8. DHAMMA (NĀVĀ) SUTTAṂ
|
8. KINH GIÁO PHÁP (CHIẾC THUYỀN)
|
8. KINH CHIẾC THUYỀN
|
318. Yasmā hi dhammaṃ puriso vijaññā | 318. Do bởi vị nào mà một người có thể nhận thức được Giáo Pháp, thì nên tôn vinh vị ấy, tựa như vị Thiên nhân tôn vinh Thiên Chủ Inda. Được tôn vinh, có tâm hoan hỷ ở người (học trò) ấy, vị đa văn ấy (sẽ) bày tỏ về Giáo Pháp. | 316. Từ vị nào một người,
|
319. Tadaṭṭhikatvāna nisamma dhīro | 319. Người nào thân cận với vị (thầy) như thế ấy, không xao lãng, là người sáng trí, sau khi lấy điều ấy làm mục đích, sau khi lắng tai nghe, trong khi thực hành đúng pháp và thuận pháp, trở thành người hiểu biết, thông suốt, và khôn khéo. | 317. Vị sáng suốt chú tâm, |
320. Khuddañca bālaṃ upasevamāno | 320. Trong khi phục vụ vị (thầy) nhỏ mọn và ngu dốt, còn chưa đạt đến mục đích và có tánh ganh tỵ, ngay tại nơi này người (học trò) không thông suốt Giáo Pháp và đi đến cái chết, còn chưa vượt qua sự nghi hoặc. | 318. Ai phục vụ kẻ ngu, |
321. Yathā naro āpagaṃ otaritvā | 321. Giống như người đàn ông sau khi lội xuống dòng sông có nước lớn, tràn lan, có dòng nước chảy xiết, trong khi bị cuốn trôi xuôi theo dòng nước, người ấy có khả năng để giúp những kẻ khác vượt qua không? | 319. Như người nhảy xuống sông, |
322. Tatheva dhammaṃ avibhāvayitvā | 322. Tương tự như thế ấy, người không thông suốt Giáo Pháp, không lắng tai nghe ý nghĩa ở những vị đa văn, trong khi chính mình không biết, còn chưa vượt qua sự nghi hoặc, người ấy có khả năng để giúp cho những kẻ khác lĩnh hội không? | 320. Cũng vậy, với người nào, |
323. Yathāpi nāvaṃ daḷhamāruhitvā | 323. Cũng giống như người, sau khi leo lên chiếc thuyền vững chắc, được cung cấp mái chèo và bánh lái, là người thiện xảo, biết xử trí, hiểu biết cách thức (điều khiển) ở nơi ấy (chiếc thuyền), người ấy có thể giúp cho nhiều người khác nữa vượt qua nơi ấy. | 321. Như người được leo lên, |
324. Evampi yo vedagū bhāvitatto | 324. Cũng như vậy, vị nào đã đạt được tri kiến, có bản thân đã được tu tập, là vị nghe nhiều, có bản tánh không bị dao động, quả thật vị ấy, trong khi nhận biết, có thể giúp cho những người khác lĩnh hội, những người có sự lắng tai nghe và có được điều kiện căn bản (của sự chứng ngộ). | 322. Như vậy, bậc sáng suốt, |
325. Tasmā have sappurisaṃ bhajetha | 325. Vì thế, thật vậy nên thân cận với bậc chân nhân, vị có sự thông minh và có sự nghe nhiều. Sau khi hiểu được ý nghĩa, trong khi thực hành, với Giáo Pháp đã được nhận thức, người ấy có thể đạt được sự an lạc. | 323. Do vậy, hãy thân cận, |
Dhammasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
|
Dứt Kinh Giáo Pháp.
|
|
9. KIṂSĪLASUTTAṂ |
9. KINH VỚI GIỚI GÌ |
9. KINH THẾ NÀO LÀ GIỚI
|
326. Kiṃsīlo kiṃsamācāro kāni kammāni brūhayaṃ, | 326. Với giới gì, với sở hành gì, trong lúc làm tăng trưởng các nghiệp gì, một người có thể được tiến vào một cách đúng đắn và có thể đạt được mục đích tối thượng? | 324. Thế nào là giới đức? |
327. Vuddhāpacāyī anusuyyako siyā | 327. Nên có sự tôn kính các bậc trưởng thượng, không nên ganh tỵ, và nên biết thời điểm để yết kiến các vị thầy, nên biết thời khắc buổi thuyết giảng Pháp được bắt đầu, nên nghiêm chỉnh lắng nghe các lời đã được khéo nói. | 325. Kính lễ bậc trưởng thượng, |
328. Kālena gacche garunaṃ sakāsaṃ | 328. Nên đi đến trình diện các vị thầy đúng thời điểm, nên dẹp bỏ sự bướng bỉnh, có lối cư xử khiêm nhường, về ý nghĩa (lời giảng), Giáo Pháp, sự tự kiềm chế, và Phạm hạnh, chẳng những nên ghi nhớ mà còn nên hành trì. | 326. Hãy đi đến đúng thời, |
329. Dhammārāmo dhammarato |
329. Có sự vui thích ở Giáo Pháp, ưa thích Giáo Pháp, đứng vững ở Giáo Pháp, biết xét đoán về Giáo Pháp, không nên tạo ra lời nói gây hại cho Giáo Pháp, nên được dẫn dắt bởi những sự thật đã được khéo nói.
