13 - CÁC PHÁP MÔN DẪN VÀO THẾ GIỚI TƯỞNG

PHÁP HÀNH 13 - CÁC PHÁP MÔN DẪN VÀO THẾ GIỚI TƯỞNG

PHÁP HÀNH 13 - CÁC PHÁP MÔN DẪN VÀO THẾ GIỚI TƯỞNG

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

1- LY DỤC LY ÁC PHÁP LÀ LÌA XA THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI

(Tiếp theo Pháp hành 12)

(0:00) Do câu hỏi này Thầy mới trở lại Tứ Chánh Cần để đình lại cái Tứ Niệm Xứ, để trả lời cho nó rõ ràng ở trong cái pháp Tứ Chánh Cần, để chúng ta biết tu Tứ Chánh Cần không có nghĩa là tu Thiền Đông Độ, không có nghĩa là “chẳng niệm thiện niệm ác”. chớ không khéo rồi nói chúng ta sẽ tu “niệm thiện niệm ác”.

Cho nên phân biệt được như vậy thì chúng ta thấy rõ rồi.

2- RÚT TỈA KINH NGHIỆM QUA THƯA HỎI VẤN ĐẠO

(00:27) Bây giờ thì trước khi mà tiếp tục học những chi tiết của Tứ Niệm Xứ, thì chúng ta sẽ nghe những câu hỏi vấn đạo, vì những cái vấn đạo này nó cũng có cái liên quan ở trong cái cuộc sống tu hành của chúng ta.

Cho nên trong cái năm nay là cái năm mà chúng ta học Giới Hành, mà cái vấn đạo nó làm sáng tỏ, tức là cái hỏi nó làm sáng tỏ cho cái con đường thực hành của chúng ta hơn, làm chúng ta hiểu từng những cái danh từ, từng những cái hành động tu tập, cái đúng, cái sai để từ đó chúng ta tu tập cho nó đúng, nó không có còn tu sai nữa.

Vì nhiều khi Thầy bận công việc, không có gần bên các con, thì trong khi sai, các con tu sai thì các con ôm lấy chịu, chờ Thầy về, hay hoặc là chờ gặp Thầy, thì lúc bấy giờ nó sẽ lạc rất xa, cái thời gian rất dài nó sẽ khó xả.

Cho nên hôm nay, trong cái phần vấn đạo thì cô Út đứng ở trong cái góc độ qua những bài giảng, tuy rằng cô không có dự nghe, nhưng mà mỗi lần giảng rồi thì về cô có trực tiếp đến hỏi Thầy, thì Thầy có tóm lược lại những cái ý trong cái buổi dạy đó như thế nào, để cho cô theo đó mà cô hỏi Thầy, để rút tỉa.

Qua những cái danh từ cũng như là những cái kinh nghiệm mà cô có hiểu biết được cái phần thực tập của mình, rồi cô rút tỉa ra cô hỏi Thầy, coi có đúng hay sai theo cái giáo lý của đạo Phật.

Cho nên năm nay trong năm nay mà chúng ta học về Giới Hành, nó rất là có giá trị. Mà hầu hết là có một số người rất là thiếu phước mà không được nghe những cái điều này, thì Thầy nghĩ rằng, một ngày nào đó thì những cái bài vấn đạo này nó cũng sẽ in thành sách, để nó chỉ cho rõ chúng ta hiểu biết con đường tu tập của chúng ta, đúng theo đạo Phật như thế nào.

3- CHỌN CÂU PHÁP HƯỚNG PHÙ HỢP THÌ MỚI CÓ HIỆU QUẢ

(02:27) Bây giờ về phần vấn đạo thì thầy Chân Thành hỏi Thầy:

Kính bạch Thầy, con dùng câu pháp hướng “Thân tâm như cục đất, phải ly dục ly bất thiện pháp, không còn tham, sân, si, không còn trộm cắp, không còn sát sanh, không còn dâm dục, không còn nói vọng ngữ, không còn nói lời phù phiếm, không nói lời hung ác, không nói lời lưỡng ngữ!” để tu tập Tứ Chánh Cần.

Ngoài giờ thời khóa đã qui định, trừ lúc ngủ còn thì lúc nào rỗi là con tu để nhắc tâm không phóng dật thay cho những câu pháp hướng khác. Câu pháp hướng này là chủ lực cho việc tu tập hằng ngày của con. Như vậy có được và đã đúng phương pháp tu chưa?”

Đó là thầy Chơn Thành, thầy đã lập một cái câu pháp hướng rất dài và gồm hết trong đó nó có những cái giới luật và nó cái những cái thiền định, cái Sơ Thiền đó, ly dục ly ác pháp đó, và còn có ba độc tham, sân, si nữa.

Cho nên do cái câu pháp hướng như vậy, thầy hỏi nghe thì nó rất là đầy đủ, rất là trọn vẹn dữ lắm đó, nhưng mà hỏi Thầy coi nó đúng chưa, hay hoặc là nó còn thừa, hay hoặc là nó thiếu cái nào để cho Thầy bổ túc thêm câu pháp hướng.

Vì như các con cũng đã biết rằng trong con đường tu của đạo Phật, cái pháp hướng nó có cái một quyền lực, nó có một cái đạo lực, nó có một cái oai lực, nó có một cái thần lực. Từ chỗ biến cái trí tuệ bén nhạy cho đến trở thành một cái đạo lực siêu việt, thì từ cái pháp hướng đó mà sanh ra, ngoài cái pháp hướng thì nó không có sanh ra.

(4:20) Nhưng mà đặt cái trạch pháp một cái pháp hướng, tức là chọn lựa một cái câu để trở thành pháp hướng, rất là khó, nó không đơn giản đâu. Cho nên coi vậy chớ trạch pháp đúng thì nó hiệu quả, mà trạch pháp không đúng trong cái trạng thái, cái vai trò của nó đang có phận sự để làm cái việc đó, mà mình đặt sai tên, sai tuổi của nó rồi, thì tức là nó không có hiệu quả đâu.

Cho nên ở đây thầy Chơn Thành đưa ra, nêu ra cái chỗ câu hỏi này có mục đích là nhắc nhở các con cũng như các thầy, khi đặt một cái pháp hướng thì phải có một sự chọn lựa rất kỹ.

Cho nên trong Thất Giác Chi, Phật nói Trạch Pháp Giác Chi đó, nếu không thì Đức Phật đâu có dạy là trạch pháp làm gì? Trạch pháp tức là phải chọn lựa rất kỹ, nó là một cái pháp giác chi, nó chỉ cho đó là cái Bồ Đề, mà Bồ Đề có nghĩa là giải thoát. Trạch một cái pháp đó ra để cho nó làm cho mình được giải thoát.

Thí dụ như “Tâm như cục đất, không còn tham, sân, si nữa!” thì có phải tâm mình như cục đất mà không còn tham sân si, thì nó giải thoát chớ?

Cho nên cái trạch pháp một cái câu pháp mà nó như vậy, gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Một cái câu làm cho thân tâm mình được giải thoát, cho nên gọi là trạch pháp. Trạch pháp nghĩa là chọn lựa, mà chọn lựa rất là kỹ, mà chọn lựa trong cái câu pháp đó, để làm cho mình trở thành giải thoát, trở thành Bồ Đề đó, giác chi là Bồ Đề đó.

Cho nên cái câu pháp mà chọn lựa như vậy để làm cái pháp hướng, nó không phải mình đụng đâu mình cũng nói đại, hay hoặc là mình ghi đại, không phải đâu! Mình suy nghĩ kỹ coi cái tâm mình lúc bấy giờ nó như thế nào?

