57. THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHÔNG CÓ (Linh Hồn Không Có). Vào ngày 17 tháng 6 năm 2000 chúng tôi có nhận được một tài liệu nói về thế giới siêu hình do cô Minh Châu đưa về. Muốn làm sáng tỏ vấn đề này chỉ có những người tu hành chứng tâm Vô Lậu, nhập Tứ Thánh Định và có đầy đủ Tam Minh của Phật giáo thì mới đủ khả năng giải thích và khẳng định “Linh Hồn Không Có.” Hầu hết từ xưa đến nay mọi người ai cũng tin rằng: người tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại mãi mãi. Sự truyền thừa hiểu biết này từ khi có loài người. Cho đến khi các tôn giáo ra đời cũng dựa vào thuyết linh hồn mà xây dựng thế giới siêu hình, vì vậy mới có các cõi Trời. Trong thời Đức Phật ra đời, các tôn giáo đã xây dựng thành ba mươi ba cõi Trời, mọi người cứ theo truyền thuyết ấy mà tin tưởng là có thật. Đến khi Phật giáo ra đời, Ngài tự tu tự chứng do kinh nghiệm bản thân của mình nên không bị ảnh hưởng giáo pháp của ngoại đạo. Khi tu chứng xong Ngài dùng trí tuệ tam minh quan sát vũ trụ không thấy có một thế giới siêu hình nào cả nên Ngài tuyên bố: “Ba mươi ba cõi Trời là cõi tưởng tri chớ không phải liễu tri.” Lời tuyên bố của Ngài làm chấn động cả thế giới. Tuy rằng mọi người tin có linh hồn nhưng không dám phủ nhận lời Ngài dạy là sai. Bài viết của giáo sư Trần Phương (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) ghi lại sự tìm kiếm hài cốt cô em gái của mình (một liệt sĩ). Người muốn nói lên những điều mắt thấy, tai nghe mà mình đã chứng kiến trên bước đường tìm hài cốt của đứa em thân thương nhưng không sao giải thích được qua những việc làm của các nhà ngoại cảm, nhất là hiện tượng ngoại cảm của cô Bích Hằng hơn hẳn các nhà ngoại cảm khác trong nước. Khi chúng ta chưa xác định được có linh hồn hay không thì chúng ta cần phải nêu lên câu hỏi: “Phải chăng con người có sự sống sau khi chết?” Một câu hỏi được đặt ra, nếu ai hiểu như thế nào thì xin trả lời cho chúng tôi biết để chúng ta cùng nhau xây dựng một nền Văn Hóa Việt Nam tốt đẹp hơn không còn bị ảnh hưởng của nền văn hóa mê tín lạc hậu của Trung Quốc. Nếu có sự sống sau khi chết thì thế giới siêu hình là có thật. Nhưng có thật thì phải chứng minh cụ thể rõ ràng chớ không phải theo kiểu ông bà ngày xưa cho ông lên bà xuống như lên đồng nhập xác của ông đồng, bà bóng hay của những ông thầy phù thủy đọc thần chú lâm râm rồi bảo hồn cô này về, cậu kia nhập hoặc những nhà ngoại cảm nói chuyện lảm nhảm với linh hồn người đã chết rồi chỉ chỗ lấy hài cốt của họ. Những việc làm này đã khiến cho con người vốn mê tín lại càng mê tín hơn. Nếu vội vàng xác định cho những điều ngoại cảm này là có linh hồn người chết thì không đủ tính cách khoa học minh chứng cụ thể rõ ràng để thuyết phục mọi người. Cho nên hiện giờ mọi người dù tin có linh hồn nhưng vẫn còn bán tin bán nghi với câu hỏi: “Linh hồn có hay không?” Hiện tượng của những nhà ngoại cảm hiện giờ rất nhiều người. Vậy cái gì hoạt động trong người của họ đã biến họ trở thành những nhà ngoại cảm. Chúng ta cũng như họ tại sao chúng ta không ngoại cảm như họ được. Phải chờ một tai nạn nào xảy ra như: Chó dại cắn, xe đụng, bệnh tật thập tử nhất sinh hay bị điện giật. Nhờ đó làm cho cơ thể có phần thay đổi không còn ở trạng thái bình