TÌM HIỂU VỀ: TỈNH THỨC, TỈNH GIÁC. TL Thích Thông Lạc.

GNCN.

Quá trình học tập chánh Phật pháp, quý đọc giả đã tiếp xúc rất nhiều với:

1. Các cặp 2 từ: TỈNH THỨC, TỈNH GIÁC (2 chữ Tỉnh này có dấu hỏi ?, TĨNH GIÁC (chữ Tĩnh này mang dấu ngã ~’), CẢNH GIÁC, CHÁNH NIỆM, TÀ NIỆM v.v…

2. Các cụm 4 từ: TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC; TỈNH GIÁC CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC (các chữ Tỉnh đều mang dấu hỏi ?) và TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM, CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC (các chữ Tĩnh mang dấu ngã ‘~’),  

Như vậy hiểu thế nào cho chuẩn xác? Đó là câu hỏi chúng tôi đặt ra.

Trưởng lão Thích Thông Lạc đã giảng rất nhiều ở các bài pháp và thư trả lời phật tử về cặp 2 từ và cụm 4 từ này. Sau này các phật tử cũng thưa hỏi thầy Bảo Nguyên rất nhiều về Tỉnh Giác và Tỉnh Thức.

Tỉnh Thức, Tỉnh Giác, Tĩnh Giác, Chánh Niệm, Tà Niệm là những cặp 2 từ (ngày xưa) được đức Phật sử dụng, và (ngày nay) thầy Thông Lạc, thầy Bảo Nguyên cũng sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên còn có nhiều băn khoăn với các phật tử học pháp bởi “Hiểu Được Chánh Phật Pháp Là Một Điều Khó” như đức Phật đã dạy.

GNCN xin giới thiệu lại 2 bức Tâm Thư của TL Thích Thông Lạc trả lời tu sinh về vấn đề này.

Mời quý phật tử và đọc giả cùng đọc:

TRẢ LỜI THIỆN TÂM (Ngày 22-11-2007)
(NHỮNG BỨC TÂM THƯ TẬP I – File PDF)

Kính gi: Thin Tâm. Thy s tr li tt c nhng câu hi ca con:

Câu hi: Xin Thy ch dy cho chúng con rõ tnh giác và cnh giác có đim ging và khác nhau như thế nào? Hay khác nhau hoàn toàn?

Đáp: Danh t TNH (dấu hỏi "?") GIÁC và CNH GIÁC có nhiu đim khác nhau như sau:

1- TNH GIÁC là mt pháp môn tu tp ca Pht giáo nguyên thy đ giúp con người ch đng thc hin đc hiếu sinh và các đc hnh khác, còn CNH GIÁC không phi là mt pháp môn tu tp, ch là mt s đ phòng.

2- TNH GIÁC là tâm bình tnh trước các ác pháp và các cm th, luôn luôn sáng sut quan sát tng các đi tượng (sáu trn) tiếp xúc sáu căn (mt thy, tai nghe…) đ giúp cho người tu hành không dính mc, nên nhn nhc, tùy thun, bng lòng mt cách d dàng đ tâm được an lc, thanh thn và vô s. Còn CNH GIÁC là ni lo lng, luôn luôn nghi ng người này người kia.

3- TNH GIÁC là tâm AN VUI, còn CNH GIÁC là tâm lo s NGHI NG.

4- TNH GIÁC là tâm sáng sut ch đng biết rõ tng hành đng thân, ming, ý camình trước khi làm, nghĩ và nói nhng cái gì, còn CNH GIÁC ch là đ phòng nhng đi tượng hi mình, ch không lưu ý tng hành đng thân, ming, ý.

5- TNH GIÁC là thin pháp không làm kh mình kh người, còn CNH GIÁC làm kh mình nên lúc nào cũng dè dt, lo ngi.

6- TNH GIÁC là pháp xut thế gian, còn CNH GIÁC là pháp thế gian.