| 327. Vui thích trong Chánh Pháp |
330. Hassaṃ jappaṃ paridevaṃ padosaṃ | 330. Nên từ bỏ sự cười giỡn, việc nói vô bổ, sự than vãn, sự nổi sân, việc làm xảo trá, sự giả dối, sự thèm khát, và ngã mạn, sự hung hăng, sự thô lỗ, các uế trược, sự mê mẩn, và nên sống xa lìa sự đam mê, với bản thân đã được ổn định. | 328. Bỏ cười đùa, lắm miệng, |
331. Viññātasārāni subhāsitāni | 331. Các cốt lõi đã được nhận thức là các lời đã được khéo nói. Điều đã được nghe và điều đã được nhận thức là cốt lõi của định. Người nam nào nóng nảy và xao lãng, tuệ và điều đã được nghe của người ấy không tăng trưởng. | 329. Thức tri được cốt lõi, |
332. Dhamme ca ye ariyapavedite ratā | 332. Những người nào thích thú ở Giáo Pháp đã được tuyên thuyết bởi bậc Thánh nhân, những người ấy là không vượt hơn được về lời nói, về ý, và về hành động, những người ấy đã đứng vững ở sự an tịnh, ở sự hiền hòa, và ở định, họ đã đạt đến cốt lõi của điều đã được nghe và của tuệ. | 330. An vui thích Chánh pháp, |
Kiṃsīlasuttaṃ niṭṭhitaṃ. |
Dứt Kinh Với Giới Gì.
|
|
10. UṬṬHĀNASUTTAṂ |
10. KINH ĐỨNG LÊN
|
10. KINH ĐỨNG DẬY
|
333. Uṭṭhahatha nisīdatha ko attho supitena vo, | 333. Hãy đứng lên! Hãy ngồi dậy! Lợi ích gì cho các ngươi với việc ngủ? Bởi vì ngủ nghê gì đối với những kẻ bệnh, bị mũi tên xuyên thủng, đang bị khổ sở? | 331. Hãy đứng dậy, ngồi dậy, |
334. Uṭṭhahatha nisīdatha daḷhaṃ sikkhatha santiyā, | 334. Hãy đứng lên! Hãy ngồi dậy! Các ngươi hãy rèn luyện vững chắc về sự an tịnh. Chớ để Ma Vương biết được các ngươi xao lãng rồi gạt gẫm các ngươi trở thành những kẻ chịu sự sai khiến. | 332. Hãy đứng dậy, ngồi dậy, |
335. Yāya devā manussā ca sitā tiṭṭhanti atthikā, | 335. Chư Thiên và nhân loại bị lệ thuộc vào điều nào mà tồn tại và có sự mong cầu, các ngươi hãy vượt qua điều vướng mắc ấy. Chớ để thời khắc trôi qua đối với ngươi, bởi vì những kẻ để thời khắc trôi qua (sẽ) sầu muộn khi bị đọa vào địa ngục. | 333. Chư Thiên và loài Người, |
336. Pamādo rajo pamādo pamādānupatito rajo, | 336. Sự xao lãng là bụi bặm, sự xao lãng kế tiếp sự xao lãng là bụi bặm. Nhờ không xao lãng, nhờ vào minh, có thể nhổ lên mũi tên của bản thân. | 334. Phóng dật là bụi nhơ, |
Uṭṭhānasuttaṃ niṭṭhitaṃ. |
Dứt Kinh Đứng Lên.
|
|
11. RĀHULASUTTAṂ
|
11. KINH RĀHULA
|
11. KINH RĀHULA
|
337. Kacci abhiṇhasaṃvāsā nāvajānāsi paṇḍitaṃ, | 337. Con có coi thường bậc sáng suốt do việc cộng trú thường xuyên hay không? Bậc nắm giữ ngọn đuốc của loài người có được con tôn kính hay không? | Thế Tôn: 335. Thường chung sống người hiền, |
338. Nāhaṃ abhiṇhasaṃvāsā avajānāmi paṇḍitaṃ, | 338. Con không coi thường bậc sáng suốt do việc cộng trú thường xuyên. Bậc nắm giữ ngọn đuốc của loài người luôn luôn được con tôn kính. | Ràhula: 336. Thường chung sống người hiền, |
339. Pañca kāmaguṇe hitvā piyarūpe manorame, | 339. Sau khi từ bỏ năm loại dục có hình thức đáng yêu, làm thích ý, sau khi rời căn nhà ra đi vì niềm tin, con hãy thực hiện việc chấm dứt khổ đau. | Thế Tôn: 337. Bỏ năm dục trưởng dưỡng, |
340. Mitte bhajassu kalyāṇe pantañca sayanāsanaṃ, | 340. Con hãy thân cận những người bạn tốt lành và chỗ nằm ngồi thanh vắng, cô quạnh, ít tiếng động. Con hãy biết chừng mực về vật thực. | 338. Thân cận với bạn lành, |
341. Cīvare piṇḍapāte ca paccaye sayanāsane, | 341. Con chớ tạo ra sự tham ái ở những vật này: ở y phục, ở đồ ăn khất thực, ở thuốc men chữa bệnh, ở chỗ nằm ngồi. Con chớ đi đến thế gian lần nữa. | 339. Y áo, đồ khất thực, |
342. Saṃvuto pātimokkhasmiṃ indriyesu ca pañcasu, | 342. Con hãy thu thúc theo giới bổn Pātimokkha và ở năm giác quan. Con hãy có niệm đặt ở thân. Con hãy có nhiều nhàm chán (về thế gian). | 340. Chế ngự trong giới bổn, |
343. Nimittaṃ parivajjehi subhaṃ rāgūpasaṃhitaṃ, | 343. Con hãy xa lánh hiện tướng xinh đẹp, được gắn liền với luyến ái. Con hãy tu tập tâm về đề mục tử thi, có sự chuyên nhất, khéo định tĩnh. | 341. Hãy từ bỏ tịnh tướng, |
344. Animittañca bhāvehi mānānusayamujjaha, | 344. Và con hãy tu tập về vô tướng. Con hãy nhổ bỏ sự tiềm ẩn của ngã mạn. Từ đó, nhờ vào sự lĩnh hội về ngã mạn, con sẽ sống được an tịnh.” | 342. Hãy tu tập vô tướng, |
Itthaṃ sudaṃ bhagavā āyasmantaṃ rāhulaṃ imāhi gāthāhi abhiṇhaṃ ovadatīti. | Như thế, đức Thế Tôn thường xuyên giáo huấn đại đức Rāhula bằng những lời kệ này. | Như vậy, Thế Tôn thường giáo giới Tôn giả Ràhula với những bài kệ này.
