[…] chớ không còn cái trí dính mắc nữa, gọi là Vô sinh trí. Thế thì ở đây có 32 cái điều kiện của hai pháp mà đối đãi nhau để trên bước đường mà chúng ta sắp sửa tu tập về cái Giới hành thì chúng ta phải nắm rõ cái điều này. Nhớ phải nhớ kỹ, phải làm, phải thực hiện trong 32 cái pháp đối đãi này thì chúng ta mới thực hiện được các Giới hành sau này.
Tỳ kheo đầu tiên đáng được kính nể và đáng được tán thán hơn, vì sao vậy? Vì như vậy rõ, vì như vậy sẽ đưa đến Tỳ kheo ấy trong một thời gian lâu ngày ít dục, biết đủ, khổ hạnh để nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn.
Nghĩa là như thế nào? Khi mà chúng ta hiểu 32 cái pháp này rồi ấy, thì chúng ta giữ gìn điều kiện tu tập đúng thì cái người tu sĩ đó được kính nể và được tán thán. Còn nếu mà chúng ta không biết giữ gìn, thì càng ngày chúng ta càng phạm giới, và càng phạm giới thì lâu ngày cái tâm của chúng ta sẽ không còn thiểu dục tri túc nữa, và nó chạy theo dục lạc chứ nó không còn biết đủ nữa. Cho nên dần dần nó sẽ đưa chúng ta đến cái ngả sa đọa ở trong thế gian chứ không có được giải thoát. Vì như vậy sẽ đưa đến Tỳ kheo ấy một thời gian lâu dài, lâu ngày, nghĩa là chúng ta giữ gìn như vậy trong một thời gian rất là lâu, do đó chúng ta mới có ít dục, biết đủ, nghĩa là thiểu dục tri túc. Rồi chúng ta sẽ thấy dễ dàng ở trong cái sự khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Nghĩa là luôn luôn chúng ta có sự siêng năng, hàng ngày càng siêng năng hơn, chứ không phải còn nếu chúng ta không giữ gìn được, không hiểu thấu cái lý hành, cái giới hành này mà theo 32 cái điều kiện đã nêu ở trên này ấy thì chúng ta khó mà thực hiện được thiểu dục tri túc, khó mà thực hiện được những cái khổ hạnh.
Do vậy, Này các thầy Tỳ kheo, hãy là người thừa tự pháp của ta, đừng là người thừa tự tài vật của ta.
Nghĩa là cái lời nói này ấy, đức Phật khuyên chúng ta hãy thừa tự các pháp hành của Phật, như thầy đã giảng ở trên, 32 cái điều kiện này là do chúng ta thừa tự các pháp này chứ đừng thừa tự cái ăn, cái ngủ đừng thừa tự những cáitài vật củacải tài sản mà lần lượt chúng ta xa đi các pháp tu hành của chúng ta.
Hãy nghe bài kệ Phật đã dạy chúng Tỳ kheo trong thời đức Phật khi mà Ngài dạy về thừa tự các Pháp, khuyên các vị Tỳ kheo thừa tự các Pháp, không nên thừa tự cái ăn cái ngủ. Ở đây Ngài có một bài kệ để nhắc nhở các vị Tỳ kheo:
“Phàm khổ gì hiện hữu,
Tất cả duyên thức ăn,
Do đoạn diệt thức ăn,
Khổ không còn hiện hữu”.
Như các Thầy thấy, mọi cái nỗi khổ của con người mà đang hiện hữu ở trong cuộc sống của họ thì không phải do thức ăn, do tranh giành thức ăn, do chà đạp lên nhau vì cái miếng sống của thức ăn, trong đó của cuộc sống sao? Cho nên cái nỗi khổ hiện hữu của họ đều phải thấy là docáithức ăn là nhiều nhất. Người ta khổ cũng vì đói, vì khát, vì ăn, vì không có. Người có tiền có bạc thì lại thích ăn ngon, ăn cái này cái kia, cho bổ, cho dưỡng, cho này kia để sống lâu, để trường thọ. Nhưng sự thật ra có ai sống lâu trường thọ trong cái ăn bao giờ không? Càng ăn nhiều thì lại càng sinh dục, càng sinh dục thì lại sinh chạy tứ tung, phóng tâm, phóng dật làm cho cái cuộc đời điên đảo, đảo điên luôn luôn lúc nào cũng thấy cái khổ kề bên, không có một cái phút an vui, giải thoát.
Đời người vì lầm chấp cho ăn là phải đầy đủ dưỡng chất, bổ dưỡng thì cơ thể sẽ mạnh khỏe, sống lâu. Sự thật thì điều này không thể xác định được, chắc chắn nếu tất cảnhững người giàu có như vua chúa, như các trưởng giả, các nhà giàu có nhất ở trên thế gian này, nếu mà nói rằng do ăn đầy đủ dưỡng chất bổ khỏe thì những người này họ sẽ bổ khỏe hơn ai hết, và nếu mà nói về ăn đầy đủ dưỡng chất thì cơ thể nó sẽ được sống lâu thì những người này đã được sống lâu. Nhưng mà đó cũng là một cái lý luận của cái loài người để mà chạy theo cái dục lạc, nhất là cái dục lạc về cái ăn. Cho nên họ càng nuôi lớn cái dục lạc ăn thì họ càng sanh ra nhiều cái dục lạc khác nữa, và càng nhiều dục lạc khác nữa thì đời của họ quá là khổ đau mà không có ai hay biết.
Chúng ta cứ xét thấy những người giàu có và những hàng vua chúa thì biết rằng họ cũng không sống dai và họ cũng không hạnh phúc khi mà họ ăn được đầy đủ những dưỡng chấtgọi là bổ dưỡng. Đó là một cái cái lý luận của những người vô minh, ngu si, tham ănchứkhông phải cái người trí tuệ. Ăn đủ sống ngày một bữa, ai cho ngon ăn ngon, ai cho dở ăn dở, chẳng đòi hỏi gì cả, đó là cái hạnh của một người tu sĩ, cái hạnh buông xả cái ăn, cái hạnh buông xả cái cuộc đời đầy đau khổ chính vì cái ăn như bài kệ đã đọc ở trên.
Người tu sĩ Phật giáo chỉ một lòng quyết tâm ra khỏi nhà sanh tử mới là vui mừng, mới thoát khỏi nạn làm người, đau khổ của kiếp người. Bởi vậy, chúng ta nên thừa tự các Pháp của Phật, theo các Pháp của Phật đã dạy, sống cho đúng các hạnh, trau dồi thân tâm mình cho đúng các Pháp mà Phật đã từng nhắc đi nhắc lại chúng ta nhiều lần. Nhờ đó chúng ta mới thoát ra khỏi cái cảnh khổ của cuộc đời đầy ô trược, đầy đau khổ.
Bởi vậy, hiện giờ chúng ta đang trau dồi pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh - một pháp môn đầu tiên trong 37 phẩm trợ đạo. Pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là một pháp môn gây tạo cho chúng ta một niềm tin sâu sắc đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới. Nếu chúng ta không thực hiện Tứ Bất Hoại Tịnh thì chúng ta khó có một niềm tin sâu ở Phật Pháp.
Hiện là chúng ta trao dồi cái Tứ Bất Hoại Tịnh ấy, là chúng ta phải chọn cáithực tế của sự tu tập của chúng ta trong cái cuộc đời của chúng ta. Không khéo chúng ta không chọn kỹ thì chúng ta nghĩ rằng mình sẽ tìm lấy cái sự giải thoát nào ngoài cái vấn đề vô thường, khổ, vô ngã của cuộc đời mình thì không đúng cách. Cho nên ở đây chúng ta nên nghe lại câu chuyện của nhà vua và tôn giả Ratthapàla để chúng ta chọn lấy cho mình con đường tu tập đúng đắn mà đem hết cuộc đời của mình vào con đường này để quyết tâm giải thoát, làm chủ sự sanh tử luân hồi như các vị Thánh tăng trong thời đức Phật ngày xưa. Họ cũng đều là những con người biết chọn con đường đúng, không thể nào mà con đường sai được. Và chúng ta hôm nay cũng vậy, để chúng ta nghe lại câu chuyện này để chúng ta thấy những người xưa họ chọn như thế nào mà họ đi vào con đường của đạo Phật.
Nhà vua Koravya đến gặp tôn giả Ratthapàla:
- Thưa tôn giả, tôn giả đã biết , đã thấy gì, hay đã nghe gì, mà xuất gia từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa?
Nghĩa là bỏ sạch hết, mà sống còn ba y một bát như vậy là phải hiểu gì, nghe gì mới bỏ được như vậy. Chứ nếu mà không nghe, không hiểu được gì mà bỏ như vậy thì cuộc đời của tôn giả, cuộc đời quá vất vả quá khổ sở như vậy mà tìm, để tìm theo con đường tu hành đó nó đem sự ích lợi gì mà bây giờ thấy cái thân của tôn giả hoàn toàn không có gia đình, không có cha mẹ anh em gì hết, mà không có của cải tài sản gì hết, không có nhà cửa gì hết. Còn có một thân một mình trơ trọi như vậy, tại sao mà lại vứt bỏ được như vậy là phải thấy, phải hiểu cái gì. Cho nên nhà vua muốn hỏi tôn giả Ratthapàlanhư vậy.
- Thưa đại vương, có bốn sự thuyết giáo chánh pháp được Thế Tôn giảng dạy. Do đó, tôi biết, tôi thấy và tôi nghe thuyết giáo ấy mà tôi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa. Thế nào là bốn?
Bây giờ ông nóiông được nghe đức Phật thuyết cho ông bốn cái điều kiện. Mà do hiểu biết bốn cái điều kiện này, cho nên về nhà ông bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ tất cả những vật, những tài sản, vật lớn, vật nhỏ gì, bỏ cả nghề nghiệp, bỏ hết, sống không nhà cửa,còn có ba y một bát, một thân trơ trọi của mình. Bốn cái điều kiện đó ông được nghe cho nên ông dứt bỏ. Vậy thì bốn cái điều kiện đó như thế nào?
Một, thế giới là vô thường, đi đến hoại diệt.Đó là cái thứ nhất, đức Phật đã thuyết giảng cho ông biết rằng các Pháp ở trong thế gian này, cái thế giới này, nó có nhưng nó là vô thường, nó thay đổi từng phút từng giây ở trong đó, và nó đi đến cái chỗ hoại diệt, cái chỗ mất mát, cái chỗ không còn thường hằng nữa. Đó thì, cái thứ nhất đó, đức Phật chỉ cho chúng ta biết vạn pháp, cả cái thế giới chúng ta đang có hiện hữu đều là vô thường, nay nó như vầy, mai nó thay đổi, nó không có vĩnh viễn. Vì vậy hôm nay chúng ta có thân này, ngày mai nó sẽ già sẽ yếu, rồi sẽ hoại diệt đi, sẽ mất đi. Do đó, cái thứ nhất làm cho tôi phải cảnh giác, tôi phải thấy cái thế giới này nó không có trường tồn được, cho nên tôi mới bỏ tôi đi.
Cái thứ hai, thế giời là vô hộ, vô chủ. Nghĩa là tất cả những vạn pháp ởtrong thế gian này, nó không có bảo vệ được mình mà mình cũng không giữ được nó, cho nên nó vô hộ, vô chủ. Mình không có giữ được mà nó không có chủ, vì vậy mình cũng không bảo vệ được nó, mà nó cũng không bảo vệ được mình. Cho nên thế giới, các pháp ở trong thế gian này coi như vô hộ, vô chủ.
Ba, cái thế giới là vô sở hữu. Cái thế giớinày không có vật gì là sở hữu cùa mình được hết, thậm chí như cái thân và cái tâm của mình, ngay bây giờ mình có cái thân này, nó cũng không là vật sở hữu của mình được. Nó muốn chết hồi nào nó chết, nó muốn sống hồi nào nó sống. Nó muốn đau là đau, muốn bệnh là bệnh chứ mình cũng không làm sao mà làm chủ nó được hết, cho nên nó không phải là vật của mình. Do vì vậy đó, mà khi mà hiểu biết được như vậy, cho nên tôi mới bỏ tất cả hết,thậm chí cái thân này tôi cũng bỏ luôn, tôi không còn tiếc. Cho nên vì vậy mà tôi sống ba y một bát mà tôi thấy thản nhiên mà không có gì hết, không có tiếc nữa.
Thứ tư, thế giới là thiếu thốn, là khao khát, nô lệ cho tham ái. Cái thế gian này, các pháp, luôn luôn nó thiếu thốn, nó không có bao giờ mà nó đủ, mà nó luôn luôn có sự khao khát, luôn luôn nó nô lệ cho tham ái, cho tất cả mọi vật mọi pháp. Mọi vật, mọi cái đều là nó nô lệ cho cái sự ham muốn của mình, cho nên nó không có cái gì mà làm cho chúng ta thấy thích thú an vui được ở trong đó.
Bây giờ đó, Ngài mới giải thích cho nhà vua nghe cái thứ nhất như thế nào mà gọi là vô thường, đi đến hoại diệt.
