Bài giảng này được ghi chép lại từ bài giảng pháp âm “Tham vấn nghiệp, vấn đề tái sanh, sức tỉnh thức, pháp tu của Phật, nhân quả và Lễ Thọ Tam Quy Ngũ giới”, do nhóm Phật tử Thầy Chơn Giác tham vấn đức Trưởng lão Thích Thông Lạc năm 2003. Bài pháp âm được xuất bản trên Thư viện Thầy Thông Lạc, trong album pháp âm “Cần Thông Hiểu”, bài số 3, liên kết https://goo.gl/Rkx8Sk.
Chúng tôi đã cố gắng gõ lại nguyên bản lời Thầy, nếu có gì sai sót, kính mong các bạn gần xa, đóng góp ý kiến để chúng tôi cập nhật cho hoàn thiện.
Trân trọng,
Nhóm Học Tập Đạo Đức
... Nếu bị lạnh quá thì cái trứng nó bị ung. Trong ống nghiệm người ta cũng phải giữ cái nhiệt độ, ôn độ như thế nào để những cái gen đó nó mới phát triển ra được, chứ còn không khéo thì nó bị hoại diệt, đó là cách thức mà bây giờ khoa học đã tiến triển, nó đã làm cho chúng ta thấy rõ ràng là chứng minh cụ thể trên vấn đề thai sanh và noãn sanh.
Bây giờ hóa sanh thì các con hiểu như thế nào mà Đức Phật nói có hóa sanh?
Hóa sanh không có nghĩa là như con sâu mà hóa thành con bướm, không phải. Ở đây hóa sanh là người đó có đủ năng lực, cái năng lực đó gọi là Bảy Giác Chi. Bảy cái trạng thái Bồ đề, Trạch Pháp Giác Chi là cái cuối cùng hướng tâm của họ. Họ muốn nhìn vào cái chỗ nào đó, cái đó sẽ tạo thành cái năng lực nó muốn là nó làm được. Cho nên, người hóa sanh là người phải có năng lực hướng tâm. Cũng như bây giờ họ muốn hóa sanh thì họ hướng trong không gian chúng ta tất cả các gen, nó đầy đủ các gen, nó hướng nó hợp các gen này lại trong môi trường độ ẩm là năng lực của tâm họ, nó tạo thành cũng như trong ống nghiệm. Cho nên nó hợp lại rồi nó sanh ra ngay liền một con người hẳn hòi hoàn toàn, cũng y như con người chúng ta.
Nhưng mà người có năng lực như vậy là con người toàn thiện, con người phải ly duc ly ác pháp hoàn toàn thì mới có năng lực đó mà làm. Cho nên, khi mà chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp thì Bảy Giác Chi nó xuất hiện, chứ không phải bảy pháp giác chi mà tu tập. Nhưng mà đầu tiên là Trạch Pháp Giác Chi, chúng ta nương vào đó mà chúng ta tác ý, niệm câu đó ra, đó là Trạch Pháp Giác Chi. Nhưng mà chúng ta tu đúng trên Tứ Niệm Xứ, Bảy Giác Chi xuất hiện thì Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện trước, chớ không phải Trạch Pháp Giác Chi, mà chính Trạch Pháp Giác Chi là pháp hướng tâm cuối cùng, cái năng lực cuối cùng của nó gọi là Dục Như Ý Túc. Bởi vì trong Tứ Như Ý Túc có Dục Như Ý Túc, chúng ta muốn cái gì nó làm cái ấy, đó là Trạch Pháp Giác Chi, tự nó trạch ra bằng cái năng lực của nó.
Cho nên trên cái sự hóa sanh nó phải có cái năng lực đó người đó mới hợp các gen, mới hóa sanh được, vì vậy mà nó hợp trên không gian chúng ta đủ các duyên. Còn trái lại nhà khoa học thì họ không lấy từ trong không gian này các gen được (họ lấy được nhưng bây giờ chưa tới gian đoạn mà họ có thể lấy trong không gian các gen) mà bằng cách họ lấy tinh trùng của người nam và noãn châu của người nữ họ mới bỏ vào một cái ống nghiệm, để rồi từ đó nó mới tạo ra một con người. Nhận xét qua nhiệt độ, ôn độ của bào thai như thế nào để tạo thành con người thì ở trong ống nghiệm nó cũng giữ cái ôn độ đó nó tạo thành. Do đó trong cái ôn độ đó cái gen này, cái nguyên tố này nó sẽ tạo thành, thì đó nó phải giữ cái ôn độ. Còn cái này hóa sanh, người ta giữ ôn độ bằng năng lực của tâm người ta, cho nên nó đặc biệt mà nó rất tuyệt vời, vì vậy mà gọi là hóa sanh. Cho nên từ xưa đến giờ người ta không hiểu Đức Phật hóa sanh như thế nào!?
