Một Số Bài Viết Khác

Một số ghi chép, hoặc bài viết nhỏ của Đức Trưởng Lão, nhưng không (hoặc chưa rõ) đưa vào sách.

TRẢ LỜI THƯ HUỆ VÂN

Kính Bạch Thầy

 1. Trong khi con đang lái xe đến chổ làm thì tự nhiên con có câu hỏi mà con không trả lời được. Con biết là khi mình mới tu thì mình dùng ý thức để ra lệnh điều khiển làm cho bốn chổ thân thọ tâm pháp thanh tịnh. Khi ý thức lực đủ rồi thì Thất giác chi xuất hiện và có tứ thần túc, muốn ngưng ý thức thì phải nhập nhị thiền và muốn ngưng tưởng thức thì phải nhập tam thiền. có điều con không hiểu là khi ý thức ngưng rồi thì ở trong tam thiền cái gì mà điều khiển để phá các loại tưởng, nếu là ý thức thì không phải vì lúc đó ý thức đã ngưng.

 2. Con không biết là ý thức và cái tâm có phải là 1 không thưa thầy? thí dụ tâm con đang nghĩ ngợi lăng xăng, thì con bảo tâm không được nghĩ ngợi lăng xăng mà phải thanh thản, rồi thì cái tâm nó thanh thản, và có cái tâm thanh thản. vậy thì con có 1 cái biết hay là hai cái biết. vậy thì khi cái tâm thanh thản thì cái ý thức nó ở đâu?

3. Dạo này con cảm giác như là cái tâm con và cái ý thức là hai, cái tâm con mà nghỉ ngợi lăng xăng thì con ra lệnh nhắc nó thì con thấy nó bắt đầu nghe lời, cho nên con cảm giác là con có 2 cái biết hay là 2 cái tâm.  hồi đó thì con cho cái tâm là con cho nên nó nghĩ gì thì con cho nó là con, không biết sao bây giờ nó phân ranh giới, cái tâm là cái tâm, cái ý thức là cái ý thức. con không hiểu rõ lắm. xin Thầy giải thích giùm cho con được hiểu rõ  hơn.

Con cám ơn Thầy

 con, Huệ Vân

TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI HUỆ VÂN

TRẢ LỜI CÂU HỎI 1:

 Chỗ này các con hãy lắng nghe cho kỹ: Trước khi nhập Tứ Thánh Định người tu sĩ phải có Tứ Thần Túc. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ viên mãn thì từ nơi trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự  thì mới có đủ Tứ Thần Túc, đó là lực VÔ LẬU

Một người chưa tu tập thì người nào cũng có nghiệp lực HỮU LẬU, do nghiệp lực hữu lậu này mà mọi người phải tiếp tục tái sinh luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác. Ngược lại khi người tu tập TỨ NIỆM XỨ tâm sẽ bất động luôn luôn thanh thản an lạc và vô sự . Nơi tâm bất động ấy thì TỨ THẦN TÚC xuất hiện. TỨ THẦN TÚC tức là lực VÔ LẬU.

Khi có TỨ THẦN TÚC thì mới nhập được TỨ THÁNH ĐỊNH. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật nhập và xuất TỨ THÁNH ĐỊNH một cách rõ ràng như sau:

Muốn nhập TỨ THÁNH ĐỊNH đức Phật ở trạng thái tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự rồi dùng TỨ THẦN TÚC nhập Sơ Thiền, khi muốn ra khỏi Sơ thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC xuất Sơ thiền; khi muốn nhập Nhị thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC nhập Nhị thiền; khi muốn ra khỏi Nhị thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC ra khỏi trạng thái Nhị thiền; khi muốn nhập Tam thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC nhập Tam thiền; khi muốn xuất ra khỏi Tam thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC xuất Tam thiền; khi muốn nhập Tứ thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC nhập Tứ thiền; khi muốn ra khỏi Tứ thiền liền dùng TỨ THẦN TÚC xuất Tứ thiền. Như vậy chúng ta thấy rất rõ: Những ai muốn nhập TỨ THÁNH ĐỊNH đều phải có TỨ THẦN TÚC, ngoài TỨ THẦN TÚC thì không thể nhập CHÁNH ĐỊNH của Phật giáo được.

