37 - THẦN LỰC CỦA DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 37 - THẦN LỰC CỦA DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1997

1- KHÔNG THỂ ĐÁNH THỨC NGƯỜI NHẬP DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

(00:00) Như cô Cảnh đã hỏi Thầy là hai cái vị mà nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định ở đây đúng hay là sai, coi những cái định đó có nhập đúng hay sai.

Thứ nhất là cái vị đó trên cái nhập Diệt Thọ Tưởng Định như vậy, lửa bốc cháy làm cho cái da của vị đó bị cháy nám đi, y áo cháy hết đi, thì cái từ trường của vị đó không có.

Cho nên bây giờ thí dụ như Thầy mặc y áo như thế này nè, mà Thầy nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định rồi thì không có lửa mà cháy được y áo của Thầy đâu. Cái từ trường nó bảo vệ tất cả những cái gì mà đang ở trong xung quanh thân của Thầy khi mà Thầy nhập Diệt Thọ Tưởng Định.

Còn cái này y áo cháy hết thì ông này chắc là nhập cái tưởng định nào đó cho nên nó cháy sạch đó chớ không còn cái gì, mà thậm chí như còn cháy nám da vị đó nữa. Cho nên ở đây họ chưa có nhập được Diệt Thọ Tưởng Định mà họ lầm tưởng đó là Diệt Thọ Tưởng Định.

Và nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định thì không thể nào mà lấy đồng la hoặc là lấy một cái vật gì khua mà cái người đó tỉnh lại được. Chỉ có cái người đó xuất định là xuất định chớ còn không có xuất định thì không có làm tiếng động gì mà vị đó tỉnh lại được hết. Chỉ có những cái định tưởng thì chúng ta có thể nói rằng lấy cái tiếng động làm cho vị đó trở về xuất định mà thôi, chớ còn cái định Diệt Thọ Tưởng Định thì không có thể nào dùng cái gì mà kêu được hết.

Nhập vào cái định Tứ Thiền thì cái thức của chúng ta vẫn còn tỉnh táo, rất tỉnh táo, cho nên cái tâm của cái vị mà đang nhập Tứ Thiền nó giao cảm tất cả mọi chúng sanh. Còn cái Diệt Thọ Tưởng Định hoàn toàn cái thức nó không có còn, nó im phăng phắc, nó lặng lẽ vô cùng, nó chỉ còn nhất như có một cái yên lặng của nó mà thôi, cho nên nó không còn cái thức có cái đối tượng ở trong cái thanh tịnh nữa.

Do như vậy đó, khi một người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định mà có cầu khẩn van xin gì nó cũng không giao cảm với cái người nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Bởi vì toàn bộ cái bộ óc - cái ý căn của họ đó là cái bộ óc - nó ngưng hoạt động hoàn toàn, cho nên họ không còn giao cảm với ai được.

Các con phải hiểu điều đó. Cho nên khi mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định, bây giờ thí dụ như Thầy nhập Diệt Thọ Tưởng Định, ở ngoài các con tu gặp khó khăn gì các con cũng không bao giờ mà có thể gọi Thầy được hết.

Bởi vì hoàn toàn Thầy ở trong cái trạng thái rất là thanh tịnh của cái tâm của Thầy rồi, cái thân Thầy thì được cái từ trường của cái định đó, cái thần lực của cái định đó nó bảo vệ vô cùng chắc chắn là không có bị hư hoại, không có bị một cái vật gì mà có thể làm hư cái thân đó được, thì cái đó gọi là Diệt Thọ Tưởng Định.

Bởi vì cái thần lực đó nó đặc biệt như vậy, cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rằng khi mà cái người mà tu tới chỗ này, khi mà họ có Tam Minh rồi thì chắc chắn là họ cũng phải đi đến cái Diệt Thọ Tưởng Định để họ thăm dò, để xem coi như thế nào.

Cũng như bây giờ Thầy biết Thầy nhập được Diệt Thọ Tưởng Định, nhưng cái thời gian không cho phép Thầy ba năm hay mười năm để nhập thử nó như thế nào, thì bây giờ làm sao cho phép?

Vì bây giờ hướng dẫn mấy con như thế này, mà bây giờ bỏ mà nhập trong đó rồi mấy con ở ngoài này tu điên tu khùng, tới chừng mà Thầy xuất Diệt Thọ Tưởng Định ra người nào cũng nhăn răng cười cũng như khỉ hết, thì chắc lúc đó thì Thầy ra Thầy thấy một đám điên hết rồi làm sao?

(03:17) Thì như vậy là cái trách nhiệm của Thầy nó không có. Cho nên Thầy chỉ nhập vào những cái định - thí dụ như Tứ Thiền là cao lắm trong vòng chừng khoảng độ một tuần lễ hoặc là một nửa tháng là cao lắm, chưa dám bỏ đi mà nhập tới một tháng nữa.

Còn trong lúc kia đó Thầy một mình Thầy ở trong thất, Thầy có thể nhập một hai tháng, ba tháng được, nhưng mà một hai tháng, ba tháng đều là có thể đi vào cái Diệt Thọ Tưởng Định chớ không phải Tứ Thiền, hoặc là một hai tháng nó phải có một cái lúc ra rồi mới đưa nó trở vào gom lại.

Thí dụ như bây giờ bốn mươi chín ngày thì nó ra, bốn mươi chín ngày thì nó mới có một tháng mười mấy ngày mà thôi, cho nên nó ra khỏi cái định của Tứ Thiền, thì bắt đầu bây giờ Thầy mới gom cái tâm, Thầy mới trở vào lại nữa, để cho nó tịnh chỉ lại, nó ngưng cái hơi thở lại, do đó mới tiếp tục nữa.

Nhưng rồi cái thời gian kế đó nó không có nằm lâu trong đó, nó cứ ra vô ra vô, cho nên bốn mươi chín ngày rồi thì nó cứ ra vô ra vô, buộc lòng cái người đó phải đi tới, hoàn toàn ngưng hơi thở, tịnh chỉ cái ý hành của nó, tức là cái ý căn nó phải ngưng hoạt động, cái bộ óc của nó phải hoạt động ngưng hoàn toàn, để bắt đầu nằm im ở trong đó thì nó mới không bung ra bung vô được nữa.

Thì các con thấy bây giờ các con muốn cho nó ngưng chừng khoảng độ - nó ngưng hơi thở, nó ngưng hoạt động chừng một phút cái nó bung trở ra. Nếu mà nó kéo dài thì các con chết luôn.

Bởi vì cái thân của các con chưa có thuần ở trong cái định đó, cho nên các con ngưng thì nó chừng một phút thì bắt đầu nó bung ra, rồi các con tập riết nó hai phút rồi ba phút nó tăng dần lên, nó cứ bung ra tăng dần lên, rồi cứ tăng dần riết mãi, cho nên mới được bảy ngày bảy đêm hay hoặc là một tháng, hay bốn mươi chín ngày.

Nhưng mà cái mốc cuối cùng của cái Tứ Thiền thì nó có bốn mươi chín ngày mà thôi, các con hiểu điều đó. Nhưng mà khi chúng ta tu tập thì nó phải tuần tự chớ không phải là trong một lát mà có thể đạt được.

Đó là cái phần mà trả lời của hai vị này, một vị thì xách đồng la đánh mà tỉnh dậy thì cái vị này chưa phải là Diệt Thọ Tưởng Định hay hoặc Diệt Tận Định, còn cái vị kia bị y áo cháy hết thì cái từ trường của vị đó không đủ cái thần lực, thì đương nhiên coi như là không phải Diệt Thọ Tưởng Định hay hoặc là Diệt Tận Định. Đó thì hai cái phần Thầy trả lời cái câu hỏi của con ở trên rồi.

2- DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH KHÔNG DÀNH CHO PHÀM PHU

(05:29) “Đại pháp sư dạy: Nhập Diệt Thọ Tưởng Định là Tiểu Thừa, là tiêu nha bại chủng…​”

Cái ông pháp sư mà dạy cái này, ổng tưởng là cái nhập Diệt Thọ Tưởng Định là cái chuyện như trẻ con đồ chơi. Đâu có phải chuyện làm dễ đâu! Đến đỗi mà cái thần lực của người ta bảo vệ cái cơ thể của người ta như vậy, không phải cái chuyện của Tiểu Thừa đâu, mà đây là của những bậc Thánh người ta mới làm được.

Sau khi mà người ta đạt Tam Minh rồi người ta mới thực hiện được cái này, chứ nếu mà chưa đạt được Tam Minh, cái tâm chúng ta chưa thanh tịnh đến cái mức tối đa, chắc chắn chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định cũng chưa được đâu. Các con phải hiểu.

Bây giờ chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp chúng ta nhập Sơ Thiền, cái tâm ly dục nó vô lậu thì chúng ta mới nhập, chúng ta mới đi vào chúng ta mới nhập Nhị Thiền mới được, là diệt Tầm Tứ mới được, hơi thở chúng ta mới chậm nhẹ và đúng mức của nó nó mới nhập Nhị Thiền. Tâm mà chưa ly dục, ly bất thiện pháp nhập Nhị Thiền là tà thiền chớ không phải là Chánh Thiền đâu. Đó là những cái sai, nó không đúng.

Cho nên khi mà chúng ta có Tam Minh, Lậu Tận Minh quét sạch được lậu hoặc rồi, hoàn toàn chúng ta chấm dứt được sanh tử luân hồi rồi thì chúng ta mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định được, còn không chúng ta cũng nhập chưa được đâu.

Nghĩa là cái người chưa nhập Tứ Thiền đừng có mong gọi là nhập Diệt Thọ Tưởng Định được. Cái định đó là định cao, mà cái định đó là có cái thần lực rất là vi diệu, nó bảo vệ cái thân của chúng ta. Trời mưa mà không ướt mà! Thì các con biết ngồi ngoài trời mà trời mưa không ướt thì đâu phải là cái chuyện thường!

Đó thì cái từ trường của nó, nó làm cho chúng ta trở thành một cái vách đá vô hình, không người ta ngỡ tưởng được. Nhìn thấy như ngồi ngoài trời, nhưng mà mưa xuống không ướt, nắng không có làm cho nóng được, thì đủ biết cái từ trường của họ đến cái lực như thế nào mà gọi là đại thần lực đó.

Thì các con biết là cái định đó đâu phải là định thường của phàm phu được, mà gọi là Tiểu Thừa? Cho nên họ nói tiêu nha bại chủng, họ nói như vậy chớ họ có làm được sao? Làm gì mà tiêu nha bại chủng! Người ta ngồi cả ngàn năm người ta không mất mà làm sao tiêu!

(07:26) Còn họ ngồi ba, bốn - chừng 100 năm hoặc là tuổi thọ họ sống bao nhiêu họ tiêu mất, họ không biết là đọa địa ngục hay làm cái gì họ đâu có biết. Họ cứ ngỡ tưởng là họ hành Bồ Tát Đạo, rồi họ lên xuống trong sanh tử để độ chúng sanh, không ngờ họ ở dưới địa ngục ở dưới đó chớ làm sao mà họ lên! Tại vì họ làm những cái điều sai pháp luật, sai cái giới luật của Phật, cho nên họ phải đọa xuống địa ngục.

Bây giờ thí dụ như bây giờ Thầy sai pháp luật nè, mấy con cũng đến đây cũng sai pháp luật. Thầy ăn ba bữa các con cũng ăn ba bữa, Thầy nói như là Bồ Tát, nhưng mà cuối cùng Thầy phạm những cái giới này.

Mồ hôi nước mắt của Phật tử đóng góp, các con biết người ta làm đâu phải chuyện dễ. Thầy trò chúng ta ngồi không tu, mà rốt cuộc rồi nó ngày ba bữa sung sướng, nào bơ nào sữa rồi chùa to tháp lớn, còn người ta ở ngoài người ta làm lụng rất cực khổ, thế rồi mình cứ tưởng là mình Bồ Tát. Nhưng cuối cùng khi mà cái phước mình hết rồi thì bắt đầu mình chết thì thầy trò rủ nhau đi xuống địa ngục mà ngồi cả đám.

Diêm Vương nó hỏi hồi đó mấy ông ở trên gạt người ta bao nhiêu không? Phật dạy ăn ngày một bữa, mấy ông ăn cho dữ tợn, da thịt của mấy ông mập như thế này, xuống tụi tui lấy ra mà để thắng mấy ông ra mà lấy dầu để mà đốt đèn ở dưới địa ngục cho nó sáng lên mới là đủ! Cho nên nó bắt chúng ta mà nó đem vô đó, nó thẻo ra nó bỏ vô chảo, cũng như mình thắng mỡ vậy, thì các con biết nó đau khổ dường nào không?