7- TNH GIÁC là thin pháp, mà thin pháp là chuyn ác pháp nên người tu tp tnh giác ít xy ra tai nn, còn người CNH GIÁC ch là mt đc cn thn đ phòng bo v cá nhân mình mà thôi, cho nên cnh giác ch là nghi ng dò xét ch không phi tnh giác. Cho nên tnh giác và cnh giác hoàn toàn khác xa.

Câu hi: Ví d: Trong các câu chuyn ca bài hc hôm nay “người dược sĩ b sát hi bi hai tên cướp hung hãn” bác Hóa do thiếu cnh giác nên mi ch hai tên cướp, nhưng lúc y bác Hóa có tnh giác. Do vy không th nói bác Hóa thiếu tnh giác được!

Đáp: Câu ví d trên đây hiu sai nghĩa ca hai t TNH GIÁC và CNH GIÁC: “Bác Hóa do thiếu cnh giác nên mi ch hai tên cướp, nhưng lúc y bác Hóa có tnh giác. Do vy không th nói bác Hóa thiếu tnh giác được!”

Con nên nh trong CNH GIÁC có TNH THC ch không có TNH GIÁC đó là con hiu sai. Nếu có TNH GIÁC thì bác Hóa không b chết. Vì bài hc này là bài thông tin trên báo nên dùng CNH GIÁC. Nhưng trong cnh giác không có tnh giác như trên đã nói, nó ch có TNH THC, nếu có TNH GIÁC thì không cn CNH GIÁC, vì vy trong Tnh Giác Chánh Nim thì không ai la gt nó được, nó thường quan sát k các đi tượng. Quan sát k các đi tượng không phi là cnh giác mà là bn cht ca Tnh giác.

TÂM THƯ 7 GỬI KIM QUANG (Ngày 5-1-2008)
 (NHỮNG BỨC TÂM THƯ TẬP I – File PDF)

Kính gửi: Kim Quang, để trả lời những câu hỏi của con:

 

1- CHÁNH NIỆM TĨNH (dấu ngã ~’) GIÁC là lối hành văn của người Trung Hoa còn lối hành văn của người Việt Nam thì dùng đảo ngược lại TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM.

 

2- Theo pháp hành văn của người Việt Nam thì TĨNH GIÁC trước rồi sau mới CHÁNH NIỆM. Cho nên khi đọc CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC là biết người ta dùng theo Hán văn, còn khi đọc TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM thì người ta biết dùng theo Việt văn. Cụm từ này chỉ có một nghĩa chứ không có hai nghĩa.

 

3- Trong TĨNH GIÁC đã có nghĩa CẨN THẬN, cho nên dùng TĨNH GIÁC thì không dùng CẨN THẬN.

 

4- Dùng từ CẨN THẬN thì không đi đôi với CHÁNH NIỆM được, vì CẨN THẬN có TÀ có CHÁNH, nếu muốn dùng với từ CHÁNH NIỆM thì phải thêm từ “TRONG”. CẨN THẬN TRONG CHÁNH NIỆM

 

5- Từ CẨN THẬN nó mang theo hai tính chất chánh và tà như trên đã nói: CẨN THẬN TRONG CHÁNH NIỆM hoặc CẨN THẬN TRONG TÀ NIỆM.

 

6- TĨNH GIÁC có sự thanh tịnh và bình tĩnh nên thường dùng TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM chứ không dùng TĨNH GIÁC TÀ NIỆM.

 

7- TĨNH GIÁC là một giới đức trong pháp môn QUÁN VÔ LẬU của Phật giáo nên nó có phương pháp tu tập, vì thế nó có sức gạn lọc tâm tư thanh tịnh không còn các ác pháp và trong khi tu tập nó còn có một sức bình tĩnh kỳ lạ khi đứng trước các ác pháp nó rất định tĩnh nếu tu tập đúng đặc tướng.