Không phải là biến hóa, mà là hợp các gen để trở thành một con người, nhưng con người đó là con người toàn thiện bởi vì người mà sanh nó ra là một vị A La Hán rồi, một người vô lậu rồi, tâm họ ly dục ly ác pháp hoàn toàn, tức là toàn thiện, cho nên họ hợp lại với cái tinh thần toàn thiện đó thì con người đó sẽ sống với chúng ta không được. Nghĩa là con người đó có hóa sanh ra thì con người đó sống với chúng ta không được là tại vì con người chúng ta quá ác, lấn chiếm người ta hoài, thì cái người toàn thiện bao giờ họ cũng nhẫn nhịn chúng ta, họ cũng lui, họ không bao giờ chửi chúng ta lại. Cũng như bây giờ, ví dụ như Thầy tu hành tới mức độ này, các con chửi Thầy, Thầy không giận, phải không? Nhưng bây giờ các con thấy cái chùa Thầy các con cứ lấn riết, lấn riết rồi chiếm luôn chùa Thầy thì Thầy cũng bỏ luôn mà đi, cho nên Thầy bơ vơ sống không được. Và món ăn của Thầy, Thầy vừa dọn lên, các con nhảy lên các con lấy các con ăn đi thì Thầy cũng nhịn không có đòi hỏi, không có giựt trở lại, đó là người toàn thiện. Người ta nhẫn nhục, tùy thuận tất cả mọi cái, người ta an vui, vì vậy mà cái người toàn thiện thì sống với cái người chúng ta không được, bây giờ sống với con người chúng ta cũng không được.
Cho nên, hồi nãy Thầy có nói nếu có cái thế giới của chư Thiên, thế giới của chư Phật mà con người chúng ta lên trên đó thì chúng ta sống với các người đó không được, là tại vì chúng ta sống cái kiểu mà chúng ta tham lam quá thì lên trên đó chúng ta ăn hiếp mấy người đó. Cho nên mấy người đó họ cũng không muốn cho chúng ta lên đâu. Buộc lòng như vậy, bởi vì cái tâm của chúng ta chưa có chuẩn bị cho mình những cái tốt, mình lên đó làm sao được, bằng chứng là chúng ta phải ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Chúng ta sống toàn thiện thì bấy giời chúng ta không muốn họ cũng rước chúng ta về trên.
Đó là đặt vấn đề có, nhưng mà sự thật là không có mà ngay cái trạng thái của chúng ta nó được thanh thản, an lạc và vô sự là Niết bàn, là trạng thái giải thoát, vì vậy mà từ trường đó vẫn là từ trường thiện. Cho nên khi mà không tu thì chúng ta có cái nghiệp lực thiện ác tái sanh luân hồi chứ không phải linh hồn, mà khi tu thì chúng ta có cái nghiệp, cái nghiệp không tham sân si.
Hằng ngày Thầy tác ý như thế này: “Tâm như cục đất không tham sân si”, không ngờ nó trở thành cái nghiệp không tham sân si, cái tác ý này nó mới tạo thành cái nghiệp không tham sân si, cái lực của nó. Cho nên cuối cùng Thầy còn có được cái này, chứ một người tu rồi chết thì ngũ uẩn này nó không còn một cái vật gì nữa mà nó còn cái nghiệp của nó, cái sức tác ý của nó, tâm không có tham sân si. Nhưng tác ý tới mức tham sân si nó không còn thì cái lệnh này lại là cái lực không tham sân si gọi là nghiệp không tham sân si. Cái nghiệp tham sân si nó luôn luôn tái sanh luân hồi; còn cái nghiệp không tham sân si luôn luôn nó vĩnh viễn nó chấm dứt không còn tái sanh luân hồi bởi vì nó không còn tham sân si nữa.
Cho nên cái người tu hỏi nó còn cái gì, nghĩa là bây giờ mình tu mà ngũ uẩn mình cũng hoại diệt mất hết, cái người không tu cũng mất hết thì vậy tu để làm gì?
Rõ ràng người không tu thì còn cái nghiệp tham sân si đi tái sanh luân hồi; còn người tu thì còn cái nghiệp không tham sân si. Cho nên Đức Phật ví dụ: Một cây kia mới mọc lên thì vỏ và giác, nó đâu có cái lõi phải không? Nhưng mà quá trình thời gian nó lớn lên thì nó sẽ có lõi. Chúng ta cũng như cái cây mới mọc mà không tu tập thì cái cây của chúng ta không bao giờ có lõi, mà do tu tập chúng ta mới có lõi, phải không? Do như vậy mà Đức Phật đưa ví dụ chúng ta như một cái cây, thì cái người hỏi khi một người tu tập rồi thành cái gì thì Đức Phật lấy ví dụ, một cái cây dạt bỏ vỏ, bỏ giác thì còn cái lõi chứ, nhưng mà cái lõi đó nó không phải tự có ở từ cái cây mới mọc lên đâu.
Cho nên, chúng ta nói có Phật tánh, người nào sanh ra cũng có Phật tánh, thực sự đây là không hiểu, nó đâu có. Nó bất tịnh, nó ô nhiễm, cái tâm của chúng ta bây giờ do tham sân si nó ô nhiễm, bất tịnh, nó đâu có thanh tịnh sẵn đâu. Cho nên, một đứa bé nó sanh ra, ví dụ như ông Khổng Tử nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Ông ta nói sai! Tại sao sai? - Tại vì một đứa bé sanh ra nó có mang theo cái tham sân si của nó dữ lắm. Thật sự ra một đứa bé, ai dạy nó sân? Thế mà nó khát sữa nó đòi, nó làm dữ lắm. Có sân không? - Chúng ta thấy rõ ràng nó đâu có thiện đâu, nó đang ở trong ác pháp chứ. Như vậy rõ ràng chúng ta thấy mặc dù đức Thánh Khổng Tử là một vị Thánh nhưng có cái nói đúng, có cái nói sai, chứ không phải là đúng hết.
