Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 2004
Thời lượng: [01:30:50]
Tên cũ: 2004-Học tu TNX (2 ngày Thọ Bát)
https://thuvienchonnhu.net/audios/2004-che-ngu-va-an-tru-tam-tinh-giac-de-xa-tam.mp3
(00:00) Trưởng lão: Phải cố gắng hết sức lực của mình để mà vận dụng từng hơi thở mình. Nhất là người vận dụng hơi thở chầm.. chậm.. chậm.. chậm, thở ra thở vô thì sự ức chế rất cao.
Cho nên mấy con thấy những pháp mà gọi là mấy con biết để xả tâm ly dục, ly ác pháp rồi thì mấy con xả tâm mấy con dùng cái pháp Thân Hành Niệm sẽ không bị ức chế, mà mấy con chưa xả tâm là mấy con bị ức chế. Bởi vì mỗi hành động như thế này, mấy con tác ý ra, mấy con bảo: “Cánh tay mặt đưa ra!” thì từ từ con tập trung rất kỹ trong cánh tay mặt của con đưa ra từ từ. Con bảo: “Cánh tay mặt đưa vào!” thì con từ từ đưa vào, con tập trung rất kỹ như vậy gọi là ức chế tâm. Cho nên pháp Thân Hành Niệm, nếu người ly dục, ly ác pháp thì cái đưa tay ra là tự nó tập trung trên đó rồi chứ không cố gắng để tập trung.
(00:46) Hiện giờ, các con chưa ly dục, ly ác pháp thì các con cố gắng nhìn từng hành động đưa chầm chậm như thế này, đó là ức chế tâm, ức chế tâm toàn bộ rất cao. Cho nên Pháp Thân Hành Niệm đối với người chưa ly dục, ly ác pháp mà tập, nó sẽ bị phản ứng. Còn chúng ta ly dục, ly ác được phân nửa hay được hai phần rồi thì không bị ức chế. Nó khó, cho nên nhiều người mới tu thì không nên tu pháp này bởi vì mình mới tu là tâm mình chưa ly dục, như mình ăn ngày một bữa chưa được, mình ngủ chưa nghiêm chỉnh, còn bị hôn trầm, thùy miên tức là còn ham ngủ, còn ham ăn mà bây giờ mình vào tu pháp Thân Hành Niệm là bị phản ứng.
Tâm mình còn ác pháp, hễ người ta nói gì hơi nặng là tức giận, mình sân lên là còn ác pháp. Còn ác pháp mà tu pháp Thân Hành Niệm thì một (thứ nhất) là mình lọt vào Tưởng, bị vì mình bị ức chế nên mình lọt vào Tưởng; Hai là mình bị phản ứng làm cho mình bị đau nhức, đi không được, để chân xuống nó thốn, nó đau, nó làm cho mình khó khăn, đó là mình ức chế. Cho nên mình phải hiểu sự ức chế, ức chế là do tập trung quá cao độ gọi là ức chế.
(01:43) Trưởng lão: Còn “Chế ngự tâm” thì như thế nào? “Chế ngự tâm” có nghĩa là không làm theo tâm. Bây giờ là hai giờ, tâm muốn ăn cái bánh hay muốn ăn trái chuối, thì mình bảo tâm: “Giờ này mày sanh dục, muốn ăn hả? Tao nhất định không ăn.” Mình không ăn tức là mình chế ngự.
Giờ này không phải giờ ngủ mà nó buồn ngủ rồi, nó gục tới, gục lui rồi; mình thấy nó muốn đi ngủ, mình thấy nó luận trong đầu: “Mình ngủ cho khỏe để lát nữa dậy tu cho tốt.” Đó là nó luận để cho nó ngủ, chứ bây giờ nó bị dục ngủ; cho nên: “Giờ này không phải giờ ngủ, nhất định tao không cho mày ngủ, mày phải đi kinh hành, đi trong Chánh Niệm Tỉnh Giác.” Do đó mình đi tới đi lui, đó là mình chế ngự tâm không làm theo nó; mình ly cái dục gọi là chế ngự.
Chẳng hạn bây giờ tâm mình thấy đống rác kia dơ, mà giờ này đang ngồi thiền thấy nó dơ, thôi để quét nó rồi vô ngồi cũng được. Do đó mình nói: “Mày khởi cái tâm, mày muốn quét rác tức là còn dục, giờ này là giờ tu chứ đâu phải giờ quét rác.” Cho nên vì vậy mình ngăn chận không cho nó làm cái này, không cho nó đi hốt rác. Đó là chế ngự tâm của mình. Các con hiểu chế ngự không? Không phải mình ngồi nhiếp hơi thở ra vô là chế ngự.
(02:55) Còn bây giờ nói về “An trú tâm”, mình phải hiểu như thế này. Bây giờ bình thường, tâm con không có gì hết mà con ngồi nhiếp trong hơi thở, con thở ra, thở vô, thở ra, thở vô, con tập trung không có vọng tưởng tức là con bị ức chế tâm.
Còn an trú tâm - Bây giờ thân tôi đau quá, đang đau bụng quá, nhức đầu quá. Bây giờ, tôi sẽ an trú trong hơi thở tức là tôi cố gắng tập trung trong hơi thở giống như là mình ức chế tâm đó các con, nhưng khi mình đang bị đau, nếu mình không cố gắng tập trung hơi thở thì nó cứ thấy đau làm sao. Nên mình ráng biết hơi thở, biết hơi thở và mình tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.” Tức là mình bắt buộc cái tâm của mình phải trú vào trong hơi thở là nó làm cho thân hết đau. Như vậy, “an trú tâm” là khi có đối tượng làm cho tâm chúng ta đau khổ hoặc tâm chúng ta phiền não; khi đó, chúng ta trú vào hơi thở hay bước đi gọi là an trú; an trú để thân, tâm mình an ổn trở lại. Các con hiểu chỗ đó chưa? Gọi là an trú.
(03:51) Còn bây giờ thân, tâm tôi nó có bệnh đau gì đâu mà tôi an trú, tôi an trú kiểu này là tôi bị ức chế tâm tui sao? Các con hiểu chữ “an trú” chưa? Không khéo mấy con chưa biết, do đó lúc nào tôi cũng an trú trong hơi thở, không ngờ là mình ức chế tâm mình. Tu riếc nhức đầu, tu riếc căng mặt, tôi riếc nó loạn thần kinh, nó điên, tu riếc nó lọt vô không tưởng mới chết tôi chứ! Đó là hiểu sai mà tu sai, phải hiểu đúng thì tu đúng. Vì nói an trú là mình biết cái thân nó đau hoặc tâm đang phiền não, lo lắng cho nên mình trú để cho nó an, gọi là an trú, đặng cho nó được an trở lại chứ gì. Các con nhớ chưa?
Cho nên vì vậy khi nào mình biết, khi nào thân có đau mà bây giờ tôi phải trú tâm để thân hết đau, như vậy gọi là an trú. Cái Tâm của tôi có phiền não, giận hờn “hồi nãy người ta chửi, giờ nó còn hầm hầm, nó tức quá trời!” Bây giờ làm sao đây? Tôi phải an trú trong hơi thở rồi tác ý ra để cho an ổn trở lại, không có phiền não, không giận nữa như vậy gọi là an trú.
Còn bây giờ thân tôi an, tâm tôi cũng an thì tôi trú làm chi nữa? Tôi trú cái an này là thanh thản - an lạc - vô sự không phải sướng hay sao mà bây giờ phải nhiếp vô hơi thở làm chi đây? Tôi điên hay sao mà ôm cho chặt, rồi lát tôi mệt? Bộ ngồi nhiếp tâm trong hơi thở không mệt hay sao, ngồi chơi không sướng sao? Các con biết không?
(05:06) Khi mà ngồi chơi thanh thản, an lạc, vô sự thì thân, tâm mình có gì đâu. Cho nên, do đó tôi tu Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là tôi ngồi, khi nó có thì tôi an trú tôi đẩy, không có thì tôi ngồi ở trong tâm thanh thản của tôi. Như vậy rõ ràng tôi có pháp thật sự, pháp nào tôi cũng có hết rồi. Phải không, mấy con thấy đúng không?
Đây là những cái danh từ, người ta không hiểu, người ta sai, không biết mà tôi bây giờ bình thường, tôi cứ hít thở tôi biết hít thở, tôi an trú trong hơi thở chứ gì. Rõ ràng mình trú trong hơi thở thật, nhưng mà thân tôi có đau, nó mạnh giỏi, bình yên thì an trú làm chi? Nó an rồi mà tôi còn trú chi nữa? Để nó ở trong cái an không sướng sao mà tôi còn trú? Hiểu chưa?
Hiểu như vậy, mấy con mới biết cho nên con đường tu của Phật hay ở chỗ chúng ta thấy có chướng ngại thì chúng ta mới “an trú”, mà bây giờ không chướng ngại mà trong cái tâm chúng ta ham muốn cái này, cái kia thì đây là “chế ngự”.
(06:01) Còn bây giờ mình tu tập một cái gì khác thì cũng bị ức chế hết. Phải không, các con thấy không?
Nhưng trước khi muốn cho mình tỉnh táo để từng cái ác, cái thiện đến cho mình hiểu biết thì phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cho nên, khi mà đi Kinh Hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, mấy con đi như người đi vô sự. Khi mình đi mà thấy tâm mình gom trong bước đi thì mình ngó ra để cho nó tự nhiên hơn, chứ mình cứ nhìn chăm chăm bước đi thì bị ức chế rồi làm sao? Cho nên rốt cuộc mấy con tu sai lúc nào mấy con không biết.
Cứ nghĩ mình tu làm sao cho đừng có vọng tưởng, đi làm sao mà từ đây tới đằng kia hai mươi bước, ba mươi bước mà không có vọng tưởng thì nó tốt chứ gì?
Không tốt đâu mấy con, có vọng tưởng càng nhiều càng tốt đó. Tại sao vậy? Nó có vọng tưởng nhiều, mình mới có cách thức mình ly, mình mới hiểu được cái tâm mình mình ly. Cho nên Đức Phật nói: “Ngồi đó mà suy nghiệm lại tâm của mình, nếu có công đức nào thì giấu không cho ai biết, mà nó có lỗi lầm nào thì nói ra để sửa lỗi lầm đó.”
Mà khi ngồi lại một mình, những niệm này, niệm kia thì mới thấy lỗi lầm của mình trong những niệm đó. Coi nó còn tham ăn, tham ngủ; nó còn tham tiền, tham bạc; nó còn tham này kia không? Mà nó tham nhiều là mình biết nó có lỗi lầm chứ gì?
(07:24) Phải không? Mấy con ngồi chơi, bây giờ tâm tôi bảo đừng có nghĩ, thì như vậy tôi thành cây, cục đá sao; để cho nó nghĩ chứ. Nhưng khi nó suy nghĩ thì tôi biết cái niệm này là cái niệm thiện, cái niệm này là niệm ác, niệm này sẽ lỗi lầm.
Tôi ngồi đây suy nghiệm từng tâm niệm của tôi; từng thân, thọ của tôi, coi nó có quả gì; nó đau cái chân, nhức cái đầu hoặc ngồi mỏi, mệt, đau cái lưng; tôi biết từng cái quả đó để tôi tìm cách đẩy lui nó ra khỏi, đem lại sự thanh bình cho thân và tâm tôi. Các con hiểu? Mà đem lại sự thanh bình cho thân, tâm tôi là giải thoát chứ gì!
(08:04) Cho nên Đức Phật nói: “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện” có phải đúng không? Chớ đâu có dạy tôi tụng kinh niệm Phật, đâu có dạy tôi ngồi thiền. Mà chính cái tôi tâm ly dục, ly ác pháp nó là tâm thiền, nó là tâm bất động.
Mà khi cái tâm ly dục, ly ác pháp, nó bất động thì nó có bảy năng lực của Giác Chi chứ không phải là pháp giác chi, mà là năng lực của Giác Chi. Cho nên lúc bây giờ, tôi muốn nhập Định nào, tôi dùng cái năng lực đó nhập tất cả các Định.
Trong Bát Chánh Đạo, quý phật tử thấy rõ ràng có tám lớp tu tập mà lớp Chánh Định nó cuối cùng; lớp Chánh Định không khó khăn. Bởi vì tám lớp này, mà bảy lớp nó đều tu trên Giới, tu trên Tứ Niệm Xứ thân, thọ, tâm của nó. Mà Tứ Niệm Xứ nó sung mãn, nó thanh bình rồi, nó ly dục ly ác pháp là nó thanh bình rồi, thì nó đủ lực để chúng ta nhập bốn định tức là Chánh Định. Chánh Định là bốn thiền đó.
