TRẢ LỜI THƯ THIỆN TÂM

(Ngày 5-2-2008)

Vừa qua, chúng con được đọc những bức tâm thư của Thầy trả lời và chỉ dạy cho sư cô Liên Châu và thầy Kim Quang về cách làm đáp án bài thi, cũng như ý nghĩa của bài thi trong bác bức tâm thư ngày 27- 1 và 30- 1 vừa rồi Qua những bức tâm thư ấy chúng con đã sáng tỏ ra rất nhiều điều về cách làm bài, cũng như sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của bài thi như thế nào .. cũng như cách vận dụng để học tập, tu tập đạt kết quả tốt nhất ..

Hỏi 1- Sau đây con xin được trình bài lên Thầy những sự nhận thức của con về những vấn đề nêu trên để xin Thầy xem xét và điều chỉnh, góp ý cho sự nhận thức của con được đầy đủ chính xác hơn.

Theo con nghĩ những bài thi Thầy gửi về, mục đích chính, ý nghĩa chính đó là giúp chúng con xả tâm những chướng ngại theo từng thời điểm và giai đoạn đó.

Vì vậy mà khi đọc những mẫu chuyện những bài thi ấy tâm hồn chúng con nhẹ nhỏm phất khởi cảm kích buông xả rất nhiều do đó từ bài học này tự nhiên chúng con rút ra cho mình những bài học áp dụng vào cuộc sống tu tập tức thì.

Bởi vậy mà theo con con nhận thấy phần kết luận và rút ra bài học cho bản thân là điểm cốt yếu từ những bài thi này. Mà điều này thì ai ai cũng cảm nhận được và làm được. Bên cạnh đó đại ý bài cũng giúp cho chúng con nắm được cốt lõi nội dung của bài một cách mau chống chính xác, đúng chủ đề .

Thưa Thầy con nhận thức như vậy có đúng không ?

Đáp1:- Đúng vậy! Những nhận thức của con không sai những điều Thầy dạy. Như vậy chỉ còn mong ước cho các con siêng năng làm bài đầy đủ để có những tri kiến đạo đức nhân bản - nhân quả, nhờ tri kiến ấy áp dụng vào thân tâm mới đạt được tâm bất động.

Khi những cuộc trắc nghiệm sắp tới sẽ chọn được những người tu tập tâm bất động mới cho vào tu học ở lớp cao hơn. Đó là những lớp rèn luyện định lực, nếu tâm chưa bất động các con buộc phải ở lại lớp để tu tập cho đến khi tâm bất động mới được lên lớp. Cho nên sự nhận thức của con rất đúng.

Hỏi 2- Phần giải trình chính là phần giúp chúng con triển khai tri kiến sâu hơn rộng hơn nữa để thấy rõ được ý nghĩa bài học qua nhiều góc độ thể hiện trong những đức hạnh và từ đó chúng con tự tìm ra cho mình các cách ứng dụng vào cuộc sống của mình những đức hạnh ấy .

Hay nói cách khác phần giải trình chính là sự tiêu hóa chuyển đổi từ nguồn thông tin của Thầy trở thành tri kiến cho chúng con.

Muốn cho sự triển khai tri kiến này được chính xác. Không bị lệch lạc sai ý thì đòi hỏi chúng con rất nhiều yếu tố, và trong đó yếu tố không thể thiếu được là đáp án phải chuẩn chính xác không bị lệch lạc. do đó mà đáp án chúng con tự làm và đáp án của Thầy gởi về là một sự triển khai tri kiến rất lớn, đầy hào hứng của tu sinh chúng con, qua đó chúng con thấy sự trưởng thành của mình lên từng bước theo thời gian. Do vậy con thấy sự phân đoạn và đáp án bài thi là một quá trình rèn luyện lâu dài để nâng dần khả năng nhận thức của tu sinh chúng con. Đây là một quá trình lâu dài từ từ phải vậy không thưa THầy ?