Còn Đức Phật xác định xác định rất đúng, cái chỗ là cái nhân của chúng ta tham sân si tái sanh cho nên tái sanh, lúc bấy giờ đứa bé vừa sanh ra đã thấy cái tướng của nó rồi. Nó khóc thét, rõ ràng là nó đang tức giận, bởi vì nó phải chui qua một cái ngõ quá chật, quá đau, cho nên nó phải tức, nó phải khóc chứ. Mà nếu nó không khóc thì người ta cũng phải móc miệng cho nó khóc nữa, tại sao vậy? - Tại vì, nếu không làm cho nó đau thì nó không khóc, còn làm cho nó đau thì nó khóc. Vì vậy mà người ta phải tìm mọi cách để cho nó sống lại với cái nghiệp của nó, chứ không khéo thì nó phải chết, phải không? - Bởi vì nếu mà sanh đứa trẻ ra mà nó không khóc là đứa nhỏ này sắp chết. Cho nên, do như vậy chúng ta đã thấy rằng phải tạo cho nó sống lại cái nhân quả của nó.
Còn hồi nãy Chân Giác hỏi Thầy: “Tại sao người tu theo đạo Phật mà người không tu vào bào thai thì không biết?”.
Bởi vì ngay từ chổ “hành”, “vô minh” sanh “hành”, “hành” sanh “thức”. Cái thức này do huân cái nghiệp như thế nào mà cái thức này ngay đó biết liền?
Có bốn giai đoạn tập tỉnh thức của Đạo Phật:
Giai đoạn thứ nhất: Khi chúng ta còn mang thân này, chúng ta đã tập tỉnh thức, cho nên cái hành động mà chúng ta tập tỉnh thức nó vẫn thải ra cái nghiệp chúng ta. Hằng ngày chúng ta tập tỉnh thức mà, “Tôi đi tôi biết tôi đi” nè, “Hởi thở, biết hơi thở ra vô” nè, thì cái sức này nó luôn luôn thải ra theo cái nghiệp của chúng ta. Cho nên khi mà cái nghiệp luân hồi của chúng ta nó còn, tức là cái nghiệp tham sân si chúng ta còn chứ chưa hoàn toàn nhưng chúng ta có cái sức tỉnh thức, phải không? Cái sức tỉnh thức đó nó cũng tiếp tục với những cái từ trường của tham sân si của chúng ta mà thải ra.
Cho nên khi mà vào bào thai này thì đứa bé này nó tập tỉnh thức có một mức độ nào đó thôi, cho nên nó vào bào thai nó biết. Bởi vì cái từ trường nó đi vào tiếp duyên với bào thai của mẹ nó thì ngay đó là khi cái thức này vừa, chúng ta tập tỉnh thức chứ gì. Phải không? Bây giờ cái thân chúng ta vừa bỏ thì từ trường của chúng ta nó tiếp nhận với cái “hành” của vô minh của người cha của nó, thì nó nó biết ngay liền là cái thức của nó vừa bỏ xuống, thì nó vừa mất cái này thì nó biết cái từ trường của nó đang tiếp nhận vào cái gia đình nào nó biết rồi. Khi mà mất cái biết ở đây rồi thì nó hết biết rồi.
Bây giờ người nằm ở trên gường bệnh thì nó sẽ thực hiện qua cái gì mà để nó biết? - Nó qua cái giấc mộng của nó, chứ không phải là hoàn toàn nó không giấc mộng. Bây giờ cái người mà sắp chết nằm mộng, thấy những ác mộng, họ sợ hãi, rồi họ la họ mới chết, đó gọi là cận tử nghiệp, nghiệp cận tử của nó. Bây giờ cái người này họ đang sắp sửa chết, họ đang nằm trên cái mê muội hoàn toàn, nhưng không ngờ cái mê muội là giấc mộng của họ. Họ thấy như thế nào? - Trong khi đó cái tưởng nó hoạt động, họ thấy họ đi vào trong cái nhà đó, rồi họ vào trong cái bụng mẹ họ. Thì cái thức của họ còn đang sống trên cái thân của họ, nhưng khi mà họ nhập vào cái thì họ mất, họ mất thì họ chết. Là tại vì họ thấy cái từ trường của họ qua cái tưởng của họ, nó thực hiện qua cái biết của họ để đi vào trong cái này.
