2004 - THỌ BÁT QUAN TRAI 02 - CÁCH TU TẬP CÁC LOẠI ĐỊNH

2004 - THỌ BÁT QUAN TRAI 02 - CÁCH TU TẬP CÁC LOẠI ĐỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 2004

Thời lượng: [45:40]

1- NHÌN ĐỜI BẰNG ĐÔI MẮT NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: Cho nên cái vấn đề mà thấy ác thì mấy con không bao giờ có giận ông ta, thì cái tâm sân của mình đâu còn có nữa mấy con. Bởi vì nó thiện ác mà. Mà khi tâm sân của mình không có, là mình chuyển được cái nhân quả của mình chứ gì? Thay vì mình tức giận chứ gì? Mình tức giận, tức là mình bị nhân quả. Còn mình thấy nhân quả thiện ác, cho nên lòng mình không có giận nữa. Rồi từ đó mới các con tập lòng thương yêu của mình, Tứ Vô Lượng Tâm đó. Tâm từ vô lượng đó, mình thương yêu người ta. Người ta đang ở trong ác pháp, tại sao chúng ta không thương họ? Cho nên từ cái lòng thương yêu của mình, ngay đó mình xả cái tâm mình rất dễ là không giận ông ta nữa. Đó là cái thứ nhất.

Mấy con nhìn cuộc sống của mấy con bằng nhân quả, đừng nhìn nó bằng sự đúng, sai, phải, trái. Các con nhớ câu nói đấy chứ gì? Thì các con sẽ có sự giải thoát bằng cái tri kiến của các con gọi là tri kiến giải thoát. Các con nghe đức Phật dạy mình niệm năm thứ hương không? Giới Hương, Định hương, Dữ Huệ hương, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến hương. Có phải cái Giải Thoát Tri Kiến Hương là sau cùng chứ gì, phải không? Bây giờ con có tu Giới nè, tu Định nè, tu Tuệ nè, phải không? Các con tu ba Giới, Định, Tuệ nè. Ba cái lớp này nè thì nó không ngoài, không hoàn toàn, nó không ngoài ra cái tri kiến giải thoát của mấy con. Cho nên cây hương cuối cùng gọi là tri kiến giải thoát, có phải không? Vậy mà tri kiến giải thoát là gì? Là sự hiểu biết giải thoát.

Bây giờ Thầy dạy con ở trong Chánh Kiến là con phải hiểu biết đúng cái Chánh Kiến là các con, tâm các con không có giận hờn, phiền não. Tức là muốn, con mà được giải thoát bằng cái tri kiến hiểu biết đó, là phải thấy mọi sự việc, mọi hoàn cảnh, mọi các pháp, tác động đến với con, đều là thấy nó là nhân quả. Là có cái nhân thì phải có cái quả, mà nhân quả thì nó phải thiện ác mấy con, có phải không? Do thấy nhân quả thiện ác, thì mấy con sẽ không đau khổ, mà mấy con chuyển được nhân quả, làm cho cái quả khổ đau của mấy con sẽ hóa giải được. Người ta chửi con, con không giận, tức là con chuyển được nhân quả mình rồi đó, các con hiểu chưa?

2- ĐỊNH VÔ LẬU

(1:42) Rồi bây giờ đó, tới cái giai đoạn mà để cho mấy con chuyển được cái nhân quả của cái cơ thể. Bây giờ chuyển đó là chuyển, thấy bằng cái tri kiến của mấy con rồi. Thì tức là mấy con thấy nhân quả rồi, thì cái tâm của mấy con nó không còn đau khổ nữa. Khi mà các con thương nhớ một cái người thân mình mất, mình đau khổ, mình khổ sở, mình mất người thân mà. Như cha mẹ mình mất, mà mình làm sao mình không đau khổ, nhưng mình thấy đây là nhân quả.

Bây giờ nhân quả như thế nào? Hoặc là cha mẹ mình vay nợ mình, mình mới làm con ông ta. Hoặc là ông ta vay nợ mình, hoặc là mình vay nợ ông ta, cho nên mình làm con ông ta, để cho mình phải hiếu hạnh, phải đối xử với ông ta, phải thương xót ông ta như thế này, thế khác. Đó là nhân quả mà mấy con. Có nhân quả mới gặp nhau, chứ không nhân quả làm sao gặp nhau làm cha con, chồng vợ được, đó là nhân quả. Cho nên cái hiểu biết nhân quả là cái hiểu biết đúng, không sai.

Còn cái hiểu biết đúng, sai, phải, trái, cha mình, con mình, mình thương mà người khác mình không thương. Đó là mình hiểu cái cá nhân, cái ngã, bản ngã của mình, cái của mình chứ không phải là của người khác. Cũng như cha của mình, mẹ của mình mình thương, còn cha mẹ người khác chết mình không thương, mình không khóc. Thì như vậy rõ ràng là mình sống trong cái bản ngã, cái ngã, chứ không phải là cái không ngã. Còn nhân quả thì nó hoá giải cái ngã này, nó không còn có nữa. Cho nên cha mẹ mình, mình cũng bình thường, chết đây là mình thấy các pháp đều vô thường mà. Mà vô thường thì cha mẹ phải tới cái giờ, ngày giờ đó cái nhân quả hết, thì phải chết thôi. Chứ tại sao mình lại khóc. Khóc phỏng (làm) ông bà có sống được không? Làm cho mình đau khổ, có lợi ích gì đâu.

Cho nên cái tư duy đó, nó làm cho các con không có đau khổ về cái tình thương của mấy con, phải không? Đó là cái thứ nhất mấy con phải dùng cái tri kiến. Hằng ngày mấy con đem cái tri kiến này ra mấy con tư duy, suy nghĩ trên cái sự việc làm cho mấy con đau khổ. Rồi mấy con sẽ nhìn nó bằng nhân quả, thì mấy con sẽ thấy nó hết đau khổ. Đó là cái pháp thứ nhất mà Thầy gọi, mấy con gọi là Định Vô Lậu. Nó làm cho các con không có lậu hoặc, đó là cái mấy con cần phải tu.

3- QUÁN THỰC PHẨM BẤT TỊNH

(3:50) Nghĩa là hằng ngày có sự việc gì đó, thì các con đưa nó thành một cái đề tài. Đề tài ra các con suy nghĩ. Cũng như một người ta cho các con cái dàn, cái đề tài để mà làm bài văn, bài luận văn vậy đó. Thì các con sẽ từ ở trên cái đề tài đó mà các con luận ra. Thì cái này luận ra bằng cái hướng, bằng cái hướng luận của nó là bằng cái hướng luận nhân quả. Luận cái đề tài đó bằng nhân quả. Bất kỳ những cái sự kiện gì xảy ra thì các con đưa nó thành một cái dàn bài, thành một cái đề tài, cái đề bài để mấy con luận nó ra làm thành một cái bài luận, thì cái bài luận đó, buộc lòng các con phải suy nghĩ. Các con từ cái chỗ mà suy nghĩ đó, các con sẽ trở thành một cái người có đầy đủ tri kiến, mà tri kiến ở trong nhân quả. Thì nó là cái hiểu biết, giúp cho các con được giải thoát, làm cho thân tâm của các con bình an không có còn đau khổ nữa. Đó là cái pháp đầu tiên mà gọi là cái pháp đó là Định Vô Lậu. Các con nhớ.

Bây giờ các con ngồi không thì các con đưa ra một cái đề tài. Bây giờ, thí dụ như các con thấy cái tâm mình sao mà nó chưa tới giờ ăn mà nó thích hoặc là nó thích cái món ăn đó ngon. Nó ưa cái món ăn đó, các con bị cái dục rồi. Thì các con đưa cái đề tài, cái đề tài cái món ăn ra, các con sẽ quán thực phẩm bất tịnh chứ gì? Các con tư duy nó bất tịnh chứ gì? Nó thiu, rồi nó hôi, nó chua, nó chát, rồi nó mốc meo lên, thì dòm cái món ăn đó hết muốn ăn, nó thấy gớm quá. Đó, làm cho mấy con nhàm chán cái món ăn, làm cho mấy con không muốn ăn, do đó gọi là quán bất tịnh, quán thực phẩm bất tịnh.

