31 - TÂM ĐỊNH TĨNH, NHU NHUYỄN, DỄ SỬ DỤNG

PHÁP HÀNH 31 - TÂM ĐỊNH TĨNH, NHU NHUYỄN, DỄ SỬ DỤNG

PHÁP HÀNH 31 - TÂM ĐỊNH TĨNH, NHU NHUYỄN, DỄ SỬ DỤNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

1- THẦY TÌM BẬC CHUYÊN TU VÀ NƠI YÊN ỔN ĐỂ TU HÀNH

(0:00) …​ giờ dạy một buổi học nữa cho hết hai cái pháp này để rồi chúng ta còn làm công việc rất nhiều. Đến đây xin kết thúc, các thầy đứng dậy.

(0:13) Hôm nay là cái buổi học về các cái giới hành, tức là pháp hành của đạo Phật, là cái buổi học cuối cùng. Thì Thầy muốn tóm lược lại cho nó nhanh vì cái thời gian của Thầy còn phải làm việc rất nhiều, mọi mặt.

Thứ nhất là đi tìm những cái bậc chuyên tu, mà những người này họ có cái tâm tha thiết tu hành, mà họ chưa có cái đủ duyên để mà gặp Thầy, cho nên Thầy đi tìm những cái bậc này để mà độ họ cho nó tu hành cho tốt.

Cái thứ hai là tìm cái địa điểm, tìm cái nơi nào mà nó yên ổn nhất để cho một vị tu sĩ sống đúng cái Phạm Hạnh của Phật, tức là sống cái hạnh trầm lặng, sống độc cư hoàn toàn để thực hiện được cái tâm hồn giải thoát. Chứ còn sống cái cuộc sống mà không đúng thì dù tu thiền gì thì cũng không kết quả đâu.

Cho nên nó có hai cái mục đích trong cái mùa hạ năm nay. Và đồng thời thì những ngày còn lại trong hạ này, Thầy tiếp tục Thầy soạn cái bộ giới luật của Phật cho nó hoàn chỉnh. Vì cái tập thứ nhất của cái bộ giới này, thì coi như là sắp sửa hoàn thành, Thầy chỉ còn viết cái lời bạt và cái lời tựa của cái cuốn sách giới luật này.

Còn cái tập hai thì là Thầy sẽ tiếp tục dạy về giới luật, thì nói về cái đức của một vị Tỳ Kheo và cái hạnh của một vị Tỳ Kheo trong các cái giới, trong 250 giới cũng như là 348 giới luật của Phật đối với Tỳ Kheo Ni.

2- TÂM THANH TỊNH LY DỤC LY ÁC PHÁP THÌ NHẬP ĐỊNH DỄ DÀNG

(01:53) Bây giờ hôm nay, từ hôm mà học cái giới hành, tức là các cái pháp hành của Phật để chúng ta biết được cái đường lối tu tập, thì Thầy đã giảng từ cái Tứ Chánh Cần, cho đến hôm nay là nó bắt đầu học đến cái Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.

Từ lâu tới giờ thì hầu hết là các học giả triển khai đến cái Tứ Như Ý Túc, thì họ chỉ nói suông chứ bọn họ không thấy cách thức tu. Và cái Tam Minh cũng vậy, họ chỉ nói hướng tâm đến Tam Minh rồi biết được nhiều đời nhiều kiếp dựa như trong kinh sách.

Cho nên ở đây trước khi mà dạy về Tứ Như Ý Túc, Thầy sẽ đọc cho thấy những cái danh từ mà ở trong kinh nó có nhấn mạnh, nhưng mầ là hầu hết người ta không lưu ý những cái danh từ đó, hoặc là những danh từ đó vì sai mà làm cho người ta không có thể biết cái pháp hành ở đâu.

Vậy những cái khó khăn là gì? Cái người chưa có thực hiện được cái sự giải thoát, cho nên không thấy được cái nghĩa lý của những cái lời dạy ở trong kinh sách này.

Đây là bộ kinh Trường Bộ, trong bộ kinh Trường Bộ, tập 1 nói về kinh Sa Môn quả, thì Thầy cũng chỉ trích một cái đoạn mà nói về tu Tứ Như Ý Túc cho đến Tam Minh, cho nên cái đoạn này Thầy sẽ nhắc lại. Bởi vì trong Sa Mmôn quả thì khi bắt đầu mà vào xuất gia cho đến khi mà thành tựu giải thoát, đều là cái quả của Sa Môn, cái quả - kết quả cái sự giải thoát của người tu sĩ, cho nên gọi là Sa Môn quả.

Ở đây thì Đức Phật nói chuyện với một nhà vua, cho nên Đức Phật có nhắc lại cái chỗ cái tâm mà vị ấy đã nhập được Tứ Thiền, tức là khi mà tịnh chỉ hơi thở.

Các thầy cũng lưu ý rằng cái thiền của đạo Phật rất là tuyệt diệu, là vì làm cho nó ngưng cái hơi thở, mà cái hơi thở đã ngưng, thì các cái bộ phận hoạt động ở trong thân của chúng ta nó cũng đều ngưng theo hết. Còn cái hơi thở mà còn thở, thì tất cả cái bộ phận ở trong thân chúng ta đều là hoạt động.

Cho nên đặc biệt là có thiền của đạo Phật để chỉ rõ chúng ta biết được cái chỗ ngưng hơi thở, cách thức làm cho nó ngưng hơi thở. Còn các loại thiền khác thì nó không biết cách tu tập này, cho nên do vì vậy mà nó không thể nào tịnh chỉ hơi thở được.

Chỉ có Bốn Thiền, từ cái Sơ Thiền nó làm chủ được cái cuộc sống là nó ly dục, ly ác pháp, nó làm cho tâm chúng ta không còn tham sân si ham muốn nữa. Cái Nhị Thiền thì bắt đầu chúng ta vào những cái định.

Nhưng mà nhờ chỗ cái tâm thanh tịnh ly dục, ly ác pháp đó mà người ta mới thực hiện được bốn cái thiền định sau này, bốn cái định sau này, đó là từ cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và Diệt Thọ Tưởng Định.

Còn cái, vì nó có cái tâm thanh tịnh nó mới thực hiện được, còn người mà chưa có tâm thanh tịnh thì đừng có nói rằng rớ tới cái thiền của đạo Phật được, ngay cả cái Sơ Thiền mà tu tập ly dục, ly ác pháp thì cũng không bao giờ có thể mà đạt được cái Sơ Thiền nữa chớ huống hồ chi là cái Nhị Thiền.

Thường thường là người ta tu hành thiền định, người ta ức chế tâm để hết vọng tưởng, để không còn Tầm Tứ để đi vào cái Nhị Thiền, mà không thấy đó là cái pháp ức chế tâm.

Nó làm chúng ta, khi mà ức chế được cái tâm, tức là ý thức chúng ta không hoạt động, không khởi những cái niệm vọng tưởng nữa, thì cái tưởng thức chúng ta sẽ hoạt động.

Cũng như một người ngủ, thì khi mà ngủ thì cái ý thức nó ngưng hoạt động, thì cái tưởng thức nó hoạt động, cho nên cái người ngủ thì nó phải có chiêm bao, nó phải thực hiện qua giấc chiêm bao. Còn cái ý thức mà nó làm việc, nó hoạt động thì nó không bao giờ có chiêm bao nữa.

Cho nên khi một người mà ức chế cái tâm, coi như là nó không có vọng tưởng, thì người đó sẽ rơi vào cái trạng thái tưởng, những cái trạng thái tưởng như cái trạng thái hỷ lạc, khinh an đều là do trạng thái tưởng này sinh ra.

Cũng như cái người tu cái thiền mà Bốn Thiền, ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền rồi thì nó còn Tầm Tứ. Nhưng mà khi mà nhập Nhị Thiền, diệt Tầm Tứ mà nhập Nhị Thiền, thì cái ý thức nó cũng ngưng hoàn toàn, nó không có Tầm nữa, nó không có Tứ nữa, do đó nó cũng ngưng hoàn toàn, nhưng mà ở đây nó không có ức chế tâm, mà nó chỉ có cái Như Lý Tác Ý, tức là cái pháp hướng.

