Cập nhật ngày : 17.07.2014 | |||
Thưa quý phật tử và độc giả, Đấu tranh để xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan là một việc cần làm nhưng vô cùng gian khó. Bởi vì tệ nạn này đã bám rễ sâu chặt trong tư tưởng người Việt Nam (nói riêng) và các nước Á Đông (nói chung). Mê tín dị đoan không chỉ ảnh hưởng những người lao động tay chân bình dân ít học mà ngay cả những người trí thức có học hành cao như tiến sĩ khoa học… cũng mê lầm tin tưởng lăn lóc vào thế giới siêu hình, linh hồn người chết. Những hoạt động mê tín đã gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của dân chúng. Vài năm gần đây các hình thức hoạt động mê tín gây hại lớn cho xã hội đã bị một số nhà khoa học lên tiếng bác bỏ, truyền thông đại chúng vạch mặt chỉ tên, dư luận xã hội tẩy chay. Nhưng tư tưởng mê tín vẫn luôn ngầm phục chờ cơ hội trỗi dậy. GNCN xin giới thiệu đến quý phật tử và độc giả một số ý kiến của các nhóm đối lập nhằm mục đích xóa bỏ tận gốc tệ nạn mê tin trong xã hội. Nguyên, từ bài bác bỏ sai trái của các nhà ngoại cảm trước đây (10/2013) của đại tá tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, nay lại xuất hiện những ý kiến của một số vị tự xưng là “thức giả’ phản biện và phủ nhận sai trái đã bị tố cáo trước công luận nên mới có những đối luận dưới đây. Mời quý vị cùng đọc. Xin lưu ý: Các ý kiến của các vị (Lu Bim, Nguyên Đỗ, Hải Minh Lê) tự xưng và tôn nhau là “thức giả”, GNCN giữ nguyên comment, không hiệu chỉnh để quý độc giả hiểu rõ hơn về các vị “thức” dỏm này. ĐẠI TÁ ĐỖ KIÊN CƯỜNG: AI TUYÊN BỐ CÓ KHẢ NĂNG ÁP VONG LÀ LỪA ĐẢO (http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/dai-ta-do-kien-cuong-tuyen-bo-co-kha-nang-ap-vong-1a-1ua-dao-a7067.html#.U8XFQKNVNZt - 30/10/2013). Bất cứ ai tuyên bố có khả năng tiên tri, thấu thị hoặc áp vong, họ chính là kẻ lừa đảo". Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường đã nói như vậy với kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu các hiện tượng dị thường. PV: Câu chuyện về các nhà ngoại cảm đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là sau một loạt phóng sự VTV “vạch mặt nhà ngoại cảm”, trong đó có cả một nhân vật được coi là “huyền thoại ngoại cảm” của Việt Nam, vậy Ông bình luận gì về vấn đề này? Tiến sĩ ĐKC: Tôi hoàn toàn ủng hộ VTV trong việc vạch mặt giới ngoại cảm. Nếu có tiếc thì chỉ tiếc là VTV lên tiếng hơi muộn. Với sức mạnh to lớn trong việc tác động lên nhận thức và hành động của xã hội, nếu VTV lên tiếng sớm hơn, chắc chắn giới ngoại cảm không thể lộng hành như thời gian qua. Tôi rất mừng là nay xã hội đã tương đối đồng thuận trong vấn đề rất nhạy cảm này. Xin lưu ý rằng, ngay từ 2007, tôi đã được cộng tác với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam) và nhà thơ Nguyễn Quyến để vạch mặt giới ngoại cảm. Và vào năm 2008, báo Thể thao và Văn hóa đã đăng liên tiếp 28 bài viết của tôi về các hiện tượng dị thường, trong đó tôi kiên quyết bác bỏ cái gọi là “ngoại cảm tìm mộ”, một thuật ngữ hoàn toàn sai về mặt học thuật và về mặt thực tiễn. PV: Báo chí có thuật ngữ nhà ngoại cảm “rởm” và nhà ngoại cảm “chân chính”, vậy theo Ông có tiêu chí gì để phân biệt không hay tất cả đều là rởm? Tiến sĩ ĐKC: Khi được đăng bài trả lời phỏng vấn kết luận loạt bài viết với cái tít: “Đại tá Đỗ Kiên Cường, chiến binh quyét sạch ngoại cảm giả danh”, tôi đã đùa với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Quyến rằng, phải chăng tôi không chống ngoại cảm “chân chính”. Xin khẳng định một sự thật rằng, sau 130 năm nghiên cứu (sau khi Hội nghiên cứu tâm linh đầu tiên trên thế giới ra đời tại Anh năm 1882), giới khoa học quốc tế chưa tìm thấy bất cứ một bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thật. Điều đó có nghĩa bất cứ ai tuyên bố có khả năng tiên tri, thấu thị hoặc áp vong, họ chính là kẻ lừa đảo, cho dù là lừa đảo chủ ý (để cầu danh lợi) hoặc không chủ ý (do tin tưởng mù quáng vào khả năng không có thật của mình). Xin nhấn mạnh điều căn cốt đó, do một thực tế là ngay cả những người đang mạnh mẽ phê phán giới ngoại cảm tìm mộ dường như cũng tin các hiện tượng tâm linh có thể có thật, cho dù với xác suất rất nhỏ. Nhiều người nhắc tới Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri Nostradamus hoặc nhà tiên tri Vanga. Xin nhấn mạnh rằng, nguyên lý bất định của cơ học lượng tử đã là phát súng ân huệ đối với khả năng tiên tri từ lâu rồi; nếu không thì các hãng xổ số đã phá sản. PV: Những vấn đề VTV đề cập không phải là lần đầu nhưng trước đây báo chí chỉ “đánh” lẻ tẻ rồi sau đó chìm xuống và những người được gọi là “nhà ngoại cảm” vẫn hoạt động bình thường? Ông có thấy điều này là bất thường? Tiến sĩ ĐKC: Không có đơn vị và cá nhân quyền lực nào đứng sau hoặc bao che giới ngoại cảm và tâm linh đâu. Chính xác hơn, chính chúng ta là những kẻ bao che. Tại sao tôi nói như vậy? Đó là vì “chúng ta muốn tin”, một bản năng gốc của con người. Có thể bạn đọc ngạc nhiển, nhưng khoa học cuối thế kỷ 20 chứng tỏ rằng, con người là loài động vật mê tín, khi chúng ta rất thích nghe và dễ tin các hiện tượng lạ thường, những hiện tượng có vẻ nằm ngoài hiểu biết đương đại. Tại sao như vậy? Lý thuyết tiến hóa hiện đại nói rằng, người mê tín có sức khỏe thế chất và tinh thần