Trong quyển sách “Đối thoại với thầy Thích Thông Lạc” của Tỳ-kheo Thích Nguyên Hải. Tác giả đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Thầy Thông Lạc tự ý cắt xén kinh tạng Nikaya”… Luận điệu xuyên tạc, vu khống này của tác giả đã được nhiều người phụ họa trên diễn đàn Thư Viện Hoa Sen… Độc giả Minh Trí đã có ý kiến phản hồi như sau:
“Thầy Thông Lạc không hề dịch kinh Nikaya, nên không có chuyện ‘tự ý cắt xén’. Nếu có một vị thầy nào đó rút trích ra những đoạn có liên quan đến pháp hành mà vị thấy ấy đang dạy, có thể gọi là ‘tự ý cắt xét’ được không?... Kinh tạng do HT Minh Châu dịch vẫn còn nguyên vẹn chưa mất chữ nào… Nếu thầy TL có trích ra những đoạn phù hợp với pháp hành do chính Đức Thế Tôn đã chứng và trú sau 49 ngày dưới cội bồ đề, mà quý vị cho rằng: ‘là nguyên nhân chính làm cho những lời Đức Phật dạy về đạo giải thoát khỏi sanh tử luân hồi bị tiêu diệt khỏi hành tinh này’… thì Minh Trí tôi xin bái phục về sự tưởng tượng qúa phong phú của quý vị…
Xin nhắc lại: Thầy TL không hề dịch kinh Nikaya nên không thể có chuyện ‘tự ý cắt xén’ và Đại tạng kinh Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn chưa mất một chữ nào, kể cả ‘Lời giới thiệu’ Trung bộ của Dịch giả Thích Minh Châu…
Nhân đây cũng xin nêu lên một trường hợp để độc giả cùng nghiên cứu. Mời qúy độc giả đọc hai bản kinh dưới đây để so sánh, đối chiếu.
- Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
http://langmai.org/tang-kinh-cac/kinh-van/kinh-van/kinh-quan-niem-hoi-tho
- Trung bộ kinh 118. Nhập tức Xuất tức niệm (Anàpànasati sutta) Bản dịch của HT.Thích Minh Châu.
Đọc kỹ, so sánh, đối chiếu. Minh Trí tôi không dám nói chuyện ‘tự ý cắt xén’ lới Phật dạy của TS Nhất Hạnh. Nhưng nếu bản dịch của HT Minh Châu gần với Nguyên thủy nhất, thì bản dịch của TS Nhất Hạnh với những từ ngữ rất ‘tiếp hiện’. Và dĩ nhiên phải như thế Ngài mới có thể chế tác và dạy pháp ‘Hít vào tâm tĩnh lặng. Thở ra miệng mỉm cười’. Môt pháp môn rất xa lạ so với những gì Thế Tôn dạy trong bản dịch của HT.Thích Minh Châu…
Nếu quý vị nghiên cứu kỹ kinh này, cùng với các kinh ‘Tứ Niệm Xứ’, kinh ‘Thân hành niệm’… qúy vị sẽ thấy các Thầy Tổ Đại thừa và Nam tông khi chế tác các lộ trình pháp hành, các ngài đã ra sức cắt xén, uốn nắn, vặn vẹo lời Thế tôn dạy sao cho phù hợp với pháp môn tưởng giải do các ngài chế tác. ‘Hít vào tâm tĩnh lặng. Thở ra miệng mỉm cười’ là một ví dụ điển hình…”
Theo đường link của Minh Trí: http://langmai.org/tangkinh-cac/kinh-van/kinh-van/kinh-quan-niem-hoi-tho . Tôi đã tìm đọc Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tôi thấy độc giả Minh Trí đã nhận định rất đắt:
"...Nếu bản dịch của HT Minh Châu gần với Nguyên thủy nhất, thì bản dịch của TS Nhất Hạnh với những từ ngữ rất ‘tiếp hiện’. Và dĩ nhiên phải như thế Ngài mới có thể chế tác và dạy pháp ‘Hít vào tâm tĩnh lặng Thở ra miệng mỉm cười’. Môt pháp môn rất xa lạ so với những gì Thế Tôn dạy trong bản dịch của HT.Thích Minh Châu… Nếu quý vị nghiên cứu kỹ kinh này, cùng với các kinh ‘Tứ Niệm Xứ’, kinh ‘Thân hành niệm’… qúy vị sẽ thấy các Thầy Tổ Đại thừa và Nam tông khi chế tác các lộ trình pháp hành, các ngài đã ra sức cắt xén, uốn nắn, vặn vẹo lời Thế tôn dạy sao cho phù hợp với pháp môn tưởng giải do các ngài chế tác. ‘Hít vào tâm tĩnh lặng. Thở ra miệng mỉm cười’ là một ví dụ điển hình…"
Điều này càng rõ ràng hơn khi nghe lời giải thích về “THIỀN ÔM” của hai thầy Pháp Dụng và Pháp Dung: "... khi ôm một người thương, thở vào thở ra ba hơi trong chánh niệm, chúng ta cũng đồng thời ôm lấy tất cả những người thương, và tất cả những người đã có gây đau khổ cho ta, hóa giải tất cả khổ đau còn tồn tại và làm lớn mạnh tâm từ bi trong ta..." (http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-133_5-50_6-1_14-1_17-9_4-6493_15-1/)
Thực tập "thiền ôm" tại Làng Mai
Bất kỳ người nào nghiên cứu giáo pháp Nguyên thủy của Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni đều biết: Tu tập định niệm hơi thở ra, hơi thở vào, khéo tác ý, sẽ làm sung mãn Chánh niệm, tức sung mãn bốn niệm thân; thọ; tâm; pháp, với mục đích duy nhất: “chế ngự tham ưu”. Đây là tiền đề cần và đủ để đến chỗ chứng đạo trong vòng bảy ngày. Nhưng với một điều kiện: hành giả phải từ THIỀN TỊNH ĐỘC CƯ đi đến một khu rừng, một gốc cây, hay một ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra... Chứ không phải đi tìm "người thương" mà "ôm", rồi thở khì khì ba hơi mà gọi là "hít thở trong chánh niệm!".
