TRẢ LỜI CHO GHPGVN IM LẶNG.
Hòa Thượng Thích Minh Châu là gương sáng tiêu biểu, người khai triển và so sánh kinh tạng Ấn Độ và Hán Tạng, và chỉ ra những điểm khác biệt, CÓ QUÁ NHIỀU ĐIỂM SAI BIỆT, có nhiều bài kinh KHÔNG CÓ được THÊU DỆT thêm.
Người Việt Nam bị ảnh hưởng của Trung Quốc quá lâu rồi, kể cả Đạo Phật, không biết thực giả, không biết về cội nguồn, tin vào nơi lầm lạc, kinh tạng Pali (Ấn Độ) ra vào năm 1981 . . . hãy ghi nhớ mốc thời gian này năm 1981.
Nghĩa là trước đó Phật giáo Việt Nam không hẳn đi theo đúng đường lối tu tập của Đức Bổn Sư Thích Ca. Các bạn hãy nghi ngờ, và nên NGHI NGỜ để tìm hiểu cho kỹ.
Các vị tôn túc, đức hạnh, mới là người biết rõ nhất, các vị ấy học phật pháp nhiều mới là người biết rõ nhất, đúng sai, các vị ấy mới là người đáng lên tiếng hộ trì cho chánh pháp.
30 Năm . . . 30 Năm là khoảng thời gian mà Phật pháp do chính Đức Bổn Sư Thích Ca thuyết giảng bắt đầu xuất hiện tại nước Việt Nam. Vào thời gian này các bạn nghĩ xem có bao nhiêu người học được lời dạy chân chánh từ Đức Bổn Sư, bao nhiêu người phân biệt được đúng sai ???
Về giáo pháp, thì nhiều tôn giáo trên hành tinh này đem lại an vui và lợi ích, đều dạy điều lành, yêu thương nhau, nếu giàu tín ngưỡng hơn nữa thì cũng đầy các tôn giáo cầu cúng, chiêm lễ bái, và đọc chú. Giàu đời sống tinh thần ca hát, nhảy múa, thiền Làng Mai v.v…
Các học giả cũng dạy con người đạo đức, nhiều quyển sách rất quen như Đắc Nhân Tâm, Hạt Giống Tâm Hồn v.v… nếu các bạn muốn trau dồi đạo đức và sống tốt ở đời. Chỉ là ở đời thôi, nghĩa là sống đạo đức kiếm tiền, cưới vợ sinh con, làm từ thiện v.v…
Chỉ riêng pháp cho Đức Bổn Sư Thích Ca dạy mới bao gồm đầy đủ đạo đức nhân quả làm người, làm thánh, làm chấm dứt tận cùng gốc rễ đau khổ. Làm chủ và chấm dứt được 4 sự đau khổ SANH – LÃO – BỆNH – TỬ, ngoài ra không có giáo pháp nào làm được điều này. Cho nên nó quý giá vô cùng làm sao đánh đồng, và làm lẫn lộn được, mong các bạn hãy quý trọng.
Đó là con đường duy nhất Bát Thánh Đạo, GIỚI – ĐỊNH – TUỆ
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này Suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán".
Mong các bạn cứ tiếp tục HOÀI NGHI, tại sao GHPG Việt Nam im lặng, người trí luôn biết sửa lỗi mình chứ không phải hơn thua và mạt sát nhau, hãy noi gương các vị tôn túc của chúng ta. Hãy hoài nghi, và suy xét, đừng làm điều vô tình vùi chôn giáo pháp mà Đức Bổn Sư đích thân dạy.
Phụ lục
1. PHẬT DẠY:
“Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn không phải chỉ dựa trên lòng tin, các Bà-la-môn ở đây còn dựa trên điều nghe.
– Trước hết, này Bharadvaja, Ông đi đến lòng tin, nay Ông nói đến tùy văn. Này Bharadvaja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Thế nào là năm? Tín, tùy hỷ, tùy văn, cân nhắc suy tư các lý do và chấp nhận quan điểm. Này Bharadvaja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại.
-Tuy vậy, này Bharadvaja, có điều được khéo tin tưởng, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng, có thể là thật, chân, không thay đổi.
Lại nữa này Bharadvaja, có điều được khéo tùy hỷ có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tùy hỷ, có thể là thật, chân, không thay đổi.
Lại nữa này Bharadvaja, có điều được khéo tùy văn có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tùy văn, có thể là thật, chân, không thay đổi
Lại nữa này Bharadvaja, có điều được khéo cân nhắc suy tư có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo cân nhắc suy tư, có thể là thật, chân, không thay đổi.