(06:01) Lúc bấy giờ nó đang sân nè, hay hoặc là đang vô minh nè, hay hoặc là đang tham muốn cái gì, hay hoặc là nó còn thích cái gì, thì mình đặt cái câu pháp hướng cho đúng cái tâm trạng của mình lúc bấy giờ, thì mình nhắc nó thì nó có hiệu quả.

Đó thì, phải hiểu được cái trạng thái tâm của mình thì trạch pháp nó mới tốt.

Đáp: “Trạch Pháp Giác Chi là tìm một câu hay chọn một câu pháp hướng cho đúng thời điểm.

Đúng cái thời điểm, tức là cái thời điểm đó, cái tâm trạng mình cái gì đó, cái hoàn cảnh đó nó xảy đến cho mình, và cái tâm trạng của mình lúc bấy giờ nó đang ở trong cái tâm trạng gì?

Nó bình thường hay hoặc nó giận hờn, nó phiền não, nó đau khổ như thế nào đó, thì cái câu pháp hướng nó phải chọn rất kỹ để cho nó đúng cái thời điểm đó, và nó đúng cái tâm trạng đó, cái hoàn cảnh đó, thì mình hướng tâm mình nhắc thì nó hiệu quả.

“Nếu câu pháp hướng đó không có hiệu quả thì phải chọn câu pháp hướng khác tùy ở đặc tướng của mọi người.”

Mình đã đặt cái câu pháp hướng đó, nó đúng với cái tâm trạng, cái hoàn cảnh, cái thời điểm nó đúng, nhưng tại sao nó lại không có hiệu quả? Nó không có hiệu quả, cho nên mình mới xem lại cái khả năng của mình. Cái câu đó nó dài quá, nó làm cho mình lộn xộn, lúc nhớ lúc quên, thì tức là nó đã do cái đặc tướng mà mình không nhớ được. Do đó mình phải làm cho nó ngắn lại, để cho mình tiếp nhận nhanh và ra lệnh cho nó gọn, thì cái tâm mình nó chịu ra lệnh hơn là nó chịu nhắc nhở suông.

Cũng như có đứa trẻ thì nó chịu ngọt ngào, mà có đứa trẻ thì làm dữ nó mới nghe theo, còn có đứa thì khuyên lơn nó nó nghe theo liền.

Cho nên cái pháp hướng, thì chúng ta dùng để mà điều khiển cái thân của chúng ta, cái tâm của chúng ta, nó cũng như là chúng ta biết thiện xảo, hay là khéo léo để mà hướng dẫn, hay hoặc là dạy dỗ một đứa trẻ, hay hoặc là một con vật.

Thí dụ như, chúng ta biết cái tính của con voi hay con ngựa đó, cái tính nó như vậy, cái đặc tướng nó như vậy, cho nên mình dụ dỗ như vậy, mà mình không có nạt nộ nó. Còn mình biết cái đặc tướng của nó như vậy đó, thì mình nạt nộ hơn là dụ dỗ, tùy theo cái chỗ đặc tướng đó.

Cho nên ở đây chúng ta cũng phải quán xét được cái đặc tướng của chúng ta, từ đó cái câu pháp hướng chúng ta phải chọn phải đúng ở chỗ đặc tướng đó nữa.

“Câu pháp hướng trên của con…​”

Đây là Thầy, bởi vì Chân Thành hỏi Thầy câu pháp hướng đó có đủ hay không đó, cho nên Thầy giải thích cái phần trạch pháp, trạch cái câu pháp hướng ra, để cho các con biết chung là các con phải chọn lấy cái câu cho đúng thời điểm, đúng tâm trạng, đúng hoàn cảnh, rồi còn tùy ở cái đặc tướng của mình nữa.

Còn bây giờ trả lời cho câu của Chân Thành:

“Câu pháp hướng của con trên đây, tuy đầy đủ nhưng lại thừa, thừa như thế nào?

Không còn trộm cắp, không còn sát sanh,…​”

Nghĩa là bây giờ Chân Thành thì đâu có còn trộm cắp, không còn sát sanh nữa mà nói không còn trộm cắp, không còn sát sanh? Thì đó là thừa ở trong cái câu pháp hướng rồi. Bây giờ mình đâu có trộm cắp, đâu có sát sanh nữa. Thừa!

“Nếu con không nói vọng ngữ, không nói lời phù phiếm, không nói lời hung ác, không nói lời lật lọng, thì lại thừa thêm một phần nữa.”

Nếu mà những cái này mình không nói nữa, là lại thừa thêm. Mình thấy hiện bây giờ tâm trạng mình nó đã đạt được được những cái, nó đã ly được những cái pháp ác khác rồi, bây giờ nó còn những cái pháp ác nào?

(9:31) Thì trong khi cái tâm mình chưa xả được những cái đó đó, thì mình đặt cái pháp hướng ngay đó, nó gọn mà nó ngắn. Chớ không khéo nó dài luộm thuộm, mà những cái đó nó bằng thừa, là vì mình bây giờ không trộm cắp, không sát sanh, không tà dâm, không vọng ngữ nữa, mà giờ mình cũng nhắc nó nữa thì coi như nhắc nó hoài, nó cũng tức cái tâm nó, “Tui có làm vậy nữa đâu mà biểu tôi vậy hoài?”, thành ra nó cũng giận!

Thí dụ như một đứa bé nó nói, rầy nó đừng ăn vụng nữa, mà giờ nó hết ăn vụng rồi mà cứ rầy nó hoài, bảo đừng có ăn vụng nữa thì nó gây lại liền, nó nói: “Con có ăn vụng nữa đâu mà mẹ cứ nói con ăn vụng hoài, con đâu có lấy ăn vụng nữa?”

Đó là những cái, cho nên vì vậy cái pháp hướng nó cũng như vậy, cái tâm mình nó cũng như vậy, nó không phải đơn thuần.

Cho nên vì vậy đó, nếu mà xét qua cái câu pháp hướng này mà nó đúng, là tất cả những từ ở trên này con đều hoàn toàn là phải có như vậy hết thì con dùng nó thì đúng. Mà nếu có những cái con mà đã dứt được, có những cái con từ nhỏ chí lớn không có làm, mà bây giờ nhắc nó như vậy là sai!

Đó, thì đó cái pháp hướng đó dài dòng quá, mà nó lại không đúng với cái tâm trạng của mình, không đúng với cái trạng thái tâm mình.

Thì như vậy, một cái câu hỏi như vậy nó làm cho chúng ta sáng sủa hơn, để trên bước đường tu chúng ta chọn lấy những cái câu pháp hướng cho đúng để mà chúng ta nhắc tâm mình.

“Cho nên chọn một câu pháp hướng phải đúng tâm trạng mình ở trạng thái chưa xả ra được, chưa điều khiển được, chưa chủ động được. “

Nghĩa là bây giờ sân mình còn sân nè, thì đó là mình phải đặt cái pháp hướng cho có xả cái sân. Bây giờ tâm mình còn ham muốn cái gì đó, nó còn tham nè, cho nên mình đặt cái câu pháp hướng phải có cái từ “tham” ở trong đó cho nó xả cái tham ra, đó như vậy thì nó mới đúng được cái câu pháp hướng.

Thầy nhắc lại, cho nên chọn một câu pháp hướng phải đúng tâm trạng mình ở trạng thái chưa xả. Chớ xả rồi thôi đừng cái nhắc nữa, mà chưa xả thì nhắc.

Cũng như bây giờ Thầy điều khiển, Thầy bảo: “Cái hơi thở tịnh chỉ đi, nhập Tứ Thiền!” thì bắt đầu cái hơi thở Thầy nghe lời tịnh chỉ, mà Thầy cứ nhắc nó hoài vậy nó ghét Thầy lắm! Cho nên nó đã làm theo Thầy rồi mà cứ bảo nó hoài sao được? Cho nên Thầy đâu có cần nhắc nó nữa!

