Pháp Âm - 2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 03 - BẤT ĐỘNG TÂM VÀ THIỀN ĐỊNH

2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 03 - BẤT ĐỘNG TÂM VÀ THIỀN ĐỊNH

SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 03 - BẤT ĐỘNG TÂM VÀ THIỀN ĐỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 2000

Thời lượng: [30:26]

Tên cũ: 2000-Sư Tuệ Tĩnh và Phước Nhẫn-1C - Bất động tâm và Thiền định

https://thuvienchonnhu.net/audios/2000-su-tue-tinh-va-phuoc-nhan-van-dao-03-bat-dong-tam-va-thien-dinh.mp3

1 - VIỆC TU TẬP CẦN TRẢI QUA NHIỀU GIAI ĐOẠN

(00:00) Tu sĩ: Theo con thấy thì bây giờ ổng lo cho ổng trước đi, kết quả xong rồi nói người ta mới nghe.

Trưởng lão: Đó! Đúng vậy đó, xong rồi, nói mới nghe. Chứ còn không xong, về ma chướng nó gạt mình; Coi vậy chứ ra rồi, nói nó không nghe đâu, nó phản công lại nó làm cho mình tức tối. Cho nên mình vô tu đừng có để cho ba cái Kiết sử, Ái kiết sử này nó hiện ra, nó hiện ra nó đánh mình chết - bắt đầu nó nghĩ, nó thương nhớ đủ thứ hết, rồi sau đó nó lo, nó lo rồi nghĩ: "Mình tu được mà để cho những người thân của mình, nhất là vợ con mình, nó không có biết đường, tội!”- rồi về mình dẫn nó đi.

Tu sĩ: Theo con thấy thì, ví dụ sau này người ta xin vô thất Thầy nên hỏi, nên hỏi cách thức tu tới đâu, rồi Thầy hướng dẫn cho họ, chứ Thầy mà nói chung chung quá, họ không hiểu, họ vô, họ ức chế.

Trưởng lão: Đúng rồi. Bởi vì họ đến như ông Bửu Quán và ông Phu Sư Hiệp, ổng đến ổng nói: "Ổng tu ở ngoài Phước Sơn lâu rồi, bây giờ xin Thầy cho một cái pháp, một cái pháp duy nhất để tu cho nhanh".

Thầy nói: "Chịu nổi không? Thầy cho pháp năm hơi thở đi kinh thành theo Thân Hành Niệm, tác ý mỗi hành động làm. Nếu tu mà muốn nhanh thì một đêm làm Thánh hiền. Làm đi!".

Về làm một đêm rốt cuộc hoảng hồn, nó phản công trở lại, nó tuôn! Đêm thứ nhất, đêm đó ráng đi suốt đêm, đóng cửa lại, đi trong thất suốt đêm; Rồi nó chưa đâu, bắt đầu nó đánh - hôn trầm, hôn trầm. Ráng một ngày chống lại nó - đi; Đi thì nó mất, nó không có hôn trầm nữa; Cái bắt đầu nó tỉnh, nó tỉnh nó không ngủ. Bây giờ nó tuôn những ái kiết sử, những loạn tưởng gì nó tuôn ra, tuôn ra dừng không có được.

Nó tỉnh quá tỉnh rồi nó tuôn, mà hồi nó buồn ngủ thì nó không tuôn. Rồi cũng nghĩ, cũng quán, cũng này kia mà quán không nhằm nhò gì nữa hết.

Tu sĩ: Dạ, lúc đó nó mạnh quá!

Trưởng lão: Nó mạnh quá rồi, nó đổ ra rồi nên là chịu không nổi. Mà vậy mà ráng cả nửa tháng đó, chịu không thấu; Xin Thầy , nói: "Thôi con về, để chừng nào nó giảm bớt, chứ còn bây giờ ở đây trong cô đơn mà độc cư kiểu này chắc chắn nó tuôn quá trời. Chịu!".

Tu sĩ: Tại vì độc cư nó phân ra cũng nhiều giai đoạn.

Trưởng lão: Nhiều giai đoạn chứ một giai đoạn là ức chế.

2- TÂM CÓ ĐỊNH TĨNH THÌ BẢY GIÁC CHI MỚI XUẤT HIỆN

(02:20) Tu sĩ: Bây giờ con cũng đi về bển đó Thầy. Con bây giờ nhà cửa cũng còn, cho con của con ở; Con mua cái Caravan - cái xe nhỏ nhỏ mà không có cái máy, nó để cho kéo đi như đi cắm trại đó Thầy - nhỏ nhỏ, ngang cũng hai thước hai, hai thước ba gì đó, dài năm thước, trên đó nó có lò, có bếp, có đủ hết để mình xài. Thành ra con để ở sau hè con ở, cho nó yên.

Trưởng lão: Được chứ con, nó không có động.

Tu sĩ: Dạ con ở riêng một mình trong đó. Con ở bên đây con thấy tốt mà có cái “hãng” nên bắt buộc phải về.

Trưởng lão: Phải về, bởi vì cái “hãng”.

Tu sĩ: Dạ, con về bển con cũng tập, cái vấn đề mà giới luật Phật con cũng sẽ ráng giữ, không có cho vi phạm.

Trưởng lão: Ừ, giữ đi con, đúng đó con, ráng! Cứ giờ trưa mình ăn, rồi mình uống cái gì thêm, cái gì bổ mình cứ ăn đúng buổi trưa thôi. Thay vì mình giảm bớt cái phần kia thì mình ăn cái chất bổ thêm, để cho cơ thể mình nó được khỏe mạnh. Rồi đặng mình tiếp tục mình xả cái hôn trầm, thùy miên, những cái ái kiết sử của mình. Tiếp tục mình quán, mình xả sạch riết diệt sạch hết. Coi vậy…​.