Thế nào là vô thường, đi đến hoại diệt? Đó, thì bắt đầu Ngài đặt ra câu hỏi để chỉ cho nhà vua thấy cái sự vô thường đi đến hoại diệt:
- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Khi Ngài còn 20 tuổi,hay 25 tuổi, Ngài có thiện nghệ về voi, thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc?
Thì nhà vua nói:
- Đúng vậy, khi ta còn trẻ, 20, 25 tuổi ấy thì ta rất là mạnh khỏe, không có thiếu sức khỏe đâu.
Cho nên nhà vua chấp nhận liền, đúng vậy. Rồi tôn giả lại hỏi tiếp:
- Còn bây giờ đại vương yếu rồi, sức khỏe kém dần, hiện giờ 80 tuổi, đã gần mệnh chung rồi.
- Đúng vậy.
Nhà vua cũng xác nhận như vậy. Bây giờ thì già yếu rồi, không còn như thời trai trẻ nữa. Như vậy thì quý thầy thấy như thế nào? Có phải là đúng không? Lúc chúng ta còn thanh niên, chúng ta còn trẻ, sức khỏe còn nhiều, chúng ta làm chúng ta không có biết mỏi mệt. Còn bây giờ làm một chút xíu là chúng ta thấy mỏi mệt, cơ thể nghe nó không có khỏe được. Đó ví dụ như Thầy bây giờ đó, cơ thể của mình nó cũng lần lượt suy yếu không phải hàng ngày còn khỏenhư cách đây mười bảy, mười tám năm nó còn khỏe mạnh, còn bây giờ càng ngày càng thấy nó suy yếu dần. Nói ra, giảng ra một chút là thấy mệt nhọc trong cơ thể rất nhiều. Ráng chứ còn không khéo thì chúng ta cũng không thể nào mà giảng nổi toàn bộ cái giáo án này. Cho nên ở đây thì quý thầy thấy rằng cái sức khỏe nó theo dần với thời gian năm tháng, mà nó vô thường, nó không có giữ mãi cái sức khỏe đó nơi thân của chúng ta nữa. Biết như vậy thì chúng ta biết thế gian này vô thường rồi và cơ thể chúng ta đi đến chỗ hoại diệt rồi, chắc chắn Thầy cũng một ngày nào đó cũng trở về với lòng đất, đất thì trả cho đất, nước trả cho nước, lửa trả cho lửa, gió trả cho gió, không còn mang cái thân này của mình nữa.
Biết như vậy thì chúng ta như thế nào?
Do biết như vậy thì chúng ta bỏ hết mà chúng ta không còn tiếc, còn nếu chúng ta không biết như vậy, chúng ta chưa hiểu như vậy, chúng ta tiếc. Nhưng mà tiếc chúng ta có giữ được không, chắc chắn là quý thầy xét lại cái thân của quý thầy coi, nhìn lại thân những thầy trẻ tuổi, rồi những thầy mà lớn tuổi, rồi những người mà già yếu bây giờ là cỡ 50, 60 thì quý thầy thấy có còn sức khỏe như mình như lúc mà quý thầy còn trẻ không? Chắcchắn là quý thầy phải có sự suy ngẫm đó. Và có sự suy ngẫm đó thì chúng ta thấy như thế nào? Có phải là vô thường không? Và đi đến hoại diệt không? Chúng ta thấy đã biết bao người đi đến hoại diệt, đã chết, đã mạng chung, đã không còn giữ được cái thân này thường hằng, không còn giữ nó nữa. Và khi chết rồi chúng ta biết họ đi về đâu không? Chắc chắn mờ mịt chẳng biết ai đi về đâu, mất tiêu luôn.
Đó là cái thế giới vô thường, đi đến hoại diệt, như vậy có đúng không? Nhà vua xác nhận đúng.
- Thế nào là vô hộ, vô chủ, như thế nào?
Đây là câu hỏi thứ hai để chúng ta suy ngẫm lại cuộc đời chúng ta mà chúng ta buông xuống, chúng ta tìm thấy con đường giải thoát cho thoát ra khỏi thế giới vô thường, hoại diệt này. Cái thế giới mà vô hộ, vô chủ này, như thế nào?
- Thưa Đại vương, khi Đại vương thọ một chứng bệnh đau thống khổ, lúc bấy giờ thân hữu quen biết, dù là bà con huyết thống của Đại vương có đứng xung quanh đều lấy mắt ngó hay là họ chịu đau thế cho Đại vương?
Đó như vậy là chúng ta thấy nó vô hộ, vô chủ có đúng không? Bây giờ mình đâu có bảo hộ được nó, cho nên bây giờ thân mình đau bệnh này, có người nào mà đau thế mình được không? Không. Chỉ lấy con mắt ngó thôi.
Vô chủ nghĩa là bây giờ nó đau mình cũng không làm sao được hết, mình biểu nó đâu có chủ. Bởi vậy cái thế giới này nó vô hộ, vô chủ thực sự, không làm sao mà có thể người khác có thể bảo hộ mình. Hoặc làngười kháclàm chủ được nó, bảo nó không đau không đớn nữa. Hoàn toàn là đau là chịu đau chứ không thể nào làm sao được.
- Làm sao chịu đau thế được!- nhà vua trả lời, làm sao chịu đau thế được. Do vậy thế giới là vô hộ, vô chủ, không chịu đau thế cho người khác được như vậy thế giới là vô hộ, vô chủ.
Vì thế tôi đã được hiểu như vậy, tôi đã được nghe Phật thuyết như vậy, cho nên tôi bỏ cuộc đời. Mặc dù cuộc đời của tôi sống con một mà tôi vẫn bỏ của cải tài sản của ông bà của cha mẹ, tôi để lại tất cả hết. Là bởi vì tôi đã hiểu nó vô hộ, vô chủ. Dù có đống vàng đó nó cũng không chịu đau cho tôi được. Dù có vợ có con, có cha có mẹ cũng không đau thế cho tôi được. Thậm chí như tôi chết cũng không ai chết thế cho tôi được, cho nên gọi là vô hộ, vô chủ.
Câu thứ ba:
- Thế giới là vô sở hữu cần phải ra đi, từ bỏ tất cả. Câu thứ ba, nghĩa là như thế nào?
- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Đối với 5 món dục lạc thế gian này chỉ có mình Đại vương hưởng thụ đầy đủ, còn những người khác không được hưởng thụ như Đại vương. Khi Đại vương chết đi theo nghiệp, thì của cải tài sản của Đại vương, người khác sẽ thọhưởng. Đó là thế gian vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả.
À, bây giờ chúng ta có làm tiền bạc của cải cho lắm đi nữa, chết rồi chúng ta có mang theo được cái nào không, mà nói gọi là của cải chúng ta được? Cho nên nó vô sở hữu. Nếu nói sở hữu thì chúng ta phải mang theo, chúng ta phải sử dụng, chúng ta phải xài nó được chứ. Đằng này chết rồi, chúng ta bỏ sạch, không có lấy được một cái gì đem theo xài hết. Cả thậm chí như cả vợ con cũng không mang theo được nữa.
Cho nên ngày xưa có những vua chúa, họ chết đi họ bắt vợ họ phải chết theo họ. Nhưng mà chết theo họ để làm gì? Có nghĩalígì đâu, họ tưởng chết theo họ để hầu hạ họ bằng cách này, bằng cách khác, để cho vợ họ không có, không có lấy ông này lấy ông khác, chỉ có mình ổng mà thôi. Nhưng mà khi giết bà vợ đó rồi, thì cũng như ổng, cũng là đất phải hoàn đất, nước phải hoàn với nước, lửa phải hoàn với lửa, gió phải hoàn với gió, đâu còn cái gì nữa gọi là sở hữu của mình đâu. Thế mà người ta lầm tưởng, làm những việc đó là mang theo sở hữu của mình. Chôn theo vàng bạc, thậm chí hiện giờ người ta quật những cái mồ của các vị vua chúa lên, người ta thấy vàng bạc châu báu ở trong đó, chưa có mất một cái chút nào hết. Như vậy là chôn theo mà có xài được không? Đâu có xài được, đâu có tiêu được, do đó chỉ chẳng qua là tiếc mà chôn theo vô ích, không có gì hết. Cho nên ở đây chúng ta thấy rằng vô sở hữu, thế giới này là vô sở hữu.
Vì vậy hiểu được như vậy thì chúng ta còn ham thế giới này không, còn có ham tiền bạc không, còn có ham chùa cao tháp lớn không, còn có ham tất cả những cái gì mà sang đẹp ở thế gian này không? Không, chúng ta thấy nó vô sở hữu quá. Cho nên chúng ta bỏ hết đi, bỏ hết đi mà tìm con đường chấm dứt sanh tử luân hồi. Vợ con, tất cả mọi người không phải sở hữu của chúng ta đâu, mà là nhân quả vay trả, chứ không có gì khác hơn hết.
Đó, chúng ta đã hiểu được như vậy thì chúng ta phải cố gắng mà nỗ lực mà lìa xa cái thế gian này, thế giới này, nỗ lực cho tận cùng để chúng ta đạt được cái mức giải thoát hoàn toàn.
Đó, tới bây giờ là câu thứ tư:
- Thế nào là thế giới thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái?
- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Bây giờ trong nước Đại vương rất phồn thịnh, nhưng Đại vương vẫn muốn cai trị tất cả các nước lân bangkhác, bắt họ phải phục tùng mình. Chính vì vậy thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái. Và tôi sau khi biết, sau khi thấy, sau khi nghe những lời dạy này, tôi đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Thử hỏi quý thầy thấy cái chỗ mà thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái đúng không? Chúng ta bây giờ chúng ta làm có tiền nhiều, nhưng mà chúng ta có thấy đủ không? Làm nữa, làm nữa, chất đống nữa, rồi chúng ta trở thành những nhà độc tài nhất thế giới mà chúng ta vẫn còn thấy thiếu, chưa phải là thấy đủ đâu. Ờ cho nên ở đây rõ ràng là chúng ta nô lệ cho tham ái rồi, không có, không có bao giờ dứt. Người ta nói cái tâm của thiên hạ là cái túi không đáy. Có 1 đồng chúng ta muốn 2 đồng, có 2 đồng chúng ta muốn 10 đồng, có 10 đồng chúng ta muốn 100 đồng, cứ muốn chồng lên, chồng lên, chứ không bao giờ muốn ... Hôm nay chúng ta có được cái nhà tranh thì chúng ta muốn nhà ngói, có nhà ngói thì chúng ta muốn nhà tường, muốn nhà tường thì chúng ta muốn nhà lầu. Cứ thế mà chúng ta tăng mãi. Hôm nay chúng ta có cái xe đạp thì chúng ta lại muốn cái xe gắn máy, có xe gắn máy rồi thì chúng ta lại muốn cái khác hơn nữa, rồi cho đến xe hơi, thậm chí trực thăng, máy bay gì chúng ta cũng muốn hết. Cái lòng của con người ta mà thiếu thốn, nó không bao giờ mà nó đầy đủ, nó đủ, nó khao khát cho nên nó luôn luôn nô lệ cho tham ái.
Đúng vậy, mà cứ chạy theo sự thiếu thốn đó, nô lệ cho tham ái đó thì thử hỏi cuộc đời của quý vị có khổ không? Khổ vô cùng khổ. Thế rồi chúng ta nên bỏ đi, bỏ đi, hiểu được như vậy, mà cái người gan dạ, hiểu được như vậy, bỏ đi thì có phải là tôn giả Ratthapala không? Ông ta đã hiểu rõ, cho nên từng đó ông từ bỏ. Như hôm trước, chúng ta đã nghe đó, rồi khi mà ông tu hành ông về thăm nhà rồi gia đình ông, cha mẹ ông đem một đống vàng đổ ra giữa nhà, bảo đây là của cải của ổng, ông ấy không về ông sống hưởng thụ và ông đem cái của cải này đi mà làm phước, làm từ thiện đi còn tốt hơn là đi tu, và đồng thời đem những bà vợ trang sức cho đẹp để cuối cùng ông chẳng có chấp nhận điều gì. Ông biểu ông già của ổng đó, nên chất ba cái vàng bạc này đem xuống sông Hằng mà đổ đi. Đó, bảo đem đổ đi. Thì quý thầy thấy như thế nào? Đó là ông thấy vàng bạc là cái đau khổ. Rồi vợ con của ông thì ông thấy hoàn toàn như là người xa lạ, làm như không có thân tình gì đối với ông nữa hết. Từ trước kia đó là vợ ông, bây giờ ông xem như là người xung quanh ổng, không có nghĩa lý gì đối với ông nữa hết. Cho nên cuối cùng thì ông nói với cha ông: Thôi, hãy bố thí cho ông ấy thực phẩm đi, ông ăn rồi ông đi, đừng có làm phiền ông nữa. Do đó, sau khi ông thọ thực xong rồi, ông ôm bình bát ông đi mà không nhận một chút vàng, một chút bạc, một chút cái gì hết. Tất cả những tình cảm mà gia đình đối với ông, ông đều phủi sạch xuống hết, không gì mà trói buộc ông ấy được.
