Lời tâm huyết là những lời chỉ thẳng vào chân lý của Phật giáo để giúp cho mọi người dễ hiểu, dễ tiếp thu những tinh ba cốt lõi của Phật giáo.
Lời tâm huyết là những lời chỉ thẳng cách thức tu tập làm chủ tâm và thân như thế nào?
Cho nên những lời tâm huyết này chúng ta phải lưu ý, suy nghĩ kỹ lưỡng trong các pháp hành rồi mới tu tập từng hành động thân khẩu ý. Có tu tập như vậy kết quả làm chủ thân tâm một cách dễ dàng.
Vì vậy khi nghe hướng dẫn cách tu tập thì chúng ta phải chú ý lắng nghe để hiểu rõ cách thức thực hành từng hành động mỗi hành động là mỗi hành động làm chủ tâm, khi làm chủ tâm từ một giờ đến 1o giờ thì kết quả làm chủ tâm đó mới đem áp dụng vào phương pháp làm chủ thân. Khi tu tập đúng cách như vậy thì sự tu tập không còn khó khăn, không còn mệt nhọc. Mỗi hành động tu tập là mỗi hành động đều làm chủ được thân, tâm
Làm chủ được thân, tâm là làm chủ y được sự sống chết. Làm chủ sự sống chết là người tu đã chứng đạo.
Cho nên, sự tu chứng đạo của Phật giáo đâu có khó khăn, đâu có mệt nhọc như trên đã nói, chỉ ngay từ phút đầu tiên phải biết cách tu tập làm chủ tâm cho được từng chút một, có nghĩa là ta phải biết dẫn tâm vào chỗ bất động, như chú mục đồng dắt trâu. Mục đồng đi đâu thì trâu đi đó, người trâu như một cùng đi tới đích
Nếu quý vị thấy phương pháp làm mục đồng khó quá thì ta hãy học cách nương ngón tay để thấy mặt trăng. Nương ngón tay để thấy mặt trăng tức là nương hơi thở để thấy tâm bất động của mình.
Hai cách này tu tập các con sẽ không bị ức chế tâm. Khi tu tập không bị ức chế tâm thì các con mới làm chủ được tâm. Do làm chủ được tâm nên tâm bất động, vì thế không còn một vọng niệm khởi nào xen vào. Còn vọng niệm là chưa làm chủ được tâm, nhưng hết vọng phải lưu ý có hai phần:
Một, là do ức chế tâm nên không niệm khởi (vọng tưởng). Ức chế tâm do dùng một pháp môn niệm (niệm Phật, niệm chú…), một hành động (cơ bụng), một hơi thở (thở ra thở vô) v.v…
Hai, là do làm chủ tâm nên không niệm khởi (vọng tưởng). Bằmg pháp dẫn tâm Như Lý Tác Ý
- Làm chủ tâm hết vọng tưởng là tu tập đúng pháp Thiền Xả Tâm của Phật giáo nguyên thủy.
Vì thế khi tu tập cần phải lưu ý tránh những sự tu tập sai. Chúng ta nên nhớ: Mục đích tu tập của đạo Phật là làm chủ thân tâm. Đạt mục đích này là chứng đạo. Chứng đạo là làm chủ thân tâm nên không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả.
Cuối cùng, Thầy chúc cho mọi người tu tập đạt được mục đích này.
Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc.
(19 – 1 - 2009)
Hỏi:- Khái niệm “Âm, Dương” của lý thuyết cổ truyền Trung Quốc, hiểu như thế nào cho đúng Phật pháp?
Đáp:Muốn hiểu Phật giáo về lý thuyết “Âm Dương” tức là muốn hiểu “Văn Minh” Ấn Độ theo nền “Văn Minh” Trung Quốc.
Âm Dương chỉ là hai cực của nhân quả. Hai cực này hoạt động theo qui luật nhân quả tạo duyên hợp thành, mới có sinh ra vạn vật nên gọi là vạn vật sinh sôi, nảy nở. Cũng theo quy luật này hoạt động tạo ra duyên tan nên vạn vật phải chịu luật vô thường, biến đổi, tan rã và hoại diệt, nên gọi là vạn vật chết.
Nói lý thuyết âm dương là nói có vẻ văn học, chứ danh từ bình dân thì chỉ gọi là giống cái, giống đực mà thôi. Còn Phật giáo thì gọi là duyên hợp nhân quả tứ đại âm và duyên hợp nhân quả tứ đại dương, chứ bản chất âm dương không có một nguyên tố đơn độc được, mà âm hay dương là một hợp chất.
Ví dụ: Người phụ nữ thuộc về âm nhưng muốn tạo thành thân người phụ nữ thì phải do tứ đại âm hợp lại mà thành. Người nam thuộc về dương nhưng muốn tạo thành thân người nam thì phải do tứ đại dương hợp lại mà thành.
Do âm dương mà có con đường sinh tử luân hồi, vì thế đạo Phật biết rất rõ nên quyết tâm tu tập làm chủ luật âm dương để diệt trừ con đường sinh tử luân hồi.
Người ta gọi khí âm, khí dương nhưng khí cũng là một hợp chất mới thành khí.
“Văn minh” Trung Quốc chỉ biết âm dương mà không biết âm dương là một hợp chất. Do không biết âm dương là một hợp chất, nên nền văn minh Trung Quốc không xác định đúng nghĩa và cũng chẳng biết âm dương từ đâu sinh ra. Các nhà hiền triết Trung Quốc chỉ loanh quanh trong tưởng tri âm dương ngũ hành nên xây dựng một nền văn hóa mang tính chất mê tín, mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, dị đoan, lạc hậu v.v… Còn văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì biết rất rõ âm dương từ nhân quả sinh ra. Bởi nhân quả là một qui luật điều hành tất cả vạn vật trong vũ trụ, cho nên thuyết âm dương cũng nằm trong quy luật của nhân quả mà có.
Am dương theo văn minh Trung Quốc thì xây dựng nền văn hóa mê tín, lạc hậu, hoang đường.
Âm dương theo văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì xây dựng nền văn hóa đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Đấy là hai nền văn minh cũng lấy thuyết âm dương nhưng vì sự hiểu biết khác nhau nên xây dựng hai nền văn hóa cũng khác nhau.
Một bên là nền văn hóa Phật giáo Ấn Độ dạy con người đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh, nên làm lợi ích cho loài người.
Còn một bên là nền văn hóa Khổng, Lão Trung Quốc dạy con người sống trong Tam Cang, Ngũ Thường tạo thành những giai cấp xã hội phong kiến, theo luật âm dương ngũ hành nên trở thành những nếp sống mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v… làm tai hại cho loài người rất lớn. Vì thế Lão, Trang yếm thế, tiêu cực bỏ đời tìm đạo vô vi.
2- Người ta thường nói “Âm Dương đồng nhất lý”, nghĩa là “Trần sao Âm vậy”. Vậy chúng con phải hiểu sao? Khi thầy dạy không có linh hồn.
Đáp:Từ xưa đến nay, loài người truyền nhau sự hiểu biết mù quáng, mê tín, dị đoan, lạc hậu, thiếu thực tế, không khoa học v.v… nên không chứng minh được những hiện tương siêu hình. Vì thế, con người tưởng ra mới xây một thế giới siêu hình mà mọi người gọi là cõi âm.
“Âm dương đồng nhất lý” nhưng âm dương làm sao đồng nhất lý được? Người đàn ông là người đàn ông làm sao là ngươi đàn bà được. Ngược lại người đàn bà là người đàn bà làm sao là đàn ông được. Cho nên nghĩa đồng nhất lý là không đúng. Chỉ có âm dương hợp nhau thì mới sinh ra vật thứ ba, chứ hai cái là một thì không đúng. Đừng hiểu theo tưởng giải của các nhà hiền triết xưa: dương là trần cảnh, còn âm là âm cảnh. Trần cảnh tức là dương cảnh, nó có nghĩa là sự sống của con người ở cõi trần gian, còn âm cảnh là sự sống của linh hồn nơi cõi âm phủ. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm của nền văn minh Trung Quốc. Cho nên chỉ nền văn minh Ấn Độ có Phật giáo mới giải quyết vấn đề tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu này.
Theo Phật giáo thì không có âm cảnh mà chỉ có sự sống của con người ở trần gian. Sự sống của một người ở trần gian, gồm có dương cảnh và âm cảnh. Dương cảnh là ý thứ, còn âm cảnh là tưởng thức. Bởi vậy trong một con người còn sống là phải có đủ âm, dương. Vì thế, đức Phật dạy: “Thân con người sống gồm có năm uẩn hoạt động, nhưng khi con người chết thì năm uẩn hoại diệt không còn sót một uẩn nào cả. Năm uẩn này gồm có: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn”.
Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng sắc uẩn là trần cảnh và tưởng uẩn là âm cảnh, nhưng sắc uẩn và tưởng uẩn là hai uẩn trong thân ngũ uẩn của Phật giáo chứ đâu có hai cảnh: âm cảnh và dương cảnh. Âm cảnh và dương cảnh chỉ là một thân con người. Vì thế khi thân người hoại diệt thì dương cảnh và âm cảnh cũng không còn. Do sự hiểu biết của Phật giáo như vậy nên chỉ có thế giới duyên hợp hữu hình, chứ không bao giờ có thế giới linh hồn siêu hình.
Âm dương của Phật giáo là lộ trình duyên hợp tái sinh luân hồi, cho nên người tu sĩ của Phật giáo là phải vượt ra khỏi con đường này. Tâm người tu hành là phải diệt trừ tâm sắc dục, vì còn tâm sắc dục là còn bị chi phối trong qui luật nhân quả âm dương thì còn tiếp tục tái sinh luân hồi.
Hỏi: Sắc uẩn của Phật giáo có bốn chất cơ bản: đất, nước, gió, lửa mà ở các sách cổ truyền phương Đông nhất là Trung Quốc nói có năm chất cơ bản: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vậy chúng con phải hiểu nó như thế nào?
Đáp: Văn minh Ấn Độ xác định một thân con người của Phật giáo là phải hợp lại đầy đủ bốn chất: đất, nước, gió, lửa. Trong đất gồm có: cỏ, cây, sắt, đá, sỏi, cát v.v… gọi là đất. Trong nước gồm có chất ướt, mềm, trơn, chảy v.v… gọi là nước. Trong gió gồm có các chất: hơi, khí, bay, thổi v.v… gọi là gió. Trong lửa gồm có các chất, ấm, nóng, đốt cháy v.v… gọi là lửa. Trong bốn chất này có đầy đủ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cho nên tứ đại của Phật giáo thuộc nền văn minh Ấn Độ, nó mang đầy đủ bốn chất, không thiếu một chất nào cả.
Còn nền văn minh Đông phương Trung Quốc đưa ra ngũ hành để xác định thân người có năm chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nhưng ngũ hành không đủ để tạo ra thân người vì còn thiếu chất khí (gió). Ngũ hành tuy nói năm chất nhưng kỳ thực chỉ có ba chất: kim, mộc và thổ. Kim, mộc và thổ chỉ là một chất đất. Các nhà hiền triết Đông phương Trung Quốc không hiểu nên đất làm ba chất kim, mộc, thổ. Đó là cái hiểu sai của nền văn minh này. Còn hai chất thủy và hỏa, đó là nước và lửa. Cho nên nền văn minh âm dương ngũ hành của Đông phương Trung Quốc cho thân người có ba chất đất, nước, lửa là thiếu, không đúng, vì trong thân người còn có một chất nữa, đó là gió. Một cái hiểu sai lầm của Văn minh Trung Quốc đã biến nền văn hóa của họ mê tín dị đoan lạc hậu gây tai hại cho loài người rất lớn. Nếu không có nền văn minh Phật giáo Ấn Độ thì ngàn đời người ta không thấy cái sai này.
