09 - ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

PHÁP HÀNH 09 - ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

1- BA PHÁP TU ĐỂ NGĂN ÁC DIỆT ÁC TRÊN TỨ CHÁNH CẦN

(0:00) Hôm nay Thầy bắt đầu Thầy dạy tiếp cái phần Tứ Niệm Xứ, nhưng Thầy xin nhắc lại Tứ Chánh Cần.

Vì vừa rồi Thầy đã dạy các con học về cách thức tu tập Tứ Chánh Cần. Bởi vì cái pháp Tứ Chánh Cần, các pháp ác chưa sanh không cho sanh, trên cái pháp Tứ Chánh Cần nó dạy như vậy, nhưng mà chúng ta biết cách nào mà chúng ta không làm cho các pháp ác sanh? Cho nên chúng ta có những cái loại định như: Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Hơi Thở.

Rồi các pháp ác mà đã sanh thì phải mau đoạn dứt. Vậy chúng ta biết cách nào mà đoạn dứt? Do đó chúng ta biết được cái Định Vô Lậu, do cái Định Vô Lậu mà chúng quán xét thì chúng ta mới xả cái niệm ác đó đi, các pháp ác đó đi.

Vì vậy mà trong Tứ Chánh Cần chúng ta có ba loại cái định để mà chúng ta ngăn chặn không cho các pháp ác sanh và đoạn dứt các ác pháp đã sanh. Mà khi mà ngăn chặn không cho sanh, thì cái thiện pháp nó sanh khởi. Nó sanh khởi nghĩa là cái tâm của chúng ta nó không có ác pháp. Nó không có ác pháp tức là thiện pháp.

Thí dụ như nó không tham, không sân, không si, thì tức là thiện pháp không tham, không sân, không si nó ở trong tâm của chúng ta nó hiện tiền. Và chúng ta kéo dài cái thời gian đó ra, đó là chúng ta tăng trưởng cái thiện pháp, chớ không phải chúng ta thêm một cái thiện pháp nào hết.

Vì vậy mà chúng ta đã hiểu rõ được có ba cái pháp tu, ba cái pháp đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, và Định Niệm Hơi Thở, và cái Định Vô Lậu, ba cái pháp đó để mà chúng ta sử dụng tu Tứ Chánh Cần.

Khi thông hiểu được ba cái pháp này, thì nhất là cái Định Niệm Hơi Thở, nó rất khó vì nó vừa là nó trợ giúp cho cái pháp Tứ Chánh Cần để tu, để chúng ta chánh niệm ở trong cái hơi thở, nhưng mà nó là một cái pháp để trợ cho các cái pháp khác nữa, chớ không phải trợ cho cái pháp Tứ Chánh Cần không.

2- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ: PHÁP HƯỚNG TÂM NƯƠNG VÀO HƠI THỞ

(2:19) Cho nên hôm nay trước khi mà học về Tứ Niệm Xứ, thì Thầy sẽ nhắc lại để cho chúng ta rõ được cái Định Niệm Hơi Thở, mà chư Phật, nhất là Đức Phật Thích Ca Ngài đã dạy rất rõ ràng trong cái Định Niệm Hơi Thở.

Mà từ lâu thì Thầy chỉ dựa vào theo các cái hơi thở của các Tổ dạy như pháp An Bang, như Sổ Tức Quan tức là đếm hơi thở, hoặc là Tùy Tức, tức là khi mà đếm quá thuần thục thì chúng ta xả cái đếm để chúng ta còn nương theo hơi thở gọi là Tùy Tức. Nhưng những cái pháp đó nó không đúng với cái Định Niệm Hơi Thở của Phật đã dạy.

Hôm nay, vì soạn và viết ra để thành một cái Giáo Án Đường Lối Tu Tập Của Đạo Phật, cho nên những cái gì mà Đức Phật đã dạy thì Thầy dạy lại, Thầy triển khai Thầy dạy lại, còn cái gì không phải của đạo Phật thì Thầy không có dạy. Như trước kia Thầy đã tùy thuận Đại Thừa, kinh điển phát triển mà Thầy không có bỏ ra, hôm nay bỏ ra để chúng ta thanh lọc lại cái nào là của đạo Phật, những cái nào không phải của đạo Phật.

Cho nên chúng ta thấy Đức Phật cũng có dạy hơi thở, Định Niệm Hơi Thở, nhưng mà dạy khác hơn các Tổ. Do như vậy, thì hôm nay Thầy thêm để cái phần mà Định Niệm Hơi Thở. Vì chúng ta biết rằng cái hơi thở ra hơi thở vô mà khi để tu mà ngăn chặn các pháp ác thì chúng ta, nó có khác.

Là vì chúng ta tỉnh thức ở trong cái hành động nội thân của chúng ta, như ở trong Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân tu về hành tướng nội. Hành tướng nội là cái hành động của cái thân nội của mình, là cái hơi thở ra hơi thở vô. Nghĩa là hơi thở chúng ta dài, thì chúng ta nương theo dài mà chúng ta nương vào đó mà chúng ta tỉnh thức ở trong cái hành động đó để làm cho các pháp ác không sanh ở trong tâm chúng ta.

(04:34) Thì cái Định Niệm Hơi Thở đó là trong khi đó nó chỉ trợ giúp cho cái Tứ Chánh Cần. Mà trong khi mà tu cái Định Niệm Hơi Thở như vậy đó, thì các con cũng như quý thầy cũng phải biết rằng đây là Tỉnh Thức Chánh Niệm ở trong hơi thở, cho nên chúng ta thường dùng cái pháp hướng.

Nói chung là cái pháp nào như Chánh Niệm Tỉnh Giác Định tu ở trong mọi hành động, thì chúng ta cũng có cái pháp hướng chớ không phải là Thầy dạy ở đây Thầy không nhắc pháp hướng, nhưng mà quý thầy cũng nhớ rằng phải có cái pháp hướng.

Thí dụ như mình đi mười bước, hai chục bước mình nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, hoặc là tôi quét sân, thì mình quét năm, mười chổi thì mình nhắc: “Tôi quét sân tôi biết tôi quét sân”. Đó là cái pháp hướng mà, để nó kèm theo nó giữ cho cái tâm của mình đi dài dài một cái thời gian dài ra, mà không có một cái tạp niệm, hay hoặc là không có cái vô ký quên đi cái hành động mình đang làm công việc đó.

Thì cái Định Niệm Hơi Thở mà chúng ta hướng về cái hơi thở, hướng tâm về hơi thở, để cũng là nhắc, tức là cái pháp hướng này là pháp hướng nhắc tâm, để cho nó tỉnh thức ở trong cái hơi thở, cái tâm chúng ta tỉnh thức mãi, mà nó không bị mê, hay hoặc là không bị một niệm khác xen vô.

Cho nên thí dụ như mình tu về tỉnh thức cái hơi thở của mình, thì cái pháp hướng là các thầy cũng nhớ rằng mình nhắc, thí dụ như mình hít thở năm, mười hơi thở thì mình nhớ: “Tôi thở vô, tôi biết tôi thở vô. Tôi thở ra, tôi biết tôi thở ra.”

Tức là mình nhắc để cho mình biết mình thở vô, thở ra, thì đó là mình tập tỉnh thức. Còn trái lại cái Định Niệm Hơi Thở, thì nó cũng bắt đầu từ cái tỉnh thức đó, nhưng nó còn có những cái khác nữa, chớ không phải có bấy nhiêu đó không.

Cho nên ở đây Thầy muốn nhắc lại về cái Định Niệm Hơi Thở, là tại vì nó là một cái pháp môn trợ cho tất cả các pháp môn khác. Như Thầy có nói nó là một cái trợ động từ, nó cũng giống như một cái trợ động từ của Pháp ngữ để mà chia tất cả những cái động từ khác.