Đó như vậy người ta tu hành như vậy. Cho đến khi mà nhà vua đến gặp ông thì ông lại giải thích do ông hiểu bốn cái điều kiện này: Thế giới là vô thường, là hoại diệt; thế giới là vô sở hữu; thế giới là vô hộ, vô chủ; thế giới là khao khát, thiếu thốn, nô lệ cho tham ái. Cho nên ông hiểu được như vậy khi đức Phật thuyết giảng đến đây thì ông hoàn toàn ông xa lìa cái thế giới này, xa lìa cái cuộc sống của thế gian rồi, ông dẹp qua hết.
Còn chúng ta nghe rồi, chúng ta có xa lìa được không, hay là còn thương, còn nhớ, còn tiếc, còn của, còn nhà, còn cửa, còn này kia?
Để rồi sẽ xem quý thầy có dứt bỏ được không, có thấy nó là đúng sự thật không? Ở đây bốn cái điều kiện này chúng ta thấy sự thật đau lòng. Con người sinh ra để rồi chúng ta sống trong bốn cái điều kiện này, lầm tưởng nó là thật sự nhưng không ngờ nó là sự đau khổ vô cùng cho kiếp người. Mà cái tâm tham vọng của chúng ta, cái tâm tham ái của chúng ta không bao giờ dứt, thiếu thốn và khao khát mãi mãi, biến chúng ta trở thành con người nô lệ cho vật chất, cho tiền bạc, cho của cải, cho tài sản.
Tôn giả Ratthapala giảng xong cho nhà vua và đọc kệ rồi Ngài trở về Tịnh xá.
À ở đây thầy không có đọc những cái bài kệ, nhưng mà Ngài có đọc cái bài kệ cho nhà vua nghe, nhưng chúng ta không có thì giờ đểmàđọccác bài kệ. Những bài kệ thấm thía lắm, nhưng Thầy nghĩ rằng hôm nay chúng ta còn thời gian quá ngắn. Nếu mà giảng những bài kệ này thì nó đòi hỏi thời gian quá nhiều. Vậy mà chúng ta lướt qua để chúng ta hiểu đại khái, tìm lấy một con đường chân thật để chúng ta đi vào sự tu hành giải thoát mà thôi. Hiểu để tu, nghe nhiều khi làm động tâm. Hiểu nhiều trở thành sở tri chướng, làm cho tâm ta khó tu. Chúng ta biết được cái gì thì chúng ta nỗ lực tu cái đó để chúng ta được giải thoát khỏi bốn cái điều kiện của thế giới này.
À, bây giờ chúng ta tiếp tục rồi chúng ta học.
Khi học Giới bổn xong, quý thầy đã biết ba cái giới đầu tiên là Tam quy Phật - Pháp - Tăng. Đây là ba giới gốc, doba nơigiới gốcnày mà sinh ra 5 giới, 5 pháp hay nói cho đúng là sinh ra muôn giới.
Vậy chúng ta đã thọ Tam quy, đã thọ ba giới này, chúng ta phải tu tập như thế nào? Đạo Phật có vạch cho chúng ta tám cái nẻo giải thoát. Nghĩa là trong Tứ diệu đế, thì Đạo đế đức Phật có dạy cho chúng ta tám cái nẻo để chúng ta tu hành đến giải thoát. Thì tám cái nẻo đó gọi là gì? Ờ, tám cái nẻo đó gọi là Bát chánh đạo:
Một là Chánh kiến
Hai là Chánh tư duy
Ba là Chánh ngữ
Bốn là Chánh nghiệp
Năm là Chánh mạng
Sáu là Chánh tinh tấn
Bảy là Chánh niệm
Tám là Chánh định.
Vậy bây giờ quý thầy hãy tu nẻo thứ nhất là Chánh kiến với ba giới đầu tiên, đó là Phật, hai là Pháp, ba là Tăng. Mình phải tu ba cái giới đầu tiên.
Vậy lấy pháp gì tu với ba giới này? Vậy quý thầy lấy giới hành Tứ Bất Hoại Tịnh, còn gọi là Tứ Kỉnh Pháp, còn gọi là Tứ Tín Lực. Đó, chúng ta lấy Tứ Bất Hoại Tịnh mà chúng ta tu hành với ba cái Giới này. Bởi vì thuộc về Giới hành, mình phải lấy Giới, mà mình phải lấy pháp mà hành nó thì nó sẽ đem đến cái sự giải thoát cho thân tâm của mình ngay liền. Đó, vì vậy chúng ta mới gọi là Giới hành. Vì biết nó Giới hành thì chúng ta sẽ tu tập.
Như vậy là chúng ta sẽ thấy trong cái bước đầumà chúng ta tu tập đó thì chúng ta thấy rõ ràng Tứ Bất Hoại Tịnh còn có một cái tên là Tứ Kỉnh Pháp, còn có cái tên là Tín Lực. Như vậy là Tứ Bất Hoại Tịnh này chúng ta còn thấy nó có những cái tên là Tứ Kỉnh Pháp, Tứ Tín Lực.
Vậy thì Ngũ căn, Ngũ lực như thế nào? Ở đây nó còn gọi là Tín lực. Tín lực là cái niềm tin đầu tiên. Chúng ta tin gì đây? Tin Phật, Pháp, Tăng. Vậy thì Tín căn là ở chỗ nào? Phật, Pháp, Tăng là nơi chúng ta tạo một lòng tin của chúng ta, tạo cái căn để chúng ta tin nơi đó, cho nên Phật, Pháp, Tăng là Tín căn, mà Tứ Bất Hoại Tịnh là Tín lực, cái lòng tin của chúng ta nơi căn gốc đó, làm cho chúng ta bất hoại, không có hoại diệt thân tâm thanh tịnh của chúng ta, cho nên gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh - bốn pháp làm cho thân tâm chúng ta không hoại cái sự thanh tịnh.
Hiểu được như vậy thì bắt đầu chúng ta tu tập, mới có thể tốt được.
Phật Pháp Tăng là Tam quy, là ba giới đầu tiên trong đạo Phật, là ba căn lành, ba nơi làm cho chúng ta tin tưởng của tất cả tu sĩ sau này. Nghĩa là ba cái nơi đó mà người nào dựa vào ba Tín căn này tu tập sẽ làm cho vị tu sĩ đầy đủ, trọn vẹn niềm tin. Bởi vì mình tin ai hơn tin Phật, tin ai hơn tin Pháp, tin ai hơn là tin Tăng. Tại sao vậy? Vì Phật là một người đã thể hiện sự giải thoát, đã ra được sinh tử luân hồi, đã chấm dứt sinh tử luân hồi. Còn Pháp là những lời Phật đã dạy, làm cho người ta nương vào, tùy theo Pháp đó mà người ta sống được giải thoát, ra khỏi sinh tử luân hồi, người ta làm chủ được sống chết. Còn Tăng là những người theo Phật, đã nương vào Phật, vào Pháp mà thành tựu những oai nghi tế hạnh, vàcó những kinh nghiệm tu tập cho nên chúng ta thấy rất rõ ràng. Vì vậy mà niềm tin chúng ta đặt nơi đó, cho nên chúng ta không bị hoại diệt lòng thanh tịnh của chúng ta. Nơi đó là nơi mà lòng chúng ta tin tưởng, nơi đó là ba căn làm cho chúng ta tin. Vì vậy mà gọi là Tín căn. Mà tất cả tu sĩ đạo Phật đều phải nương theo đây mà tu tập thì mới có đủ Tín căn, mới có đủ Tín lực mà thực hiện con đường của đạo Phật sau này. Cho nên nói về Ngũ căn, Ngũ lực thì Ngũ căn chúng ta thấy rằng Tín căn là đầu tiên rồi nói về Ngũ lực thìTín lực là đầu tiên. Mà đầu tiên thì nó ở đâu? Nó ở chỗ Phật Pháp Tăng chớ không phải ở chỗ khác được. Vì chỗ khác thì nó không thể nào có lòng tin.
Người cư sĩ sau khi thọ xong Tam quy cũng như người xuất gia thì vị thầy dạy họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Bắt đầu mới vô thì dạy người ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Khi mà thọ Tam Quy rồi, tức là chúng ta biết Phật Pháp Tăng rồi, thì bây giờ hàng ngày chúng ta phải niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Thường là các bậc thầy dạy họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng bằng miệng, bằng ý, bằng danh danh hiệu suông. Cho nên họ dạy như thế nào: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật hoặc là Nam mô A di đà Phật. Đó là họ dạy bằng miệng, bằng ý niệm v.v… Hay hoặc là người ta dạy bằng một câu mà để niệm câu đó chẳng hạn như: Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn... Người ta dạy mình niệm câu đó là mình niệm Phật. Thì như vậy nó không có nghĩa đâu, không có nghĩa mà nó cũng không có giải thoát đâu. Cho nên hầu hết là người ta niệm: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhiều người niệm mà cho đến giờ này tham sân si phiền não họ vẫn còn. Họ niệm Nam mô A di đà Phật, họ ăn chay nhưng mà họ vẫn ham muốn cái này cái kia, cái nọ chứ chưa phải họ dứt bỏ hết. Cho nên họ còn đau khổ, còn làm nô lệ cho những vật chất, cho những tham ái của họ.
Còn chúng ta niệm Phật như thế nào để mà chúng ta hết tham ái, chúng ta diệt trừ thế gian vô thường, hoại diệt này? Đó là chúng ta phải niệm cho đúng cách. Nếu mà chúng ta niệm không đúng cách, thì chắc chắn mà niệm theo kiểu họ dạy niệm như vậy thì ngàn đời chúng ta cũng chẳngđược ra khỏi giải thoát đâu.
Mà đạo Phật nói khi chúng ta bắt đầu tu là phải có kết quả ngay liền, không phải có thời gian chờ đợi. Thế mà chúng ta niệm Phật nay từ 5 năm, 10 năm rồi mà nhìn lại chúng ta có giải thoát hoàn toàn không? Không, chúng ta còn trang trí thêm, làm vẻ đẹp thêm, phạm thêm giới. Ông thầy nào, vị hòa thượng nào cũng đeo cả xâu chuỗi ở trên ngực, ở trên cổ, làm quá là các cô gái về nhà chồng đeo hột, chuỗi hạt, chuỗi ngọc à. Những điều kiện ấy chúng ta xem quý ông thầy quá đẹp, trang điểm quá đẹp, nhưng mà cuối cùng tưởng là những xâu chuỗi niệm Phật đó đưa ông đến giải thoát, ai ngờ đâu là ông phá giới, làm cho mình trở thành những con người trang điểm đẹp đẽ mà sai đi giới luật của Phật. Phật cấm không cho chúng ta đeo vòng hoa, đeo chuỗi hạt, thế mà quý thầy bây giờ đeo vòng hoa chuỗi hạt. Đi đến nơi nào đóđông người, có làm lễ gì thì hầu hết là các bậc lớn đều có chuỗi hạt đeo cổ, rồi có chuỗi hạt ở trên tay, tay có chuỗi hạt nhỏ, cổ có chuỗi hạt dài, mỗi chuỗi hạt đều là chọn lấy những hạt rất bóng, rất đẹp chớ không phải tầm thường. Mỗi chuỗi hạt đều có giá trị tiền bạc rất lớn, những ông thầy nào sang thì chuỗi hạt đó đều có số tiền rất là vĩ đại chứ không thường. Thậm chí như họ có thể từ chuỗi hạt của họ có thể họ tìm những cái hạt trân châu, những hạt ngọc họ làm những cái chuỗi hạt đó.
Đó là cái trang trí cho một vị tu sĩ không đúng cách mà bằng pháp niệm Phật, thấy họ hay lần chuỗi để niệm Phật, nhưng cuối cùng thì chẳng phải là đúng theo con đường của Phật dạy, vì Phật dạy đâu có lấy miệng, lấy ý mà niệm.
Mà Phật dạy như thế nào?Phật dạy chúng ta lấy bốn chỗ niệm: Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà niệm. Vì thế người ta lại lấy câu niệm Phật. Còn niệm Pháp, thí dụ như đối với người tu đúng thì người ta lấy Tứ Niệm Xứ để mà niệm. Thì người ta lại không lấy bốn chỗ đó để mà niệm, người ta lấy miệng, ý để mà niệm. Cho nên vì vậy như Phật thì người ta niệm được hồng danh của Phật: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhưng mà đến Pháp thì họ niệm sao? Pháp thì đâu có cái tên gì dài dòng đâu, cho nên họ nói niệm Pháp, rồi niệm Tăng thì đâu họ có niệm gì đâu, không lẽ họ nói: Nam mô Mục Kiền Liên, Nam mô Xá Lợi Phất sao? Cho nên họ nói: Nam mô Tăng. Vì vậy mà có nhiều chỗ dạy: Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng. Cho nên hầu hết bây giờ chúng ta gặp nhau: Mô Phật. Đó là chúng ta chào nhau bằng câu đó. Đó coi như là chúng ta niệm Phật đó. Niệm như vậy có nghĩa gì? Niệm như vậy chẳng qua là đầu môi xã giao nhau chứ đâu có ích lợi gì cho sự giải thoát cho chính mình. Họ chẳng biết làm sao niệm, thường họ niệm như thế này: Nam mô Phật, nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Rồi họ học Giới thì họ: Nam mô Giới. Chứ họ chẳng biết gì khác hơn hết. Họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới như vậy thì chúng ta thử nghĩ xem họ niệm như vậy cả năm cả đời hay là cả suốt đời họ thì họ có thấy sự giải thoát chưa? Chưa. Niệm Phật mà niệm cái miệng như vậy thì làm sao có giải thoát được, mà niệm Pháp như vậy làm sao có giải thoát được, niệm Tăng như vậy làm sao có giải thoát được. Họ niệm cái danh từ chứ không phải niệm là cái hànhđộng sống của họ hàng ngày ở trên Phật, Pháp, Tăng. Cho nên cái niệm này là cái niệm sai, không đúng.
