PHÁP HÀNH 24 - HƠI THỞ VÀ PHÁP HƯỚNG ĐỂ VÀO TỨ THÁNH ĐỊNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
(Tiếp theo Pháp hành 23)
(0:00) Giải thoát ở mức độ nào, thấp, cao, hay hoặc hoàn toàn không còn phiền não, không còn có giận hờn nữa, không còn tham, sân, si nữa, người ta biết rất rõ.
Rồi định, thì người ta biết mình ở cái mức định nào, nghĩa là rất rõ về định. Thí dụ như nói định Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ hay là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Thì khi mà người ta làm cho sung mãn bốn cái Niệm Xứ này rồi, thì cái người đó ở cái định nào, mức định nào, thì người ta biết hết, người ta không phải là không rõ.
Cho nên thí dụ như người ta khuyên mình là người ta biết mình ở cái tầm vóc của cái định nào, thì mình hãy nghe lời người ta mà tu tập cái định đó, hơn là mình nghĩ rồi mình tu đại, thì cái đó không đúng.
Là vì người ta đi trước, người ta có một cái cái trí thấu suốt được cái sức thiền định của mình, cho nên người ta nói mình phải tu ngay cái chỗ đó. Người ta bảo mình xả tâm, thì mình cố gắng xả tâm, người ta bảo mình tu cái gì thì mình ráng tu theo cái nấy, thì nó đúng, và nó sẽ có giải thoát lợi ích cho chính mình.
“Do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi nhớ được nhiều đời quá khứ, như một đời, hai đời, nhiều đời sống quá khứ cùng các nét đại cương và các chi tiết”.
Nghĩa là cái đời nào mình nhớ cũng rất rõ ràng, từng cái chi tiết cuộc sống hàng ngày làm cái gì, cái gì, nhớ lại hết, không có gì mà mình quên hết. Đó gọi là Minh đó.
“Do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, tôi chứng được thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh”.
Nghĩa là khi mà mình tu tập Bốn Niệm Xứ này mà được thành tựu rồi, thì mình sẽ có cái thiên nhãn thanh tịnh, tức là Thiên Nhãn Minh đó. Thấy người này chết, người kia sống, mình thấy rất rõ.
Thí dụ như người đó ba bữa hay hai bữa nữa chết mình cũng biết, hay hoặc là một lát nữa chết mình cũng biết, và người đã chết rồi thì mình cũng biết rất rõ. Nghĩa là họ ở chỗ nào, họ sanh làm sao, họ đi như thế nào, mình đều thấy biết hết.
(01:55) “Do tu tập làm cho sung mãn Bốn Niệm Xứ này, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, với thắng trí, tôi chứng ngộ và chứng đạt an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát.”
Lúc bấy giờ tâm mình cũng giải thoát hoàn toàn, trí tuệ cũng giải thoát hoàn toàn, do cái sự tu tập Tứ Niệm Xứ này mà mình đoạn tận được lậu hoặc. Đó là những cái kết quả của cái sự tu tập để cho mình thành tựu được con đường, mà Tứ Niệm Xứ đem đến những cái kết quả mà Thầy vừa nhắc ở trên.
Để chúng ta biết rằng cái kết quả của Tứ Niệm Xứ nó rất là vĩ đại, nó không bình thường, nó trở thành một bậc siêu nhân trên thế gian này. Nếu mà chúng ta nỗ lực tu tập nó thì chúng ta sẽ đạt được cái kết quả rất tốt.
(02:44) Và đồng thời thì chúng ta cũng biết rằng trên Tứ Niệm Xứ này thì chúng ta thực hiện những cái loại thiền định, thì bắt đầu bây giờ Thầy vừa giảng cho các thầy tu tập, là Tứ Thánh Định.
Vậy thì ở trong Kinh này dạy chúng ta tu tập Bốn Thánh Định trên Bốn Niệm Xứ này như thế nào? Thầy xin đọc lại một cái bài kinh để xác định rằng Phật đã dạy rất rõ, chớ không phải đây là thiền Tiểu Thừa, thiền Phàm Phu, thiền Ngoại Đạo, mà đây là một bài dạy ở trong kinh Tương Ưng nói về bốn Thiền, bốn Thánh Định này, chớ không phải là tự Thầy trau chuốt nó trở thành Tứ Thánh Định đâu, mà chính Phật đã dạy.
“Này các thầy tỳ kheo, có bốn thiền này, thế nào là bốn? Ở đây này các thầy tỳ kheo, tỳ kheo ly dục ly các ác pháp bất thiện, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có Tầm có Tứ.”
Đó là một cái loại thiền thứ nhất mà từ lâu tới giờ chúng ta bước đầu vào tu, tu rất nhiều về cái loại thiền này để ly dục, ly ác pháp và bất thiện pháp đây.
Đó là cách thức mà chúng ta tu, từ Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, đều là những cái hành động ở trên thân mà chúng ta tu tập, cho đến thậm chí như Định Niệm Hơi Thở, cũng đều là cái sự ngăn chặn các ác pháp mà tăng trưởng các thiện pháp, để thực hiện cái Sơ Thiền đấy thôi.
Đây là dồn tất cả những cái công phu của chúng ta và các pháp của Phật tập trung vào cái Sơ Thiền, cho nên cái Sơ Thiền tuy vậy rất khó. Từ cái giới luật, cái đời sống thiểu dục tri túc, cho đến phòng hộ sáu căn, cũng đều là tập trung cho cái Sơ Thiền này cả hết.
Nghĩa là chúng ta phải tập trung cho tất cả mọi mặt đều nhắm vào cái Sơ Thiền để mà chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp. Cho nên cái mục đích tu tập thì chúng ta thấy pháp môn có nhiều, nhưng mà gộp lại thì nó cũng chẳng có bao nhiêu, vì nó nằm ở trên một cái thiền định, mà cái thiền định đó là cái Sơ Thiền, cái thiền đầu tiên.
Cho nên hiện giờ chúng ta dùng như Định Niệm Hơi Thở, Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu cũng đều là thực hiện tu tập cái Sơ Thiền chớ không phải là cái gì khác.
(04:53) Rồi kế đó mà chúng ta có tu Tứ Chánh Cần, thì mục đích thực hiện được Tứ Chánh Cần cũng là cái mục đích thực hiện được Sơ Thiền, chớ không phải gì.
Mà muốn thực hiện được Tứ Chánh Cần thì chúng ta cũng thấy rằng từ trên Tứ Niệm Xứ có dạy Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, rồi dạy Định Vô Lậu, rồi dạy Định Niệm Hơi Thở.
Thì Tứ Chánh Cần cũng dùng ba cái định này để mà ngăn ác, diệt ác, để sống ở trong các thiện pháp mà thôi. Đó thì, mà sống trong các thiện pháp thì cái người đó đã là người phải ly dục, ly ác pháp. Tức là nhờ mà đoạn các pháp ác, ngăn chặn các pháp ác, cho nên toàn bộ chúng ta sống ở trong Tầm Tứ thiện, không còn ác nữa. Mà không còn ác nữa, thì đó là thiền thứ nhất.
(5:36) Kế đến thì chúng ta sẽ tiếp tục, thì chúng ta phải đi tới. Khi mà chúng ta ly dục, ly ác pháp rồi, thì tâm của chúng ta rất là thanh tịnh, nó không còn ô nhiễm, nó không còn ham muốn, nó không còn thương ghét, nó không còn giận hờn. Cho nên ở đây chúng ta chỉ còn lại có một pháp tu, đó là cái pháp hướng tâm.
