Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 16/05/2001
Thời lượng: [01:21:31]
(00:00) Trưởng lão: Con ngồi xuống đi!
Phật tử: Dạ thưa kính bạch Thầy! Hôm nay, chúng con thật có duyên về đến đây để được nhờ Thầy chỉ dạy. Trong giờ phút này, Thầy là Bổn sư của chúng con. Chúng con xin đội ơn Thầy, và nhờ Thầy chỉ dạy cho chúng con làm thế nào tu hành cho nó có cái kết quả, để mà theo lời Phật dạy, thoát khỏi cái nỗi khổ trầm cứu.
Chúng con có cái tâm nguyện rằng, từ khi mà được Thầy dạy cho chúng con làm những môn đồ, khi mà chúng con, để hôm nay chúng con bước vào cổng tu viện, những cái điều mà, những cái kiến giải, những cái điều mà hiểu biết của chúng con đang từ trước, chúng con đã để ngoài cổng. Chúng con đến đây với một cái cái lòng chân thành, chân thật như là một tờ giấy trắng, xin Hòa thượng, xin Thầy vui lòng chỉ dạy cho chúng con cái đường lối mà chúng con tu hành.
Xin Thầy cho chúng con biết rằng, những cái đặc tướng của chúng con như thế nào, để Thầy chỉ dạy chúng con tu hành có kết quả. Con xin tri ân đội ơn Thầy.
Trưởng lão: Để Thầy sẽ, về cái đặc tướng của các con, thì Thầy sẽ dạy các con. Có những cái pháp mà các con tu chung chung được, nhưng mà có những cái pháp thì các con phải tu theo đặc tướng của mình, chứ không thể tu chung được.
Thì những cái pháp mà dạy theo từng đặc tướng, thì nó là những cái pháp phải thiện xảo, khéo léo từng cái tu tập riêng của mình, thì chừng đó Thầy sẽ dạy riêng cho mấy con chứ không dạy chung. Còn những cái pháp mà dạy chung, bởi vì nó có những cái mình tu tập chung được, nó khỏi cần trong cái đặc tướng, như cái pháp ngăn ác diệt ác thì các con tu chung được.
Như cái pháp tứ, đó là cái pháp Tứ Chánh Cần đó, ngăn ác diệt ác đó, thì các con tu chung được, vì mọi người cũng phải, đều phải ngăn ác diệt ác hết, nó không cần phải đặc tướng của mình. Nhưng mà nói về cái Định Niệm Hơi Thở, thì nó phải tu riêng rồi, vì nó thuộc về thân hành nội của chúng ta rồi, cho nên nó phải tu riêng. Chứ nếu mà tu chung, thì coi chừng nó sẽ bị ức chế, nó ít khó con.
(2:36) Cho nên từ cái hơi thở cho đến cái Tứ Niệm Xứ, thì tất cả những cái pháp này, thì nó khi tu theo mỗi đặc tướng của mình. Thí dụ như một cái người mà tâm dục nhiều, thì họ phải tu quán nhiều, quán bất tịnh, quán xương trắng, quán nhiều. Còn cái người mà tâm dục ít, thì họ không có quán cái điều đó, mà họ phải quán cái hơi thở để ly tham, sân, si thôi, nó là vậy. Cho nên đó là tu theo đặc tướng.
Thí dụ như cái người đó hay tham ăn, hay thích ăn thì họ phải quán bất tịnh. Cho nên họ phải chuyên vào cái đó. mà chính là chuyên vào cái đó mà để mà ly được, mà nhàm chán được cái thực phẩm thích ăn của họ đó, thì họ sẽ ly được tham. Vì cái đặc tướng của họ là cái đặc tướng đó.
Còn một người thích ngủ, họ ham ngủ, ưa ngủ. Họ hay bị hôn trầm, thùy miên thì cái người đó họ phải quán ánh sáng để họ tu theo cái đặc tướng của họ. Cái người thì người ta ít ngủ, còn cái người mà ham ngủ nhiều đó là cái đặc tướng. Cho nên mỗi cái đặc tướng nó đều phải dạy giải pháp riêng chứ không thể dạy chung chung được. Vì cái người ta ít ngủ mà mình bắt người ta cũng phải tu vầy thì nó trật. Nó trật, nó không đúng đâu.
Đó vì vậy cho nên đó là những cái mà Thầy nói đại khái, để rồi các con sẽ tập những cái chung, rồi sau đó, Thầy dạy các con tập những cái riêng. Trong khi đó để rồi các con sẽ, khi mà về bên đó không có gần Thầy được, thì các con có những biết cách các con tu tập được, để cho nó có kết quả.
(3:48) Và đồng thời thì Thầy cố gắng, Thầy sẽ kéo dài cái tuổi thọ. Mà các con thì cũng lớn tuổi rồi, có đủ cái duyên, Thầy dẫn dắt đi đến nơi đến chốn. Để không khéo rồi không có Thầy, để mà không có ai dẫn dắt các con đi cho tới nơi tới chốn được. Nhưng mà cái điều mà quan trọng nhất là các con phải ráng cố gắng, mình phải tự thắp đuốc lên đi.
Chứ còn Thầy dạy mà các con không tập thì Thầy cũng không dẫn các con tới nơi tới chốn được. Mà chính các con phải tập, phải siêng năng tập luyện. Tức là Tứ Chánh Cần, phải siêng năng cần mẫn hay hoặc là Chánh Tinh Tấn. Trong Bát Chánh Đạo nó có Chánh Tinh Tấn.
Các con phải siêng năng tinh tấn, thì nó mới được, chứ còn các con không siêng năng tinh tấn, mà nghe Thầy nói thì thấy hay, mà không có siêng năng tu tập, thì Thầy cũng không dẫn mấy con đi được. Vì chính mấy con không chịu đi, thì Thầy cũng không làm sao được.
Các con phải ráng, ráng siêng năng bền chí, siêng năng và đầy đủ nghị lực để vượt qua những cái lúc khó khăn. Nó còn những cái lúc khó khăn, như cái thân bệnh của mình, nhiều khi đó mình bị bệnh cái mình bỏ trôi mình không tu nữa. Mà trong những bệnh đó, thì trong khi bệnh đau mình sẽ tu những cái pháp gì Thầy dạy, thì các con sẽ ráng, ráng tu. Nó khó nhưng mà phải ráng, đừng có bỏ trôi nó uổng đời tu của mình.
Khi không tu thôi, mà đã tu thì phải có sự liên tục, chứ không thể một nắng hai sương được. Mấy con nhớ. Thí dụ mình bữa nay mình tu mình ham tu, mình tu nhiều, ngày mai mình nghỉ nhiều, thì coi như là số không thôi, không có gì hết. Cho nên mình phải tu liên tục, ngày nay mình tu ít, ngày mai mình tu ít, lần lần, lần lần cái tâm nó quen dần, nó tiến tới tu nhiều được, mới giải thoát được.
(5:23) Thì mới bắt đầu, bây giờ thì các con sẽ, Thầy sẽ giảng cho các con nghe về cái pháp Tứ Chánh Cần, cái pháp đầu tiên. Để chi các con? Bởi vì cái đó là một cái pháp, mà nó ngăn ác diệt ác pháp. Vì các ác pháp là những cái môi trường sống xung quanh của mình, mọi người, mọi vật, sự sống của mình từ cơm ăn, áo mặc, tất cả nhà cửa, rồi phải tiền điện, tiền nước, tiền này kia, mọi thứ lặt vặt các con phải giải quyết. Đó là những cái ác pháp nó làm cho tâm các con phải lo.
Cho nên vì vậy mà mình tu cái pháp này, cái pháp Tứ Chánh Cần, mình ngăn ác, làm cho tâm nó không lo, mà mình làm cho hết bổn phận, thì mình cũng có đủ khả năng để trang trải. Chứ không phải lo mà nó mới có mà trả, trang trải, mà không lo nó không có.
Bởi vì cuộc sống hằng ngày mình lao động mà, mình siêng năng, mình cần mẫn, mình lao động, mình làm công việc thì mình phải có trả. Còn giờ vừa trả tiền nước, tiền nhà tiền cửa, mà lại còn lo nữa, thì cái đó là mình thừa. Mình thừa, các con thấy không? Nhưng mà cái trách nhiệm bổn phận mình cứ lo, chứ mình không có chịu thấy cái đó là thừa.
Cho nên ở đây, cái mục đích của đạo Phật là ngăn những cái điều kiện này, mà chúng ta phải siêng năng chứ không phải ngăn để mà lười biếng. Nhiều khi người ta nói là đạo Phật yếm thế, là người ta nói: “À bây giờ tôi đương siêng năng, tôi làm ra của ra cải mà bắt bỏ hết”. Không phải, đạo Phật không có dạy mình kiểu đó đâu, không có dạy mình bỏ đời.
Mà mình sống trong đời mà tâm hồn mình thanh thản an lạc, không có lo không có sợ cái gì. Bởi vì mình là người siêng năng làm, làm bằng mồ hôi nước mắt của mình, thì mọi sự cái gì mình trang trải nó cũng đầy đủ hết, nó không thiếu nợ ai hết. Các con hiểu điều đó chưa?
Cho nên cái giáo án mà tu tập cho người cư sĩ, mà các con mà gợi ý để mà soạn thảo cái điều kiện để cho các con tu ở trong một cái hoàn cảnh của người cư sĩ mà. Thì các con biết, các con còn là, các con là những người làm ra sự sống cho mình, chứ không ai đem sự sống cho mình, vì vậy mà các con phải siêng năng làm. Làm mà không thấy khổ, làm mà không thấy lo, làm mà không thấy, làm bằng cái trí tuệ suy nghĩ, làm cái đó phải đúng, không ác pháp ở trong đó.
Làm trong đó có sự lừa đảo, có sự gian xảo thì không được làm. Mình phải làm, mình thấy cái này tôi làm bằng mồ hôi nước mắt, chứ tôi không có gian xảo, cướp giựt ai hết, tôi không ăn cắp, ăn trộm giờ giấc của người nào hết. Giờ làm việc, tôi làm hết mình của tôi trong giờ làm việc, tôi làm với khả năng của tôi để tôi nhận cái số tiền xứng đáng với mồ hôi nước mắt của tôi làm.
Thì trong khi đó, mình thấy được cái cái sự việc như vậy, thì mình cứ làm năng nổ, siêng năng làm, cần mẫn trong công việc làm, thì cái đồng lương của mình, nó đủ trang trải cho cái cuộc sống của mình hằng tháng, hằng năm. Con hiểu chỗ đó. Đó là cái đạo đức của đạo Phật, đó là ngăn ác diệt ác.
Còn bây giờ các con làm, mà các con nghĩ phải cho nhiều tiền, rồi các con nghĩ cái mánh khóe này, cái kia nọ, rồi các con làm ông chủ, rồi các con bóc lột công nhân rẻ mạt, mỗi một đứa một ít, nhưng mà nhiều đứa các con trở thành giàu. Thì cái điều đó là cái ác pháp các con, đừng có nên làm cái điều đó. Cho nên vì vậy đó, khi mà chúng ta tư duy được, chúng ta hiểu được như vậy là chúng ta ngăn những cái điều ác đó, mà không ngờ rằng chúng ta lại tạo được những điều thiện.
Vì vậy mà những công nhân, nó thật tình, nó lo lắng công việc của của mình như là công việc của chính nó, nó làm cho cái nhà máy của mình, làm cho cái cái chuyện làm của mình càng ngày càng phát triển lên, nó giàu biết mấy các con. Nhưng mà giàu ở trong cái tập thể, để rồi trang trải cho cái tập thể chúng ta được sống một cuộc sống an vui, chứ không phải giàu để rồi phục vụ cho một cá nhân mình. Còn bao nhiêu người phải đổ mồ hôi nước mắt mà vừa đủ sống, còn mình làm giàu thì nó bất công, nó không công lý.
(8:54) Cho nên đạo Phật, chúng ta phải học cái pháp ngăn ác diệt ác. Vì chúng ta ngăn ác, chúng ta làm sao cho những người công nhân mà làm với mình, những người mà làm công của mình, họ ý thức được cái điều họ làm, để xứng đáng với đồng lương mình trả họ. Mình không bóp chẹt họ, mình không lường lận họ, không ăn cắp cái công của họ, để cho mình làm giàu cho mình.
Còn họ phải làm cho đúng, để xứng đáng với cái đồng lương của mình trả họ trong một ngày họ làm việc. Họ thấy công việc của mình làm, họ coi công việc của mình như là công việc của họ. Họ làm không phải là công việc của cá nhân của mình, mà của họ ở trong đó. Vì vậy cái cuộc sống này là cuộc sống chung, nếu họ bảo vệ nó thì họ được sống.
Mà nếu họ không bảo vệ thì nó bị phá sản, nó bị sập cái nhà máy này thì họ lại thất nghiệp, thì trong đó mình cực khổ chứ sao? Cho nên, họ đã ý thức được và mình đã ý thức được. Thì từ ông chủ cho đến người mà làm công, vẫn có ý thức được với nhau, thì cái nền đạo đức này gọi là ngăn ác diệt ác, các con hiểu không?
Cho nên cái pháp của Phật giúp cho chúng ta, cái pháp mà Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, nó giúp cho đời sống của chúng ta, đem lại hạnh phúc chung cho nhau, chứ không phải là mình chỉ có ngăn ác ở trong tâm của mình, còn mặc kệ ai ở ngoài khổ, không phải đâu các con. Nó giải quyết cả bên ngoài mà bên trong của chúng ta nữa. Nó hiểu được những cái điều kiện ác và thiện của nó rất rõ ràng.
Cho nên Thầy nói qua cái bài đó, Thầy mới viết: “Đừng nhìn cuộc sống bằng sự đúng sai phải trái, mà hãy nhìn nó bằng thiện với ác”, con hiểu chỗ đó. Cho nên nó thiện với ác, mình mới ngăn ác, mình mới tăng trưởng thiện. Mình không thấy nó, thì coi như là vô tình cái mình bóc lột người ta, vô tình cái mình lãng phí cái giờ mình đang làm việc, mình lãng phí, mình ăn cướp giờ phút đó, nghỉ ngơi của mình, thì như vậy là mình không xứng đáng với mình, mình vô đạo đức.
Đó thì cho nên, cái pháp ngăn ác diệt ác là cái pháp để chúng ta cùng sống chung nhau. Bởi vì các con còn chiếc áo cư sĩ, các con còn tiếp xúc nào gia đình con cái, nào tất cả mọi người, mà nếu các con không chuẩn bị ngăn ác diệt ác, thì gia đình các con không hạnh phúc. Mà các con biết cách ngăn ác diệt ác thì gia đình các con hạnh phúc.
Cho nên cái đạo đức làm người mà Thầy soạn thảo thì các con sẽ nắm được rõ ràng, những cái hành động sống hằng ngày các con, từ cái lời nói, từ cái ý nghĩ, từ cái suy nghĩ các con, từ cái hành động các con đối xử với nhau, các con sẽ ngăn ác diệt ác toàn bộ. Tức là các con xây dựng mình trên một cái nền đạo đức, đạo đức làm người không làm khổ mình. Đó là cái pháp ngăn ác diệt ác mà Thầy sẽ triển khai.
Thầy triển khai trong Thập Thiện, Mười Điều Lành, mà đức Phật đã, cái dàn bài nó đã sẵn rồi, bây giờ Thầy chỉ cần triển khai ra để rồi từ đó các con sẽ biết được cái cuộc sống của mình phải đối xử phải làm, phải tiếp giao với nhau như thế nào, để cho nó ngăn ác diệt ác, đem lại cái đời sống các con giải thoát hoàn toàn, không còn đau khổ nữa.