Nó làm từ đó, sáng con cũng hổng cần thức ăn, ăn để sống chứ còn bây giờ không có thích ăn nữa. Còn nếu mà các con không quán như vậy đó, thì các con bị ức chế. Nếu mà các con tu theo Thầy, sống như Thầy, tức là mình sẽ ăn ngày một bữa chứ gì? Thì các con bị ức chế. Ép buộc nó ăn một bữa, nhưng mà sáng muốn ăn, chiều cũng muốn ăn, mà cứ ráng chịu đựng. Còn cái này Thầy quán thực phẩm bất tịnh, nó làm cho Thầy nhàm chán, Thầy không thích ăn. Mà Thầy không thích ăn thì còn ức chế nó đâu? Cho nên tự nó, nó đã thanh tịnh nó rồi.

Cho nên ngày ăn bữa là tại Thầy nhìn thấy thực phẩm bất tịnh. Vì ăn để sống chứ không phải còn thích ăn nữa. Còn các con ăn còn thích cái món này ngon, cái món kia dở, còn thích. Bữa nào món ngon thì ăn nhiều nhiều, mà món dở thì ăn ít, đó là con bị dục, con hiểu không? Cho nên, vì vậy mà khi quán thực phẩm bất tịnh, đó là cái tư duy đó nó làm cho các con đã xa lìa cái dục, cái dục ăn. Đó là cái lợi ích cho mấy con. Đó là cách thức tu mà. Tu như vậy nó mới có lợi ích.

4- QUÁN THÂN TÂM VÔ NGÃ

(6:16) Rồi cái thân của mấy con, mấy con thấy sao nó hay giận hờn, thì mấy con quán cái thân nó, quán thân vô ngã, thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Các con tư duy suy nghĩ, tại sao nó của ta mà tại sao chúng ta sai nó không được? Nó bệnh chúng ta bảo nó hết bệnh không, mà gọi là của mình, phải không? Nó chết mà tại sao chúng ta bảo nó đừng chết mà tại sao nó chết? Như vậy nó của ai chứ đâu phải là của mình? Của mình thì phải biết nghe chứ. Như vậy rõ ràng thân này không phải của mình đâu.

Và vì vậy mà các con không có chấp nó, cho nên người ta chửi mình, thân này đâu phải của mình đâu mà mình giận. Các con chỉ cần nhớ như vậy là đủ. Thân này đâu phải của tao đâu tao giận. Mày chửi cái thân này chứ mày đâu phải chửi tao. Cho nên vì vậy mấy con không giận. Từ cái tư duy đó mà mấy con được giải thoát, đó gọi là Định Vô Lậu.

Mà nếu mà các con triển khai được cái tri kiến này, mọi pháp đụng đến con là cái tri kiến nó đã hóa giải từ ở bên ngoài tâm. Nó không tác động vô tâm con được, tâm con không phiền não nữa. Mà tâm con không phiền não, thì thân con có bệnh không mấy con? Cái người mà hay giận hờn, phiền não là cái người dễ thân bệnh lắm mấy con. Còn cái người mà không giận hờn, luôn luôn thanh thản, an lạc thì cái thân người đó không bệnh đâu. Thầy nói thật sự. Tại vì Thầy không bệnh là tại vì Thầy không giận hờn. Còn mấy con bệnh đau là mấy con cứ hở chút là giận, hở chút hờn thì nó phải bệnh đau chứ sao. Nó ảnh hưởng cái tâm, nó ảnh hưởng cái thân ghê gớm lắm.

5- GIỚI LUẬT NGHIÊM CHỈNH MỚI LÀM CHỦ ĐƯỢC SANH GIÀ BỆNH CHẾT

(7:27) Rồi ngủ không được, ăn không được. Còn Thầy bảo ăn thì phải ăn, là tại vì Thầy làm chủ cái ăn mà. Thầy bảo ngủ là phải ngủ. Còn mấy con có khi nằm ngủ cả giờ đồng hồ không chịu ngủ, cứ trăn qua trở lại. Rồi nghĩ chuyện tầm bậy, tầm bạ nữa chớ phải là nằm đó yên đâu. Như vậy mấy con phải mệt nhọc. Mệt nhọc thì nó sinh bệnh, có phải không? Còn Thầy, bảo ngủ thì nó nằm ngủ queo, bảo thức thì nó thức. Tại vì cái người tu sĩ mà đạo Phật làm chủ cái ăn, cái ngủ thì mới làm chủ được bệnh tật, làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Ăn ngủ mà không làm chủ, thì thử hỏi mấy con làm cái gì mà được, có phải không?

Đó! Thì mấy con thấy cụ thể rõ ràng. Ăn bây giờ nó muốn ăn, bây giờ trưa nay mày không ăn, tao không cho mày ăn, được không? Dễ lắm, phải không? “Trưa tao cho mày ăn, mà mày ăn mà no quá tao cấm không có được. Ăn vừa thôi chứ mày ăn phát ách thì không được. Chứ mày đừng nghĩ mày ăn một bữa, mày ráng mày ăn thì không được”. Thì do đó mình cho nó ăn điều độ, đúng, không cho nó ăn nhiều, mà cũng không cho ăn ít. Bữa nào đồ dở nó ăn ít, “mày phải ráng ăn. Không ăn tao quậy nước tao đổ”, thì nó cũng phải ráng thôi. Nhưng mà sự thật ăn ngày một bữa không bao giờ có cái gì mà nó ăn dở, phải không? Bởi vì cơ thể nó đói con, cái gì ăn nó cũng ngon hết. Còn mấy con ăn ba bữa thì có bữa ăn dở lắm, mà đồ ăn không ngon là kể như là không ăn. Bởi vì nó ăn ba bữa nó thừa rồi. Cho nên nó muốn ăn cái ngon, tức là nó chạy theo dục, con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy mà sự tu tập của đạo Phật, là ngay từ cái chỗ đời sống chúng ta, chúng ta làm chủ được, thì chúng ta sẽ làm chủ được cái bệnh, cái chết của chúng ta cụ thể. Nó đi từng bước con. Con tu tập như vậy nó làm chủ cái đó. Mà con tu tập cao nữa, nó làm chủ cái cao nữa, chứ nó không phải là ở chỗ này đâu. Cho nên bây giờ mấy con mới tu, mấy con muốn làm chủ được như Thầy, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, mấy con nằm trong mơ, chứ làm sao có được cái chuyện này.

Bây giờ cái ăn con chưa làm chủ được mà con đòi làm chủ cái này. Cũng như bây giờ các con thấy nè, cái ăn mấy con còn ăn ba bữa mà mấy con cứ nói ngồi thiền nhập định. Trời đất ơi cái chuyện này, định của mấy con là định mơ, định tưởng chứ làm sao mà có thật. Mấy con dù mấy con ngồi ba, bốn tiếng đồng hồ, nhưng mà cái định của mấy con là định ma chứ định gì. Khi mà cái đời sống của mấy con, giới luật mà ăn ngày một bữa mấy con chưa làm chủ, thì cái định này nó có làm chủ được cái gì? Chỉ ngồi chơi vậy thôi. Khoe cái tướng ngồi của mình cho người ta biết là ngồi chơi, chứ nó có lợi ích gì.? Thầy nói thẳng, nói thật đó mấy con Thầy biết mà. Thầy đã thực hiện thiền định của Đại thừa và Thiền Đông Độ quá, chín năm trời Thầy tu như sắp chết Thầy, mà đâu phải ít đâu. Thầy biết rất rõ nó quá.

6- NHỮNG LƯU Ý KHI QUÁN THỰC PHẨM BẤT TỊNH

(10:04) Cho nên nó không phải đâu, mà chính bây giờ Thầy quán thực phẩm bất tịnh, Thầy ăn ngày một bữa rất dễ, không bị ức chế. Bởi vì Thầy sợ nó quá, hễ nghĩ đến thực phẩm mà nó thiu là Thầy bắt ớn, hết muốn ăn. Đó là những cái kết quả của sự tu tập thực tế. Nhưng Thầy không quán quá sức, Thầy quán mà tới cái độ mà nó bốc lên cái mùi thối. Nghĩa là bây giờ không có cái món ăn ở đây, mà Thầy quán nó bốc lên cái mùi mà thiu, thì cái tưởng mà kêu là cái hương tưởng, nó xuất hiện ra. Rồi cái không có cái món ăn thiu đây mà nó hiện ra cái hình ảnh, cái dĩa món ăn thiu, thúi, mốc meo. Nó hiện ra rất rõ như là cái dĩa đó để trước mặt. Đó là đã thấm nhuần được quán thực phẩm bất tịnh qua cái tưởng rồi.

