BĂNG SỐ 100 - TỨ NIỆM XỨ

Băng 100A lớp Chánh kiến, Trưởng lão dạy chung cách tu tập Tứ niệm xứ cho lớp Nam.

Link archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=aCoP1cAL-zE

Thời gian được đo bằng nghe mp3 lấy từ archive, bài giảng trên youtube thời gian có thể khác.
------------------------------------
[03:50]
Cần thiết điều quan trọng là chúng ta trên Tứ niệm xứ là quan sát Thân, thọ, tâm pháp của chúng ta. Cho nên trong bài kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật nói: Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp. Quán là xem xét tỉnh thức ở trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Mà tỉnh thức không phải là ức chế tâm, nhìn chăm chăm vào thân hoặc nhìn chăm chăm vào hơi thở, hoặc là nhìn chăm chăm vào cái bụng phình xẹp của chúng ta; mà đây là quan sát toàn thân của chúng ta, quan sát toàn tâm của chúng ta, quan sát toàn cảm thọ của chúng ta, quan sát các pháp đang tác động vào chúng ta. Đó là cái quan sát, gọi là quán.

Mà nếu quan sát rất là tỉnh thức, quan sát rất kỹ không có sơ sót từng trong mỗi hơi thở; mà quan sát kỹ đó là nhiếp phục được tham ưu. Do quan sát không kỹ cho nên không nhiếp phục được tham ưu, vì vậy mà có niệm xảy ra, có niệm tới niệm lui, có chướng ngại pháp trên thân thọ tâm pháp của chúng ta.

Cho nên nói quan sát để khắc phục tham ưu, tức là quán thân để khắc phục tham ưu, quán thọ để khắc phục tham ưu, quán tâm để khắc phục tham ưu, quán các pháp để khắc phục tham ưu. Quán là quan sát kỹ thì mình sẽ khắc phục được tham ưu. Mà quán quan sát không kỹ thì mình sẽ không khắc phục được tham ưu. Cho nên vấn đề tu tập, những gì tu tập cần phải tu tập , thì cái vấn đề này là vấn đề cần phải tu tập. Cần phải tập quan sát. Từ lâu nhiều người có thể quan sát được, nhưng quan sát bằng cách tập tu ức chế, cho nên thành sai. Còn chúng ta quan sát mà không ức chế. Nghĩa là bây giờ mình tập trung trong hơi thở, thấy hơi thở ra vô đó là ức chế. Mình tập trung trong cái cơ bụng phình lên xẹp xuống là ức chế. Mình tập trung vào bất kỹ chỗ nào trên thân của mình, nhìn chăm chăm là bị ức chế.