Khi nhập bốn định rồi, ở trên bốn định này, tôi sẽ thực hiện Tam Minh, tức là nhìn lại Lậu Tận Minh: hoàn toàn cái mầm tái sinh luân hồi, tôi thấy nó hóa giải, không còn mầm tái sinh nữa. Tôi biết rằng tôi chỉ có một đời này chứ không còn tái sinh luân hồi nữa. Tôi biết rất rõ. Tại vì Lậu Tận Minh làm tôi biết rõ nguyên nhân tôi còn tái sinh hay không còn tái sinh, tôi biết rất rõ.
Cho nên ở đây quý phật tử tu tập, mình biết mình hơn ai hết, mình còn tham thì biết tham, mình còn sân thì biết sân, mình còn ham ngủ thì biết còn ham ngủ, còn ham ăn biết còn ham ăn. Khi biết còn như vậy thì mình ngăn ngừa, diệt nó đi thì lần lượt nó sẽ hết.
Bữa nay, nó bớt một chút, ngày mai bớt một chút. Bữa nay, mình cấm nó không cho nó phi thời thì ngày mai mình cấm chút không cho phi thời. Một tuần sau, mình thuần nó hết, nó không thèm ăn thèm uống, tới giờ ăn, nó ăn rất ngon mà ăn rất tự nhiên, không còn thèm khát vật gì hết; đó là mình thuần hóa được cái tâm tức là mình ly dục ly ác pháp. Vấn đề tu tập là như vậy.
(10:05) Bây giờ về câu thứ hai, trong thư này con có hỏi Thầy trong những phương pháp tu tập con thay đổi như vậy có tốt không?
Thật sự ra xem sự linh động của con thay đổi như vậy: chẳng hạn hai giờ này con sẽ tu Định Niệm Hơi Thở “con biết hít vô, con biết con hít vô. Con thở ra..” mà bây giờ ngồi xuống con thấy buồn ngủ thì con thay đổi, con đứng dậy đi Thân Hành Niệm hoặc đi Chánh Niệm Tỉnh Giác; con thay đổi, con không ngồi tu hơi thở nữa mà con thay đổi, thì sự linh động đó rất tốt đó con. Như vậy mình thiện xảo, khéo léo từng phương pháp chứ không cố chấp “giờ này ngồi hít thở thì giờ này ngồi hít thở, buồn ngủ tôi cũng ráng ngồi”. Điều này không đúng đâu.
Đạo Phật dạy chúng ta linh động, thiện xảo, khéo léo từng pháp môn cho nên câu hai mà con hỏi thầy đó là sự linh động của con rất đúng, rất tốt, con biết thay đổi. Khi mình có bệnh thì phải tu pháp gì mà không bệnh. Mình phải biết tu pháp gì chứ không phải lúc nào cũng cố chấp: giờ này tôi phải đi Kinh Hành, giờ kia tôi phải tu Thân Hành Niệm, giờ nọ tôi phải tu Định Niệm Hơi Thở. Như vậy mấy con đã bị cố chấp, là sai. Mấy con phải khéo léo, linh động theo từng thời tiết, từng đặc tướng của mình để thực hiện những pháp này thì mới có hiệu quả.
Bức thư của con có những câu hỏi đặc biệt, Thầy đã trả lời rồi. Bây giờ tới những bức thư khác.
(11:53) Có một vị Phật sống. Một người bị bệnh đau đến đó để cầu vị Phật sống đó, quả là cái chân của vị đó đang bị đau. Đây là bức thư, không biết cô đó có ở đây không, Thầy cũng không biết?
Do vị này có lòng tin nên khi nghe vị Phật sống này, ông ta phán như vậy rồi, thì cô này, người bệnh này lạy lễ vị đó. Rất là niềm tin ở trong tâm của mình nên về cố gắng tập dần; cuối cùng, vài ba tháng sau cái bệnh nó đi lại được như thường, không còn khó khăn nữa; cho rằng đó là nhờ vị Phật đó cứu mình, chứ không phải chính lòng tin - tín lực của mình cứu mình, tin rằng lời nói đó sẽ giúp mình.
Chẳng hạn, bây giờ Thầy dạy mấy con theo cái pháp Như Lý Tác Ý, mấy con có tin rằng sẽ dùng nó để đẩy lùi được bệnh khổ của các con không? Như pháp Phật dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.” Nếu mấy con có lòng tin, do có lòng tin đó mà mấy con ôm chặt pháp này tác ý thì bệnh sẽ hết trong tâm mấy con. Là cái lòng tin của mấy con.
Còn mấy con không tin thì như thế nào? Mấy con cũng tác ý năm mười lần hoặc một, hai phút, một giờ thấy bệnh còn đau hoài, mấy con thấy thôi bỏ, đi uống thuốc. Như vậy lòng tin mấy con có không, mấy con?
Lòng tin có, nhất định một là chết chứ người ta không bỏ cái pháp đâu, người ta không bỏ lời đó đâu. Vì người ta tin rằng pháp đó sẽ hết bệnh nên người ta tác ý một giờ chưa hết thì hai giờ, hai giờ chưa hết thì một ngày, một ngày chưa hết thì hai ngày cho đến cuối cùng bệnh hết thì thôi. Mấy con thấy lòng tin mãnh liệt như vậy.
Nhưng sự thật, Thầy nói cái thời gian nó dài chứ sự thật nếu có lòng tin, nếu người ta có lòng tin thật sự, tin cái pháp sẽ hết bệnh, mình chỉ tác ý năm ba câu là hết rồi. Chỉ có lòng tin mình chưa đủ nên mình tác ý kéo dài. Chứ thật sự Thầy nói cái tín lực của chúng ta mạnh lắm, cái tinh thần của chúng ta ghê gớm lắm. Nhưng chúng ta không ngờ trong cái thân quá bất tịnh, thân hôi thối như thế này mà có cái lực vô cùng vĩ đại ở trong đó chứ không phải thường.
Cho nên chúng ta thấy nhiều khi các nhà võ học, yoga hay nhân điện, nhiều cái mình thấy không ngờ được, có những cái đặc biệt ở trong đó. Sự thật ở đây Đức Phật dạy từ ý thức chúng ta rèn luyện trở thành cái lực. Cái lực đó giúp chúng ta ly tham, sân, si. Tâm chúng ta càng ly tham, sân, si thì nghiệp nó chuyển. Vì vậy, lực đó rất mạnh, làm cho tất cả đau khổ của kiếp người chuyển hết không còn đau khổ nữa; chứ không phải chúng ta bị nhân quả, chịu đựng trong nhân quả rồi phải chịu số phận nhân quả đó, không phải đâu.
(14:27) Nhân quả luôn luôn thay đổi. Cho nên thân của chúng ta là thân nhân quả, cho nên từ bé cho đến lớn chúng ta phải vô thường thay đổi chứ. Cho nên nhân quả đâu phải cố định, nó thay đổi theo quy luật của nó. Vì vậy chúng ta biết, Phật biết rõ nhân quả là phải thay đổi nên Đức Phật dùng phương pháp chuyển hóa làm cho nó không còn nữa. Chứ nếu mà nó không thay đổi, nó cố định thì đạo Phật không ra đời đâu, nhất định là không dạy chúng ta cái pháp Như Lý Tác Ý đâu.
Hôm nay, Thầy trả lời câu hỏi này để thấy được vấn đề tín lực là quan trọng và cũng là nhằm khích lệ mấy con rằng khi pháp của Phật dạy: “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện” và những đề mục trong Định Niệm Hơi Thở là rất quan trọng, vì cái đó trang bị cho chúng ta những phương pháp để mà chúng ta đẩy lùi tất cả các ác pháp trong thân tâm chúng ta.
Cũng như bây giờ trong tâm chúng ta có sân, rõ ràng sân nè, thì Đức Phật mới dạy chúng ta cái bài pháp để đối trị sân: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra.” Rõ ràng là chúng ta nương vào hơi thở, chúng ta tác ý như vậy thì tâm đang sân ầm ầm, bắt đầu nó hạ xuống liền và nó diệt ngay liền, chứ không để trong tâm chúng ta đâu. Nếu chúng ta tin tưởng thì ngay đó chúng ta đạt kết quả liền tức khắc. Các con thấy niềm tin nó rất là vĩ đại, không phải một cách thức thường đâu, cho nên nó rất cao quý mà chỉ có lòng tin chúng ta mới có sự liên tục, chúng ta mới tiếp tục mà tu tập.
Ví dụ thầy Chơn Thành về đây tu tập. Do lòng tin của thầy, khi thầy có những bệnh đau, trong một phút thầy chưa đuổi được thì một giờ, hai giờ, ba giờ thầy vẫn đuổi nó đi hết, nó không còn đau nữa. Thật sự ra nếu một người mà nhát gan thì chắc chắn là người ta không đủ niềm tin, người ta sẽ bỏ cuộc.
(16:22) Còn Thầy, còn trái lại bây giờ chỉ trong vòng đau một tích tắc là Thầy tác ý thì nó hết liền. Tại sao vậy? Tại vì lòng tin đó trở thành cái lực thật, không còn kéo dài như vậy nữa. Đó thì mấy con thấy qua lòng tin mà nó xác định thời gian chịu đựng nỗi thống khổ nơi cái thân bệnh chúng ta không? Xác định như vậy để thấy rằng kết quả của những người huynh đệ tu tập ở đây, không phải riêng Thầy mà có những người khác, người ta vẫn làm chủ được.
Và đồng thời những bệnh nhẹ, đối với mấy con cũng thấy: hiện giờ khi có bệnh đau, cái sức của mấy con đủ đẩy lùi bệnh nhẹ đó; còn cái nặng, mấy con chưa đẩy lùi được vì cái năng lực cao hơn, mạnh hơn nữa, mấy con phải tu tập hơn nữa. Mấy con ở chỗ này chưa đủ nên mấy con chỉ đẩy lùi được những bệnh sơ sơ, còn bệnh nặng quá mấy con chưa đẩy lui được, vì vậy mà mấy con còn phải cố gắng tập luyện hơn.
(17:12) Có người hỏi Thầy về mấy chữ: “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”. Họ không hiểu “nhẫn nhục” là như thế nào? Thường thường người ta nói nhẫn nại. Còn ở đây Thầy lại nói “nhẫn nhục”.
“Nhẫn” là mình chịu đựng, mình chấp nhận một cái gì đó, “nhục” là chịu nhục trên đó. Người ta chửi mình “chó” hoặc người ta chửi mình một cái gì đó, người ta nói mình, mạ nhục mình cái gì đó, mình chấp nhận trên vấn đề đó, mình không trả lời, không nói tới nói lui gì hết, họ nói gì mặc họ. Đó là “nhẫn nhục”. Nhẫn tức là chịu nhục trong lời nói đó hoặc là trong sự xỉ vả, sự mạt sát của người ta, mình không nói gì nữa tức là nhẫn nhục. Mình phải hiểu nghĩa như vậy.
Nhưng “nhẫn nhục” mà còn “tùy thuận”. Ở đây, mình “nhẫn nhục” nhưng mà mình biết “tùy thuận” theo điều kiện đó để rồi mình mới “bằng lòng” được. Do chỗ đó, nó kết hợp ba danh từ kéo theo một cụm, một nhóm của nó. “Nhẫn nhục” rồi, không thể nào kéo dài sự chịu đựng như vậy nổi. Tâm nó sẽ sinh ra phiền não, buồn rầu, đau khổ trong thân tâm của mình.
(18:17) Cho nên, khi mà mình nhẫn nhục được rồi thì mình mới tùy thuận, thì cái người đó họ không hiểu nghĩa từ “tùy thuận” như thế nào, nên họ cũng hỏi Thầy danh từ “tùy thuận” nghĩa như thế nào?
“Tùy thuận” là thuận theo, mình chấp nhận điều kiện đó, mình thuận theo ý đó, theo lời nói đó, mình không buồn rầu với lời nói đó, cho nên mình tùy thuận.
Chẳng hạn, người ta uống rượu, mời mình uống thì mình cũng tùy thuận với họ, cũng nhận ly rượu nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp tức là mình không kê ly rượu uống lên miệng, mà mình chỉ nhận lòng tốt người ta, mình nhận ly rượu, mình cầm rồi để xuống. Mình chỉ nhận, tùy thuận theo họ đó.
Nhẫn nhục là vì mình là người không uống rượu, mà họ mời mình uống rượu coi như họ sỉ nhục đó, họ làm nhục nhã mình đó. Do đó mình biết nhẫn cho nên mình không tức giận họ, bắt đầu mình tùy thuận là mình nhận ly rượu của họ, nhưng nhất định mình không bị lôi cuốn vào ác pháp nên mình để ly rượu xuống.
