20030421 - TU TẬP LÀ XẢ TÂM

20030421 - TU TẬP LÀ XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 21/04/2003

1- TU TẬP LÀ XẢ TÂM

(00:03) Trưởng lão: Trong cái vấn đề mà tu tập đó thì các con cần lưu ý nó có 2 phần, sự tu tập. Một phần tâm, và một phần thân.

Nếu mà tâm mà chưa có xả đó thì thân mình nó xả không có được sâu. Tại sao, Thầy muốn nói xả cái thân là như thế này.

Cái tâm của chúng ta nó phiền não, nó giận hờn. Mà nó chướng ngại, nó thấy cái gì nó chấp cái nấy, nó dính mắc thì đó gọi là tâm.

Còn cái phần thân là nó bệnh, nó nhức chỗ này, nó đau chỗ kia. Mà nếu mà cái tâm mà mình xả không được đó, thì cái thân cũng không xả được lắm đâu. Các con hiểu không?

Cho nên đức Phật dạy: Sanh, Già, Bệnh, Chết. Sanh là trước, sanh là cái đời sống của cái tâm của mình, mình dễ phiền não, cái đó thuộc về cái tâm.

Còn cái thân của mình thì nó thuộc về phần cảm thọ của thân thì nó thuộc về thân.

Cho nên trong con đường của đạo Phật, Bát Chánh Đạo đó, thì chúng ta thấy rằng từ cái Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn đó thì đức Phật dạy chúng ta đó là chúng ta xả tâm. Xả cái tâm của mình. Cho nên cái người mà luôn luôn sống ở trong cái cuộc sống mà tu hành để được giải thoát đó, thì luôn luôn đôi mắt người ta nhìn bằng nhân quả. Cho nên người ta thấy thiện chứ không thấy ác.

Hễ mình khởi cái niệm ác, thì tức là mình đã tự giết mình rồi, mình tự làm mình khổ. Tức là mình có chướng ngại mình mới thấy ác, còn mình không chướng ngại là không thấy ác. Đó là mình xả cái tâm.

Cho nên thường thường cái câu mà tác ý trong sách Thầy viết “ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT” đó, tác ý tâm của mình nó, các con tự hỏi tâm mình nó được như cục đất chưa?

Cho nên vì vậy mà mình còn phạm nhiều lắm. Mà trong khi tu đó, ở cái môi trường này tu là cái môi trường các con biết rằng nó thử thách. Nó thử thách, chứ không phải môi trường mà gọi là mình tu mà nó để cho mình bình thường, để im lặng cho mình tu, mình tu cái im lặng mình tu cái gì?

Ở trong cái hoàn cảnh nó nghịch, nó làm cho mình có những cái chướng ngại tâm để coi thử coi mình xả được cái tâm không?

Chứ không khéo mình tu suốt rồi mình cũng ờ, hàng ngày nó yên tịnh mình cứ ngồi thiền, rồi đi kinh hành đó là thuộc về cái phần thân. Còn cái phần tâm thì mình không lo xả. Hễ có một cái gì chướng lên thì bắt đầu đó. Nhưng mà không ngờ là cái môi trường tu là cái môi trường thử thách.

Cho nên nhiều khi chuyện mình không có làm người ta nói mình, để cho cái sự đó để coi thử mình có xả được tâm không? Gọi là oan ức đó, cái điều oan ức đó. Còn ở ngoài đời thì tôi oan ức tôi không xả, tôi không có làm chuyện đó, mà nói tôi như vậy thì không được, nó khác. Còn ở đây là môi trường rèn luyện. Nhiều khi mình không có, nhiều khi cái chuyện đó người ta làm coi thử coi mình xả được không. Đó là cái thử thách để xem coi mình có xả cái tâm đó không?.

Nếu mình không xả thì mình đi rời khỏi, hoặc là người ta thấy rằng mình tu mà không chịu xả tâm, thì dù mình có tu cách gì đó bây giờ nó cũng không tới đâu. Mà mình xả tâm được thì bắt đầu mình mới đi vào Thiền Định được.

(02:54) Cho nên do vì vậy mà các con thấy rằng tu tập của đạo Phật rất là khó! Nói thì dễ, nhưng mà khi mà gặp người ta thử thách một cái là mình bật ngửa ra liền. Chịu không nỗi!

Cho nên ở đây các con đọc cái cuốn Thiền Căn Bản đó. Mà cô Út ở đây mà cô đập biết bao nhiêu người. Trở thành người ta thù oán cô ghê gớm lắm chứ đâu phải, cô đập tan nát hết. Cô, có cô cũng nói mà không cô cũng nói, cô nói đủ thứ cách. Nghĩa là nói cho người ta lộn gan lên. Mà coi cái người đó có lộn gan được không? Bởi vì Phật mà còn lộn gan thì đâu Phật được! Các con thấy chưa. Mấy con phải biết sự thử thách cô Út ghê gớm lắm.

Vì vậy mà cái Tu Viện này nó không đông, chứ cỡ mà không có cô Út thử thách thì người ta ở biết bao nhiêu? Rồi cơm ăn, áo mặc thì ở đây làm sao cho cho nó hết?

Rồi người ta ở, người ta tu không tới nơi thì cũng như mấy chùa kia vậy. Hai ba trăm người, thì thật sự ra có ích lợi gì? Chỉ mất công mà thôi.

Cho nên người ta nghiệm, người ta nghiệm thấy từ cái bắt đầu vào tu. Bây giờ trong Tu Viện chúng ta, cuối cùng chúng ta xét được mấy người? Về cái phẩm hạnh mà gọi là tu tập, thì được mấy người, người ta xét hết.

Thầy thì Thầy cũng không nói ai hết. Ai tu sao cũng được. Bởi vì tu giải thoát thì mấy con nhờ, chứ Thầy có nhờ đâu. Thầy thì chỉ có phương pháp thôi. Còn đập thì không đập ai hết.

Còn tất cả những dồn lại cái cực khổ là của cô Út. Cho nên cô đập, đập cho người ta tu không được người ta về. Để làm gì?

Để cho mình đỡ cực, chứ không khéo mình cứ phải thức khuya, dậy sớm nấu cơm. Phải đi chợ, phải lo giải quyết Chính Quyền yên ổn cho mấy con ở. Phải không? Chứ mấy con vô đây mấy con có làm gì đâu, không khéo người ta phạt cô Út rồi người ta phạt mấy con phải đóng tiền. Mà bây giờ mấy con vô đây không có tiền, thì cô Út phải bỏ tiền ra đóng. Bao nhiêu cái sự mà nặng nhọc thì cô Út gánh hết.

Còn Thầy thì không có, khuyến khích thôi, nhẹ nhàng nói thôi, khuyên để mấy con ráng tu thôi. Nhưng mấy con có nghe, không nghe thì mấy con chịu. Mà sự thật ra cái lời nói của Thầy, mấy con rất là kính phục cái lời nói của Thầy, nhưng mà cách mấy con làm chưa đúng lời nói Thầy, làm không đúng. Cho nên vì làm không đúng cho nên vì vậy mà tu hoài không được gì.

Thật sự ra cuộc đời Thầy, Thầy chỉ mong rằng tìm được một người tu chứng quả A La Hán làm chủ cho Thầy. Không đông, đông quá cực! Mấy con hỏi linh tinh đủ thứ, mà không hỏi ngay cái chỗ mình tu tập, cái chỗ mình tu tập, mà hỏi linh tinh đủ thứ.

Bây giờ thí dụ như bây giờ mấy con tập Định Niệm Hơi Thở hay Thân Hành Niệm thì mấy con ôm cái pháp đó tu gặp cái gì hỏi ngay cái đó hà, nó nhanh chóng, nó mau!

Mà trong khi đó mấy con hỏi phần nhiều là mấy con hỏi về những cái pháp tu, tu cho cái thân của mình không hà. Chứ còn không hỏi tu cho cái tâm của mình, không hỏi.

Nghe nói ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm. Thì ly dục là ly cái gì? Ly dục là ly dục cái tâm, cái tâm của mình hay dục.

Còn ly ác pháp là ác pháp là cái gì? Cái tâm phiền não nó cũng là ác pháp. Rồi cái thân đau bệnh nó cũng là ác pháp.

(05:53) Đó, thì tất cả những cái này, cái giai đoạn đầu tiên như hồi nãy Thầy nói đó là mình phải lo mình xả cái tâm trước đã. Bây giờ cái tâm nó thích nói chuyện, thì mình xả cái nói chuyện đó đi. Rồi cái tâm mà nó còn buồn bực, nó còn cô đơn, nó còn như thế nào, nó còn những cái niệm như thế nào mình quán xét những cái đó mình xả đi. Đó là giai đoạn tu thuộc về tâm.

Cho nên thấy những cái gì mà các con thấy cái gì mà chướng ngại pháp. Mà thấy cái tâm mình xả không được, thì hỏi Thầy, Thầy giúp cho xả.

Đây, bây giờ Thầy nói như cô Nguyên Trí tu thì cô tu đi kinh hành hoặc hay là ngồi thiền đó, thì cô tu cũng khá đó chứ, nhưng mà về cái tâm thì không khá. Tại sao vậy? Tại khi nó có chuyện thì cái tâm cô chới với, rồi bắt đầu nó khổ sở, nó làm cho cô đủ thứ chuyện ở trong tâm cô. Nhưng mà cái tâm mà nó không giải quyết được đó thì cái thân mình không giải quyết được đâu, như hồi nãy Thầy nói đó, nó không giải quyết. Cái tâm mình bất động, cái thân nó sẽ giải quyết được hết.

Đó, thì các con thấy, thì phải hiểu biết trong cái sự xả tâm của mình rất quan trọng. Cho nên nó tới 6 cái nẻo của Bát Chánh Đạo mà thực hiện được cái tâm.

Còn cái Chánh Niệm với cái Chánh Định nó có 2 cái thôi, nó có 2 cái nẻo thôi. Thì thật sự thiền định nó không khó. Mà nó khó là khó ở cái chỗ cái tâm, khó ở chỗ cái tâm của chúng ta. Chứ thân chúng ta coi vậy chứ nó đau, nó bệnh hoặc nó chết nó không khó, nó có 2 cái nẻo để mà thực hiện được cái đau, chết đó.

Còn sáu cái nẻo đầu tiên đó để thực hiện cho được cái tâm, cái tâm bất động. Mình phải thấy được cái Đạo Đế là cái Chơn Lý mà, một cái chơn lý không thể ai có thể thêm thắt trên cái phương pháp này thêm cái gì được hết. Chỉ ở trên đó mà thực hiện được giải thoát cho mình mà thôi.

Cho nên nó khó nhất là tất cả những cái điều kiện mà chung quanh mình nó xảy ra những cái gì đó hoàn toàn là mình phải thấy nó trong thiện pháp, tức là nhân quả, không được thấy là ác.

Mà khi mình ở trong Tu Viện thì mình phải thấy rằng đó là một sự thử thách. Như cô Út rầy mấy con này, kia, nọ, đó là một sự thử thách, thử thách nhẹ hoặc là thử thách mạnh, hoặc là thử thách càng gay gắt hơn. Để thấy biết được cái từng lớp của tâm mình xả nhiều hay ít.

Cho nên có nhiều người mà Thầy nói cũng như sư Thiện hoặc là sư Phước Từ. Cô Út nói, ra nói vầy: “Tôi nấu cơm cho mấy ông ăn, mà mấy ông không tu, mấy ông đi nói chuyện. Tôi nấu cơm cho mấy ông ăn rất uổng”. Chỉ nói bao nhiêu thôi. Mà sư Từ cứ ấm ức ở trong bụng hoài. Cho nên cuối cùng sư phải quẩy gói ra đi. Tức là không chịu xả tâm chứ gì, đó thì các con thấy tí đó thôi.

Còn sư Thiện thì không biết cô Út cô làm gì một trận đó. Rồi ông nói: “Tôi thấy tôi mát lạnh, tôi không nói gì nữa hết, tôi không có giận”. Nhưng mà cuối cùng lại đi.

(09:11) Thì rõ ràng là cô Út cô trắc nghiệm, đúng là cô ấy trắc nghiệm để xem thấy người ta tu thật hay là người tu giả. Người ta có quyết tâm tu hay là người ta chỉ ngoài hình thức thôi, chứ nội tâm người ta nó động thì người ta cứ để động. Cuối cùng, thì cô thấy như vậy thì cũng đỡ cho mình chứ có gì đâu. Bởi vì không lo tu cái tâm mà, lo cái tiến tu tức là ngồi thiền đi kinh hành cho nhiều mà cái tâm không chịu xả. Nó quan trọng lắm mấy con, cái sự đó nó trọng!

Bởi vì đức Phật nói: “Giới sanh Định”. Mà cái tâm mà chúng ta nó xả được, nó là Giới. Giới, mà Giới là nó thiện pháp chứ gì. Cho nên nó làm cho cái tâm của chúng ta không có đau khổ.

Nhưng mà chúng ta thấy cái này, bởi vì mục đích của Thầy ở đây là không cầu danh, cầu lợi. Mấy con nhớ Thầy nói thường xuyên là đức Phật đã dạy: “Khi có danh, có lợi thì ẩn bóng”. Tức là không chấp nhận nó.

Nhưng mà vì nó có một cái duyên, cho nên vì vậy mà không có nỡ mà bỏ mấy con chứ sự thật ra thì đầu tiên mà chưa tu mà nhìn thấy Thầy nói sự sanh tử, không phải dễ độ đâu!

Tâm muôn mặt, họ nói một lẽ, họ ham thì đúng họ ham muốn giải thoát, nhưng mà họ không giải thoát, họ cứ chất chứa trong lòng của họ những điều không ra gì hết. Nhất cuộc đời họ, nó vô thường vậy, bữa nay thì vầy chứ ngày mai chết họ không có biết. Nhưng mà họ cứ chất chứa những cái điều quá tầm thường họ không chịu xả tâm.

Cho nên trong Tu Viện, nó có nhiều cái điều mà mấy con không có ngờ được. Ở ngoài đời nói thiệt ra, thật sự những cái chùa khác người ta không có làm những cái điều này đâu. Thí dụ như bây giờ cô Út cô cho chó, mèo ăn vậy đó là cũng thử thách mấy người đó, “trời, chùa gì mà lấy cơm, lấy gạo của đàn na, thí chủ nuôi vậy”. Không…​(không nghe rõ).

Đó là những cái thử thách cho mấy con chứ không phải những cái không thử thách đâu. Nó cũng có nhiều người chứ đâu phải, nhiều người họ đến đây họ cũng nói nhiều lắm. Thật sự ra đối với Thầy đó, người nào mà đến đây mà chướng ngại là sự giải thoát là Thầy đã giải thoát, Thầy làm chủ Thầy biết sự làm chủ của Thầy rồi. Thì bây giờ có người nào theo Thầy thì cũng được, mà không theo Thầy thì cũng đâu có ăn thua gì đối với Thầy, Thầy đã làm chủ rồi.

Theo Thầy mà nỗ lực tu đúng như lời Thầy dạy thì lợi ích cho mấy người, chứ không phải lợi ích cho Thầy. Mà cái khổ đau nhất là dồn lại cho cô Út chịu hết. Thầy không đi trình Chính Quyền, Thầy không lo Nhà Nước. Cái này, cái kia có gì đi nữa cô Út cũng chịu gánh hết tất cả mọi cái, sự ăn uống. Nếu mà ăn cực quá thì cũng có cách vậy chửi mắng cô Út. Mà ăn dơ thì cũng chửi mắng cô Út. Cái gì cũng đổ lên đầu cô Út. Nhưng mà cô Út cô không có phiền hà trong vấn đề đó. Chỉ có thử thách, thử thách bằng cách này, bằng cách khác.

