Kính thưa quý Phật tử có khuynh hướng với tâm tư chân thành thực hiện chánh pháp Như Lai do đức Trưởng Lão diễn giảng.
Thưa quý vị, những người đệ tử chân chánh của Phật có mấy việc cần Hiểu và Hành như sau:
I - LẤY PHẬT THÍCH CA LÀM LINH HỒN
Lý thuyết: Sau khi Phật Thích Ca dời khỏi trần gian, hàng Phật tử chúng ta bị lâm vào tình huống tranh luận, tìm tòi, học hỏi qua lý thuyết, đã dẫn dắt chúng ta vào rừng u mê mê tín dị đoan mà nào hay nào biết! Và cũng từ đó, biến Phật pháp thành môn học buôn kinh, bán chữ và đưa đẩy Phật giáo thành những trung tâm thương mại toàn cầu! Chúng ta vô tình bị rơi vào thế giới tưởng, càng lạc vào tưởng thì chạy theo tìm hiểu cao siêu, mới lạ, mơ mộng, hão huyền! Toàn là ảo tưởng, là cái bóng mà chúng ta cùng say mê đuổi theo không biết mỏi mệt! Tuyệt đối không giúp được cho hành giả trong việc tu hành!
Qua sự diễn giảng của đức Trưởng Lão, cho chúng ta biết rõ ràng rằng lý thuyết của Như Lai không cao siêu huyền bí gì cả. Pháp Như Lai không đòi hỏi hành giả phải băng rừng, vượt suối, trèo núi, lội sông để tìm về chánh giác. Mà pháp Như Lai khuyên dạy ta phải kham nhẫn, ở yên một chỗ, tự hướng vào thân tâm và chiến đấu với những cám dỗ đang dồn dập tấn công ta từng giây, từng phút, từng giờ. Hãy tự chiến thắng với chính bản thân mình! Những dục tính bất thiện pháp, hằng ngày xuất hiện ngay trên thân tâm từng người, một khi mỗi người tự chiến đấu với chính bản thân bằng pháp Như Lý Tác Ý, ly dục, ly ác pháp để tiến đến làm chủ chính bản thân. Đã làm chủ được bản thân thì đương nhiên tiến đến làm chủ sinh, lão, bịnh, tử và giải thoát luân hồi.
Nhờ ơn Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã mạnh mẽ đánh thức chúng ta. Chúng ta may mắn nhìn ra được sự thật thì không vì lý do gì, chúng ta lại tiếp tục tranh biện, hí luận để làm chi! Vô ích và phí thời giờ mà thôi! Chính đức Trưởng Lão đã giảng dạy trong ĐVXP, học ra tiến sĩ Phật giáo, học càng cao, càng ngu mà thôi, không lợi gì cho việc tu hành! Điều nầy quá rõ ràng, chả lạ lùng gì cả, chỉ vì ta bị vô minh che mờ, đời và đạo xuất phát trong thân tâm từng người là hai con đường hoàn toàn trái ngược. Đời càng cao siêu thì đạo càng sút kém. Đạo càng sáng tỏ thì đời là bọt nước bèo trôi. Đây là nguyên lý. Nói một cách khác rõ ràng hơn, mỗi người đều có TƯỞNG và THẬT, nếu TƯỞNG sáng thì THẬT mờ, và TƯỞNG mờ thì THẬT rõ ràng. Vì vậy, mục đích chính của chúng ta là đưa ra những bài nho nhỏ, chung quanh lời diễn dạy của đức Trưởng Lão nhằm đánh thức, nhằm giúp người thiếu may mắn, chậm hiểu, hiểu được lời dạy của đức Trưởng Lão, để rồi chính họ sẽ tìm về tu viện Chơn Như, tìm đọc những gì Trưởng Lão diễn giảng. Chúng ta là những người đứng ra mời gọi Phật tử hướng về đức Trưởng Lão, chứ chúng ta chưa đủ thẩm quyền giảng dạy hay tranh biện hơn thua với ai cả! Dù cho người khác có hỗn xược với đức Trưởng Lão, chúng ta hãy im lặng như thánh. Không cần để ý đến họ mà làm gì. Chúng ta không cần quan tâm đến những tư tưởng của học giả qua bất kỳ cơ quan ngôn luận nào, bởi vì vốn chuyện đó, chúng ta đã ý thức rằng: Chuyện bàn luận về lý thuyết đã là vô duyên rồi kia mà! Lý thuyết mà chúng ta nên bàn đến là TRI KIẾN GIẢI THOÁT chứ không còn bàn đến TRI KIẾN NGOÀI ĐỜI nữa. Nếu chúng ta quyết tâm tu hành theo chánh pháp Như Lai.