Họ nói tại sao mình không uống?
Mình nói rằng: Tôi không quen uống, cho nên tôi không uống mà tôi chỉ nhận lòng tốt của anh, tôi đã cầm ly rượu của anh là tôi đã nhận lòng tốt của anh, tới đây là tôi xin dừng, tôi không thể tùy thuận hơn được nữa. Mình sẵn sàng nói thẳng, nói thật vì tôi tùy thuận đến đây là cái mức, tôi không thể lôi cuốn vào ác pháp. Nếu tôi để ly rượu uống vào thân thì ngày nay chưa bị ghiền, thì ngày mai nó sẽ bị ghiền, nó ghiền thì thân tôi sẽ bị bệnh đau nên tôi không dại gì đem đau khổ vào thân, không để bị lôi cuốn vào ác pháp.
Tùy thuận nghĩa là thuận theo, làm theo người khác nhưng làm theo ở mức độ, chứ không thể nào làm theo ác pháp của họ. Họ bảo mình đi đánh lộn thì mình cũng đi đánh lộn với người ta thì không phải. Người ta bảo mình đi đánh lộn, nhất định là tôi chấp nhận: anh đánh lộn, hai anh đánh, tôi tùy thuận anh, tôi không cản anh nhưng mà tôi không làm theo anh mà đánh lộn. Đó là mình tùy thuận, còn mình cản người ta đó là mình không tuỳ thuận. Còn mình tùy thuận là mình biết rằng mình không thể cản họ được, cho nên mình tùy thuận mình không có cản người ta, nhưng không làm theo, không xách cây đi đánh lộn với họ. Đó là “tùy thuận”.
(20:28) Trong những phương pháp tu tập này, “tùy thuận”. Bây giờ hoàn cảnh gia đình của mình chưa có người nào ăn ngày một bữa, chưa có người nào ăn chay mà mình muốn ăn chay muốn ăn ngày một bữa, do đó mình không tùy thuận cho nên mình làm gia đình mình tan nát. Nghĩa là chồng thì ngồi ăn đằng kia, vợ ăn nọ; tôi ăn chay còn chồng thì ăn mặn, ăn kia chứ lại gần tôi nghe tôi ăn không được; làm như mình chê đồ ăn người ta, người ta phải tức. Từ chỗ đó, mình thiếu “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”.
Mình nhẫn nhục là trước mâm cơm thịt cá ê hề, nó gợi cái dục, mình cũng thèm ăn chứ đâu phải không thèm, nhưng mà mình nhẫn nhục mình chịu đựng cái sự thèm khát của mình, mà mình thực hiện chén cơm tương rau, ngồi ăn cả gia đình, đó là mình nhẫn nhục. Mình tùy thuận là vui vẻ không ngồi tách lìa với họ, để mình chia sẻ từng cái đau khổ với họ trong khi họ chưa hiểu. Mình biết như vậy, mình tạo cảnh êm ấm gia đình của mình, mình luôn luôn vui vẻ, mình luôn luôn phục vụ gia đình mình.
Ví dụ, mình ăn chay, ông ăn cá ăn thịt, mua cá thịt về tôi không làm đâu, như vậy gia đình mình tan nát. Mình vui vẻ làm tất cả cho gia đình mình ăn, nhưng tôi nhất định không ăn một miếng thịt cá trong miệng tôi. Vì tôi khởi sự lòng thương yêu đối với chúng sanh, tôi không nỡ nhai miếng thịt trong miệng, tôi không ăn, nhưng tôi vẫn phục vụ cho gia đình. Từ hành động biết được như vậy làm cho gia đình trở về ăn chay với mình mà gia đình rất là vui vẻ, không bao giờ thấy mình tức giận.
Còn khi mình ăn chay, người ngồi chỗ này người ngồi chỗ kia chứ không bao giờ ăn chung. Mình ăn ngọ thì thôi, ông với mấy con ăn gì ăn, còn riêng tôi thì tôi ăn riêng, tôi không thích ăn chung với mấy người nữa, mấy người là chúng sanh, còn tôi là Phật. Kiểu đó là mình trèo lên bàn ngồi để cho người ta thờ mình, chứ còn chưa chắc… Mình ích kỷ quá, mình nhỏ mọn quá, mình chỉ lo cho mình mà không nghĩ đến gia đình, con cái, cả một chùm nhân quả đang đau khổ mà mình không lo, mình chỉ biết có mình, mình lo tu à.
(22:26) Ờ, bây giờ tôi thọ Bát Quan Trai, thôi ông ở nhà ông làm gì làm tôi không biết, tôi đi thọ Bát Quan Trai để mai mốt tôi đi làm Phật, tôi ngồi trên đó, mấy ông ở địa ngục ráng chịu. Té ra là mình bỏ vợ, bỏ con cái hết, mình lo cho cá nhân mình. Như vậy là không đúng đâu.
Mình biết hòa hợp nhưng mà không bị lôi cuốn, mấy con. Cho nên những đức “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng” Thầy đã nói trong “Thiền căn bản”, Thầy đã nêu những hạnh mà mấy con phải làm, tức là không làm khổ mình khổ người. Mình không chấp nhận một điều gì gọi là ác pháp thì mình phải làm cái gì để người ta thỏa mãn, vui vẻ.
Ví dụ, người ta mắng chửi gì mình cũng vui vẻ. Ở đây cô Nguyên Hạnh có trình bày cho Thầy, cô quyết định chấm dứt vấn đề sắc dục. Đối với ông chồng thì ông chồng tức giận, ổng kiếm chuyện này chuyện kia, ổng rày rà, ổng mắng. Cổ cứ vui vẻ, ổng quăng cái này thì cổ lượm lên; vui vẻ lo cơm, lo nước cho ông đầy đủ hết; vừa giũ màn, giũ ghế, vừa giặt quần, giặt áo, lo lắng cho ổng đầy đủ hết; nhưng có điều kiện không được là không được. Cuối cùng, ông không làm gì được hết mà thấy bà vợ sao càng ngày càng tốt hơn hồi đó. Hồi đó, cái gì cũng được hết, mà nhiều khi bà bỏ nhà đi chơi, không lo gì hết. Mà bây giờ, bả lo tất cả trong gia đình, không có cái gì mà bả không lo, con cái bả lo đầy hết; có cái điều kiện là bả không chấp nhận. Cuối cùng, ông khâm phục, bà này là thánh tiên chứ không phải phàm phu.
Còn mình không làm được như vậy thì sao làm mình làm được! Phải không? Khi mình tu Phật pháp thì phải thiện xảo, khéo léo, biết áp dụng đạo đức. Biết cái đó là ác pháp sẽ đưa mình vào địa ngục, nhất định mình ngăn và diệt. Mà mình phải có can đảm chứ nếu yếu đuối thì mình không thể nào thắng được mình. Chính mình không thắng được mình nên mình mới bị lôi vào cái vòng ác pháp. Đó là Thầy giải thích về những chữ “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”. Vì không giải thích thì không hiểu, nghe thì biết như vậy nhưng coi thường.
Coi như vậy chứ rất khó, nhẫn nhục là một điều khó mà Đức Phật nói: “Nhẫn một việc khó nhẫn; làm một việc khó làm”, chứ không phải dễ. Nên ở đây nhẫn nhục không phải là dễ; mà tùy thuận không bị lôi cuốn thì không phải dễ đâu; coi vậy chứ áp dụng vào đời sống chúng ta cay đắng lắm mấy con. Bởi vậy, Đức Phật nói “gánh nặng của thiện pháp”, mình kê vai mình gánh nặng của thiện pháp chứ không phải là thiện pháp nó nhẹ đâu, nó nặng hơn là ác pháp.
(24:51) Bây giờ mình muốn ăn là dễ đó, là ác pháp đó, nó dễ đó. Mình muốn chửi người ta dễ đó, chứ còn mình không chửi người ta là khó, nhất định không ăn phi thời là khó, không ngủ phi thời là khó; chuyện đó là gánh nặng. Nên Đức Phật dùng danh từ, Thầy đọc trong kinh sao ông Phật hay quá! Ông dám nói “gánh nặng thiện pháp”. Thật, đúng là ăn ngày một bữa là gánh nặng thiện pháp chứ, ai cũng ăn thì nó bắt mình cũng thèm mà thèm không cho nó ăn thiệt là gánh nặng chứ đâu phải là nhẹ. Các con thấy, đây là vấn đề đối với thiện pháp không phải là chuyện dễ làm, nó rất khó làm.
Cho nên chúng ta khi mà đi vào con đường đạo Phật, chúng ta phải thấy thiện pháp là một gánh nặng cho chúng ta. Cho nên chúng ta chấp nhận được, chúng ta tự nguyện chấp nhận chứ không ai bắt buộc. Nên thầy nói giới cấm của đạo Phật không phải của Phật, mà giới cấm là do các Tổ viết ra cấm.
Còn đạo Phật là tự nguyện đến thì ai mà cấm mình. Tôi tự nguyện đến, tôi sống, ăn chay, làm như vậy như vậy; Phật làm sao thì tôi làm như vậy; Phật không sân thì tôi nhất định tôi không sân; Phật ăn một bữa, tôi nhất định tôi ăn một bữa nên không ai cấm được, tôi tự nguyện mà. Đây đâu phải vì giới luật cấm tôi mà tôi ăn một bữa đâu.
Bây giờ mấy con thấy, giới cấm không ăn phi thời. Do giới cấm mà tôi thọ Bát Quan Trai, tôi không ăn phi thời. Qua mấy ngày đó rồi, tôi cứ ăn phi thời. Nghĩa là mấy ngày không thọ Bát Quan Trai thì tôi cứ ăn chứ sao nên tôi không bị giới; Còn bây giờ, tôi thọ giới rồi mà tôi ăn thì tôi phi thời. Vì vậy mà những ngày kia, tôi thỏa mãn đủ ăn ngày ba bốn bữa thậm chí ăn đêm không sợ tội. Khi có giới cấm rồi, bắt đầu những ngày thọ giới thì tôi không làm. Như vậy tôi bị cấm nên tôi bị ức chế.
(26:37) Còn cái này, tôi tự nguyện đến đây sống trong đời sống giải thoát gọi là đời sống phạm hạnh nên đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện, không ai bắt buộc ai nên giới cấm cũng bằng thừa, cấm ai được đâu. Người ta tự nguyện đến, sống không được thì người ta về chứ không ai bắt ở đây đâu.
Người tu sĩ như Thầy mà sống trong giới luật Thầy sống không được thì tự nguyện ra chứ không ai bắt buộc thầy mang cái áo này mà ăn uống phi thời. Hễ người ta ăn uống phi thời mà cứ cho mình là thầy chùa, cho mình là thầy tu thì thầy nghĩ như thế nào? Ông Phật đâu có bắt buộc mình ở đây để mà ăn phi thời? Thế mà người ta phi thời. Đó là những cái không có đúng đó, mấy con.
Cho nên theo Thầy thiết nghĩ giới luật của Phật là giới cấm là… Sau này, các con sẽ đọc bộ Giới Đức Thánh Tăng, Thầy sẽ xác định bộ giới cấm thì đối với sa di có mười giới sa di, giới tỳ kheo có hai trăm năm chục giới, bên ni có ba trăm bốn mươi tám giới. Như vậy là giới cấm.
(27:32) Còn Giới Hành của nó thì tất cả các pháp Phật đã dạy chúng ta đó gọi là giới hành. Nên nó là hạnh Sa Môn, những đức hạnh một người tu gọi là Giới Hành. Ở đây, chúng ta tu ngăn ác, diệt ác đều là tu trên giới này. Chúng ta tự nguyện tu, chúng ta ngăn, chúng ta tự nguyện không ăn phi thời, nên chúng ta ngăn chận không cho ăn phi thời chứ không phải sợ giới cấm chúng ta.
Cho nên, các con thường thấy pháp luật đặt ra, ai vi phạm pháp luật là bị ở tù, bị bắt nhưng người ta vẫn phạm pháp. Còn ở đây, tôi tự nguyện tôi thực hành không vi phạm, nó khác. Ở đây muốn thực hiện, thực hiện mà không phạm pháp thì phải có đạo đức dạy người ta trên pháp luật đó thì người ta sẽ không phạm pháp. Đằng này, không dạy mà đưa ra pháp luật tức là người ta bị phạm, bị phạm thì phải bị tù. Nên Đất nước chúng ta thường có những người tù vì phạm những tội hình sự: trộm cắp, tham lam, xì ke ma túy, mãi dâm, đủ loại tội.