Đó là các con về nhớ, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng nhớ rằng, xung quanh chúng ta có ác pháp, chứ không phải không ác pháp. Ác pháp xung quanh, rồi ngay cả ác pháp trong tâm của mình nữa. Cho nên ngăn và chặn, trong và ngoài, tất cả những cái này. Đây là Thầy đại khái, để cho chúng ta hiểu được cái pháp Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện.
(11:39) Kế đó, Thầy sẽ dạy các con tới một cái phương pháp nữa. Vì ít ra một tháng các con nhớ rằng, các con ít ra, các con cũng phải có một ngày thọ Bát Quan Trai. Một cái ngày mà mình học làm Phật các con, mình làm, mình sống cho đúng cái hạnh của một bậc Thánh các con. Ngày đó mình làm, một ngày mình chỉ làm, một tháng mình chỉ tập một ngày thôi.
Nếu mà một tháng, mà các con được bốn cái ngày Chủ Nhật, mà các con được nghỉ ngơi, mà các con đi vào một cái vị trí nào đó, mà các con được cái thất, người ta cho các con. Các con sống trầm lặng độc cư, rồi các con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, thì các con hạnh phúc biết bao. Các con sẽ làm được Phật ngày đó đó. Sống như Phật mà, sống theo pháp mà, sống như các vị Thánh Tăng mà, sống đúng giới hạnh mà.
Bởi vì Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Tứ Bất Hoại Tịnh các con. Thì cái ngày đó, các con sẽ sống đúng, nghĩa là sống đúng một ngày các con. Khi mà ngày đó các con trở về, con sống với cuộc sống, con thấy một ngày làm Phật của chúng tôi xứng đáng, các con hạnh phúc lắm.
Các con kiểm điểm lại một cái ngày, từ sáng các con đến, chiều các con tu tập xong, tới chiều các con xả Bát Quan Trai, các con trở về nhà chứ gì? Thì các con kiểm điểm lại, mình thấy một ngày làm Phật, tôi không hề vi phạm một lỗi nhỏ, thì đó là con đã làm được bậc Thánh Tăng trong ngày đó rồi. Mà nếu mà ba mươi ngày, mà con làm trọn vẹn, Thầy nói ba mươi ngày, chứ đức Phật nói bảy ngày thôi.
Bảy ngày mà các con làm trọn vẹn sống như vậy, thì bảy ngày con đã thành Chánh Giác rồi, thành Phật rồi đó, không có xa đâu, không có khó đâu. Bởi vì Tứ Niệm Xứ mà con, nó giúp cho các con bảy ngày, bảy tháng, bảy năm nó sẽ thành tựu. Mà chỉ trong bảy ngày mà mình tu tập đúng cách, bảy ngày là mình thành tựu rồi, đạo Phật không khó đâu.
Bởi vì ngày đó, cái ngày mình làm Phật, thì từ sáng đến chiều làm Phật, mà suốt bảy ngày làm Phật, vậy thì các con thấy cái tâm còn phóng dật không? Không phóng dật, thì đã là thành Phật rồi chứ gì? Đức Phật nói: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Mà bảy ngày không phóng dật là làm Phật rồi, chứ đâu phải nhiều. Mà bảy ngày liên tục như vậy, thì con thấy đâu có phải là khó.
Nhưng mà, trong một ngày một tháng, mà trong một ngày con làm được thì bảy ngày con có thể làm được, con hiểu không? Mà đâu phải bây giờ con tập ngay liền bảy ngày mà được đâu, cho nên con tập nhiều lần. Thí dụ như một tháng tập một ngày, tháng sau tập một ngày, tháng sau tập một ngày, cho nên một năm con tập mười hai tháng, được mười hai ngày làm Phật. Nhưng mà năm sau, các con lại mỗi tháng, các con tập được hai ngày. Rồi mỗi tháng con tập bốn ngày.
(13:57) Bây giờ bốn ngày, mình thấy một tháng mình tập bốn ngày mà mình thấy thích thú. Bốn ngày mà thiệt làm Phật cụ thể quá, tôi thấy thiệt an lạc, tâm thanh thản. Mỗi niệm gì khởi ra tôi đều tôi biết, tôi đuổi nó đi hết, thành ra tâm tôi thanh thản. Cho đến khi mà con thấy cái tâm nó hoàn toàn nó không còn niệm khởi nữa. À như vậy là tôi đã tới lúc, tôi đã thành tựu rồi.
Thì như vậy bây giờ con sống suốt bảy ngày thì con đã thành tựu, đâu có khó đâu. Bởi vì mình, mình tập làm Phật từng ngày từng ngày vầy, mà mình thấy được thì tức là bảy ngày là mình thành tựu chứ gì. Còn chưa được, bây giờ con nghe bảy ngày, con bây giờ chưa có tập gì hết, con vô cho con sống bảy ngày là ba ngày con lo con chạy mất rồi chứ con đâu có dám sống nổi, con hiểu chưa?
Còn mình học từng chút từng chút, nhưng mà đến cái mức nào đó, một tháng mà nó bốn tuần lễ, mà bốn tuần lễ mình có bốn cái ngày Chủ Nhật. Thí dụ các con còn đi lao động làm, còn làm sáu ngày, thì bốn ngày Chủ Nhật con nghỉ con tập. Thì trong bốn ngày, một tháng có bốn ngày con Thọ Bát Quan Trai. Con thấy bốn ngày làm Phật, mà trong bốn ngày một tháng, con chiêm nghiệm lại những ngày này, con thấy tâm con nó đi đến mức độ nào con biết rồi.
Bây giờ tâm nó thường thường, nó không phóng dật, khi mình vào thất mình sống trầm lặng không phóng bậy bạ nữa, mình thấy nó sắp chín muồi rồi. Như vậy con sẽ thấy nó đến nơi được trong bảy ngày, chứ không phải bảy năm đâu. Thầy nói tu đúng pháp, sống đúng cách rồi, thì nó không khó nữa.
Chỉ vì mình sống, mình chưa có biết mình, tức là mình chưa có biết mình, mình chưa có tập luyện, mình chưa có ngày nào làm Phật được hết, mà muốn vô làm Phật liền thì không được. Cho nên các con cứ tập Thọ Bát Quan Trai.
Bây giờ con về ở đây, tức là trong cái môi trường này con tập, tức là Tứ Niệm Xứ Thọ Bát Quan Trai rồi. Bữa nay con tập, rồi ngày mai tập, ngày mốt tập, chứ còn Tứ Chánh Cần là lúc nào con cũng phải tiếp giao với ở bên ngoài. Nó có những cái pháp ác, nó có những cái tâm động của các con, nó có những cái nó làm cho các con bất an. Nó bên ngoài nó tác động, nó làm cho con bất an, phải giải quyết cái này, giải quyết cái kia.
Thí dụ bây giờ các con ở đây, các con khỏi cần lo đói, thì cái pháp ác mà không lo đói các con đâu có lo. Bởi vì ở đây cô Út, tới trưa cô Út cho mình bữa cơm, ăn bữa sống được rồi, đâu cần gì phải nhiều. Nhiều làm gì mất công ăn, cho mất công cực, phải không? Mất công rửa nè, rồi mất công ăn nữa nè, chứ đâu phải nói là, làm sao giải thoát?
Sáng mình cũng không ăn, chiều mình cũng không ăn, không uống gì hết. Mình nghỉ, mình thấy giải thoát sung sướng quá mà, còn cái gì. Các con trở về gia đình các con, thì phải sáng ăn nè, phải đi làm nè, rồi tất cả mọi ác pháp nó đập vô làm cho các con nó bận rộn đủ thứ hết. Tức là ác pháp nó đang đánh các con, các con phải ngăn chặn nó.
(16:18) Bây giờ, thay vì bây giờ, mọi lần thì buổi sáng, các con phải làm cái này kia ăn, bây giờ uống một ly sữa, ăn cái ổ bánh nào đó, cái mình lo đi làm. Hay hoặc là không cần ăn buổi sáng, buổi chiều ăn cũng được rồi. Các con hiểu chưa? Mình ăn đơn sơ thôi, chỉ có cái bữa nào đó là cái bữa chính, để cho cả gia đình mình họp nhau ăn, để cho sự sum họp đó, thì lấy cái bữa đó làm chính.
Thí dụ như giờ buổi tối, gia đình mình sum họp được, mọi người đều về hết, mình lấy bữa tối làm chính chứ không phải cần bữa trưa. Con hiểu chỗ đó không. Đây là cái buổi sum họp của mình, mà tại sao lấy buổi trưa? Buổi trưa thì có người ở sở, có người chưa có về, mà bây giờ ngồi ăn có mình mình, mà ăn bữa chính, rồi người kia cũng ăn ở trong sở ăn bữa chính sao được? Đừng có nghĩ vậy.
Bây giờ đó, thí dụ bây giờ tất cả mọi người làm việc, buổi tối thì có mặt đủ hết, mình lấy buổi tối làm buổi chính. Mình ăn buổi chính, ăn no buổi chính. Còn buổi sáng, buổi trưa mình ăn qua loa để mình lo làm việc.
Phải không? Các con mua một mẩu bánh về cái mình ngồi ăn, uống ly nước cái rồi lo làm việc, chiều về cái gia đình họp nhau ăn bữa ăn đầy đủ với nhau, thấy không? Nó có sự sum họp, nó có cái tình cảm. Nó có những cái sống ở trong cái đạo đức thân thuộc của gia đình của mình, người nào cũng gặp nhau hết.
Phật tử: Dạ, đúng như là vậy. Con thắc mắc vấn đề đó thưa Thầy. Tại vì chúng con cứ nghĩ rằng, nghĩa là phải ăn một buổi trưa coi như là ăn Ngọ, như vậy thì, khi mà chúng con về tới gia đình, thì buổi chiều chúng con lại không ăn, hay là ăn quá ít, thành ra đôi lúc rồi con cái nó cũng hơi ngạc nhiên.
Nó nói là sao có vẻ lúc này trong cái buổi cơm, ba má không có ăn uống hay là sinh hoạt chung với chúng con? Mặc dầu là chúng con vẫn chia ra làm hai phần, các con của con đôi lúc còn ăn mặn, chúng con thì ăn chay trường, nhưng chúng con vẫn ngồi ăn chung với nhau nói chuyện vui vẻ.
Thì nay Thầy đã cho giải quyết cho chúng con một cái vấn đề thắc mắc, là con cứ nghĩ cứ phải ăn đúng Ngọ buổi trưa, còn buổi chiều tối thì không được quyền ăn nhiều. Vì vậy, mà đôi lúc các con nó cũng không được vui lắm, khi nhìn thấy chúng con như là không còn hứng thú trong việc buổi chiều dùng cơm với tụi nó nữa.
Trưởng lão: Đúng rồi, bởi vì, đúng là vậy, nó làm cho cái tình cảm của gia đình làm như nó buồn tẻ các con. Nó có cái sự chia cắt, nó rõ ràng. Bởi vì buổi trưa các con lại ăn chính nè, các con nhớ rằng ở bên Mỹ nó trưa, chứ ở bên đây nó là nửa đêm rồi sao? Như vậy là các con lấy cái mốc giờ nào mà cho đúng là Ngọ đâu? Cho nên, Thầy nói cái mốc nào mà sum họp cả gia đình của mình là Ngọ, là tốt nhất, là hạnh phúc nhất, là giải thoát.
(19:10) Bởi vì đạo Phật nhằm vào giải thoát chứ đâu phải nhắm vào, cái hạnh phúc, vào cái sự an lạc, vào cái sự giải thoát mà nó tình cảm đạo đức nó tràn trề với nhau, thì cái này là hạnh phúc rồi, cái này là giải thoát tốt rồi. Tại sao mà ăn như vầy, mà gọi là ngọ để rồi trả cái chỗ này, nó đau khổ nè, con cái nó cũng thấy buồn. Phải không, các con thấy không?
Đó như vậy là đối với Thầy, bởi vì Thầy nhìn thông suốt được cái thời gian của nó. Suốt qua một cái thời gian của nó, cho nên đâu có nghĩa là ăn Ngọ. Bây giờ thí dụ như ở đây, Thầy nói rằng mười hai giờ ăn cơm ngọ đi, phải không?
Thì quý Thầy bây giờ cái thời gian để nó thuận tiện cho người ta ăn cái đó, là tại vì chư Tăng ở đây người ta sẽ họp vào đó, không có người nào mà vắng mặt. Phải không? Cho nên người ta họp người ta ăn giờ đó. Còn bây giờ buổi chiều thì người nào cũng lo tu.
Còn bây giờ, mà cả gia đình của mình, mình sống, mình thấy cái múi giờ này là cái giờ mà gia đình mình sum họp. Bởi vì mình còn lao tác, mình còn lao động để cuộc sống của mình mà, vậy thì mình chọn cái giờ nào là cái giờ chính để cho mình ăn trong cái giờ chính này, để gia đình mình sum họp.
Rồi trong khi đó không có nghĩa là, bây giờ ba mẹ ăn chay rồi thì mấy con dọn riêng ba mẹ ăn riêng. Không, chay mặn là do ở cái tâm từ của mình, cha mẹ ăn chay là không có ăn cái thịt chúng sanh, là tức là vì cái sự đau khổ của chúng sanh cha mẹ không ăn, chứ không phải cấm cái chỗ này. Các con ý thức được cái này, các con ăn chay thì tốt, mà các con chưa ý thức được cái này thì các con cứ ăn mặn, ba mẹ không cản đâu.
Bởi vì, ba mẹ hiểu được là cái chỗ ăn chay không có nghĩa làm Phật, mà ăn chay vì cái lòng thương yêu của ba mẹ, vì ba mẹ nghĩ rằng, cái sự đau khổ của chúng sanh mà huân vào thân mình, chắc mình không thoát khỏi sự đau khổ đó, cho nên ba mẹ không ăn thôi.
Còn các con chưa ý thức được điều này, thì các con ăn như thế nào cũng được. Ba mẹ chưa có ý khuyên. Nhưng mà các con lần lượt rồi tin rằng, khi ba mẹ mà thực hiện được cái con đường tu này, thì chắc các con cũng sẽ khởi cái lòng thương yêu của các con đối với chúng sanh mà các con ăn thôi, phải không?
Từ ba mẹ mà làm cái điều này, thì các con phải có ý thức chứ gì? Tại sao cha mẹ mình không ăn những miếng ăn ngon như vầy mà lại ăn những cái miếng ăn mà rau cải như vậy, nó không ngon như vậy, nó lạt lẽo như vậy mà lại ăn. Lại như thế nào mà ăn được? Mà ăn mập khỏe, ăn không có đau bệnh nữa, tại sao vậy? Con các con sẽ có cái sự tư duy và suy nghĩ đặt ra câu hỏi để hỏi.
Và cuối cùng thì, bây giờ sẵn cái dịp mình, cái hoàn cảnh vậy, ba mẹ nói cho các con biết, không nghĩa là ba mẹ ăn chay làm Phật, mà ba mẹ ăn với ý thức thương yêu. Vì cái sự hiếu sinh của ở trong lòng của ba mẹ đối với những con vật, nó cũng có sự đau khổ, cũng có sự sợ chết cũng như mình, mà bây giờ nỡ nào mình lại ăn thịt chúng để rồi, do mình ăn người ta mới bắt người ta giết chứ. Còn nếu mình không ăn làm sao người ta bắt giết?
Do đó cho nên ba mẹ giảm bớt cái sự mà gián tiếp sát sanh này, thì nó cũng đỡ bớt một cái số lượng chúng sanh bị giết hại. Đó, mình ý thức, mình nói vậy, còn nó hiểu không hiểu kệ nó. Mặc dù mình biết rằng nó có gieo cái duyên đó, cho nên mình mới nói. Còn không thì chưa có đúng duyên thì mình không nên khuyên.
