TỨ NIỆM XỨ, XẢ TÂM [102A - Chánh Kiến]
Trưởng lão giảng về quan sát thân kỹ trong pháp tu Tứ niệm xứ, giảng về pháp Xả vô lượng tâm (pháp độc nhất) cho lớp tu sinh Nữ.
[Cẩn thận: Đây là tài liệu trích dẫn tham khảo, có thể không đầy đủ và không dùng để tự tu tập. Để tu Tứ niệm xứ, phải có đủ tri kiến, giới luật, và cần có một vị Thầy đủ kinh nghiệm hướng dẫn để tránh tu sai, ức chế tâm và các hiện tượng lạ phát sinh. Tu pháp Xả cũng phải đủ giới luật và tri kiến]
Băng 102A, archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=BnrUvqGJoHM
-----------------------------
[00:53]
Người nào tu pháp Xả thì Thầy dạy cách Xả tâm, còn người nào tu Tứ niệm xứ thì Thầy dạy quan sát 4 chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Thầy kiểm tra lại, Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng, khi mình vào đó tu không có thì giờ mà nghỉ. Nghĩa là tu liên tục, tu như nghỉ, nghỉ như tu. Nghĩa là tu tận cùng để chúng ta hoàn thành để chứng đạo. Ở trên TNX thì Đức Phật đã xác định những điều đó rồi, chỉ còn cái ráng tu mà thôi [01:30]. .
--------
[02:09]
Cách thức quán thân (trong tu TNX), Thầy xin nhắc lại để mấy con rõ. Ở trong Định niệm hơi thở, Đức Phật đã nhắc chúng ta cách quán thân: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", thì mấy con nương vào hơi thở mà mấy con cảm nhận cái thân. Thì lúc bấy giờ các con nhìn vào thân của mình ấy, thì dường như cái tâm mình nó quay vô nó quan sát từ trên đầu xuống dưới chân. Theo cái câu tác ý, mình tác ý một lượt 2 cái câu đó liên tục một lượt (cảm giác… hít vô, cảm giác… thở ra) rồi mới thở ra, thở vô, thở ra, thở vô,... chứ không đếm, khoảng độ 5 hơi thở thì lại tác ý một lần để nhắc cho nó quay vô nhìn, nó tập quen quan sát ở trên thân. [02:56]
Nó có 2 giai đoạn tu tập của TNX. Giai đoạn thứ nhất là tập quan sát cái thân. Tức là nó nương vào hơi thở nó quan sát chứ nó không trú, không trụ nơi hơi thở. Nó không tập trung trong hơi thở mà nó quan sát cái thân. Cho nên câu Đức Phật dạy: cảm giác toàn thân, toàn thân chứ không phải một chỗ nào: Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra thì mình tác ý câu đó rồi, bắt đầu mình hít vô, mình cảm nhận từ trên đầu xuống dưới chân, rồi mình thở ra, từ dưới chân trở lên trên đầu, đó là hơi thở thứ nhất. Rồi hơi thở thứ 2 cũng kỹ lưỡng như vậy. Hơi thở thứ 3 cũng kỹ lưỡng như vậy.