Bởi vì họ còn sống thì cái tưởng họ còn hoạt động, các con có hiểu không? Cho nên khi đó cái tưởng nó thấy cái nghiệp của nó, tức là cái hành động mà nó thải ra cái từ trường đó, khi mà nó còn sống thì nó thấy cái từ trường đó, nó thấy những cái từ trường của nó như là nó. Bởi vì cái tưởng nó làm như là nó. Cho nên khi đó nó vào trong bụng mẹ thì nó không còn biết nữa, là ở bên đây nó chết rồi. Chứ không phải là có linh hồn vào bụng mẹ, mà cái thức của người còn sống này nó đang ở trong cái mộng, cái giấc mộng. Cho nên cái tưởng uẩn của nó hoạt động thành cái giấc mộng đó, cho nên nó ở trong giấc mộng đó nó thấy nó đi vào cái gia đình đó, rồi nó chui vào bụng mẹ của người đàn bà đó thì tới đó nó mất, nó không còn biết nữa. Tức là nó thành cái bào thai, tức là nó chuyển qua thức mới khác, nó không biết nữa rồi. Tức là nó tu có tỉnh thức trong khi nó còn sống, còn khi mà nó vào cái thân khác, nó không biết nữa rồi. Tức là cái thức mới rồi, chứ không phải là cái thức cũ. Còn cái thức cũ là cái tưởng của nó, các con hiểu không? Nó tưởng nó, giấc mộng mà, nó thấy như nó đi vào thai, các con hiểu không? Các con hiểu cái chỗ này chưa?
Cái chỗ này rất là khéo léo, rất là thiện xảo lắm. Bây giờ cái người bệnh sắp sửa chết thì nó thực hiện qua giấc mộng, gọi là cái cận tử nghiệp của nó. Bây giờ nó mới thấy rằng nó đang nằm mộng như vậy, nó thấy rằng nó đi vào. Cũng như nó nằm mộng, nó thấy người ta dí nó nó chạy trốn trong đám cỏ. Trong giấc mộng nó ngỡ rằng nó chui trong đám rừng. Không ngờ nó sang làm một con kiến, tức là nó vào bào thai của con kiến nó sanh ra con kiến phải không? Nó thấy nó chui vào trong đám rừng, không ngờ là cái đám cỏ mà ở trong giấc mộng nó thấy đám rừng. Nhưng mà khi người này chết rồi thì sanh làm con kiến, vì nó chui vào đám cỏ, trong đám cỏ có một bầy kiến ở trong đó. Nó vào bào thai của con kiến, vì vậy mà nó sanh ra nó làm con kiến con. Mà trong khi nó là con người, nó đang nằm, rồi nó mộng nó thấy người ta dí nó sợ quá, nó chạy, nó chui trong đám rừng nó trốn. Nhưng mà không ngờ, nó chui trong đám rừng là nó chui trong đám cỏ. Bởi vì cái tưởng thì nó thấy nó là đám rừng, nhưng mà sự thật là đám cỏ. Do đó, trong đám cỏ nó có bầy kiến trong đó. Không ngờ rằng nó chui vào đám rừng nó vô trong đó thành một con kiến và nó trở thành một con kiến con, khi cái thân này bỏ là nó trở thành cái bào thai của con kiến.
Còn chúng ta thấy cái đầu tiên mà Thầy trả lời để cho mấy con biết là cái giai đoạn mà tỉnh thức thứ nhất là nhập vào bào thai, tôi còn biết tôi vào bào thai. Và lúc bây giờ cái gì biết tôi vào bào thai? - Không phải là cái ý thức mình biết đâu. Nó mất đi, nó thực hiện qua giấc mộng, cho nên cái tưởng thức mới thấy nó đi vào cái bào thai nó vào cái bụng mẹ của người đàn bà nào đó. Cho nên Đức Phật diễn tả thế này, hầu hết là không có ai hiểu, chỉ có người tu nhập định người ta mới thấy được cái điều này rất rõ. Cho nên vì vậy khi đó nó ở trong cái giấc mộng, nó mới thấy cái biết của người này, họ sắp sửa chết chứ chưa chết, cho nên cái tưởng nó hoạt động. Khi mà nó vào bào thai thì nó chết, nó chết thì cái tưởng nó cũng ngưng hoạt động luôn, nó cũng hoại diệt luôn, cho nên nó mất, hết biết rồi. Tức là nó chuyển qua một cái thân khác rồi, do đó nó không còn biết nữa.
Bây giờ cái người còn sống như chúng ta tu tới giai đoạn tỉnh thức thứ hai. Thì bắt đầu bây giờ vào bào thai, tức là ở trong giấc mộng nó thấy nó vô đây rồi, rồi bắt đầu vô đó nó còn biết. Nó mất cái thân này thì cái thức mới nó còn biết, chứ không phải cái thức cũ nó biết nữa. Cái thức của ngũ uẩn mà cái thức của người chết này nó hoàn toàn nó mất, phải không? Bây giờ nó còn biết ở trong bụng mẹ. Tức là nó nằm trong bụng mẹ thì nó biết nó nằm trong bụng mẹ thì cái thức đó nó biết. Thì cái thức này là thức mới là do cái sức tỉnh thức chúng ta tu, cho nên nó đi qua bên đây nó còn biết. Còn cái sức tỉnh thức của chúng ta mới ở giai đoạn một thì chúng ta chỉ biết chúng ta vào bào thai mà thôi. Cho nên Chơn Giác lúc nãy hỏi, con nhớ không? Mình vào bào thai mình còn biết, sau khi vô bụng mẹ rồi thì hết biết, vì nó qua cái tưởng thức mới của chúng ta trong thai nhi, cái thức còn nằm đó nhưng nó không biết, nó không còn biết nữa. Bởi vì “vô minh” sinh “hành”, “hành” sinh “thức” nó mới có cái thức mới này. Nhưng mà cái thức mới này do công phu mà chúng ta tu tập sức tỉnh chúng ta thải từ trường ở trên không gian, nó mới sanh làm một đứa trẻ thứ hai thì cái thức tỉnh thức nó chỉ mới biết nó vào thai mẹ thôi, chứ nó không hơn nữa.
