Tương quan giữa pháp Xả vô lượng tâm và pháp Tứ niệm xứ
[101B - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời và dạy cách thực hiện pháp Xả vô lượng tâm và Tứ niệm xứ (TNX), nêu sự tương quan giữa tu pháp Xả và tu pháp Tứ niệm xứ.
[Cẩn thận: đây là nội dung cho tu sinh tu chuyên sâu và có thầy hướng dẫn, không dành để tu tập cho người mới tu.]
Link archive, băng 102B: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: http://youtu.be/RlEaMdlSwf0
Thời gian xác định với băng trên archive.
----------------------------------
[03:34]
Ở đây mình tu TNX. Con thấy bài pháp TNX: trên thân quán thân - quán là quan sát. Mà Thầy muốn hỏi con, Thầy đưa ra cái pháp "cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Nương vào hơi thở, cảm nhận toàn thân của mình, mà Đức Phật đã dạy cho mình tu TNX đó. Mà giờ con không cảm nhận cái thân của con - cái đó là con phải đi vào pháp khác rồi. Không có duyên với pháp TNX. Bởi vì TNX có 4 chỗ trụ của nó, nó quan sát ở trên đó... Mà tự nó [TNX] quán là nó đã khắc phục tham ưu rồi, cho nên quán thân trên thân khắc phục tham ưu mà, chưa có chướng ngại mà nó đã nhiếp phục được tham ưu rồi. Nó không có ưu phiền đến với nó. Nó khác, còn cái Xả kia nó có cái niệm rồi mới xả. Nó có ưu phiền rồi mới xả. Còn TNX nó nhiếp phục tham ưu rồi. Nó chỉ cần quan sát trên thân nó là nó nhiếp phục tham ưu [04:37]. Con thấy không, cái này tự nó đi vô chỗ yên lặng, mà người ta rất sợ nó bị ức chế tâm [04:41]
…
[04:45]
Bởi vì khi học lớp Chánh Kiến thì nó đã xả. Nó có tri kiến biết cái đó rõ, nó là pháp đem đến sự đau khổ cho mình, cho nên tự nó hiểu xả rồi. Cho nên bây giờ lớp Chánh Tư Duy này là cái lớp ở trên TNX để cho nó quan sát TNX mà khi nó tỉnh thức quan sát thì tự động nó xả ra hết, không còn cái niệm nào hết, mà nó không bị ức chế. Cho nên bây giờ mình tập quan sát cái thân, tức là tập quán trên TNX. Còn con con luận ở trên chỗ không có đối tượng kia thì con phải tu tâm Xả: nó không có đối tượng rồi. Tu tâm Xả như chú vừa nãy ấy: có thì xả không có thì thôi. [05:26]
[05:35]
Bởi vì mình tu pháp nào phải ra pháp nấy. Còn bây giờ mình ở trên TNX mà không chịu ở trên quan sát của TNX thì nó đâu phải TNX.
----------------------------------
[19:37]
Bây giờ Thầy xin nhắc chung, để cho mấy con biết được sự tu tập [TNX]. Chính chúng ta nhắc "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", khi mình hít vô thở ra, mình thấy cái Tâm nó quay vô. Cảm nhận đầu tiên mình thấy nó quay vô nó nhìn. Nó không có, bởi vì mình bắt buộc nó nhìn. Mấy con lưu ý cái Tâm nó quay vô.
Các con nhắc rồi để mà các con quan sát thì nó có một cái cảm nhận nó quay vô. Nó không còn để ý bên ngoài nữa, nó quay vô. Đó là cảm nhận cái Tâm không phóng dật. Cái này quan trọng lắm mấy con. Cho nên khi chúng ta nhắc bảo nó "Tâm quay vô, không có nghe bên ngoài, không có thấy bên ngoài", thế rồi mình ngồi lặng mình thấy nó nhìn vô cái thân nó. Nó đang quan sát cái thân bằng cách nó quay vô đó. Cái này là cái phải luyện cho được cái này mấy con [20:31]... Nhắc một cái, nó quay vô, mình thấy cảm nhận nó liền. Nhớ cái này gọi là tâm không phóng dật đó.
[21:00]
Cái đó là Đức Phật nói: ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật. Mấy con lưu ý chỗ TNX là cái chỗ này. Nó quan trọng lắm mấy con.