Tu sĩ: Dạ diệt sạch rồi thì con mới tu theo cách mới.

Trưởng lão: Ừ, rồi! Sau đó rồi mới dùng cái đó mình đi vô sâu hơn. Để mà Bảy Giác Chi cho nó định tĩnh quá định tĩnh thì Bảy Giác Chi nó mới xuất hiện, chứ còn mình chưa định tĩnh thì chưa xuất hiện. Cho nên đức Phật nói: “Định tĩnh nhu nhuyễn dễ sử dụng”.

Nó định tĩnh thì Giác Chi nó xuất hiện thì nó nhu nhuyễn nó dễ sử dụng, chứ Bảy Giác Chi nó không xuất hiện thì nó không nhu nhuyễn, không dễ sử dụng nổi đâu. Mà hễ nó định tĩnh- nó đúng cái thời gian, đúng cái thời gian nó rồi nó xuất hiện đủ- nó xuất hiện từ cái đầu của con nè, từ cái đầu ở trong này nó. Nó xuất hiện ra rồi, con biết cái Trạch Pháp Giác Chi nó xuất hiện ra rồi, cái thân của con chưa có biết, con chưa có muốn đưa cánh tay đâu mà nó đã biết cái thân con sẽ đưa cánh tay đó.

Nó nói: "Cánh tay đưa", cái nó đưa ra, con! Mình chưa có đưa ra, mình làm trong hữu thức không à. Nghĩa là mình làm, cái hành động của thân mình làm ở trong cái biết của mình trước.

Con muốn đi, thí dụ như Thầy ngồi nè, nó biết, nó sẽ biết Thầy muốn bước đi rồi đó, nó biết trước đó, nó bảo: "Đi" thì Thầy bước xuống đi. Còn mọi lần mình đi vậy chứ mình chưa có biết đâu, mình bước đi rồi mình mới biết, mình biết sau, mình làm việc trong vô thức. Mà khi nó định tĩnh rồi nó biết con, nó biết hết!

Thì mình biết rằng nó mà nó biết vậy đó là nó muốn cái gì là nó làm được cái đấy, nó muốn diệt tầm tứ là nó diệt đó. Cái định tĩnh nó thực hiện ra mình sẽ thấy nó rõ lắm con. Cái thân của mình ngồi vầy, mà nó muốn ngó cái gì là nó biết con mắt sẽ ngó. Nó biết tướng rồi con mắt mới ngó, còn cái này mình ngó rồi mình mới biết sau. Con lưu ý cái phần đó, con! Nó định tĩnh, nó định tĩnh vậy đó, đó là mới gọi là định tĩnh.

(05:30) Tu sĩ: (nghe không rõ)

Trưởng lão: Tốt đó con. Khi mà mình tác ý là cái Tứ của nó rồi, mình đang ngồi thiền như vầy mình tác ý, mình nhắc vầy: “Tâm phải thanh thản, an lạc vô sự”, đó là mình tác ý để mình dẫn tâm mình nó đi vào chỗ…​.

Tu sĩ: (nghe không rõ)

Trưởng lão: À, cái đó là cái. Cái đó thì cái tầm, tầm rồi cho nên mới tứ, tầm rồi tứ.

Tu sĩ:(nghe không rõ)

Trưởng lão: À tầm tứ đó con, tầm tứ ta lấy tầm tứ. Cho nên mình tầm rồi, tầm rồi mới tứ. Tứ tức là an trú trong tầm thiện. Cái bài “Song Tầm” đó là con chọn lấy cái tầm, tầm thiện đó. Rồi bắt đầu cái bài “An Trú Tầm” thì con tác ý rồi mới đi, con hiểu chưa? Hai cái bài kinh đức Phật dạy, bài "Song Tầm với bài An Trú Tầm" đó.

3- HAI GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH PHỤC HỒI SỨC KHOẺ

(06:30) Tu sĩ: Hôm nay là ngày mười sáu tháng bảy, tu sinh hỏi: Khi mình tu xong, tức là nhập được Tứ Thiền rồi mình mới ngồi thiền để phục hồi sức khỏe mới được phải không Thầy?

Trưởng lão: Cái vấn đề phục hồi sức khỏe, nó có hai cái giai đoạn phục hồi sức khoẻ.

Phục hồi sức khoẻ cái giai đoạn thứ nhất, là khi cái tâm mình ly dục, ly ác pháp, nó bất động thì coi như mình nhập vào cái trạng thái Sơ Thiền, cho nên tầm tứ mình còn và cái sự ăn uống mình còn nhưng mà nó luôn luôn nó định tĩnh trên cái thân hành của nó. Thì lúc bây giờ vừa phục hồi sức khỏe mà vừa bồi dưỡng cho cái thân. Thì khi mà trong vòng nửa tháng, một tháng mà phục hồi sức khoẻ bằng cái thiền định của Sơ Thiền thì khi ra con người sẽ đầy đủ sức khỏe trở lại.

