Tỷ kheo Thích Nguyên Tánh, tác giả gửi lên mạng bài viết "Đôi Điều Chia Sẻ Kinh Nghiệm Tu Tập Chánh Pháp" ngõ hầu cho những ai chưa tìm về những lời dạy xuất pháp từ kim ngôn của đức Như Lai thuyết giảng nhằm cứu giúp nhân loại thoát ra tám nỗi khổ mà không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, già, trẻ, lớn, bé, người giàu sang tột đỉnh, kẻ nghèo cùng mạt rệp… Không ai không phải chịu tám nỗi khổ trên cõi đời này là:
Sinh ra là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, yêu nhau mà xa nhau là khổ, tham muốn mà cầu không được là khổ, kẻ oán gặp lại nhau là khổ, thân tứ đại thay đổi là khổ mà đức Phật sau khi ra bốn cửa thành chứng kiến được như thật rồi Ngài mới từ bỏ vợ con ngôi báu để tìm đường thoát khổ. Nhờ nỗ lực tu hành mới chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề cũng có nghĩa là Ngài đã làm chủ được bốn nỗi khổ trên đời là sinh, già, bệnh, chết như thật; muốn sống là sống, muốn chết là chết, không còn bệnh tật, đau ốm như người đời, nhờ vậy mà hôm nay chúng ta mới được thừa hưởng gia tài vô giá mà Ngài đã để lại cho nhân loại. (Bài kinh Thánh Cầu và Kinh Đại Bát Niết Bàn đã minh chứng điều đó).
Thế mà tiếc thay bốn chân lý này bị các chư vị Tổ Sư phỉ báng, lồng vào đó là triết lý Bát Nhã Ba La Mật của Tổ Long Thọ ra đời sau đức Phật 600 năm mà không ai là đệ tử Phật mà không học thuộc lòng rồi ngày đêm tụng đọc hết trên chùa cho đến tại nhà, làm tốn hao năng lượng, bệnh tật gia tăng… Nội dung thế nào? Người thực hành có hết được tham, sân, si, ngã mạn, nghi ngờ chưa? Còn bệnh tật, tai nạn, đau ốm nữa không, gia đình đã an ổn chưa, còn bạo lực gia đình không?... Chắc ai thực hành người ấy rõ biết xin miễn nêu ra.
Còn chúng tôi sau khi được gặp minh sư chứng đạo như Phật được Ngài chỉ dạy phương pháp thực hành cả ổ bệnh trong người, đặc biệt là ung thư vòm họng sau hai mươi ngày nhập thất tu học, bệnh được chấm dứt nhờ kinh nghiệm này chúng tôi mới đem lên mạng để sẻ chia cùng độc giả. Chúng tôi chẳng dám nói dối bao giờ, tuy chưa chứng đạo nhưng cũng đã làm chủ ba nỗi khổ lớn là sinh, già, bệnh, như thế cũng đã hạnh phúc lắm rồi mong gì hơn nữa. Dẫu sao chúng tôi đại diện ba ngôi Tam Bảo lẽ nào nói dối mang tội vọng ngôn, tội này nếu không chúng tôi chịu thì ai vào chịu thay cho?
Vả lại việc làm của chúng tôi cả xóm, cả làng và những đệ tử đi theo chánh pháp ai ai cũng biết, nói dối sao được. Như quý vị biết đức Phật chỉ dạy tu là xả bỏ tâm tham danh lợi, tiền bạc của cải, ăn uống ngủ nghỉ thì còn tham nỗi gì phải không quý vị?
Thế rồi chúng tôi thầm cảm ơn tới những người bớt chút thời giờ vàng ngọc viết dòng sẻ chia, cảm ơn việc gửi lên trang mạng thật quý hóa thay. Nhưng cũng có người phỉ báng chỉ trích cho rằng chúng tôi tu chẳng được gì mà thích khoe khoang. Là người học Phật đại diện ba ngôi Phật, Pháp, Tăng, tam bảo chúng tôi rõ hiểu nhân quả Phật dạy nên xả ngay liền chẳng dám trách móc, dầu rằng mới nghe cũng hơi khó chịu nhưng nhờ tác ý là đuổi được ngay. Tôi tác ý rằng: vì những người này trong kiếp quá khứ chúng tôi chê họ nên kiếp hiện tại họ chê chúng tôi có gì lạ đâu mà sanh tâm buồn phiền làm khổ mình người thật là đắc tội với đức Thế Tôn, thân này chẳng thật có huống hồ chê khen có nghĩa lý gì.