[21:08]
------------------------------------
[24:21]
TNX nó khác, con. TNX là ở trên người ta tác ý để nó quán thân trên thân. Còn Xả tứ vô lượng tâm mà mấy chú xả đó đó. Người ta chuyên vô Xả, con. Nhưng mà nó quay vô, nó quay vô nó cũng ở trên thân của nó nhưng mà người ta không tu cái cảm giác toàn thân đâu. Nó khác nhau, không có giống nhau. Ở đây [TNX], mình bắt cái tâm của mình quán cái thân tức là tu TNX buộc nó phải quán thân thọ tâm pháp nó rồi. Còn cái kia [Xả] nó không bắt buộc nó quán, nhưng mà khi nó Xả được thì nó trở về thân nó, chứ nó không phải quán mà nó trở về thân nó. Nó trụ trên đó, nó tỉnh thức trên thân nó thôi. Mà mình thấy nó giống như quán, chứ sự thật mình quán nó bị chướng rồi.
Người tu tâm Xả mà quán TNX là bị chướng, bởi vì nó có đối tượng - cho nên nó có cái phao ôm. Đức Phật nói lấy TNX làm chỗ nương tựa, làm phao đó, mấy con nghe bài Đức Phật dạy không? Còn cái Xả tâm của Tứ vô lượng nó không có phao. Nó có cái gì nó buông nó xả rồi. Tự nó trở về chỗ yên lặng. Mấy người không thấy chỗ tâm quay về, Mật Hạnh thấy được, có phải không? Nó thấy được, xả rồi nó quay về. Nó nói ra cái điều này. Mấy người tại không lưu ý thôi, tưởng mình xả rồi nó yên vậy thôi. Không ngờ nó quay về với cái hơi thở của nó, với thân của nó. Nó làm giống như người tu TNX nhưng mà nó không có nhiệm vụ quán TNX, mà tại tự thân nó quay vô thôi. Nó ở trên thân nó vậy, mà nó tỉnh chứ nó đâu có mê mà nó biết thân nó. Con hiểu không? Cho nên nó [Xả] không tu TNX mà nó ở trên TNX. Bởi vì tu tập nó không có rời ra TNX nhưng mà mình ôm TNX thành cái pháp thì nó làm cái phao, cái hòn đảo để chúng ta ở trên đó để chúng ta vượt sóng gió. [26:22]
(TS) Bạch Thầy, chẳng hạn như con tu Xả vô lượng tâm. Con tỉnh thức hoàn toàn 24 tiếng để Xả cho sạch. Như vậy nó [Xả] có đưa về trạng thái có khả năng thực hiện Tam minh không?
(TL) Dư sức. Bởi vì nó là một pháp độc nhất nó đi tới. Nó Xả vô lượng tâm mà, con biết nó đi tới. Khi mà Xả vô lượng tâm rồi thì nó luôn luôn ở trên TNX của nó rồi. Mà mình không tu TNX mà nó sung mãn TNX, nó thực hiện y như TNX vậy. Nhưng mà mình không có tu TNX - mình không có lấy nó làm cái phao. Nhưng tại vì nó bám cái chỗ đó, tự nó Xả nó bám vô. Cho nên Thầy nói mình tu tâm Xả chứ nó cũng trở lại TNX à. Nhưng màmình không chú ý TNX đâu… Bởi vì phương pháp tu nó khác. Nhưng nó vẫn đem lại bình an để được chân lý giống nhau.[27:17].
(TS) Bạch Thầy, con xin hỏi. Ví dụ như có một niệm nào khởi lên, mình tu tâm Xả mình có dùng Định vô lậu mình quán xét hay mình cứ tác ý mình xả không ?
(TL) À có dùng Định vô lậu chứ không phải không đâu. Bởi vì có nhiều niệm mình tác ý mình xả bị ức chế. Cho nên nó [Xả] có cái số định Vô lậu của nó. Ngắn, gọn, cách thức của nó, nó soi vào: Đây là Ái kiết sử, đi ! Nó không cần nói Nhân quả đâu. Mà nó nói vậy là nó biết rồi đó. Nó ngắn, gọn, nó hiểu.
[27:48] [Sau đó TL nói ví dụ Xả của thầy Mật Hạnh]