(22:04) Thầy ở đây, Thầy giúp cho các con về vấn đề mà tu tập, để các con ý thức được cái sự tu tập của mình nó chơn chánh, nó nhằm cái mục đích giải thoát, và nó lâu dài. Người ta bốc đồng người ta ăn chay, người ta nói ăn chay để mà được chư Phật gia hộ mình thế này thế khác, mà ăn chay. Để cầu cho gia đình mình bình an, mình ăn chay, thì cái ăn chay này nó chỉ cấp thời thôi, sau đó thì người ta vẫn ăn mặn như thường.
Còn cái mà ăn chay mà nó vĩnh viễn, là vì mình ăn chay với cái lòng thương yêu của người ta đối với các loài vật khác, với cái sự thương yêu của chính bản thân mình, vì mình không muốn huân cái sự đau khổ vô thân của mình nữa. Mình không đem cái sự đau khổ đó vào trong thân của mình nữa, cho nên mình ăn chay. Cho nên dù là ăn ngon ăn dở gì mình cũng ăn được hết, vì mình không thấy sự đau khổ đó nữa.
Đó, đó là cái ý thức của mình, nó giúp cho mình vượt qua những cái khó khăn của cái cơ thể. Khi mà cơ thể mình ăn thịt cá nó quen rồi, bây giờ ăn chay, nó không quen, nó làm cho mình cũng khó chịu chứ không phải không đâu các con. Nhưng mà sau khi cái ý thức của mình nó mạnh mẽ, lòng thương yêu của mình mạnh mẽ, nó chiến thắng, nó vượt qua những cái khó khăn của cái thân của mình.
Bởi vì cái thân nghiệp nó quen, nó quen rồi. Cho nên cái người ăn mặn mà ăn chay họ cũng khó rồi. Cái người ăn ba bữa mà giờ ăn một bữa họ cũng khó rồi, nó thành cái thói quen rồi. Nhưng một cái người mà ăn một bữa, ăn trở lại hai, ba bữa dễ lắm.
Mà trái lại một cái người mà ăn chay mà ăn mặn lại dễ đó, chứ không khó đâu. Mà cái người mà từ mà ăn mặn, mà đi ăn chay nó hơi khó. Rồi từ mà ăn chay đến ăn ngày một bữa nó khó, nó khó hơn. Nó cứ tuần tự nó khó, rồi mình huân quen rồi mình thấy bình thường, không có gì hết, đó mình tập quen.
Cho nên, đạo Phật là đạo dạy cho mình, sửa lại những cái sai, sửa lại những cái tội lỗi, đừng có tội lỗi, tức là đừng có ác pháp đó các con. Đừng có tội lỗi, để đem lại cho thân tâm của mình, nó có cái sự sống thanh tịnh, một cái sự sống thật sự là con người các con. Con người có đạo đức, đạo đức biết thương người, biết thương chúng sanh, biết thương mọi người.
Mà mình bây giờ, mình thương chúng sanh, mà giờ con cái mình không thương hay sao? Mình làm khổ nó. Cho nên cả cái bữa ăn của mình, mình thấy nó cũng buồn là mình đã tự làm khổ nó rồi. Mình tu mà tại sao mình làm khổ những người này? Bởi vậy là ác pháp rồi.
Cho nên từng cái tâm niệm của mình mình suy tư vậy mình biết đó là mình chưa ngăn ác diệt ác, mình đã tạo ra tâm khổ rồi. Cho nên từ đó mình mới tư duy cách thức để mình giải quyết, mình giải quyết làm sao mà nằm trong thiện pháp, cả gia đình của mình vui vẻ, tất cả mọi người đều vui vẻ hết, thì đây là thiện pháp.
Thiện pháp đem lại cho mình vui, người khác vui rồi, thì như vậy là mình sống đúng Phật rồi. Còn nếu mình chấp nhận mình ăn Ngọ, mà mình làm tất cả những sự đau khổ này, thì cái Ngọ này không phải là cái Ngọ của Phật đâu. Cái Ngọ này Ngọ của tự mình đặt ra, đó là sai các con.
(24:24) Phật tử 2: Thưa Thầy! Nhưng mà ở trong nhà, con là người nấu ăn mà con con thì nó ăn mặn, thành ra nhiều khi con thấy khó xử quá thưa Thầy?
Trưởng lão: Không có sao đâu! Bây giờ Thầy dạy con. Bây giờ, con nó ăn mặn, bởi vì con nó chưa có, cả gia đình con mà ăn chay hết thì tốt phải không? Phải không, nó rất tốt. Bây giờ nó ăn mặn, mà con là bây giờ là cái người mà nấu ăn ở trong gia đình, để giúp cho các con mình đi làm, rồi tới tối nó về nó có cái bữa ăn chung nhau đó, cho nó vui vẻ. Được rồi đâu khó gì đâu.
Con đừng có mua con gà về cắt cổ, con đừng có mua con cá về đập đầu. Bây giờ con ra chợ thì người ta đã làm sẵn con, con cứ mua đi. Cái gì họ làm sẵn, con cứ mua đi. Mặc dù đó mình biết, đó là cái gián tiếp sát sanh. Cũng như mà mình ăn thịt chúng sanh, người ta mần sẵn, mình ăn thôi chứ gì?
Nhưng mà đó gián tiếp, thế nào mình cũng mang cái tội. Nhưng mà tôi nghĩ rằng, tôi phải đem lại hạnh phúc cho gia đình tôi, tôi chấp nhận cái tội này. Nhưng mà tôi nỗ lực tôi tu cho tôi, thì tôi sẽ chuyển hóa cái này, tôi chuyển hóa cái nghiệp này, nhưng mà tôi phải chuyển hóa như thế nào để đúng?
Tôi ước ao rằng một ngày nào con cái tôi sẽ toàn bộ, sẽ ăn chay hết. Mà nó ăn chay hết, thì cái lòng tha thiết của một người mẹ nó sẽ cảm hóa được các người con của mình sau này nó ăn chay hết, và cả thậm chí như cháu mình nó cũng ăn chay, nó cũng thích nữa. Cho nên đức Phật nói cái bài kinh Ước Nguyện đó, mình muốn ước nguyện cái gì đó, thì mình nên sống cho đúng giới luật của Phật, rồi mình ước nguyện thì nó sẽ đạt được.
Thí dụ chẳng hạn một ngày nào đó, con đến một cái thất ở trong chùa nào đó, con xin Thọ Bát Quan Trai, con giữ tám giới: “Tôi ước nguyện sao cho các con tôi đều ăn chay, cho cuối cùng tôi không còn thấy những cái cái thịt cá của chúng sanh, mà tôi phải kho nấu. Tôi ước nguyện cho các con tôi đều được ăn chay, để cho tôi không có thấy cái khổ đau này nữa”. Thì con ước nguyện.
Một ngày nào đó, tụi nó nói: “Ba mẹ ăn chay, con cũng ăn chay luôn, ba mẹ không phải…”. Con nó thật sự, nó cảm hóa được. Mà con cứ ước nguyện, thầm ước nguyện, rồi chừng nào cái nhân quả nó chín muồi rồi, thì nó chuyển, thì các con nó tự nó phát tâm ra, nó vui vẻ. Chứ mình đừng ép, đừng ép nó con, ép nó làm nó khổ.
Bây giờ mình ép nó, bảo mấy con phải ăn chay, phải biết thương chúng sanh. Ép nó, trong khi nó còn thèm thịt chúng sanh là tại cái nghiệp của nó con. Mình không ép, nhưng mình ước nguyện, mình thực hiện những cái pháp lành của Phật đó, rồi mình ước nguyện, mình ao ước cho con của mình nó sẽ thực hiện được những cái pháp lành. Từ đó nó tự cái nghiệp lực của mình mà mình huân cái nghiệp lực đó, nó làm cho tụi nó chuyển hướng con, nó chuyển hướng.
(26:34) Cũng như bây giờ, thí dụ như vợ chồng, nó có những cái sự gì tranh chấp, thí dụ như mà chồng độc tài, thì người vợ quá khổ. Nghĩa là cái người chồng độc tài, nghĩa là người chồng muốn cái gì thì người vợ phải làm theo hết không có được, người vợ không có quyền gì hết, thì do đó cái người vợ đó khổ.
Cũng như người vợ mà độc tài, thì cái người chồng chỉ có người tùy thuận thôi, bằng lòng theo cái kiểu mà chịu đựng thôi đó, thì cái người chồng khổ, nhưng mà không nói ra. Nhưng mà cái người vợ thì nắm quyền hết, thì như vậy là coi như là lúc bấy giờ người vợ đó là cái người phải đảm đương rất nhiều, làm tất cả những công việc.
Thậm chí như lương hướng mà tiền bạc ở trong nhà đều là người vợ mà làm ra hết, người chồng chỉ làm phụ thôi chứ không có. Cho nên người vợ nắm quyền hết, thì người chồng rất khổ. Bởi vì cái người đó họ phải độc quyền hết, độc tài hết.
Còn cái người chồng cũng vậy, họ làm ra hết thì cái người vợ chỉ còn có nội trợ không, thì cái người vợ cũng khổ lắm. Nhưng mà người chồng hễ cho người vợ làm vô, thì nó hư công chuyện hết, không có cho làm. Cho nên mình độc tài, vì vậy mà không có thấy cái khổ của người vợ.
Do đó, sau này cái đạo đức của Thầy cũng dạy để mà thấy để chúng ta xả bớt những cái nỗi khổ này, để không vợ chồng chỉ có nước chịu đựng nhau thôi. Thầy nói thật sự vợ chồng chứ, nó ít khi mà vợ chồng nó bình đẳng nhau lắm. Mà có khi thì chồng chịu đựng, có khi vợ chịu đựng thì cái gia đình nó mới hạnh phúc. Hạnh phúc coi như là bề ngoài, chứ thật sự trong tâm, thì họ chưa phải là thật sự hạnh phúc đâu.
Cho nên, Thầy biết rõ những cái tâm niệm của mọi gia đình hết chứ. Thầy không có gia đình, chứ mà Thầy biết hết đó. Bởi vì hầu hết là các cư sĩ, mà Thầy về đây Thầy hướng dẫn, Thầy biết khi mà nói chuyện với nhau đó, thì họ đã nói ra, Thầy biết cái người vợ nắm quyền người chồng, Thầy biết là người vợ độc tài. Mà cái người chồng mà nói chuyện này là người vợ vậy là người vợ, người chồng độc tài, người vợ khổ.
Thầy hiểu được cái điều đó, cho nên Thầy nguyện Thầy sẽ viết cái bộ sách Đạo Đức đó, để Thầy giải nguy hết cái này ra. Thì cho nên vì vậy đó, thì Thầy giải cái này bằng cái phương pháp của đạo Phật, bằng cái sự ước nguyện. Chứ lúc bây giờ, cái người chồng mà độc tài, người vợ nói gì người chồng không nghe đâu. Mà cái người vợ mà độc tài, người chồng nói gì người vợ cũng không nghe đâu.
(28:19) Chỉ có còn mà chịu đựng thôi, chứ còn không có nói gì được hết, không ai nghe đâu. Cho nên chỉ có duy nhất đó, là chỉ có cái người mà chịu đựng đó đó, là phải sống đúng cái đời sống của giới luật của Phật, rồi ước nguyện một ngày nào đó, vợ của mình sẽ thay đổi những cái cái độc tài đó.
Phật tử 1: Làm sao thay đổi hả Thầy?
Trưởng lão: Tự nhiên nó sẽ thay đổi, lần lần nó cởi mở ra. Rồi bỗng một ngày nào đó, sau nó đọc cuốn sách nào đó, nó bắt đầu, nó cởi mở, nó thay đổi. Nó có cái duyên kỳ lạ lắm, nó chuyển được cái nhân quả. Bởi vì mình sống đúng cái giới luật của Phật, thanh tịnh đó, nó chuyển được cái hoàn cảnh nhân quả của mình, nó đưa đến cho cái sự bình đẳng, đem lại hạnh phúc. Nó hay như vậy.
Cho nên cái bài kinh Ước Nguyện con đọc là bộ kinh Trung bộ của Hòa thượng Minh Châu dịch đó, bài kinh Ước Nguyện có giá trị lắm. Nghĩa là một cái người nào đó đau bệnh, mà mình muốn ước muốn cho người đó, không phải hồi hướng tụng kinh này hay hoặc là tu này mà hồi hướng cho được đâu, mà mình ước muốn. Mình giữ gìn giới luật trọn vẹn, mình ước muốn cái người đó đó, sống được cái đời sống thiện pháp để chuyển được cái quả khổ đó, cái bệnh khổ đó.
Vậy mà rồi nó chuyển được, nó làm cho người ta. Rồi cái người đó đó, mình thỉnh thoảng mình đến, mình chi cho một cuốn sách Thập Thiện hay là cuốn sách Đạo Đức nào đó. rồi bắt đầu người đó họ đọc họ tỉnh con. Nhờ cái ước nguyện của mình mà họ tỉnh, bắt đầu họ nguyện họ ăn chay. Họ bệnh vậy chứ họ ăn chay, họ nguyện họ Thọ Bát Quan Trai nữa, họ hay vậy đó.
Rồi tự cái hành động đó, mà nó chuyển được cái bệnh khổ họ, chứ không phải là mình ước nguyện, mà mình đem cái tâm làm thiện của mình mà chuyển cái bệnh họ, mà chính bản thân của họ. Mà chính mình làm cho họ tỉnh thức hơn là chính mình đem lại cho họ cái lực để mà cứu độ họ.
Nó là những cái phương pháp của Phật, tự người ta cứu, nhưng mà mình có cái sự trợ giúp bằng cái tâm thanh tịnh của mình để giúp cho người ta tỉnh để mà người ta ở trong cái thiện pháp người ta chuyển. Cái hướng của đạo Phật nó rất rõ ràng, cụ thể giúp người ta tự lực.
Cũng như người ta yếu mà đi không được, mình giúp cho họ, để mà dẫn cho họ đi, họ tập đi. Tới chừng mà đi được, mình buông họ ra, thì cái lực họ đi được, tức là chuyển. Mình chỉ cần nương đỡ cho họ, để họ đi thôi. Chứ còn cái đi thì phải là cái người đó, chứ không phải chính mình đi, phải không?
Đâu mình cứ cõng họ hoài thì không được, mà bây giờ mình cặp nách cho họ vầy: “Anh hãy bước đi, hay là chị hãy bước đi, tôi chịu nách đây nè, anh chị bước đi”. Thì cái người đó họ dần dần, họ tập cái bước đi bước đi. tới chừng mà họ đi được, cái mình thả ra họ đi được. Thì cái ước nguyện đó là vậy đó con.
(30:55) Nên pháp Phật nó màu nhiệm ở cái chỗ, chứ còn mà nếu mình sai một chút, mình cầu nguyện chư Phật gia hộ cho người đó thì không được. Và mình nói mình tu để mà mình đem cái công đức của mình để cho họ thoát cái khổ đó, cũng không được nữa. Mà chính bản thân của họ phải đi. Nhưng mà mình chỉ là cái người giúp cho họ, để cho họ nương tựa vào cái sự giúp của mình mà họ đi là đúng. Đó là cách thức.
Cho nên ở đây, Thầy nói nó rất cụ thể và rõ ràng. Ở trong cái nhân quả, tự mình cứu mình, chứ không ai cứu được. Nhưng mà nhờ cái tha lực của người khác, để giúp cho mình. Chẳng hạn bây giờ, mình sống ở trong gia đình, hai con nè, ăn chay nè. Coi vậy chứ mà nó chuyển cái đàn con của mình dữ lắm đó con.
