GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 32 - HẠNH BUÔNG XẢ CỦA NGƯỜI TU SĨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
(00:03) Xin quý thầy nghe một vị luật sư Thánh Nghiêm giới thiệu cho chúng ta biết rằng những người xuất gia như thế nào:
Đây là một vị luật sư tên là Thánh Nghiêm.
“Những người xuất gia của Phật giáo mỗi ngày càng đông. Thể chất người xuất gia có người thì tráng kiện, có người thì yếu đuối. Tập tánh của người xuất gia có người thì cam sống đạm bạc, cũng có người thì không chịu nổi phong sương, mưa nắng dãi dầu, thậm chí cũng có người mang tạp khí tham cũng rất nặng, có người thì không có súc tích của cải nhiều, nhưng cũng có người thì súc tích của cải rất nhiều.”
Đó là luật sư Thánh Nghiêm có giới thiệu chúng ta thấy: So sánh ở trong cái giới xuất gia của chúng ta hiện giờ, có người thì dãi gió phong sương thì chịu được, có người thì chịu không được, có người thì tâm tham cũng còn, cái tạp khí tham cũng còn rất nặng, có người thì cũng súc tích của cải cũng nhiều, nhưng có người thì không có súc tích của cải, trong giới tu hành thì cũng có người tráng kiện, nhưng mà cũng có người yếu đuối.
Cho nên cái giới tu sĩ hiện giờ thì nó nằm ở trong cái sự phân tích của sư Thánh Nghiêm, chúng ta thấy rất rõ.
Ở đây thì chúng ta phải thấy đây là cái lối luận của luật sư. Thầy xin xác định lập trường của tu sĩ đạo Phật: Nếu tu được thì lập hạnh thiểu dục tri túc, nếu tu không được thì đừng có đổ thừa thể chất này hay thể chất khác.
Nghĩa là mình đổ thừa như luật sư Thánh Nghiêm thì cho rằng cái thể chất của chúng ta người như thế này thế khác, cho nên lần lượt rồi chúng ta phải tu tập bỏ cái này bỏ cái khác.
Lần lượt nghĩa là mình cũng xuất gia, mình thọ giới Sa Di, nhưng giờ tâm tham thì mình còn giữ chút ít tiền chút ít, mình đừng có giữ nhiều, đừng có cất cả triệu bạc, chỉ cần vài trăm thôi, để cho có hữu sự hay đi xe đồ nó có, ý của sư nói vậy mà. Bởi vì cái tạp khí của mình còn tham đó thì mình cũng phải cất giữ chút ít.
Còn cái người mà yếu đuối thì biết đâu bữa nay đau, mai ốm, thôi cũng còn giữ chút chút đi, để rồi đau ốm rồi hỏi xin rồi ông thầy trụ trì ổng lúc bấy giờ ổng không có thì ổng làm sao ổng cung cấp mình được, nằm chịu đau sao nổi? Đó là cái ý của ổng muốn nói vậy đó.
Có người thích đạm bạc, nhưng mà có người thì không thích đạm bạc - thì mình người đạm bạc đó thì người ta thiểu dục thì nó cũng đỡ, còn mình chưa thích đạm bạc thì mình còn - thay vì người ta thích đạm bạc người ta nằm cái giường không cũng được, còn cái này mình nằm cái giường không nghe nó lạnh quá, không được, cho nên thôi cũng cho ông này trải tấm ga hay cái gì đó chút. Hay hoặc là ông này hơi ốm, xương nó cấn, ổng nằm cái giường không nó cấn, thôi cũng cho ổng tấm mút để cho ổng nằm êm.
(03:18) Đó là những cái mà luật sư Thánh Nghiêm giới thiệu để chúng ta biết qua cái ý. Mặc dù ông không nói ra, nhưng mà Thầy hiểu cái ý của ổng nói: Bây giờ giới tu sĩ mình cũng có nhiều loại như vậy đó, thì mình cũng nới nới bớt một chút để cho người ta tu cho được chớ.
Nhưng mà sự thật ra, những cái người mà tu như vậy Thầy thấy rằng khó mà đi đến con đường giải thoát lắm, khó lắm.
Bởi vì nếu mà tu được thì lập hạnh thiểu dục tri túc, còn tu không được thà chết, bây giờ nằm cấn là cấn chớ nhất định không có trải thêm một cái gì ở trên cái mặt giường hết, đó là chúng ta mới có sự quyết định để mà đi tìm cái chết, để mà tìm cái sống, để mà giải thoát cái cuộc đời của chúng ta.
Nếu tu không được thì đừng có đổ thừa thể chất thế này thế khác, đổ thừa không chịu nổi phong sương, đổ thừa tạp khí nặng. Những lối lý luận này là lối lý luận khéo che đậy để phá giới của đạo Phật mà thôi.
Bởi vì hầu hết là người ta nhìn vào một cái số tu sĩ, thí dụ như một trăm người mà toàn là sống đúng cái giới hạnh của Sa Di, người ta quá kính trọng. Mà một trăm người thì có ba người sống đúng mà cả lố người không sống đúng, thì thử hỏi người ta nhìn cái số tu sĩ này ra sao?
Đó là một cái mà mình cứ bào chữa, bào chữa để cho cái số này nó cũng thọ Sa Di hết, mà cuối cùng thì Sa Di này là Sa Di thế gian chớ không phải là Sa Di của xuất thế gian, nó thuộc về Sa Di còn ở trong thế gian.
Cho nên mà nói Sa Di thế gian thì thôi tốt hơn là ở ông cư sĩ đi, tập luyện cho nó được rồi mới vô. Còn cái này tập luyện không được thì cũng muốn vô làm tu sĩ nữa thì thôi, cái tu sĩ này chắc là hư hại Phật pháp hết!
Đó cho nên bây giờ theo Thầy thì nghĩ: Thôi quý vị còn những cái phong sương chịu không nổi, còn những cái tạp khí mà bỏ tiền không được, phải có còn bỏ túi chút ít, thì thôi quý vị cứ ở trong cái lộ trình của người cư sĩ đi. Chừng nào mình thấy bỏ được thì mình bước vô, mà mình chưa bỏ được thì thôi, chớ đừng có vội bước vô mà người ta nhìn quý vị mà người ta chê cười Phật pháp.
Đó là cái lý mà Thầy bàn ở trên cái vấn đề mà của giới sư Thánh Nghiêm nêu ra để giảm bớt cái giới luật, để làm cho nó nhẹ bớt, có một số tu sĩ tu như vậy mà không lấy cái chỗ đó mà phiền hà các vị. Nhưng riêng Thầy thì không được, vì đó là làm hư Phật pháp đi.
Nhìn vô một cái số tu sĩ, như một trăm người mà có hai, ba người giữ đúng giới thì người ta cũng vẫn chê một đám với nhau hết. Hay hoặc là Thầy nói cho năm chục người giữ giới, mà còn năm chục người mà không giữ giới nghiêm túc vậy thì người ta cũng cho đó là hư hết, chớ người ta có khen được đâu? Bởi vì có người vầy, kẻ khác là người ta đã thấy rồi.
Những hạng người này có xuất gia mà cứ phạm giới thì tu hành tới đâu? Tu mà đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời.
Bởi vì đời người ta cất giữ tiền bạc rất nhiều, thậm chí người ta còn gởi ngân hàng, đó là đời thật đời đi. Còn bây giờ mình không dám cất giữ nhiều, mà cất giữ làm chi năm, ba chục làm chi cho nó mất công ở trong túi, nhiều khi đi giặt quần áo quên đi, vò nó nát cũng uổng, thôi tốt hơn đừng cất thì đâu có vò nát! Cho nên không có thấy cái điều đó.
(06:29) Thường đừng nên đứng ái vị trí của người cư sĩ mà trông vào cái vị trí của người tu sĩ.
Nghĩa là chúng ta đừng có đứng ở cái vị trí của người cư sĩ của chúng ta đó là chúng ta chưa có xả bỏ mà chúng ta ham vào để đứng ở trong cái vị trí của người tu sĩ thì không có được. Phật giáo như vậy là không có chấp nhận.
Vào tu mà sợ ăn ngày một bữa, sợ ngủ ít, sợ không được nói chuyện, sợ nắng, sợ mưa, sợ không tiêu tiền, sợ mất hết tài sản, của cải, sợ xa nhà, xa vợ, xa con, sợ xa cha, xa mẹ…
Đi tu mà sợ như vậy thì tu nó chẳng có đến đâu hết.
Nếu ai tu hành mà sợ những loại này thì xin lột áo tu sĩ trả lại cho Phật giáo đi, để cho đạo của Phật được thanh tịnh, trong sạch.
Nó phải thực hiện cái hạnh tri túc thiểu dục, chớ còn mình tu như vậy thì làm cho người ta thấy cái đạo Phật nó chẳng có ra gì hết. Cho nên mình có sợ thì thôi mình ở trong vị trí của cư sĩ, mà mình thấy rằng mình không có sợ những cái loại này thì mình hãy vào tu, mà mình giữ đúng cái hạnh thiểu dục tri túc.
Xứng đáng là người tu sĩ buông xả, giải thoát vòng thế tục mới đáng là đệ tử của Phật.
Đây quý thầy nghe tiếp một sự bào chữa cho những tu sĩ phạm giới hiện tiền trong thế gian này:
“Do đó Đức Phật vì nhu yếu dần dần cho phép chúng tăng có chùa chiền, có tịnh xá, có tăng phòng, có súc tích đồ cần dùng cho cuộc sống cũng như khai mở ra cho phép được tiếp nhận của cải, tiền bạc.”
Đó thì cái câu này là sư Thánh Nghiêm cũng nêu lên để chúng ta thấy rằng trong cái giới bổn của Đức Phật nó có những cái câu viết như vậy đó.
Cho nên Thầy có đóng lại cái câu này là ở trong những cái giới bổn mà sư Thánh Nghiêm đã trích ra: Là vì Đức Phật đã thấy dần dần cái pháp tu xuất gia nó khó khăn quá, nhất là giới Sa Di nó khó khăn quá, do đó mà cho phép là - sợ dầm sương, dang nắng khổ sở đồ đó - cho phép chúng ta được ở chùa chiền, tịnh xá, và cho tăng phòng nó được khang trang, súc tích đồ đạc, của cải, cho nó có ở trong chùa, rồi dần dần cho tiếp nhận tiền bạc, của cải nữa.
(09:21) Đó là cái điều này thì thật ra cái lời nói phá giới, rất là phá giới. Ông Phật đã dạy mình là ông thầy rất thanh tịnh, mà ông thầy này Thầy thấy coi bộ là ông thầy giới luật này - coi bộ là thêm như vầy là ông thầy này bớt thanh tịnh rồi.
Ổng còn có nhà, có cửa, có tăng phòng, rồi súc tích đồ đạc, của cải, rồi bây giờ cuối cùng thì ông Phật cũng cho tiếp nhận tiền bạc cất nữa, thì cái ông thầy giới luật mà chấp nhận cho như vậy rồi thì bây giờ tu sĩ của chúng ta bây giờ nó thiệt là giống y hết, nó không khác.
Ông Phật ổng nói cái nó làm liền! Nói bảo nó là giữ gìn Thập Giới Sa Di thì nó còn lâu, phải không? Mà nói mà như vầy mau đó, mau liền, nó cất chùa liền, nó cất tịnh xá liền, nó cất chứa đồ vật, súc tích đồ vật ở trong chùa đầy đủ hết liền! Và đồng thời nó tiếp nhận tiền bạc, nó không phải tiếp ít đâu, giờ nó tiếp nhiều.
Đó là cái hiện tượng mà chúng ta đã thấy được cái giới luật của Phật, cái lời mà ghi như thế này. Cho nên bây giờ chúng tăng người ta dựa vào cái này người ta nói người ta không có sai, người ta làm đúng là vì Phật đã dạy mà!
Cái câu kinh này dạy rõ ràng: Trong giới luật Phật có chế ra như vậy, bảo chúng ta vì cái cần dùng, vì dầm sương dãi nắng cho nên nó có cái sự khó khăn, từ đây đến đó nó dễ sanh bệnh sanh tật, cho nên cho phép chúng tăng có chùa, có tịnh xá, rồi cất chứa đồ đạc để cho dùng cái cuộc sống, rồi khai mở cho phép các tu sĩ được nhận tiền bạc.
Đó thì như vậy là nó muốn đi tiêu tùng giới luật hết rồi. Tức là bây giờ Thập Giới Sa Di bảo không cất giữ tiền bạc, không có đồ đạc châu báu, không có chùa to tháp lớn, thế mà bây giờ vẫn là cho phép được, thì như vậy thì người ta cứ mặc tình! Thì như vậy chúng ta thấy ông Phật này ổng xây dựng ông thầy cho chúng ta mà bây giờ ổng sửa, ổng sửa sao mà ông thầy này Thầy thấy từ hai chân ổng còn có một chân à! Thử hỏi rồi ông thầy giới luật này ổng đứng sao mà cho vững? Chắc chắn là ổng phải té.
Giọng luận điệu già hàm, lẻo mép, tự đặt ra những lời nói này mà dám bảo là Phật nói.
Bởi vì cái ông thầy giới luật là ông thầy thanh tịnh, mà thêm bớt như vậy là một cái điều rất tội lỗi của đạo Phật rồi.
Bởi vì có cái hạnh nào mà chúng ta suy nghĩ - mình mà ly dục, ly bất thiện pháp mà có cái hạnh nào mà hơn là những cái giới luật của Phật? Mà cái mục đích để làm chủ sanh tử thì phải ly dục, ly bất thiện pháp chớ, chúng ta hiểu! Đó là một cái thiền định mà chúng ta cần phải đạt được.
Thế mà những cái - qua cái giới luật của Phật là mục đích giúp cho chúng ta không phải là cái hình thức, mà không phải vì giới luật mà giải thoát, mà vì ly dục, ly bất thiện pháp. Cho nên cái giới luật giúp chúng ta ly được cái đó để chúng ta đạt được cái sự giải thoát, chớ đâu phải là cái gì khác hơn hết.
Mà bây giờ chế như vậy là chúng ta làm sao ly? Ly gì, ổng có cái chùa rồi ổng làm sao ổng ly được? Tối ngày ổng cứ lau quét chùa, thành ra ổng làm nô lệ cho cái chùa rồi còn gì!
Rồi bây giờ ổng lại có tiền bạc, của cải, rồi ổng cứ sợ ăn trộm ăn cắp nó vô lấy mấy cái máy của ổng làm sao, cho nên ổng ngủ mà ổng cứ chập chờn, chập chờn, ổng không dám ngủ, thì như vậy ổng có giải thoát được đâu?
Rồi bây giờ lại có tiền bạc nữa, rồi ổng gởi ngân hàng, rồi ổng sợ không biết rồi ngân hàng không biết nó có sập tiệm hay không, nó sập tiệm tiêu cha hết!
(12:42) Đó tất cả những cái nỗi lo mà của người tu sĩ kiểu đó thì Thầy thấy thiệt ra nó bị trói hết rồi. Do vì vậy đó mà chúng ta thấy cái nỗi khổ là người ta phá cái giới bằng những cái câu nói đó, thì cái ông này ổng có ly được không? Mà ổng ly không được thì ổng tu ngàn cái đời của ổng, ổng có nhập được Sơ Thiền không? Mà không nhập được Sơ Thiền thì làm sao ông nhập được Tứ Thiền?
Các thầy thấy cái mục đích chính của Đức Phật là nhắm vào chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp, mà trong khi đó chúng ta sống cái đời sống không ly thì làm sao mà chúng ta ly được!
Cũng như giờ ăn một ngày ba bữa thì chúng ta đâu có ly được. Mà ăn còn thích ngon thì chúng ta cũng chưa ly được, mặc dù ăn một bữa mà chúng ta còn thấy muốn ăn ngon thì chúng ta cũng chưa ly được đâu. Ly dục nó phải hiểu được cái dục, vì mình còn thích ăn ngon thì tức là còn dục rồi. Phải hiểu như vậy.
Mà cái mục đích của Phật dạy chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp là ác pháp, thế mà chúng ta không làm được, không sống được thì chúng ta lại chế ra như vầy thì chúng ta thấy làm sao đúng giới luật của Phật được?
Cái chỗ đó làm sao chỗ ly, cái chỗ đó là chỗ lìa. Họ tưởng là chế như vậy để sống rồi cũng giữ gìn giới luật, rồi lần lượt, đâu có được! Bởi vì ly là ly mà không ly là thôi chớ đâu có làm sao được cái này.
