«Vimokkhakathā »
Xuất Xứ Kinh đã đưa ra.
1. [35] ‘Này các Tỳ kheo, có ba loại giải thoát này. Ba giải thoát nào? Giải thoát vì tánh không, giải thoát vì không còn điều kiện để sanh tử, giải thoát vì không ước nguyện.*Này các Tỳ kheo, đây là ba loại giải thoát. < Không tìm xuất xứ kinh; so với Vin iii 93. Peṭ 253 nơi tỳ kheo Ñāṇamoli tìm không ra xuất xứ kinh, bản dịch của tỳ kheo này trang 69>. (ở D iii 219 có ba samādhis theo loại này).
* Ba khía cạnh giải thoát này của đạo lộ nhập giòng có nibbana làm đối tượng. Ba khía cạnh ấy là: giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử (animittaṁ vimokkha), giải thoát vì vô ước nguyện (appaṇihita vimokkha) và giải thoát vì tánh không (suññata vimokkha). Đối tượng ấy (nibbana) được coi như: không có điều kiện hay không có hành vi tạo quả (animittaṁ), vô ước nguyện (appaṇihita) và tánh không (suññata). Đọc Nyanatiloka Thera, The Buddha’s Path to Deliverance [BPS, 2000], đ. 199, trang 201.
2. Hơn nữa, có sáu mươi tám loại giải thoát. [Cũng như] Giải thoát vì tánh không, giải thoát vì không còn điều kiện để sanh tử tái diễn, giải thoát vì không ước nguyện*[không đếm - kể luôn trong số này].
* không ước nguyện: không còn khao khát, mong muốn...
Có giải thoát xuất khởi từ bên trong, có giải thoát xuất khởi từ bên ngoài, có giải thoát xuất khởi theo cả hai cách; [đếm là 3;]
Bốn giải thoát xuất khởi từ bên trong, bốn giải thoát xuất khởi từ bên ngoài, bốn giải thoát xuất khởi theo cả hai cách; [đếm 9 - giải thoát đầu tiên của ba bộ bốn này có luôn 3 loại vừa nói trên;]
Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong, bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên ngoài, bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi theo cả hai cách; [đếm 12;]
Bốn giải thoát là an tịnh xuất khởi từ bên trong, bốn giải thoát là an tịnh xuất khởi từ bên ngoài, bốn giải thoát là an tịnh xuất khởi theo cả hai cách; [đếm 12;]
Giải thoát được diễn giải như vầy: có vật thể, vị ấy thấy tỷ dụ điển hình của vật thể; giải thoát được diễn giải như vầy: không nhận thức đến vật thể bên trong (bản thân vị ấy), vị ấy thấy tỷ dụ điển hình của vật thể bên ngoài; giải thoát được diễn giải như vầy: chí hướng vị ấy chỉ nhắm đến cái cao đẹp;*giải thoát kể như là chứng đạt cõi không gian vô biên; giải thoát kể như là chứng đạt cõi thức vô biên; giải thoát kể như là chứng đạt cõi không có gì; giải thoát kể như là chứng đạt cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức; giải thoát kể như là chứng đạt cõi diệt nhận thức và cảm nghiệm. [đếm 8;]
*subhaṁ: cao đẹp, nói đến bốn tâm vô lượng. Đọc đ. 20 sắp tới.
Giải thoát theo thời*, giải thoát không theo thời2*. [đếm 2]
*samayavimokkho; 2*asamayavimokkho.Đọc đđ. 25 sắp tới.
Giải thoát tạm thời*, giải thoát vĩnh viễn2*. [đếm 2]
*sāmayikovimokkho; 2*asāmayikovimokkho.Đọc đđ. 27 sắp tới.
Giải thoát suy chuyển được*, giải thoát không suy chuyển được2*. [đếm 2]
*kuppovimokkho; 2*akuppovimokkho
Giải thoát có tính thế tục, giải thoát siêu thế. [đếm 2]
Giải thoát chịu ảnh hưởng của nhiễm lậu*, giải thoát không chịu ảnh hưởng của nhiễm lậu2*. [đếm 2]
*sāsavovimokkho; 2*asāsavovimokkho
Giải thoát thế gian,*giải thoát xuất thế,2*giải thoát còn xuất thế hơn là xuất thế.3*[đếm 3]
*sāmiso vimokkho, 2*nirāsimo vimokkho, 3*nirāmisānirāmisataro vimokkho
Giải thoát nhờ ước nguyện, giải thoát nhờ không ước nguyện,*giải thoát nhờ ước nguyện đã được lắng dịu. [đếm 2- vì loại thứ 2 đã kể ở trên rồi]
* ước nguyện: paṇihito; không ước nguyện: appaṇihito
Giải thoát còn kết buộc, giải thoát không còn kết buộc. [đếm 2]
Giải thoát dựa trên nhất như, giải thoát dựa trên sai biệt. [đếm 2] [36] giải thoát nhận thức, giải thoát trí, giải thoát được diễn giải như thế này: [Tất cả những gì đã được kinh nghiệm ở đây] có thể trở thành mát lạnh; [đếm 3]
Giải thoát jhana, giải thoát tâm nhờ không bám níu. [đếm 2]
3. Giải thoát vì tánh không là gì?
Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào khu rừng hay đi đến gốc cây hay đến nơi trống vắng, nhận xét như vầy: ‘Cái này không có ngã hay không có cái thuộc về ngã’. Từ đó vị ấy tìm cách không diễn giải sai lạc, như vậy là giải thoát nhờ tánh không. Đây là giải thoát vì tánh không.
4. Giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử*là gì?
Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào khu rừng hay đi đến gốc cây hay đến nơi trống vắng, nhận xét như vầy: ‘Cái này không có ngã hay không có cái thuộc về ngã’. Từ đó vị ấy tìm cách làm vắng bặt điều kiện (vô tướng), như vậy là giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử. Đây là giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử.
* Đọc chú thích ở Luận I đ. 18.
5. Giải thoát vì không ước nguyện là gì?
Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào khu rừng hay đi đến gốc cây hay đến nơi trống vắng, nhận xét như vầy: ‘Cái này không có ngã hay không có cái thuộc về ngã’. Từ đó vị ấy tìm cách không ước nguyện, như vậy là giải thoát nhờ không ước nguyện. Đây là giải thoát vì tính không ước nguyện.
6. Giải thoát xuất khởi [từ nhiễm lậu] bên trong là gì?
Bốn jhanas. Đây là giải thoát xuất khởi từ bên trong.
7. Giải thoát xuất khởi [từ đối tượng] bên ngoài là gì?
Bốn chứng đạt vô sắc giới. Đây là giải thoát xuất khởi từ bên ngoài.
8. Giải thoát xuất khởi theo cả hai cách là gì?
Bốn đạo lộ cao quý. Đây là giải thoát xuất khởi theo cả hai cách.
9. Bốn giải thoát xuất khởi từ bên trong là gì?
Sơ thiền xuất khởi từ các chướng ngại. Nhị thiền xuất khởi từ hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng. Tam thiền xuất khởi từ hỉ. Tứ thiền xuất khởi từ lạc và khổ. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong.
10. Bốn giải thoát xuất khởi từ bên ngoài là gì?
Sự chứng đạt cõi không gian vô biên xuất khởi từ nhận thức về vật thể, từ nhận thức về đối kháng và nhận thức về sai biệt. Sự chứng đạt cõi thức vô biên xuất khởi từ nhận thức về cõi không gian vô biên. Sự chứng đạt cõi không có gì xuất khởi từ nhận thức về cõi thức vô biên. Sự chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức xuất khởi từ nhận thức về cõi không có gì. Đây là bốn giải thoát xuất khởi từ bên ngoài.
11.Bốn giải thoát xuất khởi theo cả hai cách là gì?
Đạo lộ nhập giòng xuất khởi từ quan điểm [sai lạc] cho là có bản ngã, xuất khởi từ hoài nghi, xuất khởi từ diễn giải sai lạc về giới luật và về nghi lễ, và cũng xuất khởi từ khuynh hướng ngủ ngầm đến quan điểm [sai lạc] và đến hoài nghi, và nó xuất khởi từ nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu [37] từ bên ngoài. Đạo lộ trở lại một lần xuất khởi từ những kết buộc thô trược của ham muốn khoái lạc giác quan và của đối kháng, và xuất khởi từ những khuynh hướng thô trược ngủ ngầm đến ham muốn khoái lạc giác quan và của đối kháng và nó xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu từ bên ngoài. Đạo lộ không trở lại xuất khởi từ những kết buộc còn xót lại của ham muốn khoái lạc giác quan và của đối kháng, và xuất khởi từ những khuynh hướng ngủ ngầm đến ham muốn khoái lạc giác quan và đến đối kháng còn xót lại, và nó xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu từ bên ngoài. Đạo lộ arahant xuất khởi từ ham muốn trở thành [sanh linh] cõi sắc giới, từ ham muốn trở thành [sanh linh] cõi vô sắc giới, từ ngã mạn (kiêu hãnh), khao khát hiện hữu và vô minh, và xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu từ bên ngoài. Đây là bốn giải thoát xuất khởi theo cả hai cách.
12. Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong là gì?
Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và sự nhất tâm có mục đích chứng đạt sơ thiền. Hướng tâm về đối tượng... nhị thiền... tam thiền... Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và sự nhất tâm có mục đích chứng đạt tứ thiền. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong.
13. Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên ngoài là gì?
Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và sự nhất tâm có mục đích chứng đạt cõi không gian vô biên. Hướng tâm về đối tượng... cõi thức vô biên ... cõi không có gì ... Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và lạc sự nhất tâm có mục đích chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên ngoài.
14. Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi theo cả hai cách là gì?
Quán vô thường và quán khổ não và quán không phải là ngã có mục đích chứng đạt đạo lộ nhập giòng. Quán vô thường... đạo lộ trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... Quán vô thường và quán khổ não và quán không phải là ngã có mục đích chứng đạt đạo lộ arahant. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi theo cả hai cách.
15. Bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên trong là gì?
Sự thành đạt sơ thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Sự thành đạt nhị thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Sự thành đạt tam thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Sự thành đạt tứ thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Đây là [38] bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên trong.
16. Bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên ngoài là gì?
Thành đạt sự chứng đắc cõi không gian vô biên hay kết quả của cõi ấy. Thành đạt sự chứng đắc cõi thức vô biên hay kết quả của cõi ấy. Thành đạt sự chứng đắc cõi không có gì hay kết quả của cõi ấy. Thành đạt sự chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức hay kết quả của cõi thiền ấy. Đây là bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên ngoài.
17. Bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi theo cả hai bên là gì?
Nhập giòng, quả vị của đạo lộ dự lưu. Trở lại một lần, quả vị của đạo lộ trở lại một lần. Không trở lại, quả vị của đạo lộ không trở lại. Arahant, quả vị của đạo lộ arahant. Đây là bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi theo cả hai bên.
18. Giải thoát được diễn giải như vầy: có vật thể, vị ấy thấy tỉ dụ về vật thể là gì?
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu xanh-đen bên trong người ấy <đó là tóc của người ấy, PsA>. Người ấy có được nhận thức về xanh-đen. Vị ấy nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ [1]dấu hiệu đó. Sau khi đã nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ dấu hiệu đó, người ấy chú tâm đến dấu hiệu xanh đen bên ngoài. Người ấy có được nhận thức về xanh-đen. Vị ấy nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ dấu hiệu đó. Sau khi đã nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ dấu hiệu đó, người ấy chú tâm đến dấu hiệu xanh đen bên ngoài, người ấy lập lại, phát triển và phong phú nó. Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Đây là vật thể bên trong, bên ngoài và cả hai bên’. Người ấy hiểu rõ vật thể như thế.
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu vàng bên trong người ấy...
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu đỏ bên trong người ấy...
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu trắng bên trong người ấy... Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Đây là vật thể bên trong, bên ngoài và cả hai bên’. Người ấy hiểu rõ vật thể như thế.
Giải thoát đã được diễn giải như vầy: có vật thể, vị ấy thấy tỉ dụ về vật thể là như thế.
19. Giải thoát được diễn giải như vầy: Không nhận thức đến vật thể bên trong,vị ấy thấy tỉ dụ về vật thể bên ngoài là gì?
Ở đây có người chú ý [39] đến dấu hiệu xanh-đen bên trong người ấy. Người ấy không có được nhận thức về xanh-đen. Người ấy chú tâm đến dấu hiệu xanh-đen phía ngoài. Người ấy có được nhận thức về xanh-đen. Vị ấy nhận biết kỹ... Sau khi đã nhận biết kỹ,... phong phú nó. Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Không có vật thể bên trong, đây là vật thể bên ngoài’. Người ấy hiểu rõ tỉ dụ điển hình về vật thể.
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu vàng bên trong...
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu đỏ bên trong...
Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu trắng bên trong... Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Không có vật thể bên trong, đây là vật thể bên ngoài’. Người ấy hiểu rõ tỉ dụ điển hình về vật thể.
Giải thoát được diễn giải như vầy: không nhận thức đến vật thể bên trong, vị ấy thấy tỉ dụ điển hình của vật thể phía ngoài là như vậy.
20. Giải thoát được diễn giải như vầy: chí hướng vị ấy chỉ nhắm đến cái cao đẹp là gì?
Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có từ ái đi kèm. Cũng thế với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ bốn; cũng thế với phương trên, phương dưới, chung quanh; khắp nơi vị ấy sống chan hòa với toàn thế giới, coi mình giống như tất cả với tâm có từ ái đi kèm, sung mãn, cao quý, không đo lường được, không sầu não. Nhờ tu tập lòng từ ái, chúng sanh không ghê gớm (appaṭikkūla).
Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có bi mẫn đi kèm... Nhờ tu tập lòng bi mẫn, chúng sanh không ghê gớm.
Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có hoan hỉ đi kèm... Nhờ tu tập lòng hoan hỉ, chúng sanh không ghê gớm.
Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có bình thản đi kèm... Nhờ tu tập lòng bình thản, chúng sanh không ghê gớm.
Giải thoát được diễn giải như vầy: chí hướng vị ấy chỉ nhắm đến cái cao đẹp là như vậy.
21. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi không gian vô biên là gì?
Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua ý niệm về sắc thể, với sự vắng mặt của ý niệm đối kháng, không còn chú ý tới sai biệt, [ý thức rõ là] ‘Không gian vô biên’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi không gian vô biên. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi không gian vô biên.
22. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi thức vô biên là gì?
Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua cõi không gian vô biên, [40] [ý thức rõ là] ‘Thức vô biên’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi thức vô biên. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi thức vô biên.
23. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi không có gì là gì?
Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua cõi thức vô biên, [ý thức rõ là] ‘Không có gì cả’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi không có gì. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi không có gì.
24. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức là gì?
Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua cõi không có gì, [ý thức rõ là] ‘Không có gì cả’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức.
25. Giải thoát theo thời*là gì?
Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát theo thời.
*Samayavimutto: muốn nói tới bậc Nhập Giòng, Trở Lại Một Lần, Không Trở Lại (chú giải của Pug.). Bậc này, đôi lúc vẫn thể nghiệm tám giai đoạn giải thoát, sau khi đã thấy rõ các giai đoạn ấy bằng tuệ quán, một số nhiễm lậu của vị ấy hoàn toàn bị hủy diệt. Đây là giải thoát theo thời. Đọc B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], chú thích số 1 trang 4 và đ. 1 trang 17. Đọc M i 197; M iii 111. Nhưng Bhikkhu Bodhi dịch chữ này là temporary liberation, ‘giải thoát tạm thời’ như ở đoạn 27. Đọc Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995], chú thích 348, trang 1223.
26. Giải thoát không theo thời *là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không theo thời.
*Asamayavimutto: ·muốn nói tới Sukkhavipassaka-khīṇāsavas (là bậc quán các hiện tượng tâm sinh lý không ngừng thay đổi biểu hiện qua sáu giác quan (mắt, mũi,... ý) theo kinh Bốn Niệm Xứ đã giảng, nhờ thế chứng thánh đạo. Vị ấy ‘được giải thoát nhờ tuệ’ (paññāvimuttā kho mayaṁ) nhưng không có thần thông hay nhập jhānas (S ii 124). Đọc Henepola Gunaratana, The Path of Serenity and Insight, Motilal Banarsidass Publishers [Delhi, 1994] trang 147, 199, 200, 212.
·Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha Vol I, (S ii 124) trang 615; chú thích 210 trang 785.
·Tuy không đôi khi thể nghiệm tám giai đoạn giải thoát, nhưng sau khi đã thấy rõ các giai đoạn ấy bằng tuệ quán, các nhiễm lậu của vị ấy hoàn toàn bị hủy diệt. Đây là giải thoát không (chỉ) theo thời. Thực ra, tất cả các Ariyas đều được giải thoát tăng thượng như thế. Đọc B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], chú thích số 2 trang 4 và đ. 2 trang 17.
·Đọc thêm R. C. Childers, A Dictionary of the Pali Language, Cosmo Publications [New Delhi, 1979] tra thuật ngữ Samatho nói đến Sukkhavipassaka, trang 429.
27. Giải thoát tạm thời là gì?
Thành tựu bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát tạm thời.
28. Giải thoát vĩnh viễn*là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát vĩnh viễn.
* vĩnh viễn: nđ không tạm thời, pāraṅgato na pacceti tādi : hễ đã qua sông thì không còn trở lại (Sn 803).
29. Giải thoát suy chuyển được *là gì?
Thành tựu bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát suy chuyển được.
*Kuppadhammo: chỉ cho cư sĩ, bậc nhập giòng và trở lại một lần đã chứng tám samāpattis (nhập định). Là những người không chắc chắn hay không củng cố vững vàng trên đạo lộ. Gọi như thế vì các chướng ngại tâm thức đối nghịch với trạng thái định (hay nhập định) và tuệ quán chưa bị hoàn toàn chận đứng, chưa bị xóa bỏ nên sự chứng đắc không tồn tại và sụp đổ. Đọc B. C. Law, sđd, chú thích số 3, trang 4; đoạn 3 trang 17.
30. Giải thoát không suy chuyển*được là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không suy chuyển được.
*Akuppadhammo:chỉ cho bậc không trở lại, đã chứng các samāpattis và chokhīṇāsavas (người đã tận diệt tất cả nhiễm lậu). Chỉ cho người không còn lạc lối, chắc chắn, củng cố vững vàng trên đạo lộ. Gọi như thế vì các chướng ngại cho trạng thái định (hay nhập định) và tuệ quán thực tánh ba pháp ấn đã hoàn toàn bị chận đứng, bị xóa bỏ, nên sự chứng đắc không còn bị các cuộc nói chuyện vô ích và hành vi đã làm vì xao lãng hủy diệt đi. (Chú giải). Đọc B. C. Law, sđd, chú thích số 4, trang 4.
31. Giải thoát có tính thế tục là gì?
Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát có tính thế tục.