Nó bởi vì hằng ngày nó thấy, nó thấy tại sao ba mẹ ăn chay mà mạnh khỏe? Rồi hằng ngày bây giờ tu tập, ít có cau có, ít có giận hờn, ít có la rầy này kia. Hằng ngày, sao thấy ba mẹ mình càng hiền càng tốt. A, nó chợt tỉnh con. Nó chợt tỉnh, rồi từ đó nó hướng theo cái con đường của mình. Đó tự mình, mình đã giúp nó bằng cái tu tập, cái gương hạnh của mình thôi. Mà không ngờ làm cho nó có cái chỗ nương mà nó tiến.
Cho nên đạo Phật nó hay ở cái chỗ mà tu đúng, làm đúng. Các con đừng làm sai các con. Một người cha mà rầy con, mà người cha không gương mẫu rầy con, con không nghe. Còn người cha làm đâu đúng đó hẳn hòi, rầy con, nó sợ lắm, nó nghe. Còn cho nên vì mình tu đúng theo đạo Phật rồi, mình không nói chứ nó nghe, hạnh phúc nó sẽ tràn trề đến gia đình của các con. Đó.
(32:06) Thì do đó, cho nên vì vậy đó, mà khi bây giờ ở đây, khi mà về, thì các con cần phải triển khai cái trí tuệ của mình, sống trong cái pháp ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Chứ bây giờ Thầy chưa có viết bộ sách này thì Thầy đâu có cái, đâu có hướng dẫn các con cụ thể từng chút được. Chỉ ngồi để mà viết những cái hành động cụ thể, mới nhắc nhở các con thôi.
Còn bây giờ tự các con, các con triển khai được. Cái hoàn cảnh đó nó làm cho con phải tư duy suy nghĩ, để mà giải quyết cái nỗi khổ của mình với của gia đình mình chứ. Cho nên, ngay đó là mình giải quyết mà mình còn ngộ, tức là cái trí tuệ nó triển khai ở đó, con hiểu không?
Cho nên càng ngày các con tu Tứ Chánh Cần đó, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện thì cái trí tuệ tri kiến giải thoát của các con phát triển, càng diệt càng đi lên. Hễ các con ngăn không được thì các con khổ rồi.
Mà các con ngăn được, các con diệt được, là các con thoát khổ rồi. Và từng chút thoát khổ như vậy các con thấy. Và từng chút cái trí tuệ các con, nó phát, nó sáng suốt, nó khởi lên, nó sáng suốt. Nó sáng suốt, nó phát ra cái hiểu biết của nó để nó ngăn, nó chặn hết.
Bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ mà, có trí tuệ mới giải thoát, có trí tuệ mới là đạo đức, không làm khổ mình, khổ người. Còn không trí tuệ là không đạo đức. Bởi vì trí tuệ ở đâu là đạo đức ở đó, mà đạo đức ở đâu là trí tuệ ở đó. Đó thì cho nên vì vậy, mà cái pháp Tứ Chánh Cần là cái pháp triển khai trí tuệ của chúng ta.
Đó cho nên các con chịu khó suy nghĩ, bây giờ ác pháp nó làm khổ mình nè, gia đình mình nó khổ nè, phải giải quyết như thế nào nè? Bắt đầu con đặt câu hỏi, rồi bắt đầu con tư duy, con tìm ra manh mối làm cho cái gia đình mình an ổn, tức là trí tuệ rồi. Mà nó làm cho an ổn, tức là đạo đức chứ gì, là thiện pháp chứ gì. Các con thấy chưa?
Đó cho nên, nó từ đó các con phải cố mà triển khai cái trí tuệ tri kiến giải thoát của mình, thì hạnh phúc sẽ đến các con à. Tức là các con ngăn ác diệt ác. Đó, các con sáng suốt trong cái vấn đề đó. Chứ không lẽ bây giờ mỗi mỗi các con Thầy theo Thầy nhắc mấy con hoài, đâu có được.
Chứ lẽ ra có Thầy bên thì các con cứ hỏi Thầy thì dễ rồi. Bây giờ hoàn cảnh con nó vậy, phải giải quyết làm sao? Thì Thầy, bởi cái trí tuệ của Thầy nó sẵn rồi, cho nên Thầy dạy các con nó dễ rồi. Còn bây giờ các con nó chưa có cái biết cái đó, cho nên đòi hỏi chỗ các con phải tư duy suy nghĩ, tìm ra cái cách giải quyết. Giải quyết tức là ngăn ác diệt ác chứ gì? Không cho ác pháp xâm chiếm vào.
(34:31) Đó là các con sẽ tự triển khai. Triển khai đến mức độ mà pháp ác đến con không thấy, nó bất động tâm của mình, không sợ nữa, nó không có dao động nữa. Thì lúc bây giờ là các con sẽ ở trong cái phần. Thì cái phần này nó đã giải thoát rồi, thì các con sẽ tu tới cái phần Tứ Niệm Xứ.
Tức là hằng tháng các con được vào chùa, các con Thọ Bát Quan Trai, các con tu một ngày làm Phật, đó là tu Tứ Niệm Xứ. Mặc dù bây giờ Tứ Chánh Cần các con chưa xong, nhưng mà các con có tập cái này. Vì tập cái này, cái tâm hồn của các con nó sẽ tỉnh táo hơn. Tỉnh táo hơn thì cái trí tuệ nó dễ phát hơn, thì ngăn ác diệt ác nó dễ hơn chứ gì? Phải không?
Còn bây giờ các con không tập cái này, thì cái sức tỉnh táo các con một ngày, một tháng các con không được một ngày tỉnh táo, thì làm gì mà các con thấy được những cái cái ác pháp này, mà các con ngăn chặn được. Cho nên các con ít ra cũng phải có một ngày tỉnh táo thanh thản, an lạc.
Trong cái ngày đó, mình sống Tứ Niệm Xứ để cho mình đẩy lui các chướng ngại pháp vi tế trong tâm của mình mà không bị ác pháp ở ngoài xâm chiếm, do đó cái tâm hồn mình nó thanh thản an lạc. Vì vậy mà sau khi tiếp xúc, thì các ác pháp nó hiện ra, thì cái trí tuệ mình nó phát ra. Nó phát ra, nó ngăn chặn, nó diệt cái ác pháp này. Nó làm cho cái tâm của mình và môi trường sống của mình, con cái trong gia đình hạnh phúc, nó không còn khổ nữa.
Đó là chúng ta tu tập như vậy, con thấy nó lợi ích lắm, nó thiết thực lắm, nó tu là cái cuộc sống mình đó, cuộc sống là tu. Thầy nói sống là tu, tu là sống mà. Đó là ngăn ác diệt ác đó, mà bằng cái trí tuệ của chính mình, của hai con. Mỗi người đều có một cái trí tuệ, mỗi cái trí tuệ đó nó tự phát triển ra nó. Nó nhiều mức độ, nó rất là thiết thực.
(36:07) Thì muốn được như vậy, thì các con hằng ngày nhắc tâm của mình. Khi mà mình tu như vậy, mình sống như vậy, đây là những cái điều kiện, sau này con mở băng lại, con nghe kỹ, đây là những cái pháp, mà để nó thường xuyên, nó nhắc tâm con, nó nhắc tâm con gặp trước ác pháp, nó nhắc tâm con. Thì trong khi đó, con dùng cái câu pháp hướng, thường xuyên con ngăn ác, diệt ác thì con dùng câu pháp hướng như thế này: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si nữa. Tham, sân, si là khổ”.
Con nhắc nó như vậy. Rồi khi nào nó gặp ác pháp, thì nó ngăn chặn ngay liền. Nó giúp cho con nhẫn được cái ác pháp, nó làm cho tâm không khổ. Thì ngay đó, nó tự trong tâm con nó khởi ra: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si. Tại sao mày còn tham, sân, si”. Nó nhắc mình, tại sao mình lại tham, sân, si? Nó nhắc con, tự nó nhắc con.
Cho nên cái pháp hướng, nó trở thành một người thứ hai của con. Khi có hữu sự nó nhảy ra nó nhắc con. Mà nếu mà hằng ngày bình thường vầy con không nhắc, thì tới chừng mà hữu sự nó không có nó, nó nhắc con thì con bị sân, bị phiền não.
Còn có nó nhắc con được cái thì con thấy nó, coi như là mười phần cái ác pháp đó, nó giảm xuống chín còn một phần à con. Rồi từng đó con quán xét, con đẩy lui luôn, con thấy an lạc trở lại liền. Đó con hiểu không. Cái pháp đó hay lắm con, cái pháp Như Lý Tác Ý, cái pháp mà Phật dạy chúng ta, nó trở thành một cái người thứ hai của mình.
Sau khi, toàn thân ngũ uẩn của mình chết, thì cái người thứ hai này nó còn, cái lực của nó, cái lực không tham, sân, si, cái lực này còn. Nó luôn luôn nó vĩnh viễn với chúng ta, bởi vì nó như cái lõi cây. Một cái cây non mới lên, thì không có lõi. Do cái sự huân tập của cái pháp này, mà nó thành cái lõi, nó thành có.
Cho nên nói, mình bây giờ mình chấp trong thân mình có, thì đó là chấp thường, mà chấp nó không có, là chấp đoạn. Đó cho nên vì vậy, nói không có được. Cho nên gì vậy mà lấy cái thân để mà luyện tập cái này, thì cái này nó mới có, nó mới có cái lõi này. Cho nên nó là cái nghiệp, cái nghiệp thiện.
Còn cái nghiệp tham, sân, si của mình đang có, là cái nghiệp ác. Cho nên cái nghiệp ác nó tái sanh, còn cái nghiệp thiện thì nó chấm dứt tái sanh. Nó có đây mà nó không tái sanh nữa. Cho nên cái tâm mình mà nhắc riết, thì cái này nó có, nó trở thành người thứ hai của mình. Người thứ hai từ ở chỗ không có mà nó trở thành có.
Cho nên đức Phật nói có cũng không được, mà nói không cũng không được. Bởi vì người tu thì người ta nói có, mà người không tu thì nói có sao được, nó đâu có phải có sẵn. Đó, con hiểu chỗ này không? Đó! Cho nên bây giờ con cứ hướng: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si” Bởi mục đích con tu để giải thoát là không tham, sân, si chứ gì? Mà hết tham, sân, si là giải thoát chứ gì?
Thì con thấy cái mục đích của đạo rồi. Vậy thì con nhắc nó: “Tâm không có tham, sân, si, ly ác pháp đi”. Và do đó con phải nhắc nó như cục đất, riết rồi bắt đầu nó có một cái người thứ hai của các con. Cái người vĩnh viễn của các con, cái người sống mãi mãi với các con. Cái người không tham, sân, si cũng có luôn. Đó.
(38:27) Phật tử 1: Dạ, con kính bạch Hòa thượng, chỗ này con có cái thắc mắc, xin được Hòa thượng chỉ dạy. Là Hòa thượng truyền cho chúng con biết là cái nghiệp thiện là không tái sanh. Trong khi đó, một vài kinh sách thì lại nói là vô niệm mới là không tái sanh. Vậy thì xin Hòa thượng tùy duyên chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Thầy sẽ dạy cho các con thấy. Vô niệm nó không có tái sanh là vì nó ở trong cái không, phải không? Còn cái mà, cái nghiệp thiện này nó không tái sanh là tại vì nó không muốn tái sanh. Chứ còn nó muốn, là nó bao nhiêu nó tái sanh cũng được, phải không?
Phật tử 1: Bởi vì mới thật sự làm chủ.
Trưởng lão: Mới làm chủ nó. Còn cái kia, nó không, nó không có tái sinh được, mà nó không ngơ luôn. Thì như vậy là để làm gì đây? Phải không? Con thấy cái này, chỗ này là cái nghiệp, cái thiện này nó không tái sanh nữa, nhưng mà mình muốn tái sanh là tái sanh.
Cũng như bây giờ, Thầy không muốn tái sanh thì nó không tái sanh nữa. Bởi vì cái lực của này, cái lực mà nó không tham, sân, si này nó có của Thầy rồi. Cho nên Thầy không muốn thì nó không tái sanh nữa. Nhưng mà Thầy bây giờ Thầy Dục Như ý Túc, Thầy muốn tái sanh nè, để làm lợi ích cho chúng sanh nè, thì nó phải tái sinh thôi. Nó đâu có dám cãi, nó là thiện mà.
Thầy làm chuyện thiện, thành ra nó phải ra lệnh, nó theo đó nó phải làm. Cho nên Thầy làm chủ mà. Làm chủ được cái này, chứ không phải là không làm chủ. Làm chủ được cái mà đi tái sanh. Bây giờ nó không đi tái sanh nữa được, thì bây giờ Thầy cũng làm chủ được cái không tái sanh này nữa, mà tái sanh Thầy làm chủ được.
Cho nên đức Phật muốn tái sanh là tái sanh, mà không muốn tái sanh là không tái sanh chứ. Chứ còn nếu mà không niệm thiện, niệm ác thì nó là không mất rồi. Thì nó không rồi, đâu có muốn tái sanh, đâu có muốn gì được nữa đâu, nó không có. Cái này là sai rồi.
Con thấy đạo Phật nó hay lắm. Bởi vì ông Phật ổng nói, ổng muốn tái sanh bao nhiêu cũng được mà. Cho nên trong cái bài mà Thầy nói, nếu mà toàn thể con người trên hành tinh này mà tu hết rồi thì chúng ta là hóa sanh, phải không? Hóa sanh phải không? Bởi vì cái môi trường có, môi trường sống nó có rồi.
Có rồi thì tức là chúng ta có được cái sự sống ở trên này rồi, có những cái gạo thóc, trái cây, thực phẩm để mà sống, thì chúng ta hợp các gen lại bằng cái tâm lực của mình chứ gì? Thì nó thành ra một con người rất thiện chứ gì? Thì lúc bây giờ con người này cần tu đâu? Họ đâu có làm ác với ai đâu nữa đâu? Họ đâu còn tham lam đâu? Họ sống với trái cây, họ sống gì họ sống cũng được rồi, họ đâu có ham nhà lầu tivi gì nữa đâu.
Thì đó ta là người thiện mà. Tại vì chính Thầy là cái người thiện Thầy đang hợp con người thiện. Thầy làm ra con người thiện, thì con người phải tốt chứ. Hổng lẽ bây giờ một cái đấng tạo hóa là cái đấng tốt, mà lại sanh chúng ta ra toàn là thứ ác này không sao? Đâu phải. Nó là thuộc về nhân quả ác, nó mới sanh ra cái loài ác, con hiểu không?
Chứ còn nếu mà có một cái người thiện, một cái người toàn năng toàn thiện mà sanh chúng ta ra, thì chúng ta là những đứa con thiện, chứ đâu có những đứa con ác được. Thì bây giờ, Thầy hợp tất cả các cái duyên, tức là các cái gen sống ở trên này nó họp lại, nó mới thành ra một con người. Mà do cái tâm lực của Thầy thiện, Thầy mới hợp được nó. Mà tâm lực thiện thì con người này phải thiện chứ.
Cho nên vì vậy, mà Thầy không đi vào cái sự mà sanh bằng cái đường thai sanh đẻ ra con, mà Thầy lại thai sanh bằng cái hóa sanh, hợp gen lại thành con người, thì con người trên hành tinh này là con người quá tuyệt. Nó sống trường cửu chứ đừng nói, không có chết bậy bạ đâu. Không phải là hạnh phúc sao? Đâu có tử biệt sinh ly bao giờ đâu.
Bây giờ sống ở đâu, bây giờ muốn gặp nhau, ngồi đây, bây giờ bên Mỹ cũng gặp nói chuyện nhau được. Tại vì cái người đó, họ không có cái không gian trải dài. Tại vì con người đó họ không bị không gian, họ không bị thời gian chia cách họ nữa. Họ không có quá khứ nữa, họ đang ở trong cái hiện tại với nhau rồi. Đó thấy họ hạnh phúc không?