4- TU LÂU HAY MAU LÀ DO NHIỀU ĐỜI HUÂN TU, KHÔNG PHẢI DO TUỔI TÁC

(11:36) Bây giờ câu kế nữa.

*Hỏi: *Kính bạch Thầy! Người tuổi trẻ…​”

Như vừa rồi Thầy có nhắc lại cái câu hỏi này, thì ở đây Thầy trả lời luôn để viết thành văn luôn:

“Kính bạch Thầy! Người tuổi trẻ và người nhiều tuổi tu có gì khác nhau, giống nhau? Theo chỗ con hiểu, người trẻ tuổi ít huân tập ở đời nên dễ tu hơn, người nhiều tuổi do huân tập các pháp thế gian nên khó tu hơn, hay do luật nhân quả mà người trẻ tuổi và người nhiều tuổi nhiễm tập nhiều đời, tốt hay xấu mà dẫn đến tu lâu hay mau là do duyên nghiệp này?

Đáp: “Ở đây sự huân tu không phải ở một kiếp, nên không thể so sánh tuổi trẻ và nhiều tuổi được!”

Nghĩa là bây giờ đó mình đang ở trong cái đạo tràng này, ai cũng có duyên tu hết, nhưng mà có người tu mau mà có người tu lâu, là tại sao?

Là tại vì cái người mà tu mau đó, họ đã huân nhiều cái đời, đã tu trước rồi. Còn mình có gieo cái duyên tu chớ mình chưa có tập luyện, cho nên mình dù là có tuổi trẻ đi nữa, mình cũng tu lâu nữa.

Mình mới có tu có kiếp này à, còn người ta tu đã năm, ba kiếp rồi, cho nên bây giờ người ta nhiếp tâm cái nó vô, người ta xả cái tâm quá dễ dàng, người ta ly dục ly ác pháp nó dễ, là vì nhiều đời người ta có xả rồi.

Còn bây giờ mình mới nghe đó, mình tập, mình cố gắng, mình giữ gìn đủ cách, mình tập luyện từ Chánh Niệm Tỉnh Giác cho đến Định Niệm Hơi Thở, rồi Định Vô Lậu để mình xả ác pháp, mình mới tu cho nên mình xả rất là khó khăn, nó cứ tới lui.

Chớ không phải là người tuổi trẻ là người mà vào tu là không có nhiễm. Mình nghĩ rằng nhiễm có cuộc đời này thôi, chớ sự thật ra mình đã nhiễm nhiều đời. Thầy nói thí dụ như một người tuổi trẻ vào tu, mà nhiều đời họ nhiễm, cái nhiễm đó nó sẽ đánh thức họ hoài.

(13:32) Họ đời này họ đâu có nhiễm, họ vào tu thí dụ tám tuổi, hay là ba tuổi, hay là năm tuổi, họ đến, họ ở tu trong một cái chùa với một vị chân tu giới luật thanh tịnh, nghiêm túc. Do đó họ đâu có bị nhiễm gì đời đâu, nhưng mà họ lại tu rất là khó.

Nhiều khi họ nói, họ chưa biết đời thì họ tu khó hơn là những cái người đã biết đời rồi bỏ dễ, họ luận như vậy. Nhưng sự thật ra đời của họ huân tu nó quá ít trong những cái đời trước chớ không phải là trong hiện đời.

Cho nên dù họ có cái duyên phước được gặp Phật pháp tu, nhưng mà cái nhân đời của họ nó nhiều, nhiều kiếp huân. Cho nên tới đây trong cái sự tu tập của họ nó vẫn có những cái nghiệp đời của họ, cái sức thu hút của đời, ham muốn của đời nó đánh mạnh họ. Nó đánh mạnh bằng cách này, bằng cách khác để nó bạt họ ra khỏi cái môi trường tu, nó làm cho họ mất đi cái tu hành.

Đó là cái nghiệp đời trước của họ chớ không phải là cái nghiệp đời nay, bởi vì đời nay họ đâu có nhiễm? Nhưng mà đời trước họ đã bị nhiễm rất nặng.

Nhưng mà họ gieo duyên Phật pháp, có cái duyên cúng dường, có cái duyên quý báu Chánh Pháp của Phật. Họ có thể vì Phật, vì Pháp bảo của Phật mà họ dám hy sinh họ, họ dám chết. Nhưng mà cái duyên đó họ có nhưng mà vì họ không có cái duyên tu nhiều đời.

Còn cái người mà tu nhanh là nhờ họ nhiều đời họ huân tu, họ nỗ lực, họ gạn lọc thân tâm của họ, cho nên trong kiếp này họ tu rất nhanh.

“Tu lâu hay là mau là do nhiều đời đã tu tập, chớ không phải trẻ tuổi dễ tu mà nhiều tuổi khó tu.

Tu theo đạo Phật chỉ có sự quyết tâm và đầy đủ nghị lực, gan dạ, chặt đứt, bứt bỏ những gì đang ràng buộc, trói buộc đưa đến sự đau khổ.”

Nghĩa là cái người mà tu theo đạo Phật, là có cái sự quyết tâm rất là cao. Khi mà hiểu biết được cái đời con người là khổ thì họ quyết tâm, họ nghị lực. Họ quan sát cái gì mà đang trói buộc họ, để đưa họ đi đến cái chỗ khổ đau của đời họ?

Họ quan sát, từ cái nhà cửa, của cải, tiền bạc, từ anh em, chị em, cha mẹ, tất cả những cái này, mà Đức Phật gọi là ái kiết sử, nó là một cái sợi dây vô hình nhưng mà trói rất chặt.

(15:56) Từ đó chúng ta biết được rõ ràng là những cái này là những cái làm cho chúng ta đau khổ, làm cho cuộc đời chúng ta phải trôi lăn trong nhiều kiếp để mà tái sanh luân hồi, thọ lấy đời này đến đời khác đều là đau khổ. Thương ghét cũng là đau khổ, thương ghét là ác pháp, như Thầy đã giảng.

Do đó chúng ta biết rằng phải đem hết sức lực của mình, chặt đứt! Bởi vì thí dụ như bây giờ mình thương mẹ mình, mà mình chặt đứt, đừng có để cho nó nhớ nghĩ nữa, thì nó làm cái khổ tâm mình rất lớn, mà mình đã biết được đạo rồi thì chặt đứt cái này để mà cứu mẹ mình, chớ không phải ngồi đây mà nhớ mẹ, thương mẹ, hay hoặc thương cha mình trong cái cảnh cơm không có ăn, áo không có mặc, mình phải nghĩ cách nào làm cho bà có cơm ăn áo mặc, thì cái đó là cái sai của mình.

Khi mình biết Phật pháp, mình phải chặt đứt tất cả những cái này, để cho mình được giải thoát, từ đó mình mới đem cái sự giải thoát này mà hướng dẫn cha mẹ mình đi đến con đường giải thoát.

Mặc dù là cơm không có ăn, áo không có mặc, nhưng giải thoát quý hơn là đem cơm đem áo đầy đủ cho cha mẹ mình, mà vẫn trôi lăn trong lục đạo, vẫn chịu thọ khổ từ đời này đến đời khác.

Đó thì cái người chỉ tu theo đạo Phật, chỉ có cái sự quyết tâm và đầy đủ những cái nghị lực gan dạ như vậy mới dám chặt đứt, mới bứt bỏ, chớ cái tình cảm mà chúng ta nối liền với những người thân của chúng ta rất là khó chớ không phải dễ.

