PHÂN TÍCH ĐẠO (Nguyễn Văn Ngân dịch)

Đạo Vô Ngại Giải
Paṭisambhidāmagga

Bhikkhu Ñāṇamoli dịch từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh:
THE PATH OF DISCRIMINATION

Nguyễn Văn Ngân dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt
2006

Đọc thêm:

(Paṭisambhidāmagga http://www.paliviet.info/VHoc/VHoc_37.htm http://www.paliviet.info/VHoc/VHoc_38.htm)

Lời Tựa

Cuốn Đạo Vô Ngại Giải (Paṭisambhidāmagga) này được thực hiện vì nhiều lý do. Thoạt tiên, tôi nghĩ rằng hình như cuốn này bổ túc quyển Phân Tích (Vibhaṅga), vì đã dịch quyển Phân Tích rồi thì dịch luôn Đạo Vô Ngại Giải cho trọn vẹn. Hơn nữa, với yêu cầu của Sư Chánh Kiến và sự hỏi han của Tiến sĩ Bình Anson đã khích lệ tôi phiên dịch cuốn Đạo Vô Ngại Giải này.

Cuốn Đạo Vô Ngại Giải này được dịch trọn vẹn từ cuốn The Path of Discrimination do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch từ Paṭisambhidāmagga, tiếng Pāḷi. Đây là quyển thứ 12 trong Khuddakanikāya, Bộ Kinh Tiểu. Tôi rất tiếc không dịch, dù là tóm lược, phần giới thiệu giá trị của giáo sư A. K. Warder.

Chú giải của Đạo Vô Ngại Giải là cuốn Saddhammappakāsinī vốn được soạn dựa vào cuốn Visuddhimagga (bản Anh ngữ là The Path of Purification hay Con Đường Thanh Lọc). Cuốn Visuddhimagga được cẩn thận sắp xếp dựa theo dàn khung quyển Netti-pakaraṇaṁ (xin đọc The Guide, phần Giới Thiệu, trang liv) và trích dẫn ‘thoải mái’ từ cuốn Paṭisambhidāmagga (xin đọc The Path of Purification, phần Giới Thiệu, trang xliii). Vì mối liên hệ ấy, khi dịch cuốn này, tôi tham khảo cuốn The Path of Purification để không những lấy lời chú giải mà còn đối chiếu với những lời dịch trích dẫn từ Paṭisambhidāmagga vì cuốn The Path of Purification được tỳ kheo Ñāṇamoli hoàn chỉnh và duyệt lại lần cuối cùng, còn cuốn The Path of Discrimination thì không hẳn như thế. Tôi cũng tham khảo thêm hai cuốn của Ngài Kaccāna Thera soạn, được các Luận sư coi là ‘kim chỉ nam’ do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch: Piṭaka Disclosure (Peṭakopadesa: Khai Mở Giáo Điển, nói đến phương pháp soạn chú giải), The Guide (Netti-pakaraṇaṁ: Luận về Hướng Dẫn Giải Thích, nói gọn Hướng Dẫn). Khi cần, tôi đối chiếu với bản Pāḷi của Vipassana Research Institute. Ở đôi chỗ, có vài chữ tôi dịch theo đề nghị của vị sư người Đức Nyāṇatiloka ghi trong cuốn The Buddha’s Path to Deliverance hay trong Buddhist Dictionary để cảm tạ nhà sư thông tuệ này và làm cho quyển Đạo Vô Ngại Giải thêm rõ ràng, linh động. Còn những nguồn tham khảo khác, tôi có liệt kê ở cuối sách.

Khi dịch, tôi coi trọng nguyên tắc căn bản sau đây: giữ vấn đề cho đơn giản. Tôi không phí một giây nghĩ đến việc tìm chữ văn hoa bóng bẩy để rồi phải định nghĩa nó và học thuộc lòng chữ ấy. Trong ba Tạng, những trường hợp như thế nhiều không kể xiết được. Tôi dịch theo mục đích hay theo nghĩa của nó. Như uống thuốc để trị bịnh, nếu uống thuốc để trị nhức đầu, ta gọi thuốc ấy là thuốc nhức đầu. Lối dùng chữ đi thẳng vào não như thế không gây hiểu lầm, không cần phải định nghĩa, không cần phải thuộc lòng và đỡ mất thì giờ. Chẳng hạn, như biết rằng quán vipassanā là để nhìn thấy ba thực tánh vô thường, khổ nãokhông phải là ngã của tất cả các hiện tượng nên tôi dịch vipassanā là quán thực tánh. Còn chữ saṅkhāra: nếu liên quan đến phát sanh do tùy thuộc (paṭicca samuppāda), tôi dịch là hành vi tạo quả; nếu là một trong năm tập hợp (khandha), tôi dịch là tạo lập tâm trạng như theo ý nghĩa trong Bộ Kinh Trung (M i 301). Tất cả những nghĩa ấy đã có trong ba Tạng. Giản dị như thế. Tôi không tạo chữ mới. Vì biết chắc rằng chỉ cần học Phật từ tạng Pāḷi là cũng dư đủ để vĩnh viễn giải thoát nên khi nghiên cứu học hỏi các dịch phẩm từ tạng này, tôi chỉ chú trọng đến việc suy xét, lãnh hội ý Phật để tìm cho ra ván gỗ và cách đóng bè vượt ra khỏi saṁsāra (luân hồi). Hoàn toàn không để ý gì đến việc tìm vật liệu đánh bóng các miếng ván ấy. Vì vật liệu đánh bóng ván bè, tự nó chả đưa ai qua đến bờ bên kia cả.

Với người không quen tiếng Pāḷi, xin cứ bỏ qua những chỗ này, quý vị không mất mát gì. Những chú thích ở cuối trang là của tỳ kheo Ñāṇamoli. Những chữ trong [...] do Ñāṇamoli thêm vào, trong (...) Ñāṇamoli cho là đồng nghĩa hay Pāḷi tương đương. Những chữ trong <...> là của giáo sư Warder. Riêng những chữ trong « ...» và các chú thích mang dấu hoa thị như *, 2*, 3*... n* ở bất cứ chỗ nào là của tôi.

Tôi dịch và ấn tống cuốn này để đền đáp phần nào thâm ân Đức Phật Gotama và giáo pháp của Ngài trong tạng Pāḷi đã dạy phương cách cụ thể để đương đầu hữu hiệu với khổ đau, nhờ đó, kinh nghiệm được hạnh phúc thanh thoát ở ngay đây và ngay bây giờ. Tôi cũng mang nặng ân Ngài Sāriputta đã giải thích có hệ thống, hướng dẫn thực tiễn cách lãnh hội giáo pháp căn bản của đức Phật như thế nào để có thể đưa đến giác ngộ. Nhưng vạn hạnh ấy chỉ có được nhờ đất nước, dân tộc Sri Lanka (Tích Lan) đã trông coi, lưu tồn nguyên vẹn Tam Tạng Pāḷi qua bao nhiêu thế kỷ; nhờ Hội Pali Text Society đã khuyến khích, trưởng dưỡng, phát huy việc học hỏi và sử dụng tiếng Pāḷi. Nhờ học hỏi các dịch phẩm tiên phong của Hội này, ước nguyện đi ngược giòng thời gian để tìm cho ra thông điệp ‘nguyên thủy’ của Đức Phật Gotama hai ngàn năm trăm năm trước nói gì có thể thành tựu được, để không còn khổ nạn đi từ bóng tối này sang bóng tối khác. Ở đây, xin chân thành ghi ân Hội Pali Text Society đã cho phép tôi dịch cuốn The Path of Discrimination (ấn bản 1997) sang tiếng Việt. Tôi cũng xin tri ân tỳ kheo Ñāṇamoli, người đã dịch cuốn Paṭisambhidāmagga sang tiếng Anh, và giáo sư A. K. Warder, người được Hội Pali Text Society trông cậy để thay mặt Ñāṇamoli duyệt lại lần cuối cùng trước khi in bản thảo gạch xóa chằng chịt trên những mảnh giấy tản mác, rời rạc. Tôi cũng mang ân tất cả các tác giả khác đã được tham khảo nơi đây.

Tôi thành kính ghi ân Tiến sĩ Bình Anson đã nỗ lực hỗ trợ sự nghiệp hoằng pháp bằng cách chuyển bản thảo lưu trữ dưới hình thức MS Word doc sang hình thức Unicode để có thể phổ biến quyển Đạo Vô Ngại Giải này trong mạng internet đến các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, những người học Phật Việt Nam. Tôi cũng xin cảm tạ nhà tôi đã tuyệt đối tôn trọng thì giờ dịch kinh của tôi.

Nếu trong quyển này có một đoạn nào, một câu nào, một chữ nào giúp quý vị đi sâu hơn, hiểu rõ hơn Giáo Pháp của Đức Phật, đấy là nhờ trí tuệ của ngài Sāriputta và của tỳ kheo Ñāṇamoli. Trái lại, bất cứ thiếu sót nào trong sách này là của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về những thiếu sót ấy.

Dịch giả.
Toronto, Canada.
Dịch xong tháng 11, 2005.
Duyệt xong tháng 02, 2006.

Chữ Viết Tắt

* Trích dẫn từ kinh điển có xuất xứ được ghi theo quy ước xin hiểu như sau:

Ví dụ : D. iii, 238
D. : Dīghanikāya, Tuyển Tập Kinh Dài [Kinh Trường Bộ]
iii, : quyển thứ ba
238 : trang 238 bản tiếng Pāḷi (của PTS).

Với kinh Pháp Cú (Dh.), Kinh Tập (Sn.), con số theo sau là số thứ tự câu kệ: Dh. 156 là câu kệ thứ 156; Sn. 731 là kệ thứ 731.

* Chữ tắt:

A. : Aṅguttaranikāya; Tuyển Tập Kinh Giảng Theo Số Đề Mục Tăng Dần [Bộ Kinh Tăng Chi]

AA. : Manorathapūraṇī; Chú giải Bộ Kinh Giảng Theo Số Đề Mục Tăng Dần

AbhA. : Pañcappakaraṇatthakathā; Chú giải tạng luận ngoại trừ hai quyển Dhs. và Vbh.

AbhS : Abhidhammattasaṅgaha; Thắng Pháp Tập Yếu Luận

Asḷ : Atthasālinī; Chú giải của Dhammasaṅgaṇī

BPE : Buddhist Psychological Ethics; bản dịch quyển Dhammasaṅgaṇi ra Anh Ngữ

D. : Dīghanikāya; Tuyển Tập Kinh Dài [Trường Bộ]

DA. : Sumaṅgalavilāsinī; Chú giải Bộ Kinh Dài

Dh. : Dhammapada; Kinh Pháp Cú

DhA. : Dhammapada-aṭṭhakathā; Chú giải Kinh Pháp Cú

Dhs. : Dhammasaṅgaṇī; Liệt Kê Các Hiện Tượng

DhsA. : Atthasālinī; Chú giải Liệt Kê Các Hiện Tượng

DOD I, DOD II : The Dispeller of Delusion [I, II]; bản dịch tiếng Anh quyển Sammohavinodanī

It. : Itivuttaka; Phật Thuyết Như Vậy

Kvu. : Kathavāthu; Những Điểm Tranh Luận

LDB : The Long Discourses of the Buddha; Tuyển Tập Kinh Dài [Trường Bộ]

M : Majjhimanikāya; Tuyển Tập Kinh Vừa [Trung Bộ]

MA. : Papañcasūdanī; Chú giải Bộ Kinh Vừa

Mil. : Milandapañhapāli; Các Câu Hỏi của Vua Milinda

MLDB : The Middle Length Discourses of the Buddha; bản dịch tiếng Anh quyển Majjhimanikāya

Mṭ : Mūlaṭīka toVibhaṅga; Chú giải phụ cuốn Vibhaṅga

NdA : Saddhammapajjotikā; Chú giải cuốn Niddesa

Net. : Nettipakaraṇa; Luận Hướng Dẫn Giải Thích

Nid. : Niddesa (Mahā); (Đại) Nghĩa Thích

Pe : Peṭakopadesa; Khai Mở Giáo Điển hay Phương Pháp Soạn Chú Giải

Pm : Paramattha-mañjūsā; Chú giải Con Đường Thanh Lọc

Ps. : Paṭisambhidāmagga; Đạo Vô Ngại Giải

PsA. : Saddhammappakāsinī; Chú giải Đạo Vô Ngại Giải

Pug. : Puggalapaññatti; Nhân Chế Định

S. : Saṁyuttanikāya; Tuyển Tập Kinh Liên Kết [Tương Ưng]

SA. : Sāratthappakāsinī; Chú giải Tuyển Tập Kinh Liên Kết

Sn. : Suttanipāta; Kinh Tập

SnA. : Paramatthajotikā; Chú giải Kinh Tập

Thag. : Theragāthā; Trưởng Lão Tăng Kệ

Thīg. : Therīgāthā; Trưởng Lão Ni Kệ

Ud. : Udāna; Phật Tự Thuyết

Vbh. : Vibhaṅga; Phân Tích

VbhA. : Sammohavinodanī; Chú giải bộ Phân Tích

Vin. : Vinayapiṭaka; Tạng Luật

Vism. : Visuddhimagga; Con Đường Thanh Lọc

Ymk. : Yamaka; Song Đối

* Các Chữ Tắt Khác :

Be : Edition in Burmese Script; Ấn bản tiếng Miến Điện

BPS : Buddhist Publication Society

Ce : Edition in Sinhaḷa Script; Ấn bản tiếng Tích Lan

Ee : Edition in Roman Script; Ấn bản Pāḷi tiếng La Tinh

ff : following pages; các trang tiếp theo

PED : Pali English Dictionary

POD : The Path of Discrimination; Đạo Vô Ngại Giải

PTC : Pāli Tipiṭakaṁ Concordance; Tự Điển Thuật Ngữ Thông Dụng Tam Tạng Pāli.

PTS : Pali Text Society

cf : so với

đ : đoạn

đđ : các đoạn từ... đến

nđ : nghĩa đen

sđd : sách đã dẫn

[20] : con số trong dấu [ ] là số trang của quyển Paṭisambhidāmagga do PTS xuất bản.

I- LUẬN VỀ TRÍ

GHI CHÚ DẪN NHẬP

 Chương I - Làm quen với tác phẩm

Các phần i đến v: Các ý niệm và ý nghĩa của chúng

Đề mục ‘Mười đề nghị’ ở đầu đoạn 3 bao gồm các đề nghị từ 1 đến 10 phù hợp với các phần i đến v theo nghĩa tổng quát. Đoạn 4 ‘Tất Cả’ là phần tóm lược ngắn gọn để rồi được khai triển ra dưới hình thức đơn giản ở đoạn 5 thành 201 ý niệm <Nhóm A>. Nhóm này tạo thành danh sách căn bản đầu tiên xuất hiện khắp quyển sách này. Sau đó là sự khai triển tương tự nhưng theo khuôn mẫu bốn sự thực, nghĩa là đề cập tới sự sanh khởi, đoạn diệt và con đường dẫn đến đoạn diệt (đoạn 6-7). Rồi đến năm sự khai triển tương tự được phần mở đầu của mỗi đoạn quy định theo khuôn mẫu riêng.

Đoạn 18 kê ra mười lăm đặc tính căn bản của tái sanh <Nhóm E>. Chúng tạo thành 5 đặc tính chính và 10 đặc tính phụ của luân hồi. Trạng thái phủ định của chúng là nibbana. Các đoạn tiếp sau nêu lên sự tương phản giữa hai đối cực: yếu tố tạo thành và yếu tố chấm dứt luân hồi này (18-22).

Các đoạn 23-25 đưa ra danh mục ‘các ý nghĩa’ (đó là thay bằng các chữ đồng nghĩa), lập thành nhóm khác nhau. Trong danh mục này, ở đoạn 26 liệt kê chi tiết: năm năng lực gây ảnh hưởng, năm lực, bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, đạo tám ngành và một danh mục tổng quát <Nhóm B>. Danh mục ấy, xuất hiện rải rác khắp tác phẩm này, được lập lại ở đoạn 41 (có bàn lấn sang một phần nào về bodhipakkhiya dhammas). <đoạn 42 Tĩnh Lặng và Quán Thực Tánh>

Còn bốn đạo lộ được bàn tới ở đoạn 40 <so với nhóm H>

Các đoạn 36-40 liệt ra một danh mục các ý niệm (xuất ly, ...) đối nghịch với các chướng ngại, bốn jhanas, bốn thành tựu cõi vô sắc, mười tám tuệ quán thực tánh chính, bốn đạo lộ và bốn quả <Nhóm C>. Danh mục này chỉ cho thấy định, tuệ quán, đạo lộ, quả cũng thường tái xuất hiện. <Phần i-v coi các ý niệm này là (i) cần được chứng biết trực tiếp (tất cả các ý niệm và ý nghĩa), (ii) cần được hiểu biết trọn vẹn (tất cả các hành vi tạo tác), (iii) cần được từ bỏ (các trạng thái bất thiện), (iv) cần được tu tập (bốn đạo lộ), (v) cần được chứng nghiệm (sự đoạn diệt)>. <đoạn 43 Đạo lộ: Nhóm I>

Các phần vi đến ix: Tiến triển <các cõi thiền, chứng đắc>

Các phần x đến xii: Ba đặc tính

Các phần xiii đến xvi: Bốn sự thực <đề cập trọn vẹn>

Chương II - Giới <đoạn 265 tu tập tăng thượng: Nhóm G>

Chương III - Định <so với Nhóm F>

Chương IV đến X - Tuệ quán

Sau phần nói về Giới (chương II), Định (chương III) là phần nói đến Tuệ Quán qua 7 giai đoạn (Chương IV đến X). Đại khái, các chương ấy là:

1)      Lấy các ý niệm được định nghĩa ở Chương I và sự khám phá ra tương quan nhân quả giữa các ý niệm ấy (Chương IV), thoạt tiên bắt đầu từ một kiếp đời kéo dài sang các kiếp quá khứ và tương lai. Đây được gọi là phân biệt rõ các điều kiện, sự phân biệt ấy được thực hiện bằng cách suy diễn các điều kiện và các trạng thái sanh khởi có điều kiện thành bốn trường hợp diễn dịch: <a> các điều kiện quá khứ làm nhân cho <b> các điều kiện hay trạng thái hiện tại <c> điều kiện hiện tại làm nhân cho <d> các điều kiện hay trạng thái tương lai (đoạn 275: đưa ra khuôn mẫu căn bản cho tiến trình biến đổi vô cùng tận).

2)      Sau khi suy diễn các điều kiện và các trạng thái sanh khởi có điều kiện theo cách này, tất cả đều được hiểu biết đầy đủ dưới ‘mười một tiêu đề kể từ quá khứ’ và dưới các tiêu đề này, tất cả những gì được tìm thấy chẳng qua chỉ là vô thường, không thỏa mãn và không phải là ngã (V).

3)      Các điều kiện và các trạng thái ấy vô thường như thế nào nhờ xem xét sự sanh và diệt của bất kỳ trạng thái nào có thể nhận biết được (VI).

4)      Bước tới là nhìn nhận rằng không những tất cả các trạng thái có thể nhận biết được khởi lên và diệt đi (không từ đâu đến và không biến vào đâu), mà cả thức nhận biết về các trạng thái ấy cũng khởi lên và diệt đi theo cách ấy. Đây là bước đầu quan trọng vì giờ đây, [có] sự thực chứng về luật sanh khởi và hủy diệt ứng dụng vào từng trạng thái có thể nhận biết được, kể luôn thức biết về trạng thái và sự kiện đó cũng sanh diệt như thế. Rồi lòng ham muốn đối tượng bắt đầu phai nhạt đi, không phải biết bằng trí năng mà bằng chứng nghiệm thâm sâu hơn, vì sự vô dụng của bám níu đến cái gì khởi lên để rồi diệt đi trong thức biến diệt này giờ đây thực sự được thể nghiệm. Tu tập ở đây có yếu tính đặc biệt trong việc phát triển khả năng ghi nhớ điều đã được học hỏi trong mọi trường hợp (VII). <Chú dẫn của Ñāṇamoli bị gián đoạn ở đây, nhưng ở phần cuối của Giới Thiệu Dẫn Nhập Luận III, chúng tôi tìm thấy các ‘giai đoạn’ còn lại của tuệ quán thực tánh, (5) trí về hiểm nguy, (6) bình thản, (7) chuyển tánh (VIII-X) dẫn đến sự ‘ngoi lên’ của Đạo Lộ Giải Thoát. Chúng tôi tìm thấy một mảnh giấy khác ghi chú tiếp khái lược của Ñāṇamoli về các chương của Luận Thuyết I như sau:>

Chương XI - Đạo lộ

Chương XII - Quả vị

Chương XIII - Tiêu Dao

Chương XIV - Duyệt xét

Chương XV đến XIX - Khác biệt: phân biệt

Chương XX đến XXIV - Trí trực chứng đến thực chứng

Chương XXV đến XXVIII - Bốn Vô Ngại Giải

Chương XXIX đến XXXI - An trú và Chứng Đắc

Chương XXXII đến XXXVII - Những giai đoạn cuối của đoạn diệt

Chương XXXVIII đến XLIII - Các loại trí

Chương XLIV đến XLIX - Quay đi

Chương L đến LV - Sáu abhiññās <Trí trực chứng>

Chương LVI đến LIX - Bốn Sự Thực <Bốn chức năng>

Chương LX đến LXVII - Bốn Sự Thực và Bốn Vô Ngại Giải

Chương LXVIII đến LXXIII - Sáu Trí Các Đệ Tử Không Có

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

ĐẠO VÔ NGẠI GIẢI

PHẦN THỨ NHẤT

LUẬN I - TRÍ

BẢNG LIỆT KÊ

TRÍ CÁC ĐỆ TỬ CÓ:

Chương

 

Đoạn số

I

Tuệ lắng nghelà trí biết về điều đã nghe (học hỏi)

1

II

Tuệ về chế ngự sau khi nghe (học hỏi) là trí về giới

251

III

Tuệ về định sau khi chế ngự là trí về tu tập định

267

IV

Tuệ phân biệt rõ các điều kiện là trí biết về liên hệ nhân quả (hiện hữu) giữa các hiện tượng

271

V

Tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai sau khi diễn dịch là trí hiểu biết toàn diện

277

VI

Tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện khởi là trí quán sanh diệt

283

VII

Tuệ quán sự diệt [của tâm] sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh

295

VIII

Tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm

299

IX

Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, là trí bình thản trước các hành vi tạo quả

306

X

Tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là trí chuyển tánh

331

XI

Tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ

341

XII

Tuệ về làm lắng dịu nỗ lực là trí về quả

348

XIII

Tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát

354

XIV

Tuệ quán thực tánh các hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét

359

XV

Tuệ xác định các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể

369

XVI

Tuệ xác định đối tượng bên ngoài là trí về khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]

378

XVII

Tuệ xác định hành xử là trí về sự khác biệt trong hành xử

387

XVIII

Tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới

396

XIX

Tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm

404

XX

Tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới

413

XXI

Tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ)

413

XXII

Từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ

413

XXIII

Tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất

413

XXIV

Tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm

413

XXV

Tuệ biết khác biệt về nghĩa là vô ngại giải về nghĩa

416

XXVI

Tuệ biết khác biệt về ý niệm là vô ngại giải về ý niệm

416

XXVII

Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là vô ngại giải về ngữ pháp

416

XXVIII

Tuệ biết khác biệt về biện tài là vô ngại giải về biện tài

416

XXIX

Tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú

434

XXX

Tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt

434

XXXI

Tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt

434

XXXII

Tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời

441

XXXIII

Tuệ tức là thấy rõ có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú, tức là quyết tâm về mục tiêu tối thượng là trí về trú không xung đột

444

XXXIV

Tuệ làm chủ do có hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập của trí, và do chín loại tu tập của định, là trí về chứng đoạn diệt

451

XXXV

Tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt

461

XXXVI

Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh

464

XXXVII

Tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tắt lửa, là trí về tẩy trừ

472

XXXVIII

Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn.

478

XXXIX

Tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa

482

XL

Tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và đồng nhất, là trí về cái thấy trong sạch

487

XLI

Tuệ nhờ điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn

494

XLII

Tuệ nhờ điều được nhận chân là trí thâm hiểu

497

XLIII

Tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần

500

XLIV

Tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức

505

XLV

Tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)

508

XLVI

Tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm

511

XLVII

Tuệ về tánh không là trí quay đi của trí

514

XLVIII

Tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát

517

XLIX

Tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật

520

L

Tuệ về nghĩa của thành tựu do xác định thân và tâm là một và nhờ giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)

524

LI

Tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh tịnh của tai

529

LII

Tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin [và không tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm).

534

LIII

Tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá khứ

539

LIV

Tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn

544

LV

Tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ của phiền não

550

LVI

Tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau

564

LVII

Tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc

564

LVIII

Tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt

564

LIX

Tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ

564

LX

Trí về khổ đau

567

LXI

Trí về nguồn gốc của khổ

567

LXII

Trí về diệt khổ

567

LXIII

Trí về con đường dẫn đến diệt khổ

567

LXIV

Trí về vô ngại giải về nghĩa

570

LXV

Trí về vô ngại giải về ý niệm

570

LXVI

Trí về vô ngại giải về ngữ pháp

570

LXVII

Trí về vô ngại giải về biện tài

570

[TRÍ CÁC ĐỆ TỬ KHÔNG CÓ:]

LXVIII

Trí biết rõ tâm ý người khác

573

LXIX

Trí biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh

584

LXX

Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu)

592

LXXI

Trí về lòng Đại Bi

596

LXXII

Trí toàn giác

598

LXXIII

Trí biết không ngăn ngại

598

 

Đây là 73 loại trí. Trong số 73 trí ấy, các đệ tử có 67 trí, 6 loại trí cuối cùng, các đệ tử không có.

CHẤM DỨT BẢNG LIỆT KÊ.

 

[I- LUẬN VỀ TRÍ]«Ñāṇakathā»

CHƯƠNG I - HỌC HỎI

 

1. [4] Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe[1]là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)? (so với Vbh 324f.)

[Toát yếu]

i.         Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi). (cf. Dasuttara D iii 272ff).

ii.       Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn vẹn. Tuệ... «lập lại như ở đoạn i ở trên»

iii.      Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được từ bỏ. Tuệ...

iv.     Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được phát triển. Tuệ...

v.       Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được thực chứng. Tuệ...

vi.     Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính suy giảm. Tuệ...

vii.    Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính ổn định. Tuệ...

viii.  Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính ưu việt. Tuệ...

ix.     Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính thể nhập. Tuệ...

x.       Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả là vô thường. Tuệ...

xi.     Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả là khổ. Tuệ...

xii.    Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả không phải là ngã. Tuệ...

xiii.  Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về khổ. Tuệ...

xiv.  Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về nguồn gốc của khổ. Tuệ...

xv.   Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về diệt khổ. Tuệ...

xvi.  Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về con đường đưa đến diệt khổ. [5] Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi).

[Phần i]

2. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?[2]

[Mười đề nghị] (từ kinh Dasuttarasuttanta)

3. Một ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Tất cả các sanh linh được bảo tồn nhờ vật thực (D iii 211 và 273).

Hai ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Hai yếu tố [được tạo thành và không được tạo thành] (D iii 274, M iii 63).

Ba ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Ba cõi [cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới] (D iii 275, M iii 63).

Bốn ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Bốn sự thực cao cả (D iii 277).

Năm ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Năm nền tảng cho giải thoát (D iii 279, cf. Saṅgīti, D iii 241, A iii 21).

Sáu ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Sáu vô thượng (D iii 250, 281).

Bẩy ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Bẩy nền tảng để ca ngợi* (D iii 252, 283).

* niddasa vatthūni

Tám ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Tám nền tảng của nhiếp phục (D iii 263, 287; D ii 110).

Chín ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Chín cõi thiền để an trú (D iii 265, 290; D ii 156).

Mười ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Mười nền tảng cho đoạn tận* (D iii 291).

*nijjara vatthūni

[Tất cả]

4. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được chứng biết trực tiếp. Và gì là tất cả cần được chứng biết trực tiếp? Mắt cần được chứng biết trực tiếp, các đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp, nhận biết từ mắt cần được chứng biết trực tiếp, xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được chứng biết trực tiếp... Tai cần được chứng biết trực tiếp, âm thanh... Mũi cần được chứng biết trực tiếp, mùi... Lưỡi cần được chứng biết trực tiếp, vị... Thân cần được chứng biết trực tiếp, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được chứng biết trực tiếp, đối tượng tâm ý cần được chứng biết trực tiếp, nhận biết từ ý cần được chứng biết trực tiếp, xúc chạm ở ý cần được chứng biết trực tiếp, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được chứng biết trực tiếp... (So với S iv 15ff., 29).

[201 ý niệm]

5.

1-5. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Cảm nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức cần được chứng biết trực tiếp.

6-11. Mắt cần được chứng biết trực tiếp. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần được chứng biết trực tiếp.

12-17. Vật hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Âm thanh... Mùi... Vị... Vật xúc chạm được... Đối tượng tâm ý...

18-23. Nhận biết từ mắt cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết từ tai... Nhận biết từ mũi... Nhận biết từ lưỡi... Nhận biết từ thân... Nhận biết từ ý... [6]

24-29. Xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp. Xúc chạm ở tai... Xúc chạm ở mũi... Xúc chạm ở lưỡi... Xúc chạm ở thân... Xúc chạm ở ý...

30-35. Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp. Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở tai... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở mũi... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở lưỡi... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở thân... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở ý...

36-41. Nhận thức về đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Nhận thức về âm thanh... Nhận thức về mùi... Nhận thức về vị... Nhận thức về đối tượng xúc chạm được... Nhận thức về đối tượng tâm ý...

42-47. Chủ ý về đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Chủ ý về âm thanh... Chủ ý về mùi... Chủ ý về vị... Chủ ý về đối tượng xúc chạm được... Chủ ý về đối tượng tâm ý...

48-53. Khao khát đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Khao khát âm thanh... Khao khát mùi... Khao khát vị... Khao khát đối tượng xúc chạm được... Khao khát đối tượng tâm ý...

54-59. Hướng tâm về đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Hướng tâm về âm thanh... Hướng tâm về mùi... Hướng tâm về vị... Hướng tâm về đối tượng xúc chạm được... Hướng tâm về đối tượng tâm ý...

60-65. Suy xét đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Suy xét âm thanh... Suy xét mùi... Suy xét vị... Suy xét đối tượng xúc chạm được... Suy xét đối tượng tâm ý...

66-71. Yếu tố đất cần được chứng biết trực tiếp. Yếu tố nước... Yếu tố nhiệt... Yếu tố gió... Yếu tố khoảng không... Yếu tố thức...

72-81. Đề mục* đất cần được chứng biết trực tiếp. Đề mục nước... Đề mục lửa... Đề mục gió... Đề mục mầu xanh lơ... Đề mục mầu vàng... Đề mục mầu đỏ... Đề mục mầu trắng... Đề mục khoảng không... Đề mục thức...

*nói cho đầy đủ là: Đề mục thiền (kasiṇa)

82-113. Tóc cần được chứng biết trực tiếp. Lông... Răng... Móng tay móng chân... Da... Thịt... Gân... Xương... Tủy... Thận... Tim... Gan... Mạng mỡ... Lá lách... Phổi... Ruột già... [7] Ruột non... Họng... Phân... Mật... Đờm... Mủ... Máu... Mồ hôi... Mỡ... Nước mắt... Huyết thanh... Nước dãi... Nước mũi... Chất lỏng ở khớp xương... Nước tiểu... Óc...

114-125. Nền tảng* của mắt cần được chứng biết trực tiếp. Nền tảng của đối tượng hữu hình2*... Nền tảng của tai... Nền tảng của âm thanh... Nền tảng của mũi... Nền tảng của mùi... Nền tảng của lưỡi... Nền tảng của vị ... Nền tảng của thân... Nền tảng của vật xúc chạm được... Nền tảng của ý3*... Nền tảng của đối tượng tâm ý4*...

* Nền tảng của năm giác quan (mắt...) là tế bào thụ cảm (āyatana = pasāda) cần thiết để tiếp nhận đối tượng của nó. Nếu tế bào này bị hư, giác quan sẽ không làm việc được. Ví dụ: tế bào thụ cảm của mắt là con ngươi. Xin đọc Bác sĩ W. F. Jayasuriya, The Psychology & Philosophy of Buddhism (An Introduction to the Abhidhamma), Buddhist Missionary Society [Kuala Lumpur, 1988], trang 82, 173ff. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 28.

2* Theo Vibhaṅga (Phân Tích), đối tượng hữu hình ở đây do bốn yếu tố chính tạo thành và hiển hiện thành mầu sắc, ánh sáng... chứ không phải là vật nhìn theo không gian 3 chiều. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 28.

3* manāyatana: một tên chung cho thức. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 28.

4* Dhammāyatana, giống như yếu tố đối tượng tâm ý (dhamma-dhātu), đối tượng tâm ý (dhammārammaṇa). Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary , trang 28.

126-143. Yếu tố mắt* cần được chứng biết trực tiếp. Yếu tố đối tượng hữu hình... Yếu tố nhận biết từ mắt... Yếu tố tai*... Yếu tố âm thanh... Yếu tố nhận biết từ tai... Yếu tố mũi*... Yếu tố mùi... Yếu tố nhận biết từ mũi... Yếu tố lưỡi*... Yếu tố vị... Yếu tố nhận biết từ lưỡi... Yếu tố thân*... Yếu tố đối tượng xúc chạm được... Yếu tố nhận biết từ thân... Yếu tố ý2*... Yếu tố đối tượng tâm ý... Yếu tố nhận biết từ ý...

* Đây chính là năm giác quan. Được gọi là yếu tố vì đây là 18 phần tử căn bản của tiến trình nhận biết.

2* đọc 3* ở trên.

144-165. Năng lực gây ảnh hưởng của mắt cần được chứng biết trực tiếp. Năng lực gây ảnh hưởng của tai... Năng lực gây ảnh hưởng của mũi... Năng lực gây ảnh hưởng của lưỡi... Năng lực gây ảnh hưởng của thân... Năng lực gây ảnh hưởng của ý... Năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí... Năng lực gây ảnh hưởng của nữ tính... Năng lực gây ảnh hưởng của nam tính... Năng lực gây ảnh hưởng dễ chịu của [thân]... Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của [thân]... Năng lực gây ảnh hưởng khoan khoái của [tâm]... Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của [tâm]... Năng lực gây ảnh hưởng của bình thản... Năng lực gây ảnh hưởng của tín... Năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Năng lực gây ảnh hưởng của định... Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ... Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ chứng biết cái chưa biết’... Năng lực gây ảnh hưởng của chứng biết... Năng lực gây ảnh hưởng của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn...

166-168. Yếu tố dục giới cần được chứng biết trực tiếp. Yếu tố sắc giới... Yếu tố vô sắc giới...

169-177. Cõi dục giới cần được chứng biết trực tiếp. [8] Cõi sắc giới... Cõi vô sắc giới... Cõi có nhận thức... Cõi không có nhận thức... Cõi không có nhận thức không phải không có nhận thức... Cõi có một tập hợp... Cõi có bốn tập hợp... Cõi có năm tập hợp...

178-181. Cõi sơ thiền cần được chứng biết trực tiếp. Cõi nhị thiền... Cõi tam thiền... Cõi tứ thiền...

182-185. Tâm giải thoát của lòng từ cần được chứng biết trực tiếp. Tâm giải thoát của lòng bi mẫn... Tâm giải thoát của hoan hỉ... Tâm giải thoát của bình thản...

186-189. Sự chứng đạt cõi không gian vô biên cần được chứng biết trực tiếp. Sự chứng đạt cõi thức vô biên... Sự chứng đạt cõi không có gì hết... Sự chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức...

190-201. Vô minh cần được chứng biết trực tiếp. Hành vi tạo quả... Thức... Tâm thức-Vật thể... Sáu giác quan... Xúc... Cảm nghiệm... Khao khát... Bám níu... Trở thành... Sanh... Già và Chết cần được chứng biết trực tiếp.

[Bốn Sự Thực]

6. Khổ cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... Sự diệt khổ... Con đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.[3]

7.

1. a-d. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt của vật thể... Con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể... [và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-d. Già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự chấm dứt già và chết... Con đường dẫn đến chấm dứt già và chết...

8. Ý nghĩa của việc hiểu trọn vẹn khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc của khổ... Ý nghĩa của thực chứng sự diệt khổ... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.

9.

1. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu trọn vẹn vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc của vật thể... Ý nghĩa của thực chứng đoạn diệt của vật thể... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể...[và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

[9] 201. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu trọn vẹn già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc của già và chết... Ý nghĩa của thực chứng đoạn diệt già và chết... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

10. Ý nghĩa của hiểu rõ tức là hiểu trọn vẹn khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của hiểu rõ tức là từ bỏ nguồn gốc của khổ đau... Ý nghĩa của hiểu rõ tức là thực chứng sự diệt khổ... Ý nghĩa của hiểu rõ tức là tu tập con đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.

11.

1. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu rõ như hiểu trọn vẹn vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của việc hiểu rõ như từ bỏ nguồn gốc của vật thể... Ý nghĩa của việc hiểu rõ như việc thực chứng đoạn diệt của vật thể... Ý nghĩa của việc hiểu rõ như tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể [và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-d. Ý nghĩa của hiểu rõ như hiểu trọn vẹn già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của hiểu rõ như từ bỏ nguồn gốc của già và chết... Ý nghĩa của hiểu rõ [như] thực chứng đoạn diệt già và chết... Ý nghĩa của hiểu rõ [như] tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

12. Khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... Sự diệt khổ... Sự đoạn diệt nguồn gốc của khổ... Sự đoạn diệt ham muốn tạo khổ đau... Vị của khổ đau...* Sự nguy hiểm trong khổ đau... Sự thoát ly khỏi khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.[4]

* dukkhassa assādo abhiññeyyo:vị của khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.

13.

1. a-h. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt của vật thể... Sự đoạn diệt nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt ham muốn vật thể tạo khổ đau... Vị của vật thể... Sự nguy hiểm trong vật thể... Sự thoát ly khỏi vật thể... [và cứ tiếp tục tám ví dụ đan cử từ a đến h cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-h. Già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự đoạn diệt già và chết... Sự đoạn diệt nguồn gốc của già và chết... Sự đoạn diệt ham muốn già và chết... Vị của già và chết... Sự nguy hiểm trong già và chết... Sự thoát ly khỏi già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

14. Khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... [10] Sự diệt khổ... Con đường dẫn đến diệt khổ... Vị của khổ đau... Sự nguy hiểm trong khổ đau... Sự thoát ly khỏi khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.

15.

1. a-g. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự diệt tận của vật thể... Con đường dẫn đến diệt tận của vật thể... Vị của vật thể*... Sự nguy hiểm trong vật thể... Sự thoát ly khỏi vật thể... [và cứ tiếp tục bẩy ví dụ đan cử từ a đến g cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

*rūpassa assādo

201. a-g. Già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự chấm dứt già và chết... Con đường dẫn đến chấm dứt già và chết... Vị của già và chết*... Sự nguy hiểm trong già và chết... Sự thoát ly khỏi già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

* jarāmaraṇassa assādo

[Bảy Quán Tưởng]

16. Quán vô thường cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ... Quán không phải là ngã... Quán nhàm chán... Quán hết ham muốn... Quán đoạn diệt... Quán buông bỏ cần được chứng biết trực tiếp.[5]

17.

1. a-g. Quán vô thường trong vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ trong vật thể... Quán không phải là ngã trong vật thể... Quán nhàm chán trong vật thể... Quán hết ham muốn trong vật thể... Quán đoạn diệt trong vật thể... Quán buông bỏ trong hợp vật thể... [và cứ tiếp tục bẩy ví dụ đan cử từ a đến g cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-g. Quán vô thường trong già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ trong già và chết... Quán không phải là ngã trong già và chết... Quán nhàm chán trong già và chết... Quán hết ham muốn trong già và chết... Quán đoạn diệt trong già và chết... Quán tưởng về từ bỏ trong già và chết cần được chứng biết trực tiếp.



[15 đặc tính tất yếu của hiện hữu]

18.

1. Nguồn sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.*

* uppādo abhiññeyyo

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu cần được chứng biết trực tiếp.*

*pavattaṁ abhiññeyyaṁ

3. Điều kiện để còn sanh tử cần được chứng biết trực tiếp.*

*nimittaṁ abhiññeyyaṁ. Nghĩa đen của nimitta là biểu tượng (tướng) [của hành vi tạo quả]. Ngài Nyāṇatiloka nói rằng khi chữ nimitta đi cùng với uppādo (nguồn sanh khởi của hiện hữu) và pavattaṁ (tiếp tục tái diễn hiện hữu) trong một văn mạch «như ở các tiểu đoạn 18.1; 18.2 và 18.3 của các đđ. 18-22», ta có thể hiểu nimitta là những điều kiện để còn sanh tử. Đọc Nyanatiloka Thera, The Buddha’s Path to Deliverance, BPS [Kandy, Sri Lanka, 2000] đ. 194, đ. 199 trang 197 và 201. Đọc Nyanatiloka Thera, Buddhist Dictionary, nghĩa thứ năm của nimitta, trang 108. Ở các đoạn 18-22 và ở bất cứ chỗ nào hội đủ tinh thần như đã nói, hay chỗ nào thích hợp, tôi sẽ dịch nimitta pavattaṁ theo đề nghị của Ngài Nyāṇatiloka. Đọc thêm chú thích ở Luận V nói về Giải Thoát, đ. 1 về sự giải thoát khỏi nimitta này.

4. Tích lũy [kamma: nghiệp] cần được chứng biết trực tiếp.

5. Kết sanh cần được chứng biết trực tiếp.

6. Cảnh giới [tái sanh] tới cần được chứng biết trực tiếp.

7. Sanh sản [các tập hợp] cần được chứng biết trực tiếp.

8. Tái sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.

9. Sanh cần được chứng biết trực tiếp.

10. Già cần được chứng biết trực tiếp.

11. Bệnh cần được chứng biết trực tiếp.

12. Chết cần được chứng biết trực tiếp.

13. Khổ não cần được chứng biết trực tiếp.

14. Ta thán cần được chứng biết trực tiếp.

15. Tuyệt vọng cần được chứng biết trực tiếp.[6]

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu...*

* anuppādo abhiññeyyo

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu...*

* appavattaṁ abhiññeyyaṁ

3. Không có điều kiện để còn sanh tử...*

* animittaṁ abhiññeyyaṁ

4. Không tích lũy...

5. Không kết sanh...

6. Không có cảnh giới [tái sanh] tới ...

7. Không sanh sản...

8. Không tái sanh khởi...

9. Không sanh...

10. Không già...

11. Không bệnh...

12. Không chết...

13. Không khổ não...

14. Không ta thán...

15. Không tuyệt vọng...

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu cần được chứng biết trực tiếp. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu... Không tiếp tục tái diễn...

3. Điều kiện để còn... Không có điều kiện để còn...

4. Tích lũy... Không tích lũy...

5. Kết sanh... Không kết sanh...

6. Cảnh giới [tái sanh] tới... Không có cảnh giới...

7. Sanh sản... Không sanh sản...

8. Tái sanh khởi... Không tái sanh khởi...

9. Sanh... Không sanh...

10. Già... Không già...

11. Bệnh... Không bệnh...

12. Chết... Không chết...

13. Khổ não... Không khổ não...

14. Ta thán... Không ta thán...

15. Tuyệt vọng... Không tuyệt vọng...

19.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là khổ...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là khổ cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo* cần được chứng biết trực tiếp.

* sukha: hạnh phúc toàn hảo

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo...

3. -14...

15. Không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là khổ và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo...

3. -14...

[12] 15. Tuyệt vọng là khổ và không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.

 

20.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hãi hùng...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là hãi hùng cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn...

3. -14. ...

[13] 15. Không tuyệt vọng là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hãi hùng và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là hãi hùng và không thất vọng là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

21.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là thế tục...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là phi thế tục...

3. -14. ...

15. Không tuyệt vọng là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là thế tục và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là phi thế tục...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là thế tục và không tuyệt vọng là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

22.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là những hành vi tạo quả cần được chứng biết trực tiếp.*

* uppādo saṅkhārāti abhiññeyyaṁ

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hành vi tạo quả...*

* pavattaṁ saṅkhārāti abhiññeyyaṁ

3. -14. ...*

* nimittaṁ saṅkhārāti abhiññeyyaṁ

15. Tuyệt vọng là hành vi tạo quả cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là nibbana cần được chứng biết trực tiếp*.

* anuppādo nibbānanti abhiññeyyaṁ

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là nibbana*...

* appavattaṁ nibbānanti abhiññeyyaṁ

3. -14. ...*

* animittaṁ nibbānanti abhiññeyyaṁ

15. Không tuyệt vọng là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là những hành vi tạo quả và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là những hành vi tạo quả và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là nibbana...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là hành vi tạo quả và không tuyệt vọng là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ NHẤT



[Các ý nghĩa liên kết với Thánh Đạo]

23. Giữ gìn lời nói * là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, trang bị tâm thức (đọc M ii 206) là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, chu toàn là ý nghĩa... hợp nhất là ý nghĩa... không phân tâm là ý nghĩa... nỗ lực... không phân tán2*... không khuấy rối... bất động... tâm vững do trụ nhất điểm... đối tượng [để dựa vào]... lãnh vực... từ bỏ... dứt bỏ... trồi lên... quay đi... an tịnh... [mục tiêu] cao thượng... giải thoát... không nhiễm lậu... vượt qua... không dấu hiệu... không ước nguyện... chân không... tác dụng (hương vị) duy nhất [của tĩnh lặng và quán thực tánh]... [16] không vượt quá [tĩnh lặng và quán thực tánh]... sóng đôi giữa [tĩnh lặng và quán thực tánh]... lối thoát ra khỏi [cái được tạo thành]... nguyên nhân [khiến cho chứng nhập nibbana]... thấy rõ [nibbana] là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, ưu thắng là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. (Với những đoạn 23-43 cf. Ch. XIII đđ. 23-43).[7]

* pariggahacó nhiều nghĩa: (1) bao gồm; (2) giữ gìn lời nói: nđ là vì niềm nở chấp nhận ý nghĩa (attha) của chánh ngữ (sammā vācā) nên từ bỏ, không nói dối, không nói độc ác, không nói lời tàn nhẫn và không nói nhăng cuội (M iii 252); (3) vật sở hữu; (4) thêm sức mạnh; (5) phân biệt rõ (giai đoạn của quán thực tánh [AbhS Ch. 9 đ. 29ff.]). Khi liên kết với tám chánh đạo, pariggaha ở đây mang nghĩa thứ hai. Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical Terms [BPS, 1994] trang 69.

2*avisāra:không phân tán, không dàn trải ra.

 

[Ý nghĩa của tĩnh lặng* và quán thực tánh 2*]

24. Không phân tâm là ý nghĩa của tĩnh lặng* cần được chứng biết trực tiếp. Quán tưởng là ý nghĩa của quán thực tánh2*... Tác dụng (hương vị) duy nhất là ý nghĩa của tĩnh lặng* và quán thực tánh2*... Không vượt quá là ý nghĩa của sóng đôi giữa [tĩnh lặng* và quán thực tánh2*] cần được chứng biết trực tiếp..

* samatha:tĩnh lặng, chỉ cho jhāna, đồng nghĩa với (=) ‘định’. Định nghĩa này tìm thấy ở Dhs. đ. 54 và 11: Tĩnh lặng [samatha = cittass’ ekaggatā (nhất tâm) = samādhi (định)].

2* vipassanā: quán thực tánh. Samatha-vipassanā là hai hình thức thiền đi sóng đôi (yuganaddha) với nhau để đưa đến đạo lộ giải thoát. Ở đây, có thể dịch samatha-vipassanāĐịnh-Tuệ. Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical Terms [BPS, 1994] trang 109-110.

 

[Ý nghĩa của các Ý niệm Liên Quan tới chặng Đầu, chặng Giữa và chặng Cuối của Thánh Đạo]

25. Hành trì là ý nghĩa của huân tập cần được chứng biết trực tiếp. Lãnh vực là ý nghĩa của đối tượng... Nỗ lực là ý nghĩa của tâm lười biếng... Chế ngự là ý nghĩa của tâm bị dao động... Nhìn với lòng bình thản[8]là ý nghĩa của tâm được thanh lọc theo hai cách cần được chứng biết trực tiếp. Thành tựu ưu việt là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Hiểu cao hơn là ý nghĩa... Chứng ngộ đồng thời Sự Thực* là ý nghĩa... Củng cố vào đoạn diệt 8 là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

* Luận XXIII nói đến sự chứng ngộ đồng thời các Sự Thực.

 

[Ý nghĩa của Năm Năng Lực]

26. Cả quyết là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín cần được chứng biết trực tiếp. Nỗ lực là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Thiết lập là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm... Không phân tâm là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của định... Thấy rõ là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ cần được chứng biết trực tiếp.

Không lay chuyển vì không tin là ý nghĩa của tín lực cần được chứng biết trực tiếp. Không lay chuyển vì lười biếng là ý nghĩa của tấn lực... Không lay chuyển vì xao lãng là ý nghĩa của niệm lực... Không lay chuyển vì dao động là ý nghĩa của định lực... Không lay chuyển vì vô minh là ý nghĩa của tuệ lực cần được chứng biết trực tiếp.

Thiết lập là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm cần được chứng biết trực tiếp. Tìm hiểu là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Nỗ lực là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Chan hòa là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... An tịnh là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Không phân tâm là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của định... Tư duy là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản cần được chứng biết trực tiếp.

Thấy rõ là ý nghĩa của chánh kiến cần được chứng biết trực tiếp. Hướng tâm trụ vào là ý nghĩa của chánh tư duy... Giữ gìn lời nói là ý nghĩa của chánh ngữ... Nguồn sanh khởi là ý nghĩa của chánh hành... Giữ trong sạch là ý nghĩa của chánh mạng... [17] Nỗ lực là ý nghĩa của chánh tinh tấn... Thiết lập là ý nghĩa của chánh niệm... Không phân tâm là ý nghĩa của chánh định cần được chứng biết trực tiếp.[9]

Ưu thắng là ý nghĩa của các năng lực gây ảnh hưởng cần được chứng biết trực tiếp. Không lay chuyển là ý nghĩa của các lực... Lối thoát là ý nghĩa của các yếu tố tạo thành giác ngộ... Nguyên nhân là ý nghĩa của Thánh đạo... Thiết lập là ý nghĩa của các nền tảng của quán niệm... Cố gắng là ý nghĩa của chánh tinh tấn... Thành tựu là ý nghĩa của các nền tảng của thần thông... Chân như (như thực) theo nghĩa các sự thực cần được chứng biết trực tiếp.[10]

27. Làm lắng dịu là ý nghĩa của [bốn] nỗ lực cần được chứng biết trực tiếp.[11]Thực chứng là ý nghĩa của [bốn] quả vị cần được chứng biết trực tiếp.

[Ý nghĩa của Năm Yếu Tố Cõi Thiền]

28. Hướng tâm là ý nghĩa của hướng tâm vào đối tượng cần được chứng biết trực tiếp. Tiếp tục hướng tâm là ý nghĩa của suy xét đối tượng... Chan hòa là ý nghĩa của hỉ... Thấm ướt là ý nghĩa của hạnh phúc toàn hảo... Hợp nhất là ý nghĩa của tâm [định] cần được chứng biết trực tiếp.[12]

[Các Ý Nghĩa Khác]

29. Hướng sự chú ý đến là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết là ý nghĩa... Hành vi hiểu biết là ý nghĩa... Nhận thức là ý nghĩa... Tính đơn chiếc là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

Điều được biết đếnlà ý nghĩa của trí trực chứng cần được chứng biết trực tiếp.* Phán đoán (tìm hiểu) là ý nghĩa của hiểu trọn vẹn... Dứt bỏ là ý nghĩa của từ bỏ... Tác dụng duy nhất là ý nghĩa của tu tập... Thể nghiệm là ý nghĩa của thực chứng... Nhóm là ý nghĩa của các tập hợp... Yếu tố là ý nghĩa của các phần tử... Nền tảng là ý nghĩa của các nền tảng... Được tạo thành là ý nghĩa của [các hiện tượng] được tạo thành... Không được tạo thành là ý nghĩa của cái không được tạo thành cần được chứng biết trực tiếp.

* nói ’chứng biết trực tiếp’ [abhijānaṁ] là để chỉ rõ sự hiểu biết trọn vẹn [parijānaṁ] về điều đã được biết tới [ñātapariññā]. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha I, Wisdom Publications [Boston, 2000] chú thích 42, trang 1052. Đọc thêm chú thích ở đoạn 45.

 

[Ý nghĩa liên kết đến Tâm]

30. Tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Sự kế vị «nhau»ngay lập tức của tâm là ý nghĩa... Sự trồi lên của tâm là ý nghĩa... Sự quay đi của tâm là ý nghĩa... Các nguyên nhân của tâm là ý nghĩa... Các điều kiện của tâm là ý nghĩa... Các nền tảng vật thể của tâm là ý nghĩa... Cảnh giới của tâm là ý nghĩa... Đối tượng hỗ trợ của tâm là ý nghĩa... Lãnh vực của tâm là ý nghĩa... <Sự hành xử của tâm...> Sự luân chuyển của tâm là ý nghĩa... Sự hướng dẫn tâm là ý nghĩa... Lối thoát của tâm là ý nghĩa... Sự thoát ly của tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.[13]

 

[Ý nghĩa Liên Kết Đến Nhất Điểm]

31. [14]Hướng tâm để ý trong nhất điểm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết [18] trong nhất điểm là ý nghĩa... Hành vi hiểu biết trong nhất điểm là ý nghĩa... Nhận thức trong nhất điểm là ý nghĩa... Tính đơn chiếc trong nhất điểm là ý nghĩa... Buộc tâm lại trong nhất điểm là ý nghĩa... Đi vào (lao vào) trong nhất điểm [với sơ thiền] là ý nghĩa... Có lòng tin trong nhất điểm [với nhị thiền] là ý nghĩa... Điềm tĩnh trong nhất điểm [với tam thiền] là ý nghĩa... Được giải thoát trong nhất điểm [với tứ thiền] là ý nghĩa... Thấy rõ rằng ‘Đây là an lạc’ trong nhất điểm là ý nghĩa... Thuần thục* trong nhất điểm là ý nghĩa... Tạo thành căn bản là ý nghĩa... Tạo thành nền tảng trong nhất điểm là ý nghĩa... Kết hợp thành một với nhất điểm là ý nghĩa... Hành trì thích hợp (đem lại đồng nhất thể) trong nhất điểm là ý nghĩa... Nắm giữ 2*trong nhất điểm là ý nghĩa... Tài nguyên tâm thức trong nhất điểm là ý nghĩa... Chu toàn trong nhất điểm là ý nghĩa... Tổng hợp với nhất điểm là ý nghĩa... Vững vàng trong nhất điểm là ý nghĩa... Lập lại (trau giồi) trong nhất điểm là ý nghĩa... Tu tập trong nhất điểm là ý nghĩa... Làm phong phú trong nhất điểm là ý nghĩa... Hoàn toàn trưởng thành (hoàn toàn trưởng thành tới cùng nhất thể) trong nhất điểm là ý nghĩa... Hoàn toàn giải thoát trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết 3*[nhờ đạo lộ thứ nhất] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết thêm [nhờ đạo lộ thứ hai] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết thêm nữa [nhờ đạo lộ thứ ba] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết trọn vẹn [nhờ đạo lộ thứ tư] trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt 4*trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ 5*trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng trong nhất điểm là ý nghĩa... <Ý nghĩa của thắp sáng lên trong nhất điểm...> Chiếu sáng thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

* thuần thục: yānīkata, nđ. làm thành cỗ xe.

2*đọc chú thích giữa trang ở Luận I đ. 23.

3*bujjhanaṭṭho:được hiểu biết.

4*bodhanaṭṭho:sáng suốt.

5*bodhipakkhiyaṭṭho:tham dự vào, có đặc tính giác ngộ.

 

[Ý nghĩa liên kết với Thánh Đạo]

32. [15]Giải thích là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Thắp sáng lên là ý nghĩa... Thiêu đốt nhiễm lậu là ý nghĩa... Không có tỳ vết là ý nghĩa... Không bị vấy bẩn là ý nghĩa... Không vấy bẩn là ý nghĩa... Nhất như (tịch lặng) là ý nghĩa... Giải thoát giai đoạn* là ý nghĩa... Sống cách ly là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của sống cách ly2*là ý nghĩa... Hết ham muốn là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của hết ham muốn3*là ý nghĩa... [19] Đoạn diệt là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của đoạn diệt 4*là ý nghĩa... Buông bỏ là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của buông bỏ 5*là ý nghĩa... Giải thoát là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của giải thoát 6*là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

* samaya: giải thoát giai đoạn, đọc Luận V đ. 25.

2* vivekacariyaṭṭho

3* virāgacariyaṭṭho

4* nirodhacariyaṭṭho

5*vosaggacariyaṭṭho

6*vimutticariyaṭṭho

 

[Ý nghĩa của Bốn Nền Tảng Của Thành Tựu]

33. [16]Ý muốn làm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc là ý nghĩa của ý muốn làm cần được chứng biết trực tiếp. Nền tảng là ý nghĩa của ý muốn làm... Nỗ lực là ý nghĩa của ý muốn làm... Thành tựu là ý nghĩa của ý muốn làm... Cả quyết là ý nghĩa của ý muốn làm... Cố gắng là ý nghĩa của ý muốn làm... Thiết lập (làm nền tảng) là ý nghĩa của ý muốn làm... Không tán loạn là ý nghĩa của ý muốn làm... Thấy rõ là ý nghĩa của ý muốn làm cần được chứng biết trực tiếp.

Tinh tấn là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc là ý nghĩa của tinh tấn... [và cứ thế như với ý muốn làm ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ là ý nghĩa của tinh tấn cần được chứng biết trực tiếp. Sự [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa... [và cứ thế như với ước muốn ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ sự [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

*Dịch theo Ñāṇamoli ở Vism. XXII 36 để rõ nghĩa.

Tìm hiểu là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. nguồn gốc là ý nghĩa của tìm hiểu... [và cứ thế như với ước muốn ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ là ý nghĩa của tìm hiểu cần được chứng biết trực tiếp.

[Ý nghĩa của Bốn Sự Thực]

34. Khổ là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Bức bách là ý nghĩa của khổ cần được chứng biết trực tiếp... Được tạo thành là ý nghĩa của khổ[17]... Sự thiêu đốt (thống khổ) là ý nghĩa của khổ... Biến đổi là ý nghĩa của khổ cần được chứng biết trực tiếp.

Nguồn gốc là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Tích lũy [kamma] là ý nghĩa của nguồn gốc... Căn nguyên là ý nghĩa của nguồn gốc... Trói buộc là ý nghĩa của nguồn gốc... Chướng ngại là ý nghĩa của nguồn gốc cần được chứng biết trực tiếp.

Đoạn diệt là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. [20] Thoát ly là ý nghĩa của đoạn diệt... Sống cách ly là ý nghĩa của đoạn diệt... Không còn được tạo thành là ý nghĩa của đoạn diệt... Không còn chết nữa là ý nghĩa của đoạn diệt cần được chứng biết trực tiếp.

Con Đường Giải Thoát là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Lối thoát là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Nguyên nhân là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Thấy rõ là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Ưu thắng là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát cần được chứng biết trực tiếp.

[Ý nghĩa của Hành Trì Chung] (so với đ. 489, XII 17)

35. Chân như (như thực) là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Không phải là ngã là ý nghĩa... Sự thực là ý nghĩa... Hiểu rõ là ý nghĩa... Chứng biết trực tiếp là ý nghĩa... Hiểu biết trọn vẹn là ý nghĩa... Ý niệm là ý nghĩa... Yếu tố là ý nghĩa... Điều được biết tới là ý nghĩa... Thực chứng là ý nghĩa... Thể nghiệm là ý nghĩa... Chứng ngộ đồng thời là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

  

[[18]Đối Nghịch với các Chướng Ngại, Bốn Cõi Thiền, Bốn Chứng Đạt cõi vô sắc giới, Mười Tám Quán Thực Tánh Chính, Bốn Đạo Lộ và Quả Vị] (Nhóm C; so với Luận XXX).

36. Xuất ly cần được chứng biết trực tiếp. Không sân hận... Nghĩ đến ánh sáng... Không phân tâm... Tìm hiểu rõ hiện tượng... Trí... Hỉ cần được chứng biết trực tiếp.

37. Sơ thiền cần được chứng biết trực tiếp. Nhị thiền... Tâm thiền... Tứ thiền cần được chứng biết trực tiếp.

38. Cõi không gian vô biên cần được chứng biết trực tiếp. Cõi thức vô biên... Cõi không có gì hết... Cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức cần được chứng biết trực tiếp.

[Mười Tám Tuệ Quán Thực Tánh Chính]

39. Quán vô thường* cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ2*... Quán không phải là ngã3*... Quán nhàm chán2*... Quán hết ham muốn2*... Quán đoạn diệt*... Quán buông bỏ3*... Quán hủy diệt*... Quán hoại diệt*... Quán biến đổi*... Quán không dấu hiệu*... Quán không ước nguyện2*... Quán tánh không3*... Quán thực tánh vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng*... Trí thấy biết đúng như thật3*... Quán hiểm nguy2*... Quán tư duy3*... Quán quay đi cần được chứng biết trực tiếp.3*

* quán đặc tính vô thường

2* quán đặc tính khổ não

3*quán đặc tính không phải là ngã

40. Đạo lộ nhập giòng cần được chứng biết trực tiếp. Quả vị nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần... Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại... Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant... Quả vị arahant cần được chứng biết trực tiếp. [21]

[Năng lực gây ảnh hưởng... qua Ý nghĩa của chúng - đọc đ. 26][19]

41. Qua ý nghĩa của cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Qua ý nghĩa của thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Qua ý nghĩa của không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định... Qua ý nghĩa của thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của không lay chuyển vì không tin, tín lực cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không lay chuyển vì lười biếng, tấn lực... Qua ý nghĩa của không lay chuyển vì sao lãng, niệm lực... Qua ý nghĩa của dao động, định lực... Không lay chuyển vì vô minh, tuệ lực cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt nền tảng), yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của tìm hiểu, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Qua ý nghĩa của nỗ lực, yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Qua ý nghĩa của thấm nhập (chan hòa), yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Qua ý nghĩa của an tịnh, yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Qua ý nghĩa của không phân tâm, yếu tố tạo thành giác ngộ của định... Qua ý nghĩa của tư duy theo nghĩa yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của thấy rõ, chánh kiến cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của hướng tâm, chánh tư duy... Qua ý nghĩa của giữ gìn lời nói, chánh ngữ... Qua ý nghĩa của nguồn sanh khởi, chánh hành... Qua ý nghĩa của giữ cho sạch, chánh mạng... Qua ý nghĩa của nỗ lực, chánh tinh tấn... Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt nền tảng), chánh niệm... Qua ý nghĩa của không phân tâm, chánh định cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của ưu thắng, các năng lực gây ảnh hưởng cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không lay chuyển, các lực... Qua ý nghĩa của lối thoát, yếu tố tạo thành giác ngộ... Qua ý nghĩa của nguyên nhân, Thánh đạo... Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt nền tảng), nền tảng của quán niệm... Qua ý nghĩa của cố gắng chân chánh, chánh tinh tấn... Qua ý nghĩa của thành tựu, nền tảng của thần thông... Qua ý nghĩa của chân như (như thực), các Sự thực cần được chứng biết trực tiếp.

42. Qua ý nghĩa của không phân tâm, tĩnh lặng* cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của quán tưởng, quán thực tánh*... Qua ý nghĩa của tác dụng (hương vị) duy nhất, tĩnh lặng* và quán thực tánh*... Qua ý nghĩa của không vượt quá [của bất cứ trạng thái nào], sự sóng đôi giữa [tĩnh lặng và quán thực tánh*] cần được chứng biết trực tiếp.

* Xin đọc chú thích giữa trang về hai chữ này ở Luận I đ. 24.

Qua ý nghĩa của chế ngự, thanh lọc giới cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không phân tâm, thanh lọc tâm... Qua ý nghĩa của thấy rõ, [22] thanh lọc quan điểm sai lạc... Qua ý nghĩa của tự tại, giải thoát... Qua ý nghĩa của hiểu rõ ràng, minh trí... Qua ý nghĩa của dứt bỏ, tiêu dao... Qua ý nghĩa của cắt đứt, trí về hủy diệt... Qua ý nghĩa của làm lắng dịu, trí về không sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.

[Qua ý nghĩa của chặng Đầu, chặng Giữa và chặng Cuối của Thánh Đạo][20](Nhóm I)

43. Ý muốn làm, qua nghĩa nguồn gốc của nó, cần được chứng biết trực tiếp. Chú tâm suy xét, qua nghĩa nguồn sanh khởi của nó... Xúc, qua nghĩa tổng hợp [các giác quan bên trong và đối tượng bên ngoài cho xúc chạm]... Cảm giác, qua nghĩa nơi gặp gỡ [cho khao khát]... Định, qua nghĩa đi đầu [thống lĩnh các tâm phụ tùy]... Quán niệm, qua nghĩa ưu thắng [trong việc an trú trong đối tượng]... Tuệ, qua nghĩa cao hơn tất cả... Tiêu dao, qua nghĩa cốt lõi của nó, cần được chứng biết trực tiếp. Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử, qua nghĩa kết thúc của nó, cần được chứng biết trực tiếp.

44. Bất cứ ý niệm nào được chứng biết trực tiếp đều được biết [đến]. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã nghe (học hỏi)’.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ HAI




[1]Chữ avadhāna (lắng nghe, lóng tai) không có trong tự điển PTS. So với ohitasoto (M i 480, iii 201...) và sotaṁ odahanta (lắng tai, M iii 221).

[2]‘Chứng biết trực tiếp’ (abhiññā) ở đây có nghĩa là biết bằng kinh nghiệm bản thân. ‘Hiểu biết đầy đủ ‘pariññā’ dành riêng cho sự thật thứ nhất (khổ đế). ‘Tuệ’ (paññā) để chỉ cho sự hiểu biết về bốn sự thật với sự thể nghiệm Nibbāna được thực chứng.

[3]Trong mỗi trường hợp, chữ ‘nguồn gốc’ là điều kiện chính để sanh khởi tất cả các hiện tượng. Trong mỗi trường hợp ‘sự đoạn diệt’ là nibbāna, vốn là sự vắng mặt của tất cả hành vi tạo quả, và ‘con đường đưa đến diệt khổ’ là Tám Chánh Đạo.

[4]Đọc M i 89f, ... nói về 3 khía cạnh ‘ngọt ngào, nguy hiểm, thoát ly’ này.

[5]‘Bẩy Quán Tưởng’ này là 7 quán thực tánh đầu tiên của 18 quán thực tánh chính, đọc đ. 39 sắp tới. Nibbidā (hết tha thiết, thay cho nibbāna) có nghĩa nhàm chán, ngao ngán, ngán ngẩm và ghê tởm. Virāga (hết ham muốn, nghĩa đen: nhạt mầu), ngụ ý đến sự phai nhạt của lòng ham muốn (rāga) vốn nhuộm mầu (rajjati) tâm thức.

[6](đ. 18). Mười lăm đặc tính này được giải thích đầy đủ trong Con Đường Thanh Lọc (Visuddhimagga), chương XXI «đoạn 38»: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là sự xuất hiện ở đây (trong kiếp sống này) có hành vi tạo quả (kamma) làm điều kiện. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là (tiếp tục) xảy ra cái đã sanh khởi theo cách ấy. Điều kiện để còn sanh tử là dấu hiệu của tất cả các hành vi tạo quả. Tích lũy là kamma tức là dấu hiệu của kết sanh trong tương lai. Kết sanh là sự tái xuất hiện ở tương lai. Cảnh giới [tái sanh] tới là cảnh giới trong đó kết sanh xảy ra. Sự sanh sản là sanh sản các tập hợp. Tái sanh khởi là kamma trổ quả diễn ra. Sanh là sanh ra có trở thành làm điều kiện, tự nó là điều kiện cho già, bệnh... vân vân.

[7](đ. 23). 31 danh từ trong đoạn này đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tám thánh đạo và 8 chi ngành của nó. Chữ ‘giữ gìn lời nói ’ đứng trước sự ‘sanh khởi’ của chúng và chúng được ‘sắp xếp’ với nhau, ‘được chu toàn’... ‘Đối tượng để dựa vào’: chữ ārammaṇa trong kinh có nghĩa là ‘cái gì để dựa vào’ và liên kết với ālambati (dựa vào). Sau này, nó được coi là thuật ngữ dùng cho vật thể hữu hình, nếu thiếu nó, thức sẽ không xảy ra. ‘Lãnh vực’ là phạm vi của đối tượng hữu hình tức là ‘lãnh vực’ nhận biết từ mắt. Trồi lên: thuật ngữ chỉ cho sự biểu hiện của tám thánh đạo tức là thấy nibbana (đọc đ. 333, đặc biệt từ đđ. 341ff. kể sau này). ‘Quay đi’ là sự quay đi của tâm, bỏ lại những điều kiện để còn tái diễn sanh tử (hay dấu hiệu của mọi hành vi tạo quả) bên ngoài và khỏi những nhiễm lậu bên trong như tham... tức là thấy nibbana. ‘Tác dụng duy nhất’: thuật ngữ chỉ cho ‘tác dụng duy nhất của giải thoát’ được hoàn thành nhờ định (định tương đương với tĩnh lặng) và tuệ quán thực tánh được cân bằng và phát triển đồng đều (đó là ‘sóng đôi’ ). Về attha, đọc đđ. 418, 430.

[8]Chữ ajjhupekkhanā (nhìn khách quan) được kết hợp với upekkhā (thản nhiên): thản nhiên nhìn không can thiệp. Đây là cái nhìn ‘củng cố vững vàng trong đoạn diệt’ để chỉ cho sự thành tựu quả vị.

[9]Nghĩa của đạo tám ngành được giải thích ở Vism. chương XVI.

[10]‘Nguyên nhân’ như ở đ. 33. ‘Cố gắng chân chánh’ (sammappadhāna) giống như ‘chánh tinh tấn’ (sammā-vāyāma) trong tám thánh đạo. Tathāta (như thực hay chân như) được giải thích ở đđ. 520ff., hay là ‘cái gì không lừa phỉnh’.

[11]‘Nỗ lực (payoga, nđ công việc) là 4 giai đoạn thực chứng ‘4 đạo lộ’ làm lắng dịu các nhiễm lậu (so với đđ. 349 và XXX 6).

[12]Đây là 5 yếu tố của sơ thiền. ‘Thấm ướt’ (abhisandana) được giải nghĩa bằng chữ temana (làm cho ẩm ướt), do vậy, tự điển PTS không đúng trong trường hợp này.

[13](đ. 30). ‘Tâm kế vị nhau’ là sự liên tục không gián đoạn. ‘Cảnh giới của tâm’ là cảnh giới của sanh linh ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Abhinīhāra: với nghĩa ‘hướng đến’ (không có trong tự điển của PTS), đọc Vism Chương XI đđ. 93, «chú thích 37 trang 797 sđd», 117; XIII đ. 16, đ. 95. Chú giải cắt nghĩa là hình thái của tâm tự vận chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Tâm Đạo cung cấp ‘lối thoát’ ra khỏi luân hồi. Tâm có sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục trong xuất ly và cứ thế với các chướng ngại khác (đọc đ. 36).

[14](đ. 31) ‘Nhất điểm’, theo chú giải, là hợp nhất của đối tượng duy nhất. Đọc thêm Luận III đđ. 4 và 15-8. Về bốn từ ngữ pakkhandhati (đi vào), pasīdati (tin tưởng), santiṭṭhati (thản nhiên, điềm đạm) và vimuccati (được giải thoát) đọc M iii 105, 112. Về 5 từ ngữ bắt đầu bằng yānakata (thuần thục) đọc A iv 309. Về chữ adhiṭṭhāna là ‘quyết tâm’ đọc đ. 269 và PsA 161 Se. <Chú giải tán thành cả 5 từ ngữ jotana, ... và tuần tự kết hợp 2-5 hay 1-4 với bốn đạo lộ, thêm lời giải khả dĩ chấp nhận được cho chữ còn lại, trang 100 PTS edn.> <cf. Luận XIII>.

[15](đ. 32) Đoạn này tả các khía cạnh của con đường giải thoát.

[16](đ. 33) Đoạn này bàn tới bốn Nền Tảng của Thần Thông (Con Đường Đưa Đến Năng Lực): «ý muốn làm, tinh tấn, nhất tâm, tìm hiểu. Đọc Vbh trang 216. M i 103)».

[17]Trong sách của PTS thiếu đoạn dukkhassa saṅkhataṭṭho abhiññeyyo.

[18]Bảy chướng ngại là ước muốn tình dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, dao động, hoài nghi, vô minh và tẻ nhạt (đọc đ. 135).

[19]Trong đoạn 26, chú giải nói ‘ý nghĩa được các trạng thái diễn tả, nhưng ở đây, các trạng thái được miêu tả bằng ý nghĩa’.

[20]Ý nghĩa đưa ra trong đoạn này để chỉ đạo lộ giải thoát, chú giải cắt nghĩa như sau (PTS edn. trang 106-8): ‘Ý muốn làm kể như là mong muốn làm điều thiện là nguồn gốc cho phương cách hành trì và từ đó tạo kết quả. Chính sự suy xét sáng suốt phát sanh ra các trạng thái thiện. Cảm giác là lý do chính yếu để khao khát; khi khao khát bị từ bỏ, sự từ bỏ này được thành tựu đặc biệt nhờ có hiểu rõ cảm giác đi kèm. Lại nữa, xúc là nguyên nhân chính để có cảm giác và khi xúc được hiểu trọn vẹn thì cảm giác được hiểu trọn vẹn. Đó là lý do tại sao trong bẩy ý niệm cần được chứng biết trực tiếp còn lại,xúc được đề cập trước hết. Giờ đây, xúc được định nghĩa bằng hành vi của nó là ‘sự gặp gỡ của cả ba’ (đó là mắt, vật hữu hình, nhận biết từ mắt, đọc M i 111), và vì nó là biểu hiện cho sự gặp gỡ của cả ba, xúc có nghĩa là hợp lại. Lại nữa, khi tâm và tâm phụ tùy rơi vào ảnh hưởng của nó, cảm giác gặp gỡ chúng và đi vào diễn trình tâm thức. Đó là lý do tại sao cảm giác có nghĩa là nơi gặp gỡ. Rồi, như chóp mái nhà giữ chặt tất cả các khớp đà gỗ lại với nhau, định là trạng thái đi đầu, cao nhất trong các trạng thái thiện trong việc tập trung các tâm và tâm phụ tùy, đó là lý do tại sao định có nghĩa đi đầu. Quán niệm có ý nghĩa của ưu thắng khi hành giả phát triển tĩnh lặng và quán thực tánh, nó giữ ưu thắng trong việc an trú vào đối tượng, và khi quán niệm được thiết lập thì tất cả các trạng thái thiện thi hành chức năng khác biệt về đối tượng này. Tuệ thuộc về Thánh Đạo có nghĩa là cao hơn cả, đi đầu và vượt hẳn tất cả các trạng thái thiện. Sự giải thoát của đạo quả là vững chắc vì nó không chịu mất mát nào và do đó nó có nghĩa là cốt lõi (lõi cây). Bất tử được nói ra vì ở đó không có chết chóc, và vì nó không chịu nhiễm độc do đối nghịch với nhiễm lậu. Nó là điều kiện căn bản vì nó cung cấp nền tảng cho sanh linh bằng chứng ngộ. Nó được gọi là nibbāna vì có được an lạc từ khổ đau của vòng luân hồi. Nó cũng được gọi là nibbāna vì ở đó không có khao khát được gọi là vāna «ham muốn». Vì là cứu cánh của Tăng Đoàn, nó có nghĩa là chấm dứt ’.


[Phần ii]

45. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn vẹn’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị] (kinh Dasuttara, D iii 272ff.)

46.

Một ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn*: Xúc chịu ảnh hưởng của phiền não và tạo ra bám níu (D iii 272).

Hai ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Tâm thức và vật thể (D iii 273).

Ba ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Ba loại cảm nghiệm (D iii 275).

Bốn ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Bốn vật thực (D iii 276).

Năm ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Năm tập hợp [làm đối tượng cho] bám níu (D iii 233, 278).

Sáu ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Sáu giác quan bên trong [bắt đầu bằng mắt] (D iii 243, 280).

Bảy ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Bẩy cõi, nơi tái sanh thức xảy ra (D iii 282).

Tám ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Tám chuyện thế gian (D iii 286).

Chín ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Chín cõi của sanh linh (D iii 288).

Mười ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Mười căn cứ [đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đối tượng hữu hình, âm thanh, mùi, hương, vật xúc chạm được] (D iii 290).

* ’hiểu biết trọn vẹn’ [parijānaṁ] theo 3 loại: (1) nhờ hiểu biết trọn vẹn điều đã được biết tới [ñātapariññā], người học Phật hiểu rõ 5 tập hợp theo đặc tính của chúng...; (2) nhờ hiểu biết trọn vẹn do xem xét tỉ mỉ kỹ lưỡng [tīraṇapariññā] các tập hợp ấy dưới hình thức vô thường, khổ đau... qua 42 hình thái. (3) nhờ hiểu biết trọn vẹn như từ bỏ [pahānapariññā] ham muốn năm tập hợp bằng đạo lộ siêu thế. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha I, [Wisdom Publications, Boston, 2000] chú thích 36 trang 354.

Trong kinh, khác biệt giữa ‘chứng biết trực tiếp’ [abhijānaṁ] (đọc chú thích ở đ. 29) và ’hiểu biết trọn vẹn’ được chú giải nêu ra rõ rệt hơn, sắc nét hơn. Trong kinh, abhijānāti (và các chữ cùng gốc với nó) chỉ rõ trí trực chứng về các hiện tượng phù hợp với khuôn mẫu do bốn Chân Lý Cao Cả tạo dựng. Các sekha (bậc hữu học) và Arahant đều có loại trí này. Ngược lại, parijānāti (và các chữ cùng gốc với nó) thường được dùng để nói tới Arahant, và có nghĩa trí cuối cùng do abhijānāti phát khởi ra. Chẳng hạn, kinh Mūlapariyāya (M i 4, đ. 7-34) nhấn mạnh rằng sekha ‘đã trực tiếp chứng biết’ từng nền tảng một trong 24 nền tảng của ngã mạn (maññanā, maññitā), nhưng cần phải tu tập thêm để hiểu biết chúng trọn vẹn (pariññeyyaṁ tassa). Câu ‘vị ấy đã hiểu biết trọn vẹn’ (pariññātaṁ tassa) chỉ được dùng khi nói về bậc Arahant. Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 42 trang 1052-53.

 

[Tất cả]

47. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được hiểu biết trọn vẹn. Và gì là tất cả cần được hiểu biết trọn vẹn? Mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, các đối tượng hữu hình cần được hiểu biết trọn vẹn, nhận biết từ mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, xúc chạm ở mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu [23] hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được hiểu biết trọn vẹn... Tai cần được hiểu biết trọn vẹn, âm thanh... Mũi cần được hiểu biết trọn vẹn, mùi... Lưỡi cần được hiểu biết trọn vẹn, vị... Thân cần được hiểu biết trọn vẹn, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được hiểu biết trọn vẹn, đối tượng tâm ý cần được hiểu biết trọn vẹn, nhận biết từ ý cần được hiểu biết trọn vẹn, xúc chạm ở ý cần được hiểu biết trọn vẹn, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được hiểu biết trọn vẹn... (Cf. S iv 16ff. và đ. 4).

[201 ý niệm]

48. Vật thể cần được hiểu biết trọn vẹn.[1]Cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đoạn 5 cho đến]... Già và chết cần được hiểu biết trọn vẹn.

49-85. Khổ cần được hiểu biết trọn vẹn. Nguồn gốc của khổ... [và cứ thế như ở các đoạn 6-43 cho đến]...Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử, qua nghĩa kết thúc, cần được hiểu biết trọn vẹn.

86. Khi hành giả tạo nỗ lực chứng được bất cứ trạng thái nào, các trạng thái ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.

Khi hành giả tạo nỗ lực chứng được sự từ bỏ, sự từ bỏ ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.

Khi không sân hận... Khi nghĩ về ánh sáng... Khi không phân tâm... Khi tìm hiểu rõ hiện tượng... Khi trí... Khi hỉ... [24] Khi cõi sơ thiền... Khi cõi nhị thiền... Khi cõi tam thiền... Khi cõi tứ thiền...

Khi cõi không gian vô biên... Khi cõi thức vô biên... Khi cõi không có gì... Khi cõi không có nhận thức không phải không có nhận thức... Khi quán vô thường... Khi quán khổ... Khi quán không phải là ngã... Khi quán nhàm chán... Khi quán hết ham muốn... Khi quán diệt tận... Khi quán buông bỏ... Khi quán hủy hoại... Khi quán diệt mất... Khi [25] quán biến đổi... Khi quán không dấu hiệu... Khi quán không ước nguyện... Khi quán tánh không... Khi quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... Khi thấy biết như thật... Khi quán nguy hiểm... Khi quán tư duy... Khi quán quay đi...

Khi đạo lộ nhập giòng... [26] Khi đạo lộ trở lại một lần... Khi đạo lộ không trở lại... Khi đạo lộ arahant mà hành giả tạo nỗ lực chứng đạt được, đạo lộ arahant ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.

87. Khi hành giả tạo nỗ lực chứng đạt được bất cứ trạng thái nào, các trạng thái ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn vẹn. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’



[Phần iii]

88. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được từ bỏ’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị] (kinh Dasuttara, D iii 273ff.)

89. Một ý niệm cần được từ bỏ: Ngã mạn ‘Tôi là’ (D iii 273).

Hai ý niệm cần được từ bỏ: Vô minh và khao khát trở thành «hay: khao khát hiện hữu »(D iii 274).

Ba ý niệm cần được từ bỏ: Ba loại khao khát (ái dục, trở thành, không trở thành «hay: khao khát diệt tận») (D iii 275).

Bốn ý niệm cần được từ bỏ: Bốn dòng nước lũ (D iii 276).

Năm ý niệm cần được từ bỏ: Năm chướng ngại (D iii 278).

Sáu ý niệm cần được từ bỏ: Sáu loại khao khát (D iii 280).

Bảy ý niệm cần được từ bỏ: Bẩy khuynh hướng ngủ ngầm (D iii 282).

Tám ý niệm cần được từ bỏ: Tám sai lạc (đối nghịch với tám chánh đạo) (D iii 286).

Chín ý niệm cần được từ bỏ: Chín ý niệm bắt nguồn từ khao khát (D iii 288, dẫn nguồn từ kinh Mahānidāna được PsA in lại trang 118-9, ấn bản của PTS).

Mười ý niệm cần được từ bỏ: Mười sai lạc (tám sai lạc ở trên cộng với cái biết sai lạc và giải thoát sai lạc) (D iii 290).

90. Hai loại từ bỏ: Từ bỏ bằng cách cắt đứt và từ bỏ bằng cách làm lắng dịu. Từ bỏ bằng cách cắt đứt xảy ra trong vị hành giả tu tập đạo lộ siêu thế dẫn đến hủy diệt (nhiễm lậu), và từ bỏ bằng cách làm lắng dịu xảy ra vào khoảnh khắc «đắc»quả.

Ba loại từ bỏ: thoát ly ái dục, dưới hình thức này, đó là xuất ly; thoát ly bất cứ loại vật thể nào, dưới hình thức này, đó là phi vật thể; thoát ly bất cứ cái gì hiện hữu, bất cứ cái gì được tạo thành, bất cứ cái gì sanh khởi do tùy thuộc, dưới hình thức này, đó là đoạn diệt. Ái dục bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã đạt được xuất ly. Bất cứ loại vật thể bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã chứng được «trạng thái»phi vật thể. Các hành vi tạo quả bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã đạt được đoạn diệt.

Bốn loại từ bỏ: khi sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn thấu triệt được sự thực về khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi [27] sự hiểu rõ dưới hình thức từ bỏ thấu triệt được sự thực về nguồn gốc của khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi sự hiểu rõ dưới hình thức thực chứng thấu triệt được sự thực về chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập thấu triệt được sự thực về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ.

Năm loại từ bỏ: từ bỏ bằng cách đè nén, từ bỏ bằng cách thay thế đức tính đối lập, từ bỏ bằng cách cắt đứt, từ bỏ bằng cách làm cho lắng dịu, từ bỏ bằng cách thoát ly. Có sự từ bỏ các chướng ngại bằng cách đè nén trong người tu tập sơ thiền; từ bỏ quan điểm (sai lạc) bằng cách thay thế quan điểm đối lập trong người tu tập định đưa đến thể nhập*; từ bỏ (nhiễm lậu) bằng cách cắt đứt trong người tu tập đạo lộ siêu thế đưa đến hủy diệt (nhiễm lậu); từ bỏ (nỗ lực tu tập) bằng cách làm lắng dịu ở khoảnh khắc «đắc»quả; từ bỏ bằng cách thoát ly là sự đoạn diệt, nibbana.

* đưa đến thể nhập: nibbedhabhāgiyaṁ.

[Tất cả]

91. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được từ bỏ. Và gì là tất cả cần được từ bỏ? Mắt cần được từ bỏ, các đối tượng hữu hình cần được từ bỏ, nhận biết từ mắt cần được từ bỏ, xúc chạm ở mắt cần được từ bỏ, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được từ bỏ... Tai cần được từ bỏ, âm thanh... Mũi cần được từ bỏ, mùi... Lưỡi cần được từ bỏ, vị... Thân cần được từ bỏ, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được từ bỏ, đối tượng tâm ý cần được từ bỏ, nhận biết từ ý cần được từ bỏ, xúc chạm ở ý cần được từ bỏ, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được từ bỏ... (so với S iv 16).

[201 ý niệm]

92. Khi tỳ kheo thấy vật thể, vị ấy từ bỏ. Khi tỳ kheo thấy cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đoạn 5 cho đến]... Khi tỳ kheo thấy già và chết, vị ấy từ bỏ.

93-129. Khi tỳ kheo thấy khổ vị ấy từ bỏ. Khi tỳ kheo thấy nguồn gốc của khổ... [và cứ thế như ở các đoạn 6-43 cho đến]... Khi thấy nibbana nhập vào bất tử theo nghĩa kết thúc, vị ấy từ bỏ.

130. Bất cứ ý niệm nào được từ bỏ thì bị dứt bỏ. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được từ bỏ. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ BA



[Phần iv]

131. [28] Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được tu tập’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị]

132. Một ý niệm cần được phát triển: quán về thân có khả ý đi kèm[2](D iii 272).

Hai ý niệm cần được phát triển: tĩnh lặng và quán thực tánh (D iii 273).

Ba ý niệm cần được phát triển: Ba loại định (D iii 274).

Bốn ý niệm cần được phát triển: Bốn nền tảng của quán niệm (D iii 276).

Năm ý niệm cần được phát triển: Năm yếu tố của chánh định(D iii 277).

Sáu ý niệm cần được phát triển: Sáu lãnh vực quán niệm (D iii 280).

Bẩy ý niệm cần được phát triển: Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ (D iii 282).

Tám ý niệm cần được phát triển: Tám chánh đạo (D iii 286).

Chín ý niệm cần được phát triển: Chín yếu tố trong nỗ lực thanh lọc(D iii 288).

Mười ý niệm cần được phát triển: Mười đề mục tham thiền (D iii 290).

133. Hai loại phát triển: phát triển thế tục và phát triển siêu thế.

Ba loại phát triển: phát triển trạng thái thiện cõi sắc giới, phát triển trạng thái thiện cõi vô sắc giới, phát triển trạng thái thiện không được kể đến.* Về phát triển trạng thái thiện cõi sắc giới, có 3 loại: thấp, trung và cao. Về phát triển trạng thái thiện cõi vô sắc giới có loại thấp, trung và cao. Còn về phát triển trạng thái thiện không được kể đến (thì chỉ) có loại cao.

*không được kể đến(đứng riêng ngoài): đó làĐạo lộ . Đọc Vism. III đ. 23.

Bốn loại phát triển: khi sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn thấu triệt được sự thực về khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức từ bỏ thấu triệt được sự thực về nguồn gốc của khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức thực chứng thấu triệt được sự thực về chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập thấu triệt được sự thực về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển.

134. Bốn loại phát triển nữa: phát triển bằng cách tìm tòi, phát triển bằng cách thu đạt được, phát triển bằng tác dụng duy nhất, phát triển bằng cách lập lại.[3]

Phát triển bằng cách tìm tòilà gì? Khi bất cứ ai đi vào định, các trạng thái được tạo ra trong vị ấy có một tác dụng duy nhất (đó là giải thoát): đây là phát triển bằng cách tìm tòi (nhập định).

Phát triển bằng cách thu đạt đượclà gì? Khi bất cứ ai đã đi vào định, các trạng thái được tạo ra trong vị ấy không vượt quá nhau: đây là phát triển bằng cách thu đạt được (nhập định).

Phát triển bằng tác dụngduy nhất là gì? Khi tỳ kheo phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết và bốn năng lực gây ảnh hưởng (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, đấy là sự tu tập theo nghĩa tác dụng duy nhất trong các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng [29] của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm theo nghĩa thiết lập... qua năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm... qua năng lực gây ảnh hưởng của định... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ và bốn năng lực gây ảnh hưởng (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất trong các năng lực gây ảnh hưởng.

Khi tỳ kheo phát triển tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin và bốn lực (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua tín lực, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các lực. Khi vị ấy phát triển tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng... qua tấn lực... Khi vị ấy phát triển niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng... qua niệm lực... Khi vị ấy phát triển định lực theo nghĩa không lay chuyển vì phân tâm... qua định lực... Khi vị ấy phát triển tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh và bốn lực (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các lực.

Khi tỳ kheo phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm theo nghĩa thiết lập và sáu yếu tố tạo thành giác ngộ (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các yếu tố tạo thành giác ngộ. Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật theo nghĩa tìm hiểu... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ theo nghĩa chan hòa... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo nghĩa an lạc... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không phân tâm... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của định... [30] Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy và sáu yếu tố tạo thành giác ngộ (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các yếu tố tạo thành giác ngộ.

Khi vị ấy phát triển chánh kiến theo nghĩa thấy rõ và bẩy chi ngành (kia) của chánh đạo có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua chánh kiến, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các chi ngành chánh đạo. Khi vị ấy phát triển chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào... qua chánh kiến... Khi vị ấy phát triển chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói... qua chánh ngữ... Khi vị ấy phát triển chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi... qua chánh hành... Khi vị ấy phát triển chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch... qua chánh mạng... Khi vị ấy phát triển chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua chánh tinh tấn... Khi vị ấy phát triển chánh niệm theo nghĩa an trú... qua chánh niệm... Khi vị ấy phát triển chánh định theo nghĩa không phân tâm và bẩy chi ngành (kia) của chánh đạo có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua chánh định, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các chi ngành chánh đạo.

Đây là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất.

Phát triển bằng cách lập lạilà gì? Ở đây vị tỳ kheo lập lại vào buổi sáng, lập lại vào buổi trưa, lập lại vào buổi chiều tối, lập lại trước khi ăn, lập lại sau khi ăn,[4]lập lại vào canh đầu, canh giữa, canh cuối, lập lại vào ban đêm, lập lại vào ban ngày, lập lại vào ban đêm và ban ngày, lập lại lúc trăng mờ một nửa, lập lại vào lúc trăng thanh một nửa, lập lại vào mùa mưa, lập lại vào mùa lạnh, lập lại vào mùa nóng, lập lại vào thời thanh xuân, lập lại vào thời trung niên, lập lại vào thời cao niên cuối đời. Đây là phát triển bằng cách lập lại.

Đây là bốn loại phát triển.

135. Bốn loại phát triển khác: [31] Phát triển theo nghĩa các trạng thái khởi lên không vượt quá nhau trong hành giả, phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của năng lực gây ảnh hưởng, phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả, phát triển theo nghĩa lập lại.

Thế nào là phát triển theo nghĩa trạng thái khởi lên không vượt quá nhau trong hành giả ?

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ xuất ly, thì phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ sân hận... nhờ không sân hận... Khi vị ấy từ bỏ dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... Khi vị ấy từ bỏ dao động... nhờ không phân tâm... Khi vị ấy từ bỏ nghi hoặc nhờ tìm hiểu rõ hiện tượng... Khi vị ấy từ bỏ vô minh... nhờ trí... Khi vị ấy từ bỏ tẻ nhạt và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ hoan hỉ, thì phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ chướng ngại và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ sơ thiền, thì phát triển theo nghĩa không vượt quá trạng thái được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng... nhờ nhị thiền... Khi vị ấy từ bỏ hỉ... bằng tam thiền... Khi vị ấy từ bỏ lạc và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ tứ thiền, thì phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vật thể, các ý tưởng về chống đối và các ý tưởng về sai biệt [32] và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ nhập định cõi không gian vô biên thì sự phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về nhập định cõi không gian vô biên... nhờ nhập định cõi thức vô biên... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về nhập định cõi thức vô biên nhờ nhập định cõi không có gì... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về cõi không có gì và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ nhập định cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ quán vô thường, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vui sướng... nhờ quán khổ... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về ngã... nhờ quán không phải là ngã... Khi vị ấy từ bỏ ưa thích... nhờ quán nhàm chán ... Khi vị ấy từ bỏ tham... nhờ quán (lòng tham) phai nhạt... Khi vị ấy từ bỏ sanh khởi... nhờ quán diệt tận... Khi vị ấy từ bỏ nắm giữ... nhờ quán buông bỏ... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về hợp thể chung nhờ quán hủy diệt... Khi vị ấy từ bỏ tích lũy nhờ cách quán diệt mất... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn nhờ quán biến đổi... Khi vị ấy từ bỏ dấu hiệu... nhờ quán không dấu hiệu... [33] Khi vị ấy từ bỏ mong ước nhờ quán không còn ước nguyện... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc nhờ quán tính không... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì nắm giữ tại lõi nhờ quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì si mê nhờ thấy biết như thật... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì dựa vào (hành vi tạo quả) nhờ quán nguy hiểm... Khi vị ấy từ bỏ không tư duy nhờ quán tư duy... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì trói buộc và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ quán quay đi, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau sanh khởi trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc[5]và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ đạo lộ nhập giòng, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu thô... nhờ đạo lộ trở lại một lần... Khi vị ấy từ bỏ tàn dư nhiễm lậu... nhờ đạo lộ không trở lại... Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy là như thế.

Thế nào là phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng ?

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và năm năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng duy nhất trong vị ấy bằng xuất ly, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy từ bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại]. [34]

Khi vị ấy từ bỏ các chướng ngại và năm năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng duy nhất trong vị ấy bằng sơ thiền, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy từ bỏ hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng... [và cứ thế với các cõi thiền còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhận thức về vật thể, nhận thức về đối kháng (hay: đối ngại) nhận thức về khác biệt... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhận thức về trường tồn... [và cứ thế với cácTuệ Quán Thực Tánhchính còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và các trạng thái khởi lên trong vị ấy có tác dụng duy nhất bằng đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng.

Đó là phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng.

Thế nào là phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả ? Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục nhờ xuất ly, thì phát triển theo nghĩa tinh cần thích hợp có hiệu quả. Khi... [và cứ thế với cácchướng ngại còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ cácchướng ngại và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy nhờ cõi sơ thiền... [và cứ thế với cáccõi thiền còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vật thể... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn... [và cứ thế với cácTuệ Quán Thực Tánhchính còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy có tác dụng duy nhất nhờ đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả.

Đó là phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả.

Thế nào là phát triển theo nghĩa lập lại ? Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và lập lại xuất ly, thì phát triển theo nghĩa lập lại. Khi... [và cứ thế với cácchướng ngại còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ cácchướng ngại và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy bằng cõi sơ thiền... [và cứ thế với cáccõi thiền còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vật thể... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn... [và cứ thế với cácTuệ Quán Thực Tánhchính còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và lập lại đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa lập lại.

Đó là phát triển theo nghĩa lập lại.

Đây là bốn loại phát triển.

[201 ý niệm]

136. Khi thấy rõ vật thể, vị ấy phát triển. Khi thấy rõ cảm nghiệm, vị ấy... [và cứ thế như ở đ. 5 cho đến]... Khi thấy rõ già chết, vị ấy phát triển.

137-173. Khi thấy rõ khổ đau... [và cứ thế như ở đđ. 6-43 cho đến]... Thấy rõ nibbana nhập vào bất tử qua ý nghĩa kết thúc, vị ấy phát triển.

174- Bất cứ trạng thái nào được phát triển đều có tác dụng (hương vị) duy nhất. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Những ý niệm này cần được phát triển’. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ TƯ



[Phần v]

175. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được thực chứng’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị]

176. Một ý niệm cần được thực chứng: Tâm giải thoát bất động (D iii 273).

Hai ý niệm cần được thực chứng: Minh trí và giải thoát (D iii 274).

Ba ý niệm cần được thực chứng: Ba loại minh (D iii 275).

Bốn ý niệm cần được thực chứng: Bốn quả vị sa môn (D iii 277).

Năm ý niệm cần được thực chứng: Năm nhóm chánh pháp(đó là: giới, định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát (D iii 279).

Sáu ý niệm cần được thực chứng: [35] Sáu loại trí trực chứng (D iii 281).

Bẩy ý niệm cần được thực chứng: Bẩy lực của người phiền não đã bị tuyệt diệt (D iii 283).

Tám ý niệm cần được thực chứng: Tám giải thoát (D iii 288; cf. Mahānidāna, D ii 70-1).

Chín ý niệm cần được thực chứng: Chín đoạn diệt liên tiếp (D iii 290).

Mười ý niệm cần được thực chứng: Mười ý niệm cho người không còn phải học (D iii 292).

[Tất cả]

177. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được thực chứng. Và gì là tất cả cần được thực chứng? Mắt cần được thực chứng, các đối tượng hữu hình cần được thực chứng, nhận biết từ mắt cần được thực chứng, xúc chạm ở mắt cần được thực chứng, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được thực chứng... Tai cần được thực chứng, âm thanh... Mũi cần được thực chứng, mùi... Lưỡi cần được thực chứng, vị cần được thực chứng... Thân cần được thực chứng, đối tượng xúc chạm cần được thực chứng... Ý cần được thực chứng, đối tượng tâm ý cần được thực chứng, nhận biết từ ý cần được thực chứng, xúc chạm ở ý cần được thực chứng, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được thực chứng.

[201 ý niệm]

178. Khi tỳ kheo thấy vật thể, vị ấy thực chứng. Khi tỳ kheo thấy cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đ. 5 cho đến]... Khi tỳ kheo thấy già và chết, vị ấy thực chứng.

179-215. Khi tỳ kheo thấy khổ vị ấy thực chứng... [và cứ thế như ở đđ. 6-43 cho đến]... Khi thấy rõ Nibbāna nhập vào bất tử theo nghĩa kết thúc, vị ấy thực chứng.

216. Bất cứ trạng thái nào được thực chứng đều được thể nghiệm. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Những ý niệm này cần được thực chứng. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.



[Phần vi - ix]

217. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các trạng thái này đưa đến suy giảm, các trạng thái này đưa đến ổn định, các trạng thái này đưa đến ưu việt, các trạng thái này đưa đến thể nhập là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi) ? (cf. D iii 277)

218. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có ái dục đi kèm xảy ra với người chứng sơ thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét không có hướng tâm vào đối tượng đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm [36] và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.*

*nibbedhabhāgiyo dhammo: trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hướng tâm vào đối tượng đi kèm xảy ra với người chứng nhị thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân]an lạc * đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

* upekkhāsukha:hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc (xả lạc). Những chữ trong dấu [] do Ñāṇamoli thêm vào.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của hỉ và [thân]an lạc * đi kèm xảy ra với người chứng tam thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi tam [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có không khổ không lạc đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

*pītisukha:hạnh phúc toàn hảo của hỉ và [thân] an lạc (hỉ lạc).

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc đi kèm xảy ra với người chứng tứ thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có sắc thể đi kèm xảy ra với người chứng cõi không gian vô biên, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người chứng cõi thức vô biên, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với [sự chứng đắc] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không có gì đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi thức vô biên đi kèm xảy ra với người chứng cõi không có gì, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với [sự chứng đắc] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

219. [37] Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Các trạng thái này đưa đến suy giảm, các trạng thái này đưa đến ổn định, các trạng thái này đưa đến ưu việt, các trạng thái này đưa đến thể nhập. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.



[Phần x - xii]

220. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy: ‘Tất cả các hành vi tạo quả đều vô thường, tất cả các hành vi tạo quả đều khổ đau, tất cả các hiện tượng đều không phải là ngã’ là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi) ? (Dh 277-9).

221. Tai lắng nghe như vầy: Vật thể là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ theo nghĩa hãi hùng,[6]không phải là ngã theo nghĩa không có lõi.Trí về cái được nghe tới (học hỏi) là tuệ như là hành vi hiểu biếtđiều học hỏi đó. Tai lắng nghe như vầy: Cảm nghiệm... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại như trong đ. 5 cho đến]... Tai lắng nghe như vầy: Già và chết là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ theo nghĩa hãi hùng,không phải là ngã theo nghĩa không có lõi. Trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi) là tuệ như là hành vi hiểu biếtvề điều đó.

222. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy:Tất cả các hành vi tạo quả đều vô thường, tất cả các hành vi tạo quả đều khổ đau, tất cả các hiện tượng đều không phải là ngã’. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi).



[Phần xiii - xvi]

223. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy: ‘Đây là sự thực cao cả về khổ, đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ, đây là sự thực cao cả về diệt khổ, đây là sự thực cao cả về con đường diệt khổ, là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi) ?

224. Trong đó, sự thực cao cả về khổ là gì? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng là khổ, không thích mà gặp là khổ, thích mà phải lìa là khổ, cầu không được là khổ, nói tóm lại, năm tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu là khổ.[7]

225. Trong đó, sanh là gì? Sự sanh vào các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, sự sanh ra của chúng, hạ sanh (vào tử cung), sự sanh đẻ, sự biểu hiện các tập hợp, sự hình thành các nền tảng [cho thức], đây được gọi là sanh (S ii 3).

226. Trong đó, già là gì? Sự già nua của các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, tuổi già của chúng, răng rụng, tóc bạc da nhăn, sinh khí giảm suy và năng lực gây ảnh hưởng yếu đuối đi, đây được gọi là già (S ii 2).

227. [38] Trong đó, chết là gì? Sự chết của các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, sự qua đời của họ, tan rã, tiêu mất, chết, hết tuổi thọ, các tập hợp rã ra, thây nằm xuống, năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí bị gián đoạn, đây được gọi là chết (S ii 2).

228. Trong đó, khổ não là gì? Khổ não, phiền não, áo não, khổ não trong tâm, khổ não lớn lao trong tâm,* đốt cháy tâm can, khổ sở, mũi tên sầu ở người mất thân quyến hay mất của hay mất sức khỏe hay mất thói quen hay mất «chánh»kiến hay người bị ảnh hưởng bởi khổ đau này hay khổ đau khác, như vậy gọi là khổ não (M iii 249, «D iii 235»).[8]

* Tiếng Pāḷi là: soko, socanā, socitattaṁ, antosoko, antoparisoko. Tiếng Anh dịch là: sorrow, sorrowing, sorrowfulness, inner sorrow, inner sorriness. Giữ phong thái ấy tôi dịch là: khổ não, phiền não, áo não, khổ não trong tâm, khổ não lớn lao trong tâm.

229. Trong đó, ta thán là gì?Ai oán và than thở, than van và thương tiếc, phàn nàn và rên rỉ, nói nhảm, la hét, om sòm, kêu la ở người mất thân quyến hay mất của hay mất sức khỏe hay mất thói quenhay mất «chánh»kiến* hay người bị ảnh hưởng bởi phiền muộn này hay phiền muộn khác, như vậy gọi là ta thán (M iii 249).

230. Trong đó, đau đớn là gì? Khó chịu thân xác, khổ thân xác, cái gì cảm thấy khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với thân, cảm giác khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với thân, như vậy gọi là đau đớn (M iii 250).

231. Trong đó, khổ sở là gì? Tâm khó chịu, khổ tâm, cái gì cảm thấy khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với tâm, cảm thọ khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với tâm, như vậy gọi là khổ sở (M iii 250).

232. Trong đó, tuyệt vọng là gì? Ưu phiền và thất vọng, sầu não và tuyệt vọng, não ruột và vô vọng ở người mất thân quyến, mất của, mất sức khỏe, mất thói quen,[9]mất «chánh»kiến* hay người bị ảnh hưởng bởi phiền muộn này hay phiền muộn khác, như vậy gọi là tuyệt vọng (so với M iii 250).

* diṭṭhivyasanena:mất «chánh»kiến, dịch theo Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995] D iii 235.

233. Trong đó, không thích mà gặp là gì? Ở đây [39] sự gặp gỡ, chung đụng, trùng phùng, kinh nghiệm các vật hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được không ưa thích, không mong mỏi, không mừng đón, hay với [những ai] muốn gây tổn hại đến người khác, muốn tán bại người khác, cái gì không phải là duyên hệ khắng khít, như vậy gọi là không thích mà gặp là khổ.

234. Trong đó, thích mà phải lìa là gì? Ở đây không gặp gỡ, không chung đụng, không trùng phùng, không kinh nghiệm các vật hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được vốn được ưa thích, mong mỏi, mừng đón, hay với [những ai] muốn tốt lành đến với người khác, muốn cho an lành, muốn cho thoải mái, cái gì là duyên hệ khắng khít, hay là mẹ hay cha hay anh em trai gái hay bạn hữu hay bạn đồng hành hay thân quyến hay bà con, là cái được gọi là thích mà phải lìa là khổ.

235. Trong đó, cầu không được là khổ là gì? Với người phải chịu sanh có ao ước này: — mong rằng mình không phải chịu sanh chi phối và mong rằng sanh không đến với mình. Nhưng [chỉ] ao ước không thôi, làm sao thành tựu ao ước đó được. Đây là cầu không được là khổ. Với người phải chịu già có ao ước này:... Với người phải chịu bệnh có ao ước này:... Với người phải chịu chết có ao ước này:... Với người phải chịu khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng có ao ước này: — mong rằng mình không phải chịu khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và thất vọng chi phối và mong rằng khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng đó không đến với mình. Nhưng [chỉ] ao ước không thôi, làm sao thành tựu ao ước đó được. Đây là cầu không được là khổ (M iii 250).

236. Trong đó, nói tóm lại, năm tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu là khổ là gì? Đó là tập hợp vật thể [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp cảm nghiệm [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp nhận thức [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp tạo lập tâm trạng [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp thức [làm đối tượng] cho bám níu. Các tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu này là khổ. Đây là sự thực cao cả về khổ (M iii 250).

237. Trong đó, sự thực cao cả về nguyên nhân của khổ là gì? Đó là khao khát vốn tạo thêm hiện hữu trở thành, có ưa thích và tham đi kèm, ưa thích cái này cái kia, đó là khao khát ái dục, khao khát hiện hữu, khao khát diệt tận (M iii 250).

238. [40] Nhưng khao khát sanh khởi ở đâu, trú ở chỗ nào? Trong thế gian này, khao khát sanh khởi nơi khả ái và khả ý, và trú ở nơi đó. Và trong thế gian này, cái gì khả ái và khả ý? Mắt là khả ái và khả ý: khao khát sanh khởi ở nơi nào, nó trú ở nơi đó. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý... Đối tượng hữu hình... Âm thanh... Mùi... Vị... Vật xúc chạm được... Nhận biết từ mắt... Nhận biết từ tai... Nhận biết từ mũi... Nhận biết từ lưỡi... Nhận biết từ thân... Nhận biết từ ý... Đối tượng tâm ý... Xúc chạm ở mắt... Xúc chạm ở tai... Xúc chạm ở mũi... Xúc chạm ở lưỡi... Xúc chạm ở thân... Xúc chạm ở ý... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với mắt... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với tai... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với mũi... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với lưỡi... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với thân... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với ý... Nhận thức về đối tượng hữu hình... Nhận thức về âm thanh... Nhận thức về mùi... Nhận thức về vị... Nhận thức về vật xúc chạm được... Nhận thức về đối tượng tâm ý... Chủ ý về đối tượng hữu hình... Chủ ý về âm thanh... Chủ ý về mùi... Chủ ý về vị... Chủ ý về vật xúc chạm được... Chủ ý về đối tượng tâm ý... Khao khát đối tượng hữu hình... Khao khát âm thanh... Khao khát mùi... Khao khát vị... Khao khát vật xúc chạm được... Khao khát đối tượng tâm ý... Hướng tâm về đối tượng hữu hình... Hướng tâm về âm thanh... Hướng tâm về mùi... Hướng tâm về vị... Hướng tâm về vật xúc chạm được... Hướng tâm về đối tượng tâm ý... Suy xét về đối tượng hữu hình... Suy xét về âm thanh... Suy xét về mùi... Suy xét về vị... Suy xét về vật xúc chạm được... Suy xét về đối tượng tâm ý khả ái và khả ý: khao khát sanh khởi ở nơi nào, nó trú ở nơi đó.

Đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ đau (M iii 250).

239. Trong đó, sự thực cao cả về diệt khổ là gì? Là sự phai nhạt và ngưng hẳn, khước từ, từ bỏ, buông bỏ và bác bỏ không còn dư tàn của chính lòng khao khát đó (M iii 251).

240. Nhưng khao khát bị từ bỏ ở đâu, nó diệt ở chỗ nào? Trong thế gian này, khao khát bị từ bỏ nơi khả ái và khả ý, và nó diệt ở nơi đó. Và trong thế gian này, cái gì khả ái và khả ý? Mắt là khả ái và khả ý... [và cứ thế như ở đ. 237]... Suy xét về đối tượng tâm ý khả ái và khả ý: khao khát bị từ bỏ ở nơi nào, nó diệt ở nơi đó. Đây được gọi là sự thực cao cả về diệt khổ.

241. Trong đó, sự thực cao cả về con đường diệt khổ là gì? Chính là thánh đạo tám ngành, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, [41] chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

242. Trong đó, chánh kiến là gì? Là trí biết về khổ, trí biết về nguyên nhân của khổ, trí biết về diệt khổ, trí biết về con đường diệt khổ. Đây được gọi là chánh kiến.

243. Trong đó, chánh tư duy là gì? Là nghĩ về xuất ly, nghĩ về không sân hận, nghĩ về không tàn hại. Đây được gọi là chánh tư duy.

244. Trong đó, chánh ngữ là gì? Tránh không nói dối, tránh không nói lời gây thù oán, tránh không nói lời thô ác, tránh không nói nhăng cuội.* Đây được gọi là chánh ngữ.

* nói nhăng cuội: nói mách lẻo, nói nhảm nhí, nói tào lao...

245. Trong đó, chánh hành là gì? Tránh không sát hại sinh linh, tránh không lấy của không cho, tránh không tà dâm. Đây được gọi là chánh hành.

246. Trong đó, chánh mạng là gì? Ở đây người thánh đệ tử sau khi đã từ bỏ nghề bất chính, sống bằng nghề chân chính. Đây được gọi là chánh mạng.

247. Trong đó, chánh tinh tấn là gì? Ở đây một tỳ kheo khởi lên ý muốn không để cho sanh khởi các ý tưởng bất thiện chưa sanh, và vị ấy cố gắng, tâm nỗ lực mãnh liệt và ráng hết sức. Vị ấy khởi lên ý muốn từ bỏ các ý tưởng bất thiện đã sanh khởi, và vị ấy cố gắng... Vị ấy khởi lên ý muốn cho sanh khởi các ý tưởng thiện chưa sanh, và vị ấy cố gắng... Vị ấy khởi lên ý muốn duy trì, không để diệt mất, củng cố, gia tăng, phát triển và hoàn thiện các ý tưởng thiện đã sanh khởi, và vị ấy cố gắng, tâm nỗ lực mãnh liệt và ráng hết sức. Đây được gọi là chánh tinh tấn.

248. Trong đó, chánh niệm là gì? Ở đây một tỳ kheo sống quán thân đúng như thân, nhiệt tâm, hiểu biết tường tận và có quán niệm, sau khi từ bỏ tham lam và buồn đau ở đời. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác, nhiệt tâm... sống quán tâm đúng như tâm, nhiệt tâm... sống quán thân đúng như thân, nhiệt tâm... Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý, nhiệt tâm, hiểu biết tường tận và có quán niệm, sau khi từ bỏ tham lam và buồn đau ở đời. Đây được gọi là chánh niệm.

249. Trong đó, chánh định là gì? Ở đây hoàn toàn sống cách ly khỏi ái dục, sống cách ly khỏi những ý tưởng bất thiện, vị tỳ kheo chứng và trú sơ thiền có hỉ và lạc [của thân] do cách ly sanh, có hướng tâm và suy xét đối tượng đi kèm. Với sự an tĩnh của hướng tâm và suy xét đối tượng, vị tỳ kheo chứng và trú nhị thiền, vốn có [42] tín và nhất tâm, có hỉ và lạc [của thân] do định sanh, không có hướng tâm vào đối tượng, không có suy xét đối tượng. Từ bỏ hỉ, vị ấy trú trong bình thản, có quán niệm và hiểu biết tường tận, cảm thấy thân lạc, vị ấy chứng và trú tam thiền như các bậc Thánh đã tuyên bố: ‘Người thản nhiên và có quán niệm sống trong an lạc’. Từ bỏ khổ đau và lạc [của thân] và với sự diệt mất hỉ và khổ sở từ trước, vị ấy chứng và trú từ thiền, vốn không khổ không lạc và có sự thanh tịnh của quán niệm do bình thản. Đây được gọi là chánh định.

Đây được gọi là sự thực cao cả về con đường diệt khổ.

250. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thực cao cả về khổ, đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ, đây là sự thực cao cả về diệt khổ, đây là sự thực cao cả về con đường diệt khổ. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.



[CHƯƠNG II - GIỚI]

251. Thế nào là tuệ về chế ngự sau khi nghe (học hỏi) là trí về giới ?

252. Năm loại giới: giới dưới hình thức thanh lọc có hạn, giới dưới hình thức thanh lọc vô hạn, giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn, giới dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc,[10]giới dưới hình thức thanh lọc đã lắng dịu.

253. Trong đó, giới dưới hình thức thanh lọc có hạn là gì? Là các học giới dành cho những người chưa hoàn toàn gia nhập Tăng Đoàn: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc có hạn.

254. Giới dưới hình thức thanh lọc vô hạn là gì? Là những học giới dành cho những người đã hoàn toàn gia nhập Tăng Đoàn: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc vô hạn.

255. Giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn là gì? Là các học giới của những người thế tục rộng lượng, những người đang hoàn thiện [khóa học] đưa đến quả vị hữu học (còn tu tập), bất chấp thân thể mạng sống, sau khi từ bỏ hẳn [bám níu] vào cuộc sống: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn.

256. Giới dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc là gì? Là giới cho bẩy loại hữu học (còn tu tập): [11]như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc. [43]

257. Giới dưới hình thức thanh lọc đã được lắng dịu [12]là gì? Là của các đệ tử phiền não đã hết, của bậc Toàn Giác, của Phật Độc Giác (Pacceka), của các bậc Toàn Giác đã thành tựu và giác ngộ toàn triệt: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc đã được lắng dịu.

258. Cógiới có hạn độ và có giới vô hạn độ. Trong đó, giới có hạn độ là gì? Có giới lấy lợi lộc làm hạn độ, có giới lấy danh làm hạn độ, có giới lấy thân quyến làm hạn độ, có giới lấy tay chân làm hạn độ, có giới lấy mạng sống làm hạn độ.

Giới lấy lợi lộc làm hạn độ là gì? Ở đây với lợi lộc làm nhân, với lợi lộc làm điều kiện, với lợi lộc làm nguyên nhân có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy lợi lộc làm hạn độ.

Giới lấy danh làm hạn độ là gì? Ở đây với danh làm nhân... có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy danh làm hạn độ.

Giới lấy thân quyến làm hạn độ là gì? Ở đây với thân quyến làm nhân... có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy thân quyến làm hạn độ.

Giới lấy tay chân làm hạn độ là gì? Ở đây với tay chân làm nhân... có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy tay chân làm hạn độ.

Giới lấy mạng sống làm hạn độ là gì? Ở đây với mạng sống làm nhân, với mạng sống làm điều kiện, với mạng sống làm nguyên nhân có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy mạng sống làm hạn độ.

Những loại giới như thế bị rách toang, bị lủng, vấy bẩn, loang lỗ, các giới ấy không đem lại giải thoát, không được bậc trí giới thiệu, các giới ấy bị hiểu sai lạc, không đưa đến định, không là nền tảng cho bất hối, không là nền tảng cho hân hoan, không là nền tảng cho tĩnh lặng, không là nền tảng cho hạnh phúc, không là nền tảng cho định, không là nền tảng cho thấy biết như thật; các giới ấy không đưa đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến diệt tận, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: giới như thế có hạn độ.[13]

259. Giới vô hạn độ là gì? Có giới [44] không lấy lợi lộc làm hạn độ, có giới không lấy danh làm hạn độ, có giới không lấy thân quyến làm hạn độ, có giới không lấy tay chân làm hạn độ, có giới không lấy mạng sống làm hạn độ.

Giới không lấy lợi lộc làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với lợi lộc làm nhân, với lợi lộc làm điều kiện, với lợi lộc làm nguyên nhân, không gợi lên ngay cả ý tưởng phạm giới, thì làm sao người ấy sẽ thực sự vi phạm học giới đã thọ? Giới như thế không lấy lợi lộc làm hạn độ.

Giới không lấy danh làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với danh làm nhân... Giới như thế không lấy danh làm hạn độ.

Giới không lấy thân quyến làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với thân quyến làm nhân... Giới như thế không lấy thân quyến làm hạn độ.

Giới không lấy tay chân làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với tay chân làm nhân... Giới như thế lấy tay chân làm hạn độ.

Giới không lấy mạng sống làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với mạng sống làm nhân, với mạng sống làm điều kiện, với mạng sống làm nguyên nhân, không gợi lên ngay cả ý tưởng phạm giới, thì làm sao người ấy sẽ thực sự vi phạm học giới đã thọ? Giới như thế không lấy mạng sống làm hạn độ.

Những loại giới như thế không bị rách toang, không bị lủng, không bị vấy bẩn, không bị loang lỗ, các giới ấy đem lại giải thoát, được bậc trí giới thiệu, các giới ấy không bị hiểu sai lạc, đưa đến định, là nền tảng cho bất hối, là nền tảng cho hân hoan, là nền tảng cho tĩnh lặng, là nền tảng cho hạnh phúc, là nền tảng cho định, là nền tảng cho thấy biết như thật; các giới ấy đưa đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến diệt tận, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: giới như thế không có hạn độ.

260. Giới là gì? Có bao nhiêu loại giới? Giới bắt nguồn từ đâu? Giới phối hợp với bao nhiêu ý niệm?

261. Giới là gì ? Có giới là chủ ý, giới là tâm phụ tùy, giới là chế ngự, giới là không xâm phạm.

262. Có bao nhiêu loại giới ? Có ba loại giới (thói quen); giới (thói quen) thiện, giới (thói quen) bất thiện, giới (thói quen) bất định tính.

263. Giới bắt nguồn từ đâu ? Giới (thói quen) thiện bắt nguồn từ tâm thiện, [45] giới (thói quen) bất thiện bắt nguồn từ tâm bất thiện, giới (thói quen) bất định tính bắt nguồn từ tâm bất định.

264. Giới phối hợp với bao nhiêu ý niệm ?

Giới phối hợp với chế ngự, giới phối hợp với không vi phạm, giới phối hợp với ý chí tạo ra trạng thái [như chế ngựkhông vi phạm chẳng hạn].

Về sát hại sanh linh, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về lấy của không cho... dâm dục... nói dối... nói lời độc ác... nói lời thô bạo... nói nhăng cuội... tham lam... sân hận... Về quan điểm sai lạc, giới có là nghĩa chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Về ham muốn ái dục, nhờ xuất ly, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về sân hận, nhờ không sân hận, giới có nghĩa... Về dã dượi buồn ngủ, nhờ nghĩ đến ánh sáng, giới có nghĩa... Về dao động, nhờ không tán loạn... Về hồ nghi, nhờ tìm hiểu kỹ hiện tượng... Về vô minh, nhờ trí... Về tẻ nhạt, nhờ hân hoan, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Về chướng ngại, nhờ sơ thiền, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng, nhờ nhị thiền... Về hỉ, nhờ tam thiền... Về lạc và khổ, nhờ tứ thiền, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Trong trường hợp nhận thức về sắc thể, nhận thức về chống đối và nhận thức về khác biệt, nhờ chứng cõi không gian vô biên, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm. Trong trường hợp nhận thức về cõi không gian vô biên, nhờ chứng cõi thức vô biên... Trong trường hợp nhận thức về cõi thức vô biên, nhờ chứng cõi không có gì... Trong trường hợp nhận thức về cõi không có gì, nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Trong trường hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán vô thường, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Trong trường hợp nhận thức về vui sướng, nhờ quán khổ... Trong trường hợp nhận thức về ngã, nhờ quán không phải là ngã... Trong trường hợp nhận thức về thích thú, nhờ quán nhàm chán... Trong trường hợp ý tưởng về tham lam, nhờ quán sự phai nhạt của ham muốn... Trong trường hợp ý tưởng về sanh khởi, nhờ quán diệt... Trong trường hợp nhận thức về bám níu, nhờ quán từ bỏ... Trong trường hợp nhận thức về hợp thể chung, nhờ quán hủy diệt... Trong trường hợp nhận thức về tích lũy, nhờ quán diệt mất... trong trường hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán thay đổi... Trong trường hợp dấu hiệu [của hành vi tạo quả], nhờ quán không dấu hiệu... Trong trường hợp ước nguyện, nhờ quán không còn ước nguyện... Trong trường hợp giải thích sai lạc, nhờ quán tánh không... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì tham, nhờ quán thực tánh các hiện tượng vốn là tuệ tăng thượng... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì mơ hồ lẫn lộn, nhờ thấy biết như thật... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì dựa vào [hành vi tạo quả], nhờ quán hiểm nguy... Trong trường hợp không tư duy, nhờ quán tư duy... [46] Trong trường hợp giải thích sai lạc vì trói buộc, nhờ quán quay đi, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Trong trường hợp các nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc, nhờ đạo lộ nhập giòng, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm. Trong trường hợp các nhiễm lậu thô, nhờ đạo lộ trở lại một lần... Trong trường hợp các nhiễm lậu còn xót lại, nhờ đạo lộ không trở lại... Trong trường hợp tất cả các nhiễm lậu, nhờ đạo lộ arahant, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm.

265. Năm loại giới.

Trong trường hợp sát sanh, từ bỏ là giới, kiêng tránh là giới, chủ ý là giới, chế ngự là giới, không vi phạm là giới. Những giới như thế dẫn tâm đến bất hối, đến hân hoan, đến hỉ, đến lắng dịu, đến vui vẻ, đến lập lại, đến phát triển, đến phong phú, đến thiện mỹ, đến điều kiện cần thiết [cho định], đến trang bị [cho định], đến toàn thiện, đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến đoạn diệt, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: sự thanh lọc dưới hình thức chế ngự trong những giới như thế là giới tăng thượng. Trong tiến trình thanh lọc dưới hình thức chế ngự, tâm được định không trở nên tán loạn: sự thanh lọc dưới hình thức không tán loạn trong những giới như thế là tâm tăng thượng. Vị ấy thấy đúng như thật tiến trình thanh lọc dưới hình thức chế ngự, và vị ấy thấy đúng như thật tiến trình thanh lọc dưới hình thức không tán loạn: sự thanh lọc dưới hình thức thấy rõ là tuệ tăng thượng. Ở đây, ý nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng; ở đây, ý nghĩa của không tán loạn là huân tập trong tâm tăng thượng; ở đây, ý nghĩa của thấy rõ là huân tập trong giới tăng thượng.[14]Vị ấy tu tập bằng cách hướng đến ba loại huân tập này, vị ấy huân tập bằng cách biết rõ chúng, bằng cách thấy rõ chúng, bằng cách duyệt xét chúng, bằng cách củng cố [tâm] vững vàng trên chúng, bằng cách cả quyết bằng lòng tin về chúng, bằng cách nỗ lực thực hiện, bằng cách thiết lập quán niệm, bằng cách định tâm, bằng cách hiểu với trí tuệ, bằng cách chứng biết trực tiếp điều cần được chứng biết trực tiếp, bằng cách hiểu biết trọn vẹn điều cần phải hiểu biết trọn vẹn, bằng cách từ bỏ điều cần phải từ bỏ, bằng cách thực chứng điều cần phải thực chứng, vị ấy huân tập bằng cách tu tập điều cần phải tu tập.

Trong trường hợp lấy của không cho... [và cứ thế với 10 tiến trình <tạo nghiệp> bất thiện như ở đ. 264, lập lại từng trường hợp còn lại như ở đ. 265 nói trên]...

Trong trường hợp ham muốn ái dục, nhờ xuất ly... [lập lại từng chướng ngại còn lại của đ. 264 như ở đ. 265 nói trên]... [47]

Trong trường hợp các chướng ngại, nhờ sơ thiền...

Trong trường hợp ý tưởng về sắc thể, ý tưởng về chống đối và ý tưởng về khác biệt, nhờ chứng cõi không gian vô biên...

Trong trường hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán vô thường...

Trong trường hợp các nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc, nhờ đạo lộ nhập giòng... Trong trường hợp các nhiễm lậu thô, nhờ đạo lộ trở lại một lần... Trong trường hợp các nhiễm lậu còn xót lại, nhờ đạo lộ không trở lại... Trong trường hợp tất cả các nhiễm lậu, nhờ đạo lộ arahant, từ bỏ là giới, kiêng tránh là giới, chủ ý là giới, chế ngự là giới, không vi phạm là giới, những giới như thế dẫn đến tâm không ăn năn, vị ấy huân tập bằng cách tu tập điều cần phải tu tập. [48]

266. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về chế ngự sau khi lắng nghe (học hỏi) là trí về giới’.