Còn cái này là toàn thân, không bị ức chế. Cho nên không khéo chúng ta cũng lại bị tưởng nữa. Nghĩa là cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở vô: mình tưởng hơi thở đi ra đi vô từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân thì cũng là quan sát, nhưng quan sát cảm nhận qua cái tưởng của mình theo hơi thở đi toàn thân. Cho nên ở đây phải tập rồi kiểm tra người nào mà tập đúng những gì cần tu tập mà tập đúng thì mới tu tập, mà tập chưa đúng thì sửa lại cho đúng thì mới được
[07:00]
---------------
[28:55]
Tức là chúng ta chỉ cần quan sát trên Tứ niệm xứ, hay nói dễ hiểu hơn là Định Tỉnh trên Tứ niệm xứ, tâm lúc nào cũng định tỉnh, mà tâm định tỉnh trên Tứ niệm xứ tức là tâm không phóng dật. Thầy xin nhắc lại điều kiện người vào tu. Sắp sửa tới đây Thầy sẽ kiểm tra Thầy nhắc cho biết cách tu Tứ niệm xứ. Nghĩa là chúng ta nhắc "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Cảm nhận cái thân của mình, đó là chính, nhưng nương vào hơi thở để quan sát cái thân của mình, đó là cách thức đầu tiên chúng ta tu tập Tứ niệm xứ, bằng cách chúng ta tập tỉnh thức trên thân chúng ta, quan sát trên thân chúng ta. Đó thì cách thức đầu tiên để chúng ta giữ được như vậy đó, mà khi cái tâm nó tỉnh thức, tỉnh giác ở trên thân thì nó không bao giờ có niệm, mà nó không bao giờ có cảm thọ đau đớn trên thân của quý vị. Tại vì quý vị không có định tỉnh được ở trên thân, tâm thì chạy qua chạy lại, chạy lên chạy xuống, phóng ra phóng vào lung tung cho nên thân của quý vị sẽ bị mỏi mệt, không bao giờ có sự sung mãn
.----------
[34:59]
Cho nên định tỉnh thì không có pháp nào tác động vô thân thọ tâm pháp của nó được. Cho nên ở đây cái pháp chúng ta tu tập nó đơn giản lắm. Nó không phải từ lâu chúng ta nghĩ chúng ta tu Tứ niệm xứ có những cái niệm, chướng ngại trên thân tâm chúng ta đẩy lui. Đó là cái pháp chung chung. Còn bây giờ những gì tu tập cần tu tập thì chúng ta tu tập đúng pháp, thì tự cái pháp đó, ở trên cái pháp đó nó sẽ ly dục ly ác pháp mà chúng ta khỏi cần phải đuổi, tác ý đuổi.
Những pháp mà tu chung chung, nó có niệm thì chúng ta tư duy, chúng ta xả hoặc chúng ta dùng pháp tác ý xả, đó là chúng ta tu chung chung. Còn bây giờ chúng ta không phải vậy. Ngay từ khi mà chúng ta tu tập mà định tỉnh được trên thân thọ tâm pháp của chúng ta, thì tự sức định tỉnh đó nó sẽ ly dục ly ác pháp [35:54]. Còn chúng ta chưa được định tỉnh thì chúng ta chưa ly dục ly ác pháp. Còn cái lớp Chánh kiến từ cái thông hiểu đó, nó ly dục ly ác pháp. Cái pháp đó chúng ta học tự nó thông suốt thì nó sẽ ly dục ly ác pháp. Cái lớp Chánh kiến nó ly dục ly ác pháp ở chỗ thông suốt. Còn cái lớp Chánh Tư Duy nó ở trên sự tỉnh thức của nó, định tỉnh của nó. Trên sức định tỉnh, tỉnh giác, tự cái sức định tỉnh tỉnh giác nó sẽ ly dục ly ác pháp, đem lại sự bình an cho Thân thọ tâm pháp của chúng ta. Nếu lớp Chánh kiến không đủ mà lên lớp Chánh Tư Duy là bị ức chế. Cho nên vì vậy mà chúng ta nhiếp tâm và an trú được 1 phút rất là ức chế, nhưng ức chế để đối trị tâm cảm thọ, đau đớn của chúng ta chớ không phải cái này đi vào Định. Mà chính sự định tỉnh của chúng ta trên TNX mới là đi vào Thiền định. Vì vậy chúng ta học cái lớp TNX này, nó sung mãn TNX này thì mới gọi là Giới sanh Định. Bởi vì nó ly dục ly ác pháp hết thì nó thanh tịnh giới. Cho nên cái lớp Chánh Tư duy, lớp Tứ niệm xứ này xong, sung mãn TNX thì đương nhiên là có 7 giác chi của giác chi. Cho nên tới lớp Chánh Định thì chúng ta rất dễ dàng, không còn khó khăn mệt nhọc
[37:34]
.-----------
[Tu sinh trình pháp tu Tứ niệm xứ]
[39:28]
Tu sinh: Hôm vừa rồi, Thầy hướng dẫn cho chúng con tu tập Tứ niệm xứ ở cái bước thứ nhất. Tức là trên thân quán thân, thì trong 2 hôm tập thì đêm qua con vào tập lúc 2h05. Trong khoảng độ 3 phút đầu thì tự nhiên cái buồn ngủ nó kéo đến thế nhưng con tập trung sức vào để chú ý nhiếp tâm, theo dõi hơi thở. Thì dần dần con thấy là cái hơi thở nó nhẹ đi. Nó êm ái, thế và con quan sát cơ thể. Cứ dần dần như thế đến một lúc con thấy là vẫn có cảm giác cơ thể theo nhịp thở lên xuống. Thế nhưng rồi đến một lúc là con không để ý gì nữa, con cũng không chú ý đến cơ thể và hơi thở, nhưng vẫn thấy tất cả những điều đó, vẫn thấy hơi thở. Thế rồi cuối cùng con thấy không có niệm nào nó đến, đến lúc đoạn cuối con thấy đầu nó tỉnh khô, nếu muốn ngủ cũng không thể ngủ được. Và nó ở trạng thái không có gì đặc biệt, nhưng lại thích ngồi, cảm thấy thế này là thoải mái dễ chịu, và không niệm nào khởi lên, cho đến lúc con nghe thấy tiếng đồng hồ ở đâu rất xa… thì bấy giờ con mở mắt là đúng tròn 1 tiếng kiết già, và cũng không thấy đau. Thế thì bạch Thầy, con không hiểu trạng thái này như thế nào, tức là con chưa thấy bao giờ cả.