32. Giải thoát siêu thế là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát siêu thế.
33. Giải thoát chịu ảnh hưởng của phiền não là gì?
Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát chịu ảnh hưởng của phiền não.
34. Giải thoát không chịu ảnh hưởng của phiền não là gì? [41]
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không chịu ảnh hưởng của phiền não.
35. Giải thoát thế gian là gì?
Giải thoát không thể tách rời khỏi thế gian. Đây là giải thoát thế gian.
36. Giải thoát xuất thế là gì?
Giải thoát không thể tách rời khỏi xuất thế. Đây là giải thoát xuất thế.
37. Giải thoát còn xuất thế hơn là xuất thế là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát còn xuất thế hơn là xuất thế.
38. Giải thoát nhờ ước nguyện là gì?
Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát nhờ ước nguyện.
39. Giải thoát nhờ không ước nguyện là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát nhờ không ước nguyện.
40. Giải thoát nhờ ước muốn đã được lắng dịu là gì?
Sự thành đạt sơ thiền hay kết quả của cõi thiền ấy... [và cứ thế như ở đ. 15]. Thành đạt sự chứng đắc cõi không gian vô biên... [và cứ thế như ở đ. 16]. Đây là giải thoát nhờ lắng dịu ước nguyện.
41. Giải thoát còn bị kết buộc là gì?
Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc.
42. Giải thoát không còn bị kết buộc là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không còn bị kết buộc.
43. Giải thoát dựa trên nhất như là gì?
Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát dựa trên nhất như.
44. Giải thoát dựa trên sai biệt là gì?
Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát dựa trên sai biệt.
45. Giải thoát nhận thức là gì?
Có thể rằng một giải thoát nhận thức là mười giải thoát nhận thức và có thể rằng mười giải thoát nhận thức là một giải thoát nhận thức, đúng theo [mười loại] đối tượng và [một] tác dụng [giải thoát của nó].
Có thể: có thể như thế nào?
Trí quán về vô thường được giải thoát khỏi nhận thức về trường tồn, [42] như thế có giải thoát về nhận thức. Trí quán về khổ não được giải thoát khỏi nhận thức về vui sướng, như thế có giải thoát về nhận thức. Trí quán về không phải là ngã được giải thoát khỏi nhận thức về ngã... Trí quán về nhàm chán được giải thoát khỏi nhận thức về thích thú... Trí quán về hết ham muốn được giải thoát khỏi nhận thức về tham... Trí quán về đoạn diệt được giải thoát khỏi nhận thức về nguồn sanh khởi... Trí quán về buông bỏ được giải thoát khỏi nhận thức về nắm giữ... Trí quán về không dấu hiệu được giải thoát khỏi nhận thức về dấu hiệu... Trí quán về không ước nguyện được giải thoát khỏi nhận thức về ước nguyện... Trí quán về tánh không được giải thoát khỏi nhận thức về diễn giải sai lạc, như thế có giải thoát nhận thức.
Có thể rằng một giải thoát nhận thức là mười giải thoát nhận thức và có thể rằng mười giải thoát nhận thức là một giải thoát nhận thức, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế.
Trí quán về vô thường trong vật thể được giải thoát khỏi nhận thức về trường tồn [của nó], như thế có giải thoát nhận thức. Trí quán về khổ não trong vật thể... Trí quán về tánh không trong vật thể được giải thoát khỏi nhận thức [của nó] như là diễn giải sai lạc... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]. Trí quán về vô thường trong già và chết được giải thoát khỏi nhận thức trường tồn [của nó], như thế nó là giải thoát về nhận thức. Trí quán về tánh không trong già và chết được giải thoát khỏi nhận thức [của nó] như là diễn giải sai lạc, như thế nó là giải thoát về nhận thức.
Có thể rằng một giải thoát nhận thức là mười giải thoát nhận thức và có thể rằng mười giải thoát nhận thức là một giải thoát nhận thức, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế.
46. Giải thoát trí là gì?
Có thể rằng một giải thoát của trí là mười giải thoát của trí và có thể rằng mười giải thoát của trí là một giải thoát của trí, đúng theo đối tượng và tác dụng.
Có thể: có thể như thế nào?
Trí biết như thật kể như là quán vô thường được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về trường cửu, như thế có giải thoát của trí. Trí biết như thật kể như là quán khổ não được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về vui sướng... Trí biết như thật kể như là quán không phải là ngã được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về ngã... Trí biết như thật kể như là quán nhàm chán được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về thích thú... Trí biết như thật kể như là quán hết ham muốn [43] được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về tham... Trí biết như thật kể như là quán đoạn diệt được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về nguồn sinh khởi... Trí biết như thật kể như là quán buông bỏ được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về nắm giữ... Trí biết như thật kể như là quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về dấu hiệu... Trí biết như thật kể như là quán ước nguyện được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về ước nguyện... Trí biết như thật kể như là quán tánh không được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về diễn giải sai lạc, như thế có giải thoát của trí.
Có thể rằng một giải thoát của trí là mười giải thoát của trí và có thể rằng mười giải thoát của trí là một giải thoát của trí, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế.
Trí biết như thật kể như là quán về vô thường trong vật thể được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về trường tồn, như thế có giải thoát của trí... Trí biết như thật kể như là quán về tánh không trong vật thể được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về diễn giải sai lạc nó, như thế có giải thoát của trí... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí biết như thật kể như là quán vô thường trong già và chết... Trí biết như thật kể như là quán tánh không trong già và chết được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về diễn giải sai lạc nó, như thế có giải thoát của trí.
Có thể rằng một giải thoát về trí là mười giải thoát về trí và có thể rằng mười giải thoát về trí là một giải thoát về trí, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.
47. Giải thoát được diễn giải như thế này: [tất cả những gì đã được kinh nghiệm ở đây] có thể trở thành mát lạnh là gì?
Có thể rằng một giải thoát được diễn giải như vầy: ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’ là mười giải thoát được diễn giải như vầy: ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’ và có thể rằng mười giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’ là một giải thoát được diễn giải như vầy: ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’.
Có thể: có thể như thế nào?
Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán vô thường được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về trường tồn, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’. Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán khổ não được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về vui sướng, ... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán không phải là ngã được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về tự ngã... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán nhàm chán [44] được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về thích thú... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán hết ham muốn được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về tham... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán đoạn diệt được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về nguồn sanh khởi... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán buông bỏ được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về bám giữ... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán không dấu hiệu được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về dấu hiệu... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán không ước nguyện được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về ước nguyện... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán tánh không được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về diễn giải sai lạc, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’.
Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.
Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán vô thường trong vật thể được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về trường tồn, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán tánh không trong vật thể được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về diễn giải nó sai lạc... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]...
Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán già và chết... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán tánh không trong già và chết được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về diễn giải nó sai lạc, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’...
Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.
Đây là giải thoát được diễn giải như vầy: [tất cả những gì đã được kinh nghiệm ở đây] có thể trở thành mát lạnh.
48. Giải thoát nhờ thiền định*là gì?
Xuất ly được thắp sáng lên (jhāyati), như thế nó là thiền định; nó thiêu đốt ham muốn khoái lạc giác quan, như thế nó là thiền định; việc được thắp sáng lên (jhāyanto), như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; thiêu đốt (jhāpento), nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; chúng [đó là các trạng thái thiện] đã được thắp sáng lên (jhāyanti); chúng [đó là] các phiền não bị thiêu đốt (jhāpenti); vị ấy biết rõ cái được thắp sắng lên (jhāta) và cái bị thiêu đốt (jhāpa), như thế nó là giải thoát nhờ thiền định. [45]
*jhānavimokkha.
Không sân hận được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt sân hận...
Nhận thức về ánh sáng được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt dã dượi buồn ngủ...
Không phân tâm được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt dao động...
Tìm hiểu hiện tượng được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt hoài nghi
Trí được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt vô minh...
Hoan hỉ được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt tẻ nhạt...
Sơ thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt các chướng ngại...
Nhị thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng...
Tam thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt hỉ...
Tứ thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt lạc và khổ...
Sự thành đạt cõi không gian vô biên...
Sự thành đạt cõi thức vô biên...
Sự thành đạt cõi không có gì...
Sự thành đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức...
Đạo lộ nhập giòng... [so với Luận I đ. 442]
Đạo lộ trở lại một lần...
Đạo lộ không trở lại...
Đạo lộ arahant được thắp sáng lên, như vậy có thiền định; nó thiêu đốt tất cả các phiền não, như vậy có thiền định; việc được thắp sáng lên, nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; thiêu đốt, nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; chúng [đó là] các trạng thái thiện đã được thắp sáng lên; vị ấy thiêu đốt chúng [đó là các phiền não]; vị ấy biết rõ cái được thắp sắng lên và cái bị thiêu đốt, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định.
Đây là giải thoát nhờ thiền định.
49. Giải thoát của tâm nhờ không bám níu là gì?
Có thể rằng một giải thoát của tâm nhờ không bám níu là mười giải thoát của tâm nhờ không bám níu và có thể rằng mười giải thoát của tâm nhờ không bám níu là một giải thoát của tâm nhờ không bám níu, đúng theo đối tượng và tác dụng.
Có thể: có thể như thế nào?