Nhưng mà Thầy quán đến mức độ này chắc là Thầy sắp chết, Thầy ăn không nổi. Không có lúc nào, Thầy cứ hễ nhìn đồ ăn là nó bắt đầu nó thấy nó thiu à. Mặt dù không có cái gì, cái chén cơm Thầy nó không thiu mà Thầy thấy nó mốc meo hết. Nó tự nó, cái tưởng nó thực hiện ra, Thầy hết dám ăn, Thầy sẽ chết đó con. Cho nên Thầy quán đến cái chỗ nó nhàm chán thôi, Thầy dừng lại, chứ không dám quán tới sâu đâu, quán tới đó là sợ lắm đó mấy con. Các con nghe người ta quán xương trắng không? Khi một người đi ngang mà người ta tưởng xương trắng, thấy cái người đi đó là bộ xương đi mấy con. Ghê gớm lắm! Sợ lắm đó.

Cho nên trong cái vấn đề mà tu tập của đạo Phật, là phải có một một người tu chứng hướng dẫn. Chứ Thầy dạy mấy con quán thực phẩm bất tịnh. Mấy con quán riết, bắt đầu cái tưởng của mấy con thực hiện ra được rồi. Chừng đó mấy con hết muốn ăn rồi, thì ít hôm cái cơ thể của các con còn uống nước sống. Nếu không thì bắt đầu nó còn như cái que tăm, đi cái gió nó tấp, nó muốn té và vì vậy mấy con sống không bao lâu đâu. Mượn cái thân này để tu tập, cho nên chúng ta phải quán tới cái mức độ đó thôi. Đừng có còn tham ăn nữa mà thôi, đừng có chạy theo dục nữa thôi, thì dừng lại không tu nữa. Để chúng ta mượn cái thân còn ăn được bữa sống rồi thì chúng ta mượn cái thân này tiếp tục tu, tu đến giải thoát.

Bởi vì còn cái thân là còn ý thức, còn dùng phương pháp tác ý. Mà khi mà tác ý, nó thành một cái nghiệp không tham, sân, si, tức là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Khi mà nó toàn thiện nó hiện ra rồi thì cái tham, sân, si; cái nghiệp mà tham, sân, si; cái nghiệp mà tái sanh luân hồi này nó sẽ chấm dứt rồi. Thì lúc bấy giờ, chúng ta có đủ thần lực muốn sống là sống, muốn chết là chết, muốn nhập định nào là nhập định nấy. Đó là cái lực thanh tịnh của thân tâm chúng ta do ly tham, sân, si mà có. Mà muốn ly tham, sân, si thì phải tu Tứ Niệm Xứ.

7- BỐN GIAI ĐOẠN TU TẬP TỈNH THỨC KHI ĐI KINH HÀNH

(12:21) Bây giờ Thầy nhắc tới về Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Ai cũng có cái này hết, không có người nào mà không có. Nhưng cái có của mấy con, có trong vòng một phút là cao. Sau một phút đó thì có niệm khác, sau một phút đó thì ngồi phải nhúc nhích thân chứ không nó mỏi, có phải không? Mấy con hổng được kéo dài nó lâu đâu. Tức là chân lý của mấy con, cái chân lý giải thoát đó nó không được trường tồn với mấy con. Nó chỉ trong một, năm, mười giây, hoặc là một phút, hoặc là năm phút là cao lắm, nó không lâu nữa đâu. Do nó muốn bảo vệ cái chân lý đó, nó phải đi từng các pháp. À các pháp, bây giờ các con phải tập đi kinh hành mấy con. Mấy con nhớ đi kinh hành, đi Chánh Niệm Tĩnh Giác như thế này.

Thầy dạy mấy con, các con đứng đây, bắt đầu các con khởi sự. Các con đi kinh hành các con nhắc trước, tác ý dẫn nó trước: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, các con sẽ bước đi. Bước đi, các con bước. Mỗi bước đi các con đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Đúng 10 bước thì các con tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi các con tiếp tục bước đi. Các con tu 30 phút. 30 phút thôi, nghe không? Chứ đừng có tu nhiều.

Sau đó thì khi mà các con tu tập được như vậy, trong 30 phút mà các con tác ý như vậy, mà không có một niệm gì trong tâm các con khởi ra trong khi đi kinh hành, thì các con lại thay đổi. Đừng tu cái pháp này nữa mà tiếp tục tu. Thì các con thay vì đứng các con tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Thì các con đứng, các con tác ý như thế này: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi các con đứng các con hít vô thở ra. Đếm đúng 5 hơi thở rồi các con đứng, các con ngưng hơi thở lại. Các con tác ý tiếp: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi các con đi 10 bước đứng lại, rồi các con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi các con hít vô thở ra, đếm đúng 5 hơi thở, rồi các con tác ý đi kinh hành. Và cứ như vậy tập, đó là giai đoạn 2 của Chánh Niệm Tĩnh Giác, các con hiểu chưa?

(14:21) Bây giờ tới giai đoạn 3 của Chánh Niệm Tĩnh Giác, thì các con tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, các con đếm đúng 10 bước. Rồi bắt đầu bây giờ các con không đứng, mà cái con ngồi xuống, ngồi xuống khoanh chân kiết già đàng hoàng, các con hiểu chưa! Rồi bắt đầu các con mới nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi các con hít vô thở ra 5 hơi thở. Rồi các con đứng dậy. Rồi đứng dậy xong, rồi các con tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi các con đi đúng 10 bước. Rồi các con lại ngồi xuống, phải không? Ngồi xuống, rồi bắt đầu ngồi thẳng lưng đàng hoàng, rồi cái con nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là giai đoạn tỉnh thức thứ ba.

Để tập làm gì? Để tập rèn luyện nghị lực. Bởi vì 10 bước rồi ngồi xuống hít thở, nó nhọc nhằn lắm mấy con. Mà mấy con chịu đựng được cái nhọc nhằn này thì các con có nghị lực. Cái phương pháp rèn luyện nghị lực. Bởi vì trên con đường tu, mấy con sẽ gặp những cái khó khăn. Mà các con không nghị lực thì mấy con không vượt qua cái khó khăn.

Như bây giờ cái thân con đau, mà nếu mà con không nghị lực, thì con dựng thân con ngồi con chịu không nổi đâu, con hiểu không? Mà khi đau, mà con dựng thân nổi là con người có nghị lực. Mà không rèn luyện nghị lực, làm sao mấy con có nghị lực, mấy con chịu với nó nổi, các con hiểu chưa? Đó, đó các con thấy chưa? Đó là những cái phương pháp rèn luyện nghị lực, nhưng mà nó ở trong tỉnh thức mấy con. Cái tỉnh thức cao chứ không phải là thấp đâu.

Rồi bắt đầu bây giờ cũng từ cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác này, đi kinh hành này nó sẽ thay đổi. Bây giờ nói tới cái cái giai đoạn thứ tư của nó là gọi là pháp Thân Hành Niệm kiên cố như cổ xe, phải không? Thầy nói giờ các con lưu ý nè, mai mốt tập rồi có dịp Thầy chỉnh lại coi có sai hay không nữa, chứ không cái nó sai.

Bây giờ đó thì các con, thí dụ các con đứng dậy, mà để cái cánh tay mà đi nhúc nhích vầy. Thì hồi nãy là con đi con nhúc nhích, con đâu có gói cánh tay con kỹ đâu, thì tức là nó có động cánh tay con. Cho nên ở đây là tới các giai đoạn thứ tư của nó thì các con phải gói chặt hai cái tay. Để cái tay trái sau lưng con tác ý: “Tay trái để sau lưng”, thì con đưa cái tay trái sau lưng. Đây là pháp Thân Hành Niệm. Nó tác ý trước, nó ra lệnh trước, mỗi hành động nó làm sau: “Tay mặt để lên tay trái”, để ra sau lưng, hai tay con gói chặt, tức là đi không nhúc nhích rồi mấy con.

