Lời BBB/GNCN
Trưởng Lão Thích Thông Lạc dạy về 5 Uẩn của con người, trong đó Tưởng Uẩn là thủ phạm chính dẫn dắt con người đi đến sự hiểu lầm tai hại. Ngài dạy về sự hoạt động của Tưởng Uẩn như sau:
Từ sự kiện này, tác giả Ronald Trương có bài viết sau:
"Từng bác bỏ giả thuyết về sự tồn tại của thế giới của linh hồn, song mới đây một bác sĩ phẫu thuật não hàng đầu của Mỹ thay đổi quan điểm sau khi ông trải qua cảm giác cận kề cái chết".
Bác sĩ Eben Alexander tin con người vẫn có khả năng tư duy sau khi chết.
"Tiến sĩ Eben Alexander, một bác sĩ phẫu thuật não từng tốt nghiệp Đại học Harvard danh tiếng tại Mỹ và hành nghề trong 25 năm, rơi vào trạng thái hôn mê 7 ngày trong năm 2008 sau khi nhiễm bệnh viêm màng não, Telegraph đưa tin"...
Với bản tin trên, phát xuất từ bác sĩ nổi tiếng, Tiến sĩ Eben Alexander, không ai dám nghi ngờ hay có ý kiến. Riêng tôi, may mắn hiểu được lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni về NGŨ UẪN, do Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc diễn giảng rõ ràng qua ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT, tôi xin đưa ra nhận định như sau:
Nếu Tiến sĩ Eben Alexander, đưa ra quan điểm cho rằng có thế giới siêu hình trong tình trạng tỉnh táo, thì sự thông minh của ông đáng cho chúng ta tư duy. Nhưng, lời nói ông đưa ra sau khi bị bạo bệnh hôn mê trong suốt 7 ngày đêm. Điều nầy minh xác rằng một nhân vật dù thông minh đến đâu, nhưng đã bị hôn mê thì sự thông minh không còn có giá trị nữa. Bởi vì, khi bị bịnh và hôn mê là lúc con người đã sống hoàn toàn trong tưởng thức. Một người sống trong tình trạng tưởng thức là người đang mơ tưởng ảo ảnh có thế giới siêu hình.
Muốn biết rõ điều nầy, quý vị nên đọc và hiểu rõ lời diễn dạy của Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc qua hai đề tài: NGŨ UẪN và TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ THẾ GIỚI SIÊU HÌNH. Ngải diễn giảng rất rõ ràng. Xin minh xác là Ngài diễn giảng đúng lời Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. Tuyệt đối, Ngài không đưa ra ý riêng của Ngài. Bởi vì Ngài luôn luôn cho hàng Phật tử biết rằng NHỮNG GÌ PHẬT THÍCH CA MÂU NI dạy không thừa, không thiếu, không bao giờ mâu thuẫn.
Tôi xin phép gợi ý cho quý vị. Sự sợ hãi vu vơ của từng người được nhen nhúm từ tưởng thức. Khi bé sơ sinh la khóc, mọi người đều dùng hình ảnh người dễ sợ (ông Kẹ) để hù dọa nó, khiến nó phải nín khóc. Hành động nầy là gieo trong đầu đứa bé sợ hãi vu vơ. Đồng thời, hình ảnh van xin, than khóc, cầu nguyện, khấn vái vu vơ lâu ngày chầy tháng, khiến con người đã trưởng thành vẫn mang mãi hình ảnh sợ hãi vu vơ, lo âu trằn trọc từ tưởng thức.
Đơn giản hơn, một con người được sinh ra, trong gia đình và xã hội dạy dỗ rằng, ăn động vật là ngon bổ, ăn gan bổ gan, ăn tim bổ tin..., người đó khi trưởng thành, với ý thức được nâng cao và nhìn nhận ra rằng ĂN THỊT ĐỘNG VẬT LÀ TÀN NHẪN và thường mang bịnh tật từ động vật chuyển sang. Tuy ý thức đã nhận biết rõ ràng, nhưng họ không thể từ bỏ không ăn thị động vật được, là vì thói quen đã nhiễm sâu vào tiềm thức của họ từ lâu đời rồi. Muốn từ bỏ không ăn thịt động vật nữa, người đó phải có nghị lực và quyết tâm phi thường mới chiến thắng được thói quen sai lầm đó. Hoặc là bậc anh tài tự cai nghiện để thoát khỏi khổ đau.
