GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 05 - THẦY ẨN BÓNG ĐỂ LÀM SÁNG TỎ PHẬT PHÁP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
(00:00) Tu sinh Diệu Hảo: Con Diệu Hảo, hôm nay con có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ tác bạch:
Kính thưa Thầy, kính thưa cô Út, kính thưa các vị huynh đệ, huynh trưởng và quý cô có mặt trong buổi giảng hôm nay!
Kính bạch Thầy!
Chiều chủ nhật vừa qua, con có đảnh lễ Thầy và nói lên sự thật của tâm con, để khẩn cầu Thầy ở lại với chúng con, nên con mới nói là việc ngài A Nan, chớ không phải con có ý nói cao xa, rồi sẽ trình lên định xin Thầy ở lại với chúng con, nhưng con xúc động không nói được. Hôm nay con có xin phép cô Út để nói lên sự thật tâm của các con:
Từ ngày vào hạ đến nay, Thầy giảng dạy các con bằng lời lẽ huyết mạch của Thầy và còn lo giáo án sau này cho chúng con theo đó mà tu học. Chúng con biết lấy chi đền đáp công ơn sánh tày non biển, còn hơn cha mẹ sanh ra!
Trước ngày hạ, con đã nghe cô Út nói là trong ba tháng hạ xong rồi Thầy sẽ ra đi ẩn bóng. Vậy hôm nay khai giảng buổi giảng hôm nay, con những ngày khai giảng đều nghe Thầy quyết tâm để ra đi, chúng con rất bồi hồi cảm động.
Những ngày con vào tu học tại đây, con thấy những việc làm của Thầy: nào là nhà cửa, điện nước, tất cả gì cũng Thầy lo và còn phải lo xin cơm gạo cho chúng con ăn để tu học. Ơn đó con không biết lấy gì làm… cực nhọc cho Thầy, cực nhọc còn phải lo để tâm theo dõi sự tu học của các con, dạy từ nết hạnh mà chúng con tu hành quá dở! Nói riêng thì con tệ hơn ai hết.
(02:36) Nay Thầy vì xét thấy đường danh lợi nó đưa đến sự… Thầy thấy chán nản, Thầy không ở lại. Thầy quyết tâm ra đi để tìm sự an lạc, và lòng từ bi của Thầy muốn cho nước Việt Nam sau này sẽ thật sự có một vị chân tu đầy đủ Phạm hạnh của một đấng giải thoát, giác ngộ; và lòng từ bi thương xót chúng sanh, Thầy không ngại tuổi già sức yếu, vô rừng thẳm, núi cao cho con cháu sau này sẽ được hưởng của báu do Thầy tìm ra.
Chúng con là con của Thầy, có được một ông cha như thế thì chúng con cũng có phước báu từ đời trước, nay mới được ở kiếp này được hưởng gia tài của cha mình để lại, mà chúng con bấy lâu không biết để giữ gìn.
Ngày nay sắp mất ông cha nên chúng con kêu lên những tiếng thiết tha mong cầu Thầy thương xót chúng con quá ngu si làm phiền lòng Thầy! Chúng con nguyện từ đây nhất nhất nghe lời dạy của Thầy không dám xao lãng và nỗ lực tu học.
Xin Thầy từ bi thương xót, Thầy ở lại với chúng con trong thời gian không lâu thì cũng được thêm năm, mười tháng, chớ Thầy đi gấp quá, tụi con là con của Thầy cũng như còn mấy đứa bé chưa biết gì, rồi ở nhà tụi con đau bệnh biết nhờ ai chỉ dẫn?
Mặc dầu Thầy ra đi có để lại thuốc cho chúng con, nhưng quý huynh đã lớn còn đủ sức lo thân tâm, còn riêng lớp bé của tụi con còn nhỏ thì biết thuốc nào trị bệnh của mình mà uống? Nếu uống lầm sẽ bị tận diệt, sau này tụi con không được hưởng gia tài của ông cha để lại thì tội nghiệp cho chúng con!
Xin Thầy từ bi hứa khả một lời cho chúng con yên tâm tu học! Con cảm đội ơn Thầy và chân thành cảm đức của Thầy!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Trưởng lão: Các con còn người nào có cái ý… Các con ngồi xuống hết đi, các con đừng quỳ con! Ngồi xuống hết đi!
(04:51) Tu sinh Từ Đức: Tu viện Chơn Như, ngày 1 tháng 5 năm 1997.
Kính bạch Thầy!
Đệ tử chúng con đến Tu viện Chơn Như sống bên cạnh Thầy và cô Út thấm thoắt cũng gần ba năm trôi qua. Tuy rằng thời gian thấy dài thật nhưng lòng chúng con cảm thấy quá ngắn ngủi.
Nay được biết Thầy sắp sửa ra đi ẩn bóng, lòng chúng con như đã chết lịm, ai nấy đều xôn xao lên và tự hỏi: Rồi đây con đường đạo của mình sẽ đi đến đâu hay nửa chừng đứt đoạn? Càng nghĩ, chúng con càng đau buốt cả tâm can, không tài nào ngăn được lệ tuôn trào ra khóe mắt!
Thầy thì khuyên tụi con hãy cố gắng tu rút lên trong ba tháng, biết đâu chừng chứng đạo. Cũng như ông A Nan thời Phật còn sống, đến khi nghe tin Phật sắp nhập Niết Bàn thì ông chỉ qua có một đêm là ông chứng quả.
Nhưng kính thưa Thầy, chúng con còn nhiều vô minh che khuất, làm sao sánh được với A Nan! Vừa mới nghe Thầy ẩn bóng, tâm phàm phu đệ tử chúng con nổi lên, suy nghĩ đủ mọi khía cạnh rồi rơi lệ đầm đìa, không sao ngồi an để mà tu được nữa.
Chúng con ngồi lại tu thời nào, vọng tưởng cũng đều len lỏi vào thời nấy. Hình bóng của Thầy cứ lảng vảng vào tâm trí của chúng con - một người Thầy khả ái, tế nhị và quá đơn giản, luôn hòa mình với chúng.
Thầy thì cứ lắt xắt làm hết công việc này đến công việc khác, quần quật suốt cả ngày không chịu ngơi nghỉ. Uốn từ cây tầm vông, đóng từ mảnh mây bồ để trở thành một ngôi nhà bé nhỏ xinh xinh, trông thật là thanh nhã qua lớp kiến trúc của Thầy để cho đệ tử chúng con được nương náu.
Rồi Thầy còn câu từ bóng đèn cho chúng con được thắp sáng. Thầy lo đủ mọi bề, không khác nào người cha chăm sóc cho các con mình.
(07:20) Còn cô Út thì lo phận sự cấp dưỡng đời sống, thức khuya dậy sớm, xuống bếp cùng với năm cô phụ bếp để lo cơm nước hàng ngày cho chúng con. Khi lâm bệnh, cô Út lo thang thuốc; nếu bệnh nhiều cô cho ra khám bác sĩ, thật là quý báu vô cùng. Chúng con nguyện nhớ ơn cô lo đời sống cho chúng con và dạy pháp cho chúng con.
Và chúng con cũng nhớ ơn những người đàn na thí chủ làm ra của cúng dường. Chúng con nguyện hết sức năng nổ siêng năng tu tập để đền đáp ơn chư Phật, ơn Thầy, cô và ơn đàn na thí chủ.
Hôm nay, Thầy lại sắp sửa ra đi, không còn dang tay che chở cho đệ tử chúng con và xoa dịu tâm chúng con mỗi khi bị cô Út “đập”. Biết rằng cái đập của cô Út có ý nghĩa thử thách chúng con, xem chúng con có buông xả bản ngã được không, nhưng tâm chúng con còn quá yếu đuối nên không chịu nổi sự thử thách của cô.
Nhưng rất may, liền khi đó có Thầy bên cạnh xoa dịu với những lời lẽ nhẹ nhàng, biến tâm chúng con trở lại an vui. Nay Thầy lại ra đi ẩn bóng thì lấy ai che chở cho chúng con? Ai dạy dỗ và thuyết giảng cho chúng con nghe? Ai sách tấn chúng con trong bước đường tu học này?
Kính bạch Thầy!
Với lòng khát vọng Chánh Pháp nên chúng con ở từ mọi nơi mới tìm về đây để thọ giáo, học Chánh Pháp của Thầy. Vì Thầy là bậc minh sư, thuyết giảng rất lưu loát và là người Thầy không màng danh lợi, sống rất đạm bạc, không cầu kỳ, đầy đủ giới đức và Phạm hạnh, không ai có thể so sánh với Thầy được. Thầy rất xứng đáng để cho chúng con ngưỡng mộ, kính mến để chọn làm người thầy của mình.
Lời văn thô sơ mộc mạc của con không thể tài nào diễn tả cho hết sự cao quý và đức độ của Thầy. Lời Thầy thốt ra nhẹ nhàng như rót mật vào lòng mọi người và Thầy luôn tùy thuận để hài lòng mọi người.
Các hàng Phật tử, cư sĩ, tu sĩ sau khi vô nghe Thầy thuyết giảng, khi ra về với nét mặt tươi vui như được cởi mở lòng mình. Vì lời lẽ của Thầy rất thích nghi với tầng lớp của mọi người, ai ai cũng hài lòng, đem đến lòng tin với Phật Pháp.
Nhưng đệ tử chúng con mới đi một phần ba của đoạn đường thì Thầy đã vội ra đi, bỏ chúng con bơ vơ không khác nào rắn mất đầu, như con mất cha, lấy ai dạy dỗ chúng con đây?
(10:31) Vì vậy, kính mong Thầy hoan hỷ chứng minh lòng thành kính của đệ tử chúng con mà vui lòng ở nán lại một vài năm nữa để phái nữ chúng con học hỏi thêm, ngõ hầu bên nữ có một vài người chứng quả, cũng như bên phái nam có được hai người chứng quả như thầy Minh Tông và thầy Mật Hạnh.