Hằng ngày chúng ta ở trong cái đường dây hơi thở, tức là Định Niệm Hơi Thở, “hơi thở ra tôi biết hơi thở ra, hơi thở vào tôi biết hơi thở vào”. Thì lúc bấy giờ chúng ta nương vào cái hơi thở đó mà chúng ta hướng tâm nhắc “tịnh chỉ các Tầm Tứ”.
Do tịnh chỉ các Tầm Tứ mà chúng ta nhập được Nhị Thiền. Và cái lúc này chúng ta tu tập, chúng ta thấy rõ ràng là chúng ta không có ức chế nữa, không ức chế tâm mà chỉ hướng tâm nhắc mà thôi.
Nhưng mà từ lâu tới giờ chúng ta có tu hành ức chế tâm, và đồng thời thì chúng ta tu hành cũng có xả tâm. Cho nên hai cái, vừa ức chế tâm bằng cơ, mà cũng vừa ức chế tâm bằng tinh thần, bằng tâm.
Thì do hai cái này chúng ta hợp lại và thời gian chúng ta tu từ, cao lắm là một giờ, còn không thì ba mươi phút, thì chúng ta cũng chưa lạc vào loại thiền tưởng được, vì cái thời gian còn ngắn.
Cho nên chúng ta sẽ lợi, rất lợi là trước kia chúng ta tu, thứ nhất là chúng ta ổn định hơi thở để chúng ta quen đi với cái hơi thở, vì vậy bây giờ chúng ta có thở dài, thở ngắn, thở dọc, thở ngang như thế nào chúng ta cũng không mệt, bởi vì chúng ta đã từng tập luyện nó rồi.
Do càng tập luyện cái hơi thở thuần phục bao nhiêu, thì bây giờ bắt đầu chúng ta tu các loại định khác đều là dễ dàng, không còn khó nữa.
(07:05) Thí dụ bây giờ mình muốn xả tâm, mà mình tu cái Định Niệm Hơi Thở với pháp Định Vô Lậu, thì mình kết hợp lại mình xả tâm, thí dụ như “quán từ bỏ tôi hít vô, quán từ bỏ tôi thở ra”.
Thì vừa cái hơi thở vô thì cái ngôn từ của mình cũng vừa nương theo với hơi thở đó, khi mà hơi thở đó vừa hết thì mình cũng hết câu hướng. Và hơi thở mình ra thì mình cũng theo, cái câu nói của mình ra theo từng hơi thở, khi hơi thở dừng thì câu nói mình cũng vừa hết. Và như vậy nó làm cho tâm mình buông xả và rất tỉnh táo ở trong sự buông xả.
(7:39) Do cái chỗ tu tập như vậy mới gọi là làm cho sung mãn Tứ Niệm Xứ, chứ còn nếu mà chúng ta tu sai thì cũng không có đạt được kết quả.
Bây giờ chúng ta nhập Nhị Thiền cũng vậy, chúng ta nương vào hơi thở rồi hướng tâm; “Tầm Tứ tịnh chỉ!” thì Tầm Tứ sẽ tịnh chỉ, chúng ta nhập được Nhị Thiền.
Bây giờ Đức Phật dạy kế: “Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm thanh tịnh, chứng đạt và an trú thiền thứ ba”.
Đó là chúng ta xả 18 cái loại hỷ, thì chúng ta phá luôn cái mộng, âm thanh vắng bặt, do đó chúng ta đã nhập được cái thiền thứ ba.
Thì ở đây Đức Phật đơn giản rằng nói chúng ta chỉ cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú thiền thứ ba. Hay hoặc là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, nhập Tứ Thiền, đó là những cái danh từ để chỉ cho cái trạng thái mà chúng ta sẽ nhập Tứ Thiền.
Đó thì hôm nay cái Tam Thiền chúng ta thấy Đức Phật cũng dạy rõ ràng, cụ thể, chớ không phải là tự Thầy đem nó vào mà gọi là Thánh Định, mà đây là trong kinh sách Phật dạy rất cụ thể:
“Đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền thứ tư không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh.”
(08:59) Đó thì các thầy thấy, ở đây bốn Thiền do cái sự tu tập Bốn Thiền này ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập mà đạt được Bốn Thiền này.
Nhưng Bốn Thiền này chúng ta thấy đâu có pháp nào mà dạy chúng ta tu tập đâu, chỉ bảo rằng chúng ta chấm dứt, đoạn dứt các khổ, hay là xả cái niệm thanh tịnh để rồi nhập Tứ Thiền? Thì chúng ta biết rằng xả như thế nào, mà đoạn dứt như thế nào? Mình đặt ra câu hỏi để mình thấy đoạn dứt như thế nào, mà xả như thế nào?
Thì hoàn toàn là chúng ta, nếu mà nằm ở trên những cái bài kinh mà nó cô đọng như thế này thì chúng ta không biết pháp hành là chỗ nào hết!
Thí dụ như muốn nhập cái Sơ Thiền, thì ở trên chỗ này, thì đặt ở trên cái Tứ Niệm Xứ chúng ta rồi, nhưng mà Đức Phật dạy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt, an trú cái thiền thứ nhất, như vậy là bây giờ ly dục cách nào?
Làm sao cho nó ly, rồi làm sao ly ác pháp, ly các bất thiện pháp đây? Cách nào mà Phật bảo mình ly? Cái danh từ bảo ly với các ác pháp thì chúng ta chưa biết hành động nào ly. Nhưng mà khi nói tới ly dục ly ác pháp thì chúng ta biết rằng hành động nào?
Vậy thì hành động chỉ có Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, nó mới có ly ra được, chỉ có cái hành động Định Vô Lậu quán xét để rồi chúng ta xả cái tâm đi, tức là chúng ta sẽ ly dục ly ác pháp. Nếu không có quán xét thì chúng ta đâu biết đâu mà cái nào là thiện, cái nào là ác, mà chúng ta ly?
(10:25) Cho nên do quán xét của Định Vô Lậu mà chúng ta xả ly, tức là ly. Mà do Chánh Niệm Tỉnh Giác giữ cái tâm mình không có cho cái niệm khởi, hoàn toàn tỉnh giác ở trong hành động, vì vậy đó cũng là cách thức ly, ly ác pháp, ly dục. Cho nên nói ly thì chúng ta biết phải tu tập cái nào rồi.
Mà bây giờ Đức Phật nói làm cho tịnh chỉ Tầm Tứ chứng đạt và an trú thiền thứ hai. Mà làm cho tịnh chỉ, làm cách nào đây?
Thì chúng ta biết rằng chỉ có hướng tâm nhắc: “Tịnh chỉ Tầm Tứ, tâm phải tịnh chỉ Tầm Tứ không được khởi niệm vọng tưởng, phải nằm yên ở trên tụ điểm!”
Đó là mình nhắc tâm mình như vậy, tức là làm cho tịnh chỉ Tầm Tứ. Như vậy là chúng ta hiểu, nghe làm cho tịnh chỉ Tầm Tứ thì chúng ta biết cách là phải như vậy, vậy, hướng tâm như vậy, vậy… thì nó sẽ là tịnh chỉ Tầm Tứ.
Bây giờ Đức Phật mới “ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác”. Ly hỷ trú xả, ly, lìa cái hỷ là lìa cái nỗi mừng của mình, trú cái xả: trú cái nơi xả. Vậy cái xả là chỗ nào, và cái hỷ mà nó mừng thì mình ly như thế nào, sao đây?