Thì mấy con nghe câu Kinh mà Đức Phật dạy trong TNX đó, "trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu". Nghĩa là mình quán cái thân như vậy thì ưu phiền nó không còn có tác động vô trong thân mình nữa. Chứ không phải như tu Tứ chánh cần (TCC), tu Tứ chánh cần (TCC) thì mình tu tập có những sự xảy ra trên tâm và thân cho nên mình dùng các pháp như Định niệm hơi thở, Định vô lậu mình sẽ xả. Còn ở TNX như Thầy dạy cho mấy con từ lâu đến giờ khi mình tu TNX mà trên TCC, khi mình có cái niệm thì mình đưa cái niệm đó quán xét mình xả. Đó là TCC. Hoặc là trên thân mình có đau bệnh gì đó thì mình tác ý mình đuổi cái bệnh rồi mình nương vào câu tác ý "an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô", hoặc là "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" [04:43]. Đó là dùng để mình đẩy lui bệnh. Còn cái này [tức là TNX], nó nhiếp phục tham ưu ở trên đó luôn, nó quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu. Nó quán cái thân của nó, nó nhiếp luôn cái ưu phiền ở trên đó luôn. Không có ưu phiền nào xen vô nó được [05:00]. Vì vậy cho nên mình tu kỹ lưỡng hẳn hòi đàng hoàng. Ví dụ như Thầy tu từng hơi thở : "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" thì các con hít vô, cảm nhận từ trên đầu xuống dưới chân, thở ra thì từ dưới chân lên trên đầu. Cứ hơi thở ra vô thì mình cảm nhận từng hơi thở kỹ lưỡng, đừng quên. Mà nếu quên thì coi như sẽ có cái niệm khởi vào và có cảm thọ sẽ đánh vào. Còn nếu mình tỉnh táo trên từng hơi thở đó thì không bao giờ có cảm thọ hay niệm đánh vô - bởi vì nó nhiếp phục được tất cả những ưu phiền trên cái thân của chúng ta. Nó làm cho không có ưu phiền, nếu mình không kỹ, mình không tu tập kỹ như vậy, mình không chịu quan sát để mình quên thì nó có niệm vô [06:01]. Cho nên hầu mấy con tu thường là TNX ở trên TCC chứ không phải là TNX trên TNX. Còn TNX trên TNX, mấy con đã tu lớp Chánh Kiến rồi thì tự tri kiến của mấy con hiểu nó đã xả rồi. Nó đã xả tất cả mọi cái niệm, mấy con viết bài Xả tâm, Ái kiết sử, cái gì mấy con cũng viết ở đó hết. Cho nên có niệm gì thì nó cũng tự hiểu xả hết, cho nên nó không qua mặt được mấy con nữa. Không cái ác pháp nào lọt qua được [06:40]. Đó, bây giờ chỉ cần mình nhiếp tâm, mình quán thân thọ tâm pháp của mình định tỉnh, tỉnh thức ở trên cái thân của mình, để cho cái tâm định tỉnh trên thân của nó thì tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng. Khi nó định tỉnh được, tức nó bám trên thân của nó, nó cụ thể, rõ ràng, ở trên thân của nó thì không có ưu phiền nào xảy ra trong tâm, không có ác pháp nào tác động vào thân tâm. Cho nên mấy con tu như vậy chỉ trong vòng vài hôm, một tuần lễ là chứng đạo [07:17]
Đó là bằng chứng, sự thật mấy con. Bởi vì mình tu không đúng cho nên mình nhiếp phục không được, tức là mình quan sát không được thân, tức là quán thân. Quán thân là quan sát, xem xét nó từng phút từng giây ở trên cái thân của mình cho kỹ. Cho nên mình tu tập rất kỹ trên TNX. Cái đòi hỏi ở sức tỉnh giác của chúng ta rất là kỹ. Khi mà sức định tỉnh quan sát kỹ như vậy thì tâm sẽ định tỉnh trên thân, bởi vì nó quan sát thân nó mà. Mà thân thì có tâm, thọ trên đó. Khi các pháp tác động thì tác động ở thân thọ tâm của chúng ta. Các con thấy chưa, nó đủ. Chỉ cần quan sát cái thân là có đủ 4 cái thân thọ tâm pháp [08:00]. Chứ không phải mình đi vòng vòng chạy chạy. Sự thật ra mới đầu mình chạy vòng vòng, mình đi từ thân thọ tâm pháp của nó. Nhưng mà sự thật ra Đức Phật dạy chúng ta "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Thì các con thấy Đức Phật dạy đơn giản, có bài bản, đàng hoàng: nương vào hơi thở. Rồi sau đó khi mình cần, tác ý như thế này: "tâm quay vô, quan sát thân", mình tác ý, mình ngồi yên vầy thấy cái tâm nó quay vô[08:34]. Nó không phóng giật ra, tức nó không ra ngoài, nó mắc bận ở trong này nhìn cái thân của nó, quan sát cái thân của nó. Khi mà cái tâm của mình quan sát cái thân, mà nó định tỉnh thì tâm không phóng dật. Mà tâm không phóng dật là chứng đạo chứ gì mấy con. Mấy con thấy đâu có khó đâu. Nhưng mà trước tiên mình phải dùng cái hơi thở để tập nó quan sát [09:00] . Bởi vì Đức Phật khởi sự cho mình tu TNX đó, để cho mình quan sát được cái thân của mình, "trên thân quán thân" mà, cho nên "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô…" mình cảm nhận toàn thân nương vào hơi thở, tức là mình quan sát thân rồi. Mà mình quan sát thân được rồi, lúc nào cũng quan sát thân được rồi thì nó sẽ định tỉnh. Khi nó định tỉnh được thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng. Lúc bấy giờ nhu nhuyễn dễ sử dụng thì nó có Tứ thần túc, hoặc là 7 năng lực Giác chi. Không có khó khăn
[09:30].
