Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri!
[1]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy dứt bỏ một pháp; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, tham là một pháp mà các ngươi hãy dứt bỏ; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do tham nào chúng sinh bị khởi tham rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về tham ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[2]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy dứt bỏ một pháp; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, sân là một pháp mà các ngươi hãy dứt bỏ; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sân nào chúng sinh bị sân hận rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sân ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[3]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy dứt bỏ một pháp; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, si là một pháp mà các ngươi hãy dứt bỏ; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do si nào chúng sinh bị si mê rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về si ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[4]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy dứt bỏ một pháp; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, giận dữ là một pháp mà các ngươi hãy dứt bỏ; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sự giận dữ nào chúng sinh bị tức giận rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sự giận dữ ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[5]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy dứt bỏ một pháp; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, gièm pha là một pháp mà các ngươi hãy dứt bỏ; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sự gièm pha nào chúng sinh gièm pha rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sự gièm pha ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[6]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy dứt bỏ một pháp; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, ngã mạn là một pháp mà các ngươi hãy dứt bỏ; Ta là người bảo đảm cho các ngươi về phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do ngã mạn nào chúng sinh bị đắm say rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về ngã mạn ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[7]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện tất cả, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ (vô minh, ái, thủ), thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện tất cả, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ (vô minh, ái, thủ), thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Người nào biết tất cả về mọi phương diện, không bị ái luyến ở tất cả các pháp, chắc hẳn rằng sau khi biết toàn diện tất cả, người ấy đã vượt qua tất cả khổ đau.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[8]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện ngã mạn, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện ngã mạn, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Các sinh mạng này sở hữu ngã mạn, bị trói buộc bởi ngã mạn, thích thú ở hữu, trong khi không biết toàn diện ngã mạn là những người đi đến sự hiện hữu lại nữa.
Còn những ai đã dứt bỏ ngã mạn, được giải thoát ở sự diệt trừ hoàn toàn ngã mạn, họ là những người chiến thắng sự trói buộc của ngã mạn, đã vượt qua tất cả khổ đau.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[9]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện tham, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện tham, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do tham nào chúng sinh bị khởi tham rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về tham ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[10]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện sân, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện sân, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sân nào chúng sinh bị sân hận rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sân ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm Người Bảo Đảm là thứ nhất.
Tham, sân, rồi si, giận dữ, gièm pha, ngã mạn, tất cả,
từ ngã mạn, tham, sân đã được trình bày lần nữa, gọi là phẩm thứ nhất.
--ooOoo--
[11]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện si, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện si, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do si nào chúng sinh bị si mê rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về si ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[12]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện giận dữ, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện giận dữ, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sự giận dữ nào chúng sinh bị tức giận rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sự giận dữ ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[13]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện gièm pha, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các tỳ khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện gièm pha, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sự gièm pha nào chúng sinh gièm pha rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sự gièm pha ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[14]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta không nhận thấy một sự che lấp nào khác, mà bị che lấp bởi sự che lấp ấy các sinh mạng rong ruổi luân chuyển một thời gian dài, này các tỳ khưu như là sự che lấp bởi vô minh. Này các tỳ khưu, chính vì bị che lấp bởi sự che lấp bởi vô minh, các sinh mạng rong ruổi luân chuyển một thời gian dài.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Không có một pháp nào khác, mà các sinh mạng bị che lấp như thế bởi nó, phải luân chuyển ngày và đêm, như là bị che khuất bởi si mê.
3. Còn những ai đã dứt bỏ si mê và đã phá vỡ khối đống tăm tối, những người ấy không luân chuyển trở lại; nhân của những người ấy không tìm thấy.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[15]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta không nhận thấy một sự ràng buộc nào khác, mà bị ràng buộc bởi sự ràng buộc ấy các sinh mạng rong ruổi luân chuyển một thời gian dài, này các tỳ khưu như là sự ràng buộc bởi tham ái. Này các tỳ khưu, chính vì bị ràng buộc với sự ràng buộc bởi tham ái, chúng sinh rong ruổi luân chuyển một thời gian dài.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi.
3. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu, đã xa lìa tham ái, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[16]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu là bậc hữu học, còn chưa đạt được mục đích, đang sống, đang ước nguyện sự an toàn vô thượng đối với các trói buộc, Ta không nhận thấy một yếu tố nào khác sau khi tạo thành yếu tố ở nội phần có nhiều sự hỗ trợ như vầy, này các tỳ khưu như là tác ý đúng đường lối. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu, trong khi tác ý đúng đường lối, dứt bỏ bất thiện, phát triển thiện.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Tác ý đúng đường lối là pháp của vị tỳ khưu hữu học, không có cái khác có nhiều sự ích lợi như vậy đối với việc đạt đến mục đích tối thượng. Trong khi nỗ lực đúng đường lối, vị tỳ khưu có thể đạt được sự diệt trừ khổ đau.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[17]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu là bậc hữu học, còn chưa đạt được mục đích, đang sống, đang ước nguyện sự an toàn vô thượng đối với các trói buộc, Ta không nhận thấy một yếu tố nào khác, sau khi tạo thành yếu tố ở ngoại phần, có nhiều sự hỗ trợ như vầy, này các tỳ khưu như là trạng thái có bạn tốt lành. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu, có bạn tốt lành, dứt bỏ bất thiện, phát triển thiện.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị tỳ khưu nào có bạn tốt lành, có sự tôn trọng, có sự tôn kính, trong khi thực hành theo lời nói của những người bạn, có sự nhận biết rõ, có niệm, có thể đạt được theo tuần tự sự diệt trừ tất cả các ràng buộc.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[18]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, có một pháp, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự bất lợi cho nhiều người, đem lại sự bất an cho nhiều người, đem lại sự tai hại, đem lại sự bất lợi, đem lại sự khổ đau cho nhiều người, cho chư Thiên và nhân loại. Một pháp nào? Sự chia rẽ hội chúng. Này các tỳ khưu, hơn nữa khi hội chúng bị chia rẽ, không những có sự xung đột lẫn nhau, mà còn có sự mắng nhiếc lẫn nhau, sự ngăn cách lẫn nhau, sự tẩy chay lẫn nhau. Tại nơi ấy, những kẻ chưa có đức tin chẳng những không có niềm tin, mà còn có sự thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Kẻ chia rẽ hội chúng là kẻ sanh đọa xứ, kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp. Kẻ có sự ưa thích phe nhóm, trú ở phi pháp, bị tiêu hoại sự an toàn đối với các trói buộc, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất bị nung nấu ở địa ngục trọn kiếp.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[19]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, có một pháp, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho nhiều người, cho chư Thiên và nhân loại. Một pháp nào? Sự hợp nhất hội chúng. Này các tỳ khưu, hơn nữa khi hội chúng có sự hợp nhất, chẳng những không có sự xung đột lẫn nhau, mà còn không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự ngăn cách lẫn nhau, không có sự tẩy chay lẫn nhau. Tại nơi ấy, những người chưa có đức tin chẳng những có niềm tin, mà còn có sự làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “An lạc thay sự hợp nhất của hội chúng, và sự tán đồng với những ai sống hợp nhất. Vị thích thú với sự hợp nhất, trú ở Pháp, không bị tiêu hoại sự an toàn đối với các trói buộc, sau khi đã làm cho hội chúng có sự hợp nhất, được vui hưởng ở cõi Trời trọn kiếp.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[20]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ở đây sau khi biết được tâm bằng tâm Ta nhận biết về một người nào đó có tâm xấu xa rằng: Vào lúc này, người này có thể từ trần, bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là bị đưa đẩy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì tâm của người này xấu xa. Này các tỳ khưu, hơn nữa do nhân xấu xa ở tâm, ở đây một số chúng sinh do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi biết được người nào đó ở đây có tâm xấu xa, đức Phật đã giải thích ý nghĩa này trong sự hiện diện của các vị tỳ khưu.
3. Và vào lúc này người này có thể từ trần, có thể sanh vào địa ngục bởi vì tâm của người này xấu xa.
4. Giống như là được đưa đi, người này có thể rơi xuống tương tự y như vậy, theo cách thức như thế. Bởi vì do nhân xấu xa ở tâm, các chúng sinh đi đến cõi khổ.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ nhì.
Si mê, giận dữ, rồi gièm pha, vô minh, tham ái, hai bài Kinh về hữu học, chia rẽ, hợp nhất, và người (xấu xa), đã nói là phẩm, được gọi là thứ nhì.
--ooOoo--
[21]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ở đây sau khi biết được tâm bằng tâm ta nhận biết về một người nào đó có tâm tịnh tín rằng: Vào lúc này, người này có thể từ trần, được sanh vào ở cõi Trời như vậy, giống như là bị đưa đẩy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì tâm của người này tịnh tín. Này các tỳ khưu, hơn nữa do nhân tịnh tín ở tâm, ở đây một số chúng sinh do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi biết được người nào đó ở đây có tâm tịnh tín, đức Phật đã giải thích ý nghĩa này trong sự hiện diện của các vị tỳ khưu.
3. Và vào lúc này người này có thể từ trần, có thể sanh vào chốn an vui bởi vì tâm của người này tịnh tín.
4. Giống như là được đưa đi, người này có thể đáp xuống tương tự y như vậy, theo cách thức như thế. Bởi vì d0 nhân tịnh tín ở tâm, các chúng sinh đi đến chốn an vui.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[22]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, chớ sợ hãi đối với các phước thiện. Này các tỳ khưu, điều này là từ biểu trưng của sự an lạc, của điều được thích, được muốn, đáng mến, đáng yêu, tức là các phước thiện. Này các tỳ khưu, hơn nữa Ta biết rõ về quả thành tựu được thích, được muốn, đáng mến, đáng yêu, đã được kinh nghiệm, của các việc phước thiện đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập tâm từ trong bảy năm, Ta đã không trở lại thế gian này trong bảy thành và hoại kiếp. Này các tỳ khưu, vào giai đoạn thành kiếp Ta đi đến cõi Quang Âm Thiên, vào giai đoạn hoại kiếp Ta sanh lên Phạm Thiên Cung trống vắng. Này các tỳ khưu, tại nơi ấy Ta là Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên, đấng chiến thắng, bậc không bị chế ngự, bậc nhìn thấy tất cả, bậc vận hành quyền lực. Này các tỳ khưu, hơn nữa ba mươi sáu lần Ta đã là Sakka, Chúa của chư Thiên. Nhiều trăm lần Ta đã là vị vua, Chuyển Luân Vương, bậc công minh, đấng Pháp vương, bậc cai trị bốn phương, bậc chiến thắng bậc đã đạt được sự ổn định của xứ sở, bậc có đầy đủ bảy vật báu. Còn nói gì đến vương quyền của địa phận. Này các tỳ khưu, Ta đây đã khởi ý điều này: ‘Đối với Ta, quả báu này là của nghiệp nào, quả thành tựu này là của nghiệp nào, nhờ vào nó hiện nay Ta có đại thần lực như vầy, có đại oai lực như vầy?’ Này các tỳ khưu, Ta đây đã khởi ý điều này: ‘Đối với Ta, quả báu này là của ba nghiệp, quả thành tựu này là của ba nghiệp, nhờ vào nó hiện nay Ta có đại thần lực như vầy, có đại oai lực như vầy;’ tức là của sự bố thí, của sự thuần hóa, của sự chế ngự.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Nên học tập thuần về phước thiện làm sanh lên an lạc tối cao kéo dài, nên tu tập bố thí, sự thực hành bình lặng, và tâm từ ái.
3. Sau khi tu tập ba pháp làm sanh lên an lạc này, bậc sáng suốt sanh lên cõi an lạc, không khổ sầu.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[23]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, một pháp được tu tập, được thực hành thường xuyên, đạt được và tồn tại cả hai lợi ích, lợi ích ở đời hiện tại và ở đời vị lai. Một pháp nào? Không xao lãng trong các thiện pháp. Này các tỳ khưu, một pháp này được tu tập, được thực hành thường xuyên, đạt được và tồn tại cả hai lợi ích, lợi ích ở đời hiện tại và ở đời vị lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Các bậc sáng suốt ca ngợi sự không xao lãng trong các hành động phước thiện. Không xao lãng, bậc sáng suốt đạt được cả hai lợi ích.
3. Lợi ích ở đời hiện tại và lợi ích ở đời vị lai. Do lãnh hội được sự lợi ích, người sáng trí được gọi là ‘bậc sáng suốt.’”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[24]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, phần xương khối xương đống xương của một cá nhân đang rong ruổi, đang luân chuyển trong thời gian một đại kiếp có thể to lớn như vầy, giống như là ngọn núi Vepulla này, nếu có người thâu gom lại và sự gom góp lại không bị tiêu hoại.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “‘Sự tích lũy các xương của một cá nhân trong thời gian một kiếp có thể là một đống sánh bằng ngọn núi,’ bậc Đại Ẩn Sĩ đã nói thế ấy.
3. Hơn nữa, vị ấy đã nói đống này là (bằng) ngọn núi Vepulla to lớn, ở phía bắc của núi Gijjhakūṭa, ở gần thành Rājagaha của xứ Magadha.
4. Khi nhìn thấy bằng trí tuệ chân chánh các Sự Thật Cao Thượng: khổ, nguồn sanh khởi của khổ, sự vượt qua khổ, và đạo lộ cao thượng tám chi phần đưa đến sự yên lặng của khổ.
5. Và cá nhân (ấy), sau khi rong ruổi tối đa bảy lần, là người thực hiện việc chấm dứt khổ do sự diệt trừ tất cả các ràng buộc.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[25]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đối với cá nhân con người đã vượt qua một pháp, Ta nói rằng đối với người ấy không có bất cứ việc ác nào là sẽ không làm. Một pháp nào? Này các tỳ khưu, như là việc cố tình nói dối.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với người đã vượt qua một pháp, có lời nói dối, đối với người đã buông bỏ đời sau, không có việc ác nào là sẽ không làm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[26]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, nếu chúng sinh có thể biết về quả thành tựu của sự bố thí và san sẻ giống như Ta biết, họ không thể thụ hưởng khi chưa bố thí, và sự ô nhiễm của bỏn xẻn không thể chiếm cứ tâm của họ và tồn tại. Cho dầu là miếng thức ăn cuối cùng, vắt thức ăn cuối cùng của họ, họ không thể ăn khi chưa san sẻ phần đó nếu có người thọ nhận (phần san sẻ) của họ. Này các tỳ khưu, và bởi vì chúng sinh không biết về quả thành tựu của sự bố thí và san sẻ giống như Ta biết, cho nên họ thụ hưởng khi chưa bố thí, và sự ô nhiễm của bỏn xẻn chiếm cứ tâm của họ và tồn tại.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Nếu chúng sinh có thể biết như vậy, giống như điều bậc Đại Ẩn Sĩ đã nói: Quả thành tựu của sự san sẻ là có quả báu to lớn.
3. Họ có thể xua đi sự ô nhiễm của bỏn xẻn bằng tâm ý thanh tịnh, có thể bố thí hợp thời đến các bậc Thánh nhân; vật đã bố thí ở các vị ấy có quả báu to lớn.
4. Và sau khi bố thí thức ăn, là vật cúng dường đến các bậc xứng đáng cúng dường, nhiều thí chủ, từ trần khỏi bản thể nhân loại ở nơi đây, đi đến cõi Trời.
5. Và những người ấy đã đi đến cõi Trời. Là những người có ước muốn về dục, họ vui hưởng tại nơi ấy. Những người không bỏn xẻn hưởng thụ quả thành tựu của sự san sẻ.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[27]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng. Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ ánh sáng nào của các vì tinh tú, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Chính ánh sáng của mặt trăng vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng. Này các tỳ khưu, tương tự như thế bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng.
2. Này các tỳ khưu, cũng giống như vào tháng cuối cùng của mùa mưa, vào tiết thu, trên bầu trời trong vắt, mây đen đã tan, mặt trời đang vươn lên ở bầu trời, xua tan tất cả tăm tối ở không trung, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng, này các tỳ khưu, tương tự y như thế bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng.
Này các tỳ khưu, cũng giống như vào lúc hừng sáng của đêm, ngôi sao mai chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng. Này các tỳ khưu, tương tự y như thế bất cứ các nền tảng của hành động phước thiện nào có liên quan đến tái sanh, tất cả chúng không giá trị bằng một phần mười sáu sự giải thoát của tâm thông qua từ ái. Chính sự giải thoát của tâm thông qua từ ái vượt trội chúng, chiếu sáng, rực sáng, và chói sáng.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
3. “Và người nào tu tập tâm từ ái vô lượng, có niệm, các sự ràng buộc giảm thiểu đối với người nhìn thấy sự diệt trừ mầm tái sanh.
