061-THÊM VỀ: "TƯỞNG qua bài kinh PHÁP MÔN CĂN BẢN" - Phương Minh

Đọc bài “chủ đề Tưởng trong đạo Phật qua bài kinh Pháp Môn Căn Bản” của tác giả Minh Đạo, PM có mấy lời chia sẻ cùng quý phật tử và độc giả.

Bài viết, tác giả quan tâm lưu ý mọi người: “Chúng ta là những người phật tử đang tu học. Trên bước đường tu tập, chúng ta thường được các bạn đồng tu nhắc nhở ‘Khéo giữ gìn tâm ý, nếu không dễ lạc vào tưởng’. Câu nhắc nhở của bạn đồng tu chân thành quá, nhưng làm cho các tu sinh vẫn cảm thấy toát mồ hôi hột.”

Và tác giả đặt ra câu hỏi: “Vậy tưởng là gì? Chúng ta nên hiểu về tưởng như thế nào? Câu hỏi như khắc khoải chờ sự giải đáp.”

Thực ra với câu hỏi: “Vậy tưởng là gì?” đã được đức Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng giải rất rõ ràng trong nhiều bài viết của Ngài. Câu hỏi tiếp theo: “Chúng ta nên hiểu về tưởng như thế nào? thì chắc chắn không dễ dàng có một lời đáp chung để mọi người cùng hoan hỷ được. Vì là “tưởng” nên ai muốn hiểu ra sao tùy theo cái sự tưởng của mình nên khó chấp nhận nhau, dễ dàng “cho nhau nắm đấm vào mặt” nhưng lại “cảm thông” ngộ nhận “chúng ta đều là những người từ chứng ngộ mà ra” (như bài dẫn) nhưng ở mức độ hơn thua cao thấp khác nhau thôi. Thật là hết sức ngu si điên đảo.

Trình tự theo bài viết của Minh Đạo, chúng ta cùng nhau phân tách.

A- Câu chuyện thiền trong “Góp nhặt cát đá” dẫn hai anh em vị thiền sư, một lanh lợi hoạt bát, một đần độn ngu si cùng cố thủ một ngôi chùa. Họ học tập vì mục đích chỉ để nếu sau gặp người thách đấu hơn thua thì mình sẽ thắng và được “trụ chùa” giữ “giềng mối” Phật pháp. Nực cười, đáng thương cho Phật giáo phát triển và Thiền Đông Độ, đã bao năm truyền thừa mà ngày nay “giềng mối” Phật pháp của họ là cái gì?

Lần lượt một ngón tay, hai ngón tay, ba ngón tay giơ lên và cuối cùng là nắm đấm thoi vào mặt đối phương đến sây sẩm, choáng váng đầu óc, như thế là họ chợt “ngộ” ra sau cơn mê dài của mình. Những câu chuyện rất phi Phật pháp như loạt bài này và toàn bộ cuốn “Góp nhặt cát đá’ cũng như rất nhiều kinh sách của Phật giáo phát triển, Thiền Đông Độ, chúng ta khó tìm và chọn lọc được những điều có lợi ích cho việc tu hành đúng theo chánh pháp.

Ngày nay, nhìn vào cái kết cục chung sự thành tựu của Phật giáo phát triển và Thiền Đông Độ là chứng đạt thế giới Tây phương Cực Lạc, Phật Tánh, Bản Lai Diện Mục, Trí tuệ Bát Nhã… xuất phát từ những pháp tu “Niệm Phật Di Đà”, “Bồ tát độ hết chúng sanh thì thành Phật”, “Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, “Chăn trâu”, “Giữ ông chủ”, “Biết vọng liền buông”, “Tham thoại đầu, khán công án, khởi nghi tình”… cùng những kiểu thiền tư, thiền lự, thiền la, thiền hét, thiền thoi, thiền đạp… đã dẫn chúng phật tử đi vào ngõ cụt bế tắc không có đường ra.

Chúng ta cần khép lại, đào hố sâu, vùi lấp kỹ những loại kinh sách phi Phật pháp, phi nhân bản nhân quả để chúng không còn ngoi đầu dậy mê hoặc làm hại người phật tử. Những câu chuyện, những kinh sách này chỉ khởi lên trong lòng ta một sự xót thương đau đớn cho bao lớp người tu lạc pháp, chứ đâu có gì “tuyệt vời” mà thích thú bởi cái ngu si của kẻ khác.