Thật là buồn cười, họ không biết pháp hành nên niệm Phật kiểu niệm điên, niệm khùng, chẳng bao giờ có được giải thoát. Họ niệm kiểu đó là niệm điên niệm khùng, họ chẳng hiểu pháp hành, cho nên họ niệm tầm bậy, tầm bạ, nó không có giải thoát được cho họ mà chỉ là hình tướng họ niệm Phật mà thôi, chớ không có giải thoát được thân tâm của họ. Họ không ra được ba điều kiện, bốn điều kiện mà đã được nêu lên trên thế giới là vô thường, là hoại diệt, họ không có ra được khỏi đó.
Trong kinh sách Phật dạy có bốn chỗ niệm, gọi là Tứ Niệm Xứ. Bốn chỗ niệm đó là gì: một là thân, hai là thọ, ba là tâm, bốn là pháp. Vậy thân niệm Phật là niệm làm sao? Nói cái thân niệm Phật thì mình niệm làm sao đây? Đó là cái mà người ta đặt câu hỏi để người ta thấy chỗ lấy cái thân mà niệm Phật thì phải niệm như thế nào cho nó được. Bởi vì Phật dạy thân, thọ, tâm, pháp lấy bốn chỗ này để niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng hoặc là niệm Giới. Thế rồi chúng ta phải làm sao đây? Niệm như thế nào?
Chúng ta đã thọ Tam quy tức là nương tựa Phật, Pháp, Tăng rồi. Vậy nương tựa Phật, Pháp, Tăng là nương tựa như thế nào? Chữ nương tựa ở đây không có nghĩa là nhờ vả mà phải hiểu là sống đúng như Phật đã sống. Mình không có nhờ vả bởi vì nương tựa vào người khác, nhờ vả người ta mình làm biếng mình không làm, người ta có gì người ta cho mình ăn hoặc là giúp đỡ mình, mình ở không mình ăn cái đó là nhờ vả. Còn ở đây nương tựa không có nghĩa là nhờ vả, mà nương tựa có nghĩa là mình sống đúng như Phật sống, sống đúng như các Pháp dạy, sống đúng như chư Tăng sống, thì đó gọi là nương tựa. Chữ nương tựa ở đây là quy y, mà quy y là trở về nương tựa, mà nương tựa tức là sống đúng với những người đó họ đã sống. Thì như vậy là chúng ta đã thấy, đã hiểu được cái chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta phải nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng để mà sống.
Vậy thì nương tựa như thế nào để mà sống?
Một là thân niệm Phật.
Vậy thân niệm Phật là thân phải sống giống như Phật, sống giống như thân Phật. Phật sống như thế nào thì chúng ta phải sống đúng thân tâm như thế nấy gọi là thân niệm Phật, chớ không phải niệm Phật là nó đọc danh từ suông là Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đâu. Cho nên thân ông Phật sống như thế nào thì thân chúng ta niệm Phật, thân chúng ta phải sống như vậy.
Vậy thân Phật sống như thế nào?
1. Thân Phật thường hay phòng hộ sáu căn.Phật đi ra Phật có nhìn bên đây, nhìn bên kia không? Phật có ngó láo liêng không? Phật đi Phật nhìn xuống đất, giữ gìn sáu căn của mình, không có ngó qua ngó lại. Cho nên vì vậy mà thân chúng ta niệm Phật thì phải bắt chước, phải sống như vậy, cũng ngó xuống phòng hộ sáu căn. Phật đi không ngó qua ngó lại, chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mìnhđểtránh vô tình làm đau khổ chúng sanh dưới đất. Đó thì rất rõ ràng. Vậy thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải phòng hộ sáu căn, mắt nhìn xuống đất, không nhìn qua nhìn lại, luôn luôn ý tứ từng bước đi tránh không làm đau khổ chúng sanh và giết hại chúng sanh.Hành động sống như vậy gọi là thân niệm Phật. Hành động thân chúng ta làm giống như thân Phật vậy gọi là thân niệm Phật.
2. Thân Phật thường đi ăn xin, thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải đi ăn xin như Phật. Nghĩa là Phật đi ăn xin thì mình niệm Phật mình cũng phải đi ăn xin như Phật, thân mình cũng vậy. Còn đằng này Phật đi ăn xin mà mình không ăn xin, mình đi làm nghề này nghề khác mình sống, như vậy mình có giống Phật không? Niệm Phật phải giống Phật chớ. Thân niệm Phật phải giống Phật. Vậy mà thân niệm Phật lại không giống Phật.
3.Thân Phật thường hay ngồi thiền, thân ta niệm Phật thì thân ta cũng thường hay ngồi thiền.
4.Thân Phật thường đi kinh hành, thân ta niệm Phật thì thân ta cũng thường đi kinh hành.
5.Thân Phật không giết hại chúng sanh, thân ta niệm Phật thì thân ta cũng không giết hại chúng sanh.
6.Thân Phật không làm khổ mình khổ người, thân ta niệm Phật thì cũng vậy, không làm khổ mình khổ người.
7.Thân Phật không lấy trộm của ai, thân ta niệm Phật cũng vậy, không lấy trộm của ai.
8.Thân Phật không làm điều dâm dục, thân ta niệm Phật cũng vậy, không bao giờ làm điều dâm dục.
9.Thân Phật không ăn uống phi thời, thân ta niệm Phật cũng vậy, không ăn uống phi thời.
10.Thân Phật ít ngủ, không hôn trầm thùy miên, thân ta niệm Phật cũng vậy, phải ít ngủ, không hôn trầm thùy miên.
11.Thân Phật không nằm giường cao rộng lớn, thân ta niệm Phật cũng vậy, không nằm giường cao rộng lớn.
12.Thân Phật không trang sức vòng hoa, chuỗi hạt, thân ta niệm Phật cũng vậy, không trang sức vòng hoa, chuỗi hạt.
13.Thân Phật không cất giữ tiền bạc của báu, thân ta niệm Phật cũng vậy, không cất giữ tiền bạc của báu.
14.Thân Phật nằm nghiêng theo kiểu kiết tường, thân ta niệm Phật cũng phải nằm nghiêng theo kiểu kiết tường.
15.Thân Phật thường hay đặt niệm trước mặt, ngủ mà rất tỉnh thức nên không mộng mị chiêm bao, thân ta niệm Phật cũng vậy, thường đặt niệm hơi thở trước mặt, tỉnh thức không mộng mị chiêm bao.
Đó là ở đây quý thầy thấy Thầy tóm lược trở lại để chúng ta thấy thân Phật như thế nào thì thân ta niệm Phật cũng phải giốngPhật như thế nấy.
Bây giờ cái phần thứ hai, hồinãy cái phần thứ nhất là thân niệm Phật, bây giờ phần thứ hai là thọ niệm Phật, bởi vì chúng ta có bốn chỗ niệm mà, bây giờ chúng ta mới có thân niệm Phật à, chưa đủ. Bây giờ chúng ta có thọ niệm Phật.
Thọ niệm Phật như thế nào?
Phật đã làm chủ được ba trạng thái thọ:
- Một là thọ lạc,
- Hai là thọ khổ,
- Ba là thọ bất lạc bất khổ.
Bây giờ chúng ta hiểu được ba cái thọ như vậy thì Phật…
… ưa thích cái lạc, cũng không như mình, cũng không ca ngợi, cũng không cầu mong, cũng không ước muốn, cũng không tưởng nhớ. Do thế thọ lạc niệm Phật không tác dụng và lôi cuốn được, không làm đam mê, không làm say đắm Phật. Vì thế thọ đến đi như không có mặt, thọ có mà không có.
Chúng ta thấy rõ ràng, cũng như bây giờ thọ lạc mình ăn nó ngon, mình thấy cái thọ lạc nó ngon, mình thích, mình ca ngợi cái này ngon quá. Mình cầu mong ước muốn cho còn có ăn nữa, tưởng nhớ nó nữa, còn Phật ăn ngon dở thế nào cũng chẳng cần thiết hết. Cho nên đối với Phật, cái thọ nó không có ăn thua nhằm nhò gì, nó không say đắm, nó không lôi cuốn đức Phật được. Cho nên chúng ta lấy thọ mà niệm Phật thì cái thọ của chúng ta nó cũng giống như vậy, phải không? Cho nên chúng ta ăn ngon, chúng ta có cảm giác nằm êm ấm, cảm giác khoái lạc này kia, chúng ta chẳng thích điều đó. Đó là thọ lạc mà, mà thọ lạc đối với Phật thì Phật đâu có chấp nhận nó, đâu có ham mê nó, đâu có bị nó lôi cuốn. Ta tu hành theo Phật cũng như vậy, đối với lạc ta chẳng ham thích nó. Còn chúng ta nghe thọ lạc thế này thế kia chúng ta thích, ăn ngon, uống nước ngọt, rượu rồi mê, hút thuốc rồi khoái. Tất cả cái này, chúng ta chạy theo cái lạc. Trái lại, đối với Phật, chúng ta là người tu Tứ Bất Hoại Tịnh, theo ba Tam quy này thì Phật hoàn toàn không có thọ lạc lôi cuốn. Tâm ta, cái thọ của chúng ta mà niệm Phật thì không bị cái lạc lôi cuốn chúng ta được.
Ta Lấy thọ lạc niệm Phật, ta phải giống như Phật, không ưa thích, không vui mừng, không khen ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ, nhờ thế thọ của ta không tác đụng được ta, không lôi cuốn, không làm cho ta đắm mê.Muốn được vậy, ta phải tu tập như thế nào? Ta phải dùng các pháp trạch như thế nào để cho cái thọ mà nó niệm Phật, nó không có bị khổ đau.
Vậy thì nãy giờ Thầy đã tóm lược mà chưa có pháp hành. Nãy giờ Thầy tóm lược cho chúng ta từ cái thân niệm Phật cho đến cái thọ niệm Phật, rồi tới những cái khác mà chúng ta phải thấy rằng khi mà chúng ta chưa có pháp hành mà chỉ nói suông thôi thì đó là lý pháp, chứ chưa phải là hành pháp. Mà bây giờ ở đây chúng ta phải kê ra chúngta phải có pháp hành liền. Chứ nếu mà nói như vậy không ấy thì chúng ta chỉ nói cái lý mà không có cái hành. Vậy thì bắt đầu chúng ta trở lại vị trí là Thân niệm Phật, rồi từng đó chúng ta mới đi tới là Thọ niệm Phật, rồi Tâm niệm Phật, rồi Pháp niệm Phật như thế nào để cho có pháp hành kèm theo. Chứ nếu chúng ta cứ lý pháp mà nói như vậy, không có pháp hành thì chúng ta lấy gì chúng ta tu. Biết cái gì mà chúng tathânniệm Phật được đây? Mình nóinhư vậy chứ sống được như Phật đâu phải dễ. Đâu có phải chuyện dễ đâu, cho nên phải pháp hành. Mà pháp hành, tức là Giới hành của chúng ta.
Bây giờ trở lại vấn đề thứ nhất là thân niệm Phật.
Vậy thì Thân niệm Phật như thế nào?
À, Giới hành Hộ trì sáu căn.Như hồi nãy Thầy có nói giới thiệu rồi đó, chúng ta phải hộ trì sáu căn chúng ta trước. Bắt đầu người tu sĩ muốn thân hành niệm Phật thì phải chọn nơi tâm chuyên nhất cảnh. Mình muốn tu tập mà, mình muốn hành cái pháp chứ không phải muốn nghe cái lý suông không. Muốn nghe cái lý suông không thì cần gì mình phải chọn cái cảnh. Cho nên trước tiên mình muốn hành cái pháp này, mình muốn trau dồi cái thân tâm mình, sống cái thân của mình như Phật, giống như Phật thì mình phải chọn một cái cảnh, một cái nơi, tâm chuyên nhất cảnh. Vậy thì tâm chuyên nhất cảnh như thế nào? Này, quý thầy, quý thầy phải lựa chọn một chỗ an trú thanh vắng. Mình tu hành là luôn luôn phải tìm chỗ thanh vắng à, chứ không thể nào mà thiếu chỗ thanh vắng mà chúng ta tu tập được.Chúng ta phải nhớ như vậy thì chúng ta mới có thể thực hiện được. À, một khu rừng, một gốc cây, một ngọn núi, một bãi tha ma, một hang đá, một sơn lâm giữa trời không mông quạnh, một đống rơm, một chòi lá, bên ghềnh suối, đó là nơi lý tưởng để chúng ta thân hành niệm Phật.
