Một cách như bây giờ đâu, mà cái sự từ chối của đức Phật cũng rất khéo léo, khi mà cúng dường sai là đức Phật không có chấp nhận. Còn bây giờ các thầy thấy, họ có cúng dường sai chúng ta cũng ngửa tay lấy. Họ có để năm trăm, một ngàn hay một triệu bạc, xin cúng dường thầy thì mình cũng thò tay lấy liền. Hồi đó ông Phật có sao, bỏ trong bát ông mà một đồng ông cũng ném ra ngoài nữa. Thôi, mấy bà đừng có bỏ cái kiểu này không có được, xách về đi; cho tui đồ ăn thì cho chứ đừng có cho tiền như thế này thì không được. Đó là những cái hạnh của một người tu.
Còn mình bây giờ mình khắc phục mình không có nỗi, cho nên mình xa xa họ ra đi chứ không họ làm biếng lắm. Họ đi mua bánh mì họ bỏ vô cho mình thì nó cực, nó nặng, còn bỏ trong túi chừng vài ba tờ giấy năm chục ngàn thì dễ lắm, ném vô trong cái bình bát ông thầy năm chục ngàn thì thấy Ông mua một đống bánh mì rồi chứ gì, còn mình ôm một đống bánh mì bỏ vô thì thấy quá cực, để cho ông đi mua ông ăn cho đã cái miệng ông. Thì rõ ràng là Phật tử nó lôi mình đi theo cái cuộc đời của nó, chứ không phải là để cho mình giải thoát.
“Tùy theo ta nghĩ gì,
Ngài thuyết rõ tất cả,
Phật không ưa hí luận,
Ngài dạy không hí luận”.
Nghĩa là cái Pháp mà của Phật dạy thì tùy theo cái nghĩ, tùy theo cái chỗ tu hành của mình mà Phật dạy rất rõ. Ngài không có ưa cái lối mà luận cái này luận cái kia, mà chỉ dạy cho chúng ta tu hành. Cũng như ở đây Thầy dạy cho quý thầy tu, chứ không có nói cái lý luận cái cao xa, cái lời nói thuyết giảng cho hay mà nói cái lời nói rất thực. Cũng như nghe cái lời giảng của Thầy là thực chứ không phải là cái lời nói nó cao siêu, nó có những cái từ làm cho chúng ta thấy nó hay ho bằng cách là như thế này hoặc bằng cách như thế khác. Đó là những lời hí luận, còn cái lời mà dạy người ta để cho người ta thực hiện ở trong cái đời sống người ta, để người ta được giải thoát, người ta được cứu người ta ra khỏi sự đau khổ. Thì Thầy cũng bắt chước ông Phật, cũng làm đúng như vậy, không có dạy cái hí luận mà dạy cái lời chân thật để đi vào cái sự hành, cho được giải thoát.
“Ngộ pháp ta hoan hỷ,
Trú trong giới pháp Ngài,
Ba minh chứng đạt được,
Lời Phật dạy làm xong”.
Nghĩa là ngộ cái Pháp mà của Phật dạy rồi thì lòng ta rất là sung sướng. Cũng như Thầy dạy cho các thầy phải hành cái Pháp như thế này, thế khác. Ví dụ như bây giờ tu Tứ vô lượng tâm, thì tu Tâm từ mình như thế nào, rồi tu Chánh niệm tỉnh thức như thế nào, rồi tu Chánh niệm tỉnh thức ở trong những oai nghi như thế nào? Dạy tất cả những cái này mà quý thầy mà nỗ lực được thì sau này quý thầy sẽ chứng được Tam minh. Cho nên trú trong giáo pháp, những cái lời mà Thầy dạy đó mà quý thầy trú vào đó mà quý thầy hằng ngày thực hiện, thì Ba minh chứng đạt không khó, không bao giờ mà quý thầy không chứng đạt được Ba minh.
Suốt năm mươi lăm năm,
Ta không bao giờ nằm,
Cái ông này tới 55 năm mà không bao giờ ông nằm; không biết là ông ngồi hay ông làm sao Thầy cũng chẳng biết.
Trong hai mươi lăm năm,
Ðoạn dứt được ngủ nghỉ.
Nghĩa là 25 năm thì ông mới là tu tập dứt cái ngủ nghỉ. Nghĩa là ông nằm ông đặt niệm được tỉnh thức như Phật. Đó, thì cái ông này ông có trình bày lại cái chỗ này. Hai mươi lăm năm ông tu tập ông mới dứt được cái ngủ nghỉ. Nghĩa là ông nằm lại, cái thân này ngủ mà cái tâm nó tỉnh thức ở trong cái niệm, chứ không còn ngủ nữa. Mà 25 năm tu tập, mà suốt 55 năm mà ông không có bao giờ ông nằm, mà có 25 năm thì ông mới dứt được cái ngủ nghỉ. Có lẽ là ông này chuyên môn là ngủ ngồi rồi. Ông Phật thì không có dạy ngủ ngồi mà ông chuyên môn ngủ ngồi.
“Không thở vô thở ra,
Chỗ như vậy trú tâm.”
Chỗ này là chỗ ông nói chỗ mà không có thở vô thở ra là cái chỗ mà ông trú tâm. Như vậy là luôn lúc nào, chắc có lẽ là suốt cái thời gian mà 50 năm này không có nằm, là ông đã nhập cái Định Tứ thiền. Là chỗ cái hơi thở mà không có thở vô thở ra, tức là hơi thở ngưng nghỉ, mà hơi thở ngưng nghỉ tức là nhập Tứ thiền. Cho nên ở đây ông nói Tứ thiền mà kiểu mà ông nói như vậy. Thì nếu mà cái người mà không có biết thì chắc chắn là chưa biết ông này nhập Tứ thiền mà ông suốt - tối là bao giờ ông cũng nhập vô Tứ thiền ông nằm trong cái chỗ, ông trú trong cái chỗ mà không có thở vô, thở ra. Rõ ràng là cái trạng thái Tứ thiền là chỗ không thở vô thở ra rồi. Như vậy là luôn luôn lúc nào 55 năm này là hoàn toàn là đêm nào ông cũng nhập vô đó hết. Sáng ra thì ông đi chơi bình thường như người ta đi khất thực đồ như vậy. Mà tối về ai ngủ thì ngủ, ông chẳng ngủ gì hết, ông nhập vô Tứ thiền, ông ngồi chốc ngốc đó suốt đêm. Rõ ràng như vậy, mà ông nhắc lại có 25 năm ông phá được cái ngủ nghỉ của ông, tức là ông không có chiêm bao. Và từ suốt 55 năm này, ông không bao giờ ông nằm nữa, là lúc nào cho tới khi mà ông chết là luôn lúc nào ông cũng nhập Tứ thiền. Qua cái gương hạnh của ông này, khi mà ông nhập được, ông phá được cái ngủ nghỉ, tức là ông phá được cái chiêm bao của ông rồi. Bắt đầu từ đó ông đi vào Tứ thiền, ở cái chỗ mà hơi thở không có thở vô thở ra nữa, thì ông luôn luôn ông nhập vào Tứ thiền. Và như vậy là suốt 55 năm ông luôn luôn là lúc nào ông cũng nhập vào Tứ thiền. Tối ai ngồi tu gì tu chứ ông nhập vô Tứ thiền, ông ngồi chốc ngốc đó thôi. Cho nên ông không có nằm.
“Không tham dục tịch tịnh,
Chỗ ấy mắc Niết bàn.”
Nghĩa là bây giờ cái tâm của ông, ông nhập Tứ thiền như vậy. Rõ ràng là suốt đêm ông ngồi ông nhập Tứ thiền như vậy, hoàn toàn chỗ mà hơi thở không có thở vô, thở ra. Và ông quán xét cái tâm của ông thì tham dục nó không còn có nữa, nó rất là tịch tịnh. Chỗ ấy là mắc Niết bàn, chỗ đó là cái chỗ Niết bàn rồi. Cho nên ông thấy rất rõ ràng, đối với cái Định thì ông đã nhập Tứ thiền mà suốt 55 năm, nghĩa là ông không có nằm mà ông cứ ngồi nhập định Tứ thiền như vậy. Và cái chỗ mà tâm của ông, thì ông thấy tham dục nó không còn nữa, cái lòng ham muốn nó đã sạch rồi, nó không còn có nữa cho nên nó tịch tịnh. Cho nên ông biết đó là cái chỗ Niết bàn của ông rồi, cái chỗ mà ông trở về rồi, cái chỗ đó là không có bao giờ có tái sanh luân hồi nữa được. Qua cái bài kệ này, chúng ta thấy rất rõ ràng và cụ thể.
“Với tâm không dao động,
Sống cảm thọ cuối cùng,
Như ngọn lửa diệt tắt,
Tâm ta được giải thoát”.
Nghĩa là bây giờ đối với ông thì ông thấy rõ ràng, với cái tâm của ông không có bao giờ dao động với một cái đối tượng, cái Pháp nào cả. Thậm chí như cái cảm thọ của ông mà cuối cùng mà đến với ông thì cái tâm cũng chẳng dao động nữa, cho nên nó trở thành là mát lạnh. Như cái ngọn lửa diệt tắt rồi, như cái ngọn lửa đã tắt rồi, không có còn nữa. Cho nên tâm ta được giải thoát. Ông thấy hoàn toàn là ông đã giải thoát hoàn toàn, không còn có một cái chút gì mà không giải thoát nữa.
“Nay chứng những Pháp này,
Là những Pháp cuối cùng,
Những cảm giác cuối cùng,
Của bậc đại Mâu ni,
Sẽ không còn Pháp khác,
Bậc Chánh giác nói vậy”.
Nghĩa là cái chỗ mà ông đã thấy, đã đạt được, đã cảm giác được như vậy, thì đức Phật đã nói đây là cái Pháp cuối cùng, không còn cái Pháp nào khác hơn cái chỗ Pháp này nữa.
Đó là cái chỗ mà của ông A Na Luật, sau những cái bài kệ mà ông đã nói lên cái chỗ tu hành của ông mà Thầy thấy tuyệt vời. Nghĩa là ông chẳng có bận tâm gì đối với chúng hết. Cho nên vì vậy ban ngày đi khất thực, rồi lượm dẻ rách đóng rác mặc chơi vậy thôi, chứ chẳng có cần ham muốn gì nữa hết. Tối thì nhập Tứ thiền, ngồi cái chỗ mà không hơi thở ra hơi thở vô chơi vậy. Cho nên Thầy nói khỏe quá khỏe. Còn Thầy ở đây thì đâu có dám chơi cái kiểu đó, chơi kiểu đó thì ở ngoài các thất của mấy con nói chuyện rầm rầm thì làm sao đâu biết đâu, phải không? Đâu có yên ổn được; rồi có người nào mà tu bậy tu bạ rồi điên khùng rồi làm sao? Cho nên không có dám. Còn ông này ông đâu có chúng, có ông Phật kia mà. Mọi Tỳ kheo thì có ông Phật ông lo, chứ mình thì cứ ở trong Tứ thiền này chơi ngon thôi, không có còn lo.
Thầy mà được mà có quý thầy nào mà tu khá được mà lo cho chúng được, thì Thầy cũng nhập cái Định như ông này chơi. Cứ tối mình thập Tứ thiền vô đó, mình nằm đó mình ngủ khỏe thôi, an ổn nhất, sướng thôi, mà thân không đau không bệnh. Bởi cái Tứ thiền nó lạ lùng lắm, nó phục hồi cái cơ thể của mình dữ lắm. Còn cái thân của mình mà giữ cái sức tĩnh thức của mình để cho nó phục hồi lại, nhưng nó vẫn suy yếu, suy yếu. Còn ở trong đó, cái chỗ mà không thiện không ác, cái chỗ nó không nhân quả rồi, nó giữ cái thân của mình, nó không có hoại diệt một cách rất là đau khổ qua cái nghiệp thọ của mình nữa. Vô thường nó thay đổi, nó thay đổi tức là nó cằn cỗi lần lần, nó làm cho chúng ta có những cái trạng thái của bệnh sau này. Còn trái lại khi nhập Tứ thiền, tế bào trong thân của mình nó không có cằn cỗi được. Bởi vì ban ngày thì nó có sự thay đổi đó, bởi vì mình còn hoạt động thì có sự thay đổi. Nhưng ban đêm mình nhập vào Tứ thiền nó không hoạt động nữa, cho nên vì vậy mà nó không thay đổi nữa. Cho nên coi như là một ngày một đêm, thì ban ngày nó hoạt động có chút thôi, mà hoạt động với cái tâm nó không có lo lắng, không có bị phiền não gì hết , thì nó cũng không có rối loạn cơ thể nhiều. Mà ban đêm lại bắt đầu nó nghỉ, nó không hoạt động nữa. Do đó cái định Tứ thiền là nó không có hoạt động. Cho nên cơ thể của ông này, Thầy nói thật sự nó khỏe, không bao giờ mà nói Ông A – Na - Luật mà có bệnh đâu. Đến cái ngày mà ông chết rồi, khỏe re chứ không có khổ đau đâu. Đó là cái hạnh phúc nhất của cái người tu thiền định mà theo đạo Phật.
Bây giờ chúng ta tiếp tục.
Muốn chuyển biến cái lòng mà thương nhỏ hẹp này, ta hãy trạch pháp dùng làm pháp hướng, Như lý tác ý pháp thương là một pháp rất khổ cho loài người. Vậy ta phải chuyển biến pháp thương này rộng lớn như tâm từ bi của Tứ vô lượng tâm. Nghe cái pháp trạch:
“Lòng thương yêu nhỏ hẹp khiến ta nhiều đau khổ, vậy từ đây ta phải thương yêu tất cả chúng sanh như cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt của ta, như chồng vợ, con cái và con cháu. Ta đối với những người thân cũng như những người không thân, bình đẳng như nhau, không được xem người này hơn người kia, không được xem người kia kém người nọ. Phải luôn luôn xót thương chúng sanh như con ta vậy”.
Nghĩa là cái tâm nó phải thương yêu bình đẳng thì chúng ta không còn khổ nữa, mà thương yêu trong cái nhỏ mọn thì chúng ta sẽ có sự đau khổ. Đó là cái pháp thương mà bắt nó niệm Phật, thì chúng ta phải thực hiện đúng như cái tâm Phật. Và đồng thời chúng ta hiểu biết nó qua những cái bài kệ của ông A Na Luật mà ông nói lên cái sự vứt bỏ của ông, để đoạn dứt cái lòng thương yêu. Cho nên chúng ta cũng bắt chước qua những cái điều này. Vì ban đêm mà chúng ta nằm mà chúng ta ngủ. Khi tỉnh thức thì chúng ta - nếu một cái người mà đã đạt được Định thì người ta nằm người ta tỉnh thức, người ta đặt niệm trước mặt. Còn cái người mà người ta có Định như ông A Na Luật thì ông không có chơi kiểu đó nữa. Ông vô Tứ thiền ông nằm trong đó thì chẳng có ai mà vô quấy rầy ông nữa hết trơn, cho nên ông chẳng thương nhớ ai nữa hết. Cuối cùng thì cái pháp thương nó không có xen vô đó được, cho nên ông giải thoát hoàn toàn. Vì vậy mà chúng ta cố gắng nỗ lực nhập cho được Tứ thiền, làm như kiểu ông này thì cái pháp thương, pháp ghét, pháp giận, pháp hờn gì nó cũng không vô đó được hết. Cho nên khỏi cần bắt nó niệm Phật mà chúng ta cũng giải thoát.