tốt hơn người không mê tín, do đó có khả năng di truyền hệ gien bản thân tốt hơn. Là hậu duệ của những người mê tín, nên chúng ta mang sẵn cái bản năng mê tín trong bản chất sinh học của mình! Tuy nhiên đây là một chủ đề rất phức tạp, nếu có dịp tôi sẽ trình bày rõ hơn. PV: Vấn đề nhà ngoại cảm, nhất là việc sử dụng họ trong việc tìm mộ liệt sĩ đã quá rối loạn trong thời gian qua. Vậy theo Ông, các cơ quan nhà nước cần ứng xử như thế nào để thay đổi tình trạng trên? Có ý kiến cho rằng, nên cấm triệt để hoặc nếu để các nhà ngoại cảm này tồn tại thì cần phải quản lý bằng cách tổ chức thi để cấp giấy chứng nhận, cấp giấy hành nghề. Tiến sĩ ĐKC: Nếu đặt ra nhiệm vụ quản lý ngoại cảm, nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhất là của Mỹ, nơi cả hai giới ủng hộ và phản đối các hiện tượng lạ đều hoạt động rất năng nổ. Ở đây có hai vấn đề: học thuật và quản lý nhà nước. Về mặt học thuật, chính phủ Mỹ tuyệt đối không chi tiền thuế của dân để nghiên cứu các hiện tượng đáng ngờ về mặt khoa học như ngoại cảm và tâm linh. Cần lưu ý thêm rằng, các tờ báo chính thống ngoại quốc (như Time, Newsweek, The Economist,…) không bao giờ viết về các hiện tượng này (trừ các bài phê phán!). Tất cả kinh phí nghiên cứu ngoại cảm đều do sự đóng góp của những người ưa chuyện lạ. Do không công nhận ngoại cảm về mặt học thuật, nên chính phủ Mỹ cũng không đặt ra vấn đề quản lý ngoại cảm (tại sao lại quản lý cái không có?). Các nhà ngoại cảm được tự do hoạt động để thỏa mãn tính hiếu kỳ của dân chúng, miễn là không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác và của xã hội. Nếu có sự lừa gạt thì đó là việc của tòa án. Riêng tại Việt Nam, quan điểm của tôi là cấm giới ngoại cảm hành nghề. Còn ai muốn chứng tỏ khả năng, hãy thực hiện sự thử nghiệm trước giới chuyên môn đủ tư cách học thuật. Tuy nhiên đó chỉ là hoạt động thuần túy học thuật mà thôi. PV: Hôm qua, cơ quan công an đã bắt “nhà tâm linh” - cậu Thủy (Bắc Ninh) vì tội lừa đảo làm giả hài cốt liệt sỹ. Đây không phải “nhà ngoại cảm” duy nhất có hành vi lừa đảo nhưng là trường hợp đầu tiên bị xử lý theo pháp luật. Vậy theo Ông, có nên có một cuộc tổng điều tra và xử lý tất cả những trường hợp có bằng chứng lừa đảo theo đúng quy định của pháp luật? Tiến sĩ ĐKC: Đó là điều bình thường trong một nhà nước pháp quyền và nên làm. PV: Gần đây, một giáo sư có tiếng đã phát biểu đại ý: không thể để Viện Toán học, Viện Vật lý “đứng cùng” với một trung tâm có những nghiên cứu về “áp vong”. Ông bình luận thế nào về phát biểu này? Tiến sĩ ĐKC: Tôi hiểu sự bức xúc của giáo sư và hoàn toàn đồng ý với ý tưởng đó. Theo tôi, UIA và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người là những tổ chức phải chịu trách nhiệm chính trong việc lăng xê giới ngoại cảm. Qua các sự vụ như công nhận khả năng áp vong của cô đồng Phương tại Thanh Hóa, tung hô lúa nhân điện (trồng lúa không cần phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện tuần hai lần đến nhìn ruộng lúa trong vài phút để “truyền năng lượng vũ trụ” mà lúa tốt bời bời!), bênh vực Phan Thị Bích Hằng hoặc gắn gương Huyền Thông để tôn vinh một số nhà ngoại cảm, có thể thấy hai tổ chức này là các cơ quan phản khoa học hơn là khoa học. Có thể bạn đọc không ngờ tới một thực tế rất đáng buồn rằng, ông tiến sỹ giám đốc UIA hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì, cho dù ông rất hăng hái nghiên cứu và tung hô giới ngoại cảm. Nếu không tin, xin bạn đọc hãy tìm lại hai loạt bài viết cũ của tôi. PV: Những người phụ trách UIA hay Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng là nhà khoa học, vậy theo Ông tại sao họ lại tin và thuyết phục dư luận là có những nhà ngoại cảm thật (nhà ngoại cảm chân chính) dù khẳng định khả năng của họ chỉ đạt 60-70% và có thể mất đi? Tiến sĩ ĐKC: Có hai lý do cơ bản. Đầu tiên với tư cách một người bình thường, họ cũng mê tín như chúng ta, do bản năng sinh học chi phối. Thứ hai, tuy cũng là nhà khoa học, nhưng họ không phải là nhà khoa học trong lĩnh vực dị thường học, nên thiếu kiến thức chuyên sâu. Năm 2002, tôi đã từng báo cáo chủ đề “Các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh dưới ánh sáng khoa học” tại Viện Vật lý thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nên tôi biết. Tại buổi seminar đó, vị giáo sư giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người hoàn toàn chưa biết những thông tin mà tôi trình bày. PV: Ông đánh giá thế nào về sự “chủ quan” của các tổ chức chi tiền cho việc tim kiếm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm như trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội chi hơn 7 tỷ đồng cho “nhà tâm linh Thủy”? Tiến sĩ ĐKC: Hoặc họ tin tưởng mù quáng vào khả năng tâm linh, hoặc họ không tin nhưng vẫn chi tiền vì những lý do “tế nhị” nào đó. Chúng ta tin tưởng vào cơ quan điều tra và cùng chờ sự kết luận của pháp luật. Xin cám ơn ông! H.Minh (Nguoiduatin.vn) Ý KIẾN: Vô Tâm (11/7/2014): Viện UIA của ông Vũ Thế Khanh nên dẹp cho đỡ tốn tiền thuế của dân. Chân Pháp Thích (11/7/2014): … “Theo tôi (đại tá Đỗ Kiên Cường), UIA và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người là những tổ chức phải chịu trách nhiệm chính trong việc lăng xê giới ngoại cảm. Qua các sự