Trưởng lão: À trạng thái này là trạng thái không niệm. Con lọt vào trạng thái của người mà tu Thiền tông. Khi mà chẳng niệm thiện niệm ác thì nó ở trạng thái đó. Ở đây luôn lúc nào con cũng phải biết cái thân của con, con phải nhận diện từ đầu đến chân con từng phút từng giây của nó thì nó mới đúng TNX. Bởi vì Đức Phật nói trên thân quán thân để khắc phục tham ưu. Trên cái thân của mình mình phải thấy được rõ cái thân của mình, coi có những ưu phiền hay không ưu phiền. Mà mình định tỉnh, chánh niệm tỉnh giác thì nó không ưu phiền gì nữa hết. Nó sẽ không ưu phiền, giống như trạng thái con vừa nói ra, nhưng trạng thái đó không niệm, nhưng lúc bấy giờ con không thấy cái thân của con, con thấy chỗ không đó thôi. Trạng thái đó không vậy thôi, nhưng con phải thấy được cái thân của con. Không được mất cái thân thì nó mới đúng.

Tu sinh: Bạch Thầy, nhưng mà thấy hơi thở ?

Trưởng lão: Nó thấy hơi thở thì không được, nó bám vô hơi thở không thì không được. Mà nó tựa hơi thở nó thấy thân con thì được.
Bạch Thầy, con thấy nó bám hơi thở rất là chặt. Đổi thử con muốn nghĩ sang chuyện gì khác thì con vẫn thấy nó bám chặt hơi thở. Con có thể hình dung nó giống như là con thạch sùng nó bám chặt vào đĩa bếp. Lúc con tập xong rồi, con ngồi vào ghế để chơi thôi, con vẫn thấy hơi thở nhịp nhàng lên xuống đều đặn.

À, con bị nhiếp tâm trên hơi thở rồi, không phải quán thân đâu con. Cái đó tâm bị dính trong hơi thở rồi. Nó dính chặt cho nên nó cứ thấy hơi thở. Tức là nó định trên hơi thở mà nó quên cái thân nó. Chứ nếu mà nó định trên hơi thở mà thấy thân nó thì quá tuyệt, đúng là Tứ niệm xứ… Nó bám vào hơi thở, nó quên cái thân, nó dịch kẹt trong tụ điểm của nó rồi. Cái đó nó đi vào con đường khác rồi. Nó không tứ niệm xứ rồi
[43:16].
--------------------
[44:40]
Những gì tu tập cần tu tập. Tu tập ở đây là cảm nhận thân. Mà mất cái thân là sai. Bởi vì Đức Phật dạy trên thân quán thân, mà mình thấy rõ thân thì tâm nó cũng ở đó mà thọ nó cũng ở đó , pháp ở ngoài tác động cũng vô chỗ đó. Cho nên thấy thân là thấy tất, cả 4 chỗ. Không phải là mình chạy, lát đi tìm cái thọ, lát đi tìm cái tâm, lát đi tìm các pháp thì không phải vậy. Chỉ cần quan sát được cái thân là ở trên đó có 3 cái kia nó đủ [45:12].