(12:01) Cho nên vì vậy đó, thì Thầy nói như thế này để biết. Vì vậy cho nên, khi mà Thầy Chơn Thành thấy cái điều đó thầy không nói, nếu không thì người ta sẽ oán, người ta sẽ hại cho mình rất là tai hại, người ta có thể bỏ thuốc độc cho mình không ăn cơm. Có người nào ăn uống mà chết đó thì chắc chắn là Nhà Nước nó sẽ làm việc ở đây à, nó không tha đâu.

Cho nên nhờ cô Liễu Tâm, Thầy Chơn Thành có gọi điện thoại nhờ cô Liễu Tâm mua cái chiếc đũa để mà thử chất độc. Nhưng mà Thầy nói về nhân quả, nếu quả chăng có cái điều như vậy thì chúng ta vui vẻ mà đi ở tù còn sướng hơn, khỏi mắc công nấu cơm. Đi cải tạo chứ gì. Còn bây giờ nếu mà mình còn bình thường như thế này đó, thì mình phải cực khổ, có gì đâu mà sợ. Cho nên vì vậy mà cô Liễu Tâm có gửi đôi đũa, đầu tiên thì có gửi một chiếc, những cái đũa mà nó không thật. Sau này đó gửi một đôi vào, thì những chiếc đó thử những chất độc là nó đen liền. Nó báo liền cho biết liền. Đúng là Thầy, nhưng mà có thấy cô Út xách thử đâu.

Bởi vì Thầy nói, nếu mà nhân quả đến thì mình đã nhìn nhân quả rồi thì mình đâu có làm cái điều này đâu. Nhưng mà đặc nói là nói vậy thôi chứ sự thật ra, vì vậy mà ăn thua mình, nếu mà cái người nào mà tới số họ bỏ chết cái ông Thầy nào đó, ông đó ông về Niết Bàn sớm không sao. Còn mình chịu khó ở đây mình trả nhân quả thì mình lại khỏe. Người ta bắt mình cải tạo, vô đó học tập. Tôi không làm vậy, nhưng mà có điều kiện là nó xảy ra vậy tôi chẳng biết sao hết.

Thì bắt đầu bây giờ mấy ông nghĩ sao, cứ bỏ tù tôi đi. Thôi thì tôi cứ chịu thôi, có sao. Năm tháng hay một năm, hai năm cũng được. Đó là một vấn đề, đặt thành cái vấn đề.

Cho nên vì vậy ở đây đã có chuẩn bị tinh thần hẳn hòi hết. Không có còn lo lắng gì hết. Tất cả những sự kiện mà xảy ra, tất cả những cái gì ở đây đã chuẩn bị. Khi mà Thầy đã biết rằng Đại thừa và Thiền Đông Độ không đúng, đã có chuẩn bị tinh thần hết. Bởi vì mình là một đốm lửa đứng trước một cái bể nước thì mình phải chuẩn bị những cái điều xảy ra cho chính mình để tinh thần của mình nó buông xả, nó như đất. Nên nó vẫn được an ổn. Bởi vì đạo Phật nhắm vào cái đối tượng khó khăn. Mà tâm mình như đất tức là giải thoát. Cho nên hoàn cảnh nào cũng như đất hết thì đó là giải thoát.

Cho nên mà khi mà các con mà vào đây tu tập, Thầy muốn rèn luyện cho mấy con trở thành tâm như đất thật sự. Thấy, đất thì nó thấy biết, nhưng mà chúng ta là những con người có trí tuệ, có sự hiểu biết, thấy biết nhưng tâm như đất, không có động. Thì như vậy mới thật sự là tu.

Do đó cái sự tu tập sau kế đó thì chúng ta mới tu thiền định, thì cái thiền định thì nó không khó đâu mấy con. Thứ nhất là phải nhiếp phục được tâm. Thứ hai là an trú được cái tâm mình trong cái đối tượng. Tức là trong cái niệm của nó. Mà cái niệm thì đức Phật đã nói: Tứ Niệm Xứ, bốn cái nơi để mà niệm. Do đó thì cái Thân Hành Niệm là nó trở thành một bài pháp để chúng ta lấy cái động ở trong thân chúng ta mà làm cái niệm. Nó có sẵn để mà chúng ta lấy đó mà làm cái niệm.

Cho nên nó rất là cụ thể rõ ràng. Do như vậy mà khi chúng ta thực hiện về thiền định đó, thì chúng ta đã có cái hành động của thân, như hơi thở hoặc là bước đi, hoặc là tay chân co ra, co vô. Tất cả những hành động đó gọi là Thân Hành Niệm.

Thì chúng ta sẽ an trú trong cái niệm đó, an trú trong cái thân hành đó thôi. Chứ chúng ta có tu, có làm cái gì mới đâu, có sáng tạo cái mới ở cái chỗ nào đâu. Cho nên chúng ta chỉ có cách thức là dẫn cái tâm của mình, dẫn cái thân của mình cho nó an trú ở trong đó. Mà khi mà nó an trú được rồi thì cái thân này nó có đau, có nhức, có khổ sở thì chúng ta chỉ dùng cái ý thức tác ý là chúng ta đuổi nó đi được.

Đó thì như vậy đó rõ ràng là cái phương pháp mà để chúng ta làm chủ được bệnh khổ thì đó nó có hẳn hòi rồi. Nó không có khó khăn đâu.

2- QUY LUẬT NHÂN QUẢ ĐIỀU KHIỂN CẢ KHÔNG GIAN VŨ TRỤ

(15:54) Còn cái phương pháp mà làm chủ cái tâm đó thì bắt buộc chúng ta phải Chánh Tư Duy. Mọi sự kiện xảy ra đều là chúng ta phải có Chánh Tư Duy. Nếu tà tư duy là có chướng ngại ở trong thân, tâm của chúng ta. Mà Chánh Tư Duy là hoàn toàn cởi mở, cho nên chúng ta thoát ra vòng nhân quả. Bởi vì cái luật nhân quả nó là cái quy luật tự nhiên của vũ trụ. Cái luật nhân quả mà nó không ai mà chế tạo nó. Nhưng mà cái sự vận hành của nó, nó nằm ở trong cái quy luật tự nhiên.

Cho nên gió thổi cũng là quy luật tự nhiên. Bão tố hoặc mưa gió nó là cái quy luật tự nhiên, nó có sự hoạt động vậy gọi là nhân quả.

Đó cho nên vì vậy mà khi mà có cái loài người xuất hiện thì người ta phân định được cái nhân quả đó, thiện với ác. Tại sao người ta biết nó thiện hay ác?

Hễ nó làm có cái sự đau khổ, làm cho có sự chết chóc thì nó là ác. Mà nó làm cho có sự bình an, nó làm không có sự chết chóc đó thì nó là thiện. Chỉ có loài người mới phân định được thiện với ác. Còn tất cả các loài vật khác thì không có phân định.

Bây giờ mà trước khi mà cái môi trường ở trên hành tinh chúng ta chưa phải là hành tinh sống. Nó còn là đất đá. Nhưng mà nó có cái sự vận hành của trong không gian này. Vì nó không vận hành làm sao được? Nếu nó không vận hành thì tất cả cái không gian này toàn tất cả hành tinh đều là nó hoại. Tức là nó đảo lộn hết, nó không có đi theo cái quỹ đạo của nó. Thí dụ như bây giờ trái đất nó phải đi theo cái quỹ đạo của cái mặt trời. Phải không, các con thấy không?

Mà cái mặt trăng nó phải đi theo cái quỹ đạo của trái đất. Chứ nó đi trật một cái là nó đổ lộn nhào hết, ở trên này thì kể như là chúng ta cũng lộn đầu chúng ta hết đó. Nó là cái luật nhân quả nó như vậy, cái luật của nó nhân quả trong cái hành của nó như vậy. Cho nên nó không bao giờ nó đi trật cái trật tự của nó đâu.

Mà một cái hệ Thái Dương hệ chúng ta nó có nhiều sao và mặt Trời và mặt Trăng nó như thế này, trái đất của chúng ta như thế này. Mà ở cái hệ Thái Dương hệ của chúng ta nó đảo lộn một cái, thì bao nhiêu Thái Dương hệ khác nó cũng đảo lộn. Nó có sự quân bình của không gian chứ, mấy con tu đi rồi thì mấy con dùng cái tâm của mấy con mà quan sát vũ trụ mấy con sẽ thấy cái sự vận hành của quy luật nhân quả. Nó không riêng gì ở trên trái đất của chúng ta đâu.

(18:08) Đó, cho nên vì vậy đó, khi mà còn trên cái hành tinh chết. Tức là không có đất đá, không có loài vật gì hết. Một cơn gió bão nó có thể xô một cục đá hoặc là làm cho cát bay. Tất cả những cái vật dụng này đó nó có thể bồi đắp lên, nó làm thiện hoặc là ác. Hai cục đá nó va chạm nhau, nó làm cho hai cục đá đó nó bị mẻ sờn đi thì đó là ác. Mà nó làm cho những cục đá này đổ lên một nơi êm ấm và những cục đá này nằm yên ổn thì đó là thiện. Trong khi đó chưa ai phân định gì là nó là môi trường chết.

Chẳng hạn bây giờ khoa học chứng minh cho chúng ta biết rằng người ta khám nghiệm trên mặt Trăng, người ta biết rằng trên đó là môi trường chết, không có sống. Nhưng mà Thầy xác định rằng có thể một triệu hoặc triệu triệu năm sau ở trên đó sẽ có loài vật ở trên đó sao. Bởi vì sự vận hành trên đó, khi mà nó vận hành thì nó tăng lên những cái từ trường nó tăng lên cái duyên của nó. Mà khi nó đủ duyên nó rồi, thì nó sẽ xuất hiện loài động vật.

Ngày xưa trái đất chúng ta cũng đâu có mà cái cây cỏ mọc như thế này, đâu có con người ở. Nhưng mà hằng triệu triệu năm sau, thì cái sự vận hành đó nó đủ duyên, nó hợp lại. Cho nên nó mới có loài vật, có cỏ cây đó. Từ đó nó lần lượt nó sanh ra, cho đến khi loài người ra mặt thì mới biết phân định nó là luật nhân quả. Mà rành nhất là đức Phật Thích Ca mới phân định nó được luật nhân quả, và xác định nó ở trong kinh Pháp cú: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Có phải đúng không?

Cho nên vì vậy mà đức Phật Thích Ca còn xác định cho chúng ta bài pháp tu tập Định Tư Cụ của chúng ta đó là Tứ Chánh Cần. “Ngăn ác diệt ác, Sanh thiện tăng trưởng thiện”, để làm gì?

Để quân bình cả một cái vũ trụ. Nếu mà chúng ta thực hiện được thiện pháp từ trường chúng ta thải ra thì nó quân bình vũ trụ, nó đem lại hạnh phúc cho muôn vật. Không những riêng hành tinh chúng ta, mà còn bao nhiêu hành tinh khác.

Các con thấy, mình làm ở đây mà cả bao nhiêu hành tinh khác hưởng lợi, thế mà mình không làm. Luôn luôn lúc nào cũng hờn, cũng giận thì nó thải ra ba cái thứ này thì nó đảo lộn thiên hạ hết còn gì? Có đúng không, Thầy nói có đúng không?

Chính vì mình, mình thải ra những cái ác pháp mà mình phải gánh chịu những hậu quả thiên tai, lũ lụt. Mà thiên tai lũ lụt làm cho chúng ta đau khổ, làm cho con người trong hành tinh này đau khổ. Thì mấy con thấy rằng bây giờ con người chúng ta nó có thể chế bom nguyên tử, nó chế những cái loại vũ khí rất độc. Có thể nó làm cho hành tinh chúng ta bị tan vỡ. Những cái tư tưởng, những cái ác pháp tham vọng như vậy đó. Mà cở sức nó làm cho hành tinh chúng ta hoại diệt. Thì nó không những mặt Trăng, mặt Trời, tất cả mọi cái trên cái trật tự của cái luật nhân quả này nó đảo lộn hết. Thì tất cả những cái này nó đều rơi rụng hết, nó không còn cái trật tự như thế này nữa.

Cho nên do vì vậy mà những cái như đạo Phật ra đời. Thì vốn là cũng đưa chúng ta, để mà chúng ta sống trong thiện pháp. Sống trong thiện pháp thì chúng ta không bao giờ có thấy ác pháp. Cho nên vì vậy mà tâm chúng ta như đất. Không có thấy nghịch mà thấy thuận. Vì vậy mà muốn dạy chúng ta bởi vì cái này là chúng ta làm được chứ không phải không làm được.

Làm được là tại vì chúng ta thấy rõ ràng, từ cái chỗ suy nghĩ của chúng ta hiểu rõ ràng. Như người khác chửi, thì mình nghĩ người này tội quá, họ vì sân hận, họ tức nên họ mới chửi mình. Do mình hiểu được như vậy thì mình đâu có ghét họ.

Thấy một cái người đó bây giờ họ chưa biết Phật pháp, họ ăn thịt chúng sanh, họ giết hại chúng sanh thì mình cũng thương họ. Bởi vì họ chưa biết cho nên họ mới làm cái điều đó. Cho nên những người này thật đáng thương. Còn mình may mắn thì mình biết hơn thì mình giữ gìn.

3- CHÁNH TƯ DUY MÀ XẢ TÂM KHI CÓ CHƯỚNG NGẠI

(22:14) Rồi bắt đầu thí dụ như bây giờ đặt thành vấn đề. Như cô Út nấu cơm, canh gì đó, có một con sâu rớt trong đó. Vô tình mà, bỏ rau có con sâu chết trong đó chứ gì. Như vậy là nói cô Út làm dơ hay này kia, như vậy là sai. Bởi vì mình phải hiểu rằng trong khi làm mọi người ăn đông như thế này, thì cái việc sơ sót này thì nó có thôi, không thể nào không. Rất tội cho cô Út, bởi vì làm quá nhiều, không thể nào làm kỹ được.

Trong khi đó đó mình lại bỏ cái tô này ra. Bây giờ đặt thành vấn đề, có một cái xương cá nào đó rớt trong đó. Phải không? Trong khi, bao giờ người ta cũng nghĩ rằng người ta làm trong sạch cho mình chứ, cho mình ăn chứ người ta đâu muốn làm dơ cho mình ăn. Nhưng mà nó rớt cái xương cá trong đó. Thì bắt đầu bây giờ nói mấy người nhà bếp này làm dơ. Phải không?.

Rồi hoặc là mình mới nghĩ thế này, thế khác. Do đó khi mình nghĩ cái người ta làm dơ, hoặc là mình nghĩ người ta kiếm thêm những điều thiện pháp, thì cái tâm mình, đầu tiên thì cái tâm mình động trước, mình có giải thoát không? Không có giải thoát. Có phải không, con thấy không? Mình chưa có giải thoát. Vì vậy mà khi đó mình phải nghĩ cái công lao của người ta. Mình đến đây mình có nấu bữa cơm nào cho người ta ăn không? Mình có phục vụ người ta cái gì không? Mà người ta làm mỗi lần có hở, trái một chút là mình tìm cách người ta. Chứ mình không biết thương người ta.

Cho nên người ta chửi mình, mà mình còn khởi mình còn thương được. Còn cái này người ta không chửi mình thì ít ra thì mình cũng nghĩ: “Ờ, cái này, cái sự sơ sót hay như thế nào”. Mình nghĩ làm sao luôn luôn Thầy nói, trong đạo Phật nó dạy mình Chánh Tư Duy là nghĩ làm sao nghĩ tốt, chứ đừng nghĩ xấu ai hết. Thì lúc bây giờ nó mới có được cái tâm mình giải thoát. Chứ còn mình nghĩ, chỉ nghĩ cần cái xấu một chút xíu thôi thì đủ mình đã bất an rồi.