Lại nữa này Bharadvaja, có điều được khéo chấp nhận có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo chấp nhận có thể là thật, chân, không thay đổi.
Hộ trì chân lý, này Bharadvaja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm" (Kinh Canki)
Tư duy: Phật dạy trong kinh Nguyên Thủy, có những điều nghe thấy thích thú, khéo chấp nhận, được dẫn chứng trong văn, kể cả khi được cân nhắc suy tư cũng có thể là trống không, hư vọng. Trái lại có thể là sự thật, chân thật, không thay đổi. Tôi ước nguyện người học pháp chân chính có thể học hỏi suy xét thật kỹ lưỡng và cẩn trọng.
2. PHẬT DẠY:
“Người kia lại xem xét thêm vị ấy về các pháp tham, sân, si do những tham, sân, si pháp này, tâm của vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói. “Tôi biết”, dầu không thấy vẫn nói “Tôi thấy”, hay xui khiến người khác có những hành động tu hành, khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài” (Kinh Canki)
Tư duy: Phật dạy hãy kiểm tra người thầy của mình có hết tham sân si chưa? Có niềm tin vào phật pháp tuy rất quan trọng, nhưng hãy cân nhắc cho bản thân. Đừng để niềm tin đó thành mù quáng, làm theo những điều sai trái và bảo vệ cho cái sai đem đến đau khổ cho mình lâu dài.
3. PHẠM VI GIÁO PHÁP CỦA PHẬT DẠY:
“Lúc bấy giờ có một Tỳ kheo sanh khởi suy nghĩ như sau: “Biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?
Biết rõ tâm niệm này Đức Phật liền trả lời với các Tỳ Kheo: “Này các Tỳ Kheo! Pháp đã được giải thích, thuyết giảng; Bốn Niệm Xứ đã được giải thích, thuyết giảng; Bốn Chánh cần đã được giải thích, thuyết giảng; Bốn Như Ý Túc đã được giải thích, thuyết giảng; Năm Căn đã được giải thích thuyết giảng; Năm lực đã được giải thích thuyết giảng; Bảy Bồ Đề Phần đã được giải thích thuyết giảng; Thánh Đạo Tám ngành đã được giải thích thuyết giảng.
Như vậy, này các Tỳ kheo, pháp được Ta giải thích thuyết giảng. Vậy mà ở đây còn có Tỳ Kheo khởi lên suy nghĩ như sau: “Biết thế nào, thấy thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?”.
Tư duy: Kinh điển tuy rất dài, nhưng Pháp giải thoát của Phật có giới hạn chứ không vô vàn như ta tưởng, được Phật tóm gọn lại trong bài kinh trên. Tôi trích ra với mong muốn những người tu tập biết những điều cần học, và biết những điều không cần học. Biết pháp nào của Phật dạy và pháp nào không phải của Phật dạy. Mong các bạn đừng nghe lời của ngoại đạo pháp nào cũng lấy để hành.
37 Phẩm Trợ Đạo:
- Ngũ Căn
- Ngũ Lực
- Tứ Bất Hoại Tịnh
- Tứ Vô Lượng Tâm
- Tứ Chánh Cần
- Tứ Niệm Xứ
- Thất Bồ Đề Phần (Bảy Giác Chi)
- Tứ Thần Túc
4. THUYẾT PHÁP VỚI GIỌNG CA.
"1. - Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài. Thế nào là năm?
2. Tự mình say đắm trong âm giọng ấy; người khác say đắm trong âm giọng ấy; các người gia chủ phê bình: "Như chúng ta hát, cũng vậy, các Sa-môn Thích tử này ca hát"; vì vị ấy cố gắng rèn luyện cho âm thanh điêu luyện nên định bị gián đoạn; các thế hệ sau bắt chước.
Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài"…
Tư duy: Có những điều không được Phật chấp nhận vẫn được thấy rât nhiều, tụng niệm siêu thoát ê a, các câu chú mantra, niệm phật a di đà, kèn chuông trống như Tây Tạng, các bài hát chú. Liệu chúng ta đặt nghi ngờ, liệu có phải là sản phẩm của Phật không? Sao có quá nhiều điều mâu thuẫn.
5. BÍ QUYẾT GIẢI THOÁT
“Bí quyết thành tựu của đạo phật chỉ có hai điều quan trọng nhất: 1- Giữ tâm không phóng giật. 2-Thích sống nhàn tịch độc cư trầm lặng một mình”.
