Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã xác quyết rằng: "Tu tập chứng đạo không khó". Lời Ngài dạy cặn kẽ rõ ràng. Đường Ngài chỉ rộng rãi thênh thang. Vậy mà sao bao người con hướng theo Ngài vẫn mãi lạc đường mất lối!
Tự hỏi vì sao? Chúng ta cùng nhau suy ngẫm. Các phật tử bên Thầy học đạo NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT Lời tâm huyết là những lời chỉ thẳng vào chân lý của Phật giáo để giúp cho mọi người dễ hiểu, dễ tiếp thu những tinh ba cốt lõi của Phật giáo. Lời tâm huyết là những lời chỉ thẳng cách thức tu tập làm chủ tâm và thân như thế nào? Cho nên, những lời tâm huyết này các con phải lưu ý, suy nghĩ kỹ lưỡng trong các pháp hành rồi mới tu tập từng hành động thân khẩu ý. Có tu tập như vậy kết quả làm chủ thân tâm một cách dễ dàng. Vì vậy, khi nghe hướng dẫn cách tu tập thì các con phải chú ý lắng nghe để hiểu rõ cách thức thực hành từng hành động, mỗi hành động là mỗi hành động làm chủ tâm, khi làm chủ tâm từ một giờ đến 10 giờ thì kết quả làm chủ tâm đó mới đem áp dụng vào phương pháp làm chủ thân. Khi tu tập đúng cách như vậy thì sự tu tập không còn khó khăn, không còn mệt nhọc. Mỗi hành động tu tập là mỗi hành động đều làm chủ được thân, tâm. Làm chủ được thân, tâm là làm chủ sự được sự sống chết. Làm chủ sự sống chết là người tu đã chứng đạo. Cho nên, sự tu chứng đạo của Phật giáo đâu có khó khăn, đâu có mệt nhọc như trên đã nói, chỉ ngay từ phút đầu tiên phải biết cách tu tập làm chủ tâm cho được từng chút một, có nghĩa là các con phải biết dẫn tâm vào chỗ bất động, như chú mục đồng dắt trâu. Mục đồng đi đâu thì trâu đi đó, người trâu như một. Nếu quý vị thấy phương pháp làm mục đồng khó quá thì các con hãy học cách nương ngón tay để thấy mặt trăng. Nương ngón tay để thấy mặt trăng tức là nương hơi thở để thấy tâm bất động của mình. Hai cách này tu tập các con sẽ không bị ức chế tâm. Khi tu tập không bị ức chế tâm thì các con mới làm chủ được tâm. Do làm chủ được tâm nên tâm bất động, vì thế không còn một vọng niệm khởi nào xen vào. Còn vọng niệm là chưa làm chủ được tâm, nhưng hết vọng phải lưu ý có hai phần: Một, là do ức chế tâm nên không niệm khởi (vọng tưởng). Ức chế tâm do dùng một pháp môn niệm (niệm Phật, niệm chú…), một hành động (cơ bụng), một hơi thở (thở ra thở vô) v.v… Ức chế tâm hết vọng tưởng là tu sai pháp, lọt vào pháp môn Thiền Tưởng Đông Độ và Đại Thừa. Khi tu tập bị rơi vào các pháp môn này, người có quyết tâm tu tập cao thì một trăm người đều bị điên cả trăm người, thường gọi là Tẩu Hỏa Nhập Ma. Hai, là do làm chủ tâm nên không niệm khởi (vọng tưởng). Làm chủ tâm bằng pháp dẫn tâm Như Lý Tác Ý. Làm chủ tâm hết vọng tưởng là tu tập đúng pháp Thiền Xả Tâm của Phật giáo nguyên thủy. Vì thế khi tu tập cần phải lưu ý tránh những sự tu tập sai. Các con nên nhớ: Mục đích tu tập của đạo Phật là làm chủ thân tâm. Đạt mục đích này là chứng đạo. Chứng đạo là làm chủ thân tâm nên không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả. Cuối cùng Thầy chúc cho các con tu tập đạt được mục đích này. Kính ghi