“Nếu chưa chặt đứt, bứt bỏ được thì hãy theo lời Phật dạy: “Quán từ bỏ tôi thở vô, quán từ bỏ tôi thở ra!””

Đó Thầy đã dạy rồi đó các con thấy, trên thân quán thân về hành cái tướng nội của nó, quán từ bỏ.

(17:30) Cho nên ở đây Thầy lặp lại để chúng ta thấy rằng, khi mà chúng ta bứt chưa được thì chúng ta hãy bứt cho được.

Mà bây giờ cái nghị lực, cái gan dạ của chúng ta nó cố gắng nó bứt, nó lìa, nhưng mà ngồi ở trong chùa thì chúng ta vẫn nhớ cha nhớ mẹ, nhớ dòng họ, anh em chị em, hoặc là nhớ tiền nhớ bạc hoặc là nhớ xe nhớ cộ, hoặc là nhớ đủ cách đủ loại ở trong đó. Do đó thì chúng ta phải tu như thế nào, phải tập như thế nào?

Bởi vì mình thấy cái tâm mình bây giờ mình quyết mà nó chưa có dứt được, chưa có chặt đứt được. Cho nên chúng ta phải quán, như lời Phật dạy, “Quán từ bỏ tôi thở vô”, tức là nương vào cái Định Niệm Hơi Thở mà nhắc ở trong tâm chúng ta phải từ bỏ, thì trong tâm chúng ta biết là từ bỏ cái gì?

Bây giờ chúng ta đương nhớ mẹ mình, bứt rứt trong lòng của mình hết sức, đương thương nhớ bà mẹ của mình, thì bây giờ đó mình biết cái trạng thái tâm của mình, vậy thì trong khi mình “quán từ bỏ tôi thở vô, quán từ bỏ tôi thở ra”, tức là từ bỏ cái lòng thương mẹ đang dày vò trong tâm mình.

Hay hoặc là bây giờ mình đang giận hờn nè, thì mình quán từ bỏ cái gì? Quán từ bỏ cái tâm sân của mình. Cái gì mà đang ở trong lòng của mình thì ngay đó là mình quán, tức là nương vào cái hơi thở mà tu, nhắc cái tâm của mình, dùng cái pháp hướng quán từ bỏ đó.

“Cho nên ở đây Phật dạy “Quán từ bỏ tôi thở vô, quán từ bỏ tôi thở ra”, hay “Quán đoạn diệt tôi thở vô, quán đoạn diệt tôi thở ra.”

Đó là những cách thức tu tập chặt đứt, bứt bỏ. Ai là người siêng năng thì tu mau, ai là người lười biếng thì tu lâu.”

Nghĩa là mình biết được pháp đó rồi, hàng ngày mình cứ lo mình quán, mình chặt đứt bứt bỏ cho hết, xả bỏ ra hết, thì chắc chắn là cái tâm trạng đang thương nhớ đó, cứ hàng ngày nương vào hơi thở, cứ quán từ bỏ. Và đồng thời cái tâm mà nó nhiếp ở trong cái hơi thở như vậy, nó đâu còn nhớ còn thương gì! Cho nên ngay cái chỗ hơi thở đó chúng ta đã từ bỏ rồi.

Mà cái quán từ bỏ nó lại nhắc cái tâm của chúng ta, cho nên bây giờ chúng ta lìa cái hơi thở ra, thì chúng ta thấy cái tâm thanh thản, không còn nhớ thương nữa, tức là chúng ta đã từ bỏ, chúng ta đã làm được. Đó cách thức tu là tu như vậy đó.

Đó là trả lời, ở đây là cái trả lời tuổi trẻ và tuổi già, để cho biết được cách thức mà chúng ta tu mau hay là nhanh.

Nhưng mà dù sao đi nữa, nếu đời trước chúng ta có tu nhiều kiếp thì đời này chúng ta chỉ nhắc một lần, hai lần là chúng ta xong. Còn đời trước chúng ta chưa tu, thì đời nay chúng ta phải nhắc một trăm lần, hai trăm lần nó mới được.

5- CÁC PHÁP MÔN DẪN VÀO THẾ GIỚI TƯỞNG

(20:06) Bây giờ cái câu hỏi khác:

Hỏi: “Kính bạch Thầy! Người muốn tu chứng thì phải ly 18 loại hỷ tưởng khỏi thân tâm của mình.”

Như Thầy đã dạy, nó có 18 loại hỷ tưởng mà các thầy các con đã chép rồi đó, đã biết 18 loại hỷ tưởng rồi. Mà cái người mà tu Thiền Đông Độ thì người ta bị rơi vào cái Không Vô Biên Xứ đó, Hư Không Vô Biên đó, khi mà cái ý thức thanh tịnh thì họ bị rơi vào đó rồi.

Cho nên ở đây câu hỏi này thì nó cũng nhằm vào cái chỗ Thiền Đông Độ chớ không phải gì khác hết. Bởi vì cái chỗ này là cái chỗ mà chúng ta rất cần để mà xả ly 18 loại tưởng để chúng ta vượt qua, chớ còn không thì chúng ta cũng nằm đó mà chịu chết như các Thiền Đông Độ mà thôi.

“Vậy mà có một số đạo sư” - đây là câu hỏi kế đây, câu hỏi trong cái câu hỏi đó, nghĩa là chúng ta lìa 18 loại tưởng:

“Vậy mà có một số đạo sư đã dùng 18 loại hỷ tưởng này để dạy cho các đệ tử của mình. Lấy sắc tưởng, hương tưởng, thinh tưởng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng v.v, khiến cho người tu hành mê mờ không phân biệt đâu là Chánh Pháp của Phật, đâu là tà thuật của ngoại đạo, sống dở chết dở, đạo không ra đạo, đời không ra đời, tu tập nhiều năm mà chẳng đi đến đâu và chẳng đạt mục đích gì. Hiện giờ có rất nhiều học giả cũng đang ở trạng thái này, ngỡ rằng mình đang hòa đồng với vũ trụ.

Vì lợi ích chung cho mọi người, con xin Thầy chỉ dạy để mọi người sớm giác ngộ, không bị lầm lạc trên đường tu tập, cứu mình ra biển khổ, và cũng không uổng phí cả cuộc đời.”

Đáp“Từ pháp môn Tịnh Độ đã biến Phật giáo thành một tôn giáo mê tín, cúng bái tụng niệm, cần an, cầu siêu v.v. Loại pháp môn này hướng dẫn hành giả vào thế giới sắc tưởng. “

Đó thì, bây giờ nói vè 18 loại tưởng, hỏi Thầy 18 loại tưởng, rồi đưa ra một số người dùng các loại tưởng để tu, thì Thầy chỉ định cho thấy như Tịnh Độ Tông, người ta dùng sắc tưởng mà người ta làm cái pháp môn để người ta hướng dẫn người khác đi vào cái thế giới đó.

(22:30) “Đến Thiền Tông đã biến Phật giáo thành một tôn giáo hữu ngã.”

Có ngã tức là Phật Tánh đó, chấp chặt một con người nào cũng phải có Phật Tánh hết, cho nên đó là cái ngã rồi.

“Loại pháp môn này hướng dẫn hành giả vào thế giới pháp tưởng.”

Đó cho nên nó có cái tưởng nó ra, cho nên nó lạc vào Hư Không Vô Biên Xứ đó, nó bị lạc vào trong đó mà nó trở thành cái pháp tưởng. Nó lấy cái pháp tưởng mà làm cái thế giới nó để tu tập.

“Cho nên nó có cái sự “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu”.”