Cho nên đừng có ham mà ngồi đây mà tu sai giới luật của Phật là chúng ta phải tiêu tùng hết đó. Đừng có nghĩ rằng thầy trò sung sướng đâu, nó sung sướng hiện tại này chớ vị lai là chúng ta nó thắng mỡ hết đó!

Đó là những cái sai. Vì vậy mà chúng ta phải sống đúng cái giới luật của Phật thì không ai mà dám thắng mỡ chúng ta hết. Còn nếu không, lơ mơ thì thắng mỡ hết á!

(09:21) “Còn Đại Thừa, các ngài Bồ Tát thì thể hiện nguyện vào trong sanh tử để độ chúng sanh, cho nên Phật pháp tồn tại mãi mãi.

Có đúng sự thật như vậy hay không?”

Bây giờ thì Phật pháp nó tồn tại các con thấy cái tồn tại đó có đúng không? Có đúng không hay là đó là sai?

Dẫn người ta đi, cuối cùng người ta bỏ đời, bỏ vợ bỏ con, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cha bỏ mẹ, không làm cái gì lợi ích hết, mà bây giờ rủ nhau đi tu, tới cuối cùng bây giờ - như Minh Cảnh, bây giờ con thấy con sắp sửa chết rồi mà con thấy con có làm chủ sinh tử không? Có buồn, có khổ không?

Như vậy là dẫn con đi vào cái chỗ chết chớ có chỗ giải thoát đâu? Cuối cùng nhìn lại, như vậy là Phật pháp còn nhưng là tà pháp không chớ đâu phải là Phật pháp?

Tại sao ông Phật ăn ngày một bữa mà bây giờ mình rủ nhau mình ăn ba bữa rồi đi xuống ruộng cày cấy, hoặc là làm cái này làm cái kia, cất chùa lên to lớn!

Còn ông Phật thì các con thấy: Một vị Tỳ Kheo bị một người tiều phu họ rút cái thất của ông đi, lấy củi họ về họ chụm đi, ông mất cái thất đi, rồi ổng nói: “Nếu mà mình cất cây nữa đây rồi chúng cũng rút nữa, thôi mình đào đất lên, mình nắn gạch lên rồi mình làm cái thất của mình.”

Nhưng mà khi mà làm cái thất xong rồi thì ông Phật ổng sai Tỳ Kheo khác đập bỏ, người tu sĩ không có được ở nhà gạch! Các con thấy không? Không có cho được ở nhà gạch. Thế mà bây giờ chúng ta ông nào cũng ở nhà gạch hết, mà lót gạch là phải nói là gạch ốp lát đàng hoàng chớ không phải là gạch thứ thường nữa, chùa nào bây giờ cũng thấy sang đẹp hết. Do như vậy chúng ta thấy đó là cái sai của Phật pháp. Ngày xưa ông Phật không cho vị Tỳ Kheo ở trong cái nhà gạch, toàn là nhà lá nhà tranh.

Đó thì, bây giờ chúng ta thấy họ nói họ đi vào trong sanh tử để độ chúng sanh. Độ kiểu đó độ ma độ quỷ với nhau hết cả đám, dẫn dắt đi xuống địa ngục hết chớ làm gì mà giải thoát!

Chính bây giờ chúng ta không được giải thoát, ngay cái bước đầu chúng ta vô là chúng ta không giải thoát được cái ăn cái ngủ thì giải thoát cái gì? Không ly được dục, không ly được ác pháp thì làm sao mà chúng ta được cái gì mà giải thoát?

Nghĩa là ly nó mới có những cái hỷ lạc của cái sự ly, cho nên ly dục, ly ác pháp mới sanh hỷ lạc, do đó mới nhập Sơ Thiền. Chúng ta phải có cái hỷ lạc của cái sự giải thoát của cái người tu.

Còn đằng này chạy theo dục lạc thì cái dục lạc đó là của thế gian rồi. Cho nên toàn bộ là sai hết, không có đúng cách. Cho nên gọi là đi vào sanh tử để rồi dẫn dắt đi tuốt luốt ở trong sanh tử chớ làm sao mà thoát sanh tử, vì hàng ngày chạy theo trong dục lạc của thế gian!

3- DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH KHÔNG CÓ LỢI ÍCH THIẾT THỰC

(11:52) “Và khi nhập Diệt Tận Định có mất Tam Minh Lục Thông không?”

Diệt Tận Định nó có cái gì đâu là Tam Minh Lục Thông ở trong đó nữa? Các con thấy không?

Mình chỉ nhập Tứ Thiền là dẫn tâm đi thì nó mới có Tam Minh Lục Thông, còn có bao giờ mà trong kinh sách Phật nói nhập Diệt Thọ Tưởng Định rồi dẫn Tam Minh đi vào Tam Minh không? Đâu có! Đâu có cái chỗ đó đâu?

Cho nên nhập Diệt Thọ Tưởng Định chỉ là một cái thần lực của thiền định để thấy cái sự bảo vệ, cái thần lực đó nó giữ gìn cái thân của họ.

Nhưng mà Đức Phật vốn đâu có để mà duy trì cái thân này ngàn năm triệu năm đâu? Cho nên thấy nó là vô thường, dù biết cái định đó nó có giữ cái thân đến cả triệu năm đi nữa vẫn không chấp nhận nó. Cho nên Diệt Tận Định chỉ nói để cho biết chơi vậy chớ còn không phải mục đích của đạo Phật đâu.

“Và có lợi ích gì cho Phật pháp, cho chúng sanh?”

Thì cái Diệt Thọ Tưởng Định nó không có lợi ích đâu. Chúng ta tới Tứ Thiền, chúng ta thực hiện Tam Minh là Giới - Định - Tuệ chúng ta đã đủ cái sự mà chấm dứt sanh tử luân hồi, cái sự đau khổ cho cái thân phận làm người là đủ rồi, giải thoát được cái sự đau khổ chúng ta là đủ rồi.

Nhưng mà tới đây chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định để chúng ta thấy được cái thần lực của định, để biết được cái sự tu tập của chúng ta có những cái thần lực tuyệt vời như vậy thôi, chớ cái đó không phải là mục đích của chúng ta.

“Thí dụ Thầy nhập Diệt Tận Định, con tu có gặp tai nạn, con kêu Thầy: “Thầy ơi cứu con với!” Thầy có thể ở trong Diệt Tận Định mà biết để cứu con được không?”

Đó là cái điều kiện hồi nãy Thầy đã trả lời. Vì nhập Diệt Thọ Tưởng Định cái thức nó không còn, cho nên dù có kêu gì đi nữa thì ở ngoài cũng chịu chết mà thôi chớ không bao giờ mà Thầy có thể giao cảm được cái cái sự nỗi khổ của các con ở bên ngoài được.

(13:38) “Trong kinh nói Phật có đủ 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp. Tại sao Phật không nhập Diệt Tận Định để nhục thân lại cho hậu sanh chiêm ngưỡng mà Ngài lại hoại thân nhập Niết Bàn?”

Tức là trong kinh nói Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tức là phải là cái thân của Phật đẹp đẽ hơn con người, rất là đẹp. Thế mà ông Phật ổng còn không có giữ nó để mà chúng ta ở sau này chúng ta chiêm ngưỡng những cái đẹp đó.

Thế mà chúng ta, cái thân của chúng ta xấu xí như thế này mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định để giữ lại, người ta nói cái ông gì đâu mà cái miệng méo xẹo mà cũng để cái miệng đó mà bây giờ nhập Diệt Thọ Tưởng Định.! Phải không? Cái lỗ mũi gì mà xẹp lép mà cũng để! Thật sự ra, nếu mà như Thầy bây giờ mà để thì người ta sẽ nói: Cái ông gì, vậy mà cũng để cái thân lại coi nó xấu xí gần chết!

Muốn để cái thân thì chúng ta phải như Phật, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, để thì cái điều đó nó cũng đáng để, còn như Thầy mà để làm gì? Do đó Thầy nói ông Phật ổng còn không để, tướng ổng tốt như vậy mà ổng không để thì Thầy ra gì mà Thầy phải để? Các con hiểu điều đó, cho nên Thầy chẳng bao giờ muốn.

Cũng như bây giờ các con thấy cái ngài Vũ Khắc Minh phải không? Ngài để nhục thân của ngài. Trời ơi! Nhìn ngài móm sọm móm sẹo, cái miệng gì mà nó còn cái gì! Do đó mà các con có đến thăm không? Như vậy người ta chỉ ca ngợi cái sức thiền định của ngài, chớ thấy cái nhục thân của ngài đâu có đẹp đẽ gì! Thế mà phải đẹp thì ngài để thì không nói gì, không đẹp mà cũng để cho người ta cười chớ làm gì?

(15:14) Các con thấy thường thường những nhà điêu khắc người ta tạc những cái tượng rất đẹp, người ta để trong nhà rồi người ta chơi. Ông Phật ổng đâu có ngu, ổng đâu có làm cái đồ chơi của thiên hạ, phải không? Cho nên ổng diệt, ổng đốt bỏ đi. Tao đâu có ngu để cho tụi bây (mỗi) thằng cứ làm cái tượng về để trong nhà chơi!

Cho nên bây giờ các con thấy không, mấy ông mà làm lớn đồ hay hoặc này kia có danh tiếng, họ hay làm cái tượng vầy. Tưởng là ngon, không ngờ để làm đồ chơi của người ta! Người ta để trong cái nhà người ta, rồi để cái tượng lên, tưởng đâu người ta thờ, sự thật có thờ đâu, họ làm đồ chơi!

Vừa rồi Thầy xuống nhà của của Tâm Như, Thầy thấy người ta làm cái tượng bằng đồng, mà đồng giả, nó làm không biết bằng chì gì đó rồi nó mạ đồng lên, nó làm cái tượng của Hòa thượng. Trời ơi! Thầy nói Hòa thượng là người tu hành, mà các cư sĩ làm cái tượng này để chơi in là như như búp bê vậy à!

Trời đất ơi! Bây giờ một vị tu sĩ mà để cho người ta tưởng như vậy, thôi người ta làm tổng thống hay hoặc này kia người ta để để cho toàn dân người ta chiêm ngưỡng cái người đó, còn mình là người tu, mình để làm chi?

Cho nên Thầy thấy hầu như là người ta cứ tạc cái tượng nhỏ nhỏ vầy, làm như bằng đồng. Họ làm đồng giả, chớ đồng thiệt thì mắc lắm, cho nên họ làm đồng giả thì rẻ, mướn ông tạc tượng nào đó cho giống Hòa thượng đi, rồi bắt đầu bây giờ cứ - Thầy thấy vô trong cái nhà phòng khách họ để, đặng cho ông khách nào cũng lại nhìn. Trời! Hòa thượng bây giờ làm cái đồ chơi của thiên hạ rồi, còn thứ gì nữa gọi là Hòa Thượng!

Cho nên hầu như Đức Phật rất là thông minh cái chỗ đó, không có để cái nhục thân. Nếu mà cái 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật mà để lại thì bây giờ người ta thấy người ta giật mình: Không có con người nào mà đẹp được như vậy hết! Do đó bắt đầu bây giờ bao nhiêu cái tượng mà đúc ra, bây giờ khắp cả thế giới này người ta để cái hình Đức Phật để làm đồ chơi chứ chưa phải để…​ Bây giờ chúng ta cái hình tượng như thế này là người ta tưởng tượng ra người ta còn đốt nhang, còn cái kia nó đẹp quá không dám đốt nhang đâu, để chơi cho đã!

Bởi vậy ông Phật ổng khôn, Thầy thì cũng đâu có dại, cho nên Thầy chỉ nói là đừng có quay hình của Thầy, mai mốt rồi quay hình của Thầy rồi các con biết sao không? Thay vì cứ xem hát xem tuồng rồi bắt đầu Thầy cũng nhảy múa ở trển cho mấy con xem hát xem tuồng nữa, phải không?

Xem đã ở ngoài đời chưa đã đâu, bắt đầu bây giờ Thầy thuyết pháp đây, hay hoặc là thấy cái thất của Thầy cũng quay, thấy Thầy quét sân cũng quay, quay vô đó rồi bây giờ lâu lâu mở ra coi Thầy có quét sân coi nó sạch không! Trời đất! Làm như là Thầy đóng tuồng cho mấy con coi vậy. Đó là những cái sai.

Người ta thầm tôn kính một vị thầy, cái vị thầy đó vô hình nhưng nó thiêng liêng ở trong lòng của chúng ta hơn là chúng ta xem những cái hình ảnh, mà cái hình ảnh một cái ông thầy mà đi quét sân mà có đẹp gì mà coi!