Như vậy Thầy đã trả lời câu hỏi thứ nhất của con.

TRẢ LỜI CÂU 2 VÀ CÂU 3:

Cái TÂM tên gọi chung cho sáu cái biết. Sáu cái biết gọi là: 1) Nhãn thức, 2) nhĩ thức, 3) tỹ thức, 4) thiệt thức, 5) thân thức, 6) ý thức.

Mỗi cái biết có trách nhiệm biết việc làm của nó. Ví dụ cái biết của con mắt chỉ phân biệt màu sắc xanh, vàng, đỏ tím v.v… Còn cái biết của ý thì tư duy suy nghĩ. Trong tư duy suy nghĩ của cái biết ý thức là tư duy suy nghĩ thiện hay ác, như trong câu hỏi của con. Con cảm thấy như có hai cái biết: cái biết suy nghĩ về điều ác và cái biết bảo dừng tâm không suy nghĩ nữa, tâm phải thanh thản. Trong hai cái biết này chỉ là một cái biết, đó là ý thức thiện ra lệnh bảo ý thức nghĩ ác dừng.

Trong ý thức phân biệt thực hiện hằng ngày của một con người có bốn sự tư duy suy luận:

1-    Tư duy suy luận về thiện

2-    Tư duy suy luận về ác.

3-    Tư duy suy luận không thiện không ác.

4-    Tư duy suy luận truyền lệnh tác ý.

Tóm lại tâm là tên gọi chung cho sáu thức và ý thức có bốn sự tư duy suy nghĩ chứ không phải có bốn ý thức. Bây giờ con đã hiểu rồi phải không?

Kính ghi

Thầy của các con

Trưởng lão Thích Thông Lạc

TÂM THƯ GỬI QUÝ VỊ MÓN ĂN GIẢI THOÁT

TÂM THƯ GỬI QUÝ VỊ MÓN ĂN GIẢI THOÁT

(18 – 4 – 2009)

Kính gửi: Quý vị!

Quý vị hãy đọc kỹ lại bài này mà Thầy đã cho ghi vào bia đá trong Tu Viện Chơn Như “MÓN ĂN GIẢI THOÁT” Đức Phật dạy:

1/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Minh Gi?i Thoát (Tam Minh)? Bảy Giác Chi, cần phải trả lời như vậy.

2/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho (Năng Lực) Bảy Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy.

3/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy.

4/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các Căn Ðược Chế Ngự, cần phải trả lời như vậy.

5/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Các Căn Ðược Chế Ngự? Chánh Niệm Tỉnh Giác, cần phải trả lời như vậy.

6/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? Như Lý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy.

7/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Như Lý Tác Ý? Lòng Tin, cần phải trả lời như vậy.

8/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Lòng Tin? Nghe Diệu Pháp (chân pháp của Phật), cần phải trả lời như vậy.

9/ Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Nghe Diệu Pháp? Thân Cận Với Bậc Chân Nhân (Bậc tu chứng đạo), cần phải trả lời như vậy.

GIẢNG TRẠCH VÀ CHỈ THẲNG PHÁP MÔN TU TẬP

Những lời dạy trên đây của đức Phật, chúng ta nhận thấy có TÁM PHÁP tu tập.    

Người mới bắt đầu vào đạo phải tu pháp môn nào trước?

Đức Phật dạy:

1- THÂN CẬN với bậc Chân Nhân (Bậc đã tu chứng đạo).

Thân cận bậc tu chứng đạo, có nghĩa là phải sống ở gần bên Người chứng đạo để được thưa hỏi những điều mình chưa hiểu biết.

Khi sống được thân cận với bậc tu chứng đạo thì phải thưa hỏi Chân lý giải thoát. Vậy chân lý giải thoát là cái gì?

Đức Phật dạy:

2- NGHE DIỆU PHÁP.

Vậy NGHE DIỆU PHÁP của đức Phật là nghe pháp gì?