--------------
[14:53]
Bây giờ Thầy nhắc mấy con tu pháp Xả. Vừa rồi hôm qua Thầy chia 2 lớp bên Nam, lớp tu TNX và lớp tu tâm Xả. Những người tu tâm Xả Thầy trực tiếp xem xét coi họ tu tâm Xả, và đồng thời sau 5 phút trôi qua, Thầy cho họ xả ra, Thầy hỏi từng người, Thầy cho cái niệm ái kiết sử: mình nhớ con cháu, cha mẹ mình, vậy mình dùng cái nào để xả, nói cho Thầy nghe? À, cái đó là mình hỏi thật mà, như bây giờ mình không có giấy tạm vắng tạm trú, mà bây giờ công an đến hỏi mình, ngồi đây có cái niệm nó lo lắng vấn đề đó, vậy mình lấy cái gì mình xả ? Mình phải nói ra cái tư tưởng của mình xả, mình xả làm sao cho nó bình an lại cái thân của mình. Thì đó là Xả, cho nên bây giờ thí dụ như bây giờ cái tâm của mình nó khởi đói bụng, nó muốn ăn, vậy thì làm sao xả cái đói bụng này? Mình nghĩ sao mình xả ? Thì cái người tu tâm Xả họ khởi nghĩ "thực phẩm bất tịnh", họ chỉ cần nói "Thực phẩm bất tịnh", đồ đó mà tham ăn nữa sao? thì ngay đó nó dừng lại mấy con [16:12]. Nó xả mà, nó hiểu biết ngay liền, bởi vì mình muốn đối trị tâm tham ăn của mình thì chỉ có thực phẩm bất tịnh. Mà mình đã biết cái bài thực phẩm bất tịnh, nghe nó nhàm, nó chán, nó ớn nó thối tha vô cùng rồi, thì bây giờ nghe thực phẩm bất tịnh là nó đã hết muốn ăn rồi, có phải không mấy con? Còn mấy con chưa làm, nói "thực phẩm bất tịnh" chứ chưa bao giờ nói nó thối tha như thế nào hết, vậy chớ nó còn thèm. Nhưng mà đã làm rồi, nhớ đến cái bài "thực phẩm bất tịnh" để dứt ra, nó nhanh chóng. Đó là Xả.
Còn cái tu TNX thì nó khác hơn, là quan sát thân rất kỹ, ít có khi nào mà để cho nó khởi niệm. Người tu TNX nó khác, cho nên ở đây TNX để khắc phục tham ưu, tự trên sức tỉnh thức của mình mà nó nhiếp phục tham ưu. Chứ mình tu lơ mơ như Tứ chánh cần (TCC) chưa tới đâu. Bởi vì Đức Phật nói, tu TCC ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chớ không bao giờ có tâm định tỉnh, nhu nhuyễn. Nhưng đến TNX Đức Phật nói "tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, tu 7 ngày 7 tháng 7 năm chứng đạo". TNX thì Đức Phật xác định rõ ràng, mà TCC thì Đức Phật không có xác định 7 ngày 7 tháng 7 năm đâu. Anh (Tứ chánh cần) luôn luôn ngăn ác diệt ác tăng trưởng thiện, chứ anh chưa có đạt được cái chỗ mà chứng đạo. Cái pháp nào chứng đạo Đức Phật đã xác định rất rõ rồi. Cho nên sự tu tập của chúng ta phải biết rất rõ để mà chúng ta làm chủ sự sống chết [17:57] (Sau đó TL nói về cách tu tập để tịnh chỉ hơi thở của cô Huệ n để sau này ra đi tự tại)
---------
[29:00]
