Kính thưa quý độc giả và hành giả!
Nhờ gặp được bậc Thầy tu chứng đạo như đức Phật nên bản thân tôi cũng như rất nhiều đệ tử được đức Trưởng lão Thích Thông Lạc chỉ dạy nên tôi đã lành được bệnh ung thư cổ và 34 bệnh khác. Nay tôi xin trích dẫn bài kinh nói về Chánh Đạo và Tà Đạo của đức Phật dạy dâng hiến đến quý vị, ngõ hầu ai ai cũng tìm được Chánh Pháp của đức Phật như chúng tôi để tu là thoát được hai nơi bệnh viện, nhà tù. Bài kinh của đức Phật sau đây đã minh chứng điều đó. Phần diễn giải có gì không rõ hay sai sót mong quý vị tha thứ. Kính chúc quý vị thân tâm thường bất động, thanh thản, an lạc và vô sự! Không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh là chứng đạo.
Đức Trưởng lão tại Hòn Sơn 30-5-2012
Kính thưa quý vị!
Trong kinh Ba Minh thuộc Kinh Trường Bộ (tạng Nikaya) có đoạn:
“4. Thanh niên Bà-la-môn Vàsettha nói: - Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Ðó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasàti giảng dạy.
5. Thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja nói: - Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tàrukkha giảng dạy.”
Thưa quý vị!
Trên đây là cuộc đối thoại của những người theo các hệ phái Bà-la-môn thời bấy giờ đang tranh cãi lẫn nhau, bên nào cũng cho rằng pháp mà mình đang thực hành là Chánh Đạo còn những người không thực hành như pháp họ đang theo thì gán cho Tà Đạo hết. Ngày nay cũng vậy, những ai giữ gìn, tu học theo giáo pháp nguyên thủy của đức Phật thì bị các học giả Phật giáo phát triển chê bai miệt thị là “Tiểu Thừa vị kỷ”, là “bàng môn ngoại đạo”, là “chồi khô mộng lép v.v…” Vì vậy mà tranh biện xảy ra giữa hai dòng Phật giáo theo đạo Phật Nguyên Thủy và đạo Phật phát triển (Nam Tông, Bắc Tông) như hai con dê qua cầu, không bên nào chịu nhường bên nào. Cuối cùng, nhờ lúc đó đức Phật đã xuất hiện rất nổi tiếng ở đất Ấn Độ thời bấy giờ nên họ thống nhất kéo nhau đến để nhờ đức Phật làm trọng tài giải đáp xem bên nào Chánh, bên nào Tà.
Đoạn kinh trên cho chúng ta thấy hai đạo sĩ Bà-la-môn này chỉ là đại diện cho rất nhiều vị Bà-la-môn khác nữa đang theo mỗi người mỗi đường khác nhau mà qua trình bày của hai vị đại diện trực tiếp đến thưa hỏi đức Phật chúng ta mới biết:
"Thưa Tôn giả Gotama, nhiều Bà-la-môn thuyết dạy nhiều con đường sai khác như các vị Bà-la-môn Addhàriyà, các vị Bà-la-môn Tittiriyà, và các vị Bà-la-môn Chandokà, các vị Bà-la-môn Chandavà, các vị Bà-la-môn Bràhmacariyà"...
Cũng như hiện nay, chưa nói gì đến các tôn giáo trên hành tinh mà ngay trong Đại Thừa giáo cũng mỗi người theo mỗi pháp môn, người thì theo Tịnh Độ Tông, kẻ theo Thiền Tông, kẻ theo Mật Tông, Pháp Hoa Tông, Khí Công, Yoga, Tâm Năng Dưỡng Sinh... Và cũng đúng y như hai vị đạo sĩ này nêu ra: "Tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Tôn giả Gotama, như gần làng hay gần trị trấn có nhiều con đường sai khác, nhưng tất cả con đường này đều dẫn đến làng"…
Đó chính là lý luận của Đại Thừa về Tám Vạn Bốn Ngàn pháp môn tu. Tuỳ theo căn cơ ai thích hợp pháp môn nào thì thực hành pháp môn ấy. Nhưng vấn đề là ở chỗ những ai thực hành như vậy có đem lại lợi ích gì không, họ có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết như đức Phật dạy không? Trong khi tâm con người ai ai cũng đầy ắp Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Tà Kiến nên hễ ai đụng đến là tức giận, buồn phiền để từ đó mà sinh bệnh. Tu như vậy họ có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết hay không? Tâm còn tham, sân, si phiền não nữa hay không? Làm cách nào để đoạn tận tham, sân, si, họ khỏi cần biết.