Cũng như tác giả Duy Tuệ phỉ báng đức Phật là điều tất nhiên vì kiếp quá khứ tác giả theo đạo Ba La Môn mà không theo Phật, nhân nào quả nấy (khi chứng Tam Minh Phật đã chỉ rõ quy luật nhân quả) cho nên kiếp này bệnh nào tật nấy do nghiệp sâu dày ông đã tạo ra (xin miễn luận bàn nên để thời giờ nhắc tâm bất động, thanh thản, an lạc, luôn luôn vô sự chính là Niết Bàn đức Phật dạy ta có phải hơn không thời gian là vàng không tu sẽ muộn vì đức Phật dạy: "thân người khó được, Chánh Pháp khó gặp, chê khen ích gì.”)
Tuy vậy chúng tôi viết những dòng này là nhằm mục đích để mọi người khỏi phỉ báng những lời vô giá của đức Thế Tôn. Để nhân loại hành tinh mất đường cứu khổ mà mang tội lỗi muôn kiếp muôn đời không được làm người nói gì gặp Phật để tu giải thoát khỏi kiếp luân hồi. Tất cả cũng vì Chánh Pháp mất gốc, tà đạo bành trướng nên con giết cha, mẹ, vợ chồng giết nhau, trộm cắp, tà dâm, nghiện ngập rượu chè không đâu không có. Cũng vì Chánh Pháp đức Phật mất đi mới nên nông nỗi, lẽ nào chúng ta lại dám phỉ báng để cho nhân loại khổ đến bao giờ phải không quý vị?.
Thế mà tác giả Duy Tuệ sanh tâm nghi ngờ dám phỉ báng Phật để không ai dám theo Phật tu hành thật là đắc tội. Tỷ kheo Nguyên Tánh được Phật cứu sống đã 11 năm nếu không hôm nay chẳng còn ngồi đây để viết đôi dòng luận bàn Chánh Pháp. Công ơn đức Phật, đức Thầy Thông Lạc tu chứng như Phật đối với Nguyên Tánh trời cao khó sánh, Nguyên Tánh phát nguyện để trả ơn này còn sống ngày nào, quyết tu ngày ấy, những ai có duyên sẵn sàng giúp đỡ như đức Phật dạy: “Cho ăn là cho lực/ Cho mặc là cho sắc/ Cho xe là cho lạc/ Cho đèn là cho mắt/ Những ai cho trụ xứ/ Người ấy cho tất cả/ Ai giảng dạy Chánh Pháp/ Vị ấy cho bất tử."
Sau đây Nguyên Tánh xin trích lời dạy trong Đại Tạng Kinh ngõ hầu minh oan cho đức Thế Tôn để cho ai đọc và ai thực hành là hạnh phúc ngay không còn sa vào mê tín, dị đoan để làm tốn kém tiền của, công sức rốt cuộc chỉ có tiền mất tật mang chẳng ích lợi gì cho một ai hết:
Nội dung kinh
Tôi nghe như vầy.
Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấy giờ, vào lúc thích hợp, Ðức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh, vào buổi sang sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng sau khi vừa tắm gội xong, cả mình còn ướt, hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới mà lạy khắp cả. Ðức Thế Tôn thấy Thiện Sinh, con trai nhà trưởng giả, sau khi đi đến khu vườn công cộng, vừa tắm xong, cả thân mình còn ướt sủng, bèn đến gần và hỏi:
“Vì sao, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng, với cả người còn ướt đẫm, mà ngươi lại lạy các phương như thế?”.”
Thiện Sinh bạch Phật:
Khi cha tôi sắp chết có dặn, “Nếu con muốn lạy, trước hết hãy lạy các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên và Dưới”. Tôi vâng lời cha dạy không dám chống trái, nên sau khi tắm gội xong, chắp tay hướng mặt về phương Đông mà lễ phương Đông trước rồi tiếp lễ khắp các phương Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới”.”
Phật bảo Thiện Sinh:
“Này con trai trưởng giả! Quả có cái tên các phương đó chứ không phải không. Nhưng trong pháp của bậc Hiền thánh của ta chẳng phải lễ sáu phương như thế là cung kính đâu”.”
Thiện Sinh thưa:
“Cúi xin Ðức Thế Tôn thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp của Hiền thánh”.”