TNX không phải Pháp độc nhất [Có 8 pháp độc nhất trong Kinh Bát Thành bao gồm 4 Vô lượng tâm và 4 Thánh định]. TNX nó tu quan sát 4 chỗ. Cho nên TNX sung mãn thì nó có 7 năng lực Giác chi. Cho nên Đức Phật nói TNX là thực phẩm của 7 giác chi, mà 7 giác chi là thực phẩm của Ba Minh. Các con nhớ không, mà Ba Minh là Tứ thần túc chứ gì? Nó có Tứ thần túc mới thực hiện được Ba Minh. Mà là 7 năng lực của Giác chi là thực phẩm của Ba Minh, thì 7 năng lực Giác chi là Tứ thần túc. Có Tứ thần túc mới thực hiện Tam Minh, chứ không có Tứ thần túc làm sao thực hiện được Tam minh. Tuệ như ý túc là Tam minh chứ gì, các con thấy chưa, nó là thực phẩm mà. Con đường đó khác đó mấy con. Bây giờ đi con đường độc nhất này nó khác. Nó không phải đi cái chỗ sung mãn TNX đâu, nhưng tự nó sung mãn TNX. Nó rất hay. À bây giờ Thầy tu tâm Từ, hoặc tâm Bi, tâm Xả [30:17]. Hôm qua Thầy kiểm tra mấy người tu tâm Xả, trong đó có Mật Hạnh, cái người mà viết văn dở quá, cho nên không có lý luận giỏi, khó mà tu TNX, tu Định vô lậu. Thì cái số đó được 7, 8 người thì Thầy kiểm tra, Thầy hỏi. Tới chừng hỏi Mật Hạnh, Thầy nói: bây giờ chú Minh Tông lên nói Mật Hạnh đi ra uống cà phê. Thầy hỏi bây giờ bị mời đi uống cà phê, bởi vì có cái niệm đi uống cà phê, vậy thì con xả như thế nào? Mình tu tâm Xả phải xả chớ, thì nó sẽ nói một loạt xả: nào là tai hại, nó sẽ sanh dục, nghiện ngập, rồi nó thèm, không có cà phê nó thèm. Bây giờ con nghĩ nó là tai hại cho con như thế này, thế khác. "Nhưng mà thưa Thầy, khi con xả rồi, con thấy tâm con, con thấy sao nó ở trên thân con, nó cứ biết hơi thở à, bởi vì con xả rồi, nó không còn thèm cà phê nữa, thì con thấy sao nó cứ biết hơi thở con, nó không có đi đâu hết". Hầu hết 8 người đều tu tâm Xả, Thầy hỏi đều trả lời, nhưng mà không nhận ra khi Xả rồi, tâm ở đâu. Mật Hạnh thêm chút, nó biết cái tâm mình đang ở đâu.
Thầy nói ở trên TNX chứ đâu. Cho nên vì vậy khi nó ở trên cái hơi thở, mà nó không có tập trung trong hơi thở thì nó đã nhìn thấy toàn bộ cái thân của nó hết, tức là nó không phóng dật. Các con hiểu chưa, tu tâm Xả mà nó trở về TNX. Nhưng mà trở về TNX, mấy con quan sát TNX còn người ta [tu tâm Xả] không quan sát TNX, tự nhiên nó ở trên đó. Nó xả hết rồi tự nhiên nó phải ở đó. Bởi vì nó xả, nó đâu còn gì nữa. Chớ không phải Xả rồi nó đi lang thang ở ngoài. Cái tâm mình xả hết nó phải quay vô
[32:18].
--------------------------------------
TỨ NIÊM XỨ VÀ XẢ TÂM (tiếp), QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG ĐẨY LUI CẢM THỌ [102B - Chánh Kiến]
Trưởng lão tiếp tục giảng, kiểm tra về Tứ niệm xứ (TNX) và Xả tâm.
Link archive, băng 102B : https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=RlEaMdlSwf0
[Lưu ý: đây là nội dung cho tu sinh chuyên sâu, đã học lớp Chánh Kiến, có Thầy hướng dẫn, không phù hợp với người mới tu]
Trích một số đoạn, thời gian tính trong file mp3 lấy từ archive.
