GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 60 - 42 BÀI KỆ TÊ NGƯU MỘT SỪNG 02
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
(00:00) Bây giờ Thầy đọc lại bài kệ thứ 18 để quý thầy và các con nghe rồi suy ngẫm cho kỹ. Bài kệ thứ 18:
Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Mũi tên, là tật bệnh,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Do các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Cái bài kệ này Đức Phật xem các pháp dục của thế gian mà được trưởng dưỡng thì nó như cái mũi tên mà đâm vào tim của chúng ta, nó là những cái sự sợ hãi cho ta, nó là những cái sự nguy hiểm và những cái sự tai họa cho ta chớ không phải…
Chúng ta xem dục, các cái lòng ham muốn của chúng ta như là cái mụt nhọt, như là cái tai họa, như là cái bệnh tật, như là cái mũi tên đâm vào tim của chúng ta. Cho nên cái sự nguy hiểm, cái sự sợ hãi này, đối với các dục trưởng dưỡng này chúng ta phải sợ hãi.
Vì nếu mà chúng ta không sống độc cư, không sống một mình được thì các dục này nó sẽ bị nuôi lớn. Đó cho nên cái bài kệ thứ 17 thì Đức Phật xác định rằng muốn ly dục, ly ác pháp thì chúng ta hãy sống riêng một mình.
Và Đức Phật lại sợ chúng ta chưa thấy cái sự nguy hiểm của các dục cho nên cái bài kệ thứ 18 thì Phật cho chúng ta biết thêm các dục nó như là cái mụt nhọt. Cái mụt nhọt có nghĩa là nó đau, nó nhức, nó khổ sở lắm.
Nó là cái tai họa - các dục nó là cái tai họa, nó sẽ đem đến cho chúng ta những cái khổ, cái lòng ham muốn của chúng ta nó sẽ đem đến chúng ta cái khổ. Nó giống như cái mũi tên nó đâm suốt vào con tim của chúng ta, nó làm chúng ta đau đớn lắm.
Là bệnh tật - nó là tật bệnh, nghĩa là luôn luôn nó đem đến cái sự đau khổ. Nó là cái sự sợ hãi - các dục đó nó làm chúng ta sợ hãi cái này, sợ hãi cái khác. Nó là cái sự nguy hiểm nhất cuộc đời của chúng ta.
Đó, cho nên nó là cái nguyên nhân đau khổ như ở trong Tứ Diệu Đế đó, cái Tập Đế là cái nguyên nhân đau khổ là cái dục, là cái lòng ham muốn của chúng ta.
Như vậy thì muốn khắc phục được cái lòng ham muốn này, muốn ức chế được cái lòng ham muốn này chỉ duy nhất chúng ta phải sống riêng một mình. Mà nếu không sống riêng một mình thì không bao giờ mà chúng ta hàng phục được cái tâm dục này, cái lòng ham muốn này. Cho nên cố gắng mà sống riêng được một mình thì chúng ta mới ly được dục, mới ly được ác pháp.
Đó là những cái bài kệ để xác định cho chúng ta muốn nhập được cái Sơ Thiền là ly dục ly ác pháp mới nhập Sơ Thiền. Mà muốn sống được ly dục ly ác pháp phải sống độc cư, phải sống riêng rẽ, phải sống một mình thì mới có ly dục được.
Đó, hai cái bài kệ này nó có một cái giá trị rất lớn cho chúng ta tu tập thiền định của đạo Phật. Nếu chúng ta sống không đúng thì chúng ta không bao giờ thực hiện được con đường thiền định này. Mà chúng ta sống đúng thì tức là chúng ta sẽ thực hiện được con đường thiền định.
(03:05) Đó, mà sống độc cư không có nghĩa là chúng ta giam mình ở trong một cái thất gọi là nhập thất rồi nỗ lực tu cái này cái kia đâu. Chúng ta sống ở trong đó, độc cư một mình mà chúng ta sống biết cách sống chớ không phải là không biết cách sống.
Sống biết cách cho nên cái tâm chúng ta nó cởi mở, nó vui, nó thích thú, nó âm thầm, nó lặng lẽ mà nó có một cái niềm hân hoan của cái sự ly dục, ly bất thiện pháp.
Cho nên Phật nói ly dục, ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc. Do cái ly dục đó, do cái sống độc cư đó mà ly được cái dục rồi thì nó đem đến cho chúng ta một cái sự an lạc, cái sự hạnh phúc vô cùng, cái sự thích thú mà liên tục, không có phút nào ngừng nghỉ được cái sự an lạc đó, cái sự hỷ lạc đó.
Đó thì cái bài kệ thứ 18 này Đức Phật nhắc các dục nó như là cái mụt nhọt, cái mụt đau đớn, nó là cái tai họa, nó là cái mũi tên độc, nó là cái bệnh tật, nó là cái niềm sợ hãi của chúng ta, và nó cũng là cái sự nguy hiểm nhất cho cái đời sống của con người, của tất cả con người ở trên cái thế gian này.
Nhưng người ta không biết, người ta chạy theo nó để người ta nuôi cái dục, trưởng dưỡng càng ngày càng lớn thì cái sự đau khổ của họ càng nhiều. Cho nên chúng ta quyết định là ly nó. Quyết định ly nó thì phải ly bằng cách nào? Tức là chúng ta phải sống độc cư, phải sống riêng một mình. Mà sống riêng một mình thì mới có ly được nó.
Đó hai bài kệ Đức Phật xác định cho chúng ta thấy rằng muốn sống độc cư đó là cái cách thức mà chúng ta sống để mà chúng ta ly dục ly ác pháp đó.
Đó thì từ hai cái bài kệ này chúng ta thấy rất rõ là cái lối tu tập của chúng ta mà Thầy thường nhắc cho quý thầy cũng như các con nghe: Bí quyết thành công của thiền định là phải sống độc cư. Phải không? Thầy đã nhắc từ lâu mà, đâu phải mới đây.
Cho nên không sống độc cư làm sao ly dục ly ác pháp được mà gọi là thiền định? Cho nên mọi người người ta chổng khu người ta ngồi thiền, nhập định, hít thở, nào sổ tức, tùy tức, nào là tịnh chỉ, nào là thiền Minh Sát Tuệ, nào là thiền công án, nào là thiền Tổ Sư Thiền, nào là biết vọng liền buông, nào là chẳng niệm thiện niệm ác, nào là ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm… người ta nói đủ loại thiền.
Người ta nói ly cái này, ly cái kia, ly cái nọ nhưng cuối cùng thì người ta không thấy được cái mấu chốt, cái bí quyết của cái sự thành công của thiền định.
Mà cái bí quyết của sự thành công của thiền định đâu có gì khó hơn là chúng ta sống độc cư, sống một mình, sống có pháp tu hành, có cách thức tu tập, có cách thức rèn luyện, có giới luật để phòng hộ sáu căn, có cách thức để mà tạo tu tập. Cho nên độc cư mà chúng ta thấy chúng ta sống một mình mà chúng ta sống rất là an ổn, rất là giải thoát, rất là yên vui.
Chớ đâu phải sống không có pháp? Chúng ta sống có cách thức, có đủ cách để mà chúng ta tu hành giải thoát mà!
Đó, thì như vậy là quý thầy đã thấy rõ được cái con đường tu tập của đạo Phật, đâu có gì mà Đức Phật giấu diếm chúng ta đâu?
Chính những cái bí quyết đó mà Đức Phật đã nói lên những cái bài kệ khuyên lơn chúng ta bằng cách này bằng cách khác để chúng ta thực hiện được cái hạnh độc cư mà chúng ta ly, lìa xa tất cả mọi cái dục của thế gian, mọi cái cám dỗ của thế gian, mọi cái ràng buộc của chúng ta làm cho chúng ta không có thực hiện được con đường giải thoát, tu tập được con đường giải thoát.
Cho nên cái hạnh độc cư là cái bí quyết mà thành công trong cái con đường của đạo Phật. Nhưng phải hiểu hai chữ độc cư, đừng có hiểu nó bằng một cách cạn cợt mà hiểu nó một cách rộng rãi và sâu xa, qua 42 cái bài kệ này rất là cụ thể và rõ ràng để chúng ta biết được cái hạnh độc cư cao quý và tuyệt vời của con đường tu theo đạo Phật.
(06:55) Bây giờ Thầy giảng tiếp. Thầy sẽ đọc cái bài kệ thứ 18:
Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Mũi tên, là tật bệnh,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Do các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Ở đây Đức Phật xem các cái dục, xem các cái lòng ham muốn của mình nó như là cái mụt nhọt đang mưng mủ, đang đau nhức, đang làm khổ sở mình, và xem nó là những cái tai họa, các cái dục mà trưởng dưỡng, nuôi nó lớn mà chạy theo nó đó.
Như bây giờ mà chúng ta thấy sống ở trong thất của mình có một mình mình, sống riêng một mình nó buồn bã này kia, đó là cái dục, nó muốn cho chúng ta bỏ để mà phá độc cư, để bỏ ra đi đó, hay hoặc là đi đây đi đó để mà cho vui đó, nó tìm bằng cách này bằng cách khác, đó là cái dục nó trưởng dưỡng.
Thí dụ như nó sanh ra những cái bệnh tật hay cái này cái nọ kia là cái mục đích của nó làm cho mất độc cư, mà tâm chúng ta bị dao động theo những cái trạng thái của cái thân nghiệp, nó bệnh sơ sài, nó bệnh thường thôi mà chúng ta quá là quan trọng, coi quá quan trọng, tâm chúng ta bị dao động, xem như là chúng ta không có tu hành được, làm cho chúng ta trở ngại như vậy để mà phá hạnh độc cư.
Mà khi chúng ta không thấy những cái dục mà nó đã tạo ra những cái cách sợ hãi, cách dao động tâm để làm chúng ta không có còn cô đơn nữa, làm chúng ta vui theo thế gian, trưởng dưỡng theo cái lòng vui của thế gian, thì lúc bấy giờ đó chúng ta không thấy nó là cái tai họa, nó không phải là một cái mũi tên độc đâm xuyên vào cái quả tim của chúng ta, xuyên vào thân của chúng ta.
Cho nên phải xem cái lòng ham muốn của chúng ta nó là cái tật bệnh muôn đời của con người. Vì thế mà chúng ta phải sợ hãi, sợ hãi nó, sợ hãi cái lòng ham muốn của nó. Nó đi qua góc độ này nó đi qua góc độ khác để nó phá cái hạnh độc cư của chúng ta, cái hạnh mà có thể chúng ta ly dục ly ác pháp được.
(09:17) Nếu mà chúng ta không giữ trọn được cái hạnh độc cư thì khó mà có thể chúng ta đạt được cái kết quả mà chúng ta sẽ thực hiện được cái sự giải thoát bằng cái hạnh độc cư.
Cho nên nếu mà chúng ta thấy nó là sự nguy hiểm, thấy các cái lòng ham muốn của chúng ta nó nuôi lớn, trưởng dưỡng, nuôi lớn nó lên, thì đó là nó nguy hiểm, rất là nguy hiểm, thì chúng ta thấy được nguy hiểm thì chúng ta ngăn chặn liền, quyết tâm ôm chặt, sống hạnh độc cư, hoàn toàn là sống một mình để chúng ta thực hiện cho được cái sự giải thoát.
Mà sự giải thoát này là cái gì? Là cái ly dục ly ác pháp, lìa ra, xa nó lìa ra. Mà lìa ra được thì tức là phải sống một mình, sống trầm lặng. Còn nếu mà chúng ta lìa xa nó không được thì chúng ta khó mà sống, khó mà đạt được cái đạo giải thoát của đạo Phật. Bởi vì sống không được độc cư thì không thể nào mà tu hành cái gì được cả hết.
Cho nên qua cái bài kệ 18 này thì Đức Phật nhắc nhở chúng ta phải xem như các cái dục, các cái lòng ham muốn của chúng ta nó như là cái mụt nhọt, nó đau nhức, nó khổ sở, nó là cái tai họa mang đến cho chúng ta nhiều cái sự đau khổ, nó là mũi tên đâm suốt qua thân ta, nó là tật bệnh, nó đem đến cho chúng ta nhiều cái đau khổ, cho nên xem nó là cái tật bệnh.