|
Rāhulasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
|
Dứt Kinh Rāhula.
|
|
12. NIGRODHAKAPPASUTTAṂ
|
12. KINH NIGRODHAKAPPA
|
12. KINH VANGĪSA
|
Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā āḷaviyaṃ viharati aggāḷave cetiye. Tena kho pana samayena āyasmato vaṅgīsassa upajjhāyo nigrodhakappo nāma thero aggāḷave cetiye aciraparinibbuto hoti. | Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Āḷavī, ở bảo tháp Aggāḷava. Vào lúc bấy giờ, thầy tế độ của đại đức Vaṅgīsa, vị trưởng lão tên Nigrodhakappa, vửa viên tịch Niết Bàn không bao lâu tại bảo tháp Aggāḷava. | Như vầy tôi nghe: Một thời Thế tôn sống ờ Alavi, tại điện Aggàlava. Lúc bấy giờ, giáo sư thọ sư của Tôn giả Vangìsa, tên là Nigrodhakappa tại điện Aggalava, mệnh chung không bao lâu.
|
Atha kho āyasmato vaṅgīsassa rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi: Parinibbuto nu kho me upajjhāyo udāhu no parinibbutoti. | Sau đó, đại đức Vaṅgīsa trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã khởi lên: “Thầy tế độ của ta là viên tịch Niết Bàn hay là không phải viên tịch Niết Bàn?”
| Rồi Tôn giả Vangìsa, trong khi thiền định độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Không biết bậc giáo thọ sư của ta có hoàn toàn nhập Niết-bàn hay không hoàn toàn nhập Niết-bàn?". |
Atha kho ayasvā vaṅgīso sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā vaṅgīso bhagavantaṃ etadavoca: | Sau đó vào buổi chiều, đại đức Vaṅgīsa, xuất khỏi thiền tịnh, đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, đại đức Vaṅgīsa đã nói với đức Thế Tôn điều này:
| Rồi Tôn giả Vangìsa vào buổi chiều, từ thiền tịnh đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Vangìsa bạch Thế Tôn:
|
Idha mayhaṃ bhante rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi: Parinibbuto nu kho me upajjhāyo udāhu no parinibbutoti. | “Bạch Ngài, ở đây trong lúc con thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vầy đã khởi lên: ‘Thầy tế độ của ta là viên tịch Niết Bàn hay là không phải viên tịch Niết Bàn?’” | - Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi Thiền tịnh độc cư, con khởi lên tư tưởng như sau: "Không biết bậc giáo thọ sư của con có hoàn toàn nhập Niết Bàn hay không, hoàn toàn nhập Niết-bàn?"
|
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi: | Sau đó, đại đức Vaṅgīsa đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng: | Rồi Tôn giả Vangìsa, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay vái chào Thế Tôn và với bài kệ, nói lên với Thế Tôn:
|
345. Pucchāma satthāraṃ anomapaññaṃ | 345. "Chúng con hỏi đấng Đạo Sư, bậc có trí tuệ tột đỉnh, bậc đã cắt đứt các sự hoài nghi ở thế giới hiện hữu, về vị tỳ khưu đã từ trần ở Aggāḷava, được biết tiếng, có danh vọng, có bản thể đã được tịch tịnh.
| Vangìsa: 343. Con hỏi bậc Ðạo Sư, |
346. Nigrodhakappo iti tassa nāmaṃ, | 346. Bạch đức Thế Tôn, ‘Nigrodhakappa’ là tên đã được Ngài đặt cho vị Bà-la-môn ấy. Bạch đấng có sự nhìn thấy pháp vững chắc, vị ấy, mong mỏi sự giải thoát, trong lúc lễ bái Ngài, đã sống, có sự nỗ lực tinh tấn. | 344. Nigrodhakappa, |
347. Taṃ sāvakaṃ sakka mayampi sabbe | 347. Bạch ngài Sakya, bạch đấng Toàn Nhãn, tất cả chúng con cũng muốn được biết về vị Thinh Văn ấy; những lỗ tai của chúng con đã sẵn sàng cho việc nghe. Ngài là bậc Đạo Sư của chúng con. Ngài là bậc Vô Thượng.