[CHƯƠNG III - ĐỊNH]

267. Thế nào là tuệ về định sau khi chế ngự là trí về tu tập định?

268. Một loại định: Sự hợp nhất của tâm.

Hai loại định: Định thế gian và định siêu thế.

Ba loại định: Định có hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng, định không có hướng tâm về đối tượng và chỉ có suy xét đối tượng, định không có cả hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng.

Bốn loại định: Định có đặc tính suy giảm, định có đặc tính ổn định, định có đặc tính ưu việt, định có đặc tính thể nhập. (D iii 277)

Năm loại định: Chan hòa (thấm vào) hạnh phúc toàn hảo của hỉ, chan hòa (thấm vào) lạc, chan hòa (thấm vào) bình thản, chan hòa (thấm vào) ánh sáng, dấu hiệu của duyệt xét.

Sáu loại định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi tưởng niệm đức Phật, định... khi tưởng niệm Giáo Pháp, định... khi tưởng niệm Tăng Đoàn, định... khi tưởng niệm giới... định... khi tưởng niệm đến bố thí rộng rãi, định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến chư thiên.

Bẩy loại định: Thiện xảo trong định, thiện xảo trong đắc định, thiện xảo duy trì định, thiện xảo khi xuất định, [49] thiện xảo trong sự lành mạnh của định, thiện xảo trong lãnh vực của định, thiện xảo trong việc hướng dẫn định.

Tám loại định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán đề mục đất... định... khi quán đề mục nước... khi quán đề mục lửa... khi quán đề mục đất... khi quán đề mục gió... khi quán tưởng đề mục mầu xanh... khi quán đề mục mầu vàng... khi quán đề mục mầu đỏ... định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đề mục mầu trắng.

Chín loại định: Có loại định cõi sắc giới hạ trung thượng; có loại định cõi vô sắc giới hạ trung thượng; có loại định tánh không; có loại định không dấu hiệu; có loại định không ước nguyện.

Mười loại định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến «tử thi»phình trương, định... đến xanh đen, định... đến máu mủ, định... đến nứt nẻ (đứt lìa), định... đến thú xé ăn... định... đến phân lìa, định... rã rục, định... chảy máu, định... bị sâu khoét, định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến bộ xương.

Có năm mươi lăm loại định.

269. Hơn nữa, định có hai mươi lăm nghĩa: Định có nghĩa là giữ vững, định có nghĩa là trang bị... định có nghĩa là hoàn thành... có nghĩa là hợp nhất... không phân tâm... không phân tán... không huyên náo... không dao động... định có nghĩa là giải thoát, định vì sự ổn cố của tâm trong việc thiết lập nhất điểm, định (samādhi) vì gắng thành tựu nhất như (samaṁ), định vì không thành tựu khác biệt, định vì gắng thành tựu nhất như, định vì không thành tựu bất nhất, định vì nhập vào nhất như, định vì không nhập vào bất nhất, định vì nhất như được nhập vào, định vì không nhập vào bất nhất, định vì nhất như được thắp sáng lên (jhāyati), định vì nó thiêu đốt (jhāpeti) bất nhất, định vì nhất như được thắp sáng lên, định vì bất nhất bị thiêu đốt, định vì nó là nhất như, phúc lạc. Đây là hai mươi lăm nghĩa của định.[15]

270. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Định sau khi chế ngự là trí về tu tập định’. [50]



[CHƯƠNG IV - SANH KHỞI DO TÙY THUỘC]

271. Thế nào là tuệ phân biệt rõ* các điều kiện là trí biết về liên hệ nhân quả (hiện hữu) giữa các hiện tượng?

*pariggaha:xin đọc chú thích về chữ này ở đoạn 23, Luận I này.

Vô minh có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự sanh khởi của các hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự tiếp tục tái diễn của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với điều kiện để còn hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự tích lũy của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với trói buộc của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với chướng ngại của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nguồn gốc của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nhân của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nguyên nhân của chúng. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy ‘Vô minh là một điều kiện, các hành vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này đều được sanh khởi có điều kiện’ theo chín khía cạnh là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Vô minh trong quá khứ cũng như trong tương lai có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của các hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả với sự xảy ra của chúng,... có liên hệ nhân quả với nguyên nhân của chúng. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy... [như trên]... theo chín khía cạnh là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.

Các hành vi tạo quả có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của thức...

Thức có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của tâm thức-vật thể...

Tâm thức-vật thể có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của sáu giác quan...

Sáu giác quan có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của xúc...

Xúc có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của cảm nghiệm...

Cảm nghiệm có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của khao khát...

Khao khát có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của bám níu...

Bám níu có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của trở thành...

Trở thành có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của sanh...

Sanh có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của già chết, ... liên hệ nhân quả với sự tái diễn của nó, liên hệ nhân quả với dấu hiệu của nó, liên hệ nhân quả với sự tích lũy của nó, liên hệ nhân quả với trói buộc của nó, liên hệ nhân quả với chướng ngại của nó, liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của nó, liên hệ nhân quả với nguyên nhân của nó, liên hệ nhân quả với điều kiện của nó. Tuệ phân biệt... là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.

272. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là nguyên nhân, các hành vi tạo quả được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được khởi lên có nguyên nhân’ là [51] trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai vô minh là nguyên nhân, các hành vi tạo quả được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Các hành vi tạo quả là nguyên nhân, thức được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Thức là nguyên nhân, tâm thức và vật thể được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Tâm thức và vật thể là nguyên nhân, sáu giác quan được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Sáu giác quan là nguyên nhân, xúc được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Xúc là nguyên nhân, cảm nghiệm được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... Cảm nghiệm là nguyên nhân, khao khát được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... Khao khát là nguyên nhân, bám níu được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Bám níu là nguyên nhân, trở thành được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Trở thành là nguyên nhân, sanh được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Sanh là nguyên nhân, già và chết được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân,’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai sanh là nguyên nhân, già và chết được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân,’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.

273. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là tùy thuộc, các hành vi tạo quả được sanh khởi do tùy thuộc, và cả hai trạng thái này được sanh khởi do tùy thuộc’ là trí biết về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai vô minh là tùy thuộc, các hành vi tạo quả được sanh khởi do tùy thuộc, và cả hai trạng thái này được sanh khởi do tùy thuộc’ là trí... [cứ thế hoàn tất đoạn này như ở đ. 272 nhưng thay chữ ‘nguyên nhân’ bằng chữ ‘tùy thuộc’].

274. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là một điều kiện, [52] các hành vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có điều kiện’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai vô minh là một điều kiện, các hành vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có điều kiện,’ là trí... [cứ thế hoàn tất đoạn này như ở đ. 272 nhưng thay chữ ‘nguyên nhân’ bằng chữ ‘điều kiện’].

275. [16]Trong hiện hữu với tiến trình tạo nghiệp có từ trước* [kiếp sống này] có si mê, tức là vô minh; có tích lũy, tức là hành vi tạo quả, có quyến luyến, tức là khao khát; có nắm giữ,2*tức là bám níu; có chủ ý, tức là trở thành; như vậy trong tiến trình tạo nghiệp, năm thành tố đó hiện hữu từ trước [kiếp sống này] là những điều kiện cho kết sanh ở đây [trong kiếp hiện tiền này].

* kamma-bhava, dịch theo sửa đổi củaÑāṇamoli ở Vism. ch. XVII đ.292 vì ý rõ hơn. Đọc thêm Vism. XVII 250f. PED của PTS trang 499 nói là: ‘Trong nghiệp dẫn đến trở thành có từ trước’.

2* dịch theo Vism. XIX đ. 13.

Ở đây [trong kiếp hiện tiền này] có kết sanh, tức là thức, có nhập [vào tử cung], tức là tâm thức và vật thể; có cảm tính giác quan, tức là căn cứ [cho xúc chạm]; có vật được xúc chạm, tức là xúc; có cái cảm nhận được, tức là cảm nghiệm; như vậy trong tiến trình luân hồi ở đây, năm thành tố này có những điều kiện trong hành vi tạo quả đã làm ở quá khứ.

Ở đây [trong kiếp hiện tiền này] với sự chín mùi các căn cứ có si mê, tức là vô minh; có tích lũy, tức là hành vi tạo quả; có quyến luyến, tức là khao khát; có nắm giữ, tức là bám níu; có chủ ý, tức là trở thành; như vậy trong tiến trình tạo nghiệp, năm thành tố này là những điều kiện cho kết sanh ở tương lai.

Trong tương lai có kết sanh, tức là thức, có nhập [vào tử cung] tức là tâm thức và vật thể; có cảm tính giác quan, tức là căn cứ [cho xúc chạm]; có vật được xúc chạm, tức là xúc; có cái cảm nhận được, tức là cảm nghiệm; như vậy trong tiến trình luân hồi, năm thành tố này có điều kiện trong hành vi tạo quả làm ở đây [trong kiếp hiện tiền này].

Nên vị ấy biết, thấy, nhận chân, hiểu rõ bốn trường hợp diễn dịch như thế [nguyên nhân quá khứ, kết quả hiện tiền, nguyên nhân hiện tại, kết quả ở tương lai], ba thời, và sự phát sanh do tùy thuộc với ba kết nối, theo hai mươi hình thái này [năm hình thái cho mỗi trường hợp diễn dịch].

276. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ phân biệt rõ các điều kiện là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.’



[CHƯƠNG V - HIỂU BIẾT TOÀN DIỆN]

(đọc S ii 107ff.)

277. [53]Thế nào là tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai sau khi diễn dịch [17]là trí hiểu biết toàn diện?

278. Bất cứ vật thể nào, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, trong hay ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao sang, xa hay gần - vị ấy định rõ rằng tất cả vật thể là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Bất cứ cảm nghiệm nào... Bất cứ nhận thức nào... Bất cứ tạo lập tâm trạng nào... Bất cứ thức nào, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, trong hay ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao sang, xa hay gần - vị ấy định rõ tất cả thức là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện.

Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại,... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, vị ấy định rõ là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện.

279. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Vật thể, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện. Sau khi tóm lược lại, tuệ định rõ như vầy: ‘Cảm nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện.

Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại,... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện.

280. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: Vật thể, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường, được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu hủy diệt, phải chịu diệt mất, phải chịu hết ham muốn, phải chịu diệt tận’ là trí hiểu biết toàn diện.

Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, ... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu hủy diệt, phải chịu diệt mất, phải chịu hết ham muốn, phải chịu diệt tận’ là trí hiểu biết toàn diện. [54]

281. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với sanh làm điều kiện nên có già và chết; nếu không có sanh làm điều kiện sẽ không có già và chết’ là trí hiểu biết toàn diện. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Trong quá khứ và cả vị lai cũng thế, với sanh làm điều kiện nên có già và chết; nếu không có sanh làm điều kiện sẽ không có già và chết’ là trí hiểu biết toàn diện.

Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với trở thành làm điều kiện nên có sanh; nếu không có trở thành làm điều kiện sẽ không có sanh... [và cứ thế với các yếu tố còn lại của Sanh Khởi Do Tùy Thuộc cho đến]... Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả, nếu không có vô minh làm điều kiện sẽ không có hành vi tạo quả là trí hiểu biết toàn diện. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Trong quá khứ và cả vị lai cũng thế, với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả, nếu không có vô minh làm điều kiện sẽ không có hành vi tạo quả’ là trí hiểu biết toàn diện.

282. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai là trí hiểu biết toàn diện.’




[1]Câu ‘cần được hiểu biết trọn vẹn’ được thay cho ‘cần được chứng biết trực tiếp’ của phần i.

[2]Câu ‘có khả ý đi kèm’ được giả định là muốn đề cập tới Vin iii (. i). Nhóm năm là: chan hòa lạc, hỉ, tâm (ceto), ánh sáng, biểu tượng tư duy. Nhóm chín là: thanh tịnh của giới hạnh, tâm, quan điểm, nghi hoặc, biết và thấy cái gì là đạo và cái gì không phải là đạo, biết và thấy đạo lộ, biết và thấy (đọc Majjhimanikāya, kinh số 24), tuệ và giải thoát.

[3]esanā không phải chỉ cho danh từ ‘mong ngóng’ ... như tự điển PTS đã nêu ra, nhưng là hành vi kiếm tìm: ở đây hành vi kiếm tìm nhập định. Āsevanā có nghĩa ‘trau giồi’ như ‘lập đi lập lại’ theo thuật ngữ Abhidhamma.

[4]thiếu chữ Pacchābhattaṁ āsevati trong bản của PTS.

[5]Diṭṭhekaṭṭhā ‘đi kèm với quan điểm sai lạc’ = các trạng thái đi kèm với quan điểm sai lạc. Chú giải phân biệt 3 loại đi kèm <loại thứ nhất là ‘đi kèm với quan điểm sai lạc’ vừa nói. Còn hai loại kia là:> (2) ‘cùng bị từ bỏ’ (pahānekaṭṭhā) = đó là các trạng thái đi kèm với quan điểm sai lạc và bị từ bỏ cùng với quan điểm sai lạc ấy bằng đạo lộ nhập giòng; (3) ’cùng sanh khởi’ (sahajekaṭṭhā) = đó là các trạng thái cùng sanh khởi với quan điểm sai lạc trong một tâm duy nhất (Chú giải trang 94, ấn bản Tích Lan; đọc Vbh 366 và chú giải của nó).

[6]viết làdukkhaṁ bhayaṭṭhena trong cả hai trường hợp.

[7]Xin tham khảo thêm ở D ii 305, bản Miến Điện ở India Office Library và bản Thái Lan; S v 241về đoạn nói về Bốn Sự Thực này.

[8]Tôi (Ñāṇamoli) đã cố nghĩ nhiều về một chữ: đó là soko (khổ não), socanā (phiền não), socitattaṁ (áo não), antosoko (nội tâm khổ não), antoparisoko (nội tâm ưu não)... khi đổi sang chữ chuyển hóa từ các danh từ khác, động từ khác..., thì đứt sự liên hệ <PsA (trang 155 PTS edn.) và PsGp (trang 97) nói dhamma ở đây có nghĩa là hetu (đó là nhân của khổ đau.>

[9]Sīla cũng còn có nghĩa rộng hơn giới đức theo nghĩa thói quen hay tập quán có tính thiện hay bất thiện. Ở đây muốn nói đến nghĩa rộng này. Đọc Vism Ch. 1.

[10]Đọc Vism I đ. 35 và XXII đ. 58 để biết về chữ chuyển hóa từ parāmāsa (dính mắc).

[11]Bảy loại ‘hữu học’ (sekha) là các vị đã chứng 4 đạo lộ và 3 quả vị đầu. Còn vị đã chứng quả vị Arahant đã tốt nghiệp, ‘không còn học nữa’ (asekha).

[12]Chữ đã được lắng dịu (passaddha) dùng ở đây hay ở chỗ khác có nghĩa là chấm dứt, ngưng nỗ lực khi đã đạt được mục đích. <chữ ‘cầm chắc’ chính xác hơn ‘đạt được’>.

[13]Về các giới bị rách toang... xin đọc A iv 55, «D ii 80; A iii 322; S iv 272».

[14]Có lẽ người ta nên dịch là: ‘ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức chế ngự là huân tập thuộc giới tăng thượng, ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức không tán loạn là huân tập thuộc tâm tăng thượng, ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức thấy rõ là huân tập thuộc tuệ tăng thượng’.

[15]So với các đoạn 23, 31, 265. Chú giải cắt nghĩa là định được năm năng lực gây ảnh hưởng kể từ tín quyện lấy, vì định là một trong năm năng lực ấy. Mỗi năng lực được trang bị bằng bốn năng lực kia (trang 166, ấn bản Sinhalese, tiếng Tích Lan).

[16]<về bốn ‘trường hợp diễn dịch’, đọc phần ghi chú giới thiệu về Luận 1>

[17]sau khi diễn dịch (saṅkhipitvā) muốn đề cập tới bốn trường hợp diễn dịch (catusaṅkhepā) ở đ. 275.


[CHƯƠNG VI - SANH VÀ DIỆT]

283.Thế nào là tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện khởi là trí quán sanh diệt?

284. Vật thể đang hiện khởi là [vật thể] đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí. Cảm nghiệm đang hiện khởi... Nhận thức đang hiện khởi... Tạo lập tâm trạng đang hiện khởi... Thức đang hiện khởi đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí.

Mắt đang hiện khởi... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Trở thành đang hiện khởi là hiện hữu đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí.

285. Người thấy sự sanh của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu đặc tính của chúng? Người thấy sự diệt của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu đặc tính của chúng? Người thấy sự sanh diệt của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu bao nhiêu đặc tính của chúng?

Người thấy sự sanh của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự diệt của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự sanh diệt của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. [55]

286. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh diệt của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được bao nhiêu đặc tính?... của tập hợp nhận thức...? ... của tập hợp tạo lập tâm trạng...? Người thấy được sự sanh của tập hợp thức thì thấy bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt của tập hợp thức thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh diệt của tập hợp thức thì thấy được bao nhiêu đặc tính?

Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính, người thấy sự diệt của nó thì thấy năm đặc tính, người thấy sự sanh diệt của nó thì thấy được mười đặc tính. Người thấy được sự sanh của tập hợp cảm nghiệm... của tập hợp nhận thức... của tập hợp tạo lập tâm trạng... Người thấy sự sanh của tập hợp thức thì thấy được năm đặc tính, người thấy sự diệt của nó thì thấy được năm đặc tính, người thấy được sự sanh diệt của nó thì thấy mười đặc tính.

287. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của khao khát nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma) nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của dưỡng tố nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp vật thể.

Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của vô minh nên có sự đoạn diệt của vật thể. Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của khao khát ... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự đoạn diệt của dưỡng tố nên có sự đoạn diệt của vật thể. Người thấy [56] đặc tính biến đổi thì thấy được sự diệt của tập hợp vật thể.

Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

288. Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự sanh khởi của xúc chạm nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Người thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp cảm nghiệm.

Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sự diệt của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự diệt của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của vô minh... Với sự đoạn diệt của khao khát... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự đoạn diệt của xúc chạm nên có đoạn diệt của cảm nghiệm. Người thấy đặc tính biến đổi thì thấy được sự diệt của tập hợp cảm nghiệm.

Người thấy sự diệt của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

289. Người thấy sự sanh của tập hợp nhận thức thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp nhận thức... [hoàn tất như ở đ. 288].

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

290. Người thấy sự sanh của tập hợp tạo lập tâm trạng thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp tạo lập tâm trạng... [hoàn tất như ở đ. 288].

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

291. Người thấy sự sanh của tập hợp thức thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy được sự sanh của tập hợp thức theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh... Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự sanh khởi của tâm thức-vật thể nên có sự sanh khởi của thức. Người [57] thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp thức.

Người thấy sự sanh của tập hợp thức thì thấy năm đặc tính này.

Người thấy sự diệt của tập hợp thức thì thấy năm đặc tính nào?

Người thấy sự diệt của tập hợp thức theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của vô minh... Với sự đoạn diệt của khao khát... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo quả... Với sự đoạn diệt của tâm thức-vật thể nên có sự đoạn diệt của thức. Người thấy đặc tính của biến đổi thấy được sự đoạn diệt của tập hợp thức.

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

292. Người thấy sự sanh của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính này; người thấy sự diệt của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính này; người thấy sự sanh diệt của chúng thì thấy được năm mươi đặc tính này.

293. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện hữu là trí quán sanh diệt.’

294. Tập hợp vật thể có bốn yếu tố chính* làm căn nguyên; ba tập hợp tâm kia là cảm nghiệm, nhận thức và tạo lập tâm trạng có xúc làm căn nguyên; còn tập hợp thức có tâm thức-vật thể làm căn nguyên của nó (đọc M iii 17)

*bốn yếu tố chính là: đất, nước, gió, lửa. Dịch theo M iii 17.



[CHƯƠNG VII - DIỆT]

295.Thế nào là tuệ quán sự diệt [của tâm]sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh?

296. Tâm có vật thể làm đối tượng khởi lên và diệt đi. Sau khi quán tưởng điều ấy xong, tỳ kheo quán sự diệt của tâm đó.

Vị ấy quán: người ấy quán ra sao? Người ấy quán vô thường, chứ không quán trường tồn; vị ấy quán khổ đau [58] chứ không quán vui sướng, vị ấy quán không phải là ngã chứ không quán là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không lấy làm ưa thích; làm cho lòng tham phai nhạt đi, vị ấy không khêu gợi nó; vị ấy làm cho diệt tận, chứ không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, chứ không nắm giữ. Khi quán vô thường vị ấy từ bỏ nhận thức về trường tồn; khi quán khổ vị ấy từ bỏ nhận thức về vui sướng; khi quán không phải là ngã vị ấy từ bỏ nhận thức về ngã; khi vị ấy trở nên nhàm chán vị ấy từ bỏ ưa thích; khi lòng tham của vị ấy phai nhạt đi, vị ấy từ bỏ tham; khi vị ấy làm cho diệt tận, vị ấy từ bỏ sanh khởi; khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.

Tâm có cảm nghiệm làm đối tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]...

Tâm có nhận thức làm đối tượng khởi lên...

Tâm có tạo lập tâm trạng khởi lên...

Tâm có thức làm đối tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]... khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.

Tâm có mắt làm đối tượng khởi lên... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

Tâm có già và chết làm đối tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]... khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.

297. Sự thay thế đối tượng
 Sự thuyên chuyển tuệ tri
 Năng lực tạo chú ý - Đây là
 Quán thực tánh theo sau tư duy.
 Thấy cả hai giống nhau
 Do suy luận từ một đối tượng,
 Chú tâm vào diệt - đây là
 Quán thực tánh trong tướng diệt.
 Sau khi suy tưởng về đối tượng
 Vị ấy quán hoại diệt,
 từ đó biểu lộ rỗng không - đây
 là quán thực tánh tăng thượng
 Thuần thục về ba quán tưởng,
 Và cả về quán thực tánh bốn phần,
 Thuần thục ba biểu hiện
 Các quan điểm sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

298. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán sự diệt [của tâm] sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh.’



[59][CHƯƠNG VIII - BIỂU HIỆN HÃI HÙNG]

299.Thế nào là tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm?

300. (1. a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng’ là trí quán nguy hiểm. Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hãi hùng’... ‘Điều kiện để còn sanh tử là hãi hùng’... ‘Tích lũy là hãi hùng’... ‘Kết sanh là hãi hùng’... ‘Cảnh giới sẽ tái sanh vào là hãi hùng’... ‘Sanh sản là hãi hùng’... ‘Tái sanh khởi là hãi hùng’... ‘Sanh là hãi hùng’... ‘Già là hãi hùng’... ‘Bệnh là hãi hùng’... ‘Chết là hãi hùng’... ‘Khổ não là hãi hùng’... ‘Ta thán là hãi hùng’... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy ‘Tuyệt vọng là hãi hùng’ là trí quán nguy hiểm.

 (1. b) Trí về trạng thái an lạc (santipada) là điều này: ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn’. Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn’ ... [và cứ thế với 15 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 18]... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Không tuyệt vọng là an ổn’.

 (1. c) Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng, không sanh khởi là an ổn’... [và cứ thế như ở đ. 18]... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Tuyệt vọng là hãi hùng và không tuyệt vọng là an ổn’.

301. (2.a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau’ là trí quán nguy hiểm... [và cứ thế như ở đ. 19]... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy ‘Tuyệt vọng là khổ đau’ là trí quán nguy hiểm.

 (2.b) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo’.

 (2.c) Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau, không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo’... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Tuyệt vọng là khổ đau, Không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo’.

302. (3.a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục’ là trí quán nguy hiểm... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tuyệt vọng là thế tục’ là trí quán nguy hiểm. [60]

 (3.b) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không tuyệt vọng là phi thế tục’.

 (3.c) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Tuyệt vọng là thế tục, không tuyệt vọng là phi thế tục’.

303. (4.a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hành vi tạo quả’ là trí quán nguy hiểm... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả’ là trí quán nguy hiểm.

 (4.b) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không còn nguồn sanh khởi là nibbana, không tuyệt vọng là nibbana’.

 (4.c) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả, không còn sanh khởi của hiện hữu là nibbana’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả, không tuyệt vọng là nibbana.’

304. Vị ấy quán khổ đau

 Nguồn sanh khởi của hiện hữu, tiếp tục tái diễn hiện hữu, và điều kiện để còn sanh tử,

 Tích lũy, kết sanh -

 Và đây là trí quán về nguy hiểm của vị ấy.

 Vị ấy quán là hạnh phúc toàn hảo:

 Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, không tiếp tục tái diễn hiện hữu, không có điều kiện để còn sanh tử,

 không tích lũy, không kết sanh -

 Và đây là trí quán về an lạc của vị ấy.

 Trí quán về nguy hiểm có

 Năm nguồn cội;

 Trí quán về an lạc cũng có năm -

 Vị ấy hiểu rõ cả mười trí ấy.

 Thuần thục hai loại trí này

 Các quan điểm sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

305. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm.’



[CHƯƠNG IX - BÌNH THẢN TRƯỚC HÀNH VI TẠO QUẢ]

306.Thế nào là tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh,* là trí bình thản trước các hành vi tạo quả? (cf. Thag 270 và ThagA).

*santiṭṭhanā: điềm tĩnh.

307. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, [bận bịu với] nguồn sanh khởi của hiện hữu là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ muốn giải thoát, tư duy, và điềm tĩnh, [bận bịu với] tiếp tục tái diễn hiện hữu... [và cứ thế với 15 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 18]... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, [bận bịu với] tuyệt vọng là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

308. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả [61]... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là khổ đau’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

309. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là hãi hùng’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

310. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là thế tục’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

311. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

312. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo quả với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả. Cả hai hành vi tạo quả và lòng bình thản đều là hành vi tạo tác; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo tác ấy với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hành vi tạo quả... Tuyệt vọng là hành vi tạo quả, vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo quả với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả. Cả hai hành vi tạo quả và lòng bình thản đều là hành vi tạo tác; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo tác ấy với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả.

313. Với người thế tục, có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả?

Với người thế tục, có tám cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

314. Với người hữu học (còn tu tập), có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả? Với người không còn tham, có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả? [62] Với người thế tục, có hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả. Với người hữu học (còn tu tập), có ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả. Với người không còn tham, có ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

315. Với người thế tục, hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?

Người thế tục hoặc thích thú bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh. Với người thế tục, đây là hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

316. Với người hữu học (còn tu tập), ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?

Với người hữu học, hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, vị ấy trú vào thành quả đắc được [của đạo lộ]. Với người hữu học, đây là ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

317. Với người không còn tham, ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?

Với người không còn tham nhìn bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, trú vào thành quả đắc được «của đạo lộ»hay bằng cách vô can nhìn với lòng bình thản, vị ấy sống trú trong trống không hay sống trú trong không dấu hiệu hay sống trú trong không ước nguyện. Với người không còn tham, đây là ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

318. Thế nào là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục và của người hữu học?

Khi ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả, người thế tục làm ô nhiễm tâm của mình, và đấy là chướng ngại cho tu tập, trở ngại cho sự thấu suốt liễu tri, một điều kiện cho kết sanh trong tương lai. Khi ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả, người hữu học làm ô nhiễm tâm của mình, và đấy là chướng ngại cho tu tập, trở ngại cho sự thấu suốt liễu tri, một điều kiện cho kết sanh trong tương lai. Đây là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục và người hữu học (còn tu tập).

319. Thế nào là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Người thế tục thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. Người hữu học thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. Người không còn tham thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. [63] Đây là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham.

320. Thế nào là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Với người thế tục, bình thản trước hành vi tạo quả là thiện. Với người hữu học, bình thản trước hành vi tạo quả là thiện. Với người không còn tham, bình thản trước hành vi tạo quả là bất định. Đây là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham theo nghĩa thiện và bất thiện.

321. Thế nào là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Với người thế tục, bình thản trước hành vi tạo quả đôi khi được nhận ra rõ ràng, đôi khi không được nhận ra rõ ràng. Với người hữu học, đôi khi được nhận ra rõ ràng, đôi khi không được nhận ra rõ ràng. Với người không còn tham, bình thản trước hành vi tạo quả luôn luôn được nhận ra rõ ràng. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa điều được nhận ra và không được nhận ra.

322. Thế nào là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Người thế tục thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh còn non xanh. Người hữu học thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh còn non xanh. Người không còn tham thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh đã chín mùi. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa chín mùi và không chín mùi.

323. Thế nào là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Người thế tục thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh để chứng đạo lộ nhập giòng do từ bỏ ba kết buộc. Người hữu học thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh để chứng [đạo lộ] cao hơn, sau khi ba kết buộc đã bị từ bỏ. Người không còn tham thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh để sống trú trong hạnh phúc toàn hảo ở ngay đây và ngay bây giờ, sau khi tất cả các nhiễm lậu đã bị đoạn diệt. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa cái gì bị từ bỏ và không bị từ bỏ. [64]

324. Thế nào là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham?

Người thế tục hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh. Với người hữu học, hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, vị ấy chứng trú vào thành quả đắc được [của đạo lộ]. Với người không còn tham nhìn bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, chứng trú vào thành quả đắc được «của đạo lộ»hay bằng cách vô can nhìn với lòng bình thản, vị ấy sống trú trong trống không hay sống trong không biểu tượng hay sống trong không ước nguyện. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham theo nghĩa sống trú và thành đạt.

325. Có bao nhiêu loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng? Có bao nhiêu loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh?

Tám loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng. Mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.

326. Tám loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng là gì?

Tuệ tư duy đến chướng ngại với mục đích chứng đạt sơ thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng với mục đích chứng đạt nhị thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về hỉ với mục đích chứng đạt tam thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về lạc và khổ với mục đích chứng đạt tứ thiền và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về sắc thể, nhận thức về chống đối và nhận thức về sai biệt với mục đích chứng đạt cõi không gian vô biên và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về cõi không gian vô biên với mục đích chứng đạt cõi thức vô biên và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về cõi thức vô biên với mục đích chứng đạt cõi không có gì và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về cõi không có gì với mục đích chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

Đây là tám loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng.

327. Mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh là gì? [65]

Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu, tiếp tục tái diễn của hiện hữu, điều kiện để còn sanh tử, tích lũy, kết sanh, cảnh giới sẽ tái sanh, tái xuất hiện, sanh, già, bệnh, chết, sầu não, ta thán, tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt đạo lộ nhập giòng là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu,... tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt quả vị nhập giòng là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ... đạo lộ trở lại một lần... quả vị trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... quả vị không trở lại... đạo lộ arahant... <quả vị arahant... sống trú trong trống không...> Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu,... tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt an trú trong không dấu hiệu>, và về điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả.

Đây là mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.

328. Có bao nhiêu loại bình thản trước hành vi tạo quả là thiện? Có bao nhiêu bất thiện? Có bao nhiêu bất định tính?

Có mười lăm loại bình thản trước hành vi tạo quả là thiện. Có ba loại bình thản trước hành vi tạo quả là bất định tính. Không có loại bình thản trước hành vi tạo quả bất thiện.

329. [Bây giờ] tuệ về tư duy
 Và điềm tĩnh [như sau]:
 Tám lãnh vực của tâm
 Là: hai cho người thế tục
 Và ba cho người hữu học
 Và ba cho người đã hết tham, qua đó
 Tâm của vị đó đã quay đi.
 Với định, có tám điều kiện,
 Và có mười lãnh vực cho trí, nữa
 Chúng tạo thành mười tám loại
 Bình thản trước hành vi tạo quả,
 Tự chúng làm điều kiện cho
 [Cả] ba loại giải thoát.
 [Nên] người đã có tuệ
 Khiến cho [tất cả] 18 hình thái này xảy ra
 Thuần thục về bình thản
 Trước hành vi tạo quả, và vì thế
 Các nhận thức sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

330. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, là trí về các loại bình thản trước hành vi tạo quả.’



[CHƯƠNG X - CHUYỂN TÁNH]

331.Thế nào là tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là trí chuyển tánh?

332. Nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó vượt qua tiếp tục tái diễn hiện hữu... điều kiện để còn sanh tử... tích lũy... kết sanh... cảnh giới sẽ tái sanh vào... sanh sản... tái sanh khởi... sanh... già... bệnh... chết... sầu não... ta thán... nó vượt qua tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài,* như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào2*không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào vô sanh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

* vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài là trồi lên khỏi giới vực của hành vi tạo quả, được gọi là ‘bên ngoài’ vì nibbana không do điều kiện tạo thành nằm ở bên ngoài (Pm. 866).

2*pakkhandati có nghĩa làanupavisati: nhập vào, đi vào (Pm. 866).

Sau khi vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi vượt qua sanh, nó nhập vào vô sanh... Sau khi vượt qua tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy là chuyển tánh. Sau khi vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

333. Nó trồi lên từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó trồi lên từ tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó trồi lên từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.

Nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

Sau khi trồi lên từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... [67] Sau khi trồi lên từ tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi trồi lên từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

334. Nó quay đi từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó quay đi từ tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó quay đi từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.

Nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

Sau khi quay đi từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Sau khi quay đi từ tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi quay đi từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

335. Có bao nhiêu ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng? Có bao nhiêu ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán thực tánh?

Có tám ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng. Có mười ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán thực tánh.

336. Tám ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng là gì? Để chứng sơ thiền, nó vượt qua chướng ngại, như vậy là chuyển tánh. Để chứng nhị thiền... [và cứ thế như ở đ. 326 cho đến]... [68] Để chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, nó vượt qua nhận thức về cõi không có gì, như vậy nó là chuyển tánh.

Đây là tám ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng.

337. Mười ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán thực tánh là gì? Để chứng đạo lộ nhập giòng, nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... [và cứ thế như ở đ. 327 cho đến]... tuyệt vọng, biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh. Để chứng quả vị nhập giòng, nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy là chuyển tánh. Để chứng đạo lộ trở lại một lần... quả vị trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... quả vị không trở lại... đạo lộ arahant... <quả vị arahant... sống trú trong trống không...> Để chứng <không biểu tượng> nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, tuyệt vọng, biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.

Đây là mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.

338. Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh thiện? Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất thiện? Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất định tính?

Có mười lăm ý niệm chuyển tánh thiện. Ba ý niệm chuyển tánh bất định tính. Không có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất thiện.

339. Vật thể và phi vật thể,
 Ước nguyện và không ước nguyện,
 Bị kết buộc và không kết buộc,
 trồi lên và không trồi lên.
 Với định, có tám điều kiện,
 Và có mười lãnh vực cho trí, nữa
 Tạo thành mười tám loại của
 Trạng thái chuyển tánh
 Tự chúng làm điều kiện cho
 [Cả] ba loại giải thoát.
 [Nên] người có tuệ đã
 Khiến cho [tất cả] 18 hình thái này xảy ra
 Thuần thục về quay đi
 như thuần thục về trồi lên, và vì thế
 Các quan điểm sai khác kia sẽ không lay chuyển vị ấy.

340. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là chuyển tánh.’ [69]



[CHƯƠNG XI - ĐẠO LỘ]

341.Thế nào là tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong]là trí về đạo lộ?

342. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ (a) trồi lên từ quan điểm sai lạc, và nó trồi lên từ nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các biểu tượng; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi khỏi cả hai bên’.

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào (a) trồi lên...

Chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói (a) trồi lên...

Chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi (a) trồi lên...

Chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch (a) trồi lên...

Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực (a) trồi lên...

Chánh niệm theo nghĩa thiết lập (a) trồi lên...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ định sai lạc và nó trồi lên từ các nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi khỏi cả hai bên’.

343. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy [70]... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ những kết buộc thô của ham muốn ái dục và của sựđối kháng lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu*; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ về trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.

 * dấu hiệu là biểu tượng của năm tập hợp. Đọc Vism. XXIII đ. 13.

344. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ không trở lại:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ những kết buộc còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự chống đối, từ những khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự đối kháng lại, xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.

345. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ Arahant:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ ham muốn hiện hữu cõi sắc giới, từ ham muốn hiện hữu cõi vô sắc giới, từ ngã mạn, từ dao động, từ vô minh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ về trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.

346. Vị ấy thiêu đốt (đọc từ PsA là jhāpeti) cái không sanh bằng cái sanh,
 Từ đó jhāna có tên như thế
 Nhờ thuần thục về giải thoát jhana
 Các quan điểm sai khác sẽ không lay chuyển vị ấy
 Nếu sau khi định, vị ấy thấy bằng trí trực quán
 và cũng thế, sau trí trực quán, vị ấy tập trung
 Thì quán thực tánh và tĩnh lặng tăng cấp
 Và buộc đều vào nhau
 Thấy hành vi tạo quả là khổ
 và đoạn diệt là lạc
 Tuệ từ hai trồi lên này
 Chạm trạng thái Vô sanh
 vị ấy biết rõ con đường giải thoát
 Thuần thục trong khác biệt và nhất điểm
 Khi thuần thục trong hai loại trí ấy
 Các quan điểm sai khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

347. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ’. [71]



[CHƯƠNG XII - QUẢ VỊ]

348.Thế nào là tuệ về làm lắng dịu nỗ lực* là trí về quả?

 *Đọc chú thích ở đ. 27 Luận I về nỗ lực.

349. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy trồi lên từ quan điểm sai lạc, và nó trồi lên từ nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào trồi lên...

Chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói trồi lên...

Chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi trồi lên...

Chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch trồi lên...

Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực trồi lên...

Chánh niệm theo nghĩa thiết lập trồi lên...

Chánh định theo nghĩa không tán loạn trồi lên từ định sai lạc và nó trồi lên từ các nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh định [72] khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

350. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ những kết buộc thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

351. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ không trở lại:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ những kết buộc còn xót lại ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, nó trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

352. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ Arahant:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ khao khát hiện hữu cõi sắc giới, từ khao khát hiện hữu cõi vô sắc giới, từ ngã mạn, từ dao động, từ vô minh, từ khao khát hiện hữu trở thành, và từ vô minh, và nó trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

353. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về lắng dịu nỗ lực là trí về quả’.



[CHƯƠNG XIII - GIẢI THOÁT]

354.Thế nào là tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát?

355. Đến giai đoạn đạo lộ nhập giòng, các bất toàn sau đây bị cắt bỏ hẳn trong tâm người tu tập:

1.      quan điểm [sai lạc] cho ngã* trường tồn
*sakkāyadiṭṭhi

2.      hoài nghi,

3.      diễn giải sai về giới và nghi lễ,

i.         khuynh hướng tiềm ẩn đến quan điểm [sai lạc]

ii.       khuynh hướng tiềm ẩn đến hoài nghi

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi năm bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng. [73]

Trí theo nghĩa giải thoát khỏi các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.

356. Đến giai đoạn đạo lộ trở lại một lần, các bất toàn sau đây hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:

4.      kết buộc thô của ham muốn ái dục,

5.      kết buộc thô của sự chống đối lại,

iii.      khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và

iv.     khuynh hướng ngủ ngầm thô của sự chống đối lại,

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi bốn bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng.

Trí theo nghĩa giải thoát khỏi các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.

357. Đến giai đoạn đạo lộ không trở lại, các bất toàn sau hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:

4.      kết buộc còn xót lại của ham muốn ái dục,

5.      kết buộc còn xót lại của sự chống đối lại,

iii.      khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục

iv.     khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của sự chống đối lại,

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi bốn bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng.

Trí theo nghĩa giải thoát khỏi các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.

358. Đến giai đoạn đạo lộ arahant, các bất toàn sau đây hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:

6.      khao khát [hiện hữu] cõi sắc giới,

7.      khao khát [hiện hữu] cõi vô sắc giới,

8.      ngã mạn,

9.      dao động,

10.  vô minh,

v.       khuynh hướng ngã mạn ngủ ngầm

vi.     khuynh hướng khao khát hiện hữu ngủ ngầm

vii.    khuynh hướng vô minh ngủ ngầm

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi tám bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng.

Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.



[CHƯƠNG XIV - DUYỆT XÉT]

359.Thế nào là tuệ quán thực tánh các hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét?

360. Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ đạt được lúc đó, chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào đạt được lúc đó, chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói..., chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi..., [74] chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch..., chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực..., chánh niệm theo nghĩa thiết lập..., chánh định theo nghĩa không phân tâm đạt được lúc đó; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm theo nghĩa thiết lập đạt được lúc đó, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thực theo nghĩa tìm hiểu..., yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực..., yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ theo nghĩa chan hòa..., yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo nghĩa an tịnh..., yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không phân tâm..., yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy đạt được lúc đó;

tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin đạt được lúc đó; tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng..., niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng..., định lực theo nghĩa không lay chuyển vì dao động..., tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh đạt được lúc đó;

năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết đạt được lúc đó; năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn..., năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập..., năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm..., năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa đạt được lúc đó;

các năng lực gây ảnh hưởng theo nghĩa ưu thắng đạt được lúc đó; các lực theo nghĩa không lay chuyển..., các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa lối thoát..., đạo lộ theo nghĩa nguyên nhân..., nền tảng của quán niệm theo nghĩa thiết lập..., nỗ lực chân chánh theo nghĩa tinh tấn..., nền tảng của thần thông theo nghĩa thành tựu..., các Sự thực theo nghĩa như thực (chân thực) đạt được lúc đó;

tĩnh lặng theo nghĩa không phân tâm đạt được lúc đó; quán thực tánh theo nghĩa quán tưởng..., tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa tác dụng duy nhất..., sóng đôi theo nghĩa không vượt quá nhau đạt được lúc đó;

thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự đạt được lúc đó; thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm..., thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ..., giải thoát theo nghĩa được tự do..., minh trí theo nghĩa hiểu rõ..., tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ..., trí hoại diệt theo nghĩa cắt đứt đạt được lúc đó; [75]

theo nghĩa nguồn gốc, hăng hái đạt được lúc đó; theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét...; theo nghĩa phối hợp lại, xúc..., theo nghĩa gặp gỡ, cảm nghiệm..., theo nghĩa đi trước, định...; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm...; theo nghĩa cao cả nhất, tuệ... theo nghĩa cốt lõi (hương vị), tiêu dao...; theo nghĩa kết thúc, nibbana trồi lên từ bất tử đạt được lúc đó.

Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt xét. Các trạng thái này đạt được lúc đó.

361. Ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ đạt được lúc đó, chánh tư duy... [và cứ thế như ở đ. 360 cho đến]..., tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ..., trí về không sanh khởi theo nghĩa lắng dịu đạt được lúc đó; ước muốn theo nghĩa nguồn gốc đạt được lúc đó; suy xét... [và cứ thế như ở đ. 360 cho đến]..., nibbana, trồi lên từ bất tử theo nghĩa kết thúc, đạt được lúc đó.

Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt xét. Các trạng thái này lúc đó khởi lên.

362. Ở khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần:

 ... [như ở đ. 360 cho đến]...

363. Ở khoảnh khắc quả vị trở lại một lần:

 ... [như ở đ. 361 cho đến]...,

364. Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại:

 ... [như ở đ. 360 cho đến]...

365. Ở khoảnh khắc quả vị không trở lại:

 ... [như ở đ. 361 cho đến]...,

366. Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant:

 ... [như ở đ. 360 cho đến]...

367. Ở khoảnh khắc quả vị arahant:

Chánh kiến... [và cứ thế như ở đ. 361 cho đến]..., [76] nibbana trồi lên từ bất tử theo nghĩa chấm dứt, đạt được lúc đó.

Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt xét. Các trạng thái này đạt được lúc đó.

368. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán thực tánh của hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét’.



[CHƯƠNG XV - XÁC ĐỊNH CÁC GIÁC QUAN]

369.Thế nào là tuệ xác định các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể?

370. Hành giả xác định các giác quan như thế nào?

Vị ấy xác định mắt, vị ấy xác định tai,... mũi... lưỡi... thân... vị ấy xác định ý.

371. Hành giả xác định mắt như thế nào? (Cf. đ 287).

Vị ấy xác định như vầy: Mắt do vô minh tạo ra. Mắt do thèm khát tạo ra... Mắt do hành động tạo ra... Mắt do dưỡng tố tạo ra... Mắt được tạo ra do [bám níu] từ bốn yếu tố chính... Mắt được khởi lên... Vị ấy xác định như vầy: Mắt đã được tạo ra. Vị ấy xác định như vầy: Mắt, trước không có, đã được tạo ra, sẽ không hiện hữu. Vị ấy xác định mắt có không gian hữu hạn. Vị ấy xác định như vầy: Mắt là vô thường, do điều kiện tạo nên, sanh khởi do tùy thuộc, chịu hủy diệt, chịu diệt mất, chịu tàn tạ, chịu diệt tận. Vị ấy xác định mắt vô thường, chứ không tồn tại lâu dài; vị ấy xác định mắt là khổ đau, chứ không phải vui sướng; vị ấy xác định nó không phải là ngã, chứ không xác định là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không lấy làm ưa thích; làm cho lòng tham phai nhạt đi, [77] vị ấy không khêu gợi nó; vị ấy làm cho diệt tận, chứ không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, chứ không nắm giữ. Xác định là vô thường, vị ấy từ bỏ quan niệm về trường tồn; xác định là khổ đau, vị ấy từ bỏ quan niệm về vui sướng; xác định không phải là ngã, vị ấy từ bỏ quan niệm về ngã; trở nên nhàm chán, vị ấy từ bỏ thích thú; tạo nên phai nhạt, vị ấy từ bỏ ham muốn; tạo nên diệt tận, vị ấy từ bỏ nguồn sanh khởi; buông bỏ, vị ấy từ bỏ bám giữ. Hành giả xác định mắt như thế đấy.

372. Hành giả xác định tai như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

373. Hành giả xác định mũi như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

374. Hành giả xác định lưỡi như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

375. Hành giả xác định thân như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

376. Hành giả xác định ý như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]... Hành giả xác định ý như thế đấy.

377. Vị đó xác định các ý niệm như thế ấy. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể’.



[CHƯƠNG XVI - XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BÊN NGOÀI]

378.Thế nào là tuệ xác định «đối tượng»bên ngoài là trí về sự khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]?

379. Hành giả xác định các «đối tượng»bên ngoài như thế nào?

Vị ấy xác định vật hữu hình bên ngoài, vị ấy xác định âm thanh... mùi... vị... vật xúc chạm được bên ngoài.

380. Hành giả xác định vật hữu hình bên ngoài như thế nào?

Vị ấy xác định như vầy: Vật hữu hình do vô minh tạo ra. Vị ấy ... [và cứ thế như ở đ. 371 cho đến]... [78] ...buông bỏ, vị ấy từ bỏ bám giữ. Hành giả xác định vật hữu hình bên ngoài như thế đấy.

381-385. Hành giả xác định âm thanh bên ngoài... [và cứ thế như ở đ. 372-376 cho đến]... Hành giả xác định các đối tượng bên ngoài như thế đấy.

386. [Hành giả xác định các đối tượng bên ngoài như thế đấy]. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định đối tượng bên ngoài là trí về sự khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]’. [79]



[CHƯƠNG XVII - HÀNH XỬ]

387.Thế nào là tuệ xác định hành xử là trí biết sự khác biệt trong hành xử?

388. Hành xử có ba loại: hành xử của tâm, hành xử của si mê, hành xử của trí.

389. Hành xử của tâm là gì?

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để thấy các đối tượng hữu hình là hành xử của tâm. Nghĩa của nhận biết từ mắt thấy đối tượng hữu hình là hành xử của tâm. Từ đó hệ quả là yếu tố ý [xảy ra] là hành vi hướng đến [đối tượng] vì các đối tượng hữu hình đã được nhìn thấy là hành xử của tâm. Từ đó hệ quả là yếu tố nhận biết từ ý [xảy ra] vì hướng đến đối tượng hữu hình là hành xử của tâm.

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để nghe âm thanh là hành xử của tâm. Nghĩa của nhận biết từ tai nghe âm thanh là hành xử của tâm... [và cứ thế như trên]...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để ngửi mùi...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để nếm vị...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để xúc chạm vật sờ mó được...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để nhận biết các đối tượng tâm ý là hành xử của tâm. Nghĩa của nhận biết về các đối tượng tâm ý như là nhận biết từ ý là hành xử của tâm. Kết quả từ đó là yếu tố ý [xảy ra] như là hành vi hướng đến [đối tượng] vì các đối tượng tâm ý đã được nhận biêt là hành xử của tâm. Kết quả từ đó là yếu tố nhận biết từ ý [xảy ra] vì hướng đến đối tượng là hành xử của tâm. [80]

390. Hành xử của tâm: theo nghĩa nào?

Tâm hành xử không có tham: đây là hành xử của tâm. Tâm hành xử không có sân: đây là hành xử của tâm. Tâm hành xử không có si:... Tâm hành xử không có ngã mạn (tự hào):... Tâm hành xử không có quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không có dao động:... Tâm hành xử không có nghi hoặc:... Tâm hành xử không có khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với tham:... Tâm hành xử không liên kết với sân:... Tâm hành xử không liên kết với si:... Tâm hành xử không liên kết với ngã mạn (tự hào):... Tâm hành xử không liên kết với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không liên kết với dao động: ... Tâm hành xử không liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử không liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi có thể khiển trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi không thể khiển trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi minh bạch:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì được nhận biết [đối tượng]: Đây là hành xử của tâm. Hành xử của tâm ấy là như thế: đây là một loại hành xử của tâm. Tâm này trong sạch tự bản chất theo nghĩa không có nhiễm lậu: đây là một loại hành xử của tâm.

Đấy là hành xử của tâm.

391. Hành xử si mê là gì?

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm đến các đối tượng hữu hình khả ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của sân đến các đối tượng hữu hình bất khả ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của sân là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của si đến các đối tượng không hẳn tạo [tham hay sân] là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của si là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của ngã mạn như là trói buộc là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của ngã mạn là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của quan điểm [sai lạc] như diễn giải sai lạc [81] là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của quan điểm [sai lạc] là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của dao động như tán loạn là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của dao động là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của nghi hoặc như không kết luận dứt khoát là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của nghi hoặc là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của khuynh hướng ngủ ngầm như thói quen lâu đời khó thay đổi là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành vi của si mê.

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm các âm thanh là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành vi... [và cứ thế như trên]... tham đắm mùi...

... tham đắm vị...

... tham đắm vật xúc chạm được...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm các đối tượng tâm ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành vi... [và cứ thế như trên]... Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành vi của si mê.

392. Hành xử của si mê: hành xử của si mê theo nghĩa nào?

Tâm hành xử với tham: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với sân: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với si: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với ngã mạn: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử với dao động... Tâm hành xử với nghi hoặc... Tâm hành xử với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử liên kết với tham:... Tâm hành xử liên kết với sân:... Tâm hành xử liên kết với si:... Tâm hành xử liên kết với ngã mạn:... Tâm hành xử liên kết với quan điểm [sai lạc]:... [82] Tâm hành xử liên kết với dao động:... Tâm hành xử liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi không thể khiển trách được: ... Tâm hành xử liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi minh bạch:...

Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì chưa biết: đây là hành xử si mê. Hành xử si mê ấy là như thế: đây là một loại hành xử si mê.

Đây là hành xử si mê.

393. Hành xử của trí là gì?

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với mục đích quán vô thường là hành xử của tâm: sự quán vô thường ấy là hành xử của trí. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với mục đích quán khổ đau... với mục đích quán không phải là ngã... với mục đích quán nhàm chán... với mục đích quán hết ham muốn... với mục đích quán đoạn diệt... với mục đích quán buông bỏ... với mục đích quán hủy diệt... với mục đích quán diệt... với mục đích quán biến đổi... với mục đích quán không dấu hiệu... với mục đích quán không ước nguyện... với mục đích quán trống không... với mục đích quán thực tánh chiếu rọi vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... với mục đích thấy biết đúng như thật... với mục đích quán hiểm nguy... với mục đích quán tư duy là hành xử của tâm: hành vi quán tư duy ấy là hành xử của trí. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với mục đích quán quay đi là hành xử của tâm: sự quán quay đi ấy là hành xử của trí. Đạo lộ nhập giòng là hành xử của trí. Quả vị nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần là hành xử của trí. Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại là hành xử của trí. Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant là hành xử của trí. Quả vị arahant là hành xử của trí.

394. Hành xử của trí: hành xử của trí theo nghĩa nào?

Tâm hành xử không có tham: đây là hành xử của trí. Tâm hành xử không có sân:... Tâm hành xử không có si:... Tâm hành xử không có ngã mạn:... [83] Tâm hành xử không có quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không có dao động:... Tâm hành xử không có nghi hoặc:... Tâm hành xử không có khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với tham:... Tâm hành xử không liên kết với sân:... Tâm hành xử không liên kết với si:... Tâm hành xử không liên kết với ngã mạn:... Tâm hành xử không liên kết với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không liên kết với dao động:... Tâm hành xử không liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử không liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi có thể khiển trách được:... Tâm hành xử liên kết với hành vi không thể khiển trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử liên kết với hành vi minh bạch:... Tâm hành xử liên kết với hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành xử liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì được nhận biết: Đây là hành xử của trí. Hành xử si mê ấy là như thế: đây là một loại hành xử của trí.

Đây là hành xử của trí.

395. Hành xử của tâm là một, hành xử của si mê là một điều khác, hành xử của trí là một điều khác nữa.

Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định hành xử là trí về sự khác biệt trong hành xử’.



[CHƯƠNG XVIII - CẢNH GIỚI]

396.Thế nào là tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới?

397. Có bốn cảnh giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới và cõi không được kể đến.

398. Cõi dục giới là gì? (đọc Dhs 1280)

Kể từ địa ngục Avīci phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên Paranimmitavasavatti phía trên, các tập hợp, các yếu tố, các nền tảng, vật thể, cảm nghiệm, nhận thức, tạo lập tâm trạng và thức hiện hữu trong khoảng cách này, có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi dục giới.

399. Cõi sắc giới là gì? [84] (đọc Dhs 1282)

Kể từ Thế giới Brahmā phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên Akaniṭṭha phía trên, các trạng thái tâm và tâm phụ tùy trong người đã chứng [cảnh giới đó nhờ thiền định] hay người đã được tái sanh [ở đó] hay vị [như arahant] đang trú [ở đó] trong an lạc ở ngay đây và ngay bây giờ, thuộc các trạng thái có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi sắc giới.

400. Cõi vô sắc giới là gì? (đọc Dhs 1284)

Kể từ chư thiên cõi không gian vô biên phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức phía trên, các trạng thái tâm và tâm phụ tùy trong người đã chứng hay đã được tái sanh hay đang trú trong an lạc ở ngay đây và ngay bây giờ, thuộc các trạng thái có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi vô sắc giới.

401. Cõi không được tính kể đến là gì? (đọc Dhs 1291)

Các đạo lộ và quả vị của các đạo lộ không được tính kể đến và các trạng thái không được tạo thành: đây là cảnh giới không được tính kể đến.*

Đây là bốn cảnh giới.

* apariyāpannā(không được tính kể đến, đứng riêng ngoài), đó là: 4 đạo lộ, 4 quả vị và niết bàn. Đọc Dhs. đoạn 583, 992, 1287ff.

402. Bốn cảnh giới khác: bốn nền tảng của quán niệm, bốn chánh tinh tấn, bốn nền tảng của thần thông (con đường đưa đến năng lực), bốn jhānas, bốn trạng thái vô lượng, bốn chứng đạt cõi vô sắc giới, bốn vô ngại giải, bốn loại tiến triển (D iii 228), bốn đối tượng phụ trợ (Vbh 332), bốn truyền thống của Bậc Thánh (D iii 224)*, bốn giềng mối gìn giữ(D iii 232)2*, bốn điềm lành (A ii 32)3*, bốn bước của Giáo Pháp chân chánh (A ii 29)4*.

Đây là [mỗi một cho] bốn cảnh giới.

* ariyavaṁsā(thánh chủng):·hài lòng với bất cứ tấm y cũ nào, ·hài lòng với bất cứ thực phẩm cúng dường nào, ·hài lòng với bất cứ chỗ ở nào, ·thích và hoan hỉ trong việc từ bỏ & trong tu tập. Đọc thêm A ii 27.

2*saṅgaha-vatthūni: ·bố thí, ·nói lời hòa nhã, ·làm điều ích lợi, ·không thiên vị. Đọc thêm A ii 32, D iii 152.

3* là: ·sống nơi thích hợp, ·giao kết với bậc Thánh, ·tự biết mình (đọc D iii 254), ·đã làm phước từ trước.

4* là: ·không tham, ·không sân, ·chánh niệm, ·chánh định.

403. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới’.



[CHƯƠNG XIX - CÁC Ý NIỆM]

404.Thế nào là tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm?

405. Hành giả xác định các ý niệm như thế nào?

Vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định. Vị ấy xác định các ý niệm cõi sắc giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm đó bất định. Vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm vô sắc giới ấy bất định. Vị ấy xác định các ý niệm không được kể đến là thiện, vị ấy xác định các ý niệm không được kể đến ấy bất định. [85]

406. Vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định như thế nào?

Vị ấy xác định mười lộ trình của nghiệp là thiện, vị ấy xác định mười lộ trình của nghiệp là bất thiện. Vị ấy xác định [tâm] cõi sắc thể và [tâm] quả của hành động và [tâm] duy tác là bất định. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định.

Vị ấy xác định các ý niệm cõi sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi sắc giới bất định như thế nào?

Vị ấy xác định bốn jhānas là thiện cho các vị ‘an cư lập nghiệp’ ở đây [nhờ tái sanh trong cõi dục giới], vị ấy xác định bốn jhānas là bất định cho các vị tái sanh ở đấy [trong cõi vô sắc giới]. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi sắc giới bất định.

Vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là bất định như thế nào?

Vị ấy xác định bốn thành tựu ở cõi vô sắc giới là thiện cho các vị ‘an cư lập nghiệp’ ở đây, vị ấy xác định bốn thành tựu ở cõi vô sắc giới là bất định cho các vị tái sanh ở đấy. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là bất định.

Vị ấy xác định các ý niệm không được tính kể đến là thiện, xác định các ý niệm không được tính kể đến là bất định như thế nào?

Vị ấy xác định bốn đạo lộ là thiện. Vị ấy xác định bốn quả vị sa môn và nibbana là bất định. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm không được tính kể đến là thiện, xác định các ý niệm không được tính kể đến bất định.

Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm.

407. Chín trạng thái bắt nguồn từ hân hoan: Khi hành giả chú ý [đến đối tượng] là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy; khi vị ấy hân hoan, hỉ lạc khởi lên trong vị ấy; khi tâm hỉ lạc, thân* của vị ấy trở nên thư thái; khi thân thư thái «tâm của»vị ấy cảm thấy dễ chịu; khi cảm thấy dễ chịu, tâm của vị ấy được định; khi tâm định, vị ấy thấy và biết đúng như thật; khi thấy và biết đúng như thật vị ấy trở nên nhàm chán; khi trở nên nhàm chán, lòng tham của vị ấy phai nhạt. Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát. Khi vị ấy chú ý [đến đối tượng] là khổ... Khi vị ấy chú ý [đối tượng] là không phải là ngã ... với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.

* kāya:theo Rhys Davids, thân ở đây là nāma-kāya, thân tâm thức. Đọc M. Walshe, The Long Discourses of the Buddha, chú thích 1079, 1155 trang 618, 619, 624.

408. Khi vị ấy thấy vật thể là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy thấy cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là vô thường... là khổ... là không phải là ngã, hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.

Khi vị ấy thấy mắt là vô thường, hân hoan... [và cứ thế lập lại như ở đ. 407 cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Khi vị ấy thấy già và chết là [86] vô thường, hân hoan ... Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.

Đây là chín trạng thái bắt nguồn từ hân hoan.

409. Chín trạng thái bắt nguồn từ suy xét kỹ lưỡng* [đối tượng] là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy; khi vị ấy hân hoan, hỉ khởi lên trong vị ấy; khi cảm nhận hỉ, thân của vị ấy trở nên thư thái; khi thân thư thái, vị ấy cảm thấy dễ chịu; khi cảm thấy dễ chịu, tâm của vị ấy được định; khi tâm định, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là nguồn gốc của khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là sự diệt khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Khi vị ấy suy xét kỹ lưỡng [đối tượng] là khổ... Khi vị ấy suy xét kỹ lưỡng [đối tượng] là không phải là ngã ... hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’.

* yoniso manasikāra:suy xét kỹ lưỡng theo nghĩa suy nghĩ hợp với sự thực, theo tinh thần phát sanh do tùy thuộc (paṭiccasamuppāda) nói ở M iii 142; S ii 105. Nó là cội nguồn của giải thoát. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1977], chú thích 46/2 trang 17.

Trái lại là ayoniso manasikāra, suy xét không đúng với sự thực. MA nói nó là cội nguồn của điên đảo, dẫn đến quan điểm sai lạc, khổ đau như ở M i 7. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 33, trang 1169.

410. Khi vị ấy thấy vật thể là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy thấy cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là vô thường... là khổ... là không phải là ngã, hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’.

Khi vị ấy thấy mắt là vô thường, hân hoan... [và cứ thế lập lại như ở đ. 409 cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Khi vị ấy thấy già và chết là vô thường, hân hoan ... vị ấy hiểu đúng như thật ‘Đây là con đường [87] đưa đến diệt khổ’.

Đây là chín trạng thái bắt nguồn suy xét kỹ lưỡng.

411. Chín loại khác biệt. (D iii 289; cf. đ. 89)

Vì có khác biệt về yếu tố*, nên khác biệt về xúc khởi lên. Vì có khác biệt về xúc, nên khác biệt về cảm giác khởi lên. Vì có khác biệt về cảm giác, nên khác biệt về nhận thức khởi lên. Vì có khác biệt về nhận thức, nên khác biệt về tư duy khởi lên. Vì có khác biệt về tư duy, nên khác biệt về ước muốn khởi lên. Vì có khác biệt về ước muốn, nên khác biệt về ám ảnh2*khởi lên. Vì có khác biệt về ám ảnh, nên khác biệt về tìm cầu khởi lên. Vì có khác biệt về tìm cầu, nên khác biệt về lợi lộc khởi lên.

* khác biệt về yếu tố làkhác biệt về bản chất nội tại [bản chất ‘trống không’ và ‘không phải là sanh linh’] của các hiện tượng. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha, Vol. I, [Wisdom Publications, Boston, 2000], chú thích 223, trang 788. Đọc thêm Dhātusaṁyutta S. ii 140 ff.

2*ám ảnh [pariḷāha] dịch theo Maurice Walshe, sđd, trang 521. Nđ. cơn sốt nhiễm lậu.

Đây là chín loại khác biệt.

412. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm’.



 [CHƯƠNG XX-XXIV. - TRÍ TRỰC CHỨNG]

413.Thế nào là: (XX) tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới? (XXI) tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ)? (XXII) từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ? (XXIII) tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất? (XXIV) Tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm ?

414. Bất cứ trạng thái nào được chứng biết trực tiếp đều được biết tới. Bất cứ trạng thái nào được hiểu biết trọn vẹn đều được thẩm định (tìm hiểu kỹ). Bất cứ trạng thái nào bị từ bỏ đều bị dứt bỏ. Bất cứ trạng thái nào được tu tập đều có tác dụng (hương vị) duy nhất. Bất cứ trạng thái nào được thực chứng đều được thể nghiệm.

415. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới, tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ); từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ; tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất; tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm. [88] (so với Vism 606, SA về S i 11)



[CHƯƠNG XXV-XXVIII. - BỐN VÔ NGẠI GIẢI]

416.Thế nào là: (XXV) tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa? (XXVI) Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm? (XXVII) Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp? (XXVIII) Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài?

417. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của niệm là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là một ý niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của niệm là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của định là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là một ý niệm khác. Các năng lực gây ảnh hưởng khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’.

418. Nghĩa hiểu theo cả quyết là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa. Nghĩa hiểu theo cả quyết là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.

419. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm nghĩa này. Ngôn ngữ cho các ý niệm này là một loại, ngôn ngữ cho những nghĩa này là một loại khác. Các ngôn ngữ khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp’.

420. Có trường hợp trí về năm loại ý niệm này và có trường hợp trí về năm loại nghĩa này, và có trường hợp trí về mười loại ngôn ngữ này. Những trường hợp ấy của trí về các loại ý niệm này là một, những trường hợp ấy của trí về các loại nghĩa này là một cái khác. Các trí khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.

421. Tín lực là một ý niệm, tấn lực là một ý niệm, niệm lực là một ý niệm, định lực là một ý niệm, tuệ lực là một ý niệm. Tín lực là một ý niệm, tấn lực là một ý niệm khác, niệm lực là một ý niệm khác, định lực là một ý niệm khác, tuệ lực là một ý niệm khác. [89] Các ý niệm khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’.

422. Nghĩa của không lay chuyển vì bất tin là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì lười biếng là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì vô ý là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì dao động là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì vô minh là một nghĩa. Nghĩa của không lay chuyển vì bất tin là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì ăn không ngồi rồi là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì xao lãng là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì dao động là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì vô minh là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.

423. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm trạng thái này và [cứ thế như ở đ. 419] ... Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp’.

424. Có những trường hợp về trí của năm loại ý niệm... [cứ thế như ở đ. 419] ... Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.

425. Yếu tố giác ngộ của niệm là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tìm hiểu sự thực là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tinh tấn là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của hỉ là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tĩnh lặng là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của định là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của bình thản là một ý niệm. Yếu tố giác ngộ của niệm là một ý niệm,... yếu tố giác ngộ của bình thản là một ý niệm khác. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’. [90]

426. Nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tìm hiểu sự thực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tinh tấn là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thấm nhập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo an lạc là một nghĩa. Nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tư duy là một nghĩa khác. Nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác,... Nghĩa hiểu theo tư duy là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.

427. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ bẩy ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ bẩy nghĩa này. Nghĩa cho các ý niệm này [cứ thế như ở đ. 419]

428. Có những trường hợp về trí của bẩy loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của bẩy loại nghĩa này. Có những trường hợp về trí của mười bốn loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của mười bốn loại ngôn ngữ này. Có những trường hợp về trí của các ý niệm này... [cứ thế như ở đ. 420]

429. Chánh kiến là một ý niệm, chánh tư duy là một ý niệm, chánh ngữ là một ý niệm, chánh hành là một ý niệm, chánh mạng là một ý niệm, chánh tinh tấn là một ý niệm, chánh niệm là một ý niệm, chánh định là một ý niệm. Chánh kiến là một ý niệm,... chánh định là một ý niệm khác. Những ý niệm khác biệt này...

430. Nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa, nghĩa hiểu theo hướng tâm trụ vào là một nghĩa, nghĩa hiểu theo duy trì * là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nguồn sanh khởi là một nghĩa, nghĩa hiểu theo làm cho sạch là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác. Nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa,... [91] nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này...

* nđ: giữ vững

431. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ tám ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ tám nghĩa này. Nghĩa cho các ý niệm này [cứ thế như ở đ. 419]

432. Có những trường hợp về trí của tám loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của tám loại nghĩa này. Có những trường hợp về trí của mười sáu loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của các ý niệm này... [cứ thế như ở đ. 420]

433. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa. Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm. Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp. Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.



[CHƯƠNG XXIX-XXXI. - TRÚ VÀ CHỨNG ĐẠT]

434.Thế nào là (XXIX) tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú. Là (XXX) tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt. Là (XXXI) tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt?

435. Khi hành giả thấy rõ ràng dấu hiệu [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt đi [của chúng] mỗi lần áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] vì đã quyết chí về không dấu hiệu [một khía cạnh của nibbana], đây là trú không dấu hiệu [của quán thực tánh]. Khi hành giả thấy rõ ước nguyện [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt mất [của chúng] mỗi lần áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] vì đã quyết chí về không ước nguyện [khía cạnh của nibbana], đây là trú trong không ước nguyện [của quán thực tánh]. Khi hành giả thấy rõ sự diễn giải sai lạc [về hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt mất [của chúng] mỗi khi vị ấy áp dụng [trí của mình đến các hành vi tạo quả ấy] vì đã quyết chí về tánh không [khía cạnh của nibbana], đây là trú vào tánh không [của quán thực tánh].

436. Khi thấy rõ dấu hiệu ấy là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là chứng không dấu hiệu. Khi thấy rõ ước nguyện là hãi hùng và, [92] nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không ước nguyện, hành giả chứng đắc [quả] vì chí đã quyết về không ước nguyện, đây là chứng không ước nguyện. Khi thấy rõ sự diễn giải sai lạc ấy là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là tánh không, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về tánh không, đây là chứng chân không.

437. Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt đi [của chúng] mỗi khi áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] và nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là trú và chứng không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện bằng dấu hiệukhông dấu hiệu]... Khi... [thay diễn giải sai lạc tánh không bằng dấu hiệukhông dấu hiệu]... đây là trú và chứng chân không.

438. Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và thấy nó diệt đi mỗi khi áp dụng [trí của mình đến nó] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là trú trong không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện]... Khi... [thay diễn giải sai lạc tánh không]... đây là trú chân không.

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là chứng không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện]... Khi... [thay diễn giải sai lạc tánh không]... đây là chứng chân không.

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và thấy nó diệt đi mỗi khi vị ấy áp dụng [trí của mình đến nó] và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu [đặc tính của nibbana], đây là trú và chứng không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện]... Khi... [93] [thay diễn giải sai lạc tánh không]... đây là chứng và trú chân không.

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của cảm nghiệm... [và cứ thế lập lại ba đoạn trên với các tập hợp còn lại và cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của già và chết... đây là chứng và trú chân không. [94]

439. Trú không dấu hiệu là một; trú không ước nguyện là một cái khác; trú chân không là một cái khác; chứng không dấu hiệu là một; chứng không ước nguyện là một cái khác; chứng chân không là một cái khác; trú và chứng không dấu hiệu là một; trú và chứng không ước nguyện là một cái khác; trú và chứng chân không là một cái khác.

440. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú, tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt, tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt’.



[CHƯƠNG XXXII. ĐỊNH CÓ KẾT QUẢ TỨC THỜI]

441.Thế nào là tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định [có kết quả]tức thời?

442. Nhờ xuất ly, định là không phân tâm tức là nhất tâm; nhờ có định ấy nên trí khởi lên; nhờ có trí ấy, nên phiền não bị đoạn diệt. Kể như thế thì định có trước và trí có sau; nhờ trí đó nên nhiễm lậu bị diệt trừ. Như vậy nên nói: ‘tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời’.

Phiền não:Các phiền não này là gì?

Đây là phiền não về ái dục, phiền não trở thành, phiền não về quan điểm và phiền não về vô minh.

Các phiền não này bị đoạn diệt ở đâu?

Ở đạo lộ nhập giòng, phiền não về quan điểm hoàn toàn bị đoạn diệt, và các phiền não về ái dục, trở thành và vô minh còn mạnh đủ để sanh vào cảnh khổ* bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.

 * apāyagamanīyo:sanh vào cảnh khổ.

Ở đạo lộ trở lại một lần, phiền não thô về ái dục bị đoạn diệt và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.

Ở đạo lộ không trở lại, phiền não về ái dục bị tuyệt diệt và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.

Ở đạo lộ arahant, các phiền não về trở thành và vô minh bị tuyệt diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây. [95]

Không phân tâm là nhất tâm nhờ không sân hận... do nghĩ đến ánh sáng... nhờ không phân tâm... nhờ tìm hiểu rõ các hiện tượng... nhờ trí... nhờ hân hoan...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ chứng cõi không gian vô biên... nhờ chứng cõi thức vô biên... nhờ chứng cõi không có gì... nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ đề mục đất... đề mục nước... đề mục lửa... đề mục gió... đề mục mầu xanh... đề mục mầu vàng... đề mục mầu đỏ... đề mục trắng... đề mục hư không*... đề mục tâm2*...

 * ākāsakasiṇavasena
 
2*viññāṇakasiṇavasena

Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến đức Phật... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Giáo Pháp Chân Chính... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Tăng Đoàn... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Giới... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến bố thí... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến chư thiên... quán niệm đến hơi thở... quán niệm đến cái chết... quán niệm đến thân... quán niệm đến an lạc...

Không phân tâm là nhất tâm đến [tử thi] phình trương... đến xanh đen, ... đến máu mủ,... đến nứt nẻ (đứt lìa),... đến thú xé ăn,... đến phân lìa, đến rã rục, <đến chảy máu...> đến [tử thi] bị sâu khoét... đến bộ xương...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở vào hơi dài... nhờ thở ra hơi dài... nhờ thở vào hơi ngắn... nhờ thở ra hơi ngắn... nhờ thở vào kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]... nhờ thở ra kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]... nhờ thở vào làm lắng dịu hành vi của thân.. nhờ thở ra làm lắng dịu hành vi của thân... nhờ thở ra kinh nghiệm hoan hỉ... nhờ thở vào kinh nghiệm hoan hỉ... nhờ thở ra kinh nghiệm an lạc... nhờ thở vào kinh nghiệm an lạc... nhờ thở ra kinh nghiệm hành vi của tâm... nhờ thở vào kinh nghiệm hành vi của tâm... nhờ thở ra làm lắng dịu hành vi của tâm... nhờ thở vào làm lắng dịu hành vi của tâm... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm hân hoan... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm hân hoan... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm định... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm định... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm giải thoát... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm giải thoát... nhờ thở ra quán vô thường... nhờ thở vào quán vô thường... nhờ thở ra quán hết ham muốn... nhờ thở vào quán hết ham muốn... nhờ thở ra quán diệt tận... nhờ thở vào quán diệt tận... nhờ thở vào quán xuất ly...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở vào quán xuất ly là định; vì thế... [96] [hoàn tất như từ đầu của đoạn này cho đến]... trí về định có kết quả tức thời’.

Nhiễm lậu:Các nhiễm lậu...

Ở đạo lộ arahant, các nhiễm lậu về trở thành và vô minh bị tuyệt diệt. Các nhiễm lậu này bị đoạn diệt ở đây.

443. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời’.



[CHƯƠNG XXXIII. - TRÚ KHÔNG XUNG ĐỘT]

444.Thế nào là tuệ tức là thấy có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú và tức là quyết tâm về mục tiêu cao thượng là trí về trú không xung đột?

445. Thấy có phần ưu thắng:

Quán vô thường là thấy có phần ưu thắng, quán khổ đau là thấy có phần ưu thắng, quán không phải là ngã làthấy có phần ưu thắng.

Quán vô thường trong vật thể là thấy có phần ưu thắng, quán khổ đau trong vật thể là thấy có phần ưu thắng, quán không phải là ngã trong vật thể làthấy có phần ưu thắng. Quán vô thường trong cảm nghiệm ... trong nhận thức... trong tạo lập tâm trạng... trong thức...

Quán vô thường trong mắt... [và cứ thế cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... quán không phải là ngã trong già và chết làthấy có phần ưu thắng. [97]

446. Và là thành tựu trong an trú:

Trú chân không là thành tựu trong an trú, trú không dấu hiệu là thành tựu trong an trú, trú không ước nguyện là thành tựu trong an trú.

447. Quyết tâm về mục tiêu tối thượng:

Chí hướng về chân không là quyết tâm về mục tiêu tối thượng, chí hướng về trú không dấu hiệu là quyết tâm về mục tiêu tối thượng, chí hướng về không ước nguyện là quyết tâm về mục tiêu tối thượng.

448. Trú không xung đột:

Cõi sơ thiền là trú không xung đột, nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... chứng cõi không gian vô biên... chứng cõi thức vô biên... chứng cõi không có gì... chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức là trú không xung đột.

449. Trú không xung đột: trú không xung đột theo nghĩa nào?

Cõi sơ thiền dẹp bỏ chướng ngại, vì vậy gọi là trú không xung đột. Cõi nhị thiền từ bỏ hướng tâm và suy xét đối tượng... Cõi tam thiền dẹp bỏ hỉ... Cõi tứ thiền dẹp bỏ lạc và khổ... Chứng cõi không gian vô biên từ bỏ nhận thức về sắc thể... nhận thức về đối ngại, nhận thức về sai biệt, chứng cõi thức vô biên từ bỏ nhận thức về cõi không gian vô biên... chứng cõi không có gì từ bỏ nhận thức về cõi thức vô biên... chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức từ bỏ nhận thức về cõi không có gì, vì vậy gọi là trú không xung đột.

450. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ tức là thấy rõ có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú và tức là quyết tâm về mục tiêu tối thượng là trí về trú không xung đột’.



[CHƯƠNG XXXIV. - CHỨNG ĐOẠN DIỆT]

451.Thế nào là tuệ làm chủ do có hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập* của trí, và do chín loại tu tập* của định, là trí về chứng đoạn diệt?

* cariyā = exercise. nv. behaviour.

452. Về hai lực: hai lực ấy là lực tĩnh lặng và lực quán thực tánh.

Lực tĩnh lặng * là gì? Không phân tâm là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng. Không phân tâm là nhất tâm nhờ không sân hận là lực tĩnh lặng. Không phân tâm là nhất tâm nhờ nghĩ đến ánh sáng [98] [và cứ thế như ở đ. 442 cho đến]... Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở ra quán từ bỏ là lực tĩnh lặng.

 * tĩnh lặng ở đây chính là định. Đọc lại chú thích số 7 ở đ. 23.

453. Lực tĩnh lặng: Tĩnh lặng là lực theo nghĩa nào?

Không lay chuyển vì chướng ngại qua sơ thiền, như vậy là lực tĩnh lặng. Qua nhị thiền... [và cứ thế như ở đ. 449 cho đến]... không lay chuyển vì nhận thức cõi không có gì nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, như vậy là lực tĩnh lặng.

Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với dao động đổi hướng nên tĩnh lặng là lực.

Đây là lực tĩnh lặng.

454. Quán thực tánh kể như là lực là gì?

Quán vô thường là quán thực tánh kể như là lực, quán khổ đau... quán không phải là ngã... quán nhàm chán... quán hết ham muốn... quán đoạn diệt... quán buông bỏ là quán thực tánh kể như là lực. (đ. 16)

Quán vô thường trong vật thể là quán thực tánh kể như là lực, quán khổ đau trong vật thể... quán không phải là ngã trong vật thể... quán nhàm chán trong vật thể... quán hết ham muốn trong vật thể... quán đoạn diệt trong vật thể... quán buông bỏ trong vật thể là quán thực tánh kể như là lực... Quán vô thường trong cảm nghiệm... trong nhận thức... trong tạo lập tâm trạng... trong thức...

Quán vô thường trong mắt... [và cứ thế với 7 cách quán còn lại cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... quán buông bỏ trong già và chết là quán thực tánh kể như là lực.

455. Lực quán thực tánh: quán thực tánh làlực theo nghĩa nào?

Không lay chuyển vì nhận thức về trường tồn nhờ quán vô thường, như vậy là lực quán thực tánh. Không lay chuyển vì nhận thức về vui sướng nhờ quán về khổ, như vậy là lực quán thực tánh. Không lay chuyển vì nhận thức về ngã nhờ quán không phải là ngã... không lay chuyển vì thích thú nhờ quán nhàm chán... không lay chuyển vì tham nhờ quán hết ham muốn... không lay chuyển vì sanh khởi nhờ quán [99] diệt... Không lay chuyển vì bám níu nhờ quán buông bỏ, như vậy quán thực tánh là lực.

Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị đổi hướng vì dao động, vì nhiễm lậu và các tập hợp đi kèm với vô minh nên quán thực tánh là lực.

Đây là quán thực tánh kể như là lực.

456. Do lắng dịu ba hành vi tạo quả: do lắng dịu ba hành vi tạo quả nào?

Trong người chứng nhị thiền, hành vi tạo quả bằng lời dưới hình thức hướng tâm và suy xét đối tượng đã được hoàn toàn lắng dịu. Trong người chứng tứ thiền, hành vi tạo quả bằng việc làm dưới hình thức hơi thở vào và hơi thở ra đã được hoàn toàn lắng dịu. Trong người chứng diệt thọ tưởng, hành vi tạo quả bằng ý dưới hình thức nhận thức và cảm nghiệm đã được hoàn toàn lắng dịu. Do lắng dịu ba hành vi tạo quả này.

457. Do mười sáu loại tu tập của trí: Do mười sáu loại tu tập nào của trí ? (cf. đ. 393)

Quán vô thường là tu tập của trí. Quán khổ đau... Quán không phải là ngã... Quán nhàm chán... Quán hết ham muốn... Quán đoạn diệt... Quán buông bỏ là tu tập của trí. Quán quay đi là tu tập của trí. Đạo lộ nhập giòng là tu tập của trí.... Quả nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần... Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại... Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant... Quả vị arahant là tu tập của trí. Do mười sáu loại tu tập này của trí.

458. Do chín loại tu tập của định: Do chín loại tu tập nào của định?

Cõi sơ thiền là tu tập của định. Cõi nhị thiền... Cõi tam thiền... Cõi tứ thiền... Chứng cõi không gian vô biên... chứng cõi thức vô biên... chứng cõi không có gì... chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức là tu tập của định. Cũng thế với hướng tâm về đối tượng, suy xét về đối tượng, hỉ, lạc và nhất tâm có mục đích chứng sơ thiền... có mục đích chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Do chín loại tu tập này của định.

459. Làm chủ: có năm loại. Có sự làm chủ trong việc hướng sự chú ý, trong sự chứng đắc, trong quyết định (về thời hạn), trong trồi lên, [100] trong quán sát.

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc hướng sự chú ý, như vậy là làm chủ trong việc hướng sự chú ý. Vị tỳ kheo chứng sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc chứng đắc, như vậy là làm chủ trong việc chứng đắc. Vị tỳ kheo quyết định (về thời hạn) nhập sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc quyết định (về thời hạn), như vậy là làm chủ trong việc quyết định (về thời hạn). Vị tỳ kheo trồi lên từ sơ thiền «xuất thiền»ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc trồi lên «xuất thiền», như vậy là làm chủ trong việc trồi lên «xuất thiền». Vị tỳ kheo quán sát sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc quán sát, như vậy là làm chủ trong việc quán sát.

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến nhị thiền...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến tam thiền...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến tứ thiền...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không gian vô biên...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi thức vô biên...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không có gì...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức ở bất cứ chỗ nào... Vị tỳ kheo quán sát sự chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức ở bất cứ chỗ nào... vị ấy không gặp khó khăn gì trong việc quán sát, như vậy là làm chủ trong việc quán sát.

460. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ làm chủ do làm chủ hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập của trí, và do chín loại tu tập của định, là trí về chứng đoạn diệt’.



[CHƯƠNG XXXV. HOÀN TOÀN DẬP TẮT]

461.Thế nào là tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt ?

462. Ở đây, người hiểu biết rõ ràng tường tận, nhờ xuất ly, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn ham muốn ái dục; nhờ không sân hận, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn sân hận; nhờ nghĩ về ánh sáng, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn dã dượi buồn ngủ; nhờ không phân tâm, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn dao động; nhờ tìm hiểu kỹ các hiện tượng, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn hoài nghi; nhờ trí, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn vô minh; nhờ hoan hỉ, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn buồn chán.

Vị ấy nhờ sơ thiền, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn chướng ngại... [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]... Vị ấy nhờ đạo lộ arahant, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn mọi nhiễm lậu [101].

Hay cũng có thể, khi hiểu biết rõ ràng tường tận, vị ấy chứng hoàn toàn dập tắt nhờ niết bàn không có bám níu nào còn xót lại thì vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của mắt và tiếp tục tái diễn mới của mắt khởi lên, vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của tai... tiếp tục tái diễn của mũi... tiếp tục tái diễn của lưỡi... tiếp tục tái diễn của thân... vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của ý và sự tiếp tục tái diễn mới của ý khởi lên.

Tuệ hiểu biết về chấm dứt sự tiếp tục tái diễn này của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt.

463. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí hoàn toàn dập tắt’.



[CHƯƠNG XXXVI. - CÙNG TỘT ĐỈNH*]

* samasīsī: vốn có nghĩa là ‘người chứng quả Arahant ngay lúc chết’: muốn nói đến sự chứng quả và cái chết xảy ra đồng thời. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1977], chú thích 946/5 trang 246, 305. Đọc thêm B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], đoạn 19, trang 20. Chương này nói hễ đã đoạn tận được tột đỉnh của nhiễm lậu thì đồng thời cũng đạt được tột đỉnh của giải thoát nghĩa là chứng quả Arahant, không thấy đề cập gì đến khía cạnh xảy ra đồng thời của sự đoạn tận tất cả nhiễm lậu và đoạn tận mạng sống.

464.Thế nào là tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh?

465. Tất cả các trạng thái: Năm tập hợp, mười hai căn cứ, mười tám yếu tố, trạng thái thiện, trạng thái bất thiện, trạng thái bất định tính; các trạng thái cõi dục giới, cõi sắc giới, vô sắc giới, cõi không được tính kể đến.

466. Hoàn toàn cắt đứt: vị ấy hoàn toàn cắt đứt ham muốn ái dục nhờ xuất ly, hoàn toàn cắt đứt sân hận nhờ không sân hận... dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... dao động nhờ không phân tâm... hoài nghi nhờ tìm hiểu các hiện tượng... vô minh nhờ trí... buồn chán nhờ hoan hỉ...

Vị ấy hoàn toàn cắt đứt chướng ngại nhờ sơ thiền ... [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]... Vị ấy hoàn toàn cắt đứt tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant.

467.Sự đoạn diệt của chúng: Vị ấy làm cho ham muốn ái dục đoạn diệt nhờ xuất ly, vị ấy làm cho sân hận đoạn diệt nhờ không sân hận, ... dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... dao động nhờ không phân tâm... hoài nghi nhờ tìm hiểu các hiện tượng... vô minh nhờ trí... buồn chán nhờ hoan hỉ...

Vị ấy làm cho chướng ngại đoạn diệt nhờ sơ thiền... [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]... Vị ấy làm cho tất cả các nhiễm lậu đoạn diệt nhờ đạo lộ arahant.

468. Không tái xuất hiện: Ham muốn ái dục không tái xuất hiện ở người đã chứng xuất ly. Sân hận không tái xuất hiện ở người đã chứng [102] không sân hận, ... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].

Các chướng ngại không tái xuất hiện ở người đã chứng đắc sơ thiền ... [và cứ thế cho đến]... không nhiễm lậu nào tái xuất hiện ở người đã chứng đạo lộ arahant.

469. Cùng: Xuất ly cũng giống [như giải thoát] vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ. Không sân hận cũng giống thế vì sân hận đã bị từ bỏ... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].

Sơ thiền cũng như thế vì các chướng ngại ấy đã bị từ bỏ... [và cứ thế cho đến]... Đạo lộ arahant cũng như thế vì tất cả các nhiễm lậu đã bị từ bỏ.

470. Tột đỉnh: * Có mười ba: Tột đỉnh của [tất cả] chướng ngại là tham ái, tột đỉnh của [tất cả] ràng buộc là ngã mạn (kiêu hãnh), tột đỉnh của [tất cả] diễn giải nhầm lẫn là quan điểm [sai lạc], tột đỉnh của [tất cả] tán loạn là dao động, tột đỉnh của [tất cả] nhiễm lậu là vô minh. Tột đỉnh của cả quyết là tín, tột đỉnh của nỗ lực là tinh tấn, tột đỉnh của thiết lập là quán niệm, tột đỉnh của không tán loạn là định. Tột đỉnh của thấy rõ là tuệ. Tột đỉnh của tiếp tục tái diễn 2*là năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí. Tột đỉnh của [tất cả] lãnh xứ là giải thoát.3*Tột đỉnh của [tất cả] hành vi tạo quả là đoạn diệt.

* sīsa: nđ đầu.

2*pavattaṁ.

3*gocarasīsañca vimokkho: Tột đỉnh của [tất cả] lãnh xứ là giải thoát. Lãnh xứ (quê hương) của các tỳ kheo là bốn nền tảng của quán niệm (S v 148) nói riêng; hay nói chung là 37 yếu tố đưa đến giác ngộ, 9 trạng thái siêu thế là quê hương của chư Phật, Phật Pacceka và các đệ tử của Ngài (Dh. 22).

471. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh’.



[CHƯƠNG XXXVII. - TẨY TRỪ *]

* sallekha: nghĩa là tẩy trừ uế nhiễm. Tu khổ hạnh là để tẩy trừ. Đây không phải là lối sống cực kỳ khắc khổ như bớt ăn để đầy đọa cơ thể đưa đến sallekhana (cái chết tự nguyện vì đói) như của đạo Jain. Đọc luận án Thạc Sĩ của Bhikkhu Saranapala,Dhutāṅga: Buddhist Severe Ascetism [McMaster University, 2002], trang 21. Đọc thêm Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, chú thích 106-7 trang 1182-3. Kinh Tẩy Trừ Uế Nhiễm (Sallekhasutta) trong Majjhimanikāya nói đến 44 hình thái tẩy trừ uế nhiễm.

472.Thế nào là tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tăt lửa, là trí về tẩy trừ?

473. Tách biệt: Tham cách biệt [khỏi giải thoát], sân cách biệt, si cách biệt, giận dữ... thù hận... khinh bỉ... thống trị... đố kỵ... tham vô độ... lừa dối... gian lận... cứng đầu... tự phụ... ngã mạn (tự hào)... cao ngạo... hợm hĩnh... xao lãng... tất cả các nhiễm lậu... tất cả các nết hạnh xấu xa... tất cả các hành vi tạo nghiệp bị cách biệt. Tất cả các hành vi dẫn đến trở thành bị cách biệt. [103]

474. Khác biệt và đồng nhất: Ham muốn ái dục có khác biệt [với giải thoát] và xuất ly đồng nhất [với giải thoát], sân hận có khác biệt và không sân hận có đồng nhất... xảy ra... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].

Các chướng ngại có sự khác biệt và cõi sơ thiền có sự đồng nhất... [và cứ thế cho đến]... tất cả các nhiễm lậu sự khác biệt và đạo lộ arahant có sự đồng nhất.

475. Lửa: Có năm loại: lửa [đức] hạnh, lửa từ phẩm chất đặc biệt của [định], lửa tuệ, lửa phước đức, lửa Chánh Pháp. Lửa phi đức hạnh bị dập tắt vì nó bị lửa của [đức] hạnh tiêu diệt. Lửa của cái gì đối nghịch với phẩm chất đặc biệt bị dập tắt vì nó bị lửa của phẩm chất đặc biệt tiêu diệt. Lửa của thiếu trí tuệ bị dập tắt vì nó bị lửa tuệ tiêu diệt. Lửa của phi phước đức bị dập tắt vì nó bị lửa phước đức tiêu diệt. Lửa của phi chánh pháp bị dập tắt vì nó bị lửa Chánh Pháp tiêu diệt.

476. Tẩy trừ: Ham muốn ái dục là không tẩy trừ, xuất ly là tẩy trừ. Sân hận là không tẩy trừ, không sân hận là tẩy trừ... [và cứ thế với chướng ngại còn lại].

Các chướng ngại là không tẩy trừ, sơ thiền là tẩy trừ... [và cứ thế cho đến]... Tất cả các nhiễm lậu là không tẩy trừ, đạo lộ arahant là tẩy trừ.

477. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tắt lửa, là trí về tẩy trừ’.



[CHƯƠNG XXXVIII. - ỨNG DỤNG TINH TẤN]

478.Thế nào là tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn *và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn?

*asallīna:cần mẫn.

479. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho trạng thái bất thiện chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ trạng thái bất thiện đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho trạng thái thiện chưa sanh khởi lên [104] là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện các trạng thái thiện đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn.

480. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho ham muốn ái dục chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ ham muốn ái dục đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho xuất ly chưa sanh được khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện xuất ly đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu... [và cứ thế với bẩy chướng ngại còn lại].

Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho các chướng ngại chưa sanh... cho sơ thiền khởi lên... [và cứ thế cho đến]... Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho tất cả nhiễm lậu chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ tất cả nhiễm lậu đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho đạo lộ arahant chưa sanh khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện đạo lộ arahant đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn.

481. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn’.



[CHƯƠNG XXXIX. - BIỂU LỘ Ý NGHĨA]

482.Thế nào là tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa?

483. Các ý niệm khác nhau: Năm tập hợp, mười hai xuất xứ, mười tám yếu tố, phẩm tính thiện, phẩm tính bất thiện, phẩm tính bất định; các ý niệm cõi dục giới, các ý niệm cõi sắc giới, các ý niệm vô sắc giới, các ý niệm cõi không được tính kể đến.

484. Giải thích: Vị ấy giải thích vật thể là vô thường, nó là khổ đau, nó không phải là ngã. Vị ấy giải thích cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức...

Vị ấy giải thích mắt [105]... [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... vị ấy giải thích già và chết là vô thường, là khổ đau, không phải là ngã.

485. Biểu lộ ý nghĩa:

Người từ bỏ ham muốn ái dục biểu lộ ý nghĩa của xuất ly. Người từ bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại]...

Người từ bỏ chướng ngại biểu lộ ý nghĩa của sơ thiền... [và cứ thế cho tới]... Người từ bỏ tất cả nhiễm lậu biểu lộ ý nghĩa của đạo lộ arahant.

486. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa’.



[CHƯƠNG XL. - CÁI THẤY TRONG SẠCH]

487.Thế nào là tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và đồng nhất, là trí về cái thấy trong sạch?

488. Tất cả các ý niệm: Năm tập hợp, ... [và cứ thế như ở đ. 465].

489. Bao hàm thành một: Có mười hai cách bao hàm tất cả các ý niệm thành một: theo nghĩa chân như (như thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa hiểu rõ, theo nghĩa chứng biết trực tiếp, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa ý niệm, theo nghĩa yếu tố, theo nghĩa điều đã biết tới, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời. Có sự bao hàm tất cả các ý niệm thành một theo mười hai cách này. (đọc đ. 35)

490. Khác biệt và đồng nhất: Ham muốn ái dục có sự khác biệt, xuất ly có sự đồng nhất... [và cứ thế như ở đ. 474]... tất cả các nhiễm lậu sự khác biệt và đạo lộ arahant có sự đồng nhất.

491. Hiểu rõ: Vị ấy thấu rõ sự thực về khổ với sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn. Vị ấy thấu rõ sự thực về nguồn gốc khổ đau với sự hiểu rõ ràng dưới hình thức từ bỏ. Vị ấy thấu rõ sự thực về diệt khổ với sự hiểu rõ ràng dưới hình thức thực chứng. Vị ấy thấu rõ sự thực về đạo lộ dẫn đến diệt khổ với sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập.

492. Cái thấy trong sạch: Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, cái thấy được lọc sạch. Ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng, cái thấy được lọc sạch. Ở khoảnh khắc [106] đạo lộ trở lại một lần... Ở khoảnh khắc quả vị trở lại một lần... Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại... Ở khoảnh khắc quả vị không trở lại... Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant... Ở khoảnh khắc quả vị arahant, cái thấy được lọc sạch.

493. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và nhất điểm, là trí về cái thấy trong sạch’.



[CHƯƠNG XLI. - CHỌN*]

*khanti.chọn, chấp nhận. Hai nghĩa này không có trong tự điển của PTS và của Childers. Tìm thấy trong A Pali-English Glossary of Buddhist Technical Terms do Ñāṇamoli sưu tập, trang 40. Tôi xin trích lục từ Visuddhimagga như sau:‘Ayamettha amhākaṁ khanti ’: đây là điều chúng tôi chọn [Vism XIII đ. 123] và từ Majjhimanikāya như sau: ‘Saddhā, ruci, anussava, ākāraparivittakka, diṭṭhinijjhāna-kkhanti ’:tín, chinh phục lòng tin,** truyền thống, suy nghĩ kỹ, chấp nhận quan điểm có tư duy [M ii 171ff...]; hai yếu tố đầu đầy cảm tính, yếu tố thứ ba là mù quáng chấp nhận, yếu tố thứ tư dựa trên lý tính, yếu tố cuối cùng là tiến trình nhận thức dựa trên suy tưởng, kinh nghiệm và giác quan. Ba yếu tố đầu tuy được tin tưởng, được thừa nhận nhưng chưa hẳn là đúng. Hai yếu tố sau có thể không được tin tưởng nhưng chưa hẳn là sai. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Phẩm Cankī số 95, Bộ Kinh Trung và chú thích 884 trang 1297.

** chinh phục ‘lòng tin’ (anunaya) như: cha mẹ ghẻ cần chinh phục con riêng của người phối ngẫu, làm cho chúng tin rằng tuy không phải là cha mẹ đẻ, nhưng họ là những người tốt và chấp nhận được.

494.Thế nào là tuệ nhờ điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn?

495. Vật thể được nhìn nhận là vô thường, được nhìn nhận là khổ, được nhìn nhận không phải là ngã; bất cứ cái gì được nhìn nhận mà vị ấy chọn, tuệ vì điều được nhìn nhận như vậy là trí kể như là chọn. Cảm nghiệm được nhìn nhận là vô thường... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức... Mắt được nhìn nhận là vô thường... [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già được nhìn nhận là vô thường, được nhìn nhận là khổ, được nhìn nhận không phải là ngã; bất cứ cái gì được nhìn nhận mà vị ấy chọn, tuệ vì điều được nhìn nhận như vậy là trí kể như là chọn.

496. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ vì điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn’.



[CHƯƠNG XLII. - THÂM HIỂU]

497.Thế nào là tuệ nhờ điều được nhận chân*là trí thâm hiểu?

* phuṭṭa:nđ xúc.

498. Vị ấy nhận chân vật thể là vô thường, nhận chân nó là khổ, nhận chân nó không phải là ngã; nhận chân đến bất cứ cái gì, vị ấy thâm hiểu, như vậy tuệ nhờ điều gì nhận chân là trí thâm hiểu. Vị ấy nhận chân cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức...

Vị ấy nhận chân mắt là vô thường, ... [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Vị ấy nhận chân già và chết, nhận chân nó là khổ, nhận chân nó không phải là ngã; nhận chân đến bất cứ cái gì, vị ấy thâm hiểu, như vậy tuệ nhờ điều gì được nhận chân là trí thâm hiểu.

 

499. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ nhờ điều được nhận chân là trí thâm hiểu’. [107]

 



 

[CHƯƠNG XLIII. - TRÚ THEO PHẦN*]

*Đây là sống quán theo phần [padesena] các tập hợp, căn xứ, yếu tố, bốn đế trong tương quan với cảm nghiệm. Quyển Aṭṭhasālinī (trang 30-31) nói đây là bằng chứng đức Phật giảng Abhidhamma. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha Vol. II, Phẩm Trú (S v 12) và chú thích 19 trang 1894.

 

500.Thế nào là tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo]phần?

 

501. Có cái-cảm-nghiệm-được do quan điểm sai lạc qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của quan điểm sai lạc qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do quan điểm chân chánh qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của quan điểm chân chánh qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do tư duy sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do lời nói sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do việc làm sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do nghề nghiệp bất chánh qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do nỗ lực sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do quán niệm sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do định sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do trí sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do giải thoát sai lạc qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của giải thoát sai lạc. Có cái-cảm-nghiệm-được do giải thoát chân chánh qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của giải thoát chân chánh qui định.

502. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của ước muốn qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do hướng tâm về đối tượng qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của hướng tâm về đối tượng qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do nhận thức qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của nhận thức qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn không lắng dịu, hướng tâm về đối tượng không lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu và hướng tâm về đối tượng không lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu, hướng tâm về đối tượng đã lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu, hướng tâm về đối tượng đã lắng dịu, nhận thức đã lắng dịu qui định.

503. Có nỗ lực[1][cần đến] để chứng [quả vị arahant] chưa chứng, và khi cảnh giới đó đã chứng, có cái-cảm-nghiệm-được do thực trạng ấy qui định.

 

504. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần’.

 



 

[CHƯƠNG XLIV. QUAY ĐI BẰNG NHẬN THỨC]

 

505.Thế nào là tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức?

506. Do xuất ly được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi ham muốn ái dục bằng nhận thức, như vậy là tuệ nhờ trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức. Do không sân hận được ưu thắng, tuệ... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [108]

Do sơ thiền được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi các chướng ngại bằng nhận thức, như vậy tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi... [và cứ thế cho đến]... Do đạo lộ arahant được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi tất cả các chướng ngại bằng nhận thức, như vậy tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức.

507. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức’.



 

[CHƯƠNG XLV. QUAY ĐI BẰNG Ý]

508.Thế nào là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)?

509. Ham muốn ái dục là sự khác biệt, xuất ly là sự đồng nhất: khi hành giả cố ý đồng nhất với xuất ly, tâm của vị ấy quay đi khỏi ham muốn ái dục, như thế là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm). Sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chương ngại].

Các chướng ngại là sự khác biệt và cứ thế cho đến]... Tất cả các nhiễm lậu là sự khác biệt, đạo lộ arahant là sự đồng nhất: khi hành giả cố ý đồng nhất với đạo lộ arahant, tâm của vị ấy quay đi khỏi tất cả các nhiễm lậu, như thế là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý.

510. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)’.



[CHƯƠNG XLVI. QUAY ĐI CỦA TÂM]

511.Thế nào là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm?

512. Người từ bỏ ham muốn ái dục củng cố tâm bằng xuất ly, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm. Người từ bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [109]

Người từ bỏ các chướng ngại ấy củng cố tâm bằng sơ thiền, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm... [và cứ thế cho đến]... Người từ bỏ tất cả các chướng ngại củng cố tâm bằng đạo lộ arahant, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm.

513. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm’.



[CHƯƠNG XLVII. QUAY ĐI CỦA TRÍ]

514.Thế nào là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí?

515. Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng mắt không có tự ngã hay không có bất cứ cái gì thuộc về ngã hay không có bất cứ cái gì thường còn hay trường cửu hay vĩnh cửu hay không chịu đổi thay, thì trí của vị ấy quay đi khỏi diễn giải sai lạc (cố chấp) về mắt, như vậy là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí.

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng tai...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng mũi...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng lưỡi...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng thân...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng ý không có tự ngã hay không có bất cứ cái gì thuộc về ngã hay không có bất cứ cái gì thường còn hay trường cửu hay vĩnh cửu hay không chịu đổi thay, thì trí của vị ấy quay đi khỏi diễn giải sai lạc (cố chấp) về ý, như vậy là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí.

516. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về tánh không là trí quay đi của trí’.



[CHƯƠNG XLVIII. QUAY ĐI BẰNG GIẢI THOÁT]

517.Thế nào là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát?

518. Hành giả buông bỏ ham muốn ái dục bằng xuất ly, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát. Vị ấy buông bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [110]

Hành giả buông bỏ các chướng ngại ấy bằng sơ thiền, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát... [và cứ thế cho đến]... Hành giả buông bỏ tất cả các chướng ngại bằng đạo lộ arahant, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát.

519. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát’.



[CHƯƠNG XLIX. QUAY ĐI THEO SỰ THỰC]

520.Thế nào là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật ?

521. Người hiểu trọn vẹn ý nghĩa khổ não, ý nghĩa được tạo thành, ý nghĩa thiêu đốt, ý nghĩa biến đổi của khổ đau, thì người ấy quay đi: như vậy là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật.

Người hiểu trọn vẹn ý nghĩa tích lũy, ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa trói buộc, ý nghĩa trở ngại của nguồn gốc «của khổ», thì người ấy quay đi: như vậy...

Người thực chứng ý nghĩa thoát khỏi, ý nghĩa cách ly, ý nghĩa không do điều kiện tạo thành, ý nghĩa bất tử của diệt «khổ», thì người ấy quay đi: như vậy...

Người phát huy ý nghĩa lối thoát, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa thấy, ý nghĩa ưu thắng của con đường giải thoát, thì người ấy quay đi: như vậy là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo các sự thật.

522. Có sự quay đi bằng nhận thức, quay đi bằng ý chí, quay đi của tâm, quay đi của trí, quay đi bằng giải thoát, quay đi theo sự thật.

Người nào nhận thức, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng nhận thức. Người nào cố ý, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng ý chí. Người nào nhận biết, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng tâm.[2]Người nào dùng trí người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng trí. Người nào buông bỏ, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng giải thoát. Người quay đi theo nghĩa của chân như, như vậy là quay đi theo sự thật.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, ở đấy có sự quay đi bằng ý chí: ở đâu có quay đi bằng ý chí, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức và bằng ý chí, ở đấy có sự quay đi của tâm: ở đâu có quay đi của tâm, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức và bằng ý chí.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí và có sự quay đi của tâm: ở đấy có quay đi của trí; ở đâu có sự quay đi của trí, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí và có quay đi của tâm.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm và có quay đi của trí: ở đấy có sự quay đi bằng giải thoát. Ở đâu có quay đi bằng giải thoát, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm và có quay đi của trí.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm, có quay đi của trí và có sự quay đi bằng giải thoát: ở đấy có quay đi theo các sự thật. Ở đâu có quay đi theo các sự thật, ở đấy có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có quay đi của tâm, có quay đi của trí và quay đi bằng giải thoát.

523. Trí theo nghĩa điều được biết tới [111] và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật’.



[CHƯƠNG L. NĂNG LỰC SIÊU NHIÊN
(THẦN THÔNG)]

524.Thế nào là tuệ về nghĩa của thành tựu bằng cách xác định thân và tâm là một và bằng cách giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)?

525. Ở đây vị tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do ước muốn có nỗ lực của ý chí đi kèm*. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do tinh tấn có nỗ lực của ý chí đi kèm. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do sự thanh tịnh tự nhiên của tâm2*nỗ lực của ý chí đi kèm. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do suy tư có nỗ lực của ý chí đi kèm.

*padhāna-sankhāra-samannāgata: nỗ lực của ý chí đi kèm. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary [Kandy, 1970], trang 64.

2*đọc chú thích giữa trang ở đoạn 33 Luận I này.

526. Vị ấy hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển.

527. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy nhập thân chung với tâm, và vị ấy nhập tâm chung với thân, vị ấy tùy thuận thân để hòa điệu với tâm, vị ấy tùy thuận tâm để hòa điệu với thân, vị ấy giữ vững thân để hòa điệu với tâm, vị ấy giữ vững tâm để hòa điệu với thân. Sau khi tùy thuận thân để hòa điệu với tâm, tùy thuận tâm để hòa điệu với thân, sau khi giữ vững thân để hòa điệu với tâm, giữ vững tâm để hòa điệu với thân, vị ấy sống trú với nhận thức an lạc* và nhận thức nhẹ nhàng2*thấm nhuần toàn thân.

*sukhasaññañca; 2* lahusaññañca

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thần thông. Vị ấy kinh nghiệm* các loại thần thông, từ một biến thành nhiều, từ nhiều biến thành một; vị ấy hiện ra rồi biến mất đi; vị ấy đi xuyên qua tường, qua hào lũy, qua núi không bị trở ngại như qua hư không; vị ấy độn thổ và trồi lên mặt đất như ở trong nước, đi trên nước mà nước không nứt vỡ như đi trên đất; ngồi xếp bằng phi hành như chim giương cánh; tay sờ mó mặt trăng mặt trời2*là những gì vĩ đại và oai lực như vậy; vị ấy điều thân mình bay xa đến cõi trời Phạm Thiên (D i 77).

* paccabhuhoti

2*DA không có bình giải thiết thực nào về điều này, các luận sư hiện đại cũng chả nói gì, nhưng có lẽ ‘sờ mó mặt trăng mặt trời’ muốn đề cập tới thể nghiệm huyền linh. Trong bất cứ trường hợp nào, chắc chắn là không nên hiểu theo nghĩa đen của nó. Đọc Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha, [Wisdom Publications, Boston, 1995] chú thích 129, trang 546.

528. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của thành công do xác định thân và tâm là một và nhờ giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)’.



[112] [CHƯƠNG LI. THANH LỌC TAI*]

* sotadhātu (yếu tố tai): là một trong 18 yếu tố (dhātu) tâm, sinh lý làm nền tảng cho tiến trình nhận thức của tri giác con người. Đó là sáu giác quan (mắt, mũi... ý), sáu đối tượng và sáu nhận biết tương ứng. Mỗi giác quan, mỗi đối tượng, mỗi nhận biết là một yếu tố căn bản cho tiến trình ấy. Nếu thiếu một yếu tố, sẽ không có nhận thức.

529.Thế nào là tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh lọc tai?

530. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

531. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

532. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy chú ý tới âm thanh xa và vị ấy chú ý tới âm thanh gần, vị ấy chú ý tới âm thanh thô và vị ấy chú ý tới âm thanh tế và vị ấy chú ý tới âm thanh êm dịu; vị ấy chú ý tới âm thanh ở hướng đông và... ở hướng tây và... ở hướng bắc... ở hướng nam... ở hướng đông bắc... ở hướng tây nam... ở hướng tây bắc... ở hướng đông nam... và vị ấy chú ý tới âm thanh hướng hạ... vị ấy chú ý tới âm thanh hướng thượng.

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thanh lọc tai với thiên nhĩ thông đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy nghe cả hai loại âm thanh của chư thiên và của loài người, xa cũng như gần [D i 79].

533. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh lọc tai’.



[113][CHƯƠNG LII. THẤU RÕ TÂM Ý*]

*cetopariyañāṇaniddeso

534. Thế nào là tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát]lòng tin [và không tin]trong [sáu]năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt]nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm)?

535. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

536. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

537. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy hiểu [sự can thiệp của ba loại tâm] như vầy: ‘Vật thể này được bắt nguồn từ năng lực gây ảnh hưởng của lạc, năng lực gây ảnh hưởng của ưu và năng lực gây ảnh hưởng của bình thản’.

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thấu rõ tâm tư người khác. Bằng tâm mình thấu rõ tâm tư của chúng sanh khác, của người khác, vị ấy biết như vầy: tâm có tham vị ấy biết tâm có tham, tâm không tham biết không tham; tâm có sân vị ấy biết tâm có sân, tâm không sân biết là không sân; tâm có si vị ấy biết tâm có si, tâm không si biết là không si; tâm chuyên chú* vị ấy biết tâm chuyên chú, tâm bị tán loạn biết tâm bị tán loạn; tâm cao thượng2*vị ấy biết tâm cao thượng; tâm vô thượng3*vị ấy biết tâm vô thượng, tâm không vô thượng biết tâm không vô thượng; tâm đã định vị ấy biết tâm đã định; tâm không định biết tâm không định; tâm đã được giải thoát vị ấy biết tâm đã giải thoát; tâm không được giải thoát biết tâm không được giải thoát [D i 79].

*saṁkhitta nđ: được kềm chế; 2*mahaggata; 3*uttara

538. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin [và bất tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm).’



[CHƯƠNG LIII. NHỚ KIẾP QUÁ KHỨ]

539. Thế nào là tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng]với hành vi [bất thiện và thiện]là trí nhớ lại kiếp quá khứ? [114]

540. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

541. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

542. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy hiểu như vầy: ‘Khi cái này hiện hữu, cái kia sẽ có; với sự sanh khởi của cái này, cái kia sanh khởi’. Nghĩa là: với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả; với hành vi tạo quả làm điều kiện, thức; với thức làm điều kiện, tâm thức-vật thể; với tâm thức-vật thể làm điều kiện, sáu giác quan; với sáu giác quan làm điều kiện, xúc; với xúc làm điều kiện, cảm nghiệm; với cảm nghiệm làm điều kiện, thèm khát; với thèm khát làm điều kiện, bám níu; với bám níu làm điều kiện, trở thành; với trở thành làm điều kiện, sanh; với sanh làm điều kiện nên có già chết, khổ não ta thán, đau đớn, khổ sở hay tuyệt vọng; như thế là sự sanh khởi của toàn khối khổ đau.’

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí nhớ lại kiếp quá khứ của mình; vị ấy nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của mình, nghĩa là: ‘Một lần sanh ra, hai lần sanh ra, ba lần sanh ra, bốn lần sanh ra, năm lần sanh ra, mười lần sanh ra, hai mươi lần sanh ra, ba mươi lần sanh ra, bốn mươi lần sanh ra, năm mươi lần sanh ra, một trăm lần sanh ra, một ngàn lần sanh ra, một trăm ngàn lần sanh ra, nhiều nguyên đại thế giới hủy hoại,* nhiều nguyên đại thế giới hình thành,2*nhiều nguyên đại thế giới hủy hoại và hình thành; ở đó ta được đặt tên như thế này, chủng tộc như thế, diện mạo như thế, thức ăn như vậy, có kinh nghiệm khoái lạc khổ đau như vậy, cuối đời chấm dứt như thế, từ chỗ đó chết như thế, ta xuất hiện ở nơi khác và cũng thế ở đó ta được đặt tên như thế này, chủng tộc như thế, diện mạo như thế, thức ăn như vậy, có kinh nghiệm khoái lạc khổ đau như vậy, cuối đời chấm dứt như thế, từ chỗ đó chết như thế, ta xuất hiện ở đây’; vị ấy nhớ lại các khía cạnh và điểm riêng biệt của các kiếp quá khứ của mình như thế [D i 81].

*saṁvaṭṭa:vũ trụ (cakkavāḷa) này bị lửa, nước,gió hủy hoại đến độ trở lại trạng thái nguyên sơ của nó, hay không còn gì tồn tại. Kế đến là samvaṭṭaṭṭhāyī, giai đoạn trống trải hay xáo trộn vẫn tái diễn. Đọc R. A. Childers, A Dictionary of the Pali Language, trang 185. Đọc PTS, Pali English Dictionary trang 656; và Vism XIII đ. 28.

2*vivaṭṭa: tiến trình ‘hồi sinh, tái thiết’ bắt đầu. Sau đó là thời kỳ vivaṭṭaṭṭhāyī, tiếp tục phục hồi cho đến hết giai đoạn của nó để rồi giai đoạn saṁvaṭṭa xảy ra trở lại, cứ thế tái diễn không ngừng. Đọc R. A. Childers, sđd, trang 185. Đọc thêm PTS , sđd, trang 637.

543. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá khứ.’



[CHƯƠNG LIV. THIÊN NHÃN]

544. Thế nào là tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý * thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn?

* Nhìn tượng biết ý: dịch sát là ‘nhìn các biểu tượng hữu hình có mang ý nghĩa’: như nhìn đồ gốm, ta biết sau khi rơi xuống nó sẽ vỡ. Nhìn hành nghiệp của chúng sanh, Đức Phật thấy sau khi chết họ sẽ đi về đâu tương ứng với việc làm thân khẩu ý của họ.

545. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

546. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

547. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, [115] vị ấy chú ý đến ý nghĩ về ánh sáng, vị ấy giữ vững nhận thức về ngày: ‘Ngày như thế nào, đêm như thế ấy; đêm như thế nào, ngày như thế ấy’. Với tâm mở ra và không bị bao kín, vị ấy tu tập nó với hào quang đi kèm.

548. Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí về sự chết và tái xuất hiện của chúng sanh. Với thiên nhãn vốn đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái xuất hiện, thấp hèn và cao sang, đẹp và xấu, sanh vào cảnh giới hạnh phúc và khổ đau; vị ấy hiểu chúng sanh lưu chuyển theo nghiệp của họ: ‘Những chúng sanh này hành xử ác trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, phỉ báng các bậc Thánh, có quan niệm sai lạc, tạo các hành vi vì quan niệm sai lạc, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, đã sanh vào cảnh khổ, trong cảnh bất hạnh, cảnh ác,* địa ngục. Còn những chúng sanh này hành xử thiện trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, không phỉ báng các bậc Thánh, có quan niệm chân chánh, tạo các hành vi vì quan niệm chân chánh, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tái sanh vào cảnh phước lành, cảnh chư thiên; như vậy với thiên nhãn thông vốn đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái xuất hiện, thấp hèn và cao sang, đẹp và xấu, sanh vào cảnh giới hạnh phúc và khổ đau; vị ấy hiểu chúng sanh lưu chuyển theo nghiệp của họ [D i 82].

*vinipāta:chốn đọa đầy, nơi không còn mọi cơ hội (Vism. XIII đ. 93). Cả ba cảnh khổ đề cập ở đây đều đồng nghĩa với địa ngục là nơi nguyên nhân [aya = kāraṇa: lý do, nghĩa này không có trong tự điển của PTS] để được sanh về cõi chư thiên (sagga) hay chứng giải thoát đã bị tháo bỏ (Vism. XIII đ. 92).

549. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn.’



[CHƯƠNG LV. ĐOẠN DIỆT PHIỀN NÃO]

550. Thế nào là tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ phiền não? [3]

551. Về ba năng lực gây ảnh hưởng nào?

Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ biết điều chưa biết’, ‘trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng’ và ‘trí của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn’.

552. Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết đi tới bao nhiêu nơi? Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi tới bao nhiêu nơi? Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi tới bao nhiêu nơi?

Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết đi đến một nơi, đến đạo lộ nhập giòng. Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi đến sáu nơi [116], đến quả vị nhập giòng, đến đạo lộ trở lại một lần, đến quả vị trở lại một lần, đến đạo lộ không trở lại, đến quả vị không trở lại, đến đạo lộ arahant. Năng lực gây ảnh hưởng của trí của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn đi đến quả vị arahant.

553. Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết ’ được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết, được năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn trang bị bằng nỗ lực, được năng lực gây ảnh hưởng của niệm trang bị bằng thiết lập, được năng lực gây ảnh hưởng của định trang bị bằng không phân tâm, được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trang bị bằng thấy rõ, được năng lực gây ảnh hưởng của ý trang bị bằng nhận biết, được năng lực gây ảnh hưởng của hỉ trang bị bằng hân hoan, được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra,* là thiện, không có nhiễm lậu, dẫn đến thoát ly, dẫn đến phân tán mỏng, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

* cittasamuṭṭhāna rūpa: vật thể do tâm tạo ra xuất hiện ở khoảnh khắc tâm bhavaṅga đầu tiên ngay sau kết sanh thức. Kết sanh thức không tạo nên loại vật thể này, vì vào sát na tái sanh, vật thể do tâm tạo ra khởi lên do nghiệp sanh. Đọc Bhikkhu Bodhi, A Comprehensive Manual of Abhidhamma, BPS [Kandy, 1993], trang 248. Đó là hiểu theo Abhidhamma. Còn một cách hiểu ‘vật thể do tâm tạo ra’ khác nữa là sắc mặt thay đổi khi tâm tính thay đổi.

Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết ’ có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này.[4]

554. Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng’ được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết, được năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn trang bị bằng nỗ lực, được năng lực gây ảnh hưởng của niệm trang bị bằng thiết lập, được năng lực gây ảnh hưởng của định trang bị bằng không tán loạn, được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trang bị bằng chứng thấy, được năng lực gây ảnh hưởng của ý trang bị bằng nhận biết, được năng lực gây ảnh hưởng của hỉ trang bị bằng hân hoan, được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của quả vị nhập giòng, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là bất định, không có phiền não, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

Ở khoảnh khắc của quả vị nhập giòng, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này. [117]

555. Ở khoảnh khắc của đạo lộ trở lại một lần...

556. Ở khoảnh khắc của quả vị trở lại một lần...

557. Ở khoảnh khắc của đạo lộ không trở lại...

558. Ở khoảnh khắc của quả vị không trở lại...

559. Ở khoảnh khắc của đạo lộ arahant...năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết... [và cứ thế như trên]... được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của đạo lộ arahant, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là thiện, không có phiền não, dẫn đến thoát ly, dẫn đến phân tán mỏng, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

560. Ở khoảnh khắc của quả vị arahant... năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết... [và cứ thế như trên]... được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của quả vị arahant, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là bất định, không có phiền não, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

Ở khoảnh khắc của quả vị arahant, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này.

Như thế tám nhóm tám này tạo thành sáu mươi bốn (khía cạnh).

561. Phiền não: Các phiền não này là gì? Đây là phiền não về ái dục, phiền não trở thành, phiền não về quan điểm và phiền não về vô minh.

Các phiền não này bị kiệt quệ ở đâu?

Ở đạo lộ nhập giòng, phiền não về quan điểm hoàn toàn bị kiệt quệ, [118] và các phiền não về ái dục, trở thành và vô minh vẫn còn đủ mạnh để sanh vào cảnh khổ* bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

 * apāyagamanīyo:sanh vào cảnh khổ (đọa xứ ).

Ở đạo lộ trở lại một lần, phiền não thô về ái dục bị kiệt quệ và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

Ở đạo lộ không trở lại, nhiễm lậu về ái dục bị kiệt quệ và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

Ở đạo lộ arahant, các phiền não về trở thành và vô minh hoàn toàn bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

563. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ của phiền não.’



[CHƯƠNG LVI - LIX. SỰ THỰC]

564. Thế nào là tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau, là tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc, là tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt, là tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ?

565. Khổ đau có nghĩa bức bách, được tạo thành, bị thiêu đốt, biến đổi là nghĩa hiểu biết trọn vẹn của nó. Nguồn gốc có nghĩa tích lũy, căn nguyên, trói buộc, trở ngại là nghĩa từ bỏ của nó. Đoạn diệt có nghĩa thoát khỏi, cách ly, không được tạo thành, không còn chết nữa là nghĩa thực chứng của nó. Đạo lộ có nghĩa lối thoát, nguyên nhân, chứng thấy, ưu thắng là nghĩa tu tập của nó.

566. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau, là tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc, là tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt, là tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ.’



[CHƯƠNG LX - LXIII. TRÍ VỀ SỰ THỰC]

567. Trí về khổ đau, trí về nguồn gốc của khổ, trí về diệt khổ, trí về con đường dẫn đến diệt khổ có như thế nào? [119]

568. Trí trong người có được đạo lộ là trí về khổ đau và đó là trí về nguồn gốc của khổ và đó là trí về diệt khổ và đó là trí về con đường dẫn đến diệt khổ.

Trong đó, trí về khổ đau là gì?

Bất cứ hiểu biết nào, hành vi hiểu biết nào, tìm hiểu,* cân nhắc,2*tìm hiểu các hiện tượng, ghi nhớ, để ý, để tâm, học hỏi, rành mạch, thông minh, biết phán xét, lý luận, nghiên cứu, toàn diện,3*mẫn tiệp,4*hướng dẫn,5*tuệ quán thực tánh, hiểu biết thấu đáo, sắc sảo,6*tuệ, tuệ như khả năng, tuệ như lực, tuệ như vũ khí, tuệ như thành lũy, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như thắp sáng, tuệ như bảo vật, không mơ hồ, tìm hiểu các hiện tượng, chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào khổ đau: đây được gọi là trí về khổ đau (cf. Dhs. 16).

*vicayo,2*pavicayo,3*bhūri, 4*medhā, 5*pāriṇāyikā, 6*patodo : nđ dùi nhọn, dao nhọn.

Bất cứ hiểu biết nào, ... chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào nguồn gốc của khổ đau...

Bất cứ hiểu biết nào, ... chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào sự diệt tận của khổ đau...

Bất cứ hiểu biết nào, ... chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau: đây được gọi là trí về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau.

566. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Trí về khổ đau, trí về nguồn gốc của khổ, trí về diệt khổ, trí về con đường dẫn đến diệt khổ.’



[CHƯƠNG LXIV - LXVII. VÔ NGẠI GIẢI]

570. Trí vô ngại giải về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm, trí vô ngại giải về ngôn ngữ, trí vô ngại giải về biện tài là thế nào?

571. Trí vô ngại giải về nghĩa là trí về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm là trí về ý niệm, trí vô ngại giải về ngôn ngữ là trí về các loại ngữ pháp, trí vô ngại giải về biện tài là trí về các loại biện tài.

Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa. Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm. Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp. Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài.

Tuệ xác định nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa... [120]

Tuệ ghi nhớ nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ để ý về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ biết về các loại nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ gợi lại của nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ sáng tỏ nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ làm nghĩa sáng chói là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ giải thích nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa... Tuệ giải thích biện tài là trí vô ngại giải về biện tài.

572. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Trí vô ngại giải về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm, trí vô ngại giải về ngữ pháp, trí vô ngại giải về biện tài.’ [121]



[TRÍ CÁC ĐỆ TỬ KHÔNG CÓ]

[CHƯƠNG LXVIII. BIẾT RÕ TÂM Ý NGƯỜI KHÁC]

573. Trí biết rõ tâm ý người khác của Như Lai là gì?

574. Ở đây Như Lai (tathāgata) thấy chúng sanh có ít bụi trong mắt họ, có nhiều bụi trong mắt họ, có căn tánh bén nhạy, có căn tánh chậm lụt, có tánh thiện, có tánh ác, dễ dạy và khó dạy, và cũng thế, có người thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được, có người không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được. (M i 169; S i 138; Vin i 6)

575. Có ít bụi trong mắt, có nhiều bụi trong mắt:

Người có lòng tin* có ít bụi trong mắt, người không có lòng tin có nhiều bụi trong mắt. Người tinh tấn có ít bụi trong mắt, người lười biếng có nhiều bụi trong mắt. Người có quán niệm được củng cố có ít bụi trong mắt, người hay quên có nhiều bụi trong mắt. Người tâm định có ít bụi trong mắt, người tâm không định có nhiều bụi trong mắt. Người có tuệ có ít bụi trong mắt, người không có tuệ có nhiều bụi trong mắt.

* saddhā:lòng tin (tín). Nđ. ‘rõ ràng’, ‘lắng đọng’ (đó là nước bùn đã bị vẫn đục giờ đã lắng đọng và trở nên trong suốt), và chữ pasīdati được dùng cho cả hai nghĩa lọc trong của nước và có lòng tin. Chữ lòng tin vì thế được coi là lắng đọng sự quấy rầy của hoài nghi và sự trong suốt của tâm nhờ cả quyết hay tin cậy. Đọc Ñāṇamoli, The Guide [PTS, 1977], chú thích 162/1trang 47.

576. Có căn tánh bén nhạy, có căn tánh chậm lụt:

Người có lòng tin có căn tánh bén nhạy, người không có lòng tin có căn tánh chậm lụt... [và cứ thế với các khả năng còn lại].

577. Có tánh thiện, có tánh ác:

Người có lòng tin có tánh thiện, người không có lòng tin có tánh ác...

578. Dễ dạy và khó dạy:

Người có lòng tin dễ dạy, người không có lòng tin khó dạy... [122]

579. Cũng thế có người thấy sợ thế giới khác và sợ cái gì khiển trách được, có người không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được.