thường. Do cơ thể có sự thay đổi nên mới trở thành nhà ngoại cảm. Gần đây một số người đã trở thành những nhà ngoại cảm rất đông, chúng ta hãy đọc những câu chuyện Thế Giới Tâm Linh của Trần Ngọc Lân sưu tầm và biên soạn thì rõ. Những hiện tượng ngoại cảm phải chứng minh cho được rõ ràng chớ không thể tin linh hồn một cách bừa bãi, nếu chứng minh không được mà vội cho rằng có linh hồn thì đó cũng là sự mê tín mù quáng mà từ xưa đến nay ai cũng hiểu như vậy. Trong thời đại văn minh khoa học mà còn tin một cách bừa bãi thiếu chính chắn, không cụ thể rõ ràng, chứng tỏ những người như vậy là chưa trang bị kiến thức khoa học nên còn giẫm theo lối mòn của ông bà ta ngày xưa. Muốn chứng minh làm rõ điều này, vậy chúng ta hãy cùng đọc bài tóm lược: "Tìm Hài Cốt Liệt Sĩ, Một Hành Trình Đầy Bí Ẩn” của giáo sư Trần Phương. (Bài viết này chúng tôi đã đề cập đến ở quyển 1 Chánh Tín – Mê Tín, ở đây xin nói cho rõ thêm). Giáo sư Trần Phương có một người em gái tên là Vũ Thị Kính, khi vào đội du kích đánh giặc Pháp thì mọi người đều gọi tên khác để tránh giặc truy bắt gia đình nên các đồng đội gọi cô là Trần Thị Khang. Cô Khang tham gia cách mạng năm 16 tuổi làm giao liên đầy gan dạ, một cán bộ phụ vận có uy tín. Đến năm 1950 cô là Huyện Ủy viên của Đảng bộ Phù Cừ (ĐCSVN), Bí thư Phụ nữ Cứu quốc Huyện, cô tổ chức chỉ huy đội nữ du kích Hoàng Ngân trong Huyện. Tháng 6 năm đó địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bót La Tiến (bót đóng ngay trên bến đò La Tiến) là một bót khét tiếng tàn ác, một đồn binh lớn án ngữ phía Nam tỉnh Hưng Yên, phía Bắc tỉnh Thái Bình và phía Tây tỉnh Hải Dương. Chúng biết cô là ai, vì vậy đã dùng mọi cực hình tra tấn, hòng buộc cô khai báo và đầu hàng. Trước khí tiết cách mạng vì dân, vì nước cô không lay chuyển nên chúng đã giết chết cô và vất xác cô xuống sông Luộc. Sau ngày cô hy sinh, đội nữ du kích Hoàng Ngân của Huyện đã phát động: "Tuần lễ giết giặc trả thù cho chị Khang." Chánh phủ đã truy tặng cô Huân chương kháng chiến hạng nhì. Huyện Ủy và đội du kích Hoàng Ngân đã tổ chức đi tìm xác cô nhưng không thấy, khiến cho gia đình cô xót xa không cùng suốt mấy chục năm. Mặc dù vẫn biết rằng người chết thì mọi nỗi đau cũng chấm dứt. Nhưng mẹ cô hồi còn sống thỉnh thoảng lại hỏi giáo sư Trần Phương: "Có tìm thấy xác em con không?”. Giáo sư Trần Phương đành tìm lời an ủi: "Bao giờ chiến tranh hết con sẽ tổ chức việc tìm kiếm, chắc là được mẹ ạ!” Nói thế nhưng lòng giáo sư Trần Phương muốn khóc vì biết mình bất lực trước nỗi đau của mẹ. Cả một dòng sông Luộc mênh mông như thế trôi ra biển cả, biết tìm kiếm nơi đâu? Mười năm lại đây, nghe tin nhiều người tìm được hài cốt người thân bằng gọi hồn, bằng ngoại cảm, bằng thấu thị. Tóm lại là bằng những phương pháp được xem là thần bí, chưa ai lý giải được. Giáo sư vốn được đào tạo theo tinh thần khoa học thực nghiệm, cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng minh được thì dứt khoát không tin. Trong đời giáo sư chưa bao giờ tin có linh hồn, thần, thánh, ma, quỷ. Ngay những ngày giỗ bố mẹ, giáo sư cũng không làm cơm cúng, không thắp hương, chỉ sửa một lọ hoa tươi để tự mình tưởng nhớ. Vậy mà khi nghe những tin trên, trong lòng giáo sư hé lên một niềm hy vọng mong manh: Biết đâu đấy? Câu