Có thể đối chiếu và suy luận ra được ai là người có thể chứng đắc . . . ai không thể.
6. CÓ NĂM PHÁP CẦN TU TẬP
1- Tín căn cần tu tập “Tứ Chánh Cần”
2- Tấn căn cần tu tập “Tứ Chánh Cần”
3- Niệm căn cần tu tập “Tứ Niệm Xứ”
4- Định căn cần tu tập “Tứ Thánh Định”
5- Tuệ căn cần tu tập “Tam Minh”
Các pháp môn tu tập được Phật dạy rất rõ ràng, không mơ hồ và trừu tượng, cũng rất cụ thể, không đa dạng mông lung.
7. MÓN ĂN
“1- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho minh giải thoát? Bảy Giác Chi, cần phải trả lời như vậy.
2- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Bảy Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy.
3- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy.
4- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các căn được chế ngự, cần phải trả lời như vậy.
5- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự? Chánh Niệm Tỉnh Giác, cần phải trả lời như vậy.
6- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? Như Lý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy.
7- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Như Lý Tác Ý? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy.
8- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho lòng tin? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy.
9- Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp? Thân cận với bậc chân nhân, cần phải trả lời như vậy".
Ba Thiện Hành là ba nơi làm điều lành.
1- Thân Thiện Hành
2- Khẩu Thiện Hành
3- Ý thiện Hành
Bốn niệm xứ được sung mãn cần phải có 3 thiện hành, là sự thuần thiện của thân khẩu ý không còn tạo nghiệp ác nữa. Chúng ta tự xét lại, còn nhiều lỗi lầm làm sao ngồi thiền định chứng đắc được. Phật dạy cốt lõi ở GIỚI LUẬT và ĐỨC HẠNH, các tông phái chưa triển khai được hoàn chỉnh giới luật và đức hạnh của Phật dạy.
Và trước kia có thể chưa có bậc chân nhân nào dạy ta về pháp Như lý tác ý??? Phòng hộ các căn ??? huống hồ gì nói đến giải thoát? Nay Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã giảng dạy rõ ràng.
8. PHẬT DẠY:
“Này Sandha, hãy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần thục, chớ có Thiền định của con ngựa chưa thuần thục”. (Tăng Chi Bộ Kinh, tập 4, trang 655). Vì muốn hiểu biết điều này nên vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Phật: - Bạch Thế Tôn! Những vị khất sĩ đi ngang qua đây muốn biết vị nào chứng quả A La Hán thì phải làm sao?
Đức Phật trả lời: - Nên ở gần bên họ từ một ngày đến bảy ngày, từ một tháng đến bảy tháng thì sẽ rõ.
9. TÍNH THẲNG THẮN TRONG ĐẠO PHẬT
“Thấy cái dở mà không dám chê là hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh. Thấy cái hay mà không dám khen là ganh tỵ, hẹp hòi, cao ngạo”
Phật dạy tính thẳng thắn, biết khen, biết chê của bậc hiền trí, biết chỉ chỗ đúng sai để người khác không lầm lạc, biết sách tấn động viên để người tiến bộ.
9. NIỀM TIN NƠI BẬC HIỀN TRÍ
"Nếu gặp bậc hiền trí
Chỉ lỗi và khiển trách
Như chỉ chỗ chôn vàng
Hãy kết thân người trí
Kết thân với vị ấy
Chỉ có lợi không hại". Kinh Pháp Cú. (VI- Panditavagga –Phẩm Hiền Trí).
Phật dạy bậc hiền trí nói thẳng nói thật, chỉ lỗi và khiển trách chứ không phải xuề xòa nói vừa lòng mình, cho hợp ý mình, tùy thuận mình. Tôi cho đây là một tiêu chuẩn đánh giá người trí. Người chẳng sợ quyền uy, nói thẳng nói thật chỉ lỗi cho mọi người, tất nhiên cũng bị người ác công kích. Ác vốn chẳng ở chung với thiện được. Nên nghe đồn chớ vội tin, đánh giá cho kỹ.
Cũng như vậy phật dạy về pháp khen chê
"Như đá tảng kiên cố
Không gió nào lay động
Cũng vậy, giữa khen chê
Người trí không dao động".
Người bị khen chê không nên vội vui ngay, buồn ngay, không sân giận, hoan hỷ, mà nên coi chê đúng hay chê sai, khen đúng hay khen sai.