Đó, cái hiểu được như vậy thì quý thầy mới thấy rằng cái luận điệu già hàm, lẻo mép của người sau, họ mới đặt ra, họ mới nói rằng Phật nói.
Vì xét hết tạng kinh…
Nghĩa là Thầy đọc hết trong cái tạng kinh giới của Phật, tất cả những tạng kinh Thầy thấy không có câu nói này hết, mà sao ở trong cái giới bổn lại có lòi cái câu nói này, nó đặc biệt kỳ cục vậy?
Thì có lẽ là khi mà phân chia hai mươi bộ phái, thì chắc chắn là mấy ông cũng có muốn cất giữ tiền, rồi cũng có muốn của cải, tài sản gì đó, hay hoặc là đi lang thang cũng cực khổ, dầm sương dang nắng, thôi mấy ổng cũng thôi, Phật chế ra cho có chùa có này kia, tịnh xá, mình ở một chỗ yên, để khỏi phong sương, dãi nắng dầm mưa. Cho nên mấy ổng đặt cái này để gán vô cho Phật.
Đó thì, các thầy thấy người sau họ cũng khôn ngoan, khéo léo mà gán cho Phật đủ mọi cái điều của ông Phật, thành ra ông Phật mình mâu thuẫn quá, trước thì nói như vầy, sau thì nói khác, thành ra không có làm sao mà tin được.
Bây giờ thời đại hiện tại của chúng ta lại có thêm biết bao nhiêu là giới sư, luật sư nói cái kiểu như vậy thì rất nhiều.
Họ luận cái kiểu như vậy rất nhiều, chớ không phải là chỉ có một cái bộ kinh này nói như vậy, một ông luật sư đó nói như vậy đâu.
(15:02) Đây là ông Thánh Nghiêm ổng nêu ra để cho chúng ta thấy những cái bộ luật mà đã có những cái câu nói như vậy, để chúng ta biết rằng nó đúng hay là sai. Mà trải qua những cái bộ giới luật thì biết bao nhiêu là luật sư, luận sư, người ta luận kiểu này, luận kiểu nọ để mà phá giới thì rất nhiều chớ không phải không có.
Thì lúc bấy giờ mà luận như vậy thì chúng ta mới nghĩ rằng, chúng ta hiểu biết đúng là ly dục, ly bất thiện pháp thì nó phải nương vào cái giới luật đúng nó mới có ly được, mà cái giới luật mà sai thì không thể nào ly được. Vì vậy, mà chúng ta nghĩ rằng, Phật pháp khi mà những cái luận đó mà xen vô thì chúng ta nghĩ rằng Phật pháp có còn gì đâu, nó không còn gì nữa hết.
Chỉ là những người chạy theo danh, lợi, sắc, thực, thùy mà đặt điều gán cho Phật nói, cho phép.
Nghĩa là nói cho Phật cho phép đó.
Những luật sư sau này, họ không căn cứ vào giới kinh mà cứ dựa vào giới bổn.
Nghĩa là người sau - các luật sư sau này cứ dựa vào giới bổn rồi thấy ghi ở trong những cái giới bổn có những cái lời của Phật nói, cho phép đồ như vậy, vậy đó là họ tin theo thôi. Họ cũng không dám sửa, cũng không dám gì.
Bởi vì họ là cái người luật sư, họ đâu có hiểu rằng cái giới kinh, cái luật của kinh là cái pháp tu, họ đâu có hiểu. Cho nên do đó họ đâu có lấy cái pháp, cái giới hành mà họ hành, thì đó họ chưa có chứng đạt, họ chỉ ở trên giới bổn rồi họ nghiên cứu.
Do đó, mà họ dựa vào những cái bản kinh mà nó ở trong đó - những cái bản kinh giới, những cái bản giới luật mà do Phật có cho phép như vậy đó, thì họ cũng phải viết ra như vậy thôi, và họ thấy đó là cũng đúng chớ họ không dám nghĩ đó là sai. Bởi vì Phật mà, cho phép mà, đâu dám nghĩ sai được.
… mà cứ dựa vào giới bổn.
Giới bổn đâu phải là chỗ tin cậy của chúng ta! Xin quý vị phải sáng suốt nhận xét cho phân minh, đừng dựa vào người xưa cho là đúng mà cứ theo đó mà luận thì sẽ sai hết.
Nghĩa là mình cứ dựa vào những cái giới bổn mà người ta đã luận người ta viết ra: Phật cho phép như vậy, vậy đó, thì đừng có dựa vào đó mà mình cho rằng đúng, mình phải sáng suốt hơn thì mình không bị lạc lầm.
Đạo Phật vốn đem lại sự giải thoát chân thật cho mọi người, chỉ có mục đích là buông xả, ly dục, ly ác pháp, mà không xả mà còn súc tích thêm thì thử hỏi có đúng đường lối tu hành giải thoát của đạo Phật không?
Đây quý thầy nghe một đoạn kinh giới của các giới sư:
“Nhân vì tiền tệ là tài sản, vật chất của nền văn minh nhân loại, nó có thể làm môi giới cho sự đổi chác.
Thí chủ cúng dường cho người xuất gia các thứ như quần áo, thức ăn, đồ nằm, thuốc thang, nhưng trong nhà thí chủ thì không thể là một tiệm buôn vải, tiệm buôn lương thực, xưởng chế tạo đồ dùng và nhà thuốc. Giả sử có mở tiệm cũng không hoàn toàn có đủ các thứ này. Nếu như hoàn toàn đủ đi nữa thì khi đem phẩm vật cúng dường cho người xuất gia cũng chưa ắt là thích hợp với nhu cầu người xuất gia.
Do đó, sự nhận lấy tiền tệ đối với người xuất gia thì không phải là tuyệt đối cấm ngăn được”.
(18:38) Đó thì mấy ông luận sư họ luận như vậy đó. Nghĩa là bây giờ cho một cái người cư sĩ đó đó, họ có một cái tiệm kêu là siêu thị đi, bán đủ thứ hết đó, mà đem lại cúng dường cho cái ông thầy thì cũng chưa chắc là đúng cái nhu cầu của ông ta được nữa. Đó, luận như vậy đó.
Cho nên cái sự cấm không có cất giữ tiền bạc, thì không có được ngăn cấm cái điều đó được, là vì để cho cái nhu cầu ông ta muốn cái gì đó, cần thiết gì đó thì ông ta phải có tiền ông ta mua thì ông ta sắm mới đúng.
Thì như vậy rõ ràng là những cái luận như thế này thì Thầy thấy thiệt là nó phá Phật pháp hết tận cùng! Bởi vì mình còn có tiền thì mình chạy theo cái tâm nào các thầy biết không? Mình nói cái nhu cầu của mình chớ cái tâm tham của mình chớ nhu cầu gì!
Mình thiểu dục, bây giờ đau mà không có thuốc, thì mình thiểu dục thì mình cần gì? Mình đã biết rằng thọ là vô thường rồi, nó đâu có thật, cho nên mình đâu có sợ. Còn cái người mà không thấy nó vô thường thì mới sợ chết, cho nên vì vậy mới giữ tiền để chạy mua thuốc uống, chớ còn cái người mà không sợ chết, thấy đúng nhân quả rồi thì người ta đâu có ngại.
Khi đau mà nếu mình có phước thì có người mang thuốc đến mình uống, mà mình thiếu phước thì bây giờ có đau cách gì đi, có chạy cách gì đi nữa, có xin tiền cách gì đi nữa cũng chạy bậy bạ thuốc chớ chưa chắc đã hết bệnh. Bởi vì cái nghiệp của mình mà.
Cho nên có nhiều người chạy tùm lum đủ thứ ông thầy hết mà không hết bệnh, còn có người, người ta đau cái người ta chạy ra cái đúng ông thầy liền hết bệnh liền, đúng thuốc, đúng thầy. Còn mình chạy tùm lum đủ thứ hết mà không hết, là tại cái nghiệp của mình phải trải qua cái thời gian bao nhiêu ngày đó để trả cho hết nghiệp đau khổ đó.
Cho nên có người thì uống ba, bốn tháng, nhưng có người uống một viên cái hết. Đó, thì các thầy thấy cái nghiệp của nó, nó có một cái thời gian để mà trả chớ không phải lật đật mà được.
Cho nên ở đây chúng ta nghĩ rằng cái bệnh là cái thân của chúng ta là phải có một cái nhu cầu như tiền bạc để mình mua thuốc để mình trị nó mau hết, chưa chắc đã là trị mau hết đâu! Phải hiểu nó còn trầm kha, nó kéo dài cái khoảng thời gian mà trả nghiệp thì có tiền cũng vậy mà không tiền nó cũng vậy, chớ đâu có phải mà nó có tiền nó giải quyết được cái đó được đâu.
Đọc đoạn luận phá giới này của các luật sư, Thầy nghe cái mùi hương danh lợi nó bắt đầu nơi đây, bay nực nồng và bay lan rộng ra khắp thế giới hiện nay. Cái mùi hương này mà giới tu sĩ Phật giáo bây giờ tu hành mới chẳng ra gì.
Bởi vì nó có những cái lời mà luận như thế này, cho nên các cái vị tu sĩ chúng ta phạm giới thì chúng ta thấy - mà chúng ta phạm giới chúng ta đâu có biết rằng cái giới luật của Phật là ly dục, ly bất thiện pháp, cho nên chúng ta đâu có nghĩ. Chỉ cần thấy là mình được cái lời nói này mình không có phạm là mình thấy khỏe rồi, thì mình cứ tu lần lần Thiền Tông rồi đây nó cũng tới, thấy Phật là thành Phật rồi đâu còn gì mà phải sợ mà phải ly dục.
(21:26) Nhưng mà không ngờ chính cái chỗ mà không ly, mình tưởng là thấy ông Phật nhưng mà sự thật ra ông Phật nó không có tới với mình. Bởi vì cái tâm mà chưa ly dục, nó còn phàm phu, thì ông Phật ổng làm sao ổng hiện ra với mình được?
Ổng là thanh tịnh rồi, còn mình thì quá uế trược, trong khi tay thì còn nắm tiền, thì ổng đâu dám tới với mấy cái ông nắm tiền! Nắm tiền đây rồi mai mốt ông nói tui ăn cắp tiền của ông làm sao?
Ông Phật thì thuở giờ ổng đâu có ăn cắp, thế mà cái ông mà cầm tiền thì mai mốt ổng mất thì ổng phải đổ thừa ông Phật, thì ông Phật bây giờ chỉ có nước nhẫn mà làm thinh mà chịu ăn cắp tiền thôi chớ làm sao? Cho nên ổng Phật ổng đâu dám lại gần mình!
Vì vậy cho nên cái tâm mình, mình nói mình thấy Phật, chứ sự thật ra mình còn cất giữ tiền thì ông Phật ổng không dám tới với mình đâu. Cho nên thấy cái đó là tưởng của mình chớ không phải ông Phật thật. Ông Phật thì phải ly dục, ly bất thiện pháp, tay không cất giữ tiền, đó là mới đúng cách của nó, đúng cách của đạo Phật.
Đó là người tu sĩ chấp nhận thiểu dục tri túc mà muốn có tiền đổi chác theo nhu cầu ham muốn của mình thì làm sao là tri túc thiểu dục được?
Nghĩa là có tiền làm sao mình tri túc thiểu dục được đâu, Thầy nói tri túc không nổi. Mà không có tiền thì mình nói là cam chịu đó, tức là mình mới thấy biết đủ, mình ít muốn là mình biết đủ rồi.
Còn người cư sĩ họ có quyền sử dụng tiền bạc thì muốn mua sắm thứ nào lại chẳng được, mà chẳng có.
Nghĩa là họ bây giờ họ là người cư sĩ mà, họ có quyền cất giữ tiền bạc mà, cho nên họ muốn mua thứ nào cũng có hết, nghĩa là chợ bán ở cái chỗ nào, mà có thứ gì họ đến họ mua cũng được hết.
Thì bây giờ họ muốn cúng dường cho ông thầy đó cái nhu cầu cần thiết cho ông thầy đó thì họ chỉ bỏ tiền ra, họ biết bây giờ ông thầy đó cần thuốc uống nè, mà thuốc này là nhức đầu nè, thì họ chạy ra cái tiệm thuốc đó họ mua đi, họ đem về họ cúng dường cho ông thầy đó, thì không phải là hợp với cái chỗ mà cái nhu cầu ông thầy đó cần không? Chớ cần gì mình phải cất tiền mình chạy ra tiệm thuốc mình mua thuốc, thì cái đó là cái sai.
Cho nên thí dụ như bây giờ mình đau bệnh thì mình đến mình xin cư sĩ, bây giờ mình bị bệnh gì mình nói: “Tôi nhức đầu này kia, xin cư sĩ cúng dường cho tôi ít viên thuốc nhức đầu!” Thì người ta sẽ bỏ tiền ra người ta mua người ta cho mình. Không lẽ thấy trước người đau bệnh mà là người tu mà người ta làm ngơ sao người ta không cho? Chắc chắn là người ta cho.
Đó, nhưng mà mình đâu có làm sao mình có quyền mình sử dụng được, cho nên mình đâu có muốn mua thuốc tốt, thuốc xấu được. Họ có tiền ít thì họ ra họ mua mấy viên thuốc aspirin đồ bậy bạ, còn hễ họ có khá khá thì họ mua mình những cái viên thuốc mà nó đắt tiền hơn, thì do đó là tùy cái người người ta cúng dường mà cũng tùy cái phước báu của mình thôi.
(24:09) Cho nên đó là cái chỗ phước báu của mình nó rất rõ. Do mình - thí dụ như người mà cúng dường thuốc mình tốt thì mình uống nó mau mạnh, mà người cúng dường thuốc mình xấu thì nó lâu hết, uống nhiều thì nó cũng vậy thôi. Đó là mình trả cái nhân quả của mình.
Còn những cái phẩm vật mà họ cúng dường như thực phẩm hay y áo của chúng ta thì cái người cư sĩ họ có quyền họ mua đồ xấu, đồ tốt họ cúng dường mình được. Còn mình có tiền thì mình nghĩ sao? Ờ, thôi để mua cái đồ nào… (Mất tiếng)
Nếu mình có tiền và cất giữ thì mình sẽ lựa đồ tốt, thuốc tốt mà mua, thì đâu còn gọi là thiểu dục tri túc nữa! Thiểu dục tri túc là ít muốn biết đủ, nhưng nếu muốn sống đúng hạnh thiểu dục tri túc thì phải không cất giữ tiền bạc.
Tại sao vậy? Tại vì đó là hạnh của người tu sĩ không để các pháp sai khiến mình. Nói một cách cho rõ ràng hơn là không làm nô lệ cho các pháp. Hay nói một cách cụ thể hơn nữa là để cho các pháp không sai khiến tâm mình. Nói như kinh sách Đại Thừa là không để các pháp dính mắc tâm.
Nhưng ở đây không phải là Đại Thừa nói suông mà là lập hạnh sống thiểu dục tri túc để các pháp không dính mắc tâm. Vì tâm không dính mắc các pháp, tâm sẽ ly được dục, ly ác pháp, do đó mà con đường tu tập sẽ đạt được kết quả giải thoát.
Phật dạy tri túc thiểu dục là để ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền, một thứ thiền rất là cao quý của đạo Phật, làm cho tâm được giải thoát không còn tái sanh luân hồi, một pháp môn cần thiết cho người tu sĩ sống đúng Phạm hạnh giải thoát của đạo Phật.
Phần đông hiện giờ các thầy không lập hạnh này nên tâm chạy rong theo các pháp, tâm càng lúc càng sa đọa, sống theo kiểu thế gian, dục lạc. Họ đang sa đọa xuống địa ngục mà không hay biết, thật là đáng thương!
[Phần 2 ở Giáo án 33]
(26:21) Hôm nay thầy Thiện Thuận có thuật lại công phu tu tập của mình để quý thầy rút tỉa kinh nghiệm tu tập cho chính xác hơn.
trạch pháp rồi phải có những cái tùy pháp. Thí dụ như thầy Thiện Thuận có báo cáo về cái sự tu tập của thầy như thế này:
“Sau khi mà tu cái định Vô Lậu, dùng cái ý thức quán xét, thì diệt cái tâm dục của mình, thì hơi thở nó mới thấy nó chấm dứt, các hành nó mới ngưng. Sáng nay thì con nhập định, ngưng được thở 45 phút, toàn thân đều lạnh cứng, chỉ còn lại sự hoạt động của bộ não và cái biết.”
Tức là cái bộ não còn hoạt động thì cái biết nó còn à.