Bây giờ đó các con bảo bước đi, thì các con không phải là dở chân bước đi nữa. Một cái bước đi các con nó có nhiều hành động trong đó rồi. “Dở gót lên”, tức là các con sẽ dỡ gót lên. Hai tay con gói chặt ra sau lưng rồi thấy không?. Coi như là chắp tay sau lưng rồi đó, là cái tay không cục kịch rồi đó. Bây giờ theo hành động mà con truyền lệnh nó. Thí dụ như chân trái con bước trước thì con bảo: “Giở gót lên chân trái dở gót lên!”, thì con dở lên: “Giở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống!”. Đó là một bước đi của mấy cái lệnh của nó ở trong đó. Mỗi lệnh là một hành động của nó chứ gì? “Chân mặt bước, dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống!”, rồi tiếp tục chân trái mà đếm đúng 10 bước như vậy thì các con sẽ tác ý ngồi.

Muốn ngồi thì các con, các con đứng hai cái tay nó còn vầy thì làm sao các con ngồi được phải không? “Buông tay mặt thỏng xuống, buông tay trái thỏng xuống”, Từng hành động, từng cái ra lệnh nó, rồi mới làm xuống. Rồi bắt đầu các con bảo: “Tay trái đưa lên, tay phải đưa lên!”, để cái thế mình ngồi xuống cho nó vững vàng, phải không? Rồi bắt đầu bảo ra lệnh: “Hai chân co ngồi xuống!”, thì hai cái chân co ngồi xuống. Cái tay trái, tay mặt nó đưa để nó làm cái thế vững, để cho nó không té. Sau khi mà ngồi xuống rồi, ngồi chòm hỏm xuống rồi thì bảo: “Cái tay trái đưa ra sau lưng chống, tay phải đưa ra sau lưng chống, hạ mông xuống!”, mình hạ mông mình xuống, phải không?

Rồi bây giờ mới tác ý chân mặt: “Chân mặt duỗi ra, rồi chân trái co lại!”, rồi lần lượt tréo lên. Thì lần lượt những cái tác ý tréo lên, hai chân tréo lên ngồi kiết già đàng hoàng. Rồi hai cái tay chống này, để cái tay mặt để vào, tay trái để vào rồi tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. “Hít!” bắt đầu hít vô, “Thở!” thở. Mình tác ý nó rồi mới thở. Rồi hít, thở đúng năm hơi thở. Rồi bắt đầu mới từ cái tay trái mới bung ra, tay mặt bung ra chống sau lưng. Rồi hai chân này mới từ dở cái chân này ra, rồi dở cái chân kia ra, co lại. Từng hành động tác ý co lại, rồi bắt đầu mới chống, mới ngồi dậy.

À các con đi từng hành động, ngồi dậy rồi mới bắt đầu tiếp tục lại đi kinh hành. Hai tay gói ra sau lưng, rồi mới chân trái dở bước. Nó trở lại cái chu kỳ cũ, tức là cái cỗ xe Thân Hành Niệm bắt đầu nó quay. Mà khi tập nó thuần, nó quay rồi, nó quay đều đặn lắm. Do đó mấy con đã tập được cái pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác hay là Thân Hành Niệm trong Chánh Niệm Tĩnh Giác.

8- BỐN THẦN TÚC - THẦN THÔNG CỦA PHẬT GIÁO

(19:03) Cái pháp đó nó có 10 thần lực. Tức là mười công đức Như Lai, nó sẽ thực hiện Tứ Thần Túc. Cái pháp này mà tu tập thì nó có đầy đủ 10 thần lực của nó. Đó thì, đó thí dụ như bây giờ đó con tu trời mà nóng nực, trời nóng nực, rất là nực. Con ôm pháp đó là con nhiếp phục được trời nóng không còn nóng, không còn nực nữa. Trời lạnh con mặc chiếc áo mỏng như Thầy, vẫn tác ý trên pháp đó, trời không còn lạnh nữa. Nó nhiếp phục được thời tiết, nó nhiếp phục được muỗi mòng. Trong cái Chùa này muỗi rất nhiều, các con tu một hơi thì muỗi đi mất hết, không có muỗi vô nữa.

Cái từ trường của các con trên cái pháp đó nó toả ra, nó làm cho những cái loài vật, nó không có tác động vào con, nó không có cắn con. Muỗi nó cũng không có, mà những kiến, những con vật xung quanh con nó cũng không có nữa. Mà các con tu đúng, chứ còn tu không đúng thì cái từ trường con nó phóng ra không có, không đủ, cho nên nó phải có. Mà cái pháp đó nó hay như vậy, nó nhiếp phục được sự sợ hãi, nó làm cho những cái vật khác làm cho con sợ hãi. Như trời sét, trời gầm hay hoặc là giông mưa, bão tố gì nó nhiếp phục hết. Nó làm cho con rất an ổn mà không có động địa đến con được.

Đó thí dụ như bây giờ đang cái cơn sóng thần đi, mà cái người ôm pháp Thân Hành Niệm là sóng thần dừng lại đó. Cái quy luật của nó như vậy đó, mấy con thấy đó. Bởi vì nó là Tứ Thần Túc mà, nó như thần mà, cái pháp đó nó mới thực hiện được. Bởi vì con thấy, tác ý là cái lệnh nó rồi, nó trở thành cái lệnh của nó rồi, chứ không phải. Cho nên Dục Như Ý Túc, con muốn cái gì là nó làm theo cái nấy.

Con có nghe ông Châu Lợi Bàn Đặc không? Ổng thực hiện Tứ Niệm Xứ nó thanh tịnh, nó sung mãn rồi, ổng bảo. Khi mà đức Phật mọi người đều đi thọ trai có một người mời mà. Nhưng mà ông không có đi thọ trai, ông ở trong khu rừng có mình ông. Ổng khi mà mọi người đi thọ trai các tu sĩ đi thọ trai hết, còn mình ông. Ông mới, ông thử coi cái lực của mình coi có phải là Dục Như Ý Túc không, như cái ý muốn mình được không? Ổng bảo: “Cái thân này phải biến ra 1000 thân mà ngồi khắp cái rừng này cho ta”. Ổng chỉ ra lệnh vậy thôi. Thì ổng ra lệnh rồi, thì dưới gốc cây nào cũng đầy ông Châu Lợi Bàn Đặc ngồi đầy hết. Tại sao ông có thần lực như vậy mấy con? Cho nên trong lúc đó thì đức Phật đang thọ trai ở nhà của người cư sĩ. Đức Phật biết ông Châu Lợi Bàn Đặc đã chứng đạo, mới nói, với sai cái người, người chủ nhà đó: “Ông hãy đến cái khu rừng mà chỗ đức Phật ở đó, hãy gọi ông Châu Lợi Bàn Đặc về thọ trai, đức Phật gọi”, hãy gọi ông về thọ trai.

Thì đức Phật biết ông ở đây ông thị hiện thần thông cái kiểu này rồi. Thì cái ông mà cư sĩ ông chạy đến ông đến cái khu rừng của đức Phật thì ông thấy đâu phải có mình ông Châu Lợi Bàn Đặc, mà ngồi đầy rừng hết. Ổng không biết làm sao gọi cái ông nào, nhiều quá, 1000 ông lận mà chứ đâu phải ít. Ổng chủ nhà đó ông mới chạy về mới trình với đức Phật. Nói: “Con đến khu rừng đâu có ông Châu Lợi Bàn Đặc, mà bây giờ 1000 ông, bây giờ biết kêu ông nào”. Đức Phật nói bây giờ ông đến cái đầu cửa rừng đó, ông kêu như thế này: “Ông nào Châu Lợi Bàn Đặc, hãy vâng lệnh Phật đi thọ trai”. Thì bao nhiêu ông Châu Lợi Bàn Đặc nó mất hết, chỉ còn có một ông ôm bình bát, mang cái túi bát đi ra. Đó là ông Châu Lợi Bàn Đặc đi ra thất (khất thực). Con thấy không? Đó là Dục Như Ý Túc, thần túc mà, gọi là Thần Túc Thông đó. Thì chỉ có cái tâm chúng ta hết tham, sân, si thôi thì nó có.

(22:18) Bây giờ đó nhờ cái thần túc, nhờ cái định thần túc này mà chúng ta nhập các định. Muốn nhập định nào thì chúng ta cũng ra lệnh. Mà cái pháp Như Lý Tác Ý hồi nãy Thầy nói: “Giở gót lên, dở chân lên” là tập cái lệnh đó mấy con. Cái lệnh đó nó trở thành lệnh đó, các con hiểu chưa?