vụ như công nhận khả năng áp vong của cô đồng Phương tại Thanh Hóa, tung hô lúa nhân điện (trồng lúa không cần phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện tuần hai lần đề nhìn ruộng lúa trong vài phút để “truyền năng lượng vũ trụ” mà lúa tốt bời bời!), bênh vực Phan Thị Bích Hằng hoặc gắn gương Huyền Thông để tôn vinh một số nhà ngoại cảm, có thể thấy hai tổ chức này là các cơ quan phản khoa học hơn là khoa học. Có thể bạn đọc không ngờ tới một thực tế rất đáng buồn rằng, ông tiến sỹ giám đốc UIA hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì, cho dù ông rất hăng hái nghiên cứu và tung hô giới ngoại cảm”… Ông Vũ Thế Khanh có biết chữ để đọc, rồi suy tư mà hiểu những lời này của đại tá Cường không nhỉ? Từ bao lâu xã hội đã vạch mặt sự dối lừa của các nhà ngoại cảm có liên quan tới UIA, vậy mà ông Khanh vẫn trơ trẽn "cố đấm ăn xôi". Rất tủi hổ với danh nghĩa một nhà khoa học như ông!!! Lu Bim (12/7/2014) VÀI SUY NGHĨ VỀ BÁO CHÍ, DƯ LUẬN, TÂM LINH VÀ KHOA HỌC Gần đây , truyền thông đã tạo nên một cơn bão phê phán mạnh mẽ không nương tay với những gì liên qua đến "ngoại cảm-tâm linh" .Tôi cho rằng:Với những kẻ mạo nhận "ngoại cảm dỏm" để trục lợi thì tất nhiên phải phê phán ,trừng phạt thật nặng nề. Đó là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên hiện nay đang có một làn sóng phủ nhận và bỉ báng những giá trị tâm linh thiêng liêng rất mù quáng theo hiệu ứng đám đông nông nổi mang tính a dua là chính.Sự phủ nhận mù quáng này lại được sự hỗ trợ đắc lực của một số thế lực "truyền thông lá cải" tát nước theo mưa và không loại trừ có sự thúc đẩy sắp đặt của những bàn tay mờ ám trong giới chính trị . Truyền thông "lá cải" đã không từ một thủ thuật nào để cắt xén thông tin, gọt dũa thông tin, tung hứng câu chữ theo một hướng để câu người đọc, để đáp ứng tâm lý thích "nổi loạn đạp đổ" của đám đông mù quáng hoặc để đáp ứng yêu cầu "định hướng" của những người nào đó. Chính bởi thế cho nên trong cơn lốc lên án chỉ trích những người vô lương giả mạo ngoại cảm để trục lợi thì họ cũng cố tình tàn nhẫn, độc ác, phỉ báng phủ nhận cả những nhà ngoại cảm chân chính đã có nhiều tâm sức công lao suốt bao năm ròng để làm việc báo nghĩa cho anh hùng liệt sỹ và đã đạt rất nhiều kết quả đáng kinh ngạc. Rất nhiều người đã lấy lý luận , logic trong cuộc sống vật chất của xã hội con người để phán xét ,suy luận hoặc nêu yêu cầu về những vấn đề thuộc một thế giới siêu hình nằm ngoài khả năng nhận thức và hiểu biết của con người.Bản thân lý luận duy vật biện chứng khoa học cũng đã công nhận :Mỗi một dạng thức "sống" luôn có những quy luật riêng , những logic đặc thù riêng. Thậm chí các dạng thức "sống" khác nhau có những khoảng trống nhận thức khác nhau không thể giao thoa , dung hòa , tiến tới... Vậy mà: Gần đây có nhiều người nhân danh khoa học,nhân danh thứ lý luận "duy vật biện chứng" thô sơ , thậm chí là thô thiển để áp đặt những logic đời thường vào logic của thế giới chưa biết rồi lấy làm tự đắc , khoái chí tưởng như mình đã nắm được chân lý. Thật ra đó chính là lối tư duy phản khoa học và "phản động"nhất _ xét về mặt triết học _ nhưng ngụy danh khoa học và biện chứng. Thật kinh ngạc vì trong cơn lốc rất chính đáng đang lên án những kẻ mạo danh trục lợi bằng vỏ bọc tâm linh thì đồng thời một số báo chí chính thống có hạng của VN cũng có nhiều bài viết cố tình xuyên tạc , bôi bẩn những nhà ngoại cảm tử tế và phỉ báng cả những nhà khoa học danh tiếng đã dành hết tâm huyết cuôc đời để nghiên cứu một lĩnh vực khó khăn , nhọc nhằn , nhạy cảm này. Suốt bao ngàn đời nay dù Âu hay Á , dù lạc hậu hay văn minh nhưng chưa bao giờ, chưa có ai và chưa có thời đại nào phủ nhận được thế giới bí ẩn vô hình đang song song tồn tại . Nếu có chăng chỉ là sự phủ nhận của vài nhóm người , vài luận thuyết và vài chế độ chính trị .Nhưng, tất cả sự phủ nhận ấy chưa khi nào được chứng minh cụ thể mạnh mẽ và được số đông nhân loại _Trong đó có rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau các nhà khoa học nổi tiếng _ công nhận và rồi được tồn tại lâu bền như ý muốn duy ý chí của những ai tôn sùng chủ thuyết duy vật cực đoan ấy. Phê phán cái xấu , cái ác , cái giả dối là rất cần thiết.Nhưng phê phán tràn lan mù quáng theo phong trào , theo cảm tính cá nhân , theo những hiểu biết còn cạn hẹp trong trị thức của mỗi cá nhân, hoặc phê phán theo tâm lý "nổi loạn ,đạp đổ bản năng" kiểu A.Q mà không tôn trọng những hiện thực khách quan, những quy luật vận hành khách quan cứ tồn tại gần như là vĩnh viễn bất chấp mọi nỗ lực phủ nhận của nhiều người thì chúng ta chính lại là những kẻ "phản động" nhất trong khoa học. Về mặt xã hội , trong khi chúng ta luôn nhấn mạnh lý luận "Không nên nhìn qua một giọt nước để diễn đạt sự mênh mông của cả đại dương".Hoặc chúng ta luôn nhấn mạnh cần phân biệt "hiện tượng" và "bản chất" để lý giải hoặc hiệu triệu xã hội và coi đó là những lập luận gốc rễ khoa học nhất (?) của khoa học xã hội. Âý nhưng , thời gian gần đây chúng ta đã làm ngược rất nhiều . Rất nhiều thất bại nặng nề trong nghiên cứu khoa học .Rất nhiều sai lầm thất bại trong xây dựng mô hình xã hội cũng như xây dựng chính sách xã hội đã được chúng ta vận dụng lý luận "gốc rễ" trên để giải thích .Nhưng