--------------------------------------------------------------

Vấn đạo tu PHÁP ĐỘC NHẤT trong TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
[100B - Chánh Kiến]

Trưởng lão trả lời các tu sinh về pháp độc nhất (1 pháp) Từ, Bi, Hỷ, Xả; phân biệt cách tu pháp độc nhất với tu Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là phải quan sát thân, còn Tứ vô lượng tâm thì không cần, "ngồi chơi".

-------------
Link archive: băng 100B, phút 34:20: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02

Link youtube, phút 34:30: https://www.youtube.com/watch?v=laj3bNaB4iM&feature=youtu.be&t=34m30s
-------------

Tu sinh (TS): Kính thưa Trưởng lão, con xin hỏi, ví dụ như con hợp với đặc tướng nào của Tứ vô lượng tâm, thì đến giai đoạn nào con mới tu pháp để vô lậu … ?

Trưởng lão (TL): Nếu mà con tu ở trong 4 cái pháp của Tứ vô lượng tâm, 1 tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả thì con cứ triển khai cái tâm đó càng lớn lên thì sẽ đi đến thanh tịnh cũng có đủ Tứ thần túc rồi con, chứ không phải đi qua Tứ niệm xứ này đâu. Nghĩa là nếu bây giờ con tu Tứ niệm xứ thì ở trên Tứ niệm xứ con phải tỉnh thức, định tỉnh trên Tứ niệm xứ. Còn cái này [1 pháp trong Tứ vô lượng tâm] thì con không định tỉnh trên Tứ niệm xứ đâu.

Nghĩa là nếu con tu tâm xả, các pháp khác xảy đến con xả hết. Không có pháp nào con không xả, thọ khổ cũng xả mà thọ lạc cũng xả. Mặc tình mày làm gì làm, tao xả hết thì cái người này tu tâm xả, cho nên nó không trên Tứ niệm xứ.

Còn tu tâm từ, tu tâm bi, lúc nào cũng khởi lòng thương yêu của mình. Ác pháp cũng thương, mà thiện pháp cũng thương, thương hết. Chứ bây giờ nó chửi tôi quá trời, tôi thương không được… thì không được !

TS: Kính thưa Trưởng lão, trong sách của Trưởng lão có đoạn muốn ôm pháp độc nhất thì khi nào tâm hết phóng dật mới ôm được thì như vậy là sao Trưởng lão ?

TL: À bây giờ, con muốn ôm một cái pháp trong Tứ vô lượng tâm đó, thì tâm con phải có một phần thanh tịnh, tức là con phải có sự nhiếp tâm. Chứ nếu tâm con không thanh tịnh, con ngồi đó tùm lum ra thì con khởi thương hoài, con thương không hết bởi nó đủ thứ hết. Còn bây giờ nó thanh tịnh được thì tức là nó có sự nhiếp tâm. Chẳng hạn bây giờ con ngồi con bảo tâm thanh thản an lạc vô sự, nhưng con không quan sát thân thọ,... Con bảo vậy, con ngồi đây, có niệm gì con xả chứ con không ở trên Tứ niệm xứ quan sát như Tứ niệm xứ, bởi Tứ niệm xứ là phải trên thân quán thân. Còn cái này mình không quan sát nhưng vẫn nhắc "tâm thanh thản an lạc vô sự", ngồi chơi. Cái này là tu tâm xả đó mấy con. À, tu tâm xả hoặc tu tâm Từ đó. Nhưng mà con không đủ sức thanh thản đó thì con tu không được đâu.

TS: Như vậy con không tác ý những câu như là: "cảm giác toàn thân…" ?

TL: Không, đâu có được. "Cảm giác toàn thân" là tu Tứ niệm xứ. Pháp nào ra pháp nấy đó. Cho nên ở đây Thầy có dạy mấy con mà, tu như người ngồi chơi mà, đó là tu tâm xả đó mấy con. Không có quan sát thân thọ tâm nó đâu. À bây giờ Thầy ngồi không, "thanh thản an lạc vô sự", ngồi chơi, còn không làm gì hết. Đó là người tu tâm xả đó. Mà có cái gì là xả đấy. Nghĩa là không chấp nhận cái gì hết mà có phương pháp xả. Chớ mấy con không có phương pháp xả, mấy con không biết xả đâu.