II- LẤY LỜI DIỂN GIẢNG CỦA ĐỨC TRƯỞNG LÃO LÀM PHƯƠNG CHÂM
Thực hành: Pháp Phật Thích Ca đã được đức Trưởng Lão diễn giảng rõ ràng và đầy đủ. Vấn đề đặt ra là hành giả có chịu thực hành hay không? Hành tới đâu thì có thành quả tới đó rõ ràng. Hành giả đang gặp khó khăn, đang lúng túng, ngờ ngợ, ngớ ngẫn, ngu ngơ, do dự về pháp hành. Chúng ta nên tìm cách động viên, giúp Phật tử tập thực hành từng pháp một. Khi hành giả thực hành được thì đó là sự thành công giúp họ cùng hướng về chánh pháp Như Lai. Chánh pháp Như Lai chỉ có hành chứ không cần lý thuyết nữa. Thậm chí kinh điển cũng không còn cần thiết cho hành giả nữa, bởi vì đức Trưởng Lão diễn giảng quá đầy đủ giúp hành giả thực hành để tiến đến làm chủ bản thân, làm chủ sinh, lão, bệnh, tử và giải thoát luân hồi. Và một khi thực hành nhuần nhuyển thì trí tuệ hiện tiền, từ đó hành giả nhìn ra sự thật rất rõ ràng.
Đối với khoa học gia là áp dụng đúng những điều kiện ắt có và đủ mà nhà bác học đã quy định thì họ sẽ đạt được kết quả mong muốn. Điều kiện ắt có và đủ là nguyên lý mà nhà khoa học phải tuân thủ. Họ chỉ bàn bạc về sự phân công, nhân sự, tài chánh, điạ điểm, phuơng án tạo điều kiện để thực hành cho có hiệu quả và an toàn khi bắt tay thực thi đúng điều kiện ắt có và đủ. Phật pháp cũng vậy, Phật Thích Ca cũng đặt ra điều kiện ắt có và đủ để hành giả dựa vào đó tu hành và đạt đến chứng quả mong muốn. Về pháp hành, trong quá khứ, chúng ta bị quay cuồng trong từ ngữ, thành ngữ cổ xưa. Càng truy tìm kinh điển, chúng ta càng đuổi theo hình bóng chữ nghĩa mù mờ, vu vơ! May mắn thay! Ngày nay, chúng ta đã có Ngài A-la-hán Thích Thông Lạc giảng giải quá rõ ràng rồi. Bây giờ là lúc chúng ta vây quanh bàn đến vấn đề làm sao thực hành đúng pháp Như Lai. Một đàng là chúng ta nên đưa ra những sai lầm trong quá khứ, một đàng chúng ta đúc kết kinh nghiệm của từng hành giả khi họ thực hành pháp Như Lai. Những khiếm khuyết họ gặp phải, những may mắn họ đạt được và thoát qua. Đây mới là vấn đề hiện đại phải làm. Một vấn đề quan trọng nữa là chúng ta hãy gạt bỏ những mặc cảm lỗi thời cho rằng ta chưa đủ khả năng tu hành. Khả năng tới đâu, ta tu hành tới đó, cứ đi rồi sẽ đến đích. Không chịu đi thì chừng nào mới đến đích? Tuyệt đối đừng bao giờ chủ quan là ta phải đi tu, phải nhập dòng thánh. Đâu có gì vội? Ta cứ tập từ từ từng pháp cho quen thuộc. Cho đến khi chính bản thân ta cảm nhận với quyết tâm đủ sức kham nhẫn nhiếp phục các dục thì hãy đi tu, hãy nhập dòng thánh. Nên nhớ, chiếc áo không làm nên thầy tu! Nhìn vào chiếc áo là bị lầm chấp vậy! Ai cấm được một tên trọng tội, một tên lường gạt mặc áo cha, áo thầy chứ?