Cho nên, tại sao mà chúng ta tu tập lại là: “Giở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống”. Bảo đâu hành cái thân nó phải làm theo cái nấy, các con hiểu chưa? Tại vì mình tập cái lệnh để cho nó trở thành cái lệnh Tứ Thần Túc. Cho nên nó mới trời nắng nó nóng nực, nó nhiếp phục hết không có nóng nực. Cái người tu không có nóng nực mà ngoài kia người ta đổ mồ hôi gần chết. Người ta nực quá, nóng quá, nhất là miền Trung.

Thế mà cái người mà tu pháp đó thì không còn nóng được gì hết. Thời tiết nó nhiếp phục hết, nó thích nghi. Cái cơ thể nó thích nghi nó không còn nóng, nó mát rượi. Các con thấy không? Đó là một cái vi diệu của Phật Pháp mà người ta không ngờ, người ta không ngờ. Thầy biết tất cả những cái pháp đó là cái pháp vi diệu. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta tham đắm cái đó đâu mấy con, chúng không ham thần thông đâu. Thần thông có lợi ích gì? Biến ra 1000 ông Châu Lợi Bàn Đặc ngồi trong rừng chơi chứ có lợi ích gì đâu. Hơn là bây giờ cái thân Thầy bệnh, Thầy đuổi nó đi có lợi ích cho Thầy chớ. Cái này mới là thần thông chớ. Thân bệnh mà đuổi đi không uống thuốc thì thần thông chứ gì, các con hiểu chưa? Phải không các con thấy.

9- TỨ THIỀN THIÊN - CÕI TRỜI THỨ 4 CỦA PHẬT GIÁO

(23:32) Bây giờ, Thầy bây giờ già yếu rồi, Thầy nói: “Thôi chết, sống chi cho cực”. Nhưng mà bộ muốn chết dễ không mấy con, thí dụ như bác đây, như cụ đây muốn chết dễ ha? Nhưng mà Thầy dễ đó mấy con. Thầy bảo: “Hơi thở tịnh chỉ ngưng đi, nhập vô Tứ Thiền cho Thầy”. Thì bắt đầu thân tâm Thầy nó vô đó đó. Nó vô đó là tại sao? Hơi thở nó ngưng, mà cái Thầy có một cái trạng thái an ổn mà không có bị, không bị ngộp thở.

Chớ mấy con thử đi, mấy con ngưng hơi thở, mấy con nín coi. Trời đất ơi! Cái thân của mấy con nó, nó làm bừng bừng, cái lỗ tai con nó ve ve. Nó làm cho các con chịu không có nổi đâu, bắt buộc mấy con phải thở ra. Trừ ra mấy con có nhảy xuống dưới sông, thì tới nước nó tràn vô miệng, con thở không được, mấy con ráng chịu chết, chứ lúc đó giờ các con muốn sống lắm đó, chớ đâu phải.

Mấy người tự tử là lúc mà họ sắp chết, họ bị uống nước, trời đất ơi, họ muốn sống lắm, mà bây giờ làm sao ai cứu họ, các con hiểu không? Cho nên người nào mà tự tử, mà được cứu sống rồi, được đem nhà thương mà cứu sống họ rồi thì sau đó họ hết muốn tự tử. Họ sợ lắm mấy con. Nó ngộp, nó làm cơ thể họ sao, khổ lắm. Cho nên họ sợ lắm, sau này họ hết dám tự tử.

Cho nên vì vậy mà đối với phật pháp nó có cái vi diệu, khi đó chúng ta ở trong cái trạng thái tứ thiền. Bởi vì chỉ có tứ thiền nó mới tịnh chỉ được hơi thở mà thôi. Nó xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh mới nhập tứ thiền mấy con. Mà xả lạc, xả khổ tức là xả cảm thọ chứ gì? Mà còn thở là còn cảm thọ, mà hết thở mới hết cảm thọ. Các con thấy cái thây ma nó hết thở rồi, nó có cảm thọ không? Các con lấy roi mà quất cái thây ma nó có rên không? Nhưng mà bây giờ con còn thở, mà lấy roi quất con lăn lộn đó chứ đừng nói, phải không các con thấy. Như vậy cái pháp của Phật nó hay lắm. Muốn làm chủ là phải có cái định, cái định đó nó mới làm chủ được hơi thở.

Cho nên Thầy ra lệnh bảo: “Hơi thở tịnh chỉ, ngưng, nhập Tứ Thiền”. Lúc bây giờ cái thân của Thầy, cái tâm của Thầy nó nghe theo, bắt đầu nó vào tứ thiền. Nó vào trong cái trạng thái an lạc hơn là cái trạng thái của sơ thiền, do định sanh hỷ lạc. Cái hỷ lạc của sơ thiền, không bằng cái cái cái lạc của tứ thiền. Mà cái lạc của tứ thiền nó tuyệt vời. Nó là ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền Thiên mà, nó đâu có thường. Tứ Thiền Thiên là cái thiền cái cõi trời thứ 4, cái trạng thái thứ 4, con hiểu không?

Mà trong kinh sách của Phật nói là cõi trời, nhưng mà cõi trời đó là nói cái trạng thái. Còn ngoại đạo không hiểu nó tưởng là có cái cõi trời đó, cho nên nó cái hiểu sai. Nhưng mà đây là cái trạng thái của một người tịnh chỉ hơi thở. Sau đó ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền Thiên rồi Thầy mới vào niết bàn, Thầy bảo xả bỏ cái trạng thái này. Ở trong đó cái lệnh của Thầy truyền mà, “xả bỏ cái trạng thái Tứ Thiền Thiên vào niết bàn”. Thì ngay đó thân Thầy chết và Thầy, tâm Thầy vào niết bàn, vào trạng thái bất động. Khỏe không mấy con? Quá sung sướng chứ gì, đây là cái làm chủ sự thật.

10- THIỀN ĐỊNH TỊNH CHỈ HƠI THỞ CỦA ĐỨC PHẬT

(26:18) Con nghe gia đình ông Bàng Uẩn chưa? Ông Bàng Uẩn cô Linh Chiếu gạt ông Bàng Uẩn chứ gì? “Cha ra xem coi, mặt trời nó đang ăn mặt trăng”. Nghĩa là bây giờ mặt trời nó đang đứng bóng, mà bây giờ cái mặt trăng nó hiện ra, (hai). Cái ông chạy ra ông xem. Trời ơi! Ông Bàng Uẩn mà bị đứa con gái mình lừa đảo như vậy thì tu như thế nào mấy con? Đó là cái sai của Thiền Tông, huyền thoại một cách rất là sai lạc.

Một cái là bị đứa con gái mình, và đồng thời cô Linh Chiếu trèo lên cái sàn thiền của ông nhập định rồi chết, phải không, các con? Chết một cách tự tại. Nhưng mà pháp nào cô chết đây? Không có! Mấy ông huyền thoại, mấy ông nói, chớ mấy ông có chưa biết pháp đâu. Còn ông Phật ông nhập tứ thiền, ông mới xả bỏ báo thân. Chỉ có tứ thiền mới tịnh chỉ hơi thở. Trong Phật pháp chúng ta thấy có một pháp này tịnh chỉ hơi thở, còn không có pháp thiền nào tịnh chỉ hơi thở.

Bây giờ quý vị mà tu thiền đông độ, quý vị làm sao quý vị biết cách thức nhập định đâu? Tịnh chỉ hơi thở, có ai dạy mấy người biết cách thức nào mà tịnh chỉ hơi thở không? Tại sao mấy người nói thu thần nhập diệt, mấy người làm sao mấy người thu được cái hơi thở? Thần có nhiều cái, thần thức, phải không? Thần khí, thần khí là hơi thở, phải không? Thần hồn? Vậy chứ ba cái thần này, mấy người thu cái thần nào? Nếu mấy người thu thần thức, tức là Phật tánh, thì mấy người làm gì mấy người thu nó nè? Rồi nói thần hồn, cái hồn mấy người có đâu mấy người thu nè. Rồi mấy người (nói)thần khí, cách thức thu thần khí mấy người thu sao? Mấy người nói đi. Không khó làm sao mấy người thu hơi thở mấy người được?

Nhưng mà tui tịnh chỉ hơi thở là tui thu thần khí đó, có phải đúng không mấy con? Mà đạo Phật đã xác định được cái tứ thiền rồi, nó là tịnh chỉ hơi thở. Cho nên chúng ta tu tập để mà chúng ta nhập được cái tứ thiền là chúng ta đã làm chủ được sự chết của chúng ta rồi, muốn chết là tự tại rồi. Cho nên mấy người nói, như gia đình ông Bàng Uẩn nói, chứ mấy người có thực hiện được cái pháp không? Nói mấy người nói tui nói. Thầy nói bây giờ Thầy nói như thế nào cũng được. Thầy nói Thầy chết như thế nào cũng được. Nhưng mà cái đó là huyền thoại, nhưng mà nói phải có pháp, phải có sự thực. Chứ mấy người đừng có nói cái chuyện thường thường.