14. Pháp ghét
Bây giờ tới pháp ghét, thương rồi tới ghét.
Số 14, pháp ghétlà pháp đối đãi với pháp thương, thương thì cũng khổ, mà ghét thì cũng khổ. Do thế, Pháp ghét là pháp làm khổ người làm khổ mình. Người tu sĩ đạo Phật khi gặp pháp này bắt nó niệm Phật liền. Pháp thương thì biến nó thành từ bi, mà pháp ghét thì bắt nó niệm Phật biến nó thành pháp hỷ và pháp xả. Quý thầy thấy rõ chưa, nếu mà cái pháp thương thì chúng ta bắt nó trở thành tâm từ bi, mà nó thương rộng lớn ra, nó không có thương hẹp nữa. Còn gặp cái pháp ghét, thì biến nó, bắt nó niệm Phật, thì biến cái pháp ghét nó ra cái pháp hỷ và pháp xả. Bởi vì ghét thì chỉ có nước hỷ với xả nó mới hết chứ còn ghét mà không hỷ không xả, thì nó không hết. Do đó chúng ta dùng Tứ vô lượng tâm thì cái thương thì chúng ta lấy hai cái pháp từ với bi, mà chúng ta chuyển hóa. Còn ghét thì chúng ta lấy hai pháp cuối là hỷ và xả mà chuyển hóa nó. Do thế không còn ghét nữa, mà lại hoan hỷ với người mình ghét, và xả hết tất cả những hành động độc ác của kẻ mà mình ghét. Vì xả hết thì không còn ghét họ nữa. Do thế tâm ta được giải thoát, không thương cũng không ghét. Muốn được vậy ta phải dùng pháp hướng, trạch pháp câu này, Như lý tác ý:
“Pháp ghét là một pháp cực ác khiến cho tâm ta đau khổ và người khác đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác”.
Cái ghét nó làm cho cái nhân quả nó di chuyền từ kiếp này sang kiếp khác, mà cái ghét nó không có dứt hết. Nó cứ liên tục từ đời này đến đời khác. Mà ngay bây giờ mà chúng ta không dứt, thì nó sẽ nối tiếp trong cái nhân quả nó đi mãi mãi. Bởi vì, sau này Thầy dạy về nhân quả, Thầy sẽ nói về cái pháp thương và pháp ghét nó sẽ đi trên cái lộ trình mà nó không có chịu dứt. Nếu mà cứ tiếp tục mãi cái thương thì nó tạo ra cái nhân quả, trong cái nhân quả nó có cái ác và cái thiện. Và cái thương, cái ghét nó cứ nối tiếp nhau. Và đời này nó tiếp tới cái đời khác, chứ nó không bao giờ mà nó dứt ngay. Mà ngay từ bây giờ mà chúng ta biết dứt được cái thương, thì ngay đó nó sẽ dứt nó không còn nối tiếp nhau nữa, nó không còn nợ nần nhau nữa. Cũng như cái pháp ghét vậy, nó cũng như vậy. Cho nên nó liên tục ở trong cái nhân quả để mà vay trả trả vay, mãi trong cái đời này đến đời khác, kiếp này đến kiếp khác.
Khi mà giảng về cái nhân quả Thầy sẽ giảng lại cái pháp thương, pháp ghét này nhiều. Còn ở đây chúng ta bắt nó niệm Phật, tức là Tứ bất hoại tịnh. Thì pháp niệm Phật, thì chúng ta biến cho nó trở thành tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, để nó trở thành những cái Pháp cứu kính nơi tâm hồn của chúng ta.
Như vậy là chúng ta phải biết cách bắt nó mà niệm Phật để nó chuyển biến, nó trở thành các pháp tốt, để nó không còn các pháp xấu nữa.
“Pháp ghét phải đi đi. Tâm ta luôn luôn phải đề cao cảnh giác, không được ghét ai hết, dù kẻ đó có giết chết ta ta cũng không được ghét”.
Đến đây là chấm dứt cái thân, thọ, tâm và pháp niệm Phật. Nghĩa là chúng ta đã học được một cái bài đầu là lấy thân, thọ, tâm, pháp niệm Phật. Cho nên cái bài thứ 14 này, là cái pháp ghét này, để biến cho nó trở thành cái pháp hỷ và pháp xả. Thì đó là bắt cái Pháp nó niệm Phật, là thân, thọ, tâm, pháp niệm Phật, đến đây là chấm dứt rồi. Và chấm dứt rồi, thì chúng ta phải biết rằng còn biết bao nhiêu Pháp để niệm Phật, chứ không phải chỉ có 14 cái Pháp mà Thầy kê ra. Mà Thầy kê ra 14 cái Pháp là tượng trưng cho vạn pháp ở trong thế gian này khi đến với tâm ta, dù là pháp thiện, dù là pháp ác, thì chúng ta cũng vẫn bắt nó niệm Phật, chứ không phải chỉ có 14 pháp này không. Do vì vậy mà chúng ta phải hiểu chứ không phải là tượng trưng. Nếu mà Thầy kê ra hàng trăm hàng vạn pháp, thì chỉ còn có cái nước mà không bao giờ mà cùng tận này, thì chúng ta ngồi nghe nó cũng thành nhảm đi. Cho nên chúng ta tượng trưng cho một số pháp. Rồi từ đó các Pháp mà đến với chúng ta, là lôi đầu nó vô niệm Phật liền, không có được để nó ở ngoài, để chuyển biến nó trở thành những cái pháp thiện, những cái pháp làm cho con đường tu hành của chúng ta được giải thoát mà không có bị sự cản trở và cách biệt, làm cho con đường chúng ta tu tập chướng ngại, bất toại nguyện. Chúng ta sẽ khó khăn ở trên bước đường tu tập.
Do đến đây, thì quý thầy lấy 14 cái Pháp này là tượng trưng mà thôi. Cũng như tất cả những cái thân, thọ, tâm của chúng ta niệm Phật, cũng tượng trưng cho một số để mà lấy đó mà niệm Phật, chứ không phải bấy nhiêu đó là đủ. Cho nên tùy trường hợp xảy đến là chúng ta phải thấy ngay liền, sáng suốt phải nhận ngay liền. Biết đó là pháp, biết đó là tâm, biết đó là thọ, biết đó là thân, thì chúng ta bắt ngay nó liền, niệm Phật liền, để được sự giải thoát cứu cánh nơi thân tâm của chúng ta.
THÂN – THỌ - TÂM – PHÁP NIỆM PHÁP
Bây giờ chúng ta tiếp tục và trau dồi thân, thọ, tâm, pháp. Thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta để mà niệm Pháp. Bây giờ niệm Phật rồi, mình lấy thân, thọ, tâm, pháp niệm Phật rồi, thì bây giờ phải lấy thân, thọ, tâm, pháp mà niệm Pháp. Rồi sau này chúng ta mới lấy thân, thọ, tâm, pháp mà niệm Tăng. Rồi sau này chúng ta lại lấy thân, thọ, tâm, pháp mà niệm Giới. Bắt đầu bây giờ chúng ta mới qua được một cái giai đoạn thứ nhất. Còn giai đoạn thứ hai là lấy thân, thọ, tâm, pháp mà niệm Pháp. Vậy pháp là gì?
Hồi nãy Pháp ở đây mà chúng ta lấy các pháp là các cái đối tượng, các cái hoàn cảnh, các cái sự kiện xảy ra, đó là Pháp. Còn Pháp ở đây, là tam quy của chúng ta là Phật, Pháp, Tăng. Vậy cái Pháp ở đây để mà chúng ta ở đây niệm thì nó là cái Pháp gì? Cái Pháp gì đây?
Pháp là những lời Phật đã dạy.Đó là cái lời của Phật dạy cho nên gọi là Pháp. Cái Giới luật của Phật đã dạy đó gọi là Pháp. Cho nên Pháp là những lời Phật đã dạy cho chúng ta tu tập, làm chủ được sanh tử, chấm dứt được luân hồi. Vậy tất cả Pháp đó là gì? Đó là 37 Phẩm trợ đạo. Tức là 37 Pháp môn tu tập, đưa con người từ phàm phu đến bậc thánh, chấm dứt đau khổ, sanh tử và luân hồi. 37 Phẩm này, 37 Pháp này còn gọi là 37 Giới hành. Vì có Giới hành ta tu tập mới không phạm giới. Nếu không có 37 Giới hành này, thì người tu sĩ đạo Phật là hoàn toàn sẽ không giữ Giới luật của Phật được. Nghĩa là không có 37 Phẩm trợ đạo này, mà làm cái Giới hành thì cái người tu sĩ của đạo Phật kê ra một số Giới luật mà như vậy đó, tức là từ 250 Giới, cho đến 348 Giới, thì chắc chắn không có một tu sĩ nào mà không phạm Giới. Nếu không có 37 Pháp hành này, Giới hành này, thì chắc chắn là người nào cũng phạm giới hết, không có người nào là không phạm giới. Và giới luật của Phật chỉ là một giáo điều như các tôn giáo khác. Bởi vì nếu mà không có 37 Phẩm trợ đạo này, làm Giới hành, thì cái Giới luật của Phật nó sẽ trở thành một cái giáo điều như các tôn giáo khác. Bởi vì cái giáo điều của các tôn giáo khác nó không có cái giới hành, cho nên nó đưa ra một cái kỷ luật, buộc người ta phải giữ gìn như vậy. Để đạt, để sống được như vậy, là mới có sự cứu cánh, mới có cái sự cảm hóa được các vị trời mà có thể đến cái ngày mình chết họ sẽ rước mình về cõi trời. Do những cái giáo điều đó là khép chặt cái người vào trong cái khuôn khổ đó, thì mới được ông trời hoặc được những đấng vạn năng mới cứu mình ra, đưa mình lên cái cõi mà hạnh phúc hơn là cõi thế gian này. Đó là những cái giáo điều là như vậy. Còn ở đây thì Phật không có như vậy, không có phải là ai cứu mình mà chỉ có 37 cái Giới hành này, nó sẽ làm chúng ta sống đúng cái phạm hạnh, không phạm một cái giới nào mà Phật đã nêu lên mà chúng ta đã thấy.
Đó thì nó có khác hơn người ta. Mà nếu mà không có 37 cái giới hành này, thì cái Giới luật của Phật nó sẽ trở thành cái Pháp luật của một quốc gia. Nó sẽ biến cái giới luật đó của đạo Phật nó sẽ trở thành một cái bản hiến chương của một cái nước, chứ không còn phải còn là cái pháp môn, giới luật để mà chúng ta thực hiện cái đời sống phạm hạnh giải thoát.
Cho nên cái Giới luật của Phật mà nếu mà không có 37 cái Giới hành này, thì nó trở thành khô khan, cằn cỗi, và chúng ta không bao giờ có thể đi vào con đường của đạo Phật mà tu được. Do thế mà ngày nay Phật giáo đã suy vi tận cùng. Phật giáo chỉ còn là hình thức và danh từ Phật giáo suông, còn nhìn vào thực sự bên trong thì nó nát bét, nó suy đồi tận gốc lận. Cái người tu sĩ thì không còn biết cái lối tu hành, để đến cứu cánh giải thoát. Thực là đáng đau buồn cho Phật giáo trong cái thời điểm này. Rồi đây tiếp tục kế tiếp bao nhiêu thế hệ sai lầm khác. Cứ người trước đi sai, thì người sau cũng dẫm theo sai. Càng đi thì càng lại xuống dốc không bao giờ đi lên được.
Nghĩa là chúng ta đã thấy từ cái khi mà các bậc Thánh tăng trong cái thời của Đức Phật, khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, thì các Ngài đã thị tịch mất đi rồi, thì cái Giới hạnh nó không còn cái người mà nêu lên được, thì sau này các vị Tổ, các vị tu học theo đạo Phật thì họ lần lượt họ phá giới, họ sống không có đúng cái giới hạnh của Phật nữa. Cho nên họ chế ra những cái loại giới mà làm cho lệch lạc, mất cái lối của đạo Phật đi. Rồi họ viết ra những kinh sách làm cho lệch, rồi cứ từ cái thế hệ này, cho đến thế hệ kia, cứ thấy kinh sách đó cho đó rằng là của Phật. Rồi họ cứ tu tập ở theo đó. Nhưng cuối cùng thì nhìn vào tu sĩ hiện giờ mà chúng ta thấy trước mặt chúng ta, đều là sống ở trong dục lạc của thế gian. Sống ở trong một cái nơi sống của họ toàn là cái đời thì nó chẳng ra đời, mà đạo thì chẳng ra đạo, nó không ra cái gì hết. Cho nên nhìn thấy như vậy là chúng ta biết rằng, cái Giới luật của họ, họ bị phạm, vì họ chưa có biết cái pháp hành để cho họ thực hiện cái giới luật. Do đó họ đi dần đến cái chỗ sai lệch này, đến cái chỗ sai lệch khác. Từ cái chỗ họ đi, thì họ kéo theo một số người đi với họ. Cho nên cái sai này đến cái sai khác, mãi mãi mà không cùng tận. Rồi đây thế hệ này cho đến thế hệ sau, mà nếu còn người theo đạo Phật, thì vẫn còn sai như vậy mãi, chứ không bao giờ hết.
Vì thế 37 Phẩm trợ đạo đức Phật còn dạy chúng ta ngoài 37 Phẩm trợ đạo này mà đức Phật còn dạy chúng ta thêm nhiều Pháp chứ không phải là có 37 Phẩm trợ đạo này không. Chúng ta thấy từ một pháp cho đến mười pháp, Thầy đã giảng cho quý thầy nghe rồi mà. Từ một pháp cho đến mười pháp phải như thế nào? Rồi cần phải tu tập, cần phải trau dồi, cần phải tác chứng, cần phải biến tri, cần phải thắng pháp như thế nào? Mỗi Pháp đều là phải làm như thế nào? Rồi từ mười pháp cho đến trăm pháp Thầy chưa giảng. Thầy mới giảng cho quý thầy từ một đến mười. Rồi từ ba cho đến mười, rồi từ hai cho đến mười, thì quý thầy mới có học tới đó. Thầy chưa giảng từ bốn cho đến mười, từ bốn pháp cho đến mười, Thầy chưa giảng. Rồi từ mười cho đến trăm pháp, Thầy cũng chưa giảng. Rất là nhiều pháp.