III - LẤY VIỆC HƯỚNG DẨN PHẬT TỬ CÙNG QUI VỀ CHÁNH PHÁP NHƯ LAI LÀM CỨU CÁNH.
Tư duy: Khởi đầu là chúng ta nên cảnh tỉnh rằng chính thói quen sai lầm đã hại chúng ta mất rồi. Thói quen sai lầm đã tiêm nhiễm vào thân tâm ta, ta phải quyết tâm trì chí mới tẩy sạch đựợc. Thói quen đó là suy luận theo tri kiến ngoài đời, nghĩa là có thói quen suy luận qua tưởng tri. Mong quý vị nghiên cứu kỷ bài NGŨ UẨN của Trưởng Lão thì rõ ràng hơn. Ví như: Quán - tất cả hành giả đều ngồi yên, lim dim mắt và lập tức quán qua hình thức tưởng. Bởi vì thói quen là tưởng rồi mới hành. Bây giờ chúng ta trở lại tập hành và đừng tưởng, để tự nhiên, sau khi chúng ta hành, những hiện tượng sẽ xuất hiện, ta nhìn thấy rất rõ.
Ví dụ: Khi tập ăn mỗi ngày một bữa. Chúng ta đừng tưởng ra rằng ăn như vậy sẽ yếu, sẽ mệt, sẽ buồn ngủ, rồi lo âu đủ thứ, suy nghĩ lung tung. Mà chúng ta chỉ tin tưởng rằng đức Trưởng Lão dạy không bao giờ sai, niềm tin tưởng đi hàng đầu. Chúng ta quyết tâm li dục cho được từng bữa ăn, cho đến khi chúng ta đạt được ăn chay mỗi ngày một bữa nhuần nhuyễn rồi thì tự nhiên những hiện tượng xuất hiện vô cùng lý thú. Nào là đến giờ ăn mà không thấy đói, không thấy cồn cào, không thấy háo hức mong đợi, không thèm ăn, không thấy bịnh, thỏa mái và khỏe khoắn hơn mình tưởng. Thế là xong rồi. Ta đã làm chủ được bao tử rồi. Còn điều quan trọng mà không thể nào ngờ được, đó là tính dâm dục tự động tan biến, những thèm khát, ao ước cũng tiêu tan, bản chất đạo đức nhân bản từ từ xuất hiện. Một vấn đề rất quan trọng là do tưởng đã hại hành giả mà hành giả không biết. Hành giả tưởng nghĩ rằng giải thoát là sẽ gặp thánh, gặp thần, hoặc giải thoát là tưởng mình thành Phật, thành Tiên. Giải thoát ở đây là ta đang mang nhiều vật rất nặng (cảm dục), bây giờ ta tự bỏ vật đó xuống thì thân tâm ta trở nên nhẹ nhàng. Tức là ta được giải thoát rồi. Từ bỏ được một dục là đạt được một sự giải thoát, bỏ được bao nhiêu dục ác pháp thì giải thoát được nhiều bấy nhiêu. Rất đơn giản. Nhưng mà ta có kham nhẫn từ bỏ hết không? Nếu từ bỏ hết được là giải thoát hoàn toàn. Tham, sân, si, mạn, nghi, mà từ bỏ được hết thì chứng quả rồi.
Rõ nghĩa hơn, đối với Phật pháp chỉ có TÍN và HÀNH. TÍN đây không phải là sự tin theo một cách mù quáng, trừu tượng, mơ hồ, đuổi bắt bóng, mà là sự chứng kiến rõ ràng. Ví như Hòa Thượng Thích Thông Lạc đã chứng quả A-la-hán. Đừng vội tin khi nghe có tin đồn. Chính ta phải gần gũi Ngài, chính mắt ta nhìn thấy Ngài sống đời sống thanh bạch cao quý của bậc thánh tăng, nghe và hiểu rõ những diễn giảng lời Phật dạy, đồng thời, chứng kiến những khi Ngài thể hiện thần thông giáo hoá chúng sanh như:
1) Ngài ngồi thiền 15 ngày không ăn uống,
2) Ngài bị bịnh ho ra máu, đã tự động ngồi thiền dùng định lực trị hết bịnh, sau 15 ngày,
3) Sau khi tuyên bố chứng quả A-la-hán, Ngài liền đứng ra thành lập tu viện Chơn Như và soạn thảo giáo án đào tạo A-la-hán.