Thí dụ như bây giờ mình muốn cho Tầm Tứ nó ngưng, thì mình bảo rằng: “Tầm Tứ hãy tịnh chỉ!” thì tức là Tầm Tứ nó sẽ ngưng, tức lúc bây giờ chúng ta sẽ nhập Nhị Thiền, mà nó không phải là do cái chỗ mà chúng ta ức chế tâm, ngồi tập trung vào một cái hơi thở hoặc là cái đối tượng nào đó. Chúng ta chỉ ra lệnh thôi, thì nó ngưng.

Do cái chỗ mà nó ngưng đó bằng cái tâm nó đã ly dục, ly ác pháp. Nếu mà chưa ly dục, ly ác pháp thì cái đạo lực, hay hoặc là cái pháp dẫn tâm, thì nó không có, nó không có cái lực dẫn tâm, cho nên chúng ta có ra lệnh nó cũng không có làm gì được mà nó ngưng. Còn tâm chúng ta thanh tịnh thì chúng ta ra lệnh thì được liền.

(07:07) Cho nên ở đây Thầy xin dạy về, nhắc lại để rồi chúng ta có những cái từ, như là ở trong cái định Tứ Thiền nó cũng vậy, có những cái danh từ coi thì nó tầm thường vậy chớ sự thật ra nó có những cái từ mà Phật chỉ nó rất là rõ ràng và cụ thể chớ không phải không đâu.

Nhưng Thầy đã dạy cái Tứ Thiền, nếu mà giảng cho nó kỹ thật kỹ thì nó lại mất thì giờ rất nhiều. Và đồng thời thì các con cũng biết rằng, mình tu được từ cái này thì nó đi tới cái khác nó dễ hơn. Còn nghe nó nhiều quá, nó mênh mông thì nó sẽ rối đi, nó làm cho chúng ta không có biết đường tu.

Thay vì các con phải tu tập do vị thiện hữu tri thức hướng dẫn, thì người ta dạy các con phải tu ly dục ly ác pháp, người ta không hề nói tới Tam Thiền, Tứ Thiền hay cách gì hết, người ta không nói cách thức tu tập cái pháp đó như thế nào hết, người ta không nói, nhưng mà người ta dạy bảo các con bây giờ phải tu cái gì, cái gì để mà ly dục ly ác pháp, thì các con phải thực hiện làm cho được ly dục ly ác pháp, rồi thì người ta mới dạy kế. Chớ người ta không dạy Nhị Thiền hay là Tam Thiền gì hết, người ta không nói trước, thì cái tu của các con rất dễ.

Còn cái này giảng ra thành một cái bài như vậy, làm cho cái đầu óc của các con hiểu biết đủ thứ hết! Cho nên Phật nói những gì cần hiểu thì hiểu, mà những gì chưa cần hiểu, chưa cần biết tới nó mà biết thì nó rất là rối.

4- TÂM HỮU HẠN KHÔNG HIỂU NỔI NHỮNG CÁI VÔ HẠN

(8:24) Ở đây hầu hết là chúng ta bị cái trường hợp mà đem kinh sách giảng, nó làm cho chúng ta rối.

Từ cái chỗ chưa làm được mà đến cái chỗ quá là cao siêu, đối với cái tâm hữu hạn của chúng ta thì làm sao hiểu nổi những cái tâm vô hạn này, chỗ cái hiểu mà rất là siêu này? Thì do đó mà chúng ta cũng muốn hiểu, với cái tâm chúng ta đang hữu hạn mà chúng ta muốn hiểu cái vô hạn của nó thì làm sao được?

Như thí dụ như một thân này biến ra một thân, thì các vị hiểu như thế nào được khi mà nó biến ra một thân? Hay hoặc là ngồi đây mà đưa cái bàn tay mà rờ mặt trăng, mặt trời, thì các vị làm sao mà hiểu được với cái tâm hữu hạn này? Trừ ra khi chúng ta có cái tâm vô hạn thì chúng ta mới hiểu nổi.

Cho nên những cái nói ra mà không hiểu để đi tìm mò, thì cái điều đó là cái điều sai lệch, mà với cái trí, cái tâm hữu hạn này, thì làm gì mà tìm mò hiểu cho được? Khó mà hiểu được lắm!

Cũng như, thí dụ như nghe nói về Túc Mạng Minh, người ta nhớ lại nhiều đời, người ta thấy lại nhiều đời nhiều kiếp người ta, thì mình không hiểu làm sao mà nhớ lại những cái quá khứ, cái thời gian dài cả ngàn năm.

Như bây giờ, thí dụ như muốn nghe lại cái bài kinh Sa Môn quả này. Khi Đức Phật mà nói chuyện với nhà vua như vậy, mà mình muốn nghe lại cái bài kinh Đức Phật đang thuyết trong cái thời quá khứ đó. Mà bây giờ, hiện giờ mình trở về quá khứ mình nghe lại bài kinh đó mà Đức Phật cũng đang thuyết, âm thanh cái tiếng nói của Đức Phật đang vang ở trong cái quá khứ đó.

Thì lúc bây giờ chúng ta phải có cái Tam Minh, thì cái Túc Mạng Minh đó chúng ta mới trở về với cái quá khứ đó được, chúng ta mới thu ngắn cái thời gian đó lại, nó không còn quá khứ thì nó trở về hiện tại, thì lúc bấy giờ chúng ta nghe lại cái bài kinh đó, thì như vậy Đức Phật đang thuyết vậy có đúng như ở trong kinh sách này không? Hay hoặc trong kinh sách người ta thêm?

Cho nên muốn xác định được cái bài kinh đó thì chúng ta phải thực hiện cái tâm vô hạn đó thì nó mới hiểu được, mà cái tâm hữu hạn như chúng ta hiện giờ thì không thể hiểu được cái điều đó đâu.

Cho nên những kinh sách này đúng hay sai, mà đối với một người tu chứng mà có Tam Minh rồi thì họ biết sạch hết, họ biết cái bài kinh nào đúng, bài kinh nào sai. Còn người mà như các con bây giờ, cứ dựa trong kinh sách này rồi cho nó đúng sai thì điều đó các con không biết.

Người ta biết chắc chắn rằng cái bài kinh đó ai thêm vào, người nào thêm vào, người ta trở về quá khứ, do cái kinh này ai soạn ra như thế nào thế nào, người ta sẽ dùng cái sức, cái tâm vô hạn này thì người ta sẽ biết được hết tất cả mọi cái sự việc đó.

5- SỐNG ĐÚNG GIỚI LUẬT THÌ HƯỚNG TÂM MỚI CÓ LỰC

(10:48) Vì vậy bây giờ nói về Tứ Như Ý Túc, tức là cái ý muốn mình như thế nào thì nó sẽ làm được như thế nấy.

Thì cái Định Như Ý Túc, thì chúng ta đã từng tập từ cái Sơ Thiền để ly dục, ly ác pháp thì chúng ta có một cái đạo lực, tức là cái sức lực của cái tâm linh của chúng ta, nó rất là huyền diệu, do cái tâm thanh tịnh không còn tham, sân, si phiền não nữa. Thì lúc bây giờ chúng ta chỉ Như Lý Tác Ý, như cái ý của mình, như cái ý muốn của mình như thế nào thì mình tác ý ra như thế nấy.

Thí dụ như bây giờ cái hơi thở nè, đang thở như thế này, ra vô nè, thì chúng ta bảo: “Hơi thở phải tịnh chỉ! Ngưng! Để nhập Tứ Thiền!” thì ngay đó chúng ta phải nằm, phải giữ cái tâm mình trên cái vị trí nào, để rồi lúc bấy giờ cái thân và tâm của chúng ta sẽ định ở trên cái chỗ đó, cho nên gọi là Định Như Ý Túc. Chớ không phải chúng ta phải nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền nó mới nhập vào Tứ Thiền, không phải đâu.