Thật sự ra mấy thầy quá là kính trọng, rồi kính trọng đến cái mức độ quá tệ, để biến ông thầy của mình trở thành một cái người tuồng hát diễn tả cho mình coi. Biết mình bắt chước được vậy không mà mình diễn tả mình coi? Chắc chắn là cái điều đó là cái điều sai.

Cho nên Thầy luôn luôn là không muốn bao giờ nhưng mà tùy thuận, vì người ta muốn để lại cái hình, mình không có cho người ta chụp thì người ta cũng buồn. Mà người ta không hiểu một vị thầy mà lưu hình lưu ảnh như vậy có đáng giá gì là một bậc chân tu?

(18:32) Mình khoe hình khoe ảnh của mình, mình có tốt đẹp gì? Ốm o gầy mòn như Thầy, có bữa thì thiếu điều đi hết muốn nổi, có bữa hai gò má ốp vô cũng không còn thứ gì, còn có bữa thì ăn uống có gì đó nó phình ra cũng như là nhận nước ở trong đó, thấy nó được được một chút, có bữa thì như con khỉ khô không có ra gì hết, mà hình này hình kia đồ đủ thứ.

Thành ra đó là những cái sai. Chúng ta không phải cầu danh ở chỗ đó mà phải đem cái gì để lợi ích cho cái người sau này người ta được giải thoát. Đó là cái phần bổn phận của cái người tu.

“Còn tượng đúc, tượng vẽ bây giờ do người sau tưởng tượng vẽ vời ra, làm sao tin Phật có 32 tướng tốt?

Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con những điều con chưa hiểu biết, để sau này Thầy nhập Diệt Tận Định có người hỏi con trả lời cho thông suốt, không bị người ta nói: Nhập Diệt Thọ Tưởng Định là Tiểu Thừa, là tiêu nha bại chủng.”

Đó như vậy là các con thấy, trong cái vấn đề mà người ta đặt như thế nào thì người ta luận như thế nào cũng được, nhưng ở đây thì chúng ta hiểu rằng: Một vị thầy mà tu như Thầy thì không bao giờ mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định để giữ cái thân của mình để làm cho đời sau người ta chiêm ngưỡng, mà một vị thầy thực hiện trong cái sự vô thường của nó mà thôi.

Nghĩa là chết thì cũng chết như mọi người, nhưng tự tại ở trong cái sự chết chớ không phải là chết trong cái khổ như cái người phàm phu. Có vậy thôi.

Còn Tiểu Thừa hay Đại Thừa, có gọi sao thây kệ nó. Tại vì họ chưa phải là những người biết được con đường này, cho nên họ đứng ở trên một cái góc độ cao với thấp, cho nên mới có Đại Thừa, Tiểu Thừa.

Thấy những cái định mà quá tuyệt vời của Phật pháp thì họ muốn hạ Phật pháp xuống để mà họ gọi cái đó là cái định của Tiểu Thừa, chớ họ không biết cái đó là một cái công phu tu hết sức chớ không phải trong một ngày, hai ngày mà làm được cái chuyện này.

4- CHƯA LY DỤC LY ÁC PHÁP THÌ CHƯA THỂ TỰ TẠI SINH TỬ

(20:31) “Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy rõ cho con được thông hiểu, làm cho con đường của đạo Phật sáng thêm.

Tổ và các thiền sư nói rằng: “Sinh như đắp chăn mùa đông, tử như cởi chiếc áo mùa hạ”, cho nên họ vào ra sanh tử độ chúng sanh tự tại, không sợ cực khổ. Như vậy Phật với tổ khác nhau như thế nào?”

Ở đây con thấy rõ ràng, người ta nói cái lý luận là như vậy, chớ Thầy thấy ông thầy, ông tổ nào mà khi chết Thầy thấy sao ổng đau ổng rên quá trời! Có ông nào mà không rên đâu?

Họ nằm trên giường bệnh đôi ba tháng hoặc là một năm hai năm, nhất là những vị mà đã bán thân, thì các con thấy khi chết thì mê muội không còn biết, mà trước đó thì cái tay nó bại hết một thân người, không đưa lên được, đi đái, đi tiểu, đi giải bằng cách là người ta phải đặt cái bô vào, rất là khổ sở cho cái vị đó. Thế mà họ nói họ như là đắp chăn bông ở trong mùa hạ. Trời ơi chăn bông gì mà được?

Các con thấy, tưởng tượng một cái người mà bán thân, họ nằm liệt, hai cái chân đi không được, ngồi trên cái xe lăn. Thử hỏi bây giờ họ đi cầu làm sao? Có khổ không các con?

Bây giờ Thầy nói bây giờ chúng ta nè, đau chỉ đơn sơ thôi, chỉ là thần kinh tọa, cái chân chúng ta bị nhức từ trên này dưới nè, mà khi chúng ta ngồi đi cầu xuống nó đau nhức buốt như thế này, chúng ta ngồi được không? Ngồi có yên - khi mà chúng ta ngồi cầu có yên không? Đau khổ vô cùng chớ đâu phải dễ!

Vì vậy đừng nói chi mà cái chuyện đắp chăn bông được! Đâu có chuyện đi ra vào sanh tử mà đắp chăn bông, mà như cởi chiếc áo mùa hạ được? Đừng có nói chuyện! Đó là cái lý luận.

Nhưng mà sự thật trước cái cảnh đau khổ, trước cái cảnh sanh tử, Thầy thấy ông nào cũng mặt mày tái mét hết, chớ đừng có nói không có sợ! Đều là nói là nói chớ còn không có ông nào tự tại. Tự tại khi nào người ta nhập Tứ Thiền, người ta không sợ. Nghĩa là người ta làm chủ được cái sống chết của cái thân, người ta không sợ.

(22:39) Như bây giờ các con chưa làm chủ, các con sợ lắm. Tới chừng đó các con biết nó giựt méo miệng bên nây, méo miệng bên kia, nằm lên ngồi xuống. Các con thấy những người chết chưa? Nghĩa là vừa nằm xuống vầy, đỡ nằm xuống, bắt buộc phải đỡ dậy, kêu là trăn trở đó.

Rồi đỡ dậy chưa có gì được, mà không biết ở trong cái người đó nó ra sao Thầy cũng chẳng biết, nó khổ sở như thế nào, đỡ vừa đỡ cái biểu nằm xuống, nó làm như khó chịu quá! Mà nằm xuống chưa được nằm thì bắt đầu: “Đỡ dậy! Đỡ dậy! Chịu không nổi!” Lúc trăn trở các con - các con có nuôi người bệnh đau sắp chết các con mới biết được cái tình trạng lúc bấy giờ chết rất khổ.

Đây là những cái bệnh không ngặt ngèo lắm đó mà người ta còn khổ như vậy, còn huống hồ là những bệnh ngặt nghèo nó còn khổ biết mấy! Đừng có nói mà đắp chăn mùa đông, mà cởi áo mùa hạ. Mấy ông tổ này miệng nói vậy chớ Thầy thấy ông nào cũng méo xẹo hết khi mà sanh tử đến chớ đừng gọi là ra vào sanh tử tự tại đâu.

Tự tại là những người nào mà nhập Tứ Thiền là người ta ra vào sanh tử tự tại, người ta biết khi mà người ta nhập Tứ Thiền là người ta làm chủ được cái thân, nó không còn khổ nữa, bất kỳ cái thân này nó bệnh như thế nào người ta không khổ nữa. Người ta bảo nó ngưng là nó ngưng, người ta bảo nó không đau là nó không đau liền.

Còn các ông có làm cách nào được không mà các ông dám nói là tự tại trong sanh tử mà như đắp chăn bông mùa hạ mùa đông? Điều đó là cái ông nói chớ các ông chưa có nói được cái lý hành.

Còn ở đây người ta nói được cái lý hành, cái pháp hành của người ta, cho nên người ta nói được cái hành động người ta làm chủ được. Thầy nói các con xét, Thầy bảo nó ngưng là nó ngưng, còn các ông có dám bảo không? Vậy mà các ông dám nói tự tại trong sanh tử? Là các ông nói láo rồi, không có thật. Đó là cái gạt người chớ không phải là cái nói thật.

(24:20) Còn bây giờ khi mà người ta đã làm chủ được như vậy rồi thì khi mà người ta muốn đi tái sanh, người ta làm chủ được tái sanh. Cho nên Thầy nói chỉ tu cái Chánh Niệm Tỉnh Thức thôi mà khi đi vào cái tái sanh là người ta đã biết sanh vào bụng mẹ, đi như thế nào người ta biết, người ta tỉnh thức thôi, chớ chưa phải ly dục, ly bất thiện pháp đâu. Các con biết.

Rồi người ta tu tới cái sức tỉnh thức đến cái mức độ nào, chúng ta ly được cái gì, thì lúc bấy giờ chúng ta ở trong bụng mẹ, vào bụng mẹ - tức là bây giờ Thầy bỏ cái thân này mà Thầy tu được cái Chánh Niệm Tỉnh Thức thì lúc bấy giờ Thầy bỏ cái thân này, Thầy biết Thầy đi vào cái bụng mẹ nơi đâu, Thầy vào đó Thầy thọ thai ở đó Thầy biết, tức là đi vào ở chỗ thác sanh Thầy biết rồi. Thầy tỉnh thức Thầy biết Thầy đi, không phải nghiệp lôi Thầy được.

Rồi bây giờ Thầy tu đến mức độ nào, cái sức tỉnh của Thầy đến mức độ nào, do đó Thầy biết Thầy nằm ở trong bụng mẹ, Thầy biết rất rõ đang ở trong bụng mẹ. Mặc dù là cái bào thai còn rất nhỏ nhưng mà Thầy vẫn biết rằng Thầy đang ở trong bụng mẹ.

Rồi Thầy tu đến cái mức độ nào, cái sức tỉnh thức nào mà khi người mẹ sanh Thầy ra Thầy còn rất là tỉnh táo, Thầy biết rằng Thầy được sanh ra, Thầy biết Thầy đang sanh ra, đó là ba cái lần biết.

Lần biết thứ tư là khi mà Thầy tu đến cái sức tỉnh thức mà ly dục ly ác pháp xong đó, nhập được Sơ Thiền, là lúc bấy giờ khi mà Thầy sanh ra, Thầy biết được cái đời trước của Thầy, Thầy chết là ông gì bà gì, rồi Thầy sanh ra trong cái đời này. Thì các con biết nội cái Sơ Thiền không mà người ta đã làm chủ được cái sống chết.

Còn mấy ông này ăn thì ba bữa có ly chỗ nào đâu mà dám nói tự tại trong sanh tử như đắp chăn bông mùa đông? Nói dóc rồi, ông ta nói không có lý rồi! Còn Thầy ly dục, ly bất thiện pháp, cho nên bây giờ Thầy tỉnh táo, cho nên khi mà vô đi tái sanh Thầy biết, mà bây giờ đi ra Thầy còn nhớ được nhiều đời.

Bởi vì Thầy chết cái thân đó thì nó đã qua một cái kiếp rồi, nhưng bây giờ sanh ra Thầy lại nhớ được cái kiếp của Thầy đã qua rồi, thì sanh ra Thầy nhớ được, tức là Thầy phải ly dục, ly bất thiện pháp thì Thầy mới nhớ được.

Trong kinh Phật đã dạy cái này rất rõ mà, đâu phải Thầy đặt điều! Các con thấy. Cn mấy ông này có nói đúng được không? Ổng nói dốc, ổng gạt người ta.

“Phật thì nhập Niết Bàn, còn Tổ thì vào ra trong cõi Ta Bà độ chúng sanh, không nhập Niết Bàn. Như vậy là tổ từ bi hơn Phật hay sao?”

Tổ thì nói láo chớ còn sự thật ra ổng có biết ổng đi đâu! Cho nên vì vậy mà ổng nói khơi khơi, ổng nói cái lý, chớ còn cái hành thì ổng nói không được. Còn ông Phật ổng nói: “Ba tháng nữa tui chết!” - thì ổng chết rõ ràng phải không?

Còn ông tổ có dám nói ba tháng chết không? Nói ông chết đi, chúng bắt uống thuốc độc chết liền á, chớ không chết chúng cười sao? Cho nên ông tổ không dám hứa gì hết, từng nào mà chết thì tới đó hay chớ không dám nói trước.

Cho nên thường thường các con nghe nói tổ thì nhập diệt, thì nói vậy nhập chứ còn đâu có dám nói trước! Còn không thì huyền thoại nói láo thôi, chớ không thể nào mà hẹn trước được.

Còn ông Phật người ta làm chủ được cái sống chết rất rõ ràng, ta nói mấy tháng, mấy ngày người ta chết, người ta muốn chết hồi nào người ta chết, tức là người ta tự tại ở trong sanh tử.

(27:23) Người ta nói từ bi để mà người ta ra vào, tức là người ta còn háo danh, phải không? Các con thấy. Cái gì cũng giành mình đi ra vào để độ chúng sanh hết!