Ở đây muốn nói rằng lấy thân của chúng ta mà niệm Pháp, tức là tùy nơi cái pháp đó thì chúng ta phải biết các Pháp cho nó rõ ràng, rồi chúng ta mới theo cái pháp đó mà cái thân nó sống theo cái pháp đó. Đừng có làm trái lại cái pháp mà Phật đã dạy, thì tức là chúng ta sẽ có sự giải thoát thật sự ở trong thân tâm của chúng ta.
Đó thì, ngoài 37 Phẩm trợ đạo, đức Phật còn dạy từ một pháp đến mười pháp cần phải tu tập, cần phải trao dồi. Từ mười pháp đến trăm pháp cần phải tu tập, cần phải trao dồi và năm loại thiền định. Thì quý thầy thấy không, nội những cái pháp đó nó như vậy rồi mà đức Phật còn dạy cho chúng ta năm loại thiền định nữa chứ đâu có phải nói 37 Phẩm trợ đạo đó. Từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền đó là xong đâu, đâu phải? Còn năm loại thiền định nữa. Vậy thì năm loại thiền định thì như thế nào? Bởi vì Thầy tổng kê ra đây cho các thầy thấy. Cái số mà pháp của Phật dạy chúng ta rất nhiều chứ không phải ít.
Cho nên nếu mà chúng ta lấy thân, thọ, tâm, pháp mà niệm Pháp, phải hiểu các pháp nào mà Phật dạy. Cho nên đây là các pháp Phật đây.
- Một là Định Niệm hơi thở;
- Hai là Định Vô lậu;
- Ba là Định Chói sáng (định Sáng suốt);
- Bốn là Định Chánh niệm tỉnh thức (định Chánh niệm tỉnh giác);
- Năm là Định Hiện tại an lạc trú.
Đó là năm cái loại Định. Rồi đức Phật còn dạy gì nữa? Dạy ta phòng hộ sáu căn mà Phật còn gọi là thánh phòng hộ sáu căn đó. Dạy ta cách thức ăn, ngủ, nghỉ, nghĩa là Đức Phật dạy mình ăn uống như thế nào này? Rồi ngủ nghỉ như thế nào này? Đầu hôm ngủ làm sao? Khuya thức nửa đêm như thế nào? Rồi khuya phải dậy làm sao? Đức Phật dạy rất kỹ đó là những Pháp. Rồi dạy thân ta hành niệm gọi là Thân hành niệm. Đọc lại cái bài mà Thân hành niệm chúng ta thấy Phật dạy rất kỹ từ trong cái hành động cái thân của chúng ta như thế nào? Đó là những cái pháp mà chúng ta cần phải có hiểu.
Như vậy là Thầy kê ra ở đây, rồi sau này mà dạy về 37 Phẩm trợ đạo này, tức là 37 cái pháp hành này, cái giới hành này. Thì tức là tới cái chỗ nào đó Thầy sẽ dạy cái chỗ đó rất kỹ ra để cho quý thầy thấy rằng khi chúng ta hành ra thì phải cái thân hành ở chỗ nào? Cái đặc tướng của thân hành; cái ý hành; cái khẩu hành; rồi cái khẩu hành nội; cái khẩu hành ngoại; rồi cái thân hành nội; thân hành ngoại của mình. Cho nên dạy ta rất kỹ là Thân hành niệm, rồi còn dạy ta đặt niệm trước mặt. Cách thức đặt niệm thế nào? Rồi còn dạy ta dùng tưởng quán bất tịnh, dùng cái pháp tưởng để mà quán. Tất cả những cái này Phật dạy rất đầy đủ ở trong kinh, không có chỗ nào thiếu. Rồi còn dạy ta tịnh chỉ các hành ở trong thân. Tịnh chỉ các hành ở trong thân để chúng ta thực hiện được bốn Thiền và cái Diệt thọ tưởng định, nhập Sơ thiền thì phải tịnh chỉ cái gì? Nhị thiền tịnh chỉ cái gì? Tam thiền tịnh chỉ cái gì? Tứ thiền tịnh chỉ cái gì? Phật dạy rất kỹ, đó là những cái pháp. Rồi dạy ta pháp hướng để tu tập theo như cái lý mà tác ý ra. Hướng như thế nào để dẫn tâm chúng ta vào đúng cái vị trí của cái pháp đó để mà chúng ta đạt được cái kết quả như cái ý muốn của mình. Đó là dạy chúng ta những cái pháp hướng. Dạy ta dẫn tâm đến cái chỗ Tam minh, còn cái pháp hướng dạy chúng ta như thế nào để mà chúng ta tác ý ra cho đúng. Rồi dạy chúng ta dẫn tâm đến Tam minh như thế nào? Thì trong khi dạy về Tam minh, Thầy mới dạy về cách thức dẫn tâm. Chứ không phải là ở trong Định đó rồi chúng ta nghĩ cái trạng thái của Định đó nó như thế nào? Biết nó như thế nào đâu mà gọi là dẫn tâm?
Cho nên do vì vậy mà phải có cái sự hướng dẫn cụ thể để cho chúng ta biết được, lúc bây giờ chúng ta dẫn tâm đến Tam minh như thế nào? Rồi dạy ta dùng hơi thở, tịnh chỉ ý hành nhập Diệt thọ tưởng định. Đức Phật lại còn dạy mình dùng cái hơi thở, thay vì bây giờ nhập Tứ thiền hơi thở ngưng rồi. Vậy mà Ông còn bảo mình phải lấy cái hơi thở để rồi mình sẽ tịnh chỉ thọ và tưởng. Tức là ý hành đó, để mà nhậpdiệt thọ tưởng định. Rồi dạy ta thiện xảo nhập định Vô tướng, dạy cách thức chúng ta phải thiện xảo nhập vào cái Định Vô tướng nữa. Thì những cái này làm sao là không phải là những cái Pháp, cho nên nêu ra tất cả những cái pháp này để chúng ta biết.
Sau này Thầy dạy cho các thầy biết cách thức mà chúng ta tu tập, để mà chúng ta nhập vào các cái Định Vô tướng. Dùng danh từ thiện xảo. Thiện xảo như thế nào? Có ai mà giải thích ra được. Chỉ có những người người ta có hành trì, người ta mới biết được cái thiện xảo đó. Dạy ta bất động trước các pháp, trước cái sức chịu đựng của toàn thân trong cái thọ.Nghĩa là cái thọ chúng ta đến nỗi như thế nào đó, mà nó đau khổ đến như thế nào đó, mà cái sức chịu đựng của thân chúng ta đến cái mức cuối cùng của nó, để rồi dạy cho chúng ta phải giữ cái tâm bất động ta thế nào? Để rồi cái thọ nó không làm cho chúng ta đau khổ, mà nó trở thành cái sự mát lạnh ở trong thân tâm của chúng ta.Đó là Thầy nói những cái bí quyết, là những cái hành pháp, những cái giới hành mà chúng ta không thể nào mà bỏ qua những cái điều này được, mà cần phải có cái sự hiểu biết rất rõ, biết hành rất cụ thể, thì chúng ta mới thấy được cái sự làm chủ của đạo Phật cụ thể và rõ ràng.
Ở trên đây Thầy kể sơ lược các pháp mà Phật đã dạy, để cho chúng ta thấu rõ. Khi rõ thấu các pháp rồi, thì dạy ta phải dùng pháp mà sống, mà trú, mà trau dồi hay là vứt bỏ. Phải làm đúng y như pháp, phải sống đúng y như pháp, phải trau dồi đúng y như pháp, phải tu tập y như pháp. Đó là tất cả những cái mà các pháp nó đã nêu lên rồi, thì bắt đầu chúng ta xem cái pháp nào bảo chúng ta vứt bỏ, thì chúng ta vứt bỏ, cái pháp nào bảo chúng ta sống đúng thì chúng ta phải sống đúng, các pháp nào bảo chúng ta trau dồi thì chúng ta phải trau dồi, mà các pháp nào bảo chúng ta tu tập, thì chúng ta tu tập. Chứ không được pháp này tu lộn xộn qua pháp khác, thì không được. Pháp nào phải làm theo đúng các pháp đó, thì như vậy là chúng ta sẽ có sự giải thoát, chứ không phải chung chung đâu.
Những điều làm đúng như vậy Phật gọi là tùy pháp. Tức là những cái điều mà chúng ta làm, sống đúng như các pháp mà Phật đã dạy ra đó, thì đức Phật gọi tắt nó là tùy pháp hay là nương pháp. Nghĩa là mình theo cái pháp đó gọi là tùy, mình sống đúng cái pháp đó gọi là tùy, mình nương mình dựa vào cái pháp đó để cho mình không có làm sai nó, gọi là tùy pháp. Khi mà hiểu biết như vậy đó, là ta tu Tứ bất hoại tịnh. Ta tu cái pháp Tứ bất hoại tịnh đầu tiên. Lấy các cái pháp đó, mà chúng ta bắt nó niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
THÂN NIỆM PHÁP
Bây giờ đến cái giai đoạn lấy cái thân mà niệm Pháp. Lấy cái thân chúng ta mà niệm Pháp. Bây giờ chúng ta đã hiểu các pháp rồi, thì bắt đầu chúng ta phải lấy cái thân của mình mà niệm pháp. Vậy thân niệm pháp như thế nào? Nghĩa là pháp dạy về thân hành như thế nào, thì ta phải tu tập đúng như thế nấy, thì gọi là lấy thân mà niệm Pháp. Hay còn gọi là lấy thân mà tùy pháp, cũng còn có nghĩa là lấy thân mà nương tựa pháp.
Đó, thì chúng ta phải hiểu khi mà chúng ta lấy cái thân mà chúng ta niệm pháp thì chúng ta phải hiểu nó là lấy thân tùy với cái pháp, lấy thân sống với cái pháp, nương tựa vào cái pháp đó. Đó là chúng ta đã lấy cái thân mình niệm pháp đó. Như vậy là chúng ta mới thấy cái chỗ mà giải thoát, lấy cái thân của chúng ta mà niệm pháp đó, thì cái thân nó sống đúng y như pháp, nó không có trật. Mà không có trật, thì chúng ta có sự giải thoát hoàn toàn, đến thì ngay có liền.
Ví dụ Phật bảo xả, đời sống thế gian vui ít khổ nhiều, không phóng khoáng như hư không, và bị biết bao nhiêu dây thương, ghét trói buộc. Còn đời sống xuất thế gian thì phóng khoáng như hư không, không bị trói buộc, đời sống thiểu dục tri túc, giải thoát Niết bàn hoàn toàn. Đức Phật nói à, bây giờ là Phật dạy phải buông xả, buông xả thì các pháp đó mình buông xả như thế nào? Thì Phật phân biệt cho chúng ta thấy cái đời sống thế gian thì nó trói buộc, nó nhiều sự khổ đau. Còn cái đời sống xuất thế gian thì nó phóng khoáng như hư không, nó không còn bị trói buộc. Chỉ có sống tri túc thiểu dục là chúng ta đã thấy được Niết bàn ngay liền.
Đó, cái lời nói như vậy mà bây giờ chúng ta bỏ được gia đình, vợ con, bỏ được của cải, tài sản lớn tài sản nhỏ bỏ hết, chúng ta đi vào một cái lối gọi là đời sống xuất thế gian. Thì như vậy đó gọi là xả. Mà cái pháp bảo xả mà chúng ta không chịu xả, mà chúng ta cứ sống với vợ, với con, với cha, với mẹ, với anh em, thì ông Phật bảo xả mà mình không xả thì thôi, cái chuyện đó là rồi. Bây giờ có muốn tu Phật thì chẳng qua cứ lạy Phật cho xói cái đầu đó thôi, chứ rụng hết tóc, chứ chẳng có rụng cái tâm chút nào đâu. Cho nên tóc thì rụng hết, lạy tối ngày thì nó rụng đó, nó bạc đầu đó, nhưng mà cái tâm giải thoát thì nó không có bạc đâu, và nó không có rụng đâu, nó vẫn còn đó.
Mà nếu Phật dạy cái pháp là phải xả, thì bây giờ chúng ta xả là chúng ta bỏ nó ra đi, chúng ta đừng có chấp nó nữa, đừng có dính nó nữa. Thì lúc bây giờ, chúng ta trở về cái đời sống xuất thế. Mà cái đời sống xuất thế, thì phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc không còn cái gì mà trói buộc chúng ta nữa.
Do đó thì phải biết không có nghĩa là bây giờ chúng ta nghe nói vậy rồi về nạt nộ vợ con. Mày là tội báo, nhà này là oan gia.Tụi bây là báo tao này, cho nên tao bị sanh tử luân hồi dài dài. Về chửi vợ chửi con cho đã, kiểu đó không phải đâu. Ông Phật nói mình sắp xếp như thế nào, để cho cái cuộc sống của mình, bởi vì cái nhân quả của mình mà mình về đó mình chửi vợ chửi con tại tụi bây mà báo tao trôi lăn trong sanh tử. Đâu phải vậy. Nếu mà hồi đó mình không có tâm ham muốn đó, thì làm sao mình cưới vợ, rồi làm sao đẻ con. Mình không có tâm ham muốn làm giàu, làm có, thì làm sao bây giờ mà có nhà có cửa. Mà giờ nói nó là tội báo, oan gia. Tại mình hết chứ sao lại đổ thừa người ta. Cho nên cái đó cũng là cái sai.
Cho nên ở đây về mình phải suy nghĩ nhân quả nghiệp báo phải trả, phải làm sao mà giải quyết cái đời sống của mình cho ổn thỏa, cho nó yên ổn; rồi vợ con nó cũng được an vui và đồng thời cũng hướng dẫn cho nó hướng về cái đạo pháp để cho nó được thoát ra khỏi cái thân phận làm con người nhiều đau khổ, nhiều trói buộc. Mỗi lần một chút chút, cả vợ con đều hướng về đạo Phật giải thoát toàn bộ. Thì trong lúc đó, mình là bổn phận cái người cha ở trong gia đình, thì làm sao cho vợ con, con cái của mình đều là hướng đến Phật pháp. Đừng có để cho nó trôi lăn ở trong những cái dục lạc của thế gian, mà nó sanh ra cái đau khổ vô cùng vô tận. Đó gọi là mình giải quyết cho gia đình của mình, chứ không phải về để mình điểm mặt vợ, điểm mặt con, mình nói đó là tội báo, oan gia. Thì cái điều đó Phật không có dạy đâu. Mà chính chúng ta phải về độ hết cả gia đình của mình đi theo con đường tu hành. Rồi mình ráng, mình nỗ lực để cho mình tu tập, mình làm gương tốt, mình làm gương hạnh tốt, để mình độ cho vợ, cho con, cho tất cả mọi người và những bà con thân thuộc anh em của mình đều hướng về Phật pháp tu giải thoát.