Bây giờ chúng ta tu tới giai đoạn thứ hai, giai đoạn kế tiếp thứ hai thì vào thai mẹ chúng ta lại biết. Nghĩa là nằm đó cho đến khi mà bà mẹ sắp sửa sanh ra thì chúng ta không biết, sức tỉnh thức nó mất rồi, nó không biết. Khi mà đau đớn quá nó mất cái biết rồi. Cũng như bây giờ chúng ta thấy chúng ta mạnh khỏe chúng ta còn tỉnh, nhưng mà khi đau đớn quá rồi chúng ta mất sức tỉnh rồi, hết biết rồi, có phải đúng không? Lúc bấy giờ chúng ta không còn biết nữa, do đó đứa bé sắp sửa bà mẹ sanh ra nó không biết, mà hồi nó ở trong bụng mẹ nó còn biết, tôi đang nằm trong bụng mẹ nó biết rất rõ, phải không?
Rồi bắt đầu bây giờ mình tu lên cái tầng thứ ba. Lúc bà mẹ sinh ra nó đau đớn lắm, lúc bấy giờ mình cũng biết đau, biết đớn, biết đủ thứ hết, biết rõ ràng. Rồi ngay cái đầu sanh ra mình cũng biết nhưng khi lọt lòng nó quên hết, nó không còn nhớ hồi đó mình là ai, mình không nhớ được.
Cho nên đến giai đoạn thứ tư, lúc bây giờ khi mà chúng ta tu tới sức tỉnh thức thứ tư. Khi mà chúng ta sanh ra chúng ta còn nhớ lại hồi đó mình ở làng nào, xã nào, tên gì, ở xứ nào, … nó biết sạch hết. Cho nên, có nhiều đứa nó sanh ra nó biết nhà, biết làng, biết xã nó đó. Đó là cái sức tỉnh thức thứ tư rồi. Ở trên kinh điển của Phật dạy chúng ta bốn giai đoạn tập tỉnh thức mà. Cho nên các con thấy nếu đứa bé sanh ra nó biết cha mẹ nó đời trước ai là ai, ở trên xứ nào, làng nào thì đứa bé thật là kỳ lạ thiệt chứ. Nhưng mà thật sự ra cái sức tỉnh thức của nó chứ gì. Cho nên các ông Lạt Ma hầu hết là tu vào cái sức tỉnh thức này.
Cho nên có nhiều ông Lạt Ma sinh ra biết được đời trước của mình chứ gì? Các con nghe đọc sách của Tây Tạng chưa? Đó là những điều kiện mà giáo lý của nhà Phật đã xác định điều đó. Nhưng chúng ta tỉnh thức chưa phải là để mà giải thoát. Cho nên mấy ông Lạt Ma chưa giải thoát, có thần thông thật nhưng mà chưa giải thoát. Do Mật Tông mà luyện thần thông tưởng, cho nên nó có những cái đặc biệt nhưng cái đặc biệt đó chưa giải quyết được vấn đề sanh tử luân hồi, các con hiểu điều đó chưa? Nó rõ ràng cụ thể. Cho nên nó có bốn giai đoạn tỉnh thức chứ không phải một giai đoạn đâu.
Mình tập cái pháp gì, tỉnh thức đến mức độ nào. Thầy nói bây giờ cái phương pháp nội chúng ta đi kinh hành không, chúng ta cũng tập từng giai đoạn tỉnh thức của nó, các con hiểu không? Bây giờ đi kinh hành như thế này: “Tôi đi tôi biết tôi đi”, thì các con bước đi biết bước đi thì các con biết tổng quát cái bước chân. Trong những hành động của bước chân các con có biết chi li ở trong đó không? - Chưa biết! Cho nên nó chưa kỹ, nên tỉnh thức đó nó chưa phải là giai đoạn 3, giai đoạn 4 đó được. Cho nên khi mà tập thân hành niệm, Thầy nói như thế này nè, các con thấy rất rõ ràng cụ thể. Khi mà tập thân hành niệm, Đức Phật dạy thân hành niệm, tu trong các hành động của mình chứ gì? Thì ví dụ như bây giờ đây là cái chân trái, đây là cái chân mặt này. Thầy bảo: “Chân trái bước!”, thì lúc bấy giờ Thầy mới chú ý trên cái chân của Thầy, Thầy mới thấy, Thầy bảo: “Nhón gót lên!” thì chân trái nhón gót lên, chứ nó có đưa cái như vầy. Thì nếu nó đưa cái vầy là nó có “Nhón gót lên” rồi “Đưa chân tới”, … nó nhiều hành động trong này mà mình chỉ biết bước không thì đó là giai đoạn tỉnh thức thứ nhất. Các con hiểu điều đó chưa?