Như ông Phật bây giờ ông tự tại vậy, ông muốn sanh muốn diệt thì ổng có mình ổng, ổng đi độ chúng sanh cứ kiếp này kiếp khác, ổng độ hoài như vậy, chỉ có mình ổng thôi, còn bao nhiêu người để cho họ tu, thì như vậy là ổng giành cái danh cái lợi, đời nào ổng cũng có danh, ổng cũng làm Phật hết, đời kiếp nào ổng cũng…​ Thì như vậy ông Phật háo danh quá độ, như vậy là quá độ còn cái gì nữa?

Mà tổ thì muốn cho mình mình độ chúng sanh thôi, không được ai hết. Nghĩa là nói chung là thí dụ như Thầy bây giờ Thầy tu vầy, Thầy cũng muốn kiếp sau Thầy cũng lên làm nữa, kiếp sau cũng làm nữa. Mình làm Hòa thượng không mà, ngon quá mà, làm lớn mà, cho nên kiếp nào cũng ngon hết, thì bây giờ cứ kiếp này rồi cứ mình vô đi trong đường sanh tử làm chủ cái mình trở ra làm nữa, làm hoài, như vậy ai cũng là kêu mình thầy, thế gian này toàn là thiên nhân chi đạo sư, mình là đạo sư hết, không phải ngon sao?

Cho nên ông Phật ổng không phải là người háo danh, còn mấy ông tổ này thật sự ra mấy ổng nói tự tại trong sanh tử độ chúng sanh, chúng ta nghe mấy ông này thương chúng sanh dữ lắm, ra vào không có sợ ngại gì hết, nhưng mà đó là cái hình thức háo danh.

Cho nên vì vậy mà háo danh riết rồi bây giờ mấy ổng cất chùa làm sao mấy con thấy không? Ổng đâu có dám ở nhà tranh! Còn ông Phật ổng có một kiếp đời ổng ở nhà tranh, ổng ngán quá, nhà tranh mưa dột cho nên ổng chết là phải.

Còn ông tổ bây giờ ổng không ngán. Đời nào kiếp nào ổng cũng làm tổ cho nên ở chùa cao rộng lớn như vua rồi, đền đài sung sướng rồi thì còn cái gì mà bỏ uổng? Như vậy ổng có ly không? Như vậy ổng không có ly thế gian đâu.

Kiếp này ổng cất chùa tốt, kiếp sau ổng lên ổng ở cái chùa nữa, tốt nữa. Và kiếp này ổng cất ba bốn cái chùa, kiếp sau ổng cất năm bảy cái chùa, cứ mỗi một kiếp ổng cất chừng mười cái chùa, mà mười lần như vậy, thì các con thấy các tổ có thể một ông như vậy cất cả trăm cái chùa không?

Ổng háo danh kinh khủng, mà ổng tham lợi cũng dữ tợn. Một mình ổng làm đủ thứ hết, không có để ai làm lợi ích cho chúng sanh hết. Ổng giành hết à, công đức của ổng lớn hơn hết, cho nên ổng hơn Phật là chỗ đó chớ sao! Tại vì ổng tham quá nhiều ổng mới hơn Phật.

Ông Phật thì ổng diệt cái lòng tham, cho nên ổng chỉ một đời ổng thôi. Ổng nói: Đời nay ổng chấm dứt thôi, không làm nữa, để cho những người đệ tử của mình người ta làm, chớ không phải là giành với đệ tử của mình.

Cũng chẳng hạn bây giờ Thầy thuyết pháp mà có hay cách gì đi nữa, người ta cứ tập trung nghe Thầy, mà ba cái thằng đệ tử của Thầy nó nói gì họ cũng không thèm nghe hết, mà cuối cùng thì Thầy giành. Giành rồi Thầy chết rồi, bắt đầu mấy thằng đệ tử thuyết không ai nghe hết, chờ cho Thầy lớn lên Thầy thuyết bao nhiêu người cũng tập trung nghe Thầy. Vậy có phải là Thầy giành với đệ tử của mình không?

Đó, cho nên đó là những cái mà Thầy thấy người ta bị cái tâm danh tâm lợi mà nó che khuất đi, mà người ta lý luận bằng cách là người ta thương chúng sanh, từ bi hơn Phật, chứ làm gì mà hơn Phật được!

(30:08) Từ bi hơn Phật, tại sao chúng ta ăn ba bữa trước mồ hôi nước mắt của người khác mà chúng ta ăn được? Các con thấy à. Phải không?

Nếu mà chúng ta từ bi thì mỗi món ăn chúng ta bỏ để nuôi cái chánh mạng của chúng ta, thì chúng ta biết cái sự đau khổ của mọi người làm ra mới có thực phẩm này. Thế mà chúng ta nỡ chúng ta ăn ba bốn bữa còn ăn thêm năm bảy bữa nữa, thì thử hỏi như vậy là chúng ta có từ bi không? Hay là ăn trên mồ hôi nước mắt của người khác? Có đúng không?

Bởi vì Thầy thấy thật sự chúng ta có làm ra đồng bạc nào chúng ta sống đâu, thế mà chúng ta ngồi không ăn mà còn lại nói từ bi độ chúng sanh nữa!

Còn ông Phật thấy mỗi một ngày mà chúng ta ăn, nó đã hao tốn mồ hôi nước mắt của người khác rất nhiều, chúng ta phải thực hiện cái sự giải thoát cho thật sự để hoàn toàn ly tất cả những cái ham muốn ăn này, cho nên người ta đặt cái niệm thực phẩm bất tịnh để mà người ta quán xét, từ đó người ta không còn cái tâm tham đắm trên cái ăn.

Cho nên người ta ăn để sống, coi như là một cái liều thuốc, chớ đâu có phải thấy cái đó mà thích. Như vậy chính người ta đặt cái niệm đó mà người ta tu tập hàng ngày làm cho cái lậu hoặc ăn uống người ta quét sạch ra.

Còn trái lại chúng ta ăn ngày ba bữa, rồi ăn thêm dặm năm bữa, rồi còn thêm bánh trái rồi sữa bơ đủ loại, thì như vậy là chúng ta ăn trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác chớ gì?

Trên một cái chuyến đi vừa rồi, Thầy luôn luôn giữ cái hạnh không bao giờ vô quán vô lều, thế mà mấy cái chú cư sĩ này, cứ một lát thì rề xe lại quán này đã, tới rề xe lại quán kia. Thầy nói: Cuộc đời của mấy con là cuộc đời phí cái ăn, cái thời gian của mấy con chỉ biết ăn chớ không biết gì hết! Làm ra tiền chỉ phục vụ cho cái ăn!

Các con biết cái giờ này mà ngồi đây Thầy phải tốn biết bao nhiêu cái thời giờ của Thầy không? Mấy con thì chỉ ăn biết ngon cái miệng để ngồi đó phá cái thì giờ của người khác, không biết cái giờ của người ta quý báu.

Mỗi một cái giờ mà nó qua là nó làm cho cái thân của chúng ta nó hoại diệt từng phút giây ở trong đó mà các con đâu có biết! Các con tưởng là các con sống hoài hoài ha? Mai mốt mất thân rồi tìm không được đâu. Cho nên đừng có chạy theo ăn uống.

Rồi mua cái này, nước ngọt cái này kia, hoàn toàn là Thầy không chấp nhận hết, mới xách ra hai cái chai nước biển. Thầy hỏi hai chai nước biển này là nước lạnh hay cái gì, nó có bổ không? Mấy con nói trong này chất bổ. Mấy con là những người bị người khác lừa gạt!

Đi xin, lại cái phông tên (fontaine) kia kìa, lấy cái ca này nè, lại đằng kia, múc nước đó Thầy uống có chết không? Bỏ ra sáu bảy ngàn một cái chai như vậy, mà hai chai là mười mấy ngàn bạc, mồ hôi nước mắt của các con làm ra, nhiều khi các con đi ở tù nữa là khác.

Bao nhiêu người bất hạnh người ta không có tiền bạc, người ta đói cơm khát nước, còn mấy con đi mua cái nước lạnh như thế này mà để cho Thầy uống mà gọi là thương Thầy à? Mấy con làm bậy, không đúng. Thầy sạc liền ở trên xe liền tức khắc. Làm thinh không ai dám nói gì hết.

Thầy đâu có cần phải uống cái thứ này đâu? Thầy chỉ cần uống cái nước lạnh, nước phông tên kia kìa là đủ Thầy sống rồi. Ngày xưa Đức Phật đâu có nước phông tên uống, phải đi lại cái vũng nước dơ kia kìa, uống kìa, như vậy nó mới là người tu chớ!

Còn bây giờ hở ra là quăng tiền, hở ra quăng tiền, mấy con có tiền mấy con ỷ lắm. Các con đừng có nghĩ như vậy, là sai. Đối với một bậc tu hành các con phải giữ cái hạnh, chứ mấy con mà phí như vậy không được. Đụng đâu cũng rề, đụng đâu cũng ăn uống, đụng đâu cũng rề ăn uống, mấy con tưởng là có tiền mấy con xài, trong khi bao nhiêu người khác người ta đói.

Thầy sài cho một nước làm thinh hết, mặt mày xanh lét hết, không dám nói gì hết, mai mốt chừa không có mua cái thứ nầy nữa. Đừng có ngu si mà bị người ta gạt, rồi bổ rồi béo ở trong đó. Bổ béo gì? Uống ba cái nước đó Thầy thấy bao nhiêu cái nước mắt của người ta ở trong đó.

5- HÌNH TƯỢNG CÁC VỊ TỔ, BỒ TÁT THỂ HIỆN SỰ PHÁ GIỚI LUẬT

(33:47) “Tượng Phật lúc nào cũng ngồi thiền, đôi mắt nhìn xuống hiền từ, còn tượng tổ Bồ đề Đạt Ma thì vẽ đôi mắt sống động, vẽ mặt bặm trợn hùng hồn. Sao tượng Phật vẽ mặt hiền từ, tượng trưng cho cái gì? Tại sao tượng tổ lại vẽ mặt bặm trợn hùng hồn như vậy?

Còn tại sao tượng các vị Bồ Tát như ngài Văn Thù, ngài Đại Thế Chí, Quan Âm mặc đồ trang sức rất đẹp, mang tràng hoa, chuỗi anh lạc, mặc y áo thêu thùa, trang sức rất đẹp, cưỡi sư tử, coi oai hùng như tướng quân ra trận?”

Đó thì các con thấy những cái điều kiện mà người ta vẽ vời ở bên Đại Thừa rất là rõ ràng.

Hình ảnh của Đức Phật là hình ảnh rất là từ bi, rõ ràng. Còn ông tổ gì mà con mắt trợn trắng, trợn tròng mà nhìn thiên hạ, con nít nó thấy nó khóc ngất à, nó không có dám nhìn nữa, thì thử hỏi các con thấy cái hình tổ như vậy là cái hình tổ có từ không? Ông ta nói trừng tâm. Tâm gì mà trừng? Bộ tâm nó dữ lắm mà sao ngó nó dữ vậy?

Do đó những cái đó là những cái người ta lý luận để người ta thực hiện không có - thiếu cái lòng từ của Đức…​ Đạo Phật dạy chúng ta từ, bi, hỷ, xả, Tứ Vô Lượng Tâm của chúng ta luôn luôn phải thực hiện những cái oai nghi từ bi của chúng ta, thế mà tổ trừng tâm như vậy, là nhìn cái tâm hung dữ như vậy, thì thử hỏi làm sao mà thoát ra khỏi cái sự ác pháp ở trong đó?

Rồi chúng ta thấy những cái tượng trưng cho những cái điều kiện đó là người ta tưởng rằng đó là những cái giải thoát chính của họ, nhưng mà sự thật đâu phải là cái chuyện đó. Một hình ảnh hiền từ thì nó mới có nói lên được cái sự lòng thương yêu của chúng ta.

Còn các vị Bồ Tát như ngài Văn Thù, ngài Đại Thế Chí, ngài Quan Âm thì ăn mặc trang sức đẹp đẽ như cô gái nhà giàu, như công chúa vậy. Thử hỏi đem những cái hình ảnh này chúng ta thấy như thế nào? Có phạm pháp luật không? Họ có phạm giới luật của Phật không? Không có cho trang điểm, không này kia, mà hình ảnh các ngài đều là ăn mặc như vậy thì có phải là cái người tu theo đạo Phật không? Đó thì chúng ta so sánh.

Con hỏi như vậy Thầy mới trả lời, chứ nếu mà không hỏi thì mặc ai làm gì thì làm Thầy đâu có cần mà phải móc ra làm gì! Nhưng mà những cái hình ảnh này là những người gọi là đạo Phật, là những người mà gọi là đệ tử của Phật mà ăn mặc như thế này là có đúng phải là theo ông thầy giới luật không?