À, muốn được như vậy đó, thì theo Thầy nghĩ rằng, chúng ta phải sáng suốt và cẩn thận. Đó là chúng ta tùy theo cái pháp buông xả mà Phật đã dạy. Cho nên chúng ta còn một cái đời sống xuất gia mà thôi.
Ngài Bhaddiya, Ngài theo Phật tu hành chứng quả A-La-Hán. Mỗi khi ngài hưởng lạc giải thoát, lạc Niết bàn trong lúc ở trong rừng, hoặc ở dưới gốc cây, Ngài thốt lên lời nói: “Ôi hạnh phúc thay làm sao, ôi hạnh phúc làm sao!”. Nghĩa là luôn luôn Ngài, khi mà Ngài nghĩ đến trong cái lúc mà Ngài làm vua, Ngài đang cai trị trong một cái nước thì Ngài thấy sao mà nó khổ sở quá. Còn từ ngày mà tu theo Phật rồi, Ngài sống ở trong rừng, ngồi dưới gốc cây mà Ngài thấy sao mà nó ly tất cả những cái dục này, nó đem lại cái hạnh phúc vô cùng tuyệt vời. Cho nên Ngài thường thốt lên những cái lời nói đó. Do đó đức Phật đi kinh hành ngang qua nghe Ngài thốt ra lời nói đó, thì đức Phật hỏi Ngài:
- Tại sao mà Ngài lại thốt lên cái lời nói như vậy?
Thì Ngài trả lời:
- Thưa Thế Tôn! Nếu con có trị vì quốc độ, làm được, dù được bảo vệ chặt chẽ của hàng ngàn quân lính, con vẫn thấy sợ hãi và hốt hoảng.
Nghĩa là, bây giờ con là một vị vua đi, con trị vì ở trong cái nước đó đi, được quân lính, được các tướng sĩ bảo vệ che chở con, nhưng con vẫn thấy con sợ hãi, hốt hoảng à. Nó không có yên như bây giờ, như thế này đâu. Nhưng nay con đã bỏ hết tất cả rồi, cho nên con ở trong cái trạng thái sợ hãi này không còn nữa. Cho nên con thấy tuyệt vời, không có thể nào mà được như vậy. Dù là con ăn mặc sang cả, ngồi ở trên ngai vàng, sung sướng đầy đủ có người hầu kẻ hạ nhưng tâm con luôn luôn lo sợ à. Nó không bao giờ mà hết cái sợ hãi đó. Luôn luôn lúc nào nó cũng nơm nớp lo lắng cái điều này, lo lắng điều kia.
À, bây giờ thì các con thấy, các con là những người cư sĩ đi. Các con thấy bây giờ ngồi đây mà các con phải nghĩ, à bây giờ làm sao cho có cơm ăn, áo mặc cho vợ con. Thì tức là cái tâm mình có giải thoát được không? Còn cái ông này ông đi tu rồi, bắt đầu ông ngồi, ông không có lo đói lo no gì hết. Trời hạnh phúc quá trời, thật là ly dục thật là sung sướng thật chứ. Rõ ràng là: “Ôi hạnh phúc làm sao!”. Trời ơi, chỉ có cái người tu mới được vậy thôi, chứ còn cái người thế gian, thì làm sao được. Họ hở lúc nào cũng phải lo lắng ở trong đầu hết à. Thế mà mấy ông thầy chùa đi tu rồi, các thầy nghĩ sao không? Đây, bây giờ các thầy mới nghĩ, nào cái chùa này chùa kia. Cái đầu quý thầy cũng tùm lum ở trong đó hết. Còn ông này, ông có nghĩ cất cái chòi không? Ông không có nghĩ cất cái chòi nữa. Ông ngồi dưới gốc cây, chứ ông đâu có nghĩ cất cái chòi. Ông ở trong rừng này, ông ngồi dưới gốc cây ở trong cái rừng này, rồi ông ngồi ông: “Ôi, hạnh phúc thay!”, rồi ông nói “ Ôi, hạnh phúc làm sao!”. Thì rõ ràng, còn mình mắc cái chùa mình đâu có ôi hạnh phúc được. Bởi vì cái chùa bữa nay thấy nó chỗ này còn xấu phải lo làm. Không có tiền thì kêu Phật tử họ đóng góp. Trời ơi, cái kiểu này nó còn hơn ở ngoài thế gian nữa. Rồi bữa nay có cái đám ma nào đó, đến nhờ thầy đi đến cầu siêu giùm, viết sớ viết điệp. Trời ơi, ông lo cái chuyện này hoài. Chắc kiểu này là mình độ đám ma riết, chắc chắn là không biết ai có độ mình được không?
Cho nên tất cả những cái này, điều kiện, từ cái chỗ nhìn cuộc đời thế gian của các con như vậy, vợ con, nhà cửa, của cải, tài sản trói buộc. Chỗ này là cái ông vua ông tu hành này, mà ông thấy được cái chỗ mà buông xả cái ngai vàng, của báu của ông rồi; vợ, bao nhiêu cung phi mỹ nữ của ông buông hết rồi. Bây giờ ông thấy hạnh phúc quá chừng rồi. Còn mình là ngu si thật. Mình không phải vua này, mà mình cứ ngồi đó, mình cứ đi lo con, lo vợ, thì chắc chắn là có hạnh phúc không?
Rồi bây giờ mình làm ông thầy chùa, mà cứ ngồi đó mà lo viết sớ, viết điệp để cầu an, cầu siêu, làm tuần làm tự cho thiên hạ hoài. Chắc chắn là mình làm tôi tớ, làm đầy tớ cho ba cái người cư sĩ. Họ đến chùa mình nườm nượp. Họ bỏ ra họ xây cái chùa này, họ làm cái thất kia cho mình đẹp một chút ở. Họ sai mình thôi tứ sự. Ông thầy chùa gì mà bị người ta sai còn hơn cái đầy tớ nữa, ở đó mà làm ông thầy chùa. Có sung sướng gì không? Các thầy cứ nghĩ cái bổn phận của mình coi có sung sướng gì không? Thế mà bây giờ cứ hở hở ra chút gì, cũng như Thầy bây giờ ngồi đây thuyết pháp, lát nữa có Phật tử họ đến phải ra tiếp họ. Họ bỏ ra có năm đồng, mười đồng hay trăm hay triệu bạc, họ bắt mình nói thôi gần khan cổ họng mình. Về xem có tu thứ gì không? Bán họ mà họ có tu không? Làm những cái chuyện mất công. Cho nên Thầy mới nói ẩn bóng là khỏe, đâu có ai lại cầu Thầy được, cho nên Thầy giải thoát hoàn toàn. Đem pháp dạy thiên hạ mà thiên hạ không có tu. Thầy nói cho mỏi họng, mấy con cứ nói chuyện không, Thầy còn mệt Thầy nữa. Phải không? Cho nên phải chi là mấy con mà nỗ lực tu hành, giữ gìn giới luật nghiêm túc Thầy còn ráng róng cái họng lên mà gọi là con sư tử, gọi là tiếng rống tiếng sư tử, gầm lên cho mấy con nghe. Đằng này gầm riết thiếu điều Thầy muốn đứt hơi, mà rồi ai chẳng ra nấy hết. Thôi, gầm làm chi nữa. Thôi, rốt cuộc thôi để mình làm cái thằng câm đi cho rồi, cho khỏe hơn. Cho nên ẩn bóng là câm mất rồi. Phải không? Không có còn nói nữa.
Cho nên cứu mình, mà mình thấy cứu thiên hạ cứu không nổi rồi. Sao mà họ nặng như cái gánh đá vậy, gánh không có nỗi họ. Cho nên thôi, mình đừng có gánh nữa, bỏ xuống đi. Để cho họ ra sao đó ra, chìm xuống đáy nước cho họ ráng chịu. Thôi, ớn rồi. Phải không các con? Còn xách các con, xách lên xách hoài xách không nỗi. Cho nên tự các con mà muốn lên thì thời may Thầy đứng ở trên Thầy nói: à, thằng này nó muốn trồi lên, thôi mình lôi nó lên. Còn cái thằng này nó muốn chìm mình dận nó xuống luôn dưới cho rồi cho nó khỏe. Chứ mình cứ nói hoài mệt quá, phải không?
Đời tu hành là vậy đó. Hễ người nào muốn chìm mình nhận xuống luôn, xuống địa ngục luôn cho nó ớn. Còn cái thằng nào muốn trồi lên thì mình thấy, à thằng này muốn sống rồi cho nó trồi lên, nó đưa cái tay thì mình nắm kéo. Còn về cái bác hà tiện mà, có hai xu mà bác không chịu bỏ ra. Bác chỉ nói thôi thà chết thôi. Thì kệ, cho nó chết luôn đi. Thì tức cái người hà tiện cho nó chết luôn.
Cho nên ở đây Thầy cũng như vậy. Cho nên Thầy thấy cuối cùng qua cái thời gian mệt mỏi quá rồi. Thôi thì mình tìm cái cách mình ẩn bóng đi. Chờ coi có cái người nào mà đưa tay lên, thì mình nắm mình lôi, còn cái người nào không chịu đưa tay lên thì thôi. Cũng như bây giờ Thầy là cái người ngồi trên cái bờ rồi, phải không? Cái hồ nước này, cái bờ này, bao nhiêu mấy con thì đang hụp lặn dưới đó. Mà thằng nào muốn sống thì lôi lên, mà thằng nào muốn chết thì để cho nó chết ở dưới luôn. Chứ bây giờ cứ lôi lên mà nó không chịu lôi, mà nó cứ trì Thầy. Các con thấy Thầy khan cổ, là nó trì Thầy xuống đó, phải không? Cho nên Thầy không có dại gì để cho nó trì nữa đâu. Trong mấy ngày nay cứ ráng mà chịu đựng để mà gồng cái lưng lôi nó lên, coi có lôi được đứa nào không. Mà nếu không được thì thôi, thả nó xuống luôn ở dưới cho rồi.
Cho nên khi mà Ngài thấy được cái chỗ giải thoát như vậy. Do đó Ngài mới rất là hạnh phúc. Cho nên Ngài mới có cái bài kệ như thế này. Thật sự qua những cái gương hạnh này, chúng ta đều học đến đây. Thì chúng ta học Phật, pháp, tăng mà. Chúng ta phải theo các cái hạnh của những bậc thánh tăng nhiều lắm, và rất nhiều cái hạnh để chúng ta noi gương mà chúng ta tu hành.
Xưa ta ngồi cỗ voi,
(nghĩa là cưỡi voi đi đánh giặc đó).
May mặc đồ cẩm bào,
(nghĩa là ăn mặc đồ cẩm bào đó).
Ăn gạo thật thơm ngon,
Với món ăn khéo nấu,
Được bảo vệ chặt chẽ,
Tâm vẫn thấy sợ hãi,
Tâm luôn luôn bất an.
Nghĩa là lúc bấy giờ ông thí dụ, ông đi ra thì ngồi ở trên cổ voi, ai thấy cũng kinh khủng. Mặc thì áo cẩm bào, ăn thì gạo thơm thật thơm, với cái món ăn thì khéo nấu, quân lính thì bảo vệ chặt chẽ. Nhưng tâm ngồi trên cổ voi chứ sợ lắm, sợ con voi nó hất xuống cái cũng nát xương. Cho nên ông cũng quá sợ. Tuy rằng là làm oai ngồi, chứ cũng run. Tâm luôn luôn thì bất an, không có an ổn. Rồi bây giờ ông theo đạo Phật.
Nay theo Phật tu hành,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp thủ,
Là con của Đức Phật.
Nay Ông theo Phật Ông tu hành rồi. Bây giờ ăn đồ ăn không có được mà nấu khéo như hồi trước nữa. Ai muốn cho gì đó cho, cho nên nó vui đồ ăn đặt bát. Người ta đặt trong cái bát mình cái gì thì mình ăn cái đấy, chứ không có thấy mình buồn nữa.
“Thiền tư không chấp thủ”. Ở đây chữ “thiền tư” chúng ta phải hiểu được là cái Định Vô lậu đó quý thầy. Bởi vì “tư” đây là tư duy, suy tư, nghĩ tưởng, quán xét, cho nên luôn lúc nào ông không có dính mắc vào cái đối tượng nào hết. Cho nên ông xả được cái tâm của mình, trở thành cái tâm Vô lậu đó. Cho nên:
Thiền tư không chấp thủ
Là con của Đức Phật”.
Nghĩa là ở đây Thầy muốn nhắc lại cái bài kệ này quý thầy phải nhớ, cái đầu tiên của chúng ta theo đạo Phật, là chúng ta phải xả cái tâm của mình. Phải ly dục ly ác pháp đó, là phải toàn triệt sống đúng những cái giới hạnh của Phật. Không được vi phạm cái giới hạnh của Phật.Cho nên luôn luôn chúng ta phải có một sự quán xét. Quán xét để mà chúng ta thấy được cái chỗ mà giới hạnh của Phật, làm chúng ta không có bị khắc khổ, không có bị khó khăn, không có bị khổ sở. Tại sao vậy? Bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa, mà chúng ta không chịu suy tư, nó giải thoát hay không giải thoát. Coi chừng chúng ta sẽ thấy nó là ăn một bữa rất khổ đó. Chứ còn chúng ta mà suy tư là về thực phẩm bất tịnh, về thực phẩm như thế này thế khác. Rồi chúng ta suy tư về cái ăn trong một buổi như vậy. Chiều chúng ta thấy cũng quen rồi, sáng chúng ta thấy cũng quen rồi, không còn mệt nhọc, không còn đói khổ nữa. Thật sự là mình có giải thoát rồi, thật sự mình có hạnh phúc rồi. Thì như vậy là mình không dính mắc ở trong cái ăn rồi. Rồi tất cả các pháp khác nữa, do cái sự suy tư, thiền tư này, nó giúp cho chúng ta xả được toàn bộ cái tâm của ta, tức là Vô lậu đó.
Hôm nay Thầy nói như vậy đủ biết thiền tư này, nó giúp cho chúng ta xả được toàn bộ cái tâm của chúng ta, tức là Vô lậu đó. Hôm nay Thầy nói như vậy đủ biết qua cái bài kệ này, bước đầu vào đạo Phật, thì chúng ta vui nhận cái đồ ăn mà của cái người khác cho rồi, đặt bát.