“Ngưng thở đến phút 30 thì con thấy trước mặt sáng chói, không biết là hiện tượng gì, kéo dài khoảng 1 phút, xả ra 40 phút mới xong. Toàn thân thì êm nhẹ, khỏe bình thường.”
Đó là cái trạng thái thứ nhất là sau khi tu cái Định Vô Lậu mà xả được cái tâm sắc dục của mình, Cho nên nó khi đó thì mới thấy cái nhập định, nhưng mà đây chưa phải là cái trạng thái của định Tứ Thiền, là vì sau đó thì thầy còn trình thêm là:
“Còn về âm thanh thì con còn vẫn nghe. Con không tìm ra câu nào để ám thị cho chấm dứt được âm thanh.”
Vì trong lúc bấy giờ tuy rằng cái hơi thở tạm thấy nó ngưng, nhưng nó vẫn còn có nghe âm thanh thì tức là chưa có đúng cái trạng thái của Tứ Thiền.
Vậy thì chúng ta thấy cái âm thanh và cái thọ là hai cái đối tượng của cái định Tứ Thiền. Nếu hai cái này dừng mà cái tâm chúng ta còn tỉnh, rất là tỉnh táo ở trong cái trạng thái mà hai cái sự hoạt động này dừng mà tỉnh táo, thì đó là lúc bấy giờ chúng ta mới nhập Tứ Thiền.
(28:16) Mà muốn nhập Tứ Thiền thì điều kiện là chúng ta phải phá âm thanh trước, rồi sau đó chúng ta phá cái thọ, hoặc là đồng thời chúng ta phá thọ và phá âm thanh.
Bởi vì cái âm thanh phải phá trước thì chúng ta mới có thể phá cái thọ dễ dàng. Mà nếu mà phá cái thọ trước, thì cái thời gian chúng ta phải ngồi dài ra, nó mới đụng cái thọ. Và cái thọ nó có khó là là vì thời gian ngồi dài ra thì nó có quen, nó quen thì nó giảm bớt cái thọ, và đồng thời thì chúng ta cứ phăng lên dài thì cái thời gian ngồi quá dài, cái sức của chúng ta sẽ mòn mỏi.
Còn phá âm thanh thì luôn luôn lúc nào ở bên ngoài cũng có thanh trần, cho nên nó thường tác động làm cho cái nhĩ thức của chúng ta nó cứ chạy ra ngoài mà không chịu bám vào trong. Mà nhĩ thức là một phần sáu thức của cái sắc thức, cho nên cái nhĩ thức mà đi ra ngoài nghe âm thanh thì tất cả các cái thức kia nó đều cũng duyên theo đó mà ra, do vì vậy đó mà chúng ta không nằm yên được ở trong Tứ Thiền.
Cho nên Phật nói phải là thiện xảo an trú ở trong định. Thiện xảo an trú - bây giờ mình thiện xảo mình nhập được là tức là các hành nó ngưng, nhưng mà mình không an trú được, thì cái khéo léo mà an trú cho được là phải rất thiện xảo.
Mà rất thiện xảo thì chúng ta phải biết âm thanh là phải ngưng bặt, chớ không để âm thanh nó tác động thì chúng ta bị bung ra liền.
Bởi vì cái nhĩ thức chúng ta phải hiểu: Nhĩ căn, rồi nhĩ thức, rồi nhĩ trần, thì đó là ba cái điều kiện mà nó tác động nó thành ra một cái động, nó mất cái định là nó thành ra cái động. Vì vậy mà chúng ta phải phá âm thanh trước.
Đó thì chúng ta thấy tất cả những cái trạng thái như hiện tượng chói sáng đồ này kia, mà khi mà chưa nhập được Tứ Thiền thì nó còn ở trong cái trạng thái từ Nhị Thiền cho đến Tam Thiền thì nó phải có những hiện tượng.
(30:04) Bởi vì khi mà nhập Tứ Thiền mà hơi thở ngưng nghỉ thì nó hoàn toàn nó thanh tịnh, nó không còn có cái trạng thái gì hết. Chỉ khi nào mình muốn dùng hào quang là mình thị hiện hào quang, mình ở trong Tứ Thiền mình bảo rằng: “Cái thân này phải phóng ra ánh sáng như mặt trời!” - là nó phóng ra ánh sáng như mặt trời, chớ không phải tự dưng nó phóng ra.
Còn bây giờ tự dưng mà thấy sáng thì đó là cái hiện tượng của - ở trong cái trạng thái của Nhị Thiền và Tam Thiền thì do cái cái sắc tưởng nó hiện ra nó làm cho chúng ta thấy như vậy, chớ nó không phải là cái chỗ mà chúng ta sử dụng ánh sáng.
Cũng như bây giờ chúng ta bảo: “Cái đầu nè, phải phóng hào quang lên - cái ánh sáng lên!” Mấy màu, năm màu, mười màu thì nó cũng phóng ra năm màu, mười màu.
Đó là chúng ta nhập ở trong Tứ Thiền, từ đó cái thân định trên tâm, tâm định trên thân, chúng ta muốn như thế nào thì nó sẽ thực hiện như thế nấy.
Đó thì trong cái sự tu hành chúng ta phải biết tự dưng ở đâu mà hiện ra một cái hình ảnh hay hoặc là cái gì đó thì chúng ta biết rằng, trên cái quãng đường mà chúng ta đi vào những cái bốn thiền này thì nó phải từ cái Nhị Thiền đến Tam Thiền nó mới có cái này.
Mà khi đến Tam Thiền, mà bắt đầu từ Tam Thiền mà đến Tứ Thiền thì nó hết rồi, nó không còn có những trạng thái này nữa, thì mới gọi là Tứ Thiền.
Cho nên bây giờ cái hơi thở ngưng nghỉ đó, nó cũng ngưng chớ không phải không ngưng. Nhưng mà nó có một phần là bị cái tưởng của chúng ta trong cái khoảng mà chưa có ra hết Tam Thiền, cho nên nó cũng vẫn còn cái bị che lấp.
Thì thấy như vậy thì Thầy giải thích như vậy để quý thầy chuẩn bị cho mình biết rằng mình thấy nó ngưng, chứ chưa hẳn là đã ngưng.
Vì nó khi mà vào cái định của - cái khoảng đường mà đi ở trên cái khoảng mà để vào Tam Thiền để ly các hỷ, ly hỷ hết đó, thì chúng ta dễ bị cái tưởng của chúng ta gạt gẫm chúng ta.
Cho nên âm thanh vẫn còn tác động mà. Âm thanh còn tác động thì tức là chứng tỏ rằng chúng ta còn ở trên cái khoảng đường của thinh trần rồi, mà của thinh trần thì tức là khoảng đường của Nhị Thiền, Tam Thiền rồi, chứ chưa phải là từ Tam Thiền đến Tứ Thiền được.
Nếu từ Tam Thiền đến Tứ Thiền thì chắc chắn là cái tụ điểm của chúng ta, cái nơi mà chúng ta cho sáu cái thức chúng ta nằm vững chắc, thì chắc chắn là nó bám rất chặt rồi, không còn nó di động được, nó không còn chạy ra ngoài được.
“Còn về âm thanh con vẫn còn nghe, con không tìm ra câu nào để ám thị…”
Tức là để Như Lý Tác Ý đó, để hướng tâm đó.
“… cho chấm dứt âm thanh được. Con chỉ dùng câu: “Âm thanh không thật, tâm bất động trước âm thanh!””
Ở đây chúng ta không có - ở đây cái câu trạch pháp này thì nó chưa được đúng lắm, là tại vì chúng ta thấy nó không thật, là nó do cái chỗ không thật đó thì chúng ta quán cái chỗ Vô Lậu để chúng ta không bị cái âm thanh nó cám dỗ, chớ không phải là âm thanh không thật.
Vì âm thanh là thinh trần, thinh trần nó mới tác động cái nhĩ thức của chúng ta, nó mới làm cho chúng ta có cái dính mắc vào đó mới nghe ra tiếng động. Do đó cái thinh trần nó không phải là ở chỗ này, không thể nào mà dùng cái trạch như vậy mà đúng. Cho nên khó mà phá được.
“Tâm bất động trước âm thanh” - “tâm bất động” tức là nhĩ thức bất động trước âm thanh, mà nhĩ thức bất động thì làm sao nó bất động được? Cho nên bây giờ nó chỉ bị kia tác động hoài nó làm sao nó bất động được.
Cho nên mình phải hướng tâm nó: “Nhĩ thức…” - kêu cái tên nó, bởi vì cái nhĩ là cái lỗ tai, mà thức là cái biết của cái lỗ tai - “Cái biết của lỗ tai phải bám cho chặt cái tụ điểm!” Phải nhớ cái câu ám thị như vậy.
Thì nó bám chặt cái tụ điểm thì nó nằm đó nó không có chạy ra ngoài, cho nên do đó nó không nghe. Âm thanh thì mặt ngoài nó tác động vô, nhưng mà nó nằm chặt ở trên cái tụ điểm thì nó không còn nghe nữa.
(33:42) Đó thì phải hiểu như vậy là chúng ta dùng, chớ còn chúng ta dùng “cái âm thanh là không thật” thì như là mình dùng cái quán để cho mình thấy các pháp là không thật thôi, thì đó là cái pháp quán để cho phá cái tâm vô lậu của mình khỏi dính mắc, chớ không phải là cái chỗ mà bị âm thanh tác động. Nhưng mà âm thanh thì thường xuyên tác động, cho nên âm thanh gọi là thinh trần.
“Bởi con nghĩ âm thanh là tiếng bên ngoài, mình nghe mà ám thị cho tâm không chạy theo là được.”
Nghĩa là nó có cái lực, cái lực của âm thanh nó tác động cho cái nhĩ căn của mình nó nằm không yên. Cũng như cái thọ, nó tác động cho cái tâm của mình, cái thân thức của mình nó nằm không yên, cho nên nó mới nhảy xuống cái chỗ đau mà nó thấy đau.
Cũng như nó chạy ra ngoài để nó đón, nó nghe âm thanh, vì vậy mà âm thanh tác vô mà nó nằm không chặt thì buộc nó phải nghe. Còn bây giờ nó bám chặt, nó chỉ nghe trở lại cái gì, thì lúc bấy giờ chúng ta phải dùng cái câu pháp hướng để cho bắt đầu nó phải tập trung nó nghe cái gì.
Thí dụ như bây giờ bắt buộc nó: “Nhĩ thức phải nghe cái hơi thở!” Khi mình còn thấy cái hơi thở, bắt buộc nó: “Phải bám chặt cái tụ điểm, nghe hơi thở, không được nghe ra ngoài!” Thì nó có một cái đối tượng để nó nghe, cho nên nó không nghe ra ngoài. Đó.
Còn nếu mà để cho nó nằm không không, nó nằm ở trên đó thì cái kia cứ tác động nó phải nghe, bởi vì nó còn đang hoạt động chớ chưa phải là nó ngưng.
“Nhưng xin Thầy giúp cho con trạch pháp một câu để phá âm thanh, không còn nghe nữa, để con dựa vào câu đó mà xem thử đặc tướng của nhĩ căn con là hợp với câu nào.”
Đó. Thầy sẽ cho một câu ám thị, cái câu mà hướng tâm đó, để mà như cái lý đó mà tác ý, mà nhắc cái nhĩ thức của mình.
“Còn về phần giấc ngủ thì kết quả rất tốt. Con đặt niệm trước mặt bằng câu: “Hãy sáng suốt lên!” - niệm liên tục rất kết quả.”
Nghĩa là nhắc nó hãy sáng suốt lên, tức là cái pháp hướng là cái câu như vậy: ““Hãy sáng suốt lên!” - niệm liên tục rất là kết quả” thì cái câu đó nhắc nó phù hợp với cái đặc tướng của mình.
Còn riêng những người khác thì không thể dùng câu đó được, còn riêng con thì con dùng câu đó, nếu mà thấy có hiệu quả thì nên áp dụng nó hàng ngày để cho nó sáng suốt, mà luôn luôn lúc nào cái thân nó ngủ mà cái tâm nó tỉnh táo, nó tỉnh thức.
“Và câu này nó làm cho con rất tỉnh thức, vì vậy mà con phá được cái tâm sắc dục của mình, làm cho nó rất là có hiệu quả. Con huấn luyện và khi ngủ thời gian thuần thục thì sẽ tỉnh thức toàn bộ giấc ngủ, hiện trên đà đang tiến dần tới.”
(36:21) Đó là cái sự trình bày của thầy Thiện Thuận trong cái thời gian rất ngắn, gần, mà cũng có nhiều cái kết quả của sức tỉnh thức của mình. Ráng cố gắng tu mà phá được cái ngủ của mình.
Thầy ở đây, Thầy xin nhắc lại cái ngủ rất khó chớ không phải dễ. Có khi thì thấy nó giảm bớt, có khi thì nó hết rồi, nhưng mà nó trở lại nó tái đi tái lại rất nhiều lần. Cho nên chúng ta phải bền chí mà tập luyện nó thì nó mới có tỉnh thức thật sự.
Nếu mà chúng ta tập quá nhiều thì nó lại mệt mỏi thì nó lại bị hôn trầm, bị thùy miên nhiều nữa, cho nên cái này rất khó. Vì vậy mà quý thầy tập từ từ, tỉnh tới mức nào chúng ta giữ mức đó mà chúng ta tiến dần tới.
Giờ phút nào mà chúng ta đã quy định, khi chúng ta - khi mà nó có buồn ngủ thì chúng ta nhất định là không cho ngủ, phải tìm mọi cách mà phá cho được, chớ không được để cho nó gục tới gục lui. Nó rất khó, đi mà chúng ta cũng ngủ đó, chớ không phải! Động thân đó mà chúng ta nó vẫn ngủ đó, nó làm cho lờ đờ, lờ đờ.
Đây là Thầy cho một cái câu pháp hướng để phá âm thanh:
Âm thanh là pháp trần.
Tức là thinh trần đó.
Muốn phá âm thanh thì nhĩ thức phải bám chặt vào tụ điểm.
Cho nên Thầy dạy cái tụ điểm tức là cái niệm lực đó, để tạo thành cái tụ điểm. Một người mà chưa có nhập thiền định gì hết nhưng mà người ta bám chặt tụ điểm phá âm thanh, và cái cảm giác thọ không có thì người ta chưa nhập Tứ Thiền, tức là hơi thở chưa ngưng á, mà vẫn là người ta có thể nói là nằm ở trong trạng thái Tứ Thiền đó. Cho nên cái tụ điểm - cái niệm lực mà tạo thành cái tụ điểm nó rất là quan trọng.
Cho nên trong cái giai đoạn mà ổn định hơi thở, cái thứ nhất là chúng ta ổn định cái hơi thở bình thường, để khi mà chúng ta xuất định ra thì cái tâm chúng ta biết cái hơi thở bình thường mà trở về đó, thì đời sống chúng ta phục hồi hoàn toàn là một cái người rất là tỉnh táo, sáng suốt chớ không phải là vô phân biệt.
(38:09) Còn trái lại khi mà chúng ta mà tu cái giai đoạn ổn định hơi thở thứ hai đó, là một cái hơi thở dài, chậm để có sức gom chúng ta vào một cái điểm nào đó ở trên thân chúng ta, nhưng mà bất kỳ cái chỗ nào trên thân chúng ta không có thể mà tập trung tạo cái tụ điểm tốt nhất mà chỉ có ở chỗ cái nhân trung, lỗ mũi của chúng ta là cái chỗ tốt nhất.
Vì cái tụ điểm nó rất là nguy hiểm, đặt nó chỗ nào đó, thì nó sẽ sanh ra các tưởng, và các tưởng đó nó ảnh hưởng đến cơ thể mà làm rối loạn cơ thể chúng ta.
Cho nên chỉ có đặt ở tại chỗ nhân trung giữa hai cái lỗ mũi thở ra, thở vô là tốt nhất, nó không làm cho chúng ta khô cổ hay hoặc là không làm chúng ta có những cái trạng thái bệnh.
Và khi mà sáu cái thức của chúng ta bám được chặt trong cái tụ điểm, giống như là sáu con vật bị cột chặt, cho nên nó chỉ còn nước là nằm yên đó mà chịu chớ không còn lôi kéo ở đâu được nữa.
Đó, còn cái tụ điểm của chúng ta mà nó không chặt, thì sáu con vật này nó lôi nó kéo, nó làm cho văng cái cây cọc đi, thì con nào mạnh con nấy nó kéo đi theo cái hướng của nó.