Người có lòng tin thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được, người không có lòng tin không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được... người không có tuệ không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được.

580. Thế giới:

Thế giới tập hợp, thế giới yếu tố, thế giới căn xứ, thế giới bất hạnh,* thế giới tạo ra bất hạnh,2*thế giới an vui,3*thế giới tạo ra an vui.4*

*vipattibhava, 2*vipattisambhava, 3*sampattibhava, 4*sampattisambhava

Một thế giới: tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực.

Hai thế giới: tâm thức và vật thể.

Ba thế giới: ba loại cảm nghiệm.

Bốn thế giới: bốn loại vật thực.

Năm thế giới: năm tập hợp làm đối tượng cho sự bám níu.

Sáu thế giới: sáu giác quan bên trong.

Bẩy thế giới: bẩy giai đoạn hay cõi tái sanh thức xảy ra.

Tám thế giới: tám chuyện thế gian.

Chín thế giới: chín nơi cư trú của sanh linh.

Mười thế giới: mười căn xứ (không kể tâm và đối tượng của nó)

Mười hai thế giới: mười hai căn xứ.

Mười tám thế giới: mười tám yếu tố*.

* 18 yếu tố (dhātu): 6 giác quan, 6 đối tượng và 6 nhận biết tương ứng. Đọc chú thích ở trước đoạn 529.

581. Cái gì khiển trách được:

Tất cả các nhiễm lậu đều khiển trách được, tất cả các việc làm lỗi lầm... tất cả các hành vi tạo quả cố ý... tất cả các hành động dẫn đến trở thành đều là những gì khiển trách được.

582. Nhận thức sắc bén về hãi hùng ở thế gian này vừa được nói ra như thế, điều khiển trách được vừa được nói ra như thế, được trình bầy, như lưỡi kiếm sát nhân đã được rút ra khỏi vỏ.*

* ukkhittāsike vadhake.

583. Ngài biết, thấy, nhận chân và thấu rõ năm khả năng này theo năm mươi khía cạnh.

Đây là trí biết rõ tâm ý người khác của Như Lai.



[CHƯƠNG LXIX. THÀNH KIẾN & KHUYNH HƯỚNG NGỦ NGẦM]

584. [123] Trí của Như Lai biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh là gì ?

585. Ở đây Như Lai biết rõ thành kiến của chúng sanh, Ngài biết rõ khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh, Ngài biết rõ hành xử của chúng sanh, Ngài biết rõ chí hướng của họ, Ngài biết rõ chúng sanh có khả năng và không có khả năng.

586. Thành kiến của chúng sanh là gì ?

Chúng sanh có người tán thành quan điểm hiện hữu hay tán thành quan điểm không hiện hữu như: ‘Thế giới này trường cửu’ hay ‘Thế giới này không trường cửu’ hay ‘Thế giới này hữu hạn’ hay ‘Thế giới

này vô hạn’ hay ‘Linh hồn và thân thể này là một’ hay ‘Linh hồn là một, thân thể là một cái khác’ hay ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ hay ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ hay ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’. Còn không, tránh các cực đoan này, có người chọn [trí siêu thế] tương thuận với hiện tượng sanh khởi do tùy thuộc vào nguyên nhân nhất định hay họ thu thập trí hiểu biết như thật.

Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi ái dục như vầy: ‘Người này coi trọng ái dục’, thiên về ái dục, chí hướng về ái dục.’[5]Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi xuất ly như vầy: ‘Người này coi trọng xuất ly’, thiên về xuất ly, chí hướng về xuất ly.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi sân hận như vầy: ‘Người này coi trọng sân hận’, thiên về sân hận, chí hướng về sân hận.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi không sân hận như vầy: ‘Người này coi trọng không sân hận’, thiên về không sân hận, chí hướng về không sân hận.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi dã dượi buồn ngủ như vầy: ‘Người này coi trọng dã dượi buồn ngủ’, thiên về dã dượi buồn ngủ, chí hướng về dã dượi buồn ngủ.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi ý nghĩ đến ánh sáng như vầy: ‘Người này coi trọng ý nghĩ đến ánh sáng’, thiên về ý nghĩ đến ánh sáng, chí hướng về ý nghĩ đến ánh sáng.’

Đây là thành kiến của chúng sanh.

587. Khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh là gì ?

Có bẩy khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh: Khuynh hướng tham ái ngủ ngầm, khuynh hướng chống đối ngủ ngầm, khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, khuynh hướng quan điểm [sai lạc] ngủ ngầm, khuynh hướng hoài nghi ngủ ngầm, khuynh hướng khao khát trở thành ngủ ngầm, khuynh hướng vô minh ngủ ngầm.

Trên thế gian này, bất cứ chỗ nào có bất cứ cái gì khả ái và dễ ưa chuộng, chỗ đó có khuynh hướng tham ái ngủ ngầm. Trên thế gian này, bất cứ chỗ nào có bất cứ cái gì [124] không khả ái và khó ưa, chỗ đó có khuynh hướng chống đối ngủ ngầm. Nên từ hai trạng thái này, vô minh phát triển, và có thể coi là ngã mạn (tự hào), nhận thức [sai lạc] và hoài nghi đi cùng với vô minh.

Đây là khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.

588. Hành xử của chúng sanh là gì ?

Hành vi tạo quả thiện cố ý,* hành vi tạo quả bất thiện cố ý,2*và hành vi tạo quả bất động cố ý3*- tạo quả nhỏ hay lớn.

* là tám tâm thiện cõi dục giới khi bố thí, trì giới... và năm thuộc sắc giới (5 cõi thiền) phát sanh nhờ tu [thiền]; (Vism. XVII đ. 60).

2* là 12 tâm phụ tùy bất thiện khi sát sanh... (Vism. XVII đ. 60).

3* có 4 thiện tâm liên kết với cõi vô sắc khởi lên khi tu [thiền vô sắc này: không gian vô biên, thức vô biên, không có gì, không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức] (Vism. XVII đ. 60).

Đây là hành xử của chúng sanh.

589. Chí hướng của chúng sanh là gì ?

Có chúng sanh có chí hướng thấp hèn, có chúng sanh có chí hướng cao thượng. Hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh trau giồi, lai vãng và chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh trau giồi, lai vãng và chào đón cái cao thượng. Cũng thế trong quá khứ, hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh đã trau giồi, đã lai vãng và đã chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh đã trau giồi, đã lai vãng và đã chào đón cái cao thượng. Cũng thế trong tương lai, hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh sẽ trau giồi, sẽ lai vãng và sẽ chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh sẽ trau giồi, sẽ lai vãng và sẽ chào đón cái cao thượng.

Đây là chí hướng của chúng sanh.

590. Chúng sanh không có khả năng là gì ?

Bất cứ chúng sanh nào có nghiệp là trở ngại, có nhiễm lậu là trở ngại, có nghiệp quả là trở ngại, không tin tưởng, không ước muốn, không tuệ, và không có khả năng thắp sáng tínhchân chánh chắc chắn của các trạng thái thiện - đây là chúng sanh không có khả năng.

591. Chúng sanh có khả năng là gì?

Bất cứ chúng sanh nào không có nghiệp là trở ngại, không có nhiễm lậu là trở ngại, không có nghiệp quả là trở ngại, tin tưởng, ước muốn, có tuệ, và có khả năng thắp sáng tính chắc chắn chân chánh * của các trạng thái thiện - đây là chúng sanh có khả năng.

* Đọc Luận XXIX đoạn 2 về tính chắc chắn chân chánh này.

Đây là trí của Như Lai biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.



[CHƯƠNG LXX. CÁC CẶP BIẾN HÓA (KỲ DIỆU)]

592. [125] Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu) của Như Lai là gì ?

593. Ở đây Như Lai thi triển các cặp Biến Hóa (Kỳ diệu) mà các đệ tử không có được.*

* asādhāraṇaṁ sāvakehi.

594. Ngài tạo một đám lửa từ phần trên cơ thể và phun nước từ phần dưới cơ thể: Ngài phun nước từ phần trên cơ thể và tạo một đám lửa từ phần dưới cơ thể.

Ngài tạo một đám lửa từ phía đông của cơ thể và phun nước từ phía tây của cơ thể: Ngài phun nước từ phía đông của cơ thể và tạo một đám lửa từ phía tây của cơ thể.

... từ mắt phải... mắt trái... từ mắt trái... mắt phải...

... từ tai phải... tai trái...

... từ cánh mũi phải... cánh mũi trái...

... từ vai phải... vai trái...

... từ tay phải... tay trái...

... từ hông phải... hông trái...

... từ chân phải... chân trái...

... từ mỗi ngón tay ngón chân... mỗi kẽ tay kẽ chân...

Ngài tạo một đám lửa từ mỗi sợi tóc và phun nước từ mỗi sợi tóc: Ngài tạo một đám lửa [126] từ mỗi chân tóc và phun nước từ mỗi chân tóc.

595. Ở giữa sáu mầu xanh da trời, vàng, đỏ, trắng, hồng và mầu trong suốt, Thế Tôn bước đi trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại đứng hoặc ngồi hay nằm, Thế Tôn đứng trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước hoặc ngồi hay nằm xuống, Thế Tôn ngồi trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước đi hoặc đứng hay nằm xuống, Thế Tôn nằm xuống trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước đi hoặc đứng hay ngồi, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn bước đi trong khi Ngài lại đứng hoặc ngồi hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn đứng trong khi Ngài lại bước đi hoặc ngồi hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn ngồi trong khi Ngài lại bước đi hoặc đứng hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn nằm xuống trong khi Ngài bước đi hoặc đứng hay ngồi.

Đây là Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu) của Như Lai.



[CHƯƠNG LXXI. LÒNG ĐẠI BI]

596. Trí thành tựu lòng đại bi của Như Lai là gì ?

597. Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy bằng nhiều cách, rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy ‘Đời sống thế tục[6]

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy ‘Đời sống thế tục bương chải’*...

*uyyutto

... ‘Đời sống thế tục cứ mãi trôi’...

... ‘Đời sống thế tục nằm trên con đường sai lạc’...

... Thế giới [6]này không bền và đi đến chỗ hủy diệt (M ii 68)...

... Thế giới này không có nơi trú ẩn và không có sự bảo vệ (M ii 68)...

... Thế giới này tự nó không có gì, [127] phải bỏ lại tất cả và tiếp tục hành trình (M ii 68)...

... Thế giới này không đầy đủ, không thỏa mãn và làm nô lệ cho thèm khát (M ii 68)...

... ‘Đời sống thế tục không có nơi trú ẩn...

... ‘Đời sống thế tục không có sự bảo bọc...

... ‘Đời sống thế tục không nơi nương náu...

... ‘Đời sống thế tục không phải nơi nương náu...

... Thế giới này bị dao động và không an tĩnh...

... ‘Đời sống thế tục bị tên gây thương tích, bị nhiều tên xuyên thủng; chẳng có ai ngoài tôi để rút mũi tên ra...

... ‘Đời sống thế tục tăm tối vì bóng vô minh, với ngục tối của nhiễm lậu bị khóa cài, chẳng có ai ngoài tôi để soi sáng...

... ‘Đời sống thế tục lần bước trong vô minh, mù quáng, bao kín trong bọc [vô minh] (Vin iii 3), là mớ chỉ rối ren, cuộn [chỉ] bị thắt nút, rối như tổ chim* (D ii 55), việc tái sanh vào cảnh khổ, những cảnh bất hạnh và đọa đầy không được miễn trừ’...

*gulāguṇṭhika-jāta

... ‘Đời sống thế tục bị nhiễm độc vô minh, là vũng bùn nhiễm lậu...

... ‘Đời sống thế tục bị cuốn trong mạng nhện thèm khát...

... ‘Đời sống thế tục bị bọc kín trong lưới thèm khát...

... ‘Đời sống thế tục bị giòng thèm khát cuốn trôi đi...

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc vì sự trói buộc của thèm khát...

... ‘Đời sống thế tục có khuynh hướng thèm khát ngủ ngầm lót ở dưới’...

... ‘Đời sống thế tục bị thống khổ vì thèm khát thiêu đốt’...

... ‘Đời sống thế tục [128] khổ sở vì thèm khát tạo khổ đau’...

... ‘Đời sống thế tục bị cuốn trong mạng nhện của quan điểm sai lạc’...

... ‘Đời sống thế tục bị bọc kín trong lưới quan điểm sai lạc’...

... ‘Đời sống thế tục bị giòng quan điểm sai lạc cuốn trôi đi’...

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc vì sự trói buộc của quan điểm sai lạc’...

... ‘Đời sống thế tục có khuynh hướng ngủ ngầm của quan điểm sai lạc lót ở dưới’...

... ‘Đời sống thế tục bị thống khổ vì nhận thức quan điểm thiêu đốt’...

... ‘Đời sống thế tục khổ sở vì nhận thức quan điểm tạo khổ đau’...

... ‘Đời sống thế tục ăn đời ở kiếp (có quan hệ lâu dài) với tái sanh’...

... ‘Đời sống thế tục có sự già lão lót ở dưới’...

... ‘Đời sống thế tục bị đau khổ quấy rối’...

... ‘Đời sống thế tục bị cái chết đánh gục’...

... ‘Đời sống thế tục xây dựng trên khổ đau’...

... ‘Đời sống thế tục bị vướng lụy vì thèm khát’...

... ‘Đời sống thế tục bị bức tường già lão vây quanh’...

... ‘Đời sống thế tục bị cái chết giăng bẫy’...

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc bằng những sợi dây lớn: bằng sợi dây tham, bằng sợi dây sân, bằng sợi dây si, bằng sợi dây ngã mạn (tự hào), bằng sợi dây quan điểm sai lạc, bằng sợi dây nhiễm lậu, bằng sợi dây nết hạnh xấu xa. Chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát đời sống này ra khỏi những trói buộc ấy’...

... ‘Đời sống thế tục đã đi vào đường hầm chật ních; chẳng có ai ngoài tôi để chỉ chốn thênh thang’...

... ‘Đời sống thế tục bị trở ngại vì một chướng ngại lớn; chẳng có ai ngoài tôi để cắt đứt trở ngại ấy’...

... ‘Đời sống thế tục đã rơi vào hố sâu; chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài hố sâu ấy’...

... ‘Đời sống thế tục đã đi vào hoang dã, chẳng có ai ngoài tôi để đi băng qua miền hoang dã đó’...

... ‘Đời sống thế tục đã bắt đầu lăn vào khúc quanh lớn,* chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát đời sống này ra khỏi khúc quanh ấy’...

* mahāvidugga

... ‘Đời sống thế tục bị chìm lấp trong con lạch lớn, chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài con lạch ấy’...

... ‘Đời sống thế tục sa vào vũng lầy lớn, [129] chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài vũng lầy ấy’...

... ‘Đời sống thế tục dễ bị thương tổn’...

... ‘Đời sống thế tục đang bốc cháy vì lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa sanh, già và chết, khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng; chẳng có ai ngoài tôi để dập tắt những ngọn lửa này’...

... ‘Đời sống thế tục, như người bị dẫn đến chỗ [hành quyết], bị trừng phạt bằng cách không bao giờ có nơi trú ẩn, như hình phạt áp dụng vào kẻ bất lương’...

... ‘Đời sống thế tục bị những điều cực kỳ không khả ái trói buộc và được xây dựng trên đau đớn tổn hại, chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát nó’...

... ‘Đời sống thế tục không có lối thoát và đã đến tình trạng khốn khổ cùng cực; chẳng có ai ngoài tôi để bảo hộ nó’...

... ‘Đời sống thế tục tràn ngập khổ đau, và đã bị nó bức bách từ lâu’...

... ‘Đời sống thế tục mãi mãi đói, khát’...

... ‘Đời sống thế tục mù quáng và không thấy gì’...

... ‘Đời sống thế tục đã mất người lãnh đạo và không người hướng dẫn’...

... ‘Đời sống thế tục đã thất lạc trên con đường sai lạc và không thấy con đường thẳng, chẳng có ai ngoài tôi để đưa nó đến thánh đạo’...

... ‘Đời sống thế tục đã trôi dạt trên giòng nước lũ, chẳng có ai ngoài tôi để cứu nó ra khỏi giòng nước lũ ấy’...

... ‘Đời sống thế tục bị hai loại quan điểm sai lạc ám ảnh’... (It 43)

... ‘Đời sống thế tục diễn ra bất như ý vì ba loại nết hạnh xấu xa’...

... ‘Đời sống thế tục bị bốn ách tròng vào’... (D iii 230)

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc bằng bốn hệ lụy’... (D iii 230)

... ‘Đời sống thế tục bám vào bốn loại bám níu’... (D iii 230)

... ‘Đời sống thế tục bắt đầu đi vào năm cõi tái sanh’... (D iii 234)

... ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm theo năm loại khoái lạc giác quan’... (D iii 234)

... ‘Đời sống thế tục bị năm chướng ngại ngăn chặn’... [130] (D iii 234)

... ‘Đời sống thế tục đấu khẩu từ sáu nguồn gốc gây tranh cãi (D iii 246)...

... ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm theo sáu loại thèm khát’... (D iii 244)

... ‘Đời sống thế tục bị sáu loại quan điểm sai lạc ám ảnh’... (M i 8)

... ‘Đời sống thế tục có bẩy khuynh hướng ngủ ngầm nằm lót ở dưới’... (D iii 254)

... ‘Đời sống thế tục bị ràng buộc bằng bẩy trói buộc’... (A iv 8)

... ‘Đời sống thế tục tự hào bằng bẩy loại ngã mạn’... (Vbh 383)

... ‘Đời sống thế tục tạo ra tám chuyện tục lụy’*... (D iii 260)

* loka-dhammā:được, mất, khen, chê...

... ‘Đời sống thế tục bị tám đường sai lạc* thắt chặt’... (D iii 254)

* micchatā: trái ngược với tám thánh đạo

... ‘Đời sống thế tục bị ung thối vì tám lầm lỗi của con người’*... (Vbh 387)

*... aṭṭhahi purisadosehi dussati lokasannivāsoti...

... ‘Đời sống thế tục bị tức bực* vì chín điều gây khó chịu2*’... (A iv 408)

* āghātito

2*āghātavātthūni. Đọc Như Nhiên, Phân Tích, [Toronto, 2005] đoạn 967 và chú thích 248 trang 594.

... ‘Đời sống thế tục tự cao tự đại vì chín ngã mạn’... (Vbh 389)

... ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm vì chín trạng thái bắt nguồn từ thèm khát’*... (D iii 288)

*navahi taṇhamūlakehi dhammehi(chín nguồn gốc của thèm khát): Vì thèm khát nên có tìm cầu, vì tìm cầu nên có thủ lợi, vì thủ lợi nên có quyết định, vì quyết định nên có tham dục, vì tham dục nên có bám níu, vì bám níu nên có chiếm hữu, vì chiếm hữu nên có tham lam, vì tham lam nên lo gìn giữ, vì lo gìn giữ nên có chuyện dùng gậy gộc kiếm dao, cãi cọ tranh chấp... dối trá và các hành vi bất thiện khác khởi lên. Đọc phẩm Mahānidāna (M ii 59); Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha (Boston: Wisdom, 1995), đoạn 9, trang 224.

... ‘Đời sống thế tục bị ô nhiễm vì mười nền tảng của nhiễm lậu’... (Vbh 341, 391)

... ‘Đời sống thế tục gặp oán thù vì mười thù hằn’... (A v 150)

... ‘Đời sống thế tục có mười tiến trình tạo nghiệp bất thiện’... (D iii 269)

... ‘Đời sống thế tục bị ràng buộc bằng mười trói buộc’... (A v 17)

... ‘Đời sống thế tục bị mười đường sai lạc thắt chặt’... (D iii 290)

... ‘Đời sống thế tục có mười nền tảng của quan điểm sai lạc’... (Vbh 392)

... ‘Đời sống thế tục có mười nền tảng quan niệm thế giới hữu hạn’... (Vbh 392)

... ‘Đời sống thế tục bị chia ra nhiều loại vì 108 khác biệt đa dạng của thèm khát’... (Vbh 400)

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy: ‘Đời sống thế tục bị 62 loại quan điểm sai lạc ám ảnh’, rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy: ‘Ta đã qua đến bờ bên kia nhưng thế gian còn kẹt lại; Ta đã được giải thoát còn thế gian chưa được giải thoát; Ta đã được điều ngự còn thế gian chưa được điều ngự; Ta đã được an lạc [131] còn thế gian chưa được an lạc; Ta đã được thư thái còn thế gian chưa được thư thái; Ta đã dập tắt «tái sanh»còn thế gian chưa dập tắt; Ta, sau khi đã qua bên kia bờ, có thể mang qua bên kia bờ; Ta, đã được giải thoát, có thể giải thoát «người khác»; Ta, đã được điều ngự, có thể dạy điều ngự; Ta đã được an lạc, có thể tạo an lạc; Ta, đã được thư thái, có thể tạo thư thái; Ta, đã dập tắt «tái sanh», có thể dạy dập tắt’, từ nhận định đó Ngài rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.

Đây là Trí thành tựu lòng Đại Bi của Như Lai.



[CHƯƠNG LXXII-LXXIII. TRÍ TOÀN GIÁC VÀ TRÍ BIẾT KHÔNG NGĂN NGẠI]

 

598. Trí toàn giác* của Thế Tôn là gì ?

* sabbaññuta-ñāṇa:biết mọi sự

599. Trí biết không chừa ngoại lệ nào tất cả những gì được tạo thành và không được tạo thành, như vậy là trí toàn giác: ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Trí ấy biết tất cả quá khứ, như vậy nó là trí biết không ngăn ngại: ở đấy nó không có ngăn ngại, như vậy nó là trí biết không ngăn ngại.

Trí ấy biết tất cả tương lai, ...

Trí ấy biết tất cả hiện đang được sanh khởi, ...

Mắt và các vật hữu hình: trí ấy biết tất cả, ...

Tai và âm thanh: trí ấy biết tất cả, ...

Mũi và mùi: trí ấy biết tất cả, ...

Lưỡi và vị: trí ấy biết tất cả, ...

Thân và vật xúc chạm được: trí ấy biết tất cả, ...

Ý và các đối tượng tâm ý: trí ấy biết tất cả, ...

600. Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; [132] ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã của vật thể: trí ấy biết tất cả, ... [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã của già và chết: trí ấy biết tất cả, ...

601. Về tầm mức ý nghĩa trí trực chứng trong chứng biết trực tiếp: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa hiểu biết trọn vẹn trong hiểu biết trọn vẹn: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa từ bỏ trong từ bỏ: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa tu tập trong tu tập: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa thực chứng trong thực chứng: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa tập hợp trong các tập hợp: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa yếu tố trong tất cả hiện tượng: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa xuất xứ trong các xuất xứ: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa được tạo thành trong cái được tạo thành: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa không được tạo thành trong cái không được tạo thành: trí ấy biết tất cả, ...

602. Về phạm vi của các trạng thái thiện: trí ấy biết tất cả, ...

Về phạm vi của các trạng thái bất thiện: trí ấy biết tất cả, ...

Về phạm vi của các trạng thái bất định tính: ...

Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi dục giới: ...

Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi sắc giới: ...

Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi vô sắc giới: ...

Về phạm vi của các trạng thái không được tính kể đến: trí ấy biết tất cả, ...

603. Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của nguồn gốc «của khổ»trong nguồn gốc «của khổ»: ...

Trọn vẹn ý nghĩa của diệt «khổ»trong diệt «khổ»: ...

Trọn vẹn ý nghĩa của con đường «diệt khổ»trong con đường «diệt khổ»: trí ấy biết tất cả, ...

604. Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về ý niệm trong vô ngại giải về ý niệm: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về ngữ pháp trong vô ngại giải về ngữ pháp: trí ấy biết tất cả, ... [133]

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: trí ấy biết tất cả, ...

605. Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ tâm ý người khác: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết thành kiến và khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí về các cặp Biến Hóa: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí thành tựu lòng Đại Bi: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

606. Trọn vẹn ý nghĩa của cái được nhìn thấy, được nghe, được nhận biết bằng tri giác, được thông hiểu, được gặp gỡ, được kiếm tìm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các tu sĩ và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

607.

Ở đây, trong thế giới này, không có gì vị ấy không thấy
Không có gì không được nhận chân, và không có gì không thể nhận biết
Vị ấy đã thể nghiệm tất cả những gì có thể biết:
Vì thế Như Lai được gọi là Người chứng biết tất cả*

 *chứng biết tất cả = Toàn Giác.

608. Người chứng biết tất cả: Người chứng biết tất cả theo nghĩa nào?

Có mười bốn loại trí của bậc Giác Ngộ:

Trí biết về khổ là trí của bậc Giác Ngộ.

Trí biết về nguồn gốc của khổ...

Trí biết về diệt khổ...

Trí biết về con đường diệt khổ...

Trí vô ngại giải về nghĩa...

Trí vô ngại giải về ý niệm...

Trí vô ngại giải về ngữ pháp...

Trí vô ngại giải về biện tài...

Trí biết rõ tâm ý người khác ...

Trí biết thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh ...

Trí về các cặp Biến Hóa...

Trí thành tựu lòng Đại Bi...

Trí biết tất cả là trí của đức Phật.

Trí biết không ngăn ngại là trí của đức Phật.

Có mười bốn loại trí của đức Phật. Trong 14 loại trí đó, các đệ tử chỉ có tám loại, các đệ tử không có sáu loại còn lại.

609. [134] Về phạm vi ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau tất cả đều được biết đến, không có nghĩa của khổ đau nào là không biết, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về phạm vi ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau tất cả đều được thấy, tất cả đều được nhận chân, tất cả đều được thực chứng, tất cả đều được thể nghiệm bằng tuệ, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về phạm vi ý nghĩa của nguồn gốc của khổ trong nguồn gốc của khổ... [và cứ thế với các sự thực còn lại]

610. Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa ... [và cứ thế với các vô ngại giải còn lại cho đến]...

Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: tất cả đều được biết đến, không có nghĩa nào của vô ngại giải về biện tài là không biết, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: tất cả đều được thấy, tất cả đều được nhìn nhận, tất cả đều được thực chứng, tất cả đều được thể nghiệm bằng tuệ, không có nghĩa nào của vô ngại giải về biện tài là không được thể nghiệm bằng tuệ, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

611. Về phạm vi của trí biết rõ tâm ý người khác...

Về phạm vi của trí biết thành kiến và khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh ...

Về phạm vi của trí về các cặp Biến Hóa...

Về phạm vi về Trí thành tựu lòng Đại Bi...

Về phạm vi của cái được nhìn thấy, được nghe, biết bằng tri giác, nhận biết, gặp gỡ, tìm kiếm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các tu sĩ và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng: tất cả đều được biết đến, tất cả đều được thấy,... trí toàn giác: nó không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

612. Ở đây trong thế giới này không có gì là Ngài không thấy

Không có gì không được nhận biết, và không có gì là không thể biết;

Ngài đã kinh nghiệm tất cả những gì có thể biết được:

Vì thế, Thế Tôn được gọi là Người chứng thấy tất cả.

CHẤM DỨT PHẦN LUẬN VỀ TRÍ.


[1]Atthi āsavan ti atthi viriyaṁ; āsāvan ti pi pāṭho (PsA Se trang 230). Nghĩa này của chữ āsavan không tìm thấy đâu cả, kể luôn tự điển của PTS. <Ấn bản PsA của PTS viết là āyavaṁāyāvaṁ nhưng cho rằng những chữ ấy trong ấn bản Sinhalese là những chữ biến thể (trang 338). Giống như kinh văn Miến Điện và Cam Bốt, quyển PsGp (trang 159) không nói gì về vấn đề này. Có lẽ các tác giả ấy viết āyāvaṁ từ āyu, ‘sống động’, ‘khỏe mạnh’ và không thấy trở ngại gì. Vì với chữ biến thể, chữ ayava trong CPD có ghi chú āyāmaṁ từ đoạn kinh tương tự ở S v 13 có cùng nghĩa ‘mở rộng’, ‘sức mạnh’. Có lẽ Mahānāma viết nguyên văn như vậy và Gp cũng thế.>

[2]Cetayanto vivaṭṭatī ti cetovivaṭṭo; vijānanto vivaṭṭatī ti cittavaṭṭo. Như vậy citta = viññāṇa. Đọc đ. 553. <được trang bị với nhận thức (cognition) bằng khả năng gây ảnh hưởng của ý, vì vậy viññāṇa = mano. Đọc thêm Luận III đ. 9 vềcitta = mano <ý>. So với Dhs. trang 10 được in lại ở Luận III đ. 394.

[3]Các đoạn tiếp sau ‘sự kiệt quệ của phiền não’ (từ đđ 551-562) được lập lại không thay đổi ở Luận IV đ. 113ff.

[4]Với đi kèm, cùng hiện hữu sanh khởi đồng thời,... đọc Dhs gocchakas <cf. Dhs trang 259; Asl trang 356, Moh trang 81>

[5]nguyên văn: yathābhūtaṁ vā ñāṇaṁ. Ayaṁ puggalo kāmagaruko kāmāsayo kāmādhimutto ti kāmaṁ sevantañ ñeva jānāti...

[6]<Giữa những hàng gạch bỏ, trên bản thảo tỳ kheo Ñāṇamoli đã viết ‘thay chữ thế giới bằng cuộc sống trong bất kỳ thế giới (hoàn cảnh) nào, thay đời sống thế tục bằng tiến triển về đời sống trong bất kỳ thế giới nào.’ Trước khi gạch bỏ, tỳ kheo này đã nghĩ tới việc thay chữ thế giới bằng tình cảnh con ngườitiến bộ về tình cảnh con người thay cho đời sống thế tục. Ở đây không rõ là Ñāṇamoli đã dứt khoát chưa, nên chúng tôi không đưa ra thay đổi nào vào bản dịch của tỳ kheo này. Có lẽ định nghĩa về chữ loka ở đđ 579-80 khiến cho ta nghĩ rằng chữ ‘thế giới’ không được chỉnh cho lắm và có lẽ chữ như ‘tình cảnh’ hay ‘kiếp sống’ có thể thích hợp hơn vì bao quát hơn. Tuy nhiên, cứ để riêng ý nghĩa trung dung và phổ thông của chữ viết bằng tiếng Pali này ra, thì chữ này hình như gần gũi với chữ ‘thế giới’ hay ‘vũ trụ’ (nhưng theo nguyên lý mà nói thì không có một ‘thực thể’ nào trong hiện thực mà chỉ thuần là ‘ý niệm’), chữ ‘thế giới’ có thể có những nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, đặc biệt là nghĩa có tính chủ quan như: ‘Vị ấy sống trong thế giới riêng của người ấy’>.

II- LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM

GHI CHÚ DẪN NHẬP

 

Trong Luận Thuyết này, các loại quan điểm sai lạc chính đề cập trong Kinh được chia nhóm và được bàn tới dưới năm đề mục hay phần. Các đề mục đó là:

i.         định nghĩa về quan điểm sai lạc,

ii.       các quan điểm sai lạc ấy được xây dựng trên nền tảng nào

iii.      phương cách qua đó quan điểm sai lạc chấp chặt lấy

iv.     các quan điểm sai lạc có thể được phân theo loại

v.       cách thức vận hành của quan điểm sai lạc

Còn có phần cuối cùng, đó là:

vi.     phương cách thoát khỏi quan điểm sai lạc

Trong những phần này, sự phân loại có nhiều trùng lắp và hoán thế nhau.

Năm phần chính trên vận hành theo ý nghĩa đại khái như sau:

(i) sự diễn giải lầm lạc là đặc tính của quan điểm sai lạc, như sự khẳng định ‘tôi’, ‘của tôi’, ‘tự ngã của tôi’ được khơi dậy từ (ii) năm tập hợp, rồi (iii) nó tác dụng như bụi cây rậm rạp, khó thoát ra được. (iv) Chẳng hạn, chính quan điểm sai lạc về bản ngã (sakkāyadiṭṭhi) vốn (v) giải thích sai năm tập hợp vì lấy chúng làm đối tượng. (vi) Thoát khỏi quan điểm sai lạc là chứng đạo lộ nhập giòng.

Các chi tiết thoạt trông có vẻ mơ hồ lẫn lộn trên đều nằm trong kiểu mẫu chính này. Bất cứ quan niệm ước đoán nào nghe nói đến có thể được phân tích theo phương pháp này.

Không phải tất cả các dữ kiện chính yếu về quan điểm sai lạc có trong Kinh đều được bàn ở đây; ví dụ, sự mô tả chi tiết về quan điểm có bản ngã của các đạo sư nào đó nói ở kinhSāmaññaphala (Sa môn quả) của Dīgha Nikāya (D kinh số 2). Lý do là Luận Thuyết này không có mục đích tả lại các quan điểm đã được nêu ra, nhưng nhắm vào việc cung cấp một phương cách qua đó có thể phân loại được bất cứ quan điểm sai lạc nào; và vì nó tiếp nối các thí dụ trong phẩm đầu tiên của Dīgha Nikāya và phẩm thứ 102 củaMajjhima Nikāya.

 

[LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM]
«Diṭṭhikathā»

[Tóm lược]

1. [135] Quan điểm là gì? Có bao nhiêu loại nền tảng của quan điểm? Có bao nhiêu loại ám ảnh vì quan điểm? Có bao nhiêu loại quan điểm? Có bao nhiêu loại giải thích lầm lạc vì quan điểm? Diệt trừ nền tảng của quan điểm là gì?

I.        Quan điểm là gì? Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm.

II.     Có bao nhiêu loại nền tảng của quan điểm? Có tám loại.

III.   Có bao nhiêu loại ám ảnh vì quan điểm? Có 18 loại.

IV.  Có bao nhiêu loại quan điểm? Có 16 loại.

V.     Có bao nhiêu loại giải thích lầm lạc vì quan điểm? Có 300 loại.

VI.  Diệt trừ nền tảng của quan điểm là gì? Đạo lộ nhập giòng là sự hủy diệt nền tảng của quan điểm.

[Phần I]

2. Quan điểm là hiểu sai vì giải thích sai là thế nào?

Hiểu sai vì giải thích sai vật thể như vầy: ‘Đây là của tôi, đây là tôi, đây là bản ngã của tôi’ (S xii 62, 5) là quan điểm sai lạc. Hiểu sai vì giải thích sai cảm nghiệm như vầy: ‘Đây là của tôi, đây là tôi, đây là bản ngã của tôi’ là quan điểm... Hiểu sai vì giải thích sainhận thức... [và cứ thế với 198 ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5, ngoại trừ ba khả năng gây ảnh hưởng (siêu thế) cuối cùng, cho đến]... [136-8]. Hiểu sai vì giải thích sai già và chết như vầy: ‘Đây là của tôi, đây là tôi, đây là bản ngã của tôi’ là quan điểm sai lạc.

Quan điểm sai lạc là hiểu sai vì giải thích sai như thế đấy.

[Phần II]

3. Tám loại nền tảng của quan điểm là gì?

Các tập hợp là nền tảng của quan điểm, vô minh là nền tảng của quan điểm, xúc..., nhận thức..., hướng tâm về đối tượng..., không suy xét kỹ lưỡng*..., bạn ác..., học hỏi từ ngoại đạo là nền tảng của quan điểm.

* ayoniso manisakāra.

4. Các tập hợp là nhân, các tập hợp là điều kiện, theo nghĩa nguồn sanh khởi [1]của quan điểm, như thế các tập hợp là nền tảng của quan điểm. Vô minh... Xúc... Nhận thức... Hướng tâm về đối tượng... không suy xét kỹ lưỡng... Bạn ác... học hỏi từ ngoại đạo là nguyên nhân, học hỏi từ ngoại đạo là điều kiện, theo nghĩa nguồn sanh khởi, cho sự sanh khởi của quan điểm sai lạc, như vậy học hỏi từ ngoại đạo là nền tảng của quan điểm sai lạc.

Đây là tám loại nền tảng của quan điểm.

[Phần III]

5. Mười tám loại ám ảnh vì quan điểm là gì?

Bất cứ quan điểm nào là nguồn cội đưa đến các quan điểm sai lạc, rừng quan điểm rậm rạp, trói buộc của quan điểm, mũi tên quan điểm, gò bó của quan điểm, trở ngại của quan điểm, nguy hiểm ngầm của quan điểm, khuynh hướng ngủ ngầm của quan điểm, thiêu đốt của quan điểm, cơn sốt (nhiệt tình) của quan điểm, nút thắt của quan điểm, bám níu lấy quan điểm, giải thích sai vì quan điểm, hiểu sai vì quan điểm.

Đây là mười tám loại ám ảnh vì quan điểm. [139]

[Phần IV]

6. Mười sáu loại quan điểm là gì?

Đó là:

i.         quan điểm thỏa mãn (khoái lạc)

ii.       quan điểm về ngã,

iii.      quan điểm sai lạc,

iv.     quan điểm chấp ngã,*

*sakkāya

v.       quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã

vi.     quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã

vii.    quan điểm hữu hạn

viii.  quan điểm quá khứ hữu hạn

ix.     quan điểm tương lai hữu hạn

x.       quan điểm kết buộc [gây thiệt hại]

xi.     quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’

xii.    quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’

xiii.  quan điểm liên kết với các chủ trương về bản ngã

xiv.  quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới

xv.   quan điểm hiện hữu [trường cửu]

xvi.  quan điểm không hiện hữu [đoạn diệt]

Đây là mười sáu loại quan điểm.

[Phần V]

7. Qua quan điểm thoả mãn, có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

... qua quan điểm sai lạc, ... ?

... qua quan điểm chấp ngã, ... ?

... qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, ... ?

... qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, ... ?

... qua quan điểm hữu hạn, ... ?

... qua quan điểm quá khứ hữu hạn, ... ?

... qua quan điểm tương lai hữu hạn, ... ?

... qua quan điểm kết buộc [gây thiệt hại] , ... ?

... qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’, ... ?

... qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’, ... ?

... qua quan điểm liên kết với các chủ trương về bản ngã, ... ?

... qua quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới, ... ?

... qua quan điểm về hiện hữu [trường cửu], ...?

Qua quan điểm không hiện hữu [đoạn diệt], có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm thoả mãn, có sự giải thích sai theo 35 khía cạnh.

Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh.

Qua quan điểm sai lạc, có sự giải thích sai theo 10 khía cạnh.

... qua quan điểm chấp ngã, có giải thích sai theo 20 khía cạnh.

... qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 15 khía cạnh.

... qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 5 khía cạnh.

... qua quan điểm hữu hạn, có sự giải thích sai theo 50 khía cạnh.

... qua quan điểm quá khứ hữu hạn, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

... qua quan điểm tương lai hữu hạn, có sự giải thích sai theo 44 khía cạnh.

... qua quan điểm kết buộc, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

... qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

... qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

... qua quan điểm liên kết với các chủ trương về bản ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh. [140]

... qua quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới, có sự giải thích sai theo 8 khía cạnh.

... qua quan điểm về hiện hữu, có sự giải thích sai theo 1 khía cạnh.

Qua quan điểm không hiện hữu, có sự giải thích sai theo 1 khía cạnh.

(i)

8. Qua quan điểm thoả mãn (khoái lạc), có sự giải thích sai theo 35 khía cạnh nào?

(1) ‘Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào vật thể là thỏa mãn của vật thể’ (S iii 28), và bất cứ nhận biết lầm lạc nào và bất cứ giải thích lầm lạc nào [về thỏa mãn đó] là quan điểm sai lạc. Quan điểm đó không phải là thỏa mãn, thỏa mãn đó không phải là quan điểm; quan điểm là một và thỏa mãn là một cái khác; quan điểm [cùng với] sự thỏa mãn được gọi là quan điểm thỏa mãn (khoái lạc).

9. Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc; quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn. Người có quan điểm lầm lẫn đó sai trái trong quan điểm của người ấy. Không nên tu tập với, lai vãng hay sùng kính người lầm lẫn trong quan điểm. Tại sao không? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

10. Bất cứ lòng tham muốn có quan điểm đều không phải là quan điểm, và quan điểm không phải là lòng tham; quan điểm là một và lòng tham là một cái khác; quan điểm [cùng với] lòng tham được gọi là lòng tham muốn có quan điểm. Người có quan điểm đó và lòng tham đó là người bị [lòng tham muốn có] quan điểm thiêu đốt. Tặng vật dâng cúng đến người bị [lòng tham muốn có] quan điểm thiêu đốt đó không mang lại phước báu lớn lao hay lợi ích lớn lao. Tại sao không? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

11. Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc; người có quan điểm sai lạc sẽ sanh vào hai nơi, đó là: địa ngục hay cõi súc sanh. Khi một người có quan điểm sai lạc, các việc làm thuộc thân miệng ý được thi hành và hoàn tất theo quan điểm sai lạc đó, và bất cứ chủ ý nào, nguyện vọng nào, ước nguyện nào và hành vi tạo quả nào của vị ấy là tất cả các trạng thái đưa đến điều không mong mỏi, không ước nguyện, đưa đến điều không hoan hỉ đón mừng, đưa đến tổn hại, và đưa đến khổ đau. Tại sao thế? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

12. Như khi hạt giống nimba hay hạt giống kosataki hay hạt mướp đắng được gieo vào đất ướt và hạt giống ấy hút hết bất cứ phân bón hữu cơ đặc hay lỏng ở đấy, [141] tất cả đưa đến chất đắng, đến chất chua nồng, đến không thỏa mãn. Tại sao thế? Tại vì hạt giống đã bị uế nhiễm, cũng thế, người có quan điểm sai lạc sẽ sanh vào hai nơi; ... [lập lại như trên] ... Tại sao thế? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

13. Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc. Quan điểm sai lạc là nguồn đưa đến các quan điểm, rừng quan điểm rậm rạp, [lập lại như ở đ. 5] ... hiểu sai vì quan điểm.

14-17. (2)-(5) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào cảm nghiệm ... [và cứ thế, lập lại đ. 8 cho bốn tập hợp còn lại].

18-23. (6)-(11) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào mắt ... [và cứ thế, với các giác quan còn lại].

24-29. (12)-(17) Bất cứ lạc hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào đối tượng của mắt ... [và cứ thế, với mỗi đối tượng của từng giác quan còn lại].

30-35. (18)-(23) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào nhận biết từ mắt ... [và cứ thế, với mỗi nhận biết còn lại của 6 nhận biết].

36-41. (24)-(29) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào xúc chạm ở mắt ... [và cứ thế, với mỗi xúc chạm ở từng giác quan còn lại của 6 giác quan].

42-47. (30)-(35) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào cảm giác do xúc chạm ở mắt sanh... [và cứ thế, với từng loại của 6 loại cảm giác còn lại].

Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc. Quan điểm sai lạc là nguồn cội đưa đến các quan điểm, rừng quan điểm rậm rạp, [lập lại như ở cuối đ. 9] ... hiểu sai vì quan điểm. [143]

48. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm bị ám ảnh theo 18 khía cạnh [bắt đầu từ nguồn cội đưa đến các quan điểm]. [Nhưng] có những kết buộc cũng là quan điểm sai lạc, có những kết buộc không phải là quan điểm.

Những kết buộc nào cũng là quan điểm sai lạc? Quan điểm [sai lạc] cho ngã hiện hữu trường tồn, và hiểu sai về giới và nghi lễ. Đây là những kết buộc cũng là quan điểm sai lạc.

Những kết buộc nào không phải là quan điểm? Những kết buộc của ham muốn ái dục, của chống đối, của ngã mạn (tự hào), của hoài nghi, của khao khát trở thành, của đố kỵ, của tham vô độ, của khuynh hướng ngủ ngầm, của vô minh... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Qua quan điểm thỏa mãn (khoái lạc), có sự giải thích sai theo 35 khía cạnh.

(ii)

49. Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết* không kính trọng các bậc Thánh, không biết gì về Giáo Pháp Chân Chánh của các bậc Thánh, không được huân tập theo Giáo Pháp Chân Chánh của các bậc Thánh, không kính trọng hiền nhân, không biết gì về Giáo Pháp Chân Chánh của các hiền nhân, không được huân tập theo Giáo Pháp Chân Chánh của các hiền nhân,

(1) coi vật thể là ngã, hay (2) cho ngã có vật thể, hay (3) vật thể ở trong ngã, hay (4) ngã trong vật thể; hay (5) coi cảm nghiệm là ngã, hay (6) cho ngã có cảm nghiệm, hay (7) cảm nghiệm ở trong ngã, hay (8) ngã trong cảm nghiệm; hay (9) coi nhận thức là ngã, hay (10) cho ngã có nhận thức, hay (11) nhận thức ở trong ngã, hay (12) ngã trong nhận thức; hay (13) coi tạo lập tâm trạng là ngã, hay (14) cho ngã có tạo lập tâm trạng, hay (15) tạo lập tâm trạng ở trong ngã, hay (16) ngã trong tạo lập tâm trạng; hay (17) coi thức là ngã, hay (18) cho ngã có thức, hay (19) thức ở trong ngã, hay (20) ngã trong thức. (đọc S iii 46f.)

*‘thế tục’ có nghĩa tạo ra nhiều nhiễm lậu, còn nhận thức sai lạc; ‘thiếu hiểu biết’ có nghĩa không có cơ hội học hỏi kinh điển, không biết được sự chứng đắc quả vị cao [Asḷ 348-349].

50. (1) Người ấy coi vật thể là ngã như thế nào? Ở đây có người coi đề mục thiền bằng đất như vầy ‘Đề mục thiền bằng đất là gì thì ta là cái đó; ta là gì thì đề mục thiền bằng đất là cái đó’, và vị ấy thấy đề mục thiền bằng đất và ngã giống nhau. Cũng như người thấy ngọn lửa của cây đèn đã thắp lên và mầu lửa của nó giống nhau, như thế ‘Ngọn lửa là cái gì, [144] thì mầu lửa là cái đó; mầu lửa là cái gì, ngọn lửa là cái đó’, cũng thế, ở đây có người coi... giống nhau.

Quan điểm là hiểu sai vì giải thích sai. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

51. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc, ... [lập lại đđ 9-13].

52. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm ... [lập lại đ. 48].

53-55. Ở đây có người coi đề mục thiền bằng nước là ngã ... [như ở đđ 50-52].

56-58. Ở đây có người coi đề mục thiền bằng lửa là ngã ...

59-61. Ở đây có người coi đề mục thiền bằng gió là ngã ...

62-64. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu xanh là ngã ...

65-67. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu vàng là ngã ...

68-70. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu đỏ là ngã ...

71-73. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu trắng là ngã ...

Người ấy coi vật thể là ngã như thế đấy.

74. (2) Người ấy coi ngã có vật thể như thế nào?[2]

Ở đây có người coi cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có vật thể nhờ vật thể này’ và coi ngã có vật thể như thế. Giống như cây có bóng mát, cũng thế người ấy có thể nói ‘Đây là cây, đây là bóng mát; cây là một cái, bóng mát là một cái khác; nhưng cây này có bóng mát nhờ bóng mát ấy’ và như thế coi cây có bóng mát, cũng thế, ở đây có người thấy... có vật thể.

Quan điểm là hiểu sai vì giải thích sai. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ hai về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

75. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc...

76. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm ...

Người ấy coi ngã có vật thể như thế đấy. [145]

77. (3) Người ấy coi vật thể ở trong ngã như thế nào? Ở đây có người coi cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng vật thể này nằm trong ngã ấy và như vậy coi vật thể ở trong ngã. Giống như đóa hoa có hương, cũng thế người ấy có thể nói ‘Đây là hoa, đây là hương; hoa là một cái, hương là một cái khác; nhưng hương này ở trong hoa này’, và như thế coi hương ở trong hoa, cũng thế, ở đây có người thấy... vật thể ở trong ngã.

Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ ba về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

78. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc...

79. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm ...

Người ấy coi vật thể ở trong ngã như thế đấy.

80. (4) Người ấy coi ngã trong vật thể như thế nào? Ở đây có người coi cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã của tôi nằm trong vật thể này và như vậy coi ngã ở trong vật thể. Giống như đá quý cất trong hộp, cũng thế người ấy có thể nói ‘Đây là đá quý, đây là hộp; đá quý là một cái, hộp là một cái khác; nhưng đá quý này ở trong hộp này’, và như thế coi đá quý ở trong hộp, cũng thế, ở đây có người thấy... ngã trong vật thể.

Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm... Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ tư về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

81. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc...

82. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm ...

Người ấy coi ngã ở trong vật thể như thế đấy.

83. (5) Người ấy coi cảm nghiệm là ngã như thế nào? Ở đây có người coi cảm nghiệm sanh do xúc chạm với mắt, ... cảm nghiệm sanh do xúc chạm với tai,... cảm nghiệm sanh do xúc chạm với mũi,... cảm nghiệm sanh do xúc chạm với lưỡi,... cảm nghiệm sanh do xúc chạm với thân,... cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý là ngã [146] như vầy ‘Cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý là gì, thì ta là cái đó; cái ta là gì thì cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý là cái đó’, và người ấy coi cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý và ngã giống như nhau. Giống như ... [tỉ dụ như ở đ. 50]... cũng thế, ở đây có người coi... giống như nhau.

Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên về ngã lấy cảm nghiệm làm nền tảng.

84. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc...

85. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm ...

Người ấy coi cảm nghiệm là ngã như thế đấy.

86-88. (6) Người ấy coi ngã có cảm nghiệm như thế nào?

Ở đây có người coi nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức... vật thể là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có cảm nghiệm bằng cảm nghiệm này’ và như thế coi ngã có cảm nghiệm. Giống như... [hoàn tất như ở đđ 74-76 với  cùng tỉ dụ và những thay đổi thích hợp].

Người ấy coi ngã có cảm nghiệm như thế đấy.

89-91. (7) Người ấy coi cảm nghiệm ở trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức... vật thể là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cảm nghiệm này ở trong ngã này’ và như thế coi cảm nghiệm ở trong ngã. Giống như... [lấy tỉ dụ ở đ. 77].

Người ấy coi cảm nghiệm ở trong ngã như thế đấy.

92-94. (8) Người ấy coi ngã ở trong cảm nghiệm như thế nào?

Ở đây có người coi nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức... vật thể là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã này của tôi ở trong cảm nghiệm này’ và như thế coi ngã ở trong cảm nghiệm. Giống như... [lấy tỉ dụ ở đ. 80].

Người ấy coi ngã ở trong cảm nghiệm như thế đấy.

95-97. (9) Người ấy coi nhận thức là ngã như thế nào? Ở đây có người coi nhận thức sanh do xúc chạm với mắt... nhận thức sanh do xúc chạm với tai... nhận thức sanh do xúc chạm với mũi... nhận thức sanh do xúc chạm với lưỡi... nhận thức sanh do xúc chạm với thân... nhận thức sanh do xúc chạm với ý là ngã như vầy... [147]

Người ấy coi nhận thức là ngã như thế đấy.

98-100. (10) Người ấy coi ngã có nhận thức như thế nào?

Ở đây có người coi tạo lập tâm trạng... thức... vật thể... cảm nghiệm là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có nhận thức nhờ vào nhận thức này’ và như thế coi ngã có nhận thức. Giống như...

Người ấy coi ngã có nhận thức như thế đấy.

101-103. (11) Người ấy coi nhận thức trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi tạo lập tâm trạng... thức... vật thể... cảm nghiệm là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng nhận thức này ở trong ngã này’ và như thế coi nhận thức ở trong ngã. Giống như...

Người ấy coi nhận thức ở trong ngã như thế đấy.

104-106. (12) Người ấy coi ngã ở trong nhận thức như thế nào?

Ở đây có người coi tạo lập tâm trạng... thức... vật thể... cảm nghiệm là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã này của tôi ở trong nhận thức này’ và như thế coi ngã ở trong nhận thức. Giống như...

Người ấy coi ngã ở trong nhận thức là như thế đấy.

107-109. (13) Người ấy coi tạo lập tâm trạng là ngã như thế nào? Ở đây có người coi tác ý sanh do xúc chạm với mắt... tác ý sanh do xúc chạm với ý là ngã như vầy... ‘Tác ý sanh do xúc chạm với ý là gì...’ là giống như nhau. Giống như...

Người ấy coi tạo lập tâm trạng là ngã như thế đấy.

110-112. (14) Người ấy coi ngã có tạo lập tâm trạng như thế nào?

Ở đây có người coi thức... nhận thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có tạo lập tâm trạng nhờ vào tạo lập tâm trạng này’ và như thế coi ngã có tạo lập tâm trạng. Giống như...

Người ấy coi ngã có tạo lập tâm trạng như thế đấy. [148]

113-115. (15) Người ấy coi tạo lập tâm trạng ở trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi thức... nhận thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng những tạo lập tâm trạng này ở trong ngã này’ và như thế coi tạo lập tâm trạng ở trong ngã. Giống như...

Người ấy coi tạo lập tâm trạng ở trong ngã như thế đấy.

116-118. (16) Người ấy coi ngã ở trong tạo lập tâm trạng như thế nào?

Ở đây có người coi thức... nhận thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã này của tôi ở trong những tạo lập tâm trạng này’ và như thế coi ngã ở trong tạo lập tâm trạng. Giống như...

Người ấy coi ngã ở trong tạo lập tâm trạng như thế đấy.

119-121. (17) Người ấy coi thức là ngã như thế nào? Ở đây có người coi nhận biết từ mắt... nhận biết từ tai... nhận biết từ mũi... nhận biết từ lưỡi... nhận biết từ thân... nhận biết từ ý là ngã như vầy ‘Nhận biết từ ý là gì thì ta là cái đó; ta là gì thì nhận biết từ ý là cái đó’, và vị ấy coi nhận biết từ ý và ngã giống như nhau. Giống như một người thấy ngọn lửa của cây đèn đã thắp lên...

Người ấy coi thức là ngã như thế đấy.

122-124. (18) Người ấy coi ngã có thức như thế nào?

Ở đây có người coi vật thể... cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có thức bằng thức này’ và như thế coi ngã có thức. Giống như có một cây...

Người ấy coi ngã có thức như thế đấy.

125-127. (19) Người ấy coi thức ở trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi vật thể... tạo lập tâm trạng là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng thức này ở trong ngã này’ và như thế coi thức ở trong ngã. Giống như đóa hoa có hương...

Người ấy coi thức ở trong ngã như thế đấy.

128. (20) Người ấy coi ngã ở trong thức như thế nào?

Ở đây có người coi vật thể... tạo lập tâm trạng là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng bản ngã này của tôi ở trong thức này’ và như thế coi [149] ngã ở trong thức. Giống như có viên đá quý... thức ở trong ngã.

Người ấy coi ngã ở trong thức như thế đấy.

Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm... Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ tư về ngã lấy thức làm nền tảng.

129. Quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc... [như ở đđ 9-13]... hiểu sai vì các quan điểm.

130. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm... [như ở đ. 48]... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Người ấy coi thức ở trong ngã như thế đấy.

Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh này.

(iii)

131. Qua quan điểm sai lạc, có sự giải thích sai theo 10 khía cạnh nào?

(1) Không có thí thực: đây là một nền tảng. Hiểu sai vì giải thích sai do quan điểm sai lạc nhìn nhận như thế là quan điểm. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm sai lạc thứ nhất có nền tảng sai lạc. (đọc D i 86).

132. Quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn. Người có... [và cứ thế như ở đ. 9 cho đến]... hiểu sai vì các quan điểm.

133. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm... [và cứ thế như ở đ. 48 cho đến]... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

134-136. (2) Không có cúng dường: đây là một nền tảng...

137-139. (3) Không có tế lễ: đây là một nền tảng...

140-142. (4) Không có quả của hành vi thiện ác: đây là một nền tảng...

143-145. (5) Không có đời này: đây là một nền tảng...

146-148. (6) Không có đời sau: đây là một nền tảng...

149-151. (7) Không có mẹ: đây là một nền tảng...

152-154. (8) Không có cha: đây là một nền tảng...

155-157. (9) Không có loài hóa sanh*: đây là một nền tảng...

*opapātika.

158. (10) Không có các sa môn và brahmans thiện đức tự ngộ nhờ trí trực chứng và công bố cho thế giới này và thế giới khác: đây là một nền tảng... Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm sai lạc thứ mười có nền tảng sai lạc.

159. Quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn. Người có... hiểu sai vì các quan điểm.

160. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Qua quan điểm sai lạc, có sự giải thích sai theo 10 khía cạnh này.

(iv)

161. Qua quan điểm chấp ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh nào ?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết... [và cứ thế như ở đ. 49]... hay (20) ngã trong thức.

162-222. (1) Người ấy coi vật thể là ngã như thế nào? Ở đây có người... [lập lại đđ 50-130]... [150]

Qua quan điểm chấp ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh này.

(v)

223. Qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 15 khía cạnh nào ?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết... [và cứ thế như ở đ. 49] ...

(1) coi ngã có vật thể, hay (2) vật thể ở trong ngã, hay (3) ngã ở trong vật thể; hay (4) coi ngã có cảm nghiệm, hay (5) cảm nghiệm ở trong ngã, hay (6) ngã ở trong cảm nghiệm; hay (7) coi ngã có nhận thức, hay (8) nhận thức ở trong ngã, hay (9) ngã ở trong nhận thức; hay (10) coi ngã có tạo lập tâm trạng, hay (11) tạo lập tâm trạng ở trong ngã, hay (12) ngã ở trong tạo lập tâm trạng; hay (13) coi ngã có thức, hay (14) thức ở trong ngã, hay (15) ngã ở trong thức.

224-284. (1) Người ấy coi ngã có vật thể như thế nào? Ở đây có người... [lập lại đđ 74-82, 86-94, 98-106, 110-118, 122-130]...

Qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 15 khía cạnh này.

(vi)

285. Qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh nào?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết... [và cứ thế như ở đ. 49] ... (1) coi vật thể là ngã... hay (2) cảm nghiệm là ngã... hay (3) nhận thức là ngã... hay (4) tạo lập tâm trạng là ngã... hay (5) thức là ngã.

286-321. (1) Người ấy coi vật thể là ngã như thế nào? Ở đây có người... [lập lại đđ 50-73, 83-85, 95-97, 107-109, 119-121] ...

Qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh này.

(vii)

322. Qua quan điểm giả định [bằng cách nhìn nhận hay bác bỏ] hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc theo 50 khía cạnh nào?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này trường tồn’[3]theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’ theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn,... như vầy ‘Thế giới này có tận cùng [trong không gian]’?

... như vầy ‘Thế giới này không có tận cùng [trong không gian]’?

... như vầy ‘Linh hồn và thể xác giống nhau’?

... như vầy ‘Linh hồn là một cái, thể xác là một cái khác’?

... như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’?

... như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’?

... như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’ theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh [mỗi khía cạnh được đề cập theo 10 trường hợp vừa kể trên].

323. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này trường tồn’ theo 5 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là thế giới này và thế giới này trường tồn’ là một quan điểm. Hữu hạn được quan điểm đó giả định, như vậy nó là quan điểm giả định hữu hạn. Quan điểm ấy không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm ấy; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này trường tồn’.

324. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc; quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn... [và cứ thế như ở đ. 9]...

325. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm... [và cứ thế như ở đ. 46]... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

326-328. (2) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm là thế giới này và thế giới này trường tồn’ là một quan điểm...

329-331. (3)... như vầy ‘Nhận thức là thế giới này và thế giới này trường tồn’...

332-334. (4)... như vầy ‘Tạo lập tâm trạng là thế giới này và thế giới này trường tồn’...

335. (5) ... như vầy ‘Thức là thế giới này và thế giới này trường tồn’... [152] Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ năm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này trường tồn’.

336-337. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này trường tồn’.

338. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’ theo 5 khía cạnh nào?

(6) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là thế giới này và thế giới này không trường tồn’ là một quan điểm. Hữu hạn được quan điểm đó giả định... Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’.

339-340. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc...

341-352. (7)-(10) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm là thế giới này và thế giới này không trường tồn’... [và tương tự như thế với các tập hợp còn lại]...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’.

353. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này có tận cùng’ theo 5 khía cạnh nào?

(11) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu xanh. Vị ấy nghĩ rằng ‘Thế giới này có tận cùng, bị hạn chế’, và nhận biết giới hạn như thế. Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cái gì vị ấy trải tâm đến là nền tảng và là thế giới này’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định. Quan điểm ấy không phải là nền tảng... là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này có tận cùng’.

354-355. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

356-357. (12) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu vàng...

(13) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu đỏ...

(14) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu trắng...

(15) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian sáng chói có giới hạn...

[153] Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này có tận cùng’.

358. Qua quan điểm cực đoan giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này không tận cùng’ theo 5 khía cạnh nào?

Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian rộng rãi mầu xanh. Vị ấy nghĩ rằng ‘Thế giới này không có tận cùng, vô cùng tận’, và nhận biết vô cùng tận như thế. Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cái gì... là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không tận cùng’.

359-360. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

361-372. (17-20) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian rộng rãi mầu vàng... đỏ... trắng... sáng chói...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không tận cùng’.

373. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Linh hồn và thân thể này giống nhau’ theo 5 khía cạnh nào?

(21) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là linh hồn và thân thể này; linh hồn và thân thể giống nhau’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định... là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn và thân thể giống nhau’.

374-375. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

376-387. (22)-(25) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức là linh hồn và thân thể này...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn và thân thể giống nhau’.

388. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’ theo 5 khía cạnh nào?

(26) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là thân thể này, và linh hồn không phải là thân thể này’; linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định... là quan điểm cực đoan đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’.

389-390. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

391-402. (27)-(30) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm ... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức là thân thể này, và linh hồn không phải là thân thể này...’ [154]

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’.

403. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào?

(31) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ có vật thể mới mang ý niệm chết; còn Như Lai, khi xác thân tan rã, hiện hữu và tồn tại và khởi lên và được phát sanh ra’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định... là quan điểm cực đoan đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’.

404-405. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

406-417. (32)-(35) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức mới mang ý niệm chết ở đây, ...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’.

418. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào?

(36) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ vật thể mới mang ý niệm chết; Như Lai, khi xác thân tan rã, bị đoạn diệt, mất; Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định... là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’.

419-420. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

421-432. (37)-(40) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức mới mang ý niệm chết ở đây...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’.

433. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào?

(41) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ có vật thể mới mang ý niệm chết; Như Lai, khi xác thân tan rã, cả hai đều hiện hữu và không hiện hữu’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định... là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’.

434-435. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

436-447. (42)-(45) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức mới mang ý niệm chết ở đây...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’.

448.Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào? [155]

(46) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ có vật thể mới mang ý niệm chết; Như Lai, khi xác thân tan rã, vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định... là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’.

449-450. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

451-462. (47)-(50) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức mới mang ý niệm chết ở đây...

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’.

Có sự diễn giải sai lạc theo 50 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn.

(viii)

463. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn quá khứ theo 18 khía cạnh nào? (Đọc Brahmajālasutta «D i 40-41»).

Có bốn loại người chủ trương về trường cửu, bốn loại người chủ trương về trường cửu một phần và không trường cửu một phần, bốn loại người chủ trương vô biên một phần và hữu biên một phần, bốn loại người ngụy biện trườn uốn như lươn, và hai loại người chủ trương sự vật xảy rakhông vì nguyên nhân hiển nhiên nào.

Có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn quá khứ theo 18 khía cạnh này.

(ix)

464. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn tương lai theo 44 khía cạnh nào? (Đọc Brahmajālasutta «D i 41-42»).

Có mười sáu loại người chủ trương có nhận thức, tám loại người chủ trương không có nhận thức, tám loại người chủ trương không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, bẩy loại người chủ trương đoạn diệt, và năm loại người chủ trương nibbana ở ngay đây và ngay bây giờ.

Có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn tương lai theo 44 khía cạnh này.

(x)

465. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc kết buộc theo 18 khía cạnh nào?

Bất cứ quan điểm nào là nguồn cội đưa đến các quan điểm, ... [lập lại đ 5] ... hiểu sai vì quan điểm.

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc kết buộc theo 18 khía cạnh này.

(xi)

466. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’ theo 18 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’. Quan điểm ấy không phải là nền tảng... [156] là quan điểm đầu tiên ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’.

467-468. Quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’ là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

469-470. (2) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’...

471-515. (3)... mũi... (4)... lưỡi... (5)... thân... (6)... ý... (7) đối tượng hữu hình... (8)... âm thanh... (9)... mùi... (10)... vị... (11) ... vật xúc chạm được... (12)... đối tượng tâm ý... (13)... nhận biết từ mắt... (14)... nhận biết từ tai... (15)... nhận biết từ mũi... (16)... nhận biết từ lưỡi... (17)... nhận biết từ thân...

516-518. (18) Hiểu sai vì giải thích sai nhận biết từ ý là ‘Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’...

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’ theo 18 khía cạnh này.

(xii)

519. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’ theo 18 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘của Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’. Quan điểm ấy không phải là nền tảng... là quan điểm đầu tiên ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’.

520-521. Quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’ là quan điểm sai lạc... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

522-524. (2) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘của Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’...

525-569. (3) ... mũi... [và cứ thế như ở đđ 471-515]

570-572. (18) Hiểu sai vì giải thích sai ý thức là ‘của Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’...

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’ theo 18 khía cạnh này.

(xiii)

573-654. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc liên kết với các chủ trương về bản ngã theo 20 khía cạnh nào?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết... [lập lại như ở đđ 49-130]... [157]

Có sự diễn giải sai lạc liên kết với các chủ trương về bản ngã theo 20 khía cạnh này.

(xiv)

655-657. Qua quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới, có sự diễn giải sai lạc theo 8 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Bản ngã và thế giới này trường cửu’ là một quan điểm liên kết với chủ trương về thế giới. Quan điểm ấy không phải là nền tảng... Những kết buộc này không phải là quan điểm.

658-660. (2) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Bản ngã và thế giới này trường cửu’ là một quan điểm liên kết với chủ trương về thế giới...

661-663. (3) ... như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vừa trường cửu vừa không trường cửu...’

664-666. (4) ... như vầy ‘Bản ngã và thế giới này không trường cửu cũng không phải không trường cửu’...

667-669. (5) ... như vầy ‘Bản ngã và thế giới này hữu hạn’...

670-672. (6) ... như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vô hạn’...

673-675. (7) ... như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vừa hữu hạn vừa vô hạn’...

676-678. (8) ... như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vừa không hữu hạn vừa không vô hạn’...

Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc liên kết với thế giới theo 8 khía cạnh này.

(xv)

679. Giải thích sai bằng cách do dự* là quan điểm về hiện hữu [trường tồn].

*đ. 701 sắp tới nói thêm về sự do dự (oliyana) này.

(xvi)

680. Giải thích sai bằng cách đi quá trớn* là quan điểm về không hiện hữu [đoạn diệt].

*đ. 701 sắp tới nói thêm về sự quá trớn (atidhāvana) này.

[PHÂN LOẠI XUNG CHIẾU]

681. Có bao nhiêu loại quan điểm (xv) về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm (xvi) không hiện hữu là (i) diễn giải sai lạc theo 35 khía cạnh qua quan điểm thỏa mãn khoái lạc (vị ngọt)?

Có bao nhiêu loại quan điểm (xv) về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm (xvi) không hiện hữu là (ii) diễn giải sai lạc theo 20 khía cạnh qua quan điểm về ngã?

Có bao nhiêu loại quan điểm về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm đoạn diệt là diễn giải sai lạc theo 10 khía cạnh qua quan điểm sai lạc?

Có bao nhiêu quan điểm về hiện hữu...

Có bao nhiêu loại quan điểm (xv) về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm (xvi) không hiện hữu là (xiv) diễn giải sai lạc theo 8 khía cạnh qua quan điểm liên kết với chủ trương về thế giới?

682. (i) Giải thích sai theo 35 khía cạnh qua quan điểm thỏa mãn khoái lạc (vị ngọt) có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

683. (ii) Giải thích sai theo 20 khía cạnh qua các quan điểm về ngã là 15 loại (xv) quan điểm hiện hữu và 5 loại (xvi) quan điểm không hiện hữu.

684. (iii) Giải thích sai theo 10 khía cạnh qua quan điểm sai lạc là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

685. (iv) Giải thích sai theo 20 khía cạnh qua quan điểm chấp ngã là 15 loại (xv) quan điểm hiện hữu và 5 loại (xvi) quan điểm không hiện hữu.

686. (v) Giải thích sai theo 15 khía cạnh qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã [158] là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

687. (vi) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

688. (vii) [Giải thích sai theo 50 khía cạnh:]

(1) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này trường cửu’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

(2) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này không trường cửu’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

689. (3) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này hữu hạn’ có thể vừa là [tất cả] (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(4) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này vô hạn’ có thể vừa là [tất cả] (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

690. (5) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Linh hồn và thân thể này giống nhau’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(6) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Linh hồn là một cái, thân thể này là một cái khác’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

691. (7) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

(8) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(9) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai vừa hiện hữu, vừa không hiện hữu sau khi chết’ có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(10) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’ có thể vừa là [tất cả] (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

692.  (viii) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm hữu hạn quá khứ có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

693. (ix) Giải thích sai theo 44 khía cạnh qua quan điểm hữu hạn tương lai có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

694. (x) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm kết buộc có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

695. (xi) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm ràng buộc với ‘Tôi’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

696. (xii) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm ràng buộc với ‘của Tôi’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

697. (xiii) Giải thích sai theo 20 khía cạnh qua quan điểm liên kết với ngã là 15 loại (xv) quan điểm hiện hữu và 5 loại (xvi) quan điểm không hiện hữu.

698. (xiv) Giải thích sai theo 8 khía cạnh qua quan điểm liên kết với thế giới có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

699. Tất cả các quan điểm là (i) quan điểm thỏa mãn khoái lạc (vị ngọt).

Tất cả các quan điểm là (ii) quan điểm về ngã.

Tất cả các quan điểm là (iii) quan điểm sai lạc.

Tất cả các quan điểm là (iv) quan điểm chấp ngã.

Tất cả các quan điểm là (vii) quan điểm giả định [bằng cách xác nhận hay bác bỏ] hữu hạn. [159]

Tất cả các quan điểm là (x) các quan điểm kết buộc.

Tất cả các quan điểm là (xiii) quan điểm liên kết với các chủ trương về ngã.

700.       Quan điểm hiện hữu, và quan điểm không hiện hữu:

Những kẻ thích lý luận [chỉ] lấy cặp này làm nền tảng;
Vì họ không hiểu biết về đoạn diệt,
Đấy chính là nơi thế gian này sai lạc ngay trong nhận thức.[4]



[Phần VI]

701. Này các tỳ kheo, có hai loại quan điểm, và khi chư thiên và loài người bị chúng ám ảnh, có vị do dự, có vị quá trớn: chỉ có ai có tuệ nhãn mới thấy rõ.

‘Và có vị do dự như thế nào? Chư thiên và loài người yêu thích hiện hữu, thích thú với hiện hữu, hoan hỉ trong hiện hữu. Khi dạy Giáo Pháp Chân Chánh cho họ để chấm dứt trở thành (hiện hữu), tâm thức của họ không thâm nhập vào, không an định, không vững chắc và cả quyết. Có vị do dự như thế đấy.

‘Và có vị quá trớn như thế nào? Có vị xấu hổ, nhục nhã và cảm thấy ghê tởm vì chính bản ngã đó, họ hoan hỉ với không hiện hữu như vầy: ‘Kính thưa quý Ngài, khi thân thể này rã ra, ngã này bị cắt đứt, đoạn diệt, không còn hiện hữu nữa sau khi chết, đó là an tịnh, đó là vô thượng, đó là sự thực’. Có vị quá trớn như thế đấy.

‘Và có ai có tuệ nhãn mới thấy rõ như thế nào? Ở đây có tỳ kheo thấy sự vật đúng như nó đang là. Sau khi thấy sự vật đúng như nó đang là, vị ấy đi vào con đường đưa đến nhàm chán nó, đến hết ham muốn nó, đến đoạn diệt lòng tham về nó. Người có tuệ nhãn thấy rõ như thế đấy.

‘Ai, nhờ thấy được hiện tính đúng như nó đang là

Và có thể vượt qua hiện tính ấy

Biết chắc* nó đúng như là

Người ấy được giải thoát vì khao khát trở thành giờ đã kiệt

Người ấy biết trọn vẹn cái đang là, nên không còn

Khao khát trở thành hay khao khát đoạn diệt,

Rồi với sự chấm dứt trở thành của cái đang là

Người tỳ kheo ấy không còn sanh tử nữa. (It 43) [160]

*Tuy bài kệ này trích từ kinh thứ 43 của Itivuttaka, nhưng bản của Paṭisambhidhāmagga viết làyathābhūte adhimuccanti: biết chắc nó đúng như là. Trong Itivuttaka, nguyên văn bài kệ này viết là yathābhūte vimuccanti nhưngchú giải của Itivuttaka nói phải hiểu vimuccantiadhimuccanti cho phù hợp với Paṭisambhidhāmagga như tôi đã dịch. Đọc Peter Masefield, The Itivuttaka, PTS [Oxford, 2000], trang 46, chú thích số 104.

702. Ba loại người có quan điểm lầm lẫn, ba loại người có quan điểm chính xác.

Ba loại người nào có quan điểm lầm lẫn? Đạo sư của các giáo phái khác, đệ tử của họ và bất cứ ai có quan điểm sai lạc. Đây là ba loại người có quan điểm lầm lẫn.

Ba loại người nào có quan điểm chính xác? Chư Phật, đệ tử của các Ngài và bất cứ ai có chánh kiến. Đây là ba loại người có quan điểm chính xác.

703.

Người bần tiện* được biết tới
Khi đầy phẫn nộ, thù hận
Và thô lỗ ngạo mạn, trong quan điểm kẻ ấy
Lầm lỗi và gian trá (Sn 116)
Là bậc Thánh Thiện được biết tới là người thanh tịnh
Người tự thanh lọc mình khỏi phẫn nộ
và thù hận, quan điểm những người ấy
chính xác và hiền trí.

*vasala. Bản tiếng Anh viết outcast (kẻ bị đời ruồng bỏ) là sai, tôi đã sửa thành outcaste và dịch là người bần tiện. Đọc PED trang 604.

704. Quan điểm lầm lẫn có ba loại; quan điểm chính xác có ba loại.

Ba loại quan điểm nào là lầm lẫn? ‘Đây là của tôi’ là một quan điểm lầm lẫn. ‘Đây là Tôi’ là một quan điểm lầm lẫn. ‘Đây là bản ngã của tôi’ là một quan điểm lầm lẫn. Đây là ba loại quan điểm lầm lẫn.

Ba loại quan điểm nào là chính xác? ‘Đây không phải là của tôi ’ là một quan điểm chính xác. ‘Đây không phải là Tôi ’ là một quan điểm chính xác. ‘Đây không phải là bản ngã của tôi ’ là một quan điểm chính xác. Đây là ba loại quan điểm chính xác.

705. ‘Đây là của tôi’ là quan điểm nào thế? Có bao nhiêu quan điểm thuộc loại này? Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn nào?

‘Đây là Tôi’ là quan điểm nào thế? Có bao nhiêu quan điểm thuộc loại này? Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn nào?

‘Đây là bản ngã của tôi’ là quan điểm nào thế? Có bao nhiêu quan điểm thuộc loại này? Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn nào?

‘Đây là của tôi’: là (viii) quan điểm về hữu hạn quá khứ. Có 18 quan điểm thuộc loại này. Những quan điểm này liên kết với hữu hạn quá khứ.

‘Đây là Tôi’: là (ix) quan điểm về hữu hạn tương lai. Có 44 quan điểm thuộc loại này. Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn tương lai. [161]

‘Đây là bản ngã của tôi’: là (ii) quan điểm về bản ngã với 20 nền tảng và quan điểm chấp ngã với 20 nền tảng. Quan điểm chấp ngã này dẫn đầu sáu mươi hai loại quan điểm. Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn quá khứ và hữu hạn tương lai.

706. ‘Này các tỳ kheo, những ai đã tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ trong Ta, những người ấy có quan điểm [chân chánh]. Trong số những người có quan điểm [chân chánh], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ [ở bốn cảnh giới Tinh Khiết] sau khi từ bỏ kiếp sống này.

Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây? Là: người sẽ tái sanh nhiều nhất bẩy lần (sattakkhattuparama), người sanh từ gia đình thánh thiện này sang gia đình thánh thiện khác (kolankola), người chỉ tái sanh một lần (ekabījin), bậc Trở Lại Một Lần (sakadāgāmin), và bậc Arahant trong cõi đời này ở đây và ngay bây giờ. Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này].

Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này? Là: người chứng nibbana ở đoạn đầu kiếp sống tới của họ (antarāparinibbāyin), người chứng nibbana ở nửa đoạn sau kiếp sống tới của họ (upahaccaparinibbāyin), người chứng nibbana không cần thúc đẩy (asaṅkhāraparinibbāyin), người chứng nibbana cần thúc đẩy (sasaṅkhāraparinibbāyin),* người đi ngược giòng hướng đến cõi Chư Thiên Cao Nhất (uddahaṁsota-akaniṭṭhagāmin). Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này (A  v 119).

* Cả hai chữ asaṅkhāra ‘không cần thúc đẩy’ vàsasaṅkhāra ‘cần thúc đẩy’ không có trong tự điển PED của PTS. Chỉ có chữ asaṅkhāra có trong Critical Pali Dictionary. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, [Oxford, 1977], đ. 443/3 và 945, trang 108 và 246. Tìm thấy ở Dhs đ. 146. Ngài Buddhaghosa giảng nghĩa này ở Aḷs trang 156 hay ở The Expositor I, II trang 207.

‘Này các tỳ kheo, những ai hoàn toàn tin nơi Ta, tất cả đều đã nhập giòng. Trong những người nhập giòng, có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này.

‘Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây? Là: người sẽ tái sanh nhiều nhất bẩy lần, người sanh từ gia đình thánh thiện này sang gia đình thánh thiện khác, người chỉ tái sanh một lần, bậc Trở Lại Một Lần, và bậc Arahant  trong cõi đời này ở đây và ngay bây giờ. Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này].

‘Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này? Là: người chứng nibbana ở đoạn đầu đời trong kiếp sống tới của họ, người chứng nibbana ở nửa đoạn đời sau trong kiếp sống tới của họ, người chứng nibbana không cần thúc đẩy, người chứng nibbana cần thúc đẩy, người đi ngược giòng hướng đến cõi Chư Thiên Cao Nhất. Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này.

‘Này các tỳ kheo, những ai hoàn toàn tin nơi Ta, tất cả đều đã nhập giòng. Trong những người nhập giòng, có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này.’ (A  v 120).

CHẤM DỨT PHẦN LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM.


[1]đọc uppādāya thay cho chữ upādāya.

[2]Cf. Nett trang 111.

[3]Ở đây ‘thế giới này’ (loka) là ngã (atta). (PsA. trang 452 ấn bản của PTS, so với BrahmajālaPoṭṭhapāda. D i 13ff., 197 và DA 377).

[4]PTS  quyển i, trang 159, theo chú giải,  dòng 1ff. nên đọc như sau:

sabbā va tā (sabbāvatā) diṭṭhiyo saṁyojanikā diṭṭhiyo,

sabbā va tā attavāda-paṭisaṁyuttā diṭṭhiyo.

Bhavañ ca diṭṭhiṁ vibhavañ ca diṭṭhiṁ

Evaṁ dvayaṁ takkitā nissitāse

Tesaṁ nirodhamhi nā h’atthi ñāṇaṁ

Yatthāyaṁ loko viparītasāññaī ti.

III- LUẬN VỀ QUÁN HƠI THỞ

GHI CHÚ DẪN NHẬP

Ba phần đầu (từ i  đến iii) thực ra đã tự rõ nghĩa. Phần i nói đến trạng thái chung của tâm hiển nhiên gây trở ngại cho định, đến các trạng thái giúp cho luyện định, và đến các khía cạnh khác nhau của chúng.

Phần ii  đề cập tới những đáp ứng sai lầm tạm thời của tâm khi tập quán hơi thở làm đình trệ tu tập.

Phần iiichỉ cách tránh những lầm lỗi nhỏ này và phân tích tỉ mỉ tiến trình chứng đạt sự nhập định hoàn toàn. Nó kết thúc bằng một bài kệ ca ngợi người chứng quả vị Arahant qua cách hành trì này. Sau bài kệ ấy là phần chú giải nói tới nibbana - cứu cánh của toàn thể phần thực hành - tới phẩm hạnh của đức Phật - tới niềm tin vào trí tuệ toàn giác của Ngài cung cấp động lực để tăng tiến cho đến khi đạt được thể nghiệm bằng thực chứng cá nhân và cho đến khi nhu cầu về niềm tin được bỏ đi.

Ba phần này tạo thành một loại khảo sát và giới thiệu tổng quát trước phần phân tích tỉ mỉ cách hành trì thực sự, như đã nói khái quát trong các Kinh, được tiến hành ở Phần iv. Các phần này dựa trên Nhóm B, và tạo thành thí dụ được triển khai nhiều nhất của phần đó.

Phần iv- là phần chính của Luận thuyết này - thoạt tiên trông rắc rối nhưng đến khi xem xét toàn thể Luận thuyết thì thấy có hệ thống và khắng khít trong tất cả chi tiết và trong những đoạn trùng lắp. Để nhận chân trọn vẹn giá trị phần này, trước hết cần phải nhớ rằng quán hơi thở là một trong những phương pháp tu tập bốn Nền Tảng của Quán Niệm nói ở các Kinh (D kinh số 22, M kinh số 10), nhớ rằng sự tu tập này ở dưới hình thức không ngừng thực tập quán niệm và hiểu biết rõ ràng tường tận được điều hướng đúng đắn. Lại nữa, như đã trình bầy, các ‘cặp bốn’ nói đến người đang thực hành quán niệm ngay bây giờ (như: ‘Vị ấy biết ‘Tôi thở vào hơi dài’...) và người đang thực tập cho thành tựu định lực, tuệ giác, đạo lộ trong tương lai, nhưng chưa đạt được (Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] tôi sẽ thở vào...). Cuối cùng, trình tự ‘định, tuệ, chứng đạo lộ’ được theo đúng sát sao và như thế cung ứng sự nhất quán về cấu trúc đến toàn thể phần này.

Có ghi nhớ những nét đại cương ấy thì phương án sau trở nên rõ ràng.

Trong hai Nền Tảng đầu đề cập tới trí hiểu biết ở giây phút hiện tại, chúng ta có:

a)      phân tích cách nhận biết về đối tượng thiền quán (‘thở vào hơi dài’...) (đđ 194-195);

b)      chỉ cho thấy rằng sự quán tưởng này cũng chính là phần thực hành Nền Tảng Quán Niệm thứ nhất, đó là ‘Quán Thân’ (đđ 196-198);

c)      chỉ cho thấy rằng, sau khi đạt được định, quán niệm và hiểu biết rõ ràng tường tận được thực hành cùng một lúc khi áp dụng tuệ giác (đđ 199-202);

d)      phần kết luận liệt kê các trạng thái hiện hữu trong khi quán tưởng như thế ở các tầng nhập định kế tiếp nhau (đđ 203-125). Đoạn này rút ra từ Luận Thuyết I đđ 41-43.

Với mười bốn Nền Tảng còn lại đề cập tới tương lai, phương án quy mô thiết lập nền tảng của định sau đây được áp dụng khắp luận này:

i.         phân tích cách nhận biết đối tượng của định (‘Vị ấy tập như vầy ‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở vào’...); sự phân tích này tương ứng với (a) ở trên, nhưng khác đi nhiều về chi tiết và nội dung;

ii.       chỉ cho thấy nền tảng nào trong bốn Nền Tảng Quán Niệm đang được thực tập; giống như (b) ở trên;

iii.      phân tích và nói rõ ‘tập’ có nghĩa là gì;

iv.     chỉ cho thấy rằng quán niệm và hiểu biết rõ ràng tường tận được áp dụng như thế nào; giống như (c) ở trên;

v.       kết luận, giống như (d) ở trên;

Bốn đoạn từ i đến iv trong năm đoạn vừa nói trên được lập lại đúng theo từng chữ trong mỗi trường hợp của 14 trường hợp, ngoại trừ một số chữ then chốt được thay khi cần.

Theo cách này, mỗi một cứ điểm trong số 16 cứ điểm*sẽ được bàn riêng cho tới chứng đắc đạo lộ.

*cứ điểm: 16 cứ điểm được áp dụng với hơi thở vào và hơi thở ra thì ta có 32 hình thái liệt kê ở đ. 183 của luận này.

Sáu phần cuối cùng, từ v đến x, chỉ đưa ra sự phân loại ngắn gọn về các giai đoạn trí về nhập định (v), về tuệ giác khởi đầu (vi), về các loại tuệ giác tiếp sau đưa đến sự xuất khởi của Đạo lộ (vii đến ix) và Quả của Đạo Lộ (x). Các phần này đã được đề cập chi tiết ở Luận Thuyết I, từ các chương V đến XII.

Các phần chính của luận thuyết này được giải thích trong Chương VIII của Con Đường Thanh Lọc (Visuddhimagga) (q.v.).

 

[III- LUẬN VỀ QUÁN HƠI THỞ]

«Ānāpānassatikathā »

[Tóm lược]

1. [162] Khi bất cứ ai tu tập định bằng cách quán hơi thở [1]với 16 cứ điểm, có hơn 200 loại trí khởi lên trong vị ấy:

I.        tám loại trí về chướng ngại và tám loại trí về trợ giúp,

II.     mười tám loại trí về bất toàn,

III.   mười ba loại trí về giữ trong sạch,

IV.  ba mươi hai loại trí trong người thực hành quán niệm,

V.     hai mươi bốn loại trí nhờ định,

VI.  bẩy mươi hai loại trí nhờ quán thực tánh,

VII.tám loại trí về nhàm chán,

VIII.tám loại trí biết về cái gì tương thuận với nhàm chán,

IX.  tám loại trí như là làm lắng dịu nhàm chán,

X.     hai mươi mốt loại trí về hạnh phúc giải thoát.

[Phần i]

2. Tám loại trí về chướng ngại và tám loại trí về trợ giúp là gì?

3. Ham muốn ái dục là chướng ngại cho định, xuất ly là trợ giúp cho định.

Sân hận là chướng ngại..., không sân hận là trợ giúp...

Dã dượi buồn ngủ là chướng ngại..., nghĩ đến ánh sáng là trợ giúp...

Dao động là chướng ngại..., không tán loạn là trợ giúp...

Nghi là chướng ngại..., tìm hiểu rõ hiện tượng là trợ giúp...

Vô minh là chướng ngại..., trí là trợ giúp...

Tẻ nhạt là chướng ngại..., hoan hỉ là trợ giúp...

Cũng vậy, tất cả các trạng thái bất thiện là chướng ngại cho định, tất cả các trạng thái thiện là trợ giúp cho định.

Đây là tám loại trí về chướng ngại và tám loại trí về trợ giúp.

4. Khi tâm được điều hướng, điều hướng khéo, qua 16 khía cạnh này, tâm củng cố các nhất điểm và được lọc sạch chướng ngại. [163]

Các nhất điểm này là gì?

Xuất ly là nhất điểm, không sân hận là nhất điểm, nghĩ đến ánh sáng là nhất điểm, không tán loạn là nhất điểm, tìm hiểu rõ hiện tượng là nhất điểm, trí là nhất điểm, hoan hỉ là nhất điểm, các trạng thái thiện là nhất điểm.

5. Những chướng ngại này là gì?

Ham muốn ái dục là chướng ngại cho định, sân hận là chướng ngại, dã dượi buồn ngủ là chướng ngại, dao động là chướng ngại, nghi là chướng ngại, vô minh là chướng ngại, tẻ nhạt là chướng ngại, các trạng thái bất thiện là chướng ngại.

Chướng ngại : chướng ngại theo nghĩa nào?

Chướng ngại theo nghĩa án ngữ các lối thoát.

Các lối thoát ấy là gì?

Xuất ly là lối thoát cho các bậc thánh nhân, các bậc thánh nhân được thoát ra nhờ xuất ly: ước muốn tình dục án ngữ lối thoát đó, và bởi vì con người bị ước muốn tình dục tạo khó khăn nên không hiểu được lối thoát của thánh nhân dưới hình thức xuất ly.

Không sân hận..., sân hận...

Nghĩ đến ánh sáng..., dã dượi buồn ngủ...

Không tán loạn..., dao động...

Tìm hiểu rõ hiện tượng..., nghi...

Trí..., vô minh...

Hoan hỉ..., tẻ nhạt...

Cũng thế, tất cả các trạng thái thiện là lối thoát cho các bậc thánh nhân, các bậc thánh nhân được thoát ra nhờ tất cả các trạng thái thiện: tất cả các trạng thái bất thiện án ngữ lối thoát đó, và bởi vì con người bị tất cả các trạng thái bất thiện tạo khó khăn nên không hiểu được lối thoát của thánh nhân dưới hình thức trạng thái thiện.

[Phần ii]

6. Khi người có tâm được lọc sạch khỏi những chướng ngại này [164], người ấy tu tập định bằng quán hơi thở qua mười sáu cứ điểm, mười tám bất toàn sau đây khởi lên trong vị ấy theo từng chập ngắn ngủi.[2]

Mười tám bất toàn nào khởi lên?

(1) Khi vị ấy chú tâm theo dõi chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối hơi thở vào,[3]tâm của vị ấy bị phân tán phía trong, và như thế là một ngăn trở cho định.

(2) Khi vị ấy chú tâm theo dõi chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối hơi thở ra, tâm của vị ấy bị phân tán phía ngoài, và như thế là một ngăn trở cho định.

(3) Những hành vi khao khát như hy vọng, tham luyến, hơi thở vào là một ngăn trở cho định.

(4) Những hành vi khao khát như hy vọng, tham luyến, hơi thở ra là một ngăn trở cho định.

(5) Khi mệt vì thở vào (hơi quá dài hay quá ngắn), bất kỳ sự mong ngóng hơi thở ra nào đều là một ngăn trở cho định.

(6) Khi mệt vì thở ra (hơi quá dài hay quá ngắn), bất kỳ sự mong ngóng hơi thở vào nào đều là một ngăn trở cho định.[4]

7.

Chú tâm theo dõi hơi thở vào
Và cũng theo dõi hơi thở ra
Bên trong phân tâm sẽ xảy đến
Bên ngoài để phân tâm cuốn hút
Mong ngóng thở ra ở người
Mệt mỏi nhiều vì thở vào,
Mong ngóng thở vào ở người
Mệt mỏi nhiều vì thở ra;
Sáu nhược điểm này của định
Dựa trên quán hơi thở
Sẽ ngăn tâm thoát ra khỏi
Phân tâm do chúng tạo nên;
Và ai không biết về giải thoát
Ắt phải tin lời người khác.

8.  (7) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến dấu hiệu,[5]tâm của người ấy có thể bị hơi thở vào lay động, đây là một trở ngại cho định.

(8) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở vào, tâm của người ấy có thể bị dấu hiệu ấy lay động, đây là một trở ngại cho định.

(9) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến dấu hiệu, tâm của người ấy có thể bị hơi thở ra lay động, đây là một trở ngại cho định.

(10) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở ra, tâm của người ấy có thể bị dấu hiệu lay động, đây là một ngăn trở cho định.

(11) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở vào, tâm của người ấy có thể bị hơi thở ra lay động, đây là một ngăn trở cho định.

(12) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở ra, tâm của người ấy có thể bị hơi thở vào lay động, đây là một ngăn trở cho định.

9. [165]

Hướng tâm chú ý đến dấu hiệu trong khi tâm
Vẫn bị hơi thở vào phân tán;
Hướng tâm chú ý đến hơi thở vào trong khi tâm
Vẫn bị dấu hiệu phân tán;
Hướng tâm chú ý đến dấu hiệu trong khi tâm
Bị hơi thở ra phân tán;
Hướng tâm chú ý đến hơi thở ra trong khi tâm
Bị dấu hiệu phân tán;
Hướng tâm chú ý đến hơi thở vào trong khi tâm
Vẫn bị hơi thở ra phân tán;
Hướng tâm chú ý đến hơi thở ra trong khi tâm
Bị hơi thở vào phân tán;
Sáu nhược điểm này của định
Dựa trên quán hơi thở
Sẽ ngăn tâm thoát ra khỏi
Phân tán do chúng tạo nên;
Và ai không biết về giải thoát
Ắt phải tin lời người khác.

10. (13) Tâm buông theo [hơi thở] quá khứ bị [6]xao lãng thắng thế là một ngăn trở cho định.

(14) Tâm lay động vì ngóng chờ [hơi thở] tương lai là một ngăn trở cho định.

(15) Tâm giải đãi bị lười biếng thắng thế là một ngăn trở cho định.

(16) Nỗ lực quá sức, tâm bị dao động thắng thế là một ngăn trở cho định.

(17) Khi bị lôi cuốn, tâm bị tham thắng thế là một ngăn trở cho định.

(18) Khi chán ghét, tâm bị sân hận thắng thế là một ngăn trở cho định.

11.

Tâm nào: săn đuổi quá khứ,
Mong ngóng tương lai, lười biếng,
Nỗ lực quá sức hay bị lôi cuốn,
Hay chán ghét, tâm ấy không được định
Sáu nhược điểm này của định
Dựa trên quán hơi thở
Là như thế khi chúng vấy bẩn tư tưởng người đó
Vị ấy không biết được Tâm Tăng Thượng.

12. (1) Khi theo dõi chặng đầu, chặng giữa chặng cuối hơi thở vào, tâm hành giả bị phân tán bên trong, cả thân lẫn tâm vị ấy không yên, bị xáo trộn và dao động. (2) Khi theo dõi chặng đầu, chặng giữa chặng cuối hơi thở ra, tâm hành giả bị xao lãng bên ngoài, cả thân lẫn tâm vị ấy không yên, bị xáo trộn và dao động. (3) Hơi thở vào với hành vi khao khát như hy vọng, tham luyến, cả thân lẫn tâm vị ấy không yên, bị xáo trộn và dao động. (4) Hơi thở ra với hành vi khao khát như hy vọng, tham luyến, cả thân... (5) [166] Vì trong vị ấy mong ngóng hơi thở ra khi mệt vì hơi thở vào [quá dài hay quá ngắn] cả thân lẫn... (6) Vì trong vị ấy mong ngóng hơi thở vào khi mệt vì hơi thở ra [quá dài hay quá ngắn] cả thân lẫn... (7) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến dấu hiệu, tâm của người ấy vẫn bị hơi thở vào dao động, cả thân lẫn... (8) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở vào, tâm của người ấy vẫn bị dấu hiệu dao động, cả thân lẫn... (9) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến dấu hiện, tâm của người ấy vẫn bị hơi thở ra dao động, cả thân lẫn... (10) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở ra, tâm của người ấy vẫn bị dấu hiệu dao động, cả thân lẫn... (11) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở vào, tâm của người ấy vẫn bị hơi thở ra dao động, cả thân lẫn... (12) Nếu, khi hành giả hướng tâm chú ý đến hơi thở ra, tâm của người ấy vẫn bị hơi thở vào dao động, cả thân lẫn... (13) Tâm chạy theo [hơi thở] quá khứ bị phân tâm thắng thế, cả thân lẫn... (14) Tâm bị dao động vì mong ngóng [hơi thở] tương lai, cả thân lẫn... (15) Tâm giải đãi bị lười biếng thắng thế, cả thân lẫn... (16) Nỗ lực quá sức, tâm bị dao động thắng thế cả thân lẫn... (17) Khi bị lôi cuốn, tâm bị tham công kích cả thân lẫn... (18) Khi chán ghét, tâm bị sân hận thắng thế cả thân lẫn tâm vị ấy không yên, bị xáo trộn và dao động.

13.

Người nào mà việc quán hơi thở
Không được tu tập, không toàn thiện,
Thấy xáo trộn trong thân
Tâm vị ấy cũng như thế,
Rồi vị ấy bị dao động trong thân
Trong tâm vị ấy cũng như thế.
Người nào mà việc quán hơi thở
Được tu tập, được toàn thiện,
Thì không xáo trộn trong thân
Tâm vị ấy cũng như thế,
Rồi vị ấy không bị dao động trong thân
Trong tâm vị ấy cũng như thế.

14. Khi tâm được lọc sạch những chướng ngại này [đề cập ở phần i.] hành giả tu tập định bằng quán hơi thở qua mười sáu cứ điểm, mười tám bất toàn này khởi lên trong vị ấy theo từng chập ngắn ngủi.

[Phần iii]

15. Mười ba loại trí về giữ trong sạch là gì?

(1) Tâm chạy theo [hơi thở] quá khứ bị phân tán thắng thế: bằng cách tránh điều này vị tỳ kheo tập trung tâm vào một nơi, như vậy tâm không bị phân tán.

(2) Tâm mong ngóng [hơi thở] tương lai có thể bị lay động: [167] bằng cách tránh điều này vị tỳ kheo trấn tĩnh tâm vào một nơi, như thế tâm cũng không bị phân tán.

(3) Tâm giải đãi bị lười biếng thắng thế: bằng cách cố gắng làm, vị ấy từ bỏ lười biếng, như thế tâm cũng không bị phân tán.

(4) Nỗ lực quá sức, tâm bị dao động thắng thế: bằng cách chế ngự, vị ấy từ bỏ dao động, như thế tâm cũng không bị phân tán.

(5) Khi bị lôi cuốn, tâm bị tham thắng thế: bằng cách hiểu biết rõ ràng tường tận điều đó, vị tỳ kheo từ bỏ tham, như thế tâm cũng không bị phân tán.

(6) Khi chán ghét, tâm bị sân hận thắng thế: bằng cách hiểu biết rõ ràng tường tận điều đó, vị tỳ kheo từ bỏ sân hận, như thế tâm cũng không bị phân tán.

Tâm được trong sạch, sáng sủa và đạt được nhất điểm qua sáu khía cạnh này.

16. Những nhất điểm này là gì?

(7) nhất điểm dưới hình thức thiết lập ý muốn buông bỏ tặng phẩm [khi bố thí],

(8) nhất điểm dưới hình thức thiết lập biểu tượng của tĩnh lặng [trong khi định],

(9) nhất điểm dưới hình thức thiết lập đặc tính của diệt (vaya) [trong quán thực tánh],

(10) nhất điểm dưới hình thức thiết lập đoạn diệt [nirodha] [trong đạo lộ].

17. Nhất điểm dưới hình thức thiết lập ý muốn buông bỏ tặng phẩm của người nhất quyết từ bỏ. Nhất điểm dưới hình thức thiết lập biểu tượng của tĩnh lặng của người dồn hết cho Tâm Tăng Thượng. Nhất điểm dưới hình thức thiết lập đặc tính của diệt của người thực hành quán thực tánh. Nhất điểm dưới hình thức thiết lập đoạn diệt vốn của các bậc Thánh.

18. Trong bốn trường hợp đạt được nhất điểm này, tâm

(11) đi vào tiến trình thanh lọc của đạo lộ [7]

(12) được bình thản tăng cường,

(13) được trí thoả mãn.

19. Đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối của sơ thiền là gì?

Tiến trình thanh lọc của đạo lộ là đoạn đầu, tăng cường bình thản là đoạn giữa và thỏa mãn*là đoạn cuối của sơ thiền.

* ở đây, tuy dùng chữ encouragement (khích lệ), nhưng ở Vism IV đ. 113, tỳ kheo Ñāṇamoli đã sửa thành satisfaction (thỏa mãn). Vì thế, tôi chọn chữ satisfaction để dịch cho phù hợp với thay đổi này và để thống nhất với sự thỏa mãn vừa mới nói ở đ. 18 (13). Đoạn 22 sắp tới đây nói đến đặc tính này ở đoạn cuối của sơ thiền.

20. Tiến trình thanh lọc của đạo lộ là đoạn đầu của sơ thiền: đoạn đầu có mấy đặc tính?

Đoạn đầu có ba đặc tính:

i.         tâm được thanh lọc khỏi các trở ngại của [cõi thiền] đó;

ii.       vì được thanh lọc, nên tâm tiến đến đoạn giữa [trạng thái quân bình, vốn là] dấu hiệu của tĩnh lặng;

iii.      vì đã tiến đến, nên tâm đi vào trạng thái quân bình ấy.

Và vì tâm đã được lọc sạch các trở ngại của thiền, và bởi vì nó được thanh lọc, nên tâm tiến đến đoạn giữa [trạng thái quân bình, vốn là] dấu hiệu của tĩnh lặng, và vì đã tiến đến, nên tâm đi vào trạng thái quân bình ấy, [168] tiến trình thanh lọc của đạo lộ là đoạn đầu của sơ thiền. Đây là ba đặc tính của đoạn đầu. Vì thế nên nói rằng sơ thiền tốt đẹp ở đoạn đầu với [ba] đặc tính.

21. Tăng cường bình thản là đoạn giữa của sơ thiền: đoạn giữa có mấy đặc tính?

Đoạn giữa có ba đặc tính: người tỳ kheo

iv.     vô can nhìn tâm đã được thanh lọc với lòng bình thản;

v.       vô can nhìn tâm đã tiến đến tĩnh lặng với lòng bình thản;

vi.     vô can nhìn sự thiết lập nhất điểm với lòng bình thản.

Và vì tỳ kheo [bây giờ] vô can nhìn tâm đã được thanh lọc với lòng bình thản và vô can nhìn tâm đã tiến đến tĩnh lặng với lòng bình thản và vô can nhìn sự thiết lập nhất điểm với lòng bình thản, sự tăng cường bình thản đó là đoạn giữa của sơ thiền. Đây là ba đặc tính của đoạn giữa. Vì thế nên nói rằng sơ thiền tốt đẹp ở đoạn giữa vốn có [ba] đặc tính.

22. Thỏa mãn là đoạn cuối của sơ thiền: đoạn cuối có bao nhiêu đặc tính?

Đoạn cuối có bốn đặc tính:

vii.    thỏa mãn theo nghĩa không có sự vượt quá giữa các trạng thái khởi lên trong đó;

viii.  thỏa mãn theo nghĩa các năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng (hương vị) duy nhất;

ix.     thỏa mãn theo nghĩa nỗ lực thích đáng có hiệu quả;

x.       thỏa mãn theo nghĩa lập lại;

là thỏa mãn ở đoạn cuối của sơ thiền. Đây là bốn đặc tính của đoạn cuối. Vì thế nên nói rằng sơ thiền tốt đẹp ở đoạn cuối vốn có [bốn] đặc tính.

23. Tâm đã đạt tới chu kỳ ba đoạn [đầu, giữa và cuối] và tốt đẹp theo ba thể thức đó và có 10 đặc tính như thế cũng có luôn [năm yếu tố của cõi thiền] là hướng tâm về đối tượng, suy xét đối tượng, hỉ, lạc và cương quyết cũng như [năm năng lực gây ảnh hưởng và năm lực] tín tấn niệm định và tuệ.

24. Đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối của nhị thiền là gì?

Tiến trình thanh lọc của đạo lộ là đoạn đầu của nhị thiền, tăng cường bình thản là đoạn giữa và thỏa mãn là đoạn cuối.

25-28. Tiến trình thanh lọc của đạo lộ là đoạn đầu của nhị thiền: đoạn đầu có mấy đặc tính?

Đoạn đầu có ba... [lập lại các đoạn từ 20 đến 23, thay chữ sơ thiền bằng chữ nhị thiền] [169]

29-33. Đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối của tam thiền là gì? ... [lập lại các đoạn từ 19 đến 23]

34-38. Đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối của tứ thiền là gì? ...

39-58. ... [lập lại cũng cùng năm đoạn như thế với mỗi phần của 4 chứng đắc cõi vô sắc] ...

59-148. ... [lập lại cũng cùng năm đoạn như thế với mỗi phần của 18  Tuệ Quán Thực Tánh Chính] ...

149-168. ... [lập lại cũng cùng năm đoạn như thế với mỗi phần của 4 đạo lộ] ... [170]

[Tỷ dụ Lưỡi Cưa]

169.

Dấu hiệu, thở vào, thở ra không phải là đối tượng
của một tâm duy nhất;
Người không biết ba điều này
Tu không tăng tiến. [171]
Dấu hiệu, thở vào, thở ra không phải là đối tượng
của một tâm duy nhất;
Người biết rõ ba điều này
Tu có thể tăng tiến.

170. Thế nào là nói ba điều này không phải là đối tượng của một tâm duy nhất?, tuy chúng không phải là không được biết tới?, tâm không bị phân tán, vị tỳ kheo thể hiện nỗ lực, làm phận sự và đạt kết quả đặc biệt?

Giả thử có một thân cây đặt nằm trên mặt đất bằng, một người dùng cưa cắt nó. Quán niệm của người ấy được thiết lập nhờ chỗ các răng cưa tiếp xúc với thân cây mà không chú ý tới sự di chuyển tới lui của các răng cưa ấy, cho dù các răng cưa ấy không phải là không được người cưa biết tới khi các răng ấy di chuyển tới lui; và người cưa thể hiện nỗ lực, làm phận sự và đạt kết quả đặc biệt.

Khi thân cây ấy được đặt nằm trên mặt đất bằng thì dấu hiệu buộc quán niệm [8]cũng thế. Các răng cưa như thế nào, các hơi thở vào và hơi thở ra cũng thế. Vì quán niệm của người được thiết lập nhờ chỗ các răng cưa tiếp xúc với thân cây mà không chú ý tới sự di chuyển tới lui của các răng cưa ấy, cho dù các răng cưa ấy không phải là không được người cưa biết tới khi các răng cưa ấy di chuyển tới lui; và như vậy người cưa thể hiện nỗ lực, làm phận sự và đạt kết quả đặc biệt, cũng thế, vị tỳ kheo ngồi, sau khi lập quán niệm ở đỉnh mũi hay môi trên xong, không chú ý tới sự di chuyển vào ra của các hơi thở vào và hơi thở ra, cho dù các hơi thở ấy không phải là không được tỳ kheo biết tới khi các hơi thở vào ra; và như vậy vị ấy thể hiện nỗ lực, làm phận sự và đạt kết quả đặc biệt.

Nỗ lựclà gì? Thân và tâm của người tinh tấn trở nên dễ điều khiển: đây là nỗ lực.

Phận sựlà gì? Các bất toàn cần được từ bỏ nơi người tinh tấn, và các tâm hướng về đối tượng của vị ấy đã được êm dịu: đây là phận sự.

Kết quả đặc biệt là gì? Ở người tinh tấn, các kết buộc đi tới tình trạng bị từ bỏ, và các khuynh hướng ngủ ngầm của người ấy đi tới tình trạng bị diệt trừ: đây là kết quả đặc biệt.

Như vậy, ba điều này không phải là đối tượng của một tâm duy nhất, [172] tuy chúng không phải là không được biết tới, tâm không bị phân tán, và vị ấy thể hiện nỗ lực, làm phận sự và đạt kết quả đặc biệt.

171.

Quán niệm hơi thở vào và
hơi thở ra của người nào
được hoàn hảo, khéo tu tập,
Và mang dần tới tăng trưởng
Theo đúng như lời Phật dạy,
Người đó soi sáng thế giới này
Giống như trăng tròn không mây.[9]

172. Thở vào (āna) là hơi thở đi vào (assāsa); thở ra (apāna) là hơi thở đi ra (passāsa)*.[10]Thiết lập (nền tảng) nhờ hơi thở vào là niệm; thiết lập (nền tảng) nhờ hơi thở ra là niệm. Khi thở vào niệm được thiết lập (đặt nền tảng) trong vị ấy; khi thở ra niệm được thiết lập (đặt nền tảng) trong vị ấy.

*ở Vism VIII đ. 164 viết là: assāsa là hơi gió đi ra; passāsa là hơi gió đi vào như đã nói theo chú giải của tạng Luật.

173. Hoàn hảo: hoàn hảo theo nghĩa phân biệt rõ*[cõi thiền, tuệ quán và đạo lộ]; hoàn hảo theo nghĩa [các trạng thái liên kết sau đó] trang bị [lẫn cho nhau]; hoàn hảo theo nghĩa tuyệt hảo.

*pariggaha. Xin đọc lại chú thích về chữ này ở Luận I đ. 23.

174. Khéo tu tập: Có bốn loại tu tập:

i.         tu tập theo nghĩa không có sự vượt quá giữa các trạng thái khởi lên trong đó; (Luận I 135)

ii.       tu tập theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng (Luận I 134)

iii.      tu tập theo nghĩa hiệu quả vì nỗ lực thích đáng;

iv.     tu tập theo nghĩa lập lại;

Bốn loại tu tập này đã được thuần thục, tạo thành nền tảng, được củng cố, được điêu luyện và đem lại đồng nhất thể.*

*Câu: ‘đã được thuần thục... đồng nhất thể’ tìm thấy ở D ii 103; S ii 274 ff. Có lẽ vì phần so sánh giữa samaṁ susamaṁ ở đoạn sắp tới nên bhikkhu Ñāṇamoli dịch susamāraddhābrought to very sameness: ‘đem lại đồng nhất thể’. Maurice Walshe dịch chữ này là properly undertaken (LDB trang 246); Bhikkhu Bodhi dịch là fully perfect it  (CDB I trang 707-8).

‘Được thuần thục’: Ở bất cứ nơi nào, nếu muốn, vị ấy làm chủ, có quyền lực và hoàn toàn tự tin,*các trạng thái [tĩnh lặng và quán thực tánh] sẵn sàng để vị ấy hướng tới, sẵn sàng để vị ấy sử dụng theo ý muốn, sẵn sàng để vị ấy chú tâm suy xét, sẵn sàng để vị ấy khởi tâm. ‘Được thuần thục’ được nói vì lý do đó.

*vesārajja: hoàn toàn tự tin

‘Tạo thành nền tảng’: quán niệm của vị ấy được thiết lập vững vàng (vững đặt) trên bất cứ nền tảng nào tâm của vị ấy trụ vào. Tâm của vị ấy trụ vào bất cứ nền tảng nào nơi quán niệm của vị ấy được thiết lập vững vàng (vững đặt). ‘Tạo thành nền tảng’ được nói vì lý do đó.

‘Củng cố’, quán niệm của vị ấy luân chuyển song hành với bất cứ cái gì vị ấy điều tâm tới. Vị ấy điều tâm tới bất cứ cái gì quán niệm của vị ấy luân chuyển song hành với. ‘Củng cố’ được nói vì lý do đó.

‘Được điêu luyện’: được điêu luyện theo nghĩa giữ vững, được điêu luyện theo nghĩa trang bị, được điêu luyện theo nghĩa hoàn hảo. Khi tỳ kheo gìn giữ quán niệm, vị ấy chế ngự được các trạng thái xấu xa, bất thiện. ‘Được điêu luyện’ được nói vì lý do đó.

‘Đem lại đồng nhất thể’ (susamāraddhā): Có bốn loại ‘đem lại đồng nhất thể’: đem lại đồng nhất thể theo nghĩa không có sự vượt quá giữa các trạng thái khởi lên; đem lại đồng nhất thể theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng; đem lại đồng nhất thể theo nghĩa hiệu quả vì nỗ lực thích đáng; đem lại đồng nhất thể vì chính đáng hủy bỏ (susamugghātattā)*nhiễm lậu vốn đối nghịch với trạng thái này.

* Bản của VRI viết là susamūhatattā.

‘Đồng nhất thể’ (susamaṁ): [11]Có nhất thể (samaṁ) và đồng nhất thể (susamaṁ). Nhất thể là gì? Các trạng thái nào khởi lên vốn không lỗi và mang đặc tính giác ngộ: đây là nhất thể. ‘Đồng nhất thể’ là gì? Đối tượng cho những trạng thái như đoạn diệt, nibbana: đây là ‘đồng nhất thể’. Nhất thể này và đồng nhất thể này được biết đến, thấy rõ, nhận ra, được thực chứng, được thể nghiệm với tuệ; nỗ lực không mệt mỏi được mang lại để toàn thiện (āraddha), quán niệm đã được thiết lập (đặt nền tảng) không suy giảm, thân được an tịnh, mát lạnh (asāraddha),*tâm định nhất điểm. ‘Đem lại đồng nhất thể’ (susamāraddhā) được nói vì lý do đó.

*dịch sát: không cuồng nhiệt. Đọc Peter Masefield, The Itivuttaka, PTS [Oxford, 2000], trang 110.

175. Mang dần tới tăng trưởng: tăng trưởng chuẩn bị từ trước và sau đó mang đến tăng trưởng nhờ hơi thở vào dài, tăng trưởng chuẩn bị từ trước và sau đó mang lại tăng trưởng nhờ hơi thở ra dài, ... [và cứ thế với 32 thể thức, đọc đ. 183 dưới đây, cho đến] ... tăng trưởng chuẩn bị từ trước và sau đó mang đến tăng trưởng nhờ hơi thở ra dài quán từ bỏ. Tất cả các loại niệm hơi thở với 16 cứ điểm cũng được chuẩn bị cho tăng trưởng và mang tới tăng trưởng phụ thuộc vào nhau. ‘Mang dần tới tăng trưởng’ được nói vì lý do đó.

176. Theo đúng như: ‘Theo đúng như’ có mười nghĩa, đó là, nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của tự chủ, nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của an tịnh trong tâm, ... là nghĩa của hoàn toàn dập tắt phiền não trong tâm, là nghĩa của trí trực chứng, ... là nghĩa của hiểu biết trọn vẹn, ... là nghĩa của từ bỏ, ... là nghĩa của tu tập, ... [174] là nghĩa của thực chứng, ... là nghĩa của chứng ngộ đồng thời, ... nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của củng cố đoạn tận.

177. Buddha (Bậc Giác Ngộ): là Thế Tôn, là bậc tự trông cậy vào  chính mình*, không thầy chỉ dạy về những tri kiến chưa từng nghe từ trước,[12]người tự khám phá (abhisambujjhati) ra chân lý, đạt toàn giác trong tứ đế, các lực và làm chủ.

*sayambhū:tự trông cậy vào chính mình, không mong mỏi ở ai khác. Đây là phẩm tính của một vị Phật (Đọc PED trang 697; đọc R. C Childers, A Dictionary of the Pali Language, [Cosmo Publications, New Delhi, 1979] trang 471). Sayambhunā, bậc tự thông hiểu Đạo Pháp, không học từ ai khác. Đọc T. W. Rhys Davids, F. Max Müller hiệu đính, The Questions of Milinda, Vol. II, [Low Price Publications, Delhi, 1996] chú thích 6, trang 6.

Buddha:Buddha theo nghĩa nào? Ngài là người khám phá (bujjhitar) ra chân lý, do đó ngài là bậc giác ngộ (buddha). Ngài là người đánh thức (bodhetar) cuộc đời này, do đó ngài là bậc giác ngộ. Ngài được giác ngộ nhờ hiểu biết toàn triệt, giác ngộ nhờ thấy biết tất cả, giác ngộ không dựa vào chỉ dẫn của một ai, giác ngộ vì uy lực,[13]ngài được giác ngộ bằng phẩm hạnh diệt xong nhiễm lậu, được giác ngộ bằng phẩm hạnh giải thoát khỏi các đặc tính tất yếu của hiện hữu.*Ngài hoàn toàn không còn tham, do đó ngài là bậc giác ngộ; Ngài hoàn toàn không còn sân, do đó ngài là bậc giác ngộ; Ngài hoàn toàn không còn si, do đó ngài là bậc giác ngộ; Ngài hoàn toàn không còn ô nhiễm, do đó ngài là bậc giác ngộ; Ngài đã đi trên đạo lộ giải thoát chỉ có một chiều, do đó ngài là bậc giác ngộ; Ngài một mình khám phá ra giác ngộ toàn triệt vô thượng, do đó ngài là bậc giác ngộ. Ngài là bậc giác ngộ vì đã hủy diệt vô minh và chứng đạt giác ngộ.

* Nirupadhi: giải thoát khỏi các đặc tính tất yếu của hiện hữu, những gì tất yếu của hiện hữu theo nghĩa rộng nhất của nó (nghĩa hẹp: không còn luyến ái). Đọc Ñāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1977], chú thích 164/12, trang 49. Xin đọc Luận I đ. 18 liệt kê 15 đặc tính căn bản tất yếu của hiện hữu này.

Buddha:  đây không phải là tên do mẹ đặt ra, do cha đặt ra, do anh đặt ra, do chị đặt ra, do bạn hữu và những người đồng hành đặt ra, do bà con và thân quyến đặt ra, do sa môn và brahmans đặt ra, do chư thiên đặt ra: đây là danh hiệu (lấy) từ sự giải thoát cuối cùng của các bậc Giác Ngộ, các bậc Thế Tôn, cùng với sự chứng đạt trí toàn giác ở cội cây Giác Ngộ, danh hiệu ‘bậc Giác Ngộ (Buddha)’ là một (ý niệm) diễn bày dựa trên chứng ngộ.

178. Đã dạy: Theo đúng như đức Phật đã dạy, nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của tự chủ, nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của an tịnh trong tâm, ... [và cứ thế như ở đ 176 cho đến] nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của củng cố đoạn tận.

179. Người đó: người đó là cư sĩ hay đã xuất gia, sống không gia đình.

180. Thế giới: thế giới tập hợp, ... [lập lại Luận I đ 580 cho đến] Mười tám thế giới: Mười tám yếu tố.

181. Soi sáng: Sau khi đã tìm ra nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của tự chủ, [175] vị ấy là ngôi sao soi sáng, chiếu sáng thế giới này. Sau khi đã tìm ra nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của an tịnh trong tâm,... [và cứ thế như ở đ 176 cho đến]... Sau khi đã tìm ra nghĩa của ‘theo đúng như’ là nghĩa của củng cố đoạn diệt, vị ấy là ngôi sao soi sáng, chiếu sáng thế giới này.

182. Giống như trăng tròn không mây: Các ô nhiễm giống như đám mây, trí của bậc thánh giống như mặt trăng. Người tỳ kheo giống như con của phạm thiên làm chủ trăng tròn. Khi không có mây, không có sương mù, không có khói bụi do quyền lực của Thần Nguyệt Thực Rāhu phát ra, mặt trăng rọi sáng, chói sáng và sáng ngời, người tỳ kheo khi được giải thoát khỏi ô nhiễm cũng rọi sáng, chói sáng và sáng ngời như thế. ‘Giống như trăng tròn không mây’ được nói vì lý do đó.

Đây là mười ba loại trí thanh tẩy.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ.

[Phần iv]

183. Ba mươi hai loại trí của người làm việc có quán niệm*là gì?

*satokārissa:người làm việc có quán niệm

[Tóm lược Kinh: 4 nhóm, 16 cứ điểm, 32 hình thái]

Ở đây, một tỳ kheo đi đến cánh rừng hay đến gốc cây hay đến chỗ trống vắng, ngồi xuống; sau khi đã ngồi khoanh chân, giữ thẳng thân hình, thiết lập quán niệm trước mặt, luôn giữ quán niệm vị ấy thở vào, luôn giữ quán niệm vị ấy thở ra.

(1) Đang thở vào hơi dài, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở vào hơi dài’; (2) hay đang thở ra hơi dài, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở ra hơi dài’; (3) Đang thở vào hơi ngắn, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở vào hơi ngắn’; (4) hay đang thở ra hơi ngắn, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở ra hơi ngắn’. (5) Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở vào’; (6) Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở ra’; (7) Vị ấy tập như vầy: ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở vào’;*(8) Vị ấy tập như vầy: ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở ra’.

*‘hành vi của thân’ chính là hơi thở vào và hơi thở ra (M i 301). Tuy bắt nguồn từ tâm (cittasamuṭṭhāna), nhưng hơi thở vẫn được coi là ‘hành vi của thân’ vì sự hiện hữu của nó có liên hệ mật thiết với cơ thể do nghiệp tạo ra và hơi thở được tạo nên lấy cơ thể làm phương tiện (Pm 263). Đọc đ. 266.

(9) Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm sự hoan hỉ, tôi sẽ thở vào’; (10) Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm sự hoan hỉ, tôi sẽ thở ra’; (11) Vị ấy tập như vầy ‘Kinh nghiệm sự an lạc, tôi sẽ thở vào’; (12) Vị ấy tập như vầy ‘Kinh nghiệm sự an lạc, tôi sẽ thở ra’. (13) Vị ấy tập như vầy [176] ‘Kinh nghiệm hành vi của tâm,*tôi sẽ thở vào’; (14) Vị ấy tập như vầy ‘Kinh nghiệm hành vi của tâm, tôi sẽ thở ra’. (15) Vị ấy tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của tâm, tôi sẽ thở vào’; (16) Vị ấy tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của tâm, tôi sẽ thở ra’.

* Phẩm Cūḷavedalla trong Bộ Kinh Trung nói: ‘Nhận thức và cảm thọ thuộc tâm, đây là những trạng thái có liên hệ mật thiết với tâm; đó là lý do tại sao cảm thọ và nhận thức là ‘hành vi của tâm’’ (M i 301). Chú giải MA nói rằng hành vi của tâm, hành vi của thân có liên hệ mật thiết với tâm và thân theo nghĩa do tâm, do thân tạo ra. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications, [Boston, 1995], chú thích 466, trang 1240.

(17) Vị ấy tập như vầy ‘Kinh nghiệm tâm,*tôi sẽ thở vào’; (18) Vị ấy tập như vầy ‘Kinh nghiệm tâm, tôi sẽ thở ra’. (19) Vị ấy tập như vầy ‘Làm tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào’2*; (20) Vị ấy tập như vầy ‘Làm tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra’. (21) Vị ấy tập như vầy ‘Làm tâm định, tôi sẽ thở vào’3*; (22) Vị ấy tập như vầy ‘Làm tâm định, tôi sẽ thở ra’. (23) Vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm, tôi sẽ thở vào’4*; (24) Vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm, tôi sẽ thở ra’.

*‘kinh nghiệm tâm’ [cittapaṭisaṁvedī] được hiểu theo bốn jhānas.

2* ‘làm tâm hân hoan’ (abhippamodayaṁcittaṁ) được giải thích là hoặc chứng hai cõi thiền có hỉ hay khi thể nhập các cõi thiền có tuệ giác dẫn đến đoạn diệt khởi lên...

3*‘làm tâm định’ (samādahaṁcittaṁ) để chỉ cho nhập cõi thiền hay sự định tâm ngắn ngủi khởi lên cùng với tuệ giác.

4* ‘giải thoát tâm’ (vimocayaṁcittaṁ) có nghĩa là giải thoát tâm khỏi các chướng ngại và các yếu tố thiền còn thô bằng cách định tâm theo mức độ tăng dần, và thoát khỏi các lệch lạc trong nhận thức bằng tuệ giác. ĐọcÑāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 1120, trang 1325.

(25) Vị ấy tập như vầy ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở vào’; (26) Vị ấy tập như vầy ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở ra’. (27) Vị ấy tập như vầy ‘Quán hết ham muốn, tôi sẽ thở vào’; (28) Vị ấy tập như vầy ‘Quán hết ham muốn, tôi sẽ thở ra’. (29) Vị ấy tập như vầy ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vào’; (30) Vị ấy tập như vầy ‘Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra’. (31) Vị ấy tập như vầy ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào’; (32) Vị ấy tập như vầy ‘Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra’. (Vin iii 70f.; M iii 83; S v 311f.; A v 111).

[Chúgiải về đoạn kinh dẫn nhập]

184. Ở đây: trong nhận thức này, trong chọn lựa này, trong ưa chuộng này, trong tuyển chọn này, trong Giáo Pháp này, trong Giới Luật (vinaya) này, trong lãnh vực Giáo Pháp và Giới Luật này, trong giáo lý này, trong đời sống Phạm Hạnh này, trong Giáo Huấn của bậc Đạo Sư này. ‘Ở đây’ được nói vì lý do đó.

185. Một tỳ kheo: Một tỳ kheo là người thế tục rộng lượng hay bậc hữu học hay một Arahant đã chứng trạng thái không thể đả kích được.

186. Cánh rừng: sau khi đã đi quá mốc ranh, tất cả đều là rừng.

187. Gốc cây: chỗ ngồi của tỳ kheo được sửa soạn, hay cái giường, ghế, đệm, chiếu, miếng da hay mớ cỏ, lá, giạ của tỳ kheo trải ra, chỗ vị ấy đi, đứng, ngồi hay nằm.

188. Trống vắng: nơi người cư sĩ hay đạo sĩ ít qua lại.

189. Chỗ: nhà, chái nhà, dinh thự, biệt thự, hang động.

190. Ngồi xuống; sau khi đã ngồi khoanh chân: vị ấy đã ngồi xuống, sau khi đã ngồi khoanh chân xong xuôi.

191. Giữ thẳng thân hình: thân của vị ấy thẳng, đặt định [vững chãi], xếp đặt đâu vào đó.

192. Thiết lập quán niệm trước mặt vị ấy (parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā): pari có nghĩa duy trì; mukhaṁ (nđ: cái miệng) có nghĩa lối thoát; satiṁ (niệm) có nghĩa thiết lập (nền tảng). ’Parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā’ (quán niệm được thiết lập trước mặt vị ấy) được nói vì lý do đó.[14]

193. Luôn giữ quán niệm vị ấy thở vào, luôn giữ quán niệm vị ấy thở ra: [177] vị ấy là người làm việc có quán niệm theo 32 khía cạnh:

(1) Khi vị ấy biết rõ nhất tâm và không tán loạn qua thở vào hơi dài, niệm được thiết lập (tạo nền tảng) trong vị ấy; nhờ vào quán niệm đó và trí đó, vị ấy là người làm việc có quán niệm. (2) Khi vị ấy biết rõ nhất tâm và không tán loạn qua thở ra hơi dài... (32) Khi vị ấy biết rõ nhất tâm và không tán loạn qua thở ra quán từ bỏ, niệm được thiết lập (tạo nền tảng) trong vị ấy; nhờ vào quán niệm đó và trí đó, vị ấy là người làm việc có quán niệm.

194. Như thế nào là (1) đang thở vào hơi dài, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở vào hơi dài’; (2) hay đang thở ra hơi dài, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở ra hơi dài’?