2- Đúng vậy! Giải trình án là phương pháp quán vô lậu để giúp cho tu sinh thông suốt nền đạo đức nhân bản – nhân quả, mà đức Phật thường dạy và nhắc nhở chúng ta khi mới bắt đầu học Phật: “Những gì thông suốt cần phải thông suốt”. Muốn thông suốt những gì cần thông suốt thì phải theo chương trình giáo dục lớp Ngũ Giới và Thập Thiện. Nếu chưa thông suốt những lớp học đạo đức này thì con đường tu tập sẽ mất căn bản thì Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Tứ Thánh Định đừng mong nếm được mùi vị giải thoát của nó. Cho nên giải trình án là một điều rất quan trọng, nếu các con không chịu làm bài thì khó mà triển khai tri kiến giải thoát được và Thầy cũng đành chịu thua những người đệ tử không tinh tấn, thiếu ý chí tìm cầu sự giải thoát.

Hỏi 3- Theo con hiểu muốn phân đoạn và đáp án cho được chính xác thì cần phải có hai yếu tố là: vốn ngữ pháp và sự cảm nhận của tu sinh trong đó sự cảm nhận thể hiện tâm hồn trách nhiệm, thanh tịnh đến cỡ nào.

Con suy nghĩ như thế này: người nào mà nội tâm thanh tịnh nhiều thì sẽ dễ cảm nhận những đức hạnh và lột tả hết được những  đức hạnh ấy càng nhiều. có phải như vậy không thưa Thầy?

Vì con căn cứ theo lời dạy của đức Phật giới luật làm thanh tịnh tri kiến cho nên con nghĩ rằng nếu tâm hồn của con mà thánh thiện thanh tịnh nhiều thì sự cảm nhận sự lột tả đạo đức trong bài học sẽ càng sâu sắc chính xác hơn. Đó chính là sự rung động của nội tâm . Có phải vậy không thưa Thầy?

Tóm lại theo suy nghĩ thì sự phân đoạn và đáp án của tu sinh chúng con là một quá trình còn dài và phải nương tựa theo đáp án chuẩn của Thầy để hoàn thiện dần, nâng dần tri kiến hiểu biết của mình. Còn điều quan trọng và thiết yếu nhất, là sự nhận thức ý nghĩa bài học rồi rút ra những ứng dụng cho bản thân mình. Càng giải trình chu đáo chúng con càng nhận ra nhiều bài học liên quan cho bản thân mình.

Thưa Thầy trên đây là sự nhận thức chủ quan của bản thân con là như vậy không biết có chính xác không? Nếu có điều chi thiếu sót, con kính xin Thầy điều chỉnh bổ xung giúp cho con hiểu chính xác hơn.

Đáp 3- Đúng vậy! Ngữ pháp rất cần nhưng cảm nhận đức hạnh còn cần nhiều hơn nữa, khi gạch đít những từ xác định đức hay hạnh xong thì sự cảm nhận đức hạnh có dễ dàng hơn nhiều, nhưng dù sao sự cảm nhận trong tâm thanh tịnh do đức hạnh lập thành thì không một đức hạnh nào mà không nhận ra được.

Càng áp dụng đức hạnh xả tâm thì tâm càng thanh tịnh. Tâm càng thanh tịnh thì cảm nhận đức hạnh về bài học rất dễ dàng, vì thế sự nhận xét của con rất đúng.

Hỏi 4- Thưa Thầy, có phải là trong một phân đoạn mà có nhiều câu thì có những câu phụ câu chính. Câu phụ như mang tính chất giới thiệu làm nền tảng tiền đề dẫn dắt còn câu chính là diễn tả kết quả, nội dung cần lột tả, dẫn đạt đến người nghe và như vậy đạo đức chính sẽ nằm trong những câu ấy phải không?

Đáp 4- Đúng vậy! Câu phụ mang tính chất giới thiệu còn câu chính mang tính chất đạo đức. Khi phân biệt được như vậy thì phân đoạn và đáp án rất dễ dàng không còn khó khăn với các con nữa. Bởi vậy càng học đạo đức thì trình độ văn hóa các con càng tiến xa trên đường kiến thức văn hóa nhận thức sâu sắc hơn.