NGHE DIỆU PHÁP của đức Phật là nghe dạy BỐN CHÂN LÝ: Khổ, tập, diệt, đạo.

- Khi hiểu được đời là KHỔ thì ai cũng muốn đi tu cả.

- Khi hiểu được nguyên nhân sinh ra đau khổ thì ai cũng muốn từ bỏ lòng ham muốn cả.

- Khi hiểu biết và nhận ra tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là chân lý giải thoát thì ai cũng muốn gìn giữ và bảo vệ nó để sống cho được với trạng thái này.

- Khi nhận ra tám pháp tu tập để bảo vệ và giữ gìn tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự thì ai cũng muốn tu tập để được giải thoát.

Khi nghe và nhận hiểu bốn chân lý này là sự thật của kiếp người thì còn ai mà không tin đạo Phật.

Đức Phật dạy:

3- LÒNG TIN Khi chúng ta có LÒNG TIN thì pháp đầu tiên chúng ta tu tập là pháp NHƯ LÝ TÁC Ý.

4- NHƯ LÝ TÁC Ý Pháp NHƯ LÝ TÁC Ý như thế nào?

NHƯ LÝ có nghĩa là như lý của sự giải thoát. Vậy NHƯ LÝ CỦA SỰ GIẢI THOÁT như thế nào?

Như  lý của sự giải thoát là TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ.          Đó là chân lý thứ ba của pháp môn TỨ DIỆU ĐẾ” Khi chúng ta thường xuyên tu tập pháp NHƯ LÝ TÁC Ý thì tâm chúng ta ở trong trạng thái CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC 5- CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC Pháp CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC nghĩa là gì?

CHÁNH NIỆM nghĩa là niệm đúng theo như lời đức Phật dạy, còn niệm không đúng lời Phật dạy là TÀ NIỆM. Vậy niệm đúng lời Phật dạy là niệm gì?

NIỆM TÂM BẤT ĐỘNG THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ (Niệm chân lý thứ ba), đó là CHÁNH NIỆM - CHÁNH NIỆM tức là TỨ NIỆM XỨ – TỨ NIỆM XỨ là chỉ cho trạng thái TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ TĨNH GIÁC nghĩa là gì?

TĨNH GIÁC có nghĩa là IM LẶNG VÀ SÁNG SUỐT.

Nghĩa  chung  của  bốn  từ  CHÁNH  NIỆM  TĨNH  GIÁC  là “LUÔN  LUÔN  IM  LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SƯ” Khi tâm luôn luôn im lặng sáng suốt trên tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự thì các căn không tiếp xúc các trần. Các căn không tiếp xúc các trần nên gọi là chế ngự các căn.

6- CHẾ NGỰ CÁC CĂN Pháp CHẾ NGỰ CÁC CĂN nghĩa là gì?

PHÁP ĐỘC CƯ, ĐỘC BỘ, ĐỘC HÀNH. Nhờ pháp độc cư, độc bộ, độc hành mới chế ngự các căn và làm cho các căn không còn phóng dật chạy theo các trần. Do đó THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH VÀ Ý HÀNH đều được thanh tịnh tức là thân hành, khẩu hành và ý hành không còn làm ác nên gọi là BA THIỆN HẠNH 7- BA THIÊN HẠNH Pháp BA THIỆN HẠNH nghĩa là gì?

Pháp BA THIỆN HẠNH là pháp TỨ CHÁNH CẦN, người sống với BA THIỆN HẠNH là người đang ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng thiện pháp.

BA  THIỆN  HẠNH  tức  là  ba  hành  động  THÂN,  KHẨU,  Ý  thanh  tịnh.  Ba  hành  động THÂN, KHẨU, Ý thanh tịnh là toàn thân thanh tịnh. TOÀN THÂN THANH TỊNH tức là bốn chỗ thanh tịnh. Bốn chỗ là THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Thân, thọ, tâm, pháp là TỨ NIỆM XỨ.

8- TỨ NIỆM XỨ LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ tức là tâm đang ở trên TỨ NIỆM XỨ. Tâm ở trên trạng thái TỨ NIỆM XỨ này lần lượt xuất hiện đủ 7 năng lực GIÁC CHI.