Trong lúc đó đạo Phật Nguyên Thủy chỉ cho chúng ta hay rằng ai thực hành đúng bốn chân lý của đức Phật giảng dạy đều có khả năng làm chủ được tám nỗi khổ trên đời trong đó có bốn khổ lớn là SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT mà trong bài kinh số 26 kinh Thánh Cầu thuộc kinh Trung Bộ đức Phật đã chỉ rõ cho chúng tỷ-kheo thời bấy giờ. Ngày nay thầy Thông Lạc đã đem vào dạy các đệ tử trong khoá tu đào tạo A-la-hán. Năm 2006, chúng tôi được Thầy chỉ dạy nên mới biết rõ; nếu không có Thầy chỉ dạy cho kinh đó ở trang nào dòng nào thì làm sao chúng tôi biết được.Và khi không biết được thì lấy gì để mà thực hành, để mà đẩy lùi bệnh ra khỏi thân tâm, để khi có bệnh chỉ dùng pháp Phật tác ý đẩy lùi, không cần uống thuốc và đi bệnh viện là điều có thật.
Đó là lời dạy nguyên gốc của đức Phật cách đây gần 26 thế kỷ. Khi đọc và thực hành được như chúng tôi nghĩa là bị bệnh, kể cả bệnh ung thư cũng đẩy lùi được thì lúc đó không có trở lực nào có thể làm tâm quý vị thối chuyển được. Còn bây giờ quý vị hãy nghe lời Phật đang độ cho các vị Bà-la-môn thời bấy giờ để tăng thêm lòng tin mà quay về với Chánh Pháp mà thôi. Trở về với Chánh Pháp tức là không còn tin theo siêu hình của đạo Bà-la-môn nữa mà chỉ tin sâu nhân quả nghiệp báo để chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, như vậy mới giải thoát. Còn tin theo siêu hình chỉ tốn kém tiền bạc mà lại mang tội phỉ báng Phật pháp, tạo thêm tội lỗi mà trong kinh đức Phật dạy là Tà Kiến, đó là trọng tội, nếu ai vi phạm khi thân hoại mạng chung phải đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Sau đây xin quý vị hãy khéo tác ý để cho tâm tập trung trong Chánh Niệm nghe đức Phật đã nhấn mạnh đến ba lần trong khi trả lời hai đạo sĩ Bà-la-môn nhằm mục đích cho đối phương hết đường chối cãi. Khi hai vị này đã có lòng tin nơi đức Phật nên mới thỉnh cầu đức Phật giải đáp. Đây chính là nghệ thuật thuyết pháp nhằm mục đích cứu ngoại đạo Bà-la-môn thời đó đang lấy giả làm chân để cho họ biết cách làm chủ Sinh, Già, Bệnh, Chết được như đức Phật.
“- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến?"
- Thưa Tôn giả, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
Đoạn kinh trên đức Phật muốn nhấn mạnh ba chữ "Chúng dẫn đến" tức là cộng trú với cõi Phạm Thiên khi thực hành pháp môn họ đang theo. Cũng như pháp môn Tịnh Độ Tông của Đại Thừa hiện nay dạy chỉ cần niệm Phật nhất tâm bất loạn từ một đến bảy ngày, khi chết được Phật Di Đà rước về cõi Tây phương.