Còn mình bị thời gian nó chia cắt. Bây giờ nói với con, chứ lát nữa nó quá khứ rồi, đó nó bị chia cắt ra rồi. Còn cái người đó, họ không có chia cắt nữa. Họ khi mà họ nói họ muốn sống trở lại đó, thì nó cũng ngay đó, nó có y như vậy, nó không còn mất cái đó.
Thì cái người, Thầy nói cái người hoá sanh là tuyệt vời. Nhưng mà vì bây giờ, chúng ta chưa có như vậy, thì bây giờ chúng ta đưa cái người này ra thì toàn cả những người ác này, họ diệt mấy người này hết. Đau khổ thêm chứ làm cái gì?
Bây giờ, thí dụ như Thầy hóa sanh ra một triệu người đi. Một triệu người thiện này, họ đâu bao giờ họ đi nỡ làm ác tất cả mọi người khác. Thì những người khác bắt buộc những người thiện này trở thành những lao công, mà họ cướp mồ hôi của người ta. Phải không?
Các con thấy, nếu mà không cướp cái mồ hôi như vậy, thì những người thiện này, có chỉ cạp đất mà ăn, chứ có lấy cái gì ăn. Làm ruộng thì chúng cũng đong hết, đâu có để cho mình ăn. Thiện thì họ đâu có tranh đấu nhau. Thành ra Thầy sanh cái người này ra, chỉ là làm nô lệ cho người khác, thì chắc thầy không sanh đâu.
Cho nên vì vậy mà thầy nghĩ rằng, toàn thế giới mà tu hết rồi thì chúng ta sẽ có hoá sanh thôi, sẽ có con người tốt ở trên cái môi trường này. Bởi vì môi trường này là môi trường sống thì phải có những cái loài vật tốt. Chứ không thể nào mà nói rằng không có con người nữa, không đúng.
Cho nên khi mà thầy dạy mấy con, mấy con lưu ý tất cả những cái này, mấy con sẽ có giải thoát liền tức khắc. Mấy con sẽ tu đúng, và trí tuệ các con sẽ triển khai đúng thì các con sẽ có sự giải thoát. Và hằng ngày, các con tập tỉnh thức, bằng cách như thế nào?
(43:28) Đi kinh hành thì các con biết các con đi kinh hành, lau chùi, làm công việc nhà, các con tập trung biết. Nhưng khi biết, chỉ trong vòng không được dài, nghĩa là không được hơn mười phút hoặc là hơn năm phút. Nghĩa là kéo dài cái trạng biết, cái hành động đó đó trong năm phút hay là mười phút thì không được.
Dưới năm phút thì chúng ta có thể nhắc một lần. Bởi vì chúng ta biết rằng, tâm chúng ta nó còn những chướng ngại pháp. Khi mà gặp ác pháp thì nó còn chướng ngại, nó không có được an ổn đâu. Cho nên chúng ta nhắc: “Cái tâm như cục đất, ly tham sân si đi”.
Vì nó sẽ chuẩn bị cho nó, nó có một cái gì, nó sẽ chướng ngại nó, thì cái pháp hướng nó sẽ hiện ra. nó nhắc chúng ta, để mà chúng ta không còn đau khổ. Để cứu chúng ta thoát ra khỏi những cái ác pháp, mà nó đuổi cái ác pháp đi, nó ngăn chặn những cái ác pháp.
Cho nên các con về, các con cứ hằng ngày nhắc tâm như cục đất. Nhưng các con đừng nghĩ rằng mình sẽ trở thành đất, nó không ngơ như cục đất, không phải đâu. Đất này thuộc về cái tâm, cho nên luôn luôn nó có trí tuệ, chứ không phải là cục đất, nó cục đất mà vô tri. Nhưng mà chúng ta tượng trưng cho tâm của chúng ta như cục đất, nhưng cục đất chúng ta hữu tri, chứ không phải là vô tri.
Đó như vậy thì các con mới hiểu được cái chỗ mà đức Phật dạy chúng ta tâm như đất, tâm như nước. Đức Phật dạy mình quán tâm như nước, quán tâm như đất, đó là cái chỗ mà chính yếu của đức Phật dạy mình. Thì cái pháp Như Lý Tác Ý để mà nhắc tâm mình như đất, để đứng trước ác pháp mà tâm mình nó không bị dao động, nó không bị động. Cách thức để cứu mình ra khỏi những ác pháp.
Người ta có thể người ta nhẫn bằng nước mắt người ta chảy xuống, mà người ta không nói ra một cái lời, nhưng mà nước mắt người ta phải chảy. Cái lòng người ta căm tức, không có thể mà người ta chịu đựng nổi cơn tức tối trong người. Cho nên nước mắt người ta chảy, người ta nhẫn. Nhưng khi mà có một cái người nhắc mình: “Tâm như đất, không có đau khổ nữa”, thì ngay đó cái ác pháp trong tâm của mình nó xả xuống liền, nó làm cho mình sống an ổn liền.
Con nên nhớ rằng, mình mới tu tập thì mình thấy cái pháp nó nhảy ra nó nhắc, nhưng mà mình rất đau khổ. Rất đau khổ để mình dằn cái cơn giận của mình xuống. Thì đó là cái đầu tiên. Nhưng mà sau này nó thành một cái lực, nó vừa nhắc mình là cái tâm mình nó nghe thanh thản liền, như mình đặt một cái hòn núi xuống.
Trước có người ta nói oan ức mình, cái điều gì mình không làm mà người ta nói oan ức mình, nó khổ sở, nó cay đắng, đau đớn trong lòng của mình. Mình không làm cái điều đó mà họ nói mình cái điều đó, oan thì mình tức. Cho nên vì vậy mà khi đó nó nhắc: “Tâm như đất, không có buồn, tức”, thì ngay đó nó nghe, nó xả xuống được liền, nó nhẹ nhàng con người mình, cứu mình ngay liền.
Thầy nói, pháp của Phật dạy chúng ta, có pháp nào đều là có cái sự cứu đỡ, cứu hộ mình liền trong đó. Nếu mình không tu, chứ mình tu là mình sẽ giải thoát được. Phải ráng tu các con. Đó là những cái giai đoạn đầu của chúng ta, rồi chúng ta còn tiếp tục những giai đoạn sau.
(46:07) Đó thì bữa nay, thì Thầy sẽ dạy cho các con thực hành, chứ cái thời gian nó không có. Rồi bây giờ Thầy cứ lý thuyết không rồi các con không biết, tới chừng về có biết đâu mà tu. Rồi ngày mai Thầy dạy thêm, hiểu biết thêm một phần nữa, rồi tới cái gì gì Thầy sẽ dạy thêm. Rồi sẽ dạy thêm tới đâu, thì các con sẽ thực hành cái điều kiện tới đó.
Như bây giờ ở bên đó, thì các con biết năm hơi thở đi kinh hành một vòng, các con biết rồi chứ gì? Các con đã tập quen rồi, phải không? Thì bây giờ, các con khỏi cần tập cái đó nữa, mà bây giờ các con sẽ tập Thân Hành Niệm.
Bây giờ thì các con sẽ ngồi. Bây giờ con qua bên đây, con đi kinh hành từ trên đó trở xuống đây. Còn con ở bên đây, con đi từ ở trên đó xuống đây thôi. Nghĩa là chia làm, cái Tổ đường này chia làm hai, một bên con, một bên con, thấy không? Chia làm hai. Người nào đi theo cái vị trí của người nấy, đừng có đi lộn xộn qua lại heng. Cứ bên đây con đi tới đó, con quanh trở lại bên đây.
Đi tới đây, thì con ngồi lại rồi Thầy kiểm tra. Thầy kiểm từng cái cái hành động ngồi, rồi hành động đi của các con, để Thầy giúp cho các con ngồi đúng, đi đúng, phải không? Đây là thực tế mà, thực hành chứ đâu phải mà cái chuyện nói suông. Bây giờ Thầy nói suông, con về con tu, trật Thầy cũng không biết, các con cũng không biết. Thầy cũng không biết các con ngồi hay đi đúng. Bây giờ các con phải thực hành cho Thầy ngồi coi.
Rồi bắt đầu bây giờ, các con nghe Thầy nè, trước khi mà mình ngồi, phải không. Trước khi mình ngồi, thì bắt đầu bây giờ các con ngồi xuống. Rồi bắt đầu các con, nếu mà ngồi kiết già được thì cứ ngồi, mà ngồi kiết già không được thì ngồi bán già. Không có ép, nhưng mà ngồi xếp bằng đàng hoàng. Bán già với kiết già, ngồi cái nào cũng tốt hết.
Nhưng mà bán già, kiết già, để cho gì? Để cho cái sức gom tâm của mình nó dễ thôi. Thân nó gom, tâm nó cũng phải gom, nó dễ dàng cho mình tập trung trong cái Định Niệm Hơi Thở. Phải không? Thì bắt đầu bây giờ, trước khi mà các con ngồi yên ổn rồi, con mới nhắc tâm con.
Con mới nhắc nó: “Tâm phải biết hơi thở ra, biết hơi thở vô”. Con nhắc cái tâm con: “Tâm phải biết hơi thở ra và hơi thở vô. Biết tại nhân trung”. Biết tại nhân trung, tại chóp mũi mình, mình phải nhắc cho nó trước. Làm một cái gì đi nữa, mình cũng phải nhắc.
(48:03) Bây giờ thí dụ như một nhà huấn luyện những cái con thú vật, thì người ta cũng có những cái điều kiện, người ta nhắc con vật làm hành động này, hành động kia, để con vật nó sẽ bắt chước theo nó làm. Nếu mình không ra lệnh nó trước mà mình bảo nó làm, thì nó biết ở đâu nó làm.
Cái tâm mình nó cũng như là một cái con voi, một con thú vật, mà mình hiện giờ, mình là người huấn luyện viên của nó, mình huấn luyện, mình dạy nó đó. Cho nên mình phải nhắc nó: “Tâm phải biết hơi thở ra, hơi thở vô. Biết tại nhân trung”. Đó mình nhắc nó vậy, thì các con sẽ ngồi hít thở.
Bắt đầu bây giờ, các con ngồi hít thở, Thầy kiểm lại coi các con ngồi đúng hay sai, phải không. Rồi bắt đầu đó, khi mà Thầy kiểm điểm rồi, Thầy thấy các con thở đều, ngồi thẳng thớm, hơi thở điều hoà. Thầy thấy tốt rồi, Thầy bảo các con đứng dậy đi kinh hành.
Thì trước khi đứng dậy đi kinh hành, thì các con lại nhắc: “Đứng dậy đi kinh hành, cái tâm phải biết mình đi kinh hành”. Các con vậy đó, các con nhắc nó, để cho nó, trước khi nó làm cái gì, các con phải tập nhắc. Chứ nhiều khi mình thành, mình làm cái thói quen, chứ mình chưa có nhắc tâm mình, mà nó tự làm, con hiểu không?
Bây giờ mình tập làm chủ, cho nên mình sai nó, rồi nó làm theo, con hiểu chưa? Bây giờ tập làm chủ thân tâm mà, đã đạo Phật là đạo làm chủ mà. Giờ mình không tập làm chủ, rồi mai mốt, rồi nó làm sao nó biết đâu nó làm chủ, con hiểu không? Cho nên từng chút, mình phải tập làm chủ trước, mình cứ nhắc nó, rồi cái mình làm theo.
Sau đó đó, mình vừa nhắc cái nó làm theo y như vậy, mình khỏi cần phải gì hết. Cho nên, mình muốn cái gì, nó làm theo cái nấy. Sau đó nó mới, mình tu Tứ Như ý Túc nó, Dục Như ý Túc nè, Định Như Túc nè, Tinh Tấn Như ý Túc nè, Tuệ Như ý Túc nè, cái gì nó cũng như ý, như ý hết.
Đó, mà ngay bây giờ, mà con không vô đầu, mà con không tập cái này, thì sau này làm sao mà Như Ý Túc được? Đó con phải tập luyện đó. Cho nên vì vậy mình cứ huấn luyện cái tâm mình. Mà cái tâm nó thanh tịnh rồi, thì cái chuyện gì nó làm cũng được, mà cái tâm chưa thanh tịnh, thì làm cái chuyện gì cũng không được đâu.
Mà cái mục đích mình huấn luyện cái tâm cho nó thanh tịnh chứ gì? Mà nó thanh tịnh là mục đích nó ly dục ly ác pháp, tức là ly tham, sân, si chứ gì? Các con hiểu điều đó. Hễ nó tham sân si nó ly rồi, thì nó không tham sân si nữa, là nó thanh tịnh chứ gì? Mà mục đích của mình huấn luyện cho cái tâm.
(49:56) Sau khi vừa ngồi, rồi tu Định Niệm Hơi Thở, rồi kết hợp, tức là câu hữu với cái Chánh Niệm Tỉnh Giác mình đi kinh hành, tức là hai cái định của các con. Cái Định Niệm Hơi Thở, rồi kết hợp với cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, tức là đi kinh hành. Tức là Thân Hành Nội và Thân Hành Ngoại, mình kết hợp lại, mình tu hai cái loại định, một cái loại định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và một cái loại định Định Niệm Hơi Thở.
Tức là một cái hành động của các con vừa tu đó, Thầy đã kết hợp được hai cái loại định, các con tu. Đó các con thấy chưa? Thì trong khi đó, trong các con chỉ cần tập khoảng độ ba mươi phút thôi. Như vậy, cứ ngồi xuống như vậy cho cái tâm nó an ổn trong cái Định Niệm Hơi Thở như vậy rồi, thì con chia ra, con chia ra ba mươi phút.
Nếu mà cái sức các con tu được một giờ thì con chia ra mỗi một cái định vậy là ba mươi phút. Thí dụ Định Niệm Hơi Thở con ngồi ba mươi phút, rồi tới đi kinh hành ba mươi phút, chứ không phải như năm hơi thở đi kinh hành một vòng. Năm hơi thở đi kinh hành một vòng là tập phá hôn trầm, phá buồn ngủ, còn cái này nó khác.
Thì cho nên, Thầy vừa kết hợp trong cái thời gian ngắn, để cho các con tập cho biết cách thôi, chứ khi mà các con ngồi tu, thì cái thời gian nó phải dài ra. Dài ra để mà con tu Định Niệm Hơi Thở, thì nó phải có cái thời gian dài ra ba mươi phút hoặc mười lăm phút.
Nếu ba mươi phút, các con chia ra mỗi một cái loại định vậy, đó là mười lăm phút, nó mới ba mươi phút. Còn nếu một giờ, thì mỗi thứ nó là ba mươi phút, phải không. Thì các con ngồi suốt cái thời gian của Định Niệm Hơi Thở vậy.
Thì đầu tiên, thì con chỉ có nhắc, hướng tâm nhắc nó thôi, chứ con không có nhắc gì khác hơn hết là: “Tôi thở, tôi biết tôi thở”. Để cho cái tâm nó chỉ biết hơi thở thôi, mà nó không có khởi cái niệm khác. Còn nó có những cái niệm khác, thì con không có quán xét cái niệm đó, mà nhắc lại cái tâm mình biết hơi thở. Mình biết hơi thở thôi, chứ đừng có quán xét.
Chừng nào mà Thầy dạy con câu hữu với Định Vô Lậu, thì các con mới kết hợp với cái Định Niệm Hơi Thở với Định Vô Lậu. Thì khi nó có phóng cái niệm, thì các con mới quán xét cái niệm đó, mà đẩy lui cái niệm đó ra.
Còn bây giờ, thì mình chỉ nhắc cho mình biết hơi thở mà thôi, tức là tập tỉnh thức các con. Tập cho nó được đúng ba mươi phút, đừng có niệm khởi ra. Rồi sau đó mà nó có niệm khởi, thì mình mới dùng cái Định Vô Lậu này.