(06:36) Đó thì, hôm nay thì chúng ta thấy rằng trong cái hơi thở, cái Định Niệm Hơi Thở là cái định hơi thở đó, nó là cái pháp để mà giúp chúng ta tu hành các pháp khác.

Cho nên mới đầu thì chúng ta học chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ hướng có: “Tôi thở vô, tôi biết tôi thở vô. Tôi thở ra, tôi biết tôi thở ra.” Đó là mình nhắc, rồi mình thở năm, mười hơi thở mình lại nhắc một lần, thì như vậy nó giúp cho mình tỉnh thức ở trong ba mươi phút, hay là một giờ khi mình tu tập.

Để cho mình tỉnh thức đó để mà ngăn chặn, nó ngăn chặn, cái mục đích của cái tỉnh thức đó không phải nó đem lại cái kết quả của cái hơi thở đó mà chúng ta nhập thiền, nhập định gì cả, mà nó ngăn chặn được cái ác pháp không sanh khởi ở trong tâm của chúng ta, như tham, sân, si, ham muốn cái này, thương nhớ cái kia, giận hờn cái nọ.

Cái mục đích của nó sẽ đạt được là ngay chúng ta giữ gìn được cái tâm ở trong cái hơi thở, thì chúng ta biết rằng tâm chúng ta không khởi ra niệm ác, không có thương, ghét giận hờn ai hết.

Vì nó mắc tỉnh thức ở trong cái hành động của hơi thở, cho nên nó đâu có sanh được pháp nào, cho nên ngay liền chúng ta thấy có sự giải thoát. Nó không còn một cái tâm niệm làm chúng ta buồn khổ hay là thương ghét, hay là giận hờn ai nữa, nó không có ác pháp.

Đó là chúng ta đã đạt nhờ cái Định Niệm Hơi Thở như vậy mà chúng ta đã đạt được cái cứu cánh. Cái cứu cánh là cái giải thoát, cái mục đích mà chúng ta thực hiện trong cái pháp tu đó. Cho nên ngay liền thì chúng ta thấy có sự giải thoát thật sự.

Thì cái sự giải thoát thật sự đó nó giúp cho chúng ta một cái kết quả rõ ràng và cụ thể là khi trong cái giờ phút tu thì chúng ta cũng thấy, mà sau cái giờ phút tu chúng ta bắt đầu đi vào những cái hành động như đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả những cái hành động mà ngoại thân, chúng ta không tu cái Định Niệm Hơi Thở nữa, thì chúng ta cũng đang giữ cái tâm của mình không có niệm khởi.

Do đó ngày này qua ngày khác thì chúng ta hoàn toàn là không có ác pháp. Đó là cái mà chúng ta vừa cái Định Niệm Hơi Thở mà cũng vừa với cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó ngăn chặn được các pháp ác không sanh khởi trong tâm chúng ta, và khi nào mà lỡ nó có sanh một cái pháp gì đó, thì chúng ta đoạn dứt liền bằng cái Định Vô Lậu, như các con và cũng như các thầy cũng biết.

(08:52) Bây giờ Thầy kế tiếp cái bài Định Niệm Hơi Thở để chúng ta biết nó không phải tu có bấy nhiêu đó để mà đạt (đoạn) được cái niệm ác mà thôi, tăng trưởng cái niệm thiện mà thôi. Nó còn có những cái đặc biệt của nó, để mà nó tự thân của nó, nó cũng có vì những giải quyết cho cái giải thoát của cái thân, thọ tâm pháp của chúng ta.

Bởi vì ngoài cái thân, thọ, tâm, pháp Tứ Niệm Xứ này, bốn cái nơi mà để chúng ta tu tập, tức là bốn cái lĩnh vực mà để tu tập, thì chúng ta đều đặt các pháp trên đó mà tu tập. Tu tập cho tất cả bốn cái chỗ này nó trở thành tốt đẹp và nó trở thành thanh tịnh.

Chớ không phải là Tứ Niệm Xứ là có một cái gì mà, có cái pháp để làm cho một cái khác thanh tịnh, không phải. Tứ Niệm Xứ là chỉ bốn cái chỗ để chúng ta đặt các pháp trên đó mà chúng ta thực hiện cho nó thanh tịnh, bốn cái chỗ đó thanh tịnh.

3- VỊ TRÍ, TƯ THẾ VÀ TỤ ĐIỂM TRONG PHÁP TU ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

(9:44) Bây giờ nói về cái Định Niệm Hơi Thở. Cái bài tập thứ nhất về Định Niệm Hơi Thở, nó có từ bài tập thứ nhất, bài tập thứ hai, bài tập thứ ba, chớ nó không phải có một cái bài mà “hơi thở ra tôi biết tôi thở ra,” mà “hơi thở vô tôi biết tôi thở vô” đâu. Đó là cái Chánh Niệm Tỉnh Thức của cái hơi thở đầu tiên chúng ta tu.

Cho nên ở đây đầu tiên thì Đức Phật có khuyên như thế này nè: một người muốn tu tập Định Niệm Hơi Thở thì cái vị đó phải đi đến một khu rừng, khu rừng là cái nơi vắng vẻ, cái nơi không có người ta đến.

Hay đi đến một cái gốc cây, ở cái nơi nào mà có cái gốc cây hay hoặc này kia, để cho mình ngồi ở bên gốc cây đó mình tu tập. Tức là cái cây có cái gốc thì cái cây nó có cái tàn nó mát mẻ, cho nên mình ngồi dưới gốc cây đó mình tu. Hay đi đến chỗ một cái nhà trống, chỗ nhà trống tức là cái nhà mà không có ai hết, họ bỏ trống rỗng.

Chúng ta sẽ vào những cái nơi vắng vẻ đó, cái nơi yên tĩnh đó mà chúng ta cái Định Niệm Hơi Thở. Thì trước tiên chúng ta muốn tu tập nó thì chúng ta đi chọn cái chỗ mà vắng vẻ như vậy, rồi bắt đầu chúng ta ngồi kiết già.

Ở đây Đức Phật không có dạy chúng ta ngồi bán già mà dạy chúng ta ngồi kiết già, nghĩa là phải chéo hai chân, lưng thì thẳng lên, rồi đặt cái niệm hơi thở trước mặt của chúng ta.

Nghĩa là như Thầy đã nói, cái niệm hơi thở của chúng ta mà đặt trước mặt, tức là cái tụ điểm chỗ đó, cái hơi thở ra và hơi thở vô. Như vậy thì cái nhân trung của chúng ta là cái chỗ mà nó, từ cái hơi thở hít vô thì nó cũng đi ngang qua đó, mà từ cái hơi thở ra nó cũng đi ngang qua đó, cho nên lấy cái chỗ tụ điểm đó mà chúng ta làm cái chỗ để tâm chúng ta tập trung ở chỗ đó, để biết cái hơi thở ra và hơi thở vô.

Cho nên đặt niệm ở trước mặt của chúng ta, tức là ở trước cái mặt của chúng ta là cái nhân trung của chúng ta đó, đặt cái niệm chỗ đó đó.

(11:38) “Vị ấy chánh niệm”, chánh niệm đây là không phải là tà niệm. Cái chánh niệm là cái tập trung tâm của chúng ta đó, là gọi là chánh niệm. Tức là mình đặt cái niệm hơi thở ngay tại cái chỗ tụ điểm, tức là mình chọn lựa cái chỗ nào đó thì mình mới đặt cái niệm hơi thở của mình, cho nó thở ra thở vô ở đó.

Cho nên Phật nói là chánh niệm hơi thở vô và chánh niệm hơi thở ra, nghĩa là mình đặt cái chỗ nào đó để cho cái hơi thở từ đó nó xuất phát ra vô, cho nên gọi là chánh niệm hơi thở vô, chánh niệm hơi thở ra.