Nó không phải đi có trình tự như vậy đâu, mà đây là một cái sự điều khiển bằng một cái tâm linh, bằng cái sức nội tâm của chúng ta điều khiển nó. Mà cái sức nội tâm điều khiển, chúng ta mới bắt đầu mà chúng ta ly dục, ly ác pháp để mà xả cái tâm, ly cái tâm lậu hoặc của chúng ta, cái tâm mà phiền não tham sân si chúng ta, thì ngay đó chúng ta đã tu tập nó rồi.

Hằng ngày chúng ta thường nhắc: “Cái tâm như cục đất, không có tham, sân, si nữa!”. Lời chúng ta nói, sức chúng ta truyền lệnh như vậy thì chúng ta phải sống đúng như thế nào? Sống đúng giới luật.

Nghĩa là bảo nó: “Đừng có tham, sân, si nữa! Tâm như cục đất, đừng có giận hờn, phiền não nữa! Ly tất cả những lòng ham muốn!”, thì như vậy chúng ta phải ly cái gì? Ly cái ăn, cái ngủ, tức là chúng ta phải sống lìa cái ăn cái ngủ, chúng ta không còn chạy theo cái ăn ngủ.

Còn bây giờ chúng ta ăn ngày ba bữa, rồi ham ăn, ham ngủ, rồi thích vui, xem tivi, rồi xem này kia hay hoặc là thích xe cộ, rồi chùa to tháp lớn, thử hỏi những cái điều kiện đó thì làm sao mà chúng ta thực hiện được cái đạo lực mà gọi là truyền lệnh như vậy được?

Cái tâm ham muốn, mà hằng ngày cứ bảo tâm như cục đất, tâm như cục đất. Ngày ăn ba bữa mà bảo tâm như cục đất, thì làm sao như cục đất được? Cái tâm nó còn chạy theo ác pháp, nó còn chạy theo dục vọng.

Còn bây giờ mình sống đúng mình không có, cái sống của mình nó sống đúng, nó tạo cho mình cái thanh tịnh, cho nên cái truyền lệnh của mình nó sẽ trở thành một cái lực. Nó thanh tịnh, nó nghiêm chỉnh, cho nên nó mới trở thành cái lực, nó như vậy mới được.

Từ cái lực đó chúng ta mới truyền lệnh bảo: “Hơi thở ngưng!”, thì hơi thở nó sẽ ngưng. Còn nếu mà tâm chúng ta nó không thanh tịnh làm sao chúng ta bảo nó được?

Và khi muốn bảo cái hơi thở ngưng, thì ít ra chúng ta cũng phải ở sống cái tâm trạng của chúng ta lúc bấy giờ nó phải nằm như thế nào, nó phải trụ như thế nào, nó ôm chặt như thế nào để nó nằm trên chỗ đó nó mới ngưng chớ! Còn bây giờ nếu bình thường như Thầy đang nói chuyện với quý thầy, đang thuyết giảng như thế này, mà bảo cái hơi thở mình ngưng thì chắc gì nó ngưng? Phải không?

Cái tâm mình nó chưa nằm yên trên một cái điểm nào đó mà mình bảo nó ngưng, làm sao nó ngưng được? Cũng như bây giờ mình bảo đừng có tham, sân, si, đừng có ham muốn, mà mình cứ chạy theo ham muốn, mình sống trong ham muốn thì mình bảo làm sao nó nghe được!

Cho nên đó là những cách tu sai, nó không đúng. Phá giới luật thì không bao giờ mà có tâm thanh tịnh, mà tâm không thanh tịnh thì làm sao mà có định được? Vì vậy cho nên Phật nói giới sanh định, nghĩa là từ cái giới nó khép chặt mình ở trong cái khuôn khổ của cái ly dục, ly ác pháp. Cái giới, mà giới là thiện pháp mà!

Nó khép mình ở trong cái khuôn khổ nó, mình không phạm giới. Mà khi có một chút nào phạm giới thì mình xấu hổ, mình biết xấu hổ, cho nên mình ngăn chừa, mình không có phạm nữa. Từ đó cái thân và tâm của mình do cái giới luật nó làm cho mình thanh tịnh, từ thanh tịnh đó thì cái pháp hướng của mình nhắc: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si nữa!” thì lúc bây giờ cái tâm chúng ta nó mới hết tham, sân, si.

Tu hành nó đúng cách, sống đúng cách tu hành mới đúng cách, còn sống không đúng cách thì tu hành không đúng cách. Cho nên Phật nói giới sanh định là vậy. Rồi từ định nó mới sanh tuệ, chớ không phải là bây giờ chúng ta học cho nhiều, hiểu biết cho nhiều là tuệ, cái đó là cái sai của chúng ta, cái hiểu biết sai.

Từ cái học hỏi mà nhiều thì nó lại sanh cái ngã, nó làm cho cái ngã chúng ta lớn lên. Từ cái ngã đó nó chạy theo dục lạc, nó ham thích dục lạc, bởi vì cái danh, danh thì nó kèm thêm cái lợi.

Mà bây giờ chúng ta có cái bằng Tiến sĩ Phật học, nhưng mà rồi rốt cuộc rồi chúng ta có giải thoát được gì? Hay là chúng ta chạy theo danh lợi, dựa vào cái bằng đó để chúng ta lợi dụng nó bằng cách này bằng cách khác, để thuyết giảng qua cái lý luận của mình, để gạt Phật tử?

Nhưng mà mình nói ra một điều mà mình không làm đúng một điều mình nói, thì cái người đó là cái người gì? Họ có nói hay cách gì nhưng cuộc sống họ không hay, thì tức là họ cũng là một người tham mà thôi.

6- TÂM ĐỊNH TĨNH, THUẦN TỊNH, NHU NHUYỄN, DỄ SỬ DỤNG

(15:06) Đó, trên cái phương diện như vậy, bây giờ chúng ta bắt đầu nghe lại cái bài kinh Đức Phật đã nói:

Này Đại Vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ Kheo dẫn tâm, hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến.

Vị ấy biết thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân này thức ta lại nương tựa vào sự trói buộc.”

Đó, là khi mà cái tâm của chúng ta mà nó thuần tịnh, nó định tĩnh, nó thuần tịnh rồi, nó không còn cấu uế nữa, không còn phiền não, nó nhu nhuyễn, dễ sử dụng, nghĩa là bây giờ nhắc nó như thế nào, nó làm theo như thế nấy đó. Thì lúc bấy giờ chúng ta mới nhắc nó đến chánh trí, chánh kiến, thì nó nhìn thấy được cái thân nó như thế nào rất rõ.

Còn bây giờ chúng ta hiểu biết nhưng sự thật ra cái chánh trí và chánh kiến chúng ta chưa có, chưa có hướng đến được cái chánh trí, chánh kiến đâu.

Cho nên nhiều khi chúng ta hiểu là thân này là tứ đại do bốn đại hòa hợp thì đó là chúng ta nhai lại cái đờm dãi của kinh sách, nhai lại cái bã mía của cái người khác chớ không phải chính chúng ta đã thấy thật là nó như vậy. Vì vậy chúng ta chưa có chánh trí, mà chưa có chánh kiến, cho nên làm sao?

Vì tâm của chúng ta như là một cái dòng nước đục, nó còn đang đục, nó nhiễm, nó chưa có trong sạch, thì do đó cái chánh trí và chánh kiến của chúng ta chưa có.

Ở đây Phật nhắc cho chúng ta biết rằng, khi mà tâm chúng ta phải định tĩnh - định tĩnh là như thế nào? Cho nên lúc bây giờ một người mà muốn tu Tứ Như Ý Túc đó, là tâm phải định trên thân, thân phải định trên tâm.

