2004 - ĐỨC PHẬT LÀM CHỦ BỆNH VÀ LỜI DI CHÚC CUỐI CÙNG

2004-ĐỨC PHẬT LÀM CHỦ BỆNH VÀ LỜI DI CHÚC CUỐI CÙNG

Ngày giảng: 2004

Người nghe: Tu sinh

1- ĐỨC PHẬT THÂN GIÁO LÀM CHỦ BỆNH ĐAU

 

(00:02) Định, thì Thiền đó chẳng qua là Tà Thiền chứ không thể nào là Chánh Thiền Định của Phật được hết. Vì bài kinh Ước nguyện - đức Phật đã xác định 17 điều lợi ích của giới luật. Muốn ly dục, ly ác pháp, muốn nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền đều phải giới luật nghiêm chỉnh không hề phạm một lỗi lầm nhỏ nhặt nào thì chúng ta mới nhập được, còn không thì chúng ta chẳng nhập được.

(00:26) Nhất là những giới luật mà Thầy đã đưa ra, giữ độc cư sống trầm lặng một mình để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình thì mình mới mong mình nhập được các Định, mới mong làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thậm chí như chúng ta giữ gìn giới luật ước nguyện cho người khác thì kết quả cũng đem đến lợi ích cho người khác được. Các con thấy giới luật rất là tuyệt vời! Thế mà tại sao chúng ta xem thường giới luật đến mức độ như vậy? Trong khi Thầy đã cố gắng để phản lại những bài kinh, những cái lời đức Phật dạy rất là cụ thể để chúng ta thấy lợi ích của giới luật như vậy.

Và đến hôm nay thì các con thấy rằng, Thầy đưa ra giáo pháp để chỉ thẳng, vạch thẳng để chúng ta thấy cách thức làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Nếu chúng ta ly dục, ly ác pháp thì tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Người ta chửi mình không giận, đó là giải thoát chứ sao! Mình không tham muốn một vật gì, đó là giải thoát chứ sao. Có gì khác!

(01:15) Đạo Phật thực tế, cụ thể, rõ ràng, không mơ hồ, không đi tìm một cảnh giới nào gọi là Cực Lạc, Thiên Đàng. Mà chỉ nơi tâm chúng ta không còn tham dục, không còn ác pháp là nơi đó là Niết Bàn, nơi đó là Cực Lạc, nơi đó là Thiên Đàng, nơi đó là Phật tánh chứ không phải cần chi cầu tu tập để kiến tánh thành Phật. Chỉ cần ngăn ác, diệt ác là chúng ta đã đạt được những điều…​ Mà khi tâm chúng ta bất động thì nó đầy đủ những năng lực, có thể chúng ta làm chủ được bệnh tật.

(01:54) Nhưng trong bước đường tu tập, chúng ta có nhiều cái khó khăn. Đạo lực chưa đủ mà bệnh đau đến chúng ta làm gì đây? Đức Phật có dạy chúng ta cách thức để đối phó những cơn bệnh của chúng ta bằng pháp Tứ Niệm Xứ với tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác của chúng ta.

Vậy thì Thầy xin đọc một đoạn kinh để thấy đức Phật làm chủ bệnh của mình. Đây là Thầy đưa ra một bài kinh thật sự, một đoạn kinh để chúng ta thấy đây là một sự thật chứ không phải Thầy bịa đặt ra mà nói rằng pháp Tứ Niệm Xứ là tu tập để làm chủ bệnh, làm chủ sự sống chết của chúng ta, không phải đâu. Đây là kinh sách có hẳn hoi, đàng hoàng bằng chữ, bằng nghĩa, bằng sách, bằng mực, giấy trắng, mực đen rõ ràng. Chứ không, Thầy không đặt.

(02:39) Những gì Thầy dạy cho các con tu tập là những gì đức Phật đã dạy cách đây 2548 năm chứ không phải Thầy tự đặt ra, không phải là giáo pháp này của Thầy mà chính của đức Phật. Thầy chỉ là người hiện giờ có công là dựng lại cho đúng, còn những cái sai là dẹp xuống, đập xuống. Như ngày xưa đức Phật là một vị Bà La Môn tu theo Bà Là Môn nhưng sau khi chứng đạo thì tất cả những điều sai của Bà La Môn được đức Phật đập xuống, và đồng thời dựng những gì đúng của Bà La Môn lên chứ đức Phật cũng không có gì khác hơn hết.

Cho nên trong thời đức Phật vẫn có Tứ Thiền - Tứ Thiền của ngoại đạo của Bà La Môn, chứ không phải của đức Phật. Vẫn có Tam Minh, nhưng là Tam Minh của Bà La Môn chứ không phải của Phật. Nhưng Tam Minh nào đúng và Tam Minh nào sai? Thời đức Phật không có nghĩa là người ta tu không có thần thông, có thần thông là Tam Minh chứ. Nhưng mà Tam Minh đó sai, không đúng đâu.

Cho nên đức Phật dựng lại cái đúng và cái sai để chúng ta thấy rằng trong con đường của đạo Phật không hoàn toàn đức Phật cũng chẳng có gì mới. Giới luật thì Phạm Thiên đã có sẵn rồi. Tất cả những đức hạnh giới luật đều có sẵn. Đức Phật chỉ lập lại giới nào đúng, giới nào sai. Cái giới mà gọi là Giới Cấm Thủ là những cái giới khổ hạnh, cái giới mà làm cho người ta quá khổ đau để gọi là tìm trong sự khổ đau đó mà sự giải thoát thì đức Phật đã chứng nghiệm qua thân của mình. Sáu năm khổ hạnh nhưng cuối cùng chẳng tìm thấy được trong những giới khổ hạnh đó để mà tìm lấy sự giải thoát. Cho nên đức Phật phá bỏ không chấp nhận những cái giới sai lầm đó. Và những cái giới mà đưa lại sự giải thoát thì đức Phật dựng lên tất cả những cái điều kiện đó cho chúng ta, hôm nay chúng ta tu tập.

Vậy thì Thầy xin đọc đoạn kinh này để thấy, chúng ta thấy rõ ràng đức Phật đang có những phương pháp trị bệnh rõ ràng mà chính đức Phật tự trị ngay ở thân mình, bản thân của mình bằng phương pháp, để rồi Thầy sẽ giải thích từng cụm từ để chúng ta thấy đức Phật dùng pháp gì. Bởi vì những cụm từ đó quá cô đọng làm cho người ta không hiểu đó là cái pháp gì. Nhưng đối với Thầy là người đã trải qua sự tu tập có kinh nghiệm cho nên Thầy biết đó là cái pháp nào mà đức Phật đã sử dụng. Thầy sẽ giải thích cho mấy con nghe.

(04:45) Đây, Thầy đọc đoạn kinh: "Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết". Đây là một đoạn kinh rõ ràng chứ không phải Thầy bịa đặt đâu, Thầy không đặt. Ở đây trong bộ kinh này là bộ kinh Trường Bộ Tập I, nói về Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Nhưng Thế Tôn giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, chịu đựng cơn đau, cơn đau ấy không một chút ta thán". Nghĩa là không một chút rên la đó mấy con. Các con đọc lại đoạn kinh này. Thầy đọc lại cho các con nghe: "Nhưng Thế Tôn giữ Chánh Niệm Tỉnh Giác", các con nghe cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác đó, Thầy đã dạy mấy con, từng dạy mấy con Chánh Niệm Tỉnh Giác Định chứ gì.

Thì bây giờ, lúc bấy giờ thân của đức Phật đau gần như muốn chết, thì đức Phật chỉ giữ cái tâm của mình Chánh Niệm Tỉnh Giác, chịu đựng cơn đau ấy không một chút ta thán, tức là không một chút rên la. Các con nghe câu kinh của Phật rõ ràng không? Nếu mà bây giờ các con đọc chữ "ta thán" mấy con nói, ờ, mấy con khó hiểu. Nhưng mà Thầy nói không một chút rên la, không một chút lăn lộn nào hết, nghĩa là giữ tâm Chánh Niệm của mình như vậy.

Cho nên thường Thầy dạy mấy con khi mà bệnh đau, mấy con dựng thân sừng sững lên, đừng có sợ hãi. Thọ là vô thường, nó đến rồi nó đi, nó không phải thật của mình đâu mà sợ. Dựng lên và ôm pháp mà tu, như ôm phao qua biển, Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chánh Niệm Tỉnh Giác ở chỗ nào, mấy con biết không? Ở Thân Hành Niệm chứ ở đâu, nếu mà nói Chánh Niệm Tỉnh Giác mà không có Thân Hành Niệm thì chúng ta ở chỗ nào? Thân Hành Niệm thì có Thân Hành Niệm nội và Thân Hành Niệm ngoại. Vậy thì cái phao của Chánh Niệm của chúng ta- cái Chánh Niệm- đó là Chánh Niệm thân hành cho nên gọi là Thân Hành Niệm.