Bây giờ có một vị Hòa thượng đó chết, họ cũng nói thu thần chết, thu thần nhập diệt. Họ nói trong báo chí đăng về cái cáo phó tang khó gì đó, cái vị Hoà thượng đó chết thu thần nhập diệt. Sự thật ông chết lăng, chết lộn ở trên bệnh chứ ở đó thu thần, có phải không? Tới chừng mà ông nghẹt thở, đờm ông chận, ông thở không được nữa, ông mới chết mà nói là thu thần. Thu cái gì mà ông lăn lộn ở trên giường bệnh, mà rõ ràng ông bệnh ông chết. Chứ phải ông đang mạnh ông chết thì thôi tui cũng không nói, mà ông biết pháp nào đâu.

Bây giờ các vị Hòa thượng, bây giờ các ông đều là những bậc gọi là lãnh đạo Giáo hội. Những bậc cao tăng đó, mấy ông biết cái chỗ nào đâu mà mấy ông gọi là mấy ông thu thần. Mấy ông chưa nhập được tứ thiền mà làm sao thu thần khí? Còn cái thần hồn của mấy ông có sao mấy ông thu? Còn cái thần thức, mấy ông biết cái thần thức là cái gì không? Chưa ông nào biết hết mà làm sao mấy ông gọi? Mấy ông nói cái chuyện đó, mấy ông nói mơ hồ. Mấy ông chưa chắc biết ở trong thân này cái gì mà thần thức.

Đức Phật nói thân ngũ uẩn này không còn cái gì. Hoại diệt hết, không còn cái vật gì trong đó, làm sao mấy ông thu cái gì? Chỉ cái thân tứ đại của chúng ta nó còn có cái hơi thở, thì chúng ta chỉ có thu cái cái hơi thở của chúng ta chứ. Là dừng cái hơi thở là chúng ta làm chủ sự sống chết của thân chúng ta thôi, chứ có cái gì đâu. Đó thì Thầy nói như vậy để mấy con lấy cái trí mấy con suy nghĩ cái đúng, cái sai.

11- CÁI BIẾT CỦA SỨC TỈNH THỨC

(29:58) Đó muốn vậy thì chúng ta phải tu tập, đó là những cái pháp từ cái Chánh Niệm Tĩnh Giác mấy con thấy Thầy dạy bốn giai đoạn tu về đi kinh hành rồi chứ gì? Các con thấy rõ, chứ đâu phải là nói đi kinh hành là mấy người cứ đi thôi. Trời đất ơi! Đi có nhiêu vậy là mấy con, mấy người tới đâu? Nó bốn giai đoạn tỉnh thức, thì nó phải có bốn giai đoạn đi kinh hành. Thì hồi đó Thầy đã nói, tỉnh thức thứ nhất là Thầy sẽ biết được ngày giờ chết của Thầy. Như mấy người mà tu Tịnh Độ nói biết ngày giờ chứ gì? Có hay ho gì chuyện đó. Mấy ông niệm Phật mấy ông tỉnh thức có chút đó thôi chứ gì. Rõ ràng là như tui đi kinh hành, tui biết tui bước đi kinh hành thôi chứ có gì đâu. Tui mới tỉnh thức bước thứ 1, tui biết ngày giờ chết tui.

Nhưng mà khi mà tui vào bụng mẹ thì tui không biết nữa. Tui chết cái tui mất luôn, tui không biết tui như thế nào nữa, thì đó là tui tỉnh thức bước thứ nhất? Mà bây giờ tui vào bụng mẹ tôi biết, tức là tỉnh thứ hai. Và tui ở trong bụng mẹ, tui còn biết tui ở trong bụng mẹ tức là tỉnh thức thứ ba. Và khi mà bà mẹ sanh tui ra, tui còn biết được sanh tui ra, thì tui còn nhớ được đời tui kiếp trước tui thế này, thế nọ. Ông nào ở làng nào, xã nào? Có vợ, có con mấy đứa như thế nào tui biết hết. Hay hoặc là tui là tu sĩ ở Chùa nào? Ở mấy Chùa tôi biết rõ hết, là như vậy là ông tỉnh thức thứ tư.

Tỉnh thức đó, có tỉnh thức như vậy thôi chứ có cái gì đâu, lợi ích gì đâu? Tỉnh thức để biết chơi vậy thôi chứ có lợi ích gì? Mà mấy con thấy cũng hay chớ? Cho nên có nghe nói những vị thần đồng mà nói những ông Lạt Ma mà sanh ra, rồi ổng biết ổng hồi đó ổng Lạt Ma thứ mấy. Rồi ổng chết đi, giờ ổng sanh ra bên nước này, nước nọ kia, mấy con nói hay đó, mới có tỉnh thức à. Mà giỏi gì, mới có tỉnh thức mà giỏi gì. Nhiều khi Thầy đọc lại cái câu chuyện của ông Lạt Ma có nhiều cái giả dối. Thầy vừa đọc cái cuốn sách gì đó của ai nói về ông Lạt Ma, ông nói vậy đó. Vì nếu mà mình không nói mình là tiền kiếp trước thì nhà nước sẽ bắt mình đi làm thư ký cho nhà vua của bên đất nước Tây Tạng.

Cho nên ông này, ông ở trong chùa mới bày như thế này nè, nói ông bây giờ là ông Lạt Ma cái đời nào đó, cái tên tuổi đó, ông là người đó, như vậy, như vậy đó thì ông sẽ là Lạt Ma như vậy. Thật sự ra, sao lại họ lại bày cái nói láo này, một đạo Phật mà nói láo vậy sao? Một ông Lạt Ma sắp sửa là ông Lạt Ma, hướng dẫn sau này ông này trở thành ông Lạt Ma thật sự. Mà trước đó ông lại có những cái điều kiện nói láo nó như vậy. Thì các con thấy, các con có tin tất cả những ông Lạt Ma, mà tất cả mọi cái không? Họ huyền thoại tất cả mọi cái chứ chưa hẳn, làm sao mà tu tập được tới cái sức tỉnh thức thứ tư này, mấy ông có biết không?

12- TAM MINH

(32:30) Tỉnh thức thứ tư này là pháp Thân Hành Niệm mà Thầy dạy mấy con hồi nãy, tác ý từng hành động chứ gì? Thì nó có đủ Tứ Thần Túc của người ta, người ta có đủ thần thông Tam Minh người ta rồi. Làm gì mà mấy ông Lạt Ma này có? Mấy ông chỉ ảo thôi chứ mấy ông đừng có gạt. Bởi vì cái lực của người ta, người ta biết cái sức tỉnh thức tới đó người ta biết. Mà nó có Tứ Thần Túc rồi thì tức là người ta có thực hiện Tam Minh người ta mà. Bởi vì Tuệ Như Ý Túc là Tam Minh rồi, các con hiểu chưa? Cho nên đâu có phải. Đó là cái kết quả cuối cùng của định tuệ của người ta.

Thì Thầy dạy mấy con một loạt bốn pháp tỉnh thức chứ gì? Mấy con nãy giờ nghe Thầy dạy tỉnh thức chứ không? Nhưng mà tới tỉnh thức cuối cùng đó là Tứ Thần Túc rồi mấy con. Đó là sanh ra mà biết mình là con ai, nhà ai, ở đâu đều là Tam Minh đủ rồi. Thì Tam Minh là mấy con biết bây giờ Thầy nhiều đời nhiều kiếp quá khứ Thầy biết được mà, tức là Túc Mạng Minh mà, các con hiểu không? Thiên Nhãn Minh là Thầy ngồi đây mà Thầy nhìn cả ở thế giới Thầy biết mà, cả vũ trụ Thầy mà, đó là Thiên Nhãn minh mà. Cái không gian này nó đâu có trải dài đối với Thầy được mấy con. Còn cái thời gian mà quá khứ vị lai nó đâu dấu Thầy được.