Đó là cái thứ nhất để mà chúng ta biết chọn cái tụ điểm. Nếu mà tu tập không có chọn chỗ tụ điểm thì bây giờ chúng ta thở thấy nó thở chỗ này, lát nữa chúng ta thấy thở chỗ kia, lát nữa chúng ta thấy từ ở ngoài này nó xa rồi nó đi vô, hoặc là đi theo hơi thở, chạy đủ thứ cái chỗ nơi, cho nên nó không tập trung được, cái tâm nó không có gom lại tập trung được. Cho nên chúng ta phải đặt cho nó nằm yên một chỗ.

4- BÀI TẬP HƠI THỞ THỨ NHẤT - ĐỊNH DIỆT TẦM GIỮ TỨ NGĂN VỌNG TƯỞNG

(12:39) Bây giờ cái bài tập thứ nhất, khi mà chúng ta đã đặt niệm đúng chỗ rồi, tức là có tụ điểm rồi, hơi thở ra hơi thở vô tại chỗ đó rồi, thì bắt đầu chúng ta tập cái bài tập thứ nhất. Đây quý thầy và các con hãy nghe cái bài tập thứ nhất về hơi thở.

Mà từ lâu thì Thầy cũng dạy hơi thở, Thầy cũng nhắc đi nhắc lại nhưng mà không có nói rõ ràng như hôm nay. Là vì hôm nay là dạy về cái giới hành, nó là sự tu tập nó làm cho chúng ta thanh tịnh ở trong giới, thân tâm chúng ta thanh tịnh không có phạm giới, nó làm cho chúng ta có đầy đủ đức hạnh giải thoát, làm cho mình không khổ mà người khác không khổ.

Thì cái hơi thở, bây giờ bài tập thứ nhất thì chúng ta tập như thế nào? Chúng ta ngồi ngay ngắn rồi, bây giờ chúng ta mới nhắc: “Thở vô dài, tôi biết tôi thở vô dài”. Bây giờ mình thở vô tức là hít vô đó, mà cái hơi thở của mình dài thì mình biết tôi thở vô dài. Phải không.

Bây giờ mình bắt đầu mình thở vô dài rồi, cái thứ hai thì mình phải thở ra, bởi vì hai hơi thở nó mới vào một cái “túc”, tức một hơi thở, một trọn vẹn một hơi thở. Cho nên bây giờ hít vô rồi thì bắt đâu thở ra, “thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài”, đó, rõ ràng là mình nhắc, tức là nhắc cái tâm của mình, như hồi nãy “tôi thở vô tôi biết tôi thở vô, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là mình nhắc như vậy.

(14:02) Nhưng bây giờ thì lại, về cái bài tập này nó thuộc về Định Niệm Hơi Thở, mà nó không phải trợ giúp cho Tứ Chánh Cần, mà nó tập luyện cho nó thuần thục để rồi mình dùng nó mà mình câu hữu với tất cả, tức là kết hợp với các pháp khác để mà tu tập.

Cho nên cái bài tập thứ nhất của nó “hít vô dài” hay là “thở vô dài, tôi biết tôi thở vô dài”, tức là mình nương theo cái hơi thở, rồi mình nói, mình hướng tâm, mình nhắc ở trong đầu của mình cái câu này. Rồi: “thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài”. Đó, là hai cái câu này nó kết hợp lại, nó làm một cái hơi thở của chúng ta, một hơi thở, tức là hít vô thở ra.

Rồi kế đó mình thấy bây giờ cái hơi thở của mình nó không có dài, mà mình nói dài là trật, nó không đúng. Cho nên mình thấy cái hơi thở mình nó ngắn, vậy cho nên bây giờ đó, mình mới sửa lại cho đúng theo cái hơi thở của mình. Mà muốn sửa đúng theo hơi thở của mình, thì mình thấy nó ngắn cho nên mình nói: “Thở vô ngắn, tôi biết tôi thở vô ngắn”.

Đó. Thì tức là đây là ở một hơi thở nè, mình hít vô thì mình nói: “Thở vô ngắn, tôi biết tôi thở vô ngắn”. Rồi bắt đầu bây giờ mình thở ra, thì mình nói theo cái hơi thở mình đang ra, “thở ra ngắn, tôi biết tôi thở ra ngắn”.

Rõ ràng là nhắc cho mình, cái pháp hướng này nhắc cho mình biết cái hơi thở của mình. Rồi trong khi mình nhắc như vậy thì mình lại làm thinh, mình không nói nữa, mà mình cứ thở ra thở vô để cho cái tâm mình nó biết cái thở ra vô ngắn như vậy.

Rồi một lúc nữa mình lại nhắc “Thở vô ngắn tôi biết tôi thở vô ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”, tức là mình nhắc theo đúng như cái hơi thở của mình.

Do đó thì, nó nhắc làm cho mình kéo dài được năm, mười hơi thở nữa mà không có một tạp niệm. Và đồng thời nếu mình cứ để như vậy hoài, mình thở không nhắc nữa, thì lát nó quên đi. Nó quên đi thì nó có những cái vọng tưởng, cái tạp niệm khác. Do vì vậy đó mà mình phải nhắc lần nữa.

Mà mình tu tập như vậy, cái bài tập thứ nhất này mình tu tập như vậy, không có nghĩa là tu tập tỉnh giác ở trong hơi thở, tỉnh thức ở trong hơi thở. Mà cái bài tập này vốn để cho mình luyện tập để điều hòa cái hơi thở của mình, để ổn định cái hơi thở của mình, để mình biết rõ nó dài nó ngắn theo cái đặc tướng riêng của mình, để mình tu tập không cái mệt, không có khó khăn không có khổ sở cho cái thân của mình. Đó là cái bài tập thứ nhất.

Và cũng vì cái chỗ tu tập này nó làm cho mình quen đi với cái hơi thở, mình mới coi vậy chớ nó không quen đâu. Và đồng thời khi mình nhắc tới nhắc lui, đồng thời vừa thở mà vừa nhắc, thì nó cũng phải khéo léo mình mới nhận ra được cái hơi thở mình ngắn, hay là hơi thở mình dài. Hay hoặc cái sức mà mình thở dài mình chịu đựng nổi, nó không mệt, do đó mình tùy theo chỗ cái hơi thở đó mà mình rèn luyện.

(16:52) Và cái đầu tiên để cho chúng ta thấy rằng ở chỗ này nó không phải là cái Chánh Niệm Tỉnh Giác của trong hơi thở, mà cái chỗ này nó là cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ.

Cái bài tập thứ nhất này, là cái định tu tập như vậy, nương vào cái hơi thở mà tu tập như vậy, để cho nó không có những cái niệm vọng tưởng xen vô. Thì cái định mà không có những cái vọng tưởng xen vô, thì cái chỗ mà tập luyện cái bài thứ nhất này, thì chúng ta tập luyện cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ. Chớ nó không phải là cái định này là cái Định Niệm Hơi Thở, mà dùng cái hơi thở để chúng ta tu tập cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ.

Có hiểu như vậy thì mới thấy được cái vấn đề mà Đức Phật dạy chúng ta từng bước một, tu tập từng chút, từng cách thức tu tập, chớ không phải là ào vô cái ngồi đó hít thở, hít thở cho hết vọng tưởng, thì cái chuyện đó chúng ta thật sự ra chúng ta chưa biết cách thức tu tập. Và cái người hướng dẫn mà như vậy thì cũng chưa biết cách hướng dẫn người.