Do chúng ta không giáo dục Đạo Đức, vì vậy chúng ta thiếu một cái gốc độ đạo đức nên người ta không tự giác thực hiện, tự nguyện để giữ gìn pháp luật. Bởi vì Pháp luật là hình thức phạt vạ. Còn tự nguyện để giữ gìn pháp luật đó tức là giữ gìn đạo đức đó, thì chúng ta phải có bài học, có những môn Đạo Đức để học. Cho nên Thầy thiết nghĩ, xã hội chúng ta đang thiếu đạo đức và đang thiếu những môn học Đạo Đức. Còn pháp luật chúng ta có rồi, nước nào cũng có pháp luật nhưng pháp luật không đủ làm con người trở thành con người đạo đức hoàn toàn.
(29:20) Ở đây, bức thư này hỏi Thầy: Người thân mất sẽ tiếp tục theo nhân quả đi tái sanh rồi, không còn cầu siêu, cầu an để siêu sanh Tịnh độ.
Chỉ còn có cách là mình xin ấn tống những kinh sách đạo đức, kinh sách thiện hoặc kinh sách nhân quả. Kinh sách dạy Đạo Đức như: “Thập Thiện”, “Tứ Vô Lượng Tâm” hoặc những kinh sách dạy về đạo đức làm người, mình xin ấn tống. Mình ấn tống những kinh sách đó sẽ ban rải ra khắp cùng; do đó cha mẹ mình sinh lên, ước nguyện của mình: cha mẹ sẽ gặp được Chánh Pháp. Hiện giờ cha mẹ mình thành ra một đứa bé còn ở trong bụng, nếu là mới chết; còn chết ba, bốn năm thì cũng trở thành ba, bốn tuổi. Kinh sách Đạo Đức này được phổ biến rộng khắp cùng thì chắc chắn những kinh, do lòng thương của mình đối với cha mẹ, sẽ đến tay người cha của mình là một đứa trẻ bốn năm tuổi.
Muốn lòng hiếu thảo như vậy, tiền mình ít thì mình chỉ cần mua một cuốn sách đó thôi, hai chục hay ba chục hoặc mình đến chùa xin ấn tống hai hay ba cuốn. Trong khi đó mình bỏ một ngàn, hai ngàn, năm ngàn, mười ngàn hay một trăm, cái lòng của mình.
Hoặc là bây giờ, mình bỏ một ngàn đồng mình xin ấn tống cuốn kinh; mặc dù chưa đủ cuốn kinh nhưng cái lòng hơn bao nhiêu cuốn kinh. Mình xin mà: “Xin Thầy con gửi một ngàn đồng này để con ấn tống, phụ giúp với Thầy để in kinh sách, để làm lợi ích cho chúng sanh trong đó có ba con- người đã chết trong hai, ba, bốn năm hoặc mới chết bốn tháng, ba tháng. Mong Thầy chứng minh cho con.” Thì vị thầy, người ta nhận số tiền ấn tống kinh này. Công đức này, kinh này được phổ biến cho mọi người, trong đó sẽ đến tay đứa trẻ. Sau khi nó lớn lên, học hiểu biết, nó có duyên sẽ đọc những kinh đó, không có mất mát đâu hết. Vả lại những kinh này dạy cuộc đời đem lại hạnh phúc cho con người, làm con người không có ác pháp nữa. Do đó, nó lợi ích khi cha mẹ của đứa bé này đọc được sách này, cha mẹ không làm điều ác, do đó khi nó lớn lên trong môi trường gia đình không làm điều ác thì nó trở thành người tốt. Từ cái duyên người con ở trong hiện kiếp này ước nguyện như vậy để ấn tống kinh như vậy, nhân quả cha mẹ mình được tái sinh có đủ duyên đó đi tu sớm hơn nữa, không có lập gia đình, mà được vào chùa tu sớm.
(31:42) Trong khi đó những kinh sách thiện, những Đạo Đức của đạo Phật được phổ biến thì hầu hết trong môi trường sống có nhiều bậc A La Hán. Bởi vì những kinh sách thiện được phổ biến thì có những bậc chân tu, do đó cha mẹ mình vừa mới được mười tuổi hay mười sáu, mười bảy tuổi được một vị thầy hướng dẫn cho tu tập, được gặp một vị thầy. Đó là lòng tha thiết của mình ước muốn cho cha mẹ mình và thực hiện được điều đó. Nhưng trước khi thực hiện lòng hiếu thảo này thì các con nên nhớ rằng Đức Phật có dạy trong bài “Kinh Ước Nguyện”, muốn ước nguyện điều gì mà được thì mình nên giữ gìn giới tức là Thọ Bát Quan Trai rồi ước nguyện.
Ngày Thọ Bát Quan Trai, mình đến nơi ấn tống kinh, xin gửi số tiền để ấn tống kinh cho sự hồi hướng, cho sự ước muốn của mình cho cha mẹ mình. Như vậy trong ngày đó, mình giữ tám giới nghiêm chỉnh, mình đem số tiền tuy là rất nhỏ chưa đủ một cuốn sách - một ngàn đồng thôi - mình xin ấn tống kinh. Vì sự nghèo tiền mình ít, nhưng lòng mình nhiều cho nên gửi một ngàn đồng để xin Thầy ấn tống kinh- một thiện pháp để giúp cho mọi người, trong đó con ước nguyện cho ba con đã mất. Xin Thầy chứng nguyện dùm cho con như vậy. Ông Thầy nhận số tiền, ổng làm công việc phát hành kinh ấn tống. Đồng thời ổng chú nguyện; còn mình giữ giới ước nguyện cho cha mẹ mình. Những cái này tương ưng với nhau, giúp cho cha mẹ mau sớm gặp được Chánh pháp. Như mình biết Chánh pháp rồi, mình thấy giải thoát rồi chứ gì; còn cha mẹ mình gặp được Chánh pháp mà chưa có gia đình thì hạnh phúc biết mấy, không còn khổ đau. Phải không mấy con?
Cho nên Thầy thấy trong sự tu tập mà chúng ta biết cách, mà chúng ta nhớ thương những người sinh thành dưỡng dục mình, công lao như vậy mà mình thực hiện được như vậy thì hạnh phúc ghê gớm.
(33:43) .. Nó là cái nghiệp cho nên có bốn lớp học về Đạo Đức làm người. Thứ nhất mình thấy mọi việc ở trong đạo đức như thế nào thì người ta sẽ dạy cho mình, đó là lớp thứ nhất. Lớp thứ hai, mình suy nghĩ như thế nào về đạo đức? Lớp thứ ba, nói như thế nào là đạo đức? Chứ nhiều khi lời nói chúng ta thiếu đạo đức, mấy con.
Sau này, mấy con học bộ “Đạo Đức Làm Người”, Thầy sẽ dạy cho mấy con, từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ đến Chánh Mạng, Chánh Nghiệp là hành động làm của mình, mình làm nghề nghiệp này kia, nó thuộc về chân chánh hay không chân chánh, người ta sẽ dạy. Hành động đánh người thì không chân chánh đâu, làm nghề nghiệp sát hại chúng sanh như mấy người bắt cá, chài lưới, hành động chài lưới bắt cá, đâm heo, giết chó, sát sinh, làm thịt chúng sinh, đó là những hành động không chánh nghiệp, nó là tà nghiệp, nó là sự đau khổ trong đó.
(34:57) Cho nên sau này thì chúng ta học từ suy nghĩ, từ nhìn thấy cho đến cái nói và hành động của chúng ta nó nằm trong đạo đức. Cho nên đây là học Đạo Đức làm người, thì chúng ta học những hành động đạo đức của chúng ta. Cho nên cuốn “Đạo Đức Làm Người - tập 2” mới nói năm điều ngũ dục lạc thế gian thôi. Đến “Đạo Đức Làm Người - tập 3” thì nói đến ba hành động này: hành động suy nghĩ, hành động lời nói và hành động không làm những công việc, nó sẽ có cái tập đạo đức đó. Cuốn Đạo Đức thứ ba thì thời gian nữa mới in ra. Nó nói những hành động đó để dạy chúng ta cái đạo đức làm người.
Và đồng thời trong những hành động làm để sống đó còn có những cuốn đạo đức dạy về đạo đức nghề nghiệp, vì nghề nghiệp là hành động sống mà. Mình làm nghề đó mà không hiểu nghề đó, nhiều khi mình hiểu nhưng làm sai lệch, không đúng cách thì nó là tà nghiệp, không đúng chánh nghiệp. Cho nên vì vậy những bộ sách Đạo Đức sẽ dạy cho mấy con trong những hành động đó.
Cho nên Thầy xin trả lời không thể nào mà trong buổi như thế này mà dạy bài học đạo đức làm người cho ngay liền được. Hiện giờ Thầy có thể dạy cho mấy con được nhưng rất cô động. Vì hiện giờ, mấy con học qua Chánh Kiến về Đạo Đức. Khi mình nhìn vào sự việc, một đối tượng, người ta chửi mắng mình, hay có chuyện gì xảy ra, mình nhìn nó bằng nhân quả, mấy con.
(36:28) “Nhân” là như thế nào? “Quả” như thế nào?
“Nhân” là: những hành động của mình hoặc của người khác. Ví dụ hành động người ta chửi mình là cái nhân chửi. Cái “quả”: xem cái quả, coi tâm mình có giận không? Nếu tâm mình không giận thì đó là cái quả không khổ, nó là thiện; còn quả khổ là mình tức giận lên, thì đó là ác.
Cho nên mình nhìn nó nhân quả rồi mình xét, chứ mình đừng nhìn người ta chửi: “Người đó sao tôi đâu có chọc ghẹo đâu mà chửi tôi.” Như vậy mình thấy mình đúng, người ta sai nên mình căm tức. Cho nên đừng có nhìn thấy cái đúng cái sai mà nhìn cái nhân quả. Mọi sự việc xảy ra mà chúng ta nhìn bằng nhân quả thì nó mới hóa giải được tâm chúng ta, mấy con; không làm khổ mình, khổ người, mấy con. Ngay đó là mấy con đang học đạo đức đầu tiên là cái nhìn đầu tiên, tức là lớp Chánh Kiến.
Cho nên lớp Chánh Kiến người ta dạy Đạo Đức Nhân quả đó, tức là cái nhìn trong nhân quả chứ không có gì khác hơn hết. Đến đây Thầy tóm lược cho mấy con hiểu để khi mà mấy con về, gặp sự kiện xảy ra trong hoàn cảnh của mình thì các con hãy nhìn bằng nhân quả, đừng nhìn đúng sai, đừng thấy mình đúng mà người ta sai, đừng thấy người ta đúng mình sai, do đó mình không thấy nhân quả. Nhân quả sẽ hóa giải được, không làm con khổ, không làm người khác khổ nữa đâu. Đó là Thầy trả lời cho bức thư này.
Mấy con nhớ những lời Thầy dạy, những lời di chúc, lời tâm huyết để sau này khi gặp khó khăn, mấy con nhớ đến Phật, nhớ đến Thầy thì mọi sự khó khăn đó đều được hóa giải, đều được tan biến không làm mấy con đau khổ nữa.
(38:21) Ở đây, về bức thư thứ nhất của một cụ ở Hà Nội, Thầy đặt pháp danh là Tâm Nhẫn có hỏi câu hỏi: “Tại sao Thầy viết thư cho con lại đề là “Kính gửi” và cuối thư là “Kính thư”?”
Như Thầy trả lời hôm qua là chung chung. Hôm nay, Thầy trả lời bức thư này để gửi lại cho cụ. “Kính gửi” và “Kính thư” là thể hiện lòng tôn kính của Thầy đối với các con, tức là đối với học trò, đối với tất cả mọi người chứ không riêng đối với đệ tử của mình. Vì mọi người sinh ra đều giống nhau, như nhau nên không được xem có kẻ cao người thấp, phải bình đẳng. Đó là Đạo Đức của Đạo Phật như vậy.
Ví dụ, cha mẹ sinh con, cha mẹ có đạo đức của cha mẹ; còn con cái có đạo đức của con cái.
Vì chúng ta chưa học Đạo Đức làm người nên chưa biết đạo đức trong gia đình, cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ. Ở đây, Thầy chỉ tóm lược trả lời chữ “kính thư” và “kính gửi”.
Cách đối xử nhau, cha mẹ xem con mình như một người bạn thân chứ không được xem nó là một đứa bé, còn con cái xem cha mẹ như người ân nhân. Các con thấy như vậy, mình phải tôn kính nhau chứ không thể nào thiếu sự tôn kính, xem nhau như vậy là có sự tôn kính.
(39:51) Cho nên khi đối xử với nhau đều phải có lòng tôn kính. Với thầy trò cũng vậy, phải có lòng tôn kính. Vì thế thầy trò cũng vậy: thầy đối với học trò cũng tôn kính và học trò đối với thầy cũng tôn kính. Đó là Đạo Đức bình đẳng của Phật Giáo, Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả.
