OAI NGHI TỲ KHEO THỌ NHẬN THỰC PHẨM CÚNG DƯỜNG Oai nghi tế hạnh của một vị tỳ kheo, khi nhận tứ sự của tín thí cúng dường phải làm gì? Trước khi thọ thực phải làm gì? Sau khi thọ thực phải làm gì? Sau khi nghiên cứu tạng kinh Nguyên Thủy, chúng tôi tìm lại được một thời khóa tu tập trong thời đức Phật còn tại thế, Ngài đã dùng thời khóa này hướng dẫn cho các đệ tử của mình tu tập cách đây 2543 năm. Đó thực là một thời khóa có giá trị rất lớn cho đường tu tập của các vị tỳ kheo Tăng, tỳ kheo Ni và nam nữ cư sĩ, nói chung là tín đồ Phật giáo. Khi đọc đến bài kinh ƯỚC NGUYỆN trong kinh Trung Bộ, chúng tôi ghi nhận lời Phật dạy: “Muốn ước nguyện một điều gì thì giới luật phải được giữ gìn nghiêm chỉnh, thì ước nguyện ấy mới có kết quả”. Do những lời dạy trong kinh này, tôi soạn ra những lời “Ước Nguyện” để thực hiện nguyện vọng tha thiết làm chủ sanh, già, bịnh, chết của mình và của tất cả mọi người trên đường tu tập. Vị tỳ kheo mới xuất gia tu hành giới luật chưa thanh tịnh, khi thọ nhận thực phẩm của đàn na thí chủ cúng dường phải làm gì? Dưới đây là những lời ước nguyện của người tu sĩ mới xuất gia giới luật chưa thanh tịnh khi thọ nhận sự cúng dường. 1- Ước nguyện của tân tỳ kheo Khi nhận thực phẩm của đàn na thí chủ cúng dường xong, người khất sĩ phải đứng yên lặng ước nguyện: Hôm nay con thọ nhận NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI. 2- Ước nguyện của cựu tỳ kheo Người tu lâu năm, giới luật đã thanh tịnh, không còn vi phạm lỗi và đã nhập được Sơ Thiền, khi thọ nhận tứ sự của đàn na thí chủ cúng dường, người khất sĩ phải đứng yên lặng ước nguyện: Hôm nay con thọ nhận NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI. 3- Ước nguyện trước khi thọ thực Trước khi thọ thực, người tu sĩ phải ngồi xếp bằng trên ván, giường, ghế hoặc trên mặt đất dưới bóng cây, trong chòi tranh vách lá, phải đặt bát cơm trước mặt, hai tay chắp lại, lòng thành kính dâng lên tỏ lòng biết ơn chư Phật, tổ tiên ông bà, cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp, và đọc lời ước nguyện: Hôm nay bữa cơm này, NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI. Sau khi thầm đọc lời ước nguyện kính dâng lên lòng thành kính biết ơn của mình, người tu sĩ ăn: 1. Miếng cơm thứ nhất, ước nguyện: “LY DỤC, NGĂN ÁC, DIỆT ÁC PHÁP”. Sau khi đọc xong lời ước nguyện, người tu sĩ bắt đầu giữ gìn ăn uống trong sự im lặng. 4- Ước nguyện sau khi thọ thực Sau khi thọ thực và uống nước xong, người tu sĩ chắp tay lên, thầm đọc lời ước nguyện biết ơn những đàn na thí chủ đã cúng dường tứ sự nuôi thân cho mình: Nguyện thọ bữa cơm này, NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI. |
|||