48 - MỘT PHÁP VÀ HAI PHÁP - TÓM LƯỢC TỨ BẤT HOẠI TỊNH

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 48 - MỘT PHÁP VÀ HAI PHÁP - TÓM LƯỢC TỨ BẤT HOẠI TỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

1- PHẦN MỘT PHÁP VÀ HAI PHÁP - KINH PHÚNG TỤNG

1.1- PHẦN MỘT PHÁP - ĂN UỐNG VÀ HÀNH

(00:00) Hôm trước Thầy có dạy các con thế nào là cái một pháp, nhưng mà hôm nay thì Thầy nhắc lại về cái vấn đề này để cho các con biết thế nào là một pháp. Cái pháp đầu tiên mà chúng ta biết rằng đó là thứ nhất là ăn, thứ hai là hành. Nghe nhắc đến ăn thì ai cũng ngạc nhiên hết, cái pháp gì kỳ cục mà dạy ăn không à, rồi dạy hành không à!

Tất cả - ở đây các con để ý:

A- Tất cả các loài hữu tình do các món ăn mà được an trú.

Cái con vật nào, mình và mọi người, người nào cũng phải ăn uống rồi mới có thể an trú, mới có sống được chớ còn không ăn uống chắc chắn là không thể nào mà sống nổi đâu, phải không? Cho nên ăn là một cái pháp mà rất là quan trọng chớ không phải là không quan trọng đâu.

B - Tất cả các loài hữu tình do các hành mà an trú.

Có con vật nào mà không có hoạt động đâu, cái thân nó cũng rung động, nó cũng hô hấp, tim nó cũng đập hết, không có con vật nào mà không có rung động. Và cái thân của chúng ta nhúc nhích, đi tới đi lui hay là cái này kia đều là động hết.

Cho nên phải nhìn chung là các loài hữu tình thì từ cái ăn, từ cái hành, mà nó là loài động vật. Như vậy thì chúng ta biết là hai cái pháp này nó rất là quan trọng.

Vậy thì bây giờ chúng ta hành như thế nào để mà được giải thoát? Bởi vì chúng ta biết vì hành mà loài hữu tình nó có hành, mà vì ăn cái loài hữu tình nó phải ăn, cho nên ăn như thế nào để mà được giải thoát, mà ăn như thế nào mà không giải thoát?

Đó, bây giờ chúng ta ăn mà chúng ta còn thèm ăn thì có giải thoát không? Đâu có thể giải thoát! Ăn mà không thèm, ăn coi như là một cái thứ thuốc, ăn để sống thôi đó thì cái đó mới giải thoát đó.

Cho nên ở đây có một pháp mà rất là quan trọng, cho nên về cái ăn chúng ta thấy rất quan trọng. Vì vậy hàng ngày chúng ta ăn một bữa mà không thèm ăn, ăn để sống. Cho nên chúng ta thấy cái ăn đối với cái loài hữu tình, con vật cho đến con người hiện bây giờ trên thế gian này người ta quá chú trọng đến cái ăn, cho nên người ta tranh với nhau vì cái ăn. Còn chúng ta là người tu sĩ chúng ta dẹp phắt cái ăn, ăn chỉ để sống chớ không có còn quan trọng nữa.

Đó là cái thứ nhất mà chúng ta phải tu tập, phải hiểu biết và tu tập.

Cái thứ hai về hành, thì chúng ta biết rằng hành nó có 3 chỗ hành: Thân hành, ý hành, khẩu hành. Nhưng mà thân hành như thế nào mà để đem lại sự giải thoát? Đời người ta hành không có giải thoát đâu, người ta đánh lộn, người ta đập nhau lỗ đầu chảy máu thì làm sao mà gọi là giải thoát! Cho nên ở đây chúng ta hành như thế nào mà giải thoát?

Hành tức là chúng ta có 3 chỗ hành, cái thân của chúng ta đừng có làm khổ mình khổ người, cái hành động nó đừng có làm khổ mình khổ người gọi là hành. Cái miệng của chúng ta hành thì đừng có nói lời nói mà làm khổ mình khổ người, đó là hành. Cái ý chúng ta khởi nghĩ thì đừng có khởi nghĩ - cái hành động của ý đừng có khởi nghĩ làm khổ mình khổ người.

Thì như vậy là chúng ta phải biết cái hành nó quan trọng đến mức nào, cái ăn nó chỉ có một mà cái hành nó tới ba chỗ lận.

Đó như vậy là chúng ta đã biết có một pháp mà rất là quan trọng, đó là pháp ăn và pháp hành. Vậy từ đây về sau chúng ta phải cẩn thận trong những cái hành, trong những cái ăn uống. Đó, thì đó là những cái pháp mà Thầy nhắc nhở cho các con thấy.

1.2- PHẦN HAI PHÁP - BA MƯƠI HAI CẶP PHÁP ĐỐI ĐÃI

(03:12) Và đồng thời trong những cái bài trước Thầy có dạy: Có hai pháp. Vậy thì hai pháp như thế nào đây?

1. Danh và Sắc

Những cái pháp này thì theo Thầy thiết nghĩ các con phải hiểu: Danh là cái gì mà Sắc là cái gì? Mà ở trong Thập Nhị Nhân Duyên Phật có dạy đó: Danh Sắc tức là cái bào thai của con người đó, tức là thân và tâm của chúng ta. Sắc là cái thân, mà Danh là cái tâm của chúng ta, cho nên do có Danh Sắc mà có cái sự đau khổ cho chúng ta.

Vì vậy mà chúng ta phải hiểu Danh Sắc nó có phải là cái bản ngã của chúng ta không? Có phải là cái vật thường còn không hay là vô thường? Có phải là cái thứ không khổ không? Cho nên chúng ta phải hiểu hai cái pháp này: Cái Danh và cái Sắc.

Cái thứ hai là:

2. Vô minh và Hữu

Vô minh là như thế nào? Vô minh là mê mờ, không thấy, mà trong Thập Nhị Nhân Duyên chúng ta thấy có cái duyên Vô minh và có cái duyên Hữu: Do Vô minh mới sinh Hành, Hành mới sinh Thức, Thức mới sinh Danh sắc. Chúng ta thấy rõ phải không? Mà có Hữu nó mới có Thủ, có Thủ nó mới có Sanh, có Sanh nó mới có Bệnh, tử, ưu, bi. Do đó ở đây thì Đức Phật ghép hai cái danh từ Vô minh và Hữu.

Vì Vô minh như thế nào? Muốn phá từ Vô minh này thì chúng ta phải tìm hiểu những gì mà chúng ta chưa hiểu, chúng ta phải thông hiểu những gì chúng ta chưa thông hiểu. Và khi mà chúng ta thông hiểu thì chúng ta phá vỡ cái Vô minh liền.

Cũng như bây giờ Phật nói thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã, bây giờ chúng ta tìm hiểu coi nó vô thường chỗ nào? Nó khổ chỗ nào? Nó vô ngã chỗ nào? Phải không? Do chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta sẽ không còn Vô minh.

Mà không còn Vô minh thì tức là Minh chớ gì? Và khi mà Vô minh nó hết rồi thì cái Hữu có không? Hễ cái Vô minh mà nó hết rồi, nó Minh rồi thì cái Hữu nó không có nữa đâu, cho nên nhà cửa, của cải, tài sản chúng ta đều bỏ sạch hết. Mà cái Vô minh có thì cái Hữu nó có.

Bởi vì cái Vô minh nó lầm chấp, nó nói cái bàn này là thật nè, cái thân này là thật nè, cái thân này là ngã nè, cái tâm này là ngã nè, cho nên nó chấp cái này, cho nên vật nào cũng có hết, nó có tùm lum ra hết, cho nên nó mới Hữu. Vì vậy mà Phật ghép hai cái danh từ này lại để chỉ cho Vô minh và Hữu. Hễ có Vô minh thì phải có Hữu. Mà không có Vô minh thì không có Hữu. Minh thì chúng ta xả hết, xả hết trắng bạch như vỏ ốc, như một đời sống xuất gia ba y, một bát.

Đó thì các con thấy cái chỗ mà Phật ghép từ cái danh từ như vậy để mà chúng ta phá vỡ nó.

Cái thứ ba là:

3. Hữu kiến và Vô hữu kiến

Ở đây Đức Phật dạy Hữu kiến tức là có cái kiến, tức là có cái sự suy nghĩ, có cái sự hiểu biết. Mà có cái sự hiểu biết tức là chúng ta có cái sở tri chấp - chúng ta chấp cái kiến đó, chấp cái đó.

Như bây giờ từ lâu tới giờ nghe người ta nói bây giờ có Phật Tánh, ở trong thân của chúng ta có cái Phật Tánh, vậy thì ngộ cái Phật Tánh đó đó, mà chúng ta ngộ là chúng ta làm Phật, cho nên người ta nói kiến tánh thành Phật, do đó mình cũng chấp kiến tánh thành Phật, vì vậy người ta chỉ cái tánh đó là như thế nào bây giờ mình nhận ra cái tánh đó đó. Nhận ra cái tánh đó thì thành Phật rồi, nhưng mà cuối cùng thì cái tâm tham, sân, si chúng ta vẫn còn.

(06:34) Vì vậy mà chúng ta: “Ủa sao ông Phật mà - sao bây giờ mình nhận ra rồi mà bây giờ ổng còn tham, sân, si như vậy? Ai chửi ông cũng giận dữ vậy? Như vậy là ông Phật này thiệt hay giả đây?” Cho nên từ đó có cái sự suy nghĩ phá cái Vô minh này đi thì cái kiến chấp đó, cái Hữu kiến đó chúng ta bị bẻ gãy đi.

Còn nếu mà chúng ta không có sự suy nghĩ, chúng ta cứ ngỡ rằng ở trong thân của chúng ta là có Phật tánh nè, cái vật này là thường hằng nè, nó thường, lạc, ngã, tịnh nè, nó ở trong đó nó thanh tịnh, nó thường là an lạc ở trong đó, thì do đó chúng ta sẽ bị cái chấp kiến đó, và nó làm cho chúng ta mê mờ mà không thấy đó là cái chấp ngã, chấp kiến của chúng ta. Từ đó chúng ta chết điêu chết đứng ở trong đó mà tưởng là mình sẽ đạt được cái đó là mình giải thoát, nhưng cuối cùng lại không giải thoát.

Ở đây phải thấy rằng cái Hữu kiến này rất là nguy hiểm.

Vô hữu kiến: Khi mà đã hiểu ra như vậy chúng ta xả bỏ đi thì chúng ta hoàn toàn là không có gì. Bởi vậy đến với đạo Phật chúng ta thấy cái gì cũng bỏ hết cho nên chúng ta đâu có cái gì đâu, thậm chí như nói Niết Bàn, Đức Phật cũng nói đâu có cái gì mà Niết Bàn?

Bây giờ chúng ta chỉ biết rằng cái thân của chúng ta, cái đời nay của chúng ta nè, bây giờ chúng ta làm chủ được như vậy thì chúng ta biết rằng chúng ta chỉ có một kiếp này thôi và kiếp sau chúng ta không có nữa, nghĩa là không tái sanh nữa thôi.

Chúng ta chỉ biết như vậy thôi chớ chúng ta không thấy có Niết Bàn hay hoặc là có Phật Tánh hay hoặc là có cái gì nữa hết. Bởi vì còn có một cái gì đó tức là còn có cái chấp kiến, tức là còn cái Hữu kiến.

Cho nên ở đây cái chỗ hai pháp ở chỗ này đó, Hữu kiến và Vô hữu kiến: Nếu mà có Hữu kiến thì không thể nào mà Vô hữu kiến được, mà Vô hữu kiến thì tức là Hữu kiến không có. Đó phải hiểu. Cho nên phá cái này thì cái kia nó sẽ đạt, mà phá cái kia thì cái nọ nó sẽ có. Một cái người mà có kiến chấp rồi thì làm sao gọi là Vô hữu kiến được? Các con hiểu điều đó.

Đó cho nên ở đây thì chúng ta phải hiểu là hầu hết các con mang đầy ắp ở trong đầu của mình những cái kiến chấp kinh sách này kinh sách kia, cho nên tất cả những cái này là cái khó phá nhất, khó phá lắm. Nếu mà không có những cái sự đập phá của Thầy thì chắc chắn các con còn đầy ắp bao nhiêu cái kiến chấp chớ không phải là không.

Các con nghe từ hồi nào tới giờ Thầy không có dám động chạm ai hết, nhưng bây giờ Thầy thành lập cái giáo án xây dựng lại con đường của đạo Phật, đập phá tất cả những cái đó xuống hết thì bắt đầu mới phá được cái kiến chấp của các con.

Chớ còn nếu mà Thầy không đập thì cái kiến chấp của con chưa đâu, các con còn nói Phật Tánh rõ ràng lắm, còn nói kinh này kinh kia đồ dữ lắm chớ chưa phải đâu, còn nói trí Bát Nhã là vô ngại, rồi tất cả những cái Bát Nhã đó nó sẽ phá đi cái tất cả những cái điên đảo, mộng tưởng, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn, nó phá đi tất cả mọi cái, thành tựu được một cái giải thoát hoàn toàn là cái trí tuệ Bát Nhã.

Nhưng mà các con cứ kiến chấp những cái đó, nhưng mà cái đó nó cao vời vợi, mà sự thật đó là cao vời vời của cái tưởng chớ không phải là cái cao gì hết. Cho nên không được cái phá thì các con sẽ ở trong cái Hữu kiến chớ không bao giờ mà Vô hữu kiến được.

(09:34) Ở đây, cái phần thứ tư này thì Phật dạy tới nó có hai cái pháp, tức là:

4. Vô tàm và Vô quý

Cái người mà không biết xấu hổ và không biết sợ hãi thì cái người đó không có thể nào mà theo con đường của đạo Phật mà tu được.