Mà sự bất an thì chắc chắn là mấy con không muốn rồi. Bởi vì không muốn bất an cho nên mình đến Tu Viện mình tu. Chứ mình muốn bất an thì mình ở ngoài đời, chứ ai vào Tu Viện tu làm gì? Mà Tu Viện vốn mục đích để dạy cho mình tu để an. Nhưng mà nó phải có những cái chướng ngại pháp chứ làm sao không có chướng ngại pháp. Bây giờ không có thì người ta cũng tạo nữa.

Bây giờ thí dụ như cô Út biết tánh con là như vậy. Mai mốt cô Út mua một cái đùi gà bỏ trong tô canh con. “Trời ơi! Cô Út sao cô cho tui ăn?”. Bắt đầu từ đó mình không nói ra, không gì hết chứ trong bụng dạ cứ nghe ấm ức, ấm ức hoài. Tu hành làm cái gì?

Do đó nó có làm khổ mấy con không? Nhưng mà trên cái đó mấy con phải biết tư duy quán xét. Thứ nhất mình quán: “Cô Út thì không cố ý làm vậy, nhưng mà cô thử mình coi như thế nào”. Phải không? Mình phải đặt nhiều góc độ. Bởi vì ở trong Tu Viện chứ đâu phải ngoài đời người ta nấu thịt, cá cho mình ăn đâu. Thế mà bây giờ nó có như vậy, thì mình phải đặt câu hỏi. Để cho mình thấy được cái sự tu tập của mình chứ không phải gì.

Thầy muốn nói để mà xả cái tâm. Mà nếu cái tâm mình xả được thì những cái phương pháp kế đó mình mới tu được. Chứ còn nếu mà cái tâm mình không xả được thì nó không thanh tịnh thì những phương pháp khác mình không tu được.

(25:40) Thì Thầy nói ở đây cũng như sư cô Phương Uyên, cô cũng nhiều trận bị cô Út chứ đâu phải một trận. Đó là cô già rồi đó. Bây giờ hỏi cô Nguyên Thanh, rồi mấy cô nè, cô nào cũng bị thiếu điều muốn lạy hết đó. Mà nếu mà mấy cô cứ chấp mà cứ bỏ đi như vậy là chuyện đó thì cô Út đâu có màng, người nào muốn đi đi chứ cô đâu có cần.

Thầy nói ở đây, cái người nào mà không bị cô Út đó, thì Thầy nói người đó là cái ông Phật ở đâu trên trời xuống rồi mới không bị, chứ còn phàm phu chúng ta đều bị hết. Thì Thầy nói ở đây không có sót người nào đâu.

Đó còn cô cảnh thì bị đòn nhừ thôi. Phải không mấy con, Thầy nói coi có không? Thầy nói như vậy thì mấy con biết không có người nào mà sót hết hà. Đây là một cái thử thách tất cả mọi cái để mà chúng ta thấy xả tâm hay là không xả tâm.

Mà vấn đề quan trọng, cho nên cái cuốn Thiền Căn Bản Thầy thường nhắc đó, để mấy con thấy một người tu sĩ phải tu luyện mình ở trong cái lò lửa. Cho nên hoa Sen nó nở trong lò lửa chứ không thể nở ở ngoài bùn đâu. Người ta có thể rằng, người ta phải khóc, phải tức tối, phải đủ cách hết. Nếu mà không có Thầy đó thì kể như là không ai mà chịu nổi hết.

Đó thì các con phải hiểu trong cái vấn đề tu tập ở đây nó rắc rối ghê gớm lắm! Bởi vì nó không có cần, mà nó chỉ cần con người giải thoát chứ nó không có cần đông. Mà nó không cần danh, không cần lợi, không cần tiền, không cần bạc gì hết. Có cũng vậy, không có cũng vậy.

(26:58) Các con cứ thấy người ta có nhiều tiền thật sự, người ta bảo cô Út tùy thuận đi. Đây Thầy nói như vầy nè, cái cô bữa đó, cái cô gì đó, cô gì có tiền lắm, nhiều lắm. Cho nên cái cô Kim Tiên nói: “cô Út tùy thuận cổ đi”. Cô Út xạc liền chứ cô không có tùy thuận, cô không có cần tiền đâu, cô nói thật sự đi thì đi chứ cô không có nói có tiền là để cô dung dưỡng ở đây đâu. Cho nên ở đây một bữa, hai bữa là phải quẩy gói rời khỏi thôi. Mà lên đây muốn gặp Thầy thì cũng khó khăn lắm. Chớ không phải dễ!

Cho nên Thầy thấy thật sự ra ở đây là cái thử thách thật sự, để đem lại một con người thật sự làm gương hạnh sau này để xây dựng lại Phật giáo. Còn nếu không thì mặc, có giải thoát được thì mấy người nhờ, không được mấy người chịu. Cho nên nó cả một vấn đề khó, khó lắm!

Bởi vì Thầy nói người mà xả tâm hoàn toàn thì mới đạt được quả A La Hán, bởi vì Vô Lậu mà. Còn mình còn lậu hoặc mà mình ngồi thiền để mà nhập định thì chắc là định này không biết gì nữa rồi. Cho nên phải hoàn toàn Vô Lậu, cho nên tâm nó bất động, bất động thật bất động hoàn toàn.

Đó thì hôm nay Thầy nói, cái đầu tiên mà mấy con còn bền chí, còn cố gắng. Là thứ nhất mấy con cứ nghĩ rằng Thầy, mấy con bám. Chứ còn theo cô Út một ngày chắc mấy con phải biết là, nhưng mà chính cô Út là cái người giúp mấy con xả tâm nhiều nhất.

Chứ còn đối với Thầy thì, cái con người của Thầy là con người rất tùy thuận. Cho nên Thầy rất ngọt ngào, Thầy rất an ủi. Mấy con bị cô Út đập, mấy con bị cô Út làm gì thì Thầy an ủi mấy con thôi. Dù như thế nào mấy con hễ Thầy, thí dụ như mấy con một người mà đến đây mà sáng 7 giờ có mặt thì Thầy cũng tìm mọi cách ra Thầy gặp để giải quyết cái tâm mấy con đang cần một cái gì. Mặc dù là cái tâm của con cần mà nói cần tìm hiểu một từ thôi, chỉ từ để mà hiểu trong kinh sách thí dụ như: Vô Lậu, Hữu Lậu, Dục Lậu như thế nào mà nó không hiểu. Thầy biết cái đó nó không có nhằm nhò gì cái chỗ mà mấy con tu, nhưng mà mấy con rắc rối chưa hiểu, thấu hiểu. Mà chắc chắn là chỉ có Thầy mới giải thích được cái điều hiểu này. Bởi vậy cho nên mấy con mới cần gặp Thầy. Vì Thầy biết rằng bây giờ đã không hiểu thì nó phải đi tìm hiểu. Mà không tìm hiểu được thì nó cứ rắc rối trong bụng mình hoài ngồi tu cũng không được. Cho nên chỉ có Thầy mới cởi mở được cái này cho nên Thầy lần lượt Thầy cũng ra Thầy cởi mở cho mấy con hết, Thầy không có để cho mấy con cái gì mà âm thầm, rắc rối trong bụng hết. Để chi các con biết không? Về đặng mình nhiếp ở trong hơi thở, mình đi kinh hành cho nó yên ổn. Chứ nếu còn mà không hiểu các con cứ hơi cái nó lòi cái đó ra đó. Cái nghĩa nó cái gì. Các con hiểu chưa?

(29:53) Cho nên Thầy rất là thông cảm mấy con, dù là cực khổ như thế nào Thầy cũng đến. Trừ ra mấy con không có mặt đây thôi, thì thôi. Mà hễ có thì có Thầy đến, Thầy nói thật sự mà phải có, hễ mấy con cứ ngồi chờ Thầy đi, từ 7 giờ mấy con ngồi tới 9 giờ là có Thầy hay hoặc 10 giờ cũng có Thầy nữa. Nghĩa là vừa thấy mấy con ở đây là Thầy mặc dù làm việc gì quên, mà hễ Thầy ra Thầy dòm thấy có người láng cháng ở trên cái Tổ Đường nghĩa là có chuyện rồi chứ không phải không, thôi đến. Đó là cái điều thiện của Thầy trợ duyên.

Cho nên ở đây Thầy muốn nói mấy con cần nhất. Thứ nhất mấy con nhớ kỹ xả cái tâm cho nó sạch. Xả cái tâm cho thật sạch! Nghĩa là khi gặp chướng ngại pháp thì phải Chánh Tư Duy, suy nghĩ như thế nào để xả cái tâm đó. Thì xả cái tâm đó thì mấy con sẽ an ổn.

Ở đây nó có nhiều, trắc nghiệm mà. Thật sự ra Thầy nói, chứ còn thật sự ra thì cái người trắc nghiệm họ không nói mấy con đâu. Họ không có nói nhưng mà họ làm. Để cho mấy con đừng có hiểu, mà nếu mấy con hiểu thì coi như đã biết rồi thì làm sao trắc nghiệm người ta. Không hiểu mới trắc nghiệm.

Thầy nói để cho mấy con biết thôi, chứ còn thật sự ra thì cô Út, cô muôn đòn, cô ấy muôn mặt, cô muôn cách. Chứ không phải là, Thầy cũng không lường được cái đòn chiêu của cô Út đâu. Bởi vì thuộc về loại võ rồi, võ công nó đánh đủ loại đòn. Thầy không có nghĩ được. Nhưng mà tới chừng lộ ra, trời đất ơi, những cái đòn này độc thiệt, chớ phải chơi đâu, đánh tan nát thiệt chớ!

Nhưng mà khi biết được thì mấy con đã ăn đòn quá trời rồi. Muốn chới với, đứa nào cũng quẩy gói xách, Thầy đâu có kịp mà cản trở đâu. Thành ra khi mà xách đi Thầy biết, trời ơi! Cái đòn đánh mặt đất thiệt chứ không phải không. Nhưng mà thôi nếu mà cái người nào mà còn cái duyên đó, mà còn phước gặp Thầy, thì chắc chắn còn trụ lại được chút, chứ còn không khéo chịu không nổi!

(31:58) Cổ thì thẳng thắn, Thầy nói thẳng, làm thẳng. Nghĩa là cái người phụ nữ mà như cô Út thật trong đời này Thầy nói rất khó, cô mạnh mẽ lắm! Chính Quyền ai bất kỳ mà cô làm thì cô làm thẳng hà, không có sợ ai hết. Nhưng mà có điều kiện, thật sự ra thì mấy con ở đây bị thử thách hết, Thầy thấy tâm mấy con như là sợi bún. Nó yếu quá! Mà khi mà muốn đến đây mà rèn luyện để mà tu với Thầy thì ít ra mấy con cũng phải sợi dây lòi tói cà. Nó mới không có đứt chứ còn không khéo nó bị đứt.

Nhưng mà Thầy thấy, kể như là mấy con còn bền chí mà cho đến những cái ngày từ 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng mấy con còn bền chí mà ở lại đây tu tập đó cũng là khá lắm rồi. Chứ còn lơ mơ thì chắc một tuần lễ là bay sạch, trong vài ngày là cũng bay sạch chứ không phải dễ đâu.

Thật sự ra Thầy thấy, nó trãi qua một cái thời gian ở đây nó mười mấy năm rồi. Thầy đã chứng kiến biết bao nhiêu cái sự ra đi mà với những cái đòn của cô Út đánh, làm họ không có chịu nỗi. Họ phải đi với một sự ôm cái lòng hờn giận, chứ không phải là đi với cái sự vui vẻ chút nào đâu. Đi với sự buồn phiền, cô Út đau khổ, thì cô nói nhân quả vậy thì phải chịu thôi. Tại vì mình chính cái điều ác pháp người ta làm mà mình ôm cái hận thì mình ráng mình chịu chứ ăn thua gì cô. Có ai làm gì, ai nói xấu hay làm gì cô, có ăn thua gì cô đâu. Nghĩa là tâm cô nó bình thường thôi, có gì đâu. Cô làm rồi thôi chứ cô không oán ai hết, cho nên cô không giận ai nữa. Nhưng mà hồi đó làm mạnh lắm đó, cái máu thấy như là Trương Phi vậy, nghĩa là luôn lúc nào cũng muốn làm mạnh. Dùng lời lẽ, Thầy thấy lúc bây giờ cô đóng kịch, thật sự ra Thầy nói không có gương mặt nào đóng kịch bằng cô Út.

Trời đất ơi! Lúc mà cô mà đập mấy con là gương mặt của cô là mấy con thấy phải sợ thôi. Thầy còn phát run chứ đừng nói chuyện. Không Thầy nói thật mà, chuyện nói đùa với mấy con đâu. Nhưng mà sự thật ra Thầy làm không có được. Bởi vì Thầy không phải là cái người đóng kịch được, Thầy không làm nổi. Nhưng mà cô Út làm được. Cô mà đi ra cô làm diễn viên, đào kép thì cô rất là tài đó, cô đóng kịch rất hay đó, không có người nào đóng bằng cô hết.

(34:21) Cho nên vì vậy đó, nhiều khi cô ấy thử thách mấy con, cái lúc mà cô thử thách mấy con nhìn cái mặt là mấy con mắc sợ rồi, chứ chưa nói gì đâu. Cho nên vì vậy mà giúp cho mấy con thấy mình có sợ hãi hay không? Cái thứ nhất.

Hai là mình có thấy cái tâm mình động hay không? Để rồi mình nỗ lực, mình xả cái tâm. Nhưng mà cái người nào mà xả được, mà bền được cô rất mừng. Qua những cái điều kiện của mình đã tạo ra, mà người ta đã xả được, hiểu được rồi. Cô nghĩ rằng cái công lao của mình làm nó không phí. Còn mấy con mà bỏ đi rồi, Thầy thấy bao nhiêu công lao cô làm là phí hết, bỏ hết.

Đó thì hôm nay Thầy nói, trước tiên là cái sự tu tập cần phải xả tâm. Cái thứ hai là về cái phần mà Chánh Niệm Tỉnh Giác, về cái phần Định đó, thì chỉ có hai phần là nhiếp phục được tâm và an trú được tâm thôi. Mấy con chỉ tu bao nhiêu đó thôi.

Nghĩa là an trú được thân hành trên thân hành của mấy con. Làm sao mà an trú được ở trên đó. Thì phải nhiếp phục được tâm ở trên đó. Tức là dẫn nó từ 5 hơi thở đến 10 hơi thở, hoặc 20 hơi thở hoặc 20 bước. Tất cả những hành động của các con mà các con dẫn cho cái tâm mình nó an trú, nó ở trên được thân hành nó thôi. Cái người mà làm được thì nó dễ rồi, còn cái người chưa làm được chưa phải dễ đâu, nó rất khó trong cái vấn đề đó.

Cho nên chúng ta phải khéo léo và thiện xảo, thì chúng ta mới có thể làm được. Còn nếu không khéo léo thiện xảo thì không có làm được. Nhất là những khi mà chúng ta luôn luôn, khi mà tu yên yên được rồi, thấy nhiếp phục được tâm rồi. Thì đùng một cái là cô Út đập. Để cho mình đừng có nhiếp được cái thứ đó. Mà là phải nhiếp các thứ khác. Cho nên khi mà các con thấy yên yên đó. Tại sao mà chúng ta tu mà bữa nào mà thấy tốt là coi chừng! Đây, sắp có chuyện à.

Đây là qua kinh nghiệm của cô Kim Tiên là mấy con thấy, khi mà cô tu hơi được được là có chuyện xảy ra cái cô phải quẩy gói đi giải quyết. Phải không? Như vậy là nó có yên được không?