TS: Bạch Thầy, phương pháp xả như thế nào ?

TL: À, phương pháp xả giờ, cái thọ trên thân con đau. Bây giờ cái thân con buồn ngủ, con phải có phương pháp xả. Con ngồi đó mà gục tới gục lưu mà bảo con ngồi chơi thì ngồi chơi sao được. À bây giờ, nó buồn ngủ con phải đứng dậy con đi Kinh hành, bởi vì có pháp rồi. Bây giờ, thân đau con phải biết Định niệm hơi thở này, con mới xả: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, An tịnh…". Đó là cái lối xả của người ta mà. Con phải nắm toàn diện mình, (nhưng) con không quan sát trên thân thọ tâm con đâu [pháp Xả]. Còn cái quan sát trên thân thọ tâm của con [tức Tứ niệm xứ], con định tỉnh thì nó đâu có niệm gì, có cái gì đâu mà con phải xả. Con hiểu không, nó có chướng ngại gì đâu mà xả. Bởi vì nó định tỉnh thì nó đã nhiếp phục tham ưu, cho nên nó đã quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu mà. Quán được nó thì nó nhiếp phục - nó không xả. Đây Thầy nói cho rõ để mà biết.

Còn cái người tu tâm xả, biết duy nhất một pháp là pháp xả. Bây giờ họ ngồi chơi này, họ nhắc tâm "thanh thản an lạc vô sự" này. Không có chướng ngại gì ngồi chơi, họ không ở trên thân đâu mà họ xả đó. À bây giờ người nào nói vào lỗ tai họ thì họ tác ý họ xả. Cái đó là tu tâm Xả.

Còn tu tâm Từ, thì ngồi đây chơi nhưng luôn lúc nào cũng tập tỉnh thức. Tỉnh thức toàn bộ, mọi thứ, không cái gì xảy ra ngoài sự tỉnh thức của họ. Họ bước đi là họ tỉnh thức, họ đưa tay là họ tỉnh thức. Họ cúi đầu là họ tỉnh thức, tu trong tất cả mọi hành động là tu tâm Từ. Nghĩa là nó không xúc chạm khổ đau của chúng sanh là tu tâm Từ. Nó tỉnh thức, nó tu tâm Từ cho nó nữa. Nếu nó không tỉnh thức, sơ sót là nó không Từ với nó, tức là nó không thương nó. Đó là tu tâm Từ. Khi nào Thầy dạy các con tu tâm Từ là Thầy dạy về chuyên nó.

Trong lớp này có nhiều người Thầy phải dạy họ tu tâm Xả. Về chuyên tu tâm Xả con, không phải tu Tứ niệm xứ. À bây giờ mấy con nhiếp không được, mà bị Tưởng không, mấy con làm sao tu được, ức chế mất.

TS: Thưa Thầy, Thầy nói con nên tu tâm Bi, nhưng mà con có đợi đề mục Thầy cho không?

TL: À, Thấy bảo con tu tâm Bi phải không. À nghĩa là lúc nào con cũng tìm mọi cách để mà, bởi vì từ cuộc sống của con từ lâu đến giờ, con hay giúp đỡ người. Thấy ai khổ sở, con sẵn sàng giúp mà không kể. Con hiểu chỗ đó không? Qua các bài viết của con, con thấy con là người rất là thương xót tất cả mọi người, thậm chí như loài vật. Thì do đó con tu tâm Bi, con khởi sự tu tâm Bi. Con thường nhắc: "tâm hãy thương yêu tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanh", con nhắc như vậy. Mà hễ có điều gì, dù người ta chửi, dù người ta nói cái gì, con phải thương xót họ hết, đừng có buồn giận họ thì như vậy lúc nào con cũng ở trong tâm Bi. Chính tâm Bi con thực hiện lòng thương xót đó, con mới xả hết các ác pháp và thiện pháp. Con biết cách thực hiện? Mà con không biết cách, Thầy sẽ dạy. Thầy ghi rồi thì Thầy sẽ trực tiếp dạy con thực hiện cái pháp đó.