 

8- Đức CẨN THẬN không có phương pháp tu tập, chỉ hằng ngày tập sống CẨN THẬN mà thành thói quen, nên nó không có phương pháp gạn lọc tâm tư trong sạch toàn thiện. Vì vậy, trong các pháp ác nó vẫn có sự cẩn thận, cẩn thận để tăng trưởng ác pháp

 

9- Trong bài “TÂM HỒN CAO THƯỢNG”:

 

Đáp án thứ 2: Vì cô bé THIẾU ĐỨC CẨN THẬN Ý HÀNH, nhớ lại quên đem sách âm nhạc nên lo lắng, nhưng ở đây tác giả dùng chữ “hoảng hốt” không đúng, vì hoảng hốt là phải có đối tượng gây ra ấn tượng sợ hãi giao động tâm quá mạnh còn mới quên hay nhớ, đó là một trạng thái bình thường làm sao có sự hoảng hốt như vậy. Cho nên đáp án 2 cô bé THIẾU ĐỨC CẨN THẬN Ý HÀNH là đúng.

 

Đáp án 3: Cô bé THIẾU ĐỨC TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM Ý HÀNH là đúng, vì lúc bấy giờ cô bé không còn bình tĩnh quá sợ hãi

 

10- TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (~), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?).

 

Chữ “GIÁC” có nghĩa là “GIÁC NGỘ” mà GIÁC NGỘ có nghĩa là phân biệt biết rõ các pháp nào ác và các pháp nào thiện. Nên chữ “GIÁC” có nghĩa là “QUÁN XÉT” hay “SUY XÉT”

 

Chữ “THỨC” có nghĩa là tỉnh táo biết rất rõ nhưng không phân biệt pháp nào thiện hay pháp nào ác. Thiện ác hai pháp như nhau, nên chữ “THỨC” có nghĩa là “TẬP TRUNG”

 

11- Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn, diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các pháp ác; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự; đó là để bảo vệ CHÂN LÝ nơi bất sinh bất diệt của loài người.

 

12- Pháp TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “TỈNH TÁO” tập trung tâm vào một đối tượng duy nhất để thực hiện “NHIẾP TÂM” và “AN TRÚ TÂM” luyện nội lực “TỨ THẦN TÚC”

 

13- Vì thế chúng ta phải hiểu: TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM là pháp môn dùng để XẢ TÂM. Còn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để NHIẾP TÂM LUYỆN TẬP NỘI LỰC.

 

14- Trong TĨNH GIÁC không có TỈNH THỨC, vì có TỈNH THỨC thì TĨNH GIÁC mất cũng như trong TỈNH THỨC không có TĨNH GIÁC, vì có TĨNH GIÁC thì TỈNH THỨC mất. Cho nên hai pháp này không phải là một pháp mà hai pháp môn. Hai pháp môn này là hai giai đoạn tu tập của Phật giáo “GIỚI, ĐỊNH”. Vì thế, các con đừng hiểu lầm lạc. Hiểu lầm lạc là không biết đường tu tập.

 

15- Các con nên nhớ kỹ: Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả tâm phần thô; còn Pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.

 

16- Người tu tập mà hôn trầm, thùy miên còn nhiều, nếu muốn phá hôn trầm thuỳ miên thì không nên ngồi nhiều mà nên đi kinh hành theo pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM xả tâm, chứ không được tu tập theo pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM, vì tu tập TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dễ rơi vào trong trạng thái “KHÔNG” ngoan không.

 

Hôn trầm, thùy miên và vô ký là một trạng mất tỉnh giác, một trạng thái si mê, một trạng thái lười biếng, vì thế phải bằng mọi cách nhiếp phục cho được, hoàn toàn trong giờ tu tập không bao giờ còn có bóng dáng của nó thì mới mong tiến tới tu tập tới các pháp môn khác, nếu hôn trầm thùy miên tu tập chưa xong thì đừng mong tu tập Tứ Niệm Xứ. Muốn tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ thì tâm phải không còn niệm vọng tưỏng và hôn trầm thùy miên nữa.

           Chúc các con tu tập xả tâm rốt ráo để thành công tốt đẹp.
           Thầy của các con