Trí kể như là quán vô thường được giải thoát khỏi bám níu về trường tồn, như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu. Trí kể như là quán khổ não được giải thoát từ bám níu về vui sướng... Trí kể như là quán không phải là ngã được giải thoát khỏi bám níu về ngã... Trí kể như là quán nhàm chán được giải thoát khỏi bám níu về thích thú... Trí kể như là quán hết ham muốn được giải thoát khỏi bám níu về tham... Trí kể như là quán đoạn diệt được giải thoát khỏi bám níu về nguồn sanh khởi... Trí kể như là quán buông bỏ được giải thoát khỏi bám níu về nắm giữ... Trí kể như là quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi bám níu về dấu hiệu... Trí kể như là quán không ước nguyện [46] được giải thoát từ bám níu về ước nguyện... Trí kể như là quán tánh không được giải thoát từ bám níu về những diễn giải sai lạc... như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu.
Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.
Trí kể như là quán vô thường trong vật thể được giải thoát khỏi bám níu về trường tồn, như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu. Trí kể như là quán tánh không trong vật thể được giải thoát khỏi bám níu như là diễn giải nó sai lạc... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí kể như là quán già và chết là vô thường... Trí kể như là quán già và chết là tánh không được giải thoát khỏi bám níu như là diễn giải nó sai lạc, như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu.
Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.
50. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán khổ não được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán không phải là ngã được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán nhàm chán được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán hết ham muốn được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán đoạn diệt được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán buông bỏ được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán không ước nguyện được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
Trí quán tánh không được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?
51. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi ba loại bám níu.
Trí quán khổ não được giải thoát khỏi một loại bám níu.
Trí quán không phải là ngã được giải thoát khỏi ba loại bám níu.
Trí quán nhàm chán được giải thoát khỏi một loại bám níu.
Trí quán hết ham muốn được giải thoát khỏi một loại bám níu.
Trí quán đoạn diệt được giải thoát khỏi bốn loại bám níu.
Trí quán buông bỏ được giải thoát khỏi bốn loại bám níu.
Trí quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi ba loại bám níu.
Trí quán không ước nguyện được giải thoát khỏi một loại bám níu.
Trí quán tánh không được giải thoát khỏi ba loại bám níu.
52. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi ba loại bám níu này.
Trí quán khổ nãođược giải thoát khỏi một loại bám níu nào? [47]
Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...
Trí quán không phải là ngãđược giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...
Trí quán nhàm chánđược giải thoát khỏi một loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...
Trí quán hết ham muốnđược giải thoát khỏi một loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...
Trí quán diệt tậnđược giải thoát khỏi bốn loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan, bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...
Trí quán buông bỏđược giải thoát khỏi bốn loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan, bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...
Trí quán không dấu hiệuđược giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy quan điểm sai lạc, [2]bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...
Trí quán không ước nguyệnđược giải thoát khỏi một loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...
Trí quán tánh không được giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?
Thoát khỏi bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí quán về tánh không được giải thoát khỏi ừ ba loại bám níu này.
53. Trí quán vô thường, trí quán không phải là ngã, trí quán không dấu hiệu và trí quán tánh không, bốn loại trí này được giải thoát khỏi ba loại bám níu, đó là: bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã.
Trí quán khổ não, trí quán nhàm chán, trí quán hết ham muốn và trí quán không ước nguyện, [48] bốn loại trí này được giải thoát khỏi một loại bám níu, đó là: bám lấy khoái lạc giác quan.
Trí quán đoạn diệt, trí quán buông bỏ, hai loại trí này được giải thoát khỏi bốn loại bám níu, đó là: bám lấy khoái lạc giác quan, bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã.
Đây là giải thoát của tâm nhờ không bám níu.
CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ NHẤT.
54. Bây giờ, ba cánh cửa này dẫn tới giải thoát đưa đến lối ra khỏi thế gian [đó là]: (i) dẫn đến sự thấy rõ tất cả các hành vi tạo nghiệp đều bị giới hạn và bị vây bủa*và dẫn đến sự thâm nhập của tâm vào yếu tố2*không điều kiện, (ii) dẫn đến sự quấy động3*tất cả các hành vi tạo nghiệp trong tâm và dẫn đến sự thâm nhập của tâm vào yếu tố không ước nguyện, (iii) dẫn đến sự thấy rõ tất cả các hiện tượng là xa lạ4*và dẫn đến sự thâm nhập của tâm vào yếu tố2*tánh không. Đây là ba cánh cửa dẫn tới giải thoát đưa đến lối ra khỏi thế gian này.
*các hành vi tạo nghiệp bị sanh diệt giới hạn và vây bủa, vì quán vô thường đã giới hạn chúng như vầy: ‘Hành vi tạo nghiệp không hiện hữu trước khi khởi lên’; khi tìm hiểu về số phận của chúng thì thấy chúng bị vây bủa như sau: ‘Không vượt quá diệt, sau khi diệt chúng hoàn toàn tan biến’.
2* Visuddhimagga (Con Đường Thanh Lọc), ch. XV đ. 22 nói yếu tố (dhātu) là thuật ngữ để chỉ cho những gì không có linh hồn, tự ngã. Yếu tố không điều kiện (hay: vô tướng giới)
3* quấy động tâm: bằng cách tạo nhu cầu khẩn cấp trong tâm, vì quán khổ não đòi hỏi ý thức cấp thiết về hành vi tạo nghiệp.
4* thấy rõ các hiện tượng là xa lạ: để quán chúng không phải là ngã như sau: ‘không phải là Tôi’; ‘không phải của Tôi’. Vism XXI đ. 68.
55. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra như thế nào? Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra như thế nào? Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra như thế nào?
Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra sự hoại diệt. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra sự hãi hùng. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra tánh không.
56. Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy phong phú*ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy phong phú ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy phong phú ở đâu?
*bahulaṁ: phong phú
Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy [49] có nhiều cả quyết. Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy có nhiều an tịnh. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả không phải là ngã, tâm của vị ấy có trí tuệ rộng lớn.
57. Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng nào? Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng nào? Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng nào?
Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng của tín. Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng định. Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
58. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, [3]có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Phát triển theo nghĩa nào? (4) Ai tu tiến?
(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (6) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (7) Phát triển theo nghĩa nào? (8) Ai tu tiến?
(9) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (10) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (11) Phát triển theo nghĩa nào? (12) Ai tu tiến?
(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín có ưu thắng trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng ưu thắng này của tín, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (4) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các năng lực gây ảnh hưởng trong người đeo đuổi sai cách.
(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định có ưu thắng trong người ấy. (6) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng ưu thắng này của định, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (7) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (8) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các năng lực gây ảnh hưởng trong người đeo đuổi sai cách.
(9) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (10) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng ưu thắng này của tuệ, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (11) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (12) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các năng lực gây ảnh hưởng trong người đeo đuổi sai cách.
59. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? Trong sự thấu hiểu, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (5) Phát triển theo nghĩa nào? (6) Thấu hiểu theo nghĩa nào?
(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (8) Trong sự phát triển... (12) Thấu hiểu theo nghĩa nào?
(13) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (14) Trong sự phát triển... (15) Thấu hiểu theo nghĩa nào? [51]
(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín có ưu thắng trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này của tín là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. Trong sự thấu hiểu, có bốn năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này của tuệ là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (5) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (6) Thấu hiểu theo nghĩa thấy rõ: nên người nào thấu hiểu, người ấy tu tiến, và người nào tu tiến, người ấy thấu hiểu.
(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định có ưu thắng trong người ấy. (8) Trong sự phát triển... có tác dụng (hương vị) duy nhất. (9) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (10) Trong sự thấu hiểu... (12) Thấu hiểu theo nghĩa thấy rõ: nên người nào thấu hiểu, người ấy tu tiến, và người nào tu tiến, người ấy thấu hiểu.
(13) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (14) Trong sự phát triển... có tác dụng (hương vị) duy nhất. (15) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (16) Trong sự thấu hiểu ... (18) Thấu hiểu theo nghĩa thấy rõ: nên người nào thấu hiểu, người ấy tu tiến, và người nào tu tiến, người ấy thấu hiểu.
60. (1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng nào nổi bật trong người ấy? Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật nào, người ấy là Bậc được Giải Thoát bằng Tín?
(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng nào nổi bật trong người ấy? Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật nào, người ấy là Bậc Thân Chứng?
(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng nào nổi bật trong người ấy? Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật nào, người ấy là Bậc Đạt Tuệ Kiến? [52]
(1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy. Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là Bậc được Giải Thoát bằng Tín.*
*Saddhāvimutta. Puggalapaññatti coi vị này giống như diṭṭhipatta nhưng thêm rằng vị này không lấy tuệ để duyệt xét và thẩm định lời đức Phật dạy ở bình diện rộng rãi như diṭṭhipatta đã làm. Đọc B. C. Law, sđd, trang 105. Đọc M i 479. Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, chú thích 706, trang 1272. Đọc Nyanatiloka, The Buddha’s Path to Deliverance, [BPS, 2000], đ. 200, trang 202. Đọc chú thích về diṭṭhipatta dưới đây.
(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy. Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là Bậc Thân Chứng.*
* bậc Thân Chứng [Kāyasakkhin]: bậc lần đầu tiên tiếp xúc cõi thiền (vô sắc); rồi sau đó chứng ngộ Nibbāṇa. Mợ nhấn mạnh rằng để được công nhận làKāyasakkhin, vị này cần có một trong những chứng đạt cõi vô sắc kể cả chứng diệt tận nhận thức và cảm nghiệm (saññāvedayitanirodha). Đọc Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 704, trang 1272. Còn Puggalapaññatti nói vị này thể nghiệm tám giải thoát, rồi chứng mục đích tối hậu (summum bonum) là Nibbāṇa. Đọc B. C. Law, sđd, chú thích 3, trang 6.