4) Ngài đã diễn giảng rõ ràng chánh pháp Như Lai, chưa có ai đã diễn giảng rõ ràng chi li như vậy. Ngay những trường đại học Phật giáo trên toàn thế giới đã diễn giảng sai pháp Phật!
Chúng ta có gặp, có sờ, có nghe, có thấy rồi hãy tin. TÍN là tin có sự thật, HÀNH là thực tập ngay những pháp Ngài giảng dạy, từ đó mới cảm nhận được sự tuyệt vời. Một bài pháp vô giá, đức Trưởng Lão đã dạy mà chúng ta không chịu hành. Chúng ta cứ theo thói quen, chỉ đọc cho vui, có nhiều người mang tâm hồn thơ, thay vào nhiều từ khác để thêm được nhiều bài thơ! Quả là thơ thẩn mất rồi!.
“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi,
Chấp giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
Vạn pháp vô thýờng buông xuống đi.”
Cứ mỗi ngày ta tự Tác Ý tu luyện buông bỏ một ác pháp là tâm ta từ từ tiến đến thanh thản, an lạc và vô sự. Chứ thẫn thờ ngồi nghĩ quẩn, thay chữ thêm thơ có ích gì phải không nào?
Đây là lời mong mỏi của chúng tôi kính trình quý vị, để quý vị cùng tư duy tìm về chánh pháp Như Lai. Thành thật cám ơn
Kinh nghiệm bản thân,
Chúng tôi bất mãn cho những mê tín dị đoan, nhìn thấy bà con thân thuộc ngu si quỳ lạy, van xin, nguyện cầu vu vơ, mê mẩn đưa tiền cho bọn lưu manh lường gạt. Đồng thời, chúng tôi gặp toàn hình ảnh bỉ ổi và vô liêm sỉ được che dấu bằng những hình thức đạo mạo, đạo đức giả của những nhà truyền giáo mà không biết phải làm sao? Và không biết pháp nào để giúp chính bản thân tu luyện! Chúng tôi đành buông thả, phó mặc cho định mệnh, bởi vì làm ra nhiều tiền, chúng tôi lao đầu vào ăn chơi trác táng, sướng chỉ một lát, nhưng buồn phiền lo lắng suốt năm canh. Cảm nhận được đời mình chả ra gì cả! Tình cờ, tôi đọc được Đường Về Xứ Phật và Những Lời Gốc Phật Dạy, tôi âm thầm thực hành từng pháp. Sau 5 năm, tôi từ giã ăn chơi, ăn mỗi ngày một bữa và tập những pháp đơn giản, tôi trở về với chính bản thân và tôi hoàn toàn tự tin đời tôi đáng sống. Trong quá khứ, chúng tôi đã từng say mê vào kinh điển Đại Thừa và sách báo của họ. Tôi say sưa tìm hiểu những tư tưởng vĩ đại, thần tượng, cao siêu, mới lạ.... Nhưng khi được đức Trưởng Lão khai sáng, bây giờ tôi khám phá ra rằng những mớ lý thuyết vĩ đại đó (kinh sách phát triển) toàn là vô duyên! Vô ích cho đời tôi.
“Rằng hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”
Truyện Kiều. Nguyễn Du
Bên cạnh đó, tôi khám phá ra nhiều sự thật phũ phàng chứng tỏ các vị tu sĩ tu theo Đại Thừa là những ngừời trắng trợn lường gạt hàng Phật tử, lường gạt chính bản thân họ cũng chỉ vì họ đam mê danh và lợi.
