LỜI NÓI ĐẦU

Lời tâm huyết là những lời chỉ thẳng vào chân lý của Phật giáo để giúp cho mọi người dễ hiểu, dễ tiếp thu những tinh ba cốt lõi của Phật giáo.

Lời tâm huyết là những lời chỉ thẳng cách thức tu tập làm chủ tâm và thân như thế nào?

Cho nên những lời tâm huyết này chúng ta phải lưu ý, suy nghĩ kỹ lưỡng trong các pháp hành rồi mới tu tập từng hành động thân khẩu ý. Có tu tập như vậy kết quả làm chủ thân tâm một cách dễ dàng.

Vì vậy khi nghe hướng dẫn cách tu tập thì chúng ta phải chú ý lắng nghe để hiểu rõ cách thức thực hành từng hành động mỗi hành động là mỗi hành động làm chủ tâm, khi làm chủ tâm từ một giờ đến 1o giờ thì kết quả làm chủ tâm đó mới đem áp dụng vào phương pháp làm chủ thân. Khi tu tập đúng cách như vậy thì sự tu tập không còn khó khăn, không còn mệt nhọc. Mỗi hành động tu tập là mỗi hành động  đều làm chủ được thân, tâm

Làm chủ được thân, tâm là làm chủ y được sự sống chết. Làm chủ sự sống chết là  người tu đã chứng đạo.

Cho nên, sự tu chứng đạo của Phật giáo đâu có khó khăn, đâu có mệt nhọc như trên đã nói, chỉ ngay từ phút đầu tiên phải biết cách tu tập làm chủ tâm cho được từng chút một, có nghĩa là ta phải biết dẫn tâm vào chỗ bất động, như chú mục đồng dắt trâu. Mục đồng đi đâu thì trâu đi đó, người trâu như một cùng đi tới đích

Nếu quý vị thấy phương pháp làm mục đồng khó quá thì ta hãy học cách nương ngón tay để thấy mặt trăng. Nương ngón tay để thấy mặt trăng tức là nương hơi thở để thấy tâm bất động của mình.

Hai cách này tu tập các con sẽ không bị ức chế tâm. Khi tu tập không bị ức chế tâm thì các con mới làm chủ được tâm. Do làm chủ được tâm nên tâm bất động, vì thế không còn một vọng niệm khởi nào xen vào. Còn vọng niệm là chưa làm chủ được tâm, nhưng hết vọng phải lưu ý có hai phần:

Một, là do ức chế tâm nên không niệm khởi (vọng tưởng). Ức chế tâm do dùng một pháp môn niệm (niệm Phật, niệm chú…), một hành động (cơ bụng), một hơi thở (thở ra thở vô) v.v…

Hai, là do làm chủ tâm nên không niệm khởi (vọng tưởng). Bằmg pháp dẫn tâm Như Lý Tác Ý

- Làm chủ tâm hết vọng tưởng là tu tập đúng pháp Thiền Xả Tâm của Phật giáo nguyên thủy.

Vì thế khi tu tập cần phải lưu ý tránh những sự tu tập sai. Chúng ta nên nhớ: Mục đích tu tập của đạo Phật là làm chủ thân tâm. Đạt mục đích này là chứng đạo. Chứng đạo là làm chủ thân tâm nên không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả.

Cuối cùng, Thầy chúc cho mọi người tu tập đạt được mục đích này.

Kính ghi

Trưởng lão Thích Thông Lạc.