Cách thức đó, thành ra khi mà nó ly hỷ thì chúng ta biết rằng khi có một cái trạng thái khinh an nè, có một cái trạng thái nó làm cho mình đau chân, nhức chân nè, đó, nó có lạc, có thọ trong đó chớ! Mà bây giờ cái trạng thái mà ly hỷ này là có nỗi mừng, mà nỗi mừng đây tức là có lạc. Vậy thì cái trạng thái nào đây?
Ánh sáng hào quang, hoặc là thân nó dao động lúc lắc, hoặc là cái trạng thái khinh an, do đó mình phải ly nó đi.
Hay hoặc là bây giờ mình gặp cái pháp tưởng nào đó, hay hoặc là một cái sắc tưởng nào đó, thì do đó nó hiện ra hình Phật hình Tổ nào đó, thì muốn phá cái đó thì tức là mình cũng phải biết cách mình dùng cái pháp hướng mình phá rồi, cho nên gọi là ly.
Vậy thì mục đích của mình đến đây, thì mình vào ở trong cái định Nhị Thiền thì mình thấy cái gì đây mà Phật bảo ly?
Thứ nhất là mình ly cái trạng thái hỷ lạc, cái trạng thái nó làm cho mình thấy say say thích thú ở trong đó, đó là cái trạng thái phải ly. Kế đó thì mình ly những cái trạng thái làm cho mình đau khổ, rồi những cái trạng thái mà nó làm cho mình thấy mừng vui khi thấy Phật, thấy Tổ, hoặc là thấy mình như có thần thông, phép tắc, hoặc là thấy mình có cái trực giác, biết được cái chuyện xảy ra.
(12:43) Do như vậy đó thì mình thấy mình phải cần phải ly cái đó. Mà mình ly cái đó thì tức là mình không sử dụng nó nữa chứ gì! Mình không sử dụng thì tức là mình phải dùng pháp hướng.
Như bây giờ cái thân của mình nó ngồi, nó dao động, nó bồng bềnh, nó nhẹ nhàng, nó muốn bay, thì tức là mình phải dùng cái pháp hướng nhắc để cho nó, cái tâm đừng có rung rinh nữa. Do như vậy, do đó mà khi mình hướng như vậy gọi là mình trú vào cái pháp hướng mà mình xả cái kia được, cho nên nói ly hỷ mà trú xả.
Vì vậy mà khi nói đến những danh từ này thì mình biết các cái pháp hành mình tu như thế nào để gọi là ly hỷ trú xả. Bây giờ nói về tịnh chỉ hơi thở để mình nhập Tứ Thiền, tức là đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt, tức là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh đó.
Thì bây giờ mình muốn xả cái này, hay là đoạn dứt nó đi, đừng có làm cho nó khổ nữa, thì mình biết rằng các hành ở trong thân mình ngưng nghỉ thì nó không còn đau khổ nữa hết, nó hết khổ lạc mà cũng không còn khổ khổ nữa. Do như vậy thì chỉ còn có cái phải ngưng hoạt động hoàn toàn cơ thể.
Mà ngưng hoạt động hoàn toàn cơ thể thì chúng ta biết ngay rằng cái pháp nào mà ngưng. Chớ không lẽ bảo nó ngưng thở rồi chúng ta nín thở để cho nó ngưng, thì nó không đúng cách rồi, nó không có pháp rồi!
Mà bây giờ bảo nó ngưng thở, mà chúng ta phải dùng một cái pháp nào? Tức là dùng pháp Như Lý Tác Ý, hướng tâm nhắc. Vậy thì chúng ta chỉ cần nằm ở trên cái trạng thái của cái chỗ ly hỷ mà trú xả này, cái chỗ tỉnh thức này, chỗ vắng lặng này, không còn nghe âm thanh nữa, thì chúng ta cứ hướng tâm mà nhắc nó, thì nó sẽ xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh.
Vì nó ngưng hoạt động thì nó không còn thấy cảm giác đau đớn hoặc là thanh tịnh gì cả hết.
“Những pháp này, này các tỳ kheo là Bốn Thiền,”
Đó, Đức Phật xác định những cái pháp mà tu như vậy, ở trên Tứ Niệm Xứ như vậy đó, thì đó là bốn cái thiền.
“Ví như này, các thầy tỳ kheo, sông Hằng thiên về phương Đông, hướng về phương Đông, xuôi về phương Đông. Cũng vậy, này các thầy tỳ kheo, tỳ kheo tu tập Bốn Thiền làm cho sung mãn, bốn thiền định này thiên về Niết Bàn, hướng về Niết Bàn, xuôi về Niết Bàn.
(14:53) Và này các tỳ kheo, tỳ kheo tu tập Bốn Thiền như thế nào xuôi về Niết Bàn?”
Bây giờ đó, Đức Phật mới hỏi mình tu tập như thế nào để mà xuôi về Niết Bàn?
“Ở đây này các thầy tỳ kheo, tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có Tầm có Tứ, làm tịnh chỉ Tầm Tứ, nội tỉnh, nhất tâm, thiền thứ hai, thiền thứ ba đến thiền thứ tư.
Như vậy này các thầy tỳ kheo, tỳ kheo tu tập Bốn Thiền làm cho sung mãn, Bốn Thiền thiên về Niết Bàn, hướng về Niết Bàn, xuôi về Niết Bàn”
Nghĩa là Đức Phật muốn nhắc trở lại chỗ mình muốn làm cho nó sung mãn Bốn Thiền này, thì như lời Thầy đã nói, mình phải dùng cái pháp hướng, mình hướng tâm, mình làm cho nó tịnh chỉ, mình làm cho thanh tịnh, chớ không phải còn có cái pháp nào khác hơn để cho mình nhiếp tâm, ức chế mà lại vào đó được, mà chỉ cần có dùng cái chỗ pháp hướng mà thôi.
Đây là một cái phần nhắc về cái Tứ Thiền. Nói trước là trong những kết quả của Tứ Niệm Xứ, sau đó từ trên Tứ Niệm Xứ chúng ta bước qua Bốn Thiền, thì cũng từ trên Tứ Niệm Xứ mà thực hiện Bốn Thiền để nhập vào cái Tứ Thiền làm chủ sự sống chết của chúng ta. Chứ chưa phải là chấm dứt, chờ Tam Minh rồi chúng ta mới đoạn dứt được lậu hoặc.
(16:05) Bây giờ Thầy xin nhắc lại Tứ Thánh Định. Đó là cái phần trong kinh sách, còn cái phần của Thầy ở đây là cái phần kinh nghiệm của mình.
Bởi vì kinh sách Phật nói Bốn Thiền thì Phật nói cô đọng như vậy, nhưng mà rải rác trong những bài kinh khác thì Phật có nhắc chúng ta phải tịnh chỉ ngôn ngữ, phải sống đúng giới hạnh, lấy giới bổn Patimokkha phòng hộ sáu căn, phải thiểu dục tri túc, phải tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, phải tu tập Định Vô Lậu, diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp. Thì tất cả những cái cách thức tu này nó đều nhắm vào ở chỗ cái Sơ Thiền, cái thiền thứ nhất của Phật.
(16:52) Tịnh chỉ ngôn ngữ thì Thầy đã giảng rồi.
Bốn mươi hai cái bài kệ để chúng ta đã hiểu biết rằng mỗi một cái bài kệ đều có một cái ý của Phật để chỉ cho chúng ta ly dục ly ác pháp chứ không phải gì, để ngăn chặn những cái ác pháp sanh khởi, làm cho tâm chúng ta không được thanh tịnh.