Cho nên muốn mà tu cho có tàm và quý, tức là có xấu hổ và có sợ hãi thì chúng ta mới răn chừa những cái điều ác mà chúng ta mới ngăn chặn nó được. Còn nếu mà làm một điều ác mà chúng ta không thấy sợ hãi, tội lỗi, mà không thấy nó xấu hổ thì chúng ta cứ mãi làm mà chúng ta không có lo, không có gì hết.

Thì do đó cái Vô tàm, Vô quý này là cái tâm của phàm phu, là cái tâm của con người ác, họ không có biết xấu hổ, họ không có biết sợ hãi những cái tội lỗi của họ do nhân quả đưa đến cho họ gánh vác.

5. Tàm và Quý

Thứ năm: Tàm và Quý, Tàm nghĩa là xấu hổ, Quý là sợ hãi. Nghĩa là cái người mà có xấu hổ, có sợ hãi thì con đường của đạo Phật dễ dàng tu tập. Mà thường thường là người ta nói xấu hổ, nói sợ hãi, nhưng sự thật ra mới đầu chúng ta chưa biết thì chúng ta còn sợ nhưng mà sau đã quen rồi thì chúng ta không sợ.

Cũng như bây giờ, thí dụ như các con ở đâu xa lạ mới đến cái Tu viện này, nghe nói kỷ luật như vậy thì mới đầu các con còn khúm núm, còn giữ gìn dữ lắm, nhưng mà sau một thời gian ở lâu quen rồi thì các con không có thấy sợ nữa, và từ đó các con cũng không có sợ hãi cái kỷ luật ở đây nữa.

Nghe nói vậy chớ còn bây giờ thật sự ra các con muốn nói chuyện với nhau là các con cứ lén nhau nói chuyện, thì như vậy là cái độc cư ở đây đặt ra thành vấn đề là các con không còn sợ hãi, và các con cũng không biết rằng cái đó là cái xấu hổ của mình khi mình tiếp duyên, mình nói chuyện lén lút như vậy là mình không còn xấu hổ, thì như vậy là cái tàm quý các con chưa có.

Cho nên ở đây mình muốn được tàm quý là mình phải có sự tu tập và rèn luyện nó mới có tàm quý, chứ không phải khi không mà người ta có tàm quý. Đó. Đó là phải nói đến cái chỗ mà tu tập để chúng ta giữ gìn những cái giới luật, cái kỷ luật cho được thì chúng ta phải tập Tàm và Quý.

6. Ác ngôn và Ác hữu

Ác ngôn là cái lời nói dữ, cái lời nói ác, cái lời nói mà người ta đau khổ. Còn Ác hữu là cái người bạn ác, cái người mà xúi chúng ta nói cái lời ác, cái người mà xúi chúng ta làm cái hành động ác. Cái người mà xúi chúng ta nói cái lời ác hay hoặc là ý nghĩ ác đó là người ác hữu, người bạn ác.

(12:01) 7. Thiện ngôn và Thiện hữu

Cái lời nói lành, cái lời nói mà làm cho người ta không khổ, mình không khổ thì đó là thiện ngôn. Và Thiện hữu là cái người bạn lành.

Cho nên ở đây chúng ta ở gần cái người bạn lành thì chúng ta sẽ có những cái lời nói tốt, cái lời nói lành, cái lời nói không có hung dữ, còn nếu mà chúng ta ở gần những cái người bạn ác thì chúng ta sẽ có những cái lời ác ngôn, có những lời nói hung dữ, có những lời nói ác, không có những cái lời nói thiện được.

Đó là hai cái pháp nó đối chiếu với nhau để chúng ta chọn lấy một trong những cái pháp này.

8. Nhập tội thiện xảo và Xuất tội thiện xảo

Đó bây giờ: Nhập tội thiện xảo nghĩa là cái người mà muốn làm cái tội họ cũng khéo léo họ làm để mà họ tránh cho người ta chỉ trích họ bằng cách này, bằng cách kia, cho nên khi mà họ làm cái tội gọi là nhập tội thiện xảo.

Khi mà họ - ở trong này Phật dạy Xuất tội thiện xảo - khi mà chúng ta làm một cái điều gì thì làm cái điều đó, thí dụ như bây giờ chúng ta làm một cái điều ác thì chúng ta cũng rất khéo léo làm cái việc ác chớ không phải chúng ta vụng về đâu, còn bây giờ mà chúng ta làm một cái điều mà không có điều ác thì chúng ta cũng phải khéo léo mới làm cái không có cái điều ác - điều thiện mới được.

Thì cái điều ác thì nó cũng phải có sự khéo léo mà làm, thí dụ như bây giờ chúng ta muốn lấy của người ta, ít ra chúng ta cũng phải nghĩ cách này cách kia, chớ không khéo…​ Đâu phải dễ đâu! Cho nên đó là một cái điều ác.

Hay hoặc là chúng ta muốn nói làm sao cho người khác tin rằng - chúng ta nói xấu người đó mà cho người khác tin thì chúng ta cũng phải thiện xảo để nói làm sao cho người ta tin rằng cái người đó xấu như vậy, cho nên nó cũng là cái thiện xảo để làm cái điều ác.

Còn bây giờ trong cái thiện xảo để mà chúng ta làm cái điều thiện, muốn làm một cái điều thiện thì chúng ta cũng phải có một cái thiện xảo để mà làm cái điều thiện, chớ không phải là thiếu cái thiện xảo mà làm cái điều thiện được. Cho nên muốn tâm mình được ly dục, ly bất thiện pháp thì nó phải có cái thiện xảo nó mới có ly, mà không có cái thiện xảo thì không ly.

Cho nên ở đây muốn làm cái tội thì chúng ta cũng có những cái khéo mà làm cái tội, kêu là gian hùng. Còn bây giờ mà muốn không có tội thì tức là chúng ta cũng phải khéo mà sử dụng, trau dồi cái tâm của mình để cho nó không có tội. Đó là những cái thiện pháp và ác pháp mà nó đều là có sự thiện xảo ở trong đó.

9. Giới thiện xảo và Tác ý thiện xảo

Ở đây chúng ta thấy khi mà sử dụng cái giới hành tức là một cái pháp nào đó để tu cho chúng ta được giải thoát ở trong cái pháp thiện thì chúng ta cũng phải khéo léo, chớ không phải là vụng về mà chúng ta tu tập được.

Cũng như bây giờ chúng ta dùng cái pháp hướng, mà cái pháp hướng đó lúc bấy giờ chúng ta hướng như thế nào để cho nó đúng, để mà cho nó được hiệu quả. Hầu hết là chúng ta không khéo léo cho nên chúng ta dùng pháp hướng mà không có hiệu quả.

Cũng như bây giờ thí dụ như cô Huệ Ân bị nhức cái đầu nè, cô khéo léo như thế nào đó, cô nhắc cái nó hết nhức đầu. Còn mình cũng nghe nói vậy, mà tại sao mình cũng đau cái tay, mình nhắc hoài mà nó không hết? Tức là không khéo léo, không thiện xảo đó, tức là không hiệu quả đó. Đó như vậy đó.

Cho nên ở đây Phật nói Tác ý thiện xảo, khi tác ý một cái điều gì ra thì nó phải khéo léo tác ý cho đúng cách. Cũng như tên thằng A mà mình gọi nó thằng B thì thằng A nó đâu có biết, nó đâu là thằng B, cho nên nó làm sao nó nghe được? Đó là mình không thiện xảo, không khéo tác ý.

(15:33) Đó thì, trong cái vấn đề mà tu tập tới đây là những cái điều kiện mà chúng ta sắp sửa vào trong cái pháp hành, vào trong cái giới hành, cho nên chúng ta phải tập những cái thiện xảo cho đúng cách.

Cũng như bây giờ, hồi nãy là cô Diệu Hảo trình bày cho Thầy thấy thì cái thiện xảo của cô Diệu Hảo thiếu thiện xảo, nhưng mà cái trình bày về pháp tu thì rất đúng, không có sai, nhưng mà cái thiện xảo để cho trong cái thời gian hành trì thì nó thiếu thiện xảo. Phải nhận ra cái chỗ đó, chớ còn nếu mà không nhận ra cái chỗ thiện xảo thì tức là chúng ta sẽ tu tập lu bù.

Cũng như cô Minh Cảnh mà trình bày cho Thầy tu cái định, tu ngồi giữ cái tâm thanh thản để cho phá cái tâm hôn trầm của mình đó, thì cái đó là không có thiện xảo rồi, cho nên vì vậy mà nó đưa dần đi đến cái chỗ nó tỉnh tỉnh mê mê mà nó không có…​ Bởi vì cứ ngồi nghỉ, thôi thì bây giờ mình ngồi nghỉ thì mình giữ được mức nào hay mức nấy, không ngờ cứ một lát chợt nó tỉnh rồi lát nó mê xuống, rồi lát nó chợt tỉnh, như vậy là sai.

Bởi vì cái thời gian này là cái thời gian chúng ta phải tỉnh táo hoàn toàn, xả nghỉ, cũng như lúc mà chúng ta đang ở trong cái Định Hiện Tại An Lạc Trú hay là Vô Lậu, nó phải tỉnh như vậy, tỉnh như trong lúc chúng ta quán xét. Mà bây giờ ngồi, không có quán, không có gì hết mà vẫn phải tỉnh như vậy thì như vậy mới đúng.

Mà muốn được vậy thì làm sao bây giờ? Không thể ngồi không vậy được, cho nên phải đi kinh hành, vì vậy mà chúng ta phải nương vào cái hành động Chánh Niệm Tỉnh Thức nó mới có sự tỉnh được như vậy. Sau khi nó tỉnh đến cái mức độ nó rồi thì bắt đầu chúng ta ngồi xả ra, nó tỉnh rất tỉnh, nó khỏi cần phải trong cái hành động, thì biết lúc bấy giờ là chúng ta mới nên ngồi.

Còn bây giờ mà muốn ngồi nghỉ thì điều đó là cái điều chết chớ không phải điều sống, vì vậy mà thiếu thiện xảo.

10. Xứ thiện xảo, Duyên khởi thiện xảo

Xứ thiện xảo là như thế nào? Xứ thiện xảo là cái gì đây?

1- CÁC LOÀI HỮU TÌNH ĐƯỢC AN TRÚ NHỜ ĂN UỐNG VÀ HÀNH

2- HAI PHÁP

  1. Chỉ và quán

  2. Chỉ tướng và tinh cần tướng

  3. Tinh cần và không dao động

  4. Giới thành tựu và kiến thành tựu

  5. Giới suy khuyết và kiến suy khuyết

  6. Dao động đối với các pháp bị dao động và tinh cần của người bị dao động

  7. Không tri túc với các pháp thiện và không thối thất trong sự tinh cần

  8. Minh và giải thoát

  9. Tận trí và Vô sinh trí

Bài kệ Phật khuyên thừa tự pháp, không nên thừa tự ăn, ngủ

Lý do Tôn giả Ratthapàla xuất gia - con đường tu tập đúng đắn

CÂU CHUYỆN

  1. Thế giới là vô thường, đi đến hoại diệt.

  2. Thế giới là vô hộ, vô chủ.

  3. Thế giới là vô sở hữu.

  4. Thế giới là thiếu thốn, là khao khát, nô lệ cho tham ái.

Giải thích từng phần

Thế nào là vô thường, đi đến hoại diệt?

  • Thế nào là vô hộ, vô chủ, như thế nào?

  • Thế giới là vô sở hữu cần phải ra đi, từ bỏ tất cả.

  • Thế nào là thế giới thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái?

Tu tập tứ bất hoại tịnh

Lý pháp: thân niệm phật, thọ niệm phật

  1. Thân niệm Phật.

  2. Thọ niệm phật

Chúng ta thấy nè, bây giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ nè, thì cái Xứ thiện xảo là cái thân của chúng ta đang tu nè, lấy cái thân mà tu nè, thì vậy giờ thân hành, hay hoặc là cái thân hành nội hay hoặc là thân hành ngoại, hay là đang ở trong cái nhân tướng hành, hay hoặc là cái đặc tướng hành. Cái nhân tướng hành cũng là cái thân, bây giờ ở trên thân quán thân nè mà quán cái hành tướng hay hoặc là quán cái nhân tướng, hay hoặc là quán cái đặc tướng nè.

Nếu mà quán cái đặc tướng nè thì cái xứ - cái thân của chúng ta là cái xứ - mà phải thiện xảo ở trên cái đặc tướng của nó. Mà bây giờ quán về cái hành tướng của nó, thì ở trên cái thân của chúng ta là cái xứ nè, thì phải thiện xảo ở trên cái hành tướng của nó chớ không phải ở trên nhân tướng nó được, hay hoặc là ở trên đặc tướng nó được. Các con hiểu điều đó.

(18:10) Cho nên ở đây chúng ta phải phân tích cho rõ ràng để khi mà chúng ta tu cái định nào thì nó phải ra cái định nấy.

Nếu mà bây giờ ở trên hành tướng mà nơi cái thân của chúng ta, tức là thân chúng ta đương đi, đương hành, cho nên vì vậy mà chúng ta tu ở trên hành tướng đó, cho nên trên thân quán ngoại thân là do cái hành động ngoại tu trên cái hành động.

Còn bây giờ trên thân quán nhân tướng của cái thân, thì cái thân có hành không? Cái nhân tướng tức là nó nằm - cái cục thịt đó nó nằm như vậy, rồi quán nó như thế nào đây? Quán bất tịnh hay quán như thế nào để cho nó ly tham, ly sân, ly si ra, đó là tu về nhân tướng.

Cho nên mỗi một cái Tứ Niệm Xứ, Thầy nói nó rất là nhiều cái chuyện mà chúng ta cần phải tu, tu ở trong cái hành tướng, tu trong nhân tướng, tu ở trong cái đặc tướng của nó. Nó rất khó chớ không phải dễ, nhưng mà chúng ta biết được thì chúng ta mới có thiện xảo ở trong cái chỗ đó mà chúng ta rõ được từng chút chúng ta tu, thấy kết quả rất lớn cho chúng ta.