Nghĩa là khi mà thân tâm chúng ta nhức mỏi, đau chỗ này, đau chỗ kia thì nó cũng làm cho chúng ta dao động và trưởng dưỡng cái dục của nó. Nó chạy đầu này chạy đầu kia đi xem bác sĩ hay hoặc là đi thầy này thầy kia đều là phá hạnh độc cư của chúng ta tất cả hết.
Cho nên Đức Phật nói trước cái thọ chúng ta đừng có dao động tâm, mà hãy xem như chúng ta đã chết đi rồi, chúng ta quyết tâm, quyết tử chúng ta ôm chặt thì chắc chắn những cái nghiệp của chúng ta nó không phải là đến lúc này mà nó chết đâu, chưa phải lúc mà nó chết thì nó sẽ thua chúng ta và nó sẽ bại trận, vì vậy mà chúng ta sẽ giữ gìn trọn vẹn cái hạnh độc cư.
Cho nên cái người tu hành người ta rất sợ hãi các cái đối tượng dục, trong đó có cái thọ nó câu hữu với các cái khác mà nó làm chúng ta mất cái hạnh sống riêng một mình, mất cái hạnh độc cư.
Cho nên ở đây quý thầy và các con phải thông suốt được cái lý của những cái cuộc sống của chúng ta hằng ngày trên cái bước đường tu tập để chúng ta giữ cho trọn vẹn cái độc cư thì chúng ta mới có thể mang đến những cái kết quả của cái sự tu tập. Còn nếu mà không có thực hiện được như vậy đó thì khó mà chúng ta thành tựu được cái hạnh độc cư.
(12:17) Cho nên cái bài kệ 18 này Đức Phật bảo chúng ta phải xem nó rất là nguy hiểm, phải xem nó là tai họa, phải xem nó là bệnh tật, phải xem nó là mũi tên độc, luôn lúc nào tâm chúng ta phải sợ hãi nó, xem nó như là cái mụt nhọt đau, hành, làm cho chúng ta đau nhức từng phút từng giây, thì chúng ta mới có sống được cái hạnh độc cư. Còn nếu không thì khó mà chúng ta sống được cái hạnh độc cư.
Thì nhớ Thầy đọc lại cái bài kệ này để cho quý thầy suy ngẫm lời của Phật dạy, xem các dục trưởng dưỡng của chúng ta, cái lòng ham muốn của chúng ta rất là nguy hiểm.
Nó làm cho chúng ta sống không có trọn vẹn được cái hạnh độc cư, nó làm chúng ta sống không có trọn vẹn được cái tâm hợp nhất, nó làm cho cái tâm chúng ta bị phân tán, chia ra, khó mà thực hiện con đường Bốn Thiền Định của Phật.
Đây Thầy đọc lại cho quý thầy nghe một lần nữa:
Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Mũi tên, là tật bệnh,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Do các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Nghĩa là chúng ta hãy sống một mình, đừng có sợ hãi đối với các dục, đối với bệnh tật, đối với tai họa, đối với cái mụt nhọt đang mưng mủ, đang nhức nhối, đang khổ sở, chúng ta đừng có dao động mà hãy sống một mình, đừng có nương tựa vào ai hết, đừng có nương tựa vào một cái sự kiện nào hết để cho chúng ta được sống độc cư, thực hiện được sự giải thoát, chấm dứt được sự tái sanh luân hồi.
Đó là bài kệ thứ 18.
(14:02) Đây, bây giờ Thầy sẽ đọc tiếp bài kệ thứ 19:
Lạnh lẽo và nóng bức,
Đói bụng và khát nước,
Gió thổi, nóng mặt trời,
Muỗi lằn và rắn rết,
Tất cả xúc chạm này,
Chịu đựng hãy vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó, bây giờ Đức Phật nói về thời tiết, rồi nói về cái sự không có cơm ăn, không có nước uống, rồi nói về cái sự gió thổi ầm ầm, nói về cái nóng bức của mặt trời, rồi muỗi lằn, rồi rắn rết, tất cả những cái loài súc vật dữ, độc, tất cả những cái sự xúc chạm này nó làm cho tâm chúng ta sợ hãi, làm cho tâm chúng ta dao động, khó mà sống một mình được.
Đây Đức Phật đầu tiên nói cho chúng ta thấy rõ ràng: Sự lạnh lẽo và sự nóng bức cũng làm cho chúng ta không thể nào mà sống độc cư được, chúng ta phải chạy đi tìm cái này, tìm cái nọ cái kia để rồi bị dao động tâm.
Rồi đói bụng, rồi khát nước nó cũng đều làm cho chúng ta có cái sự dao động mà không sống được hạnh độc cư. Ở cái chỗ gió thổi dữ tợn ầm ầm, mặt trời thì nóng gay gắt, chịu không nổi thì đó là những cái mà khiến cho ta không thể nào sống một mình được, sống độc cư được.
Muỗi lằn và rắn rít cũng là những cái loài làm cho chúng ta sợ hãi mà chúng ta không dám sống một mình mà phải đi tìm sống với người này hoặc người kia để đừng có sợ hãi.
Thì tất cả những cái này nó cũng đều làm cho chúng ta mất cái sự độc cư.
Bởi vì những cái sự xúc chạm như xúc chạm lạnh lẽo nè, nóng bức nè, đói bụng nè, khát nước nè, gió thổi ầm ầm nè, mặt trời nóng nè, muỗi lằn, rắn rít, trước mặt chúng ta thấy những cái loài vật hung dữ này chúng ta quá sợ hãi, cho nên không thể nào mà sống một mình.
(16:15) Ở đây Đức Phật nói :
Tất cả xúc chạm này,
Chịu đựng hãy vượt qua,
Chúng ta phải cố gắng mà chịu đựng để vượt qua những cái khó khăn này để sống một mình cho được.
Như con tê ngưu một sừng!
Đó thì ở cái bài kệ này Đức Phật đem lại cho chúng ta thấy những cái thời tiết rồi cái sự đói khát, rồi những cái sự rắn rít độc đem đến cho chúng ta có những cái bệnh tật, những cái này cái kia, làm cho chúng ta có những cái sự sợ hãi mà không thể nào sống độc cư được.
Muốn được vậy thì chúng ta phải gan dạ, phải đủ nghị lực, phải chiến đấu lại trước cái nghịch cảnh đó, trước cái thời tiết lạnh lẽo và nóng bức. Cho nên chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu tận cùng để chúng ta vượt qua, vượt qua cho được, nhất định là chúng ta phải sống cho được độc cư.
Vì tất cả những này đều là những cái môi trường, cái đối tượng tạo cho cái tâm sợ hãi của chúng ta để mà nuôi lớn cái tâm dục của chúng ta.
Cái tâm, cái lòng ham muốn của chúng ta muốn gì? Muốn đừng có lạnh lẽo nè, muốn đừng có nóng bức nè, muốn đừng có đói bụng nè, muốn đừng có khát nước nè, muốn đừng có gió thổi ầm ầm dữ tợn nè, muốn cái chỗ nào mà nó không có sợ nè, muốn cho mặt trời không có nóng bức, nực nội nè, muốn cho ở chỗ đó không có rắn rít, không có những cái loài thú vật độc nè.
Chúng ta muốn tất cả những cái đó để chúng ta được yên ổn tu hành chớ gì? Nhưng sự thật ra khi mà cái muốn này để mà tránh né nó thì chúng ta khó mà có thể độc cư được, khó có thể sống một mình được.
Vì cái tâm dao động, cái tâm sợ hãi này là cái tâm không thể nào sống riêng một mình được. Nó phải tìm có bạn có bè, có người này người kia, vì chính những cái đối tượng này, cái hoàn cảnh này, cái thời tiết này nó làm cho chúng ta sợ hãi, làm chúng ta phải đi tìm có những người sống để nương tựa với nhau, bên nhau.
Cho nên cái người mà sống một mình là cái người phải đầy đủ nghị lực, gan dạ. Hầu hết là con người cái tâm hồn đều là sợ hãi, cho nên họ phải tập trung nhau để thành những cái bộ lạc, thành những xóm, cái ấp, cái làng để sống nương tựa vào nhau, có người này người kia họ không có sợ.
(18:41) Do chỗ đó đó mà con người không còn có cái sự tự do nữa, không còn có cái sự sống riêng một mình nữa được. Vì thế mà nó mới sống tập thể với nhau, sống chung nhau thì nó có sự trộm cắp, tham lam, đánh lộn, chửi lộn, mắng lộn, nó tạo ra muôn vàn cái thứ đau khổ.
Còn một người mà sống một mình ở trong rừng, trong núi trong non, không có ai hết thì làm sao có mắng lộn, có chửi lộn, mà có lấy của ai đâu?
Còn sống gần bên nhau, nương tựa với nhau để (đỡ) sợ hãi những cái sự thời tiết hay hoặc là thú dữ, hay hoặc là đói khát, hoặc là ruồi lằn, hoặc là những cái bệnh tật này bệnh tật kia xảy ra, một mình thì sợ chết cho nên vì vậy mà phải sống gần nhiều người, có người này người kia để khi tối lửa tắt đèn thì có nhau, nhưng trái lại, nó lại đưa chúng ta đi đến những cái khổ đau, cái khổ đau vô cùng là có nhiều người xảy ra nhiều thứ chuyện: trộm cắp giựt, mắng chửi, đánh lộn đánh lạo đủ thứ.
Do có cái xã hội, có cái tập thể rồi có cái xã hội, có một nước non thì phải có một cái luật, cho nên người ta mới có thể giữ gìn trật tự an ninh được. Còn nếu mà không có pháp luật, không có cái giữ gìn an ninh trật tự thì người này giết người kia, người kia giết người nọ vì cướp của, giật của với nhau, thì ai mà cư xử cho được?
Cho nên đất nước phải có vua chúa, phải có chính phủ, phải có công an, cảnh sát để mà giữ gìn trật tự an ninh. Vì đối với cái tập thể này để không khéo nó sẽ chà đạp lên nhau và làm cho nhiều cái đau khổ.
Trái lại, một người tu chúng ta sống riêng rẻ một mình, sống độc cư, cho nên chúng ta thoát ra khỏi được cái cảnh gần gũi với mọi người. Mà gần gũi với mọi người thì chúng ta biết rõ mà, đâu có một cái gì mà an ổn được? Người thì ý vầy kẻ thì ý khác, nó mọi mặt đưa đến chúng ta rất là khổ sở.
Nhưng mà vì chúng ta là một người không có nghị lực, không có gan dạ, không có bền chí, cho nên chúng ta trước những cái thời tiết lạnh lẽo, nóng bức, trước những thú vật hung dữ, trước những cái đói bụng, đói khát rồi chúng ta không có thể nào mà làm chủ được mình.
Do vì vậy đó mà chúng ta phải sống tìm lại, nương tựa với nhau, sống có tập thể với nhau để không có sợ hãi trước những cái thời tiết, trước những cái thú dữ, trước những cái bệnh tật, tai họa đem đến cho chúng ta thình lình khi mà sống một mình.
(21:19) Đó thì cái bài kệ thứ 19 thì Đức Phật nêu lên để chúng ta thấy được cái thời tiết nè, rồi cái sự đói khát nè, rồi cái sự gió bão nè, rồi cái nóng bức của mặt trời nè, rồi cái muỗi lằn nè, rắn độc nè, rít nè, tất cả những cái loài thú dữ nè.
Đó là những cái điều mà Đức Phật nêu lên để thấy rằng nếu mà chúng ta không có gan dạ, không có cái bền chí, không có cái nghị lực thì chắc chắn là chúng ta sẽ không sống độc cư được. Mà không sống độc cư được thì chúng ta khó mà ly dục ly ác pháp. Mà khó ly dục ly ác pháp thì không bao giờ mà có thể giải thoát được sanh tử luân hồi.
Đó cho nên ở đây phải thấy là cái dục nó tùy theo những cái hoàn cảnh, những cái thời tiết, những cái đối tượng mà nó khởi lên những cái lòng trưởng dưỡng, cái lòng dục của chúng ta. Trước những cái sợ hãi, lo lắng cũng do cái lòng ham muốn của chúng ta muốn gì? Muốn sống, sợ chết.
Do cái sự muốn sống sợ chết này nó trước những cái tai họa, cái khó chịu, cái sợ những vật mà độc, hung dữ thì làm chúng ta sợ hãi, từ đó chúng ta không dám sống một mình, do vì vậy mà chúng ta chạy theo cái sự sợ hãi đó mà chúng ta sống với tập thể. Mà sống trong tập thể thì chúng ta làm sao mà giải thoát được cái tâm ly dục ly ác pháp này?
