«Saccakathā »
1. ‘Này các tỳ kheo, bốn điều này là như vậy (thực), không phải không vậy (không thực), không khác đi được. Bốn điều gì? Này các tỳ kheo, ‘Đây là khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. ‘Đây là nguồn gốc của khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. ‘Đây là sự đoạn diệt khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. ‘Đây là con đường dẫn đến đoạn diệt khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. (S v 430)
2. Khổ đau là chân lý theo nghĩa chân như (hiện thực) là thế nào? Khổ đau có bốn nghĩa của khổ vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: Khổ đau có nghĩa bức bách, nghĩa được tạo thành, nghĩa thiêu đốt (thống khổ), nghĩa biến đổi. Khổ đau có bốn nghĩa này của khổ vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Khổ đau là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.
3. Nguồn gốc là chân lý theo nghĩa chân như là thế nào? Nguồn gốc có bốn nghĩa của nguồn gốc vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: Nguồn gốc có nghĩa tích lũy, nghĩa căn nguyên, nghĩa trói buộc, nghĩa chướng ngại. Nguồn gốc có bốn nghĩa này của nguồn gốc vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Nguồn gốc là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.
4. Sự đoạn diệt là chân lý theo nghĩa chân như là thế nào? Sự đoạn diệt có bốn nghĩa của đoạn diệt vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: [105] Đoạn diệt có nghĩa thoát ly, nghĩa cách ly, nghĩa không được tạo thành, nghĩa không còn chết. Sự đoạn diệt có bốn nghĩa này của đoạn diệt vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Sự đoạn diệt là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.
5. Con đường là chân lý theo nghĩa chân như là thế nào? Con đường có bốn nghĩa của chấm dứt vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: con đường có nghĩa lối thoát, nghĩa nguyên nhân, nghĩa thấy rõ, nghĩa ưu thắng. Con đường có bốn nghĩa này của đạo lộ vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Con đường là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.
6. Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo bao nhiêu khía cạnh? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo bốn khía cạnh: theo nghĩa chân như (hiện thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa thấu hiểu. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.
7. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa chân như (hiện thực)? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa chân như qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa chân như của nó, nguồn gốc có nghĩa nguồn gốc theo nghĩa chân như của nó, sự đoạn diệt có nghĩa đoạn diệt theo nghĩa chân như của nó, con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa chân như của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.
8. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa không phải là ngã? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa không phải là ngã qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa không phải là ngã của nó, nguồn gốc có nghĩa nguồn gốc theo nghĩa không phải là ngã của nó, sự đoạn diệt có nghĩa chấm dứt theo nghĩa không phải là ngã của nó, con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa không phải là ngã của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, ... có sự thấu hiểu duy nhất.
9. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa sự thực? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa sự thực qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa sự thực của nó, ... con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa sự thực của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, ... có sự thấu hiểu duy nhất. [106]
10. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa thấu hiểu? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa thấu hiểu qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa thấu hiểu của nó, ... con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa thấu hiểu của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, ... có sự thấu hiểu duy nhất.
11. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này? Cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái gì vô thường và khổ, cái ấy không phải là ngã; cái gì vô thường, khổ và không phải là ngã, cái ấy là như vậy (thực); cái gì vô thường, khổ, không phải là ngã, là như vậy (thực), cái ấy là chân lý; cái gì vô thường, khổ, không phải là ngã, là như vậy (thực), là chân lý, cái ấy được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.
12. Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua chín khía cạnh: theo nghĩa chân như (hiện thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa thấu hiểu, theo nghĩa trí trực chứng, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa từ bỏ, theo nghĩa tu tập, theo nghĩa thực chứng. Bốn chân lý qua chín khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.
13. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như (hiện thực)? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như qua chín khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa chân như của nó, nguồn gốc có nghĩa nguồn gốc theo nghĩa chân như của nó, đoạn diệt có nghĩa đoạn diệt theo nghĩa chân như của nó, con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa chân như của nó, trí trực chứng có nghĩa trí trực chứng theo nghĩa chân như của nó, hiểu biết trọn vẹn có nghĩa hiểu biết trọn vẹn theo nghĩa chân như của nó, từ bỏ có nghĩa từ bỏ theo nghĩa chân như của nó, tu tập có nghĩa tu tập theo nghĩa chân như của nó, thực chứng có nghĩa thực chứng theo nghĩa chân như của nó. Bốn chân lý theo chín khía cạnh được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất. [107]
14. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa không phải là ngã? Có ... [như ở đ. 13].
15. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa sự thực? Có ...
16. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa thấu rõ? Có ...
17. Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua mười hai khía cạnh: theo nghĩa chân như, theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa thấu hiểu, theo nghĩa trí trực chứng, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa điều kiện căn bản, theo nghĩa nền tảng căn bản, [1]theo nghĩa điều được biết, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời. Bốn chân lý theo mười hai khía cạnh được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.
18. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như (hiện thực)? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như theo mười sáu khía cạnh: Khổ đau có nghĩa bức bách, nghĩa được tạo thành, nghĩa thiêu đốt (thống khổ), nghĩa biến đổi theo nghĩa chân như của nó; nguồn gốc có nghĩa tích lũy, nghĩa căn nguyên, nghĩa hệ lụy, nghĩa trở ngại theo nghĩa chân như của nó; sự đoạn diệt có nghĩa thoát ly, nghĩa cách ly, nghĩa không được tạo thành, nghĩa không còn chết theo nghĩa chân như của nó; con đường có nghĩa lối thoát, nghĩa nguyên nhân, nghĩa thấy rõ, nghĩa ưu thắng theo nghĩa chân như của nó. Bốn chân lý qua mười sáu khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất. [108]
19. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa không phải là ngã? Có ...
20. ... theo nghĩa sự thực...
21. ... theo nghĩa thấu hiểu...
22. ... theo nghĩa trí trực chứng...
23. ... theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn...
24. ... theo nghĩa điều kiện căn bản...
25. ... theo nghĩa nền tảng căn bản...
26. ... theo nghĩa điều được biết...
27. ... theo nghĩa thực chứng...
28. ... theo nghĩa thể nghiệm...
29. ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời...
30. Các chân lý có bao nhiêu đặc tính? Các chân lý có hai đặc tính: đặc tính được tạo thành và đặc tính không được tạo thành. Các chân lý có hai đặc tính này.
31. Các chân lý có bao nhiêu đặc tính? Các chân lý có sáu đặc tính: Với các chân lý được tạo thành sự sanh khởi của chúng được biết tới, sự hủy diệt của chúng được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của chúng được biết tới; Với các chân lý không được tạo thành sự không sanh khởi của nó được biết tới, sự không hủy diệt của nó được biết tới, sự không biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới. Các chân lý có sáu đặc tính này.
32. Các chân lý có bao nhiêu đặc tính? Các chân lý có mười hai đặc tính: với chân lý của khổ, sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới; với chân lý về nguồn gốc sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới; với chân lý về đoạn diệt sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới; với chân lý về con đường sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới. Các chân lý có mười hai đặc tính này.
33. Trong bốn chân lý, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu bất định? Chân lý về nguồn gốc là bất thiện, chân lý về con đường thoát khổ [109] là thiện, chân lý về sự đoạn diệt là bất định, chân lý về khổ có thể thiện hay bất thiện hay bất định.
34. Có thể: Có thể như thế nào? Vì chân lý về khổ là bất thiện và chân lý về nguồn gốc là bất thiện, như vậy theo nghĩa bất thiện, hai chân lý này được một chân lý bao gồm và một chân lý được hai chân lý bao gồm. Vì chân lý về khổ là thiện và chân lý về con đường thoát khổ là thiện, như vậy theo nghĩa thiện, hai chân lý này được một chân lý bao gồm và một chân lý được hai chân lý bao gồm. Vì chân lý về khổ là bất định và chân lý về đoạn diệt là bất định, như vậy theo nghĩa bất định, hai chân lý này được một chân lý bao gồm và một chân lý được hai chân lý bao gồm. Như vậy, ba chân lý này có thể được một chân lý bao gồm và một chân lý có thể được ba chân lý bao gồm, ứng với tỷ dụ [đã nêu].
35. Này các tỳ kheo, trước khi giác ngộ, hồi vẫn còn là Bodhisatta (Bồ Tát) chưa giác ngộ, Ta nghĩ rằng ‘Trong vật thể, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly? Trong cảm nghiệm, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly? Trong nhận thức, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự thoát ly? Trong tạo lập tâm trạng, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly? Trong thức, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly?
Ta nghĩ rằng ‘Trong vật thể, lạc thú và hoan hỉ khởi lên phụ thuộc vào vật thể là vị ngọt; sự vô thường, khổ não và phải chịu biến đổi trong vật thể là nguy hiểm; dẹp bỏ ước muốn và tham, từ bỏ ước muốn và tham là thoát ly. Trong cảm nghiệm, ...Trong nhận thức, ... Trong tạo lập tâm trạng, ... Trong thức, lạc thú và hoan hỉ khởi lên... dẹp bỏ ước muốn và tham, từ bỏ ước muốn và tham là thoát ly.
Với năm tập hợp [làm đối tượng] cho sự bám níu này, một khi Ta không trực tiếp chứng biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, thoát ly là thoát ly, khi ấy [110] Ta không tuyên bố là đã tìm ra giác ngộ toàn triệt vô thượng trong thế giới này có các chư Thiên, Māras và Phạm Thiên, trong thế hệ này với các sa môn và bà la môn, hoàng tử và quần chúng loài người của nó. Nhưng với năm tập hợp [làm đối tượng] cho sự bám níu này, một khi Ta trực tiếp chứng biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, thoát ly là thoát ly, thì Ta tuyên bố là đã tìm ra giác ngộ toàn triệt vô thượng trong thế giới này có các chư Thiên, Māras và Phạm Thiên, trong thế hệ này với các sa môn và bà la môn, hoàng tử và quần chúng loài người của nó. Và tri kiến này khởi lên trong Ta: ‘Sự giải thoát của tâm Ta bất động, đây là đời sống cuối cùng, sẽ không còn sanh tử nữa’. (S iii 26)
36. Hiểu rõ bằng cách từ bỏ như vầy: ‘Trong vật thể, lạc thú và hoan hỉ khởi lên phụ thuộc vào vật thể là vị ngọt’ là [trí biết] sự thật về nguồn gốc. Hiểu rõ bằng cách hiểu biết trọn vẹn như vầy: ‘Trong vật thể, sự vô thường, khổ não và phải chịu biến đổi trong vật thể là nguy hiểm’ là [trí biết] sự thật về khổ. Hiểu rõ bằng cách từ bỏ như vầy: ‘Trong vật thể, sự dẹp bỏ ước muốn và tham, từ bỏ ước muốn và tham là thoát ly’ là [trí biết] sự thật về diệt khổ. Hiểu rõ bằng cách tu tập dưới hình thức nhận định, tư duy, nói năng, cư xử, sinh hoạt, nỗ lực, quán niệm và định trong ba trường hợp [nguồn gốc, khổ, đoạn diệt] là [trí về] chân lý về con đường thoát khổ.