Còn cái người mà nhập Tứ Thiền để mà phục hồi cái sức khoẻ của họ, kéo dài cái tuổi thọ của họ thêm, bởi vì nó quá cằn cỗi rồi họ mới nhập Tứ Thiền. Trong Tứ Thiền là coi như là tất cả những cái tế bào của họ hoàn toàn nó ngưng hoạt động. Rồi ở trong cái trạng thái Tứ Thiền đó thì có cái mục đích, trong cái đầu của họ có cái mục đích là họ sẽ phục hồi tất cả những tế bào, từ nó già để cho nó trẻ trở lại, tức là nó đủ cái sức nó trở lại. Sau khi mà xả Tứ Thiền ra thì cái cơ thể họ không có mập, họ không có lên cân, nó vẫn giữ bình thường mà rất khoẻ và cái sức lực của họ nó trở lại rất là khỏe. Rồi từ đó ra họ ăn uống thì nó mới có lên cân trở lại.

(08:17) Nó có hai cách. Một cách thì dùng cái sức Thiền định của Tứ Thiền để phục hồi các cái tế bào nó cằn cỗi, nó quá mỏi mệt, nó sắp sửa nó hoại diệt. Còn cái cách mà vừa nhập Sơ Thiền ở trong cái trạng thái tâm bất động nó có tầm tứ. Bởi vì Sơ Thiền nó còn tầm tứ, tức là nó còn ở trong cái ý thức. Cho nên vừa giữ gìn cái tâm rất là thanh thản, an lạc, vô sự. Lúc bấy giờ đó thì muốn phục hồi nó lại, thì mình chỉ cần ăn uống cho nó đủ cái chất bổ dưỡng của nó nhưng mà một ngày cũng chỉ ăn một bữa. Nhưng mà cái thực phẩm mà ăn một bữa đó, nó phải đầy đủ cái chất bổ hơn, để cho nó nuôi dưỡng cái thân của nó. Nhưng mà cái tâm nó rất là thanh thản, an lạc, chứ mà cái tâm mà nó bận rộn, hay hoặc nó làm cái này, cái kia, nó suy tư đó, thì coi như là nó không có phục hồi được. Đó là có hai cách phục hồi.

Tu sĩ: Nhưng mà lúc đó, mình ngồi thiền mình có tác ý gì nữa không Thầy? Hay là cứ ngồi yên tịnh đó?

Trưởng lão: Trong khi vào Sơ Thiền, bởi vì cái tầm tứ nó còn, mình muốn phục hồi thì mình dùng tác ý, mình cứ nhắc: "Cái thân phải phục hồi lại để cái sức sống cho nó kéo dài thêm ra", mình cứ nhắc, mình tác ý mình nhắc nó. Thỉnh thoảng mình nhắc chứ không phải là không nhắc, mình nhắc tức là mình tạo thêm một cái lực của nó; Ở trong cái Sơ Thiền mình tác ý, mình nhắc. Cho nên cái Sơ Thiền nó không mất cái tầm tứ là cái chỗ mình còn tác ý được, nhưng mà thỉnh thoảng chứ không phải liên tục.

Tu sĩ: Nhưng mà mình có thể mình ngồi lâu được không Thầy? Thí dụ một ngày đêm vậy được không, mà mình cứ tỉnh thức luôn luôn vậy hay sao?

(10:03) Trưởng lão: Nó sẽ tỉnh thức, nhưng nó không phải ngồi lâu, bởi vì cái tầm tứ nó còn, cái thân nó sẽ bị mỏi mệt. Mà mình ráng mình ngồi lâu thì nó mỏi mệt, nó làm cho cái cơ thể của mình không có phục hồi mà lại hao sức khỏe. Cho nên trong khi cái người mà phục hồi bằng cái Sơ Thiền thì họ có thể đi, đứng, nằm, ngồi, bốn cái oai nghi họ thực hiện nhưng mà cái tâm họ nó định, chứ không phải là cái thân định.

Còn cái Tứ Thiền cái thân định nó mới ngồi tại một chỗ mà ngày này qua ngày khác, nó bất động. Còn cái Sơ Thiền thì chỉ có cái tâm nó định thôi, nó bất động cái tâm thôi, chứ nó không phải bất động cái thân. Cho nên nếu mà cứ ngồi lâu quá thì cái thân nó sẽ bị mỏi mệt. Nếu mà cố gắng chịu đựng cái mỏi mệt thì nó hao, nó hao cái sức rất nhiều. Do đó chúng ta sử dụng bốn cái oai nghi để tâm nó bất động mà thôi, mục đích đó là phục hồi của cái Sơ Thiền, chứ không phải là cái của Tứ Thiền.

4 - PHÂN BIỆT BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH VÀ SƠ THIỀN

(11:01) Tu sĩ: Thưa Thầy bây giờ mình tập, phải tập cho mình hết hôn trầm, thùy miên, rồi mới nhập được Sơ Thiền có phải không Thầy?

Trưởng lão: Mình tập để phá cho được cái hôn trầm, thùy miên là để giúp cho cái tâm của mình nó tỉnh thức. Tại vì nó hết hôn trầm, thùy miên nó mới có tỉnh thức được. Chứ còn mình đang tu như vầy bắt đầu nó thùy miên, nó hôn trầm nó gục thì nó mê rồi nó mất, nó không có tỉnh thức được. Cho nên cái mục đích mình phá được cái hôn trầm, thùy miên là cái mục đích mình tỉnh thức.

Mình tỉnh thức đó là cái giai đoạn đầu, cái giai đoạn đầu gọi là tỉnh giác, nó là giai đoạn đầu. Còn cái giai đoạn kế của nó để mà cho nó xuất hiện Bảy Giác Chi để mà nhập Sơ thiền thì tâm nó phải định tĩnh. Chứ còn cái tỉnh thức, với cái tĩnh giác thì nó chưa có xuất hiện đủ Bảy Giác Chi đâu. Cho nên nó còn phải đi qua một cái giai đoạn để định tĩnh thì nó mới xuất hiện Bảy Giác Chi. Do có Bảy Giác Chi mới nhập được cái Sơ Thiền, chứ không có Bảy Giác Chi thì cũng không có nhập được Sơ Thiền.