(36:17) Ông Phật thì mặc y phấn tảo, lượm cái vải thây ma, còn các ngài này thì hàng lụa phải đẹp, rồi còn trang trí vòng hoa rất đẹp. Ông Phật thì từ bi, còn các ngài thì leo lên lưng cỡi trên sư tử á, bắt con vật làm cho chở mình đi, có ác không? Các con thấy có cái ác không? Lấy con vật mà chở mình đi có ác không? Ông Phật thì đâu có dám làm cái điều đó đâu!

Mỗi con vật mà gọi là Phật Tánh bình đẳng - mấy ông có nói đó, nói thì hay lắm, nói thì mọi vật chúng sanh đều là bình đẳng với mình hết, ai cũng có Phật Tánh hết, vậy thì con sư tử này nó không phải là Phật Tánh sao? Thế mà ổng trèo lên lưng nó ông ngồi đó, thì ổng là cha nó chớ còn con cái gì? Phải không?

Như vậy là các con thấy rõ ràng là Đại Thừa nó nói một điều, nhưng mà nó sống có đúng bình đẳng không? Còn ông Phật có nói Phật Tánh, có nói chúng sanh Phật Tánh không? Nhưng mà cái hành động sống của ông Phật là luôn luôn bình đẳng với chúng sanh, thậm chí như con kiến còn không có giết nữa.

Còn mấy ông nói tất cả chúng sanh đều bình đẳng, có Phật Tánh, cho nên đối xử với nhau bình đẳng nhau hết, nhưng mà trèo lên lưng nó ngồi, chết cha nó không, vậy mà bình đẳng cái gì? Thì các con thấy hình ảnh của ông Văn Thù nè, rồi Quan Thế Âm là ngồi ở trên lưng con bạch tượng nè, rồi Văn Thù thì ngồi ở trên con sư tử lông xanh nè, còn Địa Tạng thì ngồi ở trên lưng con đề thính nè, có không?

Bắt mấy con vật, mình trèo lên trển ngồi làm cha nó hết mà gọi là bình đẳng với nó, là Phật Tánh chung nhau, nghĩa là Phật Tánh của con vật đó là nó phải làm cho vật mình cưỡi đi, thay ông Phật của cái con vật đó thì nó là cái đồ cưỡi của cái ông kia, thì như vậy là cái gì?

Đó là nói một điều mà thực hiện nó một ngả, nó không đúng cái tâm bình đẳng với nhau.

“Còn Tiểu Thừa, hình ảnh của Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên hiền từ, đi nhìn xuống, không có hiên ngang tự tại như các vị Bồ Tát. Làm sao con rõ, kính mong Thầy chỉ dạy cho con rõ hơn?”

Đó thì con thấy những đại đệ tử của Phật như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên, ông La Hầu La, ông A Na Luật, các cái vị đệ tử của Đức Phật họ toàn là đi bộ, họ không có cưỡi ở trên lưng con vật này. Mà bên Đại Thừa thì họ gọi là - Đại Thừa họ nói là bình đẳng, là Phật Tánh như nhau, mà họ sống một cách không có giống nhau chút nào hết.

Rồi giới luật của Phật thì các ông này mặc y phấn tảo, như ông Ca Diếp thì suốt cuộc đời sống lập 13 cái hạnh đầu đà, không có trang điểm, không có trang sức gì hết, hoàn toàn.

Thế mà ở bên Đại Thừa thì nhìn các đại đệ tử như Văn Thù, Thế Chí, Quan Âm, Địa Tạng, ông nào cũng trang điểm chuỗi ngọc đồ đeo đầy cổ hết, mặc y áo đồ sao mà sáng rực rỡ, trang trí rất là đẹp đẽ!

(39:04) Thậm chí Thầy thấy như ngài Thế Chí thôi dắt bông dắt hoa trên đầu cũng như là công chúa vậy. Có không? Các hình tượng rõ ràng mà, họ vẽ chúng ta thấy chứ chúng ta đâu có biết được.

Mà họ tưởng tượng ra vậy là các vị Bồ Tát quá đẹp, còn các ông Thanh Văn, các ông A La Hán này Thầy nói quá cùi đài, ăn mặc gì mà rách rưới lang thang như cái người nghèo đói! Đúng vậy! Những người nghèo đói này mới là giải thoát á, những người kia mới là chạy theo dục lạc thế gian đó.

Đó thì, so sánh những hình ảnh này chúng ta mới thấy cái đúng cái sai của đạo Phật, cái nào mà Đại Thừa, mà cái nào Tiểu Thừa, chúng ta mới biết rõ được những cái người mà chạy theo dục lạc, ham thích dục lạc, luôn luôn đè nén Phật pháp, đạo lý của đạo Phật xuống tận đáy bùn, cho nó là Tiểu Thừa, cho nó là tiêu nha bại chủng.

Hôm nay nhân cái dịp mà Minh Cảnh hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời chung để cho các con hiểu, chớ Thầy thì cũng chẳng muốn làm động ai hết. Vì động người ta thì người ta cũng có những cái lý luận, vì cái kiến chấp của họ họ cũng che đậy những cái lỗi lầm này cái lỗi lầm khác, làm cho người ta khổ thì mình cũng không nên.

Nhưng vì cái lợi ích chung cho các con hôm nay, buộc lòng Thầy nói cho đúng cái pháp nào là pháp của Phật, cái pháp nào là pháp không phải của Phật. Vì nhìn trong giới luật của Phật thì chúng ta biết, nhìn qua hình ảnh của các ngài thì chúng ta biết là các ngài không sống đúng cái giới hạnh của Phật, thì không thể nào gọi các ngài là đệ tử của Phật được.

Mà vì vậy mà Thầy phải nói rằng, về khi mà Đức Phật đã nhập diệt, sau này các đại đệ tử của Ngài chết rồi, thì Phật giáo trong thời vị lai mà gọi là Đức Phật Di Lặc ra đời thì cái hình ảnh một cái tôn giáo Phật giáo - phải nói rằng Phật giáo mới chớ không còn Phật giáo cũ nữa. Vì Phật giáo cũ mà do Đức Phật Thích Ca sáng lập ra thì đã bị che mất đi, nó thuộc về Tiểu Thừa rồi.

Còn cái Phật giáo về tương lai mà các tổ đã dựng lên, cái Phật giáo Đại Thừa và cái Phật giáo Tiểu Thừa thì hôm nay chúng ta biết cái đường nào mà dẫn dắt chúng ta đến giải thoát, tu tập giải thoát, thì cái đường đó là cái đường của đạo Phật.

Và cái giới luật nào để giúp chúng ta ly được dục, ly bất thiện pháp để chúng ta thoát ra khỏi cái tâm ham muốn, cái tâm ác pháp của chúng ta, để chúng ta thoát khỏi sự đau khổ, thì con đường đó là con đường chúng ta chọn để đi, để cứu chúng ta ra khỏi cái cuộc đời đau khổ của kiếp người đau khổ.

Thì dù nó là Tiểu Thừa, hoặc dù nó là tiêu nha bại chủng nhưng nó vẫn đưa chúng ta đến con đường giải thoát được thì chúng ta chấp nhận. Còn ai nói tiêu nha bại chủng, ai nói như thế nào thì mặc họ, riêng chúng ta chẳng nên nói ai hết.

Do vì vậy chúng ta hiểu biết Đại Thừa nó phạm giới, phá giới nhưng mặc nó, bởi vì nó có giới luật riêng của nó, cho nên nó phá giới là phá giới của Phật chớ không phải phá giới của nó.

(42:01) Do đó, vì vậy mà chúng ta đừng lấy cái giới luật của Phật mà ghép những cái người này là sai, là tại vì những người Đại Thừa họ có những cái giới luật của họ, họ sống trong dục lạc của họ thì họ cứ tu tập theo họ.

Còn riêng chúng ta hãy chọn lấy con đường đúng mà theo cái con đường mà dẫn chúng ta đến chỗ giải thoát, làm chúng ta không còn sanh tử luân hồi, làm chúng ta hết sự đau khổ của đời người, thì chúng ta chọn lấy nó.

Mặc dù người ta có kêu đó là Phật giáo Tiểu Thừa, Phật giáo như thế nào đó thì chúng ta vui lòng mà nhận những cái danh từ mà họ cho rằng nhỏ bé, thấp bé, không bằng họ, chúng ta vẫn vui lòng nhận cái đó. Vì nhận cái đó mà chúng ta thấy được hàng ngày sự tu tập chúng ta có những sự kết quả rất rõ ràng thì chúng ta chấp nhập.

Còn nếu mà hàng ngày chúng ta tu tập mà không thấy kết quả, không đem lại một cái sự hạnh phúc an vui, không đem lại cái sự giải thoát cho chúng ta thì đó là con đường sai, thì chúng ta hãy cố gắng mà đi tìm cho đúng con đường mà tu tập cho nó được giải thoát, chớ đừng vì một cái kiến chấp nào mà chúng ta bị dính mắc, rồi chúng ta cho đó là tại chúng ta tu chưa tới.

Vì Đức Phật đã xác định: Một ngày chúng ta tu là phải có kết quả của cái sự giải thoát đó thật sự, nếu mà không kết quả tức là chúng ta đã tu sai.

Vì vậy mà chúng ta nên tìm đến một vị thầy, hỏi: “Tại sao Phật dạy trong khi mà thực hiện pháp của Phật thì ngay hiện tại đó là có kết quả, nhưng con tu một ngày mà con thấy không kết quả, vậy thì con tu sai chỗ nào? Xin thầy dạy cho con để cho con thực hiện được cái giải thoát trong một ngày con tu tập!”

Mà ngày này được giải thoát thì ngày kế chúng ta cũng được giải thoát, cho nên cái thời gian chúng ta sẽ thu ngắn được và cuối cùng thì chúng ta giải thoát hoàn toàn.

Còn nếu tu mà ngày này ngày kia, mãi mãi mà không thấy giải thoát thì đó là chúng ta tu sai, tu không đúng, hoặc là pháp môn không đúng, hoặc là những cái pháp môn của tà giáo ngoại đạo mà chúng ta lầm là nó của Phật giáo.

6- KHÔNG CẦN MONG CẦU TAM MINH, LỤC THÔNG

(44:03) “Nếu không có sự thị hiện ra đời thì rừng kinh điển ấy con không ra khỏi luân hồi sanh tử. Thưa hỏi cho hiểu rồi, sau khi Thầy ẩn bóng, con nỗ lực tu để tự cứu mình sau đó cứu người, hầu mong đền đáp lại công ơn của Thầy và cô Út để nói lên con đường của Phật rất thực tế và cụ thể.

Kính trình Thầy!”

Đây là cái lời của cô Minh Cảnh thưa hỏi để thông hiểu.

Nhưng ở đây Thầy xin xác định cho các con biết rằng Thầy không có Tam Minh, không có Lục Thông, hoàn toàn Thầy không có. Trên bước đường tu hành Thầy có đi ngang qua, Thầy biết, trong khi nhập định Thầy có đi ngang qua đó, Thầy biết nó, nhưng mà nói Thầy có cái đó thì Thầy không có.

Bởi vì các con có thấy Thầy thực hiện Lục Thông chưa? Cho nên nói có thì phải có thực hiện chớ? Đằng này Thầy không có có, cho nên Thầy không có thực hiện.

Nên trên bước đường tu tập để nhập các định thì Thầy có đi ngang qua những cái Lục Thông, cũng như là Tam Minh Thầy có đi ngang qua, nhưng vì Thầy không có những cái pháp này, không có chứng những cái pháp này, cho nên Thầy không có thực hiện cho mấy con xem.

Nếu mà - do vì vậy Thầy biết được cái điều kiện tu tập này có thể thực hiện được Lục Thông, có thể thực hiện được Tam Minh, Thầy dạy cho các con. Chừng nào mà các con thực hiện được thì các con thấy à cái này Thầy dạy mình tu đúng, mình làm được, ở đây mình dùng cái Thiên Nhãn Thông, cái Thiên Nhĩ Thông của mình mà đã mình thấy đó là một cái điều kiện rất là vi diệu. Thì đó là các con thực hiện đi ngang qua con đường tu tập, các con thực hiện xem coi nó có được như vậy không.

Mà nếu được như vậy…​ (Mất tiếng)

  1. cái đó làm cứu cánh của mình đâu, mà cái đó chỉ là con đường đi phải gặp mà thôi. Sau đó các con thực hiện rồi, các con cũng phải bỏ nó xuống. Cho nên người ta nói con có Lục Thông thì con vẫn thấy con không có Lục Thông.