Phần thứ nhất là tịnh chỉ ngôn ngữ rồi, phần thứ hai là sống đúng giới hạnh. Vậy thì sống đúng giới hạnh, muốn sống đúng giới hạnh thì chúng ta phải biết giới luật của Phật như thế nào mà sống cho đúng. Nghĩa là chúng ta phải học giới luật.
Vậy thì cái Đường Về Xứ Phật tập hai, thì Thầy đã soạn cái bộ giới luật để rồi chúng ta mới biết được cái giới hạnh, giới đức của nó như thế nào để mà chúng ta sống cho đúng giới hạnh, giới đức ở đó.
Và cái phần thứ ba thì ở trong cái bài tóm lược này, lấy giới bổn Pàtimokkha mà phòng hộ sáu căn.
Nghĩa là khi đi tới, khi đi lui, khi ra đường, khi đi khất thực, khi đến nơi mà lấy cơm ăn, thì chúng ta đều là nhớ mình là người tu sĩ, phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Cho nên luôn luôn lúc nào mắt nhìn xuống, đi chậm rãi, không được vội vàng, không được lật đật, oai nghi tế hạnh phải được đầy đủ.
Tuy rằng chúng ta ở trong tu viện, nhưng chúng ta cũng phải tập luyện những cách thức đó như vậy, gọi là tập phòng hộ sáu căn. Mình đi mà mình ngó qua ngó lại dáo dác, thì người đó không phải là lấy giới bổn mà phòng hộ sáu căn.
Cho nên lấy giới bổn phòng hộ sáu căn là mắt nhìn xuống, tai không muốn nghe một điều gì thị phi, những chuyện phù phiếm bên ngoài không cần nghe, ai làm gì làm, chúng ta mặc, không cần biết.
Chuyện của ai thì nấy, nhân quả của ai, chuyện của người khác thì ai nấy lo, đừng có tham dự vào những chuyện của người khác mà làm cho tâm mình bị dao động.
Biết rằng sanh tử luân hồi, hiện giờ thì chúng ta còn thân, nhưng một chút nữa thì chúng ta đã mất thân đi rồi, bởi vì đâu biết rằng một lát nữa là chúng ta sẽ bị sanh tử luân hồi lôi chúng ta đi mất. Cho nên hiện giờ chúng ta đang sống, nhưng một lát nữa chúng ta chết, đâu ai biết được!
Do cái chỗ đó mà chúng ta đừng có lo chuyện người ta mà hãy lo chuyện mình, chừng nào mình tu xong rồi, mình làm chủ được sự sống chết, thì ai có khổ đau thì mình đến tế độ, mình giúp đỡ người ta. Còn bây giờ mình cứu mình chưa được mà mình đi cứu người khác, mình an ủi người khác, chẳng qua là mình là người chưa biết lội mà đi cứu người chết đuối.
(19:20) Cho nên ở đây chúng ta phải thản nhiên trước sự đau khổ của người khác, là vì chúng ta còn đau khổ như những người khác vậy. Bây giờ chúng ta chưa thoát ra thì một lát nữa chúng ta thì cũng như người đó, cũng giận hờn, cũng phiền não, cũng đau khổ!
Mặc ai làm cái nhân nào thì họ phải gánh chịu nhân ấy, làm ác thì họ phải gánh chịu nhân ác, quả ác, mà làm thiện thì họ phải được hưởng cái phước lành của họ.
Còn bây giờ chúng ta tham dự vào họ để an ủi họ một chút nào đó, chúng ta gọi là thiện, nhưng mà sự thật chính tâm mình nó còn như là một cái đống rác, nó còn như là một cái bãi chiến trường.
Nó còn đang chết chóc, nó còn đang đau khổ mà mình vội vàng mình đi an ủi người khác, thì chẳng qua là mình cũng như người khác mà thôi, không thể giải thoát được.
Cho nên đạo Phật, người tu hành coi như vô tình, mà thật sự người ta vô tình ở trong các pháp xung quanh, chớ hữu tình ở trong các pháp nơi tâm của mình. Người ta xem như mình tiêu cực với xã hội, nhưng mình lại tích cực với mình. Để làm gì? Để cứu mình cho khỏi sự đau khổ, sanh tử luân hồi.
Bởi con đường tu tập của Phật nó khó như vậy, cho nên vì vậy mà lấy giới bổn Patimokkha phòng hộ sáu căn. Phòng hộ sáu căn tức là che chở nó, đừng để cho nó dính mắc trước một cái tình cảm nào đó, hoặc là trước cái sự sân hận, buồn phiền nào đó, tức là phòng hộ sáu căn. Chỉ có giới bổn mới giúp chúng ta phòng hộ được mà thôi.
(20:51) Phần bốn, đời sống của chúng ta phải thiểu dục tri túc. Chúng ta lần lượt bỏ ra hết, bỏ ra hết, tất cả những gì có nhiều thì chúng ta lần lượt bỏ ra. Bỏ ra từng cái ăn, cái ngủ của chúng ta cũng bỏ lần ra.
Ngày chúng ta ăn một bữa, nhưng chúng ta còn thấy thèm cái này, thèm cái kia, thì chúng ta bỏ cái thèm đi, hướng tâm, chúng ta có pháp tu mà. Mỗi lần tâm mình có gì thì mình nhắc tâm mình bỏ cái đó đi, đừng nhớ nữa. Những pháp đó đều là những pháp đau khổ, đem đến cho đời chúng ta luôn sanh tử luân hồi.
Cho nên khi mà biết vứt bỏ như vậy gọi là tu thiểu dục tri túc. Tâm chúng ta còn ham muốn nhiều lắm, dẫy đầy sự ham muốn.
Cho nên do đó chúng ta thiểu dục tri túc tức là chúng ta phải biết xả, biết xả bỏ để chúng ta biết đủ mà thôi. Đủ cho thân phận của mình sống kiếp người đơn giản, đủ cho thân phận của mình sống đừng bề bộn. Đó là chúng ta xả hết, xả hết không còn để lại nữa.
Có như vậy được thì bắt đầu chúng ta mới tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Nghĩa là chúng ta mới đi biết mình đi, đứng biết mình đứng, quét sân biết mình quét sân, ngồi biết mình ngồi, mặc áo biết mình mặc áo, nấu cơm biết mình nấu cơm, lặt rau biết mình lặt rau.
Còn nếu mà không bỏ, không thiểu dục tri túc, không xả ra được, chúng ta còn đầy ắp những đồ đạc, đủ thứ đủ loại vật chất, thì thử hỏi làm sao tu Chánh Niệm Tỉnh Giác mà được? Lúc thì lo cái này, lúc thì muốn cái kia, nó tích lũy thêm vô chớ không chịu bỏ ra, thì tu biết chừng nào gọi là ly dục ly ác pháp?
Kế đó thì chúng ta lại tu tập Định Niệm Hơi Thở, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, để chúng ta quán vứt bỏ những vật dụng xung quanh chúng ta, để thực hiện đời sống thiểu dục tri túc, bỏ xuống, bỏ xuống. Có hai cái y chúng ta quán xét riết để chúng ta bỏ luôn cả một cái y nữa và còn một cái y mà thôi, đó là thiểu dục tri túc.
(22:43) Bởi vậy nói thiểu dục tri túc không có nghĩa là ít muốn biết đủ là đủ, mà còn phải tu tập, tu tập hết sức, dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý, tác ý cho chúng ta bỏ xả những cái vật chất xung quanh chúng ta.