Đoạn kinh sau đức Phật dùng danh từ Phạm Thiên để chỉ quan niệm của Tà Đạo Bà-la-môn thời bấy giờ, ai tu hành khi chết được sanh về cõi Phạm Thiên. Đó là quan niệm lệch lạc, sai trái mà khi loài người đang sống trong xã hội thời Nguyên Sơ, họ sống thành bộ lạc, lúc đó khoa học chưa phát triển, con người sống trong vũ trụ thấy mình quá nhỏ bé trước những hiện tượng thiên tai, bão tố, sóng thần, động đất luôn đe doạ con người, họ quá ư sợ hãi, khiếp vía kinh hồn nên họ tưởng tượng ra trong vũ trụ này nhất định có đấng quyền năng nào đó ban ơn hay giáng hoạ cho mình. Chính do tâm lo lắng sợ hãi đó mà họ sinh ra việc thờ tự thần thánh để hy vọng các vị này phù trì bảo hộ giúp đỡ tai qua nạn khỏi.
Từ suy nghĩ như vậy mà những ai làm nghề nông họ thờ ông thần Nông, ai làm nghề chài lưới họ thờ thần Sông, thần Biển. Cũng vậy đối với các nghề khác đều có những vị thần riêng do con người tự đặt ra chẳng ai giống ai. Kẻ thì thờ Thổ Địa, Thành Hoàng, Bản Thổ, Long Mạch. Người thì thờ thần Tài, ông Táo, thần Sao, thần mặt Trăng, mặt Trời, thậm chí họ thờ cả thần Tổ, bà Cô, thánh Cậu, Tam Toà Thánh Mẫu, Địa Mẫu Chân Kinh, Địa Tạng Vương, Quán Âm Bồ Tát v.v… và v.v… với hy vọng là nhờ các vị này phù trì bảo hộ cho tai qua nạn khỏi, ăn lên làm ra chứ không phải thờ vì lòng biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công sinh ra họ. Do cách thờ tự như vậy nên họ không bao giờ tự chủ được bản thân mà luôn luôn nô lệ vào các đấng thần linh.
Hễ trong nhà có việc gì không yên do họ phạm năm tiêu chuẩn làm người của đức Phật dạy như sát sinh, ăn thịt chúng sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nghiện ngập chất say, từ đó họ phải bệnh tật tai nạn chính do nghiệp ác họ tạo ra thì họ lại đổ cho số phận, thánh thần bắt tội họ. Khi suy nghĩ lầm lạc như vậy họ bắt đầu sinh ra bói toán, thế là họ lại bị thầy bói, thầy cúng lừa họ, bắt họ phải cầu siêu, giải hạn, gửi hũ hài cốt lên chùa, không ở nhà các vong hồn này quấy phá. Thật là tránh vỏ dưa mắc vỏ dừa làm cho họ không bao giờ hết khổ. Bới vậy kinh Pháp Cú đức Phật dạy:
"Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng Tà
Gây ác cho tự thân
Điều mẹ cha bà con
Không có ai làm được
Tâm hướng Chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.”
Đúng như lời đức Phật dạy trên đây, nếu ai có tâm hướng Tà thì chỉ gây ác cho bản thân họ mà thôi, chứ chẳng có thần thánh nào đến đây làm khổ cho họ cả. Ví dụ có người do ăn thịt uống rượu bị bệnh gan, nay họ không biết tội của họ do phạm hai giới sát sinh gián tiếp và uống rượu để rồi bỏ đi là bệnh gan phục hồi, thế mà họ nhờ bề trên phù hộ do bị thầy chùa lừa rằng do bị hạn nọ, hạn kia, cần phải giải đi thì họ có lành được bệnh không? Không ngờ rằng việc tin tưởng mù quáng đó lợi bất cập hại, lợi thì chẳng có mà hại thì nhiều, khiến cho tâm họ luôn bất an, luôn nô lệ vào đấng quyền năng.
Họ có ngờ đâu rằng chẳng bao giờ có đấng quyền năng nào cả, mà do tâm họ đặt vào đâu thì ở đó trở thành thiêng liêng do năng lực siêu hình của Tưởng Ấm trong thân ngũ ấm biến hiện ra mà thôi. Ví dụ một người tin vào cha mẹ mình thiêng thì trong giấc ngủ thường thấy cha mẹ về báo mộng, có người tin vào mộ kẻ ăn mày thiêng do lời đồn đại từ người khác rồi họ thường xuyên đến mộ ăn mày thắp hương mỗi khi có công việc họ đều đạt được như ý muốn. Vì vậy mới có câu "hữu cầu tất ứng". Nhưng họ có ngờ đâu việc cầu của họ thành tựu là do phước của họ còn, nếu họ cứ cầu mãi như vậy thì không bao giờ được nữa, vì phước họ đã hết.