Hỏi 5, Ngoài ra trong một câu thì động từ thường đóng vai trò chính để diễn đạt nội dung và ý nghĩ của câu đó. Cho nên căn cứ vào các động từ này sẽ giúp cho người đọc nhận ra ý nghĩa, nội dung muốn diễn đạt của câu ấy, đoạn văn ấy phải vậy không thưa Thầy ?

Ví dụ: như trong một đoạn của bài “Đánh cắp chính mình” thì những từ trộm là động từ ăn trộm cũng chứa động từ trộm trong này. Hoặc trong các đoạn khác thì những từ bị bắt kết án, đắn đo suy nghĩ đều là các động từ chỉ hành động diễn tả ý nghĩa nội dung cần diễn đạt cho nên nó chứa đựng sự thể hiện trong đó… có phải vậy không thưa Thầy ?

Đáp 5- Đúng vậy!  Động từ, tỉnh từ, một cụm từ thường đóng vai trò chính để diễn đạt nội dung ý nghĩa đức hạnh. Cho nên khi gạch đít những từ này thì nhận thức đạo đức không sai chút nào cả. Vì thế sự phân đoạn và đáp án rất dễ dàng.

6, Thưa Thầy trong một đáp án mà có nhiều đức thì làm thế nào để nhận biết đức chính của đáp án đó để giải trình không bị lệch lạc ví dụ Như ở đoạn của bài “Đánh cắp chính mình”. Đáp án là đức ái ngữ ca ngợi khẩu hành. Như vậy có phải đức ca ngợi là chính, còn ái ngữ là bổ nghĩa cho sự ca ngợi đó có phải vậy không?

Có tu sinh cho rằng ở đây ái ngữ là đức chính vì nó đứng trưc ca ngợi, nó để đựơc nhấn mạnh hơn. Thường thường thì như vậy nhưng trường hợp này có đúng thế không thưa Thầy?  cũng tương tự như vậy trong đoạn 4 bài này đáp án là. Đức hiếu sinh tự giác thành thật giải bài khẩu hành. Theo con hiểu ở đáp án này thì đức chính ở đây là tự giác và thành thật còn đức hiếu sinh là bổ nghĩa cho câu đáp án này tức là thuộc đứa hiếu sinh (thiển hiện thương mình) vì vậy mà con sẽ giải trình về sự tự giác thành thật để dẫn đến kết quả là thương mình.

Hay là đức hiếu sinh chính ở trong câu này thưa Thầy?

Con thấy có một số đáp án như :

Đức ly tham hoán cải, Đức ly tham tàm quý .. thì cón ghĩa sự hoán cải sự tàm quý là ý nghĩa của đáp án này phải không thưa Thầy. Còn nói ly tham thì chỉ chung về lĩnh vực của đức ấy? Không biết những suy nghĩ của con như vậy có đúng không? Vì nếu hiểu sai chúng con sẽ căn cứ sai và giải trình sai Thầy ạ! Do vậy mà chúng con xin Thầy hướng dẫn thêm để chúng con có nhận thức chính xác.

Đáp 6- Muốn xác định đáp án không sai về đức hạnh thì các con phải học năm đức nhân bản:

1- Hiếu sinh

2- Đức ly tham

3- Đức chung thủy

4- Đức Thành thật

5- Đức minh mẫn.

Năm đức trên đây là năm đức gổc, đức chính, còn tất cả đức hạnh khác đều là những đức hạnh phụ.