Như vậy gọi là Xứ thiện xảo, lấy cái thân của chúng ta, mà ngay cái hành tướng, đặc tướng, nhân tướng mà chúng ta tu tập thì cái đó gọi là thiện xảo.

Duyên khởi thiện xảo: Bây giờ chúng ta dùng một cái pháp mà tác ý ra để khởi ra một cái gì đó, để làm cho chúng ta tự chủ được cái điều kiện đó gọi là duyên khởi thiện xảo. Nghĩa là như cái lý tác ý nào đó thì chúng ta khởi ra cái đó để mà thiện xảo, để làm cho chúng ta đạt được cái kết quả đó.

Như bây giờ chúng ta bảo hơi thở phải ngưng, nhưng mà lúc bấy giờ cái tâm của chúng ta bây giờ trên nhân tướng hay hoặc trên hành tướng nè, nếu là trên nhân tướng hay đặc tướng nè mà chúng ta nằm ở trên cái đặc tướng của nó là bây giờ nó ở trong cái trạng thái gì? Cái trạng thái gì mà chúng ta mới khởi sự thiện xảo cho nó ngưng cái hơi thở thì nó mới ngưng. Mà bây giờ chúng ta không nắm được cái đặc tướng nó, không nắm được cái nhân tướng nó, hay hoặc là không nắm được cái hành tướng nó mà bảo nó ngưng thì nó không ngưng.

Các con phải hiểu được điều đó. Cho nên đến cái lý hành rồi thì cái giới hành, cái pháp hành rồi, nó phải nắm từng chút rất là tỷ mỉ để mà chúng ta tiến bước ở trên con đường tu tập, cho nên chúng ta ra lệnh là nó ngưng liền là tại vì chúng ta nắm biết được cái trạng thái đó là bảo nó sẽ ngưng.

Bây giờ mình không nằm ở trên trạng thái đó trong cái nhân tướng hay cái đặc tướng hay cái hành tướng nó, mình không nằm được ở đó mà mình cứ bảo ngưng ngưng ngưng, làm sao nó ngưng? Các con hiểu điều đó không? Mình phải biết được cái trạng thái chỗ đó, bảo nó ngưng là nó ngưng, mà cái chỗ này mình chưa có nằm được, mình chưa có bám được cái tụ điểm này mà mình bảo ngưng là ngưng làm sao được?

Cho nên các con tu, bảo: “Đừng có nghe! Đừng có nghe!” Cái lỗ tai các con nó đương chạy ngoài chợ mà bảo nó đừng có nghe thì làm sao - nó ở ngoài chợ làm sao, nó đâu ở đây? Cho nên khi đó các con phải biết rằng cái lỗ tai nó đang ở chỗ này nè, cho nên bắt đầu nó ở chỗ cái điểm này nè, thì các con bảo nó đừng có nghe thì nó không nghe.

Còn bây giờ nó đi chợ ngoài kia, nó chưa có về mà bảo nó đừng nghe thì nó cứ nghe ở ngoài kia, ba cái thằng hát Sơn Đông ngoài kia đánh trống, nó mê ngoài đó nó đâu có về, nó cứ nghe trống ở ngoài thôi, thì do đó kêu sao được. Các con hiểu điều đó. Cho nên nó đi chợ ngoài đó rồi thì bây giờ ở đây có réo nó nó cũng đâu có nghe. Đó vì vậy mà nói sao cái lỗ tai tui cứ nghe hoài, không có hết nghe, là tại vì nó đang đi nghe trống Sơn Đông ở ngoải.

(21:07) Đó Thầy nói như vậy để chúng ta biết được cái con đường tu phải thiện xảo, vì vậy mà mới vô cái chỗ này các con thấy hai pháp, mà cứ thiện xảo, thiện xảo không. Mà trong cái thiện xảo của đạo Phật không phải tự nhiên mà vào định được mà cả một cái vấn đề khi nằm tại tụ điểm nào đó, khi nằm ở trên cái trạng thái tâm nào đó là biết cái đó nó thuộc về đặc tướng, nhân tướng, hành tướng của nó như thế nào, chừng đó chúng ta ra lệnh là nó ngưng.

Nó phải đúng của nó chớ còn các con chưa biết đúng không, các con cứ bảo đi, bảo tới già, tới râu mọc vầy nó cũng không ngưng nữa chớ đừng nói. Bảo hết hơi nó cũng không thèm ngưng.

Đó. Nói như vậy thì các con sẽ lần lượt các con phải tu tập tới cái khi mà Thầy dạy bốn cái định, ở trong băng Thầy đã dạy rồi, thì phải nắm cho vững cái đó rồi các con mới biết được.

12. Chơn trực và Tàm quý

Chơn trực tức là thẳng thắn, phải nhìn cho thật thẳng nó ở trong những cái điều kiện tu tập của mình. By giờ cái thiện là thiện mà ác là ác chớ không có được nói cái này vừa thiện vừa ác đâu, không phải đâu, theo kiểu lý luận của Bát Nhã đó, sắc tức thị không mà không tức thị sắc đó, không có kiểu đó được đâu.

Cái kiểu đó là cái kiểu kêu là gạt người ta đó thì không có được, mà cái kiểu này nó thiện là thiện mà ác là ác chớ không phải nói là sát sanh là Bồ Đề đó đâu, không được đâu, hay là phóng sanh là giải thoát mà sát sanh là Bồ Đề thì cái chuyện đó là cái chuyện lý luận của họ chớ còn ở đây không có được.

Ở đây là cái gì thẳng thắn là phải nói thẳng, đây là pháp ác là ác, mà đây là pháp thiện là thiện, chớ không phải nói là sắc tức thị không, không tức thị sắc, thì không có vậy được.

Và Tàm quý nghĩa là thẳng thắn, cái mà ác thì chúng ta phải xấu hổ, mà cái thiện thì chúng ta vui mừng, chúng ta không xấu hổ ở trong cái việc làm của chúng ta, không có sợ hãi những cái lỗi lầm đó.

13. Kham nhẫn và Nhu hòa

Khi mà chúng ta tu tập cái kham nhẫn, nhẫn nhục được mọi mặt thì chúng ta phải tập cái tâm trạng của chúng ta phải nhu hòa đối với mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, thì hai cái pháp này nó phải ghép chung lại.

Nhẫn nhục mà trong lòng cứ hậm hực, hậm hực hoài thì cái nhẫn nhục đó không phải là nhẫn nhục đâu, mà cái nhẫn nhục đó chỉ nén tâm mà chịu đựng. Còn cái nhẫn nhục mà thật sự kham nhẫn thì chúng ta phải có cái mặt nhu hòa, phải có cái lời nói nhu hòa, phải có những cử chỉ nhu hòa, chớ không phải là ở ngoài làm cái vẻ nhẫn nhục mà bên trong tức tối muốn đập người ta thì không thể được.

14. Lời nói nhu thuận và Tiếp đón thân tình

Nghĩa là khi mà kham nhẫn được và nhu hòa được rồi thì cái lời nói phải tỏ ra rất là nhu thuần, chớ không thể nào mà nói cộc cằn, mà nói giật một giật hai, nói như là chấm muối ớt thì không có được, chấm muối trong đầu người ta thì không có được, mà phải nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhã nhặn.

Mà thấy người ta còn giận hờn, còn đau khổ thì mình lại dùng cái lời nói còn nhỏ nhẹ hơn nữa. Và mình tiếp đón họ rất là thân tình chớ không có những cái đối đãi một cách gay gắt, một cách khó khăn, cách khó chịu.

Cho nên một cái người tu theo đạo Phật phải tập hết sức lực tập chớ không phải là nói đơn giản được.

(24:18) 15. Vô hại và Từ ái

Nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng không có làm hại ai hết, nghĩa là không có làm khổ người nào hết, luôn luôn lúc nào bao giờ cũng có thương yêu họ. Từ ái là thương yêu họ, không bao giờ mà bỏ một người nào hết, dù người đó là người thù, người đó là người có thể làm cho chúng ta khổ đau và có thể giết chúng ta nhưng chúng ta vẫn từ ái với họ, cũng không làm hại họ, tức là Vô hại và Từ ái.

16. Thất niệm và Bất chánh tri

Thất niệm là mất cái niệm, tức là không còn cái niệm chân chính nữa, cho nên từ đó cái tri kiến, cái hiểu biết chân chánh của chúng ta nó không còn có nữa, cho nên luôn luôn lúc nào chúng ta đừng có giữ thất niệm.

Chẳng hạn bây giờ chúng ta đặt cái niệm, mà cái niệm đó nó phải quán cho tận cùng rốt ráo rồi thì chúng ta mới mất niệm. Cũng như bây giờ mình đặt cái niệm hơi thở mà một lúc có vọng tưởng vô thì mình có thất niệm không? Cái đó là thất niệm rồi đó. Một lúc có cái hôn trầm xen vô thì lúc bấy giờ nó thất niệm rồi đó.

Bởi vì nó quên mất đi rồi thì đó thất niệm. Thì như vậy là không còn cái chánh tri kiến nữa, cho nên Bất chánh tri rồi, nó không còn sáng suốt nữa, nó mờ mịt rồi. Vì vậy cho nên lúc bấy giờ cái người tu không được thất niệm, luôn luôn phải được ở trong Chánh niệm.

17. Chánh niệm, Tỉnh giác

Vì vậy mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải giữ tâm tỉnh giác để lúc nào cái Chánh niệm chúng ta cũng phải hiện tiền, không được mất cái Chánh niệm.

18. Các căn không được chế ngự và Ăn uống không được tiết độ.

Ở đây, một cái người tu hành mà các căn không chế ngự, mà ăn uống không tiết độ thì không bao giờ mà thực hiện con đường của đạo Phật được. Nghĩa là các căn chúng ta phải chế ngự nó, con mắt thấy vật gì thì phải chế ngự cho nó đừng có nhìn nhiều.

Chẳng hạn bây giờ chế ngự nó là chúng ta đi trên đường này chúng ta nhìn xuống tức là chúng ta chế ngự cái đôi mắt chúng ta, không có cho nó nhìn qua nhìn lại, cho nên nó không thấy vật gì xung quanh, tức là gọi là chế ngự. Còn chúng ta mà nhìn ngó bên nây, bên kia, bên nọ, rồi giảo cái lỗ tai nghe người ta ca hát nữa đó, thì cái đó là không có đúng cách.

Cho nên đó là phải - cái người mà không chế ngự thì về cái ăn uống họ không bao giờ mà tiết độ, còn cái người mà chế ngự được các căn thì cái ăn uống sẽ tiết độ.

Thí dụ như bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa tức là chúng ta có chế ngự cái thân và tâm của chúng ta trong cái ham muốn của chúng ta, do đó chúng ta mới ăn uống ngày một bữa mới được, gọi là có chế ngự.

Còn nếu không chế ngự thì bây giờ chúng ta sẽ ăn lén, mặc dù bây giờ trưa chúng ta ăn, nhưng mà chiều hay tối về chúng ta sẽ ăn lén cái này hay hoặc là uống sữa cái kia, điều đó là chúng ta chưa có tiết độ đúng cách thức ăn uống. Cho nên nếu mà chế ngự được thì do đó chúng ta sẽ ăn một ngày một bữa mà không bao giờ ăn phi thời.

(27:08) Đó thì ở đây Phật dạy rất rõ ràng để chúng ta biết rằng sự chế ngự nó kèm theo cái sự tiết độ ở trong ăn uống của chúng ta.

19. Các căn được chế ngự và Ăn uống được tiết độ

Nghĩa là sáu căn của chúng ta được chế ngự thì ăn uống sẽ tiết độ, nó sẽ không phạm phải những cái giới.

20. Tư duy lực và Tu tập lực

Bây giờ các con đem một cái niệm, trạch pháp ra một cái niệm rồi các con suy tư gọi là tư duy đó, thì cái sự tư duy trong một lần nó chưa có lực đâu, tư duy hai lần, ba lần, năm lần, mười lần, một trăm lần thì nó sẽ trở thành cái lực của tư duy.

Khi mà các con đặt cái quán thân bất tịnh, hay là quán cái thân vô thường thì ngay đó cái luồng tri kiến giải thoát nó phóng ra liền rất mạnh, nó làm cho cái lực của các con thấy tất cả những cái lậu hoặc, quét sạch ra rất là mạnh, do một thời gian tu tập hoặc là 6 tháng, 1 năm thì cái lực nó sẽ thực hiện rất là mạnh.

Do đó nói rằng tư duy lực - cái lực suy tư của chúng ta nó sẽ trở thành một cái lực, nếu mà người nào mà siêng năng thì nó mới có cái lực đó, còn người nào mà không siêng năng thì nó không có cái lực đó đâu. Đó là cái thứ nhất.

Hằng ngày chúng ta tu tập đều là chúng ta tư duy ở trên cái Định Vô Lậu, thì do đó nó sẽ trở thành một cái lực mà tới cái ngày nào đó chúng ta sẽ thấy cái lực rất rõ ràng. Khi có một cái gì mà đến đối tượng nó thì tâm chúng ta giải thoát hoàn toàn, không còn tham, sân, si ở trong cái đối tượng đó nữa, thì mới biết đó là cái lực tư duy của chúng ta.

Mà cái lực tư duy của chúng ta là cái gì? Là cái pháp quán, tức là cái Định Vô Lậu. Bởi vì khi đặt cái niệm trước mặt của chúng ta để quán xét thì đó là chúng ta phải tư duy rồi. Cho nên ở đây thì Phật gọi là Tư duy lực và Tu tập lực, nghĩa là do cái sự tu tập như vậy đó nó mới tạo thành một cái lực, mà cái lực này gọi là Tư duy lực.