B- Trở lại với câu hỏi “Tưởng là gì?”. Chúng ta cùng ôn lại một vài lời dạy của đức Trưởng lão Thông Lạc về Tưởng trong thân ngũ uẩn:

“1- Tưởng m là mt duyên trong thân ngũ m. Thân ngũ m gm có: 1, Sc m; 2, Th m; 3, Tưởng m; 4, Hành m; 5, Thc m. Năm m này hp li thành thân người.

Vì thế thân người chia ra làm hai phn:

1- V phn hu hình thì duy nht ch có Sc m (thân tứ đại).

2- V siêu hình gm có bn m kia: Th m, Hành m, Tưởng m và Thc m.

Nhưng dù thế gii hu hình hay siêu hình đu hot đng do phn Sc m, phn Sc m rt quan trng, nht là b óc ca con người. Thế gii hu hình và thế gii siêu hình cũng do nó ch huy. Vì thế khi sc thân hoi dit thì b óc cũng hoi dit theo. B óc hoi dit thì thế gii siêu hình cũng hoi dit theo…” (ĐVXP tập III – NXB Tôn giáo Hà Nội 2011 - tr.197).

“2 - Sc un còn gi là Sc m hoạt đng gm có sáu thc: Nhãn thc, nhĩ thc, t thc, thit thc, thân thc, ý thc, gi chung là Sc thc. Khi mt người sng bình thường suy nghĩ, nói nín hay hat đng làm bt c mt vic gì, nói bt c mt điu nào hay suy nghĩ bt c mt điu gì thì sc thc hoạt đng tc là nhóm sáu thc trong đó có ý thc hoạt đng. Ý thc còn gi là Tri thc, là Tri kiến.

- Tưởng un hoạt đng khi nào lc thc ngưng hoạt đng. Lc thc ngưng hoạt đng là lúc chúng ta đang nm ng chiêm bao. Trong gic chiêm bao chúng ta cũng nghe, thy, biết, ngi, cm giác rõ ràng. Cái biết trong chiêm bao gi là Tưởng thc. Như vy Tung thc và Ý thc là hai thc ch ging nhau là cái biết, nhưng cái biết này có thì cái biết kia dng li.

- Thc un hoạt đng ch khi nào Sc un và Tưởng un ngưng hoạt đng. Mun Sc un và Tung un ngưng hoạt đng thì phi nhp đnh th tư. Nhp đnh th tư là phi tnh ch hơi th. Khi tnh ch hơi th thì Thc un hoạt đng. Thc un hoạt đng tc là Tam Minh. Tam Minh gm có: Túc mng Minh, Thiên nhãn Minh, Lu tn Minh. Tam Minh còn gi là “Tu”. Tu Tam Minh là mt cp hc th ba, cp hc cao nht ca Pht giáo.

- Th un là s cm th ca ba thc, khi các thc hoạt đng thì Th un có mt.

- Hành un là s hoạt đng ca ba thc, khi ba thc hot đng thì Hành un có mt.”… (ĐVXP tập VII – NXB Tôn giáo Hà Nội 2011 - tr.65).

3- (Tưởng) trong thân ngũ uẩn nó là tưởng uẩn, còn gọi về thức thì nó gọi là tưởng thức; còn gọi về dục thì nó gọi là tưởng dục; còn gọi về vô minh nó được gọi là vô minh tưởng; còn gọi về trí tuệ thì nó gọi là tưởng tuệ; còn gọi về tri kiến (thấy) thì nó gọi là tưởng kiến; còn gọi về tri (biết) thì nó gọi là tưởng tri; còn gọi về năng lực thì nó là tưởng lực” (ĐVXP tập VII – NXB Tôn giáo Hà Nội 2011 - tr.344).

“4- Tưởng un tc là tâm un. Tâm un thuc v loi vô hình, nó không có hình sc như Sc un nhưng chúng ta cũng d nhn ra, nó thường khi nim tưởng, khi nim có tc là tâm có, khi không nim tc là tâm không, tâm không, không có nghĩa là không có tâm. Tưởng un có ba trng thái: 1-  Nim thin; 2-  Nim ác; 3-  Nim không.

Kinh sách phát trin ly nim không làm Pht Tánh (Ưng vô s tr nhi sanh kỳ tâm hoc chng nim thin nim ác, Bn Lai Din Mc hin tin)”… (ĐVXP tập II – NXB Tôn giáo Hà Nội 2006 - tr.114).