Chúng ta có hai cục xà bông, quán bỏ xuống cho còn một có một cục xà bông, chúng ta hai cây kem, phải quán bỏ xuống còn một cây kem mà thôi. Tất cả những gì chúng ta đều quán và đi đến chỗ thiểu dục tri túc tận cùng, nghĩa là vừa đủ, không còn thừa một chút nào hết, nghĩa là chúng ta chấp nhận đời sống là bỏ xuống.
Có như vậy mới gọi là ly dục ly ác pháp, nếu không được như vậy thì làm sao mà ly dục ly ác pháp? Có nhiều người nghe chữ “thiểu dục tri túc”, tưởng là mình hiểu chữ “thiểu dục tri túc” nghĩa là ít muốn biết đủ, là như vậy là đủ. Không phải, nó còn phải tu tập rất nhiều, chớ không thể tu ít mà thiểu dục tri túc được.
Nghĩa là chúng ta có bỏ xuống được hay không, hay là chúng ta chỉ nói mà không bỏ, chúng ta phải bỏ thật sự. Trong thất chúng ta có hai cái ca, hai cái bát, thì chúng ta bỏ bớt một cái ca, một cái bát đi, còn một cái mà chúng ta đủ.
Cho nên chúng ta bỏ riết, bỏ riết tận cùng thì chúng ta còn một cái bát vừa uống nước, vừa ăn cơm, vừa đi khất thực, thì chúng ta đời sống mới thấy rằng giải thoát hoàn toàn.
Đó là những điều kiện mà chúng ta cần phải tu. Đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, đó là Định Niệm Hơi Thở, đó là Định Vô Lậu để mà chúng ta quán xét mà xả ly, để sống cho đúng thiểu dục tri túc.
Cho nên trong cái bài Tứ Thánh Định vừa rồi thì Thầy ghi thiểu dục tri túc là cái phần cuối cùng. Cái phần cuối cùng tức là cái phần sau cùng hết, chớ không phải là cái phần các định. Từ Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tu tập Định Vô Lậu, Định Niệm Hơi Thở, đều là nằm trước thiểu cái dục tri túc, không dám đặt cái thiểu dục tri túc kế giới bổn Patimokkha và phòng hộ sáu căn là vậy.
Là vì muốn tu thiểu dục tri túc thì tất cả phải dùng các loại định này mới thiểu dục tri túc được.
Đó thì, những cái điều mà chúng ta tu tập ở trong Sơ Thiền, thì hôm nay Thầy nhắc nhở lại, nó là như vậy chớ không có gì khác. Bởi vì Định Vô Lậu thì các thầy và các con cũng đã học rồi, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác cũng đã học rồi, mà Định Niệm Hơi Thở cũng đã xong rồi, chỉ còn thực tập cho đúng cách là nó sẽ xả ly, nó ly dục ly ác pháp.
(24:56) Đến đây Thầy xin dừng lại, một chút xíu Thầy sẽ nhắc lại. Vừa rồi thì có chú Đắc ở thành phố. Hôm nay thì chú xin phép để mà được xây dựng một cái trung tâm, do đó chú đến mời Thầy, là chú sẽ giao một cái khu vực chuyên tu cho Thầy để hướng dẫn.
Vài hôm nữa thì có thầy Tâm Nhẫn và thầy Thiện Đức đến đây gặp Thầy để giao cái trách nhiệm cái phần khu vực chuyên tu đó. Còn quý thầy thì làm cái công việc từ thiện xã hội, từ cái trại khuyết tật, từ các trường hướng nghiệp, dạy nghề nghiệp, từ cái trại mồ côi, thì các thầy sẽ làm nhiệm vụ đó.
Còn cái vấn đề hướng dẫn chuyên tu, để giữ gìn giới luật nghiêm túc, thì các thầy giao hết cái phần đó cho Thầy, coi như cái trung tâm chuyên tu thì giao cho phần Thầy. Nhưng mà Thầy thì cũng chưa có hứa chắc, là để sau khi gặp quý thầy rồi mới có quyết chắc trong vấn đề đó.
Nghĩa là người ta xin phép ở trong cái trung tâm làm công việc từ thiện, rồi người ta ghép vào ở trong cái khu chuyên tu, để giúp cho Phật giáo có mt cái khu vực chuyên tu. Mà bây giờ nhìn chung ở trong nước thì không có một vị Thầy nào giới luật nghiêm chỉnh, cho nên người ta muốn mời Thầy về đó.
Nhưng có cái khó là như thế này. Thầy không biết họ là thuộc cái loại nào mà các nước ở ngoại quốc đài thọ và giúp một số tiền rất lớn, vừa xây dựng mà vừa lại trợ giúp cho những cái tiền bạc. Cái cơ quan từ thiện đó nó thuộc về Á Châu.
Thì Thầy nghĩ rằng Thầy không hiểu, sợ e rồi có cái chính trị như thế nào, nhưng mà giấy phép thì nhà nước đã ký và chấp nhận cho cái trung tâm đó được thành lập và được ra đời.
Giấy phép xong xuôi hết rồi, coi như là hiện giờ còn có mời những nhân vật nào đứng trong vị trí nào, làm gì, làm gì đó, cho nên chú Đắc chú về đây là mời Thầy, sau đó thì quý thầy mới, coi như là chú đến đây là báo trước, để rồi sau đó quý thầy về mời Thầy nhận lãnh cái nhiệm vụ đó.
(27:10) Thầy nghĩ rằng ở trong cuộc đời tu hành của mình, mình nghĩ cái tốt. Thầy đang lo là không biết mình sẽ đi tìm cái nơi nào mà nó thuận tiện, mà mình khỏi có lo giấy tờ gì tất cả hết, mà nó bảo đảm được sự tu tập.
Nếu ở đây người ta đã lo cho mình tất cả mọi cái yên ổn để cho mình tu hành, và đồng thời cơm ngày một bữa người ta lo cho mình đầy đủ, thì cái chuyện đó quá tốt rồi. Mình chấp nhận vào đó mình tu hành thì quá tốt rồi, đâu còn cái chỗ nào hơn nữa.
Cho nên vì vậy, về mặt chánh quyền, về cái này kia thì họ lo hết, còn riêng mình thì mình cứ hướng dẫn tu hành mà thôi, chẳng có tiếp duyên gì bên ngoài. Người ta lo đời sống của mình, mình chẳng lo gì hết.
Thì từ lâu Thầy ao ước được điều đó, ngày ngày chúng ta chỉ ôm bình bát đến cái nơi nào đó họ cho chúng ta một bữa cơm là đủ, chúng ta chẳng cần gì nữa. Đó là cái ước vọng của Thầy để chúng ta tu tập.
Và đồng thời thì Thầy hỏi, như vậy là cái cơ sở đó mà tôi lãnh đạo thì phải có nam, có nữ chớ, như vậy là nó phải có một cái vùng cũng rộng, nó phải có cách xa để mà cái khu vực chuyên tu cho nam, cho nữ chớ? Thì ông ta cũng có ý nói chuyện với Thầy, là ông sẽ sắp xếp cái này rất là rõ ràng kỹ lưỡng, chớ không phải là giao Thầy cái nhiệm vụ là phân phối? thầy tu không mà bỏ bên nữ, bởi vì bên nữ cũng rất đông.
Thì tất cả những cái này, thì cái khu đất đó nó cả trăm mẫu ở trên sông La Ngà, ở trên cái khu vực từ đi đường lên Đà Lạt, đến cái chỗ mà gọi là cái sông La Ngà, thì khu đất vô đó thì nó cũng rộng lớn lắm. Đó thì, cái địa điểm như vậy, nhưng mà hôm nào thì mấy người này họ sẽ đem xe hơi đến rước Thầy đến đó xem xét.