Đó là cái bài kệ thứ 19.
Cho nên một cái người nào mà tu theo đạo Phật thì phải có nghị lực, phải có gan dạ, chịu đựng thì nó sẽ vượt qua tất cả những cái khó khăn này. Và khi vượt qua những cái khó khăn này thì chúng ta sống riêng một mình như con tê ngưu một sừng.
Bây giờ Thầy đọc lại cái bài kệ thứ 19 để các thầy và các con chiêm nghiệm lại lời của Phật dạy ở trong cái bài kệ này:
Lạnh lẽo và nóng bức,
Đói bụng và khát nước,
Gió thổi, nóng mặt trời,
Muỗi lằn và rắn rết,
Tất cả xúc chạm này,
Chịu đựng hãy vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
(23:38) Bây giờ Thầy sẽ giảng tiếp cái bài kệ thứ 20 để thấy Đức Phật khuyên chúng ta giữ gìn cái hạnh độc cư như thế nào. Thầy xin đọc cái bài kệ thứ 20:
Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thú
Sống tại chỗ rừng núi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đây, bây giờ Đức Phật khuyên chúng ta:
Như một con voi to lớn,
Nghĩa là chúng ta như một con voi to lớn, chúng ta chẳng có sợ gì. Một người tu theo đạo Phật mà không xem mình to lớn thì không bao giờ mà có thực hiện được con đường này, mà phải xem mình là cái người vĩ đại, cái người to lớn, thì vượt qua tất cả những cái khó khăn, những cái sự ràng buộc để thực hiện được cái hạnh độc cư, cái sự sống một mình. Cho nên Đức Phật ví mình như là một con voi to lớn.
Từ bỏ cả bầy đàn,
Nghĩa là chúng ta lìa khỏi cái xã hội loài người, lìa khỏi mọi người, lìa khỏi những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta không sợ hãi, chúng ta đầy đủ những nghị lực chiến đấu lại, sống một mình mình để chúng ta thực hiện được độc cư.
Đó cho nên:
Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Đó, thân thể chúng ta mà được sanh ra như vậy thì chúng ta phải thực hiện cái sự to lớn của nó, mà trong sạch của nó như một cái hoa sen, chẳng có sợ một cái gì cả hết.
Ở đây Phật ví:
Thân thể được sanh ra,
To lớn như hoa sen
Nghĩa là thân thể của chúng ta được sanh ra làm người thì chúng ta phải biết nó, phải tạo nó, cho nó thoát ly ra được, sống độc cư được để cho nó thoát ly, nó ly dục ly ác pháp, nó thoát ly ra cái bầy đàn, cái tập thể của nó, để cho nó to lớn và nó thanh tịnh, trong sạch như hoa sen.
Còn nếu mà nó sống ở trong cái tập thể, cái xã hội, thì cái xã hội là cái xã hội ô nhiễm, cái xã hội dục lạc, cái xã hội độc ác, cái xã hội ác pháp thì không thể nào là như cái hoa sen được.
Cho nên từ ở trong những cái bùn nhơ, cũng như chúng ta đang sống ở trong một cái xã hội đầy bao nhiêu sự dẫy đầy bất công, bao nhiêu sự đau khổ, bao nhiêu ác pháp ở trong đó, thế mà chúng ta vượt ra sống độc cư một mình thì đó là “tợ như hoa sen”.
(26:16) Thân thể chúng ta sanh ra trong một cái tập thể nhưng chúng ta vượt ra cái tập thể ô nhiễm, cái tập thể uế trượt, cái tập thể ác độc, cái tập thể ác pháp, thì lúc bấy giờ chúng ta như là một cái hoa sen vượt lên trên mặt nước, vượt lên trên bùn hôi thúi của nó.
Đó. Vì khi mà vượt ra được như vậy đó thì chúng ta mới sống cái hạnh độc cư. Mà sống cái hạnh độc cư thì chúng ta nỗ lực thực hiện con đường tu tập các pháp môn Phật đã dạy tu tập, thì đó là:
Tùy theo sự thích thú
Bấy giờ mình muốn, trên cái muốn của mình là muốn giải thoát, cho nên mình tùy theo cái sự tu tập của mình nó tạo cho mình có những cái an lạc, vui thú của cái sự độc cư.
Còn nếu mà chúng ta tìm không thấy được cái sự an lạc, vui thú trong hạnh độc cư thì khó mà chúng ta ly dục ly ác pháp, chúng ta trở về cái dục lạc của thế gian.
Sống tại chỗ rừng núi.
Nghĩa là chúng ta sống ở chỗ nào yên ổn, độc cư một mình, không có sống ở trong cái thành phố hay hoặc thành thị hay cái làng, cái xã, cái ấp, có nhiều người như vậy là không có đúng cái hạnh độc cư, không có sống đúng cái hạnh độc cư.
Mà muốn sống đúng cái hạnh độc cư thì như một con voi sống ở tại một cái chỗ rừng núi xa vắng nào đó, rồi tùy theo các pháp mà nỗ lực tu hành thì nó đem lại cái sự trầm lặng, cái sự an vui, cái sự ly hỷ, ly các cái trạng thái dục, ly các ác pháp được rồi thì nó có cái hỷ lạc do cái sự ly dục này mà nó sanh ra, làm chúng ta thấy thích thú, an lạc trong cái độc cư của chúng ta.
Cho nên ở đây Phật khuyên chúng ta thì:
Hãy sống riêng một mình,
Như Tê ngưu một sừng!
Đây Thầy xin nhắc lại cái bài kệ 20:
Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Đó, thì cũng như chúng ta từ bỏ cái xã hội của chúng ta, xã hội loài người ô nhiễm, uế trược, hung dữ, hung ác.
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Thân thể của chúng ta được sanh ra ở trong cái nhân quả đầy những cái ác trược, đầy những cái hôi thúi, đầy những cái bẩn thỉu mà chúng ta vượt ra cho được thì như là một cái hoa sen to lớn, rất là thanh tịnh.
Rồi tùy ở nơi trong rừng yên lặng, nơi cái chỗ mà độc cư một mình đó, tùy theo những cái sở thích của chúng ta mà chúng ta thực hiện con đường tu tập.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó thì quý thầy đã thấy, các con đã thấy được cái lời Đức Phật dạy ở trong cái bài kệ 20 này: Chúng ta vượt ra khỏi bầy đàn, tức là chúng ta vượt ra khỏi xã hội, của sự trói buộc của gia đình, của xã hội, của mọi người để chúng ta thực hiện cái sự sống độc cư, cái sự sống riêng một mình để chúng ta thực hiện con đường giải thoát của đạo Phật ly dục ly ác pháp.
Đó là cái bài kệ 20.
(29:13) Cái bài kệ 21, Thầy xin đọc cái bài kệ 21:
Ai ưa thích hội chúng,
Người ấy khó tu hành,
Làm sao chứng Niết Bàn,
Giải trừ các cảm thọ,
Cân nhắc lời giảng dạy,
Từ bỏ nơi đông đảo.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó, bài 21 này Đức Phật xác định rất rõ ràng để cho thấy cái người mà tu theo đạo Phật phải thực hiện cho bằng được cái hạnh độc cư. Nếu mà cái người ưa thích vui ở trong những các hội chúng, sống ở trong cái tập thể của xã hội có nhiều người thì người ấy khó mà tu hành theo con đường của Phật. Đức Phật đã xác định như vậy mà!
Đây Thầy đọc hai câu kệ đầu:
Ai ưa thích hội chúng,
Tức là hội họp, thích coi hát, thích chơi, thích bạn bè, thích này kia, thích nói chuyện này chuyện kia với người này người nọ kia.
Người ấy khó tu hành,
Người ấy không tu hành được. Nói khó có nghĩa là tu không có được.
Cho nên cái người mà thích sống một mình, thích trầm lặng thì cái người tu được. Mà cái người thích vui, thích hội chúng, thích hội họp, thích đi chơi chỗ này chỗ kia, ngồi tu vài bữa thích đi chỗ này chỗ kia cho nó thoải mái, cái người đó tu không được. Phải nói rằng cái người đó không có duyên tu theo đạo Phật.
Cho nên khi mà chúng ta biết được cái tâm trạng chúng ta mà thích thú vui chơi như vậy thì chúng ta đừng có theo đạo Phật mà tu, vì chúng ta có tu cũng chẳng tới đâu hết, mất thì giờ vô ích, bỏ cuộc đời chúng ta cũng chẳng ra gì hết.
Cho nên người mà thích vui là cái người thích hội họp, thích nói chuyện, thích đi chỗ này chỗ kia thì những người đó là cái người không thể theo con đường của đạo Phật được.
Cho nên Đức Phật xác định:
Làm sao chứng Niết Bàn,
Giải trừ các cảm thọ,
Nghĩa là làm sao mà chúng ta chứng được cái chỗ giải thoát đâu, làm sao mà chúng ta giải trừ các cảm thọ chúng ta được?
(31:19) Các cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, thì tất cả những cái cảm thọ này nó làm chúng ta đau khổ, ham thích, tất cả những cái này đem đến cho chúng ta bao nhiêu là sự đau khổ.
Mà nếu chúng ta thích hội họp như vậy thì chúng ta không thể nào mà giải trừ được các cái cảm thọ này, các cái đau khổ này. Cho nên chúng ta không thể nào mà đi vào con đường giải thoát của đạo Phật.
Cân nhắc lời giảng dạy.
Từ bỏ nơi đông đảo.
Nghĩa là qua những cái bài kệ của Phật, chúng ta phải cân nhắc cho kỹ lưỡng những cái lời giảng dạy này, những cái lời giảng dạy của Phật, những cái bài kệ của Phật nhắc đi nhắc lại, cân nhắc cho kỹ.
Nếu mà chúng ta đã quyết tâm theo con đường của đạo Phật để tu hành giải thoát thì chúng ta phải từ bỏ những cái nơi đông đảo, từ bỏ hội họp, từ bỏ nói chuyện, từ bỏ tất cả mọi cái vui của thế gian thì chúng ta mới có thể thực hiện được con đường tu hành giải thoát của đạo Phật.
Nghĩa là chúng ta có sống độc cư thì chúng ta mới có ly dục ly ác pháp được, mà không có sống độc cư được thì không có bao giờ ly dục ly ác pháp được. Mà không ly dục ly ác pháp được thì không bao giờ mà chúng ta đạt được cái mục đích của đạo Phật được.
Đó thì cái bài kệ thứ 21 Phật khuyên chúng ta:
Ai ưa thích hội chúng,
Người ấy khó tu hành,
Làm sao chứng Niết Bàn,
Giải trừ các cảm thọ,
Cân nhắc lời giảng dạy,
Từ bỏ nơi đông đảo.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Quý thầy và các con nghe chỗ này mà cố gắng, cố gắng thực hiện, đừng có lơ lỏng, đừng có dễ duôi với mình mà uổng một cuộc đời, uổng thân làm người.
Được thân là khó, được Phật pháp còn khó hơn. Biết được như vậy chúng ta hãy khắc phục mình, hãy đem đầy đủ nghị lực chiến đấu để sống độc cư, đừng có sống vui theo thế gian, vì có sống độc cư chúng ta mới thực hiện được sự giải thoát thân tâm mình.
Đây là lời Thầy nhắc lại lần nữa.
(33:24) Bài kệ thứ 22:
Muốn giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Phải quyết định độc cư,
Chứng đắc được con đường,
Nơi đây trí được sanh
Không cần nhờ người khác
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Cái bài kệ thứ 22 này các thầy và các con thấy Đức Phật khuyên chúng ta:
Muốn giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Nghĩa là chúng ta muốn được giải thoát thì chúng ta phải ra khỏi các cái tri kiến hý luận, nghĩa là cái chuyện nói luận cái này bàn cái kia, vui chơi thỏa thích. Thì hầu hết là con người khoái nói chuyện cho nó vui vẻ bằng thế này hoặc bằng thế khác, cho nên Đức Phật gọi đó là những cái tri kiến hý luận.
Nói chuyện đông chuyện tây, nói chuyện chính trị, nói chuyện làm ăn, nói chuyện thời tiết, nói chuyện thiên văn, địa lý, nói chuyện khoa học, nói cái này cái kia… đều là những cái hý luận, nó không có lợi ích thiết thực cho chúng ta.