(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy. Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là Bậc đạt Tuệ Kiến.*
* bậc đạt Tuệ Kiến [diṭṭhipatta]: Chú giải của Puggalapaññatti cho rằng vị này thấu triệt bốn Sự Thực. Nhờ đã hoàn toàn thấu hiểu bằng tuệ quán và bằng thực hành giáo pháp của đức Phật và sau khi thấy rõ các hiện tượng bằng tuệ quán, nên một phần nhiễm lậu bị hủy diệt. Đọc B. C. Law, sđd, (chú thích số 1, trang 7; đ. 33 trang 22; đ. 2 trang 101, trang 105).Tuy chưa chứng vô sắc giới, vị này đã lấy tuệ để duyệt xét và thẩm định lời dạy của đức Phật. Đọc Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 705, trang 1272. So với A iv 451; M i 478.
61. [Vào sát na chứng quả của đạo lộ thứ nhất] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimutto), như vậy, người ấy là Bậc được Giải Thoát bằng Tín (Saddhāvimutta); vị ấy đã thực chứng [4][nibbana] bằng cách xúc chạm (tiếp xúc), như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vị ấy đã chứng [nibbana] bằng kiến giải, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến.
[Vào sát na chứng quả vị của ba đạo lộ còn lại] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimuccatti), như vậy vị ấy là Bậc Giải Thoát bằng Tín; vị ấy lần đầu xúc chạm (tiếp xúc) cõi jhana và sau đó thực chứng đoạn diệt, nibbana, như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vì đã biết rõ, thấy rõ, nhận chân, thực chứng, và thể nghiệm (kinh nghiệm) bằng tuệ giác rằng hành vi tạo quả là khổ và đoạn diệt là lạc, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến.
62. Có vị là bậc Giải Thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. Có thể là theo đối tượng và theo chức năng, ba vị này là bậc Giải Thoát bằng Tín, bậc Thân Chứng và bậc Tuệ Kiến.
Có thể:có thể như thế nào?
(1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của tín [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tín [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. Đây là ba loại người được Giải Thoát bằng Tín qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là như thế.
(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là bậc Thân Chứng. Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của định [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là bậc Thân Chứng. Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc Thân Chứng. Đây là ba loại Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định là như thế.
(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc đạt Tuệ Kiến. [53] Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc đạt Tuệ Kiến. Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc đạt Tuệ Kiến. Đây là ba loại đạt Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là như thế.
Có vị là bậc giải thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. Có thể là theo đối tượng và theo chức năng, ba vị này là bậc giải thoát bằng Tín, bậc Thân Chứng và bậc Tuệ Kiến.
Có vị là bậc được Giải Thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. có thể là theo đối tượng và theo chức năng, trong ba vị này bậc Giải Thoát bằng Tín là một, bậc Thân Chứng là người khác và bậc Tuệ Kiến là một người khác nữa.
Có thể:có thể như thế nào?
(1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. (2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là bậc Thân Chứng. (3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc Tuệ Kiến.
Có vị là bậc được giải thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. Có thể là theo đối tượng và theo chức năng, trong ba vị này bậc giải thoát bằng Tín là một, bậc Thân Chứng là người khác và bậc Tuệ Kiến là một người khác nữa.
63. (1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tín, người ấy chứng đạo lộ nhập giòng; như vậy vị ấy được gọi là người Hành theo Đức Tin. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng nổi bật này của tín, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp. Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, có sự phát triển trong bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia]. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, đều là những người Hành theo Đức Tin.
Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tín, người ấy chứng quả vị nhập giòng; như vậy vị ấy được gọi là người được Giải Thoát bằng Tín. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng nổi bật này của tín, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp. Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, [54] rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng quả vị nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, đều là những người Giải Thoát bằng Tín.
Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật ấy của tín, người ấy chứng đạo lộ trở lại một lần...
... quả vị trở lại một lần được chứng đắc...
... vị ấy chứng đạo lộ không trở lại...
... quả vị không trở lại được chứng đắc...
... chứng đạo lộ arahant... là những vị Hành theo Đức Tin.
Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tín, vị ấy chứng được quả vị arahant; như vậy vị ấy được gọi là người được Giải Thoát bằng Tín... Tất cả những ai đã chứng quả vị arahant dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín đều là những người Giải Thoát bằng Tín.
(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, đạo lộ nhập giòng được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Thân Chứng. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, có sự phát triển trong bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia]. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định đều là những bậc Thân Chứng.
Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, quả vị nhập giòng được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Thân Chứng. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối ... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, đều là những người Thân Chứng.
... vị ấy chứng đạo lộ trở lại một lần...
... quả vị trở lại một lần được chứng đắc...
... vị ấy chứng đạo lộ không trở lại...
... quả vị không trở lại được chứng đắc...
... vị ấy chứng đạo lộ arahant... là những vị Thân Chứng.
Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, quả vị arahant được thực chứng; như vậy vị ấy được gọi là bậc Thân Chứng... Tất cả những ai đã chứng quả vị arahant dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, đều là những bậc Thân Chứng.
(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tuệ, vị ấy chứng đạo lộ nhập giòng; như vậy vị ấy được gọi là bậc Hành theo Dhamma. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, có sự phát triển trong bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia]. [55] Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đều là những bậc Hành theo Dhamma.
Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, quả vị nhập giòng được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Tuệ Kiến. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối ... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, đều là những người bậc Tuệ Kiến.
... vị ấy chứng đạo lộ trở lại một lần...
... quả vị trở lại một lần được chứng đắc...
... vị ấy chứng đạo lộ không trở lại...
... quả vị không trở lại được chứng đắc...
... vị ấy chứng đạo lộ arahant... là những vị hành theo Dhamma.
Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tuệ, quả vị arahant được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Tuệ Kiến. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối ... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng quả vị arahant dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đều là những bậc Tuệ Kiến.
64. Tất cả những ai đã tu tập, đang tu tập, sẽ tu tập, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu, đã chứng tới, đang chứng tới, sẽ chứng tới, đã chứng đạt, đang chứng đạt, sẽ chứng đạt, đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, đã thực chứng, đang thực chứng, sẽ thực chứng, đã thể nghiệm, đang thể nghiệm, sẽ thể nghiệm, [5]đã làm chủ, đang làm chủ, sẽ làm chủ, đã chu toàn, đang chu toàn, sẽ chu toàn, đã hoàn toàn tự tin, đang hoàn toàn tự tin, sẽ hoàn toàn tự tin, xuất ly, là những bậc được giải thoát bằng tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
Tất cả những ai... không sân hận... [và cứ thế với từng yếu tố đối nghịch với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại]...
Tất cả những ai... cõi sơ thiền... [và cứ thế với từng cõi thiền còn lại của bốn cõi thiền và bốn chứng đắc cõi vô sắc]... [56]
Tất cả những ai... quán vô thường... [và cứ thế với từng tuệ quán còn lại của mười tám Tuệ Quán Thực Tánh chính]...
Tất cả những ai... đạo lộ nhập giòng... [và cứ thế với từng đạo lộ còn lại của bốn đạo lộ]...
Tất cả những ai... bốn nền tảng của quán niệm...
Tất cả những ai... bốn chánh tinh tấn...
Tất cả những ai... bốn nền tảng của thần thông...
Tất cả những ai... năm năng lực gây ảnh hưởng [của tín, tấn...] ...
Tất cả những ai... năm lực...
Tất cả những ai... bẩy yếu tố đưa đến giác ngộ...
Tất cả những ai... tám thánh đạo...
Tất cả những ai đã tu tập, đang tu tập, sẽ tu tập, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu, đã chứng tới, đang chứng tới, sẽ chứng tới, đã chứng đạt, đang chứng đạt, sẽ chứng đạt, đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, đã thực chứng, đang thực chứng, sẽ thực chứng, đã thể nghiệm, đang thể nghiệm, sẽ thể nghiệm, đã làm chủ, đang làm chủ, sẽ làm chủ, đã chu toàn, đang chu toàn, sẽ chu toàn, đã hoàn toàn tự tin, đang hoàn toàn tự tin, sẽ hoàn toàn tự tin, tám giải thoát, là những bậc được giải thoát bằng tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
Tất cả những ai đã chứng tới, đang chứng tới... sẽ hoàn toàn tự tin... bốn vô ngại giải, là những bậc được Giải Thoát...
Tất cả những ai đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ... sẽ hoàn toàn tự tin... ba minh, là những bậc được Giải Thoát...
Tất cả những ai đã tu luyện, đang tu luyện, sẽ tu luyện, đã thể nghiệm, đang thể nghiệm, sẽ thể nghiệm, đã làm chủ, đang làm chủ, sẽ làm chủ, đã chu toàn, đang chu toàn, sẽ chu toàn, đã hoàn toàn tự tin, đang hoàn toàn tự tin, sẽ hoàn toàn tự tin, ba huân tập, là những bậc được Giải Thoát...
Tất cả những ai hoàn toàn hiểu rõ khổ đau, người từ bỏ nguốn gốc của khổ đau, người thực chứng diệt tận, người tu tập đạo lộ, là [57] những người được giải thoát bằng tín qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là bậc Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là bậc Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
65. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?
Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh.
Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ bằng sự thấu hiểu của hiểu biết trọn vẹn, vị ấy hiểu rõ nguồn gốc của khổ bằng sự thấu hiểu từ bỏ, vị ấy hiểu rõ sự diệt khổ bằng sự thấu hiểu thực chứng, vị ấy hiểu rõ con đường diệt khổ bằng sự thấu hiểu tu tập. Có sự hiểu rõ bốn Sự Thực theo bốn khía cạnh này.