Nghĩa là lấy cái thân của chúng ta mà niệm Phật đó. Chúng ta phải chọn cái nơi đó, gọi là chọn cảnh gọi là tâm chuyên nhất cảnh, cái tâm của mình nó muốn tu hành được thì tức là cái cảnh nó phải hợp. Mà cái cảnh nó không hợp, như mình sống trong gia đình, vợ con này kia rồi đủ thứ, anh em dòng họ của mình, thử hỏi mình tu được cái này không, mình trau dồi được không, chắc chắn là không được đâu. Cho nên chúng ta phải chọn một cái nơi nó yên tịnh, thanh vắng, rồi chứng đó chúng ta mới nỗ lực mà trau dồi cái thân của mình thì mới sống đúng như Phật được.
Vậy thì đầu tiên chúng ta thân Phật thì phòng hộ sáu căn. Vậy thì bây giờ mình cũng muốn phòng hộ sáu căn của mình như Phật để cho mình cũng đi mà ngó nhìn xuống, mình cũng như Phật thì mình phải làm sao, mình phải tập như thế nào, mình phải hướng tâm mình nhắc như thế nào để cho mình đạt được? Đó là cái hành động của chúng ta gọi là Pháp hành, hay là Giới hành.
Vậy thì phòng hộ sáu căn như thế nào?
A. Loại sắc nào do mắt phân biệt,đây bây giờ đó, đây là giải thích thêm để chúng ta thấy: loại sắc nào do mắt phân biệt khi thân ta, khi ta thân cận mà bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì loại sắc do mắt phân biệt đó thì ta nên tránh xa.Nghĩa là bây giờ, một cái vật gì có hình tướng, có sắc tướng mà khi mà chúng ta thân cận nó, chúng ta ở gần nó, như máy móc, cái này cái nọ cái kia, tất cả mọi cái mà trước mặt Thầy đây, từ cái ca, từ cuộn băng, từ cái đồng hồ, tất cả mọi vật trước mặt Thầy đây, đó là sắc đó. Mà khi mà Thầy thân cận, thì bất thiện pháp nó tăng trưởng mà các thiện pháp nó suy giảm. Tại sao vậy? Tại vì bây giờ có những vật này thì có những người họ thèm muốn, họ sẽ tìm cách trộm cắp lấy, thì như vậy là ác pháp hay thiện pháp? Rồi bây giờ Thầy mất các vật này đi, tâm Thầy có buồn không? À như vậy là có buồn, có phiền não. À, hoặc là có người họ họ lỡ làm hư đi, tức giận lên, như vậy là ác pháp nó tăng trưởng. Những vật này gần gũi, thân cận Thầy, ác pháp nó tăng trưởng và thiện pháp nó làm cho Thầy suy giảm đi. Như vậy Thầy có thân cận nó không. Cho nên vì vậy mà khi suy nghĩ như vậy thì muốn phòng hộ sáu căn của chúng ta, lúc bấy giờ con mắt mà thấy mọi vật thì chúng ta phải thấy thân cận nó mà thiện pháp tăng trưởng thì chúng ta thân cận, mà thiện pháp không tăng trưởng, ác pháp tăng trưởng thì chúng ta xa lìa nó đi.
Chẳng hạn quý thầy sau mùa an cư kiết hạ này, quý thầy về lãnh cái chùa, do đó quý thầy lỡ làm trụ trì, vậy mà làm công chuyện này công chuyện kia đủ loại hết, do đó các pháp ác nó đến, nào là chuyện phải xử phạt, nào là chuyện phải lo xây dựng chùa chiền, tất cả mọi cái này, rồi phải đi kêu gọi Phật tử đóng góp đủ thứ hết, đủ loại hết. Như vậy các thầy thấy đó là ác pháp hay là thiện pháp? Nó có giải thoát được cho quý thầy không, hay là quý thầy chịu đau khổ ở trong các pháp đó? Ờ, như vậy là quý thầy thấy rõ đó là ác pháp, thì cho nên tăng trưởng thì chúng ta không nên thân cận, vậy là nên giao chùa cho họ, họ làm gì đó làm. Tại vì đó là bất thiện pháp rồi, chứ không phải là ác pháp.
B. Loại sắc nào do sắc phân biệtkhi ta thân cận bất thiện pháp suy giảm mà thiện pháp tăng trưởng.À như vậy như thế nào? Bây giờ chúng ta bỏ hết, bỏ hết, chúng ta chỉ còn ...(mất tiếng) thì các thầy có thấy thiện pháp tăng trưởng không? Nó tăng trưởng rất nhiều, nó làm cho chúng ta thấy nó không còn thấy bận tâm lo lắng, không còn sợ hãi, không còn sợ trộm cướp, không còn gì hết. Như vậy là chúng ta thấy an ổn không? Quá an ổn cho nên thiện pháp tăng trưởng. Làm chúng ta không còn mất mát gì hết, chúng ta thấy an vui, ngủ rất yên mà không sợ cái gì hết. Cũng như bây giờ chúng ta các cái pháp này, các cái sắc này nó làm chúng ta quá lo lắng. Cũng như bây giờ quý thầy giữ một cái chùa mà cái chùa để cho người ta phá hoặc là người ta vô người ta rinh Phật, người ta rinh mấy cái chuông đồng hết rồi thì quý thầy thấy có khổ không? Khổ quá! Khổ quá! Cho nên mình làm trụ trì mà để mất như vậy phật tử họ đến họ nói này nói kia chịu không nổi rồi. Đó không phải là ác pháp sao? Ở trong chùa lại có cái tượng bằng vàng nữa, cái ông Phật Thích Ca bằng vàng mà cở độ chừng 3 ký lô mà để ngồi trong ngóc đó thì chắc chắn là không thể nào mà chúng không lấy được hết. Cho nên phải đem ông Phật này dấu ở trong rương hoặc đem… chứ không dám để trên bàn Phật thờ đâu. Như vậy là phải sợ sệt đủ thứ hết. Cho nên những cái pháp đó là pháp gì? Pháp ác. Cho nên vì vậy thôi đem cái ông Phật này ra cái tiệm thợ kim hoàn nào đó làm ơn ông chẻ nó ra ông nấu nó ra làm đồ nữ trang bán đi chứ để tui ông chùa cực quá đi. Tui giữ ông cũng mệt tui đó.
Đó như vậy là chúng ta xa lìa các ác pháp, các sắc pháp đó. Nó không thể là những thiện pháp được cho nên dù là ông Phật đẹp tốt nhất chúng ta cũng rất sợ hãi. Cho nên chúng ta nghe ở những cái nơi chùa mà có những cái ông Phật bằng những cái loại quý giá, bằng những ngọc, bằng những vàng bạc châu báu, bằng những loại quý thì hầu như cái ông thầy ở đó ông quá lo lắng, hở ra là sợ người ta rinh ông Phật đó mất đi. Cho nên ở đây Thầy nói ở trên cái tượng Phật thôi mà người ta chỉ gắn cái hột xoàn ở giữa cái trán của ông Phật thôi mà ông Phật để đó người ta cũng lo nữa. Cái hột xoàn quá lớn rồi, nó chói sáng ra, nó nhiều màu sắc nó chói sáng ra, do đó người tacũng cạycái đó người ta lấy nó ra. Vì vậy hầu hết trong những chùa mà có những ông Phật bằng những vật báu là cái tai họa lớn cho ông thầy đó chứ không phải sung sướng gì. Còn cái chùa mà bằng tranh, bằng vách, bằng lá ông thầy ngủ ngon lắm, không có lo gì hết. Mà tượng Phật bằng đất thì chắc không ai rinh đâu. Cho nên càng sung sướng chúng ta bằng mấy. Còn trái lại, cái chùa càng sang càng đẹp nào là gạch ốp lát rồi này kia coi chừng chúng ta cứ tối ngày phải chùi rửa, không có chùi rửa thiên hạ họ lại nói này nói kia, ông thầy ở dơ quá trời, cái chùa mà gạch ốp lát như vầy mà ông không chùi rửa. Người ta nói này nói kia mình khổ lắm. Cho nên cái chùa mà nền đất thì khỏe lắm, không có cực khổ gì nhiều. Do đó là thiện pháp chứ không phải ác pháp. Còn tất cả những cái sang đẹp của thế gian nó cũng không phải vĩnh viễn mà trường tồn nhưng nó làm cho chúng ta phải khổ sở với nó tức là ác pháp.
C.Loại tiếng nào do tai phân biệt,đó như vậy là bây giờ chúng ta thấy hồi nãy chúng ta nói là sắc, do những sắc nào bây giờ là những tiếng nào mà nó đem đến cho chúng ta những cái thiện pháp mà tăng trưởng và ác pháp mà suy giảm thì cái tiếng đó chúng ta nên. Cũng như bây giờ quý thầy nghe cái âm thanh thầy thuyết giảng mà đem đến cái lòng thiện, đem đến cái sự tu tập của quý thầy thì cái tiếng đó là cái tiếng tốt. Còn cái tiếng mà nghe nó rỉ ra rỉ rả làm cho chúng ta nghe nó thương vay khóc mướn, làm cho chúng ta đau sầu khổ muộn, nghe nó thương nhớ cái này thương nhớ cái kia thì quý vị cái tiếng đó nó có tốt không? Nó không có tốt. Những cái tiếng mà chửi lộn, mà đánh mắng nó không tốt đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta nên xa lìa các ác pháp đó. Mà hãy gần gũi với những âm thanh mà dạy đúng chánh pháp để chúng ta ly tất cả những thế giới vô thường, hoại diệt này. Ly tất cả cái thế giới mà vô hộ vô chủ này, ly tất cả cái thế giới tham ái này, khao khát này không bao giờ cùng tận thì chúng ta phải ly nó ra. Tức là chúng ta phải chọn lấynhững cáitiếng nào đúng mà tiếng nào sai.
D.Rồi đến cái loại hương nào do mũi mà phân biệt,cái hương nào mà là cái hương giải thoát, còn cái hương nào là cái hương làm cho chúng ta đam mê, chúng ta nghe mùi hoa, mùi này kia, mê quá, thơm quá. Sự thật nó làm cho chúng ta đam mê. Sự thật cái mùi hương đạo đức, mùi hương nhân quả thì cái mùi hương đó nó làm cho chúng ta giải thoát. Mùi hương đó nó đi ngược gió, nó đi bốn phương được. Còn cái mùi hương của các loài hoa nó chỉ đi theo cái chiều gió xuống thôi, nó không có thể đi ngược gió trở lên. Còn mùi hương của đạo đức nhân quả nó sẽ đi ngược gió, nó là những mùi hương rất tốt. Cho nên chúng ta nên chọn lấy những mùi hương tốt, nó sinh ra thiện pháp, nó làm cho chúng ta không làm những hành động ác, do đó chúng ta nên chọn lấy những mùi hương tốt đó.
E. Loại vị nào do lưỡi phân biệt.Ở đây những loại vị mà phân biệt ngon, dở, ngọt bùi của thế gian thì loại vị đó là loại vị bất tịnh, ảo giác, chúng ta hãy xa lìa đi, còn cái loại vị mà ly dục li bất thiện pháp, nó sinh ra hỷ lạc của ly dục ly bất thiện pháp thì chúng ta hãy chọn cái đó đi. Như vậy thì ở trong bốn thiền thì ta thấy từ cái thiền thứ nhất cho đến thiền thứ tư nó do chúng ta ly những cái vị mà thế gian, nó làm chúng ta ly ra hết, do đó chúng ta mới thọ hưởng được những cái vị mà xuất thế gian, những vị đó nó làm chúng ta liên tục mãi mãi có cái sự kéo dài mãi, cái sự hỉ lạc của nó mãi. Còn cái loại vị mà hiện giờ chúng ta đang thọ hưởng của thế gian thì bỏ vô miệng thì thấy ngon, còn nuốt vô cổ thì hết ngon rồi, nó chỉ chớp mắt à, nhai nhai cóchút nuốt vô cái sạch, không còn thấy ngọt nữa. Thì loại vị đó chúng ta nên lìa nó đi, bỏ nó đi.
F. Loại xúc chạm nào mà do thân phân biệt.Ví dụ như loại xúc chạm gây sự cảm xúc khoái lạc cái này cái kia gây sự êm ấm như nệm mút, như chăn lông, như cái này kia làm chúng ta thấy êm ấm thân của chúng ta bằng cách này, bằng cách kia thì từ đó chúng ta phải xa lìa nó đi. Đó là những cái nó cám dỗ, nó quyến rũ chúng ta tham áimà không bao giờ hết được. Do đó chúng ta hãy tìm lại những sự xúc chạm bằng cái tâm thanh tịnh của chúng ta, bằng cái thân thanh tịnh của chúng ta đang ở trong cái sự thiền định thì xúc chạm đó là xúc chạm làm chúng ta bất động, bất dao động, thì lúc bấy giờ đó là những cái pháp mà chúng ta cần phải đi theo cái đường đó mà các thiện pháp tăng trưởng, các ác pháp suy giảm.