Vì hiện nay giới nữ chưa có người chứng đắc thì làm sao giáo hóa được người nữ? Vì thiếu lòng tin là người nữ, là nữ giới không thể tu được đến chứng quả. Vì vậy, mong Thầy thương xót giới nữ chúng con mà ở nán lại dạy pháp, để chúng con có được người chứng đắc, đặng sau này ra hoằng pháp độ đời thời hiện đại tới đây để làm sáng tỏ Phật Pháp.
Vì Thầy là vầng trăng sáng soi đường dẫn dắt chúng con bước đi, nhưng vì vô minh che lấp, chúng con cứ mải mê vui đùa với bóng mình dưới ánh trăng, không chịu bước đi, đến lúc ánh trăng gần khuất dạng, chúng con mới chợt tỉnh vội bước đi thì ôi thôi! Than ôi! Bước đi đâu còn kịp nữa, vì vầng trăng kia đã khuất dạng rồi!
Chúng con mới tỉnh thức hối tiếc thì việc quá muộn màng rồi. Chúng con suy ngẫm lại là nên tự trách mình, vì chúng con quá mê muội, không chịu nghe lời Thầy chỉ dạy, cứ mải vui chơi trong căn nhà lửa mà không hay biết, đến lúc nóng cháy thân mới tìm đường chạy ra thì đâu còn kịp nữa!
Thầy đã hết lời dạy bảo khuyên đệ tử chúng con: "Các con phải sống độc cư đi vì độc cư là bí quyết của thiền định". Thế mà chúng con có giữ được độc cư đâu, cứ lén lút chuyện trò với nhau, đó là những lậu hoặc mà chúng con chưa buông xả được.
Đến nay chúng con chợt tỉnh thức thì thời gian còn quá ngắn ngủi và quá muộn màng. Đã vậy mà còn vội trách Thầy nỡ bỏ chúng con, thật là đại có lỗi với Thầy. Mong Thầy niệm tình đệ tử mà thứ lỗi cho đám đệ tử khờ khạo này vì bị vô minh che lấp!
Đệ tử chúng con đồng tình quỳ xuống đây xin sám hối bao tội lỗi của mình, mong Thầy xót thương mà tùy thuận và bằng lòng một lần cuối - theo như Thầy đã giảng hai tiếng "tùy thuận” và “bằng lòng" cho đệ tử chúng con - mà ở nán lại dạy pháp cho chúng con đến khi giới nữ có người thành đạo, ngõ hầu sau này ra hoằng pháp giúp đời ở mai sau thì quý hóa vô ngần!
Đệ tử chúng con đồng kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe để hoằng pháp giáo hóa chúng sanh.
Con thành kính!
Từ Đức
Chúng con xin cầu nguyện, van xin Thầy ở lại mà dạy dỗ chúng con!
(13:51) Trưởng lão: Các con ngồi xuống hết đi, nghe Thầy giáo giới tu hành.
Sau cái lời thỉnh cầu của các con mong Thầy ở lại để hướng dẫn các con đi nốt cái quãng đường tu hành theo cái đường tu của đạo Phật, Thầy nghĩ rằng, Thầy chưa có tuyên bố là nhập Niết Bàn, nghĩa là Thầy chưa ra đi mà bỏ các con, mà Thầy chỉ tuyên bố là ẩn bóng mà thôi.
Là sau cái thời gian mà Thầy như một người mẹ đương nắm cái bàn tay của các con để tập cho các con bước đi từng bước, khi thấy hiện giờ thì các con đã bước đi từng bước khá vững, cho nên Thầy vội buông tay cho các con để các con bước mạnh mẽ hơn, để các con đi cho được. Nếu mà Thầy cứ vịn tay các con mãi thì chắc các con không bước được.
Nhưng Thầy ra đi Thầy ẩn bóng, thứ nhất là vì Phật Pháp trong cái giai đoạn hiện tại, nhìn chung Phật giáo chúng ta - tất cả mọi người, nói chung là cư sĩ cũng như tu sĩ trong cả nước chớ không phải riêng tu sĩ của chúng ta ở đây - đi tìm một bậc chân tu của đạo Phật thì chúng ta không thấy được.
Do vì vậy mà Thầy muốn trong thời đại của chúng ta, Phật giáo phải có những bậc chân tu, đây Thầy không nói cái bậc thành đạo mà chỉ là bậc chân tu mà thôi.
(15:56) Người chân tu theo kinh sách của Phật dạy thì danh, lợi và sự tôn trọng, cung kính: Khi người đó đã thấy mọi người biết mình, được cung kính, có sự cúng dường, lợi nhiều, và có tên tuổi, mọi người biết, thì lúc bấy giờ Phật khuyên cái người đệ tử đó, cái vị Tỳ Kheo đó nên ẩn bóng.
Và Thầy cũng thấy trong hiện tại, Thầy cũng sắp sửa đi vào ở trong cái vị trí có danh, người ta sẽ biết khắp cùng ở trong đất nước.
Vừa rồi thì coi như là nhà nước biết được Thầy, là vì qua cái lời khuyên dạy của Thầy mà khiến cho một số người cư sĩ họ âm thầm làm những việc phước thiện, giúp đỡ người bất hạnh trong nước rất nhiều, do sự kiện xảy ra, nhà nước đã biết được điều này.
Rồi kế đến thì người ta biết được Thầy hướng dẫn tu hành đúng đường lối Chánh Pháp của Phật từ ba pháp môn Giới - Định - Tuệ. Trước kia thì người ta nghĩ rằng Thầy là một người tu theo ngoại đạo, dạy không đúng Phật Pháp, nhưng hôm nay thì hầu như lần lượt người ta đã thấy rõ con đường của Thầy đi chính là con đường tu tập của Đức Phật ngày xưa.
Do vì vậy khi mà cái giáo án này mà Thầy đã sắp xếp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó cho mọi người có một cái đường lối tu tập mà không bị sai lầm, do vì vậy, khi giáo án này được ra đời thì mọi người lại biết đến Thầy nhiều hơn nữa.
(18:16) Thầy nhớ ở bên Trung Quốc có ngài Hàn Sơn và Thập Đắc. Khi có một vị quan đến chùa Quốc Thanh đi tìm một vị Bồ Tát thị hiện ở đó, ngài xin gặp chúng tăng trong chùa, nhưng toàn bộ chúng tăng thì vị quan đó không thấy cái vị mà mình đã nằm mộng ở trong giấc chiêm bao.
Cuối cùng hỏi thì ngài trụ trì ở chùa Quốc Thanh nói: "Còn có hai vị tăng đang lượm cơm ăn ở sau nhà bếp". Những người này, do đó thì vị quan nhờ vị trụ trì mời hai vị này đến. Khi vị quan vừa thấy hai vị này thì ngài sụp xuống cúi đầu đảnh lễ, thì hai người này vội vàng cõng nhau chạy vào rừng biến dạng. Đó là những hạnh của những người chân tu mà trong thời đại của chúng ta khó tìm được.
Vì thế, Thầy muốn rằng: Con đường của Phật Pháp phải có những bậc chân tu biết từ giã, từ khước những danh, những lợi, những sự tôn kính, cúng dường.
Và Thầy cũng nghĩ rằng: Mình là một bậc thầy, một nơi nương tựa của hàng Phật tử cũng như những người tu sĩ thì mình phải làm sao cho xứng đáng mãi mãi muôn đời người ta nghĩ đến đất nước Việt Nam còn có một bậc chân tu.
Nhưng Thầy không tuyên bố rằng Thầy sẽ nhập Niết Bàn mà Thầy chỉ tuyên bố Thầy ẩn bóng. Các con cứ theo đường lối của Thầy tu tập, khi gặp khó khăn các con chỉ cần tha thiết cầu khẩn đến Thầy, thì dù bất cứ ở nơi đâu trên trái đất này Thầy cũng đến với các con để dìu dắt các con đi nốt quãng đường mà các con chưa đi xong.
Nghĩa là Thầy ẩn bóng để làm sáng tỏ Phật Pháp, Thầy ẩn bóng để từ giã danh, lợi và sự tôn kính cúng dường của mọi người, chớ không phải ẩn bóng để trốn các con.
(21:11) Cho nên các con đừng tha thiết mà van xin Thầy, mà hãy thấy rằng việc làm của Thầy có suy nghĩ rất kỹ.
Thứ nhất để thử thách các con: Khi còn Thầy thì các con còn theo tu, mà khi không còn Thầy thì các con bỏ tu, thì điều đó là một thử thách rất lớn để xem các con có đủ ý chí, có tin tưởng được Phật Pháp hay không?
Đức Phật khi nhập Niết Bàn mới căn dặn các vị Tỳ Kheo: "Hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy, đừng lấy ai làm thầy. Hãy lấy giới luật mà làm thầy, làm chỗ nương tựa để đưa mình đến chỗ giải thoát".
Hôm nay Thầy ẩn bóng, giáo pháp của Thầy đã từng dạy các con từ khi bắt đầu đến đây, cũng như hiện giờ giáo án Thầy đã thành lập viết ra từ bước đầu cho đến bước cuối, đâu đâu rất là rõ ràng. Từ chỗ giới luật cho đến chỗ trí tuệ vô lậu, các con đều được nghe dạy rất kỹ từng kinh nghiệm, từng sự tu tập, không để cho các con có chỗ nào không biết.