Áo lượm rác kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Nghĩa là bây giờ mà vào theo đức Phật rồi, thì bắt đầu chúng ta nhận cái đồ ăn, cái đồ ăn thiệt là như cái đồ bỏ. Nếu mà ông vua mà đi ăn cái đồ ăn mà của họ cho như vậy, thì kể như là cái đồ bỏ rồi, ăn uống không có được đâu. Thế mà ông chấp nhận rồi đó. Thì bắt đầu bây giờ thay vì ông là nhà vua, thì tức là ông đi, tức là ở triều vua phải may y áo ông là phải sang đẹp, phải là đồ chắc tốt rồi. Nhưng đằng này không, ông lại đi lượm ở ngoài đống rác những cái “kiên trì lượm”. Nghĩa là bữa nay lượm nó chưa đủ cái y đâu. Mà mai mốt đi lượm cái đống rác ở thành phố Hồ Chí Minh đó, trời ơi nó nhiều lắm. Nào là vải chùi đít con họ này, nào là vải quần áo mà rách rưới của vợ con họ mặc nó rách nát rồi, nó quăng ra cái đống rác. Thầy nói khi mà đến cái đống rác của thành phố Hồ Chí Minh, nó đủ thứ vải hết, nghĩa là vải đen có, vải trắng có, vải vàng có, vải bông, vải màu đủ loại, nó đổ mà nó dơ bẩn kinh khủng lắm. Thấy cái đống rác là nó hôi thối không tưởng kể nổi. Thế mà, ông ta phải kiên trì lắm, đi lượm từng chút từng chút để kết lại thành một cái áo để mà mặc. Là một nhà vua đó, mà bây giờ đi tu rồi, phải chấp nhận đi lượm từng cái vải rách ở cái đống rác, để mà làm cái áo của mình. Chứ chưa có cái áo mặc mà tốt lành đâu.
Rồi hằng ngày thì “vui với đồ ăn đặt bát. Thiền tư không chấp trước”. Mỗi lần mà đi lượm rác mà kiên trì như vậy đó, thì nó có những cái tâm tư nổi lên, nổi lên nhớ lại trong lúc giàu sang của mình khi làm vua nó đâu có thiếu, đâu có thiếu vải mặc, đâu có thiếu áo như thế này. Tốt hơn thôi mình chỉ cần viết cái bức thư về cho gia đình hay, cho quan quân hay, là nó đem y áo của mình đầy đủ, chứ có gì mà phải đi lượm làm gì cho nó cực. Nhưng ông kiên trì. Ở đây chúng ta nghe cái bài kệ, “Áo lượm rác kiên trì”. Muốn có cái áo mặc, cái y như thế này, kiên trì lượm từng chút từng chút để kết lại.
Đó, thì như vậy là phải có sự suy tư để mà phá cái chấp đó chứ không khéo chúng ta thấy cực khổ quá, không kiên trì. Thì chúng ta chỉ cần viết bức thư gửi về là y áo chúng ta đầy đủ, đâu phải cực khổ như vậy. Chúng ta cũng vậy, nếu mà điều kiện áo quần chúng ta mà hơi có bộ rách rưới rồi đó, bắt đầu để gửi về Hà Nội hay gửi đâu đó, xin Phật tử cúng dường cho một mớ đi, cho mặc cho đã đi, chứ ở đây đi lượm cái này, thôi thôi quá cực. Đó là chúng ta thiếu kiên trì ở cái chỗ tu tập của chúng ta. Mà thiếu thiền tư, vì vậy mà chúng ta bị chấp trước.
“Thường khất thực kiên trì”. Tại sao mà đi khất thực kiên trì? À, Thầy nói cái sự khất thực để cho quý thầy biết, Thầy có khất thực Thầy biết. Có khi đi vô xóm, họ, con nít với người lớn họ xử chó cắn mình. Nó không có cho mà nó xử chó, nó dí (đuổi) mình. Trời ơi, nhiều khi nó không có cho, đi suốt cả buổi, họ không có cho gì hết. Nó buồn bực lắm, nó đói mà nó lại buồn bực. Thấy nó bất mãn lắm. Nếu mà thực sự mà không kiên trì, thì khó mà thực hành cái Pháp. Còn có bữa thì họ cho nhiều mình vui lắm. Nhưng mà vui nó cũng trật. Bởi vì, Thầy nói, khi mà ở thành phố mà Thầy đi khất thực. Họ đưa đồ về chùa Giác Ngộ, kéo bằng xe lôi. Thầy có nói rồi, phải không các con? Thế là lúc bây giờ nó hăng lắm, nó muốn đi khất thực lắm. Nhưng khi mà đi khất thực người ta không cho mà xách cái bát không thì hết muốn đi nữa rồi. Từ đó nó thoái chí ghê gớm lắm.
Cho nên ở đây ông này nói là Thầy có cái tâm trạng đó, Thầy hiểu được tâm trạng của ông ta. Cho nên ông nói “thường khất thực kiên trì”. Khất thực kiên trì là gì? Khi người ta cho nhiều thì mừng đó, tham đi lắm, mà khi người ta không cho rồi, thì lúc bây giờ mình mới biết là hết muốn đi khất thực rồi. Nhất là mình có cái Chùa, có cơm gạo ăn rồi thì không có còn muốn đi khất thực chút nào hết. Thôi ở chùa nấu ăn khỏe hơn, đi sao mà cực khổ quá. Mà nhiều khi họ lại nói nặng nói nhẹ mình nữa. Thậm chí như các con thấy như ông Phật ông đi khất thực về, Ông mang bình bát không về. Cái ông nông dân ông nhìn vô bình bát, “trời ơi, ông không cày ruộng như tôi để sống, ông đi làm gì mà chẳng đói?”. Phải không? Nói cái câu nói đó thiệt là mình hết muốn đi khất thực, rụng rời rồi. Không lẽ mình tay chân như vậy, mình đi xin người ta không cho, mà người ta còn cười mình nữa. Nhiều cái cách thức họ chửi mắng mình lắm. Đi khất thực họ nóimấy thằng trọc làm biếng, không về làm ăn, xách bát chừng này cứ ra ra xin xin. Ai nấu cơm cho mấy ông, đi đi, đừng ở đây. Trời ơi nó nhục nhã ghê gớm lắm chứ. Thật sự mà, Thầy nói thực sự mà.
Còn một lúc Thầy đi xuống dưới Mỹ Luân Thầy ở, Thầy đi vô xóm khất thực, đi ở ngoài đường xóm này. Đi thôi, Thầy nói cả năm cây số, mười cây số vậy, mà mới có một cái nhà, họ đem họ cho mình một bát cơm. Bao nhiêu nhà đi ngang, họ không thèm ngó tới nữa. Có người đi ngang họ lại còn trề môi họ cười nữa, trời! Thấy mấy cái đó nó bất mãn lắm, nó không muốn đi khất thực chút nào hết. Còn mình đi ra chợ, các con biết không? Đi ra chợ thì họ cho toàn là bánh mì không à. Họ nhét ba cái bánh mì, ăn cái thứ gì được. Rồi có khi họ mua xôi họ nhét ở trong bát đó, nó không có gạo có cơm gì cả. Thành ra bữa này, bữa khác, nó đủ cách hết. Cho nên đừng có nghĩ khất thực là ngon lành lắm đâu. Nó phải có tổ chức như thế nào.
Thiệt ra thì người ta thấy một vị mà mới vào tu, mà đi khất thực họ ít có cúng dường lắm. Như đức Phật kia mà người ta còn không cúng dường, huống hồ là người tu sĩ mà chưa ai biết mặt. Cho nên khó có thể mà đi xin lắm, chứ không phải dễ đâu. Vì vậy mà Thầy thấy trong cuộc đời mà tu hành, nếu mà chấp nhận làm cái nghề đi xin đó, mà để sống tu hành, nó mới thực là diệt cái ngã của chúng ta. Ông Phật, mình mới thấy cái tâm vô ngã của ông thực sự. Chứ còn cái uy danh và cái đức độ của ông Phật mà cái bác nông dân cày ruộng mà ông còn nói cái lời nói đó thì đủ thấy rằng nếu mà chúng ta mà có cái ngã một chút xíu thôi, thì chúng ta cũng thấy ghét cái ông này nữa. Ông chẳng ra gì hết. Cày ruộng mà cũng làm phách. Phải không? Các con hiểu cái lời nói mà ngay đó cái ngã của mình có liền. Còn ông Phật thì không đâu. Thì chúng ta thấy cái hạnh khất thực nó phải kiên trì lắm, chứ còn nếu mà không có kiên trì thì chúng ta khó mà có thể hành cái hạnh khất thực.
Và “vui đồ ăn mà đặt bát”. Nó không phải là chuyện dễ đâu. Thầy nói thật sự có khi họ cho cơm mà họ không cho muối. Thật sự họ đặt bát, cái đồ ăn đặt bát mà về ăn cơm, mà ăn cơm lạt thì các con nghĩ sao? Mà mình là một khất sĩ thì không có được cất muối. Chứ đâu phải như mấy ông mà chế giới của Phật, chế giới rồi bảo những cái giới nhỏ bỏ. Ông thêm cái giới là cất muối để dành ăn. Đó là mấy cái ông sau này chế giới đặt điều ra. Không có được cất muối, cho nên người ta cho gì, mình ăn đấy. Vì vậy mà người ta cho cơm, bây giờ không cho muối, rồi bây giờ mình làm sao bây giờ? Đem về thì cũng ăn cơm lạt chứ làm sao bây giờ. Mà thử hỏi quý thầy nghĩ, nó không có muối thì mình ăn làm sao được, nó rất khó.
Cho nên Thầy nói nếu mà gặp những trường hợp như vậy, thì chỉ còn có nước lấy cái muỗng mà cạy cái họng mình ra, rồi đổ cơm vô, lấy nước đổ vô, nó chạy ở trong rồi thôi. Chứ nuốt nhai không có nuốt nổi đâu. Khó lắm chứ không phải dễ, con người của mình coi vậy, chứ nó khó lắm không phải dễ. Chỉ có biết ăn sống là làm cách thức đó mà sống thôi, chứ không còn cách nào. Còn không thì chế cứ nuốt đại nuốt đại vô chứ, chẳng còn biết ngon. Bởi vì, chẳng hạn như bây giờ bỏ cơm vô trong miệng rồi chế nước vô, trộn trạo, trộn trạo cái rồi nuốt, cũng như là mình nuốt thuốc vậy đó, y như vậy đó. Một lúc cái bắt đầu cái bụng mình nó no lên rồi thôi, là mình nghỉ ăn. Chứ còn không thì khó mà có thể vui với đồ ăn khất thực lắm, khó lắm chứ không phải dễ. Cái tâm của mình mà lúc bây giờ Thầy chưa có phải là giải thoát. Thiệt nó bỉ thử ở trong cái lòng nó tức giận lắm. Chẳng lẽ mình như vậy mà không có ăn, đi xin mà cho bữa này bữa khác. Muốn điên, muốn chết được, chứ đâu có sống được.
Cho nên khi mà Thầy lên Hòn Sơn Thầy ở cũng vậy. Cho nên Thầy bực nhất là cái trèo, ở trên núi mà xuống núi, nó quá vất vả. Mang chừng năm ký gạo hay mười ký gạo mà lên trên đó, lên trên núi để dành mà nấu ăn thì trong vòng một tuần lễ, mười ngày thì nó hết sạch. Mà ăn nhín nhín, chứ chưa dám ăn nhiều. Mà thế mà nó hết sạch, thì phải trèo xuống núi. Mà mỗi lần trèo xuống núi mang lên nó nặng nề, nó cực gần chết, chứ đâu có sướng gì. Mà khoái ở trên núi chứ, mới độc, ở dưới thì nó khỏe hơn. Mà đằng này muốn trèo lên núi chơi, ngồi trên đầu thiên hạ. Tức là mình muốn làm Phật đó. Cho nên do cái chỗ mà muốn làm Phật, cho nên phải cực dữ lắm, chứ không phải sung sướng đâu. Vì vậy mà Thầy nói mình muốn làm Phật, thì mình phải ăn lá cây. Do đó bắt đầu Thầy xuống ông chủ Hòn Thầy xin lần lần, thì sau đó Thầy không thèm xin nữa, Thầy không xuống nữa. Thầy ở trên Thầy tập Thầy ăn lá cây riết, rồi Thầy ăn, Thầy trồng ba cái rau xà lách son, Thầy bỏ trồng theo cái mương vậy, Thầy lấy đó mà sống, riết rồi Thầy sống được bằng rau, rồi bằng lá cây được rồi, Thầy chẳng cần xin ông nữa, chẳng cần phải xin nước tương nữa. Rồi cuối cùng Thầy cũng chẳng cần xin thuốc rét thuốc gì nữa hết. Cuối cùng Thầy ở trên Thầy tu cho đã, Thầy chẳng thèm xuống nữa. Ba bốn tháng sau Thầy xuống núi, là Thầy đi về luôn, chứ Thầy không cần ở trên đó nữa. Thầy biết là ăn lá rừng sống được rồi. Cho nên sau cái thời gian tập luyện thì mình thấy cái gì, cái cơ thể của mình nó cũng phù hợp, nhưng mình làm nặng không được.
Do cái chỗ mà từng sống ở trên những cái khó khăn như vậy đó, Thầy mới biết được tâm niệm của mình đi khất thực. Rồi biết được ăn đồ ăn mà khất thực như thế nào? Thì cái ông này mà viết ra cái bài kệ này, Thầy đọc sao nó có cái cảm tưởng giống như Thầy quá độ. Cho nên ông thường nhắc, ông từ cái kiên trì mà đi lượm từng cái áo rách, từng miếng vải, lượm để mà kiên trì mà kết lại. Rồi từng cái đi khất thực cũng kiên trì để mà khất thực. Thầy biết giống cái bụng mình quá. Hồi đó mình, thiệt ra mình bỏ dỡ. Cho nên Thầy đi khất thực thời gian sau Thầy bỏ. Thầy đâu có khất thực được nữa. Thầy biết nếu mà Thầy kiên trì như ông, thì chắc chắn là Thầy thành Phật lâu rồi, chứ đâu phải mới đây đâu. Nhưng mà Thầy không có kiên trì nỗi, cho nên Thầy bỏ cái hạnh khất thực.