Muốn bám chặt vào tụ điểm, phải Như Lý Tác Ý:
Đúng như cái lời của Phật dạy là phải Như Lý Tác Ý, thì cái câu trạch pháp của Thầy để giúp cho thầy Thiện Thuận theo cái câu này mà tu tập.
Nếu mà cái tụ điểm chưa có bám chặt được, thì nên tạo lại cái tụ điểm cho chặt. Nghĩa là phải tạo cho chặt, tâm bám cho thật chặt ở trên một cái điểm, không được lúc điểm chỗ này, lúc điểm chỗ khác thì cái tâm nó theo cái điểm di động đó mà nó dễ tác động ra ngoài, nó dễ chạy đi. Còn một cái chỗ, sau đó nó quen rồi nó nằm im đó thì nó không có tác động ra ngoài.
Cho nên chúng ta dùng cái pháp hướng mà chúng ta nhắc cái tâm thì chúng ta sẽ đạt được cái kết quả. Đây là câu trạch pháp:
“Nhĩ thức phải bám chặt tụ điểm, không được nghe ra ngoài, phải nghe hơi thở, phải nghe động dụng trong thân!”
Đó mình bắt nó gom vô à, chớ không có được cho nó chạy ra ngoài. Thì câu trạch pháp này thì thầy Thiện Thuận nhớ về dùng thử coi nó có đúng với cái đặc tướng của mình không. Nếu nó đúng thì nó rất hiệu quả.
Mà nếu nó chưa đúng thì nó còn nghe âm thanh, thì mình tìm cách để cho nó phù hợp với cái đặc tướng của mình, thì mình cũng phải dùng cái “nhĩ thức” hay là cái “ý thức” của mình. “Ý thức” thì nó có cái sự điều khiển, coi như là nó chung ở trong cái đó, hay hoặc là dùng một cái “tâm thức” là nó chung cho sáu cái thức của mình.
Thì cái đó là tùy theo cái đặc tướng mà đặt cái tên cho nó đúng nó, để chúng ta kêu nó thì nó sẽ quay trở lại. Còn nếu mà chúng ta đặt sai cái tên nó, chúng ta kêu nó, nó không quay đâu. Nó phải đúng.
Đó thì như vậy là qua cái phần mà trả lời cho thầy Thiện Thuận đến đây là xong. Bây giờ Thầy nghỉ chút.
(40:58) Hôm nay Thầy nhắc thêm cái phần này nữa là vì trên bước đường tu hành chúng ta cũng rất là có nhiều cái khó khăn.
Là vì qua một cái đặc tướng của mọi người, cho nên khi mà chúng ta tu một mình, nhiều khi chúng ta xét qua cái đặc tướng của mình nó không có đủ cái kinh nghiệm mà xét, cho nên cần phải có một bậc thầy có kinh nghiệm, rồi người ta theo dõi cái đặc tướng của mình mà người ta hướng dẫn thì nó rất dễ.
Do cái bài kinh Khu Rừng ở trong Trung Bộ thì Phật dạy - như trước thì Đức Phật đã dạy chúng ta tìm cái cái chỗ ở đó để mà chúng ta tu tập cho được. Rồi sau đây, bây giờ cái bài này nó cũng là bài Khu rừng mà kế tiếp, khi mà chọn được cái chỗ ở rồi thì chúng ta phải chọn một vị thầy.
Một cái vị thầy thì cái người đó nó phải có những cái kinh nghiệm của bản thân của mình tu tập, và cái người đó cũng có cái kinh nghiệm mà xét qua được cái đặc tướng của mọi con người, để tùy theo cái đặc tướng của họ mà giúp đỡ họ trên con đường tu tập để đạt đến cái chỗ cứu cánh giải thoát theo cái đường của Đạo Phật.
(42:02) Bởi vì Đức Phật đã nhận thấy vì con người có những cái đặc tướng riêng cho nên rất khó mà đi chung vào một cái sự tu tập có một cái pháp. Tuy rằng cái đại khái của cái pháp thì chung, nhưng mà cái sự thực hành đó nó phải tùy theo cái đặc tướng của mọi người, cho nên nó linh động và khéo léo.
Vì vậy mà Phật nói thiện xảo và khéo tác ý - khéo thiện xảo, khéo tác ý. Thiện xảo là mình phải tùy theo, khéo tác ý là cũng mình phải tùy theo cái đặc tướng, chớ còn bắt buộc người nào cũng trạch pháp một câu đó, rồi người nào cũng áp dụng câu đó thì nó không có hiệu quả.
Nó hiệu quả có người này mà không hiệu quả với người khác, cũng như một cái tên đó gọi nó hiệu quả của người này, mà lại cái tên đó gọi cho cái tâm người kia thì nó không hiệu quả.
Đó, cho nên vì vậy mà mỗi đặc tướng của cái con người nó có khác, rất là khó trên bước cái đường tu theo đạo Phật là vì cái chỗ đặc tướng.
Là vì cái sự sai khác đó mà không thể nào đặt thành một cái công thức cố định để hàng loạt mà chúng ta ra từng loạt nó giống nhau được. Nó phải chênh lệch, nó phải sai khác, nó phải ngắn, phải dài, phải tùy theo cái người đó, cái đặc tướng người đó mà cái câu trạch pháp nó phải tùy theo đó mà nó thể hiện, thì cái kết quả tu hành nó mới có.
Do như vậy mà Đức Phật giảng là bảo chúng ta tìm cái nơi để yên ổn được tu tốt, rồi kế đó tìm một bậc thầy.
Này các thầy Tỳ Kheo, các thầy sống tại một làng nào, một thị trấn nào, một đô thị nào, một quốc độ nào, một quốc gia nào, hay sống gần một người nào…
Nghĩa là trong một cái quốc gia, trong một cái quốc độ nào đó, trong một cái làng nào đó, một cái xã nào đó, một cái đô thị nào đó, thì phải tìm một cái người ở tại đó đó - chớ không phải là mình đến đó rồi mình muốn tu chỗ nào đó mình tu, không phải đâu, mình phải tìm ở tại đó coi có cái người nào không.
Mà cái người đó mà tâm họ chưa được an trú thì họ lại được an trú, tâm họ chưa được yên tĩnh thì họ lại được yên tĩnh, tất cả những cái tâm chưa hết lậu hoặc là được hết lậu hoặc, vô thượng tâm an ổn, và họ đã đạt được hoàn toàn sạch hết các lậu hoặc, thì cái nơi đó, cái ông thầy đó mà làm được như vậy thì mình sẽ theo đó mà mình nương vào cái ông thầy đó.
Còn ở đó, cái người đó họ sống tại một cái làng, cái xã, cái quốc độ đó, mà có một ông thầy, mà mình đến đó cái tâm mình nó chưa được an trú mà bây giờ nó cũng chưa được an trú, cái tâm của mình nó chưa được hết lậu hoặc mà bây giờ nó cũng chưa hết lậu hoặc, cái tâm mình nó chưa định tĩnh được mà mình bây giờ cũng chưa được định tĩnh, ở gần với ông thầy đó mà có những đồ ăn khất thực cũng rất là khó kiếm chớ không phải được dễ.
Nghĩa là cái chỗ mà thân tâm giải thoát của mình tu tập thì nó chẳng được, mà đồ ăn lại - thực phẩm về y phục hay thuốc thang, để mà cái đời sống cho cái người xuất gia vừa đủ mà lại kiếm một cách rất khó khăn, thì Đức Phật dạy:
(45:06) Các thầy cần phải đi ngay trong đêm ấy hay là ngày ấy.
Nghĩa là phải đi ngay.
Phải bỏ ngay người ấy mà đi, không cần phải xin phép, không cần phải sống sát người ấy nữa.
Đức Phật nói: Khi mình đến một cái chỗ trụ xứ nào đó, cái làng đó, cái xã đó, cái đô thị đó, mình tìm một cái vị thầy, rồi cái vị thầy đó, mình với vị thầy đó ở chung nhau, mà vị thầy đó tu tập mà dạy mình tu tập, tâm họ cũng không được an trú, mình không được an trú, tâm chưa được định tĩnh nó cũng chưa được tĩnh, tâm vô lậu nó cũng không được vô lậu, mà ăn uống thì cũng kiếm khó khăn lắm, do đó phải đi ngay liền, trong đêm đó cũng phải bỏ đi chớ đừng nói.
Vừa tới đó mà mình thấy được vậy thì phải bỏ đi ngay thôi, không có còn ở đó nữa với vị thầy đó nữa. Nghĩa là không có cần sống sát với vị thầy đó nữa, mà khỏi cần xin phép nữa. Đức Phật nói trong này: Khỏi cần phải xin phép ông ta nữa, đến mà thấy như vậy thì mình bỏ đi.
Này các thầy Tỳ Kheo, các thầy sống gần một người nào…
Đó tức là chúng ta tìm cái quốc độ nào đó, cái nơi nào đó rồi. nhưng mà chúng ta đến đó gặp với ông thầy thì:
*… các niệm chưa được an trú không được an trú, lậu hoặc chưa được đoạn trừ lại không được đoạn trừ, tâm định tĩnh chưa được định tĩnh, những vật dụng cần thiết kiếm được một cách dễ dàng*.
Nghĩa là ở đây với ông thầy đó thì cái tâm tu hành nó chưa được định tĩnh, nó chưa được vô lậu, mà đồ ăn thực phẩm thì kiếm được rất dễ dàng.
Nhưng…
Thì các thầy phải suy nghĩ:
… ta xuất gia tu hành, từ bỏ gia đình, sống không gia đình… không phải vì y phục, đồ ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì dược phẩm trị bệnh.
Ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú mà không được an trú, vô thượng an ổn không được an ổn khỏi các ách phược, vô lậu chưa hoàn toàn chấm dứt mà cũng không được chấm dứt…
Thì do đó dù là thực phẩm, đồ ăn này kia có đầy đủ thì:
… ta cũng phải từ bỏ mà đi, không cần xin phép, không cần sống sát bên người đó nữa.
Mặc dù ở đó là rất sung sướng, rất đầy đủ, mà nhất định là - tâm mà không được an trú, không được định tĩnh thì chúng ta phải bỏ đi, không được ở với người đó.
Đó thì Đức Phật khuyên chúng ta là khi mà dù ở đó có ăn uống đầy đủ, có đời sống chúng ta rất là tiện nghi đi nữa mà tu hành mà chẳng ra gì đó, thì chúng ta cũng nên bỏ đi.
Bởi vì vốn Đức Phật bảo suy nghĩ mà: Chúng ta từ bỏ gia đình, không gia đình, sống một cách rất cực khổ thế này, mà rồi đến đó để cầu ăn uống thì thôi ở gia đình mình ăn uống có phải khỏe hơn không, đi làm gì cho nó cực? Đó, đó là cái ý của Đức Phật khuyên.
(48:03) Này các thầy Tỳ Kheo, ta sống gần một người nào, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm không định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được đoạn trừ được đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, và những vật cần thiết cho đời sống của người xuất gia cần phải sắm đủ như đồ ăn khất thực, sàng tọa… kiếm được một cách khó khăn.
Này các thầy Tỳ Kheo, các thầy cần phải suy nghĩ: Ta sống gần người này, cần phải theo sát người này, không được bỏ đi.
Nghĩa là ta cầu cái pháp giải thoát chớ không phải cầu ăn uống mà ta bỏ gia đình, vì vậy mà sống gần cái người này ta thấy có được cái sự lợi ích của các pháp, cho nên ta luôn luôn bám sát người này, không có được bỏ người này đi, mặc dù ở đó đồ ăn, đồ uống này rất khắc khổ.
Chúng ta có thể ăn lá cây mà sống, có thể sống bằng rễ cây, bằng củ rạng, củ mài trong rừng mà sống, nhưng chúng ta thấy cái sự tu tập nó có kết quả, nó có hiệu quả, thì chúng ta không có nên bỏ cái người này mà đi, mà cũng không nên bỏ cái trụ xứ đó mà đi.
Kế đó Đức Phật lại khuyên chúng ta lần cuối cùng:
Này các thầy Tỳ Kheo, các thầy sống gần một người nào, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được đoạn trừ hoàn toàn nay đã được đoạn trừ hoàn toàn, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được đạt thành nay đã được đạt thành, và những vật cần thiết cho đời sống xuất gia kiếm một cách dễ dàng.
Đó ở đây nó vừa là tu tập tốt mà vừa lại có đời sống đầy đủ, những cái tiện nghi vừa đủ cho một người xuất gia, cơm ngày một bữa, ăn mà khỏi cần phải ăn lá cây rừng, ăn củ rừng, thì đó là Đức Phật khuyên:
Các thầy phải trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dù cho có bị xua đuổi cũng không được bỏ đi.
Đó, bây giờ thí dụ như mình gần cái người đó nè, cơm ngày một bữa đủ sống cho cái đời sống xuất gia, y áo của mình cũng ấm đầy đủ không có gì thiếu hụt hết, mà cũng rất dễ dàng tìm kiếm chớ không phải là khó khăn như những chỗ đó, mà bây giờ tu hành lại được an ổn, thì bây giờ dù có xua đuổi cách gì cũng không có được bỏ ông thầy đó hết. Đó, không có được bỏ ông thầy đó.
Cho nên Đức Phật dạy trong cái bài Khu Rừng nó có một ý nghĩa là chúng ta phải tìm một cái nơi - thứ nhất. Thứ hai chúng ta phải tìm một bậc thầy, mà khi đã tìm được bậc thầy xứng đáng rồi thì chúng ta không được rời, dù là bất cứ một cái hoàn cảnh nào, thì như vậy là con đường giải thoát chúng ta mới đến nơi đến chốn được. Còn nếu không thì khó mà đến nơi đến chốn.
(50:40) Bây giờ chúng ta tiếp tục cái giáo án mà học về cái giới bổn. Bây giờ chúng ta tiếp tục cái giáo án mà Thầy đã giảng vừa qua.
Quý thầy suy ngẫm: Người tu sĩ đã xuất gia thì ở trên cái thế gian này đâu có còn thích hội họp, đâu có còn thích ăn uống, đâu có còn thích áo quần lượt là, vải gói, cho nên vì vậy người tu sĩ thì phải đi lượm những cái vải gói của thây ma thì còn gì gọi là cái nhu cầu của người đó mà gọi là “cái nhu cầu”?
Nghĩa là cái người mà xuất gia người ta tu theo đạo Phật, thì người ta - ngày xưa Đức Phật còn đi lượm cái vải thây ma gọi là y phấn tảo, cho nên lấy những cái vải đó mà kết lại thành cái y mình mặc, thì bây giờ cái nhu cầu mà cần thiết của cái vị đó đâu còn nữa, đâu có còn gì mà gọi là cái nhu cầu cần thiết?
(52:01) Mà ở trên này thì phải nói là mình có tiền mình mới mua cái này cái kia để cho nó đúng cái nhu cầu cần thiết của mình. Cho nên cái người mà xuất gia theo Đạo Phật rồi thì cái nhu cầu cần thiết của họ nó không còn có nữa.
Nghĩa là họ có cái gì là họ sẽ sử dụng cái nấy cho cuộc sống của mình mà thôi, còn không có thì họ phải tri túc thiểu dục, tức là cái không có mà trong khi đó họ phải tri túc, ít muốn. Nghĩa là lúc bấy giờ mà chúng ta không có chúng ta mới muốn chớ, cho nên muốn tức là nhu cầu, mà không muốn thì đâu còn cái nhu cầu?
Do chúng ta hiểu cái chữ tri túc thiểu dục, nếu bây giờ Thầy có như thế này Thầy nói là Thầy tri túc thiểu dục, nhưng mai mốt nó không có cái này thì Thầy nói hết tri túc thiểu dục rồi sao? Tri túc nó theo từng cái cấp độ của nó.
Bây giờ một cái người, một vị tăng có đầy đủ y áo rất là đầy đủ, cơm ăn áo mặc đầy đủ, nhưng vị đó không có đòi hỏi hơn nữa thì cũng gọi là tri túc. Nhưng vị đó bây giờ nó trong cảnh khó khăn, cơm thì ngày có ngày không, y áo thì rách bươi hết, có khi phải chịu lạnh lẽo, do đó thì cái vị đó cũng phải tri túc theo cái hoàn cảnh đó chớ, chớ đâu đòi hỏi mà như cái hoàn cảnh lúc mà mình ở ngoài thành phố đâu!
Cũng như bây giờ mình vào rừng mình ở rồi, thì bắt đầu mình ăn lá cây rồi, thì mình thiểu dục tri túc ở trong cái môi trường của rừng rú, thì ăn lá cây sống mình vẫn thấy an nhiên.