Bây giờ cái giai đoạn thứ hai, thứ ba của nó nó phải tu tập như thế này. Thì bây giờ giai đoạn mà để tỉnh thức thật cho thật sự tỉnh thức thì cái “Chân trái bước” thì chân trái phải dở cái hành động của nó “Nhón gót lên”, rồi nó mới “Đưa cái chân lên”, đó là hai hành động của nó trong một bước đi rồi. Bây giờ “Đưa chân tới” là một hành động, rồi nó “Để chân xuống”, rồi nó “Hạ gót xuống” thì nó mới được gọi là cái bước chớ. Còn mấy con nói bước là mấy con chỉ biết tổng quát không thì sức tỉnh thức có đầy đủ không? Có trọn không? Như vậy là mấy con bảo tôi sinh ra tôi phải biết nhiều đời nhiều kiếp, chắc chắn tôi sinh ra tôi biết đời trước tôi là ai thì sức tỉnh thức mấy con có không? - Đâu có!
Mà sức tỉnh thức đó tu để làm gì, các con biết nó thải ra không gian, bởi vì mỗi hành động của chúng ta đều lưu lại trong không gian hết chứ. Nó mới tương ưng, nó mới đi tái sanh chứ, chứ đâu phải linh hồn chúng ta tái sanh. Cho nên ví dụ bây giờ mấy con học giỏi sinh ngữ, giỏi toán này, … thì nó đâu mất. Những từ trường học giỏi của mấy con nó thải ra, cho nên các con thấy đời nay các con dốt, các con ráng học thì đời sau các con thông minh là do mấy con đã học rồi. Thì cái mà mấy con học tức là cái hành động mà mấy con làm, nó thành từ trường của mấy con chứ, nó làm sao mất. Nó tái sanh nó đi theo, cho nên cái sức tỉnh thức nó cũng đi theo nó đó chứ, mặc dù nó qua một thân mới, một cái thức mới, nhưng mà cái sức tỉnh thức đó nó phải còn chứ nó đâu mất được. Nó cũng theo mấy con chứ! Dù ngàn lần cái thức mới của mấy con nó vẫn mang theo chứ, nó đâu mất.
Cho nên trên cái sự tu tập của Phật thì phải hiểu rõ, rất rõ, chỉ có những người mà nhập được các định, người ta mới quan sát được tất cả những sự kiện xảy ra. Ngồi đây mà người ta dùng cái Thiên Nhãn Minh, tức là cái trí tuệ Tam Minh người ta quan sát được vũ trụ, mà vũ trụ là vô cùng, vô tận. Người ta ngồi đây người ta nhìn như mình nhìn chỉ ở trong lòng bàn tay, thấy trước mặt mọi vật. Thì các con thấy người ta tu hành người ta rất vất vả cực khổ, ăn ngày một bữa, người ta sống đâu có phải như ngoài đời đâu. Người ta sống một mình mà đền đáp lại công lao tu tập của người ta bằng cách người ta tu đến mức độ mà người ta ngồi quan sát vũ trụ, người ta biết được tất cả những hành tinh trên không gian này là như thế nào, đâu phải người tu chỉ có biết tu mà thôi đâu.
Khi tu rồi người ta quan sát rất kỹ, người ta nhìn thấy con người nó đủ phước duyên như thế nào người ta biết được từng duyên phước của chúng sanh nữa. Bởi vậy khi tu người ta thấy nó cực khổ mà nó không có phí, nó hạnh phúc vô cùng lận, người ta biết được còn bao nhiêu người quá vô minh không hiểu được. Cho nên Thầy khuyên mấy con bỏ hết đi mà tu đi, rồi sẽ thấy được tuyệt vời, chứ đừng có tu danh, tu lợi, tu ăn, tu uống, ngàn đời mấy con không có làm gì được đâu, cũng như người thế tục, đau khổ vẫn đau khổ, nó không bao giờ nó hết đâu. Phải nỗ lực tu như vậy!
Cho nên ở đây do Chơn Giác hỏi Thầy phải giải thích cho mấy con nghe có bốn giai đoạn tỉnh thức mà trong kinh Đức Phật đã dạy. Và những người tu sĩ mà đã tập tu thiền định thì nó ở trong tầm vóc tỉnh thức nào, nó ức chế nó lọt vào cái định nào, … đều là có xác định rất rõ rồi. Người tu rồi thì người ta nhìn lại người ta biết được từng cái cấp độ tu tập, cái sai, cái đúng người ta biết. Còn mình chưa tu tới mình không biết nhập cái định này là cái định gì, như thế nào, … sao mình chưa hiểu. Nhưng mà người tu ở trên cao người ta nhìn xuống ở dưới thấp người ta thấy rõ ràng là ngoại đạo nó chưa giải thoát được gì. Và tu cái đó là nó đi vào cái chỗ nào người ta biết liền. Còn mình chưa tới thì mình ngơ ngác mình không hiểu. Do đó mình đọc lại kinh sách minh không giải nổi những danh từ mà Phật đã dạy.