hỏi biết đâu đấy chứng tỏ giáo sư Trần Phương vì tình cảm mà lập trường lý trí bị yếu đi. Chính vì tình cảm tâm lý này mà nhiều người đã bị các nhà ngoại cảm làm lung lay ý chí. Khi lý trí bị lung lay thì có nhiều lý luận che đậy sự yếu đuối của mình như giáo sư Trần Phương đã thốt ra lời nói đánh mất lý trí: “Phương pháp thần bí mà tìm được hài cốt cô Khang thì có gì phải câu nệ? Miễn là có cái gì đó để nhận biết hài cốt ấy đúng là của em mình thì tin ngay.” Và điều này mới chính là điều khó nhất. Sau hơn năm chục năm trôi dạt, hài cốt có còn gì không để nhận ra em của giáo sư? Nếu còn thì may ra là còn được hàm răng không nhuộm đen. Nhưng thời đó thiếu gì con gái không nhuộm răng đen? Đã có lần bạn bè mách bảo giáo sư một bộ hài cốt vô thừa nhận mà đặc biệt là hàm răng không nhuộm đen. Lúc đó chính giáo sư đã phân vân: nhận một hài cốt mà trong lòng nghi hoặc, mỗi khi tưởng niệm thì có ý nghĩa gì? Còn khám nghiệm DNA? Đó là chuyện xa vời. Trong tình cảnh bất lực của chính mình và của khoa học thực nghiệm thì bất cứ phương pháp nào giải tỏa được nỗi ray rứt trong lòng giáo sư và gia đình giáo sư đều phải được xem trọng. Nghĩ thế giáo sư bèn tìm cách tiếp cận các nhà ngoại cảm có tiếng tăm. Một số thông tin báo rằng hài cốt vẫn còn nhưng chưa có ai chỉ rõ được nơi chôn cất. Những nhà ngoại cảm đầu tiên đã dẫn dắt giáo sư Trần Phương đi tìm hài cốt người em gái của mình bằng cách mò mẫm theo sự giao cảm của tưởng thức hoat động còn yếu ớt. Giáo sư đã theo đuổi hai nhà ngoại cảm nổi tiếng đã vẽ trúng hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ, nhưng đến lượt mình thì không có duyên. Giáo sư bàn với anh Tân Cương chỉ còn cách là tìm đến những người có khả năng gọi hồn. Theo tin của anh thì cô Phan Thị Bích Hằng đã mất năng lực đó vài năm nay rồi, anh đang giúp tôi liên hệ với một bà ở Cẩm Giàng và một bà ở Hải Phòng. Chị Tuyết Nga cũng khuyên giáo sư tìm kiếm theo hướng đó. Chị cho giáo sư một địa chỉ điện thoại mà điều tra ra thì đó chính là địa chỉ của cô Bích Hằng. Trong quá trình tìm mộ, giáo sư thường hay kể lại với bạn bè khi rảnh rỗi. Tình cờ một hôm anh Trần Công Bảy biết giáo sư có ý định gọi hồn liền nhận giúp giáo sư liên hệ với cô Bích Hằng. Cô nhận giúp giáo sư vào chiều ngày 09/8/1999. Những hành động giao cảm của cháu Bích Hằng giống như những người làm bà cốt. Đó là những hiện tượng của Tưởng hoạt động. Tưởng hoạt động dưới nhiều dạng: 1. Ngủ chiêm bao; 2. Mí mắt giựt; 3. Tim hồi hộp; 4. Lên đồng; 5. Nhập xác; 6. Sắc tưởng; 7. Thinh tưởng; 8. Hương tưởng; 9. Vị tưởng; 10. Giao cảm tưởng Tưởng của cháu Bích Hằng hoạt động dưới hai dạng nhập xác và giao cảm. Nhưng những người không biết cho đó là tâm linh, cho đó là linh hồn người chết nhập. Tóm lại câu chuyện giáo sư Trần Phương tìm hài cốt em gái mình đã khiến cho mọi người đang phân vân giữa khoa học và tâm linh, vì khoa học không xác định được linh hồn có hay không. Câu chuyệu Bich Hằng tìm hài cốt liệt sĩ đã làm cho mọi người cũng như các nhà khoa học phải cúi đầu chấp nhận có linh hồn. Tại sao người ta không sáng suốt dùng lý trí của mình để xác minh những điều còn nghi vấn mà cứ vội nghe đâu là tin đó và tin một cách mù quáng. Một giáo sư như ông Trần Phương mà không hiểu trong thân