(52:05) Một cái thời gian sau, mình tập cho thuần cái này, chứ không phải bây giờ, mà ngay đó, mình kêu là mình kết hợp xà ngầu lại đó, thì mình tu như vậy không có cái nào ra cái gì hết đâu. Coi như là món ăn thập cẩm rồi, nó không có ngon với cái gì được, phải không. Bây giờ phải thứ gì nó ra thứ nấy, phải không.
Bây giờ, Định Niệm Hơi Thở thì cứ nhắc: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở” cái đã. Chừng nào mà tôi biết tôi đang thở rõ ràng là trong ba mươi phút này. mà hoàn toàn tôi biết rõ ràng, ba mươi phút này là hoàn toàn nó chỉ biết có hơi thở không, thì lúc bấy giờ, tôi mới tu tập tới cái khác. Thì Thầy dạy tới cái khác cho, chứ cái gì mà cần phải học trước làm chi cho nó rối ren. Phải không?
Đó, phải học từng bước, từng bước vậy thôi. Tại vì Thầy nói có Thầy một bên, thì các con đừng có học nhiều. học ít mà tập cái nào cho nó chín chắn cái nấy ra. Đó, cái đó là cái quan trọng.
Thì bây giờ các con thấy, bây giờ Thầy kết hợp được hai cái thời tu tập là hai cái định, một cái định mà Định Niệm Hơi Thở và cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác, thấy không. Thì bây giờ các con cứ tu cái Định Niệm Hơi Thở ba mươi phút. Rồi cái định, nếu cái khả năng của mình được, thì ba mươi phút cái này, rồi ba mươi phút cái đi kinh hành. Và cứ như vậy tu tập cho thuần. Rồi ngày mai thì Thầy sẽ kiểm tra lại.
Thầy thấy các con tu tập tốt rồi, thì về ở bên đó thì các con phải tập cả tháng chứ không phải là không đâu. Chứ còn bây giờ mình tập cho nó quen biết thôi, rồi Thầy sẽ dạy cái khác, để mà tập cho quen biết thôi. Rồi sau đó, mới về mới tập cả tháng hay hoặc hai, ba tháng cho nó thuần thục cái này, rồi mới tới cái khác. Chứ không phải là cái nào cũng ôm đồm hết, không có được. Phải tập thời gian thì mới được.
Đó. Nhưng mà đây, bởi vì cái thời gian mình không có, dài lắm. Cho nên Thầy chỉ dạy cho mấy con, cho mấy con vừa tập, cho nó quen, cho nó đúng cách. Đó, như hồi nãy, những cái ngồi này kia Thầy dạy mấy con, nó phải vừa cái thân, mấy con ngước lên vầy thì nó trật, mà cúi cái quá vầy, thì cũng không đúng.
Mà cái lưng mà nó khòm vầy thì nó, mặc dù nó thẳng cái lưng, nhưng mà nó ngã tới vầy thì khổng đúng, mà nó phải thẳng, nó vừa. Nghĩa là coi như là nó phải thẳng góc với cái mặt đất. cái xương sống mình nó thẳng với mặt đất. Nó không thẳng góc lắm, thì ít ra nó cũng hơi xiên xiên một chút.
Thì do đó, thì coi như là Thầy giúp đỡ cho cái thân của các con, và chính các con, mình nhìn đúng cái tầm vóc của nó, thì cái đầu nó không cúi, mà cái lưng nó lại bắt buộc, nó phải thẳng lưng. Thành ra vì vậy mà Thầy chỉ mấy con. Rồi ngày mai còn ngồi Thầy sửa nữa chứ, sửa riết cho nó quen, chứ nó đâu phải dễ.
Phật tử 1: …(Không nghe rõ), nó nó bị hư từ hồi xưa.
(54:35) Trưởng lão: Bị từ lâu đến giờ, không ai sửa mấy con, mấy con ngồi nó bị quen rồi. Bây giờ, ngồi lại cái nó nghe nó gượng gạo, làm như nó khó chịu đó. Bây giờ, Thầy sửa lại lần lượt rồi nó quen rồi thì mới tốt được, nó sẽ đúng.
Mình ngồi thấy cái tướng nó, nó quang minh rồi. Còn mình ngồi kia, cái tướng nó không quang minh. Nó ngước cái lưng vầy thì nó không tốt rồi, mà nó cúi quá nhiều, nó không tốt các con. Mà nó nghiêng, chồm tới vầy quá không tốt. Mà nó ngửa ra quá như vầy, không tốt đâu. Tất cả những cái điều nó phải giữ được cái mực thăng bằng của nó, đối với cái cái ngồi của nó.
Rồi cách đi, thì cái tướng của các con đi, thì các con người đi nhanh đi chậm tùy theo cái sự tập trung của mình, chứ không phải bắt buộc người nào phải đi chậm hết, không có đâu. Đó, thành ra Thầy coi các con đó, thì Thầy thấy cái tướng đi, thì như vậy là vừa, chứ không nhanh quá, mà cũng không chậm quá lắm đâu.
Nhưng mà mặc dù là, thí dụ vợ con đi nhanh hơn con chút, n mà cái tướng đi đó của con chậm hơn chút, nhưng mà tại vì cái đặc tướng của con vậy. Còn vợ con đi nhanh hơn chút, là tại vì cái đặc tướng của vợ con. Đó là tại cái đặc tướng nó đi vậy, nhưng mà nó không phải nhanh quá, con hiểu không?
Hễ nhanh quá là Thầy giảm lại đó, mà hễ mà chậm quá, thì Thầy tăng con lên. Thì cho nên vì vậy Thầy thấy cái này vừa, thì cái sức mà tập trung được cái bước đi của mình, mình tỉnh táo được ở trên bước đi, cho nên Thầy không có sửa. Chứ còn nếu mà nhanh quá, Thầy giảm lại, chậm quá Thầy tăng lên. Để cho nó trở thành cái mức tự nhiên của nó, bình thường của cái đặc tướng.
Cho nên coi vậy chứ có Thầy hướng dẫn, các con đừng có sợ. Dạy theo cái đặc tướng của mấy con. Bây giờ, thì coi như là bây giờ, các con sẽ về, rồi các con sẽ tập, heng. Tập cho xong, buổi chiều nay còn được phút nào các con tập. Bây giờ, ở trước thì nó chật chội lắm, phải không. Các con sẽ ra cái Tổ đường này, ở đây nó yên tịnh nữa, mà nó cũng cao ráo nữa. Thì con sẽ chia ra, mỗi người một bên, thấy không?
Thì thí dụ như con ở bên hành lang ở đó, con ngồi con tập tu, vợ con sẽ bên đây, hai người sẽ tập tu. Rồi người nào muốn nghỉ bên nào, thì hai bên đó, thì chia ra. Rồi mình sống coi như là độc cư đó, mình đừng có qua lại rồi nó lộn xộn, để nó động. Mình ở bên đây cứ ở bên đây, vợ con bên đây cứ bên đây tập.
Tập rồi ngày mai rồi, ngày mai rồi sáng mai. Tối nay thì các con, nếu mà các con thấy ở trước nó chật, rồi các con sẽ, tối các con sẽ đến đây, các con bật đèn lên. Bật đèn đi thì nó sáng lên. Bật đèn, mấy cây đèn này nó sáng lên, cái mấy con sẽ tu tập. Các con sẽ tu tập hết giờ, các con về thất, các con ngủ, phải không. Các con nghỉ.
Khuya các con thấy trong thất mình chật, các con ra đây là tốt lắm đó con. Tại sao? Tại vì ra đây nó có cái môi trường rộng, nó làm cho mình không có bị buồn ngủ, không bị lười biếng con. Còn mình ở luấn quấn bên cái giường của mình đó, coi vậy chứ nó dễ cám dỗ, nó lôi mình đi xuống giường nghỉ. Cho nên mình chịu khó, ít nhiều gì nữa mình sẽ chiến thắng, mình ra ngoài Tổ đường mình tu mới được. Đó, thì do đó con sẽ ra ngoài này.
(56:58) Hôm đó, Tâm Hạnh tức là Kim Tiên, nó về đây, mà Thầy bảo nó phải ra đây một mình đó con. Mà nó một mình nó ở cái thất đằng trước, mà nó ra đây một mình đó. Mà nó, nửa đêm thanh vắng khuya khoắt, nó sợ lắm con, mà nó cũng dám, chứ không phải.
Nó nói mới đầu nó cũng sợ lắm, nhưng mà cuối cùng rồi nó thấy, Thầy mới dạy cách thức nó, ai ăn thịt con đâu mà con sợ? Nó nói nghe, nó không phải sợ ai ăn thịt, mà tại vì nó vắng lặng quá, nó sợ. Mà nhất là mình nó phụ nữ đó con, nó sợ như vậy đúng rồi. Chứ phải chi mà có hai người thì nó không sợ con. Cái này một người nên sợ.
Phật tử 1: Chị là người can đảm lắm đó thưa Thầy.
Trưởng lão: Bởi vì con thấy, ai cũng đều nhà cửa người ta cũng tối đen hết, người ta cũng ngủ hết, người ta không bật đèn. Còn mình, mình bật lên mà có một mình mình thức, nó nói sợ lắm.
Vừa rồi, thì Mỹ Châu nó cũng về đây, nó ở Châu Đốc, nó cũng về đây nó tu. Thầy cũng bảo nó ra đây để tập. Nói trời ơi, mọi lần thì con ở phố xá nó gần nhau, con không có sợ, mà sao giờ về đây nghe nó vắng quá trời, con sợ. Mà con biết là con không phải sợ ma, con không có sợ ma, mà thật sự sợ nó vắng. Sợ nó lạnh lẽo, nó vắng vẻ quá, mà có một mình mình thức, sợ.
Vì vậy cho nên, hai con khi mà thức dậy đó, thì kêu với nhau, người này kêu tức là sách tấn nhau con. Rồi các con lên đây chia ra, rồi bật đèn ra mình tu, thì nó nương nhau, nó cũng ít sợ. Vì vậy mà Thầy phải dạy tụi nó cách thức quán đừng có sợ.
Cho nên Thầy mới nhắc lại cái ngày xưa, khi đức Phật vào rừng núi mà tu một mình đó. Thì trước cái cảnh rừng núi âm u trong ban đêm, nó sợ lắm con. Tiếng con ác thú nó réo, nó gầm nó làm cho mình sợ hãi. Trước cái sự sống chết của mình mà, tự cái phản ứng của cơ thể mình. Thành ra, đức Phật cũng sợ nữa. nhưng mà đức Phật nói: “Đã là tu rồi, nhất định không sợ, chết bỏ”.
Nhiều lần hướng tâm như vậy, bắt đầu nó tỉnh, nó không có sợ. Nếu mình sợ là mình phải hướng tâm cho đừng sợ. Chứ cái pháp hướng tâm hay lắm con, nó sợ là mình hướng riết, nó không sợ.
Cho nên dường như là Kim Tiên hay đứa nào đó không biết, nó nói nó sợ con thằn lằn. Nó không cắn, mà nó thấy con thằn lằn, nó sợ quá.
Thầy nói con đừng có sợ, con cứ thử ngay nó. con thằn lằn ban đêm, nó có bóng đèn, nó vô nó ăn những con thiêu thân đó, thấy không. Con cứ từ từ con để cái tay, con rờ nó đi, con tập dần dần đi. Con dặn con đừng có sợ, con thằn lằn nó hiền, con đừng có sợ. Rồi con cứ để tay nhẹ nhẹ từ từ gần gần cái đuôi nó đi. Rồi con thấy, nó lần lượt con với nó là bạn. Nó tập riết, rồi nó không sợ.
(59:18) Mà không biết Kim Tiên hay đứa nào đây không biết, cũng là phụ nữ con, mà nó hay sợ luôn. Mà Thầy dạy, nó tập riết mà nó không sợ luôn. Bởi vì, mình tập riết cái tâm của mình, tự nó dạn lên, không có sợ nữa. Nó đủ cái sức lực của nó, nó không có sợ cái gì nữa. Chứ bản chất của mình sanh ra, nó coi như là, nhiều khi mình thấy cái gì nó không có hợp mình, cái mình lo, mình sợ. Các con sẽ tập riết, các con sẽ không sợ nữa.
Cho nên các con biết là khi Thầy, một mình Thầy trèo lên ở Hòn Sơn mà một mình Thầy ở trên Ma Thiên Lãnh, ở trên cái hang đó. Một mình Thầy dám, Thầy ở trên đó, Thầy cứ ăn rau Thầy sống, thì các con biết. Mới đầu nó cũng sợ lắm chứ, mình mới lên nó cũng sợ. Mà mình: “Đã liều thân tu mà còn sợ, chết còn không sợ, mà ở đây mà sợ ma nữa”?
Cho nên Thầy ở trên đó, ngày đầu Thầy còn sợ, ngày sau không sợ. Ở riết rồi nó quen, rồi thấy nó một mình, rừng núi mình ở một mình, mình thấy nó an lạc. Cho nên, các con sống trong cảnh động, các con về cảnh tĩnh, một mình mà ngủ đêm, mình tu tập, mình thấy mình sợ. Sợ vắng vẻ, chứ không phải sợ ma mà sợ vắng vẻ.
Các con ráng tu tập. Rồi bây giờ tập chớ, rồi ngày mai, rồi đúng hai giờ, Thầy cũng sẽ ra Thầy dạy các con. Bởi vì, bảy giờ ngày mai, sáng Thầy dạy cái chú kia, rồi hai giờ chiều mai, Thầy kiểm tra lại những cái thời gian mấy con tu tập, rồi buổi chiều ngày mai Thầy dạy.
Phật tử 1: Dạ, thưa sáng mai mấy giờ Thầy dạy?
Trưởng lão: Sáng mai bảy giờ Thầy mới dạy cái ông chú kia, cái cư sĩ bên kia về. Và buổi chiều thì Thầy sẽ dạy các con, sẽ dạy các con lúc hai giờ. Thầy sẽ xuống dạy các con ở đây.
Phật tử 1: Dạ, vậy còn buổi sáng sớm thì chúng con thức lúc mấy giờ, thưa Thầy?
Trưởng lão: Sáng sớm ra thì bây giờ theo Thầy thiết nghĩ, thì các con nên lấy khoảng ba giờ, các con dậy con tu. Rồi các con đến đây con tu. Ba giờ, bốn giờ tới năm giờ. sáu giờ nó sáng rồi, là mình xả mình nghỉ.
(1:01:09) Phật tử 1: Con kính thưa bạch Thầy, cho con hỏi một câu để cho nó rõ, là khi mà con ngồi tu Định Niệm Hơi Thở, thì như hồi nãy Thầy nói, là tự mình kêu, tự mình tác ý nó, thì tôi biết như là: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở, và biết là hơi thở ra vô tại nhân trung”.
Trưởng lão: Nhân trung.
Phật tử 1: Dạ, khi mà như vậy thì, khi mình vọng tưởng, lúc đó, mình theo dõi hơi thở mình đều đều là được?
Thầy: Đều đều.
Phật tử 1: Chứ mà vọng tưởng nó lên thì mình mới tác ý một lần, hay là cứ năm phút hay là cứ mấy phút mình tác ý một lần?
Trưởng lão: Nó, mình khoảng mình đếm, mình đếm khoảng độ chừng ít thì 5 hơi thở.
Phật tử 1: 5 hơi thở mình tác ý?
Trưởng lão: Mình đếm một, hai, ba, mình tác ý lên, tác ý một lần. Mà nó có vọng tưởng, thì mình không có theo vọng tưởng, mình tác ý, ngay nó cái vọng tưởng mà nó khởi thì mình tác ý: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”. Thì mình cứ tác ý cho mình biết hơi thở thôi. Thì nó có vọng tưởng, nó cũng dẹp qua một bên, nó biết hơi thở thôi.