Nếu đem văn minh Đông phương Trung Quốc so sánh với văn minh Ấn Độ thì văn minh Trung Quốc thiếu thực tế, không cụ thể, không khoa học, vì thế đối với văn minh Ấn Độ nó còn kém xa. Văn minh Đông phương Trung Quốc chỉ là một triết thuyết âm dương ngũ hành để tạo ra những thế giới ảo tưởng, siêu hình như: thiên đàng, địa ngục, linh hồn, chứ không phải là chân lí của loài người. Nó, thực là một nền văn hóa mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v…
Hỏi: Kết hợp cả âm dương và ngũ hành này vào trong cuộc sống con người Việt Nam không phải là ít, nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ suy tư của người phương Đông từ việc nhỏ đến việc lớn nhất: Cúng bái, cầu khấn, chiêm tinh, số tử vi, xem tướng, xem bói, xem ngày xây cất nhà mới, xem ngày dựng vợ gả chồng v.v…và v.v…tức là thuyết âm dương và ngũ hành đã ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực cuộc sống của con người phương Đông.
Đáp:Như chúng ta ai cũng biết: “Một sự văn minh mà không đúng chân lí của con người là một tai hại rất lớn cho loài người, nó không bao giờ mang lại sự bình an và hạnh phúc cho con người mà nó còn đem cho con người hao tốn công sức và tiền của rất lớn trong việc mê tín dị đoan (như xem bói, xem ngày giờ tốt xấu, cúng bái cầu siêu, cần an, cúng sao, giải hạn, trừ linh, trừ thần, làm tuần, làm tự…). Chính những nền văn minh sai lạc này mà cuộc sống của con người thường xảy ra những xung đột và chiến tranh, Vì thế cả một thế giới trên hành tinh không được bình an.
Hỏi:Hằng ngày trước khi ngủ buổi tối con thường lấy tay xoa bụng, bàn tay phải xoa từ phải sang trái; bàn tay trái xoa từ trái sang phải. Và xoa như vậy có được không?
Đáp:Được, nhưng con đừng tập thành thói quen, sau này rất khó bỏ. Thăm và chúc con tu tập xả tâm cho thật tốt.
Kính ghi
Thầy của con
(2 – 2 - 2009)
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
Kính thưa quý Thầy, quý Cô!
Con rất cảm động và cảm ơn chị Thu Phương cùng T. Cao đã hồi âm điều con tha thiếtmong mỏiquý thầy, quý cô cùng nhau tiếp tay góp phần đưa tiếng nói chân chánh của Phật giáo do thầy Thông Lạc biên soạn đến hàng phật tử đang bị lầm đường lạc lối từ hơn 2500 năm nay. Nhưng ngài Thông Lạc vốn chưa biết chuyện thế gian. Vì vậy, những gì Ngài nói hoàn toàn đúng, nhưng đối với thế gian họ dễ hiểu lầm. Cho nên, con kính mong quý thấy cô trực tiếp gặp Ngài xin phép cho chúng ta biên soạn lại đúng kinh sách Ngài giảng để phục vụ đại chúng: Ví dụ:
Hỏi:Chuyện đi sai đường lạc lối Phật giáo từ bao đời, Ngài giảng dạy kinh sách Phật rất đúng, nhưng Ngài dùng ngôn từ bị xốc, bị phản tác dụng như: Nếu không có chùa to Phật lớn, cảnh đẹp thì làm sao có phật tử
Đáp:Chùa to là hình ảnh cung điện của các nhà vua phong kiến. Trong khi đức Phật đã từ bỏ cung vàng điện ngọc mà bây giờ người ta cung kính thờ phụng Ngài nơi cung điện vàng son. Như vậy có đi ngược lại đạo Phật không?
Nếu không có chùa to Phật lớn, cảnh đẹp thì làm sao có phật tử? Như vậy Tu viện Chơn Như đâu có chùa to Phật lớn sao phật tử về đây đông đảo như vậy?
Hỏi:Trong sách Ngài nói: “Ai tin lời Ngài thì Ngài dạy, còn không tin thì thôi”. Câu này thiếu tâm từ bi, không đúng nguyên lý của nhà Phật. Đối với Phật giáo bằng mọi giá phải giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập đúng chánh pháp. Ngoài đời người ta còn dùng mọi cách để khuyến dụ….
Đáp:Nếu bảo rằng nhiệm vụ của các Ngài là bằng mọi giá phải giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập đúng Phật pháp. Vậy hơn 2500 năm, sao đức Phật và các bậc A La Hán không làm bằng mọi giá giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập Phật pháp để cho hiện giờ hàng phật tử hiểu sai và làm không đúng chánh pháp của Phật?
Vậy có phải ai tin Ngài thì Ngài dạy, còn không tin thì thôi. Bởi đạo Phật là đạo tự nguyện, tự giác không ai có quyền bắt buộc và cũng không ai có quyền khuyến dụ… Còn ngoài đời người ta dùng mọi cách để khuyến dụ người khác là mục đích danh lợi.
HỏiTu viện Chơn Như không phải là nơi tu thử. Tu như vậy làm tốn kém của đàn na thí chủ. Nếu muốn tu tập thử thì nên tu tập ở nhà, còn khi quyết định vào tu tập thì tu tập thật sự.
Tu viện Chơn Như đâu phải là nơi để tu thử rồi bỏ ra về dùng những lời thiếu hiểu biết kinh nghiệm tu hành của mình nói xấu tu viện.
Đáp:Những lời dạy trên đây là lời khẳng định: “Tu là làm chủ sinh, già, bệnh, chết”. Bởi vậy, Tu viện Chơn Như không phải là nơi tu thử. Cho nên những ai có ý chí, có quyết tâm với mục đích làm chủ sự sống chết thì đến với tu viện, còn không thì đừng đến tu viện. Vì đến làm bận rộn và làm động những người đang tu tập ở đây. Lời nói này thẳn thắng “Mất lòng trước, được lòng sau” nhưng cả hai đều có lợi ích. Bởi những người không có quyết tâm, thiếu ý chí khi nghe lời nói này như tiếng sét vào tai.
Hỏi:Trên cơ sở, sách đạo đức nhân bản - nhân quả Ngài dạy rất đúng. Nhưng sách dạy lạc đề, nếu quý thầy cô muốn biết con xin dẫn chứng cặn kẽ.
Đáp:Một khi chưa hiểu biết đạo đức nhân bản - nhân quả mà bảo rằng sách lạc đề thì có đúng không? Vì sách đạo đức nhân bản - nhân quả là những tập sách xuất hiện đầu tiên trên trái đất này. Trừ những người có tam minh mới hiểu nhân bản - nhân quả.
Hỏi: Sách đã phổ biến không nên dịch ra Anh ngữ, vì dịch ra Anh ngữ sẽ bị phản ngược. Sau khi đúc kết chúng ta thành lập ban dịch thuật rồi mới phổ biến.
Đáp:Sách được dịch ra ngoại ngữ là tùy duyên, nhưng phải dịch đúng ý nghĩa của tác giả, chứ không được dịch theo ý nghĩ của dịch giả.
Hỏi: Trong hoàn cảnh hiện nay Ngài nên dùng trí tuệ Tam minh tìm và dạy cho được một vài vị A La Hán để làm nền tảng cơ bản cho hậu thế, tin tưởng, mạnh mẽ tiến theo.
Đáp:Đó là trách nhiệm bổn phận của vị đạo sư, nếu chúng sinh đủ duyên với chánh pháp thì quả vị A La Hán tu tập không phải khó khăn. Chỉ vì mọi người đang tu thử, nên không bao giờ vị đạo sư dạy. Đó không phải là lỗi của vị thầy mà lỗi của người tu .
Hỏi:Không có ai giảng nghĩa rõ ràng kinh Phật bằng Ngài. Do đó, Ngài nên giảng nghĩa rõ kinh sách Phật cho hàng phật tử. Đây là việc làm rất cần thiết và giá trị mà chỉ có Ngài làm được.
Thời gian đã 29 năm rồi, Ngài chưa đào tạo được một bậc A La hán để lại niềm tin cho hậu thế. Con e rằng khi Ngài nhập diệt thì hàng phật tử chúng con phải lần mò trong đêm tối mịt mù. Nếu quý thầy cô thông cảm và thương cho lòng thao thức của chúng con. Kính mong quý thầy cùng quý cô hãy nỗ lực tu hành cùng đóng góp vào công trình cứu vớt hàng con Phật đang bơ vơ. Con xin thành kính tri ân.
Thanh Thiện- ĐT: 1408-262-0235
Đáp:Tất cả những gì làm lợi ích cho chúng sinh Thầy đã làm xong, còn tu tập hay không tu tập là quyền quyết định ở người phật tử. Không bao lâu nữa Thầy sẽ vào Niết bàn. Trên tám mươi tuổi rồi còn gì nữa phải không quý phật tử? Khi trách nhiệm và bổn phận của người thầy đã làm xong đối với chúng sinh thì ra đi là đúng lúc. Danh, lợi như nước chảy qua cầu, khen chê còn có nghĩa lý gì, khi thế gian này các pháp đều vô thường.
(13 – 4 - 2009)
TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT
Kính gửi: các con.
Hôm nay Thầy gửi bức tâm thư này về thăm và có đôi lời cùng các con với ước mong rằng các con sáng suốt bình tâm đừng nghe ai nói một điều gì cả, Vì lời nói bên ngoài không đúng sự thật thường gây mâu thuẩn chia rẻ nội bộ.
Tu viện là nơi thanh tịnh để các con tu tập, vì thế mục đích tu hành là giữ gìn tâm bất động, không phóng dật. Khi tâm động phóng dật khiến tâm bất an nên các con không thể tu hành được.
Thường các con bị phân tâm là hay nghe nói bên nây bên kia, bên này của cô Út bên kia của cô Trang. Bên này hay bên kia đều là của tu viện cả bên nào Thầy cũng có trọng trách dạy dỗ và hướng dẫn các con tu tập đi tới nơi tới chốn. Nhưng có một điều mà các con nên nhớ: Đó là giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự để tìm thấy sự giải thoát, dù ai nói ngã nói nghiêng các con cũng giữ tâm bất động. Bởi vì các pháp xung quanh các con luôn luôn động, động như biển, nhưng biển cũng có lúc yên lặng bất động, Động hay bất động không quan trọng mà quan trọng ở tâm các con ạ! Cho nên khi nghe ai nói một điều gì dù thuận tai hay nghịch tai các con đều tác ý xả sạch để niệm ấy không tác động vào thân tâm và nhờ vậy thân tâm bất động. Thân tâm bất động là giải thoát các con ạ!