con người có hai sự hoạt động sao? Sao ông không tự đặt câu hỏi: Tại sao con người ngủ lại chiêm bao. Chiêm bao là cái gì trong thân người mà khi ngủ mới có chiêm bao. Chiêm bao thì khi ngủ có, khi ngủ không có chớ không phải lúc nào ngủ cũng có hết. Ban ngày con người hoạt động làm việc này việc khác, ban đêm đi ngủ lại bị chiêm bao. Vậy chiêm bao có phải là linh hồn của chúng ta đang hoạt động không? Khi đặt ra câu hỏi như vậy thì chúng ta thấy rất rõ trong thân chúng ta có hai cái “Biết.” 1. Cái biết làm việc có thật sinh sống trong ban ngày do sáu thức: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức. Cái biết làm việc có thật, đó là làm đâu còn giữ lại công việc cụ thể rõ ràng như cuộc sống hằng ngày chúng ta hiện giờ. 2. Cái biết làm việc không có thật chiêm bao trong giấc ngủ. Cái biết trong giấc chiêm bao khi giựt mình thức dậy thì chỉ còn là trí nhớ lờ mờ mọi việc xảy ra. Qua sự tư duy này chúng ta tự đặt câu hỏi: Có phải chăng linh hồn hoạt động trong giấc chiêm bao chăng? Không đâu quý vị ạ! Quý vị đã lầm. Trong thân chúng ta gồm có ba cái biết: Ba cái biết này đang sử dụng các cảm thọ và các hành động của thân tâm. Như vậy trong thân chúng ta có năm phần hợp chung nhau để làm việc thì gọi là cơ thể. Nếu năm phần chỉ cần dừng một phần không làm việc thì cơ thể bất động. Bởi cơ thể con người như một bộ máy đang hoạt động, nếu có một bánh xe nào ngưng thì toàn bộ máy đều bị ngưng. Tuy nhiên chúng ta ngủ nhưng toàn cơ thể chúng ta đang hoạt động trong sự im lặng bất động. Chúng tôi xin nhắc lại năm bộ phận duyên hợp trên thân gồm có: 1- Sắc uẩn (toàn khối của thân) Trong thân của một người thì có đủ năm uẩn này. Nhưng theo Phật giáo một người chết thì năm uẩn này không còn một uẩn nào cả, vì thế từ xưa đến nay người ta cứ lầm tưởng người chết còn có linh hồn sống mãi. Vậy linh hồn ở chất liệu nào đây? Câu hỏi này khó có ai trả lời được, mà đã không trả lời được thì đừng tin linh hồn có, mà hãy tin theo lời Phật dạy: “Con Người Không Có Linh Hồn, Khi Chết Thì Tứ Đại Trả Về Cho Tứ Đại.” CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ KHI BIẾT LINH HỒN KHÔNG CÓ? Khi biết linh hồn không có thì những tục lệ thờ cúng từ xưa đến nay sẽ phải làm như thế nào để đúng với phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ v.v… mà không trở thành mê tín, dị đoan, lạc hậu. Đạo thờ cúng tổ tiên ông bà là một đạo đức của dân tộc Việt Nam. Một đạo đức ân nghĩa sâu dày luôn tỏ lòng biết ơn “Ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn.” Thế mà từ lâu chỉ vì ông bà chúng ta từ xa xưa đã lầm lạc tưởng là có sự sống sau khi chết. Cho nên mới có sự cúng tế cầu an, cầu siêu, mới có làm tuần, làm tự, mới có mở cửa mả, đốt tiền vàng mã, kho đụn, quần áo bằng giấy cho người chết. Và vì thế ngày tư ngày tết mới có đưa ông táo, rước ông bà v.v… Cho nên đạo thờ cúng tổ tiên ông bà để tỏ lòng biết ơn đã biến trở thành đạo thờ cúng mê tín, dị đoan. Khi thờ cúng mê tín dị đoan như vậy, trong tinh thần của mọi người đều dựng lên một thế giới có linh hồn người chết. Vì thế, đến ngày giỗ, ngày Tết, ngày lễ thì làm mâm cao cỗ đầy để cúng tế những linh hồn người chết mà họ tin tưởng rằng những linh hồn người chết này sẽ về thọ hưởng những thực phẩm của chúng ta