Ví dụ: Như trong đáp án bài “Đánh cắp chính mình” có “ĐỨC ÁI NGỮ CA NGỢI KHẨU HÀNH”. Nếu trong đáp án này muốn làm rõ nghĩa đầy đủ dễ hiểu thì nên viết như sau: “ĐỨC HIẾU SINH, ÁI NGỮ, CA NGỢI KHẨU HÀNH”. Qua đáp án này các con gạch đít những từ này và xét thấy HIẾU SINH, ÁI NGỮ, CA NGỢI. Cho nên HIẾU SINH chỉ cho các con thấy nó là ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN nằm trong NGŨ ĐỨC hiện rõ, còn ÁI NGỮ, CA NGỢI thì nằm trong đức HIẾU SINH, chứ không nằm trong NGŨ ĐỨC, nhưng đức HIẾU SINH không nói ra tức là “ẩn” hình, nhưng chúng ta phải hiểu trong ÁI NGỮ, CA NGỢI là có đức HIẾU SINH. Vì thế chúng ta có thể viết như sau: “ĐỨC ÁI NGỮ, CA NGỢI”, vì trong “ÁI NGỮ, CA NGỢI” đã có đức “HIẾU SINH” hoặc viết ngắn gọn hơn nữa là “ĐỨC CA NGỢI” vì trong “CA NGỢI” đã có đức “HIẾU SINH” và “ÁI NGỮ”. Vậy trong đáp án này đức HIẾU SINH là chính, nhưng vì động từ “ẩn” núp phía sau trợ giúp chủ đề xác định CA NGỢI  làm sáng tỏ ĐỨC CA NGỢI, như chúng ta đã biết, nếu không có đức HIẾU SINH làm gì chúng ta CA NGỢI. Phải không các con?

Ở đây vì muốn hướng dẫn các con phân đoạn đáp án không sai, cho nên Thầy khéo dụng, lúc thì có ĐỨC HIẾU SINH, lúc thì không có ĐỨC HIẾU SINH, nhờ đó lần lược hướng dẫn các con hiểu biết phân đoạn đáp án cho rõ ràng hơn mà không sợ sai nữa.

Đáp án 4 trong bài “Đánh Cắp Chính Mình” thì  thêm “ĐỨC HIẾU SINH TỰ GIÁC THÀNH THẬT GIẢI BÀY KHẨU HÀNH để các con nhận xét ĐỨC HIẾU SINH là chính, mà ĐỨC TỰ GIÁC, THÀNH THẬT là phụ, nhưng TỰ GIÁC và THÀNH THẬT sẽ làm nổi bậc ĐỨC HIẾU SINH. Cho nên THƯƠNG MÌNH thì phải TỰ GIÁC và THÀNH THẬT, chứ không phải TỰ GIÁC và THÀNH THẬT rồi mới THƯƠNG MÌNH.

ĐỨC LY THAM HOÁN CẢI….; ĐỨC LY THAM TÀM QUÝ….Vì chính có LY THAM mới có HOÁN CẢI; vì có LY THAM mới có TÀM QUÝ như vậy LY THAM là chính còn HOÁN CẢI và TÀM QUÝ là phụ mà LY THAM là đạo đức nhân bản nằm trong NGŨ ĐỨC, còn HOÁN CẢI và TÀM QUÝ nằm trong đức LY THAM chứ không nằm trong NGŨ ĐỨC. Cho nên con hiểu như vậy là sai không đúng theo ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ của Phật giáo.

Hỏi 7- Thưa Thầy chúng con hay bị nhằm lẫn khó xác định ở phần khẩu hành với ý hành trong một số trường hợp .

Ví dụ: trong “Bài danh vọng và hạnh phúc” từ đoạn 4 cho đến đoạn 12 đều thuộc khẩu hành. vậy khẩu hành ở đây là sự thể hiện lời nói của ai vậy? Có phải của tác giả không? Làm sao để phân biệt và nhận ra khẩu hành ở những trường hợp như vậy thưa Thầy.

Thông thường chúng con hay căn cứ vào đâu nói nằm trong hoặc kép hoặc các động từ nói, kể rằng khen ngợi để kết luận đó là khẩu hành .

Còn như một đoạn văn kể chuyện như thế này con hay nghĩ đến tư tưởng nên hay cho rằng đó là ý hành. Những so sánh lại với đáp án của Thầy thì thấy khẩu hành con cảm thấy bối rối Thầy ạ !