Phật bảo con trai trưởng giả:
“Hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ, Ta sẽ nói cho ngươi nghe”.”
Thiện Sinh đáp:
“Thưa vâng. Con rất muốn nghe”.”
Phật bảo Thiện Sinh:
“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản.
Như thế, này Thiện Sinh nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương; thì đời này tốt đẹp và cả đời sau cũng được quả báo tốt đẹp; đời này có căn cơ và đời sau có căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả bậc nhất, sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện.
“Này Thiện Sinh, nên biết, hành bốn kết là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ.
“Thế nào là bốn trường hợp? Ác? Đó là: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Ai làm những việc ác theo bốn trường hợp đó sẽ bị hao tổn. Nói như vậy xong, Phật lại nói bài tụng:
Ai làm theo bốn pháp,
Tham, sân, sợ hãi, si,
Thì danh dự mất dần,
Như trăng về cuối tháng.
Này Thiện Sinh, người nào không làm ác theo bốn trường hợp thì sự ích lợi ngày càng tăng thêm:
Người nào không làm ác,
Do tham, hận, sợ, si,
Thì danh dự càng thêm,
Như trăng hướng về rằm.
“Này Thiện Sinh, sáu nghiệp tổn tài là: 1. Đam mê rượu chè; 2. Cờ bạc; 3. Phóng đãng; 4. Đam mê kỹ nhạc; 5. Kết bạn người ác; 6. Biếng lười.
Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả biết rõ bốn kết hành, không làm ác theo bốn trường hợp, lại biết sáu nghiệp tổn tài, ấy là, này Thiện Sinh, tránh được bốn trường hợp là cúng dường sáu phương, thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp; đời này căn cơ và đời sau căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả báo bậc nhất; sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện.
“Lại nữa, này Thiện Sinh, nên biết, uống rượu có sáu điều lỗi: 1. Hao tài; 2. Sanh bệnh; 3. Đấu tranh; 4. Tiếng xấu đồn khắp; 5. Bộc phát nóng giận; 6. Tuệ giảm dần.
Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả ấy uống rượu không thôi thì nghiệp gia sản ngày mỗi tiêu tán.
“Này Thiện Sinh, cờ bạc có sáu điều tai hại: 1. Tài sản ngày một hao hụt; 2. Thắng thì gây thù oán; 3. Bị kẻ trí chê; 4. Mọi người không kính nể tin cậy; 5. Bị xa lánh; và sáu, sanh tâm trộm cắp.
Này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả mê đánh bạc mãi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.
“Này Thiện Sinh, phóng đãng có sáu lỗi: 1. Không tự phòng hộ mình; 2. Không phòng hộ được tài sản và hàng hóa; 3. Không phòng hộ được con cháu; 4. Thường hay bị sợ hãi; 5. Bị những điều khốn khổ ràng buộc xác than; 6. Ưa sinh điều dối trá.
Đó là sáu điều lỗi. Nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả phóng đãng mãi không thôi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.
“Này Thiện Sinh, say mê kỹ nhạc có sáu lỗi: 1. Tìm đến chỗ ca hát; 2. Tìm đến chỗ múa nhảy; 3. Tìm đến chỗ đàn địch; 4. Tìm đến chỗ tấu linh tay; 5. Tìm đến chỗ có âm thanh vi diệu; 6. Tìm đến chỗ đánh trống.
Đó là sáu tai hại của kỹ nhạc. Nếu trưởng giả hoặc con trai trưởng giả say mê kỷ nhạc mãi không thôi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.
“Này Thiện Sinh, giao du với bạn xấu có sáu lỗi: 1. Tìm cách lừa dối; 2. Ưa chỗ thầm kín; 3. Dụ dỗ nhà người khác; 4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người khác; 5. Xoay tài lợi về mình; 6. Ưa phanh phui lỗi người.
“Đó là sáu tai hại về bạn xấu. Nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả làm bạn với kẻ ác mãi thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán.
“Này Thiện Sinh, lười biếng có sáu lỗi: 1. Khi giàu sang không chịu làm việc; 2. Khi nghèo không chịu siêng năng; 3. Lúc lạnh không chịu siêng năng; 4. Lúc nóng không chịu siêng năng; 5. Lúc sáng trời không chịu siêng năng; 6. Lúc tối trời không chịu siêng năng.
Đó là sáu điều tai hại của sự lười biếng. Nếu trưởng giả hay con trưởng giả lười biếng mãi, thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán.”