4. Nếu với tâm không xấu xa khởi tâm từ đến chỉ một sinh mạng, do việc ấy trở nên tốt lành, còn bậc Thánh tạo ra phước thiện vô số trong khi có tâm thương tưởng đến tất cả sinh mạng.
5. Các vị vua công minh, sau khi chinh phục trái đất có đông đảo chúng sinh, đã đi khắp nơi cống hiến lễ cúng tế ngựa, lễ cúng tế người, lễ ném cọc nhọn, lễ nếm rượu thánh, lễ hiến tế không hạn chế.
6. Đối với người đã khéo tu tập về tâm từ ái thì các việc ấy không sánh bằng dầu là một phần mười sáu, tựa như tất cả quần thể các vì sao không sánh bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng.
7. Người nào không giết hại, không bảo giết hại, không thống trị, không bảo thống trị, có tâm từ ái đối với tất cả sanh linh, người ấy không có oán thù với bất cứ ai.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ ba.
Tâm (tịnh tín), có sự sợ hãi, về cả hai lợi ích, đống (xương) là ngọn núi Vepulla, cố tình nói dối, bố thí, và sự tu tập về từ ái.
Bảy bài Kinh ở đây và hai mươi bài Kinh ở trước, tổng hợp lại có hai mươi bảy bài Kinh về một pháp.
NHÓM MỘT PHÁP ĐƯỢC CHẤM DỨT.
--ooOoo--
[28]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống khổ sở, có sự buồn phiền, thất vọng, bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, khổ cảnh là điều chờ đợi. Với hai pháp nào? Cửa vào các giác quan không được canh phòng và không biết chừng mực về vật thực. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống khổ sở, có sự buồn phiền, thất vọng, bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, khổ cảnh là điều chờ đợi.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, ở đây các giác quan này của vị tỳ khưu nào là không được canh phòng, ...
3. ... vị không biết chừng mực về vật thực, không thu thúc ở các giác quan, vị ấy đi đến khổ đau, khổ đau ở thân, khổ đau ở tâm.
4. Với thân đang bị đốt nóng, với tâm đang bị đốt nóng, vị như thế ấy sống khổ sở, dầu cho là ngày hay đêm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[29]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống an lạc, không có buồn phiền, không có thất vọng, không có bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, nhàn cảnh là điều chờ đợi. Với hai pháp nào? Cửa vào các giác quan được canh phòng và biết chừng mực về vật thực. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống không có buồn phiền, không có thất vọng, không có bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, nhàn cảnh là điều chờ đợi.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, ở đây các giác quan này của vị tỳ khưu nào là khéo được canh phòng, ...
3. ... vị biết chừng mực về vật thực, và thu thúc ở các giác quan, vị ấy đi đến an lạc, an lạc ở thân, an lạc ở tâm.
4. Với thân không bị đốt nóng, với tâm không bị đốt nóng, vị như thế ấy sống an lạc, dầu cho là ngày hay đêm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[30]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, có hai pháp làm cho bứt rứt. Hai pháp nào? Này các tỳ khưu, ở đây có người đã không làm việc tốt, đã không làm việc thiện, đã không che chở cho kẻ bị sợ hãi, đã làm điều ác, đã làm việc tàn bạo, đã làm việc sái quấy. Người ấy bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã không làm việc tốt,’ bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã làm điều ác.’ Này các tỳ khưu, hai pháp này làm cho bứt rứt.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi làm uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi làm uế hạnh do ý và điều nào khác liên quan đến tội lỗi, ...
3. ... sau khi không làm hành động thiện, sau khi làm nhiều việc bất thiện, do sự hoại rã của thân, kẻ thiếu trí tuệ ấy sanh vào địa ngục.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[31]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, có hai pháp không làm cho bứt rứt. Hai pháp nào? Này các tỳ khưu, ở đây có người đã làm việc tốt, đã làm việc thiện, đã che chở cho kẻ bị sợ hãi, đã không làm điều ác, đã không làm việc tàn bạo, đã không làm việc sái quấy. Người ấy không bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã làm việc tốt,’ không bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã không làm điều ác.’ Này các tỳ khưu, hai pháp này không làm cho bứt rứt.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi từ bỏ uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi từ bỏ uế hạnh do ý và điều nào khác liên quan đến tội lỗi, ...
3. ... sau khi không làm hành động bất thiện, sau khi làm nhiều việc thiện, do sự hoại rã của thân, người có trí tuệ ấy sanh vào cõi Trời.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[32]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là bị đưa đẩy. Với hai pháp nào? Giới ác xấu và kiến ác xấu. Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp này bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là bị đưa đẩy.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Với giới ác xấu và với kiến ác xấu,
người nào thành tựu hai pháp này,
do sự hoại rã của thân, kẻ thiếu trí tuệ ấy sanh vào địa ngục.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[33]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp được sanh vào ở cõi Trời như vậy, giống như là bị đưa đẩy. Với hai pháp nào? Giới hiền thiện và kiến hiền thiện. Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp này bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là bị đưa đẩy.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Với giới hiền thiện và với kiến hiền thiện,
người nào thành tựu hai pháp này,
do sự hoại rã của thân, người có trí tuệ ấy sanh vào cõi Trời.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[34]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi không có khả năng về việc giác ngộ, không có khả năng về Niết Bàn, không có khả năng về việc chứng đắc sự an toàn vô thượng đối với các trói buộc. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi có khả năng về việc giác ngộ, có khả năng về Niết Bàn, có khả năng về việc chứng đắc sự an toàn vô thượng đối với các trói buộc.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Người không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, biếng nhác, có sự tinh tấn thấp kém, nhiều dã dượi buồn ngủ, người vô liêm sỉ, không có sự tôn trọng, vị tỳ khưu như thế ấy không có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.
3. Và người có niệm, chín chắn, có thiền, có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, và không xao lãng, sau khi cắt đứt sự trói buộc với sanh và lão có thể chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng ngay tại nơi đây.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[35]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Phạm hạnh này được thực hành không nhằm mục đích dối gạt dân chúng, không nhằm mục đích phỉnh phờ dân chúng, không nhằm mục đích các quả báu về lợi lộc, tôn vinh, tiếng tăm, không vì (ý nghĩ): ‘Mong rằng dân chúng biết đến ta.’ Này các tỳ khưu, thật ra Phạm hạnh này được thực hành nhằm mục đích thu thúc và nhằm mục đích dứt bỏ.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đức Thế Tôn ấy đã thuyết giảng về Phạm hạnh, có sự tiêu diệt các điều bất hạnh, nhằm mục đích thu thúc, nhằm mục đích dứt bỏ, đưa đến việc thể nhập Niết Bàn.
3. Đạo lộ này được các bậc đại nhân, được các bậc đại ẩn sĩ theo đuổi. Những ai thực hành đạo lộ theo như đức Phật đã thuyết giảng, có sự thực hành theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư, sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[36]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Phạm hạnh này được thực hành không nhằm mục đích dối gạt dân chúng, không nhằm mục đích phỉnh phờ dân chúng, không nhằm mục đích các quả báu về lợi lộc, tôn vinh, tiếng tăm, không vì (ý nghĩ): ‘Mong rằng dân chúng biết đến ta.’ Này các tỳ khưu, thật ra Phạm hạnh này được thực hành nhằm mục đích biết rõ và nhằm mục đích biết toàn diện.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đức Thế Tôn ấy đã thuyết giảng về Phạm hạnh, có sự tiêu diệt các điều bất hạnh, nhằm mục đích thu thúc, nhằm mục đích dứt bỏ, đưa đến việc thể nhập Niết Bàn.
3. Đạo lộ này được các bậc đại nhân, được các bậc đại ẩn sĩ theo đuổi. Những ai thực hành đạo lộ theo như đức Phật đã thuyết giảng, có sự thực hành theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư, sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[37]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống có nhiều an lạc và tâm hỷ, và động lực của vị này được khởi sự nhằm diệt trừ các lậu hoặc. Với hai pháp nào? Với sự chấn động ở các trường hợp đáng bị chấn động và với sự nỗ lực đúng đường lối khi đã bị chấn động. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp này, ngay trong đời hiện tại sống có nhiều an lạc và tâm hỷ, và động lực của vị này được khởi sự nhằm diệt trừ các lậu hoặc.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Và bậc sáng suốt bị chấn động ở các trường hợp đáng bị chấn động. Vị tỳ khưu có nhiệt tâm, chín chắn, nên quán xét đúng đắn bằng trí tuệ.
3. Vị có sự an trú như vậy, có nhiệt tâm, có hành vi an tịnh, không kiêu căng, được gắn bó với sự vắng lặng của tâm, có thể đạt được sự diệt trừ khổ.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ nhất.
Và hai vị tỳ khưu, làm cho bứt rứt, không làm cho bứt rứt, hai khác nữa, không có nhiệt tâm, và hai về dối gạt, với thiện tâm; chúng là mười.
--ooOoo--
[38]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ở đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, có hai suy tầm thường xuyên khởi lên là: sự an toàn và sự tách ly. Này các tỳ khưu, đức Như Lai, bậc có sự ưa thích không hãm hại, thích thú không hãm hại. Này các tỳ khưu, ở đức Như Lai ấy đấy, bậc có sự thích thú không hãm hại, thích thú không hãm hại, chính sự suy tầm này thường xuyên khởi lên: ‘Với oai nghi này, ta không hãm hại bất cứ vật gì, dầu là di động hay bất động.’ Này các tỳ khưu, đức Như Lai, bậc có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly. Này các tỳ khưu, ở đức Như Lai ấy đấy, bậc có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly, chính sự suy tầm này thường xuyên khởi lên rằng: ‘Cái gì bất thiện, cái ấy được dứt bỏ.’
2. Này các tỳ khưu, bởi thế chính các ngươi hãy sống có sự ưa thích không hãm hại, thích thú không hãm hại. Này các tỳ khưu, khi các ngươi đây sống có sự ưa thích không hãm hại, thích thú không hãm hại, chính sự suy tầm này sẽ thường xuyên khởi lên cho các ngươi: ‘Với oai nghi này, chúng ta không hãm hại bất cứ vật gì, dầu là di động hay bất động.’ Này các tỳ khưu, hãy sống có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly. Này các tỳ khưu, khi các ngươi đây sống có sự ưa thích việc tách ly, thích thú việc tách ly, chính sự suy tầm này sẽ thường xuyên khởi lên cho các ngươi: ‘Cái gì bất thiện, cái ấy được dứt bỏ.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
3. “Ở đức Như Lai, bậc Giác Ngộ có sự chịu đựng điều không thể chịu đựng, có hai suy tầm khởi lên ở Ngài: an toàn là suy tầm thứ nhất đã được nói lên, kế đó tách ly là thứ nhì đã được giảng giải.
4. Bậc Đại ẩn sĩ, vị xua tan bóng tối, đã đi đến bờ kia, vị ấy đã đạt đến sự thành đạt, có quyền lực, không còn lậu hoặc, vượt qua sự bất bình đẳng, đã được giải thoát trong việc diệt trừ tham ái, vị ấy quả thật là bậc hiền trí, mang thân mạng cuối cùng, từ bỏ Ma Vương, Ta nói đã đi đến bờ kia của sự già.
5. Giống như người đứng ở đỉnh đầu của ngọn núi đá, cũng giống như người có thể nhìn thấy dân chúng ở xung quanh, tương tự như thế ấy sau khi bước lên tòa lâu đài làm bằng Giáo Pháp, bậc Trí Tuệ, đấng Toàn Nhãn, bậc đã xa lìa sầu muộn quan sát dân chúng bị rơi vào sầu muộn, bị ngự trị bởi sanh và già.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[39]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, có hai sự thuyết giảng Giáo Pháp của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri là theo trình tự. Hai sự thuyết giảng nào? ‘Các ngươi hãy nhìn thấy ác là ác,’ đây là sự thuyết giảng Pháp thứ nhất. ‘Sau khi nhìn thấy ác là ác, các ngươi hãy nhàm chán, hãy xa lìa sự luyến ái, hãy giải thoát,’ đây là sự thuyết giảng Giáo Pháp thứ hai. Này các tỳ khưu, hai sự thuyết giảng Giáo Pháp này của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri là theo trình tự.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Hãy nhìn xem lời nói theo trình tự của đức Như Lai, bậc Giác Ngộ, có lòng thương tưởng đến tất cả sanh linh. Và hai pháp đã được giảng giải.
3. Các ngươi hãy nhìn thấy điều này là ác, và các ngươi cũng hãy xa lìa sự luyến ái ở điều ấy, sau đó với tâm đã được xa lìa luyến ái, các ngươi sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[40]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vô minh đi trước trong việc thành tựu các pháp bất thiện, theo sau là không hổ thẹn (tội lỗi), không sợ hãi (tội lỗi). Này các tỳ khưu, minh đi trước trong việc thành tựu các pháp thiện, theo sau là hổ thẹn (tội lỗi), sợ hãi (tội lỗi).”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Bất cứ những khổ cảnh nào ở đời này hoặc đời sau, tất cả đều có gốc rễ ở vô minh, với sự tích lũy bởi ước muốn và tham lam.
3. Bởi vì có ước muốn xấu xa, không hổ thẹn (tội lỗi), không có sự tôn trọng, cho nên người tạo ra việc ác; do việc ấy đi đến đọa xứ.
4. Vì thế, trong khi xa lìa sự mong muốn, tham lam, và vô minh, trong khi làm sanh khởi minh, vị tỳ khưu từ bỏ mọi cảnh giới khổ đau.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Tụng Phẩm thứ nhất.
[41]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các chúng sinh ấy vô cùng thấp kém, là những người thấp kém về tuệ cao thượng. Những người ấy ngay trong đời hiện tại sống khổ sở, có sự buồn phiền, thất vọng, bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, khổ cảnh là điều chờ đợi. Này các tỳ khưu, các chúng sinh ấy không thấp kém, là những người không thấp kém về tuệ cao thượng. Những người ấy ngay trong đời hiện tại sống không có buồn phiền, không có thất vọng, không có bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, nhàn cảnh là điều chờ đợi.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Do sự thấp kém về tuệ, hãy nhìn thế gian luôn cả chư Thiên đã được xác lập ở danh và sắc, nghĩ rằng: ‘Đây là sự thật.’
3. Bởi vì tuệ là tối thượng ở thế gian, cái này dẫn đến sự thấu triệt, nhờ nó mà nhận biết đúng đắn sự diệt tận của sanh và hữu.
4. Chư Thiên và nhân loại yêu mến các vị ấy, các bậc Chánh Đẳng Giác, có niệm, có tuệ vi tiếu, mang thân xác cuối cùng.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[42]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, hai pháp trắng này hộ trì thế gian. Hai pháp nào? Hổ thẹn (tội lỗi) và ghê sợ (tội lỗi). Này các tỳ khưu, nếu hai pháp trắng này không hộ trì thế gian, ở đây không được nhận biết là ‘Mẹ,’ hoặc là ‘Dì,’ hoặc là ‘Mợ,’ hoặc là ‘Vợ của thầy,’ hoặc là ‘Vợ của các bậc đáng kính.’ Thế gian hỗn độn như là dê và cừu, gà và heo, chó nhà và chó rừng. Này các tỳ khưu, bởi vì hai pháp trắng này hộ trì thế gian, cho nên được nhận biết là ‘Mẹ,’ hoặc là ‘Dì,’ hoặc là ‘Mợ,’ hoặc là ‘Vợ của thầy,’ hoặc là ‘Vợ của các bậc đáng kính.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với những người nào hổ thẹn (tội lỗi) và ghê sợ (tội lỗi) thường xuyên không được biết đến, những người ấy, bị lệch khỏi gốc rễ trắng, đi đến sanh và tử.
3. Còn đối những người nào hổ thẹn (tội lỗi) và ghê sợ (tội lỗi) luôn luôn được thiết lập đúng đắn, Phạm hạnh được tăng tiến, những người ấy được an tịnh, đã được cạn kiệt sự hiện hữu lại nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[43]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, có cái không sanh—không hiện hữu—không làm ra—không tạo tác. Này các tỳ khưu, nếu không có cái không sanh—không hiện hữu—không làm ra—không tạo tác ấy thì ở đây việc thoát ly khỏi cái sanh—hiện hữu—làm ra—tạo tác không được biết đến. Này các tỳ khưu, bởi vì có cái không sanh—không hiện hữu—không làm ra—không tạo tác, cho nên việc thoát ly khỏi cái sanh—hiện hữu—làm ra—tạo tác được biết đến.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Cái sanh—hiện hữu—phát khởi—làm ra—tạo tác là không bền vững, gắn liền với già và chết, cái ổ của bệnh tật, dễ tiêu hoại, có thức ăn và tham ái là nguồn sanh khởi, không xứng đáng để thích thú.