G. Loại pháp nào do ý phân biệt.Khi thân ta thân cận, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì loại pháp ấy nên xa lánh.Bây giờ có những lời dạy mà cái lời dạy đó đem cho chúng ta đến cái ác pháp tức là chúng ta không đến. Cũng như bây giờ người ta nói giờ cái câu nói đó là rất hay nhưng mà chúng ta gần gũi nó, chúng ta thường hay lấy câu đó hoặc lấy cái ý đó mà chúng ta tranh cãi với thiên hạ cho mình hơn thua thiên hạ thì cái đó có phải là pháp đúng không? Không phải là pháp đúng đâu. Pháp đó nó sinh ra ác pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm. Còn pháp nào mà chúng ta biết nhẫn, biết nhịn, biết nhường người ta, người ta muốn tranh luận thì thôi mình làm thinh, chẳng hơn tranh luận gì với ai thì những pháp đó là những pháp làm cho mình được giải thoát và người khác cũng không thù hận mình. Vì vậy cho nên những cái pháp như vậy thì chúng ta thân cận để cho tâm của chúng ta được giải thoát và người khác được giải thoát. Cho nên khi mà đến gần với người nào mà họ muốn tranh hơn tranh thua với mình thì mình luônluônnhẫn nhịn họ, không nên tranh hơn tranh thua họ. Những pháp đó là phápmà thiện pháp tăng trưởng. Chúng ta biết tu tập như vậy thì đó là những pháp đúng. Còn những pháp mà róng họng mà tranh nhau hơn thua thì đó là những pháp không đúng. Như vậy là ác pháp nó tăng trưởng, thiện pháp nó suy giảm.
Giới hạnh hộ trì các căn như thế nào?
Bây giờ thì chúng ta đã học qua cái phòng hộ 6 căn rồi thì bây giờ tới cái giới hành nó hộ trì các căn của chúng ta như thế nào?
Khi tìm được nơi yên tĩnh, vắng vẻ ta ngồi kiết già, thẳng lưng, đặt niệm phòng hộ sáu căn trước mắt, ta dùng trạch pháp, chọn lấy một câu rồi dùng câu đó làm pháp hướng như lý tác ý:
Câu thứ nhất:“Phật đi không ngó qua ngó lại, chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm đau khổ chúng sinh. Thân ta niệm Phật phải thực hiện đi giống như Phật”.
Đó là mình dùng cái pháp hướng này để mình nhắc mỗi lần mình bước đi mình nhắc trước. Tức là câu thứ nhất đó, câu thứ nhất là pháp hướng đó, đây là pháp hành của chúng ta rồi. Cho nên trước khi mà chúng ta đi hoặc là chúng ta đặt một cái niệm phòng hộ 6 căn rồi chúng ta ngồi thẳng lưng, kiết già để chúng ta nhắc như vậy để sau khi mà chúng ta bước đi là chúng ta nhớ liền, chúng ta không quên. Cho nên khi mà chúng ta bước đi thì cái thân hành của chúng ta nó nhìn xuống. Mắt chúng ta nhìn xuống, nó giữ gìn 6 căn của chúng ta mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta, không ngó qua ngó lại, không nhìn lên nhìn xuống, tập trung ở dưới bước chân của chúng ta đi mà hàng ngày chúng ta phải đặt niệm trong những buổi yên tĩnh chúng ta ngồi chúng ta đặt niệm chúng ta dùng pháp hướng chúng ta nhắc tâm mình, cho đến khi mà thân chúng ta bước đi là chúng ta đã nhớ liền hoặc là chúng ta không nhớ thì chúng ta lại dùng pháp hướng đó nhắc một lần nữa rồi chúng ta lại bước đi cho nên những câu này thì quý thầy phải thuộc lòng mà phải nhớ thuộc để thành ra một cái trạch pháp để nhắc chúng ta.
Ở đây thầy xin nhắc lại câu này: “Phật đi không ngó qua ngó lại, chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm đau khổ chúng sinh. Thân ta niệm Phật cũng vậy, phải thực hiện đi giống như Phật”.
Đó là mình nhớ câu nói đó. Đó là khi ngồi thì mình đặt niệm câu này trước mặt, dùng trạch pháp này mà nhắc mình, đó là cái pháp để phòng hộ 6 căn của chúng ta, khi bước đi, khi làm những việc gì thì chúng ta cũng nhớ để làm những việc đó.
Câu thứ 2:
“Sáu căn tiếp xúc với 6 trần dính mắc các pháp, tạo biết bao nhiêu điều khổ cho kiếp người. Thân ta niệm Phật thì phải giống như thân Phật, phòng hộ 6 căn đi, đứng, nằm, ngồi, ý tứ từng hành động, nhẹ nhàng, thanh thản, không mong cầu, không ước muốn. Chỉ biết khoan thai bước đi mà thôi”.
Đó là câu thứ 2 để chúng ta hướng tâm nhắc nó. Ví dụ như bây giờ chúng ta ngồi kiết già, lưng thẳng chúng ta nhắc câu thứ nhất để cho mỗi ngày chúng ta lam cho thân tâm chúng ta thấm nhuần cái chỗ mà thân hành, cái chỗ mà hộ niệm 6 căn của chúng ta.
Tiếp tục câu thứ 2 chúng ta nhắc lại lần nữa.
Câu thứ 3:
“Thong thả mà đi, thanh thản mà đi, mắt nhìn xuống bước đi, tai lắng nghe bước đi, không nhìn ngó đôi bên”.
Đó là chúng ta nhắc nó, chúng ta hướng tâm chúng ta nhắc cái thân của chúng ta để cho giống Phật đó, để làm y như Phật đó. Đây là pháp hành đó chứ không phải gì, cái chuyện siêng năng tập thì quý thầy đạt được kết quả đó mà quý thầy không siêng năng thì quý thầy chịu lấy, ở đây Thầy trạch pháp sẵn ra câu này để giúp cho quý thầy tu tập mang được kết quả tốt là phòng hộ được 6 căn của mình không dính mắc 6 trần.
Câu thứ 4:
“Các pháp xung quanh ta là vô thường, là khổ, là tai hại, ta hãy nhìn và nghe từng bước đi của ta”.
Nghĩa là bây giờ mình ngó bên đây, bên kia, pháp này pháp kia nó đều dính vào trong mắt của chúng ta, nó dính vào lỗ tai chúng ta thì nó làm cho chúng ta khổ. Mà nó toàn là các pháp đều là vô thường hết. Các sắc pháp, các tướng của nó đều là vô thường hết. Tại sao chúng ta lại nhìn nó làm gì? Cho nên chúng ta hãy nhìn cái bước đi của chúng ta mà nghe và nhìn bước đi của chúng ta, từng bước đi của chúng ta, do đó chúng ta có cần để ý chúng nữa không? Mà không cần để ý chúng thì tức là chúng ta đã phòng hộ 6 căn của chúng ta chứ gì? Đó là câu trạch pháp thứ tư.
Các thầy nhớ chưa? Nhớ kỹ như vậy, khi mà chúng ta không có đi thì chúng ta ngồi chúng ta cũng nhắc cái tâm của mình, hướng tâm là nhắc tâm của mình. Hàng ngày nhắc như vậy tức là chúng ta sẽ thấm nhuần được sự phòng hộ 6 căn. Mà phòng hộ được 6 căn tức là chúng ta đã thoát ra khỏi biết bao nhiêu pháp, nó luôn luôn trói buộc, dính mắc ở trong tâm ta. Cho nên muốn phòng hộ được 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình không dính các pháp thì phải hàng ngày siêng năng mà tu tập, tinh tấn mà tu tập chứ không thể biếng trễ mà được. Muốn giải thoát mà, muốn ra khỏi sinh tử luân hồi mà, muốn thoát ra 4 cảnh giới thế giới vô thường, nó hoại diệt này mà, nó vô chủ, vô hộ này, nó vô sở hữu này, nó tham đắm, nó không bao giờ cùng. Muốn ra khỏi nó mà những pháp đầu tiên này chúng ta không tu tập thì chúng ta tu tập pháp nào giờ. Mà không phòng hộ nó thì làm sao chúng ta không dính mắc. Cho nên phải nhắc đi nhắc lại để thấm nhuần được. Vì vậy mà chúng ta đã phòng hộ được 6 căn, mà 6 căn không dính mắc thì chúng ta sẽ thấy được sự giải thoát của chúng ta tức thời, ngay đây, nó không còn phải đợi một cái thời gian nào nữa hết.
Nghĩa là tu tập đúng cách thì quý thầy không thấy cái thời gian nó mất đâu.
Câu thứ 5:
“Các pháp luôn luôn có sự lôi cuốn, cám dỗ, thu hút, dễ khiến ta dính mắc khả hỷ, khả lạc, khả ái. Tâm ta phải bất động trước các pháp. Mắt ta nhìn xuống, tai nghe tiếng bước chân đi”.
Đó, mình phải trạch cái pháp ra để thấy rằng, các cái pháp xung quanh chúng ta nó dễ cám dỗ, nó thu hút mình lắm. Cho nên vì vậy mình phải nhìn xuống cái bước đi của mình, vì nó làm cho chúng ta thấy thích lắm. Khả ái, khả lạc, khả hỷ, nó làm chúng ta thích thú, đắm mê lắm cho nên tâm ta phải bất động trước các pháp đó. Mắt ta phải nhìn xuống, tai ta phải nghe tiếng bước chân chúng ta đi, đừng có nghe những tiếng ở bên ngoài, đừng có thấy những cái sắc ở bên ngoài. Đó là pháp hướng nhắc cho chúng ta, hộ trì, giữ gìn, phòng hộ 6 căn của chúng ta.
Đó là những câu pháp hướng mà quý thầy cần phải thuộc để hàng ngày đặt niệm trước mặt mà quý thầy nhớ chứ nếu quý thầy không nhớ thì không có pháp để quý thầy tu đâu. Nhớ kỹ như vậy thì quý thầy mới thấy càng ngày thì quý thầy mới thấy được thế gian này vô thường, các pháp là vô thường, là khổ.
Câu thứ 6:
“Các pháp thế gian vô thường, khổ, vô ngã, có nhiều tai ương, có nhiều nguy hiểm, ta phải buông xuống hết, không để 6 căn dính mắc 6 trần”.
Đó là một câu để nhắc chúng ta, để chúng ta xả xuống, không để cho nó dính mắc với chúng ta. Chúng ta nhìn các pháp thế gian là khổ, là vô ngã, nó có nhiều tai ương, nó nguy hiểm lắm.
Ví dụ như bây giờ quý thầy thấy, mình không có tiền chứ mình có tiền rồi thì nó sẽ xảy ra những tai họa cho mình. Mình không có chùa to, mình không có tháp lớn thì nó chưa có tai họa cho mình đâu. Mà mình có chùa to tháp lớn nó có những sự kiện tai họa đến cho mình, nó xảy ra chuyện này chuyện kia. Phật tử thì kiện thưa đầu này đầu kia, còn cái chùa lá không ai mà tranh dành hết. Còn cái chùa tốt người ta tranh giành qua lại. Mình làm ông thầy ở giữa, trời, xử không có được, nói gì họ cũng không nghe hết. Đó quý thầy thấy. Đây mình là những người tu sĩ, mình cứ lấy ở trong cái chùa mình dễ hiểu hơn hết. Còn ở ngoài đời thì biết bao nhiêu những chuyện khác nó nguy hiểm lắm, nó tai họa lắm. Do đó mình lấy những câu này để mình nhắc nhở mình để mình xa lìa nó.
Câu thứ 7:
“Sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý phải tập trung dưới bước đi không được phóng dật theo 6 trần, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp”.
Đó là câu thứ 7, 6 căn tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta phải tập trung dưới bước đi, không được phóng dật theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nghĩa là không được ngó qua ngó lại ở bên ngoài tức là không chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nữa.
Đó là nhắc nhở chúng ta đừng có để mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta mà luôn luôn nó phải tập trung dưới bước đi, nó không cho nó phóng dật ra ngoài. Mình cứ nhắc nhở như vậy thì may ra mới phòng hộ được nó.
Bây giờ chúng ta tiếp tục cái bài học.