Tại sao là tâm phải định trên thân? Là tâm nó nương vào cái thân để mà nó ly tất cả các cái lậu hoặc. Cái tâm nó nương vào cái thân để nó ly tất cả các lậu hoặc, cho nên gọi là tâm định trên thân. Nếu mà ngoài cái thân này thì cái tâm nó định tĩnh ở đâu mà nó ly được cái lậu hoặc? Nó phải ở trong cái thân này nó mới có ly được cái lậu hoặc.

Do lầm chấp cái thân này là ngã, vì vậy mà ai đụng đến nó thì dễ sanh ra lậu hoặc. Do đó ở trên cái thân này, cái tâm mà nó cố gắng nó định trên thân là nó định cái gì? Là nó định cái phiền não tham, sân, si, nó không còn nữa, nó thanh tịnh, thì nó gọi là định trên thân.

Bây giờ thì khi mà cái tâm nó định rồi, nó thanh tịnh rồi thì nó không có sanh ra phiền não nữa, nó không sanh ra giận hờn phiền não, thì trong đầu nó nó không có niệm vọng tưởng.

Một lát nữa Thầy sẽ trả lời, có người hỏi: “Con có vọng tưởng nhưng không biết làm sao! Vọng tưởng từ đâu nó sanh và đoạn diệt nó như thế nào?’’ Lát nữa Thầy sẽ trả lời về những câu vấn đạo, để biết rằng vọng tưởng nó ở đâu mà sanh ra.

Ở đây thì chúng ta biết rất rõ từ cái niệm trong tâm của chúng ta sanh ra, thì do ác pháp và lòng ham muốn của chúng ta mà sanh ra những cái vọng tưởng.

Vì vậy nếu mà chúng ta đã tu tập để ly tất cả những cái ác pháp và cái dục, cái lòng ham muốn của chúng ta, thì nó không còn sanh vọng tưởng nữa. Đó là một cái điều mà rất cụ thể và rõ ràng, và cách thức và pháp hướng thì Thầy đã dạy cách thức tu đó rồi.

Cho nên tất cả những cái điều mà nó sanh ra trong tâm của chúng ta đều là do cái chỗ mà tham, sân, si, lòng ham muốn của chúng ta mà ra. Mà bây giờ nó định tĩnh - định tĩnh tức là cái tâm của mình nó không còn, tĩnh đây là nó rất là yên lặng, định: nó định lại trong cái sự yên lặng của nó, nó không còn có Thất Kiết Sử, không còn có Ngũ Triền Cái nữa.

Vì vậy mà bây giờ nó định tĩnh mà nó còn thuần tịnh nữa. Đức Phật nói: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh’’. Nếu mà tâm chúng ta chưa định tĩnh, chưa thuần tịnh mà chúng ta tu tập thiền định, thì tu tập thiền định gì? Nó đâu có được!

“Không có uế nhiễm”, nghĩa là trước cái món ăn, nó ngon mình cũng không thèm, trước cái sự cám dỗ của tất cả những vật chất, nó cũng không ham, đó là cái chỗ nó không có cấu nhiễm.

Rồi bây giờ nó đã như vậy rồi, thuần tịnh rồi định tĩnh rồi, thì nó sẽ không phiền não mà nó dễ dàng sử dụng, cái tâm dễ dàng sử dụng.

Cho nên khi, ở đây có một thầy, người ta tu người ta xả cái tâm mình, mỗi cái tâm niệm khởi lên thì người ta xả nó. Bây giờ nó ham muốn gì đó thì người ta xả nó, người ta nghĩ rằng cái đó là nó không có, nó là ác pháp, nó đem đến cho chúng ta khổ nè, hãy buông nó đi, đừng có nghĩ ngợi nữa.

Và cứ cố gắng, cứ họ tu như vậy, riết đến khi mà cái tâm nó xả hết, cuối cùng rồi nó xả hết, bắt đầu nó yên lặng, tự nó yên lặng à. Nó yên lặng rồi cái vị thầy đó mới bảo: “Cái tâm đừng có nghe ngóng ra ngoài! Quay vô! Biết hơi thở ra biết hơi thở vô!”

Lúc bấy giờ luôn luôn chúng ta ngồi cả giờ đồng hồ mà vẫn biết hơi thở, không có cái niệm vọng tưởng nào hết. Chớ không phải ngồi mà để hít thở hoặc là đếm, hoặc là sổ tức, hoặc là tùy tức, hoặc là niệm Phật, hoặc là các pháp khác mà ức chế tâm để đi vào cái chỗ mà không vọng tưởng.

Ở đây thầy đó chỉ xả tâm thôi, sống đúng độc cư. Sống cho đúng độc cư, nghĩa là không có đi ra khỏi cổng chùa, không nói chuyện với ai, sống một mình, sống trầm lặng một mình.

Nó nhiều khi nó phá chúng ta, muốn đi chơi muốn nói chuyện người này thì chúng ta ngăn chặn, đây là những cái ác pháp làm chúng ta phá những cái hạnh tu của chúng ta.

Cho nên người đó ngăn chặn. Ngăn chặn mãi cho đến khi tâm xả sạch, thì nó có một cái nhu nhuyễn dễ điều khiển nó lắm. Cho nên nhắc nó: “Cái tâm quay vô!” nó quay vô, nó không cần nghe ra ngoài nữa, và lúc bấy giờ nó cũng không có nghe như chúng ta.

Còn chúng ta bây giờ, nó vừa nghe trong mà vừa nghe ngoài, bây giờ nhiều khi chúng ta hít thở chúng ta biết mà vẫn nghe âm thanh, chứ chưa phải vắng đâu. Còn cái người đó cái tâm nó quay vô rồi, nó không nghe.

Nghĩa là âm thanh vẫn có, nhưng mà vì nó đã quay vào trong, nó nghe hơi thở mà nó không cần nghe ra ngoài nữa, tức là tâm hết phóng dật. Vì vậy mà lúc bấy giờ cái tâm nó dễ sử dụng, dễ sử dụng thì tức là chúng ta hướng tâm đến chỗ nào là nó hướng đến chỗ đó.

7- BỐN GIAI ĐOẠN TU TỨ NIỆM XỨ

(21:24) Đó thì trải qua một cái quá trình đầu tiên, thì ở trong cái Tứ Niệm Xứ, nó có bốn cái giai đoạn tu tập:

Cái giai đoạn thứ nhất: là giai đoạn ly dục, ly ác pháp. Mà thường thường Phật hay nhắc chúng ta là trên thân quán thân để khắc phục tham ưu; rồi trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu, rồi trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu, trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu.

Rồi kế đó rồi thì Đức Phật lại: trên thọ quán thọ tu về hành tướng ngoại, thì đó là tu trong Chánh Niệm Tỉnh Thức hay là Thân Hành Niệm. Còn hễ mà nhắc đến tu trên thân mà quán thân tu về hành tướng nội, thì tức là hơi thở rồi.

Đó, như vậy là Đức Phật đã dạy chúng ta cái giai đoạn đầu để mà ngăn chặn, là từ cái Chánh Niệm Tỉnh Thức cho đến cái Định Niệm Hơi Thở.

Rồi đến cái mà để khắc phục tham ưu, trên thân quán thân tức là tu cái Định Vô Lậu. Tại sao biết nó là Định Vô Lậu? Vì trên thân quán thân tu về nhân tướng, cái tướng thân của chúng ta, trên cái thân này nè, xem xét lại cái thân này nè, tức là trên cái trụ xứ này, xem lại cái thân trên cái trụ xứ này.

Do đó chúng ta xem xét trên cái nhân tướng nó, do đó chúng ta biết cái tướng của nó như thế nào, nó là do bốn đại nó hòa hợp, rồi nó sanh ra những cái chất bẩn thỉu, bất tịnh như thế nào, thế nào.

Từ ở ngoại thân rồi từ nội thân, Đức Phật dạy quán thân trên ngoại thân, nội thân, hoặc là nội ngoại thân, để chúng ta quán xét cái thân của chúng ta nó bất tịnh như thế nào? Để rồi từ đó chúng ta không còn chấp cái thân nữa, tức là phá cái lậu hoặc của nó. Đó là cái giai đoạn một.