Những cái hý luận này nó chỉ đem cho chúng ta thêm vào những cái tâm, trưởng dưỡng những cái dục, cái lòng ham muốn chúng ta hơn lên, nó không có lợi ích cho chúng ta thiết thực. Vì thế mà chúng ta phải khắc phục mình, phải nỗ lực thật sự để mà tiêu diệt các cái tri kiến hý luận này.
Nghĩa là từ đây chúng ta sống độc cư thì chúng ta đâu còn hý luận với ai? Đó cho nên chúng ta phải quyết định độc cư. Ở đây câu kệ thứ ba trong cái bài kệ 22 này thì Đức Phật:
Phải quyết định độc cư,
Nghĩa là chỉ có độc cư thì mới có giải trừ được cái tri kiến hý luận, mới vượt khỏi được cái tri kiến hý luận. Còn nếu không thì cái bản chất, tánh nào tật nấy của chúng ta nó quen đi, gặp ai thì chúng ta cũng nói chuyện này chuyện kia chuyện nọ để vui chơi thì đó là những cái hý luận.
Bàn thiền, luận đạo, nói kinh cũng đều là những cái hý luận chớ không phải là cái không hý luận. Vì chúng ta có sống độc cư thì chúng ta mới không có hý luận, mà không sống độc cư thì dù bây giờ chúng ta có nói kinh nói sách gì đúng đắn đi cho mấy đi nữa cũng là thuộc về loại hý luận.
Bởi vì sống độc cư thì đâu còn ai mà chúng ta nói chuyện? Mà không còn ai nói chuyện thì chúng ta mới thực hiện được con đường giải thoát.
Còn nếu mà không có sống độc cư được thì chúng ta phải có người này có người kia, có bầu có bạn, rồi có nói chuyện này chuyện kia, do đó những cái nói chuyện đó Đức Phật đều gọi là hý luận, cho nên không có thể nào mà chứng đắc được con đường giải thoát đâu.
Phải quyết định độc cư,
Chứng đắc được con đường,
Nghĩa là chúng ta nhất định là phải độc cư thì chúng ta mới có thể đạt được con đường giải thoát của đạo Phật. Từ cái chỗ mà chúng ta sống độc cư đó đó, cái tri kiến giải thoát chúng ta nó mới được phát sanh, cái trí tuệ chúng ta nó mới được phát sanh.
(36:38) Nếu mà chúng ta không sống độc cư thì cái tri kiến hý luận nó tràn đầy, nó tích tập những sự hiểu biết của chúng ta bằng cái vay mượn của kẻ khác, bằng cái đờm dãi của người khác.
Còn chúng ta sống độc cư thì do đó chúng ta mới có cái tâm thanh tịnh, yên lặng, nó mới có tâm định tỉnh, từ cái định tỉnh đó cái trí tuệ chúng ta nó mới được phát sanh, nó mới triển khai, nó mới phát sanh ra.
Từ đó chúng ta mới thấy được cái tri kiến giải thoát nó đưa đi đến chúng ta sống trong một cuộc đời không còn ham muốn một cái gì nữa hết, buông xả hết, không còn một vật gì để ràng buộc, trói buộc chúng ta được hết.
Cho nên khi mà chúng ta sống độc cư thì chúng ta chẳng cần một người nào khác nữa hết, không có cần cái người nào mà dạy chúng ta tu hành hết, chỉ cần sống độc cư là từ đó mà chúng ta có thể thấy được cái tri kiến của chúng ta phát sanh thì chúng ta thấy được con đường tu hành giải thoát của chúng ta.
Chúng ta sống độc cư trong một năm, hai năm cho đến mười năm không có tiếp duyên với ai cả thì từ đó chúng ta mới thấy được cái trí tuệ phát sanh của chúng ta vô cùng vô lượng, nó nhắm vào cái tâm hồn của chúng ta để đưa chúng ta đi đến cái chỗ giải thoát hoàn toàn, chứng đắc trên con đường của đạo, dù thiền định nào nó cũng đều thông suốt.
Cho nên Phật khuyên:
Hãy sống riêng một mình,
Như Tê ngưu một sừng!
Đây Thầy đọc lại cái bài kệ 22 để cho quý thầy thấy cái lời của Phật dạy rất là thấm thía:
Muốn giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Phải quyết định độc cư,
Ba câu kệ này thì Đức Phật đã quyết định cho chúng ta: Muốn thoát ra khỏi những cái tri kiến vay mượn, cái tri kiến hý luận, cái lời nói vui theo dục lạc của thế gian thì phải quyết định là phải độc cư.
Mà khi độc cư được thì mới chứng đắc được con đường giải thoát. Đây:
Chứng đắc được con đường,
Nơi đây trí được sanh
Đức Phật xác định chỉ có độc cư thì mới chứng đắc được con đường giải thoát, nơi chỗ đó thì trí tuệ mới được sanh.
Không cần nhờ người khác
Nghĩa là không cần ai khai ngộ chúng ta hết, chúng ta chỉ sống đúng độc cư là tự nó nó đã có những cái trí tuệ phát sanh, cho nên đâu cần người nào mà khai ngộ mình, mình cũng được giải thoát như thường. Cho nên:
Hãy sống riêng một mình,
Như Tê ngưu một sừng!
(39:03) Bây giờ Thầy xin đọc tiếp cái bài kệ thứ 23:
Không tham không lừa đảo,
Không khát vọng, dèm pha,
Mọi si mê ác trược,
Được gạn sạch quét sạch,
Trong tất cả các pháp,
Không tham ái ước mong.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Nghĩa là chúng ta sống riêng một mình, sống độc cư, sống thầm lặng một mình thì chúng ta mới không có tâm tham, mới không có sự lừa đảo, mới không có khát vọng, mới không có dèm pha:
Mọi si mê ác trược,
Thì mọi si mê nó mới phá sạch, nó không còn những cái ác trược nữa. Và nhờ sống độc cư đó mà nó:
Được gạn sạch và quét sạch,
Trong tất cả các pháp,
Không tham ái ước mong.
Nghĩa là tất cả những cái pháp thế gian nó được gạn lọc và quét sạch là nhờ sống độc cư. Nếu chúng ta không sống độc cư thì khó mà có thể gạn lọc được những cái tâm tham ái nè, cái tâm lừa đảo nè, cái tâm khát vọng nè, cái tâm dèm pha nè, cái tâm ác trược nè, cái tâm si mê nè.
Đó, cho nên tất cả những cái tâm này mà nó được quét sạch đều là phải do nhờ cái sống độc cư, sống một mình. Mà nếu không sống một mình thì chắc chắn là không bao giờ mà quét sạch những cái tâm này ra được. Mà không quét sạch những cái tâm này ra được thì khó mà có thể tìm lấy con đường giải thoát của đạo Phật được.
Quý thầy hiểu chưa? Cho nên cái bài kệ thứ 23 này Đức Phật xác định chỉ có sống độc cư thì mới quét sạch được cái tâm thế gian, cái tâm khát vọng, cái tâm dèm pha, các tâm lừa đảo, cái tâm tham muốn, cái tâm si mê, cái tâm ác trược. Nếu mà không sống độc cư thì không thể nào quét sạch.
Thầy xin đọc cái bài kệ thứ 23 để cho quý thầy hiểu cho rõ ràng:
Không tham không lừa đảo,
Không khát vọng, dèm pha,
Mọi si mê ác trược,
Được gạn sạch, quét sạch,
Trong tất cả các pháp,
Không tham ái ước mong.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Chỉ có sống riêng một mình thì mới quét sạch được những cái này. Muốn được quét sạch cái này thì chúng ta hãy sống riêng một mình, cố gắng sống một mình thì nó sẽ quét sạch.
Đó là bài kệ thứ 23.
(41:32) Bài kệ thứ 24:
Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Kẻ không thấy mục đích,
Quen nếp sống thế gian,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Nghĩa là Đức Phật khuyên chúng ta: Với những người bạn bè độc ác thì chúng ta phải lánh xa họ, không có được sống với họ. Bởi vì họ là những kẻ không có thấy cái mục đích giải thoát cho nên họ còn đam mê, phóng dật ở trong cái tâm dục lạc của thế gian.
Qua cái nếp sống thế gian thì mình đã hiểu biết họ như thế nào. Bây giờ hầu hết là mọi người người ta đang chạy theo cái dục lạc của thế gian, thì đó là những người bạn bè mà gọi là… họ đã chạy theo dục lạc thế gian thì họ là những người bạn bè xấu chớ làm sao mà những bạn bè tốt được. Họ là những bạn bè độc ác.
Họ thương mình đó mà mai mốt có cái gì thì họ trở thành những cái người bạn xấu, họ sẽ hại mình một cách rất dễ dàng, chưa chắc đã là một cái sự thương thật.
Cho nên toàn bộ con người hiện giờ, với một cái mắt người tu sĩ là chúng ta thấy rằng mọi người đang chạy theo những dục lạc của thế gian. Mà đang chạy theo dục lạc thế gian thì phải có ác pháp, không thể nào mà thiếu ác pháp được.
Cho nên chúng ta là những người tu hành phải sống một mình, phải tránh xa mọi người. Vì mọi người không thể nào đem lại cái sự giải thoát cho chúng ta được, mà chính chúng ta phải sống một mình, từ đó chúng ta mới không bị những người bạn bè, những con người độc ác này làm động tâm chúng ta, làm cho tâm chúng ta dao động liên tục, vì vậy mà chúng ta không có ra khỏi cái cuộc đời đầy luân hồi, đầy đau khổ này.
Cho nên ở đây, cái bài kệ thứ 24 này Đức Phật khuyên chúng ta phải lánh xa hết mọi người. Vì mọi người đều là những kẻ đang đam mê phóng dật, đang chạy theo những cái ham muốn của thế gian.
Cho nên muốn tu hành theo đạo Phật thì chúng ta thấy đời nó phải ra đời mà đạo ra đạo. Một cái người tu mà còn chạy theo đam mê phóng dật của thế gian thì cái người đó chúng ta coi như là ác tri thức, chớ không phải thiện hữu tri thức mà ác tri thức. Chúng ta phải tránh xa, chúng ta đừng có gần gũi những người đó, vì những người đó là những người không thể nào sống một mình được.
Cho nên chúng ta chỉ biết còn có con đường của đạo Phật là sống một mình để thực hiện sự ly dục ly ác pháp. Để được giải thoát, để chấm dứt được sự sanh tử luân hồi thì chỉ có con đường duy nhất là pháp môn độc cư mới cứu chúng ta ra khỏi con đường đầy đau khổ của cuộc đời, của kiếp người.
(44:22) Bài kệ thứ 25, để cho quý thầy và các con suy ngẫm cái lời của Phật dạy qua cái bài kệ này:
Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Người ấy tâm rộng lớn,
Thông minh và biện tài,
Biết điều không nên làm,
Thường nhiếp phục nghi hoặc.
Noi theo hạnh người này,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đây cái bài kệ này là chúng ta hãy noi theo cái gương của những người, mà chúng ta thấy những người thiện hữu tri thức họ đều là những cái bậc nghe nhiều, nghe pháp mà Phật đã dạy, và thường hằng ngày họ trì những cái pháp họ đã được nghe.
Chúng ta chọn ở trong các huynh đệ của chúng ta, và ai là cái người nghe nhiều và trì pháp thì chúng ta noi theo cái gương của người đó mà chúng ta sống độc cư. Sống độc cư để chi, để làm gì? Để chúng ta trì các pháp mà chúng ta đã được nghe nhiều.
Và chúng ta gần gũi nghĩa là chúng ta tìm cái người đó, họ sống họ cũng độc cư, họ không nói chuyện với mình nhưng cái gương hạnh của họ đó, nó làm cho chúng ta bắt chước, làm chúng ta noi theo.
Cho nên con đường tu của chúng ta dễ tiến bộ là nhờ chúng ta có thiện hữu tri thức. Không phải nghĩa là thiện hữu tri thức là những cái người mà nói pháp, nói chuyện này chuyện kia chúng ta nhiều, mà chính cái hành động sống của họ đã làm cho chúng ta sống theo cái hạnh độc cư của họ.
Và họ làm cái gì thì chúng ta bắt chước làm theo cái nấy, vì họ là những cái người mà tâm họ rộng lớn lắm, họ thông minh và họ đầy đủ biện tài.