Các con nghe cái pháp Thân Hành Niệm chứ gì, là cái niệm thân hành, cho nên bây giờ Chánh Niệm Tỉnh Giác. Bây giờ tỉnh giác ở trên Chánh Niệm đó, ở trên cái thân hành đó. Thì bây giờ một là cái hơi thở, đức Phật đã ở trong hơi thở rồi, hai là phải ở trong thân đi tới, đi lui hoặc là đưa tay ra vô rồi, có phải đúng không mấy con? Như vậy rõ ràng pháp Phật rõ ràng chứ đâu phải là dối chúng ta đâu. Cho nên ở đây chúng ta nương vào Thân Hành Niệm thì chính đó là Chánh Niệm của Phật rồi.

(06:48) Vì vậy mà khi thân này đau gần như muốn chết nhưng chúng ta vẫn giữ thân ngồi kiết già hẳn hoi lên, và đồng thời Chánh Niệm Tỉnh Giác trên thân hành của chúng ta. Thì bây giờ ngồi thì có thân hành nào có khác hơn là hơi thở mấy con, các con thấy rõ chưa? Như vậy là Phật pháp có hẳn hoi, đàng hoàng. Đây là một bài kinh rõ ràng chứ, để đức Phật đối trị cái bệnh của mình đây. Thì lúc bấy giờ đức Phật có rên la, nói đau không? Nếu mà nói đau thì thôi không bao giờ còn Chánh Niệm nữa, phải không các con? Các con thấy đúng chưa?

Thế Tôn tự nghĩ: "Thật không hợp lẽ nếu ta diệt độ mà không một lời với các đệ tử hầu cận ta, không từ biệt chúng Tỳ kheo…​". Nghĩa là đức Phật bấy giờ suy nghĩ, nếu mà mình bây giờ diệt độ, đau gần chết mà, chỉ cần bây giờ đức Phật chỉ cần tịnh chỉ hơi thở đức Phật bỏ thân khổ quá thì đâu còn đau nữa mấy con. Nhưng mà đức Phật nghĩ rằng, bây giờ ta chưa có nói một lời nào với đệ tử của ta, với những người hầu cận bên ta, như ông A Nan, chưa nói lời nào. Ta ra đi như thế này không được, đau như sắp chết mà không nói lời nào trước ai hết thì như vậy là không được.

Cho nên, đức Phật phải duy trì cái sự sống mình ra và đẩy lui bệnh này ra. Cho nên vì vậy mà đức Phật, Thầy sẽ đọc tiếp cái đoạn kế để mà các con thấy rằng đức Phật làm sao mà cho bệnh ra, làm sao mà đuổi bệnh ra. Bây giờ có Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi, ôm đó mà chịu đựng. Thì câu đầu các con thấy nè, đức Phật nói rất rõ: "Nhưng Thế Tôn giữ Chánh Niệm Tỉnh Giác chịu đựng cơn đau ấy", bây giờ nương vào cái hơi thở của mình là đang chịu đựng cái cơn đau, cơn đau như cắt ruột. Các con thấy không? Ôm cái đó mà chịu đựng, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô nhưng vẫn đau chứ không phải không đau. Nhưng mà nhờ nương vào hơi thở mà chịu đựng mới nổi, còn không nương vào hơi thở thì không bao giờ chịu đựng nổi, tức là không nương vào Chánh Niệm Tỉnh Giác thì không bao giờ chịu nổi cơn đau. Cho nên chúng ta có những phương pháp để nương vào. Vì vậy, mà khi Thầy bảo các con khi cơ thể chúng ta bị bệnh đau đó thì chúng ta ôm chặt pháp tức là ôm cái Thân Hành Niệm của chúng ta, cái hơi thở hoặc là cánh tay chúng ta đưa ra vô, ôm cho chặt. Đó là ôm phao vượt biển mà, sóng gió ba đào nó không dập chúng ta xuống biển được đâu. Rồi chúng ta sẽ đến bờ an ổn chứ không có gì. Thường Thầy dạy mấy con như vậy mà.

(09:18) Nhưng mà Thầy tin rằng các con chưa đọc bài kinh này, các con chưa đủ niềm tin nơi Thầy đâu. Chỉ biết rằng Thầy chỉ kiến giải, tưởng giải cũng như mấy ông Đại thừa bằng tưởng giải, kiến giải. Nhưng mà ở đây Thầy tưởng giải, kiến giải bằng sự thật của đức Phật, chứ không phải bằng cái khác.

Thầy tiếp tục, khi mà đức Phật nghĩ rằng mình chưa có di chúc, mình chưa có nói lời từ giã các đệ tử mà bây giờ đau mình chết thì nó thật là nó không đúng cách. Cho nên đức Phật mới nói: "Vậy ta hãy lấy sức tinh tấn, vậy ta hãy lấy sức tinh tấn". Tinh tấn là lấy sức gì? Siêng năng. Bây giờ nó mệt mỏi, nó làm đau nhức, nó khổ, nó làm cho chúng ta không có còn tinh tấn được nữa, có phải không? Cho nên đức Phật mới phải lấy sức tinh tấn để mà nhiếp cái tâm mình ở trong cái pháp để đẩy lui cho nó được. Bây giờ lấy sức tinh tấn như thế nào? Thay vì đau thì ráng mà nằm mà chịu đau thì nó dễ dàng thôi. Còn mở miệng tác ý để cho đẩy lui bệnh thì nó rất khó khăn, phải không các con?

(09:56) Cho nên khi đó, chúng ta biết rằng, trong khi đó đức Phật nói rằng phải tinh tấn để mà nhiếp phục cơn bệnh. Tinh tấn nhiếp phục cơn bệnh là dùng pháp gì các con biết chưa? "Thọ là vô thường, hãy rời khỏi thân ta đi. An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra." Các con thấy cái tác ý đó để chúng ta đem lại sự an ổn cho thân chúng ta, phải không? Nếu mà không tác ý, không tinh tấn tác ý thì một lát chúng ta không tác ý đâu, chúng ta chỉ ôm cái pháp đó mà chịu đựng, như vậy là chúng ta chịu đựng chứ chưa phải đẩy lui bệnh. Mà tới cái đoạn này chúng ta mới thấy rõ ràng nhiếp phục cơn bệnh này, nhiếp phục làm cho cơn bệnh này nó phải phục, nó phải lui ra, có phải nghĩa như vậy không?

Cho nên, vì vậy muốn nhiếp phục nó thì pháp Như Lý Tác Ý chứ gì? Không có pháp Như Lý Tác Ý thì không thể nào chúng ta đẩy lui được bệnh này hết. Các con thấy Thầy dạy có đúng lời của Phật không? Trong đoạn kinh này Thầy dạy không bao giờ sai cái ý của Phật chút nào hết, chính chỗ này mới là cứu chúng ta. Những người nào có bệnh đau mà dùng pháp Như Lý đuổi được bệnh, mấy con mới có được niềm tin nho nhỏ với Thầy. Chứ cũng chưa chắc đã tin Thầy lắm, bởi vì chưa bao giờ mấy con đọc bài kinh này, đoạn kinh này mà mấy con biết được. Cho nên, dù mấy con có đọc nhưng mà đọc lướt qua, mấy con quá xem thường nó. Mỗi chữ, mỗi lời của đức Phật ở trong những kinh của Phật đều có những ý nghĩa rất là sâu, giúp chúng ta có đủ cái niềm tin để vượt qua những khó khăn.

(11:31) Đó cho nên vì vậy, bây giờ phải tinh tấn, phải nhớ tinh tấn, phải siêng năng, phải tác ý hoài, phải nhắc nhở hoài, phải nói: "Thọ là vô thường, hãy đi khỏi thân ta đi, ở đây không phải là chỗ mày ở. An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Rồi tiếp tục tác ý nữa, rồi cứ yên lặng một hơi thở rồi tác ý nữa, chừng nào mà đẩy lui được, nhiếp phục được bệnh thì mới thôi.

Đây, tới câu kế nữa, nó tuyệt vời. Ở câu này là nhiếp phục được bệnh bằng pháp Như Lý Tác Ý rồi mấy con. Rồi câu kế: "Duy trì mạng căn và tiếp tục sống", kế bây giờ đẩy lui bệnh mới duy trì được mạng căn, không đẩy lui được bệnh thì phải chết thôi, không có cách nào khác. Mà bây giờ tiếp tục sống mà sống không có bệnh trở lại, chứ không phải là sống để cho bệnh trở lại tác động chúng ta nữa. Bây giờ, chúng ta ở trong pháp chúng ta tác ý như vậy nó hết nhưng khi mà xả nó ra trở lại sao? Các con hiểu điều đó.

Cho nên, cái câu cuối cùng đức Phật: "Duy trì mạng căn và tiếp tục sống", làm cho nó không còn bệnh đau nữa, làm cho cái mạng căn của chúng ta sống an ổn trở lại chứ không còn đau khổ nữa. Các con thấy cái chỗ mà đức Phật dạy chúng ta nó rõ ràng và cụ thể không? Rất rõ ràng. Mà Thầy đã từng dạy mấy con để đối trị với bệnh. Bởi vì mỗi chúng ta, mỗi con người chúng ta ai cũng biết cái bệnh hết, ai cũng có bệnh hết, ai cũng khổ vì bệnh hết, bệnh sơ cũng khổ.