Nhưng mà Thầy sống như thế nào? Thầy sống ở bất động tâm mấy con, ở trạng thái thanh thản, an lạc. Cho nên không có gì mà làm cho Thầy động tâm. Mà chính không động tâm Thầy mới duy trì được sự sống của Thầy, mà làm công việc ích lợi cho mấy con, các con hiểu không? Mà không có muốn, vì không có lợi ích cho mấy con, thì Thầy muốn đi hồi nào Thầy đi. Không ai mà xin Thầy được, mà cũng không ai mà làm Thầy gì được hết.

Bởi vì cái Túc Mạng Minh nó đã sẵn sàng trong một người tu. Nó đủ cái lực, nó biết được quá khứ vị lai, nó biết được cái không gian vũ trụ, nó biết sự kiện xảy ra ngày mai, ngày mốt như thế nào, nó đủ. Nhưng mà cái này, nó không phải lợi ích, nó không lợi ích. Nó lợi ích cho một cái người làm đạo, để biết sự kiện xảy ra phải làm cho đúng thời, cho cái người làm đạo. Chứ cái người tu có lợi ích gì? Cái người tu của mấy con là chỉ làm chủ sanh, già, bệnh, chết là hạnh phúc rồi, đủ rồi. Các con hiểu chỗ đó chưa?

13- THẦY NHẮC NHỞ LƯU Ý VỀ PHÁP TU ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(34:19) Rồi bây giờ các con tu tập bốn cái pháp đi kinh hành, nhớ chưa? Bây giờ 19 cái đề mục của hơi thở, hơi thở tu 19 cái pháp chứ không phải một pháp. À cho nên vì vậy đó, đầu tiên thì: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Cho nên mấy con về, mấy con nhớ tập về hơi thở. Nhưng tập hơi thở chỉ trong vòng 1 phút, chớ mấy con không được tập nhiều. Bởi vì hơi thở là thân hành nội. Khi mà nó bị rối loạn, nó bị tức ngực, nó bị thở nghẹt hoặc là nó bị căng mặt, thì tất cả nội tạng của mấy con sẽ bị dễ rối loạn.

Bởi vì nó thân hành nội. Các con thở bình thường, thì trong cái cơ quan của nội tạng của con tim, gan, phèo phổi, tuần hoàn đều làm việc bình thường. Mà nếu các con thở dài, thì nó làm việc khác mấy con. Các con thở ngắn nó làm việc khác mấy con. Các con thở lúc dài, lúc ngắn nó làm việc khác mấy con. Nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của mấy con và mấy con sẽ bị bệnh, nội thương. Cho nên các con chỉ tập ít mà thôi. Rồi có điều gì, nó có sự mà rối loạn của hô hấp thì mấy con báo cho Thầy biết để Thầy hướng dẫn.

Bởi vì hơi thở không phải dễ, mà hơi thở lợi ích rất lớn. Có bệnh dùng hơi thở đẩy lui cũng được, tâm mình có phiền não đẩy lui cũng được, phá tâm buồn ngủ của mình nó cũng được. Bởi vì nó là cái pháp để đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp. Nhưng nó rất khó là tại vì nó thân hành nội. Bởi vì nó nội, nó phải có cái lực nội của nó mấy con. Mà luyện tập sai là nó sẽ nguy hiểm đến sinh mạng của mấy con, nó thành bệnh của mấy con. Cho nên về hơi thở thì thôi mấy con đừng tu tốt hơn. Nhưng mà mấy con có tu thì tu chừng 1 phút thôi, đừng tu nhiều. Nhiếp nhiều là nó bị rối loạn.

14- THẦY HƯỚNG DẪN TU TẬP PHÁP THÂN HÀNH NGOẠI

(36:07) Bây giờ mấy con sẽ tu tập hơi thở kiểu này, tức là tu thân hành ngoại. Thầy sẽ dạy cho cái pháp này cuối cùng để cho mấy con về tập luyện rất dễ và đẩy lui bệnh của mình rất dễ. Mấy con lớn tuổi rồi, khi bị mệt này kia thì mấy con không thể dùng hơi thở được nữa. Thì mấy con dùng cánh tay đưa ra tức là hơi thở ra, đưa vô tức là hơi thở vô. “Đưa ra tôi biết tôi đưa ra”, phải không? “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, phải không? “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”, phải không?

Rồi khi mà các con bị bệnh, thọ là vô thường, cái đầu các con nhức, các con bảo: “Thọ là vô thường, cái đầu nhức phải đi đi không được ở đây”, Thì các con mới nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”, thì các con dùng cái tưởng mấy con thấy như cái đầu bị bệnh theo cánh tay đi ra. Nhưng mà: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Thì con đừng tưởng gì hết, đưa tay vô theo sự an tịnh của thân con. Đưa tay ra thì con dùng cái tưởng của con, con nghĩ cái bệnh theo cánh tay của con mà đi ra. Và như vậy chỉ trong vòng 5 phút, 10 phút là cái bệnh nhức đầu, hay cái bệnh nào trong thân con nó sẽ giảm đi, nó sẽ hết.

Còn khi nào mà nó bị đau quá, tâm con dao động thì con niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Phật chứng minh cho con. Con sẽ quyết định, con sẽ bền chí tin theo Phật và kêu gọi tên Thầy: “Thầy ơi cứu con, con đang gặp cái bệnh khó khăn, nó đau nhức con quá, con chịu không có nổi nữa”. Thì lúc bấy giờ con kêu tên Phật, con gọi Phật, con kêu tên Thầy.

Rồi các con nhất định đã có Phật, đã có Thầy hỗ trợ, nhất định không sợ cái bệnh này. “Ngồi thẳng lưng lên”, mình tác ý như vậy để rồi mình ngồi thẳng lưng lên. Rồi bắt đầu các con đưa tay ra “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra”. Rồi các con tác ý, các con thấy như cái bệnh mình theo cánh tay ra. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” các con đưa vô. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra” tay này, rồi tay này, rồi tay này. Các con làm chừng hơi 2, 3 vòng, 5, 10 vòng. Hay hoặc là 1 phút, 2 phút, 5 phút, 10 phút thì cái bệnh các con hết, xả ra đi nghỉ không còn đau nữa.

(38:11) Đó là cái để đối trị bệnh. Tâm các con có phiền não cái gì, các con cũng sử dụng cái cánh tay đưa ra, đưa vô. Các con cũng ngồi kiết già hẳn hòi, đưa ra, đưa vô. Nó sẽ cứu mấy con khỏi những cái đau khổ của thân và của tâm mấy con, nhớ chưa? Đây là cái pháp hơi thở. Mà những cái đề mục của hơi thở mà Thầy chuyển nó qua thành cái thân hành ngoại của mấy con. Đưa ra thì đó là hơi thở ra, mà đưa vào thì hơi thở vào, các con hiểu chưa?

Mình thay đổi cái thân hành ngoại thành cái thân hành nội. Vì thân hành nội mấy con không được gần Thầy thì đừng nên tu. Vì gần Thầy, Thầy có cái việc sự gì sai, Thầy chỉnh lại cái hơi thở của các con nó sẽ theo đúng cái đặc tướng, mà mấy con tu không có lạc, lầm nữa. Chứ còn không khéo nó sẽ rối loạn hơi thở, thì nó nguy hiểm cho mấy con. Khi ở xa mà Thầy đâu ở trên Tây Ninh, thì tới chừng mà Thầy hay được là mấy con ở ngoài này đã tiêu tùng rồi còn gì, thành bệnh mất, các con hiểu không?Cho nên các con khoan tu hơi thở.

Khi nào có dịp được gần Thầy trong một tuần lễ, một tháng, hai tháng, Thầy sẽ dạy cho mấy con về hơi thở. Còn không được gần Thầy thì mấy con cứ dùng cánh tay mà thôi, các con hiểu không? Cánh tay mấy con đưa ra, đưa vô nó mỏi tay mấy con, chứ nó không có đau cái phổi hay hoặc là đau cái hô hấp của mấy con. Đau tim, đau gan gì trong này, nó không có đau đâu. Bởi vì ở ngoài này(thân hành ngoại) nó không sao. Còn cái hơi thở các con thở chứ nó vận dụng ở trong đó. Nó làm cho tim, gan, phèo phổi con, nó theo cái hơi thở con dài, ngắn hay hoặc là rối loạn, nó cũng sẽ bị rối loạn đó. Nhớ chưa, nó cũng phải như vậy.