Còn cái giai đoạn hai, là chúng ta thực hiện ba cái định, đó là giai đoạn hai. Ba cái định là định nào? Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền, đó là giai đoạn hai.

Đến cái giai đoạn ba thì Đức Phật dạy chúng ta thực hiện Tứ Như Ý Túc. Bốn cái ý muốn này là chúng ta thực hiện được, cũng trên cái thân đó mà chúng ta tu tập Tứ Như Ý Túc chớ không phải ngoài cái thân đó mà tu tập cái khác được, hay hoặc là nói rằng Tứ Như Ý Túc là tui tu ngoài cái thân, không phải đâu! Ở trên cái thân đó mà tu tập.

Cho nên Tứ Niệm Xứ rất là quan trọng cho cái con đường tu tập của chúng ta, từ khi đầu cho đến khi cuối cùng là Tam Minh, chúng ta cũng ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập.

Cái giai đoạn thứ tư: thì chúng ta tu là Tam Minh, hướng tâm đến Tam Minh, ba cái Minh.

Đó là bốn giai đoạn thực hiện. Mà nếu mà thiếu một cái giai đoạn nào thì coi như là cái người tu sĩ chưa hoàn thành được con đường tu tập của mình.

8- TRẠNG THÁI TÂM CỦA TỨ THIỀN

(23:58) Vậy thì ở đây, khi mà cái tâm nó nhu nhuyễn nó dễ sử dụng rồi, chúng ta bảo sao nó nghe vậy đó, thì chúng ta mới thực hiện được cái Tam Minh, cái Tứ Như Ý Túc. Còn cái tâm mà nó chưa có nhu nhuyễn, chưa có dễ sử dụng thì khó mà có thể thực hiện được cái Tứ Như Ý Túc.

(24:19) Đây, thì Đức Phật đã nói:

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ Kheo dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông.

Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình. Đi ngang qua vách, đi qua tường, qua núi như đi ngang hư không. Độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước. Đi ở trên nước không chìm như trên đất liền. Ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim. Với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần. Như vậy có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.”

Đây là một cái đoạn kinh rất ngắn để mà dạy chúng ta tu Tứ Như Ý Túc đây. Nghĩa là Dục Như Ý Túc, mình muốn như thế nào đó là mình muốn, mình làm được liền.

Mà điều kiện bắt buộc là một cái vị mà muốn thực hiện được như vậy thì “tâm phải định tĩnh, thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc, bình thản”, đó là những danh từ để chỉ cho như vậy.

Mà những danh từ mà chỉ như vậy là cái người đó phải “thân định trên tâm, tâm định trên thân”. Mà “thân định trên tâm, tâm định trên thân”, đó là một cái tên để chỉ cho Tứ Thiền.

Cũng như người ta muốn nói Tứ Thiền mà người ta không dùng cái tên Tứ Thiền. Người ta bảo tịnh chỉ hơi thở thì chúng ta cũng biết đó là Tứ Thiền, một cái tên để chỉ cho Tứ Thiền.

Đó, thì như vậy chúng ta nghe cái tên “tịnh chỉ hơi thở” thì chúng ta biết Tứ Thiền, mà nghe cái tên Tứ Thiền thì chúng ta cũng biết đó là Tứ thiền, mà nghe cái tên “thân định trên tâm, tâm định trên thân” thì chúng ta cũng biết Tứ Thiền, mà nghe cái tên dài một cái, để mà định ra một số ở trên cái trạng thái của Tứ Thiền đó, là “với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản”, đó là một cái tên để chỉ cho Tứ Thiền.

Nếu một người nhập Tứ Thiền thì phải đạt được đó, mà người chưa nhập Tứ Thiền thì không bao giờ đạt được những cái trạng thái như vậy.

Và khi mà nhập trên Tứ Thiền như vậy, thì cái thức nó chưa có bị diệt, nó còn, nó diệt, ở trong cái thân Ngũ Uẩn thì khi mà nhập Tứ Thiền thì nó có ba cái Uẩn nó ngưng hoạt động: Cái Uẩn thứ nhất là sắc uẩn, cái Uẩn thứ hai là tưởng uẩn, cái Uẩn thứ ba là thọ uẩn.

Cho nên người nhập Tứ Thiền thì không còn cảm giác đau đớn gì với cái thân người ta hết. Đó là ba cái uẩn nó ngưng.

Còn cái hành uẩn với cái thức uẩn, nó còn hoạt động. Tại sao biết nó còn hoạt động? Vì từ ở trên cái định đó mà chúng ta hướng cái tâm, làm cho cái tâm nó đi, làm cho cái tâm nó phải hoạt động, cho nên nó còn cái hành. Nếu mà không có cái hướng tâm thì làm sao mà cái tâm nó hoạt động mà nó biết được quá khứ nhiều đời nhiều kiếp của mình?

Cho nên còn cái hành uẩn và cái thức uẩn nó vẫn còn chưa có ngưng, vì vậy mà chúng ta sai khiến nó làm công việc cho chúng ta xài, làm công việc cho chúng ta biết.

Cho nên bây giờ chúng ta, trong khi mà chúng ta tu Tứ Như Ý Túc đó, nãy giờ Thầy chỉ lý thuyết chớ chưa có pháp hành, phải không. Nhưng mà cái tâm chúng ta phải đạt được cái mức của định Tứ Thiền, tức là nó phải có một cái trạng thái “tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc, bình thản”, cái tâm chúng ta phải đạt được đến chỗ đó.

Mà nói đến chỗ đó thì chúng ta biết là cái người mà nhập Tứ Thiền thì phải có cái trạng thái đó. Đó, thì chỉ có cái người mà tịnh chỉ được cái hơi thở thì mới có được những cái tâm nó như vậy, chớ còn hoàn toàn người nào mà còn ở ngoài cái thiền này thì không thể nào.

9- PHÁP ÁM THỊ, HƯỚNG TÂM NHƯ LÝ TÁC Ý

(28:02) Như vậy thì lúc bấy giờ chúng ta phải sử dụng cái gì đây mà gọi là hướng tâm? Từ khi mới bắt đầu vào đạo Phật chúng ta đã dùng pháp hướng mà Phật nói ở trong kinh rất rõ ràng: Như Lý Tác Ý.

Như Lý Tác Ý là một pháp ám thị chớ không có khác gì hết, nhưng mà người ta không có hiểu. Danh từ trong kinh A Hàm thì gọi là “hướng tâm”, danh từ ở trong kinh Nguyên Thủy, bộ kinh Nikaya thì dạy là “Như Lý Tác Ý”, rất rõ ràng mà.

Còn cái danh từ ngoài đời gọi “ám thị”, ám thị tức là mình nhắc một cái câu đó, nhắc hoài, nhắc hoài cho chừng nào cái tâm mình thực hiện được cái điều đó thì mới thôi, gọi là ám thị. Mà ám thị nó trở thành một cái lực của nó.

Cho nên các nhà tu Mật Tông họ luyện bùa hay hoặc luyện chú đó, họ hay đọc thần chú. Thì họ đọc thần chú như thế nào?

Thầy nhắc lại như ngài Từ Đạo Hạnh, khi ngài muốn trả thù cho cha ngài, bởi vì ngài Đạo Duyên giết chết cha ngài, ngài muốn trả thù. Thì ngài làm sao đây? Ngài vào trong núi Từ Sơn, ở miền Bắc, thì các con ở miền Bắc biết núi Từ Sơn. Thì trong khi ngài vào cái hang núi đó rồi ngài đem cái chú Đại Bi, hằng ngày thì ngài đọc cái chú đó.

