"Do xét qua Nhân Quả, chứng minh cụ thể, chúng ta mới thấy. Một người ăn trộm kia, biết đâu chừng chính mình tham mà cái người ăn trộm kia là của mình? Các con có hiểu điều đó không? Nếu là đôi mắt Tam Minh thì người ta thấy rõ ràng. Chính cái hành động ác của tôi hôm qua mà bữa nay nó sanh làm đứa bé. Mà đứa bé đó trở thành ăn trộm ăn cắp đó. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy ngay bây giờ chúng ta làm một điều thiện thì chúng ta chặn đứng bao nhiêu đứa bé xấu, đứa bé ác."
"Thí dụ những người mà bắt ếch, họ thường bắt con ếch họ bẻ cái giò. Thường người ta làm gà, người ta hay bẻ cái chân, người ta lật cái cổ, lật cái cánh của nó, người ta bẻ hai cái giò. Những hình ảnh đó chúng ta sẽ nói cái hiện tượng của những người bị xe đụng gẫy giò, gẫy chân hoặc cụt tay cụt chân, đều là do cái vấn đề bẻ giò ếch, bẻ giò gà"
"Cho nên ví dụ chẳng hạn mấy con thấy, người ta mắng chửi mình, mình giận dữ, mình mắng chửi lại, mình đánh người lại thì nó sanh ra những quả ác nào, nó xảy ra cái gì. Khi đọc đó, chúng ta thấy ngao ngán quá, cho nên khi một người chửi, chúng ta biết thương, chúng ta không biết ghét. Cho nên chúng ta không bao giờ nói nặng một người nào, phỉ báng một người nào, chửi mắng một người nào. Nói nặng một người, chửi mắng một người là từ trường chúng ta sẽ sanh ra những người ác. Và trong khi đó, cái mà chúng ta đang thọ cái quả là vì chúng ta tức giận."
-------
Nội dung toàn văn bản (trích băng 19A, lớp Chánh Kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc) :
http://youtu.be/1OKMLYlyfKg?t=5m41s
(05:41)
Thí dụ như nói về Thân Hành, là cái người đó dùng cái tay của họ móc túi, lấy của người khác. Đó là cái hành động tham lam, trộm cắp. Hành động xấu ác làm cho người mất của đau khổ. Nói rõ ràng, khi hành động như vậy đem đến nỗi khổ cho người mất của. Và khi mình bị người ta bắt, phải trả cái quả bị người ta đánh đập, hoặc bị bỏ tù. Và như vậy chưa xong đâu, chưa hết đâu, rồi con, vợ ở nhà nheo nhóc, cực khổ. Mình phải nói hết những cái Nhân Quả. Và khi đó, từ cái từ trường mình bị đánh, bị đập, bị cái quả đó, bị đánh, bị đập, bị nhốt. Những cái từ trường đó luôn phóng xuất ra, nó tương ưng với những cái sự tham, cái tâm tham, trộm cắp. Từ đó, những gia đình tham lam trộm cắp mới sanh ra những đứa con tiếp tục. Nhưng không ngờ cái đó là Nhân Quả chúng ta sinh ra, chứ không phải chúng ta đi sanh ra. Cho nên từ Nhân Quả thảo mộc để chứng minh cho chúng ta còn đang sống mà vẫn tiếp tục tái sanh, chứ không phải chúng ta chết rồi mới tái sanh. Từ xưa đến giờ, người ta nghĩ khi chúng ta chết rồi mới tái sanh, nhưng chúng ta có thấy rõ Nhân Quả thảo mộc không? Một cái cây nó còn sống, nhưng mà cái hạt nó vẫn lên cây khác, và vẫn tiếp tục có trái khác. Nó là Nhân Quả sanh, chứ đâu phải con người sanh, sao mà một người chết rồi mới sanh. Các con hiểu điều đó, Nhân Quả sanh mà. Cho nên Đức Phật nói chúng ta là thừa tự Nhân Quả. Từ Nhân Quả sanh ra, sống trong Nhân Quả, chết đi trong Nhân Quả, có đúng không mấy con? Cho nên một người chúng ta làm ác sanh ra biết bao người làm ác. Một người làm thiện sanh ra biết bao nhiêu người làm thiện.