| 345. Bạch Thích Ca, chúng con |
348. Chindeva no vicikicchaṃ brūhi metaṃ | 348. Xin Ngài hãy cắt đứt hẳn sự hoài nghi của chúng con, xin hãy nói cho con điều ấy. Bạch đấng có trí tuệ quảng đại, xin Ngài hãy cho biết về việc viên tịch Niết Bàn (của vị ấy). Bạch đấng Toàn Nhãn, xin Ngài hãy nói ở ngay giữa chúng con, tựa như vị Trời Sakka có ngàn mắt ở giữa chư Thiên. | 346. Hãy đoạn nghi chúng con, |
349. Ye keci ganthā idha mohamaggā, | 349. Ở đây, bất cứ những mối buộc thắt nào, những con đường của si mê, những phe nhóm của vô trí, những chỗ đứng của hoài nghi, sau khi đạt đến đức Như Lai, chúng đều không tồn tại, bởi vì con mắt ấy là tối thượng giữa những con người. | 347. Phàm những cột gút gì, |
350. No ce hi jātu puriso kilese | 350. Bởi vì, nếu chắc chắn không có người tiêu diệt các phiền não, giống như làn gió làm tiêu tan đám mây, thì toàn bộ thế gian, bị bao trùm, sẽ vô cùng tối tăm, ngay cả những người có hào quang (trí tuệ) cũng không thể tỏa sáng. | 348. Nếu không có người nào, |
351. Dhīrā ca pajjotakarā bhavanti | 351. Và các bậc thông minh là những người tạo ra ánh sáng. Vì thế, bạch đấng Thông Minh, con nghĩ rằng Ngài là vị tương tự như thế ấy. Chúng con đã đi đến với bậc có sự minh sát và hiểu biết, xin Ngài hãy bày tỏ về vị Kappa cho chúng con ở các hội chúng.
| 349. Bậc trí là những vị |
352. Khippaṃ giraṃ eraya vagguvagguṃ | 352. Hỡi bậc có sự thu hút, xin Ngài hãy mau mau thốt lên giọng nói có sự thu hút. Tựa như chim thiên nga vươn cao (cái cổ), xin Ngài hãy dịu dàng thốt lên bằng âm thanh trọn vẹn khéo được điều khiển; toàn bộ tất cả chúng con đều tập trung lắng nghe. | 350. Hãy gấp phát tiếng lên, |
353. Pahīnajātimaraṇaṃ asesaṃ | 353. Sau khi thúc giục bậc có sự sanh tử đã được dứt bỏ không còn dư sót, con sẽ thỉnh bậc đã rũ sạch (phiền não) thuyết Pháp; bởi vì trong số các phàm nhân không có người có thể làm được điều mong muốn, và người hành động đúng theo dự tính chỉ có trong số các đức Như Lai. | 351. Vị đoạn tận sanh tử, |
354. Sampannaveyyākaraṇaṃ tavedaṃ | 354. Lời giải thích đầy đủ này của Ngài, bậc có trí tuệ ngay thẳng, đã được tiếp nhận. Sự chắp tay sau cùng này đã được cúi chào tốt đẹp. Hỡi bậc có trí tuệ tột đỉnh, trong khi Ngài biết, xin Ngài chớ làm mê mờ. | 352. Câu trả lời của Ngài |
355. Parovaraṃ ariyadhammaṃ viditvā | 355. Hỡi đấng Anh Hùng tột bực, Ngài đã hiểu biết về Giáo Pháp cao thượng từ thấp đến cao, trong khi Ngài biết, xin Ngài chớ làm mê mờ. Giống như người có bản thân bị nóng bức, trong lúc nóng nực mong mỏi nước, con mong mỏi lời nói (của Ngài); xin Ngài hãy đổ cơn mưa âm thanh. | 353. Sau khi đã được biết |
356. Yadatthikaṃ brahmacariyaṃ acāri | 356. Vị Kappāyana đã sống Phạm hạnh với mục đích nào, phải chăng điều ấy không phải là rỗng không? Có phải vị ấy đã Niết Bàn (không còn dư sót), hay là vẫn còn dư sót? Vị ấy đã được giải thoát như thế nào, hãy cho chúng con được nghe điều ấy.” | 354. Kappa, sống Phạm hạnh, |
357. Acchecchi taṇhaṃ idha nāmarūpe (iti bhagavā) | 357. “Vị ấy đã cắt đứt tham ái ở danh và sắc ở nơi đây (lời của đức Thế Tôn), dòng nước của Ma Vương đã được tiềm ẩn bấy lâu. Vị ấy đã vượt qua sự sanh và sự chết.” Đức Thế Tôn, bậc đứng đầu về năm pháp, đã nói như thế. | Thế Tôn: 355. Vị ấy trên danh sắc, |
358. Esa sutvā pasīdāmi vaco te isisattama, | 358. “Bạch bậc Ẩn Sĩ tối thượng, sau khi nghe điều ấy, con tin tưởng vào lời nói của Ngài. Thật vậy, điều đã được con hỏi là không vô ích, vị Bà-la-môn đã không dối gạt con. | Vangìsa: 356. Nghe vậy, con tịnh tín, |
359. Yathāvādī tathākārī ahu buddhassa sāvako, | 359. Vị có lời nói như thế nào thì có hành động như thế ấy đã là đệ tử của đức Phật. Vị ấy đã cắt đứt tấm lưới chắc chắn của Thần Chết xảo quyệt đã được giăng ra. | 357. Nói gì thời làm vậy, |
360. Addasa bhagavā ādiṃ upādānassa kappiyo, | 360. Bạch đức Thế Tôn, vị Kappiya đã nhìn thấy sự khởi đầu của chấp thủ. Quả thật, vị Kappāyana đã băng qua lãnh địa của Thần Chết, là nơi rất khó vượt qua.” | 358. Ôi! Thế Tôn, Kappa |
|
Dứt Kinh Nigrodhakappa. |
|
13. SAMMĀPARIBBĀJANĪYASUTTAṂ
|
13. KINH DU HÀNH CHÂN CHÁNH
|
13. KINH CHÁNH XUẤT GIA
|
361. Pucchāmi muniṃ pahūtapaññaṃ | 361. “Con hỏi bậc hiền trí, bậc có tuệ bao la, bậc đã vượt qua, đã đi đến bờ kia, đã hữu dư Niết Bàn, có bản thân ổn định rằng: ‘Sau khi rời nhà ra đi, sau khi đã xua đuổi các dục, vị tỳ khưu ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian như thế nào?’” | Người hỏi: 359. Tôi hỏi bậc ẩn sĩ, |