Những cái danh từ của Thiền Đông Độ nó dùng đó, nó chỉ để cho chúng ta thấy được. Trong 18 loại tưởng này, thì Tịnh Độ nó dùng cái sắc tưởng mà nó đi vào, còn Thiền Đông Độ thì nó dùng cái pháp tưởng mà nó đi vào, cho nên nó có mới cái những cái danh từ của nó. Còn Tịnh Độ thì nó có những cái danh từ riêng của nó, “cầu vãng sanh Cực Lạc”. Đó. Còn ở đây, thì nó đi vào cái chỗ không phải cầu nữa, mà “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu”.

“Giáo lý Nguyên Thủy của Đức Phật đã xác định không dạy điểm khởi thủy của con người, thế mà Thiền Tông có điểm khởi thủy hoàn nguyên.”

Hoàn nguyên là mình trở về cái gốc của nó chớ gì? Đó, phản bổn, là trở lại cái gốc, hoàn nguyên, trở về cái nguồn gốc của nó, đó thì cái câu “phản bổn hoàn nguyên”. Mà đạo Phật xác định rằng cái khởi điểm của con người không có, vậy thì nó trở về cái khởi điểm nó là cái chỗ nào mà gọi là gốc, gọi là cái nguyên gốc, cái nguyên thủy của nó?

Đạo Phật đã xác định, trong bài Mười Hai Nhân Duyên, Đức Phật đã xác định rõ ràng. Và trong cái Giáo án của Thầy đã dạy rồi đó, thì các thầy cũng thấy rằng: Con người từ nhân quả sanh ra và chết đi cũng trở về nhân quả.

Thì bây giờ chúng ta “phản bổn hoàn nguyên” trở về nhân quả, thì có lý do gì? Thì nhân quả nó có giải thoát không? Nó là thiện ác mà làm sao giải thoát đâu? Cho nên trở về đó thì cũng như là cái người bình thường không tu thì cũng trở về đó vậy!

Cho nên nếu mà nói đạo Phật có cái khởi điểm thì nó không phải là đạo Phật. Vì có khởi điểm tức là có cái ngã chấp, còn không có cái khởi điểm tức là không có ngã chấp.

(24:47) Cho nên đạo Phật xây dựng cái giáo lý của mình, cái giáo lý duyên khởi thì nó là một cái vòng tròn, cho nên nó không có một cái khởi điểm, nó không có cái điểm khởi đầu.

“Thiền Tông lạc vào pháp tưởng mà không biết, cảm thấy mình hòa đồng trong vũ trụ hay là “phủ trùm vạn hữu”. Theo Phật giáo, người tu hành phải đạt được mục đích.”

Nghĩa là cái người tu hành phải đạt được mục đích, chớ không phải là hòa đồng vũ trụ hay là “phủ trùm vạn hữu”. Mà đạt được cái mục đích gì? Cái mục đích đó là mục đích gì? Cho nên Thầy ghi:

“Theo Phật giáo người tu hành phải đạt được mục đích, mục đích đó là gì?”

Đó thì bây giờ đê trả lời cái câu hỏi mà tự Thầy hỏi đó, mục đích đó đó:

“Làm chủ sanh, lão, bệnh, tử. Đó là bốn cái nỗi khổ của con người.”

Cho nên ở đây chúng ta thấy cái sự tu tập của mình, là mình nhắm vào cái mục đích làm sao làm chủ được cái cuộc sống của mình, làm sao làm chủ được cái tuổi già của mình, làm sao làm chủ được cái bịnh tật và đến khi mà mình chết, làm sao mình làm chủ, đừng có để khổ quá khổ.

“Xưa Đức Thế Tôn đã tuyên ngôn bốn câu kệ, khi mình đã đạt được mục đích:”

Bốn câu kệ nó như thế này:

“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn.

Nhất thiết thế gian

Sanh lão bệnh tử.”

(26:19) Đó là Hán tự thì Thầy tạm dịch để cho quý thầy và các con hiểu. Thiên thượng thiên hạ” có nghĩa là trên trời dưới trời. “Duy ngã độc tôn” có nghĩa là chỉ có mình ta. “Nhất thiết thế gian” - hết thảy trong thế gian này. “Sanh lão bệnh tử” - ta là người vượt qua sanh, lão, bệnh, tử, nghĩa là ta là người làm chủ được sanh, lão, bệnh, tử.

Thì cái mục đích đã đạt được thì còn tu cái gì nữa? Đó thì, cái mục đích của đạo Phật là như vậy, chớ có phải cái mục đích của đạo Phật là để trở về “phản bổn hoàn nguyên”, để “phủ trùm vạn hữu”. Cho nên Thiền Tông nó đi lạc, nó không đúng với cái mục đích của đạo Phật rồi.

“Mục đích Thiền Tông là “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu” để làm gì, với ý nghĩa của cuộc đời này?”

Khi mà chúng ta trở về với cái nguồn gốc của chúng ta, phủ trùm vạn hữu như vậy, để nó có cái lợi ích gì cho cái đời sống của chúng ta, hay là chúng ta cũng còn tham sân si, giận, phiền não?

Cho nên dù là chúng ta có phản bổn hoàn nguyên, có phủ trùm vạn hữu, thì tâm tham chúng ta cũng còn. Chúng ta cũng thích nằm trên nệm êm, giường cao rộng, chúng ta cũng thích mặc đồ sang đẹp, chúng ta cũng thích ăn uống phi thời. Thì như vậy rõ ràng là chúng ta có giải thoát được chưa? Đời sống chúng ta cũng còn như cái đời sống của phàm phu.

Thì như vậy có “phản bổn hoàn nguyên” đi nữa, thì chúng ta vẫn là một con người tầm thường chớ cũng không giải thoát được gì.

“Nếu “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu” mà làm chủ được sanh lão bệnh tử thì cũng nên tu tập.”

Nếu mà bây giờ chúng ta “phản bổn hoàn nguyên” nè, mà “phủ trùm vạn hữu”, mà bây giờ chúng ta làm chủ được cuộc sống nè, thì cuộc sống người tu sĩ ba y một bát, sống cái đời sống không còn có một cái vật gì, xả hết. Trái lại bây giờ những cái người mà tu Thiền Đông Độ thì họ không có như vậy đâu. Cuộc sống của họ hoàn toàn đầy đủ lắm chớ không thiếu đâu.

Rồi kế đó đó, già họ không làm chủ được nè. Họ không biết cách làm sao làm chủ được! Rồi bệnh nè, họ cũng không biết làm chủ đâu, họ chỉ bảo: “bệnh thì cứ bệnh, kệ nó, mình cứ đừng có dao động tâm của mình là được!” Thì như vậy là rõ ràng là cắn răng chịu đựng đau chớ không phải.

Rồi đến chết thì, “Chết mặc chết, tử mặc tử, ăn thua gì, mình Phật Tánh cứ còn đó chớ đâu phải là mất mát gì đâu! Chết cái thân chớ đâu phải là chết Phật Tánh đâu mà sợ!” Cho nên họ nói như vậy chớ sự thật ra họ không có làm chủ được cái chết.

Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy, nếu mà “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu” mà làm chủ được sanh lão bệnh tử, thì đó là cũng là cái mục đích của đạo Phật đi.

Đằng này, nó không nhằm được cái mục đích đó, do đó nó không thể giải quyết được bốn cái khổ này, thì không giải quyết được bốn cái khổ của đời người. Cho nên chúng ta không có tu tập.

“Nhưng nhìn lại đời sống của thiền sư,”

Nghĩa là các ngài nói, mà nó được như vậy thì chúng ta nên tu, nhưng mà bây giờ chúng ta muốn xét được cái đó có phải là làm chủ được sanh lão bệnh tử không, cho nên chúng ta mới nhìn lại cái đời sống, tức là chúng ta quan sát lại các vị tu thiền coi họ có làm chủ được chưa?