Bí quyết thành công đi đến mục tiêu cuối cùng CHỨNG ĐẠO là giữ hạnh ĐỘC CƯ. Nhờ thế mà các kiết sử và triền cái muội lược dần. Mục tiêu Chứng đạo trong vòng 7 ngày là hoàn toàn khả thi. Đây là CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT mà Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni đã khẳng định... Rất tiếc hiện nay, nhiều Giảng sư giảng Tứ Niệm Xứ, họ thao thao bất tuyệt, nhưng đến chỗ “BẢY NGÀY CHỨNG ĐẠO” và “CON ĐƯỢC ĐỘC NHẤT” thì lại ú ớ, lập luận qua loa, hoặc tránh né… Định niệm hơi thở ra, hơi thở vào nếu tu tập đúng cách sẽ “có quả lớn, có lợi ích lớn” (Tương Ưng V.54.8) là như thế… Đi tìm "người thương" để "ôm" rồi hít thở 3 hơi!?... Và dù "người thương" đó là ai thì cũng đều là ác pháp, làm tăng trưởng ái kiết sử... Như thế cũng gọi là "thiền", là "an trú chánh niệm" được sao?...
Độc giả Minh Trí nhận định rất chính xác rằng: "...Thầy Tổ Đại thừa và Nam tông khi chế tác các lộ trình pháp hành, các ngài đã ra sức cắt xén, uốn nắn, vặn vẹo lời Thế tôn dạy sao cho phù hợp với pháp môn tưởng giải do các ngài chế tác..."
TS Nhất Hạnh đã dịch kinh Quán Niệm Hơi Thở bằng văn phong "tiếp hiện", vặn vẹo lời dạy của Thế tôn sao cho phù hợp với pháp môn "thiền ôm" của giáo phái Làng Mai. Trong trường hợp này, nếu tôi có mượn lời Trưởng lão Thích Thông Lạc để nói: dạy thiền kiểu ấy là “giết người không cần gươm đao”, “vọng tưởng điên khùng”, “làm một nghề bất lương”, "là một con rắn độc” v.v... cũng chẳng thể bù đắp được những thiệt thòi mà giáo pháp Nguyên thủy của Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni phải gánh chịu do sự "phát triển liên tục" của Đại thừa Phát triển...
Trở lại với chuyện “tự ý cắt xén kinh điển”. Trưởng lão Thích Thông Lạc có tự ý cắt xén kinh điển hay không? Trên diễn đàn Thư Viện Hoa sen đã bàn nhiều rồi! kẻ nói “có”! người nói “không”!... Tôi có bàn thêm cũng thừa… Nhưng ở đây, tôi muốn nói cách đặt vấn đề của thầy Nguyên Hải, và những người đang phụ họa với thầy. Họ đã cố tình dựng chuyện “cắt xén kinh điển”, xuyên tạc, vu khống Trưởng lão Thích Thông Lạc bằng những lý luận rất kém thuyết phục…
Độc giả Minh Trí đặt vấn đề khá hơn: “Nếu có một vị thầy nào đó rút trích ra những đoạn có liên quan đến pháp hành mà vị thấy ấy đang dạy, có thể gọi là ‘tự ý cắt xét’ được không?”
Đây là một câu hỏi, nhưng lại mang tính khẳng định, dùng làm phản đề đối với quan điểm của thầy Nguyên Hải. Nếu thầy Nguyên Hải khư khư giữ lấy quan điểm của mình, thì không chỉ Trưởng lão Thích Thông Lạc, mà nhiều vị Cao tăng hiện nay cũng phải “tự ý cắt xén” lời Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni dạy trong Đại tạng mới có thể phù hợp với pháp môn mà các vị ấy đang dạy.