Có những cái tên như vậy để chúng ta biết rằng bây giờ chúng ta ngồi chúng ta thấy chưa có gì hết, nhưng một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy nó đã thấm nhuần được cái lý của nó chân thật là vô thường, khổ, không, vô ngã thì chúng ta biết là bây giờ mình không giận ai nữa hết, ai chửi gì mình không giận, biết đó là tư duy lực nó đã có rồi, nó đã có ở trong cái pháp quán rồi. Đó.

21. Niệm lực và Định lực

Niệm lực ở đây thì như Thầy đã nói, khi mà chúng ta tạo thành một cái tụ điểm để cho tâm chúng ta nằm yên lặng ở trên đó, từ cái trạng thái yên lặng đó nó đi đến cái trạng thái vắng lặng, vì vậy mà chúng ta vào định nó mới được, gọi là có cái Niệm lực.

Và khi mà có cái Niệm lực rồi thì lúc bấy giờ chúng ta nằm yên ở trên một cái niệm đó thì cái niệm đó nó phi mất đi, nó chỉ còn có cái trạng thái của định, thì cái trạng thái của định gọi là Định lực. Lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần ra lệnh hướng tâm nhắc một cái thì cái sức Định lực đó nó sẽ vi diệu vô cùng, nó làm cho chúng ta muốn nhập định bao lâu thì nó sẽ nhập định bấy lâu.

Cũng như bây giờ Thầy có một cái Niệm lực của Thầy tức là cái tụ điểm, bắt đầu Thầy nằm ở trên cái tụ điểm, Thầy nằm chặt ở trên cái tụ điểm của Thầy, sáu căn Thầy khép chặt nằm đó, Thầy mới ra lệnh rằng: “Bây giờ phải nhập Tứ Thiền 7 ngày đêm, đúng là 3 giờ bữa nay, ngày thứ 7 là xuất định!”

(30:15) Thầy ra lệnh như vậy, bắt đầu từ đó cái hơi thở Thầy nó chuyển động và đến nó ngưng, Thầy nhập vào Tứ thiền 7 ngày đêm, bắt đầu tới 3 giờ chiều ngày thứ 7 đó nó mới xuất định. Thì các con thấy đó gọi là cái Định lực, cái sức định lực mà Thầy đã ra lệnh nó làm theo, nó không cãi lời Thầy. Còn cái chỗ mà thầy nằm yên lặng để cho nó tạo thành một cái lực thì đó là cái Niệm lực, các con hiểu chưa?

Có hiểu như vậy thì cái mà Thầy dạy nó không có đi đến cái chỗ mà các con bị lầm lạc, cho nên các con tu sơ sơ mà không thấy cái Niệm lực là cái quan trọng, mà dường như Thầy đã nói với các con nhiều lần: Nếu mà chúng ta có một cái điểm tựa thì chúng ta sẽ bẩy vũ trụ, và cái Niệm lực của chúng ta có đó, đó là chúng ta sẽ bẩy được cái vũ trụ.

Và Đức Phật đã xác định cái Niệm lực là cái gì? Là Tứ Niệm Xứ. Bốn cái chỗ mà chúng ta tu tập trở thành một cái Niệm lực đó là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Đó mình phải xác định cho được cái chỗ mà Đức Phật đã dạy. Chớ không phải là Niệm lực không có, nó có. Nó có là nó tạo thành một cái tụ điểm từ nơi thân của chúng ta mà chúng ta có được cái Định lực vi diệu để bẩy được cả cái vũ trụ này. Làm chủ được sự sống chết của chúng ta là bẩy được cái vũ trụ đó.

22. Chỉ và Quán

Ở đây Chỉ và Quán Thầy đã giảng rồi.

23. Chỉ tướng và Tinh cần tướng

Chỉ tướng tức là cái trạng thái ngưng, chỉ là nó ngưng mà, cái trạng thái ngưng.

Nếu mà chúng ta không thấy được cái tướng ngưng này - cũng như bây giờ bảo: “Hơi thở ngưng!” Mà chúng ta không có nhận ra cái hơi thở ngưng thì tức là sai. Chúng ta phải thấy được rõ cái trạng thái lúc bấy giờ nó ngưng là như thế nào.

Cũng như bây giờ nói: “Ngôn ngữ tịnh chỉ!” Thì cái ngôn ngữ là cái lời nói chúng ta hoàn toàn là không có nói nữa, cái miệng chúng ta không còn lép nhép nữa, thì như vậy mới gọi là Chỉ tướng của cái ngôn ngữ. Còn bây giờ nói: “Tầm Tứ tịnh chỉ!” Tức là cái Chỉ tướng của Tầm Tứ, tức là bây giờ không có tác ý ra mà không có khởi một cái niệm gì ra, thì đó mới gọi là tịnh chỉ Tầm Tứ, tức là Chỉ tướng của nó.

Và trong lúc mà cái tướng chỉ nó được như vậy đó thì Tinh cần tướng - nghĩa là lúc bấy giờ cái tâm của chúng ta luôn liên tục nó ở trong cái chỗ trạng thái đó liên tục, cho nên nó rất là siêng năng ở trong đó gọi là Tinh cần tướng - cái tướng siêng năng, tức là nó luôn luôn nó liên tục ở trong đó, cho nên gọi là Tinh cần tướng.

24. Tinh cần và Không dao động

Nghĩa là khi mà có một sự tinh cần ở trong một cái tướng chỉ như vậy thì cái tâm chúng ta - bao giờ chúng ta cũng phải nhận ra là nó không bao giờ có một cái dao động nào trong đó hết, nghĩa là không thấy nó hỷ lạc, khinh an, nó làm cho chúng ta thích thú dao động bằng cách này, bằng cách kia, hay hoặc là có cái thọ làm chúng ta dao động, cái này đau, cái kia nhức, không phải, không có đâu.

Nếu mà có thì nó không phải là cái chỗ tinh cần nữa mà là cái chỗ sai rồi, nó không có tướng tịnh chỉ nữa đâu, đó là cái trật rồi.

(33:18) Cho nên ở đây những cái lời dạy này, các con để ý, lưu ý mà nghe, mà nhận xét qua cái chỗ tu hành. Bởi vì ở đây là cái trạng thái tâm của các con mà chớ đâu phải của Thầy. Thầy chỉ nói ra để các con nhận xét được cái chỗ đó mà các con đi cho nó đúng, chớ còn ai mà đi cho mình được?

Bởi vì chỗ này là chỗ độc bộ, độc hành để đi đến cái chỗ làm chủ sanh tử của mình thì mình phải hiểu và mình phải đi cho nó đúng cách, chớ còn sai một chút thì các con sẽ đi không tới đâu.

25. Giới thành tựu và Kiến thành tựu

Chữ kiến ở đây là tuệ đó, chứ không phải kiến là kiến chấp đâu.

Giới thành tựu là khi mà cái giới luật, tức là những cái điều giới mà Phật dạy cho chúng ta nó đem đến sự giải thoát cho chúng ta, như bây giờ không sát sanh nè, không làm điều ác nè, không nói láo nè, không vọng ngữ nè, không tà dâm nè, không dâm dục nè, tất cả những cái này nó mà thành tựu được thì ngay đó là cái trí tuệ chúng ta phải có sự hiểu biết, chớ không phải là nó không ngơ đâu, nó có cái sự hiểu biết.

Bởi vì giới ở đâu thì trí tuệ ở đó, giới thanh tịnh thì trí tuệ thanh tịnh, mà trí tuệ thanh tịnh thì giới nó thanh tịnh. Trước kia Thầy có dạy cho các con rồi mà, giới thiệu về giới Thầy đã nói cái đó rất nhiều rồi mà.

Cho nên ở đây nhắc lại: Chữ kiến thanh tịnh tức là trí tuệ thanh tịnh chớ không phải…​ Kiến thành tựu - Giới thành tựu thì Kiến thành tựu tức là Trí tuệ thành tựu chớ không phải như hồi nãy chỗ kiến là kiến chấp, kiến giải đâu, không phải. Cái chỗ kiến này tức là cái trí tuệ.

26. Giới suy khuyết và Kiến suy khuyết

Nghĩa là khi mà cái giới chúng ta đã phạm thì cái trí tuệ chúng ta nó không sáng suốt nữa rồi, nó lại thiếu cái trí tuệ rồi. Cho nên ở đây giới mà không đúng thì trí tuệ người đó không có, mà người đó có trí tuệ thì luôn luôn bao giờ cũng sống đúng giới hạnh.

Bây giờ nhìn các thầy của chúng ta, các Hòa thượng của chúng ta, hỏi họ có trí tuệ không? Họ thuyết giảng thì chúng ta thấy ai cũng ngon hết, mà nhìn thấy họ ăn uống phi thời, họ sống cách bừa bãi như vậy, phá giới luật như vậy, thử hỏi họ là con người có trí tuệ không?

Bởi vì trí tuệ là phải nằm ở trong cái giới luật, làm cho họ được giải thoát, làm cho họ ly dục ly ác pháp. Còn đằng này họ đâu có ly dục? Mà họ không ly dục thì tức là cái sự hiểu biết của họ là cái tri thức tầm thường của thế gian, cái sự tri thức đó gọi là vô minh, chạy theo cái sự tham đắm của thế gian, ham ăn, ham ngủ, ham nhà cao cửa tốt, ham đồ đạc cho nhiều, thì đó là những cái người không phải là trí tuệ của giới luật.

Mà giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó, cho nên trí tuệ ở đâu thì sự giải thoát ở đó, và giới luật phải nghiêm chỉnh ở đó. Cho nên chúng ta dễ nhận xét qua cái người tu rất là rõ ràng. Là vì Giới thanh tịnh, Giới thanh tịnh thì Kiến phải thanh tịnh, đó. Mà Giới suy khuyết thì Kiến nó sẽ suy khuyết, tức là Giới suy khuyết thì Trí tuệ suy khuyết, mà Giới thanh tịnh thì Kiến thanh tịnh hay là Trí tuệ thanh tịnh.

Kiến thanh tịnh thì Tinh cần, tri kiến thanh tịnh. Nghĩa là cái giới mà thanh tịnh thì cái trí thanh tịnh, mà cái trí thanh tịnh thì ở đó có cái sự siêng năng tu tập của chúng ta, càng lúc càng siêng năng. Mà nếu mà cái kiến, cái trí tuệ không thanh tịnh thì cái sự tinh tấn nó không bao giờ có tinh tấn nữa, chúng ta chỉ tu xìu xìu, chơi chơi cho qua ngày vậy thôi để hướng dục lạc chớ còn không có cái thanh tịnh nữa.

(36:44) 29. Dao động đối với các pháp bị dao động, và Chánh tinh cần của người bị dao động ấy

Nghĩa là cái người mà tâm bị dao động rồi, bị phạm giới rồi thì luôn luôn lúc nào họ cũng sống ở trong những cái phạm giới, và cái tâm luôn luôn dao động.

Coi vậy chớ các bậc tôn túc Hòa thượng chúng ta luôn luôn lúc nào mấy ổng cũng sợ hồm hộp hết. Nghĩa là thấy một người mà tu tập giới hạnh, ăn ngày một bữa là họ đã lo trong bụng họ lắm rồi. Mặc dù là họ tìm cách họ nói này nói kia, họ ngăn cản, chớ sự thật ra họ rất lo sợ cái người mà giới hạnh đúng, họ rất sợ.

Bởi vì họ là người cũng biết được đọc kinh sách, họ cũng hiểu được kinh sách của Phật dạy như thế nào, không có ăn uống phi thời, mà thấy quý thầy ăn uống đúng pháp không phi thời mà họ phi thời là họ thấy xấu hổ rồi. Mặc dù là họ không nói ra nhưng mà họ thấy họ cũng gượng gạo đối với cái người mà giữ gìn giới hạnh.

Cho nên ở đây, khi mà tâm họ dao động thì cái sự tinh cần của họ cũng luôn luôn bị dao động theo đó hết. Cho nên hiện bây giờ dù họ có làm cái hàng giáo phẩm gì đi nữa, tâm họ vẫn luôn luôn nơm nớp sợ hãi. Nghe ở đâu có những bậc chơn tu là họ quá sợ. Cho nên tuy rằng họ không có làm được một cái gì hại ai nhưng mà họ vẫn lo sợ nơm nớp ở trong lòng của họ.

Vì họ biết rằng cái mà họ đang sống đây nó chưa phải là đúng, cho nên họ phải sợ. Mặc dù họ là những bậc - có thể nói rằng bậc tôn túc rất lớn nhưng mà họ luôn luôn nơm nớp sợ.

Còn chúng ta là những người chúng nhỏ thôi, giới luật chúng ta nghiêm túc, chúng ta chẳng hề sợ ai hết, chẳng sợ người nào hết. Nghĩa là không sợ ông lớn mà cũng không sợ ông nhỏ, vì giới luật là sự hộ trì.

Lát nữa các con nghe băng Thầy thuật lại, khi mà Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, Thầy chẳng hề sợ bom đạn. Nghĩa là tất cả những cái thất của Thầy, Thầy ngồi, trong khi đó bom đạn nó vây xung quanh vầy, pháo nè, máy bay nè, bắn, bỏ bom, đủ thứ hết, nhà cửa người ta xung quanh cháy, Thầy ngồi đây chong ngóc, Thầy ngồi Thầy tu chong ngóc, Thầy không sợ gì hết.

Đó thì các con thấy giới luật nó hộ trì như vậy. Cho nên mỗi cái người mà đi ra khỏi đây Thầy nhắc nhủ họ là phải giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh, có giới hạnh mới bảo trì hỗ trợ họ trên bước đường đi mà được an ổn. Đó là những điều mà Thầy đã chứng nghiệm được cái giới luật của Phật, nó nghiêm chỉnh. Người mà giữ giới luật nó sẽ có sự hộ trì rất là lớn.