(46:04) Chẳng hạn là như bây giờ Thầy thực hiện con đường mà nhập Tứ Thiền thì thường Thầy dùng cái pháp hướng, Thầy bảo cho cái hơi thở Thầy ngưng nghỉ, các hành Thầy ngưng nghỉ.

Bây giờ trên cái bước đường mà nó ngưng nghỉ như vậy, thì trong khi Thầy đang tu tập cho đến khi nó ngưng nghỉ hoàn toàn, và trong khi nó ngưng nghỉ hoàn toàn thì lúc bấy giờ Thầy cũng biết, và những người nào mà trực tiếp ở lúc bấy giờ đã thấy Thầy nhập cái định Tứ Thiền, hơi thở và các hành nó ngưng như vậy, ai cũng biết điều đó. Nhưng mà khi mà Thầy đi rồi thì bắt Thầy để mà thực hiện lại cho các con xem thì Thầy không biết cái điều đó.

Bởi vì Thầy đã đi qua rồi, Thầy biết rồi, thì bây giờ lúc nào mà gần sắp sửa bỏ thân thì Thầy sử dụng nó mà bỏ thân thôi. Bởi vì cái mục đích giải thoát cho Thầy, chớ đâu phải mục đích biểu diễn cho các con xem, cho nên Thầy không có cái điều kiện đó. Nhưng mà Thầy có cái khả năng làm chủ được mình trên bước đường tu tập.

Cho nên bây giờ nói về Tam Minh thì Thầy không thể nào mà thực hiện Tam Minh cho các con xem, mà vì Thầy biết cái quá trình, cái đường đi trên đó, Thầy biết nó như vậy, bây giờ Thầy dạy lại cái kinh nghiệm đó để cho các con thực hiện.

Nhưng mà khi đến đó thì các con sẽ thực hiện rồi, mà khi có Tam Minh, con thấy được cái sự Tam Minh đó rồi thì bắt đầu con cũng vẫn thấy mình không có Tam Minh. Nghĩa là mình có sử dụng nó nữa đâu mình có? Nhưng mà cần thì nó sẽ có, mà không cần thì coi như là mình không có.

Vì vậy cho nên ở đây thì các con phải hiểu, như cô Minh Cảnh thì xác định như thế này: Thầy thì trong cái đời của Thầy tu Thầy có Lục Thông, Tam Minh, thật sự ra Thầy không có gì hết. Cho nên nói như vậy là nói sai ở Thầy, không đúng.

Còn nói Thầy có Tam Minh, Lục Thông tức là nói sai, không đúng ở chỗ Thầy, tức là phỉ báng Thầy. Các con hiểu điều đó. Vì phỉ báng Thầy, nói Thầy có điều đó điều này điều kia làm cho người ta lầm tưởng rằng Thầy là người tự mình xưng mình có điều đó.

Sự thật Thầy không có. Trên con đường đi của Thầy, mục đích là Thầy làm sao làm chủ được cái sống chết và chấm dứt được sự tái sanh luân hồi, cái Phạm hạnh của Thầy là lúc nào cái tâm nó cũng bất động trước các đối tượng, trước các pháp, trước cái thọ đau khổ của Thầy nó không có dao động, thì đó là cái mục đích của Thầy, Thầy chỉ biết làm được cái điều này mà thôi.

(48:17) Còn hoàn toàn những cái khác Thầy không biết, Thầy không có cái gì hết. Nhưng mà khi mà Thầy tu tập để cho cái tâm Thầy bất động, không có còn dao động, thì những cái này đều là Thầy có gặp hết. Thầy có gặp hết tất cả những cái oai lực, cái thần lực này đều là Thầy có gặp hết, Thầy có hết, nhưng mà Thầy không chấp nhận nó cho nên Thầy không có nó.

Các con hiểu điều vậy. Cho nên khi đó mà các con nói Thầy có Lục Thông, Thầy có Tam Minh thì cái đó là các con phỉ báng thầy. Tại vì Thầy tu hành, mục đích của Thầy là giải thoát chớ đâu phải đi tìm cái đó! Mà có cái đó làm gì? Cho nên hiện giờ có cũng như là không có. Các con hiểu.

Do đó các con không khéo rồi các con nói bậy thì lúc người ta hiểu Thầy là Lục Thông, là lúc bấy giờ người ta tìm đến Thầy để tu tập là Lục Thông, là Tam Minh thì cái đó là sai.

Mà người ta tìm Thầy, đến để tu tập ly dục, ly bất thiện pháp, làm cho tâm không còn lậu hoặc để làm chủ được cái sự tái sanh luân hồi, để điều khiển các hành ngưng để nhập Tứ Thiền, làm chủ cái sống chết của họ, tức là liễu sanh thoát tử. Các con hiểu điều đó là cái mục đích của người tu theo đạo Phật, hoàn toàn ngoài ra không có Lục Thông Tam Minh gì, không có cái gì hoàn toàn hết.

Một người bình thường, cũng ăn cũng uống cũng như các con hết, thì như vậy là một người giống như mọi người, không khác. Đó có vậy thôi. Chết thì cũng không để nhục thân cho ai mà thờ phượng, mà sống thì đem lại những kinh nghiệm dạy lại cho người khác tu tập như mình thôi, cũng giải thoát được như mình thôi, có vậy thôi.

Chớ còn Thầy không phải là Phật, cũng không phải Bồ Tát, cũng không phải A La Hán, vì tất cả những cái này Thầy không có cầu mong. Thầy tu hành Thầy không làm A La Hán mà Thầy chỉ tìm làm sao mà làm chủ được cái thân của mình, cái thân quá đau khổ, làm chủ được cái tâm của mình, cái tâm quá tham, sân, si, phiền não, chỉ mục đích của Thầy là như vậy.

Thì các con cũng nên nhớ rằng theo Thầy là cũng nhắm cái mục đích đó, chớ đừng có Tam Minh, Lục Thông, cái kiểu đó là chắc chắn là mình thành tà giáo ngoại đạo mất rồi, nó trật rồi. Đó, hiểu chưa?

7- DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH LÀ MỘT ĐẠI THẦN LỰC

(50:17) Bây giờ Thầy sẽ trả lời tiếp cho con, con lấy tập đi con. Bây giờ Thầy trả lời tiếp cho các con nghe.

Mục đích của các con là - đến với Thầy là phải tu cho được giải thoát. Mỗi người nào Thầy mong rằng các con đến với Thầy, không đến thôi, dù lớn tuổi, dù còn trẻ tuổi đều là cái mục đích phải làm chủ được cái sự sống chết và chấm dứt sự luân hồi. Đó là cái điều kiện thứ nhất của các con.

Còn cái vấn đề mà người ta hỏi cái này kia, thì lúc bấy giờ các con đừng hỏi trước. Vì hỏi trước các con - nhiều khi những cái kiến chấp của các con được hỏi Thầy trước đó, các con trang bị cho mình cái hiểu biết để trả lời thiên hạ: Bây giờ Diệt Thọ Tưởng Định như vậy đúng, sai.

Chừng mà các con đi ở trên con đường mà được giải thoát làm chủ được sanh tử rồi thì cái chuyện Diệt Thọ Tưởng Định hay hoặc là Tứ Thiền hay hoặc là những thần lực gì các con cũng đều hiểu biết hết. Phải có hiểu biết thì mới làm chủ được, chớ không hiểu biết thì không làm chủ được đâu.

Chớ không phải nói tui ly dục không rồi cái tu bắt đầu tui giải thoát, không phải đâu. Nó sẽ có đủ những cái quyền lực mới có đủ sức làm chủ cái sống chết của chúng ta chớ không phải đâu. Các con đừng tưởng là tui làm không tới đâu, không phải! Các con tu đúng là các con cũng như Thầy, y như vậy à, mọi người cũng giống nhau như vậy, không khác đâu.

Bây giờ thì các con chưa làm được đó, nhưng mà Thầy nghĩ rằng các con sẽ đi cái lộ trình này thì các con sẽ tới đó y như Thầy, Thầy làm sao được thì các con cũng được như vậy. Miễn là các con bỏ hết một cuộc đời của các con mà quyết thực hiện được sự giải thoát này, thì các con tới chừng mà thông rồi thì bây giờ Thầy có trả lời các con bao nhiêu cái hiểu biết đi nữa, chừng đó các con cũng trả lời cỡ mực mà Thầy nói bây giờ thôi. Phải không?

Nhưng mà bây giờ các con học như vậy mà các con không tu, các con nghe người ta hỏi các con lấy của Thầy các con trả lời, nhiều khi cái đó là cái khổ đau nhất, cái đó là cái sai nhất.

Cho nên ở đây chúng ta cần đừng có hiểu gì hết mà phải nỗ lực tu, chừng đó ai hỏi mình móc ở trong bụng mình ra mà trả lời, cũng như Thầy bây giờ móc ở trong bụng mà trả lời các con đó, cái đó là cái hay nhất. Phải không? Không có dựa vào kinh sách đâu.

Kinh sách nó nói đâu có ra cái này đâu? Các con thấy, Diệt Tận Định nó nói tầm bậy tầm bạ. Nó nói nhập định gì mà y áo bị lửa cháy hết, rồi còn xám da nữa, rồi lấy đồng la đánh nữa. Trời! Nó nói Diệt Tận Định cái kiểu đó thì Thầy nói thiệt là! Nó nói cái định gì chớ nó đâu có biết thứ gì đâu.

Đó là những cái sai của các người sau này không có nhập Diệt Thọ Tưởng Định mà nói ưởng, nói đại, nói cho qua, nói gạt người ta, chưa có biết. Các con hiểu điều kiện.

Vì vậy một cái người mà tu Diệt Thọ Tưởng Định như hồi nãy Thầy nói, cái từ trường của họ đâu có phải chuyện dễ của một cái người thường. Thầy nói bây giờ Thầy ngồi nhập Diệt Thọ Tưởng Định đây nè, các con đi vô, cái vô hình như vầy các con vô không được đâu, chớ đừng có nói.

Các con vô làm như là đi không có được. Nó như là cái tường đồng vách sắt vậy chớ đừng có nói xâm chiếm vô cái thân của Thầy được đâu! Nó đâu có dễ đâu. Một con vật còn vô không được thì huống hồ các con làm sao đi qua được cái tường đồng vách sắt vô hình đó. Mặc dù đứng ở ngoài thấy đó, nhưng mà bước vô không được chớ đâu phải dễ đâu!

Nghĩa là, thí dụ như bây giờ Thầy ngồi trong thất đó mà cái từ trường của Thầy rộng ra ngoài kia, con đi vòng vòng ngoài kia mà đi vô không được. Biết nó vậy mà vô không được, vô để sáp vô không được.

Nó có cái lực của nó như vậy đó, chớ đừng có nói mà đến gần được cái thân của người nhập Diệt Thọ Tưởng Định đâu. Còn nhập Tứ Thiền thì được. Nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì không có được đâu.

Đó. Thì như vậy là các con biết được cái từ trường của cái lực, cái đại thần lực của một người nhập Diệt Thọ Tưởng Định không phải là cái tầm thường, của bậc thánh nhân chớ không phải là Tiểu Thừa đâu. Cho nên các con hiểu theo cái kiểu mà hiểu của các nhà Đại Thừa thì cái đó là cái sai.

Đó, đến đây thì…​ (Mất tiếng)

(53:41) Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học hôm nay. Thì vừa rồi có một cái người tu sĩ hỏi Thầy về cái Diệt Tưởng Định, cho nên Thầy tiếp tục tới cái chỗ Diệt Thọ Tưởng Định để cho quý thầy thấy.

Cái định Diệt Thọ Tưởng Định là cái định nó không có - theo cái sự tu tập về thiền định thì cái định Diệt Thọ Tưởng Định là một cái đại thần lực, cái đại thần lực rất là ghê gớm chớ không phải là tầm thường như người ta nghĩ nó là một cái định của Tiểu Thừa, mà nó là một cái định rất là vĩ đại.

Bởi vì Bốn Thiền - khi mà một cái người mà nhập Tứ Thiền thì người ta ở trong cái sức tỉnh thức, cái biết rất là rõ ràng cụ thể, nhưng trời sét người ta không nghe, mọi sự kiện xảy ra người ta không có biết, nhưng mà người ta rất tỉnh, tỉnh hơn là chúng ta đang lúc tỉnh thức như thế này.

Khi mà nhập vào Tứ Thiền là như vậy. Còn khi mà nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định thì cái thức nó hoàn toàn là nó không có nữa, nó chỉ còn có một trạng thái rất là thanh tịnh, vắng lặng, nó không còn có tiếng động, tiếng gì cả hết. Cho nên khi một người mà nhập vào Tứ Thiền thì cũng không thể nào mà lấy cái đồng la mà có thể đánh mà cái người đó xuất định.