Nói như vậy xong, Phật làm bài tụng:
Người mê say rượu chè,
Lại có bè bạn rượu,
Tài sản đã tích lũy,
Liền theo mình tiêu tan;
Uống rượu không tiết độ;
Thường ưa ca, múa, nhảy,
Ngày rong chơi nhà người,
Nhân thế tự đọa lạc.
Theo bạn ác không sửa;
Phỉ báng ra nhà người.
Tà kiến bị người chê;
Làm xấu bị người truất.
Cờ bạc, đắm ngoại sắc;
Chỉ bàn việc hơn thua.
Bạn ác không sửa đổi,
Làm xấu bị người truất.
Bị rượu làm hoang mê;
Nghèo khó không tự liệu;
Tiêu xài chẳng tiếc của;
Phá nhà gây tai ương;
Đánh bạc, xúm uống rượu;
Lén lút vợ con người.
Tập quen nết bỉ ổi;
Như trăng về cuối tháng.
Gây ác phải chịu ác.
Chung làm cùng bạn ác;
Đời này và đời sau,
Rốt không đạt được gì.
Ngày thời ưa ngủ nghỉ,
Đêm thức những mơ tưởng,
Mê tối không bạn lành;
Chẳng gây nổi gia vụ.
Sáng chiều chẳng làm việc;
Lạnh, nóng lại biếng lười.
Làm việc không suy xét;
Trở lại uổng công toi.
Nếu không kể lạnh nóng,
Sáng chiều siêng công việc,
Sự nghiệp chi chẳng thành;
Suốt đời khỏi âu lo”.
Phật bảo Thiện Sinh:
“Có bốn hạng kẻ thù mà như người thân, ngươi nên biết. Bốn kẻ ấy là những ai? 1. Hạng úy phục; 2. Hạng mỹ ngôn; 3. Hạng kính thuận; 4. Hạng ác hữu.
“Hạng úy phục thì thường hay làm bốn việc: 1. Cho trước đoạt lại sau; 2. Cho ít mong trả nhiều; 3. Vì sợ gượng làm than; 4. Vì lợi gượng làm thân.
“Hạng mỹ ngôn thì thường hay làm bốn việc: 1. Lành dữ đều chiều theo; 2. Gặp hoạn nạn thì xa lánh; 3. Ngăn cản những điều hay; 4. Thấy gặp nguy tìm cách đun đẩy.
“Hạng kính thuận thì thường làm bốn việc: 1. Việc trước dối trá; 2. Việc sau dối trá; 3. Việc hiện dối trá; 4. Thấy có một chút lỗi nhỏ đã vội trách phạt.
“Hạng bạn ác thì thường làm bốn việc: một: bạn lúc uống rượu; hai: bạn lúc đánh bạc; ba: bạn lúc dâm dật; bốn: bạn lúc ca vũ”.”
Ðức Thế Tôn nói như vậy rồi, bèn làm một bài tụng:
Úy phục, gượng làm thân;
Hạng mỹ ngôn cũng thế.
Kính thuận, thân nhưng dối.
Ác hữu là ác thân.
Bạn thế chớ tin cậy,
Người trí nên biết rõ.
Nên gấp rút lìa xa
Như tránh con đường hiểm.
Phật lại bảo Thiện Sinh:
“Có bốn hạng người thân đáng thân vì thường đem lại lợi ích và che chở. Những gì là bốn? 1. Ngăn làm việc quấy; 2. Thương yêu; 3. Giúp đỡ; 4. Đồng sự. Đó là bốn hạng người thân đáng thân cận.
“Này Thiện Sinh, hạng ngăn quấy thì thường làm bốn việc đem lại nhiều lợi ích và hay che chở: 1. Thấy người làm ác thì hay ngăn cản; 2. Chỉ bày điều chánh trực; 3. Có lòng thương tưởng; 4. Chỉ đường sinh Thiên. Đó là bốn trường hợp ngăn cản việc quấy đem lại nhiều lợi ích và hay che chở.
“Hạng thương yêu thì thường làm bốn việc: 1. Mừng khi mình được lợi; 2. Lo khi mình gặp hại; 3. Ngợi khen đức tốt mình; 4. Thấy mình nói ác thì tìm cách ngăn cản. Đó là bốn điều thương yêu đem lại nhiều lợi ích và hay che chở.