Ngày xưa, Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn, Ngài hỏi ba lần: Tất cả chúng Tỳ Kheo có chỗ nào không hiểu Phật, không hiểu Pháp thì hãy hỏi Phật, Phật sẽ chỉ dạy, chỉ còn trong giây phút nữa mà thôi! Thế rồi ba lần hỏi, không có Tỳ Kheo nào hỏi. Ông A Nan mới quỳ bạch: "Chắc có lẽ tất cả các vị Tỳ Kheo đều đã thông suốt đường lối và giáo lý của Ngài cho nên không còn có chỗ nào nghi để mà hỏi".
Bây giờ Thầy nghĩ rằng: Xưa Đức Phật không thành lập ra cái giáo án của mình, mà hễ ai hỏi đâu thì Đức Phật dạy đó, và những kinh điển đó bây giờ đang được kết tập thành một tạng kinh Nikaya bằng tiếng Phạn, bằng tiếng Pali mà hoà thượng Minh Châu là người dịch tạng kinh đó ra Việt ngữ của chúng ta, làm cho mọi người Việt Nam của chúng ta đọc ngay tạng kinh đó đã hiểu biết được lời Phật dạy. Nhưng kết lại để thành một cái giáo án thì chưa ai làm được điều này.
Vì có những bài kinh vị này hỏi trước, vị kia hỏi sau, cho nên không biết chỗ nào tu trước, chỗ nào tu sau. Vì thế mà người tu sĩ hiện giờ không biết được cái lớp lang mình tu chỗ nào đúng, chỗ nào sai, chỗ nào chưa tới trình độ của mình, họ chưa nhận ra được.
Đến giai đoạn của Thầy, Thầy cố công Thầy sắp xếp lại những cái điều này và qua kinh nghiệm của Thầy viết thêm trong từng bước một của nó, để các con thấu suốt được: Từ bắt đầu các con phải tu cái gì, cho đến sau cùng khi muốn nhập định phải tu tập như thế nào để nhập định, từ nhập định các con phải hướng tâm như thế nào để thể hiện trí tuệ, để các con được giải thoát hoàn toàn, làm chủ được sanh tử, chấm dứt được sự tái sanh luân hồi, thoát khỏi kiếp con người đầy đau khổ.
(25:37) Vì thế hôm nay, sự ẩn bóng của Thầy là một khích lệ lớn cho các con. Khi người cha còn thì các con còn ham vui mà không tiếc thời gian, khi người cha mất mới thấy mình phải tự lo làm mà sống, không còn nương tựa vào ai. Nhưng người cha còn để lại cho các con một bản đồ để xây dựng cho các con có cách thức biết mà tạo nên một đời sống tự lực của mình hơn.
Nhưng ông cha đó chưa bỏ các con mà ông còn ở đâu đó. Khi một đứa nào còn nghèo đói thì ông trực tiếp đến ngay mà giúp đứa con đó để cho nó làm ăn như những đứa con khác, cũng được đầy đủ, cũng được sang giàu như những đứa con khác.
Cho nên Thầy tuyên bố ẩn bóng tức là Thầy vẫn còn đâu đây, chưa phải cách xa các con. Thầy sẽ còn bằng xương, bằng thịt chớ không phải bằng hồn ma, bằng những cái vô hình, mà Thầy còn bằng con người thật. Khi nào các con tu xong, Thầy hoàn tất được nhiệm vụ, trách nhiệm và bổn phận nhận các con về đây thì chừng đó Thầy mới ra đi vĩnh viễn.
Thầy cũng không tha thiết gì trong cuộc sống của thế gian này: danh và lợi, và sự chà đạp lên nhau vì danh, vì lợi. Nhưng vì lòng tha thiết tu hành của các con, trong những ngày tuổi già sức yếu Thầy còn ở lại là vì nguyên nhân đó.
(28:08) Cách đây mười bảy năm, nếu mà không có duyên của Hoà thượng Thanh Từ thì Thầy đã ra đi từ đó chớ không phải còn đến bây giờ, vì Hoà thượng yêu cầu Thầy ở lại giúp Hoà thượng chấn hưng Thiền Tông Việt Nam.
Thầy thiết nghĩ rằng, Hoà thượng sẽ hiểu Thầy hơn ai hết, cho nên Thầy mãi liên lục trong mười bảy năm trời đem cái sức mình ra làm từng cái thất nhỏ để rồi nhận các con về đây từ lớp này đến lớp khác, khuyên lơn, dạy bảo cho các con tu hành. Nhưng duyên Phật Pháp chưa đủ cho nên số người trước đi qua rồi số người kế cũng đi qua.
Cho đến ngày hôm nay, đến riêng các con thì các con được Thầy thành lập một giáo án của Đức Phật, các con có đặt trọn niềm tin của Thầy hơn là những lớp trước. Vì thế, các con thấy sự tu tập của các con có được những kết quả.
Phần lớn là cũng nhờ cô Út, là vì cô là người nữ kề cận bên các con, an ủi, dạy bảo từng li, từng chút. Đôi khi cô thể hiện nghịch hạnh để giúp cho các con xả tâm mình, để biết được tâm mình còn ở chỗ nào, còn lậu hoặc ở mức độ nào, để các con nhận xét được mình mà cố gắng tu hơn.
Nhưng nhiều khi hoàn cảnh của các con, duyên nghiệp của các con còn dẫy đầy, cho nên từ chuyện này đến chuyện khác làm cho các con mất nhiều thì giờ.
(30:23) Thật sự đúng ra, một người quyết theo đạo Phật thì phải cắt ái, ly gia, phải lìa tất cả mọi sanh y, của cải, tài sản, tất cả mọi cái buông xuống như trong giáo án Thầy đã dạy: Giai đoạn thứ nhất còn là người cư sĩ phải tu tập những gì? Giai đoạn thứ hai xuất gia phải buông xả tất cả những gì để trở thành một con người vô sự? Đứng ở trong giai đoạn nào thì chúng ta phải thực hiện đúng giai đoạn đó mà Phật đã dạy chúng ta.
Các con thì chưa làm đúng trong giai đoạn của mình, cho nên, Thầy ẩn bóng là để cho các con hiểu được mình phải buông xả. Thay vì khoảng hai, ba năm, mà nếu các con buông xả tất cả những sự tựa nương của thế gian thì ngày hôm nay các con không có đến nỗi như bây giờ.
Vì buông xả chưa hết, vì còn tâm dính mắc, cho nên các con tu là có tu, giảm tâm mình có bớt là có bớt, nhưng hoàn toàn để đạt được sự giải thoát từ giới luật đến thiền định, các con chưa hoàn toàn thực hiện được.
Nhiều khi bởi vì tâm còn dính mắc thế gian, bởi vì lòng ham muốn còn chưa dứt cho nên những tưởng dục của các con thể hiện trong khi các con thiền định. Thầy hiểu biết điều đó che mờ đi sự tỉnh thức cao độ của các con, làm các con chỉ say mê trong xúc tưởng hỷ lạc mà tưởng là thiền định.
Thầy biết điều đó, cho nên Thầy ẩn bóng để cho các con phải tự thấy rằng: Cuộc đời là chạy theo dục lạc, tu hành là không có dục lạc nữa, không có sự khinh an, hỷ lạc nào trong sự tu tập, hoàn toàn, ngoài ra có sự điều khiển và làm chủ thân tâm, sống chết mà thôi!
Nghĩa là các con còn một chút nào ngồi mà thấy an ổn, thấy thích thú thì điều đó là điều không đúng của thiền định đạo Phật. Do những lời dặn bảo của Thầy rất nhiều, nhưng mỗi lần ngồi thì các con cũng vẫn quen tìm hỷ lạc trong đó.
Vì vậy, Thầy ẩn bóng để làm cho các con thức tỉnh, biết rằng sự tu hành theo đạo Phật là sự làm chủ từng tấc hơi của mình, từng sự hoạt động trong thân của mình, chớ không phải ngồi đó mà chờ cho có thiền định. Vì sự chủ động này mới là sự làm chủ được sanh tử.
(33:26) Vậy thì, trước lời tha thiết của các con thì Thầy cũng hiểu biết tâm của các con như thế nào.
Thầy ẩn bóng không có nghĩa là Thầy bỏ các con bơ vơ như những đứa con lạc lõng trên chợ đời - Thầy ẩn bóng không có nghĩa là Thầy vứt các con vào cuộc đời bơ vơ của nó, mà Thầy ẩn bóng tức là Thầy nhắc nhở các con tu tập hơn nhiều, vững vàng tu tập, không còn thối chuyển nữa, vì luôn luôn lúc nào Thầy cũng ở bên các con từng mỗi đứa.
Còn hiện giờ, Thầy đang sống bên các con trong một Tu viện như thế này thì sự gần gũi để hướng dẫn các con không bảo đảm. Tại sao? Vì Thầy là người nam, không thể gần gũi các con được. Nhưng Thầy ẩn bóng, khi có sự khó khăn nào đó, các con tha thiết cầu khẩn đến Thầy thì nơi đó có Thầy đến với các con, nhắc nhở các con dễ dàng hơn nhiều.
Thầy không có thần thông, không có phép tắc nhưng có sự cảm ứng với tâm lòng của các con, giao cảm được sự khó khăn khi tu tập của các con. Thầy không gia hộ cho các con làm giàu, làm có mà chỉ giúp các con trên bước đường tu hành giải thoát mà thôi.
Vậy thì chắc lẽ qua lời nói của Thầy, các con biết rằng Thầy không bỏ các con, thì chắc các con nghĩ rằng có một bậc chân tu, có một vị Thầy xa lánh danh, lợi và sự cung kính là một bậc Thầy xứng đáng cho mình tôn thờ, xứng đáng cho mình làm gương.
Thầy già yếu rồi mà Thầy còn đi vào rừng núi, lìa xa những cái sống. Thầy nói đây là cái sống tạm đủ để sống, một ngày một bữa cơm, mà Thầy còn tránh xa.