3. Sự ra khỏi cái ấy là an tịnh, vượt ngoài suy luận, bền vững, không sanh, không phát khởi, không sầu, xa lìa luyến ái, là chỗ tựa, sự tịch diệt các pháp khổ, sự yên lặng các pháp tạo tác, an lạc.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[44]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là hai bản thể của Niết Bàn. Hai bản thể nào? Bản thể Niết bàn còn dư sót và bản thể Niết Bàn không còn dư sót.
2. Và này các tỳ khưu, cái nào là bản thể Niết bàn còn dư sót?
Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là bậc A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được hoàn mãn, có việc cần làm đã làm, có gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, đã hiểu biết đúng đắn và đã được giải thoát. Đối với vị ấy, năm giác quan vẫn tồn tại, thông qua trạng thái không bị hủy hoại của chúng vị ấy tiếp nhận đối tượng thích ý hoặc không thích ý, và cảm thọ hạnh phúc hay khổ đau. Cái có cho vị ấy là sự diệt trừ tham, sự diệt trừ sân, sự diệt trừ si. Này các tỳ khưu, cái này gọi là bản thể Niết bàn còn dư sót.
3. Và này các tỳ khưu, cái nào là bản thể Niết bàn không còn dư sót?
Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là bậc A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được hoàn mãn, có việc cần làm đã làm, có gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, đã hiểu biết đúng đắn và đã được giải thoát. Này các tỳ khưu, đối với vị ấy, ngay ở nơi đây tất cả những gì được cảm thọ là không được thích thú, sẽ trở thành mát lạnh. Này các tỳ khưu, cái này gọi là bản thể Niết bàn không còn dư sót. Này các tỳ khưu, đây là hai bản thể của Niết Bàn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Hai bản thể Niết bàn này đã được giảng giải bởi đấng Hữu Nhãn, bậc không bị lệ thuộc, bậc tự tại: Một bản thể, tại đây, ở thời hiện tại, còn dư sót, có sự diệt tận lối dẫn đến các hữu, hơn nữa là (bản thể Niết bàn) không còn dư sót ở thời vị lai, lúc các hữu được diệt tận toàn bộ.
3. Các vị nào biết được vị thế không còn tạo tác này, có tâm đã được giải thoát, có sự diệt tận lối dẫn đến hữu, có sự chứng đắc về cốt lõi của Giáo Pháp, các vị ấy thích thú ở sự diệt trừ, các vị như thế ấy đã dứt bỏ tất cả các hữu.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[45]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống có sự ưa thích thiền tịnh, thích thú thiền tịnh, gắn bó với sự vắng lặng của tâm ở nội phần, không bỏ bê việc tham thiền, hội đủ pháp minh sát, là những người thường lai vãng các khu vực trống vắng. Này các tỳ khưu, đối với các vị sống có sự ưa thích thiền tịnh, thích thú thiền tịnh, gắn bó với sự vắng lặng của tâm ở nội phần, không bỏ bê việc tham thiền, hội đủ pháp minh sát, là những người thường lai vãng các khu vực trống vắng, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Những vị nào có tâm an tịnh, chín chắn, có niệm, và có thiền, thấy rõ pháp một cách đúng đắn, không có sự mong mỏi về các dục.
3. Trong khi thích thú ở việc không xao lãng, có sự nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng, không thể đi đến sự thấp kém, các vị ở gần Niết Bàn.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[46]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống, có việc học tập là sự lợi ích, có tuệ là tối thượng, có giải thoát là cốt lõi, có niệm là chủ đạo. Này các tỳ khưu, đối với các vị sống có việc học tập là sự lợi ích, có tuệ là tối thượng, có giải thoát là cốt lõi, có niệm là chủ đạo, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị có việc học tập đã được đầy đủ, có pháp không bị hư hoại, có tuệ là tối thượng, có nhìn thấy sự diệt trừ và chấm dứt của sự sanh, vị ấy quả thật là bậc hiền trí, mang thân mạng cuối cùng, từ bỏ ngã mạn, Ta nói đã đi đến bờ kia của sự già.
3. Do đó, luôn luôn thích thú việc tham thiền, định tĩnh, có nhiệt tâm, có nhìn thấy sự diệt trừ và chấm dứt của sự sanh, sau khi khuất phục Ma Vương cùng với đạo quân binh, này các tỳ khưu, các ngươi hãy trở thành những vị đã đi đến bờ kia của sanh tử.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[47]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nên tỉnh thức, nên sống có niệm, có sự nhận biết rõ, định tĩnh, hoan hỷ, thành tín, và tại nơi ấy nhìn thấy rõ thời điểm thích hợp cho các thiện pháp. Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu tỉnh thức nên sống có niệm, có sự nhận biết rõ, định tĩnh, hoan hỷ, thành tín, và tại nơi ấy nhìn thấy rõ thời điểm thích hợp cho các thiện pháp, một quả báu nào đó trong hai quả báu là điều chờ đợi: trí giải thoát ở đời hiện tại, hoặc nếu còn dư sót thì phẩm vị Bất Lai.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Hỡi những người tỉnh thức, hãy lắng nghe điều này. Các vị nào đang ngủ, xin các vị hãy thức dậy. Tỉnh thức là tốt hơn ngủ. Không có nỗi sợ hãi cho người tỉnh thức.
3. Người nào tỉnh thức, và có niệm, có sự nhận biết rõ, định tĩnh, hoan hỷ, thành tín, đang cân nhắc suy xét pháp một cách đúng đắn vào thời điểm thích hợp, có trạng thái tập trung, người ấy có thể tiêu diệt bóng tối.
4. Do đó, đương nhiên nên duy trì sự tỉnh thức. Vị tỳ khưu có nhiệt tâm, chín chắn, đạt được thiền, sau khi cắt đứt sự trói buộc với sanh và lão, có thể chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng ngay tại nơi đây.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[48]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, hai hạng người này là những kẻ sanh đọa xứ, những kẻ đi địa ngục, sau khi không dứt bỏ điều này. Hai hạng nào? Kẻ không có Phạm hạnh tự nhận là có Phạm hạnh, và kẻ nào bôi nhọ vị đang thực hành Phạm hạnh trọn vẹn thanh tịnh bằng điều phi Phạm hạnh không có nguyên cớ. Này các tỳ khưu, hai hạng người này là những kẻ sanh đọa xứ, những kẻ đi địa ngục, sau khi không dứt bỏ điều này.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Kẻ có lời nói không thật đi đến địa ngục, hoặc thậm chí người nào, sau khi làm, đã nói là: ‘Tôi không làm;’ cả hai hạng người có nghiệp hạ liệt ấy, sau khi chết, là giống như nhau ở cảnh giới khác.
3. Có nhiều kẻ, cổ quấn y casa, (hành) theo pháp ác, không tự chế ngự, những kẻ xấu xa ấy, do các nghiệp ác, bị sanh vào địa ngục.
4. Hòn sắt cháy rực tựa như ngọn lửa được ăn vào là tốt hơn so với kẻ có giới tồi, không tự chế ngự, ăn đồ ăn khất thực của xứ sở.”[1]
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[49]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, chư Thiên và nhân loại bị xâm nhập bởi hai tà kiến, một số chấp chặt, một số chạy quá mức, và những vị có mắt nhìn thấy.
2. Và này các tỳ khưu, một số chấp chặt nghĩa là thế nào?
Này các tỳ khưu, có sự ưa thích ở hữu, chư Thiên và nhân loại thích thú ở hữu, vui thích ở hữu. Đối với các vị ấy, trong khi Giáo Pháp về sự diệt tận của hữu đang được thuyết giảng, tâm của họ không hướng đến, không tin tưởng, không trú vào, không thiên về. Này các tỳ khưu, một số chấp chặt nghĩa là như thế.
3. Và này các tỳ khưu, một số chạy quá mức nghĩa là thế nào?
Trái lại, trong khi bị khổ sở, trong khi bị hổ thẹn, trong khi chán ghét bởi vì hữu, một số thỏa thích phi hữu (nói rằng): ‘Này ông, khi tự ngã này, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị tiêu diệt, bị hoại diệt, không hiện hữu sau khi chết đi. Điều này là an tịnh, điều này là hảo hạng, điều này là đúng như vậy.’ Này các tỳ khưu, một số chạy quá mức nghĩa là như thế.
4. Và này các tỳ khưu, những vị có mắt nhìn thấy nghĩa là thế nào?
Ở đây, vị tỳ khưu nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu, sau khi nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu vị ấy thực hành đưa đến nhàm chán, đưa đến xa lìa luyến ái, đưa đến tịch diệt đối với hiện hữu. Này các tỳ khưu, những vị có mắt nhìn thấy nghĩa là như thế.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
5. “Những người nào sau khi thấy được hiện hữu là hiện hữu, và có sự vượt qua hiện hữu, họ được giải thoát ở hiện hữu như thế nhờ vào sự diệt tận tham ái ở hữu.
6. Với sự hiểu biết toàn diện về hiện hữu, vị ấy quả thật đã xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu. Do sự không hình thành của hiện hữu, vị tỳ khưu không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ nhì.
Hai bài Kinh về giác quan, hai làm cho nóng này, hai bài Kinh khác về giới, không ghê sợ tội lỗi, và hai về dối gạt, với đáng bị chấn động; chúng là mười.
Suy tầm, sự thuyết giảng, minh, tuệ, với pháp (trắng) là thứ năm, không sanh, bản thể, thiền tịnh, học tập, và với tỉnh thức, đọa xứ, và với tà kiến nữa, hai mươi hai bài Kinh đã được giảng giải.
NHÓM HAI PHÁP.
--ooOoo--
[50]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba bất thiện căn. Ba căn nào? Tham là bất thiện căn, sân là bất thiện căn, si là bất thiện căn, Này các tỳ khưu, đây là ba bất thiện căn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Tham, sân, và si, được sanh ra từ bản thân, hãm hại người có tâm ác xấu, tựa như (hoa) trái của chính cây tre hại chết cây tre.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[51]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba giới. Ba giới nào? Sắc giới, vô sắc giới, tịch diệt giới. Này các tỳ khưu, đây là ba giới.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi hiểu toàn diện về sắc giới, không đứng vững ở vô sắc, những ai được giải thoát ở tịch diệt, những vị ấy có sự loại bỏ Tử Thần.
3. Với thân, sau khi chạm đến bản thể Bất Tử, không còn mầm tái sanh, sau khi chứng ngộ sự xả bỏ mầm tái sanh, bậc không còn lậu hoặc, Chánh Đẳng Giác thuyết giảng vị thế không còn sầu muộn, xa lìa ô nhiễm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[52]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba thọ. Ba thọ nào? Thọ lạc, thọ khổ, thọ bất khổ bất lạc. Này các tỳ khưu, đây là ba thọ.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị đệ tử của đức Phật, định tĩnh, có sự nhận biết đúng đắn, có niệm, và nhận biết về thọ, sự phát sanh của các thọ, ...
3. ... nơi các thọ được diệt tận, và đạo lộ dẫn đến sự diệt trừ. Do sự diệt trừ các thọ, vị tỳ khưu không còn khao khát, được tịch tịnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[53]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba thọ. Ba thọ nào? Thọ lạc, thọ khổ, thọ bất khổ bất lạc.
Này các tỳ khưu, thọ lạc nên được nhìn thấy là khổ. Thọ khổ nên được nhìn thấy là mũi tên. Thọ không khổ không lạc nên được nhìn thấy là vô thường. Này các tỳ khưu, bởi vì với vị tỳ khưu thọ lạc đã được nhìn thấy là khổ, thọ khổ đã được nhìn thấy là mũi tên, thọ không khổ không lạc đã được nhìn thấy là vô thường, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu này được gọi là Thánh nhân, có cái nhìn đúng đắn, đã cắt đứt tham ái, đã bứng gốc sự trói buộc, nhờ vào sự lĩnh hội về ngã mạn một cách đúng đắn đã thực hiện việc chấm dứt khổ.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị nào đã nhìn thấy lạc là khổ, đã nhìn thấy khổ là mũi tên, đã nhìn thấy không khổ không lạc, an tịnh ấy là vô thường ...
3. ... vị tỳ khưu ấy, thật vậy, với việc nhìn thấy đúng đắn, nhờ thế được giải thoát khỏi nơi ấy, được hoàn mãn về thắng trí, được an tịnh, vị hiền trí ấy quả thật đã vượt qua các sự ràng buộc.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[54]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự tầm cầu. Ba sự tầm cầu nào? Sự tầm cầu về dục, sự tầm cầu về hữu, sự tầm cầu về Phạm hạnh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị đệ tử của đức Phật, định tĩnh, có sự nhận biết đúng đắn, có niệm, và nhận biết về tầm cầu, sự phát sanh của các tầm cầu, ...
3. ... nơi các tầm cầu được diệt tận, và đạo lộ dẫn đến sự diệt trừ. Do sự diệt trừ các tầm cầu, vị tỳ khưu không còn khao khát, được tịch tịnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[55]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự tầm cầu. Ba sự tầm cầu nào? Sự tầm cầu về dục, sự tầm cầu về hữu, sự tầm cầu về Phạm hạnh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sự tầm cầu về dục, sự tầm cầu về hữu, cùng với sự tầm cầu về Phạm hạnh, sự bám víu vào ‘sự thật là thế ấy,’ chỗ đứng của tà kiến, (tất cả) là sự tích lũy (các ô nhiễm).
3. Đối với vị đã xa lìa luyến ái ở mọi ái luyến, đối với vị có sự giải thoát do diệt trừ tham ái, các sự tầm cầu đã được xả bỏ, các chỗ đứng của tà kiến đã được nhổ bỏ; do sự diệt trừ các sự tầm cầu, vị tỳ khưu không còn mong mỏi, không còn hoài nghi.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[56]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba lậu hoặc. Ba lậu hoặc nào? Lậu hoặc liên quan đến các dục, lậu hoặc liên quan đến hữu, lậu hoặc liên quan đến vô minh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị đệ tử của đức Phật, định tĩnh, có sự nhận biết đúng đắn, có niệm, và nhận biết về lậu hoặc, sự phát sanh của các lậu hoặc, ...
3. ... nơi các lậu hoặc được diệt tận, và đạo lộ dẫn đến sự diệt trừ. Do sự diệt trừ các lậu hoặc, vị tỳ khưu không còn khao khát, được tịch tịnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[57]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba lậu hoặc. Ba lậu hoặc nào? Lậu hoặc liên quan đến các dục, lậu hoặc liên quan đến hữu, lậu hoặc liên quan đến vô minh.”[2]
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với vị nào, dục lậu đã được cạn kiệt, vô minh đã được xa lìa, hữu lậu đã được hoàn toàn cạn kiệt, (vị ấy) đã được giải thoát, không còn mầm tái sanh, mang thân mạng cuối cùng, sau khi đã chiến thắng Ma Vương cùng với đạo quân binh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[58]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba tham ái. Ba tham ái nào? Tham ái liên quan đến các dục, tham ái liên quan đến hữu, tham ái liên quan đến phi hữu.”[3]
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Bị ràng buộc bởi sự ràng buộc của tham ái, có tâm bị ái luyến ở hữu và phi hữu, những người ấy, bị trói buộc bởi sự trói buộc của Ma Vương, không có sự an toàn đối với các trói buộc; bị dính mắc, họ đi đến luân hồi, với việc đi đến sanh và tử.
3. Và những vị nào, sau khi tiêu diệt tham ái, có tham ái đã được xa lìa ở hữu và phi hữu, đã đạt đến sự diệt trừ các lậu hoặc, những vị ấy đã đi đến bờ kia, ở thế gian.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[59]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu ba pháp vượt qua phạm vi của Ma Vương và chói sáng ví như mặt trời. Với ba pháp nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu được thành tựu vô học giới uẩn, được thành tựu vô học định uẩn, được thành tựu vô học tuệ uẩn.
Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu ba pháp vượt qua phạm vi của Ma Vương và chói sáng ví như mặt trời.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Giới, định, và tuệ, đối với vị nào các pháp này khéo được tu tập, (vị ấy) vượt qua phạm vi của Ma Vương và chói sáng ví như mặt trời.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ nhất.