Còn bây giờ mình ở trong đó mình nói cái nhu cầu cần thiết ở đây nó không có như ở thành phố hồi trước, vì vậy đó, bây giờ mình làm sao cho có được cái nhu cầu cần thiết đó như vậy nó vừa đủ để cho ấm áp, chớ giờ đây nó thiếu quá chừng, nó lạnh lẽo, hay hoặc là đau bệnh không có thuốc thang ở trong rừng núi, do vì vậy đó cái nhu cầu cần thiết đó nó không thể sử dụng ở một vị tu sĩ theo đạo Phật được.
Bởi vì cái hạnh tri túc thiểu dục của Ngài, của các vị tu sĩ này luôn luôn nó đi theo cái đời sống của nó. Nó tới đâu thì nó thiểu dục tới đó. Nó có thì nó cũng thiểu dục tri túc, mà nó không có thì nó cũng thiểu dục tri túc. Nghĩa là nó không đòi hơn cái chỗ nó có. Còn nếu mà cái không có mà mình đòi hơn tức là cái đó không còn gọi là thiểu dục tri túc.
Hiểu được chữ thiểu dục tri túc - cũng như bây giờ hôm nay chúng ta có ngày một bữa cơm chúng ta ăn, ngày mai chúng ta có cháo chúng ta ăn, chúng ta đòi hỏi: “Bây giờ cái nhu cầu tui phải ăn cơm, chớ ăn cháo vầy tui sống không có được” - thì cái người đó không phải là thiểu dục tri túc.
Mà cái người đó đó, còn đòi hỏi ở chỗ nhu cầu của ngày hôm qua. Ngày hôm nay ăn cháo mà ngày hôm qua ăn cơm, mà đòi hỏi ngày hôm nay phải ăn cơm thì tức là cái người đó không phải thiểu dục tri túc. Mà thiểu dục tri túc, ngày hôm qua chúng ta ăn cơm… (Mất tiếng)
(54:38) Tiếp tục học.
Bởi vậy cái hạnh tri túc nó phải từng cái cuộc sống của chúng ta nó phải phù hợp, mà nó phù hợp thì cái nhu cầu mà gọi là cần thiết cho một cái vị tu sĩ thì nó ba y một bát. Mà giờ ba y một bát đó mà nếu mà chúng ta không có đủ thì cái người mà thiểu dục tri túc vẫn thấy biết đủ.
Chớ nếu mình biết cho nó bằng như cái ba y một bát của mình, thí dụ như bây giờ nó lỡ là mình có ba y, mà bây giờ nó đã lỡ nó rách nát hết một cái rồi, thì bắt đầu bây giờ chúng ta cũng biết tri túc thiểu dục ngay lúc bây giờ chớ chúng ta cũng không có đòi hỏi nữa.
Nhưng mà khi mà có đủ cái duyên mà gặp cái người cư sĩ thì chúng ta xin: “Bây giờ thầy đã có một cái y đó đã rách nát mà thầy không còn sử dụng được, xin cư sĩ cúng dường cho thầy một cái chiếc y!” - thì họ sẵn sàng cúng dường. Nhưng mà chúng ta không đòi hỏi hơn cái mức mà thiểu dục tri túc của ba y một bát.
Đó, chúng ta phải lấy cái cơ bản đó. Chớ còn nếu mà chúng ta nói cái nhu cầu cần thiết thì cái nhu cầu cần thiết của chúng ta, bây giờ cái người nhà giàu, bây giờ cái nhu cầu cần thiết họ nó đến cái mức độ nào thì họ cũng đòi hỏi theo cái nhu cầu cần thiết của họ, thì biết cái nhu cầu cần thiết như thế nào?
Mà trong cái giới luật hiện hành mà chúng ta đã đọc trong cái giới bổn chúng ta thấy, thì cái vị tu sĩ mà phải đòi hỏi cái chỗ mà nhu cầu cần thiết, thí dụ như bây giờ như Thầy đã giảng: Một cái ông nhà giàu đó, họ giàu có, mà họ làm sao họ có bán được cái siêu thị đủ thứ đâu, cho nên họ làm sao họ cúng dường mình cho đủ cái nhu cầu cần thiết của mình được?
Đó. Cho nên vì vậy mà chúng ta phải căn cứ vào ba y một bát là tối thiểu của một cái người tu sĩ, mà dưới ba y một bát chúng ta vẫn thấy thiểu dục tri túc thì nó mới đúng. Còn bây giờ chúng ta lại đòi hỏi cái nhu cầu cần thiết hơn cái ba y một bát thì nó không đúng rồi.
Như vậy chúng ta mới hiểu được cái chỗ mà - cái người tu sĩ của chúng ta nó có cái khó cái chỗ mà giữ được cái hạnh thiểu dục tri túc.
Chỉ có những kẻ còn mang đầy tâm tham muốn, mới đòi hỏi nhu cầu cần thiết của thế gian.
Mà cái nhu cầu cần thiết của thế gian, biết chừng nào là cho đủ cái nhu cầu cần thiết của thế gian? Chúng ta suy coi, một cái người thế gian mà họ ai cũng đòi hỏi cái nhu cầu cần thiết của họ chớ gì?
Bây giờ chúng ta có một cái nhà ngói rồi, thì cái nhu cầu cần thiết của cái nhà ngói mà nếu mà chúng ta thiểu dục tri túc thì chúng ta cũng thấy biết đủ rồi.
Nhưng mà cái người đó đòi hỏi cái nhu cầu cần thiết: “Tui phải tiện nghi hơn cái nhà này, cho nên tui giờ phải cất cái nhà lầu hoặc là cái villa cà, chớ còn cái nhà này nó chưa có đủ cái nhu cầu cần thiết của tui, đời sống tui nó phải hơn nữa à!” Do đó cái nhu cầu mà đòi hỏi thì không thể nào mà gọi là nó đúng được.
Cho nên vì vậy mà trong giới luật nói rằng cái nhu cầu cần thiết - họ cứ nghĩ rằng nhu cầu cần thiết cho một cái người tu sĩ là nó phải ở cái mực nào, mà không có căn cứ vào cái mực nào thì nói cái nhu cầu cần thiết đó thì nó như là bằng thừa.
Còn bây giờ chúng ta phải căn cứ vào cái nhu cầu cần thiết của người tu sĩ đủ, thì bây giờ đó, thì chúng ta phải ba y một bát, ngày thì một bữa chớ không được đòi hơn cái bữa nữa. Mà đòi hơn thì tức là chúng ta đòi theo cái nhu cầu của thế gian rồi chớ không phải là nhu cầu của người tu sĩ.
Mà bây giờ nó dưới cái mực ba y một bát, bữa nay có cơm mà ngày mai không có cơm, thì chúng ta là người thiểu dục ít muốn cho nên nó có thì chúng ta cũng vui mà không có chúng ta cũng vui, vì chúng ta là người giữ hạnh thiểu dục tri túc.
(57:54) Người ta viện lý do Tam Bảo có thể tiếp thọ, người khác có thể tiếp thọ, cho đến vị tu sĩ cũng phải có tiếp thọ.
Nghĩa là Tam Bảo thì cũng phải tiếp thọ, như Tam Bảo tiếp thọ thì phải chùa to tháp lớn, rồi cái người khác thì người ta cũng phải tiếp thọ Phật pháp, vì vậy cho nên nó phải cần hỏi kinh sách hay hỏi thế này thế kia. Và vị tu sĩ nó cũng cần phải có sự tiếp thọ, như bây giờ tiếp thọ như thế nào? Phải có cơm ăn, phải có áo mặc, phải có cái này kia, thì có những cái sự tiếp thọ.
Nhưng mà sự tiếp thọ ở trong cái hạnh tri túc thiểu dục chớ không phải tiếp thọ theo cái nhu cầu đòi hỏi của mỗi cá nhân, của mỗi cái sự sống, thì như vậy là không đúng.
Nhưng mà trong giới luật thì nó đưa ra những cái này để mà nó đòi hỏi cái nhu cầu, nhưng mà lại cái nhu cầu đó nó không có cái ranh giới, cho nên Thầy thấy những cái đòi hỏi của giới bổn như vậy là nó đi vào cái hướng phá giới.
Cho nên ở đây Thầy muốn nêu lên để chúng ta thấy rằng những cái danh từ này, nhiều khi chúng ta sẽ bị gạt. Bị gạt mà chúng ta thấy cái nhu cầu cần thiết của người tu sĩ phải vậy, vậy, chứ nếu thiếu nữa thì không thể tu được.
Mà mình chấp nhận là đời sống tu sĩ rồi thì mình còn thấy cái gì là thiếu nữa? Bởi vì chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta đây là nó tạm bợ, nó không thật, cái thân thì nó vô thường, nó khổ, và bây giờ có giàu sang cách mấy đi, làm như vua chúa đi nữa nó cũng là khổ.
Mà bây giờ có nghèo đến đâu thì cái mực khổ nó cũng như vậy chớ không thể nào… Tại vì chúng ta chưa biết giữ cái tâm của mình thiểu dục tri túc, cho nên vì vậy mà mình thấy khổ. Chớ còn mình biết giữ thiểu dục tri túc thì chắc chắn là mình hết khổ rồi.
Tam Bảo tiếp thọ cái gì?
Tam Bảo tiếp thọ - không phải tiếp thọ chùa cao rộng lớn, không phải tiếp thọ chuông đồng, chuông vàng, Phật tượng đồng, Phật tượng vàng mà Tam Bảo tiếp thọ hiện bằng giới hạnh, giới đức, giới tuệ.
Nghĩa là chùa tranh vách lá đơn sơ, nó cái hình thức của một cái hạnh của một người tu, và cái chùa mà như vậy người ta mới thấy quý trọng hơn là một cái chùa mà cao sang như cái dinh thự của các vua chúa. Cho nên vì vậy đó mình phải thấy rằng Tam Bảo phải tiếp thọ cho đúng cách của nó.
Cái đằng này, tượng thì tượng bằng vàng, bằng đồng, bằng những cái chất mà có giá trị, có thể nói rằng bằng những cái thứ vô giá nữa, đó là những cái mà chúng ta thấy hiện giờ ở trên cái thế gian này đều là nhan nhản những cái điều đó. Đó là người ta quý trọng cái chỗ quý báu, coi rằng như là nhờ những cái này mà duy trì được cái mạng mạch cái Phật pháp, hiện tiền của Phật pháp.
(01:00:31) Chúng ta cũng chấp nhận cái điều này chớ không phải chúng ta không chấp nhận. Nhưng chúng ta phải suy xét: Những tượng vàng, tượng đồng này, những cái chùa mà tháp vàng, tháp đồng này, mà cao vút, mà kiên cố, mà vĩ đại, mà người ta gọi là những kỳ quan của thế giới, thì chúng ta lại thấy rằng nhìn ở trong những cái ngôi chùa đó đó, những nơi mà tôn giáo của Phật giáo như vậy đó, thì biết bao nhiêu là mồ hôi nước mắt của cái người dân không, của chúng sanh không? Biết bao nhiêu là cái công lao của người ta mà xây dựng, cất lên những cái kỳ quan đó không?
Nhưng mà cái người dân lúc bấy giờ họ có muốn không? Chắc chắn là họ không muốn đâu. Họ muốn cho họ hạnh phúc trong gia đình chớ ai muốn đi làm sưu, làm thuê, bắt sưu cao thuế nặng như vậy để mà đóng góp làm như vậy, để mà trở nên như vậy.
Lúc bấy giờ những cái ngôi chùa mà vĩ đại như vậy đó thì cả mồ hôi nước mắt của nhân dân, của cái nước đó. Nhà vua bắt buộc họ, họ là dân thì họ phải nghe theo chớ họ dám à, dám thì chống lại, ở tù, bị giết sao? Cho nên họ phải đem cả cái thân mạng của họ sống chết để mà lo, biết bao nhiêu người chết ở trên những cái công trình vĩ đại đó không?
Chúng ta nghe cái Vạn Lý Trường Thành là một kỳ quan của thế giới hiện giờ, thì chúng ta đọc lại cái lịch sử của Tần Thủy Hoàng thì chúng ta vẫn thấy biết rằng biết bao nhiêu người mà chết ở trên cái Vạn Lý Trường Thành!
Đó. Còn những cái chùa mà cao, đẹp, tốt như những cái nước mà có những cái kỳ quan mà do - như chùa Vàng, chùa Bạc đó, mà ở trên Campuchia hoặc là Thái Lan đó, thì chúng ta thấy rằng những cái ngôi chùa đó cũng là mồ hôi nước mắt của dân tộc ở đó đổ vô đó biết bao nhiêu không? Biết bao nhiêu là cái sự đau khổ của họ không?
Nhưng vì những nhà vua bấy giờ tôn sùng Phật giáo đến cái mức độ mà không thấy rằng trong cái mái chùa tranh vách lá đó nó tượng trưng nói lên được cái giới hạnh, giới đức của nó, cái giới tuệ của nó, mà nó không làm đau khổ cho một người nào.
Bởi vì mục đích của đạo Phật ra đời là không làm khổ mình, không làm khổ người, thế mà người ta tập trung vào những cái vĩ đại đó, để cho mãi mãi đời sau ca ngợi là công trình vĩ đại của người, nhưng mà trái lại để nỗi đau khổ, vì Phật giáo - vì Tam Bảo, vì Phật Bảo mà người ta để lại những sự đau khổ muôn đời, muôn kiếp.
Nhớ đến, nhìn thấy cái công trình vĩ đại, kiến trúc của người xưa mà vì tôn giáo như vậy thì nó không đúng cái lòng từ bi của Đức Phật chút nào hết. Nếu phỏng chừng ông Phật lúc bấy giờ còn tại thế mà nhìn thấy mọi người phải sưu cao thuế nặng để đóng góp, xây dựng những ngôi chùa như vậy, chắc ông Phật đến đó mà ổng xin rằng đừng có làm cái điều đó, vì đạo Phật không thể thực hiện được cái điều đau khổ đó.
(01:03:15) Cho nên chúng ta thấy rằng người ta nói vì Tam Bảo tiếp thọ, thì người ta nghĩ rằng phải tiếp thọ những cái gì mà để đời đời kiếp kiếp, nhưng chúng ta phải để những cái gì? Bằng những cái hạnh, bằng những cái đức, bằng những cái tuệ của nó, để làm cho những cái nét đó nó đơn sơ, nó làm cho người ta thấy được cái chỗ an vui cho mọi người ở trên thế gian này, thì đó là mới đúng.
Cho nên ở đây người ta dùng những cái này để mà dùng những cái danh từ là Tam Bảo tiếp thọ nè, thì phải tiếp thọ cái gì? Phải tiếp thọ sao cho nó trường cửu. Nhưng nó trường cửu bằng những cái đau khổ của mọi người, mọi chúng sanh thì cái trường cửu đó nó đi ngược lại với cái tinh thần từ bi của đạo Phật, nó không đúng cách.
Còn người khác tiếp thọ là tiếp thọ buông xả.
Nghĩa là mọi người mà đến với đạo Phật là người ta tiếp thọ là tiếp thọ cái gì? Tiếp thọ buông xả.
Còn tu sĩ thì tiếp thọ cái gì? Tiếp thọ tri túc thiểu dục.
Đó. Cái người cư sĩ, cái người mà theo đạo Phật mà đến với đạo Phật để tiếp thọ cái Phật pháp là tiếp thọ buông xả, vì có buông xả chúng ta mới có được an vui hạnh phúc. Nếu mà không buông xả thì làm sao chúng ta có được cuộc sống an vui?
Còn tu sĩ thì tiếp thọ gì? Chúng ta phải tiếp thọ tri túc thiểu dục, như vậy mới là ly dục, ly bất thiện pháp được, chớ còn không tiếp thọ tri túc thiểu dục thì không bao giờ mà chúng ta có thể ly dục, ly bất thiện pháp được .
Nên trên nguyên tắc của đạo Phật không cho tự thọ, tự cất chứa.
Những cái vật tiền bạc hay hoặc là tất cả những vật chất, nghĩa là không có cho chúng ta tự thọ bằng cách này bằng cách khác của mọi vật chất của thế gian.
Vì không được tự thọ, không được cất chứa nên hàng tu sĩ chạy theo dục lạc thế gian mới chế ra một thứ pháp thiết tịnh.
Đó bắt đầu bây giờ, chúng ta vì cái giới luật của Phật nó hạn chế mà không được:
Không được tự thọ, không được tự cất chứa nên hàng tu sĩ chạy theo dục lạc thế gian mới chế ra một thứ pháp gọi là thiết tịnh.
