006-ĐẠO ĐỨC - ĐỨC HẠNH - Phước Chân

Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức?

Trong đời sống hàng ngày của con người có hai mặt chủ yếu vật chất và tinh thần, tính thiện và ác.

Từ thưở sơ khai khi có loài người còn sống theo thành bày đàn, đạo đức luôn có mặt trong mọi hoạt động tinh thần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người như cơm ăn, áo mặc, công việc biết chia sẻ nhường nhịn, giúp đỡ, thương yêu, thân ái, đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng, kính trên nhường dưới, v.v...

Vậy đạo đức là gì?

Đạo chỉ con đường, đức chỉ phẩm cách tốt đẹp đối sử con người với con người, với xã hội và với thiên nhiên.

Cốt lõi của đạo đức là tính thiện, đó là gốc, là cội nguồn, là nền tảng của nền đạo đức làm người, “Tiên học lễ hậu học văn’’ đó là lời dạy của tổ tiên ta ngày xưa đã rất quí trọng đạo đức trong nền giáo dục đào tạo dạy dỗ con người.

Một con người sống không có đạo đức chỉ là một con thú đội lốt người.

Một gia đình sống không có đạo đức thì gia đình đó mọi người sống rất khổ đau như địa ngục.

Một đất nước mọi người sống không có đạo đức thì đất nước đó không có trật tự, mưa không thuận, gió không hòa, cuộc sống thường xẩy ra trộm cắp, chém giết, tham ô, tà dâm, lừa đảo, nghiện ngập, bạo loạn, chiến tranh v.v... Mọi người sống trong cảnh thường lo âu, sợ hãi và bất an.

Xã hội loài người ngày càng phát triển, đạo đức cũng phát triển đáp ứng cuộc sống.

Thời chế độ phong kiến nước ta, đạo đức chịu ảnh hưởng truyền thừa tư tưởng đạo đức Khổng Mạnh “Tam cang, Ngũ thường”. Đạo vua tôi: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, đạo cha con: “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” hay “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, đạo vợ chồng, người phụ nữ phải tứ đức tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

Đạo đức này đưa ra chỉ dạy cho con người nhằm phân chia giai cấp, trọng nam khinh nữ bắt buộc, trói buộc con người phải tuân theo trật tự tôn ti trong thời chế độ phong kiến.

Còn xã hội hiện nay, người ta ít quan tâm đến đạo đức, chỉ quan tâm đến khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ đời sống vật chất, thời đại văn minh khoa học phát triến tiến bộ, con người sống trong đống vật chất, tiền tài, danh và lợi.

 Sống chạy theo lòng ham muốn cá nhân, mọi người đã quên đi đạo đức làm người, không còn thương yêu nhau, chỉ biết có tiền và vật chất, vì thế đạo đức con người biến dần đi, làm bất cứ việc gì cũng phải có tiền “có tiền mua tiên cũng được”.

Trên internet, ti vi, báo chí ngày nào cũng đăng rất nhiều tin về những con người sống thiếu đạo đức.

Những người có địa vị, có chức, có quyền thì ăn hối lộ đút lót, tham ô lợi dụng, quyền hành ức hiếp, v.v...

Những nhà đại gia nhiều tiền, dùng tiền mua dâm, các cô gái chân dài hoa hậu, người đẹp bán dâm, ăn mặc hở hang, y phục đồ lót, mắt xanh, tóc đỏ nhảy múa và những vụ cướp giật, lừa đảo, đánh chém nhau giữa ban ngày trên đường phố.

 Những chàng trai thể hiện máu iêng hùng, những lái xe uống rượu đã để lại những hậu quả tai nạn giao thông tang tóc.

Còn kẻ nghèo hèn ốm đau đi bệnh viện không có tiền, bác sĩ lạnh nhạt thờ ơ.

Học sinh không có tiền đóng học thì nhà trường cho nghỉ học.

Đến cả nơi cửa chùa, phật tử nào cúng dường nhiều thì thầy tươi cười đón tiếp mời mọc, phật tử nào lễ vật đơn sơ thì thầy cúi nhìn xuống lạnh nhạt, ai phước lắm mới được thầy Mô Phật.

Thật đau lòng và bức xúc, hỡi các bạn đồng tu.

Bởi thế đạo đức bị băng hoại xuống cấp, con người lương tri, lương lăng cũng mất đi, xã hội đặt ra nhiều pháp luật để ngăn cấm, ngăn chặn những con người sống vô đạo đức, nhưng cũng không ngăn cấm hết được, những con người phạm tội ngày càng nhiều, họ không biết sợ pháp luật, họ vẫn chứng nào tật ấy.

Con người chạy theo lòng ham muốn dục lạc ăn uống, vệ sinh tiểu tiện bậy bạ, rác vứt bừa bãi, các nhà máy khu công nghiệp, các lò mổ gia cầm thải ra các chất thải làm mất vệ sinh, môi trường bị ô nhiễm.

Gần đây, ở huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) liên tục xẩy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các sông suối, nguồn nước sinh hoạt cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân rất hoang mang, lo lắng.