Những cái biện tài họ không để mà nói chuyện với chúng ta. Chúng ta biết họ, họ không nói thôi, mà họ nói ra cái gì họ cũng thông suốt, không có cái gì mà có thể làm chướng ngại họ được, họ trả lời tất cả những cái gì mà câu hỏi rất là khó khăn. Cho nên họ có những cái biện tài.
Và trí óc thông minh - những cái điều mà họ chưa có học mà người ta hỏi họ đều biết, thì đó là cái trí óc thông minh của họ, cho nên biết điều không nên làm. Và những cái người đó họ biết cái điều họ không nên làm, và chúng ta mà sống gần như vậy là chúng ta bắt chước chúng ta biết.
Có những cái điều ác chúng ta đâu có nên làm, nhưng có những điều thiện thì chúng ta nên làm. Và những cái người mà nghe nhiều và trì pháp thì họ sẽ làm những cái điều mà họ biết đó là điều thiện, mà những cái điều ác thì chắc chắn là họ sẽ không làm. Cho nên họ không làm những cái điều mà không nên làm.
(47:15) Họ thường “nhiếp phục tâm nghi hoặc” - nghi người này nghi người kia. Không có để cho cái tâm mình nghi ai xấu hết, mọi người ai làm sao kệ họ, chẳng có nghi ngờ họ gì hết.
Những cái người đó là những cái người bạn tốt, những người thiện hữu tri thức của mình. Họ sống họ không nói chuyện với mình nhưng mà hành động sống họ là cái gương hạnh để cho mình tu tập mình sống một mình. Cho nên họ thường nhiếp phục không có nghi ngờ người nào hết, họ không có nghi ngờ cái người đó xấu, người đó như thế này thế nọ thế khác.
Noi theo hạnh người này,
Hãy sống riêng một mình
Thì mình lấy cái gương hạnh của cái người thiện hữu tri thức, họ đang sống, đang tu hay hoặc họ đã tu xong, họ sống họ không nói chuyện với ai hết, do đó mình bắt đầu mình sống cũng theo cái gương hạnh của họ, và đồng thời những cái điều mà họ không nên làm thì mình cũng bắt chước mình không nên làm.
Cho nên ở đây Đức Phật dạy cái bài kệ thứ 25 này là chúng ta nên chọn cái người bạn tốt, cái người sống độc cư, cái người mà không nói chuyện, mà luôn luôn lúc nào có những hành động mà chúng ta để ý để mà chúng ta theo dõi những cái hành động, cái gương hạnh đó mà chúng ta tu tập, để chúng ta sống độc cư cho đúng cách.
Còn nếu mà chúng ta chọn không được cái người bạn tốt như vậy thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng những người bạn xấu. Họ nói chuyện này chuyện kia làm cho chúng ta động tâm, làm chúng ta riết rồi chúng ta cũng duyên theo, cũng chạy theo những dục lạc, cái lòng ham muốn của chúng ta ở thế gian.
Cuối cùng thì chúng ta tu suốt cuộc đời chúng ta mà rất uổng, nó không có những gương hạnh tốt để chúng ta thực hiện theo con đường gương hạnh tốt đó để mà được giải thoát. Quý thầy và các con thấy rõ chưa?
Cho nên có được những cái bậc thiện hữu tri thức như vậy, có những cái gương hạnh mà tu tốt như vậy đó, họ là những người biết nghe nhiều pháp, biết trì các pháp mà họ đã được nghe, thì đó là những cái người mà chúng ta gần gũi để lấy họ làm cái gương tốt để cho mình thực hiện theo cái gương tốt đó mà mình cũng được giải thoát như họ. Còn nếu không có thì chúng ta cũng phải đành sống riêng một mình.
Không phải có nghĩa là chúng ta có người bạn hữu thiện tri thức, hằng ngày chúng ta phải tiếp duyên nói chuyện này chuyện kia. Không, không phải vậy đâu, đừng hiểu như vậy. Mà chính người bạn, người thiện hữu tri thức họ đang sống độc cư đó, họ đang sống trong trầm lặng đó, họ đang sống ở trong một mình họ đó, đó là những cái gương mà để chúng ta noi theo đó mà chúng ta vượt qua những cái khó khăn.
Chớ không phải sống độc cư mà dễ dàng, nó có nhiều cái khó khăn lắm, mà nhờ cái gương đó mà chúng ta noi theo chúng ta mới sống được.
Đó phải hiểu, hiểu như vậy thì chúng ta mới thấy được cái con đường tu tập của chúng ta. Những người đó trước những cái cơn bệnh cơn đau họ không có làm cho tâm họ dao động, họ không có chạy đi bác sĩ hay hoặc là chạy thầy chạy thang thuốc gì hết đâu. Họ tự cứu chữa họ bằng pháp hướng hay hoặc là có những cái duyên.
Thí dụ như chẳng hạn là Thầy thấy họ bệnh ho hoặc là cảm hay gì đó, Thầy đem thuốc Thầy cho họ thì họ uống, rồi họ dùng pháp hướng họ quét sạch ra những cái thân nghiệp của họ để rồi họ thực hiện họ giữ đúng cái hạnh độc cư.
Họ không phải vì một chút đau bệnh nhức tay nhức chân hay hoặc là nhức đầu nhức cổ gì đó mà họ chạy đi tùm lum bác sĩ này bác sĩ kia, thì tức là họ bị động mất rồi.
(50:29) Nhìn cái gương của họ, họ đâu phải là con người bằng đá, bằng cây, bằng gạch, bằng ngói, bằng sắt, bằng đồng, họ cũng là con người bằng xương bằng thịt, mình đau họ cũng đau, mình nhức họ cũng nhức, mà tại sao họ chẳng có dao động tâm, họ chẳng hề sợ những cái thọ đó?
Còn mình hễ hơi hơi là mình đã chạy tùm lum tà la hết rồi, mình phá mất cái độc cư của mình, làm sao mà mình tu cho tới nơi tới chốn được? Hễ hơi có sổ mũi, nhức đầu chút ít gì đó, nóng lạnh sơ sơ đã là chạy tùm lum tà la hết rồi, thì muôn đời chúng ta làm sao mà tu tập được giải thoát? Uổng cái đời chúng ta tu tập!
Muốn giải thoát, chúng ta xem thường những cái loại thân nghiệp này. Nó không phải là những cái điều mà có thể làm trở ngại con đường tu tập của chúng ta, phá cái hạnh độc cư. Chúng ta chẳng hề sợ cái thọ, vì cái thọ chúng ta đã hiểu biết nó là vô thường, nó không thường hằng thì tại sao mà chúng ta lại sợ nó?
Cho nên chúng ta không bao giờ sợ nó thì chúng ta chẳng có ngại gì cả hết. Chúng ta quyết định là chúng ta sẽ không có sợ các thọ.
Cho nên tất cả những cái này trong những cái bài kệ trước Đức Phật cũng đã nhắc nhở chúng ta nhiều rồi. Trước cái thời tiết, trước cái bệnh tật, trước những cái đau khổ của thân, chúng ta đừng có dao động, đừng có phá hạnh độc cư, mà hãy cố gắng độc cư.
Và vì vậy có được một người thiện hữu tri thức, một người bạn tốt họ đang sống độc cư, họ đang sống trầm lặng, họ chẳng hề run sợ trước những cái thọ của họ thì chúng ta hãy noi gương họ mà chúng ta bắt chước.
Ở đây Đức Phật, cái bài kệ thứ 25 này Đức Phật nhắc là chúng ta có được những người bạn đó chúng ta noi theo gương. Cho nên cuối cùng thì Đức Phật:
Hãy sống riêng một mình
Thấy cái gương hạnh của người đó như vậy thì chúng ta nỗ lực chúng ta thực hiện cái gương hạnh sống một mình.
Như Tê ngưu một sừng!
Đó thì như vậy là quý thầy đã thấy rõ được cái con đường tu tập của đạo Phật là cái bí quyết, là cái mục đích để mà chúng ta đạt được con đường giải thoát chính là cái độc cư, cái sống trầm lặng, cái sống riêng một mình.
Sống riêng một mình nhưng luôn luôn lúc nào chúng ta cũng noi gương những người bạn tốt, những người Thánh nhân, những bậc chân nhân, những bậc mà người ta thực hiện được những cái gương hạnh độc cư, người ta ly được dục ly ác pháp, thì những bậc đó là những bậc mà để chúng ta thực hiện cái hạnh độc cư, cũng ly dục ly ác pháp như các vị đó.
(53:06) Bây giờ Thầy đọc kế cái bài kệ thứ 26, Phật khuyên chúng ta:
Mọi du hí vui đùa
Và dục lạc thế gian,
Không trang điểm làm đẹp
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng
Nói lên lời chân thật
Đó thì sáu cái câu kệ này Đức Phật nói mọi cái du hí vui đùa - du hí là đi chỗ này chỗ kia cho nó vui, cho nó thích, đi xem cảnh xem hoa, đi xem sông xem núi, đi xem những nơi danh lam thắng cảnh, những cái nơi di tích lịch sử hoặc là cái chỗ này chỗ kia, những cái nơi mà hội họp, những cái nơi chợ búa, những cái nơi đô thị nó có những cái sự vui đùa, mà mọi cái du hí vui đùa như vậy đó, đó là những cái mà đưa đến chúng ta động tâm, đưa đến chúng ta không có độc cư được.
Và những cái dục lạc thế gian - những cái làm cho chúng ta thích thú cái này cái nọ cái kia, ham muốn cái này cái nọ cái kia, đó là những cái dục lạc thế gian, khiến cho chúng ta thích trang điểm làm đẹp. Cho nên người tu sĩ thì chúng ta không có trang điểm làm đẹp.
Không ước vọng mong cầu,
Nghĩa là không có mong cầu cái này, không có mong cầu cái kia. Tu là tu, sống là sống cho đúng hạnh, không có cầu mong cái này cái kia.
Thí dụ bây giờ bữa nay cái y áo của mình rách, mình mong cầu phải chi có Phật tử cúng dường cho mình bộ y áo mới, thì như vậy đó là chúng ta còn mong cầu. Chúng ta chẳng mong cầu gì hết.
Chẳng hạn bây giờ chúng ta đang đau bệnh, chúng ta nói phải chi mà Phật tử cúng dường mình thuốc ho, thuốc cảm, thuốc này kia, khi mình có đau bệnh mình uống thì nó sẽ không bệnh không đau, thì cái đó là còn cái mong cầu, mong cầu nhỏ nhưng mà cũng còn cái mong cầu.
Cho nên chúng ta chẳng mong cầu gì hết. Chúng ta hiện bây giờ có thuốc thì chúng ta uống thuốc, mà không thuốc thì chúng ta dùng pháp hướng quét sạch cái thọ chúng ta, đuổi nó ra khỏi cái thân nghiệp của chúng ta làm chúng ta giảm đi những cái cơn đau.
Chúng ta đừng sợ hãi, chúng ta tin tưởng ở Phật pháp, như một cái lý tác ý mà để chúng ta cứu lấy mình, nhờ đó mà tâm của chúng ta nó không có dao động.
Như vậy là các thầy và các con cũng nên nhớ rằng chỉ chúng ta tin tưởng ở Phật pháp, chúng ta dùng cái pháp hướng để đối trị với cái thọ của chúng ta.
Vì chúng ta biết cái thọ là vô thường mà nó xảy ra cho thân của chúng ta bệnh này bệnh kia bệnh nọ, đó là cái nghiệp thân của chúng ta.
Chúng ta đừng có để cái tâm chúng ta dao động, mà chúng ta hãy dùng pháp hướng, như Phật đã dạy như cái lý mà tác ý nó ra để đuổi cái thọ chúng ta ra khỏi cái thân nghiệp của chúng ta, làm cho tâm chúng ta không có còn động, không còn sợ mà chúng ta giữ trọn được cái hạnh độc cư.
(56:10) Nhờ giữ trọn được cái hạnh độc cư đó - bởi vì cái thọ nó câu hữu với các pháp khác, nó làm chúng ta phải phá đi cái hạnh độc cư, mà phá hạnh độc cư thì chúng ta không bao giờ chúng ta ly dục, ly ác pháp được, mà không ly dục ly ác pháp làm sao chúng ta được giải thoát?