Biết giữ gìn thân tâm bất động thì dù ai có chữi mắng, nói xấu, vu khống, nói oan ức hay nói lời mạt sát mạ nhục thậm tệ các con nghe tất cả nhưng phải biết sống trong tinh thần thản nhiên bất động. Đó là một sự giải thoát mà đức Phật thường dạy: PHIỀN NÃO tức BỒ ĐỀ.
Trên đời này trong mọi cuộc sống đều do nhân quả chi phối, Cho nên biết nhân quả chi phối sao các con lại bị động, lại chạy theo nhân quả để tâm mình đau khổ, nhân quả thì có vay phải có trả. Có vay có trả thì phải vui vẻ mà chấp nhận. Chấp nhận nhân quả trong tinh thần cởi mở thanh thản, an lạc và vô sự.
Đừng nên nghe theo ác pháp mà tâm bị động, hãy buông xuống, buông xuống cho tâm thật sạch, không còn một chút xíu ác pháp nào cả. Hãy bền lòng trì chí lo giữ gìn tâm bất động thì dù các con có ở xa Thầy hay ở gần cũng đều là giải thoát chứ không phải ở gần Thầy mà giải thoát, ở xa Thầy là không giải thoát. Giải thoát hay không giải thoát là ở chỗ thân tâm bất động không phóng dật của các con ạ!
Ở chỗ động nhiều mới biết tâm mình bất động. Đó là giải thoát, còn ở chỗ bất động chưa chắc các con đã biết tâm mình bất động, cho nên tu tập mà tránh né chỗ động là yếu ớt, là không gan dạ, là không ý chí , là hèn nhát các con ạ!
Các con cứ trì chí tu tập giữ tâm bất động là lúc nào Thầy cũng ở gần bên các con. Các con có biết không? Tâm Thầy bất động sẽ tương ưng với tâm bất động của các con là Thầy trò cùng ở chung nhau trên một điểm giải thoát. Phải không hỡi các con?
Con đường tu tập theo Phật giáo là chỗ tâm bất động chứ đừng nghe ai nói điều chi mà cứ chạy Đông chạy Tây cuối cùng con đường tu tập của các con còn xa biệt mù. Hãy trì chí ở yên một chỗ mà xả tâm cho thật sạch. Nhờ có pháp thân hành niệm diệt sạch các ác pháp nên để lại cho tâm các con một chỗ bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Hãy tu tập pháp môn thân hành niệm các con ạ! Đừng rời xa tu viện, vì tu viện là môi trường tu tập, là điểm đến của những ai có quyết tâm tu tập đắc đạo.
Cuối cùng thầy gửi lời thăm và chúc các con tu tập thành công mỹ mãn.
Kính ghi
Thầy của các con
(14 – 4 - 2009)
BUÔNG XUỐNG ĐI
Kính gửi: các con!
Tất cả những gì Thầy đã dạy các con tu tập, từ bắt đầu đến chứng đạo đều đã dạy xong. Người cư sĩ phải tu pháp môn nào và người tu sĩ phải tu tập pháp môn nào, đâu đó rõ ràng. Pháp môn nào dạy tu tập phá hôn trầm, thùy miên, vô ký, loạn tưởng, ngoan không; pháp môn nào dạy diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp; pháp môn nào dạy tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự; pháp môn nào dạy chứng nhập Tứ Thánh Định… Thầy đã dạy rất rõ ràng, chỉ còn các con tu tập là giải thoát ngay liền. Trách nhiệm của Thầy đã dạy xong còn lại những gì là phần của các con, tu tập được hay không là do các con. Hãy tự lực tu tập không thể Thầy mãi dìu dắt các con như dìu đắt một em bé mới biết đi sao!
Các pháp là nhân quả đều vô thường, không có pháp nào là các con, là của các con, là bản ngã của các con cả. Vậy các con nên nhớ:
“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Chứ giữ làm chi có ích gì.
Thở ra chẳng lại còn chi nữa.
Các pháp vô thường buông xuống đi!”
Nếu các con biết sắp xếp mọi việc trong gia đình, ngoài xã hội đều được an bài thì con đường tu tập chứng đạo ở tại đó, còn nếu không biết thì các con có tu tập ngàn đời cũng chẳng đi đến đâu cả, rồi tiếp tục tái sinh luân hồi mãi mãi muôn kiếp khổ đau.
Muốn tu giải thoát mà đời không muốn bỏ thì làm sao giải thoát được hỡi các con? Đầu cạo, mặc chiếc áo tu sĩ mà tâm đời không bỏ thì cạo đầu mặc áo tu sĩ làm gì,. Càng hình thức tu sĩ mà lòng dục không ly, ác pháp không lìa thì càng thêm tội lỗi, có ích lợi gì mà mặc chiếc áo tu sĩ hỡi các con? Hay các con mặc chiếc áo tu sĩ để lừa đảo người, để được người kính trọng cúng dàng tiền, thực phẩm v.v…
Thầy ẩn cư, sống để tâm thanh thản, an lạc, vô sự cho đến phút ra đi vào Niết bàn. Còn bây giờ Thầy gặp các con có ích lợi gì, cứ lập đi lập lại mãi những gì Thầy đã viết, Thầy không an, các con cũng không an. Phải không các con?
Nếu các con giữ được tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự là các con đang ở bên Thầy, gặp Thầy mãi mãi. Còn các con gặp mỗi chút ác pháp hay thiện pháp là tâm các con bị động, là các con đang ở xa Thầy vô tận.
Biết pháp tu tập giải thoát mà không cứu mình là không gan dạ, để trôi lăn trong lục đạo là hèn nhát. Phải vươn lên và bền chí vượt bao khó khăn cứu mình trong lửa đỏ sinh tử, đời chẳng có gì mà tiếc các con ạ!
Thân thương chào các con hẹn gặp các con trong tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự.
Thầy của các con.
(18 – 4 – 2009)
MÓN ĂN GIẢI THOÁT
Kính gửi: Các con!
Các con hãy đọc kỹ lại bài này mà Thầy đã cho ghi vào bia đá trong Tu viện Chơn Như với tựa đề: “Món ăn giải thoát”. Món ăn giải thoát là một bài pháp thực hành rất cụ thể và căn bản nhất trong những lời đức Phật dạy từ xưa đến nay. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ nhất của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho minh giả thoát (Tam Minh)? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy”.
Đọc qua lời dạy này chúng ta thấy rõ con đường giải thoát của Phật giáo bắt đầu đức Phật chỉ thẳng cho chúng ta biết thành quả giải thoát cao nhất của Phật giáo là tam minh. Vậy muốn có tam minh thì phải tu tập như thế nào phải có bảy năng lực giác chi. Trong đoạn kinh này đức Phật xem bảy năng lực giác chi là món ăn của tam minh. Cho nên muốn có tam minh thì phải tu tập có bảy năng lực giác chi. Đó là những kết quả pháp hành tối thượng của đạo Phật để làm chủ sinh, già, bệnh, chết.
Muốn đạt được tam minh và bảy năng lực giác chi thì phải tu tập pháp môn nào? Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ hai của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho (Năng Lực) Bảy Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy”.Như vậy muốn có bảy năng lực giác chi thì phải tu tập pháp môn tứ niệm xứ, chứ không phải tu tập bảy giác chi. Tất cả các nhà học giả xưa và nay đều hiểu lầm chỗ này, họ hiểu bảy giác chi là bảy pháp tu tập, không ngờ tu tập pháp môn tứ niệm xứ thì bảy giác chi lần lượt xuất hiện từng giác chi. Giác chi này xuất hiện xong thì giác chi kia xuất hiện, cứ trên trạng thái tứ niệm xứ tu tập kéo dài bảy ngày đêm thì BẢY GIÁC CHI xuất hiện đầy đủ. Khi bảy giác chi xuất hiện đầy đủ thì liền có tứ thần túc. Tứ thần túc gồm có;
1- Tinh Tấn Như Ý Túc
2- Dục Như Ý Túc.
3- Dục Như Ý Túc.
4- Tuệ Như Ý Túc.
Trong Tuệ như ý túc có đầy đủ tam minh. Tam minh gồm có:
1- Túc Mạng Minh
2- Thiên Nhãn Minh
3- Lậu Tận Minh.
Như vậy muốn có bảy giác chi, tứ thần túc, tam minh thì chỉ cần tu tập pháp môn tứ niệm xứ. Vậy trước khi tu tập pháp môn tứ niệm xứ chúng ta phải tu tập pháp môn gì?
Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ ba của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy”. Vậy ba thiện hành là gì?
Ba thiện hành là pháp môn tứ chánh cần. Muốn đạt được trạng thái tứ niệm xứ thì phải tu tập pháp môn tứ chánh cần tức là hằng ngày tu tập không lúc nào ngơi nghỉ. Đi, đứng, nằm, ngồi đều tu tập được cả luôn luôn dùng ý thức tri kiến ngăn và diệt các ác pháp bên ngoài lẫn bên trong của từng tâm niệm. Tất cả ác pháp này đều phải diệt sạch chỉ còn giữ gìn và bảo vệ một pháp duy nhất, đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Trong sự tu tập ngăn ác diệt ác pháp thì sáu căn phải được chế ngự như lời dạy thứ tư của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các Căn Được Chế Ngự, cần phải trả lời như vậy”.
Muốn chế ngự các căn thì phải sáng suốt nhận xét sáu trần xem coi tâm dính mắc vào trần nào, nếu tâm dính mắc vào trần nào thì phải ngăn và diệt trần đó không cho dính mắc, đó là cách thức chế ngự các căn. Như vậy chế ngự các căn là phải chánh niệm tỉnh giác. Đúng như lời dạy thứ năm của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Các Căn Được Chế Ngự? Chánh Niệm Tỉnh Giác, cần phải trả lời như vậy”.
Khi tâm lúc nào cũng ở trong chánh niệm tỉnh giác thì tâm rất sáng suốt. Tâm sáng suốt thì không một trần cảnh hay một ác pháp nào muốn xăm chiếm vào tâm đều bị ý thức ngăn và diệt sạch ra khỏi tâm khiến tâm luôn luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Muốn ngăn và diệt được ác pháp như vậy thì ý thức luôn luôn phải chánh niệm tỉnh thức, nhờ có chánh niệm tỉnh thức mới biết dùng pháp như lý tác ý. Có tu tập như vậy mới thấy lời dạy thứ sáu của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? Như Lý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy”.
Đúng như vậy, những pháp hành này là những pháp bảo vệ và giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự dễ dàng nhất mà không có một pháp nào hơn được. Đây là pháp môn rốt ráo nhất của Phật giáo để cứu người ra biển khổ. Cho nên các con hãy nhớ mà tu tập, xem pháp môn này như món ăn hằng ngày để nuôi sinh mạng của các con. Bởi vậy bài pháp thức ăn của Phật dạy là một bài pháp tuyệt vời. Cuộc đời đi tu mà gặp pháp môn này như người đói mà gặp cơm và thực phẩm thì làm sao còn đói được nữa; như người nghèo gặp vàng bạc của báu thì làm sao còn nghèo nữa.
Trải qua sáu pháp tu học giúp chúng ta thấy Phật pháp rất thực tế và cụ thể trong các pháp hành. Tu đâu liền có kết quả ngay liền, bởi vì Phật pháp là pháp môn tu tập làm chủ thân tâm nên tu tập là có thấy kết quả làm chủ ngay liền.