Cho nên qua những cái bài mà Đức Phật dạy chúng ta tu tập thiệt là cơ bản, vững vàng. Mà mỗi một cái bài tập như vậy, để chỉ cho chúng ta biết cách thức tu tập, cái đó thuộc về cái loại định nào, để cho chúng ta biết.

Cho nên cái bài tập thứ nhất của Định Niệm Hơi Thở thì nó là cái bài tập để chúng ta tu tập cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ. Đó nó có cái tên đó, cái tên định của nó là Định Diệt Tầm Giữ Tứ.

(18:20) Mà khi mà nói bây giờ tôi tu cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ ở trên thân quán thân tu về hành tướng nội, mà tu cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ, thì lúc bấy giờ quý thầy biết là cái định gì rồi, phải không?

Tức là mình phải biết cách thức mình tu cái gì rồi, tức là cái Định Niệm Hơi Thở trong cái bài tập thứ nhất của nó, lấy trong cái bài tập thứ nhất của cái Định Niệm Hơi Thở thì chúng ta biết đó là cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ.

Đó, nó có như vậy chúng ta mới biết được cái pháp của Phật nó rất là tỉ mỉ để cho chúng ta luyện tập từng chút một, chớ khi không mà nhảy vô mà để tu mà hết vọng tưởng liền, thì thật sự ra thì các thầy phải tu mất cái thời gian rất lớn để mà ức chế tâm của mình.

Còn cái này Phật dạy, chúng ta tu tập thử coi, kết quả dữ lắm đó, chớ không phải là không đâu. Thầy thấy đây là, trải qua trước kia Thầy cũng chưa có biết cái đường lối này đâu, nhưng mà sau khi mà tu tập xong rồi, nhìn lại cái lời của Đức Phật dạy thật là có đủ kinh nghiệm, chớ không phải là không có kinh nghiệm, kinh nghiệm rất kinh nghiệm.

Từ cái chỗ mà hướng tâm, nhắc từng câu như vậy để cho cái tâm nó không có tạp niệm xen vô, cho đến khi mà kéo dài 30 phút hay một giờ mà không có một cái vọng tưởng nào xen vô, thật sự ra thì Thầy thấy không có cái pháp nào hơn là cái pháp này.

Mặc dù là quý thầy có sổ tức đi nữa, đếm từng hơi thở, cho đến cả trăm hơi thở nhưng vọng tưởng vẫn xen vô. Còn cái này chúng ta tu, chúng ta sẽ thấy rằng cái sức của chúng ta, tức là tùy theo cái đặc tướng của chúng ta mà chúng ta sẽ nỗ lực tu thì không có Tầm.

5- BÀI TẬP HƠI THỞ THỨ HAI - THIỆN XẢO AN TRÚ THÂN TÂM

(19:50) Ở đây tới cái bài tập thứ hai. Ở đây cái bài tập thứ nhất thì Thầy đã xác định cho quý thầy biết rằng cái định đó là cái Định Diệt Tầm mà giữ Tứ đó. Bây giờ tới cái bài tập thứ hai.

Bài tập thứ hai cũng nương vào cái hơi thở mà tu tập, cho nên đây thì Đức Phật hướng tâm nhắc như thế nào trước: “Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra”, tức là cái hướng tâm theo đó.

Nghĩa là bây giờ đó, khi mình tu tập cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ nó đã không có Tầm nữa rồi, thì tức là nó sẽ có một sự an ổn. Mà cái sự an ổn đó thì tức là cái gì mà an ổn đó cho cái thân này? Thì cái cảm giác, cái cảm giác toàn thân chúng ta thấy nó có cái sự an ổn đó. Cho nên cái cảm giác toàn thân tôi biết.

Bởi vì lúc bấy giờ nó tỉnh thức, do cái chỗ mà không có cái tạp niệm xen vô đó, thì cái cảm giác toàn thân mình thấy rất rõ. Nó xảy ra cái gì mình thấy rất rõ, nó an lạc, nó không an lạc, biết rất rõ, nó rất là kỹ lưỡng.

Cho nên ở đây, đầu tiên vô cái bài pháp thứ hai này, thì Đức Phật dạy “Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra”, thì nó cũng nương theo hơi thở. Và khi mà mình nhắc như vậy, mình lại thở năm, mười hơi thở, thì mình, cái cảm giác đối với cái thân của mình nó vẫn còn bàng bạc ở trong cái thân của mình, chớ chưa phải mất đâu.

Cho nên lúc bấy giờ, mất cái cảm giác đó đó, mà cái bài tập thứ hai này nó làm cho cái tâm của chúng ta nó có một cái trạng thái rất là an ổn. Từ đó chúng ta tiếp tục chúng ta tu cái hơi thở này.

Cái hơi thở mà “cảm giác toàn thân” này chúng ta tu, tu cho đến một lúc thì chúng ta lại thuần thục, thuần thục thì nó lại thấy rõ ràng một cái sự an tịnh của thân hành của mình.

Nghĩa là cái hơi thở ra vô mà nó có cái an tịnh ở trong đó. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta cảm thấy có một cái sự an tịnh thật sự, tức là cái cảm giác toàn thân chúng ta thấy có sự an tịnh. Vì vậy mà bắt đầu thì chúng ta nói “an tịnh thân hành tôi sẽ thở vô, an tịnh thân hành tôi sẽ thở ra”.

Đó, bây giờ mình có một cái cảm giác của sự an tịnh của cái thân của mình, mà thân hành là cái động dụng của cái hơi thở chúng ta ra vô, mà chúng ta thấy an, rất là an ổn, mà rất là thanh tịnh. Cho nên mình nhắc cái câu đó, mình hướng tâm để cho cái trạng thái đó nó được an trú.

Cho nên Phật dạy như thế nào? Thiện xảo an trú trong định! Thiện xảo là mình phải khéo léo, mà khi nó có cái đó rồi thì mình nhắc cái đó đó, nó sẽ kéo dài cái đó ra. Mình nhắc cái trạng thái đó nó sẽ kéo dài ra.

(22:38) Thí dụ bây giờ mình có sự an tịnh rồi, mình nhắc “an tịnh thân hành tôi sẽ thở vô”, thở vô tức là mình nương vào hơi thở, nhưng mà cái cảm giác an tịnh đó là nó làm cho cái tâm của mình ở trong cái trạng thái để cho nó thích thú, để cho nó ham tu, để cho nó thoải mái, dễ chịu.

Mình nương hơi thở mà mình không thấy có sự an tịnh, không có sự thoải mái dễ chịu, thì mình tu mình lười biếng lắm. Nhưng mà ở đây mình thấy toàn thân an tịnh, qua cái hành động của nội thân của mình, mình nghe nó rất an ổn.

Cho nên ở đây “an tịnh thân hành tôi sẽ thở vô”, thở vô là cái hành động của cái thân, nội thân. “An tịnh thân hành tôi sẽ thở ra”, thì bây giờ đó mình thấy cái sự an tịnh nó đã được có rồi. Nó làm cho mình thấy thích thú, rồi bắt đầu mình thấy mình bây giờ cỡ mình không nhắc nó nữa nó vẫn còn có, cho nên cái tu tập của mình nó vẫn còn có liên tục chớ nó không có mất.

Thì trong cái bài tập thứ hai này, thì chúng ta thấy đây là cái thân, cảm giác toàn thân, rồi cảm giác an tịnh thân hành, hai cái này nó thuộc về thân. Cho nên bây giờ đó, khi mà cái bài tập thứ hai này mà nó đã được cái sự an tịnh, thì an tịnh nó sẽ có một cái cảm giác của nó, một cái cảm giác của nó như thế nào?

(24:03) Cái cảm giác nó vui mừng, lâng lâng ở trong lòng của mình. Cho nên ở đây, qua cái phần kế của cái cảm giác an tịnh này, thì Đức Phật dạy “cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở vô, cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở ra”.