(39:07) 30. Không tri túc với các pháp thiện và Không thối thất trong sự tinh cần

30 này, Không tri túc với các pháp thiện - nghĩa là mình đừng có hiểu, mình đừng có biết đủ với các pháp thiện, mà các pháp thiện cứ càng ngày mình càng tu nhiều là càng tốt, chớ đừng nói: “Tui làm bố thí vậy thôi, tui giờ giữ vậy là đủ rồi, thôi tui không có giữ thiện nữa, bấy nhiêu đây là đủ thôi.”

Đừng có tự mãn ở trong những cái hành động thiện của chúng ta bây giờ đủ đâu, nó còn phải thiện nữa, thiện cho đến khi nào mà chúng ta giải thoát cà. Ở cái câu này, chúng ta đừng có tri túc ở trong các pháp thiện mà chúng ta hiện làm được, mà chúng ta còn phải làm nhiều các pháp thiện nữa để cho đến khi giải thoát hoàn toàn.

Và cũng đừng có thối thất ở trong cái sự tinh cần đối với các pháp thiện. Nghĩa là chúng ta phải siêng năng thực hành tăng trưởng các pháp thiện, càng ngày càng lớn lên. Mà các pháp thiện đây là gì? Là giới luật của Phật đó. Chúng ta phải thường siêng năng, tinh cần nó để mà tu tập.

31. Minh và Giải thoát

Minh tức là thấu rõ được cái lý chơn của pháp giải thoát của Phật, cho nên vì vậy có Minh là có Giải thoát.

32. Tận trí và Vô sanh trí

Hễ Lậu tận trí mà có thì cái Vô sanh trí nó phải có, đó là cái hiển nhiên, không thể nào mà chối cãi được. Một cái người mà có lậu tận minh thì tức là phải có Vô sanh trí - cái trí mà họ khởi ra những cái này kia đều là hoàn toàn phá vỡ, không còn cái trí dính mắc nữa, gọi là Vô sanh trí.

Đó thì ở đây nó có 32 cái điều kiện của hai pháp mà đối đãi nhau để trên bước đường mà chúng ta sắp sửa tu tập về cái giới hành thì chúng ta phải nắm rõ những cái điều này. Nhớ phải kỹ, phải làm cho thực hiện trong 32 cái pháp đối đãi này thì chúng ta mới thực hiện được cái giới hành sau này.

2- KINH TRUNG BỘ - BÀI KINH THỪA TỰ PHÁP

(41:06) Tỳ Kheo đầu tiên đáng được kính nể và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỳ Kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn.

Nghĩa là như thế nào? Khi mà chúng ta hiểu 32 cái pháp này rồi thì chúng ta giữ gìn những cái điều kiện mà tu tập đúng thì cái người tu sĩ đó được kính nể và được tán thán.

Còn nếu mà chúng ta không biết giữ gìn thì càng ngày chúng ta sẽ càng phạm giới, và càng phạm giới thì lâu ngày cái tâm của chúng ta nó sẽ không còn thiểu dục tri túc nữa, và nó chạy theo dục lạc chớ nó không còn biết đủ nữa. Cho nên nó sẽ đưa lần lần chúng ta đi vào một cái ngả sa đọa ở trong thế gian chớ không có được giải thoát.

“Vì như vậy sẽ đưa đến Tỳ Kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày…​” Nghĩa là chúng ta giữ gìn như vậy trong một thời gian rất là lâu, do đó chúng ta mới có ít dục, biết đủ, nghĩa là thiểu dục tri túc, rồi chúng ta sẽ thấy dễ dàng ở trong cái sự khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng.

“Tinh cần, tinh tấn” nghĩa là luôn luôn lúc nào chúng ta nó có cái sự siêng năng, hằng ngày càng siêng năng hơn chớ không phải…​ Còn nếu mà chúng ta không giữ gìn được, không hiểu thấu được những cái lý hành, cái giới hành này mà theo 32 cái điều kiện đã nêu ở trên này thì chúng ta khó mà thực hiện được thiểu dục tri túc, khó mà thực hiện được những cái khổ hạnh.

Do vậy, này các thầy Tỳ Kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật của Ta.

Nghĩa là - cái lời nói này là Đức Phật khuyên chúng ta hãy thừa tự các pháp hành của Phật, như Thầy đã giảng ở trên 32 cái điều kiện này, là do chúng ta phải thừa tự các pháp này chứ đừng thừa tự cái ăn, cái ngủ, đừng có thừa tự những cái tài vật, của cải, tài sản mà lần lượt chúng ta sẽ xa đi các cái pháp tu hành của chúng ta.

(43:28) Hãy nghe bài kệ Phật đã dạy chúng Tỳ Kheo trong cái thời Đức Phật khi mà Ngài dạy về thừa tự các pháp, khuyên các vị Tỳ Kheo thừa tự các pháp, không nên thừa tự cái ăn cái ngủ. Ở đây Ngài có một cái bài kệ để nhắc nhở các vị Tỳ Kheo:

Phàm khổ gì hiện hữu,

Tất cả duyên thức ăn,

Do đoạn diệt thức ăn,

Khổ không còn hiện hữu.

Như các thầy thấy, mọi cái nỗi khổ của con người mà đang hiện hữu ở trong cuộc sống của họ thì không phải do thức ăn, do tranh giành thức ăn, do chà đạp lên nhau vì cái miếng sống của thức ăn trong đó của cuộc sống sao?

Cho nên cái nỗi khổ hiện hữu của họ đều phải thấy rằng do cái thức ăn là nhiều nhất. Người ta khổ cũng vì đói, vì khát, vì ăn, vì không có. Người có tiền có bạc thì lại thích ăn ngon, ăn cái này cái kia, nói cho bổ cho dưỡng, cho này kia để sống lâu, để trường thọ. Nhưng sự thật ra có ai mà sống lâu trường thọ trong cái ăn bao giờ không?

Càng ăn nhiều thì lại càng sanh dục, càng sanh dục thì lại sanh chạy tứ tung, phóng tâm, phóng dật làm cho cái cuộc đời điên đảo, đảo điên, luôn luôn lúc nào cũng thấy cái khổ kề bên, không có một cái phút an vui, giải thoát.

(45:00) Đời người vì lầm chấp, cho ăn là phải đầy đủ dưỡng chất, bổ dưỡng thì cơ thể sẽ mạnh khỏe, sống lâu. Sự thật điều này không thể xác định được chắc chắn.

Nếu tất cả những người giàu có như vua chúa, như các trưởng giả, các nhà giàu có nhất ở trên thế gian này, nếu mà nói rằng do ăn đầy đủ dưỡng chất bổ khỏe thì những người này họ sẽ bổ khỏe hơn ai hết, và nếu nói về ăn mà được đầy đủ dưỡng chất thì cơ thể nó sẽ được sống lâu thì những người này sẽ là những người đã được sống lâu.

Nhưng đó cũng là một cái lý luận của loài người để mà chạy theo cái dục lạc, nhất là cái dục lạc về cái ăn, cho nên họ càng nuôi lớn cái dục lạc ăn thì họ càng sanh ra nhiều cái dục lạc khác nữa, và càng nhiều dục lạc khác nữa thì đời của họ quá là khổ đau mà không có ai hay biết.

Chúng ta cứ xét thấy những người giàu có và những hàng vua chúa thì biết rằng họ cũng không sống dai và họ cũng không hạnh phúc khi mà họ ăn được đầy đủ những dưỡng chất gọi là bổ dưỡng.

Đó là một cái cái lý luận của những người vô minh, ngu si, ham ăn chớ không phải là cái người trí tuệ.

Ăn đủ sống ngày một bữa, ai cho ngon ăn ngon, ai cho dở ăn dở, chẳng đòi hỏi gì cả, đó là cái hạnh của một người tu sĩ, cái hạnh buông xả cái ăn, cái hạnh buông xả cái cuộc đời đầy đau khổ chính vì cái ăn như bài kệ đã đọc ở trên. Người tu sĩ Phật giáo chỉ một lòng quyết tâm ra khỏi nhà sanh tử mới là vui mừng, mới thoát khỏi nạn làm người đau khổ của kiếp người.

Bởi vậy, chúng ta nên thừa tự các pháp của Phật, theo các pháp của Phật đã dạy, sống cho đúng các hạnh, trau dồi thân tâm mình cho đúng các pháp mà Phật đã từng nhắc đi nhắc lại chúng ta nhiều lần, nhờ đó chúng ta mới thoát ra khỏi cái cảnh khổ của cuộc đời đầy ô trược, đầy đau khổ.

Bởi vậy, hiện giờ chúng ta đang trau dồi pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh, một pháp môn đầu tiên trong 37 phẩm trợ đạo. Pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là một pháp môn gây tạo cho chúng ta một niềm tin sâu sắc đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới. Nếu chúng ta không thực hiện Tứ Bất Hoại Tịnh thì khó mà chúng ta có niềm tin sâu ở Phật Pháp.

3- BỐN ĐIỀU PHẬT DẠY TÔN GIẢ RATTHAPÀLA

(48:10) Mà hiện chúng ta trau dồi cái Tứ Bất Hoại Tịnh là chúng ta phải chọn cái thực tế của cái sự tu tập trong cái cuộc đời của chúng ta. Không khéo rồi chúng ta không chọn kỹ thì chúng ta nghĩ rằng mình sẽ tìm lấy một cái sự giải thoát nào ngoài cái vấn đề vô thường, khổ và vô ngã của cuộc đời mình thì nó không đúng cách.

Cho nên ở đây chúng ta nên nghe lại cái câu chuyện của nhà vua và Tôn giả Ratthapàla để chúng ta chọn lấy cho mình con đường tu tập đúng đắn mà đem hết cuộc đời của mình vào con đường này để quyết tâm giải thoát, làm chủ sự sanh tử luân hồi.

Như các vị Thánh Tăng trong thời Đức Phật ngày xưa họ cũng đều là những người biết chọn con đường đúng, không thể nào mà con đường sai được. Và chúng ta hôm nay cũng vậy, chúng ta nghe lại câu chuyện này để chúng ta thấy những người xưa họ chọn như thế nào mà họ đi vào trong con đường của đạo Phật.

Nhà vua Koravya đến gặp Tôn giả Ratthapàla:

- Thưa Tôn giả, Tôn giả đã biết gì, đã thấy gì, hay đã nghe gì mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa?

Nghĩa là bỏ sạch hết mà sống còn ba y một bát như vậy là phải hiểu gì, nghe gì mới bỏ được như vậy, chứ nếu mà không nghe, không hiểu được gì mà bỏ như vậy thì cuộc đời của Tôn giả, cuộc đời quá vất vả quá khổ sở như vậy mà để tìm theo con đường tu hành đó nó đem sự ích lợi gì, mà bây giờ thấy cái thân của Tôn giả hoàn toàn là không có gia đình, không có cha mẹ anh em gì hết, mà không có của cải tài sản gì hết, không có nhà cửa gì hết, còn có một thân một mình trơ trọi như vậy, tại sao mà lại vứt bỏ được như vậy là phải thấy, phải hiểu cái gì?

Đó cho nên nhà vua muốn hỏi Tôn giả Ratthapàla như vậy.

- Thưa đại vương, có bốn sự thuyết giáo Chánh pháp, được Thế Tôn giảng dạy. Do tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa. Thế nào là bốn?

Bây giờ đó thì ông nói ông được nghe Đức Phật thuyết cho ông bốn cái điều kiện, mà do hiểu biết được bốn cái điều kiện này cho nên ông về ông bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cha bỏ mẹ, bỏ tất cả những cái vật, tài sản, vật lớn vật nhỏ gì, bỏ cả nghề nghiệp, bỏ hết, sống không có nhà cửa, còn có ba y một bát, một thân trơ trọi của mình.

Bốn cái điều kiện đó ông được nghe cho nên ông mới dứt bỏ. Vậy thì bốn cái điều kiện đó như thế nào?

1. Thế giới là vô thường, đi đến hoại diệt.

Đó là cái thứ nhất, Đức Phật đã thuyết giảng cho ông biết rằng các pháp ở trong thế gian này, cái thế giới này, nó có nhưng mà nó là vô thường, nó thay đổi từng phút từng giây ở trong đó, và nó đi đến cái chỗ hoại diệt, cái chỗ mất mát, cái chỗ không còn có thường hằng nữa.

(51:16) Đó thì, cái thứ nhất thì Đức Phật chỉ cho chúng ta biết vạn pháp - cả cái thế giới của chúng ta đang có hiện hữu đều là vô thường, nay như vầy, mai nó thay đổi, nó không có vĩnh viễn. Vì vậy hôm nay chúng ta có thân này, ngày mai nó sẽ già, sẽ yếu, rồi sẽ hoại diệt đi, sẽ mất đi. Do đó, cái thứ nhất làm cho tôi phải cảnh giác, tôi phải thấy rằng cái thế giới này nó không có trường tồn được, cho nên tôi mới bỏ tôi đi.

Cái thứ hai:

2. Thế giới là vô hộ, vô chủ.

Nghĩa là tất cả những vạn pháp ở trong thế gian này nó không có bảo vệ được mình mà mình cũng không giữ được nó, cho nên nó vô hộ, vô chủ: Mình không có giữ được và nó cũng không có chủ, vì vậy mà mình cũng không bảo vệ được nó mà nó cũng không bảo vệ được mình. Cho nên cái thế giới, các cái pháp ở trong thế gian này coi như là vô hộ, vô chủ.

3. Thế giới là vô sở hữu.

Cái thế gian này không có cái vật gì mà thuộc về sở hữu của mình được hết. Thậm chí như cái thân và cái tâm của mình, ngay bây giờ mình có cái thân này nó cũng không phải là vật sở hữu của mình được, nó muốn chết hồi nào nó chết, muốn sống hồi nào nó sống, nó muốn đau là nó đau, muốn bệnh là bệnh chớ mình cũng không làm sao mà làm chủ nó được hết, cho nên nó không phải là vật của mình.