Nó bảo phải xả cái tâm, chứ không phải là ở đây mà ngồi yên ở đó mà nó xả. Mà mục đích của mình mình cứ nghĩ rằng nó yên vậy là tốt. Nhưng mà sự thật ra là đối tượng của chúng ta là ác pháp. Cho nên đức Phật mới dạy: “Ngăn ác, diệt ác. Sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Chứ đâu có dạy chúng ta mà ngồi ở trong thất, mà ngồi đó mà an trú ở trong hơi thở, thân hành đâu. Cái an trú hơi thở, thân hành đó là cái phụ của nó thôi, cái phụ. Khi mà chúng ta xả hết cái tâm của chúng ta rồi. Hoàn toàn mà nó thuận duyên hết, nó không còn có duyên nghịch nữa rồi. Thì lúc bây giờ mà ngồi an trú nó dễ, không khó!

(36:38) Bởi vì chính những cái niệm mà chúng ta có là tại vì chúng ta ức chế nó, nó hay bung ra, nó hay phóng dật, nó hay phóng niệm chứ không phải gì. Thì bây giờ chúng ta ráng ức chế cái tâm của chúng ta để vào cái chỗ không niệm. Thì nó bị ức chế, nó sanh ra những cái trạng thái tưởng.

Thì như vậy, thì các con thấy cái lợi ích thứ nhất để cho chúng ta thấy nè. Xả tâm xong rồi, thì nhiếp phục tâm dễ. Nghĩa là cái tâm mình nó không có bị chướng ngại, luôn luôn ở trong Chánh Tư Duy. Thì lúc bây giờ cái người đó xả tâm rồi. Ly dục, ly ác pháp rồi. Ly chứ không phải diệt nó đâu. Cho nên ly nó bằng cái tri kiến, Chánh Tư Duy của chúng ta, tri kiến của chúng ta.

Cho nên vì vậy luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy tâm mình có chướng ngại gì đến thì chúng ta cũng an ổn hết. Thậm chí như bệnh đau nó cũng an ổn nữa. Cho nên, thí dụ như bây giờ cái sự cương quyết, gan dạ cũng như cô Nguyên Trí. Khi mà thấy nói một là chết hay là sống trước cái bệnh đau của mình. Thì cô nghe lời nói Thầy, thì cô thấy nghe nó an ổn, bệnh đau ở trong thân thì có bệnh đau đó. Mà lời nói như vậy, nó làm cho cái tinh thần mình nó không có dao động, thì thấy nó an ổn, không có lo, không có nghĩ đi bệnh viện gì hết.

Nhưng có người thôi, bảo phải đi bệnh viện. Thì nó bắt đầu nó dao động rồi đó. Phải không? Tự nhiên không? Nếu mà nghe có nội mình Thầy đó, thì chắc chắn cái tâm nó không sợ đâu. Chết quyết chết, một là chết, hai là mình sống chứng quả, tối ngày cứ ôm tu. Cho nên thấy cái bệnh nó cũng không có nhiều điều. Nhưng mà khi bảo nó đi bệnh viện rồi bắt đầu cái bệnh nó sẽ tăng lên. Nó tăng lên, nó đánh đến cái góc độ này, cho nên vì vậy bị tâm phân hai, nó dao động. Nó vừa sợ mà nó vừa thấy như thế nào, không biết mình có tu mình đẩy lui được nó hay không.

Còn hồi đó nó chỉ có một hướng thôi, thì nó đâu có đường tẽ nữa. Cho nên vì vậy nó quyết đi tới, cho nên cái bệnh thấy nó giảm. Ờ, thấy nó cũng còn nhưng mà nó cũng thể đỡ được. Nhưng mà khi có phân tâm rồi, thì bắt đầu cái bệnh thấy tăng lên. Thấy sao mà hồi đó thì còn có thể đi được mà nay đi hết được. Hồi đó nó thở còn được, bây giờ thở hết muốn được. Tức là nó làm thêm đặng cho mình đi bệnh viện. Cái tâm lý nó ở chỗ đó.

(39:00) Cho nên đến khi mà đến bệnh viện rồi mà nếu mà nó êm xuôi thì không nói gì. Nó có cái nghịch nữa, trời ơi, thôi bây giờ nó đảo lộn hết! Trời đất, hồi đó Thầy dạy bảo là một chết, hai là tu chứng thì nó mới an ổn quá, nghe nó sung sướng quá. Chỉ có một đường đi thôi, bây giờ nó tới hai đường. Bây giờ đến bệnh viện rồi, nó đảo lộn một lần nữa, nó tới ngã ba đường. “Trời đất ơi! Giờ biết sao bây giờ?”. Có đúng không con?

À, đúng rồi! Bây giờ nó dở chết, dở sống. Đường đạo thì nó không tới, mà đường đời thì nó linh chinh. Đây, Thầy nói thật sự mà nó tất cả những cái này là cái thật, thật ở trên cái sự sống, ở trên cái thân tâm của các con, mà các con phải gặt lấy những cái điều này.

Cho nên có nghe lời Thầy tin không, tin Thầy không?

Mà nếu tin Thầy đó, thì người nào nói nhất định tôi cũng một thôi, thì người này sẽ rất là nghị lực và rất là bản lĩnh đó! Có đúng như vậy không? Các con có hiểu không ?

Còn cái người nào mà nghe người khác cái dao động tâm rồi thì người đó có bản lãnh không? Chưa, bởi vì tâm phân, tâm phân thì bắt đầu thì bệnh thọ nó phải tăng. Tâm nó dao động thì nó phải tăng lên. Nó tăng lên thì bắt đầu đến, tưởng đâu cái đường nhân quả nó đâu có suông đâu, nó đầy chông gai! Đi nó đâu có suông, mình cứ nghĩ là như vậy là nó suông lắm, đến đó cái bác sĩ nó coi, nó cho toa, nó cho thuốc trị bệnh hà.

Không ngờ nó lại có những cái chuyện khác nó xảy đến. Nó xảy đến là nó làm cho mình cái ngã ba, ngã tư, chứ nó không phải là một ngã. Nó thậm chí như tới ngã bảy nữa, không biết đi cái đường nào bây giờ, nó rối ren quá! Đó thấy không, mấy con thấy không?

Chết thì không chết mà sống không sống. Mà nó đứng trước cái ngã bảy này thì hết biết đường đi. Nó làm cho con rối, phải không?

Cho nên vì vậy đó. Thầy thì chỉ có duy nhất một đường mà thôi. Đến với Thầy chỉ có duy nhất một là chết, hai là chứng quả A La Hán, có vậy thôi.

Ai gan thì với Thầy, mà không gan thì bị nhân quả nó cám dỗ, nó lôi đi thì ngã bảy, ngã tám, ngã chín, ngã mười nữa chứ đừng nói. Nó còn có nhiều ngã nữa. Nó bắt đầu đi từ ngã hai rồi bắt đầu ngã ba, rồi ngã tư, rồi tới ngã sáu, ngã bảy, nó tới đủ thứ ngã. Cuộc đời nó nhiều ngã lắm mấy con! Mà chúng ta thấy tưởng cái ngã đó nó hạnh phúc. Bước vô một cái là, vừa bước vô một cái là không hạnh phúc chút nào đâu. Mình cứ ngỡ tưởng, mình cứ sống tưởng.

Đó, thì Thầy nói thật sự đời người ta cứ nhìn đời người ta hạnh phúc lắm. Nhưng mà cuối cùng thành lập gia đình đi rồi coi hạnh phúc. Có người nào mà hạnh phúc đâu! Nó khổ sở đủ thứ ở trong đó, mấy con có gia đình rồi mấy con biết Thầy nói có đúng không. Nó bao nhiêu cái ngã ở trong đó mà không biết mình chọn cái ngã nào mà để đem lại cái cuộc sống cho mình an ổn. Mà cứ mình rớ tới cái ngã nào thêm thì trời ơi! Toàn là cái thứ khổ ở trong đó không chứ không thấy cái ngã nào mà giải thoát!

Chỉ duy nhất có cái ngã một là chết, hai là chứng quả A La Hán là duy nhất chỉ giải thoát.

Các con thấy, bệnh đau như con đó mấy hôm rày cứ nghe lời Thầy thì con thấy vững tâm không. Mà bây giờ mà không nghe lời Thầy thì nó dao động ghê gớm. Nó còn khổ sở, nó khổ từ tâm, mà nó khổ từ thân, thân bệnh. Còn hôm rày cái thân bệnh vậy chứ mà cái tâm nó không có dao động. Tức là nó nghe coi như thường. Sớm mơi, quét nó không có run tay. Còn nay quét nó run tay. Có đúng không? Không, Thầy nói rút tỉa kinh nghiệm để cho mấy con thấy trên con đường tu cái tâm quan trọng vô cùng!

(42:10) Vì vậy mà những người chúng ta đang ở trong một cái lồng của nhân quả. Kẻ nào mà thoát ra nhân quả? Bây giờ chưa có ai thoát ra nhân quả, đụng tới là có chuyện này, đụng tới có chuyện kia thì nhân quả nó chi phối mình rồi.

Cho nên cái người tu là phải vượt lên nhân quả. Khi mà cái nhân quả nó tác động vào mình ở trong cái lồng nhưng mà mình vượt ra ngoài, là tại vì nó tác động vô mình thì bắt đầu mình Chánh Tư Duy là ngay đó mình ra ngoài cái vòng nhân quả rồi. Tức là chuyển nhân quả, thoát ra ngoài.

Đó, cho nên Thầy lập thành cho mấy con cái ý chí dũng mãnh. Là khi không đến với Thầy thì thôi, mà đã đến với Thầy một là chết, hai là chứng quả A La Hán. Chứng quả A La Hán trên cái bệnh khổ, trên cái tâm đau khổ chúng ta đều vượt qua, thì chúng ta sẽ thành tựu. Mà hễ chúng ta nhút nhát là kể như cuộc đời chúng ta…​

Ai sớm muộn cũng biết là chúng ta chết một lần chứ có người nào mà nói tôi sống cả triệu tuổi đâu. Có chắc không? Không có bao giờ mà có thể nói rằng ai cũng biết rõ cái điều này rồi. Bây giờ không chết thì ngày mai cũng chết hà, chắc chắn là ngày mai, ngày mốt tương lai chúng ta cũng sẽ một cái ngày chết. Mà chắc chắn cái số tuổi mà chúng ta chết đó, chưa chắc có người nào được hai trăm tuổi đâu. Phải không? Bây giờ mấy con cứ nghĩ tôi sống hai trăm tuổi chưa chắc có thuốc thang nào mà có thể kéo dài tuổi thọ mấy con hai trăm đâu. Phải không?

Như vậy rõ ràng mấy con biết cái thời gian mấy con chết nó cũng không có xa lắm đâu. Bởi vì nhìn ông bà chúng ta cao lắm là trăm tuổi. Còn ông nào có ráng lắm thì trăm rưỡi, là hết mức đó, chứ còn nói thật sự chưa có ai hai trăm. Phải không?

Thì như vậy thì rõ ràng là nhìn cái tuổi của mình rồi so sánh với cái tuổi mà sắp sửa mình đi còn mấy năm đây? Thế mà sợ chết chứ!

(43:48) Hở hở một chút là chúng ta chạy bệnh viện hà, nó cứu được không? Nếu mà nó cứu được thì đồng mả đâu có người chết. Rõ ràng là cái thứ bệnh viện nó không có cứu được đâu. Mà chính chúng ta phải cứu chúng ta. Phải không? Như vậy là rõ ràng một là mày chết, sớm mày cũng chết. Bây giờ mày có đau mày chết, là nhân quả tới mày chết, thì tao nhất định ôm pháp. Thì tức là có tái sanh tiếp tục thì cũng ở trên pháp chứ không phải là bỏ pháp đâu.

Còn bây giờ mình chạy bệnh viện là bỏ pháp rồi mấy con. Bởi vì bệnh viện là mình nương bác sĩ rồi chứ đâu phải mình nương pháp mình nữa.

“Pháp như cái bè mà qua sông, như cái phao mà vượt biển”. Sóng gió ba đào cứ ôm chặt pháp cho Thầy!

Cũng như mấy con ở ngoài mấy cái nhà ngoài đó, trời nóng chứ gì, hầm hầm chứ gì. Mà trời nóng hoặc trời lạnh đó nó là cái nhân quả của nó. Mà thân chúng ta mắc mớ gì mà nó cũng bắt chước nó nóng theo? Mình phải tự hỏi coi tại sao nó lại nóng theo?

Tại vì nó nằm ở trong cái lồng của nhân quả thì nó phải nóng theo. Mà trời lạnh thì nó nằm trong cái lồng nhân quả. Vậy thì cái tâm ở đâu mà nó không vượt ra?

Thì khi đó lúc bây giờ mấy con cứ ôm pháp đi. Mấy con cứ ôm pháp chặt đi, rồi mấy con sẽ xem coi trời có nóng không. Không nóng nữa!

Mấy con ôm không chặt, tức là ôm phao không chặt…​

Ở trong bệnh viện học về Y tá hay là Y sĩ hay là Bác sĩ gì không biết. Mấy cô gặp cái chú này nghe cái kiểu bệnh, thấy cũng dễ thương lắm. Bắt đầu mấy cô cũng chăm sóc, nào mua kẹo, mua bánh đồ đủ thứ cho. Ôi thôi, nó cám dỗ cuộc đời quá nhiều!

Cho nên từ cái chỗ đó, mà khi về rồi tháo cái vấn đề rất khó! Khi mà cái ao nước nó sạch, mà khi nó đã lỡ dơ thì nó khó vô cùng là theo thầy biết, Thầy nói sau này gặp những cái tai họa nhân quả thì ráng chịu. Cũng như mà Quỷ Cốc Tiên mà khuyên Tôn Tẫn đừng có đạp mã mà đi ra thì mới cứu được, chứ còn nếu mà đạp mã đi ra sau này cụt giò ráng chịu. Đúng vậy Tôn Tẫn bị cụt giò, thì cũng bị cụt giò ráng chịu chứ đâu có trách Thầy, phải không?

Nhưng mà nếu rời khỏi Thầy thì mất hướng. Cho nên Mật Hạnh luôn luôn Thầy kèm theo, ở bên Thầy in ấn, phụ Thầy đánh vi tính là không mất hướng. Nghĩa là còn bám cho đến khi trở lại tu là thầy Mật Hạnh mau nhất, chứng quả A La Hán mau nhất.

Thầy nói thật sự, nó có cái đà. Và đồng thời cái cuộc đời đi ra vậy chứ thầy trang bị những cái tri kiến đều là quan sát được hết. Còn chuyện nói xấu, nói tốt, chuyện tốt, chuyện xấu, chuyện đời không quan trọng vấn đề đó đâu, ai khen chê không quan trọng đâu, mà quan trọng ở chỗ mình tu cho được, và quan trọng là giữ tâm mình đừng có bị chìm đắm, đừng có bị sa ngã. Sợ nó ra ngoài đó nó xỏ mũi nó lôi đi luôn mất mới chết thôi. Chứ còn nó không xỏ mũi thì chắc chắn là bảo đảm.

(46:08) Đó, cho nên vì vậy mà muốn giữ được như vậy là luôn luôn sống gần bên Thầy. Bởi vì cái gương hạnh của Thầy nó có thể làm cho người ta không có rời khỏi. Còn xa thầy thì nó sẽ bị móc, cái nhân quả nó mạnh lắm, cái lực của nó nó móc đi. Còn còn Thầy thì nó móc không nổi đâu, Thầy nói rằng khi mà cái người tu như Thầy thì không có nhân quả nào móc ra được hết. Mà ở gần bên Thầy thì nó móc lôi không được, bị vì cái lực của Thầy nó cả cái lực của vũ trụ, cho nên nó có sức mạnh ghê gớm. Cho nên ở bên ngoài móc gì móc, móc lôi không được.