Nghĩa là bây giờ mình thấy có cái niềm vui, cái niềm vui là do cái sự an tịnh này, nó thấy mình có những cái sự tu tập của cái Định Niệm Hơi Thở. Cái Định Diệt Tầm Giữ Tứ này nó mang lại cho mình có cái niềm vui, có sự an tịnh, có sự cảm giác toàn thân, cái sự an tịnh, rồi có một niềm vui nho nhỏ trong tâm hồn của mình, trong hơi thở ra và hơi thở vô của mình. Thì khi mà nó có cái niềm vui đó rồi thì cái thân của mình nghe nó nhẹ nhàng, khinh an vô cùng lận.

(24:52) Cho nên Đức Phật tiếp tới thì Đức Phật cũng nương theo hơi thở để mà lắng nghe được cái trạng thái an ổn, khinh an của cái thân của mình. Cho nên Đức Phật dạy, mình cũng nương hơi thở chớ đâu có lìa hơi thở được, lìa hơi thở thì coi chừng nó sẽ rơi vào chỗ xúc tưởng hỷ lạc mất đi.

Cho nên cứ ôm chặt hơi thở mà nhắc những cái đó, để cho nó, cái trạng thái do cái định mà nó xuất hiện, do cái định mà nó sanh ra mà nó không bị mất. Cho nên “Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở vô, cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra”.

Hồi nãy hỷ là cái niềm vui, cái niềm mà nó có được cái sự an ổn thân tâm của mình qua những cái hành của thân, qua những cái cảm giác của toàn thân. Bây giờ cái hỷ đó đã làm cho mình vui, mà mình vui thì mình thấy rằng cái thân của mình bây giờ nó an lạc, nó nhẹ nhàng, nó phơi phới. Cái thọ lạc này nó đi đến nó làm cho chúng ta thấy quá là khinh an ở trong cái thân và tâm của chúng ta.

Cho nên ở đây khi mà có cái trạng thái đó rồi, thì lúc bấy giờ chúng ta cũng nương vào hơi thở, thỉnh thoảng chúng ta lại nhắc, nhắc nó một câu: “Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở vô, cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra”.

Và đây là, các thầy cũng như các con, nếu mà học thuộc lòng cái này, khi nó có đến thì chúng ta hướng lên, bởi vì nó thuộc lòng. Còn khi mà nó có đến rồi chúng ta quên, không biết làm sao đây, nói làm sao đây? Thầy có dạy rồi mà mình không biết mình nói như thế nào đây? Lúc đó cứ nhớ chữ lạc, chữ hỷ rồi không biết nói làm sao, quên cái chữ “cảm giác”, hoặc là quên chữ “an tịnh” mất đi rồi.

Cho nên mình không biết làm sao mà cấu kết được cái pháp hướng. Do vì vậy đó mà các con và các thầy ghi chép lại cái câu này, là câu này từ ở trong kinh Đức Phật đã chọn để cho các đệ tử Người để thực hiện, cho nên chúng ta cũng nên ghi chép.

(26:42) Nhưng mà chúng ta có thể viết những cái câu pháp hướng khác, tùy theo cái đặc tướng của chúng ta, mà nó phù hợp hơn là những cái câu này của Phật dạy. Nhiều khi chúng ta dẫm lại cái pháp hướng của Phật, nó không trúng cái đặc tướng của chúng ta, nó làm chúng ta khó chịu.

Thí dụ như câu này nó dài quá, bắt buộc mình phải thở chậm quá, cho nên làm mệt, nương theo cái hơi thở mình nói một hơi, mình hướng tâm vừa thở mà vừa nói, mình phải ráng mình thở cho thiệt chậm đặng cho nó hết câu nói chớ gì! Do đó hết câu nói nó mệt muốn đứt hơi mình! Vì vậy mà an lạc không thấy, hỷ thọ không thấy, khinh an không thấy, mà thấy mệt, mà thấy khổ sở, đó là mình tu sai.

Cho nên do vì vậy mà cái đặc tướng của cái hơi thở của mình nó dài, thì mình tạo cái câu dài hơn để mình nhắc nhở. Mà cái thân của mình nó có cái đặc tướng thở cái hơi thở ngắn, mà mình thở chậm mà dài để mình hướng tâm cho hết cái câu theo hơi thở của mình, thì lúc bấy giờ mình sẽ hoàn toàn là mình thấy khó chịu.

Cho nên nó tùy theo cái hơi thở ngắn, hơi thở dài, rồi mình chế biến cái câu này nó nói theo cái hơi thở ngắn của nó, nó nhanh chóng hơn. Thí dụ như nói “an tịnh thân hành” thì mình chỉ bỏ chữ “thân hành” đi, thì mình nói: “An tịnh tôi sẽ thở vô, an tịnh tôi sẽ thở ra”.

Tức là mình biết cái gì an tịnh, cái thân của mình chớ gì? Thì mình bỏ bớt đi, thì nó làm cho nó vừa với cái hơi thở vô và hơi thở ra của mình. Đó là khi mà tu hành thì mình còn phải khéo léo để trạch pháp, chọn lấy một cái câu nó vừa hợp với cái khả năng riêng biệt của mình.

Bây giờ cái phần kế nữa. Thì chúng ta đã tu tới cái “Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở vô, cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra”. Cảm giác tâm hành, bây giờ tới về phần tâm rồi. Hồi nãy là phần thân, rồi phần thọ, bây giờ về tới phần tâm:

“Cảm giác tâm hành tôi sẽ thở vô, cảm giác tâm hành tôi sẽ thở ra”. Thì hồi nãy thân cũng cảm giác, rồi tâm cũng cảm giác, bây giờ cái tâm nó cảm giác tâm khác à. Các con cũng như các thầy nên lưu ý về cái phần thân và phần tâm. Hai cái tuy rằng nó một cái danh từ gọi vậy chứ cái tâm nó khác, mà cái thân nó khác.

(29:08) Rồi bây giờ cái tâm của mình. cái tâm hành của mình, mà mình thấy nó an ổn, thì cho nên mình thở hơi thở mình cũng nương vào “An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô, an tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra”.

Đó thì bây giờ đó, mình đã thấy cái sự an tịnh của tâm của mình như thế nào, thì mình biết cái tâm mình nó rất an tịnh như thế nào, thì mình rõ để mình hướng theo cái hơi thở, để mình an trú ở trong cái an tịnh đó, nó kéo dài ra. Tức là nhờ hướng như vậy, nó sẽ kéo dài cái trạng thái an tịnh đó. Còn nếu mình không hướng thì nó một lúc thì nó lại mất đi, nó không còn có nữa.

Rồi bây giờ đó, khi mà cái tâm của mình nó có sự an tịnh như vậy đó, thì mình có cái sự tỉnh thức đối với cái tâm rất rõ ràng và cụ thể lắm, cho nên cái cảm giác về tâm thì mình thấy rất rõ tâm mình như thế nào.

Còn bây giờ nhiều khi cái thân của mình nó có những cái cảm thọ mát, lạnh, nóng thì mình biết, nhưng mà nói về cái tâm thì mình thấy, mình không biết cái tâm nó cảm giác như thế nào, như thế nào thì mình không biết. Nhưng mà khi mình tu đó, rồi từ đó nó có cái sức tỉnh, thì mình thấy cái cảm giác về cái tâm của mình nó sao, nó không giống như cái thân đâu.

Cảm giác về tâm tôi sẽ thở vô, cảm giác về tâm tôi sẽ thở ra”. Đó. Và khi mà mình tu tập tới cái hơi thở tới chỗ này rồi, thì mình thấy cái thân tâm của mình nó rất là an ổn, nó rất là khinh an, nó rất là nhẹ nhàng. Cho nên lúc bấy giờ luôn luôn lúc nào mình cũng vui vẻ, mình cũng thích thú ở trong cái sự tu tập.