chúng ta lại nêu yêu cầu những nhà khoa học , những nhà ngoại cảm chân chính không được phép "thất bại" trong tất cả quá trình nghiên cứu , ứng dụng của họ. Đáng lẽ chúng ta chỉ được phép nêu một yêu cầu duy nhất : -"CÓ THỂ CHƯA ĐÚNG NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DỐI LỪA !" Vậy là đủ , vậy mới là biện chứng, vậy là hợp đạo lý vậy là đúng với nhân tâm. Báo chí, dư luận, khoa học và vấn đề "ngoại cảm ,tâm linh", hãy tỉnh táo, cảnh giác đừng cho những bóng ma "hồng vệ binh" Đại Cách Mạng Văn Hóa ngày xa xưa có cơ hội ngóc đầu quay trở lại ! Chân Pháp Thích (12/7/2014): Đọc bài “VÀI SUY NGHĨ…” của Lu Bim, thoáng qua tưởng như pháp luận của Lu Bim có tính học thuật sâu xa lắm. Nhưng thật thất vọng vì bài viết không ngoài tâm ám nghi dẫn đến suy luận cực đoan do sự hiểu biết hạn hẹp nên không thuyết phục, bố cục tùy hứng, nhận định mơ hồ, chụp mũ nặng nề với những ai không phù hợp quan điểm với mình. Chắt lọc từ bài viết này, tôi lựa ra một vài ý để trao đổi thêm với Lu Bim, hầu mong chúng ta dần đi đến một cái chung có ích lợi cho mình và mọi người (tức là đừng có hại cho ai). -- Lu Bim viết: “…hiện nay đang có một làn sóng phủ nhận và bỉ báng những giá trị tâm linh thiêng liêng rất mù quáng theo hiệu ứng đám đông nông nổi mang tính a dua là chính.” - Chân Pháp: Lu Bim đã nhầm. Thực ra cái gọi là “giá trị tâm linh thiêng liêng” đã được bao thế hệ trải dài suốt mấy ngàn năm tôn vinh, sủng ái một cách hết sức mù quáng, mê muội. Ai là người làm ra và nuôi dưỡng những điều u mê ấy? Đó là tôn giáo thần quyền. (Ở đây tôi muốn chỉ đích danh là Phật giáo phát triển – không đề cập tới các tôn giáo khác. Phật giáo đã biến ông Phật thành ông thần, ông thánh). Chính tôn giáo thần quyền dưới sự bảo vệ, che chở, nâng đỡ của pháp quyền đã mặc sức tung hoành mọi luận điệu rất trái với thực tế khách quan sự tồn tại của muôn loài để mưu cầu lợi ích nhóm. Còn lại đa số người dân trong xã hội luôn phải sống trong âu lo sợ hãi trước một thế giới ảo huyễn nhưng đầy quyền năng do các nhà truyền giáo (mê tín) dựng lên. Phật giáo phát triển đã tạo ra một loạt những ảo tưởng về vong linh, linh hồn, thần thức… cùng một thế giới song hành đời sống con người khiến bao người phải khiếp đảm. Duyên may có một số ít người gặp được Chánh Phật pháp, giác ngộ được chân lý nhiệm màu Phật dạy, họ hiểu ra bản chất thực sự của con người, các mối liên quan với vạn pháp và vũ trụ nên đã mạnh dạn nói thẳng ra thì bị Lu Bim chụp mũ là “mù quáng, nổi loạn, đạp đổ…”. Rất tiếc rằng chỉ có một số ít nhận hiểu được điều chân thật pháp, còn lại số đông vẫn là hòn đá tảng kiên cố (Phật giáo phát triển) trì trệ và u mê, mãi dẫn xã hội theo lối mòn của quan điểm và nhận thức thuở con người sơ khai. Nếu nói rằng có một thế giới song hành với đời sống của con người, ở đâu đó có những vong linh, linh hồn, thần thức của người đã chết vẫn tồn tại, hẳn là thế giới ấy cũng phải có một tổ chức như xã hội của con người đang sống. Và những vong hồn ấy cũng phải ăn, phải hoạt động v.v… vậy thì thực phẩm gì đã nuôi sống vong hồn? Trong thế giới vong hồn ấy, hình dáng của mỗi vong hồn ra sao, tuổi thọ của mỗi vong hồn tồn tại bao lâu? Chỉ vài câu hỏi đặt ra ấy mà từ xưa tới nay, các nhà tu tập tâm linh tà giáo, các nhà khoa học vật chất đều điên đầu không làm sao trả lời được. Điều thật đơn giản, đức Phật và các bậc thánh A-la-hán đã xác định rõ: không có vong linh, linh hồn, thần thức ở ngoài con người đang sống. Những khái niệm mơ hồ quái dị ấy là do tà giáo đặt ra để người lạc hậu mê tín có chỗ nương tựa, bám víu, mong cầu. Khi người đã chết thì tất cả những thứ (tưởng là có) ấy đều biến diệt theo thân xác. Do vậy không có khoa học nào, nhà tu tâm linh (tà giáo) nào có thể minh chứng được linh hồn (vong linh, thần thức) cụ thể ra sao. - Như vậy ngoại cảm có gì hữu dụng? Lu Bim có nêu ra vấn đề “ngoại cảm dỏm” và ngoại cảm chân chánh. Việc các nhà ngoại cảm rởm gây ra biết bao nhiêu điều rắc rối cho xã hội, lừa đảo chiếm dụng tiền của của người khác, bị pháp luật trừng trị là rất xứng đáng. Nhưng còn những nhà ngoại cảm được tưởng như là chân chánh thì sao? Điều này không thể có. Chân chánh ở chỗ nào khi họ đã gắng công để đi tìm một cái không có thì lấy gì chứng minh cho sự chân chánh? Nhà ngoại cảm cũng khói nhang, tụng cúng để rồi khi ý thức mất đi, thay vào đó là một cái ảo thức khác có khả năng nhận biết một vài âm thanh, hình ảnh còn lưu giữ trong không gian, rồi thêm bớt, tạo dựng ra những cảnh khiến người đời tin nghiêng ngả. Sự thực những lời phán của nhà ngoại cảm chính xác được bao nhiêu %? Một người nhận biết mọi sự trong mơ (mơ hồ) thì sự chính xác không quá 3% (do may mắn ngẫu nhiên) như chuyên gia thôi miên (thạc sĩ y khoa Nguyễn Mạnh Quân đã khẳng định). Do vậy, chúng ta thẳng thắn bác bỏ, không cần thiết đến các nhà ngoại cảm, càng lên án mạnh mẽ những nhà ngoại cảm lợi dụng mê tin của con người để lừa đảo. Các nhà ngoại cảm đang tự lừa dối mình mà không biết. Từ chỗ không hiểu được chính bản thân mình, lại mong đi giúp người khác nên vô tình trở thành kẻ lừa đảo rất đáng thương. Dư luận xã hội đã vạch mặt chỉ tên rõ ràng, nhưng vẫn còn khá đông người u mê bám chặt không sao buông bỏ được. -- Lu Bim viết: “…Thật