Tại Trung Quốc, trong khu dân cư rộng lớn, họ coi ăn chay là thiên liêng, bởi vì họ không thể nào từ bỏ được thói quen ăn động vật. Vì vậy, hàng năn, vào tháng 10, họ cùng chọn ra 9 ngày để ĂN CHAY. Họ cũng coi đó là ngày thiên liêng của quê hương họ. Có rất nhiều Phật tử, khi cầu nguyện van xin A-di-đà Phật giả điều gì đó. Họ cũng nguyện ăn chay một tuần, một tháng, một năm… Có điều là tại sao họ ăn chay được một tháng trở lên, sao họ không ăn chay luôn để được thảnh thơi hơn? Tại vì họ sống trong xã hội mà đa số đông đảo đều đam mê ăn thịt động vật.
Với TƯỞNG THỨC cũng vậy, vừa sinh ra, con người đã sống trong tưởng thức rồi và bành trướng thường xuyên, hàng ngày, hàng đêm. Trong khì đó, ý thức (bao gồm tri thức, không học mà biết được lưu giữ từ kiếp trước và trí thức nhờ học mà biết) lại phát triển rất chậm và lớn mạnh khi tuổi trưởng thành. Ta cần trui rèn ý thức mạnh mẽ thắng được tưởng thức thì ta mới trở thành người nhận diện được chính bản thân ta. Muốn nhận diện rõ ràng tưởng thức, khi ta tư duy và tự hỏi tại sao phải sợ?
- Đối với người chết tại sao ta phải sợ? Người chết đâu còn biết gì, vậy tại sao ta phải sợ? Tại vì ta tin tưởng vu vơ rằng người chết sẽ lôi kéo ta theo! Cứ bình tĩnh, nhìn những người lo chôn cất, họ sống gần xác chết, họ có sợ gì không? Có người chết lôi họ đi theo không?
- Tại sao sống một mình trong đêm tối ta phải sợ? Tại vì ta bị ám ảnh từ lâu rằng có ma. Cho nên khi ta lạc vào vùng gò mả, dù là ban ngày ta cũng phát sợ run bần bật!
- Thậm chí tại sao ta nhìn thấy sâu bọ, con rắn từ xa ta đã run sợ là vì sự sợ hãi luôn ám ảnh ta.
- Nhứt là những người làm ác, có ý đồ phạm tội, tham lam ích kỷ, luôn luôn mang hình ảnh sợ hãi.
Bây giờ, ta cứ tin vào lời dạy của Trưởng Lão THÔNG LẠC, rằng không có thế giới siêu hình. Ta hãy mạnh dạn đến vuốt ve người chết, ta nhìn thẳng vào sâu bọ và rắn, ta đến ngay gò mả trong đêm tối, ta sống một mình trong lều nơi hoang vắng. Ngay lập tức sự sợ hãi của ta tan biến. Từ đó, ta ý thức rõ ràng rằng tuyệt đối không có thế giới siêu hình và từ đó, ta sống trong thanh thản an nhiên.
Tuy nhiên, để thành công mỹ mãn, ta nên đọc toàn bộ sách của Trưỡng Lão và từ từ, tập từng pháp một, nhất là ta buông cho được tham, sân, si, mạn, nghi. Lúc đó, CÓ SIÊU HÌNH HAY KHÔNG? Tự ta trả lời chính xác đó vậy. Muốn đọc sách Trưởng Lão xin vào giotnangchonnhu.org, nguyenthuychonnhu.net hay chonnnhu.net
Đừng quên, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: ĐỪNG CÓ TIN, ĐỪNG CÓ TIN,... đừng có tin dù người đó có uy quyền. Vậy làm sao ta lại tin vào người đã bị bạo bịnh hôn mê 7 ngày đêm sống trong sợ hãi chứ?