[Phân tích Trí về Đối Tượng Quán Tưởng]

195. (a) Vị ấy thở vào một hơi dài đo bằng khoảng cách. (b) Vị ấy thở ra một hơi dài đo bằng khoảng cách. (c) Vị ấy thở vào và thở ra những hơi thở vào và hơi thở ra dài đo bằng khoảng cách. Khi vị ấy thở vào và thở ra những hơi vào dài và hơi ra dài đo bằng khoảng cách, hăng hái khởi lên.*(d) Với hăng hái, vị ấy thở vào hơi dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách. (e) Với hăng hái, vị ấy thở ra hơi dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách. (f) Với hăng hái, vị ấy thở vào và thở ra những hơi vào và ra dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách. Khi, với hăng hái, vị ấy thở vào và thở ra những hơi vào và ra dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách, hân hoan khởi lên. (g) Với hân hoan, vị ấy thở vào hơi dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách. (h) Với hân hoan, vị ấy thở ra hơi dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách. (i) Với hân hoan, vị ấy thở vào và thở ra những hơi vào và ra dài tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách. Với hân hoan, khi vị ấy thở vào và thở ra những hơi vào và ra dài, tinh tế hơn trước đo bằng khoảng cách, tâm của vị ấy quay đi khỏi những hơi thở dài vào và ra, và bình thản được thiết lập.[15]

* chando uppajjati: chanda ở đây có nghĩa ý muốn làm, ý muốn này khởi lên vì thành quả đạt được khi hành thiền tiến triển. Vì thế tôi dịch là ‘hăng hái khởi lên’. Đọc Ñāṇamoli, The Path of Purification [BPS, 1991], chú thích 46 trang 783.

[Nền tảng của quán niệm]

196. Những hơi thở vào và hơi thở ra dài theo chín khía cạnh này là thân thể. [16]‘Thiết lập’ (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Thân là thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí, vị ấy quán thân. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân.[17][178]

197. Vị ấy quán: [18]Vị ấy quán thân đó như thế nào? Vị ấy quán thân đó vô thường, chứ không trường tồn; quán khổ não chứ không quán vui sướng; quán không phải là ngã chứ không quán là ngã; vị ấy đâm ra nhàm chán, hết thích thú; vị ấy khiến cho lòng tham phai nhạt, không khơi dậy nó; vị ấy làm cho đoạn diệt, không còn sanh khởi; vị ấy buông bỏ, không nắm giữ. Khi quán vô thường, vị ấy từ bỏ nhận thức cho là trường tồn; khi quán khổ não, vị ấy từ bỏ nhận thức cho là vui sướng; khi quán không phải là ngã, vị ấy từ bỏ nhận thức cho là ngã; khi trở nên nhàm chán, vị ấy hết thích thú; khi lòng tham của vị ấy phai nhạt, vị ấy từ bỏ tham; khi làm cho đoạn diệt, vị ấy từ bỏ sanh khởi; khi buông bỏ, vị ấy không còn nắm giữ. Vị ấy quán thân như thế đấy.

198. Tu tập: có bốn loại tu tập: tu tập theo nghĩa không có sự vượt quá giữa các trạng thái khởi lên trong đó; tu tập theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng; tu tập theo nghĩa hiệu quả của nỗ lực thích đáng và tu tập theo nghĩa lập lại.

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận *][19]

199. Khi vị ấy biết chắc2*sự nhất tâm và không tán loạn qua những hơi thở vào dài và hơi thở ra dài, cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng biến mất;3*nhận thức của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng biến mất; sự hướng tâm về đối tượng của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng diệt đi.

*sampajāna: hiểu biết thấu đáo tường tậncó đặc tính là không mơ hồ lẫn lộn. Nhiệm vụ của nó là tìm hiểu (phán xét). Biểu hiện của nó là xem xét kỹ lưỡng (Vism IV đ. 172).

2*viditā ; 3*abbhatthaṁ

200. Cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng biến mất như thế nào?

Sự sanh khởi của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa sanh khởi có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh, nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Sự sanh khởi của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa sanh khởi có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của khao khát, nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm... Sự sanh khởi của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa sanh khởi có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả, nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Sự sanh khởi của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa sanh khởi có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của xúc, nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Cũng thế, khi vị ấy thấy được đặc tính của phát sanh, vị ấy đã nhận biết rõ sự sanh khởi của cảm nghiệm. Sự sanh khởi của cảm nghiệm được nhận rõ như thế đấy. (so với I đ. 288).

Thế nào là sự xuất hiện (được thiết lập) của cảm nghiệm được nhận biết rõ? Khi vị ấy suy xét [cảm nghiệm] là vô thường, sự xuất hiện (thiết lập) của hủy diệt được nhận rõ; khi vị ấy suy xét cảm nghiệm là khổ não, sự xuất hiện (thiết lập) của hãi hùng được nhận biết rõ; khi vị ấy suy xét cảm nghiệm không phải là tự ngã, sự xuất hiện (thiết lập) của tánh không được nhận biết rõ. Sự xuất hiện (được thiết lập) của cảm nghiệm được nhận biết rõ như thế đấy.

Thế nào là sự biến mất của cảm nghiệm được nhận rõ? Sự biến mất của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa diệt tận có điều kiện như vầy: Với sự diệt tận của vô minh, nên có sự diệt tận của cảm nghiệm. Sự biến mất của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa diệt tận có điều kiện như vầy: Với sự diệt tận của khao khát, nên có sự diệt tận của cảm nghiệm... [179] Với sự diệt tận của hành vi tạo quả, nên có sự diệt tận của cảm nghiệm. Sự biến mất của cảm nghiệm được nhận biết rõ theo nghĩa diệt tận có điều kiện như vầy: Với sự diệt tận của xúc, nên có sự diệt tận của cảm nghiệm. Cũng thế, khi vị ấy thấy được đặc tính của biến đổi, vị ấy đã nhận biết rõ sự biến mất của cảm nghiệm. Sự biến mất của cảm nghiệm được nhận biết rõ là như thế đấy.

Cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng biến mất như thế đấy.

201. Nhận thức được nhận rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biêt rõ khi chúng biến mất như thế nào?

Sự sanh khởi của nhận thức được nhận rõ theo nghĩa sanh khởi có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh, nên có sự sanh khởi của nhận thức... Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của xúc... [và cứ thế như ở đ. 200 cho tới hết].

202. Hướng tâm về đối tượng được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng biến mất như thế nào?

Sự sanh khởi của hướng tâm về đối tượng được nhận biết rõ theo nghĩa sanh khởi có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh, nên có sự sanh khởi của hướng tâm về đối tượng... Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả... Với sự sanh khởi của nhận thức... [và cứ thế như ở đ. 200 cho tới hết]... [180] [20]

Hướng tâm về đối tượng được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, được nhận biết rõ khi chúng xuất hiện (được thiết lập), được nhận biết rõ khi chúng biến mất như thế đấy.

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

203. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không tán loạn qua hơi thở vào dài và hơi thở ra dài, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như;*vị ấy tổng hợp các lực...; vị ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ... ; vị ấy tổng hợp đạo lộ...;[21]vị ấy tổng hợp các trạng thái [khác], hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như.*

*samatthañcapaṭivijjhati: thể nhập được ý nghĩa của nhất như.

204. Vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng: vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng như thế nào? Vị ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa quyết tâm của nó, vị ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực của nó, vị ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập (nền tảng) của nó, vị ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không tán loạn của nó, vị ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ của nó. Người này tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng ấy trên đối tượng này. ‘Vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng’ được nói vì lý do đó.

205. Vị ấy hiểu rõ lãnh vực của chúng: đối tượng của vị ấy là lãnh vực của vị ấy; lãnh vực của vị ấy là đối tượng của vị ấy. Vị ấy hiểu rõ, như thế vị ấy là một người; hành vi hiểu biết là tuệ tri.[22]

Nhất như:sự xuất hiện của đối tượng là nhất như, tâm không tán loạn là nhất như, làm tâm trong sạch là nhất như.

Ý nghĩa:mang ý nghĩa không lỗi, mang ý nghĩa không nhiễm lậu, mang ý nghĩa giữ trong sạch, nghĩa tối hậu.

Thể nhập:  vị ấy thể nhập sự xuất hiện (thiết lập) đối tượng, vị ấy thể nhập ý nghĩa không tán loạn của tâm, vị ấy thể nhập sự cương quyết của tâm, vị ấy thể nhập sự giữ tâm trong sạch. ‘Thể nhập được ý nghĩa của nhất như’ được nói vì lý do đó.

206. Vị ấy tổng hợp các lực: Vị ấy tổng hợp các lực như thế nào? Vị ấy tổng hợp tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì bất tin của nó. Vị ấy tổng hợp tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng của nó. Vị ấy tổng hợp niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì sự xao lãng của nó. Vị ấy tổng hợp định lực theo nghĩa không lay chuyển vì dao động của nó. Vị ấy tổng hợp tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh của nó. Người này tổng hợp các lực ấy trên đối tượng này. ‘Vị ấy tổng hợp các lực’ được nói vì lý do đó.

207. Vị ấy hiểu rõ lãnh vực của chúng: ... [vân vân... như ở đ. 205 cho đến hết]. [181]

208.Vị ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ:  vị ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ như thế nào? Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm theo nghĩa thiết lập (nền tảng) của nó. Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật theo nghĩa tìm hiểu của nó. Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực của nó. Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ theo nghĩa chan hòa của nó. Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo nghĩa an lạc của nó. Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không tán loạn của nó. Vị ấy tổng hợp yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy*của nó. Người này tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ ấy trên đối tượng này. ‘Vị ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ’ được nói vì lý do đó.

*paṭisaṅkhānaṭṭhena:theo nghĩa tư duy.

209. Vị ấy hiểu rõ lãnh vực của chúng: ... [vân vân... như ở đ. 205 cho đến hết].

210.Vị ấy tổng hợp đạo lộ: Vị ấy tổng hợp đạo lộ như thế nào? Vị ấy tổng hợp chánh kiến theo nghĩa thấy rõ của nó. Vị ấy tổng hợp chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào của nó. Vị ấy tổng hợp chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói của nó.*Vị ấy tổng hợp chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi của nó. Vị ấy tổng hợp chánh mạng theo nghĩa trong sạch của nó. Vị ấy tổng hợp chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực của nó. Vị ấy tổng hợp chánh niệm theo nghĩa thiết lập (nền tảng) của nó. Vị ấy tổng hợp chánh định theo nghĩa không tán loạn. Người này tổng hợp đạo lộ ấy trên đối tượng này. ‘Vị ấy tổng hợp đạo lộ’ được nói vì lý do đó.

*pariggahaṭṭhena:theo nghĩa giữ gìn lời nói.

211. Vị ấy hiểu rõ lãnh vực của chúng: ... [vân vân... như ở đ. 205 cho đến hết].

212.Vị ấy tổng hợp các trạng thái [khác]: Vị ấy tổng hợp các trạng thái [khác] như thế nào? Vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng theo nghĩa ưu thắng của chúng. Vị ấy tổng hợp các lực theo nghĩa không lay chuyển của chúng. Vị ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa lối thoát của chúng. Vị ấy tổng hợp đạo lộ theo nghĩa nhân của chúng. Vị ấy tổng hợp các nền tảng (thiết lập) quán niệm theo nghĩa thiết lập (nền tảng) của chúng. Vị ấy tổng hợp chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực của chúng. Vị ấy tổng hợp nền tảng của thần thông (con đường dẫn đến năng lực) theo nghĩa thành tựu của chúng. Vị ấy tổng hợp các sự thực theo nghĩa chân như (hiện thực) của chúng.

213. Vị ấy tổng hợp tĩnh lặng theo nghĩa không tán loạn của nó. Vị ấy tổng hợp quán thực tánh theo nghĩa quán tưởng. Vị ấy tổng hợp tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất của chúng. Vị ấy tổng hợp sự phối hợp theo nghĩa không vượt quá của nó.

214. Vị ấy tổng hợp tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự của nó. Vị ấy tổng hợp tiến trình thanh lọc tâm theo nghĩa không tán loạn của nó. Vị ấy tổng hợp tiến trình thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ của nó. Vị ấy tổng hợp giải thoát theo nghĩa tiêu dao tự tại của nó. [182] Vị ấy tổng hợp minh trí theo nghĩa hiểu rõ. Vị ấy tổng hợp tiêu dao tự tại theo nghĩa từ bỏ của nó. Vị ấy tổng hợp trí hủy diệt theo nghĩa cắt đứt của nó. Vị ấy tổng hợp trí về không sanh khởi theo nghĩa làm lắng dịu của nó.

215. Vị ấy tổng hợp hăng hái theo nghĩa nguồn gốc của nó. Vị ấy tổng hợp chú tâm suy xét theo nghĩa nguồn sanh khởi của nó. Vị ấy tổng hợp xúc theo nghĩa gặp gỡ của nó. Vị ấy tổng hợp định theo nghĩa tiên phong của nó. Vị ấy tổng hợp niệm theo nghĩa ưu thắng của nó. Vị ấy tổng hợp tuệ theo nghĩa cao nhất trong tất cả của nó. Vị ấy tổng hợp tiêu dao tự tại theo nghĩa cốt lõi của nó. Vị ấy tổng hợp Nibbana, vốn nhập vào với bất tử, theo nghĩa chấm dứt của nó. Người này tổng hợp đạo lộ ấy trên đối tượng này. ‘Vị ấy tổng hợp các trạng thái [khác]’ được nói vì lý do đó.

216.Vị ấy hiểu rõ lãnh vực của chúng: ... [vân vân... như ở đđ 205*cho đến hết].

*Nguyên văn: đđ 106-7. Trong Luận III, hai đoạn này không mang cùng nội dung để lập lại. Tôi đã sửa lại cho đúng (như ở đ. 205).

(ii)

217. Như thế nào là (3) đang thở vào một hơi ngắn, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở vào hơi ngắn’; (4) đang thở ra một hơi ngắn, vị ấy biết rõ ‘Tôi thở ra hơi ngắn’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

218. (a) Vị ấy thở vào một hơi ngắn đo bằng một chốc ngắn ngủi. (b) Vị ấy thở ra một hơi ngắn đo bằng một chốc ngắn ngủi. (c) Vị ấy thở vào và thở ra những hơi thở vào ngắn và những hơi thở ra ngắn đo bằng một chốc ngắn ngủi. Khi vị ấy thở vào và thở ra những hơi thở vào ngắn và những hơi thở ra ngắn đo bằng một chốc ngắn ngủi, tinh tấn khởi lên. (d) Với hăng hái, vị ấy thở vào hơi thở ngắn tinh tế hơn trước đo bằng một chốc ngắn ngủi. (e) ... [và cứ thế như ở đoạn đ. 195 cho đến hết, thay chữ dài bằng chữ ngắn và thay chữ khoảng cách bằng một chốc ngắn ngủi].

[Nền tảng của Quán Niệm]

219. Những hơi thở vào và những hơi thở ra ngắn theo chín khía cạnh là thân thể. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Thân được gọi là thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) [183] vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí, vị ấy quán thân. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân’.

220. Vị ấy quán: ... [lập lại đ. 197].

221. Tu tập: ... [lập lại đ. 198].

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

222-225. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài và hơi thở ra dài, cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, ... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

226-238. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài và hơi thở ra dài, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực, ... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

(iii)

239. Như thế nào là (5) Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở vào’; (6) Vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

240. Thân: có hai loại thân: thân tâm thức và thân vật thể.

Thân tâm thức là gì? Cảm nghiệm, nhận thức, chủ ý, xúc, chú tâm suy xét, tâm tánh*là thân tâm thức, và cái được gọi là hành vi của tâm cũng thế:  những điều này là thân tâm thức.

*tâm tánh (nāma = mentality: lề thói, cung cách suy nghĩ)

Thân vật thể là gì? Bốn yếu tố chính và các yếu tố rút ra từ những yếu tố chính này, hơi thở vào và hơi thở ra, dấu hiệu buộc [quán niệm], và những gì được gọi là hành vi của thân cũng thế: đây là thân vật thể.

241. Vị ấy kinh nghiệm các thân này như thế nào? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài, quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy kinh nghiệm các thân này. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở ra dài, ... qua những hơi thở vào ngắn, ... qua những hơi thở ra ngắn, ... quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy kinh nghiệm các thân này.

242. Khi vị ấy hướng tới, vị ấy kinh nghiệm các thân này. Khi vị ấy biết rõ, vị ấy kinh nghiệm các thân này. Khi vị ấy thấy rõ,... duyệt lại,... dứt khoát tâm của mình,... cả quyết bằng niềm tin,... nỗ lực tinh cần,... thiết lập (đặt nền tảng) quán niệm,... định tâm,... Khi vị ấy biết rõ bằng tuệ,... Khi vị ấy trực tiếp chứng biết cái cần được chứng biết trực tiếp,... Khi vị ấy hiểu biết đầy đủ cái cần được hiểu biết đầy đủ,... [184] Khi vị ấy từ bỏ cái cần được từ bỏ,... Khi vị ấy tu tập cái cần được tu tập,... Khi vị ấy thực chứng cái cần được thực chứng, vị ấy kinh nghiệm các thân này. Các thân này được kinh nghiệm như thế đấy.

[Nền tảng của Quán Niệm]

243. Những hơi thở và và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] là một thân. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Thân đó được gọi là thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí đó, vị ấy quán thân đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân’.

244. Vị ấy quán: ... [lập lại đ. 197].

245. Tu tập: ... [lập lại đ. 198].

[Tập luyện]

246. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự; những hơi thở vào và ra ấy là Tiến Trình Thanh Lọc Tâm theo nghĩa không phân tán; những hơi thở vào và ra ấy là Tiến Trình Thanh Lọc Quan Điểm theo nghĩa chứng thấy. Nghĩa của chế ngự trong đó là tu tập về Giới Tăng Thượng; nghĩa của không phân tán trong đó là tu tập về Tâm Tăng Thượng; nghĩa của chứng thấy trong đó là tu tập về Tuệ Tăng Thượng.

247. Khi chú ý đến ba loại tu tập này vị ấy tu tập, khi biết rõ chúng, vị ấy tu tập, khi thấy rõ, ... [và cứ thế như ở đ. 242 cho đến] ... khi vị ấy thực chứng điều cần được thực chứng, vị ấy tu tập.

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

248-251. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không tán loạn qua những hơi thở vào dài và hơi thở ra dài, trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, ... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

252-264. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không tán loạn qua những hơi thở vào dài và hơi thở ra dài, trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... [và cứ như thế như ở đđ 203-215 cho đến hết].

(iv)

265. Như thế nào là (7) Vị ấy tập như vầy: ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở vào’; (8) Vị ấy tập như vầy: ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

266. Hành vi của thân là gì? Những hơi thở vào dài là thân; những hơi thở này có liên hệ mật thiết với cơ thể, là hành vi của thân,[23]vị ấy tu tập cho lắng dịu, cho ngưng lại, cho tịch lặng những hành vi của thân này. Những hơi thở ra dài thuộc về thân;... Những hơi thở vào ngắn thuộc về thân;... Những hơi thở ra ngắn thuộc về thân;... Những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] thuộc về thân;... Những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] thuộc về thân; những hơi thở này có liên hệ mật thiết với cơ thể, là hành vi của thân, vị ấy tu tập cho lắng dịu, cho ngưng lại, cho tịch lặng những hành vi của thân này.

Lúc có những hành vi của thân như thế vì thân nghiêng phía sau, qua lại, theo mọi hướng, nghiêng phía trước, dao động, khích động, di chuyển, lay động, [185] vị ấy tu tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở ra’. Lúc có những hành vi của thân như thế vì thân không nghiêng phía sau, qua lại, theo mọi hướng, nghiêng phía trước, khích động, thay đổi luôn, di chuyển, lay động, vắng lặng và tinh tế, vị ấy tu tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở vào’.

Rồi vị tỳ kheo tu tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở vào’, vị tỳ kheo tu tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở ra’: nhờ thế, không tạo ra kinh nghiệm hơi gió, và không tạo ra những hơi thở ra và hơi thở vào, và không tạo ra quán hơi thở, và không tạo ra định nhờ quán hơi thở, và kết quả là bậc trí không thâm nhập vào và không xuất khởi từ thành tựu đó.

Rồi vị tỳ kheo tu tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở vào’, vị tỳ kheo tu tập như vầy ‘Làm lắng dịu hành vi của thân, tôi sẽ thở ra: nhờ thế, tạo ra kinh nghiệm hơi gió, và có tạo ra những hơi thở ra và hơi thở vào, và có tạo ra quán hơi thở, và có tạo ra định nhờ quán hơi thở, và kết quả là bậc trí thâm nhập vào và xuất khởi ra từ thành tựu đó. Như cái gì? Như gõ cái chiêng. Thoạt tiên, âm thanh thô sượng đục phát ra và [tâm diễn ra] vì biểu tượng của âm thanh sượng này được nhận biết rõ, chú ý đến, được quan sát kỹ; và khi âm thanh thô sượng này ngưng, rồi sau đó những âm thanh yếu ớt xảy ra và [tâm diễn ra] vì biểu tượng [24]của âm thanh yếu ớt này được nhận biết rõ, chú ý đến, được quan sát kỹ; và khi âm thanh yếu ớt này ngưng, thì sau đó tâm xảy ra vì nó có dấu hiệu của những âm thanh yếu ớt này làm đối tượng - cũng thế, thoạt tiên những hơi thở vào và hơi thở ra thô xảy ra và [tâm không bị tán loạn] vì dấu hiệu của những hơi thở vào và hơi thở ra thô được nhận biết rõ, chú ý đến, được quan sát kỹ; và khi những hơi thở vào và hơi thở ra thô này ngưng, rồi sau đó những hơi thở vào [186] và hơi thở ra yếu ớt xảy ra và [tâm không bị phân tán] vì biểu tượng của những hơi thở vào và hơi thở ra yếu ớt này được nhận biết rõ, chú ý đến, được quan sát kỹ; và khi những hơi thở vào và hơi thở ra yếu ớt này ngưng, thì sau đó tâm xảy ra vì nó có dấu hiệu của những những hơi thở vào và hơi thở ra yếu ớt này làm đối tượng của nó. Nhờ thế, có tạo ra kinh nghiệm hơi gió, và có tạo ra những hơi thở ra và hơi thở vào, và có tạo ra quán hơi thở, và có tạo ra định nhờ quán hơi thở, và kết quả là bậc trí thâm nhập vào và xuất khởi từ thành tựu đó.

[Nền tảng của Quán Niệm]

267. Những hơi thở vào và hơi thở ra làm lắng dịu hành vi của thân là một thân. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Thân được gọi là thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí, vị ấy quán thân đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân’.

268. Vị ấy quán: ... [lập lại đ 197].

269. Tu tập: ... [lập lại đ 198].

[Tập luyện]

270-271. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự; ... [lập lại phần còn lại của đđ 246-247 cho đến hết].

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

272-275. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài và hơi thở ra dài làm lắng dịu hành vi của thân,  cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

276-288. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào dài và hơi thở ra dài làm lắng dịu hành vi của thân, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thấu rõ được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... [và cứ thế như ở đđ 203-206 cho đến hết].

[Kết Luận Đoạn Bốn Câu Thứ Nhất]

289. Tám loại trí về quán, và tám loại thiết lập (nền tảng) của quán niệm.

Bốn nền tảng từ Kinh đề cập tới sự quán tưởng thân đúng như thân.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ.

(v)

290. (9) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Cảm nghiệm hoan hỉ, tôi sẽ thở vào’; (10) vị ấy tập như vầy: ‘Cảm nghiệm hỉ, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

291. Hỉ là gì? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài, vì hỉ nên hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở ra dài,... qua những hơi thở vào ngắn... qua những hơi thở ra ngắn, qua những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm [187] toàn thân [hơi thở],... qua những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] qua những hơi thở vào làm lắng dịu hành vi của thân, qua những hơi thở ra dài làm lắng dịu hành vi của thân, vì hỉ nên hân hoan khởi lên trong vị ấy. Bất cứ hỉ nào, hân hoan nào, hành vi tạo hân hoan nào, sự hoan hỷ nào, vui vẻ nào, khoan khoái nào, thỏa mãn nào, thơ thới nào, tâm tư thanh thoát nào, là hỉ.[25]

292. Vị ấy kinh nghiệm hỉ như thế nào? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài, quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy kinh nghiệm hỉ đó. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở ra dài,... qua những hơi thở vào ngắn,... qua những hơi thở ra ngắn,... qua những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... qua những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], qua những hơi thở vào làm lắng dịu hành vi của thân, qua những hơi thở ra làm lắng dịu hành vi của thân, quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy kinh nghiệm hỉ đó.

293. Khi vị ấy hướng tới, vị ấy kinh nghiệm hỉ đó. Khi vị ấy biết rõ, hỉ đó được kinh nghiệm... [và cứ thế như ở đ. 242 cho đến]... Khi vị ấy thực chứng cái cần được thực chứng, vị ấy kinh nghiệm hỉ đó. Hỉ đó được kinh nghiệm như thế đấy.

[Nền tảng của Quán Niệm]

294. Qua những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở] có cảm giác. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Cảm giác là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí, vị ấy quán cảm giác đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác’.

295. Vị ấy quán: ... [lập lại đ. 197].

296. Tu tập: ... [lập lại đ. 198].

[Tập luyện]

297-298. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hỉ  là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... [lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết].

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

299-302. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hỉ, cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

303-315. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hỉ, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... [và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết].

(vi)

316. (11) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Cảm nghiệm lạc, tôi sẽ thở vào; (12) vị ấy tập như vầy: ‘Cảm nghiệm lạc, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

317. Lạc là gì? Lạc có hai loại: Lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm.

Lạc thuộc thân là gì? Bất cứ sự khỏe khoắn cơ thể, cơ thể dễ chịu, cơ thể khoẻ khoắn và dễ chịu sanh do tiếp xúc với thân, chào đón cảm giác dễ chịu sanh từ xúc chạm với thân, là lạc thuộc thân.[26]

Lạc thuộc tâm là gì? Bất cứ sự khỏe khoắn tâm tư, tâm tư dễ chịu, tâm tư khoẻ khoắn và dễ chịu sanh do tiếp xúc với tâm, chào đón cảm thọ dễ chịu sanh từ xúc chạm với tâm, là lạc thuộc tâm.

318. Vị ấy kinh nghiệm lạc đó như thế nào? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài,... qua những hơi thở ra dài,... qua những hơi thở vào ngắn... qua những hơi thở ra ngắn, qua những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... qua những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... qua những hơi thở vào dài làm lắng dịu hành vi của thân, qua những hơi thở ra dài làm lắng dịu hành vi của thân, qua những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm lạc,... qua những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc... quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy kinh nghiệm lạc đó.

319. Khi vị ấy hướng tâm tới, vị ấy kinh nghiệm lạc đó. Khi vị ấy biết rõ,... [và cứ thế như ở đ 242 cho đến]... Khi vị ấy thực chứng cái cần được thực chứng, vị ấy kinh nghiệm hỉ đó. Hỉ đó được kinh nghiệm như thế đấy.

[Nền tảng của Quán Niệm]

320. Qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc, có cảm nghiệm. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Cảm nghiệm là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí, vị ấy quán cảm nghiệm đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác’.

321. Vị ấy quán: ... [lập lại đ 197].

322. Tu tập: ... [lập lại đ 198].

[Tập luyện]

323-324. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... [lập lại những phần còn lại của đđ 246-247 cho đến hết].

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

325-328. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc, cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

329-341. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực,... [và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết].

(vii)

342. (13) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm hành vi của tâm, tôi sẽ thở vào’; (14) vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm hành vi của tâm, tôi sẽ thở ra?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

343. Hành vi của tâmlà gì? Nhận thức và cảm thọ vì những hơi thở vào dài là thuộc tâm; những thứ này có liên hệ mật thiết với tâm, là những hành vi của tâm.23 Nhận thức và cảm thọ vì những hơi thở ra dài,... những hơi thở vào ngắn... những hơi thở ra ngắn... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... những hơi thở vào dài làm lắng dịu hành vi của thân, những hơi thở ra dài làm lắng dịu hành vi của thân, những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc,... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm lạc,... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc là thuộc tâm; những thứ này có liên hệ mật thiết với tâm, là những hành vi của tâm. Đây là hành vi của tâm.

344. Vị ấy kinh nghiệm lạc đó như thế nào? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không tán loạn qua những hơi thở vào dài,... những hơi thở ra dài,... những hơi thở vào ngắn... những hơi thở ra ngắn, những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... những hơi thở vào dài làm lắng dịu hành vi của thân, những hơi thở ra dài làm lắng dịu hành vi của thân, những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm hỉ,... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hỉ... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm lạc,... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc... quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, những hành vi của tâm đó được kinh nghiệm .

345. Khi vị ấy hướng tâm tới, những hành vi của tâm đó được kinh nghiệm. Khi vị ấy biết rõ, hỉ đó được kinh nghiệm... [và cứ thế như ở đ 242 cho đến]... Khi vị ấy thực chứng cái cần được thực chứng, những hành vi của tâm đó được kinh nghiệm. Những hành vi của tâm đó được kinh nghiệm như thế đấy.

[Nền tảng của Quán Niệm]

346. Qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm đó nên có cảm nghiệm. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Cảm nghiệm là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm và nhờ vào trí, vị ấy quán cảm nghiệm đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác’.

347. Vị ấy quán: ... [lập lại đ 197].

348. Tu tập: ... [lập lại đ 198].

[Tập luyện]

349-350. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... [lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết].

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

351-354. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... [và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết].

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

355-367. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực của chúng, thấu rõ được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... [và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết].

(viii)

368. (15) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Lắng dịu hành vi của tâm, tôi sẽ thở vào’; (16) vị ấy tập như vầy: ‘Lắng dịu hành vi của tâm, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

369. Hành vi của tâm là gì? Nhận thức và cảm thọ vì những hơi thở vào dài... những hơi thở ra dài... những hơi thở vào ngắn... những hơi thở ra ngắn... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở],... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm toàn thân [hơi thở], những hơi thở vào làm lắng dịu hành vi của thân, những hơi thở ra làm lắng dịu hành vi của thân, những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hỉ,... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm hỉ,... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm lạc,... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm lạc,... những hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm,... những hơi thở vào trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm

là thuộc tâm; những thứ này có liên hệ mật thiết với tâm, là những hành vi của tâm; vị ấy tu tập cho lắng dịu, cho ngưng lại, cho tịch lặng những hành vi của tâm này.

[Nền tảng của Quán Niệm]

370. Qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm hành vi của tâm đó nên có cảm nghiệm. Thiết lập (nền tảng) ... Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác’.

371. Vị ấy quán: ... [lập lại đ 197].

372. Tu tập: ... [lập lại đ 198].

[Tập luyện]

373-374. Những hơi thở vào và hơi thở ra làm lắng dịu hành vi của tâm là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự... «lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».*

* bản POD không có những chữ trong ngoặc kép «»này. Tôi tiếp nối các đoạn trước để giòng tư tưởng của quý vị không bị đứt đoạn.

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

375-378. Khi làm lắng dịu hành vi của tâm qua những hơi thở vào và hơi thở ra, vị ấy biết rõ sự nhất tâm và không phân tán, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

379-391. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tĩnh lặng hành vi của tâm, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng... «và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

[Kết luận Đoạn Bốn Câu Thứ Hai]

392. Tám loại trí về quán, và tám loại thiết lập (nền tảng) của quán niệm. Bốn nền tảng từ Kinh đề cập tới quán cảm giác đúng như cảm giác.

(ix)

393. (17) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Kinh nghiệm tâm, tôi sẽ thở vào; (18) vị ấy tập như vầy:‘ Kinh nghiệm tâm, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

394. Tâmđólà gì? Có tâm là thức do những hơi thở vào dài;... Có tâm là thức do những hơi thở vào ngắn;... [và cứ thế với tất cả các hình thái khác cho đến]... Có tâm là thức do những hơi thở ra làm tĩnh lặng hành vi của thân; bất cứ thức, ý, sự tạo ý niệm, tâm, sự trong suốt, [190] ý, ý xứ, năng lực gây ảnh hưởng, thức, tập hợp thức, <yếu tố ý thức do các yếu tố đã nói ấy tạo ra> nào, là tâm.[27]*

* Đọc Như Nhiên, Phân Tích, đ 184 nói về nguyên tố ý & ý thức.

395. Vị ấy kinh nghiệm tâm đó như thế nào? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài,... [và cứ thế với tất cả các hình thái khác cho đến]... Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra làm lắng dịu hành vi của tâm, quán niệm của vị ấy được thiết lập (đặt nền tảng). Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó vị ấy kinh nghiệm tâm đó.

396. Khi vị ấy hướng tâm tới, những hành vi của tâm đó được kinh nghiệm. Khi vị ấy biết rõ,... [và cứ thế như ở đ 242 cho đến]... Khi vị ấy thực chứng cái cần được thực chứng, vị ấy kinh nghiệm hành vi của tâm đó. Vị ấy kinh nghiệm hành vi của tâm đó như thế đãy.

[Nền tảng của Quán Niệm]

397. Qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm tâm nên có tâm làm thức. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Tâm làm thức là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán tâm làm thức đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm’.

398. Vị ấy quán: ... «lập lại đ 197».

399. Tu tập: ... «lập lại đ 198».

[Tập luyện]

400-402. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm tâm là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... «lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

402-405. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm tâm, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

406-418. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm tâm, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

(x)

419.(19) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Làm tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào’; (20) vị ấy tập như vầy: ‘Làm tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

420. Làm cho tâm hân hoan là gì? Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào, ... [và cứ thế với tất cả các hình thái khác cho đến]... Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở ra trong khi kinh nghiệm tâm, hành vi làm tâm hân hoan khởi lên trong vị ấy. Bất cứ hành vi tạo hân hoan nào, hoan hỷ nào, vui vẻ nào, khoan khoái nào, thỏa mãn nào, thơ thới nào, tâm tư thanh thoát nào, là hành vi làm tâm hân hoan.

[Nền tảng của Quán Niệm]

421. Qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tâm hân hoan nên có tâm làm thức. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm... «Quán là trí. Tâm làm thức là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán tâm làm thức đó». Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm’.

422. Vị ấy quán: ... «lập lại đ 197».

423. Tu tập: ... «lập lại đ 198».

[Tập luyện]

424-425. Những hơi thở vào và hơi thở ra trong khi kinh nghiệm tâm là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... «lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

426-429. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tâm hân hoan, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

430-442. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tâm hân hoan, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thấu rõ được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

(xi)

443.(21) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Làm tâm định, tôi sẽ thở vào’; (22) vị ấy tập như vầy: ‘Làm tâm định, tôi sẽ thở ra’.?[191]

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

444. Định là gì? Sự nhất tâm và không phân tán vì những hơi thở vào dài là định... [và cứ thế với tất cả các hình thái khác cho đến]... Sự nhất tâm và không phân tán vì những hơi thở ra là định; bất cứ sự ổn cố nào, sự vững chắc nào, sự trụ vững của tâm, không lao chao, không phân tán, tâm không dao động, tĩnh lặng, năng lực gây ảnh hưởng của định, định lực, chánh định, là định. [28]*

*Đọc Như Nhiên, Phân Tích, đ 436, trang 322.

[Nền tảng của Quán Niệm]

445. Qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tâm định nên có tâm làm thức. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm... «Quán là trí. Tâm làm thức là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán tâm làm thức đó». Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm’.

446. Vị ấy quán: ... «lập lại đ 197».

447. Tu tập: ... «lập lại đ 198».

[Tập luyện]

448-449. Những hơi thở vào và hơi thở ra làm cho tâm định là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... «lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

450-453. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tâm định, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

454-466. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra làm tâm định, «vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

(xii)

467. (23) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Giải thoát tâm, tôi sẽ thở vào’; (22) vị ấy tập như vầy: ‘Giải thoát tâm, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

468. Vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi tham, tôi sẽ thở vào’, vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi tham, tôi sẽ thở ra’; vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi sân, tôi sẽ thở vào’, vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi sân, tôi sẽ thở ra’; vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi si, tôi sẽ thở vào’, vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi si, tôi sẽ thở ra’; vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi ngã mạn (kiêu hãnh), tôi sẽ thở vào’,... vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi quan điểm [sai lạc], tôi sẽ thở vào’,... vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi nghi hoặc, tôi sẽ thở vào’,... vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi đờ đẫn lười biếng, tôi sẽ thở vào’,... vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi dao động, tôi sẽ thở vào’,... vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi tính không biết hổ thẹn, tôi sẽ thở vào’,... vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi tính không biết ghê sợ tội lỗi, tôi sẽ thở vào’, vị ấy tập như vầy ‘Giải thoát tâm khỏi tính không biết ghê sợ tội lỗi, tôi sẽ thở ra’.

[Nền tảng của Quán Niệm]

469. Qua hơi thở vào và hơi thở ra giải thoát tâm nên có tâm làm thức. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm... «Quán là trí. Tâm làm thức là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán tâm làm thức đó». Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm’.

470. Vị ấy quán:... «lập lại đ 197».

471. Tu tập:... «lập lại đ 198».

[Tập luyện]

472-473. Những hơi thở vào và hơi thở ra giải thoát tâm là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... «lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

474-475. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra giải thoát tâm, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

476-490. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra giải thoát tâm, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đ 203-215 cho đến hết».

[Kết luận Đoạn Bốn Câu Thứ Ba]

491. Tám loại trí về quán, và tám loại thiết lập (nền tảng) của quán niệm.

Bốn nền tảng từ Kinh đề cập tới sự quán tâm đúng như tâm.

(xiii)

492. (25) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở vào’; (26) vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

493. Vô thường: Vô thường là gì? Năm tập hợp là vô thường.

Vô thường theo nghĩa nào? Vô thường theo nghĩa sanh và diệt.

494. Người thấy sự sanh khởi của năm tập hợp thấy bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt tận của năm tập hợp thấy bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh diệt của năm tập hợp thấy bao nhiêu đặc tính? [192]

Người thấy sự sanh khởi của năm tập hợp thấy hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự diệt tận của năm tập hợp thấy hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự sanh diệt của năm tập hợp thấy năm mươi đặc tính.[29]

495. Vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường trong vật thể, tôi sẽ thở vào’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường trong vật thể, tôi sẽ thở ra’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường trong cảm nghiệm, tôi sẽ thở vào’;... [và cứ thế với 201 trạng thái còn lại đã liệt kê ở Luận I đ 5 cho đến]... vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường trong già và chết, tôi sẽ thở ra’.

[Nền tảng của Quán Niệm]

496. Qua những hơi thở vào và hơi thở ra quán tâm nên có các đối tượng của tâm ý. Thiết lập (nền tảng) là quán niệm. Quán là trí. Cácđối tượng của tâm ý là sự thiết lập (nền tảng), nhưng chúng không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán các đối tượng của tâm ý đó. Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán các đối tượng của tâm ý đúng như các đối tượng của tâm ý’.

497. Vị ấy quán:... «lập lại đ 197».

498. Tu tập:... «lập lại đ 198».

[Tập luyện]

499-500. Những hơi thở vào và hơi thở ra giải thoát tâm là Tiến Trình Thanh Lọc Giới theo nghĩa chế ngự;... «lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

501-504. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán vô thường, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên,... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

505-517. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán vô thường, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

(xiv)

518. (27) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Quán hết ham muốn, tôi sẽ thở vào’; (28) vị ấy tập như vầy: ‘Quán hết ham muốn, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

519. Thấy rõ nguy hiểm trong vật thể, vị ấy có ý muốn làm cho lòng ham muốn vật thể phai nhạt, vị ấy có niềm tin quả quyết và tâm của vị ấy từ đó dứt khoát; vị ấy tập như vầy: ‘Quán hết ham muốn vật thể, tôi sẽ thở vào’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán hết ham muốn vật thể, tôi sẽ thở ra’. Thấy rõ nguy hiểm trong cảm nghiệm... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại đã liệt kê ở Luận I đ 5 cho đến]... Thấy rõ nguy hiểm trong già và chết, vị ấy có nỗ lực làm cho lòng ham muốn già và chết phai nhạt, vị ấy có quả quyết trong tín và tâm của vị ấy từ đó dứt khoát; vị ấy tập như vầy: ‘Quán hết ham muốn già và chết, tôi sẽ thở vào’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán hết ham muốn già và chết, tôi sẽ thở ra’... vị ấy tập như vầy: ‘Quán vô thường trong già và chết, tôi sẽ thở ra’.

[Nền tảng của Quán Niệm]

520. Qua những hơi thở vào và hơi thở ra quán hết ham muốn có các đối tượng của tâm ý. Thiết lập (nền tảng) này «là quán niệm. Quán là trí. Các đối tượng của tâm ý là sự thiết lập (nền tảng), nhưng chúng không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán các đối tượng của tâm ý đó». Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán các đối tượng của tâm ý đúng như các đối tượng của tâm ý’.

[Tập luyện]

521-522. Những hơi thở vào và hơi thở ra quán hết ham muốn là Tiến Trình Thanh Lọc Giới «theo nghĩa chế ngự;... lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

523-526. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán hết ham muốn, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, ... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

527-539. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán lòng tham phai nhạt, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

(xv)

540. (29) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận, tôi sẽ thở vào’; (30) vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

541. Thấy rõ nguy hiểm trong vật thể, vị ấy có ý muốn diệt tận vật thể, vị ấy có niềm tin quả quyết và tâm của vị ấy từ đó dứt khoát; vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận vật thể, tôi sẽ thở vào’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận vật thể, tôi sẽ thở ra’. Thấy rõ nguy hiểm trong cảm nghiệm... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại đã liệt kê ở Luận I đ 5 cho đến]... Thấy rõ nguy hiểm trong già và chết, vị ấy có ý muốn diệt tận già và chết, vị ấy có niềm tin quả quyết và tâm của vị ấy từ đó dứt khoát; vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận của già và chết, tôi sẽ thở vào’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận của già và chết, tôi sẽ thở ra’... vị ấy tập như vầy: ‘Quán diệt tận của già và chết, tôi sẽ thở ra’.

542. Có nguy hiểm trong vô minh theo bao nhiêu khía cạnh? Vô minh diệt theo bao nhiêu khía cạnh?

Có nguy hiểm trong vô minh theo năm khía cạnh. Vô minh diệt theo tám khía cạnh.

Có nguy hiểm trong vô minh theo năm khía cạnh nào?

Có nguy hiểm trong vô minh theo nghĩa vô thường; có nguy hiểm trong vô minh theo nghĩa khổ não, theo nghĩa không phải là ngã,... theo nghĩa thiêu đốt (thống khổ),... có nguy hiểm trong vô minh theo nghĩa biến đổi. Có nguy hiểm trong vô minh theo năm khía cạnh này.

Vô minh diệt theo tám khía cạnh nào?

Vô minh diệt với sự diệt tận của nguồn gốc, vô minh diệt với sự diệt tận của nguồn sanh khởi,... với sự diệt tận của sanh,... với sự diệt tận của sanh sản,... với sự diệt tận của nguyên nhân,... với sự diệt tận của điều kiện,... vô minh diệt với sự sanh khởi của trí, vô minh diệt với sự xuất hiện của diệt tận. Vô minh diệt theo tám khía cạnh này.

Sau khi đã thấy rõ nguy hiểm của vô minh theo năm khía cạnh này, vị ấy có ý muốn làm cho vô minh diệt tận, vị ấy có niềm tin quả quyết và tâm của vị ấy từ đó dứt khoát; vị ấy tập như vầy: ‘Quán sự diệt tận của vô minh, tôi sẽ thở vào’; vị ấy tập như vầy: ‘Quán sự diệt tận của vô minh, tôi sẽ thở ra’.

543. Trong hành vi tạo quả, có nguy hiểm theo bao nhiêu khía cạnh? Có bao nhiêu ... [và cứ thế như ở đ 542 cho đến] ... vị ấy tập như vầy: ‘Quán sự diệt tận của hành vi tạo quả, tôi sẽ thở ra’.

544. Có nguy hiểm trong thức theo bao nhiêu khía cạnh?

545. ... nguy hiểm trong tâm thức-vật thể...?

546. ... nguy hiểm trong sáu giác quan...?

547. ... nguy hiểm trong xúc...?

548. ... nguy hiểm trong cảm giác...?

549. ... nguy hiểm trong thèm khát...?

550. ... nguy hiểm trong bám níu...?

551. ... nguy hiểm trong trở thành...?

552. ... nguy hiểm trong sanh...?

553. Có nguy hiểm trong già và chết theo bao nhiêu khía cạnh? Già và chết diệt theo bao nhiêu khía cạnh?

Có nguy hiểm trong già và chết theo năm khía cạnh. Già và chết diệt ... [194]

... ‘Tôi sẽ thở ra quán sự diệt tận của già và chết’

[Nền tảng của Quán Niệm]

554. Qua những hơi thở vào và hơi thở ra quán diệt tận nên có các đối tượng của tâm ý. Thiết lập (nền tảng) này «là quán niệm. Quán là trí. Các đối tượng của tâm ý là sự thiết lập (nền tảng), nhưng chúng không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán các đối tượng của tâm ý đó». Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán các đối tượng của tâm ý đúng như các đối tượng của tâm ý’.

[Tập luyện]

555-556. Những hơi thở vào và hơi thở ra quán diệt tận là Tiến Trình Thanh Lọc Giới «theo nghĩa chế ngự; ... lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

557-560. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán diệt tận qua, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, ... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

561-573. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán diệt tận, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thấu rõ được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

(xvi)

574. (31) Như thế nào là vị ấy tập như vầy: ‘Quán buông bỏ, tôi sẽ thở vào; (32) vị ấy tập như vầy: ‘Quán buông bỏ, tôi sẽ thở ra’?

[Phân Tích Đề Mục Quán Tưởng]

575. Buông bỏ: có hai loại buông bỏ: buông bỏ là dứt bỏ và buông bỏ là sự đi vào (lao vào).

576. Dứt bỏ vật thể, như thế buông bỏ là dứt bỏ; tâm đi vào (lao vào) sự diệt tận của vật thể, nibbana, như thế buông bỏ kể như là sự đi vào (lao vào); vị ấy tập như vầy: ‘Quán buông bỏ vật thể, tôi sẽ thở vào’, vị ấy tập như vầy: ‘Quán buông bỏ vật thể, tôi sẽ thở ra’. Dứt bỏ cảm nghiệm, ... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại đã liệt kê ở Luận thuyết I đ 5 cho đến]... ‘Quán buông bỏ già và chết, tôi sẽ thở ra’.

[Nền tảng của Quán Niệm]

577. Qua những hơi thở vào và hơi thở ra quán buông bỏ các đối tượng của tâm ý. Thiết lập (nền tảng) này «là quán niệm. Quán là trí. Các đối tượng của tâm ý là sự thiết lập (nền tảng), nhưng chúng không phải là quán niệm. Quán niệm vừa là thiết lập (nền tảng) vừa là quán niệm. Nhờ vào quán niệm đó và nhờ vào trí đó, vị ấy quán các đối tượng của tâm ý đó». Đó là lý do tại sao nói ‘Tu tập nền tảng (thiết lập) quán niệm dưới hình thức quán các đối tượng của tâm ý đúng như các đối tượng của tâm ý’.

[Tập luyện]

578-579. Những hơi thở vào và hơi thở ra quán buông bỏ là Tiến Trình Thanh Lọc Giới «theo nghĩa chế ngự; ... lập lại những đoạn còn lại của đđ 246-247 cho đến hết».

[Bài tập Quán Niệm và Hiểu Biết Thấu Đáo Tường Tận]

580-583. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán buông bỏ, các cảm nghiệm của vị ấy được nhận biết rõ khi chúng khởi lên, ... «và cứ thế như ở đđ 199-202 cho đến hết».

[Tổng hợp các Năng Lực Gây Ảnh Hưởng...]

584-596. Khi vị ấy biết chắc sự nhất tâm và không phân tán qua hơi thở vào và hơi thở ra quán buông bỏ, vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,... «hiểu rõ lãnh vực của chúng, thể nhập được ý nghĩa của nhất như; vị ấy tổng hợp các lực... và cứ thế như ở đđ 203-215 cho đến hết».

[Kết luận Đoạn Bốn Câu Thứ Tư]

597. Tám loại trí về quán, và tám loại thiết lập (nền tảng) của quán niệm.

Bốn nền tảng từ Kinh đề cập tới sự quán đối tượng của tâm ý đúng như đối tượng của tâm ý.

Đây là ba mươi hai loại trí trong những người làm việc có quán niệm.



(v)

598. Hai mươi bốn loại trí nhờ định là gì?

599. Sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở vào dài là định. Sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở ra dài là định... [và cứ thế với tất cả hai mươi bốn hình thái ở ba đoạn bốn câu đầu cho đến]... Sự nhất tâm và không phân tán qua những hơi thở dài giải thoát tâm là định. Đây là hai mươi bốn loại trí nhờ định.



(vi)

600. Bảy mươi hai loại trí nhờ tuệ quán thực tánh là gì [195]?

601. Vì hơi thở vào dài [30]có tuệ quán thực tánh theo nghĩa quán vô thường, có tuệ quán thực tánh theo nghĩa quán khổ đau, có tuệ quán thực tánh theo nghĩa quán không phải là ngã. Vì hơi thở ra dài... [và cứ thế với tất cả hai mươi bốn hình thái ở ba đoạn bốn câu đầu cho đến]... Vì hơi thở ra dài giải thoát tâm có tuệ quán thực tánh theo nghĩa quán vô thường, có tuệ quán thực tánh theo nghĩa quán khổ đau, có tuệ quán thực tánh theo nghĩa quán không phải là ngã.

Đây là bẩy mươi hai loại trí nhờ tuệ quán thực tánh.



(vii)

602. Tám loại trí về nhàm chán là gì?

603. Khi quán vô thường, hành giả biết và thấy hơi thở vào đúng như thực, như vậy là có trí về nhàm chán. Khi quán vô thường, hành giả biết và thấy hơi thở ra đúng như thực,... khi quán hết ham muốn, hành giả biết và thấy hơi thở vào... hơi thở ra đúng như thực,... khi quán đoạn diệt, hành giả biết và thấy hơi thở vào... hơi thở ra đúng như thực,... Khi quán buông bỏ, hành giả biết và thấy hơi thở vào đúng như thực, như vậy là có trí về nhàm chán. Khi quán buông bỏ, hành giả biết và thấy hơi thở ra đúng như thực, như vậy là có trí về nhàm chán.

Đây là tám loại trí về nhàm chán.



(viii)

604. Tám loại trí tương thuận với nhàm chán là gì?

605. Tuệ về biểu hiện hãi hùng do hơi thở vào trong người đang quán vô thường là trí tương thuận với nhàm chán. Tuệ về biểu hiện hãi hùng do hơi thở ra trong người đang quán vô thường là trí tương thuận với nhàm chán. Tuệ về biểu hiện hãi hùng do hơi thở vào trong người đang quán hết ham muốn... [và cứ thế với tám hình thái còn lại của đoạn bốn câu thứ tư cho đến]... Tuệ về biểu hiện hãi hùng do hơi thở ra trong người đang quán buông bỏ là trí tương thuận với nhàm chán.

Đây là tám loại trí tương thuận với nhàm chán.



(ix)

606. Tám loại trí như là làm lắng dịu nhàm chán là gì?

607. Tuệ tư duy và điềm tĩnh do hơi thở vào trong người quán vô thường là trí như là sự lắng dịu nhàm chán. Tuệ... [và cứ thế với tám hình thái còn lại của đoạn bốn câu thứ tư cho đến]... Tuệ tư duy và thản nhiên do hơi thở ra trong người quán vô thường là trí như là sự lắng dịu nhàm chán.

Đây là tám loại trí như là làm lắng dịu nhàm chán.



(x)

608. Hai mươi mốt loại trí về hạnh phúc toàn hảo của giải thoát *là gì?(cf. I 355ff.)

*vimuttisukha:hạnh phúc toàn hảo của giải thoát

609. Với đạo lộ nhập giòng, trí về hạnh phúc toàn hảo của giải thoát khởi lên do sự từ bỏ và cắt đứt:

1)      quan điểm [sai lạc] cho có bản ngã,

2)      hoài nghi,

3)      hiểu sai về giới và nghi lễ,

4)      khuynh hướng về quan điểm [sai lạc] ngủ ngầm,

5)      khuynh hướng về hoài nghi ngủ ngầm.

610. Với đạo lộ trở lại một lần, trí về hạnh phúc toàn hảo của giải thoát khởi lên do sự từ bỏ và cắt đứt:

6)      kết buộc thô lậu về thèm muốn khoái lạc giác quan,

7)      kết buộc thô lậu về chống đối,

8)      khuynh hướng ngủ ngầm của kết buộc thô lậu về thèm muốn khoái lạc giác quan,

9)      khuynh hướng ngủ ngầm của kết buộc thô lậu về chống đối. [196]

611. Với đạo lộ không trở lại, trí về hạnh phúc toàn hảo của giải thoát khởi lên do sự từ bỏ và cắt đứt:

10)  tàn dư của kết buộc về thèm muốn khoái lạc giác quan,

11)  tàn dư của kết buộc về chống đối,

12)  khuynh hướng ngủ ngầm của tàn dư của kết buộc về thèm muốn khoái lạc giác quan,

13)  khuynh hướng ngủ ngầm của tàn dư của kết buộc về chống đối.

612. Với đạo lộ Arahant, trí về hạnh phúc toàn hảo của giải thoát khởi lên do sự từ bỏ và cắt đứt:

14)  ham muốn hiện hữu cõi sắc giới,

15)  ham muốn hiện hữu cõi vô sắc giới,

16)  ngã mạn (tự hào),

17)  dao động,

18)  vô minh,

19)  khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm,

20)  khuynh hướng ham muốn hiện hữu ngủ ngầm,

21)  khuynh hướng vô minh ngủ ngầm.

Đây là hai mươi mốt loại trí về hạnh phúc toàn hảo của giải thoát.

Đây là trên hai trăm loại trí khởi lên trong người tu tập định nhờ quán niệm hơi thở với mười sáu nền tảng.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ QUÁN HƠI THỞ.


[1]Ānāpānasati - quán hơi thở (= Āna + apāna + sati) : Ānaṁ là hơi thở đi vào; apānaṁ là hơi thở ra. Tuy nhiên có người nói ngược lại (PsA 320 Se).

[2]Bản của PTS, quyển 1, trang 164, I. 2, viết là: khaṇikasamodhānā ime aṭṭhārasa upakkilesā uppajjanti ‘Khi bất toàn khởi lên, chúng liên tiếp khởi lên như thế trong từng khoảnh khắc, theo thứ tự chớp nhoáng, chứ không trong một tâm sát na (PsA 321 Se)

[3]Với hơi thở vào, chặng đầu là đầu mũi hay môi trên, chặng giữa là quả tim, và chặng cuối là rốn (PsA 322 Se). Với hơi thở ra thì kể ngược lại.

[4]Sau khi kết luận rằng ‘Đề mục thiền quán này phụ thuộc vào luồng hơi thở qua cánh mũi’, thì ao ước dưới hình thức mong ngóng những hơi thở thô tiếp tục đi vào là biểu hiện của khao khát làm ngăn trở định vì thiếu sự ổn định của nhất tâm... Người thở hơi vào quá dài hay quá ngắn có thể cảm thấy khó chịu vì mệt mỏi thân tâm do hơi thở ấy tạo ra (PsA 322 Se).

[5]Dấu hiệu là nơi hơi thở vào và hơi thở ra chạm phải. Vì hơi thở vào và ra đánh vào đầu mũi người có mũi dài và môi trên người có mũi ngắn’ (PsA 323 Se).

[6]Đây là ‘Tâm theo dõi hơi thở ra hơi thở vào đã đi quá nơi xúc chạm và đã đi mất từ chỗ ấy’. Câu kế là ‘Tâm mong đợi và đón chờ hơi thở vào chưa tới nơi xúc chạm’ (PsA 323 Se)

[7]PTS quyển I, trang 167, 1. 20 đọc là paṭipadāvisuddhipakkhantaṁ. Toàn đoạn văn này được bàn ở chương IV , Con Đường Thanh Lọc (trang 148-9).

[8]‘Dấu hiệu buộc quán niệm’ là đỉnh mũi hay môi trên là nguyên nhân và là dấu hiệu để buộc quán niệm’ (PsA 328 Se)

[9]Toàn bài kệ ở Thag 549; hai câu cuối ở Dh 382. đ 182 lấy candimā (trăng tròn) với nghĩa candi-mant (người làm chủ trăng) như satimā.

[10]Đọc ānan ti assāso no passāso, apānan ti passāso no assāso. Assāsavasena và cứ thế không có đoạn văn mới sau chữassāso.

[11]Lối chơi chữ ở samaṁ (nhất thể) liên kết với chữ sammati (quá khứ phân từ là santo an tịnh) và cũng cách dùng chữ như thế ở đây với tiếp đầu ngữ saṁ (= hợp lại) xảy ra nhiều lần trong tác phẩm này. Xem chữ ‘nhất thể’ ở phần danh từ Việt Pāḷi ở cuối sách.

[12]Anācariyako pubbe ananussutesu dhammesu.

[13]Visavitāya: không có trong tự điển của PTS: Đọc Luận Thuyết XXII đ. 5 (Ps ii 205, PsA 655 ấn bản của PTS); Cf. DhsA 109, DhsAA 65 ấn bản của Vidyodaya: ‘Visavitāyā ti arahatāya’.

[14]Có nghĩa duy trì ’ theo nghĩa được giữ vững. Cái gì được giữ vững? Lối thoát. Định, khi dựa trên niệm hơi thở, tự nó là lối thoát, dẫn thẳng tới đạo lộ arahant. Như vậy mới nói ‘có nghĩa lối thoát’. Nghĩa của ‘lối thoát khỏi sanh tử luân hồi’ được diễn tả bằng nghĩa của mukha (miệng) ở phía trước. ‘Có ý nghĩa thiết lập’ theo nghĩa tự tánh. Nghĩa của đoạn này là: Sau khi đã làm cho niệm thành lối thoát được giữ vững. Nhưng có người nói ‘có nghĩa duy trì’ tượng trưng cho ‘duy trì là ý nghĩa của quán niệm’; và ‘có nghĩa của lối thoát’ tượng trưng cho ‘cửa vào và ra là nghĩa của hơi thở vào và hơi thở ra’. Vậy thì điều được ngụ ý chính là: Sau khi đã thiết lập quán niệm thành lối thoát được giữ vững của hơi thở vào và hơi thở ra’ (PsA 350-1).

[15]Có thể thấy sự khác biệt giữa văn phong của Bhadantācariya Dhammapāla và của Bhadantācariya Mahānāma qua lời bình giải của hai vị về cùng đoạn văn này. Luận bình của ngàiDhammapāla về đoạn này được trích dẫn trong Visuddhimagga Chương VIII (trang 273), còn của ngài Mahānāma tìm thấy trong chú giải của Paṭisambhidā. Về câu ‘tâm của vị ấy quay đi’, vị sau nói: Assāsapassāse nissāya paṭibhāganimitte uppajjante pakati-assāsapassāsato cittaṁ nivattati (Khi biểu tượng tương tự (tợ tướng) dựa trên hơi thở vào và hơi thở ra khởi lên, tâm quay đi khỏi những hơi thở vào và hơi thở ra ấy)- PsA 351 Se), nhưng vị trước nói: ‘Anukkamena assāsapassāsānaṁ ativiya sukhumatarabhāvappattiyā anupaṭṭhahane vicetabbākārappatteheti tehi cittaṁ vinivaṭṭati. Keci ‘Bhāvanābalena pana sukhumatarabhāvappatesu assāsa passāsesu tattha paṭibhāganimitte uppanne pakatiassāsapassāsato cittaṁ nivattatī’ ti’ (Vào lúc không có biểu hiện nào của hơi thở vào và hơi thở ra vì đã đạt tới mức rất tinh tế, tâm quay đi khỏi những hơi thở ấy khi đạt sắc thái đặc biệt như thế người ta phải tự hỏi những hơi thở ấy có hiện hữu hay không. Nhưng có người nói rằng khi hơi thở vào và hơi thở ra đã đạt tới trạng thái vi tế hơn dưới ảnh hưởng của sự phát triển thiền định, thì tâm quay đi khỏi những hơi thở vào ra bình thường đó ngay khi biểu tượng tương tự khởi lên ở đấy - VismA 261). Chữ ‘có người - keci ’ trên được dành cho những người phát biểu ý tưởng nghe qua xa lạ, ở đây Paramatthamañjūsā (chú giải của quyển Visuddhimagga) có lẽ muốn nói tới lời giải thích trong Saddhammappakāsinī (chú giải của quyển Paṭisambhidāmagga) bằng chữ ‘keci ’ này.

[16]Hơi thở vào và hơi thở ra được coi như những vi tử li ti* là thân thể theo nghĩa nhóm, và biểu tượng khởi lên nhờ hơi thở vào bình thường và hơi thở ra bình thường cũng được gọi là ‘biểu tượng’. ‘Thiết lập quán niệm’: quán niệm được gọi là ‘thiết lập’ (nền tảng) vì, sau khi đã tiếp nhận đối tượng, quán niệm vẫn ở đấy. ‘Quán là trí ’: có nghĩa quán về thân biểu tượng trong tĩnh lặng và quán thân tâm thức & thân vật thể trong tuệ quán thực tánh là trí. ‘Thân là sự thiết lập (nền tảng)’: thân được gọi là thiết lập (nền tảng) vì quán niệm, sau khi đã tiếp đón nó, vẫn còn ở đó. ‘Nhưng nó không phải là quán niệm’: thân đó không được gọi là ‘quán niệm’ (PsA 351 Se).

*[kalāpa: vi tử li ti] (Pm 259).

[17]Quán thân đúng như thân’: thân của nhiều loại, là quán thân đó. Hay, quán một tấm thân nào đó, chứ không phải quán về bất cứ ý tưởng nào khác liên quan đến thân đó; không quán về trường tồn, vui sướng, ngã và cái đẹp trong cái thân vốn vô thường, khổ não, không phải là ngã và bất tịnh, mà quán thân vô thường, khổ não, không phải là ngã và bất tịnh. Hay chỉ giản dị quán thân thôi chứ không quán trong thân đó bất cứ thân nào được giả định là ‘Tôi’, của tôi hay đàn bà, đàn ông (PsA 352, Se). Đọc thêm MA  i 241f.

[18]Đọc Luận I đ. 296.

[19]Đọc A ii 45 để thấy sự thích đáng của tiểu mục này.

[20]Do cắt bỏ đi vì trùng lắp, nên sự thay thế chữ xúc bằng chữ nhận thức bị thiếu mất trong bản của PTS.

[21]Bản của PTS vol. I trang 180 1.15 viết: samatthañ ca paṭivijjhati... pe... balāni ca samodhāneti... pe... bojjhaṅge ca samodhāneti... pe... maggañ ca samodhāneti... pe... dhamme, như sẽ thấy ở sau.

[22]Viết là: ārammaṇaṁ. Pajānāti ti puggalo. Pajānanā paññā.

[23]Đọc M i 301.

[24]‘Dấu hiệu là một khía cạnh của những âm thanh đó; và dấu hiệu của âm thanh không là gì ngoài chính âm thanh đó’. (PsA 358 Se).

[25]Đọc Dhs. đ. 9.

[26]Đọc Dhs. đ. 3.

[27]Đọc Dhs đ 6. <Viết là tajjā mano->.

[28]Đọc Dhs. đ 15.

[29]Đọc Luận thuyết I đ. 285f.

[30]Viết là  Dīghaṁ assāsā aniccato (?); đọc chú giải (PTS ed. đ. 526) (assāsā ở abl. sing [xuất xứ cách, số ít]).

IV- LUẬN VỀ NĂNG LỰC GÂY ẢNH HƯỞNG

«Indriyakathā»

Xuất xứ Kinh: ở Sāvatthi

1. [Tập II] ‘Như vầy tôi nghe: Có một dạo Thế Tôn cư trú tại Sāvatthi trong vườn Jeta, công viên của ông Anāthapiṇḍika. Ở đây, Ngài nói với các tỳ kheo như sau: ‘Này các tỳ kheo’. Các tỳ kheo đáp: ‘Kính thưa Thế Tôn’. Thế Tôn nói như thế này:

2. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Đây là năm năng lực gây ảnh hưởng này’. (S v 193)

3. Năm năng lực gây ảnh hưởng này được thanh lọc theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng này được thanh lọc theo mười lăm khía cạnh.

Khi tỳ kheo tránh những người không có niềm tin, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người có niềm tin, và ôn lại kinh điển khích lệ niềm tin, năng lực gây ảnh hưởng của tín được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người lười biếng, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người tinh cần, và duyệt lại chánh nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người hay quên, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người có quán niệm, và duyệt lại nền tảng của quán niệm, năng lực gây ảnh hưởng của niệm được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người tâm không định, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người tâm định, và duyệt lại các cõi thiền jhānas và các giải thoát, năng lực gây ảnh hưởng của định được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Khi tỳ kheo tránh những người không có tuệ, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính những người có tuệ, và duyệt lại sự vận hành của trí thâm sâu, [2] năng lực gây ảnh hưởng của tuệ được thanh lọc trong vị ấy theo ba khía cạnh này.

Như thế, khi vị ấy tránh năm loại người này, tạo tình đạo hữu, lai vãng và tôn kính năm loại người này, và duyệt lại năm loại Kinh này, năm loại năng lực gây ảnh hưởng này được thanh lọc trong vị ấy theo mười lăm khía cạnh này.

4. Năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự phát triển năm năng lực gây ảnh hưởng này theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển theo mười khía cạnh. Có sự phát triển năm năng lực gây ảnh hưởng này theo mười khía cạnh.

Khi vị ấy từ bỏ không tin, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín, vị ấy từ bỏ không tin.

Khi vị ấy từ bỏ lười biếng, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tấn; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tấn, vị ấy từ bỏ lười biếng.

Khi vị ấy từ bỏ sao lãng, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của niệm; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của niệm, vị ấy từ bỏ sao lãng.

Khi vị ấy từ bỏ dao động, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định, vị ấy từ bỏ dao động.

Khi vị ấy từ bỏ vô minh, vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ; khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, vị ấy từ bỏ vô minh.

Năm năng lực gây ảnh hưởng ấy được phát triển theo mười khía cạnh này. Có sự phát triển năm năng lực gây ảnh hưởng ấy theo mười khía cạnh này.

5. Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển theo mười khía cạnh.

Bởi vì không tin đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn, năng lực gây ảnh hưởng của tín đã được phát triển, hoàn toàn phát triển; bởi vì năng lực gây ảnh hưởng của tín [1]đã được phát triển, hoàn toàn phát triển, không tin đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn.

Bởi vì lười biếng...

Bởi vì sao lãng...

Bởi vì dao động...

Bởi vì vô minh đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã được phát triển, hoàn toàn phát triển; bởi vì năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã được phát triển, hoàn toàn phát triển, vô minh đã bị từ bỏ, bị từ bỏ hoàn toàn.

Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển theo mười khía cạnh.

6. Năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu theo bao nhiêu khía cạnh? [3]

Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển, ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu.

Ở khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần...

Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại...

Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant năm năng lực gây ảnh hưởng này được phát triển, ở khoảnh khắc quả vị arahant, năm năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu.

Như thế, có bốn tiến trình thanh lọc trong các đạo lộ, có bốn tiến trình thanh lọc trong các quả vị, có bốn tiến trình thanh lọc trong sự cắt đứt, có bốn tiến trình thanh lọc trong sự lắng dịu hóa. Năm năng lực gây ảnh hưởng ấy được phát triển theo bốn khía cạnh này. Năm năng lực gây ảnh hưởng ấy đã được phát triển, hoàn toàn phát triển cũng như được lắng dịu, hoàn toàn được lắng dịu theo bốn khía cạnh này.

7. Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng này trong bao nhiêu loại người? Các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong bao nhiêu loại người?

Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người.

Các năng lực gây ảnh hưởng ấy đã được phát triển trong ba loại người.

Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người nào? Trong bẩy bậc hữu học và người thế tục rộng lượng. Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người này.

Các năng lực gây ảnh hưởng ấy đã được phát triển trong ba loại người nào? Đệ tử của bậc Toàn Giác (người lắng nghe, Thanh Văn) không còn phiền não, được giác ngộ nhờ học hỏi, các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong ngài. Bậc (Độc Giác Phật) đã chứng ngộ không tuyên bố cho ai biết theo nghĩa tự giác ngộ (không do ai khác chỉ dạy), các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong ngài. Như Lai, người đã thành tựu, giác ngộ toàn triệt, theo nghĩa ngài là bậc không đo thấu được,*các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển trong ngài. Trong ba loại người ấy, các năng lực gây ảnh hưởng này đã được phát triển.

*appameyyaṭṭhena tathāgata arahaṁ sammāsambuddho: Như Lai, người đã thành tựu (Arahaṁ: Ứng cúng), giác ngộ toàn triệt (sammāsambuddho), theo nghĩa ngài là bậc không đo thấu được.

Có sự phát triển các năng lực gây ảnh hưởng trong tám loại người này. Các năng lực gây ảnh hưởng đó đã được phát triển trong ba loại người này.

 Xuất xứ kinh Sāvatthi <kết thúc>

8. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. [4]

‘Này các tỳ kheo, nếu có bất cứ sa môn hay brahmans nào không hiểu được nguồn sanh khởi, sự hủy diệt, sự ngọt ngào, sự nguy hiểm và sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng này, những sa môn hay brahmans đó không thể được coi là sa môn trong số các sa môn, không thể được coi là brahmans trong số các brahmans, những bậc thiện nhân đó không, nhờ tự thực chứng qua trí trực chứng ở ngay đây và ngay bây giờ, nhập vào và trú trong cứu cánh đời sa môn hay cứu cánh đời brahmans. Về năm năng lực gây ảnh hưởng này, nhưng nếu có bất cứ sa môn hay brahmans nào hiểu được nguồn sanh khởi, sự hủy diệt, sự ngọt ngào, nguy hiểm và sự thoát ly, những sa môn hay brahmans đó có thể được coi là sa môn trong số các sa môn, có thể được coi là brahmans trong số các brahmans, những bậc thiện nhân đó, nhờ tự thực chứng qua trí trực chứng ở ngay đây và ngay bây giờ, nhập vào và trú trong cứu cánh đời sa môn hay cứu cánh đời brahmans. (S v 194)

9. Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Có sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh? Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bao nhiêu khía cạnh?

Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh. Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh. [5] Có sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh. Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh.

10. Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào?

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý [của tâm] với mục đích cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tấn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của niệm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích không phân tâm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của không phân tâm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của không phân tâm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của định là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý [của tâm] với mục đích cả quyết là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập [6] là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích không phân tâm là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là nguồn sanh khởi năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của không tán loạn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của nỗ lực là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thiết lập là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của không tán loạn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định. Nguồn sanh khởi của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tấn là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tấn ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của niệm là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của niệm ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của định là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của định ấy. Sự thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là nguồn sanh khởi của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Có nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu nguồn sanh khởi của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh này.

11. Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng theo bốn mươi khía cạnh nào?

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý có mục đích cả quyết là sự hủy diệt năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy.

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực [7] là hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự hủy diệt của tinh tấn...

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập là hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Sự hủy diệt của tinh tấn...

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích không phân tâm là hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của định. Sự hủy diệt của tinh tấn...

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Sự hủy diệt của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Không thiết lập nhất tâm nhờ ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích nỗ lực là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thiết lập là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích không tán loạn là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của định. Sự hủy diệt của hướng sự chú ý với mục đích thấy rõ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của tinh tấn nhờ ảnh hưởng của nỗ lực...

Sự hủy diệt của chú tâm suy xét nhờ ảnh hưởng của cả quyết là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Sự hủy diệt của chú tâm suy xét... [8]

Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tín ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tấn là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tấn ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của niệm là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của niệm ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của định là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của định ấy. Không thiết lập nhất tâm qua ảnh hưởng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là sự hủy diệt của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ấy.

Có sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng ấy theo bốn mươi khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự hủy diệt của năm năng lực gây ảnh hưởng ấy theo bốn mươi khía cạnh này.

12. Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào?

Không có sự xuất hiện của bất tín là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Không có sự ám ảnh của bất tín là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Hoàn toàn tự tin trong hành xử của cả quyết là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Thành đạt an trú là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của tín là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tín.

Không có sự xuất hiện của lười biếng là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Không có sự ám ảnh của lười biếng là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của nỗ lực là... Thành đạt an trú là... Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của tấn là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tấn.

Không có sự xuất hiện của sao lãng là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Không có sự ám ảnh của sao lãng là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của thiết lập là... Thành đạt an trú là... [9] Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của niệm là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của niệm.

Không có sự xuất hiện của dao động là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của định. Không có sự ám ảnh của dao động là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của không tán loạn là... Thành đạt an trú là... Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của định là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của định.

Không có sự xuất hiện của vô minh là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Không có sự ám ảnh của vô minh là... Hoàn toàn tự tin trong hành xử của thấy rõ là... Thành đạt an trú là... Lạc và hỉ khởi lên phụ thuộc vào năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là sự ngọt ngào của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Có sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự ngọt ngào của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này.

13. Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh nào?

Sự xuất hiện của bất tín là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Ám ảnh của bất tín xuất hiện là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa vô thường. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa khổ não. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa không phải là ngã.

Sự xuất hiện của lười biếng là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Ám ảnh của lười biếng xuất hiện là nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Sự xuất hiện của sao lãng là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Ám ảnh của sao lãng xuất hiện là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Sự xuất hiện của dao động là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của định. Ám ảnh của dao động xuất hiện là nguy hiểm của [10] năng lực gây ảnh hưởng của định. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Sự xuất hiện của vô minh là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Ám ảnh của vô minh xuất hiện là sự nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Có nguy hiểm của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa vô thường... khổ não... không phải là ngã.

Có sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự nguy hiểm của năm năng lực gây ảnh hưởng theo hai mươi lăm khía cạnh này.

14. Có sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng này theo tám mươi khía cạnh nào? Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly của năm năng lực gây ảnh hưởng này theo tám mươi khía cạnh nào?

Nhờ cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín đã thoát ly khỏi bất tín, đã thoát ly khỏi sự ám ảnh của bất tín, đã thoát ly khỏi nhiễm lậu và khỏi những tập hợp phát sanh từ đó, và đã thoát ly khỏi tất cả những dấu hiệu từ bên ngoài, đã thoát ly khỏi hình thức năng lực gây ảnh hưởng của tín có trước đó bằng cách đạt được hình thức cao thượng của năng lực gây ảnh hưởng của tín này.

Nhờ nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn đã thoát ly khỏi lười biếng,...

Nhờ thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của niệm đã thoát ly khỏi xao lãng,...

Nhờ không tán loạn, năng lực gây ảnh hưởng của định đã thoát ly khỏi dao động,...

Nhờ thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã thoát ly khỏi vô minh, đã thoát ly khỏi hình thức năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có trước đó bằng cách đạt được hình thức cao thượng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ này.

15. Do sơ thiền, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi trạng thái trước đó của chúng. Do nhị thiền, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở cõi thiền thứ nhất. Do cõi thiền thứ ba , năm năng lực gây ảnh hưởng... do cõi thiền thứ tư... do chứng cõi không gian vô biên... do chứng cõi [11] thức vô biên... do chứng cõi không có gì... Do chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở cõi không có gì. Do quán vô thường, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng chứng ở cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Do quán khổ não, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán vô thường. Do quán không phải là ngã... do quán nhàm chán... do quán hết ham muốn... do quán đoạn diệt... do quán buông bỏ... do quán hủy diệt... do quán diệt mất... do quán biến đổi... do quán không dấu hiệu... do quán không ước nguyện... do quán tánh không... do quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... do trí biết như thật... do quán nguy hiểm... do quán tư duy... Do quán quay đi, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán tư duy. Do quán đạo lộ nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng trong khi quán quay đi. Do [12] quán quả vị nhập giòng, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở đạo lộ nhập giòng. Do đạo lộ trở lại một lần, năm năng lực gây ảnh hưởng... Do quả vị trở lại một lần... Do đạo lộ không trở lại... Do quả vị không trở lại... Do đạo lộ arahant... Do quả vị arahant, năm năng lực gây ảnh hưởng đã thoát ly khỏi năm năng lực gây ảnh hưởng ở đạo lộ arahant.

16. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong xuất ly đã thoát ly khỏi ham muốn khoái lạc giác quan. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong không sân hận đã thoát ly khỏi sân hận. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong ý nghĩ về ánh sáng đã thoát ly khỏi dã dượi buồn ngủ. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong không tán loạn đã thoát ly khỏi dao động. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong tìm hiểu hiện tượng đã thoát khỏi nghi hoặc. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong trí đã thoát khỏi vô minh. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong hoan hỉ đã thoát khỏi tẻ nhạt. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ nhất đã thoát khỏi các chướng ngại. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ hai đã thoát khỏi hướng tâm và suy xét đối tượng. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ ba đã thoát khỏi hỉ. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong cõi thiền thứ tư đã thoát khỏi lạc và khổ. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi không gian vô biên đã thoát khỏi nhận thức về sắc thể,*khỏi nhận thức về phản ứng vì ảnh hưởng đến giác quan,2*và nhận thức về sai biệt. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi thức vô biên đã thoát khỏi nhận thức về cõi không gian vô biên. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi không có gì đã thoát khỏi nhận thức về cõi thức vô biên. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức đã thoát khỏi cõi không có gì. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán vô thường đã thoát khỏi quan niệm về trường tồn. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán khổ não đã thoát khỏi quan niệm về vui sướng. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán không phải là ngã đã thoát khỏi quan niệm về ngã. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán nhàm chán đã thoát khỏi thích thú. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán hết ham muốn đã thoát khỏi lòng tham. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán đoạn diệt đã thoát khỏi sanh khởi. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán buông bỏ đã thoát khỏi bám níu. [13] Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán hủy diệt đã thoát khỏi quan niệm về một hợp thể chung. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán diệt mất đã thoát khỏi tích lũy. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán biến đổi đã thoát khỏi quan niệm về vĩnh cửu. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán không dấu hiệu đã thoát khỏi dấu hiệu. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán không ước nguyện đã thoát khỏi ước nguyện. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán tánh không đã thoát khỏi diễn giải sai lạc. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng vốn là tăng thượng tuệ đã thoát khỏi diễn giải sai lạc bằng cách nắm bắt ngay tại lõi. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong trí thấy và biết đúng như thật đã thoát khỏi diễn giải sai lạc vì mơ hồ lẫn lộn. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán hiểm nguy đã thoát khỏi diễn giải sai lạc vì lệ thuộc vào khoái lạc giác quan.3*Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán tư duy đã thoát khỏi không tư duy. Năm năng lực gây ảnh hưởng khi quán quay đi đã thoát khỏi hệ lụy buộc ràng. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong đạo lộ nhập giòng đã thoát khỏi nhiễm lậu đi cùng với quan điểm [sai lạc]. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong đạo lộ trở lại một lần đã thoát khỏi nhiễm lậu thô. Năm năng lực gây ảnh hưởng trong đạo lộ không trở lại đã thoát khỏi tàn dư nhiễm lậu còn xót lại.

*rūpasaññāya      

2*paṭighasaññāya: khi giác quan (mắt...) gặp đối tượng của nó (vật hữu hình...), nó tạo ra nhận thức về phản ứng vì kích thích, ảnh hưởng đến giác quan. Đọc C. A. F. Rhys Davids, Buddhist Psychological Ethics, [Oxford, 1997], chú thích số 1 trang 65-66.

3*ālaya: Tỳ kheo Ñāṇamoli dịch là reliance (nương dựa, lệ thuộc) như ở The Guide, đ. 297 trang 82; The Path of Purification, I 140; VIII 245; XX 90; XXII 113, 120. Nếu dịch ālaya là nương dựa, lệ thuộc không thôi thì không rõ nghĩa. Nếu dịch ālaya là khoái lạc giác quan thì trùng với kāma và nghĩa có thể hơi hạn hẹp. Chú giải MA nói ālaya bao gồm khoái lạc của đối tượng giác quan những ý tưởng khao khát, tơ vương đến khoái lạc ấy. Vì thế Bhikkhu Bodhi chọn chữ adhesion, hấp lực của khoái lạc giác quan, để dịch ālaya, chứa đựng 2 ý nghĩa ấy. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995], chú thích 306, trang 1216-7.

Và trong trường hợp tất cả những ai có phiền não đã hoàn toàn tuyệt diệt, năm năng lực gây ảnh hưởng ấy trong bất cứ hoàn cảnh nào đã thoát khỏi, hoàn toàn thoát khỏi, và được lắng dịu, hoàn toàn lắng dịu.

Có sự thoát ly trong trường hợp năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh này. Vị tỳ kheo hiểu sự thoát ly trong trường hợp năm năng lực gây ảnh hưởng theo tám mươi khía cạnh này.

PHẦN THUẬT KỂ



Xuất xứ KinhSāvatthi.

17. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

‘Và, này các tỳ kheo, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy như thế nào? Trong bốn yếu tố nhập giòng. Năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy ở đâu? [14] Trong bốn nỗ lực.  Năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy ở đâu? Trong bốn nền tảng của quán niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy ở đâu? Trong bốn cõi thiền (jhānas). Năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy ở đây. Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy ở đâu? Trong bốn sự thực cao cả. Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy ở đây.’ (S v 196).

18. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo bao nhiêu khía cạnh?

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh.

19. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức giao kết với các bậc trí đức:*năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức nghe Giáo Pháp Chân Chính:2*... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức suy xét kỹ lưỡng3*... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức thực hành theo Giáo Pháp Chân Chính:4*năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. (cf. XXI 4).

*sappurisasaṁseva;

2* saddhamma savana;

3* yoniso manasikāra

4* dhammānudhammapaṭipatti. Đây là bốn điều kiện tiên khởi để nhập giòng. Đọc S v 348.

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh này.

20. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nỗ lực chân chánh không cho phát sanh các trạng thái bất thiện chưa sanh: năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết. Trong nỗ lực chân chánh từ bỏ các trạng thái bất thiện đã sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh làm cho phát sanh các trạng thái thiện chưa sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh để duy trì, không cho biến mất, củng cố, gia tăng, phát triển và toàn thiện các trạng thái thiện đã sanh: ...

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh này.

21. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân: năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập; và qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực. Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán đối tượng của tâm ý đúng như đối tượng của tâm ý: ... [16]

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh này.

22. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong cõi sơ thiền: năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm; và qua năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, và năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập. Trong cõi thiền thứ hai: ... Trong cõi thiền thứ ba: ... Trong cõi thiền thứ tư: ...

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh này.

23. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong chân lý cao cả về khổ: năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm. Trong chân lý cao cả về nguồn gốc của khổ: ... Trong chân lý cao cả về diệt khổ: ... Trong chân lý cao cả về con đường diệt khổ: ...

Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh này.

24. [2]Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo bao nhiêu khía cạnh? Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn... theo bao nhiêu khía cạnh? ... qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm... ?... qua năng lực gây ảnh hưởng của định ...?... qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ2.

Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực chân chánh theo hai mươi khía cạnh... qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn [17] nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh... qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn cõi thiền theo hai mươi khía cạnh... qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh.

25. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức giao kết với các bậc trí đức: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức nghe Giáo Pháp Chân Chính... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức suy xét kỹ lưỡng ... Trong yếu tố nhập giòng dưới hình thức thực hành theo Giáo Pháp Chân Chính: ...

Hành xử của năm «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín trong bốn yếu tố nhập giòng theo hai mươi khía cạnh này»*

* nguyên văn bản POD không có câu trong «»này. Tôi chép xuống để tư tưởng của quý vị không bị đứt đoạn.

26. Năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nỗ lực chân chánh không cho phát sanh các trạng thái bất thiện chưa sanh: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết. Trong nỗ lực chân chánh từ bỏ các trạng thái bất thiện đã sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh làm cho phát sanh các trạng thái thiện chưa sanh: ... Trong nỗ lực chân chánh để duy trì, không cho biến mất, củng cố, gia tăng, phát triển và toàn thiện các trạng thái thiện đã sanh: ... [18]

Hành xử của năm «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tấn trong bốn nỗ lực theo hai mươi khía cạnh này».

27. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập; và qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực. Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm: ... Trong nền tảng của quán niệm dưới hình thức quán đối tượng của tâm ý đúng như đối tượng của tâm ý: ...

Hành xử của năm «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của niệm trong bốn nền tảng của quán niệm theo hai mươi khía cạnh này».

28. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong cõi sơ thiền: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm; và qua năng lực gây ảnh hưởng của định, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, và hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, và hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập. Trong cõi thiền thứ hai: ... Trong cõi thiền thư ba: ... Trong cõi thiền thứ tư: ...

Hành xử của năm... «năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của định trong bốn jhānas theo hai mươi khía cạnh này».

29. Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh nào?

Trong chân lý cao cả về khổ: hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ; và qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, hành xử của năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm. Trong chân lý cao cả về nguồn gốc của khổ: ... Trong chân lý cao cả về diệt khổ: ... Trong chân lý cao cả về con đường diệt khổ: ... [19]

Hành xử của năm năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trong bốn chân lý cao cả theo hai mươi khía cạnh này.

[Hành xử]

30. Sự hành xử và sống trú đã được khám phá và thấu rõ như của người cư xử như vậy và sống thuận như vậy khiến cho các bậc trí tuệ cùng tu trong Cuộc Sống Phạm Hạnh có thể tin tưởng những điều sâu sắc như: ‘Chắc chắn là vị tôn giả này đã chứng hay sẽ chứng [thành quả ưu việt].[3]

31. Hành xử: có tám loại hành xử: hành xử về dáng điệu, hành xử liên quan đến các căn xứ, hành xử của quán niệm, hành xử của định, hành xử của trí, hành xử của các đạo lộ, hành xử của thành đạt, hành xử mang tính siêu thế.

Hành xử về dáng điệu: đề cập đến bốn dáng diệu.

Hành xử liên quan đến các căn cứ: đề cập đến sáu căn cứ trong, ngoài.

Hành xử của quán niệm : đề cập đến bốn nền tảng của quán niệm.

Hành xử của định: đề cập đến bốn jhānas.

Hành xử của trí: đề cập đến bốn sự thật cao cả.

Hành xử của các đạo lộ: đề cập đến bốn đạo lộ cao cả.

Hành xử của thành đạt: đề cập đến bốn quả vị của đời sa môn.

Hành xử mang tính siêu thế: đề cập đến chư Phật, các vị đã hoàn toàn thành tựu và giác ngộ toàn triệt, đề cập đến chư Phật Độc Giác, và một phần đề cập đến các đệ tử.

Hành xử về dáng điệu thuộc về ai biết được ý định muốn làm một dáng điệu.*

* iriyāpathacariyā ca paṇidhisampannānaṁ. Nghĩa là biết rõ ý định muốn cử động trước khi làm cử động ấy.

Hành xử liên quan đến các căn cứ thuộc về ai canh phòng các của giác quan.

Hành xử của quán niệm thuộc về ai sống trú trong chuyên cần.

Hành xử của định thuộc về ai dành hết cuộc đời mình cho tâm tăng thượng.

Hành xử của trí thuộc về ai có được [một phần] tuệ trí.[4]

Hành xử của các đạo lộ thuộc về ai đã nhập đúng vào đạo lộ.

Hành xử của tới đích thuộc về ai đã chứng quả vị [của đạo lộ].

Hành xử mang tính siêu thế thuộc về chư Phật, về các vị đã hoàn toàn thành tựu và giác ngộ toàn triệt, chư Phật Độc Giác, và một số các đệ tử.

Đây là tám loại hành xử [20].

32. Tám loại hành xử khác: Người quyết tâm, cư xử với lòng tin; người nỗ lực, cư xử với tinh tấn; người thiết lập, cư xử với quán niệm; người có ảnh hưởng đến ‘không phân tâm’, cư xử với định; người thông hiểu, cư xử với tuệ; người thấy sáng suốt, cư xử với hành xử thức; người như thế thâm nhập đạo lộ, chứng thành quả ưu việt; như vậy người ấy cư xử với hành xử ưu việt; trong người thâm nhập đạo lộ, các trạng thái thiện được trải rộng ra (āyāpenti), như thế người ấy cư xử với hành xử của căn xứ (āyatana).[5]

Đây là tám loại hành xử khác.

33. Tám loại hành xử khác nữa: chánh kiến là hành xử của thấy rõ, chánh tư duy là hành xử của hướng tâm trụ vào, chánh ngữ là hành xử của giữ gìn lời nói, chánh hành là hành xử của tạo nguồn sanh khởi, chánh mạng là hành xử của làm cho sạch, chánh tinh tấn là hành xử của nỗ lực, chánh niệm là hành xử của thiết lập, chánh định là hành xử của không phân tâm.

Đây là tám loại hành xử khác.

34. Sống trú: người cả quyết trú trong niềm tin, người nỗ lực trú trong tinh tấn, người thiết lập trú trong quán niệm, người có ảnh hưởng đến không phân tâm trú trong định, người thấu hiểu trú trong tuệ.

35. Đã được khám phá: cả quyết như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín đã được khám phá, nỗ lực như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tấn đã được khám phá, thiết lập như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm đã được khám phá, không tán loạn như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của định đã được khám phá, thấy rõ như là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đã được khám phá.

36. Thấu rõ: cả quyết là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín đã được thấu rõ, ... [hoàn tất như ở đ 35, «thay khám phá bằng chữ thấu rõ cho phù hợp»].

37. Như của người cư xử thuận như vậy: như của người cư xử như vậy với niềm tin, như của người cư xử như vậy với nỗ lực, như của người cư xử như vậy với quán niệm, như của người cư xử như vậy với định, như của người cư xử như vậy với tuệ.

38. Như của người sống thuận như vậy: như của người sống thuận như vậy với niềm tin, ... [hoàn tất như ở đ 37, «thay cư xử bằng chữ sống thuận cho phù hợp»]. [21]

39. Bậc trí tuệ: trí tuệ, thông thái, kiến thức, hiểu biết, có được trạng thái giác ngộ.

40. Cùng tu trong Cuộc Sống Phạm Hạnh: [những người hành trì Vinaya] cùng giữ với nhau, cùng tụng [Pāṭimokkha] với nhau, [và có] cùng huấn thị.

41. Những điều sâu sắc: điều được gọi là ‘sâu sắc’ là các jhānas, giải thoát, định, chứng đạt, đạo lộ, quả vị, [sáu] trí trực chứng, và [bốn] vô ngại giải.

42. Có thể tin tưởng: có thể có niềm tin, có thể có quả quyết.

43. Chắc chắn: đây là chữ mang ý nghĩa hoàn toàn, không có hoài nghi gì, không phải là không dứt khoát, không mâu thuẫn, không {một mặt} hai lòng, tất yếu, không mơ hồ, rõ ràng, chữ ‘chắc chắn’ này.[6]

44. Vị tôn giả này: đây là lời quý mến, đầy kính trọng.

45. Đã chứng: đã thành đạt.

46. Hay sẽ chứng: sẽ thành đạt.[7]

Xuất xứ Kinh đã nêu

47. ‘Này các tỳ kheo, có năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

48. Năm năng lực gây ảnh hưởng này sẽ được tìm thấy theo bao nhiêu khía cạnh? Năm năng lực gây ảnh hưởng này sẽ được tìm thấy theo sáu khía cạnh.

49. Các năng lực gây ảnh hưởng ấy sẽ được tìm thấy theo nghĩa nào? Theo nghĩa có ưu thắng, theo nghĩa thanh lọc ở giai đoạn đầu, theo nghĩa nổi bật, theo nghĩa cương quyết, theo nghĩa chấm dứt, theo nghĩa tạo dựng.

50. Các năng lực gây ảnh hưởng ấy sẽ được tìm thấy theo nghĩa có ưu thắng như thế nào?

Khi tỳ kheo từ bỏ không tin, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy trong vị ấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết; và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, [22] năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ. Khi vị ấy từ bỏ lười biếng, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tấn... Khi vị ấy từ bỏ xao lãng, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của niệm... Khi vị ấy từ bỏ dao động, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của định... Khi vị ấy từ bỏ vô minh, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm.

51. Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ.

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tấn...

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của niệm...

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của định...

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan bằng xuất ly, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy trong vị ấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm.

52. Khi vị ấy từ bỏ sân hận nhờ không sân hận... [23]

53. Khi vị ấy từ bỏ dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ đến ánh sáng...

54. Khi vị ấy từ bỏ dao động nhờ không phân tâm...

55. Khi vị ấy từ bỏ nghi hoặc nhờ tìm hiểu rõ hiện tượng...

56. Khi vị ấy từ bỏ vô minh nhờ trí...

57. Khi vị ấy từ bỏ tẻ nhạt nhờ hân hoan...

58-61. Khi vị ấy từ bỏ chướng ngại nhờ sơ thiền... [và cứ thế với các jhanas còn lại]

62-65. ... [các đoạn tương tự cho mỗi chứng đắc vô sắc giới].

66-83. ... [các đoạn tương tự cho mỗi Quán Thực Tánh Chính của 18 Quán Thực Tánh Chính].

84-86. ... [các đoạn tương tự cho mỗi đạo lộ của ba đạo lộ đầu tiên].

87. Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của cả quyết, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tín, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của nỗ lực, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tấn, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, ... năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thiết lập, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của không phân tâm, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của định, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa thấy rõ, ... năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập.

Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng của thấy rõ, và nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, năng lực gây ảnh hưởng của tín sẽ được tìm thấy theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn sẽ được tìm thấy theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm sẽ được tìm thấy theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định sẽ được tìm thấy theo nghĩa không tán loạn.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa ưu thắng là như thế đấy.

88. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa thanh lọc đoạn đầu như thế nào?

Năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự không tin là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của tín. Năng lực gây ảnh hưởng của tấn theo nghĩa nỗ lực; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự lười biếng là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của tấn. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự sao lãng là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự dao động là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của định. Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự vô minh là thanh lọc đoạn đầu của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

89. Trong xuất ly có năm năng lực gây ảnh hưởng; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự ham muốn khoái lạc giác quan là sự thanh lọc đoạn đầu của năm năng lực gây ảnh hưởng. Trong không sân hận có năm năng lực gây ảnh hưởng; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự sân hận là sự thanh lọc đoạn đầu của năm năng lực gây ảnh hưởng. Trong ý nghĩ về ánh sáng... [và cứ thế với từng yếu tố còn lại của năm chướng ngại, bốn jhanas, bốn chứng đắc vô sắc giới, mười tám Tuệ Quán Thực Tánh Chính, và bốn đạo lộ, cho đến]... Trong đạo lộ arahant có năm năng lực gây ảnh hưởng; tiến trình thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự tất cả các nhiễm lậu là sự thanh lọc đoạn đầu của năm năng lực gây ảnh hưởng.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa thanh lọc đoạn đầu như thế đấy.

90. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa nổi bật như thế nào?

Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tín, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ không tin, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ ám ảnh của không tin, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan niệm [sai lạc], hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ nhiễm lậu thô, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ tàn dư nhiễm lậu còn xót lại, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ tất cả nhiễm lậu, hăng hái khởi lên; qua hăng hái, hân hoan khởi lên; rồi vì hân hoan, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật như là đức tin. Qua hân hoan, hỉ khởi lên; rồi vì hỉ, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua hỉ, lắng dịu khởi lên; rồi vì lắng dịu, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua lắng dịu, hạnh phúc toàn hảo khởi lên; rồi vì hạnh phúc toàn hảo, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua lạc, ánh sáng khởi lên; rồi vì ánh sáng, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Qua ánh sáng, yếu tính khẩn cấp khởi lên; rồi vì yếu tính khẩn cấp, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Với yếu tính khẩn cấp, vị ấy định tâm; rồi vì định, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vị ấy hết lòng nỗ lực tâm được định như thế; rồi vì nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vị ấy hoàn toàn bình thản vô can nhìn tâm nỗ lực như thế; rồi vì bình thản, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Nhờ bình thản nên tâm được giải thoát khỏi nhiều loại nhiễm lậu; rồi vì giải thoát, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Bởi vì những trạng thái đó được giải thoát, chúng có một tác dụng (hương vị) duy nhất; rồi vì phát triển theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vì được tu tập phát triển, nên nó chuyển hướng đến cái gì siêu việt [đó là hướng đến nibbana]; rồi vì chuyển hướng, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Vì sau khi đã chuyển hướng, vị ấy [đó là người bây giờ sở hữu đạo lộ,] vì thế buông bỏ [cả nhiễm lậu và các tập hợp]; rồi vì buông bỏ, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin. Bởi vì sau khi đã buông bỏ [cả nhiễm lậu và các tập hợp], vì thế đoạn diệt [không còn tái sanh khởi nữa]; rồi vì đoạn diệt, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật lên là đức tin.

Có hai loại buông bỏ bằng đoạn diệt: buông bỏ là dứt bỏ và buông bỏ là đi vào (lao vào). Nó dứt bỏ các nhiễm lậu và các tập hợp, như thế buông bỏ là dứt bỏ; tâm đi vào (lao vào) đoạn diệt vốn là trạng thái niết bàn, như thế buông bỏ là đi vào (lao vào). Đây là hai loại buông bỏ bằng đoạn diệt.[8]

91. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tấn, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ lười biếng, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ ám ảnh của lười biếng, hăng hái khởi lên; với sự từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm [sai lạc], hăng hái khởi lên, ... [và cứ thế như ở đ. 90 cho đến hết, thay chữ tin bằng chữ tấn].

92. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của niệm, hăng hái khởi lên, [25] với sự từ bỏ xao lãng, hăng hái khởi lên,...

93. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của định, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ dao động, hăng hái khởi lên,...

94. Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, hăng hái khởi lên, với sự từ bỏ vô minh, hăng hái khởi lên, ... [26] Đây là hai loại buông bỏ bằng đoạn diệt.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa nổi bật như thế đấy.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ HAI.

95-99. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa quyết tâm như thế nào?

Với sự phát triển của năng lực gây ảnh hưởng của tín, hăng hái khởi lên; từ đó năng lực gây ảnh hưởng của tín vững chắc như niềm tin do hăng hái. Qua ước muốn hăng hái hân hoan khởi lên; từ đó năng lực gây ảnh hưởng của tín vững chắc như niềm tin do hân hoan...

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa quyết tâm như thế đấy.

100. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa chấm dứt như thế nào?

Theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín chấm dứt không tin, chấm dứt sự ám ảnh của không tin. Theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn chấm dứt lười biếng, chấm dứt sự ám ảnh của lười biếng. Theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của niệm chấm dứt xao lãng, chấm dứt sự ám ảnh của sao lãng. Theo nghĩa không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định chấm dứt dao động, chấm dứt sự ám ảnh của dao động. Theo nghĩa thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ chấm dứt vô minh, chấm dứt sự ám ảnh của vô minh.

101. Trong xuất ly, năm năng lực gây ảnh hưởng chấm dứt ham muốn khoái lạc giác quan. Trong không sân hận, năm năng lực gây ảnh hưởng chấm dứt sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại, ... cho đến]... Trong đạo lộ arahant, năm năng lực gây ảnh hưởng chấm dứt tất cả nhiễm lậu.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa chấm dứt như thế đấy.

102. Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa tạo dựng như thế nào?

Người có niềm tin tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của tín trên cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín ở người có niềm tin được tạo dựng trên cả quyết. Người có tinh cần tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của tấn trên nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tấn ở người có tinh cần được tạo dựng trên nỗ lực. Người có quán niệm tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của niệm trên thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của niệm ở người có quán niệm được tạo dựng trên thiết lập. Người có định tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của định trên không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định ở người có định được tạo dựng trên không phân tâm. Người có hiểu biết tạo dựng năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trên thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ ở người có hiểu biết được tạo dựng trên thấy rõ.

103. Người hành thiền tạo dựng năm năng lực gây ảnh hưởng trên xuất ly; [27] năm năng lực gây ảnh hưởng ấy ở người hành thiền được tạo dựng trên xuất ly. Người hành thiền tạo dựng năm năng lực gây ảnh hưởng trên không sân hận; năm năng lực gây ảnh hưởng ấy ở người hành thiền được tạo dựng trên không sân hận... [và cứ thế cho đến]... Người hành thiền tạo dựng năm năng lực gây ảnh hưởng trên đạo lộ arahant; năm năng lực gây ảnh hưởng ấy ở người hành thiền được tạo dựng trên đạo lộ arahant.

Các năng lực gây ảnh hưởng sẽ được tìm thấy theo nghĩa tạo dựng như thế đấy.



104. Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh? Khi bậc hữu học...? Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh?

Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bẩy khía cạnh. Khi bậc hữu học tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo tám khía cạnh. Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh.

105. Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bẩy khía cạnh nào?

Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới: người ấy thuần thục trong việc thiết lập đối tượng, người ấy thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của an tịnh, người ấy thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của nỗ lực, người ấy thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của không tán loạn, người ấy thuần thục trong việc thiết lập ánh sáng, người ấy thuần thục trong việc thiết lập khuyến khích, người ấy thuần thục trong việc thiết lập bình thản.

Khi người thế tục tu tập định, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bẩy khía cạnh này.

106. Khi bậc hữu học tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo tám khía cạnh nào?

Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới: người ấy thuần thục trong việc thiết lập đối tượng,... người ấy thuần thục trong việc thiết lập bình thản, người ấy thuần thục trong việc thiết lập nhất tâm.

Khi bậc hữu học tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo tám khía cạnh này.

107. Khi người có phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh nào? [28]

Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới: người ấy thuần thục trong việc thiết lập đối tượng,... người ấy thuần thục trong việc thiết lập bình thản, người ấy thuần thục trong việc thiết lập nhất tâm, người ấy thuần thục trong việc thiết lập sai biệt, người ấy thuần thục trong việc thiết lập giải thoát.

Khi người có phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập định, vị ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh này.

108. Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh? Khi bậc hữu học...? Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo bao nhiêu khía cạnh?

Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo chín khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo chín khía cạnh. Khi bậc hữu học tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười khía cạnh. Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh.

109. Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo chín khía cạnh nào? người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo chín khía cạnh nào?

Người ấy thuần thục trong việc thiết lập (sự xuất hiện) vô thường, và thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn; thuần thục trong việc thiết lập khổ não, và thuần thục trong việc không thiết lập vui sướng; thuần thục trong việc thiết lập không phải là ngã, và thuần thục trong việc không thiết lập ngã; thuần thục trong việc thiết lập hoại diệt, và thuần thục trong việc không thiết lập kiên cố; thuần thục trong việc thiết lập hủy diệt, và thuần thục trong việc không thiết lập tích lũy; thuần thục trong việc thiết lập biến đổi, và thuần thục trong việc không thiết lập trường cửu; thuần thục trong việc thiết lập không biểu tượng, và thuần thục trong việc không thiết lập biểu tượng; thuần thục trong việc thiết lập không ước nguyện, và thuần thục trong việc không thiết lập ước nguyện; thuần thục trong việc thiết lập tánh không, và thuần thục trong việc không thiết lập diễn giải sai lạc.

Khi người thế tục tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo chín khía cạnh này, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo chín khía cạnh này.

110. Khi bậc hữu học tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh nào [29]? người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười khía cạnh nào?

Người ấy thuần thục trong việc thiết lập (sự xuất hiện) vô thường, và thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn; ... thuần thục trong việc thiết lập tánh không, và thuần thục trong việc không thiết lập diễn giải sai lạc; thuần thục trong việc thiết lập trí, và thuần thục trong việc không thiết lập si mê.

Khi bậc hữu học tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười khía cạnh này, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười khía cạnh này.

111. Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh nào? người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười hai khía cạnh nào?

Người ấy thuần thục trong việc thiết lập (sự xuất hiện) vô thường, và thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn; ... thuần thục trong việc thiết lập tánh không, và thuần thục trong việc không thiết lập diễn giải sai lạc; thuần thục trong việc thiết lập trí, và thuần thục trong việc không thiết lập si mê; thuần thục trong việc thiết lập không hệ lụy, và thuần thục trong việc không thiết lập hệ lụy; thuần thục trong việc thiết lập diệt tận, và thuần thục trong việc không thiết lập hành vi tạo quả.

Khi người phiền não đã bị tuyệt diệt tu tập tuệ quán, người ấy thuần thục trong việc thiết lập theo mười hai khía cạnh này, người ấy thuần thục trong việc không thiết lập theo mười hai khía cạnh này.

112. Vì [đề mục quán tưởng] đã được hướng tới:

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập đối tượng, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, hiểu rõ lãnh vực và thể nhập ý nghĩa của nhất như, người ấy tổng hợp các lực,... người ấy tổng hợp các yếu tố tạo thành giác ngộ... người ấy tổng hợp các trạng thái [khác], hiểu rõ lãnh vực và thể nhập ý nghĩa của nhất như; ‘Người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng’, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng như thế nào? Người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết, [người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tấn theo nghĩa nỗ lực, người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập, người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm, người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ;] [9]

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của tĩnh lặng, [vị ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng,] ...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của nỗ lực, [vị ấy]...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập biểu tượng của không phân tâm...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập ánh sáng...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập khuyến khích...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập bình thản...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập nhất tâm...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập sai biệt ...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập tự tại...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập vô thường...

Nhờ thuần thục trong việc không thiết lập trường tồn ...

Nhờ... [và cứ thế với các cặp còn lại của đ. 111 cho đến]...

Nhờ thuần thục trong việc thiết lập đoạn diệt...

Nhờ thuần thục trong việc không thiết lập hành vi tạo quả, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng, ... [người ấy tổng hợp các trạng thái [khác], hiểu rõ lãnh vực và thể nhập ý nghĩa của nhất như; [‘người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng’, người ấy tổng hợp các năng lực gây ảnh hưởng như thế nào? Người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết, ... người ấy tổng hợp năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ]. [30] [10]

113. Tuệ như là làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn khía cạnh là trí về hủy diệt (kiệt quệ) các phiền não.

114. Về ba năng lực gây ảnh hưởng nào? Năng lực gây ảnh hưởng của ‘tôi sẽ chứng biết cái chưa biết’, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng, năng lực gây ảnh hưởng của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn.

115-124. Có bao nhiêu nơi... [lập lại nguyên vẹn Luận I đđ 552-562]... [31]. Các phiền não này bị hủy diệt ở đây.

125. Ở đây, trong thế giới này, không có gì vị ấy không thấy
Không có gì không được nhận chân, và không có gì không biết
Vị ấy đã kinh nghiệm tất cả những gì có thể biết:
Vì thế Như Lai được gọi là Người chứng biết tất cả.

126. Người chứng biết tất cả: Người chứng biết tất cả theo nghĩa nào? [lập lại Luận I đ. 608].

127. Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau được biết rõ, không có nghĩa gì của khổ đau không được biết tới, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả. Sự chứng biết tất cả là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nên có năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tấn theo nghĩa nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm.

Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau được tuệ thấy rõ, nhận chân, thực chứng, [32] thể nghiệm, không có ý nghĩa gì của khổ đau không được biết tới, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả. Sự chứng biết tất cả là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nhờ...

Trọn vẹn ý nghĩa nguồn gốc của khổ đau trong nguồn gốc khổ đau... [và cứ thế với các sự thực trong bốn sự thực cao cả còn lại].

128. Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa... [và cứ thế với các vô ngại giải trong bốn vô ngại giải còn lại cho đến]...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về trí trong vô ngại giải về trí được biết rõ... không có nghĩa gì của vô ngại giải về trí không được biết tới, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về trí trong vô ngại giải về trí được thấy rõ, được nhận chân...

129. Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ về năng lực của người khác...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ về năng lực của thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.

Trọn vẹn ý nghĩa của cặp Biến Hóa...

Trọn vẹn ý nghĩa của thành tựu lòng Đại Bi...

Trọn vẹn ý nghĩa của cái được nhìn thấy, được nghe, được nhận biết bằng tri giác, được thông hiểu, được gặp phải, được kiếm tìm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các sa môn và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng, trọn vẹn ý nghĩa ấy được thấy rõ, được nhận chân, được thực chứng, được trực nghiệm bằng tuệ, không có gì không được tuệ trực nghiệm, vì thế Ngài là Người chứng biết tất cả. Sự chứng biết tất cả là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nên có năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết... và năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm.

130. Người nào có niềm tin, người ấy nỗ lực; người nào nỗ lực, người ấy có niềm tin. Người nào có niềm tin, người ấy ổn cố. Người nào ổn cố, người ấy có niềm tin. Người nào có niềm tin, người ấy định; người nào định, người ấy có niềm tin. Người nào có niềm tin, người ấy hiểu. Người nào hiểu, người ấy có niềm tin.

Người nào nỗ lực, người ấy ổn cố; người nào ổn cố, người ấy nỗ lực. Người nào nỗ lực, người ấy định; người nào định, người ấy nỗ lực. Người nào nỗ lực, người ấy hiểu; người nào hiểu, người ấy nỗ lực. Người nào nỗ lực, người ấy có niềm tin; người nào có niềm tin, người ấy nỗ lực.

Người nào ổn cố, người ấy định; người nào định, người ấy ổn cố.

Người nào định, người ấy hiểu; người nào hiểu, người ấy định...

Người nào hiểu, người ấy có niềm tin; người nào có niềm tin, người ấy hiểu. Người nào hiểu, người ấy nỗ lực; người nào nỗ lực, người ấy hiểu. Người nào hiểu, người ấy định; người nào định, người ấy hiểu.

131. Vì có niềm tin, nên được nỗ lực; vì được nỗ lực nên có niềm tin. Vì có niềm tin, nên được ổn cố; vì được ổn cố nên có niềm tin. Vì có niềm tin, nên được định; vì được định, nên có niềm tin. Vì có niềm tin, nên có hiểu biết; vì có hiểu biết, nên có niềm tin.

Vì được nỗ lực, nên được ổn cố; vì được ổn cố, nên được nỗ lực... [33]

Vì được ổn cố, nên được định; vì được định, nên được ổn cố... < ... được định... có hiểu biết... >

Vì có hiểu biết nên có niềm tin; vì có niềm tin, nên có hiểu biết. Vì có hiểu biết, nên được nỗ lực; vì được nỗ lực nên có hiểu biết. Vì có hiểu biết nên có ổn cố; vì có ổn cố nên có hiểu biết. Vì có hiểu biết nên được định; vì có định nên có hiểu.

132-140. Mắt nhìn chiếu diệu của đức Phật là trí của Phật. Trí của Phật là mắt nhìn chiếu diệu của Phật. Với con mắt nhìn chiếu diệu ấy, đức Phật thấy chúng sanh có nhiễm ít bụi trong mắt của họ, thấy chúng sanh có nhiễm nhiều bụi trong mắt của họ... [lập lại Luận I đđ 574-582 không cần thay đổi gì nữa].

141. Ngài biết rõ và thấy và nhận chân và hiểu rõ năm năng lực gây ảnh hưởng này theo năm mươi khía cạnh.

PHẦN THUẬT KỂ THỨ BA CHẤM DỨT.

LUẬN THUYẾT VỀ NĂNG LỰC GÂY ẢNH HƯỞNG CHẤM DỨT.


[1]Đọc là saddhindriyassa thay cho assaddhiyassa (PTS ed. vol. ii, trang 2, 1.24)

[2](đ. 24) Cách luận giải thứ nhất ở (đđ 18-23) đề cập tới các năng lực gây ảnh hưởng ngay tại sát na sanh khởi của các năng lực ấy, trong khi cách luận giải thứ hai ở (đđ 24-29) đề cập tới sự trau giồi, sự toàn thiện các năng lực này kéo dài trong một thời gian sau khi chúng đã sanh khởi (PsA 376 Se).

[3]Đọc thí dụ tương tự về lối dùng thành ngữ này ở M i 11.

[4](đ 31) ‘[Một phần] tuệ trí’ có nghĩa tuệ từ giai đoạn khởi đầu phân tích Tâm thức-Vật thể cho tới giai đoạn trước giai đoạn chứng Đạo lộ, đó là giai đoạn Chuyển Tánh (PsA 377 Se)

[5](đ 32) về ý nghĩa của chữ āyatana, xin đọc Vism 481.

[6]Đọc Nd 1 3. Chữ avatthāpana (rõ ràng) không có trong Tự Điển của PTS.

[7]Các đoạn đđ 31-33 được đề cập lại trong Luận về Hành Xử (Luận XXV).

[8](đ 90) Về phần cuối đ. này, so sánh với Luận III đ. 576.

[9](đ. 112) so với Luận III đđ 203ff.

[10]Quyển II bản của PTS trang 29, 11.19ff.: chữ peyyālas (cắt bỏ đi vì trùng lắp) được đặt trong câu văn ở đây không rõ ràng lắm; ‘41’ nên được đặt đầu đoạn 1.19 chứ không đặt ở 1.23. ‘Āvajjitattā’ chi phối cho đến hết trang, và các mệnh đề phụ bắt đầu bằng (1) ārammaṇūpaṭṭhānakusalavasena’... (2) ‘samathanimittūpaṭṭhānakusalavasena’..., vân vân. Hàng cuối nên chấm dứt bằng ‘samathañ ca paṭivijjhati... pe...’. (Đọc bản Miến Điện, ...)

V- LUẬN VỀ GIẢI THOÁT

«Vimokkhakathā »

Xuất Xứ Kinh đã đưa ra.

1. [35] ‘Này các Tỳ kheo, có ba loại giải thoát này. Ba giải thoát nào? Giải thoát vì tánh không, giải thoát vì không còn điều kiện để sanh tử, giải thoát vì không ước nguyện.*Này các Tỳ kheo, đây là ba loại giải thoát. < Không tìm xuất xứ kinh; so với Vin iii 93. Peṭ 253 nơi tỳ kheo Ñāṇamoli tìm không ra xuất xứ kinh, bản dịch của tỳ kheo này trang 69>. (ở D iii 219 có ba samādhis theo loại này).

* Ba khía cạnh giải thoát này của đạo lộ nhập giòng có nibbana làm đối tượng. Ba khía cạnh ấy là: giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử (animittaṁ vimokkha), giải thoát vì vô ước nguyện (appaṇihita vimokkha) và giải thoát vì tánh không (suññata vimokkha). Đối tượng ấy (nibbana) được coi như: không có điều kiện hay không có hành vi tạo quả (animittaṁ), vô ước nguyện (appaṇihita) và tánh không (suññata). Đọc Nyanatiloka Thera, The Buddha’s Path to Deliverance [BPS, 2000], đ. 199, trang 201.

2. Hơn nữa, có sáu mươi tám loại giải thoát. [Cũng như] Giải thoát vì tánh không, giải thoát vì không còn điều kiện để sanh tử tái diễn, giải thoát vì không ước nguyện*[không đếm - kể luôn trong số này].

* không ước nguyện: không còn khao khát, mong muốn...

Có giải thoát xuất khởi từ bên trong, có giải thoát xuất khởi từ bên ngoài, có giải thoát xuất khởi theo cả hai cách; [đếm là 3;]

Bốn giải thoát xuất khởi từ bên trong, bốn giải thoát xuất khởi từ bên ngoài, bốn giải thoát xuất khởi theo cả hai cách; [đếm 9 - giải thoát đầu tiên của ba bộ bốn này có luôn 3 loại vừa nói trên;]

Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong, bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên ngoài, bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi theo cả hai cách; [đếm 12;]

Bốn giải thoát là an tịnh xuất khởi từ bên trong, bốn giải thoát là an tịnh xuất khởi từ bên ngoài, bốn giải thoát là an tịnh xuất khởi theo cả hai cách; [đếm 12;]

Giải thoát được diễn giải như vầy: có vật thể, vị ấy thấy tỷ dụ điển hình của vật thể; giải thoát được diễn giải như vầy: không nhận thức đến vật thể bên trong (bản thân vị ấy), vị ấy thấy tỷ dụ điển hình của vật thể bên ngoài; giải thoát được diễn giải như vầy: chí hướng vị ấy chỉ nhắm đến cái cao đẹp;*giải thoát kể như là chứng đạt cõi không gian vô biên; giải thoát kể như là chứng đạt cõi thức vô biên; giải thoát kể như là chứng đạt cõi không có gì; giải thoát kể như là chứng đạt cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức; giải thoát kể như là chứng đạt cõi diệt nhận thức và cảm nghiệm. [đếm 8;]

*subhaṁ: cao đẹp, nói đến bốn tâm vô lượng. Đọc đ. 20 sắp tới.

Giải thoát theo thời*, giải thoát không theo thời2*. [đếm 2]

*samayavimokkho; 2*asamayavimokkho.Đọc đđ. 25 sắp tới.

Giải thoát tạm thời*, giải thoát vĩnh viễn2*. [đếm 2]

*sāmayikovimokkho; 2*asāmayikovimokkho.Đọc đđ. 27 sắp tới.

Giải thoát suy chuyển được*, giải thoát không suy chuyển được2*. [đếm 2]

*kuppovimokkho; 2*akuppovimokkho

Giải thoát có tính thế tục, giải thoát siêu thế. [đếm 2]

Giải thoát chịu ảnh hưởng của nhiễm lậu*, giải thoát không chịu ảnh hưởng của nhiễm lậu2*. [đếm 2]

*sāsavovimokkho; 2*asāsavovimokkho

Giải thoát thế gian,*giải thoát xuất thế,2*giải thoát còn xuất thế hơn là xuất thế.3*[đếm 3]

*sāmiso vimokkho, 2*nirāsimo vimokkho, 3*nirāmisānirāmisataro vimokkho

Giải thoát nhờ ước nguyện, giải thoát nhờ không ước nguyện,*giải thoát nhờ ước nguyện đã được lắng dịu. [đếm 2- vì loại thứ 2 đã kể ở trên rồi]

* ước nguyện: paṇihito;  không ước nguyện: appaṇihito

Giải thoát còn kết buộc, giải thoát không còn kết buộc. [đếm 2]

Giải thoát dựa trên nhất như, giải thoát dựa trên sai biệt. [đếm 2] [36] giải thoát nhận thức, giải thoát trí, giải thoát được diễn giải như thế này: [Tất cả những gì đã được kinh nghiệm ở đây] có thể trở thành mát lạnh; [đếm 3]

Giải thoát jhana, giải thoát tâm nhờ không bám níu. [đếm 2]

3. Giải thoát vì tánh không là gì?

Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào khu rừng hay đi đến gốc cây hay đến nơi trống vắng, nhận xét như vầy: ‘Cái này không có ngã hay không có cái thuộc về ngã’. Từ đó vị ấy tìm cách không diễn giải sai lạc, như vậy là giải thoát nhờ tánh không. Đây là giải thoát vì tánh không.

4. Giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử*là gì?

Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào khu rừng hay đi đến gốc cây hay đến nơi trống vắng, nhận xét như vầy: ‘Cái này không có ngã hay không có cái thuộc về ngã’. Từ đó vị ấy tìm cách làm vắng bặt điều kiện (vô tướng), như vậy là giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử. Đây là giải thoát vì không có điều kiện để còn sanh tử.

* Đọc chú thích ở Luận I đ. 18.

5. Giải thoát vì không ước nguyện là gì?

Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào khu rừng hay đi đến gốc cây hay đến nơi trống vắng, nhận xét như vầy: ‘Cái này không có ngã hay không có cái thuộc về ngã’. Từ đó vị ấy tìm cách không ước nguyện, như vậy là giải thoát nhờ không ước nguyện. Đây là giải thoát vì tính không ước nguyện.

6. Giải thoát xuất khởi [từ nhiễm lậu] bên trong là gì?

Bốn jhanas. Đây là giải thoát xuất khởi từ bên trong.

7. Giải thoát xuất khởi [từ đối tượng] bên ngoài là gì?

Bốn chứng đạt vô sắc giới. Đây là giải thoát xuất khởi từ bên ngoài.

8. Giải thoát xuất khởi theo cả hai cách là gì?

Bốn đạo lộ cao quý. Đây là giải thoát xuất khởi theo cả hai cách.

9. Bốn giải thoát xuất khởi từ bên trong là gì?

Sơ thiền xuất khởi từ các chướng ngại. Nhị thiền xuất khởi từ hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng. Tam thiền xuất khởi từ hỉ. Tứ thiền xuất khởi từ lạc và khổ. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong.

10. Bốn giải thoát xuất khởi từ bên ngoài là gì?

Sự chứng đạt cõi không gian vô biên xuất khởi từ nhận thức về vật thể, từ nhận thức về đối kháng và nhận thức về sai biệt. Sự chứng đạt cõi thức vô biên xuất khởi từ nhận thức về cõi không gian vô biên. Sự chứng đạt cõi không có gì xuất khởi từ nhận thức về cõi thức vô biên. Sự chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức xuất khởi từ nhận thức về cõi không có gì. Đây là bốn giải thoát xuất khởi từ bên ngoài.

11.Bốn giải thoát xuất khởi theo cả hai cách là gì?

Đạo lộ nhập giòng xuất khởi từ quan điểm [sai lạc] cho là có bản ngã, xuất khởi từ hoài nghi, xuất khởi từ diễn giải sai lạc về giới luật và về nghi lễ, và cũng xuất khởi từ khuynh hướng ngủ ngầm đến quan điểm [sai lạc] và đến hoài nghi, và nó xuất khởi từ nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu [37] từ bên ngoài. Đạo lộ trở lại một lần xuất khởi từ những kết buộc thô trược của ham muốn khoái lạc giác quan và của đối kháng, và xuất khởi từ những khuynh hướng thô trược ngủ ngầm đến ham muốn khoái lạc giác quan và của đối kháng và nó xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu từ bên ngoài. Đạo lộ không trở lại xuất khởi từ những kết buộc còn xót lại của ham muốn khoái lạc giác quan và của đối kháng, và xuất khởi từ những khuynh hướng ngủ ngầm đến ham muốn khoái lạc giác quan và đến đối kháng còn xót lại, và nó xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu từ bên ngoài. Đạo lộ arahant xuất khởi từ ham muốn trở thành [sanh linh] cõi sắc giới, từ ham muốn trở thành [sanh linh] cõi vô sắc giới, từ ngã mạn (kiêu hãnh), khao khát hiện hữu và vô minh, và xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp sanh ra vì những nhiễm lậu ấy, và nó xuất khởi từ tất cả các dấu hiệu từ bên ngoài. Đây là bốn giải thoát xuất khởi theo cả hai cách.

12. Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong là gì?

Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và sự nhất tâm có mục đích chứng đạt sơ thiền. Hướng tâm về đối tượng...        nhị thiền... tam thiền... Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và sự nhất tâm có mục đích chứng đạt tứ thiền. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên trong.

13. Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên ngoài là gì?

Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và sự nhất tâm có mục đích chứng đạt cõi không gian vô biên. Hướng tâm về đối tượng... cõi thức vô biên ... cõi không có gì ... Hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng và hỉ và lạc sự nhất tâm có mục đích chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi từ bên ngoài.

14. Bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi theo cả hai cách là gì?

Quán vô thường và quán khổ não và quán không phải là ngã có mục đích chứng đạt đạo lộ nhập giòng. Quán vô thường... đạo lộ trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... Quán vô thường và quán khổ não và quán không phải là ngã có mục đích chứng đạt đạo lộ arahant. Đây là bốn giải thoát tương thuận với xuất khởi theo cả hai cách.

15. Bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên trong là gì?

Sự thành đạt sơ thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Sự thành đạt nhị thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Sự thành đạt tam thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Sự thành đạt tứ thiền hay kết quả của cõi thiền ấy. Đây là [38] bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên trong.

16. Bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên ngoài là gì?

Thành đạt sự chứng đắc cõi không gian vô biên hay kết quả của cõi ấy. Thành đạt sự chứng đắc cõi thức vô biên hay kết quả của cõi ấy. Thành đạt sự chứng đắc cõi không có gì hay kết quả của cõi ấy. Thành đạt sự chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức hay kết quả của cõi thiền ấy. Đây là bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi từ bên ngoài.

17. Bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi theo cả hai bên là gì?

Nhập giòng, quả vị của đạo lộ dự lưu. Trở lại một lần, quả vị của đạo lộ trở lại một lần. Không trở lại, quả vị của đạo lộ không trở lại. Arahant, quả vị của đạo lộ arahant. Đây là bốn giải thoát như là lắng dịu sự xuất khởi theo cả hai bên.

18. Giải thoát được diễn giải như vầy: có vật thể, vị ấy thấy tỉ dụ về vật thể là gì?

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu xanh-đen bên trong người ấy <đó là tóc của người ấy, PsA>. Người ấy có được nhận thức về xanh-đen. Vị ấy nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ [1]dấu hiệu đó. Sau khi đã nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ dấu hiệu đó, người ấy chú tâm đến dấu hiệu xanh đen bên ngoài. Người ấy có được nhận thức về xanh-đen. Vị ấy nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ dấu hiệu đó. Sau khi đã nhận biết kỹ, ghi nhớ kỹ, phân biệt kỹ dấu hiệu đó, người ấy chú tâm đến dấu hiệu xanh đen bên ngoài, người ấy lập lại, phát triển và phong phú nó. Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Đây là vật thể bên trong, bên ngoài và cả hai bên’. Người ấy hiểu rõ vật thể như thế.

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu vàng bên trong người ấy...

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu đỏ bên trong người ấy...

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu trắng bên trong người ấy... Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Đây là vật thể bên trong, bên ngoài và cả hai bên’. Người ấy hiểu rõ vật thể như thế.

Giải thoát đã được diễn giải như vầy: có vật thể, vị ấy thấy tỉ dụ về vật thể là như thế.

19. Giải thoát được diễn giải như vầy: Không nhận thức đến vật thể bên trong,vị ấy thấy tỉ dụ về vật thể bên ngoài là gì?

Ở đây có người chú ý [39] đến dấu hiệu xanh-đen bên trong người ấy. Người ấy không có được nhận thức về xanh-đen. Người ấy chú tâm đến dấu hiệu xanh-đen phía ngoài. Người ấy có được nhận thức về xanh-đen. Vị ấy nhận biết kỹ... Sau khi đã nhận biết kỹ,... phong phú nó. Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Không có vật thể bên trong, đây là vật thể bên ngoài’. Người ấy hiểu rõ tỉ dụ điển hình về vật thể.

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu vàng bên trong...

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu đỏ bên trong...

Ở đây có người chú ý đến dấu hiệu trắng bên trong... Ý niệm sau đây đến với người ấy như vầy: ‘Không có vật thể bên trong, đây là vật thể bên ngoài’. Người ấy hiểu rõ tỉ dụ điển hình về vật thể.