[39:33]
Còn khi nào tu cái Xả tâm thì tri kiến của các con, làm sao tất cả những điều hiểu biết tất cả các niệm, toàn bộ các niệm. Mỗi niệm đều có xả của nó, cái tri kiến xả của nó cụ thể rõ ràng thì Thầy mới chấp nhận cho tâm Xả. Cho nên khi mà con tu tâm Xả phải làm cái bài tâm Xả cho cụ thể rõ ràng. Khi mà có niệm đó là các con nhớ liền, mình đã làm nó rồi. Và nhớ được bài con làm đó rồi và tâm Xả đó thì ngay đó nó xả. Bởi vì mình hiểu rồi(40:10). Thí dụ như cái niệm, Thầy nhắc lại, như là ăn phi thời. Nó còn muốn ăn, tới giờ trưa đói quá, đi khất thực bữa nay sao mà son quá, ăn ngon quá, thôi về mau mau để ăn. Đó thì trong khi nó khởi tâm dục về ăn, các con nhớ ngay liền "thực phẩm bất tịnh". Thì ngay cái bài thực phẩm bất tịnh, thôi chán quá, đi từ từ, khỏi phải lật đật - thèm ăn dữ tợn. Đó thì ngay đó nó dừng lại liền, ung dung tự tại, bây giờ ôm bình bát đi, cơm với rau muối cũng thấy ngon rồi. Không cần ba cái thứ này nữa. Đó mình biết là bất tịnh rồi thì ăn để sống thôi chứ đâu cần gì phải ngon [40:56]
Do cái chỗ mình đã quán được thực phẩm bất tịnh, vì vậy nó hàng phục được cái tâm mình tham ăn rồi. Con thấy chưa? Cho nên các con quán các pháp vô thường, mà đã quán các pháp vô thường thì ngay cái thân này vô thường rồi, còn rên la thứ gì nữa? Nó vô thường rồi mà rên à? Chứ phải của mình sao? Thân vô thường, nó đâu phải của mình đâu? Mà nó là vô thường thì nó phải đau, bệnh, kệ nó, mặc nó. Nó đau của nó chứ của mình sao mình ở đây mà lăn lộn. Vậy mà ngồi thiền không nổi à? Nó đau mặc nó, mình ngồi mặc mình ! Chớ ăn thua gì. Thế mà hổng chịu ngồi thẳng lưng, thì mấy con thấy mấy con dở [41:42]. Tức là mình phải có sự tư duy hiểu. A, thân này là vô thường thì nó có đâu gì của mình đâu. Mặc nó đau của nó chớ ăn thua gì mình. Nó đâu phải mình đau đâu mà sợ. Do đó ngồi thẳng lưng lên đi. Mày không phải của tao đâu mà tao sợ. Mày của nhân quả tao sai phải nghe chứ đâu có cãi được. Nhân quả nó không sai mày chứ tao sai mày. Mày giờ ngồi thẳng nè, nhân quả nó bảo mày đau chớ tao có bảo mày đau đâu. Nghe lời tao ngồi thẳng. Không ngờ mình ngồi thẳng, nhân quả nó chạy mất, hết đau. Có gì đâu, mấy con thấy, chỉ có cái mình biết đúng hiểu đúng. Bởi vì nó là vô thường thật sự chứ. Mấy con nói thân này là thường sao ? [42:26] Thường sao nó ra ngoài đồng mả nó nằm ? Con thấy không, nếu nó thường nó nằm đồng mả làm chi, mà lóc ngóc ở ngoải ? Mấy con vô cái chùa mà coi, nó lóc ngóc ngủ hết trơn. Vậy nó thường sao nó nằm trong hũ làm chi ? Đó, giờ mấy con hiểu biết vô thường rồi thì đừng có ngại nó nữa, đừng có sợ nó nữa. Bây giờ nó là thân vô thường, mình sống mình phải làm chủ sai cái thân vô thường này. Còn phút nào tao sai mày được, bảo không đau là không đau, bảo muốn chết là chết, muốn sống là sống chớ không được cãi. Tu như vậy để mình làm chủ Nhân quả chứ gì? Cái thân này thân nhân quả, mà mình làm chủ cái thân là mình làm chủ nhân quả chứ gì? Có phải không, mấy con thấy đúng không. Vậy thì bây giờ Pháp của Phật dạy mình làm chủ nó mà tại sao không làm chủ? Nó đâu phải của mình đâu mà nó đau mình sợ.
Thế mà tôi nhức cái này, trời ơi xương sống tôi bây giờ nó có gai. Mày có gai mặc kệ mày chớ ! Chớ bộ tao có gai đâu mà tao sợ ! Có phải không? Thầy nói mấy con cứ gan dạ mấy con nói như vậy đi, rồi coi thử nó gãy gai không? Mười cây gai nó cũng gẫy hết nữa. Nó sợ quá.