Theo bước chân Thầy TÂM HUYẾT THƯ GỬI CÁC CON (18/4/2009) Kính gửi: Các con! Các con hãy đọc kỹ lại bài này mà Thầy đã cho ghi vào bia đá trong Tu Viện Chơn Như với tựa đề: “Món Ăn Giải Thoát”. Món ăn giải thoát là một bài pháp thực hành rất cụ thể và căn bản nhất trong những lời đức Phật dạy từ xưa đến nay. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ nhất của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Minh Giải Thoát (Tam Minh)? Bảy Giác Chi, cần phải trả lời như vậy”. Đọc qua lời dạy này chúng ta thấy rõ con đường giải thoát của Phật giáo bắt đầu đức Phật chỉ thẳng cho chúng ta biết thành quả giải thoát cao nhất của Phật giáo là Tam Minh. Vậy muốn có Tam Minh thì phải tu tập như thế nào để có Bảy Năng Lực Giác Chi. Trong đoạn kinh này đức Phật xem Bảy Năng Lực Giác Chi là món ăn của Tam Minh. Cho nên muốn có Tam Minh thì phải tu tập có Bảy Năng Lực Giác Chi. Đó là những kết quả pháp hành tối thượng của đạo Phật để làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Muốn đạt được Tam Minh và Bảy Năng Lực Giác Chi thì phải tu tập pháp môn nào? Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ hai của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Bảy Năng Lực Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy”. Như vậy muốn có Bảy Năng Lực Giác Chi thì phải tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ, chứ không phải tu tập Bảy Giác Chi. Tất cả các nhà học giả xưa và nay đều hiểu lầm chỗ này, họ hiểu Bảy Giác Chi là bảy pháp tu tập, không ngờ tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ thì Bảy Năng Lực lần lượt xuất hiện từng Giác Chi. Giác Chi này xuất hiện xong thì Giác Chi kia xuất hiện, cứ trên trạng thái Tứ Niệm Xứ tu tập kéo dài bảy ngày đêm thì BẢy Giác Chi xuất hiện đầy đủ. Khi Bảy Giác Chi xuất hiện đầy đủ thì liền có Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc gồm có: 1. Tinh Tấn Như Ý Túc Trong Tuệ Như Ý Túc có đầy đủ Tam Minh. Tam Minh gồm có: 1. Túc Mạng Minh Như vậy muốn có Bảy Giác Chi, Tứ Thần Túc, Tam Minh thì chỉ cần tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ. Vậy trước khi tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ chúng ta phải tu tập pháp môn gì? Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ ba của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hạnh, cần phải trả lời như vậy”. Vậy Ba Thiện Hạnh là gì? Ba Thiện Hạnh là pháp môn Tứ Chánh Cần. Muốn đạt được trạng thái Tứ Niệm Xứ thì phải tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần tức là hằng ngày tu tập không lúc nào ngơi nghỉ. Đi, đứng, nằm, ngồi đều tu tập được cả luôn luôn dùng ý thức tri kiến ngăn và diệt các ác pháp bên ngoài lẫn bên trong của từng tâm niệm. Tất cả ác pháp này đều phải diệt sạch chỉ còn giữ gìn và bảo vệ một pháp duy nhất, đó là Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc Và Vô Sự. Trong sự tu tập ngăn ác diệt ác pháp thì Sáu Căn Phải Được Chế Ngự. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ tư của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các Căn Được Chế Ngự, cần phải trả lời như vậy”. Muốn chế ngự các căn thì phải sáng suốt nhận xét sáu trần xem coi tâm dính mắc vào trần nào, nếu tâm dính mắc vào trần nào thì phải ngăn và diệt trần đó không cho dính mắc, đó là cách thức chế ngự các căn. Như vậy chế ngự các căn là phải Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ năm của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Các Căn Được Chế Ngự? Chánh Niệm Tỉnh Giác, cần phải trả lời như vậy”. Khi tâm lúc nào cũng ở trong Chánh Niệm Tỉnh Giác thì tâm rất sáng suốt. Tâm sáng suốt thì không một trần cảnh hay một ác pháp nào muốn xâm chiếm vào tâm đều bị ý thức ngăn và diệt sạch ra khỏi tâm khiến tâm luôn luôn Bất Động, Thanh Thản, An Lạc Và Vô Sự. Muốn ngăn và diệt được ác pháp như vậy thì ý thức luôn luôn phải Chánh Niệm Tỉnh Thức, nhờ có Chánh Niệm Tỉnh Thức mới biết dùng pháp Như Lý Tác Ý. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ sáu của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? Như Lý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy”. Đúng như vậy, những pháp hành này là những pháp bảo vệ và giữ gìn Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự dễ dàng nhất mà không có một pháp nào hơn được. Đây là pháp môn rốt ráo nhất của Phật giáo để cứu người ra biển khổ. Cho nên các con hãy nhớ mà tu tập, xem pháp môn này như món ăn hằng ngày để nuôi sinh mạng của các con. Bởi vậy bài pháp Thức Ăn của Phật dạy là một bài pháp tuyệt vời. Cuộc đời đi tu mà gặp pháp môn này như người đói mà gặp cơm và thực phẩm thì làm sao còn đói được nữa; như người nghèo gặp vàng bạc của báu thì làm sao còn nghèo nữa. Trải qua sáu pháp tu học giúp chúng ta thấy Phật pháp rất thực tế và cụ thể trong các pháp hành. Tu đâu liền có kết quả ngay liền, bởi vì Phật pháp là pháp môn tu tập làm chủ thân tâm nên tu tập là có thấy kết quả làm chủ ngay liền. Muốn siêng năng tinh tấn tu tập mà không biếng trễ thì chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ bảy của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Như Lý Tác Ý? Lòng Tin, cần phải trả lời như vậy”. Lời dạy thứ bảy của đức Phật là Lòng Tin. Lòng tin do từ đâu mà có? Chúng ta đã nghe sáu pháp môn thực hành trên đây của Phật giáo, mỗi pháp môn đều chỉ thẳng sự tu tập làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng, khiến cho người nào tu tập cũng đều có sự làm chủ thân tâm, mang đến sự giải thoát rõ ràng, nếu chúng ta không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì ngay đó là có sự làm chủ giải thoát. Chỉ cần nghe chứ chưa tu tập mà chúng ta đã có lòng tin sâu sắc, lòng tin không thể còn ai lay chuyển được. Nhờ có những pháp tu hành làm chủ thân tâm thực tế như vậy nên làm sao người ta không tin. Những pháp ấy đức Phật gọi là Vi Diệu Pháp. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ tám của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Lòng Tin? Nghe Diệu Pháp (chân pháp của Phật), cần phải trả lời như vậy”. Vi Diệu Pháp không phải là pháp môn cao siêu vĩ đại có thần thông, phép lực cao cường, hô phong, hoán vũ, tàng hình, biến hóa v.v… Vi Diệu Pháp của Phật rất bình thường như ăn cơm uống nước dễ dàng như vậy, chứ không phải như đọc thần chu, luyện bùa như Mật Tông; chứ không như niệm Phật nhất tâm cầu vãng sinh Cực Lạc Tây Phương như Tịnh Độ Tông rất khó khăn; chứ không như ngồi thiền nhập định như Thiền Tông chân đau như buốt, gối mỏi, lưng thụng, đầu lúc lắc như lên đồng nhập cốt v.v… Vi Diệu Pháp của Phật chỉ là những đức hạnh sống hằng ngày