Giải thoát được diễn giải như vầy: không nhận thức đến vật thể bên trong, vị ấy thấy tỉ dụ điển hình của vật thể phía ngoài là như vậy.

20. Giải thoát được diễn giải như vầy: chí hướng vị ấy chỉ nhắm đến cái cao đẹp là gì?

Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có từ ái đi kèm. Cũng thế với phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ bốn; cũng thế với phương trên, phương dưới, chung quanh; khắp nơi vị ấy sống chan hòa với toàn thế giới, coi mình giống như tất cả với tâm có từ ái đi kèm, sung mãn, cao quý, không đo lường được, không sầu não. Nhờ tu tập lòng từ ái, chúng sanh không ghê gớm (appaṭikkūla).

Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có bi mẫn đi kèm... Nhờ tu tập lòng bi mẫn, chúng sanh không ghê gớm.

Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có hoan hỉ đi kèm... Nhờ tu tập lòng hoan hỉ, chúng sanh không ghê gớm.

Ở đây vị tỳ kheo sống chan hòa một phương với tâm có bình thản đi kèm... Nhờ tu tập lòng bình thản, chúng sanh không ghê gớm.

Giải thoát được diễn giải như vầy: chí hướng vị ấy chỉ nhắm đến cái cao đẹp là như vậy.

21. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi không gian vô biên là gì?

Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua ý niệm về sắc thể, với sự vắng mặt của ý niệm đối kháng, không còn chú ý tới sai biệt, [ý thức rõ là] ‘Không gian vô biên’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi không gian vô biên. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi không gian vô biên.

22. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi thức vô biên là gì?

Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua cõi không gian vô biên, [40]  [ý thức rõ là] ‘Thức vô biên’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi thức vô biên. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi thức vô biên.

23. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi không có gì là gì?

Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua cõi thức vô biên, [ý thức rõ là] ‘Không có gì cả’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi không có gì. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi không có gì.

24. Giải thoát kể như là chứng đạt cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức là gì?

Ở đây nhờ hoàn toàn vượt qua cõi không có gì, [ý thức rõ là] ‘Không có gì cả’, vị tỳ kheo nhập vào và trú trong cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức. Đây là sự giải thoát kể như là chứng đạt cõi không nhận thức cũng không phải không nhận thức.

25. Giải thoát theo thời*là gì?

Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát theo thời.

*Samayavimutto: muốn nói tới bậc Nhập Giòng, Trở Lại Một Lần, Không Trở Lại (chú giải của Pug.). Bậc này, đôi lúc vẫn thể nghiệm tám giai đoạn giải thoát, sau khi đã thấy rõ các giai đoạn ấy bằng tuệ quán, một số nhiễm lậu của vị ấy hoàn toàn bị hủy diệt. Đây là giải thoát theo thời. Đọc B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], chú thích số 1 trang 4 và đ. 1 trang 17. Đọc M i 197; M iii 111. Nhưng Bhikkhu Bodhi dịch chữ này là temporary liberation, ‘giải thoát tạm thời’ như ở đoạn 27. Đọc Ñāṇamoli & Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995], chú thích 348, trang 1223.

26. Giải thoát không theo thời *là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không theo thời.

*Asamayavimutto: ·muốn nói tới Sukkhavipassaka-khīṇāsavas (là bậc quán các hiện tượng tâm sinh lý không ngừng thay đổi biểu hiện qua sáu giác quan (mắt, mũi,... ý) theo kinh Bốn Niệm Xứ đã giảng, nhờ thế chứng thánh đạo. Vị ấy ‘được giải thoát nhờ tuệ’ (paññāvimuttā kho mayaṁ) nhưng không có thần thông hay nhập jhānas (S ii 124). Đọc Henepola Gunaratana, The Path of Serenity and Insight, Motilal Banarsidass Publishers [Delhi, 1994] trang 147, 199, 200, 212.

·Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha Vol I, (S ii 124) trang 615; chú thích 210 trang 785.

·Tuy không đôi khi thể nghiệm tám giai đoạn giải thoát, nhưng sau khi đã thấy rõ các giai đoạn ấy bằng tuệ quán, các nhiễm lậu của vị ấy hoàn toàn bị hủy diệt. Đây là giải thoát không (chỉ) theo thời. Thực ra, tất cả các Ariyas đều được giải thoát tăng thượng như thế. Đọc B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], chú thích số 2 trang 4 và đ. 2 trang 17.

·Đọc thêm R. C. Childers, A Dictionary of the Pali Language, Cosmo Publications [New Delhi, 1979] tra thuật ngữ Samatho nói đến Sukkhavipassaka, trang 429.

27. Giải thoát tạm thời là gì?

Thành tựu bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát tạm thời.

28. Giải thoát vĩnh viễn*là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát vĩnh viễn.

* vĩnh viễn: nđ không tạm thời, pāraṅgato na pacceti tādi : hễ đã qua sông thì không còn trở lại (Sn 803).

29. Giải thoát suy chuyển được *là gì?

Thành tựu bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát suy chuyển được.

*Kuppadhammo: chỉ cho cư sĩ, bậc nhập giòng và trở lại một lần đã chứng tám samāpattis (nhập định). Là những người không chắc chắn hay không củng cố vững vàng trên đạo lộ. Gọi như thế vì các chướng ngại tâm thức đối nghịch với trạng thái định (hay nhập định) và tuệ quán chưa bị hoàn toàn chận đứng, chưa bị xóa bỏ nên sự chứng đắc không tồn tại và sụp đổ. Đọc B. C. Law, sđd, chú thích số 3, trang 4; đoạn 3 trang 17.

30. Giải thoát không suy chuyển*được là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không suy chuyển được.

*Akuppadhammo:chỉ cho bậc không trở lại, đã chứng các samāpattis và chokhīṇāsavas (người đã tận diệt tất cả nhiễm lậu). Chỉ cho người không còn lạc lối, chắc chắn, củng cố vững vàng trên đạo lộ. Gọi như thế vì các chướng ngại cho trạng thái định (hay nhập định) và tuệ quán thực tánh ba pháp ấn đã hoàn toàn bị chận đứng, bị xóa bỏ, nên sự chứng đắc không còn bị các cuộc nói chuyện vô ích và hành vi đã làm vì xao lãng hủy diệt đi. (Chú giải). Đọc B. C. Law, sđd, chú thích số 4, trang 4.

31. Giải thoát có tính thế tục là gì?

Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát có tính thế tục.

32. Giải thoát siêu thế là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát siêu thế.

33. Giải thoát chịu ảnh hưởng của phiền não là gì?

Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát chịu ảnh hưởng của phiền não.

34. Giải thoát không chịu ảnh hưởng của phiền não là gì? [41]

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không chịu ảnh hưởng của phiền não.

35. Giải thoát thế gian là gì?

Giải thoát không thể tách rời khỏi thế gian. Đây là giải thoát thế gian.

36. Giải thoát xuất thế là gì?

Giải thoát không thể tách rời khỏi xuất thế. Đây là giải thoát xuất thế.

37. Giải thoát còn xuất thế hơn là xuất thế là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát còn xuất thế hơn là xuất thế.

38. Giải thoát nhờ ước nguyện là gì?

Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát nhờ ước nguyện.

39. Giải thoát nhờ không ước nguyện là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát nhờ không ước nguyện.

40. Giải thoát nhờ ước muốn đã được lắng dịu là gì?

Sự thành đạt sơ thiền hay kết quả của cõi thiền ấy... [và cứ thế như ở đ. 15]. Thành đạt sự chứng đắc cõi không gian vô biên... [và cứ thế như ở đ. 16]. Đây là giải thoát nhờ lắng dịu ước nguyện.

41. Giải thoát còn bị kết buộc là gì?

Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc.

42. Giải thoát không còn bị kết buộc là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát không còn bị kết buộc.

43. Giải thoát dựa trên nhất như là gì?

Bốn đạo lộ cao quý, bốn quả vị sa môn và nibbana. Đây là giải thoát dựa trên nhất như.

44. Giải thoát dựa trên sai biệt là gì?

Chứng đạt bốn jhanas và bốn cõi vô sắc. Đây là giải thoát dựa trên sai biệt.

45. Giải thoát nhận thức là gì?

Có thể rằng một giải thoát nhận thức là mười giải thoát nhận thức và có thể rằng mười giải thoát nhận thức là một giải thoát nhận thức, đúng theo [mười loại] đối tượng và [một] tác dụng [giải thoát của nó].

Có thể: có thể như thế nào?

Trí quán về vô thường được giải thoát khỏi nhận thức về trường tồn, [42] như thế có giải thoát về nhận thức. Trí quán về khổ não được giải thoát khỏi nhận thức về vui sướng, như thế có giải thoát về nhận thức. Trí quán về không phải là ngã được giải thoát khỏi nhận thức về ngã... Trí quán về nhàm chán được giải thoát khỏi nhận thức về thích thú... Trí quán về hết ham muốn được giải thoát khỏi nhận thức về tham... Trí quán về đoạn diệt được giải thoát khỏi nhận thức về nguồn sanh khởi... Trí quán về buông bỏ được giải thoát khỏi nhận thức về nắm giữ... Trí quán về không dấu hiệu được giải thoát khỏi nhận thức về dấu hiệu... Trí quán về không ước nguyện được giải thoát khỏi nhận thức về ước nguyện... Trí quán về tánh không được giải thoát khỏi nhận thức về diễn giải sai lạc, như thế có giải thoát nhận thức.

Có thể rằng một giải thoát nhận thức là mười giải thoát nhận thức và có thể rằng mười giải thoát nhận thức là một giải thoát nhận thức, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế.

Trí quán về vô thường trong vật thể được giải thoát khỏi nhận thức về trường tồn [của nó], như thế có giải thoát nhận thức. Trí quán về khổ não trong vật thể... Trí quán về tánh không trong vật thể được giải thoát khỏi nhận thức [của nó] như là diễn giải sai lạc... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]. Trí quán về vô thường trong già và chết được giải thoát khỏi nhận thức trường tồn [của nó], như thế nó là giải thoát về nhận thức. Trí quán về tánh không trong già và chết được giải thoát khỏi nhận thức [của nó] như là diễn giải sai lạc, như thế nó là giải thoát về nhận thức.

Có thể rằng một giải thoát nhận thức là mười giải thoát nhận thức và có thể rằng mười giải thoát nhận thức là một giải thoát nhận thức, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế.

46. Giải thoát trí là gì?

Có thể rằng một giải thoát của trí là mười giải thoát của trí và có thể rằng mười giải thoát của trí là một giải thoát của trí, đúng theo đối tượng và tác dụng.

Có thể: có thể như thế nào?

Trí biết như thật kể như là quán vô thường được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về trường cửu, như thế có giải thoát của trí. Trí biết như thật kể như là quán khổ não được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về vui sướng... Trí biết như thật kể như là quán không phải là ngã được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về ngã... Trí biết như thật kể như là quán nhàm chán được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về thích thú... Trí biết như thật kể như là quán hết ham muốn [43] được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về tham... Trí biết như thật kể như là quán đoạn diệt được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về nguồn sinh khởi... Trí biết như thật kể như là quán buông bỏ được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về nắm giữ... Trí biết như thật kể như là quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về dấu hiệu... Trí biết như thật kể như là quán ước nguyện được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về ước nguyện... Trí biết như thật kể như là quán tánh không được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về diễn giải sai lạc, như thế có giải thoát của trí.

Có thể rằng một giải thoát của trí là mười giải thoát của trí và có thể rằng mười giải thoát của trí là một giải thoát của trí, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế.

Trí biết như thật kể như là quán về vô thường trong vật thể được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về trường tồn, như thế có giải thoát của trí... Trí biết như thật kể như là quán về tánh không trong vật thể được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về diễn giải sai lạc nó, như thế có giải thoát của trí... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí biết như thật kể như là quán vô thường trong già và chết... Trí biết như thật kể như là quán tánh không trong già và chết được giải thoát khỏi sự không biết như mơ hồ về diễn giải sai lạc nó, như thế có giải thoát của trí.

Có thể rằng một giải thoát về trí là mười giải thoát về trí và có thể rằng mười giải thoát về trí là một giải thoát về trí, đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.

47. Giải thoát được diễn giải như thế này: [tất cả những gì đã được kinh nghiệm ở đây] có thể trở thành mát lạnh là gì?

Có thể rằng một giải thoát được diễn giải như vầy: ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’ là mười giải thoát được diễn giải như vầy: ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’ và có thể rằng mười giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’ là một giải thoát được diễn giải như vầy: ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’.

Có thể: có thể như thế nào?

Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán vô thường được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về trường tồn, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’. Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán khổ não được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về vui sướng, ... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán không phải là ngã được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về tự ngã... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán nhàm chán [44] được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về thích thú... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán hết ham muốn được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về tham... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán đoạn diệt được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về nguồn sanh khởi... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán buông bỏ được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về bám giữ... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán không dấu hiệu được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về dấu hiệu... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán không ước nguyện được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về ước nguyện... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán tánh không được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về diễn giải sai lạc, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’.

Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.

Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán vô thường trong vật thể được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về trường tồn, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán tánh không trong vật thể được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về diễn giải nó sai lạc... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]...

Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán già và chết... Tính mát lạnh không thể vượt qua được của trí kể như là quán tánh không trong già và chết được giải thoát từ thiêu đốt, ám ảnh và âu lo cực độ về diễn giải nó sai lạc, như thế có giải thoát được diễn giải như vầy ‘Nó có thể trở thành mát lạnh’...

Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.

Đây là giải thoát được diễn giải như vầy: [tất cả những gì đã được kinh nghiệm ở đây] có thể trở thành mát lạnh.

48. Giải thoát nhờ thiền định*là gì?

Xuất ly được thắp sáng lên (jhāyati), như thế nó là thiền định; nó thiêu đốt ham muốn khoái lạc giác quan, như thế nó là thiền định; việc được thắp sáng lên (jhāyanto), như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; thiêu đốt (jhāpento), nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; chúng [đó là các trạng thái thiện] đã được thắp sáng lên (jhāyanti); chúng [đó là] các phiền não bị thiêu đốt (jhāpenti); vị ấy biết rõ cái được thắp sắng lên (jhāta) và cái bị thiêu đốt (jhāpa), như thế nó là giải thoát nhờ thiền định. [45]

*jhānavimokkha.

Không sân hận được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt sân hận...

Nhận thức về ánh sáng được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt dã dượi buồn ngủ...

Không phân tâm được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt dao động...

Tìm hiểu hiện tượng được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt hoài nghi

Trí được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt vô minh...

Hoan hỉ được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt tẻ nhạt...

Sơ thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt các chướng ngại...

Nhị thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt hướng tâm về đối tượng và xoay quanh đối tượng...

Tam thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt hỉ...

Tứ thiền được thắp sáng lên, ... nó thiêu đốt lạc và khổ...

Sự thành đạt cõi không gian vô biên...

Sự thành đạt cõi thức vô biên...

Sự thành đạt cõi không có gì...

Sự thành đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức...

Đạo lộ nhập giòng... [so với Luận I đ. 442]

Đạo lộ trở lại một lần...

Đạo lộ không trở lại...

Đạo lộ arahant được thắp sáng lên, như vậy có thiền định; nó thiêu đốt tất cả các phiền não, như vậy có thiền định; việc được thắp sáng lên, nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; thiêu đốt, nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; chúng [đó là] các trạng thái thiện đã được thắp sáng lên; vị ấy thiêu đốt chúng [đó là các phiền não]; vị ấy biết rõ cái được thắp sắng lên và cái bị thiêu đốt, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định.

Đây là giải thoát nhờ thiền định.

49. Giải thoát của tâm nhờ không bám níu là gì?

Có thể rằng một giải thoát của tâm nhờ không bám níu là mười giải thoát của tâm nhờ không bám níu và có thể rằng mười giải thoát của tâm nhờ không bám níu là một giải thoát của tâm nhờ không bám níu, đúng theo đối tượng và tác dụng.

Có thể: có thể như thế nào?

Trí kể như là quán vô thường được giải thoát khỏi bám níu về trường tồn, như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu. Trí kể như là quán khổ não được giải thoát từ bám níu về vui sướng... Trí kể như là quán không phải là ngã được giải thoát khỏi bám níu về ngã... Trí kể như là quán nhàm chán được giải thoát khỏi bám níu về thích thú... Trí kể như là quán hết ham muốn được giải thoát khỏi bám níu về tham... Trí kể như là quán đoạn diệt được giải thoát khỏi bám níu về nguồn sanh khởi... Trí kể như là quán buông bỏ được giải thoát khỏi bám níu về nắm giữ... Trí kể như là quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi bám níu về dấu hiệu... Trí kể như là quán không ước nguyện [46] được giải thoát từ bám níu về ước nguyện... Trí kể như là quán tánh không được giải thoát từ bám níu về những diễn giải sai lạc... như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu.

Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.

Trí kể như là quán vô thường trong vật thể được giải thoát khỏi bám níu về trường tồn, như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu. Trí kể như là quán tánh không trong vật thể được giải thoát khỏi bám níu như là diễn giải nó sai lạc... [và cứ thế với các ý niệm của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí kể như là quán già và chết là vô thường... Trí kể như là quán già và chết là tánh không được giải thoát khỏi bám níu như là diễn giải nó sai lạc, như thế có giải thoát tâm nhờ không bám níu.

Có thể.. đúng theo đối tượng và tác dụng là như thế đấy.

50. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán khổ não được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán không phải là ngã được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán nhàm chán được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán hết ham muốn được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán đoạn diệt được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán buông bỏ được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán không ước nguyện được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

Trí quán tánh không được giải thoát khỏi bao nhiêu loại bám níu?

51. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi ba loại bám níu.

Trí quán khổ não được giải thoát khỏi một loại bám níu.

Trí quán không phải là ngã được giải thoát khỏi ba loại bám níu.

Trí quán nhàm chán được giải thoát khỏi một loại bám níu.

Trí quán hết ham muốn được giải thoát khỏi một loại bám níu.

Trí quán đoạn diệt được giải thoát khỏi bốn loại bám níu.

Trí quán buông bỏ được giải thoát khỏi bốn loại bám níu.

Trí quán không dấu hiệu được giải thoát khỏi ba loại bám níu.

Trí quán không ước nguyện được giải thoát khỏi một loại bám níu.

Trí quán tánh không được giải thoát khỏi ba loại bám níu.

52. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí quán vô thường được giải thoát khỏi ba loại bám níu này.

Trí quán khổ nãođược giải thoát khỏi một loại bám níu  nào? [47]

Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...

Trí quán không phải là ngãđược giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...

Trí quán nhàm chánđược giải thoát khỏi một loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...

Trí quán hết ham muốnđược giải thoát khỏi một loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...

Trí quán diệt tậnđược giải thoát khỏi bốn loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan, bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...

Trí quán buông bỏđược giải thoát khỏi bốn loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan, bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...

Trí quán không dấu hiệuđược giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy quan điểm sai lạc, [2]bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí...

Trí quán không ước nguyệnđược giải thoát khỏi một loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy khoái lạc giác quan. Trí...

Trí quán tánh không được giải thoát khỏi ba loại bám níu nào?

Thoát khỏi bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã. Trí quán về tánh không được giải thoát khỏi ừ ba loại bám níu này.

53. Trí quán vô thường, trí quán không phải là ngã, trí quán không dấu hiệu và trí quán tánh không, bốn loại trí này được giải thoát khỏi ba loại bám níu, đó là: bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã.

Trí quán khổ não, trí quán nhàm chán, trí quán hết ham muốn và trí quán không ước nguyện, [48] bốn loại trí này được giải thoát khỏi một loại bám níu, đó là: bám lấy khoái lạc giác quan.

Trí quán đoạn diệt, trí quán buông bỏ, hai loại trí này được giải thoát khỏi bốn loại bám níu, đó là: bám lấy khoái lạc giác quan, bám lấy nhận thức sai lạc, bám lấy giới luật và nghi lễ, bám lấy chủ trương cho có ngã.

Đây là giải thoát của tâm nhờ không bám níu.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ NHẤT.



54. Bây giờ, ba cánh cửa này dẫn tới giải thoát đưa đến lối ra khỏi thế gian [đó là]: (i) dẫn đến sự thấy rõ tất cả các hành vi tạo nghiệp đều bị giới hạn và bị vây bủa*và dẫn đến sự thâm nhập của tâm vào yếu tố2*không điều kiện, (ii) dẫn đến sự quấy động3*tất cả các hành vi tạo nghiệp trong tâm và dẫn đến sự thâm nhập của tâm vào yếu tố không ước nguyện, (iii) dẫn đến sự thấy rõ tất cả các hiện tượng là xa lạ4*và dẫn đến sự thâm nhập của tâm vào yếu tố2*tánh không. Đây là ba cánh cửa dẫn tới giải thoát đưa đến lối ra khỏi thế gian này.

*các hành vi tạo nghiệp bị sanh diệt giới hạn và vây bủa, vì quán vô thường đã giới hạn chúng như vầy: ‘Hành vi tạo nghiệp không hiện hữu trước khi khởi lên’; khi tìm hiểu về số phận của chúng thì thấy chúng bị vây bủa như sau: ‘Không vượt quá diệt, sau khi diệt chúng hoàn toàn tan biến’.

2* Visuddhimagga (Con Đường Thanh Lọc), ch. XV đ. 22 nói yếu tố (dhātu) là thuật ngữ để chỉ cho những gì không có linh hồn, tự ngã. Yếu tố không điều kiện (hay: vô tướng giới)

3* quấy động tâm: bằng cách tạo nhu cầu khẩn cấp trong tâm, vì quán khổ não đòi hỏi ý thức cấp thiết về hành vi tạo nghiệp.

4* thấy rõ các hiện tượng là xa lạ: để quán chúng không phải là ngã như sau: ‘không phải là Tôi’; ‘không phải của Tôi’. Vism XXI đ. 68.

55. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra như thế nào? Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra như thế nào? Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra như thế nào?

Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra sự hoại diệt. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra sự hãi hùng. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy, các hành vi đó biểu hiện ra tánh không.

56. Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy phong phú*ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy phong phú ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy phong phú ở đâu?

*bahulaṁ: phong phú

Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy [49] có nhiều cả quyết. Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy có nhiều an tịnh. Khi vị ấy chú tâm suy xét các hành vi tạo quả không phải là ngã, tâm của vị ấy có trí tuệ rộng lớn.

57. Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng nào? Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng nào? Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng nào?

Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng của tín. Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng định. Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

58. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, [3]có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Phát triển theo nghĩa nào? (4) Ai tu tiến?

(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (6) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (7) Phát triển theo nghĩa nào? (8) Ai tu tiến?

(9) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (10) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (11) Phát triển theo nghĩa nào? (12) Ai tu tiến?

(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín có ưu thắng trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng ưu thắng này của tín, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (4) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các năng lực gây ảnh hưởng trong người đeo đuổi sai cách.

(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định có ưu thắng trong người ấy. (6) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng ưu thắng này của định, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (7) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (8) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các năng lực gây ảnh hưởng trong người đeo đuổi sai cách.

(9) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (10) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng ưu thắng này của tuệ, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (11) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (12) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các năng lực gây ảnh hưởng trong người đeo đuổi sai cách.

59. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? Trong sự thấu hiểu, có bao nhiêu năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (5) Phát triển theo nghĩa nào? (6) Thấu hiểu theo nghĩa nào?

(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (8) Trong sự phát triển... (12) Thấu hiểu theo nghĩa nào?

(13) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng nào có ưu thắng trong người ấy? (14) Trong sự phát triển... (15) Thấu hiểu theo nghĩa nào? [51]

(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín có ưu thắng trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này của tín là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. Trong sự thấu hiểu, có bốn năng lực gây ảnh hưởng tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng có ưu thắng này của tuệ là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (5) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (6) Thấu hiểu theo nghĩa thấy rõ: nên người nào thấu hiểu, người ấy tu tiến, và người nào tu tiến, người ấy thấu hiểu.

(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định có ưu thắng trong người ấy. (8) Trong sự phát triển... có tác dụng (hương vị) duy nhất. (9) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (10) Trong sự thấu hiểu... (12) Thấu hiểu theo nghĩa thấy rõ: nên người nào thấu hiểu, người ấy tu tiến, và người nào tu tiến, người ấy thấu hiểu.

(13) Khi người có trí tuệ rộng lớn chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (14) Trong sự phát triển... có tác dụng (hương vị) duy nhất. (15) Vào lúc thấu hiểu, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ có ưu thắng trong người ấy. (16) Trong sự thấu hiểu ... (18) Thấu hiểu theo nghĩa thấy rõ: nên người nào thấu hiểu, người ấy tu tiến, và người nào tu tiến, người ấy thấu hiểu.

60. (1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng nào nổi bật trong người ấy? Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật nào, người ấy là Bậc được Giải Thoát bằng Tín?

(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng nào nổi bật trong người ấy? Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật nào, người ấy là Bậc Thân Chứng?

(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng nào nổi bật trong người ấy? Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật nào, người ấy là Bậc Đạt Tuệ Kiến? [52]

(1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy. Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là Bậc được Giải Thoát bằng Tín.*

*Saddhāvimutta. Puggalapaññatti coi vị này giống như diṭṭhipatta nhưng thêm rằng vị này không lấy tuệ để duyệt xét và thẩm định lời đức Phật dạy ở bình diện rộng rãi như diṭṭhipatta đã làm. Đọc B. C. Law, sđd, trang 105. Đọc M i 479. Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, chú thích 706, trang 1272. Đọc Nyanatiloka, The Buddha’s Path to Deliverance, [BPS, 2000], đ. 200, trang 202. Đọc chú thích về diṭṭhipatta dưới đây.

(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy. Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là Bậc Thân Chứng.*

* bậc Thân Chứng [Kāyasakkhin]: bậc lần đầu tiên tiếp xúc cõi thiền (vô sắc); rồi sau đó chứng ngộ Nibbāṇa. Mợ nhấn mạnh rằng để được công nhận làKāyasakkhin, vị này cần có một trong những chứng đạt cõi vô sắc kể cả chứng diệt tận nhận thứccảm nghiệm (saññāvedayitanirodha). Đọc Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 704, trang 1272. Còn Puggalapaññatti nói vị này thể nghiệm tám giải thoát, rồi chứng mục đích tối hậu (summum bonum) là Nibbāṇa. Đọc B. C. Law, sđd, chú thích 3, trang 6.

(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy. Với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là Bậc đạt Tuệ Kiến.*

* bậc đạt Tuệ Kiến [diṭṭhipatta]: Chú giải của Puggalapaññatti cho rằng vị này thấu triệt bốn Sự Thực. Nhờ đã hoàn toàn thấu hiểu bằng tuệ quán và bằng thực hành giáo pháp của đức Phật và sau khi thấy rõ các hiện tượng bằng tuệ quán, nên một phần nhiễm lậu bị hủy diệt. Đọc B. C. Law, sđd, (chú thích số 1, trang 7; đ. 33 trang 22; đ. 2 trang 101, trang 105).Tuy chưa chứng vô sắc giới, vị này đã lấy tuệ để duyệt xét và thẩm định lời dạy của đức Phật. Đọc Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 705, trang 1272. So với A iv 451; M i 478.

61. [Vào sát na chứng quả của đạo lộ thứ nhất] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimutto), như vậy, người ấy là Bậc được Giải Thoát bằng Tín (Saddhāvimutta); vị ấy đã thực chứng [4][nibbana] bằng cách xúc chạm (tiếp xúc), như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vị ấy đã chứng [nibbana] bằng kiến giải, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến.

[Vào sát na chứng quả vị của ba đạo lộ còn lại] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimuccatti), như vậy vị ấy là Bậc Giải Thoát bằng Tín; vị ấy lần đầu xúc chạm (tiếp xúc) cõi jhana và sau đó thực chứng đoạn diệt, nibbana, như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vì đã biết rõ, thấy rõ, nhận chân, thực chứng, và thể nghiệm (kinh nghiệm) bằng tuệ giác rằng hành vi tạo quả là khổ và đoạn diệt là lạc, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến.

62. Có vị là bậc Giải Thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. Có thể là theo đối tượng và theo chức năng, ba vị này là bậc Giải Thoát bằng Tín, bậc Thân Chứng và bậc Tuệ Kiến.

Có thể:có thể như thế nào?

(1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của tín [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tín [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. Đây là ba loại người được Giải Thoát bằng Tín qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín là như thế.

(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là bậc Thân Chứng. Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của định [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là bậc Thân Chứng. Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc Thân Chứng. Đây là ba loại Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định là như thế.

(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc đạt Tuệ Kiến. [53] Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc đạt Tuệ Kiến. Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ [vẫn] nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc đạt Tuệ Kiến. Đây là ba loại đạt Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là như thế.

Có vị là bậc giải thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. Có thể là theo đối tượng và theo chức năng, ba vị này là bậc giải thoát bằng Tín, bậc Thân Chứng và bậc Tuệ Kiến.

Có vị là bậc được Giải Thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. có thể là theo đối tượng và theo chức năng, trong ba vị này bậc Giải Thoát bằng Tín là một, bậc Thân Chứng là người khác và bậc Tuệ Kiến là một người khác nữa.

Có thể:có thể như thế nào?

(1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tín, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín. (2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, người ấy là bậc Thân Chứng. (3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, người ấy là bậc Tuệ Kiến.

Có vị là bậc được giải thoát bằng Tín, có vị là bậc Thân Chứng và có vị là bậc Tuệ Kiến. Có thể là theo đối tượng và theo chức năng, trong ba vị này bậc giải thoát bằng Tín là một, bậc Thân Chứng là người khác và bậc Tuệ Kiến là một người khác nữa.

63. (1) Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tín, người ấy chứng đạo lộ nhập giòng; như vậy vị ấy được gọi là người Hành theo Đức Tin. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng nổi bật này của tín, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp. Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, có sự phát triển trong bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia]. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, đều là những người Hành theo Đức Tin.

Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tín, người ấy chứng quả vị nhập giòng; như vậy vị ấy được gọi là người được Giải Thoát bằng Tín. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối năng lực gây ảnh hưởng nổi bật này của tín, là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp. Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, [54] rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng quả vị nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, đều là những người Giải Thoát bằng Tín.

Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật ấy của tín, người ấy chứng đạo lộ trở lại một lần...

... quả vị trở lại một lần được chứng đắc...

... vị ấy chứng đạo lộ không trở lại...

... quả vị không trở lại được chứng đắc...

... chứng đạo lộ arahant... là những vị Hành theo Đức Tin.

Khi người chú tâm suy xét vô thường, năng lực gây ảnh hưởng của tín nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tín, vị ấy chứng được quả vị arahant; như vậy vị ấy được gọi là người được Giải Thoát bằng Tín... Tất cả những ai đã chứng quả vị arahant dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín đều là những người Giải Thoát bằng Tín.

(2) Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, đạo lộ nhập giòng được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Thân Chứng. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, có sự phát triển trong bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia]. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định đều là những bậc Thân Chứng.

Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, quả vị nhập giòng được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Thân Chứng. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối ... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của định, đều là những người Thân Chứng.

... vị ấy chứng đạo lộ trở lại một lần...

... quả vị trở lại một lần được chứng đắc...

... vị ấy chứng đạo lộ không trở lại...

... quả vị không trở lại được chứng đắc...

... vị ấy chứng đạo lộ arahant... là những vị Thân Chứng.

Khi người chú tâm suy xét khổ não, năng lực gây ảnh hưởng của định nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, quả vị arahant được thực chứng; như vậy vị ấy được gọi là bậc Thân Chứng... Tất cả những ai đã chứng quả vị arahant dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, đều là những bậc Thân Chứng.

(3) Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tuệ, vị ấy chứng đạo lộ nhập giòng; như vậy vị ấy được gọi là bậc Hành theo Dhamma. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, có sự phát triển trong bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia]. [55] Tất cả những ai  đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ đều là những bậc Hành theo Dhamma.

Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của định, quả vị nhập giòng được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Tuệ Kiến. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối ... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng đạo lộ nhập giòng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng nổi bật của tuệ, đều là những người bậc Tuệ Kiến.

... vị ấy chứng đạo lộ trở lại một lần...

... quả vị trở lại một lần được chứng đắc...

... vị ấy chứng đạo lộ không trở lại...

... quả vị không trở lại được chứng đắc...

... vị ấy chứng đạo lộ arahant... là những vị hành theo Dhamma.

Khi người chú tâm suy xét không phải là ngã, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ nổi bật trong người ấy; với năng lực gây ảnh hưởng nổi bật đó của tuệ, quả vị arahant được chứng đắc; như vậy vị ấy được gọi là bậc Tuệ Kiến. Bốn năng lực gây ảnh hưởng kia tiếp nối ... Dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, bốn năng lực gây ảnh hưởng [kia] được phát triển, rất phát triển. Tất cả những ai đã chứng quả vị arahant dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đều là những bậc Tuệ Kiến.

64. Tất cả những ai đã tu tập, đang tu tập, sẽ tu tập, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu, đã chứng tới, đang chứng tới, sẽ chứng tới, đã chứng đạt, đang chứng đạt, sẽ chứng đạt, đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, đã thực chứng, đang thực chứng, sẽ thực chứng, đã thể nghiệm, đang thể nghiệm, sẽ thể nghiệm, [5]đã làm chủ, đang làm chủ, sẽ làm chủ, đã chu toàn, đang chu toàn, sẽ chu toàn, đã hoàn toàn tự tin, đang hoàn toàn tự tin, sẽ hoàn toàn tự tin, xuất ly, là những bậc được giải thoát bằng tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Tất cả những ai... không sân hận... [và cứ thế với từng yếu tố đối nghịch với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại]...

Tất cả những ai... cõi sơ thiền... [và cứ thế với từng cõi thiền còn lại của bốn cõi thiền và bốn chứng đắc cõi vô sắc]... [56]

Tất cả những ai... quán vô thường... [và cứ thế với từng tuệ quán còn lại của mười tám Tuệ Quán Thực Tánh chính]...

Tất cả những ai... đạo lộ nhập giòng... [và cứ thế với từng đạo lộ còn lại của bốn đạo lộ]...

Tất cả những ai... bốn nền tảng của quán niệm...

Tất cả những ai... bốn chánh tinh tấn...

Tất cả những ai... bốn nền tảng của thần thông...

Tất cả những ai... năm năng lực gây ảnh hưởng [của tín, tấn...] ...

Tất cả những ai... năm lực...

Tất cả những ai... bẩy yếu tố đưa đến giác ngộ...

Tất cả những ai... tám thánh đạo...

Tất cả những ai đã tu tập, đang tu tập, sẽ tu tập, đã thành tựu, đang thành tựu, sẽ thành tựu, đã chứng tới, đang chứng tới, sẽ chứng tới, đã chứng đạt, đang chứng đạt, sẽ chứng đạt, đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ, đã thực chứng, đang thực chứng, sẽ thực chứng, đã thể nghiệm, đang thể nghiệm, sẽ thể nghiệm, đã làm chủ, đang làm chủ, sẽ làm chủ, đã chu toàn, đang chu toàn, sẽ chu toàn, đã hoàn toàn tự tin, đang hoàn toàn tự tin, sẽ hoàn toàn tự tin, tám giải thoát, là những bậc được giải thoát bằng tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Tất cả những ai đã chứng tới, đang chứng tới... sẽ hoàn toàn tự tin... bốn vô ngại giải, là những bậc được Giải Thoát...

Tất cả những ai đã hiểu rõ, đang hiểu rõ, sẽ hiểu rõ... sẽ hoàn toàn tự tin... ba minh, là những bậc được Giải Thoát...

Tất cả những ai đã tu luyện, đang tu luyện, sẽ tu luyện, đã thể nghiệm, đang thể nghiệm, sẽ thể nghiệm, đã làm chủ, đang làm chủ, sẽ làm chủ, đã chu toàn, đang chu toàn, sẽ chu toàn, đã hoàn toàn tự tin, đang hoàn toàn tự tin, sẽ hoàn toàn tự tin, ba huân tập, là những bậc được Giải Thoát...

Tất cả những ai hoàn toàn hiểu rõ khổ đau, người từ bỏ nguốn gốc của khổ đau, người thực chứng diệt tận, người tu tập đạo lộ, là [57] những người được giải thoát bằng tín qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là bậc Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là bậc Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

65. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?

Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh.

Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ bằng sự thấu hiểu của hiểu biết trọn vẹn, vị ấy hiểu rõ nguồn gốc của khổ bằng sự thấu hiểu từ bỏ, vị ấy hiểu rõ sự diệt khổ bằng sự thấu hiểu thực chứng, vị ấy hiểu rõ con đường diệt khổ bằng sự thấu hiểu tu tập. Có sự hiểu rõ bốn Sự Thực theo bốn khía cạnh này.

Người hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh này được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, bậc Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, bậc Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

66. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?

Có sự hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh.

Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ bằng sự thấu hiểu của hiểu biết trọn vẹn, vị ấy hiểu rõ nguồn gốc của khổ bằng sự thấu hiểu từ bỏ, vị ấy hiểu rõ sự diệt khổ bằng sự thấu hiểu thực chứng, vị ấy hiểu rõ con đường diệt khổ bằng sự thấu hiểu tu tập. Có sự hiểu rõ tất cả các hiện tượng bằng trí trực chứng, có sự hiểu rõ tất cả các hành vi tạo quả bằng sự thấu hiểu của hiểu biết trọn vẹn, có sự hiểu rõ tất cả các trạng thái bất thiện bằng cách từ bỏ, có sự thấu hiểu bốn đạo lộ bằng cách tu tập, có sự thấu hiểu đoạn diệt bằng thực chứng.

Người hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh này là bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tín, là bậc Thân Chứng qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của định, là bậc Tuệ Kiến qua tác dụng của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ HAI[58]



67. Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như thế nào? Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như thế nào? Khi người chú tâm suy xét hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như thế nào? [6]

Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là vô thường, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như hoại diệt. Khi người chú tâm suy xét các hành vi tạo quả là khổ não, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như sự hãi hùng. Khi người chú tâm suy xét hành vi tạo quả không phải là ngã, với vị ấy các hành vi đó xuất hiện như tánh không.

68. Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy phong phú ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy phong phú ở đâu? Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy phong phú ở đâu?

Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy có nhiều cả quyết. Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy có nhiều an tịnh. Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy có nhiều trí tuệ.

69. Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được giải thoát nào? Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được giải thoát nào? Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được giải thoát nào?

Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, người ấy đạt được giải thoát không dấu hiệu. Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, người ấy đạt được giải thoát vô ước nguyện. Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, người ấy đạt được giải thoát tánh không.

70. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu giải thoát*tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Phát triển theo nghĩa nào? (4) Ai phát triển?

*ở đây POD viết là faculties là sai. Bản Be viết là: bhāvanāya kati vimokkhā tādanvayā honti,... ko bhāveti? Nên tôi đã sửa lại và dịch là giải thoát không những để đúng với bản Pāḷi mà còn đúng với câu trả lời ở điểm (2) phía dưới.

(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (6) Trong sự phát triển, có bao nhiêu giải thoát*tiếp nối... (7) Phát triển theo nghĩa nào? (8) Ai phát triển?

*ở đây POD viết là faculties là sai... Tôi đã sửa lại và dịch là giải thoát không những để đúng với bản Pāḷi mà còn đúng với câu trả lời ở điểm (6) phía dưới.

(9) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (10) Trong sự phát triển có bao nhiêu [59] giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế ấy... (11) Phát triển theo nghĩa nào? (12) Ai phát triển?

(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, có hai giải thoát*tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (4) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các giải thoát trong người đeo đuổi sai cách.

*Bản Be viết là: bhāvanāya dve vimokkhā tādanvayā honti...

(5) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát không ước nguyện có ưu thế trong người ấy. (6) Trong sự phát triển, có hai giải thoát*tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (7) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (8) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các giải thoát trong người đeo đuổi sai cách.

* Bản Be viết là: bhāvanāya kati vimokkhā tādanvayā honti,...

(9) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát tánh không có ưu thế trong người ấy. (10) Trong sự phát triển, có hai giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (11) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (12) Ai đeo đuổi đúng cách người ấy tu tiến: không có sự tiến bộ cho các giải thoát trong người đeo đuổi sai cách.

71. (1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (2) Trong sự phát triển, có bao nhiêu giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (3) Vào khoảnh khắc hiểu rõ, giải thoát nào có ưu thế trong vị ấy? (4) Trong sự hiểu rõ, có bao nhiêu giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất? (5) Phát triển theo nghĩa nào? (6) Hiểu rõ theo nghĩa nào?

(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (8) Trong sự phát triển,... (12) Hiểu rõ theo nghĩa nào? [60]

(13) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát nào có ưu thế trong người ấy? (14) Trong sự phát triển,... (18) Hiểu rõ theo nghĩa nào?

(1) Khi người có nhiều cả quyết chú tâm suy xét vô thường, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong người ấy. (2) Trong sự phát triển, có hai giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (3) Vào khoảnh khắc hiểu rõ, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong vị ấy. (4) Trong sự hiểu rõ, có hai giải thoát tiếp nối giải thoát có ưu thế này là những điều kiện cùng hiện hữu, hỗ tương, phụ thuộc, kết hợp, có tác dụng (hương vị) duy nhất. (5) Phát triển theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất. (6) Hiểu rõ theo nghĩa thấy rõ: nên ai hiểu rõ người ấy tu tiến, ai tu tiến người ấy hiểu rõ.

(7) Khi người có nhiều an tịnh chú tâm suy xét khổ não, giải thoát không ước nguyện có ưu thế trong người ấy. (8) Trong sự phát triển,... (9) Vào khoảnh khắc hiểu rõ, giải thoát không dấu hiệu có ưu thế trong vị ấy. (10) Trong sự hiểu rõ... (12) Hiểu rõ theo nghĩa thấy rõ: nên ai hiểu rõ người ấy tu tiến, ai tu tiến người ấy hiểu rõ.

(13) Khi người có nhiều trí tuệ chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát tánh không có ưu thế trong người ấy. (14) Trong sự phát triển,... (18) Hiểu rõ theo nghĩa thấy rõ: nên ai hiểu rõ người ấy tu tiến, ai tu tiến người ấy hiểu rõ.

72. (1) Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, giải thoát nào nổi bật lên trong vị ấy? Với giải thoát nổi bật nào, vị ấy là Bậc Giải Thoát bằng Tín? [61]

(2) Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, giải thoát nào nổi bật lên trong vị ấy? Với giải thoát nổi bật nào, vị ấy là Bậc Thân Chứng?

(3) Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát nào nổi bật lên trong vị ấy? Với giải thoát nổi bật nào, vị ấy là Bậc Tuệ Kiến?

(1) Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, giải thoát không dấu hiệu nổi bật lên trong vị ấy. Với giải thoátkhông dấu hiệu nổi bật, vị ấy là Bậc Giải Thoát bằng Tín.

(2) Khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, giải thoát không ước nguyện  nổi bật lên trong vị ấy. Với giải thoát không ước nguyện nổi bật, vị ấy là Bậc Thân Chứng.

(3) Khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, giải thoát tánh không nổi bật lên trong vị ấy. Với giải thoát tánh không nổi bật, vị ấy là Bậc Tuệ Kiến.

73 *. [Vào sát na chứng quả của đạo lộ thứ nhất] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimutto), như vậy, người ấy là bậc được Giải Thoát bằng Tín (Saddhā-vimutto); vị ấy đã thực chứng [nibbana] bằng cách xúc chạm (tiếp xúc), như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vị ấy đã chứng [nibbana] bằng Tuệ Kiến, như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến. [7]

[Vào sát na chứng quả vị của ba đạo lộ còn lại] vị ấy đã được giải thoát nhờ có đức tin (saddhahanto vimuccatti), như vậy vị ấy là bậc Giải Thoát bằng Tín; vị ấy lần đầu xúc chạm (tiếp xúc) cõi jhana và sau đó thực chứng đoạn diệt, nibbana, như vậy, vị ấy là bậc Thân Chứng; vì đã biết rõ, thấy rõ, nhận chân, thực chứng, và tiếp xúc (thể nghiệm) bằng tuệ giác rằng hành vi tạo quả là khổ và đoạn diệt là lạc,  như vậy, vị ấy là bậc Tuệ Kiến.

* Đoạn này, thay vì mang số 73, POD ghi là 74. Tôi đã kiểm với bản Pāḷi và biết rằng POD không bỏ xót đoạn 73. Chỉ ghi số sai, tôi đã sửa thành đ. 73. Vì ảnh hưởng giây chuyền cho đến hết Luận này, nên các đoạn kế tiếp cũng đã được sửa thành đđ 74-102 thay vì đđ 75-103 như đã ghi trong POD.

74. Tất cả những ai đã tu tập, đang tu tập, sẽ tu tập,... [và cứ thế như ở đ. 64]... sẽ hoàn toàn tự tin, xuất ly, là những bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không. [8]

Tất cả những ai... không sân hận...

... [và cứ thế như ở đ. 64 cho đến]...

Tất cả những ai hoàn toàn hiểu rõ khổ đau, người từ bỏ nguốn gốc của khổ đau, người thực chứng diệt tận, người tu tập đạo lộ, là những người được Giải Thoát bằng Tín qua tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là những bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là những bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không.

75. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?[9]

Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh.

Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ ... [và cứ thế như ở đ. 65 cho đến] [62]... Có sự hiểu rõ bốn Sự Thực theo bốn khía cạnh này.

Người hiểu rõ tứ Đế theo bốn khía cạnh này là bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không.

76. Có sự hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo bao nhiêu khía cạnh?

Có sự hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh. Vị ấy hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh.

Vị ấy hiểu rõ sự thật về khổ... [và cứ thế như ở đđ 66 cho đến]... thấu hiểu bốn đạo lộ bằng cách tu tập, có sự thấu hiểu diệt tận bằng thực chứng.

Người hiểu rõ tứ Đế theo chín khía cạnh này là bậc được Giải Thoát bằng Tín dưới tác dụng của giải thoát không dấu hiệu, là bậc Thân Chứng dưới tác dụng của giải thoát không ước nguyện, là bậc Tuệ Kiến dưới tác dụng của giải thoát tánh không.

77. Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều gì? Có sự thấy đúng như thế nào? Do suy luận từ đó, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là vô thường như thế nào? Nghi ngờ bị từ bỏ ở đâu?

Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều gì? Có sự thấy đúng như thế nào? Do suy luận từ đó, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là khổ não như thế nào? Nghi ngờ bị từ bỏ ở đâu?

Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều gì? Có sự thấy đúng như thế nào? Do suy luận từ đó, tất cả các hiện tượng [10]được thấy rõ là không phải là ngã như thế nào? Nghi ngờ bị từ bỏ ở đâu?

Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều kiện để còn sanh tử.*Vì vậy mới nói ‘thấy đúng’. Như vậy, từ đó suy luận, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là vô thường. Nghi ngờ bị từ bỏ ở đây.

* Đọc chú thích của dịch giả ở Luận I đ. 18. Đến đây người đọc hiểu tại sao Ngài Nyāṇatiloka đề nghị dịch chữ nimitta (nđ: dấu hiệu của hành vi tạo nghiệp) là điều kiện để còn sanh tử.

Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy biết và thấy đúng như thựcsự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Vì vậy mới nói ‘thấy đúng’. Như vậy, từ đó [63] suy luận, tất cả các hành vi tạo nghiệp được thấy rõ là khổ não. Nghi ngờ bị từ bỏ ở đây.

Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy biết và thấy đúng như thực điều kiện để còn sanh tử  sự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Vì vậy mới nói ‘thấy đúng’. Như vậy, từ đó suy luận, tất cả các hiện tượng10 được thấy rõ là không phải là ngã. Nghi ngờ bị từ bỏ ở đây.

78. Trí Biết Đúng Như Thật, Thấy Đúng và Vượt Qua Nghi Hoặc - ba ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả ba đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?

Trí Biết Đúng Như Thật, Thấy Đúng và Vượt Qua Nghi Hoặc - ba ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.

79. Khi chú tâm suy xét vô thường, cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy? Khi chú tâm suy xét khổ não, cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy? Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy?

Khi chú tâm suy xét vô thường, điều kiện để còn sanh tử là cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy. Khi chú tâm suy xét khổ não, sự tiếp tục tái diễn hiện hữu là cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, điều kiện để còn sanh tử  sự tiếp tục tái diễn hiện hữu là cái gì hãi hùng xuất hiện trước vị ấy.

80. Tuệ biết về sự Xuất Hiện Hãi Hùng, Trí về Hiểm Nguy, Nhàm Chán - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả ba đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?

Tuệ biết về sự Xuất Hiện Hãi Hùng, Trí về Hiểm Nguy, Nhàm Chán - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.

81. Quán Không phải là ngã và Quán về Tánh Không - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?

Quán Không phải là ngã và Quán về Tánh Không - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.

82. Khi chú tâm suy xét vô thường, sau khi tư duy về điều gì thì có trí khởi lên trong vị ấy? Khi chú tâm suy xét khổ não, sau khi tư duy về điều gì thì có trí khởi lên trong vị ấy? Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, sau khi tư duy về điều gì thì có trí khởi lên trong vị ấy?

Khi chú tâm suy xét vô thường, sau khi tư duy về điều kiện để còn sanh tử thì có trí khởi lên trong vị ấy. Khi chú tâm suy xét [64] khổ não, sau khi tư duy về sự tiếp tục tái diễn hiện hữu thì có trí khởi lên trong vị ấy. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, sau khi tư duy về điều kiện để còn sanh tử  sự tiếp tục tái diễn hiện hữu thì có trí khởi lên trong vị ấy.

83. Ước Muốn Được Giải Thoát, Quán Tư Duy và Thản Nhiên trước Hành Vi Tạo Quả - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?

Ước Muốn Được Giải Thoát, Quán Tư Duy và Thản Nhiên trước Hành Vi Tạo Quả - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.

84. Khi chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy ngoi lên từ cái gì? Tâm của vị ấy thâm nhập vào đâu?

Khi chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy ngoi lên từ cái gì? Tâm của vị ấy thâm nhập vào đâu?

Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy ngoi lên từ cái gì? Tâm của vị ấy thâm nhập vào đâu?

Khi chú tâm suy xét vô thường, tâm của vị ấy ngoi lên từ điều kiện để còn sanh tử. Tâm của vị ấy thâm nhập vào trạng thái không có điều kiện để còn sanh tử.

Khi chú tâm suy xét khổ não, tâm của vị ấy ngoi lên từ sự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Tâm của vị ấy thâm nhập vào không tiếp tục tái diễn hiện hữu.

Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, tâm của vị ấy ngoi lên từ điều kiện để còn sanh tử  sự tiếp tục tái diễn hiện hữu. Tâm của vị ấy thâm nhập vào không có điều kiện để còn sanh tử, vàokhông tiếp tục tái diễn hiện hữu, vào nibbana dưới hình thức đoạn diệt.

85. Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Bên Ngoài, Trí Chuyển Tánh - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?

Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Bên Ngoài, Trí Chuyển Tánh - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.

86. Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát nào? Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát nào? Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát nào?

Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát không ước nguyện. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được giải thoát bằng giải thoát chân không.

87. Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Cả Hai, Trí Đạo Lộ - các ý niệm này khác nhau ở nghĩa và ở tên gọi hay cả hai đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi?

Tuệ Xuất Khởi và Quay Đi từ Cả Hai, Trí Đạo Lộ - các ý niệm này đồng nghĩa, chỉ khác nhau ở tên gọi.

88. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bao nhiêu khía cạnh? Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bao nhiêu khía cạnh?

Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bốn khía cạnh. Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bẩy khía cạnh.

89. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bốn khía cạnh nào?

Theo nghĩa có ưu thế, theo nghĩa giữ vững, theo nghĩa hướng dẫn, theo nghĩa lối thoát.

Ba giải thoát trong những sát na khác nhau theo nghĩa có ưu thế như thế nào?

Khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, sự giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử có ưu thế; khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, sự giải thoát không ước nguyện có ưu thế; khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, sự giải thoát chân không có ưu thế. Ba giải thoát ấy vào những sát na khác nhau theo nghĩa có ưu thế là như thế.

Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa giữ vững như thế nào?

Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy giữ vững tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy giữ vững tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không ước nguyện . Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy giữ vững tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát chân không. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa có vững vàng là như thế.

Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa hướng dẫn như thế nào?

Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy hướng dẫn tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy hướng dẫn tâm dưới ảnh hưởng của giải thoát không ước nguyện. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy hướng dẫn tâm dưới ảnh hưởng của giải thoátchân không. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa có hướng dẫn là như thế.

Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa lối thoát như thế nào?

Khi chú tâm suy xét vô thường, [66] vị ấy được đưa tới đoạn diệt, nibbana, dưới ảnh hưởng của giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được đưa tới đoạn diệt, nibbana, dưới ảnh hưởng của giải thoát không ước nguyện. Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được đưa tới đoạn diệt, nibbana, dưới ảnh hưởng của giải thoát chân không. Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo nghĩa có lối thoát là như thế.

Ba giải thoát ấy trong những sát na khác nhau theo bốn khía cạnh này.

90. Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bẩy khía cạnh nào?

Theo nghĩa tổng hợp, theo nghĩa chứng đắc, theo nghĩa thu đạt, theo nghĩa hiểu rõ, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời.

Các giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là thế nào?

Khi chú tâm suy xét vô thường, vị ấy được giải thoát khỏi điều kiện để còn sanh tử, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Vị ấy không còn mơ ước gì về cái từ đó vị ấy được giải thoát. Như vậy là có giải thoát không ước nguyện. Vị ấy không có cái vị ấy không mơ ước, như vậy là có giải thoát chân không. Vị ấy không có dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử .

Ba giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là như thế.

Khi chú tâm suy xét khổ não, vị ấy được giải thoát khỏi ước nguyện, như vậy là có giải thoát không ước nguyện. Vị ấy không có cái vị ấy không mơ ước, như vậy là có giải thoát chân không. Vị ấy không có dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử. Vị ấy không cònmong ước gì về dấu hiệu của cái vị ấy không có dấu hiệu, như vậy là có giải thoát không ước nguyện.

Ba giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là như thế. [67]

Khi chú tâm suy xét không phải là ngã, vị ấy được giải thoát khỏi diễn giải sai lạc, như vậy là có giải thoát chân không. Vị ấy không có dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không có điều kiện để còn sanh tử . Vị ấy không cònmong ước gì về dấu hiệu của cái vị ấy không có, như vậy là có giải thoát không ước nguyện. Vị ấy không có cái vị ấy không có mơ ước, như vậy là có giải thoát chân không.

Ba giải thoát ấy trong một sát na theo nghĩa tổng hợp, ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời là như thế.

Ba giải thoát ấy trong một sát na theo bẩy khía cạnh này.

91. Có giải thoát, có lối dẫn đến, có lối dẫn đến giải thoát, có cái đối nghịch với giải thoát, có cái tương thuận với giải thoát, có sự quay đi là giải thoát, có sự tu tập giải thoát, có sự an tịnh của giải thoát.

92. Giải thoát là gì? Giải thoát chân không, giải thoát không dấu hiệu, giải thoát không ước nguyện.

93. Giải thoát chân không là gì?

Trí quán vô thường là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là trường tồn. Trí quán khổ não là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là vui sướng. Trí quán không phải là ngã là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là ngã. Trí quán nhàm chán là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc*là thích thú. Trí quán hết ham muốn là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là ham muốn. Trí quán diệt tận là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là nguồn sanh khởi.

*Ở Vism. XXI 73,Ñāṇamoli đã thêm [các hành vi tạo quả]’ sau diễn giải sai lạc: Trí quán vô thường là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi việc diễn giải sai lạc [các hành vi tạo quả] là trường tồn...

Trí quán buông bỏ là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là nắm giữ. Trí quán không dấu hiệu là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là dấu hiệu. Trí quán không ước nguyện là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là ước nguyện. Trí quán tánh không là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi tất cả các diễn giải sai lạc.

Trí quán vô thường trong sắc thể là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là trường tồn... [và cứ thế với mười quán tưởng về mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí quán tánh không trong già và chết là giải thoát chân không vì nó thoát khỏi tất cả các diễn giải sai lạc.

Đây là giải thoát chân không.

94. Giải thoát không dấu hiệu là gì?

Trí quán vô thường là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi biểu tượng*là trường tồn. [và cứ thế như ở đ. 93 thay diễn giải sai lạc bằng dấu hiệu cho tới]... Trí quán không dấu hiệu là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi tất cả các dấu hiệu. Trí quán không ước nguyện là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi dấu hiệu kể như là ước nguyện. Trí quán tánh không là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi dấu hiệu là diễn giải sai lạc.

Trí quán vô thường trong sắc thể là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi diễn giải sai lạc là trường tồn... [và cứ thế với mười quán tưởng về mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí quán tánh không trong già và chết là giải thoát không dấu hiệu vì nó thoát khỏi tất cả các diễn giải sai lạc.

Đây là giải thoát không dấu hiệu.

95. Giải thoát không ước nguyện là gì?

Trí quán vô thường là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện *là trường tồn. [và cứ thế như ở đ. 93 thay diễn giải sai lạc bằng ước nguyện cho tới]... [69] Trí quán không dấu hiệu là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện [11]là biểu tượng. Trí quán không ước nguyện là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi tất cả các ước nguyện. Trí quán tánh không là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện là diễn giải sai lạc.

Trí quán vô thường trong sắc thể là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện là trường tồn... [và cứ thế với mười quán tưởng về mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]... Trí quán tánh không trong già và chết là giải thoát không ước nguyện vì nó thoát khỏi ước nguyện là diễn giải sai lạc.

Đây là giải thoát không ước nguyện. [12]

Đây là giải thoát.

96. Lối dẫn đến là gì?

Các trạng thái thiện, không lỗi góp phần vào giác ngộ và được phát sanh tại đó - đây là lối dẫn đến.

97. Lối dẫn đến giải thoát là gì?

Cái gì mà các trạng thái trên lấy làm đối tượng, đó là đoạn diệt, nibbana - đây là lối dẫn đến giải thoát.

98. Cái đối nghịch với giải thoát là gì?

Ba nguồn gốc bất thiện đối nghịch với giải thoát, ba loại nết hạnh xấu xa đối nghịch với giải thoát, tất cả các trạng thái bất thiện đối nghịch với giải thoát. Đây là cái đối nghịch với giải thoát. [70]

99. Cái tương thuận với giải thoát là gì?

Ba nguồn gốc thiện tương thuận với giải thoát, ba loại nết hạnh tương thuận với giải thoát, tất cả các trạng thái thiện tương thuận với giải thoát. Đây là cái tương thuận với giải thoát.

100. Sự quay đi là giải thoát là gì?

Quay đi của nhận thức, quay đi của ý, quay đi của tâm, quay đi của trí, quay đi là giải thoát, quay đi trong các sự thực.

Người nào nhận biết người ấy quay đi, ... [và cứ thế, lập lại Luận I đ. 522 cho đến hết].

Đây là quay đi là giải thoát.

101. Trau giồi, tu tập và làm phong phú sơ thiền. Trau giồi, tu tập và làm phong phú nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... chứng đạt cõi không gian vô biên... chứng đạt cõi thức vô biên... chứng đạt cõi không có gì... chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức... đạo lộ nhập giòng... đạo lộ trở lại một lần... đạo lộ không trở lại. Trau giồi, tu tập và làm phong phú đạo lộ arahant. [71] Đây là sự tu tập giải thoát.

102. Sự an tịnh như là giải thoát là gì?

Thành đạt hay kết quả của sơ thiền. Thành đạt hay kết quả của nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... chứng đạt cõi không gian vô biên... chứng đạt cõi thức vô biên... chứng đạt cõi không có gì... chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Quả nhập giòng của đạo lộ nhập giòng. Quả trở lại một lần của đạo lộ trở lại một lần. Quả không trở lại của đạo lộ không trở lại. Quả arahant của đạo lộ arahant.

Đây là an tịnh như là giải thoát.

CHẤM DỨT PHẦN THUẬT KỂ THỨ BA.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ GIẢI THOÁT


[1]Svāvatthikam avatthāpeti - phân biệt kỹ lưỡng’: avatthika avatthāpeti không có trong Tự điển của PTS; nhưng hãy đọc vavatthapeti.

[2]Ở đây, bản của PTS, quyển ii, trang 47, 1.21 có chữ kāmūpādānā là sai.

[3]Các điều kiện cùng hiện hữu (sahajāta-paccaya)... hiểu theo bộ Paṭṭhāna.

[4]Quyển Visuddhimagga (PTS ed. trang 660), trích đoạn này, đọc như sau: ‘phuṭṭhantaṁ sacchikato ti kāyasakkhī diṭṭhattā patto ti diṭṭhippatto’ được Paramatthamañjūsā chấp nhận, nhưng quyển Saddhammappakāsinī tán thành câu ‘phuṭṭhattā sacchikato ti kāyasakkhī diṭṭhattā patto ti diṭṭhippatto’ và đã bình giải tương xứng.

Quyển Paramatthamañjūsā nói: ‘Phuṭṭhantaṁ sacchikato’ ti phuṭṭhānaṁ anantaraṁ phuṭṭhanto; phuṭṭhānaṁ arūpajjhānānaṁ anantaro kālo ti adhippāyo. Accantasaṁyogo c’etaṁ vacanaṁ. Phuṭṭhānanatarakālaṁ eva sacchikaraṇūpāyena sacchikātabbaṁ sacchākāsī ti vuttaṁ hoti. Bhāvanapuṁsakaṁ va etaṁ, yathā ‘ekam antan’ ti. Yo hi arūpajihānena rūpakāyato nāmakāyekadesato ca vikkhambhanavimokkhena vimutto, tena nirodhasankhāto vimokkho ālocito pakāsito viya hoti. Tasmā so sacchikā-tabbaṁ yathā ālocitaṁ nāmakāyena sacchākāsi ti kāyasakkhī ti vuccati, na tu vimutto ekaccānaṁ āsavānaṁ aparikkhīṇattā. ‘Diṭṭhantaṁ patto’ ti dassana-sankhātassa sotāpattimaggañāṇakiccassa anantaraṁ patto ti vuttaṁ hoti; paṭhamaphalato paṭṭhāya hi yāva aggamaggā diṭṭhippatto ti. Diṭṭhitāppatto ti vā pāṭho: Catusaccadassanasankhātāya diṭṭhiyā nirodhaṁ patto ti attho.’ (Phuṭṭhantaṁ sacchikato: kết quả của trạng thái đã được thể nghiệm (phuṭṭh-anto) là trạng thái kế tiếp xảy ra (anantaraṁ) sau trạng thái đã được thể nghiệm (kinh nghiệm); điều ngụ ý ở đây là thời gian (kāla) kế tiếp các cõi thiền vô sắc. Về mặt văn phạm, thuật ngữ này là một accanta saṁyoga (trạng từ diễn đạt ý nghĩa tiếp liền theo đó). Điều muốn nói là vị ấy đã thực chứng phút giây kế ngay trạng thái đã được thể nghiệm, vốn là thời gian phải được thực chứng bằng những phương tiện đưa đến thực chứng ấy. Nếu không, về mặt văn phạm đây là danh từ trừu tượng trung tính như ‘ekam antaṁ (ở một bên)’. Vì người được giải thoát từ thân vật thể «hay: tập hợp sắc thể»nhờ cõi vô sắc và từ một phần của thân tâm thức «hay: 4 tập hợp tâm»nhờ sự giải thoát dưới hình thức đè nén thôi như vậy, ở một mức độ nào đó, đã đặt vào (ālocita), đã chỉ định, loại giải thoát gọi là diệt tận, nhưng chưa thể nghiệm nó bằng thân. Như vì lấy diệt tận làm đối tượng, một số nhiễm lậu nào đó sẽ bị tận diệt (khepita), vị ấy thực chứng sự diệt tận đó. Đó là lý do tại sao vị ấy được gọi là bậc thân chứng vì vị ấy đã thực chứng điều cần phải thực chứng bằng thân tâm thức; như thể sự thực chứng ấy đã được đặt định; vị ấy chưa hoàn toàn giải thoát vì một số nhiễm lậu chưa bị hoàn toàn hủy diệt. ‘Diṭṭhantaṁ patto’: điều muốn nói ở đây là vị ấy đã thực chứng cái kế cận (anantaraṁ) với chức năng của trí đạo nhập giòng, cái chức năng được gọi là ‘thấy rõ’; vì từ quả vị nhập giòng cho đến đạo lộ cao nhất vị ấy được gọi là bậc Tuệ Kiến (diṭṭhippatto). Một lối viết khác nữa là diṭṭhitāpatto; nghĩa là vị ấy đã chứng đạt diệt tận nhờ chánh kiến được gọi là ‘thấy rõ bốn sự thực’ - VismA 851 Be 1910).

Quyển Saddhammappakāsinī nói: ‘Phuṭṭhattā sacchikato ti kāyasakkhī ti sukkhavipassekatte sati upacārajjhānaphassassa rūparūpajjhānalābhitte sati rūparūpajjhānaphassassa phuṭṭhattā nibbānaṁ sacchikato ti kāyasakkhī ti nāma. Kāyena vuttappakāre jhānaphasse ca nibbāna ca sakkhī ti vuttaṁ hoti. ‘Diṭṭhippatto’ ti diṭṭhattā patto ti sotāpattimaggakkhaṇe sampayuttena paññindriyena nibbānassa diṭṭhattā paccha sotāpattiphalādivasena nibbānaṁ patto ti diṭṭhippatto. Paññindriyasankhātāya diṭṭhiyā nibbānaṁ patto ti vuttaṁ hoti’. (‘Phuṭṭhattā sacchikato ti kāyasakkhī: được gọi là ‘bậc thân chứng vì vị ấy đã thực chứng nibbana vì tiếp xúc (thể nghiệm) với cận thiền (access jhana) trong trường hợp người chỉ quán thực tánh (sukkha vipassaka: bare/dry insight worker) đọc chú thích ở Luận V đ. 26; đọc Vism XXI đ. 112 và XXIII đ. 18), hay vì tiếp xúc (thể nghiệm) với jhana sắc thể hay vô sắc thể trong trường hợp người chứng đạt jhana sắc thể hay vô sắc thể, sau khi đã được tiếp xúc (được thể nghiệm-phuṭṭhattā); ở đây ngụ ý vị ấy thực chứng bằng thân trong cả hai trường hợp tiếp xúc với jhana (thể nghiệm) và nibbana:’Diṭṭhippatto: vị ấy đã chứng đạt vì nó đã được thấy rõ. Vì nibbana sau khi đã được thấy rõ nhờ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ được kết hợp vào khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, vị ấy sau đó chứng nibbana nhờ quả nhập giòng, như thế vị ấy đã chứng tuệ kiến (chứ không phải đạt tới tuệ kiến); ở đây ngụ ý vị ấy chứng nghiệm nibbana nhờ tuệ kiến gọi là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ- PsA 396).

[5]Bản của PTS viết là phassitā vā phassanti vā phassissanti vā (đã thể nghiệm...) nhưng bản của Miến Điện ghi passitā vā... (đã thấy rõ...).

[6]Cf. đđ 55f. của Luận Thuyết V này.

[7]Cf. đ. 61.

[8]Cf. đ. 64.

[9]Cf. đ. 65.

[10]Bản của PTS viếtsabbe sankhārā anattato, nhưng bản của Miến Điện ghi sabbe dhammā anattato (đọc Luận I đ. 220 và Dh 279). Đọc Như Nhiên, Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp, trang 115, có giải thích tại sao chữ dhammā được dùng thay cho chữ sankhārā.

[11]Nên đọc là... nimittato paṇidhiyā muccatī ti... ở quyển II của PTS, trang 60, 1. 6

[12]Thiếu câu Ayaṁ appaṇihito vimokkho trong quyển của PTS.

VI- LUẬN VỀ CÕI TÁI SANH TỚI

«Gatikathā »

 1. [72] (i) Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện [1]của nó liên kết với trí ?

(ii) Trong trường hợp khattiyas*giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?

*Tất cả vua chúa, tù trưởng bộ lạc đều là khattiyas, những người thuộc giai cấp cao nhất của Ấn Độ thời bấy giờ. Đọc Như Nhiên, Phân Tích, chú thích số 68, chương 17, trang 531.

(iii) Trong trường hợp chư thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?

(iv) Trong trường hợp chư thiên cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?

(i) Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.

(ii) Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.

(iii) Trong trường hợp chư thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.

(iv) Trong trường hợp chư thiên cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.

2. Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân nào tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?

Vào khoảnh khắc thúc đẩy*[2]của việc làm thiện [của kiếp trước], ba nhân thiện là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với những nhân thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra. [3]Vào khoảnh khắc quyến luyến [ngay trước khi chết], [4]hai nhân [đó là tham và si] bất thiện, là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với những nhân bất thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra. Vào khoảnh khắc kết sanh thức [trong kiếp đời mới] ba nhân bất định tính [5]là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với tâm thức-vật thể làm điều kiện nên có thức và vì có thức làm điều kiện nên có tâm thức-vật thể’ được nói ra.2*

*thúc đẩy (javana): nđ ‘tốc hành’. Là một chức năng của tâm, nó thích hợp với giai đoạn của tiến trình nhận thức theo sau ngay tức thì giai đoạn xác định [đó là trong tiến trình ngũ môn. Trong tiến trình ý môn, giai đoạn javana theo sau tâm hướng về ý môn] và gồm có một loạt (thường là 7 tâm cùng loại) diễn ra thật nhanh «tốc hành»trên đối tượng để tìm hiểu nó. Về mặt đạo đức, giai đoạn javana quan trọng vì ở giai đoạn này, các tâm thiện hay bất thiện phát sanh ở những ai không phải là Arahant (với Arahant, giai đoạn javana này có tính bất định). Cũng như C. A. F. Rhys Davids, Bhikkhu Bodhi đề nghị để nguyên chữ javana không dịch. Đọc Bhikkhu Bodhi, A Comprehensive Manual of Abhidhamma, BPS, [Kandy 1993] đoạn (12) trang 124, chú thích 8, 9 trang 372, trang 389. Chữ ‘tiến trình’ (vīthi: nđ ‘lộ trình’) được dịch theo Bhikkhu Bodhi, sđd, đ. 4 trang 151.

2*tena vuccati - nāmarūpapaccayā pi viññāṇaṁ viññāṇapaccayā pi nāmarūpaṁ. Đọc chú thích số 6 ở đoạn 17 sắp tới.

3. Vào lúc tiếp nối tái sanh, năm tập hợp là những điều kiện cùng hiện hữu, [73] điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, bốn yếu tố chínhlà những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, ba yếu tố tạo mạng sống [một kiếp đời, nhiệt, thức 5a] là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, tâm thức và vật thể là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.

Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, mười bốn điều kiện này*là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.2*

*mười bốn điều kiện (cuddasa dhammā) này là: 5 tập hợp + 4 yếu tố chính + 3 yếu tố tạo mạng sống + (1) tâm thức + (1) vật thể = 14.

2* điều kiện không kết hợp (vippayuttapaccayā)

4. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, bốn tập hợp tâm là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, năm năng lực gây ảnh hưởng [của tín, tấn...] là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, ba nhân là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, tâm*và thức là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp.

*tâm [nāma]: dịch theo Nyanatiloka Thera, Buddhist Dictionary, trang 103.

Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, mười bốn điều kiện*này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp.2*

*mười bốn điều kiện (cuddasa dhammā) này là: 4 tập hợp tâm + 5 năng lực gây ảnh hưởng + 3 nhân + (1) tâm thức + (1) vật thể = 14.

2* điều kiện kết hợp (sampayuttapaccayā)

5. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, hai mươi tám điều kiện này*là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.2*

*14 điều kiện ở đ. 3 + 14 điều kiện ở đ. 4 = 28.

2*Khi cộng thành 28 điều kiện (aṭṭhavīsati dhammā), 14 điều kiện kết hợp (sampayuttapaccayā) nói ở đ. 4 + 14 điều kiện không kết hợp (vippayuttapaccayā) ở đ. 3 = 28 điều kiện không kết hợp.

6. Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí trong tám nhân này.

7-10. (ii) Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân nào tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí?

Vào khoảnh khắc thúc đẩy... [lập lại các đoạn 2-5]. [74]

11. Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí trong tám nhân này.

12-15. (iii) Trong trường hợp chư thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân nào... [lập lại các đoạn 2-5].

16. Trong trường hợp chư thiên cõi sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí trong tám nhân này.

17. (iv) Trong trường hợp chư thiên cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong tám nhân nào tái sanh có điều kiện của nó liên kết với trí? [75]

Vào khoảnh khắc thúc đẩy... [lập lại đ. 2 cho đến]... vì thế câu ‘với tâm làm điều kiện nên có thức và vì có thức làm điều kiện nên có tâm’ được nói ra.[6]

18. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, bốn tập hợp tâm ... [lập lại đoạn 4 cho đến]... điều kiện kết hợp.

19. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, mười bốn điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp.6

20. Trong trường hợp chư thiên cõi vô sắc giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong tám nhân liên kết với trí.

21. (i) Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí ?

(ii) Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong bao nhiêu nhân, tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí?

(i) Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong sáu nhân không liên kết với trí.

(ii) Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó trong sáu nhân [76] không liên kết với trí.[7]

22. (i) Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong sáu nhân nào, tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí ?

Vào khoảnh khắc thúc đẩy của việc làm thiện [của kiếp trước], hai nhân thiện là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với những nhân thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra. Vào khoảnh khắc quyến luyến [ngay trước khi chết], hai nhân [đó là tham và si] bất thiện, là những điều kiện cùng hiện hữu để chủ ý được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu‘với những nhân bất thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói ra. Vào khoảnh khắc kết sanh thức [trong kiếp đời mới] hai nhân bất định tính là những điều kiện cùng hiện hữu cho để chủ được tạo ra ở khoảnh khắc đó; vì thế câu ‘với tâm thức-vật thể làm điều kiện nên có thức và vì có thức làm điều kiện nên có tâm thức-vật thể’ mới được nói ra.

23. Vào lúc tiếp nối tái sanh, năm tập hợp... [lập lại đ. 3]

Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, mười bốn điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp. [8]

24. Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, bốn tập hợp [9]là những điều kiện cùng hiện hữu, ... Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, bốn năng lực gây ảnh hưởng [bỏ năng lực gây ảnh hưởng của tuệ] là những điều kiện cùng hiện hữu, ... Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, hai nhân [đó là không tham, không sân] là những điều kiện cùng hiện hữu,... Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, tâm*và thức là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp.

Vào khoảnh khắc tiếp nối tái sanh, mười hai điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện kết hợp. [77]

25. Vào khoảnh khắc kết sanh, hai mươi sáu*điều kiện này là những điều kiện cùng hiện hữu, điều kiện hỗ tương, điều kiện phụ thuộc và điều kiện không kết hợp.

*14 (ở đ. 23) + 12 (ở đ. 24) = 26.

26. Trong trường hợp sanh vào cảnh giới may mắn, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí trong sáu nhân này.

27-30. (ii) Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], trong sáu nhân nào, tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí?

Vào khoảnh khắc thúc đẩy... [lập lại các đoạn 22-25].

31. Trong trường hợp khattiyas giầu có, brahmans giầu có, cư sĩ giầu có, chư thiên cõi dục giới, [ở khoảnh khắc tiếp nối tái sanh], tái sanh có điều kiện của nó không liên kết với trí trong sáu nhân này.

CHẤM DỨT PHẦN LUẬN THUYẾT VỀ CÕI TÁI SANH TỚI


[1]Về cấu trúc văn phạm của ‘katīnaṁ hetūnaṁ paccaya upapatti hoti ’ so sánh với Ps i 52. ‘Cảnh giới may mắn’ có nghĩa là được tái sanh làm người hay chư thiên. <Đọc PsA 639 bản của PTS>

[2]Về chữ ‘thúc đẩy’, đọc The Path of Purification (Con Đường Thanh Lọc), trang 23 «chương I đ. 58»và so với Luận I đ. 391.

[3]Ba nhân thiện là không tham, không sân, không si. ‘Với những nhân thiện làm điều kiện nên có hành vi tạo quả’ được nói theo phương thức của Duyên Khởi trong một sát na tâm duy nhất (đọc Vbh 142). Hành vi tạo quả ở hình thức số nhiều [thay vì số ít như trong Vibhaṅga] vì tất cả các tâm phụ tùy [kể cả nhận thức và cảm nghiệm] đều được bao gồm trong tập hợp tạo lập tâm trạng (PsA 403 Se).

[4]‘Khoảnh khắc quyến luyến’ là khi nghiệp sắp sửa chín mùi bằng cách cho kiết sanh thức trong kiếp tới xuất hiện hoặc tạo ra hay làm cho hình tượng của cõi sanh tới xuất hiện (đọc Vism XVII đ. 136f. 278) và khiến [tâm] quyến luyến. ‘Quyến luyến’ là ham muốn, khát vọng. Vì lúc gần chết, người ấy còn quyến luyến đến ngọn lửa của địa ngục Avīci vì bị si mê làm cho tâm không ổn định, nên cần phải nói gì đến các cõi sanh tới khác? (đọc PsA 403 Se)

[5]Ba nhân bất định tính là không tham, không sân, không si. <5a - Mahānāma>

[6]Chư Thiên ở cõi này không có sắc tính (cõi vô sắc) nên trong ấn bản của PTS trang 75, 11. 8 và 9 nên viết là: ‘tena vuccati - nāmapaccayā pi viññāṇaṁ viññāṇapaccayā pi nāmaṁ’ (đọc PsA 405 Se). «Bản của Be cũng nên sửa cho đúng như thế». Cũng vì thế, đoạn kết luận này chỉ có 14 điều kiện thay vì 28.

[7]Vì tái sanh ở cõi sắc giới và vô sắc giới chỉ xảy ra với kết sanh ba nhân, nên các cõi này không được đề cập ở đây (PsA 405 Se). Hệ quả từ đó là đoạn 11.23-5 và 32-34 (Rūpāvacarānaṁ...) trang 75 ấn bản của PTS phải bị bỏ đi (như bản Miến Điện đã làm) và điều này phù hợp với đoạn kết của Luận thuyết này. Tương tự như thế, bỏ luôn đoạn 11 1-3 (Rūpāvacarānaṁ...) trang 76 bản của PTS.

[8]Nissayapaccayā honti’ đã bị bỏ đi ở 1. 25 trang 76 ấn bản của PTS.

[9]Đoạn 1. 26 trang 76, bản PTS  viết khandhā thay cho dhammā.

VII- LUẬN VỀ HÀNH VI

«Kammakathā »

1. [78] Đã có hành vi, đã có quả do hành vi tạo; đã có hành vi, đã không có quả do hành vi tạo.

Đã có hành vi, hiện có quả do hành vi tạo; đã có hành vi, hiện không có quả do hành vi tạo.

Đã có hành vi, sẽ có quả do hành vi tạo; đã có hành vi, sẽ không có quả do hành vi tạo.

Có hành vi, có quả do hành vi tạo; có hành vi, không có quả do hành vi tạo.

Có hành vi, sẽ có quả do hành vi tạo; có hành vi, sẽ không có quả do hành vi tạo.

Sẽ có hành vi, sẽ có quả do hành vi tạo; sẽ có hành vi, sẽ không có quả do hành vi tạo.

2. Đã có hành vi thiện, đã có quả do hành vi thiện tạo; đã có hành vi thiện, đã không có quả do hành vi thiện tạo.

Đã có... [và cứ thế như ở đ. 1, nhưng thêm chữ thiệnquả do hành vi thiện tạo trong từng trường hợp của 6 trường hợp].

3. Đã có hành vi bất thiện, đã có quả do hành vi thiện tạo; đã có hành vi bất thiện, đã không có quả do hành vi bất thiện tạo.

Đã có... [và cứ thế như ở đ. 1, nhưng thêm chữ bất thiệnquả do hành vi bất thiện tạo trong từng trường hợp của 6 trường hợp].

4. Đã có hành vi đáng quở trách...

5. Đã có hành vi không thể quở trách...

6. Đã có hành vi đen tối...

7. Đã có hành vi trong sáng...

8. Đã có hành vi tạo hạnh phúc...

9. Đã có hành vi tạo khổ đau...

10. Đã có hành vi đem lại hạnh phúc...

11. Đã có hành vi đem lại khổ đau...

Sẽ có hành vi đem lại khổ đau, sẽ có quả do hành vi đem lại khổ đau tạo; sẽ có hành vi đem lại khổ đau, sẽ không có quả do hành vi đem lại khổ đau tạo. 

LUẬN THUYẾT VỀ HÀNH VI.

VIII- LUẬN VỀ ĐIÊN ĐẢO

«Vipallāsakathā»

Nguồn gốc Kinh đã nêu

1. [80] Này các tỳ kheo, có bốn điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm. Bốn gì? Này các tỳ kheo, [coi] cái vô thường là trường tồn đó là điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm. [Coi] cái khổ não là vui sướng đó là điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm. [Coi] cái không phải là ngã* là ngã đó là điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm. [Coi] cái xấu xa là đẹp đó là điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm. Này các tỳ kheo, đây là bốn điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm.

* Cf. Vinaya i, 100.

Này các tỳ kheo, có bốn không điên đảo về nhận thức, không điên đảo về tâm, không điên đảo về quan điểm. Bốn loại nào? Này các tỳ kheo, [coi] cái vô thường là vô thường đó là không điên đảo về nhận thức, không điên đảo về tâm, không điên đảo về quan điểm. [Coi] cái khổ não là khổ não đó là không điên đảo về nhận thức, không điên đảo về tâm, không điên đảo về quan điểm. [Coi] cái không phải là ngã là không phải là ngã đó là không điên đảo về nhận thức, không điên đảo về tâm, không điên đảo về quan điểm. [Coi] cái xấu xa là xấu xa đó là không điên đảo về nhận thức, không điên đảo về tâm, không điên đảo về quan điểm. Này các tỳ kheo, đây là bốn không điên đảo về nhận thức, không điên đảo về tâm, không điên đảo về quan điểm.

‘Chúng sanh chỉ nhận định sai
Với tâm bị phỉnh lừa và nhận định lệch lạc
‘Coi biến đổi không ngừng là trường tồn
Coi khổ đau là hạnh phúc, coi ngã là
cái không phải là ngã, coi cao đẹp ở cái ô uế, [81]--
Những người như thế phiêu lưu trên đường nhận thức điên đảo
Là sản phẩm của tâm cuồng điên, bệnh hoạn
Nô lệ cho Māra, không thoát khỏi trói buộc,
Chúng sanh bị sanh tử luân hồi.
Nhưng khi chư Phật, phóng hào quang
Xuất hiện trên đời, truyền Chánh Pháp,
để lắng dịu khổ đau. Nghe chư Phật giảng,
chúng sanh sáng suốt, tâm trí phục hồi và thấy
vô thường đúng là vô thường, thấy khổ đau
đúng là khổ đau, thấy cái không phải là ngã đúng là không phải là ngã, coi cái ô uế đúng là ô uế.
Nhờ chánh kiến như vậy nên họ vượt mọi khổ đau. (A ii 52)*

* dịch theo F. L. Woodward, Gradual Sayings II [PTS, 1995], trang 61.

2. Trong người thành tựu [chánh] kiến [vì là bậc nhập giòng], bốn điên đảo này bị từ bỏ hay không bị từ bỏ?

Có cái bị từ bỏ, có cái không bị từ bỏ. Điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm [coi] cái vô thường cho là trường tồn trong vị ấy bị từ bỏ. Nhận thức [coi] cái khổ não cho là vui sướng khởi lên, tâm cũng khởi lên, nhưng trong vị ấy điên đảo về quan điểm như thế bị từ bỏ. Điên đảo về nhận thức, điên đảo về tâm, điên đảo về quan điểm [coi] cái không phải là ngã cho là ngã trong vị ấy bị từ bỏ. Nhận thức [coi] cái xấu xa cho là đẹp khởi lên, tâm cũng khởi lên, nhưng trong vị ấy điên đảo về quan điểm như thế bị từ bỏ.

3. Trong hai trường hợp [thứ nhất và thứ ba] sáu điên đảo bị từ bỏ. Trong hai trường hợp [thứ hai và thứ bốn] hai điên đảo bị từ bỏ và bốn điên đảo không bị từ bỏ. Trong [cả] bốn trường hợp tám điên đảo bị từ bỏ và bốn điên đảo không bị từ bỏ.[1]

CHẤM DỨT LUẬN VỀ ĐIÊN ĐẢO


[1]Lúc đầu, bốn điên đảo được kể vào bốn (trường hợp) đó là coi vô thường là thường, coi khổ là sướng, coi không phải là ngã là ngã, coi ô uế là cao đẹp. Ở đây, đoạn cuối các điên đảo được kể là ba, đó là nhận thức điên đảo, tâm điên đảo, quan điểm điên đảo; như vậy cả thẩy là ‘mười hai’ (‘tám’ và ‘bốn’) trong bốn ‘trường hợp’ trên.

IX- LUẬN VỀ CÁC ĐẠO LỘ

«Maggakathā »

1. [82] Đạo lộ: Đạo lộ theo nghĩa nào?

Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ nhận thức sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, để chấm dứt nhiễm lậu, để thanh lọc bước đầu hiểu rõ [sự thực], để quyết tâm, để giữ tâm trong sạch, để chứng đạt ưu việt, để hiểu sâu hơn, để chứng ngộ đồng thời sự thực, và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ ý nghĩ sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu,... và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt;

Chánh ngữ theo nghĩa gìn giữ lời nói là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ lời nói sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, ... [83]

Chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ hành động sai lạc,...

Chánh mạng theo nghĩa giữ trong sạch là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ lối sống sai lạc,...

Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ nỗ lực sai lạc,...

Chánh niệm theo nghĩa thiết lập là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ quán niệm sai lạc,...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ định tâm sai lạc, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, để chấm dứt nhiễm lậu, để thanh lọc bước đầu hiểu rõ [sự thực], để quyết tâm, để giữ tâm trong sạch, để chứng đạt ưu việt, để hiểu sâu hơn, để chứng ngộ đồng thời sự thực, và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.

2. Ở khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ...

...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ kết buộc thô của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại và những khuynh hướng ngủ ngầm của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, ... và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.

3. Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ...

...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm [84] là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ kết buộc tàn dư của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại và những khuynh hướng tàn dư ngủ ngầm của khoái lạc giác quan và sự đối kháng lại, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, ... và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.

4. Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ...

...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm là đạo lộ và nguyên nhân để từ bỏ khao khát [làm sanh linh] cõi sắc giới, từ bỏ khao khát [làm sanh linh] cõi vô sắc giới, từ bỏ ngã mạn (kiêu mạn), từ bỏ dao động, từ bỏ vô minh, từ bỏ khuynh hướng ngã mạn (kiêu mạn) ngủ ngầm, từ bỏ khuynh hướng khao khát hiện hữu ngủ ngầm, từ bỏ khuynh hướng vô minh ngủ ngầm, là đạo lộ và nguyên nhân để củng cố các trạng thái cùng hiện hữu, để chấm dứt nhiễm lậu, để thanh lọc bước đầu hiểu rõ [sự thực], để quyết tâm, để giữ tâm trong sạch, để chứng đạt ưu việt, để hiểu sâu hơn, để chứng ngộ đồng thời sự thực, và là đạo lộ và nguyên nhân cho nền tảng của đoạn diệt.

5. Đạo lộ của thấy rõ là chánh kiến, đạo lộ của hướng tâm trụ vào là chánh tư duy, đạo lộ của giữ gìn lời nói là chánh ngữ, đạo lộ của sanh khởi là chánh hành, đạo lộ của trong sạch là chánh mạng, đạo lộ của nỗ lực là chánh tinh tấn, đạo lộ của thiết lập là chánh niệm, đạo lộ của không phân tâm là chánh định.

Đạo lộ của thiết lập là yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, đạo lộ của tìm hiểu là yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật, đạo lộ của nỗ lực là yếu tố tạo thành giác ngộ của chánh tinh tấn, đạo lộ của thấm nhuần (chan hòa) là yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ, đạo lộ của an tịnh là yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng, đạo lộ của không phân tâm là yếu tố tạo thành giác ngộ của định, đạo lộ của tư duy là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.

Đạo lộ không lay chuyển vì không tin là tín lực, đạo lộ không lay chuyển vì lười biếng là tấn lực, đạo lộ không lay chuyển vì sao lãng là niệm lực, đạo lộ không lay chuyển vì dao động là định lực, đạo lộ không lay chuyển vì vô minh là tuệ lực.

Đạo lộ của cả quyết là năng lực gây ảnh hưởng của tín, đạo lộ của nỗ lực là năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn, đạo lộ của thiết lập [85] là năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm, đạo lộ của không phân tâm là năng lực gây ảnh hưởng của định, đạo lộ của thấy rõ là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Các năng lực gây ảnh hưởng là đạo lộ theo nghĩa ưu thắng, các lực là đạo lộ theo nghĩa không lay chuyển, các yếu tố tạo thành giác ngộ là đạo lộ theo nghĩa lối thoát, các yếu tố của đạo lộ là đạo lộ theo nghĩa nhân,[1] nền tảng của quán niệm là đạo lộ theo nghĩa thiết lập, các nỗ lực chân chánh là đạo lộ theo nghĩa tinh tấn, các nền tảng của thần thông là đạo lộ theo nghĩa thành tựu, các sự thực là đạo lộ theo nghĩa chân như (thực tại).

Tĩnh lặng* là đạo lộ theo nghĩa không phân tâm, quán thực tánh là đạo lộ theo nghĩa quán tưởng, tĩnh lặng và quán thực tánh là đạo lộ theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, sóng đôi là đạo lộ theo nghĩa không vượt quá nhau.

Thanh lọc giới là đạo lộ theo nghĩa chế ngự, thanh lọc tâm là đạo lộ theo nghĩa không phân tâm, thanh lọc quan điểm là đạo lộ theo nghĩa thấy rõ, giải thoát là đạo lộ theo nghĩa tự tại, minh trí là đạo lộ theo nghĩa hiểu rõ, tiêu dao là đạo lộ theo nghĩa dứt bỏ, trí về hoại diệt là đạo lộ theo nghĩa cắt đứt.

Theo nghĩa lấy nguồn gốc làm nền tảng, ước muốn là đạo lộ; theo nghĩa nguồn sanh khởi, chú ý suy xét là đạo lộ; theo nghĩa tổng hợp, xúc là đạo lộ; theo nghĩa nơi gặp gỡ, cảm nghiệm là đạo lộ; theo nghĩa trước tiên, định là đạo lộ; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm là đạo lộ; theo nghĩa cao cả nhất, tuệ là đạo lộ; theo nghĩa cốt lõi, tiêu dao là đạo lộ; theo nghĩa chấm dứt, nibbana xuất khởi từ không còn sanh tử là đạo lộ.

LUẬN VỀ CÁC ĐẠO LỘ.


[1]Bản của Miến Điện viết là hetuṭṭhena maggangā maggo.

X- LUẬN VỀ TINH HOA ĐỂ UỐNG

«Maṇḍapeyyakathā »

1. [86] Này các tỳ kheo, đời sống phạm hạnh này là phần tinh hoa để uống khi có mặt Đạo Sư. (S ii 29)

2. Có ba loại tinh hoa để uống khi có mặt Đạo Sư: tinh hoa của thuyết giảng, tinh hoa của người thu nhận và tinh hoa của đời phạm hạnh.

3. Tinh hoa của thuyết giảng*là gì?

Là lời tuyên bố, lời giảng, tuyên thuyết, thiết lập, khai mở, giải thích, diễn giải bốn sự thực cao cả; lời tuyên bố, lời giảng, tuyên thuyết, thiết lập, khai mở, giải thích, diễn giải bốn nền tảng của quán niệm; ... bốn chánh tinh tấn, ... bốn nền tảng của thần thông, ... năm năng lực gây ảnh hưởng, ... năm lực, ... bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ; tám thánh đạo. Đây là tinh hoa của thuyết giảng.

*desanāmaṇḍa

4. Tinh hoa của người thu nhận *là gì?

Là các tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, chư thiên, loài người, và bất kỳ ai khác hiểu [về sự thực]. Đây là tinh hoa của người thu nhận.

* (paṭiggahamaṇḍa): là các đệ tử có khả năng hiểu được lời giảng. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha I, Wisdom Publications [Boston, 2000], chú thích số 64, trang 745.

5. Tinh hoa của đời Phạm Hạnh là gì?

Là tám thánh đạo này, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đây là tinh hoa của đời Phạm Hạnh.

* brahmacariyamaṇḍa.

6. Cả quyết là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tín, không tin là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của không tin, vị ấy uống tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tín, như vậy là phần tinh hoa để uống. Nỗ lực là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tấn, lười biếng là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của lười biếng, vị ấy uống tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tấn, như vậy là phần tinh hoa để uống. Thiết lập là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm, xao lãng là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của xao lãng, vị ấy uống tinh hoa của thiết lập trong năng lực gây ảnh hưởng của niệm, như vậy là phần tinh hoa để uống. Không phân tâm là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của định, dao động là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của dao động, vị ấy uống tinh hoa của không phân tâm trong năng lực gây ảnh hưởng của định, như vậy là phần tinh hoa để uống. Thấy rõ là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, vô minh là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của vô minh, vị ấy uống tinh hoa của thấy rõ trong năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, như vậy là phần tinh hoa để uống.

Tính không lay chuyển vì không tin là tinh hoa của tín lực, không tin là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của không tin, vị ấy uống tinh hoa của tính không lay chuyển vì không tin, như vậy là phần tinh hoa để uống. Tính không lay chuyển vì lười biếng là tinh hoa của tấn lực, lười biếng là cặn bã... Tính không lay chuyển vì xao lãng là tinh hoa của niệm lực, xao lãng là cặn bã... Tính không lay chuyển vì dao động là tinh hoa của định lực, dao động là cặn bã... Tính không lay chuyển vì vô minh là tinh hoa của tuệ lực, vô minh là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của vô minh, vị ấy uống tinh hoa của tính không lay chuyển vì vô minh trong tuệ lực, như vậy là phần tinh hoa để uống.

Thiết lập là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, xao lãng là cặn bã; sau khi gạn bỏ cặn bã của xao lãng, vị ấy uống tinh hoa của thiết lập trong yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, như vậy là phần tinh hoa để uống. Tìm hiểu sự thật là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật, vô minh là cặn bã;... Nỗ lực là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tấn, lười biếng là cặn bã... Chan hòa là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ, cơn sốt nhiễm lậu*là cặn bã... An tịnh là tinh hoa [88] của yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng, kích động của đòi hỏi sinh lý 2*là cặn bã... Không phân tâm là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của định, dao động là cặn bã... Tư duy là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản, không tư duy là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của không tư duy, vị ấy uống tinh hoa của tư duy trong yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản, như vậy là phần tinh hoa để uống.

*pariḷāha [= kilesa]: cơn sốt nhiễm lậu. Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical Terms, BPS, [Kandy, 1994] trang 7. Theo chú giải MA :pariḷāha là cơn sốt của các nhiễm lậu và hậu quả do chúng tạo nên. Đọc Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi,The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom [Boston, 1995], chú thích 44, trang 1172.

2*duṭṭhulla.

Thấy rõ là tinh hoa của chánh kiến, nhận thức sai lạc là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của nhận thức sai lạc, vị ấy uống tinh hoa của thấy rõ trong chánh kiến, như vậy là phần tinh hoa để uống. Hướng tâm trụ vào là tinh hoa của chánh tư duy, tư duy sai lạc là cặn bã; ... Giữ gìn lời nói là tinh hoa của chánh ngữ, nói sai lạc là cặn bã; ... Nguồn sanh khởi là tinh hoa của chánh hành, hành sai lạc là cặn bã; ... Giữ trong sạch là tinh hoa của chánh mạng, kiếm sống bất chánh là cặn bã; ... Nỗ lực là tinh hoa của chánh tinh tấn, nỗ lực sai lạc là cặn bã;... Thiết lập là tinh hoa của chánh niệm, quán niệm sai lạc là cặn bã;... Không phân tâm là tinh hoa của chánh định, định tâm sai lạc là cặn bã, sau khi gạn bỏ cặn bã của định tâm sai lạc, vị ấy uống tinh hoa của không phân tâm trong chánh định, như vậy là phần tinh hoa để uống.

7. Có tinh hoa, có thức để uống, có cặn bã.

Cả quyết là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tín, không tin là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy [1]nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Nỗ lực là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn, lười biếng là cặn bã; bất cứ [89] tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Thiết lập là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm, xao lãng là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Không phân tâm là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của định, dao động là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy của ý niệm nào trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Thấy rõ là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, vô minh là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm nào trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống.

Tính không lay chuyển vì không tin là tinh hoa của tín lực, không tin là cặn bã; bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống. Tính không lay chuyển vì lười biếng là tinh hoa của tấn lực, lười biếng là cặn bã... Tính không lay chuyển vì xao lãng là tinh hoa của niệm lực, xao lãng là cặn bã... Tính không lay chuyển vì dao động là tinh hoa của định lực, dao động là cặn bã... Tính không lay chuyển vì vô minh là tinh hoa của tuệ lực, vô minh là cặn bã, bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống.

Thiết lập là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, xao lãng là cặn bã; ... [và cứ thế với bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ và các yếu tố đối nghịch của chúng cho đến] ... Tư duy là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản, không tư duy là cặn bã, bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống.

Thấy rõ là tinh hoa của chánh kiến, nhận thức sai lạc là cặn bã; ... [và cứ thế với tám chi ngành thánh đạo cho đến] ... [90] Không phân tâm là tinh hoa của chánh định, định tâm sai lạc là cặn bã, bất cứ tinh túy (hương vị) nào của nghĩa trong đó, bất cứ tinh túy nào của ý niệm trong đó, bất cứ tinh túy nào của tiêu dao trong đó là thức để uống.

8. Thấy rõ là tinh hoa của chánh kiến, hướng tâm trụ vào là tinh hoa của chánh tư duy, giữ gìn lời nói là tinh hoa của chánh ngữ, nguồn sanh khởi là tinh hoa của chánh hành, làm cho sạch là tinh hoa của chánh mạng, nỗ lực là tinh hoa của chánh tinh tấn, thiết lập là tinh hoa của chánh niệm, không phân tâm là tinh hoa của chánh định.

Thiết lập là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, tìm hiểu là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật; chan hòa là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ, an tịnh là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng, không phân tâm là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của định, tư duy là tinh hoa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.

Tính không lay chuyển vì không tin là tinh hoa của tín lực, tính không lay chuyển vì lười biếng là tinh hoa của tấn lực, tính không lay chuyển vì xao lãng là tinh hoa của niệm lực, tính không lay chuyển vì dao động là tinh hoa của định lực, tính không lay chuyển vì vô minh là tinh hoa của tuệ lực.

Cả quyết là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tín; nỗ lực là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tấn; thiết lập là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm, không phân tâm là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của định, thấy rõ là tinh hoa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Theo nghĩa ưu thắng, các năng lực gây ảnh hưởng là tinh hoa; theo tính không lay chuyển, các lực là tinh hoa; theo nghĩa lối thoát, các yếu tố tạo thành giác ngộ là tinh hoa; theo nghĩa nguyên nhân, đạo lộ là tinh hoa; theo nghĩa thiết lập, các nền tảng của quán niệm là tinh hoa, theo nghĩa nỗ lực, các chánh tinh tấn là tinh hoa; theo nghĩa thành công, nền tảng của thành tựu là tinh hoa; theo nghĩa chân như (thực tại), các Sự Thực là tinh hoa. [2]

Theo nghĩa không phân tâm, tĩnh lặng là tinh hoa, theo nghĩa quán tưởng, quán thực tánh là tinh hoa. Theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, tĩnh lặng và quán thực tánh là tinh hoa. Theo nghĩa không vượt quá nhau, sóng đôi là tinh hoa.

Theo nghĩa thu thúc, thanh lọc giới là tinh hoa, theo nghĩa không tán loạn, thanh lọc tâm là tinh hoa; theo nghĩa thấy rõ, thanh lọc quan điểm là tinh hoa; [91] theo nghĩa tự tại, giải thoát là tinh hoa; theo nghĩa hiểu rõ, trí sáng suốt là tinh hoa; theo nghĩa dứt bỏ, tiêu dao là tinh hoa; theo nghĩa cắt đứt, trí về hoại diệt là tinh hoa.

Theo nghĩa lấy nguồn gốc làm nền tảng, ước muốn là tinh hoa; theo nghĩa nguồn sanh khởi, chú ý suy xét là tinh hoa; theo nghĩa phối hợp, xúc là tinh hoa; theo nghĩa nơi gặp gỡ, cảm nghiệm là tinh hoa; theo nghĩa trước tiên, định là tinh hoa; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm là tinh hoa; theo nghĩa cao cả nhất, tuệ là tinh hoa; theo nghĩa cốt lõi, tiêu dao là tinh hoa; theo nghĩa chấm dứt, nibbana xuất khởi từ không còn sanh tử là tinh hoa.

LUẬN VỀ TINH HOA ĐỂ UỐNG.

PHẦN THUẬT KỂ

CHẤM DỨT PHẦN THỨ NHẤT



Đây là mục lục của phần thứ nhất:
Trí, quan điểm, hơi thở và năng lực gây ảnh hưởng,
Rồi đến giải thoát là thứ năm,
Kế là cảnh giới tái sanh tới, hành vi và các điên đảo,
Các Đạo lộ, ‘tinh hoa để uống’: là mười.


[1]<đọc Phần Giới Thiệu nói đến rasavimuttirasa>

[2]Viết là iddhipādā maṇḍo, tathaṭṭhena saccā maṇḍo, avikkhepaṭṭhena.

XI- LUẬN VỀ SÓNG ĐÔI

«Yuganandhakathā»

*yuganandha: nđ cột lại thành cặp

1. [92] ‘Như vầy tôi nghe. Có một dạo, tôn giả Ānanda lưu trú ở Kosambi trong vườn Ghosita. Ở đấy, tôn giả nói với các tỳ kheo như vầy: ‘Này các đạo hữu tỳ kheo’ - Các tỳ kheo ấy trả lời: ‘Vâng, thưa đạo hữu’. Tôn giả Ānanda nói:

‘Này các đạo hữu tỳ kheo, bất cứ tỳ kheo hay tỳ kheo ni nào tuyên bố trước mặt tôi là đã chứng quả Arahant, sự chứng quả ấy luôn luôn nhờ bốn con đường hay nhờ vào một trong bốn con đường ấy. Bốn con đường nào?

‘Ở đây vị tỳ kheo tu quán thực tánh có thiền tĩnh lặng đi trước.*Làm như thế, con đường 2*mở ra trong vị ấy. Vị ấy lập lại, tu tập và làm cho phong phú con đường ấy. Khi làm như thế, các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt.

* samathapubbaṅgamaṁ vipassanaṁ: MA giải thích phương cách này như sau: ‘Ở đây, vị tỳ kheo đạt cận định hay nhập định; đây là sự tĩnh lặng. Vị ấy quán thực tánh thấy rằng sự tĩnh lặng và các trạng thái phụ thuộc vào sự tĩnh lặng đó đều là vô thường, ...; đây là tuệ thấy thực tánh. Như vậy tĩnh lặng xảy ra trước, quán thực tánh xảy ra sau (MA 1: 112). Đọc Henepola Gunaratana, The Path of Serenity and Insight, Motilal Banarsidass Publishers [Delhi, 1994] trang 149.

2* Theo chú giải, con đường này là đạo lộ siêu thế thứ nhất. Đọc F. L. Woodward, Gradual Sayings II [PTS, 1995] chú thích 1, tr. 162.

‘Lại nữa, vị tỳ kheo tu tập thiền tĩnh lặng có quán thực tánh đi trước.*Làm như thế, con đường mở ra trong vị ấy. Vị ấy lập lại, tu tập và làm cho phong phú con đường ấy. Khi làm như thế, các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt.

*vipassanāpubbaṅgamaṁ samathaṁ:MA giải thích phương thức này như sau: ‘Ở đây, vị tỳ kheo quán thực tánh thấy rằng năm tập hợp làm đối tượng cho bám níu là vô thường... mà không thiền các loại tĩnh lặng (cận định hay nhập định) như vừa nói; đây là quán thực tánh. Với sự hoàn tất quán thực tánh ấy, sự nhất tâm lấy sự xuất ly khỏi các trạng thái xảy ra trong vị ấy làm đối tượng; đây là sự tĩnh lặng. Như vậy quán thực tánh xảy ra trước, tĩnh lặng xảy ra sau (MA 1: 113). Đọc Henepola Gunaratana, sđd, trang 149. Đọc thêm S ii 124.

‘Lại nữa, vị tỳ kheo tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi.*Làm như thế, con đường mở ra trong vị ấy. Vị ấy lập lại, tu tập và làm cho phong phú con đường ấy. Khi làm như thế, các kết buộc của vị ấy [93] bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt.

* Hiển nhiên ở đây, chữ yuganandha (sóng đôi) có nghĩa là đồng bộ (samasīsa). Chú giải cắt nghĩa là ‘ở khoảnh khắc chứng nhập vị ấy làm an tịnh các hành vi tạo quả; ở khoảnh khắc an tịnh các hành vi tạo quả, vị ấy chứng nhập. Bằng cách nào? Vị ấy chứng nhập thiền thứ nhất. Xuất khỏi thiền thứ nhất, vị ấy làm an tịnh các hành vi tạo quả và nhập thiền thứ hai. Xuất khỏi thiền thứ hai, vị ấy... cứ như thế... Đọc F. L. Woodward, Gradual Sayings II [PTS, 1995], chú thích 1, tr 163.

‘Lại nữa, vì lượng giá quá mức các thể nghiệm [hiển bầy trong lúc quán tưởng], tâm của vị tỳ kheo bị dao động. [Về sau], khi [1]tâm của vị này bên trong bình lặng trở lại, tái ổn định, phục hồi trạng thái nhất tâm và được tập trung trở lại. [2]Rồi con đường mở ra trong vị ấy. Vị ấy lập lại, tu tập và làm cho phong phú con đường ấy. Khi làm như thế, các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt.

‘Khi bất cứ tỳ kheo hay tỳ kheo ni nào tuyên bố trước mặt tôi là đã chứng quả Arahant, sự chứng quả ấy luôn luôn nhờ bốn con đường hay nhờ vào một trong bốn con đường ấy.’’ (A ii 156)

2. Vị ấy tu quán thực tánh có thiền tĩnh lặng đi trước như thế nào?

Sự hợp nhất của tâm và không tán loạn nhờ xuất ly là định. Quán thực tánh theo nghĩa quán vô thường các trạng thái được tạo nên ở trong, theo nghĩa quán khổ não các trạng thái được tạo nên ở trong, theo nghĩa quán không phải là ngã các trạng thái được tạo nên ở trong. Như thế có tĩnh lặng trước và quán thực tánh sau. Vì thế nên nói ‘Vị ấy tu quán thực tánh có thiền tĩnh lặng đi trước’.

Vị ấy tu tập: có bốn loại tu tập: tu tập theo nghĩa không có sự vượt quá giữa các trạng thái khởi lên ở trong, tu tập theo nghĩa các năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng (hương vị) duy nhất, tu tập theo nghĩa hiệu quả của nỗ lực thích đáng, tu tập theo nghĩa lập lại.

Con đường mở ra: Con đường ấy mở ra như thế nào? Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ là con đường mở ra, chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào là con đường mở ra, chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói là con đường mở ra, chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi là con đường mở ra, chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch là con đường mở ra, chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực là con đường mở ra, chánh niệm theo nghĩa thiết lập là con đường mở ra và chánh định theo nghĩa không phân tâm là con đường mở ra. Con đường ấy mở ra là như thế.

Vị ấy lập lại, tu tập và làm cho phong phú con đường ấy.

Vị ấy lập lại: Vị ấy lập lại như thế nào? Khi vị ấy chú ý, vị ấy lập lại. Khi vị ấy biết, vị ấy lập lại. Khi vị ấy thấy rõ,... quán sát,... [94] quyết tâm,... cả quyết với niềm tin,... nỗ lực tinh cần, ... thiết lập (xây dựng) quán niệm... định tâm,... Khi vị ấy hiểu bằng tuệ,... Khi vị ấy chứng biết trực tiếp điều cần được chứng biết trực tiếp,... Khi vị ấy hiểu trọn vẹn điều cần được hiểu trọn vẹn,... Khi vị ấy từ bỏ cái cần phải từ bỏ,... Khi vị ấy tu tập điều cần được tu tập,... Khi vị ấy thực chứng điều cần được thực chứng, vị ấy lập lại. Vị ấy lập lại như thế đấy.

Vị ấy tu tập: Vị ấy tu tập như thế nào? Khi vị ấy chú ý, vị ấy tu tập. Khi vị ấy biết, vị ấy tu tập... [và cứ thế như đoạn trên cho đến]... Khi vị ấy thực chứng điều cần được thực chứng, vị ấy tu tập. Vị ấy tu tập như thế đấy.

Vị ấylàm cho phong phú: Vị ấy làm cho phong phú như thế nào? Khi vị ấy chú ý, vị ấy làm cho phong phú. Khi vị ấy biết, vị ấy làm cho phong phú... [và cứ thế như đoạn trên cho đến]... Khi vị ấy thực chứng điều cần được thực chứng, vị ấy làm cho phong phú. Vị ấy làm cho phong phú như thế đấy.

Khi làm như thế, các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt. Các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt như thế nào?

Với đạo lộ nhập giòng: ba kết buộc bị từ bỏ, đó là: nhận thức [sai lạc] về bản ngã, hoài nghi, diễn giải sai lạc về giới nghi; và hai khuynh hướng ngủ ngầm, đó là: khuynh hướng về quan điểm ngủ ngầm và khuynh hướng hoài nghi ngủ ngầm bị tuyệt diệt.

Với đạo lộ trở lại một lần: hai kết buộc bị từ bỏ, đó là: kết buộc thô lậu về ham muốn ái dục và kết buộc thô lậu về đối ngại; và hai khuynh hướng ngủ ngầm, đó là: khuynh hướng thô lậu ngủ ngầm về ham muốn ái dục, khuynh hướng thô lậu về đối ngại bị tuyệt diệt.

Với đạo lộ không trở lại: hai kết buộc bị từ bỏ, đó là: kết buộc còn xót lại về ham muốn ái dục và kết buộc còn xót lại về đối ngại; [95] và hai khuynh hướng ngủ ngầm, đó là: khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại về ham muốn ái dục, khuynh hướng còn xót lại về đối ngại bị tuyệt diệt.

Với đạo lộ arahant: năm kết buộc bị từ bỏ, đó là: khao khát [làm sanh linh] cõi sắc giới, khao khát [làm sanh linh] cõi vô sắc giới, ngã mạn (kiêu mạn), dao động, vô minh; và ba khuynh hướng ngã mạn (kiêu mạn) ngủ ngầm, khuynh hướng khao khát hiện hữu ngủ ngầm, khuynh hướng vô minh ngủ ngầm bị tuyệt diệt.

Các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt như thế đấy.

3. Sự hợp nhất của tâm và không phân tâm nhờ không sân hận... [lập lại đ. 2].

4-70. ... [lập lại đ. 2 cho từng trường hợp sau: các trường hợp đối nghịch với 7 chướng ngại (I đ. 36)], 4 jhanas, 4 chứng đắc vô sắc, 10 đề mục thiền kasinas, 10 tưởng niệm, 10 loại bất tịnh và 32 hình thái quán niệm hơi thở, cho đến]...

71. Sự hợp nhất của tâm và không phân tâm nhờ thở ra quán buông bỏ là định. Quán thực tánh... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến hết].

Vị ấy tu tập quán thực tánh có thiền tĩnh lặng đi trước là như thế.

72. Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng có quán thực tánh đi trước như thế nào?

Quán thực tánh theo nghĩa quán vô thường, theo nghĩa quán khổ não, theo nghĩa quán không phải là ngã. Sự hợp nhất của tâm và không tán loạn vì những trạng thái phát sanh bên trong có buông bỏ làm đối tượng cho chúng là định. Như vậy, có tuệ quán thực tánh trước rồi có tĩnh lặng sau. Vì thế mới nói ‘Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng có quán thực tánh đi trước’.

Vị ấy tu tập:... [như ở đ. 2].

Con đường mở ra như thế nào? ...

73. Quán thực tánh theo nghĩa quán vật thể là vô thường, theo nghĩa quán vật thể là khổ não, theo nghĩa quán vật thể là không phải là ngã. Sự hợp nhất của tâm và không phân tâm vì ... [và cứ thế, lập lại đ. 72] ... [97]

74-272. ... [lập lại đ. 72 cho từng trường hợp của 201 ý niệm còn lại liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]...

273. Quán thực tánh theo nghĩa quán già và chết  là vô thường... [lập lại đ. 72].

Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng có quán thực tánh đi trước là như thế.

274. Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi như thế nào?

Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo mười sáu khía cạnh: (1) theo nghĩa đối tượng, (2) theo nghĩa lãnh vực, (3) theo nghĩa từ bỏ, (4) theo nghĩa dứt bỏ, (5) theo nghĩa ngoi lên, (6) theo nghĩa quay đi, (7) theo nghĩa yên tịnh, (8) theo nghĩa cao thượng, (9) theo nghĩa giải thoát, (10) theo nghĩa không phiền não, (11) theo nghĩa vượt qua, (12) theo nghĩa không có điều kiện để còn sanh tử, (13) theo nghĩa không ước nguyện, (14) theo nghĩa tánh không, (15) theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất, (16) theo nghĩa không vượt quá và theo nghĩa sóng đôi.

275. (1) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa đối tượng như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm đối tượng. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng có đoạn diệt làm đối tượng cho nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa đối tượng có tác dụng (hương vị) duy nhất sóng đôi nhau, và không vượt quá nhau. Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa đối tượng.’

Vị ấy tu tập: Có bốn loại tu tập: ... [lập lại như ở đ. 2].

Đó là cách vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa đối tượng.

276. (2) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa lãnh vực như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa lãnh vực có tác dụng (hương vị) duy nhất, [98] sóng đôi nhau, và không vượt quá nhau. Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa lãnh vực.’

Vị ấy tu tập: ...

277. (3) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa từ bỏ như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu liên kết với dao động và từ bỏ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu liên kết với vô minh và từ bỏ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa từ bỏ có tác dụng (hương vị) duy nhất, sóng đôi nhau, và không vượt quá nhau. Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa từ bỏ.’

Vị ấy tu tập: ...

278. (4) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa dứt bỏ như thế nào?

Khi vị ấy dứt bỏ nhiễm lậu liên kết với dao động và dứt bỏ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy dứt bỏ nhiễm lậu liên kết với vô minh và dứt bỏ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì tuệ quán thực tánh của vị ấy... có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa dứt bỏ có tác dụng (hương vị) duy nhất, sóng đôi nhau, và không vượt quá nhau. Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa dứt bỏ.’

Vị ấy tu tập: ...

279. (5) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa ngoi lên như thế nào?

Khi vị ấy ngoi lên từ nhiễm lậu liên kết với dao động và ngoi lên từ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy ngoi lên từ nhiễm lậu liên kết với vô minh và ngoi lên từ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa ngoi lên có tác dụng (hương vị) duy nhất, sóng đôi nhau, và không vượt quá nhau. Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa ngoi lên.’

Vị ấy tu tập: ...

280. (6) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa quay đi như thế nào?

Khi vị ấy quay đi từ nhiễm lậu liên kết với dao động và quay đi từ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy quay đi từ nhiễm lậu liên kết với vô minh và quay đi từ các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa quay đi có tác dụng (hương vị) duy nhất, sóng đôi nhau, và không vượt quá nhau. Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa quay đi.’

Vị ấy tu tập: ...

281. (7) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa yên tịnh như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định yên tịnh có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, [99] thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng là yên tịnh, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa yên tịnh... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa yên tịnh.’

Vị ấy tu tập: ...

282. (8) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa cao thượng như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định cao thượng có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng là cao thượng, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa cao thượng... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa cao thượng.’

Vị ấy tu tập: ...

283. (9) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa giải thoát như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định được giải thoát tự tại có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng được giải thoát, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa giải thoát... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa giải thoát.’

Vị ấy tu tập: ...

284. (10) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không phiền não như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định được tự tại khỏi phiền não của khoái lạc giác quan và có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng được tự tại khỏi phiền não của vô minh, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa tự tại khỏi phiền não... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không phiền não.’

Vị ấy tu tập: ...

285. (11) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa vượt qua như thế nào?

Khi vị ấy vượt qua nhiễm lậu liên kết với dao động và vượt qua các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy vượt qua nhiễm lậu liên kết với vô minh và vượt qua các tập hợp [là hậu quả của nhiễm lậu], thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán tưởng có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa vượt qua... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa vượt qua.’

Vị ấy tu tập: ...

286. (12) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không có điều kiện để còn sanh tử  như thế nào? [100]

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định được tự tại khỏi tất cả các điều kiện để còn sanh tử có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa được tự tại khỏi tất cả các điều kiện để còn sanh tử, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa không có điều kiện để còn sanh tử... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không có điều kiện để còn sanh tử.’

Vị ấy tu tập: ...

287. (13) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không ước nguyện như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định được tự tại khỏi tất cả các ước nguyện có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa được tự tại khỏi tất cả các ước nguyện, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa không ước nguyện... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không ước nguyện.’

Vị ấy tu tập: ...

288. (14) Vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không như thế nào?

Khi vị ấy từ bỏ dao động, thì sự hợp nhất của tâm và không phân tâm của vị ấy là định không có tất cả các diễn giải sai lạc có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Khi vị ấy từ bỏ vô minh, thì tuệ quán thực tánh của vị ấy theo nghĩa quán là không có tất cả các diễn giải sai lạc, có đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Như vậy thiền tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa không... Vì thế mới nói ‘vị ấy tu tập thiền tĩnh lặng và quán thực tánh sóng đôi theo nghĩa không.’

Vị ấy tu tập: ... [3]

289. Như thế nào là tâm của vị tỳ kheo bị dao động vì lượng giá quá mức các thể nghiệm [hiển bầy trong lúc quán tưởng]?

Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, ánh sáng phát ra trong vị ấy. Vị ấy chú tâm hướng đến ánh sáng như vầy [101] ‘ánh sáng là thể nghiệm [của bậc Thánh]. Phân tâm vì sự kiện đó chính là dao động. Khi tâm của vị ấy bị dao động vì lượng giá quá mức, vị ấy không hiểu đúng như thật sự biểu hiện là vô thường, vị ấy không hiểu đúng như thật sự biểu hiện là khổ não, vị ấy không hiểu đúng như thật sự biểu hiện là không phải là ngã. Vì vậy mới nói tâm của vị tỳ kheo bị dao động vì lượng giá quá mức các thể nghiệm [hiển bầy trong lúc quán tưởng]. [Về sau], khi 1 tâm của vị này bên trong bình lặng trở lại, tái ổn định, phục hồi trạng thái nhất tâm và được tập trung trở lại. Rồi con đường mở ra trong vị ấy...

Con đường ấy mở ra như thế nào?... [lập lại như ở đ. 2]... Con đường mở ra như thế đấy.

... [lập lại như ở đ. 2]...

Các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt như thế đấy.

290. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, trí khởi lên trong vị ấy.

291. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, hoan hỉ  khởi lên...

292. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, an tịnh  khởi lên...

293. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, hạnh phúc toàn hảo khởi lên...

294. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, cả quyết khởi lên...

295. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, nỗ lực khởi lên...

296. Trong khi vị ấy chú tâm... an trú khởi lên... bình thản khởi lên...

297. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vô thường, quyến luyến* khởi lên trong vị ấy. Vị ấy chú tâm tới nó như vầy ‘Quyến luyến là thể nghiệm [của bậc Thánh]. Phân tâm vì sự kiện đó là sự dao động. Khi tâm của vị ấy bị dao động vì lượng giá quá mức, vị ấy không hiểu đúng như thật sự biểu hiện là vô thường, vị ấy không hiểu đúng như thật sự biểu hiện là khổ não, vị ấy không hiểu đúng như thật sự biểu hiện là không phải là ngã. Vì vậy mới nói tâm của vị tỳ kheo bị dao động vì lượng giá quá mức các thể nghiệm [hiển bầy trong lúc quán tưởng]. [Về sau], khi tâm của vị này bên trong bình lặng trở lại, tái ổn định, phục hồi trạng thái nhất tâm và được tập trung trở lại. Rồi con đường mở ra trong vị ấy...

* Quyến luyến (nikanti) phát xuất do tuệ quán thực tánh. Khi tuệ quán thực tánh được ánh sáng, trí, hoan hỉ,... (như đã nói ở đđ. 289-295) trang hoàng lộng lẫy, sự quyến luyến trông tinh tế an ổn khởi lên trong vị ấy. Quyến luyến phụ thuộc vào tuệ quán thực tánh, vị này không thể nhận biết rõ quyến luyến là nhiễm lậu, lại ngộ nhận cho rằng đã chứng đạo, chứng quả; cái không phải là đạo, không phải là quả lại cho là đạo, là quả nên tiến trình quán chiếu bị đứt đoạn. Bất toàn này có thể khởi lên. Đọc Vism. XX 124, đ. 122-124. Đọc thêm chú thích 2* ở đoạn 5743 sắp tới.

Con đường ấy mở ra như thế nào?... Con đường mở ra như thế đấy.

...

Các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt như thế đấy.

298-306. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét khổ não, ... [lập lại đđ 289-297, thay vô thường bằng khổ não...

307-315. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét không phải là ngã, ... [lập lại đđ 289-297, thay vô thường bằng không phải là ngã... [102]...

Các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt như thế đấy.

316-342. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét vật thể là vô thường, ... là khổ não, ... là không phải là ngã...

343-5714. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét cảm nghiệm là vô thường, ... là khổ não, ... là không phải là ngã... [và cứ thế với từng trường hợp của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]...

5715-5742. Trong khi vị ấy chú tâm suy xét già và chết là vô thường, ... là khổ não, ... là không phải là ngã...

Các kết buộc của vị ấy bị từ bỏ và các khuynh hướng ngủ ngầm bị tuyệt diệt như thế đấy.

Tâm của vị tỳ kheo bị dao động vì lượng giá quá mức các thể nghiệm [hiển bầy trong lúc quán tưởng] là như thế đấy.

5743.

Giao động vì ánh sáng

Vì trí, vì hoan hỉ,

Vì sự nhẹ nhõm, dễ chịu

Bởi thế, tâm vị ấy hoang mang;

Giao động vì cả quyết,

Nỗ lực, và vững chãi,

Bình thản trong hướng tâm *

Và bình thản, và quyến luyến.

Nhưng khi xét kỹ và

Hiểu rõ mười thể nghiệm 2*này

Vị ấy đối trị khéo giao động như thế

Thôi không còn hoang mang.

Giờ đây, nếu bị phân tâm và vấy nhiễm [4]

Sự tu tập của tâm tụt lùi; [103]

Và nếu  bị phân tâm và vấy nhiễm,

Sự tu tập sụt giảm.

Nếu được thanh lọc và không vấy nhiễm,

Sự tu tập không sụt giảm;

Nếu không bị phân tâm và không vấy nhiễm,

Tu tập sẽ không tụt lùi.

Như thế tâm vị ấy không bị phân tán

Vì mười thể nghiệm 2*ấy

Có thể hiểu theo bốn cách

Phân tán hay không phân tán này của tâm.

* Tác ý liên kết với hướng tâm về ý môn được gọi là ‘bình thản trong hướng tâm’ vì nó xảy ra khi hướng tâm với cái nhìn vô can [ajjhupekkhana] (Pm 819). Đọc Ñāṇamoli, The Path of Purification, BPS [Kandy, 1991], chú thích 37 chương XXI, trang 845.

2* nđ: trạng thái «phát sanh». Nếu không thấy đúng như thật, các thể nghiệm bất toàn này trở thành tai hại như bắt rắn đằng đuôi. Vì: ·nhận định sai lạc (ánh sáng đã phát sanh trong ta),·ngã mạn (thật là dễ chịu khi ánh sáng phát sanh), ·tham ái (thích hưởng thụ, quyến luyến ánh sáng ấy), ·coi ánh sáng ấy (là của tôi, là tôi, là bản ngã của tôi) (M i 135). Cùng cách hiểu như thế với 9 thể nghiệm còn lại. Nếu suy xét là: ·vô thường: theo nghĩa sau khi khởi lên, nó không còn nữa: Ánh sáng đã khởi lên, nhưng nó không bền, được tạo thành, khởi lên theo điều kiện, phải chịu hủy diệt, tàn lụi, hoại suy, chấm dứt; ·không phải là ngã theo nghĩa không có quyền năng nào có thể ảnh hưởng nó, ·không xứng ý theo nghĩa bị sanh diệt áp bức; ·vị ấy coi ánh sáng đó (không phải của tôi, không là tôi, không là bản ngã của tôi). Cùng cách hiểu như thế với 9 thể nghiệm còn lại. Đọc thêm Vism. ch. XX  đđ. 125-127.

LUẬN THUYẾT VỀ SÓNG ĐÔI.


[1]Ở đây và trong tất cả ví dụ điển hình (nêu ở A ii 156 và ở đ. 289 sau đây trong Luận này), nên viết là dhammuddhaccaviggahitamānaso. Hoti āvuso samayo... Cf. M iii 289.

[2]Cf. M iii 112.

[3]Trong khi sự giải thích hai đoạn kinh trước đề cập tới giai đoạn trước khi con đường siêu thế hiển bầy, thì sự giải thích của đoạn kinh thứ ba chỉ nói tới sát na đạo lộ (PsA 587, ấn bản PTS). <Như Mahānāma chú thích, trang 588, khía cạnh thứ 15 «theo nghĩa có tác dụng (hương vị) duy nhất»và khía cạnh thứ 16 «theo nghĩa không vượt quá», cũng như «theo nghĩa»‘sóng đôi’ cuối cùng, đã được bao gồm trong từng chú thích từ 1-14 nên sau đoạn 288, không có những lời giải thích riêng gì nữa.>

[4]Viết là Vikkhipati c’eva kilissati ca, và ở trang 103 1.1 cũng thế.