Nghĩa là không có cho mình cất giữ tiền bạc, hay hoặc cái này kia, hay hoặc là làm cái này cái kia, thì bây giờ mới chế ra cái pháp thiết tịnh. Vậy thì cái pháp thiết tịnh này là gì?
“Pháp thiết tịnh là mời một người cư sĩ…
Bởi vì trong giới luật, người tu sĩ mình không có cất giữ tiền bạc, phải không? Mà bây giờ mà cất giữ tiền bạc thì đâu được, cho nên mới mời người cư sĩ:
… đến làm tịnh chủ. Hễ thu nhận được tiền bạc bèn nói là thay người cư sĩ kia thụ nhận:”
Chớ không phải là mình nhận mà người cư sĩ đó nhận.
“Đây là của tịnh chủ chớ không phải của chính của chúng tôi là tu sĩ.”
(01:06:13) Đó thì cái cách thức thiết tịnh là phải mời một người cư sĩ đến, rồi người cư sĩ đó đó, khi mà cái vị thầy đó có nhận thì nói với người cư sĩ đó: “Ông chịu làm cái tịnh chủ để nhận cái số tiền mà Phật tử cúng dường, vì cái giới luật của tui thì tui không có giữ được, không có nắm được tiền bạc.
Vậy thì bây giờ ông chịu làm cái người tịnh chủ để ông giữ giùm cái tiền bạc này. Khi đó muốn cất chùa hay hoặc là chùa hư, hoặc chúng thiếu thang thuốc cái gì đó, thì tui có thì tui mới lấy ra tui mua giúp cho chúng được, chớ còn nếu không thì tui đâu có tiền đâu mà tui tiêu! Còn đi xin Phật tử thì lúc bấy giờ mà gặp trường hợp như vậy thì xin cũng khó khăn.”
Cho nên cái vị thầy đó nói với vị cư sĩ như vậy cũng hợp lý. Cho nên vị cư sĩ này đến làm cái tịnh chủ. Nhưng mà làm cái tịnh chủ này bằng cái hình thức, chớ không phải là cái vị tịnh chủ này cất tiền bạc đâu.
Cái ông thầy cất tiền bạc, nhưng mà cái vị tịnh chủ này chỉ là chứng vậy thôi, rồi vị này về, từ sau về đó thì cái thiết tịnh này thì cái ông thầy đó được cất giữ tiền bạc, vì đương nhiên coi như là cái người cư sĩ này đã nhận cất giữ tiền bạc rồi, nhưng mà chính ông thầy đó cất giữ tiền bạc.
Quý thầy không có nghiên cứu kinh giới chớ Thầy nghiên cứu kinh giới Thầy thấy họ đặt ra nhiều cái nó lạ lùng lắm, nó kỳ cục lắm. Cho nên Thầy mới - Thầy nói thiệt ra thì mấy ông giới sư này họ cũng hay lắm, họ phá giới mà họ cũng đặt chuyện ra cũng giỏi lắm.
Cho nên muốn cất giữ tiền bạc thì kêu người cư sĩ đến làm cái bù nhìn trước cái đã, do đó sau đó mình cứ thu giữ tiền bạc mà không sao hết. Bởi vì coi đương nhiên là có cái ông đó nhận rồi, cho nên vì vậy mà mình có nhận đây là ổng nhận chớ không phải mình. Cái cách thức của họ là như vậy.
“Nhìn thì từ hình thức pháp thiết tịnh này giống như không cần phải có.”
Giống như là không cần phải có cái ông đó. Nghĩa là bây giờ ông đó ông đến ổng chỉ có cái buổi đầu tiên đó ổng nhận như vậy, rồi mình làm lễ cái pháp thiết tịnh này xong rồi thì ông ta về nhà chớ ông ta cũng không biết chùa mình bao nhiêu tiền hết à! Mình cứ ai cúng dường thì mình cứ cất, nhưng mà mình đã làm cái lễ đó rồi thì đương nhiên là coi như ông ta cất chớ mình không có cất.
Đó là một cái hình thức thiệt là Thầy thấy, không biết là Thầy hiểu làm sao không biết! Do đó bây giờ ông thầy ổng cất giữ tiền, ổng muốn mua gì mua chớ còn thiệt ra cư sĩ không có quyền mà chỉ đạo trên cái vấn đề mua hay này kia hết. Đó.
“Nhìn từ cái hình thức pháp thiết tịnh này thì giống như không cần phải có.”
Nghĩa là đâu cần có gì, bây giờ ông thầy ông cất chớ đâu có - ông kia chỉ có buổi lễ đó ổng làm cái lễ vậy thôi, rồi ổng về nhà ổng ngủ ở nhà, ổng không giữ đồng bạc nào của chùa hết à.
Thì bây giờ không có thì mình cất cũng được, có gì đâu, tại vì mình muốn phá giới thì mình cứ phá đi chớ còn mình bày đặt làm chi vậy? Đó là những cái lạ lùng ở trong cái giới luật mà - nghĩa là Thầy không biết là quý thầy có học tới không Thầy không biết, chớ Thầy đọc tới Thầy thấy sao nó kỳ quá!
“Kỳ thật nó có giá trị của sự tuân hành, vì người xuất gia ở trên bản chất tuyệt đối là không được thọ nhận tiền bạc. Nhưng đây cũng là một phương tiện bất đắc dĩ, quyết chẳng nên nhận vì có pháp thiết tịnh mà tham lam không biết chán.”
(01:09:19) Nghĩa là nhờ cái chỗ cái pháp thiết tịnh này, cái lòng tham lam của vị tu sĩ nó không có chán. Bởi vì dù sao đây trong tinh thần mình nghĩ là người ta cất chớ đâu phải mình cất, nhưng mà mình cất giữ cả tủ tiền mà mình vẫn cất giữ không sao hết, vì mình đã thiết tịnh, mình nói với chư Phật rằng: “Tui không có cất giữ tiền đâu, có ông cư sĩ ổng chịu cất giữ rồi!”
Cái đó là làm cái bùa để mà che mắt mấy ông Phật mà, để nói rằng: “Tui giữ gìn giới” chớ đâu có phải gì! Thầy biết là mấy cái ông này khôn lắm! Đó cái cách khôn của ổng đó là thiết cái pháp thiết tịnh như vậy đó.
Bởi vì thấy những cái điều mà sai khác, mà nó lạ ở trong kinh giới như vậy cho nên Thầy mới nêu ra để thấy được cái giả dối của cái người xưa, họ nhiều cách họ giả dối, hết sức giả dối.
Đã mình không cất giữ tiền bạc là mình phải hiểu cái ý nghĩa không cất giữ tiền bạc là mục đích gì? Là mục đích ly dục, ly bất thiện pháp, để cho mình đạt được cái chỗ mà giải thoát, chớ đâu phải là - bởi vì Phật biết cất giữ tiền bạc là nó không giải thoát, nó không ly.
Mà bây giờ mình cứ mình mạo những cái pháp này pháp kia để mình tự cất giữ tiền bạc, thì bắt đầu bây giờ nó có tiền bạc rồi thì cái tâm tham muốn của mình nó phải bừng lên, thì cái lòng dục của mình nó phải muốn chớ làm sao?
Từ cái chùa của mình bây giờ xấu quá mà thấy cái chùa người ta kia tốt hơn, mà bây giờ tiền mình cả đống đây không xài, không đem ra cất là sao? Mình phải cất! Đó là nó từ cái chỗ đó nó tham. Còn bây giờ mình không có đồng nào thì bây giờ chùa ai cất thì cất cái mình kệ, mình không có mình làm sao mình cất?
Và đồng thời mình tu sĩ như vầy mình mở miệng mình xin tiền ai cho được? Mình xin cơm người ta kia còn chưa được mà Phật dạy đâu có xin tiền, bây giờ mình đi xin tiền sao được? Cho nên cuối cùng thì mình ở chòi tranh vách lá, còn người ta thì người ta mạnh miệng, người ta có pháp thiết tịnh đồ người ta đi xin đồ được, chớ còn mình mình đâu có pháp thiết tịnh!
Đó là những điều mà chúng ta thấy trong cái giới bổn mà các tổ thường là luận về giới, hay hoặc là viết ra kinh giới, nó có nhiều cái nêu ra những cái pháp mà chúng ta thấy nó kỳ cục, nó không có đúng cái giới luật của Phật, nó làm cho con người không có ly được dục, ly bất thiện pháp.
“Pháp thiết tịnh có thể cảnh sách người xuất gia chẳng nên tiếp thọ tiền bạc quá nhiều.”
Ở đây, cái người mà luận về cái chỗ mà cất giữ tiền bạc này thì họ muốn nói cái pháp thiết tịnh này làm cho cái người xuất gia nó không có nhận tiền bạc nhiều.
Nhưng mà sự thật ra thì không có thể nào mà nói cái chuyện. Một cái - bây giờ một đồng bạc ông ta nhận rồi thì hai đồng ông ta nhận à. Mà bây giờ một đồng bạc không nhận thì bây giờ bao nhiêu ổng không nhận hết.
Còn bây giờ ổng đã nhận được một đồng, Thầy nói bây giờ ổng nhận được một cắc ổng cất rồi thì ổng sẽ nhận một đồng đó, chắc chắn là nó bắt đầu nó leo thang chớ nó không có đứng ở chỗ đó đâu.
Còn bây giờ chúng ta không nhận thì không thể nào là mình tiếp thọ thêm tiền bạc nữa. Còn nếu mà mình cứ cất giữ, là nó sẽ tiếp tục nó cất giữ và cất giữ càng ngày càng nhiều lên, chớ nó không giảm xuống đâu.
(01:12:09) Cho nên đối với cái pháp thiết tịnh Thầy thấy người ta nói để cho làm chúng ta bớt cái tâm tham, không cất nhiều, nhưng mà sự thật ra nó sẽ cất nhiều chớ không thể nào mà nói. Cái tâm con người nó khó lắm.
Cũng như bây giờ chúng ta nói: “Bây giờ, thôi bây giờ nó mệt mỏi quá, mình bị hôn trầm thôi mình nghỉ một chút cho khỏe đi!” Nhưng mà chính cái luận đó nó khỏe một chút đó chớ ngày mai nó sẽ tăng thêm một chút, cứ ngày tăng thêm chút, thì từ đó mình phá hôn trầm không được. Vì vậy mà lúc bấy giờ chúng ta muốn phá hôn trầm chúng ta phải tìm mọi cách để cho nó đừng có hôn trầm nữa.
Thì cái lòng tham của mình nó cũng y như vậy. Nếu mà hôm nay mình cất giữ một chút thì ngày mai mình cũng sẽ bị thêm nữa chớ không có bớt được.
Cho nên thiết tịnh có nghĩa là ở đây trong giới luật thì nó nói đó là một cái hành động, một cái pháp để làm cho chúng ta cất giữ tiền bạc nhưng mà không cất nhiều, nhưng mà sự thật cái đó là qua cái tâm lý con người thì cái pháp thiết tịnh này nó không có đúng cái lý của - không có hiểu được cái tâm lý con người đâu.
“Vì thế người xuất gia tốt nhất là không nên thọ nhận tiền bạc.”
Đó, bởi vậy cho nên cái người mà xuất gia rồi theo chúng ta nghĩ: Đừng có nên nhận tiền bạc.
“Nhưng nếu có nhu cầu giữa tiền bạc, chi phí thuốc thang lúc bệnh và chi phí sinh hoạt hàng ngày thì tự nhiên không ngại gì dùng pháp thiết tịnh để tiếp thọ tiền bạc.”
Nghĩa là nói ở đây chúng ta thì không có nên cất giữ tiền bạc, nhưng vì những cái nhu cầu thiết yếu như thuốc thang hay hoặc là sinh hoạt hàng ngày tiêu bao nhiêu nhiêu đó thì chúng ta nên cất giữ tiền bạc.
Thì Thầy thấy cái luận cứ như vậy để mà giữa cái cất giữ tiền bạc và cái không cất giữ tiền bạc thì đem cái pháp thiết tịnh này ra để làm cho cái người tu sĩ khỏi bị phạm cái hình thức giới luật. Nhưng mà về cái tâm thì không thể nào mà khỏi là phạm giới luật, bởi vì cái tâm tham của người ta nó chưa phải sạch.
Thậm chí như ông Phật ổng đã sạch cái lòng tham ổng rồi, thì thay vì ổng cất giữ tiền bạc cũng được chớ có gì mà phải vua chúa cất từ cái chòi lá cho cực? Cất giữ tiền bạc rồi đưa ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên bảo: “Bây giờ hai thầy đi ra ngoài chợ này mua một số lá dừa về cất đi, mình đi lại ông vua mình xin cũng cực, rồi rủi ổng có chuyện gì ổng quên đi rồi chư tăng đâu có nhà ở, thôi mình tiền sẵn!”
Nhưng ông Phật ổng đã ly dục rồi, ổng ly bất thiện pháp rồi, bây giờ đưa tiền ông đâu có cất nữa. Bởi vì ổng thấy cái đó là như thế nào đó, cho nên ổng đâu có cất. Tại sao mình không bắt chước ông Phật để rồi mình thiết cái pháp thiết tịnh này để rồi tu sĩ cũng bị kẹt ở trong đó?
Quý thầy nghe qua cái pháp thiết tịnh thì rất có lý nhưng thực tế thì không thể được, vì con người đâu phải là thánh nhân! Đụng tới tiền bạc là có sự cám dỗ, thu hút của nó, mà để bị nó cám dỗ thì biết bao nhiêu tiền bạc là đủ?
Đó, thì như vậy là trong giới luật chúng ta thấy họ luận ra nhiều cái pháp để mà phá giới mà coi như là mình không bị phạm giới.
(01:14:55) “Căn cứ sự quy định trong luật, người xuất gia là nương tựa chúng và sinh hoạt ở trong Tăng đoàn, nhu yếu phẩm trong sinh hoạt của người xuất gia, đều phải do Tăng đoàn sở tại cung cấp. Vì thế thường trụ tự viện có thể tiếp thọ tiền bạc, nhưng cũng bị hạn chế rất là nghiêm khắc.”
Ở đây thì trong các sách giới, các giới bổn thì nói là cái người tu sĩ của chúng ta là mình phải sống ở trong cái Tăng đoàn, mà trong cái nhu yếu phẩm hàng ngày sinh hoạt của người xuất gia thì phải do cái Tăng đoàn đó sử dụng.
Thì như bây giờ chúng ta đang ở trong cái Tu viện nè, chúng ta tu hành nè, thì bây giờ ăn, uống, mặc nè, rồi thuốc thang nè, đều là do cái Tu viện đài thọ, phải không? Chớ bây giờ chúng ta có đi xin người nào đâu.
Nhưng mà sự thật ra thì mình phải biết rằng, nếu mà mình cứ sống thế này thì chắc chắn là… Các thầy thì hiện bây giờ các thầy thấy rằng mình không cất giữ tiền bạc gì hết, không có ai cho gì hết, chỉ ở trong cái Tăng đoàn này cung cấp cho quý thầy thôi, nhưng mà cái người mà lãnh đạo, cái người đó đó phải cất giữ tiền bạc rồi.
Làm sao không cất giữ tiền bạc được? Không cất giữ tiền bạc làm sao hàng ngày mà có bữa cơm cho quý thầy ăn, hàng ngày mà quý thầy áo y mà rách thì làm sao có cung cấp cho quý thầy?
Cho nên ở đây cái lý luận của những giới luật thì nó lý luận là cái trụ thế tăng trụ ở một cái chỗ nào đó, một cái chùa nào đó, thì cái sinh hoạt nó phải có một cái sự tiếp thu tiền bạc hoặc thế này thế khác để cho cái nhu cầu cần thiết cho chư tăng nó được cung cấp đầy đủ cho cái bước đường tu tập của nó.
Nhưng mà không ngờ khi một vị thầy mà đã cất giữ tiền bạc rồi thì cái đám học trò này: “Thầy đã cất giữ tiền bạc được thì chúng con cũng cất giữ được chớ sao? Không lẽ bây giờ Thầy cất giữ mà không cho chúng con?”
(01:16:44) Thì như vậy chẳng hạn bây giờ Thầy nói Thầy là giảng này kia Thầy ăn ba bữa, mấy con tu hành không có giảng mệt như Thầy thì ăn một bữa, thì chúng chịu không? Đâu có cái lý do đó được! Bởi vì Thầy sao thì học trò như vậy.