Và lúc bấy giờ là cái giai đoạn này, con chỉ tu để cho nó tỉnh giác ở trong hơi thở thôi. Cho nên mọi cái niệm gì khởi ra, và đồng thời, thì cứ khoảng độ chừng năm hơi thở hay mười hơi thở, thì con tác ý một lần, có vậy thôi.
Để cho mình tập như vậy cho mình quen. Sau khi tập vậy đó, là sau này con về bên đó con tập, ít ra thì nó cũng phải ba mươi phút, nó không có một niệm vọng tưởng nào xen vô, trong cái sức tỉnh thức của con ở đó. Rồi sau đó, mới dạy các con, cũng ở trong định niệm hơi thở đó, mà khoảng năm hơi thở, con sẽ tác ý một cái tướng khác, chứ không phải là nhắc tác ý biết hơi thở ra vô nữa. Nó lại thay đổi rồi, nó thay đổi tướng khác chỗ đó, cái pháp hướng khác.
(1:02:33) Phật tử 2: Thưa Thầy cho con hỏi.
Trưởng lão: Con hỏi đi.
Phật tử 2: Thưa Thầy nếu, thường ở bên Mỹ, con thở như vậy đó thưa Thầy. Nhiều khi còn thở, thì con đếm được khoảng ba, bốn hơi thở, tự nhiên đó con nghe cái tiếng đọc đó, nó im hẳn xuống, như vậy có phải con là bị tưởng không Thầy?
Trưởng lão: Tưởng rồi con.
Phật tử 2: Dạ, thật tình nếu như vậy làm sao con phá được, thưa Thầy?
Trưởng lão: Con bảo cái cái tưởng nó hãy đi đi, không có được nhắc mình nữa.
Phật tử 2: Dạ con thấy tự nhiên nó ồn, mà tự nhiên con tu thấy nó, nó không có nghe ồn nữa, bớt, thấy nhẹ đi, vậy là không biết là bị tưởng.
Trưởng lão: Bị tưởng, Đó cái trạng thái tưởng nó, cái tưởng ấm của mình nó xuất hiện ra, tức cái thinh tưởng đó, cái tiếng đó.
Phật tử 2: Dạ, vậy con sẽ nói là: “Cái niệm tưởng hãy đi đi”.
Trưởng lão: “Đi đi, ở đây ý thức, chứ không phải là tưởng thức nữa”, thì nó sẽ đi.
Phật tử 2: Con biết có một cái sai nữa, mà không biết làm sao.
Trưởng lão: Để phá nó, phá cho được.
Phật tử 1: Dạ kính bạch Thầy, theo trong kinh nói như vầy đó, thì những người mà tu thiền đó, mà được như vậy, thì họ mừng lắm. Nhưng mà chúng con từ ngày là biết được Thầy rồi, thì chúng con biết rằng cái đó, nó không phải là một cái điều mà đáng mừng đâu, dạ.
Trưởng lão: Đáng lo đó.
Phật tử 2: Dạ, con biết, không biết làm sao con bỏ được.
Trưởng lão: Bây giờ bỏ, dẹp cho được để cho mình dùng cái ý thức, cho mình ly dục ly ác pháp, con. Bởi vì, các con tập tới đây rồi, các con hoàn toàn là, các con ly dục ly ác pháp không, để đi vào cái Sơ Thiền đó.
Cái mục đích của mình tập đây, để mình chuẩn bị cho mình ly dục ly ác pháp. Tỉnh thức để mà ly dục ly ác pháp, chứ không phải là tìm những cái trạng thái mà nó lạ lùng đó đâu. Cho nên mình dẹp sạch cái đó đi, dẹp sạch.
Phật tử 2: Dạ, con cũng không muốn vậy.
Phật tử 1: Dạ, tụi con đâu bao giờ mong được những cái đó đâu.
Phật tử 2: Dạ, từ xưa con nghe Thầy rồi ạ, Thầy có khuyên cho tụi con biết, thì lúc nào mình cũng phải biết như nhau, mà đợt này sao con thấy tự nhiên nó lại khác hẳn những đợt trước.
Trưởng lão: Vừa rồi thì có hai người ở ngoài Phú Yên đi vào đây tu. Thì cái sư cô đó, cổ trình cho Thầy, thì dường như là cổ thấy, nó nhắc mình điên khùng, nó không phải là cái pháp hướng theo mình nhắc, mà nó nhắc mình. Nó thí dụ như, mà trong cái giờ mình ngủ vầy, mình đang nằm ngủ vầy, nó nhắc bảo thức dậy tu đi. Mà cái giờ này là giờ ngủ, mà nó bảo mình thức dậy tu đi, tự nó nó nhắc mình như vậy.
Rồi cô nói như thế này, mình đang ngồi tu hơi thở vầy, rồi bắt đầu nó nhắc quán đi, quán bất tịnh đi. Đó, nó nhắc mình tầm bậy tầm bạ, nó làm cho mình động. Rồi cô mới hỏi Thầy, như vầy là nó có đúng không? Thầy nói đây là cái thinh tưởng, nó xuất hiện ra trong cái tưởng thinh đó. Nó cũng dùng cái pháp hướng, nó bắt chước con đã tập cái pháp hướng đó.
Tại vì trước kia con đã dùng những cái định tưởng rồi. Bây giờ con sử dụng cái pháp hướng, thì cái tưởng con nó sẽ bắt chước cái pháp hướng đó, mà nó nhắc con, mà nó nhắc tầm bậy. Nó dẫn con, bây giờ giờ ngủ, mà nó bảo con tu, thì như vậy con nghĩ rằng không tốt đâu. Cái giờ nào con phải làm chủ giờ nấy chứ. Tại sao giờ này là mười hai giờ, con đi ngủ, mà nó bảo con dậy tu, như vậy là nó là ma rồi, con phải xả bỏ nó.
Đừng có chấp nhận, đừng có nghe theo lời nó, thì lúc bây giờ, mà nó hiện ra, nó nhắc vậy đó, con nói: “Mày là cái ma tưởng, mày đi đi, chứ không ở đây. Tao ngủ là tao ngủ, tới hai giờ tao thức dậy là hai giờ, chứ không được, giờ này không được thức dậy tu”. Thì con gạt riết nó không có còn phá con nữa.
(1:05:41) Tại vì trước kia con tu bằng cái định tưởng đó, cho nên nó có cái trạng thái đó. Bây giờ nó học theo cái pháp mà con tu, cái pháp Như Lý Tác Ý Thầy dạy đó, nó bắt chước, nó sai con tầm bậy tầm bạ. Mà con nghe theo lệnh của nó rồi, bắt đầu nó sai con tầm bậy tầm bạ, con sẽ điên đó. Nó sai con làm điên đó, đó chứ không phải không đâu.
Nó nguy hiểm lắm, nó cũng bắt chước được cái tưởng của mình đó con, nó sai đó, chứ không phải không. Bởi vì, khi mà con bị lạc vào trong cái tưởng rồi, thì cái tưởng nó dễ bắt chước những cái pháp của mình đang tu. Nó không có thuộc về ý thức nữa, mà nó thuộc về tưởng thức. Nó ngoài cái ý muốn của mình rồi, thành ra mình cần phải xả, cần phải diệt.
Phật tử 2: Dạ, ở bên Mỹ con thấy vậy, cái con bỏ, con xả, con không ngồi thiền nữa. Con bỏ, con đứng lên con đi, mà con không biết cách mà nói mà…
Trưởng lão: Nếu mà con còn tiếp tục ngồi thì con cứ nhắc, nó hiện ra nhắc, hiện ra nhắc, nhắc hoài. Lấy cái đó mà nhắc, chừng nào nó xả hết thì thôi. Nghĩa là mình dùng cái pháp hướng, trái ngược lại với cái tướng của nó đó. Thí dụ như bây giờ cái tướng của nó hiện ra vậy, thì con nhắc, biểu xả nó ra, không có được nữa. Thì con ngồi một chút nó hiện ra nữa, rồi nhắc nữa, nhắc hoài, chừng nào mà không thì thôi, thì con ngồi.
Còn nếu mà con thấy con yếu hơn, thì con đứng dậy con đi kinh hành, thì nó mất liền. Con đừng có ngồi ddos, xả nó, con đứng dậy đi kinh hành. Còn con gan lì ngồi với nó, mà cứ dùng pháp hướng đánh nó. Cứ nó hiện ra thì dùng pháp hướng đập nó, đập riết, cái pháp hướng đập đầu nó riết, cái nó đi.
Mà đức Phật bảo mình đó, dùng một cái tướng khác của một cái tướng đó, thì sẽ diệt tướng đó. Bây giờ mình đang sân đi, mình dùng cái tướng khác, thì cái tướng không sân, thì nó sẽ diệt cái tướng sân của mình. Thì mình cứ, mình dùng riết, mình tác ý riết, cái nó hết.
Bây giờ mình đang tức giận mình sân thì: “Cái tâm không có được sân nữa nha” thì mình ra lệnh vậy. Mà thấy nó cũng còn sân, mình nhắc: “Tâm không có được sân nữa nha”. Mà bây giờ mình ngồi, mình yên lặng, mình nghe nghiệm lại coi cái tâm mình còn sân nữa không?
Mình thấy nó còn sân nữa, mình nhắc nữa, rồi mình nhắc, rồi mình ngồi nghiệm lại coi nó còn sân nữa. Nếu còn sân nhắc nữa, nhắc chừng nào mình ngồi mình nghiệm, mình thấy không sân nữa thì thôi, nó hết rồi.
(1:07:26) Cách thức mình tác ý một cái tướng khác, con đọc cái bài An Trú Tầm đó. Trong Kinh Trung Bộ, Phật dạy mình an trú tầm. Khi một tầm ác nó hiện ra, thì mình tác ý một cái tầm thiện, thì nó sẽ phá đi cái tầm ác, nó làm cho mình an trú được ở trong tầm thiện, thì tâm không có sân đó. Ông Phật, ổng dạy cách thức mình tu cụ thể lắm con à. Mà thấy hay thiệt, mình nhắc riết, nhắc riết nó hết.
Bởi vì đức Phật nói lúc bấy giờ đó, nếu mình nhắc một lần nó chưa có mòn nó đâu. Nó dữ lắm, nó mạnh lắm, cho nên mình nhắc hai, ba lần, năm lần, mười lần. Mà cứ hễ mình nhắc rồi, mình nghiệm coi thử nó có hết không. Chứ mà nhắc rồi, nếu mình cứ nhắc lia lịa, thì mình niệm nó thì trật. Mình nhắc rồi, mình coi lại thử, nó còn hết hay không? Nó còn thì nhắc nữa, mà nó hết thì thôi, có vậy thôi.
Cho nên Thầy thí dụ, chẳng hạn bây giờ Thầy dạy các con tập quen đó: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở” đó, rồi khoảng năm hơi thở con mới nhắc một lần, chứ con cứ nhắc hoài thì con niệm nó, thành nó không có hiệu quả.
Cách thức đó để mình nghiệm nó, để nghiệm lại. Mình muốn đuổi một cái gì đó, mình nhắc nó, coi thử coi nó có thực hiện không? Nó không thực hiện, nhắc nó nữa. Cũng như bây giờ, mình huấn luyện một con vật gì đó, mà mình ra lệnh nó, nó không nghe, thì mình mới ra lệnh nữa. Mà mình coi thử coi, nó nghe không? Nó nghe rồi mà mình cứ ra lệnh hoài thì đâu được, phải không?
Cái tâm của mình như là mình huấn luyện. Cho nên vì vậy mà có một cái vị Thánh Ni khi theo đức Phật đó, thì đức Phật dạy thì cô không có hiểu. Một hôm, cô mới trèo trên núi, cô mới nhìn xuống, thấy một cái người huấn luyện voi đó. Họ cho con voi uống nước, rồi họ mới huấn luyện con voi cách thức đưa chân như thế nào. Thì cô nói: “như vậy rõ ràng Phật dạy mình huấn luyện cái tâm như vậy mà. Tại sao mình cứ niệm hoài như vậy, là trật”.
Cho nên cô về, cô thực hiện lại cái pháp hướng. cô huấn luyện cái tâm, cũng như cái người nài voi mà nó huấn luyện con voi, thì cô thành tựu, cô chứng quả A La Hán. Những cái kinh nghiệm ở trong “Trưởng Lão Ni Kệ” đó, thì Thầy thấy quá hay.
Thì mình phải tập theo cái chỗ huấn luyện cái tâm của mình, như huấn luyện một con voi, đó như vậy là nó sẽ thuần. Thì nó có một cái gì mà khác lạ, có cái gì tưởng, thì con cũng dùng cái pháp hướng mà con đánh nó, đánh riết. Cái pháp hướng của mình nó sẽ bạt nó, thì nó mất luôn.
Thì cái này là mình ngồi, còn kia là mình thấy mình không có đủ, thì thôi mình đứng dậy, thì nó xả liền. Chứ mình ngồi thì nó cứ hiện ra hoài. Cho nên còn nó không có thì mình dễ tu. Mình dễ tu là mình chỉ có ý thức của mình tu thôi, không có tưởng thức. Thầy nói mấy con mà gần Thầy, Thầy hướng dẫn mấy con tập tu đúng rồi mấy con sẽ dễ đắc lắm.
Phật tử 1: Dạ, sướng quá, Thầy.
Trưởng lão: Không có cái gì hết.
(1:09:37) Phật tử 1: Dạ, vậy dễ dàng hơn là khi mà chúng con không có Thầy. Nhiều khi cứ nghĩ cái này, mình tưởng là mình đúng, mà sự thật hoàn toàn nó không có thật sự là đúng, như là cái lời Thầy chỉ dạy.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Thật sự con đọc sách Thầy, chứ nó nhiều quá, không biết cái nào khởi sự, cái nào tu hồi sau. Nhưng mà về đây Thầy dạy các con, nãy Thầy dạy ngăn ác diệt ác, Tứ Chánh Cần rồi đó. Các con biết đương đầu tất cả các ác pháp rồi đó, bắt đầu triển khai trí tuệ của mình ra. Dù cách nào, các con cũng phải ngăn nó để mà đem lại cái sự giải thoát cho chính thân tâm của mình chứ gì.
Thì tức là các con, sẽ có những cái phương pháp, cách thức để mà tự con phát triển được cái trí tuệ giải thoát cho mình. Rồi bắt đầu các con tập những cái này, thì các con sẽ thấy nó cụ thể, nó rõ ràng. Thầy dạy từng chút, từng chút, lát con kết hợp thành cái pháp mà các con sẽ tu tập nó thuần thục rồi, các con sẽ thấy tâm không phóng dật. Mà đức Phật đã nói rằng: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.
Thầy dẫn cho các con đi vào cái chỗ tâm không phóng dật. Rồi từ tâm không phóng dật, các con sẽ dùng Định Như Ý Túc, các con sẽ, Định nào nó sẽ nhập Định nấy. Bởi vì tâm các con nó không phóng dật rồi, nó thanh tịnh, nó sẽ định. Chừng đó, các con sẽ thấy mình làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và thực hiện Tam Minh luôn.
Thì Thầy nói Tam Minh nó đâu phải khó, mà Định nó đâu phải khó. Mà cái tâm ly dục ly ác pháp này là cái giai đoạn đầu này, mới khó nè. Khó với chúng ta. Đời sống nó phải thay đổi toàn bộ hết, nó thanh tịnh nó mới ly dục, ly ác pháp. Chứ mình sống lơ mơ, thì đâu có làm sao mà gọi là ly dục được, khó.