Có một thực tế hiện nay, khiến các chuyên gia môi trường lo ngại là nguồn nước sạch trên trái đất đang ngày càng trở nên cạn kiệt.

Đời sống vật chất và tinh thần phải luôn luôn đi song song với nhau để tương ưng đáp ứng cuộc sống. Nền khoa học văn minh phát triển, mà nền đạo đức không phát triển để tương ưng đáp ứng, thì nền khoa học văn minh đó là một thảm họa đang đứng bên bờ vực thẳm.

Bởi vậy, đạo đức rất quan trọng cần thiết cho cuộc sống của con người, cho nên chúng ta cần phải học đạo đức, chúng ta phải học đạo đức như thế nào? Và học đạo đức gì?

Thời đại hiện nay, đạo đức con người đang nguy cơ xuống cấp trầm trọng, trong bối cảnh cấp bách, báo động thì may thay.

Tại Trảng Bàng Tây Ninh miền Nam nước Việt Nam xuất hiện một vĩ nhân siêu việt phi thường. Người thấu hiểu, biết rất rõ tại sao đạo đức con người lại xuống cấp trầm trọng như vậy. Vĩ nhân siêu việt phi thường ấy chính là thầy Thích Thông Lạc Người làm sống lại giới luật của đạo Phật qua phạm hạnh của Người và dựng lại nền đạo đức cho loài người, đó là nền đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật,

Một nền đạo đức rất bình đẳng, tự nhiên của xã hội loài người, tôn trọng sự sống giữa con người với con người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc gia văn minh hay chậm tiến, nó rất cao thượng tuyệt vời.

Cốt lõi của nền đạo đức chính là không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh.

Vậy đạo đức nhân bản - nhân quả là gì?

Nhân bản là mỗi hành động thân miệng ý của chúng ta tạo ra nên gọi là nhân bản tức là những hành động gốc nơi thân người.

Nhân quả là kết quả của mỗi hành động thân khẩu ý của chúng ta tạo ra phải thọ chịu khổ hay vui.

Đạo đức này nhận ra nó rất dễ dàng, chỉ cần chúng ta tỉnh giác quan sát những hành động than, khẩu, ý của mình thì chúng ta rất dễ dàng nhận ra, đơn giản như:

- Chúng ta đang đi vô tình dẫm phải một con ốc sên làm nó chết trong đau đớn là chúng ta thiếu đạo đức.

- Chỉ câu nói đùa chồng bạn đi với một cô gái rất xinh làm cho vợ chồng bạn cãi nhau là chúng ta thiếu đạo đức.

- Chỉ một cái ngó, một cái liếc hay một cái nhìn chằm chằm làm người khác khó chịu là chúng ta thiếu đạo đức.

- Chúng ta đốt vàng mã, cầu siêu, cầu an, xem bói, v.v... là chúng ta thiếu đạo đức. Chúng ta làm việc quá sức, tính nết nóng nẩy là chúng ta thiếu đạo đức.

- Ý kiến của bạn là nên viết bài học đạo đức, mình lại nói là làm gì phải viết như vậy là mình thiếu đạo đức.

Đạo đức không làm khổ mình, khổ người này với những hành động mang bản chất tình thương thật sự, nó không hề nhằm phục vụ cho một giai cấp, một chế độ, một hệ tư tưởng hay một cá nhân nào mà bất cứ ở chế độ nào xã hội nào cũng đều cần đến nó.

Nó được xây dựng làm nền tảng trên chân lý sống của kiếp người.

Lấy sự thật của con người mà gieo trồng đạo đức trên đó thì đạo đức sẽ đem lại hạnh phúc an vui cho loài người. Bởi thế nó luôn luôn tồn tại và trong sáng, con người qua bao chế độ xã hội, thời gian thăng trầm biến đổi nhưng nó không bao giờ bị thay đổi, lu mờ, nó bất di bất dịch.

 Còn con người sống thiếu nó thì rất khổ đau, nó chỉ có một mực là không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh, nó là một chân lí của loài người mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm thấy cách đây hơn 2550 năm về trước.

Nền đạo đức nhân bản nhân quả là một chương trình giáo dục có tám lớp Bát Chánh Đạo và ba cấp Giới - Định - Tuệ.

Trước tiên, chúng ta phải học lớp đạo đức làm người cơ bản như: các lớp tam quy, các lớp ngũ giới, các lới thập thiện, các lớp thọ bát quan trai giới thuần thục sau tiến đến học các lớp bát chánh đạo.

Lớp học tam quy là để chúng ta hiểu biết nhận ra Phật là ai? Pháp là gì? Tăng là như thế nào?, để chúng ta đặt trọn niềm tin tu học đạo đức.

Lớp học ngũ giới chúng ta phải học những đạo đức như: đạo đức hiếu sinh, đạo đức ly tham thuộc đạo đức bản than, đạo đức gia đình, đạo đức thành thật, đạo đức minh mẫn thuộc đạo đức xã hội.