Như hồi đầu tiên mấy con vào đây Thầy nhắc mấy con biết danh từ “ức chế” và danh từ “chế ngự” thôi, để chúng ta tu tập thường thường là chế ngự cái tâm của mình chứ không được ức chế tâm mình, đó là những cái mà Thầy nói để cho nó thấu rõ được nghĩa lý thông suốt được đường tu tập của chúng ta để mà chúng ta tu tập đừng có sai.
Thì hôm nay Chơn Giác hỏi, Thầy đã giải thích cho mấy con cho nó rất rõ vấn đề tỉnh thức. Tại sao lại có như vậy? Tại sao họ lại đặt ra linh hồn đi vào như vậy? … Cái việc này là việc sai không hiểu rõ mà nói ra cái tưởng của mình thôi. Cho nên các nhà Đại Thừa đang xây dựng cái thần thức, chúng ta có cái thần thức. Cái thần thức đó phải 49 ngày mới đi đầu thai, cho nên phải tụng niệm, cúng bái, cầu siêu cho linh hồn. Thực sự ra là việc ảo. Bởi vì nhân quả nó luôn luôn, nó không có thời gian mấy con. Tức là bỏ thân này nó có thân khác để tiếp tục cái nhân quả đó. Còn bây giờ 49 ngày thì nhân quả nó ở chỗ nào? Nếu mà có linh hồn thì trong 49 ngày nhân quả nó ở đâu!? Nhân quả đâu có bao giờ nó có kẻ hở. Cho nên, chúng ta nhìn suốt nhân quả thì con người chúng ta từ khi sanh ra cho đến khi nhiều đời nhiều kiếp vẫn ở trong một cái nhân quả chứ không phải hai nhân quả. Chúng ta thấy mình có thân này, thân nọ, thân kia đủ thứ chứ nó chỉ có một cái luật nhân quả của nó mà thôi. Nghĩa là làm ác thì nó cứ tăng lên cái khổ của chúng ta, mà làm thiện thì nó giảm xuống, nó làm cho chúng ta hạnh phúc an vui thôi. Nó như vậy thôi chứ không có gì, cho nên thiện với ác thôi.
Chúng ta muốn thoát nó ra thì chúng ta phải sống toàn thiện. Toàn thiện thì nó không còn ác nữa thì chúng ta mới gọi là Niết Bàn. Mà còn một chút xíu ác vậy thì không thể vào Niết Bàn được. Chúng ta ly dục mà dục nó còn một chút xíu vầy thì Bảy Giác Chi nó không xuất hiện, cho nên chúng ta không nhập định được. Cái người tu thiền mà nói rằng không thực hiện được Bảy Giác Chi thì họ tu thiền ức chế tâm thôi chứ không bao giờ mà có thiền định được. Bởi vì Bảy Giác Chi là bảy năng lực Bồ đề, bảy năng lực giải thoát, nó làm cho chúng ta làm chủ được tất cả mọi cái, chứ không phải là pháp Bảy Giác Chi, mà đây là năng lực của Bảy Giác Chi. Các con hiểu không?
Mà từ pháp nào sinh ra? - Từ pháp tu tập Tứ Niệm Xứ mà nó sanh ra cái Bảy Giác Chi. Tại vì trên Tứ Niệm Xứ mà khắc phục tham ưu, không còn tham ưu ở trên Tứ Niệm Xứ nữa, tức là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta không có tham ưu nữa, không có đau khổ nữa, không có ác pháp ở trên đó nữa thì Bảy Giác Chi nó sẽ xuất hiện, cho nên nó hoàn toàn nó ly dục ly ác pháp rồi. Các con rõ cái Đạo Phật chứ, từ Tứ Niệm Xứ thì bảy năng lực giác chi này mới xuất hiện. Còn chúng ta có pháp tu Bảy Giác Chi, nhưng mà không phải pháp tu Bảy Giác Chi đó để mà thực hiện bảy cái năng lực của Bảy Giác Chi mà chỉ có Tứ Niệm Xứ mà thôi. Bảy Giác Chi đó chỉ thực hiện trên Tứ Niệm Xứ.
Bây giờ phải có giác chi, phải tác ý ra một cái câu gì đó. Bây giờ cái tâm của Thầy nó đang ở tâm tham hay là tâm sân hoặc là cái thân của Thầy nó đang ở ác pháp, nó đang bị đau, bị nhức Thầy phải trạch cái câu tác ý như thế nào để cho nó đúng cái pháp đó thì tức là Trạch Pháp Giác Chi chọn lựa ra cái pháp, chọn lựa cái câu tác ý ra. Bây giờ cái tay của Thầy đau thì Thầy nói: “Thọ là vô thường”, tức là tác ý rồi chứ gì, “cái thân này không còn đau nữa” hay là “Tay này không còn đau nữa”, do đó thì Thầy bắt đầu tác ý rồi thì Thầy trạch ra cho nó đúng. Bây giờ Thầy đau cái tay mà Thầy nói cái đầu nó có đúng không!? - Không đúng! Cho nên phải tác ý cái tay rồi bắt đầu bây giờ mới dùng cái pháp của Phật, dùng cái Định Niệm Hơi Thở của Phật mà an trú cho nó để cho nó hết đau. Cho nên bây giờ Thầy mới tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì lúc bấy giờ cái tâm chúng ta nương vào hơi thở nhưng mà tác ý an tịnh để làm cho cái thân chúng ta an, chúng ta thấy cái đau chúng ta không đau nữa. Sau thời gian 1 giờ chúng ta xả ra thì cái mụt nhọt này sẽ tan đi, nó không còn sưng lên nữa, nó không còn ban đỏ nữa, nó không còn làm mủ nữa. Do đó rõ ràng là nó có sự đề kháng của nó nhưng mà khi tâm chúng ta an trú trong sự an ổn. Còn tâm chúng ta cứ chú ý chỗ đau thì nó không hết đâu.