Cho nên chúng ta phải thấy được cái độc cư là cái quý báu nhất, cái cuộc sống riêng một mình là cái pháp môn rất là quý báu để chúng ta thực hiện con đường ly dục ly ác pháp, làm cho tâm của chúng ta được giải thoát hoàn toàn và chấm dứt được sanh tử luân hồi.
Nếu mà chúng ta cứ bị cái thọ mà câu hữu với các cái điều khác, câu hữu với cái sắc thân của chúng ta, rồi câu hữu với cái tưởng của chúng ta làm chúng ta dao động tâm, rồi chúng ta phá đi cái hạnh độc cư. Và phá đi hạnh độc cư thì ngàn đời, muôn đời chúng ta tu cũng vô ích mà thôi.
Vì chúng ta biết rằng mỗi con người có thân đều là phải có cái nghiệp, mà có nghiệp thì tức là phải có cái thọ khổ của nó, thì nó phải bệnh này bệnh nọ bệnh kia. Mặc nó! Người tu hành mà còn sợ bệnh đau là cái gì? Chết chúng ta còn chả sợ, bỏ hết cuộc đời rồi mà còn sợ cái thọ, sợ cái bệnh là cái gì? Cho nên chúng ta phải mạnh dạn, đừng có sợ hãi.
Cho nên ở đây thì, cái bài kệ thứ 26 này, Đức Phật khuyên chúng ta đó, những cái vui đùa của cái du hí mà đi chỗ này chỗ kia, mà đi vui đùa với thế gian thì chúng ta bỏ, và tất cả các cái dục lạc của thế gian chúng ta cũng bỏ.
Mọi cái sự trang điểm làm cho đẹp - vì cái thân chúng ta bất tịnh mà, mỗi mỗi nó đều hôi thúi mà, nó có gì đâu, nó bất tịnh, nó dơ bẩn vô cùng, thế mà chúng ta làm cái lớp trang điểm ở ngoài đẹp đẽ làm gì nữa?
Thân chúng ta xấu xí, đâu có bằng những người mà sanh hóa thân, sanh ra từ cái chỗ nhơ bẩn cho nên cái thân của chúng ta nó quá bất tịnh rồi. Nó hôi thúi, nó bẩn thỉu, ba ngày không tắm đã là không chịu nổi rồi, đi ra thì người ta đã bịt mũi bịt miệng lại, người ta không dám hít cái mùi hôi của chúng ta.
Đó thì các con cũng như quý thầy đã thấy được cái sự bất tịnh của cái thân rồi thì còn ham gì trang điểm, áo quần lụa là cho đẹp, cần gì phải trang điểm nào là lược giắt trâm cài, đeo vòng đeo vàng cho nó đẹp? Có gì mà đẹp nữa! Một cái đống thịt hôi thúi, một cái đống xương trắng ghê gớm, một cái đống gân cốt đờm nhớt, rất là bẩn thỉu, có cái gì mà đẹp đẽ đâu?
Cho nên trong khi đó mà chúng ta đã thấy được cái điều này thì chúng ta hãy mau mau mà xa lìa nó đi, đừng có để cho chúng ta chấp cái ngã rồi chúng ta sẽ ước mong cái này cái nọ, cầu mong cái này cái nọ cái kia.
(59:06) Chúng ta nhìn cái hào nhoáng ở bên ngoài của mọi con người, chúng ta tưởng là sang là đẹp, sự thật đó là những cái đau khổ, những cái mà đem đi đến cuộc đời luôn luôn mãi tiếp diễn trong sự luân hồi sanh tử.
Từ cái nhà cửa, từ cái áo quần, từ cái trang điểm hào nhoáng bên ngoài, nó chứng tỏ là những cái người đó là những cái người vô minh, chạy theo những con đường dục lạc của thế gian, tạo muôn vàn thứ đau khổ và tiếp diễn trong cái sự luân hồi sanh tử, mãi mãi muôn đời không bao giờ hết.
Nhìn cái nhà lầu, cái biệt thự, cái villa hào nhoáng, nhìn cái xe hào nhoáng của họ lướt qua thì biết rằng họ là những con người đang đắm đuối ở trong vũng bùn nhơ hôi thúi của thế tục, chớ đâu phải là những kẻ thoát.
Chúng ta sống trầm lặng, sống một mình, sống cô đơn, nỗ lực thực hiện những lời Phật đã dạy, những pháp Phật đã dạy thì chúng ta mới thấy được sự giải thoát chân thật, làm chúng ta ra khỏi những cái sự cám dỗ của những dục lạc thế gian.
Cho nên ở cái bài kệ thứ 26 Phật dạy chúng ta hãy từ bỏ mọi hào nhoáng, những cái trang điểm, những cái hoa mỹ, những cái đẹp đẽ mà làm chúng ta thích thú đó là chúng ta phải từ bỏ. Muốn mà được như vậy thì chúng ta hãy cố gắng, hãy xa lìa, hãy lánh bỏ mà sống riêng một mình.
Thầy xin đọc lại toàn bộ bài kệ để cho quý thầy và các con suy ngẫm mà nỗ lực thực hiện tu hành cho đạt được cái kết quả. Làm thân con người quá khổ!
Mọi du hí vui đùa
Và dục lạc thế gian,
Không trang điểm làm đẹp
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng
Nói lên lời chân thật
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó, những cái lời mà Thầy dạy nãy giờ là những cái lời nói chân thật của Phật pháp, lời nói chân thật của một người đã giải thoát, họ không còn ham thích một cái gì hết.
Cho nên qua cái bài kệ này chúng ta phải suy ngẫm để nói lên lời chân thật, để chúng ta biết đâu là đúng, đâu là sai, đâu là khổ, đâu là giải thoát, thì chúng ta mới lập được cái hạnh độc cư trọn vẹn mà không bị dao động tâm, không phá vỡ cái hạnh độc cư.
(01:01:33) Bây giờ Thầy đọc đến bài kệ thứ 27:
Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Bà con là trói buộc,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Đó là dục như vậy.
Đây, Đức Phật chỉ cái dục, đối tượng của những cái dục làm chúng ta không xa lìa được những cái lòng ham muốn của chúng ta.
Đối với vợ với con là cái dục, đối với cha với mẹ là cái dục, tài sản cùng lúa gạo tức là cùng những thực phẩm, cái sống đó, đều là cái dục, bà con, thân bằng quyến thuộc đều là cái dục, nó trói buộc chúng ta.
Cho nên Phật khuyên hãy từ bỏ những cái sự ràng buộc này. Đó là những cái mà làm chúng ta không có dứt trừ, không có ly được cái lòng ham muốn, ly được dục, ly các ác pháp được.
Đó là những cái đối tượng mà làm cho cái tâm dục trưởng dưỡng, càng ngày nó càng lớn lên, ham muốn cái này ham muốn cái kia. Đây là những cái đối tượng, cái đối tượng này nó làm cho cái tâm dục của chúng ta trưởng dưỡng, càng lúc càng lớn càng mạnh càng nhiều, và chúng ta càng khổ đau, và càng trôi lăn ở trong sáu nẻo luân hồi của kiếp người từ kiếp này sang kiếp khác.
Đó, cho nên Phật khuyên hãy từ bỏ nó đi mà:
… sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó, các thầy thấy chưa? Cái bài kệ thứ 27 Phật chỉ cho chúng ta những cái đối tượng mà nó trưởng dưỡng những cái dục, cái lòng ham muốn của chúng ta lớn lên, lớn dần lên theo những cái đối tượng đó.
Từ những cái đối tượng đó mà đoạn dứt được thì cái dục nó mới có ly. Mà ly được thì cái hạnh sống độc cư đó là một cái bí quyết để mà chúng ta lìa xa nó.
Còn nếu mà chúng ta sống riêng một mình không được thì làm sao mà chúng ta xa lìa con, vợ, cha, mẹ, tài sản của cải, bà con ruột thịt, bạn bè? Cho nên chỉ có cái hạnh độc cư nó mới có xa lìa được, nó mới có ly được.
(01:03:42) Cho nên phải thấy được cái bí quyết thành công của sự tu tập theo đạo Phật đó là hạnh độc cư. Mà Thầy thường nhắc đi nhắc lại với quý thầy rất nhiều, với các con rất nhiều nhưng có mấy ai mà đã sống được độc cư?
Mười năm trong thất Thầy đã sống độc cư, Thầy mới biết được cái bí quyết thành công của nó. Còn bây giờ đem ra nói với quý thầy, quý thầy có tin đâu, các con có tin đâu, cho nên cứ lăng xăng chạy qua chạy lại, nói chuyện này chuyện kia đủ thứ làm cho tâm động, làm sao mà ly, lìa xa được những cái này!
Thì dù bây giờ có nói nhập Nhị Thiền, Tam Thiền cũng chỉ là lời nói suông chớ chả có Tam Thiền, Nhị Thiền gì được. Sơ Thiền ly dục ly ác pháp còn chưa được thì làm gì mà nói Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền?
Cũng như vừa rồi thì các con đã thấy rằng có nhiều người đã tự xưng mình - ở trong cái mùa hạ năm nay có nhiều người tự xét mình, nghĩ rằng mình nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền. Rồi có người bảo Thầy, hỏi Thầy coi phải có vậy không. Thiệt ra thì Thầy làm thinh chớ Thầy không bao giờ Thầy xác định rằng có hay không.
Một người mà chưa có ly dục ly ác pháp thì làm sao gọi là Sơ Thiền, Nhị Thiền? Họ có ba y một bát chưa, họ có ly chưa? Họ còn có (ly) những người thân chưa? Họ còn có những người này người kia, người thân này người thân kia.
Họ chưa có ly được cái nơi sống mà họ gọi là đầy đủ, họ có sống trong rừng, họ ăn lá cây được chưa? Họ có sống ở trong những cái hang cái hốc mà khổ sở, mà toàn ăn rễ cây rừng mà sống, lượm trái cây rừng mà sống, mà không sợ hãi trước những cái sự rắn độc, rít độc hay hoặc là những cái loài có thể giết hại họ chết trong cấp thời, hoặc là những bệnh đau xảy ra đem đến cho họ có thể chết ngay tức khắc?
Thế mà họ chưa có ly được những cái này thì thử hỏi làm sao mà gọi là Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền? Làm sao mà Thầy dám xác nhận là rằng họ là nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền được?
Vì nhìn qua đời sống đã xét thấy được cái chỗ mà họ sống chưa được độc cư, sống được một hai ngày, năm ba ngày thì lại có chuyện, nói chuyện này chuyện kia.
Nếu một người quyết sống độc cư mà để thực hiện con đường ly dục ly ác pháp ít ra họ phải sống một mình phải đôi ba năm, năm năm, mười năm độc cư như vậy, mà biết họ có ly dục ly ác pháp được chưa. Nếu họ sống được một năm, hai năm, ba năm chắc chắn là họ sẽ hoàn tất được con đường đi ly dục ly ác pháp.
(01:06:20) Còn đằng này họ chưa sống được một ngày ly dục ly ác pháp nữa, ngồi đó ở trong thất mà tâm tư nghĩ lăng xăng đủ thứ chuyện ở ngoài thì làm sao mà gọi là ly dục? Hễ thân mà hơi có bệnh đau là nhảy lăng xăng như cá mà bị vào lưới vậy, thì thử hỏi làm sao mà gọi là ly dục ly ác pháp.
Người ly dục ly ác pháp trước những cảnh nào người ta cũng thản nhiên, bình thản. Thân đau như buốt, nhức nhối vô cùng người ta vẫn thản nhiên, người ta không có hề động chạm đến phá cái hạnh độc cư, họ không bao giờ nhảy khỏi cái hàng rào của độc cư. Do vì vậy người ta mới ly dục ly ác pháp.
Còn cái này chạy tùm lum tà la, hễ động một chút là nhảy tới nhảy lui lăng xăng, nhất là bệnh đau mà Thầy đã xét thấy qua các thầy, ai nấy cũng đều là động tâm ở trước các cảm thọ.
Họ không hề dạn dĩ, gan lỳ chịu đựng những cái cơn đau của họ, họ sợ chết. Tu hành mà còn sợ chết thì thử hỏi tu hành cái gì? Tu hành thì không sợ chết nữa thì mới tu hành được. Cho nên vì vậy mà các cảm thọ, nhất là thọ khổ không làm cho họ dao động tâm họ thì họ mới sống độc cư trọn vẹn.