Bây giờ chúng ta lỡ đứt tay thôi chúng ta cũng thấy đau khổ rồi chứ chưa nói đến những bệnh ngặt nghèo. Thế mà những phương pháp của Phật để đối trị những bệnh rất rõ ràng như thế này, tại sao chúng ta không tu tập để cứu mình thoát ra những bệnh khổ. Người tu theo đạo Phật như trong khi đức Phật đau như gần chết như thế này mà có đi bệnh viện, có đi thầy không? Có kêu A Nan phải đi rước ông thầy này, ông thầy kia đem đến hốt thuốc cho Phật uống không? Hay là đức Phật nằm đó mà tỉnh giác để mà dùng pháp của mình đẩy lui?

Đây là một đoạn kinh để làm chủ bệnh đó mấy con. Sau này các con đọc cái tập Những lời Phật Dạy mà tập IV, thì mấy con sẽ được đọc đoạn kinh này, từ chú thích của Thầy rất cặn kẽ để các con biết cách để làm chủ bệnh. Bởi vì làm chủ bệnh là một, là các con đã làm chủ được, là các con đã dứt được một nỗi khổ rất lớn ở trong đời sống của các con rồi đó.

(13:49) Đó thì các con thấy, trong cái vấn đề của đạo Phật nó quan trọng đến cái mức độ đến đời sống của con người thật là ích lợi quá lớn cho đời sống chúng ta. Đời sống chúng ta không khổ đau, không tham muốn, không danh, không lợi. Cho đến khi tuổi già, chúng ta khỏe khoắn, quắc thước không có cái gì làm chúng ta khổ đau hết. Rồi đến khi mà bệnh đau thì chúng ta có những phương pháp đẩy lui, không còn gì hết. Chứ đâu phải cầu Phật mà Phật cứu chúng ta hết bệnh được sao, không ai cứu chúng ta hết được đâu.

Cho nên tất cả những cái mà gọi là cầu để cho người khác cứu mình thì không bao giờ có. Chính đức Phật ở đây không cầu ai mà chính đức Phật đã tự cứu mình. Vậy thì trong khi thời đức Phật chưa có Ông Phật, vậy thì đức Phật đau, cầu ai mà cứu Phật? Còn chúng ta hiện giờ đó, có Phật thì cầu Phật cứu, nhưng mà Ông Phật Ông có bảo Ông cứu mình được đâu. Bởi vì nhân quả do mình tạo, thân mình bệnh đau thì mình phải tự cứu mình, chứ không ai cứu mình được hết.

(15:00) Cho nên giới luật của Phật là thiện pháp, là đức hạnh. Vì vậy chỉ có giới luật, nó mới chuyển được nhân quả ác của chúng ta nếu đời sống mà chúng ta sống đức hạnh, chúng ta không nói một lời nói làm người khác buồn phiền, chúng ta không có những hành động, không có những ý nghĩ ác ở trong đầu chúng ta thì làm gì chúng ta có những quả khổ, các con hiểu điều đó.

Cho nên giới luật của Phật kê ra đều là những điều thiện để giúp chúng ta sống một đời sống không làm một cái nhân ác thì quả làm sao có khổ đau. Và đồng thời, những cái quả từ xưa đến giờ mà chúng ta đã gieo một cái nhân vô minh không biết mà chúng ta đã tạo ra bao nhiêu điều ác mà bây giờ chúng ta đã thọ cái lấy cái thân nhân quả này.

Cho nên hôm nay chúng ta chịu, nhưng mà chúng ta chịu mà chúng ta chuyển nó, chứ đâu phải chúng ta không chuyển. Bây giờ đức Phật đau gần chết đây, gần như muốn chết đây. Vẫn là cái nhân quả chứ đâu phải không? Nhưng mà đức Phật đã dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác, dùng pháp Như Lý Tác Ý đẩy lui ra bệnh thì nhân quả còn tác động được nữa không? Không! Hết! Và duy trì mạng căn và tiếp tục sống bình thường như những người khác. Đây là một bài kinh rất có giá trị, để biết được các phương pháp của Phật, chúng ta có đặt trọn niềm tin với đức Phật không? Việc làm của đức Phật cụ thể, rõ ràng chứ không phải nói mơ hồ. Mà đây chính đức Phật đã chứng minh trên bản thân bệnh đau của mình.

2- DẠY ĐẠO QUA KINH NGHIỆM THỰC CHỨNG

 

(16:13) Đó thì, hôm nay các con thấy rằng, trong cái vấn đề mà Thầy dạy ở đây, các con đã bỏ hết cuộc đời vào đây rồi, ăn ngày một bữa, có lợi ích gì cho các con đâu? Tại sao các con lại đi nói chuyện? Vui gì mà nói chuyện? Còn kết bè kết bạn để làm gì mấy con? Cho nên những lỗi lầm của mấy con đã làm cho cái Tu viện gần như tan nát. Nếu như một người nào thì kể như là sụp đổ, nếu mà một người nào mà tu chưa xong, chưa làm chủ được sanh, già, bệnh, chết như Thầy thì chắc chắn Tu viện này sụp đổ. Người ta sẽ nói như thế này, nói thế khác thì cái tâm mà nó không bình tĩnh, nó sân lên một chút thì nó đập tan nát hết. Thầy chỉ cần la hét lên một cái là tan nát hết Tu viện này không còn một chút nào nữa. Các con hiểu điều đó!

Cho nên mấy con, người nào mà ở trong cái hoàn cảnh, ở trong cái hoàn cảnh đối tượng này, biết thì hiểu, mà những người khác thì chỉ nghe thôi chứ còn không biết là chuyện gì nữa, các con biết. Nếu mà Thầy không có bất động tâm thì cái Tu viện này còn gì mấy con biết không? Các con hiểu điều đó. Cho nên sự bất động của Thầy nó cũng giữ cho Tu viện này sừng sững và mãi mãi muôn đời không ai làm nó tan hoại, không ai đốt sạch nó được. Nhất định là Tu viện Chơn Như sẽ sáng chói, huy hoàng. Nó càng gặp khó khăn thì người ta mới thấy được Tu viện Chơn Như. Chứ nếu mà không có khó khăn, không có những điều kiện gian nan của nó thì chúng ta không thấy nó. Và hôm nay do nhân duyên này mà Thầy đưa ra cái bài này để cho các con thấy rất rõ ràng, để các con hiểu.

(17:50) Thầy sẽ tiếp tục đọc một đoạn kinh nữa để các con thấy đây là một sự thật của đạo Phật mà đức Phật cũng như Thầy hiện giờ rất là thương yêu các con. Thầy sẽ đọc lại đoạn kinh kế tiếp, trong cái đoạn kinh này. Đây là cái cơn đau thứ nhất và kế tiếp trên bước đường mà đức Phật đi đến chỗ nhập Niết Bàn. Một nỗi đau thương khi mất Phật. Trong thời điểm đó người ta mất Phật như người ta mất một cái gì. Cũng như thời điểm này, mấy con mất Thầy là mấy con mất một cái gì rất quý của mấy con. Đạo đức Thầy viết chưa xong. Nền đạo đức chưa dựng được lại, ai thay thế Thầy làm việc này? Những đức hạnh của Tu sĩ của Tăng Ni, ai làm được cái điều này? Chắc chắn chưa ai làm được. Và kế đó, giáo trình tu học cho tám cái lớp của đức Phật ai làm cái công việc này, nếu mà trong thời điểm này, Thầy ra đi? Thầy đi thì dễ dàng thôi, Thầy muốn đi hồi nào rất là dễ dàng theo ý Thầy mấy con. Nhưng nỗi đau thương của chúng sanh không bao giờ hết sự đau khổ.

Còn đức Phật ngày xưa, Ngài đã làm xong, Ngài đã làm xong cái nhiệm vụ của Ngài. Nghĩa là tất cả cư sĩ và Tăng Ni đều hiểu được chánh pháp của Phật trong lúc đó. Ngài biết rất rõ và Ngài rặn hỏi tất cả bốn chúng của Ngài đều là người nào cũng nhận thấy rõ ràng những điều này cả, cho nên Ngài ra đi, chứ không phải vì lí do mà Ngài hứa với Ma Vương Ngài đi. Mà chính đệ tử của Ngài là thông suốt những điều Ngài đã dạy.

Còn hiện giờ các con chưa thông suốt, đối với Thầy các con chưa. Còn có người còn bán tín, bán nghi. Chưa người nào có thể nói rằng quá tin tưởng ở Thầy. Cho nên những điều mấy con tu là mấy con tu được thì kết quả thì mấy con tin, mà không kết quả thì mấy con đa nghi. Nhưng mà không kết quả do mấy con tu sai chứ không phải là do Thầy sai pháp. Thầy dạy đúng chánh pháp của Phật, từng nghĩa lý, từng kinh nghiệm bản thân của Thầy đã trải trên những chữ nghĩa đó mà viết ra chứ không phải Thầy tưởng tượng mà viết ra.