Muốn siêng năng tinh tấn tu tập mà không biếng trễ thì chúng ta hãy lắng nghe lời dạy thứ bảy của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Như Lý Tác Ý? Lòng Tin, cần phải trả lời như vậy”.
Lời dạy thứ bảy của đức Phật là lòng tin. Lòng tin do từ đâu mà có?
Chúng ta đã nghe sáu pháp môn thực hành trên đây của Phật giáo, mỗi pháp môn đều chỉ thẳng sự tu tập làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng, khiến cho người nào tu tập cũng đều có sự làm chủ thân tâm, mang đến sự giải thoát rõ ràng, nếu chúng ta không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì ngay đó là có sự làm chủ giải thoát. Chỉ cần nghe chứ chưa tu tập mà chúng ta đã có lòng tin sâu sắc, lòng tin không thể còn ai lay chuyển được.
Nhờ có những pháp tu hành làm chủ thân tâm thực tế như vậy nên làm sao người ta không tin. Những pháp ấy đức Phật gọi là vi diệu pháp. Vậy chúng ta hãy lắng tai nghe lời dạy thứ tám của đức Phật: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho lòng tin? Nghe Diệu Pháp (chân pháp của Phật), cần phải trả lời như vậy”.
Vi diệu pháp không phải là pháp môn cao siêu vĩ đại có thần thông, phép lực cao cường, hô phong, hoán vũ, tàng hình, biến hóa v.v… Vi diệu pháp của Phật rất bình thường như ăn cơm uống nước dễ dàng như vậy, chứ không phải như đọc thần chu, luyện bùa như Mật Tông; chứ không như niệm Phật nhất tâm cầu vãng sinh Cực Lạc Tây Phương như Tịnh Độ Tông rất khó khăn; chứ không như ngồi thiền nhập định như Thiền Tông chân đau như buốt, gối mỏi, lưng thụng, đầu luc lắc như lên đồng nhập cốt v.v…
Vi diệu pháp của Phật chỉ là những đức hạnh sống hằng ngày không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả các loài chúng sinh. Bởi vậy vi diệu pháp của Phật chỉ là pháp ngăn ác diệt ác pháp hằng ngày trong tâm niệm của mình. Hầu hết mọi người tu hành chưa chứng đạo khi nghe nói đến vi diệu pháp thì liền nghĩ tưởng đó là pháp cao siêu vượt ngoài sự hiểu biết của con người.
Người ta cho rằng vi diệu pháp còn có một cái tên là pháp môn bất tư nghì có nghĩa là pháp môn không thể nghĩ bàn. Thật là con người quá giàu lòng tưởng tượng.
Ngày xưa đức Phật bảo: “Phật pháp không ngoài thế gian pháp”. Như vậy chúng ta không nên nghe những người tu chưa chứng mà hãy tìm những người đã tu chứng làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì họ sẽ chỉ dạy những pháp mà họ đã tu chứng đạo như lời dạy thứ chín của đức Phật:“Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Nghe Diệu Pháp? Thân Cận Với Bậc Chân Nhân (Bậc tu chứng đạo), cần phải trả lời như vậy”.Đúng vậy chỉ có những người tu chứng mới đủ khả năng dạy chúng ta tu chứng. Còn ngoài ra thì chúng ta đừng tin ai cả. Khi tu chưa chứng họ chẳng có kinh nghiệm tu hành nên dạy chúng ta tu hành không kết quả làm chủ thân tâm.
(19 – 4 – 2009)
CHỈ THẲNG PHÁP MÔN TU TẬP
Những lời dạy trên đây của đức Phật, chúng ta nhận thấy có chín pháp tu tập gồm có:
1- THÂN CẬN THIỆN HỮU TRI THỨC
Người mới bắt đầu vào đạo phải tu pháp môn nào trước? Như đức Phật dạy: Mới bắt đầu tu tập là phải thân cận thiện hữu tri thức. Thân cận thiện hữu tri thức là thân cận bậc tu đã chứng đạo, có nghĩa là phải sống ở gần bên người chứng đạo để được thưa hỏi những điều mình chưa hiểu biết. Như vậy pháp thứ nhất là pháp “thân cận thiện hữu tri thức”
Khi sống được thân cận với bậc tu chứng đạo thì phải thưa hỏi chân lý giải thoát. Vậy chân lý giải thoát là cái gì?
2- NGHE VI DIỆU PHÁP.
Như lời đức Phật đã dạy: nghe vi diệu pháp. Vậy nghe vi diệu pháp là nghe pháp gì?
Nghe vi diệu pháp của đức Phật là nghe dạy bốn chân lý: Khổ, tập, diệt, đạo. Khổ, tập, diệt, đạo nghĩa là gì?
- Khổ là nói về đời sống con người không ai là không khổ. Cho nên khi hiểu được đời là khổ thì ai cũng muốn đi tu cả.
- Tập là nguyên nhân sinh ra mọi thứ đau khổ tức là lòng tham muốn. Khi hiểu được lòng tham muốn là nguyên nhân sinh ra đau khổ thì ai cũng muốn tu tập để diệt trừ lòng ham muốn.
- Diệt là một trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Khi hiểu biết và nhận ra tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là chân lý giải thoát của Phật giáo thì ai cũng muốn gìn giữ và bảo vệ nó để sống cho được với trạng thái này.
- ĐẠO là tám lớp học để thực hiện những phương pháp tu tập giữ gìn và bảo vệ tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Khi nhận ra tám lớp học và những pháp tu tập để bảo vệ và giữ gìn tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự thì ai cũng muốn tu tập để được giải thoát.
3- LÒNG TIN
Khi nghe và nhận hiểu bốn chân lý này là sự thật của kiếp người thì còn ai mà không tin đạo Phật.
Khi chúng ta có lòng tin thì pháp đầu tiên chúng ta tu tập là pháp như lý tác ý.
4- NHƯ LÝ TÁC Ý
Pháp như lý tác ý như thế nào?
Pháp như lý có nghĩa là như lý của sự giải thoát. Vậy như lý của sự giải thoát như thế nào?
Như lý của sự giải thoát là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Đó là chân lý thứ ba của pháp môn “TỨ DIỆU ĐẾ”
Khi chúng ta thường xuyên tu tập pháp như lý tác ý thì tâm chúng ta ở trong trạng thái chánh niệm tĩnh giác.
5- CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC
Pháp chánh niệm tĩnh giác nghĩa là gì?
Chánh niệm nghĩa là niệm đúng theo như lời đức Phật dạy, còn niệm không đúng lời Phật dạy là tà niệm. Vậy niệm đúng lời Phật dạy là niệm gì?
Niệm tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự (niệm chân lý thứ ba), đó là chánh niệm. Chánh niệm tức là tứ niệm xứ – tứ niệm xứ là chỉ cho một trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.
Tỉnh giác nghĩa là gì?
Tỉnh giác có nghĩa là im lặng và sáng suốt.
Nghĩa chung của bốn từ này chánh niệm tỉnh giác là “luôn luôn im lặng sáng suốt tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”
Khi tâm luôn luôn im lặng sáng suốt trên tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự thì các căn không tiếp xúc các trần. Các căn không tiếp xúc các trần nên gọi là chế ngự các căn.
6- CHẾ NGỰ CÁC CĂN
Pháp chế ngự các căn nghĩa là gì?
Pháp độc cư, độc bộ, độc hành. Nhờ pháp độc cư, độc bộ, độc hành mới chế ngự các căn và làm cho các căn không còn phóng dật chạy theo các trần. Do đó thân hành, khẩu hành và ý hành đều được thanh tịnh tức là thân hành, khẩu hành và ý hành không còn làm điều ác nên gọi là ba thiện hạnh.
7- BA THIÊN HẠNH
Pháp ba thiện hạnh nghĩa là gì?
Pháp ba thiện hạnh là pháp tứ chánh cần, người sống với ba thiện hạnh là người đang ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng thiện pháp.
Ba thiện hạnh tức là ba hành động thân, khẩu, ý thanh tịnh. Ba hành động thân, khẩu, ý thanh tịnh là toàn thân thanh tịnh. Toàn thân thanh tịnh tức là bốn chỗ thanh tịnh. Bốn chỗ là thân, thọ, tâm, pháp thanh tịnh. Thân, thọ, tâm, pháp là tứ niệm xứ. Tứ Niệm Xứ thanh tịnh là thân tâm thanh tịnh.
8- TỨ NIỆM XỨ
LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰtức là tâm đang ở trên TỨ NIỆM XỨ. Tâm ở trên trạng thái TỨ NIỆM XỨ này lần lượt xuất hiện đủ BẢY NĂNG LỰC GIÁC CHI.
9- BẢY NĂNG LỰC GIÁC CHI
Khi tâm tinh tấn siêng năng LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰthì TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện, khi TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện thì NIỆM GIÁC CHI xuất hiện, khi NIỆM GIÁC CHI xuất hiện thì ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện; ĐỊNH GIÁC CHI xuất hiện thì KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện; KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện thì HỶ GIÁC CHI xuất hiện; HỶ GIÁC CHI xuất hiện thì XẢ GIÁC CHI xuất hiện; XẢ GIÁC CHI xuất hiện thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện.
Khi BẢY NĂNG GIÁC CHI xuất hiện đầy đủ thì thân tâm chúng ta có TỨ THẦN TÚC. TỨ THẦN TÚC gồm có:
1- TINH TẤN NHƯ Ý TÚC (Tứ Niệm Xứ)
2- DỤC NHƯ Ý TÚC (Lục Thông)
3- ĐỊNH NHƯ Ý TÚC (Tứ Thánh Định)
4- TUỆ NHƯ Ý TÚC (Trí tuệ Tam Minh)
Tu tập đến đây là chúng ta đã CHỨNG ĐẠO, không còn tu tập một pháp nào nữa cả. Vì thân tâm chúng ta có đủ nội lực làm chủ sự sống chết, chấm dứt tái sinh, tự tại trong sinh tử, không còn bị nhân quả chi phối, điều hành nữa.
(20 – 4 – 2009)
TRẢ LỜI 10 CÂU HỎI SAU ĐÂY:
Sau khi học xong các pháp trên đây các con nên xét lại sự tu tập của các con và trả lời 10 câu hỏi sau đây:
1- Trong CHÍN PHÁP tu tập trên đây các con đang tu tập pháp môn nào?
2- Trong chín pháp trên đây pháp môn THÂN HÀNH NIỆM là pháp môn thứ mấy?
3- Trong chín pháp trên đây pháp môn ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ là pháp môn thứ mấy?
4- Tâm các con đang ở PHÁP MÔN TU TẬP thứ mấy?
5- Người mới bắt đầu tu tập LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ,đólà pháp môn gì?
6- Thân tâm lúc nào cũng LUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ.Vậy thân tâm đang ở trênpháp môn gì?
7- CHẾ NGỰ CÁC CĂN là pháp môn gì?
8- VI DIỆU PHÁP là pháp môn gì?
9- NHƯ LÝ TÁC Ý là pháp môn gì?
10- CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC là pháp môn gì?
Nếu tâm còn hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không thì nên tu tập pháp môn THÂN HÀNH NIỆM; nếu tâm còn vọng tưởng thì nên tu tập pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý.
Pháp mônTHÂN HÀNH NIỆMlà pháp thứ năm.
