, tao cũng không sợ đâu.”
Thật sự mà! Cái tâm của con, con bất động ấy, nó sẽ nhiếp phục được tất cả mọi chuyện. Ruồi, muỗi gì nó nhiếp phục được hết. Mà cái tâm dao động là mấy con trả hoài không hết. Bởi vì tâm nó tâm động là tâm nhân quả, còn cái tâm bất động là cái tâm chuyển nhân quả. Mà mấy con có chuyển nổi hay không, điều đó là cái điều mà cần. Cũng như là một cái cơn đau mà mấy con chuyển nổi là mấy con sẽ mát lạnh. Mà mấy con chuyển không nổi là mấy con gục đầu mà nằm xuống đó, rên nữa.
(28:11) Đó là những cái điều kiện mà tu tập mình phải thấy được trước cái sự mà chiến đấu với giặc sinh tử. Muỗi mòng hay hoặc này kia mà đến cắn, bò cạp này kia, rắn rết đồ, cứ ngồi, cho cắn đi, tao trả nghiệp. Nghiệp một đời nay trả hết, tao chuyển hết. Nhưng mà mình muốn trả nghiệp thì nó lại rút đi, nó không cắn. Còn mình sợ nghiệp thì nó lại bu vô nó cắn.
Tới rắn nó cũng, lơ mơ nó cũng cắn mình chứ đừng nói. Bò cạp nó nằm đó, thấy đó, kệ nó. Đừng có sợ. Các con ngồi im, nó đi. Mà các con láng cháng, các con sợ nó thì coi chừng đạp dưới chân nó cắn. Không có chạy đâu khỏi nó. Cắn sưng mình, cắn đau, suốt đêm ngủ không được. Thì bây giờ đau thì tao ngồi, tao đẩy lui, có gì đâu. Tao có nợ, tao trả. Có vậy thôi. Đừng có nghĩ mình giết nó hay hoặc là này kia, đừng có nghĩ. Mình cố gắng mình tránh thôi. Nhưng đừng sợ muỗi mòng gì hết.
Cho nên cái pháp của Phật, con biết nó nhiếp phục được muỗi mòng. Nó nhiếp phục được thời tiết nóng lạnh. Đâu có gì đâu mà phải lo. Vì vậy mà các con ngồi bất động như thế này: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra.” Rồi hít vô thở ra. Rồi: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh …” Cái thân mình bị muỗi cắn ngứa quá, cứ an tịnh đi. Đừng có thèm gãi, nó sẽ an hết. Mấy con làm nổi không?
Bởi vì khi muốn làm nổi nó thì mấy con phải nhiếp được trong hơi thở. Khi mà nhiếp chặt trong hơi thở rồi, nó mới không thấy. Còn mấy con nhiếp chưa được là mấy con bị thấy thôi, không làm sao mà khỏi thấy cái cảm giác đó. Cho nên Thầy dạy mấy con từng phút đưa cánh tay ra, từng hơi thở, tu từng hơi thở kỹ lưỡng, hẳn hoi cho có chất lượng. Thì khi mà chất lượng rồi, mấy con tăng lên tới ba mươi phút là mấy con đủ chiến đấu với giặc rồi đó.
(29:56) Ba mươi phút thôi! “Tao đánh tụi bây ba mươi phút, tao bắn.” Nghĩa là dùng cái vũ lực, mình ba mươi phút chiến đấu với nó thì giặc nào nó cũng chạy hết. Rồi nó bắn suốt ba mươi phút đâu phải dễ. Mà mình ôm pháp, mình chống lại nó ba mươi phút. Mình an trú trong ba mươi phút là cái cảm thọ nào cũng đi hết.
Thầy nói đừng có tu nhiều. Cái này là những cái pháp nó tu để mình đối trị với những cái ác pháp thôi. Cho nên đâu phải cái pháp đó mà dẫn mình đi đến cái giải thoát đâu, mà nó đẩy lui chướng ngại pháp để đem lại cái sự giải thoát cho chính mình mà.
Cho nên cái mục đích mà đạo Phật ra đời không có nghĩa là dạy chúng ta cầu cúng Thần Phật, Bồ Tát phù hộ mình. Mà đạo Phật ra đời cũng không dạy chúng ta luyện thần thông phép tắc, không phải dạy chúng ta học Tam Minh đâu. Mà dạy…(30:52)
HẾT BĂNG