(19:48) Nghĩa là một cái nghĩa của nó ở trong này là phải bằng máu và nước mắt của Thầy trên sự tu tập để làm chủ được thân mình mà nói lên, chứ không phải nói với một cái hiểu tưởng ra mà dạy. Các nhà Đại thừa, họ hiểu tưởng ra họ dạy làm chúng ta không biết đường đi. Còn ở đây, Thầy giải ra điều kiện cụ thể, rõ ràng. Thì các con thấy những điều kiện mà Thầy giảng như bây giờ đứng trong danh từ với trí óc của mấy con, mấy con đọc câu này mấy con hiểu nghĩa như thế nào? Như Chánh Niệm Tỉnh Giác: “Đức Thế Tôn giữ gìn tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác", mấy con biết đọc Chánh Niệm Tỉnh Giác mấy con cứ giải thích cái chữ nghĩa Chánh Niệm Tỉnh Giác, mấy con có biết pháp đó là pháp gì đâu? Rồi Chánh Niệm Tỉnh Giác ở đâu? Mấy con cũng chưa biết nếu mà Thầy không giải. Đó là một.

Bây giờ: "Lấy sức tinh tấn để nhiếp phục bệnh", các con biết pháp gì không nếu Thầy không giảng ra. Những cái danh từ đó, mấy con lấy gì mấy con hiểu nó là pháp gì không? Thầy nói rằng, lấy cái trí mà phàm phu của mấy con mà hiểu chỗ này mà không kinh nghiệm tu, không có tu xong thì mấy con không hiểu được mấy chữ này đâu. Không biết lấy pháp gì. Cho nên vậy mà các nhà học giả cứ lờ qua, giảng lờ qua chỗ này làm cho người ta không biết Phật pháp, lấy pháp gì mà làm chủ bệnh đây? Các con thấy rất rõ là cái sai của người không tu mà đi giảng thì như là nói láo gạt người ta chứ sự thật không làm được gì hết.

3- DI CHÚC GIỚI LUẬT VÀ TỨ NIỆM XỨ

 

(21:11) Đây Thầy tiếp tục đọc đoạn kinh này cho mấy con thấy: "Này Ananda, chúng Tỳ kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta! Này Ananda, ta đã giảng chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài, mật giáo và không phải mật giáo. Vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm trong tay." Với còn giữ những gì bí mật nữa các con - đức Phật đã dạy hết rồi. "Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỳ kheo" hay “Chúng Tỳ kheo chịu sự giáo hóa của Như Lai." Thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỳ kheo. Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỳ kheo."

Các con thấy đức Phật, đức Phật nói Ta không phải là người cầm đầu lãnh chúng đâu, đức Phật từ chối cái vấn đề đó, mà đức Phật thật sự không phải cầm đầu. Trong đó có Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên và có một số người lãnh chúng chung chứ không phải có riêng đức Phật, phải hiểu như vậy. Nếu không có ông Xá Lợi Phất, không có ông Mục Kiền Liên, mà hỗ trợ cho cái giáo đoàn của Phật ngày xưa thì đức Phật không bao giờ làm cái công việc đó.

Còn ở đây, nếu mà không có cô Út trợ giúp Thầy chắc Thầy cũng làm không nổi đâu. Thầy có nói là công cô Út cũng không ít đâu.

(22:54) "Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỳ kheo hay "Chúng Tỳ kheo chịu sự giáo huấn của Ta." Thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỳ kheo? Này Ananda, ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng. Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú Vô Tướng Tâm Định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái."

Nghĩa là như thế này, bây giờ thân của Như Lai đã già, sắp cằn cỗi, sắp chết rồi, không có có còn sống dai được nữa. Nhưng mà Như Lai không tác ý đến tất cả các tướng và với sự diệt tất cả các cảm thọ. Nếu mà hằng ngày đối với bản thân Thầy, Thầy mà không dùng pháp Như Lý Tác Ý để mà diệt các tướng nó đang hoại diệt trong thân của Thầy, thì Thầy cũng không sống nữa. Bởi vì Thầy làm việc quá nhiều, quá sức làm việc của Thầy. Cho nên đối với Phật ngày xưa thì đức Phật chỉ cần không tác ý, thì ngay đó đức Phật đã nhập diệt liền tức khắc, cái thân nó cằn cỗi như vậy.

Cho nên, đức Phật nói Như Lai không tác ý đến tất cả tướng với sự việc trừ mọi cảm thọ, chứng và an trú Vô Tướng Tâm Định. Khi ấy thân Như Lai được thoải mái. Nhờ phá đi tất cả những cảm thọ, nhờ an trú được Vô Tướng Tâm Định tức là Bất Động Tâm đó, thì Như Lai mới thoải mái, còn nếu không thì nó đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia.

Các con bây giờ có nhiều người tuổi già, mấy con thấy cái thân con nó hành, nó không chết mà nó đau chỗ này, nó đau chỗ kia, nó nhức chỗ nọ, lát thì nó mệt, lát thì nó khỏe, nó đủ thứ. Cái người già thì bao giờ cái thân già nó như vậy, nó khổ sở vô cùng.

Nếu không nhờ cái pháp đó thì cái thân già đó không bao giờ an ổn được nó rất là khó. Bởi vì trong đoạn này đức Phật nói như thế này, cái đoạn này, đầu đoạn này, chúng ta thấy đức Phật, có nghĩa là đức Phật nói: "Ta đã dạy hết tất cả các pháp rồi không còn cái gì nữa". Nghĩa là hiện bây giờ coi như cái thân già này, Ta không còn mà lãnh chúng nữa được, không còn làm cái việc lợi ích cho chúng được nữa. Vì vậy mà bây giờ chỉ còn cái tác ý này mà thôi, nếu mà Ta không tác ý thì coi như Ta xả bỏ thân của Ta. Đó là cái chỗ mà đức Phật đã nói, cái quan trọng đức Phật sắp ra đi rồi, cái thân nó cằn cỗi rồi, chỉ nhờ sống được là nhờ pháp Như Lý Tác Ý mấy con. Nhờ cái pháp Như Lý Tác Ý này mà đức Phật ở trong tâm cái bất động của mình, thanh thản, an lạc, vô sự. Chỗ Bất Động Tâm này mà kéo dài cái tuổi thọ mình ra. Đó là cái chỗ mà Thầy muốn đọc đoạn kinh này để cho chúng ta thấy rằng, cái trách nhiệm của đức Phật đã xong với chúng Tỳ kheo đó rồi, không còn nữa.

(26:32) Cho nên cái đoạn kế tiếp để mấy con thấy đức Phật nhắc nhở như thế nào. Trước đó là nói trách nhiệm, cái đoạn kinh đầu thì nói mình đã giảng xong hết tất cả các pháp không có gì mà đức Phật bỏ sót hết, không có gì mà Ta còn nắm giữ pháp trong tay nữa, ta đã dạy hết rồi. Kế đó là nói đến cái thân già của mình, chỉ còn là sống nhờ pháp Như Lý Tác Ý mấy con. Mấy con hiểu chỗ Thầy nói.

Như vậy là pháp Như Lý Tác Ý của chúng ta rất là quan trọng chứ không phải là thường đây mấy con. Chính đức Phật nhờ cái đó mà duy trì cái tuổi thọ của đức Phật mà lúc khoảng thời gian bảy mươi mấy, tám mươi tuổi đức Phật sắp chết, thì Phật đều là nhờ hoàn toàn pháp Như Lý Tác Ý để giữ tâm bất động của mình. Đến cuối cùng là đức Phật kêu gọi, các con, bây giờ cuối cùng các con hãy tu tập cái pháp gì?

Vậy nên: "Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình". Đây các con nghe, đừng có nương tựa vào ai hết. "Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỳ kheo hãy tự mình làm ngọn đèn cho chính mình". Đây mới nói ra cái pháp đây các con. "Hãy tự mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác."

Ở đây là nhắc đi, nhắc lại chỗ này rất nhiều, để chúng ta được cái chánh pháp để mà chúng ta tu tập. Nếu mà chúng ta không biết chánh pháp thì khi đức Phật mất và khi chúng ta bị bệnh đau thì chúng ta không biết cách mà chúng ta nhiếp phục những cái bệnh đau đó. Cho nên đức Phật xác định tới cái đoạn kế để chúng ta thấy. Đoạn kinh vừa rồi Thầy đọc đó là nhắc nhở: "Chỉ có mình cứu mình mà thôi chứ không ai cứu mình được hết". Đừng có cầu khẩn ai, đừng có van xin ai, đừng nhờ tựa vào ai hết mà chỉ có mình mà thôi. Tin vào mình, tin vào pháp, đó là cái đoạn kinh vừa rồi mà Thầy nhắc. Tin nơi mình, tin nơi pháp thì mình sẽ cứu lấy mình.

(28:43) "Này Ananda, ở đời, vị Tỳ kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ưu, ưu bi trên đời. Đối với các cảm thọ, đối với tâm, đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ưu, ưu bi trên đời." Đây là một đoạn kinh mà đức Phật thường nhắc nhở chúng ta, đó là đoạn kinh gì mấy con biết không? Tứ Niệm Xứ mấy con! Thân, thọ, tâm, pháp mà khắc phục tham ái, ưu bi ở trên cuộc đời của chúng ta. Đó là cái pháp mà chúng ta làm cái ngọn đèn, lấy pháp mà làm cái ngọn đèn, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chứ nương tựa một vật gì khác.