[43:40]
…..
[43:58]
Không, mấy con cứ gan dạ tác ý đi. Mấy con sẽ hoàn toàn chiến đấu với tất cả những nghiệp chướng ở trên thân mấy con. Mấy con hoàn toàn mấy con làm chủ. Đừng có để tâm mình dao động. Học các pháp vô thường. Thầy cho các con biết thân vô thường, các pháp vô thường rồi, còn gì mấy con không thông? Mà không thông thì hở ra chút thì tức, hở ra chút thì lói. Cho mày tức chứ ở đó lói ! Cho mày chết chứ đừng có để cho nó sống. Cho nên mấy con đừng có sợ chết. Thầy nói cái lớp Chánh Tư Duy này, một là chết hai là chứng đạo. Gan như vậy đó [44:33]. Cô đơn giờ chết bỏ, tao bây giờ không có chơi với ai hết ! Một mình tao là ông trời. Không mấy con nhớ: mình là ông Trời đó, có phải không? Đức Phật nói: trên trời dưới trời, ta là duy nhất. Có phải ông Trời không? Như vậy mình có làm trời được không? Hay là nhân quả sai cái rên, rên gì mà ông Trời còn rên mà rên. Đã làm Trời mà còn rên ! Cho nên nhớ những lời Thầy nói hôm nay, ngàn đời phải nhớ, chúng ta làm chủ, làm ông Trời đó, không có làm ông nhỏ đâu. Cố gắng mà tu tập, hẳn hòi đàng hoàng mà làm chủ sự sống chết này. Mà Thầy dẫn lối đưa đường mấy con đi đến làm chủ. Những lời Thầy nói là những lời Thầy dẫn mấy con làm chủ đó. Mấy con gan dạ, mấy con nhát gan là bị nhân quả sai mấy con hết - mấy con không chạy khỏi quy luật của nhân quả đâu. Đối với nhân quả, Thầy coi nó ra cái gì ! Tức là Thầy biết các pháp vô thường thì nhân quả nó do duyên hợp mà nó tạo thành các pháp. Có phải không? Nó là vô thường. Nhưng mà Thầy coi các pháp duyên hợp nó ra gì. Nó ra gì tại vì nó vô thường, nó đâu phải vật của Thầy đâu. Nó đâu là vật bền chắc sao mà Thầy coi nó chắc nó tốt. Cho nên Thầy coi nó vô thường nó không ra gì. Thì nó đau thì kệ nó. Mà nó sao thì kệ nó, không cần thiết. Tao chỉ sai mày được thôi. . Nghĩa là mình làm chủ mình sai nó được thôi. Cái điều kiện sai nó được thôi, mà cái Pháp Như Lý của Phật, cái pháp Hướng Tâm của Phật là cái pháp sai nó [46:16]. Có phương pháp hẳn hòi đàng hoàng, tại sao chúng ta không tu tập được? Cho nên trong cái vấn đề tu tập này phải cố gắng
[46:26]
-----------------
[47:40]
(Tu sinh) Con bạch Thầy, thí dụ như chúng con đang tu TNX mà có niệm khởi thì chúng con (...) ?
(Trưởng Lão) À bây giờ, Thầy dạy mấy con là quán trên thân. Còn khi nó có niệm khởi thì con trở về Tứ chánh cần mà tu tập. Có niệm khởi thì con dùng Định Vô lậu xả nó trên Tứ chánh cần. Có cảm thọ thì con dùng Tứ chánh cần trên Định niệm hơi thở "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Con dùng Tứ chánh cần mà ngăn các ác pháp trên TNX của con. Chứ còn cái kia, con đang tập tỉnh thức ở trên này, quan sát trên TNX chứ chưa có nói mấy con nhiếp phục tham ưu ở trên đó đâu. Thầy mới dạy có bắt đầu mà. Chừng nào các con tu 1 tháng sau, Thầy kiểm coi nó quan sát được không, hay nó quán tầm bậy tầm bạ, đến chừng đó mới sửa nó. Ở đây dạy cho mấy con quán được cái thân của mấy con thôi. Rồi chừng nào tới giai đoạn nữa chứ không phải dạy mấy con để khắc phục tham ưu như mấy pháp tu vừa rồi. Pháp tu vừa rồi Thầy dạy các con Tứ chánh cần, ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện bằng 4 cái Đinh vô lậu
[48:47].