Các thầy phải nhớ rằng, những pháp hướng này,phải nhớ cho kỹ và hàng ngày phải siêng năng mà tu tập trong khi buổi tối chúng ta không phải ngồi mà hít thở hơi thở không mà nhiều khi chúng ta phải dành cái thời gian mà chúng ta dùng cái pháp hướng này nhắc đi nhắc lại cái tâm chúng ta rất nhiều để phòng hộ 6 căn của chúng ta tu tập. Nếu không khéo thì quý thầy sẽ không đạt được kết quả tốt của nó đâu. Đầu tiên bao giờ bước vào đạo Phật chúng ta cũng phải nhớ rằng là chúng ta phải phòng hộ 6 căn giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Vốn cái tâm của mình nó dễ dính mắc với 6 trần, thân tâm của mình nó dễ dính mắc lắm, cho nên vì vậy mà hở một chút chút nào nó cũng dính mắc mà ngay bước đầu chúng ta không phòng hộ nó thì chúng ta khó thể nào có thể đạt được sự giải thoát được. Cho nên muốn tu tập Thiền định của đạo Phật thì sự phòng hộ là sự kiên quyết đầu tiên. Cho nên chúng ta lấy 3 cái giới đầu tiên là Phật, Pháp, Tăng là lấy những gương hạnh giải thoát mà chúng ta lấy đó mà chúng ta nương vào để mà chúng ta sống một cuộc sống cho đúng cách. Mà muốn sống đúng cách như vậy thì pháp hướng phòng hộ này là phải siêng năng mà chuyên cần tu tập. Nếu không siêng năng, chuyên cần tu tập như vậy thì chắc chắn quý thầy sẽ khó mà đạt được.
Những lời mà Thầy tâm huyết hôm nay Thầy nói, đến cái giai đoạn mà giới hành này là rất quan trọng vì chúng ta sống trong thiện pháp mà không có pháp hành thì không thể nào chúng ta sống được. Nói chúng ta phòng hộ sáu căn mà chúng ta không có pháp hành thì chúng ta chỉ giữ nó có một lúc thôi, chúng ta đi nhìn nó xuống đất có 1 lúc thôi mà không bao giờ chúng ta có thể giữ gìn nó mãi được. Còn hàng ngày chúng ta siêng năng, chuyên cần pháp hướng nhắc tâm chúng ta mãi như vậy nó thấm cái lý thì khi đi ra tự nó đã phải nhìn xuống đất, nó đã thấy được cái thế gian này, cái thế giới này là vô thường, là khổ, là hoại diệt cho nên nó chẳng còn ham muốn một cái vật gì nữa hết. Do sự nhắc này nó làm cho chúng ta giữ gìn thân tâm của chúng ta, mắt tai mũi miệng của chúng ta rất là thanh tịnh. Nó không còn bị đắm nhiễm nữa.
Đó, nhớ như vậy thì quý thầy phải siêng năng, phải siêng năng hết sức mà tu tập vì rồi đây Thầy cũng không còn nhắc nhở quý thầy nữa, do vì vậy mà chỉ còn quý thầy lấy cái bài này mà nghe những lời nhắc nhở của Thầy ở trong băng, lời của Thầy nói ở trong băng nhắc nhở vẫn còn. Nhưng trực tiếp mà như ngày hôm nay, một vị thầy bằng xương bằng thịt mà nhắc nhở quý thầy thì chắc chắn là không còn nữa, chỉ còn lời của Thầy ghi ở trong băng này nhắc nhở quý thầy mà thôi. Dù bất kỳ ở đâu lời nói này vẫn còn, nhưng các thầy sẽ không thấy Thầy nữa. Do như vậy cho nên các thầy phải nhớ kỹ, phải nỗ lực, phải siêng năng, những lời này là những lời tâm huyết, là những lời kinh nghiệm trên bản thân tu tập của Thầy mà Thầy nói ra để cho quý thầy biết mà chính đức phật dạy chúng ta trong kinh điển của Phật cũng là những lời mà Thầy biết rằng những lời tâm huyết của Phật.
Phật nói như lý tác ý, như cái lý giải thoát đó mà chúng ta nhắc nhở, chúng ta tác ý thì chúng ta mới phòng hộ được 6 căn, như cái lý mà tác ý chúng ta mới nhập được định, như cái lý mà tác ý chúng ta mới thực hiện được các cái oai lực, đại oai lực, đại thần lực, đại minh lực. Còn không có như lý tác ý làm sao có được cái đại thần lực, đại oai lực, đại minh lực được. Nên cái như lý tác ý này là cái pháp tuyệt vời quý thầy phải nhớ kỹ đừng có để quên, hàng ngày trau dồi thân tâm của mình liên tục, không được gián đoạn, lúc nào chúng ta cũng phải cần mẫn. Vì con đường sinh tử không thể chờ quý thầy đâu. Nó đến là nó đến chứ không thể nào nói nó hoãn lại cho quý thầy một giây lát được. Cho nên phải siêng năng khi chúng ta còn một chút hơi mà chúng ta phải nỗ lực thực hiện chứ đừng có để tới chừng mà giờ co tay giật chân rồi thì tu không kịp nữa đâu. Nhớ như vậy thì quý thầy mới có thể thực hiện được con đường này.
Trên đây là trạch pháp để phòng hộ 6 căn, nhờ giới hành phòng hộ 6 căn nên oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ hiện lên rất rõ nét và xét về quả tu từ bắt đầu vào đạo đã được dạy thân niệm Phật là pháp phòng hộ 6 căn đầu tiên này thì ngay đây trong hiện tại vị tu sĩ ấy cảm thấy mình không còn dính mắc 6 trần nên tâm lúc nào cũng quay hướng vào trong và nhận ra có một trạng thái ly dục ly ác pháp qua sự hành trì này.
Đó quý thầy thấy chưa? Khi mà quý thầy phòng hộ được 6 căn thì ngay đó quý thầy đã thấy được một trạng thái tâm của quý thầy là ly dục ly ác pháp. Phòng hộ thôi, chưa tu gì hết, chưa có một cái gì cả hết, chỉ giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình thôi mà đã ly dục ly ác pháp rồi. Mà ly dục ly ác pháp rồi nó có một cái gì để chứng minh cho chúng ta biết? Nó có một sự giải thoát thực sự, tâm hồn của chúng ta thanh tịnh, thanh thản, làm chúng ta có một niềm hân hoan. Hân hoan đây không có nghĩa là vui theo thế gian mà hân hoan đây là làm cho chúng ta trở thành một người vô sự, vô sự hoàn toàn đối với các pháp thế gian này, vô sự hoàn toàn không còn dính mắc ở trong các pháp thế gian này. Cho nên gọi là vô sự với một tâm hồn vô sự.
Quý thầy chỉ mới tu có bao nhiêu đó thôi mà cũng đủ quý thầy đã được ly dục ly ác pháp rồi còn đòi hỏi gì nữa. Nếu quý thầy siêng năng tu tập, kết quả này càng ngày càng sâu hơn, ly dục ly ác pháp quý thầy càng tiến tới và quý thầy sẽ nhập Sơ Thiền rồi Nhị thiền, rồi Tam thiền, rồi Tứ thiền, rồi làm chủ sự sống chết của thân này, rồi kết quả của nó quý thầy sẽ chấm dứt được luân hồi tái sinh.
Bởi vậy phật pháp kết quả hiện tại không có thời gian. Nghĩa là đạo Phật đã dạy chúng ta tu đúng thì chúng ta không có thời gian mà gọi là phải 5 ngày, 10 ngày mà ngay trong hiện tại là có giải thoát. Tại sao vậy? Tại vì lúc bấy giờ quý thầy chỉ dùng pháp hướng nhắc tâm mình, có gò bó thân tâm mình đâu, có làm cho nó mệt mỏi đâu, có ức chế nó chỗ nào đâu cho nên nó đâu có gì mà rối loạn cơ thể mà quý thầy thấy nhức cái vai, đau cái lưng, tức cái ngực. Đâu có cái gì. Ở đây quý thầy chỉ phải nhắc nó phòng hộ 6 căn, khi đi phải nhẹ nhàng, khoan thai, thư thả không có gì hết, làm sao quý thầy có trạng thái gì khổ đau trong thân đâu, làm sao có những cái gì mà dính mắc trong tâm của quý thầy đâu mà làm cho quý thầy phải giận hờn, buồn phiền, đau khổ?
Cho nên ngay khi phòng hộ 6 căn là quý thầy đã thấy được sự giải thoát thực sự của nó rồi. Ngay khi ngồi thẳng lưng kiết già cũng đâu phải ngồi cho đến khi mà hai chân quý thầy tê, đau nhức khổ sở để rồi quý thầy nói sao tôi ngồi thiền đau nhức. Đâu có ai bảo quý thầy ngồi dữ vậy, quý thầy ngồi trong 5 phút, 10 phút quý thầy đặt cái niệm trước mặt của quý thầy rồi quý thầy dùng pháp hướng mà nhắc cái tâm phòng hộ 6 căn của mình chứ đâu có bắt quý thầy ngồi 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ để quý thầy chịu đau chịu khổ với cái thân của quý thầy đâu mà quý thầy nói rằng là khổ là sở? Đạo Phật dạy cho quý thầy ngồi có sự an lạc của ngồi, đi có sự an lạc của đi. Đó là sự giải thoát. Cho nên vì vậy mà quý thầy dùng pháp hướng để nhắc tâm mình thấm nhuần được đạo lý, được giải thoát của nó.
Cho nên quý thầy tu hành mà nghe bất an trong thân và tâm của quý thầy đó là quý thầy tu sai pháp của Phật, đó là pháp của ngoại đạo cho nên làm thân của quý thầy nhọc nhằn, khổ sở, mệt mỏi, hôn trầm, thùy miên, vô ký đó là quý thầy tu sai. Còn quý thầy tu đúng thì không hôn trầm thùy miên mệt nhọc gì cả, lúc nào cũng thấy giải thoát an vui và tỉnh táo rất là tỉnh táo. Đây là mới bước đầu của pháp vào tu phòng hộ 6 căn thì quý thầy đã thấy quá rõ ràng sự giải thoát cụ thể, không thể nào mà chối cãi được.
Điều này chứng minh hùng hồn không thể phủ nhận được. Do thế mới gọi là Tứ bất hoại tịnh, là Tín lực, nghĩa là sức lực của niềm tin mạnh mẽ. Nghĩa là khi chúng ta vào thực hiện phòng hộ 6 căn rồi thì chúng ta tin rằng đúng là chúng ta giải thoát thật sự rồi. Từ chỗ kết quả đó lòng tin của chúng ta mới mạnh mẽ vì gọi là tín lực. Tín lực là lòng tin mạnh mẽ, mà có giải thoát, có kết quả giải thoát, có sự an lạc, có sự thích thú ở trong sự tu tập đó, có sự thanh tịnh ở trong tu tập đó thì chúng ta mới có lòng tin, mà lòng tin đó làm sao mà chúng ta rời với Phật được, rời được pháp, rời được tăng được. Cho nên lòng tin đó gọi là Tín lực. Cho nên Tứ bất hoại tịnh nó làm cho thân tâm thanh tịnh mà trở thành một lòng tin rất mạnh. Đó là sức lực tin tưởng mạnh mẽ của chúng ta.
Phần thứ hai: Thân Phật thường đi ăn xin.
Đó, bây giờ tới cái thân Phật thường đi ăn xin đó thì chúng ta phải tu như thế nào để mà chúng ta sống đúng như Phật. Thân ta niệm Phật cũng vậy. Bây giờ mình lấy thân mình niệm Phật mà cho nên bây giờ thân Phật thì hay đi xin, đi khất thực, đi xin ăn thì thân ta niệm Phật cũng vậy. Không làm tất cả mọi nghề nghiệp, chỉ lấy nghề đi xin làm chánh nghiệp mà nuôi chánh mạng mà thôi. Đó chúng ta lấy cái nghề đó mà chúng ta quyết tâm tu hành nghĩa là chúng ta khéo léo tổ chức như thế nào mà chúng ta hàng ngày có một bữa cơm đi xin ăn mà thôi. Thật khéo léo, khéo léo chứ còn hiện giờ mà chúng ta không khéo léo mà mang bình bát đi ra xóm xin thì không khéo léo. Cái đó là vụng về, nó không phải như đất nước Ấn Độ, cũng phải như đất nước mà có Phật giáo Nam Tông, người ta có sẵn sàng những người Phật tử cúng dường. Còn ở đây chúng ta phải khéo léo, khéo léo để cho tự người ta gom cho mình cái gì mình ăn cái nấy. Cũng như ở đây Thầy khéo léo tổ chức cho quý thầy, quý thầy chỉ đến giờ người ta cho gì thì mình ra mình nhận cái thực phẩm đó mình ăn một ngày một bữa. Ở bên phái nữ người ta cực khổ người ta nấu nướng cái gì đó, người ta cho mình cái gì đó mình chẳng biết, tới giờ đó ăn mình chỉ nhận thôi. Đó là khéo léo để khất thực. Còn nếu mình chịu vụng, mình chấp nhận để đi khất thực bằng cách như thời đức Phật thì đất nước chúng ta chưa cho phép. Do đó chúng ta không khéo léo. Mà không khéo léo thì dân tộc chúng ta sau chiến tranh thì có kẻ nghèo, người giàu. Người giàu thì cho chúng ta không nói gì nhưng người nghèo mà hiểu Phật pháp thì họ phải nhịn bụng để cúng dường cho chúng ta bát cơm thì họ lại nghèo khổ nữa thì chúng ta đâu nỡ tâm làm cái điều đó. Vì vậy chúng ta phải thấy và chấp nhận như thế nào để chúng ta đi xin ăn mà không làm khổ người khác, không làm nghèo người khác. Do vì vậy mà chúng ta khéo tổ chức.