Cho nên đó là một cái điều kiện. Cho nên thí dụ mấy con tu ở đây, dù hoàn cảnh như thế nào mấy con đừng rời Thầy thì mấy sẽ con chứng quả A La Hán. Chớ mấy con rời Thầy, nói: Ờ tôi nghỉ, tôi sẽ về núi hay gì đó, nó yên ổn rồi tôi tu, để mà chứng thì chắc chắn là số không mấy con. Nhưng mà Thầy biết rồi, ra khỏi cái lực, cái từ trường lực của Thầy thì mấy con bị những cái nhân quả nó lôi.

Còn ở đây thì cái lực của Thầy nó trợ giúp cho mấy con ghê gớm, nó vượt qua từng những cái khó khăn. Bởi vì ra ngoài mấy con cũng có sẽ gặp cái dễ đụng của các con, chứ không phải là hoàn toàn nó dễ hết đâu. Cái nghĩ của mấy con nó không theo cái nghĩ được đâu, mà nó theo cái dục của nhân quả.

Đó thì, còn ở đây nó lôi mấy con không được là tại vì khi mấy con sắp chới với thì có Thầy, Thầy lại nói tiếng nói cũng như Thầy đưa tay mà lôi mấy con ra, có vậy thôi. Không, Thầy nói thật mà mấy con.

Cho nên khi cô Út đập mấy con mà tơi tả thì chỉ có Thầy đưa tay đón mấy con thôi, chớ nếu mà không có Thầy thì mấy con chỉ còn có nước chìm xuống dưới đáy sông, đáy biển chứ đừng nói, khó lắm!

Cho nên mấy con thấy, có nhiều khi mấy con mà được an ổn là mấy con nhờ cái niềm tin ở Thầy. Cho nên cô Út đập gì đập mấy con cũng sẽ thấy an ổn. Nhưng mà cái người mà giúp cho mấy con mà được giải thoát được tâm mấy con chính là cô Út, chứ không phải Thầy. Nhưng mà thầy là cái người an ủi để cho mấy con vững vàng mấy con mới tiến lên. Cái người mà giúp mấy con xả được tâm là cô Út, chứ không phải Thầy đâu. Cái đó là lớn, cái ơn lớn nhất! Cô phải chịu cực khổ rất nhiều để mà đập, để mà làm cho mấy con xả được cái tâm.

(48:00) Cho nên, coi vậy chứ mình từ lâu tới giờ mà nghe nói chứng quả A La Hán nó không dễ. Nó không dễ là tại mình không thấy ai chứng quả A La Hán và chứng quả A La Hán bằng cách tu như thế nào mình cũng chưa thấy. Nhưng mà đến đây chúng ta phải thấy được cái quả A La Hán thiệt là máu và nước mắt chứ không phải! Phải khóc, nhiều khi cô Út đập phải khóc thôi, thì nước mắt chứ sao. Rồi nhiều khi mình tu trong cái đau cũng phải khóc thôi. Gì con?

Tu sinh: Kính bạch Thầy cho con hỏi, hồi đó Thầy tu đâu có ai đập đâu Thầy?…​

Trưởng Lão: À, thật sự ra đập nhiều lắm con! Nhưng mà con sẽ đọc cái cuốn Người Chiến Thắng phần thứ hai con sẽ biết. Cuộc đời đã đập Thầy cũng nhiều lắm. Đập nước mắt mà khóc, một lời than của mẹ Thầy trách, trách thân phận của mình thôi. Mà Thầy thì ngồi trong thất mà cái lời than đó, nó cả như là một cái sự đau khổ nhất của Thầy chứ đâu phải. Đó cũng là những cái thử thách ghê gớm lắm, mà Thầy an ổn được mà Thầy ngồi Thầy tu. Chứ không mà Thầy nói: “Đi ra làm nuôi mẹ chứ không ở đây ngồi nữa”, thì thôi cuộc đời hết rồi!

Nó có cái nghị lực, có cái sự quyết định ghê gớm lắm chớ. Coi vậy chứ mấy con sẽ sau này, không có nghe Thầy nói về cá sự thử thách chứ gì, chứ nó thử thách nhiều lắm, rất là nhiều! Nếu mà không thử thách thì không bao giờ ai xả tâm, không có bao giờ ngồi trong thất mà cứ nằm ở đó, nó nằm ở trong đó mà nó không có đối tượng, không có thấy mình xả được cái tâm.

(49:37) Tu sinh: Thầy ơi con hỏi Thầy câu nữa. Như tụi con không chứng quả A-La-Hán, chứng quả thấp hơn được không Thầy?

Trưởng lão: Được!

Tu sinh: Thưa Thầy, chứng quả A La Hán, nghe chữ A La Hán con thấy khó, khó làm quá!

Trưởng lão: Đúng là Vô Lậu thật sự mà. Cho nên nó khó con, nó không có còn một chút vi tế. Nếu mà nó còn chừng một hạt đất hay là một hạt cát nhỏ ở trong móng tay con thôi, thì cũng chưa chứng quả A La Hán. Bởi vì cái quả Vô Lậu hoàn toàn, đã nói Vô thì không còn.

Tu sinh: Thầy ơi, những quả khác con ráng con luyện, chứ A La Hán con không thấy…​

Trưởng lão: Bây giờ cái quả khác như là..

Tu sinh: …​(không nghe rõ).

Trưởng Lão: Đó, thì những cái quả đó thì mấy con sẽ được thôi. Bởi vì ít ra mấy con tu, mấy con cũng xả được năm hạ phần kiết sử nè, phải không? Còn cái Ngũ Triền Cái thì mấy con cũng làm nó vơi bớt được phân nữa chớ đâu phải. Mặc dù là trong cái vi tế của Triền cái nó chưa sạch thôi. Nhưng mà ít ra thì những cái đó là cái quả rõ ràng là, theo đạo Phật thì ngay mình tu là có cái quả, quả nhỏ, quá lớn nó cũng có cái quả giải thoát trong đó rồi.

Đó thì cái quả rồi, chứ nó đâu có đòi hỏi mà phải tu tới chứng quả A-la-hán mới là…​ Cái quả A la hán là quả rốt ráo của một bậc Thánh rồi. Còn mình nữa thánh mà nửa đời rồi. Tôi đi vào đây chứ tôi được nữa Thánh, chứ tôi chưa hết toàn diện Thánh, thì được chứ sao không con.

Yên tâm mấy con, không theo đạo Phật thôi, chứ theo đạo Phật thì mấy con cũng được quả.

Phải biết vậy thôi thôi tui đừng tu, tu gì cực quá! Phải không? Thầy nói thật sự tu cực vậy mấy con. Bởi vì nó lở rồi, Thầy khi mà tu xong Thầy nói: “Phải chi mình biết hồi đó đừng có theo cái đạo Phật”.

Cho nên bây giờ Thầy mới trách tôn giáo dữ lắm. Con đọc tới cái tập mà “Đạo đức làm người tập 2”, thì trách Tôn giáo nhiều lắm. Tôn giáo, đặt đẻ ra làm chi cho nhiều Tôn giáo, mấy người bộ tưởng là đem giải thoát được thế gian sao? Nhưng mà cuối cùng mấy ông sống ở trong tưởng rồi mấy ông, trời ơi! Đưa ra những cái pháp của ông Phật làm tui lòi con mắt, xấu tui chứ bộ.

Tu sinh: Cái Đạo đức làm người sao Thầy chưa cho Thầy?

(51:39) Trưởng Lão: Ít hôm rồi Thầy in Thầy cho. Các con sẽ thấy, Thầy sẽ nói về nhân quả. Như hồi nãy mà Thầy đã giảng về cái luật nhân quả, rồi cái định lực của nhân quả, nó tự nhiên nó có mà không ai chế nó ra, mà nó cả cái hệ thống của vũ trụ lận. Để nói cho các con hiểu về cái nhân quả một chút để cho các con biết thôi. Rồi sau đó mới nói về đạo đức nhân quả đó để cho biết, đặng cho mình đang sống ở trong lòng của nhân quả để chuyển mình cho ra khỏi nhân quả bằng một cái nền đạo đức của mình.

Thì sắp sửa chừng nào Thầy in Thầy gửi cho. Bởi vì cái công việc làm của Thầy nó nhiều quá. Ví dụ như thay vì Thầy rảnh mà ngồi không đừng có tiếp, đừng có nói chuyện gì với mấy con hết phải không. Ngày nào nó cũng rảnh, thì nay còn mười cái tập đạo đức thì Thầy cũng ra được rồi. Nhưng mà Thầy có chút xíu hà, vô đó chưa, ngồi chút xíu cái tới ăn cơm rồi cái nghỉ. Nghỉ rồi tới chiều bắt đầu có khách nữa hay hoặc là không có khách nữa, thì bắt đầu ngồi viết chút xíu một xấp thơ vầy phải trả lời nữa. Thầy không bỏ một bức thư người nào, trừ ra cái bức thư đó không đến Thầy. Nghĩa là cái người nào gửi thư Thầy, Thầy có trả lời. Thầy bây giờ Thầy trả lời ngắn gọn hơn trước, không có nói dài dòng, nói dài dòng mất thì giờ mình quá.

Cho nên Thầy viết mấy chữ, để khi người ta nhận được bức thư của mình cũng là niềm an ủi người ta. Thì khi mà gửi bức thư mà được hồi âm bức thư là thấy cầm bức thơ đọc cái chữ “kính gửi con” thì nghe cũng ấm áp trong bụng rồi, thì cũng đủ rồi đó là cái nguồn an ủi của Thầy mà mấy con, Thầy hiểu tâm lý mà.

Thành ra mặc dù tu không được gì hết, chứ sự thật ra nghe Thầy có bức thư gửi cho mình, nghe nó cũng là thấy, Thầy cũng còn biết nhớ mình, thì cũng thấy an ổn trong tâm, thấy cũng yên ổn. Vì vậy mà người ta có chửi cũng không giận được, phải không? Có Thầy bên mà đâu có giận.

Còn nếu mà Thầy không gửi thư, coi như là gửi bức thư nay ba tháng, sáu tháng mà không thấy bức thư nào hồi âm, “buồn quá! Không biết Thầy có quên mình không?”. Phải không? Nó làm cho cái người đó buồn khổ chứ, Thầy hiểu mà.

Cho nên vì vậy mà luôn lúc nào mà hễ có thơ mà đến, thì bắt đầu Thầy không có đọc liền đâu, Thầy đọc lúc nào Thầy trả lời lúc nấy. Chứ đọc xong rồi, lát nữa rồi mất công đọc lại trả lời cũng mất công, mất thì giờ. Cho nên đọc lúc nào Thầy ghi Thầy trả lời liền, cho nên cứ tuần tự cái nào mà được sắp ở trên thì Thầy cứ theo đó Thầy tuần tự, người ta có duyên để trước thì mình cứ đọc trước rồi mình trả lời trước, còn cái người nào đọc sau, mình trả lời sau. Do đó cái việc làm của Thầy thì Thầy không bỏ sót ai hết đâu.

Cho nên Thầy cứ làm việc như vậy, mà mấy con biết vừa cả thư, trả lời thư, rồi có những cái bức thư ở trên mail mà họ hỏi về cái phần tu tập nè. Đối với Thầy thì Thầy thấy qua Thầy nói cái ý hoặc là Thầy trả lời cho cô Út cô trả lời trên mail cho người ta nữa. Nó đủ thứ chuyện Thầy làm mà có một mình thì con biết rằng nó không có thì giờ, chứ không thì Thầy nói mười tập đạo đức làm người nay nó đã êm, đã viết xong hết rồi.

Cho nên mấy bữa mà chú Nam mà chú sắp sửa về đó, chú nói thôi bây giờ con đến, con sắp sửa con về thì Thầy có chuyện gì thì giao cho con đánh phụ Thầy chút. Thầy nói thôi, cái bữa thứ hai đó, là còn tuần nữa chú vô, Thầy nói: Ờ, bây giờ thôi vô đánh giùm Thầy đi. Rồi bắt đầu Thầy ngồi Thầy viết, Thầy viết về đạo đức đó, Thầy viết Thầy đưa cứ viết đưa, hết giờ Thầy nghỉ, tới giờ Thầy viết Thầy đưa, cứ đánh liên tục. Ờ Thầy muốn viết gì Thầy viết, chú đánh thôi. Cứ đánh, cứ vậy thôi, còn sau này chỉnh lời Thầy chỉnh thôi chớ không có gì hết.

Cho nên Thầy không viết, nhưng mà Thầy ngồi Thầy viết thì nhanh lắm, chứ không phải là lâu. Nhưng mà có điều kiện là nó, không lẽ bây giờ mấy con đang gặp những khó khăn mà Thầy không tiếp mấy con.

(55:11) Cho nên cái mà cần thiết phải gặp mấy con để mà cởi mở, để giải cho cái tâm mấy con cho nó an ổn để mấy con tu. Mặc dù là mấy con có tu không được đi nữa thì nó cũng là niềm an ủi cho mấy con.

Bởi vì mấy con đã vứt bỏ gia đình mà, bỏ duyên mình đến đây mà nỗ lực tu tập, chứ đâu phải mấy con không quyết tâm tu đâu. Quyết tâm tu thật sự, nhưng mà mình không hiểu cái đường tu. Cho nên cứ nghĩ lo rằng, bây giờ mình phải ngồi thiền hít thở, rồi phải đi kinh hành vậy là tu. Rốt cuộc rồi mấy con không có chịu tu cái tâm của mình. Phải không?

Cho nên cái vấn đề quan trọng là chỗ tu cái tâm của mình, làm sao mình xả được những cái niệm ác ở trong tâm của mình. Khi mà mắt mình thấy, tai mình nghe mà mình xả được cái tâm an ổn nè. Đó là cái vấn đề quan trọng!

Bởi vì cuộc đời luôn luôn mình thấy điều là ác pháp chứ đâu phải mình thấy thiện pháp hết đâu. Buộc lòng mình phải bắt buộc con mắt mình phải Chánh kiến, phải thấy cái thiện pháp, không được thấy ác pháp. Và cái sự tư duy suy nghĩ bắt buộc mình, mình bắt buộc mình chứ không ai bắt buộc. Bởi vì tại sao mình bắt buộc mình? Vì mình muốn giải thoát, mình muốn không khổ. Còn nếu mình muốn khổ thì ai bắt buộc mình. Mình muốn nghĩ cái ác, cái thiện thì mặc mình.

Còn cái này mình muốn mình được giải thoát thì cái giáo pháp của Phật bắt buộc mình phải suy nghĩ thiện pháp, không được suy nghĩ ác pháp. Suy nghĩ như thế nào mà tâm mình an ổn, mà mọi sự việc ở ngoài an ổn thì đó là thiện pháp. Còn tâm mình mà không an ổn, mà mọi đối tượng bên ngoài không an ổn đó là ác pháp. Tức là mình gieo thêm cái nhân quả ác cho mình, cho người mà mình không biết, mình đã làm mình động mà làm cho người khác động. Thì không có ai mà bắt tội mình cái điều này hết, nhưng cái người mà thọ khổ chính mình.

Vì vậy mình không muốn mình khổ thì mình phải đi vào con đường của đạo Phật dạy. Cái chơn lý này dạy chúng ta phải tư duy, tư duy thiện. Thì chúng ta sẽ giải khổ mà tư duy ác là chúng ta sẽ không giải khổ.

Đó thì các con hiểu được cái điều này thì mới biết được con đường của đạo Phật là thực, đó là chơn lý chứ không phải triết lý. Triết lý là chúng ta còn mò mẫm. Còn cái chơn lý là một cái, bây giờ ngàn đời sau nó không lỗi thời nữa. Phật giáo mà đưa bốn cái chân lý này một ngàn đời. Nghĩa là bây giờ về sau này triệu triệu năm đi nữa, thì cái chơn lý này không bao giờ lỗi thời đối với con người. Nói nó khổ là phải có khổ, mà nói nguyên nhân khổ là cái nguyên nhân đó bây giờ không ai thay đổi cái nguyên nhân khác được. Cho nên nó là cái chơn lý!