Thì đó là cách mới có giáo đầu mà thôi, nhưng mà đây cũng là cái tốt, là sau ba tháng hạ rồi thì Thầy mới có dịp đi thăm, coi tìm cái nơi nào tốt để cho chúng ta được yên tu mà không bị khó khăn.
Còn ở đây thì đương nhiên là chúng ta cũng phải biết rằng chúng ta cũng sắp sửa bị động, là vì Thầy đã từ chối, dứt đoạn và Thầy chấm dứt, do đó sợ Giáo hội ở đây họ sẽ làm động mình.
(29:15) Cho nên từng đó thì sau khi rời, thì ở đây chúng ta còn ít chớ không có đông được, vì đông thì cái ông Giáo hội này ông kiếm chuyện đủ thứ thì mình cũng bất an lắm.
Cho nên Thầy cũng có nghĩ lâu rồi, nghĩa là các con phải về cái nơi trụ xứ của mình, địa phương của mình, ở đó thỉnh thoảng Thầy về thăm Thầy sẽ dạy cho các con, chớ còn ở tập trung một chỗ mà tu tập thì giấy tờ rất phiền phức.
Mà rồi Giáo hội nó thuận thì không nói gì, nó nghịch thì nay nó kiếm chuyện này, mai nó kiếm chuyện kia, nó làm mình không yên. Và đồng thời thì Thầy là một người quyết mạnh dạn chống lại cái Giáo hội, không đúng, làm sai mà không chịu mình sai, đó là những cái điều mà Thầy rất là khổ sở vấn đề này.
Cho nên hôm nay được cái duyên như vậy cũng là một cái, sắp sửa đi chu du để tìm cái nơi, thì đây cũng là cái dịp để Thầy đi tìm về đó thử coi nó ra sao, rồi nó đủ duyên thì chắc chắn là nó cũng có sự sắp xếp đâu đó sẵn sàng.
Mình không muốn mà người ta đến cầu, thì đó là một cái duyên nó sẵn rồi. Mình đang đi tìm mà họ lại đem đến họ mời mình, thì đó là cái duyên, chứ mình cũng đâu có biết ở chỗ nào mà nói.
Nhưng mà sự thật ra thì mình cũng có gieo một cái duyên này cũng đã lâu rồi. Cách đây cũng năm sáu năm rồi, Thầy có gợi ý này, cho nên bây giờ người ta nhớ người ta nhắc lại, và đồng thời người ta làm được giấy tờ thì người ta mời mình về là phải.
(30:45) Bây giờ Thầy nhắc lại về Nhị Thiền. Nhị Thiền, một là tu tập Định Niệm Hơi Thở. Nó Thầy đã chuẩn bị cho các con từ mấy năm nay, ba bốn năm nay về cái Định Niệm Hơi Thở, để cho các con từ bắt đầu ổn định hơi thở bằng hơi thở bình thường.
Những thầy mới vào tu đây, coi như cũng là đi tắt ngang đó, lẽ ra thì các thầy chưa được nghe giáo pháp này, mà phải tu Định Niệm Hơi Thở cho thuần thục.
Định Niệm Hơi Thở không có nghĩa là sổ tức, nhưng mà vì trong mọi người, người ta đang tu trong các pháp môn hiện giờ, người ta đang dùng hơi thở người ta sổ tức, cho nên Thầy cũng nương nó để hòa hợp với họ mà thôi.
Nhưng Thầy thấy pháp sổ tức cũng không phải là một cái sai, nó cũng đi từ cái hơi thở, nhưng vì nó có hơi ức chế mà thôi. Nó không dùng pháp hướng mà nó dùng cái sự ức chế là đếm số. Cho nên nó chỉ khác có chút thôi, nhưng Thầy thấy vẫn là một cái điều tốt, là vì chúng ta chỉ cần luyện được cái hơi thở bình thường, ổn định được cái hơi thở bình thường là quý nhất. Từ bình thường chúng ta đi lên, chúng ta dễ nhận xét.
Cho nên hầu hết các con tu tập ở đây, trải qua hơn ba năm, thì các con sẽ thấy cái hơi thở các con rất là, dễ điều khiển lắm.Còn người nào mới tu thì hơi thở còn chạy dọc, chạy ngang, lúc thì dài, lúc thì ngắn, nó khó ổn định lắm, còn cái người tu lâu rồi thì cái hơi thở ổn định.
Và chính cái hơi thở ổn định là cái phương pháp để mà chúng ta đi tất cả suốt cái quãng đường giải thoát của đạo Phật. Mặc dù là chúng ta mới tu về giới luật, chúng ta cũng dùng được cái Định Niệm Hơi Thở nữa.
Cho nên cái hơi thở tuy rằng nó sau cùng, nhưng sự thật ra nó mà tu tập, ngay từ lúc đầu thì chúng ta tu tập hơi thở là tốt nhất. Vì nó bắt đầu nó ngồi lại, tâm nó theo cái trạng thái ngồi mà nó gom lại dễ dàng.
Và đồng thời chúng ta nương vào hơi thở, thì hơi thở là cái hành động trong thân, đầu tiên chúng ta nương vào nó và cuối cùng thì chúng ta chấm dứt nó, để chúng ta làm chủ sự sống chết.
(32:48) Cho nên tu tập Định Niệm Hơi Thở thì các thầy chắc cũng là rõ lắm rồi. Theo Thầy thiết nghĩ mà, quý thầy đã biết rồi, cái người nào mà đã tu cái Định Niệm Hơi Thở lâu rồi thì đã biết rồi, cho nên khỏi cần phải nhắc nhiều.
Như hồi nãy Thầy nói, năm nay Thầy nhắc ba mươi phút đến một giờ. Năm trước Thầy nhắc mười hơi thở đi kinh hành một vòng, thì đương nhiên là người mới tu là phải vậy, năm hơi thở, hai hơi thở, hay ba hơi thở không chừng nữa, đối với người mới tu.
Để làm gì? Để giữ cho được cái chất lượng nhiếp tâm không vọng tưởng, thì nó mới có một cái trạng thái thanh tịnh được, chứ còn nếu mà nó có niệm ra niệm vô, thì tức là tâm nó mất thanh tịnh đi.
Vậy từ mười cái hơi thở mà chúng ta đi lên dần cho tới ba mươi phút và một giờ, thì Thầy nghĩ rằng một năm nay mà chúng ta tu tập, chắc chúng ta phải đi tới, từ ba mươi phút đến một giờ không vọng tưởng.
Còn người nào mà tu dở là do cái phần xả tâm yếu, do cái phần ly dục ly ác pháp chưa quét sạch, hay hoặc là tu chỉ là hướng nhắc cầm chừng, chớ không có nhiệt tâm. Nếu có nhiệt tâm quyết định là mình sẽ sống chết với nó, nhất định là không để cho khởi ra niệm tham, sân, si nữa, quyết định, thì chắc chắn là tu hành đó cái thời gian sẽ thu ngắn lại.
(34:05) Và bắt đầu định Nhị Thiền thì chúng ta, như Thầy cũng đã dạy các thầy rồi, Định Diệt Tầm Giữ Tứ. Định Diệt Tầm Giữ Tứ tức là chúng ta dùng cái pháp hướng mà chúng ta nhắc cái tâm.