Pháp mônĐỊNH NIỆM HƠI THỞlà pháp thứ năm.
Còn vọng tưởng thì tu tập pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý; hết vọng tưởng thì tu tập TỨ NIỆM XƯ.
Còn hôn trầm thì tu tập pháp môn THÂN HÀNH NIỆM; hết hôn trầm thì tu tập TỨ NIỆM XỨ.
Bắt đầu tu tậpLUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là pháp mônNHƯ LÝ TÁC Ý
Thân tâmLUÔN LUÔN IM LẶNG SÁNG SUỐT TRÊN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là pháp mônTỨ NIỆM XỨ
CHẾ NGỰ CÁC CĂNlà pháp mônĐỘC CƯ
VI DIỆU PHÁPlà pháp mônTỨ DIỆU ĐẾ
NHƯ LÝ TÁC Ýlà pháp mônDẪN TÂM VÀO ĐẠO
CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁClà pháp mônTHÂN HÀNH NIỆM và TỨ NIỆM XỨ.
(20– 4 – 2009)
TU TẬP MẤT CĂN BẢN
Kính gửi: Các con thân thương!
Vì muốn các con tu tập từ thấp đến cao để có một cơ bản vững chắc, nên Thầy phải kiểm tra trắc nghiệm sự tu tập của các con. Sau khi dùng 10 câu hỏi để trắc nghiệm thì Thầy nhận xét sự tu tập của các con đã mất căn bản và nhất là các con tự kiến giải ra phương cách tu tập thay vì làm chủ thân tâm nó lại trở thành phương pháp ức chế tâm.
Thứ nhất: Các con nghĩ sai mục đích nên nghĩ ra cách thức tu tập làm cho ý thức không hoạt động. Do ý thức bị ức chế không hoạt động nên các loại tưởng xuất hiện dẫn dắt các con vào con đường thiền tưởng của ngoại đạo và thiền Bà La Môn.
Thứ hai: Các con nghĩ đúng mục đích, vì mục đích tu tập của đạo Phật là làm chủ thân tâm. Do muốn làm chủ thân tâm thì ngay từ lúc mới bắt đầu tu tập thì phải tu tập làm chủ từng chút một hành động của thân tâm. Có tu tập như vậy mớicó kết quả. Bốn oai nghi: đi, đứng, nằm hay ngồi đều phải tu tập làm chủ tâm, có nghĩa là khi tu tập tâm phải bất động hoàn toàn. Làm chủ tâm mà cứ để tâm có vọng tưởng xen ra, xen vào mãi thì làm sao làm chủ tâm.
Các Tổ ngày xưa do tu tập sai pháp không biết pháp dẫn tâm nên mới sản xuất ra pháp tu mà nay đã trở thành kinh sách ngoại đạo và sách thiền Bà La Môn, những kinh sách này toàn là tu tập ức chế tâm. Tuy nói rằng giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, nhưng cả rừng kinh sách ngoại đạo, kinh sách ngoại đạo gồm có tam tạng kinh điển. Một rừng kinh sách
Từ đó con đường tu tập giải thoát làm chủ sinh, già, bệnh, chết của đức Phật đã mất dấu, đã bị phủ lấp một lớp giáo lý của ngoại đạo. Như vậy quá rõ ràng hơn hai ngàn mấy trăm năm không đủ nói lên con đường chánh pháp của Phật đã bị các Tổ ngoại đạo diệt mất sao?
Đó là một sự thật hiển nhiên mà không còn ai dám phủ nhận nói rằng trên đây là những lời chúng tôi nói sai.
Nhận biết pháp nào sai pháp nào đúng, vậy ngay từ bây giờ các con hãy ngồi bán già hay kiết già lưng thẳng nhìn về phía trước, cách chỗ ngồi 1, 50 m, hai bàn tay để trên lòng bàn chân theo kiểu nắm chéo nhau để Thầy xem có đúng hay sai. Đúng thì tiếp tục tập cách nhiếp tâm, còn sai thì hãy ngồi sửa lại cho đúng phương pháp ngồi.
Khi ngồi thân được yên lặng, bất động thì mới bắt đầu quan sát tâm, thấy tâm thật sự im lặng rồi tác ý mạnh mẽ trong đầu câu: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ”. Tác ý như vậy xong liền nhìn vào thân tâm đang im lặng và kéo dài trạng thái này chỉ khoảng 30 giây thì lại tác ý câu trên lần thứ hai: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ”. Tác ý xong thì cứ để tự nhiên im lặng 30 giây rồi tác ý câu trên một lần nữa. Cứ tu tập như vậy trong 30 phút rồi xả nghỉ. Xả nghỉ 30 phút rồi lại tu tập. Tu tập như vậy theo thời khóa đã định.
Ví dụ: Thời khóa tu tập một ngày đêm có bốn thời, mỗi thời tu có ba giờ mà mỗi giờ tu chỉ có 30 phút tu tập và 30 phút xả nghỉ, cứ theo thời khóa tu tập này mà giờ tu ra giờ tu, giờ nghỉ ra giờ nghỉ. Không được tu tập phi thời cũng như xả nghỉ phi thời.
Tu trong một ngày đêm rồi trình lại cho Thầy xem có nhiếp tâm bằng câu tác ý được hay không. Trong khi tu tập phải nhiệt tâm tinh cần hết sức thì kết quả mới thấy rõ ràng. Nếu thiếu nhiệt tâm mà tu hành thì cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi.
Tất cả những pháp gì từ lâu các con đã tu tập, đó là cách thức làm quen nhiếp tâm, làm quen xả bỏ hôn trầm, thùy miên v.v… chứ chưa phải pháp tu tập đi vào rốt ráo. Bây giờ là pháp rốt ráo và rất cơ bản hãy tu tập phương pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO.
Chúc các con tu tập thành tựu tốt đẹp.
Kính ghi
Thầy của các con
(21– 4 – 2009)
LÀM CHỦ TÂM
Kính gửi: các con thân thương! Sau khi trắc nghiệm 10 câu hỏi, Thầy nhận ra sự tu tập của các con còn yếu lắm, chưa biết xử dụng pháp để làm chủ được tâm. Vậy bây giờ các con hãy ngồi bán già, hay kiết già lưng thẳng nhìn về phía trước, cách chỗ ngồi 1, 50 m, hai bàn tay để trên lòng bàn chân theo kiểu nắm chéo nhau.
Bắt đầu giữ gìn thân tâm im lặng một phút rồi tác ý: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ” tác ý xong liền giữ gìn thân tâm im lặng chỉ khoảng 30 giây thì lại tác ý câu trên: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ”.
Các con nên nhớ khi tác ý xong thì tỉnh giác giữ gìn tâm im lặng 30 giây rồi mới tác ý câu trên nữa. Cứ tu tập như vậy trong 30 phút rồi xả nghỉ. Xả nghỉ 30 phút rồi lại tu tập. Tu tập như vậy theo thời khóa đã định. Giờ tu ra giờ tu, giờ nghỉ ra giờ nghỉ. Không được tu tập phi thời hay nghỉ ngơi phi thời.
Tu trong một ngày đêm rồi trình lại cho Thầy xem có nhiếp tâm bằng câu tác ý được hay không? Trong khi tu tập phải nhiệt tâm tinh cần hết sức thì kết quả mới thấy rõ ràng. Nếu thiếu nhiệt tâm mà tu hành thì cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi.
Tất cả những pháp gì từ lâu các con tu tập hay bỏ xuống hết, chỉ còn dùng một pháp duy nhất PHÁP DẪN TÂM VÀO ĐẠO. Hãy tu tập trở lại cho có căn bản đừng xem thường pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO thì sẽ phí bỏ một đời tu tập.
Tuy bỏ hết các pháp không tu tập nhưng phải biết rõ tâm mình còn hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không thì phải xử dụng pháp môn THÂN HÀNH NIỆM. Khi thân có bệnh thì phải ôm pháp ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ để đẩy lui bệnh khổ.
Chúc các con tu tập thành tựu tốt đẹp.
Kính ghi
Thầy của các con
(22 – 4 – 2009)
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA TU SINH
THANH ĐỊNH
Cứ nương pháp dẫn tâm vào đạo thì sẽ thấy tâm bất động. Bởi ĐẠO là chỗ tâm im lặng bất động. Đừng nghĩ tưởng điều gì khác, đừng dẫn hơi thở mà cứ để tự nhiên trong sự im lặng của tâm bất động là đúng.
Con nên nhớ kỹ chỗ dẫn tâm vào đạo rất dễ tu tập với phương pháp này không bị ức chế tâm.
NGUYÊN TRUNG
Cứ theo pháp dẫn tâm vào đạo mà nhiếp tâm thì tâm con sẽ bất động, chính tâm bất động là ĐẠO, nếu 30 giây tác ý một lần mà còn niệm khởi thì con hãy lui lại 15 giây tác ý một lần (15 giây chỉ có 5 hơi thở).
Tu tập thời gian ngắn lại thì không còn vọng tưởng và hôn trầm, đó là tu tập có căn bản .
Ở đây không ức chế ý thức mà chỉ có dẫn tâm vào chỗ bất động, con hiểu chưa? Tức là để tâm tự nhiên trong hơi thở chứ không tập trung trong hơi thở.
MINH PHƯỚC
1- Còn niệm xen vào là tu tập không nhiệt tâm.
2- Khi tác ý xong nhận thấy hơi thở ra vô là đúng, nhưng đừng vì quá chú ý hơi thở nên bị tức ngực đó là tu sai pháp.
Phải nhiệt tâm trong pháp dẫn tâm vào đạo là sẽ hàng phục được vọng tưởng và hôn trầm. Chỗ này phải rất khéo thiện xảo chỉ nương hơi thở mà thấy tâm bất động nó cũng giống như người nương ngón tay mà thấy mặt trăng.
Khi tác ý tâm bất động xong thì con cảm nhận hơi thở ra vô nhưng không tập trung tâm trong hơi thở mà chỉ biết hơi thở nhẹ nhàng ra vô. Chỗ tập trung tâm để nhìn là chỗ BẤT ĐỘNG IM LẶNG
GIA QUANG
Con tu tập tốt nhưng phải nhiệt tâm hơn thì vọng tưởng hôn trầm mới sạch.
Không vọng tưởng hôn trầm, cảm thọ là tu đúng pháp, nhưng phải tu trên pháp dẫn tâm vào đạo. Tu trên pháp dẫn tâm vào đạo thì không nên ngồi nhiều, tùy theo sức mà ngồi, không được ngồi để có cảm thọ là tu sai pháp dẫn tâm vào đạo.
THIỆN HOA
Lấy pháp dẫn tâm vào chỗ bất động, chứ không phải dùng pháp dẫn tâm ức chế. Cho nên con tu tập phải nhớ kỹ điều này, phải dùng pháp dẫn tâm mà không niệm vọng và hôn trầm là tu đúng pháp, là hiểu pháp không sai .
THIỆN TÂM
Tu ít nhưng chất lượng nhiếp tâm phải đạt, không được tu lơ mơ phải nhiệt tâm theo pháp dẫn tâm vào đạo. Nếu tu tập lấy có thì chỉ uổng cho một đời tu hành chẳng có kết quả giải thoát gì.
CHƠN THÀNH
Phải tu tập cho có chất lượng tức là tu tập không còn vọng tưởng, không hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không suốt thời gian tu tập phải chủ động bằng pháp dẫn tâm vào đạo là tu đúng pháp .