Cái đoạn trên bảo chúng ta phải dùng chánh pháp, đoạn dưới để nói lên chánh pháp. Vậy chánh pháp đó là gì mấy con biết không? Đó là Tứ Niệm Xứ! Tứ Niệm Xứ đâu có gì khó đâu. Chỉ là phương pháp quét tâm thôi chứ đâu có gì khó. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, ngồi đây thanh thản, an lạc, vô sự có nương tựa vào pháp nào không? Nhưng mà có chướng ngại nào trên thân, thọ, tâm, pháp đó thì mau mau chúng ta dùng các pháp đẩy lui ra khỏi tức khắc, có đúng không mấy con? Nó là cái pháp, là ngọn đèn để mà chúng ta soi đường chúng ta đi. Đây có hoàn toàn Thầy dạy mấy con có ngoài pháp Tứ Niệm Xứ bao giờ đâu.

"Này Ananda, như vậy vị Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác". Thì các con thấy, đây là cái lời mà đức Phật xác định mình lấy mình và lấy chánh pháp, mà chánh pháp của đức Phật có nhắc cái bài nào có khác hơn là Tứ Niệm Xứ không? Ở đây những cái lời di chúc, đây là những lời di chúc cuối cùng của đức Phật để cuối cùng đức Phật nhập Niết Bàn. Đức Phật sẽ sắp sửa nhập Niết Bàn. Cho nên vì vậy mà nhắc đi nhắc lại những điều này, tức là nên lấy Tứ Niệm Xứ mà tu tập cho chính mình và pháp Như Lý Tác Ý và tất cả những điều mà Thầy giảng ra.

4- NỖI KHẮC KHOẢI CỦA THẦY

 

(30:57) Bởi vì đầu tiên thì các con vào tu, Thầy dạy cho các con tu bốn cái loại định: Định Vô Lậu, Định Thư Giãn, Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở. Do bốn cái Định này mấy con mới ở trên Tứ Niệm Xứ, mới khắc phục được tham ưu nó mới nổi. Còn nếu không có bốn cái Định này thì mấy con lấy gì mấy con khắc phục ở trên Tứ Niệm Xứ? Thầy dạy các con có căn bản không? Rất là căn bản! Nhưng cái tu tập được hay không được là do chỗ các con tu tập chứ không phải chỗ Thầy.

Bây giờ mới là chỗ của các con, các con có tin hay không? Mà bây giờ các con không tin là các con đi nói chuyện, phá giới luật, các con làm tùm lum, tà la, thì như vậy các con còn tu được nữa không? Các con thấy cái lỗi của các con hay là cái lỗi của Thầy? Thầy dạy các con cặn kẽ không còn một chỗ nào Thầy giấu giếm, không còn một chỗ nào mà Thầy còn nắm giữ trong tay của Thầy hết, Thầy không có giữ bí mật chỗ nào hết. Chỉ bây giờ là quyền của các con. Tu được hay là không được là do các con mà thôi.

Nghĩa là Thầy nói rằng mấy con bỏ hết cả gia đình, cả xứ sở quê hương mấy con đến đây, chỉ có đi xin ăn có 1 bữa thôi. Vậy mà, mấy con còn nói chuyện, mấy con còn vui vẻ, mấy con còn thích đời, vậy thì mấy con làm sao mà tu được? Cho nên ngày xưa, một người đến xin Phật, Phật chấp nhận nhưng ở đây bốn tháng biệt trú được thì ở tu, mà không được thì thôi. Thì các con cũng vậy, khi mình thấy mình ở đây, mà mình thấy mình tu không được: "Ờ, mình thích nói chuyện, mình thấy vui, mình ham vui thì mình thấy tâm mình, mình biết mình không thể mình tu được thì mình xin về." Thầy có rầy, Thầy có bắt buộc đâu. Thầy có ép buộc phải tu như thế này, thế khác, phải ráng cố gắng này kia đâu. Thầy không. Thấy mình tu không được, mình sống không nổi những cái giới luật, cái phạm hạnh ở đây thì mình xin Thầy đi về thôi. Thấy chừng nào mà con có thể con tu được thì con trở lại con giữ gìn đúng giới. Chứ bây giờ con sống vậy con buồn khổ quá, con cô đơn quá, con không có thắng mình được, con phải đi nói chuyện này, chuyện kia thì thôi xin cho con về quê con sống chừng nào con thấy được con trở về con tu tập. Thì như vậy lợi ích cho mình mà lợi ích cho người khác. Tại sao vậy?

(32:53) Tại vì mình nói chuyện thì mình làm động người khác, cho người ta tu không được. Và đồng thời người khác, người ta ngồi tu mà người ta thấy hai người nói chuyện: "Trời ơi! Thầy đã cấm không cho nói chuyện mà bây giờ nói chuyện như vậy thì cái Tu viện này ra sao?" Thì cái người mà đang nỗ lực tu, họ cũng bị động nữa, họ không nói chuyện đó họ vẫn bị động. Bởi vì cái giới hạnh nó ràng ràng rồi, mà bây giờ mấy con làm như vậy làm động chúng hết rồi, là cái lỗi của mấy con rất lớn. Thà là mình thấy tu không được, thôi mình về, chứ đừng có làm khổ sở cho người khác.

Và chính Thầy đang khắc khoải mong chờ từng giây, từng phút được một người tu chứng quả A La Hán mấy con. Làm chủ được như Thầy mấy con, để tiếng nói rằng Phật pháp sống lại. Còn một mình Thầy thì người ta nói chỉ có Thầy thôi chứ không có ai làm được hết. Bởi vì cái niềm tin mọi người, người ta đang nhìn vào mình mà Thầy thì đang ước mong. Bởi vì đây là một pháp thực mà! Đang ước mong có một người đệ tử của mình tu chứng.

Nhưng mà mấy con làm sai một chút là nó quậy hết, thời gian kéo dài ra biết bao nhiêu thời gian không? Bởi vì tâm người ta còn yếu đuối, khi mà thấy người khác nói chuyện, người khác là tâm họ bị phóng dật rồi. Họ nói sao mà người đó không giữ được như vậy. Họ chỉ nói thầm trong lòng họ thôi thì họ cũng đã bị phóng dật. Mình thương mình thì phải thương người. Đến đây là đến chỗ tu chứ không phải đến đây là đến chỗ mà đi nghỉ mát, đi dưỡng lão, đi dưỡng bệnh đâu. Cho nên nó khác xa lắm mấy con.

(34:20) Vì vậy mà Thầy kêu gọi, Thầy gào thét hết mình nhưng cuối cùng không được. Mà đến nỗi, cái Tu viện tan nát, ngăn từng rào, từng vách, từng lá như vậy. Khi một người khác người ta nhìn vào, người ta hỏi tại sao Tu viện ngăn rào như vậy? Nói tại quý thầy ở đây nói chuyện quá, phải ngăn như vậy. Trời ơi! Còn giá trị gì đạo đức của chúng ta nữa mấy con? Cái đạo đức gì ở đây nữa mấy con? Nhìn Tu viện như thế này, chúng ta xấu hổ lắm mấy con. Cô Út mà làm như thế này chúng ta xấu hổ lắm. Một cái Tu viện như thành phố mà kéo rào dạo như vậy là thành cái thành phố đang bị chiến tranh đó, nghĩa là giới nghiêm 24/24 đó. Ở đây cũng giới nghiêm 24/24 đó mấy con, xấu hổ lắm đó mấy con.

Một người tu như chúng ta theo Phật giáo mà bị rào dạo như vậy chúng ta xấu hổ lắm, chúng ta bị nhốt trong tù đó mấy con. Thầy nhục nhã lắm mấy con. Cho nên Thầy nói thật sự, cái Tu viện Chơn Như như thế này là không xứng đáng chút nào. Không phải chỗ Thầy dạy Đạo. Mà nếu Thầy bỏ Thầy đi, thì ở đây sẽ tan nát hết. Thầy nói rằng Thầy bỏ Thầy đi ở đây, ngày hôm nay Thầy bỏ Thầy đi, Thầy không trở về đây nữa, thì trong 5 ngày, 10 ngày là ở đây đi hết, không còn một người nào. Thầy báo cho mấy con biết rằng Thầy là nòng cốt, Thầy là trụ cột của một sự hướng dẫn tu tập. Thầy là gương hạnh cho mọi người, mà gương hạnh rời khỏi cái nơi đây rồi thì nơi đây kể như hoang tàn, không còn một bóng người. Thầy bảo đảm với mấy con điều đó. Mọi người, người ta về đây là vì Thầy chứ không phải vì ai hết đâu. Không phải vì cái Tu viện này đâu mà vì Thầy, Thầy bảo đảm với mấy con, điều đó là điều chắc chắn.