Trường hợp TS Nhất Hạnh nêu trên là một ví dụ điển hình. HT Thanh Từ cũng không thể tránh khỏi chuyện này. Khi Ngài dạy pháp môn “Biết vọng”, Ngài đã lấy bài kinh “Có Pháp Môn Nào” để chứng minh pháp môn “Biết vọng” của Ngài cũng có nguồn gốc từ Nguyên thủy. Nhưng toàn bài kinh không hề có từ “Biết vọng”, buộc Ngài phải giảng theo kiểu cưỡng từ đoạt lý để đạt được mục đích của mình, và nghĩ rằng “biết vọng liền buông” của Ngài ngang với Thiền thứ tư trong bốn thiền mà Thế tôn đã chứng và trú dưới cội bồ đề năm xưa…
Cả thầy Thanh Từ lẫn thầy Nhất Hạnh, không chỉ tự ý cắt xén (hiểu theo cách của thầy Nguyên Hải), mà còn uốn éo vặn vẹo chữ nghĩa trong kinh điển (nói theo cách của đạo hữu Minh Trí)... Có như thế thì pháp môn mà họ đang dạy mới có thể phù hợp với lời Phật dạy !???
Còn một cái phao nữa mà thầy Nguyên Hải và nhưng người cùng phụ họa với thầy trên diễn đàn Thư Viện Hoa Sen cố bám vào để kết án Trưởng lão Thích Thông Lạc “cắt xén kinh điễn”. Đó là các vị Cổ Phật xuất hiện cách thời Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni nhiều kiếp kiếp kiếp về trước… Bạn Như Không đã viết trên diễn đàn Thư Viện Hoa Sen: “Ngoài ra các Đức Phật quá khứ trong kinh Nikaya đã dạy, như các Đức Phật Tỳ Bà Thi, v.v… cũng bị thầy Lạc phản đối và cho rằng không có thật nên thầy Lạc đã hủy bỏ, thì đó không phải là ‘tự ý cắt xén’ theo quan điểm của thầy Lạc thì là gì?... quý độc giả thấy đây có phải là ‘Phật pháp nguyên thủy’ theo quan điểm riêng của thầy Lạc không?”.
Họ đã quá lú lẫn! “Phật pháp Nguyên thủy” ở đây chính là Pháp mà Phật Thích-ca Mâu-ni đã chứng đắc và Ngài đã dạy cho người cùng thời Pháp ấy. Đó chính là Pháp Tứ Thánh Đế… Nếu ngày nay chúng ta cũng tu học Pháp ấy, không phải chúng ta đang tu học Phật pháp Nguyên thủy sao? Còn nếu lôi cả Đức Phật Tỳ-bà-thi vào mới được gọi là “Phật pháp Nguyên thủy”, vậy xin hỏi thầy Nguyên Hải: Phật Tỳ-bà-thi tu pháp môn gì để thành đạo? Ngài đã dạy pháp ấy như thế nào?... Không thể có một thứ “phật pháp” nào mà người tu học không biết gì về “phật pháp” ấy! ... Loại bỏ một vị Cổ Phật từ nhiều kiếp kiếp kiếp trước vì không biết vị Phật ấy tu pháp gì? dạy pháp gì? ra khỏi đời sống hành trì của một Hành giả, không thể “làm cho Phật giáo biến mất khỏi hành tinh này” như Tỳ-kheo Thích Nguyên Hải đã cường điệu hóa vấn đề, nhằm đạt được mục đích vu không, xuyên tạc lời dạy của Trưởng lão Thích Thông Lạc…
Bạn Như Không cùng phụ họa với thầy Thích Nguyên Hải đòi chứng minh: “trích trong sách nào của học giả nào, của nhà khảo cổ nào?” nếu muốn loại bỏ các vị Cổ Phật như Đức Phật Tỳ-bà-thi…
Thầy Nguyên Hải và bạn Như Không tỉnh táo lại chút đi! Vấn đề này các học giả không đủ thẩm quyền chứng minh, mà thẩm quyền thuộc về các Hành giả. Nhưng để chìu ý Như Không, tôi xin giới thiệu với quý vị một học giả có đến hai bằng Tiến sĩ: TT Thích Nhật Từ. Một tu sĩ trí thức trẻ rất nỗi tiếng. Thành viên Ban biên tập Đại tạng Kinh Việt Nam. Thầy Nhật Từ đã có một đề nghị gây sốc: Loại bỏ kinh Địa Tạng, Dược Sư ra khỏi Đại Tạng…
Loại bỏ một vị Cổ Phật như Phật Tỳ-bà-thi ra khỏi đời sống hành trì của một Hành giả, chắc chắn không ảnh hưởng đến ai. Điều này dễ hiểu vì hiện nay chẳng có một tông phái nào tu theo pháp môn Tỳ-bà-thi, chẳng có một Phật tử nào trì danh niệm danh hiệu Ngài, cúng bái lễ lạy Ngài… Ngược lại, đối với Phật Dược Sư, Địa Tạng, các ngài hiện là chỗ dựa tinh thần của nhiều thiện nam tín nữ… Loại bỏ kinh sách về các Ngài liệu rằng “đạo Phật có bị biến mất khỏi hành tinh này” như thầy Nguyên Hải, và những người phụ họa với thầy trên diễn đàn Thư Viện Hoa Sen đã khẳng định không nhỉ?!...