Căn, giới, rồi hai bài Kinh về thọ, hai về tầm cầu, và hai về lậu hoặc, tham ái, và phạm vi của Ma Vương; các vị đã gọi là phẩm thứ nhất tối thượng.
--ooOoo--
[60]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba nền tảng của hành động phước thiện. Ba nền tảng nào? Nền tảng của hành động phước thiện gồm có bố thí, nền tảng của hành động phước thiện gồm có giới, nền tảng của hành động phước thiện gồm có tu tập (tham thiền). Này các tỳ khưu, đây là ba nền tảng của hành động phước thiện.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị ấy nên học tập thuần về phước thiện làm sanh lên an lạc tối cao kéo dài, nên tu tập bố thí, sự thực hành bình lặng, và tâm từ ái.
3. Sau khi tu tập ba pháp làm sanh lên an lạc này, bậc sáng suốt sanh lên cõi an lạc, không khổ sầu.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[61]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba loại nhãn (con mắt). Ba loại nào? Nhục nhãn, thiên nhãn, và tuệ nhãn. Này các tỳ khưu, đây là ba loại nhãn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn là vô thượng, đấng Tối Thượng Nhân đã nói về ba loại nhãn này.
3. Việc sanh lên của nhục nhãn là con đường đưa đến thiên nhãn. Khi trí tuệ đã sanh khởi, tuệ nhãn là tối thượng. Do việc đạt được nhãn ấy, được giải thoát khỏi tất cả khổ đau.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[62]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba quyền. Ba quyền nào? Vị tri quyền, dĩ tri quyền, cụ tri quyền.[4] Này các tỳ khưu, đây là ba quyền.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với vị hữu học đang học tập, đi theo đạo lộ ngay thẳng, tuệ thứ nhất về sự diệt trừ, kế đó không bị gián đoạn là trí giác ngộ.
3. Sau đó, trí giác ngộ của vị đã giải thoát chắc chắn trở thành trí của bậc tự tại, nhờ vào sự diệt trừ tất cả các điều ràng buộc (tuyên bố rằng:) ‘Sự giải thoát của tôi là không bị chuyển dịch.’
4. Vị ấy quả thật được thành tựu các quyền, trở nên an tịnh, được thích thú ở vị thế an tịnh, (vị ấy) mang thân mạng cuối cùng, sau khi đã chiến thắng Ma Vương cùng với đạo quân binh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[63]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba khoảng thời gian. Khoảng thời gian quá khứ, khoảng thời gian vị lai, khoảng thời gian hiện tại. Này các tỳ khưu, đây là ba khoảng thời gian.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có sự nhận biết về điều được thuyết giảng, chúng sinh đứng vững ở điều được thuyết giảng. Không biết toàn diện về điều được thuyết giảng chúng sinh đi đến sự trói buộc của thần chết.
3. Và sau khi biết toàn diện về điều được thuyết giảng, không nghĩ đến người thuyết giảng, tâm chạm dến sự giải thoát, vị thế an tịnh vô thượng.
4. Vị ấy quả thật đã thành tựu điều được thuyết giảng, được an tịnh, được thích thú ở vị thế an tịnh, có sự thực hành sau khi đã suy xét, đã đứng ở pháp, bậc hiểu biết sâu sắc không đi đến sự suy xét.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[64]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba uế hạnh. Ba uế hạnh nào? Uế hạnh do thân, uế hạnh do khẩu, uế hạnh do ý. Này các tỳ khưu, đây là ba uế hạnh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi làm uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi làm uế hạnh do ý và điều nào khác liên quan đến tội lỗi, ...
3. ... sau khi không làm hành động thiện, sau khi làm nhiều việc bất thiện, do sự hoại rã của thân, kẻ thiếu trí tuệ ấy sanh vào địa ngục.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[65]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba thiện hạnh. Ba thiện hạnh nào? Thiện hạnh do thân, thiện hạnh do khẩu, thiện hạnh do ý. Này các tỳ khưu, đây là ba thiện hạnh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi từ bỏ uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi từ bỏ uế hạnh do ý và điều nào khác liên quan đến tội lỗi, ...
3. ... sau khi không làm hành động bất thiện, sau khi làm nhiều việc thiện, do sự hoại rã của thân, người có trí tuệ ấy sanh vào cõi Trời.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[66]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự thanh tịnh. Ba sự thanh tịnh nào? Sự thanh tịnh ở thân, thanh tịnh ở khẩu, thanh tịnh ở ý. Này các tỳ khưu, đây là ba sự thanh tịnh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có sự thanh tịnh ở thân, có sự thanh tịnh ở khẩu, có sự thanh tịnh ở ý, không còn lậu hoặc, bậc thanh tịnh, thành tựu sự thanh tịnh, được gọi là có sự dứt bỏ tất cả.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[67]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba hiền trí hạnh. Ba hiền trí hạnh nào? Hiền trí hạnh về thân, hiền trí hạnh về khẩu, hiền trí hạnh về ý. Này các tỳ khưu, đây là ba hiền trí hạnh.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có hiền trí hạnh về thân, có hiền trí hạnh về khẩu, có hiền trí hạnh về ý, không còn lậu hoặc, bậc hiền trí, thành tựu hiền trí hạnh, được gọi là người đã gột rửa điều ác xấu.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[68]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đối với bất cứ người nào luyến ái chưa được dứt bỏ, sân hận chưa được dứt bỏ, si mê chưa được dứt bỏ, này các tỳ khưu, người này được gọi là bị trói buộc bởi Ma Vương, bẫy sập của Ma Vương đã được đóng lại đối với người này, và bị hành động theo như ý muốn của kẻ Ác Độc.
Này các tỳ khưu, đối với bất cứ người nào luyến ái đã được dứt bỏ, sân đã được dứt bỏ, si đã được dứt bỏ, này các tỳ khưu, người này được gọi là không bị trói buộc bởi Ma Vương, bẫy sập của Ma Vương đã được mở ra đối với người này, và không bị hành động theo như ý muốn của kẻ Ác Độc.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với người nào, luyến ái, sân hận, và vô minh đã được xa lìa, người ấy đã được gọi là một vị khác nữa có bản thân đã được tu tập, đã trở nên cao thượng, đã đi đến như thế, đã được giác ngộ, đã vượt qua oán thù và sợ hãi, đã có sự dứt bỏ tất cả.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[69]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đối với bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào luyến ái chưa được dứt bỏ, sân hận chưa được dứt bỏ, si mê chưa được dứt bỏ, này các tỳ khưu, vị này được gọi là chưa vượt qua biển cả có sóng, có sóng dữ, có dòng nước xoáy, có cá sấu, có quỷ sứ.
Này các tỳ khưu, đối với bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào luyến ái đã được dứt bỏ, sân hận đã được dứt bỏ, si mê đã được dứt bỏ, này các tỳ khưu, vị này được gọi là đã vượt qua biển cả có sóng, có sóng dữ, có dòng nước xoáy, có cá sấu, có quỷ sứ, đã vượt qua, đã đi đến bờ kia, đã đứng ở đất liền, là vị Bà-la-môn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với vị nào, luyến ái, sân hận, và vô minh đã được xa lìa, vị ấy đã vượt qua biển cả có cá sấu, có quỷ sứ, có sóng ghê rợn, khó vượt qua được.
Là người đã vượt qua sự dính mắc, đã từ bỏ Tử Thần, không còn mầm tái sanh, đã dứt bỏ khổ đau cùng với việc không còn sự hiện hữu lại nữa, đã đi đến mục đích, vị ấy đi đến sự không là hạn lượng, Ta nói rằng: ‘Vị ấy đã làm cho Ma Vương mê muội.’”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ nhì.
Phước thiện, nhãn (mắt), rồi các quyền, khoảng thời gian, hai về hạnh, thanh tịnh, hiền trí, rồi hai về luyến ái; các vị cũng đã gọi là phẩm thứ nhì tối thượng.
--ooOoo--
[1] Ba kệ ngôn này giống ba kệ ngôn 306-308 của Pháp Cú, Phẩm Địa Ngục.
[2] Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu (ND).
[3] Dục ái, hữu ái, phi hữu ái (ND).
[4] Vị tri quyền (anaññātaññassāmītindriya = khả năng về “Tôi sẽ biết điều chưa được biết”) tức là trí tuệ đưa đến việc thấy được Niết Bàn lần đầu tiên của đạo Nhập Lưu. Dĩ tri quyền (aññindriya = khả năng về điều đã được biết) tức là trí tuệ biết được Niết Bàn các lần sau từ quả Nhập Lưu cho đến đạo A-la-hán. Cụ tri quyền (aññātāvindriya = khả năng có điều đã được biết) tức là trí tuệ giác ngộ hoàn toàn của quả A-la-hán (ND).
[70]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy các chúng sinh thành tựu uế hạnh do thân, thành tựu uế hạnh do khẩu, thành tựu uế hạnh do ý, những kẻ phỉ báng các bậc Thánh, những kẻ tà kiến có sự thọ trì các nghiệp do tà kiến, những kẻ ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.
Này các tỳ khưu, tuy nhiên Ta nói điều ấy không phải đã nghe được từ Sa- môn hoặc Bà-la- môn khác.
Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy các chúng sinh thành tựu uế hạnh do thân, thành tựu uế hạnh do khẩu, thành tựu uế hạnh do ý, những kẻ phỉ báng các bậc Thánh, những kẻ tà kiến có sự thọ trì các nghiệp do tà kiến, những kẻ ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.
Này các tỳ khưu, hơn nữa chỉ có điều nào tự mình đã biết, tự mình đã thấy, tự mình đã hiểu, thì Ta nói về điều ấy.
Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy các chúng sinh thành tựu uế hạnh do thân, thành tựu uế hạnh do khẩu, thành tựu uế hạnh do ý, những kẻ phỉ báng các bậc Thánh, những kẻ tà kiến có sự thọ trì các nghiệp do tà kiến, những kẻ ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Con người ở nơi đây quyết định ý nghĩ sai trái, nói lời nói sai trái, và làm các hành động sai trái bằng thân.
3. Kẻ ít lắng nghe (học hỏi), kẻ hành động tội lỗi trong mạng sống ít ỏi ở nơi đây, do sự hoại rã của thân kẻ có tuệ tồi ấy sanh vào địa ngục.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[71]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy các chúng sinh thành tựu thiện hạnh do thân, thành tựu thiện hạnh do khẩu, thành tựu thiện hạnh do ý, những người không phỉ báng các bậc Thánh, những người chánh kiến có sự thọ trì các nghiệp do chánh kiến, những người ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.
Này các tỳ khưu, tuy nhiên Ta nói điều ấy không phải đã nghe được từ Sa- môn hoặc Bà-la- môn khác.
Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy các chúng sinh thành tựu thiện hạnh do thân, thành tựu thiện hạnh do khẩu, thành tựu thiện hạnh do ý, những người không phỉ báng các bậc Thánh, những người chánh kiến có sự thọ trì các nghiệp do chánh kiến, những người ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.
Này các tỳ khưu, hơn nữa chỉ có điều nào tự mình đã biết, tự mình đã thấy, tự mình đã hiểu, thì Ta nói về điều ấy.
Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy các chúng sinh thành tựu thiện hạnh do thân, thành tựu thiện hạnh do khẩu, thành tựu thiện hạnh do ý, những người không phỉ báng các bậc Thánh, những người chánh kiến có sự thọ trì các nghiệp do chánh kiến, những người ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Con người ở nơi đây, quyết định ý nghĩ chân chánh, nói lời nói chân chánh, và làm các hành động chân chánh bằng thân.
3. Người nghe (học hỏi) nhiều, người hành động phước thiện trong mạng sống ít ỏi ở nơi đây, do sự hoại rã của thân người có trí tuệ ấy sanh vào cõi Trời.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[72]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba tính chất của việc thoát ly. Ba tính chất nào? Thoát ly khỏi các dục, tức là sự xuất ly. Thoát ly khỏi các sắc, tức là vô sắc. Hơn nữa, bất cứ cái gì được hiện hữu, được tạo tác, được sanh khởi tùy thuận (điều kiện), thoát ly khỏi cái ấy là sự tịch diệt. Này các tỳ khưu, đây là ba tính chất của việc thoát ly.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi biết được sự thoát ly khỏi các dục, và sự vượt qua các sắc, trong khi chạm đến sự vắng lặng của tất cả các hành, luôn luôn có sự nhiệt tâm ...
3. ... vị tỳ khưu ấy, thật vậy, với việc nhìn thấy đúng đắn, nhờ thế được giải thoát khỏi nơi ấy, được hoàn mãn về thắng trí, được an tịnh, vị hiền trí ấy quả thật đã vượt qua các sự ràng buộc.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[73]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các pháp vô sắc là an tịnh hơn so với các sắc pháp. Sự tịch diệt là an tịnh hơn so với các pháp vô sắc.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Các chúng sinh nào tiếp cận các sắc pháp và những ai có sự thiết lập ở các pháp vô sắc, trong khi không nhận biết về sự tịch diệt, là những người đi đến sự hiện hữu lại nữa.
3. Và những người nào sau khi đã hiểu toàn diện về các sắc, không an trú ở các pháp vô sắc, những người nào được giải thoát ở sự tịch diệt, những người ấy có sự từ bỏ tử thần.
4. Sau khi đã chạm đến bản thể bất tử bằng thân, không mầm tái sanh, sau khi đã chứng đắc sự từ bỏ mầm tái sanh, không còn lậu hoặc, đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng về vị thế không sầu muộn, không bụi ô nhiễm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[74]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba hạng con trai này đang tồn tại, đang hiện hữu ở thế gian. Ba hạng nào? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh.
Và này các tỳ khưu, con trai hạng ưu sanh nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây mẹ và cha của người con trai không đi đến nương nhờ đức Phật, không đi đến nương nhờ Giáo Pháp, không đi đến nương nhờ Tăng Chúng, không kiêng cữ việc giết hại mạng sống, không kiêng cữ việc lấy vật chưa được cho, không kiêng cữ hành vi sai trái trong các dục, không kiêng cữ việc nói lời dối trá, không kiêng cữ trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, có giới tồi, có ác pháp. Và con trai của những người ấy đi đến nương nhờ đức Phật, đi đến nương nhờ Giáo Pháp, đi đến nương nhờ Tăng Chúng, kiêng cữ việc giết hại mạng sống, kiêng cữ việc lấy vật chưa được cho, kiêng cữ hành vi sai trái trong các dục, kiêng cữ việc nói lời dối trá, kiêng cữ trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, có giới hạnh, có thiện pháp. Này các tỳ khưu, con trai hạng ưu sanh nghĩa là như thế.
Và này các tỳ khưu, con trai hạng tùy sanh nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây mẹ và cha của người con trai đi đến nương nhờ đức Phật, đi đến nương nhờ Giáo Pháp, đi đến nương nhờ Tăng Chúng, kiêng cữ việc giết hại mạng sống, kiêng cữ việc lấy vật chưa được cho, kiêng cữ hành vi sai trái trong các dục, kiêng cữ việc nói lời dối trá, kiêng cữ trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, có giới hạnh, có thiện pháp. Và con trai của những người ấy đi đến nương nhờ đức Phật, đi đến nương nhờ Giáo Pháp, đi đến nương nhờ Tăng Chúng, kiêng cữ việc giết hại mạng sống, kiêng cữ việc lấy vật chưa được cho, kiêng cữ hành vi sai trái trong các dục, kiêng cữ việc nói lời dối trá, kiêng cữ trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, có giới hạnh, có thiện pháp. Này các tỳ khưu, con trai hạng tùy sanh nghĩa là như thế.
Và này các tỳ khưu, con trai hạng liệt sanh nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây mẹ và cha của người con trai đi đến nương nhờ đức Phật, đi đến nương nhờ Giáo Pháp, đi đến nương nhờ Tăng Chúng, kiêng cữ việc giết hại mạng sống, kiêng cữ việc lấy vật chưa được cho, kiêng cữ hành vi sai trái trong các dục, kiêng cữ việc nói lời dối trá, kiêng cữ trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, có giới hạnh, có thiện pháp. Và con trai của những người ấy không đi đến nương nhờ đức Phật, không đi đến nương nhờ Giáo Pháp, không đi đến nương nhờ Tăng Chúng, không kiêng cữ việc giết hại mạng sống, không kiêng cữ việc lấy vật chưa được cho, không kiêng cữ hành vi sai trái trong các dục, không kiêng cữ việc nói lời dối trá, không kiêng cữ trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, có giới tồi, có các pháp. Này các tỳ khưu, con trai hạng liệt sanh nghĩa là như thế. Này các tỳ khưu, ba hạng con trai này đang tồn tại, đang hiện hữu ở thế gian.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Các bậc sáng suốt ước muốn con trai hạng ưu sanh, hạng tùy sanh, không ước muốn hạng liệt sanh, là hạng phá hỏng gia đình.