Cho nên vì vậy mà cái giai đoạn đầu này, Thầy dạy các con từng bước. Nhưng mà tới sau rồi, Thầy dạy các con dùng pháp hướng, cái con vô Định liền, nó dễ lắm, Thầy nói nó không có mệt nhọc đâu. Coi thì nghe nó vĩ đại, chứ hơi thở nó ngưng nè, âm thanh nó không còn nghe, nhập Định mà âm thanh không còn nghe, nghe nó vĩ đại. Chứ Thầy thấy đâu có vĩ đại gì đâu, tại cái tâm thanh tịnh nó làm được, chứ ai không làm được.
Tâm mình chưa thanh tịnh thì nó làm không được, mình thấy nó vĩ đại, chứ nó đâu màu nhiệm, chứ nó đâu có gì đâu mà màu nhiệm. Nó có một chút cái chỗ này, cái tâm nó đừng có tham sân si nữa, thì nó được hết. Nó chấm dứt luân hồi, nó cũng do cái tâm không tham sân si. Mà cái tâm còn tham sân si thì nó…
Mà khi cái tâm mà con tu tập, mà nó không tham sân si, là phải nó có cái lực không tham sân si chứ, nó thay thế được cái chỗ này. Cho nên, chúng ta lại có cái chỗ mà chúng ta thường hằng chứ, nó sống vĩnh viễn với chúng ta chứ. Nó là độc đáo như vậy. Từ cái chỗ không có mà đi đến chỗ mình có, mà có lại có thật sự giải thoát, có thật sự làm chủ.
(1:12:10) Cho nên, các con thấy, Thầy dẫn dắt các con thực tế, không có cái gì mà không thực tế, nó cụ thể. Chỉ có còn cái các con chỉ ráng tập thôi. Mà nếu mà biết Phật pháp, đúng chánh pháp của Phật rồi, không ráng tập thì các con uổng cuộc đời các con lắm. Các con phí uổng cuộc đời. Gặp được chánh pháp của Phật là quý báu nhất ở trên đời, cái duyên mấy con.
Con cứ nhìn trong xã hội chúng ta biết hàng vạn người, có ai được gặp? Đâu phải mọi người mà gặp được Thầy đâu, đâu có dễ đâu. Và Thầy còn, các con nghe trong băng của Thầy nè, Thầy tuyên bố Thầy ẩn bóng mà. Cái duyên của các con còn là vì cái bộ Đường Về Xứ Phật, và lôi kéo cho đến cái bộ mà Đạo Đức Làm Người, cho nên nó mới còn duyên mà gặp các con.
Chứ sau khi mà giảng giáo án rồi, Thầy dự định là Thầy ẩn bóng. Nếu mà Thầy còn sống trên thế gian là Thầy ẩn bóng, để Thầy chờ duyên. Để mà trao cho một cái người nào đó có đủ duyên. Để mà họ thực hiện được, chứng quả A La Hán rồi, Thầy mới đi đó. Là Thầy ẩn bóng, Thầy chỉ dạy cho một người thôi, chứ Thầy không có dạy nhiều.
Bởi vì Thầy nói dạy nhiều, nó sẽ đụng chạm Đại Thừa dữ lắm, không được. Dạy một người thôi, để ẩn bóng dạy một người, một người được rồi. Cái duyên người đó, thì sau khi Đại Thừa nó sống bừa bãi như vậy đó, thì khoa học nó sẽ đi lên, dân trí nó càng ngày càng cao, nó sẽ diệt cái sai của Đại Thừa, thì Đại Thừa sẽ diệt. Thì vì vậy mà cái người chứng quả A La Hán này chờ cơ hội đó mà họ đưa Phật giáo họ phát triển.
Còn bây giờ nó đương mạnh, sức của Đại Thừa nó đương mạnh, người ta đang tập trung cho Thiền Tông, Mật Tông. Mà bây giờ Thầy đưa ra như vậy thì nó sẽ trở thành một cái chiến tranh tôn giáo, nó nguy hiểm. Cho nên Thầy định, các con nghe cái 61 cái cuộn băng của Thầy đó, Thầy định là Thầy sẽ ẩn bóng mà.
Nhưng mà vì nó, khi mà nghe cái sáu mươi hai cuộn băng này, về giáo án tu tập của đường lối của đạo Phật, họ mới hỏi, thành ra mới, Thầy mới có thành cái bộ sách Đường Về Xứ Phật, mấy con mới có bộ sách đó, chứ không làm gì có được. Cái duyên nó từ đó, cái duyên của chúng sanh đó con.
Cỡ mà người ta nghe, người ta không hỏi Thầy, thì kể như Thầy tịch. Không hỏi Thầy, kể như Thầy ẩn bóng rồi, Thầy không có hướng dẫn nữa, cái này là cái duyên. Rồi từ cái duyên đó, nó bao nhiêu cái sự đau khổ của gia đình người muốn tu mà gia đình không cho, rồi làm thế này thế khác đủ cách.
Cho nên vì vậy đó, mà Thầy thấy cần phải có một bộ sách Đạo Đức để giúp người ta thấy đạo Phật không phải là, người ham tu theo đạo Phật mà làm khổ gia đình như vậy, cái chính ở chỗ đó con.
Bởi vì có một cái chú đó, chú thanh niên, khi mà được gặp Thầy, thì chú có vợ, mới sanh được hai đứa con. Mà hai đứa con thì mới có giáp năm, còn nhỏ quá. Mà khi gặp được Phật pháp rồi, chú muốn tu.
Thì vợ con đó, thì chú có một cửa hiệu buôn bán, cho nên vợ con có thể buôn bán, sống với một cái người em, buôn bán sống để nuôi hai đứa cháu, thì chú thấy cũng yên tâm. Nhưng ông già chú lại không cho, ông già ruột của chú đó không cho chú tu, mà chú thì thấy cũng tội lắm.
Cho nên Thầy thấy cái hoàn cảnh như vậy đã làm cho gia đình người ta đau khổ. Bây giờ chú bỏ vợ con, vợ con bằng lòng là vì hiểu được Phật pháp. Chứ sự thật xa chồng, mà con còn nhỏ, người ta cũng thấy người ta thương chồng, người ta cũng thấy xót xa lắm chứ. Nhưng mà vì để cho chồng mãn cái nguyện của người chồng, cho nên ép buộc mà để cho chồng đi tu. Nhưng Thầy biết rõ cái tâm niệm này mà.
(1:15:14) Cho nên Thầy thấy phải làm sao xây dựng một cái nền đạo đức của đạo Phật. Vì ngày xưa đức Phật, con ông Cấp Cô Độc mà xin đức Phật vào tu, thì đức Phật không cho, chừng nào ông Cấp Cô Độc cho đi tu, thì mới được tu. Cho nên ông Cấp Cô Độc, ông đem vàng bạc của báu ổng nói: “tao có một mình mày, mày phải hưởng cái này chứ, tại sao mày đi tu rồi ai hưởng cái này?”
Mà ông Cấp Cô Độc cũng biết ông giàu lắm, chứ đâu phải ông nghèo. Ổng cúng dường Phật dữ lắm chứ, nhưng mà ông không cho đi tu là tại vì ông có thằng con. Vì vậy mà cho nên do đó, đức Phật mới nói, khi nào mà ba cậu bằng lòng thì đức Phật mới chấp nhận, ba cậu không bằng lòng thì đức Phật không chấp nhận.
Cho nên cái cậu này, cậu mới về cậu làm trần làm trở đủ cách ông già cậu. Cuối cùng ông già mới cho đi tu, thì đức Phật mới chấp nhận. Nhưng mà cậu chứng quả A La Hán. Ông Cấp Cô Độc cúng dường vậy mà không chứng quả A La Hán, mà thằng con lại chứng quả A La Hán.
Đó thì các con thấy, đời đức Phật là ông, đạo Phật có đạo đức hẳn hòi đàng hoàng. Rồi do đó ông Cấp Cô Độc có than phiền, đức Phật khuyên lơn ông cấp cô độc: “Nó đi tu, không có nghĩa là ông sợ mất dòng giống nhà ông đâu, mà chính nó đem cái dòng giống nhà ông, trở thành bậc A La Hán hết đó. Bậc giải thoát hết không thấy ham sao? Còn ông để vầy, dù có giàu sang như ông đi nữa cũng còn khổ, chứ đâu phải ông hết khổ sao. Ông không thấy cái khổ của cái phước hữu lậu sao?”.
Cho nên đức Phật nói tới đâu, ông thấy rõ tới đó. Do đó ông rất vui lòng khi thấy có một thằng con trai của mình đi tu theo Phật.
Cho nên các con thấy, nếu mà gia đình các con mà có cái sự gì buồn phiền, con cái có gì buồn phiền mà các con đi tu theo Phật, là các con báo cho Thầy ngay liền. Thầy tìm mọi cách Thầy giúp đỡ cho gia đình con rất là an ổn. Mà Thầy giúp đỡ rất nhiều gia đình rồi.
Cho nên thậm chí như chú Tuấn mà Thầy nói hồi nãy, Thầy đã viết một bức thơ Thầy gởi cho ba chú. Thầy nói hết những cái điều kiện lợi hại sau này. Và đồng thời thì hoàn toàn Thầy là một vị Thầy của chú này, Thầy không bao giờ chấp nhận cho chú này phải bỏ vợ con trong khi con còn nhỏ. Phải làm hết bổn phận làm cha đối với mấy đứa con này, và bổn phận làm chồng đối với người vợ còn trẻ tuổi. Không được bỏ ngang, phải sống cho đúng đời sống đạo đức.
Thầy sẽ viết cái bộ sách Đạo Đức, để giúp cho công cụ, để cho nó sống cái đạo đức của nó, đúng Đạo Đức Làm Người. Chứ không phải đạo Phật là cái thứ đạo Phật yếm thế bỏ đời, làm cho người khác đau khổ.
Thầy nói với ông cụ, ổng là người Bắc. Thì coi như là gia đình, cả gia đình khi đọc cái bức thơ của Thầy người ta xúc động con. Thầy là một cái người đem lại sự hạnh phúc cho gia đình người ta, không có làm đau khổ. Vì vậy mới xứng đáng là đạo Phật chứ.
(1:17:37) Cho nên hôm nay mấy con về đây, Thầy dạy các con cố gắng tu tập. Có cái chuyện gì các con, Thầy coi như là gia đình của các con là gia đình của Thầy. Cho nên có cái gì thì xảy ra trong sự buồn bực nào đó, các con viết thơ cho Thầy, thì Thầy sẽ tìm cách Thầy gởi thơ Thầy an ủi. Dù cháu nào Thầy cũng có thể gánh vác.
Cho nên hầu hết là các con nghe những cái cuộn băng Thầy dạy, mà mấy đứa cháu con của các cư sĩ mà về đây đó, tụi nó có những cái gì sai thì Thầy dạy. Trước khi lấy chồng, Thầy đã có một bài Thầy dạy cho cháu rồi, để sau khi mình tiếp nhận nhà chồng, nó gặp những cái khó khăn nào, thì phải nhìn nó bằng đôi mắt nhân quả như thế nào.
Trong tám cái nẻo của đạo Phật từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, cho đến Chánh Ngữ Chánh Mạng, Thầy phải dạy cho nó phải tư duy, suy xét để làm sao cho gia đình chồng mình, tất cả những người trong trong gia đình chồng phải vui vẻ, không được làm buồn phiền.
Thì Thầy dạy từng chút, Thầy dạy đem lại hạnh phúc. Cho nên khi mà bắt đầu nó có những cái sự đau khổ của nó khi mà có chồng ở bên Mỹ, cho nên vì vậy mà khi có sự đau khổ cái nó gởi thơ về. Rồi bắt đầu Thầy viết bức thơ, Thầy gởi qua cho nó.
Thầy an ủi nó, rồi Thầy mới dạy cách thức cho nó sống cái này, cái này. Do đó bắt đầu bây giờ gia đình nó rất hạnh phúc. Cả cha mẹ chồng hồi đó thì coi như là, nhất là mẹ chồng không có thương nó, bây giờ thương nó nhiều lắm. Thầy đem lại hạnh phúc.
Thầy nói phải sống đạo đức, thì dù người ta có khó khăn gì nữa, đến ngày nào đó, thì người ta sẽ chuyển hóa được người ta. Mình đừng thấy người ta khó, mà hãy thấy người ta tạo cho mình cái ác pháp, để cho mình vượt qua cái ác pháp, để cho mình chuyển hóa người ta trở thành được, thành ra trở thành người tốt của mình, chứ không phải người xấu.
Là con người, sanh ra làm người, người ta có thể thay đổi được, chứ không phải không thay đổi được. Nếu con người không thay đổi thì đạo Phật không ra đời. Con người có thay đổi, có sửa được những cái lỗi của mình được, cho nên đạo Phật ra đời.
(1:19:27) Nghĩa là mình có ác pháp, thật sự con người mình có ác pháp, nhưng mà mình biết ngăn chặn và sửa được cái ác pháp đó, trở thành thiện pháp. Cho nên, đạo Phật ra đời là do cái chỗ chúng ta biết sửa. Chứ cỡ con người mà không biết sửa, thì thôi chắc ông Phật không ra đời nữa.
Cho nên đạo Phật ra đời là có ích lợi cho loài người, mục đích giải quyết cho con người. Cho nên đạo Phật nói, nếu mà con người như con thú vật, thì chắc đức Phật không có ra đời. Bởi vì không thể cảm hóa được thú vật, nó không có trí tuệ, đủ trí tuệ để mà nó biết cái ác cái thiện, còn con người chúng ta biết.
Dù một cái con người nào đi nữa, họ đang sống trong ác, họ vẫn biết cái đúng sai. Nhưng mà mình cảm hóa làm sao mà dịch chuyển cho họ được cái đúng, để mà họ thấy được, sống cho đúng cái đúng, để mà sửa cái sai của họ rồi, thì họ trở thành người tốt. Đó, đó là những cái tu theo đạo Phật.
Cho nên đối với đạo Phật, không cần gõ mỏ tụng kinh, chỉ cần sửa những cái sai của họ. Từ phàm phu, từ thú vật mình trở thành con người, từ con người mình trở thành bậc Thánh. Bởi vì mình sửa sai rồi, mình lần mình đi lên. chứ không phải Thánh từ đâu mà có ra đây được hết, mà từ con người, từ con thú mà đi ra thành Thánh.
Thầy cũng là con người, Phật cũng là con người, từ đó mà đi lên, để mà sửa sai những cái lỗi lầm của mình, mà mình trở thành người tốt, mình trở thành sự làm chủ của mình, chứ không phải gì. Cho nên các con nên nhớ rằng, đạo Phật rất thực tế cụ thể, không mơ hồ, không dạy chúng ta Thiền Định bằng cách ngồi để ức chế tâm, mà dạy chúng ta ngăn ác diệt ác, để tâm thanh tịnh là Thiền Định.
Cho nên các con hiểu rõ rồi, tâm mình không tham sân si là Thiền Định, chứ không phải hết vọng tưởng là Thiền Định. Thầy xác định cái điều đó. Cho nên chúng ta đừng có ngồi cái gì hết, mà chúng ta chỉ nhắm vào cái tâm hết tham sân si. Mọi cái hiện bây giờ các con tập để tỉnh thức, để mà xả cái tâm, chứ không phải tỉnh thức để đi vào Thiền Định.
Đó, nhiêu đó các con sẽ rõ được cái hướng đi, cái mục đích cụ thể và rõ ràng, và giải thoát rất là từng phút giây, các con làm được như là lời Thầy nói rồi, các con sẽ có sự giải thoát từng phút giây, làm chủ được sự sống của mình từng phút giây.
Thôi bây giờ các con nghỉ con. Rồi ráng tập nha, tập nội bấy nhiêu Thầy dạy nha.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Xá Thầy thôi con.
HẾT BĂNG