không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả các loài chúng sinh. Bởi vậy Vi Diệu Pháp của Phật chỉ là pháp Ngăn Ác Diệt Ác Pháp hằng ngày trong tâm niệm của mình. Hầu hết mọi người tu hành chưa chứng đạo khi nghe nói đến Vi Diệu Pháp thì liền nghĩ tưởng đó là pháp cao siêu vượt ngoài sự hiểu biết của con người. Người ta cho rằng Vi Diệu Pháp còn có một cái tên là Pháp Môn Bất Tư Nghì có nghĩa là pháp môn không thể nghĩ bàn. Thật là con người quá giàu lòng tưởng tượng. Ngày xưa đức Phật bảo: “Phật pháp không ngoài thế gian pháp”. Như vậy chúng ta không nên nghe những người tu chưa chứng mà hãy tìm những người đã tu chứng làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì họ sẽ chỉ dạy những pháp mà họ đã tu chứng đạo như lời dạy thứ chin của đức Phật: Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ chín của đức Phật: “Này các tỳ-kheo! Cái gì là thức ăn cho Nghe Diệu Pháp? Thân Cận Với Bậc Chân Nhân (Bậc tu chứng đạo), cần phải trả lời như vậy”. Đúng vậy chỉ có những người tu chứng mới đủ khả năng dạy chúng ta tu chứng. Còn ngoài ra thì chúng ta đừng tin ai cả. Khi tu chưa chứng họ chẳng có kinh nghiệm tu hành nên dạy chúng ta tu hành không kết quả làm chủ thân tâm. CHỈ THẲNG PHÁP MÔN TU TẬP Những lời dạy trên đây của đức Phật, chúng ta nhận thấy có 9 Pháp tu tập gồm có: 1- Thân Cận Thiện Hữu Tri Thức: Người mới bắt đầu vào đạo phải tu pháp môn nào trước? Như đức Phật dạy: Mới bắt đầu tu tập là phải thân cận thiện hữu tri thức. Thân cận thiện hữu tri thức là thân cận bậc tu đã chứng đạo, có nghĩa là phải sống ở gần bên người chứng đạo để được thưa hỏi những điều mình chưa hiểu biết. Như vậy pháp thứ nhất. là pháp “Thân Cận Thiện Hữu Tri Thức”. Khi sống được thân cận với bậc tu chứng đạo thì phải thưa hỏi chân lý giải thoát. Vậy chân lý giải thoát là cái gì? 2- Nghe Vi Diệu Pháp: Như lời đức Phật đã dạy: Nghe Vi Diệu Pháp. Vậy Nghe Vi Diệu Pháp là nghe pháp gì? Nghe Vi Diệu Pháp của đức Phật là nghe dạy Bốn Chân Lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ, tập, diệt, đạo nghĩa là gì? - Khổ là nói về đời sống con người không ai là không khổ. Cho nên khi hiểu được đời là Khổ thì ai cũng muốn đi tu cả. - Tập là nguyên nhân sinh ra mọi thứ đau khổ tức là Lòng Tham Muốn. Khi hiểu được lòng tham muốn là nguyên nhân sinh ra đau khổ thì ai cũng muốn tu tập để diệt trừ lòng ham muốn. - Diệt là một trạng thái Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc Và Vô Sự. Khi hiểu biết và nhận ra tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là chân lý giải thoát của Phật giáo thì ai cũng muốn gìn giữ và bảo vệ nó để sống cho được với trạng thái này. - Đạo là tám lớp học để thực hiện những phương pháp tu tập giữ gìn và bảo vệ Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc Và Vô Sự. Khi nhận ra tám lớp học và những pháp tu tập để bảo vệ và giữ gìn tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự thì ai cũng muốn tu tập để được giải thoát. 