XII- LUẬN VỀ CHÂN LÝ

«Saccakathā »

1. ‘Này các tỳ kheo, bốn điều này là như vậy (thực), không phải không vậy (không thực), không khác đi được. Bốn điều gì? Này các tỳ kheo, ‘Đây là khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. ‘Đây là nguồn gốc của khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. ‘Đây là sự đoạn diệt khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. ‘Đây là con đường dẫn đến đoạn diệt khổ’ là điều vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. (S v 430)

2. Khổ đau là chân lý theo nghĩa chân như (hiện thực) là thế nào? Khổ đau có bốn nghĩa của khổ vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: Khổ đau có nghĩa bức bách, nghĩa được tạo thành, nghĩa thiêu đốt (thống khổ), nghĩa biến đổi. Khổ đau có bốn nghĩa này của khổ vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Khổ đau là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.

3. Nguồn gốc là chân lý theo nghĩa chân như là thế nào? Nguồn gốc có bốn nghĩa của nguồn gốc vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: Nguồn gốc có nghĩa tích lũy, nghĩa căn nguyên, nghĩa trói buộc, nghĩa chướng ngại. Nguồn gốc có bốn nghĩa này của nguồn gốc vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Nguồn gốc là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.

4. Sự đoạn diệt là chân lý theo nghĩa chân như là thế nào? Sự đoạn diệt có bốn nghĩa của đoạn diệt vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: [105] Đoạn diệt có nghĩa thoát ly, nghĩa cách ly, nghĩa không được tạo thành, nghĩa không còn chết. Sự đoạn diệt có bốn nghĩa này của đoạn diệt vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Sự đoạn diệt là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.

5. Con đường là chân lý theo nghĩa chân như là thế nào? Con đường có bốn nghĩa của chấm dứt vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được: con đường có nghĩa lối thoát, nghĩa nguyên nhân, nghĩa thấy rõ, nghĩa ưu thắng. Con đường có bốn nghĩa này của đạo lộ vốn như vậy, không phải không vậy, không khác đi được. Con đường là chân lý theo nghĩa chân như là như thế.

6. Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo bao nhiêu khía cạnh? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo bốn khía cạnh: theo nghĩa chân như (hiện thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa thấu hiểu. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.

7. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa chân như (hiện thực)? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa chân như qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa chân như của nó, nguồn gốc có nghĩa nguồn gốc theo nghĩa chân như của nó, sự đoạn diệt có nghĩa đoạn diệt theo nghĩa chân như của nó, con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa chân như của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.

8. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa không phải là ngã? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa không phải là ngã qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa không phải là ngã của nó, nguồn gốc có nghĩa nguồn gốc theo nghĩa không phải là ngã của nó, sự đoạn diệt có nghĩa chấm dứt theo nghĩa không phải là ngã của nó, con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa không phải là ngã của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, ... có sự thấu hiểu duy nhất.

9. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa sự thực? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa sự thực qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa sự thực của nó, ... con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa sự thực của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, ... có sự thấu hiểu duy nhất. [106]

10. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này theo nghĩa thấu hiểu? Bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất theo nghĩa thấu hiểu qua bốn khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa thấu hiểu của nó, ... con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa thấu hiểu của nó. Bốn chân lý theo bốn khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, ... có sự thấu hiểu duy nhất.

11. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý này? Cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái gì vô thường và khổ, cái ấy không phải là ngã; cái gì vô thường, khổ và không phải là ngã, cái ấy là như vậy (thực); cái gì vô thường, khổ, không phải là ngã, là như vậy (thực), cái ấy là chân lý; cái gì vô thường, khổ, không phải là ngã, là như vậy (thực), là chân lý, cái ấy được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.

12. Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua chín khía cạnh: theo nghĩa chân như (hiện thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa thấu hiểu, theo nghĩa trí trực chứng, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa từ bỏ, theo nghĩa tu tập, theo nghĩa thực chứng. Bốn chân lý qua chín khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.

13. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như (hiện thực)? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như qua chín khía cạnh: khổ có nghĩa khổ theo nghĩa chân như của nó, nguồn gốc có nghĩa nguồn gốc theo nghĩa chân như của nó, đoạn diệt có nghĩa đoạn diệt theo nghĩa chân như của nó, con đường có nghĩa đạo lộ theo nghĩa chân như của nó, trí trực chứng có nghĩa trí trực chứng theo nghĩa chân như của nó, hiểu biết trọn vẹn có nghĩa hiểu biết trọn vẹn theo nghĩa chân như của nó, từ bỏ có nghĩa từ bỏ theo nghĩa chân như của nó, tu tập có nghĩa tu tập theo nghĩa chân như của nó, thực chứng có nghĩa thực chứng theo nghĩa chân như của nó. Bốn chân lý theo chín khía cạnh được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất. [107]

14. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa không phải là ngã? Có ... [như ở đ. 13].

15. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa sự thực? Có ...

16. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa thấu rõ? Có ...

17. Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý qua mười hai khía cạnh: theo nghĩa chân như, theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa thấu hiểu, theo nghĩa trí trực chứng, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa điều kiện căn bản, theo nghĩa nền tảng căn bản, [1]theo nghĩa điều được biết, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời. Bốn chân lý theo mười hai khía cạnh được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất.

18. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như (hiện thực)? Có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa chân như theo mười sáu khía cạnh: Khổ đau có nghĩa bức bách, nghĩa được tạo thành, nghĩa thiêu đốt (thống khổ), nghĩa biến đổi theo nghĩa chân như của nó; nguồn gốc có nghĩa tích lũy, nghĩa căn nguyên, nghĩa hệ lụy, nghĩa trở ngại theo nghĩa chân như của nó; sự đoạn diệt có nghĩa thoát ly, nghĩa cách ly, nghĩa không được tạo thành, nghĩa không còn chết theo nghĩa chân như của nó; con đường có nghĩa lối thoát, nghĩa nguyên nhân, nghĩa thấy rõ, nghĩa ưu thắng theo nghĩa chân như của nó. Bốn chân lý qua mười sáu khía cạnh này được bao gồm thành một. Cái gì được bao gồm thành một, cái ấy là sự hợp nhất. Sự hợp nhất được thấu hiểu bằng một trí duy nhất. Như vậy, bốn chân lý này có sự thấu hiểu duy nhất. [108]

19. Thế nào là có sự thấu hiểu duy nhất về bốn chân lý theo nghĩa không phải là ngã? Có ...

20. ... theo nghĩa sự thực...

21. ... theo nghĩa thấu hiểu...

22. ... theo nghĩa trí trực chứng...

23. ... theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn...

24. ... theo nghĩa điều kiện căn bản...

25. ... theo nghĩa nền tảng căn bản...

26. ... theo nghĩa điều được biết...

27. ... theo nghĩa thực chứng...

28. ... theo nghĩa thể nghiệm...

29. ... theo nghĩa chứng ngộ đồng thời...

30. Các chân lý có bao nhiêu đặc tính? Các chân lý có hai đặc tính: đặc tính được tạo thành và đặc tính không được tạo thành. Các chân lý có hai đặc tính này.

31. Các chân lý có bao nhiêu đặc tính? Các chân lý có sáu đặc tính: Với các chân lý được tạo thành sự sanh khởi của chúng được biết tới, sự hủy diệt của chúng được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của chúng được biết tới; Với các chân lý không được tạo thành sự không sanh khởi của nó được biết tới, sự không hủy diệt của nó được biết tới, sự không biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới. Các chân lý có sáu đặc tính này.

32. Các chân lý có bao nhiêu đặc tính? Các chân lý có mười hai đặc tính: với chân lý của khổ, sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới; với chân lý về nguồn gốc sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới; với chân lý về đoạn diệt sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới; với chân lý về con đường sự sanh khởi của nó được biết tới, sự hủy diệt của nó được biết tới, sự biến đổi trong khi hiện hữu của nó được biết tới. Các chân lý có mười hai đặc tính này.

33. Trong bốn chân lý, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu bất định? Chân lý về nguồn gốc là bất thiện, chân lý về con đường thoát khổ [109] là thiện, chân lý về sự đoạn diệt là bất định, chân lý về khổ có thể thiện hay bất thiện hay bất định.

34. Có thể: Có thể như thế nào? Vì chân lý về khổ là bất thiện và chân lý về nguồn gốc là bất thiện, như vậy theo nghĩa bất thiện, hai chân lý này được một chân lý bao gồm và một chân lý được hai chân lý bao gồm. Vì chân lý về khổ là thiện và chân lý về con đường thoát khổ là thiện, như vậy theo nghĩa thiện, hai chân lý này được một chân lý bao gồm và một chân lý được hai chân lý bao gồm. Vì chân lý về khổ là bất định và chân lý về đoạn diệt là bất định, như vậy theo nghĩa bất định, hai chân lý này được một chân lý bao gồm và một chân lý được hai chân lý bao gồm. Như vậy, ba chân lý này có thể được một chân lý bao gồm và một chân lý có thể được ba chân lý bao gồm, ứng với tỷ dụ [đã nêu].



35. Này các tỳ kheo, trước khi giác ngộ, hồi vẫn còn là Bodhisatta (Bồ Tát) chưa giác ngộ, Ta nghĩ rằng ‘Trong vật thể, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly? Trong cảm nghiệm, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly? Trong nhận thức, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự thoát ly? Trong tạo lập tâm trạng, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly? Trong thức, cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là thoát ly?

Ta nghĩ rằng ‘Trong vật thể, lạc thú và hoan hỉ khởi lên phụ thuộc vào vật thể là vị ngọt; sự vô thường, khổ não và phải chịu biến đổi trong vật thể là nguy hiểm; dẹp bỏ ước muốn và tham, từ bỏ ước muốn và tham là thoát ly. Trong cảm nghiệm, ...Trong nhận thức, ... Trong tạo lập tâm trạng, ... Trong thức, lạc thú và hoan hỉ khởi lên... dẹp bỏ ước muốn và tham, từ bỏ ước muốn và tham là thoát ly.

Với năm tập hợp [làm đối tượng] cho sự bám níu này, một khi Ta không trực tiếp chứng biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, thoát ly là thoát ly, khi ấy [110] Ta không tuyên bố là đã tìm ra giác ngộ toàn triệt vô thượng trong thế giới này có các chư Thiên, Māras và Phạm Thiên, trong thế hệ này với các sa môn và bà la môn, hoàng tử và quần chúng loài người của nó. Nhưng với năm tập hợp [làm đối tượng] cho sự bám níu này, một khi Ta trực tiếp chứng biết đúng như thật vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, thoát ly là thoát ly, thì Ta tuyên bố là đã tìm ra giác ngộ toàn triệt vô thượng trong thế giới này có các chư Thiên, Māras và Phạm Thiên, trong thế hệ này với các sa môn và bà la môn, hoàng tử và quần chúng loài người của nó. Và tri kiến này khởi lên trong Ta: ‘Sự giải thoát của tâm Ta bất động, đây là đời sống cuối cùng, sẽ không còn sanh tử nữa’. (S iii 26)

36. Hiểu rõ bằng cách từ bỏ như vầy: ‘Trong vật thể, lạc thú và hoan hỉ khởi lên phụ thuộc vào vật thể là vị ngọt’ là [trí biết] sự thật về nguồn gốc. Hiểu rõ bằng cách hiểu biết trọn vẹn như vầy: ‘Trong vật thể, sự vô thường, khổ não và phải chịu biến đổi trong vật thể là nguy hiểm’ là [trí biết] sự thật về khổ. Hiểu rõ bằng cách từ bỏ như vầy: ‘Trong vật thể, sự dẹp bỏ ước muốn và tham, từ bỏ ước muốn và tham là thoát ly’ là [trí biết] sự thật về diệt khổ. Hiểu rõ bằng cách tu tập dưới hình thức nhận định, tư duy, nói năng, cư xử, sinh hoạt, nỗ lực, quán niệm và định trong ba trường hợp [nguồn gốc, khổ, đoạn diệt] là [trí về] chân lý về con đường thoát khổ.

Hiểu rõ bằng cách từ bỏ như vầy: ‘Trong cảm nghiệm...

...’Trong nhận thức...

...’Trong tạo lập tâm trạng...

...’Trong thức...

37. Chân lý: chân lý qua bao nhiêu khía cạnh? chân lý qua ba khía cạnh: [111] theo nghĩa tìm hiểu, theo nghĩa bất di dịch,* theo nghĩa hiểu rõ...

* bất di dịch: pariggaha, nđ gìn giữ

38. Chân lý theo nghĩa tìm hiểu là gì? [vân vân...]

‘Già và chết lấy gì làm nguồn cội, lấy gì làm nguồn gốc, từ đâu sanh ra, do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Già và chết lấy sanh làm nguồn cội, lấy sanh làm nguồn gốc, được sanh ra từ sanh, do sanh tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ già và chết và nguồn cội của chúng và sự đoạn diệt của chúng và con đường dẫn đến đoạn diệt của chúng: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Sanh lấy gì làm nguồn cội,..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Sanh lấy trở thành làm nguồn cội, ..., do trở thành tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Trở thành lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Trở thành lấy bám níu làm nguồn cội, ..., do bám níu tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Bám níu lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Bám níu lấy khao khát làm nguồn gốc, ..., do khao khát tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Khao khát lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Khao khát lấy cảm nghiệm làm nguồn cội, ..., do cảm nghiệm tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ. [112]

‘Cảm nghiệm lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Cảm nghiệm lấy xúc chạm làm nguồn cội, ..., do xúc chạm tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Xúc chạm lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Xúc chạm lấy sáu giác quan làm nguồn cội, ..., do sáu giác quan tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Sáu giác quan lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Sáu giác quan lấy tâm thức-vật thể làm nguồn cội, ..., do tâm thức-vật thể tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Tâm thức-vật thể lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Tâm thức-vật thể lấy thức làm nguồn cội,..., do thức tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

‘Thức lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Thức lấy hành vi tạo quả làm nguồn cội, ..., do hành vi tạo quả tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ. [113]

‘Hành vi tạo quả lấy gì làm nguồn cội, ..., do cái gì tạo nên?’: đây là chân lý theo nghĩa tìm hiểu. ‘Hành vi tạo quả lấy vô minh làm nguồn cội, ..., do vô minh tạo nên’: đây là chân lý theo nghĩa bất di dịch. Vị ấy hiểu rõ sanh và nguồn gốc của nó và sự đoạn diệt của nó và con đường dẫn đến đoạn diệt của nó: đây là chân lý theo nghĩa hiểu rõ.

39. Già chết là chân lý của khổ đau, sanh là chân lý về nguồn gốc của khổ, thoát ly từ cả hai là chân lý diệt khổ, hành vi hiểu rõ sự diệt tận ấy là chân lý về con đường thoát khổ.

Sanh là chân lý của khổ, trở thành là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.

Trở thành là chân lý của khổ, bám níu là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai...

Bám níu là chân lý của khổ, khao khát là chân lý về nguồn gốc, ...

Khao khát là chân lý của khổ, cảm nghiệm là chân lý về nguồn gốc của khổ, ...

Cảm nghiệm là chân lý của khổ, xúc chạm là chân lý về nguồn gốc, ...

Xúc chạm là chân lý của khổ, sáu giác quan là chân lý về nguồn gốc, ...

Sáu giác quan là chân lý của khổ, tâm thức-vật thể là chân lý về nguồn gốc, ...

Tâm thức-vật thể là chân lý của khổ, thức là chân lý về nguồn gốc, ...

Thức là chân lý của khổ, hành vi tạo quả là chân lý về nguồn gốc, ...

Hành vi tạo quả là chân lý của khổ, vô minh là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.

40. Già chết là chân lý của khổ, sanh có thể là chân lý của khổ hay có thể là chân lý về nguồn gốc, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.

Sanh là chân lý của khổ, [114] trở thành có thể là chân lý của khổ hay có thể là chân lý về nguồn gốc của khổ, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.

...

Hành vi tạo quả là chân lý của khổ, vô minh có thể là chân lý của khổ hay có thể là chân lý về nguồn gốc của khổ, thoát ly từ cả hai là chân lý về đoạn diệt, hành vi hiểu rõ sự đoạn diệt ấy là chân lý về con đường thoát khổ.

LUẬN THUYẾT VỀ CHÂN LÝ.

PHẦN THUẬT KỂ


[1]Ấn bản của PTS quyển ii, trang 107, đoạn 1.17 thay vì là tathaṭṭhena viết là dhātaṭṭhena (đọc Luận I, đoạn 35 và chú giải.) Tương tự như thế ở PTS quyển ii, trang 108, đoạn 1. 3.

XIII - LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH GIÁC NGỘ

«Bojjhaṅgatikathā »

1. [115] ‘Này các tỳ kheo, có bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ. Bảy yếu tố nào? Đó là yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật, yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn, yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ, yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng, yếu tố tạo thành giác ngộ của định, yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. Đây là bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ. (S v 77)

2. Yếu tố tạo thành giác ngộ: yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa nào?

Các yếu tố ấy đưa đến giác ngộ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức,* [1]nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng giữ cho tỉnh thức,2*... Chúng tiếp tục tỉnh thức,3*... Chúng hoàn toàn tỉnh thức,4*nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

*bujjhantīti:được đánh thức = tỉnh thức, tỉnh ngộ, hay thức từ giấc ngủ nhiễm lậu triền miên; nđ thức không ngủ.

2*anubujjhantīti: giữ cho tỉnh

3*paṭibujjhantīti: nđ tiếp tục không ngủ

4*sambujjhantīti:nđ hoàn toàn không ngủ. Dịch bốn chú thích này từ chú giải của bộ Phân Tích theo Bhikkhu Ñāṇamoli, Dispeller of Delusion II, PTS, 1991, đoạn 1510-1512.

Các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa được hiểu biết*. Các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa được hiểu biết thêm*... theo nghĩa được hiểu biết thêm nữa*... theo nghĩa được hiểu biết trọn vẹn*. Các yếu tố ấy đem lại giác ngộ nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Các yếu tố ấy gìn giữ giác ngộ,... Các yếu tố ấy tiếp tục gìn giữ giác ngộ,... Các yếu tố ấy đem lại giác ngộ hoàn toàn, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt2*. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt thêm2*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt thêm nữa2*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt trọn vẹn2*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa góp phần vào  [2]giác ngộ3*... theo nghĩa góp phần vào giác ngộ thêm 3*... theo nghĩa góp phần vàogiác ngộ thêm nữa 3*... theo nghĩa góp phần vàogiác ngộ trọn vẹn3*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa chứng đạt trạng thái giác ngộ... theo nghĩa đạt được trạng thái giác ngộ... theo nghĩa nắm lấy trạng thái giác ngộ... theo nghĩa nhận thức được trạng thái giác ngộ... theo nghĩa cố ý hoàn thành trạng thái giác ngộ... theo nghĩa làm cho trạng thái giác ngộ xảy ra...

* được hiểu biết (bujjhanaṭṭhena), được hiểu biết thêm (anubujjhanaṭṭhena), được hiểu biết thêm nữa (paṭibujjhanaṭṭhena), được hiểu biết trọn vẹn (sambujjhanaṭṭhena). Đọc Luận I đ. 31.

2* sáng suốt (bodhanaṭṭhena), sáng suốt thêm (anubodhanaṭṭhena), sáng suốt thêm nữa (paṭibodhanaṭṭhena), sáng suốt trọn vẹn (sambodhanaṭṭhena). Đọc Luận I đ. 31.

3* giác ngộ (bodhi), giác ngộ thêm (anubodhi), giác ngộ thêm nữa (paṭibodhi), giác ngộ trọn vẹn, toàn triệt (sambodhi). Đọc Luận I đ. 31.

3. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa nguồn gốc. [3]Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của nguồn gốc... theo nghĩa gìn giữ của nguồn gốc... theo nghĩa trang bị của nguồn gốc... theo nghĩa toàn thiện của nguồn gốc... [116] theo nghĩa chín mùi của nguồn gốc... theo nghĩa vô ngại giải về nguồn gốc... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về nguồn gốc... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc.

4. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa nguyên nhân. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của nguyên nhân... theo nghĩa gìn giữ của nguyên nhân... theo nghĩa trang bị của nguyên nhân... theo nghĩa toàn thiện của nguyên nhân... theo nghĩa chín mùi của nguyên nhân... theo nghĩa vô ngại giải về nguyên nhân... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về nguyên nhân... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về nguyên nhân... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về nguyên nhân.

5. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa điều kiện. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của điều kiện... theo nghĩa gìn giữ của điều kiện... theo nghĩa trang bị của điều kiện... theo nghĩa toàn thiện của điều kiện... theo nghĩa chín mùi của điều kiện... theo nghĩa vô ngại giải về điều kiện... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về điều kiện... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về điều kiện... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về điều kiện.

6. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa thanh lọc. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của thanh lọc... theo nghĩa gìn giữ của thanh lọc... theo nghĩa trang bị của thanh lọc... theo nghĩa toàn thiện của thanh lọc... theo nghĩa chín mùi của thanh lọc... theo nghĩa vô ngại giải về thanh lọc... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về thanh lọc... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về thanh lọc... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về thanh lọc.

7. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa không lỗi. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của không lỗi... theo nghĩa gìn giữ của không lỗi... theo nghĩa trang bị của không  lỗi... theo nghĩa toàn thiện của không lỗi... theo nghĩa chín mùi của không lỗi... theo nghĩa vô ngại giải về không lỗi... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về không lỗi... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về không lỗi... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ biện giải về không lỗi.

8. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa xuất ly. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của xuất ly... theo nghĩa gìn giữ của xuất ly... theo nghĩa trang bị của xuất ly... theo nghĩa toàn thiện của xuất ly... theo nghĩa chín mùi của xuất ly... theo nghĩa vô ngại giải về xuất ly... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về xuất ly... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về xuất ly... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về xuất ly.

9. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa giải thoát. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của giải thoát... theo nghĩa gìn giữ của giải thoát... theo nghĩa trang bị của giải thoát... theo nghĩa toàn thiện của [117] giải thoát... theo nghĩa chín mùi của giải thoát... theo nghĩa vô ngại giải về giải thoát... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về giải thoát... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về giải thoát... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về giải thoát.

10. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa không phiền não. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của không phiền não... theo nghĩa gìn giữ của không phiền não... theo nghĩa trang bị của không phiền não... theo nghĩa toàn thiện của không phiền não... theo nghĩa chín mùi của không phiền não... theo nghĩa vô ngại giải về không phiền não... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về không phiền não... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về không phiền não... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về không phiền não.

11. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sống cách ly. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của sống cách ly... theo nghĩa gìn giữ của sống cách ly... theo nghĩa trang bị của sống cách ly... theo nghĩa toàn thiện của cuộc sống cách ly... theo nghĩa chín mùi của sống cách ly... theo nghĩa vô ngại giải về sống cách ly... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về sống cách ly... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về sống cách ly... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về sống cách ly.

12. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa buông bỏ. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của buông bỏ... theo nghĩa gìn giữ của buông bỏ... theo nghĩa trang bị của buông bỏ... theo nghĩa toàn thiện của buông bỏ... theo nghĩa chín mùi của buông bỏ... theo nghĩa vô ngại giải về buông bỏ... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về buông bỏ... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về buông bỏ... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về buông bỏ.

13. Chúng tỉnh thức theo nghĩa nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa nguyên nhân, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa điều kiện... theo nghĩa thanh lọc... theo nghĩa không lỗi... theo nghĩa xuất ly... theo nghĩa giải thoát... [118] theo nghĩa không phiền não... theo nghĩa sống cách ly... theo nghĩa buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

14. Chúng tỉnh thức theo nghĩa hành xử của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa hành xử của nguyên nhân, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa hành xử của điều kiện... theo nghĩa hành xử của thanh lọc... theo nghĩa hành xử của không lỗi... theo nghĩa hành xử của xuất ly... theo nghĩa hành xử của giải thoát... theo nghĩa hành xử của không phiền não... theo nghĩa hành xử của sống cách ly... theo nghĩa hành xử của buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

15. Chúng tỉnh thức theo nghĩa gìn giữ của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp gìn giữ  với nguyên nhân, điều kiện, ... cho đến buông bỏ]

16. Chúng tỉnh thức theo nghĩa trang bị của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp trang bị  với nguyên nhân, vân vân]

17. Chúng tỉnh thức theo nghĩa toàn thiện của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp toàn thiện  với nguyên nhân, vân vân]

18. Chúng tỉnh thức theo nghĩa chín mùi của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp chín mùi  với nguyên nhân, vân vân]

19. Chúng tỉnh thức theo nghĩa vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp vô ngại giải  với nguyên nhân, vân vân]

20. Chúng tỉnh thức theo nghĩa đem lại  * vô ngại giảivề nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp đem lại vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân, cho đến]... Chúng tỉnh thức theo nghĩa đem lại vô ngại giải về buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

*‘Pāpana = đem lại (= khiến cho chứng được, từ chữ pāpuṇāti) không có trong tự điển PTS. Chú thích này của Ñāṇamoli. Tôi không thể đặt chú thích này ở cuối trang được vì máy sẽ ghi là chú thích số 4.

21. Chúng tỉnh thức theo nghĩa phát triển sự làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp phát triển sự làm chủ vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân, cho đến]... Chúng tỉnh thức theo nghĩa phát triển sự làm chủ vô ngại giải về buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

22. Chúng tỉnh thức theo nghĩachứng được sự làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp chứng được sự làm chủ vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân, cho đến]... Chúng tỉnh thức theo nghĩa chứng được sự làm chủ vô ngại giải về buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

23. Chúng tỉnh thức theo nghĩa gìn giữ, [4]nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa trang bị, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng đánh thức theo nghĩa toàn thiện... theo nghĩa hợp nhất... theo nghĩa không phân tâm... theo nghĩa nỗ lực... theo nghĩa không dàn trải ra... theo nghĩa không khuấy rối... theo nghĩa bất động... Chúng tỉnh thức theo nghĩa <giữ vững - Đọc Luận I đoạn 23> tâm do trụ nhất điểm, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa đối tượng [để dựa vào]... theo nghĩa lãnh vực... [119] theo nghĩa từ bỏ... dứt bỏ... ngoi lên... quay đi... an tịnh... cao thượng... giải thoát... không phiền não... vượt qua... không dấu hiệu... không ước nguyện [5]... chân không... tác dụng (hương vị) duy nhất... không vượt quá nhau... sóng đôi... lối thoát... nguyên nhân... thấy rõ... Chúng tỉnh thức theo nghĩa ưu thắng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

24. Chúng tỉnh thức trong không phân tâm là nghĩa của tĩnh lặng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong quán tưởng là nghĩa của quán thực tánh,... trong tác dụng (hương vị) duy nhất là nghĩa của tĩnh lặng và quán thực tánh. Chúng tỉnh thức trong không vượt quá nhau là nghĩa của sóng đôi, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

25. Chúng tỉnh thức trong sự hành trì là nghĩa của huân tập, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong lãnh vực là nghĩa của đối tượng hỗ trợ... Chúng tỉnh thức trong trạng thái nỗ lực là nghĩa của tâm lười biếng, ... Chúng tỉnh thức trong trạng thái chế ngự  là nghĩa của tâm bị dao động,... Chúng tỉnh thức trong trạng thái vô can nhìn với lòng bình thản là nghĩa của tâm được thanh lọc theo hai cách, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong thành tựu ưu việt  là một nghĩa... Chúng tỉnh thức trong việc hiểu cao hơn là một nghĩa... Chúng tỉnh thức trong chứng ngộ đồng thời các sự thực là một nghĩa... Chúng tỉnh thức trong việccủng cố đoạn diệt  là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

26. Chúng tỉnh thức trong cả quyết là nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong... [và cứ thế với các năng lực còn lại của năm năng lực gây ảnh hưởng - đọc Luận I đ. 26].

Chúng tỉnh thức trong không lay chuyển vì không tin là nghĩa của tín lực. Chúng... [và cứ thế với các lực còn lại của năm lực].

Chúng tỉnh thức trong thiết lập là nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế với các yếu tố còn lại của bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ]. [120]

Chúng tỉnh thức trongthấy rõ là nghĩa của chánh kiến, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế với các chi ngành còn lại của tám chánh đạo].

Chúng tỉnh thức trong sự ưu thắng là nghĩa của các năng lực gây ảnh hưởng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 26]. Chúng tỉnh thức trong chân như (như thực)  là nghĩa của các sự thực, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

27. Chúng tỉnh thức trong sự làm lắng dịu là nghĩa của [bốn] phận việc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong sự thực chứng phẩm chất của [bốn] quả như là một ý nghĩa,*nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong hành vi hiểu biết  là nghĩa của tuệ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. [6]

*phalānaṁ bujjhantīti bojjhaṅgā.

28. Chúng tỉnh thức trong hướng tâm là nghĩa của hướng tâm vào đối tượng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 28 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sự hợp nhất là nghĩa của tâm [đã định], nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

29. Chúng tỉnh thức trong hướng sự chú ý  là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 29 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong tính đơn chiếc *là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

* tính đơn chiếc: ekodi

Chúng tỉnh thức trong điều đã chứng biết là nghĩa của trí trực chứng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 29 cho đến]... [121] Chúng tỉnh thức trong trạng thái không được tạo thành là nghĩa của cái không được tạo thành, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

30. Chúng tỉnh thức trong tâm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 30 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sự thoát ly của tâm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

31. Chúng tỉnh thức trong sự chú ý đến nhất điểm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong nhận biết nhất điểm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong hành vi hiểu biết về nhất điểm như là một nghĩa... trong nhận thức về nhất điểm như là một nghĩa... trong tính đơn chiếc của nhất điểm như là một nghĩa... [trong buộc tâm trong nhất điểm là một nghĩa [7]...] trong sự đi vào (lao vào) nhất điểm là một nghĩa... trong việc có tin tưởng về nhất điểm như là một nghĩa... trong sự trở nên bình thản với nhất điểm như là một nghĩa... trong tình trạng được giải thoát trong nhất điểm như là một nghĩa... trong việc thấy rõ rằng ‘Đây là an lạc’ trong nhất điểm như là một nghĩa... [122] [và cứ thế như ở Luận I đoạn 31 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sự chiếu sáng trọn vẹn trong nhất điểm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

32. Chúng tỉnh thức trong từ bỏ như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong đoạn diệt như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. [8]

Chúng tỉnh thức trong giải thích  [9]như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 32 cho đến]... [123] Chúng tỉnh thức trong hành xử dưới ảnh hưởng của giải thoát như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

33. Chúng tỉnh thức trong ý muốn làm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng ... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 33 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong tìm hiểu như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

34. Chúng tỉnh thức trong bức bách như là một nghĩa của khổ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong trạng thái được tạo thành như là một nghĩa của khổ,... trong sự thiêu đốt (thống khổ) như là một nghĩa của khổ... [124] trong biến đổi như là một nghĩa của khổ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. [10]

Chúng tỉnh thức trong tích lũy như là nghĩa của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong căn nguyên như là nghĩa của nguồn gốc,... trong trói buộc như là nghĩa của nguồn gốc,... trong trở ngại như là nghĩa của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

Chúng tỉnh thức trong thoát ly như là nghĩa của đoạn diệt, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong sự sống cách ly như là nghĩa của đoạn diệt,... trong trạng thái không còn được tạo thành như là nghĩa của đoạn diệt,... trong không còn chết nữa như là nghĩa của đoạn diệt, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

Chúng tỉnh thức trong lối thoát như là nghĩa của con đường giải thoát, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong nguyên nhân như là nghĩa của con đường giải thoát,... trong thấy rõ như là nghĩa của con đường giải thoát,... trong ưu thắng như là nghĩa của con đường giải thoát, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

35. Chúng tỉnh thức trong chân như (như thực) như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong tính không thể khác được như là một nghĩa,[11]... trong không phải là ngã như là một nghĩa... [và cứ thế như ở Luận I đ. 35 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong chứng ngộ đồng thời như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

36. Chúng tỉnh thức trong xuất ly như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các phẩm tính đối nghịch với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại như ở Luận I đ. 36].

37. Chúng tỉnh thức trong Sơ thiền như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các jhanas  còn lại].

38. Chúng tỉnh thức trong cõi không gian vô biên như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các chứng đạt vô sắc giới còn lại].

39. Chúng tỉnh thức trong quán vô thường như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các tuệ quán còn lại của 18 tuệ quán thực tánh chính ].

40. Chúng tỉnh thức trong đạo lộ nhập giòng như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong đạo lộ trở lại một lần... trong đạo lộ không trở lại... trong đạo lộ arahant như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

41. Chúng tỉnh thức trong năng lực gây ảnh hưởng của tín qua ý nghĩa của cả quyết, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các năng lực còn lại của năm năng lực gây ảnh hưởng ].

Chúng tỉnh thức trong tín lực qua ý nghĩa của không lay chuyển vì không tin, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các lực còn lại của năm lực ].

Chúng tỉnh thức trong yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm qua ý nghĩa của thiết lập, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các yếu tố còn lại của bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ ].

Chúng tỉnh thức trong chánh kiến qua ý nghĩa thấy rõ của nó, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các chi ngành còn lại của tám chánh đạo ]. [125]

Chúng tỉnh thức trong các năng lực gây ảnh hưởng qua ý nghĩa của ưu thắng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 41 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong các Chân Lý qua ý nghĩa của như thực (chân thực), nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

42. Chúng tỉnh thức trong tĩnh lặng  qua ý nghĩa của không phân tâm, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 42 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sóng đôi  qua ý nghĩa của không vượt quá, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

Chúng tỉnh thức trong tiến trình thanh lọc giới  qua ý nghĩa của chế ngự, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 42 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong trí biết về không sanh khởi  qua ý nghĩa của làm cho lắng dịu, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.

43. Chúng tỉnh thức trong hăng hái  qua ý nghĩa nguồn gốc của nó, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 43 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong tuệ về Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử qua ý nghĩa của kết thúc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ.



Nguồn gốc kinh Sāvatthi (S v 70)

44. Ở đấy tôn giả Sāriputta nói với các tỳ kheo như vầy: [12]‘Này các hiền hữu. Các tỳ kheo trả lời: ‘Thưa hiền hữu’. tôn giả Sāriputta nói điều này:

‘Này các hiền hữu, có bẩy các yếu tố tạo thành giác ngộ này. Bảy yếu tố nào? Chúng là yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, ... yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. Có bẩy các yếu tố tạo thành giác ngộ này.

‘Với bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này, nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi sáng, tôi an trú trong yếu tố đó vào buổi sáng; nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi trưa, tôi an trú trong yếu tố đó vào buổi trưa; nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi chiều tối, tôi an trú trong yếu tố đó vào buổi chiều tối. [126]

‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi, trong trí tôi yếu tố ấy vô lượng, diễn ra toàn hảo; và trong khi yếu tố ấy đang tồn tại, [13]tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó. Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của tìm hiểu xảy ra, ... yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản xảy ra trong trí tôi, trong trí tôi yếu tố ấy vô lượng, diễn ra toàn hảo; trong khi yếu tố ấy tồn tại, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó.

‘Giả tỷ có nhà vua hay một vị quan phụ trách một Bộ của vua có cái rương đầy quần áo nhiều mầu sắc, nếu muốn mặc bộ nào vào buổi sáng, người ấy sẽ mặc bộ ấy vào buổi sáng; nếu muốn mặc bộ nào vào buổi trưa, người ấy sẽ mặc bộ ấy vào buổi trưa; nếu muốn mặc bộ nào vào buổi tối, người ấy sẽ mặc bộ ấy vào buổi tối; cũng thế với bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này, nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi sáng, ta an trú trong yếu tố đó vào buổi sáng; ... tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó (S v 70).

45. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi ’?

Một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi ’. Như thể có một ngọn đèn dầu đang cháy, hễ có ngọn lửa, thì có ánh sáng, hễ có ánh sáng thì có ngọn lửa; cũng thế, một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi ’. [127]

46. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy vô lượng xảy ra trong trí tôi ’?

Các nhiễm lậu có liên hệ chặt chẽ với hạn mức đo lường*, [14]và cũng thế với tất cả những ám ảnh, và với những hành vi tái tạo trở thành; đoạn diệt là không đo lường được theo nghĩa bất động và theo nghĩa không được tạo thành. Một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy vô lượng xảy ra trong trí tôi ’.

* Chú giải MA nói rằng người ta có thể dùng nhiễm lậu làm tiêu chuẩn để xếp loại (nđ. đo lường: pamāṇakaraṇa) một người là kẻ phàm tục, nhập giòng, trở lại một lần hay không trở lại. Đọc Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995], chú thích 452, trang 1238.

47. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy diễn ra toàn hảo (đem lại đồng nhất thể) trong trí tôi ’?

Nhiễm lậu không giống nhau, [15]các ám ảnh, các hành vi tái tạo trở thành cũng như thế; đoạn diệt là một trạng thái nhất như theo nghĩa an lạc và theo nghĩa vô thượng. Một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy diễn ra toàn hảo (đem lại đồng nhất thể) trong trí tôi.

48. Như thế nào là ‘trong khi yếu tố ấy đang tồn tại 13, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó ’?

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo bao nhiêu khía cạnh? Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo bao nhiêu khía cạnh?

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo tám khía cạnh; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo tám khía cạnh.

49. Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo tám khía cạnh nào?

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại nhờ không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu được hướng tâm để ý tới; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại nhờ nguồn sanh khởi của hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... nhờ không tiếp tục tái diễn hiện hữu được hướng tâm để ý tới;... nhờ tiếp tục tái diễn hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... nhờ không dấu hiệu được hướng tâm để ý tới;... nhờ dấu hiệu không được hướng tâm để ý tới; nhờ đoạn diệt được hướng tâm để ý tới... yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại nhờ hành vi tạo quả không được hướng tâm để ý tới.

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo tám khía cạnh này.

50. Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo tám khía cạnh nào?

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã vì nguồn sanh khởi của hiện hữu được hướng tâm để ý tới; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã vì không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... vì tiếp tục tái diễn hiện hữu được hướng tâm để ý tới;... vì không tiếp tục tái diễn hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... vìdấu hiệu được hướng tâm để ý tới;... vì không dấu hiệu không được hướng tâm để ý tới; vì hành vi tạo quả được hướng tâm để ý tới... yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã vì đoạn diệt không được hướng tâm để ý tới.

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo tám khía cạnh này. [128]

‘Trong khi yếu tố ấy đang tồn tại13, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó là như thế.

51-56. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của tìm hiểu...

57-62. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn...

63-68. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ...

69-74. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng...

75-80. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của định...

81-86. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản xảy ra trong trí tôi ’?

Một khi...

...

Yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản tan rã theo tám khía cạnh này.

‘Trong khi yếu tố ấy tồn tại13, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó là như thế.

LUẬN THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH GIÁC NGỘ.


[1]Đọc Luận I đ. 31.

[2]Bodhipakkhiya: có đặc tính giác ngộ, nhưng chú giải viết là bodhapakkhiya và giải thích là góp phần, hỗ trợ người được giác ngộ (PsA 429 Se).

[3]Các đoạn từ 3-12 tượng trưng cho sự hoán vị các phần tử của hai nhóm chữ: ·nhóm một có 10, đó là: (1) nguồn gốc, (2) nguyên nhân, (3) điều kiện, (4) thanh lọc, (5) không lỗi, (6) xuất ly, (7) giải thoát, (8) không phiền não, (9) sống cách ly, (10) buông bỏ; ·nhóm hai có 9: (a) hành xử, (b) giữ lấy, (c) trang bị, (d) chu toàn, (e) chín mùi, (f) vô ngại giải, (g) đem lại vô ngại giải = tuệ quán, (h) tu tập để làm chủ trong vô ngại giải (= đạo lộ), (i) với tới sự làm chủ trong vô ngại giải (= quả). Nhóm hoán vị thứ nhất (đoạn 3-12)  sắp đặt như sau: 1a, b, ... i; 2a, b, ... i; ...; 10a, b, ... i. Nhóm một này được nối tiếp bằng (đoạn 13-22) sắp đặt như sau: 1, 2, 3, 4, ... 10; a1, 2, ...10; b1, 2, ... 10; i1, 2, ... 10. Vibhaṅga (Vbh. 16) cũng chọn phương thức tương tự như thế. Ta thấy chữ vasībhāvaṭṭhena «theo nghĩa làm chủ»rải rác khắp đoạn này.

[4]Trong những đoạn (23-43) tiếp sau ở phần này, sự xếp đặt giống y như trình tự đã nói ở các đoạn 23-43 của Luận I. Chỉ có một hay hai thay đổi không được đề cập ở đây, và cũng có một hay hai khác biệt sẽ được ghi nhận riêng.

[5]Mệnh đề ‘không ước nguyện’ ở đây trong bản của PTS bị bỏ đi.

[6]Mệnh đề ‘Chúng tỉnh thức trong hành vi hiểu biết’... không có trong Luận I đoạn 27.

[7]Ở đây, trong bản của PTS, thiếu mệnh đề ‘ổn định trong nhất điểm’ có ở Luận I.

[8]Hai mệnh đề ‘từ bỏ’ và ‘đoạn diệt’ không có trong bản của Luận I đoạn 32.

[9]Ấn bản của PTS quyển ii, trang 18 viết là pakāsanaṭṭho được chú giải PsA tán thành (Đọc Luận I đoạn 32 và chú giải).

[10]Ở đây mỗi một chân lý trong tứ đế chỉ có bốn mệnh đề, trong khi ở Luận I đoạn 34, lại có tới 5 mệnh đề.

[11]Câu ‘tính không thể khác được: (anaññatha)’ không có ở Luận I đoạn 35.

[12]Ở đây chú giải nói: ‘Trưởng lão [Sāriputta], muốn chỉ sự vận hành của các yếu tố tạo thành giác ngộ bằng cách giải thích rộng rãi một bài kinh do chính ngài đã thuyết từ trước, nên đã nêu nguồn gốc (nidāna) của Kinh mở đầu bằng ‘Vào một lúc’, và bắt đầu nói một câu khái quát. Nhưng chính vì bài kinh này do chính Ngài giảng nên không thể dùng câu ‘Như vầy tôi nghe’ mà dùng câu ‘tôn giả Sāriputta’ để phân biệt với người đang giảng, tự coi mình là một người khác. Cách nói đó được sử dụng rộng rãi ở thế gian [ngoài Tăng đoàn]’. (PsA 430 Se).

[13]Viết theo Saṁyutta: Tiṭṭhantaṁ ca naṁ tiṭṭhatī ti pajānāmi. «Bản của Be đoạn 20 viết là: tiṭṭhantañca naṁ ‘tiṭṭhātī’ti pajānāmi».

[14]Đọc M i 298.

[15]Đọc Vbh. Chữ sama trong sama-dhammo là lời đùa cợt ở chữ samaṁ = giống nhau và sammati = được an tịnh (n. upasama = an tịnh và pp. santa = an lạc). Đọc thêm các chữ trong bản tra dưới mục ‘nhất thể, nhất như’.

XIV - LUẬN VỀ TÂM TỪ

«Mettākathā »

1. [130] ‘Này các tỳ kheo, khi sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trau giồi, được phát triển và được phong phú, được thuần thục,* được tạo thành nền tảng, được củng cố, được vun bồi và được thực hiện đúng đắn thì có thể trông đợi mười một điều lành. Mười một điều lành nào? Người «thực hành tâm từ»ngủ được an vui, thức dậy an vui, ngủ không ác mộng, loài người mến mộ, phi nhân mến mộ, chư thiên bảo vệ, lửa và thuốc độc2* không hại được; tâm người ấy dễ định, sắc mặt toát vẻ an nhiên; khi chết không mê ám, và nếu chưa thể nhập trạng thái vô thượng,3* người ấy sẽ được sanh vào cõi chư Thiên. Khi sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trau giồi, được phát triển và được phong phú, được thuần thục, được tạo thành nền tảng, được củng cố, được vun bồi và được thực hiện đúng đắn thì có thể trông đợi mười một điều lành ấy. (A v 342).

* yānikatā (Be:yanīkatā): được thuần thục, nđ: được làm thành cỗ xe

2*sau chữ thuốc độc, còn có chữ ‘đao kiếm’ trong F. L. Woodward, Gradual Sayings V, PTS, (Oxford, 1996) trang 219.

3* đó là quả vị Arahant. Đọc F. L. Woodward, sđd, trang 219.

2. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài, có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại, có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa theo phương hướng.

3. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bao nhiêu khía cạnh? Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa về phương hướng qua bao nhiêu khía cạnh?

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua năm khía cạnh. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bẩy khía cạnh. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa về phương hướng qua mười khía cạnh.

4. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua năm khía cạnh nào?

Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, âu lo và ưu sầu (ác ý), mong cho họ sống hạnh phúc.

Mong cho tất cả chúng sanh có hơi thở...

Mong cho tất cả những ai...

Mong cho tất cả những người... [131]

Mong cho tất cả những cá nhân sống không thù hận, âu lo và ưu sầu (ác ý), mong cho họ sống hạnh phúc.

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến mọi loài qua năm khía cạnh này.

5. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bẩy khía cạnh nào?

Mong cho tất cả người nữ sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

Mong cho tất cả người nam...

Mong cho tất cả bậc Thánh...

Mong cho tất cả những ai không phải là Thánh...

Mong cho tất cả các chư thiên...

Mong cho tất cả loài người...

Mong cho tất cả chúng sanh đang trong cảnh khổ sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa đến riêng từng loại qua bẩy khía cạnh này.

6. Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ với chan hòa theo phương hướng qua bao nhiêu khía cạnh nào?

(1) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương đông sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

(2) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương tây...

(3) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương bắc...

(4) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương nam...

(5) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương đông bắc*...

(6) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương tây nam*...

(7) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương tây bắc*...

(8) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương đông nam*...

* Nguyên văn: giữa hướng đông, giữa hướng tây, giữa hướng bắc, giữa hướng nam. Dịch theo luận án Tiến Sĩ của ngài Paravahera Vajirañāna Mahāthera, Buddhist Meditation in Theory and Practice, Buddhist Missionary Society [Kuala Lumpur, 3rd ed.] trang 290.

(9) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương dưới...

(10) Mong cho tất cả chúng sanh ở phương trên sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

(1)-(10) Mong cho tất cả chúng sanh có hơi thở ở phương đông...     

(1)-(10) Mong cho tất cả những ai ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả những người ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả những cá nhân ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả người nữ ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả người nam ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả bậc Thánh ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả những ai không phải là Thánh ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả các chư thiên ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả loài người ở phương đông...

(1)-(10) Mong cho tất cả chúng sanh trong cảnh khổ ở phương đông...

ở phương trên sống không thù hận, âu lo và ưu sầu, mong cho họ sống hạnh phúc.

Có sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ chan hòa theo mười phương hướng này.

7. Là tâm từ (mettā) vì nó đối xử tử tế (mettayati) qua tám khía cạnh này, đó là: với tất cả chúng sanh, nó bác bỏ bức bách của họ để thay bằng không bức bách, nó bác bỏ tổn thương của họ để thay bằng không tổn thương, nó bác bỏ thất vọng của họ để thay bằng không thất vọng, nó bác bỏ đọa đầy của họ để thay bằng không đọa đầy, nó bác bỏ phiền nhiễu của họ để thay vào bằng không phiền nhiễu [bằng ý tưởng] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận và không thù nghịch, hạnh phúc chứ không khổ đau, an lạc trong tâm chứ không khổ sở trong tâm’. Nó là ý nguyện (ceto) vì nó cố tình muốn như vậy (cetayati). [132] Nó là giải thoát (vimutti) vì nó được giải thoát (vimuccati) khỏi những ám ảnh của sân hận. Tâm từ (mettā), ý nguyện (ceto) và giải thoát (vimutti): đây là sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ.

8. Khi vị ấy cả quyết với đức tin như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, hạnh phúc, an lạc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của tín. [1]Khi vị ấy hết sức tinh tấn như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn. Khi vị ấy thiết lập quán niệm như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Khi vị ấy định tâm như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của định. Khi vị ấy hiểu bằng tuệ như vầy: ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

9. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là phát triển sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được phát triển bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này làm phong phú sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được làm cho phong phú bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự trang hoàng cho giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trang hoàng rực rỡ bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự che chở cần thiết cho sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được che chở cẩn thận bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là trang bị cho sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trang bị đầy đủ bằng năm năng lực gây ảnh hưởng này.

10. Năm năng lực gây ảnh hưởng này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi), phát triển, trang hoàng, che chở cần thiết, trang bị, toàn thiện; chúng đi kèm với lòng từ, cùng hiện hữu, phối hợp, liên kết với nó, chúng là sự đi vào (lao vào) nó, có tin tưởng ở nó, giữ vững nó, và đưa lại giải thoát của nó; chúng là sự thấy rõ lòng từ rằng ‘Đây là an lạc’; chúng được thuần thục, được tạo thành nền tảng của nó, được củng cố; [133] được vun bồi và được thực hiện đúng đắn (mang lòng từ đến nhất như), phát triển nó khéo léo, giữ nó thật vững, khéo tạo dựng nó, và giải thoát triệt để; chúng phát sanh nó, chiếu sáng nó và thắp nó sáng lên.

11. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị bất tin làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng tín lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị lười biếng làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng tấn lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị sao lãng làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng niệm lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị dao động làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng định lực. Khi [nghĩ] ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ vị ấy không bị vô minh làm cho lay chuyển, thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng tuệ lực.

12. Năm lực này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng năm lực này. Năm lực này... [và cứ thế như ở đ. 9 cho đến] Năm lực này là trang bị cho sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được trang bị đầy đủ bằng năm lực này.

13. Năm lực này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi) lòng từ, phát triển lòng từ,... [và cứ thế như ở đ. 10]... [134] thắp nó sáng lên.

14. Khi vị ấy thiết lập quán niệm như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm. Khi vị ấy tìm hiểu sự thật bằng tuệ như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật. Khi vị ấy hết sức tinh tấn như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Khi vị ấy làm lắng dịu sự ám ảnh như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Khi vị ấy làm lắng dịu sự kích động của đòi hỏi sinh lý* như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng. Khi vị ấy định tâm như vầy... bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của định. Khi vị ấy quán tưởng về nhiễm lậu bằng trí như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.

*đọc Luận X đoạn 6 về chữ này.

15. Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này. Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này... [và cứ thế như ở đ. 9 cho đến]... được trang bị đầy đủ bằng bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ  này.

16. Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi) lòng từ, phát triển lòng từ,... [và cứ thế như ở đ. 10 cho đến]... thắp nó sáng lên.

17. Khi vị ấy thấy đúng như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng chánh kiến. Khi vị ấy hướng [ý tưởng] đến [đối tượng của nó] đúng như vầy... bằng chánh tư duy. Khi vị ấy gìn giữ lời nói đúng như vầy... bằng chánh ngữ. Khi vị ấy tạo nguồn sanh khởi đúng như vầy... bằng chánh hành. Khi vị ấy giữ cho sạch đúng như vầy... bằng chánh mạng. Khi vị ấy nỗ lực đúng như vầy... bằng chánh tinh tấn. Khi vị ấy thiết lập đúng như vầy... bằng chánh niệm. Khi vị ấy tập trung đúng như vầy ‘Mong cho tất cả chúng sanh sống không thù hận, an ổn, hạnh phúc’ thì sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được tăng cường bằng chánh định.

18. Tám chi ngành của chánh đạo này là sự lập lại (trau giồi) giải thoát của tâm do thực hành lòng từ: sự giải thoát của tâm do thực hành lòng từ được lập lại (trau giồi) bằng tám chi ngành của chánh đạo này. Tám chi ngành của chánh đạo này... [và cứ thế như ở đ. 9]... được trang bị đầy đủ bằng tám chi ngành của chánh đạo này.

19. Tám chi ngành của chánh đạo này là sự giải thoát của tâm do lập lại (trau giồi) lòng từ, phát triển lòng từ,... [và cứ thế như ở đ. 10]... [136] thắp nó sáng lên.

20-32. [Là tâm từ (mettā) vì nó đối xử tử tế (mettayati) theo tám khía cạnh này, đó là]: với tất cả chúng sanh có hơi thở, [nó bác bỏ]... [và cứ thế như ở các đoạn 7-19, thay chữ chúng sanh bằng chúng sanh có hơi thở]...

33-45. ... với tất cả những ai...

46-68. ... với tất cả những người...

69-71. ... với tất cả những cá nhân...

72-84. ... với tất cả người nữ...

85-97. ... với tất cả người nam...

98-110. ... với tất cả bậc Thánh...

111-123. ... với tất cả những ai không phải là Thánh...

124-136. ... với tất cả các chư thiên...

137-149. ... với tất cả loài người...

150-163. ... với tất cả chúng sanh đang trong cảnh khổ...

164-176. ... (1) với tất cả những chúng sanh ở phương đông...

177-289. ... (2) với tất cả những chúng sanh ở phương tây...

... (3) ở phương bắc...

... (4)-(10) ở phương trên... [137]

290-302. ... (1) với tất cả những chúng sanh có hơi thở ở phương đông...

... (2)-(10) ở phương trên...

303-432. ...  (1) với tất cả những ai ở phương đông...

... (2)-(10) ở phương trên...

433-562. ... (1)-(10) với tất cả những người ở phương đông... ở phương trên...

563-692. ... (1)-(10) với tất cả những cá nhân ở phương đông... ở phương trên...

693-822. ... (1)-(10) với tất cả người nữ ở phương đông... ở phương trên...

823-952. ... (1)-(10) với tất cả người nam ở phương đông... ở phương trên...

953-1082. ... (1)-(10) với tất cả bậc Thánh ở phương đông... ở phương trên...

1083-1212. ... (1)-(10) với những ai không phải là Thánh ở phương đông... ở phương trên...

1213-1342. ... (1)-(10) với tất cả các chư thiên ở phương đông... ở phương trên...

1343-1472. ... (1)-(10) với tất cả loài người ở phương đông... ở phương trên...

1473-1602. ... (1)-(10) với tất cả chúng sanh đang trong cảnh khổ ở phương đông... ở phương trên... [138-139].

HẾT PHẦN LUẬN THUYẾT VỀ TÂM TỪ


[1]Bản của PTS quyển ii, trang 132, 11.4 ff. viết: saddhindriyaparibhāvitā và tương tự như thế với các năng lực gây ảnh hưởng khác. <Ở Luận này, đọc phần giới thiệu>

XV - LUẬN VỀ HẾT HAM MUỐN

«Virāgakathā»

1. [140] Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát, tiêu dao là quả của đạo lộ ấy.

2. Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát như thế nào?

Vào khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ, đoạn trừ* nhận thức sai lạc; nó làm đoạn diệt dần* nhiễm lậu và chán ngán* các tập hợp là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán* tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Hết ham muốn* có phai nhạt** làm đối tượng cho nó, có ngao ngán** làm lãnh vực cho nó, được xây dựng trên từ bỏ,** đứng trên nhàm chán**, được thiết lập trên ngán ngẩm.**

* những chữ có dấu hoa thị* dịch từ chữ virajjati, những chữ có dấu ** dịch từ chữ virāga. Đọc Nāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, trang 1384-5. Đọc Nāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1979], đoạn 43, 87, 167, 173, 218, 236, 298, 377, 379, 426, 480, 757, 806, 836, 938f. để thấy sự thay đổi nghĩa của chữ này. Đọc thêm F. W. Woodward, Gradual Sayings ii, trang 56.

Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn: (1) hết ham muốn kể như là nibbana; và (2) hết ham muốn được diễn tả như vầy: ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều là những loại hết ham muốn.’

Bảy chi ngành chánh đạo hiện hữu đồng thời [với chánh kiến] dẫn đến hết ham muốn, vì thế, hết ham muốn là đạo lộ. Nhờ đạo lộ ấy, chư Phật và đệ tử của các Ngài đi về hướng chưa bao giờ đi [trước đó], đó là nibbana, như vậy đạo lộ là tám ngành. Với tất cả các đạo lộ có trong tín ngưỡng của nhiều đạo sĩ và brahmans khác, thánh đạo tám ngành là cao cả nhất, tốt đẹp nhất, chính yếu, đứng đầu, giá trị nhất, như thế thánh đạo tám ngành là tốt đẹp nhất trong các đạo lộ.

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm đoạn diệt dần tư duy sai lạc... [thay thế sao cho phù hợp và hoàn tất như trên]...

Chánh ngữ...

Chánh hành...

Chánh mạng...

Chánh tinh tấn...

Chánh niệm...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm... [141]... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.

3. Vào khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ,...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm đoạn diệt dần nhiễm lậu thô của ham muốn ái dục và của chống đối, đoạn diệt dần nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, đoạn diệt dần nhiễm lậu và chán ngán các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Hết ham muốn có phôi pha làm đối tượng cho nó,...

Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn...

Bẩy chi ngành chánh đạo... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.

4. Vào khoảnh khắc đạo lộ không trở lại:

Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...

...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm đoạn diệt dần nhiễm lậu tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, đoạn diệt dần nhiễm lậu và các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Hết ham muốn có phôi pha làm đối tượng cho nó,...  [142]

Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn...

Bảy chi ngành chánh đạo... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.

5. Vào khoảnh khắc đạo lộ arahant:

Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm đoạn diệt dần khao khát trở thành [sanh linh] cõi sắc giới, khao khát trở thành [sanh linh] cõi vô sắc giới, đoạn diệt dần ngã mạn (tự hào), đoạn diệt dần dao động, đoạn diệt dần vô minh, đoạn diệt dần khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, đoạn diệt dần khao khát hiện hữu và vô minh, đoạn diệt dần nhiễm lậu và ngao ngán các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và nhàm chán tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Hết ham muốn có phôi pha làm đối tượng cho nó,...

Hết ham muốn: có hai loại hết ham muốn...

Bảy chi ngành chánh đạo... như thế thánh đạo tám ngành là hạng nhất trong các đạo lộ.

6. Hết ham muốn kể như là thấy rõ ấy là chánh kiến. Hết ham muốn kể như là hướng tâm ấy là chánh tư duy. Hết ham muốn kể như là giữ gìn lời nói ấy là chánh ngữ. Hết ham muốn kể như là giữ cho sạch ấy là chánh mạng. Hết ham muốn kể như là nỗ lực ấy là chánh tinh tấn. Hết ham muốn kể như là thiết lập ấy là chánh niệm. Hết ham muốn kể như là không phân tâm ấy là chánh định.

Hết ham muốn kể như là thiết lập là yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm. Hết ham muốn kể như là tìm hiểu là yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật. Hết ham muốn kể như là nỗ lực là yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn. Hết ham muốn kể như là chan hòa là yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ. Hết ham muốn kể như là an lạc là yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng. Hết ham muốn kể như là không phân tâm ấy là yếu tố tạo thành giác ngộ của định. Hết ham muốn kể như là tư duy là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. [143]

Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì không tin là tín lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì lười biếng là tấn lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì xao lãng là niệm lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì dao động là định lực. Hết ham muốn kể như là không lay chuyển vì vô minh là tuệ lực.

Hết ham muốn kể như là cả quyết là năng lực gây ảnh hưởng của tín. Hết ham muốn kể như là nỗ lực là năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn. Hết ham muốn kể như là thiết lập là năng lực gây ảnh hưởng của niệm. Hết ham muốn kể như là không phân tâm là năng lực gây ảnh hưởng của định. Hết ham muốn kể như là thấy rõ là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Các năng lực gây ảnh hưởng là hết ham muốn theo nghĩa ưu thắng. Các lực là hết ham muốn theo nghĩa không lay chuyển. Các yếu tố tạo thành giác ngộ là hết ham muốn theo nghĩa lối thoát. Đạo lộ là hết ham muốn theo nghĩa nguyên nhân. Các nền tảng của quán niệm là hết ham muốn theo nghĩa thiết lập. Các chánh tinh tấn là hết ham muốn theo nghĩa nỗ lực. Các nền tảng của thần thông (đường đến thần lực) là hết ham muốn theo nghĩa thành tựu. Các sự thực là hết ham muốn theo nghĩa chân như (như thực).

Tĩnh lặng là hết ham muốn theo nghĩa không phân tâm. Quán thực tánh là hết ham muốn theo nghĩa quán tưởng. Tĩnh lặng và quán thực tánh là hết ham muốn theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất. Sóng đôi là hết ham muốn theo nghĩa không vượt quá.

Thanh lọc giới là hết ham muốn theo nghĩa thu thúc. Thanh lọc tâm là hết ham muốn theo nghĩa không phân tâm. Thanh lọc quan điểm là hết ham muốn theo nghĩa thấy rõ. Giải thoát là hết ham muốn theo nghĩa được tự tại. Minh trí là hết ham muốn theo nghĩa hiểu rõ. Tiêu dao là hết ham muốn theo nghĩa dứt bỏ. Trí về tuyệt diệt là hết ham muốn theo nghĩa cắt đứt.

Theo nghĩa nguồn gốc, tinh tấn là hết ham muốn. Theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét là hết ham muốn.Theo nghĩa kết hợp, xúc là hết ham muốn. Theo nghĩa nơi gặp gỡ, cảm giác là hết ham muốn. Theo nghĩa đứng hạng nhất, định là hết ham muốn. Theo nghĩa ưu thắng, niệm là hết ham muốn. Theo nghĩa cao nhất, tuệ là hết ham muốn. Theo nghĩa cốt lõi (hương vị), giải thoát là hết ham muốn. Theo nghĩa kết thúc, nibbana vốn hợp nhất với bất tử là hết ham muốn.

Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát là như thế.

7. Giải thoát là quả của nó là thế nào?

Vào khoảnh khắc quả nhập giòng:

Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ, được giải thoát khỏi quan điểm sai lạc, và nó được giải thoát khỏi nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó, có tiêu dao làm lãnh vực cho nó, được xây dựng trên tiêu dao, đứng trên tiêu dao, được thiết lập trên tiêu dao.

Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: (1) tiêu dao kể như là nibbana; và (2) tiêu dao kể như là quả được diễn tả như vầy: ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm vào... [thay thế cho phù hợp và hoàn tất như trên]... [144]

Chánh ngữ...

Chánh hành...

Chánh mạng...

Chánh tinh tấn...

Chánh niệm...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’

8. Vào khoảnh khắc quả vị trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ,...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm được giải thoát khỏi nhiễm lậu thô của ham muốn ái dục và của chống đối, được giải thoát khỏi nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, và được giải thoát khỏi các nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó,...

Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: ... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’

9. Vào khoảnh khắc quả vị không trở lại:

Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...

...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm được giải thoát khỏi nhiễm lậu tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, được giải thoát khỏi nhiễm lậu ngủ ngầm tàn dư của ham muốn ái dục và của chống đối, và được giải thoát khỏi nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài. [145]

Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó,...

Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: ... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’

10. Vào khoảnh khắc quả vị arahant:

Chánh kiến, theo nghĩa thấy rõ,...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm được giải thoát khỏi khao khát trở thành [sanh linh] cõi sắc giới, khỏi khao khát trở thành [sanh linh] cõi vô sắc giới, khỏi ngã mạn (tự hào), khỏi dao động, khỏi vô minh, khỏi khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, khỏi khao khát hiện hữu và vô minh ngủ ngầm, được giải thoát khỏi nhiễm lậu và được giải thoát khỏi các tập hợp vốn là kết quả của những nhiễm lậu đó, và được giải thoát khỏi tất cả các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài.

Tiêu dao có tiêu dao làm đối tượng cho nó,...

Tiêu dao:có hai loại tiêu dao: ... ‘Tất cả các trạng thái sanh ra có nibbana làm đối tượng đều được giải thoát.’

11. Tiêu dao kể như là thấy rõ ấy là chánh kiến. Tiêu dao kể như là hướng tâm ấy là chánh tư duy.... Tiêu dao kể như là không phân tâm ấy là chánh định.

Tiêu dao kể như là thiết lập là yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm. Tiêu dao kể như là tìm hiểu là yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Tiêu dao kể như là tư duy là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản.

Tiêu dao kể như là không lay chuyển vì không tin là tín lực... Tiêu dao kể như là không lay chuyển vì vô minh là tuệ lực.

Tiêu dao kể như là cả quyết là năng lực gây ảnh hưởng của tín... Tiêu dao kể như là thấy rõ là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ.

Các năng lực gây ảnh hưởng là tiêu dao theo nghĩa ưu thắng. Các lực là giải thoát theo nghĩa không lay chuyển... Các sự thực là tiêu dao theo nghĩa chân như (như thực).

Tĩnh lặng là tiêu dao theo nghĩa không phân tâm... [146] Sóng đôi là tiêu dao theo nghĩa không vượt quá.

Thanh lọc giới là tiêu dao theo nghĩa thu thúc... Giải thoát là tiêu dao theo nghĩa được tự tại. Minh trí là tiêu dao theo nghĩa hiểu rõ. Tiêu dao là tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ. Trí về không sanh khởi là tiêu dao theo nghĩa an tịnh.[1]

Theo nghĩa nguồn gốc, tinh tấn là tiêu dao. Theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét là tiêu dao... Theo nghĩa kết thúc, nibbana vốn hợp nhất với bất tử là tiêu dao.

Tiêu dao là quả của nó là như thế.

Hết ham muốn là đạo lộ giải thoát, tiêu dao là quả của nó là như thế.

LUẬN THUYẾT VỀ HẾT HAM MUỐN


[1]Thay vì samucchedaṭṭhena khaye ñāṇaṁ vimutti, bản của PTS trang 146, 1.7 viết là: paṭipassāddhiṭṭhena anuppāde ñāṇaṁ vimutti.

XVI - LUẬN VỀ VÔ NGẠI GIẢI

«Paṭisambhidākathā»

 1. [147] ‘Như vầy tôi nghe. Có một thời Thế Tôn cư trú ở Bārāṇasi trong Vườn Nai ở Isipatana. Ở đấy, Ngài nói với nhóm năm tu sĩ như vầy:*

* Đây là bài pháp đầu tiên của đức Phật, ghi lại sự hoằng dương  giáo pháp của Ngài ở Vin I 10-12. Kinh này được phân tích ở kinh Trung Bộ số 141và ở Vibhaṅga trang 99-105; chú giải ở VbhA trang 93-122 và ở Vis. 498-510. Về giải thích chi tiết theo phương pháp trong chú giải, đọc Rewata Dhamma, The First Discourse of the Buddha. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha II, Wisdom [Boston, 2000], chú thích 380, trang 1962.

‘Này các tỳ kheo, có hai loại cực đoan không nên được những người xuất gia trau giồi. Hai loại nào? Loại theo đuổi khoái lạc thấp hèn,  đê tiện, của người trần tục, không cao cả, tai hại; và loại theo đuổi lối tu hành xác gây đau đớn, không cao cả, tai hại. Tránh cả hai cực đoan này, Như Lai tìm ra trung đạo làm sanh khởi kiến giải, làm sanh khởi trí, dẫn đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ toàn triệt, đến nibbana. Trung đạo do Như Lai tìm ra đó là gì? Đó là Thánh Đạo Tám Ngành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là trung đạo do Như Lai tìm ra làm sanh khởi kiến giải, làm sanh khởi trí, dẫn đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ toàn triệt, đến nibbana.

‘Đây là sự thực cao cả về khổ đau: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, không thích mà gặp là khổ, muốn mà không được là khổ - nói tóm lại, năm tập hợp làm đối tượng cho bám níu là khổ.

‘Đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ đau: chính khao khát dẫn đến tái sanh, được thích thú và ham muốn đi kèm, tìm kiếm thích thú ở chỗ này chỗ kia; đó là khao khát khoái lạc giác quan, khao khát trở thành, và khao khát đoạn diệt. [148]

‘Đây là sự thực cao cả về chấm dứt khổ đau: đó là sự phôi pha và hết hẳn không còn tàn dư của chính khao khát đó, bác bỏ, buông bỏ, từ bỏ, gạt bỏ nó.

‘Đây là sự thực cao cả về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau: đó là Thánh Đạo Tám Ngành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

‘Có sự thực cao cả này về khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về khổ đau này cần được hiểu biết trọn vẹn: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về khổ đau này đã được hiểu biết trọn vẹn: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về nguồn gốc khổ đau này phải bị từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về nguồn gốc khổ đau đã bị từ bỏ: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau phải được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau này đã được thực chứng: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau này phải được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự thực cao cả về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau này đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Này các tỳ kheo, một khi tri kiến đúng như thật của Ta về bốn Chân Lý Cao Cả qua ba giai đoạn và mười hai hình thái* không được thanh lọc kỹ lưỡng theo cách này, [149] Ta sẽ không tuyên bố là đã tìm thấy giác ngộ vô thượng, toàn triệt trong thế giới này có chư thiên, MarāsBrahmā, trong quần chúng sa môn và các brahmins, chư thiên và loài người. Nhưng một khi tri kiến đúng như thật của Ta về bốn Chân Lý Cao Cả qua ba giai đoạn và mười hai hình thái đã được thanh lọc kỹ lưỡng theo cách này, thì Ta tuyên bố là đã tìm thấy giác ngộ toàn triệt vốn vô thượng trong thế giới này có chư thiên, MarāsBrahmā, trong quần chúng sa môn và các brahmins, chư thiên và loài người.

Tri kiến này khởi lên trong Ta: ‘Sự giải thoát của tâm thức Ta là bất động. Đây là lần sanh cuối cùng của Ta. Từ giờ sẽ không còn tái sanh nào nữa.’

*Ba giai đoạn (tiparivaṭṭa) này là: (1) trí biết về từng Chân Lý (saccañāṇa), chẳng hạn: ‘Đây là Chân Lý Cao Cả về khổ đau’; (2) trí biết về công việc phải làm với từng Chân Lý (kiccañāṇa), chẳng hạn: ‘Chân Lý Cao Cả về khổ đau cần được hiểu biết trọn vẹn’; (3) trí biết về sự thành tựu từng Chân Lý (katañāṇa), chẳng hạn: ‘Chân Lý Cao Cả về khổ đau đã được hiểu biết trọn vẹn’. Lấy ba giai đoạn ấy nhân cho bốn Chân Lý ta có mười hai hình thái (dvādasākāra). Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 382.

Thế Tôn đã tuyên bố như thế. Rất phấn khởi, các tỳ kheo của nhóm năm người lấy làm hoan hỉ lời dạy của Thế Tôn.

‘Trong lúc bài kinh đang giảng, kiến giải về Dhamma trong sạch không vấy bụi và không nhiễm lậu trong tôn giả Koṇḍañña khởi lên như sau: ‘Bất cứ cái gì khởi lên phải bị diệt đi’.

‘Và khi Thế Tôn chuyển bánh xe Giáo Pháp,* chư Thiên cõi đất này nói lớn: ‘Ở Bārāṇasi trong Vườn Nai ở Isipatana, bánh xe Giáo Pháp vô thượng đã được Thế Tôn vận chuyển, sẽ không bị một sa môn nào, brahmin nào, chư thiên nào, Māra nào, Brahmā nào hay bất cứ ai trong thế giới này chận đứng nó được.’ Sau khi nghe chư thiên cõi đất này nói lớn như thế, chư thiên ở cõi Cātumahārājika «Tứ Đại Thiên Vương»nói lớn: ‘Ở Bārāṇasi... bánh xe Giáo Pháp vô thượng đã được Thế Tôn vận chuyển, sẽ không bị... bất cứ ai trong thế giới này chận đứng nó được.’ Sau khi nghe chư thiên cõi Cātumahārājika, chư thiên cõi Tāvatiṁsa... chư thiên cõi Tusita... chư thiên cõiYāma... chư thiên cõi Nimmānarati... chư thiên cõi Paranimmitavasavatti... chư thiên ở Brahmā nói lớn: ‘Ở Bārāṇasi...’ Như thế, vào sát na đó, tích tắc đó, giây khắc đó, tiếng nói ấy truyền đến cõi trời Phạm Thiên, và hệ thống mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, rúng động và một hào quang vô lượng rực rỡ phát ra trong thế giới này vượt hẳn uy lực thần diệu của chư thiên. Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng này: ‘Koṇḍañña đã thực sự hiểu!Koṇḍañña đã thực sự hiểu! Từ đó Koṇḍañña có tên Aññātar Koṇḍañña - Koṇḍañña người đã thực sự hiểu! (Vin i 9; S v 420).

*Spk giải thích dhammacakka theo trí thấu triệt (paṭivedhañāṇa) bắt nguồn từ trí tuệ và đã làm cho Thế Tôn thành đạt các quả vị Thánh. Trí thấu triệt thuộc về siêu thế (lokuttara); và trí về thuyết giảng (desanāñāṇa) phát sanh từ lòng từ bi của Ngài để có thể dạy các đệ tử theo phương cách mà họ có thể chứng các quả vị ấy. Trí thuyết giảng thuộc về thế tục (lokiya). Chỉ có chư Phật mới có hai loại trí này, người khác không có được. Bánh Xe Giáo Pháp vẫn được Thế Tôn khởi sự vận chuyển (pavatteti nāma) cho đến khi Koṇḍañña và mười tám koṭis (1 koṭi = 10 triệu) chư thiên củng cố được quả vị nhập giòng. Đến khi họ an trú trong quả vị đó rồi, thì Bánh Xe ấy mới bắt đầu quay (pavattitaṁ nāma). Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, quyển I chú thích 57 trang 743; quyển II chú thích 383 trang 1962.

2.‘Có sự thực cao cả này về khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. [150]

3. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?Trí khởi lên: theo nghĩa nào?Tuệ khởi lên: theo nghĩa nào?Minh trí khởi lên: theo nghĩa nào?Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ. Trí khởi lên theo nghĩa điều được biết tới.Tuệ khởi lên theo nghĩa hành vi hiểu biết.Minh trí khởi lên theo nghĩa thấu rõ.Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

4. Kiến giải là một ý niệm. Trí là một ý niệm.Tuệ là một ý niệm.Minh trí là một ý niệm.Ánh sáng là một ý niệm. Năm ý niệm này là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về ý niệm. Ý niệm nào là đối tượng hỗ trợ của vô ngại giải, ý niệm ấy là lãnh vực của nó. Ý niệm nào là lãnh vực của vô ngại giải, ý niệm ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về ý niệm là vô ngại giải về các ý niệm.[1]

Nghĩa như là thấy rõ là một nghĩa, nghĩa như là điều được biết tới là một nghĩa, nghĩa như là hành vi hiểu biết là một nghĩa, nghĩa như là hiểu rõ là một nghĩa, nghĩa như là hào quang là một nghĩa. Năm nghĩa này là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về nghĩa. Nghĩa nào là đối tượng hỗ trợ, nghĩa ấy là lãnh vực của nó. Nghĩa nào là lãnh vực của nó, nghĩa ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về nghĩa là vô ngại giải về nghĩa.

Có sự truyền đạt ngôn ngữ để chỉ ra năm loại ý niệm và có sự truyền đạt ngôn ngữ để chỉ ra năm loại nghĩa. Mười loại này về ngôn ngữ là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về ngữ pháp. Loại nào là đối tượng hỗ trợ của ngôn ngữ, loại ấy là lãnh vực của nó. Loại nào là lãnh vực của nó, loại ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại ngôn ngữ là vô ngại giải về ngữ pháp.

Có [những trường hợp] trí biết về năm loại ý niệm và [những trường hợp của] trí về năm loại nghĩa và [những trường hợp về] mười loại ngữ pháp. Hai mươi [trường hợp] này [về] trí là đối tượng hỗ trợ và là lãnh vực của vô ngại giải về biện tài.* Loại nào là đối tượng hỗ trợ của vô ngại giải, loại ấy là lãnh vực của nó. Loại nào là lãnh vực của vô ngại giải, loại ấy là đối tượng hỗ trợ của nó. Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại biện tài là vô ngại giải về biện tài.

* Biện tài (paṭibhāṇa) ở đây được hiểu là trí tuệ siêu việt (Benjamin Clough) có khả năng biết được nguồn gốc và đặc tính của mọi hiện tượng (R. Spence Hardy). Đọc R. C. Childers, A Dictionary of The Pali Language, trang 366. Trí tuệ siêu việt này còn làm sáng tỏ, làm rõ, xác định rõ ba loại vô ngại giải kia. Đọc Ñāṇamoli, The Dispeller of Delusion II, đđ. 1942, 1951, 1973-74 trang 126, 133.

5.‘Sự thực cao cả này về khổ đau cần được hiểu biết trọn vẹn’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

6-7. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?... [lập lại đ. 3].

8. ‘Sự thực cao cả này về khổ đau đã được hiểu biết trọn vẹn’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

9-10 Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại đ. 3]. [151]

... Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại biện tài là vô ngại giải về biện tài.

11. Trong trường hợp sự thực cao cả về khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

12.‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

13. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...

14. Kiến giải là một ý niệm,...

15.‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau cần được từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

16-17. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

18. ‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau đã bị từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

19-20. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [152]

21. Trong trường hợp sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

22.‘Có sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

23-24. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...

25.‘Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau này cần được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

26-27. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

28. ‘Sự thực cao cả này về chấm dứt khổ đau đã được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

29-30. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

31. Trong trường hợp sự thực cao cả về sự chấm dứt khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

32.‘Có sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

33-34. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...

35.‘Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau cần được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

36-37. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

38. ‘Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau đã được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

39-40. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

41. Trong trường hợp sự thực cao cả về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

42. Trong trường hợp bốn sự thực cao cả hợp lại có 60 ý niệm, 60 nghĩa, 120 [trường hợp về] ngữ pháp và 240 [trường hợp về] trí.

43. Có sự quán tưởng này về thân: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự quán tưởng này về thân đúng như thân cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. Sự quán tưởng thân đúng như thân này đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác: này các tỳ kheo,...

‘Có sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm: này các tỳ kheo,...

‘Có sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. (S v 178).

44. Có sự quán tưởng này về thân đúng như thân: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. [153]

45. [2]Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [như ở đoạn 3]

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ... Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

46. Kiến giải là một ý niệm. ... [và cứ thế như ở đoạn 4] ... Vì vậy mới nói: Trí biết về các loại biện tài là vô ngại giải về biện tài.

47.Sự quán tưởng này về thân đúng như thân cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

48-49. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

50. Sự quán tưởng này về thân đúng như thân đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

51-52. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

53. Trong trường hợp quán thân đúng như thân có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

54. Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

55-56. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

57.Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

58-59. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

60. Sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

61-62. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

63. Trong trường hợp quán cảm giác đúng như cảm giác có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

64. Có sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

65-66. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

67.Sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

68-69. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

70. Sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

71-72. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

73. Trong trường hợp quán tâm đúng như tâm có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí. [154]

74. Có sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

75-76. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

77.Sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

78-79. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

80. Sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

81-82. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

83. Trong trường hợp quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

84. Trong trường hợp bốn nền tảng của quán niệm hợp lại có 60 ý niệm, 60 nghĩa, 120 [trường hợp về] ngữ pháp và 240 [trường hợp về] trí.



85. ‘Có nền tảng này của thần thông (đường đến uy lực) vốn có định do ý muốn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta. Có nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. Có nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘Có nền tảng này của thần thông có định do tinh tấn và hành là nỗ lực...

‘Có nền tảng này của thần thông có định do tâm và hành là nỗ lực...

‘Có nền tảng này của thần thông có định do suy tư và hành là nỗ lực...’ (S v 258)

86.‘Có nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

87-88.Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

89.Nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

90-91. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ...

92. Nền tảng này của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

93-94. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [155]

95. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do ý muốn và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

96-104.Có nền tảng này của thần thông có định do tinh tấn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

... [hoàn tất như trên]...

105. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do tinh tấn và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

106-114.Có nền tảng này của thần thông có định do tâm và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

... [hoàn tất như trên]...

115. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do tâm và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

116-124.Có nền tảng này của thần thông có định do suy tư và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

... [hoàn tất như trên]... [156]

125. Trong trường hợp nền tảng của thần thông có định do suy tư và hành là nỗ lực có 15 ý niệm, 15 nghĩa, 30 [trường hợp về] ngữ pháp và 60 [trường hợp về] trí.

126. Trong trường hợp bốn nền tảng của thần thông hợp lại có 60 ý niệm, 60 nghĩa, 120 [trường hợp về] ngữ pháp và 240 [trường hợp về] trí.



127. Sanh khởi, sanh khởi: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Vipassin (S ii 7).

‘Đoạn diệt, đoạn diệt: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Vipassin (S ii 9).

128. Trong lời tuyên bố của bồ tát Vipassin có 10 ý niệm, 10 nghĩa, 20 [trường hợp về] ngữ pháp và 40 [trường hợp về] trí.

129-130. Sanh khởi, sanh khởi: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe... ánh sáng khởi lên trong bồ tát Sikhin (S ii 9).

131-132. ... trong bồ tát Vessabhū (S ii 9).

133-134. ... trong bồ tát Kakusandha (S ii 9).

135-136 ... trong bồ tát Koṇāgamana (S ii 9).

137-138 ... trong bồ tát Kassapa (S ii 9).

139*. Sanh khởi, sanh khởi: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Gotama (đọc S ii 10 và 105).

‘Đoạn diệt, đoạn diệt: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe  như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong bồ tát Gotama (đọc S ii 10 và 105).

*Trong POD không có đoạn 139, thay vào đó là 140. Cho đến hết phần Luận này, tất cả các đoạn sau đó sẽ là 140-171thay vì 141-172 như ở trong POD.

140. Trong lời tuyên bố của bồ tát Gotama có 10 ý niệm, 10 nghĩa, 20 [trường hợp về] ngữ pháp và 40 [trường hợp về] trí.

141. Trong lời tuyên bố của bẩy Bồ tát có 70 ý niệm, 70 nghĩa, 140 [trường hợp về] ngữ pháp và 280 [trường hợp về] trí.



142. Cho tới khi nghĩa trực chứng của trí trực chứng [3]được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân, được thực chứng và được thể nghiệm bằng tuệ, và cho tới mức không có nghĩa của trí trực chứng mà không được thể nghiệm bằng tuệ, thì kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa trí trực chứng của trí trực chứng có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

143. Cho tới khi nghĩa hiểu biết trọn vẹn của hiểu biết trọn vẹn được chứng biết,...

144. ... nghĩa từ bỏ của từ bỏ...

145. ... nghĩa tu tập của tu tập...

146. ... nghĩa thực chứng của thực chứng... [157]... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp thực chứng có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

147. Trong trường hợp nghĩa thực chứng của trí thực chứng, nghĩa hiểu biết trọn vẹn của hiểu biết trọn vẹn, nghĩa từ bỏ của từ bỏ, nghĩa tu tập của tu tập, nghĩa thực chứng của thực chứng có 125 ý niệm, 125 nghĩa, 250 [trường hợp về] ngữ pháp và 500 [trường hợp về] trí.

148. Cho tới khi nghĩa tập hợp của tập hợp [4]được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa tập hợp của tập hợp có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

149. Cho tới khi nghĩa yếu tố của yếu tố được chứng biết,...

150. ... nghĩa xuất xứ của các căn cứ...

151. ... nghĩa được tạo thành trong các trường hợp được tạo thành...

152. ... nghĩa không được tạo thành của không được tạo thành... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa không được tạo thành của không được tạo thành có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

153. Trong trường hợp nghĩa tập hợp của tập hợp, nghĩa yếu tố của yếu tố, nghĩa xuất xứ của xuất xứ, nghĩa được tạo thành của được tạo thành, nghĩa không được tạo thành của không được tạo thành có 125 ý niệm, 125 nghĩa, 250 [trường hợp về] ngữ pháp và 500 [trường hợp về] trí.

154. Cho tới khi nghĩa khổ đau của khổ đau được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa khổ đau của khổ đau có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

155. Cho tới khi nghĩa nguồn gốc của nguồn gốc «khổ đau»được chứng biết,...

156. ... nghĩa chấm dứt của chấm dứt «khổ đau»...

157. ... nghĩa con đường của con đường «dẫn đến chấm dứt khổ đau»...

Trong trường hợp nghĩa con đường của con đường «dẫn đến chấm dứt khổ đau»có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

158. Trong trường hợp bốn chân lý cao cả hợp lại có 100 ý niệm, 100 nghĩa, 200 [trường hợp về] ngữ pháp và 400 [trường hợp về] trí.

159. Cho tới khi nghĩa vô ngại giải về nghĩa của vô ngại giải về nghĩa được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp nghĩa vô ngại giải về nghĩa của vô ngại giải về nghĩa có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

160. ... nghĩa vô ngại giải về ý niệm của vô ngại giải về ý niệm...

161. ... nghĩa vô ngại giải về ngữ pháp của vô ngại giải về ngữ pháp...

162. ... nghĩa vô ngại giải về biện tài của vô ngại giải về biện tài... ánh sáng khởi lên. [158]

Trong trường hợp ý nghĩa của biện tài vô ngại giải của vô ngại giải về biện tài có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

163. Trong trường hợp bốn biện giải hợp lại có 100 ý niệm, 100 nghĩa, 200 [trường hợp về] ngữ pháp và 400 [trường hợp về] trí.

164. Cho tới khi trí biết rõ tâm ý người khác được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân, ... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp trí biết rõ tâm ý người khác có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

165. ... trí biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm...

166. ... trí biết về Cặp Biến Hóa...

167. ... trí biết về lòng Đại Bi...

168. ... trí biết về Toàn Giác...

169. ... Cho tới khi Trí Biết Không Ngăn Ngại được chứng biết, được thấy rõ, được nhận chân, ... ánh sáng khởi lên.

Trong trường hợp Trí Biết Không Ngăn Ngại có 25 ý niệm, 25 nghĩa, 50 [trường hợp về] ngữ pháp và 100 [trường hợp về] trí.

170. Trong trường hợp sáu Giáo Pháp Của Phật có 150 ý niệm, 150 nghĩa, 300 [trường hợp về] ngữ pháp và 600 [trường hợp về] trí.

171. Trong vấn đề biện giải có 850 ý niệm, 850 nghĩa, 1700 [trường hợp về] ngữ pháp và 3400 [trường hợp về] trí.

LUẬN VỀ VÔ NGẠI GIẢI.


[1]Đọc Vbh. 293.

[2]Không phải dễ mà đơn giản hóa những chỗ cắt bỏ đi vì trùng lắp (peyyāla) trong bản của PTS, nơi mà câu cuối cùng được ghi đầy đủ ở đây. Tuy nhiên, trong bản dịch này, câu đầu tiên đã được ghi đầy đủ để ý nghĩa rõ ràng, những chỗ còn lại được thu ngắn đi.

[3]So với Luận I đ. 29.

[4]So với Luận I đ. 29.

XVII - LUẬN VỀ BÁNH XE GIÁO PHÁP

«Dhammacakkakathā»

1. [159] ‘Như vầy tôi nghe. Có một thời Thế Tôn cư trú ở Bārāṇasi ... [như kinh ở Luận XVI]...

... Từ đó Koṇḍañña có tên Aññātar Koṇḍañña - Koṇḍañña người đã thực sự hiểu! (S v 420).

2. ‘Có sự thực cao cả này về khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta.

3. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?Trí khởi lên: theo nghĩa nào?Tuệ khởi lên: theo nghĩa nào?Minh trí khởi lên: theo nghĩa nào?Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ. Trí khởi lên theo nghĩa điều được biết tới.Tuệ khởi lên theo nghĩa hành vi hiểu biết.Minh trí khởi lên theo nghĩa thấu rõ.Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

4. Kiến giải là một trạng thái, nghĩa như là thấy rõ của nó là một nghĩa. Trí là một trạng thái, nghĩa như là điều được biết tới của nó là một nghĩa. Tuệ là một trạng thái, nghĩa như là hành vi hiểu biết của nó là một nghĩa.<Minh trí là một trạng thái, nghĩa như là hiểu rõ của nó là một nghĩa.>Ánh sáng là một trạng thái, nghĩa như là hào quang của nó là một nghĩa. Năm trạng thái này [và] năm nghĩa có khổ đau làm nền tảng cho chúng, có sự thực làm nền tảng cho chúng, có sự thực làm đối tượng cho chúng, có sự thực làm lãnh vực cho chúng, được sự thực tạo thành, được sự thực bao gồm, được xây dựng trên sự thực, đứng trên sự thực, được thiết lập trên sự thực.

Bánh Xe Giáo Pháp: Bánh Xe Giáo Pháp theo nghĩa nào?

Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp và [Giáo Pháp đó tự nó là] Bánh Xe, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Ngài bắt đầu chuyển vận Bánh Xe và [cũng như chuyển vận] Giáo Pháp, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Ngài bắt đầu chuyển vận bằng Giáo Pháp, như vậy... Ngài bắt đầu chuyển vận bằng hành trì Giáo Pháp,* như vậy... Đứng trong Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Đã an trú trong Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... [Làm cho người khác] an trú trong Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Đã làm chủ được Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... [Làm cho người khác] làm chủ được Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... [160] Đạt mức tối thượng trong Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... [Làm cho người khác] đạt mức tối thượng trong Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Đạt sự tự tin hoàn toàn ở Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... [Làm cho người khác] đạt sự tự tin hoàn toàn ở Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Tôn kính Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Kính trọng Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Qúi trọng Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Cung kính Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Tôn trọng Giáo Pháp, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Có Giáo Pháp làm cờ, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Có Giáo Pháp làm lọng, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... Có Giáo Pháp ưu thắng, Ngài bắt đầu chuyển vận, như vậy... và có Giáo Pháp sẽ không bị một sa môn nào, brahmin nào, chư thiên nào, Māra nào, Brahmā nào hay bất cứ ai trong thế giới này chận đứng được, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

*dhammacariyāya: hành trì Giáo Pháp

5. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Năng lực gây ảnh hưởng của tấn là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Năng lực gây ảnh hưởng của niệm... Năng lực gây ảnh hưởng của định... Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Tín lực là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Tấn lực... Niệm lực... Định lực... Tuệ lực ... như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Yếu tố tạo thành giác ngộ của định... Yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản [161]... như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Chánh kiến là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Chánh tư duy... Chánh ngữ... Chánh hành... Chánh mạng... Chánh tinh tấn... Chánh niệm... Chánh định... như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Các năng lực gây ảnh hưởng theo nghĩa ưu thắng là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Các lực theo nghĩa không thể lay chuyển được... Các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa lối thoát... Đạo lộ giải thoát theo nghĩa nguyên nhân... Các nền tảng của quán niệm theo nghĩa thiết lập... Các chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... Các nền tảng của thần thông (con đường đến uy lực) theo nghĩa thành tựu... Các sự thực theo nghĩa chân như (hiện thực) là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Tĩnh lặng theo nghĩa không phân tâm là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Quán thực tánh theo nghĩa quán tưởng... Tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất... Sóng đôi theo nghĩa không vượt quá là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Thanh lọc tâm theo nghĩa không tán loạn... Thanh lọc quan điểm sai lạc theo nghĩa thấy rõ... Giải thoát theo nghĩa được tự tại... Minh trí theo nghĩa hiểu rõ... Tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ... [162] ... Trí đoạn diệt theo nghĩa cắt đứt... Trí về không sanh khởi theo nghĩa an tịnh là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

Theo nghĩa nguồn gốc, hăng hái là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp. Theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét... Theo nghĩa kết hợp, xúc... Theo nghĩa nơi gặp gỡ, cảm giác... Theo nghĩa đứng hạng nhất, định ... Theo nghĩa ưu thắng, niệm... Theo nghĩa cao nhất, tuệ... Theo nghĩa là cốt lõi (hương vị), giải thoát... Theo nghĩa cứu cánh, nibbana vốn hợp nhất với bất tử là Giáo Pháp và Ngài bắt đầu chuyển vận Giáo Pháp ấy, như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

6. ‘Sự thực cao cả này về khổ đau cần được hiểu biết trọn vẹn’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh trí khởi lên, ánh sáng khởi lên trong Ta.

7-9.Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?... [hoàn tất như trên]...

10. ‘Sự thực cao cả này về khổ đau đã được hiểu biết trọn vẹn’: này các tỳ kheo, ... ánh sáng khởi lên trong Ta.

11-13. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?

14. ‘Có sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

15. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?...Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?...

 Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ.. Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

16. Kiến giải là một trạng thái, nghĩa như là thấy rõ của nó là một nghĩa... Ánh sáng là một trạng thái, nghĩa như là hào quang của nó là một nghĩa. Năm trạng thái này có nguồn gốc của khổ đau làm nền tảng cho chúng, có sự thực làm nền tảng cho chúng... được thiết lập trên sự thực.

Bánh Xe Giáo Pháp: Bánh Xe Giáo Pháp theo nghĩa nào... [hoàn tất như ở đ. 4]

17. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là Giáo Pháp và ... [hoàn tất như ở đ. 5]

18.‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau phải bị từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa.... ánh sáng khởi lên trong Ta.

19-21. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại các đ. 15-17]

22. ‘Sự thực cao cả này về nguồn gốc của khổ đau đã bị từ bỏ’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa.... ánh sáng khởi lên trong Ta. [163]

23-25. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại các đ. 15-17]

26.‘Có sự thực cao cả này về sự chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

27. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?... Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?...

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ... Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

28. Kiến giải là một trạng thái, nghĩa như là thấy rõ của nó là một nghĩa... Ánh sáng là một trạng thái, nghĩa như là hào quang của nó là một nghĩa. Năm trạng thái này có sự chấm dứt khổ đau làm nền tảng cho chúng, có sự thực làm nền tảng cho chúng... được thiết lập trên sự thực.

Bánh Xe Giáo Pháp: Bánh Xe Giáo Pháp theo nghĩa nào... [hoàn tất như ở đ. 4]

29. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là Giáo Pháp và ... [hoàn tất như ở đ. 5]

30.‘Sự thực cao cả này về sự chấm dứt khổ đau cần được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa.... ánh sáng khởi lên trong Ta.

31-33. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại các đ. 27-29]

34. ‘Sự thực cao cả này về sự chấm dứt khổ đau đã được thực chứng’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa.... ánh sáng khởi lên trong Ta.

35-37. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại các đ. 27-29]

38.‘Có sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.

39. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào?... Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?...

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ... Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

40. Kiến giải là một trạng thái, nghĩa như là thấy rõ của nó là một nghĩa... Ánh sáng là một trạng thái, nghĩa như là hào quang của nó là một nghĩa. Năm trạng thái này có con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau làm nền tảng cho chúng, có sự thực làm nền tảng cho chúng... được thiết lập trên sự thực.

Bánh Xe Giáo Pháp: Bánh Xe Giáo Pháp theo nghĩa nào... [hoàn tất như ở đ. 4]

41. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là Giáo Pháp và ... [hoàn tất như ở đ. 5]...

42.’’Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau cần được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa.... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

43-45. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại các đ. 39-41]

46. ‘‘Sự thực cao cả này về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau đã được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa.... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

47-49. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... [lập lại các đ. 39-41]



50. ‘’Có sự quán tưởng này về thân đúng như thân’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. ‘Sự quán tưởng này về thân đúng như thân cần được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta. ‘Sự quán tưởng này về thân đúng như thân đã được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

‘Có sự quán tưởng này về cảm giác đúng như cảm giác: này các tỳ kheo,...

‘Có sự quán tưởng này về tâm đúng như tâm: này các tỳ kheo,...

‘Có sự quán tưởng này về đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý: này các tỳ kheo,... ánh sáng khởi lên trong Ta. (S v 178).

51. ‘‘Có sự quán tưởng này về thân đúng như thân: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

52. Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?

Kiến giải khởi lên theo nghĩa thấy rõ... Ánh sáng khởi lên theo nghĩa hào quang.

53. Kiến giải là một trạng thái, nghĩa thấy rõ của nó là một nghĩa... Ánh sáng là một trạng thái, nghĩa hào quang của nó là một nghĩa. Năm trạng thái này có thân làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của quán niệm làm nền tảng cho chúng... được thiết lập trên nền tảng của quán niệm.

Bánh Xe Giáo Pháp: Bánh Xe Giáo Pháp theo nghĩa nào... [hoàn tất như ở đ. 4]

54. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là Giáo Pháp và ... [hoàn tất như ở đ. 5]...

55-58. ‘‘Sự quán tưởng này về thân đúng như thân cần được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

59-62. ‘‘Sự quán tưởng này về thân đúng như thân đã được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

63-74. ... Năm trạng thái này có cảm giác làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của quán niệm làm nền tảng cho chúng...

75-86. ... Năm trạng thái này có tâm làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của quán niệm làm nền tảng cho chúng...

87-90. ... Năm trạng thái này có đối tượng tâm ý làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của quán niệm làm nền tảng cho chúng... [164]

91. ‘‘Có nền tảng này của thần thông (đường đưa đến uy lực) vốn có cả định do ý muốn và hành là nỗ lực’: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa từng nghe như kiến giải khởi lên, ... ánh sáng khởi lên trong Ta. ‘‘Nền tảng này của thần thông có cả định do ý muốn và hành là nỗ lực cần được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều chưa từng nghe... ánh sáng khởi lên trong Ta. ‘‘Nền tảng này của thần thông có cả định do ý muốn và hành là nỗ lực đã được tu tập’: này các tỳ kheo, những điều chưa từng nghe... ánh sáng khởi lên trong Ta.

‘‘Có nền tảng này của thần thông có cả định do tinh tấn và hành là nỗ lực’:...

‘‘Có nền tảng này của thần thông có cả định do tâm và hành là nỗ lực’:...

‘‘Có nền tảng này của thần thông có cả định do suy tư và hành là nỗ lực’: ... (S v 258)

92.‘‘Có nền tảng này của thần thông có cả định do ý muốn và hành là nỗ lực: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

93.Kiến giải khởi lên: theo nghĩa nào? ... Ánh sáng khởi lên: theo nghĩa nào?

Kiến giải là một trạng thái, nghĩa thấy rõ của nó là một nghĩa... Ánh sáng là một trạng thái, nghĩa hào quang của nó là một nghĩa. Năm trạng thái này có ý muốn làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của thần thông làm nền tảng cho chúng... được thiết lập trên nền tảng của thần thông.

94. Bánh Xe Giáo Pháp: Bánh Xe Giáo Pháp theo nghĩa nào... [hoàn tất như ở đoạn 4]

95. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là Giáo Pháp và ... [hoàn tất như ở đ. 5]...

96-99. ‘‘Nền tảng này của thần thông có cả định do ý muốn và hành là nỗ lực cần được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

100-103. ‘‘Nền tảng này của thần thông có cả định do ý muốn và hành là nỗ lực đã được tu tập: này các tỳ kheo, những điều từ trước chưa... ánh sáng khởi lên trong Ta.’

104-115. ... Năm trạng thái này có tinh tấn làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của thần thông làm nền tảng cho chúng...

116-127. ... Năm trạng thái này có tâm làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của thần thông làm nền tảng cho chúng...

128-139. ... Năm trạng thái này có suy tư làm nền tảng cho chúng, có nền tảng của thần thông làm nền tảng cho chúng... [165] Như vậy nó là Bánh Xe Giáo Pháp.

CHẤM DỨT PHẦN LUẬN VỀ BÁNH XE GIÁO PHÁP

XVIII - LUẬN VỀ SIÊU THẾ

«Lokuttarakathā»

1. Những trạng thái nào là siêu thế?

Bốn Nền Tảng của Quán Niệm, bốn Chánh Tinh Tấn, bốn Nền Tảng của Thần Thông (con đường đến uy lực), năm Năng Lực Gây Ảnh Hưởng, năm Lực, bẩy Yếu Tố Tạo Thành Giác Ngộ, Đạo tám Ngành; rồi đến bốn Đạo Lộ Thánh, bốn Quả Vị Sa Môn, và Nibbana.

2. Siêu thế: Siêu thế theo nghĩa nào?

Chúng đi ngang qua thế giới này (lokaṁ taranti), vì thế chúng siêu thế (lokuttara). Chúng vượt qua thế giới này (lokā uttaranti), vì thế chúng siêu thế. Chúng vượt bỏ thế giới này (lokato uttaranti), vì thế chúng siêu thế. Chúng vượt ra từ thế giới này (lokamhā uttaranti), vì thế chúng siêu thế. Chúng vượt khỏi thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng hoàn toàn vượt khỏi thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng đã hoàn toàn vượt khỏi thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng riêng biệt với thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng đi đến tận cùng của thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng thoát khỏi thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng thoát bỏ thế giới này ... Chúng thoát ra từ thế giới này... Chúng đã thoát khỏi thế giới này... Chúng được thế giới này để cho thoát... Chúng đã thoát ra từ thế giới này, vì thế chúng siêu thế.

Chúng không đứng trong thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng không đứng trên thế giới này... Chúng không tự làm ô uế trong thế giới này... Chúng không tự làm ô uế với thế giới này... Chúng không bị ô uế trong thế giới này... Chúng không bị ô uế vì thế giới này... Chúng không bị làm cho ô uế trong thế giới này... Chúng không bị thế giới này làm cho ô uế... Chúng thong dong tự tại giữa thế giới này... Chúng được thế giới này phóng thích... Chúng được phóng thích từ thế giới này... Chúng được phóng thích bỏ thế giới này... Chúng được phóng thích ra khỏi thế giới này, [167] ... Chúng được phân cách với thế giới này... Chúng được thế giới này phân cách... Chúng được phân cách từ thế giới này... Chúng được phân cách khỏi thế giới này... Chúng được phân cách ra khỏi thế giới này, vì thế chúng siêu thế.

Chúng được giữ cho trong sạch trong thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng được trở nên trong sạch ở thế giới này... Chúng được trở nên trong sạch từ thế giới này... Chúng được hoàn toàn giữ cho trong sạch trong thế giới này... Chúng được hoàn toàn trở nên trong sạch ở thế giới này... Chúng được hoàn toàn trở nên trong sạch từ thế giới này... Chúng ngoi lên khỏi thế giới này... Chúng ngoi lên bỏ thế giới này... Chúng ngoi ra khỏi thế giới này... Chúng quay đi từ thế giới này... Chúng quay đi bỏ thế giới này... Chúng quay đi khỏi thế giới này... Chúng không bị ràng buộc trong thế giới này... Chúng không bị chụp giữ trong thế giới này... Chúng không bị hạn chế trong thế giới này... Chúng đoạn tuyệt thế giới này... Với thế giới bị đoạn tuyệt... Chúng làm an tịnh thế giới này... Với thế giới được an tịnh, vì thế chúng siêu thế.

Chúng không phải là con đường của thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng không phải là nơi đến của thế giới này... Chúng không phải là mục tiêu thế giới này nhắm đến... Chúng không phải là tầm thường trong thế giới này, vì thế chúng siêu thế.

Chúng tống khứ thế giới này ra ngoài, vì thế chúng siêu thế. Chúng không trở lại thế giới này... Chúng từ bỏ thế giới này... Chúng không bám níu thế giới này... Chúng không liên can đến thế giới này... Chúng không dây mơ rễ má với thế giới này, vì thế chúng siêu thế. Chúng không ham muốn* thế giới này... Chúng không dụ hoặc thế giới này... Chúng đã vượt khỏi và vượt qua thế giới này, vì thế chúng siêu thế.

* vidhūpentīti:  nđ không tích lũy, chất chứa.

LUẬN VỀ SIÊU THẾ

XIX - LUẬN VỀ LỰC

«Balakathā»

1. [168] Này các tỳ kheo, có năm lực này, năm lực nào? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định, tuệ lực. Đây là năm lực.’ (S v 249; A iii 12).

2. Hơn thế, có tới sáu mươi tám lực.

«Ngoài»tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực [như đã nói], còn có:

Lực hổ thẹn, lực biết sợ lầm lỗi, lực tư duy, lực thiền quán*, lực của không lỗi, lực hỗ trợ,2*lực chọn lựa,[1]lực chuẩn bị, lực thuyết phục,3*lực chủ tể, lực quyết tâm.

Lực tĩnh lặng, lực quán thực tánh;

Mười lực của bậc hữu học, mười lực của bậc đã học xong;

Mười lực của người phiền não đã bị đoạn tận;

Mười lực thần thông (năng lực siêu nhiên);

Mười lực của Như Lai.

*bhāvanā-bala: lực thiền quán, lực do tu 7 yếu tố tạo thành giác ngộ, (Đọc A ii 10).

2*sangaha-bala

3* nijjhatti-bala: dịch theo Bhikkhu Ñāṇamoli, A Pali-English Grossary of Buddhist Technical Terms, trang 57. Đọc M i 320.

3. Tín lực là gì? Không lay chuyển vì không tin, như thế là tín lực. Tín lực theo nghĩa củng cố các trạng thái cùng hiện hữu. Tín lực theo nghĩa chấm dứt nhiễm lậu. Tín lực theo nghĩa thanh lọc bước đầu hiểu rõ. Tín lực theo nghĩa quyết tâm. Tín lực theo nghĩa rửa sạch tâm. Tín lực theo nghĩa chứng đạt ưu việt. Tín lực theo nghĩa hiểu sâu hơn. Tín lực theo nghĩa chứng ngộ đồng thời sự thực. Tín lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. [2]Đây là tín lực.

4. Tấn lực là gì? Không lay chuyển vì lười biếng, như thế là tấn lực. Tấn lực theo nghĩa củng cố các trạng thái cùng hiện hữu... [và cứ thế như ở đ. 3]... Tấn lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là tấn lực. [169]

5.Niệm lực là gì? Không lay chuyển vì xao lãng, như thế là niệm lực. Niệm lực theo nghĩa củng cố các trạng thái kết hợp... Niệm lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là niệm lực.

6. Định lực là gì? Không lay chuyển vì dao động, như thế là định lực. ... Định lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là định lực.

7. Tuệ lực là gì? Không lay chuyển vì vô minh, như thế là tuệ lực... Tuệ lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là tuệ lực.

8. Lực hổ thẹn là gì? Nhờ xuất ly, nó có lương tâm ngần ngại về ham muốn ái dục, như thế là lực hổ thẹn. Nhờ không sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại và các trạng thái đối nghịch với các chướng ngại ấy, bốn jhanas, bốn chứng đắc cõi vô sắc giới, mười tám tuệ quán thực tánh chính, và bốn đạo lộ cho đến]... Nhờ đạo lộ arahant, đây là lương tâm ngần ngại với tất cả các nhiễm lậu, như thế là lực hổ thẹn. <so với Luận XXX và ‘C’>

9.Lực biết sợ lầm lỗi là gì? Nhờ xuất ly, nó là sự xấu hổ vì ham muốn ái dục, như thế là lực biết sợ lầm lỗi. Nhờ không sân hận... Nhờ đạo lộ arahant, đây là sự xấu hổ vì tất cả các nhiễm lậu, như thế là lực biết sợ lầm lỗi.

10. Lực tư duy là gì? Nhờ xuất ly, nó suy tư về ham muốn ái dục, như thế là lực tư duy. Nhờ không sân hận... [170] Nhờ đạo lộ arahant, nó tư duy về tất cả các nhiễm lậu, như thế là lực tư duy.

11. Lực thiền quán là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy tu tập xuất ly, như thế là lực thiền quán. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy tu tập đạo lộ arahant, như thế là lực thiền quán. Đây là lực thiền quán.

12. Lực của không lỗi là gì? Vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ, không khiển trách gì được trong xuất ly, như thế là lực của không lỗi. Vì sân hận đã bị từ bỏ... Vì tất cả nhiễm lậu đã bị từ bỏ, không khiển trách gì được trong đạo lộ arahant, như thế là lực của không lỗi. Đây là lực của không lỗi.

13. Lực hỗ trợ là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy hỗ trợ tâm bằng xuất ly, như vậy là lực hỗ trợ. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy hỗ trợ tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực hỗ trợ. Đây là lực hỗ trợ. [171]

14.Lực chọn lựa là gì? Vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ, người ấy chọn xuất ly, như vậy là lực chọn lựa. Vì không sân hận đã bị từ bỏ... Vì tất cả nhiễm lậu đã bị từ bỏ, người ấy chọn đạo lộ arahant, như thế là lực chọn lựa. Đây là lực chọn lựa. [3]

15.Lực chuẩn bị là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy chuẩn bịtâm bằng xuất ly, như vậy là lực chuẩn bị. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy chuẩn bị tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực chuẩn bị. Đây là lực chuẩn bị.

16. Lực thuyết phục * là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy thuyết phụctâm bằng xuất ly, như vậy là lực thuyết phục. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy thuyết phục tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực thuyết phục. Đây là lực thuyết phục.

* ở đây tuy dịch nijjhattinotification, nhưng ở A Pali-English Grossary of Buddhist Technical Terms, trang 57, Ñāṇamoli đã sửa thành persuation.

17. Lực chủ tể là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy hành xử sự làm chủ tâm bằng xuất ly, như vậy là lực chủ tể. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy hành xử tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực chủ tể. Đây là lực chủ tể.

18. Lực quyết tâm là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy quyết giữ vững tâm bằng xuất ly, như vậy là lực quyết tâm. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy quyết giữ vững tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực quyết tâm. Đây là lực quyết tâm. [172]

19. Lực tĩnh lặng là gì? Không phân tâm như là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng. Không phân tâm như là nhất tâm nhờ không sân hận là lực tĩnh lặng... [và cứ thế với tất cả các ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 442 cho đến] ... Không phân tâm như là nhất tâm nhờ thở ra quán buông bỏ là lực tĩnh lặng.

Lực tĩnh lặng theo nghĩa nào?

Lực tĩnh lặnglà gì? Không phân tâm là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng... [lập lại Luận I đ. 452]... Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở ra quán buông bỏ là lực tĩnh lặng.

20. Lực tĩnh lặng theo nghĩa nào? Nhờ sơ thiền, nó không bị lay chuyển vì các chướng ngại, như thế là lực tĩnh lặng... [lập lại Luận I đ. 453]... Nhờ chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, nó không bị lay chuyển vì nhận thức cõi không có gì, như thế là lực tĩnh lặng.

Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với dao động làm cho đổi hướng nên tĩnh lặng là lực.

Đây là lực tĩnh lặng.

21. Lực quán thực tánh là gì? Quán vô thường là lực quán thực tánh, ... [lập lại Luận I đ. 454]... quán buông bỏ trong già và chết là lực quán thực tánh.

22. Quán thực tánh là lực theo nghĩa nào? Không lay chuyển vì nhận thức về trường tồn nhờ quán vô thường, như vậy là quán thực tánh là lực... [lập lại Luận I đ. 454]... Không lay chuyển vì bám níu nhờ quán buông bỏ, như vậy quán thực tánh là lực.

Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với vô minh làm cho đổi hướng nên quán thực tánh là lực.

Đây là lực quán thực tánh.

23. Mười lực của bậc hữu học và mười lực của bậc đã học xong là gì? Vị ấy học tập (sikkhati) chánh kiến, như vậy là lực của bậc hữu học (sekha); bởi vì vị ấy được học tập (sikkhitattā) ở phương diện đó là lực của bậc đã học xong (asekha). Vị ấy học tập chánh tư duy, như vậy là lực của bậc hữu học; bởi vì vị ấy được học tập ở phương diện đó là lực của bậc đã học xong. Vị ấy học tập chánh ngữ... Vị ấy học tập chánh hành... Vị ấy học tập chánh mạng... Vị ấy học tập chánh tinh tấn... Vị ấy học tập chánh niệm... Vị ấy học tập chánh định... Vị ấy học tập chánh trí... Vị ấy học tập chánh giải thoát, như vậy là lực của bậc hữu học; bởi vì vị ấy được học tập ở phương diện đó là lực của bậc đã học xong.

Đây là mười lực của bậc hữu học và mười lực của bậc đã học xong.

24. Mười lực của người có phiền não đã bị đoạn tận là gì?

Ở đây người tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận đã rõ ràng nhìn thấy đúng như thật với hiểu biết chân chánh rằng tất cả các hành vi tạo quả là vô thường. Vì đã hiểu như thế, đấy là lực của người có phiền não đã bị đoạn tận, do kết quả của lực đó vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận mới tuyên bố rằng ‘phiền não của tôi đã bị đoạn tận’.

25. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận đã rõ ràng nhìn thấy đúng như thật với hiểu biết chân chánh rằng khoái lạc giác quan như hố than hồng. Vì đã hiểu như thế, ... [hoàn tất như ở đ. 24].

26. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, tâm của vị ấy có khuynh hướng về, có xu hướng về , ngả về lối sống cách ly, tạo nỗ lực cách ly, thích thú xuất ly, đã hoàn toàn đoạn diệt những trạng thái dẫn đến phiền não. Vì đã làm như thế, ... [174].

27. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bốn nền tảng của quán niệm, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

28. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bốn chánh tinh tấn, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

29. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bốn nền tảng của thần thông (con đường đến uy lực), tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

30. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập năm năng lực gây ảnh hưởng, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

31. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập năm lực, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

32. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

33. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập đạo lộ tám ngành, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ...

Đây là mười lực của người có phiền não đã bị đoạn tận.

34. Mười lực thần thông (năng lực siêu nhiên) là gì?

Thần thông là quyết tâm, thần thông là chuyển hóa, thần thông là [thân] do tâm tạo, thần thông nhờ sự can dự của trí, thần thông nhờ sự can dự của định, thần thông của các bậc Thánh, thần thông sanh từ quả của việc làm, thần thông vì công đức, thần thông nhờ minh trí, thần thông theo nghĩa thành tựu vì việc làm đúng thời đúng dịp (đọc Luận XXII đ. 4 ff.).

Đây là mười lực thần thông.

35. Mười lực của Như Lai là gì?

Ở đây Như Lai hiểu đúng như thật điều có thể được* là có thể được, không thể được là không thể được. Vì Ngài biết đúng như thế, đây là lực của Như Lai, do kết quả của lực đó Như Lai mới tự xưng địa vị lãnh đạo, rống lên tiếng sư tử trong hội chúng, chuyển bánh xe «Giáo Pháp»vô thượng.

*ṭhānacó 3 nghĩa: nơi chốn, có thể xảy ra, lý do [DhsA 53]. Bhikkhu Ñāṇamoli, A Pali-English Grossary of Buddhist Technical Terms, trang 47.

Đọc M i 69. MA chỉ nói đây là trí biết rõ tương quan giữa nhân và quả nhưngVbh đoạn 809 dùng M iii 65-67 để cắt nghĩa đoạn này. Đọc Bhikkhu Ñāṇamoli and Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, [Boston 1995], chú thích 182 trang 1197.

C. A. F. Rhys Davids nói đây là trí biết rành chuyện đó hay không theo định luật nhân quả. Đọc C A F Rhys Davids, Buddhist Psychological Ethics, PTS, [Oxford 1997], đoạn 1337-1338.

36. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật kết quả của việc làm quá khứ, hiện tại, tương lai có thể xảy ra và nguyên nhân của nó. [175] Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là...

37. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật tất cả con đường sẽ dẫn về đâu. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là...

38. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật thế giới có nhiều nguyên lý khác biệt. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là...

39. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật sự quyết tâm khác nhau của tất cả chúng sanh. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là...

40. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật khuynh hướng của các năng lực gây ảnh hưởng trong các sanh linh khác, trong các người khác. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là...

41. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật nhiễm lậu, sự trong sạch, sự ngoi lên, trong các jhanas, giải thoát, định, và chứng đắc. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là...

42. Lại nữa, Như Lai nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của Ngài, đó là: một kiếp, ...[và cứ thế như ở Luận I đ. 542]... như thế với tất cả khía cạnh và đặc điểm riêng, Ngài nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của Ngài. Vì Ngài nhớ lại như thế, đây là...

43. Lại nữa, Như Lai với thiên nhãn vốn được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, thấy rõ chúng sanh chết đi rồi tái xuất hiện, ... [và cứ thế như ở Luận I đ. 548]... hiểu rõ chúng sanh đang luân chuyển đúng với hành nghiệp của họ. [176] Vì Ngài thấy như thế, đây là...

44. Lại nữa, do tự bản thân thể nghiệm trí trực chứng, Như Lai ở đây và ngay bây giờ nhập vào và an trú trong tâm giải thoát và tuệ giải thoát vốn không có phiền não vì phiền não đã bị đoạn tận. Vì Ngài làm như thế, đây là...

Đây là mười lực của Như Lai.

45. Tín lực theo nghĩa nào?

Tấn lực theo nghĩa nào?

Niệm lực theo nghĩa nào?

Định lực theo nghĩa nào?

Tuệ lực theo nghĩa nào?

Lực hổ thẹn theo nghĩa nào?

Lực biết sợ lầm lỗi theo nghĩa nào?

Lực tư duy theo nghĩa nào?

Lực thiền quán theo nghĩa nào?

Lực của không lỗi theo nghĩa nào?

Lực hỗ trợ theo nghĩa nào?

Lực chọn lựa theo nghĩa nào?

Lực chuẩn bị theo nghĩa nào?

Lực thuyết phục theo nghĩa nào?

Lực chủ tể theo nghĩa nào?

Lực quyết tâm theo nghĩa nào?

Lực tĩnh lặng theo nghĩa nào?

Lực quán thực tánh theo nghĩa nào?

Mười lực của bậc hữu học theo nghĩa nào?

Mười lực của bậc đã học xong theo nghĩa nào?

Mười lực của người phiền não đã bị đoạn tận theo nghĩa nào?

Mười lực thần thông (năng lực siêu nhiên) theo nghĩa nào?

Mười lực của Như Lai theo nghĩa nào?

Tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin.

Tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng.

Niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng.

Định lực theo nghĩa không lay chuyển vì dao động.

Tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh.

Lương tâm ngần ngại vì các trạng thái ác, bất thiện, như thế nó là lực hổ thẹn.

Xấu hổ vì các trạng thái ác, bất thiện, như thế nó là lực biết sợ lầm lỗi. 

Tư duy về tất cả các nhiễm lậu bằng trí, như thế là lực tư duy.

Các trạng thái được tạo nên trong đó có một tác dụng (hương vị) duy nhất, như vậy nó là lực thiền quán.

Ở đó chả có gì có thể khiển trách được, như thế là lực của không lỗi.

Bằng cách hỗ trợ tâm, như thế là lực hỗ trợ.

Vị ấy chọn lựa điều đó, như thế là lực chọn lựa.

Vị ấy chuẩn bị tâm, như thế là lực chuẩn bị.

Vị ấy thuyết phục tâm bằng điều đó, như thế là lực thuyết phục.

Vị ấy hành xử sự làm chủ tâm bằng điều đó, như thế là lực chủ tể.

Vị ấy giữ vững tâm bằng điều đó, như thế là lực quyết tâm.

Do tâm được hợp nhất, như thế là lực tĩnh lặng.

Vị ấy quán các trạng thái phát sanh ở bên trong, như thế là lực quán thực tánh.

Vị ấy học tập ở trong, như thế là lực của bậc hữu học.

Vì sau khi đã được học tập bên trong, như thế là lực của bậc đã học xong.

Bằng cách đoạn tận phiền não, như thế là lực của người phiền não đã bị đoạn tận.

Đấy là thần thông của vị ấy, như thế là lực thần thông.

Lực của Như Lai theo nghĩa không đo lường được.

LUẬN VỀ LỰC


[1]’’khanti-bala (lực chọn lựa)’’ là sự chịu đựng điều khó mà chịu đựng’ (PsA 44Se), như vậy khiến ta nghĩ tới ‘kham nhẫn’ hơn là ‘chọn lựa’. Nhưng ‘’khamati (chọn lựa)’: tassa yogissa khamati ruccati (hành giả có sự chọn lựa ấy, ưa chuộng hơn ấy) (PsA 450), như vậy khiến ta nghĩ tới ‘chọn lựa’ hơn là ‘kiên nhẫn’. <so với Luận XXIX>

Cũng thế, ‘paññāpeti (chuẩn bị sẵn)’ có nghĩa là ‘làm cho hoan hỉ’ (PsA 450) và ‘nijjhāpeti’ (thuyết phục) có nghĩa là ‘khiến phải nghĩ tới’ (muốn việc gì xảy ra)’ (PsA 450).

[2]So với Luận IX đoạn 1 về cấu trúc đoạn này.

[3]Bình giải về đoạn 2, PsA (trang 449) viết khanti-bala là sự chịu đựng điều khó mà chịu đựng’ (dukkhama), như vậy ngụ ý khanti là ‘kham nhẫn’; nhưng điều này lại không phù hợp với đoạn 14.

XX - LUẬN VỀ TRỐNG RỖNG

«Suññakathā»

1. [177] ‘Như vầy tôi nghe. Có một dạo Thế Tôn cư trú ở Sāvatthi ở Vườn Jeta, công viên của Anāthapiṇḍika. Rồi tôn giả Ānanda đi đến chỗ Thế Tôn, và sau khi đảnh lễ Ngài, tôn giả ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống xong, tôn giả hỏi Thế Tôn như vầy: ‘Kính thưa Thế Tôn, ‘‘Thế giới này trống rỗng, thế giới này trống rỗng’’ được nói lên. Thế giới này trống rỗng theo nghĩa nào?’

‘Bởi vì nó không có tự ngã hay không có cái gì thuộc về tự ngã, nên ‘thế giới này trống rỗng’ được nói lên, Ānanda. Và cái không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã là gì? Mắt không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, vật hữu hình không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, nhận thức từ mắt không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, xúc chạm với mắt không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã; bất cứ cảm nghiệm nào phát sinh do xúc chạm với mắt, hoặc dễ chịu hay khó chịu hay không dễ chịu cũng chả khó chịu, đều không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã. Tai không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, âm thanh... Mũi không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, mùi... Lưỡi không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, vị... Thân không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, đối tượng xúc chạm được... Ý không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, đối tượng của ý... nhận thức từ ý... xúc chạm với ý... bất cứ cảm nghiệm nào phát sinh do xúc chạm với ý, hoặc dễ chịu hay khó chịu hay không dễ chịu cũng chả khó chịu, đều không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã. Bởi vì nó không có tự ngã hay không có cái thuộc về tự ngã, nên câu ‘thế giới này trống rỗng’ được nói lên’ (S iv 54).

2. Có trống rỗng như là trống rỗng, trống rỗng của các hành vi tạo tác, trống rỗng trong biến đổi, trống rỗng vô thượng, trống rỗng theo đặc tính.

Có trống rỗng bằng cách đè nén, trống rỗng bằng cách thay thế đức tính đối lập, trống rỗng bằng cách cắt đứt, trống rỗng bằng cách làm cho lắng dịu, trống rỗng bằng cách thoát ly. [178] <so với Luận I đ. 90: năm loại>

Có trống rỗng bên trong, trống rỗng bên ngoài, trống rỗng cả hai phía.

Có trống rỗng tương tự, có trống rỗng dị biệt.

Có trống rỗng trong sự kiếm tìm, trống rỗng trong gìn giữ, trống rỗng trong thành đạt, trống rỗng trong hiểu rõ.

Có trống rỗng trong đồng nhất, có trống rỗng trong sai biệt.

Có trống rỗng trong chọn lựa, trống rỗng trong cương quyết, trống rỗng trong thâm hiểu, và trống rỗng trong nghĩa tối hậu của tất cả các loại trống rỗng, là chấm dứt sự tiếp tục tái diễn trong [vị Arahant], bậc hoàn toàn hiểu thấu đáo tường tận.

3. Trống rỗng như là trống rỗng là gì?

Mắt không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không có cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không có cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi.

Đây là trống rỗng như là trống rỗng.

4. Trống rỗng của hành vi tạo tác là gì?

Có ba loại hành vi tạo tác: hành vi tạo phước, hành vi tổn phước, hành vi tạo bất động.

Hành vi tạo phước không có hành vi tổn phước và hành vi tạo bất động. Hành vi tổn phước không có hành vi tạo phước và hành vi tạo bất động. Hành vi tạo bất động không có hành vi tạo phước và hành vi tổn phước.

Đây là ba loại hành vi tạo tác.

Có ba loại hành vi tạo tác nữa: hành vi tạo tác của thân, hành vi tạo tác của lời nói và hành vi tạo tác của ý.

Hành vi tạo tác của thân không có hành vi tạo tác của lời nói và hành vi tạo tác của ý. Hành vi tạo tác của lời nói không có hành vi tạo tác của thân và hành vi tạo tác của ý. Hành vi tạo tác của ý không có hành vi tạo tác của lời nói và hành vi tạo tác của thân.

Đây là ba loại hành vi tạo tác.

Có ba loại hành vi tạo tác khác nữa: hành vi tạo tác quá khứ, hành vi tạo tác tương lai và hành vi tạo tác đang hiện khởi.

Hành vi tạo tác quá khứ không có hành vi tạo tác tương lai và hành vi tạo tác đang hiện khởi. Hành vi tạo tác tương lai không có hành vi tạo tác quá khứ và hành vi tạo tác đang hiện khởi. Hành vi tạo tác đang hiện khởi không có hành vi tạo tác quá khứ và hành vi tạo tác tương lai.

Đây là ba loại hành vi tạo tác.

Đây là sự trống rỗng của hành vi tạo tác.

5.Trống rỗng trong biến đổi là gì?Vật thể được sanh ra không có tự tánh; [1]vật thể đã biến mất đi [2]bị biến đổi và trống rỗng. Cảm nghiệm được sanh ra không có tự tánh, cảm nghiệm đã biến mất đi bị biến đổi và trống rỗng. Nhận thức được sanh ra... [và cứ thế với 199 của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5, bỏ đi hai khoen của Sanh Khởi Do Tùy Thuộc, cho đến]... Trở thành được sanh ra không có tự tánh, [179] trở thành đã biến mất đi bị biến đổi và trống rỗng.

6. Trống rỗng vô thượng là gì? Trạng thái này vô thượng, trạng thái này là nhất, trạng thái này tuyệt hảo, đó là sự an tịnh của tất cả các hành vi tạo tác, buông bỏ tất cả bản thể ngầm, sự hủy diệt (diệt tận) khao khát, lòng tham phai nhạt, đoạn diệt, nibbana.

Đây là trống rỗng vô thượng.

7. Trống rỗng theo đặc tính là gì?

Có hai loại đặc tính: đặc tính của người ngu và đặc tính của người trí. Đặc tính của người ngu là không có đặc tính của người trí, đặc tính của người trí là không có đặc tính của người ngu (A  i 102).

Có ba loại đặc tính: đặc tính sanh, đặc tính diệt và đặc tính biến đổi khi đang tồn tại. Đặc tính sanh là không có đặc tính diệt và đặc tính biến đổi khi đang tồn tại. Đặc tính diệt là không có đặc tính sanh và đặc tính biến đổi khi đang tồn tại. Đặc tính biến đổi khi đang tồn tại là không có đặc tính sanh và đặc tính diệt. Đặc tính sanh của vật thể không có đặc tính diệt và đặc tính biến đổi khi đang tồn tại. Đặc tính diệt của vật thể không có đặc tính sanh và đặc tính biến đổi khi đang tồn tại. Đặc tính biến đổi của vật thể khi đang tồn tại là không có đặc tính sanh và đặc tính diệt. Đặc tính sanh của cảm nghiệm... [và cứ thế với các ý niệm còn lại của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5, cho đến]... đặc tính biến đổi khi đang tồn tại của già và chết không có đặc tính sanh và đặc tính diệt.