Và ngài có một cái gậy, ở núi thì người ta có cây gậy người ta đem đi, ngài cũng ở trong núi, thì ngài cũng có cây gậy. Do cây gậy đó ngài đặt trước mặt ngài, ngài đọc cái Chú Đại Bi, rồi ngài ra lệnh ngài truyền: “Cây gậy này phải bay lên!” Một lần nó không bay đâu, ngài đọc cái thần chú Đại Bi rồi mà bảo nó bay nó không bay đâu.

Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư cho đến ngài đọc tới một ngàn cái biến chú Đại Bi, một ngàn cái biến rồi, mà ngày nào ngài đọc cái chú xong rồi ngài ra lệnh nó, ngài truyền lệnh rằng: “Cây gậy bay lên” mà nó chẳng bay. Cho đến khi một ngàn biến chú Đại Bi xong thì ngài ra lệnh, cây gậy nó nhúc nhích nó bay lên, thì do đó ngài thấy có hiệu nghiệm.

Cho nên ngài mới đem cây gậy đó ngài ném xuống dòng suối, cái dòng nước mà ở trên núi nó chảy xuống, dòng suối nước đó, thì nước ở trên suối mà đổ xuống thì nó có cái độ dốc, nước chảy rất mạnh. Ngài mới ném cây gậy xuống, ngài mới đọc cái thần chú. Ngài ném cây gậy, ngài đọc thần chú xong là ngài ném cây gậy xuống, ngài ra lệnh: “Cây gậy phải ngược dòng nước đi lên!”, do đó ngài thấy cây gậy ngài nó lách nước nó đi lên như một con rắn mà lội nước.

Ngài nói nay ngài đã tu tập luyện có đạo lực rồi, trả thù cha được rồi. Cho nên ngài dùng cây gậy đó ngài sai đi để giết ngài Đạo Duyên, từ đó mới có cái nhân quả oan báo mà đến khi mà ngài làm vua mà gặp những cái trường hợp như bệnh đau này kia đó.

Thì tất cả những cái này là những cái huyền thoại, nhưng mà chúng ta thấy rằng, trong cái sự tu tập nào đi nữa nó cũng phải có một cái năng lực, cái quyền lực, tuy rằng vô hình nhưng rất mạnh mẽ. Thì trong đạo Phật chúng ta cũng có cái quyền lực chớ không phải không có.

Chớ bây giờ chúng ta ngồi thiền mà không làm gì, ngồi trơ trơ như thế này thì biết chừng nào mà chúng ta làm được cái chuyện gì đâu? Nó không có cái pháp hành!

Còn ở đây Phật nói Như Lý Tác Ý, tức là có một cái chỗ mục đích gì đây, mà tại sao Phật nói như vậy? Thế mà những cái nhà học giả thì họ thấy mấy cái chữ “Như Lý Tác Ý” là họ chỉ xem thường. Nhưng mà cái người tu hành mà người ta có thực hiện, người ta thấy rất là tuyệt liền, rất là tuyệt! Cho nên người ta triển khai ra, người ta triển khai ra thì người ta thấy rất là hay. Vì vậy mà người ta thực hiện được cái sự làm chủ người ta do cái pháp này.

Cho nên đầu tiên mình nhắc nó: “Tâm như cục đất!”, nó đâu có như cục đất, đụng ai nó cũng giận hờn, phiền não hết à, nó rất khó! Nhưng mà thời gian sau đó thì chúng ta lại sống đúng những cái giới hạnh, ly những cái tâm ham muốn ăn uống, rồi lần lượt nó, cái thân của mình nó lần lượt nó thanh tịnh, thì cái pháp mà hướng tâm nhắc này nó bắt đầu nó có hiệu quả. Nhắc cái nó được, nhắc cái nó được.

Rồi từng đó đến khi mà cái tâm nó ly dục, ly ác pháp hoàn toàn rồi, thì thấy nó lại hiệu quả hơn nữa, nhắc đâu nó được đó, nhắc nó được chỗ nào là nó được nấy, sai nó chỗ nào nó làm được chỗ nấy. Cho nên từ đó cho đến khi chúng ta nhập Tứ Thiền đều là sử dụng cái pháp này toàn bộ. Có pháp chúng ta tu chớ!

Mà nếu mà các con, nếu mà các con do tu hành ức chế tâm mà các con sử dụng cái pháp hướng này, thì nó sẽ làm rối loạn cơ thể, và thân tâm các con sẽ bị hoại diệt hoặc điên.

(32:16) Ở đây có một thầy, năm rồi cũng về đây tu tập, do nghe cái pháp hướng này, mà do cái sự tu tập của thầy, là vì từ lâu thầy cũng nghe tu thiền là cứ ngồi thiền để cố gắng cho hết vọng tưởng thôi. Nhưng nó gây trong cái trạng thái, khi mà hết vọng tưởng rồi trong một giờ hay là nửa tiếng, thì thầy đâu biết rằng đó là một cái, mình hết vọng tưởng là mình mừng thôi chớ đâu ngờ.

Nhưng mà khi nghe Thầy ở đây dạy pháp hướng thì thầy lại sử dụng pháp hướng, khi mà nó hết cái vọng tưởng rồi, thầy sử dụng cái pháp hướng, thầy bảo nó ngưng, thì thầy rõ ràng thấy hơi thở nó ngưng hoàn toàn rồi. Mà thầy thấy nó ngưng thì thầy cũng hoảng hồn, cho nên thầy bảo, thầy lật đật thầy bảo nó hoạt động lại, mà bảo không có điều khiển được, nó quýnh quíu, cho nên vì vậy mà nó làm cho cơ thể thầy nó rối loạn.

Thầy nghe như cơ thể nó sôi, nó làm như cái nồi cơm mà nó sôi, thầy hoảng hồn hoảng vía thầy bảo lia lịa nó đủ cách hết, cho nên nó lại càng hoảng hồn, nó làm điều này nó làm điều kia.

Khi mà cái tâm của chúng ta nó đang ở trong cái, ý thức nó đang ngưng đó, thì cái tưởng thức nó hoạt động, thì nó theo cái lệnh truyền của chúng ta nó làm theo, mà nó làm theo thì nó rối loạn đủ thứ hết.

Cho nên có một lúc thầy cũng tưởng là mình sẽ khạc ra, hay hoặc là nó làm cho thầy thét lên để cho nó ra những cái dục, những cái ác pháp ở trong tâm của thầy từ lâu tới giờ, nó cảm tưởng như vậy, thì thầy la hét. Do đó thì khi đó Thầy đến Thầy xả giúp giùm thầy để vượt ra, chứ không khéo thì thầy cứ la hét hoài, thì tức là thầy cũng bị điên mất đi.

Đó là tất cả những cái nó bị ức chế mà nó làm sai đi.

Cho nên chúng ta từ cái chỗ ly dục, ly ác pháp chúng ta tiến tới cái pháp hướng này, chúng ta điều khiển, chúng ta hướng chúng ta nhắc, chúng ta muốn cái gì đó là chúng ta nhắc cái đó. Bởi vì ở đây nó dễ sử dụng lắm. Mà hễ ý mình muốn cái gì là mình bảo nó là nó làm theo, bảo cái thân nó làm theo.

10- THÂN ĐỊNH VÀ TÂM ĐỊNH

(34:10) Cho nên ở đây khi mà chúng ta thấy, khi mà cái tâm nó dễ được như vậy rồi, thì chúng ta bảo cái thân để cho nó định. Bởi vì cái thân chúng ta bây giờ nó chưa có định đâu, nó còn đang thở nè, nó còn rung động mà. Định thì nó không rung động, nó không thở rồi nó mới định, còn bây giờ nó còn đang thở thì nó làm sao mà nó định được.

Cho nên vì vậy khi mà cái tâm nó đã ly dục thì nó đã định rồi, nó đã thanh tịnh, nó định rồi, thì đây là mới có phần định của tâm, còn cái phần định của thân thì chưa có. Cho nên lúc bây giờ chúng ta tiến tới là chúng ta tu, là ở chỗ Nhị Thiền, rồi Tam Thiền rồi đến Tứ Thiền, để mà cái thân cho nó hoàn toàn nó định lại trên cái tâm. Bởi vì cái tâm bây giờ nó thanh tịnh, nó ly ác pháp rồi.