Chứ nếu không con không biết, cứ Bi Bi hoài đó, nó không Bi nổi. Đợi khi nào có con rắn nó bắt con nhái thì mới chạy ra Bi đó thì suốt ngày chờ cho con rắn nó cắn con nhái thì nó không có, làm sao Bi ? Phải không? Cho nên vì vậy Thầy sẽ dạy khi mà thực hiện tâm Bi nó phải như thế nào. Lúc mà nó không có sự đau khổ của chúng sanh thì mình phải thực hiện Bi ra làm sao? Đó là cái chuyên môn của người ta, người ta dạy cho mình. Chứ còn nếu không người ta dạy mình làm sao?

Còn dạy tâm Từ cũng vậy. Dạy tâm Từ là dạy tỉnh thức mình trên từng hành động, ý nghĩ của mình để nó Từ với mình và với mọi chúng sanh. Đó là tâm Từ.

Còn tâm Hỷ, không phải tâm Hỷ là cứ ngồi đó hỷ cười hề hề hoài. Không phải cái chuyện đó. Nó lại khác. Nếu người nào có duyên với tâm Hỷ, hoan hỉ trước các ác pháp, trước các thiện pháp thì Thầy sẽ dạy. Nó hoan hỉ không có nghĩa nó cười, mà nó tha thứ. Hoan hỉ là cái lòng tha thứ. Đó là tu tâm đó. Người nào mà dễ tha thứ người khác thì người ta tu tâm Hỷ. Thì mấy cái này Thầy dạy mấy con có cơ sở để mấy con đi vào sự giải thoát thật sự.

TS: Bạch Thầy cho con hỏi, mới đầu những người tu tâm Hỷ, người ta còn sơ cơ quá, tự người ta phải tập cười… ?

TL: Đó là cười gượng, cười méo miệng. Kêu là cố gắng cười, mà sự thật ra nó không có tha thứ người khác. Mình làm cho mình vui chứ nhiều khi mình không tha thứ. Bởi vì hoan hỷ là mình tha thứ những lỗi lầm của người khác, tức là tâm hoan hỉ. Mình không cười, mình không có cười mà mình lúc nào cũng có cái sự tha thứ những người khác, tha thứ những điều ác. Cho nên từ cái tha thứ đó là cái hoan hỷ. Chứ không phải mình tập cười, nhiều khi mình cười ở trong cái dục, con. Bữa nay ăn ngon quá, sướng quá. Bữa nay thấy gia đình mình sum họp, thấy nó vui quá… Nhiều người cứ nghĩ tập cười là hoan hỷ, cho nên họ cười cười, nhưng trong tâm họ ghê gớm lắm. Họ cười ở ngoài mặt chứ trong bụng họ ghê lắm. Sợ cái cười đó lắm. Không, Thầy nói thật mà. Thà là người đó giận dữ la lối mình một hơi rồi thôi, chứ mấy người họ giận mình họ để trong bụng, họ cười cười với mình, coi chừng có ngày chết với họ đó.

TS: Con hỏi có người vừa tập cười, nhưng họ vừa tập cái xả trong tâm của họ ấy nữa để họ kết hợp các cơ hoạt động như vậy, kích hoạt cho con người hoạt động khỏe khoắn.

TL: Vậy thì con nên tập xả, không nên tập cười. Nhưng cái xả có cái hoan hỷ trong đó con.

TS: Bạch Thầy, mỗi khi tập xả có cái gì đó chướng ngại con thấy con xả ra thì cơ thể nó bung ra, nó giãn ra, con thấy nó chuyển động ở trong cơ thể. Như vậy có gọi là Tưởng không?

TL: À, nó có phần Tưởng con. Nhưng nó đâu có gì. Nó có sự thay đổi của nó khi mình xả được một cái gì đó. Nó khiến cho cơ thể mình thoải mái dễ chịu. Cái đó nó không phải Tưởng đâu con. Bởi vì cái thoải mái dễ chịu là sau khi mình xả đó, tức là hoan hỷ đó, trạng thái vui đó. Chứ không phải mình cười đâu, nhưng nó thoải mái dễ chịu trong đó. Đó là do tâm Xả, người tu tâm Xả. Mà Xả được họ hoan hỷ lắm.