Mặc dù chúng ta dùng cái pháp Tứ Niệm Xứ, đầu tiên thì chúng ta dùng Tứ Chánh Cần, rồi Tứ Niệm Xứ, rồi Thân Hành Niệm thì trong giai đoạn tu những cái pháp như vậy là chúng ta tu tập để ly dục, ly ác pháp, chứ nó chưa có nhập Sơ Thiền. Nhưng mà khi nó nhập được Sơ Thiền thì nó phải có Bảy Giác Chi, do đó cái Trạch Pháp Giác Chi nó mới ra lệnh, nó bảo: “Ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền!” thì lúc bấy giờ tâm chúng ta mới ly dục, ly ác pháp từ cái thô đến vi tế, nó mới thật sạch, nó mới không còn nữa.

(12:32) Chứ còn nếu mà bây giờ mình đang tu, chưa chắc mình biết là mình đã ly dục, ly ác pháp hết, mình đang ở trong cái pháp tu thì chưa chắc đã là hết. Trừ ra nó bảo chứng mình ly dục, ly ác pháp hết khi Bảy Giác Chi xuất hiện đủ. Bảy Giác Chi xuất hiện đủ là biết rằng cái tâm chúng ta đã ly dục, ly ác pháp.

Nó ly dục, ly ác pháp như vậy rồi đó, muốn nhập Sơ thiền - thì chúng ta khi mà ly hết rồi, đương nhiên là chúng ta ở trong Sơ thiền chứ gì?

Nhưng không! Nó phải còn có một cái lệnh, cái lệnh của Trạch Pháp Giác Chi; Cái lệnh nó bảo: "Bây giờ nhập Sơ Thiền! Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền!”. Thì lúc bây giờ tâm của chúng ta sẽ hoàn toàn nó ở trong cái Sơ Thiền, nó đầy đủ năm cái Chi Thiền.

Chứ không khéo thì chúng ta ở trong Bất Động Tâm chứ không phải là Sơ Thiền. Cũng như bây giờ mình tu tập cái tâm ly dục, ly ác pháp rồi có Bảy Giác Chi rồi thì cái người này đang ở trong Bất Động Tâm Định chứ không phải ở trong Sơ Thiền. Bởi vì cái Bất Động Tâm Định nó khác, nó không có giống Sơ Thiền: Sơ Thiền nó có năm Chi, còn Bất Động Tâm Định nó không có năm Chi, nó khác nhau chỗ đó.

Tu sĩ: Nhưng mà cái lợi ích của nó ra sao Thầy?

Trưởng lão: Cái lợi ích của Bất Động Tâm Định thì coi như mình sống luôn luôn lúc nào tâm cũng thanh thản, an lạc, vô sự, không có cái ác pháp bên ngoài nó tác động vào nó làm cho tâm mình động, gọi là Bất Động Tâm; Cũng như các cái cảm thọ làm cho cái thân có gặp đau nhức cách gì nó cũng không có động, nó không dao động, cho nên gọi là Bất Động Tâm Định.

Còn Sơ Thiền thì nó ly dục, ly ác pháp, nó mới nhập Sơ Thiền thì nó hiện ra năm cái Chi Thiền của nó. Tức là một trạng thái của Sơ Thiền Thiên, cái trạng thái đó đức Phật gọi là cái cảnh giới của Sơ Thiền Thiên, cái cảnh giới của cõi trời Sơ Thiền.

Thì lúc bây giờ nó hai cái: Bất Động Tâm Định nó khác chứ nó không giống Sơ Thiền Thiên; Nó cũng ly dục, ly ác pháp nhưng mà hai cái này nó khác nhau; Một cái nó có năm Chi Thiền, còn một cái nó không có năm Chi Thiền.

(14:25) Mà Bất Động Tâm thì nó cũng có tầm tứ. Còn cái kia (Sơ Thiền Thiên) thì nó cũng có tầm tứ, nó thêm hỷ lạc và nhất tâm. Còn cái này (Bất Động Tâm) nó hoàn toàn nó thanh thản chứ nó không có ở trong cái nhất tâm. Cái Bất Động Tâm thì nó không có nhất tâm, nó luôn luôn nó thanh thản, an lạc, vô sự chứ nó không có nhất tâm ở trong cái đối tượng gì của nó.

Sơ Thiền ly dục, ly ác pháp và Bất Động Tâm, hai cái này vẫn là ly dục, ly ác pháp hết. Nhưng một cái nó hiện ra cái trạng thái của cảnh giới Sơ Thiền Thiên. Còn một cái thì nó Bất Động Tâm nó hiện ra cái trạng thái của Niết Bàn.

Cho nên khi người mà nhập vào Bất Động Tâm Định rồi thì ở trong đó tại sao nói Bất Động Tâm Định còn gọi là Vô Tướng Tâm Định; Vì nó không có ba cái tướng Dục lậu, Hữu lậu và Vô minh lậu, nó không có ba cái tướng này; Mà người ta không có ba cái tướng này thì tâm người ta giải thoát hoàn toàn, cho nên người ta ở trong cái trạng thái tâm Niết Bàn.