Mặc ba y kiên trì, ba cái y như thế này mà kiên trì, thì quý thầy nghĩ đâu có phải là chuyện dễ đâu. Có bữa nó ở truồng như nhộng. Chẳng hạn như bây giờ Thầy mặc như thế này tới chiều mà Thầy giảng, mồ hôi mồ hám vậy, thì đâu có mặc được nữa. Có nước là chui ở trong hang, cái này đem đi giặt đi chứ gì. Còn không Thầy phải quấn lá cây Thầy đi, chứ Thầy còn cái gì nữa mà Thầy mặc. Ba y chứ đâu còn cái gì khác hơn nữa. Đâu có phải như mấy ông Đại thừa, còn ôm một đống như gì, gọi là ba y của ông. Còn cái này mình là nguyên thủy, cái gốc của Phật, rồi thì mình còn cái bát với 3 cái này thôi. Đâu có còn cái gì nữa. Cái y hạ là cái quần, mà cái y trung là cái áo này, còn cái y thượng là cái choàng Thầy ở ngoài, đủ rồi. Mà bây giờ bắt đầu Thầy thuyết giảng như thế này, hoặc là Thầy đi từ đây xuống thành phố mà Thầy đi bộ, thử hỏi ba cái đồ này nó có ướt không, ướt đẫm hết rồi. Mà mặc nữa nó rít cũng như cái con chuột, thì làm sao mà mặc cho được, phải không? Cho nên bắt buộc Thầy phải bỏ, bắt buộc Thầy phải bỏ cái bộ y này. Mà bỏ bộ y này mà đi giặt nó, thì chắc chắn là Thầy phải ở truồng rồi. Nghĩa là có cách chui vô trong hang chờ nó khô, rồi mới mặt vô được thôi. Cho nên, nếu mà không kiên trì, chắc chắn chúng ta không sống được ba y đâu. Thế nào cũng phải sắm thêm bộ nữa à. Phải không các con? Phải thấy cái điều này chứ. Thực ra Thầy nói nếu mà không kiên trì, ông này ông có cái sống đó rồi, ông biết rồi, cho nên ông viết cái bài kệ, Thầy cũng hiểu tâm trạng này lắm rồi.
Cho nên có lần Thầy nói, không thế nào được. Thế nào, sau này Thầy cũng chế giới ra. Không có mặc ba y, mà phải có một cái y thượng và hai cái bộ đồ ngắn. Tức là có hai cái y trung và hai cái y hạ. Thì như vậy cái đời sống chúng ta mới được. Chứ còn nếu mà không, cứ thế này thì chắc chắn là không có nổi rồi. Ông Phật ông sống làm sao, chứ sống cái kiểu mình thì chắc không thấu rồi. Thầy nghĩ như vậy mà. Đúng là Thầy có trình bày cái này với quý thầy một lần. Cho nên Thầy nói Phật chế kiểu này sống không nổi rồi. Nhưng mà Thầy thấy thật sự, qua hai cái bài kệ ông này thiệt là đúng. Chúng ta phải kiên trì lắm, chúng ta phải sống có lúc như con nhộng, nhưng có lúc phải lấy lá cây mà quấn xung quanh mình, để giữ cho kín thân của mình, thì lúc bây giờ mới thay cái bộ đồ này đem giặt mới được. Khó lắm chứ các thầy tưởng. Thiểu dục tri túc là một cái đời sống giải thoát của đạo Phật, chứ không phải là cái người tầm thường mà có thể sống được. Rất khó.
Mặc ba y kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước.
Tại sao cứ mỗi lần cái vị này đọc lên hai cái câu như vậy, thì phải có thiền tư theo đó? Các thầy thấy phải hiểu chứ. Khi chúng ta không mà quán xét, không có thông suốt được đó, thì chúng ta bị chấp trước liền tức khắc. Chúng ta phải bỏ dỡ những cái hạnh này liền tức khắc, không thể nào mà chúng ta sống được hết. Cho nên qua cái bài kệ này, Thầy thấy rất tuyệt vời. Đối với một người mà quyết tâm tu giải thoát, thì không thể nào mà không học cái bài kệ của Ngài. Không có học cái lòng kiên trì vĩ đại này, thì không thể nào mà sống được cái đời sống phạm hạnh của đức Phật.
Đi từng nhà kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Đi từng nhà kiên trì, nghĩa là trên con đường này, từ đây mình đi chừng năm nhà mười nhà là đủ ăn, rồi mình đi về chứ gì? À, không, họ không có bỏ đâu. Trời ơi, kiên trì phải đi hoài, đi hoài, đi chừng nào mà có được cái bát cơm rồi mới quay về. Chứ không khéo mà không kiên trì, thì mình đi chút thôi trở về cho rồi. Về Tịnh xá đây, bắt mấy bà Phật tử mà nấu cơm ăn sướng hơn. Kiểu này đi mỏi chân thấy mẹ. Đó là nó thiếu cái kiên trì là mình không thể nào mà đi được từng nhà đâu. Chứ không phải đi từng nhà mà dễ đâu. Cho nên, nhiều khi mình đi ra một chút, bị chúng xịt chó là thấy hết muốn đi rồi, muốn trở về. Không biết đi tới nữa, họ có gài bẫy họ đập mình thấy bà luôn. Nó nhiều cái suy tư ở trong đầu óc, làm cho mình nó thiếu kiên trì. Đi khất thực là nó khó như vậy đó. Cho nên ở đây, qua cái bài kệ này, Thầy thấy Ngài tu tập, Ngài có những cái sự kiên trì ở trong cái chỗ tu tập. Cũng như bây giờ Thầy nói như thế này. Đến đây thì Ngài nói:
Ăn một bữa kiên trì,
Vui đồ ăn khất thực,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Ăn một bữa kiên trì.Nếu quý vị mà về đây mà không có kỷ luật mà như ở đây, thì quý vị sẽ không ăn uống được đâu. Rồi bắt đầu quý vị rời khỏi nơi đây, chưa chắc quý vị đã ăn ngày một bữa như đây đâu. Tức là quý vị thiếu kiên trì chứ gì? Về nhà quý vị “Hồi ở trong đó ba tháng tui quất có một bữa, về đây thấy ba bữa, tôi khoái quá nhảy lên tôi ăn ngày ba bữa cho nó đã”. Chắc chắn là quý vị sẽ bị rớt ngay từ khi mà quý vị rời khỏi đây. Thì quý vị về cái ăn uống của quý vị sẽ thiếu kiên trì rồi. Tức là quý vị sẽ bị cám dỗ ngay liền. Mới về ở nhà vợ, hoặc con cái mình nói, “bữa nay ba về rồi, làm cái gì cho ngon ba ăn đi. Hoặc là ông mới về đó, làm một ly sữa cho ông uống cho khỏe. Ở trong chắc chắn là ông ăn chay địa lắm, chứ không phải không đâu”. Bắt đầu cám dỗ riết ông rớt, không bao giờ mà có thể ông không dính được đâu.
Cho nên Thầy nói thật sự, cái sự thật mà ăn một bữa, mà đã được giải thoát rồi, về nhất định người ta nhét vô trong miệng mình thêm một chút, thì nhất định không ăn là không ăn. Một ly nước ngọt cũng không thèm uống nữa. Tao đã ăn một bữa được rồi, thì tao đã giải thoát được ba bữa kia rồi, thì tụi bây đừng có mong mà dụ dỗ tao nữa. Tụi bây là cái đám ma vương này, đừng có bày đặt đồ ăn cho nó ngon để mà cám dỗ tao. Tao không có thèm đâu. Đói chết bỏ, chứ nhất định là ăn ngày một bữa là tao đã được giải thoát rồi, tao thấy rõ rồi.
Do đó là cái sự kiên trì của mình dữ lắm, mình mới về nhà mình mới giữ được. Chứ Thầy thấy hầu hết là quý thầy về đây tu, bắt buộc ăn một bữa, nhưng mà đi ra ngoài kia, vô trong kia có cái người Phật tử mà họ làm cái ly sữa như vậy này: Thầy uống ly sữa này cho nó khỏe, nốc liền, không có bao giờ mà khỏi uống. Khoái lắm mà. Đi ra một chút là thấy kể như giới luật là vi phạm, phi thời ngay tức khắc à. Không có phạm cái này, phạm cái ăn uống rất là rõ rệt.
Cho nên trong những cái bài mà nói như vậy. Tức là trong cái sự ăn uống chúng ta kiên trì dữ lắm, đừng có phạm nó. Đến đó người ta nói này kia, thầy cứ chấp giới chấp luật hoài. Quý thầy, người ta ai cũng vậy hết, còn thầy thì cứ vậy à. Thầy cứ uống đi, có sao con chịu cho. Có ai mà chịu cho mình? Mình đọa địa ngục thì mình biết chứ ai chịu. Nhưng mà họ nói cho qua, để cho mình nuốt cho được. Nhưng mà nuốt rồi sao, họ cười chứ bộ họ khen mình lắm. Ông thầy này, ông cũng khoái uống dữ lắm. Thầy nói thật sự đó. Còn mình không uống, ông thầy này khó, chứ coi bộ ông là người tu hành đàng hoàng đó. Phải không? Các con thấy mình đúng đắn thì họ sẽ ca ngợi mình, mà mình theo cái kiểu mà họ cám dỗ mình, thì mình sẽ bị họ chê mình, không có trật đâu.
Ăn trong bát kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
À, bây giờ quý thầy ở đây quý thầy người nào cũng có cái bát ăn hết, nhưng mà về nhà ăn cái bát khó quá. Húp canh gì mà kê cái bát húp cũng khó cực. Tốt hơn làm cái chén vậy dễ ăn, đũa dài gắp dễ. Ăn như trong chùa nó khó ăn quá. Đó, cho nên ở đây ông ta nói đúng đó. Ăn trong cái bát, mình phải xem thấy thật sự là mình kiên trì mới ăn được cái bát, chứ không phải là cái chuyện mà ăn ở trong cái bát là dễ đâu, không phải dễ đâu. Gắp cái gì cũng bỏ trong cái bát, rồi từ từ mình mới múc mình ăn, hoặc cái này cái kia.
Đó là một cái sự kiên trì của mình lắm. Rồi mình thấy nó thoải mái, dễ chịu hơn là về cầm cái bát cơm, cái chén hay cái tô gì này, xới cơm vô cái múc ăn, nó dễ, nó gọn, nó nhỏ, nó vừa cái miệng, mình ăn nó mau mà nó dễ nữa. Còn cái bát gì mà khó ăn quá. Nó làm sao cho mình, nhưng mà mình giữ gìn đúng cái hạnh của mình là ăn trong bát kiên trì.
Đó, những cái lời dạy này, Thầy thấy đều là có thấm thía lắm. Bây giờ các thầy, ở đây ăn trong bát với Thầy đó, nhưng mà khi về rồi, thì lấy cái chén nhỏ cho tôi ở trong, tôi trút xuống. Cái bát nó còn lớn hơn cái tô của mình ở nhà, cho nên bây giờ thôi bỏ đi. Cho tôi cái chén nhỏ tôi ăn cho nó gọn. Thật sự ra, có nhiều người nói, ăn cái bát là tại hồi xưa không có, còn bây giờ chén đũa thiếu gì, cứ lấy chén đũa mà ăn chứ thiếu gì. Sự thật ra nhiều cái vật dụng, nó làm cho chúng ta bị chìm đắm ở trong đó.
Cho nên ở đây “Thiền tư không chấp trước”. Nếu mà chúng ta không quán xét rõ được cái điều này, thì chúng ta dễ bị những cái vật chất đó lôi cuốn chúng ta trong cái ăn uống đó, trong cái vật đó; từ cái bát cho đến cái chén, từ đôi đũa này kia, nó làm cho chúng ta phải dính mắc hết. Thậm chí chúng ta là người muốn giải thoát, chúng ta phải tập ngay từ ăn bóc nữa, không cần muỗng nữa. Bởi vì có cái bát không chúng ta cũng khỏi khua cái bát kêu rổn rẻn rổn rẻn. Cái muỗng ở trong nó khua chứ gì, phải không? Còn bây giờ cái bát không, thì nó không khua. Cho nên hoàn toàn là không có bị dính mắc một cái vật gì hết. Hai bàn tay chúng ta ăn chúng ta rửa sạch. Lúc bây giờ chúng ta chỉ bốc mà ăn chứ khỏi cần gì. Đâu phải là người Ấn Độ họ mới bốc. Người Việt Nam cũng bốc được, nhưng mà người Việt Nam bốc để giải thoát, chứ đâu phải bốc như người Ấn Độ. Còn nhiều người Ấn Độ bốc mà không giải thoát sao. Đâu có phải chuyện như vậy. Cho nên, ở đây chúng ta đừng có nghĩ rằng mình ăn bốc mà đây là tìm cái đường lối giải thoát cho chúng ta. Chúng ta có cái gì chúng ta sử dụng cái đấy. Một con vật, nó có sắm đũa, sắm bát, sắm muỗng không? Nó cũng vẫn ăn được như thường. Trời sinh sao có gì mình sống, mình bỏ hết, để cho mình giải thoát hoàn toàn. Còn cái thân này mình còn bỏ, còn chấp cái gì nữa, ở đây mà thêm bát, thêm đũa, thêm nĩa, cho nó rườm rà, cho nó cực. Làm quá kiểu vua chúa.
Cho nên muốn giải thoát là chúng ta phải bỏ xả hết, để mà chúng ta trở về với sự giải thoát. Ăn uống chỉ tạm thời để mà nuôi cái con bệnh, con bệnh đói của thân chúng ta thôi, chứ đâu phải là thứ mà vĩnh viễn. Đâu phải là một cái thứ để mà chúng ta chấp nó để mà chúng ta nuôi nó để mà vĩnh viễn.
Đó thì quý thầy thấy cả một cái vấn đề phải kiên trì mới ăn được ở trong bát. Rồi bây giờ ông nói thêm cái gì đây?
“Không ăn thêm kiên trì”,nhiều khi chúng ta ăn rồi, nhưng mà thấy có người rọi lên cái gì đó, nó ngon quá thôi ráng ăn thêm. Cho nên trong giới bổn, các ông có chế ra muốn ăn thêm, phải nhờ cái người chưa ăn đó, họ ăn dùm cho một miếng, rồi bắt đầu mình ăn thêm được, không có phạm giới. Thiệt là mấy ông này muốn ăn thêm rồi chế tầm bậy ra đó. Đó là đọc lại kinh giới Thầy mắc tức cười. Cái chuyện đó là cái chuyện không có phải. Cho nên khi mà mình muốn, thấy mình ăn thêm cái điều đó, tức là còn cái tâm tham dục. Cho nên mình kiên trì, nhất định là không ăn thêm.
Vì đồ ăn mà đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật
Sống ở trong rừng kiên trì,
Vui theo đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Sống trong rừng không phải đơn giản đâu. Cho nên, Thầy có một thời gian mà Thầy ở trên Hòn Sơn, Thầy ở trong rừng, ở trong hang, mà Thầy vẫn sống. Đâu có phải là chuyện mà người nhát gan, mà ở trên đó được. Người mà sợ hãi thì không ở trong rừng được đâu. Khó lắm chứ không phải dễ. Nhưng mà trong rừng núi mới là chỗ lý tưởng cho sự tu hành của chúng ta, chứ không phải là ở cái đồng bằng như thế này là lý tưởng cho chúng ta đâu.