Cũng như có vị tin vào Bồ tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn nên khi bị chìm tàu giữa biển họ liền niệm danh hiệu Quán Âm, bỗng nhiên tàu nổi lên là do phước thiện họ đang còn cứu họ chứ chẳng có Bồ tát Quán Âm nào cứu họ hết cả. Hỏi rằng biết bao nhiêu người theo Bồ tát Quán Âm trên thế gian này mà Mẹ Quán Âm chẳng có cứu họ để họ phải chịu chết đau khổ vì bệnh tật, tai nạn. Đó chính là lòng tin mù quáng không được đức Phật không chấp nhận. Ngài chỉ chấp nhận những ai tin sâu lý nhân quả nghiệp báo để chuyển ác thành thiện mới là lòng tin chân chánh. Như vậy cũng vừa đủ cho chúng ta thấy không bao giờ có thế giới siêu hình khách quan mà chỉ có nhân quả của con người tạo ra để rồi tái sinh luân hồi làm người hay làm thú ngay sau khi tắt thở.
Để tăng thêm lòng tin cho quý vị không còn tin vào thế giới siêu hình, Thần, Thánh, Ma, Quỷ chúng tôi xin nêu hai trường hợp điển hình mắt thấy tai nghe tại quê hương chúng tôi để chứng minh:
Chúng tôi đã chứng kiến hai trường hợp rất rõ ràng, một là tin thầy bói nên chuyên cầu cúng thờ tự một thời gian thấy “ăn lên làm ra”, thế rồi ở chổ nào có thầy bói, thầy cúng tài giỏi, người bạn của tôi đều đến đó khấn vái cầu cúng. Cho đến khi do lòng tham không diệt nổi nên đã ôm số đề mãi con số 55, cho đến mấy tháng sau số 55 mới xuất hiện, thế là toàn gia tài có được phải bán để chạy vào Lâm Đồng sinh sống qua ngày bằng nghề chăn nuôi.
Một trường hợp khác có sư cô tin vào sự phù hộ của Bồ tát Quán Thế Âm, mặc dầu cô ta đã có cả bộ Đại Tạng Kinh do HT Minh Châu dịch thời còn hiếm, cô đã có công mang từ trong Nam về. Lúc đó chúng tôi đã nhận được bộ sách quý Đường Về Xứ Phật của Trưởng lão Hoà Thượng Thích Thông Lạc, chúng tôi đã tu tập đẩy lùi được cả bệnh ung thư, vì cô trụ trì chùa trong tỉnh thời gian còn theo pháp môn của Đại Thừa cô cũng đã dạy chúng tôi tụng kinh, tụng chú, ngồi thiền. Sau khi gặp được Chánh Pháp quá tuyệt vời, chúng tôi đã đến khuyên cô nên quay lại với Chánh Pháp của đức Phật dạy về bốn chân lý trong đại tạng kinh, nhờ vậy mà Hoà Thượng Thích Thông Lạc đã tu trong hơn sáu tháng chứng đạo. Trước khi để giúp cô cải Tà quy Chánh như đức Phật dạy:
“Ai quy y đức Phật
Chánh Pháp và chư Tăng
Ai dùng Chánh Tri Kiến
Thầy được bốn Thánh Đế
Thấy Khổ và Khổ Tập
Thấy sự Khổ vượt qua
Thấy đường đạo Tám Ngành
Đưa đến Khổ não tận
Quy y ấy an ổn
Quy y ấy tối thượng
Ai quy y như vậy
Mới thoát mọi khổ đau.” (Kinh Pháp Cú)
Thấy được lợi ích lớn lao không thể nghĩ bàn như vậy, chúng tôi đã mời cô xin vào gặp Thầy của chúng tôi xin quy y. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đã trực tiếp xin Thầy cho bộ sách bốn cuốn Văn Hoá Phật Giáo Đường Về Xứ Phật (do nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin ấn hành) để Đại Thừa họ có phản bác lấy đó là cây gậy. Thế nhưng chỉ được mấy hôm cô không cho tổ thọ bát thực hành nữa, cô lấy cớ là mẹ Quán Âm thiêng liêng lắm, Ngài đã báo cho cô những việc đúng như thật, vả lại dân ở đây họ thích giải hạn cầu an, cầu siêu.