Vì vậy mà trong cái thời Đức Phật, Đức Phật đâu có cất giữ tiền bạc, cho nên chúng đâu có nói Đức Phật được. Mà Đức Phật đâu có ăn phi thời, cho nên chúng không có nói được. Phỏng chừng bây giờ chúng ta có một ông thầy nào đó mà ăn phi thời thì bảo chúng ta ăn một bữa thì chúng ta có chịu không? Chắc chắn là chúng ta không chịu đâu! Đó là những cái…
Mà bây giờ chúng ta trụ một cái nơi nào đó thì cũng như Đức Phật mà di chuyển đến một cái trụ xứ nào đó, thì Đức Phật cũng ở tầm một tháng, hai tháng, ba tháng, tức là trong cái mùa an cư kiết hạ, thì trong mùa an cư kiết hạ đó, thì Đức Phật cũng phải xin cư sĩ người ta cung cấp cho mình hàng ngày là bao nhiêu cái thực phẩm để cho một số chư tăng đó mà sống trong ba tháng. Thì tức là hàng ngày cư sĩ đó họ đến hay hoặc là họ giao cho ở đó có một cái người cư sĩ nào lo lắng.
Cũng như cái ông cư sĩ trưởng giả nào đó, ổng đâu có đến ông nấu cơm, ổng vô giao cho mấy thằng tỉ tất của ổng hay mấy đầy tớ ổng đến đó nấu cơm, để mà hàng ngày chư tăng phải đến đó để mà lãnh cơm về ăn. Hay hoặc là trong mùa an cư thì phải chở cơm gạo đến đó để mà cho chư tăng ở đó ăn ở trong mùa an cư mà không ra các cái giới đàn, giới tràng.
Đó, thì quý thầy thấy cái tổ chức nó phải có một cái tổ chức hẳn hòi.
(01:18:05) Còn như bây giờ đứng ở trong cái góc độ của Thầy bây giờ thì Thầy không cất giữ tiền bạc thật, nhưng mà dù sao đi nữa thì giao cho cô Út là một người cư sĩ đi nữa, nhưng mà cô Út cũng phải chi phí cũng phải dưới cái quyền của Thầy chớ, bây giờ chi cái gì cũng phải hỏi Thầy chứ, để không chi tầm bậy làm sao? Là như vậy Thầy cũng còn dính kẹt rồi.
Đó là một cái điều mà Thầy thấy Thầy chưa có đứng ở đúng cái cách thức của một vị tu sĩ trong cái thời Đức Phật. Cho nên bây giờ Thầy ba y một bát Thầy ra đi từ chỗ này đến chỗ khác, ai muốn theo Thầy thì sống cứ đi xin như Thầy vậy đó sống, còn chớ Thầy không có đi xin cho ăn nữa đâu.
Đó Thầy làm như vậy đó. Ai giỏi thì đến cái Thầy ở chỗ xóm đó thì bắt đầu cứ theo Thầy, rồi tới giờ Thầy cũng đi xin, người học trò cũng đi xin, làm giống như Phật vậy đó. Có xin được ăn mà không xin được thì đói chịu, còn Thầy xin được Thầy cũng không cho ăn đâu, bởi vì Thầy xin có đủ Thầy thôi!
Đó, làm như vậy chúng ta mới thấy được cái đời sống của một cái vị tu sĩ, thiểu dục tri túc mà. Ngày hôm đó Thầy xin được, thì học trò xin không được không có nghĩa là Thầy sớt cho cái người học trò ăn đâu, mà Thầy cứ tự nhiên Thầy ăn thôi, còn người học trò phải sống thiểu dục tri túc ngày hôm đó.
Đó, có như vậy là mới thấy được cái sự giải thoát. Chớ còn nếu không thì quý thầy cứ y rằng ngày nào cũng có bữa cơm chắc ăn hết thì cái đó là mình cũng chưa chắc là đã thiểu dục tri túc, vì mình chắc chắn ở trong tâm của mình yên ổn.
Nhưng ở đâu mà có vị chân tu như Thầy đã nói, thì ở đó không bao giờ có chết đói, đi khất thực là có ăn, đi khất thực là có ăn. Tại vì cái phước báo của cái vị đó rất lớn, nó có đủ cái duyên để cho những cái người khác mà theo họ mà đi xin đều là có sống hết, không có đói.
Đó, thì như vậy chúng ta thấy rằng trong giới luật nó có nhiều cái quy định mà nó chế ra những cái pháp nó làm cho cái giới luật của Phật sau này nó bị mất đi, vì vậy mà hình thức tu sĩ của chúng ta hiện giờ mà nó phạm giới, nó sống theo cái kiểu thế gian, thì chúng ta đâu có nên trách họ mà chúng ta hãy thương họ. Đó, thương họ.
“Căn cứ sự quy định trong luật, xuất gia là nương tựa chúng sinh hoạt ở trong Tăng đoàn, nhu yếu phẩm trong sinh hoạt của người xuất gia đều phải do Tăng đoàn sở tại cung cấp.
Vì thế, thường trụ tự viện có thể tiếp thọ tiền bạc, nhưng cũng bị hạn chế rất nghiêm khắc: Tỳ Kheo không được chính tay mình cầm nắm, Sa Di cũng không có thể cầm nắm giữ, chỉ có tịnh nhân Ngũ Giới phụ trách trách nhiệm tiếp thọ, bảo quản. Cho đến…”
Nghĩa là cái “chỉ” ở đây chúng ta thấy chỉ có cái người tịnh nhân là cái người cận sự nam hay cận sự nữ, hay là hoặc là những cái người tịnh nhân mà mới vào tu đó, gọi là cận trụ nam hay là cận trụ nữ đó.
Ở đây giới cư sĩ thì chúng ta có chia làm bốn cái hạng người. Cái hạng người cận trụ, tịnh nhân mà cận trụ là cái người đó là người cư sĩ đang ở trong chùa, thì cái người đó cầm nắm giữ tiền bạc được. Còn cái người cận sự nam, cận sự nữ là cái người đó ở ngoài gia đình, họ đến đây họ cúng dường rồi họ về chớ không có ở đây.
(01:21:12) Còn cận trụ á, cận trụ là ở tại chùa. Cho nên ở chùa chúng ta thấy có những người cư sĩ mà họ tập sự đó, để mà họ lần lượt họ mới xuất gia, họ mới thọ Thập Giới Sa Di, thì cái người đó gọi là tịnh nhân, thì như vậy là chúng ta biết cái người tịnh nhân họ vô đó họ phụ trách cái nhiệm vụ bảo quản, nhận tiền bạc cúng dường này kia.
Vì vậy mà chúng ta thấy, rõ ràng là hầu hết là bắt đầu mà nếu mà giao cho một cái người nào đó thì chúng ta tin cậy giao cho họ, mà không có cái người tịnh nhân như vậy đó thì chúng ta không thể giao cho họ.
Mà ở đời chúng ta thấy, cái lòng tham của cái người khi mà họ tiếp nhận cái tài sản của tu viện, nó lớn lắm, Thầy nói nó chưa có nhỏ đâu, và cái người cận trụ nam hay cận trụ nữ mà quản lý cái tiền bạc đó đó, thì họ sẽ bị đắm.
Bởi vì họ là người mới tập sự, họ bị đắm chìm ở trên cái tiền bạc đó đi, nhiều khi họ ôm đi hết, do đó cuối cùng thì chùa chẳng có đồng gì hết, mà lại làm thêm cái tội nữa.
Cho nên tốt hơn hết là chúng ta phải tổ chức như thế nào để giao cho một cái người cư sĩ họ có cái khả năng họ làm ra tiền bạc, rồi họ tổ chức cho một cái câu lạc bộ hay hoặc một cái tiệm ăn nào đó, rồi họ buôn bán ở trên cái tiệm đó, rồi họ phát tâm cúng dường cho chúng ta một số tu sĩ là 100, 200 người thì hàng ngày chúng ta đến chỗ đó chúng ta xin ăn, thì trong cái giai đoạn hiện tại chúng ta tu tập như vậy là nó có thể là đúng cách.
Còn bây giờ mình ôm bát mình đi xin từng nhà thì nhà nghèo họ cũng cho mà nhà giàu cũng cho. Nhưng mà cái người nghèo họ rất khổ, nhưng mà họ quý trọng Phật pháp, họ quý trọng cái đức hạnh của chúng ta, họ phải nhịn từng bát cơm mà cúng dường ta, thì cái người tu sĩ mà chúng ta đã không làm khổ người, không làm khổ mình mà thấy họ dành dụm từng cái bát cơm để cho mình ăn thì chắc chắn là mình người tu sĩ mình không nỡ tâm đâu.
Cho nên mình thấy có nhiều người nhà giàu rất giàu, họ bây giờ bỏ bạc triệu họ cúng dường mình chẳng bao giờ họ có thể đói, mà cái người nhà nghèo họ bỏ ra bát cơm cho chúng ta ăn thì chiều hôm đó vợ chồng người ta đói.
Thì trong cái thời Đức Phật, có hai vợ chồng đó chỉ còn có cái y thôi à, hễ mà vợ đi ra mặc cái y đó thì chồng ở trong hang chớ không dám ra, bởi vì lõa lồ thân thể đâu có gì mà che! Cho nên vì vậy đó mà hai vợ chồng có cái y à, mà đến khi Đức Phật đi ngang qua đó thì ngưỡng mộ Đức Phật cho nên mới đem cả chiếc y của mình mà cúng dường cho Đức Phật.
Do chỗ đó đó thì người ta mới nói rằng khi mà nghe vậy đó, thì có nhà vua đang nghe Phật thuyết pháp, và Đức Phật mới thuyết pháp đến chỗ này, nhà vua mới nghĩ đến thương hai người vợ chồng này mới kêu, mới cho y áo rất đầy đủ. Do vì vậy mà người ta nói cái ý như vậy đó là mình nghèo mà mình cúng dường như vậy đó chắc chắn là sẽ được y áo đầy đủ.
Mà trong hiện tại thì thật ra thì - trong thời Đức Phật thì có chớ nếu mà ai mà đem y áo như vậy mà đem cúng dường Thầy rồi thì chắc chắn hai vợ chồng này ở truồng không dám đi ra, chắc chết đói luôn ở trỏng đó!
Thật sự cúng dường, bây giờ cúng dường Thầy đi, rồi bây giờ Thầy có vua chúa nào đến đây đâu mà Thầy nói mà cúng dường cho phải không? Thì chắc chắn hai vợ chồng ông đó đâu có dám ra, ở truồng mà làm sao có dám ra, có cái y mà, thì do vì vậy mà có thể chết luôn ở trong đó nữa chớ chưa hẳn đã là…
(01:24:24) Bởi vậy cho nên một khi mà chúng ta nhận một cái gì chúng ta phải suy nghĩ lắm: Cái người đó có thể cúng dường mình mà người ta còn có thể sống được hay không?
Còn người ta cúng dường mình mà người ta nghèo quá thì mình tìm mọi cách mình an ủi họ, mình giúp họ bằng cách nào để cho họ tu tập trong cái hành động thiện của họ để lần lượt họ chuyển đi.
Chứ bây giờ mà ngay đó họ bố thí cho mình như vậy để cầu cho được cái y áo, được ăn mặc đầy đủ như vậy, thì chắc chắn là cái phước của mình nó không thể chuyển được cái nghiệp khổ của họ nổi đâu. Bởi vì chính họ họ phải chuyển chớ đâu phải là lấy cái phước của Thầy mà chuyển được họ đâu!
Thầy có tu thành Phật đi nữa, cái phước của Thầy Thầy hưởng chớ làm sao cái người đó hưởng được. Mà khi mà Thầy tu cái phước của Thầy, mà cứ họ làm ác không, thì bắt đầu làm sao mà họ - mặc dù họ đem hết cái sự làm ác của họ mà họ đem cúng dường Thầy thì tức là họ cũng không chuyển được cái nghiệp của họ đâu.
Cũng như bây giờ họ ăn trộm ăn cướp, nhưng mà họ ngưỡng mộ Thầy, thì cái chuyện ăn trộm ăn cướp của họ là một lẽ làm ác, nhưng mà ngưỡng mộ một vị tu sĩ thì họ vẫn đem cúng dường chớ sao, nhưng mà cúng dường như vậy nó có tốt lành gì cho cái người cư sĩ đó đâu?
Cho nên ở đây chúng ta - về cái đạo đức nhân quả thì Thầy sẽ dạy rất rành ở chỗ này, còn bây giờ thì chúng ta đi qua cái chỗ này để cho nó nhanh hơn.
“Điều này ngày nay không có cách nào làm được.”
Nghĩa là bây giờ đó, coi như là giao cho người tịnh nhân như vậy rồi thì - hoặc là vì cái sự mất mát, vì cái sự tiền bạc cám dỗ đối với những người cư sĩ mà giao tiền bạc đó, nhiều khi họ lợi dụng cái chỗ đó mà họ làm cho chùa nhiều cái điều mang tiếng, rất là mang tiếng, cho nên vì vậy mà bắt đầu các thầy đều là cất giữ tiền bạc hết.
“Như có thể giữ cho không tham cũng đã là khó rồi, chớ tuyệt đối mà không cất giữ tiền bạc gần như là việc ít thấy ở trong đời nay.”
Nghĩa là giữ cho tâm mình đừng có tham là nó là quá khó rồi đó, chớ tuyệt đối mà không cho cất giữ tiền bạc thì gần như là hiện thời Phật giáo chúng ta thì ít có thấy lắm.
Đúng vậy, trong giới luật nó cũng đã xác định được cái điều này rất là khó. Nhưng mà khi một người cất giữ tiền bạc mà giữ cái lòng tham của mình đừng có tham thì nó không bao giờ có được đâu. Nó có tiền bạc rồi thì nó phải có tham thôi, nó không tham cái này thì cũng tham cái khác, cho nên rất khó.
Con đường của đạo Phật chúng ta thấy cái chỗ này là cái chỗ rất khó nhất chớ không phải là dễ. Không đơn giản đâu, nói thì nó dễ chớ không đơn giản đâu.
Tiền bạc nó có sự thu hút, và nó - cái nhu cầu, cái ước muốn của chúng ta, bởi vì từ cái chỗ tiền bạc đó nó có tham, tham thì chúng ta mới thấy cái dục của chúng ta, cho nên là làm sao chúng ta ly được mà chúng ta nhập được Sơ Thiền.
Muốn ly dục, ly ác pháp, người xuất gia chẳng những không được cầm giữ tiền bạc mà…
Tiền bạc, vàng bạc, châu báu nữa.
… mà tất cả vật báu quý…
Nghĩa là các vật báu quý cũng không cất giữ được nữa.
… đương nhiên cũng không được cất giấu và súc tích.
Một cái gì nữa hết.
(01:27:20) “Nhân vì đồ quý làm cho tâm tham đắm, một khi đối với vật bên ngoài sanh khởi tâm tham đắm, đó là tâm bị vật chuyển, do thế tâm khó giải thoát được.
Thuở xưa, có một vị xuất gia, vị ấy đã thấy suốt thế sự danh lợi, ở ẩn một mình nơi chỗ yên tịnh tu tập, đã chẳng viếng thăm ai và cũng không tiếp khách đến thăm. Nhưng vị ấy còn yêu thích và quý có chiếc bát đựng thức ăn mà thôi.”
Nghĩa là ba y một bát đó, mà cái vị này còn thích cái chiếc bát của mình lắm
“Có một vị đạo nhân biết vị ấy còn một khuyết điểm này, bèn đến gõ vào chiếc bát của vị ấy. Khi đang ngồi thiền, vị ấy nghe tiếng gõ cái bát của mình, sợ người ta gõ bể cái bát của mình đi, vị ấy liền vội vàng từ chỗ ngồi thiền chạy ra, người gõ bát bèn giáo giới cho vị ấy: “Tôi biết ông tất cả đều buông xả hết, chỉ có cái bát này là chưa buông xuống mà thôi.””
Đó, các con thấy chưa? Thấy một vật nhỏ mà chưa buông tức là chưa ly rồi, mà chưa ly làm sao đạt được đạo? Mà cái bát hàng ngày mình sợ nó đụng tới nó bể đi, mà bát đất mà nó có gì đâu quý! Bể lấy gì ăn đây? Cho nên còn một chút đó, bể mặc nó, không có lo nữa. Do cái xả hết đi, xả sạch đi thì cái ly nó mới hết, còn một chút…
Cho nên cái câu chuyện nói thì cũng là cái câu chuyện đặt thôi, nhưng mà nó có lắm. Bởi vì chúng ta xả hết chớ những vật mà nhỏ nhất chúng ta chưa xả được. Thầy nói một cái chai dầu mà dầu gió thôi, nhiều khi chúng ta cũng chưa dám xả nữa, chớ chưa nói là chúng ta xả đâu: “Thôi để dành đó ít bữa có sổ mũi, trét nó một cái.” Thì như vậy là chúng ta cũng chưa dám xả chớ gì?