kinh ngạc vì trong cơn lốc rất chính đáng đang lên án những kẻ mạo danh trục lợi bằng vỏ bọc tâm linh thì đồng thời một số báo chí chính thống có hạng của VN cũng có nhiều bài viết cố tình xuyên tạc, bôi bẩn những nhà ngoại cảm tử tế và phỉ báng cả những nhà khoa học danh tiếng đã dành hết tâm huyết cuôc đời để nghiên cứu một lĩnh vực khó khăn, nhọc nhằn, nhạy cảm này.” - Chân Pháp: Báo chí chính thống và dư luận xã hội đã phản ánh rất chính xác những sự việc làm sai quấy của các nhà ngoại cảm. Đồng thời cảnh báo những nhà khoa học tham danh lợi, đã lao vào một lĩnh vực mà mình thiếu hiểu biết ngoài chuyên môn được đào tạo, kêu gọi họ hãy dừng lại. Nhưng thật là trơ trẽn, họ vẫn cố tình chạy theo làm những điều không thể. -- Lu Bim viết: “Phê phán cái xấu, cái ác, cái giả dối là rất cần thiết. Nhưng phê phán tràn lan mù quáng theo phong trào, theo cảm tính cá nhân, theo những hiểu biết còn cạn hẹp trong trị thức của mỗi cá nhân, hoặc phê phán theo tâm lý "nổi loạn, đạp đổ bản năng" kiểu A.Q mà không tôn trọng những hiện thực khách quan, những quy luật vận hành khách quan cứ tồn tại gần như là vĩnh viễn bất chấp mọi nỗ lực phủ nhận của nhiều người thì chúng ta chính lại là những kẻ "phản động" nhất trong khoa học.” - Chân Pháp: Những gì u mê, mê tín, trì trệ làm khổ thêm cho con người vốn khổ, lại ngăn cản sự tiến bộ của nhân loại thì nên cương quyết đấu tranh dẹp bỏ. Sự gieo rắc mê tín của các tà giáo là việc làm rất xấu, rất ác. Nhưng trớ trêu thay, chính những người đã tạo ra cái xấu cái ác đó thì họ vẫn thản nhiên im lặng trước mọi sự phản ứng của một bộ phận xã hội đang lên án mạnh mẽ. Họ, những người im lặng không chịu chuyển đổi đó mới là những A.Q thời đại, họ chiến thắng và thực sự họ đã lì lợm chiến thắng để ung dung ngồi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của đồng loại. Chỉ thương cho những ai bóp chắt dành dụm tiền bạc cúng dường cho những loài sâu mọt nhưng lại khéo lừa mị đời để sống. -- Cuối cùng Lu Bim kết luận: “Đáng lẽ chúng ta chỉ được phép nêu một yêu cầu duy nhất: -"CÓ THỂ CHƯA ĐÚNG NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DỐI LỪA!" - Chân Pháp: Câu này Lu Bim luận trật rồi. Phải thẳng thắn, chắc nịch rằng, nếu thấy đúng, thấy lợi cho mọi người thì làm, làm ngay. Còn chưa đúng, hay “có thể chưa đúng” mà vẫn làm thì rất nguy hiểm, cần cấm tuyệt chứ không phải rằng hạn chế là “không được phép dối lừa”. “Có thế chưa đúng” mà cứ làm thì thực sự là Hồng vệ binh của Đại Cách mạng Văn hóa chứ không còn là bóng ma nữa. Thực sự Hồng vệ binh đã o ép, đã dẫn đường cho tà giáo Việt Nam hoạt động suốt bao nhiêu năm qua. Cố tìm xem có gì dám khác không nhé Lu Bim. Nguyên Đỗ (13/7/2014): Tôi đã đọc rất kỹ 2 comment cuả 2 bạn LuBim và bạn Chân Pháp Thích .Tôi vốn chỉ là một kẻ qua đường thường im lặng đọc và suy ngẫm rất ít khi tham gia các cuộc thảo luận.Tuy nhiên , tại đây có vài vấn đề khiến tôi đành phải có vài lời nhận xét .Có thể nhận xetys của tôi khiến ai đó phật lòng nhưng nó là những ý kiến và "cảm tưởng" rất thật: Đầu tiên tôi nhận ra Chân Pháp Thích và LuBim nói chuyện với nhau bằng 2 thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau !.Bởi có như thế thì mới giải thích được tại sao LuBim nói về vấn đề A mà Thích Chân Pháp lại say sưa trả lời lại bằng vấn đề B ! Chỉ cần là một người có khả năng tư duy trung bình khá và có chút kiến thức văn hoá xã hội phổ thông thường thức rồi chịu khó suy nghĩ chút ít thì cũng rất dễ ràng nhận ra chủ đề LuBim viết không có gì trùng hợp với chủ đề Thích Chân Pháp lý luận . Tôi có cảm giác Thích Chân Pháp đọc bài viết của LuBim nhưng không hiểu bạn LuBimnày viết gì và mục đích đến của bài viết đó nhằm đến đâu . Cho nên bài viết phản biện của bạn Thích Chân Pháp gây liên tưởng đến hình ảnh Donkysot vác giáo đánh nhau với cối xay gió ! Bài phản biện của bạn Thích Chân Pháp có vẻ như quá lạm dụng ngôn ngữ tôn giáo (rất dễ làm cho những bạn đọc "tay mơ" nhầm tưởng là uyên bác (!) ) để phản bác một bài viết sử dụng ngôn ngữ báo chí phổ thông của LuBim .Những danh từ có vẻ giống với ngôn ngữ tôn giáo của bạn Thích Chân Phap dễ làm rối trí người đọc nhưng nếu ta thử kiên trì đọc kỹ thì thấy lý luận của bạn ấy mờ mịt " nửa tà nửa chính" .Nếu ai đã từng tiếp xúc với một số nhà "truyền giáo" của vài giáo phái mới xuất hiện tại Việt Nam thì sẽ thấy sự giống nhau về cơ bản lối lý luận của mấy vị này với lý luận của bạn Thích Chân Pháp( khi bạn nói về Đạo Phật ) khi muốn phủ nhận , phỉ báng các tôn giáo lớn đã có mặt tại VN từ lâu để đề cao sự đúng đắn của thứ tôn giáo lạ mà họ đang vận động ( Một số "tà đạo " -tạm gọi như vậy thôi-như Vô thượng đạo sư, đạo "Bác Hồ" của bà Điền , các chi phái Tin Lành lạ...v..v.. là những ví dụ) . Nếu không đi sâu vào những khái niệm và những kiến thức lộn xôn "nửa tà nửa chính" mà bạn Thích Chân Pháp đã trình bày khá mịt mờ lộn xộn thì nhìn chung , tôi cam đoan rằng phần lớn ai có kiên nhẫn đọc kỹ bài viết của bạn sẽ đều có cảm tưởng tác giả của nó có lẽ là một "Tiểu tăng" (Chú Tiểu) tu tập dở dang , thuộc nằm lòng một chút kiến thức về Phật pháp nhưng đã phá giới về đời thường tham gia công tác xã hội, sau vài khoá tập huấn nâng cao gì đó rồi trở thành một ông uỷ viên văn