GIA HẠNH
Con phải nhiệt tâm hơn để dẫn tâm vào đạo cho có chất lượng cao tức là không còn một vọng tưởng nào xen vào. Đó là căn bản trong sự tu tập làm chủ thân tâm.
GIÁC THỨC
Con tu tập như vậy rất tốt, nhưng phải nhiệt tâm hơn trong pháp dẫn tâm vào đạo, chứ không phải tập trung tâm trong hơi thở.
Dẫn tâm vào chỗ bất động thì tâm sẽ không còn hôn trầm, vô ký, loạn tưởng. Còn vọng tưởng là con đã tu không căn bản. Kỳ kiểm tra này mới thấy sự tu tập của các con còn yếu kém lắm.
MINH NHÂN
Tu tập còn có niệm khởi là tu tập thiếu nhiệt tâm.
Thầy đã chỉ dạy cho pháp dẫn tâm vào đạo mà không nhiệt tâm thì đó lỗi đáng trách của con.
Phải tu tập kỹ lại không nên có một niệm vọng và hôn trầm nào cả thì mới có căn bản .
PHƯỚC TỒN
Phải tu tập cho có chất lượng, tu ít nhưng không vọng tưởng, không hôn trầm, chứ không phải tu nhiều như con đã ghi trong giấy.
Phải theo pháp dẫn tâm vào đạo mà tu tập, chứ không được tu tập pháp khác.
Qua đợt kiểm tra sự tu tập của các con mới thấy các con tu tập mất căn bản. Vậy phải ráng tu tập kỹ lại chứ không nên tu tập sơ sơ như vậy, rất uổng phí một đời tu tập. Nhiệt tâm là tu tập rất kỹ từng câu tác ý.
(24 – 4 - 2009)
TÀI SẢN
CỦA GIÁO HỘI LÀ CỦA CHUNG PHẬT TỬ
1- Viết sách chỉ ra cái sai là đả phá những sự mê tín trong Phật giáo (xin xăm, bói quẻ, cầu siêu, cầu an, đốt tiền, vàng mã v.v…)
2- Kinh sách có giấy phép mới được in ấn và dạy mọi người, còn chưa có giấy phép mà dạy là sai pháp luật.
3- Khi kinh sách có giấy phép và có giảng viên thì mới mở lớp dạy còn chưa có giấy phép mà mở lớp dạy là làm sai pháp luật.
Thầy là một tu sĩ không của cải, không tài sản, không chùa to Phật lớn, đời sống chỉ có ba y một bát. Thầy là một du tăng nay ở chỗ này mai ở chỗ khác. Tu viện Chơn Như thuộc về Giáo Hội, Giáo Hội cho của cải tài sản là của phật tử là của chung, của chung là của Giáo Hội, của Nhà nước, của Ban Tôn Giáo. Lấy của chung thì phải làm lợi ích cho mọi người, đó là niềm vui. Của cải tài sản vật chất là vô thường có vật gì bền chắc đâu, thân này còn giữ không được huống là tu viện, vì thế ai muốn thì Thầy vui lòng giao lại cho, không hề tiếc một điều gì cả.
2- Đức Phật đã dạy: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Đúng vậy, đời là biển khổ, chính bản thân Thầy là người tu xong buông bỏ sạch nếu như người đời thì khổ biết dường nào!
3- Chơn Như sẽ đi vào lịch sử là nơi triển khai nền đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo đầu tiên trên hành tinh này.
4- Tu viện Chơn Như là nơi tôn giáo thuộc về của Giáo Hội như trên Thầy đã nói, cho nên Thầy chỉ hy vọng đào tạo các con tu chứng đạo mà thôi. Hãy tu tập làm chủ sinh già bênh chết là điều quan trọng còn tất cả những điều khác không có gì quan trọng cả, cho nên buông xuống hết, buông xuống hết.
Chi Đông chùa Ngô sư cô Đàm Yên cùng Chính quyền các cấp có giấy mời và giao quyền cho Thầy để về mở lớp học đạo đức và tu học theo Phật giáo nguyên thủy, nhưng tuổi cao sức yếu Thầy chỉ muốn ở yên một chỗ và ẩn bóng để an dưỡng nghỉ ngơi. Kinh sách Thầy viết cứ theo đó mà tu tập.
2- Gánh vác một ngôi chùa còn quá mệt mõi, huống là một tu viện thì còn mệt mỏi trăm ngàn lần, cho nên Thầy đã giao hết chỉ hiện giờ để tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự là an ổn nhất trong những ngày cuối cuộc đời.
(30– 04– 2009)
KINH SÁCH NGUYÊN THỦY
Con đường tu tập theo Phật giáo thì phải nương theo lời dạy của Ngài, lìa khỏi lời dạy của Ngài là chúng ta bị kiến giải. Cho nên muốn tu tập theo Phật thì không nên lìa kinh sách nguyên thủy, tuy kinh sách nguyên thủy là lời dạy của đức Phật nhưng khi kết tập thì đức Phật đã thị tịch cho nên mặc cho các vị tỳ kheo lúc bấy giờ muốn thêm thắc như thế nào mặc tình.
Như chúng ta đã biết kết tập kinh sách lần thứ ba mới được vua A Dục cho khắc chữ lên bia đá, còn những lần khác đều được truyền miệng. Như vậy kinh sách Nguyên Thủy chưa chắc đã trọn vẹn lời Phật dạy. Cho nên, khi nghiên cứu kinh sách nguyên thủy chúng ta nên loại trừ những kiến giải của các Tổ sư Nam Tông cũng như Bắc Tông.
Muốn làm sáng tỏ con đường tu tập của Phật giáo chúng tôi dựa lời dạy của đức Phật:
(15 - 05 – 2009)
LÀM CHỦ BỆNH
Pháp tu hành theo Phật giáo rất thiết thực và lợi ích, không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Sự làm chủ này rất cụ thể như trong bức của cô Liên Hạnh đã trình bày sự tu tập mà cô đã làm chủ thân bệnh của mình.
“Kính bạch Thầy, mười ngày nay con theo pháp Thầy dạy con tu tập có tiến bộ rõ ràng, tâm không bị vọng tưởng, không hôn trầm gì hết, lúc nào câu tác ý cũng ở trong đầu con, hễ con ngủ thì thôi mà vừa tỉnh dậy thì tâm con liền nhớ ngay câu tác ý: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÀ VÔ SỰ”.
Mười ngày nay con nhờ pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO mà con nhiếp phục và làm chủ tâm con một cách rõ ràng. Vì thế, hiện giờ tâm con êm re, không còn một niệm vọng tưởng nào xen ra, xen vô như trước kia nữa, thật là pháp DẪN TÂM tuyệt vời.
Kính thưa Thầy, con trình sự tu tập như vậy và xin Thầy hoan hỷ cho con tu tập pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO một thời gian nữa để sự nhiếp tâm của con có căn bản vững chắc. Từ lâu con tu tập không có căn bản nên đã làm mất thời gian rất uổng. Tu mà làm chủ được tâm như thế này thì rất ham tu. Bởi vì, các pháp đều vô thường, nó luôn luôn rình rập bên con, chờ có dịp là nó lôi con vào chỗ mất mạng. Cho nên con rất sợ, vì thế con tu tập được nên con nghĩ mình phải tu tập từng bước một cho vững chắc, tuy chậm nhưng rất chắc chắn, vì mỗi hành động tu tập là mỗi hành động làm chủ tâm mình.
Con hiện giờ tu tập không giống như xưa kia ngồi xuống bắt bướm hái hoa mà cũng không cố sức chạy mà lại chạy lệch hướng thì cũng hoài công phí sức vô ích.
Kính thưa Thầy, đêm hôm qua lúc 11 giờ 30 phút con đang ngủ không biết con gì cắn tay con, giựt mình thức dậy, cánh tay đau nhói tự nhiên tâm con khởi lên câu tác ý: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ”. Tâm con tác ý, tay bấm đèn pin tìm xem con gì ở đâu? Tìm không thấy con gì, nhưng tay con đau lắm và bắt đầu sưng lên ngay chỗ bị cắn. Thấy thế con liền tác ý: “Cái tay không đau, không sưng nữa nghe!”. Lời con nói như vậy nhưng Thầy ơi! Sao nó nghe theo lời con nên tay con không còn đau, nhưng sưng vẫn còn chưa hết.
Kính bạch Thầy, con cảm đội ơn đức Thầy truyền dạy pháp mầu của Phật, giúp cho chúng con làm chủ được bệnh tật và những chướng ngại gì con cũng vượt qua được. Nếu không có pháp của Thầy thì không biết đời con sẽ đi về đâu.
Kính bạch Thầy, trước đây những cơn bệnh quái ác hoành hành thân con khổ sở vô cùng và nó cứ đeo đẳng con mãi. Có lúc con muốn mượn dòng sông để kết liễu cuộc đời mình vì không biết cách nào cứu mình thoát khỏi bệnh khổ. Lúc con chưa gặp Thầy, chưa biết pháp tu tập làm chủ bệnh khổ nên con nghĩ cuộc đời này là địa ngục, hễ hở ra chuyện gì cũng đều là đau khổ.
Kính bạch Thầy, từ khi được gặp Thầy chỉ dạy pháp tu làm chủ sinh, già, bệnh, chết con như từ chỗ tăm tối được thấy ánh sáng, con như người chết đuối được cứu sống, con rất hạnh phúc, vì đã được gặp Phật ra đời không còn sợ lầm đường lạc lối nữa. Có Thầy bên cạnh âm thầm khuyên dạy, con nhanh chân bước xuống thuyền trở về bờ giác thõa nguyện ước mơ.
Kính bạch Thầy, thân con mang một bệnh tim mỗi khi nhói lên đau là con ngất xỉu bất tỉnh, một hồi lâu mới tỉnh lại. Kể từ bữa nay đã hơn một tháng mấy ngày mà cơn bệnh đau tim của con không còn tái lại nữa. Thật là pháp Phật nhiệm mầu từ khi con ôm pháp THÂN HÀNH NIỆM tu tập con đã làm chủ được bệnh, con đã điều khiến được thân tâm con. Con ôm pháp THÂN HÀNH NIỆM tu tập suốt trong 20 ngày phá sạch hôn trầm vọng tưởng và phá luôn bệnh bứu và tim mà trước kia bác sĩ chê không trị được nay nó đã hết, thật là pháp Phật kỳ diệu vô cùng.
Thân con hôm nay hết bệnh con biết nói lời gì đây để tỏ lòng thành kính tri ân đối với Thầy. Hiện giờ con chỉ cầu mong và cố gắng hơn nữa để tu tập liễu sinh thoát tử, đó là đền đáp ơn Thầy. Cuối thư con chỉ cầu chúc Thầy sống trường thọ để làm chỗ nương tựa cho chúng con.
Con Liên Hạnh
Đọc thư cô Liên Hạnh quý vị đã biết sự chứng đạo chỗ nào chưa?
Từ lâu quý vị đã từng bảo nhau: “TU KHÔNG BAO GIỜ CHỨNG ĐẠO”. Vậy chứng đạo là chứng cái gì? Đức Phật đã xác định rõ ràng: chứng đạo là làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người: SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Từ ngày quý vị theo Thầy tu học quý vị có chứng đạo chưa? Nếu quý vị chịu khó nhận xét thì quý vị chứng nhiều lắm.