Thế rồi quý vị có biết không? Một thời gian sau cô ta bị một gã nghiện rượu trong xóm quen biết ra xin tiền, cô không cho, gã này cạy hòm công đức để lấy tiền, cô điện báo công an, lập tức bị gã thanh niên chém cô liên tục bảy nhát dao vào đầu, đến nhát thứ tám cô bị bổ đôi đầu chết hết sức thảm thương. Đây là chuyện có thật ở chùa Hoa Lâm Ngự Tự huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Lẽ ra chúng tôi chẳng muốn nhắc lại quá khứ đau lòng nhưng chúng tôi chỉ muốn nói lên một sự thật mà đức Phật và bậc Thầy tu chứng như Phật đã nói, ngõ hầu cứu giúp những ai còn tin theo kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn là kinh của đạo Bà La Môn để làm bằng chứng.
Vì đạo Phật Nguyên Thuỷ đức Phật không bao giờ chấp nhận có Thần Linh, Thượng Đế phù trì bảo hộ, không chấp nhận số phận, định mạng, tử vi bói toán, mà chấp nhận quy luật nhân bản - nhân quả ngự trị trong vũ trụ này do đức Phật đã hiểu biết rõ như thật và truyền dạy. Vì có quy luật nhân quả thì người tu bỏ ác làm lành mới được giải thoát, hay nói cách khác là chuyển nhân ác thành nhân thiện, còn như tin theo siêu hình, như đã phân tích trên do con người khi chưa có khoa học giải thích họ tưởng ra có thần thánh nên mới tạo ra bao nhiêu tà đạo.
Để giải thích thật rốt ráo Tà Đạo do đâu mà có, chúng tôi xin trích lời dạy qua kinh nghiệm của chúng tôi và của bậc tu chứng như Phật dạy cho chúng tôi biết về sự nguy hại không lường về 18 loại thần thông của ngoại đạo xuất hiện ra khi người tu thiền ức chế tâm và cách đối trị sau đây:
Có 18 loại thần thông tưởng
Sáu loại ban đầu
Sắc tưởng là hình sắc
Thanh tưởng là âm thanh
Hương tưởng là mùi hương
Vị tưởng là mùi vị
Xúc tưởng là cảm giác
Pháp tưởng là tưởng giải
Khi tu tập nếu có những trạng thái này xuất hiện thì ngay lập tức đứng dậy đi kinh hành tỉnh giác và tác ý mạnh để cho ý thức hoạt động trở lại, nếu không sẽ bị tẩu hỏa nhập ma (không được nuôi dưỡng). Khi tu có có sáu cái thức của tưởng: Nhãn tưởng; Nhĩ tưởng; Tỷ tưởng; Thiệt tưởng; Thân tưởng; Thức tưởng. Khi tu tập thường xuất hiện sáu loại thức tưởng này, khi gặp nó liền xả thiền đứng dậy đi kinh hành chánh niệm tỉnh giác.
Khi tu tập theo ngoại đạo đạt đến kiến tánh thì có năm thần thông xuất hiện: Thiên nhãn thông; Thiên nhĩ thông; Tha tâm thông; Thần túc thông; Túc mạng thông (ngoại đạo không có Lậu tận thông). Nếu tu tập gặp những loại thần thông này thì mau mau xả bỏ, không nên khoe khoang, không nên biểu diễn cho người xem, vì những loại thần thông này chẳng có ích lợi gì cho con đường tu tập giải thoát theo đạo Phật Nguyên Thủy.