hoá cấp Phường Xã hoặc một ông cán bộ mặt trận thị trấn huyện chẳng hạn. Hoặc "sang chảnh" hơn chút nữa thì có thể tác giả là một thành viên trẻ của một thứ tôn giáo "mới" có chút giáo lý liên quan với Phật pháp đang vận động phát triển cho tôn giáo của mình .Tôi cũng cho rằng , bạn muốn tranh luận với ai điều gì đó thì bạn rất nên phải đọc thật kỹ để hiểu điều họ đang nói và cả những điều họ muốn nói nữa.Nếu bạn tự thấy mình chưa thể hiểu hoặc không thể hiểu thì bạn đừng tranh biện làm gì.Tôi tin rằng khi bạn lớn tuổi hơn nữa và có nhiều hiểu biết thật là sâu sắc hơn nữa thì bạn sẽ thấm câu nói của người xưa :'Bút sa gà chết" hoặc câu "Người nho sỹ chỉ sợ duy nhất cây bút của mình". Tôi mong các bạn đừng tự ái hay nổi giận vì những lời nhận xét góp ý ngẫu hứng nhưng thật tâm của tôi. Xin được miễn tranh luận . Chân Pháp Thích (13/7/2014): Chắc bạn Nguyên Đỗ chưa đọc nội dung bài viết của đại tá Đỗ Kiên Cường. Vì có bài viết này mà Lu Bim miệt rằng đó là những thông tin trên "truyền thông lá cải", cộng với sự vạch mặt chỉ tên các nhà ngoại cảm của VTV1 mà Lu Bim gọi là "truyền thông chính thống". Cả hai phương tiện truyền thông này phối hợp, "a dua" nhau để "phủ nhận và bỉ báng những giá trị tâm linh thiêng liêng rất mù quáng..." Khởi đầu là như vậy, "tâm linh thiêng liêng - ngoại cảm rởm và chân chánh" khiến Lu Bim khơi gọi lên bao nhiêu là triết lý kim cổ để bảo vệ một niềm tin u mê, mê muội đã bám theo suốt hành trình lịch sử phát triển của nhân loại. Chắt lọc từ tư tưởng đó, tôi thẳng thắn có những ý kiến như trên. Vậy mà nay, gặp được bạn Nguyên Đỗ chia sẻ với tâm trịch thượng và cực đoan không khác Lu Bim bao nhiêu. Bạn cho tôi là một "tiểu tăng", vậy còn bạn, chắc là người tu tập đã tinh cần tinh tấn khá tiến bộ. Vậy tôi xin thưa để được học hỏi thêm kiến thức, bạn vui lòng chia sẻ nhé. Bạn nói rằng "miễn tranh luận", tôi rất hoan hỷ điều đó. Nhưng tôi đặt vấn đề cầu học để tìm hiểu chân lý. Mong bạn vui lòng sẻ chia. Nếu bạn không rộng lòng cởi mở thì rõ ràng bài phản biện của bạn nhằm một ý không thiện chí. Tôi xin nêu vấn đề thưa hỏi, mong bạn vui lòng trao đổi để tôi và tất cả mọi người, chúng ta đều có cơ duyên mở mang kiến thức. Nội dung tôi mượn ngay trong bài viết của Lu Bim để sát với chủ đề. Trong bài Lu Bim viết: "Gần đây có nhiều người nhân danh khoa học, nhân danh thứ lý luận "duy vật biện chứng" thô sơ, thậm chí là thô thiển để áp đặt những logic đời thường vào logic của thế giới chưa biết rồi lấy làm tự đắc, khoái chí tưởng như mình đã nắm được chân lý." Từ "lý luận duy vật biện chứng thô sơ - hay thô thiển" mà các truyền thông lá cải đã đăng. Vậy xin bạn Nguyên Đỗ hãy dẫn chứng và giải thích rõ ràng thêm về "Chủ nghĩa duy vật biện chứng vi tế" để mọi người được hiểu về một thế giới tâm linh thiêng liêng đầy bí ẩn nhé. Rất hoan hỷ mong câu giải đáp. Trân trọng. Michelle Rowe (14/7/2014): Gửi bạn Nguyên Đỗ. đọc comment của bạn mà tôi thấy nực cười giống như một đứa trẻ ranh mới tập tễnh học nói hay còn gọi là chim học nói tiếng người. Bạn tự cho mình là một người am hiểu Phật Pháp hoặc các tôn giáo của những phái khác. Tôi cũng đã bỏ khá nhiều thời gian để học hỏi, tìm hiểu tất cả những cái mà mấy ông đồng bóng ẩn núp dưới những nhà khoa học để tiếp tay cho một số kẻ lợi dụng những người còn mê tín, lạc hậu để hưởng trục lợi từ tiền của mồ hôi nước mắt của họ làm ra. Bạn dựa vào đâu mà bảo rằng những người như thày Chân Pháp Thích, hoặc những nhà báo như VTV1 viết những bài phản biện những nhà ngoại cảm dỏm vạch ra những cái sai của họ nhằm mang lại lợi ích cho người mọi người dân và đất nước VN nói riêng là để vận đông mang lại lợi ích cho tôn giáo của họ. Trong thời đại này nếu muốn nói đến một vấn đề gì thì phải có chứng minh cụ thể rõ ràng chứ không thể nói suông. Bằng chứng là ông Vũ Thế Khanh, một Tổng Giám đốc Viện khoa học UIA của cả một đất nước mà dám tuyên bố có linh hồn hoặc thế giới siêu hình. Nhưng khi có nhiều người đặt ra câu hỏi đề nghị ông giải thích thì ông không trả lời thẳng câu hỏi mà tìm cách tránh né hoặc trả lời một cách quanh co không nằm trong vị trí của câu hỏi nhằm coi thường người khác. Thật đáng buồn cho dân tộc VN tự hào là một dân tộc anh hùng, nhưng lại luôn sống trong u mê, mê tín, sống phụ thuộc vào những ma quỷ, thần thánh, nước Việt ta đã nghèo lại càng nghèo thêm, hàng năm tốn không biết bao nhiêu tiền của một cách vô ích, không những thế mà lại càng làm cho ô nhiễm môi trường đất nước cũng chỉ vì có những hạng người lưu manh giả danh trí thức ẩn núp dưới cái bóng mà gọi là nhà khoa học để hưởng trục lợi, không những thế còn có kẻ a dua, nịnh bợ như Lu Bim còn bênh vực xiển dương họ nhằm bác bỏ những gì mà ông tiến sĩ Đỗ Kiên Cường và đài truyền hình VTV1 đã chứng minh một cách cụ thể rõ ràng. Bạn viết là “bút sa gà chết”, hoặc xin được “miễn tranh luận”. Nếu xin được miễn tranh luận thì bạn viết những comment này ra làm gì? Tôi thiết nghĩ trước khi bạn viết ra điều gì thì bạn hãy đọc lại comment của mình viết ra, hoặc có những suy nghĩ khách quan, đúng đắn nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thì hãy viết. Bằng ngược lại không nên viết một cách hồ đồ theo cảm tính riêng của mình để cho người khác họ đọc còn