Cho nên có hay không thì chúng ta biết được cái chỗ tu hành của chúng ta là cái chỗ ly dục, ly bất thiện pháp. Khó lắm, khó lắm quý thầy! Chớ không phải đơn giản, nói thì nghe như vậy chớ xả ra rất khó. Bởi vì xả cái lớn chúng ta xả được đó, mà xả cái nhỏ chúng ta xả không được.
Cũng như một vị quan họ thanh liêm ở trong cái vật chất nhỏ, nhưng mà đến cái vật chất lớn quá họ thanh liêm không nổi. Một hai ký vàng đó thì họ - một, hai lượng vàng thì họ còn thanh liêm được, tới chừng đó họ năm, mười ký vàng người ta hối lộ, cái ông thanh liêm này ổng hết nổi, thành ra ổng chịu lấy mấy ký lô vàng.
Hồi đó một hai ký vàng thì ổng còn thanh liêm, ổng nói ít quá ổng thanh liêm được, nhiều quá cái ổng thanh liêm không được! Còn cái người tu sĩ mình bỏ cái lớn được hết, mà tới cái nhỏ coi chừng cái đó nó chưa ly.
Vì vậy cho nên cái mục đích của đạo Phật mà Thầy thường nhắc quý thầy là do ly dục, ly ác pháp. Mà nếu ly được thì chúng ta sẽ là thành tựu được cái giới hạnh rất là cao quý mà Đức Phật nhắm vào giới luật để dạy chúng ta đó.
Bởi vì có giới luật nó mới kiểm nghiệm được cái chỗ ly của mình, mà không có giới luật thì làm sao kiểm điểm được cái chỗ ly của mình? Bây giờ còn cất giữ tiền bạc mà nói: “Tui ly dục, ly bất thiện pháp, tui nhập Sơ Thiền” thì cái ông đó chẳng qua là nói láo rồi! Ông còn một túi bạc kè kè mà ông biểu - ông đi đâu ông cũng mang theo mà ông biểu ông ly thì tui ly chỗ nào?
Đó là cái bằng chứng cụ thể, chớ không phải là một cái không có cái bằng chứng cụ thể.
(01:30:27) Bây giờ Thầy nói qua đẳng vị của các bậc, các loại Sa Di.
“Giáo hội đầu tiên lúc Phật còn tại thế, trong Tăng đoàn không có Sa Di. Sự xuất hiện của Sa Di trong Phật giáo so với sự xuất hiện của Tỳ Kheo Ni sớm hơn một chút.”
Nghĩa là Sa Di mà có mặt thì nó trước Tỳ Kheo Ni một chút mà thôi.
“La Hầu La là con của Đức Phật xuất gia mới bắt đầu có Sa Di.”
Nghĩa là cái đứa bé đầu tiên mà thọ giới Sa Di thì đó là La Hầu La, còn trước kia thì hoàn toàn là Tỳ Kheo không chớ không có La Hầu La.
Các thầy sẽ thấy trong giới luật nó đặt điều những cái đủ thứ để nó làm các pháp Yết Ma, nó rườm rà vô cùng lận. Còn trong thời Đức Phật thì đơn giản, rất đơn giản, nó không có làm những nghi thức mà nó rườm rà.
Càng tới chúng ta sẽ thấy được cái người sau họ ảnh hưởng của cái tôn giáo này, cái tôn giáo kia bằng cái nghi lễ, rồi họ đem vô họ nhét vô trong Phật giáo quá nhiều. Cho nên bây giờ mà chúng ta tổ chức giới đàn hay hoặc là tổ chức cái gì đó, hầu như là chúng ta cũng đạp cứt mấy cái tôn giáo khác chớ không phải của Phật giáo đâu! Bởi vì chúng ta nhìn kinh giới của Phật dạy đâu có cái điều này.
“Tăng đoàn của người xuất gia Phật giáo cũng tương tự như tình hình của đại gia đình.”
Nghĩa là trong cái Tăng đoàn của Phật giáo thì nó cũng giống như một cái đại gia đình vậy, cũng như giống như trong một cái gia đình. Nhưng mà cái gia đình thì có ít người, còn cái Tăng đoàn thì nó đông người, cho nên gọi là cái đại gia đình.
“Người xuất gia ra khỏi “nhà hữu vi” của thế tục và vào “nhà vô vi” của xuất thế.”
Đó thì cái người xuất gia thì người ta ra khỏi cái nhà hữu vi mà người ta vào cái nhà vô vi của xuất thế, thì chúng ta thấy từ cái nhà này chúng ta bước qua cái nhà kia. Mà nhà kia là cái nhà hữu vi còn cái nhà này là nhà vô vi, cho nên chúng ta buông xả hết, chớ còn nếu có một chút gì thì nó không còn có được nữa.
“Trong cái đại gia đình vô vi không tạo nghiệp sanh tử này có nam, có nữ, có già, có trẻ, có lớn, có nhỏ dung hợp đối xử nhau hòa thuận, vui vẻ. Sự tiếp nhận Tăng đoàn của Sa Di là nhân tài của Phật giáo…”
(01:33:02) Nghĩa là, ở đây Thầy muốn nói như thế này. Nghĩa là sự tiếp nhận Tăng đoàn của Sa Di mà vào ở trong Phật giáo là để cái mầm non của Phật giáo nó tiếp nối, là cái nhân tài của Phật giáo sau này nó sẽ tiếp nối.
Đó thì quý thầy thấy rằng: Khi mà có những Sa Di mà vào ở trong cái Tăng đoàn của Phật giáo là những cái người mà tiếp nối cho cái Tăng đoàn. Còn nếu không có Sa Di, mấy ông già chết riết hết rồi còn có ai mà tiếp nối đâu? Mấy chú trẻ đâu còn!
Cho nên bây giờ ở trong cái đại gia đình của mình bây giờ ở đây là mười mấy người đây thì chúng ta thấy có già, có trẻ. Nếu mà cỡ già không thì chúng ta chết quách hết rồi, thì còn ai gọi là Tăng đoàn nữa? Thì như vậy là Tăng Bảo nó mất đi.
Cho nên bây giờ chúng ta nhìn cũng có người già, người trẻ, chúng ta chết rồi cũng có người kế, rồi những người kế này họ sống, rồi họ lớn lên, họ nhận những người trẻ nữa thì nó có những chú Sa Di vào nữa, và cứ như thế mà tăng già nó vẫn còn hoài, nó không mất.
“… tăng thêm sự nối tiếp lực lượng mới sanh.”
Nghĩa là có Sa Di thì nó mới có tăng thêm cái lực lượng mới.
“Vì thế, phần tử Sa Di lấy nó mà làm chủ yếu.”
Lấy cái Sa Di đó làm cái chủ yếu cho cái Tăng đoàn mà nối tiếp sau này.
“Phần chủ yếu của Sa Di là nhi đồng.”
Đó, các thầy thấy. Nếu mà cái phần chủ yếu của Sa Di mà lấy người già mà làm Sa Di thì nó cũng chết như lượt với mình. Cũng như quý thầy bây giờ già phải vô thọ giới Sa Di chớ làm sao mà thọ gì hơn nữa, mấy ông già này Sa Di chưa thọ Tỳ Kheo ổng đã chết ngắc rồi thì còn ai mà nối tiếp nữa? Mấy ông Sa Di già này tiêu hết rồi thì sao có mấy ông Tỳ Kheo!
Cho nên cái phần chủ yếu của Sa Di là lấy nhi đồng mà làm. Mà nhi đồng thì phải từ bảy tuổi, tám tuổi trở lên chớ còn dưới đó thì không được độ. Nhỏ quá thì đâu có độ được.
Bởi vì con nít mà làm sao sống được cái đời sống tu sĩ. Mà đã là Sa Di thì phải thọ Thập Giới rồi, mà ăn ngày một bữa thì làm sao mấy chú nhỏ này họ làm sao họ sống được. Cho nên nó phải từ bảy, tám tuổi trở lên nó mới có thể sống được.
Trong luật, dưới bảy tuổi không được xuất gia.
Nghĩa là dưới bảy tuổi thì không sống được cái đời sống của xuất gia đâu.
Già mà trên bảy mươi tuổi cũng không cho xuất gia nữa.
Bảy mươi mốt tuổi thì không được xuất gia rồi. Vì tại sao vậy? Già thì cũng không sống được trong cái Tăng đoàn này, vì đi xin ăn.
Nhưng mà chúng ta thấy ở trong những cái trang Thánh Ni, những cái trang Thánh Tăng ở trong cái thời Đức Phật, người ta già bảy mươi mấy, tám chục tuổi như ông Hiếp Tôn Giả đức Phật còn thu mà, cũng còn cho thọ Tỳ Kheo nữa chớ đừng nói thọ Sa Di không.
Do vì vậy mà chúng ta thấy trong cái thời Đức Phật nó rộng rãi vô cùng lận. Miễn là người đó vào tu mà chứng đạo là thôi, miễn là làm sao cho người đó giải thoát thôi chớ không có hạn chế cái tuổi tác. Mà ở đây trong giới luật các thầy thấy nó giới hạn ghê gớm lắm.
Một chú mà dưới bảy tuổi thì không cho xuất gia, nhưng biết đâu chú mới có năm tuổi mà là thần đồng làm sao? Mà không cho xuất gia thì một chú thần đồng năm tuổi mà vô đó nó là làm Trưởng lão rồi thì quý vị nghĩ sao?
Nó giải thoát rồi. Nó còn đi móc dế à, mà nó là chỉ cái ông Thượng tọa mà phải tu theo kiểu móc dế của nó: “Muốn bắt con dế thì phải đậy cái lỗ như thế này nè, nó có sáu cái lỗ nè, ông phải đậy hết năm cái lỗ này, ông chừa cái lỗ này, thì ông sẽ bắt được con dế à!” Nó dạy như vậy đó. Nói bắt dế mà nó nói cái chuyện tu của nó mà nói chuyện bắt dế không à.
(01:36:32) Mà cái vị Thượng tọa đó tu quá lâu rồi, lớn tuổi rồi, mà năm, sáu chục tuổi rồi mà tu không chứng, mà lại đến hỏi cái chú Sa Di. Bắt đầu ổng hỏi ai, ai cũng không chỉ hết, thì ai cũng không nói: “Ông cứ về ông tu đi chớ tui cũng không biết, tui mắc tu.”
Đến cái chú Sa Di nhỏ tuổi nhất ở trong cái đoàn đó, thì lại chú, chú lại chỉ bịt mấy cái lỗ con dế đi hết, ông bịt hết, bịt hết, ông chừa một lỗ cái ông bắt nó được. Như vậy thì rõ ràng là mình có cái tụ điểm mình nằm đó chớ gì? Cho nên bắt được sáu con dế hết. Các con thấy không?
Đó là những cái mẩu chuyện mà sau này Thầy có thể Thầy thuật lại cho quý thầy nghe cái chuyện - nó mắc tức cười là một cái người mà tu rất lâu, học giáo lý rất thông, mà cái chú Sa Di mới vô mà chỉ ổng bày cách bắt dế là cái ông này đã chứng đạo quả A La Hán liền. Đó là cái hay của cái người…
Bởi vậy Thầy nói thần đồng ở trong Phật giáo mà! Mà ngay đó là chú đó lại là Trưởng lão, Thượng tọa đó, chớ không phải là thường đâu. Bởi vì Đức Phật mà gọi là Trưởng lão là cái bậc mà đã tu chứng rồi đó, dù là cái người đó mới là Sa Di cũng vẫn là Trưởng lão chớ không phải khi chê người ta tuổi trẻ đâu.
Cho nên vô đó, cái chú dẫn lại cái hang dế chú chỉ cho ông đó, ông đó ổng hiểu liền tức khắc, ông về ông bịt hết sáu cái mắt, tai, mũi, miệng, ông chừa có cái ý thức ổng thôi, năm cái lỗ kia ông bịt lại hết, bịt riết hết nghe hết gì hết, tức là ổng thành tựu chớ gì! Rõ ràng là tu đúng đó.
Hiểu được mà biết bịt thì được phải có pháp hành dữ lắm, vì vậy chắc là cái ông thầy này ổng phải đến hỏi: “Chú bịt cách nào mà nó không nghe đó?” Phải không? “Chứ tui bịt sao mà nó nghe hoài!” Do đó thì cái chú này mới nói: “Thầy, thầy bịt như vầy nè nó không nghe! Đó, thầy bắt chước thầy bịt đi!”
Thì về cái ổng làm thử: “Chà nó không nghe được. Đúng! Chú nhỏ này hay thiệt chứ, chú Sa Di này ngon thiệt chớ! Vậy mới là A La Hán chớ! Mới thầy của mình chớ!” Tới cuối cùng thì cái ông thầy này trở lại là làm đệ tử cho một chú Sa Di năm tuổi chớ đừng nói là bảy tuổi.
(01:38:23) Cho nên trong cái giới luật Thầy nói nó nhiều cái mà nó có thể nó vô lý lắm, nó bắt hạn chế tuổi người ta thế này, thế kia, thế nọ, đủ thứ hết.
Một cái người mà - thật sự ra thì trong cái Tăng đoàn á, thì nó có cấm là cái người mà cụt tay, què chân đồ, chột mắt thì không có cho tu, không có cho xuất gia, không có cho thọ Tỳ Kheo, là tại sao vậy? Tại vì là trong cái Tăng đoàn mà đi ra đó mà đi xin đó, mà người ta thấy cụt tay, cụt chân người ta nói: “Trời ơi, Phật giáo gì mà toàn là thứ cụt chân, cụt tay không!” Cho nên vì vậy đó trong giới luật nó cũng cấm nữa.
Nhưng mà trong cái bình đẳng của đạo Phật chúng ta phải hiểu là: Cụt tay, cụt chân là cái nhân quả của người ta chứ cái tâm người ta đâu có cụt tay, cụt chân, cho nên chúng ta cũng dạy họ tu được chớ đâu phải họ không giải thoát được? Cái thân là nó là vô thường mà, đâu phải vì cái thân mà bỏ người ta như vậy!
Cho nên vì vậy đó, theo Thầy thiết nghĩ, người nào thì kệ, ai chê Tăng đoàn chúng ta cụt tay, cụt chân cũng được, như vậy là chúng ta mới thấy thương người chớ. Còn cái này chê người ta cụt tay, cụt chân không cho thọ gì hết: “Thôi ông tu vậy ông vô cái Tăng đoàn tui ông làm xấu hết. Người ta nói tu sĩ của Phật giáo sao mà què tay, què chân, cụt cẳng, cụt giò hết trơn vậy, tất cả vậy!”
Cái đó là cái nghiệp của người ta riêng, nhưng mà mình phải độ cho người ta giải thoát thôi. Do cái tâm ly dục, ly bất thiện pháp của người ta, nhiều khi người ta cụt tay cụt chân mà người ta có thể người ta ly được. Còn mình còn nguyên tay nguyên chân, nhiều khi mình ly không được làm sao?
Cho nên Thầy nhiều khi mà Thầy đọc giới luật Thầy thấy rất thương. Tại sao mà họ chế giới ra họ ngăn cản quá độ như vậy?
Cũng như một vị mà - các thầy nghe một vị Tỳ Kheo mà đã bị bệnh cùi, mà nó rụng từng lóng tay lóng chân, nó rụng từng cánh tay xuống, thì ông này ông không cụt tay cụt chân sao? Phải không? Nó cũng cụt tay cụt chân chớ sao! Thế mà Đức Phật vẫn cho ông ta vào tu thì chúng ta nghĩ sao?
Đó, chúng ta phải thấy được cái chỗ mà theo đạo Phật nó có những cái điều kiện mà chúng ta phải cần thiết mà hiểu, để chúng ta thấy cái giới luật nó có sự hạn chế rất tội cho chúng sanh, rất tội cho con người.
Nhiều khi Thầy thấy một người cụt tay họ có khả năng hiểu biết Phật pháp rất là sâu, họ hiểu biết lắm, nhưng mà họ không được thọ Tỳ Kheo, họ không được gì hết. Nghĩa là coi như cao lắm là cái vị thầy nào thương cho thọ Sa Di đó là may lắm, còn không thì họ cho làm tịnh nhân không à, chớ họ không cho đâu. Cho nên đó là những cái rất là đau lòng.
Đến đây Thầy xin chấm dứt. Chúng ta sẽ tiếp tục vào cái buổi chiều nay./.
HẾT BĂNG