Cho nên cái bài tập kế này về cái Định Niệm Hơi Thở, thì quý thầy cũng nên nhớ rằng khi mà nó đạt được những cái kết quả về tâm như vậy rồi, thì cái tâm vui mừng của mình, tức là cái tâm hân hoan nó sẽ thể hiện.

Lúc nào nó cũng vui vẻ, cho nên người ta chửi mình cũng không biết giận, là tại vì mình vui quá vui rồi, cho nên mình không biết giận ai hết. Người ta nói mình chó, trâu, mình thấy mình cũng vui nữa, không có buồn nữa.

Cho nên hầu hết là mình tu, tại vì mình tu không đúng cách, cho nên do vì vậy mà mình cố mình dùng cái Định Vô Lậu, mình cố mình hướng tâm mình xả nó. Nhưng mà mình nhớ rằng mình tu tập đúng cách rồi, tự nhiên cái tâm nó vui, nó vui rồi mình cũng dễ tha thứ mọi người nữa.

Mình vui quá mà, đâu có còn giận ai nữa, cho nên khi nghe người ta chửi mình mình cũng không biết giận nữa, vì cái tâm mình hân hoan. Cho nên ở đây cũng nương vào cái hơi thở mà tu tập cái tâm: “Với tâm hân hoan tôi sẽ thở vô, với tâm hân hoan tôi sẽ thở ra”.

Đó rõ ràng, mình nhắc. Ở đây nó có phần, có tâm hân hoan nhắc, thì rất là cụ thể. Mà không có tâm hân hoan nhắc, thì mình tu một lúc sau thì lại có hiện ra tướng hân hoan của cái tâm của mình. Đó.

Cái gì cũng vậy, mình cố gắng mình tu tập, thì đầu nó chưa có, nhưng mà sau nó lại có. Rồi khi mà cái tâm hân hoan mình nó đã có rồi, thì cái sức định tỉnh nó sẽ làm cho chúng ta biết rõ ràng hơi thở.

(32:16) Còn đằng này quý thầy tu thiền định, quý thầy ngồi. Khi mà có cái trạng thái hỷ lạc, an ổn cho quý thầy, thì lần lần cái tỉnh thức đó lại mờ mờ mờ mờ, nó lần lần lần, nó theo cái sự say say của hỷ lạc đó, nó làm riết, cái tâm của quý vị nó mất, nhiều khi nó vô ký nó không biết nữa. Nó thích cái an lạc, thích cái khinh an lắm, nhưng mà nó cứ ôm chặt theo cái đó, thì nó đi riết cái nó lạc mất.

Còn cái này nó càng lúc nó lại càng tỉnh táo lên, nó càng rõ ràng lên, cái sự hân hoan, cái sự an tịnh của thân, của tâm của mình như thế nào, nó càng biết rõ, càng lúc nó tỉnh táo, nó càng nhiều cái sức tỉnh táo hơn.

Cho nên lúc bấy giờ do cái sức tỉnh táo đó thì chúng ta cũng nương vào hơi thở để mà an trú cái sức tỉnh táo đó, nó kéo dài trong cái thời gian mà chúng ta tu tập thiền định.

“Với tâm định tỉnh”, đó bây giờ nó có tỉnh thức rồi, cho nên mình mới nhắc: “Với tâm định tỉnh tôi sẽ thở vô, với tâm định tỉnh tôi sẽ thở ra”.

Nhưng mà mình tu một thời gian, mà mình thấy cái tâm mình nó không định tỉnh, nó luôn luôn nó mờ mịt, nó muốn buồn ngủ, nó muốn hôn trầm gì đủ thứ, nó làm sao cũng không có tỉnh táo, mình nhắc: “Với tâm định tỉnh tôi sẽ thở vô, với tâm định tỉnh tôi sẽ thở ra”.

Mình nhắc một hơi thì mình nhìn lại mình thấy nó định tỉnh, nó sáng suốt ra. Đó. Rồi bây giờ trong cái hoàn cảnh của mình, nó có những cái đối tượng. Khi mình ngồi mình xếp chân lại để mình tu cái tâm không Tầm Tứ, Diệt Tầm Giữ Tứ đó, mà mình tu thì cái sự việc đó nó làm cho cái tâm của mình nó bận rộn, nó suy tư, nó lo lắng.

Thì bây giờ mình làm sao để cho nó hết suy tư lo lắng, để cho mình ngồi lại mình tu cho được? Nhiều khi nó có chuyện gì, rồi bắt đầu mình ngồi vô cái mình lo lắng, mình ngồi đó mình nhiếp tâm không được, nó cứ nghĩ ngợi cái này kia. Nhất là cái sợ hãi, nó làm cho mình không có yên tâm chút nào mà ngồi đó mà nhiếp tâm nổi hết.

(34:19) Cho nên vì vậy đó, mình phải nhắc cái tâm của mình “Với tâm giải thoát tôi sẽ thở vô, với tâm giải thoát tôi sẽ thở ra”. Thí dụ như vừa lúc nãy có một người chửi mắng mình, bây giờ mình ngồi lại nghe nó tức tối quá, mà nó không có được giải thoát như vậy, thì nó làm sao nó yên mà mình tu?

Cho nên mình phải dùng cái câu pháp hướng này. Nghĩa là nó đang giận hờn, tức bực ai đó, hay hoặc là nó đương thương, nhớ, hay lo lắng ai đó, hay hoặc mình có một người thân đang bệnh, mà giờ tâm nó cứ lo cho người thân, sợ uống thuốc không hết rồi chết đi, mình sẽ mất mẹ, mất cha mình đi, buồn quá!

Cho nên cái tâm nó làm cho mình bồn chồn, lo sợ đủ cách, thì mình ngay đó mình phải nhắc “Với tâm giải thoát tôi sẽ thở vô, với tâm giải thoát tôi sẽ thở ra”. Mình nhắc một hơi thì cái tâm nó bắt đầu nó an trú, nó không có còn sợ hãi, bồn chồn nữa, nó không còn lo lắng nữa.

Tùy theo mỗi cái đặc tướng, mỗi cái hoàn cảnh của mình nó xảy ra một cái gì, thì mình dùng cái câu pháp hướng đó để nhắc, để dẹp cái đó xuống đi, để đem lại cái sự bình tĩnh, định tỉnh cho cái thân tâm của mình.

Bởi vì cái tu tập này nó rất khéo léo. Cái tâm mình nó chưa được định tỉnh, mình ngồi lại thì nó chuyện này đến chuyện kia nó lăng xăng ở trong đầu, thì mình nhắc “Với tâm định tỉnh tôi sẽ thở vô, với tâm định tỉnh tôi sẽ thở ra”.

Rồi mình thở năm, ba hơi thở mình lại nhắc nó để cho nó định tỉnh. Cho nên nó định tỉnh được rồi, bắt đầu nó không còn rối nữa, ở trong đó nó không có loạn tưởng ở trong đó nữa.

Còn bây giờ cái hoàn cảnh của mình nó không giải thoát, mình ngồi lại thì tâm mình nó lăng xăng, lộn xộn, nó khó quá. Cho nên mình nhắc tâm mình phải giải thoát, làm cho nó giải thoát, cho nên nhắc riết một hơi cái nó xả những cái điều mà lăng xăng ở trong đầu nó, những cái lo lắng suy tư, những cái sợ hãi của nó.

Xả nó được rồi, bắt đầu chúng ta thấy mình an tịnh ở trong cái hơi thở. Cho nên lúc bấy giờ tâm của mình an tịnh, hay là thân của mình an tịnh, thì khi mình thấy nó an tịnh rồi, mình muốn kéo dài cái trạng thái đó ra thì mình nhắc “An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô, an tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra”.