Đó bây giờ chúng ta mới nhìn lại. Khi mà nhìn lại cái đời sống của thiền sư thì chúng ta thấy họ chưa làm chủ được cái cuộc sống, cho nên họ còn ăn uống phi thời, còn chạy theo vật chất, còn ham ngủ.

“…​còn đang đắm chìm trong vật chất thế gian. Đời có gì thì thiền sư có nấy.”

(29:35) Nghĩa ở ngoài đời bây giờ người ta có gì, thì (mình) có nấy, người ta có xe hơi thì mình cũng có xe hơi. Người ta có cái gì thì mình có nấy.

“Cho chí đến như cái ăn, cái ngủ, thiền sư còn ăn uống phi thời, ngủ nghỉ phi thời, giường cao nệm ấm, áo quần sang đẹp v.v…​”

Đó là họ chưa có ly mà, họ chưa cái xả mà, họ còn sống như thế gian. Nhưng mà họ nghĩ rằng cái đó là cái mình đừng có chấp dính nó thôi, mình ăn mặc sang đẹp chớ không chấp dính nó đâu thôi. Sự mà thật ra, mình nói mình một lý, nhưng mà mình đã mang mặc nó thì tức là mình bị dính mắc chớ làm sao mà mình nói rằng mình hết dính mắc?

“Sanh mà không làm chủ được tức là chưa có ly dục ly ác pháp, thì làm sao mà làm chủ được già, bệnh, chết? Thì “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu” có lợi ích gì? Chỉ chẳng qua thiền sư lạc vào pháp tưởng mà không biết, nên rất đáng thương. Từ bao thế kỷ, bao thế hệ đã lầm đường lạc lối, uổng phí cuộc đời tu hành.

Thiền sư cứ nghĩ rằng mình kiến tánh là thành Phật, Phật thì có sẵn, chỉ cần thấy mà thôi, chẳng cần tu gì hết, chỉ vì chưa thấy tánh nên phải tu để thấy. Từ pháp “tri vọng”, “tham thoại đầu”, “tham công án” đều là pháp tu để kiến tánh. “

Nghĩa là tu cái đó để mình nhận ra cái tánh. Cho nên có người thì vừa thấy hoa đào nở thì họ cười, có người thì vấp té ngộ đạo, đó là thấy tánh của họ. Đó cho nên họ tu tập những cái tu tập của họ để mà ức chế cái Tầm Tứ, để mong cho các ngài ngộ được cái tánh Phật.

(31:19) Cho nên khi mà ngộ được cái tánh thì thôi, không có gì hết. Chớ họ đâu có tu mà ly dục ly ác pháp đâu? Họ đâu có làm cho cái tâm họ hết tham sân si đâu? Mà họ chỉ làm sao cho mình thấy tánh. Mà thấy tánh thành Phật thôi thì, đã thành Phật rồi thì đâu còn tham sân si, cho nên họ nghĩ vậy.

Cho nên vì vậy mà họ nỗ lực họ tu “tri vọng”, họ “tham thoại đầu”, “tham công án” để cho họ kiến tánh mà thôi. Cho nên thường thường họ tham những cái đó, bỗng dưng nó “bùng vỡ”, tức là bùng vỡ gì? Là họ đã kiến tánh, tức là họ nhập vào cái thể tánh đó.

“Còn pháp tu ly dục ly ác pháp thì trong kinh Đại Thừa dạy, thấy các pháp là không, thấy các pháp là hư huyễn.”- hay là huyễn giả, không thật.

Trong kinh Đại Thừa thì có cách thức tu ly dục ly ác pháp, có cách thức tu. Cho nên thấy các pháp đều là không, như Bát Nhã, thấy các pháp đều là hư huyễn, thì đó là kinh Duyên Giác, không thật, đó là kinh Duyên Giác. Thì đó để làm gì? Bởi vì, khi mà người ta chửi mình, thì mình thấy nó là huyễn giả, nó thấy là không, cho nên mình không tức giận. Đó là cái cách thức ly dục ly ác pháp của nó.

Cũng như bây giờ tâm mình khởi ham muốn một cái vật gì đó, mình nói mọi vật đều là huyễn giả, có gì mà phải ham muốn. Do đó cái tâm nó không ham muốn nữa. Đó là cách thức tu để ly dục ly ác pháp của Đại Thừa kinh.

Chớ còn Thiền Tông thì không có đâu. Thiền Tông không có pháp nào mà ly dục ly ác pháp hết. Chỉ có Đại Thừa thì nó còn có một ít ở trong những cái tư tưởng của giáo lý Nguyên Thủy, nó có rút tỉa được một số cái giáo lý Nguyên Thủy ở trong Đại Thừa. Tức là nó còn giữ lại cái bản chất Nguyên Thủy của Phật giáo ở trong cái kinh sách Đại Thừa một chút đó.

Cho nên nó có cái tu tập về ly dục ly ác pháp. Nhưng những cái tu tập đó nó không làm cho nó sạch thật sạch cái tâm của nó đâu, nó không sạch đâu. Dường như là cái pháp đó là cái pháp trốn chạy, chớ không phải là. Thấy mọi vật đều là huyễn giả để mình trốn chạy cho cái tâm mình nó đừng có giận hờn, đừng có ham muốn thôi, chớ sự thật ra nó đang ham muốn rất nhiều. Tránh né nó , gọi là tránh né.

Cho nên hầu hết là một số người tu mà về cái pháp “không” - “thấy các pháp là không” đó, “ngũ uẩn giai không” đó, thấy các pháp đều là huyễn giả đó, thì họ có giảm bớt, họ có sống cái đời sống an ổn thật. Nhưng mà cái tâm cho thật sạch đó, thật hết ham muốn thì chưa hết, chưa có người nào hết. Nghĩa là hiện giờ thì chưa thấy người nào hết.

“Những pháp dạy trong kinh Đại Thừa chỉ có pháp lìa mà chưa có pháp đoạn.”

Đó Thầy ở đây Thầy phân tích rất rõ mà. Đó là cái lối nó lìa, nó ly ra, nó lìa ra thôi, nó lìa các pháp thôi, nhưng mà nó chưa sâu, cho nên nó chưa có pháp đoạn.

(34:07) “*Vì thế thiền sư có giảm bớt tham sân si nhưng không đoạn dứt được. Vì kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông không có pháp hành đoạn dứt nên đối với đời sống”* - đời sống tức là sanh y đó - “thiền sư chưa làm chủ tâm mình, còn chạy theo ngũ trần.”

Tức là chạy theo sắc thanh hương vị xúc pháp đó, còn chạy theo ngũ trần đó.

“Cho nên người muốn tu hành giải thoát khỏi sanh lão bệnh tử mà tu theo kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông thì cũng như người khát nước mà uống nước muối.”

Đó là cái chỗ mà Thầy đem một cái ví dụ để thấy rằng, muốn giải thoát mà tu theo cái kiểu như vậy thì như người khát nước mà lấy nước muối mà uống. Đây là một cái sự thật chớ không phải là bài bác họ. Nhưng mà các thầy cũng như các con suy ngẫm lời Thầy nói và lời của Thầy so sánh ở đây để thấy đó là một cái sự thật như vậy.

Vì trải qua một cái thời gian mười mấy hai chục năm, nhiều người đi theo Thiền Đông Độ, họ tu với Hòa thượng Như Luật, hoặc là Hòa thượng Thanh Từ, thì bây giờ xét lại họ đã được những gì, và họ đã làm chủ được những gì? Thì chúng ta xét rồi chúng ta suy ngẫm lời Thầy nói có đúng hay không?

Đừng tin ở lời Thầy nói mà cứ xem xét những người đang theo các bậc Hòa thượng này tu hành các pháp môn đó, rồi sẽ thấy. Có người tu cũng hai ba chục năm chớ không phải ít.