Người hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh này được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, bậc Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, bậc Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
66. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?
Có sự hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh.
Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ bằng sự thấu hiểu của hiểu biết trọn vẹn, vị ấy hiểu rõ nguồn gốc của khổ bằng sự thấu hiểu từ bỏ, vị ấy hiểu rõ sự diệt khổ bằng sự thấu hiểu thực chứng, vị ấy hiểu rõ con đường diệt khổ bằng sự thấu hiểu tu tập. Có sự hiểu rõ tất cả các hiện tượng bằng trí trực chứng, có sự hiểu rõ tất cả các hành vi tạo quả bằng sự thấu hiểu của hiểu biết trọn vẹn, có sự hiểu rõ tất cả các trạng thái bất thiện bằng cách từ bỏ, có sự thấu hiểu bốn đạo lộ bằng cách tu tập, có sự thấu hiểu đoạn diệt bằng thực chứng.
Người hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh này là bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là bậc Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là bậc Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.
CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ HAI[58]
67. Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như thế nào? Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như thế nào? Khi người chú tâm suy xét hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như thế nào? [6]
Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như hoại diệt. Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như sự hãi hùng. Khi người chú tâm suy xét hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như tánh không.
68. Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy phong phú ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy phong phú ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy phong phú ở đâu?
Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy có nhiều cả quyết. Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy có nhiều an tịnh. Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy có nhiều trí tuệ.
69. Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được giải thoát nào? Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được giải thoát nào? Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được giải thoát nào?
Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được giải thoát không dấu hiệu. Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được giải thoát vô ước nguyện. Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được giải thoát tánh không.
70. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu giải thoát*tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Phát triển theo nghĩa nào? (4) Ai phát triển?
*ở đây POD viết là faculties là sai. Bản Be viết là: bhāvanāya kati vimokkhā tādanvayā honti,... ko bhāveti? Nên tôi đã sửa lại và dịch là giải thoát không những để đúng với bản Pāḷi mà còn đúng với câu trả lời ở điểm (2) phía dưới.
(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (6) Trong sự phát triển, có bao nhiêu giải thoát*tiếp nối... (7) Phát triển theo nghĩa nào? (8) Ai phát triển?
*ở đây POD viết là faculties là sai... Tôi đã sửa lại và dịch là giải thoát không những để đúng với bản Pāḷi mà còn đúng với câu trả lời ở điểm (6) phía dưới.
(9) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (10) Trong sự phát triển có bao nhiêu [59] giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế ấy... (11) Phát triển theo nghĩa nào? (12) Ai phát triển?
(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, có hai giải thoát*tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (4) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các giải thoát trong người đeo đuổi sai cách.
*Bản Be viết là: bhāvanāya dve vimokkhā tādanvayā honti...
(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát không ước nguyện có ưu thế trong người ấy. (6) Trong sự phát triển, có hai giải thoát*tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (7) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (8) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các giải thoát trong người đeo đuổi sai cách.
* Bản Be viết là: bhāvanāya kati vimokkhā tādanvayā honti,...
(9) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát tánh không có ưu thế trong người ấy. (10) Trong sự phát triển, có hai giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (11) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (12) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các giải thoát trong người đeo đuổi sai cách.
71. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Vào khoảnh khắc hiểu rõ, giải thoát nào có ưu thế trong vị ấy? (4) Trong sự hiểu rõ, có bao nhiêu giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (5) Phát triển theo nghĩa nào? (6) Hiểu rõ theo nghĩa nào?
(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (8) Trong sự phát triển,... (12) Hiểu rõ theo nghĩa nào? [60]
(13) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (14) Trong sự phát triển,... (18) Hiểu rõ theo nghĩa nào?
(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, có hai giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Vào khoảnh khắc hiểu rõ, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong vị ấy. (4) Trong sự hiểu rõ, có hai giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (5) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (6) Hiểu rõ theo nghĩa thấy rõ: nên ai hiểu rõ người ấy tu tiến, ai tu tiến người ấy hiểu rõ.
(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát không ước nguyện có ưu thế trong người ấy. (8) Trong sự phát triển,... (9) Vào khoảnh khắc hiểu rõ, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong vị ấy. (10) Trong sự hiểu rõ... (12) Hiểu rõ theo nghĩa thấy rõ: nên ai hiểu rõ người ấy tu tiến, ai tu tiến người ấy hiểu rõ.
(13) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát tánh không có ưu thế trong người ấy. (14) Trong sự phát triển,... (18) Hiểu rõ theo nghĩa thấy rõ: nên ai hiểu rõ người ấy tu tiến, ai tu tiến người ấy hiểu rõ.
72. (1) Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, giải thoát nào nổi bật lên trong vị ấy? Với giải thoát nổi bật nào, vị ấy là Bậc Giải Thoát bằng Tín? [61]
(2) Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, giải thoát nào nổi bật lên trong vị ấy? Với giải thoát nổi bật nào, vị ấy là Bậc Thân Chứng?
(3) Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát nào nổi bật lên trong vị ấy? Với giải thoát nổi bật nào, vị ấy là Bậc Tuệ Kiến?
(1) Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, giải thoát không dấu hiệu nổi bật lên trong vị ấy. Với giải thoátkhông dấu hiệu nổi bật, vị ấy là Bậc Giải Thoát bằng Tín.
(2) Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, giải thoát không ước nguyện nổi bật lên trong vị ấy. Với giải thoát không ước nguyện nổi bật, vị ấy là Bậc Thân Chứng.
(3) Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát tánh không nổi bật lên trong vị ấy. Với giải thoát tánh không nổi bật, vị ấy là Bậc Tuệ Kiến.
73 *. [Vào sát na chứng quả của đạo lộ thứ nhất] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimutto), như vậy, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín (Saddhā-vimutto); vị ấy đã thực chứng [nibbana] bằng cách xúc chạm (tiếp xúc), như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vị ấy đã chứng [nibbana] bằng Tuệ Kiến, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến. [7]
[Vào sát na chứng quả vị của ba đạo lộ còn lại] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimuccatti), như vậy vị ấy là bậc Giải Thoát bằng Tín; vị ấy lần đầu xúc chạm (tiếp xúc) cõi jhana và sau đó thực chứng đoạn diệt, nibbana, như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vì đã biết rõ, thấy rõ, nhận chân, thực chứng, và tiếp xúc (thể nghiệm) bằng tuệ giác rằng hành vi tạo quả là khổ và đoạn diệt là lạc, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến.
* Đoạn này, thay vì mang số 73, POD ghi là 74. Tôi đã kiểm với bản Pāḷi và biết rằng POD không bỏ xót đoạn 73. Chỉ ghi số sai, tôi đã sửa thành đ. 73. Vì ảnh hưởng giây chuyền cho đến hết Luận này, nên các đoạn kế tiếp cũng đã được sửa thành đđ 74-102 thay vì đđ 75-103 như đã ghi trong POD.
74. Tất cả những ai đã tu tập, đang tu tập, sẽ tu tập,... [và cứ thế như ở đ. 64]... sẽ hoàn toàn tự tin, xuất ly, là những bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không. [8]
Tất cả những ai... không sân hận...
... [và cứ thế như ở đ. 64 cho đến]...
Tất cả những ai hoàn toàn hiểu rõ khổ đau, người từ bỏ nguốn gốc của khổ đau, người thực chứng diệt tận, người tu tập đạo lộ, là những người được Giải Thoát bằng Tín qua tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không.
75. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?[9]
Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh.
Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ ... [và cứ thế như ở đ. 65 cho đến] [62]... Có sự hiểu rõ bốn Sự Thực theo bốn khía cạnh này.
Người hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh này là bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không.
76. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?
Có sự hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh.
Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ... [và cứ thế như ở đđ 66 cho đến]... thấu hiểu bốn đạo lộ bằng cách tu tập, có sự thấu hiểu diệt tận bằng thực chứng.
Người hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh này là bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không.
77. Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều gì? Có sự thấy đúng như thế nào? Do suy luận từ đó, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là vô thường như thế nào? Nghi ngờ bị từ bỏ ở đâu?
Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều gì? Có sự thấy đúng như thế nào? Do suy luận từ đó, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là khổ não như thế nào? Nghi ngờ bị từ bỏ ở đâu?
Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều gì? Có sự thấy đúng như thế nào? Do suy luận từ đó, tất cả các hiện tượng [10]được thấy rõ là không phải là ngã như thế nào? Nghi ngờ bị từ bỏ ở đâu?
Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều kiện để còn sanh tử.*Vì vậy mới nói ‘thấy đúng’. Như vậy, từ đó suy luận, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là vô thường. Nghi ngờ bị từ bỏ ở đây.
* Đọc chú thích của dịch giả ở Luận I đ. 18. Đến đây người đọc hiểu tại sao Ngài Nyāṇatiloka đề nghị dịch chữ nimitta (nđ: dấu hiệu của hành vi tạo nghiệp) là điều kiện để còn sanh tử.
Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy biết và thấy đúng như thựcsự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Vì vậy mới nói ‘thấy đúng’. Như vậy, từ đó [63] suy luận, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là khổ não. Nghi ngờ bị từ bỏ ở đây.
Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều kiện để còn sanh tử vàsự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Vì vậy mới nói ‘thấy đúng’. Như vậy, từ đó suy luận, tất cả các hiện tượng10 được thấy rõ là không phải là ngã. Nghi ngờ bị từ bỏ ở đây.
78. Trí Biết Đúng Như Thật, Thấy Đúng và Vượt Qua Nghi Hoặc - ba ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả ba đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?
Trí Biết Đúng Như Thật, Thấy Đúng và Vượt Qua Nghi Hoặc - ba ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.