Do xét qua Nhân Quả, chứng minh cụ thể, chúng ta mới thấy. Một người ăn trộm kia, biết đâu chừng chính mình tham mà cái người ăn trộm kia là của mình? Các con có hiểu điều đó không? Nếu là đôi mắt Tam Minh thì người ta thấy rõ ràng. Chính cái hành động ác của tôi hôm qua mà bữa nay nó sanh làm đứa bé. Mà đứa bé đó trở thành ăn trộm ăn cắp đó. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy ngay bây giờ chúng ta làm một điều thiện thì chúng ta chặn đứng bao nhiêu đứa bé xấu, đứa bé ác. Nhân quả trùng trùng duyên khởi, nhưng nó đâu phải là sanh ra rồi nó hoàn toàn trọn vẹn hết đâu. Nếu nó trọn vẹn thì quả đất này làm sao có chỗ ở? Hoàn toàn làm sao có cái sự sống được. Cho nên nó phải bị diệt. Có khi sanh ra, vừa nứt mầm thì nó đã bị chết, bị diệt. Thì bằng chứng chúng ta thấy rõ. Hiện giờ cái kế hoạch hóa gia đình, người ta phá thai, người ta móc thai, người ta bỏ. Đó là những cái nhân diệt của nó. Chưa sanh mà nó đã bị diệt rồi, trong cái mầm trứng nước của nó. Đó là cái hiện tượng mà chúng ta thấy Nhân Quả nó như vậy, chứ đâu phải nó luôn luôn mà…
Thí dụ như chúng ta thấy cây Tràm của chúng ta đây, nó ra bông, nó ra hạt, nó ra trái, rồi ra hạt. Cái hạt của nó rớt xuống, cái nhân nó rớt xuống, nếu mà nó rớt xuống ngay chỗ ẩm ướt thì nó lên được cái cây, còn nếu nó rớt trong đống rác hay nêu cao ráo thì cái hạt bị khô, bị hư đi. Nó chết ngay liền, đó là sự sinh diệt của nó. Mà sinh diệt nó trùng trùng. Khi cây tràm này nó rớt hàng trăm ngàn cái hạt, mà khi lên được mấy cây, mấy con? Phải không, mấy con hiểu chỗ đó. Nên một hành động ác của chúng ta, chúng ta biết sinh diệt ghê gớm lắm. Cho nên bài học Nhân Quả con người là bài học xác định sự Vô lậu, để chúng ta sống hoàn toàn hiểu biết như thật của Phật pháp mà chúng ta cố gắng thực hiện sự giải thoát (09:46).
Cho nên khi chúng ta nói một hành động trộm cắp, nói hành động sát sanh, giết hại ăn thịt chúng sanh, thì cái quả sẽ thọ như thế nào. Như bây giờ Thầy giết một con gà, Thầy ăn thịt con gà, rồi cái quả nó như thế nào? Rồi sự chuyển cái quả đó để sinh ra bao nhiêu con người khác, hoặc bao nhiêu con gà để bị người khác giết hại lại. Chúng ta nói như vậy, rồi chúng ta áp dụng. Cái phần áp dụng quan trọng lắm. Cái phần áp dụng là chúng ta nói cái sự kiện có thật xảy ra trong xã hội chúng ta, những người làm điều đó. Thí dụ những người mà bắt ếch, họ thường bắt con ếch họ bẻ cái giò. Thường người ta làm gà, người ta hay bẻ cái chân, người ta lật cái cổ, lật cái cánh của nó, người ta bẻ hai cái giò. Những hình ảnh đó chúng ta sẽ nói cái hiện tượng của những người bị xe đụng gẫy giò, gẫy chân hoặc cụt tay cụt chân, đều là do cái vấn đề bẻ giò ếch, bẻ giò gà. Tất cả những hành động đó làm sao chạy khỏi cái quả tiếp, chứng minh cho ông A, ông B, ông C ở trong xã hội chúng ta, thì đó là cái cụ thể để nói cho Nhân Quả của hành động ác đó mà phải gánh chịu những hậu quả.
Làm như vậy để làm gì? Làm như vậy để cảnh giác sự hành động ác của chúng ta để chúng ta ngăn chừa. Nói như vậy để mọi người biết được Nhân Quả, người ta ngăn chừa. Tức là chúng ta chuyển đổi được Nhân Quả của con người. Và nó áp dụng nó thực tế, cụ thể, rõ ràng, làm cho mọi người nhìn qua Nhân Quả mà người ta không còn làm ác nữa. Mà chính mình viết được cái bài đó, nhắc nhở mình rất sâu không làm ác.