Còn mình là những người đệ tử, mình đang sống trong cuộc sống quá yên ấm như thế này, không có ma thiêng, khí độc. Thầy ở trong rừng núi ma thiêng, khí độc, có thể dễ chết trong bữa nay, ngày mai. Còn riêng các con ở nơi này rất là yên ổn, thế mà không xả bỏ được vật chất thế gian, tình cảm của thế gian.
Thầy xa lìa để làm gương cho các con xả bỏ, Thầy ẩn bóng để các con độc cư. Nếu Thầy không ẩn bóng thì các con xem thường độc cư, vì độc cư là bí quyết thành công của sự thiền định.
(36:31) Nhưng các con phải hiểu: Độc cư như thế nào đúng, như thế nào sai?
Khi tâm lậu hoặc của các con còn dễ giận hờn, dễ phiền não thì các con độc cư như thế nào đúng? Giữ gìn khẩu nghiệp của mình! Cái gì đáng nói là nói, cái gì không đáng nói là không bao giờ nói. Không nói chuyện phiếm, không khen, không chê ai; chỉ biết hỏi Phật Pháp.
Chỉ biết làm những sự việc cần làm, chỉ biết chia sẻ những sự khổ cực cùng nhau. Thấy việc cùng làm, giúp nhau cùng sống. Đó là tinh thần hòa đồng - Lục Hòa của đạo Phật. Người sức yếu làm việc nhẹ, người sức mạnh gánh vác việc nặng, giúp nhau để cùng nhau tu tập.
Đó là độc cư ở giai đoạn thứ nhất để tu Định Vô Lậu làm cho lậu hoặc quét sạch, làm cho tâm phiền não giận hờn, ganh tị, nhỏ nhen xả bỏ thì đó là giai đoạn độc cư thứ nhất.
Cố dè dặt giữ gìn khẩu nghiệp - lời nói, trước khi suy nghĩ một điều gì chín chắn mới nói, không được phát ngôn bừa bãi, tạo thêm nghiệp hoặc, làm cho đau khổ.
Độc cư thứ hai: Khi thấy tâm đã xa lìa không còn trói buộc những thương, những ghét, những giận hờn, ganh tị, nhỏ nhen, sau khi thấy tâm đã xả bỏ được Ngũ Triền Cái - tham, sân, si, mạn và nghi ngờ - thì lúc bấy giờ tới giai đoạn độc cư thứ hai mới vĩnh viễn không thoát ra lời nói.
(38:39) Là lúc bấy giờ đã biết được pháp, đã nắm được pháp, đã biết cách vận dụng hơi thở để nhập từng các định từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền đến Tứ Thiền cho đến khi nhập Diệt Thọ Tưởng Định các con cũng đều biết cách rất rõ ràng.
Vì con đường dạy thiền của Thầy rất rõ để cho các con biết đường đi. Lúc nào các con cũng nương vào hơi thở, vừa thở chậm và nhẹ với sức của mình để rồi dùng pháp hướng nhắc nó chậm và nhẹ nữa. Và khi hơi thở chậm nhẹ đến chỗ nào có trạng thái an lạc thì nơi đó là một loại định.
Khi chỗ nào mà thấy tất cả các tâm tưởng của mình không còn, nhất là giấc mộng không có thì biết là nhập Tam Thiền.
Khi nào hơi thở không còn thở nữa, là quan sát các hành thì biết rõ hơi thở không thở nữa, thì lúc bấy giờ nhập Tứ Thiền.
Khi tâm ở trong Tứ Thiền, tâm thức chúng ta còn, không mất. Giống như người ngủ, nhưng người ngủ không biết, còn chúng ta nhập Tứ Thiền, cái biết vẫn còn, không mất.
Khi hướng tâm vào âm thanh thì chúng ta nghe âm thanh, không hướng tâm vào âm thanh thì chúng ta không nghe âm thanh; khi hướng tâm về thọ thì chúng ta biết thọ, không hướng tâm về thọ thì chúng ta không biết thọ; khi hướng tâm về hơi thở thì chúng ta thấy hơi thở, không hướng tâm về hơi thở thì không thấy hơi thở. Lúc đó là lúc chúng ta ở trong Tứ Thiền.
Rồi bây giờ chúng ta muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì chúng ta cũng nương vào hơi thở, thở chậm và nhẹ, đồng thời trong lúc đó chúng ta hướng tâm đến ý hành của chúng ta. Chúng ta hướng đến ý hành: "Ý hành phải ngưng nghỉ, không còn hoạt động nữa!"
Do lần lượt pháp hướng của chúng ta thành tựu thì ngay đó ý hành ngưng nghỉ hoàn toàn. Lúc bấy giờ hơi thở cũng ngưng hoàn toàn, và tất cả các hành hoạt động trong thân đều ngưng nghỉ thì lúc bấy giờ chúng ta nhập được Diệt Thọ Tưởng Định.
Nhập Diệt Thọ Tưởng Định, tâm thức chúng ta không còn biết nữa, hoàn toàn mất tiêu luôn, thân chúng ta ngồi như khối đá, không còn biết cảm giác gì cả. Đó là nhập Diệt Thọ Tưởng Định.
Do chúng ta nương vào hơi thở mà dùng pháp hướng thì chúng ta mới ngưng được các hành, các ý hành, thì lúc bấy giờ nhập Diệt Thọ Tưởng Định chớ không phải điều gì khác.
(42:09) Một con đường đi rất rõ ràng.
Khi chúng ta dùng pháp hướng ở Tứ Thiền thì hơi thở ngưng nghỉ. Khi ngưng nghỉ thì tâm thức chúng ta còn thì biết là Tứ Thiền. Khi chúng ta ở Diệt Thọ Tưởng Định, hơi thở ngưng nghỉ mà pháp hướng dùng thì không dùng cho hơi thở ngưng nghỉ mà lại dùng cho ý hành ngưng nghỉ.
Cho nên hai sự tu hành có khác nhau. Khi ở Tứ thiền thì hướng tâm: "Hơi thở ngưng nghỉ!” Khi ở Diệt Thọ Tưởng Định thì cũng ở trong hơi thở mà hướng tâm: "Ý hành ngưng nghỉ!"
Như vậy, pháp hướng thì sai khác nhưng nương hơi thở thì giống nhau. Chắc các con hiểu được đường lối đó chớ?
Thầy dạy đâu có sai, chúng ta lấy phương tiện hơi thở để mà nhập các định chớ không phải gì khác hơn hết. Do Phật dạy: "Định Niệm Hơi Thở có lợi ích lớn, có quả lợi lớn" đó là vậy.
(…)
(43:32) Tu Bốn Thiền và Diệt Thọ Tưởng Định cũng như là bốn định của tưởng - tức là bốn Định Vô Sắc - đều dùng hơi thở chớ không phải thiếu dùng hơi thở mà vào đó được.
Như vậy, đường đi thiền định các con đã quá rõ ràng.
Khi ở Tứ Thiền, nhập được Tứ Thiền thì chúng ta cũng như dẫn tâm trở về hơi thở thì lại thấy hơi thở, dẫn tâm hướng về âm thanh thì nghe âm thanh, thì bây giờ, chúng ta dẫn tâm đến Túc Mạng Minh.
Khi Túc Mạng Minh đã thông thì chúng ta dẫn tâm đến Thiên Nhãn Minh. Thiên Nhãn Minh đã thông thì chúng ta dẫn tâm đến Lậu Tận Minh. Khi Lậu Tận Minh đã thông thì lậu hoặc chúng ta hoàn toàn quét sạch, từ đó chúng ta chấm dứt sự tái sanh luân hồi.
Như vậy là các con đã hoàn thành được con đường đi mà Thầy đã vạch ra rất rõ ràng, không có gì hết.
Từ ở trong đó, chúng ta chỉ hướng tâm mà thôi. Hướng chừng nào mà chúng ta biết được rõ ràng, thấy được rõ ràng đó là chúng ta đã được kết quả, mà chưa được thì chúng ta bền tâm mà hướng, mà nhắc, có vậy thôi!
Miễn sao các con tạo được hoàn cảnh yên tịnh. Đừng có để mọi…(Mất tiếng) làm tâm chúng ta chia, làm tâm chúng ta không hợp nhất, khó mà thực hiện con đường này được.
(45:21) Tâm còn yếu mà các con sống trong gia đình, tạo cảnh lo lắng về cái ăn, cái mặc của các con thì các con khó mà tu được.
Chúng ta chấp nhận một đời sống tu hành giải thoát thì cái ăn của chúng ta là phải đi xin, chớ không phải làm có tiền để rồi bỏ ra hàng ngày chúng ta ngồi đó mà ăn rồi tu, chẳng bao giờ được.
Vì tiền chúng ta làm ra thì tâm chúng ta bị sự sai khiến của tiền, muốn ăn cái này, muốn ăn cái kia. Mà đã còn muốn thì tức là còn dục lậu, còn lậu hoặc. Do con đường tu hành, chúng ta phải xả hết tất cả những điều này thì may ra chúng ta mới thành đạt.
Các con đừng nghĩ rằng, mình sẽ về mình tạo một cái thất, một cái nơi nào đó, thì chắc chắn là mình sẽ có con cái hoặc là có những Phật tử lo lắng cúng dường cho mình rồi mình nắm pháp Thầy mình đi tới cuối cùng, không bao giờ được!
Xưa Đức Phật cũng vậy, hầu hết tất cả chúng tăng đều nương theo hạnh đi xin mà ăn, xả bỏ. Con ông Cấp Cô Độc không phải giàu sang hay sao? Thế mà còn phải đi xin ăn, không có đem tiền bạc của cha mình theo để mà sống, mà tu. Ông Cấp Cô Độc là một người giàu có nhất, thế mà con đi tu vẫn để đi xin, có khi đói, khi no, có khi rách rưới không có y áo mặc lành lặn nữa.