Còn bây giờ chúng ta ở trong cái Sơ Thiền Thiên thì chúng ta kẹt ở trong cái Thiền Thiên rồi, cái cõi trời của Sơ Thiền rồi. Cho nên nếu mà bỏ cái thân này thì chúng ta phải lọt vào cái trạng thái của cõi trời Sơ Thiền, chứ nó không phải là Niết Bàn. Cho nên chúng ta ở trong Bất Động thì chúng ta bỏ thân này thì chúng ta sẽ ở trong Niết Bàn. Cái nào sướng hơn? Sơ Thiền Thiên nó còn phải tu nữa.

Hiểu như vậy, nên khi mà chúng ta tu tập pháp Tứ Niệm Xứ mà nó ly dục, ly ác pháp, khi nó ly dục, ly ác pháp thì chúng ta có đủ Bảy Giác Chi. Và khi đủ Bảy Giác Chi thì chúng ta ở trong cái chỗ Bất Động Tâm Định là đủ rồi, chúng ta không cần vào cái Sơ Thiền.

Bây giờ chúng ta muốn nhập Sơ Thiền chơi, thì chúng ta bảo nó, ra lệnh nó thì Trạch Pháp Giác Chi nó sẽ làm cái nhiệm vụ đó cho mình. Và mình sẽ, cái tâm của mình nó sẽ ở trong cái Sơ Thiền. Là nó có năm Chi Thiền hẳn hòi, hoàn toàn không có sai cái Chi nào ở trong đó hết, không có mất cái Chi nào hết.

Đó thì như vậy nó rõ ràng lắm.

(16:28) Tu sĩ: Vậy thì mình nên ở trong Niết Bàn hơn chứ Thầy, nó khoẻ hơn.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên người tu thì luôn luôn ở trong Bất Động Tâm thì hay hơn.

Tu sĩ: Nhưng mà mình ở trong Niết Bàn - hiện tại đây, mà mình còn sống ở đây - thì mình cũng vô ra được như thường hả Thầy?

Trưởng lão: Như thường! Coi như là mình luôn luôn mình sống ở trong đó. Bởi vì khi mà mình ly dục, ly ác pháp rồi, nó có Bảy Giác Chi rồi thì mình ở trong Bất Động Tâm, cái Niết Bàn rồi. Mặc dù mình còn sống, còn mang cái thân nhân quả, nó còn bị những nhân quả tác động như đau đớn hay hoặc là những cái nhân quả người ta chửi mắng, người ta nói nặng, nói nhẹ nhưng mà nó bất động rồi, nó lại thực hiện ở trên Niết Bàn của nhân quả rồi.

Cho nên khi chết đi thì mình cũng ở trong đó, mà mình sống mình cũng ở trong đó, luôn luôn sống chết mình ở trong Niết Bàn, chứ không phải là đợi tới chết mới nhập Niết Bàn. Cái đó là Niết Bàn tại thế của mình rồi.

Tu sĩ: Mà lúc mà mình hoại thân ra thì mình nhớ tới đó là mình vô Niết Bàn luôn phải không Thầy?

Trưởng lão: À thì cái tâm mình nó vẫn bất động thì nó ở trong Niết Bàn rồi. Cho nên cái thân hoại mặc hoại, nó đâu có lo lắng, đâu có gì nữa, hết rồi!

Tu sĩ: Bây giờ thì con đang phá hôn trầm, đang phá hôn trầm thì bây giờ con tác động thường thường, con tác ý thường thường. Nhưng mà tới chừng đó, tới chừng mình gần tới cái lúc mà mình muốn nhập Sơ Thiền thì mình có cần tác động thường không Thầy? Hay là mình phải để yên lặng nó như vậy?

Trưởng lão: Không! Bây giờ mình tác động để cho cái tâm mình nó tỉnh thức. Rồi tác động cho cái tâm của mình nó định tĩnh. Đến khi mà nó định tĩnh được hoàn toàn, nó không còn phóng một cái niệm nào hết, nó không còn phóng tâm, phóng dật thì lúc bấy giờ Giác Chi nó xuất hiện. Rồi Giác Chi nó xuất hiện thì đó là bảy cái năng lực giải thoát của Đạo Phật. Khi mà mình đã tu đến đây nó có những cái này rồi thì nó không có mất nữa. Lúc nào nó cũng có Bảy Giác Chi mình muốn sử dụng lúc nào cũng được hết. Cũng như là đồ trong túi mình, mình muốn lấy ra mình xài.

Tu sĩ: Mình khỏi phải cần tác ý gì nữa hết hả Thầy?

(18:14) Trưởng lão: Mình không có tác gì hết, bởi vì như là đồ vật trong túi của mình rồi. Nhưng mà Bảy Giác Chi nó chưa được xuất hiện thì mình tu tập có lúc nó xuất hiện mà có lúc nó không xuất hiện. Tại sao? Tại vì cái tâm mình lúc nó thanh tịnh thì nó xuất hiện, mà lúc không thanh tịnh là không xuất hiện. Nhất là cái người mà phá giới thì không bao giờ nó xuất hiện, nó không thanh tịnh.

Tu sĩ: Thí dụ lúc mà chưa có gì hết thì mình cũng còn phải tác ý, chừng nào mà nó được thì khỏi?

Trưởng lão: Mình tác ý. Nó được rồi thì thôi. Tự nó, nó sẽ tác ý ra, nó làm cái việc gì nó tác ý ra chứ mình không có tác ý nữa.

Tu sĩ: Bây giờ qua cái Thân Hành Niệm đó Thầy? Trước khi mà mình được nhập Sơ Thiền thì mình phải tập, tu tập cái Thân Hành Niệm cho nó thuần thục mới được chứ, phải không thưa Thầy?

