BĂNG SỐ 021 - NHÂN QUẢ ĐẦU THAI, KHÔNG PHẢI NGƯỜI CHẾT ĐẦU THAI

(trích băng 21B, lớp Chánh Kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc, 2005)

Link youtube: http://youtu.be/0tZmlwwhB-g?t=37m10s
--------

Đầu thai cái gì đâu. Nhân Quả nó đầu thai chứ mình có đầu thai đâu mà khi chết con đầu thai. Con chỉ chết là cái quả của con nó đã chín rục rồi, thì ba cái hột của con nó lên thôi chớ nó còn con đâu mà đi đầu thai. Con chết con không có đầu thai. Hàng ngày cái hạt của con nó lên, Nhân Quả nó tái sanh, thì hàng ngày con làm hành động thiện ác thì nó đã lên hết rồi. Rồi bắt đầu con chết là tại trái cây nó thúi, cái hạt nó lên rồi. Còn bây giờ nó còn sót cái hạt nào thì bắt đầu nó thúi thì nó lên theo, nó lên nữa. Chứ nó đâu phải một đâu. Cho nên nhìn qua Nhân Quả thảo mộc thì xét qua Nhân Quả con người, thì người ta từ lâu người ta đã hiểu sai là mình chết rồi mới đi tái sanh, nhưng mà không ngờ một cái cây bao giờ nó cũng có nhiều quả, mà có nhiều quả thì nó có nhiều hạt của nó, cái nhân của nó để nó lên. Trong khi đó nó đang lên chứ nó đâu có nằm đó. Mình nhìn qua Nhân Quả mình biết rồi. Và khi mình chết rồi chẳng qua là cái trái cây đó nó chết rồi thôi, chứ còn sự thật ra quả nó đã quá trời nhiều rồi. Cũng như bây giờ con chết, cái cây đó chết, mà cái cây nó chết nó để lại biết bao nhiêu quả. Cái quả là cái thọ khổ của nó đó. Rồi trong cái quả đó nó có cái nhân thì tiếp tục.

Cho nên cái cây con chết, chứ cuối cùng nó còn cái quả nào cuối cùng, bây giờ cái Cận Tử Nghiệp của con là cái quả cuối cùng. Nếu mà Cận Tử Nghiệp của con nó không có thì tức là cái cây đó chết mà Cận Tử Nghiệp không có thì coi như đâu có tái sanh nữa đâu. Còn Cận Tử Nghiệp đó là những cái hạt cuối cùng, cái trái cuối cùng của nó đi tái sanh cuối cùng. Thân con chết mà cái Cận Tử Nghiệp của con thấy rắn cắn hoặc là lửa cháy con sợ, hoặc là cơn đau con hoảng sợ con làm đủ thứ, thì cái Cận Tử Nghiệp đó là cái quả cuối cùng của con. Cái cây nó chết mà nó còn lại cái trái cuối cùng đó nó lên. Còn nếu không có Cận Tử Nghiệp, con thấy con thanh thản, an lạc, vô sự, không có cái nghiệp gì hết. Nếu con không tập luyện được như vậy, thì cái cây nó chết nó có cái quả cuối cùng của nó. Cũng như cây mít nó bị cái mùa nắng này nó chết, nhưng mà những cái quả cuối cùng của nó sẽ lên, cái Cận Tử Nghiệp của nó. Trước khi nó chết, nó có cái quả Cận Tử Nghiệp, cái quả cuối cùng, rồi nó mới chết chứ. Cây mít còn sống thì phải nó ra quả, bây giờ còn sống nó tiếp tục ra quả, sắp sửa nó chết rồi thì cái quả nó sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng đó gọi là Cận Tử Nghiệp. Chớ không phải con chết nó đi tái sanh, cây mít này chết nó sanh cây khác đâu được. Con chết là cái cây, còn cái quả là hành động thiện ác của mình là quả. Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không mấy con? (39:57)

 

Xem thêm:http://thichthonglac.com/node/19786

 

TỪ TRƯỜNG ÁC SINH RA NGƯỜI ÁC, TỪ TRƯỜNG GIẾT CHÚNG SANH SINH RA CHÚNG SANH BỊ GIẾT LẠI ĐỂ TRẢ QUẢ ÁC.

(Trích băng 21A, lớp Chánh Kiến 2005-2006 của Trưởng lão Thích Thông Lạc.)