Còn chúng ta là những người gì mà chúng ta lại nhờ người thân của mình, nhờ những tiền bạc dành dụm để mà tu hành? Phỏng chừng con đường tu như vậy có đạt được hay không?
Điều đó trong kinh sách của Phật không có vị Tỳ Kheo nào tu hành theo kiểu đó, mà chỉ có xả bỏ tất cả những sanh y, tức là xả bỏ những tình cảm gia đình, xả bỏ những của cải tài sản.
Xưa bên Trung Hoa có gia đình ông Bàng Uẩn nhà rất giàu sang. Sau khi thông hiểu được Phật Pháp, ông đem của cải, tài sản, vàng bạc đem đổ xuống sông, vợ chồng con cái còn hai bàn tay trắng.
Vợ ông và đứa con trai thì lên trên núi mà cày ruộng, cấy từng bụi lúa để gặt từng hạt thóc, rồi giã, rồi nấu ăn đơn sơ với muối. Còn riêng ông thì với cô con gái đi xuống đầm nhổ chiếu, nhổ bàng, đan rồi đem ra chợ bán để kiếm từng lon, từng lít, ngày hôm nay bán kiếm được một lít gạo thì về cha con sống (với) nhau chứ không bán dư.
Còn chúng ta, không khéo làm rồi để dành, để dư, để rồi ngồi khỏe mà tu. Thật sự tu trong hành động, tu trong việc làm đó là gương hạnh của những người tu sĩ Trung Hoa.
(48:37) Thầy xin nhắc lại các con: Mười năm trong thất, Thầy phải tu tập như thế nào các con có biết không?
Gia đình Thầy chiến tranh chạy bỏ của cải, tài sản không còn có gì hết. Thầy đi dạy học nuôi cha mẹ, nuôi cô Út đi học. Nhưng đến khi đi tu, lên gặp hòa thượng Thanh Từ để tu thiền thì Thầy giao lại tất cả, không còn dạy học nữa, giao cô Út làm để nuôi mẹ, nuôi ông thân Thầy.
Nhưng mà một người học sinh như cô Út trong trường mới bước chân ra đâu biết gì mà làm, cho nên cũng phải tự gánh vác, đi may mướn từ cái này đến cái khác để mà sống.
Sau thời gian lên Chơn Không tu học, rồi Thầy bỏ ra Hòn Sơn, Thầy lên Hòn Sơn, Thầy ở trên đó tu tập. Gần một năm trời trên Hòn Sơn, Thầy trở về, Thầy sống trong gia đình với mẹ Thầy, với em Thầy.
Trước cảnh phải làm lụng vất vả mới có hột cơm sống hằng ngày, Thầy không dám hở môi xin người Phật tử nào hết vì sợ họ biết Thầy là họ đến làm động. Cho nên, Thầy vào thất nhập thất, nhưng Thầy luôn luôn lúc nào cũng làm những công việc.
Thầy phải rèn từng chiếc dao, Thầy phải làm từng cái cán mà hiện giờ các con đã thấy Thầy đã chế tạo một cái máy để tiện những cái cán dao. Ở trong thất, Thầy không bao giờ tiếp khách, không bao giờ nói chuyện, nhưng Thầy làm việc.
(50:15) Trong làm việc Thầy tu tập những định gì? Tức là định Chánh Niệm Tỉnh Thức trong hành động làm. Thầy gọt từ chiếc dao, Thầy mài từ chiếc dao, đóng từ cái cán để cho cô Út đi bán mà kiếm cơm gạo sống hàng ngày.
Thầy tu tập trong sự gian khổ bằng hành động của chính thân mình, Thầy hiểu biết rất rõ. Nhưng Thầy giữ hạnh rất đúng: Ngày ăn một bữa. Thầy giữ hạnh độc cư rất đúng: Thầy không nói chuyện.
Làm mỗi ngày làm giao cho cô Út bốn chục, năm chục dao hoặc cả trăm dao, tùy dao lớn, dao nhỏ lượng sức mình mà làm được. Những gì làm không được thì Thầy giao cô Út ở bên ngoài làm, những gì làm được, Thầy ở trong thất làm toàn bộ như tiện cán, như cắm dao, như gọt dao, như mài dao. Những dao lớn thì không làm được, cô Út ở ngoài làm với người khác.
Do vì vậy mà bảo đảm được cuộc sống của gia đình, mà bảo đảm được sự tu hành của Thầy yên ổn suốt mười năm trời. Do sự tu hành như vậy mà Thầy đã thành đạt được đạo quả viên thành.
Thầy nhớ ông Bàng Uẩn đổ của cải, tài sản xuống sông rồi cha con cũng lao động, cũng làm mà không phải làm dư, làm để đủ sống. Đó là cái sự tu hành rất là gian khổ.
Thầy nghĩ, thời Đức Phật không có gian khổ như vậy. Cho nên hầu hết là Thầy muốn các con cũng như quý thầy được vào đây, Thầy lo từng miếng cơm manh áo, xin Phật tử để các con được ngày một bữa yên tâm tu hành, không lao động, không làm gì hết để thực hiện đúng những con đường mà Đức Phật và chúng Tỳ Kheo trong thời Đức Phật đã làm.
Nhưng hầu hết quý thầy sống không chịu nổi độc cư. Vì không làm, độc cư quá độ, cho nên cô đơn quá vĩ đại làm cho quý thầy bỏ cuộc ra đi. Nhìn chung lại cái số người độc cư chịu nổi, một là Mật Hạnh, hai là Minh Tông. Hai người này chịu nổi cho nên đã thực hiện được con đường thiền định của chính mình.
Thầy trong thất nhờ lao động, nhờ làm cho nên độc cư dễ dàng hơn, tuy không nói nhưng nhờ lao động mà độc cư được.
Trong chúng, các con nhìn lại, người nào biết giữ độc cư không nói chuyện, vui vẻ với công việc làm, nỗ lực tu tập. Tuy có khó khăn nhưng chúng ta phải biết cách thức tu tập.
(53:35) Người tu Thiền Định không phải ngồi nhiều giờ mà chỉ cốt ở chỗ điều khiển được các hành trong thân, điều khiển được hơi thở từ bình thường đến chậm và nhẹ hơn cho đến khi ngưng nghỉ mà nhập định. Cho nên đâu cần phải ngồi hai, ba giờ, chỉ cần thiết là ba mươi phút.
Do sự tu hành mà không đúng cách thì các con gom tâm cả một giờ mới gom được. Còn tu hành đúng cách bước vào một hơi thở đã gom tâm bám chặt, cho nên không mất thì giờ. Còn trái lại, các con không biết, gom cả nửa tiếng mới thấy tâm mình nằm yên. Đó là cách thức tu sai.
Tu từng hơi thở có chất lượng: Vô đầu chúng ta gom hơi thở thứ nhất, hơi thở thứ hai là tâm đã bám chặt và nằm im lìm trên hơi thở. Do sự tu tập như vậy, suốt cái thời gian nửa tiếng đồng hồ, chúng ta hướng tâm nhắc, lần lượt chúng ta thấy các hành ngưng hoạt động, hơi thở chậm dần, chậm dần cho đến khi ngưng.
Còn bây giờ, chúng ta ngồi nhiều, ba bốn tiếng, năm bảy giờ đồng hồ mà không tu đúng cách như vậy thì chúng ta gặp thọ, rồi gặp các trạng thái của tưởng, rồi gặp các trạng thái của ma như: thọ ấm ma, sắc ấm ma, rồi tất cả những Ngũ Ấm Ma hiện đến, vì thời gian dài ma sẽ hiện vào.
Thời gian ngắn chúng ta điều khiển hơi thở để rồi xả nghỉ, lấy sức khỏe lại. Giờ kế tiếp chúng ta tu ba mươi phút nữa, vận dụng toàn bộ sức lực của chúng ta điều khiển hơi thở và vận dụng phương pháp ám thị - tức là hướng tâm - làm cho các hành ngưng hoàn toàn.
Lúc bấy giờ chúng ta đâu bị hôn trầm thùy miên? Vì chúng ta ngồi lâu cho nên mới có hôn trầm, thùy miên, mới có vô ký. Ba mươi phút, hôn trầm thùy miên làm sao đánh được trong khi chúng ta vận dụng từng hơi thở một.
Mỗi một hơi thở qua chúng ta có những cách vận dụng trong đó rất kỹ, làm sao sai được! Vì vậy mà con đường chúng ta tu tập thu ngắn lại, không để trôi mất thời gian.
Đó là những điều tu tập của Thầy và những điều tu tập của cha con ông Bàng Uẩn ngày xưa. Còn đối (với) riêng Đức Phật thì Ngài chấp nhận đi xin ăn rồi về ở trong rừng núi mà tu tập.
Nhưng Thầy tin rằng, thường xuyên Phật nhắc các vị Tỳ Kheo: Có năm điều lợi ích của sự kinh hành. Cho nên Phật nhắc: Kinh hành là tuyệt vời, kinh hành là giúp cho con người tu mau chứng quả.
Tại sao vậy? Vì động thân luôn luôn làm cho chúng ta không cô đơn; vì động thân luôn luôn làm chúng ta không rơi vô lười biếng, hôn trầm, thùy miên, vô ký; vì động thân luôn luôn cho nên chúng ta tỉnh giác từng phút giây, rất là tỉnh giác cao độ.
Cho nên khi chúng ta vận dụng hơi thở đi vào Bốn Thiền quá dễ dàng. Vì sức tỉnh giác cao cho nên sự vận dụng rất là kỹ lưỡng, làm cho hơi thở từng chút, từng chút chậm dần và đến khi ngưng hoàn toàn.
Đó là cách thức tu đúng về thiền định.