Cho nên hầu như là các tổ, Thầy thấy như ngài Hám Sơn, ngài nhập bốn năm ngày, rồi những người bạn của ngài đến cái thất của ngài thì người ta phá cái cửa sổ vô, người ta thấy ngài ngồi ở trong đó mà như cái gộc cây vậy đó, rồi người ta lấy cái cái linh hay hoặc là cái chuông người ta đánh một hơi thì ngài xuất định, thì cái đó nó còn dùng cái tiếng động mà gọi cái người xuất định ra, còn người ta nhập thì cái định đó nó chưa phải là cái Diệt Thọ Tưởng Định đâu.

(55:39) Còn một cái người mà nhập một cái định một ngàn năm như trong các truyền thuyết, do các cây nó bao lại rồi sau đó người ta chẻ cái cây ra, và đồng thời cũng lấy đồng la mà đánh vị đó thức, xuất định. Do cái định như vậy đó thì hầu như là người ta chưa có hiểu về cái định Diệt Thọ Tưởng Định.

Bởi vì cái định Diệt Thọ Tưởng Định nó có một cái từ trường rất là bảo vệ chúng ta rất vững vàng. Cái định Tứ Thiền, theo Thầy biết, cái sức cái ý thức của người ta, cái thức của người ta nó rất tỉnh táo ở trong cái định Tứ Thiền, nhưng âm thanh không còn tác động được, đánh thức người ta được, thậm chí như trời sét không còn đánh thức người ta được.

Chớ không phải lúc bấy giờ mà Đức Phật nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định đâu, mà chính Đức Phật đang nhập vào cái Tứ Thiền đó mà trời sét còn không nghe, còn huống hồ là cái Diệt Thọ Tưởng Định thì nó là toàn bộ cái thân của chúng ta, tất cả các hành đều ngưng hết.

Còn cái định Tứ Thiền thì cái ý hành chưa có ngưng, cho nên thọ với tưởng nó chưa hoàn toàn nó ngưng. Bởi vì cái ý căn hoàn toàn nó còn hoạt động, bộ óc của chúng ta còn hoạt động, vậy mà âm thanh không tác động được nó, nó không còn nghe một cái tiếng động, tiếng lớn tiếng nhỏ gì cả hết, còn huống hồ là cái Diệt Thọ Tưởng Định.

Và cái Diệt Thọ Tưởng Định nó lại có cái mực là nó giữ được cái thân, dù chúng ta nhập trong cái thời gian bao lâu nó cũng bảo vệ được cái thân của nó, cho nên cái từ trường của nó rất là mạnh và nó rất là bảo vệ vĩ đại lắm.

Cho nên chúng ta đừng có nghĩ rằng những cái định của Phật là cái thứ định Tiểu Thừa, là cái thứ tầm thường. Một cái thứ định mà nó có cái thần lực, nó chỉ ra lệnh mà nó làm được, chớ không phải là nó như người ta mà ức chế nó, hay bằng ép buộc nó bằng cách này, hay hoặc nó rơi tự động, nó rơi vào cái chỗ này hay rơi vào chỗ kia, mà đây là người ta điều khiển.

(57:28) Cho nên khi mà đọc lại cái cuốn của ngài Ajahn Chah viết: Thiền mà để tự nhiên, để nó vào để cho tâm chúng ta tự nhiên nó vào định, thì ngài dạy như vậy theo Thầy thấy đó là một cái chưa biết thiền.

Đức Phật đã bảo chúng ta đó: Thiện xảo, thiện xảo nhập định, rồi thiện xảo an trú trong định, thiện xảo sống trong cảnh giới định, rồi thiện xảo xuất định.

Thiện xảo là cách thức chúng ta phải khéo léo điều khiển, nó mới nhập định được. Rồi thiện xảo an trú - kéo dài cái thời gian gọi là an trú ở trong định. Rồi thiện xảo sống ở trong cái định. Rõ ràng là Phật dạy chúng ta có cái sự điều khiển rất rõ ràng. Thế mà các ngài dạy chúng ta tự nhiên để mà vào định.

Rồi Đức Phật dạy chúng ta, bảo chúng ra phải định niệm hơi thở ra hơi thở vô, khéo mà tác ý nó để nhập vào các định.

Còn trái lại thì các ngài lại dạy chúng ta như cái ngài thiền sư ở Miến Điện, ngài dạy thiền định thì ngài dạy về hơi thở, thì ngài dạy bảo chúng ta biết phình xộp, tức là cái bụng cứ lên xuống, lên xuống, ngài cứ nhắc chừng cái bụng của ngài lên xuống. Sau một thời gian ức chế cái tâm của mình nó không có cái Tầm, rồi bắt đầu các ngài lại dùng nó mà quán ra.

Thì cái hình thức đó thì nó gần giống như là Lục Diệu Pháp Môn vậy: Sổ, tùy, rồi chỉ - chỉ tức là cái Tầm nó ngưng đi, rồi bắt đầu bây giờ nó mới quán. Thì như vậy nó đều là sai tất cả.

Ngay từ lúc đầu cái người mà muốn ly dục, ly bất thiện pháp thì người ta đã dùng cái pháp quán để người ta quét sạch cái lậu hoặc của người ta. Nhưng mà cái cốt của lậu hoặc thì nó chờ phải có cái trí tuệ Tam Minh, Lậu Tận Minh nó mới đốn sạch cái gốc của lậu hoặc.

Còn bây giờ tất cả những cái nhánh, lá, những cái giác của lậu hoặc thì chúng ta phải dùng cái Định Vô Lậu mà chúng ta quét nó, do đó mà chúng ta mới diệt năm cái triền cái, những cái kiết sử, vì vậy mà chúng ta gọi là ly dục, ly bất thiện pháp chúng ta mới nhập Sơ Thiền.

Đến đây Thầy sẽ dạy cho quý thầy thấy, từ cái Sơ Thiền mà cho đến Nhị Thiền chúng ta phải trải qua ba cái giai đoạn định nữa chứ không phải là một cái giai đoạn định mà được. Nghĩa là từ cái Sơ Thiền, từ cái hơi thở bình thường nè mà chúng ta muốn diệt Tầm Tứ để chúng ta nhập được Nhị Thiền thì nó phải trải qua ba cái giai đoạn định.

Quý thầy thấy, ba cái giai đoạn định mà chúng ta cần phải tu tập chúng ta mới diệt được, là phải có thiện xảo, phải có khéo léo, phải có hướng tâm, phải có tác ý thì nó mới có được, chớ không phải để tự nhiên mà nó vào được đâu

Cho nên hầu hết là các thầy nghiên cứu kinh sách của Phật mà không thấy được cái lời ông Phật dạy khi mà đến cái thiền định. Để đến đây Thầy sẽ dạy, khi mà học về giới hành thì đến cái giai đoạn tu về Tứ Niệm Xứ cho đến tu Tứ Thiền thì quý thầy sẽ thấy Thầy dạy rất rõ ràng.

(01:00:31) Và một lúc đây Thầy sẽ cho quý thầy hiểu ba cái giai đoạn định mà chúng ta từ cái Sơ Thiền đến Nhị Thiền nó phải tu tập cái định nào trước, cái định nào sau, để thấy cái chỗ mà chúng ta đi vào Nhị Thiền nó không phải đơn giản đâu.

Phải ba lần, ba kiểu, ba cách thức tu tập nó mới đạt được Nhị Thiền, chớ không phải nói Nhị Thiền là diệt Tầm Tứ cái vào Nhị Thiền được đâu, không phải dễ đâu, nó không phải đơn giản đâu.

Từ cái Sơ Thiền ly dục, ly bất thiện pháp đã là khó khăn rồi, thế mà còn phải xét qua cái ý của chúng ta lúc bấy giờ nó nằm ở cái dạng nào, cái định nào, cái thiền nào, để rồi nó mới đi tới được Nhị Thiền chớ không phải một cách là đơn giản.

Cho nên cái Diệt Thọ Tưởng Định chúng ta đừng có lầm tưởng như các ngài diễn tả cách thức lấy loa, lấy chuông, lấy những cái thỏi đồng để đánh cho phát âm ra rồi đánh thức cái người đó xuất định, không phải đâu. Thiền của đạo Phật không phải là loại thiền của ngoại đạo, không thể nào dùng tiếng động.

Người mà nhập Tứ Thiền, lúc bấy giờ quý thầy mà có gặp cái trường hợp khó khăn trên bước đường tu hành, chỉ thầm tâm niệm hướng đến một vị mà đang nhập Tứ Thiền, thì người ta ở trong cái thức đó người ta giao cảm được cái nỗi khổ của quý thầy là người ta sẽ xuất hiện, người ta sẽ đến với quý thầy, người ta giúp đỡ quý thầy.

Còn khi nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì quý thầy có cầu gì cũng không được hết. Đó là những cái người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì không có còn giao cảm với quý thầy ở chỗ nào được cả hết.

Nhưng Tứ Thiền vẫn giao cảm được với quý thầy, là vì cái Thức Thức của họ luôn luôn làm việc liên tục ở trong đó, không bao giờ nó ngưng nghỉ. Cho nên cái sức tỉnh của nó luôn luôn ở trong cái dạng của Tứ Thiền. Nó giao cảm tất cả mọi tâm niệm của chúng sanh, nghĩa là cái người nào mà có sự đau khổ đúng của nó thì nó giao cảm được.

Thí dụ như giao cảm như thế nào? Khi nào mà quý vị tu hành, giới luật nghiêm chỉnh, thân quý vị thanh tịnh thì lúc bấy giờ quý vị gặp khó khăn thì quý vị giao cảm được với cái vị nhập Tứ Thiền. Tại sao?

Vị nhập Tứ Thiền là ly dục, ly bất thiện pháp, tâm họ rất thanh tịnh, thân họ cũng rất thanh tịnh, cho nên hai cái thân đều là thanh tịnh, hai cái tâm đều thanh tịnh sẽ dễ giao cảm. Còn quý vị phá giới, quý vị không có giữ trọn vẹn giới luật, mà quý vị có cầu khẩn gì thì cũng không thể nào giao cảm với người nhập Tứ Thiền được. Đó, thì quý thầy hiểu.

Khi quý thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, giữ gìn thân tâm của quý vị không có phạm giới, thì lúc bấy giờ quý vị có một cái sự khó khăn trên bước đường tu tập thì quý vị chỉ cần khởi tâm hướng đến chư Phật, hướng đến những vị đã nhập Tứ Thiền, thì ngay đó người ta đã cảm thông được cái sự khó khăn tu hành của quý vị, và người ta đến giúp quý vị liền.

(01:03:20) Cho nên dù bất cứ ở nơi nào mà quý vị giữ gìn giới luật thì quý vị sẽ được sự cảm thông đó và có sự giúp đỡ cho quý vị.

Thí dụ như bây giờ quý vị đang tu tập mà bị hôn trầm nặng, không có thể nào vượt qua được. Do cái sự giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, không có ăn uống phi thời, không có - tinh tấn siêng năng mà gặp những cái khó khăn đó thì quý vị chỉ cần van xin, cầu xin, cầu cho chư Phật, những vị mà tu hành đã đạt được sự giải thoát đến giúp con gặp cái khó khăn, thì ngay đó người ta sẽ thể hiện đến để mà giúp đỡ quý vị tu hành. Quý vị đừng sợ.

Cũng như quý vị gặp những cái trường hợp nghiệp lực quá đau khổ, mà thân tâm của quý vị đã giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì ngay đó quý vị chỉ cần khởi một cái ý cầu xin chư Phật mười phương hoặc là những bậc chân tu, giới đức thanh tịnh, có sức giải cứu được nghiệp của con thì hãy đến cứu con trong cái lúc này, thì ngay đó người ta cảm thông được điều đó, mà thân tâm của quý vị thanh tịnh bằng giới luật thì người ta sẽ đến giúp quý vị liền, người ta không bỏ quý vị.

Còn quý vị phạm giới thì quý vị cầu gì thì mặc, đó là cái điều kiện của quý vị, cái thân của quý vị nó không trong sạch, nó không thể giao cảm được với người ta, người ta không thể cứu giúp quý vị được.

Đó là những điều mà Thầy căn dặn quý thầy. Nếu mà quý thầy dù bất cứ ở nơi đâu mà yên ổn, mà quý thầy gặp khó khăn, mà quý thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì nơi đó sẽ có thiện hữu tri thức giúp đỡ quý vị khi quý vị gặp khó khăn.

Đó là cái phần mà Thầy nói về cái định Diệt Thọ Tưởng Định. Nó vi diệu, cái từ trường của nó nó bảo vệ chúng ta. Khi một người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định quý vị đừng có nghĩ rằng, nghe ở trong kinh nói thì lấy gươm lấy dao đâm cái người đó không lủng. Đúng vậy! Nó không có những vậy mà nó còn không bước vào sát cái thân của người đó được.