Do vì vậy đó, khi mà hiểu biết được như vậy, cho nên tôi mới bỏ tất cả hết, thậm chí như cái thân này tôi cũng bỏ luôn, tôi không còn tiếc, cho nên vì vậy mà tôi sống ba y một bát mà tôi thấy thản nhiên mà không có gì hết, không có tiếc nữa. Đó.

Thứ tư:

4. Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.

Cái thế gian này, các pháp luôn luôn nó thiếu thốn, nó không có bao giờ mà nó đủ, mà nó luôn luôn nó có sự khao khát, luôn luôn nó nô lệ cho cái tham ái, cho tất cả mọi vật, mọi pháp. Mọi vật, mọi cái đều là nó nô lệ cho cái sự ham muốn của mình chứ nó không có cái gì mà làm cho chúng ta thấy thích thú, an vui được ở trong đó.

Bây giờ đó, Ngài mới giải thích cho nhà vua nghe cái thứ nhất như thế nào mà gọi là vô thường, đi đến hoại diệt.

- Thế nào là vô thường đi đến hoại diệt?

Đó thì bắt đầu Ngài đặt ra câu hỏi để rồi chỉ cho nhà vua thấy cái sự vô thường đi đến hoại diệt:

- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ như thế nào? Khi ngài còn 20 tuổi đến 25 tuổi, sức khỏe ngài rất mạnh, ngài giỏi về cung tên, kiếm, đao, côn, quyền, có khả năng thiện nghệ trong nghề đánh giặc?

Thì nhà vua nói: “Đúng vậy, lúc ta mà còn trẻ, 20, 25 tuổi thì ta rất là mạnh khỏe, không có thiếu sức khỏe đâu.” Cho nên nhà vua chấp nhận liền: “Đúng vậy.”

(54:10) Rồi Tôn giả lại hỏi tiếp:

- Còn bây giờ đại vương già yếu rồi, sức khỏe kém dần, hiện giờ là 80 tuổi, đã gần mệnh chung rồi.

- Đúng vậy.

Nhà vua cũng xác nhận đúng vậy, bây giờ già yếu rồi, không có còn như hồi trai trẻ nữa.

Như vậy thì quý thầy thấy như thế nào? Có phải là đúng không? Lúc chúng ta còn thanh niên, chúng ta còn trẻ, sức khỏe chúng ta còn nhiều, chúng ta làm chúng ta thấy không có biết mỏi mệt, còn bây giờ làm một chút xíu là chúng ta thấy mỏi mệt, cơ thể nghe nó không có khỏe được.

Thí dụ như Thầy bây giờ đó, cơ thể của mình nó cũng lần lượt nó suy yếu, không phải như ngày còn khỏe, như cách đây 17, 18 năm nó còn khỏe mạnh, còn bây giờ càng ngày càng thấy nó suy yếu dần, nói ra, giảng ra một chút là đã thấy mệt nhọc ở trong cơ thể rất nhiều. Ráng chớ còn không khéo thì chúng ta cũng không thể nào mà giảng nổi toàn bộ cái giáo án này.

Cho nên ở đây thì quý thầy thấy rằng cái sức khỏe nó theo dần với cái thời gian năm tháng, mà nó vô thường, nó không có giữ mãi cái sức khỏe đó nơi thân của chúng ta nữa.

Biết như vậy thì chúng ta biết rằng cái thế gian này là vô thường rồi, và sắp sửa cái cơ thể chúng ta đi đến cái chỗ hoại diệt rồi, chắc chắn Thầy cũng một ngày nào đó cũng trở về với lòng đất, đất thì trả cho đất, nước trả cho nước, lửa trả cho lửa, gió trả cho gió, không còn mang cái thân này của mình nữa.

Biết như vậy thì chúng ta như thế nào? Do hiểu biết như vậy thì chúng ta bỏ hết mà chúng ta không còn tiếc. Còn nếu chúng ta không biết như vậy, thì chúng ta chưa hiểu như vậy, chúng ta tiếc.

Nhưng mà tiếc chúng ta có giữ được không? Chắc chắn là quý thầy xét lại cái thân của quý thầy coi, nhìn lại với những thầy trẻ tuổi, rồi những thầy lớn tuổi, rồi những người già yếu bây giờ là cỡ 50, 60 thì quý thầy thấy có còn sức khỏe như lúc mà còn trẻ như quý thầy trẻ không? Chắc chắn là quý thầy phải có sự suy ngẫm đó.

Và có sự suy ngẫm đó thì chúng ta thấy cái thế giới như thế nào? Có phải là vô thường không? Và đi đến hoại diệt không?

Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu người đã đi đến hoại diệt, đã chết, đã mạng chung, đã không còn giữ được cái thân này thường hằng, không còn giữ nó nữa. Và khi chết rồi chúng ta biết họ đi về đâu không? Chắc chắn mờ mịt, chẳng biết ai đi về đâu hết, mất tiêu luôn.

Đó là cái thế giới vô thường, đi đến hoại diệt. Đó thì như vậy có đúng không? Nhà vua xác nhận: “Rất đúng.”

- Thế nào là vô hộ, vô chủ? Như thế nào?

Đây là tới câu hỏi thứ hai để chúng ta suy ngẫm lại cuộc đời chúng ta mà chúng ta buông xuống, mà chúng ta tìm thấy con đường giải thoát cho thoát ra khỏi cái thế giới vô thường, hoại diệt này.

(57:06) Cái thế giới vô hộ, vô chủ này như thế nào?

- Thưa Đại vương, khi Đại vương thọ một chứng bệnh đau thống khổ, lúc bấy giờ thân hữu quen biết, dù là bà con huyết thống của Đại vương có đứng xung quanh đều lấy mắt ngó, hay là họ chịu đau thế cho Đại vương?

Đó, như vậy là chúng ta thấy nói nó vô hộ, vô chủ có đúng không?

Bây giờ mình đâu có bảo hộ được nó, cho nên làm sao? Thí dụ như thân mình đau bệnh nè, có người nào mà đau thế mình được không? Không, chỉ lấy con mắt ngó thôi.

Vô chủ nghĩa là bây giờ nó đau mình cũng không làm sao được hết, mình biểu…​ Nó đâu có chủ. Cho nên vì vậy mà cái thế giới này nó vô hộ, vô chủ thật sự, nó không làm sao mà có thể - người khác mà có thể bảo hộ mình, hay hoặc là làm chủ được nó, bảo nó, nó nghe lời, nó không đau không đớn nữa. Cái này hoàn toàn là đau là chịu đau chớ không thể nào làm sao được.

- Làm sao chịu đau thế được!

Nhà vua trả lời.

- Làm sao chịu đau thế được! Do đó thế giới là vô hộ, vô chủ.

Không chịu đau thế cho người khác tức là cái thế giới của chúng ta là vô hộ, vô chủ. Vì thế, tôi đã hiểu được như vậy, tôi được nghe Phật thuyết như vậy, cho nên tôi bỏ cuộc đời.

Mặc dù là cuộc đời của tui sống con một mà tui vẫn bỏ của cải, tài sản của ông bà của cha mẹ, của tui, bỏ tất cả hết, tui không còn tiếc, là vì tui đã hiểu nó vô hộ, vô chủ. Dù có đống vàng đó nó cũng không chịu đau cho tôi được, dù có vợ có con, có cha có mẹ cũng không đau thế cho tôi được, thậm chí như tôi chết cũng không ai chết thế cho tôi được, cho nên gọi là vô hộ, vô chủ.

Câu thứ ba:

- Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả…​

Đó câu thứ ba.

…​nghĩa là như thế nào?

- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Đối với năm món dục lạc thế gian này chỉ có một mình Đại vương hưởng thụ đầy đủ, còn những người khác không được hưởng thụ như Đại vương. Khi Đại vương chết đi theo nghiệp thì của cải tài sản của Đại vương người khác sẽ thọ hưởng. Đó là thế gian vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả.

Đó. Bây giờ chúng ta có làm tiền bạc, của cải cho lắm đi nữa, chết rồi chúng ta có mang theo được cái nào không, mà nói gọi là của cải chúng ta được? Cho nên nó vô sở hữu.

Nếu mà sở hữu thì chúng ta phải mang theo, chúng ta phải sử dụng, chúng ta phải xài nó được chớ, đằng này chết rồi chúng ta bỏ sạch, không có lấy được một cái gì đem theo xài hết. Cả thậm chí như vợ con cũng không mang theo được nữa.

Cho nên ngày xưa có những vua chúa họ chết đi, họ bắt vợ họ phải chết theo họ. Nhưng mà chết theo họ để làm gì? Có nghĩa lý gì đâu! Họ tưởng rằng chết theo họ để hầu hạ họ bằng cách này bằng cách khác, để cho vợ họ không có lấy ông này lấy ông khác, chỉ có mình ổng mà thôi. Nhưng khi giết bà vợ chết rồi thì cũng như ổng, cũng là đất phải hoàn đất, nước phải hoàn với nước, lửa phải hoàn với lửa, gió phải hoàn với gió, đâu còn có cái gì nữa gọi là sở hữu của mình đâu?

Thế mà người ta lầm tưởng làm những cái việc đó là mang theo cái sở hữu của mình. Chôn theo vàng bạc, thậm chí như hiện giờ người ta quật những cái mồ của các vị quan, của vua chúa lên, người ta thấy vàng bạc châu báu ở trong đó, chưa có mất một cái chút nào hết. Như vậy là chôn theo mà có xài được không? Đâu có xài được, đâu có tiêu được! Do đó chỉ chẳng qua là tiếc mà chôn theo vô ích, không có gì hết.

(01:00:41) Cho nên ở đây chúng ta thấy rằng vô sở hữu, thế giới này là vô sở hữu. Vì vậy hiểu được như vậy thì chúng ta còn có ham cái thế giới này không, còn có ham tiền bạc không, còn có ham chùa cao tháp lớn không, còn có ham tất cả những cái gì mà sang đẹp ở thế gian này không?

Không, chúng ta thấy nó vô sở hữu quá. Cho nên chúng ta bỏ hết đi, bỏ hết đi mà tìm lấy con đường chấm dứt sanh tử luân hồi. Vợ con, tất cả mọi người không phải sở hữu của chúng ta đâu mà là nhân quả vay trả chớ không có gì khác hơn hết.

Đó, chúng ta đã hiểu được như vậy thì chúng ta phải cố gắng mà nỗ lực lìa xa cái thế gian này, cái thế giới này, nỗ lực cho tận cùng để chúng ta đạt được cái mức giải thoát hoàn toàn.

Đó. Tới bây giờ cái câu thứ tư:

- Thế nào là thế giới thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái?

- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Bây giờ trong nước Đại vương rất phồn thịnh, nhưng Đại vương vẫn muốn cai trị tất cả các nước lân bang khác, bắt họ phải phục tùng mình. Chính vì vậy thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái. Và tôi sau khi biết, sau khi thấy, sau khi nghe những lời dạy này, tôi đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Thử hỏi quý thầy thấy cái chỗ thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái đúng không? Chúng ta bây giờ chúng ta làm có tiền nhiều nhưng mà chúng ta có thấy đủ không? Làm nữa, làm nữa, chất đống nữa, rồi chúng ta trở thành những nhà độc tài nhất thế giới mà chúng ta vẫn còn thấy thiếu, chưa phải là thấy đủ đâu. Cho nên ở đây rõ ràng là chúng ta nô lệ cho tham ái rồi, không có bao giờ dứt.

Người ta nói cái tâm của thiên hạ là cái túi không đáy, có 1 đồng chúng ta muốn 2 đồng, có 2 đồng chúng ta muốn 10 đồng, có 10 đồng chúng ta muốn 100 đồng, cứ muốn chồng lên, chồng lên chớ không bao giờ muốn…​ Hôm nay chúng ta có được cái nhà tranh thì chúng ta muốn nhà ngói, có nhà ngói thì chúng ta muốn cái nhà tường, muốn nhà tường thì chúng ta muốn nhà lầu, cứ thế mà chúng ta tăng mãi.

Hôm nay chúng ta có cái xe đạp thì chúng ta lại muốn cái xe gắn máy, có xe gắn máy rồi chúng ta lại muốn cái khác hơn nữa, rồi cho đến xe hơi, thậm chí như trực thăng, máy bay gì chúng ta cũng muốn hết.

(01:03:06) Cái lòng của con người ta thiếu thốn, nó không bao giờ mà nó đầy đủ, nó khao khát cho nên nó luôn luôn nô lệ cho tham ái, đúng vậy. Mà cứ chạy theo cái sự thiếu thốn, khao khát đó và nô lệ cho tham ái đó thì thử hỏi cuộc đời của quý vị có khổ không? Khổ vô cùng khổ.

Thế rồi chúng ta nên bỏ đi. Hiểu được như vậy, cái người mà gan dạ, mà hiểu được như vậy, bỏ đi, thì có phải là Tôn giả Ratthapàla không? Ông ta đã hiểu rõ cho nên từng đó ông từ bỏ.

Như hôm trước chúng ta đã nghe đó, khi mà ổng tu hành ổng về thăm nhà, rồi gia đình ổng, cha mẹ ổng mới đem một đống vàng đổ ra giữa nhà, bảo ổng đây là của cải của ổng, ổng không về ổng sống mà ổng hưởng thụ và ổng đem cái của cải này đi làm phước, làm từ thiện đi còn tốt hơn là đi tu, và đồng thời đem những cái bà vợ trang sức cho đẹp, để cuối cùng thì ông chẳng có chấp nhận cái điều gì hết.

Ổng biểu ông già của ổng đó, nên chất ba cái vàng bạc này đem xuống sông Hằng mà đổ đi. Đó, biểu đem đổ đi. Thì quý thầy thấy như thế nào? Đó là ông thấy vàng bạc là cái đau khổ.