Đây là Thầy nói về cái thọ, còn về biết bao nhiêu thứ chuyện mà họ không thể buông xả được. Đó, như quý thầy thấy nè, ít hôm thì có vợ có con, rồi ít hôm thì có cha có mẹ, ít hôm thì bạn bè đến thăm viếng tùm lum tà la, rồi ít hôm thì có Phật tử này, Phật tử nọ kia đến thăm thầy mình này kia nọ, thì các thầy nghĩ như thế nào, các con nghĩ như thế nào? Có độc cư được không? Độc cư gì như vậy mà độc cư được, vậy mà làm sao gọi là ly dục ly ác pháp được?
Đó là những cái khó của đạo Phật, mà phải thực hiện sống cho đúng thì cái khó đó nó trở thành cái dễ.
Bây giờ Thầy đọc lại cái bài kệ thứ 27 để cho các thầy và các con suy ngẫm qua cái hạnh độc cư ở cái bài kệ này:
Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Bà con là trói buộc,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Đó là dục như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Các con suy ngẫm đi, thử coi có phải đó là những sự buộc ràng không? Xa lìa đi để cứu lấy mình, chỉ có mình cứu lấy mình mà thôi các con, không ai cứu mình được trên con đường tu hành giải thoát này.
(01:09:00) Bài kệ thứ 28, Thầy xin đọc cái bài kệ này:
Tất cả là trói buộc,
Ở trong thế gian này,
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít ỏi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Người tu biết như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đây, Đức Phật thấy những cái điều trói buộc của thế gian, những cái lạc thú của thế gian nó nhỏ bé, nó ít ỏi, ngọt ngào nó ít ỏi lắm nhưng nó đau khổ nhiều lắm, đừng có ham nó!
Thấy cái vị ngọt của nó tuy ít ỏi nhưng mà chúng ta cứ tham đắm hoài. Những lạc thú thì quá nhỏ bé, có gì thú vui của thế gian đâu? Toàn là thứ đau khổ. Cho nên tất cả những cái sự này là những cái sự trói buộc ở trong thế gian này, nó ràng buộc rất là chặt chẽ.
Những cái lạc thú, những cái vị ngọt này nó là những cái miếng mồi của những cái lưỡi câu móc, nó câu chúng ta, nó làm chúng ta tưởng đó là hạnh phúc, vì vậy mà chúng ta phải chết điêu chết đứng với nó. Khi một người mà đã bị mắc cái lưỡi câu này rồi khó mà gỡ ra.
Chúng ta là những con người, những con vật, những con cá đã mắc câu: Mắc câu của lạc thú ở đời, mắc câu vợ, con, cha, mẹ, tài sản của cải, bà con ruột thịt, chúng ta đã mắc cái lưỡi câu này rồi.
Rồi những cái thú vui nhỏ nhỏ như ăn thì thấy ngon, như nằm thấy êm, ấm, rồi thích những cái dục lạc này, những dục lạc kia, tất cả những cái này là chúng ta đã bị những câu móc của nó hết rồi, chúng ta bị móc ở trong họng của chúng ta rồi. Cho nên hiện giờ chúng muốn kéo lôi chúng ta chỗ nào cũng được hết.
Cho nên đến khi mà cái câu móc cuối cùng là bệnh tật của thân chúng ta, chúng ta cũng bị những cái câu móc đó rồi.
Chúng đều là câu móc,
Ở đây Đức Phật xác định chúng đều là những câu móc, nó móc chúng ta rồi. Cho nên khi mà mới nhức đầu hay nóng lạnh sơ sơ, nó đã móc chúng ta nhảy tứ tung hết, phá độc cư rồi.
Chúng ta thấy rõ chớ? Thấy rõ như vậy thì chúng ta biết rằng chúng ta có sợ nó nữa không? Chúng ta sẽ bứt cái lưỡi câu móc này ra, không để cho nó móc trong họng của chúng ta nữa, từ đó chúng ta mới có được sự giải thoát.
Người tu biết như vậy.
Biết rõ như vậy, biết rõ từng cái như vậy. Từ cái thọ lạc nè, từ cái thọ khổ nè, thọ bất lạc bất khổ nè, từ cái bà con ruột thịt, con cái, vợ chồng, anh em, cha mẹ, bầu bạn đều là những câu móc, móc trong họng của chúng ta, làm chúng ta sống độc cư không có được, làm chúng ta sống trong cái hạnh tu hành không có xong.
Cho nên cuối cùng chúng ta bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi mà không thấy, cứ mải mê tưởng rằng chúng ta tu như vậy là được. Tu như vậy chưa được, vì sống chưa đúng làm sao tu được thiền định?
Thiền định phải chứng minh trên cái nền tảng hạnh sống của một người tu. Người tu đúng hạnh thì tức là thiền định mới đúng, mà người sống không đúng hạnh thì tu hành đều là sai hết, không có tu đúng, đều là tà thiền, tà đạo, đều là những cái pháp tà.
Mà người sống đúng hạnh độc cư, sống đúng giới luật của Phật là người tu sẽ đúng chánh pháp. Mà người tu sống không đúng giới luật của Phật, sống không đúng cái hạnh độc cư sống riêng một mình thì cái người đó dù có tu như thế nào cũng đều là tà pháp ngoại đạo mà thôi, không chính xác đâu.
(01:12:48) Đến đây Thầy sẽ đọc cái bài kệ thứ 29 để cho quý thầy nghe và các con suy ngẫm cái bài kệ mà Phật khuyên chúng ta như thế nào:
Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới,
Như lửa đã cháy xong,
Không còn trở lui lại.
Người tu cần phải biết
Chỉ sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Bây giờ Thầy sẽ giải thích để các con hiểu cho rõ. Cái câu đầu của cái bài kệ thứ 29 Phật dạy:
Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Đức Phật bảo chúng ta phải chặt đứt, bẻ gãy. Bẻ gãy, chặt đứt cái gì?
Các kiết sử trói buộc,
Như vậy là chúng ta biết rằng phải chặt đứt các cái sợi dây trói buộc đó. Những cái sợi dây đó là những cái sợi dây gì? Ở đây thì nó có bảy cái kiết sử, tức là Thất Kiết Sử đó. Thầy giải thích cho quý thầy rõ bảy cái sợi dây này nó có những cái tên gì.
Cái kiết sử đầu tiên gọi là ái kiết sử. Cái kiết sử thứ hai gọi là sân kiết sử. Cái kiết sử thứ ba gọi là kiến kiết sử. Cái kiết sử thứ tư gọi là nghi kiết sử. Cái kiết sử thứ năm gọi là mạn kiết sử. Cái kiết sử thứ sáu gọi là hữu tham kiết sử. Cái kiết sử thứ bảy là vô minh kiết sử.
Đây là nó có bảy cái kiết sử. Vậy thì Phật khuyên chúng ta phải chặt đứt bảy kiết sử này, giống như cái loài thủy tộc nó phá hoại các mạng lưới, như vậy mới có thể sống độc cư được. Nếu mà còn kiết sử thì chúng ta khó sống độc cư lắm.
Ái kiết sử có nghĩa là cái sợi dây thương yêu nó trói buộc chúng ta. Đối với vợ con, anh em, cha mẹ, dòng họ, những bạn bè thân thuộc… nó làm chúng ta thương mến, và sự thương mến đó nó trói buộc chúng ta rất chặt.
(01:15:07) Sân kiết sử có nghĩa là sân, hận, phiền não, giận hờn, tức tối… những cái mà thù hận thì nó gọi là sân kiết sử. Cái này nó cũng trói buộc chúng ta rất chặt.
Kiến kiết sử là những cái sự hiểu biết của chúng ta đó, những cái tri kiến mà chúng ta hiểu biết, nó chấp chặt những cái tri kiến đó. Cũng như bây giờ người ta nói trong mọi chúng sanh đều có Phật Tánh, thì ai cũng hiểu như vậy rồi cũng chấp cái đó gọi là kiến kiết sử.
Bởi vì con đường của đạo Phật mà còn cái kiến chấp nào đó thì cái đó nó đâu có được, cho nên trong kinh nói: Nếu mà chúng ta chứng quả A La Hán mà chúng ta còn thấy chứng quả A La Hán thì chúng ta chưa chứng quả A La Hán.
Cho nên có nhiều thầy nói là tui tu tui nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, thì những người đó chưa có chứng gì hết, chưa có biết.
Đạo Phật mà chúng ta mở miệng ra một cái, cho mình được cái đó tức là cái kiến kiết sử. Cái hiểu biết cái đó nó thành ra cái tri kiến, cái tri kiến đó nó gọi là kiến kiết sử.
Cho nên người tu hành mà còn bị dính mắc một cái kiến nào đó thì cái đó nó trói buộc chúng ta, do vì vậy mà chúng ta hay tranh luận hơn thua với họ để cho mình, cái lý luận của mình, cái kiến của mình, cái ý kiến của mình, cái mình hiểu biết nó đúng còn của người khác sai, cho nên mình phải tranh luận với họ, mình bài bác họ thế này thế kia, đó là kiến kiết sử.
Nghi kiết sử là nghi ngờ cái này kia, nghi cái này không phải là pháp chánh, cái này là tà pháp, nghi ngờ cái này cái kia, nghi ngờ người này nghi ngờ người kia, đủ cái thứ nghi đó, thì cái nghi ngờ đó là nghi kiết sử. Nó làm cho chúng ta, buộc chặt chúng ta lắm, khó mà chúng ta vượt thoát ra. Đó là nghi kiết sử.
Mạn kiết sử là ngã mạn. Khi mình hiểu biết một vài điều nào đó ở trong kinh, luật, luận, hoặc là có sự học hỏi, có cấp bằng cử nhân, tiến sĩ, rồi mình chấp vào những cái cấp bằng đó mà cái ngã mạn của mình nó theo đó mà nó lớn lên, cái kiêu ngạo, cái tâm tự kiêu tự đại của mình nó lớn lên ở trong cái chỗ đó.
Mà chính cái kiêu mạn này nó cũng là trói chặt chúng ta dữ lắm. Có một chút gì danh là nó đã ngã mạn rồi, thấy mình tu hơn người ta là nó đã ngã mạn rồi, cho nên nó trói chặt mình lại.
Vì vậy mà cái người tu chúng ta phải bứt chặt, bẻ gãy nó đi. Ở đây Phật (dạy) bẻ gãy đi. Mà chỉ có cái người sống độc cư thì mới bẻ gãy nó được, chớ cái người mà không sống độc cư thì không có bẻ gãy nó được.
Hữu tham kiết sử nghĩa là có cái lòng ham muốn cái này cái kia, ham muốn cái này cái kia cái nọ đó, thì cái đó nó trói buộc chúng ta. Thấy cái gì chúng ta cũng thích, thấy cái gì chúng ta cũng ham, đó là cái muốn của chúng ta đó. Đó là hữu tham kiết sử.
Vô minh kiết sử là cái không hiểu của chúng ta. Hiểu mà không đúng thì đó là cái không hiểu. Một người mà học tiến sĩ, họ học rất giỏi, họ hiểu biết rất giỏi, nhưng mà họ hiểu ở trong cái dính mắc của dục lạc thế gian, họ chạy theo những cái dục lạc thế gian.
(01:18:10) Thí dụ như một cái ông bác sĩ, ổng nói bây giờ phải ăn như vậy mới đủ chất, còn ăn ngày một bữa là thiếu chất, đó là cái vô minh của ông ta. Ổng đâu biết rằng chúng ta ăn ngày một bữa là đủ sống, nó không thừa, còn ông ăn dư đi nữa tới chừng đó ông cũng chết chớ ông có sống đâu?
Phải chi ăn mà nó đầy đủ dưỡng chất này kia nọ mà kéo dài người ta một trăm, hai trăm tuổi, ba trăm, một ngàn tuổi thì như vậy đúng là ông bác sĩ nói đúng. Còn bây giờ ổng ăn có đầy đủ đi nữa thì bảy tám chục tuổi, một trăm tuổi ổng cũng chết queo à!
Có ông bác sĩ nào mà ổng lý luận như vậy, mà có cái ông vua nào ăn đầy đủ chất bổ dưỡng mà ổng sống lâu đâu. Càng ăn bổ dưỡng chừng nào thấy càng mau chết chừng nấy! Cho nên cái lý luận đó là cái lý luận sai, cái lý luận của kẻ vô minh, nó không thấy.