Sau này, các con sẽ học và đọc những bộ sách “Đạo Đức Làm Người” tức là Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả thì các con sẽ thấy những khoản này Thầy dạy rất kỹ. Nên dùng chữ “kính gửi” và “kính thư” đều nói lên nét đẹp đạo đức có văn hóa, có phong cách; đập tan bản ngã, kiêu mạn mà từ xưa đến nay loài người còn mang nặng trong lòng.
Mấy con thấy rõ ràng Đạo Phật là đạo vô ngã. Thế mà cách xưng hô của mình coi người đệ tử của mình người thấp cho nên mình không dám “kính gởi”, không dám “kính thư” thì rõ ràng là mình còn mang bản ngã. Một người mà bản ngã không còn tức là người ta sẽ đối xử rất bình đẳng.
Đạo Phật là đạo bình đẳng. Dù ông Phật đã thành Phật rồi nhưng mà ông vẫn xem ổng là một người như mọi người khác. Cũng như Thầy, bây giờ Thầy xem Thầy cũng mang thân này, cũng già, cũng bệnh, cũng đau, cũng chết, cũng như mọi người, ai cũng vào quy luật đó đều giống nhau.
Rồi tâm tư từ cái hồi mình chưa có tu, tâm mình còn tham, sân, si cũng giống như mọi người; bây giờ mình tu rồi, hết tham, sân, si rồi thì cũng như mọi người chứ không khác. Vì mọi người cũng sẽ cố gắng tu, cũng sẽ không tham, sân, si nữa, cũng giống như mình. Không ai cao hơn bậc nào hết, chỉ có người đi trước và người đi sau, người đi trước dẫn người đi sau. Cho nên Đạo Phật là đạo bình đẳng nên khi đạo Phật xuất hiện ở đất nước Ấn Độ đã phá tan những giai cấp của Ấn Độ, dám nhận một người giai cấp cùng đinh vào đạo Phật làm một tu sĩ làm chướng ngại giai cấp Bà-La-Môn và giai cấp Sát Đế Lỵ tức là giai cấp vua chúa.
Người ta đến với Đức Phật, người ta phải đảnh lễ giới cùng đinh mà trong lúc giới cùng đinh đó, khi mà giai cấp vua chúa và Bà-la-môn đi thì giới cùng đinh không dám đi trên đường đó mà phải nằm sát dưới lề để cho cái giới đó đi. Các con thấy ở Ấn Độ, giai cấp đó quá khổ. Người phụ nữ bên Phi châu đều bịt mặt lại hết, không được để mặt ra, các con thấy họ áp đặt người phụ nữ không có quyền hạn gì trong xã hội. Thế mà Đức Phật dám nhận người phụ nữ vào trong giáo đoàn của mình trở thành giới tu sĩ của Đức Phật trong thời đó.
(43:04) Cho nên hiện giờ theo Thầy thiết nghĩ, Phật Giáo Nguyên Thủy, họ không chấp nhận cho nữ xuất gia thọ cụ túc là còn ảnh hưởng của Bà-la-môn rất lớn chứ chưa phải hết. Cho nên ở đây, đối với Thầy đã thực hiện được sự bình đẳng đối với đệ tử của mình, vì vậy bộ sách Đạo Đức do Thầy viết ra phải nói cái Đạo Đức bình đẳng này để thực hiện, để chúng ta thấy từ cha mẹ đối với con cái như thế nào cho đúng đạo đức, mà đạo Phật mới có đạo đức đó. Đó là Thầy trả lời cho Tâm Nhẫn, Thầy xin gửi bức thư này cho Chánh Hạnh, con sẽ mang bức này về cho bác.
(44:24) Còn đây là bức thư của một người xin Thầy quy y, chắc là không có mặt ở đây, có nói rằng: “Trong nhà hiện giờ thờ tượng Phật Di Đà nhưng bây giờ theo Phật Thích Ca thì tượng Phật Di Đà này làm sao? Hồi theo Đại thừa thì hàng tháng, ngày ba mươi, đem nước, muối, gạo, quả tươi ra cúng giữa sân, bây giờ con còn làm điều đó nữa hay không?”
Thầy nói để hướng dẫn cho vị cư sĩ này, Thầy đặt pháp danh là Hương Phước. Tượng Phật Di Đà nên đưa vào chùa Đại Thừa và thỉnh tượng Phật Thích Ca về thờ. Bởi vì trong cuộc đời khi quy y Phật, quy y Pháp, khi mình quy y Phật thì chọn lấy một vị Phật nào đúng một sự thật mới quy y. Chứ rất nhiều Phật, vì theo kinh sách Đại Thừa có bảy vị Phật của quá khứ và tương lai còn có thêm một vị Phật Di Lặc. Bây giờ mình không biết quy y với vị phật nào, cho nên chọn lấy một vị Phật thật sự là con người ở trên hành tinh này, có cha có mẹ.
(45:50) Còn ngày nay, ngày mai nữa là chúng ta đi vào buổi quay phim rồi. Vậy trong mỗi nhóm bất kỳ, người nào đã thấy sự tu hành của mình như đi Kinh Hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, như ngồi quán tu về Định Vô Lậu, người nào đã có tu về Định Niệm Hơi Thở đã có căn bản thì trong mỗi nhóm, mấy con hãy hướng dẫn cho những người đó, hoặc cho danh sách để Thầy biết những người đó. Thầy sẽ tập những người đó trước khi chúng ta chính thức quay phim, những người đó được hướng dẫn trong khi đó các con ngồi xem, hướng dẫn tập trước để vào buổi quay phim không còn bỡ ngỡ, không còn chướng ngại, nó sẽ suôn sẻ.
(46:56) Chúng ta nên chọn ở Hà Nội, mấy con đông An Giang… mấy con chọn được người nào thì cứ cho vào danh sách, gửi chung cho Thầy để Thầy biết những người đó và trong giờ nào đó, Thầy sẽ họp lại với những người đó sau.
Các con nhớ không, sau những thì mỗi nhóm ba người. Trong khi Thầy hướng dẫn, Thầy thấy người nào đã thuần thục ở trên phương pháp để lấy những hình ảnh đó ghi lại trong cuộn băng, từ cái tập đi đứng, ngồi thiền cách thức như thế nào mà Thầy chọn lấy người đó sẽ quay phim làm tài liệu tu học cho quý phật tử sau này.
Mỗi nhóm đều được chọn lấy ba người chứ đông quá thì làm sao hết được. Bây giờ đông quá thế này thì không quay hết được đâu, chỉ chọn lấy mỗi nhóm ba người. Trong khi Thầy hướng dẫn cho những người này, họ tập ngày nay và ngày mai cho thuần trong những phương pháp tu tập để khi quay phim không có bỡ ngỡ, không còn những sai lầm, cho nó đúng.
Bây giờ phần Hà Nội thì các con nên chọn, về phần Hải Phòng, Phú Yên, Nam Định,người đó để rồi Thầy sẽ chọn và có sự huấn luyện để cho họ tập tu như thế nào. Trong khi họ có căn bản rồi nên dễ dàng lắm, không có khó khăn.
(48:44) Hầu hết, ở đây mấy con đều là những người tu tập, đều quen hết với những cái pháp chứ không phải không quen đâu, nhưng hiện giờ mình chọn lựa ra để quay phim cho bảo đảm và chắc ăn hơn, để không có làm trật nữa, để nó bảo đảm hơn. Cũng như những người diễn viên của phim ảnh vậy. Ở đây phải tập luyện như vậy để khi cuốn băng video này ra đời, nó là bài học chung cho tất cả mọi người nên cần cẩn thận hơn để cho không bị sơ sót, để người ta theo đó. Dù người ta chưa bao giờ gặp Thầy, chưa bao giờ được Thầy hướng dẫn nhưng xem cái đó người ta cũng tu tập được. Người ta không còn bị sai nữa. Đó là về phần nhân sự để quay phim.
Còn phần thưa hỏi để tu tập hiện giờ thì chúng ta còn có thì giờ. Còn thắc mắc những gì thì mấy con có quyền thưa hỏi Thầy, đừng có rụt rè. Vì đến đây chúng ta còn những gì thắc mắc, chưa hiểu biết về cách thức tu tập thì chúng ta cứ hỏi, còn có gì chướng ngại trong tâm mình chưa thông suốt thì cũng hỏi để thông suốt. Không hỏi thì không khéo còn cái tâm nghi ngờ, nghi vấn điều này thế kia làm chúng ta không nhiệt tâm trên con đường tu thì cũng phí thời gian của mình rất nhiều và mình cũng khó đạt được. Mấy con hỏi gì thì cứ hỏi, Thầy sẵn sàng trả lời, để rồi mấy con muốn tu tập Định Niệm Hơi Thở hoặc Tứ Niệm Xứ hay cái gì đó thì mấy con cứ đưa tay lên Thầy sẽ kêu. Muốn tu tập cái nào thì đưa lên, Thầy sẽ hướng dẫn trực tiếp ở đây những điều mấy con muốn hỏi.
(51:10) Khi ngồi hít thở mà thấy cơ thể nóng lên, nó không sai đâu con. Nhưng khi chuyện đó mấy con có cảm nhận như vậy tức là có sự tập trung gom tâm mình rồi, thì nó có sự thay đổi trong cơ thể nên mình thấy nhiệt trong người mình nóng lên là tốt. Không sao hết, nhưng không phải vì cái đó mà khởi tâm mình là mình tu tốt, đừng có nghĩ, mà ôm pháp nương vào pháp của mình. Nếu mình an trú trong hơi thở thì biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, cứ ôm chặt pháp thôi, còn trạng thái gì nó xảy ra thì trình cho Thầy. Như khi có cảm thấy hơi nóng trong người tăng lên, cái này tốt không sao, không có gì đâu mà sợ nhưng mình không lưu ý đến nó, chỉ ôm pháp thôi. Nếu có hiện tượng gì nữa thì mình cũng vẫn ôm pháp mà thôi; đừng thấy có hiện tượng gì đó mà mình bỏ pháp, ôm trạng thái đó thì nó sai, không đúng. Mình chỉ ôm pháp: “Biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, tâm đừng lưu ý đến trạng thái, hiện tượng xảy ra trong cơ thể của mình”. Con nhắc như vậy thì rồi cứ nương vào pháp để tu tập thì sẽ không sao. Đó là những hiện tượng có sự thay đổi trong thân mình.
(52:28) Cho nên vì vậy mà ở bên phương pháp khác gọi là mình khai mở luân xa. Khi nơi nào trên thân mình có phát hiện ra một trạng thái gì đó thì nó báo động cho chúng ta biết đó là khai mở. Nhưng ở đây, chúng ta không có chú ý đến nó. Còn bên kia, người ta chú ý: khai mở huyệt này, khai mở luân xa kia, nó mới có hiện tượng như vậy. Ở đây, khi mình ngồi tu thì bắt đầu cơ thể mình có sự thay đổi. Nói như những phương pháp khác như yoga này kia thì người ta “khai mở”. Còn mình đâu có cần khai mở gì đâu. Mình chỉ cần ngồi an để trú được, an trú được để nương vào đó ly dục, ly ác pháp, chứ khai mở cái đó để làm gì.
Trạng thái mà con thấy nóng, thân nhiệt nóng lên trong người hoặc những trạng thái hiện tượng xảy ra khi mấy con ngồi nhiếp tâm trong hơi thở thì theo phương pháp yoga, phương pháp khí công thì người ta cho đó là khai mở luân xa, khai mở huyệt trong người chúng ta. Do nói như vậy làm chúng ta hướng đến “khai mở” đó.
Trái lại, chúng ta tu theo Phật thì không cần thiết nó, chúng ta chỉ biết an trú định trong hơi thở. Biết hơi thở ra, biết hơi thở vô để làm gì? Để an trú định nó, đẩy lui chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm của chúng ta mà thôi.
Mục đích của Phật không bao giờ theo hướng khai mở. Mà mình tu tập, nhiếp tâm an trú được là tự nó có sự thay đổi trong cơ thể, nó báo động cho chúng ta thấy được những trạng thái đó. Nhưng chúng ta không cần thiết nó đâu! Chúng ta không cần mở khai chỗ nào hết, hoàn toàn nó mở hay không mở thì kệ nó. Tôi chỉ biết an trú để đẩy những bệnh tật trong thân ra khỏi; tôi biết an trú để đẩy những tâm tham, sân, si ra khỏi. Đó là điều kiện chúng ta tu tập để giải thoát, làm chúng ta không còn đau khổ nữa thôi. Mục đích của chúng ta rất rõ ràng.