3. Những người con trai này là những nam cư sĩ ở thế gian, có đức tin, được đầy đủ về giới, rộng lượng, xa lìa sự bỏn xẻn, chói sáng ở các tập thể (tựa như) mặt trăng được thoát khỏi đám mây.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[75]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba hạng người này đang tồn tại, đang hiện hữu ở thế gian. Ba hạng nào? Hạng tương tự đám mây không mưa, hạng có mưa ở khu vực, hạng có mưa đều ở tất cả các nơi.
Và này các tỳ khưu, hạng người tương tự đám mây không mưa nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây có hạng người không là thí chủ đến toàn bộ tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, những người khốn khổ, lang bạt, nghèo khó, hành khất, về cơm ăn, nước uống, vải vóc, phương tiện di chuyển, tràng hoa, hương thơm, vật thoa, giường nằm, chỗ ngụ, đèn đuốc . Này các tỳ khưu, hạng người tương tự đám mây không mưa nghĩa là như thế.
Và này các tỳ khưu, hạng người có mưa ở khu vực nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây có hạng người là thí chủ đến một số, không là thí chủ đến một số Sa-môn, Bà-la-môn, những người khốn khổ, lang bạt, nghèo khó, hành khất, về cơm ăn, nước uống, vải vóc, phương tiện di chuyển, tràng hoa, hương thơm, vật thoa, giường nằm, chỗ ngụ, đèn đuốc. Này các tỳ khưu, hạng người có mưa ở khu vực nghĩa là như thế.
Và này các tỳ khưu, hạng người có mưa đều ở tất cả các nơi nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây có hạng người bố thí đến tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, những người khốn khổ, lang bạt, nghèo khó, hành khất, về cơm ăn, nước uống, vải vóc, phương tiện di chuyển, tràng hoa, hương thơm, vật thoa, giường nằm, chỗ ngụ, đèn đuốc. Này các tỳ khưu, hạng người có mưa đều ở tất cả các nơi nghĩa là như thế. Này các tỳ khưu, đây là ba hạng người đang tồn tại, đang hiện hữu ở thế gian.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi có được cơm ăn, nước uống, vật thực mà không san sẻ đến các Sa-môn, Bà-la-môn, những người khốn khổ, lang bạt, nghèo khó, người ta đã nói về kẻ hạ tiện ấy là: ‘Người tương tự đám mây không mưa.’
3. Không bố thí đến một số người, ban tặng đến một số người, những người thông minh đã nói về kẻ ấy là: ‘Người có mưa ở khu vực.’
4. Người có lời nói đem đến sự dễ dàng về vật thực, người có lòng thương tưởng đến tất cả sanh linh, trong khi tùy hỷ, ban phát và nói rằng: “Các người hãy bố thí, các người hãy bố thí.’
5. Cũng giống như đám mây gào thét, gầm rống rồi đổ mưa, ngay trong khi đang tuôn ra nước, làm tràn đầy đất bằng và chỗ trũng.
6. Tương tự y như vậy, ở đây có hạng người như thế ấy, sau khi thâu thập tài sản đạt được một cách hợp pháp nhờ vào nghị lực, rồi với cơm ăn và nước uống hoàn toàn làm toại ý những người nghèo khó đã đi đến.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[76]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, trong lúc ước nguyện ba điều hạnh phúc này, người sáng suốt nên gìn giữ giới. Ba điều nào? ‘Mong rằng sự ca ngợi hãy đến cho tôi.’ (nghĩ thế) người sáng suốt nên gìn giữ giới, ‘Mong rằng của cải hãy sanh lên cho tôi,’ (nghĩ thế) người sáng suốt nên gìn giữ giới, ‘Do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, tôi sẽ sanh về chốn an vui, cõi Trời,’ (nghĩ thế) người sáng suốt nên gìn giữ giới. Này các tỳ khưu, trong khi ước nguyện ba điều hạnh phúc này, người sáng suốt nên gìn giữ giới.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Người thông minh nên gìn giữ giới trong lúc ước nguyện ba điều hạnh phúc: sự ca ngợi, sự đạt được của cải, sự vui sướng ở cõi Trời sau khi chết.
3. Tuy nhiên, nếu trong lúc không làm ác, mà thân cận người đang làm, thì bị nghi ngờ về điều ác, và tiếng xấu của người ấy tăng trưởng.
4. Kết bạn với người như thế nào, và thân cận người như thế nào, kẻ ấy chắc chắn trở thành người như thế ấy, việc cộng trú chung cũng là như thế ấy.
5. Người đang cộng sự và đối tượng đang cộng sự, người đang tiếp xúc và người khác là đối tượng đang tiếp xúc, tựa như mũi tên bị nhiễm độc làm nhơ nhuốc bó tên còn chưa bị nhơ nhuốc, người sáng trí, do nỗi sợ hãi sự nhơ nhuốc, không nên có bạn ác.
6. Người nào gói lại con cá thối bằng phần ngọn của cọng cỏ kusa, các cọng cỏ kusa cũng tỏa ra các mùi thối; sự thân cận với kẻ ngu là tương tự.
7. Còn người nào gói lại cỏ thơm tagara bằng lá cây, luôn cả các lá cây cũng tỏa ra mùi thơm; sự thân cận với người sáng trí là tương tự.
8. Vì thế, sau khi biết được kết quả đối với bản thân tựa như đối với giỏ lá cây, người sáng suốt không nên thân cận những kẻ không tốt, nên thân cận những người tốt; những kẻ không tốt dẫn đến địa ngục, những người tốt giúp cho đạt được nhàn cảnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[77]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, thân này là dễ tan vỡ, thức có tính chất rã tan, tất cả các mầm tái sanh là vô thường, khổ đau, có tính chất đổi thay.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi biết rằng thân là dễ tan vỡ, và thức có thể rã tan, sau khi nhìn thấy nỗi sợ hãi ở các mầm tái sanh, (vị ấy) đã vượt qua sanh và tử; sau khi đạt đến sự an tịnh tối cao, vị có bản thân đã được tu tập chờ đợi thời điểm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[78]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, tùy theo bản chất các chúng sinh cùng với các chúng sinh kết hợp, gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém cùng với các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém kết hợp, gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành cùng với các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành kết hợp, gặp gỡ nhau.
Này các tỳ khưu, ngay cả ở thời kỳ quá khứ, tùy theo bản chất các chúng sinh cùng với các chúng sinh đã kết hợp, đã gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém cùng với các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém đã kết hợp, đã gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành cùng với các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành đã kết hợp, đã gặp gỡ nhau.
Này các tỳ khưu, luôn cả ở thời kỳ vị lai, tùy theo bản chất các chúng sinh cùng với các chúng sinh sẽ kết hợp, sẽ gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém cùng với các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém sẽ kết hợp, sẽ gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành cùng với các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành sẽ kết hợp, sẽ gặp gỡ nhau.
Này các tỳ khưu, ngay cả hiện nay ở thời kỳ hiện tại, tùy theo bản chất các chúng sinh cùng với các chúng sinh kết hợp, gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém cùng với các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém kết hợp, gặp gỡ nhau. Các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành cùng với các chúng sinh có khuynh hướng tốt lành kết hợp, gặp gỡ nhau.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Ô nhiễm sanh lên do sự kết giao, bị chặt đứt do sự không kết giao. Giống như người leo lên miếng gỗ nhỏ có thể chìm xuống ở đại dương, ...
3. ... Tương tự như thế, người có đời sống tốt lành đi đến với người biếng nhác cũng chìm xuống. Vì thế nên xa lánh kẻ biếng nhác có sự tinh tấn thấp kém ấy.
4. Nên sống cùng với các bậc sáng suốt, sống tách ly, cao thượng, có bản tánh cương quyết, có thiền, thường xuyên có sự ra sức tinh tấn.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[79]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba pháp này vận hành đưa đến sự thoái hóa cho vị tỳ khưu hữu học. Ba pháp nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu hữu học có sự ưa thích công việc, thích thú công việc, gắn bó với sự ưa thích công việc; có sự ưa thích nói chuyện, thích thú nói chuyện, gắn bó với sự ưa thích nói chuyện; có sự ưa thích ngủ nghê, thích thú ngủ nghê, gắn bó với sự ưa thích ngủ nghê. Này các tỳ khưu, ba pháp này vận hành đưa đến sự thoái hóa cho vị tỳ khưu hữu học.
Này các tỳ khưu, ba pháp này vận hành không đưa đến sự thoái hóa cho vị tỳ khưu hữu học. Ba pháp nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu hữu học không có sự ưa thích công việc, không thích thú công việc, không gắn bó với sự ưa thích công việc; không có sự ưa thích nói chuyện, không thích thú nói chuyện, không gắn bó với sự ưa thích nói chuyện; không có sự ưa thích ngủ nghê, không thích thú ngủ nghê, không gắn bó với sự ưa thích ngủ nghê. Này các tỳ khưu, ba pháp này vận hành không đưa đến sự thoái hóa cho vị tỳ khưu hữu học.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có sự ưa thích công việc, thích thú nói chuyện, có sự ưa thích ngủ nghê, và náo động, vị tỳ khưu như thế ấy không có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.
3. Chính vì thế, vị ấy nên có ít phận sự, ít buồn ngủ, không náo động, vị tỳ khưu như thế ấy có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ ba.
Hai bài Kinh về kiến, sự thoát ly, sắc pháp, con trai, và với hạng người không mưa, hạnh phúc, và sự tan vỡ, bản chất, với sự thoái hóa; chúng là mười.
--ooOoo--
[80]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba suy tầm bất thiện. Ba suy tầm nào? Sự suy tầm liên quan đến việc không bị khi dễ, sự suy tầm liên quan đến lợi lộc, tôn vinh, và tiếng tăm, sự suy tầm liên quan đến việc quan tâm về người khác. Này các tỳ khưu, ba pháp này là suy tầm bất thiện.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị gắn bó với việc không bị khi dễ, có sự sùng kính về lợi lộc và sự tôn vinh, có sự vui mừng với các đồng sự, thì cách xa sự diệt trừ các ràng buộc.
3. Và vị nào từ bỏ con cái, đàn gia súc, các đám rước dâu, và những sự gom góp (vật dụng), vị tỳ khưu như thế ấy có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[81]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy do sự tôn vinh các chúng sanh bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy do sự không tôn vinh các chúng sanh bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy do sự tôn vinh và do sự không tôn vinh các chúng sanh bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.
Này các tỳ khưu, hơn nữa không phải đã nghe từ vị Sa- môn hoặc Bà-la- môn nào khác mà Ta nói điều ấy. Này các tỳ khưu, chỉ có điều nào mà Ta tự mình đã biết, tự mình đã thấy, tự mình đã hiểu, thì Ta nói về điều ấy.
Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy do sự tôn vinh các chúng sanh bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy do sự không tôn vinh các chúng sanh bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Này các tỳ khưu, Ta đã nhìn thấy do sự tôn vinh và do sự không tôn vinh các chúng sanh bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Ở cả hai trường hợp, trong khi được tôn vinh và với sự không tôn vinh, vị nào có định không dao động, có nếp sống không xao lãng, ...
3. ... vị ấy, có thiền, thường xuyên hành minh sát với nhận thức vi tế, có sự ưa thích việc diệt trừ chấp thủ, được gọi là ‘bậc chân nhân.’”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[82]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba âm thanh này của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên tùy theo lúc này lúc khác. Ba âm thanh nào?
Này các tỳ khưu, vào lúc nào vị đệ tử của bậc Thánh cạo bỏ râu tóc, khoác lên các y màu ca-sa, nghĩ đến việc xuất gia rời nhà sống không nhà, vào lúc ấy âm thanh của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên rằng: ‘Vị đệ tử này của bậc Thánh nghĩ đến việc chiến đấu với Ma Vương.’ Này các tỳ khưu, đây là âm thanh thứ nhất của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên tùy theo lúc này lúc khác.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vào lúc nào vị đệ tử của bậc Thánh sống gắn bó với sự tu tập và rèn luyện bảy pháp góp phần vào việc giác ngộ, này các tỳ khưu, vào lúc ấy âm thanh của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên rằng: ‘Vị đệ tử này của bậc Thánh chiến đấu với Ma Vương.’ Này các tỳ khưu, đây là âm thanh thứ nhì của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên tùy theo lúc này lúc khác.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vào lúc nào vị đệ tử của bậc Thánh với sự diệt trừ các lậu hoặc, không còn lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú vào sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ, này các tỳ khưu, vào lúc ấy âm thanh của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên rằng: ‘Vị đệ tử này của bậc Thánh đã chiến thắng cuộc chiến đấu, sau khi chiến thắng và an trú ở chính vị trí đứng đầu của cuộc chiến đấu ấy.’ Này các tỳ khưu, đây là âm thanh thứ ba của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên tùy theo lúc này lúc khác.
Này các tỳ khưu, ba âm thanh này của chư Thiên phát ra ở giữa chư Thiên tùy theo lúc này lúc khác.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi nhìn thấy vị đệ tử của đấng Chánh Đẳng Giác đã chiến thắng cuộc chiến đấu, ngay cả chư Thiên cũng lễ bái bậc vĩ đại, có sự tự tin.
3. Ôi bậc thuần chủng của nhân loại, xin kính lễ người. Sau khi chiến thắng đạo quân không bị chướng ngại của Tử Thần bằng sự giải thoát, Ngài là người đã đạt được sự chiến thắng khó khăn.
4. Chư Thiên cúi chào vị có tâm ý đã đạt này, bởi vì họ không nhìn thấy ở vị ấy điều gì khiến cho vị ấy có thể rơi vào sự thống trị của Tử thần.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[83]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, khi vị Thiên nhân có hiện tượng lìa đời khỏi tập thể chư Thiên, có năm dấu hiệu báo trước xuất hiện cho vị ấy: các tràng hoa bị héo úa, các y phục bị ô uế, mồ hôi xuất ra từ hai nách, màu sắc xấu hiện ra ở cơ thể, vị Thiên nhân không thích thú ở chỗ ngồi chư Thiên của mình.
Này các tỳ khưu, sau khi biết về vị ấy rằng: ‘Vị Thiên tử này có hiện tượng lìa đời,’ chư Thiên làm cho vị ấy tùy hỷ bằng ba lời nói: ‘Thưa ngài, từ đây hãy đi đến nhàn cảnh. Sau khi đi đến nhàn cảnh, hãy nhận lãnh phần được nhận tốt đẹp. Sau khi nhận lãnh phần được nhận tốt đẹp, ngài hãy khéo được thiết lập.’
Khi được nói như vậy, một vị tỳ khưu nọ đã nói với đức Thế Tôn điều này: ‘Bạch Ngài, điều mà chư Thiên gọi là đi đến nhàn cảnh là gì? Và bạch Ngài, điều mà chư Thiên gọi là phần được nhận tốt đẹp là gì? Bạch Ngài, hơn nữa điều mà chư Thiên gọi là khéo được thiết lập là gì?’
‘Này tỳ khưu, điều mà chư Thiên gọi là đi đến nhàn cảnh là trạng thái con người, trong khi đang có bản thể loài người thì đạt được niềm tin ở Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này các tỳ khưu, điều này gọi là phần được nhận tốt đẹp. Thêm nữa, niềm tin ấy của vị này được xác định, được mọc rễ, được thiết lập, là vững chắc, không bị lấy đi bởi vị Sa- môn, bởi vị Bà-la- môn, bởi Thiên nhân, bởi Ma Vương, bởi Phạm Thiên, hoặc bởi bất cứ ai ở thế gian. Này các tỳ khưu, điều này chư Thiên gọi là khéo được thiết lập.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Khi vị Thiên nhân lìa đời khỏi tập thể chư Thiên do hết tuổi thọ, có ba âm thanh phát ra của chư Thiên đang tùy hỷ rằng:
3. ‘Thưa ngài, từ đây hãy đi đến nhàn cảnh, có sự sống chung với loài người. Với bản thể loài người, hãy đạt được niềm tin vô thượng ở Diệu Pháp.
4. Niềm tin ấy của ngài nên được xác định, được mọc rễ, được thiết lập ở Diệu Pháp khéo được công bố cho đến trọn đời không bị lấy đi.