Rồi xem lại những cái bậc thầy của họ, cái bậc mà đã giảng những cái pháp đó ra, xem coi họ, đời sống họ có ly dục chưa? Có ly ác pháp chưa? Họ có làm chủ được cái đời sống họ chưa? Hay họ còn đang đắm nhiễm qua cái hình thức khéo che đậy mà thôi, qua cái lý luận khéo che đậy mà thôi, chớ sự thật ra thì họ còn đang sống ở trên cái dục lạc đó.

“Đạo Phật đã xác định: Con người do nhân quả sanh ra, chết đi trở về nhân quả. Do nhân quả sanh ra thì làm sao có khởi điểm ban đầu của con người mà gọi là “phản bổn hoàn nguyên”?

Kinh sách Đại Thừa do ảnh hưởng Bà La Môn giáo mới có Đại Ngã và Tiểu Ngã. “

(36:15) Đó thì, Bà La Môn giáo thì nó có xây dựng cái Đại Ngã, và cái Tiểu Ngã. Một con người chúng ta là cái Tiểu Ngã và cái Đại Ngã thì nó rộng lớn mênh mông.

Ví dụ như mỗi một con người là một cái Tiểu Ngã, và cái Đại Ngã như là cái biển mênh mông nước, còn cái Tiểu Ngã như là một giọt nước. Khi một người mất đi rồi thì cái giọt nước nó sẽ nhiễu vào trong cái Đại Ngã, nó hòa tan thì coi như không còn cái Tiểu Ngã mà nó trở về với cái Đại Ngã, do đó nó mới có cái chỗ “phản bổn hoàn nguyên” đó.

Đó là ảnh hưởng của Bà La Môn giáo là kinh sách Đại Thừa.

“Kinh sách Thiền Tông thì ảnh hưởng Lão Giáo mới có bản thể vũ trụ.”

Đó thì do Lão Giáo nó mới có những cái câu ở trong kinh Nam Hoa (Đạo Đức Kinh) nói “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” đó, cái câu của Lão Tử viết ở trong cái cuốn Kinh Nam Hoa (Đạo Đức Kinh) đó .

Thì cái đó cái chỗ bản thể đó nó không tên, không tuổi, không gì hết. Ai có tên, có tuổi, có hình, có dáng thì nó không phải là bản thể của vũ trụ. Cho nên Thiền Tông thì nó ảnh hưởng Lão Giáo nó mới có cái danh từ, nó mới có những cái tên là “bản thể vũ trụ”, nó mới có cái tánh, rồi cái thể, rồi cái Phật Tánh.

“Đối với đạo Phật, những việc này chỉ là một hý luận. Một hý luận là một cái điều mà luận chơi cho vui, chớ chẳng có ích lợi và thiết thực gì cho loài người.”

Nghĩa là cái này nó chẳng cái đem đến cho chúng ta có cái lợi lạc giải thoát cho chúng ta một cái gì hết. Cho nên Đức Phật gọi cái này là cái hý luận.

Và trong sáu mươi hai lập luận của ngoại đạo ytg cái thời Đức Phật thì nó cũng có xây cái bản thể vũ trụ này, bởi vì ở trong đó nó Bà La Môn mà, nó có Đại Ngã và Tiểu Ngã. Cho nên nó cũng đã có rồi, vì vậy mà Đức Phật gọi cái đó là hý luận.

Hý luận, lập luận chơi cho vui, cao thấp, hơn thua cho vui chơi, chớ còn không có cái lợi ích thiết thực. Đối với đạo Phật thì cái gì thực, còn cái hý luận thì không có đùa chơi như vậy.

“Vì thế Đức Phật chỉ thẳng cho mọi người biết có 18 loại tưởng. Tịnh Độ Tông chiếm sắc tưởng, làm cứu cánh của mình, Thiền Tông chiếm pháp tưởng làm cứu cánh của mình.”

Đó hai cái Tông này, thì họ chiếm một cái tưởng để họ làm cái chỗ cứu cánh của họ. Xác định để chúng ta thấy cho rõ và đồng thời sau này thì quý thầy cứ về suy ngẫm lại những cái điều mà kinh điển Phật đã chỉ cho chúng ta biết mười tám cái loại tưởng. Và đồng thời ở đây Thầy xác định cho biết rằng cái Thiền Tông nó chiếm cái tưởng nào và cái Tịnh Độ Tông nó sẽ chiếm cái tưởng nào.

“Do thế lấy tưởng mà cho rằng Phật cũng như người ngu, nghe vang mà tưởng tiếng, thấy bóng cho là hình, đó là hình thức điên đảo vô minh, nên tu đời này sang đời khác cũng chẳng ra gì.”

Đó thì, mình nghe tiếng vang mình cho là tiếng, thì đó là mình ngu. Mình nhìn thấy hình bóng mà mình cho đó là hình, là thật, thì đó là mình sai. Bởi vì tưởng nó chỉ là cái bóng dáng mà thôi, chứ nó không có thật. Dù là pháp tưởng, dù là sắc tưởng, nó cũng đều là bóng dáng mà thôi, nó không thật.

6- TRẠNG THÁI CƠ THỂ KHI NHẬP ĐỊNH

(39:38) “Kính bạch Thầy! Khi nhập Tứ Thiền, các hành trong thân đều ngưng nghỉ hoàn toàn. Huyết trong tim vẫn đi trong các ống mạch nuôi khắp châu thân.

Lúc đó nó đọng lại hay ở trạng thái bình thường? Và bộ não còn hoạt động gì không, hay cũng ngưng hoạt động? Và hơi thở tịnh chỉ hoàn toàn, thân hiện giờ giống như một pho tượng, đến khi muốn phục hồi trở lại trạng thái bình thường không khó khăn gì.

Nếu thật sự như vậy thì thật là vi diệu, hy hữu thay đạo Phật, không có pháp nào trên thế gian này sánh được. Và lý thuyết âm dương ngũ hành trong y học chỉ còn là giả thuyết”.

Ở đây thầy Chơn Thành hỏi cái này thì, Thầy nói rằng nếu mà Tứ Thiền thực sự ra Tứ Thiền thì phải đạt như vậy. Nhưng mà chưa biết nó là cái ngưng hoạt động vậy như thế nào mà con người chúng ta phục hồi lại được. Chớ không khéo nó ngưng hoạt động rồi nó sẽ đi tiêu luôn, nó không phục hồi lại được. Ở đây Thầy sẽ giải thích để cho thấy cái sự phục hồi lại sự sống của chúng ta khi nhập định.

Đáp: “Khi người nhập Tứ Thiền, hơi thở tịnh chỉ, mà hơi thở đã ngưng thì tất cả những sự hoạt động trong thân đều ngưng hoạt động…​”

Tại sao cái hơi thở mình nó quan trọng lắm, các thầy tất cả lưu ý! Cái hơi thở mình còn thở thì tất cả những bộ phận ở trong thân chúng ta nó theo cái nhịp của hơi thở mà nó, tim cũng vậy, nó cũng phải theo cái nhịp của hơi thở mà nó hoạt động.

Mà nếu hơi thở dừng rồi thì bắt đầu tim nó cũng phải dừng, bao tử nó cũng phải dừng, gan ruột gì nó cũng phải dừng hết, nó không hoạt động được cái gì hết, coi như là hơi thở ngưng là ngưng hoạt động hết.

Cũng như bây giờ Thầy nói như cái máy mà cái bộ phận hút gió với xăng nó không có, thì cái máy đó nó cũng chỉ ngưng liền tức khắc. Mà nó ngưng rồi thì bánh xe con, bánh xe lớn ở trong cái máy đó cũng ngưng hết, chớ không làm sao nó chạy được hết.