(36:18) Cho nên những điều mà Thầy nói hôm nay là những điều nói hết những cái tình lý để mấy con hiểu khi tu tập là chúng ta biết mình tu được hay là không được. Biết mình sống giới luật được hay là không được. Làm sao chúng ta cũng phải giống như Phật ngày xưa. Khi đến đây Thầy sẵn sàng, Thầy chấp nhận cho mấy con. Cho nên có lúc, có một vài thầy đến đây, Thầy từ chối vì Thầy nói rằng Thầy đi ẩn bóng Thầy không có ở đây nữa, là vì cái trường hợp quá đau. Mà đưa một người khác vào đây để ở trong hoàn cảnh này họ làm sao tu được mấy con. Nhưng mà vì sự tha thiết, sự quyết tâm, Thầy không nỡ cho nên Thầy nhận. Nhưng Thầy quyết định là Thầy sẽ giải quyết mọi mặt để Tu viện càng ngày càng sáng tỏ hơn.

Các con có những lỗi lầm thì các con cố gắng sửa và đồng thời những lỗi lầm đó không phải là Thầy cố chấp, Thầy giữ mà Thầy rất thương yêu khi một người biết lỗi lầm, biết sửa. Điều đó là một cái điều Thầy rất mừng. Bởi vì Thánh nhân từ con người mà trở thành Thánh, có phạm lỗi mà có biết sửa. Còn con người mà không biết sửa thì làm sao, không những làm người mà còn làm loài động vật. Mình không biết sửa lỗi là mình trở thành động vật. Lùi trở lại mà làm loài động vật chứ không còn con người nữa. Từ con người là một loài động vật như các loài động vật khác, chúng ta hơn loài động vật là vì chúng ta có trí suy nghĩ, có sự phát triển của trí tuệ, hiểu biết đúng sai, thiện ác, nhân quả. Chúng ta biết sửa mình lần lượt chúng ta sẽ trở thành những người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Không giết hại lẫn nhau đó là con đường của đạo Phật đã vạch sẵn cho chúng ta biết để xây dựng con người, để thoát kiếp loài động vật, để trở thành con người thật sự con người và sống đúng đời sống Thánh hạnh chứ không còn là con người tầm thường. Đó là đường lối giáo dục đào tạo của đạo Phật bằng tám lớp học và ba cấp của nó hẳn hoi, rõ ràng.

(38:11) Đó là con đường giáo dục của đạo Phật để xây dựng con người trở thành con người tốt trên hành tinh này, không thể là con người đang sống như thế này, là đem lại sự đau khổ cho người. Đạo Phật không phải là tôn giáo, mà đạo Phật là đạo đức của con người, đem lại sự sống an vui cho con người trên hành tinh này chứ không phải xây dựng cõi Cực Lạc, Thiên Đàng hay hoặc là một trạng thái Phật tánh nào, không phải. Điều đó là điều nhận sai của những người không tu chứng, rồi kiến giải, rồi luận thế này thế khác, để chứng minh cho những sự thật đó, đó là cái sai. Con người chỉ có Bốn Chân Lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chân lý này ngàn đời không bao giờ có sự thay đổi được.

Hôm nay là sự xác định và quyết định như vậy để chúng ta thấy rằng con đường tu theo đạo Phật. Ở đây, Thầy muốn đem bài kinh này xác định cho chúng ta thấy cái pháp nào là chơn chánh để mà chúng ta tu tập, đó là Tứ Niệm Xứ! Thầy xác định cho các con, Thầy dẫn dắt các con đi từ Tứ Chánh Cần cho đến Tứ Thánh Định thực hiện Tam Minh vẫn không lìa khỏi Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là thân, thọ, tâm, pháp của các con. Bốn chỗ này là bốn nơi mà các con phải thực hiện trên đó. Bây giờ các con có Tam Minh các con ở trên đó mà thực hiện, chứ không phải các con rời khỏi chỗ này mà thực hiện Tam Minh được. Đó là một cái điều quyết định và xác định chắc chắn trong đạo Phật mà đức Phật đã xác định Chánh Niệm - trong Bát Chánh Đạo là đạo đế - Đức Phật đã xác định Chánh Niệm, thì Chánh Niệm đó là Tứ Niệm Xứ chứ không phải pháp gì khác.

Cho nên nói Chánh Niệm tức là trên Tứ Niệm Xứ mà tu cái Chánh Niệm của nó, chứ không phải là Chánh Niệm là tu những pháp này, pháp kia, niệm Phật hoặc là tụng kinh niệm chú là Chánh Niệm đâu. Không phải! Tất cả thứ này không phải Chánh Niệm. Chánh niệm chỉ có Tứ Niệm Xứ mới là Chánh Niệm mà thôi.

(40:12) Thầy hôm nay đứng trên góc độ của đạo Phật, Thầy xác định cho các con rõ. Cho nên đức Phật di chúc, cái lời di chúc của đức Phật: "Hãy lấy mình làm chỗ nương tựa, hãy lấy mình làm ngọn đèn, mà lấy chính Tứ Niệm Xứ làm ngọn đèn, làm chỗ nương tựa vững chắc để tu tập". Đây là lời di chúc của đức Phật cuối cùng. Sau lời di chúc cuối cùng này, đức Phật không nhắc chúng ta phải kiến tánh thành Phật? Sao đức Phật không nhắc chúng ta phải lấy Tứ Thiền? Sao đức Phật không nhắc chúng ta phải lấy Tam Minh hay là Tứ Như Ý Túc mà lại nhắc chúng ta lại Tứ Niệm Xứ. Thì các con biết cái pháp nào là quan trọng. Sao không nhắc mấy cái đó để mà làm ngọn đuốc, làm nơi nương tựa của mình? Mà tại sao lại nhắc Tứ Niệm Xứ làm ngọn đèn sáng để soi đường mình đi, làm chỗ nương tựa vững chắc cho mình? Thì các con biết đây là lời cuối cùng của đức Phật mà. Cho nên lời cuối cùng là một lời di chúc thật sự thương các con, thương tất cả chúng sanh, để lại cái lời này để chúng ta biết được cái pháp mà chúng ta tu tập. Cho nên chúng ta làm sao mà chúng ta tu sai được cái lời này.

(41:21) Đây, bây giờ Thầy tiếp cho mấy con thấy cái đoạn này: "Này Ananda, những ai đã tu Bốn Thần Túc (tức là Tứ Như Ý Túc) *tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lạiNày Ananda, nay Như Lai đã tu Bốn Thần Túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại"*.

Các con thấy khi mà cái người mà Thầy đã nói rằng là đã có bảy năng lực của giác chi và có Tứ Như Ý Túc tức là Tứ Thần Túc - 4 Như Ý Túc đó tức là Dục Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, 4 cái Thần Túc này thì cái người này, họ có thể kéo dài cái tuổi thọ. Thì các con thấy, ngay cái bài đầu trên kia đức Phật chỉ cho chúng ta cái pháp để chúng ta đối trị bệnh. Còn cái người mà đã có 4 cái Thần Túc rồi, điêu luyện trên Thần Túc đó, lão luyện trên Thần Túc đó thì người ta sử dụng Thần Túc đó người ta kéo dài tuổi thọ, người ta không có cần phải dùng những cái pháp đó đâu mấy con.

Mà tại sao đức Phật khi mà đau gần chết, đức Phật lại dùng cái pháp này để chỉ cho chúng ta cái đường lối đi. Chứ tại sao đức Phật có mà đức Phật không dùng Tứ Như Ý Túc, hét nó một tiếng để cho nó đi liền? Tại sao đức Phật không dùng như vậy? Là đức Phật muốn xác định cái bài đoạn kinh đó, là xác định để chúng ta biết rằng bệnh phải dùng như vậy để mà trị đó. Đức Phật dạy chúng ta rất cặn kẽ. Cho nên đọc đoạn kinh này, chúng ta thấy Tứ Như Ý Túc của Phật rất tuyệt vời. Người mà tu đến đó là đạo lực đã đầy đủ rồi. Cho nên người ta có Tam Minh, có Thần Túc đầy đủ. Người ta không còn lo lắng nữa, muốn sống sống, muốn chết chết. Chúng ta tu tập chúng ta cũng phải đi tận cùng như vậy, chứ không phải giữa đường đâu mấy con.

(43:35) Hiện giờ, không có nghĩa là mấy con tác ý mấy con đuổi bệnh được mấy con nói là: "Tôi đi tới đây là tôi mãn nguyện tôi rồi". Chưa đâu mấy con! Con đường mấy con đi tới nữa chứ chưa phải tới đây đâu. Cho nên con đường còn đi tới, nó còn đòi hỏi chúng ta nhiều chông gai, nhiều khó khăn, đâu phải dễ!

Chẳng hạn bây giờ Thầy nói, bây giờ các con giữ được tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự trong 1 giờ thì các con thấy nó không có gì hết. Nhưng mà 2 giờ, 3 giờ, 6 giờ đồng hồ thì mấy con, trạng thái thanh thản này còn đứng ở đây không? Hay hoặc là nó thay đổi cái gì hay hoặc có những cái gì khác xen vào đó các con biết không? Mà cỡ không có Thầy, ai gỡ cho mấy con ra chỗ này? Chứ đừng nói chi. Rồi bắt đầu bây giờ nó từ 10 giờ, 12 giờ đồng hồ thì mấy con sẽ thấy, nó sắp sửa nó đến cái mức của nó để cuối cùng để mà nó đạt được đạo lực của nó thì nó xảy ra biết bao nhiêu điều khó khăn cho mấy con chưa?