9- TỨ THẦN TÚC Khi tâm tinh tấn siêng năng LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG,  THANH THẢN, AN LẠC, VÔ  SỰ thì TINH TẤN  GIÁC  CHI  xuất hiện, khi TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện thì NIỆM GIÁC CHI xuất hiện, khi NIỆM GIÁC CHI xuất hiện thì ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện; ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện thì KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện; KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện thì HỶ GIÁC CHI xuất hiện; HỶ GIÁC CHI xuất hiện thì XẢ GIÁC CHI xuất hiện; XẢ GIÁC CHI xuất hiện thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện.

Khi 7 GIÁC CHI xuất hiện đầy đủ thì thân tâm chúng ta có TỨ THẦN TÚC. TỨ THẦN TÚC gồm có:

1- TINH TẤN NHƯ Ý TÚC (Tứ Niệm Xứ) 2- DỤC NHƯ Ý TÚC (Lục Thông) 3- ĐỊNH NHƯ Ý TÚC (Tứ Thánh Định) 4- TUỆ NHƯ Ý TÚC (Trí tuệ Tam Minh) Tu tập đến đây là chúng ta đã CHỨNG ĐẠO, không còn tu tập một pháp nào nữa cả.

Vì thân tâm chúng ta có đủ nội lực làm chủ sự sống chết, chấm dứt tái sinh, tự tại trong sinh tử, không còn bị nhân quả chi phối, điều hành nữa.

TRẢ LỜI 10 CÂU HỎI SAU ĐÂY:

1- Trong TÁM PHÁP tu tập trên đây quý vị đang tu tập pháp môn nào?

2- Trong tám pháp trên đây pháp môn THÂN HÀNH NIỆM là pháp thứ mấy?

3- Trong tám pháp trên đây pháp môn ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ là pháp thứ mấy?

4- Tâm quý vị đang ở PHÁP TU thứ mấy?

5- Bắt đầu tu tập LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là pháp môn gì?

6- Thân  tâm LUÔN LUÔN  IM LẶNG SÁNG  SUỐT TRÊN  TÂM  BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là pháp môn gì?

7- CHẾ NGỰ CÁC CĂN là pháp môn gì?

8- DIỆU PHÁP là pháp môn gì?

9- NHƯ LÝ TÁC Ý là pháp môn gì?

10- CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC là pháp môn gì?

1- Nếu tâm còn hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không thì tu pháp môn THÂN HÀNH NIỆM; nếu tâm còn vọng tưởng thì tu tập pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý.

2- Pháp môn THÂN HÀNH NIỆM là pháp thứ năm.

3- Pháp môn ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ là pháp thứ năm.

4- Còn vọng tưởng thì tu tập pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý; hết vọng tưởng thì tu tập TỨ NIỆM XƯ.

Còn hôn trầm thì tu tập pháp môn THÂN HÀNH NIỆM; hết hôn trầm thì tu tập TỨ NIỆM XỨ.

5- Bắt  đầu  tu  tập LUÔN  LUÔN  IM  LẶNG  SÁNG  SUỐT  TRÊN  TÂM  BẤT  ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý 6- Thân tâm LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là pháp môn TỨ NIỆM XỨ 7- CHẾ NGỰ CÁC CĂN là pháp môn ĐỘC CƯ 8- DIỆU PHÁP là pháp môn TỨ DIỆU ĐẾ 9- NHƯ LÝ TÁC Ý là pháp môn DẪN TÂM VÀO ĐẠO 10- CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC là pháp môn THÂN HÀNH NIỆM và TỨ NIỆM XỨ.

BẢNG TÓM LƯỢC MƯỜI NĂNG LỰC DO TU TẬP PHÁP MÔN THÂN HÀNH NIỆM

Mười năng lực của pháp môn THÂN HÀNH NIỆM này do đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Này các Tỷ-kheo, THÂN HÀNH NIỆM được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứđịa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười năng lực này có thể được mong đợi. Thế nào là mười năng lực?

1- Lạc, bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên.

2- khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên.

3- Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận.

4- Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng.

5- Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy ch ứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú.

6- Vị ấy ch ứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong n ước; đi trên nước không chìm nhưđi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không nh ư con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Ng ười, ở xa hay ở gần.

7- Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát.

8- Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết.

9- Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, ng ười đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

10- Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, THÂN HÀNH NIỆM được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứđịa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười năng lực này sẽ có kết quả ngay liền..

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy”.

Trên đây là 10 năng lực của pháp môn THÂN HÀNH NIỆM mà Thầy trích ra trong kinh THÂN HÀNH NIỆM để các con có đủ lòng tin với pháp môn này.

Với pháp môn này Thầy đã kết hợp được làm cho thành một cỗ xe, được làm cho thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập. Nhờ đó hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không, vọng tưởng và các cảm thọ không còn dám bén mảng đến thân tâm của các con nữa, nếu các con siêng năng tu tập.

Pháp THÂN HÀNH NIỆM tu tập như vậy đâu có ngồi nhiều, chỉ ngồi có năm hơi thở mà thôi. Vậy cớ sao các con lại thích ngồi, ngồi gục tới, gục lui như con gà mỏ thóc, như người khòm lưng giả gạo, ngồi thụng lưng như con ếch, ngồi khòm lưng cúi đầu như con rắn khoanh tròn, ngồi nghểnh đầu nghiêng cỗ như con ó tìm mồi v.v…và v.v… Tướng ngồi của các con xấu như vậy, các con có biết không? Xưa đức Phật dạy:

Ngồi phải thẳng lưng, đầu cỗ phải ngay ngắn, đó là tướng phước điền, vì thế đức Phật đâu có dạy các con ngồi thụng, ngồi cong, ngồi vẹo, ngồi nghiêng cỗ kỳ lạ như vậy. Các con kiến giải chế ra cách ngồi thiền như vậy thật là một loaị thiền kỳ lạ mà con đường tu theo Phật giáo không ai chấp nhận, xin các con hãy cố gắng sửa lại.

Các con hãy từ bỏ ngay hành động ngồi, nằm trong giờ tu tập. Các con hiện giờ thân tâm đầy ắp hôn trầm, thùy miên, vô ký ngoan không và vọng tưởng. Nếu không tu tập pháp môn THÂN HÀNH NIỆM thì chẳng bao giờ các con dẹp sạch những chướng ngại pháp ấy. Tu tập chưa hết hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không và vọng tưởng mà ưa ngồi, đó là lười biếng, không tinh tấn, không siêng năng. Người tu hành mà lười biếng, không tinh tấn, không siêng năng thì con đường giải thoát làm sao tu tập tới nơi, tới chốn được.

Những điều lợi ích của pháp môn THÂN HÀNH NIỆM mà đức Phật đã xác định cho các con thấy rõ ràng ở trên là một bằng chứng cụ thểđể dẹp sạch các chướng ngại pháp, khiến thân tâm của các con thanh tịnh, thế mà các con có tin những lời dạy này đâu, nên chỉ tu tập sơ sơ cho lấy có, cho có hình thức rồi lại ngồi hay nằm kiết tường lim dim như con cóc ngồi dưới đái giếng hay ngồi dưới cơn mưa.

Pháp THÂN HÀNH NIỆM là một pháp môn có công năng rất lớn giúp cho các con làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chứng đạt chân lý tâm vô lậu. Vậy sao các con lại làm biếng không chịu tu tập mà cứ ngồi nằm làm phí mất thời gian quá uổng. Thân vô thường nay mạnh mai đau ốm rồi lấy gì mà chống đỡđây Khi được bài pháp này các con hãy cố gắng tu tập trở lại cho chín chắn, phải tinh cần siêng năng tu tập đi kinh hành pháp THÂN HÀNH NIỆM, phải nhiệt tâm tu tập trong từng hành động chân, tay và hơi thở, không nên bỏ xót một hành động nào cả, vì Thầy đã kết hợp 13 hành động Thân, ý trở thành một pháp môn THÂN HÀNH NIỆM.