Đó thì cái hơi thở là cái vấn đề quan trọng, cũng là như cái xe mà chỗ xăng với không khí nó hòa khí nhau đó, để mà nó đốt cháy nó làm cái xe chạy đó, cái máy chạy đó, thì cái chỗ đó là cái hơi thở của chúng ta đó.

Cho nên ở đây chúng ta biết được, khi mà cái hơi thở nó tịnh chỉ rồi thì các hành ở trong thân nó phải ngưng, mà nó ngưng như thế nào để mà nó sống đây? Đây, bây giờ nó ngưng hoạt động hoàn toàn, máu thì dừng lại, không có chạy, không có đi được nữa, nó đứng lại hết.

Nghĩa là bây giờ cái máu đó nó tới đó, cái vừa cái hơi thở ngưng, là bắt đầu cái máu đó nó đứng lại đó, nó không cái đi tới nữa được, nó không chạy tới nữa. Bởi vì cái tim nó ngưng rồi, nó không còn cái sức đẩy nữa, nhưng không đông đặc.

(42:30) Nó không đông đặc, là nó còn cái gì mà nó không đông đặc? Hơi ấm trong người còn, không mất. Nghĩa là cái hơi nóng trong người còn, thì cái máu nó không đông đặc, nó đứng lại đó chớ nó không đông đặc. Còn cái hơi ấm trong người mất thì cái máu nó đông đặc liền.

“Những phần tế bào não trên đầu chúng ta từ lâu đã hoạt động cùng với nhịp thở…​”

Nghĩa là bây giờ chúng ta đang thở thì nó có cái phần tế bào đó, nó hoạt động với cái nhịp thở của chúng ta đó. Thì nó đang hoạt động, nó điều khiển những cái thần kinh ở trên não bộ chúng ta, để đưa tay, đưa chân, hay muốn cái gì đó, đều do cái sự điều khiển của nó ở trên đó.

Thì những cái phần tế bào não mà nó hoạt động theo cùng cái nhịp của hơi thở, hòa hợp với cái bộ máy đang hoạt động của cái cơ thể thì, cái người mà hơi thở ngưng, thì tất cả cái tế bào đó nó ngưng theo hết, nó không có hoạt động nữa.

“…​từ lâu đã hoạt động cùng với nhịp thở thì hiện giờ đều ngưng hết. Những phần tế bào nào từ lâu chưa hoạt động…​

Bây giờ ở trong đầu chúng ta nó có những cái phần tế bào não từ lâu nó chưa cái hoạt động, nó không cái hoạt động theo cái hơi thở, cho nên nó nằm yên đó nó chưa hoạt động dâu.

Bây giờ chúng ta mới, bây giờ thì khi mà cái tụi này nó ngưng hoạt động, cái tụi tế bào não này nó ngưng hoạt động theo cái hơi thở, theo cái bộ máy làm việc của nó chung nhau đó, thì nó ngưng với nhau thì nó ngưng hết. Cho nên cái tụi này bắt đầu nó hoạt động, tụi kia ngưng là nó bắt đầu nó hoạt động.

Vì nó hoạt động cho nên cái hơi ấm ở trong người chúng ta còn, còn nếu mà nó không hoạt động thì cái hơi ấm trong người chúng ta mất luôn.

(44:17) Cho nên cái người chết là do cái bộ não, do cái phần tế bào não n1 không hoạt động, mà nó hoạt động được là do chúng ta đã tu tập đánh thức nó chớ không phải khi không mà nó hoạt động đâu.

Nếu mà hơi thở chúng ta bây giờ đương mạnh nè, bình thường nè, mà chúng ta chưa biết cách nhập định nè, chúng ta chưa đánh thức được cái tế bào não đó hoạt động, thì trong khi đó mà chúng ta nhảy xuống sông tự tử, hoặc làm gì cho chúng ta ngộp chết đi, không có thở được đó, thì ngay đó là cái cơ thể chúng ta máu nó sẽ đông đặc và nó không có, nó lạnh liền tức khắc, nó không còn có cái hơi ấm nữa, nó mất đi.

Đó thì ở đây Thầy giải thích rất là tỉ mỉ để chúng ta thấy được cái phần mà đánh thức cái phần tế bào não, để cho nó thay thế cái tụi tế bào não kia ngưng nghỉ đó.

Bởi vì trong cái đầu của chúng ta nó có nhiều cái loại tế bào, mà có một số nó chưa làm việc, mà bây giờ chúng ta đánh thức nó để nó làm việc.

Vì thế hơi ấm trong người không mất, sáu căn không bị hư hoại, thân mới phục hồi lại dễ dàng. Bởi vì sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta nó không bị hư hoại.

Những cái vật mà có thể dễ bị hư hoại là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta. Mà nó nhờ cái tế bào não mà từ lâu nó không làm việc, bây giờ nó đứng ra nó làm việc, nó hoạt động, mà nó giữ lại cái cơ thể chúng ta, để chúng ta phục hồi lại, mà nó không bị hoại diệt.

“Khi người tu nhập Tứ Thiền, đó là giai đoạn đánh thức tế bào não mà từ lâu nó chưa hoạt động.”

(45:51) Nghĩa là bây giờ mình ở trên cái đoạn đường xả hỷ, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh đó, cái đoạn đường mà hằng ngày mà tập để mà điều khiển. Thí dụ như bây giờ Thầy hướng tâm Thầy nhắc này: “Hơi thở phải tịnh chỉ nè, các hành trong thân phải tịnh chỉ nè!”, thì bắt đầu nó tịnh chỉ được bao nhiêu?

Nó tịnh chỉ được một phút, cái bắt đầu nó thở trở lại, chớ đâu có tịnh chỉ lâu đâu. Cho nên nó tịnh chỉ được một phút, là tức là nó kéo dài được một phút đó, là nó đánh thức cái tụi kia dậy, cái tụi mà không làm việc đó, tế bào não mà không làm việc đó, bây giờ nó đánh thức đó. Khi mà nó đang ngưng như vậy đó, thì cái pháp hướng có cái hiệu quả là nó làm cho cái hơi thở này ngưng, thì cái tụi kia bắt đầu nó hoạt động.

Nhưng mà nó chưa hoạt động thì bắt đầu cái tế bào não mà làm việc với hơi thở, thì bắt đâu nó thúc đẩy, thì hơi thở nó phải thở trở lại, coi như là chúng ta không kéo dài được lâu, chỉ trong vòng một phút.

Rồi lần lượt chúng ta tập dần tập dần điều khiển, cái lực pháp hướng nó điều khiển, nó làm cho hơi thở dừng và nó đánh thức cái tế bào não kia bắt đầu thức dậy làm việc. Và do tuần tự, tuần tự bắt đầu tụi kia nó trỗi dậy nó làm việc hết, thì bắt đầu cái này nó ngưng luôn.

Cho nên chúng ta ngồi một ngày, hai ngày cho đến một tháng, hai tháng vẫn dễ dàng mà không khó khăn, và cơ thể không bị hư hoại.

“Khi nó chịu hoạt động thì hơi thở chúng ta mới tịnh chỉ. “

Nghĩa là tịnh chỉ hoàn toàn. Khi mà tụi này chịu hoạt động rồi thì lúc bấy giờ cái lệnh của pháp hướng của chúng ta nó mạnh lắm. Nó hướng như vậy đó mà cái tế bào não mà trong đầu chúng ta nó chưa chịu hoạt động thì nó chỉ có một chút rồi nó bắt đầu ngộp thở chết…​

(Xem tiếp ở Pháp hành 14)

HẾT BĂNG