Rồi vợ con của ổng thì hoàn toàn ổng thấy như là người xa lạ, làm như không có thân tình gì đối với ổng nữa hết. Từ trước kia thì đó là vợ ổng, nhưng bây giờ ổng xem như là những người xung quanh ổng, không có cái nghĩa lý gì đối với ổng nữa hết.

Cho nên cuối cùng thì ổng nói với cha ổng: Thôi, hãy bố thí cho ổng thực phẩm đi, ổng ăn rồi ổng đi, đừng có làm phiền ổng nữa! Do đó sau khi ổng thọ thực xong rồi, ổng ôm bình bát ổng đi mà không nhận một chút vàng, một chút bạc, một chút cái gì hết, tất cả những tình cảm của gia đình đối với ổng, ổng đều phủi sạch xuống hết, không có gì mà trói buộc ổng được.

Đó như vậy, người ta tu hành như vậy. Cho đến khi mà nhà vua đến gặp ông thì ông lại giải thích do cái chỗ mà ông hiểu bốn cái điều kiện này: Thế giới là vô thường, là hoại diệt; Thế giới là vô sở hữu; Thế giới là vô hộ, vô chủ; Thế giới là khao khát, thiếu thốn, nô lệ cho tham ái, cho nên ông hiểu được, vì vậy mà khi Đức Phật thuyết giảng đến đây thì ông hoàn toàn ông xa lìa cái thế giới này, xa lìa cái cuộc sống của thế gian rồi, ông dẹp qua hết.

Còn chúng ta nghe rồi chúng ta có xa lìa được không, hay là còn thương, còn nhớ, còn tiếc, còn của, còn nhà, còn cửa, còn này kia? Để rồi sẽ xem quý thầy có thấy dứt bỏ được không, có thấy nó là đúng sự thật không?

Ở đây bốn cái điều kiện này chúng ta thấy sự thật đau lòng. Con người sanh ra để rồi chúng ta sống ở trong bốn cái điều kiện này, lầm tưởng nó là thật sự, nhưng không ngờ nó là sự đau khổ vô cùng cho kiếp người.

Mà cái tâm tham vọng của chúng ta, cái tâm tham ái của chúng ta không bao giờ dứt, thiếu thốn và khao khát mãi mãi, biến chúng ta trở thành những con người nô lệ cho vật chất, cho tiền bạc, cho của cải, cho tài sản.

Tôn giả Ratthapàla giảng xong cho nhà vua và đọc kệ rồi Ngài trở về tịnh xá.

Ở đây Thầy không có đọc những cái bài kệ, nhưng mà Ngài có đọc cái bài kệ cho nhà vua nghe, nhưng chúng ta không có cái thì giờ để mà đọc những cái bài kệ.

Những cái bài kệ thấm thía lắm, nhưng mà Thầy thấy rằng hôm nay chúng ta còn thời gian quá ngắn, nếu mà giảng những cái bài kệ này thì nó đòi hỏi cái thời gian quá nhiều. Vì vậy mà chúng ta lướt qua để chúng ta hiểu đại khái, tìm lấy một con đường chân thật để chúng ta đi vào sự tu hành giải thoát mà thôi.

Hiểu để tu, nghe nhiều nhiều khi làm động tâm. Hiểu nhiều trở thành sở tri chướng, làm cho tâm ta khó tu. Hễ chúng ta biết được cái gì thì chúng ta nỗ lực tu cái đó để chúng ta được giải thoát khỏi bốn cái điều kiện của thế giới này.

4- TÓM LƯỢC TỨ BẤT HOẠI TỊNH

4.1- TAM QUY LÀ TÍN CĂN, TỨ BẤT HOẠI TỊNH LÀ TÍN LỰC

(01:06:56) Bây giờ chúng ta tiếp tục học.

Khi học giới bổn xong, quý thầy đã biết ba cái giới đầu tiên là Tam Quy Phật - Pháp - Tăng. Đây là ba cái giới gốc, do ba nơi giới gốc này mà sinh ra năm giới, hay là năm pháp, hay nói cho đúng là sinh ra muôn giới. Vậy chúng ta đã thọ Tam Quy, đã thọ ba giới này, chúng ta phải tu tập như thế nào?

Đạo Phật có vạch cho chúng ta tám nẻo giải thoát.

Nghĩa là trong cái Tứ Diệu Đế đó, thì cái Đạo Đế Đức Phật có dạy cho chúng ta tám cái nẻo để chúng ta tu hành đến giải thoát. Thì tám cái nẻo đó gọi là gì?

Tám nẻo đó gọi là Bát Chánh Đạo:

1. Chánh Kiến

2. Chánh Tư Duy

3. Chánh Ngữ

4. Chánh Nghiệp

5. Chánh Mạng

6. Chánh Tinh Tấn

7. Chánh Niệm

8. Chánh Định.

Vậy bây giờ quý thầy hãy tu nẻo thứ nhất là Chánh Kiến với ba giới đầu tiên, đó là

1. Phật

2. Pháp

3. Tăng.

Đó, mình phải tu ba cái giới này đầu tiên.

Vậy lấy pháp gì tu với ba giới này? Vậy quý thầy lấy giới hành Tứ Bất Hoại Tịnh, còn gọi là Tứ Kỉnh Pháp, còn gọi là Tứ Tín Lực.

Chúng ta lấy cái Tứ Bất Hoại Tịnh mà chúng ta tu hành với ba cái giới này. Bởi vì thuộc về giới hành, thì mình lấy giới, mà mình phải lấy pháp mình hành nó thì nó sẽ đem đến cái sự giải thoát cho thân tâm của mình ngay liền. Đó vì vậy chúng ta gọi là giới hành, vì biết nó giới hành thì chúng ta sẽ tu tập.

Như vậy là chúng ta sẽ thấy trong cái bước đầu mà chúng ta tu tập đó thì chúng ta thấy rõ ràng Tứ Bất Hoại Tịnh còn có một cái tên là Tứ Kỉnh Pháp, còn có cái tên là Tín Lực. Như vậy là Tứ Bất Hoại Tịnh này chúng ta còn thấy nó có những cái tên là Tứ Kỉnh Pháp, Tứ Tín Lực.

Vậy thì Ngũ Căn, Ngũ Lực như thế nào mà ở đây nó còn gọi là Tín Lực? Tín Lực là cái niềm tin đầu tiên. Chúng ta tin gì đây? Tin Phật, Pháp, Tăng. Vậy thì Tín Căn là ở chỗ nào? Phật, Pháp, Tăng là cái nơi mà chúng ta tạo một cái lòng tin của chúng ta, tạo cái căn để mà chúng ta tin nơi đó.

(01:09:34) Cho nên Phật, Pháp, Tăng là Tín Căn, mà Tứ Bất Hoại Tịnh là Tín Lực - cái lòng tin của chúng ta nơi cái căn gốc đó làm cho chúng ta bất hoại, không có hoại diệt cái thân tâm thanh tịnh của chúng ta, cho nên gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh - bốn cái pháp làm cho thân tâm chúng ta không hoại cái sự thanh tịnh.

Hiểu được như vậy thì bắt đầu chúng ta mới có thể tu tập, mới có thể tốt được.

Phật - Pháp - Tăng là Tam Quy, là ba giới đầu tiên trong đạo Phật, là ba cái căn lành, ba cái nơi làm cho chúng ta tin tưởng của tất cả tu sĩ sau này.

Nghĩa là ba cái nơi đó mà cái người nào dựa vào ba cái Tín Căn này mà tu tập thì sẽ làm cho cái vị tu sĩ đầy đủ, trọn vẹn cái niềm tin. Bởi vì mình tin ai hơn tin Phật, tin ai hơn tin Pháp, tin ai hơn là tin Tăng?

Tại sao vậy? Tại vì Phật là một cái người đã thể hiện sự giải thoát, đã ra được khỏi được sanh tử luân hồi, đã chấm dứt được sanh tử luân hồi. Còn Pháp là những lời mà Phật đã dạy làm cho người ta nương vào, tùy theo cái Pháp đó mà người ta sống người ta được giải thoát, người ta ra khỏi sanh tử luân hồi, người ta làm chủ được sống chết.

Còn Tăng là những người mà theo Phật, đã nương vào Phật và nương vào Pháp mà thành tựu những oai nghi tế hạnh, và có những cái kinh nghiệm tu tập, cho nên chúng ta thấy rất rõ ràng, vì vậy mà cái niềm tin của chúng ta đặt nơi đó, cho nên chúng ta không bị hoại diệt cái lòng thanh tịnh của chúng ta.

Nơi đó là cái nơi mà lòng chúng ta tin tưởng, và cái nơi đó là ba cái căn làm chúng ta tin, vì vậy mà gọi là Tín Căn. Mà tất cả tu sĩ đạo Phật đều phải nương theo đây mà tu tập thì mới có đủ cái Tín Căn, mới có đủ cái Tín Lực mà thực hiện con đường của đạo Phật sau này.

Cho nên nói về Ngũ Căn, Ngũ Lực thì chúng ta thấy rằng Ngũ Căn thì Tín Căn là đầu tiên, rồi nói về Ngũ Lực thì Tín Lực là đầu tiên. Mà đầu tiên thì nó ở đâu? Nó ở chỗ Phật, Pháp, Tăng chớ không phải ở chỗ khác được, vì chỗ khác thì nó không thể nào có cái lòng tin mà cũng không có cái lực tin được.

4.2- NIỆM PHẬT BẰNG DANH HIỆU SUÔNG KHÔNG ĐEM LẠI GIẢI THOÁT

(01:12:12) Người cư sĩ sau khi thọ xong Tam Quy cũng như người xuất gia thì vị thầy dạy họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Bắt đầu mới vô thì dạy người ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Khi mà thọ Tam Quy rồi, tức là chúng ta biết Phật, Pháp, Tăng rồi, thì bắt đầu bây giờ hàng ngày chúng ta phải niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Thường là các bậc thầy dạy họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng bằng miệng, bằng ý, bằng danh hiệu suông.

Cho nên họ dạy như thế nào: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, hoặc là “Nam Mô A Di Đà Phật”, đó là họ dạy bằng miệng, bằng ý niệm v.v…​

Hay hoặc là người ta dạy trong một cái câu để niệm cái câu đó, thí dụ như “Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn”, người ta dạy mình niệm cái câu đó gọi là mình niệm Phật, thì như vậy nó không có nghĩa đâu. Nó không có cái nghĩa mà nó cũng không có giải thoát đâu.

Cho nên hầu hết là người ta niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, nhiều người niệm mà cho đến giờ này tham, sân, si, phiền não họ vẫn còn. Họ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, họ ăn chay nhưng mà họ vẫn còn ham muốn cái này cái kia, cái nọ chứ chưa phải họ dứt bỏ hết, cho nên họ còn đau khổ, họ còn làm nô lệ cho những vật chất, những tham ái của họ chớ chưa phải hết.

Còn chúng ta niệm Phật như thế nào để mà chúng ta hết tham ái, để mà chúng ta diệt trừ cái thế gian vô thường, hoại diệt này? Đó là chúng ta phải niệm cho đúng cách. Nếu mà chúng ta không niệm đúng cách thì chắc chắn niệm theo cái kiểu mà họ dạy niệm như vậy thì ngàn đời chúng ta cũng chẳng được giải thoát đâu, chẳng được ra khỏi, giải thoát đâu.

Mà đạo Phật nói khi mà chúng ta bắt đầu tu là phải có kết quả ngay liền, không phải còn có thời gian chờ đợi, thế mà chúng ta niệm Phật nay từ 5 năm, 10 năm rồi mà nhìn lại thì chúng ta có giải thoát hoàn toàn không?

Không! Chúng ta lại còn trang trí thêm, làm vẻ đẹp thêm, phạm thêm giới. Ông thầy nào, vị Hòa thượng nào cũng đeo cả xâu chuỗi ở trên ngực, ở trên cổ, làm quá là các cô gái về nhà chồng đeo chuỗi hột, chuỗi hạt, chuỗi ngọc à!

Những cái điều kiện đó chúng ta thấy, xem quý ông thầy quá sang, quá đẹp, trang điểm quá đẹp, nhưng mà cuối cùng tưởng là những xâu chuỗi đó niệm Phật để đưa ổng đến giải thoát, ai ngờ đâu là ổng phá giới, làm cho mình trở thành những cái con người trang điểm đẹp đẽ mà sai đi giới luật của Phật.

Phật cấm không cho chúng ta đeo vòng hoa, đeo chuỗi hạt, thế mà quý thầy bây giờ đeo vòng hoa, chuỗi hạt. Đi đến những cái nơi nào đó đông người, có làm lễ gì thì hầu hết là các bậc lớn đều là có chuỗi hạt đeo cổ, rồi có chuỗi hạt ở trên tay, tay có chuỗi hạt nhỏ, cổ có chuỗi hạt dài, mỗi chuỗi hạt đều là chọn lấy những cái hạt rất bóng, rất đẹp chớ không phải là thứ tầm thường.

Mỗi chuỗi hạt đều là có một cái giá trị của tiền bạc rất lớn, những ông thầy nào sang thì những chuỗi hạt đó đều là có cái số tiền rất là vĩ đại chớ không thường. Thậm chí từ cái chuỗi hạt của họ có thể họ tìm những cái hạt trân châu, những cái hạt ngọc họ có thể làm những cái chuỗi hạt đó.

(01:15:35) Đó là cái trang trí cho một cái vị tu sĩ không đúng cách mà bằng phương pháp niệm Phật, thấy họ thường hay lần chuỗi để niệm từng câu Phật nhưng cuối cùng thì chẳng phải là đúng theo con đường của Phật dạy.