362. Yassa maṅgalā samūhatā (iti bhagavā) | 362. (Lời của đức Thế Tôn) “Đối với vị nào các điềm lành đã được bứng lên, các (hiện tượng) sao băng, các giấc chiêm bao, và các hiện tướng (cũng như vậy), vị tỳ khưu ấy đã dứt bỏ hẳn các điềm lành và điềm xấu, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | Thế Tôn: 360. Ai nhổ lên điềm lành, |
363. Rāgaṃ vinayetha mānusesu | 363. Vị tỳ khưu nên xua đi sự luyến ái ở các dục thuộc về nhân loại luôn cả thuộc về cõi trời. Sau khi vượt qua hữu, sau khi hiểu rõ Giáo Pháp (Tứ Diệu Đế), vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 361. Tỷ-kheo nhiếp phục tham, |
364. Vipiṭṭhi katvāna pesunāni | 364. Sau khi đã bỏ lại sau lưng các việc nói đâm thọc, vị tỳ khưu nên từ bỏ sự giận dữ và keo kiệt, đã dứt bỏ hẳn sự tùy thuận và chống đối, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 362. Tỷ kheo bỏ hai lưỡi, |
365. Hitvāna piyañca appiyañca | 365. Sau khi từ bỏ thương và ghét, sau khi không còn chấp thủ, không bị lệ thuộc vào bất cứ nơi nào, được hoàn toàn thoát khỏi các sự trói buộc, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 363. Sau khi đã từ bỏ, |
366. Na so upadhīsu sārameti | 366. Không có việc vị ấy đi đến cốt lõi ở các mầm tái sanh, sau khi xua đi sự mong muốn và luyến ái ở các chấp thủ, vị ấy không bị lệ thuộc, không bị dẫn dắt bởi kẻ khác, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 364. Ai không tìm lõi cây, |
367. Vacasā manasā ca kammanā ca | 367. Không chống đối bằng lời nói, bằng ý nghĩ, và bằng hành động, sau khi hiểu biết Giáo Pháp một cách đúng đắn, trong khi ước nguyện trạng thái Niết Bàn, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian.
| 365. Với lời và với ý, |
368. Yo vandati maṃ na uṇṇameyya | 368. Vị nào không kiêu hãnh (nghĩ rằng) ‘Họ đảnh lễ ta,’ ngay cả khi bị sỉ vả, vị tỳ khưu cũng không kết nối (thù hận), sau khi thọ lãnh vật thực của người khác, không đắc chí (tự mãn), vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 366. Tỷ-kheo không tự cao, |
369. Lobhañca bhavañca vippahāya | 369. Sau khi dứt bỏ hẳn tham và hữu, vị tỳ khưu lánh xa việc hãm hại và trói buộc (các chúng sanh khác), vị ấy đã vượt qua sự nghi ngờ, không còn mũi tên, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 367. Tỷ-kheo sau khi đoạn, |
370. Sāruppamattano viditvā | 370. Sau khi biết được điều thích hợp cho bản thân, vị tỳ khưu không hãm hại bất cứ ai ở thế gian, sau khi biết được Giáo Pháp đúng theo bản thể, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 368. Tỷ-kheo sau khi biết, |
371. Yassānusayā na santi keci | 371. Đối với vị nào, không còn có bất cứ các pháp tiềm ẩn nào, các gốc rễ bất thiện đã được nhổ lên, vị ấy không còn ước ao (tham vọng), không có khao khát, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 369. Với ai, các tuỳ miên, |
372. Āsavakhīṇo pahīnamāno | 372. Có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã dứt bỏ ngã mạn, đã vượt lên trên tất cả lộ trình của luyến ái, đã được huấn luyện, đã hữu dư Niết Bàn, có bản thân ổn định vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 370. Ai đoạn tận lậu hoặc, |
373. Saddho sutavā niyāmadassī | 373. Có đức tin, có sự lắng nghe, có sự nhìn thấy quy luật, vị sáng trí không xuôi theo bè phái giữa những kẻ đi theo bè phái, sau khi xua đi tham lam, sân hận, bất bình, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 371. Có lòng tin, nghe pháp, |
374. Saṃsuddhajino vivattacchaddo | 374. Vị chiến thắng thanh tịnh, có màn che đã được cuốn lên, có năng lực ở các pháp, đã đi đến bờ kia, không dục vọng, được thiện xảo ở trí về sự tịch diệt của các hành, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 372. Thanh tịnh và chiến thắng, |
375. Atītesu anāgatesu cāpi | 375. Vị đã vượt qua suy tưởng (về tham ái và tà kiến) ở các thời quá khứ và còn ở các thời vị lai nữa, sau khi đã vượt qua, có tuệ trong sạch, được hoàn toàn thoát khỏi tất cả các xứ (sáu nội xứ và sáu ngoại xứ), vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian. | 373. Trong những thời quá khứ, |
376. Aññāya padaṃ samecca dhammaṃ | 376. Sau khi hiểu biết nền tảng (Tứ Đế), sau khi hiểu rõ Giáo Pháp, sau khi nhìn thấy sự dứt bỏ của các lậu hoặc một cách rõ rệt, nhờ vào sự diệt tận của tất cả các mầm tái sanh, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian.