Trưởng lão: Trước khi mà muốn nhập Sơ thiền thì mình phải tập Thân Hành Niệm cho nó được định tĩnh. Mà nó được định tĩnh, tức là thuần thục rồi chứ gì! Nó được định tĩnh thì Bảy Giác Chi xuất hiện, Bảy Giác Chi xuất hiện thì mới nhập Sơ Thiền. Bắt đầu mình nhập Sơ Thiền rồi nhập Nhị Thiền rồi Tam Thiền, Tứ Thiền. Cho nên cái câu mà Đức Phật nói: “Tâm định tĩnh nhu nhuyễn dễ sử dụng”.

Mình đang tu đây, mình tu để cho tâm mình định tĩnh thôi, chứ còn cái nhu nhuyễn dễ sử dụng thì mình chưa có thấy. Nhưng khi mà Bảy Giác Chi nó xuất hiện, tức là nó nhu nhuyễn dễ sử dụng, nên đức Phật nói nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cho đến Tam Minh thì nó không có khó khăn, không có mệt nhọc. Bởi vì nó có Bảy Giác Chi này, nó giúp cho mình nhập mấy cái định đó nó dễ quá rồi, nó không còn khó.

Cho nên cái Sơ Thiền - mình tu trên Tứ Niệm Xứ - Từ cái giai đoạn đầu của Tứ Niệm Xứ là Tứ Chánh Cần, cho đến cái giai đoạn giữa của Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu, cho đến cái Thân Hành Niệm là cái pháp cuối cùng của Tứ Niệm Xứ để cho chúng ta tập cho tâm chúng ta được định tĩnh mà thôi, chứ chúng ta chưa có nhập được cái gì hết. Mà khi cái tâm nó định tĩnh rồi thì Bảy Giác Chi nó xuất hiện.

Bây giờ chúng ta mới thấy rằng khi Bảy Giác Chi xuất hiện, thì tâm chúng ta mới bất động. Coi như chúng ta nhập cái định đầu tiên là Bất Động Tâm Định, còn gọi cái tên là Vô Tướng Tâm Định. Chúng ta có Bảy Giác Chi rồi, bắt đầu chúng ta muốn đi tới con đường nữa - Bảy Giác Chi, người ta gọi là Thất Bồ Đề. Mà Bồ Đề tức có nghĩa là giải thoát, bảy cái trạng thái giải thoát hay là bảy cái năng lực giải thoát - mà mình có được bảy cái năng lực này rồi, thì mình sử dụng cái năng lực này để cho mình làm chủ được sự sống chết và chấm dứt luân hồi.

(20:38) Do đó thì mình phải trải qua một cái giai đoạn là mình dùng bảy cái năng lực này mình nhập từ cái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và mình thực hiện luôn Tam Minh - là nhờ bảy cái năng lực này. Mình có bảy năng lực này thì mình nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền rất là dễ dàng. Còn không có bảy cái năng lực này thì không có nhập được, không có vô được. Đó là như vậy, cái năng lực nó dữ như vậy!

Thầy dạy như vậy thì thực sự ra nó quá rõ rồi. Mình tu có thì mình vào được, mình tu không có thì đừng có nói mình nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền gì được hết. Người nào mà nói: “Tôi nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền” mà anh không có Bảy Giác Chi là anh nói láo rồi, anh nói không trúng rồi, anh nói ở đây là anh nói “tưởng” rồi, anh nói sai!

Tu sĩ: Dạ, như giữ giới luật mà không kỹ, là mình thấy không được rồi hả Thầy?

Trưởng lão: À cũng không được, cũng không bao giờ ly được. Cái giới mà! Cái hạnh ly - anh giữ giới không được thì anh không có tu pháp gì mà ly được hết; Nó nhờ cái giới mà mình ly - tức là cái hạnh ly.

Thí dụ như mình ăn ngày một bữa, tức là mình ly, mà mình ăn ba bữa là nó không ly. Do vậy mình thấy một người ăn ba bữa, hay hai bữa, mình biết cái người này nói: "Tôi nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền", mình biết cái người này nói trật, không đúng rồi: "Anh sống như vậy làm sao anh nhập được. Cái tâm anh chưa có ly dục, ly ác pháp, rõ ràng anh còn tham ăn kia mà".

Đó thì mình thấy cái hạnh thì mình biết cái người đó tu có nhập thiền định hay không? Bởi vì thiền định của đạo Phật nó xác định được "Giới Sanh Định". Mà giới anh không nghiêm túc thì làm sao anh có cái Định được, có phải không?

Tu sĩ: Bởi vậy mình muốn kiểm soát mấy người đó thì mình coi mấy cái đó thì mình biết.

Trưởng lão: Ngó coi cái đó là thấy rõ. "Anh, mà sáng mai tôi thấy anh còn ngồi uống một ly sữa hay là còn uống một ly trái cây hay chiều anh còn uống một ly nước gì đó thì tôi thấy anh còn phạm rồi. Như vậy mà anh nói anh nhập Sơ Thiền thì chắc chắn là thiền này không phải rồi, không phải của Phật".

5 - NHỮNG KINH NGHIỆM TU TẬP CỦA THẦY

Tu sĩ: Thưa Thầy, cái lúc mà Thầy nhập được Thiền Thứ Tư đầu tiên một ngày đó Thầy, Thầy thử đó! Đó là Thầy vô Tứ Thiền chưa? Hay là Thầy mới có thử thôi.