Chừng đó là đủ để chúng ta tư duy hiểu rõ ràng về Tưởng là gì. Vấn đề còn lại là “Chúng ta nên hiểu về Tưởng như thế nào?”. Đúng vậy, nên hiểu như thế nào để sử dụng Tưởng được tốt nhất cho quá trình tu tập con đường giải thoát, để hành giả không đến nỗi sợ hãi “toát mồ hôi hột” như Minh Đạo đã dẫn. Có lẽ chúng ta sợ hãi là vì từ xưa tới nay, mọi người tu tập theo bất cứ tông phái Phật giáo nào cũng đều lạc nẻo rơi vào tưởng. Ngay cả những tu sinh được bậc minh sư chứng đạo trực tiếp dạy dỗ chánh pháp cũng vẫn lạc vào tưởng. Chúng ta thầm biết ơn những tu sinh bị lọt vào tưởng phải bỏ cuộc tu hành, họ là những viên “đá quý” lót đường cho các lớp người sau đi có cơ hội vững vàng hơn (như lời đức Trưởng lão Thông Lạc đã dạy).

Thưa quý vị!

Như trên đã dẫn, trong thân ngũ uẩn thì 3 uần có cái biết, hay còn gọi là thức, đó là Sắc thức, Tưởng thức và Thức thức. Trong Sắc thức bao gồm 6 thức, tổng cộng toàn bộ là 8 thức. Hành giả tu tập chủ yếu dùng Ý thức (Sắc uẩn) để tu. Ý thức ở đây bao gồm 6 thức hay còn gọi là Tâm mà trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Tâm (Ý) dẫn đầu các pháp. Tâm (Ý) chủ, tâm (ý) tạo tác…”

Chúng ta cũng cần hiểu rõ và phân biệt Ý thức tưởng với Tưởng thức tưởng. Ý thức hoạt động luôn câu hữu, gắn liền với tưởng của Sắc thức. Ý thức tưởng do trí tư duy của Ý thức nhưng vẫn gọi là Tưởng. Bởi vì, ý thức của chúng ta chỉ nắm bắt, nhận biết vạn sự vạn pháp trong thời điểm hiện tại. Khi thời gian trôi qua, nếu muốn “nhớ” lại những sự kiện đã qua, bắt buộc chúng ta phải tư duy hồi tưởng, (hay những gì sắp tới buộc chúng ta phải tưởng tượng), đó là Ý thức tưởng. Do vậy trong tu tập cũng cần dùng tưởng để tu tập như đức Phật đã dạy:

“Này các Tỳ-kheo, có mười sáu Tưởng này được tu tp, được làm cho sung mãn, đưa đến qu ln, li ích ln, th nhp vào bt t, ly bt t làm cu cánh. Thế nào là mười sáu Tưởng?

1- Tưởng bt tnh

2- Tưởng vô thường

3- Tưởng chết

4- Tưởng kh trên vô thường

5- Tưởng vô ngã trên kh

6- Tưởng đon tn

7- Tưởng ly tham

8- Tưởng đon dit

9- Tưởng vô ngã

10- Tưởng nhàm chán trong các món ăn

11- Tưởng không hoan h đi vi tt c thế gii

12- Tưởng xương trng

13- Tưởng trùng ăn

14- Tưởng xanh bm

15- Tưởng nt n

16- Tưởng trương phng

Này các Tỳ-kheo, mười sáu Tưởng này được tu tp, được làm cho sung mãn, đưa đến qu ln, th nhp vào bt t, ly bt t làm cu cánh”. (Tăng Chi Kinh tp 4 trang 380).

“S quán tưởng 16 đ mc trên đây là đ tu tp Đnh Vô Lu. Đnh Vô Lu là mt loi đnh quán tưởng tuyt vi đ đi đến chng thánh qu A La Hán. Vì pháp quán tưởng này dùng đ tâm nhàm chán các pháp thế gian và nh đó mi dit ngã x tâm, ly dc ly bt thin pháp hoàn toàn, ch không như pháp môn ca Đi Tha và Thin Tông dùng Tưởng pháp (thy các pháp như mng, như huyn) đ tránh né và đ c chế tâm cho hết vng tưởng, cui cùng rơi vào đnh Tưởng (chng nim thin nim ác), mà tâm chng ly tham đon ác pháp. Qua 16 đ mc quán tưởng đ tâm nhàm chán, nh có nhàm chán tâm mi xa lìa tham, sân, si, mn, nghi”. (Lời Trưởng lão Thông Lạc).