có chút tôn trọng bạn Vài lời góp ý chân thành cũng là để mang lại lợi ích cho mọi người Việt nói chung và cho bạn nói riêng Xin chào Hải Minh Lê (14/7/2014): Đọc ý kiến của Nguyên Đỗ xong rồi đọc tiếp ý kiến của Chân pháp Thích thì mình vừa ngạc nhiên vừa thán phục Nguyên Đỗ. Ngạc nhiên vì Thích chân pháp mang danh là người có đạo (?) nhưng lại biểu lộ đủ cung bậc Sân Si Hỉ Nộ quá đà chỉ trong vài dòng chữ, dù cho anh ta lạm dụng dùng câu "hoan hỷ" của đạo Phật . Thán phục vì Nguyên Đỗ nhận định quá đúng đắn về Chân pháp thích. Ai cũng dễ ràng nhận ra anh chàng Chân pháp thích này là một anh chàng tuổi trẻ ngông cuồng chưa thành người lớn về nhận thức vì anh ấy nói như một người cuồng chữ mà chả hiểu mình nói gì , nói với ai. Qua cả 2-3 bài đối đáp với bạn đọc mà anh chàng này bộc lộ hết điểm yếu chết người của mình là :Anh ta chỉ thấy "chữ" mà không thấy "nghĩa". Tóm lại là khả năng "đọc" của anh ấy cách rất xa khả năng "hiểu" của chính anh chàng.Anh chàng đã chả hiểu gì về bài báo của bác lubim rồi ngay sau đó lại chả hiểu gì về ý nghĩa bài góp ý của bác Nguyên Đỗ. Người ta nói gà thì Chân pháp thích lại hiểu ra vịt với một tâm trạng cay cú ngô nghê không giống tâm thế một người có đạo tý nào. Đọc ý kiến của 2 bác kia thì tôi hiểu rằng cả 2 bác đó chẳng phải tín đồ của bất cứ tôn giáo nào cả.Hình như họ chỉ đơn thuần là những thức giả lấy chuyện tín ngưỡng để nói chuyện cuộc đời với một tâm thức tôn trọng tất cả mọi tôn giáo trên cơ sở tôn trọng các quy luật hiện thực khách quan khoa học mà thôi.Vậy mà Chân pháp thích và ông đồng minh Michelle Rowe nặc danh của mình lại cứ ngô nghê lèo lái những thức giả chuyên đề xã hội này vào ba cái chuyện chữ nghĩa của thứ tôn giáo mà họ đang xiển dương.(Nói thật , tôi cũng có nghi ngờ về thứ tôn giáo có gì đó tạp nhạp ,mờ ám, lươn lẹo núp sau thứ ngôn từ có vẻ giống như Phật pháp của các vị đấy.Tôi đã có dịp nghe băng, đọc vài tài liệu của Pháp luận công và cả của "đại tràng Phật Đạo Đại Việt " của ông "phật sống Nguyễn văn Ty"(!!!) rồi nên cũng có nhận biết sơ sơ về những kẻ tà đạo mượn ngôn ngữ Phật pháp để tuyên truyền cho những thứ tín ngưỡng khác thường của họ . Tôi có cảm giác các vị cũng đang tuyên truyền cho một thứ "giáo lý" lại tạo tạp chủng giữa" tín ngưỡng và vô thần" lạ hoắc nào đó dưới vỏ Phật pháp mà thôi..) Quay về đề tài cũ : Tôi cũng có cảm tưởng rằng : Hình như "giác" của cậu chàng Chân pháp thích cố vấn đề rất "nặng" nên có thể phải rất lâu nữa thì khả năng "ngộ" của cậu ta mới có thể có cơ hội khai thông. Đọc và hiểu là những kỹ năng tối thiểu của người biết cầm bút bình thường nhưng ở chàng Chân pháp thích lại khuyết hẳn điều này. Vậy Chân pháp thích muốn thi triển tham vọng làm một thức giả "khai ngộ" đạp pháp sao cho được nhỉ ? Trên đời này người ta khó chịu và bực bội nhất là phải chứng kiến hai người đấu khẩu trong tình trạng "ông nói gà bà nói vịt" .Thà rằng cứ có bao nhiêu "của quý" mang ra vặc chửi lẫn nhau còn dễ chịu, dễ nghe hơn. Chân thành khuyên Chân pháp thich : Trau dồi khả năng đọc và hiểu cho tốt đã rồi hãy tham gia sự nghiệp "khai ngộ" gì gì đó của thứ tôn giáo bạn tin theo. Còn bạn muốn có vẻ giống như là một người có đạo thì bạn còn phải khổ nhọc rèn luyện cho mình có được đức tính nhẫn nại , khiêm tốn đừng bộc lộ những sân si hỷ nộ lộ liễu quá đáng như bạn đã thể hiện ở đây. Tôi còn có cảm tưởng nữa :Với một tâm thức tràn đầy sân si cay cú như Chân pháp thích cùng ông đồng minh có cái tên "Tây giả cày" sặc giọng tuyên giáo thập niên 60 thế kỷ trước đã bộc lộ thì tôi e rằng nếu muốn anh chàng này "Giac Ngộ" về một vấn đề nào đó thì có lẽ phải thỉnh đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông tái thế thì may ra mới có cơ duyên .Bác Nguyen Đỗ đừng có mà mơ thảo luận nữa nhé ! Chân Pháp Thích (14/7/2014): Lại thêm một Hải Minh Lê, cùng một tủ với Lu Bim, Nguyên Đỗ, chỉ khéo bài bây né tránh không khác gì tiến sĩ Vũ Thế Khanh. Này các cậu, nếu có thể hãy thẳng thắn trao đổi về vấn đề mà mỗi bên nêu ra nhé, đừng đánh bài lảng như vầy thì hèn lắm. Chân Pháp tôi xin mời cả 3 cậu trả lời trực tiếp vào vấn đề tôi nêu. Tôi cũng cần học để hiểu thêm từ các cậu đấy. Sau rồi các cậu nêu vấn đề chất vấn tôi. Tôi sẽ chia sẻ, chúng ta cùng học hỏi nhau. Ý kiến của 3 cậu chưa nêu được gì cả mà chỉ tìm lời mỉa mai, móc xéo nhau hẳn có ích lợi gì? Tôi đã nêu vấn đề ngắn gọn và rất thiết thực cho mọi người tìm hiểu, các cậu hãy bám vào đó mà đối thoại. Nên nhìn thẳng, không nên chơi trò trẻ con như vậy. Mất giá trị. Có lẽ các cậu cũng có học hành và đều có bằng cấp này nọ. Vậy mà! Tôi đã từng gặp và đối lời với nhiều tiến sĩ rồi, nhưng sao thấy tiến sĩ nào cũng vậy, chỉ giỏi uốn lưỡi chê bai chỉ trích người khác, còn mình thì chẳng có gì mới giúp ích cho mọi người. Rõ chán các cậu lắm. Một lần nữa mời cả 3 cậu hãy trả lời vào vấn đề tôi nêu. Sau rồi muốn nói gì hãy nói. Thế mới là hợp lý các cậu nhỉ. Lời nhắn thêm: Cùng các cậu Lu Bim, Nguyên Đỗ, Hải Minh Lê, Trước khi các cậu làm tỏ vấn đề tôi yêu cầu từ các ý kiến trước, nay tôi dẫn thêm mấy ý để các cậu tìm hiểu thêm, khỏi đi lạc hướng trong đối thoại. Các cậu đã đọc bài của đại tá tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, một nhà khoa học