15- LỜI DẶN DÒ KHUYÊN NHỦ CỦA THẦY VỚI PHẬT TỬ

(39:28) Đó là những pháp Thầy dạy, mấy con nhớ về tập nha. Cái gì mà Thầy dạy thì mấy con tu tập, nó sẽ được những kết quả tốt cho mấy con. Nhớ sống thì xả tâm, luôn luôn lúc nào, mọi cái đều thấy nhân quả cho Thầy, thì mấy con sẽ được xả tâm tốt, tâm mấy con được an ổn. Rồi! Bây giờ xong rồi mấy con về tu tập! Chỉ còn có mấy con tập thôi, còn Thầy đã dạy rồi đó. Được thì mấy con sẽ không phụ lòng Thầy, mà không được thì mấy con phải hỏi lại Thầy. Thầy sẽ cố gắng Thầy dạy cho mấy con. Mấy con sẽ kết quả, đem lại cái đời sống của mấy con thanh thản, an lạc, vô sự. Mấy con sẽ được hoàn toàn giải thoát. Không còn sợ bệnh đau, không còn sợ một cái ác pháp làm cho các con phiền não. Trước cảnh nghèo đói mấy con cũng không có sợ nữa. Trước cảnh giàu sang mấy con cũng không có lo ăn cướp, ăn trộm gì hết. Mấy con không sợ gì hết.

Đó là cái pháp của Phật để giúp cho mấy con đem lại cái đời sống giải thoát, bình an cho mấy con suốt trong cái từ lúc mà gặp Thầy cho đến khi mấy con chết. Mấy con nhớ kỹ, hành đúng kỹ thì như vậy mới không phụ lòng Thầy. Thầy thương mấy con, Thầy chỉ ban cho mấy con như vậy thôi. Còn các cụ già, Thầy sẽ gửi những bức tâm thư. Bức tâm thư tức là tâm sự với mấy con để giúp mấy con. Tuổi mấy con còn không bao lâu nữa rồi, còn ngắn lắm mấy con!

Mấy con cứ nghĩ, bây giờ mấy con còn thấy sống, chứ 3, 4 năm, 10 năm nữa là cao lắm, mấy con cũng ra người thiên cổ rồi mấy con. Thầy biết mấy con không còn lâu nữa đâu. Cái tuổi trẻ như mấy con thì nó còn dài, nhưng mà không có nghĩa là nó vô thường nó không đến. Nhưng mà tuổi già đã hiện tượng tóc bạc, mặt nhăn, sự yếu đuối nó hiện ra rõ rồi. Nó báo cho chúng ta biết không còn lâu nữa.

Đó là cái hiện tượng của mấy con lớn tuổi. Vì vậy mà mấy con ngay từ bây giờ, tất cả những cái việc gì đó, mấy con giao cho con cháu nó làm đi. Đừng có làm phụ nó, rồi mấy con cũng chết, rồi mấy con cũng không có phụ nó được đâu. Thường thường già như thế này, nó thấy còn khỏe, nó coi, “mẹ coi dùm con giùm con”. Trời đất ơi! Nó để cho bà già coi dùm con nó. Tới chừng bả chết rồi thì bả cũng tiêu ma luôn. Tốt hơn: “Thôi bây giờ tao già rồi tao còn có chút ít ngày tháng, thôi để cho tao tu đi, còn tụi bay ráng mà chăm sóc mấy đứa nhỏ. Chứ bây để tao coi nó thì chắc chắn là tao, cuộc đời tao chắc hết”. Phải không?

Cho nên vì vậy mấy con giao lại con cái đi. “Tao giờ coi chừng nhà được, nhưng mà tụi bây cứ đi làm đi. Tao (coi) chừng nhà yên tịnh, tao ngồi đây tao tu. Tao coi chừng nhà, ăn trộm, cướp vô thì tao la được, chứ nhưng mà bắt tao coi mấy đứa nhỏ này chắc là tao chết. Lát là nó đòi ăn, lát nó đòi uống, lát nó đòi dẫn đi chơi, hoặc này kia nó khóc. Tao dỗ nó chắc là tao không có yên tâm”. Thấy không? Các con nhớ vậy đi, thì mấy con sẽ theo Thầy mấy con sẽ tu được, mấy con sẽ an trú được.

À, đến đây Thầy xin chấm dứt mấy con!

16- PHẬT TỬ NÓI CHUYỆN CÙNG THẦY

(42:21) Phật tử 1: Chúng con đi tìm Thầy nhiều lần, bây giờ mới gặp được Thầy.

Trưởng Lão: Mới gặp Thầy, lần trước cũng không gặp, đúng không? Lần trước Thầy về Ninh Sơn.

Phật tử 1: Dạ con lên trên đó là Thầy gì đó nói là Thầy đã về rồi.

Trưởng Lão: Thầy mới về rồi, kỳ này thì gặp, có duyên mà. Có duyên rồi sớm muộn là phải gặp. Cho nên vì vậy đó, Thầy thấy cô rất có duyên. Cho nên vì vậy, Thầy mong rằng Thầy sẽ độ cô, nghĩa là chấm dứt được tái sanh luân hồi.

Phật tử: Ở lại một đêm nay con mới gặp được, đi tìm gì mà tìm quá trời luôn, con mới gặp.

Trưởng Lão: Bởi vậy tìm Thầy khó lắm mấy con. Có đủ duyên thì Thầy mới đến, chứ không đủ duyên thì khó tìm Thầy lắm. Như vậy là mấy con ráng tập mấy con, với chiếc áo của Tu Sĩ mấy con ráng. Thầy sẽ soạn thảo cái bộ giới, sau này Thầy dạy những oai nghi tế hạnh cho mấy con. Từ cái ăn tỉnh giác ở trên (cái ăn), tỉnh thức ở trong từng cái ăn, như hồi nãy Thầy đã nói. Các con từ cái chỗ mà mấy con gắp một món ăn, mấy con bỏ trong cái bát. Rồi mấy con xúc cơm với những cái món ăn đó mấy con bỏ trong miệng, đều là phải tỉnh thức từng hành động hết đó mấy con. Chớ không phải ngồi ăn mà để ngồi ăn đó đâu, không phải đâu. Tu sĩ là phải tỉnh thức trong cái ăn, cái oai nghi tế hạnh nó phải có.

Phật tử 2: Con xin thỉnh một số sách để gởi cho cái huynh ở nước ngoài, còn mấy người ở đây đó thì ai muốn lấy sách thì ghi cái địa chỉ để con gởi tới, còn riêng cái Huynh mà mà ở nước ngoài đó thì con gởi. Vì những người ở đây thì dễ rồi.

Trưởng Lão: À bây giờ, chú Vàng nói như thế này. Tức là Thanh Trí muốn nói như thế này, mấy con ở trong này thì nó còn có cái dịp mà chú sẽ gởi kinh sách cho mấy con. Còn chú kia, thì chú sẽ có dịp chú về ngoại quốc rồi, không còn. Cho nên tập trung gom cái này lại, còn lại chút ít thì gởi cho con. Ở đây thì chắc có cũng tạm đủ chứ chưa phải đủ đâu, sách Thầy nhiều lắm.

Phật tử 2: Nói chung Huynh có một cái địa chỉ, địa chỉ bên Mỹ đó, thì có một số huynh đệ cái nhóm ở bên đó sẽ gởi bên đó in đó, ở bên Mỹ in thì gởi tới địa chỉ cho Huynh, xin cho con biết cái địa chỉ rồi con gởi cho.

Trưởng Lão: Rồi, thì có cái địa chỉ đó mình sẽ gửi qua bên Mỹ cho mấy người bên đó, họ in kinh sách Thầy bên đó, họ gởi. Họ gởi ra ngoại quốc dễ lắm. Còn mình ở đây thì khó thôi, chứ còn ở ngoài dễ.

Phật tử 3: Con muốn xin Thầy viết cho con nội dung của bức tâm thư.

Trưởng Lão: Rồi, Thầy sẽ gửi cho con bức thư, những bức tâm thư. Thầy sẽ giúp con. Giờ mấy con lớn tuổi rồi Thầy sẽ gửi hết con. Thầy sẽ cho photo một cái số những bức tâm thư này, Thầy gửi đến cho mấy con, nghe không? Thôi bây giờ nghĩ con. Rồi mấy con về nhớ nghe không, nhớ tập nghe không? Thầy ngồi lại là dạy cho mấy con đó! Mấy con phải tập, nghe không!

HẾT BĂNG