(57:07) Bây giờ các con đã hiểu rõ tất cả đường lối Thầy đã vạch ra cho các con đi trên đường thiền này không còn khó khăn nữa. Vậy thì sự ra đi của Thầy ẩn bóng là một điều làm cho các con càng buông xả hơn, tâm vô lậu các con còn mau sạch hơn.
Các con biết: thân yếu tuổi già của Thầy còn phải sống trong rừng núi, ăn bằng củ mài, củ rạng, không đi xin gạo cơm ai hết, ăn bằng rau rừng, lá rừng để mà sống. Các con có một bậc Thầy như vậy thì sung sướng gì mà các con ngồi đây mà ăn từng bát cơm, ăn từng thức ăn ngon, không xả từng y áo đẹp, không bỏ tất cả những tình thương yêu mà để cứu lấy mình trong sanh tử luân hồi?
Các con hãy mạnh dạn tiến lên con đường Thầy đã vạch đi mà xưa Đức Phật đã đi, con đường Thầy đã đi qua mà các chúng Tỳ Kheo trong thời Đức Phật đã đi qua.
Thời đại hiện giờ chúng ta còn có những bậc tu hành chân chính như vậy, không hề sợ hãi trước cảnh rừng sâu núi thẳm, trước cảnh đói khát; không hề sợ hãi trước cảnh ma thiêng nước độc.
Các con phải hiểu rằng: Một người Thầy của các con xứng đáng như vậy, đã làm gương hạnh tốt như vậy, thì các con hãy xả bỏ tất cả những gì mà các con chưa xả bỏ. Bỏ xuống hết đi!
Các con nghe lời Thầy tức là Thầy sẽ ở gần bên các con. Mà các con không xả bỏ, dù Thầy có ở gần bên các con có ngàn năm thì các con cũng chẳng tới đâu.
Vì Đức Phật đã dạy: "Tịnh" thì mới "chỉ" được. Mà tâm còn dính mắc thế gian trần tục, tình cảm chưa dứt rời thì các con làm sao tịnh được tâm? Mà không “tịnh” được tâm thì làm sao “chỉ” được các hành trong thân mà nhập định!
Đó là điều tiên quyết chỉ rõ của Đức Phật mà cho đến khi Thầy thực hiện cũng thấy đúng như vậy.
(59:28) Khi đó, các con ngồi lại đây mà các con tu hành thì nghĩ đến một vị thầy các con đang ở trong rừng ăn toàn lá cây; mà không nỡ bỏ các con cho nên Thầy còn sống trong cách thiếu thốn đủ mọi điều mà vẫn chấp nhận cuộc đời giải thoát của mình để làm gương cho các con.
Nếu Thầy sống đầy đủ, đau có bác sĩ, có thuốc thang thì chắc các con cũng (có) thể làm như vậy được. Còn Thầy sống như trong rừng sâu, núi thẳm, không gì cả hết, thì lúc bấy giờ các con nghĩ rằng mình khó mà làm được như Thầy, nhưng mình phải bỏ những gì Thầy đã bỏ hết.
Những gương hạnh đó làm cho các con nỗ lực tu hành hơn. Không còn vì sự sống chết của thân các con nữa mà hãy vì sự giải thoát của các con.
Cho nên Thầy ở lại nó cũng chẳng giúp gì cho các con hơn là để tâm các con còn dính mắc từ cái ăn, cái ngủ cho đến những vật chất tầm thường của thế gian.
Chết rồi các con không mang vật gì theo được hết. Tình cảm của các con cũng chẳng mang theo được gì hết, những gì mà các con thân thương nhất các con cũng không mang được gì hết; chỉ có mang đi những nghiệp quả, nhân quả luân hồi mà thôi.
Nếu thiện thì các con tiếp diễn qua một đời sống khác. Một đứa trẻ thơ có biết gì trong quá khứ nó đâu, chỉ biết đòi khóc và sống trong hiện tại tiếp diễn nhân quả mới của nó mà thôi, và biết thương yêu những người đang hiện tại (bên) nó. Còn những người trong quá khứ của nó đang âm thầm đau khổ, thương tiếc nó, nhưng nó nào hay biết gì!
Các con nghĩ, khi các con bỏ thân này, các con tiếp diễn trở thành một đứa trẻ nằm nôi thì các con có biết gì? Trong khi đó các con của các con bây giờ đã khóc thương mẹ, đã mất mẹ, nước mắt của chúng tràn trề, tình thương của chúng dẫy đầy, nhưng các con còn biết đâu nữa!
Còn bây giờ thì các con còn thương, còn nhớ nhưng khi chuyển tiếp qua một thân khác, còn đâu nữa mà thương, mà nhớ! Chỉ còn biết đòi, còn khóc, còn biết đau, biết khổ trong khi còn nằm nôi.
Đó là luật nhân quả vô thường không để chúng ta biết được tiền kiếp của chúng ta.
Mà biết được tiền kiếp của chúng ta, phỏng chừng chúng ta còn thương mẹ của chúng ta nữa không? Còn thương những đứa con của chúng ta nữa không? Chắc chắn không cho phép chúng ta thương nữa. Vì chúng ta đã là con của kẻ khác, vì chúng ta là những đứa trẻ thơ ngây, còn biết thương ai nữa!
(1:02:29) Đến đây, Thầy nhắc nhở các con: Sự ra đi của Thầy là sự nhắc nhở của các con, sự ra đi của Thầy là sự sách tấn lớn cho các con, sự ẩn bóng của Thầy luôn luôn lúc nào Thầy cũng còn bên các con.
Chừng nào Thầy tuyên bố Thầy nhập diệt tức là Thầy đã vĩnh viễn xa các con. Nhưng người nhập diệt bản thể của họ vẫn bên các con, chưa phải mất.
Như Đức Phật Thích Ca đã nhập diệt từ hai ngàn năm trăm bốn chục năm nay, Ngài vẫn luôn luôn bên Thầy, Thầy biết điều đó. Khi gặp khó khăn, Thầy chỉ nguyện Đức Phật: "Gặp những khó khăn khi Ngài đang tu, con bây giờ cũng gặp những khó khăn. Xin Ngài cảm thông nỗi khó khăn này mà trợ giúp cho con vượt qua những khó khăn!"
Đâu phải Thầy không gặp những khó khăn trên bước đường tu tập. Thầy rất nhiều những sự khó khăn. Ngồi thiền mà thấy như mình nhìn trong gương, thấy người đi sau lưng mình cách đôi trăm thước mà vẫn thấy họ, đâu phải chuyện vượt qua là dễ; ngồi thiền thấy cả hào quang sáng chói, đâu phải dễ; ngồi thiền mà thấy những trạng cái thái bay bổng trên hư không cũng đâu phải dễ xả nó!
Thầy đã gặp nhiều và gặp nhiều. Ngồi thiền mà có lúc tác ý nghĩ rằng: "Mình không có vọng tưởng”, ngồi thiền mà có lúc nghĩ rằng: "Mình hoàn toàn được thanh tịnh, yên lặng", nhưng những điều đó đều là sai hết.
Cho nên nhờ chư Phật gia hộ, Thầy đã tỉnh thức được trong mọi điều: từ chỗ nào cần phải tác ý là tác ý hướng tâm, mà chỗ nào không cần thì giữ im lặng để biết sức định ở chỗ đó rồi tiếp tục đi tới nữa.
(1:04:49) Các con còn được gần bên Thầy, được nhắc nhở chỗ sai, chỗ đúng, được gần bên cô Út. Thầy nghe nói cô Út trình lại: Mỗi lần mà Đào ngồi tu, khi nghe bị rung động thân cho nên cô Út phải bò, phải đi như thế nào để cho nó không nghe, để cho mình nhìn tận mắt biết chỗ sai, chỗ đúng mà sửa nó.
Cho đến ngày mà Thầy kiểm tra Đào ngồi một giờ rưỡi, Thầy thấy rất vững vàng không rung động. Rõ ràng nếu mà không có sự chịu cực khổ của cô Út mà nhắc đi, nhắc lại, thì Đào không chừng ngày hôm nay có ngồi vững vàng như vậy không?
Thật ra, ơn tình của cô Út đối với mấy con, tuy cổ làm cổ không kể ơn nhưng mà Thầy thấy quá nhọc nhằn. Thầy chỉ đi kinh hành nhìn vào thất rồi xem xét mọi chúng mà thôi chớ không bao giờ có đi rình, đi nhìn ngó, sợ người ta nghe rồi người ta cảnh giác, người ta không rung động thì mình không biết đâu mà mình sửa. Cho nên cô Út quá chịu cực khổ với các con mọi điều.
Vì vậy mà sau khi Thầy ẩn bóng thì các con còn theo cô Út mà tu hành thì chắc chắn là phải theo sự sắp xếp của cổ. Còn luôn luôn tu hành mà gặp khó khăn thì có Thầy trợ giúp, dù bất kỳ ở nơi đâu Thầy cũng có thể trợ giúp các con được.
(1:0623) Và đồng thời các con cố gắng, nếu mà đứa nào không có duyên - thay vì tới giờ phút cuối cùng Thầy mới nhắc nhở điều này, nhưng sẵn dịp hôm nay có sự thỉnh cầu của các con ở lại cho nên Thầy sẵn dịp mà nhắc nhở các con:
Nếu các con ở đâu mà tu tập, thì điều kiên quyết là các con phải xa lìa những người thân của mình. Họ biết được chỗ ở của các con là họ sẽ làm động các con đó và các con tu không bao giờ tới được. Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai là các con phải chấp nhận một cái đời sống như thế nào, đừng có để dành, mà hằng ngày phải kiếm từng đồng để mà sống như cha con ông Bàng Uẩn. Đừng có tính mà làm để dành.
Đau bệnh mà người tu hành không có tiền bạc thì chắc chắn là không có đau bệnh đâu. Người tu hành mà có tiền bạc thì hay đau bệnh lắm. Theo Thầy thiết nghĩ, nghèo ít bệnh mà giàu thì bệnh nhiều lắm.