| 374. Rõ biết được Pháp cú, |
377. Addhā hi bhagavā tatheva etaṃ | 377. “Bạch đức Thế Tôn, thật vậy, bởi vì điều ấy đúng y như thế, vị tỳ khưu ấy đã sống như vậy, đã được huấn luyện và đã vượt qua khỏi tất cả các sự trói buộc, vị ấy có thể du hành chân chánh ở thế gian.”
| Người hỏi: 375. Bạch Thế Tôn, chắc chắn, |
Sammāparibbājanīyasuttaṃ niṭṭhitaṃ. |
Dứt Kinh Du Hành Chân Chánh.
|
|
14. DHAMMIKASUTTAṂ
|
14. KINH DHAMMIKA
|
14. KINH DHAMMIKA
|
Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho dhammiko upāsako pañcahi upāsakasatehi saddhiṃ yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho dhammiko upāsako bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi: | Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, cư sĩ Dhammika cùng với năm trăm cư sĩ đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, cư sĩ Dhammika đã nói với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng: | Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anàthapindika. Rồi nam cư sĩ Dhammika đi đến Thế Tôn với năm trăm nam cư sĩ, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nam cư sĩ Dhammika nói lên những bài kệ với Thế Tôn:
|
378. Pucchāmi taṃ gotama bhūripañña | 378. “Bạch ngài Gotama, bạch đấng có trí tuệ quảng đại, con xin hỏi Ngài: Người đệ tử tốt lành là người có hành động như thế nào, người (đệ tử) này hoặc là vị (xuất gia) rời nhà đi đến đời sống không nhà, hoặc là những vị cư sĩ có sở hữu căn nhà? | Dhammika: 376. Kính thưa Gotama, |
379. Tuvaṃ hi lokassa sadevakassa | 379. Bởi vì Ngài nhận biết cảnh giới tái sanh và việc đi đến bờ kia của thế gian luôn cả chư Thiên, và người có sự nhìn thấy ý nghĩa vi tế có thể sánh bằng (với Ngài) là không có, bởi vì người ta nói Ngài là đức Phật quý cao. | 377. Ngài rõ biết đường đi, |
380. Sabbaṃ tuvaṃ ñāṇamavecca dhammaṃ | 380. Sau khi biết mọi loại trí tuệ, trong lúc thương tưởng đến chúng sanh, Ngài (đã) giảng giải Giáo Pháp. Bạch đấng Toàn Nhãn, Ngài có màn che đã được cuốn lên. Không bị vết nhơ, Ngài chiếu sáng tất cả thế gian. | 378. Ngài biết tất cả trí, |
381. Āgañchi te santike nāgarājā | 381. Vị vua của loài voi tên là Erāvaṇa đã đi đến gặp Ngài. Sau khi nghe rằng: ‘Đấng Chiến Thắng,’ vị ấy cũng đã thảo luận với Ngài, đã lắng nghe và (đã nói) rằng: ‘Lành thay,’ rồi đã ra đi với dáng vẻ hân hoan. | 379. Vị vua loài Nàgà |
382. Rājāpi taṃ vessavaṇo kuvero | 382. Vị vua Vessavaṇa Kuvera cũng đã đi đến gặp Ngài hỏi han về Giáo Pháp. Bạch bậc Sáng Trí, ngay cả đối với vị ấy, Ngài đã trả lời khi được hỏi. Và vị ấy nữa, sau khi lắng nghe cũng có dáng vẻ hân hoan. | 380. Vua Vessavana, |
383. Ye kecime titthiyā vādasīlā | 383. Những ngoại đạo này, bất cứ những vị nào có bản tánh tranh luận, dầu là các đạo sĩ khổ hạnh hay là các đạo sĩ lõa thể, tất cả không vượt qua được Ngài về tuệ, tựa như kẻ đứng lại không vượt qua được người đi nhanh đang tiến bước.