Đây là trống rỗng theo đặc tính.

8. Trống rỗng bằng cách đè nén là gì?

Ham muốn khoái lạc giác quan bị đè nén và bị hủy diệt nhờ xuất ly. Sân hận bị đè nén và bị hủy diệt nhờ không sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại và các trạng thái đối nghịch với các chướng ngại ấy, bốn jhanas, bốn chứng đắc cõi vô sắc giới, mười tám thiền quán thực tánh chính, và bốn đạo lộ cho đến]..., Tất cả các nhiễm lậu bị đè nén và bị hủy diệt nhờ đạo lộ arahant.

Đây là trống rỗng bằng cách đè nén. [180]

9. Trống rỗng bằng cách thay thế đức tính đối lập là gì?

Nhờ xuất ly, ham muốn khoái lạc giác quan bị hủy diệt bằng cách thay thế đức tính đối lập. Nhờ không sân hận, sân hận bị hủy diệt bằng cách thay thế đức tính đối lập... [và cứ thế như trên, bỏ đi bốn đạo lộ cho đến]... Nhờ quán quay đi, sự giải thích sai lạc vì trói buộc bị hủy diệt bằng cách thay thế đức tính đối lập.

Đây là trống rỗng bằng cách thay thế đức tính đối lập

10. Trống rỗng bằng cách cắt đứt là gì?

Nhờ xuất ly, ham muốn khoái lạc giác quan vừa bị cắt đứt và vừa bị hủy diệt. Nhờ không sân hận... [và cứ thế cho đến]... Nhờ đạo lộ arahant, tất cả nhiễm lậu vừa bị cắt đứt và vừa bị hủy diệt.

Đây là trống rỗng bằng cách cắt đứt.

11. Trống rỗng bằng cách làm cho lắng dịu là gì?

Nhờ xuất ly, ham muốn khoái lạc giác quan vừa được lắng dịu và vừa bị hủy diệt. Nhờ không sân hận... [và cứ thế cho đến]... Nhờ đạo lộ arahant, tất cả nhiễm lậu vừa được lắng dịu và vừa bị hủy diệt.

Đây là trống rỗng bằng cách làm cho lắng dịu.

12. Trống rỗng bằng cách thoát ly là gì?

Nhờ xuất ly, ham muốn khoái lạc giác quan vừa được thoát ly và vừa bị hủy diệt. Nhờ không sân hận... [và cứ thế cho đến]... Nhờ đạo lộ arahant, tất cả nhiễm lậu vừa được thoát ly và vừa bị hủy diệt.

Đây là trống rỗng bằng cách thoát ly.

13. Trống rỗng bên trong là gì?

Ở bên trong, mắt không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không phải là cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi. Ở bên trong, tai... Ở bên trong, mũi... Ở bên trong, lưỡi... Ở bên trong, thân... Ở bên trong, ý không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không phải là cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi.

Đây là trống rỗng bên trong.

14. Trống rỗng bên ngoài là gì?

Ở bên ngoài, vật hữu hình không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không phải là cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi. Ở bên ngoài, âm thanh... Ở bên ngoài, mùi... Ở bên ngoài, vị... Ở bên ngoài, vật xúc chạm được... Ở bên ngoài, đối tượng tâm ý không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không phải là cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi.

Đây là trống rỗng bên ngoài.

15. Trống rỗng cả hai phía là gì?

Ở bên trong mắt và ở bên ngoài vật hữu hình cả hai đều không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không phải là cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi. Ở bên trong tai và ở bên ngoài âm thanh... Ở bên trong mũi và ở bên ngoài mùi... Ở bên trong lưỡi và ở bên ngoài vị... Ở bên trong thân và ở bên ngoài vật xúc chạm được... Ở bên trong ý và ở bên ngoài đối tượng tâm ý cả hai đều không có ngã hay không có cái thuộc về ngã, không phải là cái gì trường tồn, mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu hay không chịu biến đổi.

Đây là trống rỗng cả hai phía.

16. Trống rỗng tương tự là gì?

Sáu giác quan bên trong đều vừa tương tự và trống rỗng. Sáu nền tảng bên ngoài đều vừa tương tự và trống rỗng. Sáu nhóm nhận biết từ giác quan đều vừa tương tự và trống rỗng. Sáu nhóm xúc đều vừa tương tự và trống rỗng. Sáu nhóm cảm nghiệm đều vừa tương tự và trống rỗng. Sáu nhóm nhận thức đều vừa tương tự và trống rỗng. Sáu nhóm chủ ý đều vừa tương tự và trống rỗng.

Đây là trống rỗng tương tự.

17. Trống rỗng dị biệt là gì?

Sáu giác quan bên trong đều vừa dị biệt với và không có sáu nền tảng bên ngoài. Sáu nền tảng bên ngoài đều vừa dị biệt với và không có sáu nhóm nhận biết từ giác quan. Sáu nhóm nhận biết từ giác quan đều vừa dị biệt với và không có sáu nhóm xúc. Sáu [182] nhóm xúc đều vừa dị biệt với và không có sáu nhóm cảm nghiệm. Sáu nhóm cảm nghiệm đều vừa dị biệt với và không có sáu nhóm nhận thức. Sáu nhóm nhận thức đều vừa dị biệt với và không có chủ ý.

Đây là trống rỗng dị biệt.

18. Trống rỗng trong sự tìm kiếm  là gì?

Tìm kiếm xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Tìm kiếm trạng thái đối nghịch, bốn jhanas, bốn chứng đắc cõi vô sắc giới, mười tám thiền quán thực tánh chính, và bốn đạo lộ cho đến]... Tìm kiếm đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong sự tìm kiếm.

19. Trống rỗng trong gìn giữ là gì?

Gìn giữ xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Gìn giữ không sân hận... [và cứ thế]... Gìn giữ đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong gìn giữ.

20. Trống rỗng trong thành đạt là gì?

Thành đạt xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Thành đạt không sân hận... [và cứ thế]... Thành đạt đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong thành đạt.

21. Trống rỗng trong hiểu rõ là gì?

Hiểu rõ xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Hiểu rõ không sân hận... [và cứ thế]... Hiểu rõ đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong hiểu rõ. [183]

22. Trống rỗng trong đồng nhất và trống rỗng trong sai biệt là gì?

Ham muốn khoái lạc giác quan là sai biệt và xuất ly là đồng nhất; không có ham muốn khoái lạc giác quan trong người quyết tâm đồng nhất với xuất ly. Sân hận là sai biệt... [và cứ thế]... Tất cả các nhiễm lậu là sai biệt và đạo lộ arahant là đồng nhất; không có ham muốn khoái lạc giác quan trong người quyết tâm đồng nhất với đạo lộ arahant.

Đây là trống rỗng trong đồng nhất và trống rỗng trong sai biệt.

23. Trống rỗng trong chọn lựa là gì?

Chọn lựa xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Chọn lựa không sân hận... [và cứ thế]... Chọn lựa đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong chọn lựa.

24. Trống rỗng trong cương quyết là gì?

Cương quyết xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Cương quyết không sân hận... [và cứ thế]... Cương quyết trong đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong cương quyết.

25. Trống rỗng trong thâm hiểu là gì?

Thâm hiểu xuất ly là không có ham muốn khoái lạc giác quan. Thâm hiểu không sân hận... [và cứ thế]... Thâm hiểu trong đạo lộ arahant là không có tất cả các nhiễm lậu.

Đây là trống rỗng trong thâm hiểu.

26. Trống rỗng trong nghĩa tối hậu của tất cả các loại trống rỗng, là  chấm dứt sự tiếp tục tái diễn trong [vị Arahant], bậc hoàn toàn hiểu thấu đáo tường tận là gì?

Ở đây [trong cái gì còn lại của kiếp sống này] nhờ xuất ly, người hoàn toàn hiểu thấu đáo tường tận kết liễu sự tiếp tục tái diễn của ham muốn khoái lạc giác quan; nhờ xuất ly, vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của sân hận; nhờ nghĩ đến ánh sáng... [và cứ thế]... nhờ đạo lộ arahant, vị ấy chấm dứt tất cả nhiễm lậu.

Hay, nhờ yếu tố nibbana không có [kết quả của] bám níu [quá khứ] còn xót lại, trong người hoàn toàn hiểu thấu đáo tường tận rằng sự tiếp tục tái diễn này của mắt đã chấm dứt và sự tiếp tục tái diễn này của mắt không còn sanh khởi nữa; sự tiếp tục tái diễn này của mũi [3]... của lưỡi... của thân... sự tiếp tục tái diễn này của ý đã chấm dứt và sự tiếp tục tái diễn này của ý không còn sanh khởi nữa.

Đây là trống rỗng theo nghĩa tối hậu của tất cả các loại trống rỗng, vốn là sự chấm dứt tình trạng tiếp tục tái diễn trong [vị Arahant], bậc hoàn toàn hiểu thấu đáo tường tận. [4]

LUẬN THUYẾT VỀ TRỐNG RỖNG

CHẤM DỨT PHẦN THỨ HAI VỀ SÓNG ĐÔI.

Đây là mục lục của Phần thứ Hai này:
Sóng đôi, các sự thực cao cả, các yếu tố tạo thành giác ngộ,
Tâm từ và hết ham muốn là thứ năm,
Các vô ngại giải, Bánh Xe Giáo Pháp,
Siêu Thế, lực và tánh trống rỗng.


[1]Trong Piṭaka (Đại Tạng), hình như đây là lần đề cập duy nhất đến thuật ngữ sabhāva (tự tánh). ‘Không có tự tánh’: ở đây ‘tự tánh’ (sabhāva) là sayaṁ bhāvo (bản tánh tự nó), nghĩa là tự nó khởi lên (sayam eva uppādo). Hay sabhāvasako bhāvo (tánh riêng); sanh khởi riêng (attano yeva uppādo). Vì sự hiện hữu phụ thuộc vào các điều kiện (paccayāyattavuttitā) nên trong hiện hữu không có bản tánh tự nó hay tánh riêng, như thế, nó là ‘không có tự tánh’. Điều muốn nói ở đây là nó không có bản tánh tự nó hay tánh riêng. Hay, nó là tánh tự nó có (sakassa bhāvo); bởi vì trong số các ý niệm khác nhau kể từ yếu tố đất «địa đại», mỗi ý niệm là riêng biệt (sako) và ‘tánh’ là danh từ trừu tượng để chỉ cho ý niệm; và từng ý niệm một không có bất cứ thực chất nào được gọi là ‘tánh’, vì thế ngoài nó ra, nó không có bất kỳ tánh nào: nghĩa là nó không có tánh nào khác. Như thế, điều muốn nói ở đây là mọi sự có một tự tánh duy nhất. Hay nói khác đi, ‘không có tự tánh’ (sabhāvena suññaṁ) được coi là trống rỗng vì trống rỗng là tự tánh của nó (suññasabhāvena suññaṁ). Nghĩa là gì? Nghĩa là trống rỗng vì trống rỗng là trống rỗng chứ không phải trống rỗng vì trống rỗng trừu tượng nào khác. Nhưng nếu có ai nói: ‘Tánh riêng là tự tánh; và nó không có tự tánh đó. Nghĩa là gì? Một ý niệm được gọi là một ‘tánh’; [tánh (bhāvo)] đó được phân biệt bằng tiền trí từ ‘tự’ (sa) khi so sánh với bất kỳ cái gì khác và như vậy được gọi là ‘tự-tánh’ (sa-bhāvo). Vì không có sự hiện hữu của bất cứ thực thể nào, sự kiện không hiện hữu của vật thể được diễn tả bằng ‘vật thể được sanh ra không có tự tánh’. Nên lập luận như vầy: vì thế, câu ‘vật thể được sanh ra’ sẽ mâu thuẫn; vì cái gì hễ không sanh khởi thì không thể nói là ‘được sanh ra’. Vì nibbana không sanh khởi nên không được gọi là ‘được sanh ra’. Vậy thì ở đây chỉ cái được sanh ra sẽ không có sanh làm tự tánh, và thay vì tiếp tục nói rằng ‘bởi vì tự tánh, sanh, già và chết là không’, sự diễn đạt này nên kết thúc bằng chữ ‘hiện hữu’. Nếu chữ ‘được sanh ra’ (vijāta) có thể ứng dụng vào cái gì không sanh khởi, thì cũng nói được là ‘‘sanh’ được sanh ra’ và ‘‘già chết’ được sanh ra’. Vì chữ ‘được sanh ra’ không thể ứng dụng vào sanh, già và chết, là những gì không sanh khởi, nên những chữ ‘không có tự tánh có nghĩa là không hiện hữu’ mâu thuẫn với chữ ‘được sanh ra’ vì cái gì hễ không hiện hữu thì không sanh khởi. Và chữ ‘không’ cho cái gì không hiện hữu lại mâu thuẫn với sự sử dụng ngôn ngữ nói trên của Thế Tôn  về ‘thế giới’ và cũng mâu thuẫn với sách luận lý học và ngữ học (ñāyasaddagantha); và nó mâu thuẫn với nhiều lập luận. Vì thế, sự khẳng định đó nên bị bác bỏ vì phi lý. Trong nhiều câu Phật dậy như: ‘Này các tỳ kheo, cái gì bậc hiền trí trên thế gian này nói không hiện hữu, Ta cũng nói cái đó không hiện hữu. Cái gì bậc hiền trí nói có hiện hữu, Ta cũng nói cái đó có hiện hữu.... Các bậc hiền trí trên thế gian này nói vật thể vô thường, khổ não, biến đổi, Ta cũng nói vật thể như thế’ (S iii 138-9), và trong nhiều cuộc tranh luận, các hiện tượng hiện hữu trong sát na ngắn ngủi của riêng chúng’ (Sdhp 460-1 Se, đọc ấn bản PTS trang 634-5).

[2]Vigataṁ rūpaṁ - ‘vật thể đã biến mất đi’: về chữ  ‘đã biến mất đi, vắng mặt’ (vigata) xin đọc ‘điều kiện khiếm hiện «vắng mặt, ly khứ duyên»’ (vigata-paccaya) (TkP 1).

[3]Viết là ghānapavattaṁ.

[4]Đọc Trsl. Vism. chương XVI chú thích 25 về phần dịch của chú giải đoạn này (ấn bản của PTS trang 638).

XXI -LUẬN VỀ ĐẠI TUỆ

«Mahāpaññākathā»

1. [185] Quán vô thường, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào? <so với Luận I đoạn 16 trở đi.>

Quán khổ não, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán không phải là ngã, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán nhàm chán, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán hết ham muốn, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán đoạn diệt, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán buông bỏ, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán khổ não, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thể nhập.

Quán không phải là ngã, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện đại tuệ.

Quán nhàm chán, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ sắc bén.

Quán hết ham muốn, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ dồi dào.

Quán đoạn diệt, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ sâu sắc.

Quán buông bỏ, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ vô song.

Bẩy loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện sự uyên bác.

Tám loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ rộng lớn.

Chín loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ tạo nụ cười.

Tuệ tạo nụ cười là vô ngại giải về biện tài.

Với sự xác định nghĩa của [thánh nhân], vô ngại giải về nghĩa được tuệ thành tựu, thực chứng và thể nghiệm. Với sự xác định ý niệm, vô ngại giải về ý niệm được tuệ thành tựu, thực chứng và thể nghiệm. Với sự xác định ngữ pháp, vô ngại giải về ngữ pháp được tuệ thành tựu, thực chứng và thể nghiệm. Với sự xác định rõ về biện tài, vô ngại giải về biện tài được tuệ thành tựu, [186] thực chứng và thể nghiệm. Vị ấy đã thành tựu, thực chứng và thể nghiệm bốn vô ngại giải này.

2. Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán khổ não trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

...

Quán buông bỏ trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán khổ não trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thể nhập.

...

Quán buông bỏ trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ vô song.

Bẩy loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện sự uyên bác.

...

Chín loại tuệ này, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ tạo nụ cười.

Tuệ tạo nụ cười là vô ngại giải về biện tài.

Với sự xác định nghĩa của [thánh nhân],... vị ấy đã thành tựu, thực chứng và thể nghiệm bốn vô ngại giải này.

Quán vô thường trong cảm nghiệm... [và cứ thế với mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]...

Quán vô thường trong già và chết, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán khổ não trong già và chết ... [hoàn tất như trên]... [187]

... vị ấy đã thành tựu, thực chứng và thể nghiệm bốn vô ngại giải này.

3. Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán khổ não trong vật thể...?

Quán khổ não trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại...?

Quán không phải là ngã trong vật thể...?

Quán không phải là ngã trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại...?

Quán nhàm chán trong vật thể...?

Quán nhàm chán trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại...?

Quán hết ham muốn trong vật thể...?

Quán hết ham muốn trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại...?

Quán đoạn diệt trong vật thể...?

Quán đoạn diệt trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại...?

Quán buông bỏ trong vật thể...?

Quán buông bỏ trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong vật thể, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán vô thường trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Quán khổ não trong vật thể... hoàn thiện tuệ thể nhập.

Quán khổ não trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại... tuệ thôi thúc.

Quán không phải là ngã trong vật thể... đại tuệ.

Quán không phải là ngã trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại... tuệ thôi thúc.

Quán nhàm chán trong vật thể... [188] ... tuệ sắc bén.

Quán nhàm chán trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại... tuệ thôi thúc.

Quán hết ham muốn trong vật thể... tuệ dồi dào.

Quán hết ham muốn trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại... tuệ thôi thúc.

Quán đoạn diệt trong vật thể... tuệ sâu sắc.

Quán đoạn diệt trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại... tuệ thôi thúc.

Quán buông bỏ trong vật thể... tuệ vô song.

Quán buông bỏ trong vật thể quá khứ, tương lai và hiện tại, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

Bẩy loại tuệ này... [hoàn tất như ở đ. 1]... bốn vô ngại giải này.

Quán vô thường trong cảm nghiệm, khi được tu tập và được phong phú, hoàn thiện loại tuệ nào?

Quán vô thường trong cảm nghiệm quá khứ, tương lai và hiện tại...  [và cứ thế với mỗi ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 cho đến]...

Quán vô thường trong già và chết ...

Quán vô thường trong già và chết quá khứ, tương lai và hiện tại... ?

...

Quán vô thường trong già và chết quá khứ, tương lai và hiện tại, hoàn thiện tuệ thôi thúc.

... bốn vô ngại giải này. [189]



4. ‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị nhập giòng. Bốn điều kiện nào? Giao kết với người trí đức, nghe Pháp, suy xét kỹ lưỡng, sống thuận theo Pháp. Bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú đưa đến thực chứng quả vị nhập giòng.’ (S v 410)

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị trở lại một lần... [lập lại như trên]’.

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị không trở lại...’

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú, đưa đến thực chứng quả vị arahant...’

‘Này các tỳ kheo, bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú đưa đến thành đạt tuệ, đến thức tỉnh tuệ, đến sự dồi dào của tuệ, đến trạng thái đại tuệ, đến trạng thái của tuệ rộng lớn, đến trạng thái của tuệ dồi dào, đến trạng thái của tuệ sâu sắc, đến trạng thái của tuệ vô song, đến trạng thái của tuệ rộng khắp, đến trạng thái của tuệ sung mãn, đến trạng thái của tuệ nhanh chóng, đến trạng thái của tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng), đến trạng thái của tuệ tạo nụ cười, đến trạng thái của tuệ thôi thúc, đến trạng thái của tuệ sắc bén, đến trạng thái của tuệ thể nhập. Bốn điều kiện nào? Giao kết với người trí đức, nghe Pháp, suy xét kỹ lưỡng, sống thuận theo Pháp. Bốn điều kiện này, khi được tu tập và được phong phú đưa đến sự thành đạt tuệ,... đến tuệ thể nhập.

5. Đưa đến sự thành đạt tuệ: Thành đạt tuệ là gì? Nó là sự thành tựu, thành đạt, đạt tới, hoàn thành, thể nghiệm, thực chứng và hành trì bốn loại trí đạo, bốn loại trí quả, bốn loại trí vô ngại giải, sáu loại trí về trí trực chứng, bẩy mươi ba loại trí (Bản kê ở Luận I ), bẩy mươi bẩy loại trí (S ii 59). Chúng đưa đến sự thành đạt tuệ: đây là sự thành đạt tuệ. [190]

6. Đưa đến sự thức tỉnh của tuệ: Thức tỉnh của tuệ là gì? Trong bẩy bậc hữu học và trong người thế tục hữu phước, trí tuệ tăng trưởng; trong vị arahant, tuệ <đã> tăng trưởng. Sự tăng trưởng đưa đến sự thức tỉnh của tuệ: đây là sự thức tỉnh của tuệ.

7.Đưa đến sự dồi dào của tuệ: Sự dồi dào của tuệ là gì? Trong bẩy bậc hữu học và trong người thế tục hữu phước, trí tuệ đi đến chỗ dồi dào; trong vị arahant, tuệ <đã> đi đến chỗ dồi dào. Chúng đưa đến sự dồi dào của tuệ: đây là sự dồi dào của tuệ.

8. Đưa đến trạng thái đại tuệ: Đại tuệ là gì? Nó gìn giữ nghĩa vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ ý niệm vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ ngữ pháp vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ biện tài vĩ đại, vì thế nó là đại tuệ. Nó gìn giữ Tập Hợp Giới vĩ đại... Tập Hợp Định vĩ đại... Tập Hợp Tuệ vĩ đại... Tập Hợp Giải Thoát vĩ đại... Tập Hợp Giải Thoát Tri Kiến vĩ đại... những điều có thểkhông thể vĩ đại... an trú và thành tựu vĩ đại... các sự thực cao cả vĩ đại... các nền tảng vĩ đại của quán niệm... các nỗ lực chân chánh vĩ đại... những con đường vĩ đại đưa đến uy lực (nền tảng của thần thông)... những năng lực gây ảnh hưởng vĩ đại... những lực vĩ đại... những yếu tố tạo thành giác ngộ vĩ đại... Thánh đạo vĩ đại... những quả Sa môn vĩ đại... các trí trực chứng vĩ đại... nghĩa tối hậu vĩ đại, [191] nibbana, vì thế nó là đại tuệ. Chúng đưa đến đại tuệ, vì thế nó là đại tuệ.

9. Đưa đến trạng thái của tuệ rộng lớn: Tuệ rộng lớn là gì? Trí biết về nhiều loại tập hợp cách biệt rộng lớn xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Trí biết về nhiều loại yếu tố cách biệt rộng lớn xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Trí biết về nhiều loại xuất xứ cách biệt rộng lớn... về nhiều loại phát sanh do tùy thuộc cách biệt rộng lớn... về nhiều loại trạng thái cách biệt rộng lớn không thể hiểu được vì tính trống rỗng... về nhiều loại nghĩa cách biệt rộng lớn... về nhiều loại ý niệm cách biệt rộng lớn... về nhiều loại ngữ pháp cách biệt rộng lớn... về nhiều loại biện tài cách biệt rộng lớn... về nhiều loại tập hợp giới cách biệt rộng lớn... tập hợp định... tập hợp tuệ... tập hợp giải thoát... tập hợp giải thoát tri kiến... điều có thể được và không thể được... an trú và chứng đắc... các sự thật cao cả... các nền tảng của quán niệm... chánh tinh tấn... con đường đến uy lực (nền tảng của thần thông)... các năng lực gây ảnh hưởng... các lực... các yếu tố tạo thành giác ngộ... các đạo lộ cao cả... các quả vị sa môn... Trí biết về nhiều loại trí trực chứng cách biệt rộng lớn xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Sau khi đã vượt qua các trạng thái khác biệt người phàm tục đều có, trí biết về ý nghĩa tối hậu, nibbana, xảy ra, vì thế nó là tuệ rộng lớn. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ rộng lớn, vì thế nó là tuệ rộng lớn.

10. Đưa đến trạng thái của tuệ dồi dào: Tuệ dồi dào là gì? [192] Nó gìn giữ nghĩa dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào. Nó gìn giữ ý niệm dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào. Nó gìn giữ ngữ pháp dồi dào... [và cứ thế như ở đ. 8 cho đến]... Nó gìn giữ trí trực chứng dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào. Nó gìn giữ ý nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ dồi dào. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ dồi dào, vì thế nó là tuệ dồi dào.

11. Đưa đến trạng thái của tuệ sâu sắc: Tuệ sâu sắc là gì? Trí biết về nhiều loại tập hợp sâu sắc xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Trí biết về nhiều loại yếu tố sâu sắc xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Trí biết về nhiều loại xuất xứ sâu sắc... [và cứ thế như ở đoạn 9 cho đến]... [193] Trí biết về nhiều loại trí trực chứng sâu sắc xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Trí biết về ý nghĩa tối hậu, nibbana, xảy ra, vì thế nó là tuệ sâu sắc. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ sâu sắc, vì thế nó là tuệ sâu sắc.

12. Đưa đến trạng thái của tuệ vô song: Tuệ vô song là gì?

Khi một [thánh] nhân đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về nghĩa theo bản chất của nghĩa, đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về ý niệm theo bản chất của ý niệm, đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về ngữ pháp theo bản chất của ngữ pháp, đã thành tựu, đã thực chứng và đã thể nghiệm vô ngại giải về biện tài theo bản chất của biện tài, thì không ai [người phàm tục] khác có thể với tới nghĩa, ý niệm, ngữ pháp và biện tài của vị ấy, những người khác [vốn là người phàm tục] không thể với tới vị ấy được, vì thế nó là tuệ vô song.

Tuệ của người thế tục hữu phước ở xa, ở khoảng cách xa, ở khoảng cách thật xa, không gần, không bì được với tuệ của vị đứng hàng thứ Tám [người có đạo lộ nhập giòng]; so với người thế tục hữu phước, thì bậc thứ Tám có tuệ vô song. Tuệ của bậc thứ Tám ở xa... không bì được [194] với tuệ của bậc Nhập Giòng; so với bậc thứ Tám, thì bậc Nhập Giòng có tuệ vô song. Tuệ của bậc Nhập Giòng ở xa... không bì được với tuệ của bậc Trở Lại Một Lần; so với bậc Nhập Giòng, thì bậc Trở Lại Một Lần có tuệ vô song. Tuệ của bậc Trở Lại Một Lần ở xa... không bì được với tuệ của bậc Không Trở Lại; so với bậc Trở Lại Một Lần, thì bậc Không Trở Lại có tuệ vô song. Tuệ của bậc Không Trở Lại ở xa... không bì được với tuệ của bậc Arahant; so với bậc Không Trở Lại, thì bậc Arahant có tuệ vô song. Tuệ của bậc Arahant ở xa... không bì được với tuệ của đức Phật Pacceka «Phật Độc Giác»; so với bậc Arahant, thì đức Phật Pacceka có tuệ vô song.

So với đức Phật Pacceka và thế giới có các chư thiên, thì Như Lai, bậc Ứng Cúng và Giác Ngộ Toàn Triệt, là bậc cao nhất có tuệ vô song; Ngài thông suốt các loại tuệ, có đủ loại trí, đã chứng các vô ngại giải, đã thành tựu bốn không sợ hãi,* dễ điều khiển mười lực, ngưu nam, 2*người sư tử, người voi ngà,3*người phi thường, [1]người chịu gánh nặng, [2]có trí không giới hạn, ánh sáng không giới hạn, danh tiếng không giới hạn, [trí] phong phú, [trí] dồi dào, [trí] phồn thịnh, bậc lãnh đạo, người đào tạo (đặt giới luật), người dẫn đạo [theo con đường Chánh Pháp], người khiến cho phát sanh tuệ, khiến phải tư duy, khiến phải quan tâm, khiến cho được tự tín. ‘Vì Thế Tôn là người làm cho Dậy Khởi Đạo Lộ Chưa Dậy Khởi, người Tạo ra Đạo Lộ Chưa Tạo, người Tuyên Bố Đạo Lộ Chưa Tuyên Bố, người Biết Đạo Lộ, người Tìm Thấy Đạo Lộ, Thuần Thục về Đạo Lộ, nhưng giờ đây khi sống thuận theo Đạo Lộ, nhờ học theo Ngài, các đệ tử sau này sẽ thành tựu được Đạo Lộ.’ (M iii 8). ‘Vì Thế Tôn biết điều cần phải biết, thấy rõ điều cần phải thấy; Ngài là Mắt, là Trí, là Chánh Pháp, là Thần (brahma),4*là người Xướng Ngôn, người Tuyên Thuyết và người làm Sáng Tỏ Ý Nghĩa,5*là người Bố Thí Bất Tử, là Chúa Tể của Giáo Pháp, là Như Lai.’ (M i 111). Không có gì trong quá khứ, tương lai và hiện đang sanh khởi mà Thế Tôn không biết, không thấy, không nhận chân, không thực chứng, không thể nghiệm bằng tuệ. Vạn sự đều nằm trong tâm điểm của trí Thế Tôn dưới mọi khía cạnh. Có bất cứ điều khả tri nào có thể biết được -- nghĩa [3]của mình hay của người khác hay của cả hai, nghĩa ở ngay đây và ngay bây giờ hay của kiếp đời sắp tới, nghĩa hiển nhiên [195] hay nghĩa thâm sâu, nghĩa mù mờ hay nghĩa được phát lộ phơi bày, nghĩa do suy luận hay nghĩa trực tiếp thẳng thừng, nghĩa không lỗi, nghĩa uyên nguyên, nghĩa lọc rửa hay nghĩa tối hậu -- tất cả đều sẵn trong trí Phật. Tất cả hành vi từ thân đều sẵn với trí Phật, tất cả hành vi từ miệng đều sẵn với trí Phật, tất cả hành vi từ ý đều sẵn với trí Phật. Trí biết về quá khứ của Phật không bị ngăn ngại, trí biết về tương lai của Phật không bị ngăn ngại, trí biết về cái đang hiện khởi của Phật không bị ngăn ngại. Điều có thể biết được nhiều chừng nào, trí của Phật nhiều chừng ấy, trí của Phật nhiều chừng nào, điều có thể biết được nhiều chừng ấy; trí của Ngài cùng bao trùm với điều có thể biết được, điều có thể biết được cùng bao trùm với trí của Ngài; trí của Ngài không vượt quá điều có thể biết được, và không có điều có thể biết được nào vượt quá trí của Ngài, các trạng thái này cùng bao trùm nhau. Như thể khi hai bề mặt giống hệt nhau được đặt sát vào nhau, mặt dưới không vượt quá mặt trên, mặt trên cũng không vượt quá mặt dưới, cả hai cùng bao trùm nhau, cũng thế, với đức Phật, đấng Thế Tôn, điều có thể biết được và trí của Ngài cùng bao trùm nhau. Điều có thể biết được nhiều chừng nào, trí của Phật nhiều chừng ấy... [như trên]... các trạng thái này cùng bao trùm nhau. Trí của Phật vói tới vạn sự; vạn sự đều sẵn đấy theo sự hướng tâm tới của đức Phật, đấng Thế Tôn, sẵn đấy theo ý nguyện của Ngài, sẵn đấy theo ước muốn của Ngài, sẵn đấy theo sự chú ý của Ngài, sẵn đấy theo sự sanh khởi của tâm Ngài. Trí của Phật vói tới tất cả chúng sanh; đức Phật biết rõ tất cả các thành kiến của chúng sanh, tất cả các khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh, tính nết của chúng sanh, chí hướng của chúng sanh, Ngài biết chúng sanh có ít bụi trong mắt, nhiều bụi trong mắt, có năng lực gây ảnh hưởng sắc bén, có năng lực gây ảnh hưởng trì độn; tánh nết thiện, tánh nết bất thiện,6* dễ giáo huấn, khó giáo huấn, có khả năng hay không có khả năng. Thế giới này, với chư thiên của nó, với Māras và các thần Brahmā của nó, thế hệ này với các sa môn và brahmans của nó, với các hoàng tử và loài người của nó, diễn ra trong phạm vi trí của Phật. Như bất kỳ loài cá nào, loài rùa nào [196] kể luôn cả loài thủy quái lớn nhất đều ở trong đại dương, cũng thế, thế giới này... diễn ra trong phạm vi trí của Phật. Như bất kỳ loài có cánh nào, ngay cả Venateyya Garuḷa 7*nằm trong một phần của không gian, cũng thế, kể cả những vị nào có tuệ ngang bằng với tuệ của Sāriputta  [4]đều ở trong một phần trí của Phật. Trí của Phật vói tới sự hiểu biết của chư thiên và của loài người và vượt hẳn sự hiểu biết ấy. Ngay cả những người kiến thức quảng bác của giai cấp Khattiya, của Brahman, của cư sĩ, của sa môn, những nhà thông thái và biết chi li quan điểm sai lạc của người khác như người chẻ tóc [biết bắn tên], những người, mà ai cũng nghĩ rằng, phải bắt tay vào việc phân tích quan điểm [sai lạc] bằng sự hiểu biết mà họ có [5]- ngay với những người ấy, đã đặt ra vấn đề, đến gặp và hỏi Thế Tôn những [câu hỏi] mù mờ và có ẩn ý, được Thế Tôn giải thích, trả lời với những lý lẽ làm sáng tỏ vấn đề của họ, và họ trở thành người bỏ đạo [6]của họ để theo Ngài, rồi Thế Tôn, chính Ngài sáng chói vượt bực trong vấn đề tuệ giác. Như vậy, Ngài là bậc cao nhất có tuệ vô song.

*vesārajja: không sợ hãi (vô úy) vì không sợ ai có thể kết án vô căn cứ về bốn điều sau: (1) chứng ngộ hoàn toàn, (2) nhiễm lậu đã bị đoạn tận, (3) những trở ngại đã vượt qua, (4) thuyết giảng giáo pháp đưa đến hoàn toàn chấm dứt khổ đau (M i 71-72).

2*purisāsabha: ngưu nam. Ngưu nghĩa là cao nhất, còn có nghĩa là vị Phật đời quá khứ. Đọc Ñāṇamoli, DOD II, đoạn 2002, trang 142.

3*purisanāga

4* là Mắt theo nghĩa là người dẫn đầu về tuệ nhãn; là Trí theo nghĩa tuyên bố những gì cần được biết đến; là Chánh Pháp vì Ngài được tạo thành từ Giáo Pháp do Ngài thuyết ra sau khi quán xét trong tâm thức; là brahma theo nghĩa cao cả nhất. ĐọcÑāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, MLDB, chú thích 231, trang 1204.

5* Dịch theo Bhikkhu Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi sđd trang 203. Dịch theo nguyên văn: là ngườiVận chuyển, là người Duy Trì, là người Đem lại Mục Đích.

6*svākāra, dvākāra

7* quái vật trong huyền thoại có đầu và thân đàn bà, có cánh và móng như chim.

13. Đưa đến trạng thái của tuệ rộng khắp: Tuệ rộng khắp là gì? Nó vượt qua (abhibhuyyati) tham, vì thế nó là tuệ rộng khắp (bhūri); nó đã vượt qua, vì thế nó là tuệ rộng khắp; nó vượt qua sân,...; nó đã vượt qua,... nó vượt qua si,...; nó đã vượt qua,... nó vượt qua giận dữ... [197]... ác cảm... khinh bỉ... hách dịch... đố kỵ... tham quá độ... lừa dối... gian lận... cứng đầu... tự phụ... tự hào (ngã mạn)... cao ngạo... hợm hĩnh... xao lãng... tất cả nhiễm lậu... tất cả nết hạnh xấu xa... tất cả hành vi tạo tác qua thân... Nó vượt qua tất cả các hành vi dẫn đến trở thành, vì thế nó là tuệ rộng khắp; nó đã vượt qua, vì thế nó là tuệ rộng khắp.

Tham là kẻ địch (ari); nó nghiền nát kẻ địch đó, vì thế nó tuệ là rộng khắp (bhūri = bhū-ari). Sân hận là kẻ địch; nó nghiền nát kẻ địch đó, vì thế nó là tuệ rộng khắp. Si là kẻ địch... giận dữ... ác cảm... khinh bỉ... hách dịch... đố kỵ... tham quá độ... lừa dối... gian lận... cứng đầu... tự phụ... tự hào (ngã mạn)... cao ngạo... hợm hĩnh... xao lãng... tất cả nhiễm lậu... tất cả nết hạnh xấu xa... tất cả hành vi tạo quả... Tất  cả các hành vi dẫn đến trở thành là kẻ địch; nó nghiền nát kẻ địch đó, vì thế nó là tuệ rộng khắp.

Trái đất này rộng khắp (bhūri); Ngài có tuệ bao la, dàn trải rộng như trái đất, vì thế nó là tuệ rộng khắp. Hơn nữa, những thuật ngữ này để chỉ cho tuệ, đó là: Rộng khắp (bhūri= bhūte atthe ramati), Mẫn Tiệp*và Chỉ Nam 2*: vì thế nó là tuệ rộng khắp.

* medhā

2* pariṇāyikā

Chúng đưa đến trạng thái của tuệ rộng khắp, vì thế nó là tuệ rộng khắp.

14. Đưa đến trạng thái của tuệ sung mãn: Tuệ sung mãn là gì? Ở đây có người coi tuệ quan trọng đối với họ, người có tuệ khí, người tuệ khuynh (có khuynh hướng thiên về tuệ), người quả quyết về tuệ, cờ của họ là tuệ, phướng của họ là tuệ, tuệ chiếm ưu thắng trong người đó, người có nhiều tìm tòi, người có nhiều xem xét kĩ lưỡng, người có nhiều khảo sát, người có nhiều cách quan sát, [7]bản tánh của họ là quan sát, người chỉ chấp nhận dữ kiện có xác chứng, khí chất của người đó là như thế, [8]người coi tuệ hệ trọng, người có nhiều tuệ, người có xu hướng về tuệ, người có khuynh hướng về tuệ, người dựa vào tuệ, người quả quyết về tuệ, trong người ấy tuệ có ưu thắng.

Như thể với người coi lớp học [có học trò] là quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến lớp học’; người coi y quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến y’; người coi bát quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến bát’; người coi chỗ ở quan trọng, người ấy được gọi là ‘người quan tâm đến chỗ ở’; ở đây cũng thế, [198] có người coi tuệ quan trọng đối với họ, người có tuệ khí, người tuệ khuynh... [như thế] trong người ấy tuệ có ưu thắng. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ sung mãn, vì thế nó là tuệ sung mãn.

15. Đưa đến trạng thái của tuệ nhanh chóng: Tuệ nhanh chóng là gì? Nó nhanh chóng toàn thiện giới, vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó nhanh chóng toàn thiện sự chế ngự các năng lực gây ảnh hưởng, vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó nhanh chóng toàn thiện trí biết số lượng vừa phải khi ăn... để ý đến giờ thức dậy... tập hợp giới... tập hợp định... tập hợp tuệ... tập hợp giải thoát... tập hợp giải thoát tri kiến. Nó nhanh chóng thể nhập điều có thể xảy ra và không thể xảy ra... vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó nhanh chóng toàn thiện các an trú và chứng đắc... Nó nhanh chóng thể nhập Sự thực cao cả... Nó nhanh chóng phát triển nền tảng của quán niệm... Nó nhanh chóng phát triển các chánh tinh tấn... Nó nhanh chóng phát triển con đường dẫn đến uy lực (nền tảng của thần thông)... Nó nhanh chóng phát triển các năng lực gây ảnh hưởng... Nó nhanh chóng phát triển các lực... Nó nhanh chóng phát triển các yếu tố tạo thành giác ngộ... Nó nhanh chóng phát triển đạo lộ... Nó nhanh chóng thực chứng quả vị sa môn... Nó nhanh chóng thể nhập trí trực chứng... Nó nhanh chóng thể nhập nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ nhanh chóng. Nó đưa đến trạng thái của tuệ nhanh chóng, vì thế nó là tuệ nhanh chóng.

16. Đưa đến trạng thái của tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng): Tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng) là gì? Nó lanh lẹ toàn thiện giới, vì thế nó là tuệ lanh lẹ. Nó lanh lẹ toàn thiện sự chế ngự các năng lực gây ảnh hưởng... [và cứ thế như ở đoạn 15 trên cho đến]... [199] Nó lanh lẹ thể nhập nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ lanh lẹ. Nó đưa đến trạng thái của tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng), vì thế nó là tuệ lanh lẹ (nhẹ nhàng).

17. Đưa đến trạng thái của tuệ tạo nụ cười: Tuệ tạo nụ cười là gì? Ở đây người với nhiều nụ cười, tính vui vẻ, hài lòng và hân hoan toàn thiện giới, vì thế nó là tuệ tạo nụ cười. Với nhiều nụ cười, tính vui vẻ, hài lòng và hân hoan, vị ấy toàn thiện sự chế ngự các năng lực gây ảnh hưởng... [và cứ thế như ở đ. 15 trên cho đến]... [200] Với nhiều nụ cười, tính vui vẻ, hài lòng và hân hoan, vị ấy thể nhập nghĩa tối hậu, nibbana, vì thế nó là tuệ tạo nụ cười. Nó đưa đến trạng thái của tuệ tạo nụ cười, vì thế nó là tuệ tạo nụ cười.

18. Đưa đến trạng thái của tuệ thôi thúc: Tuệ thôi thúc là gì?

Bất cứ vật thể nào, dù là quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi, trong hay ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần -- nó sớm thôi thúc cho biết rằng*tất cả vật thể đều vô thường, vì thế nó là tuệ thôi thúc; nó sớm thôi thúc cho biết rằng tất cả vật thể đều khổ não, vì thế nó là tuệ thôi thúc, nó sớm thôi thúc cho biết rằng tất cả vật thể không phải là ngã, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Bất cứ cảm nghiệm nào, ... [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Bất cứ già và chết nào dù là quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi,... nó sớm thôi thúc cho biết rằng già và chết là vô thường, vì thế nó là tuệ thôi thúc; nó sớm thôi thúc cho biết rằng già và chết là khổ não, vì thế nó là tuệ thôi thúc; nó sớm thôi thúc cho biết rằng già và chết là không phải là ngã, vì thế nó là tuệ thôi thúc.

* javana: thôi thúc cho biết (impulse, alert intellection). Tôi dịch cả hai nghĩa của chữ javana ở đây. Bắt nguồn từ chữ ju, nó có nghĩa là ‘nhanh chóng/tốc hành’ và ‘đi’. So Ingan Sadaw trong Dhātvattha-sangaha: jū jave ca gati ca. Chữ nhanh chóng/tốc hành chả có nghĩa gì cả. Còn chữ ‘đi’ trong triết học có nghĩa gì? Trong ngữ căn Pāḷi, nó thường có nghĩa là biết, tiến trình nhận thức, diễn biến tâm thức. Trong chú giải, có những câu như ‘ye gatyatthā te buddhyatthā’; ‘’I’ gatyaṁ tad-atthā ye pavattipāpunesu pi te buddhiyam pi’ vì thế javana có nghĩa là ‘biết’, ‘nhận biết’. Trước tiên, nó biểu thị một chức năng (kicca), sau đó là trạng thái vận hành chức năng của tâm (kiccavanta). Chức năng của javana tồn tại trong 7 sát na, dài hơn các tâm khác, vì thế nghĩa tốc hành của javana không còn thiết yếu nữa. Đọc S. Z. Aung và C. A. F. Rhys Davids, Compendium of Philosophy, PTS [Oxford, 1995] trang 245-250.

Trong lộ trình của tâm, ở sát na thứ mười hai, chức năng của javana là hành vi nhận biết. Nó được hiểu là ‘đi’ (không phải là tốc hành), hay diễn biến tâm thức. Đọc Rhys Davids and Stede, Pali-English Dictionary, PTS [Oxford, 1921], trang 280.

Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng vật thể quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ não theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi, nó sớm thôi thúc cho biết sự đoạn diệt của vật thể, nibbana, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng vật thể quá khứ, tương lai hay đang hiện khởi là vô thường, được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu đoạn diệt, phải chịu diệt đi, phải chịu phai nhạt, phải chịu hủy diệt, nó sớm thôi thúc cho biết sự đoạn diệt của vật thể, nibbana, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng cảm nghiệm... [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Sau khi đã xác định, thẩm định, minh định và làm sáng tỏ rằng già và chết là vô thường theo nghĩa hủy diệt... phải chịu hủy diệt, nó sớm thôi thúc cho biết sự đoạn diệt của già và chết, nibbana, vì thế nó là tuệ thôi thúc. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ thôi thúc, vì thế nó là tuệ thôi thúc.

19. Đưa đến trạng thái của tuệ sắc bén: Tuệ sắc bén là gì?

Nó mau chóng cắt đứt nhiễm lậu, vì thế nó là tuệ sắc bén. Nó không chịu đựng được ý tưởng ham muốn khoái lạc giác quan, từ bỏ nó, vứt bỏ nó, loại trừ nó, hủy diệt nó, vì thế nó là tuệ sắc bén. Nó không chịu đựng được ý tưởng sân hận... ý tưởng hung bạo, từ bỏ nó, vứt bỏ nó, loại trừ nó, hủy diệt nó, vì thế nó là tuệ sắc bén. Bất cứ khi nào ý tưởng độc ác bất thiện khởi lên, nó không chịu đựng được những ý tưởng ấy, từ bỏ chúng, vứt bỏ chúng, loại trừ chúng, hủy diệt chúng, vì thế nó là tuệ sắc bén. Nó không chịu đựng được tham... sân hận... si... giận dữ... ác cảm... khinh bỉ... hách dịch... đố kỵ... tham quá độ... lừa dối... gian lận... cứng đầu... tự phụ... tự hào (ngã mạn)... cao ngạo... hợm hĩnh... xao lãng... tất cả nhiễm lậu... tất cả nết hạnh xấu xa... tất cả hành vi tạo quả đã khởi lên... tất  cả các hành vi dẫn đến trở thành, từ bỏ nó, vứt bỏ nó, loại trừ nó, hủy diệt nó, vì thế nó là tuệ sắc bén. Trong một buổi tọa thiền, bốn đạo lộ và bốn quả sa môn và bốn vô ngại giải và sáu trí trực chứng được thu đạt, được thực chứng, được thể nghiệm bằng tuệ, vì thế nó là tuệ sắc bén. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ sắc bén, vì thế nó là tuệ sắc bén.

20. Đưa đến trạng thái của tuệ thể nhập: Tuệ thể nhập là gì? Ở đây có người đa cảm về sự khẩn thiết về tất cả các hành vi tạo tác, nhiều sợ hãi, nhiều bất mãn, nhiều tẻ nhạt, nhiều thất vọng, không ham thích bề ngoài tất cả các hành vi tạo tác; vị ấy thể nhập, phá toang khối tham đắm từ trước chưa bao giờ thể nhập, chưa bao giờ phá toang nó, vì thế nó là tuệ thể nhập. Vị ấy thể nhập; phá toang khối sân hận... khối si [202] ... khối giận dữ... ác cảm... khinh bỉ... hách dịch... đố kỵ... tham quá độ... lừa dối... gian lận... cứng đầu... tự phụ... tự hào (ngã mạn)... cao ngạo... hợm hĩnh... xao lãng... tất cả nhiễm lậu... tất cả nết hạnh xấu xa... tất cả hành vi tạo quả... Vị ấy thể nhập; phá toang tất cả các hành vi dẫn đến trở thành từ trước chưa bao giờ thể nhập và phá toang, vì thế nó là tuệ thể nhập. Chúng đưa đến trạng thái của tuệ thể nhập, vì thế nó là tuệ thể nhập.

21. Có mười sáu loại tuệ. Người thành tựu được mười sáu loại tuệ này người ấy đã chứng được các vô ngại giải.

22. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải: người đã tu tập [trong các kiếp trước], còn người kia thì không. Người đã tu tập từ trước vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia [thành hai].

23. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải và đã tu tập từ trước: một người được truyền dạy kỹ còn người kia thì không. Người được truyền dạy kỹ vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

24. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước và được truyền dạy kỹ: một loại thuyết giảng nhiều, còn loại kia thì không. Người thuyết giảng nhiều vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

25. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ và thuyết giảng nhiều: một loại nương tựa vào*sư giáo thọ, còn loại kia thì không. Người nương tựa vào sư giáo thọ vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

*garūpanissita.

26. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, thuyết giảng nhiều và nương tựa vào sư giáo thọ: một loại sống trú nhiều vào [tuệ quán thực tánh và quả vị], còn loại kia thì không. Người sống trú nhiều vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

27. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ và sống trú nhiều: một loại quán sát nhiều, còn loại kia thì không. Người quán sát nhiều vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

28. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, đi thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ, sống trú nhiều, quán sát nhiều: một loại chứng vô ngại giải của người bước vào đạo lộ còn loại kia chứng vô ngại giải của bậc đã học xong. Người chứng vô ngại giải của bậc đã học xong vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

29. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, đi thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ, sống trú nhiều, quán sát nhiều, đã chứng vô ngại giải của bậc đã học xong: một người với tới tâm vô lượng của đệ tử, loại kia thì không. Người với tới tâm vô lượng của đệ tử vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

30. Có hai loại người đã chứng các vô ngại giải, đã tu tập từ trước, được truyền dạy kỹ, đi thuyết giảng nhiều, nương tựa vào sư giáo thọ, sống trú nhiều, quán sát nhiều, đã chứng vô ngại giải của bậc đã học xong: một người với tới tâm vô lượng của đệ tử, người kia là đức Phật Pacceka. Người là đức Phật Pacceka vượt qua người kia, vượt quá người kia, vị ấy ưu việt hơn; và trí của vị ấy có thể chia hai.

So với một vị Phật Pacceka và thế giới này có chư thiên của nó, Thế Tôn, bậc Ứng Cúng và Giải Thoát Toàn Triệt, là bậc cao nhất, người đã chứng các vô ngại giải; Ngài tinh thông về các loại tuệ... [và cứ thế như ở đoạn 12 cho đến]... [204] rồi chính Thế Tôn sáng chói vượt bực trong vấn đề tuệ giác. Như vậy, Ngài là bậc cao nhất trong các vị đã chứng các vô ngại giải.

LUẬN THUYẾT VỀ ĐẠI TUỆ ĐÃ ĐƯỢC HOÀN TẤT


[1]ajānanaṭṭhena purisājañño’ (PsA 470 Se)

[2]so với Sn 79.

[3]Chữ attha ở đây có hai ý: ‘nghĩa’ và ‘lợi ích’ hay ‘mục đích’.

[4]Chú giải viết là Sāriputtasamā paññavanto (PsA 474 Se).

[5]So với M i 176.

[6]Upakkhittakā - người đổi đạo’: không có trong từ điển của PTS. Chữ này dưới tự mục upakkitaka không thích hợp ở đây. Te khattīyapaṇḍitādayo bhavagato pañhāvissajjanen’ eva bhavagato samīpe khittakā pādakhittakā sampajjanti sāvaka va sampajjanti upāsakā vā ti atto’ (PsA 175-6 Se).

[7]sampekkhāyana - người có nhiều cung cách quán sát’: không có trong tự điển của PTS. (đọc PsA 477 Se).

[8]Ở đây viết là vibhūtavihāri, taccarito, taggaruko, ... (trang 197, 1. 23 và trang 198, 1. 4).

XXII - LUẬN VỀ THẦN THÔNG (NĂNG LỰC SIÊU NHIÊN)

 «Iddhikathā»

1. [205] Thần thông là gì?

Có bao nhiêu loại thần thông?

Bao nhiêu cõi có thần thông? Bao nhiêu nền tảng?

Bao nhiêu bước?

Bao nhiêu nguồn gốc?

2. Thần thông là gì? Thần thông theo nghĩa thành tựu.

3. Có bao nhiêu loại thần thông? Có mười loại thần thông; thần thông có bốn cõi, bốn nền tảng, tám bước và mười sáu nguồn gốc.

4. Mười loại thần thông ấy là gì? (1) thần thông như là quyết định, (2) thần thông như là biến hình, (3) thần thông như là [thân] do tâm tạo, (4) thần thông do trí can dự, (5) thần thông do định can dự, (6) thần thông của các bậc Thánh, (7) thần thông do quả của nghiệp sanh, (8) thần thông của công đức, (9) thần thông nhờ phù thuật, (10) thần thông theo nghĩa thành tựu nhờ việc làm đúng thời.

5. Bốn cõi thần thông ấy là gì? Đó là: sơ thiền là cõi sanh từ cách ly; nhị thiền là cõi hỉ và lạc; tam thiền là cõi bình thản và lạc, tứ thiền là cõi không khổ cũng không lạc. Bốn cõi thần thông này dẫn đến thành tựu thần thông, đến thành đạt thần thông, đến sự biến hóa vì thần thông, đến uy lực của thần thông, đến sự làm chủ thần thông, đến không sợ hãi* trong thần thông.

* Vesārajjani. nguyên vănassurance. Ở Vism. XII đ. 49, Ñāṇamoli sửa assurance thành fearlessness: không sợ hãi. Đọc chú thích ở cuối đoạn 12, Luận XXI về chữ này.

6. Bốn nền tảng ấy của thần thông là gì? Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do ý muốn làm và hành vi tạo tác là nỗ lực. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do tinh tấn và hành vi tạo tác là nỗ lực. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do tâm và hành vi tạo tác là nỗ lực. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do tìm hiểu và hành vi tạo tác là nỗ lực. Bốn nền tảng của thần thông này dẫn đến thành tựu thần thông, ... đến không sợ hãi trong thần thông.[1]

7. Tám bước ấy là gì? [206] Nếu vị tỳ kheo đạt định, đạt nhất tâm do ý muốn làm hỗ trợ, ý muốn làm ấy không phải là định, và định ấy không phải là ý muốn làm; ý muốn làm là một cái, định là một cái khác. Nếu vị tỳ kheo đạt định, đạt nhất tâm do tinh tấn hỗ trợ, tinh tấn ấy không phải là định, và định ấy không phải là tinh tấn; tinh tấn là một cái, định là một cái khác. Nếu vị tỳ kheo đạt định, đạt nhất tâm do tâm hỗ trợ, tâm ấy không phải là định, và định ấy không phải là tâm; tâm là một cái, định là một cái khác. Nếu vị tỳ kheo đạt định, đạt nhất tâm do tìm hiểu hỗ trợ, tìm hiểu ấy không phải là định, và định ấy không phải là tìm hiểu; tìm hiểu là một cái, định là một cái khác. Tám bước đến thần thông đưa đến thành tựu thần thông ... đến không sợ hãi trong thần thông. [2]

8. Mười sáu nguồn gốc ấy của thần thông là gì? Tâm không chán nản là tâm không bị lay động vì lười biếng, do vậy nó bất động. Tâm không mừng rỡ thơ thới là tâm không bị lay động vì dao dộng, do vậy nó bất động. Tâm không bị quyến rũ là tâm không bị lay động vì tham, vì thế nó bất động. Tâm không chán ghét là tâm không bị lay động vì sân hận, vì thế nó bất động. Tâm độc lập là tâm không bị lay động vì quan điểm [sai lạc], vì thế nó bất động. Tâm không vướng kẹt thì không bị lay động vì ước muốn và tham, vì thế nó bất động. Tâm được giải thoát thì không bị lay động vì ham muốn ái dục, vì thế nó bất động. Tâm không liên kết*thì không bị lay động vì nhiễm lậu, vì thế nó bất động. Tâm không chướng ngại  thì không bị lay động vì chướng ngại của nhiễm lậu, [3]vì thế nó bất động. Tâm hợp nhất thì không bị lay động vì nhiễm lậu của sai biệt, vì thế nó bất động. Tâm được tín gìn giữ thì không bị lay động vì không tin, vì thế nó bất động. Tâm được tinh tấn gìn giữ thì không bị lay động vì lười biếng, vì thế nó bất động. Tâm được quán niệm gìn giữ thì không bị lay động vì xao lãng, vì thế nó bất động. Tâm được định gìn giữ thì không bị lay động vì dao động, vì thế nó bất động. Tâm được tuệ gìn giữ thì không bị lay động vì vô minh, vì thế nó bất động. Tâm được chiếu sáng thì không bị lay động vì bóng tối của vô minh, vì thế nó bất động. Mười sáu nguồn gốc của thần thông này đưa đến thành tựu thần thông... đến không sợ hãi trong thần thông. [207].

* visaññuttaṁ cittaṁ: tâm không bị ràng buộc, cột trói.

9. (1) Thần thông là quyết định là gì?

Ở đây một tỳ kheo kinh nghiệm các loại thần thông (năng lực siêu nhiên); từ một biến thành nhiều, từ nhiều biến thành một; vị ấy hiện ra rồi biến mất đi; vị ấy đi xuyên qua tường, qua hào lũy, qua núi không bị trở ngại như qua hư không; vị ấy độn thổ và trồi lên mặt đất như ở trong nước, đi trên nước mà nước không nứt vỡ như đi trên đất; chân ngồi xếp bằng vị ấy phi hành như chim giương cánh; tay vị ấy sờ mó mặt trăng mặt trời là những gì rất vĩ đại và oai lực; vị ấy điều thân mình bay xa đến cõi trời Phạm Thiên.

Ở đây:trong lãnh vực quan điểm này, trong lãnh vực chọn lựa này, trong lãnh vực ưa chuộng hơn này, trong lãnh vực tuyển chọn này, trong Giáo Pháp này, trong Giới Luật (vinaya) này, trong lãnh vực Giáo Pháp và Giới Luật này, trong giáo lý này, trong cuộc sống Phạm Hạnh này, trong Giáo Huấn của bậc Đạo Sư này. ‘Ở đây’ được nói vì lý do đó.

11. Một tỳ kheo: Một tỳ kheo là người thế tục hữu phước hay bậc hữu học hay một Arahant đã chứng trạng thái không thể công kích được.

12. Kinh nghiệm các loại thần thông: kinh nghiệm những khía cạnh khác nhau của thần thông.

13. Từ một biến thành nhiều: từ một, vị ấy hướng tâm chú ý đến [bản thân] biến thành nhiều hay thành trăm, thành ngàn, hay một trăm ngàn; sau khi hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Ta hãy biến thành nhiều’. Vị ấy biến thành nhiều. Như tôn giả Cūḷa Panthaka từ một, biến thành nhiều, cũng thế người có thần thông làm chủ được ý, từ một biến thành nhiều.

14. Từ nhiều biến thành một: từ nhiều, vị ấy hướng tâm chú ý đến [bản thân] biến thành một; sau khi hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Ta hãy biến thành một’. Vị ấy biến thành một. Như tôn giả Cūḷa Panthaka từ một, biến thành nhiều, cũng thế người có thần thông làm chủ được ý, từ nhiều biến thành một.

15. Vị ấy hiện ra: vị ấy không bị cái gì che khuất, không bị ẩn khuất, vị ấy phát lộ ra, vị ấy hiển hiện.

16. Rồi biến mất đi: vị ấy bị cái gì che khuất, bị ẩn khuất, bị đóng kín, bao bọc. [208]

17. Vị ấy đi xuyên qua tường, qua hào lũy, qua núi không bị trở ngại như qua hư không: tự nhiên, vị ấy là người đạt được đề mục thiền hư không. Vị ấy hướng tâm chú ý đến: ‘qua tường, qua hào lũy, qua núi’; hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Hãy biến chỗ ấy thành hư không’. Có hư không. Vị ấy đi xuyên qua tường, qua hào lũy, qua núi không bị trở ngại. Như người bình thường không có thần thông đi qua không bị trở ngại những nơi không có chướng ngại, hào lũy, cũng thế, người có thần thông làm chủ được ý, đi qua tường, hào lũy, núi không bị trở ngại như qua hư không.

18. Vị ấy độn thổ và trồi lên mặt đất như ở trong nước: tự nhiên, vị ấy là người đạt được đề mục thiền nước. Vị ấy hướng tâm chú ý đến đất; hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Hãy biến chỗ ấy thành nước’. Chỗ ấy bèn có nước. Vị ấy độn thổ và trồi lên mặt đất. Như người bình thường không có thần thông (năng lực siêu nhiên) lặn xuống và trồi lên mặt nước, cũng thế, người có thần thông làm chủ được ý, độn thổ và trồi lên mặt đất như ở trong nước.

19. Đi trên nước mà nước không nứt vỡ như đi trên đất: tự nhiên, vị ấy là người đạt được đề mục thiền đất. Vị ấy hướng tâm chú ý đến nước; hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Hãy biến chỗ ấy thành đất’. Chỗ ấy bèn có đất. Vị ấy đi trên nước mà nước không nứt vỡ. Như người bình thường không có thần thông (năng lực siêu nhiên) đi trên đất liền, cũng thế, người có thần thông làm chủ được ý, đi trên nước mà nước không nứt vỡ như trên mặt đất.

20. Chân ngồi xếp bằng vị ấy phi hành như chim giương cánh: tự nhiên, vị ấy là người đạt được đề mục thiền đất. Vị ấy hướng tâm chú ý đến hư không; hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Hãy biến chỗ ấy thành đất’. Chỗ ấy bèn có đất. Vị ấy du hành (đi bộ), đứng, ngồi, nằm trong hư không, trong bầu trời.  Như người bình thường không có thần thông (năng lực siêu nhiên) du hành (đi bộ), đứng, ngồi, nằm trên mặt đất, đi trên đất liền, cũng thế, người có thần thông này làm chủ được ý, du hành (đi bộ), đứng, ngồi, nằm trong hư không, trong bầu trời như chim giương cánh.

21. Tay vị ấy sờ mó mặt trăng mặt trời là những gì vĩ đại và oai lực như vậy: Ở đây người có thần thông [209] làm chủ được ý, trong khi vị ấy đang ngồi hay đang nằm, Vị ấy hướng tâm chú ý đến mặt trăng mặt trời; hướng tâm chú ý xong, với trí, vị ấy quyết định ‘Hãy biến nó nằm trong tầm tay’. Nó nằm trong tầm tay. Ngồi hay nằm, tay vị ấy sờ mó mặt trăng mặt trời. Như thể có người bình thường không có thần thông (năng lực siêu nhiên), tay vị ấy sờ mó đối tượng trong tầm tay cũng thế, người có thần thông này làm chủ được ý, ngồi hay nằm, tay vị ấy sờ mó mặt trăng mặt trời.

22. Vị ấy điều thân mình bay xa đến cõi trời Phạm Thiên: nếu người có thần thông (năng lực siêu nhiên) làm chủ được ý này muốn đi đến cõi trời Phạm Thiên, dù xa, vị ấy quyết định gần: ‘Hãy đến gần’. Thì cõi đó đến gần. Dù gần, vị ấy quyết định xa: ‘Hãy ở xa’. Thì cõi đó ở xa. Dù nhiều, vị ấy quyết định ít: ‘Hãy có ít’. Thì có ít. Dù ít, vị ấy quyết định nhiều: ‘Hãy có nhiều’. Thì có nhiều. Với thiên nhãn, vị ấy thấy được khía cạnh hữu hình (đối tượng) của Phạm Thiên đó. Với thiên nhĩ, vị ấy nghe được âm thanh của Phạm Thiên đó; với tha tâm trí, vị ấy biết được tâm của Phạm Thiên đó. Nếu người có thần thông (năng lực siêu nhiên) làm chủ được ý này muốn đi đến cõi trời Phạm Thiên bằng thân hữu hình, vị ấy biến đổi tâm cho phù hợp với thân, vị ấy quyết định tâm phù hợp với thân, vị ấy dễ dàng đạt được nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ, và vị ấy đi đến cõi trời Phạm Thiên bằng thân hữu hình. Nếu người có thần thông (năng lực siêu nhiên) làm chủ được ý này muốn đi đến cõi trời Phạm Thiên bằng thân vô hình, vị ấy biến đổi tâm cho phù hợp với thân, vị ấy quyết định tâm phù hợp với thân, vị ấy dễ dàng đạt được nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ, và vị ấy đi đến cõi trời Phạm Thiên bằng thân vô hình. Vị ấy tạo hóa thân trước mặt Phạm Thiên đó, do tâm tạo, đủ tứ chi, không thiếu giác quan nào. Nếu người có thần thông (năng lực siêu nhiên) đi lên đi xuống, hóa thân đó cũng đi lên đi xuống ở đấy. Nếu người có thần thông đứng, hóa thân cũng đứng ở đó. Nếu người có thần thông ngồi, hóa thân cũng ngồi ở đó. Nếu người có thần thông nằm, hóa thân cũng nằm ở đó. [210] Nếu người có thần thông phun khói, hóa thân cũng phun khói ở đó. Nếu người có thần thông phun lửa, hóa thân cũng phun lửa ở đó. Nếu người có thần thông giảng Giáo Pháp, hóa thân cũng giảng Giáo Pháp ở đó. Nếu người có thần thông đặt câu hỏi, hóa thân cũng đặt câu hỏi ở đó. Nếu được hỏi, người có thần thông trả lời, hóa thân được hỏi, cũng trả lời ở đó. Nếu người có thần thông đứng với Phạm Thiên, đối thoại, hội thoại với Phạm Thiên đó, hóa thân cũng đứng với Phạm Thiên, đối thoại, hội thoại với Phạm Thiên ở đó. Người có thần thông làm bất cứ điều gì, hóa thân cũng làm điều đó.

Đây là thần thông như là quyết định.

23. (2) Thần thông như là biến hình (đa dạng) là gì? Thế Tôn Sikhin, bậc Ứng Cúng và Giải Thoát Toàn Triệt, có đệ tử tên là Abhibhū. Đứng trong thế giới Phạm Thiên, vị này có thể truyền thông bằng tiếng với cõi mười ngàn thế giới. Vị ấy giảng Giáo Pháp bằng thân hữu hình, và vị ấy giảng Giáo Pháp bằng thân vô hình; vị ấy giảng Giáo Pháp với nửa thân dưới hữu hình, và vị ấy giảng Giáo Pháp với nửa thân trên vô hình. Vị ấy giảng Giáo Pháp với nửa thân trên hữu hình, và vị ấy giảng Giáo Pháp với nửa thân dưới vô hình. Vị ấy bỏ hình dáng bình thường và cho thấy hình dáng một cậu trai, của Nāga (rắn), hình dáng của Supaṇṇa (quỷ có cánh), hay hình dáng của thần linh, hay hình dáng của Đế Thích, hay hình dáng của chư thiên [ở cảnh trời dục giới khác], hay hình dáng của Phạm Thiên [Brahmā], hay hình dáng của biển, hay hình dáng của núi, hay hình dáng của rừng, hay hình dáng của sư tử, hay hình dáng của cọp, hay hình dáng của báo, hay hình dáng của voi, hay vị ấy cho thấy chiếc xe ngựa, hay cho thấy người lính bộ, hay cho thấy cuộc dàn quân. Đây là thần thông như là biến hình (đa dạng).

24. (3) Thần thông như là [thân] do tâm tạo là gì? Ở đây vị tỳ kheo từ tấm thân này tạo ra một thân khác, có vật thể, do tâm tạo, [211] có đủ tứ chi, không thiếu giác quan nào. Như một người rút cỏ lau ra khỏi vỏ lau và nghĩ như vầy: ‘Đây là vỏ lau, đây là cỏ lau; vỏ lau là một, cỏ lau là một cái khác, cỏ lau rút ra từ vỏ lau này’; hay có người rút kiếm ra khỏi vỏ và nghĩ như vầy: ‘Đây là kiếm, đây là vỏ; vỏ kiếm là một, lưỡi kiếm là một cái khác, lưỡi kiếm rút ra từ vỏ kiếm này’; hay như một người kéo rắn ra khỏi da của nó và nghĩ như vầy: ‘Đây là con rắn, [4]đây là da rắn; da rắn là một, rắn là một cái khác, con rắn được lột ra từ lớp da này’; cũng thế, vị tỳ kheo từ tấm thân này tạo ra một thân khác, có vật thể, do tâm tạo, có đủ tứ chi, không thiếu giác quan nào. Đây là thần thông kể như là [thân] do tâm tạo.

25. (4) Thần thông do trí can dự là gì? Ý nghĩa của từ bỏ nhận thức về trường tồn thành tựu được nhờ quán vô thường, như vậy nó là thần thông do sự can dự của trí. Ý nghĩa của từ bỏ nhận thức về vui sướng thành tựu được nhờ quán khổ não... Ý nghĩa của từ bỏ nhận thức về ngã thành tựu được nhờ quán không phải là ngã... Ý nghĩa của từ bỏ nhận thức về ham thích thành tựu được nhờ quán nhàm chán... Ý nghĩa của từ bỏ tham thành tựu được nhờ quán hết ham muốn... Ý nghĩa của từ bỏ nguồn sanh khởi thành tựu được nhờ quán đoạn diệt... Ý nghĩa của từ bỏ bám níu thành tựu được nhờ quán buông bỏ... như vậy nó là thành công do sự can dự của trí. Đã có thành công do sự can dự của trí ở tôn giả Bakkula. Đã có thành công do sự can dự của trí ở tôn giả Sankicca. Đã có thành công do sự can dự của trí nơi tôn giả Bhūtapāla. Đây là thành công do sự can dự của trí.

26. (5) Thần thông do định can dự là gì? Ý nghĩa của từ bỏ chướng ngại thành tựu được nhờ sơ thiền, như vậy nó là thành công do sự can dự của định. Ý nghĩa của từ bỏ hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng thành tựu được nhờ nhị thiền, như vậy nó là thành công do sự can dự của định. Ý nghĩa của từ bỏ hỉ thành tựu được nhờ tam thiền... Ý nghĩa của từ bỏ lạc và khổ thành tựu được nhờ tứ thiền... Ý nghĩa của từ bỏ nhận thức về sắc thể, nhận thức về đối ngại, và nhận thức về sự khác biệt thành tựu được nhờ chứng đạt cõi không gian vô biên... Ý nghĩa của từ bỏ cõi không gian vô biên thành tựu được nhờ chứng đạt cõi thức vô biên... Ý nghĩa của từ bỏ cõi thức vô biên thành tựu được nhờ chứng đạt cõi không có gì... Ý nghĩa của từ bỏ cõi không có gì thành tựu được nhờ chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, [212] như vậy nó là thành công do sự can dự của định. Đã có thành công do sự can dự của định nơi tôn giả Sāriputta. Đã có thành công do sự can dự của định ở tôn giả Sañjīva. Đã có thành công do sự can dự của định ở tôn giả Khāṇukondañña. Đã có thành công do sự can dự của định ở nữ cư sĩ Uttāra. Đã có thành công do sự can dự của định ở nữ cư sĩ Samāvatī. Đây là thành công do sự can dự của định.

27. (6) Thần thông của các bậc Thánh là gì? Ở đây nếu có tỳ kheo ước (1) ‘Mong cho tôi trú biết không ghê tởm cái đáng ghê tởm’, về việc đó, vị ấy trú biết không ghê tởm cái đáng ghê tởm. Nếu vị ấy ước (2) ‘Mong cho tôi trú biết ghê tởm cái không ghê tởm’, về việc đó, vị ấy trú biết cái ghê tởm cái không ghê tởm. Nếu vị ấy ước (3) ‘Mong cho tôi trú biết không ghê tởm cái đáng ghê tởm và cái không ghê tởm’, về việc đó, vị ấy trú biết không ghê tởm. Nếu vị ấy ước (4) ‘Mong cho tôi trú biết ghê tởm cái đáng ghê tởm và cái không ghê tởm’, về việc đó, vị ấy trú biết ghê tởm. Nếu vị ấy ước (5) ‘Tránh cả hai [khía cạnh] ghê tởm và không ghê tởm, mong cho tôi trú trong bình thản đến đối tượng ấy, có quán niệm và hoàn toàn hiểu biết tường tận’, về việc đó, vị ấy trú trong bình thản đến đối tượng ấy, có quán niệm và hoàn toàn hiểu biết tường tận.

(1) Vị ấy trú biết không ghê tởm cái đáng ghê tởm như thế nào? Trong trường hợp gặp đối tượng không khả ý, vị ấy rải tâm từ đến nó hay liên tưởng đến * bốn yếu tố chính. Vị ấy trú biết không ghê tởm  cái đáng ghê tởm như thế đấy.

* liên tưởng đến: coi nó như là. Đọc Vism. XII đ 38.

 (2) Vị ấy trú biết ghê tởm cái không ghê tởm như thế nào? Trong trường hợp gặp đối tượng khả ý, vị ấy chú tâm đến coi nó bất tịnh hay liên tưởng đến vô thường. Vị ấy trú biết ghê tởm cái không ghê tởm như thế đấy.

(3) Vị ấy trú biết không ghê tởm cái đáng ghê tởm và cái không ghê tởm như thế nào? Trong trường hợp gặp đối tượng không khả ý và khả ý, vị ấy rải tâm từ đến nó hay liên tưởng đến bốn yếu tố chính. Vị ấy trú biết không ghê tởm cái đáng ghê tởm và cái không ghê tởm như thế đấy.

(4) Vị ấy trú biết ghê tởm cái không ghê tởm và cái đáng ghê tởm’ như thế nào? Trong trường hợp gặp đối tượng khả ý và không khả ý, vị ấy chú tâm đến coi nó bất tịnh hay liên tưởng đến vô thường. Vị ấy trú biết ghê tởm cái không ghê tởm và cái đáng ghê tởm như thế đấy.

(5) Vị ấy tránh cả hai [khía cạnh] ghê tởm và không ghê tởm, trú trong bình thản đến đối tượng ấy, có quán niệm và hoàn toàn hiểu biết tường tận như thế nào? [213] Ở đây khi mắt thấy vật hữu hình, vị tỳ kheo không hân hoan hay cũng không phiền muộn; vị ấy trú trong bình thản, có quán niệm và hoàn toàn hiểu biết tường tận. Khi tai nghe âm thanh... Khi mũi ngửi mùi... Khi thân chạm vật xúc chạm được... Khi ý nhận biết đối tượng của tâm thức, vị ấy không hân hoan cũng không phiền muộn, trú trong bình thản, có quán niệm và hoàn toàn hiểu biết tường tận. Vị ấy tránh cả hai [khía cạnh] ghê tởm và không ghê tởm, trú trong bình thản đến đối tượng ấy, có quán niệm và hoàn toàn hiểu biết tường tận như thế đấy.

Đây là thần thông của các bậc Thánh.

28. (7) Thần thông do quả của nghiệp sanh là gì? Thành công trong các loài chim, trong tất cả chư thiên, trong một số người, trong những sanh linh ở chốn đọa đày, đó là thành công do quả của nghiệp sanh.

29. (8) Thần thông của công đức là gì? Vua Chuyển Luân du hành trong hư không với bốn đạo quân, có cả tùy tùng và người chăn cừu. Cư sĩ Jotika có thần thông do công đức này. Cư sĩ Jaṭilaka có thần thông do công đức này. Cư sĩ Ghosika có thần thông do công đức này. Cư sĩ Meṇḍaka có thần thông do công đức này. Thần thông của năm công đức này là thần thông do công đức. Đây là thần thông của công đức.

30. (9) Thần thông nhờ phù thuật là gì? Người có phù thuật sau khi đọc phù chú, du hành trong hư không, và họ cho thấy voi, ngựa, chiếc xe ngựa, người lính bộ, cuộc dàn quân trên không. Đây là thần thông nhờ phù thuật.

31. (10) Thần thông theo nghĩa thành công nhờ việc làm đúng thời là gì? Ý nghĩa của từ bỏ ham muốn khoái lạc giác quan thành công nhờ xuất ly, vì thế nó là thần thông theo nghĩa thành công nhờ việc làm đúng thời. [214] ... [và cứ thế với bẩy chướng ngại, bốn cõi thiền, bốn chứng đạt vô sắc giới, mười tám quán thực tánh chánh, bốn đạo lộ, cho đến] ... Ý nghĩa của từ bỏ tất cả nhiễm lậu thành công nhờ đạo lộ arahant, vì thế nó là thần thông theo nghĩa thành công do việc làm đúng thời. Đây là thần thông theo nghĩa thành công nhờ việc làm đúng thời. [5]

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ THẦN THÔNG.


[1]Đọc Luận I đ. 525.

[2]So với S v 268.

[3]Viết là:vimariyādīkataṁ cittaṁ kilesamariyāde na ijjhati. «Thay vì ijjhati, bản Be viết là iñjatīti ».

[4]Viết: Ayaṁ ahi ayaṁ karaṇḍo, añño ahi.

[5]Đọc Vism. Chương XII bình giải về toàn thể Luận thuyết này.

XXIII - LUẬN VỀ CHỨNG NGỘ ĐỒNG THỜI*

 «Abhisamayakathā »

* Abhisamaya. Là một trong những khái niệm căn bản về phương pháp thiền quán của đạo Phật, abhisamaya là sự tu tập thực tiễn để chứng ngộ chân lý trong đạo Phật, nó luôn luôn được phối hợp với toàn thể tiến trình giác ngộ. Trong tạng Pāḷi, paññā là yếu tố chính của sự giác ngộ và abhisamaya là phương thức căn bản để thực chứng sự giác ngộ đó. Giác ngộ không phải chỉ là ý niệm mà còn có thể thực chứng được bằng cách quán và hiểu biết trọn vẹn đúng như thật các hiện tượng. Với người nỗ lực để chứng ngộ, điều quan trọng nhất là sự thực có thể tự nó hiển bầy bằng cách trực tiếp quán đúng như thật các hiện tượng đúng như chúng đang là. Abhisamaya mang đặc tính như thế. Khi giảng dạy, Đức Phật dùng chữ rất bình thường giản dị như ‘thấy’ (passati), sự kiện này đã giải thích những gì vừa nói trên. ‘Người nào thấy dhamma, người ấy thấy Ta’: yo dhammaṁ passati so maṁ passati (S iii 120)... người nào thấy lẽ phát sanh do tùy thuộc, người ấy thấy dhamma (M i 190f)... Nói về paññā là cách tu thực tiễn, đức Phật đề cập tới ba loại tu tập: nghe (sutamayā), suy nghĩ (cintāmayā) và tham thiền (bhāvanāmayā). Sau khi bàn xong nghĩa tổng quát về abhisamaya, ta nói tới phần ứng dụng đặc biệt của nó là phương pháp hành thiền khi các đệ tử của đức Phật áp dụng nó vào con đường giải thoát. Đến đây, ta có thể nói rằng từ khởi thủy, phương pháp hành thiền của đạo Phật là quán bốn Chân Lý Cao Cả, và sự hiểu biết trọn vẹn bốn Chân Lý Cao Cả này (saccābhisamaya) đã được coi là cách nhìn thấy sự thực (dhammānupassanā, dhammābhisamaya) nhờ những hoạt động dựa trên trí tuệ (paññā). Vì thế, sự nghiên cứu về abhisamaya là cần thiết vì: (1) hiểu được rằng abhisamaya có giá trị ngang bằng với giác ngộ, nibbana (niết bàn) và vimokkha (giải thoát), từ đó, nó là một loại giác ngộ; (2) hiểu trọn vẹn được abhisamaya đã đóng vai trò như thế nào trong các giai đoạn tu tập và phép thiền của các đệ tử; (3) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa abhisamayapaññā từ những điểm giống nhau giữa MahāyānaTheravāda... Đọc Kyòshò Hayashima, Abhisamaya trong Encyclopædia of Buddhism, Vol. I, [Government of Ceylon, 1961] trang 105-114.

Trong quyển này, tỳ kheo Ñāṇamoli đã dịch chữ abhisamaya là convergence (đồng quy). Chắc muốn bao hàm câu nói của tôn giả Gavampati với đại ý là người chứng được một Chân Lý Cao Cả thì cũng chứng luôn ba Chân Lý Cao Cả kia (S v 437). Khi giảng đoạn kinh S v 437 này, Ngài Kaccāna Thera (có lẽ thế kỷ thứ 2 trước tây lịch) nói là ‘có sự chứng ngộ cả bốn Chân Lý Cao Cả xảy ra đồng thời, vào một sát na, trong một tâm, không trước không sau.’ Đọc Kaccāna Thera, Peṭakopadesa trang 134 (Piṭaka-Disclosure  đ. 539, tr 180). Trong Visuddhimagga tr 690 (The Path of Purification, ch. XXII đ. 92), ngài Buddhaghosa (thế kỷ thứ 5 tây lịch) viết: ‘vào lúc hiểu trọn vẹn các Chân Lý Cao Cả, mỗi trí của bốn đạo thi hành cùng một lúc bốn nhiệm vụ: hiểu trọn vẹn, từ bỏ, thực chứng và phát triển.’

Tổng hợp các ý trên, trong quyển này, tôi dịch Abhisamaya = convergence là sự chứng ngộ đồng thời.

 

1. [215] Có sự chứng ngộ đồng thời. [1]

Vị tỳ kheo chứng ngộ đồng thời bằng cách nào?

Chứng ngộ đồng thời bằng tâm. [2]

Nếu vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm, như vậy, người không trí cũng chứng ngộ đồng thời?

Người không trí không chứng ngộ đồng thời; vị tỳ kheo chứng ngộ đồng thời bằng trí.

Nếu vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng trí, như vậy, người không tâm cũng chứng ngộ đồng thời?

Người không tâm không chứng ngộ đồng thời; vị tỳ kheo chứng ngộ đồng thời bằng tâm và bằng trí.

Nếu vị tỳ kheo chứng ngộ đồng thời bằng tâm và bằng trí, như vậy, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm cõi dục giới và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm cõi dục giới và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm cõi sắc giới và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm cõi sắc giới và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm cõi vô sắc giới và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm cõi vô sắc giới và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm là quả của nghiệp2*và bằng trí?

2*tâm là quả của nghiệp: gọi tắt là tâm quả.

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm quả và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm là chủ của nghiệp và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm là chủ của nghiệp và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm tương thuận với sự thực và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm tương thuận với sự thực và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm quá khứ và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm quá khứ và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm tương lai và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm tương lai và bằng trí.

Vậy thì, vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm thế tục đang hiện khởi và bằng trí?

Vị ấy không chứng ngộ đồng thời bằng tâm thế tục đang hiện khởi và bằng trí. Vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm hiện khởi ở sát na đạo lộ siêu thế và bằng trí.

Vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm hiện khởi ở sát na đạo lộ siêu thế và bằng trí như thế nào?

Ở sát na đạo lộ siêu thế, tâm với [bản chất] sanh khởi của nó có đặc tính ưu thắng là nguyên nhân và là điều kiện cho trí, [216] và tâm liên kết với [trí] đó lấy đoạn diệt làm lãnh vực của nó; và cũng thế, trí với đặc tính ưu thắng của nó là thấy rõ, là nguyên nhân và là điều kiện cho tâm; và cũng thế, trí liên kết với [tâm] đó lấy đoạn diệt làm lãnh vực của nó. Vị ấy chứng ngộ đồng thời bằng tâm hiện khởi ở sát na đạo lộ siêu thế và bằng trí như thế đấy.

2. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na đạo lộ siêu thế có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến; có chứng ngộ đồng thời của hướng tâm trụ vào, vốn là chánh tư duy; có chứng ngộ đồng thời của giữ gìn lời nói, vốn là chánh ngữ; có chứng ngộ đồng thời của nguồn sanh khởi, vốn là chánh hành; có chứng ngộ đồng thời của giữ trong sạch, vốn là chánh mạng; có chứng ngộ đồng thời của nỗ lực, vốn là chánh tinh tấn; có chứng ngộ đồng thời của thiết lập (nền tảng), vốn là chánh niệm; có chứng ngộ đồng thời của không tán loạn, vốn là chánh định. Có chứng ngộ đồng thời của thiết lập (nền tảng), vốn là yếu tố tạo thành giác ngộ của chánh niệm... [và cứ thế với các yếu tố tạo thành giác ngộ kế tiếp]... có chứng ngộ đồng thời của tư duy, vốn là yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. Có chứng ngộ đồng thời của không lay chuyển vì không tin, vốn là tín lực... [và cứ thế với các lực kế tiếp]... có chứng ngộ đồng thời của không lay chuyển vì vô minh, vốn là tuệ lực. Có chứng ngộ đồng thời của cả quyết, vốn là năng lực gây ảnh hưởng của tín... [và cứ thế với các năng lực gây ảnh hưởng kế tiếp]... Có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là năng lực gây ảnh hưởng của tuệ. Có chứng ngộ đồng thời của các năng lực gây ảnh hưởng theo nghĩa ưu thắng; có chứng ngộ đồng thời của các lực theo nghĩa không lay chuyển; có chứng ngộ đồng thời của các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa lối thoát; có chứng ngộ đồng thời của các đạo lộ theo nghĩa nguyên nhân; có chứng ngộ đồng thời của các nền tảng của quán niệm theo nghĩa thiết lập (nền tảng); có chứng ngộ đồng thời của chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực; có chứng ngộ đồng thời của nền tảng của thần thông theo nghĩa thành tựu; có chứng ngộ đồng thời của các sự thực theo nghĩa chân như (hiện thực). Có chứng ngộ đồng thời của tĩnh lặng theo nghĩa không phân tâm; có chứng ngộ đồng thời của quán thực tánh theo nghĩa quán tưởng; có chứng ngộ đồng thời của tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất; có chứng ngộ đồng thời của sóng đôi theo nghĩa không vượt quá. Thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự là chứng ngộ đồng thời; thanh lọc tâm theo nghĩa không tán loạn là chứng ngộ đồng thời; thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ là chứng ngộ đồng thời; giải thoát theo nghĩa tự do là chứng ngộ đồng thời; minh trí theo nghĩa hiểu rõ là chứng ngộ đồng thời; tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ là chứng ngộ đồng thời; trí biết về tuyệt diệt theo nghĩa cắt đứt là chứng ngộ đồng thời. Theo nghĩa nguồn gốc, ý muốn làm là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa gom lại, xúc là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa trước hết, [217] định là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa cao nhất, tuệ là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa cốt lõi, tiêu dao là chứng ngộ đồng thời; theo nghĩa kết cuộc, nibbana trồi lên từ bất tử là chứng ngộ đồng thời. [3]

3. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na đạo lộ nhập giòng: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [và cứ thế như ở đ. 2]... trí biết về tuyệt diệt theo nghĩa cắt đứt là chứng ngộ đồng thời. Theo nghĩa nguồn gốc, ý muốn làm là chứng ngộ đồng thời... [và cứ thế như ở đ. 2]... theo nghĩa kết cuộc, nibbana trồi lên từ bất tử là chứng ngộ đồng thời.

4. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na quả vị nhập giòng: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [và cứ thế như ở đ. 2]... trí biết về không sanh khởi theo nghĩa làm lắng dịu là chứng ngộ đồng thời. Theo nghĩa nguồn gốc, ý muốn làm là chứng ngộ đồng thời... [và cứ thế như ở đ. 2]... theo nghĩa kết cuộc, nibbana trồi lên từ bất tử là chứng ngộ đồng thời.

5. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na đạo lộ trở lại một lần: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [lập lại đ. 3]...

6. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na quả vị trở lại một lần: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [lập lại đ. 4]...

7. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na đạo lộ không trở lại: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [lập lại đ. 3]...

8. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na quả vị không trở lại: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [lập lại đ. 4]...

9. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na đạo lộ arahant: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [lập lại đ. 3]...

10. Vậy thì, chứng ngộ đồng thời chỉ có bấy nhiêu thôi?

Không. Ở sát na quả vị arahant: có chứng ngộ đồng thời của thấy rõ, vốn là chánh kiến;... [lập lại đ. 4]...

11. [Khi bậc thánh] này từ bỏ nhiễm lậu, [4][thì] vị ấy từ bỏ nhiễm lậu quá khứ, từ bỏ nhiễm lậu tương lai, từ bỏ nhiễm lậu đang hiện khởi?

[Hãy giả định là] vị ấy từ bỏ nhiễm lậu quá khứ.

Nếu vị ấy từ bỏ nhiễm lậu quá khứ, vị ấy hủy diệt cái đã bị hủy diệt rồi, chấm dứt cái đã bị chấm dứt rồi, làm tan biến cái đã bị tan biến rồi. Cái gì thuộc về quá khứ, hiện không có, mà vị ấy lại từ bỏ?

Như vậy, vị ấy không từ bỏ nhiễm lậu quá khứ. [Hãy giả định là] vị ấy từ bỏ nhiễm lậu tương lai.

Nếu vị ấy từ bỏ nhiễm lậu tương lai, vị ấy từ bỏ cái chưa sanh ra, từ bỏ cái chưa phát sanh, từ bỏ cái chưa sanh khởi, từ bỏ cái chưa biểu hiện. Cái gì thuộc về tương lai, hiện không có, mà vị ấy từ bỏ?

Như vậy, vị ấy không từ bỏ nhiễm lậu tương lai. [Hãy giả định là] vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đang hiện khởi.

Nếu vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đang hiện khởi, dù có bị tham khêu gợi, vị ấy từ bỏ tham; dù có bị sân hận tạo phiền não, vị ấy từ bỏ sân hận; dù có bị mê muội, vị ấy từ bỏ si mê; dù có bị ràng buộc, vị ấy từ bỏ ngã mạn (tự hào); dù có hiểu sai, vị ấy từ bỏ quan điểm [sai lạc]; dù có bị xao lãng, vị ấy từ bỏ dao động; dù không nhất quyết, vị ấy từ bỏ nghi hoặc; dù có thói quen lâu đời, vị ấy từ bỏ khuynh hướng ngủ ngầm; các trạng thái tối sáng xảy ra sóng đôi nhau, và có sự tu tập đạo lộ có nhiễm lậu. [218]

Như vậy, vị ấy không từ bỏ nhiễm lậu quá khứ, không từ bỏ nhiễm lậu tương lai, không từ bỏ nhiễm lậu đang hiện khởi.

Nếu vị ấy không từ bỏ nhiễm lậu quá khứ, không từ bỏ nhiễm lậu tương lai, không từ bỏ nhiễm lậu đang hiện khởi thì không có sự phát triển đạo lộ, không có sự chứng quả đạo lộ, không có sự chứng ngộ đồng thời các hiện tượng?

Không phải thế. Vẫn có sự phát triển đạo lộ, có sự chứng quả đạo lộ, có sự chứng ngộ đồng thời các hiện tượng.

Bằng cách nào?

12. Giả sử có một cây non chưa sanh trái, và một người cắt đứt rễ của nó thì trái chưa sanh vẫn mãi không sanh và sẽ không sanh ra, chúng vẫn mãi không phát sanh và sẽ không phát sanh, chúng vẫn mãi không sanh khởi và sẽ không sanh khởi, chúng vẫn mãi không biểu hiện và sẽ không biểu hiện. Cũng thế, sanh khởi là nguyên nhân, sanh khởi là điều kiện cho sự phát sanh nhiễm lậu. Thấy rõ nguy hiểm trong sanh khởi, nên tâm đi vào (lao vào) không sanh khởi. Với tâm đi vào (lao vào) không sanh khởi, nhiễm lậu lẽ ra được phát sanh có sanh khởi làm điều kiện vẫn mãi không sanh và sẽ không sanh ra... vẫn mãi không biểu hiện và sẽ không biểu hiện. Nên với sự đoạn diệt của nguyên nhân nên có đoạn diệt của khổ đau... Tiếp tục tái diễn là nguyên nhân... Điều kiện để còn sanh tử là nguyên nhân... Tích lũy là nguyên nhân... tích lũy là điều kiện cho phát sanh nhiễm lậu. Thấy rõ nguy hiểm trong tích lũy, nên tâm đi vào (lao vào) không tích lũy. Với tâm đi vào (lao vào) không tích lũy, nhiễm lậu lẽ ra được phát sanh có tích lũy làm điều kiện vẫn mãi không sanh và sẽ không sanh ra... vẫn mãi không biểu hiện và sẽ không biểu hiện. Nên với sự đoạn diệt của nguyên nhân nên có sự đoạn diệt của khổ đau. Như vậy có sự phát triển đạo lộ, có sự chứng quả đạo lộ, có sự chứng ngộ đồng thời các hiện tượng.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ CHỨNG NGỘ ĐỒNG THỜI.


[1]Để dịch chữ abhisamaya là convergence (đồng quy), < Ñāṇamoli đã có ý định viết một chú thích, nhưng tìm không thấy chú thích ấy. Lời dịch này mang tính cách ngữ nguyên, có lẽ muốn diễn đạt sự hiểu rõ bốn Sự thực như là sự hiểu rõ duy nhất, là sự ‘đồng quy, hội tụ’. Hãy so sánh với PsA trang 164 ấn bản của PTS. Ở trang 102, để giải thích chữ sam ở đây, Mahānāma hình như dùng chữ sammā, nghĩa là ‘đi thẳng vào’, dù bản của Miến Điện viết là sam-ā, vốn tán đồng ý tưởng của Ñāṇamoli; hơn nữa, PsA trang 686 viết là sam-ā mà không ghi lại sự biến hóa hình thái của chữ này. Tuy nhiên, Aggavaṁsā (Sadd trang 419 và 884) ở đây hỗ trợ chữ sammā, như thế, chữ sam-ā có thể chỉ là sự ‘tu chính’ vội vàng. Theo ngữ nguyên, chữ sammā vốn có nghĩa là ‘đi cùng’. So với V. 91>

[2]Viết là: Kena abhisameti? Cittena abhisameti. Hañci cettena, ...

[3]Về đoạn này, hãy so với Luận I đ 26 và 360.

[4]Viết là:Yvāyaṁ kilese pajahati, atīte kilese pajahati, anāgate.... Chú giải nói là ‘Yvāyan ti ayaṁ maggaṭṭho ariyo puggalo’ (PsA 512 Se). Bản của Miến Điện diễn đạt ý tưởng này bằng cách viết như sau: ‘Yvāyaṁ yo ayaṁ abhisamayo’ hình như không hoàn toàn đúng lắm.

XXIV - LUẬN VỀ CÁCH LY

«Vivekakathā »

1. ‘Này các tỳ kheo, như bất cứ thành tựu nào được thực hiện bằng thể lực, tất cả đều được thực hiện nhờ dựa vào trái đất này, đứng trên trái đất này, và những thành tựu được thực hiện như thế đấy; cũng thế, chính nhờ dựa vào giới hạnh, đứng trên giới hạnh mà tỳ kheo tu tập thánh đạo tám ngành, làm phong phú thánh đạo tám ngành.

‘Này các tỳ kheo, nhờ dựa vào giới hạnh, đứng trên giới hạnh mà tỳ kheo tu tập thánh đạo tám ngành, làm phong phú thánh đạo tám ngành như thế nào? Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo tu tập chánh kiến dựa vào cách ly, dựa vào hết ham muốn, dựa vào đoạn diệt, đem lại buông bỏ; vị ấy tu tập chánh tư duy... chánh ngữ... chánh hành... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... vị tỳ kheo tu tập chánh định dựa vào cách ly, dựa vào hết ham muốn, dựa vào đoạn diệt, đem lại buông bỏ. Nhờ dựa vào giới hạnh, đứng trên giới hạnh mà tỳ kheo tu tập thánh đạo tám ngành, làm phong phú thánh đạo tám ngành như thế đó.

‘Này các tỳ kheo, như các hạt giống và cây non sẽ tăng trưởng, phát triển và trưởng thành, tất cả đều diễn ra nhờ dựa vào trái đất này, đứng trên trái đất này, và chúng sẽ tăng trưởng, lớn lên và trưởng thành như thế đấy, cũng thế, nhờ dựa vào giới hạnh, đứng trên giới hạnh, [220] mà tỳ kheo tu tập thánh đạo tám ngành, làm phong phú thánh đạo tám ngành, đạt được tăng trưởng, phát triển và trưởng thành trong các trạng thái [thiện].

‘Này các tỳ kheo, thế nào là dựa vào giới hạnh, đứng trên giới hạnh, mà tỳ kheo tu tập thánh đạo tám ngành, làm phong phú thánh đạo tám ngành, đạt được tăng trưởng, phát triển và trưởng thành trong các trạng thái [thiện]? Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo tu tập chánh kiến dựa vào cách ly... [như trên]... vị tỳ kheo tu tập chánh định dựa vào cách ly, dựa vào hết ham muốn, dựa vào đoạn diệt, đem lại buông bỏ.’ (S v 45f.)

2. Trong trường hợp chánh kiến, có năm loại cách ly, năm loại hết ham muốn, năm loại đoạn diệt, năm loại buông bỏ và mười hai yếu tốhỗ trợ.*

* dvaadasa nissayaa : mười hai yếu tố hỗ trợ.

Trong trường hợp chánh tư duy...

Trong trường hợp chánh ngữ...

Trong trường hợp chánh hành...

Trong trường hợp chánh mạng...

Trong trường hợp chánh tinh tấn...

Trong trường hợp chánh niệm...

Trong trường hợp chánh định...

3. Trong trường hợp chánh kiến, năm loại cách ly ấy là gì?

Đó là: cách ly bằng cách đè nén, cách ly bằng cách thay thế đức tính đối lập, cách ly bằng cách cắt đứt, cách ly bằng cách làm lắng dịu và cách ly như là thoát ly.

Cách ly bằng cách đè nén là cách ly các chướng ngại trong người tu tập sơ thiền. Cách ly bằng cách thay thế đức tính đối lập là cách ly những nguồn cội đưa đến quan điểm sai lạc trong người tu tập định đưa đến hiểu rõ. Cách ly bằng cách cắt đứt trong người tu tập đạo lộ siêu thế dẫn đến hủy diệt [nhiễm lậu]. Cách ly bằng cách làm lắng dịu ở khoảnh khắc quả. Cách ly như là thoát ly là đoạn diệt, nibbana.

Trong trường hợp chánh kiến, đây là năm loại sống cách ly. Và [trong trường hợp cách ly], vị ấy (1) tràn đầy hăng hái *, (2) cả quyết với niềm tin và (3) tâm của vị ấy hoàn toàn được củng cố.

* hăng hái: chanda (ý muốn làm).

4. Trong trường hợp chánh kiến, năm loại hết ham muốn ấy là gì?

Đó là: hết ham muốn bằng cách đè nén, hết ham muốn bằng cách thay thế đức tính đối lập, hết ham muốn bằng cách cắt đứt, hết ham muốn bằng cách làm lắng dịu và hết ham muốn như là thoát ly.

Hết ham muốn bằng cách đè nén là loại bỏ các chướng ngại trong người tu tập sơ thiền. Hết ham muốn bằng cách thay thế đức tính đối lập là loại bỏ những nguồn cội đưa đến quan điểm sai lạc... [và cứ thế như ở đoạn 3]... Hết ham muốn như là thoát ly là đoạn diệt, nibbana.

Trong trường hợp chánh kiến, đây là năm loại hết ham muốn. Và [trong trường hợp hết ham muốn], vị ấy (4) tràn đầy hăng hái, (5) cả quyết với niềm tin và (6) tâm của vị ấy hoàn toàn được củng cố. [221]

5. Trong trường hợp chánh kiến, năm loại đoạn diệt ấy là gì?

Đó là: đoạn diệt bằng cách đè nén, đoạn diệt bằng cách thay thế đức tính đối lập, đoạn diệt bằng cách cắt đứt, đoạn diệt bằng cách làm lắng dịu và đoạn diệt như là thoát ly.

Đoạn diệt bằng cách đè nén là đoạn diệt các chướng ngại trong người tu tập sơ thiền... [và cứ thế như ở đoạn 3]... Đoạn diệt như là thoát ly là đoạn diệt, nibbana.

Trong trường hợp chánh kiến, đây là năm loại đoạn diệt. Và [trong trường hợp đoạn diệt], vị ấy (7) tràn đầy hăng hái, (8) cả quyết với niềm tin và (9) tâm của vị ấy hoàn toàn được củng cố.

6. Trong trường hợp chánh kiến, năm loại buông bỏ ấy là gì?

Đó là: buông bỏ bằng cách đè nén, buông bỏ bằng cách thay thế đức tính đối lập, buông bỏ bằng cách cắt đứt, buông bỏ bằng cách làm lắng dịu và buông bỏ như là thoát ly.

Buông bỏ bằng cách đè nén là buông bỏ các chướng ngại trong người tu tập sơ thiền... [và cứ thế như ở đoạn 3]... Buông bỏ như là thoát ly là đoạn diệt, nibbana.

Trong trường hợp chánh kiến, đây là năm loại buông bỏ. Và [trong trường hợp buông bỏ], vị ấy (10) tràn đầy hăng hái, (11) cả quyết với niềm tin và (12) tâm của vị ấy hoàn toàn được củng cố. [1]

Trong trường hợp chánh kiến, đây là năm loại cách ly, năm loại hết ham muốn, năm loại đoạn diệt, năm loại buông bỏ và mười hai yếu tố hỗ trợ.1

7-10. Trong trường hợp chánh tư duy, năm loại cách ly ấy là gì?

11-14. Trong trường hợp chánh ngữ...

15-18. Trong trường hợp chánh hành...

19-22. Trong trường hợp chánh mạng...

23-26. Trong trường hợp chánh tinh tấn...

27-30. Trong trường hợp chánh niệm...

31-34. Trong trường hợp chánh định... [222]

Đó là: cách ly bằng cách đè nén...

Cách ly bằng cách đè nén là...

Trong trường hợp chánh định, đây là năm loại cách ly. Và [trong trường hợp cách ly], vị ấy (10) tràn đầy hăng hái, (11) cả quyết với niềm tin và (12) tâm của vị ấy hoàn toàn được củng cố.

Trong trường hợp chánh định, đây là năm loại cách ly, năm loại hết ham muốn, năm loại đoạn diệt, năm loại buông bỏ và mười hai yếu tố hỗ trợ.

35-64. ‘Này các tỳ kheo, như bất cứ thành tựu nào được thực hiện... [223] [lập lại đ. 1 cho đến] đứng trên giới hạnh mà tỳ kheo tu tập bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ...

‘... tu tập bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, làm phong phú bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, đạt được tăng trưởng, phát triển và trưởng thành trong các trạng thái [thiện].

65-88. ... năm lực...

89-100. ... năm năng lực gây ảnh hưởng... [224]

Trong năng lực gây ảnh hưởng của định, đây là năm loại cách ly, năm loại hết ham muốn, năm loại đoạn diệt, năm loại buông bỏ và mười hai yếu tố hỗ trợ.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ CÁCH LY.


[1]Sở dĩ không có diễn giải riêng về ‘mười hai yếu tố hỗ trợ’ (đọc ấn bản tiếng Pāḷi của PTS, quyển ii) là vì chẳng có gì để giải thích cả: các yếu tố hỗ trợ ấy chỉ là: ‘hăng hái’, ‘niềm tin’ và ‘củng cố’ trong bốn trường hợp: ‘cách ly’, ‘hết ham muốn’, ‘đoạn diệt’ và ‘buông bỏ’. 3 nhân với 4 thành 12.  Đọc PsA 515. ‘Hăng hái’, ‘niềm tin’ và ‘củng cố’ đã được định nghĩa rõ ở Luận I.

XXV - LUẬN VỀ HÀNH XỬ

«Cariyākathā»

 

1. [225] Hành xử: Có tám loại. ... [lập lại Luận IV, các đoạn từ 31 đến 33 mà không thay đổi hay thêm thắt gì].

 

LUẬN THUYẾT VỀ HÀNH XỬ HOÀN TẤT.

XXVI - LUẬN VỀ KỲ DIỆU (BIẾN HÓA)

«Paṭihāriyakathā»

1. [227] ‘Này các tỳ kheo, có ba loại kỳ diệu (biến hóa). Ba kỳ diệu nào? Kỳ diệu về thần thông, kỳ diệu về biết tâm ý, kỳ diệu về giảng dạy.

‘Này các tỳ kheo, kỳ diệu về thần thông là gì? Ở đây, này các tỳ kheo, một tỳ kheo kinh nghiệm các loại thần thông (năng lực siêu nhiên) khác nhau; là một vị ấy biến thành nhiều,... [và cứ thế như ở Luận I đ. 527 cho đến]... vị ấy điều thân mình bay xa đến cõi trời Phạm Thiên. Này các tỳ kheo, đây được gọi là kỳ diệu về thần thông.

‘Này các tỳ kheo, kỳ diệu về biết tâm ý *là gì? Ở đây, này các tỳ kheo, nhờ dấu hiệu [như dáng điệu chẳng hạn], một người nói: ‘Ý của ông như vậy, ý của ông như thế, tâm của ông là như vậy’ và dù vị ấy nói nhiều đến đâu, vị ấy nói nó đúng như vậy và không gì khác. Ở đây có người không nhờ dấu hiệu, mà nhờ nghe giọng người hay giọng không phải của người, hay của chư thiên, [1]vị ấy nói rằng: ‘Ý của ông như vậy, ý của ông như thế, tâm của ông là như vậy’ và dù vị ấy nói nhiều đến đâu, vị ấy nói nó đúng như vậy và không gì khác. Ở đây có người không nói nhờ nhìn dấu hiệu, không nhờ nghe giọng người hay giọng không phải của người, hay của chư thiên, mà sau khi nghe [2]lời nói rõ ràng của người suy tư hiểu biết 2*, vị ấy nói rằng: ‘Ý của ông như vậy, ý của ông như thế, tâm của ông là như vậy’ và dù vị ấy nói nhiều đến đâu, vị ấy nói nó đúng như vậy và không gì khác. Ở đây có người không nhờ dấu hiệu, không nhờ nghe giọng người hay giọng không phải của người, hay của chư thiên, không nhờ lời nói rõ ràng của người suy tư hiểu biết, [228] mà nhờ thấu rõ tâm ý của người đạt định không hướng tâm và suy xét đối tượng, vị ấy biết rằng ‘người này khi suy nghĩ về đối tượng nào, sẽ lập tức hướng tâm đến đối tượng ấy’ vị ấy nói rằng: ‘Ý của ông như vậy, ý của ông như thế, tâm của ông là như vậy’ và dù vị ấy nói nhiều đến đâu, vị ấy nói nó đúng như vậy và nó không gì khác. Này các tỳ kheo, đây được gọi là kỳ diệu về biết tâm ý.

* nđ: nói ra tâm ý kẻ khác.

2* ‘lời nói rõ ràng của người suy tư hiểu biết’ dịch theo Woodward, sđd, trang 154. Vitakka-vicāra ở đây có nghĩa là ‘khi chú ý đến đối tượng của nó, tâm bắt đầu suy tư về đối tượng ấy’. Woodward, sđd, chú thích số 6, trang 154.

‘Và này các tỳ kheo, kỳ diệu về giảng dạy là gì? Ở đây, này các tỳ kheo, có người khuyên như vầy: ‘Sử dụng hướng tâm như thế này, chớ như thế khác; suy xét thế này, chớ như thế khác; từ bỏ cái này, làm điều này, sống trú trong cái này’. Này các tỳ kheo, đây được gọi là kỳ diệu về giảng dạy.

Này các tỳ kheo, đây là ba loại kỳ diệu.*(A i 170).

* trong ba loại này, đức Phật nhàm chán, bác bỏ và ghê tởm hai loại đầu vì có những kẻ không tin cũng biết dùng chú thuật GandhāraMaṇika để trổ thần thông và đọc được tâm ý kẻ khác. Đức Phật chỉ coi trọng kỳ diệu về giảng dạy. Đọc kinh Kevaddha, D i 214.

2. Xuất ly * thành công (ijjhati): đây là thần thông (iddhi). Nó biến thái (paṭiharati) ham muốn khoái lạc giác quan: như vậy nó là sự biến hóa (pāṭihāriya). Tất cả những ai thành tựu được sự xuất ly đó đều trong sạch trong tâm và tư tưởng không huyên náo: đây là biến hóa nhờ biết tâm ý. Sự xuất ly ấy phải được trau giồi như vậy, phải được phát triển như vậy, phải được làm cho phong phú như vậy: đây là biến hóa nhờ giảng dạy.

* Nekkhamma: không còn ái dục. Tuy bắt nguồn từ nir + vkramcó nghĩa là xuất gia, chữ này luôn được dùng là chữ phản nghĩa với kāma. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 105.

Không sân hậnthành công... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại và các đức tính đối nghịch, bốn cõi thiền, bốn chứng đạt vô sắc giới, mười tám tuệ quán thực tánh chính, bốn đạo lộ, (nhưng không có bốn quả) - Đọc Luận I các đ. từ 36 đến 40]...

Đạo lộ arahantthành công (ijjhati): đây là thần thông (iddhi). Nó biến thái (paṭiharati) tất cả nhiễm lậu: như vậy nó là biến hóa (pāṭihāriya). Tất cả những ai thành tựu được đạo lộ arahant ấy đều trong sạch trong tâm và tư tưởng không huyên náo: đây là biến hóa nhờ biết tâm ý. Đạo lộ arahant ấy phải được trau giồi như vậy, phải được phát triển như vậy, phải được làm cho phong phú như vậy, quán niệm phải được thiết lập đúng với đạo lộ ấy như vậy: đây là biến hóa nhờ giảng dạy.

3. Xuất ly thành công: đây là thần thông. Nó biến thái ham muốn khoái lạc giác quan: như vậy nó là sự biến hóa. Thần thông ấy (iddhi) và biến hóa ấy (paṭihāriya) tạo nên cái gọi là biến hóa nhờ thần thông (iddhi-paṭihāriya).

Không sân hậnthành công... [và cứ thế như trên cho đến]...

Đạo lộ arahantthành công: đây là thần thông. Nó biến thái tất cả nhiễm lậu: như vậy nó là sự biến hóa. Thần thông ấy và biến hóa ấy tạo nên cái gọi là biến hóa nhờ thần thông.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ KỲ DIỆU (BIẾN HÓA).


[1]‘của người đã hiểu được tâm đó’ (PsA 516 Se). «parato ghosaṁ: thiên nhĩ thông. Chú thích số 5 của F. L. Woodward, Gradual Sayings I, trang 154».

[2]‘Sau khi nghe câu ai nói nhảm khi đang buồn ngủ hay khi bất ý, khởi lên vì tâm hướng về âm thanh đó (PsA 516 Se, ấn bản của PTS 693). «Nhưng theo Woodward, câu truyện này muốn nói ‘tình cờ nghe lời phẩm bình’, như vậy ngụ ý khả năng ‘nhìn ra vấn đề như hai với hai là bốn’. Chú thích số 6 của F. L. Woodward, sđd, trang 154».

XXVII. - LUẬN VỀ CÙNG TỘT ĐỈNH*

«Samasīsakathā »

*xin đọc Luận I, chương 36.

1.Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, diệt tận của các trạng thái ấy, và sự không tái xuất hiện của các trạng thái ấy, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh.

2. Tất cả các trạng thái: Năm tập hợp, ... [Lập lại Luận I từ đoạn 465 cho đến 470 mà không sửa đổi hay thêm thắt gì].

CHẤM DỨT LUẬN VỀ CÙNG TỘT ĐỈNH.

XXVIII - LUẬN VỀ CÁC NỀN TẢNG CỦA QUÁN NIỆM

«Saṭipaṭṭhānakathā »

1. ‘Này các tỳ kheo, có bốn nền tảng của quán niệm. Bốn nền tảng nào? Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo sống quán thân đúng như thân, nhiệt tâm, hiểu thấu đáo tường tận, có quán niệm, sau khi đã từ bỏ tham lam và ưu phiền ở đời. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác... Vị ấy sống quán tâm đúng như tâm... Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý, nhiệt tâm, hiểu thấu đáo tường tận, có quán niệm, sau khi đã từ bỏ tham lam và ưu phiền ở đời. Đây là bốn nền tảng của quán niệm. (S v 73).

2. Vị ấy sống quán thân đúng như thân như thế nào?

Ở đây có người quán thân đất này là vô thường, không trường tồn, là khổ chứ không vui sướng, không phải là ngã chứ không là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không còn thích thú; vị ấy làm lòng tham phai nhạt, không khêu gợi nó lên; vị ấy tạo đoạn diệt, không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, không bám giữ. Khi quán vô thường, vị ấy từ bỏ quan niệm trường tồn; khi quán khổ não, vị ấy từ bỏ quan niệm vui sướng; khi quán không phải là ngã, vị ấy từ bỏ quan niệm về ngã; khi trở nên nhàm chán, vị ấy từ bỏ thích thú; khi lòng tham của vị ấy phai nhạt, vị ấy từ bỏ tham; khi vị ấy tạo đoạn diệt, vị ấy từ bỏ sanh khởi; khi buông bỏ, vị ấy không còn bám giữ. <so với Luận I đ. 16>

3. Vị ấy quán thân theo bẩy khía cạnh: Thân này là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán thân. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức quán thân đúng như thân’ được nói ra. <so với Luận III đ. 196>

4. Tu tập: có bốn loại tu tập: tu tập theo nghĩa các trạng thái được tạo nên trong đó không vượt quá nhau, tu tập theo nghĩa tác dụng (hương vị) duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng, tu tập theo nghĩa nỗ lực thích đáng có hiệu quả, tu tập theo nghĩa lập lại.[1]<Luận I đ 135>

5-7. Ở đây có người quán thân nước...

8-10. ... lửa...

11-13. ... gió...

14-16. ... tóc...

17-19. ... lông...

20-22. ... da...

23-25. ... ruột...

26-28. ... thịt...

29-31. ... máu...

32-34. ... gân...

35-37. ... xương...

38-40. ... tủy... [233]

... theo nghĩa lập lại.

Vị ấy sống quán thân đúng như thân như thế đấy. <Luận I đ 5>

41. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác như thế nào?

Ở đây có người quán cảm giác khoan khoái dễ chịu là vô thường, chứ không lâu bền... vị ấy từ bỏ bám giữ.

42. Vị ấy quán cảm giác theo bẩy khía cạnh: Cảm giác này là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán cảm giác. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức quán cảm giác đúng như cảm giác’ được nói ra. <so với Luận III đ. 294>

43. Tu tập: ... theo nghĩa lập lại.

44-46. Ở đây có người quán cảm giác đau đớn khó chịu...

47-49. Ở đây có người quán cảm giác không khoan khoái dễ chịu cũng không đau đớn khó chịu...

... theo nghĩa lập lại.

Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác như thế đấy.

50. Vị ấy sống quán tâm đúng như tâm như thế nào?

Ở đây có người quán tâm tham là vô thường, chứ không lâu bền... vị ấy từ bỏ bám giữ.

51. Vị ấy quán tâm theo bẩy khía cạnh: Tâm này là sự thiết lập (nền tảng), nhưng nó không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán tâm. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức quán tâm đúng như tâm’ được nói ra. <so với Luận III đ. 397>

52. Tu tập: ... theo nghĩa lập lại.

53-55. Ở đây có người quán tâm không tham...

56-58. ... tâm thù hận...

59-61. ... tâm không thù hận...

62-64. ... tâm si mê...

65-67. ... tâm không si mê...

68-70. ... tâm chuyên chú...

71-73. ... tâm tán loạn...

74-76. ... tâm cao thượng...

77-79. ... tâm không cao thượng...

80-82. ... tâm không vô thượng...

83-85. ... tâm vô thượng...

86-88. ... tâm định...

89-91. ... tâm không định...

92-94. ... tâm được giải thoát...

95-97. ... tâm không được giải thoát...

98-100. ... nhận biết từ mắt...

101-103. ... nhận biết từ tai...

104-106. ... nhận biết từ mũi...

107-109. ... nhận biết từ lưỡi...

110-112. ... nhận biết từ thân...

113-115. ... nhận biết từ ý...

... theo nghĩa lập lại.

Vị ấy sống quán tâm đúng như tâm như thế đấy.

116. Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý như thế nào?

Ở đây có người quán tất cả đối tượng tâm ý không kể thân, không kể cảm giác, không kể tâm, là vô thường, chứ không lâu bền... vị ấy từ bỏ bám giữ. <so với Luận III, đ 495>

117. Vị ấy quán đối tượng tâm ý theo bẩy khía cạnh: Đối tượng tâm ý là sự thiết lập (nền tảng), nhưng chúng không phải là quán niệm. Quán niệm là cả hai: vừa là thiết lập (nền tảng), vừa là quán niệm. Nhờ quán niệm đó và nhờ trí đó, vị ấy quán các đối tượng tâm ý này. Vậy thì ‘Tu tập Nền Tảng (Thiết Lập) của Quán Niệm dưới hình thức [235] quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý’ được nói ra.

118. Tu tập: ... theo nghĩa lập lại.

Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý như thế đấy.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ CÁC NỀN TẢNG CỦA QUÁN NIỆM.


[1]Đọc Luận III các đoạn từ 196-198 nói đầy đủ các hình thức tu tập này.

XXIX - LUẬN VỀ QUÁN THỰC TÁNH

«Vipassanākathā»

1. ‘Như vầy tôi nghe. Có một thời Thế Tôn trú tại Sāvatthi, trong vườn Jeta, công viên của Anāthapiṇḍika. Ở đấy, Ngài nói với các tỳ kheo như thế này: ‘Này các tỳ kheo’. Các tỳ kheo trả lời: ‘Kính thưa Ngài’. Thế Tôn nói thế này:

2. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy bất cứ hành vi tạo quả nào là trường tồn thì vị ấy không thể chọn lựa [1]tương thuận [với sự thực], và nếu không thể chọn lựa tương thuận [với sự thực] thì vị ấy sẽ không thể nào thâm nhập được sự chắc chắn chân chánh,* và nếu không thâm nhập được sự chắc chắn chân chánh thì vị ấy sẽ không thể thực chứng quả vị nhập giòng, quả vị trở lại một lần, quả vị không trở lại, quả vị arahant. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy tất cả hành vi tạo quả là vô thường thì vị ấy có thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và nhờ có chọn lựa tương thuận [với sự thực] thì vị ấy sẽ có thể thâm nhập vào sự chắc chắn chân chánh, và nhờ thâm nhập được sự chắc chắn chân chánh thì vị ấy sẽ có thể thực chứng quả vị nhập giòng, quả vị trở lại một lần, quả vị không trở lại và quả vị arahant.

*‘sammattaniyāma (certainty of rightness): chắc chắn chân chánh’ chính là tám chánh đạo: được gọi là chân chánh kể từ chánh kiến, là sự chắc chắn tất nhiên của đường hướng không thể đảo ngược (Pm. 784). Bhikkhu Bodhi dịch là the fixed course of rightness: đạo lộ bất biến của chân chánh. Nó tượng trưng cho đạo lộ siêu thế (ariyamagga). Chú giải Bộ Kinh Liên Kết nói một khi đạo lộ này đã khởi lên thì việc chứng quả không bị trở ngại. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha Vol. I: chú thích 530, trang 468 về bài kệ ở (S i 196); chú thích 268 trang 1099 về đoạn kinh ở (S iii 227f).

3. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy bất cứ hành vi tạo quả nào là khả ái dễ chịu thì vị ấy không thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến]... quả vị [237] arahant. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo tất cả hành vi tạo quả đều là khổ não thì vị ấy có thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến] ... quả vị arahant.

4. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy bất cứ hiện tượng nào là ngã thì vị ấy không thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến]... quả vị arahant. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy tất cả các hiện tượng [2]đều không phải là ngã thì vị ấy có thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến]... quả vị arahant.

5. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy nibbana là khổ não thì vị ấy không thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến]... quả vị arahant. Này các tỳ kheo, khi tỳ kheo thấy nibbana là an lạc thì vị ấy có thể chọn lựa tương thuận [với sự thực], và... [và cứ thế như ở đ. 2 cho đến]... quả vị arahant.

6. Vị ấy chọn lựa tương thuận [với sự thực] theo bao nhiêu khía cạnh? Vị ấy thâm nhập vào sự chắc chắn chân chánh theo bao nhiêu khía cạnh?

Vị ấy chọn lựa tương thuận [với sự thực] theo bốn mươi khía cạnh. Vị ấy thâm nhập vào sự chắc chắn chân chánh theo bốn mươi khía cạnh.

7. Vị ấy chọn lựa tương thuận [với sự thực] theo bốn mươi khía cạnh nào?

Vị ấy thâm nhập vào sự chắc chắn chân chánh theo bốn mươi khía cạnh nào?

[Vị ấy] thấy rõ năm tập hợp là vô thường, khổ não, bệnh hoạn, mụn nhọt, mũi tên, hoạn họa, ưu sầu, xa lạ, phân rã, dịch, tai ương, khủng khiếp, đe dọa, suy vong, không bền, không được bảo vệ, không nơi trú ẩn, không nơi nương dựa, trống rỗng, rỗng tuếch,* trống không, không phải là ngã, nguy hiểm, phải chịu biến đổi, không cốt lõi, nguồn cội của tai ương, sát nhân, phải chịu đoạn diệt, chịu phiền não, được tạo thành, là miếng mồi của Māra, chịu sanh, già, bệnh, chết, khổ não, ta thán, đau đớn, khổ sở, tuyệt vọng và nhiễm lậu.

*tuccha: rỗng tuếch hay không quan trọng vì chả có giá trị gì cả. Vism. XX 19.

8. Thấy rõ năm tập hợp là vô thường, vị ấy chọn lựa tương thuận; thấy rõ sự đoạn diệt của năm tập hợp như thế nào chính là nibbana, vốn trường cửu, vị ấy nhập vào chắc chắn chân chánh.

Thấy rõ năm tập hợp là khổ, vị ấy chọn lựa tương thuận; thấy rõ sự đoạn diệt của năm tập hợp như thế nào chính là nibbana, vốn an lạc, vị ấy nhập vào chắc chắn chân chánh.

Thấy rõ ... là bệnh hoạn... vốn lành mạnh...

... mụn nhọt... vốn không là mụn nhọt...

... mũi tên... vốn không là mũi tên...

... hoạn họa... vốn không là hoạn họa...

... ưu sầu... vốn không là ưu sầu...

... xa lạ... vốn độc lập với các hiện tượng khác...

... phân rã... vốn không phân rã...

... dịch... vốn không là dịch...

... tai ương... vốn không là tai ương...

... khủng khiếp... vốn không là khủng khiếp...

... đe dọa... vốn không là đe dọa...

... mong manh... vốn không mong manh...

... suy vong... vốn không suy vong...

... không bền... vốn bền...

... không được bảo vệ... vốn được bảo vệ...

... không nơi trú ẩn... vốn là nơi trú ẩn...

... không nơi nương dựa... vốn là nơi nương dựa...

... trống rỗng... [240] vốn không trống rỗng...

... rỗng tuếch... vốn không rỗng tuếch...

... trống không... vốn là tánh trống không tối hậu...

... không phải là ngã... vốn là ý nghĩa (cứu cánh) tối hậu...

... nguy hiểm... vốn không nguy hiểm...

... phải chịu biến đổi... vốn không chịu biến đổi...

... không cốt lõi... vốn là cốt lõi...

... nguồn cội của tai ương... vốn không là nguồn cội của tai ương...

... sát nhân... vốn không là sát nhân...

... phải chịu đoạn diệt... vốn không chịu đoạn diệt...

... chịu phiền não... vốn tự tại khỏi phiền não...

... được tạo thành... vốn không được tạo thành... [241]

... là miếng mồi của Māra... vốn không là miếng mồi...

... chịu sanh, vốn không sanh...

... già... vốn không già...

... bệnh... vốn không bệnh...

... chết... vốn không chết...

... khổ não... vốn không khổ não...

... ta thán... vốn không có ta thán...

...

... tuyệt vọng... vốn không tuyệt vọng...

Thấy rõ năm tập hợp là nhiễm lậu, vị ấy chọn lựa tương thuận; thấy rõ sự đoạn diệt của năm tập hợp như thế nào chính là nibbana, vốn không có nhiễm lậu, vị ấy nhập vào chắc chắn chân chánh.

9. Được coi là vô thường, thì đó là quán vô thường.

Được coi là khổ đau, thì đó là quán khổ.

Được coi là bệnh hoạn, thì đó là quán khổ.

Được coi là mụn nhọt, thì đó là quán khổ.

Được coi là mũi tên, thì đó là quán khổ.

Được coi là hoạn họa, thì đó là quán khổ.

Được coi là ưu sầu, thì đó là quán khổ.

Được coi là xa lạ, thì đó là quán không phải là ngã.

Được coi là phân rã, thì đó là quán vô thường.

Được coi là dịch, thì đó là quán khổ.

Được coi là tai ương, thì đó là quán khổ.

Được coi là khủng khiếp [242] , thì đó là quán khổ.

Được coi là đe dọa, thì đó là quán khổ.

Được coi là mong manh, thì đó là quán vô thường.

Được coi là suy vong, thì đó là quán vô thường.

Được coi là không bền, thì đó là quán vô thường.

Được coi là không được bảo vệ, thì đó là quán khổ.

Được coi là không nơi trú ẩn, thì đó là quán khổ.

Được coi là không nơi nương dựa, thì đó là quán khổ.

Được coi là trống rỗng, thì đó là quán không phải là ngã.

Được coi là rỗng tuếch, thì đó là quán không phải là ngã.

Được coi là trống không, thì đó là quán không phải là ngã.

Được coi là không phải là ngã, thì đó là quán không phải là ngã.

Được coi là nguy hiểm, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu biến đổi, thì đó là quán vô thường.

Được coi là không cốt lõi, thì đó là quán vô thường.

Được coi là nguồn cội của tai ương, thì đó là quán khổ.

Được coi là sát nhân, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu đoạn diệt, thì đó là quán vô thường.

Được coi là chịu phiền não, thì đó là quán khổ.

Được coi là được tạo thành, thì đó là quán vô thường.

Được coi là miếng mồi của Māra, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu sanh, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu già, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu bệnh, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu chết, thì đó là quán vô thường.

Được coi là phải chịu khổ não, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu ta thán, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu tuyệt vọng, thì đó là quán khổ.

Được coi là phải chịu nhiễm lậu, thì đó là quán khổ.

Qua bốn mươi khía cạnh này, vị ấy chọn tương thuận [với sự thực]. Qua bốn mươi khía cạnh này, vị ấy nhập vào chắc chắn chân chánh.

10. Khi vị ấy chọn tương thuận [với sự thực] qua bốn mươi khía cạnh này, vị ấy nhập vào chắc chắn chân chánh qua bốn mươi khía cạnh này, vị ấy có bao nhiêu loại quán vô thường, có bao nhiêu loại quán khổ não, có bao nhiêu loại quán không phải là ngã?

Hai mươi lăm loại quán không phải là ngã,

Và năm mươi loại quán vô thường,

Một trăm hai mươi lăm loại quán tưởng còn lại

Được coi là quán khổ đau.*

* tổng cộng là hai trăm loại: quán mỗi tập hợp theo 40 loại. Có năm tập hợp, như vậy thành 200.

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ QUÁN THỰC TÁNH.