Cho nên, sự tu hành mà các con biết xả hết, xả hết đi, rồi trồng cây rau cây cải nào đó sống với muối, với vừng, ngày một bữa cơm mà sống đủ. Các con không bận tâm, đừng nghĩ cái này, cái kia ăn ngon nữa mà hãy nghĩ rằng: ăn để sống mà thôi!
Lúc xưa Thầy ở trên Hòn Sơn, vì từ trên đỉnh Hòn Sơn mà đi xuống dưới chân hòn quá mệt nhọc, hằng nửa tháng Thầy phải xuống xin gạo rồi vác lên, rồi ở trên đó nửa tháng tu tập, rồi trở xuống xin gạo nữa, và vất vả.
Mấy tháng đầu Thầy còn chịu vất vả, sau đó Thầy trồng được rau theo dòng suối trên Hòn Sơn, rồi Thầy hái rau Thầy tập ăn dần, ăn dần, bớt cơm dần từng chút, từng chút. Cuối cùng Thầy chỉ còn ăn rau mà sống, rồi cũng vẫn sống bình thường. Nhưng lúc bấy giờ tu tập rất là yên ổn và thanh tịnh.
(1:08:43) Đó thì, muốn tạo cho cuộc sống của mình sống mà hiện giờ Thầy sẽ ra đi, và ra đi để ăn những lá cây rừng, ăn những củ rừng mà sống để chờ các con tu tập cho viên thành, có như vậy để cho các con phải ráng mà nỗ lực.
Còn bây giờ, Thầy ngày một bữa cơm như thế này thì các con chưa thấy sự khổ cực của một bậc chân tu.
Thầy thấy bên Yoga, người ta có những bậc đạo sĩ, người ta lên núi Hy Mã Lạp Sơn trên những tầng cao nhất mà người thế gian không thể bước đến được, họ ẩn bóng trên đó, ăn toàn là sương, không có gì hết, chỉ là đá với núi mà thôi.
Tế mà họ sống được. Họ uống sương mà họ sống được, họ không ăn gì hết mà họ sống được, thì Thầy nghĩ rằng, mình còn có lá rừng để ăn thì đâu có đến đỗi mà chết!
Vậy thì hôm nay, Thầy nói để cho các con thấy rằng, Thầy đã từng tập ăn rau mà sống không cần ăn cơm, thì cơ thể của Thầy lúc nào cũng dễ dàng, không còn khó.
Cái thứ nhất là các con trực tiếp được mắt các con: Thầy không nằm trên giường vì Thầy đã nghĩ rằng ngày nào đó Thầy sẽ ở trong hang, nằm trên đá, cho nên thân thể của Thầy đã quen đi với hơi đất. Các con thì không thể được. Nằm xuống đất một đêm, sáng ra các con đi hết muốn nổi.
Còn Thầy thì vẫn thản nhiên lao động làm tất cả công việc. Cũng như gần đây thì Thầy không thấy lao động, nhưng Thầy làm việc soạn giáo án cho các con tu học từ cái dễ đến cái khó. Thầy cũng làm việc bằng trí óc liên tục.
Thầy vì các con là những người về đây với Thầy, trách nhiệm của Thầy phải dẫn dắt cho các con đến cùng tận con đường giải thoát, không bỏ một đứa nào hết, trừ ra các con bỏ Thầy đi mà thôi.
Đó là trách nhiệm của Thầy. Cho nên, các con bỏ đi thì đó là Thầy hết trách nhiệm, mà các con còn ở đây thì Thầy có trách nhiệm.
Và Thầy ẩn bóng mà các con còn quyết tâm theo giáo pháp của Phật, theo những lời dạy của Thầy, giới luật nghiêm túc, thiền định, tu tập hơi thở vững vàng thì luôn lúc nào cũng có Thầy ở một bên các con, đừng lo vắng bóng Thầy.
Như vậy, các con chắc chắn là đã thỏa mãn rồi, không còn đòi hỏi Thầy gì hơn nữa.
(1:11:35) Và bây giờ thì Thầy tiếp tục bài giảng giáo án hôm nay. Bây giờ các con còn ai có ý kiến gì không, có thưa hỏi gì nữa không?
Tu sinh: Thầy giảng như đó thì từ nãy giờ chị em chúng con nghe rất hiểu rồi. Dù thế nào cũng không thể kìm chân Thầy ở lại được. Đó là một điều vinh hạnh cho các con.
Thôi thì chúng con cũng ráng phải trong ba tháng nữa, cũng nỗ lực, tới đâu hay tới đó. Rồi thì sau này, mỗi người thì mỗi ý, ai muốn tu cách nào thì cứ theo trong giáo án Thầy mà tu, còn chẳng may không được thì cũng phải đành chịu. Còn ai muốn ở lại đây tu thì tu, ai muốn về thì về, đó là sau này tụi con sẽ giải quyết sau.
Còn cũng cầu chúc cho Thầy lúc ra đi, nhưng cực khổ quá như vậy mà Thầy không có thị giả nào theo thì rủi bệnh hoạn trong rừng sâu, nước độc ra thì cực khổ cho Thầy biết bao nhiêu!
Tụi con thấy đau lòng quá, không biết nói gì hơn nữa! Thôi thì chúng con cũng cam tâm nhận như vậy thôi, chứ cũng không dám thỉnh cầu Thầy nữa!
(1:12:55) Trưởng lão: Bây giờ Thầy tiếp thêm vì con có gợi ý người thị giả.
Thì Mật Hạnh có xin Thầy là Thầy đi đâu thì xin cho Mật Hạnh theo đó, nhưng Thầy nghĩ rằng: Không biết sức của Mật Hạnh có chịu nổi trên bước đường gian khổ trong rừng sâu, núi thẳm hay không?
Điều đó là Thầy rất ngại. Bởi vì, Thầy thấy sức khỏe nó cũng kém chớ không phải được như Thầy. Tuy rằng Thầy già yếu nhưng cái sức khỏe của Thầy rất nhiều.
(1:13:27) Như vừa rồi thì các con biết rằng, cái chân Thầy rất đau, Thầy không biết tại sao các bắp thịt trong đó nó lại nhức nhối như vậy, Thầy cũng chưa hiểu. Nhưng rồi Thầy cũng cố gắng để rồi tự ám thị. Thầy nhắc lại: Tự ám thị, rồi cũng dùng chút ít thuốc.
Nhưng mà Thầy nghe nói cái bệnh này trị rất lâu mới hết đau nhức. Nhưng gần đây thì chỉ gần hơn nửa tháng nay là Thầy thấy cái bệnh nó đã hết rồi. Do cái sức ám thị của Thầy chớ thuốc thang thì theo như bác sĩ Nhơn cũng như bác sĩ Trí nói cái bệnh này cũng phải trị một thời gian lâu mới hết. Nhưng mà Thầy thấy sao đối với Thầy thì nó cũng quá dễ dàng, không thấy khó.
Vậy thì Thầy nhắc lại cho quý con thấy, khi chúng ta bị đau nhức chỗ nào đó thì chúng ta hãy dẫn tâm đến đó mà trị nó. Vì vậy mà cái câu dạy của Thầy mà đã được ghi vào cái bia đá để đời sau người ta nhớ mãi đó là: "Dẫn tâm vào đạo, đừng dẫn đạo vào tâm". Cái câu nói đó là Thầy muốn nói pháp hướng đó.
Chẳng hạn là như bây giờ cái đầu các con bị nhức, các con hãy cố gắng bền chí mà nhắc đi: “Cái đầu nhức là cái thọ, mà cái thọ là vô thường, vậy thì cái đau này là vô thường, không có cái ngã chịu đau. Vậy ai chịu đau đây? Chắc chắn là không có! Như vậy cái thọ này phải dừng đi, không được đau nữa! Cái đầu này không được nhức nữa!”
Rồi các con lại nghỉ, không nhắc nữa. Một lúc lâu các con lại nhắc nó nữa. Cứ nhắc mãi, một ngày này qua rồi ngày khác qua, thế rồi cái đầu của các con sẽ hết đau.
(1:15:25) Các con nhớ kỹ: Cái đầu của các con sẽ hết đau, tức là cái thọ vốn nó vô thường, nó không bản ngã, cho nên mình đem cái tâm của mình dẫn nó, nói đúng cách của nó, thì nó sẽ hết đau.
Cũng như cái thân mình nhức chỗ nào, mỏi chỗ nào mình biết rất rõ. Đây là đau khớp xương, thấp khớp như thế nào, cứ dẫn nó mà nhắc đi. Rồi chúng ta đem cái thọ đặt trước mặt, ngồi xếp bằng hẳn hòi, tâm giữ yên lặng, đặt cái thọ trước mặt rồi quán xét cái thọ. Do đó, chúng ta xả bỏ tất cả những nỗi đau đớn trong thân của chúng ta bằng pháp hướng.
Như vậy rõ ràng Phật dạy chúng ta đặt niệm trước mặt để quán vô lậu. Vì thọ làm cho chúng ta đau khổ cho nên nó là lậu hoặc, mà chúng ta không có đau khổ thì lậu hoặc hết.
Cho nên Thầy thấy qua cái thân của Thầy, Thầy cũng thấy có sự hiệu nghiệm. Và thay vì cái bệnh này nó phải trị lâu dài nó mới hết, nhưng cuối cùng thì Thầy chỉ dùng pháp hướng mà Thầy đã khắc phục được cái bệnh của thân mình.
Đó là những cái vi diệu của pháp hướng mà chúng ta cần phải học, cần phải tu tập, cần phải rèn luyện thì nó mang đến kết quả rất lớn. Dù cái bệnh nan y như thế nào, chúng ta bền chí mà tập đi.