Còn cái thân thì nó cứ bị rung động, rung động là vì cái sự sống của nó, cái sự hoạt động trong nội thân, mà cái thân còn rung động như vậy thì làm sao mà gọi là định? Cho nên có nhiều người ngồi tu thiền cứ ngồi lúc lắc, lúc lắc, nghe nó an ổn, thích thú, cứ ngồi lúc lắc như là lên đồng, thì những người đó họ tu thiền gì? Cái thân mình rung động như vậy làm sao gọi là thiền?

Vậy chớ những người, có người cho đó là rung động là nó có thể nó xả cái gì đó, nó làm gì đó mà rung động, càng rung động càng tốt, những người đó thiệt là ngu si, chưa biết cái thiền như thế nào!

Cho nên thân phải định là thân phải cứng ngắc không có rung, nhúc nhích chút nào hết, thì gọi là định, còn thân còn thở còn này kia thì chưa định đâu. Cho nên chúng ta ngồi thẳng vầy mà cái thân còn thở là chúng ta chưa có định, cái thân chưa định đâu, cái thân hết thở rồi mới gọi là định.

Vì vậy mà tới Tứ Thiền chúng ta mới thấy là cái thân định. Còn Nhị Thiền và Tam Thiền cái tâm mới định thôi, nó ly chưa hết hỷ mà, nó ly chưa hết cái trạng thái của tưởng, tưởng thức của nó, làm sao mà nó định được cái thân nó.

Cái phần sắc thân của nó, nó là cái phần sau chót, còn cái phần ý thức của chúng ta thì nó nằm ở trong cái thân của chúng ta, nó mới ngưng được cái phần ý nó. Rồi cái phần tưởng nó cũng phải ngưng nữa. Hai cái phần này nó phải ngưng hết, thì sau đó cái thân nó bắt đầu nó ngưng, thì nó không còn thở nữa, thì lúc bấy giờ nó mới gọi là định.

Và như vậy thì thân đã định trên tâm, mà tâm mới định trên thân. Và cũng từ cái chỗ đó nó mới là định tĩnh, nó mới thuần tịnh, nó mới không cấu uế, nó mới không phiền não, nó nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vì vậy mà chúng ta sai nó như thế nào cũng được.

11- TINH TẤN NHƯ Ý TÚC - PHÁP ĐẦU TIÊN TRONG TỨ NHƯ Ý TÚC

(36:16) Bây giờ bắt đầu chúng ta sẽ học pháp hành để mà tu Tứ Như Ý Túc sao đây.

Bây giờ chúng ta, đầu tiên thì chúng ta biết rằng khi mà chúng ta muốn tu một cái pháp nào đó, thì cái Tấn Như Ý Túc, cái tấn là cái sự siêng năng đó, nó làm chúng ta siêng ngay liền, không có lười biếng, không có thấy uể oải.

Nhiều khi chúng ta muốn ngồi thiền mà bây giờ nó lười biếng quá, đó là cái tâm nó thiếu sự tinh tấn, cái thân nó uể oải nó mệt mỏi là cái thân cũng thiếu sự tinh tấn. Nhiều khi khuya hai giờ thức dậy cái bắt đầu nghe nó còn say ngủ, cứ lừ đừ, lừ đừ, đó là thiếu tinh tấn rồi.

Còn cái tinh tấn, cái mà nó tinh tấn là nó hăng hái, nó siêng năng nó làm cho chúng ta thích tu, gọi là tinh tấn. Còn nếu mà nó không thích mà chúng ta ép nó đó, thì cái đó là thiếu tinh tấn.

Cho nên vì vậy đó, gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc. Tinh Tấn Như Ý Túc là cái ý mình muốn tu cái pháp đó là nó ham thích liền, nó tu liền, nó không có còn làm biếng, gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc.

Thì lúc bây giờ chúng ta muốn tu pháp nào thì ngay đó là nó sẽ tu cái pháp đó liền, nó làm cho siêng năng, nó thích liền, nó ngồi, muốn tu Chánh Niệm Tỉnh Giác thì kinh hành là nó thích đi kinh hành, nó hăng hái đi liền, nó siêng năng nó không có lười biếng, mà muốn tu Định Niệm Hơi Thở, ngồi lại hít thở hơi thở ra thở vô, thì nó siêng năng mà nó ngồi hoài, nó không có biết lười biếng, nó không biết xả nữa, gọi là tinh tấn.

Đó là những cái tinh tấn, vì vậy cho nên đó là Tinh Tấn Như Ý Túc.

Vậy thì cái tinh tấn đó nó có được rồi thì bắt đầu bây giờ chúng ta mới thấy cái chỗ mà chúng ta tu là cái Dục Như Ý Túc. Bây giờ nó phải bắt đầu mà muốn được như cái Dục Như Ý Túc, thì cái Định Như Ý Túc chúng ta phải thực hiện. Chớ nếu mà chưa có cái Định Như Ý Túc mà thực hiện cái Dục Như Ý Túc mình không bao giờ được.

Cái Tinh Tấn Như Ý Túc mà không có thì tức là cũng không thực hiện được Định Như Ý Túc. Mà muốn thực hiện được Định Như Ý Túc là không phải ở đây, cái chỗ mà Định Như Ý Túc, không phải chúng ta nhập từ Sơ Thiền rồi lên Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, mà ngay bây giờ Thầy chưa có, Thầy không nhập Sơ Thiền, Tam Thiền đâu, Thầy bảo ngay vô “Hơi thở tịnh chỉ, nhập Tứ Thiền!” là ngay đó là nó nhập Tứ Thiền, gọi là Định Như Ý Túc.

12- TỪ TRƯỜNG DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

(38:33) Bây giờ chúng ta muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định, không phải cần nhập Tứ Thiền mà mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định, hay nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ rồi mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định, ngay đó chúng ta bảo, ra lệnh cho tức khắc.

Khi chúng ta ở, nương vào cái hơi thở khéo tác ý thì chúng ta ở trong hơi thở, biết hơi thở ra hơi thở vô. Tâm chúng ta bây giờ nó nhuần nhuyễn, nó không bao giờ có một niệm vọng tưởng, nó rất là thuần tịnh, vì vậy khi mà chúng ta thở hơi thở ra vô thì hơi thở rất nhẹ nhàng và nó nằm ở trên hơi thở rất là vững vàng chớ không phải như cái người mới tu.

Cho nên khi ra hơi thở thì chúng ta ra lệnh liền tức khắc: “Ý hành phải ngưng! Thọ tưởng phải diệt!” do đó chúng ta chỉ bám chặt ở trên hơi thở, nằm yên, sáu căn của chúng ta bám chặt, đừng có để cái tâm nó phóng ra ngoài. Do đó tâm không phóng dật, nó nằm yên trên cái hơi thở đó, thì ngay lúc bấy giờ cái ý hành của chúng ta nó ngưng hoàn toàn, do đó thọ tưởng nó diệt hoàn toàn.

Lúc bấy giờ chúng ta từ cái từ trường của cái Diệt Thọ Tưởng Định, bắt đầu từ cái thân của chúng ta, cái tâm của chúng ta nó toát ra, có một cái từ trường để bảo vệ cái thân của nó. Mưa không ướt, nắng không nóng, không làm khô cái thân đó.

Cho nên chúng ta ngồi ngoài trời lúc nào cũng được, ngồi chỗ nào cũng được, kiến không dám bò vào, cọp không dám đến xé xác, tất cả mọi vật, chúng ta là những người đi vào, không bao giờ mà đi đụng vào cái thân được, không bao giờ rờ cái thân của người đó được. Nó có cái cái màng vô hình, cái từ trường đó, nó làm chúng ta, tuy rằng chúng ta trong suốt chúng ta trông thấy, nhưng mà chúng ta rờ không được cái thân của người đó, cho nên chúng ta không làm sao phá hoại cái thân người đó.