“Hạng giúp đỡ có bốn việc. Những gì là bốn? Đó là: 1. Che chở mình khỏi buông lung; 2. Che chở mình khỏi hao tài vì buông lung; 3. Che chở mình khỏi sợ hãi; 4. Khuyên bảo mình trong chỗ vắng người.
“Hạng đồng sự thì thường làm bốn việc: 1. Không tiếc thân mạng với bạn; 2. Không tiếc của cải với bạn; 3. Cứu giúp bạn khỏi sợ hãi; 4. Khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người”.”
Nói như vậy xong, Ðức Thế Tôn lại nói bài tụng:
Bạn ngăn ngừa điều quấy,
Bạn từ mẫn thương yêu,
Bạn làm lợi ích bạn,
Bạn đồng sự với bạn.
Đó bốn hạng đáng thân,
Người trí đáng thân cận;
Thân hơn người thân khác,
Như mẹ hiền thân con.
Muốn thân người đáng thân;
Hãy thân bạn kiên cố.
Người bạn đủ giới hạnh,
Như lửa sáng soi người.
Phật lại bảo Thiện Sinh:
“Ngươi nên biết ý nghĩa sáu phương. Sáu phương là gì? 1. Phương Đông là cha mẹ; 2. Phương Nam là sư trưởng; 3. Phương Tây là thê thiếp; 4. Phương Bắc là bạn bè thân thích; 5. Phương Trên là các bậc Trưởng thượng, Sa-môn, Bà-la-môn; 6. Phương Dưới là tôi tớ.
“Này Thiện Sinh, kẻ làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều. Những gì là năm? 1. Cung phụng không để thiếu thốn; 2. Muốn làm gì thưa cha mẹ biết; 3. Không trái điều cha mẹ làm; 4. Không trái điều cha mẹ dạy; 5. Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.
“Kẻ làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái: 1. Ngăn con đừng để làm ác; 2. Chỉ bày những điều ngay lành; 3. Thương yêu đến tận xương tủy; 4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp; 5. Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.
Này Thiện Sinh, kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.
“Đệ tử cung phụng sư trưởng có năm việc: 1. Hầu hạ cung cấp điều cần; 2. Kính lễ cúng dường; 3. Tôn trọng qúy mến; 4. Thầy có dạy bảo điều gì không trái nghịch; 5. Thầy có dạy bảo điều gì nhớ kỹ không quên. Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.
“Thầy cũng có năm điều để săn sóc đệ tử: 1. Dạy dỗ có phương pháp; 2. Dạy những điều chưa biết; 3. Giải nghĩa rành rõ những điều trò hỏi; 4. Chỉ cho những bạn lành; 5. Dạy hết những điều mình biết không lẫn tiếc.
Này Thiện Sinh, nếu đệ tử kính thuận, cung kính sư trưởng, thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.
“Này Thiện Sinh, chồng cũng phải có năm điều đối với vợ: 1. Lấy lễ đối đãi nhau; 2. Oai nghiêm không nghiệt; 3. Cho ăn mặc phải thời; 4. Cho trang sức phải thời; 5. Phó thác việc nhà.
“Này Thiện Sinh, chồng đối đãi vợ có năm điều, vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng. Những gì là năm? 1. Dậy trước; 2. Ngồi sau; 3. Nói lời hòa nhã; 4. Kính nhường tùy thuận; 5. Đón trước ý chồng.
Này Thiện Sinh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ.
“Này Thiện Sinh, người ta phải lấy năm điều thân kính đối với bà con: 1. Chu cấp; 2. Nói lời hiền hòa; 3. Giúp đạt mục đích; 4. Đồng lợi; 5. Không khi dối.
“Bà con cũng phải lấy năm điều đối lại: 1. Che chở cho mình khỏi buông lung; 2. Che chở cho mình khỏi hao tài vì buông lung; 3. Che chở khỏi sự sợ hãi; 4. Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người; 5. Thường ngợi khen nhau.
Này Thiện Sinh! Người biết thân kính bà con như vậy thì phương ấy được yên ổn không điều chi lo sợ.
“Này Thiện Sinh, chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo: 1. Tùy khả năng mà sai sử; 2. Phải thời cho ăn uống; 3. Phải thời thưởng công lao; 4. Thuốc thang khi bệnh; 5. Cho có thời giờ nghỉ ngơi.
“Tôi tớ phải lấy năm điều phụng sự chủ: 1. Dậy sớm; 2. Làm việc chu đáo; 3. Không gian cắp; 4. Làm việc có lớp lang; 5. Bảo tồn danh giá chủ.