Mà nói là cái trạng thái hết khổ thì cái này cũng không ai thay được hết. Và nói con đường mà thực hiện cho nó thoát khổ thì con đường này không còn ai thay một con đường khác được. Cho nên đừng nói: “Ờ, tôi sẽ tu pháp này pháp kia, tám mươi bốn ngàn pháp môn”, để thay vào Bát Chánh Đạo này, thì cái người đó nói sai.

Bởi vì nó là chơn lý chớ không phải là triết lý nữa, cho nên cái chơn lý thì không được ai thay đổi nó nữa. Bởi vì dạy, bây giờ người ta chỉ chửi mình, mình tư duy để cho tâm mình nó không khổ và người khác không khổ thì đó là chơn lý rồi không thể nào sai được. Bởi vì chính cái này mình làm được, thì do đó là một cái thật chứ không phải là một cái giả nữa.

Buộc lòng chúng ta muốn thoát chứ không ai ép buộc ai. Nhưng mà chúng ta muốn thoát ra nỗi đau khổ thì chúng ta phải suy nghĩ như vậy.

Cho nên chúng ta phải, đức Phật nói: “Cái gì cần phải hiểu biết thì cần phải hiểu biết”, chứ đừng hiểu biết mênh mông. Mà mình hiểu biết cái gì để khi mà nó gặp cái ác pháp đó mà chúng ta phải hiểu biết cái đó để áp dụng vào thì ác pháp đó nó sẽ hóa giải, nó làm cho tâm hồn chúng ta được giải thoát, thanh thản, an lạc. Thì chúng ta chỉ tu bây nhiêu đó thôi, chứ chúng ta cần tu cái gì nhiều?! Thì ngay đó là giải thoát rồi chứ gì.

Mà khi tâm mà nó được bình an, nó được giải thoát rồi thì tự nó nó có cái lực. Cho nên khi mà tác ý để đẩy lui những cái bệnh khổ trên thân nó, nó sẽ đẩy lui được. Các con thấy không? Cho nên người ta không cần ngại gì nữa.

(59:27) Còn những cái phương pháp khác như tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, hơi thở là đẩy phụ, để cho biết cách để khi mà mình bị những cái ác pháp khác ở trên thân chúng ta, thì chúng ta dùng cái đó để đẩy lui, chứ đâu có gì. Thì đó là cách thức trang bị cho chúng ta biết cái phương pháp nó phải làm như vậy.

Chứ sự thật ra nếu mà chúng ta chỉ ở trong Chánh Tư Duy, ở trong Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thôi. Thì lúc bấy giờ ác pháp không xâm chiếm chúng ta được, thì tâm chúng ta thanh tịnh, tự nó có cái lực. Thì lúc bấy giờ chúng ta không có học phương pháp nào hết tự nó nó cũng, khởi đau nó: “Thọ là vô thường, đi đi!”, ngay đó nó nạt chừng một tiếng như vậy là cái thọ nó cũng đi rồi. Bởi vì cái tâm thanh tịnh nó không còn ác pháp trong đó, cho nên cái thọ này nó vẫn phải đi liền thôi.

Còn cái tâm của mình, mình bảo nó đi mà nó cứ còn nhức, còn đau thì tức là cái tâm mình nó còn đau nhức trong này nè, nó còn tham sân si trong này nè, mình phải rõ cái vấn đề này. Cho nên vì vậy mà cái tâm mình nó thanh tịnh thì tất cả những chướng ngại gì nó, nhưng mà thanh tịnh không có nghĩa là tôi ngồi đây tôi hết vọng tưởng là thanh tịnh. Mà tôi ngồi đây mà hết tham sân si, người ta chửi mắng cái gì tôi không giận, không hờn, không buồn phiền gì hết. Mà ngồi đây mà nó không buồn ngủ, thì như vậy mới gọi là không tham sân si. Còn ngồi đây cứ gục lên gục xuống như thế này thì nói tôi hết tham sân si làm sao đúng?

Bởi vì nó còn gục vầy nè, cứ ngồi hơi nó gục xuống vầy, thì như vậy rõ ràng là nó còn si. Mà còn si thì còn tham, mà còn tham là còn sân chứ sao. Lẽ đương nhiên là cái dòng họ của tụi nó đến mà, một nhóm của tụi nó.

Mà giờ nó còn cái thằng này, vậy thì bây giờ mấy con ngồi thử coi, giờ ngồi một đêm thử coi nó có gục không? Nếu nó có gục thì vẫn còn, còn thì còn tham sân si. Vậy thì tôi chưa ly hết, vậy thì tôi phải nỗ lực tôi phá cái thằng si này trước. Vậy tôi phá như thế nào?

Tôi phải đi kinh hành. Phải không? Tôi phải đi thân hành niệm. Phải không? Tôi phải tác ý, tôi phải tác ý với câu: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết…​”, để cho nó định tỉnh, chứ không khéo nó cứ gục, thì nó làm sao? Mà nó đâu phải nó cứ gục mình hoài, nó lát nó lặng vầy nó ngủ mất hà. Nó không thèm gục mà nó ngủ, nó chơi độc vậy nó không làm cho mình hay, thì nó lại còn khôn hơn. Nó nhiều cái, nó vi tế vô cùng về cái si này.

Cái thằng si, thật sự ra nói muốn mà hết tham sân si thì cái thằng si nó khôn nhất, đó nó khôn nhất. Cho nên nó cứ làm cho mình và đồng thời cũng chính lười biếng nhất, khuya nó không thèm dậy thằng si chứ không ai hết hà. “Lôi cái mặt nó ra mà lấy cái tầm vông mà quất nó mấy cây cho lòi nó ra”, chứ nó không muốn dậy tức là si, chớ không phải là gì.

Thì trên cái con đường tu mấy con nhớ kỹ cái vấn đề mà Thầy nói, đó là cái si nó hết thì mấy con sẽ giữ sạch. Mà cái si không hết thì nó lý luận, nó che đậy, nó che đậy tội ác của mình, thì nó sẽ không hết.

(01:01:51) Cho nên tất cả những cái tu này là đầu tiên các con sẽ đi vào sáu cái nẻo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn. Nó sáu cái nẻo đầu tiên này.

Thì như vậy rõ ràng là khi mà các con từ cái Chánh kiến, Chánh tư duy hai cái này rất quan trọng. Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì nó phụ thuộc thêm để làm cái thân mạng của mình nó không còn cái cảm thọ đau đớn gì nữa hết, nó gọi là Chánh mạng. Mình nuôi Chánh mạng bằng cái tư duy, bằng cái suy nghĩ, bằng Thức thực mà.

Các con thấy có bốn cái loại ăn chứ gì? Mà Thức thực cũng là một cái phần ăn của mình chứ gì?

Cho nên do như vậy mà nếu mà cái Chánh tư duy thì nó cũng nuôi cái thân của nó bằng cái tốt đẹp cho nên nó ít có bệnh đau. Còn mấy con mà không Chánh tư duy cái bệnh đau nó làm cho mình bệnh đau thêm. Thí dụ như bây giờ Thầy nói như cô Nguyên Trí, khi mà tâm cô dao động rồi thì nó là ác pháp. Mà ác pháp thì tức là cái bệnh cô nó sẽ tăng thêm, bằng chứng nó cụ thể, nó rõ ràng. Cho nên do đó các con thấy, từ cái tâm nó an ổn, nó yên ổn thì cái bệnh nó sẽ giảm. Mà cái tâm nó không an ổn thì cái bệnh nó tăng lên.

Đó, thì do tu tập thì chúng ta phải biết cách thức tu tập. Cho nên vào tu tập là mấy con phải luôn luôn lúc nào đời sống các con phải luôn luôn là Chánh kiến, Chánh tư duy. Các con hiểu chưa?

Cho nên luôn lúc nào trước mặt chúng ta cũng phải Chánh kiến.

4- ÔM CHẶT PHÁP MÀ LY THAM SÂN SI

(01:03:18) Còn cái sự kiện mà nó xảy ra. Cũng như ví dụ bà già con, mà nó xảy ra. (Con cứ ngồi yên, Thầy nói cho mà nghe).

Nhân quả mà, nó xuôi bà này cho bả đi về để mà gặp nhân quả thì vậy là tốt thôi, để trả cho nó hết, có gì đâu mà ở đây mà lo, đâu có lo. Nó không chết là may đó, cỡ mà chết thì cũng tốt thôi, không sao đâu. Già yếu rồi bây giờ chết có thân xác tu học nữa. Chớ bả tu chớ bả làm gì đâu, thì huân cái tu này nó còn quài chứ. Nó giờ có sanh ra đứa nhỏ khác đi nữa, thì đứa nhỏ này nó vẫn nhớ cái chuyện tu nó chứ, đâu làm sao. Mà bả còn tu sướng hơn mình nữa, bả còn trẻ khỏe hơn nữa. Phải không? Như vậy rõ ràng là mình thấy thiện pháp chứ, mình tư duy đúng pháp mà, nó làm cho mình đâu có bị rối.

Còn bây giờ, khóc bù lu bù loa nè: “Mẹ tôi mất rồi, phải hồi tôi đi tôi giúp bà thì đâu có chuyện này”. Thì do đó trái lại là đều ác pháp không à. Phải không các con?

Từ cái chỗ nghĩ này nó làm cho chúng ta an ổn, mà chúng ta thấy: “Ờ, bà sanh ra một đứa trẻ khác khỏe mạnh hơn và còn trẻ, khỏe hơn. Mà bà ôm pháp bà đi như vậy bà tu thì bà chết bà đâu có mất cái này đâu”. Do đó cái tâm mình an ổn mình nỗ lực tu, tới cuối cùng chứng quả A la hán. Bà cuối cùng cái duyên đó bà cũng chứng quả A la hán. Các con thấy phải không?

Chỉ có một cái thân này qua thân khác, cái mình khóc bù lu bù loa hà. Thân nào cũng là thân, chớ có thân nào mà nó, đâu có phải thân này nó có hai chân mà thân kia có một chân đâu, mà mình khóc. Có bao giờ chuyện đó đâu.

Còn con than thân trách phận, tại sao con cứ nghĩ cái thân này tu, còn cái thân khác không tu à? Chỉ bây giờ mình ôm pháp hay là không ôm pháp nè. Nếu mà con không ôm pháp tức là ôm phiền não, mà ôm phiền não thì mai mốt phiền não nó sẽ lôi con cái thân xác nó phiền não chứ nó đâu có làm sao có pháp tu.

Còn con bây giờ không phiền não chết rồi thì cái thân xác nó cũng không phiền não thì tiếp tục nó tu nữa chứ sao. Có gì đâu, đó là cái luật tự nhiên, đương nhiên nó như vậy, tôi ôm cái nào, tôi huân cái nào thì cái đó nó sẽ về với tôi.

(01:05:03) Cho nên vì vậy tại sao Thầy nói cô Liễu Kim, mà cô giữ gìn được cái tâm bất động tu như vậy, rõ ràng là cô đâu có mất Chánh pháp đâu mà sợ. Bây giờ chồng với con cô thì thấy là nói cô mất, nhưng mà sự thật ra cổ đâu có mất đâu, cô đang ôm pháp cổ tu, bây giờ tu lại không có chồng, có con lại còn sướng hơn là hồi đó có chồng, có con tu cũng khó, muốn xin vô trong này chồng con không cho đi. Phải không? Còn bây giờ cổ có mình cổ tu còn sướng hơn. Mà cái duyên cổ lại tu còn sớm nữa, còn dễ hơn nữa, không phải sướng sao?

Các con thấy Thầy nói có đúng không? Bởi vì hồi đó cổ đau gần chết vầy mà cổ vẫn cứ ôm cái tâm thanh thản cổ đi, thì như vậy là cô ôm pháp chứ cô ôm gì. Biết mấy con có làm như vậy được chưa?

Cho nên, bây giờ mấy con cố gắng tập để cho mình vững vàng hơn cô Liễu Kim nữa. Mà cô Liễu Kim cổ có tu bao nhiêu đâu!

Nhưng mà cổ chỉ cổ đặt trọn cái niềm tin ở Thầy thôi. Cho nên do đó mà Thầy viết bức thư gửi cho, cổ đọc cái bức thư đó mà cô giữ gìn tâm bất động cô thôi, trước những cảm thọ quá đau đớn của cái bệnh ung thư.

(01:06:04) Phải không, thì bây giờ mấy con về đây, tất cả những cái điều mà Thầy dạy cũng là rút tỉa từ kinh nghiệm để chúng ta biết rằng, chúng ta huân được cái gì, ôm chặt được cái pháp thì cái pháp đó không rời chúng ta đâu. Bỏ thân này đi qua thân khác thì cái pháp nó vẫn còn bám chúng ta. Bởi vì cái đó là chúng ta tạo cái nghiệp giải thoát mà, cái nghiệp làm sao mất được.

Cũng như bây tạo cái nghiệp tham sân si, bây giờ bụng mình cũng tham sân si. Tại hồi đó mình cũng ôm tham sân si mình đi, thì bây giờ nó cũng còn trong bụng, trong dạ chứ làm sao. Bây giờ mình xả tham sân si mình đi, thì tham sân si nó hết rồi qua thân kia nó đâu còn tham sân si. Có phải sung sướng không?

Bây giờ nói thật sự ra thì mấy con cái tham sân si mấy con cũng bỏ xuống. Thầy bảo bây giờ cái tham sân si nó có đây nè, mà giờ muốn bỏ nó xuống phải cứ ôm cái pháp thôi. Trời nóng nực mà ôm pháp còn không thấy nóng nực, mà huống hồ là cái thứ tham sân si này nó đeo mấy con sao được. Cứ ôm pháp đi làm sao nó đeo. Mấy con nhớ kỹ điều đó!

Tại vì mấy con bỏ pháp, cho nên tham sân si nó bám vô mấy con sẽ được. Đó, bây giờ Thầy nói trời nóng ở ngoài đó, mấy cái thất ở ngoài đó trời nóng như vậy đó, mấy con cứ ôm pháp đi mấy con thấy. Ôm riết sao nó quên không thấy nóng nảy gì hết. Chứ còn cái người nào ở trong mát mát này đi ra, trời ơi! Nóng quá, y như cái lò. Nhưng mà mấy con ở ngoài đó mấy con thấy có cái lò gì đâu! Bình thường thôi, cái phản ứng tự nhiên của cái cơ thể chúng ta tự nhiên nó cũng nó quân bình được với cái sức nóng đó.

Thành ra mấy con thấy, bây giờ một số người này ở trong này bóng cây mát vậy, xách mấy con ra ngoài đó là mấy con nhăn mặt, nhăn mày liền. Nhưng mà cho mấy con bắt buộc phải ở đó không có đi đâu hết, ba bốn bữa thấy nó bình thường, không có gì hết. Còn nếu mà cho mấy con chạy ra, chạy vô Thầy bảo ở ngoài đó không nỗi. Có đúng không? Mấy con thấy rõ ràng.

Còn bây giờ ở đây mấy con biết là, bởi vì cái phương pháp của Phật nó thật, chúng ta phải ôm chặt nó đi, rồi chúng ta sẽ vượt qua tất cả những cái khó khăn.

Cho nên trong cái bài pháp Thân Hành Niệm, đức Phật nói mười cái điều kiện lợi ích cho chúng ta, mà năm cái điều đầu tiên là nhiếp phục tất cả những cái khó khăn của chúng ta rồi. Tại chúng ta không ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm. Cho nên do đó mà chúng ta không có nhiếp phục được.