Nếu không có một người đi qua, không có người đã đi qua, trải qua kinh nghiệm mà đi trên con đoạn đường này thì lúc bấy giờ, tâm thanh thản của con nó hiện ra một cái tướng nào đó mấy con có biết cái gì không?

Bởi vì khi mà tâm thanh thản nó không phải là tâm phàm phu. Nó không có khởi vọng tưởng. Nó không khởi tham muốn cái này, cái nọ, cái kia đâu. Nó không bao giờ còn cái chuyện của phàm phu nữa, mà là những cái chuyện siêu hình, những cái chuyện mà con người bình thường không thể hiểu được. Và mấy con là con người đang ở trong cái dạng bình thường mà gặp những cái này mấy con biết cái đó đúng hay sai không? Dục không!

Bây giờ cái hơi thở con nó thở ào ào vậy, các con biết làm sao mà thắng đây, khi ở trong trạng thái vậy mà nó làm như vậy. Hoặc là bây giờ nó co rút cái thân con lại thì con biết làm sao đây không? Bây giờ đang ngồi sừng sững như vậy mà nó bắt cái gân nó ở trong thân con nó rút lại, nó rút nó co lại như thế này. Ở trong cái trạng thái thanh thản đó, Thầy đặt thành vấn đề, nó rút co như thế này lại, đầu con cúi sát đất, lúc bấy giờ các con biết…​

(45:15) Các con làm vậy được sao? Các con hiểu điều đó? Cho nên vì vậy, khi mà tu hành, phải quyết định, phải có một hướng tới, chứ không có hướng lui, đi không ngó trở lại. Một là chết, hai là chứng đạo.

Nhưng mà có Thầy mà làm sao các con chết được? Thầy nói, trước cái cơn bệnh mà có thể sắp chết, mà có Thầy thì mấy con cứ vượt qua cơn bệnh liền tức khắc, chỉ cần Thầy nhắc: "Chết bỏ! Phải sừng sững thân ngồi lên!” Thì ngay đó mấy con đủ cái nghị lực, đủ tinh thần. Chỉ một lời nói Thầy đơn giản thôi, mà có Thầy mấy con sừng sững mấy con chiến đấu với nó. Còn nếu không có Thầy, ai nói lời nói này mấy con, thì chỉ còn có nước mấy con đầu hàng giặc mà thôi.

5- DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC CHO CON NGƯỜI

 

(46:03) Đó, thì hôm nay các con biết rằng Thầy muốn nhắc nhở, nếu các con đến đây mà các con thấy mình sống độc cư, trầm lặng được thì các con sẽ xin phép Thầy cho các con ở đây tu tập. Còn các con thấy sống không được thì các con xin về, Thầy vui vẻ cho các con về. Thầy chỉ cần ở đây một người chứng đạo chứ Thầy không cần nhiều. Và khi chứng đạo rồi sau này những giáo trình mà tu học cho tám lớp của đạo Phật và ba cấp của đạo Phật, chừng đó mở cửa và chuyên tu tất cả những cư sĩ, tu sĩ đều có thể đi vào cái lớp của Phật giáo học từ lớp Chánh Kiến học một năm, sau một năm thì lên lớp Chánh Tư Duy, rồi một năm sau nữa lên lớp Chánh Ngữ, lần lượt tám cái lớp này chúng ta đều tu học. Mỗi lớp đều dạy chúng ta từ hành động đạo đức hẳn hoi.

Chánh Kiến tức là dạy ý thức của chúng ta nhìn thấy hiểu biết mọi cái ở trong Chánh Kiến. Nó có những bài vở để mà chúng ta học, chúng ta tập luyện.

Đến lớp Chánh Tư Duy làm chúng ta có sự suy nghĩ đúng, suy nghĩ sai. Dạy cho chúng ta có những bài vở để mà chúng ta suy nghĩ đúng.

Đến lớp Chánh Ngữ dạy chúng ta từ ngôn ngữ, từ lời nói, từ cách thức xưng hô cho đến cách thức nói ra lời nói không làm khổ mình, không làm khổ người. Người ta dạy tất cả những ngôn ngữ đó, cái lời nói đó để huấn luyện cho chúng ta tập luyện. Chúng ta nói sai một cái lời nói, nói một cái lời nói thô ác là chúng ta bị phạt liền tức khắc. Đó là những cái lớp dạy các con. Cho nên khi mà các con đã thấm nhuần được một năm mà trong lớp dạy học về Chánh Ngữ, các con ra không bao giờ nói một lời nói thô lỗ, không bao giờ nói một lời nói lỗ mãng, làm cho người ta bận tâm mình. Các con không bao giờ nói một lời nói sẽ làm quá đau khổ người ta. Người ta sẽ huấn luyện cho các con từng cái ngôn ngữ, từng những cái hành động các con sống để mà hoàn toàn đạo đức không làm khổ mình, khổ người.

Đó, thì hôm nay trong cái vấn đề về tương lai thì như vậy. Nhưng mà vì hiện giờ mà muốn đào tạo cho có những người chứng quả A La Hán để đứng trong các lớp đó mà dạy. Thì Thầy chỉ mong mấy con quyết tâm tu để giải thoát thì mấy con là những người có thể sau này đứng trên các lớp đó dạy. Các con tu tập không phải lợi ích riêng cho các con đâu mà còn lợi ích cho bao nhiêu người khác. Người ta đang chờ đợi mấy con. Con cháu chúng ta đang chờ đợi. Cả cái thế gian này chứ không phải chỉ có riêng có dân tộc Việt Nam.

Bởi vì Phật giáo không phải là Phật giáo của riêng một nước nào hết. Phật giáo là cả con người chứ không phải của một nước nào. Người nào cũng có thể vào con đường Phật tu học được hết. Bởi vì nó huấn luyện đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Chứ nó không có dạy một cái gì cầu khẩn, cái gì khác có một ông Thần khác, một bà Chúa khác, mà lạy lễ khác. Không có, không bao giờ có! Mà chính hành động đạo đức của chúng ta. Cho nên nó không, đối với các tôn giáo nó không có cái tôn giáo nào mà chướng ngại với nó hết. Ở đây thờ Chúa, kia thờ Phật thì có chướng ngại. Người ta thờ Phật còn kia thờ Chúa thì nó khác, cho nên nó có chống nhau. Còn ở đây không có thờ ai hết. Hoàn toàn là chúng ta sống đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người.

Cho nên nó không bị chống ở trong cái hệ tôn giáo và nó không bị nằm trong đảng phái nữa. Hễ có đảng, có phái thì có phe, có nhóm. Còn có tôn giáo thì phải có thế lực này, thế lực kia. Cho nên nó manh mún làm cho con người đau khổ thêm. Còn ở đây đạo đức không làm con người đau khổ, không có phe phái, không có nhóm, không có tôn giáo gì hết. Ở đây hoàn toàn.

Bởi vậy Thầy nghĩ rằng cuộc đời này chỉ có cái đạo đức mới đem lại cho con người hạnh phúc mà thôi, không có chia con người ra nhóm này, nhóm kia, tôn giáo này, tôn giáo kia để chia rẽ nhau mà chống nhau. Làm cho con người khổ, làm cho con người phải chết trong những tư tưởng đó, cái hệ tư tưởng đó."Ờ, tôi theo tôn giáo này thì tôi không ưa tôn giáo kia đâu, mà tôi theo cái phe này thì tôi không ưa phe kia đâu." Cái tinh thần nó như vậy, con người mà.

(49:44) Cho nên vì vậy mà chỉ có đạo đức, không có phe nhóm nào hết. Đó là cái mục đích, hôm nay mà Thầy nói để cho khi các con biết nhận, mình biết cái nhiệm vụ và trọng trách của chính mình.

Thứ nhất là cứu mình khỏi bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết.

Thứ hai là lợi ích cho người sau. Chứ không phải mấy con tu để mà lợi ích cho mấy con.

Trừ ra những người già yếu, người ta tu được là người ta không còn sức khỏe để mà giúp cho những người sau. Nhưng cái hành động tu của người ta đạt được vẫn là tiếng nói của người ta tốt, làm cho người sau, người ta tin tưởng. Cho nên có nghĩa là, những người già không trực tiếp bằng sức lực của người ta ra giảng dạy hoặc là giúp đỡ nhưng cái sự tu tập của người ta đạt được vẫn là tiếng nói tốt cho nền đạo đức này, chứ đâu phải không. Cũng có lợi ích.

Chứ đâu phải mấy con nói rằng: "Tôi tu, tôi lợi ích cho tôi rồi, tôi nhập diệt tôi bỏ tôi đi". Không! Chỉ cần mấy con tu xong là mấy con đã làm cái lợi ích rất lớn, thắp lên ngọn đèn sáng cho mọi người khác. Người già như vậy, người ta vẫn làm được như vậy mà. Đó là sách tấn cái tinh thần người ta nỗ lực người ta tu.

6- ĐỘC CƯ LÀ BÍ QUYẾT THIỀN ĐỊNH

 

(50:53) Cho nên bữa nay Thầy nhắc nhở cho mấy con biết. Bây giờ chúng ta, nó không có đông người nhưng một ngày nào đó nó sẽ càng đông, mà càng đông thì phức tạp càng nhiều. Và thì nói chuyện này nó càng động.