Như vậy tôn giáo rõ ràng do con người sinh ra, nó nằm hoàn toàn trong thân ngũ uẩn của con người tập trung ở trung ương thần kinh chính là não bộ chứ không có đâu khác, ai không tin cứ ngồi thiền ức chế tâm không cho vọng tưởng là biết ngay liền, có ma hay không có ma đều do tâm si tức là hôn trầm, thuỳ miên xuất hiện mà thôi, chứ đâu có ma ở bên ngoài nhảy vào để làm hại con người. Vì vậy đức Phật dạy ba mươi ba cõi trời là cõi tưởng tri (tức là cái biết do tưởng tri xuất hiện trong giấc mơ) chứ không phải là liễu tri (cái biết bằng ý thức). Vì thế cõi trời không bao giờ có thật, mà cõi trời trong kinh Phật dạy chính là ai hành mười điều lành chính là cõi trời. Cũng có nghĩa là khi đang sống, nhờ họ đã thực hành được mười thiện, ở thân có ba, ở ý có ba, ở khẩu có bốn. Khi đang sống, nhờ từ trường thiện bảo vệ cho họ nên không ốm đau, tai nạn, bệnh tật, tâm hồn luôn thanh thản an vui, đó là cõi trời của người hành mười thiện.
Còn ai tu về cõi người phải thực hành trọn vẹn năm giới. Ai về cõi Phật thì phải đoạn tận tham, sân, si, mạn, nghi, dứt sạch 17 kiết sử, lúc đó sẽ nhập vào từ trường bất động thanh thản an lạc và vô sự, đó chính là trạng thái Niết Bàn lưu xuất từ nơi tâm con người do tu tập mà có chứ không phải Niết Bàn là cảnh giới bên ngoài như kinh Đại Thừa mô tả.
Qua đây chúng ta đã mở được chìa khoá quan trọng, cõi siêu hình của các tôn giáo trên thế gian quan niệm mà đức Phật đang tìm mọi cách giảng giải giáo hoá hai đạo sĩ Bà-la-môn. Chúng ta hãy cố gắng lắng nghe cho kỹ để khỏi mắc lừa chư Tổ, tin vào thế giới siêu hình sẽ mang hậu quả như sư cô chúng tôi đã nêu ở trên.
“- Thế nào Vàsettha? Có Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà tận mặt đã thấy Phạm thiên?
- Thưa Tôn giả Gotama, không có vị nào.
- Thế nào Vàsettha? Có Bà-la-môn nào cho đến bảy đời tôn sư và đại tôn sư của những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt nhìn thấy Phạm thiên?
- Thưa Tôn giả Gotama, không có vị nào. …
- Này Vàsettha, như vậy ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên... trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka,… không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu". Như vậy, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo".
Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý?
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.”
Đoạn đối thoại trên đây đức Phật đã buộc cho đối phương phải thừa nhận không dám chối cãi, có đúng như vậy không hỡi quý vị? Xin thưa rằng đây là chuyện có thật, chúng tôi chỉ xin nhắc lại đúng nguyên văn đức Phật dạy như thế nào chúng tôi trích dẫn như vậy chứ không hề thêm bớt mà chỉ giải thích để quý vị được rõ hơn mà thôi.
Ở đoạn kinh trên nhấn mạnh: "trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy".
Đoạn kinh này đức Phật đã nhắc lại việc hành đạo của các đạo sĩ Bà-la-môn bây giờ là hoàn toàn theo truyền thống cha ông truyền lại theo kiểu: "Xưa bày nay làm". Y đúc như đạo Khổng và đạo Lão của Trung Hoa truyền sang Việt Nam trong một ngàn năm đô hộ, một loại đạo rất mê tín dị đoan làm ngu muội người dân Việt Nam mỗi năm đã tiêu tốn hàng trăm tỷ bạc chỉ vì tin vào thế giới siêu hình một cách mù quáng, dù biết là sai nhưng do cha ông truyền lại nên không dám bỏ. Vì vô hình nên chưa ai thấy được sự nguy hiểm tức thời nên họ cứ theo cha ông truyền lại. Giả như nếu cha ông truyền cho con cái đi cướp của giết người là điều ác đức, thử hỏi con cháu có nghe ông cha "xưa bày nay làm nữa không?"