đáng để mọi người trân trọng, vì đại tá đã thẳng thắn bác bỏ những hoạt động sai trái của các nhà ngoại cảm (bao gồm cả ngoại cảm “rởm” lẫn ngoại cảm mà người đời cho là “chân chánh”. Thật ra, tất cả ngoại cảm đều là lừa đảo, bởi: hoặc cố tình như cậu Thủy cùng nhiều người khác… hay vô tình như BH và một số nữa… (vì chính họ đều không hiểu tại sao mình lại làm như thế). Đứng sau các nhà ngoại cảm còn có những cơ quan Nhà nước (UIA do tiến sĩ VTK đứng đầu, Ngân hàng chính sách TBXH) đã móc nối để các nhà ngoại cảm hốt của dân tới 75 triệu đồng một bộ hài cốt (giả) chưa kể chi phí đón đưa, nuôi dưỡng và các nghi lễ do nhà ngoại cảm yêu cầu thân nhân liệt sĩ phải chi ra. Những việc làm này có đáng lên án không các cậu? Với loạt bài của đại tá Cường đã sáng suốt kiên quyết bác bỏ, VTV1 cùng phát sóng vạch trần sự lừa đảo của các nhà ngoại cảm. Từ đó Lu Bim viết bài với những lời lẽ khá sốc (mù quáng, nông nổi, a dua, phản động, nổi loạn, đạp đổ…) để ghép đặt cho những ai tham gia truyền thông bác bỏ những cái sai hại của tâm linh ngoại cảm. Lu Bim nuối tiếc những gì đã bị bóc trần và sợ mình mất cơ hội kiếm lợi gì ở đây chăng? Với quan điểm của tôi, đại tá Cường và VTV1 bác bỏ như vậy chưa đủ, đó chỉ là ngọn của một cây độc. Cái căn bản, gốc rễ là từ đâu phát sinh ra những sự u mê điên loạn ấy. Tôi đã chỉ thẳng, đó chính là hệ thống Phật giáo phát triển đã gieo rắc vào lòng người sự u mê mê muội hàng ngàn năm nay. Muốn hạn chế và tiến tới chấm dứt những sự lừa đảo làm hại nhân loại phải bắt đầu từ cái gốc. Nhưng cái gốc ấy đã thành tinh, quá già và to lớn nên chặt bỏ không phải một sớm một chiều mà dứt được. Nói lên điều này để các cậu hiểu tôi đang ở đạo nào. Tất cả các đạo mà 2 cậu Nguyễn Đỗ, Hải Minh Lê đã dẫn ra và cố ghép cho tôi đều không phải đâu các cậu ạ. Các cậu lồng ghép hết sức khiên cưỡng, thiếu hiểu biết. Với tôi, những gì núp bóng Phật giáo để làm điều sai quấy (lừa đảo, lôi kéo…) tôi đều đã từng phản đối và bác bỏ không thương tiếc. Ví như Thanh Hải Vô thượng sư, đạo “Bác Hồ” của bà Điền, hay Pháp Luân công, phật Nguyễn Văn Ty v.v… Việc tôi ở đạo nào, có lẽ các cậu đang lưu tâm. Xin đừng. Tôi nói thẳng, các cậu không cần biết và có biết các cậu cũng không bao giờ tin được. Bởi vì các cậu còn đắm chìm trong ngu muội, si mê tham muốn và ước vọng. Duyên phước của các cậu khó khăn lắm, rất khó khăn để gặp được điều chân thật, dù rằng nó đang sờ sờ trước mắt các cậu. Các cậu có mắt mà không tròng. Nay các cậu muốn khoe cái hiểu biết của mình về những triết lý duy vật biện chứng hay khoa học nhân văn về con người, nhân sinh quan, thế giới quan… mớ giáo điều của các cậu sẵn có hãy đem ra đi. Tôi đang lóng tai để nghe, xem các cậu trình diễn đây. Các cậu cũng lưu ý thêm, Khổng Tử, người được tôn xưng “Vạn Tuế Sư Biểu” vẫn là người còn đầy tham sân si đấy các cậu ạ. Cho nên, với tôi còn tham, sân, si thì có gì khó hiểu đâu. Việc gì mà các cậu phải lặp đi lặp lại để sỉ tôi. Thật cảm ơn các cậu nhiều. Mời các cậu bắt đầu khai diễn. Michelle Rowe (15/7/2014): Rất hoan nghênh và tán thán những bài viết của thày Chân Pháp Thích đã thay mặt cho nhiều người không ngần ngại vạch rõ những tà kiến cố chấp cái ngu si, mê muội của một số người học thức dỏm cứ nghĩ rằng mình có được cái bằng tốt nghiệp xã hội nhân văn thì đã là thông hiểu về tất cả thứ trên đời này rồi. Thực tâm mà nói với mấy cái bằng này chỉ là thứ bằng dỏm là, một tờ giấy lộn của một trường đại học nào đó công nhận khi một số người bỏ tiền ra chạy trọt thì mới có mà thôi, cho nên trong đầu của những vị tiến sĩ này trống rỗng. Từ trước đến nay tôi chưa từng thấy một đất nước nào mà có những ông tiến sĩ khoa học hay trí thức, thạc sĩ nào có những bài phát biểu về thế giới vong linh và cõi âm cõi ma, mà chỉ có ở VN ta mới có mà thôi. Mong sao chính phủ VN hãy quan tâm dẹp bỏ những nạn mê tín này ra khỏi đất nước và coi lại những khả năng làm việc của mấy ông tiến sĩ khoa học dỏm này để đỡ tốn tiền của của những người dân họ đóng thuế cho mấy ông này. Lại nữa, này Hải Lê Minh, đọc commment của bạn viết mà tôi thấy suy nghĩ của bạn quá cạn hẹp khi bạn chưa đọc hết tất cả những bài viết đối thoại của thày Chân Pháp và Lu Bim hay Nguyên Đỗ mà bạn đã hồ đồ viết những lời văn hỗn xược của những kẻ chợ búa đối với những người họ chỉ muốn nói ra sự thật nhằm giúp cho những kẻ sống trục lợi trên mồ hôi nước mắt của người khác giúp cho họ thức tỉnh. Hải Lê Minh, Nguyên Đỗ hay Lu Bim là ba trong một hay cũng là một trong ba kẻ đánh trống, người gõ mõ, người thì hát xướng tự cho mình hiểu biết về tất cả các tôn giáo tâm linh khoa học nhưng chẳng hiểu biết gì cả, ngay chính bản thân mình đang nói gì và làm gì chẳng khác nào những kẻ đang lên đồng nhập cốt, nhảy múa lung tung như một con rối để mua vui cho thiên hạ. Nếu Hải Lê Minh là người còn có chút tỉnh táo, hãy giữ lòng tự trọng đi thẳng vào vấn đề của bài viết mà thày Chân Pháp nêu ra, đừng lòng vòng quanh co trườn uốn như những loại rắn hổ mang trốn tránh sự ngu dốt của mình bằng cách mia mai người khác không đúng với chủ đề bài viết đã nêu trên.
(Khi nào Lu Bim, Nguyên Đỗ, Hải Minh Lê có phản luận lại, chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp để quý vị theo dõi). |