Còn chúng ta ăn ngày một bữa vừa đủ sống, không sanh dục. Mà không sanh dục tức là tâm hồn chúng ta ly các pháp ác rồi, nó không còn khổ đau. Và không còn khổ đau thì chúng ta thanh thản, cho nên tuổi thọ chúng ta sống kéo dài ra được.
Còn họ ăn nhiều họ sanh dục, từ cái sanh dục này đến sanh dục kia, họ làm cho tâm hồn họ đau khổ, tuổi thọ họ càng ngày càng kém chớ chưa phải là kéo dài cái tuổi thọ họ đâu.
Cho nên từ cái chỗ hiểu sai lệch, cái chỗ mà hiểu không đúng như vậy đó gọi là vô minh. Chớ không phải họ không hiểu, mà họ hiểu không đúng, không đúng cái đường lối giải thoát, không đúng cái tâm trạng giải thoát, mà hiểu một cách dính mắc rồi chạy theo cái ăn uống, tức là chạy theo cái dục lạc. Ăn cho nhiều để cho nó bổ, ăn cho nhiều tức là chạy theo dục, rồi ăn nhiều nó sanh dục.
Đó là những cái hiểu lầm lạc mà gọi là vô minh kiết sử. Cái này nó cũng trói buộc lắm.
Cho nên có một lúc người ta nói ăn cơm gạo lứt muối mè là trị bệnh này bệnh kia, người ta cũng chấp vào cái chỗ đó, người ta cho như vậy đó là đúng, đó là cái vô minh.
Có người nói nhịn đói là sẽ trị bệnh, có nhiều người thì nghĩ rằng tiết thực trị bệnh, nghĩ cái này nghĩ cái kia, có nhiều người cho uống nước tiểu, nước đái là hết bệnh.
Ôi thôi nó đủ thứ vô minh! Ở cái đời sao mà nó đủ những cái vô minh vô cùng, nó không hiểu được cái gì hết. Cho nên càng thấy cái cuộc đời nó càng đủ loại, nó chế biến ra đủ loại để mà nó vô minh đủ cách ở trong đó, nó không có thấy cái lối giải thoát.
Cuộc đời này, cái thân này là thân bất tịnh, hôi thúi, bẩn thỉu. Cái thân này là cái thân không có thể trường thọ, thân nhân quả, cái thân vô thường, nó sống bữa nay ngày mai nó chết. Nó liên tục có sự thay đổi ở trong thân của nó, nó cằn cỗi, càng ngày càng tiêu, càng hoại diệt. Nó đâu có trường tồn?
Thế mà người ta cứ chấp chặt nó, nuôi dưỡng nó bằng cách này bằng cách khác để cho nó bồi bổ, để nó bồi dưỡng, hở ra chút thì thiếu chất, thiếu này kia, sanh cái tâm lo lắng, dao động tất cả mọi cái. Chút hơi nhức cái đầu, hơi đau cái chân một chút đã là băn khoăn, đã là lo lắng rồi.
Mà cái tâm dao động như vậy, cái tâm đó là cái tâm bệnh tật, cái tâm không sáng suốt, cái tâm vô minh, cho nên do vì vậy đó mà luôn lúc nào cũng trong cái đau khổ chớ không bao giờ được giải thoát.
(01:21:16) Đó, cho nên ở đây Phật dạy chúng ta phải bẻ gãy và bứt bảy cái sợi dây kiết sử này thì như vậy chúng ta mới có được sự giải thoát.
Phật ví như các loài thủy tộc, tức là loài cá ở dưới biển, sông đó, bị người ta bao cái lưới rồi người ta bắt lên để người ta làm thịt, thì các loài thủy tộc này phải phá tất cả cái mạng lưới đó để mà đi ra.
Thì chúng ta đang bị những cái kiết sử, bảy kiết sử này trói buộc chúng ta, cũng như đang bị ở trong một cái lưới, cho nên chúng ta phải chặt đứt và bẻ gãy nó đi. Nếu mà chúng ta không có chịu dứt bỏ nó, không có chịu chặt đứt nó thì chúng ta khó mà có thể thoát ra khỏi cái con đường sanh tử luân hồi này.
Cho nên chúng ta phải chặt đứt nó, phải chặt cho thật đứt đoạn, phải làm cho mạng lưới phải rách nát để mà loài thủy tộc thoát ra khỏi những cái đau khổ, cũng như là chúng ta bẻ gãy tất cả các kiết sử vậy.
Đức Phật trong cái bài kệ này còn ví dụ thêm cho chúng ta thấy:
Như lửa đã cháy xong,
Nó cháy qua rồi nó không còn cháy lui trở lại được, bởi vì đâu có chà bổi nữa, cho nên nó đốt sạch. Chúng ta đoạn dứt các kiết sử cũng như là lửa cháy, lửa cháy cho sạch, không còn có một cái sự gì trói buộc chúng ta được.
Thì như vậy người tu hành mà hiểu biết, mà rõ được như vậy thì chúng ta phải làm gì mà chúng ta cắt được nó? Chỉ có sống độc cư mới cắt được bảy kiết sử này mà thôi.
Cho nên cái hạnh độc cư rất là tuyệt vời. Nếu chúng ta biết cách sống riêng một mình thì các kiết sử này chúng ta đều bứt hết, bẻ gãy hết. Nếu mà chúng ta không sống được độc cư thì khó mà bẻ gãy thất kiết sử này, bảy cái kiết sử này không có thể nào bứt ra được hết, thì muôn đời chúng ta đều bị ở trong cái mạng lưới của bảy kiết sử này trói buộc đời này sang đời khác, không bao giờ mà thoát ra được.
Cho nên cái bài kệ thứ 29 Phật khuyên chúng ta phải sống độc cư thì mới bẻ gãy, mới chặt đứt tất cả các kiết sử. Vậy thì Thầy đọc lại để cho quý thầy suy ngẫm lại cái bài kệ Đức Phật dạy có đúng hay không:
Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới,
Như lửa đã cháy xong,
Không còn trở lui lại.
Người tu cần phải biết
Chỉ sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó là cái bài kệ mà chúng ta dùng cái hạnh độc cư mà bẻ gãy và chặt đứt tất cả những cái sợi dây ràng buộc của kiết sử, như vậy chúng ta mới trọn vẹn được con đường tu tập theo đạo Phật.
(01:24:00) Bây giờ Thầy tiếp tục bài thứ 30:
Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự,
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên.
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đây, cái bài kệ này Đức Phật muốn chúng ta sống một mình, sống riêng một mình, mà sống trong cái sự phòng hộ của sáu căn. Mà sống một mình, sống độc cư, khi đi ra đường thì như thế nào?
Nếu một người sống độc cư thì khi đi ra đường, dù đi nơi đâu - chớ không phải là giam mình ở trong nhà mà gọi là độc cư, cũng có đi ra đường, cũng có đi chỗ này chỗ kia, nhưng cái đi của chúng ta như thế nào để đúng là hạnh độc cư?
Với mắt cúi nhìn xuống,
Con mắt nhìn xuống vầy chớ không có ngó qua ngó lại. Đó là phòng hộ nhãn căn, phòng hộ mắt để cho mắt không có dính mọi vật, tức là giữ gìn mắt như vậy gọi là sống độc cư.
Chân đi không lưu luyến,
Cái chân chúng ta bước đi, ở trên bước đường mà chúng ta đi ra khỏi cái thất của chúng ta rồi, cái vị trí của chúng ta rồi, nhưng chúng ta đừng có để cái sự lưu luyến của chúng ta chỗ này chỗ kia chỗ nọ. Đó cho nên đó là độc cư đó.
Cho nên vì vậy mà hôm nay chúng ta học cái bài này, chúng ta biết được cái độc cư không có nghĩa là chúng ta khép chặt mình ở trong một cái khuôn viên nào đó, mà chúng ta đi tới đi lui nhưng phải có sự phòng hộ, mắt mình nhìn xuống, chân đi không lưu luyến thì đó là độc cư đó.
Cho nên chúng ta thấy rằng chúng ta đi ra mà chúng ta giữ gìn trọn vẹn được như vậy thì gọi là độc cư. Còn nếu mà chúng ta giữ gìn không được trọn vẹn như vậy thì không nên đi ra.
Các căn được hộ trì,
Thì mắt tai mũi miệng thân ý của mình đều được giữ gìn không có cho nó dính mắc vào các trần, các pháp trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đừng có cho nó dính mắc vào. Vì vậy mà chúng ta luôn luôn phải hộ trì các căn. Mà khi hộ trì các căn như vậy thì tức là chúng ta đã sống độc cư đó.
Tâm ý khéo chế ngự,
Cái tâm với cái ý của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng chế ngự, không có cho nó khởi lên sự ham muốn cái này cái nọ cái kia, đó là chúng ta khéo mà chế ngự được tâm mình như vậy, đó là mình sống độc cư đó.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên.
Nghĩa là nó không có chảy ra, nó không có đổ ra, nó không có khởi ra, nó không nghĩ ra cái ham muốn, cái này cái kia, thì đó là những cái lậu hoặc nó không có rỉ ra được. Mà không có rỉ chảy ra được thì tâm chúng ta rất là thanh thản.
(01:27:17) Cho nên nó không có khởi ra, vì tâm ý mình khéo chế ngự cho nên nó không có khởi nghĩ ra, cho nên nó không có bị chất chứa, nó không có bị ức chế. Mình chế ngự nó, mình không làm cho nó dính mắc trong những cái đối tượng của hiện tại đối với nó.
Và tâm của chúng ta khéo tu Định Vô Lậu, xả trừ những cái lậu hoặc, cho nên vì vậy mà nó không có đầy ứ mà rỉ chảy ra.
Vì vậy mà tâm ý chúng ta nó không có phiền não, không có đau khổ, nó không có sân hận, cho nên “không cháy đỏ bừng lên” - tức là không có sân hận, không có giận dữ nữa, nó thanh thản, nó nhẹ nhàng, nó an ổn.
Đó là những cái điều kiện như vậy là những cái điều kiện sống độc cư, sống cô đơn, sống một mình.
Người tu cần phải biết
Người tu sĩ chúng ta cần phải hiểu biết như vậy, đó là cái lối sống một mình đó, giống như con tê ngưu một sừng.
Bởi vì khi mà chúng ta đi ra, hay hoặc đi tới đi lui ở trong thất của chúng ta cũng vậy, chúng ta nhìn xuống, giữ gìn mắt của mình, cúi nhìn xuống, chân đi thì không lưu luyến một cái chỗ nào cả hết, các căn thì luôn luôn lúc nào cũng hộ trì, tâm ý thì khéo chế ngự, không để cho lậu hoặc rỉ chảy ra, không sân hận bừng cháy lên, thì đó là chúng ta đã sống hạnh độc cư, đã sống đúng người độc cư.
Mà nếu chúng ta không có giữ gìn cái chỗ tu hành được như vậy thì tức là chúng ta không phải là người sống độc cư.
Cho nên sống độc cư thế nào? Các thầy thấy: Khi đi chúng ta nhìn xuống chân, rồi tu tập định Chánh Niệm Tỉnh Thức trong cái hành động của mình. Cho nên Chánh Niệm Tỉnh Thức thì trong chánh niệm mình có lưu luyến gì không? Đâu có lưu luyến gì.
Luôn luôn lúc nào cũng phòng hộ sáu căn, không có được để cho nó duyên theo các trần làm cho nó bị dính mắc, cho nên các căn chúng ta thanh tịnh. Tâm ý thì khéo chế ngự, làm cho nó không có rỉ chảy ra những cái lậu hoặc, không có sân hận, không có giận dữ, không có làm những cái điều ác.
Cái hành động đó là những cái hành động sống độc cư, sống cô đơn, sống một mình giống như con tê ngưu một sừng.
Đây Thầy đọc lại cái bài kệ 30 này để cho quý thầy và các con suy ngẫm, cố gắng giữ gìn.
Trên bước đường tu tập mà Thầy đã dạy các con có những cái định: Định Chánh Niệm Tỉnh Thức, tu cái tâm thanh thản - Định Sáng Suốt đó, Định Vô Lậu, thì ở chỗ này đó là chúng ta phòng hộ sáu căn đều là do cái sự tu tập tỉnh thức của chúng ta.
Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự,
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy bừng đỏ lên.
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!
Đó là bài kệ thứ 30./.
HẾT BĂNG