Chẳng hạn bây giờ muốn đi xin, sống như Phật thì phải tổ chức những người cư sĩ họ có tiền bạc, họ vì Phật pháp mà họ hộ trì cho chúng ta tu tập, 1 người hay 5 người, 3 người bây giờ các vị hợp lại, các vị mở một câu lạc bộ hoặc là một tiệm cơm chay ở tại đâu đó, rồi chúng tôi sẽ ở gần đó, mỗi ngày chúng tôi chỉ đến xin 1 bữa cơm thôi, quý vị cho ăn cái gì thì chúng tôi ăn cái nấy, chúng tôi không đòi hỏi gì hết. Do đó các cư sĩ đó họ sẵn sàng họ giúp đỡ mình rồi tới đúng giờ, 11h hay 10h mình ôm bát mình đến đó mình xin một bữa cơm rồi mình trở về cái khu rừng, cái vị trí tu hành của mình, mình thọ thực rồi mình tu hành. Tức là đời sống của chúng ta chỉ lấy cái nghề đó thôi mà nó không làm cho ai đau khổ hết mà nó không làm cho xã hội nghèo đói nữa và hình ảnh đi khất thực như vậy, tổ chứ như vậy là đúng cách, đúng xã hội, đúng thời điểm. Còn nếu không tổ chức được như vậy mà ôm bình bát đi lang thang xin thì không được. Chúng ta làm như vậy sai. Chúng ta phải hiểu như thế này thì chúng ta mới có được cái khéo léo mà có tổ chức để chúng ta thực hiện được cái nghề đi xin để nuôi chánh mạng của chúng ta.
Bây giờ thân Phật thường đi xin ăn, vậy thì chúng ta cũng muốn cho mình được đi xin ăn như vậy thì chúng ta cũng phải dùng cái pháp hướng để nhắc nhở. Nhiều khi chúng ta đi xin mà chúng ta còn ngại ngùng, còn này kia nọ, nó chưa thấm nhuần thì chúng ta cũng khó mà có thể. Vậy muốn đi xin chúng ta phải thường ngày chúng ta ngồi chúng ta tu như thế nào để mà chúng ta dạn dĩ để mà chúng ta đi xin một cách rất tự nhiên.
Câu 1:Hàng ngày ta nên đặt niệm đi xin trước mắt, dùng pháp hướng.Bây giờ mình đặt cái niệm đi xin trước mắt mình ngồi kiết già hẳn hòi, mình muốn cái hành động của mình giống như Phật đi xin ăn đó thì mình phải đặt cái niệm đi xin trước mặt của mình rồi mình dùng cái pháp hướng, mình hướng như thế nào đây?
“Đi xin là một nghề chân chính, người tu hành ta phải đi xin như thế nào không làm khổ mình khổ người”.
Đó, mình đặt cái câu hỏi, cái câu pháp hướng để mình hướng tâm cho đúng cách. Bây giờ mình muốn đi xin thì mình nói, đi xin là một nghề chân chính mà từ xưa đến giờ đức Phật đã chấp nhận cái nghề đó để nuôi chánh mạng của mình không đòi hỏi cái ngon, cái dở, không có đòi hỏi bằng cái này cái kia. Do cái dục lạc về cái ăn nó tạo cho chúng ta khó mà có thể giải thoát được cho nên chỉ có thể đi xin nó mới tạo cho chúng ta xa lìa được cái dục lạc của cái ăn. Vì vậy mà đi xin như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người để chúng ta đặt cái niệm đó như thế nào để chúng ta quán xét, khi đặt cái niệm đi xin trước mặt rồi đem pháp hướng này ra đặt ở trước mặt rồi chúng ta dùng cái pháp quán mà chúng ta suy xét. Bây giờ mình ngồi tu đây mà mình muốn trở thành một cái người đi xin ăn như thế nào là hợp lý, đi xin như thế nào mà không hợp lý, đi xin như thế nào mà không làm khổ mình khổ người? Nó như vậy mình mới đặt ra một cái pháp như vậy. Bắt đầu mình đặt ra như vậy mình trạch pháp này ra mình nhắc mình rồi rồi bắt đầu mình ngồi yên, mình ngồi yên rồi nó bắt đầu nó suy tư, bây giờ mình phải tổ chức như thế nào đây để cho đời sống tu hành của mình đi xin mà nó có cái phong cách của đi xin này, mà nó không làm khổ ai hết. Vậy thì bây giờ mình có mấy người phật tử thương mình, giúp mình tu hành nè. Bây giờ tôi chỉ xin quý vị giúp đỡ tôi tu hành 5 năm hay 10 năm, tôi sẽ ở trong thất tôi tu hành 3 năm, quý vị mỗi ngày giúp đỡ cho chúng tôi, cho chúng tôi một bữa ăn thôi. Quý vị nấu sao chúng tôi ăn cũng được vậy, chúng tôi không đòi ngon đòi dở gì hết. Nghĩa là tới cái giờ đó chúng tôi sẽ bưng cái bát đến với quý vị rồi quý vị vui lòng giờ đó quý vị nấu cơm cho cả gia đình rồi thì quý vị nấu thêm cho chúng tôi một ít, một bữa cơm thôi, rồi hàng ngày chúng tôi đến đây chúng tôi xin quý vị thì quý vị giúp đỡ cho chúng tôi. Và mình biết rõ ràng người cư sĩ này họ không phải là người nghèo, họ không phải là người đói mà họ là người làm ăn có tiền bạc cho nên họ chỉ nuôi thêm mình họ không đến nỗi mà họ khổ, do đó chúng ta xin họ. Vì vậy mà họ bằng lòng giúp đỡ chúng ta rồi bắt đầu từ đó chúng ta trở thành một người đi xin ăn đúng cách do đó đặt cái niệm này ra rồi chúng ta đi tìm người nào giúp đỡ cho chúng mình để mình thực hiện cái chánh nghiệp, nghề nghiệp chân chính của người tu sĩ.
Đây là cái câu mà Thầy muốn nhắc nhở quý thầy để sau khi quý thầy rời khỏi Thầy mà không được nương tựa nơi thầy nữa mà quý thầy muốn tu hành đúng chánh pháp. Thứ nhất là quý thầy đã phòng hộ 6 căn của mình, cái thứ hai là quý thầy phải tổ chức như thế nào để cho mình đi xin ăn chứ không tôi trồng ruộng, trồng lúa, trồng khoai, trồng củ rồi tôi tự làm cái này cái kia rồi tôi tự lấy cái đó tôi nấu cơm tôi ăn, tôi cất cái thất ra rồi xung quanh tôi trồng một đám thanh long rồi tôi lấy tiền đó tôi mua gạo hoặc để dành tôi ăn suốt năm tôi tu. Không được đâu. Quý thầy đừng có làm cái điều đó. Điều đó là điều sai.
Quý thầy phải tính như thế nào để hàng ngày có người người ta tự nấu người ta cho quý thầy ăn thôi, rồi người ta nấu ngon nấu dở mặc người ta, quý thầy chẳng biết miễn là mình ăn bữa đó mình no bụng chứ còn quý thầy đừng có để tiền để bạc hoặc thế này kia khác rồi quý thầy tự sắm lấy đồ ăn đồ uống của quý thầy thì cái đó là cái chết của quý thầy, càng lúc quý thầy sẽ càng xa lìa phật pháp đó. Đó không phải là chánh nghiệp nữa đâu. Hoặc là quý thầy về làm một đám ruộng, lấy lúa 5 chục, 10 chục giạ lúa mình để dành cứ hàng ngày mình nấu cơm mình ăn với muối cũng được, chỉ có gạo ăn được rồi thì do đó quý thầy cũng tiêu, không có bao giờ quý thầy giải thoát được đâu. Cho nên quý thầy tổ chức là mình đi xin nó mới diệt cái ngã của quý thầy chứ quý thầy có một bồ lúa mà quý thầy ngồi ăn cái ngã của quý thầy nó càng lớn, nó không có giải thoát được.
Đó là những cái mà thầy đặt ở đây để cho quý thầy thấy rằng khi bắt đầu chúng ta lấy cái thân mà niệm Phật mà đi ăn xin thì thân ta cũng phải đi ăn xin như vậy đó. Thì cái ăn xin của chúng ta bây giờ nó phải có một sự tổ chức hẳn hòi, có sự làm cho đúng cách chứ không phải là đi ăn xin như thời đức Phật được. Vì đức Phật ngày xưa là tại vì ở Ấn Độ nó đã quen, cái phong tục nó quen rồi nên người ta quen, người ta cho những người tu hành, ăn xin như vậy.
Còn ở đây mình không có được như vậy đâu. Cho nên quý thầy phải tự tổ chức, đừng có tránh làm cái nghề này nghề kia hoặc là về mình cất cái thất ở trong cái vườn cây chôm chôm hay sầu riêng hay măng cụt gì đó, tới cái mùa mình đi hái mình bán mình để dành một số tiền rồi do đó mình ở trong khu vườn đó mình ăn mình tu hoặc là mình trồng một đám dừa, do đó hàng ngày cứ lôi dừa mang đi bán lấy tiền mang đi bán về mua gạo ăn thì quý thầy làm như thế này, tu riết như thế này chắc có lẽ quý thầy thành dừa hết. Kêu là thành dừa chứ không phải là thành Phật được đâu. Cho nên làm cái gì nó sẽ thú hướng cái đó, nó sẽ thành cái đó, nó không có kết quả được cho nên ở đây đừng có nghĩ một cái việc gì, một cái nghề gì mà quý thầy làm hết.
Cho nên người ta nói rằng mình ăn không ngồi rồi. Không phải đâu. Tôi không phải ăn không ngồi rồi đâu. Hàng ngày tôi nỗ lực tôi thực sự tôi giải thoát, thân tâm tôi không có phút nào mà tôi ngồi không được, còn quý vị ngồi không nên quý vị mới đi làm nghề này, nghề kia chứ còn tôi không có thì giờ mà tôi ngồi không được. Cho nên cái mà chúng ta tu chúng ta phải biết rằng những cái pháp trạch pháp ra như thế này nó không còn cái thì giờ mà chúng ta đi trồng đi tỉa, đi nhổ cỏ, đi trồng rau trồng cải.
Còn quý thầy nói thôi bây giờ người ta cho cơm mình bây giờ mình đi trồng bí trồng bầu hay gì đó đặng mình hái mình luộc để mình ăn phụ thêm cũng đỡ đi. Do đó quý thầy đừng có làm cái điều đó đâu. Người ta cho cơm với muối ăn cơm với muối chứ đừng có nghĩ rằng ừ tôi ra tôi hái nắm rau lang vô tôi luộc tôi ăn với nó thì cũng đỡ hơn không có rau thì chắc bệnh. Nhất định bệnh chết chứ nhất định không có trồng rau chứ đừng nói chuyện. Phải hiểu rằng đi xin ăn mà mình còn chấp hành một cái không đi xin ăn mà lại còn cái của mình có mình hái ra mình ăn thì cái chuyện đó không được.
Ví dụ trong thất của quý vị có một cây cam hay cây bưởi hoặc cây nhãn hoặc cái gì mà có trái. Cái người mà người ta thường cúng dường cho quý vị gạo, đồ ăn, đồ này kia cơm hàng ngày cho quý vị thì khi cây đó có trái thì quý vị đừng hái mà ăn, đừng có hái mà đem bán để dành tiền nữa, những điều đó là cái sai. Cho nên vì vậy quý vị kêu cái người cư sĩ mà hằng cúng dường cho quý vị. Ở đây bây giờ chỗ tôi ở có một cây mận, cây nhãn, hoặc cây xoài gì đó bây giờ có trái, xin nhờ cư sĩ bán cái này đi coi ai không có giúp đỡ họ hoặc là cư sĩ hàng ngày đã giúp đỡ cho tôi cái bữa ăn như vậy thì những cái này tôi không có ăn phi thời được, tôi không có lấy cái trái cây này mà tôi ăn phi thời hay quý thầy nói là tôi không ăn phi thời nhưng bây giờ xài của mình chín, thôi để hái 5-10 trái trưa mình ăn cơm rồi bắt đầu để 5-10 trái mình ăn thêm nữa. Cái đó cũng sai. Tất cả những cái này đều do cái tâm tham dục của mình ra hết.
Cho nên bây giờ cái cây đó là của mình, của trong thất của mình nhưng mà quý thầy đừng có lấy cái trái cây đó mà quý thầy bỏ thêm vào trong cái bữa ăn của mình, người ta cho mình cái gì đó mình ăn. Thầy không thấy ông Phật mà ở trong cái vườn xoài mà lượm xoài để ăn thêm đâu, điều đó không có…..