3- Lòng Tin: Khi nghe và nhận hiểu bốn chân lý này là sự thật của kiếp người thì còn ai mà không tin đạo Phật. Khi chúng ta có Lòng Tin thì pháp đầu tiên chúng ta tu tập là pháp Như Lý Tác Ý. 4- Như Lý Tác Ý: Pháp Như Lý Tác Ý như thế nào? Pháp Như Lý có nghĩa là như lý của sự giải thoát. Vậy Như Lý Của Sự Giải Thoát như thế nào? Như lý của sự giải thoát là Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự. Đó là chân lý thứ ba của pháp môn “Tứ Diệu Đế” Khi chúng ta thường xuyên tu tập pháp Như Lý Tác Ý thì tâm chúng ta ở trong trạng thái Chánh Niệm Tĩnh Giác 5- Chánh Niệm Tĩnh Giác: Pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác nghĩa là gì? - Chánh Niệm nghĩa là niệm đúng theo như lời đức Phật dạy, còn niệm không đúng lời Phật dạy là Tà Niệm. Vậy niệm đúng lời Phật dạy là niệm gì? Là Niệm Tâm Bất Động Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự (Niệm chân lý thứ ba), đó là Chánh Niệm. Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là chỉ cho một trạng thái Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự. - Tĩnh Giác nghĩa là gì? Tĩnh Giác có nghĩa là Im Lặng Và Sáng Suốt. Nghĩa chung của bốn từ Chánh Niệm Tĩnh Giác là “Luôn Luôn Im Lặng Sáng Suốt trên Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự”. Khi tâm luôn luôn im lặng sáng suốt trên tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự thì các căn không tiếp xúc các trần. Các căn không tiếp xúc các trần nên gọi là chế ngự các căn. 6- Chế Ngự Các Căn: Pháp Chế Ngự Các Căn nghĩa là gì? Đó là Pháp Độc Cư, Độc Bộ, Độc Hành. Nhờ pháp độc cư, độc bộ, độc hành mới chế ngự các căn và làm cho các căn không còn phóng dật chạy theo các trần. Do đó Thân Hành, Khẩu Hành Và Ý Hành đều được thanh tịnh tức là thân hành, khẩu hành và ý hành không còn làm điều ác nên gọi là Ba Thiện Hạnh. 7- Ba Thiện Hạnh: Pháp Ba Thiện Hạnh nghĩa là gì? Pháp Ba Thiện Hạnh là pháp Tứ Chánh Cần, người sống với Ba Thiện Hạnh là người đang ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng thiện pháp. Ba Thiện Hạnh tức là ba hành động Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh. Ba hành động Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh là toàn thân thanh tịnh. Toàn Thân Thanh Tịnh tức là bốn chỗ thanh tịnh. Bốn chỗ là Thân, Thọ, Tâm, Pháp thanh tịnh. Thân, thọ, tâm, pháp là Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ thanh tịnh là thân tâm thanh tịnh. 8- Tứ Niệm Xứ: Luôn luôn Im Lặng Sáng Suốt Trên Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự tức là tâm đang ở trên Tứ Niệm Xứ. Tâm ở trên trạng thái Tứ Niệm Xứ này lần lượt xuất hiện đủ Bảy Năng Lực Giác Chi. 9- Bảy Năng Lực Giác Chi: Khi tâm tinh tấn siêng năng Luôn Luôn Im Lặng Sáng Suốt Trên Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự thì: 1. Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện, khi Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện thì: Khi Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện đầy đủ thì thân tâm chúng ta có Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc gồm có: Tu tập đến đây là chúng ta đã Chứng Đạo, không còn tu tập một pháp nào nữa cả. Vì thân tâm chúng ta có đủ nội lực làm chủ sự sống chết, chấm dứt tái sinh, tự tại trong sinh tử, không còn bị nhân quả chi phối, điều hành nữa. TRẢ LỜI 10 CÂU HỎI SAU ĐÂY: Sau khi học xong các pháp trên đây các con nên xét lại sự tu tập của các con và trả lời 10 câu hỏi sau đây: 1. Trong 9 pháp tu tập trên đây các con đang tu tập pháp môn nào? Xem thêm: |