79. Khi chú tâm suy xét vô thường, cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy? Khi chú tâm suy xét khổ não, cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy? Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy?
Khi chú tâm suy xét vô thường, điều kiện để còn sanh tử là cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy. Khi chú tâm suy xét khổ não, sự tiếp tục tái diễn hiện hữu là cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, điều kiện để còn sanh tử vàsự tiếp tục tái diễn hiện hữu là cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy.
80. Tuệ biết về sự Xuất Hiện Hãi Hùng, Trí về Hiểm Nguy, Nhàm Chán - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả ba đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?
Tuệ biết về sự Xuất Hiện Hãi Hùng, Trí về Hiểm Nguy, Nhàm Chán - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.
81. Quán Không phải là ngã và Quán về Tánh Không - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?
Quán Không phải là ngã và Quán về Tánh Không - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.
82. Khi chú tâm suy xét vô thường, sau khi tư duy về điều gì thì có trí khởi lên trong vị ấy? Khi chú tâm suy xét khổ não, sau khi tư duy về điều gì thì có trí khởi lên trong vị ấy? Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, sau khi tư duy về điều gì thì có trí khởi lên trong vị ấy?
Khi chú tâm suy xét vô thường, sau khi tư duy về điều kiện để còn sanh tử thì có trí khởi lên trong vị ấy. Khi chú tâm suy xét [64] khổ não, sau khi tư duy về sự tiếp tục tái diễn hiện hữu thì có trí khởi lên trong vị ấy. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, sau khi tư duy về điều kiện để còn sanh tử vàsự tiếp tục tái diễn hiện hữu thì có trí khởi lên trong vị ấy.
83. Ước Muốn Được Giải Thoát, Quán Tư Duy và Thản Nhiên trước Hành Vi Tạo Quả - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?
Ước Muốn Được Giải Thoát, Quán Tư Duy và Thản Nhiên trước Hành Vi Tạo Quả - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.
84. Khi chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy ngoi lên từ cái gì? Tâm của vị ấy thâm nhập vào đâu?
Khi chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy ngoi lên từ cái gì? Tâm của vị ấy thâm nhập vào đâu?
Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy ngoi lên từ cái gì? Tâm của vị ấy thâm nhập vào đâu?
Khi chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy ngoi lên từ điều kiện để còn sanh tử. Tâm của vị ấy thâm nhập vào trạng thái không có điều kiện để còn sanh tử.
Khi chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy ngoi lên từ sự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Tâm của vị ấy thâm nhập vào không tiếp tục tái diễn hiện hữu.
Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy ngoi lên từ điều kiện để còn sanh tử vàsự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Tâm của vị ấy thâm nhập vào không có điều kiện để còn sanh tử, vàokhông tiếp tục tái diễn hiện hữu, vào nibbana dưới hình thức đoạn diệt.
85. Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Bên Ngoài, Trí Chuyển Tánh - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?
Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Bên Ngoài, Trí Chuyển Tánh - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.
86. Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát nào? Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát nào? Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát nào?
Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát không ước nguyện. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát chân không.
87. Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Cả Hai, Trí Đạo Lộ - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?
Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Cả Hai, Trí Đạo Lộ - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.
88. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bao nhiêu khía cạnh? Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bao nhiêu khía cạnh?
Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bốn khía cạnh. Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bẩy khía cạnh.
89. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bốn khía cạnh nào?
Theo nghĩa có ưu thế, theo nghĩa giữ vững, theo nghĩa hướng dẫn, theo nghĩa lối thoát.
Ba giải thoát trong những sát na khác nhau theo nghĩa có ưu thế như thế nào?
Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, sự giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử có ưu thế; khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, sự giải thoát không ước nguyện có ưu thế; khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, sự giải thoát chân không có ưu thế. Ba giải thoát ấy vào những sát na khác nhau theo nghĩa có ưu thế là như thế.
Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa giữ vững như thế nào?
Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy giữ vững tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy giữ vững tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không ước nguyện . Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy giữ vững tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát chân không. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa có vững vàng là như thế.
Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa hướng dẫn như thế nào?
Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy hướng dẫn tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy hướng dẫn tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không ước nguyện. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy hướng dẫn tâm dưới ảnh hưởng của giải thoátchân không. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa có hướng dẫn là như thế.
Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa lối thoát như thế nào?
Khi chú tâm suy xét vô thường, [66] vị ấy được đưa tới đoạn diệt, nibbana, dưới ảnh hưởng của giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được đưa tới đoạn diệt, nibbana, dưới ảnh hưởng của giải thoát không ước nguyện. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được đưa tới đoạn diệt, nibbana, dưới ảnh hưởng của giải thoát chân không. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa có lối thoát là như thế.
Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bốn khía cạnh này.
90. Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bẩy khía cạnh nào?
Theo nghĩa tổng hợp, theo nghĩa chứng đắc, theo nghĩa thu đạt, theo nghĩa hiểu rõ, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời.
Các giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là thế nào?
Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy được giải thoát khỏi điều kiện để còn sanh tử, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Vị ấy không còn mơ ước gì về cái từ đó vị ấy được giải thoát. Như vậy là có giải thoát không ước nguyện. Vị ấy không có cái vị ấy không mơ ước, như vậy là có giải thoát chân không. Vị ấy không có dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử .
Ba giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là như thế.
Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được giải thoát khỏi ước nguyện, như vậy là có giải thoát không ước nguyện. Vị ấy không có cái vị ấy không mơ ước, như vậy là có giải thoát chân không. Vị ấy không có dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Vị ấy không cònmong ước gì về dấu hiệu của cái vị ấy không có dấu hiệu, như vậy là có giải thoát không ước nguyện.
Ba giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là như thế. [67]
Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được giải thoát khỏi diễn giải sai lạc, như vậy là có giải thoát chân không. Vị ấy không có dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử . Vị ấy không cònmong ước gì về dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không ước nguyện. Vị ấy không có cái vị ấy không có mơ ước, như vậy là có giải thoát chân không.
Ba giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là như thế.
Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bẩy khía cạnh này.
91. Có giải thoát, có lối dẫn đến, có lối dẫn đến giải thoát, có cái đối nghịch với giải thoát, có cái tương thuận với giải thoát, có sự quay đi là giải thoát, có sự tu tập giải thoát, có sự an tịnh của giải thoát.
92. Giải thoát là gì? Giải thoát chân không, giải thoát không dấu hiệu, giải thoát không ước nguyện.
93. Giải thoát chân không là gì?
Trí quán vô thường là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là trường tồn. Trí quán khổ não là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là vui sướng. Trí quán không phải là ngã là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là ngã. Trí quán nhàm chán là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là thích thú. Trí quán hết ham muốn là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là ham muốn. Trí quán diệt tận là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là nguồn sanh khởi.
*Ở Vism. XXI 73,Ñāṇamoli đã thêm [các hành vi tạo quả]’ sau diễn giải sai lạc: Trí quán vô thường là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi việc diễn giải sai lạc [các hành vi tạo quả] là trường tồn...
Trí quán buông bỏ là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là nắm giữ. Trí quán không dấu hiệu là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là dấu hiệu. Trí quán không ước nguyện là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là ước nguyện. Trí quán tánh không là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi tất cả các diễn giải sai lạc.
Trí quán vô thường trong sắc thể là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là trường tồn... [và cứ thế với mười quán tưởng về mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí quán tánh không trong già và chết là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi tất cả các diễn giải sai lạc.
Đây là giải thoát chân không.
94. Giải thoát không dấu hiệu là gì?
Trí quán vô thường là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi biểu tượng*là trường tồn. [và cứ thế như ở đ. 93 thay diễn giải sai lạc bằng dấu hiệu cho tới]... Trí quán không dấu hiệu là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi tất cả các dấu hiệu. Trí quán không ước nguyện là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi dấu hiệu kể như là ước nguyện. Trí quán tánh không là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi dấu hiệu là diễn giải sai lạc.
Trí quán vô thường trong sắc thể là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là trường tồn... [và cứ thế với mười quán tưởng về mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí quán tánh không trong già và chết là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi tất cả các diễn giải sai lạc.
Đây là giải thoát không dấu hiệu.
95. Giải thoát không ước nguyện là gì?
Trí quán vô thường là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện *là trường tồn. [và cứ thế như ở đ. 93 thay diễn giải sai lạc bằng ước nguyện cho tới]... [69] Trí quán không dấu hiệu là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện [11]là biểu tượng. Trí quán không ước nguyện là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi tất cả các ước nguyện. Trí quán tánh không là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện là diễn giải sai lạc.
Trí quán vô thường trong sắc thể là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện là trường tồn... [và cứ thế với mười quán tưởng về mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí quán tánh không trong già và chết là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện là diễn giải sai lạc.
Đây là giải thoát không ước nguyện. [12]
Đây là giải thoát.
96. Lối dẫn đến là gì?
Các trạng thái thiện, không lỗi góp phần vào giác ngộ và được phát sanh tại đó - đây là lối dẫn đến.
97. Lối dẫn đến giải thoát là gì?
Cái gì mà các trạng thái trên lấy làm đối tượng, đó là đoạn diệt, nibbana - đây là lối dẫn đến giải thoát.
98. Cái đối nghịch với giải thoát là gì?
Ba nguồn gốc bất thiện đối nghịch với giải thoát, ba loại nết hạnh xấu xa đối nghịch với giải thoát, tất cả các trạng thái bất thiện đối nghịch với giải thoát. Đây là cái đối nghịch với giải thoát. [70]
99. Cái tương thuận với giải thoát là gì?
Ba nguồn gốc thiện tương thuận với giải thoát, ba loại nết hạnh tương thuận với giải thoát, tất cả các trạng thái thiện tương thuận với giải thoát. Đây là cái tương thuận với giải thoát.