Đến đây chúng ta nghỉ để mà ăn cơm. Rồi tiếp tục buổi chiều Thầy sẽ giảng tiếp theo cái bài này.
Hồi sáng Thầy đã giảng sống ở trong rừng phải kiên trì. Cho nên Thầy có thuật lại trong cái thời gian mà Thầy ở trên Hòn Sơn, mà Thầy sống ở trong rừng một mình để tu tập. Thiệt ra thì nếu mà không kiên trì, thì cũng không có sống nổi ở trong rừng. Cho nên cái bài kệ đó, thì nó đã qua rồi.
Bây giờ:
Ngồi ở dưới gốc cây mà kiên trì.
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Đây là cái bài kệ của ông A Na Luật, ông đã từng theo Đức Phật tu tập, và ông đã nói lên cái bài kệ này.
Ngồi dưới gốc cây kiên trì, một cái người mà sống ở dưới gốc cây, một cái tàn cây như thế này, nó không nhà, không cửa mà sống như vậy đó, mà luôn ngày này qua ngày khác, nó phải có cái sự kiên trì ở cái sự tu tập đó. Và vui với cái đồ ăn mà khất thực, đây không phải là cái bài kệ của ông A Na Luật, mà là cái bài kệ của Ngài Bhaddiya. Ngài làmột vị hoàng tử và làm vua trong một nước. Sau khi theo Phật tu, Ngài xả bỏ hết. Rồi Ngài chỉ sống với những cái đồ ăn mà đi xin. Thì Ngài cũng phải kiên trì ở trong những cái đồ ăn đó. Rồi Ngài cũng phải kiên trì ở trong hằng ngày mà đi khất thực. Ngài cũng phải kiên trì sống ở trong những cái gốc cây, rồi kiên trì sống ở trong cái khu rừng. Mỗi mỗi cái, Ngài đều có cái sự sống kiên trì như vậy. Tại sao mà Ngài lại phải sống kiên trì? Vì Ngài sống với một cái đời sống của một vị vua rất là đầy đủ và sung sướng, làm cho Ngài nếu mà không kiên trì thì Ngài sẽ bỏ cuộc. Và bây giờ những món ăn mà đi xin, nó không phải là những món ăn mà được các người mà hầu hạ mà nấu nướng cho nó thích khẩu, cho nó vừa miệng. Mà người ta cho cái gì thì ăn cái nấy. Ở trước kia, những bài kệ trước của Ngài, Thầy đã có nhắc lại vấn đề này. Cho nên luôn luôn lúc nào thì Ngài cũng phải sống ở trong cái sự thiền quán, tức là thiền tư, Ngài suy tư Ngài quán xét. Vì vậy mà Ngài mới chấp trì được cái hạnh sống đó, để mà Ngài thực hiện được cái sự giải thoát.
Cho nên:
Ngồi gốc cây kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Nếu mà mình muốn trở thành một đức Phật giải thoát, là con của đức Phật. Thì luôn luôn mình phải sống có cái sự kiên trì, chịu đựng ở trong sự tu tập của mình. Vì vậy mà muốn được kiên trì mà sống được như vậy, thì phải có một cái sự suy tư thấu đáo. Nó làm cho chúng ta không còn chấp trước những cái mà chúng ta chạy theo những cái ảo giác sung sướng, hạnh phúc giả tạo của thế gian.
Đó là sống dưới gốc cây. Còn bây giờ tới cái bài kệ bốn câu này thì Ngài lại sống ở ngoài trời.
Sống ngoài trời kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Thì bây giờ chúng ta nghĩ coi mình sống ở ngoài trời, khi mà có thể nắng gió, không có bóng cây, không có một cái gì mà che nắng. Thì chắc chắn là chúng ta thấy rất khó, rất khó mà kiên trì sống được như vậy. Cho nên nếu không khéo thì chúng ta lại bỏ cuộc trong cái bước đường tu tập. Vui thì với cái đồ ăn mà người ta cho chứ không có chê dỡ chê ngon hay chê hư chê thối gì hết. Miễn ăn để mà sống mà thôi. Do vì vậy đó thì Ngài phải luôn luôn sống ở trong cái thiền tư. Tức là Ngài quán xét từng cái hành động sống của mình. Sống ngoài trời mà tâm nó không còn thấy buồn bã. Nó không còn thấy mình trơ trọi hay thế này thế khác, hoặc là mình cô đơn thế này thế khác, hoặc là mình thiếu hụt thế này thế khác. Luôn luôn thấy biết đủ. Cho nên Ngài vui sống với cái cuộc sống tu hành. Cho nên Ngài mới xứng đáng là con của đức Phật.
Bây giờ, trên bước đường tu hành có lúc thì sống dưới gốc cây, có lúc thì sống ở trong rừng, có lúc thì sống ngoài trời. Nhưng cũng có lúc sống ở nghĩa địa.
Trú nghĩa địa kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Bây giờ Ngài sống ở nghĩa địa. Thì các con thấy mình sống chắc một bữa ở trong cái đồng mã, thì chúng ta đã thấy hết muốn ở rồi. Thế mà ngày này qua ngày khác nếu còn đang trụ ở đồng mã, thì Ngài sẽ ở đó mãi. Rồi có những thây ma, có những cái đám ma người ta mới chôn. Vì vậy đó mà nếu mà chúng ta không có gan dạ thì chắc chắn khó mà có thể ở trong cái đồng mã đó được. Ban đêm thì thanh vắng, nhìn đâu đâu những cái thay ma, những cái gò mã. Những cái mã dày đặc ở trong cái khu đất đó, làm chúng ta thấy nó lạnh lùng, làm chúng ta thấy nó buồn bã vô cùng. Thế mà Ngài kiên trì, Ngài vẫn sống được. Và Ngài sống được là Ngài nhờ gì? Tức là Ngài nhờ thiền quán, tức là tu cái định Vô lậu, Ngài quán xét cho nên Ngài không chấp trước một cái gì hết. Vì vậy mà Ngài mới xứng đáng là con của đức Phật.
Tùy xứ trú kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Tùy cái xứ, cái trụ xứ đó nó khó hay dễ, nó được đầy đủ hay là thiếu hụt. Cái trụ xứ nào Ngài cũng tùy được hết. Ngài ở đâu Ngài cũng thấy được an vui hết. Chứ Ngài không thấy ở chỗ này sao động quá, ở chỗ này sao ồn quá, ở chỗ này không có núi rừng, ở chỗ này sao mà thiên hạ ca hát đàn địch tối ngày. Ngài không có than phiền gì hết. Tùy cái trụ xứ đó mà Ngài kiên trì mà ở, mà nỗ lực thực hiện cái thiền tư, tức là cái thiền quán để cho mình quán xét, không còn chấp trước một cái đối tượng nào hết. Từ đó thì Ngài mới giải thoát được hoàn toàn, mới xứng đáng là con của Phật.
Cho nên cái câu kệ này, thì chứng minh rằng chúng ta nhiều khi cái tâm của chúng ta còn cái chướng, nó không có tùy xứ. Đến cái xứ này thì mong cái xứ khác, đến cái xứ khác thì mong cái xứ khác nữa. Rồi trong tâm cứ nghĩ lo đi tìm cái nơi nào mà yên tịnh và thanh vắng nhất thì mới tu hành được, còn cái cảnh động như thế này thì tu hành không được. Khi Ngài ở cái trú xứ nào thì Ngài cũng kiên trì để mà thực hiện cái thiền tư để mà quán xét, để mà không chấp trước, không bị dính mắc cái cảnh đó, để làm cho mình khó khăn tu hành.
Nghĩa là Ngài dùng cái bài kệ này, Ngài sống gần với người này người kia, thường gần sống những người kiên trì. Mình sống với những người này người kia thì mình phải có tu tập kiên trì. Họ khen mình cũng được mà chê mình cũng được. Mà bằng cách này bằng cách khác đủ loại, thì mình vẫn kiên trì cái lời nói, cái hoàn cảnh, cái sự kiện mà xảy ra mình vẫn kiên trì được. Luôn luôn mình:
Vui với đồ ăn khất thực,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Sống gần người kiên trì,nghĩa là gần bất cứ người nào, thì mình cũng vẫn giữ được cái sự kiên trì của mình. Vui với những cái đồ ăn mà người ta đặt bát, mình thiền tư, mình không chấp trước. Do đó luôn luôn lúc nào cái thiền quán thì Ngài cứ đặt trước mặt của mình. Nỗ lực tu để tâm mình không bị dính mắc cái lời khen, tiếng chê hoặc là thế này thế khác. Đó là cái sự tu tập của Ngài. Chúng ta lấy đó mà có thể bắt chước Ngài để mà dùng cái thiền quán, thiền tư hoặc là Định Vô lậu, để mà chúng ta đừng có dính mắc.
Ham muốn ít kiên trì, nghĩa là mình tập luyện cái sự ít muốn của mình cho nó kiên trì. Chứ còn cái muốn của mình, thì cái ham muốn mình nó muốn nhiều lắm. Thấy cái chút gì mình cũng thấy mình thiếu hết à, mình không có thấy mình đủ. Cho nên mình tập cái ham muốn ít đi. Mình kiên trì, bây giờ nó có cái gì, thì mình bỏ lần, bỏ lần để cho mình ít muốn đi, thì nó mới là được. Cho nên muốn mà làm cho mình tập được cái tánh mà ít muốn, thì mình phải kiên trì tập luyện, xả lần xả lần xuống để cho cái tâm tánh ít muốn lại. Chứ không nó muốn gì, mà cái gì nó cũng muốn hết. Luôn luôn mình “Vui với đồ ăn đặt bát. Thiền tư không chấp trước”, tức là luôn luôn mình nhớ để cho mình thực hiện cái thiền Định Vô lậu. Mình quán xét để cho mình đừng có chấp trước, sao mình thiếu cái này, mình thiếu cái kia. Do đó vì mình chưa ít muốn cho nên mình thấy mình thiếu. Còn mình muốn ít rồi thì mình không thấy mình thiếu gì nữa hết. Mà muốn được vậy thì mình phải quán xét, mình suy tư, đời không còn có gì nữa hết. Cho nên do đó mình không chấp trước một cái gì.
Bây giờ tới một cái giai đoạn nữa là “Sống biết đủ kiên trì”, nghĩa là mình biết bây giờ có cái gì là mình biết đủ cái đấy à, mình không có muốn thêm nữa. Mà cái đó cũng là sự kiên trì của mình. Chớ không biết kiên trì thì chắc chắn mình chưa sống biết đủ đâu.
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng phải có cái sự quán xét suy tư, để cho mình phá cái chấp dính mắc của mình. Từ đó mình mới sống cái biết đủ mới được. Còn không khéo thì mình không biết đủ.
Rồi đến một bài kệ nữa thì Ngài lại dạy:
Hạnh viễn ly kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Bây giờ đó mình phải tập sống cái hạnh viễn ly. Ly các pháp, ly cái này ly cái nọ, ly tất cả mọi cái hết. Chớ không có để cho nó dính mắc ở trong cái tâm của mình. Mọi vật đều bỏ xuống hết. Do vì vậy đó mà mình thực hiện cái hạnh viễn ly mới được. Còn nếu mình mà không thực hiện cái hạnh viễn ly, thì mình khó mà có thể giải thoát. Hay nó còn nhiều vật dụng, còn cái này kia thì tức là mình khó mà giải thoát được. Mình chỉ sống làm sao cho nó đủ vọn vẹn ở trong cái đời sống của mình. Rày đây mai đó, không nhà không cửa, sống cái người mà không gia đình, không nhà cửa, không tài sản của cải thì mới thấy cái tâm hồn mà thảnh thơi.
Các con sẽ nghe lại cái cuộn băng mà Thầy đã nhắc. Có một vị thường xuyên vị ở trong khu rừng, hoặc là ở nơi đâu đó ngồi dưới gốc cây, vị đó nghĩ sao mà hạnh phúc quá như thế này. Cứ lâu lâu Ngài lại thốt lên cái lời nói, sao mà người tu hành hạnh phúc đến cái mức độ này. Thì cũng là cái ông này, ông là một vị vua, ông sống rất là đủ ngũ dục lạc. Nhưng mà ông thấy là khi làm vua, ông còn sợ hãi lo lắng mọi thứ. Mà trái lại khi theo Phật xuất gia rồi bây giờ mới thấy thật sự rằng, khi mà viễn ly, xa xôi những cái vật dụng của thế gian, những vật chất rồi, thì ông mới thấy đây là một cái sự giải thoát chân thật, đây không còn khổ đau nữa. Cho nên thỉnh thoảng ông thốt lên lời nói. Và đức Phật đi kinh hành ngang qua nghe ông thốt lên như vậy, đức Phật mới hỏi. Thì ông là cái người giữ cái hạnh viễn ly, rất là kiên trì trong cái hạnh viễn ly, cho nên mới đem lại cái sự hạnh phúc đó cho chính bản thân ông. Chúng ta thấy đó, và đây cũng là một cái bài kệ nhắc nhở chúng ta, để sống cái đời viễn ly. Chúng ta buông xuống, buông xuống hết, để mà viễn ly, để không còn một cái gì nữa. Chứ nếu mà còn một chút, thì chắc chắn là chúng ta khó mà giải thoát được.
Bài kệ kế là nhắc nhở cho chúng ta thêm là “Không giao du kiên trì”,nghĩa là chúng ta kiên trì không có giao du với ai hết, không có chơi với người nào hết. “Vui với đồ ăn đặt bát”, nghĩa là người ta cho mình cái gì mình ăn cái nấy, mình vui vẻ với cái đồ đó.
Thiền tư không chấp trước,
Là con của đức Phật.
Cho nên sống nếu mà mình không giao du với ai, thì nó là một cái sự kiên trì chứ không khéo thì cũng nay nói chuyện người này, mai nói chuyện với người kia. Nó sanh ra nhiều thứ phiền não và đau khổ vô cùng. Mà ở đây Thầy thường nhắc nhở các con nên sống độc cư, không nên nói chuyện với ai hết. Mình sống cái chỗ nào, mình mong sống một mình mình trầm lặng trong cái sự cô đơn, để thực hiện cái nội tâm của mình đi sâu vào thiền định. Đó là những cái hạnh, những cái điều kiện mà cần tu thì qua những cái bài kệ này, đều là nhắc nhở chúng ta hết.
Cho nên khi mà các con hiểu được, ráng mà nêu những cái hạnh này, mà lập thành một cuộc sống của mình. Sống không giao du với ai hết.Đó là một cái bài kệ để dạy chúng ta muốn mà sống không giao du, thì phải suy tư, phải quán xét rất là thấu đáo, để không còn dính mắc nữa.