dâng cúng. Đó là một việc làm mà người xưa thiếu cân nhắc suy tư. Chỉ biết tin theo “xưa bày nay làm” không cần phải đắn đo suy nghĩ thiệt hơn, đúng hay sai. Nên người ta mù quáng đã trở thành những người mê tín lạc hậu rồi truyền thừa những điều mê tín này cho con cháu nhiều thế hệ mai sau. Đến ngày nay là một thời đại văn minh khoa học thế mà tục lệ mê tín này vẫn không bỏ được. Thật là vô minh, điên đảo tưởng, điên đảo tình cảm v.v… Đâu phải những gì của người xưa làm là đều đúng hết cả. Không có linh hồn mà nghĩ có linh hồn nên mới bày ra cúng kiếng. Nếu linh hồn thật sự ăn uống thì những linh hồn ông bà cha mẹ của chúng ta đã chết đói từ lâu, vì mỗi năm con cháu chỉ cúng bái tế lễ có một hoặc hai lần trong năm thì còn những ngày khác linh hồn lấy cái gì mà ăn. Quý phật tử cứ suy ngẫm có đúng không? Mà nếu linh hồn có ăn thật thì liệu chúng ta có làm nuôi những linh hồn này nổi không. Khi họ ăn không ngồi rồi mà còn rủ rê các linh hồn khác nữa. Bởi có những phong tục tập quán lạc hậu và mê tín mà mọi người không chịu bỏ nên đành phải tốn hao một số tiền rất lớn về việc ma chay, tuần tự, cầu siêu, cầu an, đốt giấy tiền vàng mã một cách nhảm nhí vô ích. Như quý vị đều biết con người cũng là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác, nhưng con người là một loài động vật cao cấp nên sự hiểu biết phát triển của con người lần lần tách ra khỏi loài động vật. Nhờ tách ra khỏi loài động vật nên con người không còn sống đời sống hoang dã như các loài động vật khác. Sự tiến hóa từ cơ thể đến tinh thần của con người hôm nay chúng ta thấy rõ rệt. Con người có nhiều tiến bộ về mọi mặt. Chúng ta cứ thử đem so sánh người xưa với người nay từ cách thức ăn uống cho đến cách thức ăn mặc và cuối cùng là ngôn ngữ. Loài người đã sử dụng một cách tiến bộ mà không có một loài thú vật nào trên hành tinh này sánh kịp. Từ chỗ mê mờ chúng ta hiểu sai lầm con người có linh hồn, bây giờ chúng ta lại hiểu biết linh hồn không có. Cho nên cách thức lễ bái cúng kiếng là để tượng trưng lòng biết ơn sâu xa của chúng ta đối với những người đã khuất chứ không phải cúng thực phẩm cho những linh hồn về ăn uống. Sự cúng bái là để tỏ lòng biết ơn, là để kỷ niệm nhớ lại ngày mất mát to lớn trong kiếp làm người của chúng ta. Cho nên chúng ta chọn lấy ngày mất mát đó làm một ngày kỷ niệm để con cháu đoàn tụ và cũng để nhắc nhở cho con cháu nhớ đến công ơn tổ tiên ông bà cha mẹ đã dày công để lại cho con cháu một sự sống có ý nghĩa. Đứng trước những phong tục tập quán mê tín, dị đoan, lạc hậu chúng ta phải mạnh mẽ gạt bỏ, đừng sợ những dư luận theo lối mòn của người xưa lên án như thế này, như thế khác. Đó là những người quá thủ cựu nhằm để bảo vệ những phong tục văn hóa hủ lậu, mê tín, lạc hậu. Mục đích của chúng ta là gạt bỏ những phong tục mù quáng, mê tín, lạc hậu là vì những văn hóa mê tín, lạc hậu đó thường làm hao tiền, tốn công, tốn của mọi người mà chẳng có ích lợi gì thiết thực. Chúng ta gạt bỏ những phong tục văn hóa mê tín, lạc hậu nhằm để xây lại một nền văn hóa có ý nghĩa đạo đức làm người. Vì làm người luôn luôn phải giữ gìn ơn nghĩa trọn vẹn của nền đạo đức dân tộc Việt Nam “ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn” mà không bị ảnh hưởng mê tín, lạc hậu v.v…
|
|||