100. Sự quay đi là giải thoát là gì?
Quay đi của nhận thức, quay đi của ý, quay đi của tâm, quay đi của trí, quay đi là giải thoát, quay đi trong các sự thực.
Người nào nhận biết người ấy quay đi, ... [và cứ thế, lập lại Luận I đ. 522 cho đến hết].
Đây là quay đi là giải thoát.
101. Trau giồi, tu tập và làm phong phú sơ thiền. Trau giồi, tu tập và làm phong phú nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... chứng đạt cõi không gian vô biên... chứng đạt cõi thức vô biên... chứng đạt cõi không có gì... chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức... đạo lộ nhập giòng... đạo lộ trở lại một lần... đạo lộ không trở lại. Trau giồi, tu tập và làm phong phú đạo lộ arahant. [71] Đây là sự tu tập giải thoát.
102. Sự an tịnh như là giải thoát là gì?
Thành đạt hay kết quả của sơ thiền. Thành đạt hay kết quả của nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... chứng đạt cõi không gian vô biên... chứng đạt cõi thức vô biên... chứng đạt cõi không có gì... chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Quả nhập giòng của đạo lộ nhập giòng. Quả trở lại một lần của đạo lộ trở lại một lần. Quả không trở lại của đạo lộ không trở lại. Quả arahant của đạo lộ arahant.
Đây là an tịnh như là giải thoát.
CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ BA.
CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ GIẢI THOÁT
[1]‘Svāvatthikam avatthāpeti - phân biệt kỹ lưỡng’: avatthika và avatthāpeti không có trong Tự điển của PTS; nhưng hãy đọc vavatthapeti.
[2]Ở đây, bản của PTS, quyển ii, trang 47, 1.21 có chữ kāmūpādānā là sai.
[3]Các điều kiện cùng hiện hữu (sahajāta-paccaya)... hiểu theo bộ Paṭṭhāna.
[4]Quyển Visuddhimagga (PTS ed. trang 660), trích đoạn này, đọc như sau: ‘phuṭṭhantaṁ sacchikato ti kāyasakkhī diṭṭhattā patto ti diṭṭhippatto’ được Paramatthamañjūsā chấp nhận, nhưng quyển Saddhammappakāsinī tán thành câu ‘phuṭṭhattā sacchikato ti kāyasakkhī diṭṭhattā patto ti diṭṭhippatto’ và đã bình giải tương xứng.
Quyển Paramatthamañjūsā nói: ‘Phuṭṭhantaṁ sacchikato’ ti phuṭṭhānaṁ anantaraṁ phuṭṭhanto; phuṭṭhānaṁ arūpajjhānānaṁ anantaro kālo ti adhippāyo. Accantasaṁyogo c’etaṁ vacanaṁ. Phuṭṭhānanatarakālaṁ eva sacchikaraṇūpāyena sacchikātabbaṁ sacchākāsī ti vuttaṁ hoti. Bhāvanapuṁsakaṁ va etaṁ, yathā ‘ekam antan’ ti. Yo hi arūpajihānena rūpakāyato nāmakāyekadesato ca vikkhambhanavimokkhena vimutto, tena nirodhasankhāto vimokkho ālocito pakāsito viya hoti. Tasmā so sacchikā-tabbaṁ yathā ālocitaṁ nāmakāyena sacchākāsi ti kāyasakkhī ti vuccati, na tu vimutto ekaccānaṁ āsavānaṁ aparikkhīṇattā. ‘Diṭṭhantaṁ patto’ ti dassana-sankhātassa sotāpattimaggañāṇakiccassa anantaraṁ patto ti vuttaṁ hoti; paṭhamaphalato paṭṭhāya hi yāva aggamaggā diṭṭhippatto ti. Diṭṭhitāppatto ti vā pāṭho: Catusaccadassanasankhātāya diṭṭhiyā nirodhaṁ patto ti attho.’ (Phuṭṭhantaṁ sacchikato: kết quả của trạng thái đã được thể nghiệm (phuṭṭh-anto) là trạng thái kế tiếp xảy ra (anantaraṁ) sau trạng thái đã được thể nghiệm (kinh nghiệm); điều ngụ ý ở đây là thời gian (kāla) kế tiếp các cõi thiền vô sắc. Về mặt văn phạm, thuật ngữ này là một accanta saṁyoga (trạng từ diễn đạt ý nghĩa tiếp liền theo đó). Điều muốn nói là vị ấy đã thực chứng phút giây kế ngay trạng thái đã được thể nghiệm, vốn là thời gian phải được thực chứng bằng những phương tiện đưa đến thực chứng ấy. Nếu không, về mặt văn phạm đây là danh từ trừu tượng trung tính như ‘ekam antaṁ (ở một bên)’. Vì người được giải thoát từ thân vật thể «hay: tập hợp sắc thể»nhờ cõi vô sắc và từ một phần của thân tâm thức «hay: 4 tập hợp tâm»nhờ sự giải thoát dưới hình thức đè nén thôi như vậy, ở một mức độ nào đó, đã đặt vào (ālocita), đã chỉ định, loại giải thoát gọi là diệt tận, nhưng chưa thể nghiệm nó bằng thân. Như vì lấy diệt tận làm đối tượng, một số nhiễm lậu nào đó sẽ bị tận diệt (khepita), vị ấy thực chứng sự diệt tận đó. Đó là lý do tại sao vị ấy được gọi là bậc thân chứng vì vị ấy đã thực chứng điều cần phải thực chứng bằng thân tâm thức; như thể sự thực chứng ấy đã được đặt định; vị ấy chưa hoàn toàn giải thoát vì một số nhiễm lậu chưa bị hoàn toàn hủy diệt. ‘Diṭṭhantaṁ patto’: điều muốn nói ở đây là vị ấy đã thực chứng cái kế cận (anantaraṁ) với chức năng của trí đạo nhập giòng, cái chức năng được gọi là ‘thấy rõ’; vì từ quả vị nhập giòng cho đến đạo lộ cao nhất vị ấy được gọi là bậc Tuệ Kiến (diṭṭhippatto). Một lối viết khác nữa là diṭṭhitāpatto; nghĩa là vị ấy đã chứng đạt diệt tận nhờ chánh kiến được gọi là ‘thấy rõ bốn sự thực’ - VismA 851 Be 1910).
Quyển Saddhammappakāsinī nói: ‘Phuṭṭhattā sacchikato ti kāyasakkhī ti sukkhavipassekatte sati upacārajjhānaphassassa rūparūpajjhānalābhitte sati rūparūpajjhānaphassassa phuṭṭhattā nibbānaṁ sacchikato ti kāyasakkhī ti nāma. Kāyena vuttappakāre jhānaphasse ca nibbāna ca sakkhī ti vuttaṁ hoti. ‘Diṭṭhippatto’ ti diṭṭhattā patto ti sotāpattimaggakkhaṇe sampayuttena paññindriyena nibbānassa diṭṭhattā paccha sotāpattiphalādivasena nibbānaṁ patto ti diṭṭhippatto. Paññindriyasankhātāya diṭṭhiyā nibbānaṁ patto ti vuttaṁ hoti’. (‘Phuṭṭhattā sacchikato ti kāyasakkhī: được gọi là ‘bậc thân chứng vì vị ấy đã thực chứng nibbana vì tiếp xúc (thể nghiệm) với cận thiền (access jhana) trong trường hợp người chỉ quán thực tánh (sukkha vipassaka: bare/dry insight worker) đọc chú thích ở Luận V đ. 26; đọc Vism XXI đ. 112 và XXIII đ. 18), hay vì tiếp xúc (thể nghiệm) với jhana sắc thể hay vô sắc thể trong trường hợp người chứng đạt jhana sắc thể hay vô sắc thể, sau khi đã được tiếp xúc (được thể nghiệm-phuṭṭhattā); ở đây ngụ ý vị ấy thực chứng bằng thân trong cả hai trường hợp tiếp xúc với jhana (thể nghiệm) và nibbana:’Diṭṭhippatto’: vị ấy đã chứng đạt vì nó đã được thấy rõ. Vì nibbana sau khi đã được thấy rõ nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ được kết hợp vào khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, vị ấy sau đó chứng nibbana nhờ quả nhập giòng, như thế vị ấy đã chứng vì tuệ kiến (chứ không phải đạt tới tuệ kiến); ở đây ngụ ý vị ấy chứng nghiệm nibbana nhờ tuệ kiến gọi là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ- PsA 396).
[5]Bản của PTS viết là phassitā vā phassanti vā phassissanti vā (đã thể nghiệm...) nhưng bản của Miến Điện ghi passitā vā... (đã thấy rõ...).
[6]Cf. đđ 55f. của Luận Thuyết V này.
[7]Cf. đ. 61.
[8]Cf. đ. 64.
[9]Cf. đ. 65.
[10]Bản của PTS viếtsabbe sankhārā anattato, nhưng bản của Miến Điện ghi sabbe dhammā anattato (đọc Luận I đ. 220 và Dh 279). Đọc Như Nhiên, Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp, trang 115, có giải thích tại sao chữ dhammā được dùng thay cho chữ sankhārā.
[11]Nên đọc là... nimittato paṇidhiyā muccatī ti... ở quyển II của PTS, trang 60, 1. 6
[12]Thiếu câu Ayaṁ appaṇihito vimokkho trong quyển của PTS.