Ở đây là pháp độc nhất. Còn Thầy thấy mình tu Tứ niệm xứ nó có chỗ bám nó dễ. Còn mấy cái kia nó không có chỗ bám đâu, nó ngồi chơi. Nó không ôm pháp, còn cái này nó ôm pháp, nó quan sát 4 chỗ thân thọ tâm pháp của nó, nó dễ hơn. Cho nên cái người mà đặc biệt, cái tâm xả là cái người mà Thầy thấy nói ngắn gọn, làm bài ngắn gọn, không lý luận. Họ nói rất là thực tế, cụ thể là mấy người tu tâm Xả. Còn mấy người mà viết lý luận nây kia, nó rất hay thì mấy người này tu ở trên Tứ niệm xứ là hay nhất. Bởi vì cái nhìn, cái quan sát của họ nó rất kỹ. Còn cái người kia họ không quan sát kỹ nên họ luận không có được. Họ không có chịu quan sát nên thấy đó họ nói đó thôi. Nói theo cách thức đề tài thì họ nói qua cái xả của họ thôi. Cho nên nó ngắn gọn, nó đầy đủ ý nghĩa xả rồi thì người này họ tu tâm Xả hay lắm, bởi vì nó ngắn gọn. Có ác pháp đến, họ luận họ xả liền. Còn người lý luận, tri kiến họ đã xả rồi, cho nên họ vô Tứ niệm xứ họ im lắm, họ có lý luận sắc bén của họ cho nên ác pháp đập vô tri kiến của họ, vô không nổi. Họ lý luận. Ví dụ tác động vô cái ăn, họ lý luận liền tâm tham ăn ra liền, họ lý luận cái thằng kia không né tránh chỗ nào được, nện cái búa nào nghe bể sọ nó hết thằng tham ăn. Nó không tránh né lý luận được, bởi lý luận của họ sắc bén.

Biết cách thức để hợp với mọi người thì chúng ta sẽ tu có kết quả rất lớn. Cho nên tri kiến của các con mà dồi dào, lý luận hay thì mấy con sử dụng trong một pháp khác xả tâm. Còn cái người dở lý luận, cái hiểu biết của người ta ngắn gọn nhưng nó cũng xoáy vào được chỗ ly dục ly ác pháp thì người ta dùng cái đó mà xả tâm, tức là người ta tu tâm Xả.

Hầu như là tu tâm Từ, tâm Bi, nhất là tu tâm Từ thì tỉnh thức nó dễ rồi. Tu tâm Bi tâm Hỷ rất khó mấy con. Tu tâm Xả dễ mấy con, mọi chuyện mình cứ xả thôi, các pháp đều vô thường, buông hết đi, có ham gì, thì bấy nhiêu đó đủ rồi. Thì nội cái bài kệ của Thầy thôi thì mấy con cũng thấy xả rồi chứ gì: "chớ giữ làm chi có ích gì, thở ra chặng lại còn chi nữa". Nội bây nhiêu nghe cũng ngán rồi đó, cũng tự xả rồi. Thì đó, chỉ vài câu kệ thôi cũng thấy mình xả hết rồi, phải không mấy con?

-- HẾT BĂNG --

CÓ PHẢI PHẬT KHÔNG CHO CHÉP KINH ĐIỂN ?

Băng 100C, phút 18:50, link archieve: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube, phút 18:55: http://youtu.be/HfsXvO4msNQ?t=18m55s

[18:50]
Tu sinh: Con xin có câu hỏi. Đây là vấn đề ngoài lề, tốn thời gian xin Thầy tha thứ. Nãy giờ Thầy dạy về Ngài A Nan kết tập kinh điển thì trong đó có một số kinh điển chưa được Ngài A Nan kết tập. Thời đức Phật có bao nhiêu người xin Đức Phật để ghi chép lại kinh điển của Đức Phật nhưng Đức Phật không đồng ý. Tại sao Đức Phật không cho viết hay kết tập kinh điển trong khi Đức Phật còn đang hiện tiền ?