(22:35) Trưởng lão: Cái thiền mà Thầy thử, đó là cái Nhị Thiền, diệt tầm tứ. Thầy thử rồi Thầy thấy con đường mình dùng cái Thất Giác Chi, mình trạch pháp mình đưa nó vô, cái nó nhập vô. Mình thử coi một ngày coi được không: "À! mình được". Mình ra lệnh cái nó làm một ngày mình nhập định. Cho nên vì vậy mà sau khi Thầy thử được rồi Thầy mới xuất định ra. Thầy mới đến nhắc nhở với bà mẹ Thầy: "Khi nào mà thấy Thầy không ăn, thì bà cứ dọn dùm và bà đừng có đem chôn Thầy đi. Thầy nhập định, đừng có sợ, Thầy không có chết đâu".

Sợ bà thấy khi mà Thầy nhập tới Tứ thiền - tịnh chỉ hơi thở - bà thấy không còn thở nữa, bà nói chết rồi bà đem chôn, sợ! Mình dặn, cho nên dặn trước, thấy không ăn thì biết rằng Thầy nhập định. Do đó bà cứ thấy không ăn là bà biết rằng nó nhập định, chứ còn nếu mà mình không dặn trước, người ta thấy không thở nữa là người ta đem chôn.

Và con đường mà Thầy mới vô đó, thì coi như cái Nhị thiền là nó diệt Tầm, Tứ, Ý thức - nó diệt - âm thanh nó không còn nghe, mắt không còn thấy biết, mình vào trong một cái trạng thái nó đặc biệt rồi. Vì vậy mà mình sẽ nhập tới các cái định khác, nó có thể nó sâu hơn. Do đó ở ngoài người ta không biết, thì người ta sẽ đem chôn mình mất đi. Cho nên Thầy dặn mẹ Thầy trước, đừng có sợ. Chứ không, sợ! Người ta thấy "một tuần lễ mà nó không thở nữa, thôi đem chôn chứ để làm chi đây, nó chết rồi". Vì vậy Thầy đã căn dặn mẹ Thầy, rồi bắt đầu Thầy mới nhập định kéo dài thời gian dài ra hai, ba tháng trời.

(24:12) Tu sĩ: Nhưng mà Thầy vô ra Nhị Thiền, Tam Thiền trở lại hay là Thầy cứ đi luôn một lần như vậy?

Trưởng lão: Bắt đầu, Thầy mới đầu vô cái Sơ Thiền được rồi thì Thầy thấy nó có năm Chi Thiền rất rõ. Sau đó Thầy vô thử cái Nhị Thiền thì Thầy thấy nó diệt tầm tứ cụ thể rồi thì Thầy biết rằng Tam Thiền, Tứ Thiền Thầy cũng sẽ vô được. Cho nên Thầy mới chuẩn bị cho mẹ Thầy cái tinh thần đừng có sợ. Khi mà Thầy chuẩn bị được tinh thần rồi đó thì bắt đầu Thầy mới vô, Thầy không phải nhập tới, nhập lui nhiều lần, Thầy nhập rồi Thầy thấy được Thầy đi tới, Thầy cứ tới luôn, tới luôn cái này rồi tới luôn; Tới khi Tứ Thiền là Thầy trụ ở trong Tứ Thiền một thời gian dài.

Nhưng mà nói chung là khi mà trụ ở trong Tứ Thiền, Thầy cũng vô Tứ Thiền rồi Thầy dẫn tâm mình Tam Minh. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng: "Trong cái thời gian này thì mình cũng nên nhập một cái thời gian dài để coi thử coi nó ra sao, coi đúng hay trật". Cho nên Thầy ở trong cái Tứ Thiền mà Thầy kéo dài cái thời gian đôi ba tháng.

Tu sĩ: Lúc đó hai tháng?

Trưởng lão: Hai tháng đó chứ không phải ít đâu, chứ không phải là mấy bữa hay hoặc tuần lễ đâu! Hai tháng trời không ăn uống gì hết, ngồi bất động mà vẫn khoẻ như thường, cơ thể không có chết. Ai cũng kinh hết. Đó! Thì mấy con thấy là nó vi diệu như vậy chứ không phải ít đâu.

Tu sĩ: Cái đó theo cái hiểu biết của con thì cái đó cũng tùy theo đặc tướng hả Thầy? Đặc tướng của mỗi người?

Trưởng lão: Tùy theo đặc tướng.

Tu sĩ: Nhưng mà mình làm sao đừng có đi ra ngoài cái kinh sách, đi đúng trong kinh sách.

Trưởng lão: Đúng rồi.

Tu sĩ: Nhưng mà theo cái đặc tướng đó thì theo con thấy cái đặc tướng của mỗi người nó khác nhau. Nếu mà Thầy trong cái kinh nghiệm của Thầy mà nhập đó, Thầy hiểu được cái gì Thầy chỉ cho con. Để tụi con biết để con tùy theo cái đặc tướng của con mà con làm theo đó Thầy.

Trưởng lão: Bây giờ đầu tiên mình tu là mình theo cái đặc tướng của cái hơi thở, hơi thở của mình ngắn hay dài để mình nương vào cái hơi thở. Tức là cái lực của nội tâm của mình là nó do cái Thân Hành Nội. Cái Thân Hành Ngoại thì cái lực nó yếu lắm. Mặc dù mình có tập trung tỉnh thức, hay định tĩnh trên cái Thân Hành Ngoại, nhưng nó không bằng cái hơi thở. Cái hơi thở là cái Thân Hành Nội; Mà cái Thân Hành Nội nó có lực rất mạnh. Do đó nếu mà chúng ta nương vào cái hơi thở, với cái đặc tướng của hơi thở mình, tùy theo cái đặc tướng của hơi thở

Thí dụ như hơi thở của mình hơi thở dài hoặc hơi thở của mình thở ngắn, thì mình tùy theo cái hơi thở dài, ngắn của mình thôi, chứ đừng có tạo tác cái hơi thở hoặc dài, hoặc ngắn theo mình tạo ra thì không có được, rồi nó sẽ thành cái hơi thở tưởng mất đi.