Link youtube: http://youtu.be/x8HFseMXYRw?t=12m31s

(12:30) Thí dụ một cơn giận dữ thì từ trường giận dữ sẽ phóng xuất ra, và sự giận dữ đó sẽ bị quả khổ. Từ trong quả khổ đó phải lưu xuất ra những từ trường, và tiếp tục ngay lúc bấy giờ tương ưng với ai sanh dữ tợn thì sẽ sanh ra làm những con người như vậy. Cho nên chúng ta hiền lành thì sanh những đứa con hiền lành, những con người hiền lành. Mà chúng ta gian ác, gian xảo, tham lam, trộm cắp, giết người thì chính từ những từ trường đó sanh ra làm con người gian tham trộm cắp, gian ác, xảo trá. Cũng chính ai mà làm ra những con người đó, rồi chúng ta lại mắng chửi cái người này vô đạo đức, hung ác, tàn bạo, dữ tợn, gian xảo. Chính từ trường của ai mà ra đây mà bây giờ chúng ta lại chửi mắng những người đó. Chúng ta nên thương tất cả những người khác, vì họ đang ở trong Nhân Quả từ trường thiện ác cũng do chính mình.

Một lần mình giận dữ thì một lần mình đi tái sanh biết bao nhiêu con người giận dữ, biết bao nhiêu loài vật giận dữ. MỘT LẦN CHÚNG TA ĂN THỊT CHÚNG SANH, CẦM DAO GIẾT CHÚNG SANH THÌ TỪ TRƯỜNG ĐÓ SẼ SANH RA BIẾT BAO NHIÊU LOÀI CHÚNG SANH ĐỂ TRẢ NHỮNG CÁI QUẢ MÀ CHÚNG TA ĐÃ TỪNG GIẾT, TỪNG ĂN THỊT. Thì chúng ta hiểu được Nhân Quả do đó chúng ta mới nỗ lực tu hành, vì chúng ta muốn rằng trên thế gian này không còn ai đau khổ nữa hết. Thầy giữ được tâm Thầy thanh thản an lạc vô sự thì Thầy chấm dứt những con người sanh ra, những con vật sanh ra. Cũng như hiện giờ mấy con ăn chay thì mấy con chấm dứt sanh ra làm loài động vật như cá tôm gà vịt heo dê. Còn các con còn ăn thịt chúng sanh thì mấy con không thoát khỏi làm thân chúng sanh. Mỗi từ trường của mấy con ngay con vật đó thì mấy con phải trả quả con vật đó. Vậy thì mấy con phải cố gắng mà tu tập, tin hay không tin đó là việc của các con. Nhưng dạy đạo là Thầy dạy hết mình. Từ đó mấy con thấu suốt được lý Nhân Quả để nỗ lực tu hành cho đến nơi đến chốn (14:50).

VÌ SAO CÓ TRƯỜNG HỢP CHA MẸ HIỀN LÀNH SINH CON DỮ

Link youtube băng 21A lớp Chánh Kiến: http://youtu.be/x8HFseMXYRw?t=44m21s

(44:09)
Tu sinh: Bạch Thầy, nãy Thầy có dạy là người ác tạo ra từ trường ác, thì cha mẹ ác sanh ra. Có những trường hợp mà cha mẹ hiền sanh con dữ (TL trả lời: Có). Vậy thì cái trường hợp đó ra sao?

Trưởng Lão: À để Thầy nói cho nghe. Bởi vì trong khi đó một cái hành động ác của một người nào đó, nó sẽ có một cái từ trường, một từ trường nó phóng ra. Cái hành động ác của người đó thôi, mà người đó cũng có những cái thiện, cũng có những cái ác chứ gì. Từ trường ác của họ phóng ra, tương ưng với một cái ác của người nào đó, cho nên vì vậy nó sanh ra trong cái ác. Nhưng trong gia đình đó ác, đứa con này sẽ thiện vì cái từ trường đó nó hoàn toàn có một cái [ác] mà thôi, con hiểu không. Bây giờ Thầy nói lại, cho con thấy hết, nó rõ ràng hơn.

