Trong không tưởng có những cái nguy hiểm, có thể bị chết trong không tưởng. Trong không tưởng lúc nào cũng có thời gian hạn định, nếu không chịu xuất khi tới hết thời gian này thì “cửa thời gian” bị đóng lại không còn biết đường xuất ra được, vì vậy sẽ chết trong trạng thái không tưởng. Trong Chánh Định thì có xuất có nhập do ý làm chủ, do ý tạo tác; còn trong thiền không tưởng định thì chỉ nhập định khi không còn ý thức cho nên không chủ định được, không điều khiền bằng ý thức được, mà lại có thời gian hạn định, như trong mấy ngày: một tuần hay một tháng, hay một số ngày nhất định phải định trước. Nếu tới hạn mà không chịu xuất ra thì “Cửa thời gian bị khoá” không còn biết đường xuất ra. Không xuất ra được vì không có lực ý thức thì cái thân sẽ bị chết. Thân xác ở trong không định nên không hư thối nhưng bị khô vì thân đã chết, thân thành bộ xương khô. Còn người nhập Chánh Định Phật giáo thân không khô vì Thiền duyệt thực, thân tự hấp thu trong không khí những yếu tố cần thiết để nuôi thân.
Ở Việt Nam có các ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Tường tu theo Thiền Đông Độ, nhập vào không định, muốn đi tới nữa mà không tới được, cho nên lâu quá, không biết đường ra, mà bỏ thân lại sau khi bị chết. Bên Trung quốc có nhiều vị sư tu Thiền tông đã để lại nhục thân như ngài Từ Hàng, ... Lục tổ Huệ Năng cũng lọt vào trong không định mà chết, để lại nhục thân.