Thí dụ như bây giờ muốn diệt cái Tầm, giữ cái Tứ thì như thế nào? Tác ý ra: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra.” Lời nói đó, âm thanh đó và ý nghĩ, cái lời nói đó mà thoát ra, thì đó là cái tác ý.
Mà cái tác ý đó là diệt cái Tầm, làm cho cái Tầm nó không có xen vô được, mà nó tiếp tục nó tỉnh thức ở trong cái hơi thở ra và thở vô, nó làm cho Tầm diệt, còn cái tác ý đó gọi là Tứ.
Cho đến khi cái Định Diệt Tầm Tứ này chúng ta thấy thuần thục. Thuần thục nghĩa là mới đầu chúng ta hướng tâm nhắc như thế này: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra.” “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài.” “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn.”
Đó là mình hướng tâm mình nhắc tới nhắc lui, nhắc tới nhắc lui như vậy, tức là diệt Tầm mà giữ Tứ, chớ không phải đếm một, hai, ba, bốn.
Và đồng thời cứ khoảng một hơi thở rồi kế nhắc một hơi thở, rồi nghỉ một hơi thở, rồi nhắc một hơi thở, cứ mình nhắc liên tục. Hay hoặc là hơi thở nào cũng nhắc, đó gọi là Định Diệt Tầm Giữ Tứ.
Đến hướng tâm Tịnh Chỉ Tầm Tứ thì mình còn có pháp hướng, mà pháp hướng thì nó phải có một thời gian xa hơn.
Nó không phải từ cái hơi thở này, rồi nghỉ một hơi thở, mà nhắc tới một hơi thở, hay hoặc là nhắc liên tục, mỗi hơi thở đều nhắc như cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ trên. Mà tới hướng tâm thì nó khác hơn, tức là nó đi xa hơn một chút, tức là nó có cái trạng thái yên tĩnh hơn một chút của cái diệt Tầm Tứ này. Và thấy cái tâm của mình vọng tưởng thưa, ít, nó không còn nhiều nữa.
Do vì vậy đó mà lâu lâu mình hướng tâm một lần để mà tịnh chỉ Tầm Tứ, bởi vì khi mình hướng tâm rồi thì mình không còn hướng tâm nữa, thì cái khoảng thời gian đó từ một phút, đến năm phút, cho đến mười phút, hoặc là ba mươi phút, mình mới hướng một lần. Do cái sự hướng tâm như vậy gọi là hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ.
(36:24) Chẳng hạn là bây giờ Thầy hít vô, Thầy nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi Thầy không nhắc nữa, Thầy thở cho tới hai chục hay ba chục hơi thở, Thầy mới nhắc lại một lần nữa. Đó là pháp hướng tâm tịnh chỉ.
Và pháp hướng tâm tịnh chỉ thì chúng ta sẽ đạt Tầm Tứ như thế nào, tức là chúng ta diệt Tầm Tứ như thế nào? Tầm Tứ sẽ kéo dài từ, nếu mà một phút thì một phút nó yên tĩnh, nó không có tác ý nữa, và hai phút thì hai phút nó vẫn yên tĩnh, và năm phút, năm phút nó vẫn yên tĩnh, nó không có Tầm Tứ nữa.
Cho đến khi mà chúng ta tác ý trở lại thì cái sức của chúng ta được mười phút hay năm phút chúng ta mới tác ý ra. Bây giờ lần lượt, lần lượt chúng ta tu cái định hướng tâm này, cho đến khi ba mươi phút mà chúng ta vô hướng tâm rồi ba mươi phút sau đó chúng ta hướng tâm xả ra. Và cứ như vậy thì chúng ta biết rằng cái pháp hướng tâm chúng ta đã tịnh chỉ hoàn toàn.
Và tịnh chỉ hoàn toàn rồi thì bắt đầu bây giờ tới cái giai đoạn kế, mà chúng ta để nhập cái Nhị Thiền này, thì chúng ta còn có một cái tịnh chỉ Tầm Tứ chứ không phải còn pháp hướng nữa.
Khi mà khoanh chân ngồi kiết già lưng thẳng hẳn hòi, đàng hoàng thì chúng ta nhắc: “Tầm Tứ phải tịnh chỉ, ngưng, không có được hoạt động nữa!” Do đó mình ngồi đó thì bắt đầu cái hơi thở của mình ra vô từ nhanh nó chậm nhẹ, dần, dần, dần, dần, rồi nó mất tiêu nó ở trong cái trạng thái Diệt Tầm Diệt Tứ.
Chúng ta chỉ nhắc có một lần, gọi là tịnh chỉ Tầm Tứ, ra lệnh đó. Còn cái kia thì mình còn ra lệnh một thời gian dài, còn cái định Diệt Tầm Diệt Tứ thì chúng ta cứ nhắc thường xuyên, nhắc hoài, nhắc hoài, cũng như là sổ tức vậy.
Nhưng rồi chúng ta cũng thưa dần, một hơi thở, nghỉ một hơi thở rồi nhắc nữa, nghỉ một hơi thở rồi nhắc nữa, hay hoặc là nghỉ hai hơi thở rồi mới nhắc nữa, Và tập dần, tập dần cho đến khi mà chúng ta hướng tâm từ một phút đến năm phút, từ năm phút đến mười phút, cho đến ba mươi phút mới hướng tâm một lần.
(38:15) Còn tịnh chỉ Tầm Tứ thì chỉ có hướng một lần, khi mà khoanh chân ngồi thẳng lưng kiết già rồi thì chỉ hướng một lần. Và từ đó Tầm Tứ tịnh chỉ, chúng ta không cần nhắc nữa.
(38:31) Đây về phần Tam Thiền: “tu tập Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.” Bây giờ từ lâu tới giờ chúng ta phải nhớ rằng, cái hơi thở mà chúng ta khéo tác ý đó như thế nào?
Khéo tác ý ở trong cái Định Niệm Hơi Thở, như Phật đã dạy rất rõ ràng: “Quán ly tham tôi hít vô, quán ly tham tôi thở ra”, đó là khéo tác ý theo hơi thở đó.
Nếu chúng ta tác ý cái hơi thở như thế này thì nó lại kết quả nhiều hơn. Thí dụ như mình vừa hít vô mình đã: “Quán ly tham tôi hít vô, quán ly tham tôi thở ra”, thì hơi thở mình vừa hít vô hết, thì “quán ly tham” cũng hết. Mà mình thở ra thì “quán ly tham hơi thở ra”, thì hơi thở ra hết thì cái “ly tham” nó cũng theo ra hết. Thì như vậy nó có kết quả rất lớn.
Còn nếu mà mình cũng, bởi vì ở đây Phật nói khéo tác ý trong hơi thở mà, Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý mà, mình tác ý theo cái hơi thở. Còn mình tác ý không theo hơi thở, nghĩa là mình nói “Quán ly tham tôi hít vô, quán ly tham tôi thở ra” nhưng mình không có thở ra mà mình hít vô. Hoặc là mình thở ra mình nói “Quán ly tham tôi hít vô” mà trong lúc đó mình thở ra, thì như vậy là cái pháp hướng của mình nó đi ngược với cái hơi thở của mình thì nó không có kết quả.
Mà cái pháp háp hướng của mình nó đi một lượt với cái hơi thở của mình, thì nó kết quả, rất là kết quả. Nó làm cho mình sức tỉnh cao hơn, và sức tỉnh cao hơn thì sức bám chặt cao hơn, nó làm cho mình bám chặt mà phá âm thanh dễ hơn.