Vì vậy mà con kính xin Thầy chỉ dạy giúp con thêm về cách nhận ra khẩu hành văn cho chính xác, thưa Thầy .

Thưa Thầy trên đây là những sự suy nghĩ, nhận thức nông cạn của bản thân con qua vấn đề triển khai tri kiến để trau dồi đức hạnh. Vậy xin Thầy điu chỉnh, bổ sung và chỉ dạy thêm để giúp con sự nhận thức của con được chính xác và hoàn thiện hơn con rất cảm ơn Thầy !

Ngoài ra con cũng nhận thức rằng dù sao thì những bài học, bài thi Thầy gửi về đều có ý nghĩa gíup tu sinh xả tâm trong giai đoạn đó nên con con thấy việc làm bài kịp thời vẫn là hay nhất vì nó sẽ phù hợp với giai đoạn đó, với tâm trạng của tu sinh ở giai đoạn đó. Cho nên tu sinh nếu làm bài chăm chỉ, chu đáo thì bài vỡ Thầy gửi về luôn phù hợp, không sợ bị khó khăn thường thì bài làm chúng con không tới một tuần là chu đáo . vì vậy mà mỗi tuần có một bài kiểm tra là rất hay. Và con tin rằng thầy biết lúc nào nên gửi bài về để giúp tu sinh chúng con đúng lú. Do đó việc làm bài hợp thời sẽ đem lại lợi ích xả tâm cho chúng con rất lớn. Còn việc phân đoạn và đáp án thì là việc lâu dài, sẽ hoàn thiện dần dần từ từ theo sự tu tập, học tập theo chúng con cùng với sự dìu dắt nâng cấp của Thầy. Bởi vì con nghĩa rằng Thầy có những phương pháp độc đáo để giúp chúng con triển khai tri kiến. còn việc triển khai được đến đâu là còn tuỳ thuộc vào sự nhiệt tâm khả năng của mỗi người tu sinh chúng con. Có phải như vậy không thưa Thầy ?

Cuối cùng con xin cảm ơn Thầy và trong sự trình bày của con có điều chi sơ sót xin kính mong Thầy tha thứ và chỉ dạy cho con.

Đáp 7:Trong bài “Danh vọng và hạnh phúc” đáp án 2: “ĐỨC KHEN THƯỞNG KHẨU HÀNH”, vì trong đoạn 2 có từ  “Vua bảo” tức là nhân vật trong chuyện nói, do đó nên biết rõ là KHẨU HÀNH, còn đoạn 4 đến đoạn 12 là tác giả “ẩn” dùng lời nói khuyên mọi người nên phải dùng “KHẨU HÀNH”. Đúng là ở đây nên dùng Ý HÀNH là vì văn kể chuyện, nhưng bài này là bài học nhân quả về đức LY THAM quá tuyệt vời. Tám đoạn này dùng để chỉ Ý HÀNH của tác giả thì chưa thấy sâu xa. Nếu dùng Ý HÀNH đó mới chỉ là gieo “NHÂN” thì thiếu sức thuyết phục. Còn muốn 8 đoạn này có sức thuyết phục mạnh mẽ của tác giả đối với mọi người thì phải dùng “KHẨU HÀNH” mà  “KHẨU HÀNH” thì mới chính là “QUẢ”

Cho nên, một đoạn văn kể chuyện hay một đoạn văn viết thư đều gọi là Ý HÀNH, nhưng nên lưu ý NHÂN QUẢ trong văn kể chuyện hay văn viết thư đều nhắm vào cá nhân hay chỉ chung cho tập thể hoặc chỉ cho cả nhân loại, như kinh Phật thì đó là lời nói của đức Phật dạy cho nhân loại, (Phật thuyết như thị ngã văn nhất thời…) Ở đây lời nói của tác giả có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với nhiều người thì nên dùng “KHẨU HÀNH” để thành quả ly tham.