Các con nhớ, khi nào mà nhớ lời ông Phật dạy là không bao giờ ông Phật dạy sai mình chút nào hết, dạy có kinh nghiệm. Bởi vì nó là cái chân lý rồi, nó không phải là một triết lý cho nên nó có kinh nghiệm, kinh nghiệm thật sự. Cho nên khi mà tu được rồi Thầy thấy đúng, đúng là ông Phật dạy không có sai đâu. Bữa nào mấy con ôm thử đi, mấy con ôm chặt đi, nó càng nóng mấy con cứ ôm rồi mấy con sẽ thấy rằng nó sẽ. Và như vậy cái tâm tham sân si mấy con có chứ không phải không, nhưng mà các con ôm pháp thì cái tham sân si nó không ở lâu.

Bây giờ thật sự ra cái tâm của mình nó khởi một cái ham muốn cái gì đi nữa, các con cứ cố gắng nhiếp phục cái tâm mình trong cái hơi thở đi. Thì một lúc cái ham muốn nó cũng đi mất, các con không có được. Đó là một sự thật bằng chứng chúng ta nhỏ nhỏ thôi, chúng ta cũng vẫn thấy đó là cái thật, chứ không phải là cái nói mà không có.

Cứ bây giờ mình ôm hơi thở mình cứ thở ra thở vô, mà cái ham muốn cứ ở trong bụng mình nó cứ ham muốn hoài hoài trong này, không có đâu. Ôm lát cái nó say ở trong hơi thở, sao cái ham muốn đó bây giờ nó quên mất rồi?

Nó là sự thật mà, nó lìa ra được, nó không có còn ở trong cái thân của chúng ta được. Nhưng mà chúng ta bỏ cái pháp thì bắt đầu nó vô, nó lìa chứ nó đoạn đâu mà nó không vô được.

Cho nên nghe đức Phật nói: “Ly dục, ly ác pháp”. Chứ chưa phải là đoạn diệt nó đâu. Cho nên mình ly nó, mình nhờ cái pháp này mình ly nó ra. Rồi khi mà mình bỏ cái pháp ra thì bắt đầu nó dính vô, rồi bắt đầu mình lìa nó ra nữa. Và cứ tập luyện như vậy thì nó sẽ đến cái mức độ cuối cùng của vi tế của nó không còn thì nó không có kéo ra, kéo vô nữa thì hoàn toàn…​

Đó, thì đó là cái sự tu tập. Bởi vì đến đây là mấy con biết nó cả một cái vấn đề của chúng ta. Cả một cái vấn đề, sự thử thách bao nhiêu sự đau khổ, mà chúng ta không nỗ lực tu thì rất uổng!

(01:09:48) Bây giờ đó thì mấy con hỏi Thầy gì nữa thêm không? Hiểu rồi phải không?

Thứ nhất là phải xả tâm, thứ hai là phải an trú tâm, có hai cách thôi. An trú tâm để đẩy lui những bệnh khổ. Chứ mấy con chưa làm chủ được cái hơi thở mấy con đâu. Nghĩa là chưa làm chủ được cái sự sống chết.

Do đó thì đương nhiên là mấy con phải nỗ lực. Thứ nhất là xả tâm, hoàn toàn là thấy thiện pháp Chánh tư duy chứ không được thấy ác pháp, tức là ngăn ác diệt ác pháp. Nhớ lời Thầy dạy! Thì không có cái gì mà ác pháp đối với chúng ta. Bởi vì đây là cái môi trường, cái nơi mà chúng ta tu tập thì nhất định là không được để ác pháp lọt ở trong tâm chúng ta, phải xả ra hết. Đó là cái duy nhất.

Rồi mấy con có hỏi gì, có thêm gì không?

Tâm có dao động sao mà hỏi Thầy đây?

5- CHỌN PHÁP TU PHÙ HỢP VỚI ĐẶC TƯỚNG, KHÉO TÁC Ý

(01:10:29) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Con xin hỏi Thầy, cái thứ nhất là con bị chướng ngại về hơi thở, nhưng mà con không tu 18 đề mục của nó mà con đi Thân Hành Niệm với con xả tâm có được không Thầy?

Trưởng Lão: À được! Không sao hết, con nghe em của ông Cấp Cô Độc, chỉ tu Tứ Vô Lượng Tâm, Từ, Bi, Hỷ, Xả mà chứng quả A La Hán, đâu cần phải tu Tứ Niệm Xứ đâu. Đâu có cần phải tu 18 Định Niệm Hơi Thở đâu, phải không? Mà người ta có tu Tứ Vô Lượng Tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Thế mà rồi người ta chứng quả A La Hán.

Cho nên tùy cái duyên, tùy theo đặc tướng, mình hợp cái pháp nào tu. Bây giờ con hợp pháp đi kinh hành Thân Hành Niệm con tu, nó cũng y như trong hơi thở chứ gì. Rồi bắt đầu bây giờ con an trú ở trong cái bước đi con, thì con đẩy lui cũng được chướng ngại pháp chứ đâu phải cần an trú trong hơi thở.

Ví dụ như bây giờ: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì con áp dụng cái câu nói nè: “Cái thân nó phải an tịnh trên bước đi, ta đi ta biết ta đi”. Đủ rồi! Ý nghĩa cũng vậy thôi có gì khác nữa đâu. Kia nó hơi thở, cài này bước đi. Thì con thấy có khác đâu, cho nên nó đâu cần phải hơi thở đâu. Hiểu chưa?

(01:11:38) Cho nên hợp cái nào cứ tu cái nấy. Chứ bây giờ tôi thở tức ngực tôi quá trời, tôi làm sao thở được mà bắt tôi cứ thở hoài, chắc tôi chết tôi rồi làm sao?

Cho nên ở đây con phải tu theo cái đặc tướng của con. Bây giờ con hợp với đi kinh hành, cũng tu ở trong cái tỉnh thức ở trên kinh hành, còn cái kia nó tỉnh thức trên hơi thở cũng vậy thôi chứ không có khác đâu. Nhưng mà cái câu pháp hướng nó phải thay đổi, cái kia thì an tịnh trên hơi thở, còn cái này an tịnh trên bước đi, chỉ có khéo tác ý thôi.

Ờ, Thầy chỉ nói tác ý như thế này, nó linh động, nó thiện xảo. Thì lúc bấy giờ chúng ta thí dụ như bây giờ cái câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành…​”, đó là cái câu ở trong cái ý của kinh Phật. Nhưng mà chúng ta có thể nói như thế này nè, ngắn gọn hơn: “Cái thân và tâm phải an ổn ở trên cái hơi thở”. Rồi bắt đầu bây giờ hít thở không nói tới lui gì nữa, rồi một chút: “Cái thân tâm này phải an ổn trên cái hơi thở”, nhắc nó vậy.

Một lúc mình thở, khi mình nhắc nó rồi mình thở nghe cảm giác nó chưa an ổn thì mình cảm giác nó an ổn. Bây giờ hít vô tôi nghe từ trên đầu tới dưới chân nó không có chướng ngại gì, nó an ổn rồi đó, phải không? Bắt đầu từ đó nó an ổn, mới đầu thì mình cảm nhận cái an ổn đó sơ sơ, sau đó nó hiện ra cái tướng an ổn thật. Cho nên bền chí, cứ tập đi rồi nó sẽ an ổn thật.

Mới đầu thì mình có như cảm tưởng là như thấy nó an ổn, mà thật sự nó an ổn thật. Là tại vì nó đâu có ngứa, đâu có nhức, đâu có đau chỗ nào mà không an ổn. Phải không? Bây giờ tôi hít vô nè, tôi bảo cái thân tâm này an ổn, mà cái bảo này là chuẩn bị cho nó lát nữa nó đau nhức, ngứa gì đây. Phải không? Mình dặn nó: “Mày không có được, lát nữa mày không có đau nhức, ngứa nghe”. Đó là mình bảo nó về sau, chứ không phải bây giờ, bây giờ nó đâu có đau nhức đâu mà bảo bây giờ. Nhưng mà mình dặn câu này có nghĩa là “cái thân này phải an ổn, không có được đau nhức nữa nghe không. Mày lát nữa đau nhức là không được”. Ý của mình muốn nói nó như vậy.

Cho nên bây giờ tôi nương vào hơi thở, tôi mới nhận cái sự an ổn của cái thân tôi bây giờ không có đau, có nhức chỗ nào hết. Đó, mà bây giờ tôi hít vô, ờ bây giờ cái tay mày ngứa hả, được rồi, cái ngứa này: “Thọ là vô thường, mày phải đi nghe. Tao bảo cái thân an mày không chịu an là chết mày nghe! Bây giờ phải nương vào hơi thở nè”. Mình nói như vậy thôi, rồi mình hít thở, hít thở mình cảm giác an. Một chút xíu thôi, cái ngứa này nó đâu mất, con muỗi cắn nó cũng bay đi đâu mất, không biết.

(01:13:53) Đó như vậy là rõ ràng nó an rồi, thì như vậy nó không còn nữa thì, từ cái chỗ mà cái cảm giác ngứa của con muỗi mà mình lại nương vào cái hơi thở chứ mình không cần gãi nó, do đó mình tác ý rồi, mình thấy nó không còn ngứa nữa. Nó trở về cái trạng thái bình thường hồi đầu mà chưa bị con muỗi cắn. Bắt đầu bây giờ nó lại có một sự an, lạ lạ. Mình thấy cảm giác nó lạ lạ rồi. Bắt đầu bây giờ nhắc thêm coi nó tới nữa không? Nhắc thêm nó tới chút, nó an chút. À, như vậy là tôi an được rồi, tôi làm được rồi.

Ờ, bắt đầu mấy con nhảy tởn lên: Tôi làm được rồi! Tôi thấy nó an ổn rồi! Mình phải làm được mình mừng chứ gì. Nhưng mà mừng là mất đó mấy con. Bắt đầu bây giờ mình ngồi lại làm lại, dẫn cho nó an cho được, thì cái mục đích của chúng ta dẫn tâm mà cho nó an trú được rồi, chúng ta đẩy lui chướng ngại pháp ở trên thân rất dễ, có vậy thôi.

Cái mục đích của mình đẩy lui chừng nào mà tất cả Thân, Thọ, Tâm, Pháp của chúng ta không còn chướng ngại nữa thì chúng ta thành tựu. Hiểu chưa?

Cho nên vì vậy mà con đâu có cần tu hơi thở đâu. Nhớ chưa? Cứ lo đi kinh hành cho Thầy. Thân hành niệm đi được thì cứ đi, mà đi không được thì đi kinh hành bình thường thôi, cũng là tu thôi. Do đó thì tùy theo câu tác ý linh động mà chuyển câu tác ý theo đặc tướng của mình thì hiệu quả của nó mà trong Thất Giác Chi gọi là Trạch pháp, chọn lựa câu tác ý cho mình tu tập, cho hợp với mình thì nó sẽ có kết quả.

Chứ đừng có ôm chặt kêu là học thuộc lòng đó, thì không có được. Cái câu nào đó tôi cứ học thuộc lòng, tôi cứ tác ý theo kiểu thuộc lòng, tôi tụng như tụng tâm kinh bát nhã. Các con biết tụng tâm kinh bát nhã không? Gõ mõ vầy, “hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn…​” đọc lia lịa chớ mà không biết ở trong đó muốn nói gì hết, mà đọc lia lịa. Thì đó là không có được đâu. Các con mà tác ý cái kiểu đó không được đâu.

Mỗi một cái mà tác ý ra, là khi mình tác ý bảo cái thân mình là an tịnh đó. Thì bắt đầu hít vô mình mới cảm nhận từng cái thớ thịt của mình có an tịnh hay không? Thì như vậy mấy con sẽ tu kết quả. Chứ còn mấy con mà không chịu cảm nhận được thì mấy con tu không kết quả đâu. Phải không?

Đó Thầy nói rồi đó, thì như vậy còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

6- CÓ CHƯỚNG NGẠI PHÁP XẢ TÂM CÀNG TỐT

(01:15:56) Tu sinh 2: Còn cái thứ hai nữa thì thí dụ như bà già con, thì con cũng quán về cái nhân quả của bà. Theo như con nghĩ, tự nhiên cái ác pháp nó lại tới là con quá bức xúc đi, nhưng mà con cũng quán lại, thành ra tới tối mà 9h rưỡi con thấy là con không có suy nghĩ. Nhưng mà cuối cùng là phải cho cô Út hay. Cô Út thì, kính bạch Thầy, thì hôm nay cái tâm con cũng…​

(Cô Út Diệu Quang: Dạ Thầy, ở ngoài cửa có một đống thơ, ai gửi, quăng vô.

Trưởng Lão: Ờ, được rồi…​

Cô Út Diệu Quang: Không có, ở ngay cái gốc cây để một đống như vầy…​)

Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Con hỏi nhiều quá có mất thời gian không Thầy?

Trưởng Lão: À, không có sao đâu con. Bây giờ Thầy nói, về cái phần mà nhân quả như Thầy nói về phần mẹ con, thì con yên tâm không có lo gì. Bây giờ bà có đang ở trong cái tịnh xá nào đó mà con muốn đưa bà về thì con nên đi về rồi con đưa bà về tới tịnh xá cho yên ổn đi, coi như là nhân quả bà trả rồi bây giờ người ta sắp xếp cho bà yên ổn. Phải không? Bây giờ bà trả nhân quả rồi, thì bắt đầu…​

Tu sinh 2: Bây giờ con hỏi thêm, kính bạch Thầy! Tại vì Thầy nói là hỏi để bà về, bà về đề giải quyết công chuyện rồi bà lên, nhưng mà cô Út nói con phải đi về, thành ra bây giờ con không biết làm sao?

Trưởng Lão: À giờ không biết sao, con cũng xin phép cô Út bây giờ thôi cho con về con giải quyết bà già.

Tu sinh 2: Cô Út thì kêu con đi, nhưng mà con thì con không có muốn đi, con sợ về gặp chướng ngại pháp.

(01:17:56) Trưởng Lão: Ờ, thì gặp chướng ngại càng tốt, gặp chướng ngại thì mình xả, có gì đâu! Càng có chướng ngại thì càng tu tốt chứ có sao mà sợ. Con sợ, con tránh né không tốt đâu. Con cứ ra gặp, như cô Kim Liên cứ về, cho nên càng tốt. Bây giờ nó hết rồi bây giờ nó đâu có nữa, cho mày có nữa tao đến nữa, đến cuối cùng mà tới ngày mà cuối cùng mà tao tới hơi thở cuối cùng mà còn nữa thì thì tao cũng xả nữa. Cuối cùng tao chứng đạo, không có gì tao sợ!

Cho nên đừng có tránh né con, những cái đối tượng đó là những cái nhân quả rồi, mình đừng có sợ. Thôi giờ nói vầy: “Đi ra thì sợ động này kia”. Đừng có nghĩ như vậy đâu, tại cái duyên nó tới rồi, con hiểu không? Nếu mà nó không tới thì mình đừng có kiếm chuyện mình đi phá nó, mà nó tới thì mình phải giải quyết nó chứ đừng có nghĩ.

Thầy nói như cô Kim Liên cổ đâu có muốn cái chuyện mà cổ đi xuống dưới đó đâu. Nhưng mà bây giờ người ta báo rằng bây giờ sư bà, sư trưởng gì bệnh đau thì phải đi, chứ bây giờ cái nhân duyên như vậy mà mình nói: “Tui làm lơ đi, tui cứ nỗ lực tui tu, tui độc cư”, thì không có được đâu, mấy con đừng có nghĩ.

Đây là những cái ác pháp nó đến để cho mình giải quyết được cái tâm của mình mà mình tiếp duyên nhiều khi nó có lợi trên con đường tu mình rất lớn, chứ không phải nó có hại đâu, đừng có sợ!