Đó là cái lối tu tập Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý của Tam Thiền, chỉ có cái hơi thở và cái pháp hướng phải đi với nhau, phải đi một lượt với nhau. Khi mà ý mình nhắc cái câu pháp hướng đó thì hơi thở đang hít vô, và cái ý bảo nó rằng “Quán ly tham tôi hít vô”. Thì theo cái ngôn từ và lời nói đó, thì cũng vừa quán, vừa nói, mà hơi thở cũng vừa hít vô. Hơi thở dứt thì cái quán - nói đó cũng dứt.
(40:31) Rồi quán nói hơi thở ra thì nó cũng vậy, hơi thở dứt thì cái quán nói cũng vừa dứt, hai cái nó đồng song nhau một lượt.
Cho nên người mà dụng cái pháp hướng mà tu tập về Định Niệm Hơi Thở để xả ly, hoặc là để câu hữu với một cái pháp nào đó, mà đạt được cái mục đích mình muốn đạt thì phải dùng cái pháp hướng ngắn gọn. Vì hơi thở chúng ta không thể chậm và dài lâu được, cho nên chúng ta phải vừa, cái pháp hướng đó phải vừa với cái hơi thở của mình, thì có kết quả nhanh chóng và mau nhất.
“Hai, nương hơi thở hướng tâm xả ly sáu loại tưởng: sắc, thinh, hương…”
Bây giờ nó có những cái loại tưởng nào đó, thì lúc bấy giờ chúng ta cần phải bám chặt cái hơi thở hơn.
Chớ còn lơ mơ không bám chặt hơi thở thì các cái loại hỷ tưởng này nó làm mất hơi thở đi, nó thay thế vào những cái trạng thái xúc lạc, trạng thái thinh tưởng, sắc tưởng, hương tưởng, vị tưởng, nó làm cho tâm chúng ta mê mờ và thích thú bám vào những cái trạng thái tưởng đó, rồi vui thích ở trong cái trạng thái đó. Nó cám dỗ chúng ta, nó làm chúng ta vui mừng, thích thú, ham thích cái trạng thái đó.
(41:45) Cho nên ở đây thì chúng ta phải nương vào cái hơi thở, phải biết cho rõ hơi thở, để trú vào cái hơi thở mà xả các loại tưởng đó. Và đồng thời dùng pháp hướng để xả các cái loại tưởng đó, thì nó mới hết được.
Do cái chỗ chúng ta nỗ lực mà chúng ta tu tập như vậy, thì chúng ta mới ly được các cái loại tưởng:
“Rồi dùng pháp hướng xả ly 18 cái loại tưởng.”
Thì các cái pháp hướng mà xả ly 18 loại tưởng này, hồi nãy ở trên thì xả ly có sáu cái loại tưởng thôi, nghĩa là sáu cái loại tưởng đầu tiên là sáu cái loại tưởng thô, kế đó nó có những cái vi tế, cho nên cộng nó chung lại, nó là mười tám cái loại tưởng lận.
Cho nên đến cái giai đoạn vi tế này thì chúng ta nỗ lực, cũng tiếp tục ở trên cái pháp hướng, dùng cái pháp hướng như cũ mà chúng ta xả. Nhưng mà trạng thái tâm của chúng ta bây giờ rất tỉnh hơn, nó không còn mê mờ như trước nữa.
Đó là cái giai đoạn ba dùng cái pháp hướng xả ly mười tám loại tưởng.
Giai đoạn tư thì hướng tâm tịnh chỉ âm thanh. Lúc bấy giờ chúng ta xả ly được mười tám cái loại tưởng rồi chúng ta mới xả ly được âm thanh, chúng ta mới xả âm thanh, tiếp tục xả âm thanh.
Chớ còn chưa dùng pháp hướng mà xả ly mười tám loại tưởng này, mà tịnh chỉ âm thanh cũng rất khó chớ không phải dễ. Mà không vô được nữa, nó cứ hết nghe rồi bung ra, hết nghe bung ra, cho nên mình phải xả mười tám loại tưởng rồi, thì mình phá âm thanh mới dễ, mình phá âm thanh mới được.
Mà khi phá âm thanh được thì chúng ta mới tỉnh thức trong giấc ngủ rất dễ. Cái sức này bây giờ nó mới có tỉnh thức được, chớ còn không thì nó khó lắm chứ không phải dễ đâu.
Nó không ngủ, nó thức thì nó lại làm cho cơ thể chúng ta bệnh tật, làm cho cơ thể chúng ta mệt nhọc, mà nó ngủ thì nó chiêm bao liên tục. Do cái sự chiêm bao mộng tưởng thì chúng ta đâu có xả ly hết mười tám loại tưởng được. Vì vậy mà bắt buộc chúng ta phải tu tập cái tỉnh thức trong những cái giấc ngủ.
Mà không còn giấc ngủ nữa thì không còn chiêm bao, mà còn giấc ngủ thì bị rơi vào chiêm bao. Bởi vì lúc này cái ý thức của chúng ta không làm việc nữa, cho nên vọng tưởng không đi vào cái ngõ đó được mà phải đi vào trong cái loại tưởng.
(44:11) Khi mà dùng nó xong rồi, thì nếu mà phá được cái giấc ngủ rồi, thì bắt đầu chúng ta mới dùng tịnh chỉ âm thanh. Nghĩa là bây giờ chúng ta mới ra lệnh cho âm thanh ngưng để mà chúng ta không còn nghe nữa.
Bắt đầu chúng ta hướng tâm: “Mười tám loại tưởng phải xả ly khỏi cái tưởng, và âm thanh phải vắng bặt, không có được tác động vô đây!” Thì do đó chúng ta hướng, chúng ta tịnh chỉ âm thanh, chúng ta phá âm thanh.
Nhưng mà trước khi phá âm thanh thì chúng ta phải hướng tâm nhắc phá âm thanh, rồi sau đó mới tịnh chỉ âm thanh. Chớ còn nếu mà chưa hướng tâm, chưa tu tập phá âm thanh, thì chúng ta chưa có quen, cho nên chúng ta nằm không có chặt ở trên cái tụ điểm, chỗ cái hơi thở, do đó chúng ta dễ bị bung ra, bung vô.
Do thời gian tập luyện thì cái đạo lực nó có tăng lên nữa, sau khi mà âm thanh vắng bặt được, về cái pháp hướng âm thanh mà vắng bặt được rồi, thì chúng ta mới tịnh chỉ âm thanh, tức là ra lệnh: “Âm thanh ngưng, mười tám loại tưởng ngưng!” thì mộng tưởng không còn nữa. Thì do đó, khi đó bây giờ chúng ta hoàn toàn nhập Tam Thiền.
(45:14) Bây giờ đến Tứ Thiền thì Định Niệm Hơi Thở ra hơi thở vô cũng khéo tác ý, do đó thì chúng ta cũng thấy như ở trên đó, thì về cái Định Niệm Hơi Thở cũng phải khéo tác ý.
Vậy thì phải khéo tác ý như thế nào? Vì lúc bấy giờ chúng ta dùng pháp hướng tâm nhiều chớ chúng ta đâu có dùng cái gì? Vậy thì Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý tức là làm sao cho cái pháp hướng đó, nó đồng thời nó đi theo cái hơi thở ra và hơi thở vô của chúng ta.
Thí dụ như bây giờ Thầy hít vô phải không, thì Thầy bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, hít vô tôi biết tôi hít vô. Tịnh chỉ hơi thở, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thí dụ như vậy.
Thì đó là mình dùng cái pháp hướng đó mà mỗi hơi thở như vậy….
HẾT BĂNG