Những người tu thiền mà chúng ta đã thành tựu được pháp hướng này, nhắc là có hiệu quả. Cũng như bây giờ các con đã tập, các con nhắc: "Hơi thở này ngưng đi!" - mà nó đã chịu ngưng thì các con nhắc cái thọ thì cái thọ nó ngưng dễ dàng.
Mà các con nhắc hơi thở chưa ngưng thì các con hãy tập cho nó ngưng đi, rồi các con nhắc tất cả những thọ trong thân của các con làm cho các con khó chịu và đau khổ, thì nó sẽ làm cho cái thọ các con bị lui và bị lặn mất đi, không còn làm các con đau khổ nữa.
Đó là những cái rất là vi diệu.
(1:17:24) Vậy thì bây giờ Thầy xin đọc lại một cái, không biết là Thầy có cho các con chép lại cái bài kệ này không?
Thầy nhắc lại bài kệ này, để trong cái thời gian quý báu, sự tu tập của các con, cái đời còn lại của các con nó còn quá ít; nghĩa là còn một vài năm nữa thì cũng có người sẽ ra đi bỏ thân xác này, cũng có người còn năm ba năm nữa sẽ bỏ thân này mà ra đi, rồi cũng có người thì còn mười năm nữa.
Không biết chừng bữa nay chúng ta còn gặp nhau nhưng sống một đêm nay, ngày mai ai ra đi nào ai biết? Nhưng chắc chắn là con đường sanh tử ai cũng phải đi.
Vì vậy mà bài kệ này nói về bóng thời gian. Các con ghi:
Bóng Thời Gian
Một tấc bóng trời, một tấc vàng
Thầy đọc lại:
Một tấc bóng trời một tấc vàng
Tấc vàng khó chuộc bóng thời gian
Tấc vàng dầu mất, nay tìm được
Tấc bóng thời gian khó hỏi han.
(1:19:29) Đó là một bài kệ để chúng ta thấy: Thời gian qua, nó mất đi rồi chúng ta không lôi lại được. Như Thầy nói: Hôm nay chúng ta sống, ngày mai chúng ta mất, nào ai biết được.
Cho nên cái người tu hành người ta tiếc từng thời gian. Do vì tiếc thời gian đó mà Thầy phải sách tấn các con bằng sự ra đi của Thầy để các con nỗ lực hơn và xả bỏ hơn, đừng tiếc gì trong thế gian này nữa mà nỗ lực tu!
Bài kệ này nhắc các con phải tiếc từng chút thời gian của các con. Nhưng các con phải biết: Tiếc mà các con tu sai thì các con thành bệnh vì quá tinh tấn!
Cho nên tu phải đúng, phải biết nghỉ ngơi, phải biết xả, phải biết làm cái gì trước, làm cái gì sau, phải khéo léo, phải thiện xảo.
Tất cả những sự tu tập là cả một vấn đề, không phải vội vàng mà khắc phục tâm mình, ép buộc nó bằng cách này bằng cách khác để cho nó ngưng nghỉ hơi thở thì điều đó các con đã tự giết mình!
Phải biết thân mình, sức mình như thế nào, phải biết nghỉ ngơi như thế nào để lấy sức, sau thời gian tu tập nó mới có kết quả. Nếu không biết, vội vã, nỗ lực thực hiện điên khùng thì cũng chẳng tới đâu và con đường còn xa mờ mịt.
Bây giờ, Thầy đọc lại để các con dò lại coi đúng không?
Một tấc bóng trời, một tấc vàng
Tấc vàng khó chuộc bóng thời gian
Tấc vàng dầu mất, nay tìm được
Tấc bóng thời gian khó hỏi han.
Đó thì các con thấy những cái bài kệ, người mà tu hành, mà hầu hết ở trong giáo lý của nhà Phật có những bài kệ nói về thời gian như thế này rất nhiều, tức là nhắc nhở chúng ta rất nhiều: Đừng để phí thời gian!
Chúng ta cứ lăng xăng hết chuyện này tới chuyện kia mà không chịu giữ mình trong hạnh độc cư, mà không chịu giữ mình cho chính bản thân mình được yên ổn, được tu tập và những người khác cũng được yên ổn tu tập.
(1:22:08) Bây giờ Thầy sẽ bắt đầu, sẽ dạy các con về cái bài học kỳ trước. Để tóm lược lại cái bài mà các con đã được học kỳ trước.
Tóm lại, bài giảng kỳ rồi là để cho các con thông hiểu nghiệp.
Tức là ở cái giai đoạn một của giáo án này, Thầy đã giảng về cái nghiệp. Do cái đoạn dạy về nghiệp thì các con biết là cái nghiệp nó là chủ nhân của chúng ta, nó là một đấng tạo hóa sanh chúng ta ra.
Cho nên ở đây Thầy có ghi lại:
Đối với đạo Phật, nghiệp là đấng tạo hóa sanh ra loài người.
Đó thì các con thấy rất rõ. Cái nghiệp nó sanh ra muôn vật chớ không phải có một đấng tạo hóa nào hết, Phật xác định cái điều đó rất rõ. Mà Thầy đã giảng cái chữ “nghiệp" các con đã hiểu rồi.
Cho nên ở đây thì chúng ta đã biết đạo Phật đã xác định rất rõ ràng là:
Nghiệp là đấng tạo hóa sanh ra loài người và chúng sanh, nên thường sai khiến con người…
Chúng ta thành cái thói quen rồi thì chính cái thói quen đó là cái nghiệp của chúng ta, nó sai chúng ta làm cái này, làm cái kia. Hễ nó khởi ra cái muốn nó - tức là cái nghiệp đó, thì chúng ta chạy theo nó.
Cũng như một người nghiền thuốc, khởi ra cái muốn thì móc ra trong túi của mình lấy cái điếu thuốc lên rồi đốt, rồi hút. Rồi khởi ra nghiện rượu là bắt đầu chúng ta phải chạy đi mua một ly rượu để uống thì đó là nghiệp sai chúng ta..
nên nó thường sai khiến con người. Vì thế, con người là kẻ được thừa tự của nghiệp.
Đời đời, kiếp kiếp của con người tiếp nối trong sáu nẻo luân hồi đau khổ đều chính do nghiệp mà ra.
Chúng ta đau khổ đều chính do nghiệp. Từ cái nghiệp cũ nó đưa đẩy chúng ta, rồi chúng ta tạo cái nghiệp mới, rồi nó thành thói quen, nó trở thành nghiệp cũ. Cứ như vậy, nó mãi mãi tiếp diễn đời này đến đời khác mà không bao giờ chúng ta chịu ngăn chặn nó.
Biết vậy, chúng ta cần phải chấm dứt nghiệp. Chấm dứt nghiệp là chấm dứt tái sanh luân hồi, sanh tử và đau khổ.
(1:24:40) Ở đây, các con thấy rất rõ là Đức Phật đã xác định: "Nghiệp là tạo hóa sanh chúng ta ra", mà bây giờ chúng ta phải làm chủ cái đấng tạo hóa này, chấm dứt nghiệp không còn làm nữa, không còn sai chúng ta nữa, không còn sanh chúng ta ra nữa, đó là chúng ta đập vỡ cái đấng tạo hóa mà sanh ra con người, sanh ra chúng sanh.
Bằng chứng là chúng ta tu tập theo đạo Phật là chúng ta đập cái ông tạo hóa này, xô ổng xuống cái ngai vàng, không có để ông ngồi đó mà ổng sai người ta được nữa. Đó là cách thức chúng ta phải mạnh dạn chớ không phải tuân theo cái lệnh của nó nữa.
Chẳng hạn bây giờ mình nghe ở trong bụng của mình nó đói, nó cồn cào, bắt đầu mình chạy vô trong bếp rồi mình lục nồi cơm ra mình ngồi mình ăn, đó là nghiệp sai mình đó. Vậy thì mình muốn chấm dứt cái nghiệp này là nhất định là không có vô bếp lục nồi, thì như vậy đó là mình đã làm chủ được cái đấng tạo hóa này rồi.
Anh ta sai mình, bảo mình đi ăn thì mình đi ăn, sai mình đi uống là mình đi uống. Không được! Sai mình ngủ là mình đi ngủ thì đó là thuộc về nghiệp tất cả hết. Cho nên, chúng ta biết được cái điều mà nó sai mình đi thì tức là cái nghiệp, đó là cái thói quen.
Do vì vậy mà chúng ta phải nỗ lực, giờ nào ra giờ nấy, làm việc gì ra việc nấy, ăn ra ăn, uống ra uống. Không có nghĩa là giờ này không phải giờ uống mà đi uống, giờ này không phải giờ ăn mà đi ăn, thì chúng ta cấm tuyệt, thì làm cho cái ông chủ mà thường sai chúng ta từ lâu tới giờ nó không sai được nữa.
Cũng như bây giờ mình ngồi lại mình nhớ, mình thương những cái người như cha mẹ của mình đã chết, mình nhớ, mình thương những người đó. Thì bắt đầu mình biết đây là một cái nghiệp của muôn người chớ không phải riêng mình, người nào thì cũng nhớ cha, nhớ mẹ hết, cho nên mình chấm dứt.
Nhớ chắc chắn cũng không cha mẹ gì sống được; thương chắc chắn là cũng không sống được. Đã chết rồi thì tan biến theo nhân quả, không còn ở đây mà thương, mà nhớ nữa!
(1:26:55) Do cái sự hiểu biết trí tuệ này, chúng ta làm chủ được cái nghiệp, làm cho tâm chúng ta không bồi hồi, không nức nở, không đau khổ, không thương nhớ.
Cho nên, các con hầu hết là những người cư sĩ có gia đình, có con cái thì phần lớn cái nghiệp… (Mất đoạn)
hết băng 5