Cho nên ví dụ chẳng hạn mấy con thấy, người ta mắng chửi mình, mình giận dữ, mình mắng chửi lại, mình đánh người lại thì nó sanh ra những quả ác nào, nó xảy ra cái gì. Khi đọc đó, chúng ta thấy ngao ngán quá, cho nên khi một người chửi, chúng ta biết thương, chúng ta không biết ghét. Cho nên chúng ta không bao giờ nói nặng một người nào, phỉ báng một người nào, chửi mắng một người nào. Nói nặng một người, chửi mắng một người là từ trường chúng ta sẽ sanh ra những người ác. Và trong khi đó, cái mà chúng ta đang thọ cái quả là vì chúng ta tức giận. Tức giận là cái quả khổ đau, cho nên chúng ta viết nhân quả chúng ta phải rõ những điều này khi ghi chép, chúng ta phải diễn tả. Thí dụ nói về ăn cắp, ăn trộm thì chúng ta nói cái nhân đó, thì chúng ta nói cái quả, rồi chúng ta nói sự chuyển đổi của nhân quả, rồi nói về vấn đề áp dụng vào đời sống. Áp dụng vào đời sống tức là chúng ta nêu lên một sự thật xảy ra trong đời sống của chúng ta có ông A, ông B, ông C. Cho nên cái bài luận về Nhân Quả con người nó rộng rãi và nó nhiều lắm mấy con (12:55)
---
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI
Link archive, băng 19A trong:
https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: http://youtu.be/1OKMLYlyfKg?t=5m41s
(05:41)
Thí dụ như nói về Thân Hành, là cái người đó dùng cái tay của họ móc túi, lấy của người khác. Đó là cái hành động tham lam, trộm cắp. Hành động xấu ác làm cho người mất của đau khổ. Nói rõ ràng, khi hành động như vậy đem đến nỗi khổ cho người mất của. Và khi mình bị người ta bắt, phải trả cái quả bị người ta đánh đập, hoặc bị bỏ tù. Và như vậy chưa xong đâu, chưa hết đâu, rồi con, vợ ở nhà nheo nhóc, cực khổ. Mình phải nói hết những cái Nhân Quả. Và khi đó, từ cái từ trường mình bị đánh, bị đập, bị cái quả đó, bị đánh, bị đập, bị nhốt. Những cái từ trường đó luôn phóng xuất ra, nó tương ưng với những cái sự tham, cái tâm tham, trộm cắp. Từ đó, những gia đình tham lam trộm cắp mới sanh ra những đứa con tiếp tục. Nhưng không ngờ cái đó là Nhân Quả chúng ta sinh ra, chứ không phải chúng ta đi sanh ra. Cho nên từ Nhân Quả thảo mộc để chứng minh cho chúng ta còn đang sống mà vẫn tiếp tục tái sanh, chứ không phải chúng ta chết rồi mới tái sanh. Từ xưa đến giờ, người ta nghĩ khi chúng ta chết rồi mới tái sanh, nhưng chúng ta có thấy rõ Nhân Quả thảo mộc không? Một cái cây nó còn sống, nhưng mà cái hạt nó vẫn lên cây khác, và vẫn tiếp tục có trái khác. Nó là Nhân Quả sanh, chứ đâu phải con người sanh, sao mà một người chết rồi mới sanh. Các con hiểu điều đó, Nhân Quả sanh mà. Cho nên Đức Phật nói chúng ta là thừa tự Nhân Quả. Từ Nhân Quả sanh ra, sống trong Nhân Quả, chết đi trong Nhân Quả, có đúng không mấy con? Cho nên một người chúng ta làm ác sanh ra biết bao người làm ác. Một người làm thiện sanh ra biết bao nhiêu người làm thiện.
Do xét qua Nhân Quả, chứng minh cụ thể, chúng ta mới thấy. Một người ăn trộm kia, biết đâu chừng chính mình tham mà cái người ăn trộm kia là của mình? Các con có hiểu điều đó không? Nếu là đôi mắt Tam Minh thì người ta thấy rõ ràng. Chính cái hành động ác của tôi hôm qua mà bữa nay nó sanh làm đứa bé. Mà đứa bé đó trở thành ăn trộm ăn cắp đó. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy ngay bây giờ chúng ta làm một điều thiện thì chúng ta chặn đứng bao nhiêu đứa bé xấu, đứa bé ác. Nhân quả trùng trùng duyên khởi, nhưng nó đâu phải là sanh ra rồi nó hoàn toàn trọn vẹn hết đâu. Nếu nó trọn vẹn thì quả đất này làm sao có chỗ ở? Hoàn toàn làm sao có cái sự sống được. Cho nên nó phải bị diệt. Có khi sanh ra, vừa nứt mầm thì nó đã bị chết, bị diệt. Thì bằng chứng chúng ta thấy rõ. Hiện giờ cái kế hoạch hóa gia đình, người ta phá thai, người ta móc thai, người ta bỏ. Đó là những cái nhân diệt của nó. Chưa sanh mà nó đã bị diệt rồi, trong cái mầm trứng nước của nó. Đó là cái hiện tượng mà chúng ta thấy Nhân Quả nó như vậy, chứ đâu phải nó luôn luôn mà…
Thí dụ như chúng ta thấy cây Tràm của chúng ta đây, nó ra bông, nó ra hạt, nó ra trái, rồi ra hạt. Cái hạt của nó rớt xuống, cái nhân nó rớt xuống, nếu mà nó rớt xuống ngay chỗ ẩm ướt thì nó lên được cái cây, còn nếu nó rớt trong đống rác hay nêu cao ráo thì cái hạt bị khô, bị hư đi. Nó chết ngay liền, đó là sự sinh diệt của nó. Mà sinh diệt nó trùng trùng. Khi cây tràm này nó rớt hàng trăm ngàn cái hạt, mà khi lên được mấy cây, mấy con? Phải không, mấy con hiểu chỗ đó. Nên một hành động ác của chúng ta, chúng ta biết sinh diệt ghê gớm lắm. Cho nên bài học Nhân Quả con người là bài học xác định sự Vô lậu, để chúng ta sống hoàn toàn hiểu biết như thật của Phật pháp mà chúng ta cố gắng thực hiện sự giải thoát (09:46).