(39:38) Cho nên trong kinh thường thường diễn tả cái định Diệt Thọ Tưởng Định.

Có một cái dịp là có cái vị sư đó đi kinh hành, đi quanh nhiễu cái tháp của một bên ni. Do đó cái vị sư đó khi mà nhìn thấy cái tháp của người ni thì ông ta tức giận, ông ta mới đập, đập cái tháp của cái người ni đi. Rồi những cái người ni mà họ giữ tháp họ về họ báo, thì cái số ni mà nghe được như vậy họ mới đem dao rựa họ đến họ đuổi ông sư đó.

Ông ta hoảng hồn, ông ta chạy đến bìa rừng, ông tính chạy không kịp rồi, do đó ông mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Mấy cô này mới đâm chém nát cái y áo của ông hết mà cái thân của ông không có lủng một chút nào hết. Sau khi họ đi hết rồi thì ổng mới xuất định ra ổng về.

Thì cái thứ nhất là cái huyền thoại này rất sai. Một người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định mà nếu mà còn cái tâm tức giận thì không phải là người nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Mà người nhập Diệt Thọ Tưởng Định này là người phải đi sang qua Thiền Đông Độ, tu Thiền Đông Độ ức chế tâm, rồi đi qua lạc qua cái ngõ từ Không Vô Biên Xứ cho đến định Diệt Thọ Tưởng Định, cho nên cái tâm sân còn.

Còn trái lại mà cái người mà đi vào con đường của đạo Phật ly dục, ly ác pháp thì không bao giờ sân. Cho nên cho dù chúng ta có lầm lạc, đi nhiễu quanh một cái tháp của người ni đi nữa chúng ta cũng vẫn bình thản, coi người ni với cái người nam, giữa nữ và nam y như nhau, không có sai khác. Mình (nhiễu) quanh tháp với một cái người đã qua phần rồi thì đương nhiên là không có cái gì xấu hổ hết.

Còn cái này xem người ni, trong một cái giai cấp, cho cái người ni, người nữ là cái giai cấp tệ bạc, vì vậy mình là người tăng mà đi nhiễu tháp của người ni là xấu hổ, cho nên mới đập tháp người ta. Thì như vậy rõ ràng là cái huyền thoại của chuyện này không đúng cái tinh thần của đạo Phật, không đúng cái tinh thần của người tu sĩ đạo Phật.

Cho nên đặt ra, rồi đặt ra cái Diệt Thọ Tưởng Định bằng cách như vậy, đâm nó không lủng, tưởng là chỉ có chỗ đó, nhưng mà thật sự ra làm sao gươm đao mà có thể đâm vào được vào cái từ trường của cái vị nhập Diệt Thọ Tưởng Định?

Nó bảo vệ cái thân của người ta, mưa không ướt mà. Trời mưa người ta ngồi giữa trời, nó làm như là có một cái mùng hay một cái gì vậy, nước mưa nó tuột hai bên vầy, nó không bao giờ ướt cái thân của người đó.

Thì đây là một cái thực chớ không phải là một cái giả, vì có nhập Diệt Thọ Tưởng Định người ta mới hiểu.

Con kiến, thường thường mình ngồi, cái thân mình không có cái từ trường thì con kiến nó vào nó cắn mình, nhưng mà có từ trường, con kiến vô không được, nó làm như là có một cái chuông bằng đồng rất kín không có con vật nào mà chui qua được, đó là cái từ trường của người nhập Diệt Thọ Tưởng Định.

Nhưng mà người nhập Diệt Thọ Tưởng Định mà được, đâu có phải là dễ đâu, nó phải trải qua nhiều cái sự tu tập chớ không phải dễ. Có chỉ lạc thời may nó rơi vào một hai vị thiền sư để lại nhục thân bây giờ, đó là những cái vị có thể nhập Diệt Thọ Tưởng Định, nhưng mà cũng chưa chắc.

13- ĐỊNH NHƯ Ý TÚC: ĐẠO LỰC CỦA PHÁP HƯỚNG TÂM

(42:34) Đó, đó là những cái mà chúng ta cần phải hiểu. Vì vậy bây giờ chúng ta phải đi vào trong pháp hành. Nhưng mà trước khi để nói về pháp hành tu tập về Tứ Như Ý Túc này, thì chúng ta phải nói Định Như Ý Túc trước, chúng ta phải thấy cái Định Như Ý Túc.

Khi mà Định Như Ý Túc, chúng ta muốn nhập cái định nào thì ngay đó là chúng ta nhập liền, chớp mắt là chúng ta nhập liền.

Cho nên trong cái bộ Thanh Tịnh Đạo thì có nhắc lại một vị Trưởng lão, ở trong khi mà các vị hội họp thì có một con quỷ, nó thò tay xuống để nó bắt cái vị thị giả của cái vị Trưởng lão đó, thì lúc bấy giờ liền tức khắc là vị đã hóa ra hai cái hòn núi cỡ cái tay của con quỷ, con quỷ nó lật đật nó rút cái tay nó chạy, vì vậy là nó quá sợ hãi.

Thì các vị Thượng tọa khác mới hỏi “Tại sao mà anh nhập định nhanh quá như vậy, vừa chớp mắt là con quỷ thọt tay xuống là anh đã thành hai cái hòn núi rồi, thì như vậy là như thế nào?’’ Ông ta mới nói: “Mười năm luyện tập mới được như vậy”. Sự thật không phải đâu, đó cũng là cái huyền thoại của Thanh Tịnh Đạo.

Bởi vì một người tu rồi người ta biết được cái nói láo của kẻ khác. Còn cái người chưa tu không biết được đâu, đọc kinh sách thì thấy hay chứ còn không biết đâu.

Cho nên người ta tu rồi người ta biết, khi mà cái tâm lực của chúng ta đủ sức rồi, chúng ta truyền lệnh là nó có liền, cái tâm nó làm liền ngay liền, chớ không phải là phải chờ đợi cái thời gian mà phải tu mười năm mới có đâu, đó là cái chuyện bịa đặt nói láo, chứ không phải đâu.

Làm cái gì mà luyện? Từ cái chỗ mà chúng ta tu ly dục, ly ác pháp, tâm thanh tịnh được rồi thì nó có cái đạo lực của chúng ta, do từ khi mà chúng ta dùng cái pháp hướng tu tập, nó phải có sự huân tu đó, nó mới trở thành cái lực của nó, cho đến khi cái tâm của chúng ta không còn giận hờn, phiền não nữa. Mặc dù là nó chưa đoạn dứt lậu hoặc nhưng mà nó ly được lậu hoặc, nó làm cho đời sống chúng ta không có khổ nữa.

(44:14) Đó thì, những cái giai đoạn như vậy thì chúng ta thấy, đọc lại những kinh sách đó, chúng ta thấy hoàn toàn là những người không tu chứng mà viết bậy. Thầy dám xác định điều đó là tại vì Thầy đã thấy biết rồi. Chớ còn nếu mà không có thực hiện được trên con đường tu hành thì chẳng, thấy người ta nói vậy mình thấy hay, chớ mình cũng chưa biết đâu.

Cho nên bây giờ có Định Như Ý Túc được rồi thì cái Dục Như Ý Túc chúng ta thực hiện. Nhưng trước khi mà nói về Dục Như Ý Túc, thì chúng ta phải nói Thất Giác Chi.

Thất Giác Chi tức là bảy cái bồ đề, bảy cái chỗ giải thoát của chúng ta. Nhưng mà khi mà đem Thất Giác Chi ra mà tu tập thì chúng ta sai mất rồi, bởi vì Thất Giác Chi không phải là cái pháp để chúng ta tu tập.

Nhưng mà Đức Phật nói rằng chúng ta tu tập, chúng ta phải tu tập Thất Giác Chi. Nhưng mà trước khi tu tập Thất Giác Chi thì Đức Phật có nói như thế này nè, có dạy chúng ta phải tu tập Tứ …​

HẾT BĂNG