5. Sau khi từ bỏ uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi từ bỏ uế hạnh do ý và điều nào khác liên quan đến tội lỗi, ...
6. ... sau khi làm việc thiện bằng thân, nhiều việc thiện bằng khẩu, sau khi làm vô lượng việc thiện không mầm tái sanh bằng ý, ...
7. ... kế đó, sau khi làm nhiều việc phước đưa đi tái sanh ấy bằng việc bố thí, hãy tạo điều kiện cho những người khác cũng trú vào Diệu Pháp, vào Phạm hạnh.’
8. Với lòng thương tưởng này, chư Thiên khi biết được một vị Thiên nhân đang lìa đời thì tùy hỷ rằng: ‘Này Thiên nhân, hãy trở lại, lần này lần khác.’”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[84]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba hạng người này, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho chư Thiên và nhân loại. Ba hạng người nào?
Này các tỳ khưu, ở đây đức Như Lai sanh lên ở thế gian, là bậc A-la-hán, đấng Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự. Vị ấy giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Này các tỳ khưu, đây là hạng người thứ nhất, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho chư Thiên và nhân loại.
Này các tỳ khưu, còn có hạng người khác nữa, vị đệ tử của chính bậc Đạo Sư ấy là vị A-la-hán, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được hoàn mãn, có việc cần làm đã làm, có gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, đã hiểu biết đúng đắn và đã được giải thoát. Vị ấy thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự. Vị ấy giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Này các tỳ khưu, đây là hạng người thứ nhì, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho chư Thiên và nhân loại.
Này các tỳ khưu, còn có hạng người khác nữa, vị đệ tử của chính bậc Đạo Sư ấy là vị hữu học, có sự thực hành, nghe nhiều, thành tựu về giới và phận sự. Vị ấy cũng thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự. Vị ấy giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Này các tỳ khưu, đây là hạng người thứ ba, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho chư Thiên và nhân loại.
Này các tỳ khưu, ba hạng người này, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho chư Thiên và nhân loại.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Chính bậc Đạo Sư là vị đại ẩn sĩ thứ nhất ở thế gian, đệ tử tiếp nối vị ấy có bản thân đã được tu tập, rồi vị khác nữa cũng có sự thực hành là vị hữu học, nghe nhiều, thành tựu về giới và phận sự.
3. Ba vị này là tối thượng ở chư Thiên và nhân loại, các bậc phát ra ánh sáng, trong khi nói lên Giáo Pháp, mở ra cánh cửa của sự Bất Tử, các vị ấy giúp cho nhiều người giải thoát khỏi sự ràng buộc.
4. Những ai lần theo Đạo Lộ đã khéo được thuyết giảng bởi bậc Lãnh Đạo đoàn xe, bởi bậc Vô Thượng, những ai không xao lãng về lời dạy của đấng Thiện Thệ thực hiện việc chấm dứt khổ đau ngay tại nơi đây.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[85]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, hãy sống có sự quan sát bất tịnh ở cơ thể. Và niệm hơi thở vào hơi thở ra của các ngươi hãy khéo được thiết lập luôn hiện diện ở nội phần. Các ngươi hãy sống có sự quan sát vô thường ở tất cả các hành. Này các tỳ khưu, đối với vị trong khi sống có sự quan sát bất tịnh ở cơ thể, sự tiềm ẩn về luyến ái ở tịnh giới được dứt bỏ. Khi niệm hơi thở vào hơi thở ra là khéo được thiết lập luôn hiện diện ở nội phần, các khuynh hướng suy tầm ở ngoại phần đem đến sự buồn phiền là không tồn tại. Đối với vị sống có sự quan sát vô thường ở tất cả các hành, vô minh được dứt bỏ, minh được sanh khởi.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị (tỳ khưu nào) có sự quan sát bất tịnh ở cơ thể, có niệm ở hơi thở vào hơi thở ra, đang nhìn thấy sự yên lặng của tất cả các hành, luôn luôn có sự nhiệt tâm, ...
3. ... vị tỳ khưu ấy, thật vậy, với việc nhìn thấy đúng đắn, nhờ thế được giải thoát khỏi nơi ấy, được hoàn mãn về thắng trí, được an tịnh, vị hiền trí ấy quả thật, đã vượt qua các sự ràng buộc.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[86]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Đối với vị tỳ khưu thực hành pháp thuận theo pháp, việc này là thuận theo pháp nhằm giải thích việc ‘vị này thực hành pháp thuận theo pháp’: Trong khi nói, thì nói thuần về Giáo Pháp, không nói phi Pháp, hoặc trong khi suy tư thì suy tư thuần về Giáo Pháp, không suy tư phi Pháp, sau khi lìa khỏi cả hai việc này là người hành xả, sống, có niệm, có sự nhận biết rõ.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có sự ưa thích Giáo Pháp, thích thú Giáo Pháp, trong lúc suy nghiệm về Giáo Pháp, trong lúc niệm tưởng về Giáo Pháp, vị tỳ khưu không buông lơi Diệu Pháp.
3. Trong lúc đi, hoặc trong lúc đứng, trong lúc ngồi hoặc trong lúc nằm, trong lúc làm cho tâm được yên lặng ở nội phần, (vị ấy) đạt đến sự an tịnh tuyệt đối.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[87]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba suy tầm bất thiện này là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn. Ba suy tầm nào?
Này các tỳ khưu, sự suy tầm về (ngũ) dục là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về oán hận là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về hãm hại là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, ba suy tầm bất thiện này là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, ba suy tầm thiện này là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn. Ba suy tầm nào?
Này các tỳ khưu, sự suy tầm về xuất ly là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về không oán hận là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về không hãm hại là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, ba suy tầm thiện này là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Hãy suy tầm ba suy tầm thiện, hơn nữa nên loại trừ ba (suy tầm) bất thiện. Vị ấy, thật vậy, làm yên lặng các suy tầm đã được nghĩ đến, tựa như cơn mưa làm yên lặng bụi bặm đã được gom lại. Vị ấy, thật vậy, với tâm được yên lặng các suy tầm, ngay tại nơi đây vị ấy đã chứng đạt vị thế an tịnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[88]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ba cái này là các vết nhơ ở bên trong, các kẻ thù ở bên trong, các đối thủ ở bên trong, các sát thủ ở bên trong, các kẻ nghịch ở bên trong. Ba cái gì?
Này các tỳ khưu, tham là vết nhơ ở bên trong, kẻ thù ở bên trong, đối thủ ở bên trong, sát thủ ở bên trong, kẻ nghịch ở bên trong. Này các tỳ khưu, sân là vết nhơ ở bên trong, kẻ thù ở bên trong, đối thủ ở bên trong, sát thủ ở bên trong, kẻ nghịch ở bên trong. Này các tỳ khưu, si là vết nhơ ở bên trong, kẻ thù ở bên trong, đối thủ ở bên trong, sát thủ ở bên trong, kẻ nghịch ở bên trong.
Này các tỳ khưu, ba cái này là các vết nhơ ở bên trong, các kẻ thù ở bên trong, các đối thủ ở bên trong, các sát thủ ở bên trong, các kẻ nghịch ở bên trong.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Tham là sự sanh ra điều bất lợi, tham là sự kích động của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
3. Người bị khởi tham không biết được sự lợi ích, người bị khởi tham không nhìn thấy lý lẽ. Tham ngự trị người nào, khi ấy người bị mù quáng tối tăm.
4. Và người nào sau khi dứt bỏ tham và không bị khởi tham ở vật gợi tham, tham được dứt bỏ khỏi người ấy, tựa như giọt nước lìa khỏi lá sen.
5. Sân là sự sanh ra điều bất lợi, sân là sự kích động của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
6. Người bị nóng giận không biết được sự lợi ích, người bị nóng giận không nhìn thấy lý lẽ. Sự nóng giận ngự trị người nào, khi ấy người bị mù quáng tối tăm.
7. Và người nào sau khi dứt bỏ sân và không bị khởi sân ở vật gợi sân, sân được dứt bỏ khỏi người ấy, tựa như trái cây tālā lìa khỏi cuống.
8. Si là sự sanh ra điều bất lợi, si là sự kích động của tâm. Người đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.
9. Người bị si mê không biết được sự lợi ích, người bị si mê không nhìn thấy lý lẽ. Si ngự trị người nào, khi ấy người bị mù quáng tối tăm.
10. Và người nào sau khi dứt bỏ si và không bị khởi si ở vật gợi si, vị ấy tiêu diệt tất cả si mê, tựa như mặt trời đang mọc tiêu diệt sự tối tăm.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[89]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ bởi ba điều phi diệu pháp, Devadatta là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể cứu chữa được. Ba điều nào?
Này các tỳ khưu, bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ bởi ước muốn ác xấu, Devadatta là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể cứu chữa được. Này các tỳ khưu, bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ bởi bạn hữu ác xấu, Devadatta là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể cứu chữa được. Hơn nữa, trong khi có việc hơn nữa cần phải làm, Devadatta đã đạt đến việc dừng lại ở khoảng giữa với sự đắc chứng đặc biệt có tính chất thấp thỏi (là các tầng thiền và các pháp thần thông).
Này các tỳ khưu, bị chế ngự, có tâm bị nắm giữ bởi ba điều phi diệu pháp, Devadatta là kẻ sanh đọa xứ, là kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp, không thể cứu chữa được.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đương nhiên, bất cứ người nào có ước muốn xấu xa chớ được sanh lên ở thế gian. Cũng bởi điều này đây, các ngươi hãy biết là có cảnh giới tương ứng dành cho những kẻ có ước muốn xấu xa.
3. Được nhận biết là ‘người sáng suốt,’ được công nhận ‘bản thân đã chứng thiền,’ Devadatta được nổi tiếng là ‘đã trụ vững tựa như đang chói sáng với danh tiếng.’
4. Kẻ ấy, thực hành có hạn lượng, sau khi công kích đấng Như Lai ấy, đã đi đến địa ngục Avīci có bốn cửa, chốn gây nên nỗi kinh hoàng.
5. Bởi vì kẻ nào gây hại đến bậc không (có tâm) xấu xa, đến bậc không làm hành động ác xấu, (quả) ác xấu xảy đến cho chính kẻ có tâm xấu xa, không có sự tôn trọng ấy.
6. Kẻ nào suy nghĩ để làm ô nhiễm đại dương bằng lọ thuốc độc, với vật ấy kẻ ấy không thể làm ô nhiễm bởi vì đại dương là bao la, to lớn.
7. Tương tự y như thế, kẻ nào dùng lời nói hãm hại đấng Thiện Thệ, bậc đã đạt đến sự hoàn hảo, có tâm thanh tịnh; lời nói (bôi nhọ) không có tác động ở nơi vị ấy.
8. Người sáng suốt nên kết bạn hữu với bậc như thế ấy, và nên phục vụ bậc ấy. Vị tỳ khưu đi theo đường lối của bậc ấy sẽ đạt được sự diệt trừ khổ đau.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ tư.
Sự suy tầm, sự tôn vinh, âm thanh, trong khi lìa đời, ở thế gian, bất tịnh, (thuận theo) Pháp, sự tăm tối, vết nhơ, vị Devadatta; chúng là mười.
--ooOoo--
[90]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự tịnh tín tối cao. Ba sự tịnh tín nào?
Này các tỳ khưu, so sánh với các chúng sanh không chân, hoặc hai chân, hoặc bốn chân, hoặc nhiều chân, hoặc có sắc, hoặc vô sắc, hoặc có tưởng hoặc vô tưởng, hoặc phi tưởng phi phi tưởng, đức Như Lai được gọi là tối cao trong số ấy, tức là bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác. Này các tỳ khưu, những ai tịnh tín ở đức Phật, những người ấy tịnh tín ở đối tượng tối cao. Hơn nữa, đối với những ai tịnh tín ở đối tượng tối cao, quả thành tựu của họ là tối cao.
Này các tỳ khưu, so sánh với các pháp hữu vi hoặc vô vi, sự xa lìa luyến ái được gọi là tối cao trong số các pháp ấy, tức là sự nghiền nát say đắm, sự xua đi khao khát, sự thủ tiêu các pháp ngủ ngầm, sự bẻ gãy vòng xoay, sự diệt trừ tham ái, sự xa lìa luyến ái, sự tịch diệt, Niết Bàn. Này các tỳ khưu, những ai tịnh tín ở pháp xa lìa luyến ái, những người ấy tịnh tín ở đối tượng tối cao. Hơn nữa, đối với những ai tịnh tín ở đối tượng tối cao, quả thành tựu của họ là tối cao.
Này các tỳ khưu, so sánh với hội chúng hoặc tập thể, hội chúng Thinh Văn của đức Như Lai được gọi là tối cao trong số ấy, tức là bốn cặp hạng người (bốn đôi Đạo Quả), tám hạng người tính đơn (bốn Đạo và bốn Quả là tám). Hội chúng Thinh Văn ấy của đức Thế Tôn đáng được hiến cúng, đáng được hiến dâng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là nơi để gieo trồng phước báu của thế gian không gì hơn được. Này các tỳ khưu, những ai tịnh tín ở Tăng Chúng, những người ấy tịnh tín ở đối tượng tối cao. Hơn nữa, đối với những ai tịnh tín ở đối tượng tối cao, quả thành tựu của họ là tối cao.
Này các tỳ khưu, đây là ba sự tịnh tín tối cao.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Thật vậy, đối với những người tịnh tín đang nhận biết Giáo Pháp tối cao là tối cao, đối với những người tịnh tín ở đức Phật tối cao, bậc xứng đáng cúng dường, đấng Vô Thượng, ...
3. Thật vậy, đối với những người tịnh tín ở Giáo Pháp tối cao, xa lìa luyến ái, yên tịnh, an lạc, đối với những người tịnh tín ở Tăng Chúng tối cao, ruộng phước vô thượng, ...
4. Đối với những người đang dâng cúng vật thí ở đối tượng tối cao, phước thiện tối cao tăng trưởng, tuổi thọ, sắc đẹp, danh vọng, tiếng tăm, hạnh phúc, sức mạnh tối cao.
5. Người bố thí đến đối tượng tối cao là bậc thông minh, đã được tập trung ở Giáo Pháp tối cao, dầu có bản thể chư Thiên hay là nhân loại, người đã đạt đến trạng thái tối cao thì vui sướng.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[91]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, việc này là tận cùng trong các việc nuôi mạng, tức là sự khất thực. Này các tỳ khưu, có lời nguyền rủa này ở thế gian: ‘Ông là kẻ khất thực, đi lang thang, tay cầm bình bát.’ Và này các tỳ khưu, những người con trai gia đình danh giá, những người sống cho tự ngã, tùy thuận tác động của tự ngã đi đến với việc khất thực ấy, chẳng phải bị thúc ép bởi vua, chẳng phải bị thúc ép bởi quân cướp, không vì có nợ nần, không vì có sợ hãi, không phải do tác động bởi sự nuôi mạng. Nhưng (vì nghĩ rằng): ‘Chúng tôi bị sa đọa bởi sự sanh, sự già, sự chết, các sự sầu bi khổ ưu não, bị chất chồng bởi khổ, bị quấy nhiễu bởi khổ, mong sao việc làm chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này có thể được nhận biết.’
Và này các tỳ khưu, được xuất gia như vậy, người con trai gia đình danh giá này bị tham đắm trong các dục, có sự luyến ái sắc bén, có tâm bị sái quấy, có ý suy tư bị tồi bại, có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ, không định tĩnh, có tâm bị tán loạn, có giác quan bị buông lơi.
Này các tỳ khưu, cũng giống như thanh gỗ ở lò thiêu xác chết bị đốt cháy ở hai đầu, bị lấm phân ở khoảng giữa, không sử dụng được vì mục đích củi đốt không chỉ ở làng mà luôn cả ở rừng, này các tỳ khưu, Ta nói về người này với ví dụ như thế, người này đã buông bỏ các sự hưởng thụ tại gia nhưng không làm đầy đủ mục đích của hạnh Sa-môn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Kẻ đã buông bỏ các sự hưởng thụ tại gia và có phần yếu kém về mục đích của hạnh Sa-môn, trong khi đang bị hủy hoại, kẻ ấy buông lung, rồi bị tiêu hoại như thanh gỗ ở lò thiêu xác chết.
3. Có nhiều kẻ, cổ quấn y casa, (hành) theo pháp ác, không tự chế ngự, những kẻ xấu xa ấy, do các nghiệp ác, bị sanh vào địa ngục.