Cho nên khi chúng ta nói một hành động trộm cắp, nói hành động sát sanh, giết hại ăn thịt chúng sanh, thì cái quả sẽ thọ như thế nào. Như bây giờ Thầy giết một con gà, Thầy ăn thịt con gà, rồi cái quả nó như thế nào? Rồi sự chuyển cái quả đó để sinh ra bao nhiêu con người khác, hoặc bao nhiêu con gà để bị người khác giết hại lại. Chúng ta nói như vậy, rồi chúng ta áp dụng. Cái phần áp dụng quan trọng lắm. Cái phần áp dụng là chúng ta nói cái sự kiện có thật xảy ra trong xã hội chúng ta, những người làm điều đó. Thí dụ những người mà bắt ếch, họ thường bắt con ếch họ bẻ cái giò. Thường người ta làm gà, người ta hay bẻ cái chân, người ta lật cái cổ, lật cái cánh của nó, người ta bẻ hai cái giò. Những hình ảnh đó chúng ta sẽ nói cái hiện tượng của những người bị xe đụng gẫy giò, gẫy chân hoặc cụt tay cụt chân, đều là do cái vấn đề bẻ giò ếch, bẻ giò gà. Tất cả những hành động đó làm sao chạy khỏi cái quả tiếp, chứng minh cho ông A, ông B, ông C ở trong xã hội chúng ta, thì đó là cái cụ thể để nói cho Nhân Quả của hành động ác đó mà phải gánh chịu những hậu quả.
Làm như vậy để làm gì? Làm như vậy để cảnh giác sự hành động ác của chúng ta để chúng ta ngăn chừa. Nói như vậy để mọi người biết được Nhân Quả, người ta ngăn chừa. Tức là chúng ta chuyển đổi được Nhân Quả của con người. Và nó áp dụng nó thực tế, cụ thể, rõ ràng, làm cho mọi người nhìn qua Nhân Quả mà người ta không còn làm ác nữa. Mà chính mình viết được cái bài đó, nhắc nhở mình rất sâu không làm ác.
Cho nên ví dụ chẳng hạn mấy con thấy, người ta mắng chửi mình, mình giận dữ, mình mắng chửi lại, mình đánh người lại thì nó sanh ra những quả ác nào, nó xảy ra cái gì. Khi đọc đó, chúng ta thấy ngao ngán quá, cho nên khi một người chửi, chúng ta biết thương, chúng ta không biết ghét. Cho nên chúng ta không bao giờ nói nặng một người nào, phỉ báng một người nào, chửi mắng một người nào. Nói nặng một người, chửi mắng một người là từ trường chúng ta sẽ sanh ra những người ác. Và trong khi đó, cái mà chúng ta đang thọ cái quả là vì chúng ta tức giận. Tức giận là cái quả khổ đau, cho nên chúng ta viết nhân quả chúng ta phải rõ những điều này khi ghi chép, chúng ta phải diễn tả. Thí dụ nói về ăn cắp, ăn trộm thì chúng ta nói cái nhân đó, thì chúng ta nói cái quả, rồi chúng ta nói sự chuyển đổi của nhân quả, rồi nói về vấn đề áp dụng vào đời sống. Áp dụng vào đời sống tức là chúng ta nêu lên một sự thật xảy ra trong đời sống của chúng ta có ông A, ông B, ông C. Cho nên cái bài luận về Nhân Quả con người nó rộng rãi và nó nhiều lắm mấy con (12:55)