| 381. Các bậc ngoại đạo này |
384. Ye kecime brāhmaṇā vādasīlā | 384. Những Bà-la-môn này, bất cứ những vị nào có bản tánh tranh luận, và có cả những vị Bà-la-môn trưởng thượng nào đó nữa, luôn cả những kẻ khác đang nghĩ họ là những người tranh luận, tất cả đều bám vào ý nghĩa (của lời giải đáp) ở nơi Ngài. | 382. Các Bà-la-môn này, |
385. Ayaṃ hi dhammo nipuṇo sukho ca | 385. Bạch đức Thế Tôn, bởi vì Giáo Pháp này là vi tế và (đem lại) an lạc, đã khéo được tuyên thuyết bởi Ngài. Tất cả đang mong muốn lắng nghe chính điều ấy. Bạch đức Phật tối thượng, đã được hỏi, xin Ngài hãy nói cho chúng con điều ấy. | 383. Pháp này là tế nhị, |
386. Sabbepime bhikkhavo sannisinnā | 386. Tất cả các vị tỳ khưu này cũng đã cùng nhau ngồi xuống để lắng nghe, các cư sĩ cũng tương tự y như thế. Hãy để họ lắng nghe Giáo Pháp đã được giác ngộ bởi bậc Vô Nhiễm, tựa như chư Thiên lắng nghe lời khéo nói của (Thiên Vương) Vāsava. | 384. Các vị Tỷ-kheo này, |
387. Suṇātha me bhikkhavo sāvayāmi vo | 387. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy lắng nghe Ta. Ta nói cho các ngươi nghe về pháp từ khước; và tất cả hãy ghi nhớ điều ấy. Vị có sự nhìn thấy điều lợi ích, có niệm, nên thực hành (bốn) oai nghi phù hợp đối với các bậc xuất gia. | Thế Tôn: 385. Tỷ-kheo, hãy nghe Ta, |
388. Na ve vikāle vicareyya bhikkhu | 388. Thật vậy, vị tỳ khưu không nên đi đâu vào lúc không đúng thời, và nên đi vào làng để khất thực lúc đúng thời. Bởi vì, sự quyến luyến bám vào kẻ du hành không đúng thời. Vì thế, chư Phật không đi vào lúc không đúng thời.
| 386. Tỷ-kheo chớ ra ngoài, |
389. Rūpā ca saddā ca rasā ca gandhā | 389. Các sắc, các thinh, các vị, các hương, và các xúc, chúng làm say đắm các chúng sanh. Sau khi xua đi sự mong muốn ở các pháp ấy, vị ấy vào lúc đúng thời có thể đi vào (làng để khất thực) cho buổi ăn sáng.
| 387. Các sắc và các tiếng, |
390. Piṇḍañca bhikkhu samayena laddhā | 390. Và sau khi đã nhận được vật thực hợp thời, vị tỳ khưu, một mình, sau khi quay trở về nên ngồi xuống ở nơi vắng vẻ, có tâm hướng nội phần, có bản ngã đã được nắm giữ tốt đẹp, không để cho ý buông lung ở ngoại cảnh. | 388. Tỷ-kheo được đúng thời, |
391. Sace pi so sallape sāvakena | 391. Thậm chí, nếu vị ấy phải chuyện trò với người đệ tử, hoặc với kẻ khác, hoặc với bất cứ vị tỳ khưu nào, thì nên đề cập đến Giáo Pháp hảo hạng ấy, không nói đâm thọc, cũng không nói chỉ trích kẻ khác.
| 389. Nếu vị ấy có nói, |
392. Vādaṃ hi eke paṭiseniyanti | 392. Bởi vì một số người phản kháng lại lời nói, chúng ta không ca ngợi những kẻ có tuệ nhỏ nhoi ấy. Các sự quyến luyến từ nơi này nơi khác đeo bám những kẻ ấy, bởi vì những kẻ ấy để cho tâm đi xa khỏi nơi ấy.