Hiểu rõ bằng cách từ bỏ như vầy: ‘Trong cảm nghiệm...
...’Trong nhận thức...
...’Trong tạo lập tâm trạng...
...’Trong thức...
37. Chân lý: chân lý qua bao nhiêu khía cạnh? chân lý qua ba khía cạnh: [111] theo nghĩa tìm hiểu, theo nghĩa bất di dịch,* theo nghĩa hiểu rõ...
* bất di dịch: pariggaha, nđ gìn giữ
38. Chân lý theo nghĩa tìm hiểu là gì? [vân vân...]
‘Già và chết lấy gì làm nguồn cội, lấy gì làm nguồn gốc, từ đâu sanh ra, do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Già và chết lấy sanh làm nguồn cội, lấy sanh làm nguồn gốc, được sanh ra từ sanh, do sanh tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ già và chết và nguồn cội của chúng và sự đoạn diệt của chúng và con đường dẫn đến đoạn diệt của chúng: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Sanh lấy gì làm nguồn cội,..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Sanh lấy trở thành làm nguồn cội, ..., do trở thành tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Trở thành lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Trở thành lấy bám níu làm nguồn cội, ..., do bám níu tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Bám níu lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Bám níu lấy khao khát làm nguồn gốc, ..., do khao khát tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Khao khát lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Khao khát lấy cảm nghiệm làm nguồn cội, ..., do cảm nghiệm tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ. [112]
‘Cảm nghiệm lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Cảm nghiệm lấy xúc chạm làm nguồn cội, ..., do xúc chạm tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Xúc chạm lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Xúc chạm lấy sáu giác quan làm nguồn cội, ..., do sáu giác quan tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Sáu giác quan lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Sáu giác quan lấy tâm thức-vật thể làm nguồn cội, ..., do tâm thức-vật thể tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Tâm thức-vật thể lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Tâm thức-vật thể lấy thức làm nguồn cội,..., do thức tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
‘Thức lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Thức lấy hành vi tạo quả làm nguồn cội, ..., do hành vi tạo quả tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ. [113]
‘Hành vi tạo quả lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Hành vi tạo quả lấy vô minh làm nguồn cội, ..., do vô minh tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.
39. Già chết là chân lý của khổ đau, sanh là chân lý về nguồn gốc của khổ, thoát ly từ cả hai là chân lý diệt khổ, hành vi hiểu rõ sự diệt tận ấy là chân lý về con đường thoát khổ.
Sanh là chân lý của khổ, trở thành là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.
Trở thành là chân lý của khổ, bám níu là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai...
Bám níu là chân lý của khổ, khao khát là chân lý về nguồn gốc, ...
Khao khát là chân lý của khổ, cảm nghiệm là chân lý về nguồn gốc của khổ, ...
Cảm nghiệm là chân lý của khổ, xúc chạm là chân lý về nguồn gốc, ...
Xúc chạm là chân lý của khổ, sáu giác quan là chân lý về nguồn gốc, ...
Sáu giác quan là chân lý của khổ, tâm thức-vật thể là chân lý về nguồn gốc, ...
Tâm thức-vật thể là chân lý của khổ, thức là chân lý về nguồn gốc, ...
Thức là chân lý của khổ, hành vi tạo quả là chân lý về nguồn gốc, ...
Hành vi tạo quả là chân lý của khổ, vô minh là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.
40. Già chết là chân lý của khổ, sanh có thể là chân lý của khổ hay có thể là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.
Sanh là chân lý của khổ, [114] trở thành có thể là chân lý của khổ hay có thể là chân lý về nguồn gốc của khổ, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.
...
Hành vi tạo quả là chân lý của khổ, vô minh có thể là chân lý của khổ hay có thể là chân lý về nguồn gốc của khổ, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.
LUẬN THUYẾT VỀ CHÂN LÝ.
PHẦN THUẬT KỂ
[1]Ấn bản của PTS quyển ii, trang 107, đoạn 1.17 thay vì là tathaṭṭhena viết là dhātaṭṭhena (đọc Luận I, đoạn 35 và chú giải.) Tương tự như thế ở PTS quyển ii, trang 108, đoạn 1. 3.