Một ngày kia đức Phật, các con biết 1250 vị, 1250 vị tập trung trong một khu rừng như thế này mà nếu không giới luật thì không làm sao mà không ồn náo. Cho nên vua A Xà Thế khi đến khu vực của đức Phật, sao một ngàn, bao nhiêu tu sĩ như vậy mà im phăng phắc, từ cái lá rơi xuống nghe tiếng động của cái lá rơi. Tại sao mà im như vậy được? Ông không tin rằng có thể có một sự im lặng như vậy được. Thế mà trong thời đức Phật im lặng, bởi vì đức Phật: "Anh có chấp nhận được giới luật bốn tháng biệt trú thì anh ở tu. Mà anh không chấp nhận được thì anh về, tôi không ép, tôi không cấm anh, tôi không bắt buộc anh vào đây. Mà anh vào đây mà anh làm sai thì không được."

Thì từ đây về sau các con nhớ rằng, ở Tu viện Chơn Như này cũng áp dụng đúng thời đức Phật để đào tạo những con người tu chứng quả A La Hán, chứ không thể nào mà cái lòng vị tha của mình để cho người ta từ từ người ta tập thì không thể được!

Thầy thấy từ mười mấy năm nay rồi, bao nhiêu người đến đây, vì cái tật mà nói chuyện thì vẫn muôn đời nói chuyện không có người nào mà giữ trọn vẹn. Đó thì mấy con thấy, trong cái này, từ đó mười mấy năm nay, đâu phải là ít. Cái thời gian mà đạo Phật xác định cho chúng ta biết có bao nhiêu năm xong mấy con biết không? 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Cái thời gian mà chúng ta tu 7 năm phải chứng đạo. Thế mà chúng ta tu tới bây giờ là mười mấy năm rồi mà chúng ta chứng đạo chỗ nào? Tại vì chúng ta như thế nào mà không chứng đạo? Nói chuyện!

Nói chuyện tức là phóng dật, mà phóng dật làm sao mà chứng đạo được. Chúng ta không phòng hộ cái ý thì đi nói chuyện, không phòng hộ được miệng thì phải nói chuyện chứ sao. Các con thấy, mà nói chuyện thì ý không phòng hộ, miệng không phòng hộ thì tất cả sáu căn này rất là nhạy, mắt thấy, tai nghe…​ Tất cả cái này làm sao mấy con tránh khỏi hết. Cho nên sáu căn của các con bị phóng dật hết toàn bộ. Như vậy, mấy con muốn 7 năm mà chứng đạo thì làm sao được. 7 năm sống độc cư không hề nói một lời nói. Thiền Đông Độ còn dạy, các Tổ còn dạy: "Cái miệng mà không để mốc meo, thì không bao giờ chứng đạo”. Đó là những lời khuyên mấy con thấy rất là rõ.

Muốn tu tập đạt thì phải giữ gìn cho đúng. Thầy cặm cụi để cho Thầy yên, mà Thầy, mấy con tu tốt bao nhiêu, mấy con giữ gìn giới luật bao nhiêu thì Thầy cặm cụi Thầy viết từng bộ sách giảng cho mấy con. Mỗi bộ sách Thầy đưa ra mấy con đọc đều thấy có những cái hay, cái lợi ích rất lớn cho mấy con. Mấy con cứ đọc cuốn sách nào Thầy viết ra rồi thì mấy con thấy nó thực tế và cụ thể, rõ ràng, lợi ích rất lớn. Không có bộ sách nào mà Thầy viết là không có lợi ích. Bộ sách nào Thầy viết ra thì mấy con đọc thấy rất hay, có nhiều cái thấm thía, thấm thía, nhắc nhở cuộc đời của mình ghê gớm lắm. Xây dựng cho mình có một nền đạo đức thật sự, đem lại lợi ích riêng cho chính bản thân mình rất lớn. Các con cứ đọc sách Thầy rồi sẽ thấy.

(54:13) Cho nên các con phải ráng cố gắng. Từ đây về sau, các con đừng nói chuyện và cố gắng. Nếu các con thấy mình không thể giữ được, thì các con xin Thầy cho các con về. Thầy vui lòng cho mấy con về, có vậy thôi.

Thì đến đây, Thầy sẽ chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay và đồng thời cũng đem lại những đoạn kinh để cho mấy con thấy tin tưởng rằng mấy con sẽ làm chủ được bệnh và làm chủ được những cái sự đau khổ của mấy con mà mấy con là một con người bình thường nhưng vẫn ôm pháp Phật vẫn làm chủ được những điều cần thiết. Đến đây Thầy xin chấm dứt.

(54:39) Thì mấy con có ý kiến gì nữa không? Còn những người Thầy tiếp tục, còn những người nói chuyện thì Thầy đề nghị cô Út là sắp xếp cho mấy con ở có nơi, có chỗ. Còn nội trú trong Tu viện là phải giữ gìn. Ngoại trú thì mấy con quyền nói chuyện với nhau, những người ngoại trú. Nghĩa là Tu viện bây giờ phân làm hai phần, phần nội trú và phần ngoại trú.

Phần nội trú là giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Phần ngoại trú là mấy con muốn nói chuyện gì thì mấy con ở ngoài. Mấy con có thể có quyền đến đây thưa hỏi pháp rồi mấy con trở về phòng của mấy con. Rồi chừng nào mấy con giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh được thì mấy con xin bây giờ con giữ được, con sẽ xin vào nội trú thì chừng đó Tu viện chấp nhận, thì chừng đó mấy con thấy mấy con được Thầy chấp nhận cho mấy con nội trú.

Chứ còn bây giờ, thì coi như những người mà giữ đúng những hạnh độc cư, những người này đang chấp nhận cho họ nội trú để cho họ thực hiện con đường tu tập của họ. Còn những người mà đã có những lỗi lầm thì cho ngoại trú. Thì sau khi mà thời gian mấy con cố gắng khắc phục được thì chừng đó Tu viện vẫn chấp nhận cho mấy con tu tập tốt, vẫn cho mấy con trở vào nội trú. Ở đây hoàn toàn là Thầy mong muốn mấy con trở thành Tu sĩ nội trú chứ không phải ngoại trú nữa.

Nghĩa là Thầy nói thật sự ra, cái người mà ngoại trú, một ngàn đời họ tu chẳng bao giờ làm chủ được hết. Nghĩa là bây giờ mấy con cứ xin mua đất xung quanh Tu viện này, mấy con cất nhà dài, mấy con cứ lập thất mấy con ở tu đi, mấy con chẳng bao giờ được gì hết. Bởi vì ở bên ngoài thì mấy con không bao giờ phòng hộ được mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mấy con. Dòng họ, bạn bè này kia ít bữa, ít bữa tới lui thì mấy con tu vô ích thôi. Mấy con ở đây để có hình thức tu chứ sự thật ra…​ Trừ ra mấy con cấm dòng họ mấy con không được tới đây nữa, thì mấy con mới tu được.

Bởi vì đức Phật, các con thấy giới luật của đức Phật: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa. Không gia đình, không nhà cửa mà ít bữa có gia đình, ít bữa có dòng họ đến thăm viếng hoài như vậy là tu hành cái gì? Lôi mình trở về với ái kiết sử chứ làm gì. Sống trong tình cảm của dòng họ còn cái gì mà tu tập nữa. Cho nên thật sự ra không đúng cách.

Cho nên, vì vậy ở Tu viện hôm nay đã phân rõ ràng, phân định rõ ràng và khi mà phân định rõ ràng thì tất cả các cái giàn rào này của cô Út mà giăng vậy là dẹp sạch xuống hết. Nội trú là nội trú, mà ngoại trú là ngoại trú. Để đào tạo thật sự người tu hẳn hoi, đàng hoàng. Chứ không thể nào mà, thà là Tu viện Chơn Như chỉ còn một người thôi, còn một người Thầy đào tạo một người, còn tốt hơn là nhiều người mà đào tạo không được, uổng công, uổng sức Thầy rất nhiều.

Các con nhớ! Cho nên ở đây Thầy, cái sự quyết định là quyết định như vậy. Và cái người tu sĩ mà ở đây Thầy đào tạo như vậy rồi thì họ sẽ trở thành Du Tăng Khất Sĩ. Bữa nay ở đây một tuần lễ, thì ngày mai họ sẽ ở chỗ khác. Có xe đưa họ tới chỗ nơi, đến đó họ vào thất họ tu tập như là ở đây luôn. Thầy thay đổi cái không khí và thay đổi cái vị trí, cho con người của họ nó không còn dính mắc tại một chỗ nào nữa hết. Để họ buông xả sạch. Họ tới đâu, họ cũng giữ giới luật đức hạnh họ nghiêm chỉnh. Họ làm gương sáng cho một cái vùng đó, họ thắp sáng ngọn đèn ở vùng đó. Đó là cái mục đích của Thầy, hôm nay Thầy nói để cho mấy con được biết. Đến đây thì chấm dứt, mấy con về nghỉ. (57:58)

HẾT BĂNG