Những đạo đức này được thực hiện trong ba hành động thân khẩu ý của một con người, nó có công năng giúp cho thân tâm mọi người được thanh thản, an lạc và vô sự, cho nên chúng ta cần phải học hiểu để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày luôn luôn ý thức rèn luyện, trau dồi thân khẩu ý cố gắng sống với ba đức, nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng để không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh.

Kính thưa các đạo hữa và các bạn đồng tu

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới triển khai được tri kiến hiểu biết về nhân quả, để phá vỡ đi màn vô minh đen tối những tư tưởng tà kiến, kiến chấp, ác pháp đã chấp chặt trong con người chúng ta. (Lớp Chánh Kiến)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới hiểu thế giới siêu hình là thế giới tưởng, chúng ta mới có đủ tri kiến để tư duy xóa đi những tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan đã làm cho con người chúng ta chết chìm trong mê muội, sợ hãi, lo âu, “tiền mất tật mang”. (Lớp Chánh Tư duy)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới hiểu, mới biết ban tặng cho nhau những lời thương yêu chân thật để làm xoa dịu đi những nỗi bất hạnh, đau thương, mất mát trong tâm hồn chúng ta. (Lớp Chánh Ngữ)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới hiểu và nhận ra đạo đức nào thật sự là đạo đức làm người để chúng ta thoát ra khỏi bản năng của loài cầm thú, thật sự làm người sống có đạo đức chỉ biết sống thương yêu và tha thứ. (Lớp Chánh Nghiệp)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới hiểu, mới có đủ lòng tin, mới có ý thức bảo vệ, gìn giữ sự sống muôn loài vật và môi trường xanh tốt tươi. (Lớp Chánh Mạng)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới hiểu biết rõ, đâu là điều thiện, đâu là điều ác, để chúng ta ngăn diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, từ một con người phàm phu trở thành một người toàn thiện có tâm hồn cao thượng, biết tôn trọng, thương yêu sự sống của muôn loài. (Lớp Chánh Tinh tấn)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới thấu hiểu nỗi khổ đau của kiếp người, mới biết đẩy lui các chướng ngại khổ đau trên thân tâm, mới  biết phòng hộ, bảo vệ, giữ gìn thân tâm chúng ta được thanh thản an lạc và vô sự. (Lớp Chánh Niệm)

Nhờ có học đạo đức chúng ta mới hiểu, mới đủ tự tin, bình tĩnh, sáng suốt, để làm chủ bản thân mình trước những phong ba, giông tố của cuộc đời. (Lớp Chánh Định)

Đúng vậy, đạo đức là thông điệp hòa bình thế giới, là nguồn gốc đem lại sự an vui, yên ổn và hạnh phúc cho mình, cho mọi người, cho sự sống của tất cả muôn loài vạn vật, cho mọi gia đình và toàn xã hội loài người trên hành tinh này.

Thật cảm thương cho những ai vô phước không được biết, thật thương xót cho những ai không có ý thức nhận ra nền đạo đức nhân bản - nhân quả này. Đáng tiếc cho những ai không chịu tu học và trau dồi đạo đức nhân bản - nhân quả, thật là quá dại khờ.

Thấm thía với những nỗi khổ đau của kiếp người, Phước Chân đã giác ngộ đạo Phật và tu học hơn ba năm nay, ngày đêm miệt mài ý thức sửa chữa, trau dồi than, khẩu, ý bằng con đường đạo đức nhân bản nhân quả,

Cho đến hôm nay Phước Chân mới có đủ tự tin, bình tĩnh, sáng suốt để nói lên những tư duy, suy nghĩ, cảm xúc chân thật của con người mình.

Thật lòng Phước Chân hạnh phúc vô cùng từ nơi sâu thẳm tận đáy lòng, Phước Chân thầm biết ơn Đức Phật, Người đã để lại cho loài người một nền đạo đức cao thượng tuyệt vời. Phước Chân không bao giờ quên, vô vàn sâu sắc biết ơn một Người Thầy ẩn bóng đã hướng dẫn, chỉ dạy, dìu dắt hết lòng để dựng lại nền đạo đức cao thượng tuyệt vời ấy cho loài người trên hành tinh này.

Hôm nay, được thừa hưởng, được tu học và được rèn luyện trau dồi trong nền đạo đức nhân bản - nhân quả là nhờ công ơn rất lớn của Người.

 Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ, phát huy nền đạo đức nhân bản - nhân quả được trường tồn, được sinh trưởng và lan tỏa đến tận ngõ ngách của cuộc sống, ước nguyện đến với mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội loài người,

Phước Chân nguyện đời đời kiếp kiếp tu học theo đức hạnh của Người, dù cho ai nói ngả nói nghiêng, dù cho sông có cạn, núi có mòn, Phước Chân quyết không bao giờ thay đổi, nhất định tu học đạo đức để làm chủ thân tâm mình và ghi lòng, tạc dạ, khắc sâu những lời dạy của Người trên con đường nghiên cứu tu học theo Phật giáo.

Nguồn: http://dangkimdung55.violet.vn/present/same/entry_id/7839088