Khác với Ý thức tưởng (thuộc Sắc ấm) thì Tưởng thức tưởng (thuộc Tưởng ấm). Tưởng thức tưởng chỉ hoạt động khi nào Ý thức ngưng nghỉ hoàn toàn, thể hiện qua giấc chiêm bao, mộng mị khi ta ngủ, hoặc khi đang tu tập bị hôn trầm, thụy miên, vô ký, ngoan không.

Tóm lại, Tưởng nào đáng cho chúng ta cần dùng để tu tập, Tưởng nào khi nó xuất hiện thì chúng ta phải lập tức dừng ngay, xả bỏ chứ không được hoan hỷ, thích thú bám theo.

Ở trên đã dẫn, Tưởng có 3 trạng thái: Niệm thiện, Niệm ác, Niệm không. Hành giả tu tập Chánh niệm tỉnh thức trong Tứ Chánh Cần, khi tu tập có tỉnh thức thì luôn luôn biết niệm của thân hành trong hiện tại (như hơi thở hay bước đi…). Chểnh mảng, lơ đãng một chút, cái biết hiện tại bị mất thì lập tức tưởng (vọng niệm) xen vào. Vọng niệm có niệm (tưởng) thiện, niệm (tưởng) ác. Nếu là niệm ác thì ý thức tác ý ly, đoạn, diệt nó đi. Nếu là niệm thiện thì cứ mặc cho nó tự nhiên phát triển. Các pháp môn tà đạo dạy khi thấy (vọng) xuất hiện thì tác ý diệt bỏ sạch cả niệm thiện và niệm ác (pháp “Biết vọng liền buông”). Khi hết sạch cả niệm thiện, niệm ác thì niệm (tưởng) không nổi lên ngự trị. Kéo dài trạng thái này, hành giả sẽ mất hết Ý thức (Sắc uẩn), nhường vị cho Tưởng thức (Tưởng uẩn) hoạt động thay thế. Loại Tưởng này rất nguy hiểm mà các vị hành giả phải sợ “toát mồ hôi hột”.

Để kết phần này, PM xin dẫn lời đức Trưởng lão Thông Lạc dạy: “Trong pháp tu hành của Phật, chúng ta được phép dùng Tưởng để tu tập. Nhưng chúng ta phải hiểu khi dùng Tưởng có ích lợi về việc ly dục ly ác pháp trên thân tâm của chúng ta, chứ không phải dùng tưởng xuất hồn, tưởng hào quang, ánh sáng, tưởng Nhân điện, tưởng Khinh công, Khí công, Nội công, tưởng Phật Tánh, tưởng Cực Lạc, Thiên Đàng, tưởng thế giới siêu hình, tưởng trí tuệ Bát Nhã Tánh Không, tưởng Chân Không diệu hữu...”. (Những lời gốc Phật dạy - tập II, tr.105 - NXB Tôn giáo, Hà Nội – 2006).

C- Cuối cùng, về bài kinh Pháp Môn Căn Bản (kinh Trung Bộ), PM xin nhắc lại lời dạy của đức Phật: “Ba mươi ba cõi trời là Tưởng tri chứ không phải Liễu tri”. Và lời dạy của Trưởng lão Thông Lạc khẳng định lại chắc chắn: “Thế giới siêu hình, linh hồn người chết là mộng tưởng chứ không thật có”.

Đức Phật dạy, Trưởng lão Thông Lạc dạy như thế. Ai tin rằng đó là chánh pháp thì tin, chẳng tin cũng không sao. Nhưng hãy luôn nhớ rằng có 3 hạng người hiểu biết về thế giới với những trạng huống khác nhau.

Hạng thứ nhất (không Liễu tri): Những người tâm còn đầy dục hỷ, không Liễu tri thế giới. Đó là những người phàm phu ít nghe, những người nghe nhiều và tu theo tà pháp.

Hạng thứ hai (vị Thắng tri): Những người đã gặp được chánh pháp, có niềm tin chánh pháp, tu tập đúng chánh pháp, tuy chưa thành tựu nhưng không dục hỷ nên Thắng tri và có thể đi đến Liễu tri Niết bàn.

          
            
Hạng thứ ba (bậc Liễu tri): Đó là các vị A-la-hán và đức Phật Thích Ca thì không khác nhau, đều là các bậc Lậu hoặc đã đoạn tận, nhận biết rõ các Dục hỷ là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ và Liễu tri vạn pháp, Liễu tri Niết bàn.