Còn ái kia cũng rõ ràng với phương pháp của nó: khai mở như vậy để thân tâm tôi nó nhập định, hoặc để nó thể hiện thần thông, hoặc qua việc khai mở đó, tôi xuất hồn đi chu du, chơi chỗ này chỗ kia; đó là mục đích của pháp người ta như vậy.
Còn mục đích của pháp mà Phật dạy mình nhằm để ly tham, sân, si, nhằm để ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm chứ không phải ở chỗ này, nhằm để chúng ta làm chủ được bốn sự đau khổ: sinh, già, bệnh, chết. Bây giờ bệnh đau thì chúng tôi biết nhiếp vào hơi thở, an trú trong hơi thở, xả cái bệnh đau, đó là mục đích của đạo Phật chứ không có mục đích gì khác.
(55:00) Cho nên ở đây, mấy con nhớ, nếu không có câu hỏi này thì chúng ta không biết, có câu hỏi này là nhờ chúng ta biết những trạng thái ngồi tu thường hay xảy ra tức là sự khai mở trong thân của chúng ta chứ không gì hết. Nhưng chúng ta không lưu ý đến vấn đề đó mà lưu ý đến hơi thở ra, hơi thở vô, lưu ý đến bước đi, lưu ý đến cái hành động đưa tay đưa chân mà chúng ta không cần biết gì. Tất cả những hành động như: hơi thở, đưa tay, đưa chân, bước đi của chúng ta đều gọi là pháp Thân Hành Niệm Nội hoặc Thân Hành Niệm Ngoại. Mà pháp thì ôm chặt pháp, lấy pháp làm chỗ nương tựa, lấy pháp làm sao để chúng ta điều khiển; đó là phương cách của Phật chứ không có dùng phương pháp đó để khai mở trên thân chúng ta.
Cho nên bất kỳ một trạng thái nào, một thanh tưởng nào, một sắc tưởng nào hiện ra: ánh sáng hào quang Chư Phật hiện ra hoặc âm thanh chư Phật, chư tổ, chư thiên nói, chúng ta đều chẳng tin điều nào cả hết vì chúng ta biết đó là những loại ma, loại tưởng trong tâm chúng ta lưu xuất mà thôi. Những sự xảy ra trong thân khiến chúng ta thấy rung động chỗ này hoặc tác động chỗ kia hoặc xuất phóng chỗ này, xuất phóng chỗ kia hoặc râm ran chỗ này, râm ran chỗ kia đều là do sự thay đổi khi chúng ta tu tập an trú được đều có sự thay đổi đó. Cho nên chúng ta không chấp nhận những điều đó, vì vậy chúng ta chấp nhận chỗ ly dục, ly ác pháp, cái chỗ ngăn diệt các ác pháp xảy đến trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta mà thôi.
Đến đây, mấy con còn hỏi Thầy thêm gì nữa không?
(56:44) Phật tử: Thưa Thầy, nhóm chúng con ở ngoài Hà Nội có Đức Minh, Thiện Nhẫn… Năm ngoái chúng con được gặp Thầy, đã biết được Chánh Pháp. Qua đây bạch Thầy khai mở cho chúng con. Chúng con biết ơn thầy, biết ơn chú Minh Đạo đã có công chỉ cho tu hành. Thưa Thầy, trước khi chúng con đến với Thầy, biết đến con đường Chánh pháp để tu tập, chúng con đã từng, đã mười năm rồi từ 1992, bao năm chúng con tụng rồi chuyển qua tu Thiền Tông của Hoà thượng Thích Thanh Từ, rồi cũng đã tập tu, đi qua cả nhân điện năng lượng, rất nhiều vấn đề. Vì thế cho nên là đến bây giờ chúng con nhận ra được pháp, chúng con có suy nghĩ. Riêng con có một suy nghĩ như thế này. Con có trình bày với chú Minh Đạo: “Riêng cá nhân tôi thì tôi thấy cứ để tâm thanh thản, chú bảo tâm thanh thản thì chỉ một hai phút thôi thì thấy thanh thản thật. Con thấy thanh thản thật, con thấy vô sự thật. Sau đó thì con đã được giải thích đó là tưởng. Nhưng hôm qua Thầy dạy mấy đạo hữu già, con lại thấy hình như là con đúng. Thế cho nên con thắc mắc chỗ này.
Bây giờ, nhất là các đạo hữu công nhận đã ngót tám mươi, chú Đức Thông cũng đã tám mươi rồi. Các bác ấy có dặn con vào đây bạch Thầy và thấy được điều gì thì về nói lại các đạo hữu đó vì các đạo hữu đó già, yếu không đi được.
(58:59) Hôm qua, con thấy Thầy dạy các đạo hữu già như thế con thấy nó đúng quá. Đối với các bác ấy bây giờ mà tập đi dò từng bước và tất cả những quy trình như thế thì nó lâu quá và không làm được. Bác Tâm Nhẫn đi bây giờ phải chống gậy thì làm sao đi như thế được. Cho nên nó lâu mà lại không thiết thực. Hôm qua con thấy điều này, con cảm thấy trước đây ở nhà, nhất là thời gian sau Tết vừa rồi, con thấy suy nghĩ của con chưa đúng, như thế có phải là Tưởng không? Cũng có thể là Tưởng.
Tại sao con biết là Tưởng? Bởi vì bản thân con có lúc có thấy hào quang, bản thân con có lúc là thấy mạch chạy dọc xương sống nó chạy ào lên đỉnh đầu, bản thân con có thấy cái huyệt bách hội làm tóc nó rung rung lên. Bây giờ con mới tiếp thu được là ta bám vào nó tức là tâm phóng dật, không bám vào nó chỉ bám vào hơi thở thôi, thì mới gọi là tâm không phóng dật. Bây giờ con nghiệm ra điều đó và không thể theo cái đó được. Nó như thế thì nó có vấn đề gì? Con xin Thầy chỉ rõ cho con.
Thứ ba hôm qua, Thầy cho con quyển sách mà đạo hữu Liễu Tâm đưa cho con. Hôm qua, con đọc, con thấy trước đây con chưa hề nghĩ đến, con thấy danh từ “liên pháp”, đang Định Niệm Hơi Thở, biết rõ hơi thở vào, hơi thở ra, tu như thế năm phút hay bảy phút tùy khả năng của mình, hay ba phút tuỳ khả năng của mình; muốn chuyển qua đi kinh hành thì phải vào tác động nó: “chân đưa ra, tay đưa ra, chân đưa ra, đứng lên, tiếp tục đi kinh hành”. Điều này, mới hôm qua con mới nhận ra được danh từ liên pháp như thế. Con nhận như thế là đúng hay sai? Hay vẫn là trong Tưởng? Con kính xin Thầy dạy cho con.
(01:01:11) Trưởng lão: Bây giờ tiếp tục Thầy giảng cho con. Rất đúng. Khi mình đang thở mà bây giờ muốn chuyển qua hành động khác tức là cái tâm chú ý qua hành động khác thì dùng hơi thở, nếu mình không tác ý ra thì mình liên pháp không được, vì vậy có kẽ hở. Còn mình vừa dứt hơi thở này mà muốn chuyển qua một cái khác tức là mình muốn đưa cánh tay này ra thì bắt đầu vừa dứt hơi thở này mình có sự chuẩn bị để liên pháp; pháp này chuyển qua pháp khác, tức là từ hành động này chuyển qua hành động khác. Trên pháp Thân Hành Niệm nó có cấu kết Thân Hành Niệm Nội và Thân Hành Niệm Ngoại; có hơi thở, có hành động đi và có hành động co ngồi, cho nên từng hành động tạo thành cái liên pháp của nó gọi là cấu kết thành cỗ xe rất kiên cố. Đây là pháp Thân Hành Niệm là phương pháp liên pháp nghĩa là từ pháp này đến pháp khác, nó tạo thành chuỗi liên tục của nó. Đó là liên pháp.
Bây giờ, mình từ pháp này chuyển qua pháp khác thì mình đừng để nó bị phóng dật qua pháp khác. Bây giờ, tôi ngồi tu Hơi Thở, xong rồi chuyển qua đi Kinh Hành Chánh Niệm Tỉnh Giác thì nó có hai pháp đó mấy con. Mấy con thấy không?
Còn liên pháp tức là bây giờ tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, không có kẽ hở của pháp từ Ngồi Hít Thở đến khi tôi chuyển qua đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi kinh hành thì tôi đã chuẩn bị sẵn rồi nên tôi tạo thành cái pháp mà từ pháp này qua pháp khác, mà nó vẫn giữ ở trong một tâm trạng của nó. Cũng như, Thầy giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự; bây giờ Thầy đứng dậy đi kinh hành thì vẫn giữ cái thanh thản, an lạc, vô sự đó chứ không phải Thầy chú ý bước đi. Nên trước khi đi, mình tác ý: “tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự”; Thầy đứng dậy, giữ trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó đứng dậy, chứ Thầy không chú ý vì Thầy tu cái Thanh thản - An lạc - Vô sự như các cụ luôn luôn liên pháp.
Ngồi đây mà chút xíu buồn ngủ, nếu không dậy đi thì không được, ngồi đây giữ thanh thản mà đứng dậy đi chú ý bước chân đi thì nó tạo thành hai pháp, nó không liên pháp được. Vì vậy mà tôi giữ cái tâm của tôi duy nhất mà chuyển qua một pháp khác. Các con hiểu chỗ này Thầy muốn nói không? Do đó, tôi tu: cái hành động của tôi thì thường thay đổi nhưng tâm duy nhất một pháp.
(01:03:51) Bởi vì dạy các cụ chỉ ôm một pháp để đi đến cuối cùng chứ không được nhiều pháp. Còn như các con chuyển từ pháp này qua pháp khác gọi là liên pháp, thì bắt đầu bây giờ từ pháp hít thở muốn đứng dậy thì mấy con phải tác ý cái hành động đó để nó chuyển từ pháp này sang pháp khác, nó liên hệ mà nó không bị phóng dật.
Nếu không tôi tu hơi thở rồi, bây giờ đứng dậy đi kinh hành thì nó có kẽ hở; mình muốn chuyển nó về thì mình tác ý, ví dụ: “hít vô, tôi biết tôi hít vô” thì nó hít thở; khi vừa thở ra thì mình bảo “đứng dậy”; thay vì bảo hít thì bảo “đứng dậy”; cái đứng dậy thay thế cho hơi thở. Bắt đầu mình co chân mình đứng dậy. Đứng dậy rồi mình mới bảo “bước đi”, tiếp tục mình bước đi thì nó thành liên pháp, từ pháp này nối liền với pháp khác không có kẽ hở - tức là không bị phóng dật. Còn bây giờ tôi tu hơi thở rồi đứng dậy, rồi tôi chuẩn bị để bước đi thì có kẽ hở, nó không liên pháp. Đó là liên pháp của người trẻ.
(01:04:59) Còn liên pháp của người già thì như thế này: Bây giờ tôi ngồi đây là hành động của thân ngồi, tôi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ, tôi đứng dậy cũng ôm duy nhất cái pháp của tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà hành động tôi phải đi vì nếu tôi ngồi tiếp tục thì sẽ bị hôn trầm thùy miên, sẽ gục buộc lòng tôi phải đi; vì vậy tôi đi mà vẫn giữ thanh thản. Các con hiểu không? Đây là đối với người già, người ta tu có một pháp, không có tu nhiều pháp; người ta giữ cái tâm bất động của người ta thôi. Cho nên mọi hoàn cảnh, mọi cái gì như khi thân đau người ta vẫn giữ như vậy nên người ta liên pháp vẫn giữ một cái Tâm Bất Động. Đó là cách thức đối với người già, người lớn tuổi, người ta chỉ ôm một pháp thôi; pháp đó gọi là Pháp Xả.
Các con đọc lại “Những Lời Gốc Phật Dạy” có bài kinh “Bát Hành” mà Đức Phật dạy, Thầy có nêu tám pháp độc nhất để chúng ta đi vào chỗ cứu cánh hoàn toàn.
Các cụ nhớ kỹ, khi tu liên pháp không có nghĩa là mình đi kinh hành rồi trở lại mình biết mình đi kinh hành nữa, mà đi kinh hành vẫn giữ tâm thanh thản vì một pháp mình sống, duy nhất có một pháp chứ không có hai pháp, ngồi cũng một pháp thanh thản, đi cũng một pháp thanh thản, chỉ có quét ra thôi: có chướng ngại thì quét, không có chướng ngại thì đi cũng thanh thản, không được cho phóng dật. Cuối cùng, chúng ta đạt được đỉnh cao của giải thoát không có gì khó khăn. Đó thì nhớ như vậy là cho người già.