(36:20) Chớ không phải các thầy nghĩ rằng, không phải là mình sắp xếp từ bài một cho đến bài hai như thế này, rồi mình mới tu tuần tự thứ tự như vậy. Không phải đâu. Ở đây nó lộn xộn đủ thứ. Tùy theo cái tâm của mình lúc bấy giờ nó ở trạng thái nào thì mình phải dùng cái câu pháp hướng đó nó ở trạng thái đó.

Hoặc là mình đang muốn được ở trạng thái đó, cái tâm ước muốn mình được an ở trong cái trạng thái đó. Mà cái trạng thái đó bây giờ nó đang buồn khổ, thì mình nhắc cái trạng thái mình ước muốn để cho nó hân hoan để cho nó vui vẻ đó. Thì mình nhắc một hơi, mình nương theo hơi thở một lúc, thì nó sẽ đạt được cái kết quả của cái pháp hướng.

Các thầy, các con nhớ được không? Nhớ như vậy, thì chúng ta mới biết rằng, ở đây không thể nào mà sắp thứ tự rằng chúng ta phải tu cái pháp bài thứ nhất, bài thứ hai, bài thứ ba đâu.

Mà ở đây những cái câu này nó tùy theo những trạng thái, khi bắt đầu từ cái chỗ “Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra”, tùy theo mọi cái hoàn cảnh mà chúng ta sử dụng câu đó trước, hay hoặc là câu kia sau, chớ không phải là có một thứ lớp.

(37:22) Còn nhất định là chúng ta mới đầu, chúng tu tập cái bài thứ nhất đó, về Định Niệm Hơi Thở, để mà chúng ta biết cái hơi thở, chánh niệm ở trong hơi thở dài, hơi thở ngắn của chúng ta.

Khi mà chúng ta nói dài trước, thì chúng ta biết rằng mình theo không có kịp, hơi mệt, cho nên vì vậy mình nên thở ngắn. Mình thở ngắn thì tức là nó vừa với sức của mình, thì mình hướng cái câu hướng đó, hoặc nhanh hơn, hoặc chậm hơn một chút, để cho nó vừa với cái đặc tướng hơi thở của mình.

Vì vậy mà cái bài tập thứ nhất thì các con sẽ đạt được những cái kết quả đầu tiên, tức là Diệt Tầm Giữ Tứ. Đó là cái Định Diệt Tâm Giữ Tứ

Bài tập thứ hai là tùy theo những cảm giác thân tâm của mình, mà có thể hướng tâm an tịnh trước, hoặc hướng tâm hỷ trước, hoặc hướng tâm lạc trước, hoặc hướng tâm cảm giác tâm hành trước, hay hoặc là thân hành trước. Tùy theo nó ở trạng thái nào thì chúng ta sử dụng cái pháp hướng đó ở cái trạng thái nấy.

Cho đến cái câu mà: “Với tâm giải thoát tôi sẽ thở vô, với tâm giải thoát tôi sẽ thở ra”, thì cái câu mà tâm giải thoát thở vô, thở ra này, thì rõ ràng là nó sẽ áp dụng đầu hay hoặc là áp dụng đuôi, tùy theo cái chỗ đó.

Bây giờ tới cuối cùng mình, “với tâm định tỉnh”, “với tâm hân hoan”, “với cảm giác về tâm”, rồi “cảm giác an tịnh tâm hành”, tất cả mọi cái, khi mà nó, cuối cùng, nó thấy được cái sự giải thoát của nó thì mình lại nhắc giải thoát. Nghĩa là ở trạng thái tâm nào thì chúng ta phải tu pháp hướng đó ở trạng thái tâm nấy.

6- BÀI TẬP HƠI THỞ THỨ BA: XẢ LY TÂM THAM, SÂN, SI

(38:49) Bây giờ tới cái phần số sáu này, thì chúng ta thấy rằng cái phần này là cái phần mà chúng ta tu tập để xả cái tâm, để ly cái tâm của mình, tham, sân, si. Mà nó cũng là cái phần để mà chuẩn bị cho cái sự thuần thục để mà thực hiện cái Định Vô Lậu làm cho tâm tham, sân, si của chúng ta sạch, và cũng là một cái pháp trợ giúp thêm cho cái Tứ Chánh Cần để thực hiện được các thiện pháp cho trọn vẹn.

Bây giờ ở đây câu thứ nhất của nó đó, cũng nương vào cái hơi thở mà tu tập cái pháp này: “Quán vô thường tôi sẽ thở vô, quán vô thường tôi sẽ thở ra”.

Tại sao vô thường? Vì đây là mình tu các pháp mà, các pháp đều vô thường, thân chúng ta vô thường, tâm chúng ta vô thường, thọ chúng ta vô thường, tất cả mọi cái đều vô thường.

Chúng ta đã hiểu như vậy cho nên chúng ta ở đây, chúng ta tu rất dễ dàng, là vì chúng ta chỉ cần “quán vô thường tôi sẽ thở vô, quán vô thường tôi sẽ thở ra”, đó.

Thì như vậy là rõ ràng là mình thấy vạn pháp đều là vô thường, không có một cái vật gì mà nó thường hằng hết mà nó phải thay đổi, thay đổi hết, bữa nay nó vầy, ngày mai nó khác.

Cái bàn này trước kia nó mới, bây giờ nó cũ, rồi nó gãy, nó sắp hư, thì đó gọi là vô thường. Cho nên thân này hồi nhỏ nó khác, bây giờ nó già nó yếu, nó không còn mạnh khỏe nữa, thì nó là vô thường. Cho nên mình chỉ cần nhắc “Quán vô thường tôi sẽ thở vô, quán vô thường tôi sẽ thở ra”.

Đó là cái pháp tu, tu để nhắc cho mình biết vạn pháp đều vô thường, để không khéo rồi mình thấy “A cái bàn này đẹp quá!”Nhưng nó đẹp có một thời gian của nó trong hiện tại này, chớ ngày mai ngày mốt nó sẽ cũ, cũ rồi nó sẽ bị mục nát đi, nó đâu có còn thường nữa. Cho nên do mình biết nó vô thường, vì vậy cái đẹp của nó nó không quyến rũ mình được, cho nên mình không tham nữa.

(40:46) Bây giờ mình biết rõ là cái tâm của mình còn tham, tham ăn, tham ngủ, còn tham ái, tức là còn thương, còn giận hờn, ghét cái người này người kia, cho nên nó còn tham. Vì vậy đó mình cũng nương vào cái hơi thở, cái Định Niệm Hơi Thở này, để mình tu để mình ly tham, mình xả nó ra, mình làm cho nó rời ra, nó không còn dính ở trong cái lòng ham muốn của mình nữa.

Đó cho nên ở đây thì Phật dạy “Quán ly tham tôi sẽ thở vô, quán ly tham tôi sẽ thở ra”. Nghĩa là mình hít vô đó, thì mình hướng tâm theo cái hơi thở vô của mình, thì mình nói “Quán ly tham tôi sẽ thở vô”, rồi bây giờ cái hơi thở mình đi ra nè, thì mình cũng nói:_“Quán ly tham tôi sẽ thở ra”_. Đó, nghĩa là mình ly cái lòng tham, sân, si của mình, thì tức là mình ly cái tham thì mình nhắc cái ly tham đó.

Thí dụ như bây giờ mình quán đoạn diệt cái tham của mình, làm cho nó đừng có tham muốn, đừng có này kia. Bây giờ mình ly rồi, nhưng mà nó chưa có lìa, tức là chưa có đoạn được nó. Cho nên mình bắt đầu mình sẽ tiếp tục nương vào cái hơi thở, mình tu một cái thời gian để ly cho được cái tham của mình.