Thứ nhất: về ĐỜI SỐNG quý vị đã làm chủ được ĂN, NGỦ, kế đó đã làm chủ được tâm mình biết buông xả vật chất, không tham tiền bạc danh lợi, không tham nhà cao cửa rộng, không tham sắc dục, không giận hờn, buồn phiền hay lo lắng, sợ hãi mọi điều gì cả v.v… Đó là làm chủ được tâm, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Thứ hai: trong quý vị có những người sống ba y một bát thiểu dục tri túc như đức Phật, có người bỏ hết con cái, người thân trong gia đình vào tu viện để sống một đời cô đơn, một mình mà vẫn an vui; có người làm chủ được cơ thể già yếu đi khất thực sống không nhờ vào con cháu cơm nước, không nương tựa vào con cháu ẵm bồng vệ sinh, luôn luôn khỏe mạnh không đau nhức chỗ này, chỗ khác trên cơ thể v.v… Đó là làm chủ già, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Thứ ba: trong quý vị có nhiều người tu tập theo pháp THÂN HÀNH NIỆM hay pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO nên đã làm chủ được bệnh, khi có bệnh chỉ cần tác ý đuổi bệnh ra khỏi cơ thể là hết bệnh như cô Liên Hạnh đã ghi vào bức thư ở trên. Đó là làm chủ bệnh, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Thứ tư: rồi đây sẽ có những người sẽ làm chủ sự sống chết, muốn chết hồi nào là chết hồi nấy. Đó là làm chủ chết, như vậy là chứng đạo quý vị ạ!
Cô Hạnh Bảo cũng có gửi cho Thầy một bức thư đề ngày 18 tháng 5 năm 2009 có nói về sự làm chủ thân cô như sau: “Kính bạch Thầy, tối qua lúc 10 giờ bệnh thoái hóa khớp vai con đau lại, cơn đau nhức khủng khiếp không thể nào ngủ được. Trước kia con đã bị đau hai lần và mỗi lần đau con phải uống và chích thuốc trực tiếp làm giảm đau vào xương đần dần mới hết đau, còn bây giờ ở đây thuốc ở đâu?
Cơn đau nhức nhói buốt tận tim can, con đau lắm, nước mắt con tuôn trào, con rất sợ ngày mai phải rời khỏi tu viện, con buồn lắm nên chỉ biết gọi: Thầy ơi! Thầy cứu con với!! Con gọi Thầy rất nhiều lần trong đêm khuya thanh vắng. Bổng nhiên con bình tĩnh ngồi ngay ngắn và thử tập như sư cô Liên Hạnh xem sao. Thế là con thở đều đều và hướng tâm đến câu; “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ” . Khi tác ý xong con liền thở 10 hơi thở sâu chậm, rồi con nói với cơn đau: “Nè! Cơn đau ra khỏi tay ta ngay đi! Đi ra đi! Con chỉ nói ba lần rồi con thở 10 hơi thở. Cứ làm như vậy khoảng 20 phút, cơn đau dần dần bớt. Con mừng quá: “Thầy đã cứu con thật rồi, con hạnh phúc lắm. Nhất là niềm vui của con được ở lại tu viện tu tập, không phải về chữa bệnh.
Kính bạch Thầy, con viết lên đây là tỏ lòng biết ơn, Thầy đã giúp con kịp thời vượt thoát cơn đau. Con nguyện cố gắng tinh tấn tu tập và giữ gìn đúng thanh qui để không phụ ơn Thầy.
Như vậy, chỉ có sự gan dạ can đảm trước cơn bệnh khổ, ngặt nghèo ôm chặt pháp NHƯ LÝ TÁC Ý và ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ thì các con sẽ vượt qua bệnh khổ. Cho nên khi thân không bệnh thì nên cố gắng tu tập ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ, cố gắng như thế nào để nhiếp tâm trong hơi thở mà không có niệm vọng tưởng hay hôn trầm xen ra xen vào thì sự làm chủ bệnh không còn khó khăn nữa. Làm chủ được bệnh là các con đã chứng đạo, các con có biết không?
Đọc thư cô Liên Hạnh, cô Hạnh Bảo cũng như nhiều thư phật tử ở khắp mọi miền đất nước đã gửi về đều đã xác định có những người theo Thầy tu tập đã làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, như vậy họ là những người đã CHỨNG ĐẠO trọn ba phần còn một phần cuối nữa. Cớ sao có người bảo rằng không chứng đạo?
Chứng đạo của Phật giáo rất đơn giản và thiết thực lợi ích cho đời sống của con người chứ không phải như quý vị nghĩ: chứng đạo là phải có thần thông pháp thuật kêu mưa, hú gió, tàng hình, biến hóa v.v…. Điều hiểu đó là quý vị đã hiểu sai đạo Phật. Đạo Phật không phải là đạo luyện thần thông pháp thuật bùa chú v.v… ; đạo Phật chỉ là một nền đạo đức đem lại cho con người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Vì thế, chứng đạo của đạo Phật là làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT là đủ không còn phải tu tập pháp môn nào nữa cả.
Đọc bức tâm thư này quý vị đã hiểu rõ, xin ĐỪNG PHỦ NHẬN SỰ CHỨNG ĐẠO của đạo Phật. Đạo Phật có chứng đạo hẳn hoi chứ không phải là lời nói suông như các tôn giáo khác mà quý vị đã lầm tưởng. Hãy tinh tấn tu tập lên đi quý vị ạ! Sự chứng đạo không phải ở đâu xa mà ở ngay trong ý thức của quý vị! Như trong kinh Pháp Cú Phật đã dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” Nếu quý vị dùng ý thức dẫn tâm quý vị vào thiện pháp thì quý vị được giải thoát sống an vui hạnh phúc, còn ngược lại quý vị dùng ý thức dẫn tâm vào ác pháp thì quý vị sẽ sống trong khổ đau phiền não. Cho nên CHỨNG ĐẠO là chỗ tâm quý vị sống thiện hay ác mà thôi.
Kính ghi
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
(10-4-2009)
MƯỜI NĂNG LỰC PHÁP MÔN
THÂN HÀNH NIỆM
Mười năng lực của pháp môn thân hành niệm này do đức phật Thích Ca mâu Ni dạy: “Này các tỳ kheo, THÂN HÀNH NIỆM được thực hành, đựơc tu tập được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười năng lực có thể được mong đợi. Thể nào là mười năng lực?
1, Lạc, bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên .
2- Khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên.
3- Vị ấy kham nhẫn được lạnh nóng, đói khát sự xúc chạm của ruồi, muỗi gió mặt trời, các lòai rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận .
4- Vị ấy có khả năng chịu đựng đựơc những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau nhói đau, thô bạo, chói đau bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng.
5- Tùy kheo ý muốn không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được 4 thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú.
6- Vị ấy chứng đựơc các lọai thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân, hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường qua núi như đi ngang hư không: độn thổ trồi đi ngang qua đất liền như ở trong nước: đi trên nước không chìm như đi trên đất liền: ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy: có thể, thân có thần thông bay cho đến phạm thiên; với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe các loại tiếng, chư thiên và loài người ở xa hay ở gần.
7- Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các lòai người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm só si, biết tâm có si; tâm không si biết tâm không si, tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn; biết tâm tán lọan: tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thương; biết tâm vô thượng; tâm thiền định; biết tâm thiền định; tâm không thiền định; biết tâm không thiền định; tâm giải thóat, biết tâm giải thóat; tâm không giải thóat, biết tâm không giải thóat.
8- Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời hai đời .. vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết .
9- Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang người đẹp đẽ, kẻ thô xấu người may mắn, kẻ bật hạnh đều do hạnh nghiệp của họ .
10 – Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng trì với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thóat, tuệ giải thóat không có lậu hoặc.
Này các tỳ kheo THÂN HÀNH NIỆM được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cổ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười năng lực này sẽ có kết quả ngay liền ..
Thế tôn thuyết giảng như vậy, các tỳ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời thế tôn dạy.
Trên đây là 10 năng lực của pháp môn THÂN HÀNH NIỆM mà Thầy trích ra trong kinh THÂN HÀNH NIỆM để các con có đủ lòng tin với pháp môn này .
Với pháp môn này Thầy đã kết hợp được làm cho thành một cổ xe, được làm cho thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, đường làm cho tích tập, nhờ do hôn trầm, thùy miên, vô ký,ngoan không, vọng tưởng và các cảm thọ không còn dám bén mảng đến thân tâm của các con nữa, nếu các con siêng năng tu tập.
Pháp THÂN HÀNH NIỆM tu tập như vậy đâu có ngồi nhiều, chỉ ngồi có năm hơi thở mà thôi, vậy cớ sao các con lại thích ngồi, ngồi gục tới gục lui như con gà mổ thóc, như người khòm lưng giả gạo, ngồi thụng lưng như con ếch, ngồi khòm lưng cúi đầu như con rắn khoanh tròn, ngồi nghểnh đầu nghiêng cổ như con ó tìm mồi vv… và. V.v..
Tướng ngồi của các con xấu như vậy các con có biết không? xưa đức Phật dạy: ngồi phải thẳng lưng, đầu cổ phải ngay ngắn, đó là tướng phước điền, vì thế đức Phật đâu có dạy các con ngồi thụng, ngồi cong, ngồi vẹo, ngồi nghiêng cổ kỳ lạ như vậy. Các con kiến giải chế ra cách ngồi thiền như vậy thật là một lọai thiền kỳ lạ mà con đường tu theo Phật giáo không ai chấp nhận, xin các con hãy cố gắng sửa lại.
Các con hay từ bỏ ngay hành động ngồi , nằm trong giờ tu tập. Các con hiện giờ thân tâm đầy ắp hôn trầm, thùy miên vô ký ngoan không và vọng tưởng. Nếu không tu tập pháp THÂN HÀNH NIỆM thì chẳng bao giờ các con dẹp sạch những chướng ngại pháp ấy. Tu tập chưa hết hôn trầm, thùy miên vô ký oan không và vọng tưởng mà ưa ngồi, đó là lười biếng, không tin tấn, không siêng năng. Người tu hành mà lường biếng, không tin tấn, không siêng năng thì con đường giải thóat làm sao tu tập tới nơi, tới chốn được.
Những điều lợi ích của pháp môn THÂN HÀNH NIỆM mà đức phật đã xác định cho các con thấy rõ ràng ở trên là một bằng chứng cụ thể để dẹp sạch các chướng ngại pháp, khiến thân tâm của các con thanh tịnh, thế mà các con có tin những lời dạy này đâu, nên chỉ tu tập sơ sơ cho lấy có, cho có hình thức rồi lại ngồi hay nằm kiết tường lim dim như con cóc ngồi dưới đáy giếng hay ngồi dưới cơn mưa.
Pháp THÂN HÀNH NIỆM là pháp môn có công năng rất lớn, giúp cho các con làm chủ sinh, già, bệnh chết và chứng đạt chân lý tâm vô lậu vậy sao các con làm biếng không chịu tu tập mà cứ ngồi nằm làm phí thời gian quá uổng. Thân vô thường nay mạnh mai đau ốm rồi lý gì mà chống đỡ đây .