(01:06:23) Còn người trẻ thì phải tu tập, tại sao? Người trẻ còn sức khỏe tu tập để có năng lực sức lực của mình đủ sức chiến đấu, làm chủ được. Mình thấy khoảng thời gian của mình còn dài, vì vậy mình tu tập liên pháp như mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành”, “An tịnh tâm hành”, "Với tâm định tĩnh…”, tất cả các đề mục này mình đều tu hết lòng, nhuần nhuyễn, hiệu quả. Khi gặp những điều kiện gì khó khăn thì mình đẩy lui ra rất dễ dàng.
Nhưng người già không đủ sức đi, đứng, ngồi, hít thở như vậy được, thì người ta chỉ giữ tâm thanh thản, không cần rèn luyện gì ở trong thân, hơi thở hoặc những điều kiện khác nên người ta không nhọc nhằn, còn chút ít sức khỏe để giữ được nội cái tâm thanh thản không là năng lượng trong người họ đã tiêu hao rất nhiều rồi, chứ chưa phải nói tu tất cả các pháp khác.
Còn cái này, mình đứng lên, ngồi xuống, mà suốt ba mươi phút làm công việc nặng nhọc ghê gớm: vừa tâm tập trung, vừa phương pháp tác ý, vừa hành động đứng lên ngồi xuống của pháp Thân Hành Niệm thì các con tiêu hao năng lượng trong người rất lớn chứ đâu phải ít đâu, làm việc hơn tất cả những sự làm việc khác.
(01:07:37) Ở ngoài đời, người ta làm việc bằng trí óc, ngồi suy nghĩ, tính toán sổ sách. Người nông dân thì họ chỉ lao động sức cơ của họ thôi, họ không có nghĩ, cứ cuốc thôi, cuối cùng họ làm việc nhẹ hơn mình. Mình cả trí óc, cả thân hành của mình nữa, phải làm suốt cả tiếng đồng hồ mà không nghỉ thì mấy con thấy hao năng lượng rất nhiều. Trên con đường tu phải biết người già tu pháp nào, người trẻ phải tu pháp nào, chứ không phải người già tu giống người trẻ thì người già làm sao tu cho kịp, làm sao mà tu nổi. Vì vậy trong khi già thì nhớ những gì Thầy trao cho các con là những bí quyết để mấy con ở trong tuổi già tu tập cho đúng cách.
Nhớ như vậy thì mấy con tu tập có kết quả. Về con sẽ trình bày lại để cho mấy cụ hiểu, về cái liên pháp đó con đã hiểu như vậy là đúng rồi, bây giờ thầy nói thêm để cho mình hiểu chính xác hơn nữa để khi đó các cụ luôn giữ tâm thanh thản tới đó mà thôi, không có gì khác hơn nữa.
(1:08:46) Biết được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự rồi thì tiếp tục duy trì, kéo dài nói được thời gian dài chừng nào thì tốt chừng nấy, nhưng không phải dễ. Thầy nói nó không phải dễ. Nói là một điều nhưng tu tập là một chuyện khó. Chúng ta sẽ thấy đầu tiên chúng ta vào tu cái pháp Xả này, trong khi mới tu chỉ ngồi một chút xíu thì thấy có nhiều ác pháp đến tác động vào thân và tâm của chúng ta. Nó không bao giờ để chúng ta thanh thản được lâu đâu nên chúng ta ngồi đó quét mệt thôi, chứ không phải nói là không quét. Lúc nào cũng dùng phương pháp Như Lý Tác Ý để giữ gìn Tâm Thanh Thản. Ví dụ hễ chúng ta ngồi độ một phút thì tác ý: “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự”; bắt đầu có chướng ngại trên thân thì chúng ta cũng tác ý để tâm bất động, không bị dao động. Như vậy, mấy con mới có thể tu tập được cho nên gọi là ngồi đó quét thân, thọ, tâm, pháp; quét những rác rến, quét những chất bẩn trên thân, thọ, tâm, pháp; quét mãi, quét chừng nào sạch thì mới thôi.
Hằng ngày, mấy cụ lớn tuổi không làm chuyện gì cứ ngồi quét, ngồi chơi; có nhiều thì quét nhiều, có ít thì quét ít, tác ý đuổi nó ra sạch. Bất kỳ niệm gì, bất kỳ một cái cảm thọ gì trên thân này thì các cụ cứ tác ý mà đuổi thì cuối cùng các cụ cũng thành tựu. Người già nhớ tu như vậy.
(01:10:20) Nghĩa là các con thấy tuổi của con già rồi thì tu Tứ Niệm Xứ, tu kiểu đó là nó dễ hơn hết. Đừng có tu gì hết, tu bậy tu bạ, bởi vì tuổi già thần kinh yếu sẽ sinh tưởng nhiều. rồi tưởng đây nhiều mấy con mới bay bổng, nó trật đi. Nhiều khi già rồi sinh tưởng. Nếu tưởng có trí tuệ thì hay; chứ tưởng mà quên trước quên sau, nó lẫn, tới chừng đó không biết để cái này ở đâu, rầy con rầy cháu mới chết được. “Tao để mà tụi bây lấy”, không ngờ mình quên thì cái đó là nguy hiểm. Vì tu nhiều khi sai, làm cho trí óc lẫn lộn trong khi cơ thể, bộ thần kinh trí óc của chúng ta già yếu mà nó sai một chút là làm chúng ta lẫn lộn; khi lẫn lộn, vô phân biệt rồi thì chắc chết luôn!
Người ta bảo xách cái ly mà đi ra xách cái thùng thì thôi hết rồi, bảo xách cái rổ mà mình xác cái gầu, đâu có được. Đó các con hiểu, đó là lẫn lộn rồi. Mình mới để đây, “tao mới để cuốn kinh đây mà đứa nào lấy rồi?”, không ngờ mình để đằng kia mà lại đây tìm. Như vậy mình tu sai rồi.
Các cụ cứ tu theo lời Thầy dạy thì không bao giờ lẫn lộn vì mình thanh thản, có cái gì thì mình cũng giữ tâm mình thanh thản, chứ không có gì cho nên nó càng sáng suốt. Đến khi mình chết, nó cũng rất tự tại, nó không đau khổ nhiều.
Ngay từ bây giờ, chúng ta không nhắc cái tâm thanh thản, đến chừng sắp sửa chết rồi, mấy cụ không đủ sức đâu. Cái thân mấy cụ mà rã rồi, từng thớ thịt, từng cái sớ trong thân chúng ta rụng rời hết thì khổ lắm, bởi vì nói chết khổ mà. Các cụ chưa bao giờ làm chết thử lần nào, chết thử một lần thì thấy khổ ghê gớm; chết rồi mình sống lại, mình thấy khổ.
(01:12:14) Không, nói sự thật ra Thầy có nghe người ta nói ở bên Tây Tạng về vấn đề chết, cơ thể tan rã, nó đau nhức làm như ai bầm, dập gì trong đó; trạng thái khổ sở vô cùng. Lúc bấy giờ, tinh thần chúng ta không còn sáng suốt nữa, làm bấn loạn, khổ quá, không thể giữ gìn được. Vì vậy, pháp Như Lý Tác Ý mà hàng ngày chúng ta tác ý: “thanh thản, an lạc, vô sự; tâm bất động, đừng sợ hãi”, mình tác ý như vậy tạo thành cái lực; đến khi cơ thể tan rã, mình vẫn bất động được.
Các con đọc trong khi cô Liễu Kim bệnh đau, chết thì cô nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà giữ vững được thân và trạng thái tâm bất động. Nếu cô không dùng pháp tác ý thì cô chịu không nổi. Mấy con thấy những gương hạnh, các cụ - những người sắp sửa đi, bây giờ còn đang nằm trên giường bệnh mà đang khổ đau - nếu không có pháp Như Lý Tác Ý thì không chịu nổi.
May là phương pháp Như Lý Tác Ý của Phật mà Thầy đưa ra để giúp số các cụ hiện giờ ở Hà Nội, tất cả mọi miền. Nếu người nào được pháp này là được của báu đó các con. Nó sẽ giúp tâm chúng ta bất động, an ổn trước những đau khổ mà không có người nào gánh vác cho mình được; chính bản thân mình phải chịu đựng những đau khổ đó.
Chỉ có pháp Như Lý Tác Ý mà giúp chúng ta bất động được, không hề sợ hãi, không dao động. Chính không hề sợ hãi, không dao động sẽ làm giảm lực đau đớn; lực phân tán thân tứ đại chúng ta, cái lực đó giảm đi, mười phần giảm đi còn có năm. Phương pháp đó làm cho chúng ta cảm thấy sự đau khổ: thay vì mười thì bây giờ còn năm hoặc ba mà thôi.
(01:14:15) Thậm chí như cái lực mà chúng ta nỗ lực từ ngày này mà tu một năm sau thì cái lực đó có thể nó giảm khi cái thân chúng ta sắp sửa tan rã, phân ly thì sức đau nhức của nó một trăm chỉ còn có một, hai à; nó sơ sơ; cho nên mình nằm, nó im phăng phắc, nghe thanh thản, dễ dàng lắm, do đó mình tự tại chứ không phải phương pháp thiếu sức lực của nó đâu. Các cụ nghe, cố gắng về thực hiện; hàng ngày, tác ý như lời Thầy dạy mà mình thấy như thế nào mà mình trạch pháp ra những câu nó còn hay hơn nữa, để nó hợp với đặc tướng của mình, mình tác ý thì thấy ngay hiệu quả liền. Phải tu tập như vậy mới đủ hiệu quả sau này, nếu mình không tập tu thì không đủ hiệu quả đâu.
(01:15:03) Nhớ hàng ngày, từ đây về sau, từ ngày gặp Thầy dạy pháp này rồi thì các cụ nên chuyên cần. Một ngày qua là mình đã thêm một sức lực của nó, rồi một ngày kế, một ngày kế; bữa nay mà ngày mai lỡ chết thì chúng ta có sức lực bất động. Được thêm ba ngày thì có thêm lực bất động; một tháng mà chúng ta chết thì đã có thêm lực bất động.
Mà đến khi một năm thì người được nghe Thầy giảng thì đã có lợi ích cho người đó. Ngay liền trong một ngày, một giờ; hai ngày, hai giờ hoặc qua đi một tháng thì người này đã có lợi ích một tháng trong tu tập pháp này. Nếu người này được một năm còn sống thì người này được lợi ích một năm còn sống thì cái lực đó được tăng lên trong một năm. Nếu được hai năm còn sống, ba năm còn sống nữa thì người này tăng thêm lực nhiều hơn. Nên người này từ khi nghe được pháp này cho đến khi chết đều có lợi ích.
(01:16:16) Người mà bữa nay nghe pháp, mai chết thì vẫn có lợi ích, không phải là không có lợi ích. Ngày mai chết, mình có sự đau đớn thật nhưng có pháp làm tâm bất động, tức là thanh thản, an lạc, vô sự, không sợ hãi. Được một tháng tu tập thì người này lại còn bất động hơn. Rồi một năm mà chết, thì người này vững vàng hơn. Đến khi thân rã mà không đau đớn gì hết, tâm bất động không lo gì, chỉ tác ý một cái là nghe êm re; nằm đó mà như người bay về trời chứ không còn khổ đau nữa.
Mấy cụ nhớ trước khi chết ai cũng khổ hết nên Đức Phật nói: “Chết khổ” mà. Mình biết tại sao các cụ, cha mẹ, ông bà khi chết thấy họ lăn lộn, trăn trở đến mức cuối cùng họ không còn trăn trở nữa, họ mới chịu nằm im rồi mới chết, không có người nào là không trăn trở; người nào cũng trăn trở. Chúng ta biết sự trăn trở đó là sự rã rời cơ thể của người đó.
Chúng ta cũng sẽ đi trên con đường đó mà nếu chúng ta muốn cho nó đừng có sự đau khổ như vậy thì chỉ có pháp Như Lý Tác Ý giúp chúng ta không còn những lậu hoặc, đau khổ đó. Các cụ nhớ chuẩn bị cho mình từ bây giờ - khi Thầy đã dạy mấy cụ. Mấy cụ phải ráng, chứ Thầy không ráng dùm được; phải cố gắng.
Thầy xin trả lời cho cụ phương pháp tu tập như vậy là liên pháp từ chỗ đứng lên để nương vào một pháp khác đều giữ tâm thanh thản của mình; đó là liên pháp. Mình đi là đi trên pháp khác trên Thân Hành Niệm hoặc đi trên Chánh Niệm Tỉnh Giác, mà vẫn giữ cái tâm thanh thản; đó là liên pháp trên một Tâm Thanh Thản.