Nhưng kỳ thực con cháu có cướp của giết người thì cũng chỉ chết trong một kiếp còn hơn đạo tà nó truyền nối giết hại con người nhiều đời kiếp, bằng chứng có người tin thầy bói đã tẩm xăng đốt một lần cả hai con ruột, nhiều cặp vợ chồng giận nhau đã vứt con đẻ từ tầng 16 xuống đất như vất đồ phế thải, nhiều người mẹ mới 13 tuổi đã mang thai mà tác giả của nó là cụ già bảy mươi lăm. Biết bao chuyện loạn luân anh nằm với chị, em ruột, cha hãm hiếp con đẻ, con trai nằm với mẹ tuổi 65, phanh thây người yêu để phi tang sau khi đã lấy hết tiền bạc, hiếp dâm trên thi thể người yêu khi đã giết người yêu chết để lấy bạc tiền ăn chơi sa đoạ. Tất cả chỉ vì Chánh Pháp của đức Phật đã bị ruồng bỏ, bị dìm mất đi, rồi triển khai tà đạo Trung Hoa bành trướng.
Đáng lưu ý: "…trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy…".
Đoạn kinh này nếu không được đức Phật nêu lên thì chúng ta làm sao biết được Đại Thừa giáo hiện nay là con đẻ của đạo Bà-la-môn có từ thời đức Phật, đó chính là chú Đại Bi, chú Dược Sư, chú Vãng Sinh, Thập Chú... mà Trung ương Giáo hội là người làm cha làm mẹ vẩn không hiểu được để dạy quý phật tử hãy bỏ ngay lập tức, vì trì tụng nó chẳng ích lợi gì, nếu có lợi ích sao con người vẫn bệnh tật, tai nạn? Năng lực của chú Dược Sư mầu nhiệm để đâu mà quý sư thầy cũng như quý phật tử tin tưởng Phật Dược Sư trì tụng đêm ngày, thế mà vẩn phải ốm đau bệnh tật không thể nào tránh khỏi. Đó là sự thực một trăm phần trăm không ai dám chối cãi.
Kinh Phật dạy nguyên gốc còn đó không ai biết mà thực hành, lại nghe chư Tổ Trung Hoa, tin theo tà đạo Bà-la-môn đã có từ thời đức Phật. Hôm nay quý vị mới đủ duyên nghe bài kinh từ kim ngôn của đức Phật thuyết giảng để cứu khổ cho những ai đã lầm đường lạc lối trở về với Bát Chánh Đạo là chấm dứt khổ đau như chúng tôi và bao nhiêu người được đức Trưởng lão Thích Thông Lạc cứu sống.
Quý độc giả cùng theo dõi tiếp:
- Này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo", thật không thể có sự kiện ấy. Này Vàsettha, ví như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Như vậy, này Vàsettha lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, người đầu không thấy, giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy, giống như lời nói mù quáng. Lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà như vậy là lời nói đáng chê cười, là lời nói suông, là lời nói không tưởng, là lời nói trống rỗng.
Đoạn kinh trên đức Phật đã thiện xảo dùng lời lẽ hết sức thâm thuý, sâu sắc như dao bén chọc thẳng vào tim của kẻ theo Tà Đạo, chúng ta hãy đọc kỹ lại nhiều lần, nhiều lần nữa để ghi nhớ thật kỹ lời huấn thị quý hoá này của đấng Cha lành.
Mới hay, đạo Phật từ ngày chia đôi thành hai dòng đạo phát triển Bắc Tông và Nam Tông, suốt mấy ngàn năm đã hóa phi Trực đạo, phi Chánh đạo, luôn hướng tới Ma vương mà cứ tưởng mình đang về với Phật. Thật là tội nghiệp, họ bỏ mất đi đạo Phật chân chánh rồi mà không hề biết.
Ngày nay, pháp Như Lai đã được Trưởng lão Thông Lạc dựng lại, hạnh phúc cho ai, phước lành cho ai, toại nguyện cho những ai đã đủ duyên may gặp được pháp lành. Đến đây, khéo một lần buông xả xuống hết để vững bước theo Chánh Đạo, giải thoát ngay liền, từng bước làm chủ các bệnh khổ ngay liền,… không còn điều gì nghi hoặc nữa.
Hãy nắm tay nhau, chúng ta cùng đi trên con đường Chánh Đạo thênh thang.
Tỷ-kheo Thích Nguyên Tánh
Điện thoại: 012.444.123.67