Vì Phật dạy đâu có lấy miệng, lấy ý mà niệm. Mà Phật dạy như thế nào? Phật dạy chúng ta lấy bốn chỗ niệm: Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà niệm. Vì thế người ta lại lấy cái câu niệm Phật…​

Còn niệm Pháp - thí dụ bây giờ đó, đối với cái người tu đúng thì người ta lấy Tứ Niệm Xứ - bốn cái chỗ mà Phật đã dạy để mà niệm, thì người ta lại không lấy bốn cái chỗ đó mà niệm, mà người ta lấy miệng và ý người ta niệm.

Cho nên vì vậy đó, như Phật thì người ta niệm được cái hồng danh của Phật: “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Nhưng mà đến Pháp thì họ niệm làm sao? Pháp đâu có cái tên gì dài dòng đâu, cho nên họ nói niệm Pháp. Rồi niệm Tăng thì họ đâu có làm sao họ niệm gì đâu, không lẽ họ niệm “Nam Mô Mục Kiền Liên” hay hoặc là “Nam Mô Xá Lợi Phất” sao? Thành ra họ phải niệm “Nam Mô Tăng”. Vì vậy mà có nhiều chỗ thì dạy: “Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng”.

Cho nên hầu hết bây giờ chúng ta gặp nhau: “Mô Phật”. Đó là chúng ta chào hỏi nhau bằng cái câu đó, để coi như là chúng ta niệm Phật đó. Niệm như vậy có nghĩa gì? Niệm như vậy chẳng qua là đầu môi xã giao nhau chào hỏi chứ đâu có ích lợi gì cho sự giải thoát cho chính mình!

Họ chẳng biết làm sao niệm, thường họ niệm như thế này: “Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng”, rồi họ học giới thì họ “Nam Mô Giới” chớ họ chẳng biết gì khác hơn hết. Bởi vậy họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới như vậy thì chúng ta thử nghĩ coi, họ niệm như vậy cả năm, cả đời hay hoặc là suốt đời họ thì họ có thấy sự giải thoát chưa? Chưa.

Niệm Phật mà niệm cái miệng như vậy làm sao có giải thoát được, mà niệm Pháp như vậy làm sao có giải thoát được, niệm Tăng như vậy làm sao có giải thoát được. Họ niệm cái danh từ chớ không phải là niệm là cái hành động sống của họ hằng ngày ở trên Phật, Pháp, Tăng, cho nên cái niệm này là cái niệm sai, không đúng.

Thật là buồn cười, họ không biết pháp hành nên niệm Phật kiểu niệm điên, niệm khùng, chẳng bao giờ có được giải thoát.

Họ niệm kiểu đó là họ niệm điên niệm khùng, họ chẳng hiểu pháp hành, cho nên họ niệm tầm bậy tầm bạ, nó không có giải thoát được cho họ mà chỉ là hình tướng của họ niệm Phật mà thôi, chớ không có giải thoát được thân tâm của họ. Họ không ra được bốn cái điều kiện mà đã được nêu lên ở trên: Thế giới là vô thường, là hoại diệt…​ họ không có ra khỏi đâu. Đó.

4.3- NIỆM PHẬT LÀ SỐNG ĐÚNG NHƯ PHẬT

(01:18:30) Trong kinh sách Phật dạy có bốn chỗ niệm, gọi là Tứ Niệm Xứ. Bốn chỗ niệm đó là gì?

1. Thân

2. Thọ

3. Tâm

4. Pháp.

Vậy thân niệm Phật là niệm làm sao?

Nói cái thân mình niệm Phật thì mình niệm làm sao đây? Đó là cái mà người ta đặt câu hỏi để người ta thấy được cái chỗ - lấy cái thân mà niệm Phật thì phải niệm như thế nào cho nó được. Bởi vì Phật dạy thân, thọ, tâm, pháp - lấy bốn cái chỗ này mà để niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng hoặc là niệm Giới, thế rồi chúng ta phải làm sao đây? Niệm như thế nào?

Chúng ta đã thọ Tam Quy tức là nương tựa Phật, Pháp, Tăng rồi. Vậy nương tựa Phật, Pháp, Tăng là nương tựa như thế nào?

Chữ “nương tựa” ở đây không có nghĩa là nhờ vả mà phải hiểu là sống đúng như Phật đã sống.

Đó, mình không có nhờ vả, bởi vì chữ “nhờ vả” đó - mình nương tựa vào người khác, mình nhờ vả người ta, mình làm biếng, mình không làm, người ta có gì người ta cho mình ăn hay hoặc là người ta giúp đỡ mình, mình ở không mình ăn, thì cái đó gọi là nhờ vả.

Còn ở đây chữ “nương tựa” không có nghĩa là nhờ vả, mà nương tựa có nghĩa là mình sống đúng như Phật sống, sống đúng như các Pháp dạy, sống đúng như chư Tăng đã sống, thì đó gọi là nương tựa - chữ “nương tựa”. Mà chữ “nương tựa” ở đây là quy y, mà quy y là trở về nương tựa, mà nương tựa tức là sống đúng với những người đó họ đã sống.

Đó thì như vậy là chúng ta đã thấy, đã hiểu được cái chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta phải nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng để mà sống.

Vậy thì nương tựa như thế nào để mà sống? Vậy thì thân niệm Phật:

Thân niệm Phật là thân phải sống giống như Phật, sống giống như thân Phật.

Nghĩa là thân của chúng ta niệm Phật thì thân Phật sống như thế nào thân ta phải sống như thế nấy, gọi là thân niệm Phật, chớ không phải cái thân nó niệm Phật là nó đọc cái danh từ suông là “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” đâu! Cho nên cái thân ông Phật sống như thế nào thì cái thân của chúng ta niệm Phật thì cái thân chúng ta phải sống như vậy.

Vậy thân Phật sống như thế nào?

1. Thân Phật thường hay phòng hộ sáu căn.

Phật đi ra Phật có nhìn bên nây nhìn bên kia không? Phật có ngó láo liên không? Phật đi Phật nhìn xuống đất, Phật giữ gìn sáu căn của mình, không ngó qua ngó lại. Cho nên vì vậy mà thân chúng ta niệm Phật thì phải bắt chước, phải sống như vậy, cũng ngó xuống, phòng hộ sáu căn.

Phật đi không ngó qua ngó lại, chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm đau khổ chúng sanh dưới đất.

Đó, rất rõ ràng.

(01:21:07) Vậy thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải phòng hộ sáu căn, mắt nhìn xuống đất, không nhìn qua nhìn lại, luôn luôn ý tứ từng bước đi, tránh không làm đau khổ chúng sanh và giết hại chúng sanh. Hành động giống như vậy gọi là thân niệm Phật.

Đó, cái hành động thân của chúng ta làm giống như thân Phật vậy đó gọi là thân niệm Phật.

2. Thân Phật thường đi ăn xin. Thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải đi ăn xin như Phật.

Nghĩa là Phật đi ăn xin, mình niệm Phật thì mình cũng phải đi ăn xin như Phật, thân mình cũng vậy. Còn đằng này Phật ăn xin mà mình không ăn xin, mình đi làm cái nghề này nghề khác mình sống, không có giống Phật, như vậy mình có niệm Phật không? Niệm Phật phải giống Phật chớ! Thân niệm Phật thì thân phải giống Phật, mà thân niệm Phật lại than không giống Phật!

3. Thân Phật thường hay ngồi thiền. Thân ta niệm Phật thì thân ta cũng thường hay ngồi thiền.

Phải không?

4. Thân Phật thường đi kinh hành. Thân ta niệm Phật thì thân ta cũng thường hay đi kinh hành.

Phật thường hay đi kinh hành.

5. Thân Phật không giết hại chúng sanh. Thân ta niệm Phật thì thân ta cũng không giết hại chúng sanh.

6. Thân Phật không làm khổ mình khổ người. Thân ta niệm Phật thì cũng vậy, không làm khổ mình khổ người.

7. Thân Phật không lấy trộm của ai. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không lấy trộm của ai.

8. Thân Phật không làm điều dâm dục. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không bao giờ làm điều dâm dục.

9. Thân Phật không ăn uống phi thời. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không ăn uống phi thời.

10. Thân Phật ít ngủ, không hôn trầm thùy miên. Thân ta niệm Phật cũng vậy, phải ít ngủ, không hôn trầm thùy miên.

11. Thân Phật không nằm giường cao rộng lớn. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không nằm giường cao rộng lớn.

12. Thân Phật không trang sức vòng hoa, chuỗi hạt. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không trang sức vòng hoa, chuỗi hạt.

13. Thân Phật không cất giữ tiền bạc của báu. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không cất giữ tiền bạc của báu.

14. Thân Phật nằm nghiêng theo kiểu kiết tường. Thân ta niệm Phật cũng phải nằm nghiêng theo kiểu kiết tường.

15. Thân Phật thường hay đặt niệm trước mặt, ngủ mà rất tỉnh thức nên không mộng mị, chiêm bao. Thân ta niệm Phật cũng vậy, thường đặt niệm hơi thở trước mặt, tỉnh thức, không mộng mị, chiêm bao.

Đó là ở đây quý thầy thấy Thầy tóm lược lại để chúng ta thấy cái thân Phật như thế nào thì thân ta niệm Phật thì phải giống thân Phật như thế nấy.

Bây giờ cái phần thứ hai, hồi nãy cái phần thứ nhất là thân niệm Phật, bây giờ phần thứ hai là thọ niệm Phật. Bởi vì chúng ta có bốn cái chỗ niệm mà, mà bây giờ chúng ta mới có thân niệm Phật à, chưa đủ. Bây giờ chúng ta lại thọ niệm Phật. Phần thứ hai:

(01:24:05) Thọ niệm Phật như thế nào? Phật đã làm chủ được ba trạng thái thọ:

1. Thọ lạc

2. Thọ khổ

3. Thọ bất lạc bất khổ.

Đó, bây giờ chúng ta hiểu được ba cái thọ như vậy thì thân Phật đối với ba cái thọ này như thế nào?

Đối với ba thọ:

1. Thọ lạc niệm Phật

Phật không ưa thích cái lạc, cũng không vui mừng, cũng không ca ngợi, cũng không cầu mong, cũng không ước muốn, cũng không tưởng nhớ, do thế thọ lạc niệm Phật không tác dụng và lôi cuốn được, không làm đam mê, không làm say đắm Phật. Vì thế thọ đến, đi như không có mặt, thọ có mà như không có.

Chúng ta thấy rõ ràng. Phật thọ lạc cũng như bây giờ mình ăn miếng ngon, mình thấy cái thọ lạc nó ngon, mình thích, mình ca ngợi cái này ngon quá, mình cầu mong, ước muốn cho còn có ăn nữa, mình tưởng nhớ nó nữa, còn Phật thì ăn ngon, dở gì Phật cũng chẳng cần thiết hết. Cho nên đối với Phật thì cái thọ lạc không có ăn thua nhằm nhò gì, nó không say đắm, nó không làm lôi cuốn Đức Phật được.

Cho nên chúng ta lấy thọ mà niệm Phật thì cái thọ của chúng ta cũng phải giống như vậy, phải không? Như vậy cho nên chúng ta ăn ngon, chúng ta có cảm giác nằm êm ấm, có cái cảm giác khoái lạc này kia, chúng ta chẳng thích gì đó. Đó là thọ lạc mà, mà thọ lạc đối với Phật thì Phật đâu có chấp nhận nó, đâu có ham mê nó, đâu có bị nó lôi cuốn. Ta tu hành theo Phật cũng vậy, đối với thọ lạc ta chẳng ham thích nó nữa.

Còn chúng ta thì nghe thọ lạc cái này cái kia chúng ta thích, ăn ngon, uống nước ngọt, rượu rồi mê, hút thuốc rồi khoái, tất cả những cái này chúng ta chạy theo cái thọ lạc. Còn trái lại thì đối với Phật mà chúng ta là người tu Tứ Bất Hoại Tịnh, theo ba Tam Quy, ba cái giới này này thì Phật hoàn toàn là không bị thọ lạc lôi cuốn, thì tâm ta - thì cái thọ của chúng ta mà niệm Phật thì tức là cái thọ của chúng ta không bị cái lạc lôi cuốn chúng ta được.

(01:26:07) Ta lấy thọ lạc niệm Phật, ta phải giống như Phật, không ưa thích, không vui mừng, không khen ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ, nhờ thế thọ của ta không tác dụng được ta, không lôi cuốn, không làm cho ta đắm mê.

Muốn được vậy, ta phải tu tập như thế nào?

Ta phải dùng những cái pháp trạch như thế nào để cho cái thọ mà nó niệm Phật nó không có bị khổ đau?

Vậy thì nãy giờ là Thầy đã tóm lược mà chưa có cái pháp hành, biết không? Nãy giờ Thầy tóm lược cho chúng ta từ cái thân niệm Phật cho đến cái thọ niệm Phật, rồi tới những cái khác, mà chúng ta phải thấy rằng khi mà chúng ta chưa có pháp hành mà chỉ là nói suông thôi thì đó là lý pháp chớ chưa phải là hành pháp. Mà bây giờ ở đây chúng ta phải kê ra là chúng ta phải thấy có cái pháp hành liền, chớ nếu mà nói như vậy không thì tức là chúng ta chỉ nói cái lý mà không có cái hành.

Vậy thì bắt đầu chúng ta phải trở lại cái vị trí là thân niệm Phật, rồi từng đó chúng ta mới đi tới là thọ niệm Phật, rồi tâm niệm Phật, rồi pháp niệm Phật như thế nào để cho nó có pháp hành kèm theo.

Chớ nếu mà chúng ta cứ lý pháp mà nói như vậy, nó không có pháp hành thì chúng ta biết cái gì chúng ta tu? Biết cái gì mà chúng ta lấy cái thân mà niệm Phật được đây? Mình nói như vậy chớ chưa chắc đã là…​ Muốn sống được như Phật đâu phải dễ? Đâu có phải chuyện dễ đâu! Cho nên phải có pháp hành, mà pháp hành thì tức là giới hành của chúng ta./.

HẾT BĂNG