Trưởng lão Thích Thông Lạc (TL):
À trong thời Đức Phật, con biết thứ nhất là giấy không có, thứ hai là việc viết được kinh sách rất là khó chứ không phải dễ. Rất là khó về vấn đề phổ thông về kinh sách. Cho nên thậm chí trong thời ông Ca Diếp mà kết tập kinh là chỉ đọc nghe thôi chứ không có chép. Mình biết thời đó rất khó về giấy. Viết bằng lá buông, nhưng mà cỡ những cái lá buông trong thời Đức Phật còn thì quá quý rồi. Nghĩa là sau khi viết được thành kinh sách tới vua A Dục trên lá buông và khắc ở trên đá đó là người ta đã biết sử dụng rồi. Còn trong thời Đức Phật thì Thầy nghĩ rằng nói là nói chứ thật ra là truyền thừa, khẩu truyền với nhau thôi. Nghĩa là đọc lại cho mình nhớ, người nào cũng ráng nhớ ra thôi chứ còn chép thì chắc không có chép. Cho nên tới ông Ca Diếp kết tập kinh mình thấy đâu có viết đâu. Chỉ đọc lại, kêu là trùng tuyên, tức là đọc lại thôi. Cho nên vì vậy sau này mới thêm thắt đủ thứ. Còn vấn đề kết tập kinh sách, nếu mà có giấy bút mà mọi vị đều được học như trong thời chúng ta thì tài liệu học rất là phong phú. Mỗi người tu chứng quả A-la-hán đều có những kinh nghiệm riêng tư. Nhưng mà người nào tu rồi, thôi, không có nói gì hết thì ông A Nan cũng biết đâu mà thuật lại được.

TS: Thưa Thầy, trong kinh điển có câu chuyện có 2 vị thông thái cúi xin Đức Phật để mà chép lại lời Đức Phật thì Đức Phật không có đồng ý ?

TL: Không, theo Thầy thiết nghĩ không phải không đồng ý đâu nhưng mà chắc chắn trong cái thời đó không có. Nó có những kinh Vệ Đà nhưng kinh cũng là truyền thuyết thôi, kêu là truyền miệng đó, truyền miệng dạy với nhau thôi, còn chưa có chép. Bởi vì nếu hồi đó người ta chép thì phải có những điều kiện như thế nào chép còn người ta chưa biết sử dụng chép nữa. Theo Thầy thiết nghĩ chưa biết sử dụng. Nhưng mà mấy con ráng tu đi rồi sẽ thấy cái này với Thầy. Thầy sẽ nói. Bởi vì mình trở về với sự Tam Minh của mình quan sát trong thời Đức Phật còn tại thế. Mình truy tìm xem tại sao Đức Phật không chép, coi có giấy hoặc là có bút có mực chưa. Cho nên hồi đó người ta viết thì chắc chắn người ta phải đục trong đá. Nếu mà viết mà đục trong đá, đục trong cây như vua A Dục kết tập kinh bằng những bia đá không à. Con thấy đó là viết chữ rồi đó. Còn trong cái thời Trung Hoa mà viết bằng thanh tre chẻ ra rồi mới viết cái chữ Hán ở trên cái thanh tre. Đó là trong cái thời Trung Hoa mà sau Phật lâu lắm. Còn thời Đức Phật thì Thầy nghĩ chắc không có đâu. Cho nên kinh Vệ Đà cũng là kinh truyền thuyết không thôi, sau này mà sử dụng được chữ mới chép ra. Chứ còn trong thời Đức Phật là không có cái điều đó đâu. Nó thuộc về bộ lạc. Thì muốn chắc ăn thì ráng mà tu rồi Thầy trò dẫn nhau trở lại quá khứ thì chắc chắn chúng ta thấy rõ cái điều này. Mà mình thấy mình biết thôi chứ nói ra chắc không ai tin mình. Con người chúng ta là con người thông minh lắm mấy con, nếu mà viết được, không ai không viết. Thầy tin rằng con người của mình là con người thông minh lắm. Cái quý họ không bao giờ để sơ sót vậy đâu. Tại vì không có viết, không có phương tiện, cách thức viết. Người ta diễn tả được cái ý người ta nói, nói được nhưng không có cách nào mà viết ra được. Cũng như trước đây người Việt mình …

[23:30]