Này Thiện Sinh, nếu chủ đối với tớ được như vậy thì phương ấy được an ổn không điều chi lo sợ.
“Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn với năm điều: 1. Thân hành từ; 2. Khẩu hành từ; 3. Ý hành từ; 4. Đúng thời cúng thí; 5. Không đóng cửa khước từ.
“Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy theo sáu điều: 1. Ngăn ngừa chớ để làm ác; 2. Chỉ dạy điều lành; 3. Khuyên dạy với thiện tâm; 4. Cho nghe những điều chưa nghe; 5. Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ; 6. Chỉ vẽ con đường sanh Thiên.
Này Thiện Sinh, nếu đàn việt kính phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.”
Ðức Thế Tôn nói như vậy xong, lại làm một bài tụng:
Cha mẹ là phương Đông,
Sư trưởng là phương Nam,
Vợ chồng là phương Tây,
Thân tộc là phương Bắc,
Tôi tớ là phương Dưới,
Sa-môn là phương Trên.
Những người con trưởng giả
Kính lễ các phương ấy.
Thuận thảo không lỗi thời,
Khi chết được sanh Thiên.
Huệ thí, nói hòa nhã,
Giúp người đạt mục đích.
Lợi lộc chia đồng đều,
Mình có cho người hưởng.
Bốn việc ấy như xe,
Chở tất cả nặng nề.
Đời không bốn việc ấy,
Sẽ không có hiếu dưỡng.
Bốn việc ấy ở đời,
Được người trí chọn lựa.
Làm thời kết quả lớn,
Tiếng tốt đồn vang xa.
Trang sức chỗ nằm ngồi,
Dọn thức ăn bậc nhất,
Để cấp bậc xứng đáng,
Tiếng tốt đồn vang xa.
Không bỏ người thân cũ;
Chỉ bày việc lợi ích;
Trên dưới thường hòa đồng,
Tất được danh dự tốt.
Trước hãy tập kỹ nghệ,
Sau mới có tài lợi.
Khi có tài lợi rồi,
Hãy khéo lo gìn giữ.
Tiêu dùng đừng xa xí;
Hãy lựa người làm thân.
Hạng lừa dối, xung đột;
Thà chẳng nên đến gần.
Của dồn từ khi ít;
Như ong góp nhụy hoa.
Tài bảo ngày chứa dồn,
Trọn đời không hao tổn.
Một, ăn biết vừa đủ;
Hai, làm việc siêng năng;
Ba, lo dồn chứa trước,
Đề phòng khi thiếu hụt;
Bốn, cày ruộng buôn bán,
Và lựa đất chăn nuôi;
Năm, xây dựng tháp miếu;
Sáu, lập tăng phòng xá.
Tại gia sáu việc ấy,
Siêng lo chớ lỗi thời.
Ai làm được như thế
Thời nhà khỏi sa sút,
Tài sản ngày một thêm,
Như trăm sông về biển.
Bấy giờ Thiện Sinh bạch Phật:
“Lành thay, bạch Thế Tôn! Thật quá chỗ mong ước của con xưa nay, vượt xa những lời dạy của cha con. Như lật ngửa những gì bị úp xuống; như mở ra những gì bị đóng kín; như người mê được tỏ, đang ở trong nhà tối được gặp đèn, có mắt liền thấy. Những gì được Như Lai thuyết giảng cũng như thế; bằng vô số phương tiện khai ngộ cho kẻ ngu tối; làm rõ pháp thanh bạch. Phật là Đức Như Lai, Bậc Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, do đó có thể chỉ bày, hướng dẫn cho đời. Nay con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Cúi xin Ðức Thế Tôn chấp thuận cho con được làm Ưu-bà-tắc ở trong Chánh pháp. Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con nguyện không giết, không trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu”. Bấy giờ, Thiện Sinh sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Kính thưa quý vị! Những lời mà Nguyên Tánh mạo muội trao đổi cùng quý độc giả có gì không phải xin được lượng thứ. Cuối cùng Nguyên Tánh xin kính chúc quý độc giả và hành giả luôn ôm pháp Phật để tác ý câu: "thân tâm phải Bất Động,Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự" là niết bàn tại thế mà đức Phật đã ban tặng cho nhân loại hành tinh để làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, khỏi cần tìm cầu đến thế giới nào nữa!
Kính ghi: Tỷ Kheo Thích Nguyên Tánh. Thành phố Hà Tĩnh