4. Hòn sắt cháy rực tựa như ngọn lửa được ăn vào là tốt hơn so với kẻ có giới tồi, không tự chế ngự, ăn đồ ăn khất thực của xứ sở.”[1]
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[92]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, cho dầu vị tỳ khưu có thể nắm lấy chéo y hai lớp rồi theo sát phía sau, trong khi đặt xuống bàn chân theo từng vết bàn chân. Và vị ấy bị tham đắm, có sự luyến ái sắc nét ở các dục, có tâm bị sái quấy, có ý suy tư bị tồi bại, có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ, không định tĩnh, có tâm bị tán loạn, có giác quan bị buông lơi. Khi ấy, vị ấy vẫn xa cách Ta, và Ta xa cách vị ấy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vị tỳ khưu ấy không nhìn thấy pháp, trong khi không nhìn thấy pháp thì không nhìn thấy Ta.
Này các tỳ khưu, cho dầu vị tỳ khưu ấy có thể sống xa một trăm do-tuần, và vị ấy không bị tham đắm, không có sự luyến ái sắc nét ở các dục, có tâm không bị sái quấy, có ý suy tư không bị tồi bại, có niệm được thiết lập, có sự nhận biết rõ, được định tĩnh, có tâm được chuyên nhất, có giác quan đã được thu thúc. Khi ấy, vị ấy rất gần Ta, và Ta rất gần vị ấy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vị tỳ khưu ấy nhìn thấy pháp, trong khi nhìn thấy pháp thì nhìn thấy Ta.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Cho dầu theo sát, nhưng có ước muốn lớn lao và có sự buồn phiền, kẻ đeo đuổi dục vọng đối với người không dục vọng, kẻ chưa diệt tắt đối với người đã diệt tắt, kẻ thèm khát đối với người đã lìa sự thèm khát, ngươi hãy nhìn xem xa cách đến chừng nào.
3. Và sau khi biết rõ pháp, sau khi hiểu được pháp, bậc sáng suốt ấy không còn dục vọng, được yên lặng, tựa như hồ nước khi đứng gió.
4. Vị không dục vọng ấy đối với người không dục vọng, đã diệt tắt đối với người đã diệt tắt, không thèm khát đối với người đã lìa sự thèm khát, ngươi hãy nhìn xem gần gũi đến chừng nào.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[93]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba loại lửa. Ba loại nào? Lửa tham ái, lửa sân hận, lửa si mê. Này các tỳ khưu, đây là ba loại lửa.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Lửa tham ái thiêu đốt những kẻ bị luyến ái, bị mê mẩn về các dục, còn lửa sân hận thiêu đốt những kẻ có tâm sái quấy, những kẻ giết hại các sinh mạng.
3. Và lửa si mê thiêu đốt những kẻ bị mê muội, không rành rẽ về pháp bậc Thánh. Những kẻ thỏa thích với thân (ngũ uẩn) không biết những ngọn lửa này.
4. Những kẻ ấy khiến cho địa ngục, các thai bào của các loài súc sanh, hạng A-tu-la, cảnh giới ngạ quỷ được tăng trưởng; họ không thoát khỏi sự trói buộc của Ma Vương.
5. Và những người nào ngày đêm gắn bó vào lời dạy của đấng Chánh Đẳng Giác, những người ấy diệt tắt lửa luyến ái, thường xuyên có sự suy tưởng về bất tịnh.
6. Hơn nữa, các bậc tối thượng nhân diệt tắt lửa sân hận bằng từ ái, và (diệt tắt) lửa si mê bằng trí tuệ, đây là pháp đưa đến sự thấu triệt.
7. Sau khi đã diệt tắt (ba loại lửa), các bậc chín chắn ấy, ngày đêm không thụ động, rồi viên tịch Niết Bàn không còn dư sót, các vị đã vượt qua khổ đau không còn dư sót.
8. Các bậc hiểu biết sâu sắc, đã nhìn thấy pháp của bậc Thánh, các bậc sáng suốt, sau khi hiểu biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự diệt trừ việc sanh ra, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[94]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nên khảo sát theo đường lối như thế nào đó để trong khi đang khảo sát, thức của vị này không bị tản mạn, không bị tỏa rộng ở ngoại phần, không bị gắn chặt ở nội phần, không nên chấp thủ và không nên trông ngóng. Và này các tỳ khưu, khi thức của vị này không bị tản mạn, không bị tỏa rộng ở ngoại phần, không bị gắn chặt ở nội phần, đối với vị không chấp thủ và không khao khát, thì không có nhân sanh khởi và sự hình thành của sanh, già, chết, khổ.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với vị tỳ khưu đã dứt bỏ bảy điều dính mắc,[2] đã chặt dứt lối dẫn đi tái sanh, sự luân hồi tái sanh đã được chấm dứt, không có sự hiện hữu lại nữa đối với vị ấy.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[95]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là ba sự sanh khởi của các dục. Ba sự sanh khởi nào? Các dục đã được hiện diện, các sự thích thú vật do tự mình biến hóa ra, các sự thể hiện quyền lực đối với các dục do người khác biến hóa ra. Này các tỳ khưu, đây là ba sự sanh khởi của các dục.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Hạng có các dục đã được hiện diện, chư Thiên có sự thể hiện quyền lực, chư Thiên có sự thích thú vật do tự mình biến hóa ra, và các hạng khác có sự hưởng thụ các dục, ...
3. ... họ không vượt qua luân hồi, sự hiện hữu ở nơi này hay sự hiện hữu ở nơi khác. Sau khi biết được bất lợi này ở các sự hưởng thụ dục, bậc sáng suốt nên buông bỏ tất cả các dục thuộc cõi trời và thuộc loài người.
4. Sau khi chặt đứt sự trói buộc dễ chịu ở các sắc đáng yêu, dòng chảy khó thể vượt qua, rồi viên tịch Niết Bàn không còn dư sót, các vị đã vượt qua khổ đau không còn dư sót.
5. Các bậc hiểu biết sâu sắc, đã nhìn thấy pháp của bậc Thánh, các bậc sáng suốt, sau khi hiểu biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự diệt trừ việc sanh ra, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[96]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, bị gắn bó với sự gắn bó của dục, bị gắn bó với sự gắn bó của hữu, là vị hữu lai, người trở về lại trạng thái này.
Này các tỳ khưu, không còn bị ràng buộc với sự gắn bó của dục, bị gắn bó với sự gắn bó của hữu, là vị Bất Lai, người không trở về lại trạng thái này.
Này các tỳ khưu, không còn bị ràng buộc với sự gắn bó của dục, không còn bị ràng buộc với sự gắn bó của hữu, là vị A-la-hán, có lậu hoặc đã cạn kiệt.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Bị ràng buộc với cả hai: với sự gắn bó của dục và với sự gắn bó của hữu, chúng sanh đi đến luân hồi, đi đến sanh và tử.
3. Và những ai sau khi dứt bỏ các dục, không đạt đến sự diệt trừ các lậu hoặc, bị ràng buộc với sự gắn bó của hữu, được gọi là vị ‘Bất Lai.’
4. Còn những vị nào có hoài nghi đã được chặt đứt, có ngã mạn và sự hiện hữu lại nữa đã được cạn kiệt, những vị nào đã đạt đến sự diệt trừ các lậu hoặc, thật vậy những vị ấy đã đi đến bờ kia ở thế gian.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Tụng Phẩm thứ ba.
[97]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp, có tuệ tốt đẹp ở Pháp và Luật này được gọi là ‘vị toàn hảo, đã được hoàn mãn, con người tối thượng.’
Và này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là vị có giới, sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp là thế ấy.
Và có pháp tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu sống gắn liền với sự tu tập bảy pháp góp phần vào việc giác ngộ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có pháp tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp là thế ấy.
Và có tuệ tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu với sự diệt trừ các lậu hoặc, không còn lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú vào sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có tuệ tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp, có tuệ tốt đẹp ở Pháp và Luật này được gọi là ‘vị toàn hảo, đã được hoàn mãn, con người tối thượng’ là thế ấy.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với vị nào không có việc đã làm sái quấy về thân, về khẩu, về ý, thật vậy, người ta đã gọi vị tỳ khưu có liêm sỉ ấy là ‘vị có giới tốt đẹp.’
3. Đối với vị nào bảy pháp dẫn đến sự giác ngộ khéo được tu tập, thật vậy, người ta đã gọi vị tỳ khưu không tự cao ấy là ‘vị có pháp tốt đẹp.’
4. Đối với vị nào nhận biết sự diệt trừ khổ của bản thân ngay tại chỗ này, người ta đã gọi vị tỳ khưu không còn lậu hoặc ấy là ‘vị có tuệ tốt đẹp.’
5. Người ta đã gọi vị thành tựu những pháp ấy, không phiền muộn, có hoài nghi đã được chặt đứt, không bị lệ thuộc đối với tất cả thế gian là vị đã dứt bỏ tất cả.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[98]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại bố thí này, tức là bố thí pháp. Này các tỳ khưu, đây là hai loại san sẻ: san sẻ tài vật và san sẻ pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại san sẻ này, tức là san sẻ pháp. Này các tỳ khưu, đây là hai loại tương trợ: tương trợ tài vật và tương trợ pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại tương trợ này, tức là tương trợ pháp.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Người ta đã nói sự bố thí nào là tối cao vô thượng, đức Thế Tôn đã ngợi khen sự san sẻ nào (là tối cao vô thượng); là người hiểu biết, đang nhận biết, có tâm tịnh tín ở thửa ruộng (phước) cao thượng, ai có thể không hy sinh vào lúc đúng thời?
3. Những người nào không những nói mà còn lắng nghe, có cả hai hành động, có tâm tịnh tín ở lời dạy của bậc Thiện Thệ, những người nào không xao lãng về lời dạy của đấng Thiện Thệ, mục đích tối cao ấy của những người ấy được thanh tịnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[99]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta tuyên bố (một người là) Bà-la-môn có ba Minh được căn cứ vào pháp, không phải chỉ vì lời nói lảm nhảm được thốt lên.
Và này các tỳ khưu, Ta tuyên bố (một người là) Bà-la-môn có ba Minh được căn cứ vào pháp, không phải chỉ vì lời nói lảm nhảm được thốt lên nghĩa là thế nào?
Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Ở nơi ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét đại cương và cá biệt. Đối với vị này, đây là Minh thứ nhất được chứng đạt, vô minh được diệt tận, minh được sanh khởi, bóng tối được diệt tận, ánh sáng được sanh khởi như thế trong khi vị này sống không xao lãng, nhiệt tâm, quyết tâm.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu với Thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người nhìn thấy các chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, sung sướng, (hay) đau khổ, vị ấy biết được rằng các chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng (như vầy): ‘Quả đúng như vậy, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động xấu xa bằng thân, có hành động xấu xa bằng lời nói, có suy nghĩ xấu xa bằng ý, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành các hành động do tà kiến. Những kẻ ấy, khi tan rã thân xác và chết đi, bị sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu này có hành động tốt đẹp bằng thân, có hành động tốt đẹp bằng lời nói, có suy nghĩ tốt đẹp bằng ý, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành các hành động do chánh kiến. Những người ấy, khi tan rã thân xác và chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời.’ Như thế, bằng Thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người, vị ấy nhìn thấy các chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, sung sướng, (hay) đau khổ, vị ấy biết được rằng các chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng. Đối với vị này, đây là Minh thứ nhì được chứng đạt, vô minh được diệt tận, minh được sanh khởi, bóng tối được diệt tận, ánh sáng được sanh khởi như thế trong khi vị này sống không xao lãng, nhiệt tâm, quyết tâm.
Này các tỳ khưu, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu do sự diệt tận các lậu hoặc, nhờ vào thắng trí của bản thân, ngay trong thời hiện tại chứng ngộ sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ, sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú. Đối với vị này, đây là Minh thứ ba được chứng đạt, vô minh được diệt tận, minh được sanh khởi, bóng tối được diệt tận, ánh sáng được sanh khởi như thế trong khi vị này sống không xao lãng, nhiệt tâm, quyết tâm.
Này các tỳ khưu, Ta tuyên bố (một người là) Bà-la-môn có ba Minh được căn cứ vào pháp, không phải chỉ vì lời nói lảm nhảm được thốt lên nghĩa là như thế.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị nào biết về kiếp sống trước, nhìn thấy cõi Trời và đọa xứ, rồi đạt đến sự diệt trừ tái sanh, là bậc hiền trí, đã được hoàn hảo về thắng trí.
3. Với ba Minh này, trở thành vị Bà-la- môn có ba Minh, Ta nói vị ấy là vị Tam Minh, chứ không phải kẻ khác với lời nói lảm nhảm được thốt lên.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phẩm thứ năm.
Sự tịnh tín, nuôi mạng, (chéo) y hai lớp, lửa, sự khảo sát, sự sanh khởi, (gắn bó) các dục, giới tốt đẹp, bố thí, căn cứ vào pháp; chúng là mười.
NHÓM BA PHÁP ĐƯỢC CHẤM DỨT.
--ooOoo--
[100]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta là vị Bà-la-môn, có sự đáp ứng việc cầu xin (Giáo Pháp) vào mọi lúc, luôn luôn có bàn tay trong sạch, mang thân mạng cuối cùng, là nhà thầy thuốc phẫu thuật vô thượng. Đối với Ta đây, các ngươi là những người con trai chính thống, được sanh ra từ miệng, được sanh ra từ Giáo Pháp, được tạo ra từ Giáo Pháp, là những người thừa hưởng Giáo Pháp, không là những người thừa hưởng tài vật.
Này các tỳ khưu, đây là hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại bố thí này, tức là bố thí Giáo Pháp.
Này các tỳ khưu, đây là hai loại san sẻ: san sẻ tài vật và san sẻ Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại san sẻ này, tức là san sẻ Giáo Pháp.
Này các tỳ khưu, đây là hai loại tương trợ: tương trợ tài vật và tương trợ Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại tương trợ này, tức là tương trợ Giáo Pháp.
Này các tỳ khưu, đây là hai loại dâng hiến: dâng hiến tài vật và dâng hiến Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, việc này là cao thượng trong số hai loại dâng hiến này, tức là dâng hiến Giáo Pháp.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị nào đã dâng hiến sự dâng hiến Giáo Pháp, không bỏn xẻn, là đức Như Lai, có lòng thương tưởng đến tất cả sanh linh, chúng sinh kính lễ vị ấy, con người như thế ấy, bậc tối thượng của chư Thiên và nhân loại, vị đã đi đến bờ kia của hiện hữu.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[101]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, bốn vật này là tầm thường, dễ đạt được, và các vật ấy không bị khiển trách. Bốn vật nào?
Này các tỳ khưu, y làm bằng vải dơ bị quăng bỏ là tầm thường và dễ đạt được trong số các loại y, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, miếng ăn khất thực là tầm thường và dễ đạt được trong số các loại vật thực, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, gốc cây là tầm thường và dễ đạt được trong số các chỗ trú ngụ, và vật ấy không bị khiển trách. Này các tỳ khưu, nước tiểu hôi thối là tầm thường và dễ đạt được trong số các loại dược phẩm, và vật ấy không bị khiển trách.
Này các tỳ khưu, bốn vật này là tầm thường, dễ đạt được, và các vật ấy không bị khiển trách.
Này các tỳ khưu, khi vị tỳ khưu được hài lòng với vật tầm thường và dễ đạt được, Ta nói rằng: ‘Vị này có được một yếu tố của hạnh Sa- môn.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị hài lòng với vật không bị khiển trách, tầm thường, và dễ đạt được, thì có tâm không có buồn phiền liên quan đến chỗ trú ngụ, y phục, nước uống, vật thực, và không bị ưu phiền về các phương (đi đến).
3. Và các pháp nào được tuyên bố phù hợp với hạnh Sa-môn, được vượt trội, là dành cho vị tỳ khưu hài lòng, không bị xao lãng này.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[102]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, Ta nói về sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không cho người không biết, không cho người không thấy. Và này các tỳ khưu, sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết gì, cho người thấy gì?
Này các tỳ khưu, sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là khổ.’ Sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là nhân sanh của khổ.’ Sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là sự diệt tận khổ.’ Sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ.’ Và này các tỳ khưu, sự diệt trừ các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy là như vậy.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Đối với vị hữu học đang học tập, có sự hành trì theo đạo lộ ngay thẳng, thứ nhất là trí về sự diệt trừ, sau đó là sự hiểu biết vô thượng.
3. Kế đó là sự hiểu biết của vị đã được giải thoát, trí giải thoát tối thượng, trí về sự diệt trừ sanh khởi rằng: ‘Các ràng buộc đã được cạn kiệt.’