Cái phương pháp của Phật là như vậy mà, nó rõ ràng trên Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân để mà khắc phục tham ưu. Thì nó phải bằng phương pháp này, chúng ta sẽ khắc phục được tham ưu. Khắc phục được tham ưu, nó không còn xảy ra nữa thì Bảy Giác Chi nó mới xuất hiện ra, chứ nếu nó còn một chút xíu này thì nó không xuất hiện đâu, đó là năng lực của Bảy Giác Chi. Còn cái pháp Bảy Giác Chi mà chúng ta trạch ra hồi nãy gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Chúng ta phải hiểu về Trạch Pháp Giác Chi, pháp thì có pháp giác chi và năng lực của Bảy Giác Chi. Do chúng ta tu Tứ Niệm Xứ và trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập thì nó có pháp Bảy Giác Chi, nhưng mà cái năng lực của Bảy Giác Chi nó xuất hiện ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ không phải ở trong cái pháp Bảy Giác Chi. Bây giờ các con hiểu cái pháp Bảy Giác Chi và cái năng lực của Bảy Giác Chi chưa?
Người tu Thân Hành Niệm, người ta đi như thế này, mọi bước đi nó kỹ như thế này, Bảy Giác Chi xuất hiện, cái Tinh Tấn Giác Chi nó xuất hiện, nó có cái lực đẩy cái chân họ. Họ dở chân lên thì nó đẩy lên, họ để chân xuống thì nó hút xuống, đưa tới thì nó đưa tới, … nó có Bảy Giác Chi. Rồi cái Khinh An Giác Chi, Niệm Giác Chi, cái Định Giác Chi nó sẽ xuất hiện, … cho đến cái Xả Giác Chi, hoàn toàn nó xả sạch hết thì cái tâm ly dục ly ác pháp thì cái Trạch Pháp Giác Chi nó mới xuất hiện. Lúc bây giờ chúng ta chỉ cần hướng tâm tới đâu thì nó làm đến đó, chứ không phải muốn nhập định mà chúng ta không có cái này mà nhập được. Bởi vì ý thức của chúng ta mà diệt tầm tứ thì ý thức chúng ta phải ngưng, 6 căn chúng ta phải ngưng hoạt động. Chúng ta dùng cái Trạch Pháp Giác Chi đó, tức là Bảy Giác Chi trong đó có Trạch Pháp Giác Chi, chúng ta hướng tâm đến tịnh chỉ tầm tứ hoặc là diệt tầm tứ thì ngay đó 6 căn chúng ta ngưng hoạt động liền tức khắc. Nó diệt liền, cho nên cái tâm mới vào được Nhị Thiền. Cho nên chúng ta phải tu Tứ Niệm Xứ cho sung mãn rồi, có Bảy Giác Chi rồi mới nhập được Nhị Thiền là tại vì chúng ta có đủ năng lực đó chúng ta mới nhập được nó, không có đủ năng lực của Bảy Giác Chi chúng ta không nhập được.
Cho nên, chúng ta tu làm sao để có Bảy Giác Chi, bảy năng lực giác chi. Giác chi có nghĩa là Bồ đề, mà Bồ đề là giải thoát. Bảy cái trạng thái giải thoát của người ta, bảy cái năng lực của người ta, đâu có phải thường, chứ đâu phải bảy pháp. Nếu bảy pháp thì chúng ta tu đâu có gì năng lực đâu mà gọi là Bồ đề. Chúng ta tu đi, nhiều khi chúng ta tác ý mà chúng ta không biết cách nó cũng không hết đau nữa là gọi là Bồ đề. Chúng ta nhức hoài mà gọi là bây giờ tôi Trạch Pháp Giác Chi nó ra đây nó hết thì như vậy là sai rồi, đâu có đúng đâu. Phải không? Các con hiểu cái chỗ mà Thầy muốn nói, Bồ đề là nó phải hoàn toàn giải thoát, nó làm cho chúng ta không còn đau khổ nữa, mới gọi là Bảy Giác Chi chứ, gọi là Bảy cái Bồ đề, thất Bồ đề. Đó là phải hiểu như vậy mới đúng, thì như vậy rõ ràng là chúng ta phải tu đúng cách, chứ không tu đúng cách thì không đạt được.
HẾT