(26:42) Cho nên tùy theo cái cơ thể của mình thở. Nó ngắn thì mình cứ sử dùng cái hơi thở ngắn để cho mình đi vào thôi. Mình nương vào cái hơi thở tức là mình nương vào cái nội lực của cái sự sống của cái thân thể của mình mà mình tu tập thì mình sẽ đi vào rất là tự nhiên, rất dễ dàng. Đó là một cái kinh nghiệm bản thân của Thầy lấy cái hơi thở bình thường, chứ không được luyện cái hơi thở nó sai khác của cái đặc tướng của mình.

Đồng thời thì luôn luôn lúc nào trong cái sự tu tập, luôn luôn lúc nào nó cũng phải cần cái pháp Như Lý Tác Ý. Cái pháp đó là cái pháp duy nhất để dẫn cái tâm mình vào cái chỗ nào mà mình muốn. Do đó cái đặc tướng của mình phải nắm vững, tức là cái hơi thở, tức là cái Thân Hành Nội nó có cái nội lực dữ lắm. Đó là mình phải nắm vững.

Cho nên Định Niệm Hơi Thở, cái đề mục thứ hai thì đức Phật dạy: “Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dàiThở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài”. Hay “Hít vô ngắn, tôi biết tôi hít vô ngắn. Thở ra ngắn, tôi biết tôi thở ra ngắn”. Là cái mục đích để cho chúng ta ổn định được cái hơi thở với đặc tướng của mình - cái đề mục đó đó. Cho nên khi mà người tu thì người ta nhìn vào cái hơi thở dài, ngắn, chứ không phải là biết hơi thở ra, biết hơi thở vô như cái đề mục đầu tiên.

Cho nên bây giờ hơi thở này nó ngắn với cái đặc tướng của mình, thở ra cũng vậy, mà thở vô cũng vậy. Mà bây giờ nó có dài ra thì nhất định là phải tác ý lôi nó trở lại cho nó vừa đúng với cái đặc tướng của nó. Chứ không có được cho nó dài hay hoặc nó chậm lại, không có cho ra mà cứ giữ đúng cái mực như vậy. Cho nên cái đề mục đó giúp cho chúng ta điều khiển được cái hơi thở đúng với cái đặc tướng hơi thở của mình mà nó không bị lệch.

(28:21) Khi mà điều khiển được rồi thì mới tu tập được các cái đề mục khác. Nếu điều khiển cái hơi thở này chưa được thì không có nên tu tập các cái đề mục khác. Vì tu tập các đề mục khác thì cái hơi thở nó sẽ thay đổi; Nó thay đổi rồi mình chạy theo cái hơi thở, thay vì hơi thở mình ngắn mà mình chạy theo cái hơi thở dài. Bởi vì nó hiện tướng cái hơi thở dài, nó thở chậm và nhẹ, mình thấy nó an lạc rồi mình cứ theo đó thì mình bị cái trạng thái của tưởng.

Bởi vì cái hơi thở đó nó không phải là hơi thở đặc tướng riêng của mình. Mà hơi thở này do sự tu tập của tưởng mà nó xuất hiện ra. Cho nên mình phải lôi cái hơi thở mình về cái tướng riêng của mình để cho mình thực hiện cái pháp mà mình đang tu để cho nó ly, nó xả gì đây chứ nó không phải cần cái này. Đó cái mục đích là làm cho nó ổn định cái hơi, cái đề mục thứ hai là làm cho ổn định được cái Thân Hành Nội, chứ không có để cho cái Thân Hành Nội lúc nó chuyển biến như thế này, thế khác. Đó là cái điều kiện mà đức Phật đã dạy chúng ta rất là rõ ràng và cụ thể.

Tu sĩ: Nhưng mà buổi sáng đó Thầy, con thở, con thấy nó hơi dài, nó dài nên nó khoẻ. Rồi cái buổi trưa trưa chút, con cảm thấy nó ngắn lại. Con thấy vậy mà không biết làm sao Thầy? Bây giờ mình theo cái nào? Hoặc là mình theo lúc nào nó ngắn thì kệ nó, mà nó dài thì kệ nó?

Trưởng lão: Bây giờ trong cái vấn đề mà tùy theo cái thời tiết. Buổi sáng nó mát, nó khác, rồi buổi trưa nó khác, buổi chiều nó khác. Thành ra nó cũng ảnh hưởng trên cái đặc tướng Thân Hành Nội của cái thân của chúng ta. Do như vậy chúng ta cũng biết được cái điều này, vì vậy mà sáng nó tu tập như vậy nhưng mà sự thật ra nó không phải dài quá dài mà nó cũng không phải ngắn quá ngắn mà nó dài hơn cái hơi thở kia một chút.

Ví dụ như bình thường nếu mà mình lấy căn cứ vào buổi sáng thì hơi thở mình nó sẽ dài hơn cái buổi trưa. Ví dụ buổi trưa phải thở hai mươi mốt hơi thở nó là một phút. Mà buổi sáng chỉ thở chừng mười sáu, mười bảy hay hoặc mười tám hơi thở, chênh lệch như vậy nó vẫn là hơi thở ngắn. Còn cái này thay vì bây giờ mình thở hai mươi hơi thở.

HẾT BĂNG