Đến cái bài kệ nữa:
Sống siêng năng kiên trì. Cái sự siêng năng mà kiên trì đó, là mình phải siêng năng chứ không thể nào thiếu sự siêng năng mà được. Ví dụ như bây giờ mình không giao du với ai, mình kiên trì nhưng mình thiếu siêng năng thì ít hôm thì mình có cái sự không giao du đó trong vòng nửa tháng hoặc một tháng à. Còn sau đó thì bắt đầu giao du tùm lum ra hết, thì như vậy là mình chỉ có siêng năng trong có mấy ngày à. Cho nên cái sự siêng năng này nó phải luôn luôn. Cũng như mình sống cái hạnh viễn ly thì nó phải siêng năng viễn ly mãi mãi từ năm đến năm khác, cho đến cả suốt cuộc đời của mình. Chứ có khi mình sống viễn ly, mình không giao du, nhưng mà mình siêng năng chỉ có một tháng hai tháng, một ngày hai ngày à. Tôi siêng năng dữ lắm, tôi siêng năng có một ngày tôi tịnh khẩu, tôi không nói chuyện, tôi độc cư không giao du ai hết, có một ngày à. Còn ngày hôm sau thì mình nói chuyện tùm lum ra hết. Thì cái đó là thiếu siêng năng. Siêng năng mà như vậy thì mình phải siêng năng mãi, hoài cho đến suốt cuộc đời của mình thì mình mới thấy được cái sự giải thoát. Thì cái bài kệ dạy, tuy rằng bốn câu kệ, nhưng nó đầy đủ cái ý nghĩ. Nếu mà chúng ta thiếu siêng năng trong một cái hạnh nào đó, thì cái sự thiếu siêng năng đó, nó sẽ làm cái hạnh đó nó sẽ bị mất đi, nó không còn ở với chúng ta nữa.
Đến bài kệ này nữa, thì Ngài dạy:
Từ bỏ bát quý giá bằng vàng, bằng nhựa quý.
Ta lấy bát bằng đất,
Đây quán đảnh thứ hai.
Nghĩa là Ngài luôn, cả cái vật dụng mà hằng ngày của Ngài đó. Là cái bát mà thường thường là cái bát bằng vàng, bằng loại nhựa quý, mới làm cái bát để đựng đồ ăn. Giờ mình bỏ hết rồi. Bây giờ còn cái y, mà trong cái y của Ngài, Ngài đi lượm. Thay vì Ngài là nhà vua mà đi tu, thì chắc chắn y áo của Ngài chắc chắn phải là những đồ tốt rồi. Nhưng không, Ngài bỏ hết, Ngài không có nhận một cái gì, mà của thần dân hoặc là của Ngài, để mà sắm cho Ngài một bộ y áo, để cho Ngài đi tu cho đẹp đẽ, không. Ngài đi ra ngoài cái đống rác Ngài lượm, mà Ngài rất kiên trì Ngài lượm từng miếng vải, Ngài về cấu kết lại thành một cái y Ngài đắp trên người của Ngài. Phải lượm rồi Ngài giặt sạch sẽ, rồi Ngài mới kết lại để thành cái y. Chứ Ngài không có ỷ rằng mình vua chúa rồi mua hàng, mua vải tốt, để mà làm cái y cho mình rồi đi tu, không phải. Ngài cũng không ở đây, cho nên Ngài cũng nói, Ngài từ bỏ cái bát quý giá bằng vàng, bằng nhựa quý, Ngài bỏ hết. Ngài chỉ nhận có cái bát bằng đất, Ngài dùng mà thôi. Và Ngài không có bị dính mắc ở trong cái bát đất đó nữa. Cho nên cuối cùng, thì đó là cái quán đảnh thứ hai của đời tu sĩ của Ngài.
Thì các con thấy một vị tu sĩ đâu còn gì tài sản, chỉ còn có cái bát ăn cơm không. Thế mà người ta còn không chấp nhận đó là cái bát vàng, cái bát nhựa quý, cái bát ngọc, cái bát bằng ngà, cái loại quý. Thế mà hôm nay chúng ta thấy những người tu sĩ mà ôm cái bình bát đi xin, hầu như họ cũng lo cái bát của họ dữ lắm. Họ không còn gì hết, mà họ cũng nghĩ đến cái bát của họ. Đối với chúng ta, thì như Thầy vừa nói, nếu cái bát đó nó có bể (vỡ) đi thì chúng ta lấy lá cây rừng chúng ta chầm lại cái bồ đoàn, thì chúng ta cũng dùng nó làm cái bát, để đi xin ăn cũng được rồi. Đâu cần gì cái bát nhựa, bát đất, cái bát vàng quý báu, mà nó làm cho chúng ta bị dính mắc. Đó là cái người tu sĩ của đạo Phật chúng ta xả hết. Cuộc đời thân chúng ta còn không giữ được, huống hồ là cái bát mà giữ làm gì. Cho nên chúng ta cũng buông xuống, buông xuống hết.
Dòng thành cao bảo vệ,
Vọng lâu cửa kiên cố,
Với lính tay cầm gươm,
Ta đã sống sợ hãi.
Nghĩa là tuy rằng trước khi mà chưa đi tu, thì Ngài ở trong một cái dòng thành cao, có sự bảo vệ, có Vọng lâu, tức là có cái lầu cao để nhìn. Bốn cửa rất là kiên cố, lính thì cầm gươm súng hầu hạ canh gác đầy đủ. Thế mà ta ở trên một cái lầu đó, ta cũng vẫn thấy sợ hãi. Ông nói ông thấy cũng luôn luôn nơm nớp sợ hãi ở trong lòng à. Không có bao giờ, mặc dù có lính tráng, có người hầu kẻ hạ như vậy, mà vẫn sợ. Mà ở trong cái vòng thành rất là bảo vệ mà vẫn sợ. Còn trái lại bây giờ sống một thân một mình ở đồng mã, ở rừng sâu, ở bụi cây, ở gốc cây, thế mà giải thoát, không có khổ sở nữa, không có sợ hãi nữa.
Nay theo Phật tu hành,
Bỏ run sợ kinh hãi,
Thiền tư vào rừng sâu,
Là con của đức Phật.
Nay theo Phật tu hành rồi, thì cái rung sợ đó, kinh hãi đó không còn nữa. Nhờ cái thiền tư mà ở trong rừng sâu vẫn thấy an vui, vẫn thấy yên ổn mà không có khổ đau. Thì ở đây, thì các con thấy rằng, bỏ cái giàu sang của vua chúa, bỏ cái sự hầu hạ, bảo vệ mà trong lúc đó tâm hồn luôn luôn sợ. Trái lại chúng ta bỏ sạch hết, thì tâm hồn chúng ta không còn sợ hãi gì nữa. Khi mà chúng ta còn có một cái gì mà sợ hãi đó, thì tức là chúng ta chưa bỏ, còn dính một cái gì đó, chúng ta sợ. Còn nếu mà chúng ta không còn sợ nữa, thì đâu còn gì mà sợ. Cho nên thậm chí như Thầy nói, như cái thân ngũ uẩn của chúng mình là giai không. Thường chúng ta tụng kinh Bát Nhã đó, “hành thâm Bát Nhã ba la mật, đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Thì chúng ta biết rằng ngũ uẩn, cái thân ngũ uẩn của mình nó không có gì, nó là không. Thế mà chúng ta còn dính mắc một cái gì, đối với thân ngũ uẩn này, thì chúng ta phải còn sợ hãi, còn lo lắng, còn sợ hãi. Còn trái lại, một cái người mà không có thấy cái thân ngũ uẩn mình là, một cái đáng cho chúng ta chấp nó nữa, thì chúng ta xả nó hết rồi. Thì chúng ta còn cái gì nữa mà sợ, phải lo lắng, phải kinh hãi, phải sợ hãi. Cho nên mọi vật đến là nhân quả. Cái gì đến thì mình cứ giải quyết nhân quả mà thôi, có gì mà phải sợ nó.Ở đây có gì mà sợ danh sợ lợi, có gì mà phải ngại đó mà sợ hãi. Chúng ta là những người tu sĩ của đạo Phật. Chúng ta biết nhân quả rõ ràng, thông suốt đường đi nhân quả rõ ràng. Nhân thì phải có quả, mà quả thì phải trả, chứ làm sao mà trốn tránh ở đâu. Cho nên vui mà đón, vui mà trả, chứ không có trốn tránh đi đâu, không có sợ hãi. Cho nên tâm lúc nào cũng an vui, cũng thanh thản. Vì vậy mà chúng ta là người tu sĩ đạo Phật, thậm chí cái thân của chúng ta còn xả rồi, thì vật gì ở trong thân của chúng ta, vật gì ngoài thân của chúng ta, còn nữa mà chúng ta tiếc. Chúng ta đâu có còn tiếc gì nữa. Cho nên Ngài nói bài kệ cuối cùng.
An trú trong giới uẩn,
Chánh niệm tu tuệ quán,
Thứ lớp ta đạt được,
Mọi kiết sử ta đoạn dứt.
Đó thì quý con thấy chưa? An trú trong giới uẩn. Các cái giới của Phật dạy, cái giới của thân của chúng ta. Cái giới uẩn, thân ngũ uẩn của chúng ta, nó là vô thường, khổ vô ngã. Chúng ta còn chỗ nào mà dính mắc nó được, cho nên chúng ta đâu còn sợ hãi nó. Do đó, chánh niệm luôn luôn ở trong cái tuệ quán của chúng ta, suy tư của chúng ta. Chúng ta không thấy cái thân này là cái ngã, không thấy những vật xung quanh chúng ta từ cái y, từ cái ăn, từ cái mặc, từ cái bát của chúng ta là cái vật để mà cần dùng hằng ngày chúng ta là quý, làthường hằng. Nó bể chúng ta chẳng buồn, nó rách chúng ta cũng chăng lo. Mặc nó, nó như thế nào, thì chúng ta tùy tiện chấp vá lại mà mặc, chứ chúng ta cũng chẳng vì nó mà chạy đầu này chạy đầu kia để xin xỏ, để cho mình có y mới, áo mới, hay cho có bát mới. Hoặc là cái thân này đau đớn, mà chúng ta lại sợ hãi. Bằng cách này, bằng cách khác, mặc nó. Nhân thì có quả, quả thì có nhân, có gì mà chúng ta phải lo lắng nó. Nó hết quả, hết nhân thì nó hết bịnh hết đau. Còn nhân còn quả, thì nó đau, nó bệnh thì mặc nó, mắc mớ gì, can dự gì, cái người tu hành mà mình cứ lo nó. Nay nhức chân, mai nhức lưng, bữa kia thì nhức đầu, bửa nọ thì đau bụng. Mặc tình nó, nó là ngũ uẩn, thì nó làm cái gì thì nó làm, mặc nó, nó có liên hệ gì với mình đâu. Mình là giải thoát, mình đứng ngoài cái vòng rào của ngũ uẩn, chứ đâu phải trong cái vòng rào ngũ uẩn mà sợ.Còn các con chưa có thấy được hiểu biết như vậy, cho nên lúc nào các con cũng bị ngũ uẩn bao vây, làm cho các con thấy đau khổ, nhức chỗ này, nhức chỗ kia. Rồi nghĩ rằng mình chết rồi, không tu được. Có cái thân này là khó, mà được cái thân này là không phải dễ, mà bây giờ không khéo không nuôi dưỡng, không ăn uống cho đầy đủ đây, rồi nó chết. Mặc nó, nó có chết được nó chết, nó sống được nó sống, ăn thua gì với mình. Nó có nhân, có quả, thì tức là nó có cái thời gian sống và chết đó, phải có nhất định cái nhân quả của nó. Muốn bây giờ cho đừng đau cũng khó mà muốn được, vì nhân quả đã sẵn rồi. Muốn cho nó đừng chết, mà bây giờ cái nhân quả nó chết, thì chúng ta cũng muốn đâu được. Nó chết mặc nó, nó sống mặc nó, miễn hiện giờ mà chúng ta còn thở được, là chúng ta phải sống giải thoát. Tâm chúng ta bất động trước các sự việc của nó, thì như vậy, thì nó đâu có làm sao chi phối được cái tâm hồn của mình. Nó làm sao dao động được mình. Cho nên Ngài nói:
An trú trong giới uẩn,
Chánh niệm tu tuệ quán,
Thứ lớp ta đạt được,
Mọi kiết sử đoạn dứt.
Các kiết sử, tức là các sợi dây mà trói buộc đó, chúng ta đều đứt hết rồi, thương ghét giận hờn, tất cả mọi cái. Lát nữa thì các con nghe Thầy lấy Pháp mà tu hành, pháp thương, pháp ghét, pháp thù, pháp hận đều bắt nó niệm Phật hết. Cho nên nó niệm riết thì mình không có giận hờn, không có thương ai nữa hết. Mà không có giận hờn thương ghét, thì cái tâm hồn của mình nó giải thoát. Vì vậy mà cái bài kệ này để nói lên cái chỗ mà chúng ta lấy các pháp mà niệm Phật, để tâm của chúng ta dứt ra khỏi sự đau khổ của thế gian. Muốn được vậy, thì phải siêng năng mà tu tập cái thiền tư - cái thiền mà Định Vô lậu, để hằng ngày mà chúng ta thấu suốt được cái lý vô thường, khổ, không, vô ngã của các pháp, làm chúng ta được giải thoát.
Đó là một số bài kệ của một vị, một nhà vua mà đã đi tu theo Phật, mà bỏ hết tất cả những sự nghiệp vua chúa của mình. Đó là ngài Bhaddiya. Ngài thực sự quyết tâm theo Phật, để mà thực hiện con đường tu tập. Ở đây có một cái bài kệ. Đây là những bài kệ của một vị vua mà đã theo Phật tên là Bhaddiya. Ngài lấy thân mà niệm Pháp. Lấy cái thân của Ngài mà niệm các Pháp, cho nên Ngài mới thực hiện và Ngài nói lên những cái bài kệ này. Pháp dạy như thế nào là thân Ngài sống như thế ấy, và Ngài kiên trì ở trong cái thân mà niệm các Pháp. Cho nên pháp của Phật dạy là viễn ly, thì Ngài viễn ly. Pháp của Phật dạy Ngài từ bỏ của quý báu, thì ngài từ bỏ. Pháp của Phật dạy Ngài siêng năng, thì Ngài siêng năng. Pháp của Phật dạy Ngài ít giao du, không giao du, thì Ngài không giao du. Dạy Ngài viễn ly, thì Ngài viễn ly. Dạy Ngài biết sống đủ, thì Ngài biết đủ. Dạy Ngài ít muốn, thì Ngài ít muốn, dạy Ngài tùy cái xứ nào thì cũng...