| 390. Nhưng có những hạng người, |
393. Piṇḍaṃ vihāraṃ sayanāsanañca | 393. Sau khi lắng nghe Giáo Pháp được thuyết giảng bởi bậc Thiện Thệ, vị đệ tử có tuệ cao quý suy xét rồi thọ dụng đồ ăn khất thực, trú xá, chỗ nằm ngồi (giường ghế), và nước gột sạch bụi bám ở y hai lớp. | 391. Ðồ khất thực, tinh xá, |
394. Tasmā hi piṇḍe sayanāsane ca | 394. Chính vì thế, về đồ ăn khất thực, về chỗ nằm ngồi (giường ghế), và về nước gột sạch bụi bám ở y hai lớp, vị tỳ khưu không bám víu vào những pháp này, giống như những giọt nước ở lá sen. | 392. Do vậy đồ khất thực, |
395. Gahaṭṭhavattaṃ pana vo vadāmi | 395. Giờ đây, Ta nói về phận sự của người tại gia cho các ngươi. Có hành động như thế nào thì trở nên người đệ tử tốt lành. Bởi vì toàn bộ pháp hành ấy của tỳ khưu, người có vật sở hữu thì không thể nào đạt đến. | 393. Trách nhiệm của gia chủ, |
396. Pāṇaṃ na hāne na ca ghātayeyya | 396. Không nên giết hại mạng sống và không nên bảo (kẻ khác) giết hại, không nên chấp thuận cho những kẻ khác đang giết hại. Sau khi bỏ xuống gậy gộc đối với tất cả chúng sanh, những loài không di động và những loài di động hiện hữu ở thế gian. | 394. Chớ giết loài hữu tình, |
397. Tato adinnaṃ parivajjayeyya | 397. Kế đến, người đệ tử sáng suốt nên xa lánh bất cứ vật gì không được cho, ở bất cứ nơi đâu. Không nên bảo (kẻ khác) lấy trộm, không nên chấp nhận những kẻ đang lấy trộm, nên xa lánh mọi vật không được cho. | 385. Rồi hãy quyết từ bỏ, |
398. Abrahmacariyaṃ parivajjayeyya | 398. Người có sự hiểu biết nên xa lánh việc phi Phạm hạnh, tựa như (xa lánh) đống than hừng đang cháy rực. Hơn nữa, trong khi không đủ khả năng (sống) Phạm hạnh, không nên xâm phạm vợ của người khác. | 396. Hãy từ bỏ, tránh xa |
399. Sabhaggato vā parisaggato vā | 399. Một người đi đến cuộc hội họp hoặc đi đến hội chúng không nên nói lời dối trá đối với người khác, không nên bảo (kẻ khác) nói (dối), không nên chấp nhận những kẻ đang nói (dối), nên xa lánh mọi điều không phải sự thật. | 397. Khi đi đến hội chúng, |
400. Majjañca pānaṃ na samācareyya | 400. Người tại gia nào thích thú với Giáo Pháp này không nên thực hành việc uống chất say, không nên bảo (kẻ khác) uống (chất say), không nên chấp nhận những kẻ đang uống (chất say), sau khi biết rằng việc (uống chất say) ấy có sự điên cuồng là kết cuộc. | 398. Chớ sống theo nếp sống, |
401. Madā hi pāpāni karonti bālā | 401. Bởi vì do say sưa, những kẻ ngu làm những việc xấu xa và còn làm cho những người khác cũng bị xao lãng. Nên xa lánh hẳn việc này, lãnh vực không có phước báu, sự điên cuồng, sự đần độn, được ưa thích bởi kẻ ngu. | 399. Chỉ kẻ ngu say rượu, |
402. Pāṇaṃ na hāne na cadinnamādiye | 402. Không nên giết hại sinh mạng, và không nên lấy vật không được cho, không nên nói lời dối trá, và không nên uống chất say, nên kiêng cử việc đôi lứa, việc phi Phạm hạnh, không nên ăn vật thực lúc phi thời, vào ban đêm.
| 400. Chớ có giết hữu tình, |
403. Mālaṃ na dhāre na ca gandhamācare | 403. Không nên đeo tràng hoa, và không nên sử dụng chất thơm, nên nằm ở chiếc giường, hoặc ở mặt đất đã được trải lót. Bởi vì việc ấy được gọi là là hạnh trai giới gồm có tám chi phần, đã được giảng giải bởi đức Phật, bậc đã đi đến sự chấm dứt của khổ đau.
| 401. Chớ mang các vòng hoa, |
404. Tato ca pakkhassupavassuposathaṃ | 404. Và kế đó, sau khi hành trì ngày trai giới hội đủ tám chi phần, có hình thức được hoàn toàn đầy đủ, với tâm tịnh tín, vào ngày mười bốn, ngày mười lăm, ngày thứ tám của nửa tháng, và (các) ngày phụ trội của nửa tháng,[1] ... | 402. Từ nay ngày trai giới, |
[1] Vào mỗi nửa tháng, ba ngày trai giới mồng tám, mười bốn, mười lăm, cộng thêm ngày rước và ngày đưa là các ngày bảy, ngày chín, ngày mười ba, và mồng một (ND). | ||
405. Tato ca pāto upavutthuposatho | 405. ... và sau đó vào buổi sáng, khi ngày trai giới đã được hành trì xong, người có sự hiểu biết, với tâm tịnh tín, trong khi đang hoan hỷ, nên dâng cúng cơm nước phù hợp với khả năng đến hội chúng tỳ khưu. | 403. Do vậy, vào buổi sáng, |
406. Dhammena mātāpitaro bhareyya | 406. Người ấy nên phụng dưỡng mẹ cha đúng theo bổn phận, nên áp dụng việc buôn bán một cách đúng pháp. Người tại gia này, trong lúc duy trì cuộc sống (như vậy), không xao lãng, (sẽ) đi đến với chư Thiên có tên là ‘Sayaṃpabhā’ (tự mình có hào quang). | 404. Hãy nuôi dưỡng mẹ cha, |
Dhammikasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
|
Dứt Kinh Dhammika.
Tiểu Phẩm là thứ nhì.
|
|
TASSUDDĀNAṂ |
TÓM LƯỢC PHẨM NÀY
|
|
Ratanaṃ āmagandhañca hiriṃ maṅgalamuttamaṃ,
| Kinh châu báu, và kinh mùi tanh hôi, kinh hổ thẹn, kinh điềm lành tối thượng, kinh Sūciloma, kinh Kapila, và kinh truyền thống Bà-la-môn nữa, kinh Giáo Pháp, kinh với giới gì, kinh đứng lên, và kinh Rāhula, kinh Kappa, kinh du hành (chân chánh), và còn có kinh Dhammika khác nữa; mười bốn bài kinh này gọi là Tiểu Phẩm. |
|