Ví dụ 1: Nhà sư đói ăn, khát uống, ham ngủ, tiền bọc đầy túi, như vậy đời sống của họ không khác gì người bình thường. Đường tình dục của họ phát triển dữ dội. Nhưng nhờ vị thế, nhờ tiền đầy túi, họ che dấu những màn làm tình đầy bỉ ổi. Chính bản thân tôi đã gặp những thiền sư, những vị linh mục và hồng y, họ lãnh lương rất cao, tuy không lấy vợ nhưng họ nhờ có nhiều tiền nên được gia đình bao che cho họ sống với phụ nữ thật kỳ tình! Một tu sĩ sống với tinh thần đạo đức, nhưng bọc nhiều tiền, ăn uống phủ phê thì còn đạo đức chăng? Điều nầy không bao giờ có, nhưng chỉ nhìn bề ngoài và sự ngu muội của họ mới tin mà thôi! Chúng tôi chỉ đưa ra những bằng chứng nho nhỏ để quý vị nhìn rõ được vấn đề đạo đức giả! Chúng ta cần khai bật cho hàng Phật tử nhìn được chân tướng giả đạo mà tránh xa, im lặng là đồng loã với tội ác!
Ví dụ 2: Thiền định tâm (Thiền ức chế tâm), mới nghe và thử qua thì cảm thấy đúng và hay tuyệt, nhưng, càng ngày càng mê mà không biết! Giống như á phiện, mới thử qua thì rất tuyệt vời, bởi vì á phiện trị hết ưu phiền, đau nhức, mỏi mệt ngay lập tức. Nhưng dùng càng nhiều thì càng ghiền và khiến ta trở thành kẻ gây tội ác mà nào hay, nào biết! Thiền định tâm cũng vậy, khi ta giận, buồn, bực mình, ngồi yên và dằn tâm. Làm như vậy thì có hiệu quả ngay. Nhưng càng dằn, càng nén, càng ép cứng vào thân tâm, khi đụng chuyện thì bung ra dữ dội khiến chết người! Pháp do Phật Thích Ca dạy và đức Trưởng Lão diễn giảng quá tuyệt vời, đó là Thiền buông xả, bỏ đi thì tất cả đều tan biến. Chẳng hạn, ta bực mình khi nghe bạn ta nói xấu về ta, nếu ta Thiền định tâm cho nguôi giận, rồi tình cờ ta gặp người bạn, thì ta đùng đùng nổi giận ngay. Nhưng nếu ta Thiền buông xả, khi gặp lại người bạn, ta vẫn bình thản, an vui nhu thường.
Ví dụ 3: Quan niệm về Phật A-di-đà và Chúa trời (Thượng Đế), chúng ta nên cho đại chúng biết rằng:
a) Giả sử Chúa trời (Thượng Đế) là cao cả, là bác ái bao la và A-di-đà là Phật linh thiêng thì không thể nào bất công với đạo hữu, không thể nào giúp người này mà không giúp người kia. Những ông thần thánh bất công như vậy có đáng cho chúng ta tôn thờ chăng? Bậc cha mẹ đáng tôn quý thì không bao giờ bất công với con cái, sẵn sàng nhịn nhường tất cả và dám hy sinh để bảo vệ các con, chứ cha mẹ đâu có giành ăn với các con?
b) Rõ ràng Chúa trời (Thượng Đế) và Phật A-di-đà là không đáng để cho chúng ta tôn thờ. Toàn là ảo tưởng, mơ hồ, lú lẫn, u mê rồi đó vậy.
c) Nếu đã tin có Chúa, Phật A-di-đà cứu rổi, thì tại sao khi bị bịnh chúng ta còn đi tìm bác sĩ? Bác sĩ trị hết bịnh cho ta, tại sao ta lại tạ ơn Chúa, Phật? Thật mỉa mai, phi lý hết sức mà vẫn tin, vẫn làm. Điều này minh xác rằng chỉ có con người giúp con người, chỉ có con người chia sẻ với con người, cho nên ĂN QUẢ NHỚ NGƯỜI TRỒNG CÂY. Đây mới là đạo đức nhân bản đích thực của người biết ơn tri ngộ trong cuộc sống.