Cho nên Thầy nghe một cái câu chuyện thuật lại là sau khi cái vị Tỳ Kheo đi đến thấy một cái tháp của một cái vị ni mà ngỡ là một cái vị tăng, cho nên cái vị sư đó mới đi vòng quanh cái tháp đó ba lần.

Nhưng mà nhìn thấy là cái tháp của người ni, cho nên cái vị này tức giận mới đập phá cái tháp đi, rồi khi đó đó thì mới bỏ đi. Thì cái số người ni mà giữ tháp này chạy về báo cho bên ni hay. Ni nó mới đuổi theo, đứa thì xách dao xách mác đuổi theo.

Cái vị này thấy cái bọn ni này dữ tợn quá cho nên không thể nào chạy thoát khỏi, mới đi đến gần cái bìa rừng đó đó, mới ngồi nhập cái định Diệt Thọ Tưởng Định để mà chịu đựng. Do đó thì một số người ni này họ đến thấy cái vị thầy mà đã phá cái tháp của họ đó, họ mới đâm mới chém cái vị đó, đến đỗi mà cái y của vị đó như cái y Thầy đây nè, tan nát hết, không còn gì hết.

(01:06:14) Cho nên cái vị này khi mà họ đâm đã rồi đó họ mới rút về, thì cái vị này mới xuất định ra rồi mới về gặp ông A Nan. Ông A Nan hỏi: “Sao mà nay thiền giả cái y rách nát vậy?” Mới thuật lại cho ông A Nan nghe là: “Nhờ tui nhập Diệt Thọ Tưởng Định chớ không đâm tiêu tui rồi!”

Đó thì các thầy thấy, câu chuyện mà thuật như vậy Thầy thấy dường như là nó không có đúng là cái người nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Cái người nhập Diệt Thọ Tưởng Định mà ngồi đây, cái từ trường của họ nó bao bọc rộng lớn như thế này nè. Nghĩa là một cái người mà ở ngoài kia bước vô đây đi vô không được, mặc dù vô hình mà bước vô không được.

Thầy nói thậm chí như ở trên này mà trời mưa đổ xuống như thế này nè, cái người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định nó có một cái từ trường nó làm cho nước mưa không có đổ ướt cái thân của người đó được. Nó bảo vệ cái thân của người đó như vậy đó, chớ không phải đợi mà đến mà lấy dao lấy mác mà đâm ở trong thân người đó mà cái y áo rách tan nát đâu.

Cho nên cô Minh Cảnh hỏi Thầy: Nghe nói có người nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì cái rừng nó cháy đi, thì cái y áo của vị đó cháy đi, rồi cái da của vị đó bị lửa cháy nám đi. Thầy nói thiệt ra cái này là chẳng hiểu gì hết!

Bởi vì khi mà cái y áo này, cái từ trường của vị đó mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định nó bảo vệ cái y áo không bao giờ có lửa cháy được, nước không trôi được, nghĩa là nước không bén mảng. Thầy nói cái từ trường nó như thế này nè, bây giờ nước nó ngập lụt đi, nước nó dựng đứng lên như núi vậy chớ nó cũng không tràn vô được cái thân của cái người nhập Diệt Thọ Tưởng Định nữa.

Đến đỗi nó bảo vệ như vậy mới hiểu được cái lực, bởi vì đó là đại thần lực. Mà nói về đại thần lực thì cái cái thần lực nó kinh khủng lắm chớ nó không phải thường.

Cho nên đạo Phật nó có ba cái thần lực: Đại oại lực - khi một vị tu sĩ mà đi ra, mắt nhìn xuống mà giữ gìn cái oai nghi thì gọi là đại oai lực, làm cho mọi người thấy cái tướng, cái hành động của vị tu sĩ đó người ta rất kính trọng, gọi là đại oai lực.

Đại thần lực nó thuộc về thiền định. Cho nên người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định là cái định tuyệt đỉnh của Bốn - khi mà nhập Bốn Thiền, Tứ Thiền thì nó mới có ngưng nghỉ hơi thở thôi, còn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì toàn bộ cái thân chúng ta không còn hoạt động nữa, cho nên từ cái khẩu hành, ý hành, từ khẩu hành, thân hành và ý hành đều hoàn toàn ngưng sạch hết.

Cho nên đó là cái định cao nhất của đạo Phật chớ không phải ít. Vì vậy mà cái thần lực của nó phải vĩ đại, rất là vĩ đại, không lường được, mà bây giờ người ta diễn tả theo cái kiểu người ta hiểu mà không ai nhập được nó thì người ta nói cái chuyện đùa chơi chứ không thể người ta hiểu được cái thần lực.

Tại sao có cái đại thần lực như vậy mà còn lấy gươm dao đâm cái thân người ta mà tan nát cái áo? Người ta chỉ muốn diễn tả cái định Diệt Thọ Tưởng Định là như cái thân của chúng ta như là như Thiết Bố Sam, như một người mà luyện võ, họ luyện cái thân của họ cũng cứng như đồng.

(01:09:06) Một người mà luyện gồng, họ gồng đến đỗi mà dao chặt không đứt họ, thì cái thân của chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định cũng như một người luyện võ, thì có nghĩa lý gì? Cái đó đâu phải là thần lực.

Cho nên ở đây Thầy nói để cho quý thầy thấy cái đại thần lực của Phật là phải như thế nào mới gọi là đại thần lực. Mà thần lực tức là nói về thiền định của đạo Phật.

Mà nói về đại minh lực là nói về cái trí tuệ của Phật, là nó siêu việt không thể tưởng tượng được.

Cho nên ở đây, tất cả những cái này là từ ba cái oai lực này là chỉ có Phật mới đủ mà thôi, còn tất cả các đệ tử của Ngài không đủ. Bởi vì hầu hết tất cả các đệ tử của Ngài không có được cái người nào mà Đức Phật chỉ định là thừa kế Đức Phật dạy chúng ta sau này, là tại sao vậy? Tại vì những vị đó đều là có sở trường sở đản, không toàn diện như Đức Phật được, không đủ ba cái oai lực.

Cũng như ông Mục Kiền Liên, thì ổng giỏi về có cái thần thông, cho nên gọi là ổng thần thông đệ nhất, thì ổng chỉ có cái đại thần lực, còn cái đại minh lực thì ổng không có, rồi cái đại oai lực thì ổng cũng chưa đủ. Đó.

Còn cái ông Ưu Ba Ly thì ổng là đệ nhất giới luật. Đệ nhất giới luật thì phải xem như là ổng chỉ đạt có một cái đại oai lực, chứ ổng đâu có đại thần lực mà cũng đâu có đại minh lực, vậy làm sao ông đủ!

Còn nói ông Xá Lợi Phất thì ổng đệ nhất trí tuệ, thì ổng chỉ có cái đại minh lực mà ổng đâu có cái đại thần lực, làm sao ổng đủ!

Cho nên mỗi người đệ tử của Phật đều có cái sở trường riêng biệt của nó, cho nên Phật nói đệ nhất, đệ nhất cái này, đệ nhất cái kia, không có người nào mà toàn diện. Cho nên đâu có người nào mà xứng đáng là người thừa kế Phật mà dạy chúng ta! Chúng ta phải hiểu như vậy.

Chỉ có giới luật của Phật mới đủ ba cái thần lực này, mới là người thừa kế Phật dạy chúng ta sau này. Do đó chúng ta lấy giới luật mà làm thầy của mình mới là một vị thầy xứng đáng có đủ ba oai lực.

Như vậy quý thầy mới hiểu được, trên con đường mà theo đạo Phật tu hành mới đến nơi đến chốn, và đủ thần lực như vậy mới gọi là một vị đệ tử của Phật, mới gọi là một người xứng đáng lãnh đạo Phật giáo sau này. Nhưng chúng ta làm sao chúng ta có đủ?

Thầy nói như thế này: Người nào cũng có thần thông hết, nhưng mà cái người đệ nhất thần thông chớp mắt là người ta thực hiện ra được liền. Cũng như bây giờ đối với ông Xá Lợi Phất ông cũng có thần thông, ổng cũng bay lên trời được, nhưng tại sao Đức Phật không khen ổng là đệ nhất thần thông mà lại gọi ông Mục Kiền Liên là đệ nhất?

Đây Thầy ví dụ cho các thầy thấy, như ông Mục Kiền Liên ổng nói: “Một cái thân này phải biến ra một cái thân nữa ngồi đây!” - thì ngay tức khắc trong chớp mắt ổng ra lệnh thì có một cái thân ngồi liền tức khắc. Còn ông Xá Lợi Phất ổng cũng biến được, nhưng ít ra cũng phải 5 phút thì mới có một cái thân ngồi.

Như vậy là cái sức của ông Xá Lợi Phất không thể nào gọi là đệ nhất thần thông được. Cái oai lực của ổng, cái đại thần lực của ổng nó chưa có đại thần lực nổi. Cho nên mặc dù là biến hóa thần thông được nhưng cái chậm cái nhanh, là do chỗ đó mà người ta mới gọi là đệ nhất hay hoặc là không đệ nhất.

(01:12:24) Như vậy là quý thầy đã hiểu được chỗ này. Và cái định Diệt Thọ Tưởng Định nó không phải là định Tứ Thiền, mà là người mà chưa nhập được Tứ Thiền thì không thể nào nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Vì hơi thở chưa ngưng nghỉ, làm sao ý hành ngưng nghỉ được? Thân hành không ngưng nghỉ thì ý hành làm sao ngưng được?

Mà cái người mà chưa nhập Nhị Thiền thì làm sao mà nhập Tứ Thiền được? Cho nên người mà nhập Sơ Thiền chưa được, khẩu hành chưa ngưng nghỉ, hay nói chuyện láp dáp, hay nói chuyện phi thời mà muốn nhập Nhị Thiền thì làm sao nhập được?

Cái chuyện đó cũng như bây giờ quý thầy cứ tập trung nhau nói chuyện thì làm sao mà quý thầy nhập Nhị Thiền được? Sơ Thiền là phải tịnh chỉ ngôn ngữ, mà tịnh chỉ ngôn ngữ không phải trong một ngày mà phải một năm, hai năm, ba năm nó mới có thể ly dục ly ác pháp được.

Đó quý thầy thấy, cái điều kiện Phật dạy ở đâu nó phải đúng nấy, chớ không phải tự nhiên mà nó nhập định được, hay hoặc là ngồi hoài ức chế tâm mà nó nhập định được, không phải đâu. Một cái lối cách thức chúng ta phải điều khiển, phải thiện xảo thì chúng ta mới vào được.

Đó thì hôm nay Thầy nói để cho quý thầy tiếp tục trong cái cuộc trả lời của cô Minh Cảnh để cho quý thầy hiểu rằng cái Diệt Thọ Tưởng Định, mà hầu như tất cả những câu chuyện huyền thoại về những vị sư mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định, cho nó là tiêu nha bại chủng, cho nó là cái định Tiểu Thừa, cho là Bốn Thiền là thiền phàm phu, thì đó là những cái người họ muốn diệt, họ muốn hạ bệ, họ muốn diệt cái con đường của đạo Phật, họ cho nó rằng không có giá trị, không có xứng đáng là những cái pháp tối thượng, cho nên họ dùng những điều đó.

Nhưng chúng ta biết những cái định này nó phải có những cái thần lực như thế nào, tập luyện như thế nào, nó đòi hỏi công phu chúng ta rất lớn chớ không phải ngồi mà ức chế tâm đó mà đạt được đâu.

Nó đòi hỏi ở cái công phu của chúng ta và đời sống của chúng ta phải sống đúng hạnh, mà sống sai cái hạnh cũng không bao giờ thực hiện được. Phải hiểu biết nếu mà đời sống chúng ta còn dính mắc một chút gì thế gian là chúng ta chưa bao giờ thực hiện được cái định này.

Cho nên giới luật là cái điều kiện mà để chúng ta so sánh được cái đời sống của phàm phu với đời sống của tu sĩ, nó phải khác xa, nó không giống nhau.

Người tu sĩ phải xả bỏ hết, người cư sĩ thì còn nắm giữ một ít, chớ còn người tu sĩ thì không còn gì cả, cuộc đời này không còn thương, không còn ghét, không còn vật dụng gì cả, chỉ có ở chòi tranh vách lá, không được ở nhà ngói, nhà gạch, không được ở chỗ sang đẹp, không được nằm chỗ sang đẹp, không có một vật gì tùy thân ngoài ba y một bát mà thôi, thì như vậy mới thực hiện thiền định của đạo Phật mới được, còn nếu không thì không bao giờ thực hiện được./.

HẾT BĂNG