Liên pháp của người còn trẻ thì khác, chúng ta từ pháp này chuyển qua pháp khác đừng để phóng dật, đừng để kẽ hở thì gọi là liên pháp. Không khéo nghe liên pháp rồi người nào cũng liên pháp kiểu này thì nó sai. Người già liên pháp khác, người trẻ liên pháp khác.
Nhớ kỹ những lời Thầy giảng, mục đích của đạo Phật là tâm không phóng dật mà mình hễ một chút tu pháp này, tu pháp khác, đó là không có liên pháp. Tạo làm sao để liên pháp mà tâm đừng phóng dật, luôn ở trên từ pháp này chuyển sang pháp khác một cách rất nhẹ nhàng.
(01:18:47) Phật tử: Con bạch Thầy, trước khi con vào đây, có một anh bạn từ lâu bị bệnh đau dạ dày, cũng đến nhà con và xin được con hướng dẫn cho. Con nói chữa bệnh thì chỉ có tu tập tác ý đẩy lùi nó đi. Anh chưa biết đến đạo Phật, chưa biết quy y ai mà từ trước đến giờ bệnh anh chữa đã chữa sạch nhà, sạch của rồi mà chưa khỏi. Em cũng xin mạn phép của Thầy em để em chỉ nói với anh, làm sao anh chỉ buông cho cái tâm thanh thản, an lạc và sau đó cùng với câu tác ý: “Thọ là vô thường, hãy đi đi, bệnh đau dạ dày này không phải của ta, hãy ra mau, ra mau.” Con cũng chỉ dạy như vậy thôi, con bảo làm sao tâm anh phải thanh thản an lạc, không phải suy nghĩ gì cả, bây giờ nghĩ làm sao phải thanh thản. Anh cũng có trình độ, anh suy nghĩ như thế và anh cho tâm thanh thản, an lạc rồi anh tác ý. Trong vòng thời gian hai tháng, coi như bệnh anh hết, không còn đau dạ dày, không có ợ chua, anh đi khám thì rất là tốt. Đặc biệt là không có uống thuốc.
(01:20:23) Vừa rồi, anh bị đau răng, năm cái răng đều bị sâu và đau nó long tới óc, anh cũng dùng tâm thanh thản, an lạc để đuổi, có tác ý “Thọ là vô thường, thọ hãy đi đi, đau răng không phải của ai, ra hết mau mau.” Anh có nói khi anh ấy vuốt thì anh ấy thấy nó đỡ, rất tốt, cái đau răng của anh bớt. Anh thấy như dòng điện từ ở tay vuốt qua bên má vuốt ra ngoài như dòng điện trên cái tay mà xoa đến đâu anh ấy thấy nhẹ đến đấy. Anh ấy hỏi con thì con nói để em vào bạch Thầy em là như thế nào, như vậy có đúng hay không? Con cũng trình Thầy, trước đại chúng để Thầy hoan hỷ góp ý cho chúng con giúp cho anh ấy.
(01:21:38) Trưởng lão: Con sẽ về nói lại với người bạn của con. Cái thứ nhất, người này do cái lòng tin, vì tận cùng bệnh của mình, uống thuốc nhiều quá mà không hết, nhưng nghe nói như vậy là đặt cả lòng tin, lòng tin nơi pháp, mà lòng tin là tín lực, cái lực của lòng tin. Cho nên khi mà áp dụng vào, coi như không có thuốc trị, không còn phương hướng nào nữa nên đặt trọn hết, trọn vẹn lòng tin vào tu tập, rốt ráo tu tập nên giữ tâm thanh thản, tác ý bệnh. Do đó với lòng tin nhiều nên cái tâm dễ dàng thanh thản, trị bệnh mình. Chính mình thanh thản để trị bệnh mình, mình cố gắng thanh thản chứ còn nếu nằm yên thì chắc chắn có thanh thản một chút. Trong cơn đau khổ, ý muốn của mình hết bệnh; nghe nói cái pháp này do Thầy dạy, Phật dạy thì anh đặt trọn niềm tin ở pháp cho nên cái tín lực ở anh tạo ra lòng tin nhiệt tâm, do đó nó đẩy lùi được bệnh.
(01:22:54) Cái thứ hai nữa là cảm thấy có một dòng điện. Sự thật ra, Thầy đã nói với mấy con, khi giữ tâm thanh thản của mình mà đúng cách của nó rồi thì tương ưng với những dòng thanh thản khác của chư Phật. Do đó, nó sẽ gặp những lực đó nó mới đẩy mau, cho nên anh thấy cảm nhận qua cái tưởng, qua giao cảm, cảm nhận chứ không phải anh thấy được điều này đâu. Đó là cảm nhận của Tưởng thức; nó có Tưởng uẩn, phần Tưởng ở trong thân. Chúng ta có năm cái uẩn, Tưởng uẩn có phần giao cảm với vô hình, với từ trường; còn ý thức của chúng ta không có giao cảm được. Do đó nó giao cảm qua xúc giác, qua sáu căn thì nó có cái tương thích của nó, giao cảm qua phần đó. Cái tưởng thì thường giao cảm qua hoạt động đó nhiều hơn.
Nghĩa là trong sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì cái thân có cảm nhận của nó qua cảm nhận xúc giác, tất cả có phần cảm nhận. Do đó, tưởng sử dụng xúc giác này mà cảm nhận được cái từ trường nên mới thấy những điều kiện đó xảy ra chứ không có cái gì lạ hết.
(01:24:08) Còn con mắt của chúng ta cũng có cảm nhận, cái lỗ tai nghe của chúng ta cũng có cảm nhận, cái da của chúng ta sẽ cảm nhận. Cho nên con thấy loài dơi cảm nhận bằng xúc giác của nó nên bay không đụng cây. Nó cảm nhận bằng xúc giác.
Chúng ta không có mắt, chúng ta sẽ đi, đưa tay ra trước, đi sẽ không đụng; đó là cảm nhận bằng xúc giác, khi có cái gì cản ở trước, nó có lực cản thì chúng ta biết có vật gì như vậy. Xúc giác của chúng ta vi tế, nó cảm nhận được.
Con thấy những người mù họ không thấy đường, họ đi cầm cây gậy, họ lần vậy chứ hoặc là họ đưa tay ra trước mà đi. Các con nhìn thấy người mù, họ thường tập đưa cái tay ra trước, dùng xúc giác dò đường đi. Còn mình nhờ con mắt thấy đường mà đi. Nên cái tưởng dễ làm xúc giác, dễ hoạt động trên xúc giác của chúng ta. Những tế bào xúc giác thì cái tưởng hoạt động nơi đó.
Khi người giao cảm được với từ trường của người chết, những hình ảnh bên ngoài là phần nhiều xúc giác của chúng ta - cái sáu căn. Nên khi thân này chết rồi, hoại rồi, cái xúc giác không còn tiếp nhận được thì cái tưởng cũng không hoạt động được. Cái xúc giác chúng ta còn tức là cái căn xúc giác thì cái tưởng mới dụng sáu căn trong xúc giác mới giao cảm được, nó biết người chết như thế này, người kia chết như thế nào, nó giao cảm được qua xúc giác. Đó là phần vật chất. Nếu phần vật chất này, thân ngũ uẩn của chúng ta đều hoại hết, nó không sử dụng nhau được. Nó phải cấu kết cái khối của nó gọi là thân ngũ uẩn.
Con nhớ về nói lại, đó là tín lực chứ không có gì hết, còn hiện tượng xảy ra đó là sự giao cảm của Tưởng mà thôi.
(01:26:05) Trưởng lão: Bây giờ, ở đây có một câu hỏi Thầy như thế này mấy con.
Hỏi: “Tận hư không” là phủ trùm hết không gian này chỗ nào phủ trùm cũng hết, mà sao còn có chữ “Thập phương” là mười phương nữa? Sao lại “tận hư không” mà còn “mười phương”?
Đáp: Ở đây, nó có những vị trí, mấy con. Sau này, mình phải hiểu những danh từ này, vì đây là về chữ nghĩa mà dùng.
Nói về “tận hư không” là khắp cùng không gian này, chỗ nào nó cũng tới hết - gọi là tận hư không pháp giới, không có chỗ nào là không có.
Nói về “thập phương” thì chúng ta nói về trên hành tinh của chúng ta, nó có mười phương, phương trên, phương dưới. Nếu “tận hư không” thì đâu có phương trên, phương dưới. Nhưng mà khi chúng ta nói tận hư không là khắp cùng hết.
Nhưng nói về vị trí của hành tinh chúng ta đang đứng, đang đứng trên hành tinh này có phương trên, phương dưới nên mới gọi là mười phương. Tám phương cộng với phương trên, phương dưới là mười phương, có phải không?
Nói tận hư không pháp giới là nói không gian chúng ta, chỗ nào cũng có hết. Bây giờ nói về vị trí của hành tinh chúng ta đang đứng gọi là mười phương. Bây giờ, không gian hết, mình chẳng biết vị trí của Sao Mai, của Mộc Tinh hoặc của mặt Trăng, nó cũng có vị trí mười phương của nó ở trên đó chứ; còn mình cũng có vị trí mười phương của mình ở đây - hành tinh của mình có. Nhưng mình đứng trên mặt Trăng thì vị trí của mười phương của cung Trăng đâu có giống với hành tinh của mình.
Cung Trăng, mình lên hành tinh của nó, nó có cái phần đó nhưng còn nằm trong Thái Dương Hệ của chúng ta. Còn nếu có những Thái Dương Hệ khác thì nó lại trong dòng của nó khác nữa, nhiều thái dương hệ chứ không phải có một thái dương hệ.
(01:28:03) Trong thái dương hệ của chúng ta có mặt Trời, mặt Trăng, các sao xung quanh, trong đó có hành tinh của chúng ta. Trong không gian vũ trụ hư không này có nhiều thái dương hệ, trên mỗi thái dương hệ có nhiều ngôi sao, nhiều hành tinh ở trên đó.
Ở đây, nói cái xa là vô tận hư không, nhưng mà nói cái gần là đứng vị trí hành tinh của chúng ta mà nói thập phương. Đứng trong vị trí của mình nói thập phương là có tám phương: bốn phương chính và bốn phương phụ cộng lại. Cũng như nói đông bắc, tây bắc đó là những phương phụ; nói đông, tây, nam, bắc là những phương chính. Còn nói hai phương phụ là phương trên, phương dưới, dưới là ở dưới mặt đất, trên là trên đầu của chúng ta; nên gọi là thập phương. Đó thì Thầy giải thích như vậy để chúng ta thấy rõ. Chúng ta diễn tả thập phương tận hư không phủ trùm.
(01:29:16) Trưởng lão: Bây giờ về Sơ thiền, các con bắt đầu tu tập về phương pháp Sơ thiền thì mấy con sẽ tu tập thứ nhất là tu tập cách thức xả tâm. Có bốn phương pháp xả tâm:
Phương pháp thứ nhất là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định
Phương pháp thứ hai là Định Vô Lậu, ngồi mà đặt cái đề tài ra quán xét, làm cho tất cả những cái tâm phiền não, tham, sân, si của chúng ta không có lậu nữa gọi là Định Vô Lậu.
Định Sáng Suốt, làm chúng ta sáng suốt mà không có mờ mịt gọi là Định Sáng Suốt tức là Định Thư Giãn
Định Niệm Hơi Thở. Định Niệm Hơi Thở có mười tám cái đề mục để tu, để ly dục ly ác pháp.
Trong khi chúng ta tu bốn Định này là bốn cái Định để tu tập trên Tứ Chánh Cần: ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Bốn loại định này tu tập trên Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần này phải nằm trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Cho nên hoàn toàn không phải chúng ta tu bốn cái Định này là Tứ Niệm Xứ, mà tu theo pháp Tứ Chánh Cần. Nhưng ở trên Tứ Niệm Xứ tu Tứ Chánh Cần.
Cho nên muốn nhập Sơ Thiền phải tu Tứ Chánh Cần vì Tứ Chánh Cần còn có tên là Định Tư Cụ - dụng cụ tu thiền định tức là dụng cụ để tu tập nhập Sơ thiền chứ không có gì hết. Do đó là danh từ trong kinh mà Thầy giải thích ra để chúng ta hiểu biết.
Cho nên nói đến tu thiền định không phải ngồi khoanh chân, xếp bằng mà ngồi tu thiền định mà phải tu bốn loại định như Thầy kể ở trên. Như vậy, những loại định đó mới có những phương pháp ngăn và diệt tất cả các ác pháp, sanh thiện, và tăng trưởng tất cả những thiện pháp. Cuối cùng, chúng ta tu tập những loại định này thuần thục; do đó mà nó ly dục, ly ác pháp chứ không có pháp nào tu hơn hết bằng cái pháp này.
HẾT BĂNG