Khi được bài pháp này các con hãy cố gắng tu tập trở lại cho chín chắn, phải tinh cần siêng năng tu tập đi kinh hành pháp THÂN HÀNH NIỆM, phải nhiệt tâm tu tập trong từng hành động chân, tay và hơi thở, không nên bỏ xuống một hành động nào cả, vì Thầy đã kết hợp 13 hành động thân, ý trở thành một pháp môn THÂN HÀNH NIỆM.
( Ngày 18 - 5 – 2009)
CHỨNG ĐẠO
Một lần nữa Thầy nói về CHỨNG ĐẠO các con đừng cho rằng tu hành theo Phật giáo là không CHỨNG ĐẠO. Chứng Đạo là một sự thật của Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo vì loài người, cho nên tu hành là phải có CHỨNG ĐẠO. Phật giáo là một tôn giáo luôn luôn biết dùng tự lực của mình vượt lên mọi khổ đau của cuộc đời, vì vượt lên mọi khổ đau của cuộc đời nên đó là CHỨNG ĐẠO. Một tôn giáo nhờ vào tha lực của Thần, Thánh, Tiên, Phật, Trời, Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn, giải trừ bệnh tật, tai ách khổ đau của mình là một tôn giáo mê tín.
Mục đích của đạo Phật là làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Cho nên người nào tự làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT là người CHỨNG ĐẠO. Vì thế đạo Phật là đạo TỰ LỰC chứ không phải đạo THA LỰC. Ai theo Phật giáo mà cầu cúng lạy lễ van xin TAM BẢO gia hộ là theo ngoại đạo Bà La Môn.
Đạo Phật còn gọi là đạo GIẢI THOÁT, vì thế, ai sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh là người CHỨNG ĐẠO. Bởi không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh đó là GIẢI THOÁT, mà giải thoát là CHỨNG ĐẠO. Sự CHỨNG ĐẠO của Phật giáo không có khó khăn, không có mệt nhọc chỉ cần chịu khó học tập đạo đức nhân bản – nhân quả, sống với PHÁP TRÍ ĐẠO ĐỨC và TÙY TRÍ ĐẠO ĐỨC là có sự giải thoát ngay trước mặt. Có sự GIẢI THOÁT ngay trước mặt là CHỨNG ĐẠO.
Muốn làm sáng tỏ sự CHỨNG ĐẠO các con đừng giải thích theo chữ Hán (Trung Hoa), Đạo là con đường, nẻo, lối đi v.v… Giải thích như vậy không đúng nghĩa của Phật giáo. Vì ĐẠO ở đây có nghĩa là tâm không còn khổ đau, tâm được an ổn yên vui, tâm bất động không còn một ác pháp nào làm cho tâm động. Những điều trên đây tâm đã đạt được thì mới gọi là GIẢI THOÁT mà giải thoát là CHỨNG ĐẠO như trên đã nói. Khi nói đến CHỨNG ĐẠO thì đức Phật dùng một cụm từ chỉ cho chúng ta thấy sự CHỨNG ĐẠO: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Cụm từ này chỉ rất rõ sự GIẢI THOÁT.
1- SANH ĐÃ TẬN có nghĩa là cuộc sống không còn đau khổ.
2- PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH có nghĩa là đời sống giới luật đức hạnh nghiêm chỉnh.
3- CÁC VIỆC LÀM ĐÃ LÀM XONG có nghĩa là sự tu tập đã hoàn tất không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả
4- KHÔNG CÒN TRỞ LUI TRẠNG THÁI NÀY NỮA CẢ có nghĩa là không còn tâm trở lại tham, sân, si, mạn, nghi nữa.
CHỨNG ĐẠO có nghĩa là giải thoát hoàn toàn tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa như trên đã nói. Cho nên trong kinh Tương Ưng có đoạn ông Xá Lợi Phất hỏi Phật:: “Bạch Thế Tôn! Nếu con được hỏi: Này hiền giả giải thoát như thế nào? Mà đức Thế Tôn đã tuyên bố trí đã được chứng đắc. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa? Thì con sẽ trả lời, do tự giải thoát, do tự đoạn diệt tất cả chấp thủ, do tự làm tâm con luôn an lạc trong chính niệm. Nhờ sống an lạc trong chính niệm như vậy, các lậu hoặc không còn tiếp tục rỉ chảy và con không còn chấp tự ngã.”
Ngài Xá Lợi Phất trả lời rất đúng. Sự giải thoát này phải do chính mình, không có một người nào giúp mình được. Do tự chính mình phải ĐOẠN DIỆT CÁC CHẤP THỦ và phải luôn luôn SỐNG AN TÂM TRONG CHÁNH NIỆM, nhờ vậy mọi ác pháp không tác động được tâm. Để xác định sự CHỨNG ĐẠO, một lần nữa kinh Tương Ưng dạy: “Tóm lại pháp môn này gọi tắt như sau, những cái gì được vị sa môn gọi là lậu hoặc là Ta không còn nghi ngờ gì nữa, chúng đã được Ta diệt tận không còn phân vân gì nữa”. (100 Tương Ưng tập 2) Đọc những lời dạy trên đây ai còn dám phủ nhận đạo Phật không CHỨNG ĐẠO.
Đức Phật đã xác định cho chúng ta rõ thế nào là PHÁP TRÍ? “Này các thầy tỳ kheo, vị thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già tập khổ như vậy, biết già diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy. Đây là PHÁP TRÍ của vị ấy. Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập hướng dẫn thái độ của mình đối với quá khứ và trong tương lai”. Người có trí tuệ về các PHÁP của đời sống con người thì phải thông suốt GIÀ, CHẾT. Thông suốt GIÀ, CHẾT thì gọi đó là PHÁP TRÍ.
1- GIÀ là cơ thể phải suy nhược, răng rụng, da nhăn, tóc bạc, lưng khọm, tay chân, run rẩy, yếu đuối v.v…đó là một sự đau khổ của kiếp người.
2- CHẾT là cơ thể bị hủy diệt, tử vong, các uẩn tàn lụn, hoại diệt v.v… đó là một sự khổ mà con người không ai tránh khỏi.
Do thông suốt sự khổ đau ấy nên người có trí phải lo tu tập làm chủ GIÀ CHẾT. Một lần nữa đức Phật dạy: “Này các thầy tỳ kheo, vị thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già tập khổ như vậy, biết già diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy”.
Một khi đã hiểu biết như vậy thì chúng ta sẽ cố gắng tu tập để giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG, do giữ gìn TÂM BẤT ĐỘNG thì lậu hoặc hoàn toàn sẽ bị diệt sạch. Cho nên kinh Tương Ưng xác định một lần nữa để chúng ta hiểu rõ sự GIẢI THOÁT bằng PHÁP TRÍ: “Đây là PHÁP TRÍ của vị ấy. Vị ấy với pháp này được thấy, đựơc biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập hướng dẫn thái độ của mình đối với quá khứ và trong tương lai”.(106 Tương Ưng tập 2)
PHÁP TRÍ là trí tuệ hiểu biết về các pháp sinh, già, bệnh, chết là khổ, người có PHÁP TRÍ là người biết cuộc đời là khổ, không có vật gì trên thế gian này là ta, là của ta nên buông xả sạch, vì thế họ được giải thoát hoàn toàn.
Khi một người có PHÁP TRÍ nên về tương lai có xảy ra điều gì họ chẳng còn lo lắng buồn phiền và sợ hãi. Do chẳng còn lo lắng buồn phiền và sợ hãi nên họ được giải thoát. Đó là họ đang sống trong TÙY TRÍ. Bởi người có TÙY TRÍ là người giải thoát về tương lai. Đây chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Những sa môn hay Bà la môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy. Như vậy, như hiện nay Ta vậy. Đây tức là TÙY TRÍ của vị ấy”.
Tóm lại, người có PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ là người đang sống trong ba thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai hoàn toàn thân tâm họ được giải thoát không còn một chút xíu nào lậu hoặc. Người ấy được nhập lưu, nhập vào dòng thánh, được đầy đủ trí hữu học, được đầy đủ minh hữu học. Một lần nữa để xác định điều này đức Phật đã dạy: “Này các thầy tỳ kheo! Vì rằng vị thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí: PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ. Vị ấy được gọi là thánh đệ tử đạt tri kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã chấp nhận diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử”. (107 Tương Ưng tập 2)
Trong lời dạy chỉ định này, người có đủ PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ là người hoàn toàn làm chủ sinh, già, bệnh, chết, cho nên lời dạy trong đoạn kinh này rất rõ ràng họ là người đã đứng gõ vào cửa BẤT TỬ.
Thầy xin ghi lại lời Phật dạy để minh chứng rằng sự giải thoát của Phật giáo bằng sự hiểu biết mà đức Phật gọi là PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ. Cho nên CHỨNG ĐẠO không phải chứng bằng THIỀN ĐỊNH như mọi người nghĩ mà chứng đạo bằng PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ.
Kính ghi
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC
MỤC LỤC
Lời nói đầu 5
Bức tâm thư I 9
Bức tâm thư II 17
Bức tâm thư III 22
Bức tâm thư IV 25
Bức tâm thư V 27
Chỉ thẳng pháp môn tu tập 33
Trả lời 10 câu hỏi 39
Bức tâm thư VI 41
Bức tâm thư VII 44
Bức tâm thư VIII 46
Bức tâm thư IX 50
Bức tâm thư X 56
Bức tâm thư XI 63
HẾT
DANH SÁCH PHẬT TỬ
ẤN TỐNG KINH TRONG TỔ ĐOÀN KẾT HÀ NỘI
1- Gia đình ông Tăng Hữu Thức – Pd: Thích Từ Quang
- Bà Trần Thị Sản – Pd: TN Từ Đức – Địa chỉ: Số nhà 106 B12 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
2- Gia đình cô Phạm Thị Lê – Pd: TN Liên Đức.
- Chồng: Pd: Thích huy Thiện – Địa chỉ: Nhà số 10, ngách 68/21 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
3- Nhóm Phật cô Liễu Minh, Giáp Lục, Hà Nội.
4- Cô Hoàng Thị Yến – Pd: TN Liễu Châu (Hà Nội) – Địa chỉ: Số nha18 phố Tuệ Tỉnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5- Tổ Tinh Tấn chùa Quán Sứ, chú Trung Pd Chánh Hiến Hà Nội.
6- Cô Cường Pd: Liễu Hoa (Hà Nội)
7- Chú Minh Đạo (Hà Nội)
8- Cô Xuyến (Phương Bảng) Hà Nội
9- Bác Kế (Hà Nội)
NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
----------------------------------------
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
Nhà số 4 – Lô 11 – Trần Duy Hưng – Hà Nội
ĐT: 04.5566701 – Fax: 04.5566702
Chịu trách nhiệm xuất bản
Nguyễn Công Oánh
Biên tập
Trần Xuân Lý
Trình bày, sửa bản in
Nguyễn Thị Hà
Đối tác liên kết:
TU VIỆN CHƠN NHƯ
TRẢNG BÀNG – TÂY NINH
Số lượng in ............. bản, khổ: 14,5x20,5cm
In tại Xí nghiệp in Người Lao Động, số 131 Cống Quỳnh, Q1, TP.HCM – ĐT: 8373083
Số xuất bản: ...............................................
In xong và nộp lưu chiểu quý .............