Cho nên Đức Phật nói: pháp trắng, pháp đen, nghĩa là có đứa con ở trong gia đình ác, mà nó là thiện. Nó để trả cái quả của nó nó làm cái điều ác. Cũng như bây giờ mấy con là một người thiện, nhưng mà lỡ mấy con tức giận, mấy con làm điều gì ác đó, thì cái từ trường ác đó nó sẽ đi tái sanh nó làm con người tương ưng với người ác đó. Nhưng mà vì trong từ trường của người đó, họ vô tình làm cái chuyện ác đó chứ chưa phải họ đã muốn ác. Chẳng hạn như bây giờ chúng ta đi, sự tu tập của chúng ta, chúng ta đạp con ốc chết, phải không. Từ trường đạp con ốc chết vẫn ác chứ. Cho nên vì vậy nó phải tương ưng vào chỗ bị giết hại mà nó sanh. Có phải không? Do nó sanh ở trong cái gia đình ác, nhưng mà vì cái ác đó vô tình cho nên nó trả cái quả của nó, nhưng mà nó vẫn thiện. Cho nên có đứa con tốt ở trong gia đình ác.

Mà có những đứa con ác trong gia đình tốt, là vì Nhân Quả nó luôn luôn nó có. Vì vậy bây giờ có người sanh ra trong một gia đình rất là thiện, có đạo đức. Nhưng đứa con lại phá phách này kia nọ, ăn cắp, lấy tiền của cha mẹ. Con hiểu chỗ đó chưa. Cái đứa con đó nó xấu nó ác, nhưng cha mẹ rầy gì cũng không được, như vậy rõ ràng là đứng trong Nhân Quả nhìn thì cha mẹ người này đã làm một cái điều ác, đã có điều ác nợ với người này, cho nên đứa con đó sanh ra để mà trả. Thì cái Nhân Quả trả vay trả như vậy đó thì nó do tương ưng như thế nào trong Nhân Quả đó mà…

Chẳng hạn như bây giờ Thầy làm cái điều, nó tương ưng với cái gia đình đó, nó sanh làm đứa con đó. Nhưng cái từ trường ác của Thầy nó tương ưng với người đó thôi, nhưng cái người đó nó cũng có cái sự tương ưng với hành động vay trả của cái nghiệp của Thầy ở trong cái quá khứ của Thầy. Chẳng hạn bây giờ hành động của Thầy nó xuất phát ra từ hành động ác, nó sanh ra làm đứa con của người kia. Nhưng mà người kia trong cái đời trước có vay nợ với Thầy, với cái điều kiện gì đó, cho nên cái từ trường ác của Thầy nó đến đây báo cái người đó. Nó làm cho người đó phải khổ sở để trả cái quả đó. Còn không thì đứa con này sanh ra nó rất là hiếu hạnh, mà nó lo lắng làm ăn, cha mẹ dạy bảo gì thì nó nghe.

Tức là do hành động của Thầy vay nợ với ông kia, cho nên nó tương ưng từ cái nợ nhau. Bây giờ Thầy vay nợ ông kia, Thầy thiếu nợ ông kia cho nên cái từ trường của Thầy, Thầy làm cái điều kiện gì thì nó ác, nó tương ưng với ông ta, cho nên hành động thiện ác của Thầy sanh làm đứa con của ông ta. Rồi đứa con đó phải trả cái nợ, bởi vì Thầy vay cái nợ với ông ta. Từ trường của Thầy sanh ra nó làm đứa con của ông ta, nó siêng năng, nó làm lụng, nó luôn luôn hiếu hạnh, nó lo lắng cho cha mẹ. Dù là cha mẹ nghiện rượu, đánh đập nó cách gì nó cũng thương ông ta, nó cũng lo cho ông ta bà ta hết. Nghĩa là xua đuổi nó cách gì nó cũng lao cái đầu nó vô lo. Cũng như nó thay Thầy, bởi vì từ trường của Thầy mà, nó thay Thầy trả nợ đó cho ông ta. Con hiểu không? Còn không thì nó phá hoại, nó xài, nó lấy tiền lấy của. Ông bà cho nó đi học mà nó trốn học đi chơi rồi nó ăn cắp tiền cắp của, nó lấy xe chạy đua nó gây ra tai nạn đủ thứ. Ông bà đủ thứ khổ. Đó là ông bà nợ Thầy cho nên từ trường ác của Thầy sanh làm đứa con ông ta thì ông ta phải trả cái nợ đó bằng cách như vậy. Con thấy cái Nhân Quả nó không có sai một chút nào hết. Nó phải tương ưng nhau. Chẳng hạn nào như bây giờ Thầy có nợ với một người nào đó, nợ trong đời trước nào đó, trong cái duyên nào đó, bây giờ từ trường ác của Thầy tương ưng làm con ông đó để nó trả nợ. Con hiểu chỗ đó thì con sẽ hiểu cái Nhân Quả (49:25)