4. Niết Bàn này, sự giải thoát tất cả trói buộc, không thể nào được chứng đạt bởi kẻ biếng nhác, ngu dốt, không nhận thức.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[103]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, bất cứ các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ không nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến diệt tận Khổ,’ này các tỳ khưu, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được Ta công nhận là Sa-môn trong số các Sa-môn, không được Ta công nhận là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn, và hơn nữa không có trường hợp các vị đại đức này, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú mục đích của hạnh Sa-môn hoặc mục đích của hạnh Bà-la-môn.
Và bất cứ các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến diệt tận Khổ,’ này các tỳ khưu, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta công nhận là Sa-môn trong số các Sa-môn, được Ta công nhận là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn, và hơn nữa các vị đại đức ấy ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú mục đích của hạnh Sa-môn hoặc mục đích của hạnh Bà-la-môn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Những người nào không nhận biết về khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và không biết về đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ.
3. Những người ấy là thấp kém về sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, những người ấy không thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ đi đến sanh và già.
4. Và những người nào nhận biết về khổ, rồi nguồn sanh khởi của khổ, và nơi nào khổ được tiêu hoại toàn bộ không dư sót, và nhận biết về đạo lộ ấy, (đạo lộ) đưa đến sự yên lặng của khổ.
5. Những người ấy thành tựu sự giải thoát của tâm, rồi sự giải thoát của tuệ, những người ấy có thể thực hiện việc chấm dứt, quả thật họ không đi đến sanh và già.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[104]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, những vị tỳ khưu nào thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu trí và sự nhận thức về giải thoát, là những vị giáo giới, những vị giảng giải, những vị chỉ dạy, những vị thức tỉnh, những vị khuyến khích, những vị tạo niềm phấn khởi, những vị thuyết giáo đầy đủ và đúng đắn về Diệu Pháp.
Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc nhìn thấy các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc lắng nghe các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc đi đến gần các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc hầu cận các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc nhớ đến các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ. Này các tỳ khưu, Ta nói rằng việc xuất gia theo các vị tỳ khưu ấy cũng có nhiều sự hỗ trợ.
Điều ấy có nguyên nhân là gì?
Này các tỳ khưu, đối với người đang phục vụ, đang cộng sự, đang hầu cận các vị tỳ khưu như thế, giới uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, định uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, tuệ uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, giải thoát uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển, trí và sự nhận thức về giải thoát uẩn dầu chưa được đầy đủ cũng đi đến sự đầy đủ của việc phát triển.
Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu như thế ấy còn được gọi là ‘các vị đạo sư,’ còn được gọi là ‘các vị lãnh đạo đoàn xe,’ còn được gọi là ‘các vị từ bỏ ô nhiễm,’ còn được gọi là ‘các vị xua tan bóng tối,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra ánh sáng,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra hào quang,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra cây đèn,’ còn được gọi là ‘các vị cầm cây đuốc,’ còn được gọi là ‘các vị tạo ra nguồn sáng,’ còn được gọi là ‘các bậc Thánh,’ còn được gọi là ‘các vị có mắt.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Như vậy là cơ sở tạo ra sự hoan hỷ cho những người đang nhận thức, tức là những vị có bản thân đã được tu tập, của các bậc Thánh có mạng sống đúng theo Pháp.
3. Các vị ấy, các bậc tạo ra nguồn sáng, các bậc tạo ra ánh sáng, các bậc sáng trí, các bậc có mắt, các bậc từ bỏ ô nhiễm. làm sáng tỏ, làm chói sáng Diệu Pháp.
4. Thật vậy, những người sáng suốt, sau khi lắng nghe lời dạy của các vị này, sau khi hiểu biết đúng đắn, sau khi biết rõ sự diệt trừ việc sanh ra, không đi đến sự hiện hữu lại nữa.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[105]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, đây là bốn sự sanh khởi của tham ái, tại đó tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Bốn sự sanh khởi nào?
Này các tỳ khưu, do nhân y phục tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, do nhân đồ ăn khất thực tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, do nhân chỗ trú ngụ tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu. Này các tỳ khưu, do nhân có hay không có như thế, tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu.
Này các tỳ khưu, đây là bốn sự sanh khởi của tham ái, tại đó tham ái đang sanh khởi được sanh khởi đến vị tỳ khưu.
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con người không vượt qua được luân hồi.
3. Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu, đã xa lìa tham ái, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[106]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có Phạm Thiên. Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có chư Thiên đầu tiên. Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có các vị thầy đầu tiên. Này các tỳ khưu, ở những gia đình nào mẹ và cha được các con tôn vinh ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là có các bậc đáng được cống hiến.
Này các tỳ khưu, ‘Phạm Thiên’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Này các tỳ khưu, ‘chư Thiên đầu tiên’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Này các tỳ khưu, ‘các vị thầy đầu tiên’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Này các tỳ khưu, ‘các bậc xứng đáng sự cống hiến’ là từ biểu trưng của mẹ và cha. Điều ấy có nguyên nhân là gì?
Này các tỳ khưu, mẹ và cha đối với các con là có nhiều sự hỗ trợ, là những người chăm sóc, là những người nuôi dưỡng, là những người chỉ dạy về thế gian này.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Mẹ và cha được gọi là ‘Phạm Thiên,’ ‘các vị thầy đầu tiên,’ và ‘các bậc xứng đáng sự cống hiến’ của các con, là những người có lòng thương tưởng đến hàng con cháu.
3. Chính vì thế, đối với mẹ và cha, bậc sáng suốt nên kính lễ và tôn vinh với cơm ăn, nước uống, vải vóc, và giường nằm, với sự xoa bóp, với việc tắm, và việc rửa sạch các bàn chân.
4. Với việc phục vụ ấy đến mẹ và cha, ngay ở kiếp này các bậc sáng suốt ca ngợi người ấy, sau khi chết vui hưởng ở cõi Trời.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[107]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các Bà-la-môn và các gia chủ là có nhiều ích lợi cho các ngươi, họ cung cấp cho các ngươi với những vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh. Này các tỳ khưu, các ngươi cũng có nhiều sự hỗ trợ cho các Bà-la-môn và các gia chủ là việc các ngươi thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, các ngươi giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Này các tỳ khưu, như vậy Phạm hạnh này được tồn tại nhờ vào nương tựa lẫn nhau nhằm mục đích vượt qua khỏi cơn lũ, nhằm làm chấm dứt khổ một cách đúng đắn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Những người có nhà (tại gia) và các vị không nhà (xuất gia), cả hai, được nương tựa lẫn nhau, làm thành tựu Diệu Pháp, sự an toàn vô thượng đối với các trói buộc.
3. Ở những người có nhà, các vị không nhà thọ nhận y phục, vật dụng cần thiết, chỗ nằm ngồi, (có tác dụng) xua đi các hiểm họa.
4. Vả lại, nương tựa vào đấng Thiện Thệ, những người tại gia, có sự tầm cầu ngôi nhà, đang có niềm tin vào các bậc A-la-hán, vào bậc có thiền chứng bằng Thánh tuệ.
5. Ở nơi đây, sau khi thực hành Giáo Pháp, đạo lộ đưa đến chốn an vui, họ có niềm vui, có sự mong muốn các dục, vui hưởng ở thế giới chư Thiên.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[108]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu nào là dối trá, ương ngạnh, nói nhiều, lừa đảo, khoác lác, không định tĩnh, này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy không phải là những người tận tụy, và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đã lìa khỏi Pháp và Luật này. Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy không đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.
Và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu nào là không dối trá, không nói nhiều, sáng trí, không ương ngạnh, khéo định tĩnh, này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy là những người tận tụy, và này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy là không lìa khỏi Pháp và Luật này. Này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy đạt được sự phát triển, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Những người dối trá, ương ngạnh, nói nhiều, lừa đảo, khoác lác, không định tĩnh, những người ấy không tiến triển trong Giáo Pháp đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng.
3. Các vị không dối trá, không nói nhiều, sáng trí, không ương ngạnh, khéo định tĩnh, thật vậy các vị ấy tiến triển trong Giáo Pháp đã được đấng Chánh Đẳng Giác thuyết giảng.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[109]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, cũng giống như người bị cuốn trôi bởi dòng chảy của con sông có sắc đáng yêu, có sắc khoái lạc. Có người sáng mắt đứng ở bờ sông nhìn thấy người ấy và nói như vầy: ‘Này ông, mặc dầu ông bị cuốn trôi bởi dòng chảy của con sông có sắc đáng yêu có sắc khoái lạc, tuy nhiên nơi đây ở bên dưới có cái hồ nước lớn có sóng, có dòng nước xoáy, có cá dữ, có quỷ sứ. Này ông, sau khi đến nơi ấy, ông phải gánh chịu sự chết hoặc khổ đau gần như chết.’ Này các tỳ khưu, khi ấy người ấy, sau khi lắng nghe lời nói của người đàn ông ấy, thì nỗ lực bằng các cánh tay và các bàn chân lội ngược dòng.
Này các tỳ khưu, ví dụ này của Ta được tạo ra nhằm làm cho hiểu biết về ý nghĩa. Đây là ý nghĩa ở câu chuyện này:
Này các tỳ khưu, ‘dòng chảy của con sông’ là từ biểu trưng của tham ái. Này các tỳ khưu, ‘có sắc đáng yêu có sắc khoái lạc’ là từ biểu trưng của sáu nội xứ. Này các tỳ khưu, ‘hồ nước lớn ở bên dưới’ là từ biểu trưng của năm sự ràng buộc ở phần dưới. Này các tỳ khưu, ‘có sóng’ là từ biểu trưng của giận dữ và buồn phiền. Này các tỳ khưu, ‘có xoáy nước’ là từ biểu trưng của năm loại dục. Này các tỳ khưu, ‘có cá dữ, có quỷ sứ’ là từ biểu trưng của phụ nữ. Này các tỳ khưu, ‘ngược dòng’ là từ biểu trưng của việc xuất ly. Này các tỳ khưu, ‘nỗ lực bằng các cánh tay và các bàn chân’ là từ biểu trưng của vị đang ra sức tinh tấn. Này các tỳ khưu, ‘người sáng mắt đứng ở bờ sông’ là từ biểu trưng của đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Người ước nguyện sự an toàn đối với các trói buộc trong ngày vị lai nên từ bỏ các dục cho dầu có sự khổ đau.
Trong khi nhận biết một cách đúng đắn, người có tâm khéo được giải thoát có thể chạm đến sự giải thoát vào chính thời điểm ấy.
Vị hiểu biết sâu sắc ấy, có Phạm hạnh đã được hoàn mãn được gọi là ‘vị đã đi đến tận cùng thế giới, vị đã đi đến bờ kia.’”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[110]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu chịu đựng điều ấy, không dứt bỏ, không xua đi, không làm chấm dứt, không khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục biếng nhác, có sự tinh tấn hạ liệt.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh có sự suy tầm về dục, hoặc sự suy tầm về oán hận, hoặc sự suy tầm về hãm hại khởi lên, này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu không chịu đựng điều ấy, dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm còn thức tỉnh vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Nếu trong lúc đang đi, hoặc đang đứng, đang ngồi, hoặc đang nằm, vị nào suy tầm sự suy tầm ác xấu, liên hệ đến đời sống gia đình.
3. Vị ấy thực hành đường lối sai trái, bị mê mẩn ở những sự việc làm cho si mê, vị tỳ khưu như thế ấy không có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.
4. Còn vị nào, trong lúc đang đi, hoặc đang đứng, đang ngồi, hoặc đang nằm, làm cho sự suy tầm được yên lặng, thích thú trong sự an tịnh các suy tầm, vị tỳ khưu như thế ấy có khả năng chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[111]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống với giới được thành tựu, với giới bổn Pātimokkha được thành tựu. Các ngươi hãy sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học.
Này các tỳ khưu, trong khi sống với giới được thành tựu, với giới bổn Pātimokkha được thành tựu, trong khi sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, trong khi thọ trì và thực hành trong các điều học, này các tỳ khưu, có việc gì hơn nữa cần phải làm?
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’
Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Vị tỳ khưu trong khi ra sức, nên bước đi; trong khi ra sức, nên đứng; trong khi ra sức, nên ngồi; trong khi ra sức, nên nằm; trong khi ra sức, nên co (tay chân) lại; trong khi ra sức việc ấy, nên duỗi (tay chân) ra.
3. Ở phía trên, ở bề ngang, ở bên dưới, cho đến phạm vi của thế giới, là người quán sát đúng đắn sự sanh và diệt của các pháp, của các uẩn.
4. Vị có sự an trú như vậy, có sự nhiệt tâm, có hành vi an tịnh, không kiêu hãnh, có sự đúng đắn trong sự vắng lặng của tâm, đang học tập, luôn luôn có niệm, người ta gọi vị tỳ khưu thuộc hạng như thế là ‘vị thường xuyên có bản tánh cương quyết.’”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
[112]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1. “Này các tỳ khưu, thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu. Đức Như Lai đã không còn bị gắn bó với thế giới. Này các tỳ khưu, nhân sanh khởi của thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, nhân sanh khởi của thế giới đã được đức Như Lai dứt bỏ. Này các tỳ khưu, sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai chứng ngộ. Này các tỳ khưu, sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thế giới đã được đức Như Lai tu tập.
Này các tỳ khưu, điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm ý của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, bởi vì điều ấy đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’
Và này các tỳ khưu, vào đêm đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu quả vị Chánh Đẳng Giác vô thượng, và vào đêm Ngài Vô Dư Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, điều mà Ngài thuyết giảng, nói ra, chỉ dạy trong khoảng thời gian này, tất cả điều ấy đều là như thế, không sai khác; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’
Này các tỳ khưu, đức Như Lai nói như thế nào làm như thế ấy, làm như thế nào nói như thế ấy. Như vậy, nói như thế nào làm như thế ấy, làm như thế nào nói như thế ấy; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’
Này các tỳ khưu, ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, đức Như Lai là đấng chiến thắng, bậc không bị chế ngự, bậc nhìn thấy tất cả, bậc vận hành quyền lực; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2. “Sau khi biết rõ tất cả thế giới, (biết rõ) đúng theo thực thể về tất cả thế giới, không còn bị gắn bó với tất cả thế giới, không có sự dính líu ở tất cả thế giới.
3. Đấng Chiến Thắng, bậc sáng trí, có sự giải thoát tất cả trói buộc, vị này đã chạm đến sự an tịnh tối thượng, Niết Bàn, không có sự sợ hãi từ bất cứ đâu.
4. Vị này có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được giác ngộ, không bị khổ sở, sự nghi ngờ đã được cắt đứt, đã đạt đến sự diệt trừ tất cả các nghiệp, đã được giải thoát ở sự tiêu diệt của các mầm tái sanh.
5. Vị này đây là đức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ, vị này là loài sư tử vô thượng, đã chuyển vận bánh xe (Pháp) cao thượng của thế gian luôn cả chư Thiên.
6. Như thế, chư Thiên và nhân loại, những người nào đi đến nương nhờ đức Phật, sau khi tụ hội lại, họ lễ bái Ngài, bậc vĩ đại, có sự tự tin.
7. Vị đã được rèn luyện, bậc tối thượng trong số những người đang rèn luyện; vị an tịnh, bậc ẩn sĩ trong số những người đang tu tập sự an tịnh; vị đã được thoát ra, bậc tối cao trong số những người đang tự thoát ra; vị đã vượt qua, bậc cao quý trong số những người đang tự vượt qua.
8. Chính vì như thế, họ lễ bái Ngài, bậc vĩ đại, có sự tự tin. Ở thế gian luôn cả chư Thiên, không có kẻ nào sánh bằng Ngài.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Nhóm Bốn Pháp được chấm dứt.
*****
Bà-la-môn, bốn (vật không bị khiển trách), người biết, vị Sa-môn, (thành tựu) giới, tham ái, Phạm Thiên, nhiều sự lợi ích, dối trá, người, bước đi, với (giới) được thành tựu, và thế giới là mười ba.
Nhóm một pháp có hai mươi bảy bài Kinh, nhóm hai pháp được gom lại hai mươi hai bài Kinh, còn nhóm ba pháp có đúng năm mươi bài Kinh, và nhóm bốn pháp là mười ba bài kinh, tập Kinh này là như thế.
Trước đây, sau khi trùng tụng và tập hợp lại một trăm mười hai bài kinh vô thượng, các bậc A-la-hán đã gọi tập Kinh ấy với tên là Itivuttaka (Phật Thuyết Như Vậy) nhằm sự tồn tại lâu dài.
--ooOoo--