[1]Đọc Luận XIX chú thích 1 về khanti  là chọn lựa.

[2]Ở đây Ñāṇamoli dịch từ sabbadhammaṁ trong Bộ Tăng Chi, ấn bản của PTS (A iii 442).

XXX - LUẬN VỀ ĐỀ MỤC

«Mātikākathā»

1.

Không bị khô bức (đọc M i 341)
Được giải thoát, vì thế nó là giải thoát.
Minh trí <là> tiêu dao tự tại <PsA 701>
Giới tăng thượng,
Tâm tăng thượng,
Tuệ tăng thượng,
Lắng dịu.
Trí.
Thấy rõ.
Thanh lọc.
Xuất ly.
Thoát ly.
<Cách ly>
Buông bỏ.
Hành xử.
Giải thoát nhờ thiền định.
Tu tập,
Quyết định,
Cuộc sống.

2.Không bị khô bức:

Không bị khô bức vì ham muốn ái dục nhờ xuất ly. Không bị khô bức vì sân hận nhờ không sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại, bốn cõi thiền, bốn chứng đạt vô sắc giới, mười tám tuệ quán thực tánh chánh, bốn đạo lộ, như ở Luận I các đoạn từ 36-40, nhưng không kể bốn quả, cho đến] ... Không bị khô bức vì bất cứ nhiễm lậu nào nhờ đạo lộ Arahant.

3. Được giải thoát, vì thế nó là giải thoát: [1]Nó được giải thoát khỏi ham muốn ái dục nhờ xuất ly, như vậy nó là giải thoát. Nó được giải thoát khỏi sân hận nhờ không sân hận, như vậy nó là giải thoát. Nó được giải thoát khỏi tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ Arahant, như vậy nó là giải thoát.

4. Minh trí <là> tiêu dao tự tại: xuất ly được nhận chân (vijjati), như vậy nó là minh trí; vị ấy được giải phóng khỏi ham muốn ái dục, như vậy nó là tiêu dao. Nó được nhận chân, vị ấy được giải phóng; được giải phóng, nó được nhận chân, như vậy minh trí <là> tiêu dao tự tại. Không sân hận... Đạo lộ Arahant được nhận chân, như vậy nó là minh trí; vị ấy được giải phóng khỏi tất cả các nhiễm lậu, như vậy nó là tiêu dao tự tại. Được nhận chân, vị ấy được tiêu dao; được tiêu dao, nó được nhận chân, như vậy minh trí <là> tiêu dao tự tại.

5. Giới tăng thượng, tâm tăng thượng, tuệ tăng thượng:

Vì xuất ly nên có sự thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự ham muốn ái dục, có sự thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm, có sự thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ. Trong đó nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng, trong đó nghĩa của không xao lãng là huân tập trong tâm tăng thượng, trong đó nghĩa của thấy rõ [244] là huân tập trong tuệ tăng thượng. Vì không sân hận... Vì đạo lộ Arahant nên có sự thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự tất cả các nhiễm lậu, có sự thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm, có sự thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ. Trong đó nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng, trong đó nghĩa của không xao lãng là huân tập trong tâm  tăng thượng, trong đó nghĩa của thấy rõ [244] là huân tập trong tuệ tăng thượng. <so với Luận I đ. 265>

6. Lắng Dịu: Nhờ xuất ly, vị ấy làm lắng dịu ham muốn ái dục. Nhờ không sân hận... Nhờ đạo lộ Arahant vị ấy làm lắng dịu tất cả các nhiễm lậu.

7. Trí : Xuất ly vì từ bỏ ham muốn ái dục là trí theo nghĩa được biết tới. Không sân hận... Đạo lộ Arahant vì từ bỏ tất cả các nhiễm lậu là trí theo nghĩa được biết tới. 

8. Thấy rõ: Xuất ly vì từ bỏ ham muốn ái dục là thấy rõ vì được nhìn thấy. Không sân hận... Đạo lộ Arahant vì từ bỏ tất cả các nhiễm lậu là thấy rõ vì được nhìn thấy.

9. Thanh lọc: Người từ bỏ ham muốn ái dục thì được trong sạch nhờ xuất ly. Người từ bỏ sân hận... Người từ bỏ tất cả các nhiễm lậu thì được trong sạch nhờ đạo lộ Arahant.

10. Xuất ly: Đây là sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục, đó là xuất ly. Đây là sự thoát ly khỏi các loại sắc thể, đó là vô sắc thể. Nhưng với bất cứ cái gì hiện hữu, được tạo thành, và sanh khởi lên do tùy thuộc, thì đoạn diệt là xuất ly.

Không sân hận là sự xuất ly khỏi sân hận. Nghĩ về ánh sáng... Đạo lộ Arahant là sự xuất ly khỏi tất cả các nhiễm lậu.

11. Thoát ly:

Đây là thoát ly khỏi khoái lạc giác quan, đó là xuất ly. Đây là thoát ly khỏi các loại sắc thể, đó là vô sắc thể. Nhưng với bất cứ cái gì hiện hữu, được tạo thành, và sanh khởi lên do tùy thuộc, thì đoạn diệt là xuất ly.

Xuất ly là sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục.

Không sân hận là sự thoát ly khỏi sân hận. Nghĩ về ánh sáng... Đạo lộ Arahant là sự thoát ly khỏi tất cả các nhiễm lậu.

12. Cách ly: Xuất ly là sự cách ly khỏi ham muốn ái dục. [245] Không sân hận... Đạo lộ Arahant là sự cách ly khỏi tất cả các nhiễm lậu.

13. Buông bỏ: Vị ấy buông bỏ ham muốn ái dục nhờ xuất ly. Vị ấy buông bỏ sân hận nhờ không sân hận... Vị ấy buông bỏ tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ Arahant.

14. Hành xử: Người từ bỏ ham muốn ái dục nhờ hành xử theo xuất ly. Người từ bỏ sân hận... Người từ bỏ tất cả các nhiễm lậu nhờ hành xử theo đạo lộ Arahant.

15. Giải thoát nhờ thiền định:

Xuất ly được thắp sáng lên (jhāyati), như thế nó là thiền định; nó thiêu đốt (jhāpeti) ham muốn ái dục, như thế nó là thiền định. Được thắp sáng lên (jhāyanto), như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; thiêu đốt (jhāpento), nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định. Chúng [là các trạng thái thiện] được thắp sáng lên (jhāyanti); chúng [là các phiền não] bị thiêu đốt (jhāpenti); vị ấy biết rõ cái gì được thắp sắng lên (jhāta) và cái gì bị thiêu đốt (jhāpa), như thế có giải thoát nhờ thiền định.

Không sân hận được thắp sáng lên ...

Đạo lộ arahant được thắp sáng lên, như vậy nó là thiền dịnh... vị ấy biết rõ cái gì được thắp sắng lên và cái gì bị thiêu đốt, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định.

Đây là giải thoát nhờ thiền định.

16. Tu tập, quyết tâm, và cuộc sống:

Người từ bỏ ham muốn ái dục tu tập xuất ly, như vậy vị ấy có sự tu tiến; nhờ xuất ly vị ấy giữ vững tâm, như vậy vị ấy có quyết tâm. Có sự tu tiến và có quyết tâm như vậy, vị ấy sống cuộc đời đúng hệt như [xuất ly], chứ không phải sống cuộc sống khác đi (dị biệt); vị ấy sống chân chánh, không sống bất chánh; vị ấy sống cuộc đời được tinh lọc, không phải sống cuộc đời ô uế. Có sự tu tiến, có quyết tâm và có cuộc sống [chân chánh] như vậy, nếu đến với bất cứ nhóm người nào, cho dù đó là nhóm khattiya, brahman, thí chủ, sa môn, vị ấy đến với lòng tự tín và không ngần ngại. Tại sao thế? Vì vị ấy có sự tu tiến, có quyết tâm và có cuộc sống [chân chánh].

Người từ bỏ sân hận... [246]

Người từ bỏ tất cả các nhiễm lậu... có cuộc sống [chân chánh].

CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ ĐỀ MỤC.



Đây là mục lục:
Trí, quan điểm, hơi thở, năng lực gây ảnh hưởng,
và giải thoát là thứ năm,
Cõi sanh tới, hành vi tạo tác và điên đảo,
Đạo lộ và tinh hoa tạo thành mười.
Sóng đôi, các sự thực, các yếu tố tạo thành giác ngộ,
Tâm từ, hết ham muốn là thứ năm,
Vô Ngại Giải, Bánh xe Chánh Pháp,
Cõi siêu thế, các lực và trống rỗng.
Tuệ, thần thông, chứng ngộ đồng thời,
Cách ly, hành xử là thứ năm,
Kỳ diệu và cùng tột đỉnh,
Quán niệm, quán thực tánh và bảng đề mục.

QUYỂN ‘ĐẠO VÔ NGẠI GIẢI’ CHẤM DỨT.


[1]Bản của PTS, quyển II, trang 243, 11. 7-9 viết... Arahattamaggena sabba-kilesehi nicchāto. (sang đoạn khác) Muccatī ti vimokkho ti. Nekkhammena.

Tài liệu tham khảo

A Comprehensive Manual of Abhidhamma, Mahāthera Nārada and Bhikkhu Bodhi, BPS 1993.

A Dictionary of Pāli I, Margaret Cone, PTS, 2001.

A Pali-English Glossary of Buddhist Technial Terms, compiled by Bhikkhu Ñāṇamoli. BPS, 1994.

Abhidhamma Philosophy, J. Kashyap, Bharatiya Vidya Prakashanm India, 2nd Edition, 1996.

The Buddha’s Path to Deliverance, Nyanatiloka Thera, BPS, 5th Edition, 2000.

Buddhist Dictionary, Nyanatiloka, 3rd Edition, BPS, 1970.

Buddhist Meditation, Theory and Practice, Paravahera Vajiraṅnāna Thera, Buddhist Missionary Mission, Kuala Lumpur, Malaysia, 1987.

Buddhist Psychological Ethics, C. A. F. Rhys Davids, PTS 1997.

Chaṭṭha Saṅgāyana CD ROM, Version 1.1, Vipassana Research Institue, India.

Concise Pāli-English Dictionary, A. P. Buddhadatta Mahāthera, The Colombo Apothecaries’ Co., LTD, 1968.

The Connected Discourses of the Buddha, I & II, Bhikkhu Bodhi, Wisdom Publications, Boston 2000.

Dhutāṅga: ‘Buddhist Severe Ascetism’ Bhikkhu Saranapala, McMaster University, 2002.

Dictionary of the Pali Language, R. C. Childers, London, 1875.

Discourse on Elements, U Nārada Mūla Paṭṭhāna Sayadaw, Pali Text Society, Oxford, 1999.

The Dispeller of Delusion I & Ī, Bhikkhu Ñāṇamoli, Pali Text Society, Oxford, 1996.

Encyclopæ dia of Buddhism, Government of Ceylon, 1961.

The Expositor I, II, Pe Maung Tin, Pali Text Society, Oxford, 1976.

Gradual Sayings, Wōdward & Hare, Pali Text Society, Oxford, 1995.

The Group of Discourses, 2nd ed., K. R. Norman, Pali Text Society, Oxford 2001.

The Guide, Ñāṇamoli, Pali Text Society, Oxford, 1977.

Human Types, B. C. Law, Pali Text Society, Oxford, 1997.

The Itivuttaka, Peter Masefield, Pali Text Society, Oxford, 2000.

Kindred Sayings, Rhys Davids & Wōdward, Pali Text Society, Oxford 1995, 96, 97, 99.

The Long Discourses of the Buddha, Maurice Walshe, Wisdom Publications, Boston 1995.

The Middle Length Discourses of the Buddha, Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, Wisdom Publications, Boston 1995.

Pāli English Dictionary, Rhys Davids and Stede, Pali Text Society, Oxford, 1921.

The Path of Purification, Bhikkhu Ñāṇamoli, BPS, 5th Edition, 1991.

The Path of Serenity and Insight, Henepola Gunaratana, Motilal Banarsidass, New Delhi, 1994.

Piṭaka Disclosure, Ñāṇamoli, Pali Text Society, Oxford, 1979.

The Psychology & Philosophy of Buddhism, Dr. W. F. Jayasuriya, Buddhist Missionary Mission, Kuala Lumpur, Malaysia, 1988.

Pāli Tipiṭakaṁ Concordance, listed by F. L. Woodward and others; arranged & edited by E. M. Hare, PTS, 1955 & after.

Tranquillity & Insight, Amadeo Solé-Leris, Shambhala, 1986.

The Udāna & The Itivuttaka, John D. Ireland, BPS, 1997.

-ooOoo-

BẢNG TRA DANH TỪ VIỆT-PĀḶI- ANH

Chú thích:

Con số La mã (I, II, III.... XXX) là số Luận Thuyết. Con số thường là số đoạn văn trong Luận Thuyết ấy, không phải số trang. Ví dụ: XXII 23: Luận thuyết thứ XXII, đoạn 23.

* , « » do tôi bổ sung, trong sách không có.

Chữ trong < > là của giáo sư Warder.

-ooOoo-

Abhibhū: Abhibhū, tên một đệ tử của đức Phật Sikhin XXII 23.

Akaniṭṭha: Cảnh giới chư thiên Akaniṭṭha I 399.

Am hiểu [Saññin, Percipient]: II 364.

An lạc, trạng thái [Santipada; Peace, state of]: I 300 f., 304.

An ổn [Khema, Safety]: I 20, 300.

An tịnh [Santi , Peaceful]: I 23, 31, 444; XI 281; XIV 10.

An trú [Santa-vihāra, Peaceful abiding]: IV 12

An trú vào tánh không [Suñña vihāra, Void abiding]: I 317, 327, 439, 446.

Arahant [Arahant]: Arahant II 706; III 185; XI 1; XXI 6f.; XXII 11.

Ách* [Yogā, Yoke]: I 597.

Ái dục (= tình dục) [Kāma, Sensual-desire]: I 89, 90, 218, 237, 343, 356, 586, 587, 597; XXVI 1; XIX 25; XXI 19; XXII 8.

Ám ảnh, nhiệt tình [Pariḷāha, « Obsession, Consumption» , Anguish]: I 411, 597; IV 12, 90, 100; V 47; XIV 14.

Ám ảnh [Pariyuṭṭhāna, Obsession]: I 355; II 5; VIII 46; XIV 7.

Ánh sáng [Obhāsa, Illumination]: I 544, 568; IV 90, 105; XI 289; XVI 3; XVII 4.

Ánh sáng [Āloka, Light]: I 268, 329, 339, 547; XV 13; XVI 14. Đọc Nghĩ đến ánh sáng.

Áp bức [Pīḷana, Oppressing]: I 34, 565*; XII 2; XIII 7.

Âm thanh [Sadda, Sound]: I 5 (Nhóm A), 529; III 266. Đọc thêm đối tượng hữu hình...

Âu lo cực độ [Daratha, Distress]: V 47.

Bà la môn [Brāhmaṇa, Brahman]: II 158; VI 1.

Bám níu (thủ) [Upādāna, Clinging]: I 5 (Nhóm A), 46, 224, 597; V 49, 50; XX 26. Đọc Vô minh...

Bạn [Mitta, Friend]: II 3.

Bánh xe Chánh Pháp [Dhamma-cakka, Wheel of the True Idea]: XVII 4.

Bao hàm thành một [Ekasaṅgahatā, Includability]: I 487.

Bắt nguồn từ (được) [Samuṭṭhita, Originated]: I 537, 553.

Bậc đã giác ngộ [Buddha, Enlightened One]: IV 132. Đọc thêm Buddha.

Bậc đạt Tuệ kiến [Diṭṭhippatta, One attained to Vision]: V 60, 63, 65, 73.

Bậc giải thoát bằng Tín [Saddhā-vimutta, One liberated by Faith]: V 60, 63, 65, 73.

Bậc hành theo Dhamma [Dhammānusārin, Dhamma-devotee]: V 63.

Bậc Thánh [Ariya, Noble One]: I 548; II 49; III 5, 17; XIV 5; XIX 34; XXII 27.

Bất cứ cái gì hiện hữu [Bhūta; Whatever is /become]: I 90.

Bất động [Aniñjana, Non perturbation]: I 23; XIII 23.

Bất động [Āneñja, Imperturbable]*: I 588.

Bất định tính [Avyākata, Indeterminate]: I 262, 320, 369, 391, 393, 405, 465, 602; VI 2; XII 32.

Bất mãn [Ukkaṇṭhana, Dissatisfaction]: XXI 20.

Bất thiện [Akusala, Unprofitable]: I 247, 262, 390, 405, 465, 479, 602; V 98; VI 2; VII 3; XII 33.

Bất toàn (cấu uế) [Upakkilesa, Imperfection]: I 355; III 1, 6.

Bên ngoài [Bahiddhā, bāhira; External]: I 278, 331ff., 341, 378; III 6; V 7, 18, 85; XV 7; XX 14.

Bên trong [Ajjhatta, Internal]: I 278, 341, 269; III 6; V 6, 18; XX 13.

Bệnh [Byādhi, Sickness]: I 18 (Nhóm I).

Bi [Karuṇā, Compassion]: I 5 (Nhóm A); 596; IV 29; XVI 167.

Biến đổi [Aññathatta, Alteration/ Otherness, otherwise]: XII 31, 32*; XX 7, 25, 30.

Biến đổi [Vipariṇāma, Change]: I 34, 39 (Nhóm C), 283; III 542; IV 109; XII 2; XX 3, 13; XXIX 7.

Biến hóa [Pāṭihāriya, Metamorphosis]: I 592, 605, 608, 611; XVI 166; XXVI rải rác...

Biến hóa [Vikubbana, Transformation]: XIX 34; XXII 5, 23.

Biết ghê sợ tội lỗi (lực) [Ottappa bala, Shame power]: XIX 9.

Biết mọi sự [Sabbaññutā, Omniscience]: III 177.

Biết rõ tâm ý người khác [Indriyaparopariya, Penetration of others’ faculties]: I 573; IV 129; XVI 164.

Biểu hiện [Upaṭṭhāna, Appearance]: III 200; XI 289

Biểu hiện hãi hùng [Bhayat’upaṭṭhāna, Appearance as terror]: I 299f,; III 200, 605; V 81.

Bình thản (xả) [Upekkhā, Equanimity]: I 5 (Nhóm A), 25, 218, 268, 537; III 18, 195; IV 90, 205; XXII 5, 27. Đọc Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm...

Bình thản trước hành vi tạo quả [Saṅkhārūpekkhā, Equanimity about formation]: I 306f.; V 83.

Biện tài [Paṭibhāna, Perspicuity]: I 420. Đọc vô ngại giảiý nghĩa.

Bồ tát (chưa giác ngộ, nhưng nỗ lực để thành Phật) [Bodhisatta]: XII 35; XVI 127.

Bốn loại tự tín* [Catuvesārajjappatto, Four kinds of assurance]: XXI 12.

Buddha. Đọc Thế Tôn: III 1177; XV 2; XXI 12.

Buộc (tâm) [Upanibandhana, Anchoring]: I 31; III 170*, 240. XIII 31*.

Buông bỏ [Paṭinissagga, Relinquishment]: I 16, 17*, 32, 39 (Nhóm C), 371*, 380*, 517; III 575; IV 90; XI 72; XII 12; XXI 3; XXIV 1, 6; XXX 13.

Bước [Pada, Step]: I 402; XXII 7.

Cá nhân [Attabhāva, Personality]: XIV 4.

Cả quyết (thắng giải), nỗ lực, thiết lập, không phân tâm, thấy rõ [Adhimokkha, paggaha, upaṭṭhāna, avikkhepa, dassana; Resolution, exertion, establishment, non distraction, seeing]: I 26, (Nhóm B), 33, 470, 585; IV 10; V 56, 68; XI 294; XIX 39.

Cái được tạo thành (pháp hữu vi) [Saṅkhata, Formed]: I 29, 34, 90, 608, 611; XII 2, 30; XVI 151; XXI 18; XXIX 9.

Cái không được tạo thành (pháp vô vi) [Asaṅkhata, Unformed]: I 29, 34, 401, 599, 601; XII 4, 30; XIII 46, XVI 152.

Cái xấu xa [Asubha, Foulness]: I 442 (Nhóm F); VIII 1; XXII 27.

Cảm nghiệm (nói chung), cảm giác (thân), cảm thọ (tâm tư) (thọ) [Vedanā, Feeling]: I 4, 5 (Nhóm A), 43 (Nhóm I), 46, 230, 231, 238, 249, 275, 294, 411, 456, 580; II 42f.; III 199, 240, 343; XVI 43; XVII 50; XXI 1, 16; XXVII 1. Đọc thêm vật thể... và vô minh...

Cảm nghiệm được [Vedayita, Felt]: I 501.

Cảm tính, tế bào thụ cảm của giác quan [Pasāda, Sensitivity]: I 275.

Can dự [Vipphāra, Intervention]: I 529, 534, 539; XIX 34; XXII 25.

Cần mẫn [Asallīnatta, Bestirring]: I 478.

Căn cứ vật thể [Vatthu, Physical basis]: I 30, 369.

Căn nguyên [Nidāna, Source]: I 34; XII 3, 37.

Căn nguyên có điều kiện [Paccaya-samudaya, Conditioned origin]: I 287.

Cánh cửa dẫn tới giải thoát [Vimokkha-mukha, Gateway to liberation]: V 54, 91, 97.

Cảnh giới [Bhūmi, Plane]: I 30, 396; XXII 5.

Cảnh giới tái sanh tới (sanh thú) [Gati, Destination]: I 18 (Nhóm E), 548, 607; II 11; VI rải rác.

Cảnh khổ [Apāya, State of deprivation]: I 442, 548, 562, 597; XIV 5; XXII 28.

Cánh rừng [Arañña, Forest]: III 186.

Cao đẹp, đẹp [Subha, Beautiful]: V 20; VIII 1.

Cao ngạo [Atimāna, Haughtiness]: I 473. Đọc giận dữ...

Cao thượng (tâm) [Mahaggata, Exalted]: I 537; V 20.

Cắt đứt (đoạn tận) [Samuccheda, Cutting-off]: I 42, 90, 441*, 464; IV 6; XX 10; XXIV 3.

Cặp Biến hóa [Yamaka-pāṭihāriya, Twin metamorphosis]: I 592; IV 29.

Chắc chắn [Niyāma, Certainty]: XXIX 2.

Chắc chắn chân chánh* [Sammattaniyāma, Certainty of rightness]: I 590; XXIX 2.

Chấm dứt [Pariyādāna, Terminating]: IV 49, 100; IX 1; XIX 3; XX 26.

Chan hòa (biến mãn) [Pharaṇa, Intentness upon]: I 26 (Nhóm B), 28, 268; II 353; IX 5; XIV 2.

Chân như (như thực) [Tathatā, Suchness (trueness)]: I 26 (Nhóm B), 35, 360*, 489, 520; XII 6, 17.

Chánh định [Sammā samādhi, Right concentration]: I 26 (Nhóm B), 132, 244; III 444.

Chánh hành [Sammā kammanta, Right acting]: I 26 (Nhóm B), 245. Đọc chánh kiến...

Chánh niệm [Sammā sati, Right mindfulness]: I 26 (Nhóm B), 248. Đọc chánh kiến...

Chánh kiến [Sammā diṭṭhi, Right view]: I 26 (Nhóm B), 242, 349, 568; II 606; III 211; IV 33; VIII 2; IX 1; XI 2; XV 2; XVI 1; XIX 23; XXIII 2; XXIV 3.

Chánh kiến... [Sammā diṭṭhi,.. Right view,...]: I 26 (Nhóm B), 241, 342, 501; IX 1.

Chánh mạng [Sammā ājīva, Right living]: I 26 (Nhóm B), 246. Đọc chánh kiến...

Chánh ngữ [Sammā vācā, Right speaking]: I 26 (Nhóm B), 244. Đọc chánh kiến...

Chánh tinh tấn [Sammā-vāyāma, Right effort]: I 26 (Nhóm B), 247. Đọc thêm chánh kiến...

Chánh tinh tấn [Vāyāma; Effort, Right]: I 247.

Chánh tư duy [Sammā sankappa, Right thought]: I 26 (Nhóm B), 243. Đọc chánh kiến...

Chấp ngã [Sakkāya, Individuality]: I 355; II 6f., 48, 161, 705; III 609.

Chấp thuận [Upagamana, Adoption]: I 275.

Chế ngự [Saṁvara, Restraint]: I 42 (Nhóm B), 261; XXX 5.

Chế ngự [Viniggaha, Curbing]: I 25; III 15; XIII 25.

Chết [Maraṇa, Death]: I 5 (Nhóm A), 18 (Nhóm E), 224, 496, 548, 587; II 322; XXIX 7.

Chiếu sáng [Jotana, Lighting]: I 31.

Chín mùi [Paripāka, Ripening]: XIII 3.

Chống đối lại [Paṭigha, Resistance]: I 135 (Nhóm C), 343, 356, 587; II 48; V 21.

Chu toàn [Pāripūri, Perfection]: I 23, 31, 265, 269; III 173, 174; XIII 2, 23; XIV 10.

Chú ý [Āvajjati, Adverts]: XI 289.

Chú ý đến (hướng tâm) [Āvajjana, Adverting]: I 29, 31, 389, 391, 393, 459; III 8, 174; IV 10.

Chú ý... [Āvajjanta,... Adverts...]: I 265 (Nhóm G); III 242, 247.

Chủ ý (tác ý) [Cetanā, Volition]: I 5 (Nhóm A), 238, 261, 275; II 11; III 240; VI 2, 22*; XX 16, 17*.

Chư Thiên [Devatā, deva; Deity]: VI 1; X4; XIV 5; XXII 23, 28.

Chướng ngại [Paripantha, Obstacle]: I 318; III 2f.

Chứng (đã) [Samāpanna, Attained]: I 399

Chứng biết trực tiếp [Abhijānana, Directly knowing]: I 25; XII 17.

Chứng đắc (sự) [Samāpajjana, Attaining]: I 459

Chứng đắc [Adhigama, adhigamana, Arrival]: V 90; IX 1

Chứng đắc cõi vô sắc giới [Āruppasamāpatti, Immaterial attainments]: V 7, 25, 31, 33, 38, 41, 43, 44.

Chứng đạt [Samāpatti, Attainment]: I 5 (Nhóm A), 38, 434, 459; IV 41; V 40; XIX 41; XXI 8.

Chứng đạt không dấu hiệu [ Animitta samāpatti, Signless attainment]: I 439.

Chứng đoạn diệt [Nirodhasamāpatti, Attainment of cessation]: I 451

Chứng được, vói tới [Pāpana, Reaching]: XIII 3, XXI 12*.

Chứng ngộ đồng thời [Abhisamaya, Convergence]: I 25, 35, 489; III 176*, V 90; IX 1; XII 17, 29*; XIX 3; XXIII rải rác.

Chúng sanh có hơi thở [Pāṇa, Breathing thing]: XIV 4.

Chuyển tánh [Gotrabhū, Change of lineage]: I 231ff.; V 85.

Cố gắng [Padahana, Endeavouring]: I 26 (Nhóm B).

Cố gắng [Pahitatta, Endeavour]: I 478.

Cố gắng chân chánh [Sammappadhāna, Right endeavour]: I 26 (Nhóm B), 402; IV 20, 26; X 3; XVIII 1; XIX 28; XXI 8.

Cố gắng, ráng sức [Padhāna, Endeavour]: I 26 (Nhóm B), 33; XXII 6. Đọc thêm chánh tinh tấn.

Cõi 10 ngàn thế giới [Loka-dhātu, World principle]: XXII 23.

Cõi chúng sanh có / không có nhận thức (tưởng) [Saññābhavo/Āsaññābhavo; Percipient/non-p. being]: I 5.

Cõi chư Thiên [Sagga, Heaven]: I 548.

Cõi có (1, ... 5) tập hợp* [Vokārabhavo, Constituent being]: I 5.

Cõi dục giới [Kāma-bhava, Sensual-desire being]: I 5 (Nhóm A).

Cõi dục giới [Kāmāvacara, Sensual desire sphere]: I 397, 405, 465, 602; II 48; XXIII 7.

Cõi không gian vô biên [Ākāsānañcāyatana, Base consisting of boundless space]: I 5 (Nhóm A), 38 (Nhóm C), 218, 320, 400, 448; III 39; IV 15; V 10, 16, 21, 40, 101.

Cõi sắc giới [Rūpabhava, Material being]: I 345, 358.

Cõi sắc giới [Rūpāvacara, Material sphere]: I 133, 268, 397, 405, 465, 602; VI 1; XXIII 1.

Cõi súc sanh [Tiracchāna-yoni, Animal world]: II 11

Cõi thiền Jhana [Jhāna]: I 5 (Nhóm A), 37 (Nhóm C), 90, 218, 249, 326, 336, 346, 402, 406, 448, 452, 457f., 466, 474; III 19; IV 15, 22, 28, 31; V 6, 9, 12, 16, 25, 31, 33, 38, 40, 41, 43, 44, 48, 61, 101; XIX 41; XXII 5; XXIV 3; XXX 15.

Cõi trong đó chúng sanh có một, bốn, năm tập hợp* [Ekavokārabhavo, kātuvokārabhavo, pañcavokārabhavo; One (four, five) constituent(s) being:]: I 5 (169-177).

Cõi vô sắc [Arūpabhava, Immaterial being]: I 5 (Nhóm A).

Cõi vô sắc [Arūpāvacara, Immaterial sphere]: I 133, 268, 397, 402, 405, 406, 465, 602; XXIII 1.

Con đường [Paṭipadā, Way]: I 241 f.; III 18; XII 38; XIX 37. Đọc thêm khổ đau...

Công đức [Puññavant, Meritorious]: XXII 29.

Cūḷa Panthaka: Tôn giả Cūḷa Panthaka XXII 13.

Củng cố các trạng thái cùng hiện hữu [Upatthambhana, Stiffening]: IX 1; XIX 3.

Cùng hiện hữu (câu sanh) [Sahajāta, Conascent]: I 553; V 58, 70; VI 2, 3; IX 1; XIV 10; XV 2; XIX 3.

Cùng tột đỉnh [Sama-sīsin, Same-headedness]: I 464; XXVII rải rác.

Cư sĩ [Gahapati, Householder]: VI 1.

Cứng đầu [Thamba, Obduracy]: I 473. Đọc giận dữ...

Dựa vào [Ālaya, Reliance]: I 135 (Nhóm C). I 264; IV 16*.

Dã dượi buồn ngủ (hôn trầm thụy miên) [Thīna-middha, Stiffness and torpor]: I 135 (Nhóm C), 462; III 468. Đọc ham muốn ái dục...

Dáng điệu (oai nghi) [Iriyāpatha, Posture]: IV 31.

Dao động (trạo cử) [Uddhacca, Agitation]: I 26 (Nhóm C), 135 (Nhóm C), 345, 358, 390 (Nhóm D) 453, 470; III 10, 468; XI 275, 289; XIX 6; XXII 3. Đọc thêm phần ham muốn khoái lạc giác quan... và không tin ...

Dao động (bị) [Uddhata, Agigated]: I 25.

Dao động vì lượng giá quá mức các thể nghiệm [Dhammuddhacca-viggahita, Agitated by overestimation of idea]: XI 289

Dẹp bỏ [Vinaya, Removal]: XII 36.

Dễ điều khiển [Kammaniya, Wieldy]: I 526; III 170*.

Dhamma [Dhamma]: Dhamma I 35, 275, 475. Đọc ý niệm.

Dị biệt [Visabhāga, Disimiliar]: XX 17.

Diễn bầy (khái niệm) [Paññatti , Description (concept)]: III 177.

Diễn dịch [Saṅkhepa, Generalization]: I 275, 277

Diễn giải sai lạc (tà giải) [Abhinivesa, Misinterpretation]: I 135 (Nhóm C), 435; II 2ff., 8; IV 109; V 3, 91, 94; XI 288.

Diệt mất [Vaya, Fall]: I 39 (Nhóm C), 280, 283, 297, 434; III 16, 493; IV 109; XII 31; XXI 18.

Diệt tận (sự) [Atthangama, Subsidence]: III 200; IV 9.

Diệt tận [Vibhava, Non being]: I 237, 586; II 6f., 48.

Do dự [Oliyana, Holding back]: II 679, 701.

Do tâm tạo [Manomaya, Mind-made]: XIX 34; XXII 22, 24.

Do tùy thuộc vào, vì [Ārabbha, Contingent upon]: I 568.

Dồi dào của tuệ [Paññāvepulla, Abundance of understanding]: XXI 7.

Dòng nước lũ (bộc lưu) [Ogha, Flood]: I 89.

Dứt bỏ [Cāga, pariccāga; Giving up]: I 23, 29, 42 (Nhóm B); III 17, 575; IV 17; XI 278; XII 23.

Dứt khoát [Adhiṭṭhita, Steadied]: III 519, 542; XXIV 3.

Đa dạng [Papañca, Diversification]: I 597.

Đa dạng [Vikubbana, Versatility]: XXII 23.

Đại tuệ [Mahā-paññā, Great understanding]: XXI rải rác, 8.

Đạo lộ [Magga, Path]: I 26 (Nhóm B), 34, 39 (Nhóm C), 132, 241, 323, 327, 341f., 401, 406, 552, 555, 568; III 149, 203; IV 6, 31, 41, 103; V 8, 30, 32, 34, 39, 42, 43, 87, 101; IX rải rác; X 3, 5; XI 1, 2; XII 5; XV 1, 2; XVI 1; XVIII 1; XIX 33; XXI 8, 12; XXIII 1; XXIV 1, 3.

Đặc tính [Lakkhaṇa, Characteristic]: I 284; III 16, 494; XII 30; XX 7.

Đặc tính ưu việt (thù thắng) [Visesa, Distinction, partaking of]: I 25, 217f., 268; IV 32; XI 1, XIX 3.

Đất, nước, gió, lửa [Paṭhavī, āpo, tejo, vāyo; Earth, water, fire, air]: XXVII 2.

Đau đớn (khổ) [Dukkha, Pain]: I 16, 39 (Nhóm C), 224, 230, 390; III 542; IV 13, 109; VII 9; VIII 1. Đọc khổ não, vô thường...

Đau đớn (khổ) [Dukkha, Painful]: I 220; XII 34; XXIX 3, 5.

Đè nén (nhiếp phục) [Vikkhambhana, Suppression]: I 90; XX 8; XXIV 3.

Đem lại đồng nhất thể* [Susamāraddhā, Brought to very sameness]: III 174.

Đế Thích [Indra, Indra]: XXII 23.

Đệ tử [Sāvaka, Disciple]: IV 7, 31; XV 2.

Đi cùng với [Eka-ṭṭha, Coefficient with]: I 135 (Nhóm C), 442, 587*.

Đi kèm (câu sanh) [Sahagata, Accompanying]: XIV 10.

Đi vào (lao vào) [Pakkhandhana; Entering into (launching out into)]: I 31; III 20, 575; IV 90; XIV 10.

Đi vào [Pakkhandati, Enters into]: I 333.

Địa ngục [Niraya, Hell]: I 548.

Địa ngục Avīci [Avīci]: I 398

Điên đảo [Vipallāsa, Perversion]: VIII rải rác...

Định [Samādhi, Concentration]: I 43 (Nhóm I), 90, 132, 134, 267f., 442, 451, 458, 525; III 1f., 443, 444; IV 31, 41, 90, 104; XI 2; XIX 34, 41; XXI 8; XXII 6, 7, 26; XXIV 3; XXX 5. Đọc năng lực gây ảnh hưởng của tín... tín lực... yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm... chánh kiến... hăng hái...

Định có kết quả tức thời [Ānantarika-samādhi, Concentration with immediate result]: I 442.

Định rõ [Vavatthāna, Defining]: I 277-282.

Điềm lành [Cakka, Blessing]: I 402.

Điềm tĩnh [Santiṭṭhana, Composure, becoming composed]: I 31, 306f.; III 607.

Điều có thể và không thể [ợhānaṭṭhāna, Possible and impossible]: XIX 35, 36; XXI 8.

Điều được biết tới [ờāta, Known]: I 29, 35, 44, 413; III 174; V 61; XIII 7; XV 13, 143; XVII 4; XXI 12.

Điều hướng [Abhinīhāra; Guiding (conveying), guidance]: I 30, 313f.; III 174; V 91.

Điều kiện (duyên) [Paccaya, Condition]: I 30, 272, 274, 275; II 4; III 200, 542; V 58; VI 2; XIII 5; XXIII 1.

Điều kiện để còn sanh tử, dấu hiệu (tướng) [Nimitta, Sign]: I 18 (Nhóm E), 135 (Nhóm C), 268, 271*, 272, 342, 349-352*, 435, 529, 544; III 8, 16, 20, 169, 240, 266; IV 14, 105, 109; V 4, 18, 79, 82, 84, 90; XI 286; XIII 49; XV 7.

Điều kiện cần thiết [Parikkhāra, Requisite]: I 265; XIV 9.

Đoạn đầu [Ādi, Beginning]: III 19; IV 49; IX 1; XIX 3

Đoạn diệt [Nirodha, Cessation]: I 16, 25, 32, 34, 39 (Nhóm C), 90, 176, 239f., 265, 280, 287, 332, 436, 451, 470; III 16, 174, 176, 200, 542, 576; IV 90, 111; V 61, 84, 89, 97; IX 1; XI 275; XII 4, 38; XIII 32, 45, 46, 49; XVI 127; XIX 3; XX 6; XXI 3, 18; XXIII 1; XXIV 1, 3, 5. Đọc thêm khổ đau ...

Đoạn diệt [Uccheda, Annihilation]: II 6f., 285, 364.

Đòi hỏi sinh lý [Duṭṭhula, Depravity]: X 6 ; XIV 14.

Đời sống Phạm hạnh [Brahmacariya, Good Life]: III 184.

Đố kỵ [Issā, Envy]: I 473. Đọc giận dữ...

Đối tượng [hỗ trợ] (cảnh) [Ārammaṇa, Supporting object]: I 23, 402, 553; III 174, 204; IV 105; V 98; XI 275; XIII 23, XV 2; XVI 4; XVII 4.

Đối tượng [Vatthu, Object]: XXII 27.

Đối tượng hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được [Rūpa, sadda, gandha, rasa, phoṭṭhabba; Visible object, sound, odour, flavour, tangible object]: I 233, 391; XXII 27.

Đối tượng hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được, ý niệm [Rūpa, sadda, gandha, rasa, phoṭṭhabba, dhamma; Visible object, sound, odour, flavour, tangible object, idea]: I 4, 5 (Nhóm A), 238, 378, 389; II 24f.; XX 14.

Đối tượng, hỗ trợ [Ārammaṇa; Object, supporting]: I 23, 402, 553; III 174, 204; IV 105; V 97; XI 275; XIII 23; XV 2; XVI 4; XVII 4.

Đề mục (tham thiền) lửa [Tejo-kasiṇa, Fire kasina]: I 5 (Nhóm A), 442 (Nhóm F).

Đề mục khoảng không [Ākāsa kasiṇa, Space kasina]: I 5 (Nhóm A), 442 (Nhóm F); XXII 17. Đọc thêm đề mục đất...

Đề mục nước (biến xứ nước) [Āpo-kasiṇa, Water kasina]: I 5 (Nhóm A), 442 (Nhóm F); XXII 18.

Đề mục tham thiền (biến xứ) [Kasiṇa, Kasina]: I 5 (Nhóm A), 132, 268, 442, (Nhóm F); II 50; XXII 17. Đọc thêm đề mục đất...

Đề mục thiền đất [Paṭhavī-kasiṇa, Earth kasina]: I 5 (Nhóm A), 268, 442 (Nhóm F); II 50; XXII 19.

Đúng đắn, chân chánh (tính) [Sammatta, Rightness]: I 590; XXIX 2.

Đúng như thật [Yāthabhūta, Correct]: V 46, 78; XIX 24.

Đưa đến quan điểm sai lạc [Diṭṭhigata; View, recourse to]: II 5; XXIV 3.

Đưa lại giải thoát* [Vimuñcana, Delivering]: XIV 10.

Đức hạnh [Caraṇa, Virtuous conduct]: I 475.

Đức Phật Độc Giác [Pacceka Buddha]: I 257; IV 7, 31; XXI 12.

Được chứng biết trực tiếp [Abhiññāta, Directly known]: I 44.

Được hiểu biết [Bujjhana, Enlightening]: I 31; XIII 2.

Được hướng tới (đã) [Āvajjita, Adverted to]: IV 105, 112

Được sanh khởi có nguyên nhân [Hetusamuppanna, Causally-arisen]: I 273.

Được tạo ra do bám níu [Upādā, upādāya; Derived-by-clinging]: I 371; III 240.

Ghê tởm [Paṭikkūla, Repulsive]: XXII 27.

Ghosita: Cư sĩ Ghosita XXII 29.

Già [Jarā, Ageing]: I 5 (Nhóm A), 18 (Nhóm E), 224, 226, 597. Đọc thêm vô minh...

Giác ngộ cao cả [Bodhi, Enlightenment]: III 177; V 96; XIII 2.

Giác ngộ toàn triệt, giác ngộ trọn vẹn (chánh giác) [Sambodhi; Enlightenment, full enlightenment]: I 265; III 177.

Giác quan (xứ) [Āyatana, Base]: I 580; XX 16f.

Giai đoạn hay cõi tái sanh thức xảy ra [thức trú] [Viññāṇaṭṭhiti, Station of consciousness]: I 46. « Đọc D ii 69, note 352 M Walshe; A iv 38» .

Giải thích [Pakāsana, Explaining]: I 32, 482, 571; XIII 32.

Giải thoát (được) [Vimutti, Liberated]: I 31; XI 283.

Giải thoát [Vimokkha, Liberation]: I 23, 42 (Nhóm B), 176, 470, 517; III 9; IV 41, 90; V rải rác, 18f., 48, 64, 91; XIII 23, XXX 3.

Giải thoát giai đoạn [Samaya; Occasion, occasional]: I 32; V 25.

Giải thoát khỏi các đặc tính căn bản của hiện hữu (nđ: không còn luyến ái, nhiễm lậu) [Nirupadhi ; Essentials of being, being free]: III 177. Đọc I 18.

Giải thoát nhờ thiền định [Jhāna-vimokkha, Jhana liberation]: V 48; XXX 15.

Giận dữ... [Kodha, Anger]: I 473; XXI 13, 19.

Gian lận [Sāṭheyya, Fraud]: I 473. Đọc giận dữ...

Giáo huấn [Sāsana, Dispensation]: III 184.

Giáo lý [Pāvacana, Doctrine]: III 184.

Giáo Pháp Của Phật [Buddha dhamma, Buddha Idea]: XVI 170.

Gió [Vāyo, Air]: Đọc đất...

Giềng mối gìn giữ (nhiếp pháp sự) [Saṅgaha-vatthūni; Help, instance of]: I 402; « đọc thêm A ii 32, D iii 152» .

Giới [Sīla, Virtue]: I 42 (Nhóm B), 251f.; III 609; IV 88; XXI 8; XXIV 1; XXX 5.

Giới tăng thượng [Adhisīla, Higher virtue]: I 265; III 246.

Giới và nghi lễ [Sīlabbata, Virtue and duty]: I 355; II 48.

Giữ gìn lời nói (chấp trì ) [Pariggaha, Embracing]: I 23, 26 (Nhóm B) IX 1, nắm vững I 31, 269, 272ff.; thấu triệt III 173, giữ vững 174; XII 37; XIII 3, 23; XX 19.

Giữ trong sạch [Vodāna, Cleansing]: I 26 (Nhóm B); III 1, 15, 205; IX 1; XIX 3, 41.

Gốc cây [Rukka-mūla, Root of a tree]: III 187.

Gợi lại [Pabhāvana, Evocation]: I 571.

Gút thắt* (hệ phược) [Ganthā , Knots]: I 597.

Hãi hùng [Bhaya, Terror]: I 20, 221, 279, 299ff., 435, 582; V 55, 67; XXI 18.

Ham muốn ái dục [Kāma-rāga, Greed for sense desire]: XXII 8.

Ham muốn ái dục, sân hận, dã dượi buồn ngủ, dao động, nghi hoặc, vô minh, tẻ nhạt [Kāmacchanda, vyāpāda, thīnamiddha, uddhacca, vicikicchā, avijjā, arati ; Zeal for sensual desires, ill will, stiffness and torpor, agitation, uncertainty, ignorance, boredom]: I 135 (Nhóm C), 466, 474f,; III 3; XIX 8f.

Hành trì (sự) [Samādāna, Undertaking]: I 25; XXI 5*.

Hành vi [Kamma, Action]: I 390, 548; II 11, 140. Đọc kamma.

Hành vi hiểu biết [Pajānana, Act of understanding]: I 1, 568.

Hành vi tạo quả (hành) [Saṅkhāra, Formation]: I 5 (Nhóm A), 22, 90, 220, 275, 294, 303, 306ff., 451, 456, 470, 525, 588; II 11; III 240, 266, 343; IV III; V 54, 61, 66, 67; VI 2; XIII 46, 49; XIX 24; XX 4; XXI 13, 20; XXII 6; XXIX 3. Đọc thêm vật thể... và vô minh.

Hành vi tạo quả [Kamma, Kamma]: I 287, 371, 473, 559, 590; II 11; III 200; VI 2; VII rải rác; XIX 34, 36; XXI 12; XXII 4. Đọc hành vi.

Hành xử [Cariyā, cāra; Behaviour]: I 30, 32, 387, 451, 534; IV 3, 12, 24, 30; XIII 3; XXV rải rác; XXX 14.

Hạnh phúc toàn hảo (lạc) [Sukha, Bliss]: I 19, 28, 268, 301, 407; III 112, 317, 609; IV 90; XI 293; XXII 5.

Hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc (xả lạc) [Upekkhāsukha, Bliss of equanimity/Equanimity and [bodily] pleasure]: I 218.

Hạnh phúc toàn hảo của giải thoát [Vimuttisukha, Bliss of deliverance]: III 609.

Hạnh phúc toàn hảo của hỉ và [thân] an lạc (hỉ lạc) [Pītisukha, Bliss of happiness/Happiness pleasure]: I 218.

Hăng hái, tinh tấn, tâm, tìm hiểu [Chanda, viriya, citta, vimaṁsā; Zeal, energy, cognizance, inquiry] I 33, 525; XVI 85; XXII 6.

Hân hoan [Pāmojja, Gladness]: I 265, 407; III 195, 291; IV 90.

Hấp dẫn (sự) « nđ: ngọt ngào, thỏa mãn khoái lạc» [Assāda), Attraction]: I 12, 14; II 6, 8; IV 9.

Hết ham muốn (ly tham) [Virāga, Fading away]: I 16, 32, 39 (Nhóm C), 218, 265, 280; III 519; XV rải rác; XXI 3, 18; XXIV 1, 4.

Hỉ [Pīti, Happiness]: I 28, 265, 268, 407; III 290; IV 90; XI 291; XXII 5.

Hiểu biết rõ ràng tường tận (tỉnh giác) [Sampajāna, Fully aware]: I 461*, III 15.

Hiểu biết toàn diện, đầy đủ [Sammasana, Comprehension]: I 278.

Hiểu biết trọn vẹn (biến tri), từ bỏ (đoạn trừ), thực chứng (tác chứng), tu tập [Pariññā, pahāna, sacchikiriyā, bhāvanā; Full understanding, abandoning, realizing, developing]: (I 8, 29, 46ff, 90, 133, 564; V 65. Đọc trí trực chứng...<4 chức năng>).

Hiểu biết trọn vẹn (tuệ tri ) [Parijānana, Full understanding]: I 35, 601*, XII 17.

Hiểu biết, hành vi [Pajānana, Understanding, act of]: I 29, 32, 44; XII 39; XIII 27; XVI 3; XVII 4.

Hiểu cao hơn [Uttari paṭivedha, Penetrating higher]: I 25.

Hiện hữu [ợhiti, Presence]: I 271.

Hiện khởi (đang) [Paccuppanna, Presently arisen]: I 278, 284; XX 4; XXI 3, 12, 18; XXIII 1, 11. Đọc quá khứ...

Hoại diệt [Bhaṅga, Dissolution]: I 295f.

Hoan hỉ [Muditā; Gladness, sympathetic]: I 5 (Nhóm A), Đọc Tâm từ.

Hoàn toàn dập tắt phiền não [Parinibbāna, parinibbāpana; Extinguishment]: I 451, III 176.

Hoàn toàn tự tin [Vesārajja, Assurance]: III 174; IV 12; V 64.

Hơi thở vào và hơi thở ra [Assāsa-passāsa, In-breath and out-breath]: I 442 (Nhóm F), 456; III rải rác, 240, 266.

Hỗ trợ (y chỉ) [Nissaya, Support]: I 553; V 58; VI 3; XXII 7.

Hỗ tương [Aññamañña, Mutuality]: V 58; VI 3.

Hợm hĩnh [Mada, Vanity]: I 473. Đọc giận dữ...

Hợp nhất (nhất tâm, định tâm) [Ekagga, Unification]: I 23, 28, 268, 269, 452; III 193, 444, 599; X 12; XIII 23, XXII 7.

Hợp thể chung, tổng thể chung, kết hợp [Ghana, Compactness]: I 135 (Nhóm C); IV 109.

Huân tập [Sikkhā, Training]: I 25, 265; V 64; XXX 5.

Hung bạo [Vihiṁsā, Cruelty]: XXI 19.

Hủy diệt [Khaya; Destruction, exhaustion]: I 39 (Nhóm C), 42 (Nhóm B), 90, 221, 279, 360; III 200; IV 109; V 55, 67; XXI 18; XIV 3.

Hướng tâm trụ vào [Abhiniropana, Directing onto]: I 26 (Nhóm B), 28, 389; IX 1.

Hướng tâm về đối tượng (tầm) [Vitakka, Applied-thought]: I 5 (Nhóm A), 28, 135, (Nhóm C), 218, 238, 168, 326, 456, 502, 529; II 3; III 23, 202; V 12.

Hương vị [Rasa, Taste]: I 5 (Nhóm A); X 7. Đọc thêm vật hữu hình...

Hữu hạn [Anta, Finiteness]: II 6f., 322, 363.

Hữu học [Sekha, Initiate]: I 256, 314; III 185; IV 106; XIX 23; XXI 6f.; XXII 11.

Jotilaka, cư sĩ Jotilaka: XXII 29.

Kế vị nhau ngay lập tức [Ānantarika, Intermediate succession]: I 30.

Kết buộc [Saṁyojana, Fetters]: I 323, 343, 356, 597; II 6f., 48, 365; III 170*, 610-1.

Kết hợp (tương ưng) [Sampayutta, Association, associated]: V 58; VI 1, 2, 11; V 64; XXII 5.

Kết quả đặc biệt (thắng giải, thù thắng ?) [Visesa, Distinctive effect]: III 170.

Kết quả từ đó [Vipāka, Resultant]: I 389.

Kết sanh [Paṭisandhi, Rebirth linking]: I 18 (Nhóm E), 275, 318; VI 2, 3.

Kết thúc [Pariyosāna, Ending]: I 43 (Nhóm I ), 85.

Khả ái, dễ chịu [Sukha, Pleasant]: XXIX 3.

Khả ý [Iṭṭha, Agreeable]: XXII 27.

Khác biệt [Nānatta, Difference]: I 135 (Nhóm C), 346, 369, 378, 387, 396, 404, 411, 416, 434, 472, 487, 508, 529, 539, 544; IV 107; V 21, 44; XX 22; XXII 8.

Khao khát (ái) [Taṅhā, Craving]: I 5 (Nhóm A), 89, 237, 238, 275, 287, 371, 470, 597; III 6, 12, 200. Đọc thêm vô minh ...

Khattiya, giai cấp cao nhất Ấn độ thời ấy [Khattiya]: VI 1; XXI 12.

Khāṇu-Kondañña, tôn giả Khāṇu-Kondañña: XXII 26.

Khẩn thiết về [Ubbega, Sense of urgency]: XXI 20.

Khía cạnh [Ākāra, Aspect]: I 553; III 196.

Khía cạnh hữu hình [Rūpa, Visual aspect]: XXII 22.

Khinh bỉ [Makkhā, Contempt]: I 473. Đọc giận dữ...

Khô bức [Nicchāta, Unparched]: XXX 2.

Khổ, không thỏa mãn... [Dukkha, Suffering]: I 19, 301, 597.

Khổ, nguồn gốc của khổ, diệt khổ, con đường dẫn đến diệt khổ [Dukkha, dukkhasamudaya, dukkhanirodha, dukkhanirodhagāminī paṭipāda; Suffering, origin of s., cessation of s., way leading to cessation of s.]: I 6, 8, 10, 12, 14, 19, 32, 90, 133 223f., 242, 409, 564, 567, 603; II 11; IV 127; V 65; XII 1, 12; XVI 1, 155f.

Khổ não (sầu) [Soka, Sorrow]: I 18 (Nhóm E), 224, 228; XXIX 7.

Khổ sở, khó chịu (ưu) [Domanassa, Grief]: I 5 (Nhóm A), 224, 231, 537; XXVIII 1.

Khoảnh khắc (sát na) [Khaṇa, Moment]: I 342; V 89; VI 2; XV 2; XXIII 1.

Không ăn năn [Avippaṭisāra, Non remorse]: I 265.

Không có gì [Ākiñcañña, Nothingness]: Đọc cõi không gian vô biên...

Không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức (phi tưởng phi phi tưởng) [Nevasaññānāsaññā, Neither perception nor non perception]: - Đọc cõi không gian vô biên...

Không còn chết (bất tử) [Amata, Deathless]: I 34, 43 (Nhóm I), 346; XII 4.

Không còn điều kiện để còn sanh tử, không dấu hiệu (vô tướng) [Animitta, Signless]: I 23, 39 (Nhóm C), 393*, 435; IV 109; V 4, 45, 54, 69, 84, 94; XI 286; XIII 23, 49.

Không được kể đến [Apariyāpanna, Unincluded]: I 133, 397, 405, 465, 602. Xem định nghĩa ở I 401.*

Không dàn trải ra [Avisāra, Non dissipation]: I 23, 269; XIII 23.

Không dấu hiệu, không ước nguyện, không [Animitta, appaṇihita, suñña; Signless, desireless, void]: I 23, 36 (Nhóm C), 268.

Không ghê gớm [Appaṭikkūla, Unrepulsive]: V 20.

Không hệ lụy [Visaṁyoga, Non bondage]: IV 111.

Không kết hợp (bất tương ưng) [Vippayutta, Dissociation]: VI 3.

Không khổ không lạc [Adukkhama-sukha, Neither pain nor pleasure]: I 218; XXII 5.

Không khác đi được [Anaññathatta, Not otherwise]: XII 1.

Không khuấy rối [Anāvila, Non commotion]: I 23, 269; XIII 23, XXVI 2.

Không lỗi [Anavajja, Blamelessness]: XIII 7.

Không lay chuyển [Akampiya, Unshakability]: I 26 (Nhóm B).

Không phải là ngã [Anattā, Not-self]: I 16, 35, 39 (Nhóm C), 220; III 542; IV 13, 109; V 81, VIII 6, 17; XXIX 4, 7.

Không phân tâm [Avikkhepa, Non distraction]: I 23, 24, 26 (Nhóm B), 265, 268, 269, 452; III 193, 444, 599; IV 10, 105; IX 1; XI 2; XII 23, XXX 5. Đọc cả quyết... thấy rõ... xuất ly... thiết lập (an trú)...

Không phiền não [Anāsava, Cankerlessness]: I 23; XI 284, XIII 10, 23. Đọc phiền não.

Không sợ hãi [Vesārajja, Intrepidity, fearlessness]: XXII 5.

Không sân hận [Avyāpāda, Non ill-will]: I 243. Đọc xuất ly...

Không sanh khởi [Anuppāda, Non arising]: I 18 (Nhóm E), 361; XIII 49.

Không tàn hại [Avihiṁsā, Non cruelty]: I 243.

Không thể đả kích được [Akuppa, Unassailable]: III 185; XVI 1.

Không thể lay chuyển [Akuppa, Unshakable]: I 26.

Không tiếp tục tái diễn [Appavatti, Non occurrence]: I 18 (Nhóm E); XIII 49.

Không tin [Assaddhiya, Non faith]: XIX 3.

Không tin, lười biếng, xao lãng, dao động, vô minh [Assaddhiya, kosajja, pamāda, uddhacca, avijjā; Non faith, indolence, negligence, agitation, ignorance]: I 26, (Nhóm B); IV 12.

Không trở lại (bất hoàn) [Anāgāmitā, Non return]: I 39 (Nhóm C). Đọc Nhập giòng...

Không ước nguyện [Appaṇihita, Desireless]: I 23, 39 (Nhóm C), 435; IV 16,* 109; V 5, 39, 45, 54, 69, 96; XI 287; XIII 23. Đọc không dấu hiệu, không còn điều kiện...

Không vấy bẩn [Nimmala, Stainless]: I 32.

Không vi phạm [Avītikkama, Non transgression]: I 261 f.

Không vượt quá [Anativattana, Non excess]: I 23, 24, 42 (Nhóm B), 135 (Nhóm C); III 22; XIII 23.

Không, chân không [Suñña, Void]: V 55, 67, 69, 93; XIII 23; XXIX 7. Đọc Không dấu hiệu.

Khởi lên (được) [Uppanna, Arisen]: I 371.

Khuynh hướng ngủ ngầm [Anusaya, Underlying tendency]: I 89, 343, 355f., 390 (Nhóm D), 391, 584, 587, 597, 605; II 48; III 170, 609; IV 129; XI 1; XVI 165.

Kiếm tìm [Esanā, Search]: I 134, 411; XII 38; XX 18.

Kiếp quá khứ [Pubbe-nivāsa, Past life]: I 542; XIX 42.

Kiệt quệ: I 550, 561f. Đọc hủy diệt...

Kinh nghiệm [Paṭividita, Experienced]: III 242.

Kỳ diệu. Đọc Biến hóa.

Lạc [Sukha, Pleasure]: I 135 (Nhóm C), 390; II 8; IV 12, 109; VII 8; VIII 1; lạc thú XII 34.

Làm [tâm] hân hoan [Āmodana, Gladdening]: III 291, 420

Làm chủ [Vasi, Mastery]: I 451, 459, 550; III 174; IV 113; V 64; XIII 3; XXII 5, 13.

Làm lắng dịu (khinh an) [Passaddhi, paṭipassadhi; Tranquillity, tranquillizing]: I 27, 42 (Nhóm B), 90, 265, 348; III 1, 606; IV 6, 90; V 15, 56, 68, 103; XI 292; XX 11; XXIV 3; XXX 6.

Làm ô nhiễm [Kilisati, Defiles]: I 318.

Làm phong phú (sung mãn) [Bahulīkamma, Making much of]: I 31.

Lãnh vực [Gocara, Domain]: I 23, 24, 30, 268, 378, 470; III 203; IV 112; XI 276; XIII 23, XV 2; XVI 4; XVII 4, XXIII 1.

Lãnh vực quán niệm [Anussati, Recollections]: I 132, 268, 442 (Nhóm F), 539.

Lao vào: đọc đi vào...

Lắng dịu [Vūpasama, Quieting]: I 501. Đọc nhất như.

Lắng tai nghe [Sotāvadhāna, Applying the ear]: I 3

Lập lại [Āsevanā, Repetition]: I 31, 134, 135, 265; III 22; XIV 9.

Liên hệ duyên khởi [ợhiti, Causal relationship]: I 272.

Linh hồn [Jīva, Soul]: I 322, 586.

Loài người [Manussa, Human being]: X 4; XIV 5; XXII 28.

Lõi [Sāra, Core]: I 43 (Nhóm I), 135 (Nhóm C), 221, 279; XXI 18; XXIX 7.

Lối thoát [Niyyāna, Outlet]: I 23, 26 (Nhóm B), 30, 34; III 5, 192; V 54, 89; XII 5; XIII 23.

Lợi lộc [Lābha, Gain]: I 411.

Lòng tin [Pasīdana, Confidence]: I 31; XIV 10.

Lòng từ, lòng bi mẫn, hoan hỉ, bình thản [Mettā, karuṇā, muditā, upekkhā ; Loving kindness, compassion, sympathetic gladness, equanimity]: I 5 (Nhóm A); V 20.

Luân chuyển [Gata, Travelling]: I 30.

Luân chuyển song hành [Anuparivattati, Parallel turnovers/adapts]: III 174

Luật [Vinaya, Discipline]: III 184.

Lừa dối[Māyā, Deceit]: I 473. Đọc giận dữ...

Lửa [Aggi, Fire]: I 597.

Lửa [Tejo, Fire]: I 472, 475.

Lực [Bala, Power]: I 26 (Nhóm B), 451; III 174, 203; IV 112; IX 5; X 3; XVIII 1; XIX rải rác, 31; XXI 8; XXIV 65.

Lực chọn lựa* [Khanti-bala, Choice power]: XIX 14.

Lực chủ tể [Issariya-bala, Lordship power]: XIX 17.

Lực của bậc đã học xong* [Asekha-bala; Power of the adept]: XIX 23.

Lực của bậc hữu học* [Sekha-bala, Power of the initiate]: XIX 23.

Lực của biết hổ thẹn [Hiri bala, Conscience power]: XIX 8.

Lực của không lỗi [Anavajja-bala, Blamelessness power]: XIX 12.

Lực của người nhiễm lậu đã bị đoạn tận [Khīṇāsava-bala, Power of one whose cankers are exhausted]: I 176, XIX 24.

Lực của Như Lai [Tathāgata-bala, Power of a Perfect One]: XIX 35.

Lực do chuẩn bị sẵn [Paññatti-bala, Readiness power]: XIX 15.

Lực hỗ trợ [Sangaha-bala, Assistance power]: XIX 13.

Lực quán niệm [Sati-bala, Mindfulness power]: I 26 (Nhóm B), XIX 5.

Lực quyết tâm [Adhiṭṭhāna-bala, Steadiness power]: XIX 18.

Lực thần thông (siêu nhiên) [Iddhi-bala; Power of success (supernormal power)]: XIX 34.

Lực thiền quán (do tu tập 7 yếu tố tạo thành giác ngộ) [Bhāvanā-bala, Development power]: XIX 11. « Đọc A ii 10» .

Lực thuyết phục [Nijjhatti-bala, Persuation power]: XIX 16.

Lực tĩnh lặng [Samatha-bala, Serenity power ]: I 452; XIX 19.

Lực tư duy, suy tưởng [Paṭisankhāna-bala, Reflexion power]: XIX 10.

Lực tuệ quán [Vipassanā bala, Insight power]: I 454; XIX 21.

Lười biếng [Kosajja, Indolence]: I 26, (Nhóm B); III 10; XIX 4; XXII 8. Đọc thêm không tin...

Lưỡi [Jivhā, Tongue]: I 5 (Nhóm A). Đọc thêm mắt...

Mắt [Cakkhu, Eye]: XVI 3; XVII 3f.

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý [Cakkhu, sota, ghāna, jivhā, kāya, mano; Eye, ear, nose, tongue, body, mind]: I 4, 5 (Nhóm A), 238, 369, 415, 599; II 18ff., 366; XX 1, 13, 26; XXII 27.

Mặt trời [Suriya, Sun]: XII 21.

Mặt trăng [Canda, Moon]: III 171; XXII 21.

Mang dần tới tăng trưởng [Paricita; Growth, brought to]: III 175; XIV 1.

Mát lạnh [Sīti, Cool]: V 47.

Màu xanh [Nīla, Blue]: I 442 (Nhóm F), V 18.

Meṇḍaka: Cư sĩ Meṇḍaka XXII 29.

Māra, Ác ma: I 606; XXIX 7.

Minh trí [Vijja, Science]: XIX 34.

Minh trí [Vijja, Recognition]: I 42 (Nhóm B), 176, 360*; ba minh V 64; XVI 3; XXX 4.

Mơ hồ [Sammoha, Confusion]: V 46.

[Mục tiêu] cao thượng [Paṇitā, Sublime (goal) the]: I 23, 444; IV 14; XI 282; XIII 23, 47.

Nắm giữ [Ādāna, Grasping]: I 135 (Nhóm C).

Năng lực gây ảnh hưởng (căn, quyền) [Indriya, Faculty]: I 5 (Nhóm A), 26 (Nhóm B), 226, 360, 560, 573, 605; III 22, 204; IV rải rác, 112; V 57; VI 4; IX 5; X 3; XIV 8; XVIII 1; XIX 30, 40; XXI 89.

Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ chứng biết cái chưa biết’, của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn, của chứng biết, định, lưỡi, ý, thân, tuệ, khó chịu của [tâm], khoan khoái của [tâm]... I 5 (Nhóm A).

Năng lực gây ảnh hưởng của bình thản...[Upekkhindriya,... Equanimity faculty...]: I 5 (Nhóm A).

Năng lực gây ảnh hưởng của định [Samādhindriya, Concentration faculty]: I 26 (Nhóm B); IV rải rác; XIX 6.

Năng lực gây ảnh hưởng của mắt [Cakkhundriya, Eye faculty]: I 5 (Nhóm A).

Năng lực gây ảnh hưởng của nữ tính [Itthindriya, Feminity faculty]: I 5 (Nhóm A)

Năng lực gây ảnh hưởng của nam tính... [Purisindriya, Masculinity faculty]: I 5 (Nhóm A).

Năng lực gây ảnh hưởng của ý [Manindriya, Mind faculty]: I 5 (Nhóm A), 553.

Năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí [Jīvitindriya, Life faculty]: I 5 (Nhóm A), 227, 470, 553.

Năng lực gây ảnh hưởng của tai [Sotindriya, Ear faculty]: I 5 (Nhóm A). Đọc năng lực gây ảnh hưởng của mắt...

Năng lực gây ảnh hưởng của thân [Kāyindriya, Body faculty]: I 5 (Nhóm A). Đọc năng lực gây ảnh hưởng của mắt...

Năng lực gây ảnh hưởng của tín, tấn, niệm, định, tuệ [Saddhaindriya, viriyindriya, satindriya, samādhindriya, paññaindriya; Faith faculty, faculties of energy, mindfulness, concentration, understanding]: I 5 (Nhóm A), 26 (Nhóm B), 553; III 23; IV 2ff.; V 57; XIV 8.

Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ chứng biết điều chưa biết (vị tri đương tri căn) [Aññātaññassāmīindriya, I-shall-come-to-know-the-unknown faculty]: I 5 (Nhóm A), 551; IV 114.

Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ [Paññindriya, Understanding faculty]: I 26 (Nhóm B); IV rải rác; V 57. Đọc thêm năng lực gây ảnh hưởng của tín...

Năng lực gây ảnh hưởng dễ chịu của (thân)...[Sukhindriya, Pleasure faculty]: I 5 (Nhóm A).

Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của (thân)... [Dukkhindriya, Pain faculty]: I 5 (Nhóm A).

Năng lực siêu nhiên [Iddhividha, Supernormal power]: I 524; XXII rải rác. Đọc thần thông...

Nāga, Rắn Nāga: XXII 23.

Nền tảng [Pāda, Basis]: I 33

Nền tảng [Upaṭṭhāna, Foundation]: III 192, 196.

Nền tảng, xuất xứ [Āyatana, Base]: I 275, 465, 601; IV 31, 32; XVI 150; XX 16f.

Nền tảng để ca ngợi (thù diệu) [Niddasavatthu, Grounds for commendation]: I 3.

Nền tảng cho giải thoát (giải thoát xứ) [Vimuttāyatana, Base for deliverance]: I 3

Nền tảng của đoạn tận (đoạn tận sự) [Nijjara-vatthu, Ground for decay]: I 3.

Nền tảng của đối tượng hữu hình [Rūpāyatana, Visible object base]: I 5 (Nhóm A).

Nền tảng của đối tượng tâm ý (pháp xứ) [Dhammāyatana, Idea base]: I 5 (Nhóm A). Đọc thêm đối tượng hữu hình...

Nền tảng của đề mục thiền [Kasiṇāyatanāni, Kasina bases]. Đây không phải là ‘đối tượng để thôi miên’ (T. Rhys Davids). Cõi thiền khác với tình trạng thôi miên ở chỗ hành giả vẫn có tự chủ, tự kiểm soát hoàn toàn chứ không bị ám thị. Đọc chú thích 1127 của M. Walshe trang 622.

Nền tảng của mắt (chính là các tế bào thụ cảm của nó= con ngươi, mắt xứ) [Cakkhāyatana, Eye base]: I 5 (Nhóm A). Cùng cách hiểu như thế với tai, mũi, lưỡi, thân.

Nền tảng của nhiếp phục (thắng xứ ) [Abhibhāyatana, Bases for mastery]: I 3.

Nền tảng của quán niệm [Satipaṭṭhāna, Foundation of mindfulness]: I 26 (Nhóm B), 132, 402; III 196; IV 21, 27; X 3; XVIII 1; XIX 27; XXI 8.

Nền tảng của ý (tên chung cho tất cả thức) [Manāyatana, Mind base]: I 5 (Nhóm A).

Nền tảng của tai (tế bào thụ cảm của tai, nhĩ xứ) [Sotāyatana, Ear base]: I 5 (Nhóm A). Đọc nền tảng của mắt...

Nền tảng của thân (tế bào thụ cảm của thân, thân xứ) [Kāyāyatana, Body base]: I 5 (Nhóm A). Đọc nền tảng của mắt...

Nền tảng của thần thông [Iddhipāda, Basis for success]: I 26 (Nhóm B), 33, 402, 525; X 3; XVI 85; XVII 91; XVIII 1; XIX 29; XXI 8; XXII 6. Đọc thêm ước muốn...

Nền tảng vật thể [Vatthu, physical basic]: I 30, 369.

Nền tảng, tế bào thụ cảm (xứ) [Āyatana, Base]: I 5 (Nhóm A), 29, 46, 225.

Nết hạnh xấu xa [Duccarita, Misconduct]: I 73, 597; V 99.

Ngã [Attā, Self]: I 135 (Nhóm C), 515; II 6, 49, 473; IV 109; V 3; VIII 1; XX 1, 3, 13; XXIX 4.

Ngã mạn ‘Tôi’[Ahan-ti-māna, Conceit ‘I’]: II 6f., 465.

Ngã mạn ‘Tôi là’ [Asmi-māna, Conceit ‘I am’]: I 89.

Ngã mạn (tự hào) [Māna, Conceit (proud)]: I 345, 358, 390 (Nhóm D), 470, 473, 607; II 48; III 468. Đọc giận dữ...

Nghi [Vicikicchā, Uncertainty]: I 135 (Nhóm C); II 48; III 468, 609. Đọc ham muốn ái dục...

Nghĩ đến ánh sáng [Āloka-saññā, Perception of light]: I 36 (Nhóm C). Đọc xuất ly...

Nghĩa tối hậu [Paramattha, Ultimate meaning]: XX 26; XXI 8.

Ngôn ngữ, ngữ pháp [Nirutti, Language]: I 419. Đọc thêm Vô ngại giải.

Người [Puggala, Person]: II 9; III 204; IV 7; V 62; XIV 4.

Người đê tiện* [Vasala, Outcaste]: II 703.

Người chủ trương sự vật xảy ra không vì nguyên nhân hiển nhiên nào (người chủ trương vô nhân luận) [Adhiccasamuppannika, Fortuitous-originist]: II 463.

Người chứng biết tất cả (Toàn Giác) [Samantacakkhu, All-seer]: I 618; IV 125*.

Người hành theo đức tin [Saddhānusārin, Faith devotee]: V 63.

Người không còn phải học (đã chứng quả A la hán) [Asekha, Adept]: I 176.

Người không còn tham [Vītarāga, One without greed]: I 314.

Người mang gánh nặng* [Purisadhorayho, Man burden-drawer]: XXI 12.

Người nữ [Itthi, Woman]: XIV 5, 6, 72, 693.

Người nam [Purisa, Man]: XIV 5.

Người ngụy biện trườn uốn như lươn [Amarāvikkhepika, Eel-wriggler]: II 463.

Người phi thường [Purisajañño, Man thoroughbred]: XXI 12.

Người thế tục (phàm phu) [Puthujjana, Ordinary man]: I 314; II 49; IV 104. Đọc người thế tục hữu phước...

Người thế tục hữu phước [Kalyāṇaputhujjana, Magnanimous ordinary man]: I 255; III 185; XXI 6f., 12; XXII 11.

Người thu nhận (đệ tử) [Paṭiggaha, Recipient]: X 4.

Người tu quán thực tánh, người tu tuệ [Sukkha vipassaka Bare insight worker]: Chú thích ở V 26, 61.

Nguồn gốc [Mūla, Root]: I 33, 43 (Nhóm B); V 98, 99; XII 3; XXII 8.

Nguồn gốc [Samudaya, Origin]: I 34, 327, 272, 287; III 542; IV 9; XII 3, 37. Đọc khổ não....

Nguồn sanh khởi (căn nguyên, gốc) [Samuṭṭhāna; Originating, origination]: I 26 (Nhóm B), 43 (Nhóm I), 116; IX 1.

Nguồn sanh khởi của hiện hữu [Uppāda, Arising]: (Nhóm E) I 18f, 300, 327, 332*; XIII 49f.* Đọc sanh khởi...

Nguy hiểm [Ādīnava, Danger]: I 12, 14, 39 (Nhóm C), 299f., 304; III 519, 541; IV 9, 81; XII 35; XXIX 7.

Nguyên đại [Kappa, Aeon]: I 542

Nguyên nhân (duyên khởi ) [Paccaya, Conditionality]: I 271.

Nguyên nhân (nhân) [Hetu, Causality]: I 272.

Nguyên nhân [Hetu, Cause]: I 23, 26 (Nhóm B), 30, 34, 273; II 4; III 542; VI 1f., 4; IX 1; XII 5; XIII 4, 23; XIX 36; XXIII 1.

Nguyên nhân nhất định [Idappaccaya, Specific conditionality]: I 586*; XIII 44.

Nguyện vọng [Patthanā, Aspiration]: II 11.

Nhàm chán [Nibbidā, Dispassion]: I 16, 39 (Nhóm C), 218, 265, 407f.; III 1, 603; V 80; XXI 3.

Nhận biết (sự), hiểu biết [Vijānana, Cognizing]: I 29, 31, 275, 389.

Nhận biết bằng mũi lưỡi thân [Muta, Sensed]: đọc thấy...

Nhận biết từ mắt (nhãn thức) [Cakkhu-viṇṇāṇa, Eye consciousness]: I 4, 5 (Nhóm A), 238, 389; XXVIII 98.

Nhận biết từ tai (nhĩ thức) [Sota-viññāṇa, Ear consciousness]: I 5 (Nhóm A). Đọc nhận biết từ mắt.

Nhận biết từ thân (thân thức) [Kāyaviññāṇa, Body consciousness]: I 5 (Nhóm A). Đọc nhận biết từ mắt

Nhận chân (đã hiểu ra) [Vidita: tìm ra, Recognized]: I 321, 494, 610; III 174, 199; IV 28; V 61.

Nhận chân [Phuṭṭha, Touched]: V 61.

Nhẫn nại, chọn lựa [Khanti, Patience]: I 494; III 184; XIX 14; XX 23; XXIX 2.

Nhận thức [Saññā, Perception]: I 5 (Nhóm A), 218, 238, 294, 411, 456, 502, 524; II 3; III 201, 202, 240, 343; V 21, 45; VIII 1; XX 16; XXII 22. Đọc vật thể...

Nhận thức, hiểu biết (sự) [Sañjānana, Perceiving]: I 29, 31.

Nhập giòng [Sotāpatti, Stream entry]: I 323; II 606; IV 18f., 24f.; XXI 4.

Nhập vào tử cung [Okkamana, Descent into a womb]: I 275.

Nhất <<tâm>>, tính đơn chiếc [Ekodi, Singleness]: I 29, 31; XIII 29*.

Nhất tâm [Ekatta, Unity]: I 23, 31, 269, 346, 472, đồng nhất 474, 487, 529, 534, 539, 543*, 544*, 549*; III 4, 16-18*, 21; IV 10, 106; V 43; XII 11; XX 22.

Nhất thể (đồng), nhất như [Susama; Sameness, very]: I 31; III 174, 203; XIII 47.

Nhất thể, nhất như [Sama; Same, sameness]: I 32, 269, 464, 469; IV 112; XIII 47; XIV 9; XXX 16.

Nhiễm lậu [Kilesa, Defilement]: I 135 (Nhóm C), 342, 390, 453, 470, 473, 581, 590, 597; IV 14, 90; IX 1; XI 277; XIII 96.

Nhiễm lậu [Sankilesa, Corruption]: XIX 41.

Nhóm Chánh Pháp (Pháp uẩn) [Dhamma-kkhandha, Aggregate of True Ideas]: I 176.

Nhu thuận, mềm mại [Mudu, Malleable]: I 526.

Như Lai [Tathāgata, Perfect One]: I 257, 573f.; II 322; IV 7, 31, 125; XIX 35f.; XXI 12.

Như thực. Đọc Chân như...

Như vậy [Tatha, Such]: XII 1, 11.

Niết bàn (cõi) [Nibbāna-dhātu, Nibbana principle ]: I 462; V 84.

Niết bàn [Nibbāna, Nibbana]: I 22, 43 (Nhóm I), 265, 303, 332, 361, 436, 554; II 364; III 174; IV 90; V 37, 39, 42, 43, 84, 89, 97; XIII 43; XV 2, 7; XVIII 1; XX 6, 26; XXI 8, 18; XXIV 3; XXIX 5, 8. Đọc thêm Hoàn toàn diệt tắt phiền não.

Nói dối [Musāvāda, False speech]: I 244.

Nơi gặp gỡ [Samosaraṇa, Meeting place]: I 43 (Nhóm I).

Nỗ lực [Paggaha, Exertion]: I 23, 25, 26 (Nhóm B), 33, 478; III 15; IV 10, 90, 105; IX 1; XI 295; XIII 23. Đọc cả quyết... thấy rõ... xuất ly, thiết lập...

Nỗ lực, sức mạnh [Āsava, āsāva; Vigour]: I 503.

Nổi bật [Adhimatta, Outstandingness]: IV 49*, 90, 91; V 60.

Ổn cố [ợhiti, Stationariness]: III 444.

Ổn định (chỉ ) [ợhiti, Stagnation, partaking of]: I 1*, 217, 268; D iii 277*.

Paranimmitavasavatti: Cảnh giới Paranimmitavasavatti I 398.

Phạm vi [Addhāna, Extent]: III 95

Phán đoán sai lạc [Parāmāsa, Misapprehension]: I 355, 470; II 2ff., 8; III

609.

Phát triển, tu tập [Bhāvanā, Development, developing]: I 29, 31, 90, 131ff., 265, 564; III 174, 196, 198; IV 90; V 58, 70, 101; XI 2; XIII 3; XIV 9; XXVIII 4; XXX 16. Đọc thêm trí trực chứng... và hiểu biết trọn vẹn...

Phẩm chất đặc biệt [Guṇa, Special quality]: I 475.

Phận sự [Payoga, Task]: III 170; XIX 34; XXII 31.

Phi vật chất [Anāmisa, Unmaterialistic]: I 21, 302.

Phi vật thể [Arūpa, Immaterial(ity)]: I 90; V 36.

Phình trương [Uddhumātaka, Bloated]: I 268, 442 (Nhóm F).

Phiền bực [Vihesaṁ, Harassment]: XIV 7*.

Phiền não [Āsava, Canker]: I 46, 176, 257, 441, 442, 550, 561; IV 7, 16, 107, 113; V 33; XIII 10; XIX 24; XXIX 7.

Phối hợp [Saṁsaṭṭha, Conjointed]: XIV 10.

Phù thuật [Vijja , Science]: XXII 30.

Phước đức, công đức [Puñña, Merit]: I 475; XX 4.

Quả (dị thục) [Vipāka, Result]: V 16, 40, 103; VII 1; XIX 34, 36; XXII 28

Quả do nghiệp sanh (quả dị thục) [Kamma-vipāka, Action-result]: XXII 28. Đọc quả.

Quá khứ [Atīta, Past]: I 272, 275, 278, 599; II 6f., 463; XIX 36; XX 4; XXI 3, 12, 18; XXIII 1, 11.

Quả nhập giòng (dự lưu), trở lại một lần (nhất hoàn), không trở lại (bất hoàn), arahant (a la hán) [Sotāpatti, sakadāgāmitā, anāgāmitā, arahant; Stream entry, once return, non return, arahantship]: I 40 (Nhóm C), 327, 432, 393, 442, 552; II 606; III 609; IV 6, 15; V 11, 14.

Quá trớn [Atidhāvana, Overreaching]: II 680, 701.

Quả vị [Phala, Fruition]: I 27, 40, 90, 316, 327, 348ff., 401, 552; IV 6, 41; V 17, 102; XV 1; XXI 4; XXIV 3.

Quả vị Arahant [Arahatta, Arahantship]: I 40 (Nhóm C)

Quả vị sa môn (sa môn quả) [Sāmañña-phala, Fruit of asceticism]: I 176, 406; IV 31; V 30, 32, 34, 39, 42, 43; XVIII 1; XXI 8.

Quán [Anupassanā, Contemplation]: I 24, 39 (Nhóm C), 42 (Nhóm B), 284; III 196.

Quan điểm [sai lạc] về ngã (thân kiến) [Sakkāyadiṭṭhi; View of individuality, wrong]: I 355.

Quan điểm lầm lẫn [Vippanna-diṭṭhi, Mistaken view]: II 9.

Quan điểm sai lạc (tà kiến) [Diṭṭhi, View]: I 42 (Nhóm B), 297, 342, 349, 355, 390, 442, 470, 586, 597; II rải rác, 6, 8; III 184, 468, 609; VIII 1; XXII 8, 10.

Quan điểm sai lạc (tà kiến) [Micchā diṭṭhi, Wrong view]: I 342, 390, (Nhóm D), 501; II 6f., 8, 131.

Quan điểm thoả mãn khoái lạc [Assāda-diṭṭhi, Hedonistic view]: II 16.

Quan điểm, nền tảng của [Diṭṭhiṭṭhāna; View, basis for]: II 1f.

Quán niệm [Sati, Mindfulness]: I 43 (Nhóm I), 218, 248; III 1f., 12, 174, 192, 196; IV 31; XXVIII 4. Đọc thêm Năng lực gây ảnh hưởng của tín... tín lực... chánh kiến...

Quán sát [Paccavekkhaṇa, Reviewing]: I 265, 359, 459; XI 2.

Quán thực tánh [Vipassanā, Insight]: I 24, 39 (Nhóm C), 41 (Nhóm B), 132, 295f., 295, 315, 332, 325, 335, 346, 359, 435; III 1, 12, 601; XI 1, 2; XXIX rải rác.

Quán vô thường, ... 18 Tuệ Quán Thực Tánh chính: I 39 (Nhóm C), 393; III 59.

Quán vô thường, quán khổ não, quán không phải là ngã [Aniccānupassanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā; Contemplation of impermanence, pain, not self]: III 601; V 14. Đọc vô thường.

Quán vô thường, quán khổ não, quán không phải là ngã, quán nhàm chán, quán hết ham muốn, quán đoạn diệt, quán buông bỏ [Aniccānupassanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā, nibbidānupassanā, virāgānupassanā, nirodhānupassanā, paṭinissaggānupassanā; Contemplation of impermanence, pain, not self, dispassion, fading away, cessation, relinquishment]: I 16, 39 (Nhóm C), 86*, 135*, 454*, 455*, 457*; V 45, 52, 93; XXI 1, 3. Đọc thêm vô thường - Bẩy quán tưởng.

Quán về thân [Kāyagatā sati, Mindfulness occupied with body]: I 132, 442 (Nhóm F).

Quán về thân có khả ý đi kèm* [Kāyagatā sati sāta-sahagatā, Mindfulness occupied with body and accompanied by enjoyment]: I 131.

Quay đi [Vivaṭṭati, Turns away]: I 334.

Quay đi, lìa bỏ [Vivaṭṭa, Turning away]: I 23, 30, 39 (Nhóm C), khước từ 505-523; IV 90; V 86, 101; XI 280; XIII 23.

Quyến luyến [Nikanti, Attachment]: I 275; III 6; VI 2, 22; XI 297.

Quyết tâm [Adhiṭṭhāna, Decision]: XIX 34; XXII 9. Đọc thêm vững.

Ràng buộc [Vinibandha, Shackle]: I 391, 470; II 6f., 366.

Rāhu: Thần nguyệt thực Rāhu III 182.

Rơi vào đọa xứ* (nđ cảnh khổ) [Āpayagamanīyo, Deprivation (state of)]: I 442. Đọc Vism. IV 63, VII 16, XIII 92; XIV 113; XVII 262; XXII 14.

Sợ hãi [Uttāsa, Fear]: XXI 20.

Sự thật (đế) [Sacca, Actuality]: I 3, 26 (Nhóm B), 35, 90, 133, 233f., 520; III 177; IV 22, 29, 31; V 65; IX 1; X 3; XII rải rác, 6, 11, 17, 38; XVII 4; XIX 3; XXI 8; XXIII 1.

Sa môn và bà la môn [Samaṇabrāhmaṇa, Ascetics and brahmans]: II 158.

Sai lạc () [Micchatta, Wrongness]: I 89, 597.

Sân hận [Dosa, Hate]: I 390 (Nhóm D); III 468; XXI 13.

Sân hận [Vyāpāda, Ill will]: I 135 (Nhóm C), 462; III 10; XIV 7; XXI 19; XXII 8. Đọc thêm ham muốn khoái lạc giác quan...

Sáng suốt [Bodhana, Enlightening]: I 31.

Sanh [Jāti, Birth]: I 5 (Nhóm A), 18 (Nhóm E), 224, 225, 542; XXIX 7. Đọc thêm vô minh...

Sanh [Udaya, Rise]: I 283 ff.; III 493.

Sanh khởi [Uppāda, Arising]: I 135 (Nhóm C), 272, 479; III 200; XII 31; XVI 127; XXIII 1. Đọc nguồn sanh khởi của hiện hữu.

Sanh khởi có điều kiện [Paccaya-samuppanna, Conditionally arisen]: I 271, 549.

Sanh khởi do tùy thuộc [Paṭicca-samuppanna, Dependently-arisen]: I 90; XXI 18.

Sanh khởi do tùy thuộc [Paṭicca-samuppāda, Dependent origination]: I 271ff.

Sanh linh [Satta, Being]: I 3, 225, 558, 590; V 20; XIV 4; XVI 166; XIX 39.

Sanh sản (sự) [Nibbatti, Generation]: I 18 (Nhóm E), 284.

Sankicca: Tôn giả Sankicca XXII 25.

Sañjīva: Tôn giả Sañjīva XXII 21.

Sát hại sanh linh [Pāṇātipāta, Killing living things]: I 245, 264, 265.

Sáu giác quan: mắt, mũi,... (lục nhập) [Saḷāyatana, sixfold base]: I 5 (Nhóm A). Đọc thêm vô minh...

Sāmāvati: Nữ cư sĩ Sāmāvati XXII 26.

Sāriputta: Ngài Sāriputta (tác giả của cuốn này) đệ tử trí tuệ nhất của đức Phật XIII 44; XXI 12; XXII 26.

Si mê [Aññāṇa, Unknowing]: I 388, 390 (Nhóm D), 391; IV 110.

Si mê [Moha, Delusion]: I 135 (Nhóm C), 275, 390 (Nhóm D); III 468; XXI 13. Đọc thêm tham...

Siêu thế [Lokuttara, Supramundane]: I 90, 133, 268, 553; IV 31; V 32; XvIII rải rác; XXIII 1; XXII 3.

Sikhin: Đức Phật Sikhin XXII 23.

Sinh khí [Jīvita, Life]: I 226, XXX 16.

Sóng đôi [Yugananda, Coupling]: I 23, 24, 42, (Nhóm B), 346; XI rải rác; XXII 23.

Sống cách ly (viễn ly) [Viveka, Seclusion]: I 32, 34, 565*; XII 4; XIII 11; 34*; XIX 26; XXII 5; XXIV rải rác; XXX 12.

Sống trú không dấu hiệu [Animitta vihāra, Signless abiding]: I 318, 327, 439, 446.

Sống trú không xung đột* [Araṇavihāra, Abiding without conflict]: I 444

Sống trú trong duyệt xét các trạng thái theo phần [Padesa-vihāra, Abiding in reviewing of ideas as parts]: I 500

Sống trú trong hạnh phúc toàn hảo ở ngay đây và ngay bây giờ [Diṭṭha-dhamma-sukhavihāra, Abiding in bliss here and now]: I 323.

Sống trú trong không ước nguyện [Appaṇihita vihāra, Desireless abiding]: I 317, 446.

Supaṇṇa: Thần Supaṇṇa XXII 23.

Suy giảm, đưa đến (chịu phần tai hại) [Hīna-bhāgiya; Diminution, partaking of]: I 1, 217f., 268.

Suy luận [Neyya, Deducible]: XXI 12.

Suy nghĩ [Sankappa, Thought]: I 411; XXVI 2. Đọc chánh tư duy...

Suy xét đối tượng (tứ) [Vicāra, Sustained-thought]: I 5 (Nhóm A), 28, 135, (Nhóm C), 238, 268, 456.

Suy xét [Manasikāra, Attention]: I 43 (Nhóm I), 218; II 3; III 174, 240; IV 10; XXI 4.

Ta thán (bi) [Pariveda, Lamentation]: I 18 (Nhóm E), 224, 229.

Tác dụng (hương vị) duy nhất [Ekorasa, Single function (taste)]: I 23.

Tách biệt [Puthu, Separation]: I 472.

Tai [Sota, Ear]: I 1. Đọc mắt...

Tài nguyên tâm thức, dụng cụ (tư cụ) [Parivāra; Equipment, equipage]: I 23, 31, 265, 269, 553; III 173, 174; XIII 3, 23; XIV 9.

Tái sanh [Nibbatta, Reborn]: I 399.

Tái sanh khởi [Upapatti, Rearising]: I 18 (Nhóm E), 275, 318; VI 2, 3.

Tám chuyện thế gian « được thua, danh vô danh; vinh nhục; sướng khổ» [Loka-dhamma, Worldly ideas]: I 46.

Tàn dư (nhiễm lậu) [Anusahagata, Secondary defilements]: I 135 (Nhóm C), 442; III 611*.

Tán loạn, phân tâm (xao lãng) [Vikkhepa, Distraction]: I 470; III 10.

Tánh không [Suññatā, Voidness]: I 39 (Nhóm C), 514; III 109; V 3, 45, 54, 81; XI 288; XX rải rác.

Tặng vật dâng cúng [Dāna, Gift]: II 10, 16.

Tâm [Ceto, Will]: I 508; V 20; XII 36; XIV 7; XIX 44; XXII 17.

Tâm [Citta, Cognizance]: I 24, 28, 30, 33, 42 (Nhóm B), 248, 511, 534, 537; III 170, 174, 394; V 49; VIII 1; IX 1; XV 143, 85; XVII 50; XXII 6, 22; XXIII 1; XXVIII 1.

Tâm giải thoát [Ceto-vimutti; Will, deliverance of]: I 5 (Nhóm A), 176; XIV 1; XIX 44.

Tâm giải thoát: đọc Tâm.

Tâm lười biếng [Līna, Slack cognizance]: I 25; III 10.

Tâm phụ tùy (tâm sở) [Cetasika, Consciousness concomitant]: I 261.

Tâm tăng thượng [Adhicitta, Higher cognizance]: I 265; III 17, 246.

Tâm tánh [Nāma, Mentality]: III 240; VI 4, 17.

Tâm thức-vật thể [Nāma-rūpa, Mentality-materiality]: I 5 (Nhóm A), 275, 291, 294, 580; VI 2. Đọc thêm Vô minh...

Tâm từ [Mettā, Loving kindness]: XIV rải rác, 7; XXII 27.

Tâm vững do trụ nhất điểm [Ekattūpaṭṭhāna, Establishment in unity]: I 23, 269; IV 10, 106; XIII 23; XXVIII 3.

Tấn lực [Viriya-bala, Energy power]: I 26 (Nhóm B), XIX 4.

Tập hợp (uẩn) [Khandha, Aggregate]: I 29, 224, 225, 236, 285, 294, 342, 398, 453, 463, 483, 488, 580, 601; II 3; III 493; IV 14; VI 3; XI 277; XV 2, 7; XVI 148; XXI 8; XXIX 7.

Tập hợp làm đối tượng cho bám níu (thủ uẩn) [Upādāna-kkhandha, Aggregate as object of clinging]: I 46.

Tập hợp tâm [Arūpakkhandha, Immaterial aggregate]: VI 4.

Tất cả [Sabba, All]: I 4, 46, 91, 176.

Tẩy trừ [Sallekha, Effacement]: I 476.

Tẻ nhạt [Arati, Boredom]: I 135 (Nhóm C), XXI 20. Đọc thêm ham muốn ái dục...

Thắp sáng lên [Jhāyati, Ignited = Lighted]: I 269, 346; V 48; XXX 15.

Tham [Rāga, Greed]: I 135 (Nhóm C), 237, 343, 356, 390 (Nhóm D), 391, 413, 537, 587, 597; II 10, 48; III 10, 468; XII 35; XXI 13, 19, 20; XXII 8.

Tham lam [Abhijjhā, Covetousness]: XXVIII 1.

Tham vô độ [Maccher, Avarice]: I 473. Đọc giận dữ...

Thành đạt [Patti, Arrival]: IV 31; IX 1; XIX 3

Thành kiến [Āsaya, Bias]: I 584, 586, 605; IV 129; XVI 165.

Thanh lọc [Visuddhi , Purification]: IV 6, 88; XIII 6; XXX 5, 9.

Thanh lọc ở giai đoạn đầu [Ādi-visodhana, Purification the beginning]: IV 49; IX 1; XIX 3.

Thanh lọc giới [Sīla-visuddhi Purification of virtue]: I 42 (Nhóm B); XXX 5.

Thanh lọc quan điểm [Diṭṭhi-visuddhi, Purification of view]: I 42 (Nhóm B); XXX 5.

Thanh lọc tâm [Citta-visuddhi, Purification of cognizance]: I 42 (Nhóm B); XXX 5.

Thành tựu [Ijjhana, Succeeding]: I 26 (Nhóm B), 33, 434; XIX 34; XXII 2, 31.

Thành tựu [Lābha, Attaining]: XXII 5

Thay thế bằng cái đối lập [Tad-aṅga, Substitution of opposites]: I 90; XX 9; XXIV 3.

Thâm hiểu [Pariyogāha, Fathoming]: I 497, 529, 534, 539; XX 25.

Thấm ướt [Abhisandana, Moistening]: I 28.

Thân [Kāya, Body]: I 5 (Nhóm A), 132, 249, 524, 548; III 12, 196, 240, 266; XVI 43; XVI 149; XXI 122, 124; XXVIII 1, 3. Đọc mắt, ...

Thân chứng [Kāyasakkhin, Body witness]: V 60, 63, 65, 73.

Thần thông [Iddhi, Success]: I 527; XIX 34; XXII rải rác, 9.

Thấp, cao [Hīna, paṇīta; Inferior, superior]: I 133, 268, 278, 589; XXI 18.

Thất vọng (không vừa ý) [Anabhirati, Disenchantment]: XXI 20.

Thấu rõ tâm ý [Cetopariya, Penetration of wills]: XXII 22.

Thấu rõ, hiểu rõ ràng, liễu tri [Paṭivedha, Penetration]: I 10, 35, 42 (Nhóm B), 90, 133, 217, 260; III 176, V 59, 65, 71, 90; XII 6, 17, 38; XVI 3; XIX 3; XX 21, XXIV 3.

Thấy [Diṭṭha, Seen]: đọc thêm Điều được biết tới...

Thấy đúng [Sammā dassana, Right seeing]: V 77, 78.

Thấy rõ (kiến) [Dassana, Seeing]: I 23, 33, 34, 265, 487, 544; V 77; XII 5; XIII 23; XVI 3; XVII 4; XXIII 1; XXX 5; 8. Đọc thêm cả quyết.

Thấy rõ, hướng tâm trụ vào, giữ gìn lời nói, nguồn sanh khởi, giữ trong sạch, nỗ lực, không phân tâm [Dassana, abhiniropana, pariggaha, samuṭṭhāna, vodāna, paggaha, avikkhepa; Sēing, directing onto, embracing, originating, cleansing, exerting, establishing, non distraction]: I 26 (Nhóm B), 39, 342, 349; IX 1; XV 2.

Thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, biết [Dassana, savana, ghāyana, sāyana, phusana, vijānana]: I 389.

Thấy, nghe, nhận biết bằng mũi lưỡi thân, nhận biết bằng ý [Diṭṭha, suta, muta, viññāta; Sēn, heard, sensed, cognized]: I 606; IV 129.

Theo chức năng [Kriyā, Functional]: I 389, 391, 393.

Theo đúng như [Yathā, According as]: III 176, 178,* 181*

Thế giới [Loka, World]: I 580, 586, 597, 606; II 6f., 143, 322, 555; III 180; IV 129; V 54; XII 35; XVIII 2; XIX 38; XX 1; XXI 12; XXVIII 1.

Thế giới Brahmā [Brahmaloka, Brahmā World]: I 399; XIV 1; XXII 22.

Thế tục (nđ vật chất) [Āmisa, Materialistic]: I 21, 302, 310, 339; V 2, 35. Đọc Vism. chú thích 13, trang 847 về chữ này.

Thế tục [Lokiya, Mundane]: I 133, 268; V 31; XXIII 1.

Thể nghiệm (được) (nđ xúc chạm) [Phassita, Sounded]: I 216; V 61.

Thể nghiệm (nđ xúc chạm) [Phassana, Sounding]: I 29, 35, 216, 413f.; V 61; 90; XII 177, XXI 5.

Thể nhập* [Nibbedha, Penetration]: I 1, 90.

Thể nhập (có đặc tính)* [Nibbedhabhāgiyaṁ, Partaking of penetration]: I 90. XXIV 3.

Thiết lập (an trú) [Upaṭṭhāna, Establishment]: I 26 (Nhóm B), 33, 511; III 192, 196; IV 10, 105, 108; IX 1; XIX 3. Đọc cả quyết...

Thiết lập, tìm hiểu sự thật, nỗ lực, chan hòa, an tịnh, không phân tâm, tư duy [Upaṭṭhāna, paricaya, paggaha, pharaṇa, upasama, avikkhepa, paṭisaṅkhāna; Establishment, investigating, exertion, intentness upon, peace, non distraction, reflexion]: I 26 (Nhóm B)

Thích thú [Abhinandati, Delights]: I 315.

Thiên nhãn [Dibba-cakkhu, Divine eye]: I 544, 548; XIX 43.

Thiên nhĩ thông [Dibba-sotadhātu, Divine ear principle]: I 532; XXII 22.

Thiêu đốt [Jhāpeti, Consumes]: I 269, 346; V 48; XXX 15.

Thiêu đốt [Santāpa, santāpana; Burning up (torment)]: I 32, 34, 597; III 542; V 47; XII 2.

Thiện [Kusala, Profitable]: I 133,247, 262, 320, 328, 338, 390, 405, 465, 553, 602; III 4; IV 32; V 97, 100; VI 2; VII 2; XII 32.

Thiện xảo [Kosalla, Skill]: I 268.

Thô, tế [Oḷārika, sukhuma; Gross, subtle]: I 135 (Nhóm C), 278, 532; XXI 18.

Thoát ly (sự) [Nissaraṇa, Escape]: I 12, 30, 34, 90; IV 9; XII 4, 34, 38; XX 12; XXIV 3; XXX 11.

Thông hiểu [Viññāta, Cognized]: I 390, 606; IV 129.

Thống trị [Palāsa, Domineering]: I 473. Đọc giận dữ...

Thở [Assāsa-passāsa, Breath]: III 172.

Thở vào thở ra [Ānāpāna, Breathing in and breathing out]: I 442 (Nhóm F); III rải rác, 172.

Thời [Addhā, Period]: I 275.

Thu đạt được [Pāṭilābha, Obtainment, obtaining]: I 134; V 40, 90, 102; XIII 2; XX 20; XXI 5; XXII 5.

Thuần thục (nđ: làm thành cỗ xe) [Yānikata; Vehicle, made the]: I 31.

Thuyết pháp [Desanā, Teaching]: X 2.

Thúc đẩy [Javana, Impulsion]: I 391, V 2.

Thù hận [Upanāha, Enmity]: I 473. Đọc giận dữ...

Thường còn [Nicca, Permanence]: I 135 (Nhóm C), 515; VIII 1; XX 3, 13.

Thức, nhận biết [Viññāṇa, Consciousness]: I 4, 5 (Nhóm A), 46, 275, 294, 388, 534, 580; II 30f.; III 394; IV 32; V 22; VI 2, 4, 18; XXI 16. Đọc vật thể... ước muốn,... vô minh...

Thực chứng (được) [Sacchikata, Realized]: III 174.

Thực chứng [Sacchikiriya, Realizing]: I 27, 29, 35, 90, 175f., 564; V 90; XIII 7; XIX 44; XXI 5. Đọc thêm trí trực chứng... hiểu biết trọn vẹn...

Thức tỉnh của tuệ [Paññā-buddhi, Awakening of understanding]: XXI 6

Tiến triển [Paṭipadā, Progress]: I 402.

Tiến trình (lộ trình) tạo <nghiệp> bất thiện* [Kamma-patha, Courses of unprofitable <action>]: I 265 đọc M i 47, 286f.

Tiến trình (lộ trình) tạo nghiệp* [Kamma-patha, Courses of action]: I 265, 406*, 579.

Tiến trình luân hồi* [Upapattibhavasmiṁ, Being-as rearising]: I 275.

Tiến trình tạo nghiệp [Kamma-bhava, Being-as-action]: I 275.

Tiếp tục tái diễn, xảy ra [Pavatta, pavatti; Occurrence]: I 18 (Nhóm E), 272, 436, 46, 470; V 79, 82, 84; XIII 49; XX 26.

Tiếp tục, duy trì [Upavicāra, Sustention]: I 28.

Tích lũy [Āyūhanā, Accumulation]: I 18 (Nhóm E), 34, 135 (Nhóm C), 272, 275; IV 109; XII 3.

Tiêu dao tự tại = giải thoát [Vimutti, Deliverance]: I 3, 32, 42, 43 (Nhóm I), 176, 269, 354ff., 501; III 1, 609; IV 107; V 84; X 7; XIII 9; XIV 7, 10; XV 1, 7; XIX 44; XXI 8; XXX 4.

Tìm hiểu [Paricaya , Investigation]: I 26 (Nhóm B), 568.

Tìm hiểu hiện tượng [Dhamma-vicaya, Investigation of ideas]: I 568.

Tìm hiểu rõ hiện tượng, ý niệm (trạch pháp) [Dhammavavatthāna, Definition of ideas]: I 36 (Nhóm C); III 3*.

Tìm hiểu, tìm tòi [Vīmaṁsā, Inquiry]: I 33, 525; XVI 85, XXII 6. Đọc thêm hăng hái...

Tín [Saddhā, Faith]: I 575, 590; III 23, 541; V 61, 73; XIV 8; XXII 8; XXIV 3.

Tín, tấn, niệm, định, tuệ lực [Saddhā-bala, viriya-bala, sati-bala, samādhi-bala, pañña-bala; Faith power, power of energy, mindfulness, concentration and understanding]: I 26 (Nhóm B); XIX 4.

Tinh hoa để uống [Maṇḍapeyya, Fine extract]: X rải rác...

Tính không biết hổ thẹn [Ahiri, Consciencelessness]: III 468.

Tính không biết sợ tội lỗi [Anottappa, Shamelessness]: III 468 (cf. Tính không biết hổ thẹn).

Tĩnh lặng = định (an chỉ) [Samatha, Serenity]: I 24, 42 (Nhóm B), 132, 325, 335, 346, 360, 452; III 16, 20, 176, 444; IV 105; XI 1.

Tinh tấn [Viriya, Energy]: I 26 (Nhóm B), 33, 478, 525; III 22; XVI 85; XIX 4; XXII 6. Đọc thêm năng lực gây ảnh hưởng của tín... tín lực,... yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm...

Toàn giác, trí hiểu biết mọi sự (biến tri) [Sabbaññuta-ñāṇa, Omniscience knowledge]: I 598; XVI 168.

Tóc [Kesa, Head hair]: I 5 (Nhóm A); XXVIII 14.

Tôi [Ahaṁ, I]: II 2, 6f., 50, 366. Đọc ngã mạn ‘Tôi’ngã mạn ‘Tôi là’.

Tối thượng (ba la mật) [Pāramī, Perfection]: V 64, XVII 4*.

Tôn giả Bakkula [Bakkula]: XXII 25

Tồn tại [ợhita, Present]: XX 7.

Tổn thương* [Upaghātaṁ, Injury]: XIV 7.

Tổng hợp [Samodhāna, Combination]: I 500.

Tổng hợp [Samodhāna, Combining]: I 31, 43 (Nhóm I); III 6, 214; V 90.

Tổng hợp [Samodhāneti, Combines]: III 203.

Tột đỉnh (nđ: đầu) [Sīsa, Head]: I 470.

Trang hoàng [Alaṅkāra, adornment]: XIV 9.

Trạng thái an lạc [Santi-pada, State of peace]: I 300f., 304.

Trạng thái giác ngộ [Buddhi; Enlightenment, state of being enlightened]: III 177; IV 39; XIII 2.

Trạng thái vô lượng [Appamañña, Measureless state]: I 402.

Tranh cãi [Vivāda, Dispute]: I 597.

Tránh [Veramaṇi, Abstention]: I 244.

Trau giồi: - đọc lập lại.

Trí [ờāṇa, Knowledge]: I rải rác, 38 (Nhóm C), 135, 242, 388, 393, 420, 442, 451, 457, 501, 514, 567, 598; III 1, 18, 193, 196, 542; IV 31, 110; V 46, 79; VI 1; XI 290; XII 11, XVI 3f.; XVII 4; XIX 34; XX 15, 8, 12; XXI 117, 25.

Trí biết không ngăn ngại [Anāvaraṇa-ñāṇa, Unobstructed knowledge]: I 599; XVI 169.

Trí biết như thật [Yāthabhūta-ñāṇa, Correct knowledge]: I 39, 586* (Nhóm C).

Trí trực chứng (thắng trí ) [Abhiññā, Direct knowledge]: I 2-44, 176; IV 41, XIX 44; XXI 8.

Trí trực chứng (thắng trí), hiểu biết trọn vẹn (biến tri), đoạn trừ, chứng nghiệm (tác chứng), tu tập [Abhiññā, pariññā, pahāna, sacchikiriyā, bhāvanā; Direct knowledge, full understanding, abandoning, realizing, developing]: I 29, 265, 413, 601; III 176; V 66, XIX 13, 17; XVI 142f.

Trí tuệ [Veda, Wisdom]: V 56, 68.

Trí về hủy diệt [Khaye-ñāṇa, Knowledge of destruction]: I 42 (Nhóm B).

Trí về không sanh khởi [Anuppāde-ñāṇa, Knowledge of non-arising]: I 42 (Nhóm B).

Trói buộc, hệ lụy [Saṁyoga, Bondage]: I 34, 135 (Nhóm C), 271; IV 111; XII 3.

Trở lại một lần (nhất hoàn) [Sakadāgāmitā, Once-return]: I 39 (Nhóm C). Đọc nhập giòng...

Trở ngại [Antarāya, Obstruction]: I 318.

Trở ngại [Palibodha; Impeding, impediment]: I 34, 272, 470, 565*, 597; XII 3.

Trở thành (hữu) [Bhava, Being]: I 5 (Nhóm A), 86, 237, 275, 345, 358, 442; II 6f., 48, 601; XIII 46, XXI 13. Đọc thêm vô minh...

Trồi lên, ngoi lên [Vuṭṭhāna, Emerging]: I 23, 30, 268, 342, 459; V 6, 85; XI 279; XIII 23; XIX 41.

Trồi lên[Vuṭṭhāti, Emerges]: I 333.

Trống vắng [Suñña, Empty]: III 188. Đọc chân không.

Trú 9 cõi thiền (9 thứ đệ trú ) [Vihāra, Abiding]: I 3.

Trú xứ của sanh linh [Sattāvāsa, Abode of beings]: I 46.

Trường cửu [Dhuva, Everlasting(ness)]: I 515 (Nhóm C); IV 109; XX 3, 13.

Trường cửu [Sassata, Eternal]: I 586; 116f., 223, 322, 363; XX 13.

Trưởng thành [Samuggata, Grown up]: I 31.

Truyền thống bậc Thánh (thánh chủng) [Ariya-vaṁsa, Noble Ones’ Heritage]: I 402.

Tuệ [Paññā, Understanding]: I rải rác, 26 (Nhóm B), 43 (Nhóm I ) 44, 475, 568, 590; XIII 27; XV 13; XV 114; XXI rải rác; XXX 5.

Tuệ dồi dào [Vipula-paññā, Abundant understanding]: XXI 10.

Tuệ giải thoát [Paññā-vimutti, Understanding-deliverance]: XIX 44.

Tuệ lanh lẹ [Lahu-paññā; Rapid (light) understanding]: XXI 16.

Tuệ lực [Paññā bala, Understanding power]: I 26 (Nhóm B); XIX 7.

Tuệ nhanh chóng [Sighā-paññā, Quick understanding]: XXI 15.

Tuệ quán thực tánh vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng [Adhipaññā-dhamma-vipassanā, Insight into ideas that is higher understanding]: I 39 (Nhóm C). Đọc quán vô thường...-18 Tuệ quán thực tánh chính.

Tuệ rộng khắp [Bhūri-paññā, Over-all understanding]: XX 13.

Tuệ rộng lớn [Puthu-paññā, Wide understanding]: XXI 9.

Tuệ sắc bén[Tikkha-paññā, Keen understanding]: XXI 29.

Tuệ sâu sắc, sâu xa [Gambhīra-paññā, Profound understanding]: XXI 11.

Tuệ sung mãn [Paññā-bāhulla, Much understanding]: XXI 14.

Tuệ tăng thượng [Adhipaññā, Higher understanding]: I 39 (Nhóm C), 265, 297; III 246.

Tuệ tạo nụ cười [Hāsa-paññā, Laughing understanding]: XXI 17.

Tuệ thể nhập [Nibbedhika-paññā, Penetrative understanding]: XXI 20.

Tuệ thôi thúc [Javana-paññā, Impulsive understanding]: XXI 1, 18.

Tuệ vô song [Asāmanta-paññā, Unequalled understanding]: XXI 12. Kindred Sayings PTS nói nên viết là appamatta (KS V, chú thích 3 trang 351)*.

Tuyệt vọng (não) [Upāyāsa, Despair]: I 5 (Nhóm A), 18 (Nhóm E) 224, 227, 232.

Tư duy [Paṭisankhā, Reflexion]: I 26 (Nhóm B), 39 (Nhóm C), 84, 295, 297, 306f., 326; III 607. Đọc thêm thiết lập...

Từ bỏ [Pahāna, Abondoning]: I 23, 29, 88ff. 135, 564; IX 1; XI 277; XII 277, XII 23, 32. Đọc hiểu biết trọn vẹn... và trí trực chứng...

Tự chủ [Attadamatha, Self control]: III 176.

Tự phụ [Sārambha, Presumption]: I 473. Đọc giận dữ...

Tự tại [Mutta, Freedom]: I 42 (Nhóm B).

Tự tính [Sabhāva, Individual essence]: XX 5.

Tương lai [Anāgata, Future]: I 272, 275, 277; XIX 36; XX 4; XXI 3, 12, 18; XXIII 1, 11.

Tương tự [Sabhāga, Similiar]: XX 16.

Tương thuận với [Anuloma, Conformity]: I 586; III 604f.; XXIX 2ff.

Tỳ kheo [Bhikkhu]: III 185; X4; XXII 11 Bhūtapāla XXII 25.

Uttarā: Nữ cư sĩ Uttarā XXII 26.

Uy lực [Visavitā, Majesty]: III 177; XXII 5.

Uyên bác [Paṇḍicca, Sagacity]: XXI 1.

Ưa chuộng [Ruci, Preference]: III 184.

Ưa thích [Nandi, Delight]: I 135 (Nhóm C), 237, 553.

Ước muốn tình dục [Chanda-rāga, Zeal and greed]: I 12; XII 35; XII 8.

Ước nguyện [Paṇidhi, Desire]: I 135 (Nhóm C), 435; II 11; IV 109; V 5, 38, 90; XI 287.

Ước nguyện giải thoát [Muñcitukamyatā, Desire for deliverance]: I 306ff.; V 83.

Ưu thắng [Ādhipateyya, Dominance]: I 23, 26 (Nhóm B), 34, 43 (Nhóm I); IV 49; V 8 9; XII 5; XIII 23.

Vận chuyển* [Abhinīhāra, Conveying]: Chú thích 13, I 30.

Vận hành của trí thâm sâu* [Gambhīrañāṇacariyaṁ paccavekkhato, Behaviour of profound knowledge]: IV 3.

Vật thể [Rūpa, Material]: V 18, 21.

Vật thể [Rūpa, Materiality]: I 135 (Nhóm C), 537; III 240; V 18, 21, 35.

Vật thể, cảm nghiệm, nhận thức, tạo lập tâm trạng, thức [Rūpa, vedanā, saññā, saṅkhāra, viññāṇa, Materiality...]: I 5 (Nhóm A), 48, 90, 236, 294; II 8, 49, 323; XII 35.

Vật thực [Āhāra, Nutriment]: I 3, 46, 287, 294, 371, 580.

Vi tế [Sukhuma, Subtle]: I 278.

Vô lượng [Appamāṇa, Measureless]: XIII 46.

Vô minh [Avijja, Ignorance]: I 5, 26 (Nhóm B), 89, 135 (Nhóm C), 275, 287, 345, 358, 371, 379, 442, 470, 597; II 3, 48; III 200; XI 277; XIX 7; XXII 8. Đọc thêm không tin... ham muốn khoái lạc giác quan...

Vô minh, hành vi tạo quả, thức, sáu giác quan, xúc, cảm nghiệm, khao khát, bám níu, trở thành, sanh, già-và-chết [Avijja ... Ignorance...]: I 5 (Nhóm A), 272, 542; III 542; XII 37.

Vô ngại giải [Paṭisambhidā, Discrimination]: I 402, 416, 570, 604; IV 41, 128; V 64; XIII 3; XVI rải rác, 159; XXI 1.

Vô sắc giới [Arūpa, Immaterial(ity)]: I 345, 358.

Vô thường [Anicca, Impermanence]: I 16, 39 (Nhóm C); III 493, 542; IV 13; XII 34; XIX 24; XXII 27; XXIX 2. Đọc thêm quán vô thường...

Vô thường, khổ não, vô ngã [Anicca, dukkha, anattā; Impermanence, painful, not self]: I 222, 278, 296, 319, 371, 407, 445, 454, 457, 484, 600; III 197, 200; IV 15, 109; V 55, 67, 79; VIII 1; XI 2, 289; XII 11; XXI 18; XXII 25; XXVIII 2; XXIX 7.

Vô thượng [Anuttariya, Unsurpassables]: I 3.

Voi đực* [Nāgo , Tusker]: XXI 12.

Vững, vững vàng [Adhiṭṭhāna; Steadiness, steadying]: I 23, 31, 269, 459, 524; cương quyết III 23, 241; IV 49, 95; V 90; IX 1; XIV 10; XIX 3, XXX 1, 16. Đọc quyết tâm...

Vượt qua [Taraṇa, Crossing over]: I 23; XI 285; XIII 23.

Vượt qua nghi hoặc [Kaṅkhā-vitaraṇā, Overcoming of doubt]: V 78.

Vua Chuyển Luân [Cakkavattin, Wheel turning Monarch]: XXII 29.

Vui vẻ [Somanassa, Joy]: I 265, 537, 553; II 8; IV 12; XII 34. Đọc năng lực gây ảnh hưởng dễ chịu...

Xa lạ [Para, Alien]: V 54.

Xa, gần [Dūre, Santike; Far, near]: II 278, 532; XXI 18; XXII 22.

Xao lãng [Pamāda, Negligence]: I 26 (Nhóm B), 473; XIX 3. Đọc sân hận... và không tin...

Xác định [Vavatthāna, Defining]: I 369, 378, 387, 396, 404-412, 524; XXI 1.

Xảy đến [Samudācaranti, Visit]: I 218*.

Xét đoán [Tīraṇa, Judging]: I 29, 413.

Xuất ly, không sân hận, nghĩ đến ánh sáng, không phân tâm, tìm hiểu hiện tượng, trí, hoan hỉ (đối nghịch với 7 chướng ngại) [Nekkhamma, avyāpāda, ālokasaññā, avikkhepa, dhammavavatthāna, ñāṇa, muditā; Renunciation, non ill-will, perception of light, non-distraction, definition of ideas, knowledge and gladness]: I 36 (Nhóm C), 90, 243, 474, 586; XIII 8, XXX 10.

Xúc [Phassa, samphassa; Contact]: I 4, 5, (Nhóm A), 43 (Nhóm I), 46, 230 275, 288, 294, 411; II 3, 36f.; III 200, 240, 317;V 61; XXI 16.

Xúc chạm phải [Phuṭṭha, Touched]: I 497.

Xúc chạm ở mắt [Cakkhu-samphassa, Eye contact]: I 5 (Nhóm A), 238.

Xúc chạm ở tai [Sotasamphassa, Ear contact]: I 5 (Nhóm A). Đọc xúc chạm ở mắt...

Xúc chạm ở thân [Kāyasamphassa, Body contact]: I 5 (Nhóm A). Đọc xúc chạm ở mắt...

Xung đột [Raṇa, Conflict]: I 444.

Ý muốn làm [Chanda, Zeal]: I 43 (Nhóm I), 247, 411, 502, 590; tinh tấn III 195, 541; IV 10, 90; XXIV 3.

Yếu tính khẩn cấp [Saṁvega, Sense of urgency]: IV 90.

Yếu tố (cõi) dục giới [Kāmadhātu, Sensual desire principle]: I 3, 5 (Nhóm A).

Yếu tố [Dhātu, Principle]: I 3, 5 (Nhóm A), 29, 35, 411, 465, 580, 601; V 54, 84; XII 17; XVI 149; XIX 38; XXII 27.

Yếu tố đất [Paṭhivī-dhātu, Earth principle]: I 5 (Nhóm A).

Yếu tố chính (đại) [Mahābhūta, Great entity]: I 371; III 240; VI 3.

Yếu tố đối tượng hữu hình [Rūpa-dhātu, Visible object principle]: I 5 (Nhóm A).

Yếu tố đối tượng tâm ý (pháp giới) [Dhammadhātu, Idea principle]: I 5 (Nhóm A). Đọc thêm yếu tố đối tượng hữu hình...

Yếu tố mắt [Cakkhu dhātu, Eye principle]: I 5 (Nhóm A),

Yếu tố nhận biết từ mắt [Cakkhu-viṇṇāṇa-dhātu, Eye consciousness principle]: I 5 (Nhóm A).

Yếu tố nhận biết từ tai [Sotaviññāṇadhātu, Ear consciousness principle]: I 5 (Nhóm A). Đọc yếu tố nhận biết từ mắt..

Yếu tố nhiệt [Tejo dhātu, Fire principle]: I 5 (Nhóm A).

Yếu tố ý [Mano-dhātu, Mind principle]: I 5 (Nhóm A), 389.

Yếu tố nhận biết từ ý [Mano-viññaṇa-dhātu, Mind consciouness principle]: I 5 (Nhóm A), 389.

Yếu tố tai [Sota-dhātu, Ear principle]: I 5 (Nhóm A). Đọc yếu tố mắt...

Yếu tố tạo mạng sống [Jīvitasaṅkhāra, Life-formations]: VI 3.

Yếu tố tạo thành giác ngộ (giác chi) [Bojjhanga, Enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B), 132; III 203; IV 112; IX 5; X 5; XIII rải rác; XVIII 1; XIX 32; XX 18; XXIV 35.

Yếu tố tạo thành giác ngộ [ytttgn] của quán niệm, ytttgn của tìm hiểu sự thực, ytttgn của tinh tấn, ytttgn của hỉ, ytttgn của tĩnh lặng, ytttgn của định, ytttgn của bình thản [Sati-sambojjhanga, dhammavicaya-s., viriya-s., pīti-s., passaddhi-s., samādhi-s., upekkhā-s. ..Mindfulness enlightenment factor...]: I 26 (Nhóm B); XIII rải rác.

Yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản [Upekkhā-sambojjhanga, Equanimity enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B); XIII rải rác...

Yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật [Dhammavicaya- sambojjhanga, Investigation of ideas enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B). Đọc thêm yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm...

Yếu tố tạo thành giác ngộ của định [Samādhi-bijjhanga, Concentration enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B); XIII rải rác.

Yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ [Pīti sambojjhanga, Happiness enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B); XIII rải rác. Đọc yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm...

Yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng [Passaddhi-sambojjhanga, Tranquillity enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B). Đọc thêm Yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm...

Yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn [Viriya-sambojjhanga, Energy enlightenment factor]: I 26 (Nhóm B), XIII rải rác...

Yếu tố thân [Kāyadhātu, Body principle]: I 5 (Nhóm A). Đọc yếu tố mắt...

Yếu tố thân thức [Kāyaviññāṇadhātu, Body consciousness principle]: I 5 (Nhóm A). Đọc yếu tố nhãn thức...

Yên tịnh [Upasama, Peace]: I 26 (Nhóm A), 265. Đọc thiết lập...

Ý [Ceto, Mind]: XXII 13, 22. Đọc thêm tâm.

Ý muốn [Ākankhaṇa, Wish]: III 174.

Ý nghĩa [Attha, Meaning]: I 8, 23ff., 41, 264, 269, 389, 418, 482, 571, 600, 609; III 176, 203, 205; IV 35, 112; X 7; XII 7, XIII 24; XV 14; XVII 3; XX 216; XXI 1, 8, 12; XXX 5.

Ý niệm (trạng thái, hiện tượng...) [Dhamma, Idea]: I 1, 2, 3, 4, 5 (Nhóm A), 7, 9, 11, 13, 15, 17, 36, 46, 48, 86-89, 91, 131-3, 135, 174-7, 216-9, 220, 222, 238, 240, 247-9, 275, 404, 417, 464, 483, 487, 539, 553, 580, 597; II 49; III 184, 203; IV 112; V 7, 54, 66; IX 1; XI 1, 289; XIII 7; XV 2, 7; XVI 4, 43; XVII 4, 50; XIX 3; XXI 1, 8, 12; XXII 23; XXVIII 1; XXIX 4. Đọc thêm dhamma, vật hữu hình... vô ngại giải.

Ý thức [Mano-viññaṇa, Mind consciouness]: I 5 (Nhóm A).

Nhóm A : 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5 bắt đầu bằng Vật thể và chấm dứt ở già và chết. I 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 48, 92, 136, 178, 221, 278, 279, 280, 284, 296, 408, 410, 438, 445, 484, 498, 600; II 2 (bỏ 3 năng lực gây ảnh hưởng siêu thế); III 495, 519, 541, 576; V 45, 46, 47, 93, 94, 95; XI 72-273, 316-5742; XX 5, 7; XXI 2, 3, 18.

Nhóm B : 5 năng lực gây ảnh hưởng, 5 lực, 7 yếu tố tạo thành giác ngộ, 8 thánh đạo; các năng lực gây ảnh hưởng, các lực... sự thực; tĩnh lặng... tiêu dao.

Theo chiều thuận: I 26 (không đủ) 41-42, 134, 418; III 203-211; V 64; XIII 26; XIV 8-19; XVII 5.

Theo chiều nghịch: I 360; IX 5; X 6, 8; XV 6, 11; XXIII 2f.

Nhóm C : đối nghịch với 7 chướng ngại (xuất ly,... đọc I 135), 4 jhanas, 4 Chứng đắc (nhập định) các cõi vô sắc giới, 18 tuệ quán thực tánh chính, 4 đạo lộ (4 quả vị), I 36-40, 86, 135, 264, 265, 452, 480, 485, 506, 509, 512, 518; III 3-168; IV 16, 51, 89, 100; XI 2-8; XIII 26f.; XIX 8f., 19, 20; XX 8f., 18, 25; XXII 26, 31; XXVI 2f.; XXX 2ff.

Nhóm D : Tham, sân, si, ngã mạn, quan điểm sai lạc, dao động, hoài nghi, khuynh hướng ngủ ngầm I 390, 391, 392, 394; cf. III 468.

Nhóm E : Nguồn sanh khởi của hiện hữu, tiếp tục tái diễn hiện hữu, điều kiện để còn sanh tử, tích lũy, kết sanh, cảnh tái sanh tới, sanh sản, tái sanh, sanh, già, bệnh, chết, khổ não, ta thán, tuyệt vọng I 18f., 300, 307*, 327, 332*; XIII 49f.*.

Nhóm F : 10 đề mục thiền, 10 tưởng niệm, 10 loại bất tịnh, 32 hình thái về quán hơi thở I 442, 452; XI 9-71; XIX 19-20.

Nhóm G : Khi vị ấy chú tâm, biết, đã thực chứng điều cần được thực chứng. I 265; III 242, 247, 293, 319, 345, 396; XI 2.

Nhóm H : 4 đạo lộ và các bất toàn bị từng đạo lộ hủy diệt... I 442.

Nhóm I : hăng hái, ... nibbana hiển lộ lên từ bất tử. I 43, 85, 129, 215, 360; III 215; X 8; XVII 5.

Tỷ dụ :

Các hạt giống nimba kosataki và mướp đắng II 12.

Ngọn lửa của cây đèn thắp lên và mầu lửa là một II 50.

Cây có bóng mát II 54.

Hương ở trong đóa hoa II 77.

Đá quý trong hộp II 80.

Lưỡi cưa III 169.

Cái chiêng III 266.

Rương đầy quần áo XIII 44.

Ngọn lửa đèn dầu và ánh sáng XIII 45.

Hố than hồng XIX 25.

Hai bề mặt giống hệt nhau XXI 12.

Cá và rùa trong đại dương XXI 12.

Cỏ lau và vỏ lau XXII 24.

Lưỡi kiếm và vỏ kiếm của nó XXII 24.

Con rắn và da của nó XXII 24.

Cây non chưa sanh trái XXIII 12.

Ví dụ

40 ví dụ ở Luận XXIX đ. 7.