Độc cư là khi nào mình sống ở đây nó bình an vậy đó mình tự mình tạo ra cái mất độc cư đó thì cái này đáng trách. Còn cái này từ đâu ở ngoài nó đến nó làm cho tui mất độc cư nhưng mà tui vẫn giải quyết được, làm cho cái tâm tui không độc cư, chứ đâu phải là tui ở chỗ này độc cư đâu, tui đi ra chứ tui vẫn giữ độc cư là vì cái tâm của tui nó không bị động trong đó là độc cư chớ.

Con hiểu chữ nghĩa độc cư, Thầy nói cái phá…​

Bây giờ cái sự kiện đó, con ngồi đây con nói con giữ độc cư nhưng mà sự thật cái pháp ở ngoài nó tác động vô mình rồi, thì mình cũng giữ độc cư được đó, thì tức là mình đến đó mình xả cái tâm của mình nó không còn vướng mắc trong này là độc cư. Con cứ đi đi, con cứ đi lo cho bà già đi. Thứ nhất là mình phải tỏ ra đứa con có hiếu, qua cái hành động người ta thấy mà.

(01:19:51) (Cô Út Diệu Quang: Thầy Thầy, cho con 2 cái.

Trưởng lão: Hai cái thơ hả?

Cô Út Diệu Quang: Dạ, cho con 2 cái con trình.

Trưởng lão: Thôi thôi, để chờ Thầy chút, Thầy coi đã.

Cô Út Diệu Quang: Không có để con phải đi trình chứ còn cái này để vầy không được.

Trưởng lão: Để Thầy coi chớ.

Cô Út Diệu Quang: Cho con 2 cái.

Thầy đếm đó là mấy cái dạ?

Trưởng lão: Không biết, bao nhiêu đây để Thầy coi. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10…​

Cô Út Diệu Quang: Con không biết của ai mà một đống quá trời, con lại con lượm

Trưởng lão: Biết đâu chừng của học trò…​

Cô Út Diệu Quang: Không phải, thơ không, con có đọc rồi.

Tu sinh: …​

Cô Út Diệu Quang: Con đi báo.

Trưởng lão: Trời ơi! Mấy thằng này nó viết cho tốn mực, tốn giấy chứ làm gì! Cho nên mấy thằng này nó viết tốn giấy, kệ nó! Ăn thua gì.

(01:20:54) Trưởng Lão: Bắt đầu bây giờ về phần con xong rồi hén. Con giải quyết cho bà già rồi về tu, không có gì đâu. Vậy nó, cái đó là mình xả cái tâm chớ không có gì. Con hiểu chưa? Đó là cách thức xả tâm mà thực tế, cụ thể hơn. Bởi vì đức Phật trang bị cho mình cái Chánh Tư Duy mà. Cho nên, do đó đâu có bảo mình Chánh Niệm không đâu, đâu có bảo mình Chánh Định không đâu.

Cho nên nếu mà ờ bây giờ đức Phật dạy không có Chánh Tư Duy, ờ Chánh Niệm, Chánh Định…​(không nghe rõ). Hiểu chưa?

Rõ ràng là đức Phật đã trang bị cho mình tám cái nẻo tu chứ đâu phải một cái nẻo đâu mà mấy con cứ cố chấp cái Chánh Niệm, Chánh Định à, mà quên mấy cái kia hết à. Mà chính mấy cái kia mới là quan trọng chứ, nó thuộc về trí mà. Nó thuộc về Tri kiến giải thoát của chúng ta, nó thuộc về trí rồi.

Cho nên do đó mà chúng ta phải đi vào trong cái nẻo này nó nhiều chừng nào, nó lại thấy thoái mái chừng nấy. Cho nên người ta không cần tu Chánh Niệm, Chánh Định luôn. Mà người ta tu nội cái Chánh Kiến, Chánh Tư Duy không, thì người ta ngăn ác diệt ác, người ta sống một đời sống bình thường mà không ai làm động được cái tâm người ta hết, trong cái Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, ác pháp không có xâm chiếm được người ta.

(01:22:00) Tu sinh 3: Con mọi hôm con cũng nói chắc mình thiếu tu quá, mới sanh thiện về đây, rồi giờ vô xả chưa xong nữa là tới thiện pháp rồi, chắc thiếu tu quá.

Trưởng Lão: Sao con nghĩ con thiếu tu? Lẽ Chánh Tư duy thì không có bảo chứ: “À, mình đủ duyên tu quá cho nên nó mới có chuyện này để mà tu”. Phải không? Con phải lý luận như Thầy như vậy mới gọi là mình Chánh Tư Duy chớ. Còn con cứ nghĩ rằng: “Tui thiếu tu, nên thấy buồn bã quá!”. Còn Thầy nghĩ là mình đủ duyên tu, cho nên nó mới xảy ra điều này kia để cho mình tu, thì đó là mình thấy là ờ được phước chứ!

Có gì không con?

(Cô Út Diệu Quang: Thầy cho con để lại chỗ cũ, để lại chỗ cũ rồi công an lại làm việc.

Tu sinh: Cô Út thấy lo quá.)

(01:23:11) Trưởng Lão: Cổ thì nói chung cổ lo quá lo! Bởi vì nó ảnh hưởng lắm mấy con. Có cái gì đó người ta bỏ tùm bậy tùm bạ, người ta nói mình đó. Người ta chụp mũ mình đó chứ đâu phải chuyện giỡn đâu.

Đó mấy con thấy, Thầy thì bất kỳ, bây giờ bắt bỏ tù Thầy vui vẻ thôi, Thầy đâu có ngán đâu. Bởi vì đối với Thầy là giải thoát rồi. Còn sợ mấy con chưa giải thoát mới là khổ thôi, trời ơi! Vầy tôi làm sao tôi tu đây? Mới chết chứ! Giờ Thầy ai làm gì mặc, không lo gì hết.

7- LỰC CỦA GIÁC CHI

(01:23:37) Tu sinh 4: Thầy Thầy cho con hỏi.

Trưởng lão: Rồi, con hỏi gì?

Tu sinh 4: …​(không nghe rõ).

Trưởng Lão: Trong cái mà về cái Xả Giác Chi thì ở đây cái Xả Giác Chi nó mới tới cái Trạch Pháp Giác Chi, hai cái này là cái cuối cùng.

Thì bắt đầu, đầu tiên con thấy cái Tinh Tấn Giác Chi, ở đây mình nói cái Tinh Tấn Giác Chi chứ sự thật ra đây là cái tinh tấn của thường chứ chưa phải là giác chi thật sự đâu. Nhưng mà nó thực hiện ra mình biết sử dụng nó đó, cái tinh tấn này mình sử dụng theo cái ý thức mình điều khiển, tức là điều khiển cái lực tưởng. Không có được vượt ra ngoài cái ý thức của mình đó, thì nó còn nằm ở trong đó thì mình gọi nó là Tinh Tấn Giác Chi.

Còn nếu nó ngoài cái sức của mình điều khiển nó, thì nó là thuộc về tưởng chứ gì. Nhưng mà sự thật nó hiện ra cái tướng này là cái tướng của tưởng, tức là cái tâm mình nó chưa xả hết đâu. Khi nào mà nó xả hết thì nó mới trở thành cái lực của Tinh Tấn Giác Chi thật sự. Nhưng mà khi xả hết, nhưng mà nó hiện ra mình biết sử dụng nó, biết sử dụng được cái lực để cho mình thực hiện để cho cái phương pháp nó dễ tu. Con hiểu Thầy muốn nói không?

Chứ không phải nó là cái Tinh Tấn Giác Chi thật sự bây giờ đâu, chưa đâu. Bởi vì khi nào mà Xả Giác Chi nó xả sạch hết rồi, nó thanh tịnh đó thì cái siêng năng này mới chính thật sự là Tinh Tấn Giác Chi.

(01:25:12) Còn cái xả giác chi nó chưa có hiện ra, chớ không phải là khi mình tu vậy là xả nó có xả liền ở đó, không có đâu. Tại cái tưởng nó che chứ cái tham sân si của mình còn. Cho nên khi mà con rời tu rồi, có ai nói chướng thì mình thấy tâm mình cũng chướng chướng. Phải không? Như vậy nó chưa có xả đâu, thế nhưng khi mà nó xả, kêu là nó có xả thì người ta nói không có chướng nữa.

Mặc dù nó vi tế, nó vi tế rất vi tế. Nhưng nhiều khi cái vi tế đó nó chưa có hiện ra cái hình, nhưng mà mình vẫn thấy nó có những cái điều kiện mà báo động cho chúng ta biết là xả chưa hết. Là cái thân mà xả chưa hết là cái thân chúng ta có những cảm thọ. Cảm thọ ví dụ như đau nhức hay hoặc cái này kia là nó chưa hết cái tham sân si của chúng ta ở trong này nó chưa xả hết đâu. Nó còn đó là nó còn cái hiện tượng cái quả của nó còn.

Còn nó hết, thí dụ xả hết tham sân si rồi thì cái quả của nó cũng sẽ mau hết, nó xả chưa hết thì nó gọi là…​ Mà còn cái quả là còn phải đau nhức, phải này kia. Nếu mà nó không xả hết rồi thì cái trời nắng này, cái trời nắng mà hầm hầm con cũng không thấy nắng, nó xả hết rồi.

Cho nên nó xả luôn cả cái thời tiết, bởi vì nó thuộc về xả mà. Mà bây giờ cái Xả Giác Chi nó chưa hiện ra được, cho nên trời hầm hầm thì mình chỉ còn ôm pháp, mà ôm pháp mình quên nó đi, chứ nó có xả đâu. Rồi khi mà mình quên mình tưởng là nó xả ra. Đâu phải đâu, nó có xả đâu. Mà tại nó quên. Phải không? Con hiểu chưa?

(01:26:32) Cho nên đừng có nghĩ rằng bây giờ cái Khinh An Giác Chi nó có cái xả trong đó nó mới khinh an, không phải! Cái khinh an là cái trạng thái Xúc Tưởng Hỷ Lạc của chúng ta nó xuất hiện ra thôi. Nhưng mà mình biết sử dụng nó, đừng có để cho nó thoái quá, đừng có đắm chìm nó, ham thích nó thì lại bị nó dẫn dắt. Cho nên vì vậy mà chúng biết sử dụng nó để cho cái thân chúng ta nhẹ nhàng, nó an ổn mà chúng ta tu tập ở trên pháp Thân Hành Niệm nó không bị mệt nhọc.

Chớ pháp Thân Hành Niệm mà không có Tinh Tấn Giác Chi, cái Khinh an, cái Hỷ Giác Chi này con tu rất là mệt nhọc đó, rất là cực đó.

Cho nên, đầu tiên Thầy dạy người ta 5 hơi thở đi kinh hành 20 bước đó, người ta nói: “Pháp gì mà cực quá!”. Bởi vì đi 20 bước cái ngồi xuống, ngồi xuống thở 5 hơi thở chưa có được yên thân cái đứng dậy. Mới đầu ai cũng vậy, bởi vì con biết nó có Khinh An, có Hỷ Giác Chi, Có Khinh An Giác Chi chưa mà cho nên không thấy cực, phải không?

Còn mình bây giờ nó có chút ít rồi mình thấy không cực, mà phải khoái quá. Thích tu, thích lắm! Bữa đó là nó có cái này rồi cho nên nó mới thích. Còn bữa nào mà nó không có là mấy con thấy cũng cực chứ đâu phải không, mà ráng đó chứ. Kêu là nó cũng vất vả, nhiều khi đi sao nó mỏi chân quá trời, đó là cái khi đó nó không có. Còn nó có thì mấy con đỡ.

Nhưng ở đây chưa hẳn là giác chi. Nhưng mà Thầy nói nó giác chi để các con biết lấy cái ý thức chúng ta điều khiển nó trở thành giác chi thật sự, sau khi nó Xả Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi nó hiện ra đủ thì nó mới trở thành bảy giác chi thật sự của mình. Bởi vì xả nó mới hết rồi thì tức là tất cả những cái này, cái tưởng, cái lực của nó nó cũng bị diệt đi.

Cho nên từ cái lực tưởng nó trở thành, Thầy nói lấy lực ma làm lực của mình mà. Các con hiểu cái chỗ đó? Chỗ mà Thầy trả lời con hôm đó, lấy cái lực ma mà làm lực mình. Thì bây giờ mình sử dụng nó đó là lấy lực của nó chứ không phải là lực của mình thật sự đâu.

Cho nên sau khi cái Xả Giác Chi với cái Trạch Pháp Giác Chi nó hiện ra rồi, thì từ cái lực ma nó trở thành lực mình toàn bộ hết rồi. Lúc bây giờ mình mới sử dụng nó mình nhập các định và mình thực hiện Tam Minh. Các con thấy không, mình sử dụng toàn việc.

Bởi vì cái tưởng nó cũng ở trong thân tâm của mình, nó là ngũ duyên của nó mà, năm cái uẩn của nó mà. Cho nên nó hiện ra mà nó điều khiển theo kiểu của nó, mình bị lệ thuộc vào nó, nó dang tay, mình ở trong cái dục của nó.

Cho nên, đó cũng như là cái ý thức của mình nó có cái dục của ý thức đó, thì mình bị cái dục nó sai cái ý thức của mình làm. Còn cái này cái tưởng, nó cũng có cái dục của tưởng nó sai, cái tưởng nó sai nó làm theo cái dục của nó. Cho nên vì vậy nó ngoài cái điều kiện của mình, buộc lòng mình phải có sự điều khiển của mình, tức là có một cái Chánh Tư Duy của nó. Cái tư duy, suy nghĩ tức là cái trạch pháp. Cho nên mình buộc nó phải theo cái trạch pháp của mình. Cho nên gọi là Chánh Tư Duy của nó ở trên cái pháp tác ý, Như lý tác ý. Gọi là Trạch Pháp Giác Chi đó.

(01:29:17) Khi mình trạch pháp như vậy đó, đầu tiên đó là mình trạch, chưa phải là Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện, mà là trạch pháp của chính mình. Con hiểu không? Bởi vì khi đó các nhà học giả, họ dạy về Thất giác chi, đầu tiên họ dạy đó là cách thức pháp trạch giác chi. Còn pháp xuất hiện Thất giác chi là khác. Do tu Tứ Niệm Xứ, do tu Thân Hành Niệm mà xuất hiện Thất giác chi, chứ không phải là pháp Thất giác chi.

Cho nên nó xuất hiện ra mình sử dụng, chứ mình có tu nó đâu. Còn cái đầu tiên mà mình vào mình gọi là tu Thất giác chi là cái pháp Thất giác chi, nó thuộc về Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nó thuộc về pháp. Cho nên chúng ta trạch pháp, trạch cái câu này ra, chọn lựa cái câu này, trạch là chọn lựa, chọn cái câu này ra để mà tác ý cho nó đúng. Do đó là trạch, phải không? Đó là thuộc về Trạch Pháp Giác Chi.

Bây giờ tôi chọn lựa cái niệm, cái niệm hơi thở hoặc là cái niệm tay tôi đưa ra, hay tôi bước đi và tôi trạch cái niệm đó ra để làm cho tôi có chánh niệm. Con hiểu chỗ đó không? Thì đó nó cũng thuộc về nằm ở trong cái Niệm Giác Chi. Nhưng mà cái niệm đó nó chưa phải, mình mới trạch ra để mình chọn lấy cái niệm đó thôi, để mình tu thôi. Thì cái này là nó thuộc về pháp Thất giác chi, chứ chưa phải là giác chi xuất hiện.

Đó mấy con phân biệt được vậy mấy con mới hiểu. Cho nên những nhà học giả họ…​

HẾT BĂNG