Mà bây giờ tiếp tục thì mình thấy nó ly được nhiều rồi, thì do đó mình trên cái bước đường tu tập về Định Niệm Hơi Thở, thì mình lại quán thêm: “Quán đoạn diệt tham tôi sẽ thở vô, quán đoạn diệt tham tôi sẽ thở ra”.

(42:13) Nghĩa là mình đoạn diệt cái lòng tham của mình, để cho mình nương theo hơi thở là mình nhấn mạnh, để cho mình diệt nó đi, đừng để cái tâm của nó ở trong cái tâm của mình. Đó thì như vậy là cái lối của Đức Phật dùng cái pháp hướng rất nhiều để cho mình ly tham, đoạn diệt, để mình được giải thoát.

Rồi bây giờ đó, nếu mà đoạn diệt được thôi, mà nó không đoạn diệt được, mà nó cứ lầy nhầy hoài, thì mình biết rằng cái pháp hướng này nó chưa đúng cách nó, nó còn dai quá.

Mình ly, mình lìa ra rồi mà mình đoạn không có được. Nó cứ còn, thỉnh thoảng nó còn chen vô, nó còn tới lui, cho nên mình hướng tâm mình đoạn không được. Mình thay đổi liền, mình phải hướng như thế nào để cho đúng cách đây? Đúng cách đây để rồi từ đó mình mới đoạn diệt nó được.

Thì do đó mình phải: “Quán từ bỏ tham tôi sẽ thở vô, quán từ bỏ tham tôi sẽ thở ra”. Đó, thì thấy như vậy thì, bây giờ mình đoạn diệt nó không được, sao nó không dứt, cho nên mình từ bỏ nó trước đã.

Hồi nãy mình ly nó ra, rồi bây giờ mình từ nó ra đi, mình từ bỏ nó nữa đi. Ly nó mà nó không cái chịu ly cho thật ly đi, nó cứ còn bám bám theo mình hoài, bây giờ mình từ bỏ nó đi. Thì mình từ bỏ nó, thì mình nương vào hơi thở để mình hướng tâm mình nhắc, mình nhắc nó mình từ bỏ.

Vậy thì chúng ta sẽ thấy có một cái tâm tham, mà ở đây chúng ta đã tu ba cái giai đoạn: quán ly tham, rồi quán đoạn diệt, và quán từ bỏ. Phải không.

(43:38) Bây giờ tới cái sân. Cái tham rồi, thì bắt đầu mình có thể mình thêm chỗ tham, mình bỏ chữ tham mình thêm chữ sân: “Quán ly sân tôi sẽ thở vô, quán ly sân tôi sẽ thở ra”. Đó mình chỉ thêm, mình bỏ chữ tham đi mình thêm chữ sân vô, thì như vậy là làm cho mình không còn sân nữa chớ gì?

Rồi bắt đầu mình “Quán đoạn diệt sân tôi sẽ thở vô, quán đoạn diệt sân tôi sẽ thở ra”. Mình đoạn diệt cái sân đi, đừng cái để cho nó còn nữa. Nhưng mà mình thấy sao nó cũng còn, cho nên mình phải quán từ bỏ. Do đó mình “Quán từ bỏ sân tôi sẽ thở vô, quán từ bỏ tham (sân) tôi sẽ thở ra”.

Đó, thấy như vậy: tham, sân si. Tham sân thì mình đã tu tập rồi. Bây giờ trong cái si, si là cái vô minh, mà đây chữ si của Phật muốn nói ở đây là cái chỗ ham ngủ, si là thùy miên, vô ký, ham ngủ đó, hay là hôn trầm.

Cho nên chữ si chỗ này không phải là chữ minh và chữ vô minh đâu. Nếu mình nói vô minh thì mình phải có một cái sức định để mình vén được cái màn vô minh của nó.

Nhưng mà muốn vén được cái màn vô minh đó thì trước tiên mình đập cái hôn trầm, thùy miên, cái vô ký, phải đập sạch nó. Nó không còn ham ngủ nữa, nó không còn ngồi đó mà ngủ gục nữa, thì nó sẽ minh được, nó sẽ sáng suốt, nó có trí tuệ.

Muốn được như vậy thì mình phải nhắc “quán ly si”, ly si tức là ly cái buồn ngủ, hay hoặc là “quán lìa xa cái tâm ngủ tôi sẽ thở vô, quán lìa xa cái tâm ngủ tôi sẽ thở ra”. Mình lìa xa cái lòng ham ngủ của mình.

Đó thì như vậy, rõ ràng là mình lìa cái si. Bây giờ mình gồm lại, mà nếu mình dùng ngắn, thì “quán ly si”, “quán lìa cái si”, “quán ly si tôi sẽ thở vô, quán ly si tôi sẽ thở ra”, hay hoặc là tùy theo từng chỗ dùng chữ, “quán ly vô minh tôi sẽ thở vô, quán ly vô minh tôi sẽ thở ra”.

Chữ vô minh cũng là si, mà ngay chữ si thì mình cũng quán được, mà ngay chữ ngủ, hôn trầm, “quán ly hôn trầm tôi sẽ thở vô, quán ly hôn trầm tôi sẽ thở ra”, hay hoặc là “quán ly thùy miên tôi sẽ thở vô, quán ly thùy miên tôi sẽ thở ra”.

7- TUỲ THEO ĐẶC TƯỚNG MÀ THIỆN XẢO THAY ĐỔI CÂU PHÁP HƯỚNG

(46:01) Đó, thì mình chỉ có thay đổi những cái chữ đó mình dùng. Thì mình bị cái bệnh nào, bệnh tham của mình thì mình quán ly tham, đoạn diệt tham, từ bỏ tham. Mà nếu mình hay sân, chuyện gì nó cũng dễ sân thì mình lại dùng câu này nương vào hơi thở để nhắc, để lìa cái sân của mình.

Tùy theo mọi cái đặc tướng, có nhiều người tham nhiều mà sân ít, có nhiều người sân nhiều mà tham không có, có nhiều người thì ham ngủ nhiều mà sân cũng không có, mà tham cũng không có mà ham ngủ.

Cho nên tất cả những cái này, do tùy theo những cái đặc tướng, mà chúng ta có ba cái: hành tướng, nhân tướng và đặc tướng. Do cái đặc tướng này mà chúng ta phải quán. Vì cái đặc tướng nào thì chúng ta đặt cái niệm đó ngay ở chỗ đó, mà chúng ta quán ly nó, đoạn diệt nó, và từ bỏ nó.

Đó, hôm nay về cái Định Niệm Hơi Thở là cái mục đích của nó để giúp cho chúng ta ly tham, ly sân, ly si, mà nó đã ly tham, đoạn diệt sân, và từ bỏ sân, thì nó trợ duyên cho Tứ Chánh Cần, nó giúp cho Tứ Chánh Cần toàn ở trong thiện pháp.

Nó trợ giúp, mà không trợ giúp trực tiếp, mà đây là cái sự trợ giúp gián tiếp của cái Định Niệm Hơi Thở. Còn cái Định Niệm Hơi Thở mà Chánh Niệm Tỉnh Giác, nó trực tiếp để ngăn chặn các pháp ác không sanh.

Đó các thầy thấy pháp gián tiếp, rồi cái pháp trực tiếp, thì mỗi một cái pháp nào nó cũng có cái sự trợ giúp ở trong đó. Nhất là cái Định Niệm Hơi Thở thì nó trợ giúp, nhưng mà trợ giúp bằng trực tiếp và trợ giúp bằng gián tiếp. Thì ở chỗ mà quán từ bỏ tham, sân, si này nó là cái gián tiếp.

HẾT BĂNG